Phần 1 - Lời tựa sách Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giảng Ký

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bậc cao đức đương thời là pháp sư Tịnh Không, họ ngoài đời là Từ,tên tự là Nghiệp Hồng, thuộc gia đình vọng tộc ở An Huy. Từ trẻ đã quảytráp sang Nam Kinh, tuổi tráng niên vào lính, báo ân quốc gia. Thần Châu(1) thay đổi màu cờ, Sư vượt biển đến Đài Loan. Sẵn có huệ căn, tâm Sư hướngđến Phật thừa, ngộ thế sự vô thường, chán lìa sanh tử. Trước và sau khixuống tóc, Sư đã từng cầu pháp nơi các vị tôn túc như Chương Gia đại sư,trưởng lão Bạch Thánh(2) , cụ Lý Bỉnh Nam, rồi theo học tại Trung Quốc Tam Tạng Phật Giáo Học Viện tại Đài Bắc, dốc lòng nơi thánh điển, xem rộngkhắp kinh luận, hạnh lẫn giải đều sâu, thành tựu trác việt. 

Gặp thời Mạt Pháp, các sự khổ chen nhau nung nấu, đời ác ngũ trược,tam độc hừng hực, Sư ôm lòng bi mẫn tha thiết, dốc chí độ sanh, cân nhắcvận mạng của giáo pháp rồi chuyên tâm hoằng dương Tịnh Độ. Suốt bamươi mấy năm, Sư qua lại các nơi như Đài Loan, Hương Cảng, Singapore,Mã Lai, Mỹ, Gia Nã Đại v.v... hoằng Tông, diễn Giáo, xướng suất niệmPhật, vì pháp quên thân, nằm chẳng ấm chiếu, dốc sức tận tụy, lưỡi bỏng,môi khô. 

Hôm trước, hội trưởng Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội cầm bản thảocuốn Di Đà Yếu Giải Giảng Ký của Sư tới đây, sai Vân viết lời tựa. Vân mởsách đọc qua, cảm nhận sâu xa [lời Sư giảng giải] đã trần thuật tông chỉ,trình bày mạch lạc, đáng ca ngợi là một tác phẩm khế lý, khế cơ. 

Xét ra, phương pháp tu học trong Phật giáo được mệnh danh là "támvạn bốn ngàn pháp môn", rộng rãi, tinh vi, sâu thẳm, ngàn muôn đầu mối,hạng phàm phu lè tè sát đất quả thật chẳng thể nắm được tông chỉ, yếu lãnh.Sách Di Đà Yếu Giải là bộ sách trọng yếu xiển dương, giải thích kinh A DiĐà. Kinh A Di Đà là kinh pháp khai thị "trì danh niệm Phật, đới nghiệpvãng sanh, vượt thoát khỏi tam giới theo chiều ngang". Pháp môn này"thích hợp trọn khắp ba căn, thâu tóm lợi căn lẫn độn căn", thực hiện dễ,thành công cao. Chỉ cần đầy đủ ba món tư lương sẽ đạt được ba môn BấtThoái. Quả thật là pháp "thuận tiện nhất trong các pháp thuận tiện, là conđường tắt nhất trong những con đường tắt". Do vậy, cổ đức đã từng bảo:"Nhân thiên lộ thượng, tác phước vi tiên, sanh tử hải trung, niệm Phật đệnhất" (Trong nẻo trời người, làm phước đứng đầu, trong biển sanh tử, niệmPhật bậc nhất). 

Nay Tịnh công pháp sư(3) vận dụng duệ trí, biện tài, tuyên thuyết chânnghĩa của sách Yếu Giải, lại được trưởng giả Lưu Thừa Phù chép lại thànhsách, in tặng, lưu truyền, lợi lạc khắp mọi căn cơ. Dụng tâm hết sức tốt đẹp,công đức vô lượng. Vân ăn bám Như Lai, chẳng làm được một điều gì, kinhsợ, viết bài văn thừa thãi này hòng tùy hỷ tán thán!Cuối tháng Chạp năm 1996, Thích Tường Vân viết lời tựa tại Đài Loan 

---o0o--- 

I. Dẫn nhập 

(Từ ngày mồng Hai tháng Sáu năm 1993, pháp sư Tịnh Không giảngDi Đà Kinh Yếu Giải suốt hai tháng tại học viện Đức An Sạ (Deanza), California, Hoa Kỳ, được thâu âm thành bốn mươi tám cuốn băng. [Cư sĩLưu Thừa Phù] chép lại để cúng dường độc giả) 

Thưa các vị đồng học! 

Tháng Sáu năm ngoái, tôi đã giảng kinh Vô Lượng Thọ tại phòng họcnơi này; năm nay, cũng trong khoảng tháng này, tôi lại cùng các vị nghiêncứu một bộ sách trọng yếu khác của Tịnh Tông, đó là bộ Di Đà Yếu Giải doNgẫu Ích đại sư trước tác. Trong quá khứ, khi kinh Vô Lượng Thọ chưađược lưu thông phổ biến thì những kinh điển để người tu học Tịnh Tôngnương tựa chính là A Di Đà Kinh, sách Di Đà Yếu Giải của Ngẫu Ích đại sưvà Di Đà Kinh Sớ Sao của Liên Trì đại sư. Trong gần một ngàn năm, nhữngngười tu học Tịnh Tông có thể thành tựu chính là nhờ vào hai bộ chú giải ấy,nhất là bộ Di Đà Yếu Giải trọn đủ thẩm quyền(4) . Trong quá khứ, Ấn Quangđại sư đã đề cao Di Đà Yếu Giải đến tột bậc. Ngài nói: "Dẫu cho A Di ĐàPhật giáng thế viết chú giải cho A Di Đà Kinh, cũng chẳng thể hay hơn tácphẩm này". Thậm chí, Ngài khẳng định bộ chú giải này hoàn toàn thể hiệntâm ý của A Di Đà Phật, chẳng sai lầm một điểm nào! Chúng ta đều biết ẤnQuang đại sư là Đại Thế Chí Bồ Tát hóa thân, tuy thân phận của Ngẫu Íchđại sư không được tiết lộ, nhưng nhất định Ngài phải là bậc tái lai. ẤnQuang đại sư đã tôn sùng Yếu Giải như vậy, nếu Ngẫu Ích đại sư chẳng phảilà A Di Đà Phật tái lai thì cũng phải là một vị [có chứng ngộ] giống nhưQuán Thế Âm Bồ Tát. Nếu không, sẽ chẳng thể nào kham nổi lời Đại ThếChí Bồ Tát tán thán như vậy! 

Trong thời kỳ Mạt Pháp, đặc biệt là trong thời đại hiện tại, con ngườiphiền não nặng nề, lắm khổ nạn. Nếu muốn đạt được lợi ích chân thật trongmột đời, giải quyết vấn đề hiện tiền, thì bất cứ cá nhân, gia đình, sự nghiệp,cũng như nói ở một mức độ cao hơn là giải quyết một vấn đề vĩnh hằng,thường được nhà Phật gọi là "sanh tử đại sự" thật sự hữu hiệu, thật sự thựchiện được [phương cách giải quyết vấn đề ấy], thì trong tất cả hết thảy phápmôn, chỉ có mình pháp môn Tịnh Độ là có thể đảm đương! Cổ đức nói phápmôn này đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng, ổn thỏa, thích đáng, trọn đủ nhữngđiều thù thắng khôn sánh. Các vị tổ sư đại đức đều khác miệng cùng lời gọipháp môn này là "pháp khó tin". Từ cổ đến nay, những người tu trì phápmôn Tịnh Độ thật sự đạt thành tựu chỉ có hai hạng người: 

- Hạng thứ nhất là những người thiện căn sâu dầy, căn tánh rất nhạybén, đặc biệt thông minh, vừa nghe đến đạo lý và sự thật trong pháp mônnày, liền có thể tin tưởng sâu xa, chẳng nghi ngờ, dốc cạn lòng Thành tiếpnhận. 

 - Hạng thứ hai là những kẻ có phước, [phước được nói ở đây] chẳngphải là phước trong ngũ dục, lục trần của thế gian. Sự vinh hoa, phú quýtrong thế gian toàn là giả. Phước báo chân chánh chính là nghe kinh nàyxong, tuy chưa hiểu đạo lý, vẫn tin tưởng sâu đậm, chí thành tuân hành. 

Khó nhất là những kẻ lưng chừng, hạng này chiếm đến đa số, tức là[những kẻ được] các vị cao tăng, đại thiện tri thức các đời buốt lòng rátmiệng giảng giải, giới thiệu [pháp môn Tịnh Độ, nhưng họ vẫn nửa tin, nửangờ, không chịu dốc lòng tu tập]; họ cũng thuộc vào hàng căn tánh bậctrung. 

Phật giáo chính là nền giáo dục tốt nhất của đức Phật dành cho hết thảychúng sanh, trọn chớ nên coi Phật giáo là tôn giáo. Đức Phật thuyết phápsuốt bốn mươi chín năm, giảng kinh hơn ba trăm hội. Những pháp do Phậtnói ra được người đời sau chỉnh lý, truyền sang Trung Quốc, lại được các vịcổ đức phiên dịch, chỉnh lý, phân loại, biên tập thành một bộ đại tùng thư,mệnh danh là Đại Tạng Kinh. Có thể dùng một câu nói để bao quát toàn bộnội dung [Đại Tạng Kinh]: "Giảng nói chân tướng của vũ trụ và nhân sinh". 

Hôm nay, tôi giảng bộ Yếu Giải này cũng nhằm nghiên cứu chân tướngcủa nhân sinh và vũ trụ. 

---o0o--- 

II. Giảng giải lời tựa [nêu lý do] soạn sách Di Đà Yếu Giải 

(Tự) Nguyên phù chư Phật mẫn niệm quần mê, tùy cơ thi hóa. Tuyquy nguyên vô nhị, nhi phương tiện đa môn. Nhiên, ư nhất thiết phươngtiện chi trung, cầu kỳ chí trực tiệp, chí viên đốn giả, tắc mạc nhược niệmPhật, cầu sanh Tịnh Độ. Hựu, ư nhất thiết Niệm Phật pháp môn chitrung, cầu kỳ chí giản dị, chí ổn đáng giả, tắc mạc nhược tín nguyệnchuyên trì danh hiệu. Thị cố, Tịnh Độ tam kinh tịnh hành ư thế, nhi cổnhân độc dĩ A Di Đà Kinh liệt vi nhật khóa. Khởi phi hữu kiến ư trì danhnhất pháp, phổ bị tam căn, nhiếp Sự, Lý dĩ vô di, thống Tông, Giáo nhi vôngoại, vưu vi bất khả tư nghị dã tai! Cổ lai chú sớ, đại bất phạp nhân. Thếviễn, tựu yên, sở tồn vô kỷ! Vân Thê hòa thượng trước vi Sớ Sao, quảngđại tinh vi. U Khê sư bá thuật Viên Trung Sao, cao thâm hồng bác. Cáinhư nhật nguyệt trung thiên, hữu mục giai đổ. Đặc dĩ, văn phú, nghĩaphồn, biên nhai mạc trắc, hoặc trí sơ cơ thiển thức, tín nguyện nan giai.Cố phục phất sủy dung ngu, tái thuật Yếu Giải. Bất cảm dữ nhị ông cạnhdị, diệc bất tất dữ nhị ông cưỡng đồng dã. Thí như trắc khán thànhphong, hoành khán thành lãnh. Túng giai bất tận Lô Sơn chân cảnh, yếu bất thất vi các các thân kiến Lô Sơn nhi dĩ. Tương thích kinh văn, ngũtrùng huyền nghĩa. 

(序)原夫諸佛憫念群迷。隨機施化。雖歸元無二。而方便多門。然於一切方便之中。求其至直捷。至圓頓者。則莫若念佛。求生淨土。又。於一切念佛法門之中。求其至簡易。至穩當者。則莫若信願專持名號。是故淨土三經。並行於世。而古人獨以阿彌陀經。列為日課。豈非有見於持名一法。普被三根。攝事理以無遺。統宗教而無外。尤為不可思議也哉。古來註疏。代不乏人。世遠就湮。所存無幾。雲棲和尚。著為疏鈔。廣大精微。幽谿師伯。述圓中鈔。高深洪博。蓋如日月中天。有目皆睹。特以文富義繁。邊涯莫測。或致初機淺識。信願難階。故復弗揣庸愚。再述要解。不敢與二翁競異。亦不必與二翁強同也。譬如側看成峰。橫看成嶺。縱皆不盡廬山真境。要不失為各各親見廬山而已。將釋經文。五重玄義。 

(Lời tựa: Nguyên vì chư Phật nghĩ thương xót quần mê, tùy theotừng căn cơ mà lập cách hóa độ. Trở về nguồn thì chẳng hai, nhưng phươngtiện có nhiều cửa. Trong hết thảy các phương tiện, cầu lấy một phương tiệnthẳng chóng nhất, viên đốn nhất, thì không gì bằng niệm Phật cầu sanh TịnhĐộ. Lại nữa, trong hết thảy các pháp môn Niệm Phật, cầu lấy một pháp đơngiản nhất, dễ dàng nhất, ổn thỏa nhất, thích đáng nhất, thì không gì bằng"tín, nguyện, chuyên trì danh hiệu". Vì thế, ba kinh Tịnh Độ cùng được lưuhành trong cõi đời, nhưng cổ nhân lại xếp riêng kinh A Di Đà vào khóa tụngthường ngày, há chẳng phải là vì thấy pháp Trì Danh thích hợp trọn khắp bacăn, thâu nhiếp Sự lẫn Lý chẳng sót, bao trùm Tông lẫn Giáo chẳng thừa,thật là chẳng thể nghĩ bàn đó ư? Từ xưa đến nay, không đời nào thiếu ngườichú sớ kinh này, nhưng thời đại đã lâu, khiến những bản văn ấy bị mất mát,chẳng còn lại được mấy! Hòa thượng Vân Thê trước tác bộ Sớ Sao, rộnglớn, tinh vi. Sư bá U Khê soạn cuốn Viên Trung Sao, cao sâu, mênh mông,bát ngát. Giống hệt như mặt trời, mặt trăng giữa trời, kẻ nào có mắt đềutrông thấy, nhưng vì văn nhiều, nghĩa lắm, khó lường được bến bờ; chắc sẽđến nỗi khiến cho kẻ sơ cơ, kém hiểu biết, khó thành tựu tín nguyện. Vì thế,tôi chẳng nề hà chính mình tầm thường, ngu muội, lại viết cuốn Yếu Giải.Chẳng dám ganh đua cho khác với hai ông, mà cũng không nhất thiết phải gượng ép cho giống với hai vị. Ví như nhìn dọc thành ngọn, nhìn ngangthành rặng, dẫu đều chẳng thể thấy trọn hết cảnh Lô Sơn, chỉ cốt sao ai nấychẳng đánh mất cảnh Lô Sơn theo như chính mình đã thấy mà thôi! Kinhvăn được giải thích theo năm tầng huyền nghĩa.) 

Kinh này có tựa đề là Phật Thuyết A Di Đà Kinh. Có những bộ kinh,phần tựa đề được bắt đầu bằng hai chữ "Phật Thuyết", có kinh chẳng thêm[hai chữ này]. Như Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh, Diệu Pháp LiênHoa Kinh đều chẳng thêm hai chữ "Phật Thuyết", nhưng cả hai kinh ấy quảthật đều do đức Phật nói. Theo thông lệ, nếu câu thứ nhất trong phần ChánhTông của kinh điển được bắt đầu bằng "Phật Thuyết" thì tựa đề kinh sẽ ghithêm hai chữ "Phật Thuyết". Nếu không phải là hai chữ "Phật Thuyết" thìkhông thêm. 

Từ nội dung và tánh chất, những kinh do đức Phật được giảng đượcphân loại thành "mười hai phần giáo" (5) . Trong ấy, có một loại là Vô Vấn TựThuyết (không ai hỏi mà đức Phật tự nói): Đức Phật thấy cơ duyên củachúng sanh đã chín muồi, có thể tiếp nhận một tầng giáo hóa nào đó, liềnchẳng do ai hỏi mà tự nói. A Di Đà (Amitābha) là tiếng Phạn, A là Vô, DiĐà là Lượng, Phật là Giác. A Di Đà Phật chính là Vô Lượng Giác. Phật vốnlà hết thảy vô lượng, nhưng trong kinh này chỉ đặc biệt nói đến hai ý nghĩa,tức là Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang. Thọ chỉ thời gian, tức quá khứ,hiện tại, vị lai. Quang chỉ không gian, tức mười phương thế giới. Thời gianvà không gian bao gồm hết thảy. Quang và Thọ tượng trưng cho không gianvà thời gian, nhưng hai chữ "quang, thọ" sống động, ý nghĩa sâu xa vượt hẳn"thời gian, không gian". Trong hết thảy các thứ vô lượng, thọ mạng quantrọng nhất. Nếu thọ mạng hữu hạn thì hết thảy trí huệ, tài nghệ, đức năng,của cải đều vô ích. 

Đối với chân tướng của nhân sinh và vũ trụ, thánh hiền cổ đại củaTrung Quốc có nhận thức rất khá. Chẳng hạn như trong Đạo Đức Kinh gồmnăm ngàn chữ của Lão Tử, vừa mở đầu liền nói: "Đạo khả đạo, phi thườngđạo. Danh khả danh, phi thường danh"(6) . Ngài biết Danh là giả. Danh hiệucủa Phật, Bồ Tát là do căn cứ trên tông chỉ giáo hóa chúng sanh mà đặt ra,nói theo ngôn ngữ hiện thời là "khẩu hiệu". Như Thích Ca Mâu Ni Phậtgiáng sanh trong thế giới Sa Bà này, phương châm dạy học của Ngài là "dựatheo căn bệnh mà cho thuốc". Chúng sanh trong thế giới này quá nhiều bệnh,điều thứ nhất họ thiếu sót là tâm từ bi, điều thứ hai là vọng tưởng, chấp trướcquá nặng. Do vậy, Phật lập hiệu là Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuni). 

Thích Ca (Śākya) nghĩa là Nhân Từ, Mâu Ni (Muni) là Tịch Diệt,[danh hiệu ấy nhằm] hướng dẫn chúng sanh mang lòng từ bi, tâm địa thanh tịnh. Nếu A Di Đà Phật đến thế giới này làm Phật, cũng phải dùng tôn hiệuThích Ca Mâu Ni thì mới có thể trị bệnh cho chúng ta. Nếu Thích Ca MâuNi đến Tây Phương Cực Lạc thế giới làm Phật sẽ chẳng thể dùng danh hiệuThích Ca Mâu Ni. Bởi lẽ, người Tây Phương ai cũng nhân từ, tâm địa mỗingười đều thanh tịnh, chẳng cần đến món thuốc "nhân từ, tịch diệt". Phậtkhông có danh hiệu cố định, cũng chẳng có danh hiệu vĩnh cửu, mà là ứngtheo căn cơ để thuyết pháp, nên cũng chẳng có pháp nào nhất định để nói.Đức Phật giáo hóa chúng sanh, tùy loại hiện thân, không có tướng mạo nhấtđịnh, mà thị hiện tùy theo tướng mạo của mỗi dân tộc, như kinh LăngNghiêm đã nói: "Tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng" (tùy theo tâmchúng sanh mà ứng hiện phù hợp với khả năng nhận biết của họ).

 Kinh Phật muôn đời vẫn mới mẻ, thích ứng mọi thời đại. Từ ba ngànnăm trước, những kinh điển được giảng tại Ấn Độ khiến cho người Ấn Độthời ấy được thụ dụng. Ba ngàn năm sau, đối với những kinh điển ấy, chúngsanh ngày nay vẫn được thọ dụng giống hệt, chẳng khác biệt gì! Nhưng vìhình thái ý thức, bối cảnh văn hóa, cũng như hoàn cảnh sống xưa nay rấtkhác nhau, nhằm phổ biến ứng dụng thích hợp với mỗi thời đại, cần phải cóchú giải. Chú giải chính là hiện đại hóa và địa phương hóa kinh Phật. BảnYếu Giải này do Ngẫu Ích đại sư viết dưới đời Minh, cách nay đã năm trămnăm. Ngày nay, giảng cuốn Yếu Giải này, lại phải dùng phương thức hiệnđại hóa để giải thích. Còn người như thế nào thì mới có thể dịch, giảng, giải,đều là những câu hỏi nghiêm túc. Nếu phiên dịch kinh điển mà chẳng hiểurõ ý nghĩa chân thật của Phật, có lẽ sẽ phiên dịch sai lạc. Cổ nhân nói: "Yvăn giải nghĩa, tam thế Phật oan". Ắt cần phải như bài kệ Khai Kinh đã nói:"Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa". 

Các vị đồng học nên biết: Trong thời gần đây, Trung Quốc chịu nhục,gần như điều gì cũng thua người ngoại quốc. Thật ra, người Trung Quốcchính là những người may mắn nhất, có phước nhất. Phật giáo truyền đếnTrung Quốc, cao tăng đại đức tu hành trong các đời đều là người tu hànhchứng quả. "Chứng quả" có nghĩa là đối với những lý luận do đức Phậtgiảng giải trong kinh, họ đều hiểu rõ hoàn toàn. Nếu họ chẳng thể chứngnghiệm thật sự, chỉ nghe Phật nói, chứ chính mình chưa thể đích thân chứngnhập thì phiên dịch kinh điển hoặc giảng kinh thuyết pháp nhất định sẽ nẩysanh sai lầm. Do vậy, những bậc cổ đức phiên dịch, giảng kinh, thuyết pháptừ xưa đều chẳng phải là phàm nhân. Nếu chúng ta muốn kế thừa di sản quýbáu ấy, tổ tiên chúng ta chỉ đòi hỏi một điều kiện: Thông hiểu văn chươngVăn Ngôn(7) . Tổ tiên thông minh, biết ngôn ngữ sẽ biến đổi theo thời đại,nhưng văn tự bất biến, nên chia ngôn ngữ và văn tự thành hai đường lối. Vìvậy, thể loại văn chương Văn Ngôn lưu truyền cả ngàn năm chẳng biến hóa. Hiện thời, đọc Luận Ngữ giống như trò chuyện cùng Khổng Lão Phu Tử,đọc sách Mạnh Tử giống như gặp mặt Mạnh Tử. 

Kinh Phật được phiên dịch trễ nhất là vào thời đại Nam Tống, sốlượng những bản kinh [được dịch trong thời] ấy không nhiều. Bảy, tám phầntrong mười phần là được phiên dịch vào thời Tùy, Đường. Văn tự dùngtrong kinh điển là những từ ngữ dễ hiểu, đơn giản nhất trong thời đại dịchkinh, đấy cũng là thể văn "Bạch Thoại" trong thời đó. Chẳng hạn như A DiĐà Kinh được phiên dịch vào thời đại Diêu Tần, còn trước thời Tùy - Đườngnữa, nhưng dễ hiểu hơn nếu đem so với văn chương của Đào Uyên Minh(Đào Tiềm) sống cùng thời ấy. Nếu có trình độ thông hiểu văn chương VănNgôn kha khá, quý vị sẽ có thể tiếp nhận di sản trí huệ quý báu của cổ thánhtiên hiền. Để học văn chương Văn Ngôn thì phải thực hiện bằng cách họcthuộc cổ văn, tận hết sức chọn lựa những tác phẩm trong bộ Cổ Văn QuánChỉ(8) , học thuộc năm mươi bài là có thể đọc được Cổ Văn. Học thuộc mộttrăm bài sẽ có thể viết theo lối văn Văn Ngôn. Tôi thường khuyến khích cácđồng tu bảo ban con cháu của chính họ hãy học thuộc cổ văn. Hiện thời, tuycác cháu cảm thấy rất khó khăn, nhưng trong tương lai, chúng nó sẽ cảmkích cha mẹ suốt đời. Nếu tuổi đã lớn hơn một chút, thì do bận bịu côngviệc, họ sẽ không còn thời gian, tinh lực như vậy nữa. Tốt nhất là học thuộcVô Lượng Thọ Kinh, chỉ có bốn mươi tám chương. Bản hội tập của Hạ lãocư sĩ hết sức hay, những phần kinh văn quan trọng nhất, tinh hoa nhất đềuđược thâu thập, bao gồm [nội dung của] năm bản dịch gốc. Bản dịch [VôLượng Thọ Kinh] sớm nhất là bản dịch thời Hậu Hán, bản trễ nhất là bản đờiTống. Nếu có thể tụng thuộc thì đọc các kinh điển khác sẽ chẳng thấy khókhăn gì!

 A Di Đà Kinh là do La Thập đại sư dịch vào thời Diêu Tần. Tại TrungQuốc, có bốn triều đại lấy quốc hiệu là Tần(9) , các nhà sử học đem dòng họcủa đế vương đặt trước [chữ Tần] để phân biệt. Triều đại thứ ba là Phù Tần,vua là Phù Kiên. Đại thần của ông ta là Diêu Trành phát động chánh biến, lậtđổ Phù Kiên(10), tự lập làm vua, xưng là Diêu Tần. Thuở ấy, có không ít caotăng, đại đức xuất hiện, như Huệ Viễn, Đạo An, Tăng Triệu, Tạ Linh Vận,Đào Uyên Minh đều thuộc cùng một thời đại. 

Tam Tạng Pháp Sư là danh xưng học vị. Đối với Tam Tạng Kinh,Luật, Luận do đức Phật đã nói, không gì chẳng thông đạt thì mới có thểxưng là Tam Tạng Pháp Sư. 

Ngẫu Ích đại sư sanh vào cuối thời Minh, mất vào đầu đời Thanh.Cuộc đời Ngài đã được ghi chép tường tận trong truyện ký. Ngoài ra, trongcác sách Di Đà Yếu Giải Giảng Nghĩa và Di Đà Yếu Giải Thân Văn Ký đềucó chép tường tận. Sách Yếu Giải Giảng Nghĩa do pháp sư Viên Anh soạn, Di Đà Yếu Giải Thân Văn Ký do pháp sư Bảo Tịnh viết, đây là hai tác phẩmchú giải rất hay. Đại sư tuổi già chuyên tu Tịnh Độ; do vậy, Ngài lấy biệthiệu là Tây Hữu, ngụ ý: Tây Phương Cực Lạc thế giới như đức Phật đã nóilà một nơi có thật. 

Từ trước đến nay mọi người đều nghĩ thế giới Sa Bà do đức Phật đãnói chỉ là một hệ Ngân Hà (Milky Way), nhưng theo như lão cư sĩ HoàngNiệm Tổ giải thích thì một hệ Ngân Hà chỉ là một đơn vị thế giới được nóitới trong kinh Phật. Tính toán theo cách này, một tam thiên đại thiên thế giớibao gồm mười ức hệ Ngân Hà, là khu vực giáo hóa của một đức Phật. Có thểthấy là vũ trụ to lớn gần như không có cách nào tưởng tượng được! 

Trước hết, đức Phật giảng kinh Vô Lượng Thọ; kế đó, giảng kinhQuán Vô Lượng Thọ, cuối cùng, giảng kinh A Di Đà. Tây Phương Cực Lạcthế giới thật sự có, A Di Đà Phật cũng thật sự có. Phải như thế nào mới đếnđược nơi đó? Thứ nhất là phải thật sự tin tưởng. Thứ hai, phải thật sự phátnguyện chịu sanh sang đó. Thứ ba, chuyên niệm A Di Đà Phật. Chuyên niệmthì phải nhất loạt diệt sạch vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Nếu đời nàychẳng thể sanh sang Tây Phương thì đời sau nhất định sẽ khổ hơn, vì chúngta từ sáng đến tối suy nghĩ không ngừng. Nếu nghĩ đến chuyện làm lợi chochúng sanh thì ít mà làm chuyện tự tư tự lợi thì nhiều, tương lai nhất định sẽbị khổ nhiều vui ít, càng lúc càng tệ hơn. 

"Sa-môn" (Śramana) là tiếng gọi chung người xuất gia trong các tôngiáo ở Ấn Độ vào thời cổ, còn dịch là Cần Tức, [có nghĩa là] "cần tu Giới,Định, Huệ, tức diệt tham, sân, si" (siêng tu Giới, Định, Huệ, diệt dứt tham,sân, si). Sau khi Phật giáo được truyền đến Trung Quốc, sa-môn liền trởthành danh xưng chuyên dùng để chỉ hàng xuất gia trong Phật giáo, lại cònhàm nghĩa [những vị xuất gia ấy] đang còn thuộc trong giai đoạn học tập.Ngẫu Ích đại sư tự xưng là sa-môn với ý nghĩa tự khiêm, chẳng dám xưng làpháp sư. Có người dùng chữ "đại sư" để gọi người xuất gia, sự thật là đãxưng hô vượt phận. Bởi lẽ, các vị Đẳng Giác Bồ Tát như Quán Âm, PhổHiền, Đại Thế Chí v.v... và Di Lặc là vị sau này sẽ nối ngôi thành Phật màvẫn còn xưng là Đại Sĩ. Đại Sư chính là tiếng tôn xưng đức Phật. Người đờinay chẳng hiểu rõ những kiến thức Phật học thông thường, bèn dùng danhxưng ấy để gọi hàng phàm phu, gần như là chế nhạo họ! Ngẫu Ích là biệthiệu của đại sư, Trí Húc là pháp danh xuất gia của đại sư. 

Hai chữ "nguyên phù" (原夫) là từ ngữ dùng để mở đầu một câutrong Văn Ngôn, nó là hư từ, chẳng có ý nghĩa gì hết. Phật là tiếng Phạn dịchâm, nói cho đủ là Phật Đà Da (Buddhaya), nghĩa là Giác Giả (người giácngộ), do tôn trọng nên không dịch nghĩa. Người Hoa thích đơn giản, chỉchọn dùng chữ Phật. Người thật sự hiểu rõ chân tướng của nhân sinh và vũ trụ thì gọi là Giác Giả. Vũ trụ là hoàn cảnh sống. Nhân sinh chính là bảnthân con người. Ai nhận biết chính mình? Do đâu đến? Tương lai sẽ đi vềđâu? Quá khứ không khởi đầu, tương lai không kết thúc. Nhỏ thì như giađình của một cá nhân, lớn thì là xã hội, quốc gia, cho đến hư không phápgiới rộng lớn; nếu có thể thật sự hiểu rõ thì mới có thể làm chủ nó được, mớiđược đại tự tại, chẳng bị hoàn cảnh chi phối, đè nén. Thành Phật chính làthành tựu trí huệ viên mãn rốt ráo, không gì chẳng biết, không gì chẳng thể.Chư Phật là người triệt để hiểu rõ chân tướng của nhân sinh và vũ trụ, sốnhiều đến vô lượng. Các Ngài đã làm được thì chúng ta cũng sẽ có thể làmđược. 

Ngẫu Ích đại sư giải thích pháp môn Niệm Phật cho chúng ta nghe,nương theo phương pháp ấy để tu học thì trong một đời cũng sẽ có thể đạtđến thành tựu giống như chư Phật, Bồ Tát. Phật, Bồ Tát và chư tổ sư, đạiđức các đời quyết chẳng dối gạt, họ chẳng mong cầu điều gì nơi chúng ta thìdối gạt chúng ta để làm gì? Vì thế, phải nên sanh lòng tin sâu đậm, đừngnghi ngờ những lời chỉ dạy của các Ngài. Phật Phật đạo đồng, vô lượng chưPhật đều từ bi, chân thành, thanh tịnh, nghĩ thương xót lũ mê muội. Chữ"quần mê" (群迷) chỉ chín pháp giới, bao gồm Bồ Tát, Thanh Văn, DuyênGiác, trời, người, A-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. 

"Bồ Tát" dịch nghĩa là Giác Hữu Tình, nhưng giác chưa viên mãn, tốithiểu là vẫn còn có một phần sanh tướng vô minh(11), cho nên vẫn thuộc trongchín pháp giới. Phật dạy chúng ta dùng lý trí, chứ không dùng cảm tình. DoPhật từ bi thương xót hết thảy chúng sanh vô điều kiện, nên toàn tâm toàn ýchăm sóc chúng sanh, tùy theo căn cơ mà lập ra phương cách giáo hóa, chỉdạy chúng sanh tu trì chánh pháp mãi cho đến khi thành Phật. 

"Mẫn niệm" có nghĩa là từ bi. Nếu chẳng có tâm từ bi thì Phật sẽchẳng có nguyên động lực (động lực ban đầu, động lực chính) để giáo hóachúng sanh. Người thế gian nỗ lực làm việc suốt ngày từ sáng đến tối là dodanh và lợi thúc đẩy sau lưng. Phật, Bồ Tát đã chẳng tham danh, lại chẳngmong lợi, chỉ vì nghĩ thương xót hết thảy chúng sanh đang mê hoặc bèn tùytheo căn cơ mà lập cách giáo hóa. Trong nội dung và phương pháp dạy học,do căn tánh, mê, ngộ, cách thức sanh sống và trình độ giáo dục của chúngsanh đều khác nhau, chẳng thể nào không tùy theo từng người mà lập racách giáo hóa. Nói tới "giáo hóa" thì "giáo" là nói theo mặt nhân, "hóa" lànói theo mặt quả. Sau khi tiếp nhận sự chỉ dạy của Phật, ắt khí chất có biếnhóa, trước kia là ngu si, nay thì thông minh, trước kia cảm thấy khổ não, naycảm thấy sung sướng. Tông chỉ giáo dục của Phật đối với hết thảy chúngsanh đều giống hệt nhau, đều nhằm dạy cho chúng sanh viên mãn thành Phật. Điều này được gọi là "quy nguyên vô nhị" (trở về nguồn thì khônghai): Phương pháp tuy nhiều, nhưng mục tiêu chỉ có một. 

Tại Trung Quốc, từ thời Tùy - Đường trở đi, Phật giáo được chiathành mười tông phái Đại Thừa và Tiểu Thừa(12), cách nay đã một ngàn nămtrăm năm. Người đời sau thường mang tư tưởng môn đình, cho pháp môncủa mình tu là đúng, những pháp khác đều trật, nhưng Phật nói "quy nguyênvô nhị, phương tiện đa môn". Xin đừng khen mình, chê người. Lúc Phật tạithế, có người đến thưa hỏi, nhất định Phật sẽ chỉ dạy một phương phápchánh xác khiến cho người ấy đạt được thành tựu viên mãn. Hiện thời, Phậtđã khuất bóng, chỉ có thể nương theo kinh Phật để tu học. Kinh điển giốngnhư bác sĩ tùy theo từng bệnh nhân mà kê toa. Nếu toa thuốc không hợp cănbệnh, e rằng sẽ phát sanh hậu quả nghiêm trọng. Ngẫu Ích đại sư cho biết [sởdĩ] đức Phật giới thiệu A Di Đà Kinh là do đức Phật thấy cơ duyên củachúng sanh đã chín muồi, không ai hỏi mà tự nói, chẳng phải nhằm chuyênnói với một loại người nào đó, mà nhằm nói với hết thảy chúng sanh thuở ấyvà mai sau. Từ xưa đến nay, người tu Tịnh Độ đạt được thành tựu đông nhất.Tịnh Độ là thẳng chóng nhất, viên đốn nhất, có thể vượt cấp, không cần phảitrải qua tiệm tu (tu dần dần theo thứ tự), có thể đốn siêu (nhanh chóng vượtlên), từ lớp Một của Tiểu Học vượt thẳng lên lớp Tiến Sĩ, vượt qua nămmươi mốt địa vị Bồ Tát, nhưng phương pháp lại cực đơn giản, khiến ngườita chẳng dám tin tưởng, rất chẳng thể nghĩ bàn(13).

Luân hồi trong lục đạo là do chính mình tạo, do mê hoặc mà tạonghiệp. Tạo nghiệp ắt phải hứng chịu quả báo, quả báo thiện hay ác chẳngsai sót một mảy. Nếu muốn vượt thoát lục đạo thì đừng tạo nghiệp nữa!Chẳng tạo nghiệp rất khó! Chẳng mê hoặc càng khó hơn. Thế nào gọi lànghiệp? Nghiệp là cái quả của sự tạo tác. Sự có thiện và ác, nên nghiệp cũngcó thiện và ác. Nghiệp chia thành ba loại: Thân, miệng, ý. Thân thể tạo tác,miệng thốt ra lời lẽ, tâm khởi lên ý niệm, những tạo tác từ nơi thân và miệnglà do ý điều khiển. Muốn vượt thoát luân hồi thì phải đoạn Hoặc trước.Nghiệp nhân trong tam giới lục đạo chính là Kiến Hoặc và Tư Hoặc(14), hoàntoàn đoạn được chúng thì mới có thể thoát khỏi tam giới. Chẳng thể làmđược điều này ngay trong một đời! Nếu muốn hưởng phước báo trong cõingười, cõi trời thì sẽ dễ hơn, các vị thánh hiền thế gian và những nhà tôngiáo đều có thể giúp con người thực hiện được điều đó, chứ vượt thoát luânhồi thì người thế gian không có cách nào thực hiện được. Vì thế, đức Phậtmới xuất hiện trong cõi đời nhằm tạo duyên cho chúng sanh gặp gỡ hòngđắc độ. 

Pháp môn Niệm Phật là đới nghiệp vãng sanh, đới nghiệp thì có hyvọng [thành tựu], chứ không đới nghiệp sẽ khó khăn đấy! Những pháp mônkhác chưa hề có thuyết đới nghiệp. Trước đây, đã có người nói: "Thuyết đới nghiệp vãng sanh trong Tịnh Tông chẳng tìm được căn cứ nào trong kinhđiển!" Năm 1984, cư sĩ Trầm Gia Trinh thỉnh tôi đến Nữu Ước (New York)giảng kinh. Lúc đổi máy bay ở Los Angeles, lão cư sĩ Châu Tuyên Đức raphi trường đón tôi, vừa gặp mặt, cụ liền nói: "Thưa pháp sư! Không xongrồi! Có người nói trong pháp môn Niệm Phật nếu đới nghiệp sẽ chẳng thểvãng sanh, tôi niệm Phật mấy chục năm chẳng phải là uổng phí hay sao?"Thái độ của cụ hết sức nghiêm trọng. Tôi bảo: "Đới nghiệp chẳng thể vãngsanh thì không cần phải sanh về đó nữa! Nếu đới nghiệp chẳng thể vãngsanh thì Tây Phương Cực Lạc thế giới chỉ trơ trọi một mình A Di Đà Phật,chúng ta đến đó để làm gì? Văn Thù, Phổ Hiền, Đại Thế Chí, Quán Âm...các vị Đẳng Giác Bồ Tát vẫn còn một phẩm sanh tướng vô minh chưa phá,đều là đới nghiệp. Nếu chẳng đới nghiệp thì tại sao còn chia thành ba bậcchín phẩm vãng sanh vậy?" Cụ Châu nghe lời ấy rồi mới yên lòng. 

Ba kinh Tịnh Độ được cổ đức gọi là Vãng Sanh Kinh. Sau này, các vịtổ sư lại đem phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của kinh Hoa Nghiêm vàchương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông của kinh Lăng Nghiêmghép vào sau ba kinh [A Di Đà, Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng ThọPhật] thành ra Tịnh Độ Ngũ Kinh. Trong Tịnh Độ Ngũ Kinh, nói tới phápmôn Niệm Phật thì chia thành bốn loại: 

1. Thật Tướng Niệm Phật. 

2. Quán Tưởng Niệm Phật.

3. Quán Tượng Niệm Phật. 

4. Trì Danh Niệm Phật.

 Đức Phật hết sức coi trọng Trì Danh Niệm Phật. Trong Đại Bổn VôLượng Thọ Kinh và Tiểu Bổn A Di Đà Kinh, đức Phật đều dạy chúng tachuyên trì danh hiệu A Di Đà Phật. Không riêng mình Bổn Sư Thích CaMâu Ni Phật là như thế mà hết thảy chư Phật đều đồng thanh tán thán. NiệmPhật rốt cuộc có chỗ nào hay? Những người chẳng khế nhập sâu xa cảnhgiới này, sẽ thật khó thể nói ra. Trong trước tác của cổ đức như các vị ThiệnĐạo, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích, quả thật đã giảng rõ điều này tườngtận, thấu triệt. Đáng tiếc là chúng ta nghiệp chướng sâu nặng, đọc nhữngsách ấy xong vẫn cứ y như cũ, chẳng thể sanh tâm thanh tịnh, vẫn cần phảiđược thiện tri thức chỉ dạy, giải thích, rồi chính mình phải nỗ lực tu hành thìmới đạt được lợi ích. Nếu không, chẳng qua là gieo được một tí thiện căntrong tám thức điền mà thôi! 

Trong bốn thứ pháp môn Niệm Phật, chuyên trì danh hiệu đơn giản,dễ hành nhất. Chuyên (專) là chuyên nhất, chuyên tâm, Trì (持) là giữ gìn,chẳng để nó mất đi. Danh hiệu chính là sáu chữ "Nam-mô A Di Đà Phật".Chúng ta suốt ngày từ sáng đến tối, từ đầu năm đến cuối năm, chớ nên lìakhỏi câu Phật hiệu này. Phương pháp là niệm sáu chữ hay bốn chữ, niệm lớntiếng hay nhỏ tiếng, không cách nào chẳng được. Không niệm ra tiếng màniệm thầm thì cũng được luôn! Cốt sao không gián đoạn, không xen tạp,không hoài nghi. Thời gian bao lâu mới thấy được hiệu quả? Tôi thưa cùngquý vị: Từ ba tháng đến sáu tháng sẽ thấy công hiệu, có thể tiêu trừ đượcmột phần nghiệp chướng, cảm thấy đầu óc sáng suốt, thông minh hơn trước.Phiền não, ưu lự, vọng tưởng, vướng mắc đều bớt, tâm địa thanh tịnh. Hiểulý luận hay không chẳng quan trọng, chỉ cần theo đúng pháp tu hành, chắcchắn sẽ thấy hiệu quả. 

Cần phải có lòng tin vào giáo huấn của cổ thánh tiên hiền. Phật nóicâu nào cũng đều chân thật, chỉ cần chân thành, tin tưởng khẩn thiết, thật sựphát nguyện, sẽ lập tức được bổn nguyện, oai thần của A Di Đà Phật ngấmngầm gia trì. Dùng nguyên tắc ấy niệm Phật thì khi công phu thành thục,nhất định sẽ có cảm ứng chẳng thể nghĩ bàn. Phước báo lớn nhất của conngười trong thế gian chẳng phải là giàu có, trường thọ, mà phước báo chânchánh chính là khi lâm chung chẳng sanh bệnh, đầu óc tỉnh táo, biết sẽ đi vềđâu, đấy là phước khí thật sự. Trong những năm qua, tại Đài Loan, ngườingồi mất hay đứng qua đời khoảng hai, ba chục người, còn lâm chung hiệntướng lành thì khoảng năm trăm người trở xuống. Tại Nam Dương, Tân GiaBa, Mã Lai cũng có năm sáu vị. Cam lão thái thái có một người thân thích didân sang Mỹ, tuổi đã cao, sống chung với con cái, ở nhà chăm sóc trẻ nhỏ vàcơm nước. Có một hôm, sáng sớm cụ không thức dậy nấu bữa sáng, ngườinhà vào phòng cụ xem thì cụ ngồi xếp bằng trên giường vãng sanh rồi. Kỳ lạnhất là cụ đã may sẵn đồ tang cho cả nhà lớn bé, sắp đặt hậu sự nghiêmchỉnh, đủ thấy cụ biết trước lúc mất. Chính mắt Cam lão thái thái thấychuyện này. 

Đời người trong cõi thế là một giấc mộng xuân, thời thời khắc khắcđều là trong mộng. Người thật sự giác ngộ mới chịu buông xuống. Thế giankhông có một pháp nào để được cả! Nếu thân có thể đạt được thì lẽ ra chẳngcó suy, lão, bệnh, tử. Con người gặp gỡ nhau do duyên, có duyên tụ hội chớmừng, khi duyên tan diệt, chớ buồn bã! Đấy là hiện tượng bình thường! 

Thiền Tông tiếp dẫn người thượng thượng căn, chứ trung căn và hạcăn chẳng có phần; ngay cả với người có căn tánh Đại Thừa, Thiền Tôngvẫn còn cao lắm. Đối tượng của [các tông phái thuộc] Giáo Hạ, như HoaNghiêm, Thiên Thai, Pháp Tướng, Tam Luận, là kẻ căn tánh bậc thượng haybậc trung. Đại khái, người thượng căn lợi trí tu học thì mới có thành tựu.Trung căn sẽ khác hẳn, còn hạ căn thì chẳng có phần. Chỉ có pháp môn này,ba căn thượng, trung, hạ, ông già bà cả không biết chữ cũng đều có thể tu được, cũng đều có thể chứng được. Trong Vãng Sanh Truyện có chép ôngVương Đả Thiết ở Hành Châu(15) là thợ rèn, một nhà bốn miệng ăn, cuộc sốngrất khổ. Có một vị xuất gia đi qua cửa nhà ông ta. Vương Đả Thiết liền mờisư vào nhà tiếp nhận cúng dường và thưa hỏi phương pháp "lìa khổ, đượcvui". Pháp sư dạy ông ta niệm Phật. Ông ta y giáo phụng hành, cứ rèn sắtmột búa liền niệm Phật một tiếng. Suốt ba năm như thế, một hôm, ông ta đọckệ: 

Đinh đinh, đang đang, 

Cửu luyện thành cang, 

Thái bình tương cận, 

Ngã vãng Tây Phương. 

(Beng beng, bang bang, 

Luyện mãi thành gang, 

Thái bình sắp tới, 

Ta về Tây Phương). 

Nói xong, đập xuống một búa, đứng sững qua đời. Năm Dân Quốcnăm mươi bảy (1968), tại làng Tướng Quân ở Đài Nam có một bà cụ đứngsững qua đời. Năm ngoái, khi tôi giảng kinh ở Cao Hùng có nhắc tới chuyệnnày, có mấy vị cùng nói họ thật sự biết chuyện này. Chuyện vãng sanh củalão cư sĩ Lý Tế Hoa thuộc Đài Bắc Liên Hữu Niệm Phật Đoàn càng chẳngthể nghĩ bàn. Cụ giảng khai thị tại Niệm Phật Đoàn, giảng trong một tiếngrưỡi, buốt lòng rát miệng khuyên mọi người niệm Phật. Giảng xong, cụ nói:"Tôi sắp trở về nhà". Cụ bước xuống bục giảng, ngồi trên ghế mây nơiphòng khách vãng sanh. Hai tháng trước đó, cụ đã có dự cảm, hễ lúc nàorảnh rỗi bèn đến thăm bạn bè, tựa hồ có ý giã biệt. Có một lần, cụ cùng vợngồi xe ba bánh đi dự pháp hội, cụ bảo vợ: "Nếu tôi vãng sanh, bà có cảmthấy trống vắng hay không?" Bà vợ bảo: "Nếu ông vãng sanh là chuyện quátốt đẹp, tôi chẳng cảm thấy trống vắng đâu!" Điều này chứng tỏ cụ biết trướclúc mất. 

Niệm Phật chia thành Lý niệm và Sự niệm. Lý niệm là đạo lý, phươngpháp, cảnh giới đều hiểu rõ ràng, đương nhiên sẽ chuyên tâm niệm. Sự niệmlà chưa hiểu rõ lý luận, nhưng chuyên tâm niệm Phật. Sự niệm mà niệm đếnmức tâm địa thanh tịnh, trí huệ tự khai thì cũng có thể đạt đến Lý niệm. 

Từ xưa đến nay, hoằng dương Phật pháp thì kinh điển phổ biến nhấtchính là Phật Thuyết A Di Đà Kinh. Do vậy, kinh này được chú giải với sốlượng rất nhiều. Trong số ấy, có giá trị nhất chính là bộ Di Đà Kinh Sớ Saocủa Liên Trì đại sư. Ngài Ngẫu Ích tôn xưng ngài Liên Trì là Vân Thê HòaThượng. Trong thời ngài Ngẫu Ích, ngài Liên Trì đã viên tịch, nhưng trướctác của Ngài vẫn còn đó. Ngài Ngẫu Ích coi ngài Liên Trì như thầy, học tập theo giáo huấn của ngài Liên Trì, tức là như ta thường gọi là "tư thục đệtử"(16), giống như Mạnh Tử bên Nho Gia [là "tư thục đệ tử" của Khổng Tử].Ngài Liên Trì là tổ sư đời thứ tám của Tịnh Độ Tông, ngài Ngẫu Ích là tổ sưđời thứ chín. Ngài Liên Trì viết bộ Sớ Sao để chú giải kinh Di Đà. Trướchết, viết lời Sớ, Sớ nhằm giải thích kinh. Sau đấy, cảm thấy [lời Sớ] quá sâu,sợ người đời sau đọc không hiểu; do vậy, Ngài lại viết lời Sao, Sao nhằmgiải thích Sớ. Tại Đài Loan, bộ Sớ Sao này được lưu hành rất rộng. Hiệnthời, chúng tôi in chung Sớ Sao và bộ Di Đà Sớ Sao Diễn Nghĩa do pháp sưCổ Đức biên soạn thành một bản. Diễn Nghĩa nhằm chú giải Sớ Sao. Phápsư Cổ Đức vừa là đồ đệ vừa là thị giả của ngài Liên Trì. Trước tác của ngàiLiên Trì được lưu truyền trong đời sau là nhờ công sức của pháp sư Cổ Đức.Ở Đài Bắc, tôi đã từng giảng bộ Diễn Nghĩa một lần, thâu âm thành ba trămba mươi lăm cuốn băng cassettte. Tác phẩm này nội dung phong phú, được[ngài Ngẫu Ích] xưng tụng là "bác đại tinh thâm" (rộng lớn, tinh vi, sâu xa)thật xứng đáng! 

Ngài U Khê là pháp sư Truyền Đăng ở chùa Cao Mân tại U Khê, núiThiên Thai. Ngài Ngẫu Ích dùng tên đất để gọi vị này nhằm biểu lộ lòng tônkính. Vị này cũng là huynh đệ của sư phụ ngài Ngẫu Ích(17) nên ngài Ngẫu Íchgọi ngài U Khê là "sư bá". Ngài U Khê tuổi già chuyên tu Tịnh Độ, mỗi lầngiảng kinh Di Đà đều cảm nhạc trời vang rền không trung, đại chúng đềunghe tiếng. Ngài soạn bộ Viên Trung Sao để chú giải kinh A Di Đà, dùngTam Quán Chân - Giả - Trung của tông Thiên Thai để phô bày ý nghĩa, giữlấy ý nghĩa Trung Đạo viên dung. Sao nhằm giải thích lời Sớ, lời Sớ do phápsư Đại Hựu(18) viết dưới thời Nguyên, có tên là A Di Đà Kinh Lược Giải. BộViên Trung Sao này không được lưu hành rộng rãi, ngài Ngẫu Ích bảo bộsách ấy "cao thâm, hồng, bác, văn phú, nghĩa phồn, hoặc bất tiện sơ cơ"(cao, sâu, mênh mông, bát ngát, văn nhiều, nghĩa lắm, có lẽ chẳng thuận tiệncho hàng sơ cơ).

Nhằm lợi lạc hàng sơ cơ, ngài Ngẫu Ích viết bộ Yếu Giải này, có kiếngiải độc đáo. Vì thế, nội dung cũng chẳng cần phải giống với hai vị Liên Trìđại sư và U Khê đại sư. Hai câu "trắc khán thành phong, hoành khán thànhlãnh" là mượn ý từ bài thơ do Tô Đông Pha sáng tác khi du ngoạn Lô Sơn,tỉnh Giang Tây. Bài thơ ấy như sau: 

Hoành khán thành lãnh, trắc thành phong, 

Viễn cận cao đê các bất đồng, 

Bất thức Lô Sơn chân diện mục, 

Chỉ duyên thân tại thử sơn trung. 

(Tạm dịch: Nhìn dọc thành đỉnh, ngang thành rặng, 

Cao, thấp, gần, xa vốn khác nhau, 

Chẳng biết Lô Sơn chân diện mục, 

Cốt sao thân ở tại non này). 

[Mượn hai câu thơ này] với ngụ ý: Ngài đã từng thấy chân diện mục(diện mạo thật sự) của Lô Sơn, đã từng đích thân chứng được cảnh giới TâyPhương Tịnh Độ. 

Theo phương cách giảng kinh trong tông Thiên Thai, trước khi giảngkinh sẽ giảng huyền nghĩa. "Huyền nghĩa" chính là trong một thời gian rấtngắn có thể giới thiệu một cách tổng hợp những ý nghĩa chánh yếu trongmột bộ kinh, khiến cho thính chúng trước hết có được một khái niệm, rồi sauđó tiếp tục nghe kinh văn sẽ dễ thấu hiểu. Tông Thiên Thai dùng năm đoạnđể giảng rõ cương yếu của kinh, gọi là "ngũ trùng huyền nghĩa": 

1. Giải thích tựa đề bản kinh (Thích Danh). 

2. Biện Thể (biện định Thể), tức là chỉ rõ chỗ căn cứ để lý luận củakinh này, vì nếu chẳng hiểu rõ ý nghĩa, sẽ khó thể tạo dựng tín tâm. 

3. Minh Tông, tức là nói rõ tông chỉ, cương lãnh và phương pháp tuhọc trong kinh này. 

4. Luận Dụng (luận định về Dụng), tức Kinh có tác dụng ở chỗ nào?Tông là tu nhân, còn Dụng là kết quả. 

5. Phán giáo: Tổ sư, đại đức chỉnh lý, phân loại kinh Phật, dựa theothứ tự sâu hay cạn, khế hợp căn cơ các loại [để phán định một bộ kinh thuộcvề giáo pháp nào].

---o0o---

 III. Giải thích huyền nghĩa của kinh

 3.1. Thích danh 

(Giải) Đệ nhất, thích danh. Thử kinh dĩ năng thuyết, sở thuyết nhânvi danh. Phật giả, thử độ năng thuyết chi giáo chủ, tức Thích Ca Mâu Ni.Thừa đại bi nguyện lực, sanh ngũ trược ác thế, dĩ tiên giác giác hậu giác.Vô pháp bất tri, vô pháp bất kiến giả dã. Thuyết giả, duyệt sở hoài dã.Phật dĩ độ sanh vi hoài, chúng sanh thành Phật cơ thục, vị thuyết nan tínpháp, linh cứu cánh thoát, cố duyệt dã. A Di Đà, sở thuyết bỉ độ chi đạosư. Dĩ tứ thập bát nguyện, tiếp tín nguyện niệm Phật chúng sanh, sanhCực Lạc thế giới, vĩnh giai bất thoái giả dã. Phạn ngữ A Di Đà, thử vânVô Lượng Thọ, diệc vân Vô Lượng Quang. Yếu chi, công đức, trí huệ, thần thông, đạo lực, y chánh, trang nghiêm, thuyết pháp, hóa độ, nhấtnhất vô lượng dã. Nhất thiết kim khẩu, thông danh vi Kinh. Đối thượngngũ tự, thị thông biệt hiệp vi đề dã. Giáo, Hạnh, Lý tam, các luận thôngbiệt. Quảng như Thai tạng sở minh. 

(解)第一。釋名。此經以能說所說人為名。佛者。此土能說之教主。即釋迦牟尼。乘大悲願力。生五濁惡世。以先覺覺後覺。無法不知。無法不見者也。說者。悅所懷也。佛以度生為懷。眾生成佛機熟。為說難信法。令究竟脫。故悅也。阿彌陀。所說彼土之導師。以四十八願。接信願念佛眾生。生極樂世界。永階不退者也。梵語阿彌陀。此云無量壽。亦云無量光。要之。功德。智慧。神通。道力。依正。莊嚴。說法。化度。一一無量也。一切金口。通名為經。對上五字。是通別合為題也。教行理三。各論通別。廣如台藏所明。

(Giải(19): Thứ nhất là giải thích tên kinh. Kinh này dùng người nói vàngười được nói để đặt tên. Phật là đức giáo chủ nói kinh trong cõi này, tứcThích Ca Mâu Ni Phật. Do đại bi nguyện lực, sanh trong đời ác ngũ trược,dùng tiên giác để giác ngộ kẻ hậu giác, không pháp nào chẳng biết, khôngpháp nào chẳng thấy. Thuyết là thỏa lòng mong mỏi(20). Phật mang chínguyện độ sanh, căn cơ thành Phật của chúng sanh đã chín muồi, bèn giảngcho họ biết pháp khó tin, khiến họ được giải thoát rốt ráo, cho nên Phật vuisướng. A Di Đà, là đấng đạo sư của cõi đang được nói đến. Ngài dùng bốnmươi tám nguyện tiếp độ chúng sanh tín nguyện niệm Phật sanh về thế giớiCực Lạc, vĩnh viễn đạt đến địa vị Bất Thoái. Tiếng Phạn là A Di Đà, cõi nàydịch là Vô Lượng Thọ, còn dịch là Vô Lượng Quang. Nói tới những điểmtrọng yếu thì công đức, trí huệ, thần thông đạo lực, sự trang nghiêm nơi ybáo và chánh báo, thuyết pháp, hóa độ, mỗi mỗi đều vô lượng. Hết thảynhững gì do kim khẩu [của đức Phật] nói ra đều gọi chung là Kinh. ChữKinh đem phối hợp với năm chữ trước (tức Phật Thuyết A Di Đà) là đemghép cả Thông lẫn Biệt(21) thành tựa đề kinh. Ba món Giáo, Hạnh, Lý mỗi thứđều luận định Thông và Biệt, giảng giải chi tiết thì như trong kinh sách củatông Thiên Thai đã giảng). 

Thích Ca Mâu Ni Phật nương theo đại bi nguyện lực, sanh trong đờiác năm trược, rộng độ hữu tình. Vì sao con người phải sanh vào thế gian?Lúc tôi mười ba, mười bốn tuổi thường nghĩ đến vấn đề này, có lúc nghĩ cảmấy tháng, nhưng chẳng tìm được câu trả lời. Phật dạy: "Nhân sanh vi thùnghiệp nhi lai" (Đời người là do đền trả cái nghiệp mà sanh ra). Trong quá khứ làm lành thì đời này hưởng phước. Nếu không, chuyện gì cũng trái ý,nhân quả báo ứng chính là chân tướng sự thật. Nếu hiểu rõ sự thật này thì sẽtâm an lý đắc, chẳng còn oán trời trách người, tâm liền an ổn. Tâm an, ắtđịnh, Định sanh ra Huệ; từ đấy, bỏ ác, hướng lành, thay đổi tương lai. Tiênsinh Viên Liễu Phàm viết Liễu Phàm Tứ Huấn nhằm xiển minh [phươngpháp] "sửa đổi vận mạng" hết sức tường tận. Ông ta cả đời sửa lỗi, đổi mới,đoạn ác, tu thiện. Ông ta đã thay đổi vận mạng của đời mình khác với lời dựđoán của Khổng lão tiên sinh từ Vân Nam tới là một người đắc chánh truyềnphép bói Hoàng Cực Số(22) của Thiệu Tử (Thiệu Khang Tiết). Trong nhà Phật,"hữu cầu tất ứng". "Cầu" là mong cầu đúng lý, đúng pháp thì đều có thểcầu được. Nếu cầu chẳng được thì là do [chính bản thân ta] có chướng ngại.Điều mong cầu trong sách Di Đà Yếu Giải này chính là cầu thành Phật. Aicầu thành Phật thì cũng đều có thể đạt được, chứ tiếng tăm, lợi dưỡng, côngdanh, phú quý trong thế gian thì có khác gì lông gà, vỏ tỏi? Cầu đúng lý,đúng pháp thì sẽ có thể chuyển biến cái thân nghiệp báo thành cái thânnguyện lực. Trước kia, thân nghiệp báo trong mỗi niệm đều tính toán vì bảnthân, từ nay trở đi, mỗi niệm đều vì hết thảy chúng sanh, niệm niệm vì Phậtpháp. Phật pháp là nền giáo dục viên mãn chí thiện trong thế gian. Nếuchúng sanh có cơ duyên tiếp nhận Phật pháp thì sẽ đều có thể chuyển biếnnghiệp lực thành nguyện lực.

 Vào ba ngàn năm trước, khi đức Phật giảng kinh này, nếu chẳng phảilà bậc đại trí huệ sẽ rất khó thể thấu hiểu được. Ngày nay, giảng bộ kinh này,đại đa số mọi người đều nhận thấy giống như vậy. Đức Phật nói cõi này là"ngũ trược ác thế", hiện thời nhìn lại, chẳng sai chút nào! "Trược" (濁) là ônhiễm. Hiện thời, tình hình ô nhiễm nghiêm trọng, các nước đều đề xướngbảo vệ môi trường. "Ác" là ác nghiệp, tâm con người chẳng lành: Thânphạm giết, trộm, dâm; miệng phạm nói dối, nói đôi chiều, ác khẩu, nói thêudệt; ý phạm tham, sân, si. Xã hội hiện tại tràn ngập mười điều ác, đức Phậtdo đại từ đại bi nguyện lực mà sanh vào thời đại này, nhằm cứu vớt chúng tathoát lìa biển khổ. 

Phật là tiên giác (người đã giác ngộ trước), triệt để hiểu rõ chân tướngcủa nhân sinh và vũ trụ, không pháp nào chẳng biết, không pháp nào chẳngthấy, dùng tiên giác để giác ngộ hậu giác (kẻ sẽ giác ngộ sau này); Bồ Tát làhậu giác. Nếu ai có thể thật sự nương theo Phật pháp để tu hành thì là BồTát, nhất là đối với pháp môn này. Trong tựa đề kinh Vô Lượng Thọ đã ghi"Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ", cho thấy pháp môn Niệm Phật làpháp môn tu hành của hàng Đại Thừa Bồ Tát. Phật ôm ấp chí nguyện độsanh, niệm niệm giúp đỡ chúng sanh mau chóng thành Phật hòng thỏa mãntâm nguyện. Nếu nguyện lực của chúng ta và nguyện lực của Phật giống nhau thì sẽ có thể chuyển nghiệp lực thành nguyện lực. Ý niệm vừa xoaychuyển thì trước kia là chúng sanh trong lục đạo, ngay lập tức liền biếnthành Pháp Thân đại sĩ. Chúng ta học Phật cũng phải giữ tấm lòng vì chúngsanh, đề cao, giới thiệu nền giáo dục viên mãn này cho hết thảy chúng sanh.Có như vậy thì mới đồng nguyện, đồng đức, đồng tâm với chư Phật. 

Cơ duyên của chúng sanh chín muồi, nên đức Phật giới thiệu với chúngsanh pháp môn này. Trong phần Phát Khởi Tự của kinh Vô Lượng Thọ, vừamở đầu, vẻ mặt đức Phật rạng rỡ, tôn giả A Nan từ trước đến nay chưa hềtrông thấy như thế, là vì cơ duyên thành Phật của chúng sanh đã đến rồi,Phật đặc biệt hoan hỷ. Nói "cơ duyên chín muồi" nghĩa là họ vừa nghe liềnhiểu ngay, vừa nghe liền tin ngay, vừa nghe liền khai ngộ. Người này trongđời này sẽ liền có thể vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, đạt được giải thoát rốtráo, cái thân trong hiện tại sẽ gọi là "tối hậu thân" (thân sau cùng). Hễ sanhvề Tây Phương Cực Lạc thế giới thì đều là đi ngay trong lúc sống, chứkhông phải chết rồi mới đi về đó. Đây là pháp môn bất tử, còn gọi là "phápmôn thành tựu ngay trong khi còn sống". Người công phu giỏi sẽ biết trướclúc mất, chính mình tự biết, vui vẻ ra đi. 

Trong lời khai thị cho Phật thất, pháp sư Đàm Hư có nói trong đời Ngàiđích thân thấy hai mươi mấy người vãng sanh, còn nghe kể lại thì chẳng thểkể xiết. Người cơ duyên chín muồi là thiện căn đã tu trong quá khứ vô lượngkiếp [tới nay] chín muồi, hiện thời được mười phương hết thảy chư PhậtNhư Lai ngấm ngầm gia trì, khiến cho người ấy tiếp xúc pháp môn này liềncó thể lập tức hiểu, tin, nguyện, hành. Chúng ta nhất định phải quý tiếc cơhội được nghe pháp trong thời khắc này, hạ quyết tâm niệm Phật, chớ nên bỏuổng cuộc đời này. 

Trong kinh A Di Đà, đức Phật đã dạy: "Ngã ư ngũ trược ác thế, hànhthử nan sự, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vị nhất thiết thế gianthuyết thử nan tín chi pháp, thị vi thậm nan" (Ta trong đời ác ngũ trược, làmchuyện khó khăn này, đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vì hết thảythế gian nói pháp khó tin này, thật là rất khó). Phật Thích Ca chính là vị Phậtdo tu pháp môn Niệm Phật mà thành Phật, Ngẫu Ích đại sư nhắc nhở chúngta điều này, chúng ta mới đột nhiên liễu giải. 

A Di Đà Phật là bậc đạo sư trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. TâyPhương Cực Lạc thế giới được hết thảy chư Phật Như Lai trong mườiphương thế giới ca ngợi. Chư Phật có cùng một đại nguyện, tức là "độ chúngsanh thành Phật đạo". Phật Phật đạo đồng, đều nhận thấy chúng sanh khó độ,đồng thời biết Tây Phương A Di Đà Phật có pháp môn thuận tiện là NiệmPhật, thích hợp khắp ba căn, thâu tóm độn căn lẫn lợi căn. Do vậy, chư Phậtđều đề cao, giới thiệu Tây Phương Cực Lạc thế giới của A Di Đà Phật với những chúng sanh đang được các Ngài hóa độ. Thích Ca Mâu Ni Phật cũngchẳng ra ngoài thông lệ ấy, nói ba kinh Tịnh Độ nhằm khuyên chúng ta sanhvề Tây Phương. Đã thế, pháp môn sanh về Tây Phương lại cực đơn giản, chỉcần tín nguyện niệm Phật là được, thật thà niệm một câu A Di Đà Phật làđược rồi. Khi lâm chung, Phật nhất định đến tiếp dẫn, đấy là bổn nguyện củaNgài. Trong hết thảy cõi nước, hết thảy các pháp môn đều là khi tiến, khi lùi,chỉ riêng pháp môn Niệm Phật là sau khi sanh về Tây Phương, chỉ có lênlớp, chứ không sụt xuống, bất quá là tiến nhanh hay chậm mà thôi! 

Có ba thứ Bất Thoái Chuyển: 

1. Vị Bất Thoái: Thánh nhân Tiểu Thừa chứng đến Sơ Quả, chẳng lui sụttrở lại địa vị phàm phu, nhưng thời gian vượt lên những địa vị cao hơn rấtdài. 

2. Hạnh Bất Thoái: Bồ Tát đại từ đại bi giáo hóa chúng sanh, chẳng cònlui sụt xuống Tiểu Thừa. 

3. Niệm Bất Thoái: Niệm niệm hướng đến Vô Thượng Bồ Đề, chính làPháp Thân đại sĩ, phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân. 

Niệm Phật sanh về Tây Phương liền chứng trọn vẹn ba thứ Bất Thoái,đúng là pháp khó tin! 

Phải hiểu rõ ràng hai chữ "công đức". Công (功) là công phu tu hành,Đức (德) là quả báo. Cày bừa một phần thì thâu hoạch một phần, cày bừa làCông, thâu hoạch là Đức. Lợi ích chúng sanh là Công, trưởng dưỡng Bồ Đềlà Đức. Chữ Đức có cùng ý nghĩa với chữ Đắc (得) trong "đắc thất" (得失:được, mất). Ví dụ như: Trì giới là Công, nhất định sanh ra Định, Định làĐức. Tu Định là Công, nhất định khai Huệ, khai trí huệ là Đức. Trí huệ đãmở mang sẽ phá vô minh, đoạn phiền não, thành tựu vô thượng Bồ Đề NiếtBàn. Công đức khác phước đức, phước đức chỉ có thể đạt được phước báotrong cõi trời, cõi người, chẳng thể vượt thoát luân hồi. Lương Vũ Đế là đệtử kiền thành của nhà Phật, trong thời gian làm vua, ông ta đã dựng bốn trămtám mươi tòa tự viện, độ mấy chục vạn người xuất gia. Đạt Ma Tổ Sư củaThiền Tông đến Trung Quốc gặp mặt Lương Vũ Đế, vua có ý khoe khoang,nói: "Trẫm dựng chừng đó chùa miếu, độ bao nhiêu Tăng chúng, công đứccó to lớn hay không?" Tổ Đạt Ma nói: "Trọn chẳng có công đức gì!" Kếtquả, nói năng không hợp ý, Tổ Đạt Ma lánh xa, sang chùa Thiếu Lâm nhìnvách suốt chín năm. Nếu thuở ấy, Lương Vũ Đế hỏi Tổ Đạt Ma, "phước đứccủa trẫm lớn hay nhỏ", Tổ Đạt Ma nhất định nói "phước đức vô lượng vôbiên". Trong Đàn Kinh, Lục Tổ đại sư cũng có nói: "Sanh tử đại sự, phước chẳng thể cứu được". Không có cách nào ban công đức cho người khác, cònphước đức có thể trao cho người khác. 

Thần thông là năng lực. Thông (通) là thông đạt, Thần (神) là thần kỳchẳng thể lường. Chữ "đạo lực" chỉ công phu tu dưỡng, trong Phật pháp gọinó là Giới - Định - Huệ. 

"Y báo" là sự thụ hưởng trong hoàn cảnh sống, "chánh báo" là thân thểcủa chính mình. "Trang nghiêm" là chân, thiện, mỹ, huệ. Người giỏi thuyếtpháp có phương pháp dạy học rất khéo léo, khiến cho người nghe vui vẻ tiếpnhận. "Hóa độ" là giúp cho chúng sanh biến đổi khí chất, hóa phàm thànhthánh. Những thứ vừa nói trên đây đều là mục tiêu tối cao trong sự tu họcPhật pháp. 

Phàm những pháp do chính miệng đức Phật nói ra đều được gọi là Kinh.Thật ra, kinh Phật do năm loại người nói ra(23). Những điều do người khác nóira, nếu phù hợp khít khao với chân tướng sự thật, được Phật chấp nhận, thìcũng được coi là giống như Phật nói. Trong nhà Phật nói tới "pháp ấn" thìẤn biểu thị cho sự tin tưởng. Công văn của quan phủ có đóng cái ấn to lên,sẽ được công nhận là có hiệu lực. Hết thảy pháp Đại Thừa dùng Thật Tướnglàm Pháp Ấn. Chẳng phải do Phật nói, nhưng nội dung [những lời nói ấy]cũng là chân tướng sự thật thì cũng giống như do đức Phật nói. 

"Giáo, Hạnh, Lý tam, các luận thông biệt, quảng như Thai Tạng sởminh": Đối với Giáo, Hạnh, Lý, Ngẫu Ích đại sư không giảng tường tận, làvì trong bộ Sớ Sao của ngài Liên Trì và bộ Viên Trung Sao của ngài U Khêđã giảng rất tường tận. Ngoài ra, những kinh sách của tông Thiên Thai cũngđều có thể dùng để tham khảo. Giáo là tài liệu dạy học, hết thảy kinh điểnnhà Phật chính là sách giáo khoa. Nội dung kinh Phật ắt có đạo lý thích hợpcho từng tầng cấp, từng địa phương, thích hợp với nhu cầu của chúng sanhtrong từng thời đại [đó gọi là Lý]. Ngoài Lý ra, ắt phải có phương pháp đểnương theo Lý mà tu hành, nhằm chứng tỏ: Hễ nương theo đó để hành thìtrong tương lai nhất định có thể đạt được, [đó gọi là Hạnh].

 ---o0o---

 3.2. Biện Thể 

(Giải) Đệ nhị, biện Thể. Đại Thừa kinh giai dĩ Thật Tướng vi chánhthể. Ngô nhân hiện tiền nhất niệm tâm tánh, bất tại nội, bất tại ngoại, bấttại trung gian, phi quá khứ, phi hiện tại, phi vị lai, phi thanh, hoàng, xích,bạch, trường, đoản, phương, viên, phi hương, phi vị, phi xúc, phi pháp,mịch chi liễu bất khả đắc, nhi bất khả ngôn kỳ vô. Cụ tạo bách giới thiên như, nhi bất khả ngôn kỳ hữu. Ly nhất thiết duyên lự, phân biệt, ngữngôn văn tự tướng, nhi duyên lự, phân biệt, ngữ ngôn, văn tự, phi ly thử,biệt hữu tự tánh. Yếu chi, ly nhất thiết tướng, tức nhất thiết pháp. Ly cố,vô tướng. Tức cố, vô bất tướng. Bất đắc dĩ, cưỡng danh Thật Tướng. ThậtTướng chi Thể, phi tịch, phi chiếu, nhi phục tịch, nhi hằng chiếu, chiếunhi hằng tịch. Chiếu nhi tịch, cưỡng danh Thường Tịch Quang độ. Tịchnhi chiếu, cưỡng danh Thanh Tịnh Pháp Thân. Hựu, chiếu tịch, cưỡngdanh Pháp Thân. Tịch chiếu, cưỡng danh Báo Thân. Hựu, tánh đức tịchchiếu, danh Pháp Thân. Tu đức chiếu tịch, danh Báo Thân. Hựu tu đứcchiếu tịch, danh Thụ Dụng Thân. Tu đức tịch chiếu, danh Ứng HóaThân. Tịch chiếu bất nhị, thân độ bất nhị. Tánh tu bất nhị, chân ứng bấtnhị, vô phi Thật Tướng. Thật Tướng vô nhị, diệc vô bất nhị. Thị cố, cửThể tác y, tác chánh, tác pháp, tác báo, tác tự, tác tha. Nãi chí năngthuyết, sở thuyết, năng độ, sở độ, năng tín, sở tín, năng nguyện, sởnguyện, năng trì, sở trì, năng sanh, sở sanh, năng tán, sở tán, vô phi ThậtTướng chánh ấn chi sở ấn dã. 

(解)第二。辨體。大乘經皆以實相為正體。吾人現前一念心性。不在內。不在外。不在中間。非過去。非現在。非未來。非青黃赤白。長短方圓。非香。非味。非觸。非法。覓之了不可得。而不可言其無。具造百界千如。而不可言其有。離一切緣慮分別。語言文字相。而緣慮分別。語言文字。非離此別有自性。要之。離一切相。即一切法。離故無相。即故無不相。不得已強名實相。實相之體。非寂非照。而復寂而恆照。照而恆寂。照而寂。強名常寂光土。寂而照。強名清淨法身。又。照寂強名法身。寂照強名報身。又。性德寂照。名法身。修德照寂。名報身。又。修德照寂。名受用身。修德寂照。名應化身。寂照不二。身土不二。性修不二。真應不二。無非實相。實相無二。亦無不二。是故舉體作依作正。作法作報。作自作他。乃至能說所說。能度所度。能信所信。能願所願。能持所持。能生所生。能讚所讚。無非實相正印之所印也。

(Giải: Thứ hai, biện định cái Thể. Các kinh Đại Thừa đều lấy ThậtTướng làm Chánh Thể. Một niệm tâm tánh hiện tiền của chúng ta chẳng ởtrong, chẳng ở ngoài, chẳng ở khoảng giữa, chẳng phải là quá khứ, chẳngphải là hiện tại, chẳng phải là tương lai, chẳng phải là xanh, vàng, đỏ, trắng, dài, ngắn, vuông, tròn, chẳng phải Hương, chẳng phải Vị, chẳng phảiXúc, chẳng phải Pháp. Tìm thì trọn chẳng thể được, nhưng chẳng thể nói làKhông. Tạo đầy đủ bách giới thiên như, nhưng chẳng thể nói là Có. Lìa hếtthảy duyên lự(24), phân biệt và tướng ngôn ngữ, văn tự, nhưng duyên lự, phânbiệt và tướng ngôn ngữ, văn tự chẳng lìa khỏi điều này mà có tự tánh riêngbiệt. Nói tóm gọn thì lìa hết thảy tướng chính là hết thảy pháp. Do "lìa" nênkhông có tướng, do "chính là" nên chẳng phải là không có tướng. Bất đắcdĩ, cưỡng gọi là Thật Tướng. Thể của Thật Tướng chẳng Tịch, chẳng Chiếu,nhưng lại Tịch và luôn luôn Chiếu, tuy Chiếu nhưng luôn Tịch. Tuy Chiếumà vẫn Tịch nên cưỡng gọi là Thường Tịch Quang Độ. Tuy Tịch nhưng vẫnChiếu, nên cưỡng gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân. Lại nữa, do Chiếu mà Tịchnên cưỡng gọi là Pháp Thân. Tuy Tịch nhưng lại Chiếu nên cưỡng gọi làBáo Thân. Hơn nữa, do Tánh Đức tuy Tịch mà Chiếu nên gọi là Pháp Thân.Do Tu Đức tuy Chiếu mà Tịch nên gọi là Báo Thân. Lại nữa, Tu Đức tuyChiếu nhưng vẫn Tịch nên gọi là Thụ Dụng Thân, Tu Đức tuy Tịch nhưng cóthể Chiếu nên gọi là Ứng Hóa Thân. Tịch và Chiếu chẳng hai, thân và cõinước chẳng hai, Tánh và Tu không hai, Chân và Ứng không hai, không gìchẳng phải là Thật Tướng. Thật Tướng không hai, mà cũng chẳng khônghai. Vì thế, toàn bộ cái Thể có thể làm thành y báo, làm thành chánh báo,tạo thành Pháp Thân, tạo thành Báo Thân, tạo thành Tự, tạo thành Tha, chođến người nói, đối tượng được nói, người hóa độ, kẻ được hóa độ, người tin,pháp được tin, người phát nguyện, điều được phát nguyện, người trì, phápđược trì, người sanh về, cõi để sanh về, người khen ngợi, đối tượng đượckhen ngợi, không gì chẳng được Thật Tướng Chánh Ấn in vào).

 Phật giảng kinh này dựa theo lý luận và sự thật nào để nói? Phải hiểurõ điều này trước rồi mới có thể thật sự sanh khởi tín tâm, y giáo phụnghành. Các kinh Đại Thừa đều lấy Thật Tướng làm Thể(25). Thật Tướng là chântướng của nhân sinh và vũ trụ. Nhân sinh là chính mình, vũ trụ là hoàn cảnhsống. Đối với chúng ta, kinh Đại Thừa trọng yếu như thế, chẳng thể khônghiểu rõ hoàn cảnh sống của chính mình. Nếu không hiểu, sẽ mê hoặc. Hễmê, ắt điên đảo, coi thật là giả, tưởng tà là chánh, xem ác là thiện; bởi đó, xửthế, đãi người, tiếp vật và tư tưởng, quan niệm đều nẩy sanh sai lầm. KinhĐại Thừa chỉ dạy chúng ta một con đường tu hành chánh xác, đó là chỗ thùthắng của kinh điển Đại Thừa vậy. 

"Ngô nhân hiện tiền nhất niệm tâm tánh, bất tại nội, bất tại ngoại"(một niệm tâm tánh hiện tiền của chúng ta chẳng ở trong, chẳng ở ngoài):Đoạn này rất khó hiểu, nhưng đúng là chân tướng sự thật được nói một cáchđơn giản, ách yếu. Triết học gọi Thật Tướng là Bản Thể. Trong kinh ĐạiThừa, đức Phật giải thích, nói theo mặt Thể thì Thật Tướng là "vô tướng". Muôn pháp trong vũ trụ sanh ra như thế nào? Thế giới hình thành như thếnào? Động vật, thực vật tồn tại như thế nào? Đều là do một căn nguyên màsanh ra. Căn nguyên ấy chính là Bản Thể. Những nhà triết học và tôn giáotrong ngoài nước xưa nay đều tìm tòi [lời giải đáp] cho vấn đề Bản Thểnhưng chưa đạt được kết luận, nên mới có những thuyết gọi là Nhất NguyênLuận, Nhị Nguyên Luận, Đa Nguyên Luận(26), Duy Tâm, Duy Thức. Từ bangàn năm trước, qua các kinh Đại Thừa đức Phật đã nói rồi. Đức Phậtnói bản thể của vạn hữu là tâm. 

Muôn vật trong trời đất đều do tâm biến hiện ra. Chủ thể biến hiện làmột, còn những cái được biến hiện thì vô lượng vô biên. Kinh Đại Thừa gọinó là Chân Như Bổn Tánh. Trong kinh Lăng Nghiêm, ngài A Nan kiếm chântâm ở bảy chỗ, Phật đều bảo chẳng đúng. Chân tâm ấy không có hình tượng,không có màu sắc, không phải là quá khứ, hiện tại, vị lai, không phải làHương, Vị, Xúc, Pháp; nhưng nó là Có, chẳng phải là Không! Phật phápthường dùng chữ Không để hình dung nó. "Không" chẳng phải là cái gìcũng chẳng có! Tâm Kinh dạy: "Sắc chính là Không, Không chính là Sắc.Sắc chẳng khác Không. Không chẳng khác Sắc". Sắc là nói về hiện tượng,Không là nói về Bản Thể. Không là chủ thể biến hiện (Năng Biến), Sắc làcái được biến hiện (Sở Biến). Quý vị đều có kinh nghiệm nằm mộng, cảnhgiới trong mộng nhất định phải có một thứ gì đó biến hiện cảnh mộng, đemso với tâm tánh thì cảnh giới hiện ra trong mộng là sắc tướng, là do cái Thểcó khả năng biến hiện đã biến hiện ra chúng. Sắc tướng là giả, Năng Biến(cái có khả năng biến hiện) là chân. Do vậy, tâm gọi là Chân Tâm, tánh đượcgọi là Bổn Tánh. Tướng là giả, bị biến đổi, nhưng Thể của những tướngđược biến hiện thì là chân. Sự trang nghiêm nơi y báo và chánh báo trongmười pháp giới đều do nó biến hiện ra. Do vậy, Thiền gia có một câu nói:"Nhược nhân thức đắc tâm, đại địa vô thốn thổ" (Nếu ai hiểu được tâm, đạiđịa không còn một tấc đất). 

Chúng ta hiện đang mê, suốt ngày từ sáng đến tối suy nghĩ loạn xạ,tạo nghiệp, chịu báo, cảm nhận lục đạo luân hồi, hoàn toàn là do tự tâm biếnhiện ra. Nếu rời khỏi tâm tánh thì chẳng có một pháp nào để có thể đạt được!Một niệm tâm tánh hiện tiền của chúng ta và một niệm tâm tánh chư PhậtNhư Lai chẳng hai, chẳng khác, nhưng có ý niệm thứ hai là sai rồi. Niệm thứnhất là bổn tánh, niệm thứ hai là vọng tưởng, chấp trước. Nếu giữ được nhấtniệm thì sẽ thành Phật. Niệm thứ nhất không có phân biệt, chấp trước, bìnhđẳng đối với muôn pháp bên ngoài, chẳng có thiện hay ác, đúng hay sai, tàhay chánh, chân hay vọng, lợi hay hại, đó gọi là Nhất Chân Pháp Giới. Cáiniệm thứ hai là phân biệt, chấp trước đã dấy lên. Ví như tôi cầm một vật nàođó trong tay, quý vị vừa trông thấy thì rất rõ ràng, nhưng qua ý niệm thứ hailiền suy nghĩ vật này có tên là gì. Nó vốn không có tên gọi, tên gọi là do người ngoài đặt cho nó, là giả danh. Gọi nó là một trang giấy, màu trắng, tứclà khởi lên phân biệt, chấp trước. Từ đấy, dẫn khởi tham, sân, si, mạn.Chúng ta chẳng thể giữ cho niệm thứ nhất không biến đổi, hễ gặp bất cứcảnh giới nào liền lập tức mê. Đã mê lại càng thêm mê, luân chuyển trongsáu nẻo, chẳng có thuở thoát ra. Đấy chính là lý luận căn bản trong Phậtpháp, chẳng thể không biết. Dùng vàng chế ra đồ vật, món nào cũng là vàng.Đồ vật có thể biến đổi, chứ vàng chẳng thay đổi. Tướng có thể biến đổi, chứThể chẳng biến đổi. Tâm tánh bất biến nhưng tùy duyên, tùy duyên nhưngbất biến. Đáng tiếc là chúng ta vọng niệm này tiếp nối vọng niệm khác, vĩnhviễn không ngưng nghỉ. Do đây, tướng mà mình thấy được là vọng tưởng.Nếu có một ngày nào đó, thật sự đạt được nhất tâm thì sẽ thật sự thấy đượcThật Tướng. Thật Tướng là hết thảy pháp bất sanh bất diệt, trong kinh Phậtgọi đó là Vô Sanh Pháp Nhẫn. 

Chúng ta sử dụng cái tâm sanh diệt, nên thấy hết thảy pháp đều cósanh, có diệt. Con người có sanh, lão, bệnh, tử, thế giới có thành, trụ, hoại,không. Chư Phật, Bồ Tát dùng tâm bất sanh bất diệt, thấy hết thảy pháp bấtsanh bất diệt. Học Phật tức là muốn công phu đạt đến mức nhất tâm, sự tuhọc trong Đại Thừa Phật pháp xoay quanh điều này. Thiền Tông gọi nó làThiền Định, còn pháp môn Niệm Phật gọi nó là Nhất Tâm. Nhất Tâm làThiền Định, mà cũng là Thật Tướng, Chân Như, Bổn Tánh. Niệm Phật đếnmức nhất tâm bất loạn thì sẽ có cùng một cảnh giới với minh tâm kiến tánhtrong nhà Thiền. Trong phương diện Giáo Học, ắt cần phải lập ra thuật ngữdanh tướng để tiện cho con người thấu hiểu. Danh từ là giả lập, chớ nênchấp trước. Căn bệnh lớn nhất trong các pháp thế gian là chấp trước. Chúngta nghiên cứu tâm tánh, nói đến các thứ danh tướng của Chân Như BổnTánh, tự mình đừng nên chấp trước, mà cũng đừng khiến cho người khácchấp trước. Tu học Phật pháp khó nhất là ở chỗ này. Đức Phật thuyết phápsuốt bốn mươi chín năm, nhưng kinh Kim Cang lại chép Ngài chẳng nói mộtpháp nào cả! Đức Phật nói: "Tu Bồ Đề! Nhữ vật vị Như Lai tác thị niệm, ngãđương hữu sở thuyết pháp, mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Nhược nhân ngônNhư Lai hữu sở thuyết pháp, tức vi báng Phật, bất năng giải ngã sở thuyếtcố" (Này Tu Bồ Đề! Ông đừng nói: Như Lai nghĩ như thế này, ta sẽ có phápđể nói, đừng nghĩ như vậy. Vì sao? Nếu có ai nói Như Lai có thuyết pháp thìchính là báng Phật vì chẳng thể hiểu lời ta nói). Chúng ta chớ nên chấp trướcpháp do đức Phật đã nói, phải thấu hiểu sâu xa điều này. Hễ chấp sẽ mê!

 Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật nói: "Hết thảy chúng sanh đều có tríhuệ, đức tướng của Như Lai, chỉ vì vọng tưởng, chấp trước mà chẳng thểchứng đắc". Chỉ một câu này đã nói toạc ra cái gốc bệnh của chúng ta chínhlà phân biệt, chấp trước. Không có phân biệt, chấp trước thì chính là Nhất Chân pháp giới. Nhất Chân pháp giới là cuộc sống ở ngay trước mắt chúngta. Phật pháp không có gì khác, chỉ là phá chấp mà thôi. Phá trừ Ngã Chấp,chứng quả vị A La Hán trong Tiểu Thừa; Đại Thừa phá trừ Pháp Chấp, sẽviên mãn thành Phật. Thành Phật chỉ là phá được cả hai chấp mà thôi! NgãChấp là cội nguồn của Phiền Não Chướng, phá được Ngã Chấp thì đoạnđược Kiến Tư phiền não. Phá được Kiến Tư phiền não sẽ thoát khỏi lục đạoluân hồi. Pháp Chấp là cội nguồn của vô minh, phá được Pháp Chấp sẽ đoạnvô minh. Kinh điển dù Đại Thừa hay Tiểu Thừa đều giảng như vậy. Do đó,có rất nhiều tông phái, vô lượng pháp môn, nhưng phương pháp, lý luận đềunhằm giúp cho người học phá chấp và minh tâm kiến tánh. Nay chúng tachọn lựa pháp môn Niệm Phật, niệm một câu A Di Đà Phật, dùng công phuchân thật của chính mình lại thêm bổn nguyện và oai thần của A Di Đà Phậtgia trì, người căn tánh lanh lợi chịu buông phân biệt, chấp trước xuống sẽkhai ngộ dễ dàng. 

"Mịch chi liễu bất khả đắc" (tìm kiếm thì trọn chẳng thể được) là nóivề tâm tánh. Đạt Ma Tổ Sư lúc diện bích (nhìn vào vách) chín năm tại chùaThiếu Lâm, tìm chẳng được một ai để truyền pháp. Về sau, có Huệ Khả đếncầu pháp, chân thành, cung kính Tổ Đạt Ma. Tổ Đạt Ma ngồi yên, chẳngđếm xỉa gì tới. Nhằm biểu thị lòng thành, Huệ Khả dùng đao chặt tay trái,dâng lên cúng dường. Tổ Đạt Ma cảm động, chấp nhận. Huệ Khả liền hướngvề Tổ Đạt Ma, thưa: "Tâm con chẳng an, cầu đại sư an cái tâm cho con".Tổ Đạt Ma bảo: "Ông đem cái tâm lại đây, ta sẽ an nó cho ông". Huệ Khảthưa: "Con tìm tâm trọn chẳng thể được!" Đạt Ma nói: "Ta đã an cái tâmcho ông rồi!" Huệ Khả vừa nghe liền đại ngộ. Trong cuộc đối thoại của haivị, Tổ Đạt Ma nói mà chẳng nói, Huệ Khả nghe mà chẳng nghe. 

Tâm là có, chẳng thể bảo là không có, tận hư không, trọn pháp giới,muôn pháp, bách giới, thiên như trong vũ trụ đều do nó biến hiện, nhưngchẳng thể nói muôn pháp trong vũ trụ là thật sự có. Chúng ta thấy chúng thậtsự có, vì dùng cái tâm phân biệt để nhìn. Chân tướng là "đương Thể tứcKhông" (ngay nơi bản thể của chúng là Không). Kinh Lăng Nghiêm khaihuệ nói: "Đương xứ xuất sanh, tùy xứ diệt tận"(27) . Vẫn phải nói tới sanh diệt,vì không nói sanh diệt, chúng ta sẽ không có cách gì thấu hiểu được. Sanh vàdiệt là một, chẳng phải hai. Tướng của nó là giả tướng, kinh gọi là DiệuHữu: "Chân Không bất không, Diệu Hữu phi hữu" (Chân Không chẳng phảilà không mà Diệu Hữu chẳng phải là hữu). Nếu tâm đạt đến mức thanh tịnhkha khá thì mới có thể phần nào lãnh ngộ được ý nghĩa này. Ví như coiphim, cuốn phim là do từng tấm phim ghép lại, nhưng khi chiếu phim vớitốc độ rất nhanh, chỉ thấy hình tướng liên tục, mỗi một giây [ống kính củamáy chiếu phim] đóng mở hai mươi bốn lần, kẻ tâm thô, thiếu công phu định lực sẽ chẳng thể nào phân biệt được! Đức Phật nói giả tướng của vạn hữutrong vũ trụ sanh diệt chỉ trong khoảng khảy ngón tay. Trong một giây cóthể khảy ngón tay bốn lần. Trong một khảy ngón tay có sáu mươi sát-na,một sát-na có chín trăm lần sanh diệt. Do vậy, trong một giây vừa vặn có haicái mười tám ngàn lần sanh diệt(28). Quý vị có thể nào nhận biết nó là giả haychăng? Bậc Đại Thừa Bát Địa Bồ Tát công phu định lực sâu dầy mới có thểthấy được rõ ràng! 

Niệm Phật niệm đến mức "công phu thành phiến" là bước thứ nhất,tiến hơn một bước nữa là "Sự nhất tâm bất loạn". Tiến thêm bước nữa làniệm đến mức "Lý nhất tâm bất loạn" sẽ thấy được cảnh giới sanh diệt ấy.Tướng đều là huyễn tướng, chẳng phải là chân tướng. Nếu quả thật có thểthấu hiểu hoặc có thể khẳng định thì sẽ hiểu thấu đáo câu kinh Kim Cangsau đây: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng" (Phàm những gì có hìnhtướng đều là hư vọng). Kinh Kim Cang còn dạy: "Nhất thiết hữu vi pháp,như mộng, huyễn, bào, ảnh" (Hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt,bóng). Ấy là lời chân thật. Pháp hữu vi: Theo như Bách Pháp Minh MônLuận thì tất cả hết thảy pháp quy nạp thành một trăm pháp, trong ấy chiathành năm loại lớn: Tâm pháp, tâm sở hữu pháp, sắc pháp, bất tương ứnghành pháp, vô vi pháp. Trừ sáu pháp vô vi ra, chín mươi bốn pháp kia đềugọi là hữu vi pháp. Hữu vi pháp đều là mộng, huyễn, bọt, bóng, như sương,như ánh chớp, đấy là sự thật. Nếu có thể thật sự tin tưởng thì liền đạt đượcthanh lương tự tại. Đấy chính là sự thụ dụng thật sự trong Đại Thừa Phậtpháp. 

"Bách giới" chính là mười pháp giới được mở rộng ra, trong mỗi mộtpháp giới lại có đủ mười pháp giới, nên [10x10] thành một trăm giới. "Thiênnhư": Trong mỗi một giới đều có mười như thị, [khái niệm] này xuất phát từkinh Pháp Hoa. "Thập như thị" là như thị tướng, như thị tánh, như thị thể,như thị lực, như thị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thịbáo, như thị bản mạt cứu cánh đẳng. Mỗi một pháp giới có mười như thị,nên một trăm pháp giới có một ngàn như thị; vì vậy gọi là "bách giới thiênnhư"(29) .Đại Thừa Bồ Tát chẳng chấp trước Có, mà cũng chẳng chấp trướcKhông. Thấp hơn Đại Thừa thì phàm phu chấp Có, Nhị Thừa chấp Không,chấp lệch vào một bên là sai. Chấp Có thì luân hồi trong lục đạo; chấp khôngsẽ chẳng thể thấy được tánh. Chỉ có Đại Thừa Bồ Tát biết chân tướng sựthật, chẳng chấp bên nào hết. Tâm tánh chẳng thể được, cảnh giới cũngchẳng thể được. "Chẳng thể được" là thật; nếu nghĩ là "có thể được" thì đãhiểu sai rồi! Thân thể của chúng ta và hết thảy muôn pháp đều biến hóa sanhdiệt trong từng sát-na, không có một pháp nào có thể được. Nếu thật sự hiểu rõ sâu xa sự thật này thì ý niệm được - mất sẽ nhạt bớt, phiền não, ưu lự cóthể giảm thiểu tới tám chín chục phần trăm! Đây là cảnh giới chẳng thểđược, sự cũng chẳng thể được. Tâm kinh dạy: "Vô trí, diệc vô đắc", khôngchỉ Ngũ Ấm, Lục Nhập, Thập Bát Giới chẳng thể được, ngay trí NăngChứng và pháp được chứng là Bồ Đề Niết Bàn cũng chẳng thể được. Do tâmtánh là Không, Năng Biến (chủ thể biến đổi, tức tâm) đã chẳng thể được, thìSở Biến (đối tượng bị biến hóa, tức hết thảy vạn pháp trong vũ trụ) làm saocó thể được? Nhập cảnh giới này thì chân tướng sẽ thấu hiểu rành rành, ngộnhập Thật Tướng thì sẽ tận tình hưởng thụ hết thảy sự vật. Đừng nghĩ chúnglà thật sự có, rồi mong chiếm hữu thì cuộc sống trên thế gian sẽ là du hý thầnthông. 

Bổn tánh tuyệt đối chẳng có tướng hư vọng, "duyên lự" là tư tưởng,"phân biệt" là kiến giải. Trong tâm tánh không có duyên lự, phân biệt. Cổđức dạy kẻ sơ học phải khởi sự từ Căn Bản Trí. Căn Bản Trí là vô tri, cầuđạt tâm thanh tịnh, chứ không chấp thuận quý vị có kiến giải, có tư tưởng.Lìa hết thảy ngôn ngữ, văn tự, ở mãi trong cảnh giới Định. Người học Phậthiện thời dồn công sức vào nơi "có hiểu biết, có tư tưởng, có kiến giải", sailầm quá đỗi! Dẫu học Phật giỏi đến mấy, cũng chỉ có thể gọi là nhà nghiêncứu Phật học lớn, chứ chẳng thể đoạn phiền não, đắc thanh tịnh tâm, liễusanh tử, thoát tam giới, siêu phàm nhập thánh. Tu học Tịnh Tông khá đặcbiệt, ai nấy đều có thể học, môn này không dạy người học trụ tâm nơi Địnhmà trụ nơi danh hiệu A Di Đà Phật. Trong tâm, trừ A Di Đà Phật ra, chẳngcó một chút gì khác. Đấy gọi là "có Tịnh Độ", hễ có Tịnh Độ, ắt sẽ sanh vềTịnh Độ. 

Trong lúc học Phật thì vẫn có những chuyện thế gian cần phải làm, màlại càng phải sốt sắng làm. Phật pháp nằm trong thế gian, chẳng hoại tướngthế gian. Kinh Hoa Nghiêm nói "sự lý vô ngại, sự sự vô ngại". Lý là tâmtánh, vĩnh viễn thanh tịnh. Sự là muôn hình tượng, làm chuyện thế gian đếnmức viên mãn. Hoằng pháp trong hiện thời ắt phải dùng phương pháp cởimở. Trước mắt, bất luận nam, nữ, già, trẻ, ai nấy đều cầu danh vọng, lợidưỡng. Nếu quý vị nói học Phật phải buông bỏ tiếng tăm, lợi dưỡng, sẽchẳng có ai học. Phải kềm cặp chúng sanh, dùng phương pháp chánh xác đểcầu tiếng tăm, lợi dưỡng vừa lòng thỏa ý họ. Điều này hoàn toàn chẳng tráinghịch Phật pháp. Phật pháp vốn dạy con người lìa khổ được vui mà! Hiểurõ rệt đạo lý sau đây: "Trong cửa Phật, có cầu ắt ứng. Cầu phú quý, đắc phúquý. Cầu công danh, đắc công danh". Gia đình mỹ mãn, xã hội an định,thiên hạ thái bình, điều gì cũng cầu được. Đọc kỹ và làm theo những chỉ dạytrong ba kinh Tịnh Độ thì sẽ đạt được những mục đích ấy. 

 "Ly nhất thiết tướng, tức nhất thiết pháp. Ly cố, vô tướng. Tức cố, vôbất tướng. Bất đắc dĩ, cưỡng danh Thật Tướng" (Lìa hết thảy tướng chính làhết thảy pháp. Do "lìa", nên vô tướng. Do "chính là", nên chẳng phải khôngcó tướng. Bất đắc dĩ, cưỡng gọi là Thật Tướng). Thật Tướng cũng là mộtdanh từ giả danh. Tách lìa tướng danh tự liền thấy được chân tướng của nhânsinh và vũ trụ. Khi chẳng khởi một niệm sẽ thấy được chân tướng, phải dùngnhất tâm thì mới được. Còn dùng ý niệm sẽ là nhị tâm, rồi lại có phân biệt,liền trở thành tam tâm! "Vô tướng" là không có phân biệt, vọng tưởng, chấptrước, chẳng có tướng hư vọng, chẳng có ý niệm. Chữ "tức" ý nói sốngngay trong thế gian này, chẳng tách rời thế gian, chẳng tách lìa, chỉ có thểthụ dụng nó. Hết thảy muôn sự muôn pháp đều tồn tại, là có tướng, nhưngchẳng chấp trước vào những tướng ấy, chúng sẽ chẳng khởi tác dụng phụ,nhưng cũng chẳng thể buông bỏ nó. Hễ buông bỏ thì lại là chấp vào Không. 

"Thật Tướng chi Thể, phi tịch, phi chiếu, nhi phục tịch, nhi hằngchiếu, chiếu nhi hằng tịch" (Thể của Thật Tướng chẳng tịch, chẳng chiếu,nhưng lại vừa tịch vừa luôn chiếu, tuy chiếu nhưng luôn tịch): Câu này giảngrõ "không rớt vào hai bên". Tịch và Chiếu có thể lần lượt làm Thể và Dụngcho nhau. Thật Tướng tức là tâm tánh, bản thể của tâm tánh là Tịch, khởi tácdụng là Chiếu. Cũng có thể nói: Thể của tâm tánh là Chiếu, khởi tác dụng làTịch. Tịch là vắng lặng(30), chẳng sanh một niệm, tức là như Lục Tổ đã nói:"Vốn chẳng có một vật". "Chiếu" là hiểu rõ, vạn sự vạn vật trong vũ trụ đềuhiểu rõ ràng. Thể chẳng phải là Tịch, chẳng phải là Chiếu. Nó vốn chẳng thểnói là Tịch hay Chiếu. Hễ rớt vào Tịch hay Chiếu sẽ khởi lên phân biệt.Thánh nhân thế gian lẫn xuất thế gian thường dạy chúng ta hãy dùng Trung,tuyệt đối đừng thiên chấp một bên. Tiểu Thừa thiên chấp Không, phàm phuthiên chấp Có. "Trung" là "tịch nhi hằng chiếu, chiếu nhi hằng tịch" (là tịchnhưng luôn chiếu, tuy chiếu nhưng luôn tịch)(31) . "Như như bất động" làTịch, "rõ rệt rành rành" là Chiếu. Lý luận này hết sức trọng yếu. Khó thểhình dung Thật Tướng, lìa ngôn thuyết, lìa văn tự, lìa tâm duyên(32). Ngônngữ nói chẳng được, suy nghĩ, tưởng tượng cũng chẳng dò lường được. Cổđức thường nói: "Khai khẩu tiện thác, động niệm tức quai" (Mở miệng liềnsai, động niệm liền trật). Khởi tâm động niệm đã chẳng phải là Thể của ThậtTướng, đem Tịch và Chiếu áp dụng vào Thật Tướng cũng chẳng được,nhưng quả thật tồn tại ý nghĩa Tịch và Chiếu. Lặng trong như nước, mặtnước giống như một tấm gương [đó là Tịch], có thể soi bóng những thứ bênngoài rõ ràng, rành rẽ. Tâm địa thanh tịnh, thông suốt khắp mười phươngtam thế, được gọi là Chiếu, còn gọi là "thần thông", phàm phu chẳng thểthấu hiểu được. Loại năng lực này chẳng phải riêng chư Phật mới có, mà hếtthảy chúng sanh đều có, đáng tiếc là đã chôn vùi phần lớn. Hiện thời, mắt cóthể thấy, tai có thể nghe, mũi có thể ngửi, đều thuộc về "thần thông", nhưng năng lực nhỏ nhoi đến mức mắt bị ngăn cách bởi một tờ giấy sẽ không thểthấy được, khả năng nghe của tai cũng giống như vậy. Năng lực ấy vì sao bịchôn vùi? Chính là do một niệm bất giác mà có vô minh. Vô minh vừa khởilên, năng lực của Chiếu bị mất đi. Có một niệm khởi, liền bị chướng ngạithành mê, càng mê, càng sâu. Những đạo lý "mê như thế nào, phương cáchđả phá sự mê hoặc ấy hòng khôi phục cái tâm thanh tịnh" được sáu kinh,mười một luận(33) của tông Hoa Nghiêm và tông Duy Thức giảng tường tậnnhất. Mê là tác dụng của cảm tình, tình càng sâu, mê càng nặng. Tình do mêvọng sanh ra, chính là hư tình giả ý [chắc chắn] sẽ biến đổi. Chiếu là Lý Trí,do Lý Trí sanh ra, vĩnh viễn chẳng biến đổi, Chiếu là chân tình. Phật phápchẳng dùng chữ Tình, mà dùng một danh từ khác là Từ Bi. Từ Bi sanh từTịch và Chiếu, chẳng bị biến đổi. 

Trong tựa đề kinh Vô Lượng Thọ có năm chữ "thanh tịnh bình đẳnggiác", "thanh tịnh bình đẳng" là Tịch, "giác" là Chiếu, từ đây, sanh ra đạitừ, đại bi. Phải như thế nào thì mới có thể khế nhập cảnh giới ấy? Thực hiệntừ "thấy thấu suốt, buông xuống". "Thấy thấu suốt" là trí huệ, "buôngxuống" là công phu. Phân biệt, chấp trước, ưu lự, vướng mắc thảy đềubuông xuống. Trong cuộc sống thường nhật, sống tùy duyên, được đại tự tại.Đấy chính là hạnh phúc chân chánh. 

"Chiếu nhi tịch, cưỡng danh Thường Tịch Quang độ. Tịch nhi Chiếu,cưỡng danh Thanh Tịnh Pháp Thân" (Tuy tịch mà chiếu nên cưỡng gọi làcõi Thường Tịch Quang. Tuy Chiếu mà Tịch, cưỡng gọi là Thanh Tịnh PhápThân). Hai câu này ý nói: Một niệm tâm tánh nơi bổn tánh của chúng tacũng chính là thân và cõi nước của chư Phật Như Lai. Thân và cõi nướcchẳng hai, do Tịch và Chiếu chẳng hai, Tịch và Chiếu có thể dùng làm Thểvà Dụng lẫn cho nhau, đấy là chỗ dựa nguyên thủy để lập luận. Cõi ThườngTịch Quang và Thanh Tịnh Pháp Thân đều thuộc vào bản thể của tâm tánh.Ba thân của Phật, tức Pháp Thân, Báo Thân và Ứng Thân là từ Thể mà khởiDụng, [nói như vậy] dễ thấu hiểu hơn. "Pháp" là hết thảy vạn pháp, hết thảyvạn pháp là chính mình. Thân cũng là một pháp trong vạn pháp. Nghĩa nàyhết sức khó hiểu. Đức Phật thường dùng mộng huyễn để sánh ví: Trongmộng có các hình tượng biến hiện, mà trong mộng cũng có chính mình. Trừchính mình ra, có sơn hà, đại địa, lầu, đài, điện, gác, rất nhiều nhân vật.Cảnh giới trong mộng từ đâu mà có? Mộng do tâm tánh biến hiện ra. Tâmtánh chia ra thành chân và vọng. Mộng là do vọng tâm biến hiện. Nhữngcảnh tượng khác cũng đều do vọng tâm ấy biến hiện. Do đây, có thể lãnhngộ "toàn bộ giấc mộng ấy vốn là do chính mình [biến hiện]", toàn thể mộngchính là tâm, đây là điều có thể khẳng định được. Hiện tại, chúng ta đangnằm mộng, y báo, chánh báo trang nghiêm, núi, sông, đại địa trong mười pháp giới đều do tự tâm biến hiện. Trừ chân tâm bổn tánh ra, không có mộtpháp nào để có thể được. Phật và các đại Bồ Tát hiểu biết rõ ràng sự thậtnày, chứng đắc Pháp Thân, nên các Ngài nhất loạt đối đãi bình đẳng vớichúng sanh. Bởi lẽ, hư không pháp giới và chính mình có cùng một Thể, hácòn nói tới điều kiện nào nữa ư? Phật, Bồ Tát đối xử chúng sanh là chínhmình đối xử chính mình, vì thế mới "vô duyên đại từ, đồng thể đại bi".Người đời không biết, La Hán, Bích Chi Phật và Quyền Giáo Bồ Tát đềuchẳng hiểu rõ. Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo phá một phẩm vô minh,chứng một phần Pháp Thân, đích thân chứng được chân tướng sự thật mớihiểu rõ. Tư tưởng, kiến giải, cách nghĩ, cách nhìn của họ chẳng khác chưPhật Như Lai. Đấy gọi là "nhập Phật tri kiến". 

"Tịch chiếu cưỡng danh Báo Thân" (Tuy tịch mà chiếu nên cưỡnggọi là Báo Thân). Tịch mà chiếu, đấy là công phu, tức tâm thanh tịnh khởitác dụng, tràn đầy trí huệ, trở thành Báo Thân trí huệ, thấy tột cùng trọnkhắp hư không pháp giới đều là hiện tượng tịch diệt. 

"Tánh Đức tịch chiếu, danh Pháp Thân. Tu Đức chiếu tịch, danh BáoThân" (Tánh Đức tịch mà chiếu, gọi là Pháp Thân. Tu Đức chiếu mà tịch,gọi là Báo Thân). Đây là dựa theo Tánh và Tu để nói. Tánh là bổn tánh,Chân Như bổn tánh tịch chiếu ai nấy đều có, phàm và thánh giống nhau, nơiPhật chẳng tăng, tại phàm chẳng giảm. Nhưng Tu Đức thì khác nhau, Phật,Bồ Tát có tu hành, hiểu rõ chân tướng của sự thật. Phật, Bồ Tát dạy chúngta thì chúng ta nửa tin, nửa ngờ, thậm chí chẳng thể tiếp nhận. "Chiếu" làhiểu rành rẽ, rõ ràng, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng. Tịch là như như bất động,đối với cảnh giới chẳng khởi tâm động niệm. Đấy gọi là Tự Thụ Dụng Thân.Như như bất động, trọn chẳng có phiền não, thứ gì cũng rõ ràng, đầy ắp tríhuệ, đấy là tự thụ dụng, mà cũng chính là sự hưởng thụ chân chánh củachính mình. 

Chúng ta sống rất khổ, phiền não nhiều như vậy, chẳng có Tịch.Trong tâm suy nghĩ lung tung, thứ gì ở bên ngoài cũng chẳng hiểu biết, nênkhông có Chiếu. Để giúp đỡ người khác thì chính mình phải Tịch Chiếu,chính mình phải như bất động. Hiểu rõ ràng, rành rẽ cảnh giới bên ngoài thìmới có thể chỉ dạy người khác. Chính mình như như bất động thì mới chẳngbị người khác lôi kéo, cho nên được đại tự tại. Chỉ có Chiếu không có Tịchmà độ chúng sanh và tiếp xúc chúng sanh, hễ tiếng tăm, lợi dưỡng đưa tớithì tham, sân, si, mạn nẩy sanh, sẽ bị chúng sanh lôi kéo. Ứng Hóa Thân làTha Thụ Dụng Thân nhằm giúp đỡ người khác. 

"Thật Tướng vô nhị, diệc vô bất nhị" (Thật Tướng không hai, mà cũngchẳng không hai). Vũ trụ vạn hữu, vốn là bình đẳng nhất tướng, trong ấykhông có sai biệt. Kinh Kim Cang nói đại thiên thế giới là "nhất hiệp tướng"(34) . Vật chất cơ bản của vạn vật chỉ là một, chỉ là công thức cấu tạokhác nhau. Vì vậy, muôn pháp trong vũ trụ là bình đẳng, đều là một hiệptướng, không sai biệt. Nếu các nhà khoa học đọc kinh Phật, nhất định họ sẽbội phục Thích Ca Mâu Ni năm vóc sát đất. 

Trông thấy chân tướng của sự thật bình đẳng vô nhị, mà nếu vẫn khởiphân biệt, chấp trước, thị phi, thiện ác thì lầm lẫn quá đỗi rồi! Có kẻ hoàinghi: "Nếu vạn pháp đã là bình đẳng, chẳng hai, cớ sao Phật nói chân tâm vàvọng tâm?" Hãy nên biết: Phật nói chân tâm và vọng tâm chính là nóiphương tiện. Nếu nói chân thật, sẽ chẳng mở miệng. Những điều Ngài đã nóitrong suốt bốn mươi chín năm đều là nói phương tiện. Phải từ lời nóiphương tiện mà ngộ nhập chân thật, chớ nên chấp vào những danh tướngđức Phật đã nói. Nghe kinh phải nghe bằng cái tâm thanh tịnh, chớ nên suytưởng. Hễ suy tưởng thì ngộ môn (sự ngộ giải của người nghe) liền bị đónglại. Nếu học tập Phật pháp giống như học pháp thế gian thì sẽ biến thành"Phật học", chứ không phải là "học Phật". Học Phật phải khai ngộ, phải họccái tâm thanh tịnh, phải học Tịch Chiếu. Trước hết, nói ra nguyên lý, sau đấymới thực hiện trên phương diện sự tướng.

"Thể" là Thật Tướng, tức tâm tánh. "Y" là y báo, "chánh" là thân thể.Pháp là Pháp Thân, Báo là Báo Thân, cũng do tự tánh biến hiện. Tự là chínhmình, Tha là người khác. Tự - Tha bất nhị. Giúp đỡ người khác chính là giúpđỡ chính mình. "Năng thuyết" (người nói kinh này) là Thích Ca Mâu NiPhật, "sở thuyết" (những điều được nói đến) là A Di Đà Phật, tự tánh Di Đà,duy tâm Tịnh Độ. "Năng độ" (người hóa độ) là chư Phật, "sở độ" (kẻ đượchóa độ) là chúng sanh. "Năng tín" là cái tâm của ta, "sở tín" là pháp mônnày. "Năng nguyện" là sự hâm mộ, mong mỏi của chính mình, "sở nguyện"là Tây Phương Cực Lạc thế giới. "Năng trì" là thân, khẩu, ý, thân lễ Phật,miệng niệm Phật, tâm tưởng Phật, "sở trì" là một câu Phật hiệu "nam-mô ADi Đà Phật". "Năng sanh" là điều kiện để có thể vãng sanh, tức Tín -Nguyện - Hạnh; "sở sanh" là Tây Phương Cực Lạc thế giới. Ở Tây Phươngcó bốn loại Tịnh Độ, nhưng bốn loại này dung hợp thành một. Đã sanh vềmột cõi thì sẽ sanh trong hết thảy cõi, chỉ có Tây Phương thù thắng như vậy!"Năng tán" là mười phương chư Phật Như Lai, "sở tán" là Tây PhươngTịnh Độ. Những điều này đều là Thật Tướng, đức Phật thuyết pháp chochúng ta đã dựa vào một điều duy nhất, tức là Thật Tướng.

Ở đây, tôi lại nói rõ cùng các vị đồng tu. Lý này thông với hết thảy tất cảcác kinh Đại Thừa, đó gọi là "một kinh thông, hết thảy các kinh thông".Chẳng phải chỉ như vậy, hết thảy pháp thế gian và xuất thế gian cũng đều cóthể thông đạt; bởi lẽ, không có một pháp nào chẳng do tâm tánh biến hiện ra.Bậc Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo có trí huệ viên mãn, không gì chẳng biết, không gì chẳng thể. Hiểu rõ lý này, cái tâm tu học sẽ ổn định, chẳngcòn suy nghĩ Thiên Thai cũng rất hay, hoặc là Thiền Tông cũng khá lắm, đềumuốn học hết. Tông Môn, Giáo Hạ, bất cứ tông phái nào nếu có khế nhập thìđều có thể thành tựu, nhưng ắt cần phải chuyên tu. Chuyên tu sẽ dễ thànhtựu! Từ xưa, những bậc đại đức tuy tu những pháp môn khác nhau, nhưngphương hướng, mục tiêu giống nhau, đôi bên khen ngợi lẫn nhau. Con ngườihọc Phật hiện thời thường là khen ngợi bản thân, hủy báng người khác(35) . 

---o0o--- 

Phụ Chú: 

Lời giảng của Hòa Thượng rất chi tiết, nhưng nói hơi rộng nên có thểkhiến cho những vị đồng tu nếu có cùng căn tánh kém hèn như mạt nhân khóthể hiểu những điều giảng giải trong sách Yếu Giải. Mạt nhân phải đọc điđọc lại, đồng thời tham chiếu hai tác phẩm giải thích Yếu Giải của pháp sưBảo Tịnh và pháp sư Viên Anh, mới tạm thấu hiểu chút phần. Xin ghi lại tómtắt những điều mạt nhân cảm nhận nông cạn về đoạn văn Yếu Giải trên đâyvới ước vọng giúp cho những đồng tu có cùng căn tánh tệ hại như mạt nhâncó thể hiểu được phần nào lời dạy của Tổ và Hòa Thượng Tịnh Không (đâychỉ là những điều chúng tôi cảm nhận qua lăng kính kiến giải u tối, đầyphân biệt, chấp trước, vọng tưởng, suy đoán ngông cuồng của chính mình,rất có thể đã hiểu sai bét ý Tổ và ý Hòa Thượng. Kính xin những vị thiện trithức phủ chánh cho): 

- Tịch: Vắng lặng, bất biến, diễn tả đặc tánh không bị biến đổi bởi trầncảnh hay bất cứ nguyên nhân nào của bản thể (tạm gọi là Thật Tướng). 

- Chiếu: Khả năng nhận biết muôn pháp và hết thảy sự vật rõ ràng. 

- Chân tâm (Thật Tướng, Chân Như, bổn tánh v.v...) bất biến nhưng luônnhận biết sự vật không sai lầm, không mê hoặc, tuy nhận biết sự vật rõ ràngnhưng không vướng mắc, không bị sự vật ô nhiễm. Do chân tâm vượt ngoàiđối đãi, thấy nó có Chiếu hay có Tịch đều chỉ là nhìn từ một khía cạnh,không thể nói chân tâm là Tịch hay Chiếu được. Tuy vậy, chân tâm luôntrọn đủ ý nghĩa Tịch và Chiếu, nên chân tâm cũng chẳng thể tách rời Tịch vàChiếu được. Điều này diễn tả bằng câu "bất biến nhưng tùy duyên, tùyduyên nhưng bất biến" hoặc nói như Yếu Giải "phi tịch, phi chiếu, nhi phụctịch, nhi hằng chiếu, chiếu nhi hằng tịch" (chẳng phải tịch, chẳng phảichiếu, nhưng lại vừa tịch vừa luôn chiếu, tuy chiếu nhưng luôn tịch).

 - Những danh từ như Thường Tịch Quang, Pháp Thân, Báo Thân, Ứng Thân, Thụ Dụng Thân, Ứng Hóa Thân là những danh từ được đặt ranhằm diễn tả một khía cạnh nào đó của Thật Tướng, vì tất cả đều do ThậtTướng biến hiện. 

- Nhấn mạnh đến khía cạnh "tùy duyên nhưng bất biến" của ThậtTướng, ta có Thường Tịch Quang Độ. Tuy gọi là cõi, nhưng đây chỉ là cảnhgiới chứng đắc của bậc Pháp Thân đại sĩ và chư Phật, chứ không phải là mộtcõi về mặt sự tướng. Tâm các vị ấy thấu hiểu vạn pháp, nhận biết vạn pháp,nhưng không ô nhiễm bởi phân biệt, chấp trước, suy lường, thành kiến, cóthể sự sự vô ngại, nên gọi cảnh giới là Thường Tịch Quang. Do vậy, YếuGiải ghi "Chiếu nhi Tịch, cưỡng danh Thường Tịch Quang độ" (Tùy duyênnhưng vẫn bất biến thì cưỡng gọi là cõi Thường Tịch Quang). 

- Nhấn mạnh đến khía cạnh "bất biến nhưng tùy duyên" của ThậtTướng, thì gọi là Pháp Thân. Pháp Thân không có hình tướng, nó là Lý Thể.Lý ấy bất biến, thường hằng, dung thông muôn pháp, tồn tại trong vạn pháp.Chúng sanh đang mê thì Pháp Thân vẫn không mất, chư Phật chứng quảviên mãn, Pháp Thân vẫn không tăng thêm. Pháp Thân có thể lưu lộ vôlượng tánh đức (nên gọi là tùy duyên). Do vậy Yếu Giải ghi: "Chiếu nhiTịch, cưỡng danh Thanh Tịnh Pháp Thân". 

- Nếu từ Dụng nhìn ngược lại Thể, thì Thật Tướng có tác dụng vô biênkhông chướng ngại, nhưng không vì thế mà nó biến đổi nên gọi là PhápThân, nhấn mạnh đến ý nghĩa "vô tướng" của Thật Tướng. Do vậy, sáchYếu Giải ghi "Chiếu tịch, cưỡng danh Pháp Thân" nhấn mạnh ý nghĩa Tịch. 

- Lại từ Thể nhìn ra Dụng, chú trọng nơi Dụng. Thật Tướng tuy bất biến,nhưng có vô biên tác dụng, tác dụng ấy là trí huệ tràn đầy, không gì chẳngbiết, giống như gương tuy rỗng rang mà vẫn có thể chiếu soi vô ngại tất cảsự vật. Thật Tướng vô tướng (rỗng rang, không lệ thuộc hình tướng), nhưngkhông trở ngại tướng nào, tràn đầy trí huệ, nhấn mạnh ý nghĩa Thật Tướngtuy vô tướng nhưng chẳng phải là chẳng có tướng gì (có tướng, nhưngkhông vướng mắc, trệ ngại nơi hình tướng) nên sách Yếu Giải bảo "Tịchchiếu cưỡng danh Báo Thân", tức nhấn mạnh vào ý nghĩa Chiếu. 

- Tiếp đó, nhìn vào phương diện đức năng, tức vô biên phẩm đức (côngdụng, đặc tánh) của Thật Tướng để luận định. Xét theo Lý thì những đứcnăng ấy gọi là Tánh Đức. Do Thật Tướng bất biến, nhưng có vô lượng vôbiên đức năng, ai cũng sẵn đủ vô lượng vô biên các đức năng ấy. Nhấn mạnhđến khía cạnh "xét theo Lý (tức theo chân lý tuyệt đối), ai cũng có sẵn vôlượng đức năng trong tự tánh", sự thật ấy tạm gọi là Pháp Thân, nên sáchYếu Giải ghi "Tánh đức tịch chiếu, danh Pháp Thân". 

- Tuy sẵn đủ đức năng nơi tự tánh, nhưng do đang mê hoặc, chấp trước,chúng sanh không thể thụ dụng được, phải tu tập để trừ khử vọng tưởng, chấp trước, phân biệt (kinh diễn tả điều này là phiền não, hoặc Tam Hoặcv.v..), hòng khôi phục đức năng. Đức năng do tu tập mà đạt được từng phầngọi là Tu Đức. Do tu tập, sẽ dần dần khôi phục trọn vẹn đức năng, các đứcnăng ấy chính là Dụng của Thật Tướng, vô biên lực dụng, không gì chẳnghiểu thấu nhưng chân tâm bất biến, bất biến nhưng vẫn tùy duyên. Nhấnmạnh đến sự khôi phục đặc tánh "tùy duyên nhưng bất biến" sau khi tu tậpviên mãn, chứng đắc Phật Quả nên gọi là Báo Thân. Do vậy, sách Yếu Giảighi là "Tu Đức tịch chiếu, danh Báo Thân". 

- Xét riêng phương diện Chiếu, vận dụng lực dụng của Chiếu để độ sanh,nhấn mạnh đến khía cạnh Giác Tha hay Giác Hạnh Viên Mãn nơi quả vịPhật mà có giả danh là Thụ Dụng Thân và Ứng Hóa Thân. 

- Thụ Dụng Thân chính là tên gọi khác của Báo Thân, chỉ nhấn mạnhđến khía cạnh lực dụng vô ngại, được khôi phục trọn vẹn sau khi tu tập viênmãn, chứng nhập bản tánh chân thường bất biến (Tịch) của Thật Tướng, dovậy độ sanh không điều kiện, không gì chẳng thể làm, không gì chẳng thểbiết, không chúng sanh nào chẳng độ. Do vậy, sách Yếu Giải ghi là "Tu Đứctịch chiếu, danh Thụ Dụng Thân". 

- Tuy độ sanh vô tận, nhưng không thấy có chúng sanh để độ, chúngsanh và mình cùng một thể, thuyết pháp không giáo dục nhưng không thấycó người nói pháp, không có người nghe pháp, không có pháp để nói v.v...Nói cách khác, đấy là "tùy duyên nhưng bất biến", dẫu độ sanh nhưng chẳngrời tự tánh, là cảm ứng đạo giao, giống như gõ vào chuông thì chuông bènngân. Do vậy, sách Yếu Giải ghi là "Tu Đức chiếu tịch, danh Ứng Hóathân". 

- Qua những điều trên đây, mọi khái niệm chủ thể (Năng) và đối tượngđược tác động (Sở), mọi khái niệm tương đối như thân và cõi nước, y báo vàchánh báo v.v... đều chỉ là những khía cạnh nhìn từ hình tướng khác nhaucủa Thật Tướng, tùy theo cách nhìn theo khía cạnh nào mà có một kháiniệm, một pháp ấy, chớ nên chấp trước. Nhằm khuyên hành giả phá trừ mọichấp trước đối đãi nên tổ Ngẫu Ích mới viết: "Tịch Chiếu bất nhị, thân độbất nhị, chân ứng bất nhị, vô phi Thật Tướng, Thật Tướng vô nhị". Rồi lạisợ chúng sanh chấp vào quả thật có một cái "bất nhị", nên lại viết "diệc vôbất nhị" (mà cũng chẳng không hai). Tiếp đó, Tổ chỉ rõ bản chất chân thậtcủa mọi pháp là Thật Tướng, do Thật Tướng biến hiện nên mới viết: "Cử thểtác y, tác chánh, tác tự, tác tha..." Phải từ những điều ấy, chứng nhập ThậtTướng nên mới viết "vô phi Thật Tướng chánh ấn chi sở ấn dã" (không gìchẳng được chánh ấn Thật Tướng in vào). 

Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký 

Phần 1 hết

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro