kinh te chinh tri

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG III

Câu 1 :Sản xuất hàng hóa là gì? Điều kiện tồn tại của sản xuất hàng hóa.

1.Sản xuất hàng hóa

Lịch sử phát triển của nền sx XH trải qua 2 kiểu tổ chức kinh tế: sx tự cung tự cấp và sx hh

SXHH là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra để trao đổi hoặc bán trên thị trường.

2.Điều kiện ra đời của sxhh:

Phân công lao động XH:

Là sự phân chia lao động XH thành các ngành nghề khác nhau của nền sx XH. Là sự chuyên môn hóa lao động. Phân công lao động tạo ra mối quan hệ liên kết, phụ thuộc giữa những người sản xuất, làm cho họ phải trao đổi sản phẩm với nhau. Vì thế phân công lao động là một điều kiện ra đời của sxhh.

Sự tách biệt tương đối về kinh tế của những người sxhh

Sự tách biệt này do quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX sinh ra. Trước hết là do chế độ tư hữu về TLSX. Điều này đã tách biệt những người sản xuất ra độc lập với nhau, khiến cho người này muốn sử dụng sản phẩm của người kia nhất thiết phải thông qua trao đổi mua bán. Sản xuất hh chỉ ra đời khi có đồng thời 2 điều kiện trên.

Ưu thế của sxhh :

SXHH ra đời là một bước ngoặc căn bản trong lịch sử phát triển của XH loài người, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên cùng với tính bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình XH hóa sx.

SXHH có các ưu thế sau:

Việc sxhh để đáp ứng nhu cầu của thị trường nên sự gia tăng không hạn chế và phong phú của nhu cầu của thị trường trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sx phát triển không ngừng.

Cạnh tranh gay gắt giữa buột người sx phải năng động, sáng tạo, thường xuyên cải tiến kỹ thuật và quản lý, làm tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sự phát triển sxhh đã thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa giữa các địa phương trong nước vá quốc tế.

Tóm lại : SXHH là thành tựu của văn minh nhân loại, là hình thức sx tiên tiến để tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội tiến bộ của XH loài người. Sự phát triển của sxhh đã thúc đẩy LLSX phát triển nhanh chóng.

Câu 2: Hàng hóa là gì? Phân tích các thuộc tính của hàng hóa. Tính chất hai mặt của sxhh. Nhân tố nào ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa?

1.Hàng hóa:

Hàng hóa là một sản phẩm của lao động có thể thõa mãn một nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau.

Không phải bất cứ sản phẩm nào cũng là hàng hóa. Hàng hóa luôn có hai thuộc tính : giá trị sử dụng và giá trị.

2.Hai thuộc tính của hàng hóa:

Giá trị sử dụng:

Là công cụ của sản phẩm có thể thõa mãn 1 nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ: vải để may quần áo, gạo để ăn, điện thoại để liên lạc.

Công cụ của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của nguyên vật liệu và trình độ khoa học kỹ thuật của sx tạo ra.

Giá trị sử dụng là nội dung vật chất của hàng hóa, nó la phạm trù vĩnh viễn. GTSD với tư cách là thuộc tính của hàng hóa không phải là GTSD cho bản thân người sx ma là GTSD cho người khác, cho xh thông qua trao đổi mua bán.

Trong kinh tế hàng hóa GTSD là vật mang giá trị trao đổi.

Giá trị của hàng hóa:

Giá trị trao đổi là quan hệ tỉ lệ về lượng mà GTSD này trao đổi với GTSD khác. Nó là hình thức biểu hiện bên ngoài của GTHH.

GTHH là hao phí lao động xh của người sxhh kết tinh trong hh. Chất của giá trị là lao động, nó được biểu hiện ra ở giá trị trao đổi khi người sản xuất đem sản phẩm đi bán,

Giá trị là mục đích của người sản xuất. Nó biểu hiện mối quan hệ giữa những người sx, giá trị là phạm trù của lịch sử, gắn liền với sxhh.

Số lượng GTHH được đo bằng thời gian lao động xh cần thiết, đó là thời gian lao động xh cần thiết để sx ra hh trong những đk sx bình thường, cường độ lao động trung bình và trình độ lao động trung bình.

Cơ cấu lượng giá trị hàng hóa gồm 3 bộ phận (c+v+m), bao gồm giá trị của những TLSX đã hao phí (giá trị cũ, c) và giá trị mới do sức lao động tạo ra ( v+m)

Mối quan hệ giữa giá trị và GTSD:

Hàng hóa là sự thống nhất giữa GTSD và giá trị. Đó là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. Thiếu một thuộc tính vật không phải là hàng hóa. Trong đó GTSD là thuộc tính tự nhiên, giá trị là thuộc tính xh của hàng hóa.

Người sản xuất làm ra hàng hóa để bán, nên mục đích của họ là giá trị và trong tay họ chỉ có GTSD. Người mua quan tâm đến GTSD, nhưng lại phải thực hiện giá trị (mua xong) thì mới chi phối được GTSD. Nên giá trị phải phù hợp với GTSD. Nên khi hàng hóa không bán được thì người ta gọi đó là biểu hiện của mâu thuẫn giữa giá trị và GTSD.

3.Tính chất hai mặt của lao động sxhh:

Lao động cụ thể :

Lao động cụ thể là lao động có ích, dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng, phương pháp riêng...Các lao động cụ thể tạo thành hệ thống phân công lao động xh.

Lao động cụ thể tạo ra GTSD của hàng hóa. Các lao động cụ thể tạo thành hệ thống phân công lao động xh. Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn. Các hình thức của lao động cụ thể phát triển theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày càng tinh vi hơn.

Lao động cụ thể biểu hiện tính chất tư nhân của lao động sxhh.

Lao động trừu tượng:

Lao động trừu tượng là lao động của người sxhh. Đó chính là sự hao phí sức lao động của con người. Lao động trừu tượng tao ra GTHH. Nó biệu hiện tính chất xh của lao động SXHH

Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử riêng có của SXHH.

Quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng:

Lý thuyết tính chất hai mặt của lao động SXHH có ý nghĩa rất to lớn về mặt lí luận. Nó đem lại cơ sở khoa học cho lý thuyết lao động và cơ sở giải thích nhiều hiện tượng kinh tế phức tạp.

Tính chất hai mặt của lao động SXHH phản ánh tính chất tư nhân và tính xh của người SXHH. Họ vừa là người sx độc lập, lao động cụ thể của họ mang tính tư nhân, đồng thời lao động trừu tượng của họ lại là một bộ phận của lao động xh. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xh gọi là mâu thuẫn cơ bản của sxhh.

4.Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị :

Khi tăng năng xuất lao động số lượng sản phẩm tăng còn giá trị hàng hóa giảm. Nên càng tăng năng xuất lao động người sản xuất sẽ hạ thấp lượng giá trị cá biệt của hàng hóa so với giá trị xh của nó nhưng số lượng hàng hóa lại tăng.

Việc tăng cường lao động có làm tăng số lượng sản phẩm ..........., vì thế cần phân biệt sự khác biệt này giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động để có sự vận dụng linh hoạt.

Mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động : Trong cùng lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn, nên sử dụng lao động phức tạp sẽ giúp người sản xuất hạ thấp lượng giá trị cá biệt của hàng hóa so với giá trị xh của nó.

Việc nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực giúp người sản xuất hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa để có lợi nhuận cao. Bằng cách tăng năng suất lao động hoặc nâng cao trình độ người lao động, sử dụng nhiều lao động phức tạp trong sx kinh doanh.

Câu 3: Phân tích nội dung, yêu cầu và tác dụng của quy luật giá trị trong nền sxhh. Nêu biểu hiện của quy luật này trong các giai đoạn phát triển của CNTB.

1.Tính tất yếu của quy luật"

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sxhh. Ở đâu có sxhh thì ở đó có quy luật giá trị hoạt động một cách khách quan, không tùy thuộc vào ý muốn của con người.

Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị:

Nội dung quy luật: sx và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xh cần thiết. Vì tùy mỗi người sx tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị hàng hóa được quyết định bởi hao phí lao động xh. Nếu muốn thu hồi đủ hao phí lao động của mình và có lãi, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt (giá trị cá biệt) của mình thấp hơn hao phí lao động xh (giá trị xh) mà thị trường chấp nhận.

Trong trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên hao phí lao động xh cần thiết, nghĩa là theo nguyên tắt ngang giá.

Sự vận động của quy luật giá trị biểu hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa trên thị trường. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà huy luật giá trị phát huy tác dụng.

Ngoài giá trị, giá cả hàng hóa trên thị trường còn phụ thuộc vào cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. các nhân tố đó làm giá cả chênh lệch với giá trị, giá cả không phù hợp với giá trị, giá cả thị trường luôn xoay quanh trục giá trị của nó. Và tính chất luông biến động, thay đổi là một tính chất đặc trưng của hàng hóa. Tạo thành tính linh hoạt của thị trường.

2.Tác dụng của quy luật giá trị:

Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:

Điều tiết sàn xuất là sự điều hòa, phân bổ các yếu tố sx vào các ngành kinh tế khác nhau. Sự điều tiết này diễn ra tự phát theo quy luật cung cầu hàng hóa. Tác động này của quy luật giá trị làm thay đổi cơ cấu sx cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Nhưng cũng gây ra mất cân đồi trong sx do tính tự phát của nó.

Quy luật giá trị điều tiết lưu thông hàng hóa thông qua mệnh lệnh của giá cả trên thị trường. Nó làm cho hàng hóa tự động di chuyển từ nơi có giá trị thấp đến nơi có giá trị cao. Nó vừa đểu hòa lưu thông hàng hóa, vừa gây ra xáo trộn bất ổn trên thị trường do tính tự phát vô chính phủ của nó.

Kích thích cài tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sx, tăng năng suất lao động ,LLSX phát triển nhanh.

Để hạ thấp hao phí lao động cá biệt (giá trị cá biệt) của mình thấp hơn hao phí lao động xh (giá trị xh) mà thị trường chấp nhận, người sx phải áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, đổi mới quản lý nhằm hạ thấp chi phí tăng năng suất lao động.

Tác động này của quy luật giá trị thúc đẩy quá trình xh hóa sx, nền kinh tế phát triển hanh.

Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên, và phân hóa người sx hàng hóa thành người giàu và người nghèo.

Lợi nhuận là phần thưởng cho người sx biết vận dụng quy luật giá trị và thua lỗ là sự trừng phạt khách quan của nó. Sự lựa chọn tự nhiên này vừa đào thải các yếu kém, vừa kích thích các nhân tố tích cực phát triển.Song về lâu dài, làm cho các khoản cách giàu nghèo cang tăng, dẫn đến sự bất bình đẳng và hình thành các giai cấp đối kháng trong xh.

3.Biểu hiện của quy luật này trong các giai đoạn phát triển của CNTB:

CNTB có hai giai đoạn phát triển:

Giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu hiện ở quy luật giá cả sx. Giá cả sx = chi phí sx + lợi nhuận bình quân.

Giá cả sx điều tiết toàn bộ hoạt động sx kinh doanh và lưu thông hàng hóa.

Giai đoạn CNTB độc quyền quy luật giá trị biểu hiện ở quy luật giá cả độc quyền. Giá cả độc quyền được xác định dựa trên cơ sở lợi nhuận độc quyền. Vì thế giá cả độc quyền của các công ty độc quyền sẽ thao túng thị trường thay thế cả sx

CHƯƠNG 4:

Câu 4: Phân tích sự chuyển hóa tiền tệ thành tư bản. Điều kiện gì quyết định tiền biến thành tư bản:

1.Công thức lưu thông TB:

Tiền tệ là sản phẩm cuối cùng của lưu thông hàng hóa và hình thức đầu tiên của TB. Trên thị trường TB trước hết biểu hiện bằng một số tiền nhất định mặc dù không phải lúc nào tiền cũng là TB. Vậy tiền tệ - TB có gì khác nhau?

Khác biệt trước hết ở công thức lưu thông.

Công thức lưu thông hàng hóa giản đơn là : H-T-H'. Tiền tệ chỉ đóng vai trò trung gian là phương tiện trao đổi hàng hóa.

Công thức lưu thông của TB là : T-H-T'. Tiền vừa là điểm khởi đầu vừa phải quay về tay người chủ với số lượng lớn hơn. Số lớn hơn đó gọi là giá trị thặng dư. Nếu không đạt được giá trị thặng dư >0 thì tư bản không vận động.

Vậy tiền tệ khác tư bản, tiền tệ chỉ biến thành tư bản khi nó vận động theo công thức T-H-T', khi tiền tệ được sử dụng để mang lại giá trị thặng dư cho người chủ nó.

Vậy giá trị thặng dư ở đâu ra?

Mâu thuẫn của công thức lưu thông của TB:

Công thức lưu thông của TB là cho người ta lầm tưởng rằng cả sx lẫn lưu thông đều tạo ra giá trị thặng dư. Thật ra lưu thông là quá trình trong đó diễn ra các hành vi mua và bán. Nếu mua bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái : từ tiền tệ thành hàng hóa hoặc từ hàng hóa thành tiền tệ, chứ không làm cho tiền tăng lên. Nếu trao đổi không ngang giá như trường hợp có một số người chuyên mua rẻ bán đắc kiếm lời thì số lời đó chẳng qua là sự ăn cắp, móc túi người khác. Điều đó chỉ giải thích được sự làm giàu của thương nhân cá biệt chứ không giải thích được sự làm giàu của toàn bộ giai cấp tư bản. Còn tổng giá trị thị trường bằng tổng giá trị thị trường.

Sự phân tích trên cho thấy lưu thông không tạo ra giá trị và không làm tăng giá trị. Nhưng rõ ràng nếu không có lưu thông tức là tiền để trong tủ, trong két thì không thể tăng lên.

Mâu thuẫn của công thức lưu thông tư bản T-H-T' là : tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không thể trong lưu thông.

Sự phân tích trên cho thấy sự chuyển hóa tiền thành tư bản không nảy sinh từ bản thân số tiền đó. Mà sự chuyển hóa tiền thành tư bản xảy ra ở hàng hóa trong quá trình sử dụng nó. Nhà tư bản phải mua được một hàng hóa đặc biệt , mà khi sử dụng nó sẽ tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của nó, tạo ra giá trị thặng dư. Nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường hàng hóa sức lao động có đặc tính kỳ diệu đó. Đó là hàng hóa sức lao động.

Như vậy : Lưu thông ko làm tăng giá trị, ko tạo ra giá trị thặng dư vì giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sx, nhưng nhờ lưu thông thực hiện việc chuyển giá trị thặng dư từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ, mà nhà tư bản thu hồi được tư bản đã bỏ ra với số lượng lớn hơn.

2.Các điều kiện để tiền biến thành tư bản:

Số lượng : Tiền được tích tụ, tập trung thành một số lượng đủ lớn để có thề sx kinh doanh. (T=C+V)

Vận động: Tiền tệ vận động theo công thức T-H-T' và vận động ko ngừng.

Mục đích: Nó được sử dụng làm phương tiện mang lại GTTD cho người chủ.

Phải mua được hàng hoá sức lao động. Đây là đK quan trong nhất vì hh sức lao động là nhân tố làm tăng giá trị, nhân tố tạo ra GTTD trong quá trình sx. Nhờ đó tư bản mới tăng lên nhờ đó tiền biến thành tư bản.

Câu 5: Hàng hoá sức lao động. So sánh hàng hoá sức lao động với hàng hoá thông thường.

1. Hàng hoá sức lao động

Sức lao động:

Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người đang sống và được người đó sử dụng vào sx hh.

Trong mọi xh, sức lao động đều là yếu tố của sx nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá với hai điều kiện sau:

Người lao động được tự do về thân thể, tức là có quyền tự chủ về sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định,

Người lao động ko có TLSX, ko có khả năng bán cái gì ngoài sức lđ.

Hàng hoá sức lđ:

-Hàng hoá slđ là một hàng hoá đặc biệt, nó tồn tại trong con người và người ta chỉ có thể bán nó trong một khoản thời gian nhất định. Vì thế giá trị và giá trị sử dụng của nó khác với hàng hoá thông thường.

-Giá trị của hàng hoá slđ cũng do lượng lao động xh cần thiết để sx và tái sx ra slđ quyết định. Cho nên giá trị của hàng hoá slđ được xác định gián tiếp qua giá trị những hàng hoá tiêu dùng mà người lao động dùng để tái sản xuất slđ để nuôi sống gia đình và chi phí học tập.

- Mặc khác lượng giá trị hàng hoá slđ bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ thuộc vào đk lịch sử, đk sx của mỗi quốc gia...Giá trị slđ ko cố định : tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hoá, dịch vụ của con người tăng và yêu cầu kỷ thuật lao động tăng; Giảm khi năng suất lao động xh tăng làm giảm giá trị hàng hoá tiêu dùng.

- Giá trị sử dụng của hàng hoá slđ là khả năng thực hiện 1 loại lao động cụ thể nào đó và được thể hiện ra trong quá trình lao động. Giá trị sử dụng của slđ phải phù hợp với yêu cầu của người sử dụng slđ. Vì thế việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn là điều mà người lao động phải thường xuyên quan tâm đến nếu ko muốn bị đào thải, thất nghiệp.

- Trong quá trình lao động, slđ đã chuyển hoá toàn bộ những lao động quá khứ của TLSX và lao động mới của nó sang sản phẩm mới, vì thế nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của nó. Đây chính là giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hoá slđ. nguồn gốc của sự tăng giá trị trong quá trình sx, nguồn gốc của sự giàu có, nguồn gốc của GTTD.

2. So sánh hàng hoá slđ với hàng hoá thông thường

+ Giống nhau: đều là hàng hoá và cũng có hai thuộc tính GT và GTSD.

+ Khác nhau:

Hàng hoá slđ Hàng hoá thông thường

Người mua có quyền sd, ko có quyền sở hữu, người bán phải phục tùng người mua

Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau

Mua bán có thời hạn Mua đứt, bán đứt

Giá cả nhỏ hơn giá trị Giá cả có thể tương đương với GT

Giá trị: cả yếu tố tinh thần, vật chất và lịch sử Chỉ thuần tuý là yếu tố vật chất

GTSD đặc biệt : tạo ra giá trị mới lớn hơn GT của bản thân nó, đó chính là GTTD GTSD thông thường

Là nguồn gốc của GTTD Biểu hiện của của cải

Câu 6: Bản chất của TB là gì? Sự phân biệt TBCĐ-TBLD, TBBB-TBKB có vai trò gì? Nêu các phương pháp sx GTTD.

1. Bản chất của TB: TB là giá trị mang lại GTTD bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Như vậy bản chất của TB là thể hiện quan hệ SX XH mà trong đó giai cấp TS chiếm đoạt GTTD do giai cấp công nhân sáng tạo ra.

2. TBCĐ - TBLĐ, TBBB - TBKB

a. TBBB - TBKB:

- TBBB là bộ phận tư bản mua TLSX, gồm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhà xưởng...TBBB được sử dụng trong toàn bộ quá trình sx nhưng giá trị được bảo toàn và chuyển dần vào sản phẩm, ko thay đổi về lượng.

- TBKB là bộ phận TB mua hàng hoá slđ. Trong quá trình sx nó ko tái hiện ra nhưng bằng lao động trừu tượng công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân slđ, tức là biến đổi về lượng.

- TBBB là đk cần thiết ko thể thiếu được để sx GTTD, còn TBKB có vai trò quyết định trong quá trình tái tạo ra GTTD

- Việc phân chia TB thành TBBB và TBKB đã chỉ rõ vai trò của các bộ phận TB trong quá trình sx GTTD, do đó vạch rõ bản ấht bóc lột của CNTB, chỉ có lao động của công nhân mới tạo ra GTTD mà thôi

b. TBCĐ - TBLĐ

- Tư bản cố định (C1) là bộ phận TB sử dụng nhiều lần vào sx kinh doanh. Qua sử dụng giá trị của nó giảm dần nhưng được bảo tồn và kết tinh vào sp mới

- TB lưu động (C2+V) là bộ phận TB qua sử dụng giá trị của nó chuyển hết một lần vào sp mới.

(hinh 1)

Căn cứ vào đặc điểm và phương thức dịch chuyển giá trị vào sp mới mà Marx chia tb thành TBCĐ và TBLĐ :

+ Quan hệ giữa TBBB và TBKB với TBCĐ và TBLĐ

(hinh 2)

3.Hai phương pháp sx GTTD

+ Phương pháp sx GTTD tuyệt đối: là GTTD thu được bằng cách kéo dài thời gian độ dài ngày lao động nhưng vẫn giữ nguyên thời gian lao động cần thiết.

Ví dụ :

5 5 m'1=5/5=100%

5 6 m'2=6/5=120%

Ưu điểm của pp này là dễ thực hiện. Hạn chế của nó là gặp giới hạn về độ dài ngày lao động và giới hạn thể lực người lđ. Cho đến nay pp này vẫn được sử dụng cùng với sự biến tướng của nó là tăng cường lđ, lđ gia công, làm việc ngoài giờ.

+ PP sản xuất GTTD tương đối: Là GTTD thu được do rút ngắn thời gian lao động cần thiết nhưng vẫn giữ nguyên độ dài ngày lđ bằng cách hạ thấp GT hàng hoá slđ (tăng năng suất lđ xh trong các ngành sx hang tiêu dùng)

Ví dụ :

5 5 m'1=5/5=100%

4 6 m'2=4/6=150%

Muốn tăng năng suất lđ phải cải tiến kt, đổi mới công nghệ, cải tiến pp quản lý, sắp xếp lđ hợp lý, điều này giải thích vì sao nha TB lại chú ý đến việc cải tiến kt, đổi mới công nghệ, cải tiến pp quản lý.

Ưu điểm của pp này là tốc độ tăng GTTD rất nhanh, nhưng khó thực hiện.

GTTD siêu ngạch là một hình thức biến tướng của GTTD tương đối. GTTD siêu ngạch là GTTD tương đối do áp dụng tiến bộ công nghệ mới làm cho GT cá biệt thấp hơn GT thị trường hàng hoá, bằng cách tăng năng suất lđ cá biệt. nhờ đó nhà TB thu được GTTD cao hơn nhà TB khác. Vì thế theo đuổi GTTD siêu ngạch là mục đích cuối cùng của nhà TB

Tuy nhiên GTTD tương đối dựa trên thì dựa trên việc tăng năng suất lđ xh, còn GTTD siêu ngạch lại dựa vào tăng năng suất lđ cá biệt

Các pp sx GTTD có ý nghĩa quan trọng trong việc gia tăng năng lực sx ở nước ta.

Câu 7: Sản xuất GTTD_Quy luật GT kinh tế tuyệt đối của CNTB

1.SX GTTD_ Quy luật GT kinh tế tuyệt đối của CNTB

- QL kinh tế tuyệt đối là quy luật phản ánh quan hệ sx cơ bản nhất bản chất của phương thức sx đó.

- GTTD, phần giá trị mới dôi ra ngoài GT slđ, do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà TB chiếm ko, phản ánh mối quan hệ bản chất nhất của CNTB-đó là quan hệ bóc lột lao động làm thu. GTTD do lđ của công nhân làm thuê tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà TB.

-Theo đuồi GTTD tối đa là mục đích và động cơ hoạt động của nhà TB và cả xh TB, chứ ko phải là GTSD. SX GTTD tối đa cũng chỉ rõ phương tiện thủ đoạn để đạt được mục đích đó: tăng cường bóc lột lđ làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động, tăng năng suất lđ, mở rộng sx.

- Như vậy sx GTTD là QL kinh tế tuyệt đối của CNTB

- Nội dung QL GTTD là tạo ra ngày càng nhiều GTTD cho nhà TB bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật và quản lý để bóc lột ngày càng nhiều lao động làm thuê.

- QL GTTD ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của CNTB. Nó là động lực vận động phát triển của CNTB, đồng thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẩn của CNTB càng gay gắt, dẫn đến thay thế CNTB bằng một xh cao hơn.

- CNTB ngày nay đã có những điều chỉnh để thích nghi với đk mới, song bản chất bóc lột vẫn ko thay đổi. nhà nước TB đã tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế xh nhưng về cơ bản vẫn là nhà nước thống trị của giai cấp TB.

2. Quá trình sx GTTD hiện nay có những đặc điểm mới

+ Do kỹ thuật công nghệ hiện đại nên lượng GTTD chủ yếu là do tăng năng suất lđ. Vì thế chi phí lđ sống trong 1 đv sp giảm và chi phí lđ của sp cũng giảm.

+ Cơ cấu lđ xh có sự biến đổi. Lao động trí óc, lao động có trình độ kỹ thuật cao, ngày càng có vai trò quýêt định trong vịêc sx GTTD, làm tăng tỷ suất GTTD và tầng lớp công nhân này có mức sống tương đối sung túc.

+ Sự bóc lột của các nước TB phát triển ngày càng mở rộng ra phạm vi quốc tế dưới nhiều hình thức. Sự bòn rút siêu lợi nhuận từ các nước kém phát triển gia tăng nhanh chóng. Nợ nước ngoài của các nước kém phát triển đã chồng chất đến mức ko trả nổi. kể cả sự bòn rút chất xám, sự huỷ hoại môi trường và phá huỷ cội rễ văn hoá - xh. Khoản cách nước giàu - nước nghèo ngày càng tăng.

CHƯƠNG 7

8 So sánh sự khác nhau giữa Lợi nhuận - m và tỷ suất lợi nhuận - m' Sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.

1 So sánh sự khác nhau giữa lợi nhuận - m

- Giữa giá trị hang hóa và chi phí sản xuất TBCN luôn có sự chênh lệch nên sau khi bán hang hóa nhà tư bản không những bù đắp được chi phí TB bỏ ra mà còn thu được số tiền lời ngang với giá trị thặng dư. Số tiền đó được gọi là lợi nhuận.

- Vì thế, lợi nhuận được coi như do chi phí sản xuất sinh ra hoặc do TB sinh ra. Lợi nhuận là phần thưởng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

So sánh Giá trị hang hóa Chiphí sx TBCN

Về chất Chi phí lao động Chiphí TB

Về lượng (c+v+m ) (c+v )=K

Kết luận Luôn lon hơn và khác chi phí sx TBCN Loi nhuan la ht bieu hien ben ngoai GTTD

- Lợi nhuận là kết quả lao động không công của công nhân làm thuê tạo ra trong sản xuất mà bị nhà TB chiếm đoạt.

- Sự giống nhau giữa LN và giá trị thặng dư là đều có chung 1 nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân làm thuê, đều phản ánh quan hệ bóc lột giữa TB và công nhân làm thuê.

- Tuy nhiên do các nhân tố bên ngoài tác động lên giá cả ( cung cầu, cạnh tranh...) tạo nên sự khác biệt giữa LN và giá trị thặng dư.

Khi giá cả = giá trị thì LN = giá trị thặng dư

Khi giá cả > giá trị thì LN < giá trị thặng dư

Khi giá cả < giá trị thì LN > giá trị thặng dư

- Vì thế LN trở thành hình thái thần bí của giá trị thặng dư, là hình thức biểu hiện bề ngoài của giá trị thặng dư.

- Phạm trù LN đã che dấu bản chất quan hệ bóc lột giữa TB và công nhân làm thuê. Nó làm cho mọi người lầm tưởng giá trị thặng dư hay lợi nhuận là do chi phí sản xuất TBCN sinh ra.

2 Tỷ suất LN (P') - Tỷ suất giá trị thặng dư

Tỷ suất LN là tỉ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước

P'=m/K*100= p/K * 100

So sánh Tỷ suất LN P' Tỷsuất giátrị thặngdư m'

Công thức P'=m/K*100% M'= m/v* 100%

Về chất Phản ánh hiệu quả đầu tư của TB Phản ánh trình độ bóc lột

Về lượng P'<m' rất nhiều

- Tỷ suất LN là con số thuần túy kinh tế, cho biết đầu tư vào ngành nào có lợi nhất và chỉ phản ánh quan hệ cạnh tranh giữa các nhà TB. Tỷ suất LN che dấu hoàn toàn bản chất quan hệ bóc lột giữa TB và công nhân làm thuê.

3 Sự hình thành LN bình quân và giá cả sản xuất:

TB ghét cay ghét đắng tình trạng ko có LN hoặc quá ít LN. LN cao hơn là mục đích, động lực của nhà TB. Sự cạnh tranh giữa các ngành nhằm tìm nơi đầu tư có lợi hơn đã tạo ra sự di chuyển tự do TB từ ngành này sang ngành khác làm dẫn tới sự hình thành LN bình quân.

- Cụ thể là: giả sử có ba ngàng sản xuất khác nhau, CP SX TBCN K đều là 100, m' = 100%, tốc độ chu chuyển TB như nhau

(hinh3)

- Do ngành giấy có LN cao nên nhiều TB sẽ chuyển sang. Việc có quá nhiều TB cùng đầu tư vào 1 ngành sẽ làm tăng cung loại hàng hóa đó, giảm giá cả hàng hóa xuống. Nên LN ngành giấy giảm ( -10 còn ngành cơ khí do lượng TB giảm nên cung hàng hóa giảm, giá cả tăng (+10) làm cho LN tăng). Sự di chuyển TB sẽ làm thay đổi LN cá biệt của từng ngành đến khi LN của các ngành đều bằng nhau. Gọi là lợi nhuận bình quân.

- LN bình quân là số LN ngang nhau của những TB bằng nhau, đầu tư vào các ngành khác nhau (có cấu tạo hữu cơ TB khác nhau)

Tỷ suất LN bình quân p' = Tổng giá trị thặng dư / Tổng TB * 100%

Lợi nhuận bình quân = p'. K

KL:

Tỷ suất LN bình quân < Tỷ suất LN < Tỷ suất giá trị thặng dư

- Nên sự hình thành tỷ suất LN bình quân và LN bình quân đã che dấu hơn nữa thực chất bóc lột TBCN

- Tuy nhiên sự hình thành tỷ suất LN bình quân ko làm chấm dứt quá trình cạnh tranh, các nhà TB luôn khát khao mức LN siêu ngạch (LN cao hơn người khác) nên cạnh tranh vẫn tiếp diễn.

- Qui luật LN bình quân là biểu hiện của qui luật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh

- Qui luật LN bình quân càng khẳng định hơn sự bình đẳng trong XH tư sản là bình đẳng dựa trên sở hữu TB (kể từ nay mọi người sẽ bình đẳng với nhau nếu lượng TB của họ ngang nhau)

4 Sự chuyển hóa giá trị hang hóa thành giá cả sản xuất:

- Cùng với sự hình thành tỷ suất LN bình quân và LN bình quân thì giá trị đã chuyển hóa thành giá cả sản xuất

W = c + v + m => giá cả sản xuất = K +P

- Điều kiện để giá trị hang hóa biến thành giá cả sản xuất bao gồm: đại công nghiệp cơ khí, sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất, quan hệ tín dụng phát triển, tự do di chuyển TB.

- Khi có giá cả sx, giá cả hang hóa sẽ xoay quanh giá cả sản xuất. Trong mối quan hệ này, giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong của giá cả sán xuất. - giá cả sx là cơ sở của giá trị thị trường và giá cả thị trường sẽ xoay quanh giá cả sản xuất.

- Do vậy qui luật giá trị chuyển hóa thành qui luật giá cả sản xuất trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh.

CHƯƠNG 8

9. Nguyên nhân ra đời CNTB độc quyền Nhà nước:

- Tích tụ tập trung TB phát triển đẻ ra cơ cấu kinh tế qui mô lớn đòi hỏi 1 sự điều tiết XH đối với sx và phân phối từ 1 trung tâm.

- Sự phát triển cao của lực lượng sx xuất hiện 1 số ngành mà các tổ chức độc quyền tư nhân ko thể hoặc ko muốn kinh doanh.

- Sự thống trị độc quyền làm sâu sắc them sự đối kháng giữa giai cấp tư sản và g/c vô sản. mâu thuẫn giữa TS - VS gia tăng đe dọa sự tồn tại của CNTB, nhà nước cần có biện pháp xoa dịu mâu thuẫn và bảo vệ sự thống trị của g/c TS

- Sự mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại đòi hỏi NN phải đứng ra bảo hộ, tạo môi trường quốc tế hỗ trợ TB tư nhân.

- Do các xung đột lợi ích giữa các quốc gia, các đối thủ trên thị trường TG.

10. Bản chất kinh tế và biểu hiện của CNTB độc quyền NN:

A CNTB độc quyền NN:

- CNTB độc quyền NN là sự kết hợp chặt chẽ của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của NN tư sản thành 1 thiết chế thống nhất nhằm phúc vụ lợi ích cho các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho CNTB.

- CNTB độc quyền NN là hình thức phát triển cao của CNTB độc quyền, là nấc thang phát triển mới của CNTB độc quyền.

B Bản chất kinh tế của CNTB độc quyền NN:

- CNTB độc quyền NN là nấc thang phát triển mới của CNTB độc quyền. Nó là sự thống nhất của 3 quá trình gắn bó với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của NN vào kinh tế và bộ máy NN phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền. Như thế là quan hệ độc quyền từ lĩnh vực kinh tế chuyển sang thâu tóm cả quyền lực chính trị phục vụ lợi ích kinh tế của nhà TB. NN trở thành 1 tập thể TB khổng lồ phục vụ lợi ích kinh tế của g/c tư sản.

- CNTB độc quyền NN là 1 quan hệ kinh tế chính trị , XH chứ ko phải là 1 chính sách kinh tế trong giai đoạn độc quyền của CNTB. Khi CNTB độc quyền NN thống trị, các quá trình kinh tế diễn ra ko chỉ chịu những tác động của thị trường mà còn chịu điều tiết của NN tư sản nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho CNTB.

- Như vậy CNTB độc quyền NN ko phải là 1 giai đoạn mới của CNTB, càng ko phải là chế độ mới mà chỉ là hình thức vận động của quan hệ sản xuất TBCN, làm cho CNTB thích nghi với điều kiện lịch sử mới.

C Biểu hiện của CNTB độc quyền NN

- Sự kết hợp nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước. Diễn ra từ hai phía. Các tổ chức độc quyền xâm nhập vào chính phủ bằng cách cử người tranh cử các vị trí trong bộ máy nhà nước, mua chuộc quan chức nhà nước biến họ thành cổ đông của doanh nghiệp. Quan chức NN mua cổ phần khống chế tổ chức độc quyền... Sự kết hợp này đã tạo ra 1 chính phủ.. từ trung ương đến địa phương.

- Sự hình thành và phát triển sỡ hữu NN: Sỡ hữu NN là sở hữu tập thể của g/c TB độc quyền, có nhiệm vụ phục vụ và hỗ trợ sỡ hữu TB độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại của CNTB. Sở hữu NN tăng lên nhưng ko làm giảm sỡ hữu TB tư nhân mà giúp sỡ hữu TB tư nhân phát triển.

- Sỡ hữu NN gồm nhưng bất động sản và động sản của bộ máy NN và các doanh nghiệp NN, trong đó ngân sách NN là quan trọng nhất. Các doanh nghiệp NN hình thành trong các ngành nhiều rủi ro, vốn lớn, yêu cầu khoa học, thử nghiệm cao. NN mua lại các doanh nghiệp tư nhân có nguy cơ phá sản, cung cấp các hợp đồng béo bở cho độc quyền tư nhân.

- Sự điều tiết kinh tế của NN tư sản gồm bộ máy quản lý các hệ thống chính sách kinh tế, các công cụ kinh tế như: thuế, luật pháp, NSNN, chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách kinh tế khác...

11 Cơ chế kinh tế của CNTB độ quyền NN. Vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của NN tư sản hiện đại

1 Cơ chế kinh tế của CNTB độc quyền NN:

- Cơ chế kinh tế của CNTB độc quyền NN là sự dung hợp của 3 cơ chế: cơ chế thị trường, sự điều tiết của tổ chức độc quyền tư nhân, sự điều tiết của NN nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế.

- Bản chất cơ chế kinh tế của CNTB độc quyền NN là cơ chế thị trường có sự điều tiết của NN nhằm phục vụ CNTB độc quyền. Sự kết hợp hữu cơ các quan hệ thị trường với sự điều tiết kinh tế của NN tạo thành 1 hệ thống thống nhất của sự điều tiết độc quyền NN.

- Trong cơ chế hỗn hợp đó, vai trò của 3 bộ phận là:

NN giữ vai trò điều tiết vĩ mô đối với quá trình sản xuất XH, định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế - XH ở từng thời kì.

Tổ chức độc quyền tư nhân điều tiết sản xuất trong phạm vi của nó bằng các kế hoạch, chương trình, hợp đồng kinh tế.

Cơ chế thị trường vẫn là nhân tố cơ bản điều tiết nền kinh tế 1 cách tự phát thông qua các qui luật của kinh tế thị trường. tuy nhiên tính tự phát của cơ chế thị trường bị giới hạn bởi sự tác động mạnh mẽ của các tổ chức độc quyền tư nhân và nhà nước.

- Như vậy, cơ chế điều tiết kinh tế của CNTB độc quyền NN đã tạo ra 1 cách thức phối hợp và phương tiện điều tiết quản lý hơn so với cơ chế tự do cạnh tranh ở giai đoạn trước

- Những biểu hiện mới của cơ chế điều tiết kinh tế của CNTB độc quyền NN trong giai đoạn hiện nay là:

Hạn chế sự quan lieu hóa NN

Xác định lại trợ cấp của NN đối với 1 số ngành, xí nghiệp

Tư nhân hòa khu vực kinh tế NN

Nới lỏng sự điều tiết kinh tế của NN

Xác định lại thứ tự ưu tiên trong chính sách kinh tế, hướng vào tăng trưởng lâu dài, tiến bộ, khoa học công nghệ...

tăng cường phối hợp chính sách kinh tế giữa các nước

2 Vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của NN tư sản hiện đại:

- Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với XH mà nó thống trị, song ở mỗi chế độ XH, vai trò kinh tế của NN có sự biến đổi thích hợp với trình độ phát triển của XH lúc đó.

-Trong gia đoạn tự do cạnh tranh, NN tư sản ở bên trên và bên ngoài quá trình kunh tế, vai trò của NN chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và pháp luật.

-Ngày nay vai trò của NN tư sản ko chỉ điều tiết nên kinh tế bằng pháp luật, thuế, chính sách kinh tế mà còn có vai trò tổ chức quản lý các doanh nghiệp thuộc sỡ hữu NN, điều tiết bằng các đòn bẩy kinh tế vào các khâu sx - phân phối - trao đổi - tiêu dung.

- Hệ thống điều tiết của NN là 1 tổng thể những thể chế và thiết chế kinh tế của NN. Sự điều tiết kinh tế của NN gồm các hình thức: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc bằng các công cụ kinh tế và công cụ hành chính - pháp lý, bằng cả ưu đãi và trừng phạt, bằng chiến lược dài hạn và giải pháp ngắn hạn.

- Mục tiêu của sự điều tiết của NN TB độc quyền là nhằm khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường TBCN, định hướng cho sự phát triển kinh tế XH, nhằm tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển.

CHƯƠNG 9

12 Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là gì? Vì sao trong TKQĐ ở VN hiện nay lại tồn tại nhiều thành phần kinh tế? Nêu lợi ích của việc sử dụng nhiều thành phần kinh tế

A KN:

- Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên 1 hình thức sỡ hữu nhất định về TLSX.

- Cơ cấi kinh tế nhiều thành phần kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH là tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác, cạnh tranh.

B TKQĐ ở VN hiện nay lại tồn tại nhiều thành phần kinh tế:

- Do LLSX có nhiều trình độ khách nhay và quan hệ sỡ hữu có nhiều hình thức sỡ hữu khác nhau nên có nhiều thành phần kinh tế.

- XH cũ để lại 1 số thành phần kinh tế cũ và chưa thể cải biến nhanh được nên chúng vẫn tồn tại và thích nghi với CNXH. Mặt khác trong quá trình phát triển đã xuất hiện 1 số thành phần kinh tế mới. Các thành phần kinh tế cũ và mới tồn tại đan xen với nhau cấu thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.

- Chúng ta sẽ sử dụng được sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong quá trình xây dựng CNXH. Nhất là trong điều kiện ngânsa1ch NN còn hạn hẹp.

- Với lực lượng lao động đông đảo (trên 40 tr) việc sử dụng nhiều thành phần kinh tế là 1 biện pháp tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

C Lợi ích của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần kinh tế:

- Nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế có nhiều hình thức quan hệ sảnxua6t1 nên phú hợp với thực trạng LLSX thấp kém. Sự phù hợp này tạo ra các động lực làm gia tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế.

- Thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, cải thiện đời sống nhân dân.

- Phát huy được sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, huy động có hiệu quả sức người, sức của, vốn liếng , kĩ thuật, trình độ quản lý .. trong và ngoài nước để phát triển kinh tế. SỬ dụng có hiệu quả các nguồn lức trong nước, phát huy lợi thế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế XH.

- Mở rộng các hình thức kinh tế trung gian đưa từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn.

- Khắc phục độc quyền, tạo ra cạnh tranh làm động lực phát triển sx

- Góp phần tạo nhiều việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp.

=> Tóm lại: Nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế là tất yếu khách quan và có nhiều lợi ích to lớn trong thời kì quá độ lên XHCN. Nó vừa phù hợp với lý luận của Lênin về đặc điểm kinh tế của thời kì quá độ lên CNXH, vừa phù hợp với thực tiễn về trình độ phát triển của lực lượng sx.

Quan điểm của Đảng khẳng định: "Chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính qui luật từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế bảo đảm cho mọi người được tự do làm ăn theo pháp luật.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro