Kinh tế đầu tư- MQH giữa tài sản vô hình và hữu hình

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NỘI DUNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA

ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH

Lời mở đầu:

Mỗi con người sống và phát triển đều có đầy đủ hai yếu tố là vật chất và tinh thần. Doanh nghiệp cũng vậy, khi thành lập rồi đi đến hoạt động cũng cần phải có đầy đủ tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Đây là hai mặt thống nhất, gắn bó với nhau không thể tách rời.

Tài sản hữu hình và tài sản vô hình tác động tới sự thành bại của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp lựa chọn hướng đi cũng như hướng phát triển tiếp theo thì việc chú trọng vào đầu tư cho lĩnh vực nào là chủ yếu là rất quan trọng. Việc nghiên cứu mối quan hệ này giúp các doanh nghiệp đầu tư đúng cách. Quản lý việc đầu tư của mình một cách thuận tiện hơn. Mối quan hệ này sẽ được làm rõ qua đề tài : “ Nội dung và mối quan hệ của đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình”

Trong quá trình nghiên cứu, bài làm của chúng em còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy và các bạn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Hùng đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này

I) NỘI DUNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH

1. Đầu tư

Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm thu được lợi ích hoặc mục tiêu cho chủ đầu tư trong tương lai. Đầu tư đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên.

2.  Đầu tư vào tài sản hữu hình

2.1.Khái niệm và đặc điểm tài sản hữu hình

2.1.1.Khái niệm

a)Khái niệm:

Tài sản hữu hình được coi là đặc trưng cho quá trình tồn tại, hoạt động và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Có nhiều khái niệm khác nhau về tài sản hữu hình:

-Trong đầu tư: tài sản hữu hình là một tài sản dài hạn không được mua hoặc bán theo diễn biến thông thường của công việc kinh doanh. Ví dụ như: đất đai, các toà nhà, máy móc… Nhìn chung đây là những tài sản không thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng.

-Trong kinh doanh: tài sản hữu hình là những tài sản với thời gian sử dụng khá dài, tài sản cố định trong một công việc buôn bán hay kinh doanh.

-Trong kế toán: tài sản hữu hình là tài sản được phục vụ với mục đích sản xuất trong thời gian dài chứ không phải để bán lại. Nó bao gồm đất đai, các toà nhà, cây cối, dụng cụ, khoáng sản, rừng lấy gỗ…

-Trong lĩnh vực thuế: đây là tài sản được sở hữu bởi người đóng thuế, không phải tiền mặt, tồn kho, hang hoá để bán, các khoản phải thu và những tài sản vô hình khác.

Tóm lai, tài sản hữu hình là những tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, xí nghiệp… mang thuộc tính vật chất. Ví dụ: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu, hay những tài sản trong xây dựng và phát triển, có khả năng mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sản phẩm được sản xuất ra.

b)Phân loại:

Tài sản hữu hình được phân làm 2 loại: tài sản cố định hữu hình và tài sản lưu động hữu hình.

-Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định do Bộ Tài chính quy định theo quyết định 149/2001/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 31/12/2001. Đó là loại tài sản tham gia nhiều lần vào quy trình sản xuất chuyển một phần giá trị vào sản phẩm và vẫn giữ nguyên hình thái vật chất của nó.

-Tài sản lưu động hữu hình là tài sản không nằm trong chu kì sử dụng lâu dài của doanh nghiệp và có hình thái vật chất, mang thuộc tính vật chất. Đây là loại tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản lưu động trong doanh nghiệp.

2.1.2. Đặc điểm tài sản hữu hình

-Tồn tại ở hình thái vật chất cụ thể: tài sản hữu hình do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ nguyên vật liệu sử dụng những tài sản này để tạo ra sản phẩm nên những tài sản này chúng ta  có thể dễ dàng nhìn thấy và nhận biết được.

-Khó có thể di dời : do tài sản hữu hình thường là nhà cửa, vật kiên trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị, dụng cụ… được hình thành sau quá trình thi công xây dựng hoặc được dùng trong sản xuất kinh doanh nên thường khó di chuyển.

-Tài sản hữu hình có cả sự hao mòn hữu hinh và sự hao mòn vô hình.

Hao mòn hữu hình là hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận. Hao mòn hữu hình có thể diễn ra dưới 2 dạng sau đây:

+Hao mòn dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng.

+Hao mòn do tác động của thiên nhiên (độ ẩm, không khí, nước) không phụ thuộc vào việc sử dụng.

Hao mòn vô hình là sự giảm giá trị của tài sản hữu hình do tiến bộ khoa học kỹ thuật.

-Có thể dễ dàng định giá tài sản: tài sản hữu hình được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Tài sản hữu hình được tính theo nguyên giá ( giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại.

Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sử dụng.

Giá trị đã hao mòn (giá trị phải khấu hao) là nguyên giá của tài sản hữu hình ghi trên báo cáo tài chính trừ đi giá thanh lý ước tính của tài sản đó.

Giá trị thanh lý (giá trị còn lại) là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi thừ chi phí thanh lý ước tính.

-Tài sản hữu hình có thể trao đổi được.

-Tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của ai đấy.

-Là những thứ có giá trị tinh thần hoặc vật chất.

-Là những thứ đã tồn tai, đang tồn tai và có thể sẽ tồn tại.

-Có tính chất vật lý cụ thể.

2.2.Nội dung đầu tư vào tài sản hữu hình

Đầu tư (đầu tư phát triển) là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra những năng lực sản xuất tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.

Như vậy, đầu tư vào tài sản hữu hình chính là hoạt động đầu tư  vào phần giá trị hữu hình của nhà máy, xí nghiệp nhằm mục đích nâng cao năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí…

Nội dung đầu tư vào tài sản hữu hình phân loại làm 2 vấn đề:

2.2.1. Đầu tư vào xây dựng

Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng cưo bản bao gồm các hoạt động chính như xây lắp và mua sắm. Trong doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để hoạt động diễn ra bình thường đều cần xây dựng nhà xưởng, công trình kiến trúc, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải, truyền dẫn mua và lắp đặt trên nền bệ các máy móc thiết bị… Hoạt động đầu tư này đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp

2.2.2. Đầu tư vào hàng tồn trữ

Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp bao gồm toàn bộ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, quy mô và cơ cấu các mặt hàng tồn trữ cũng khác nhau.

- Đầu tư nguyên vật liệu.

- Đầu tư vào bán thành phẩm

- Đầu tư vào thành phẩm

2.3. Đánh giá hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình

2.3.1. Khái niệm hiệu quả đầu tư

Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.

Hiệu quả của hoạt động đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo lường hiệu quả. Việc xác định các chỉ tiêu này phụ thuộc vào mục tiêu của chủ đầu tư đưa ra.

Hiệu quả đầu tư được đánh giá là có hiệu quả khi trị số của các chỉ tiêu đo lường hiệu quả thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả trên cơ sở sử dụng các định mức hiệu quả do chủ đầu tư định ra.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đầu tư

Hệ thống đánh giá hiệu quả tài chính của đầu tư gồm có:

- Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án

+ Chỉ tiêu lợi nhuận thuần được tính cho từng năm, cho cả đời dự án hoặc bình quân năm của đời dự án

Lợi nhuận thuần từng năm được xác định như sau:

Wi = Oi - Ci

Trong đó:    Wi : Lợi nhuận thuần năm i

                   Oi : Doanh thu thuần năm i

                   Ci : Các chi phí ở năm i

+ Tổng lợi nhuận thuần: PV(W)

PV(W) = = W1 + W2 + …+ Wn

Lợi nhuận thuần bình quân:

+ Chỉ tiêu thu nhập thuần: NPV: Thu nhập thuần của dự án thường được tính chuyển về mặt bằng hiện tại đầu thời kỳ phân tích

- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư: phản ánh mức lợi nhuận thuần hoặc thu nhập thuần (tính cho cả đời dự án) thu được từ một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng

- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn tự có: Vốn tự có là một bộ phận của vốn đầu tư, là một yếu tố cơ bản để xem xét tiềm lực tài chính cho việc tiến hành các công cuộc đầu tư. Tỷ suất sinh lời vốn tự có càng cao thì hoạt động đầu tư càng có hiệu quả

- Chỉ tiêu số lần quay vòng của vốn lưu động: Vốn lưu động là một bộ phận của vốn đầu tư. Vốn lưu động quay càng nhanh, càng cần ít vốn và do đó càng tiết kiệm vốn đầu tư. Nếu trong điều kiện khác không đổi thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao

- Chỉ tiêu tỷ số lợi ích - chi phí: B/C

- Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư: T

- Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ: IRR

- Chỉ tiêu điểm hòa vốn

* Kết quả và hiệu quả của việc đầu tư vào TSHH

Kết quả và hiệu quả của việc đầu tư vào TSHH gồm có:

- Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác

- Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

+ Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay

+ Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ. Năng lực sản xuất phục vụ được thể hiện ở công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố định được huy động

3. Đầu tư vào tài sản vô hình

       Đầu tư vào tài sản vô hình là hành động bỏ vốn để nâng cao năng lực, giá trị vai trò của tài sản vô hình đối với công ty như thương hiệu, các mối quan hệ, những công nghệ, bí quyết mới bằng cách quảng cáo, mở rộng phạm vi ảnh hưởng, mua lại bản quyền hay tự nghiên cứu, sáng chế.

      3.1 Các hình thức đầu tư vào tài sản vô hình:

Đầu tư hướng nội: Đầu tư vào phần mềm, bí quyết, công nghệ, bản quyền để trực tiếp làm tăng năng suất lao động của công nhân, hiệu suất của máy móc. Khi đầu tư theo hướng phát triển các yếu tố như phần mềm, bí quyết, công nghệ…công ty đã chủ động làm tăng năng suất cũng như hiệu suất của công ty. Và lợi ích thu được từ việc đầu tư theo hướng nâng cao nội lực này không chỉ dừng lại ở các việc trực tiếp đẩy mạnh quá trình sản xuất tài sản hữu hình mà còn gián tiếp tăng lên về mặt tài sản vô hình.

Đầu tư hướng ngoại: là hoạt động đầu tư tập trung vào những yếu tố bên ngoài công ty như thương hiệu, uy tín, các mối quan hệ kinh doanh trên thị trường. Nó không trực tiếp quyết định đến việc công ty sản xuất được số lượng bao nhiêu sản phẩm, chất lượng và năng suất như thế nào nhưng nó lại quyết định đến việc công ty sẽ tiêu thụ được bao nhiêu sản phẩm, giá thành cao hay thấp. Như vậy, mặc dù đầu tư hướng ngoại không trực tiếp tác động vào các yếu tố sản xuất nhưng lại làm tăng doanh thu và lợi nhuận do hoạt động này, trực tiếp làm tăng lượng hàng hoá được tiêu thụ. Trong nền kinh tế trọng cầu thì việc công ty tiêu thụ được bao nhiêu sản phẩm có ảnh hưởng mang tính quyết định hơn cả việc công ty đó sản xuất được bao nhiêu sản phẩm. Vì với công nghệ sản xuất tiên tiến như ngày nay, một công ty có lượng hàng lớn thì họ hoàn toàn chủ động vay vốn để mở rộng sản xuất cũng như tăng năng suất lao động

3.2.Các hình thức đầu tư vào tài sản vô hình

3.2.1.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng của quá trình đầu tư phát triển của xã hội. Tuy nhiên nguồn lực này lại đặc biệt hơn các nguồn lực khác ở chỗ, đây là nguồn lực tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội nhưng cũng lại chính là đối tượng tiêu dùng những sản phẩm đó

Nguồn  nhân lực là một yếu tố quan trọng cần  được đầu tư thường xuyên cả về số lượng và chất lượng

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lực con người, đó là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định; đó cũng là quá trình cải thiện, nâng cao chất lượng điều kiện làm việc của người lao động.

Như vậy, nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm:

- Đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực

- Đầu tư cho công tác chăm sóc sức khoẻ, y tế

- Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc

- Trả lương đúng và đủ cho người lao động.

3.2.2.Đầu tư nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ

Khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khoa học và công nghệ được coi là “chiếc đũa thần mầu nhiệm” để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất.

Sự phát triển khoa học và công nghệ cho phép tăng trưởng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, làm xuất hiện những ngành kinh tế có hàm lượng khoa học cao như: công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học… đang là cơ hội và thách thức đối với các quốc gia hướng tới nền kinh tế tri thức.

Vì vậy, nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ cần phải được quan tâm và chú trọng bằng cách đầu tư cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học

  Đầu tư cho khoa học là một loại đầu tư mạo hiểm, chứa đựng nhiều rủi ro.Quá trình đầu tư cho nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có khả năng tiềm lực về tài chính lớn, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại đáp ứng cho việc nghiên cứu,đặc biệt là đội ngũ các chuyên gia và các nhà khoa học có trình độ cao.

-Đầu tư cho công tác chuyển giao công nghệ, phát triển sản phầm mới

Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Hình thức này được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, bằng việc thành lập các doanh nghiệp liên doanh vốn nước ngoài, bên phía Việt Nam sẽ được phép tiếp cận và điều hành công nghệ tiên tiến.

Phát triển sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới đòi hỏi cần đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ.

Đầu tư nghiên cứu hoặc mua công nghệ đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao.

Hiện nay khả năng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn khá khiêm tốn. Cùng với đà phát triển của kinh tế đất nước và doanh nghiệp, trong tương lai tỷ lệ chi cho hoạt động đầu tư này sẽ ngày càng tăng, tương ứng với nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp.

3.2.3. Đầu tư cho hoạt động Marketing

Marketing = Nhu cầu (need) + mong muốn (want) + cầu/yêu cầu (demand) +  trao  đổi(exchange)

Marketing  là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người.Cũng có thể hiểu, Marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.

àMarketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường (hay cụ thể hơn là khách hàng). Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Khi tạo ra được một sản phẩm/dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thì giá trị công ty cũng tăng theo.

Như vậy có thể khẳng định rằng việc đầu tư cho hoạt động marketing là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp,công ty

Đầu tư cho hoạt động Marketing bao gồm đầu tư cho:

- Quảng cáo (chiến lược ngắn hạn)

- Xúc tiến thương mại

- Xây dựng thương hiệu (Chiến lược dài hạn)

Quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu không phải là những hoạt động riêng biệt tách rời mà có mối liên hệ thống nhất mật thiết. Quảng cáo là chiến lược ngắn hạn trong mục tiêu xây dựng thương hiệu dài hạn và được hỗ trợ bởi các hoạt động xúc tiến thương mại.

Thương hiệu là một tài sản vô hình đặc biệt mà trong nhiều doanh nghiệp nó được coi là tài sản quan trọng nhất. Điều này là bởi vì những tác động kinh tế mà thương hiệu có thể mang lại. Thương hiệu ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng, của nhân viên, nhà đầu tư và cả các cơ quan công quyền. Trong một thế giới có nhiều lựa chọn, sự ảnh hưởng này là tối quan trọng cho thành công trong thương mại và tạo ra giá trị cho cổ đông

Các  doanh nghiệp luôn luôn  chú trọng tạo cho mình một thương hiệu riêng, với những đặc thù riêng, tạo nhiều đẳng cấp và phong thái khác nhau cho từng dòng sản phẩm. Đầu tư cho thương hiệu là rất tốn kém, nhưng với những doanh nghiệp thành công, đây là công việc đầu tư một mà sẽ thu được lợi nhuận

   3.3. Đánh giá hiệu quả của đầu tư vào tài sản vô hình

·          Trực tiếp đi vào đánh giá giá trị của tài sản vô hình. Theo hướng này có phương pháp cơ bản sau:

- Các phương pháp chi phí: các phương pháp này dựa trên cơ sở cho rằng giá trị của một tài sản được đo bằng chi phí để làm ra tài sản đó. Và hiện tại, có 2 phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình dựa trên chi phí: một là, phương pháp chi phí quá khứ và hai là, phương pháp chi phí tái tạo.

+ Phương pháp chi phí quá khứ: để xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp, người ta đi vào trực tiếp xác định và tổng hợp các chi phí đã phát sinh trong quá trình xây dựng tài sản vô hình đó. Phương pháp này có ưu điểm, chỉ ra được những chi phí cụ thể để tạo ra tài sản vô hình. Tuy nhiên, nó lại chứa đựng nhược điểm lớn, đó là chi phí không phản ánh giá trị thị trường hiện tại của tài sản vô hình, đồng thời phương pháp này không tính đến những lợi ích mà tài sản vô hình mang lại trong tương lai.

+ Phương pháp chi phí tái tạo: phương pháp này đi vào tính toán tất cả các chi phí cần thiết hiện nay để tạo dựng tài sản vô hình như hiện tại. Như vậy, phương pháp chi phí tái tạo cho phép xác định giá trị tài sản vô hình với giá trị thị trường hơn, nhưng một trong những khó khăn của phương pháp này là khó khăn khi xác định các chi phí hiện tại tương đương để hình thành ra tài sản, đặc biệt khi tài sản đó lại là tài sản vô hình.

+ Phương pháp tính siêu lợi nhuận: phương pháp này dựa trên cơ sở cho rằng 1 doanh nghiệp có thể đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động, bởi vì doanh nghiệp đó có tài sản vô hình. Cho nên, giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp chính là giá trị hiện tại của dòng siêu lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong tương lai.

      n      SLNt

V = ∑  ---------

      t=1  (1+i)t

Trong đó:

V: giá trị tài sản vô hình

SLNt: siêu lợi nhuận năm t

i: tỷ lệ chiết khấu

n: năm

Cách tiếp cận này cũng tương tự như cách tiếp cận trong việc xác định lợi thế thương mại, được nêu ra trong Thông tư 126/2004/TT-BTC, ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính.

Việc xác định giá trị tài sản theo phương pháp này có ưu điểm nổi trội đó là đã tính đến khả năng đóng góp và lợi ích mà tài sản vô hình mang lại trong tương lai, từ đó, giá trị tính toán ra có tính thuyết phục cao. Tuy nhiên, phương pháp này gặp khó khăn trong việc lập luận về dòng siêu lợi nhuận trong tương lai, cũng như khó khăn trong việc xác định các tham số như: n, i...       

·          Gián tiếp tính toán thông qua việc xác định giá trị doanh nghiệp tổng thể sau đó trừ đi giá trị của tài sản hữu hình trong doanh nghiệp đó.

Theo hướng này, trước hết chúng ta đi vào xác định tổng thể giá trị doanh nghiệp (bao gồm cả giá trị sản sản hữu hình và giá trị tài sản vô hình) bằng các phương pháp khác nhau, như các phương pháp chiết khấu dòng tiền... sau đó đi vào đánh giá trực tiếp giá trị của các tài sản hữu hình trong doanh nghiệp bằng phương pháp tài sản (nếu công tác kế toán ở trình độ cao, chúng ta có thể lấy trực tiếp kết quả trong bảng cân đối kế toán, còn không thì phải đi vào đánh giá lại toàn bộ giá trị của các tài sản hữu hình trong doanh nghiệp theo giá thị trường – như phương pháp tài sản trong Thông tư 126/2004/TT-BTC, ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính). Khi đã xác định được 2 đại lượng nêu trên, chúng ta nhanh chóng tìm ra được giá trị của tài sản vô hình trong doanh nghiệp bằng cách lấy giá trị tổng thể của doanh nghiệp trừ đi giá trị của tài sản hữu hình đã đánh giá lại theo giá thị trường của doanh nghiệp đó.

II) MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH

1. Đầu tư vào tài sản hữu hình là cơ sở, nền tảng để đầu tư vào tài sản vô hình

Nếu không có tài sản hữu hình thì quá trình sản xuất không thể tồn tại vì để sản xuất chúng ta cần phải có công cụ, nhà xưởng, nguyên vật liêu và các yếu tố khác. Do vậy, tài sản hữu hình chính là điều kiện để con người tạo ra sản phẩm hay nói cách khác đầu tư vào tài sản hữu hình là cơ sở và là tất yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, tài sản hữu hình còn là nguồn gốc của mọi tài sản vô hình. Khi một doanh nghiệp đầu tư vào tài sản hữu hình người ta sẽ tính đến vấn đề đầu tư vào tài sản vô hình như thế nào nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực sản xuất kinh doanh.Thật vậy, khi đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc trang thiết bị hiện đại cần phải chú ý đến công nghệ được áp dụng để phù hợp với máy móc,phát huy hết khả năng vận hành của máy móc. Đồng thời cần quan tâm tới nguồn nhân lực của doanh nghiệp, cần phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực như thế nào thì mới đáp ứng được trình độ hiện đại của máy móc thiết bị. Xác định được sản phẩm mà mình sản xuất ra từ đó có kế hoạch đầu tư cho hoạt động Marketing như thế nào, quảng cáo thương hiệu ra làm sao.

Tóm lại, đầu tư vào tài sản hữu hình chính là cơ sở, nền tảng cho đầu tư vào tài sản vô hình, muốn đầu tư vào tài sản vô hình thì trước hết phải có được cơ sở vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh, có vậy mới nâng cao được hiệu quả của doanh nghiệp

1.2. Đầu tư tài sản hữu hình là động lực thúc đẩy đầu tư vào tài sản vô hình

Là cơ sở và nền tảng để đầu tư tài sản vô hình nhưng mặt khác đầu tư tài sản hữu hình còn là động lực để phát triển đầu tư tài sản vô hình

Một doanh nghiệp chú trọng ngay từ đầu để phát triển tài sản hữu hình thì sẽ thúc đẩy làm tăng tiềm lực về tài sản vô hình

Tài sản hữu hình của một doanh nghiệp như máy móc hiện đại, trang thiết bị tân tiến kèm theo công nghệ cao là nguồn gốc tạo ra sản phẩm tốt, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Việc tạo ra những sản phẩm như vậy không chỉ tác động tích cực đến đầu tư vào tài sản hữu hình mà còn tác động ngươc trở lại đối với tài sản vô hình.

Khi tài sản hữu hình được quan tâm đầu tư, cơ sở hạ tầng được cải thiện, nâng cấp máy móc trang thiết bị tiên tiến hiện đại, nguyên vật liệu được chọn lọc có chất lượng tốt,… thì sản phẩm của doanh nghiệp không những tăng về số lượng mà chất lượng cũng cao hơn, được nhiều người tiêu dùng và lựa chọn. Từ đó nâng cao giá trị của các tài sản vô hình như uy tín của công ty, thương hiệu sản phẩm… Khi đó, lợi nhuận ngày càng tăng lên tạo nên động lực thúc đẩy đầu tư vào vốn con người và công nghệ cao hơn: Lương công nhân ngày một tăng lên, khuyến khích tạo hứng thú hăng say làm việc. Một mặt đầu tư cho công nhân đi học, nâng cao trình độ, chất xám, đảm bảo tính năng động, hiệu quả và sáng tạo trong công việc.Mặt khác nghiên cứu hoặc tiến hành mua các công nghệ sản xuất cao hơn nhằm tăng hiệu quả sử dụng máy móc. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thương hiệu

Nếu việc đầu tư vào tài sản hữu hình không đươc chú trọng dẫn đến trình độ trang thiết bị máy móc ngày một lạc hậu, công nghệ chậm đổi mới, không theo kịp với xu thế của thời đại sẽ gây cản trở đối với quá trình phát triển và hội nhập của các doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ra một ngoại ứng tiêu cực, năng suất lao động thấp kèm theo sản phẩm kém chất lượng, lợi nhuận thấp từ đó kìm hãm cơ hội đầu tư vào các hoạt động như: Marketing, hoạt động chăm sóc khách hàng, quảng cáo, chi phí để nắm và phân tích thị trường…Từ đó đành mất thương hiệu cũng như thị trường hàng hoá

  Như vậy, chú trọng đầu tư vào tài sản hữu hình tạo đà cho đầu tư phát triển tài sản vô hình. Nhưng việc đầu tư vào tài sản vô hình như thế nào cho phù hợp với qui mô và chất lượng của doanh nghiệp đang là một câu hỏi khó cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.3. Giá trị tài sản vô hình phải nằm trong tài sản hữu hình chứa nó.

Không có một sản phẩmnào là không có phần hình hài mang tính vật chất cụ thể. Dù cho giá trị tài sản vô hình có lớn hơn phần giá trị hữu hình nhưng nó không bao giờ có khả năng thoát ly khỏi phần vật chất tạo ra nó.

Ví dụ như một doanh nghiệp nổi tiếng, có giá trị vô hình về thương hiệu, chất lượng, uy tín… nhưng tất cả những giá trị đó đều phải dựa trên một nền tảng về tài sản hữu hình thực tế trước những đối thủ cạnh tranh trên thị trường

2. Tác động của đầu tư vào tài sản vô hình đối với tài sản hữu hình.

 2.1 Đầu tư vào tài sản vô hình nâng cao giá trị của tài sản hữu hình.

       Hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình không chỉ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm mà qua đó còn gián tiếp nâng cao giá trị của tài sản hữu hình, nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Khoa học kỹ thuật phát triển đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với người lao động. Máy móc, trang thiết bị hiện đại chỉ phát huy hết tác dụng khi có đội ngũ công nhân làm việc chuyên nghiệp. Một doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, nguyên vật liệu tốt và sản xuất là sản phẩm tốt chưa hẳn đã tạo ra nhiều lợi nhuận, chiếm được sự ưu ái của khách hàng hơn so với một sản phẩm chất lượng vừa phải mà có sự marketing tốt. Đó chính là ưu thế của việc đầu tư phát triển thương hiệu và phát triển hoạt động marketing. Bằng việc nghiên cứu kiểu dáng, nhãn hiệu của các sản phẩm, các chiến dịch marketing làm cho sản phẩm của doanh nghiệp được biết đến rộng rãi, nâng cao vị thế sản phẩm trên thị trường.

Một lợi thế khá rõ nét khi xây dựng, đầu tư vào tài sản vô hình đó chính là nâng cao chất lượng của sản phẩm, nâng cao giá trị của sản phẩm, không chỉ dừng lại ở đó. Viêc đầu tư vào tài sản vô hình còn tác động tích cực và mạnh mẽ tới việc đầu tư vào tài sản hữu hình, đảm bảo cho việc đầu tư vào các đối tượng vật chất được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

           2.2. Đầu tư vào tài sản vô hình tạo điều kiện thúc đẩy trở lại đầu tư vào tài sản hữu hình.

Ban đầu, đầu tư vào TSHH mang lại hiệu quả cao do, năng suất cận biên và năng suất bình quân tăng. Nhưng do quy luật của năng suất cận biên giảm dần, đến một lúc nào đó đầu tư vào tài sản hữu hình không còn mang lại hiệu quả như trước, hiệu suất sử dụng vốn giảm. Lúc này, để tăng hiệu suất sử dụng vốn và cũng đã có được cơ sở hạ tầng nhất định, các doanh nghiệp chuyển sang chú trọng hơn đầu tư vào tài sản vô hình. Khoa học kỹ thuật phát triển, máy móc dần thay thế cho lao động thủ công, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ kỹ năng người lao động. Cung hàng hóa và dịch vụ tăng do có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường hơn, tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt.

- Xét về đầu tư vào thương hiệu:

 Doanh nghiệp muốn có được thị phần, muốn sản phẩm của mình có chỗ đứng trên thị trường thì phải tạo được cho sản phẩm của mình có những ưu điểm riêng về tính năng, thiết kế… Các công ty danh tiếng sẽ dễ dàng thành công khi tung một sản phẩm mới ra thị trường. Một sản phẩm mang nhãn hiệu có uy tín bao giờ giá cả cũng cao hơn những sản phẩm cùng loại khác của các công ty vô danh. Khi đầu tư thành công vào TSVH, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp đã được nhiều người biết đến, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được nhiều người mua, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng tức là phát triển đầu tư tài sản hữu hình.

Hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình của doanh nghiệp như đầu tư vào nghiên cứu khoa học công nghệ, thiết kế sản phẩm, đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên, marketing… sẽ có những tác động tích cực đến quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường tiềm lực cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư vào tài sản hữu hình.

- Xét về đầu tư vào nguồn nhân lực:

       Trong quá trình sản xuất, yếu tố con người được xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, mọi thứ đều cơ bản được quyết định bởi năng lực hoạt động của con người. Có máy móc nhưng không có con người để vận hành sẽ không tạo ra sản phẩm. Một mặt, con người không có kiến thức, không có kĩ năng, không có kinh nghiệm sẽ làm giảm năng suất lao động, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Đầu tư vào con người là một tất yếu, nó không chỉ ảnh hưởng đến tài sản vô hình mà còn ảnh hưởng đến mọi mặt của doanh nghiệp.

Việc đầu tư vào nguồn nhân lực nhằm tạo nên đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ nhân sự cao cấp, có kĩ năng làm việc, có hiệu quả và sáng tạo cao sẽ có ý nghĩa quyết định đến vấn đề vận hành và sử dụng hệ thống tài sản vật chất của doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, tạo lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp. Đội ngũ công - nhân viên của công ty không chỉ là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của quá trình vận hành tài sản vật chất mà còn tạo nên nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp từ đó tạo nên động lực cho doanh nghiệp đầu tư vào tài sản vật chất khác, nâng cao chất lượng, năng suất lao động cho sản phẩm. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng đạt được trình độ công nghệ như đối thủ, tuy nhiên để có được một đội ngũ lao động giỏi, nhiệt tình, có thái độ đúng đắn trong lao động, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chính sách nhân sự phù hợp, phải xây dựng được văn hoá tổ chức đặc trưng cần thiết mà điều đó không thể thực hiện trong một thời gian ngắn. Do đó vấn đề con người trong lao động sản xuất và hoạt động quản lý cực kỳ quan trọng, quyết định lợi thế nhiều mặt của doanh nghiệp

- Xét về đầu tư vào nghiên cứu và triển khai công nghệ

Thực tiễn đã chỉ ra rằng chỉ khi nào các doanh nghiệp coi trọng khoa học và công nghệ, đổi mới và cập nhật với thế giới thì mới tồn tại và phát triển được.

Đầu tư vào công nghệ mới tạo ra năng suất lao động cao hơn, giảm giá thành sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giúp cho các doanh nghiệp ngày một tăng trưởng và phát triển. Từ đó tăng thêm nguồn vốn đầu tư vào tài sản hữu hình.

Mặt khác đầu tư vào nghiên cứuvà triển khai công nghệ làm cho doanh nghiệp luôn luôn đổi mới, tránh tụt hậu so với các doanh nghiệp trong nước cũng như so với nước ngoài, từ đó máy móc trang thiết bị, nhà xưởng luôn được mở rộng,cải tạo, ngày một hiện đại, tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.

Quá trình đầu tư vào tài sản hữu hình lẫn việc đầu tư vào tài sản giống như vòng tròn xoắn ốc. Nó đều tác động lại lẫn nhau và đều làm cho doanh nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển một cách bền vững. Tất cả những nhận định, những phân tích trên đều cho ta thấy tầm quan trọng của tài sản hữu hình, tài sản vô hình và mối quan hệ mật thiết giữa chúng. Tuy nhiên cần phải xác định được cơ cấu đầu tư như thế nào là hợp lý tránh đầu tư lệch trong các doanh nghiệp từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm cũng như doanh thu của công ty.

Việc đầu tư lệch không chỉ không mang lại hiệu quả cho một dự án đầu tư mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của toàn thể doanh nghiêp.

Nếu doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư vào các loại tài sản vật chất mà quên đi việc đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên sao cho phù hợp với trình độ của công nghệ sẽ làm cho năng suất lao động giảm,sản phẩm kém, kìm hãm hiệu quả của vốn đầu tư. Chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà quên đầu tư vào quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu thì liệu rằng sản phẩm đó có nhanh chóng được mọi người biết đến?

Ngựơc lại, quá chú trọng đến đầu tư vào tài sản vô hình mà quên đi tài sản hữu hình thì cũng gây ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp: Chú trọng đến đầu tư vào con người nhằm nâng cao trình độ của công nhân viên trong khi trang thiết bị thì ngày một lạc hậu càng làm kìm hãm sự sáng tạo, hăng say lao động của công nhân. Chú trọng đầu tư vào nâng cao thương hiệu, trong lúc đó sản phẩm còn kém, chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì thương hiệu cũng không thể tồn tại và phát triển được.

Như vậy, một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần nắm đươc tầm quan trọng của việc đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình như thế nào cho hợp lý. Nhìn nhận được cách kết hợp trong việc đầu tư vào chúng,từ đó nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư.

III) THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2010

1.Thực trạng đầu tư tài sản hữu hình và vô hình

1.1.Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Do vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng trong phát triển kinh tế nên vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng đang được hết sức quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

v    Tổng quan

Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

DN nhà nước

486,6

794,2

900,6

1106,8

1613,3

DN ngoài nhà nước

196,2

298,3

591,2

957,3

1289,2

Tập thể

5,5

6,4

7,9

16,9

18,0

Tư nhân

23,9

29,1

38,4

55,1

63,2

Loại khác

166,7

262,8

544,9

885,419

1208,0

DN có vốn đầu tư nước ngoài

269,7

337,3

390,2

515,5

690,3

100%vốn nước ngoài

141,3

197.8

241,8

337,3

471,7

Liên doanh

128,4

139,5

148,4

178,2

218,6

              Nguồn: Niên giám thống kê 2009

Ta thấy rằng giá trị tài sản hữu hình của các doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm.

v    Quy mô, cơ cấu vốn đầu tư

Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp(doanh nghiệp vừa có số vốn từ 20 - 100 tỷ đồng,tương đương 1 - 5 triệu USD; còn doanh nghiệp nhỏ chỉ có vốn nhiều nhất 20 tỷ đồng). Chính vì vậy, lượng vốn mà các doanh nghiệp này dành cho đầu tư vào tài sản hữu hình là khá khiêm tốn.

Về kế hoạch đầu tư cho tài sản cố định: 51,07% số doanh nghiệp sẽ tăng chi phí đầu tư vào tài sản cố định của công ty trong 12 tháng tới; 45,06% số doanh nghiệp sẽ giữ nguyên và 3,87% số doanh nghiệp sẽ giảm chi phí đầu tư cho tài sản cố định của công ty.

Với mỗi ngành nghề khác nhau thì tỉ trọng tài sản hữu hình trong doanh nghiệp cũng có sự khác nhau, thường trong các doanh nghiệp sản xuất có tỉ trong tài sản hữu hình lớn hơn so với các doanh nghiệp dịch vụ.

 Nguồn: tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2010 của các doanh nghiệp

Xem xét trên một doanh nghiệp cụ thể: CTCP thủy sản GENTRACO

Bảng: Đầu tư TSCĐHH trong doanh nghiệp

Đơn vị: VND

Năm 2009

Mua sắm mới

Đầu tư XDCB hoàn thành

Tăng trong năm

Nhà cửa, vật kiến trúc

4.027.399.773

837.699.753

4.865.099.526

Máy móc và thiết bị

1.539.776.949

487.283.216

2.027.060.165

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

671.592.227

214.200.000

885.792.227

Thiết bị, dụng cụ quản lý

23.886.162

-

23.886.162

Cộng

6.262.655.111

1.539.182.969

7.801.838.080

Năm 2010

Mua sắm mới

Đầu tư XDCB hoàn thành

Tăng trong năm

Nhà cửa, vật kiến trúc

7,104,090,301

44,097,273

7,148,187,574

Máy móc và thiết bị

2,018,584,364

176,598,905

2,195,183,269

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

2,251,568,146

235,196,252

2,486,764,398

Tài sản cố định khác

247,954,901

21,792,200

269,747,101

Cộng

11,622,197,712

477,684,630

12,099,882,342

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

Đơn vị: VNĐ

Cuối năm

2008

2009

2010

Mua sắm TSCĐ

300,000,000

218,416,388

314,042,500

XDCB dở dang

466,196,746

330,188,677

338,860,848

-      Công trình nhà kho

251,996,746

330,188,677

-      Công trình trạm điện

214,200,000

-

Sửa chữa lớn

-

-

28,449,404

Cộng

766,196,746

548,605,065

681,352,752

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP thủy sản GENTRACO

Bảng: Một số chỉ tiêu

Năm

2009

2010

Đầu tư TSHH

8,350,443,145

12,781,235,094

Lợi nhuận thuần

5,114,966,290

9,122,488,857

Tỉ suất lợi nhuận/VDT

0.61254

0.71374

Ta thấy rằng việc đầu tư của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả

Việc đầu tư vào xây dựng cơ bản đều diễn ra ở tất cả các doanh nghiệp: nhà xưởng , công trình,… phụ thuộc vào quy mô, loại hình sản xuất của doanh nghiệp, vấn đề này không có nhiều bất cập nên chúng tôi tập trung vào thực trạng đầu tư vào máy móc thiết bị và hàng tồn trữ của các doanh nghiệp.

1.     Thực trạng hoạt động mua sắm bổ sung máy móc thiết bị.

Hiện nay vấn đề hiện đại hóa thiết bị là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu để cải thiện năng suất, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp. Theo Bộ công thương, việc đổi mới máy móc thiết bị đã đóng góp tăng trưởng 30 - 40% GDP toàn ngành. Các doanh nghiệp bước đầu chú trọng việc thay thế công nghệ cũ bằng máy móc công nghệ hiện đại để bắt kịp với công nghệ tiên tiến hiện đang có trên thị trường, sử dụng công nghệ sạch.

Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng có xu hướng tăng dần (chỉ trừ năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên giá trị máy móc thiết bị nhập khẩu có sự giảm sút). Điều đó cho thấy cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, số lượng các doanh nghiệp tăng lên kéo theo đó là nhu cầu về máy móc thiết bị cũng tăng dần lên.

 Bảng : Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng

Đơn vị: triệu USD

Năm

2007

2008

2009

2010

4 tháng đầu 2011

Máy móc, thiết bị, phụ tùng nhập khẩu

10636

13109

12369

13493

4681

so với cùng kỳ

123.30%

94.40%

106.50%

117%

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nền kinh tế nước ta phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (98%) có mức vốn thấp nên khả năng trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế. Một số doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đúng mức cho hoạt động mua sắm máy móc thiết bi. Điều này đã làm tăng giá thành và làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Ở Việt Nam, một thực trạng đáng báo động trong các doanh nghiệp máy móc thiết bị chủ yếu nhập về từ bên ngoài với rất nhiều thiết bị cũ, lỗi thời. Các thiết bị mua về không đồng bộ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc khai thác vận hành và sử dụng. Thực tế thì một phần do doanh nghiệp không đủ vốn, một phần cũng do trình độ nhân lực của các doanh nghiệp còn hạn chế nên có thể sẽ gặp phải việc mua phải các thiết bị bị hư hỏng, công năng không phù hợp với thực tế sản xuất.

Nhiều máy móc thiết bị đã quá cũ nhưng vẫn không được thay thế. Hơn 50% máy móc thiết bị tại các công ty sản xuất công nghiệp bị hỏng hoặc hư hại nghiêm trọng do không được bảo dưỡng. Theo Bộ Công thương, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm như dệt may có đến 45% thiết bị máy móc của các DN cần phải đầu tư nâng cấp và 30-40% cần thay thế; mũi nhọn công nghiệp là cơ khí thì đã lạc hậu hơn 40 năm so với khu vực và 50 năm so với các nước phát triển về công nghệ và thiết bị sản xuất. Công nghệ được sử dụng còn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, lãng phí nguyên vật liệu do hiệu quả sử dụng chưa cao

Một thực trạng khác đó là: chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu thiết bị công nghệ. Qua khảo sát sơ bộ những chủng loại máy móc, thiết bị có sản xuất tại Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực và kể cả xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 0.5% các loại máy móc thiết bị được sử dụng cho cả nền kinh tế.

1.2 Thực trạng đầu tư hàng tồn trữ

Hàng tồn trữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra bình thường, đẩy nhanh quá trình lưu thông và chu chuyển  hàng hóa nếu các doanh nghiệp biết đầu tư hợp lý vào nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.

          Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã chú trọng đầu tư vào việc tìm kiếm và sử dụng những nguyên liệu ít gây ô nhiễm môi trường đem lại thành quả cao, giá thành rẻ nhưng phần lớn các nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp đều chứa đựng một lượng rác thải lớn, ẩn chứa tình trạng gây ô nhiễm môi trường, số lượng cung cấp không mấy dồi dào và nhất là những nguyên vật liệu có khả năng thay thế cho chúng ít…

Biểu đồ về tăng trưởng hàng tồn kho và doanh thu của DN niêm yết qua các quý 2008-2009 là một minh chứng cho điều này.Có thể thấy tổng giá  trị hàng  tồn kho của các doanh nghiệp niêm yết vẫn giữ được mức tăng  trưởng khá cao trong 3 quý đầu năm 2009, trong đó giá  trị hàng tồn kho – nguyên vật liệu tăng dần qua các quý và hàng tồn kho –  thành phẩm giảm dần qua các quý thể hiện sự tiêu thụ hàng hóa khi cầu tăng và kinh tế bắt đầu tạm ngừng suy giảm.

Các khoản tồn kho thường chiếm trên 30% tài sản của doanh nghiệp, con số này cho thấy việc để một số lượng lớn tồn kho là điều thực sự khiến cho các doanh nghiệp lo lắng, đặc biệt trong vấn đề xoay vòng nguốn vốn mở rộng đầu tư của doanh nghiệp.

Đối với mỗi ngành khác nhau, trong từng thời điểm khác nhau thì chỉ số hàng tồn kho cũng có sự thay đổi. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/4/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng thời điểm năm trước tăng 5%. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm là: Ngành sản xuất xe có động cơ giảm 3,5%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 4,2%; sản xuất bột giấy, giấy và bìa giảm 6,9%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 10,3%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ giảm 11,2%; sản xuất gạch ngói và gốm, sứ xây dựng không chịu lửa giảm 20,5%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: Sản xuất mô tô, xe máy tăng 314,2%; sản xuất đồ gốm, sứ không chịu lửa tăng 81,4%; sản xuất đồ uống không cồn tăng 80,4%; sản xuất bia tăng 62%; sản xuất giày dép tăng 44,7%; sản xuất giấy nhăn và bao bì tăng 42,5%; sản xuất sắt thép tăng 36,4%.

Trong việc đầu tư vào hàng tồn trữ thì các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn với vấn đề xác định mức tồn trữ. Các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải những khủng hoảng về sản xuất và bán hàng. Khi chiến lược doanh nghiệp bị động, việc sản xuất không bắt kịp với nhu cầu bán hàng hoặc ngược lại khi bán hàng không tiêu thụ kịp với tiến độ sản xuất dẫn đến thiếu hàng, hết hàng hoặc tồn kho vượt quá mức an toàn... Tình trạng này sẽ đẩy doanh nghiệp đến nhiều tình thế khó khăn, nan giải. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp chủ quan không quan tâm đến thông tin nghiên cứu thị trường khi họ đang kinh doanh phát đạt cũng là một khủng hoảng âm thầm chờ ngày doanh nghiệp phải đối mặt.

Xem xét trên một doanh nghiệp cụ thể: CTCP thủy sản GENTRACO

Bảng: Hàng tồn kho

Đơn vị: VNĐ

Cuối năm

2008

2009

2010

Hàng mua đang đi trên đường

34.309.988.436

18.164.172.270

49.027.781.402

Nguyên liệu, vật liệu

5.172.189.161

2.527.543.809

3.005.164.978

Công cụ, dụng cụ

140.857.429

402.670.479

-

Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

50.965.812.974

78.294.362.722

100.167.847.649

Thành phẩm

4.974.180.415

3.404.783.394

7.853.470.581

Hàng hóa

53.215.769.875

31.494.295.773

69.873.855.088

Cộng

148.778.798.290

134.287.828.447

229.928.119.698

Tổng TS

 350,695,004,513

 404,505,780,185

  677,535,895,015

% hàng tồn kho

45%

43.20%

33.94%

Doanh thu từ bán hàng

602,304,838,930

952,185,917,072

1,078,537,729,363

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP thủy sản GENTRACO

Từ bảng số trên cho thấy rằng, việc xác định chính xác nhu cầu sản xuất cũng như nhu cầu thị trường đã giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu.

ðKết luận:

Từ thực trạng trên, ta rút ra một số điểm hạn chế trong việc đầu tư vào tài sản hữu hình trong doanh nghiệp:

Nguồn vốn dành cho đầu tư vào tài sản hữu hình còn hạn chế

Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp còn hạn chế. Nguồn nhân lực phụ vụ cho quá trình vận hành máy móc thiết bị còn yếu, chưa được đào tạo nhiều.

Thiếu thông tin về sản phẩm.

Chưa ước tính chính xác được nhu cầu sản xuất, nhu cầu thị trường.

1.2.Thực trạng đầu tư vào tài sản vô hình

1.2.1.Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực:

a.Đầu tư cho công tác đào tạo nhân lực 

Nhà nước ta đã xác định đầu tư cho giáo dục đào tạo, trong đó có cả dạy nghề là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho phát triển, từ đó Nhà nước đã kêu gọi các cấp ngành và toàn xã hội đẩy mạnh phát triển giáo dục, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Và doanh nghiệp cũng coi việc đào tạo nhân lực là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của mình                                                                        

b.Đầu tư cho y tế và an sinh xã hội

Nói về sức khỏe thì sự cường tráng về thể chất, sự thoải mái về tinh thần vừa là nhu cầu của bản thân mỗi con người, vừa là vốn quý để tạo ra các tài sản trí tuệ, vật chất, và tinh thần cho toàn xã hội. Do vậy vấn đề chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất cho các thế hệ người Việt Nam luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta.

Hàng chục triệu trẻ em đã được khám chữa bệnh miễn phí, nhiều trường hợp bệnh nặng, hiểm nghèo chi phí lên đến 40-50 triệu đồng. Theo đánh giá của Chính phủ, việc tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước và thực hiện các giải pháp, chính sách nêu trên đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.                 

Ngân sách chi cho y tế ( tỷ đồng )

2009

2010

2011

8,630

12.000

10,200 ( dự kiến )

Nguồn: Tổng cục Thống kê   

Năm 2003 nhà nước đã ban hành pháp lệnh dân số (hiện nay đang xây dựng luật dân số), trong đó quy định quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, chất lượng dân số, các biện pháp thực hiện công tác dân số và quản lý nhà nước về dân số.                                                                                 

 Chi dân số và kế hoạch hóa gia đình ( tỷ đồng )

2009

2010

2011

710

770

880 ( dự kiến )

Nguồn: Tổng cục Thống kê                                                                                       

c. Đầu tư cải thiện môi trường làm việc

Nhà nước đã ban hành các tiêu chuẩn về điều kiện lao động của công nhân áp dụng cho mọi doanh nghiệp như điều kiện vê vệ sinh, tiêu chuẩn không khí... nhưng qua kết quả kiểm tra, giám sát hàng năm của Trung tâm SKLĐ-MT ở các khu công nghiệp ở Bình Dương cho thấy, điều kiện làm việc ở các doanh nghiệp (DN) hiện nay là đáng lo ngại, đặc biệt là đối với các DN vừa và nhỏ, DN tư nhân nằm ngoài các khu công nghiệp (KCN)”. Khoảng 50 - 60% DN không có cơ sở riêng, họ phải thuê hoặc sử dụng ngay nhà mình để làm cơ sở sản xuất, trong khi sản xuất không ổn định, ngại đầu tư sửa chữa nâng cấp. Bên cạnh đó, tình hình vệ sinh kém chiếm tỷ lệ rất cao - trên 30%, vệ sinh trung bình khoảng 25% và khoảng 70% DN ngoài các KCN không có hệ thống xử lý nước thải, hệ thống ống khói không bảo đảm, các công trình vệ sinh, công trình phúc lợi không bảo đảm yêu cầu; điều kiện vệ sinh nhà xưởng, bảo hộ lao động không bảo đảm; thiếu cán bộ theo dõi sức khỏe và an toàn lao động (nếu DN nào có thì kiến thức cũng còn hạn chế nhiều)...

Nhìn chung, điều kiện làm việc, môi trường làm việc ở các DN lớn, DN trong các KCN thì có khá hơn nhiều so với các DN nằm ngoài KCN, 100% các DN đều xây dựng ống khói tương đối đạt tiêu chuẩn, có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp riêng theo từng DN, sau đó được thải ra hệ thống xử lý chung của từng khu, cụm công nghiệp; hàng năm đều cải tạo nâng cấp và trang bị bảo hộ lao động tương đối đầy đủ cho NLĐ... Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra cho thấy, vẫn còn khoảng 15% DN lớn có tình hình vệ sinh kém.

Việc đo kiểm môi trường lao động cũng chỉ có tính chất "lấy lệ", nên hầu như không có đơn vị nào thực hiện kiểm nghiệm kết quả, đề xuất biện pháp cải thiện môi trường lao động, bồi dưỡng độc hại hoặc khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân.

Hiện nay, sự huấn luyện, đào tạo chuyên môn cho các trạm y tế xí nghiệp chưa tương xứng. Số lượng cán bộ hướng dẫn, theo dõi trực tiếp hoạt động của các trạm còn hạn chế. Vì thế, sẽ đầu tư cho các trạm lớn, trạm nhỏ chỉ cần dừng lại ở trang bị tủ thuốc và phương tiện sơ cấp cứu".

d. Chi phí tiền lương để duy trì và tái sản xuất sức lao động 

Để bảo vệ quyền lợi của người lao động trước chủ lao động, Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đều quy định định mức lương tối thiểu cho lao động. Khác với các nước trên thế giới áp dụng một mức lương tối thiểu chung cho cả nước thì chúng ta phân biệt mức lương tối thiểu ở doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự chênh lệch về mức lương tối thiểu giữa 2 khu vực này tạo ra lợi thế tương đối về chi phí của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Đây là sự ưu đãi của chính phủ dành cho các doanh nghiệp trong nước khi sức cạnh tranh của chúng còn yếu, tuy nhiên 2 mức lương tối thiểu này sẽ dần được tăng lên theo hướng mức tăng ở doanh nghiệp trong nước tăng nhanh hơn mức tăng ở doanh nghiệp FDI. Dự kiến đến năm 2012, 2 mức lương này sẽ được thống nhất theo cam kết của Việt Nam gia nhập WTO.

-       Mức lương tối thiểu chung áp dụng từ 1/1/2008

-       Đơn vị :đồng/tháng

Hà nội, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Vũng tàu

Địa bàn khác

Doanh nghiệp trong nước

620.000

580.000

540.000

Doanh nghiệp nước ngoài

1.000.000

900.000

800.000

(*) Các huyện thuộc TP Hải Phòng; TP Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; TP Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

1.2.2.Thực trạng đầu tư phát triển khoa học công nghệ

Trong sản xuất kinh doanh bí quyết công nghệ luôn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, vì vậy cần phải đầu tư vào công nghệ để tìm ra những công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát mới đây tại 1.200 DN Việt Nam của Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ), chỉ có khoảng 0,1% doanh thu hàng năm của DN được dành cho đổi mới công nghệ, thiết bị. Việc nhập khẩu công nghệ hàng năm của các DN VN cũng chỉ dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu và chỉ bằng 1/4 của các nước phát triển. Vì hạn chế trong đổi mới công nghệ, thiết bị của DN nên dẫn đến sản phẩm kém đa dạng, kém cạnh tranh.

Ngoài ra, Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn mới ban hành gần đây (4/6/2010) đã tạo thêm một kênh vốn cho KH&CN. Theo đó, doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư được Quỹ Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do doanh nghiệp chủ trì thực hiện nhằm thực hiện dự án; hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để  thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm được cấp có thẩm quyền phê duyệt (không tính trang thiết bị, nhà xưởng đã có vào tổng mức kinh phí). Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hướng dẫn thi hành Nghị định này theo hướng: a) Đề tài, dự án có mức kinh phí đề nghị hỗ trợ từ 2 tỉ đồng trở lên do Quỹ Phát triển Khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét tài trợ; b) Đề tài, dự án có mức kinh phí đề nghị hỗ trợ dưới 2 tỉ đồng do Quỹ Hỗ trợ Phát triển Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh xem xét tài trợ.

Năm 2006-2010, Bộ KH&CN đã tổ chức thành công 12 kỳ Techmart, với tổng giá trị các giao dịch đạt gần 6.000 tỷ đồng (tăng 2,5 lần so với giai đoạn 5 năm trước đó). Còn hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học đã được mở rộng ra tới hơn 70 quốc gia, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ. Hiện, cả nước có hơn 1.500 tổ chức khoa học công nghệ, với hơn 60.000 người. Nếu tính cả số giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng thì số nhân lực khoa học và công nghệ quy đổi của cả nước là khoảng 75.000 người. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thiếu các cán bộ đầu đàn giỏi và các "tổng công trình sư", trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học vẫn còn thiếu, lạc hậu.

1.2.3.Thực trạng đầu tư vào hoạt động marketing tại Việt Nam

a)Những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải

 Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa, nhỏ và rất nhỏ; do đó, khả năng tiếp cận thị trường bên ngoài nhìn chung còn yếu. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu đã trở thành vấn đề bức thiết của doanh nghiệp.

Trong thời đại hội nhập toàn cầu, đặc biệt là sau khi Việt nam gia nhập WTO thì các doanh nghiệp đã chú trọng hơn tuy nhiên còn nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm hơn nữa.

  Trước hết một thực tế là không ít doanh nghiệp Việt Nam còn nhầm lẫn giữa khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu.Nhãn hiệu thuộc lĩnh vực quảng cáo, là những thông điệp được gửi đi bởi doanh nghiệp. Còn thương hiệu bao gồm tất cả những gì mà khách hàng thật sự cảm nhận về doanh nghiệp và về những sản phẩm dịch vụ cung ứng bởi doanh nghiệp.

 Nói cách khác, thương hiệu là một khái niệm xuyên suốt cả quy trình từ khi thông điệp được gửi đi bởi doanh nghiệp đến khi thông điệp nhận được bởi các đối tác của doanh nghiệp. Vì thế thương hiệu mang tính phi vật thể, là cách kết nối của mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp và khách hàng. Trong kinh doanh, chính quan hệ lâu dài đó mới làm cho doanh nghiệp phát triển.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ quan niệm thương hiệu là những gì giúp khách hàng nhận biết và gợi nhớ về sản phẩm của doanh nghiệp. Từ quan niệm đó mà không ít doanh nghiệp đang thực hiện một chiến lược xây dựng thương hiệu sai lầm.

Bản chất của hiện tượng khuyến mại khi đó chỉ là giành giật khách hàng mà không có doanh nghiệp nào thông qua khuyến mại tạo cơ hội cho khách hàng kết nối một mối quan hệ lâu dài bền vững với mình. Những khách hàng đến với doanh nghiệp thông qua khuyến mại là những khách hàng không thường xuyên, “khách hàng quay vòng” (“spinner”), đến với doanh nghiệp do bị quyến rũ bởi những chương trình khuyến mại.

 Bản thân sự khuyến mại không khuyến khích sự trung thành của khách hàng, trong khi sự trung thành của khách hàng với sản phẩm mới mang lại mối lợi cho doanh nghiệp.

Theo thống kê của kinh tế thị trường tư bản, với một khách hàng đến bởi hấp lực của chương trình khuyến mại phải 11 tháng sau mới mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp (trước đó, doanh số có từ khách hàng mới thu hút được bởi chương trình khuyến mại của doanh nghiệp chỉ để trang trải những chi phí của chương trình ấy!) Khi doanh nghiệp đã khuyến mại rồi thì lại phải tiếp tục khuyến mại vì nếu không hình ảnh của mình trong thâm tâm khách hàng bị phai nhạt. Do đó, khuyến mại biến thành một vòng tròn xoắn mang tính chất tiêu cực chứ không tích cực trong kinh doanh.

Khi quảng bá hình ảnh của mình, các doanh nghiệp hiện nay không nói đến chất lượng “chuẩn” nữa mà nhấn mạnh vào những “giá trị vượt trội”, nghĩa là “cái mà mình có mà không hoặc chưa ai có”. Khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn ISO như là một lợi thế cạnh tranh mà quên đi rằng ISO là International Standard of Organisation. Mà khi đã là Standard tức là “cái chuẩn” thì không thể coi đó là lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh phải dựa vào “cái vượt chuẩn”.

Muốn có thương hiệu, có quan hệ lâu dài với khách hàng doanh nghiệp phải làm cho khách hàng có được một cảm nhận, một ấn tượng tích cực về doanh nghiệp, nói cách khác đó là giá trị gia tăng (added value) phi vật thể mà thương hiệu cần phải mang đến cho khách hàng.

Cơ sở của thương hiệu là ở đó, chứ không phải chỉ dựa thuần tuý trên chất lượng của sản phẩm dịch vụ vì, chất lượng sản phẩm là điều mà doanh nghiệp đương nhiên phải có.

b)Các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về thương hiệu:

Theo khảo sát mới đây của Bộ Công Thương, có tới 95% trong số hơn 100 DN được hỏi trả lời rằng cần thiết phải xây dựng và phát triển thương hiệu. Hầu hết các DN đều cho rằng, thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh, là tài sản vô hình có giá trị lớn nhất của DN… Tuy nhiên, mới chỉ có 20% DN hiểu được rằng xây dựng thương hiệu cần bắt đầu từ đâu, số còn lại đều rất lúng túng khi đưa ra một kế hoạch phát triển thương hiệu. Do vậy, thương hiệu của hầu hết các DN hiện nay mới chỉ dừng ở mức độ để phân biệt chứ chưa được thương mại hoá. Thực trạng này xuất phát từ nhận thức của chính các DN, cho rằng việc có một cái tên, một logo đẹp, được đăng ký bảo hộ, là hoàn thành việc xây dựng thương hiệu… nhưng thực chất việc xây dựng, phát triển thương hiệu là phải làm cho cái tên đó trở lên có ý nghĩa, có tác động mạnh tới tâm lý và hành vi của người tiêu dùng và quan trọng hơn, phải có giá trị thương mại. Đây là công việc lâu dài, mang tính chiến lược của DN, bao gồm việc định hướng chiến lược cho hệ thống thương hiệu, việc quảng bá và định vị thương hiệu và các hệ thống quản lý nhằm bảo vệ và phát triển thương hiệu.

Ở Việt Nam đang diễn ra tình trạng rất nhiều sản phẩm của các DN có chất lượng tốt, giá rẻ nhưng do chưa có thương hiệu nên rất khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường cả trong nước và nước ngoài. Nhiều sản phẩm hàng Việt Nam hiện nay đang được bán trên thị trường thế giới dưới tên thương hiệu mạnh của nước ngoài, bản chất là chúng ta làm gia công cho họ. Cái lợi của việc này là chúng ta tranh thủ được sức mạnh của một thương hiệu khác, từ đó phát triển thương hiệu cho riêng mình. Tuy nhiên, hiệu quả của cách này không cao và mất nhiều thời gian, phụ thuộc vào việc các nhà thu mua, phân phối có cho phép thương hiệu nhà sản xuất của chúng ta xuất hiện hay không. Hoặc một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường nhưng chưa thực sự nổi bật do các DN chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của mình, kinh phí dành cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu chưa được đầu tư đúng mức. Trong khi đó, một số sản phẩm được coi là có chỗ đứng lại gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và bảo vệ thương hiệu.

Theo một điều tra mới đây do Báo Sài Gòn Tiếp thị thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn về hiện trạng xây dựng thương hiệu của DNVVN Việt Nam trên 498 DN cho thấy: Trong đó 66% là DN tư nhân và 34% DN nhà nước cho thấy các DN chưa đầu tư đầy đủ nhân lực cho xây dựng và phát triển thương hiệu. Chỉ có 16% số DN có bộ phận chuyên trách/phòng tiếp thị chịu trách nhiệm chính về hoạt động tiếp thị, 80% DN không có chức danh quản lý thương hiệu (brand manager) trong công ty.([1])

Trên thực tế, các lãnh đạo DN đều biết rõ tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ hay công ty mình nhưng nhiều khi do điều kiện tài chính eo hẹp không đủ thể trả cả ngàn USD / tháng để thuê các giám đốc thương hiệu nhiều kinh nghiệm từ các công ty nước ngoài về xây dựng và thực hiện chiến lược cho mình. Còn thuê những người ít kinh nghiệm thì lại không tin tưởng để giao cho họ hoạch định và thực hiện các kế hoạch phát triển thương hiệu vì chi phí của các hoạt động này thường là rất lớn. Mặt khác, các giám đốc thương hiệu đã từng làm cho các công ty nước ngoài nhiều khi cũng ngần ngại khi làm với các công ty Việt Nam vì mối lo phải làm việc trong môi trường không chuyên nghiệp.

Theo số liệu thống kê của Sở Thương Mại TPHCM, phối hợp với các câu lạc bộ hàng Việt Nam chất lượng cao tiến hành gần đây đối với 500 doanh nghiệp, chỉ có 30% doanh nghiệp nghĩ rằng thương hiệu giúp họ bán được hàng, 50% doanh nghiệp không có bộ phận tiếp thị thương hiệu, 70% doanh nghiệp chỉ đầu tư từ 2,5%-5% doanh thu cho việc quảng bá thương hiệu. Có thể nói rằng, các doanh nghiệp thực sự chưa chú trọng nhiều về vấn đề này.

c)Thiếu đầu tư xây dựng, bảo hộ thương hiệu

Việc xây dựng thương hiệu của các DN ở nước ta hiện nay còn mang tính tự phát, một số có tính tổ chức nhưng còn mang tính manh mún, rời rạc. Nhiều DN còn ngần ngại cho việc đầu tư xây dựng, đăng ký bảo hộ thương hiệu. Đây là điểm yếu của của các DN hiện nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết do hạn chế về tiềm lực tài chính vì đa số các DN Việt Nam là DNVVN hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay. Vì vậy, họ rất ngại tốn kém chi phí khi phải bỏ ra số tiền không phải là nhỏ và còn gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài. Hơn nữa, các DN Việt Nam còn yếu về nhận thức luật pháp, phong cách kinh doanh mang đậm nét của một quốc gia nông nghiệp như tâm lý làm ăn nhỏ, sợ rủi ro trong kinh doanh, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà chưa thấy lợi ích lâu dài… Chỉ khi nào thương hiệu bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại từ phía thứ ba thì DN mới tính đến việc làm thủ tục đăng ký bảo hộ.

Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu phải được tiến hành đồng thời với việc quảng bá và đưa sản phẩm thâm nhập thị trường, thậm chí việc đăng ký thương hiệu phải đi trước một bước. Thực tế thời gian qua ở nước ta cho thấy, nhiều mặt hàng của Việt Nam chất lượng không thua kém hàng hóa của nước ngoài nhưng giá cả thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác do DN chưa chú trọng trong công tác thương hiệu, chưa có hành động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu. Thực trạng công tác xây dựng, phát triển thương hiệu thời gian qua cho thấy, hầu hết trong các DN chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu, nhiều DN chưa có chức danh quản lý nhãn hiệu độc lập. Đối với DN tư nhân nhỏ hầu như chưa có khái niệm thương hiệu trong chiến lược kinh doanh, còn đối với DN tư nhân quy mô lớn hơn thì vấn đề xây dựng, phát triển thương hiệu chủ yếu thuộc về ban giám đốc, các bộ phận khác như phòng kinh doanh, bộ phận bán hàng, phòng tiếp thị mang tính chất phụ trợ, giúp việc. Ở các DN nhà nước, do ràng buộc về cơ chế, chính sách, sự bảo hộ và ưu đãi của Nhà nước dẫn đến vấn đề thương hiệu chưa được quan tâm thỏa đáng.

d)Những số liệu thực tiễn

Có thể chia bức tranh của công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn trước đổi mới (từ 1982-1989)

Đây là giai đoạn của quản lý kinh tế quan liêu bao cấp, hàng hoá sản xuất theo kế hoạch, dịch vụ không phát triển vì vậy ý thức, nhu cầu của các doanh nghiệp về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá rất thấp. Tổng số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá được cấp trong giai đoạn này là 1.550, như vậy trung bình mỗi năm chỉ gần 200 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cấp ra nhưng chủ yếu là người nước ngoài.

Năm

Đơn nhãn hiệu hàng hoá quốc gia đã được nộp bởi

Người nộp đơn Việt Nam

Người nộp đơn nước ngoài

Tổng số

1982 -1988

461

773

1234

1989

255

232

487

Tổng số

716

1005

1721

-        

Năm

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đã được cấp cho

Người nộp đơn Việt Nam

Người nộp đơn nước ngoài

Tổng số

1982-1989

380

1170

1550

-       Nguồn:Cục sở hữu trí tuệ

Giai đoạn 10 năm đầu đổi mới (1990-1999)

Trong giai đoạn này, do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã làm cho nền kinh tế bao cấp chuyển dần sang kinh tế thị trường có điều tiết. Ý thức của các doanh nghiệp, nhà sản xuất đối với nhãn hiệu hàng hoá đã tăng lên một bước. Trong toàn bộ thời gian này Cục Sở hữu công nghiệp đã cấp ra hơn 31.000 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, bình quân hơn 3.100 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá mỗi năm, gấp 15 lần bình quân của giai đoạn trước đó. Một điều đáng mừng là từ chỗ tỷ lệ người Việt Nam đăng ký nhãn hiệu rất thấp thì nay tỷ lệ người Việt Nam đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đã vươn lên gần bằng người nước ngoài (chiếm khoảng 45% số lượng đăng ký được cấp ra).

Năm

Đơn nhãn hiệu hàng hoá quốc gia đã được nộp bởi

Người nộp đơn Việt Nam

Người nộp đơn nước ngoài

Tổng số

1990

890

592

1482

1991

1747

613

2360

1992

1595

3022

4617

1993

2270

3866

6136

1994

1419

2712

4131

1995

2217

3416

5633

1996

2323

3118

5441

1997

1645

3165

4810

1998

1614

2028

3642

1999

2380

1786

4166

Tổng

18100

24318

42418

-        

Năm

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đã được cấp cho

Người nộp đơn Việt Nam

Người nộp đơn nước ngoài

Tổng số

1990

423

265

688

1991

1525

388

1913

1992

1487

1821

3308

1993

1395

2137

3532

1994

1744

2342

4086

1995

1627

2965

4592

1996

1383

2548

3931

1997

980

1506

2486

1998

1095

2016

3111

1999

1299

2499

3798

Tổng

12958

18487

31445

-       Nguồn:Cục sở hữu trí tuệ

Giai đoạn tăng tốc và hội nhập (2000 đến 2010)

Có thể nói đây là giai đoạn có những đột biến về số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Sự phát triển của nền kinh tế sau hơn 10 năm đổi mới và các đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế cùng với việc một số nhãn hiệu Việt Nam bị chiếm đoạt ở nước ngoài đã là những điều kiện và tác động để các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Việt Nam nhìn nhận đầy đủ hơn vai trò của nhãn hiệu hàng hoá trong kinh doanh và nền kinh tế đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Năm 2000 có 5.582 đơn đăng ký nhãn hiệu nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu công nghiệp thì trong đó đã có gần 60% là của người Việt Nam. Năm 2002 tổng số đơn đăng ký nhãn hiệu nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu công nghiệp tăng lên 8.818 đơn, tăng 39% So với năm 2001, trong đó số đơn của các doanh nghiệp Việt Nam là 6.564 tăng 112% (gấp hơn 2 lần) so với số đơn của doanh nghiệp Việt Nam nộp trong năm 2001 (3.095 đơn).

Một thực tế tồn tại là trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… rất nhạy bén trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì các doanh nghiệp nhà nước, cá biệt là một số tổng công ty lớn lai khá thờ ơ trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ khi có tranh chấp hoặc gặp rắc rối với ở nước ngoài họ mới vội vàng xin đăng ký nhãn hiệu của mình. Phải chăng đây cũng là một tâm lý ỷ lại còn rơi rớt từ thời kỳ bao cấp, sự chậm trễ này đã gây những khó khăn tốn kém cho chính bản thân doanh nghiệp khi nhãn hiệu của mình bị vi phạm hoặc bị chiếm đoạt.

Trong vài năm gần đây số lượng các doanh nghiệp Việt Nam xin đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, bảo vệ thị trường của mình ở nước ngoài. Ngoài các đăng ký trực tiếp nhãn hiệu của mình ở thị trường Mỹ, Nhật và một số thị trường khu vực, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài theo Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu thông qua Cục Sở hữu công nghiệp. Năm 2001 chỉ có 7 nhãn hiệu đăng ký thông qua Thoả ước này thì năm 2002 đã có 31 nhãn hiệu đăng ký qua con đường này đến 52 quốc gia khác nhau thuộc Đông và Tây Âu, các nước thuộc Liên Xô cũ, Trung Quốc và Đài Loan.

Năm

Đơn nhãn hiệu hàng hoá quốc gia đã được nộp bởi

Người nộp đơn Việt Nam

Người nộp đơn nước ngoài

Tổng số

2000

3483

2399

5882

2001

3095

3250

6345

2002

6560

2258

8818

2003

8599

3536

12135

2004

10641

4275

14916

2005

12884

5314

18018

2006

16071

6987

23058

2007

19653

7457

27110

2008

20831

6882

27713

2009

22378

6280

28658

6 tháng đầu năm 2010

10352

_

10352

Tổng số

134547

48638

183185

-        

Năm

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đã được cấp cho

Người nộp đơn Việt Nam

Người nộp đơn nước ngoài

Tổng số

2000

1423

1453

2876

2001

2085

1554

3639

2002

3386

1814

5200

2003

4907

2243

7150

2004

5444

2156

7600

2005

6427

3333

9760

2006

6335

2505

8840

2007

10660

5200

15860

2008

15826

7464

23290

2009

16231

6499

22730

6 tháng đầu năm 2010

6336

_

6336

Tổng

79060

34221

113281

-        

Loại đơn đăng ký

Tiếp nhận đơn

Cấp văn bằng bảo hộ

2006

2007

So sánh

2006

2007

So sánh

Nhãn hiệu đăng ký quốc tế:

-Theo thỏa ước Madrid

-Theo nghị định thư Madrid

4071

3827

234

4920

3703

1217

Tăng 21%

3417

4422

Tăng 29%

-       Nguồn:Cục sở hữu trí tuệ

IV)  GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH

1. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình:

Trong doanh nghiệp hiện nay tài sản hữu hình vẫn chiếm một giá trị lớn trong toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, là cơ sở, tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nó đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Từ nội dung, vai trò và thực trạng đầu tư vào tài sản hữu hình, chúng ta thấy rằng cần phải có những biện pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình.

Doanh nghiệp phải xác định chính xác nhu cầu vốn, sau đó xây dựng chiến lược huy động và sử dụng vốn hợp lý, phù hợp với tình trạng sản xuất, thực lực doanh nghiệp:

Cần có đội ngũ hoạch định phương hướng hoạt động cụ thể cho doanh nghiệp một cách chính xác.

Ngân hàng không phải là kênh huy động vốn duy nhất. Doanh nghiệp có thể tiến hành huy động vốn trên nhiều kênh khác như: thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,…Doanh nghiệp cũng có thể tiến hành cổ phần hóa.

Sử dụng vốn phải tiết kiệm, tránh lãng phí, cần có kế hoạch rõ rang.

Ngoài ra với từng loại tài sản, còn có giải pháp cụ thể.

1.     Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư mua sắm máy móc thiết bị:

Tránh nhập những máy móc lạc hậu quá, hoặc hiện đại quá mà doanh nghiệp không thể vận hành nó. Điều đó sẽ gây ra lãng phí trong việc sử dụng vốn đầu tư và không mang lại hiệu quả trong quá trình sản xuất. Doanh nghiệp có thể tuyển dụng hoặc tìm đến các nhà tư vấn để xác định chính xác máy móc thiết bị phù hợp với doanh nghiệp(giá, công suất, mức độ hiện đại).

Cần đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề để có thể tiếp cận và vận hành một cách hiệu quả máy móc thiết bị chuẩn bị mua sắm, để đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho doanh nghiệp cũng như cho xã hội.

Việc đầu tư vào máy móc thiết bị cần phải có số lượng vốn lớn không thể một lúc mà huy động tất cả do vậy doanh nghiệp cần phải có kế  hoạch khấu hao tài sản hàng năm tạo lập ngân sách, tái tạo đầu tư mới.

Hiện nay thuê máy móc, thiết bị xây dựng được coi là việc làm phổ biến và đem lại hiệu quả rất cao ở các nước phát triển, kinh nghiệm từ Nhật Bản. Việc thuê máy móc, thiết bị thi công công trình từ nhiều năm qua coi như một giải pháp tối ưu của hầu hết các nhà thầu xây dựng. Rất ít các nhà thầu xây dựng có thể tự bỏ một số vốn lớn để đầu tư tất cả các loại máy móc thiết bị. Về hiệu quả  việc thuê ngoài sẽ giúp các thiết bị, máy móc được sử dụng đúng chức năng, công suất đạt được mức tốt nhất, giảm bớt thời gian.

2.     Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào hàng tồn trữ:

Các doanh nghiệp phải có kế hoạch dự trữ sao cho tương ứng với từng thời kỳ phát triển. Tức là doanh nghiệp phải đánh giá, dự đoán trước được tình hình kinh tế, cung nguyên vật liệu,… cũng như là nhu cầu sản phẩm trên thị trường .

2.Giải pháp đầu tư vào tài sản vô hình

2.1.Những giải pháp về phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam

  Để thực hiện tốt công tác phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như sự phát triển của đất nước thì phải có sự kết hợp phát triển đồng bộ giữa chính sách phát triển nhân lực ở các doanh nghiệp và chiến lược phát triển nhân lực quốc gia.

  Hiện nay, mục tiêu phát triển của đất nước đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vấn đề còn đang xác định là xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020. 

Một là: nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi, là điều kiện cơ bản nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát huy được nội lực và phát triển bền vững.

Hai là :phát triển nguồn nhân lực phải sử dụng một cách toàn diện, khoa học và đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện nội dung phát triển nguồn nhân lực. Đó là đảm bảo về số lượng và cơ cấu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển các yếu tố động viên nhân viên trong doanh nghiệp; nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp.

Ba là: phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở xem đội ngũ cán bộ công nhân viên là nguồn tài sản quý giá, là xung lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, công ty phải tạo được sự gắn bó bền chặt của cán bộ công nhân viên; đồng thời, lãnh đạo cần cam kết tạo mọi cơ hội về vật chất và tinh thần để cán bộ công nhân viên được học tập, phát huy hết khả năng của mình, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm cho mỗi cán bộ công nhân viên đều phải thấu suốt quan điểm này và quyết tâm tích cực tham gia vào công tác phát triển nguồn nhân lực, đóng góp cho mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp.

Bốn là: phát triển nguồn nhân lực phải gắn với phát triển năng suất lao động so với các chuẩn mực chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

 Năm là: phát triển nguồn nhân lực phải xuất phát từ điều kiện đặc thù của doanh nghiệp nhằm phát huy những tiềm năng và thế mạnh của mình.

Sáu là: phát triển nguồn nhân lực phải tận dụng được các cơ hội, vượt qua mọi thử thách của tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới; đồng thời bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa doanh nghiệp.

2.2.Giải pháp tăng cường dầu tư phát triển khoa học công nghệ

     Một là: xây dựng chính sách, tạo môi trường thuận lợi nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế, đặc biệt trong các doanh nghiệp. Gắn với nhiệm vụ này, cần đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, môi giới, dịch vụ về khoa học-công nghệ để phát triển thị trường công nghệ. Xây dựng phát triển các trung tâm giao dịch khoa học-công nghệ tại các vùng kinh tế lớn trong cả nước.

    Hai là: đổi mới cơ bản chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho khoa học-công nghệ phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học-công nghệ và thúc đẩy đầu tư của toàn xã hội cho đổi mới công nghệ. Chú ý tập trung đầu tư cho con người để phát triển tài sản trí tuệ của đất nước và xây dựng các cơ chế, chính sách đặc biệt để phát triển tiềm lực khoa học-công nghệ

    Ba là : xây dựng lộ trình hội nhập quốc tế về khoa học-công nghệ để lĩnh vực này có đủ năng lực phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết được các nhiệm vụ khoa học-công nghệ quốc gia ở tầm quốc tế; nhanh chóng củng cố và mở rộng mạng lưới đại diện khoa học-công nghệ ở nước ngoài. Tạo điều kiện để các viện nghiên cứu hàng đầu của khu vực và thế giới có chi nhánh nghiên cứu tại Việt Nam.

   Bốn là: khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tăng đầu tư trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao. Thực hiện triệt để các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp đăng ký hoạt động KHCN, nhất là các chính sách ưu đãi về thuế trong việc sử dụng công nghệ mới hiện đại, chế tác sản phẩm mới theo đúng quy định của nhà nước.

Năm là: đầu tư phát triển quan hệ liên kết hợp tác trong nước và quốc tế về KHCN. Củng cố, hoàn thiện và đổi mới hệ thống quản lý KHCN.

2.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing

v                      Xác định rõ hướng đi

Các doanh nghiệp Việt Nam phải suy tính cho kỹ trước khi quyết định có nên đối đầu trực diện với thương hiệu lớn,thương hiệu toàn cầu hay không. Nếu các doanh nghiệp cảm thấy không đủ “nội lực” thì nên chọn hướng đi khác.

Hãy nhìn cách làm của thương hiệu dầu gội X-men. X-men đâu cần đấu tranh trực diện với hàng tá thương hiệu dầu gội nổi tiếng dành cho mọi người. X-men chỉ là dầu gội cho đàn ông.

v          Xác định thời gian đi

Khi đã xác định được hướng đi, và nếu không hề phạm một chút sai lầm nào về kế hoạch tiếp thị, cộng với một chút may mắn các doanh nghiệp sẽ giữ được một mảng thị phần cho mình. Hãy cảnh giác! Chính những lúc bạn đang say sưa trong thành công sau khi đã dốc hết lực cho những chiến lược quảng bá với tham vọng rút ngắn khoảng cách với đối thủ, đối thủ sẽ bừng tỉnh và đẩy bạn vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn. Vì thế chiến lược “tốc chiến” cần được cân nhắc, xác định một khoảng thời gian đủ để thực hiện kế hoạch phát triển của công ty.

v          Phạm vi triển khai

Các doanh nghiệp nên lựa chọn phương án triển khai trên phạm vi toàn quốc hay bắt đầu ở một số thành phố quan trọng nhất? Đánh tổng lực hay tiến hành theo chiến lược “Vết dầu loang”?Theo nhóm chúng tôi,các doanh nghiệp nên chọn phương án triển khai ở từng khu vực nhỏ và mở rộng ra từng vùng rộng lớn sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí cho việc truyền thông xây dựng thương hiệu, cũng như chi phí duy trì tổ chức phân phối bán hàng. Triển khai chiến lược marketing ở địa bàn nào thì bám chắc địa bàn ấy, sau đó mở sang địa bàn mới.

v          Hiểu người tiêu dùng

Tiến hành nghiên cứu thị trường để am hiểu sâu sắc người tiêu dùng, để thiết kế sản phẩm phù hợp với họ, và khác biệt so với đối thủ. Chỉ những sản phẩm (không nhất thiết phải tốt hơn) chứa đựng sự khác biệt thì mới có người tiêu dùng - vì sự khác biệt này mà người tiêu dùng nảy ý định dùng thử sản phẩm của chúng ta.

v          Hệ thống phân phối mạnh

Ông bà ta có câu: “Cần cù bù thông minh”. Nếu ít tiền làm quảng cáo thì phải chăm bán hàng. Phải huấn luyện nhân viên bán hàng thật kỹ lưỡng, thật chuyên nghiệp sao cho ngoài tài năng bán hàng, họ còn hiểu rõ tính năng chất lượng sản phẩm để tới từng cửa hiệu mà “ca”  cho thật giỏi. Điều này không chỉ làm các chủ cửa hiệu xiêu lòng mua hàng mà còn để huấn luyện cho chính các chủ cửa hiệu biết cách nói tốt cho sản phẩm với những khách hàng tiếp theo.

Nếu chúng ta không có nhiều tiền để quảng cáo trên truyền hình thì phải biết cách biến hàng trăm nhân viên bán hàng thành hàng trăm đài truyền hình phát sóng trực tiếp đến hàng ngàn cửa hiệu mỗi ngày và biến các cửa hiệu thành ti vi cho DN mình.

v          Bao bì bắt mắt và hoàn hảo

DN Việt Nam thường không mấy rộng tay đầu tư cho việc làm bao bì sản phẩm. Một bao bì đẹp, sang trọng, khi để trên quầy kệ nhìn sẽ bắt mắt hơn bao bì của đối thủ. Vì thế, đừng nên tiết kiệm vài chục triệu đồng cho công đoạn này để rồi mất cả bạc tỉ trong tương lai.

v          Chất lượng sản phẩm hoàn hảo

Mọi chương trình marketing đều thất bại trên nền một sản phẩm tồi! Nếu có được sản phẩm chất lượng, các doanh nghiệp sẽ an tâm để toàn tâm toàn ý xây dựng thương hiệu. Bằng không, vấn đề này sẽ quấy rối các doanh nghiệp với vô vàn khiếu nại từ người tiêu dùng, nhà phân phối trả hàng về, rồi nội bộ nản lòng (vì kém tự tin vào chất lượng)...

v          Can đảm và kiên trì

Dưới đây là một số chương trình mà các DN có thể tham khảo để xây dựng thương hiệu cho mình:

·        Xây dựng một chương trình liên kết. Một chương trình liên kết tốt sẽ giúp DN phát triển hiệu quả hơn là khả năng tài chính hạn hẹp của mình. Việc xây dựng chương trình liên kết đặc biệt có tác dụng đối với các DN chuyên về thương mại điện tử. Thông qua các liên kết với các trang web quảng cáo có chi phí thấp (như quảng cáo dạng “pay-per-click” -tức là người quảng cáo chỉ phải trả tiền cho công ty quảng cáo khi có khách hàng nhấp vào các đường dẫn đến trang web của mình), DN có thể tăng lượng khách hàng ghé thăm trang web của mình trong một thời gian ngắn.

·        Khởi xướng hay tham gia đóng góp nội dung cho một nhật ký Internet (blog). Nên tìm một blog trong ngành kinh doanh của DN có nhiều người truy cập, và tải lên blog đó những bài viết về DN. Những bài viết này phải có tính liên quan và có thể tạo ra sự chú ý của khách hàng. Hãy tận dụng cơ hội này để thể hiện đặc điểm riêng của DN.

·        In logo lên các tờ nhãn hay miếng dán (sticker) và đính chúng lên các văn bản giao tiếp với khách hàng. Những thông tin trên các miếng dán thường gây sự chú ý rất cao. Nội dung của các miếng dán này không cần phải quá cầu kỳ, nhưng chúng phải có logo và màu sắc của DN.

·        Đính kèm câu khẩu hiệu vào phần chữ ký của thư điện tử. Nếu DN chưa có sẵn một câu khẩu hiệu để giúp phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh khác thì nên nghĩ ra một câu và sử dụng nó cho mục đích xây dựng nhãn hiệu. Có thể quảng bá câu khẩu hiện này một cách đơn giản như nói trên.

·        In logo lên các vật dụng không quá đắt tiền như nón, túi xách. Nên chọn những vật dụng thiết thực và mua với số lượng lớn để tiết kiệm chi phí. Có thể phát những vật dụng này cho các khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng và cả các nhà cung cấp mỗi lần ghé thăm họ.

·        Gửi bản tin bằng thư điện tử cho các khách hàng. Trong những bản tin như vậy, ngoài bài viết của DN, có thể chỉ ra các đường dẫn đến các bài viết khác có liên quan đến ngành nghề mà DN theo đuổi. Đây là một cách làm khá hiệu quả để củng cố hình ảnh của DN một cách thường xuyên.

·        Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn với báo chí chuyên ngành hay của địa phương mà khách hàng mục tiêu thường đọc nhất. Nên thể hiện tính tiên phong của mình trong việc đưa ra những nhận định, dự báo về triển vọng, các xu hướng liên quan đến ngành kinh doanh của DN.

·        Thăm khách hàng vào những dịp lễ và tặng họ những món quà nhỏ. Có thể gắn logo của DN lên những món quà này. Những món quà như vậy thường sẽ gây ngạc nhiên cho khách hàng và củng cố hình ảnh của DN.

·        Cảm ơn khách hàng đã giao dịch, đã đưa ra những phản hồi, ý kiến đóng góp về sản phẩm hay dịch vụ. Nên gọi điện thoại, gửi thư điện tử cho khách hàng để cảm ơn hoặc ghé thăm họ trực tiếp nếu thời gian cho phép.

·         Bảo đảm tất cả các tài liệu quảng bá, tiếp thị phải nhất quán, tương đồng về hình ảnh. Các tài liệu, vật dụng như danh thiếp, đồ dùng văn phòng, bảng hiệu, bao bì, brochure và trang web của DN phải thể hiện tên, logo và câu khẩu hiệu một cách nhất quán.

Về bản chất, xây dựng thương hiệu hiệu chính là xây dựng lòng tin từ khách hàng. Điều này đòi hỏi phải có thời gian và sự nhất quán chứ không cứ phải nhờ cậy đến một ngân sách tiếp thị khổng lồ.

Tóm lại khi xây dựng thương hiệu với một nguồn lực hạn hẹp các công ty phải:

-   Tập trung vào những gì DN bạn đạt được nhằm phục vụ khách hàng. Thương hiệu công ty bạn sẽ không có nghĩa lý gì nếu nó không chuyển tải mong muốn của khách hàng.

-   Khẳng định quyền sở hữu đối với thương hiệu. Chú ý tới các nhu cầu khách hàng nhưng bạn cũng nên kiểm soát những điều bạn muốn thương hiệu của mình truyền tải tới khán giả.

-   Hãy tỏ ra thành thực. Nếu các doanh nghiệp không tin vào thương hiệu của mình, không ai khác có thể tin.

-   Sáng tạo thương hiệu một cách đơn giản. Tập trung vào những giá trị thương hiệu cơ bản.

-   Luôn kiên định. Mỗi khía cạnh trong việc kinh doanh phải luôn luôn giúp khách hàng cảm nhận giống nhau về sản phẩm và dịch vụ công ty

-    Cẩn trọng và tỉ mỉ. Xem xét tất cả hệ thống của doanh nghiệp và đảm bảo rằng chúng có thể hỗ trợ cho thương hiệu công ty.

-   Liên kết các nhân viên. Hãy chắc chắn rằng các nhân viên hiểu và tin tưởng vào thương hiệu của chính công ty mình.

-   Phổ biến thương hiệu của doanh nghiệp: Trong mỗi quảng cáo, tờ rơi và thư gửi khách hàng, các doanh nghiệp phải thể hiện được sự nổi bật của thương hiệu công ty. Nếu có cả logo, hãy sử dụng nó ở mọi nơi.

-   Đáp ứng trên cả những gì thương hiệu của công ty hứa hẹn. Sự thất bại chỉ một lần thôi cũng có thể phá hủy thương hiệu công ty cố công gây dựng.

-   Quản lý thương hiệu của công ty: Liên tục xem xét và tìm kiếm các cơ hội để cải thiện thương hiệu công ty. Không ngại khó khăn và sẵn sàng thay đổi để phù hợp với những xu hướng mới trên thị trường.

       Nhưng để thực hiện được điều đó trước hết các DN phải có những kiến thức, kỹ năng về thương hiệu, chiến lược xây dựng thương hiệu và điều quan trọng là phải biết được tầm quan trọng của thương hiệu với công ty mình. Do đó DN phải tìm cho mình những chuyên viên thương hiệu, hoặc liên kết với các công ty cung ứng các dịch vụ thương hiệu để được tư vấn. Khi đã có được những yếu tố trên thì các DN có thể tiến hành việc xây dựng cho mình một thương hiệu mà không cần phải có nguồn lực tài chính lớn.

3.Giải pháp phát triển đầu tư tài sản hữu hình làm tiền đề nâng cao phát triển tài sản vô hình.

3.1 Biện pháp trong doanh nghiệp

3.1.1. Doanh nghiệp tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản hiệu quả

3.1.1.1. Doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị

Các doanh nghiệp phải tăng cường nhận những tiến bộ kĩ thuật mới nhưng phải phù hợp với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không tìm hiểu kĩ, bỏ tiền mua những máy móc thiết bị hiện đại, nhưng máy móc thiết bị đó lại quá hiện đại so với phương thức sản xuất hiện tại của doanh nghiệp. Do đó, không thể áp dụng những máy móc thiết bị đó vào sản xuất, và chúng trở thành những vật vô dụng. Vậy là, doanh nghiệp coi như là “vứt” đi 1 số tiền đáng kể làm tổn thất nguồn tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Ngược lại, khi mà doanh nghiệp mua được máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại của doanh nghiệp, thì quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn, năng suất cao hơn góp phần phát triển kinh tế của doanh nghiệp. Khi áp dụng nhưng tiến bộ kĩ thuật hiện đại, cách thức sử dụng máy và điều hành hoạt động nâng cao hơn, công nhân học hỏi nhiều kiến thức hơn. Từ đó nâng cao trình độ của công nhân, góp phần phát triển tài sản vô hình của doanh nghiệp

Đồng thời, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những máy móc cũ lạc hậu không còn phù hợp với PTSX hiện tại của doanh nghiệp. Như vậy doanh nghiệp sẽ giảm thiểu tốn kém, giảm những chi phí đáng kể cho việc sửa chữa máy móc cũ kĩ đó.

3.1.1.2 Tạo môi trường làm việc thuận lợi

 Doanh nghiệp nên quan tâm đến cơ sở vật chất điều kiện làm việc của công nhân. Thường xuyên đổi mới và trang bị hoàn thiện vị trí làm việc của công nhân, để họ thêm hứng khởi làm việc, và làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, điều kiện làm việc thoải mái sẽ giúp công nhân phát huy khả năng sáng tạo, có thể đóng góp nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần phát triển sản xuất của doanh nghiệp.

3.1.1.3 Đầu tư vào đất đai nhà xưởng bền vững

Doanh nghiệp cần chú trọng vào nguồn tài sản lâu dài phát triển bền vững như : đất đai, nhà xưởng...Phải luôn củng cố, tu bổ và nâng cấp. Tìm kiếm các khu đất có vị trí địa hình thuận lợi hợp lý để mua và xây dựng nhà xưởng mới phát triển mở rộng chi nhánh phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần tăng thêm giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường khi thực hiện sản xuất kinh doanh. Làm tốt công tác này, dôanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí xử lý hậu quả nhiễm môi trường sau này.

Doanh nghiệp nên tìm vị trí có giao thông vận tải thuận lợi. Như vậy, sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Phải khắc phục nếu địa điểm sản xuất kinh doanh không thuận lợi so với điểm tiêu thụ, bằng cách tự thuê các phương tiện vận chuyển hợp lý, hoặc đề nghị và xin cấp trên hỗ trợ cải thiện đường xá cho thuận lợi đi lại.

3.1.2 Đầu tư vào hàng tồn trữ hợp lý

Doanh nghiệp cần quan tâm tới hàng tồn trữ , để kịp thời bổ sung khi cần thiết, tránh tình trạng khi sự cố xảy ra không đáp ứng nhu cầu , không cung cấp sản phẩm ra thị trường. Như vậy, khách hàng sẽ tìm kiếm nguồn hàng hóa khác, công ty sẽ mất uy tín và mất dần khách hàng quen, công việc sản xuất kinh doanh tiếp đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài ra, việc cần thiết đầu tư hàng tồn trữ là vì: trong thời gian nghiên cứu thị trường tìm và cho ra đời nhưng sản phẩm mẫu mã mới để cạnh tranh với các đạt công suất cao như trước. Do vậy, cần có hàng hóa và nguyên vật liệu dự trữ cung cấp ra thị trường trong thời gian đó.

Cần phải dự trữ nguyên vật liệu phòng khi sự cố xảy ra không nhập được nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên cần tính toán cẩn thận và có biện pháp bảo quản hợp lý, tránh tình trạng uổng phí do hư hỏng.

3.2. Chính phủ sử dụng các biện pháp phát triển đầu tư tài sản hữu hình.

3.2.1.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 

3.2.1.1.Đổi mới cơ chế quản lý

Hạn chế tới mức thấp nhất những sai sót về chủ trương đầu tư. Hạn chế sai sót ngay từ khâu quy hoạch, thiết kế, đến mục tiêu, địa điểm, quy mô đầu tư và lựa chọn công nghệ.

Kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Chấm dứt tình trạng quyết định đầu tư cho các công trình, dự án chưa chắc chắn về nguồn vốn, chưa có tính khả thi cao về thị trường. Nói cách khác phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc:

-Không có thị trường không đầu tư ( kể cả có thị trường song căn cứ xác định chưa cao, tính khả thi thấp).

-Không có nguồn vốn chắc chắn không đầu tư.

Tích cực giải quyết nợ tồn đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản. Nghiêm cấm các ngành, các cấp ra quyết định đầu tư bằng vốn nhà nước khi chưa xác định rõ nguồn vốn để thực hiện.

 Xây dựng quy chế đảm bảo việc giám sát công trình đầu tư một cách có hiệu quả, ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, rút ruột công trình. Chỉ đạo thực hiện các quy định đã ban hành một cách nghiêm ngặt với chế độ trách nhiệm rõ ràng.

3.2.1.2. Đổi mới công tác quy hoạch đầu tư

Nhanh chóng tạo khung pháp lý cho công tác quy hoạch. Đổi mới nội dung và phương pháp lập quy hoạch phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường và nâng cao chất lượng phục vụ công tác dự báo và cung cấp thông tin cho các ngành, các địa phương phục vụ công tác quy hoạch. Bảo đảm quy hoạch sẽ là văn bản định hướng cho đầu tư và kinh doanh của mọi thành phần kinh tế.

Rà soát các quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm để loại bỏ trường hợp lợi dụng quy hoạch để độc quyền đầu tư; đảm bảo sản xuất gắn liền với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; sản xuất hàng hóa chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Các quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo căn cứ khoa học đầy đủ và vững chắc; quy hoạch có tầm nhìn xa, dài hạn, giảm thiểu những thay đổi, điều chỉnh lớn, gây lãng phí.

Nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, duyệt và quản lý quy hoạch ở tất cả các cấp. Tổ chức tốt việc thẩm định các dự án quy hoạch nhằm từng bước nâng cao chất lương các quy hoạch

Đây là những vấn đề cơ bản đảm bảo cho công tác quy hoạch thật sự là căn cứ đúng đắn cho hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ ngân sách nhà nước có hiệu quả, hạn chế được các hiện tượng dàn trải, chồng chéo, dở dang trong đầu tư.

3.2.1.3. Nghiên cứu bổ sung cơ chế chính sách pháp luật, nâng cao trách nhiệm các cấp các ngành

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến quản lý đầu tư. Luật đầu tư 2005 đã thay cho các văn bản cũ còn có điểm chưa phù hợp hoặc chồng chéo với các văn bản khác để thích ứng với cơ chế mới. Chính phủ sớm thông qua nghị  định về lập và quản lý quy hoạch để làm căn cứ cho việc nâng cao chất lượng của công tác xây dựng, quản lý quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Nâng cao phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ công chức, kết hợp với việc đẩy mạnh sinh hoạt công khai, dân chủ ở cơ sở và công tác thanh tra, giám sát của cả hệ thống chính trị, của cơ quan quản lý, của nhân dân cũng như thực thi các chế tài đủ mạnh để đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng.

Thường xuyên công khai và báo cáo về kết quả quá trình thực hiện đầu tư trong tất cả các giai đoạn để kiểm tra, giám sát và kịp thời xử lý các sai phạm, đồng thời biểu dương đích đáng những guơng tốt.

3.2.2. Giải quyết vấn đề giải phóng mặt bằng

Chính phủ nên xúc tiến hoàn thiện các chính sách đền bù thỏa đang trong việc giải phóng mặt bằng cho những người dân sở hữu đất. Giải phóng mặt bằng là một trong những vấn đề tồn tại lớn nhất làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư nói chung và kết cấu hạ tầng kỹ thuật nói riêng. Để giải quyết vấn đề  này cần có sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành. Cụ thể là:

Mỗi khi có dự án cần giải phóng mặt bằng được triển khai trên địa bàn, chính quyền địa phương cần tổ chức thông báo ngay thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng cho người dân trong khu vực bị giải tỏa về dự án, quy trình, định mức, phương thức giải phóng mặt bằng, phân tích để họ hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Quan tâm đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng ngay từ khâu lập dự án đầu tư. Kế hoạch đền bù phải chi tiết, cụ thể từ phương pháp đền bù đến bước của tiến trình đền bù phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quản lý chặt chẽ việc đền bù giải phóng mặt bằng để tránh xảy ra những tiêu cực giữa cán bộ phụ trách giải phóng mặt bằng và đối tượng di dời. Đối với những dự án mà kinh phí giải phóng quá lớn cần cần lập hội đồng giải mặt bằng.

Để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, từ cơ quan quản lý hoạt động đầu tư cho đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cũng như lực lượng công an các quận,huyện, các phường trên địa bàn.

Bên cạnh việc sửa đổi, điều chỉnh, nhà nước cần tiếp tục xây dựng những quy định pháp luật cụ thể về đền bù giải phóng mặt bằng như đối tương đền bù, giá đền bù…để tạo cơ sở pháp lý cho công tác này cũng như có các biện pháp hành chính mạnh mẽ được thực hiên cưỡng chế, xử lý các đối tượng vi phạm.

Kiên quyết xử lý việc lấn chiếm đất công. Đẩy mạnh việc giải tỏa diện tích bị lấn chiếm, quản lý chặt chẽ đất chưa sử dụng để không phải đền bù những diện tích đất bị lấn chiếm lâu năm do buông lỏng quản lý trước đây.

Tránh tình trạng dân không hài lòng với chính sách đền bù gây khó khăn cho các doanh nghiệp thực thi dự án, cũng gây tốn kém chi phí và thời gian. Các chính sách hoàn thiện và hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai xây dựng và phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

4. Giải pháp phát triển đầu tư tài sản vô hình làm tiền đề nâng cao phát triển tài sản hữu hình.

Nhận ra rằng tài sản vô hình trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình . Do thành quả của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự tăng trưởng của nền công nghiệp dich vụ, các nhà xưởng và nhà máy lớn đang dần được thay thế bởi các phần mềm và các ý tưởng đổi mới mạnh như là phần thu nhập chính của phần lớn các DN trên toàn thế giới. Do đó, tài sản vô hình đóng vai trò trung tâm và DN cần tìm ra cách thức sử dụng tốt nhất các tài sản vô hình của mình.

=> Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình, từ đó nâng cao giá trị tài sản hữu hình :

4.1. Giải pháp về mặt nguồn nhân lực:

-  Các doanh nghiệp phải chú trọng việc đầu tư vào nguồn nhân lực có hiệu quả hơn, phải tự mình đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

    Các doanh nghiệp cần phải sử dụng các phương pháp chọn lựa, tuyển dụng lao động hợp lý để có thể sử dụng được những người có năng lực, loại bỏ những người không có năng lực. Ngoài ra còn có chế độ khen thưởng đối với những người lao động giỏi, tạo môi trường lao động tốt, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động để họ có động lực làm việc tốt hơn.

 -  Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp. Đó là sự phù hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp hay nói cụ thể hơn là nhà trường đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, ngược lại doanh nghiệp cũng hỗ trợ để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo. Những người không được đào tạo bài bản, không được tiếp xúc với tri thức khoa học thì không thể lập trình phần mềm hay tạo những công nghệ, bí quyết mới trong sản xuất.

-  Mở rộng quy mô đào tạo nhân lực, hình thành các cơ quan dự báo thị trường lao động, xây dựng hệ thống các chuẩn đào tạo, đổi mới quản lý về chất lượng đi kèm với kiểm định và trao quyền tự chủ cho nhà trường nhiều hơn, hợp tác với doanh nghiệp để huy động nguồn lực từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của doanh nghiệp với việc đào tạo nhân lực.

-  Xây dựng đội ngũ nhân viên có năng lực, nhiệt tình và cam kết gắn bó lâu dài với doanh nghiệp,những người cùng nghĩ và cùng làm với chủ doanh nghiệp để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào nhãn hiệu hàng hoá:

Trong các hoạt động kinh doanh ngày nay, nhãn hiệu hàng hoá là một phần không thể thiếu đối với các công ty. Tuy nhiên, để một nhãn hiệu hàng hoá thực sự có thể giúp sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh thì không phải công ty nào cũng thực hiện được. Nếu công ty có một nhãn hiệu hàng hoá uy tín, đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng thì công ty ấy sẽ có vị thế vững chắc trên thị trường, nhờ đó việc mở rộng thị trường hay tìm kiếm thị trường mới cũng dễ dàng hơn nhiều. Nhãn hiệu hàng hoá ngoài tính độc đáo, dễ phân biệt, dễ nhớ thì một yêu cầu đặt ra là phải thể hiện được chất xám cũng như công nghệ kĩ thuật của nhà sản xuất đầu tư vào sản phẩm của mình. Nhãn hiệu hàng hoá luôn là sự quan tâm hàng đầu khi khách hàng đi mua sắm một sản phẩm nào đó.

-  Doanh nghiệp cần có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về thương hiệu, xem thương hiệu là tài sản quản lý của doanh nghiệp, cần phải bảo vệ và phát triển nó, cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm của mình một vị trí xác định trên thị trường. Các doanh nghiệp định vị và quảng bá thương hiệu bằng nhiều phương pháp thông qua quảng cáo, PR, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu chính là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí người tiêu dùng.

- Xây dựng thương hiệu thành công trước hết phụ thuộc vào việc tìm hiểu khách hàng đã, đang và sẽ tìm kiếm cái gì. Trong bối cảnh gia tăng cường độ cạnh tranh, thương hiệu giữ vai trò quyết định trong việc duy trì khách hàng trung thành, bổ sung không ngừng khách hàng mới, giúp DN tồn tại và phát triển bền vững.

-  Cái gốc của thương hiệu là uy tín của sản phẩm và dịch vụ, sự bền vững của chất lượng . Do vậy, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo thương hiệu. . Chất lượng sản phẩm là viên gạch đầu tiên xây nền tảng vững chắc cho biểu tượng của thương hiệu, từ đó mới có thể quảng bá tính năng, đặc tính, phong cách và dịch vụ hậu mãi . Chỉ khi cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, tạo dựng từ những đặc tính ưu việt có thật, thương hiệu mới giữ vững và tăng thêm sức sống.

-  Xây dựng thương hiệu trên cơ sở nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, đăng lý bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, phát triển hệ thống kênh phân phối, quản lý thương hiệu để đảm bảo uy tín và hình ảnh của thương hiệu không ngừng được nâng cao khi xây dựng thương hiệu, công ty cần lồng vào đó một triết lý vừa phản ánh được tiêu chí, đặc trưng của doanh nghiệp, vừa mang đậm tính nhân văn để tạo niềm tin với khách hàng về giá trị thương hiệu. Doanh nghiệp cần tạo ra mối liên kết thương hiệu bền vững trong tâm trí khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo dài hạn cũng như các hoạt động tiếp thị sáng tạo và mới lạ.

-  Để phát triển thương hiệu còn đòi hỏi tính chủ động, sáng tạo, sự đoàn kết trong đơn vị và không ngừng vươn lên để nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, tự dựng hình ảnh thân thiện với khách hàng. Thành công của thương hiệu chung sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự gắn kết, hợp sức của các doanh nghiệp trong các bước từ giám sát chất lượng sản phẩm, thực hiện các cam kết về giao dịch... đến xây dựng chiến lược. Vì vậy, cần tích cực trong liên kết các doanh nghiệp cùng ngành nghề với nhau, tham gia vào các tổ chức mang tính cộng đồng nhiều hơn => là công cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới đứng vững trong cạnh tranh toàn cầu.

4.3 Giải pháp về mặt sở hữu trí tuệ:

Ngày nay, quyền sở hữu trí tuệ là tài sản có giá trị lớn trong doanh nghiệp, và đã được đánh giá là một công cụ cạnh tranh hiệu quả. Đăng lý bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm xác lập quyền sở hữu cho doanh nghiệp, ngăn ngừa mọi hành vi chiếm đoạt, đánh cắp đồng thờin là cơ sở pháp lý duy nhất để chống lại các hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm tới việc đăng ký mà chưa ý thức tới một chiến lược đầu tư có bài bản, thể hiện sự chuyên nghiệp và quản lý có hệ thống đối với quyền sở hữu trí tuệ của mình, doanh nghiệp sẽ khó thành công trong cuộc cạnh tranh trong tiến trình hội nhập. Các biện pháp thường xuyên và lâu dài mà doanh nghiệp cần thực hiện là việc tra cứu thường xuyên theo chu kỳ các dữ liệu từ cục sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực trên thị trường.

4.4 Giải pháp về maketing sản phẩm.

-  Đầu tư vào quảng cáo, mở rộng các mối làm ăn là một trong những phương thức hiệu quả để công ty nâng cao giá trị vô hình. Với một thương hiệu quen thuộc, danh giá và những mối làm ăn cùng bí quyết, công nghệ, quyền lợi pháp lý có ưu thế hơn các đối thủ trên thị trường, lợi nhuận sẽ chảy vào công ty và mang lại nguồn vốn tự có to lớn, vừa giúp công ty có thể trực tiếp đầu tư vào tài sản vô hình lại vừa tạo điều kiện để có thể vay ngân hàng, nâng nguồn vốn của công ty lên.

-  Đẩy mạnh các hoạt động Marketing quảng bá hình ảnh, thương hiệu nhằm thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, tích trữ các nguồn lực để phát triển.

([1]) (Nguồn TBKTSG số 47 ngày 14/11/2002 trang 13, tác giả Lan Anh).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro