6

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Russia thúc con ngựa chạy xuyên qua các thân cây, gã gấp rút phóng thật nhanh bởi cơn mưa đang ngày một nặng hạt. Russia không nghĩ về nhà bây giờ sẽ là một ý hay, bởi vì từ khu rừng này về đến nhà cũng ít nhất 6 dặm; lúc này, gã nghĩ ngay đến một nơi, chí ít ra nó gần hơn là nhà gã. Gã phải tìm chỗ trú mưa, cũng phải tìm chỗ cho thằng nhóc ngồi trước gã đây im cái miệng luyến thoắn của nó lại.

" Chú ơi! Mưa tạt vào mắt em rồi!" America nói to. " Chú ơi! Còn bao lâu nữa chúng ta sẽ về nhà?"

America luôn miệng về việc bị mưa tạt vào mặt. Mặc cho gã đã nhường áo và mũ của mình cho cậu ta.

"Ranh con! Im miệng vào và trùm áo sát lên! Kéo cái mũ để nó che kín mặt ngươi ấy! Và không! Ta sẽ không về nhà hôm nay, nhóc con ạ. Ta sẽ đến quán rượu Kanteur. Ngay kia thôi, lúc ấy ngươi nên tìm một chỗ trốn cho mình trước khi ta cho ngươi vài roi vì cái tội lắm miệng than thở trong khi ta đã che chắn cho ngươi, và ta thì sũng hết cả!"

America rên rỉ một tiếng rồi im bặt; có lẽ, cậu ta đang suy tính đến một chỗ nấp hoàn hảo ở cái quán rượu Kateur kia để tránh mấy phát thịnh nộ của gã đàn ông nóng nảy này.

Cuối cùng Russia cũng đã tới. Thật may nơi này có mái hiên dài để gã tấp vào. Russia định thần lại một chốc trước khi xuống ngựa và xốc America xuống. Gã ngồi xổm xuống lau lại mặt mũi cho nó. Cả người America rét run lên, đầu ngón tay cậu ta ửng đỏ và tê cứng. Nếu bình thường cậu sẽ không rét đến thế nếu có thêm đôi cánh ôm lấy cơ thể, nhưng lần này cậu thu đôi cánh của mình lại để có thể theo gã thợ săn ra ngoài dạo phố. Trong khi hai con người ấy đang loay hoay ở ngoài, thì đột nhiên cánh cửa mở ra. Một người phụ nữ bước ra, cô ta mang thân hình mảnh khảnh. Khoác ngang vai một dải lụa với hoa văn kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, mặc bộ váy kiểu Victorian những năm 1873 với phần váy được độn cao phía sau và đuôi trải dài một chút. Cô ta đội cái mũ bonnet to che gần hết cả gương mặt. Cô ta nói:

"Ồ! Ông Russia đấy à? Trời mua gió thế này mà ông lang thang làm gì ở ngoài ấy! Nhanh lên mà vào đây cho ấm đã, rồi tôi sẽ lấy cho ông một cốc rượu uống cho nóng người."

Nói rồi cô ta quay vào trong, vẻ như đang gọi một ai đó rồi đi hẳn vào trong. Một người bước ra, trông có vẻ vội vã. Một thanh niên cao tráng, với nước da nâu khỏe mạnh và những lọn tóc xoăn rũ dài đến vai; đây hẳn là gia nhân trong nhà. Anh ta có trách nhiệm dẫn ngựa của Russia vào chuồng.

"Này!" Gã gọi.

"Vâng? Thưa ông." Anh ta đáp, giọng kính cẩn.

"Hãy cho nó một chỗ nào tốt ấy, chỗ nào kín gió và ấm áp. Cho nó một ít cỏ tươi; thật tốt nếu ngươi mủi lòng thương nó mà cho thêm chút ít cà rốt nữa; nhưng thôi, cỏ cũng được lắm rồi."

Nói rồi gã bước vào trong quán, America lẽo đẽo theo sau gã. Trong quán không sáng lắm, chỉ có vài cây nến và nguồn ánh sáng chính là từ cái lò sưởi to đang cháy. Người phụ nữ ban nãy đang ngồi gần lò sưởi, tay cô cầm một tách trà nóng. Nhận thấy vị khách của mình đã vào trong, cô đứng lên và tới gần gã một lần nữa.

"Trông ông kìa! Sao lại ướt nhèm hết cả thế kia? Áo và mũ của ông đâu?" Cô gấp rút hỏi, vẻ lo lắng lắm. Rồi đột nhiên cô ta lia mắt xuống và bắt gặp cái dáng lấp ló phía sau gã thợ săn.

"Ồ! Em bé trông xinh quá! Em hãy lại đây, cô sẽ lấy một cái ghế cho em ngồi gần lò sưởi cho ấm. Em tên gì? Em là ai? Sao em lại đi cùng với cái tên cục súc, u ám này thế? Có phải gã bắt cóc em không? Em bé? Ôi tội nghiệp, trông em rét run lên kìa!"

Vừa nói, cô ta vừa bế America lên; móc cái áo khoác của Russia mà cậu đang ôm trong tay lên cái giá gần đó, rồi cô bế đứa nhỏ vào chỗ gần lò sưởi. Lúc này, America mới thấy rõ mặt của người phụ nữ kia. Là người phía Đông, cụ thể là Đông Nam Á; Khuôn mặt thon, có hơi gầy một chút; hốc mắt sâu; lông mày lá liễu; một cái mũi thẳng và nước da có hơi xanh xao.

Russia cũng bước vào và ngồi gần đó, cách một bàn.

"Này! Cô Loanne, cô cũng nên để ý tới người còn lại một chút. Tôi trông còn tệ hơn nó! Thế mà cô chỉ quan tâm mỗi nó à? Ít ra hãy cho tôi một cái khăn." Russia càu nhàu, gã ngồi tựa ra sau ghế. Người phụ nữ ra hiệu cho cô hầu nữ đứng sau lấy cho gã một cái khăn mặt, và một cốc rượu.

"Cô tên là Loanne à? Thưa cô?"

America nhanh nhẹn hỏi, đôi mắt cậu ta long lanh hơn với ánh sáng từ lò sưởi. Người phụ nữ gật đầu đồng thuận rồi dùng chiếc khăn tay của mình lau tóc cho America.

"Phải, bé con ạ! Loanne; hay em có thể gọi cô là VietNam." VietNam tươi cười bóp má đứa trẻ con trong lòng. Cô gọi người mau đi làm một cốc sữa nóng, rồi tiếp tục lau tóc cho America.

"Cô là người ngoại quốc sao? Cô VietNam?"

America hỏi.

"Phải, Phải! Em ạ! Gia đình cô là người nhập cư. Chúng ta đã ở đây được hơn mười năm rồi đấy! Nhưng khổ nỗi bọn họ đã yếu cả và không qua khỏi cái đợt mùa đông lạnh cóng ở đây vào năm trước. Chà, cứ xem như là họ đã được về với Chúa, thoát khỏi cái ải khổ này đi. Chứ nếu mà họ còn ở đây, hẳn là họ sẽ cục súc như cái gã thợ săn đằng ấy kia." VietNam cười khúc khích, nhưng xen lẫn trong cái điệu cười ấy có thêm phần thách thức với Russia, kẻ đang ngồi yên như pho tượng bỗng quay ngoắt lại khi cảm thấy mình đang được nhắc tới.

"Cái quái gì vậy? Các người nói xấu tôi đấy à? Thế thì tôi phải kéo ghế sát vào và thứ lỗi cho tôi xen ngang cuộc trò chuyện nhạt thếch của các người, bởi vì tôi phải dỏng tai nghe xem các người có ý đồ gì tiếp đây." Nói rồi, gã đứng lên, nhấc cái ghế cùng ly rượu lôi xềnh xệch tới sát chỗ VietNam và America đang ngồi. "Nào! Tiếp tục đi, cô Loanne. Tôi thề sẽ chẳng gắt gỏng chút nào đâu, bởi vì tôi đang rất bình tĩnh đây."

Người phụ nữ đảo mắt rồi tiếp tục trò chuyện cùng America. "Thế còn em? Em bé xinh xắn! Em tên là gì?" Cô hỏi.

"Em tên là America, cô có thể gọi em là Ashley!" America tươi cười, đáp.

"Ồ! Một cái tên xinh xắn cho một em bé xinh xắn! Thế vì sao em lại ở cùng Viktor thế? À, ý cô là... Russia," VietNam ngưng một chút "cái gã ấy không có vẻ là sẽ có cái lòng khoan dung mà nhận nuôi một đứa trẻ đâu. Gã bắt cóc em à?"

Nghe tới đây Russia bật cười, gã hắng giọng:

"Bắt cóc ư? Bắt cóc à? Có tên bắt cóc nào lại nhường áo để che mưa cho cái tên nhóc này không? Ngỡ nếu mà tôi có bắt cóc nó thật, thì cái mạng của nó đã không còn rồi! Tôi sẽ giết nó và ăn nội tạng như cái cách lũ trên phố gán cho tôi cái danh đồ tể bởi cách ăn mặc dị thường và cái bản mặt đầy sẹo của tôi! Nhưng cô Loanne ạ, tôi là người tốt! Theo tôi thấy là tôi đủ tốt để cho thằng ranh con này ở cùng nhà và dùng cùng bữa với tôi, mặc dù tôi chả có trách nhiệm làm chuyện ấy! Cô ạ."

Nói xong gã rút một điếu thuốc từ cái hộp thiếc trong cái túi bên hông mà gã dùng để đựng vài bao đạn; châm lửa là rít một hơi thuốc. Cái vị thuốc làm gã thư thái. VietNam chép miệng rồi tiếp tục câu chuyện với America:

" Vậy là em ở cùng gã à? Thế gã có cho em ăn đủ no không? Gã hay bỏ bữa lắm. Nhưng nếu gã cũng bỏ bữa ăn của em thì gã là một kẻ độc ác nhất trần đời! và cô mong là chuyện đó không xảy ra!" VietNam nói.

"Không đâu cô ạ! Chú ấy dạo này ăn đủ bữa lắm. Em cũng không bị đói đâu, cô đừng lo." America đáp; cậu rướn người với lấy ly sữa đã được bưng lên từ lâu mà uống ngon lành.

"Nó đáng yêu quá! Ông Russia ạ! Ông nên cưng chiều nó đấy! Có ai lại ngoan ngoãn thế này cơ chứ!" VietNam nói với giọng vui vẻ, cô tiếp "Thế cha mẹ em đâu? Em bé? Họ đi đâu mà lại để em ở cùng với cái gã Russia ấy thế kia?" VietNam nhẹ giọng hỏi, tiện tay lau đi một ít sữa dính trên mép của America.

America bỗng trầm mặc, nhưng cái trầm mặc của một đứa trẻ không thể hiện hết được qua gương mặt non nớt của chúng. Cậu nói:

"Họ chết cả rồi, cô ạ!"

VietNam trên gương mặt thoáng qua một chút hoảng hốt. Russia cũng nhìn cậu, vẻ mặt gã nghiêm túc. VietNam khẽ khàng:

" Tội nghiệp, tội nghiệp em. Em có muốn chia sẻ một chút không? Cha mẹ em qua đời như thế nào?" VietNam nhẹ giọng, như thể sợ sẽ làm cho một sợi dây thần kinh cảm xúc nào của America bùng nổ và cậu sẽ khóc. Russia cũng chăm chú nghe, điếu thuốc của gã toả ra cái làn khói nhẹ; gã gẩy tàn.

"Cả nhà em... à không. Tất cả mọi người đều chết cả! Đám cháy lớn quá! Nó hung hăng và nóng rực. Cha mẹ đã cố gắng bảo vệ em."

"Đám cháy à? Một đám cháy lớn à?" VietNam lẩm bẩm, như đang suy tư điều gì đó. Chợt cô bàng hoàng nhìn Russia; trông gã cũng có phần bất ngờ qua đôi mắt của mình. VietNam nhìn America, tiếp:

" Em ở đâu? Hay... đã từng ở đâu?" Cô hỏi

"Ở một vùng ngoại ô không to lắm, bên cạnh có một hồ nước đầy thiên nga! Chúng thường hay xà xuống bơi vào những dịp hè, trông đẹp lắm! Ở đó người ta trồng thật nhiều táo và rất nhiều rượu táo được làm ra! Nhà em đã từng là một nhà làm rượu táo ngon nhất vùng đấy!" America cười tươi, rồi cậu nhìn xuống, cái vui ấy chỉ thoáng qua khi cậu nhớ lại cái mùi ngọt lịm của táo và mùi men của rượu làm cậu bồi hồi. "Rồi..."

"Ôi em bé đáng thương! Làm thế nào mà em thoát khỏi vụ cháy ấy! Russia ạ! Ông có nhớ không? Báo đã đăng rầm rộ cái tin này vào năm 1890 ấy! Cái vùng ngoại ô mà người ta gọi là Akhanteus. Người ta nói rằng tất cả người trong ngoại ô ấy không một ai sống sót cả!" VietNam bỗng thốt lên đầy bàng hoàng. Cô ôm lấy đứa trẻ tội nghiệp. Cảm xúc của Russia cũng không kém cạnh; bất giác gã thấy rùng mình, ớn lạnh. Gã đã từng đi qua cái vùng ngoại ô ấy, đó đã từng là một nơi sầm uất, rộn ràng. Gã đã từng gặp một cậu trai trẻ, theo gã mang máng nhớ là vô cùng xinh đẹp... bỗng nghĩ tới đây, đầu Russia đau nhức một cách khó hiểu. Gã gầm gừ trong cổ họng rồi nhanh chóng hút một điếu thuốc, xoa xoa thái dương.

"Này! Ông sao thế?" VietNam hỏi.

"Không sao cả; cô Loanne này, trời đã muộn rồi, cũng đã đến giờ America đi ngủ. Phiền cô hãy cho chúng tôi trọ ở đây một đêm, phòng nào mà có cả bồn tắm ấy! Phiền cô..."

Nói rồi gã bế lấy America đang ngồi trong lòng VietNam. Russia đứng lên, mang theo túi và toan mang áo của gã đi, nhưng người phụ nữ ngăn lại.

"Hãy mang túi đi, nhưng áo và mũ của ông thì ướt cả rồi; hãy cứ để đây, chúng tôi sẽ giặt sạch và sấy khô nó cho ông. Chẳng mấy khi ông lại ghé... Đây là chìa khóa phòng của ông, chúc ông ngủ ngon."

"Cảm ơn cô."

Gã bế America và cầm theo cái túi da của gã bước lên lầu trên. America ngoái ra phía sau, vẫy tay với người phụ nữ.

" Chúc cô ngủ ngon! Cô VietNam."

Người phụ nữ gật đầu, nhanh chóng quay đi thấm nhanh vài giọt nước ứa trên mi mắt, hẳn là cái tin vừa rồi vẫn xúc động phần nhiều đến cô. Chợt cửa mở, chàng thanh niên ban nãy dắt ngựa cho Russia quay trở vào. Người anh ta dính một ít nước mưa, nó khiến anh ta rùng mình một chút. VietNam nhìn người trai trẻ trước mắt, không quên hỏi thăm:

"Cuba đấy à? Cậu làm gì nãy giờ mà lâu thế?"

Chàng ta ngẩng lên, mái tóc xoăn rũ xuống, che gần hết cả mắt. Chàng ta đáp:

"À, tôi dẫn ngựa của vị khách kia vào chuồng, ngài ấy có dặn cho con ngựa của ngài một chút cỏ tươi và vài củ cà rốt. Nhưng có lẽ những con ngựa ở chuồng bên thấy vậy cũng nổi cái lòng ghen tức của chúng mà làm ầm ĩ cả lên, nên tôi phải giải quyết vấn đề của chúng, thưa cô. Nhưng kìa, cô VietNam! sao mắt cô hoe đỏ thế kia? Ai đã làm phiền lòng cô thế! Có phải cái vị khách kia không?! Thật quá quắt! Tôi sẽ đi hỏi ông ta cho ra nhẽ!" Chàng thanh niên tay siết chặt thành nắm đấm, hừng hừng chuẩn bị xông lên lầu. VietNam ngay lập tức giữ lấy tay anh ta mà ngăn lại

"Ấy kìa, cậu Cuba, hãy bình tĩnh đã. Russia chẳng làm gì tôi cả, chỉ là nhớ lại một chút chuyện cũ nên tôi đâm ra xúc động thôi. Cậu hãy bình tĩnh và đứng đây cho lửa làm khô quần áo cậu, dính mưa sẽ cảm mất đấy! Chàng trai trẻ ạ. Cậu có muốn chút thức uống nóng gì đấy không?" VietNam kéo Cuba ngồi xuống cái chỗ mà Russia ban nãy ngồi, niềm nở nói:"buổi tối hôm nay tôi đã rất vui nên vẫn còn có hứng trò chuyện, nếu cậu không bận gì, hãy ngồi đây tiếp chuyện với tôi một lát."

Cuba ậm ừ ngồi xuống, trông anh khép nép và rụt rè như một tên tội nhân ngồi trước quan toà vậy, và điều đó làm người hầu nữ đứng sau VietNam bật cười.

"Trông anh kìa! Cứ như thể sắp bị hỏi tội đến nơi ấy! Cái ngữ anh mà cũng có thể khép nép đến vậy ư?" Cô nàng cười phá lên, tới khi VietNam nhìn khéo một cái cô mới thôi.

"Hãy bé giọng lại, Laos ạ. Cô không muốn những vị khách trên kia phàn nàn về cái giọng cười lảnh lót của mình đâu đấy chứ?" rồi nói thêm:" nhưng thế là được rồi cô ạ, cô cũng hãy ngồi xuống đây tiếp chuyện cùng chúng tôi, kẻo nhỡ khi tôi quên gì đấy, thì cô vui lòng nhắc cho bởi chắc ban nãy, cô cũng đã loáng thoáng nghe qua rồi."

VietNam nhấp một ngụm trà rồi bắt đầu gợi chuyện

"Các người hẳn vẫn nhớ vụ cháy năm ấy chứ? Ở cái ngoại ô Akhanteus, nơi mà nổi tiếng với những cây táo tươi như máu ấy."

Cuba và Laos gật đầu, cái tin ấy không ai là không biết, khi một cây táo bỗng bốc cháy một cách lạ kỳ và lan dần ra. Đám cháy to đến mức có nước cũng chẳng dập được, chúng nuốt chửng từng người một, từng nhà một; những công trình và các kiến trúc đều bị ngọn lửa hung ác tiêu hủy cả. Có những thuyết âm mưu cho sự cháy ấy là do những tên cướp liều lĩnh phá phách. Hoặc do không lâu trước ấy, những cơn mưa kèm với sấm chớp liên tục trong nhiều ngày, và một số tia sét đánh lạc nào đó đã bắt điện vào một cây táo trong vùng và khiến nó bùng cháy. Giả thuyết này được nhiều người công nhận hơn bởi vì khi đám cháy diễn ra, bầu trời hôm ấy mưa tầm tã.

"Nhưng quái thật! Nó lớn đến mức nào khiến cả những cơn mưa cũng chẳng dập được thế kia?" Laos thốt lên.

"Khủng khiếp lắm cô ạ, ngọn lửa đỏ rực như thể máu và thịt của những người trong vùng ấy hoà lẫn với nó, không thể tưởng tượng được những tiếng la hét, những tòa nhà đổ sập... chỉ nghe thôi mà lòng tôi quặn thắt cả lên... khốn khổ thay những kẻ xấu số." VietNam nói, giọng có vẻ sầu tư.

"Thỉnh thoảng có việc tôi cũng có đi ngang qua nơi ấy. Cái khí tử thi lạnh toát. Họ chết oan quá! Hẳn là cái con sophie, cái con ngựa cái ấy cũng cảm nhận được cái cóng lạnh, khiến tôi lúc nào cũng phải dìu nó qua mặc dù tôi cũng chẳng kém gì nó." Cuba nói.

VietNam gật gù, rồi bỗng sực nhớ ra điều gì đó

"À, cái đứa trẻ con đi cùng với ông Russia ấy! Cái vị khách ban nãy kia kìa, nó bảo nó là người của Akhanteus ấy! Thật kỳ lạ, làm thế nào mà nó thoát ra được? Cơ mà người nó trắng toát!"

"Chắc là khi đám cháy diễn ra thì nó đang ở một nơi khác đấy, dạo ấy cũng có nhiều người gửi con trẻ của mình ở nơi khác để tập trung làm ăn đấy thôi." Laos nói, cô nghĩ ngợi một lúc và nói thêm:" Cô có nghĩ tới căn bệnh bạch tạng không? Cô VietNam? Cái căn bệnh khiến cho người ta mất đi hoàn toàn sắc tố trên người kể cả tóc và màu mắt ấy."

"Tôi có nghe qua về nó, đẹp lắm! Họ cứ như thiên sứ vậy. Tôi nghĩ đứa trẻ ấy cũng là nạn nhân của nó thôi, nhưng mong sao nó sống được tới khi nó thấy tương lai của nó rộng mở, bởi những người mắc bệnh ấy thường chết yểu lắm." Cuba nói kèm theo một tiếng thở dài, tiếc thương cho người mà anh vừa nhắc tới.

"Nhưng chúng ta đâu ở đây chỉ để nói về những điều bi thảm thế này, đúng không cô VietNam? Hãy nói về những điều khác vui vẻ hơn. Đêm nay đã đủ lạnh rồi, đừng để tinh thần chúng ta lạnh lẽo theo nó chứ!" Cuba nói sau khi nhận ra không khí của cuộc trò chuyện này có vẻ ảm đạm biết bao và anh thì chẳng thích thế. Tuy trông có vẻ lầm lì nhưng anh chàng vẫn thích những thứ vui vẻ và náo nhiệt hơn những thứ u uất và nặng trĩu.

Cả hai đều gật gù đồng ý và quyết định đổi sang một chủ đề khác vui vẻ hơn, nhằm để vớt vát đi cái không khí ảm đạm, còn lại để đêm nay có thêm điều gì đấy xua tan được sự ảm đạm của thời tiết.

------

Tôi không ship Việt Nam với ai nhoé

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro