kinh te cong 2. lua chon nguoc cua nong dan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Để nông dân không phải "lựa chọn ngược"

Xem tin gốc 

Tuần Việt Nam - 19 tháng trước 126 lượt xem

Cả hai tình huống "lựa chọn ngược" của người Nông dân và Nhà sản xuất đều đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực quốc gia.

Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Từ sản xuất đến xuất khẩu gạo có 3 chủ thể tham gia: Người sản xuất (Nông dân) - Người chế biến, lưu thông (chủ vựa, thương lái) - Nhà kinh doanh (Doanh nghiệp xuất khẩu). Cơ chế vận hành giữa 3 thực thể này là các quy luật kinh tế, chính sách xã hội và mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực cho quốc gia.

Tình cảnh người nông dân:

Các cơ quan Nhà nước và hiệp hội, lâu nay, đều nói bảo vệ người dân, không để người dân chịu thiệt. Chính phủ đã sử dụng nhiều công cụ tài chính để hỗ trợ người nông dân bảo đảm có lãi trong sản xuất nông nghiệp, số tiền thực chi hàng năm không nhỏ: Năm 2007, 101.479 tỷ đồng, chiếm 25% tổng chi cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn; năm 2008 con số này là 130.788 tỷ đồng, chiếm 32,8%; năm 2009, ước khoảng 176.190 tỷ đồng tương đương 35,9% tổng chi ngân sách.

Tại Hội nghị của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), tổ chức tại An Giang mới đây, vị đại diện cho người nông dân tại cuộc họp, ông Phó chủ tịch tỉnh Đồng Tháp tuyên bố: nông dân sản xuất 1 tấn thóc hết 2.200 đồng, vậy nên nếu bán được 4.000 đồng/tấn là có lãi đạt mức trên 30%.

Ý kiến này ngay lập tức bị phản bác bởi các đại diện cho nông dân ở tỉnh lân cận, còn các nhà kinh tế thì tính giá thành của mỗi tấn thóc hiện nay đã lên .300-3.700 đồng/tấn và vụ tới còn lên nữa vì giá 11/16 khoản đầu vào của hạt thóc đã tăng giá. Vì thế, nếu bán được giá 4.2000 đồng/tấn thóc tại kho thì nông dân mới bù đắp được chi phí đã ứng trước và có lãi, còn nếu giá mua thời điểm hiện nay để đưa vào tính chi phí cho vụ tới thì người Nông dân chắc không còn lãi.

Ảnh: Hải Bình.

Những ngày nghỉ của công chức Tết Canh Dần 2010, một bạn đọc ở đồng bằng sông Cửu Long đã thông tin: nông dân hiện giờ đã ra ruộng, ăn buổi cơm trưa ngày tết ở ngay ven bờ ruộng để còn tiếp tục công việc. Và họ vái trời mong cho lúa vụ này cỡ bảy tấn rưỡi (cho 1 héc ta) và trúng giá trên năm ngàn đồng (cho một ký lúa) mới mong có lời chút đỉnh".

Thông tin bất cân xứng

Người nông dân không biết trước chi phí sẽ làm ra 1 đơn vị sản lượng thóc và như trên đã khẳng định: họ cũng không tự định giá bán sản phẩm của mình mà phụ thuộc vào thương lái là những người đại diện cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại chân ruộng.

Nhà xuất khẩu thì có đầy đủ thông tin dự báo nhu cầu thị trường hàng năm và họ trực tiếp tham gia đấu giá, chào giá trên thị trường: họ lượng định được giá mua căn cứ giá trúng thầu.

Như vậy giữa nông dân và doanh nghiệp có sự bất cân xứng về thông tin về giá. Và do đó, trong mọi trường hợp, khi có sự thông tin bất cân xứng, bàn tay can thiệp của Nhà nước bằng chính sách là cần thiết nhằm thiết lập sự công bằng trong cạnh tranh và tạo môi trường cho các quy luật kinh tế phát huy hiệu quả. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng xấu nhất: Người nông dân giảm diện tích gieo cấy để giảm sản lượng để hy vọng bán giá cao hơn hoặc Nhà xuất khẩu chào giá rẻ nhất cho các khách hàng nhập khẩu để bán được nhiều hơn. Cả hai tình huống "lựa chọn ngược" của người Nông dân và Nhà sản xuất đều đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực quốc gia.

Vai trò Nhà nước:

Vấn đề hiện nay Nhà nước có khả năng sử dụng công cụ nào và hướng trọng tâm

vào đối tượng nào để khắc phục khiếm khuyết của tình trạng "thông tin bất cân xứng", tạo môi trường cho quy luật kinh tế thị trường phát huy tác dụng làm tăng sản lượng đồng thời bảo đảm lợi ích cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị của hạt thóc Việt Nam.

Gia nhập WTO, Chính phủ không thể áp dụng các biện pháp trợ giá trực tiếp cho nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, vòng đàm phán Đô-ha chưa khởi động lại và theo nhiều chuyên gia nhận định, còn phải mất nhiều thời gian để đạt được thỏa thuận. Do đó, dư địa cho chính sách can thiệp của Nhà nước vào quy trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng vẫn còn ....Hiện nay, Chính phủ đang chuẩn bị phương án thành lập "Quỹ bình ổn lúa gạo" được mô tả chung chung như tài trợ giúp bảo đảm giá lúa cho nông dân lãi tối thiểu 30% khi thị trường mất giá. Tài trợ doanh nghiệp tiêu thụ hết lúa hàng hóa không để tồn đọng trong dân, hoặc tài trợ doanh nghiệp khi giá thị trường xuống thấp hơn giá sàn. Tuy còn tranh luận về việc nguồn thu của quỹ nhưng chắc chắn sẽ từ hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu và hỗ trợ trở lại trực tiếp cho doanh nghiệp.

Đối với nông dân, Bộ Tài chính hướng theo quan điểm hỗ trợ toàn bộ lãi suất cho người sản xuất lúa vay vốn ngân hàng mua vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất.

Từ 25/2, Hiệp hội lương thực VFA kêu gọi hơn 30 hội viên có tiềm lực nhất mua 1 triệu tấn gạo dự trữ, nhưng giá lúa tại ruộng vẫn giảm từng ngày khi vào chính vụ. Giá giảm nhưng người nông dân vẫn khó tìm người mua vì thương lái còn chờ giá mua của doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp cũng đang chờ thị trường...Trước yêu cầu mua lúa tạm trữ, đại diện một doanh nghiệp tỏ thái độ rõ: "Trong kinh doanh, mua để bán chứ không có mua tạm trữ. Tại sao bắt doanh nghiệp phải mua tạm trữ cho nông dân, nếu trữ rồi bán lỗ thì ai bù lỗ? Việc mua lúa gạo dự trữ là nhiệm vụ của Nhà nước, sao lại bắt doanh nghiệp làm thay?".

Hệ thống kho của Tổng công ty lương thực miền Nam chỉ có khả năng tạm trữ 865.000 tấn. Khả năng kho chứa toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ 2 triệu tấn lúa. Theo đề án xây dựng hệ thống kho lúa gạo tại vùng này thì đến hết 2011 toàn vùng phải có sức chứa đến 4 triệu tấn, giá trị đầu tư 7.620 tỷ đồng. Để thúc đẩy mọi thành phần kinh tế đầu tư kho dự trữ, Bộ Tài chính có văn bản cho biết Nhà nước sẽ hỗ trợ 20% kinh phí giải phóng mặt bằng, 30% kinh phí hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo quản kho chứa, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm đầu và giảm 50% trong 2 năm tiếp.

Theo ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công thương: "Trong dự thảo về kinh doanh xuất khẩu gạo trình Chính phủ, có dành hẳn một chương về quy chế, quy định chế tài đối với doanh nghiệp vi phạm về xuất khẩu, từ tạm ngừng hoạt động 3 - 6 tháng cho đến thu hồi giấy phép.". Nên chăng, Dự thảo có thêm quy định về hạn mức năng lực tạm trữ tối thiểu cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo?

Thái Lan, quốc gia cạnh tranh trực tiếp với hạt gạo Việt Nam trên thương trường, ngoài việc thiết lập hệ thống kho hiện đại đủ sức chứa 10 triệu tấn gạo, đầu những năm 2.000, chính phủ đầu tư gần 2 tỷ USD để thực hiện cơ chế bảo đảm giá lúa gạo. Khi vào vụ thu hoạch Chính phủ ấn định giá sàn và sử dụng ngân sách mua lúa, gạo để tạm trữ. Sau đó chính phủ sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để mở kho tạm trữ, bán đấu giá cho các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo.

Người nông dân đang mong chờ một chính sách ứng xử cho phải lý từ phía Nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu để họ tận tâm với mảnh ruộng của mình mà không rơi vào hoàn cảnh phải đưa ra "lựa chọn ngược".

Ông Nguyễn Minh Nhị - vị lãnh đạo được tôn vinh là của Dân, nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang, trong bài "An ninh lương thực cho ai?", viết: ... "Năm 2009 doanh nghiệp nói mua 4.000 đồng/ký, nhưng là lúa khô, cân tại kho (ngoài chợ). Vậy là nông dân bán tại rụộng giá bao nhiêu? còn mướn ghe chở về kho tốn thêm bao nhiêu một ký? mà chở về kho công ty ở ngoài chợ có mua lúa thiệt không hay mua gạo? Nói không chánh ngôn thì nông dân và thiên hạ còn khổ dài dài. Thật đáng buồn!

An ninh lương thực không còn thuần túy là vấn đề kinh tế, mà là vấn đề đạo đức của cộng đồng, là chính trị của quốc gia và của toàn cầu. Việc lớn như vậy mà chỉ đặt trên hai vai nhà nông thì câu hỏi cũng đặt ra: còn an ninh cho nông dân thì ai lo và lo như thế nào?"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro