kinh te chinh tri tot nghiep

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

* Lao động cụ thể

+ Kn: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.

+Đặc điểm:

- Mỗi lao động cụ thể đều có mục đích, phương pháp công cụ đối tượng lao động, kết quả lao động riêng.

- Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa

- Hình thành nên hệ thống phân công lao động XH chi tiết.

- Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn.

* Lao động trìu tượng

+Kn:  Lao động trìu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa chỉ xét về mặt hao phí sức lao động nói chung của con người ( Đó chính là sự tiêu hao sức lao động, sức cơ bắp, sức tinh thần, trí óc) mà không kể hình thức cụ thể nhất định nào.

+ Đặc điểm:

- Là loại đồng chất so sánh được với nhau

- lao động trìu tượng tạo ra giá trị hàng hóa

- Lao động trìu tượng là một phạm trù lịch sử.

* Mối quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trìu tượng

- Thống nhất: Lao động cụ thể và lao động trìu tượng là 2 mặt không thể thiếu của một loại lao đông đó là lao động SX hàng hóa.

- Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trìu tượng biểu hiện ra là mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động XH.

Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể không ăn khớp với nhu cầu XH, sẽ có một số hàng hóa ko thực hiện được giá trị.

Mức tiêu hao cá biệt của người sản xuất hàng hóa cao hơn so với mức tiêu hao mà Xh có thể chấp nhận được, khi đó hàng hóa cũng ko bán được hoặc bán dưới chi phí bỏ ra. Chính mâu thuẫn này mà sản xuất hàng hóa vừa vận động vừa phát triển vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng.

* Ý nghĩa

Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận, nó đem đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học thực sự. Giúp ta giải thích được hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế, như sự vận động trái ngược. Khối lượng của cải vật chất ngày càng tăng lên, đi liền với khối giá trị của nó giảm xuống.

Câu 2: Nội dung và tác động của quy luật giá tị

* Nội dung của quy luật giá trị

Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động Xh cần thiết

- Trong sản xuất: Quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết.

- Trong lưu thông: Quy luật gía trị buộc phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá tức là trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.

* Tác động của quy luật giá trị

+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Điều tiết SX:

Nếu một mặt hàng nào đó cug nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa lớn hơn giá trị thì hàng bán chạy và lã cao, người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất vào ngành ấy. Mặt khác người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng hóa này. Do đó tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô càng mở rộng.

Nếu như một hàng hóa nào đó có cung vượt quá cầu, giá cả thấp hơn giá trị thì hàng hóa bán ko chạy và có thể bị lỗ vốn, buộc người SX pải thu hẹp SX hoặc chuyển sang hàng hóa khác,  tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm ngành khác lại tăng.

Vậy quy luật giá trị đã tự tác động điều tiết tỷ  lệ phân chia TLSX và sức LĐ vào các ngành Sx khác nhau, đáp ứng nhu cầu XH.

- Điều tiết lưu thông hàng hóa:

Đó là sự thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao.

* Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa SX, nâng cao năng xuất LĐ, hạ giá thành SP.

Các hàng hóa được SX ra trong những ĐK khác nhau do có mức hao phí cá biệt khác nhau. Nhưng trên thị trường các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí LĐXH cần thiết.

Vậy ng]ời SX hàng hóa có mức hao phí LĐ cá biệt lớn hơn mức hao phí LĐ XH thu được nhiều lãi điều đó kích thích người SX hàng hóa: Cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa SX, cải tiến tổ chức SX, thực hiện tiết kiệm nhằm tăng năng suất LĐ hạ giá thành SP.

+ Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người SX hàng hóa thành người giàu người nghèo.

Những người SX hàng hóa nào có mức hao phí LĐ cá biệt nhỏ hơn mức hao phí LĐ XH thu lãi cao càng có ĐK mở rộng quy mô và ngược lại thì sẽ bị thua lỗ, phá sản và tở thành người làm thuê.

Tóm lại quy luật giá trị vừa có tác dụng tích cực vừ có tác động tiêu cực nên nhà nước cần có những biện pháp phát huy mặt tích cực hạn chế tiêu cực.

Câu 3: Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của công thức chung.

·                     Công thức chung của CNTB

- Công thức lưu thông hàng hóa đơn giản: H- T -H

- Công thức chung của CNTB: T- H-T’

- So sánh 2 công thức:

Giống nhau: Đều cấu thành bởi hai yếu tố H và T. Đều chứa đựng hai hành vi đối lập nhau là mua và bán. Đều biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán.

Khác nhau:

Khác nhau

H – T -H

T –H –T’

Về trật tự

Bắt đầu bằng hành vi bán hàng , kết thúc bằng

hành vi mua hàng

Bắt đầu bằng hành vi mua hàng, kết

Thúc bằng hành vi bán hàng

Điểm xuất

phát và kết

thúc

Đều là hàng hóa và tiền đóng vai trò trung gian

Đều là tiền còn hàng hóa đóng vai

Trò trung gian

Về mục đích

cuối cùng

Là mua hàng( giá trị sử dụng)

Là tiền( giá trị)

Kl: - Trong lưu thông hàng hóa giản đơn, lưu thông chỉ là phương tiện để đạt được mục đích iêu dùng, nằm ngoài lưu thông nên sự vận động của nó có giới hạn.

- Còn muc đích lưu thông tư bản là sự lớn lên ko ngừng của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động của nó ko có giới hạn.

- Mã goi công thức T – H – T’là công thức chung của Tư bản.

* Mâu thuẫn trong công thức chung của TB

- Trong công thức T –H –T’ trong đó T’= T+    T . Vậy giá trị thặng dư do đâu mà có?

- Phân tích: Lưu thông là quá trình diễn ra các hành vi mua và bán.

Nếu mua – bán hàng hóa ngang giá hì chỉ có sự hình thái từ tiền thành hàng hóa hoặc hàng thành tiền còn tổng giá trị không thay đổi.

Trường hợp sư trao đổi hàng hóa ko ngang giá: Nếu hàng hóa bán lớn hơn giá tri thì gười bán sẽ được lời. nếu hàng hóa bán nhỏ hơn giá trị thì người mua sẽ được lời. Nhưng trong nên kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất đều vừa là người bán vừa là người mua vì vậy cái lợi mà thu được khi bán sẽ bù lại cái thiệt khi mua.

Trường hợp có những kẻ chuyên mua rẻ bán đắtthì tổng giá trị của toàn XH cũng không tăng lên. Bởi giá trị của người này thu được chẳng qua là sự ăn chặn đánh cắp cố giá trị của người khác.

Từ phân tích tren cho thấy: Lưu thông không tạo ra giá trị và giá rị thặng dư nhưng rõ rang nếu không có lưu thông, tức là nếu tiền để trong tủ hàng hóa để trong kho thì ko thể có giá trị thặng dư.m

Như vậy (m) không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng ko thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện ttrong lưu thông và đồng thời không pải trong lưu thông. Đó chính là mâu thuẫn trong công thức chung của TB.

Câu 4: Hàng hóa sức lao độngvà hai thuộc tính của nó.

* Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở tành hàng hóa.

+KN sức LĐ: Sức LĐ là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thầ tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.

+ ĐK để cho sức lao động thành hàng hóa( Sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa)

- Người lao động có sức LĐ pải được tự dô về thân thể: Họ có quyền bán sức LĐ như một hàng hóa, họ tự do đi làm thuê. Họ chỉ bấn sức LĐ trong một thời gian nhất định, nếu bán sức lđ trong một lần thì có nghĩa họ bán cả thân họ để làm nô lệ.

- Người lđ bị tước đoạt hết tư liệu sx trong đk đó họ buộc pải đi làm thuê.Những ĐK trên vạch ra khả năng và tính tất yếu chhuyeenr hóa sức lđ thành hàng hóa.

KL: Việc sức lđ trở thành hàng hóa đánh dấu một bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ và phong kiến. Sự bình đẳng về hình thức của người sơ hữu sức lđ với người sở hữu TB đã che đậy bản chất bóc lột của CNTb. Chế độ bóc lột được XD trên cơ sở đối kháng lợi ích giữa kinh tế TB và lđ làm thuê.

* Hai thuộc tính của hàng  hóa sức lđ.

+ Giá trị của hàng hóa sức lđ.

- Giá trị hàng hóa sức lđ do thời gian Xh lđ cần thiết để sx và tái sx sức lđ quyết định.Nó được xác định bằng toàn bộ giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần để duy trì đời sống bình thường của người công nhân và gia đình.

-Giá trị hàng hóa sức lđ do những bộ phận sau đây hợp thành:  Giá trj những tư liệu sinh hoatj về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sx sức lđ, duy trì đời sống công nhân. Chi phí đào tạo công nhân. Giá trị những tư liệu sinh hoạt cho những người thay thế( con cái công nhân)

- Hàng hóa sức lđ là hàng hóa đặc biệt khác với hàng hóa thông thường bởi nhu cầ của công nhân cả về vật chất và tinh thần. Nhuu cầu này phụ thuộc vào trình độ văn minh, điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân, ĐK địa lý, khí hậu…

- Đối với lđ lành nghề thì đường cung nhỏ hơn đường cầu, giá cả sức lđ lớn hơn giá trị.

- Đối với lđ có tay nghề thấp thì đường cung lớn hơn đường cầu giá cả sức lđ nhỏ hơn giá trị.

+  Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động.

- Là tính có ích của hàng hóa nhằm thỏa mã nhu cầu của người mua để sử dụng vào quá trình lao động, nó chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng.

- Hàng hóa sức lđ có thuộc tính đặc biệt khi sử dụng nó tạo ra một giá trị mới  lớn hơn giá trị bản thân nó, và đó chính là nguồn gốc sinh ra giá trị và giá trị thặng dư.

- Đây là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của TB.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro