Kinh te chinh tri

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I,   Lý thuyết

*   Hàng hóa và tiền tệ

a,    Lượng giá trị hàng hóa. Xác định lượng giá trị. Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng gia trị của hàng hóa

-     Định nghĩa : là số lao động đã hao phi để làm ra

      +    Tính gián tiếp = thời gian lao động làm ra nó

      +    Thời gian mà mỗi đơn vị chỉ tạo ra sản phẩm chỉ tạo ra hao phí cá biệt, còn lượng giá trị của hàng hóa đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết (Thời gian làm ra sản phẩm ở cường độ trung bình, chuyên môn trung bình, điều kiện trung bình – hao phí trung bình của nhà sản xuất)

-     Những nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị

      +    Năng suất lao động = số sản phẩm/1 dơn vị thời gian = số thời gian/ một sản phẩm

      +    Tăng cường độ lao động (mật độ hao phí lao động trong/1 đơn vị thời gian, đồng thời phản ánh căng thẳng của một lao động)

=>  Khi tăng cường độ lao động => hao phí lao động tăng=> số sản phẩm tăng. Hao phí lao động trong một sản phẩm không đổi

      +    Tính chất phức tạp của lao động

            -     Lao động giản dơn : Lao động phổ thông, không cần qua đào tạo

            -     Lao động phức tạp : Có chuyên môn, thường phải qua đào tạo

=>  Lao động phức tạp tạo nhiều giá trị hơn lao động giản đơn vì thế khi trao đổi người ta phải quy lao động phức tạp về lao động giản đơn (lao đông phức tạp = bội số của lao động giản đơn)

b,    Bản chất, chức năng của tiền và quy luật lưu thông tiền tệ

-     Bản chất của tiền

      +    Định nghĩa : là hàng hóa đặc biệt đóng vai trò là vật ngang giá chung, giúp cho việc trao đổi hàng hóa thuận tiện

-     Chức năng của tiền

      +    Là thước đo giá trị. Để làm chức năng này tiền phải có giá trị => tiền vàng

      +    Làm phương tiên lưu thông (tiền này phải là tiền mặt)

      +    Là phương tiện để cất trữ (rút khỏi lưu thông => cất trữ => tiền phải có giá trị)

      +    Là phương tiện để thanh toán

      +    Tiền thế giới (trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau) phải là tiền có giá trị

-     Quy luật lưu thông tiền tệ

      +    Để làm chức năng phương tiện lưu thông cần có một lượng tiền mặt đủ để đáp ứng nhu cầu trao đổi trên thị trường. Tính theo công thức sau :

M = (P * Q) / V = (GDP) / V

M : Lượng tiền mặt cẩn thiết cho lưu thông

Q : Sản lượng (số lượng hàng hóa, dịch vụ bán trên thị trường)

P : Mức giá trung bình

P * Q = GDP (Tổng giá trị quốc nội trong 1 năm)

V : Tốc độ chu chuyển trung bình của tiền

>M => lạm phát (dấu hiệu thừa tiền)

*   Sản xuất giá trị thặng dư

a,    Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư

-     Nguồn gốc :

      +    Sức lao động được sử dụng như một hàng hóa

      +    Giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất, được thực hiện trong lưu thông

-     Bản chất :

      +    Giá trị thặng dư = Giá trị tăng thêm (T’ – T = m)

      +    Sức lao động chuyển giá trị các tư liệu sản xuất (kí hiệu “c”) vào sản phẩm một cách nguyên vẹn không tăng thêm

      +    Sức lao động tạo ra giá trị mới gồm :

            -     Bù đắp hao phí sức lao dộng (v)

            -     tạo thêm giá trị mới, thặng dư (m)

=>  Kết luận : giá trị thặng dư là phần giá trị mới do sức lao động tạo ra vượt trội so với giá trị sức lao động và thuộc về quyền chiếm hữu của nhà tư bản với tư cách là người chủ tư liệu sản xuất

b,    Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư

-     Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) :

      +    m’ = (m / v) * 100% : tỉ lệ % giữa giá trị thặng dư được sản xuất ra so với giá trị sức lao động tạo ra giá trị tiêu dùng đó

      +    m’ = tỉ suất bóc lột lao động làm thuê, mức bóc lột lao động làm thuê

-     Khối lượng giá trị thặng dư (M) :

      +    M = m’ * V            V : tổng khối lượng giá trị sức lao động được sử dụng

      +    M cho ta biết quy mô bóc lột

c,    Bản chất của tiền lương (tiền công) và những biểu hiện của tiền lương (tiền công) trong thực tế

-     Bản chất của tiền lương (tiền công) :

      +    Tiền công là giá trị của hàng hóa sức lao động

      +    Tiền công biểu hiện trên thị trường bằng giá cả sức lao động

      +    Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới mức tiền công

            -     Quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường

            -     Hoàn cảnh lịch sử tập quán của mỗi người, mỗi quốc gia, xét đến cùng là do trình độ phát triển của kinh tế - xã hội quyết định

            -     Những phản ứng hay quan hệ giữa tư bản và lao động

-     Những biểu hiện của tiền lương (tiền công) trong thực tế :

      +    Tiền công danh nghĩa (W)

            -     Là tiền công thể hiện ra bằng số lượng tiền trả cho giá trị sức lao động

      +    Tiền công thực tế (W/P)            P : giá cả sản phẩm

            -     Là số lượng sản phẩm mua được bằng tiền công danh nghĩa

      +    Tiền công theo giờ

            -     Là tiền công trả căn cứ theo thời gian lao động

            -     Yêu cầu : Bảo đảm cường độ lao động nhất định

      +    Tiền công theo sản phẩm

            -     Là tiền công trả căn cứ theo số sản phẩm làm ra (tiền công khoán)

            -     Yêu cầu : Bảo đảm về chất lượng

d,    Tư bản bất biến và tư bản khả biến

-     Tư bản bất biến :

      +    Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái yếu tố sản xuất mà giá trị của nó được chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm không tăng thêm trong quá trình sản xuất

      +    Tư bản bất biến = C = Giá trị tư liệu sản xuất với vai trò tư bản gồm có

            -     Giá trị của máy móc thiết bị nhà xưởng, công trình phục vụ sản xuất (khi tính C không tính toàn bộ giá trị sản xuất ấy, chỉ tính phần giá trị hao phí trong sản xuất)

            -     Giá trị của nguyên vật liệu

            -     Hao phí về nhiên liệu hay năng lượng

-     Tư bản khả biến = V = giá trị sức lao động

      +    Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái yếu tố sản xuất mà giá trị của nó không chỉ được bảo tồn mà còn tăng thêm trong quá trình sản xuất

      +    Biểu hiện bằng giá trị các tư liệu sinh hoạt  để duy trì và tái sản xuất sức lao động

      +    Việc phân chia dựa vào căn cứ vai trò của bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị thặng dư

e,    Nguồn gốc của tích lũy tư bản. Quy luật chung của tích lũy tư bản

-     Nguồn gốc của tích lũy tư bản :

      +    Là tư bản hóa giá trị thặng dư (hay biến một phần gí trị thặng dư thành tư bản)

-     Quy luật chung của tích lũy tư bản :

      +    Tích lũy diễn ra bằng con đường tích tụ và tập trung tư bản

            -     Tích tụ tư bản :

                  +    Là tư bản cá biệt lớn lên về quy mô nhờ sử dụng giá trị thặng dư của chính mình để tích lũy

            -     Tập trung tư bản :

                  +    Là quá trình làm tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách kết hợp nhiều tư bản cá biệt lại với nhau

                  +    Sát nhập tự nguyện

                  +    Thôn tính lẫn nhau giữa các tư bản

            -     Nhận xét :

                  +    Tích tụ làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng tổng tư bản xã hội

                  +    Tập trung làm tăng quy mô tư bản cá biệt không nhất thiết làm tăng tổng tư bản xã hội

      +    Tích lũy mở rộng làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản :

            -     Cấu tạo hữu cơ của tư bản :

                  +    Là tỉ lệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến, phản ánh sự phát triển về kỹ thuật sản xuất

            -     Tích lũy mở rộng :

                  +    Tích lũy càng mở rộng tư bản càng đầu tư máy móc hiện đại, cũng phải đầu tư kĩ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến hơn dẫn đến thu hẹp việc sử dụng lao động sống

      +    Tích lũy tư bản đồng thời là tích lũy về hai cực

            -     Tích lũy sự giàu có về phía tư bản

            -     Tích lũy sự nghèo khổ về phía lao động   : nghèo khổ bần cùng tuyệt đối

                                                                                    : nghèo khổ bần cùng tương đối

                  +    Nghèo khổ bần cùng tuyệt đối : thu nhập thực tế và mức sống giảm sút, thất nghiệp, mất việc làm, căng thẳng trong lao động, điều kiện trong lao động giảm sút, những căng thẳng trong xã hội, tệ nạn xã hội phát triển

*   Lưu thông giá trị thặng dư

a,    Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản

-     Tuần hoàn của tư bản :

      +    Là sự vận động của tư bản khi nó trải qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi quay trở lại trạng thái xuất phát lúc ban đầu kèm theo giá trị thặng dư

            -     Giai đoạn 1 : T – H (Tư liệu sản xuất, Sức lao động)

            -     Giai đoạn 2 : H (Tư liệu sản xuất, Sức lao động) ... sản xuất ... – H’

            -     Giai đoạn 3 : H’ – T’

-     Chu chuyển của tư bản :

      +    Là nguyên cứu sự vận động của tư bản về mặt lượng, hai dịnh lượng :

            -     Thời gian chu chuyển là thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn

            -     Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng mà tư bản có thực hiện chu chuyển trong một thời gian nhất định (một năm)

CH/Ch

      CH : Thời gian của năm

      Ch : Thời gian tư bản thực hiện một vòng tuần hoàn

      CH = 360 ngày

b,    Tư bản cố định và tư bản lưu động

-     Căn cứ vào tốc độ chu chuyển của các bộ phận tư bản người ta chia vốn tư bản ra làm hai loaị :

      +    Tư bản cố định : là khoản vốn dùng để mua máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, bộ phận này tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ được chuyển từng phần vào trong giá trị của sản phẩm mới, bộ phận này có thời gian chu chuyển chậm tức là được sử dụng trong một thời gian dài vì thế thường diễn ra hiện tượng hao mòn

            -     Loại 1 : Hao mòn hữu hình là hao mòn về dạng vật chất

            -     Loại 2 : Hao mòn vô hình là loại hao mòn về mặt giá trị, là do tác động của khoa học công nghệ

      +    Tư bản lưu động là khoản vốn dùng để mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê nhân công. Bộ phận này được chuyển hết giá trị một lần trong mỗi chu kì sản xuất

c,    Những điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng

-     Những điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn :

(V + M)I = CII

(C + V + M)I = CI + CII

(V + M)I + (V + M)II = (C + V + M)II

-     Những điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng :

(V + M)I > CII

(C + V + M)I > CI + CII

(V + M)I + (V + M)II > (C + V + M)II

*   Giá trị thặng dư trong thực tế

a,    Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

-     Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa giá bán với chi phí tư bản để làm ra khối lượng hàng hóa đó

Л = Giá bán hàng – chi phí tư bản (C + V)

Л = M khi giá bán = giá trị

Л = doanh thu – chi phí

Doanh thu = giá bán một sản phẩm * số lượng sản phẩm bán được

-     Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ % giữa lượng giá trị thặng dư và chi phí tư bản

Л’ = (M/(C + V)) * 100%

      + Ý nghĩa : Л’ phản ánh mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản

b,    Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

-     Lợi nhuận bình quân :

      +    Trong nền sản xuất tư bản sẽ có hiện tượng cạnh tranh giữa các ngành thể hiện ở chỗ các nhà tư bản luôn đi tìm nơi đầu tư có lợi nhất (Л’ cao nhất) dẫn đến xuất hiện lợi nhuận bình quân   Л   và tỷ suất lợi nhuận bình quân  Л’

-     Giá cả sản xuất

      +    Khi lợi nhuận bình quân xuất hiện thì giá trị hàng hóa biến thành giá cả sản xuất = C + V +  Л

c,    Lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức cho vay

-     Lợi nhuận thương nghiệp

      +    Là một phần giá trị thặng dư thu được tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường lại cho nhà tư bản thương nghiệp

Лthương nghiệp = Лbình quân

-     Lợi tức cho vay

      +    Là một phần giá trị thặng dư thu được tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường lại cho nhà tư bản cho vay vốn để kinh doanh sản xuất

      +    Lợi tức : Z

      +    Z’ : tỷ suất lợi tức = (Z / K) * 100%

      +    0 < Z < Л’

d,    Địa tô tư bản chủ nghĩa

-     Các hình thức địa tô :

      +    Tô chênh lệch (tương đối) :

            -     Tô chênh lệch I : là tô thu được từ màu mỡ, vị trí thuận lợi

            -     Tô chênh lệch II : là tô dựa trên cơ sỏ trình độthâm canh tăng năng suất của người thuê

      +    Tô tuyệt đối :

            -     Tô bắt buộc phải nộp khi thuê ở bất cứ loại ruộng nào

      +    Tô độc quyền

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro