Kinh nghiem chung khoan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.

George Soros:Thước đo của lợi nhuận là rủi ro!

Trong giới đầu tư chứng khoán, không ai không biết đến cái tên George Soros, một nhà đầu tư cổ phiếu mà sự sắc sảo và tài dự đoán khuynh hướng thị trường tiền tệ đã làm ông trở nên nổi tiếng không chỉ trên thị trường chứng khoán mà còn trong những lĩnh vực đầu tư khác. Vậy đâu là bí quyết thành công của những người như Soros?

Tỷ suất lợi nhuận dài hạn của Soros lên tới gần 30% /năm trong vài thập kỷ liên tiếp. Nhưng rất nhiều lần, Soros đã thua lỗ hàng trăm triệu USD chỉ trong vòng chưa đầy một tuần lễ. Những thất bại như vậy có thể làm cho nhiều nhà đầu tư nản chí và bỏ cuộc, nhưng Soros vẫn vững vàng, chấp nhận rủi ro hiện tại và chờ đợi những cơ hội trong tương lai. Bản lĩnh của nhà đầu tư chứng khoán huyền thoại là ở chỗ đó. 

Đầu tư chứng khoán là một hình thức kinh doanh dài hạn với lãi suất vượt xa tất cả các dạng đầu tư khác, cụ thể là từ năm 1926 đến năm 1999, thị trường chứng khoán Mỹ có lãi suất trung bình 11,4%/năm. Loại hình đầu tư hấp dẫn tiếp theo là trái phiếu với lãi suất vào khoảng 5,1%/năm. Nếu năm 1926 bạn đầu tư 100 USD vào cổ phiếu, bạn sẽ thu về được 264.600 USD vào năm 1999, trong khi đó, 100 USD đầu tư vào trái phiếu chỉ mang lại cho bạn 3.800 USD. 

Lợi nhuận của “trò chơi chứng khoán” rất lớn nhưng đi kèm theo đó lại là rủi ro khôn lường. Trong giới đầu tư chứng khoán, nhiều nhà đầu tư có thể thu lời hàng triệu USD sau mỗi năm quyết toán, thế nhưng cũng không ít người đã phải ngậm ngùi nhìn vốn liếng “đội nón ra đi”. 

Chấp nhận rủi ro 

Các khoản đầu tư có xác xuất rủi ro cao lại thường mang đến lợi nhuận nhiều hơn các khoản đầu tư an toàn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư thường chấp nhận rủi ro để đổi lấy tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Có nhiều ý kiến cho rằng đầu tư cổ phiếu chẳng khác nào tham gia vào “canh bạc đỏ đen”, song vẫn có rất nhiều người lao vào như “con thiêu thân”. Sự thật không hoàn toàn như vậy. Mấu chốt vấn đề ở đây là các nhà đầu tư cần tỉnh táo, bình tĩnh trước những rủi ro và phải biết chấp nhận rủi ro để hướng tới lợi nhuận lớn hơn. 

Lợi nhuận và rủi ro là bạn song hành. Các nhà đầu tư hiểu rất rõ điều này và họ chấp nhận gắn mình với thị trường chứng khoán, bởi lẽ, như Warren Buffet, nhà đầu tư huyền thoại tại phố Wall và là người giàu thứ hai trên thế giới, đã nói: "Không thể chỉ đơn giản đem tiền đi gửi ngân hàng, vì như vậy là quá thụ động trong đầu tư. Hơn nữa, khả năng sinh lợi trong đầu tư chứng khoán đủ hấp dẫn để các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro”. 

Một chuyên gia tài chính đã phân tích: Với mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng hiện nay, nếu muốn có 1 USD tiền lời thì nhà đầu tư phải bỏ ra 14,5 USD vốn. Nhưng nếu đầu tư vào cổ phiếu, dựa trên các chỉ số đánh giá khả năng sinh lợi của cổ phiếu, triển vọng phát triển của các công ty niêm yết, trị giá cổ phiếu hiện tại… thì trung bình các nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra 8 - 9 USD đã có thể thu được 1 USD tiền lời. Ngoài ra, vốn đầu tư còn tăng lên theo giá trị tích lũy hằng năm của công ty. Sự bất ổn về giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong những khoảng thời gian cực ngắn khiến các nhà đầu tư trung bình phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Họ không thể dự đoán được lúc nào cổ phiếu sẽ xuống giá hay lên giá, cũng như không biết thông tin nào sẽ tác động trực tiếp tới giá cổ phiếu. Ngược lại, những nhà đầu tư xuất sắc sẽ biết lợi dụng tính bất ổn này để thu lợi cho riêng mình, chẳng hạn như tìm mua những cố phiểu giá thấp, sau đó bán ngay khi giá lên mà không “ngâm” chờ đợi giá tiếp tục cao nữa để rồi một ngày nào đó phải gánh chịu thua lỗ khi cổ phiếu xuống giá. 

Hạn chế rủi ro 

Theo Warren Buffet, một danh mục đầu tư đa dạng sẽ chứa đựng ít rủi ro hơn một danh mục đầu tư chỉ tập trung vào một hay một ít loại đầu tư. Đa dạng hoá đầu tư nghĩa là dàn trải tiền của bạn ra các loại đầu tư khác nhau, làm giảm nguy cơ rủi ro, bởi vì nếu giá một số cổ phiếu bạn đang sở hữu đi xuống thì bạn cũng phải không chịu thiệt hại nhiều, bởi luôn có một số cổ phiếu khác tăng giá trong danh mục đầu tư của bạn. 

Mark Hasek, một nhà đầu tư khá nổi tiếng tại Wall Street cho biết: “Để hạn chế rủi ro, điều quan trọng đối với một nhà đầu tư chứng khoán là phải xác định được chi phí cơ hội. Nói cách khác, nhà đầu tư phải xác định được đỉnh điểm của từng loại cổ phiếu, từ đó đưa ra quyết định mua hay không mua, giá nào thì mua được, giá nào thì bán ra có lời và giá nào thì nên "án binh bất động". 

Để làm được điều này, nhà đầu tư phải có khả năng phân tích cần thiết và sự hiểu biết nhất định về loại cổ phiếu đó, phải thường xuyên cập nhật tất cả các thông tin, các báo cáo tài chính liên quan đến tình hình hoạt động của công ty đó. 

Ngoài ra, việc xác định các tiêu chí để tìm ra các cổ phiếu có khả năng tăng trưởng tốt cũng rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro. Goerge Soros tiết lộ kinh nghiệm của mình: “Có nhiều yếu tố để xác định đâu là loại cổ phiếu tăng trưởng, ví dụ như thu nhập trên mỗi cổ phần, hay tỷ lệ lợi tức trên vốn cổ phần gia tăng liên tiếp trong 3- 5 năm... Các công ty tăng trưởng nói chung đều có bảng cân đối tài sản rõ ràng, minh bạch, với mức vốn cổ phần ít nhất phải gấp đôi tổng số nợ”. Ngoài những số liệu về thu nhập và doanh số của công ty, nhà đầu tư cần phải đánh giá xem liệu công ty đó có thể duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao hay không, hoặc trong tương lai có thể tự chủ về tài chính hay cần phải vay mượn từ bên ngoài... 

Việc đánh giá mức độ tăng trưởng của cổ phiếu còn phụ thuộc vào các tiêu chí và quan điểm cá nhân của mỗi nhà đầu tư. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là nếu nắm giữ được cổ phiếu tăng trưởng thì nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội thu lời từ cổ tức và hưởng lợi do chênh lệch giá cổ phiếu trong tương lai. Khi rủi ro ít đi, các nhà đầu tư có thể yên tâm hơn phần nào. 

Trong các lý thuyết tài chính và kinh tế, giả thuyết nổi tiếng nhất có lẽ là Bước đi ngẫu nhiên (Random Walk). Giả thuyết này coi thị trường chứng khoán là một quy trình ngẫu nhiên. Theo đó, tiền bạc không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi trên thị trường chứng khoán mà nó chỉ chuyển giao từ nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác mà thôi, hay nói cách khác thị trường chứng khoán là kẻ chiết khấu một cách rất hiệu quả tiền bạc của các nhà đầu tư để chuyển cho nhà đầu tư khác. Vì vậy, giá chứng khoán hiện tại phản ánh lợi nhuận của một số người và cũng cho thấy những rủi ro thiệt hại của một số người khác. 

Dường như, không ai có thể kiếm lời bằng một lãi suất quá cao trong suốt thời gian dài mà không phải chịu một rủi ro nào, cũng như không ai có thể phủ nhận thực tế rằng, thị trường chứng khoán là một kẻ chiết khấu tiền bạc của bạn trong tương lai để chuyển cho người khác. Chỉ có điều là bạn chấp nhận mức chiết khấu đó bao nhiêu để vẫn thu được lợi nhuận phù hợp với mục tiêu của bạn. 

Theo Bwportal /Wall Street Journal )

2.

Warren Buffett - thiên tài trong kinh doanh cổ phiếu

Có ''máu me'' kinh doanh từ nhỏ, lại chịu ảnh hưởng của các chuyên gia bậc thầy trong giới đầu tư, Warren Buffett đã nhanh chóng khẳng định tên tuổi và ngày nay đã trở thành một ''thế lực lớn'' trên thị trường chứng khoán.

Tài năng bộc lộ

Sinh ngày 30/8/1930 tại Omaha, tiểu bang Nebnaska (Mỹ), Warren Buffett bộc lộ tài năng kinh doanh ngay từ khi còn rất trẻ. Mới 6 tuổi, Buffett đã biết mua lại một giỏ 6 lon Coca-Cola với giá 25 xu, rồi chia ra bán lẻ từng lon với giá 5 xu/lon. Ngay cả khi bị bệnh, nằm trên giường Warren Buffett cũng nghĩ cách làm giàu. Khỏi bệnh, Warren Buffett rủ rê bạn bè tham gia những trò kiếm tiền mà cậu vừa nghĩ ra.

Warren Buffett đi tìm những quả bóng golf bị mất, đóng gói chúng lại rồi đem bán. Warren Buffett cũng trở thành một trong những chuyên viên mách nước đua ngựa trẻ nhất nước Mỹ khi cậu xuất bản tờ tin Stable Boy Selections cung cấp thông tin về những chú ngựa có hy vọng thắng giải. Không biết Warren Buffett đã bao nhiêu lần chọn đúng ngựa thắng, nhưng nếu đạt kết quả như biệt tài chọn cổ phiếu sau này, có lẽ cậu đã giúp khối người đặt cược thắng đậm.

Khi Warren Buffett 12 tuổi, cha cậu là Howard Buffett đắc cử vào Quốc hội và chuyển gia đình lên Washington D.C. Ban đầu, Warren không chịu đi cùng và phản ứng bằng cách bỏ nhà đi. Tuy nhiên, cậu đổi ý sau khi nhận ra tiềm năng thương mại ở thủ đô. Tại đó, cậu nhận phát báo đến 5 vòng cùng một lúc, mỗi buổi sáng phát được đến 500 tờ báo, và kiếm được số tiền bằng với mức lương làm toàn thời gian là 175 USD. Mới 14 tuổi, cậu đã kiếm được 1.200 USD, đủ để mua 40 mẫu Anh đất trang trại ở Nebraska, và cho người khác mướn để canh tác.

Năm học lớp 12, sau khi thử sức kinh doanh với việc đặt trò chơi điện tử trong các tiệm hớt tóc, Buffett quyết định theo học kinh doanh một cách chính quy. Buffett được nhận vào học tại trường Tài chính và Thương mại Wharton lừng danh của Đại học Pennsylvania. Đó là một thời điểm quan trọng đối với  Warren Buffett. Nếu miệt mài theo đuổi khoá học đến cùng, có lẽ Warren Buffett đã không thành lập Công ty Đầu tư Berkshire Hathaway.

Buffett bỏ học nửa chừng vì thấy lý thuyết kinh doanh quá nhàm chán. Về sau, Buffett tốt nghiệp kinh doanh và kinh tế ở Đại học Nebraska. Trong thời gian học, Buffett cũng tranh thủ tổ chức phát hành báo cho tờ Lincoln Journal. Năm 19 tuổi, Warren Buffett nộp đơn xin vào trường Quản trị Kinh doanh của Đại học Harvard nhưng không được tuyển. Sau đó, anh được nhận vào trường Quản trị Kinh doanh của Đại học Columbia, tại đó Buffett học tài chính với Ben Graham, chuyên gia đầu ngành về đầu tư.

Phát huy sở trường

Chính khi nghiên cứu về thị trường chứng khoán, Buffett mới phát hiện đúng sở trường của mình. Thử thách đầu tư cổ phiếu của Buffett là lúc mới 11 tuổi (được bố là nhà môi giới cổ phiếu giúp). Buffett mua ba cổ phần của Cities Service với giá 38 USD/cổ phần. Sau đó, cổ phiếu này nhanh chóng rớt giá xuống còn 27 USD. Khi giá tăng lại lên đến 40 USD, cậu bán và thu được một khoản lợi nhỏ. Sau đó, cổ phiếu này tăng giá đến 200 USD, khiến cậu hết sức tiếc rẻ. Đây là bài học đầu tiên về giá trị của đầu tư dài hạn đối với Buffett.

Quyết chí kiếm sống bằng nghề đầu tư, Buffett dồn hết sức lực và toàn bộ tiền tiết kiệm để đổ vào thị trường chứng khoán. Năm 1951 đến 1956, Buffett biến 9.800 USD thành 140.000 USD. Thị trường râm ran bàn tán về thiên tài đầu tư trẻ tuổi mới xuất hiện, và ngày càng có nhiều người nhờ Buffett đầu tư giùm cho họ. Lúc đầu Buffett chỉ giúp bạn bè, sau đó giúp rất nhiều người và chẳng mấy chốc Buffett thành lập những công ty hợp danh hữu hạn, và hưởng 25% trên bất cứ khoản lợi tức nào cao trên 4%.

Sau khi lấy đầu tư làm sự nghiệp, Buffett xây dựng chiến lược đầu tư của riêng mình. Buffett chịu ảnh hưởng lớn của Ben Graham, thầy cũ ở Đại học Columbia và là đồng tác giả của tác phẩm kinh điển về đầu tư ''Phân tích chứng khoán'' năm 1934. Buffett phát triển những chiến lược đầu tư của Graham thêm một bước nữa bằng cách chọn những cổ phiếu có tiềm năng nhưng giá khá rẻ, rồi nắm giữ chúng trong thời gian dài... Phương pháp này đòi hỏi phải đánh giá những tài sản vô hình của công ty, như giá trị thương hiệu chẳng hạn. Về mặt này, Buffett đã đi trước thời đại. Tài sản vô hình hiện nay là đề tài ngày càng được giới chuyên môn quan tâm, nhưng vào thập niên 1950, chẳng mấy ai để ý tới.

Từ năm 1957 đến 1966, công ty hợp danh đầu tư của Buffett đạt mức lợi nhuận đáng nể là 1.156%, trong khi chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones chỉ tăng 122,9% trong cùng thời gian đó. Một khoản đầu tư 10.000 USD của một người hợp danh sẽ sinh lợi thành 80.420 USD, sau khi trừ phần chia cho Buffett. Buffett tiếp tục đạt hiệu quả cao hơn thị trường, có mức sinh lời 36% vào năm 1967 và 59% vào năm 1968 trong một thị trường đầu cơ (vốn không hợp với chiến lược đầu tư của Buffett).

Tầm nhìn chiến lược

Năm 1969, trước sự ngạc nhiên của ban giám đốc, Buffett chấm dứt hãng đầu tư hợp danh vì lo ngại không thể tiếp tục đạt hiệu quả cao trong một môi trường đầu tư không thích hợp.

Từ năm 1969, Buffett tập trung hoàn toàn vào Công ty Đầu tư Berkshire Hathaway. Thị trường lúc xuống lúc lên, nhưng Buffett luôn đạt kết quả ổn định cho cổ đông của mình. Biệt tài của Buffett trong việc đầu tư cổ phiếu đã khiến ông được mệnh danh là ''Nhà hiền triết xứ Ohama''. Một khoản đầu tư 10.000 USD vào Berkshire Hathaway vào năm 1965 sẽ đáng giá hơn 50 triệu USD vào cuối năm 2000. Những ai đầu tư vào chỉ số S&P 500 cũng chỉ tích luỹ được khoảng 500.000 USD. Trong thời gian đó, Buffett đã chọn những cổ phiếu như Coca-Cola và American Express khi chúng còn trong giai đoạn khốn khó. Trái lại ông đã không bị cuốn vào những đợt giá cổ phiếu bong bóng do báo chí khuyếch trương, chẳng hạn như đợt bùng nổ cổ phiếu Internet cuối thập niên 1990.

Là một người khiêm tốn, Buffett ít khi sắm sửa những thứ đồ xa xỉ, ngoại trừ một chiếc máy bay cho công ty (mà cũng chỉ là một chiếc nhỏ đã xài rồi). Theo xếp hạng của tạp chí Forbes năm 2003, với tài sản 30,5 tỷ USD, ông là người giàu thứ hai thế giới (Sau Bill Gates). Buffett sống trong một căn nhà bình thường ở Ohama, vẫn lái một chiếc xe cũ, và chỉ có một văn phòng khá nhỏ với một vài nhân viên. Thú vui duy nhất của ông dường như là đọc các bản báo cáo công ty với một niềm say mê lạ thường dù ông đã đọc hàng ngàn bản như thế.

3.

Thận trọng khi quyết định đầu tư

Chỉ số VN-Index trong thời gian qua đã tăng mạnh mẽ, đặc biệt là vào những phiên giao dịch sau Tết Nguyên đán Bính Tuất. Vào ngày 07/02/2006, VN-Index ở mức 318,95 điểm thì đến nay, phiên giao dịch ngày 02/03/2006, chỉ số này đã lên tới 412,82 điểm. Như vậy, trong vòng chưa đầy 1 tháng, VN-Index đã tăng 93,87 điểm, tương đương 29,43%. Song song đó, giá của hầu hết các cổ phiếu đều tăng một cách nhanh chóng.  Đánh giá tình hình thị trường hiện nay, ai cũng nhận thấy rằng, giá cổ phiếu trên thị trường đã không phản ảnh đầy đủ giá trị DN. Qua phân tích tình hình tài chính của các công ty niêm yết cho thấy, cùng với những khó khăn trong năm 2004, sự biến động về tình hình kinh tế, tài chính, chính trị… của thế giới năm 2005 làm cho giá cả hàng hóa đầu vào trong nước luôn gia tăng, đặc biệt là giá dầu thế giới tăng và ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh đã gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các DN Việt Nam nói chung và công ty niêm yết nói riêng. Nhìn chung trong năm 2005, dù luôn hoạt động trong điều kiện bất ổn về giá cả nguyên vật liệu đầu vào và chịu ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh, nhưng với nỗ lực cao và dự báo được tình hình khó khăn trong năm 2005, các công ty niêm yết đã thu được kết quả kinh doanh tương đối khả quan.

Một số công ty có tốc độ tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận cao so với năm 2004, trong đó ấn tượng nhất là SAM: doanh thu tăng 72,13% và lợi nhuận tăng 41,19%; DHA: doanh thu tăng 35,09% và lợi nhuận tăng 63,73%; NKD: doanh thu tăng 28,99% và lợi nhuận tăng 49,28%. Đặc biệt, các công ty như DPC, BBT, BTC đã có những tiến bộ rất đáng khích lệ, dần khắc phục được hiệu quả kinh doanh của mình (DPC lợi nhuận đạt 2,349 tỷ đồng, BBT lợi nhuận đạt 1,273 tỷ đồng, BTC lợi nhuận đạt 452 triệu đồng), các công ty khác tình hình hoạt động kinh doanh có tăng trưởng so với năm 2004, nhưng vẫn không có nhiều biến động lớn, bên cạnh đó còn một số công ty có tình hình hoạt động kinh doanh đang đi xuống như LAF, SAV, VTC.

Về tình hình tài chính, ngoài các công ty có nhu cầu huy động vốn để tài trợ cho các dự án của mình bằng việc phát hành thêm cổ phiếu như: SAM, PNC, GIL, NKD…, đa số công ty niêm yết tình hình tài chính không có nhiều thay đổi so với năm 2004, các hệ số thanh toán ở mức an toàn, hệ số nợ trên tài sản không có nhiều thay đổi so với năm 2004. Các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty niêm yết cũng không có nhiều thay đổi so với năm 2004.

Như vậy có thể thấy rằng, nguyên nhân tăng giá trên thị trường trong thời gian qua chủ yếu do lượng cầu gia tăng đột biến trong thời gian ngắn, cụ thể qua phân tích cho thấy số lượng tài khoản gia tăng nhanh chóng làm cho giá cổ phiếu liên tục tăng trần.

Mặt khác, đầu tư cổ phiếu trên TTCK của nhà đầu tư là ngắn hạn và chủ yếu theo tâm lý "bầy đàn" hơn là đầu tư dài hạn và thậm chí hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư thực hiện nghiệp vụ cầm cố và repo cổ phiếu để lấy tiền đầu tư tiếp vào cổ phiếu trên thị trường. Điều này là hết sức nguy hiểm và nếu thị trường giảm giá thì khả năng thua lỗ và phá sản của nhà đầu tư sẽ rất lớn.

Có thể nói rằng, TTCK là nơi giúp cho nhà đầu tư kiếm tiền nhanh chóng, nhưng ngược lại nó cũng có thể gây ra thất bại và phá sản cho nhà đầu tư trong một thời gian ngắn. Vì vậy, nhà đầu tư hãy thận trọng, tỉnh táo khi quyết định đầu tư, nhằm kiếm được nhiều lợi nhuận và góp phần xây dựng một TTCK phát triển bền vững.

 ( Theo Ts. Trần Đắc Sinh, Giám đốc TTGDCK TP. HCM / Đầu Tư )

4.

Tận dụng Quỹ đầu tư để sinh lời

Nhà đầu tư nào cũng mong muốn kế hoạch đầu tư của mình được thành công, đem lại lợi nhuận cao. Để thực hiện điều đó, các nhà đầu tư luôn đầu tư vào những cổ phiếu có giá trị sinh lời cao nhưng rủi ro cũng khá lớn.

Thị trường chứng khoán lại tập hợp cơ man nào là các hàng hoá (cổ phiếu), thế nên, cho dù nhà đầu tư có tập trung vào một lĩnh vực nào thì cũng không làm sao nắm vững hết các chiều hướng chuyển biến một cách ngọn ngành. Đa số nhà đầu tư lại là những người không chuyên nghiệp. Một số nhà đầu tư khác, nhất là nhà đầu lớn phải thuê các cố vấn riêng. Những nhà đầu tư vì lý do nào đó không thể tự quản lý việc mua bán trong các danh mục của mình, họ có thể mở các trương mục uỷ thác phân quyền (advisory account) hoặc những trương mục uỷ thác toàn quyền (discretionary account) tại các nhà môi giới. Nhưng còn một định chế rất tiện lợi khác giúp các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, thực hiện đầu tư tốt nhất vào thị trường chứng khoán - đó là các quỹ đầu tư. 

Quỹ đầu tư, chế định tài chính an toàn 

Trước tiên có thể nói ngay được đây là cách “đầu tư vào các quỹ đầu tư”. Người đầu tư không hưởng lợi trực tiếp từ các cổ phần trái phiếu được mua bán trên thị trường chứng khoán mà họ sẽ chia sẻ hiệu quả do một quá trình mua bán chứng khoán tập trung theo “ngọn cờ” của quỹ này. Hoạt động này không khác nào mua cổ phần công ty; chỉ khác là công ty này chuyên làm ăn trên thị trường chứng khoán. 

Gọi là “quỹ đầu tư” xuất phát từ cách nhận dạng theo cơ cấu bản chất và mục đích. Về hình thức hoạt động, người ta có khuynh hướng gọi đó là các “công ty đầu tư”. Một công ty đầu tư có thể được tổ chức theo cấu trúc cổ phần hoặc một tổ hợp vốn uỷ nhiệm. Loại tổ hợp vốn này được chế định bằng luật theo đó tài sản được uỷ nhiệm quản lý cho các cá nhân hay định chế quản lý chuyên nghiệp. Đảm nhận nhiệm vụ này ở Mỹ có các công ty quản lý uỷ thác hoặc các sở quản lý uỷ thác trong các ngân hàng thương mại, họ hưởng phí theo một bách phân hàng năm trên tổng tài sản, thường là 1%. 

Các công ty đầu tư là phương tiện để các nhà đầu tư đưa các khoản tiền của họ vào để có được yếu tố đầu tư đa dạng và điều kiện quản lý chuyên nghiệp. Nếu nó được tổ chức theo dạng công ty cổ phần, việc quản lý sẽ do một hội đồng quản trị đảm nhận, khác với loại tổ hợp vốn uỷ nhiệm như đã phân tích ở trên. 

Người đầu tư được lợi gì khi tham gia vào các công ty đầu tư? 

Trước hết và quan trọng hơn cả là khả năng đầu tư đa dạng. Một cá nhân thường thường bậc trung với số vốn hạn chế khó có thể đa dạng hoá tối ưu danh mục đầu tư của mình. Nhưng bằng phương thức kết hợp vốn cùng với nhiều người khác trong các công ty đầu tư, cá nhân đó có điều kiện chia phần lợi trong một tập hợp các chứng khoán được đa dạng một cách tối đa. 

Lợi ích khác do các công ty đầu tư mang lại là trình độ quản lý chuyên nghiệp. Nhiều nhà đầu tư nhỏ hoặc ở mức trung bình thường khó đạt hiệu năng quản lý các hoạt động đầu tư của mình một cách khôn ngoan nhất, họ cũng không có khả năng hoặc thấy không còn có lợi nếu phải trả các khoản phí cần thiết để “mua” sự quản lý chuyên nghiệp riêng cho mình. Bằng cách chung vốn tập thể vào các quỹ đầu tư, những cá nhân này có thể yên tâm sẽ được các nhà điều hành chuyên nghiệp quản lý đầu tư của mình, với một chi phí thấp hơn nhiều trường hợp họ phải tự lo một mình. 

Một lợi ích nổi bật nữa của các công ty đầu tư là các cổ phần góp vốn vào quỹ này có tính thanh khoản. Điều này có nghĩa là nếu nhà đầu tư muốn rút lui khỏi tổ chức đầu tư này họ có thể bán lại phần tài sản của họ với một giá phải chăng để chuyển thành tiền mặt trong một thời gian ngắn. Do các chứng khoán mà các công ty này mua bán thường thuộc những loại đầu tư có điều kiện bán nhanh nhất, cho nên những người mua cổ phần công ty đầu tư không phải lo bị chôn vốn. Họ có thể thực hiện thanh lý việc nắm giữ của họ vào bất cứ ngày nào có giao dịch, ở mức giá được công bố hiện hành và nhận tiền sau một khoảng thời gian qui định, thường là một tuần. Việc tính toán giá cổ phần của quỹ đầu tư rất đơn giản vì tổng tài sản của quỹ đầu tư hầu hết là các chứng khoán có độ lưu hoạt cao, giá của nó được cập nhật vào sau mỗi phiên giao dịch, dựa vào thị trường chứng khoán. 

Giới thiệu khái lược như vậy để ta thấy khả năng hấp dẫn và thuyết phục mà công cụ này có thể đem lại, đặc biệt cho những nhà đầu tư bậc trung và nhỏ hoặc những người chọn đầu tư theo thế thủ. Tuy nhiên, tại các nước có cơ chế thị trường phát triển, đây là tổ chức trung gian đầu tư thu hút rất đa dạng các giới đầu tư. 

Trong chừng mực nào đó, ta có thể hiểu những nhà đầu tư vào các công ty đầu tư khác với những nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán, đồng thời cũng không giống hoạt động tiết kiệm hoặc mua trái phiếu. Xét về mặt thuận tiện, độ tin cậy và sự hấp dẫn của chúng, nhất là để thu hút những nguồn tiết kiệm nhỏ, ta thấy khó có một hình thức đầu tư thay thế nào tốt hơn. Ngoài ra các quỹ đầu tư còn là định chế có thể giúp gia tăng giao dịch trên thị trường chứng khoán.

5.

Cách theo dõi chứng khoán

Sự khó khăn của người không dám và không thể gia nhập vào thị trường chứng khoán là vì họ không biết mua cổ phần nào cho có lợi.  

Một là họ chấp nhận đứng ngoài cuộc chơi rồi phân tích những chuyện đã qua rồi, hai là họ mua lung tung, mỗi thứ một ít tiền rồi nghênh nghang tự đắc rằng ta đây cũng mua bán chứng khoán giống như ai.Nếu thị trường lên thì họ lời, thị trường xuống thì họ lỗ. Người mua bán chứng khoán thực thụ thì trái lại, bất cứ thị trường lên hay xuống gì họ cũng kiếm cách để có lời.

Phương pháp sau đây là một trong những cách thức dễ dàng và hợp lý để bạn có ưu thế để lăn lộn trong thị trường chứng khoán.

Quan sát thị trường xung quanh

Vệ tinh, Internet, sự phát triển của khoa học công nghệ... đã thúc đẩy kỹ nghệ truyền thông đến mức rất cao, xu hướng toàn cầu hoá thông tin làm cho con người luôn bị “bội thực” thông tin, lúc nào cũng cho ta cảm giác thiếu thời gian để tiếp nhận thông tin mới; trong khi cơ thể con người cần phải ăn, ngủ, nghỉ ngơi.

Chúng ta choáng ngợp trong hằng hà sa số tin tức, muốn xem hết tin tức thì không còn thời giờ mà suy đoán để mua bán chứng khoán.Để đừng rơi vào trong trạng thái bị tê liệt vì nguồn thông tin quá nhiều.

Chúng ta nên chuyên tâm vào một, và duy nhất thị trường chứng khoán ở nơi chúng ta đang sống mà thôi. Ưu điểm của sự hạn chế này là tự bạn gạt bỏ được những tin tức không cần thiết, chú tâm hơn với những cái mà bạn chỉ cần biết để thành công trên thị trường chứng khoán.

Đừng đi tìm một thiên đường chứng khoán nào khác thị trường mà bạn đang cư ngụ nếu bạn chưa là người chuyên môn.Rào cản của ngôn ngữ, tiền môi giới, những gì không đăng tải trên báo chí... hạn chế khả năng thành công quá nhiều nếu bạn muốn gia nhập vào một thị trường khác.

'Liên tưởng chứng khoán'

Thế giới quanh ta luôn luôn biến động, nếu tinh ý, chúng ta đều có thể bắt được những tín hiệu để cho chúng ta có những cơ hội tuyệt vời để thành công trên thị trường chứng khoán.

Chung quanh chúng ta, không biết bao nhiêu công ty đang làm ăn phát đạt, chỉ cần chúng ta làm một dây liên tưởng nối liền những điều tai nghe mắt thấy với thị trường chứng khoán là chúng ta thấy ngay những cơ hội đang tiềm tàng. Chẳng hạn như bạn đi ăn tối ở một nhà hàng đầy nghẹt khách thì bạn nên về nhà, kiểm tra trên inetrnet coi tập đoàn nhà hàng này có niêm yết trên chứng khoán hay không, giá cổ phần là bao nhiêu...hay chỉ cần đi mua chai thuốc trị chứng hói đầu ở tiệm thuốc tây mà người dược sĩ khen ngợi không hết lời thì bạn có ngay tên công ty dược phẩm đáng chú ý.

Nếu một ngày nào đó mà bạn thấy nhà hàng vắng khách hay thuốc mọc tóc của bạn không có hữu hiệu thì nên bán những cổ phần của các công ty này dù giá cổ phiếu của những công ty đó đang lên. Những gì bạn cảm nhận được ở xung quanh bạn là kết quả thành tựu hay mầm móng thất bại của những công ty đó. Bạn đang quan sát thị trường chứng khoán, mua trên bán trước nhiều người khác bằng một cách tự nhiên và hợp lý vì bạn là nhân chứng trực tiếp trước khi hậu quả của những sự việc này làm giá cổ phần nâng hay hạ.

Nhật ký thị trường

Chuyên môn hơn một bước thì bạn có thể ghi chép cổ phần của từ 5 đến 15 tên công ty xung quanh bạn mà bạn cho là đang ăn nên làm ra. Sự ghi chép này phải trở thành một thói quen hằng ngày, đều đặn.

Những tay chuyên môn ghi lại giá của cổ phần với nhiều tin tức khác nhau như giá vào giờ mở cửa, (open), giá cao nhất (+high) và thấp nhất (+low), số lượng mua bán (volume), ngày họp cổ đông, ngày thông báo kết quả, tin tức liên quan v.v... bởi vì càng có nhiều thông tin về giá cả chừng nào thì họ càng dễ mua bán ở giá cả hợp lý chừng đó. Về phần mình, bạn chỉ nên ghi chép những gì bạn hiểu và biết khai thác, mức giá cổ phần cuối cùng trong ngày cũng có thể tạm đủ.

Khi hiểu biết thêm thì bạn thêm vào những tin tức khác. Nếu bạn ghi chép lại nhiều tin tức quá mà không biết dùng nó thì bạn lại phí thời gian vô ích, bạn sẽ cảm thấy nhàm chán.Mỗi cổ phần lên xuống, giao động trong quỹ đạo riêng của nó, sau một thời gian bạn sẽ thấy những giao động lên xuống có thể đoán được. Song song với sự ghi chép giá niêm yết, bạn nên ghi thêm sự dự đoán của bạn.

Ban đầu thì đơn giản chỉ là lên hay xuống, sau đó thêm giá cả của từng cổ phần. Điều tự nhiên làm nhiều người tập chơi chứng khoán giật mình là ...tự nhiên thấy mình có thể tiên đoán sự giao động của vài cổ phần một cách dễ dàng và khá chính xác. Sẽ nhiều người trầm trồ : “Chứng khoán chỉ là vậy !!”Bạn giữ lại những cổ phần mà bạn dễ tiên đoán nhất, gạt bỏ vài cổ phần ít triển vọng, không lên không xuống hay là lên xuống một cách quá bất thường. Bạn có thể thay thế nó với những cổ phần của những công ty khác có dễ tiên đoán hơnBạn có thể mua 2 hoặc 3 cổ phần mà bạn cho là có triển vọng nhất. Số tiền cho mỗi cổ phần này nên không bao giờ quá 33% tiền vốn của bạn.

Tận dụng cơ hội

Khi một sự kiện gì liên quan đến chứng khoán, cổ phần đã loan tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông rồi thì hình như cũng mọi sự cũng đã an bài. Người muốn khai thác tin tức để làm một phi vụ mua bán có lãi đã chậm mất cơ hội.

Thị trường chứng khoán luôn luôn đi trước một hay vài bước. Đầu óc chúng ta hơn máy móc là do chúng ta có khả năng tưởng tượng, suy đoán sự việc trước khi nó sẽ xảy ra. Chúng ta phải tập suy nghĩ xa hơn chúng ta nghe và thấy.

Sau đây tôi xin đưa ra thí dụ:Giá dầu hỏa đang lên và quá nhiều người đổ xô vào mua cổ phần của những công ty dầu hỏa, nếu bạn kết luận rằng đã quá trễ để đầu tư vào dầu hỏa thì bạn nên làm bước thứ hai: mua cổ phần của những công ty chế tạo những thiết bị tạo năng lượng không cần dầu hỏa bằng ánh sáng mặt trời, gió, sóng thủy triều...Mua bán chứng khoán cần có một hệ thống hoàn chỉnh, từ đầu đến cuối, trong đó sự phán đoán cá nhân rất quan trọng, bạn chỉ nên mua công ty đóng thuyền hay thủy điện nào đã nằm trong sổ “nhật ký” của bạn mà bạn biết rõ sự giao động giá cả của nó.

Liên tưởng tương lai là phụ, sự quan sát thị trường mới là chính. Quan sát những chuyện đang xảy ra thì có kết quả mau chóng, cho bạn biết nên mua bán cổ phần nào cho bạn nhiều lãi nhất. Liên tưởng đến tương lai thì cho bạn biết những lãnh vực mà bạn cần quan tâm, là sự thúc đẩy bạn dám quyết đoán mua bán khi người khác còn lừng khừng.Ưu điểm của phương pháp quan sát thị trường chứng khoán bằng “da thịt, tai mắt, miệng lưỡi ...” và trí tưởng tượng này là một phương pháp ít cần kiến thức về chứng khoán nhất. Nó khá chắc chắn nếu bạn chịu khó suy nghĩ, nghiền ngẩm, “tiêu hoá “ những thông tin xung quanh bạn.

Khuyết điểm là bạn không thể mua đi bán lại trong thời gian rất ngắn, và bạn không thể triển khai nó nếu bạn không mua bán trong một thị trường chứng khoán thực thụ. Người sống ở các nước Tây phương không có khuyết điểm thứ hai vì thị trường chứng khoán ở đây đã được ra đời khá lâu và có những luật lệ kinh tế và chính trị khá chặt chẽ.Tóm lại mua bán chứng khoán không cần những năng khiếu hơn người, nó chỉ cần sự cần cù và sự tưởng tượng, biết kết hợp những sự kiện riêng lẻ, mơ hồ thành một sợi dây liền lạc. Những người nói rằng chứng khoán nguy hiểm thì họ nói đúng đối với họ vì họ không nắm rõ sự lên xuống của những cổ phần.

Còn với những người biết rõ sự lên xuống của giá cả của vài ba, hay thậm chí chỉ một cổ phần thì đó là sự nguy hiểm có lợi.

Theo BBC )

6.

Nên quan tâm đến gì trước khi đầu tư?

"Tôi đã đầu tư vào hàng nghìn công ty khác nhau trên thị trường chứng khoán. Thành công không bao giờ đến từ những điều thần kỳ hay sự nỗ lực ít ỏi. Luôn có một công thức hướng tới lợi nhuận. Điều quan trọng là bạn cần biết nhìn vào đâu trước mỗi quyết định đầu tư”. Đó là nhận định của Doug Richard, một trong những nhà đầu tư chứng khoán hàng đầu trên thế giới.

Doug Richard từng được tạp chí BBC bầu chọn là nhà đầu tư có cái nhìn sắc sảo nhất trong giới đầu tư chứng khoán Anh. Những khoản đầu tư cổ phiếu trái phiếu của Doug luôn có tỷ lệ sinh lời trên 20%. Mặc dù lựa chọn phương thức đầu tư mạo hiểm nhưng dường như chưa bao giờ Doug phải đương đầu với thua lỗ. Nhiều người băn khoăn tự hỏi: Đâu là “người bảo vệ” cho những khoản đầu tư mạo hiểm của Doug Richard? 

Sự thật rất đơn giản! Doug Richard dành khá nhiều thời gian phân tích kỹ lưỡng trong giai đoạn tiền đầu tư. Với Doug, luôn có 5 nhân tố then chốt cần phải quan tâm trước khi đầu tư tiền bạc vào một loại cổ phiếu nào đó: 

1. Đảm bảo an toàn vốn 

Để kế hoạch đầu tư không đương đầu với rủi ro lớn, điều đầu tiên mà các nhà đầu tư cần quan tâm là đảm bảo đồng vốn của mình được an toàn, không bị giảm sút. Các nhà đầu tư nên xây dựng danh mục đầu tư đa đạng. Ðầu tư đôi khi cũng có nhầm lẫn, sự nhầm lẫn này có thể làm các nhà đầu tư phá sản. Vì vậy khi đầu tư chứng khoán nên tránh tập trung vào một loại chứng khoán mà cần chia ra nhiều loại chứng khoán khác nhau, tức là phân tán rủi ro. Mọi người biết rằng những công ty lớn nhất trên thị trường cũng có thể phá sản, vì vậy một danh mục đầu tư càng đa dạng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, những “cổ phiếu thắng cuộc” sẽ bù đắp cho những “cổ phiếu thua cuộc”. Nếu số tiền ít thì nên mua chứng khoán của công ty mà chúng ta đang làm việc, gia nhập các hội đầu tư hoặc là mua cổ phiếu của các Quỹ hỗ tương. 

Không chỉ có vậy, giá cổ phiếu tăng liên tục trong một thời gian nhất định sẽ mang lại cho các nhà đầu tư những khoản lời lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chính sự tăng giá này đã đẩy giá các loại cổ phiếu lên mức giá quá cao. Vậy nên mua vào hay bán ra cổ phiếu nào vào thời điểm này? “Không nên tham quá khi cố găm giữ cổ phiếu để chờ nó tăng giá cao hơn nữa. Cái quan trọng là phải biết khi nào nó chuẩn bị mất giá để kịp thời bán ra, chứ để khi giá đã xuống thấp thì cho dù có muốn bán cũng chẳng có ai mua”, Doug cho biết. 

2. Sự đổi mới và cách tân 

Sự đổi mới không chỉ đơn thuần là những phát minh sáng chế. Nó có thể là những cách thức mới để tiến hành các hoạt động kinh doanh cũ. Một công ty nhiệt huyết với sự đổi mới thì cổ phiếu của những công ty đó sẽ hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Trong khi, một công ty quá bảo thủ với những phương thức truyền thống thì cổ phiếu của công ty đó cũng trở nên trì trệ và kém năng động. 

Điều quan trọng để chiến lược đầu tư được thành công là việc nắm bắt rõ tính năng động của cổ phiếu. Do đó, các nhà đầu tư nên tìm hiểu xem công ty mà mình dự định đầu tư có thực sự hướng đến những phương pháp kinh doanh mới khi gặp khó khăn hay không. 

3. Tình hình nhân sự 

“Hoạt động kinh doanh đều do con người thực hiện. Do vậy, việc nắm bắt tình hình nhân sự của công ty mà bạn dự định đầu tư là rất cần thiết”, Doug nói. Theo ông, việc tìm hiểu tình hình nhân sự không phải là công việc quá khó khăn. Không ai có tất cả những kỹ năng, kinh nghiệm và danh tiếng để điều hành các hoạt động kinh doanh, điều quan trọng chính là ở chỗ họ có nhiệt huyết với công việc hay không.  

“Khi tôi nhìn vào tình hình nhân sự, tôi muốn thấy sự nỗ lực công việc của các nhân viên trong công ty mà tôi dự định đầu tư”, Dough nói, “Một công ty có tình hình nhân sự không ổn định, thường xuyên thay đổi nhân viên không phải là một công ty tốt để đầu tư”.  

Hơn thế nữa, với Doug, tình hình nhân sự cũng là yếu tố quyết định để bán cổ phiếu. Nếu những nhà quản lý hàng đầu của công ty (những người chịu trách nhiệm về sự thành công của công ty) bắt đầu rời bỏ công ty thì có thể xem đó là dấu hiệu bất lợi cho tương lai của công ty. Khi đó cần phải theo dõi và phát hiện xem tại sao lại có những thay đổi như vậy. Đặc biệt, khi phát hiện ra những dấu hiệu cho thấy công ty đang trở nên suy yếu trong lĩnh vực kinh doanh chính thì tốt nhất nên bán cổ phiếu của công ty đó đi và thay vào đó là tìm mua cổ phiếu của công ty khác trong cùng lĩnh vực đó nhưng mạnh hơn và có Ban quản trị ổn định hơn. 

4. Bản cáo bạch 

Bản cáo bạch luôn được xem như một tài liệu then chốt. Đối các nhà đầu tư, Bản báo bạch là phương tiện giúp họ đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi quyết định có đầu tư vào công ty hay không. Một quyết định thiếu thông tin có thể làm các nhà đầu tư phải trả giá đắt. 

Bởi vậy, các nhà đầu tư nên đọc Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng và tìm hiểu rõ những may rủi thực sự của công ty trước khi ra quyết định đầu tư. Nên đánh giá cẩn thận những yếu tố cơ bản của công ty dự định đầu tư thông qua việc nghiên cứu các thông tin trong Bản cáo bạch. Mặc dù những đợt chào bán lần đầu ra công chúng dường như là cơ hội đầu tư tốt vì chúng thường mang lại lợi nhuận ban đầu cao, tức là tiền chênh lệch, do cổ phiếu tăng giá; nhưng rủi ro vẫn tồn tại và không có gì bảo đảm là sẽ thu được tiền chênh lệch hoặc tiền chênh lệch sẽ được như mức mà bạn trông đợi.

 “Tôi luôn bắt đầu phân tích một công ty phát hành bằng Bản cáo bạch của công ty. Trong quá trình thực hiện, tôi tự đặt ra cho mình một số mục đích quan trọng như tìm hiểu xem việc kinh doanh của công ty có tiến triển hay không, lợi nhuận trung bình như thế nào, nợ nần ra sao,... Doanh thu tăng có nghĩa là lợi nhuận cũng tăng và dẫn tới giá cổ phiếu tăng. Nhưng các con số chưa phải là nói lên tất cả. Do vậy, sẽ rất cần thiết khi nghiên cứu Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng để tìm ra những dấu hiệu tăng trưởng của công ty”, Doug nói.

Các nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu về các sản phẩm công ty kinh doanh, khách hàng của công ty, đặt ra câu hỏi liệu các sản phẩm này có tiếp tục bán được nữa không. Các thông tin chính về các vấn đề này nằm trong các phần khác nhau của Bản cáo bạch. 

5. Kế hoạch kinh doanh 

“Nếu công ty mà bạn dự định đầu tư không có những kế hoạch kinh doanh tốt thì triển vọng lợi nhuận của cổ phiếu gần như bằng không. Bạn đừng mắc phải sai lầm này, kinh doanh là một cuộc chiến. Để kiếm lời từ cổ phiếu bạn cần hiểu cổ phiếu đó đang làm những gì và có kế hoạch như thế nào”, Doug nói.

Tất cả các hoạt động kinh doanh đều có những kế hoạch và mục tiêu. Kế hoạch kinh doanh sẽ tạo ra những trọng điểm mà công ty cần tập trung vào. Các nhà đầu tư không thể bỏ qua việc nghiên cứu các kế hoạch kinh doanh nếu muốn có được những khoản đầu tư sinh lời. 

Việc tìm hiểu kế hoạch kinh doanh của các công ty không quá dễ nhưng cũng không quá khó. Các nhà đầu tư có thể tìm hiểu từ chính những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của công ty đó. Họ là những người am hiểu về cổ phiếu này hơn ai hết. 

Tạp chí BBC đã có một cuộc phỏng vấn ngắn với Doug Richard về công việc đầu tư chứng khoán của ông: 

 BBC: Giới đầu tư chứng khoán đồn rằng, khi bắt đầu, mới "chơi" cổ phiếu có hơn 5 tháng mà ông lãi cả triệu bảng Anh?

Doug Richard: Tôi không tranh cãi chuyện thiên hạ đồn đại về mình, bạn bè vẫn quen gọi tôi là "trùm cổ phiếu". Điều mà tôi cảm thấy yên tâm và hài lòng sau một thời gian tham gia đầu tư cổ phiếu là đã chọn đúng nhà môi giới. Tôi cho rằng, từ cơ sở hạ tầng đến đội ngũ nhân viên môi giới của Công ty môi giới Nicleway, nơi tôi đang mở tài khoản là đáng tin cậy. 

BBC: Cơ sở nào tạo cho ông sự tin cậy này? 

Doug Richard: Theo đánh giá của tôi, ở Nicleway khả năng của nhà môi giới là vượt trội. Điều này thể hiện qua cách trả lời chính xác, dễ hiểu, mức độ tinh thông nghiệp vụ, tính trung thực, tinh thần phục vụ và tính bảo mật khách hàng của đội ngũ nhân viên làm việc ở đây. Nhờ vậy, khả năng truyền thông giữa các nhân viên môi giới tại sàn của công ty chứng khoán và tại Sở Giao dịch chứng khoán thường rất nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra, Nicleway còn có những dịch vụ hỗ trợ khác như có thể cho khách hàng thế chấp chứng khoán ở ngân hàng mẹ để vay tiền mua chứng khoán hoặc để làm việc khác... 

BBC: Có phải ông gián tiếp cho rằng trong đầu tư chứng khoán thì điều đầu tiên cần quan tâm là việc chọn công ty chứng khoán?

Doug Richard: Điều này đã từng được các chuyên gia về chứng khoán khuyến cáo. Thực tế trong thời gian qua lời khuyên này là hoàn toàn chính xác. Có thể thấy, trong điều kiện đặt lệnh giao dịch qua nhân viên môi giới tại các công ty chứng khoán như hiện nay, khả năng xử lý lệnh nhanh nhạy của nhân viên môi giới là hết sức quan trọng, bởi vì nếu bạn đặt lệnh cùng với giá của người khác mà nhân viên môi giới lại nhập lệnh chậm hơn đối thủ cạnh tranh thì bạn đã mất quyền ưu tiên và khả năng lệnh của bạn được thực hiện rõ ràng nhỏ hơn người kia. 

BBC: Việc chọn đúng nhà môi giới là một lợi thế nhưng để mua hoặc bán được cổ phiếu ở mức giá vừa ý lại do nhà đầu tư quyết định. Với kinh nghiệm của mình, ông có thể "bật mí" một vài bí quyết?

Doug Richard: Phương pháp mà tôi sử dụng để xây dựng "danh mục đầu tư” của mình là dựa vào những nhận định của bản thân. Nhận định này được tính theo mức lợi tức kỳ vọng cho mỗi giả định đầu tư của mình và so sánh chúng với nhau để tìm ra danh mục tối ưu về mặt số lượng và chủng loại chứng khoán (tức là danh mục có kỳ vọng cao nhất). 

Tôi cho rằng, phương pháp tính lợi tức kỳ vọng này phụ thuộc chủ yếu vào đánh giá chủ quan của mỗi nhà đầu tư dựa trên các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp hàng tháng, hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Việc đánh giá xác suất và tỷ lệ lợi nhuận được chia tuy cùng dựa trên cơ sở thực tế là bản cáo bạch, báo cáo về việc phân chia cổ tức, thông tin đại chúng, thông tin không chính thức mà nhà kinh doanh thu thập được nhưng người nào có nhiều thông tin chính xác và có khả năng dự đoán tốt hơn sẽ có nhiều cơ hội thành công. Điều này đòi hỏi người tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán phải luôn động não, cần khả năng tư duy, thậm chí đòi hỏi họ cả ý chí và bản lĩnh.

 BBC: Nhà đầu tư có nên một lúc đầu tư vào nhiều loại cổ phiếu? 

Doug Richard: Có một nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh chứng khoán là đừng bao giờ "bỏ tất cả trứng vào một rổ". Tuy vậy, việc đầu tư dàn trải vào quá nhiều danh mục đầu tư cũng có thể không mang lại hiệu quả mong đợi. Người đầu tư vừa mất sức lực lại vừa không kiểm soát được đối tượng đầu tư của mình. Theo tôi, nhà đầu tư nên tìm hiểu nhiều loại chứng khoán nhưng chỉ nên đầu tư vào một số loại chứng khoán mà họ tin tưởng nhất.BBC: Lời khuyên nào với các nhà đầu tư chứng khoán mới vào nghề? Doug RichardTrong mua bán chứng khoán, điều quan trọng là nhà đầu tư phải biết tự bảo vệ mình và đưa ra những phương pháp đầu tư phù hợp nhất với từng loại chứng khoán.. Một số biện pháp an toàn cơ bản mà các chuyên gia chứng khoán đã khuyến cáo có thể được tham khảo như hãy cảnh giác với những tin đồn, những người bán đang gây sức ép buộc mình phải hành động tức thời hoặc những sự bảo đảm hay lời hứa về lợi nhuận nhanh chóng; phải chắc chắn hiểu rõ về sự mạo hiểm, rủi ro phát sinh trong mua bán chứng khoán. Ngoài ra cũng cần hiểu bản chất của thị trường chứng khoán là luôn biến động, điều quan trọng mà các nhà đầu tư nên nhớ là thành công trước đây không phải là sự bảo đảm cho thành công trong tương lai đối với một phi vụ đầu tư. 

BBC: Xin cảm ơn ông!

 Được mệnh danh là một nhà đầu tư được coi là "có máu mặt" tại Anh, kinh nghiệm và những lời khuyên của Doug Richard chắc chắn sẽ rất hữu ích trong thời buổi thị trường có nhiều biến động như hiện nay, đặc biệt là đối với những nhà đầu tư mới vào nghề. Để rồi, “chính sự cẩn trọng và nhanh chóng nắm bắt kinh nghiệm đầu tư chứng khoán sẽ đưa đến bí quyết thành công trên thị trường chứng khoán”, Doug Richard nhận định.

Theo Bwportal/BBC )

7.

Những "cây đại thụ" phố Wall mách bạn những gì?

ạn đang chuẩn bị đầu tư chứng khoán? Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và đang muốn học hỏi ở những nhà đầu tư đi trước? Chắc hẳn những lời khuyên của các nhà đầu tư nổi tiếng tại phố Wall sẽ rất có ích cho bạn.

Thị trường chứng khoán đã có lịch sử hàng trăm năm. Tại đây nhiều nhà đầu tư từ hai bàn tay trắng đã trở thành những “huyền thoại”, được cả thế giới kính nể. Giới đầu tư ở Wall Street họ kính trọng ai? Những tên tuổi được nhắc đến nhiều nhất là Buffett, Bogle, Bernstein, Templeton, Brinson, LeBaron, và Neff, bởi Buffett là nhà đầu tư huyền thoại, Boogle là người thành lập và cổ xuý không mệt mỏi cho Quỹ đầu tư theo chỉ số đầu tiên trên thế giới, Sir John Templeton, người tiên phong thành công nhất trong đầu tư quốc tế và các vị khác nêu trên cũng là những nhà đầu tư, quản lý hay học giả xuất sắc... Tất cả đều nhận được Giải thưởng chuyên môn xuất sắc của Hiệp hội Nghiên cứu và đầu tư AIMR Hoa Kỳ. Lần đầu tiên những “cây đại thụ” này đã ngồi cùng nhau quanh một hội thảo do AIMR tổ chức để chia sẻ hơn... 300 tuổi kinh nghiệm tập thể. 

Câu hỏi được đặt ra là “Xin hãy nêu một, hai kinh nghiệm dù xấu hay tốt đã đem lại cho quý vị trong vai trò nhà đầu tư những bài học quý giá nhất? 

Templeton: Với tôi nó khởi đầu từ những tháng ngày “cày” cật lực tại Đại học Yale khi tự khám phá ra mình có thể kiếm được tiền từ việc chơi bài khá hơn từ những việc làm khác. Tôi chơi bài với các cậu quý tử con nhà giàu, mà chủ yếu chúng chơi để mua vui trong khi mình chơi để thắng. Tôi lắng nghe và học xem gia đình họ đang đầu tư cái gì và không ai trong số họ đầu tư ngoài biên giới một quốc gia. Điều đó xem như không có tầm nhìn dài hạn. Từ đó, khi đang học năm thứ hai tôi quyết định sẽ dồn tâm huyết trở thành nhà tư vấn cho những ai đầu tư khắp thế giới. 

Buffett: Những bài học quý giá nhất tôi học từ Ben Graham khi đọc cuốn The Intelligent Investor lúc 19 tuổi. Ngay từ năm 7 tuổi, tôi đã thích chứng khoán. Tôi đã tự tính những chỉ số trung bình, đã đọc hầu hết mọi cuốn sách về đầu tư trong thư viện. Điều đó thật là thích thú nhưng cũng chưa đi tới đâu cả. 

Tôi đã nghiệm ra 3 ý tưởng trong cuốn sách của Ben và đã trở thành hòn đá tảng cho mọi thứ tôi đã làm. Đó là xem chứng khoán như một phần của doanh nghiệp hơn là một thứ tài sản bình thường có giá lên xuống mỗi ngày. Tiếp theo, tôi khắc cốt ghi xương một điều có ý nghĩa sống còn là phải có một quan điểm đúng về sự dao động thường xuyên của thị trường. Ba là, biên độ an toàn về giá khi mua cổ phiếu. 

Neff: Khoản đầu tư kém nhất mà tôi thực hiện là vào Công ty U.S Industries. Nó là một tổ hợp công nghiệp lớn, giá thấp, hoạt động phân tán trên 8 đến 10 ngành công nghiệp khác nhau, nhưng lại chưa bao giờ thực sự chiếm vị trí áp đảo trong những ngành đó. Cuối cùng tôi đã lỗ đến 50%. Từ đó tôi luôn để mắt tìm kiếm những công ty chiếm vị trí áp đảo trong từng ngành. 

Bernstein: Năm 1958, lợi suất của cổ phiếu thấp hơn cả lợi suất trái phiếu, điều chưa từng xảy ra trước đây. Lúc đó có hai người bạn đứng tuổi đã từng nếm trải đại khủng hoảng năm 1930 đoán chắc rằng, đây là một sự bất thường mà chỉ trong một thời gian ngắn thị trường sẽ phải tự điều chỉnh. Nghĩa là lợi suất từ cổ phiếu luôn luôn phải cao hơn lợi suất trái phiếu. 

Phải mất một thời gian chúng tôi mới nghiệm ra rằng, nếu cuộc đại khủng hoảng không xảy ra thì nhất định phải có tình trạng tăng trưởng. Quả thật, từ 1958 từ “tăng trưởng” bắt đầu đi vào từ điển và mọi người lấy lại niềm tin vào chứng khoán. Đó thật là thời khắc tuyệt vời và nó dạy tôi rằng, mọi việc đều có thể xảy ra. Bánh luôn có sẵn trên bàn chờ người biết cách chộp lấy. 

Hãy cho một lời khuyên quan trọng nhất, giả sử như quý vị đang tư vấn cho một chuyên viên đầu tư độ 25 hay 30 tuổi làm thế nào để thành công trong nghề nghiệp? 

Templeton: Tôi có lời khuyên là hãy khiêm tốn. Có một đầu óc cởi mở và đừng bao giờ tự kiêu. 

Neff: Lời khuyên của tôi là phát triển một triết lý đầu tư thật hiệu quả và gắn chặt với nó. 

Buffett: Hãy thực tế khi xác định đâu là lĩnh vực mình thông thạo. Cố gắng định ra cái gì ta có thể hiểu biết đến nơi đến chốn, dừng lại ở đó, quên hết mọi thứ khác đi. Ý tôi là phải quyết định ngành nào bạn đủ hiểu biết để đánh giá và ngành nào bạn không biết đủ để lượng định. Các bạn không thể chờ đợi ai đó suy nghĩ giùm mình. Bạn phải thực sự hiểu rõ những doanh nghiệp mình đã mua qua việc sở hữu các cổ phiếu. Ngoài ra, đừng quên là bất cứ cái gì nhân zero cũng thành zero. Dù bạn có thắng nhiều nhưng nếu vay mượn quá mức hoặc làm điều gì đó mà khả năng thắng cuộc là zero thì sẽ mất tất cả. 

Bogle: Đầu tiên, thừa nhận trên thực tế có số ít nhà đầu tư có thể đánh bại thị trường trong dài hạn. Thứ hai, xem mình như đại diện của khách hàng, không phải là người bán hàng thuần tuý. Thứ ba, chú trọng đầu tư dài hạn, không phải đầu cơ ngắn hạn – thà tập trung vào giá trị nội tại của một công ty thực vẫn hơn tìm kiếm “giờ tốt” của giá cổ phiếu. Nếu các bạn làm đúng 3 điều trên thì sẽ có cơ hội nổi lên giữa những người thắng cuộc. 

Brinson: Lời khuyên tốt nhất tôi có thể trao bất cứ ai là phát triển kỹ năng cần thiết, ứng dụng trong công việc, mài giũa nó và đừng hùa theo đám đông. 

Lebaron: Những nhà đầu tư giỏi nhất đầu tư theo suy nghĩ riêng của họ. Bạn sẽ khám phá ra rằng, cách đầu tư của họ là phù hợp chặt chẽ với tính cách, tri thức và phong cách làm việc riêng. Nó không thể là kiểu đầu tư của người khác, nó của chính họ và bắt rễ sâu trong họ.

8.

"Phù thuỷ" Phố Wall : lựa chọn cổ phiếu theo nguyên tắc CAN SLIM

Khởi nghiệp bằng nghề kế toán, William J. ONeil  nhanh chóng bị cuốn vào cơn sốt cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, để rồi với những công thức đầu tư của riêng mình, ông đã trở thành một nhà “phù thuỷ” tại Wall Street khi thu về hàng triệu USD lợi nhuận mỗi năm từ cổ phiếu. 

Hiện William là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành hãng nghiên cứu đầu tư William J. ONeil & Company do chính ông thành lập. 

300 USD là khoản tiền đầu tiên William “rót” vào thị trường chứng khoán với cổ phiếu của Procter & Gamble khi còn phục vụ trong Không lực hoàng gia. Có trong tay tấm bằng cử nhân tài chính của Đại học Southern Methodist, William khởi động sự nghiệp đầu tư của mình trên cương vị một nhà môi giới chứng khoán tại Los Angeles. Biết kinh nghiệm còn ít ỏi, William đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về thành công của các “bậc tiền bối” trên thị trường chứng khoán. Và rồi, nỗ lực của ông đã được đền đáp. William nghiên cứu và đúc kết được 7 yếu tố cần thiết để nhận dạng những cổ phiếu hiện còn ít được giới đầu tư chú ý nhưng lại chính là những tài sản sinh lời lớn trong tương lai. Bảy yếu tố đó được biết đến với cái tên CAN SLIM. 

William tâm sự: “Trên thị trường chứng khoán có đến hàng chục nghìn cổ phiếu niêm yết nên nhiều nhà đầu tư đôi khi rất lúng túng trong việc lựa chọn đối tượng để đầu tư. Vấn đề quan trọng đối với họ là “chọn mặt gửi vàng”, nghĩa là phải tìm ra một số loại cổ phiếu thực sự có khả năng sinh lời để đầu tư. 

Nhận định của William hoàn toàn phù hợp với một thực tế hiện nay là rất nhiều nhà đầu tư không biết các công ty được niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đang hoạt động như thế nào và đầu tư vào cổ phiếu của các công ty nào sẽ có lãi? Dưới tác động của “hiệu ứng đám đông”, họ bắt chước nhau, cùng đổ xô đi mua những cổ phiếu đang tăng giá. Nhiều người mua cổ phiếu rồi mà vẫn chưa có trong tay những tài liệu và phương pháp cần thiết để tìm hiểu về mức độ sinh lời của cổ phiếu đó. 

Là cha đẻ của phương pháp phân tích và lựa chọn cổ phiếu hiệu quả CAN SLIM, William J. ONeil đã mang lại tốc độ tăng trưởng bình quân 40%/năm cho các tài khoản đầu tư cá nhân được ông tư vấn. Nhiều chuyên gia đánh giá đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất trong vô vàn các công cụ phân tích chứng khoán hiện nay. “CAN SLIM thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa phương pháp phân tích cơ bản với phương pháp phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán”- John Neff, một cây đại thụ của phố Wall, cho biết. 

CAN SLIM là tập hợp bảy chữ cái đầu tiên của bảy yếu tố mà theo William là rất hiệu quả khi đánh giá cổ phiếu: 

C: Current Quaterly Earnings Per Share (lãi ròng trên mỗi cổ phiếu của quý gần nhất) 

William nhận định rằng, hầu hết các cổ phiếu tốt đều có sự gia tăng lợi nhuận so với cùng quý năm trước đó và tỷ lệ tăng càng cao thì chứng tỏ cổ phiếu càng có nhiều triển vọng. Theo ông, các nhà đầu tư trước khi bỏ tiền ra mua cổ phiếu cần xem xét tới sự gia tăng mạnh mẽ lợi nhuận của cổ phiếu đó, cụ thể là mức tăng trưởng của lãi ròng trên mỗi cổ phiếu trong 3 tháng gần nhất. 

Nhưng phải tìm hiểu sự gia tăng lợi nhuận này ở đâu và như thế nào? William cho rằng nhà đầu tư có thể nghiên cứu các báo cáo tài chính có kiểm toán của công ty niêm yết, cùng với việc thăm dò các các kênh thông tin khác như báo chí, người quen... Điều quan trọng là các nhà đầu tư cần coi trọng độ tin cậy và tính đồng nhất của thông tin, chẳng hạn có thể có điều gì đó không đúng, nếu doanh thu của công ty tăng 20%, trong khi lãi ròng chỉ tăng 5%. 

A: Annual Earnings Increases (sự gia tăng lãi ròng hàng năm) 

Theo ONeil, cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn trong vòng 5 năm trước đó. Các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận hàng năm ổn định và đạt trên 25%, tuy nhiên nên chú ý tới chu kỳ kinh doanh của từng ngành, từng công ty. Theo ONeil, tiêu chí này có thể giúp bạn loại bỏ khoảng 80% các cổ phiếu tồi. 

Để có được sự chính xác về mức gia tăng lợi nhuận, nhà đầu tư cần nghiên cứu tất cả các thông tin liên quan đến công ty mà họ muốn đầu tư. Các thông tin này bao gồm lịch sử và đặc điểm của công ty, tình hình tài chính, các chi tiết của đợt phát hành cổ phiếu và tổ chức bảo lãnh phát hành cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể tìm các thông tin này trong Bản thông cáo phát hành, trong Báo cáo tài chính của công ty hoặc từ các công ty dịch vụ tư vấn đầu tư. Các quyết định đầu tư chỉ nên đưa ra khi bạn đã có đủ cơ sở thông tin về cổ phiếu cũng như về mức tăng trưởng lãi ròng hàng năm. 

N: New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, sự quản lý mới, mức giá trần mới) 

Những nghiên cứu của William chỉ ra rằng giá cổ phiếu tăng sẽ bắt nguồn từ một số nhân tố nội tại nào đó. Những nhân tố này thường là sản phẩm mới của công ty, ban giám đốc mới, phương thức quản lý mới hay mức giá trần mới của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. 

Do vậy, sẽ không bao giờ thừa nếu các nhà đầu tư quan tâm đến những nhân tố nội tại này. Nếu xét thấy những nhân tố này có sự ổn định, không có biểu hiện đột biến theo chiều hướng xấu, thì đó sẽ là một cổ phiếu có nhiều triển vọng tăng trưởng trên thị trường chứng khoán. 

S: Supply and Demand (nguồn cung và cầu) 

Trong kinh doanh, quy luật cung cầu luôn có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm, và đầu tư chứng khoán cũng không phải là một ngoại lệ. Giá cổ phiếu cũng chịu tác động từ quy luật cung cầu. William cho rằng cổ phiếu của các công ty đại chúng, có quy mô lớn, sản phẩm chất lượng không phải lúc nào cũng đáng để mua, bởi lượng cầu của những cổ phiếu này khá lớn, trong khi nguồn cung lại ít nên giá thường bị đẩy lên cao giả tạo, không phản ánh đúng giá trị thực tế của cổ phiếu cũng như rất khó sinh lợi nhuận lớn.

Chính những cổ phiếu có số lượng lưu hành thấp trên thị trường mới có nhiều triển vọng và có khả năng tăng giá hơn so với các cổ phiếu có số lượng lưu hành lớn. Từ đó suy ra, cổ phiếu được các nhà quản trị hàng đầu nắm giữ với tỷ lệ lớn thường là những cổ phiếu có độ an toàn cao. William đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu được công ty mua lại và cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn tự có vừa phải, bởi theo ông thì tỷ lệ này càng cao bao nhiêu công ty sẽ càng phải đương đầu với áp lực trả lãi trong tương lai nhiều bấy nhiêu. Các nhà đầu tư nên so sánh tỷ số này ở công ty mình dự định đầu tư với tỷ số nợ bình quân ở các công ty trong cùng ngành, đồng thời phân tích thêm khả năng thanh toán để có đánh giá xác thực hơn về mức độ nợ của công ty. 

L: Leader and Laggard (cổ phiếu đầu bảng và cổ phiếu tụt hậu) 

Theo ONeil, nhà đầu tư trên thị trường chỉ nên mua 2 hay 3 cổ phiếu tốt nhất trong nhóm những cổ phiếu đầu bảng hiện tại, còn lại nên dành tiền cho những cổ phiếu có khả năng sinh lời trong tương lai. Ðặc biệt, các nhà đầu tư cần tránh mua những cổ phiếu có mức tăng trưởng cao nhưng không bền vững, chẳng hạn như cổ phiếu lên giá theo trào lưu, theo sự kiện nổi bật… bởi vì các cổ phiếu này được đánh giá là những cổ phiếu tụt hậu, không sớm thì muộn cũng mất giá. 

I: Institutional Sponsorship (sự ủng hộ của các định chế tài chính và đầu tư) 

Định chế tài chính đầu tư ở đây thường là các cơ quan chức năng, các cơ quan chính phủ chuyên về tài chính đầu tư. Các cơ quan này có thể nắm giữ một số lượng cổ phiếu nhất định của các công ty nào đó, nhờ vậy mà công ty sẽ có sự ủng hộ và trợ giúp mạnh mẽ từ những cơ quan này, một điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, khiến giá cổ phiếu tăng mạnh. Tuy nhiên, một số lượng quá lớn các định chế tài chính đầu tư nắm giữ cổ phiếu lại trở thành yếu tố bất lợi, vì điều đó đồng nghĩa với việc nguồn cung sẽ hạn chế bởi các cơ quan ít khi muốn bán từng phần cổ phiếu của mình, đẩy tính thanh khoản của cổ phiếu xuống thấp. 

M: Market Direction (định hướng thị trường) 

Cho dù bạn hoàn toàn chính xác khi nhận định về cả 6 tiêu chí kể trên, nhưng đến tiêu chí định hướng thị trường bạn mắc phải sai lầm thì sẽ có đến 5 trong số 7 cổ phiếu bạn mua sẽ mất giá và khiến bạn thua lỗ. Yếu tố thị trường là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cổ phiếu. Khi hàng loạt các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường bị mất giá, thì giá cổ phiếu của công ty mà bạn lựa chọn chắc chắn cũng sẽ sụt giảm theo. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu của các công ty này tăng theo sự phát triển của thị trường thì cổ phiếu bạn mua vào cũng được “ăn theo” những chỉ số tích cực đó. Do đó, William nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu các đồ thị biến động giá chứng khoán theo ngày, theo tuần và theo tháng trước mỗi quyết định đầu tư cổ phiếu. 

Một trong những thành công lớn nhất của William là đầu tư vào cổ phiếu của hãng dược phẩm Syntex. Đây là hành động táo bạo và liều lĩnh, theo đánh giá của các nhà đầu tư chuyên nghiệp lúc bấy giờ, bởi Syntex là hãng sản xuất thuốc tránh thai đầu tiên trên thế giới. Nhưng rồi kết quả đã chứng minh quyết định của William là đúng. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Syntex đã công bố doanh thu hàng quý tăng trưởng trên 300% và cổ phiếu của Syntex từ chỗ còn “ẩn danh” với mức giá 100 USD/cổ phiếu đã trở thành cổ phiếu tăng trưởng mạnh mẽ với mức giá 550 USD/cổ phiếu trong vòng chưa đầy sáu tháng. Chính nhờ khoản lợi nhuận kếch sù từ Syntex mà William đã có tiền để thành lập công ty William J. ONeil & Company của riêng mình. 

Goerge Soros, một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại phố Wall, đúc kết rằng: “Không có lĩnh vực nào đem lại lợi nhuận nhanh và lớn bằng đầu tư chứng khoán”. Có khá nhiều người xem việc đầu tư chứng khoán là cuộc chơi ngẫu hứng với hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư đầy hấp dẫn này dường như không có chỗ cho những quyết định theo cảm tính. Đối với William ONeil cũng như nhiều “cây đại thụ” khác tại phố Wall, các quyết định lựa chọn cổ phiếu cần được dựa trên sự phân tích và phối kết hợp giữa các yếu tố định lượng và định tính. Chìa khoá phân tích trong đầu tư cổ phiếu là tìm ra những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất trong thời điểm bạn mua chúng. Nói cách khác, bạn phải có kỹ năng phán đoán, xem xét và phân tích vấn đề cùng với việc hoạch định một kế hoạch đầu tư thích hợp để xác định thời điểm mua vào những cổ phiếu mạnh và bán đi những cổ phiếu yếu.

9.

Mười nguyên tắc vàng trong đầu tư

Trong đầu tư, cũng như trong thị trường chứng khoán, hành động có nguyên tắc là một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới thành công. 

Đối với các nhà đầu tư bước vào thị trường, mười nguyên tắc sau đây có thể coi là các nguyên tắc vàng.

1.Chỉ đầu tư những gì mình có.

Bạn chỉ nên đầu tư trên số tiền bạn đang sở hữu và bạn không cần nó trong một thời gian dài, ít nhất từ 3-4 tháng trở lên. Có nhiều người nông nổi vay mượn tiền chơi chứng khoán, về mặt tâm lý thì họ đã tự đưa vào thế bất lợi, bắt buộc phải « thắng đậm » để trả lại số tiền vay mượn, trạng thái này dẫn đến những hành động thiếu thận trọng, càng thua càng muốn gỡ gạc, cay cú sát phạt lớn. Thái độ như vậy rất nguy hiểm cho người mới tập tành chơi chứng khoán.Ở Âu Châu, các sách vở chuyên về chứng khoán khuyên nên bắt đầu mua chứng khoán ở mức 2.500€ cho mỗi cuộc mua bán, ít tiền hơn thì không có lời vì phải trả tiền giao dịch cho nhà môi giới quá nhiều. Thiết nghĩ, 2.500 Euros cũng không phải là nhiều đối với một người có công ăn việc làm. Nếu bạn sở hữu 10.000€ thì bạn nên phân chia nó ra làm 4 phần (mỗi phần 2.500€), mua 3-4 cổ phần mà bạn cho là có triển vọng nhất.

2. Chọn Broker - nhà môi giới

Người đầu tư cá nhân không thể mua chứng khoán thẳng ở thị trường chứng khoán mà phải qua trung gian.Trước đây, những công ty trung gian còn giới thiệu, mời chào cổ phiếu lẫn quỹ đầu tư của họ cho nên còn gọi là những nhà môi giới. Còn hiện nay, với tình hình công nghệ truyền thông hiện đại, ai ai cũng có thể tự mình tìm những thông tin thị trường, mua bán như những người chuyên nghiệp, danh từ môi giới mất dần ý nghĩa của nó, gọi là công ty trung gian thì sát nghĩa hơn.Các công ty trung gian hiện nay đang cạnh tranh nhau ráo riết về giá cả, dịch vụ... Dù bạn đã có ngân khoản ở một công ty trung gian trên mạng, thi thoảng bạn cũng nên xem thử coi có công ty nào khác thích hợp hơn với bạn không. Không có trung gian chứng khoán nào tiện lợi cho người đầu tư cá nhân bằng các công ty trung gian trên mạng vì chi phí mua bán cổ phần rất thấp mà dịch vụ và những lợi ích của nó mang lại thì quá nhiều . Nhiều ngân hàng truyền thồng phải tự mở chi nhánh trung gian trên mạng hay tìm cách mua lại những công ty trung gian độc lập vì họ bị áp lực nặng nề. Sự lựa chọn công ty trung gian này rất quan trọng, vì nó sẽ quyết định mức thành công của bạn .

Bạn nên so sánh ba điều sau đây.

-Giá cả :Mỗi lần bạn mua hay bán cổ phiếu đều phải trả cho công ty trung gian một khoản chi phí, chi phí càng thấp chừng nào thì bạn có thể mua bán với số vốn ít chừng ấy. Để dễ tính toán, bạn nên mua bán khi tiền chi phí chỉ tương đương hay thấp hơn 1 % tiền vốn, chẳng hạn như chi phí giao dịch của một phi vụ mua rồi bán là 20 €, thì bạn mua cổ phần hơn 2000 €. Vậy thì chỉ cần cổ phần của bạn lên hơn 1% là bạn đã có lời. Nếu bạn mua chỉ có 100 € , thì bạn chỉ lời khi cổ phần của bạn lên hơn 20%.

-Tin tức (information) biểu đồ (graph) và các cách ban lệnh (order):Cách mua bán của bạn sẽ lệ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ của công ty trung gian. Thông tin, phân tích cơ bản, sự dự đoán, bảng đấu giá, cách đặt lệnh, cách phân tích cơ bản, kỹ thuật v.v... càng phong phú chừng nào thì càng có lợi chừng ấy. Bạn có thể dựa trên những tin tức đó mà thiết lập nhiều chiến lược mua bán khác nhau, nhận thấy được những cơ hội mà người khác chưa thấy. Và khi một trong những chiến lược của bạn hết còn hữu hiệu thì bạn chuyển qua những chiến lược khác dễ dàng hơn.

-Sự mau chóng của những mệnh lệnh order : Các mệnh lệnh mua bán khi qua trung gian và chuyển đến thị trường phải nhanh chóng và chính xác, thậm chí đối những đối với day trader, họ phải xem được bảng đấu giá và ban mệnh lệnh được ngay lập tức. Về cách bảo mật thì các công ty này khá an toàn vì bạn phải có password để vào ngân khoản riêng của bạn, sau đó phải có code riêng để xác nhận lệnh mua bán và cuối cùng là số tiền mà bạn thắng chỉ được chuyển đến những ngân khoản riêng mà bạn đã ấn định trước. Đừng ngần ngại tốn thời gian để chọn tìm và so sánh những công ty trung gian chung quanh bạn để dễ kiện tụng nếu có vấn đề.

3. Mua rẻ bán đắt, hay bán đắt rồi mua lại rẻ.

Công ty trung gian nào cho phép bạn mua bán với nhiều loại mệnh lệnh giới hạn (at limit) chừng nào thì bạn càng dễ vạch ra những chiến lược mua bán chừng ấy. Mua cổ phiếu ở giá rẻ và bán lại với giá cao thì ai cũng biết.Nhưng hình thức bán khống, bán trước mua sau thì ít người rành nhưng rất được giới đầu cơ dùng.

Ví dụ :Anh X đến tiệm vàng bán trước 1.000 € của thân nhân ở nước ngoài sẽ gởi về, anh lấy tiền với giá cả hiện tại 20.000 VDN/ € và, sau một tháng anh X đem 1.000 € trả sau cho tiệm vàng. Giá Euros lúc này chỉ còn 17.000 VDN/ €. Anh X lời được 3.000.000 VDN.Bạn có thể giao kèo với công ty trung gian, bán trước những chứng khoán mà bạn nghĩ rằng nó sẽ xuống với giá hiện tại và mua lại với giá cả trong tương lai. Nếu giá cổ phần lên thì bạn lổ và cổ phần xuống thì bạn lời.Điều chú ý là không phải công ty trung gian nào cũng chịu mua bán khống và chỉ những công ty cổ phần có nguồn vốn thực sự dồi dào mới được chấp nhận buôn bán theo kiểu này.Bạn nên biết phương pháp mua bán này để có một nhận thức cân bằng, không mơ ước cổ phần lên theo một chiều và có thể thắng bất kể khi thị trường lên hay xuống.

5.Dùng stop loss.

Bạn nên dùng stop loss ngay sau khi bạn mua cổ phần và giá của stop loss phải được ấn định trước khi bạn mua.Tâm trí con người tỉnh táo nhất là lúc chưa mua bán gì cả. Khi bạn đã nhập cuộc vào thị trường rồi thì bạn bắt đầu bị lạc vào “mê hồn trận”, day dứt giữa hay thái cực: sợ hãi và tham lam. Nỗi sợ hãi làm cho bạn muốn bán và lòng tham khiến bạn muốn giữ cổ phần. Người yếu bóng vía thì phải tự vạch ra một chiến lược, mua bán một cách máy móc với phần trăm giá cả đã được quyết định trước và dù cổ phần có giao động ra sao thì vẫn phải tuân thủ tuyệt đối chiến lược của mình, không được đổi ý giữa chừng trong trạng thái tâm lý giao động.

6.Giữ cổ phần lời, bán cổ phần lỗ.

Có phần may rủi trong chứng khoán mà chúng ta không thể kiểm soát được, chúng ta phải chấp nhận như vậy.Chúng ta phải bán những cổ phần lỗ để đừng bị lỗ thêm và giữ cổ phần lời để lời thêm. Thường thường, người mua chứng khoán khi họ nghĩ rằng chứng khoán đang ở mức thấp nhất, sẽ lên trong nay mai. Nếu không may giá chứng khoán rớt xuống thêm, phản ứng tự nhiên của một người bình thường là mua thêm vì nó rẻ hơn dự đoán. Đó là một sai lầm quan trọng, có thể làm hao hụt tài sản một cách nhanh chóng.

7.Thị trường luôn luôn có lý chứ không phải là lòng tự ái của bạn.

Nhiều người nghiên cứu thị trường rồi …tự quyết định rằng thị trường đang lên hay đang xuống.Dù người đầu tư cá nhân có tiền bạc đến đâu đi chăng nữa thì cũng là những con « tép riu » so với những người đầu tư chuyên môn. Những tay market makers này có nguồn tài khoản dồi giàu từ những quỹ đầu tư có thể làm mưa làm gió, nâng lên hay kéo xuống bất cứ cổ phần nào mà họ muốn. Khi họ quyết định bán cổ phần với một số lượng lớn thì bạn phải bán theo trước khi quá trễ dù cho bạn không hiểu lý do tại sao rồi có thể mua lại với giá thấp hơn. Bạn nên luôn luôn nhớ rằng thị trường luôn luôn có lý dù cho đôi lúc bạn thấy nó rất bất hợp lý.

8.Theo xu hướng.

Những người tham gia thị trường chứng khoán đều biết câu ''The trend is your friend'' - ''Xu hướng là người bạn đường''. Nếu thị trường có xu hướng đi rõ ràng lên, hay xuống, các nhà đầu tư có thể dễ dàng kiếm tiền nếu nương theo xu hướng thịnh hành.Có ba xu hướng mà bạn phải theo dõi, một là xu hướng thị trường chứng khoán, hai là xu hướng lãnh vực liên quan và ba là xu hướng của cổ phần mà bạn đang giao dịch. Chẳng hạn như cổ phần Renault thuộc về thị trường Euronext của Âu Châu, thuộc về lãnh vực kỹ nghệ xe hơi vừa mới thắng Formule 1 và có vị tân giám đốc Carlos Ghosn là người tài ba , ba xu hướng này đang tiến triển tốt thì cổ phần Renault sẽ lên. Muốn biết xu hướng đang lên hay xuống thì có nhiều cách phân tích kỹ thuật, căn bản khác nhau dù không cách nào là tuyệt đối hoàn hảo. Nó rất quan trọng đến mức có thể nói biết xu hướng thị trường là biết chơi chứng khoán.  

9. Rút kinh nghiệm từ thất bại của bản thânTrí nhớ con người có hạn, chúng ta nên ghi lại những thành công và thất bại để làm kinh nghiệm. Khi mua một cổ phần thì bạn nên ghi rõ với tối đa chi tiết như lý do tại sao mua, xu hướng thị trường , tin tức liên quan đến cổ phần, stop loss và sell limit… ; khi bạn bán ra thì bạn cũng ghi rõ tới tối đa chi tiết và rút kết luận, kinh nghiệm… Không có kinh nghiệm nào cay đắng và làm bạn nhớ lâu bằng kinh nghiệm rút từ những thất bại của bản nhân mình. Khi bạn chép ra những lý do đã làm bạn thất bại thì cũng như bạn ôn lại những tình huống đó một lần nữa.

10. Đừng chờ mong gì mà chuẩn bị đối phó với mọi tình huống

Tôn tử nói: Người giỏi dụng binh đánh giặc, trước tiên phải không để bại, sau mới tìm phương sách đánh bại kẻ địch. Thắng lợi có thể thấy trước (« thắng khả tri ») nhưng không nhất thiết đòi hỏi phải thắng cho bằng được (« i nhi bất khả vi »). Không thể thắng được thì thủ, có thể thắng được thì công. Thủ là do chưa đủ điều kiện, công là khi điều kiện có thừa. Người giỏi thủ giấu quân tại các loại địa hình, người giỏi công phát huy mọi thế mạnh, bảo toàn được lực lượng mà vẫn toàn thắng («thiện thủ giả, tàng ư cửu địa chi hạ, thiện công giả, động ư cửu thiên chi thượng»). Với những người mới chơi chứng khoán thì quan trọng nhất là đừng nghĩ làm gì khi thắng mà là làm gì để hạn chế sự lỗ lã - bảo toàn vốn. Còn vốn thì còn hy vọng, một khi lỗ hết vốn thì những cơ hội về sau có có cũng như không. Nếu bạn không tìm được cơ hội thì cứ quan sát tiếp và đừng đem tiền mua cho bằng được một thứ gì đó rồi ân hận. Người háo thắng nên tự kiềm chế mình bằng cách không tính đến tiền thắng mà chỉ chú ý số tiền bị lỗ.

Nếu không lỗ lã thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ có lời trên thị trường chứng khoán.

Theo BBC )

10.

Bạn muốn trở thành một nhà đầu tư “lão luyện”?

Đầu tư chứng khoán không chỉ cần có kiến thức mà điều quan trọng là cần nhạy bén và có khả năng phân tích. Một chiến lược đầu tư hợp lý cùng danh mục đầu tư cân đối sẽ tối ưu hoá hoạt động đầu tư của bạn. Khi chưa là chuyên gia, bạn cũng nên nghe lời khuyên của những nhà đầu tư đi trước, bởi có học hỏi và biết tiếp thu bạn mới có thể trở thành một nhà đầu tư lão luyện.

Sau đây là một số lời khuyên của John Neff, một trong những nhà đầu tư thành đạt nhất phố Wall, đối với các hoạt động đầu tư của bạn trên thị trường. 

Phân tán rủi ro như thế nào? 

John Neff khuyên bạn nên đa dạng hoá, chia phần tài sản của bạn ra, điều này có nghĩa là phân chia số tiền của bạn trong nhiều kiểu đầu tư với những tỷ lệ khác nhau. Thực sự nguyên tắc này không sai, nhưng bạn nên đi ngược lại những kiến thức thông thường này, ngay cả khi nó có thể gây ra cho bạn đôi chút lo lắng ban đầu. Copy những gì tất cả mọi người đang nghĩ và làm trên thị trường có lẽ sẽ cho bạn cảm giác yên tâm, nhưng thực sự nó không phải điều đáng làm nhất. 

Mục tiêu của bạn không chỉ là hành động đúng, mà còn là kiếm được những khoản lợi nhuận có giá trị khi bạn đúng. Điều này được thực thi một cách tốt nhất khi bạn nhốt tất cả trứng của bạn trong vài cái giỏ, hiểu biết về chúng rõ ràng, và theo dõi chúng một cách cẩn thận. 

Chẳng lẽ không có một chút giá trị nào trong việc đa dạng hoá? 

Đa dạng quá nhiều sẽ dẫn bạn tới sự thiếu hụt về kiến thức cũng như trọng tâm về việc đầu tư của bạn. Nếu một người khuyên bạn nên đầu tư 45% vào cổ phiếu, 80% vào trái phiếu, 10% vào chứng khoán nước ngoài, 10% vào quỹ thị trường tiền tệ Money Market Fund, một dạng quỹ hỗ tương đầu tư mở rộng đầu tư vào thị trường huy động vốn ngắn hạn, 5% vào vàng, điều này có thể khiến bạn an tâm hơn nhưng đồng thời việc đầu tư rải rác này sẽ làm loãng đi lợi nhuận của bạn. Có lẽ bạn không nên đầu tư vào vàng, chứng khoán nước ngoài, trái phiếu vì nó sẽ làm sụt giảm lợi nhuận chung. 

Đồng thời bạn cũng không thể bỏ tất cả số tiền kiếm được vào một công ty nào đó, cho dù công ty ấy có là Microsoft chăng nữa. Sự sụp đổ của Enron vào cuối năm 2001 cho thấy ngay cả những công ty khổng lồ vẫn có thể phá sản như thường. Và bạn hoàn toàn có thể gặp trường hợp thiếu may mắn như thế. Tốt nhất bạn nên bỏ hết tiền bạc định đầu tư vào vài công ty hàng đầu trong những lĩnh vực khác nhau. Điều này có vẻ như là một sự đa dạng hoá hợp lý hơn. 

Bạn nên sở hữu bao nhiêu loại chứng khoán? 

Điều duy nhất muốn nhấn mạnh ở đây là bạn chỉ nên đầu tư tối đa vào năm hay sáu loại cổ phiếu, không có lý do gì để nắm giữ 20 loại cổ phiếu khác nhau, bạn sẽ không thể nắm bắt đầy đủ thông tin về chúng và những loại cổ phiếu hoạt động kém trong nhóm sẽ làm giảm lợi nhuận chung. 

Nếu bạn thấy những loại cổ phiếu mới quá tuyệt thì sao? 

Với số tiền của mình bạn nên quyết định số cổ phiếu bạn sẽ sở hữu và đừng vượt quá chúng. Nếu bạn giới hạn là sáu và bạn đã sở hữu đủ số, đừng mua loại thứ bảy, ngay cả khi chúng đang rất quyến rũ bạn. 

Nếu cổ phiếu mới quá tuyệt vời, hãy bắt buộc mình bán đi loại cổ phiếu kém hấp dẫn nhất trong sáu cái cũ để thay thế. Bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nếu bạn tuân thêm điều này. 

Cách xây dựng một danh mục đầu tư tốt nhất 

Hãy làm điều này một cách đơn giản, khởi đầu nếu bạn muốn đầu tư 100.000 USD vào năm loại cổ phiếu, mỗi loại sẽ được đầu tư 20.000 USD. Bạn không cố gắng mua một số lượng cổ phiếu nào đó, bạn chỉ đầu tư một số tiền đã định cho mỗi loại cổ phiếu. 

Nhưng đừng bao giờ quá hồ hởi trong việc mua cổ phiếu, đừng mua cả năm loại cổ phiếu một lần. Hãy thi hành từng bước một, hãy để cổ phiếu của bạn tự chứng minh chúng bằng cách chỉ ra một sự phát triển nào đó trước khi bạn đầu tư 100% số tiền. 

Chiến lược mua các loại cổ phiếu đơn lẻ 

Chỉ mua một nửa trong tổng số tiền 20.000 USD của bạn trong lần mua đầu tiên. Nếu cổ phiếu đi xuống, đừng mua thêm nữa, nếu nó rớt tới 8% so với số tiền mua, bán tất cả chúng đi để cắt giảm thua lỗ. 

Nhưng nếu cổ phiếu tăng giá khoảng 2% tới 3% so với giá mua ban đầu, và nếu bạn thấy chúng vẫn đang có những dấu hiệu tốt, mua thêm 6500 USD. Lúc này bạn đã mua hết 16.500 USD trong tổng số 20.000 USD định dành cho cổ phiếu đó. Nếu cổ phiếu tiếp tục tăng khoảng 2% tới 3% nữa, mua nốt 3500 USD còn lại. Bạn đã thành lập xong vị thế của bạn trong cổ phiếu với tổng số tiền là 20.000 USD trong khoảng thời gian nó tăng giá 5%. Lúc này hãy cho cổ phiếu một ít thời gian và cơ hội để chúng phát triển. 

Khái niệm mua thêm những khối lượng nhỏ hơn trong quá trình cổ phiếu tăng giá khoảng 5% từ giá mua ban đầu được gọi là tiến hành mua theo kiểu kim tự tháp. Chỉ mua với chiến lược trung bình tăng, không thi hành chiến lược trung bình giảm. Không bao giờ thêm tiền vào những loại cổ phiếu đang có những kết quả tồi tàn. 

Bạn cần biết thêm những gì khi mua cổ phiếu và quản lý danh mục đầu tư của mình? 

Bạn nên dùng đồ thị để xác định thời điểm mua bán thêm chính xác. Đừng theo đuổi những loại cổ phiếu đã tăng giá khá nhiều khi chúng đã ở phía bên kia những mô hình cơ bản. Điều này tuy đúng với phương pháp trung bình tăng nhưng nó sẽ làm cho giá trung bình quá cao, và bạn sẽ chịu rắc rối trong những đợt điều chỉnh tình hình của thị trường. 

Nếu giá cổ phiếu rớt 8% từ giá mua ban đầu của bạn, bạn hãy bán tất cả chúng đi để cắt giảm thua lỗ, bằng cách này bạn đã mua một hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ bản thân. Bạn sẽ dễ dàng bị những thua lỗ trầm trọng khi bạn không làm gì trong trường hợp này. Nếu bất ngờ chúng tăng giá trở lại, đừng tiếc nuối và hoang mang, hãy coi 8% ấy như phí bảo vệ để tránh khỏi sự khủng hoảng. 

Và một điều quan trọng vẫn cần nhắc lại, tất cả các cổ phiếu bạn mua cần phải hội đủ những tiêu chuẩn cơ bản chúng ta đã thảo luận ở phần đầu của cuốn sách. Chúng nên là số 1 trong lĩnh vực của chúng, lợi nhuận mỗi cổ phần phải tăng liên tục trong vòng ba năm qua. Doanh số và lợi nhuận của chúng cũng cần tăng những tỷ lệ đáng kể qua các quý và các năm gần đây. Tìm kiếm sự tăng trưởng của lợi nhuận biên, lợi nhuận vốn cổ đông phải trên 17%, chỉ số sức mạnh tương đối phải trên 80. Cổ phiếu cần được những tổ chức tài chính lớn quan tâm. 

Những gì bạn nên làm khi đã sở hữu vài cổ phiếu 

Sau khi bạn sở hữu năm hay sáu loại cổ phiếu, bạn phải theo dõi chúng một cách thận trọng, và tính toán xem loại nào phát triển nhất. Đó có thể là loại cổ phiếu tốt nhất của bạn và là một người dẫn đường thực sự của thị trường. 

Bạn sẽ chờ những thời điểm thích hợp để mua thêm những cổ phiếu này. Bạn có thể mua khi lần đầu cổ phiếu bị kéo trở lại giá trung bình 50 ngày. Giá trung bình năm chục ngày sẽ giải quyết những dao động hàng ngày hay hàng tuần và cho một cái nhìn chính xác hơn về xu hướng giá cả. Hoặc bạn có thể mua thêm khi cổ phiếu bắt đầu hình thành một mô hình cơ bản mới, vào thời điểm nó phá vỡ mức giá cơ bản của mô hình tầng thứ hai này. 

Con đường để bạn điều hành danh mục đầu tư của mình một cách trôi chảy nhất là nhận ra những cổ phiếu nào đang hoạt động tốt nhất, đổ thêm tiền vào những loại cổ phiếu này, và có lẽ nên giảm bớt một ít vị thế của những loại cổ phiếu đang hoạt động kém nhất trong nhóm. 

Nhìn chung, khi kỹ năng lựa chọn cổ phiếu của bạn phát triển, một ngày bạn sẽ nhận ra những Microsoft mới. Bạn sẽ biết cách làm thế nào để có thêm tiền đầu tư vào nó và biến nó thành loại cổ phiếu số một trong danh mục đầu tư của mình. Để điều khiển danh mục đầu tư của mình một cách chính xác, bạn cần có những quy luật mua và những quy luật bán, nhưng bạn cũng cần biết tất cả các điều có liên quan tới cổ phiếu, thêm chúng vào khi thích hợp, và cuối cùng bán chúng đi khi chúng đã chạm đỉnh và chuẩn bị theo chiều hướng đi xuống. Nếu bạn tuân theo phương pháp như trên có lẽ bạn sẽ sở hữu những cổ phiếu tốt nhất trong vòng một tới hai năm. Một số ít có thể được bán sớm hơn khi chúng chỉ ra những dấu hiệu xấu rõ ràng. 

Bạn không thể đúng trong tất cả những quyết định đầu tư của mình và điều này cũng không cần thiết. Nhưng khi bạn phạm sai lầm bạn phải dũng cảm thừa nhận nó và tìm cách sửa chữa. Ngay cả khi sở hữu những cổ phiếu hàng đầu bạn cũng cần biết cách điều khiển nó, chuyển nó thành tiền mặt vào những thời điểm hợp lý để tránh sự khủng hoảng. Có thế hoạt động đầu tư của bạn sẽ có được những thành công như bạn mong muốn.

11.

Khi nào nên bán ra cổ phiếu?

Cách đây không lâu, những cổ phiếu được xem là an toàn nhất, có tốc độ tăng trưởng ổn định nhất trên thị trường chứng khoán như Intel, Procter & Gamble hay IBM đã liên tục… mất giá làm người ta phải đặt câu hỏi:“Vậy thì có loại cổ phiếu nào an toàn không?”.

Câu trả lời có lẽ là không tồn tại một loại cổ phiếu nào thực sự an toàn. Điều cốt yếu là các nhà đầu tư cần nhận biết được thời điểm thích hợp để bán ra cổ phiếu.

Trong “trò chơi” chứng khoán, nhiều nhà đầu tư đã “mất cả chì lẫn chài” chỉ vì bỏ qua thời điểm nên bán ra cổ phiếu, để rồi khi giá cổ phiếu sụt giảm thì muốn bán cũng không thể nào bán được. Lúc đó, cổ phiếu này không khác nào những tờ giấy lộn. Thật ra, đó là một bài học bổ ích cho nhiều nhà đầu tư. Trong điều kiện các “cổ phiếu an toàn” không còn nữa, mà thay vào đó là các “cổ phiếu rủi ro”, thành công hay thất bại lúc này tùy thuộc vào sự suy đoán và phân tích của các nhà đầu tư. Vậy phải xử lý tình huống này như thế nào?Việc xác định thời điểm tốt nhất để bán ra cổ phiếu được xem là khá khó khăn đối với các nhà đầu tư, cho dù đó là những nhà đầu tư nghiệp dư hay Soros hoặc John Neff . Bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng mong muốn đầu tư vào những công ty mà cổ phiếu có khả năng sinh lợi cao, giá cổ phiếu có xu hướng tăng mạnh, hoặc ít nhất cũng phải ổn định. Tuy nhiên, sự thật không bao giờ như vậy, giá các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán liên tục biến động, các chỉ số quan trọng cũng lên xuống thất thường, lúc quá cao, lúc lại quá thấp khiến các nhà đầu tư luôn ở trong trạng thái bất an. Những thành công trong đầu tư chứng khoán luôn đòi hỏi các nhà đầu tư phải nắm vững kiến thức về chứng khoán, cũng như có kinh nghiệm trong đầu tư để tìm hiểu rõ cổ phiếu mình đang giữ có ổn định không và liệu khi thị trường chứng khoán tụt dốc thì nó bị ảnh hưởng xấu không. Đặc biệt, các nhà đầu tư cần biết rõ lúc nào không nên nắm giữ cổ phiếu nữa. Sau đây là một số dấu hiệu giúp nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể nhận biết được thời điểm nào nên bán ra cổ phiếu.

1. Cơ cấu tổ chức điều hành công ty có sự xáo trộn

Nếu những nhà quản lý cấp cao, những người chịu trách nhiệm về sự thành công của doanh nghiệp, bắt đầu rời bỏ công ty thì có thể xem đó là dấu hiệu bất lợi cho tương lai của công ty. Khi đó, các nhà đầu tư cần phải theo dõi và phát hiện xem tại sao lại có những thay đổi như vậy. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu cho thấy công ty đang trở nên suy yếu trong lĩnh vực kinh doanh chính, thì tốt nhất nên bán cổ phiếu của công ty đó đi và thay vào đó là tìm mua cổ phiếu của công ty khác trong cùng lĩnh vực nhưng mạnh hơn và có ban điều hành ổn định hơn.

2. Lợi nhuận và cổ tức giảm sút

Trong trường hợp này, các nhà đầu tư nên điều tra cẩn thận trước khi quyết định có nên bán cổ phiếu hay không. Nếu là do ban quản trị công ty quyết định không chia cổ tức để tập trung vốn cho việc phát triển và mở rộng quy mô công ty, thì đó lại là điều tốt và cổ phiếu sẽ tăng giá trong tương lai. Nhưng thông thường thì sự sụt giảm về lợi nhuận và cổ tức là dấu hiệu xấu cho thấy tương lai của công ty gặp nhiều khó khăn, khi đó đa số nhà môi giới đều khuyên khách hàng bán cổ phiếu đi.Các công ty niêm yết có xu hướng chi trả cổ tức khá cao (trên 10%/năm) nên nhiều nhà đầu tư cho rằng đây là dấu hiệu tốt để tiếp tục nắm giữ cổ phiếu, nhưng không nên coi đây là căn cứ duy nhất để quyết định mua hay bán chứng khoán. Cổ tức chỉ thể hiện những kết quả trong quá khứ, không có gì bảo đảm việc đó sẽ tiếp diễn trong tương lai. Aiko Musaki, một nhà đầu tư cá nhân đang công tác tại bộ phận cổ phiếu và thị trường chứng khoán của hãng điện tử Matsushita, cho biết: “Theo tôi, các nhà đầu tư chứng khoán chỉ nên nắm giữ cổ phiếu của những công ty có cổ tức cao và ổn định, với điều kiện công ty đó có kế hoạch sử dụng vốn phát triển đúng hướng”.

3. Thị giá cổ phiếu lớn hơn nhiều lần so với giá trị thực

Thomas Calvin, một nhà đầu tư chiến lược của công ty chứng khoán Lufkin & Jenrette, cho rằng: “Những tranh cãi về giá cổ phiếu của các công ty niêm yết đều chỉ mang tính một chiều, điều quan trọng là bản thân nhà đầu tư phải tự mình xác định được giá trị thực của chúng. Hãy cẩn trọng với những cổ phiếu có thị giá cao vọt. Bong bóng cổ phiếu có thể vỡ bất cứ lúc nào”. Đúng là có một số nhà đầu tư dù biết rằng cổ phiếu của mình đã vượt quá giá trị thực hàng chục lần nhưng họ vẫn chưa bán đi vì muốn trì hoãn việc chịu thuế thu nhập cũng như hy vọng giá sẽ còn tăng nữa. Tuy nhiên, nếu cảm thấy thị giá đã vượt qua giá trị thực chất của cổ phiếu nhiều lần thì nên bán cổ phiếu đi, bởi vì nếu giữ lại những cổ phiếu này bạn sẽ phải chịu rủi ro rất cao và chỉ có thể trì hoãn việc chịu thuế chứ không thể không nộp thuế. Ngoài ra, khi bán ra cổ phiếu này thì sẽ có cơ hội đầu tư vào cổ phiếu khác để đa dạng hóa danh mục và giảm thiểu rủi ro đầu tư của mình.

4. Không còn lý do để lựa chọn cổ phiếu đó

Có thể lý do để các nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu của Merck là bởi công ty này đã công bố một loạt các phát minh ra những loại thuốc mới có hiệu quả cao. Đột nhiên, một thời gian sau người ta phát hiện ra một trong số các loại thuốc đó của Merck có những tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe. Thế là thị phần của công ty bị sụt giảm và lợi nhuận của công ty trong tương lai cũng sẽ sụt giảm. Khi đó, các nhà đầu tư nên bán cổ phiếu của Merck đi vì cổ phiếu này không còn tính hấp dẫn, cũng như không còn những lý do ban đầu để lựa chọn cổ phiếu nữa. Mỗi nhà đầu tư trước những quyết định đều có các phân tích, tính toán kỹ lưỡng để tìm ra các lý do mua cổ phiếu. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, nếu những lý do đó không còn phù hợp nữa, mặc dù giá cổ phiếu vẫn ổn định thì các nhà đầu tư cũng nên bán cổ phiếu đó đi, bởi sự ổn định này chỉ là nhất thời và tiềm ẩn một đà tụt dốc trong tương lai.

5. Sự hài lòng đối với danh mục đầu tư hiện tại không còn nữa

Có thể trong danh mục đầu tư sẽ có các cổ phiếu không phù hợp với các mục tiêu tài chính đặt ra trước đó (mua sắm tài sản, chuẩn bị cho kế hoạch nghỉ hưu...), khi đó tốt nhất nên bán các cổ phiếu đang có đi và tổ chức lại danh mục đầu tư mới phù hợp hơn với mong muốn của mình.Một danh mục đầu tư đa dạng sẽ ít rủi ro hơn một danh mục đầu tư tập trung vào một hay một ít loại đầu tư. Đa dạng hoá - nghĩa là dàn trải tiền của bạn ra các loại đầu tư khác nhau - làm giảm rủi ro, bởi vì nếu một số khoản đầu tư của bạn đi xuống thì số khác lại đi lên. Hãy làm tính toán một cách đơn giản: nếu bạn muốn nắm giữ số lượng cổ phiếu trị giá 100.000 USD, bạn nên nắm giữ năm loại cổ phiếu, mỗi loại trị giá 20.000 USD. Bạn không nên cố gắng nắm giữ một số lượng cổ phiếu nhất định nào đó, bạn hãy đầu tư một số tiền đã định cho mỗi loại cổ phiếu.

Cách đây không lâu, Warren Buffet, một cây đại thụ trong giới đầu tư phố Wall, đã từng nói: “Đầu tư chứng khoán là hình thức kinh doanh đòi hỏi sự nhanh nhạy và óc phán đoán cao”. Quả thật, khi tham gia vào thị trường này, ngoài việc phải nắm bắt đầy đủ những thông tin từ thị trường, nhà đầu tư còn cần có khả năng phân tích và dự báo triển vọng phát triển của công ty, cũng như phải thực sự tỉnh táo nắm bắt được sự thay đổi nhanh nhạy của bất cứ thông tin nào có liên quan đến giao dịch trên thị trường, để từ đó kịp thời biết được lúc nào nên bán ra cổ phiếu.

Các nhà đầu tư đang ngày càng trở nên tinh thông hơn nhưng không vì thế mà các rủi ro trong đầu tư chứng khoán sẽ giảm bớt. Trong một bài phát biểu của mình, John Markese, chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư cá nhân của Mỹ nói: “Chất lượng, tính thời điểm và độ sâu rộng của thông tin trên thị trường chứng khoán đạt tới mức độ chưa từng có, nhưng nó vẫn không cho phép bạn dự đoán chính xác được tương lai. Hãy tỉnh táo, phân tích kỹ thị trường để từ đó đề ra được những quyết định cần thiết và hợp lý”.

 (Theo Bwportal /Finance Times )

12.

   Email    In

Thành công từ quản lý tiền

Dù có kinh nghiệm và thông minh đến đâu thì các chuyên gia về chứng khoán vẫn phải chấp nhận rằng thị trường có phần rủi ro không thể kiểm soát được.  

Ngay cả những người thành danh trên thị trường chứng khoán cũng lắm lúc ngã ngựa dưới chân đài vinh quang một cách thê thảm.Chín mươi phần trăm người lụn bại vì chứng khoán là vì họ không chịu bán chứng khoán khi còn kịp, cứ nuôi giấc mơ rằng nó sẽ lên trở lại.Muốn ít rủi ro, người chơi chứng khoán phải biết cắt ngang những cuộc mua bán lỗ lã và phải giữ cổ phần đang tăng giá để có thêm phần lời của mình, biết chấp nhận hy sinh một số tiền nhỏ để cứu vãn số tiền còn lại. Và ai không biết điều này để quản lý tiền bạc của mình thì sớm hay muộn gì cũng bị trắng tay.

Giảm lỗ, tăng lời:

Sau một thời gian lăn lộn trên thị trường, bạn có ba cách để cải tiến thành tích của mình là:Làm giảm số tiền bị thua.

Tăng thêm số tiền lời .

Tăng thêm phi vụ mua bán có lời.Làm giảm số tiền bị thua là cách là dễ dàng nhất. Mời bạn xem bảng sau:

 Số giao dich

 Tỷ lệ thành công

 Lỗ

( trung Bình )

lãi

( trung Bình )

 Tổng

 50

 70%

 1000$

 500$

2500$ 

 50

 50%

 400$

500$ 

2500$

 50

 30%

 143$

 500$

 2500$

Theo bảng này, ba người cùng mua bán, lời, thành tích tiền lãi giống nhau. Khác nhau chỉ ở mức lỗ và phần trăm thắng.Nếu người nào có lãi đến 70% trong các cuộc mua bán mà lỗ nặng trong 30 % còn lại thì cũng tương đương với bạn thua đến 70 % tổng số mua bán nhưng bạn lại biết hạn chế sự lỗ lã của mình!Và dù bị thua đến 50 % mà biết hạn chế tiền lỗ của mình thì vẫn có lời nếu mức lỗ ít hơn mức lời : (25 x 500 $) – (25 x 400$ ) = 12500 $ – 10000 $ = 2500 $.

Lệnh stop lossTrong những mệnh lệnh mua bán chứng khoán, có một mệnh lệnh rất cần thiết, có thể gọi là sống còn của một sự nghiệp mua bán chứng khoán là stop loss order.

Nếu nhà môi giới nào không có mệnh lệnh này thì bạn nên đổi nhà môi giới mà không thương tiếc. Túi tiền sẽ cám ơn bạn.

• Stop loss order : Mệnh lệnh này cho bạn bán tự động nếu cổ phần rớt hơn mức mà bạn chấp nhận.

Ví dụ như bạn mua cổ phiếu giá 10 đồng. Bạn ra lệnh stop loss đến mức 8 đồng. Nếu chẳng may cổ phiếu xuống giá thì hệ thống tự động của nhà môi giới sẽ bán cho bạn ở mức 8 đồng. Nếu cổ phiếu lên hoặc giao động trên mức 8 đồng thì lệnh stopp loss không có hiệu lực, bạn vẫn sỡ hửu cổ phần của mình. Lợi ích là khi cổ phần rớt hơn 8 đồng thì bạn vẫn bảo toàn được tiền bạc của bạn.Tăng thêm số tiền lời thì cũng dùng lệnh stop loss, chẳng hạn như mức cổ phiếu của bạn mua tăng vọt từ 10 đến 13 đồng trong khi bạn định bán với giá 12,50 đồng, bạn thấy bán cũng được nhưng mà theo bạn nghĩ thì chắc nó sẽ còn lên nữa, bạn thay đổi lệnh stop loss, nhích giá bán lên đến 12.50 đồng. Nếu giá cổ phiếu lên nữa thì bạn lời thêm mà nếu rớt thì bạn cũng còn lời chán vì cổ phần được bán đi ở mức 12.50 đồng. Phương pháp đặt stop loss theo giá cả lên xuống của cổ phần này còn gọi là trailing stop.

Trong thực tế, thì nhiều người cho rằng đặt stop loss ở mức – 5% và bán đi với 15 % so với giá cổ phần mà bạn mua là tốt nhất. Ví dụ giá bạn mua ở giá 10 thì nên đặt stop loss ở mức 9,50 và bán đi ở giá 11,50. Nó cho phép bạn có sự quân bình tài chánh dù bạn chỉ thắng 1 trong... 3 trường hợp!Ngoại trừ người quá thông minh hoặc quá ngù ngờ, thông thưòng thì ít ai đoán trúng quá 7/10 hay trật 3/10 lần mua bán. Muốn hơn vậy thì bạn phải có kinh nghiệm, cảm nhận và giác quan thứ sáu nhờ lăn lộn lâu năm trên thị trường.Có lần tui dự buổi thuyết trình, một tay “day trader” trên bục giảng tuyên bố thắng được 63% trong các giao dịch làm cử tọa vỗ tay ầm ầm, xin trader này biểu diễn tài nghệ. Nhưng chiếu theo biểu đồ này, thì tay trader này lời nhiều hơn là 63% tiền thắng vì lời cả ba mặt: số lượng mua bán lời, tiền lời và tiền lỗ .Chứng khoán chỉ nguy hiểm với hai loại người. Loại thứ nhất là không hiểu chi về chứng khoán mà vẫn nhập cuộc với hy vọng cầu may như hình thức sổ số, cá độ. Loại thứ hai là không kiểm soát được bản thân mình. “Tục ngữ chứng khoán” có câu: Thà mất ngón tay hơn là cánh tay. Một người có trí tuệ bình thường mà biết tự kiềm chế mình vẫn có thể chơi chứng khoán để có thêm nguồn tài chánh khác ngoài lương bổng chính thức của mình, vươn đến sự thoải mái về tiền bạc.

Theo BBC )

13.

Bí quyết đầu tư của 5 ông trùm chứng khoán

Qua các hồ sơ và tư liệu lưu giữ, các nhà phân tích nhận thấy một điểm khá thú vị, cả 5 nhà giao dịch cổ phiếu vĩ đại nhất những năm 1890 là Jesse Livermore, Bernard Baruch, Gernal M.Loeb, Nicolas Darvas và William J.O'Neil đều áp dụng chiến lược và các nguyên tắc kinh doanh khá giống nhau. 

Những nhà kinh doanh này không nhất thiết phải có số vốn lớn khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh và để tăng số vốn này lên thành khoản tiền kếch xù. Livermore bắt đầu sự nghiệp của mình với vẻn vẹn chỉ một vài đôla (đó là vào năm 1892), còn O'Neil cũng chỉ có 500 đôla làm vốn kinh doanh ban đầu.

Thế nhưng, thua lỗ trong những năm đầu kinh doanh đã giúp họ nhận ra nguyên nhân cho những thất bại ấy. Họ nhận ra rằng với sự quyết tâm và thái độ đúng đắn, tự tạo dựng những nguyên tắc cho riêng mình thì mọi người đều có thể kiếm được số tiền đáng mơ ước khi bắt đầu tham gia vào thế giới giao dịch cổ phiếu. Họ nhận ra rằng giao dịch cổ phiếu không phải là công việc dễ dàng và quan niệm của rất nhiều người cho rằng có thể làm giàu nhanh chóng mà không cần cố gắng là hoàn toàn sai lầm.

Điều thú vị là, cả 5 nhà giao dịch vĩ đại này đều áp dụng những nguyên tắc và kỷ luật giao dịch giống nhau. Xin giới thiệu cùng đông đảo bạn đọc kỹ năng quan trọng số một mà tất cả các nhà giao dịch đều biết đó là tinh thần làm việc kiên cường. Bởi công việc giao dịch cổ phiếu cũng không có gì khác biệt so với những công việc khác. Phần thưởng xứng đáng sẽ dành cho những ai biết cố gắng nỗ lực để giành được nó.

Ngoài Darvas ra thì hầu hết các nhà giao dịch đều kết luận rằng do giao dịch cổ phiếu yêu cầu phải luôn luôn cố gắng nỗ lực không ngừng nên mọi người phải dành toàn bộ thời gian vào công việc này. Darvas là người duy nhất không dành toàn bộ thời gian của mình vào thị trường chứng khoán cũng như giao dịch cổ phiếu. Mỗi ngày, ông chỉ dành khoảng 8 tiếng để nghiên cứu thị trường và cho rằng thế là quá đủ.

Các nhà giao dịch chứng khoán cho rằng muốn kiếm được nhiều lợi nhuận thì họ phải làm việc chăm chỉ vì thành công không thể đến một sớm một chiều được. Yếu tố thời gian đã chứng minh được rằng cũng giống như hầu hết những nỗ lực đem lại kết quả, thành công bất ngờ không thường xuyên xuất hiện trên thị trường cổ phiếu. Nếu điều này trở thành hiện thực thì nó cũng sẽ không kéo dài lâu nếu nhà giao dịch không tập trung chú ý, không nỗ lực kinh doanh và không áp dụng những nguyên tắc giao dịch hợp lý.

Điểm chung thứ hai là các nhà giao dịch cổ phiếu này đều cho rằng kinh nghiệm đóng vai trò rất quan trọng. Họ học hỏi từ chính những sai lầm của mình rút ra những bài học để đi tới thành công con đường sự nghiệp. Theo họ, các nhà đầu tư cần phải ghi nhớ những kinh nghiệm mình đã tích lũy được khi đối mặt với khó khăn để khi gặp những tình huống tương tự có thể nhanh chóng giải quyết. Điều này đặc biệt đúng trên thị trường chứng khoán vì mô hình cổ phiếu và xu hướng thị trường thường lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác và từ chu kỳ này sang chu kỳ khác.

Bên cạnh đó, một kỹ năng bắt buộc đối với một nhà giao dịch cổ phiếu đó là phải có khả năng kiểm soát cảm xúc. Để làm được điều này, nhà giao dịch phải lập ra những nguyên tắc hợp lý giúp họ kiểm soát cảm xúc. Cân bằng cảm xúc, trong khi vẫn tích cực hoạt động trên thị trường, là khả năng mà một người giao dịch tốt phải có. Để làm được điều này, chỉ những người đã từng ở giữa ranh giới thành công và thất bại mới hiểu ra những nguy hiểm mà cảm xúc có thể gây ra.

Loeb và Darvas đã phát hiện ra một số đặc điểm nhất định của một số loại cổ phiếu. Loeb đã miêu tả đúng nhất khi cho rằng cổ phiếu cũng có những giai đoạn giống như con người. Đó là giai đoạn phôi thai, phát triển, trưởng thành và suy thoái. Giai đoạn đầu tư đem lại nguồn lợi nhuận lớn nhất đó là giai đoạn phát triển. Còn O'Neil phát hiện thấy cổ phiếu tuân theo một số dạng nhất định và những dạng này sẽ tiếp tục còn lặp đi lặp lại và những cổ phiếu tốt nhất thường có những dạng hình thái giống nhau. Khả năng xác định dạng cổ phiếu và cổ phiếu đó đang ở giai đoạn nào sẽ là yếu tố đóng góp vào sự thành công của mỗi nhà giao dịch.

Những nhà giao dịch cổ phiếu vĩ đại này đều có một đặc điểm chung là họ có động cơ để đạt được mục tiêu to lớn đã đề ra và để thành công trên thị trường chứng khoán. Đặc biệt, Loeb và Darvas đều cho rằng đối với họ việc đặt ra mục tiêu chiến lược giành được lợi nhuận cao nhất có thể là vô cùng quan trọng. Livermore, Baruch và O'Neil rõ ràng là có động lực, sự bền bỉ và kiên trì - những yếu tố này đã thúc đẩy họ đạt được mục tiêu đã đề ra của mình.

Có khả năng phán đoán và tư duy tốt, có vốn hiểu biết chung và có tính khiêm nhường cũng là một trong những kỹ năng quan trọng mà các nhà giao dịch phải học nếu muốn thành công trong bối cảnh thị trường luôn chứa đựng nhiều thách thức. Sự thông minh chắc chắn sẽ giúp quá trình giao dịch diễn ra suôn sẻ hơn và đây cũng là một yếu tố cần phải có chứ không phải là điều kiện tiên quyết. Trên thực tế, thông minh hơn người đôi khi khiến con người rơi vào tình trạng quá tự tin và họ sẽ phải trả giá đắt cho sự tự tin thái quá của mình trên thị trường chứng khoán.

Các nhà giao dịch này đều coi trọng kỹ năng phản ứng nhanh và khả năng thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của thị trường. Mặc dù Livermore đã từng phát biểu rằng thị trường không bao giờ thay đổi do bản tính con người không thay đổi. Thị trường chỉ thực sự thay đổi theo hướng với các công ty mới, thích nghi với những phát triển trong lĩnh vực kinh doanh, trong nền kinh tế và trong phạm vi toàn thế giới.

Phát biểu của ông đề cập việc mọi người phản ứng như thế nào trước một sự kiện xảy ra, phản ứng của mọi người cũng không thay đổi nhiều do bản tính của con người. Một nhà giao dịch giỏi phải có khả năng phản ứng với những biến động của chu kỳ thị trường. Những nhà giao dịch cổ phiếu không có khả năng thay đổi và phản ứng với thị trường sẽ phải trả một giá đắt.

Tất cả những nhà giao dịch cổ phiếu vĩ đại này đều phát hiện ra những kỹ năng được liệt kê ở trên trên con đường tìm kiếm thành công cho mình. Đây là những kỹ năng cơ bản và hợp lý, vấn đề khó khăn đó là họ phải áp dụng và hoàn thiện những kỹ năng này bằng cách chăm chỉ làm việc, tự mò mẫm học tập và phải cố gắng nỗ lực trong nhiều năm liền.

Cả 5 nhà đầu tư này đều có chung một quan điểm cho rằng giao dịch dựa trên việc nghe theo những lời khuyên từ người khác là một sai lầm. Có vẻ như mọi người đều có một ý kiến riêng về loại cổ phiếu nào đó và biết một số thông tin nóng. Bạn nên nghi ngờ những thông tin này. Rất nhiều nhà giao dịch vĩ đại đã học được bài học đắt giá khi nghe theo người khác. Livermore đã mất rất nhiều tiền khi nghe theo lời khuyên của Vua Cotton, Percy Thomas. Baruch cũng đã mất toàn bộ số vốn đầu tiên của mình và phần lớn số tiền của cha ông khi nghe theo lời khuyên đầu tư từ một người ngoài cuộc.

Những kinh nghiệm này đã khiến tất cả các nhà giao dịch tin rằng có lẽ nguyên tắc quan trọng nhất khi đầu tư cổ phiếu đó là hãy tự mình nghiên cứu thị trường và không nghe theo lời khuyên hay quan điểm của người khác. Từ việc tự mình nghiên cứu thị trường, lịch sử cổ phiếu, biểu đồ cổ phiếu… và việc không ngừng học hỏi, rút ra từ những kinh nghiệm thực tế, mỗi người đều tự hoàn thiện khả năng và tự đưa ra quyết định giao dịch. Họ đều tin rằng không ai có thể kiểm soát được thị trường nhưng các nhà giao dịch vẫn có thể thành công nếu họ làm việc chăm chỉ, không ngừng học tập và tự mình tiến hành nghiên cứu thị trường.

Ngay cả Gerald Loeb, năm 1965, cũng đã cập nhật thêm những chiến lược ông đã học được trong vòng 30 năm cho cuốn sách kinh điển của ông - Cuộc chiến để tồn tại trong đầu tư cổ phiếu (The Battle for Investment Survival) được xuất bản lần đầu tiên năm 1935. William O'Neil rất tin tưởng vào nguyên tắc tự mình nghiên cứu thị trường nên ông đã sáng lập ra tờ Nhật báo Kinh doanh của Nhà đầu tư (Investor’s Business Daily) và nhờ vậy những nhà đầu tư cá nhân độc lập có một nguồn tham khảo để tự mình tiến hành nghiên cứu thị trường dựa trên thông tin có thực và không lệch lạc.

Một nguyên tắc giống nhau nữa của 5 ông trùm cổ phiếu này là họ đều nghiên cứu rất kỹ lưỡng mỗi lần giao dịch của mình. Khi những nhà giao dịch này thua lỗ, họ không đổ lỗi cho thị trường hay cho cổ phiếu của họ. Họ quan sát những hành động của mình và quyết định phân tích nguyên nhân khiến cho họ thua lỗ. Hành động này rất quan trọng. Bạn phải tự chịu trách nhiệm với tất cả những lần giao dịch của mình, không được coi thị trường là nguyên nhân khiến mình bị thua lỗ. Bạn không nên tức giận với thị thường.

Thay vào đó, những nhà giao dịch này học được rằng chìa khóa để giảm thua lỗ và tiến bước trên con đường tìm kiếm lợi nhuận là liên tục phân tích những lần giao dịch và sau đó rút ra bài học từ những sai lầm này. Họ nắm rõ những lần giao dịch thành công của mình, do vậy, họ có thể loại bỏ những quyết định khiến họ bị thua lỗ và tận dụng những phiên giao dịch có thể kiếm được tiền lãi lớn. Tất cả họ đều ghi lại những lần giao dịch của mình và sau đó họ sẽ kiểm tra lại đặc biệt là xem lại những lần giao dịch thua lỗ. Thừa nhận và luôn xem xét những sai lầm của mình như một sự nhắc nhở là điều không hề dễ dàng, nhưng nó sẽ giúp rất nhiều trong quá trình học tập không ngừng và các nhà giao dịch vĩ đại này đã chứng minh rằng nó hoàn toàn đúng.

Trong quá trình tự mình nghiên cứu, họ đều giữ bí mật về những lần giao dịch của mình. Livermore và Darvas thậm chí đề cập việc họ sử dụng nhiều nhà môi giới tiến hành việc giao dịch giúp mình bởi vì họ không muốn mọi người biết những hành động của họ. Loeb cũng giữ im lặng về những lần giao dịch của mình, ông thậm chí không đề cập cụ thể những lần giao dịch đó trong những ấn phẩm của mình. O'Neil không tiết lộ thông tin giao dịch của mình cho tờ báo IBD hoặc không công bố những cổ phiếu ông đang nắm giữ.

Có được một cổ phiếu ăn khách, đang tạo ra nguồn lợi nhuận thực sự trên thị trường chứng khoán là một chuyện nhưng giữ cổ phiếu đó lại là một chuyện khác. Tạo ra một tài khoản tiền mặt là một đặc điểm chung nữa của những nhà giao dịch vĩ đại này. Baruch, Loeb và Darvas đều đã ngừng một số lần giao dịch để dự trữ. O'Neil chuyển lợi nhuận ban đầu sang cách thức đầu tư chiến lược khác, như là mua một ghế trong Thị trường Chứng khoán New York, thành lập công ty nghiên cứu đầu tư riêng và sau đó sáng lập nên tờ Nhật báo Kinh doanh của Nhà đầu tư. Livermore áp dụng phương pháp này nhiều hơn bất kỳ nhà kinh doanh nào khác, nhưng người ta đồn rằng ông đã để dành một quỹ rất lớn để tránh như trước kia khi bị mất hết số tiền lãi khổng lồ của mình.

Cả 5 nhà buôn tiền này đều cho rằng lúc nào cũng giao dịch trên thị trường không phải là chiến lược khôn ngoan. Đơn giản vì thị trường không phải lúc nào cũng mang lại cơ hội tốt nhất. Loeb và Darvas không tin tưởng vào việc tiếp tục giao dịch khi thị trường giảm giá hoặc có hiện tượng đầu cơ chờ giảm giá, O'Neil cũng đồng tình với quan điểm trên. Livermore không cho rằng ông có khả năng kiếm được lợi nhuận khi chưa xác định được rõ ràng xu hướng của thị trường, ông luôn tìm kiếm cơ hội giao dịch khi thị trường lên giá hoặc xuống giá. Rút khỏi thị trường nghĩa là nhà giao dịch đứng ngoài thị trường, họ sẽ giao dịch trở lại khi có cơ hội tốt hơn. Thời gian yên tĩnh khi rút lui khỏi thị trường sẽ giúp họ có thêm cơ hội phân tích thị trường và xu hướng giá.

Nguyên tắc phân tích không ngừng trong khi rút lui khỏi thị trường cũng giống như việc luyện tập của những vận động viên hàng đầu trong những kỳ nghỉ. Bạn vẫn đạt phong độ đỉnh cao và chắc chắn rằng mình sẵn sàng chuẩn bị khi thời cơ giao dịch đến.

Nhiều nhà đầu tư được khuyên là nên giao dịch đa dạng các loại cổ phiếu để có thể giảm được rủi ro. Tất cả năm nhà giao dịch này đều không đồng tình với quan điểm trên. Trên thực tế, họ đều tin rằng việc kiếm được nhiều lợi nhuận nhất lại phụ thuộc việc bạn càng giao dịch càng ít cổ phiếu càng tốt và họ đã chứng minh được quan điểm của mình là đúng khi kiếm được nhiều triệu đôla.

Với những trải nghiệm và những sai lầm khi mua và nắm giữ số ít loại cổ phiếu của các công ty có trụ sở tại New York được giao dịch trên thị trường chính thức, họ đều phát hiện ra rằng nếu mua đúng loại cổ phiếu trong đúng bối cảnh thị trường và sau đó bán đúng thời điểm thì có thể kiếm được nhiều lợi nhuận. Nguyên tắc này nghĩa là tập trung giao dịch một số loại cổ phiếu hàng đầu - những cổ phiếu có nhu cầu lớn nhất tại thời điểm đó và không đầu tư vào những loại cổ phiếu mà bạn không hiểu nhiều về lĩnh vực đó, nguyên tắc này đã giúp họ trở thành người cực kỳ giàu có. Gerald Loeb đã từng nói rằng: “An toàn nhất là để tất cả số trứng của bạn vào một cái rổ và quan sát rổ đó”.

Khi nói đến việc đa dạng hóa cổ phiếu, những nhà giao dịch này cho rằng điều quan trọng là phải hiểu về lĩnh vực đang định đầu tư. Baruch rất tin tưởng việc nghiên cứu các thông tin về công ty càng nhiều càng tốt. Ông cũng cho biết việc thiếu hiểu biết về công ty định mua cổ phiếu là một trong những nguyên nhân chính khiến ông thua lỗ. Tự mình tuân theo nguyên tắc để xác định cổ phiếu nào đang là cổ phiếu hàng đầu và hiểu bối cảnh thị trường là những yếu tố cơ bản dẫn đến việc giao dịch cổ phiếu thành công.

Rõ ràng trong lĩnh vực cổ phiếu, rất nhiều nguyên tắc đã mang lại thành công cho những nhà giao dịch cổ phiếu vĩ đại lại ngược với quan điểm phổ biến từ trước tới nay. Giao dịch cổ phiếu cũng giống như một số việc trong cuộc sống, đôi khi tốt nhất là hãy lựa chọn đi trên con đường có ít người qua hơn. Qua những nhà giao dịch này, ta thấy rõ những nguyên tắc chung này rất có tác dụng. Do vậy ngày càng nhiều các lượng nhà đầu tư cổ phiếu áp dụng theo những nguyên tắc này với mục tiêu tạo ra được nhiều lợi nhuận trên thị trường.

(Theo Chứng khoán Việt Nam)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro