kih te+

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vì sao các chính phủ thường muốn kiểm soát chặt chẻ lượng tiền đưa vào lưu thông?

Thắt chặt tiền tệ là một hướng trong chính sách tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền trong lưu thông. Khi lượng cung tiền vượt quá lượng cầu tiền, sẽ dễ dẫn đến lạm phát, do đó mục tiêu chính của thắt chặt tiền tệ nhằm giảm mức lạm phát. Ngược lại với thắt chặt tiền tệ là nới lỏng tiền tệ.

chính phủ thường muốn kiểm soát chặt chẻ lượng tiền đưa vào lưu thông vì làm như vậy thì CP mới có thể điều tiết vĩ mô nên kinh tế được tốt nhất, khi lâm vào lạm phát, CP sẽ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt nhằm thu hút lượng tiền trong lưu thông về, từ đó giảm lượng tiền trong xã hội kìm chế lạm phát, có thể = cách tăng lãi suất tiền gửiơở các ngân hàng...Còn khi muốn thu hút đầu tư, kích thích đầu tư ưừ các doanh nghiệp trong nước thì thực hiện chính sách tài khóa mở rộng ví dụ như giảm lãi suất cho vay chẳng hạn. Đấy là lý do mà chính phủ muốn kiểm soát chặt chẽ lượng tiền đưa vào lưu thông

Một số biện pháp thắt chặt tiền tệ

* Rút tiền trực tiếp tại các định chế tài chính như việc Ngân hàng Nhà nước phát hành trái phiếu bắt buộc đến các ngân hàng thương mại và các ngân hàng này phải mua.

* Kiểm soát cho vay, tín dụng các loại, nhất là những khoản cho vay tiêu dùng. Thậm chí cắt giảm cho vay tín dụng vì nó được thực hiện bằng tiền mặt và do đó cũng làm tăng lượng tiền mặt trong lưu thông

* Giảm chi ngân sách: nhiều công trình, dự án không cấp bách, thiết yếu bị đình hoãn, thậm chí hủy bỏ. Cắt giảm mọi khoản chi có thể cắt từ ngân sách như mua sắm trang thiết bị công, giảm biên chế, cắt giảm hoặc hãm trả các chế độ phúc lợi xã hội... vì những việc đó làm tăng lượng tiền đưa ra lưu thông;

* Nhiều biện pháp cản trở việc tăng giá hàng hóa và dịch vụ để ngăn chặn lạm phát.

Các hậu quả của việc thắt chặt tiền tệ

* Khởi phát và đẩy mạnh cuộc đua tăng lãi suất:

Quyết định rút tiền ra khỏi lưu thông bằng tín phiếu sẽ tiếp thêm năng lượng cho những cuộc đua tăng lãi suất của ngân hàng. Nhìn ở một khía cạnh nào đó, cuộc đua này sẽ khiến nhiều người bắt đầu quan tâm trở lại với việc đem tiền đi gửi ngân hàng vì lãi suất tiền gửi tăng cao.

Tuy nhiên, nếu lãi suất huy động của ngân hàng tăng thì lãi suất đầu ra khó mà đứng yên. Như vậy, chi phí vay mượn cho sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên. Ở đây có hai tình huống có thể xảy ra. Một là doanh nghiệp chuyển hết phần chi phí tăng thêm này vào giá bán và như vậy, giá cả không những không giảm mà tăng thêm, khiến mục tiêu giảm lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ không thể thực hiện. Việc doanh nghiệp có thể chuyển chi phí vay mượn vào giá cả hay không phụ thuộc vào kỳ vọng lạm phát của người dân và khả năng có các nguồn hàng thay thế trên thị trường[2].

Không thể xem thường, không giám sát kỹ các khâu trong quá trình lưu thông hàng hóa, tránh tình trạng hàng rẻ mà doanh nghiệp vẫn thích bán giá mắc vì người dân vẫn đang trong tình trạng lo sợ tăng giá. Còn trong tình huống thứ hai, đó là chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên, mà doanh nghiệp không thể chuyển phần chi phí này vào giá bán thì họ sẽ chịu nhiều khó khăn, có thể dẫn đến thua lỗ, và giảm quy mô kinh doanh[3][4].

* Tạo áp lực lên tăng trưởng và việc làm:

Quyết định thắt chặt tiền tệ sẽ tạo áp lực tăng lãi suất ngân hàng, tăng chi phí vay mượn cho sản xuất kinh doanh trong tình hình nền kinh tế cần nhiều vốn để phát triển (hệ số ICOR của nền kinh tế còn quá cao nên để duy trì tăng trưởng thì phải đổ nhiều vốn vào), có thể là sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Chỉ số tăng trưởng quốc gia sau khi thắt chặt tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Mà tăng trưởng không cao thì sẽ tạo sức ép lên việc làm và thu nhập của người dân[5].

* Trở ngại cho thu hút vốn gián tiếp:

Các quy định thắt chặt tiền tệ sẽ tạo ra cảm giác cho nhà đầu tư là nhà nước đang cho "hy sinh" các thị trường vốn và thị trường chứng khoán để chống lạm phát. Điều này có khả năng sẽ làm xói mòn hơn nữa niềm tin của nhà đầu tư.

* Đồng tiền lên giá:

Áp lực tăng giá đồng tiền sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho xuất khẩu. Hậu quả chung là làm cho xuất khẩu bị giảm sút mạnh và hàng xuất khẩu bị giảm sức cạnh tranh.

4 nhân tố quyết định tăng trưởng Kinh Tế :

 _ 

Vốn nhân lực :

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà hơn bao giờ hết các tổ chức, công ty đều phụ thuộcvào yếu tố con người. Rất nhiều nghiên cứu khoa học, những cuộc thăm dò, phỏng vấn từ cấpcao - cấp lãnh đạo, đến những cấp thấp - cấp công nhân, tất cả đều đưa ra kết quả rằng, sự thịnhsuy của công ty đều đến từ phía con người

.

 Chất lượng đầu vào lao động kỹ năng , kiến thức vàkỷ luật của lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng Kinh Tế . Những thiết bị , máy móc dù hiện đại mức nào thì cũng chỉ được sử dụng hiệu quả nhất là bởi nguồn lao động

có kỹ năng , được đào tạo có trình độ văn hóa và kỷ luật cao làm năng suất lao động tăng , cùngngười quản lý có tri thức và khả năng quản lý những quy trình công nghệ hiện đại một cách cóhiệu quả _ 

Tích lũy tư bản

:Khối lượng trang thiết bị và cơ sở vật chất dùng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụđược gọi là tư bản hiện vật ( tư bản ). Nhiều đầu tư do chính phủ tiến hành và đặt nền móng chosự phát triển của khu vực tư nhân được gọi là tư bản cố định xã hội.Tất cả những dự án bao gồmnhững khoản đầu tư lớn thường không thể chia nhỏ được hay đầu tư trọn gói, và nhìu khi có lợitức tăng dần theo quy mô . Thường thì những khoản đầu tư này ảnh hưởng đến tăng trưởng KinhTế một cách ngoại sinh , hay ảnh hưởng lan tỏa mà các hãng tư nhan không thể đảm đương được, do đó chính phủ phải tham gia vào để đảm bảo rằng những đầu tư cơ sở hạ tầng hay tư bản xãhội được thực hiện .

Sự tiến bộ của KHKT => Tư bản đầu tư trang thiết bị hiện đại vào sản xuất=> Tư

bản sẽ thu hút một lượng lao động ít hơn => làm tăng tỷ lệ người thất nghiệp..

 _ 

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất. Xét trênphạm vi toàn thể giới, nếu không có tài nguyên , đất đai thì sẽ không có sản xuất và cũng khôngcó sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, tài nguyên thiênnhiên chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Trên thực tế, nếu công nghệ là cố dịnh thì lưu lượngcủa TNTN sẽ là mức hạn chế tuyệt đối về sản xuất vật chất trong ngành công nghiệp sử dụngkhoáng quặng làm nguyên liệu đầu vào như nhôm, thép…TNTN chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và sử dụng một cách hiệu quả.

Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầuvào của quá trình sản xuất do thiên nhiên mang lại . Có ý nghĩa quan trọng nhưng không nhấtthiết là nguyên nhân làm nên Kinh Tế có năng suất cao trong việc sản xuất hàng hóa và dịchvụ .

Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn địnhĐối với hầu hết nước, việc tích lũy vốn đòi hỏi một quá trình lâu dài, gian khổ liên quan chặt chẽvới tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờnhững ưu đãi của tự nhiên có nguồn tài nguyên lớn, đa dạng nên có thể rút nhắn quá trình tíchlũy vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa nền kinh tế tạonguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.Như trên chúng ta đã thấy, nguồn TNTN thường là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệpkhai thác, công nghiệp chế biến và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế khác, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Sự giàu có về tài nguyên, đặc biệt về năng lượng giúpcho một quốc gia ít bị lệ thuộc hơn vào các quốc gia khác và có thể tăng trưởng một cách ổnđịnh, độc lập khi thị trường tài nguyên thế giới bị rời vào trạng thái bất ổn.

 _ 

Tri thức công nghệ 

:Quá trình sáng chế và thay đổi công nghệ không ngừng đã đem lại một bước tiến xa về khả năngsản xuất . Thay đổi công nghệ là những thay đổi trong quá trình sản xuất hoặc đưa ra những sản phẩm mới sao cho có thế tạo ra được sản lượng nhiều hơn với cùng một lượng đầu vào . Tuynhiên thay đổi công nghệ trên thực tế là một quá trình liên tục bao gồm những cải tiến lớn nhỏ .

 Những cải tiến nhỏ là bộ phận của sự tiến bộ đều đặn của nên Kinh Tế . voi sư phát triển của nềnkinh tế hàng hóa và sự toàn cầu hóa thế giới đặc biệt là xu thế hội nhập của tòan thế giới kéotheo sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm cho vai trò của trí thức khoa học ngày càngtrở nên quan trọng và là bo phận quan trọng nhất cho sự phát triển công nghiệp :vì sao vai trò của nó lai được quan trọng như vậy?thứ nhất :công nghiệp là một ngành kính tế mủi nhọn cho tất cả các quốc gia trên thế giới : côngnghiệp có hai ngành công nghiệp nặnng và công nghiệp nhẹCông Nghiệp nhẹ là ngành công nghiệp sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng , tạo ra nhửngan phẩm cụ thể đáp ứng cho nhu cầu của con người hàng ngày : ngày nay với sự phát triển của nềnkinh tế thế giới cùng với đó là nhu cầu cuộc sống ngày một nâng cao và vì vậy sự đòi hỏi củacon người ngày một cao lên đòi hỏi các nhà sản xuất và các doanh nghiệp ngày phải thay đổi để phù hợp với sự đòi hỏi đó 

Lạm phát cao và những tác động đến đời sống kinh tế

uy vậy, trước hết chúng ta cần lưu ý về sự khác biệt giữa lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng. Định nghĩa về lạm phát được chấp nhận rộng rãi xem lạm phát như sự gia tăng liên tục của mức giá cả nói chung trong nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát có nghĩa là tỷ lệ tăng của mức giá cả nói chung trong nền kinh tế theo thời gian. Một trong những thước đo phổ biến nhất về sự gia tăng mức giá cả nói chung đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Chỉ số giá tiêu dùng là tỷ số phản ảnh giá cả của một rổ hàng hóa chọn lựa qua các năm khác nhau so với giá của cùng rổ hàng hóa đó trong một năm được chọn là năm gốc. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng không hoàn toàn phản ảnh chính xác mức độ lạm phát do chỉ số này chỉ phản ảnh sự gia tăng trong giá cả các hàng hóa tiêu dùng trong khi lạm phát không những chỉ phản ảnh sự thay đổi giá cả các hàng hóa tiêu dùng mà còn là sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa mà người tiêu dùng không trực tiếp mua, ví dụ như các loại máy móc dùng trong công nghiệp... Nhiều nhà kinh tế trên thế giới cho rằng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng thường cao hơn tốc độ lạm phát thực tế trong nền kinh tế. Dù vậy, giá tiêu dùng là một thước đo của lạm phát, giá tiêu dùng tăng cao ắt sẽ dẫn đến lạm phát.

Trở lại vấn đề tăng chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát của nước ta trong năm 2004. Nguyên nhân và các dạng lạm phát trong năm nay có thể được tóm tắt như sau: Lạm phát do cầu kéo (ví dụ, nhu cầu về gạo xuất khẩu tăng cao trong khi nguồn cung bị hạn chế đầu năm do bất lợi thời tiết...); Lạm phát do chi phí đẩy (giá xăng dầu cũng như giá một số nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao như thép, nhựa... khiến cho chi phí đầu vào của sản xuất trong nước tăng lên và giá đầu ra, vì vậy, cũng bị đẩy lên cao hơn); Lạm phát tiền tệ (chính sách tài chính - tiền tệ theo hướng kích cầu thông qua việc tăng mạnh dư nợ tín dụng và tổng các phương tiện thanh toán những năm gần đây); Lạm phát do việc yếu kém trong quản lý nhà nước đối với một số ngành dẫn đến sự độc quyền trong phân phối khiến cho một số mặt hàng tăng giá mạnh như dược phẩm hay sắt thép; Lạm phát do yếu tố tâm lý: kế hoạch cải cách tiền lương vào cuối năm 2004 có thể làm giảm lòng tin của người dân vào đồng Việt Nam, qua đó tạo ra áp lực lạm phát...

Cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát tăng cao và kéo dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Những tác động chủ yếu bao gồm: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Người dân ngày càng lo ngại về việc sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có lạm phát, nếu ngân hàng không tăng lãi suất tiền gửãi thì dân chúng sẽ không gửi tiền ở ngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào đất đai khiến giá cả đất đai tăng cao...). Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng lương hưu hay công chức. Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi.

Để khắc phục tình trạng lạm phát, thường chính phủ phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau tùy vào việc xác định nguyên nhân nào là chính yếu trong việc gây ra lạm phát. Các biện pháp có thể là cố định tỷ giá hối đoái để tránh cho đồng tiền trong nước bị mất giá; có thể là áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát tín dụng; là việc giảm thuế nhập khẩu và áp dụng mức giá trần đối với một số mặt hàng mang tính chiến lược... Việc xác định đúng nguyên nhân gây ra lạm phát, mức độ và loại hình lạm phát để từ đó có các biện pháp đối phó và khắc phục kịp thời là hết sức quan trọng trong việc quản lý và điều hành nền kinh tế

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro