Ác Nghiệp Đào Hoa 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ác Nghiệp Đào Hoa
Tác giả: Nhật Tâm
Tiếng mưa rơi rả rít, gió cứ thổi từng cơn lạnh buốt, ngoài đường không một bóng người qua lại, những hàng cây cứ phất phơ cành lá như một vũ công đang biểu diễn tiết mục múa,của mình khi có cơn gió thổi qua. Trúc Mai cố đạp thật nhanh về nhà, trên giỏ xe của cô là cả một đống đồ chất đầy ắp. Trên giỏ xe đó, nào là thịt, bánh, và cả gói quà mà cô cẩn thận lựa chọn kỹ lưỡng để tặng cho anh Lộc, chồng của mình nhân dịp sinh nhật của anh. Trúc Mai thấy mưa càng nặng hạt hơn, cô nhăn mặt một chút vì khó chịu, cởi cái áo mưa rả khỏi người mình, cô phủ kín cái giỏ xe và đạp đi tiếp. Xa xa, có ánh đèn hắt ra từ những mái nhà của cái xóm nhỏ, nơi có tổ ấm của cô và chồng, tuy nơi đó thiếu thốn vật chất, cuộc sống hơi khó khăn và chật vật nhưng đổi lại, là tình thương mến thương của hàng xóm đối với nhau lại rất tốt.  Mai vừa nghĩ ngợi đến cảnh chồng cô sẽ vui mừng lắm khi cô chuẩn bị tiệc bất ngờ cho anh, nghĩ đến đó, bất giác cô mỉm cười một mình, chân đạp nhanh hơn và cơn mưa ngoài kia cũng không còn lạnh lẽo đối với cô nữa, vì viễn cảnh hạnh phúc đã sưởi ấm cho tâm hồn của cô rồi. Trên trời mây đen vẫn kéo về phủ kín cả bầu trời, gió cứ thổi từng cơn lạnh buốt, người con gái với vóc dáng nhỏ nhắn đangh gồng mình đạp xe dưới cơn mưa giông,tiếng chim cú cứ vang lên nghe ghê rợn và kèm theo đó là tiếng sấm chớp lâu lâu lại vang lên từng chặp, phải chăng đó là một báo hiệu gì đó chăng? Người con gái ấy liệu có được hạnh phúc với người mình thương yêu hay lại phải chống chọi với phong ba bão táp một mình giống như hiện cảnh bây giờ??
Bên trong căn nhà mái lá, Lộc đang dọn mâm cơm đơn sơ của mình. trên bàn là nồi cơm trắng, trứng chiên và tô canh rau xanh và vài mẫu thịt vụn trong đó. Nhìn đồng hồ treo nơi vách nhà, thấy đã hơn bảy giờ tối, anh xót ruột vì vợ anh ta sao đi làm giờ này vẫn chưa thấy về. Không thể ngồi đợi thêm một lúc nào nữa, anh toan đứng lên, đi ra sau nhà lấy áo mưa rách tả tơi, mặc vào rồi đi ra mở cửa. Cửa vừa mở ra, Trúc Mai đã đứng trước mặt anh. Thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng cô cũng đã về, mọi lo toan trong anh cũng đã được giải toả. Lộc lên tiếng:
_ Em có sao không?mưa to gió lớn quá, vào nhà nhanh đi, kẻo bệnh!
Trúc Mai dạ khẽ một tiếng, dắt xe đi vào nhà,Lộc cũng đi vào sâu khi khép cửa lại.Trúc Mai sau khi thay đồ, lau khô tóc rồi đi đến xe của mình lấy ra cái hộp vuông, đặt lên bàn ăn, trước mặt của Lộc, mỉm cười rồi nói:
_ Anh à! Nay sinh nhật của anh, em có chuẩn bị món quà nhỏ, mừng anh sinh nhật vui vẻ
Lộc ngước nhìn, mắt rưng rưng ngấn lệ, đưa ánh mắt trìu mến nhìn chồng mình, mỉm cười nhẹ nhàng nói:
_ Anh cực khổ quanh năm, chật vật lo cho em từ trước tới nay, em phải có gì dành cho anh chứ, thôi mình dùng cơm đi anh!
Lộc cười rạng rỡ, ngồi xuống ghế, lâý chén bới cơm rồi gắp thức ăn đầy ăp, đưa cho anh, nói:
_ Chồng ăn nhiều chút nhé, lúc này em thấy anh xanh xao, gầy guộc quá!
Lộc cười nhẹ, đưa tay xoa nhẹ bờ vai gầy của vợ, rồi bất ngờ dìu cô đứng lên, ôm vào lòng dỗ dành:
_ Em cũng vậy, anh vô vụng không làm được gì, để em phải chịu khổ rồi!
Trúc Mai nghe thì cũng thở nhẹ ra, nói với anh những lời an ủi:
_Thôi! Anh đừng tự trách, gian khó nào cũng sẽ qua mà! Miễn sao hai vợ chồng mình cùng cố gắng thì sẽ qua hết thôi! Anh ngồi xuống ăn đi, đồ ăn nguội lạnh hết rồi, này sinh nhật anh nên vui, không có buồn nè!
Hai vợ chồng cứ nói chuyện vui vẻ, ăn uống cùng nhau một lúc thì cũng dọn dẹp, anh thì đi vào phòng nằm để nghỉ ngơi, sau một ngày làm việc mệt nhọc. Trúc Mai lúi cúi ngồi máy lại mấy cái áo đã rách vai cho chồng, vừa làm vừa cảm thấy chua xót trong lòng, hoàn cảnh của hai người quá éo le, nước mắt tuôn rơi lúc nào không hay, mọi kỷ niệm cũng như dĩ vãng năm nào lại xuất hiện như cuốn phim hồi ức được chiếu lại.
Hai năm trước:
Trên con đường mòn quen thuộc dẫn vào nhà, hai hàng cây che bóng mát cả lối dẫn vào nhà anh. Lộc vừa đi vừa hát vu vơ
những câu nhạc không đầu, không đuôi. Về đến cổng nhà, Lộc thấy trước mặt là Bà Hai Lan, mẹ anh đang đứng chống nạnh giữa gian nhà giữa. Dưới sàn nhà, Trúc Mai đang quỳ đó, mắt đỏ hoe, bên cạnh đó là cha mẹ của cô, đang đứng cúi đầu, vẻ mặt rất ủ rũ.Lộc không hiểu chuyện gì xảy ra, nên nhìn người này, đến nhìn người kia rồi cậu cũng nghiêm giọng hỏi mẹ mình:
_ Mẹ! Chuyện gì xảy ra vậy?
Bà Hai chỉ nói một câu rõ lạnh lùng:
_ Không phải chuyện của con, còn đi vaod nghỉ ngơi đi, ở đây để mẹ giải quyết!
Lộc nghe mẹ nói, thì anh nghĩ chắc chuyện cũng lớn lắm, mẹ anh mới ra mặt như vậy. Đứng nhìn từng người đang quỳ dưới sàn nhà, anh chợt thấy lòng mình xót xa một chút, rồi cố nén tiếng thở dài, anh quay bước đi vào bên trong gian nhà trong, bỏ lại sau lưng những ánh mắt cầu cứu trong tuyệt vọng của ba người khốn khổ đang đứng trước cơn thịnh nộ của mẹ anh. Lộc vào đến phòng, anh mệt mỏi vì cả ngày phải phơi mặt ngoài đường, đi thử nợ cho mẹ của mình, anh là người tốt tính lại hiền lành, nên dường như những khoản nợ nhỏ của những người khốn cùng, anh điều đứng ra trả thay, còn nợ lớn thì anh cho trả từ từ, không lấy lãi, điều này hoàn toàn không có đối với mẹ anh, nhưng anh vì thương bà con làm ăn vất vả, nên không đành lòng xiết nợ thẳng tay. Lộc nằm trên giường, nhớ lại hình ảnh ba người quỳ dưới chân của mẹ mình, anh thắc mắc không biết họ làm gì, mà ra nông nổi như vậy? Có cách nào để cứu họ không? Và nếu có cách thì anh sẽ như thế nào, nếu mẹ anh biết anh ra mặt chống đối lại? Lan man suy nghĩ, anh đi vào giấc ngủ lúc nào chẳng hay.
Bên ngoài, Bà Hai Lan, đập bàn một cái rầm, lên tiếng, giọng giận dữ:
_ Bây giờ tính sao? Tiền gốc, tiền lãi đã ba tháng rồi, tụi mày định giựt không trả à?
Bà Tư, mẹ của Trúc Mai, một người đàn bà khắc khổ mang trong mình nhiều bệnh tật, vì bệnh nên bao nhiêu của cải, đều đội nón ra đi, còn phải mượn một số tiền lớn của nhà Bà Hai, tiền bạc đều đi theo căn bệnh của bà, nhưng chạy chữa mãi, vẫn không thuyên giảm, giờ còn mắc nợ không có khả năng chi trả. Bà ngước đôi mắt đẫm lệ, môi tái nhợt run run, nói trong nước mắt:
_ Xin Bà Hai thư thả cho con vài hôm nữa, con xoay sở đủ thì sẽ trả gốc lẫn lãi cho bà!
Ông Tư, cũng lên tiếng phụ hoạ, đôi môi run rẩy:
_ Dạ! Vợ chồng con, xin bà cho thêm vài hôm, con mượn nợ hay chạy vạy đủ tiền, nhất định sẽ đến trả ngay.
Bà Hai nhăn mặt, lắc đầu nói:
_ Không được, đã ba tháng rồi, có đồng bạc nào không? Nếu hứa mà giữ lời thì đâu có chuyện táo cho người đến lôi cổ tụi bây về đây!
Đôi mắt cả hai điều ngấn lệ, chực chờ như sắp rơi xuống, Bà Hai nói:
_ Thôi, không hẹn nữa. Nay phải trả nợ cho tao, còn không thì cả nhà mày, từ bé đến lớn phải đến ở đợ trừ dần số nợ cho tao!
Cả ba mẹ lẫn con gái, đều nhìn nhau rồi khóc nức nở, không biết tính thế nào? Bà Hai vốn không có tấm lòng trắc ẩn, bà ta chỉ hừ nhẹ một tiếng, rồi nói:
_ Tao không rảnh ở đây xem tụi bây khóc lóc, giờ tao vô phòng ngủ, tụi mày làm sao thì làm, nội trong hôm nay nhà tụi bây đã không còn, tạo cho người siết rồi, còn tụi bây thì đến tối mà không trả được phần tiền còn lại, thì dẫn xác đến đây mà ở trừ nợ. Còn nếu như trốn,thì đừng hòng nhé, tạo mà bắt được thì cả ba người của tụi mày, tao đem cho chó ăn.
Nói xong, bà đi thẳng một hơi vào gian nhà trong, bỏ lại ba con người cùng khổ, đang ngồi đó với ánh mắt thất thần. Đám người làm cũng thấy xót xa cho họ, nhưng vì thân phận thấp hèn nên cũng không cứu giúp gì được, đành lắc đầu bất lực bỏ đi. Trúc Mai, gương mặt đã giàn giụa nước mắt, đứng dậy từ từ, rồi dìu cha và mẹ mình cùng đứng lên, cô nói trong nước mắt:
_ Cha, Mẹ! Họ làm gì có tình người mà năn nỉ, van xin? Thôi thì chịu cảnh ở đợ cho họ trừ nợ, cả ba người thì chắc cũng không lâu sau, sẽ hết nợ mà!
Ông Tư, khuôn mặt buồn rầu, thở dài nói:
_ Con không biết, nhà bà Hai này làm như thế nào, mà giàu có hay sao?
Trúc Mai còn chưa hiểu ý của cha, mẹ cô cũng lên tiếng phụ hoạ:
_ Bà Hai này, xưa nay nổi tiếng là cho vay nặng lãi, trễ hẹn một hai hôm là tiền lãi sẽ tăng, có người làm quần quật cũng không trả nổi, đành chịu cảnh bị xiết nhà, rồi làm người ở chỗ họ trừ lương.Có người làm thì cũng thoát cảnh nợ nần, nhưng xoá nợ rồi thì tứ cố vô thân, có người thì làm đến bạc đầu, nhưng nợ vẫn nợ….!
Trúc Mai nghe cha mẹ nói, buồn rầu nhìn hai người, rồi cô cũng không biết phải như thế nào là đúng, cô hỏi lại:
_ Bây giờ cha mẹ tính sao?
Ông Hai hít một hơi dài, thở ra nặng nề rồi nói:
_ Thì chỉ còn cách bán nhà, rồi đi ở chỗ bà đó thôi, chứ giờ mình đâu còn cách khác!
Mẹ cô cũng không nói gì, chỉ biết im lặng, nhìn Trúc Mai, lặng lẽ rơi nước mắt. Trúc Mai thở dài một hơi, rồi nói:
_ Thôi! Về nhà rồi tính! Cha mẹ không phải lo, từ từ chuyện gì cũng xong!
Trúc Mai nắm tay cả hai ông bà, quay lưng đi thẳng về hướng nhà của mình. Bao nhiêu giông tố cứ ập vào mái nhà của cô, khi hết cha bệnh nặng, vụ mùa thất bát, rồi thêm mẹ lao lực mà sanh bệnh. Cả một chặng đường dài, tối tăm mờ mịt không lối thoát, cô chỉ biết nuốt nước mắt vào trong lòng, chứ không dám kêu than với ai, dù chỉ một câu.
Rồi câu chuyện của gia đình Trúc Mai, vẫn như thế, về làm người nhà cho gia đình của Lộc, mọi chuyện cứ tiếp diễn bình thường không gì xảy ra, tuy cực nhọc nhưng họ vẫn vui vẻ và dần dà lấy được cảm tình của bà Hai. Bà ta rất thích thái độ và cách làm việc của Trúc Mai, hiểu chuyện và siêng năng. Không khó để cô lên làm quản gia, thay thế cho ông quản gia già nua, bệnh tật. Thời gian qua nhanh, thấm thoắt Trúc Mai cũng đã ở nhà bà Hai được một năm rồi, mọi chuyện vẫn suôn sẻ, và bà ta hứa nếu như cô cứ như thế phát huy, thì thời gian trả nợ và chuộc lại căn nhà cũg không còn xa nữa. Trúc Mai nghe lời bà ta lắm, một bước cũng không dám cãi, luôn thuận ý vừa lòng của bà. Rồi một ngày tháng tư, có lẽ nếu như không xảy ra cớ sự này, thì cô đã đường hoàng có một mái ấm, có cha có mẹ cận kề.Ông trời dường như không muốn cô gái trẻ, được ấm êm bên gia đình nhỏ, tuy cùng quẫn nhưng rất ấm áp tình thương. Chiều hôm đó, Trúc Mai đi làm ở ngoài ruộng về, cô không phải làm dưới đồng, mà đi kiểm tra và quản lí nhân công của bà Hai. Tung tăng đi về trên con đường vắng vẻ, yên tĩnh của miền quê vắng vẻ. Đến ngã ba đường, chỉ cần rẽ vào một đoạn nhỏ là đến nhà. Tay cầm giỏ đựng thức ăn, tay thì quệt mồ hôi trán, chân bước đi nhẹ nhàng với suy nghĩ tích cực, không bao lâu thì sẽ được trở về nhà, đoàn viên với cha mẹ. Tới đoạn cây đa ở đầu ngõ, thì bất chợt có một người đàn ông say rượu, nằm dưới gốc cây, mắt nhắm chặt. Màn đêm cũng đã buông xuống, với tính thương người, cô đi đến bên cạnh, cúi xuống xem xét tình hình của người đàn ông lạ. Trúc Mai lay gọi một lúc, người đàn ông say rượu cũng bừng tỉnh lại, chếnh choáng ngồi dậy, ông lên tiếng:
_ Cô là ai? Tôi đang đâu?
Trúc Mai cũng ngạc nhiên vì thái độ điềm tĩnh của ông, Mai ấp úng trả lời:
_ À!Con là Trúc Mai, nhà gần đây thôi, con đi làm về thì thấy ông nằm đây bất tỉnh. Nhà ông ở đâu? Đây là xóm Hạ, đầu xóm đó ông! Nhìn ông lạ lắm, chắc không phải người xóm con, chắc ở nơi khác đến phải không?
Nói xong, cô đi ra ngã ba nhìn quanh quất, tìm kiếm người đi đường để nhờ trợ giúp. Một lúc sau, cũng có một thanh niên đang đi về phía cô. Trúc Mai mừng lắm, chạy nhanh ra ngoài, cất giọng kêu lớn:
_ Nè! Anh gì ơi! Anh gì đó ơi!
Vừa kêu, cô vừa đưa tay vẫy vẫy, để cho người đó nhận thấy. Sau một lúc nổ lực đứng kêu và vẫy gọi, chàng trai cũng đi tới nơi cô đang đứng. Anh ta hỏi:
_ Sao đó?cô cần gì ở tôi à?
Trúc Mai bẽn lẽn, hơi đỏ mặt vì đối diện với thanh niên trước mặt, anh ta không mặc áo, để lộ ra làn da rám nắng săn chắc.Trúc Mai hơi ấp úng lên tiếng:
_ Anh có thể giúp em một tay, đưa giúp chú này về nhà không? Chú có vẻ không được ổn lắm anh à!
Người thanh niên hơi ngần ngừ, rồi cũng  tiến đến gần chỗ người đàn ông mà Trúc Mai nói, anh nhìn một lúc, rồi nói:
_ Này! Chú có thể đứng được không,hay phải cõng ?
Người đàn ông gượng dậy, tựa vào gốc cây, lên tiếng nói:
_ Cậu dìu tôi được rồi, tôi có thể đi được, chỉ là chân hơi đau thôi!
Thanh niên gật đầu, rồi đưa tay choàng qua người ông già, dìu ông đi, chầm chậm bước đi những bước chân khập khiễng tiến về xóm dưới, nơi có ngôi nhà và những người thân đang đợi chờ ông . Trúc Mai sau khi tìm được người giúp ông lão, cô cũng vui vẻ thở phào mà rảo bước về nhà, trong lòng dâng lên một cảm giác khó tả.
Màn đêm buông xuống, dưới mái nhà tranh, mẹ của Trúc Mai, cứ hết đứng rồi lại ngồi, ngồi không được bao lâu thì lại đứng dậy đi tới đi lui, khiến ông lão ngồi phía sau cũng phải lên tiếng:
_ Nè! Bà cứ đi đi lại lại, hết đứng rồi ngồi, thì được gì chứ? Con nó đi làm, thì chốc lát nó về, sao phải như thế?
Bà lão tay mân mê vạt áo, rồi cất giọng yểu xìu như sắp khóc đến nơi:
_ Tôi lo cho nó, không biết có gặp gì giữa đường không? Mọi hôm giờ này nó đã ở nhà, hôm nay đã tối mịt rồi, chẳng thấy mặt mũi nó đâu? Haiz! Tôi lo quá ông ạ!
Ông lão lắc đầu, không còn muốn nói gì với bà nữa, ông lẳng lặng đi ra phía sau nhà, múc nước vào nồi,bắt bếp nấu nước sôi cho con gái mình, khi nào nó về thì có mà xài. Bà thì vẫn đi lại xót ruột trông ngóng trên nhà, còn ông thì cũng đã nấu xong nồi nước sôi . Bên ngoài có bóng dáng người con gái đi vào, cất giọng kêu lớn vào bên trong:
_ Cha, mẹ! Còn về rồi!
Mẹ cô đi tới, vỗ vào vai con gái, mắng khẽ:
_ Mày đi đâu dữ vậy con? Cha mẹ ở nhà lo lắm, đi làm xong thì về, còn cà kê ở ngoài làm gì?
Trúc Mai ngồi xuống ghế, rồi kể hết mọi chuyện cho mẹ mình được biết rõ, cha cô cũng từ trong bếp đi ra, nghe được câu chuyện thì cũng không nói gì, chỉ nhắc cô đi tắm rửa rồi ăn uống chút gì đó rồi nghỉ ngơi, dù gì cũng đã trễ lắm rồi. Trúc Mai vâng dạ, rồi cũng nghe theo lời cha mẹ mà đi ngủ sớm.
Chuyện tưởng chừng như bình thường, nhưng đó lại là cơ duyên đưa đẩy cô đến gần với Cậu Hai Lộc, con của chủ nhà mà giá đình cô ở đợ mấy năm nay. Buổi sáng sớm tinh mơ, mặt trời còn chưa ló dạng thì ông bà Tư, Trúc Mai cũng đã thức dậy, chuẩn bị tất cả cho một ngày làm việc mới. Hôm nay đi làm ở xa, nên cô đem theo đồ ăn thức uống để sẵn trong giỏ, để cha mẹ không phải cất công về mà lấy đem qua cho cô. Cả ba chia tay nhau tại ngã ba đường, vì họ không làm chung một chỗ, trước khi đi mẹ cô còn dặn cô là phải về sớm, không được la cà như mấy hôm trước nữa, cô vâng dạ xong thì cũng nhảy chân sáo đi đến thửa ruộng mà mình đang làm dở dang mấy hôm nay. Thấm thoắt thời gian cũng trôi quá, thoáng chốc đã đến chiều, Trúc Mai đang loay hoay dọn dẹp đồ để về, thì từ xa có hai dáng người cao to, một người cầm dù che nắng, một người đi sát bên tay cầm quạt, phe phẩy với cái thời tiết oi bức. Mai không quan tâm đến ai, chỉ tận tâm làm việc hết mình, gắng dồn nén sức lực cho việc xoá nợ cho gia đình. Xách giỏ đồ của mình, đội cái nón lá lên đầu, cô lầm lũi bước đi, khi ngang qua hai chàng trai, thì cô chợt nghe một tiếng gọi nhẹ nhàng:
_ Ơ.. cô gái, cho hỏi chút được không?
Trúc Mai cứ nghĩ cậu ta kêu người nào đó, không phải mình. Vẫn lầm lũi bước đi, đi được vài bước, thì một cánh tay khẽ vịn vào vai, tiếng nói cất lên:
_ Cô gái! Cô quên tôi rồi sao?
Trúc Mai nhẹ nhàng lắc nhẹ người cho cánh tay rơi ra, rồi xoay người lại cố nhìn chàng trai trước mặt, nheo mắt nhìn rõ, đầu thì lục lọi lại ký ức, xem thử có quen người này không, thì cậu ta lên tiếng nói:
_ Buổi chiều cách đây mấy hôm, tôi có giúp cô đưa một lão say rượu về đó, nhớ chưa?
Trúc Mai gật đầu, che miệng cười nhẹ, rồi rối rít nói:
_ Ôi! Em xin lỗi, em quên mất! Hôm đó anh đưa ông ta về, em chưa cảm ơn anh nữa! Em đãng trí quá, xin lỗi anh!
Anh thanh niên nhoẻn miệng cười gật đầu, rồi hỏi thăm chuyện trò với cô vài câu. Lộc đứng sát bên nhìn mê đắm, dường như anh đã bị dáng vẻ dịu dàng của cô mê hoặc rồi. Nói chuyện một chút rồi cũng chia ra mà đi, cô thì quay về nhà, còn hai chàng trai thì đi về hướng ngược lại. Lộc đã in sâu một bóng hình cô gái dễ thương, tận sâu trong tiềm thức. Đêm hôm đó, Trúc Mai đang chuẩn bị vào giấc mộng sau một ngày vất vả. Bên ngoài có tiếng gọi:
_ Mai! Còn thức hay ngủ rồi còn?
Trúc Mai nghe tiếng thì biết bà Tư, mẹ của mình, cô cất tiếng đáp lại:
_ Dạ, còn thức, có gì không má?
Bà Tư ậm ừ một lúc, cũng cất tiếng nói:
_ Bà Hai cho mời con với má, qua có việc gì không biết!
Trúc Mai nghe mẹ nói, thì cũng lồm cồm bò dậy, đi xuống sàn nước rửa mặt, rồi thấy bộ đồ dài, cắp nón lá đi ra chỗ mẹ ngồi, rồi nói:
_ Mình đi thôi mẹ! Có chuyện gì không biết! Tự dưng gọi hai mẹ con mình giữa đêm!
Bà Tư không nói, chỉ hối thúc cô đi nhanh, có gì thì qua đó sẽ rõ. Cả hai đi trong màn mưa trắng xoá, gió thổi mạnh quá từng cơn từng buốt.
Trong nhà Bà Hai, mọi người đang tất bật đi tới đi lui, rất là bận rộn. Bà Hai ngồi trên bộ bàn nước,trong phòng của Lộc, con trai bà. Gương mặt của bà Hai ủ rũ, nhợt nhạt, nước mắt ngắn dài. Còn Ông Hai, chồng bà thì cứ đi đi lại lại hết thúc giục người này đi xắt thuốc, lại hối thúc người kia đi mua đồ về cho thầy trị bệnh cho con. Hai Lộc, mắt nhắm nghiền, trán đổ mồ hôi, mặt hốc hác tái xanh, môi thâm tím. Theo lời của gia nô đi theo Hai Lộc, thì cậu Hai đi giám sát đám nhân công gặt lúa, thì bị rắn cắn. Sau khi đem về tới nhà, thì đã hôn mê sâu, theo lời của gia nô thì con rắn này là rắn cực độc. Bao nhiêu thầy thuốc đều mời tới, nhưng vẫn vô dụng, chỉ cầm cự cho cậu Hai Lộc đừng ngưng thở mà thôi. Cho đến khi có người nói lại rằng nhà bà Hai, có cô con gái là Trúc Mai, biết chút về nghề bốc thuốc, trị bệnh. Bà Hai không ngần ngại, cho người đi mời cô ấy về trị cho cậu Hai, bất kể bao nhiêu tiền cũng được.
Quay về với nhà của Bà Hai, bao nhiêu thầy thuốc cũng không xi nhê với nọc rắn, không làm cho Hai Lộc tỉnh lại. Bà Hai thì vò đầu bứt tóc, khóc đến sưng mắt, còn ông chồng thì cũng rất căng thẳng, mồ hôi ướt cả khuôn mặt đỏ bừng của ông. Rồi khi đưa mắt nhìn ra ngoài màn mưa trắng xoá, gió giông giật ầm ầm ngoài kia, như muốn gào thét lên cho nổi tuyệt vọng trong sâu thẳm đáy lòng của người mẹ. Trong màn mưa đó, có hai bóng người chạy nhanh vào bên trong, rồi gỡ áo đi mưa và nón ra thì bà Hai réo lên nức nở, giọng háo hức:
_ Mai! Con tới rồi à, ôi thật là mừng quá, màu vào giúp anh Lộc, con trai bác đi! Nó yếu lắm rồi!
Trúc Mai vâng dạ, rồi xách theo cái túi nhỏ, đi thẳng qua giường của Hai Lộc, tiến sát đến giường và ngồi xuống. Ông Hai thấy, rồi cũng kêu mọi người tản ra bớt, để cho Hai Lộc trị bệnh cho con ông. Tất cả điều nghe lời đi ra ngoài, chỉ còn lại thanh niên lúc chiều đi theo Hai Lộc, được ở lại để chạy vặt cho cô. Sau khi thăm khám một lúc, thì Mai xoay qua căn dặn với anh trai kia, mua những thứ mình ghi trên mảnh giấy, bất cứ giá nào cũng phải mua, trong đêm nay. Nhận đơn thuốc từ trong tay cô, xoay qua ông Hai thì nhận được cái gật đầu đồng ý, rồi anh đi thẳng ra bàn nước, nhận tiền từ bà Hai, rồi đội mưa đi thẳng ra khỏi nhà.Còn lại bên trong phòng, thì Mai đang hì hục giúp cậu Hai trị thương, giành giật mạng sống của anh từ tay tử thần.  Nước nóng được mẹ cô đem lên liên tục, bông băng và khăn ướt cũng được cha của Hai Lộc đem tới cho cô mấy lần, và thau nước để lau vết thương cho anh thì cũng hai ba thau đã đỏ màu máu. Thời khắc đó kéo dài gần hai tiếng, căng thẳng vô cùng, tên nô bộc cũng đội mưa đi mua thuốc về, xắt thuốc cũng đã xong, thì cũng là lúc Trúc Mai buông bỏ đồ nghề, thở phào và quẹt mồ hôi trước trán, buông một câu nhẹ tênh:
_ Xong rồi ông bà! Cậu Hai đã qua cửa tử, con đã lấy hết độc tố trên người của cậu ra rồi! Giờ thì cho cậu uống thuốc, rồi tịnh dưỡng, sáng sẽ tỉnh thôi, ông bà!
Ông bà Hai mừng rơi nước mắt, gật đầu rồi cảm ơn liên tục. Trúc Mai cũng viết đơn thuốc rồi đặt lên bàn, dẫn mẹ đi thẳng ra cửa và về nhà, không quên nói là sáng sẽ quay lại thăm khám

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro