Kien thuc kinh doanh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 

Cha co gi la la ca, chang qua moi nguoi khong chiu kho de y ma thoi. Nhung nguoi tuy co tham niem, co kinh nghiem nhung cung cha noi dung duoc, chi goi la du doan ma thoi. Chu neu de y chut ve thi truong thi cha co gi la dang lo so ca. Binh thuong trong mot nam co 12 thang thi dau nam nguoi ta hay ban vang de lam gi, cac ban thua hieu roi. Tam giua nam da phan va hau nhu tat ca cac nuoc tren the gioi, nhat la nhung nuoc nhu My... ho thanh toan, ho kiem ke ve tai chinh cung nhu no nan cua cac nuoc. Hho co the biet duoc so no the nao, boi the vang moi len gia nhu vay. Va cuoi nam nhung nguoi song xa que huong, nhat la lai roi vao ngay le tet, ho can co dola de ve nghi le tet, di choi nua. Boi vay ko chi co nhung cong ty moi ngon dola dau, ma nguoi dan ngon moi nhieu. Boi vay cuoi nam dola luc nao cung len cao, ko tin cac ban cu thu ra soat lai tung nam truoc day ma xem co dung ko. Y cua tui noi ko duoc can ke moi ly le cho het nghia, nhung cac ban cu thu mot lan tim hieu ky xem co dung ko? Tai sao tren the gioi luc do ho biet ai no nhieu, ai no it, ho biet kinh te nuoc nao dang khung hoang. Boi vay moi noi... the nen muon mua vang de cuoi nam hoac dau nam ma mua, con ban vang de gua nam vang len hang ban. Con mua dola de qua dau nam chut, gan giua nam ma mua. Khi do muc gia ko mac, con cuoi nam hiem co duoc gia re lam, da phan la cao. Nguoi ta van co cau noi cac ban nghe xem nhe: dau nam mua muoi, cuoi nam mua...vang.

 

Loại bỏ thói trì hoãn

(Dân trí) - “Tôi biết mình phải làm gì. Tôi hiểu rõ những ích lợi của việc đó. Tôi cũng biết những hậu quả tiêu cực nếu mình không làm nó. Tôi có đủ năng lực và công cụ để thực hiện công việc. Nhưng tôi vẫn không làm”.

Chuyện này có vẻ quen với bạn ư?

Chắc là bạn sẽ đồng ý với tôi rằng, tất cả chúng ta đều phải đương đầu với những lần trì hoãn có thể ngăn cản ta thực hiện những điều thực sự thiết yếu với sự thành công của mình. Chúng ta không thể kiểm soát mọi điều xảy đến với mình, nhưng ta luôn có thể luyện tập cách thức kiểm soát những tác động của chúng xảy đến với ta. Và ta cũng không nên để những lần trì hoãn đó lấn lướt bản thân. Chúng ta không thể đầu hàng trước những thói quen bòn rút năng lượng và trở thành nạn nhân của thói trì hoãn liên miên đó.

Tại sao chúng ta không nên để mình rơi vào tình huống “Cảm thấy tội lỗi vì không thể hoàn thành công việc?” Nhưng câu hỏi trước tiên cần phải trả lời là, tại sao chúng ta lại cứ trì hoãn như thế?

Tại sao chúng ta trì hoãn?

Trước khi tìm tới một liệu pháp cho căn bệnh rất phổ biến là “trì hoãn”, chúng ta hãy cùng nhìn lại một số nguyên nhân tiềm ẩn phía sau nó.

1. Chờ khi có hứng

Bạn không thích làm việc đó. Tâm trạng bạn không thoải mái, nó đang xuống dốc về mặt cảm xúc.

2. Chờ tới đúng lúc

Bạn không nghĩ đã tới lúc cần phải hành động trong khi thực sự thì thời điểm đó đã tới rồi.

3. Thiếu những mục tiêu rõ ràng

Làm sao bạn có thể xắn tay vào công việc khi mình chưa rõ mục tiêu của nó chứ?

4. Coi nhẹ mức độ khó khăn của công việc 

Bạn nghĩ công việc đó không phứ tạp lắm, nhưng khi bắt tay vào, bạn mới nhận ra cần phải nỗ lực nhiều hơn bạn tưởng. Vậy tại sao không trì hoãn nó lại nhỉ?

5. Không đề ra những tiêu chuẩn rõ ràng về nhiệm vụ được giao

Bạn đã bắt tay vào công việc nhưng lại chẳng hề có ý tưởng chính xác về kết quả đặt ra của nhiệm vụ được giao. Bạn không hiểu rõ những yêu cầu trong khi tiến hành công việc.

6. Bạn có cảm giác bị ép buộc phải làm việc

Khi bạn nghĩ mình phải làm gì đó, sự hưng phấn trong bạn sẽ giảm sút đi. Lúc đó, trái tim và khối óc bạn sẽ không thực sự ăn khớp với nhau.

7. Nhiệm vụ được giao quá mơ hồ

Rốt cuộc thì bạn cũng đã bắt tay vào việc, nhưng nhiệm vụ được giao quá mơ hồ, mù mờ. Khi đó, bạn khó có thể tìm được lý do tích cực để tiếp tục công việc.

8. Sợ hãi

“Tôi không nghĩ mình có thể làm nó. Nếu tiếp tục, tôi sẽ thất bại”.

9. Cầu toàn

 

“Tôi chẳng có kỹ năng cũng như phương tiện phù hợp để làm việc này hoàn hảo nhất. Vì thế, tôi chẳng muốn làm chút nào”.

 

Từ “khoanh tay” đến “hành động”

Sau khi đã thu thập mọi phương tiện, kỹ năng và cả những chiến lược làm việc, tại sao bạn lại không ứng dụng tất cả những gì bạn biết vào công việc? Tại sao bạn lại chọn cách “khoanh tay thúc thủ” thay vì việc xắn tay áo lên hành động?

Dưới đây là một số những nguyên nhân gây tâm lý sợ hãi có thể đã diễn ra với bạn. Chúng gây áp lực lên khả năng sáng tạo, tài năng và cả những tài nguyên còn ẩn chứa, chưa được khai phá trong bạn. Những nỗi sợ đó là:

1. Sợ thất bại

Nếu tôi đã từng thất bại, tôi phải làm thế nào để kiểm soát những bối rối đó? Tốt hơn hết là đừng xuất hiện trong lần trình bày này. Vậy là trì hoãn thôi.

2. Sợ thành công

Nếu làm tốt lần này, người ta sẽ chờ đợi tôi làm được như thế ở lần sau. Liệu tôi có thể đương đầu với những áp lực để tiếp tục gặt hái thành công?

3. Sợ phá vỡ những truyền thống

Nếu những trật tự cũ bị phá vỡ, ai mà biết tình huống mới sẽ diễn ra như thế nào? Thôi thì ta cứ để mọi thứ hệt như cũ đi. Tại sao phải chấp nhận rủi ro chứ?

4. Sợ hoàn hảo

Nếu bắt đầu công việc bây giờ, tôi sẽ không thể hoàn thành nó cho tới khi đạt được một mức độ hoàn hảo nhất định. Mà liệu tôi có thời gian để đạt tới sự hoàn hảo đó không?

5. Sợ mất mát

 

Nếu làm việc đó bây giờ, có thể tôi sẽ mất mát một vài thứ.

 

Nhận ra bạn đang trì hoãn

Làm thế nào để nhận ra bạn đang có “triệu chứng” của “căn bệnh trì hoãn”?

Bạn dành cả ngày chỉ để làm những việc kém quan trọng nhất trong danh sách những việc phải làm. Bạn đọc email nào đó tới hơn một lần và không bắt tay vào làm gì với nó. Bạn bắt tay vào những công việc quan trọng nhất, nhưng gần như ngay lập tức ngừng lại để pha cà phê hay kiểm tra email. Bạn lưu lại một công việc nào đó trên danh sách những việc cần làm trong suốt một thời gian dài, ngay cả khi bạn biết nó rất quan trọng. Bạn thường xuyên nói “Có” và để hàng loạt những công việc không quan trọng lấn át toàn bộ quỹ thời gian của mình.

Thói trì hoãn công việc có thể phụ thuộc vào cả bạn và công việc. Có thể vì hai lý do sau:

1.       Bạn thấy công việc không thú vị, hoặc

2.       Bạn thấy công việc quá tải với mình

Và bây giờ, bạn hãy nghĩ về những triệu chứng của mình và các nguyên nhân của sự trì hoãn. Và câu hỏi chúng ta sẽ nghĩ tới là, làm thế nào để loại bỏ thói quen trì hoãn đó?

 

Công thức chống trì hoãn

 

Quan điểm sống “ì ạch”, thường xuyên trì hoãn mọi việc tiềm ẩn các tác động rất tiêu cực tới những kết quả bạn nhận về, sự thành công và thậm chí, chính cuộc đời bạn. Và đây là một chiến lược giúp bạn đánh bại thói trì hoãn và nhanh chóng gây dựng những kết quả tích cực cho mình. Chúng ta gọi nó là Kỹ thuật IMAN:

I : Tôi

M ust : Phải

A ct : Hành động

N OW: Ngay bây giờ

 

10 bài học tiền bạc giúp bạn có cuộc sống sung túc

Hầu hết mọi người đều nhận thấy tiêu tiền nhiều hơn mức mình có là điều tồi tệ, nhưng điều đó không ngăn được hàng triệu tín đồ mua sắm "vung tay quá trán". Dưới đây là 10 bài học về tiền bạc có thể thay đổi cuộc đời bạn, nếu bạn thực sự để ý.

1. Tiền không mua nổi hạnh phúc

"Tôi từng mất nhiều năm làm việc trong một tập đoàn lớn để kiếm tiền, nhưng không yêu thích công việc của mình, và cuối cùng nhận ra rằng tiền bản thân nó không làm bạn hạnh phúc, và việc tích lũy tiền cũng chẳng cải thiện điều đó là bao, trừ phi bạn biết cách sử dụng đồng tiền mà mình có", chuyên gia Jeffrey Strain từ chuyên trang tài chính Thestreet, cho biết.

Hạnh phúc đến từ cơ hội mà tiền mang lại, khiến bạn có thể làm được điều mà mình muốn. Nếu bạn chẳng có ý tưởng sẽ làm gì điều gì, thì chẳng có khoản tiền nào khiến bạn cười được cả. (chẳng hạn, nếu bạn thích đi du lịch, tiền sẽ giúp bạn thực hiện ước mơ của mình, nhưng nếu bạn chỉ ru rú ở nhà, tiền cũng chẳng khiến đầu óc bạn mở mang hơn).

2. Mục tiêu là chìa khóa quan trọng

Một câu ngạn ngữ nói rằng nếu bạn không biết mình sẽ đi đâu, thật khó để đến được đích, điều ấy không thể đúng hơn trong lĩnh vực tiền bạc.

Mục tiêu tài chính sẽ cho bạn thấy bạn thật sự muốn đạt được điều gì, và sẽ dùng tiền vào việc gì. Nó cũng giúp bạn tránh được việc mua bán bốc đồng và tiêu tiền vào những thứ không quan trọng.

3. Mua bán bốc đồng sẽ xóa sạch các giấc mơ của bạn

Mua bán bốc đồng (hay là tiêu tiền vào những thứ không quan trọng với mục tiêu của bạn) là cách tiêu tiền dở nhất, tuy nhiên lại là cách mà hầu hết mọi người vẫn làm khi không có mục tiêu tài chính.

Mua bán bốc đồng xảy ra khi bạn thực sự không chắc chắn về điều bạn muốn trong cuộc sống và điều gì sẽ khiến bạn hạnh phúc.

Đó là vì sao quảng cáo lại hiệu quả đến vậy. Các nhà quảng cáo khiến bạn tin rằng mua một sản phẩm hoặc dịch vụ của họ sẽ giúp bạn có được thứ hạnh phúc mà bạn đang tìm kiếm, trong khi thực tế lại rất hiếm như vậy.

Nếu bạn học được cách kiên nhẫn với tiền và tránh mua bốc đồng bằng cách biết rõ mục tiêu tài chính của mình là gì, bạn sẽ đạt được các mục tiêu ấy theo tuần tự.

4. Mua trải nghiệm, chứ không phải đồ vật

Không phải căn hộ bạn đã mua, mà ngôi nhà nơi bạn cùng ở với gia đình mới là điều quan trọng. Khi nhìn lại những điều trong quá khứ, bạn sẽ nhớ lại các khoảng thời gian, kỷ niệm và những trải nghiệm chứ không phải là từng món đồ bạn đã mua.

Hiểu được điều này sẽ đảm bảo rằng bạn nhận được nhiều giá trị hơn từ món tiền bạn đã bỏ ra.

5. Tivi là một kẻ giết chết giấc mơ

Hàng trăm lần tôi nghe thấy mọi người ca cẩm rằng họ không có thời gian để đạt được mục tiêu mong muốn. Nếu bạn là một người trung bình trong nhóm ấy, thời gian mà bạn không có ấy chính là thời gian ngồi trước tivi. Nếu bạn muốn đạt mục tiêu và ước mơ của mình, điều đầu tiên nên làm là vứt bỏ thói quen ngồi đồng trước màn hình.

Thời gian ấy bạn hãy dành để làm việc cho các mục tiêu và kế hoạch khác.

6. Cám dỗ tiền nong

Sẽ có thời điểm nào đó trong đời, bạn nhận được đề nghị làm một công việc mới với mức lương cao hơn hẳn mức lương của công việc mơ ước mà bạn đang có. Hãy cẩn thận với sức quyến rũ của nó, vì đã chấp nhận thì bạn khó có thể rút lui. Bạn tự huyễn hoặc mình rằng với công việc mới, nhiều tiền hơn, bạn sẽ có thời gian rảnh để làm việc yêu thích. Việc đó rất khó đấy.

7. Các sai lầm về tài chính không phải đều xấu

Mọi người đều có thể mắc sai lầm về tiền bạc, nhưng thực tế chúng sẽ mang lại lợi ích to lớn trong cuộc sống lâu dài. Chìa khóa ở đây là bài học được rút ra từ thất bại đó. Vì vậy, thay cho việc vật vã khi phạm phải sai lầm, bạn hãy dành thời gian để học hỏi và đảm bảo rằng điều đó không lặp lại.

8. Hãy làm việc mà bạn yêu thích và tiền bạc sẽ đến

Có thể tiền sẽ không xuất hiện từ đầu, nhưng nếu bạn thực sự tin tưởng vào công việc của mình, luôn có cách để biến nó thành công và sống nhờ tình yêu nghề của bạn. Tất nhiên việc này sẽ mất nhiều thời gian, tiền bạc, lòng kiên nhẫn và cũng không dễ dàng. Tình yêu nghề sẽ cho bạn thêm nhiều nghị lực.

9. Tiền là cảm xúc

Bạn biết rõ bản thân mình hơn ai hết, và điều gì là động lực với bạn. Với mỗi người, động lực sẽ khác nhau. Hãy nhớ lấy điều này và sử dụng nó như là một lợi thế của bạn - các kế hoạch tài chính chỉ thành công nếu hợp với cá tính của bạn.

Hãy chọn phương pháp để bạn đạt được mục tiêu nhanh nhất, tận dụng các thói quen cá nhân.

10. Hãy tích lũy từ sớm

Để được nghỉ hưu, bạn không cần làm quá nhiều tiền. Tất cả điều bạn cần làm là tiết kiệm những khoản tiền nhỏ từ càng sớm càng tốt. Khoản để dành hưu trí này càng nhiều, bạn càng được phép nghỉ ngơi sớm.

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng phải làm việc tích cực và làm ra nhiều tiền, nhưng kế hoạch để có được sự sung túc thật sự là hãy bắt đầu tiết kiệm và đầu tư từ khi còn rất trẻ.

10 cách sử dụng đồng tiền khôn ngoan

Khi kinh tế khó khăn, một trong những nơi bạn có thể tìm kiếm lời khuyên khôn ngoan nhất đó là những người từng trải qua thời khủng hoảng - chẳng hạn như ông bà của bạn. Và đây là 10 ý tưởng bạn có thể thu được từ họ, đăng trên thestreet.

1. Tiết kiệm không phải là từ xấu

Nhiều người thường đánh đồng sự tiết kiệm với "rẻ tiền", nhưng điều đó không phải là sự thật. Tiết kiệm đơn giản là sử dụng tối đa những gì bạn có và mua, không mua những thứ bạn không thực sự cần đến.

Trong khi ông bà cha mẹ bạn học được cách tiết kiệm trong thời kỳ khó khăn, nhiều người vẫn tiếp tục làm điều đó kể cả khi kinh tế đã khá lên, và điều đó giúp họ giàu có.

2. Sử dụng những gì bạn có

Trong một xã hội tiêu thụ, bất cứ vấn đề gì bạn gặp phải luôn có thể được giải quyết bằng tiền. Nếu có thứ gì hỏng, chỉ việc ra ngoài mua thứ mới. Nếu có thứ gì vỡ, ra ngoài mua thứ thay thế.

Nhưng thời của ông bà bạn, khi có thứ gì vỡ, việc đầu tiên họ làm là xem có thể sửa chữa được không. Nếu không thể sửa được, thì trước khi vứt vào sọt rác, họ cũng sẽ xem liệu nó có ích vào việc khác hay không. Không có lý do gì để ra ngoài và tốn tiền vào một thứ mới trong khi bạn có thể vẫn tìm cách sử dụng lại món đồ mà bạn đã có.

3. Tự mình xử lý nếu có trục trặc

Khi sửa chữa thứ gì đó, việc đầu tiên ông bà bạn làm là tự mình tìm hiểu vấn đề. Thay vì gọi cho thợ, trước tiên họ xem mình có thể làm được hay không.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là hầu hết công việc sửa chữa không thực sự khó như bạn tưởng, và bạn có thể tự mình làm với một chút tìm tòi và kiên nhẫn.

4. Mọi vật đều có thể sử dụng cho nhiều mục đích

Mọi người có xu hướng mua một món đồ cụ thể và sử dụng nó cho mục đích duy nhất ấy. Điều mà ông bà bạn biết rõ là mọi thứ đều có thể tái sử dụng trong vòng đời của chúng. Chiếc áo sơ mi sờn cổ, không thể mặc ra ngoài có thể trở thành cái áo ngủ ban đêm, và trở thành giẻ lau khi nó bắt đầu thủng lỗ.

5. Nợ nần là điều nên tránh

Trong thời đại của thẻ tín dụng, khi tiêu tiền, điều mà bạn không có hiện nay là sự tư vấn rằng làm điều đó đúng hay sai, trong khi thời của ông bà bạn, mọi người đều tin chắc nợ nần là điều nên tránh. Nếu họ có tiền, họ sẽ đơn giản là vạch ra kế hoạch để thực hiện việc mình muốn. Mượn bạn bè hoặc người thân, tiết kiệm tiền hoặc tìm một thứ khác để dùng thay thế..

6. Tích cốc phòng cơ (để dành cho lúc khó khăn)

Mọi người đều biết rằng trước sau gì sẽ có những ngày mưa gió. Ông bà của bạn hiểu rõ điều này và đặc biệt để dành tiền cho những ngày mưa gió ấy. Còn giờ đây, bạn nên nghĩ rằng sẽ là chuyện bình thường khi để dành một quỹ khẩn cấp, khi tài chính không đi đúng hướng như bạn hình dung.

7. Đồ cũ cũng có thể tốt như đồ mới

Việc mua một chiếc ô tô cũ còn tốt mới qua sử dụng 2-3 năm đã trở thành lời khuyên tài chính cho những ai muốn sở hữu xe hơi. Ông bà của bạn hiểu rằng chuyện xảy ra với người chủ cũ không có nghĩa là đồ vật đó bị xem là vô giá trị. Họ cũng biết rằng điều này không chỉ đúng với xe hơi, mà còn mở rộng sang hầu hết lĩnh vực khác, khi mà thị trường đồ second-hand hết sức phong phú.

8. Thời trang không phải là mục tiêu chính

Khi mua bán, ông bà của bạn biết rằng không phải bề ngoài của thiết bị đó thế nào, mà là nó làm được gì mới quan trọng. Một chiếc Rolex trông sang đấy, nhưng nó không hiện giờ tốt hơn một chiếc đồng hồ thường mua tại cửa hàng gần nhà. Hãy học cách mua đồ vật vì chức năng của nó chứ không phải vì ngoại hình để tiết kiệm tiền.

9. Mặc cả

Khi phải mua một món đồ, ông bà của bạn không chạy tọt ra cửa hàng và khuân về ngay. Họ sẽ bỏ thời gian để mặc cả. Việc đó có nghĩa là tìm hiểu mặt bằng giá rồi đợi đến khi phù hợp, chứ không chỉ là rút thẻ tín dụng ra và mua, ngay cả khi trong thẻ không đủ tiền. Mặc cả mất thời gian, nhưng khi làm được, bạn sẽ có thành quả lớn.

10. Bánh ở nhà là ngon nhất

Trong một xã hội mà mọi thứ đều có thể mua bán thuận tiện, thật khó mà nhớ được lần cuối cùng bạn tổ chức bữa ăn ở nhà là khi nào. Điều mà ông bà bạn biết là không chỉ rẻ hơn, mà món ăn do mình nấu ở nhà cũng ngon hơn nhiều. Hãy nghĩ thế này, có bao giờ bạn định bán đĩa bánh của ông bà làm cho bất kỳ hiệu bánh tên tuổi nào?

Những cách tiêu tiền trên dường như quá đơn giản trong thời đại mà các công cụ kinh tế đầy rẫy như hiện nay, nhưng nguyên tắc sống dưới mức tiềm năng, tích cốc phòng cơ, đạt được bằng cấp và đầu tư vào tương lai vẫn là những châm ngôn có thể mang lại ích lợi cho rất nhiều người ngày nay.

Thêm 10 lý do khiến bạn không giàu

Danh sách lý do khiến bạn chưa giàu không chỉ dừng lại con số 10 như VnExpress.net đã đưa. Vẫn có những nguyên nhân khác mà bạn không để ý đến, theo trang tin tài chính thestreet.

1. Bạn quan tâm chiếc xe của mình trông như thế nào

Xe hơi là phương tiện đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác, nhưng nhiều người không chịu nhìn nhận như vậy. Thay vào đó, họ xem nó là sự phản chiếu bản thân mình, và dành tiền để đổi xe sau mỗi vài năm để gây ấn tượng với người khác, thay vì tận dụng hết giá trị của chiếc xe đó và đầu tư khoản tiền tiết kiệm được.

2. Bạn cảm thấy mình có quyền tiêu xài

Nếu bạn tin mình xứng đáng được sống theo cách nào đó, có những thứ gì đó và tiêu một khoản tiền nào đó trước khi kiếm đủ tiền để sống theo cách ấy, lẽ dĩ nhiên là bạn sẽ vay mượn. Khoản nợ chồng chất sẽ ngăn cản bạn tích lũy gia tài cho mình.

3. Bạn thiếu sự đa dạng

Câu châm ngôn bất hủ "đừng cho hết trứng vào một giỏ" luôn luôn đúng. Việc đầu tư vào nhiều hình thức sẽ đảm bảo cho tài sản của bạn không bị biến mất đột ngột cùng lúc.

4. Bạn bắt đầu quá muộn màng

Điều kỳ diệu của việc đầu tư là có hiệu quả theo thời gian. Nếu bạn lúc nào cũng tâm niệm mình còn thừa thời gian để tiết kiệm và sẽ đầu tư trong vòng một hai năm nữa, thì một ngày nào đó bạn sẽ thức dậy và thấy rằng mình sắp nghỉ hưu đến nơi, trong khi vẫn chưa có xu nào để dự trữ hưu trí.

5. Bạn không làm theo những gì mình thích

Mặc dù công việc bạn đang làm không nhất thiết phải là giấc mơ yêu thích từ nhỏ, song bạn cần yêu thích nó. Nếu bạn chọn một công việc không thích, mà chỉ vì tiền, bạn sẽ dành tất cả ngân quỹ mình có chỉ để xả stress vào công việc mà bạn ghét.

6. Bạn không thích học

Bạn có thể kết luận rằng một khi đã tốt nghiệp đại học, bạn chẳng cần học hành hay nghiên cứu thêm nữa. Thái độ đó có thể chấp nhận được khi bạn nhận việc đầu tiên, hoặc giữ cho mình khỏi thất nghiệp, nhưng sẽ không bao giờ giúp bạn giàu. Sự sẵn sàng học hỏi để cải tiến công việc và tài chính là điều cần thiết, nếu bạn thực sự muốn giàu có.

7. Bạn mua những thứ mình không dùng

Hãy nhìn xung quanh nhà bạn, trong buồng, trong hầm, trong gara và xem có nhiều thứ mà bạn không dùng đến trong năm qua hay không. Nếu có, nhiều khả năng đó là những thứ bạn đã phí tiền mua, mà đáng lý có thể làm giàu cho sổ tiết kiệm của bạn.

8. Bạn không hiểu giá trị

Bạn mua các món đồ vì nhiều lý do khác nhau, mà không phải là vì giá trị thật của món đồ đó. Điều này không chỉ dừng lại ở các món đồ đắt tiền nhất, mà kể cả những thứ rẻ tiền. Đáng lý bạn có thể để dành tiền đó đầu tư cho tương lai.

9. Mua nhà quá to

Khi mua một căn nhà lớn hơn khả năng chi trả hoặc nhu cầu cần thiết, bạn sẽ kết thúc trong nợ nần, hoặc phải tốn nhiều tiền hơn, gồm cả thuế cao hơn, chi phí bảo dưỡng tốn hơn và rất nhiều thứ phát sinh.

10. Bạn thất bại trong việc nắm lấy các cơ hội

Sẽ không ít lần bạn nghe về ai đó đã làm được điều gì to lớn, và tự nhủ "lẽ ra mình có thể nghĩ ra điều ấy". Có rất nhiều cơ hội nếu bạn sẵn sàng và quyết định mở to mắt.

 

10 cách tiết kiệm tốt nhất

Nhiều người hiểu nhầm tiết kiệm và đánh đồng nó với sự "rẻ tiền". Thực tế, tiết kiệm là sự đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được lợi ích nhiều nhất từ tiền bạc, của cải của mình, dù có hạn hẹp đi nữa.

Với những ai bắt đầu công cuộc tiết kiệm, đây là 10 lời khuyên sống tốt nhất cho họ, đăng trên tạp chí kinh tế Thestreet.

1. Không mua những thứ bạn không cần

Để có lợi ích lớn nhất từ số tiền bạn có, điều cần thiết là phải hiểu rõ sự khác biệt giữa muốn và cần. Cam đoan với bạn rằng rất nhiều thứ mà bạn nghĩ mình "cần" thực chất chỉ là thứ bạn "muốn", để xoa dịu cơn thèm mua sắm của mình.

Những thứ "cần" cơ bản gồm có: thực phẩm (gồm cả nước), nhà ở, quần áo.

Điều đó có nghĩa là tivi (và hầu hết các món đồ trong nhà bạn) là thứ mong muốn, chứ không phải nhu cầu thiết thực.

Cách tiết kiệm đơn giản là, nếu bạn không cần đến nó, đừng mua, dù cho giá tốt bao nhiêu đi nữa.

2. Chỉ mua khi bạn có tiền

Một trong những nguyên tắc tiết kiệm cơ bản là phải có tiền để trả cho những thứ bạn mua. Trả bằng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng, và bạn sẽ đảm bảo mình không tiêu nhiều hơn khả năng chi trả.

3. Mua theo giá trị sử dụng, chứ không phải giá bán

Một quan niệm sai lầm về việc tiết kiệm là mua những thứ rất rẻ tiền hoặc giá rất thấp. Sự thực là người tiết kiệm luôn cố gắng mua với giá trị sử dụng tốt nhất, trong đó tính đến các yếu tố như tuổi thọ và và các chi phí phát sinh duy trì sau này. Điều đó thường có nghĩa là hãy nhìn vào chi phí dài hạn cho sản phẩm, chứ không phải là giá mua ban đầu. Chẳng hạn, mua một bộ quần áo tốt, chứ không nên mua quần áo rẻ tiền để rồi lại phải thay liên tục.

4. Kiên nhẫn

Những người tiết kiệm hiếm khi mua những món đồ công nghệ mới nhất, hiện đại nhất. Thay vào đó, họ chờ đợi cho đến khi công nghệ đạt đến đỉnh cao, đồng thời giá của sản phẩm lại giảm xuống mức vừa phải cho đa số. Thường là họ sẽ mua thế hệ 2, 3 của sản phẩm mới nhất.

5. Mua đồ đã qua sử dụng

Một mục tiêu cơ bản của tiết kiệm là có được giá trị tốt nhất từ thứ mà bạn mua, và điều này thường đồng nghĩa với việc mua sản phẩm đã qua sử dụng. Người tiết kiệm thường vui vẻ để cho người khác trả đủ tiền cho sản phẩm và mất thêm những chi phí phát sinh ban đầu (chẳng hạn, hãy nghĩ đến sự khác biệt về giá giữa một chiếc xe hơi mới tinh, và một chiếc đã qua sử dụng 2 năm).

Đồ dùng rồi thường có giá giảm hơn nhiều so với đồ mới tinh, trong khi đa số vẫn giữ được các chức năng cơ bản.

6. Tìm kiếm sự thay thế trước khi mua

Thay vì đổ cả đống tiền vào những thứ mà bạn có thể chỉ dùng vài lần, hãy xem các giải pháp thay thế. Chẳng hạn mượn của bạn bè, hàng xóm hoặc trong thư viện. Hoặc giả, về lâu dài, nếu thuê có rẻ tiền hơn so với mua không? Mua chỉ là một trong nhiều giải pháp để có được thứ mà bạn cần.

7. Lờ hàng xóm đi

Một phần của cách sống tiết kiệm là bạn phải hiểu rằng cuộc sống không phải là sự cạnh tranh ai có nhiều đồ nhất. Điều quan trọng là tập trung vào nhu cầu của bạn và gia đình, và không phải là xem người khác đang tiêu tiền vào việc gì. Nếu hàng xóm mua, không có nghĩa là bạn cũng phải ra chợ ring về món tốt hơn như thế.

8. Đừng bao giờ trả tiền toàn bộ

Khi mua một món đồ, bạn đừng nên trả hết tiền cho nó. Có nhiều cách để giảm bớt chi phí, chẳng hạn dùng coupon, chiết khấu, chờ hàng giảm giá hoặc mặc cả. Với một chút chuẩn bị và tính toán, bạn sẽ thấy mình tiết kiệm được đáng kể.

9. Đừng lãng phí

Để tiết kiệm, bạn phải biết ghét sự lãng phí, nó bao gồm cả lãng phí tài nguyên hay thời gian. Sự hiệu quả là "bạn thân" của người tiết kiệm, và người tiết kiệm thường tuân thủ một loạt các quy trình xanh như tái sử dụng, tái chế... những thứ mà họ có.

10. Tự mình làm việc

Hãy tự mình làm các việc có thể, thay vì thuê người khác. Người tiết kiệm có xu hướng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tự làm, và không trả tiền cho những việc họ có thể tự mình xoay xở.

10 cách để thoát khỏi nợ nần

Tiết kiệm 10% thu nhập mỗi tháng không đủ để bạn trả nợ. Hãy thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn nữa, lớn hơn nữa. Dưới đây là 10 gợi ý của chuyên trang tài chính thestreet.

1. Đổi nhà nhỏ hơn

Thay vì mua căn nhà to nhất bạn có thể trả được, hãy sống ở căn nhà nhỏ hơn mà bạn có thể tìm được. Hãy bán căn nhà mà bạn đang ở và mua căn nhỏ bằng nửa như thế hoặc thậm chí nhỏ hơn. Cố tìm kiếm căn nhà nhỏ nhất mà bạn có thể sống được. Mặc dù không dễ dàng để sống trong nhà nhỏ khi mọi người xung quanh đều sống ở nhà to, nhưng tài chính của bạn sẽ khỏe hơn và bạn sẽ không phải rơi vào tình cảnh chật vật trả tiền giống như họ.

2. Tiết kiệm 50% thu nhập trở lên

Người ta thường đề nghị tiết kiệm 10% thu nhập, nhưng bạn có thể làm tốt hơn thế. Hãy đặt mục tiêu từ 50% trở lên. Với một chút nỗ lực, ai cũng có thể tiết kiệm 10% số tiền họ làm ra, nhưng sẽ phải có kỷ luật thép và cố gắng mới có thể để dành được 50%. Bằng cách này, bạn sẽ đảm bảo rằng mình không gặp bất cứ vấn đề tài chính nào và có thể về hưu sớm hơn nhiều so với các đồng nghiệp.

3. Giảm tối thiểu các đồ dùng, thiết bị

Hãy nghĩ về điều này trong một giây: 30 năm nữa bạn sẽ không có Apple, ipod, điện thoại di động, máy tính, đầu đĩa DVD và rất nhiều vật dụng khác mà tưởng như "thiết yếu" ngày nay. Hãy từ bỏ những chiếc tivi màn hình phẳng cỡ lớn và các thứ tương tự như thế. Bạn có thể đọc tin từ một tờ báo trong thư viện địa phương, nơi bạn cũng có thể check mail hoặc sử dụng máy tính.

Nó không chỉ giúp bạn tiết kiệm hàng trăm đôla mỗi tháng cho các món đồ ấy, mà còn tiết kiệm hàng nghìn đô chi phí mua ban đầu. Tất nhiên rất nhiều trong các thiết bị ấy tạo sự tiện nghi, nhưng thực tế là hoàn toàn có thể sống mà không cần chúng.

4. Bán chiếc xe của bạn

Sự thực là bạn không thật cần đến xe hơi. Tất nhiên có nó sẽ thuận tiện hơn nhiều là không, nhưng bạn vẫn có thể sống mà không cần đến xế hộp. Bạn hãy học cách yêu các phương tiện công cộng. Trong trường hợp thật cần xe, hãy thuê một chiếc. Không những bạn sẽ không phải mất tiền mua xe, trả phí xăng dầu, sửa chữa, bảo hiểm, phí gửi xe..., việc di chuyển bằng phương tiện cũng làm bạn mảnh mai hơn, trong khi lại làm đầy ví cho bạn.

5. Chỉ mua những món đồ đã qua sử dụng

Mới thì đẹp đấy, nhưng có rất ít đồ dùng mà bạn thật sự cần mua mới. Hãy học cách mua mọi thứ mà bạn muốn là đồ second hand, hoặc không mua. Điều này sẽ giúp bạn giảm việc chi tiêu hơn 50% hoặc hơn thế.

6. Mua một, cho ba

Bạn biết rõ mình có quá nhiều món đồ trong phòng riêng cũng như các gác xép. Vì thế, nếu thực sự muốn mua một món đồ gì đó, hãy cho, tặng, bán hoặc vứt bỏ 3 món khác. Chẳng hạn, nếu bạn muốn mua một cái áo sơ mi mới, giày mới hoặc sách mới, hãy bỏ bớt 3 món cũ đi. Bằng cách này, bạn sẽ nhận ra mình đã có quá đủ rồi, và bạn sẽ chỉ mua những món thật cần thiết thôi, tránh tham gia vào nhóm 80% mọi người mua nhưng không sử dụng lâu dài.

7. Biến các ngày lễ lớn thành kỳ nghỉ không tiêu tiền

Thay vì ăn tiêu xả láng trong các kỳ nghỉ, hãy quay trở lại ý nghĩa thực của các kỳ nghỉ đó, và sẽ thấy bạn chẳng có lý do phải tiêu tiền. Điều này không dễ dàng và gia đình, bạn bè có thể không hiểu, nhưng nó không những giúp bạn để dành được tiền, mà bạn còn bớt căng thẳng hơn trong khi lại dành nhiều thời gian hơn để thưởng thức ý nghĩa của kỳ nghỉ.

8. Đừng ăn ngoài

Cả bữa sáng, bữa trưa và bữa tối đều nên được làm ở nhà bạn. Không có ngoại lệ cho việc đi uống cà phê hay bữa ăn nhẹ. Mặc dù việc này không dễ, nhưng kết quả ấn tượng sẽ cải thiện sức khỏe và ví tiền của bạn.

9. Đừng bỏ tiền cho những trò giải trí

Có vẻ khó đấy, khi bạn nhịn mồm nhịn miệng trong khoản giải trí này. Nhưng thực tế là có rất nhiều cơ hội để bạn có thể thư giãn mà không mất tiền, như đi dạo, đạp xe trong công viên.

10. Tự kinh doanh riêng

Làm thêm sau khi đã làm việc ở công ty là điều mà hầu hết mọi người không thấy dễ dàng, nhưng đó là cách tuyệt vời để cải thiện tài chính. Nó có nghĩa là 8 tiếng bạn làm ở công sở, và 8 tiếng cho việc kinh doanh của mình. Cần có thời gian và lòng kiên nhẫn để bắt đầu công việc riêng, vì thế hãy làm thứ mà bạn thích.

4 chiến thuật “né” thua lỗ trong bão vàng

Andrew Feldman, Chủ tịch hãng tài chính AJ Feldman cho biết đã nhận được câu hỏi của các khách hàng ở mọi lứa tuổi về có nên mua hay bán vàng.

Hiện thị trường vàng đang có dấu hiệu xuất hiện bong bóng, thậm chí có dự báo bong bóng này đã phình to quá mức và sắp nổ tung. Tuy nhiên, một số khác như ngân hàng J.P. Morgan Chase lại dự báo, giá vàng còn có thể lên cao hơn nữa.

Lý do, theo các nhà phân tích, là bởi khi kinh tế toàn cầu yếu kém, lạm phát giá cả tăng vọt, vàng sẽ được nhiều nhà đầu tư chọn lựa, coi là "cảng tránh bão" an toàn nhất. Những số liệu thống kê gần đây về kinh tế Mỹ và châu Âu đang chứng minh luận điểm này.

Và chính bởi những lý do như vậy, các nhà đầu cơ trên khắp thế giới, từ trẻ tới già, đều đang đổ tiền vào thị trường vàng, bất chấp những rủi ro trên thị trường này rất lớn. Đặc biệt là, với những nhà đầu tư non tay, ít kinh nghiệm, thích lướt sóng, thì độ rủi ro càng lớn hơn.

Andrew Feldman, Chủ tịch hãng tài chính AJ Feldman ở Chicago (Mỹ) cho biết, ông đã nhận được rất nhiều cuộc gọi từ các khách hàng ở mọi lứa tuổi về việc liệu có nên mua hay bán vàng trong lúc này hay không, bởi thua lỗ và lời lãi chỉ cách nhau có gang tấc.

Trên thực tế, việc đưa ra dự báo hay lời khuyên lúc này thật quá nguy hiểm, bởi không có gì đảm bảo là những tiên đoán đó sẽ đúng sự thực 100%, nhưng nhà đầu tư có thể nắm vững 4 nguyên tắc cơ bản (dẫu cũ rích) khi đầu tư vào thị trường này, trang Smart Money dẫn lời các chuyên gia cho hay.

1. Không để bị lôi kéo vào cơn sốt. Cơn sốt vàng hiện tại có nhiều khả năng là xuất phát từ yếu tố tâm lý, Paul Baumbach, một nhà cố vấn tài chính thuộc hãng tư vấn Mallard ở Newark, nhận định. Vì vậy, điều quan trọng là nhà đầu tư đừng lao vào cơn sốt theo kiểu mua lấy được.

Feldman cho rằng, nhà đầu tư nên giữ vững chiến lược đầu tư dài hạn. Trước hết hãy trao đổi với các nhà tư vấn tài chính để đảm bảo rằng tài sản trong danh mục đầu tư đã được phân phối đúng và đa dạng hóa. Một khi chiến lược dài hạn được đảm bảo, nhà đầu tư mới nên tính bổ sung thêm vàng vào danh mục đầu tư của mình.

2. Giữ vàng ở mức tối thiểu. Theo các chuyên gia, vàng có thể là một phần trong chiến lược đầu tư dài hạn của nhà đầu cơ, nhưng đừng nên mua quá nhiều. Feldman cho rằng, thông thường, các nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ tích trữ vàng với tỷ lệ 2% trong danh mục đầu tư.

"Như vậy, nếu vàng giảm giá quá mạnh, nó sẽ không khiến bạn thua lỗ nặng nền", ông nói. Một số nhà tư vấn khác thì cho rằng, tỷ lệ này có thể cao hơn. Baumbach khuyến nghị lượng vàng nắm giữ chiếm tối đa 5% danh mục đầu tư, nhưng cảnh báo tỷ lệ 5% này là "mức đánh cược dũng cạm".

3. Có chiến lược thoát ra. "Nếu vàng chiếm tỷ lệ hơn 5% trong danh mục đầu tư, đó là lúc nhà đầu tư cần phải có ngay chiến lược thoát ra", Lance Reid Scott, Chủ tịch hãng quản lý tài sản Bay Harbor ở Baltimore khuyến nghị.

Trước tiên, đừng hoảng hốt và bán tháo tất cả số vàng trong tay ngay một lúc, thay vào đó nhà đầu tư nên bàn với người cố vấn tài chính xem cần làm gì, Scott nói. "Việc tiêu thụ có phương pháp trong một giai đoạn nhất định sẽ giúp bạn giành được mức giá bán cạnh tranh, hơn là cố tìm một ngày tốt nhất để bán tháo".

Và thậm chí, nếu nhà đầu tư đang mua vàng bây giờ, thì vẫn cần một chiến lược thoát ra. Theo Scott, nếu định mua vàng lúc này, nhà đầu tư nên chọn loại vàng dễ bán ra khi cần thiết, tránh mua những loại vàng khó tiêu thụ.

4. Nhận biết khả năng dễ tổn thương của vàng. Nhiều nhà đầu tư đã bị tổn thương với vàng mặc dù họ không nhận ra được điều đó, Feldman cho biết. Để đảm bảo không sở hữu vàng quá nhiều một cách tình cờ, nhà đầu tư nên trao đổi với các nhà cố vấn tài chính về danh mục đầu tư của mình, trước khi mua thêm kim loại quý này.

Ba yếu tố cần chú ý khi đầu tư vào vàng

So với tất cả các kim loại quý khác, vàng luôn được lựa chọn nhiều hơn để đầu tư và giao dịch. Giá trị của vàng là một đề tài được nói đến rất nhiều trên thị trường hàng hóa và thị trường tương lai. Trước khi bạn tham gia đầu tư vào kim loại quý này, có một số điều cần xem xét về giá trị của chúng. Sau đây là ba yếu tố tạo nên giá trị cho vàng mà giới đầu tư vẫn hay đề cập đến.

1/ Vàng đồng nghĩa với sự tích lũy giá trị:

Mọi tài sản đều được tính ra giá cả chính xác và toàn thế giới công nhận tiền mặt là sự tích trữ giá trị. Vàng cũng được xem là một phương tiện như vậy. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là giá trị mà vàng tích trữ thật sự là gì?

Câu trả lời là vàng đóng vai trò tích trữ như một tài sản mang tính toàn cầu. Vàng được giao dịch với cùng giá trị tại New York, London, Tokyo và nhiều nước có nền kinh tế phát triển khác. Chúng có thể khác nhau do sự khác biệt về tiền tệ, nhưng sau khi quy đổi về một loại ngoại tệ thông qua tỷ giá, giá vàng sẽ tương đương trên phạm vi thế giới.

Điều này có nghĩa vàng là sự tích trữ mang tính toàn cầu. Và điều quan trọng là phải nhận thức được mối liên hệ đồng biến giữa của cải trên thế giới và giá vàng.Tại sao lại như vậy? Tưởng tượng rằng có 100 oz vàng trên thế giới trong khi tổng của cải trị giá 1000 USD.

Như vậy giá trị của vàng sẽ tính là 1000USD/100 oz = 10 USD/oz. Giả sử nền kinh tế suy thoái và thị trường chứng khoán giảm 50%. Của cải trên thế giới chỉ còn trị giá 500 USD. Như vậy giá vàng sẽ như thế nào? Chỉ còn 500 USD/ 100 oz = 5 USD/oz.

Có thể bạn sẽ hỏi rằng: Nếu vậy khi thị trường chứng khoán suy yếu, làm sao vàng lại tăng. Có phải vàng là công cụ chống rủi ro khi nền kinh tế trở nên suy yếu? Câu trả lời đó là khi một quốc gia nào đó rơi vào khủng hoảng, vàng sẽ đóng vai trò công cụ chống rủi ro. Ví dụ khi thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong và những quốc gia khác vẫn ổn định, thì vàng có thể sẽ tăng trở lại.

Tuy nhiên khi xu thế giảm điểm lan rộng khắp thế giới, vàng có thể giảm theo. Hãy nhìn vào biểu đổ của giá vàng trong giai đoạn khủng hoảng năm 2008. Giá vàng ở mức 1030 USD/oz vào giữa năm 2008. Nhiều người nghĩ rằng giá vàng sẽ tăng mạnh sau khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Nhưng giá vàng lại giảm về 680 USD/oz năm 2008.

2/ Thị trường vàng phụ thuộc vào yếu tố tâm lý :

Vàng không giống như những hàng hóa khác, rất khó xác định sản lượng vàng trên thế giới. Vàng cũng ít được sử dụng trong công nghiệp mà chỉ dùng làm đồ trang sức và tích trữ của cải. Giá dầu có thể bị chi phối bởi nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Ngũ cốc có thể bị chi phối bởi nhu cầu tiêu thụ thực phẩm.

Vàng rất ít bị chi phối theo kiểu như vậy. Chúng ta cần dầu để nền kinh tế thế giới hoạt động. Chúng ta cần ngũ cốc để mọi người có thể ăn. Chúng ta không cần vàng để làm gì ngoại trừ làm đồ trang sức và giới đầu tư trả thêm một khoản phí cho kim loại quý này.

Bởi vậy chúng ta có thể nói thị trường vàng là thị trường mang tính tâm lý. Lý do để giới đầu tư định giá vàng cao là vì họ ưa thích kim loại quý này hơn khi tích trữ của cải. Khi giới đầu tư tìm kiếm sự an toàn cho đồng tiền của họ, vàng sẽ được lựa chọn. Khi sự không chắc chắn đối với nền kinh tế lan rộng, giới đầu tư sẽ chọn vàng thay vì những tài sản rủi ro khác.

Ngay cả trong khủng hoảng, giá vàng cũng là sự lựa chọn tốt hơn so với các tài sản rủi ro khác. Khi mà giới đầu tư tìm kiếm điều gì đó an toàn hơn, mang tính hiện thực hơn. Với ví dụ của cuộc khủng hoảng năm 2008, giá vàng đã giảm 30%. Trong khi đó thị trường chứng khoán giảm hơn 50% sau cuộc phá sản của Lehman Brothers.

3/ Vàng chỉ là tiền tệ đối với Chính phủ và các Ngân hàng Trung ương :

Mọi người vẫn nói vàng là tiền tệ, nhưng về mặt ứng dụng cần phải xem xét lại. Hãy cố gắng để có những tiện nghi và mua bánh mì, sữa và pin song song với việc tích trữ vàng.

Vàng có thể là tiền tệ nhưng đó là ở tầm quốc tế. Chính phủ các nước và những Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng vàng giống như là tiền bởi tầm vóc của họ cũng như sự nhạy bén về tài chính. Không dễ để vàng là một loại tiền tệ trong đời sống hàng ngày. Ngay cả khi chế độ bản vị vàng trở lại, chúng ta cũng nắm giữ tiền giấy thay vì nắm giữ vàng.

Giá trị của vàng

Như vậy giá trị của vàng dựa vào gì? Nó được xác định dựa trên cung và cầu. Nguồn cung vẫn tăng lên qua các năm. Và một khi vàng được khai thác, sẽ không có chuyện hết hạn hoặc sử dụng cho mục đích công nghiệp nào đó.

Nhu cầu đối với vàng sẽ tùy thuộc vào bối cảnh nền kinh tế. Lạm phát là yếu tố hỗ trợ cho giá vàng. Kinh tế Mỹ và thị trường chứng khoán suy yếu cũng có thể khiến giá vàng tăng. Tuy nhiên cần nhớ rằng nếu sự sụt giảm diễn ra ở phạm vi toàn cầu thì giá vàng cũng rơi vào xu hướng chung.

Suốt giai đoạn khủng hoảng năm 2008, chỉ có đồng đôla, trái phiếu Mỹ và đồng yên Nhật tăng giá. Trong khi vàng rớt xuống mức 680 USD/oz từ 1030 USD/oz bởi lo ngại giảm phát và mối quan tâm về con số nợ của nước Mỹ.

Tuy nhiên khi kinh tế Mỹ yếu đi không có nghĩa giá vàng phải tăng. Vẫn phải cân nhắc về rủi ro giảm phát, điều kiện kinh tế thế giới và yếu tố tâm lý trên thị trường.

Vấn đề rủi ro

Những gì diễn ra ở quá khứ không phải sự đảm bảo cho hiện tại. Rủi ro thua lỗ từ hợp đồng tương lai hay hợp đồng quyền chọn vẫn tồn tại. Những người giao dịch nên hiểu biết về rủi ro có liên quan đến vị thế mua hay bán. Cần phải chấp nhận rủi ro và chịu trách nhiệm về kết quả giao dịch của mình.

10 sai lầm nhà đầu tư nhỏ dễ mắc phải

Ra quyết định theo đám đông, quá tự tin, lạm dụng giao dịch qua mạng là ba trong số những sai lầm có thể khiến nhà đầu tư nhỏ mất tiền oan.

Với những nhà đầu tư chứng khoán nhỏ thì kẻ thù lớn nhất chính là bản thân họ. Đó là kết luận của Terry Odean, giáo sư Đại học California, Mỹ. Odean đưa ra một số bài học về tài chính hành vi – một bộ môn bao gồm thần kinh học, tâm lý học và kinh tế học. Tài chính hành vi sẽ giúp nhà đầu tư tránh những bản năng tồi tệ nhất của chính họ.

Theo bài viết của Odean trên tạp chí Forbes, các nhà đầu tư nhỏ lẻ hay mắc phải những sai lầm phổ biến dưới đây.

Quá tự tin

Tự tin thái quá vào khả năng phán đoán của bản thân là "căn bệnh" mà nhiều nhà đầu tư nhỏ, đặc biệt là nam giới, mắc phải.

Sau khi theo dõi 67.000 tài khoản đầu tư, Odean nhận thấy những người đàn ông chưa kết hôn thường mắc hội chứng tự tin quá mức. Hội chứng này khiến số lần giao dịch của họ nhiều hơn 67% so với phụ nữ độc thân, nhưng mức lợi nhuận trung bình trong năm của họ lại thấp hơn.

Giao dịch quá nhiều

Sau khi theo dõi mọi giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Đài Loan trong 4 năm, Odean nhận thấy các nhà đầu tư mất tổng cộng 32 tỷ USD vì trả hoa hồng cho nhân viên môi giới, nộp thuế và dự đoán sai thời điểm thích hợp để giao dịch. Đương nhiên, số lượng giao dịch càng nhiều thì phí môi giới và tiền nộp thuế càng tăng.

Không nhận ra những giới hạn của bản thân

Phần lớn nhà đầu tư không nhận thấy những bất lợi mang tính cố hữu khi họ đối đầu với những “đại gia” như Goldman Sachs hay JP Morgan Chase. “Điều đó giống như việc vận động viên nghiệp dư so tài với một vận động viên chuyên nghiệp. Chắc chắn bạn sẽ thua”, Odean nói.

Hành xử theo đám đông

Giống như những đứa trẻ tranh giành đồ chơi của bạn, nhà đầu tư nhỏ lẻ thường chọn những cổ phiếu được giao dịch nhiều trên thị trường. Một cuộc khảo sát mà Odean tiến hành cho thấy nhà đầu tư nhỏ thường mua khoảng 10% mã cổ phiếu được nhắc đến trong các bản tin và phớt lờ 90% mã còn lại.

Vấn đề nằm ở chỗ khi nhà đầu tư mua cổ phiếu "nóng" thì giá của chúng thường cao hơn nhiều so với giá trị thực. Vì thế khả năng giảm giá mạnh của cổ phiếu "nóng" luôn rất cao.

Trong khi các nhà đầu tư nhỏ đổ xô đi mua một mã cổ phiếu nào đó chỉ vì nó lọt vào nhóm được giao dịch nhiều nhất thì các tổ chức đầu tư lại chờ đợi cho tới khi giá của chúng xuống dốc mới mua vào. Bạn nên nhớ rằng, những cổ phiếu không bao giờ lọt vào nhóm "top" vẫn có thể mang đến khoản lợi nhuận lớn.

Mua nhóm cổ phiếu tăng giá mạnh nhất ngày hôm trước

Nhiều nhà đầu tư thường mua một cổ phiếu sau khi nó nằm trong nhóm tăng giá mạnh nhất trong ngày giao dịch trước đó. Odean nhận thấy chỉ trong tháng sau, những cổ phiếu như thế có xu hướng giảm giá mạnh hơn so với toàn bộ thị trường.

Lướt sóng quá nhiều

Giá trị của những cổ phiếu mà giới đầu tư "lướt sóng" - những người ra quyết định giao dịch dựa vào sự dao động giá ngắn hạn - có xu hướng tăng mạnh hơn so với những cổ phiếu mà họ mua vào, Odean khẳng định.

Không dám thừa nhận thất bại

Trong một cuộc thăm dò khoảng 10.000 nhà đầu tư, Odean nhận thấy rất ít người sẵn sàng thừa nhận thất bại. Những nhà đầu tư lỗ vốn thường giữ nhiều cổ phiếu mất giá hơn so với những người có lãi.

Tuy nhiên, những nhà đầu tư lỗ vốn lại thường chần chứ trong việc bán cổ phiếu để giảm thiểu thiệt hại. Họ không muốn bán vì không muốn thừa nhận đã sai lầm trong việc chọn cổ phiếu.

Không am hiểu mức phí của quỹ tương hỗ

Quỹ tương hỗ là cách đầu tư trên thị trường chứng khóan bằng cách tập trung tiền của nhiều nhà đầu tư nhỏ để tạo thành khoản vốn lớn rồi mua nhiều loại cổ phiếu.

Phí dịch vụ của các loại quỹ hỗ tương không giống nhau và nhiều khi lên tới mức rất cao. Một số quỹ thu phí ngay từ lúc nhà đầu tư bỏ tiền vào (gọi là up-front load) từ 2%-8%. Nhiều quỹ thu phí lúc khách hàng rút tiền ra (gọi là back-front load). Có quỹ thu phí hàng năm vào khoảng 1%-3%.

Phần lớn nhà đầu tư am hiểu thường tránh quỹ thu phí từ đầu và có xu hướng chọn quỹ thu phí lúc rút tiền hoặc thu phí hàng năm. Tuy nhiên, những quỹ này có thể “ngốn” nhiều tiền hơn trong dài hạn.

Lạm dụng giao dịch qua mạng

Một nghiên cứu vào năm 2002 cho thấy phần lớn những nhà đầu tư chuyển từ giao dịch qua điện thoại sang giao dịch qua mạng đã hứng chịu thua lỗ. Trên thực tế, sự thuận tiện của giao dịch qua mạng khiến các nhà đầu tư có xu hướng ra quyết định theo bản năng thay vì lý trí.

Tự thành lập nhóm đầu tư

Odean phát hiện ra rằng 60% nhóm đầu tư tại Mỹ hứng chịu thua lỗ. Một trong những nguyên nhân là các nhóm đầu tư thường giữ những cổ phiếu có mức tăng giá thấp và thay đổi tới 65% danh mục đầu tư mỗi năm.

 

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro