kinh te khai thac thuong vu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề cương Kinh Tế Khai Thác Thương Vụ

Câu 1.Trình bày những đặc điểm của sản xuất vận tải

   Vận tải là sự di chuyển về không gian và thời gian của công cụ sản xuất, sản phẩm lao động của con người

  Đặc điểm của sản xuất vận tải

      Đặc điểm lớn nhất của hoạt động vận tải là mang tính phục vụ. Đặc điểm này chỉ rõ vai trò của vận tải trong nền kinh tế quốc dân. Vận tải là hoạt động trong phạm vi rộng trong cả sản xuất và lưu thông, phân phối. Hoạt động vận tải là “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động vận tải không bị ràng buộc bởi yếu tố nào của các ngành sản xuất mà vận tải là cơ sở ràng buộc sự phát triển của các ngành khác. Vận tải là nhân tố trong quy hoạch phân vùng kinh tế cùng với những nhân tõ khác như sự phân bố tài nguyên, nhân lực và quốc phòng. Có thể khẳng định nếu không phát triển vận tải thì không thể phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác

      Điểm thứ hai của vận tải là tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ. Trong vận tải không có đặc tính vật hóa vì kết quả của nó chỉ là sự di chuyển người hay hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Vận tải không thể có sản xuất vào lúc này mà tiêu thụ vào lúc khác, cũng không thể có sản xuất ở đây mà lại tiêu thụ ở chỗ khác và không thể có sản xuất mà têu thụ ít

     Đặc điêm thứ ba của vận tải là hoạt động của vận tải không có sản xuất dự trữ. Trong vận tải do sản xuất và tiêu thụ là đông thời nên không có sản xuất dự trữ. Điều này gây nên hậu quả có tính chất kinh tế cho vận tải là trong sản xuất vận tải nhất thiết phải có dự trữ phương tiện để đáp ứng nhu cầu cho vận tải

   Đặc điểm thứ tư của vận tải là trong vận tải không có hoạt động trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ. Trong các lĩnh vực sản xuất khác giữa sản xuất và tiêu thụ có hàng loạt các các hoạt động khác nhau thuộc khâu lưu thông hàng hóa, nhưng trong hoạt động vận tải thì điều này không xảy ra. Chính vì vậy mà đòi hỏi người sản xuất vận tải và người tiêu dùng sản phẩm vận tải cùng hoạt động tổ chức quá trình vận tải  

   Đặc điểm thứ năm của vận tải là hoạt động sản xuất phức tạp bao gồm nhiều bộ phận tạo thành. Ngoài hai khâu chính là vận chuyển và xếp dỡ, vận tải còn có nhiều hoạt động hợp thành khác như giao nhận, bảo quản, đóng gói, cân đo, xuất nhập, đảm bảo an toàn  đại lý, mô giới phục vụ sửa chữa, thuê phương tiện,… Sự phối hợp chặt chẽ giữa vận tải và chủ hàng làm cho số lượng các thao tác ngày càng tăng. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng của sản xuất vận tải

Câu 2.Vai trò của vận tải biển đối với nền kinh tế quốc dân

  Vận tải biển là trong những ngành vận tải chính, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vận tải biển là một trong những ngành công nghiệp quốc tế hàng đầu thế giới và được xếp vào loại đứng đầu trong hoạt động kinh tế thế giới 

  Vận tải biển giữ vai trò rất quan trọng và có tác dụng to lớn đối vời nền kinh tế quốc dân của các quốc gia có biển và không có biển. Hệ thống vận tải biển phản ánh trình độ phát triển của một  đất nước. Vận tải biển phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội của từng quốc gia, là yếu tố hết sức quan trọng trong lưu thông trao đổi hàng hóa quốc tế

  Vận tải biển có những tác tác dụng đối với nền kinh tế quốc dân:

Tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội va thu nhập quốc dân    

Đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng của xã hội

Góp phần khắc phục sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương

Mở rộng kinh tế với nước ngoài

Tăng thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Tăng cường khả năng quốc phòng bảo vệ đất nước

Câu 3.Xu hướng tăng trọng tải tàu của đội tàu vận tải biển hiện nay.

Từ việc tăng trọng tải tàu dẫn ddeens làm tăng khả năng vận chuyển của tàu và giảm  giá thành vận chuyển. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, tàu có trọng tải lớn chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi có đủ các điều kiện sau:

Khối lượng hàng yêu cầu vận chuyển phải lớn và ổn định

Khoảng cách vận chuyển  xa

Độ sâu luồng lạch đảm  bảo.

Định mức giải phóng tàu ở  các cảng biển trên tuyến phải lớn

Câu 4.Xu hướng chuyên môn hóa của đội tàu vận tải biển hiện nay?

Đây là xu hướng nổi bật nhất của ngành vận tải biển. Chuyên môn hóa là biểu hiện sự tiến bộ về kỹ thuật, đem lại những hiệu quả to lớn nếu như có đủ khối lượng hàng vận chuyển lớn và ổn định cho tàu vận chuyển.

Hiện nay, việc chuyên môn hóa đội tàu thể hiện ở việc đóng mới những con tàu chuyên môn hóa thuận lợi để vận chuyển một loại hàng hóa nhất định như: tàu container, khí hóa lỏng, …

Việc xuất hiện những con tàu chuyên môn hóa làm tăng chất lượng bảo quản hàng hóa và thuận lợi chocông tác cơ giới xếp dỡ

.Tuy nhiên, cùng với việc chuyên môn hóa đội tàu, trong đội tàu vận tải biển của thế giới vẫn xuất hiện những con tàu tổng hợp, nhiều chức năng thuận lợi vận chuyển với nhiều loại hàng và trên nhiều hướng khác nhau.

Câu 5.Triển vọng phát triển của các cảng biển trong ngành vận tải biển.

Hiện nay, triển vọng phát triển của các cảng biển đang được mở ra rất lớn.

Phương hướng chung là:

Cơ giới hóa xếp dỡ

Tự động hóa quá trình sản xuất

Chuyên môn hóa

Tăng cường nạo vét, đảm bảo độ sâu luồng lạch

Lắp đặt hệ thống phao tiêu, đèn hiệu đảm bảo cho các tàu ra vào cảng an toàn.

Câu 6.Những cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành vận tải biển?

Đội tàu

Cảng biển

Nhà máy đóng và sửa chữa tàu

Luồng lạch, thiết bị trên buồng và phương tiện nạo vét luồng, bao gồm:

Kênh đào

Luồng lạch ra vào cảng

Phao đèn

Hải đăng

Các thiết bị đo độ sâu luồng

Các tàu nạo vét đáy luồng.

Các phương tiện thông tin liên lạc của ngành vận tải biển như: VHF, MF/ HF, hệ thống vệ tinh INMARSAT, hệ thống thu phát bản tin thời tiết, …

Câu 7.Vai trò của phương tiện thông tin liên lạc trong ngành vận tải biển.

Ngành vận tải biển là hoạt động sản xuất được tiến hành trên khu vực rộng lớn, từ các khu vực ở trên đất liền đến biển cả, từ các quốc gia này đến các quốc gia khác. Ngoài ra, công tác của tàu lại được tiến hành trong những điều kiện phức tạp của biển cả và khí tượng thủy văn luôn thay đổi. Vì thế, thông tin liên lạc có vị trí hết sức quan trọng.

Phương tiện thông tin liên lạc là cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu:

Đảm bảo cho các tàu hoạt động an toàn

Đảm bảo sự chỉ đạo công tác của các cơ quan quản lý ở trên bờ đối với tàu,

Đảm bảo thông tin liên lạc giữa tàu và cảng, tàu với đại lý và các cơ quan hữu quan khác ở các hải cảng, xí nghiệp sửa chữa, … phương tiện thông tin liên lạc được sử dụng để điều hành và tổ chức sản xuất.

Câu 8.Các chi phí cố định trong hoạt động khai tác tàu biển?

Chi phí khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn

Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa lớn.

Chi phí cho vật rẻ mau hỏng

Chi phí lương, trang bị bảo hộ lao động, tiền ăn của thuyền viên

Chi phí bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu.

Phí đại lý và mô giới hàng hóa

Chi phí quản lý hành chính

Chi phí đăng kiểm

Chi phí sinh lợi của vốn đầu tư

Câu 9.Chi phí biến đổi trong hoạt động khai thác tàu biển:

Chi phí nhiên liệu, dầu nhờn

Chi phí xếp dỡ hàng hóa

Chi phí cảng

Kênh đào phí

Phí bảo hiểm thêm

Phí bảo hiểm cước vận chuyển

Chi phí bồi thường tổn thất hàng hóa do lỗi của người vận chuyển.

Chi phí hoa hồng mô giới hàng.

Câu 10.Chi phí khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn.

Trong quá trình sản xuất tàu bị hao mòn như: vỏ tàu bị han gỉ dẫn đến hư hỏng; các chi tiết máy bị bào mòn; máy bị hư hỏng, … cho nên phải định kỳ sửa chữa và thay thế những bộ phận đó.

Trường hợp máy chính hỏng hoàn toàn mà vỏ tàu còn sử dụng được thì phải tiến hành thay thế máy chính. Khi đó, tàu được gọi là đã qua sửa chữa lớn. Khi đó, giá trị của con tàu sẽ tăng nhưng giá trị sử dụng của con tàu giảm. Tất cả những giá trị mất đi cần phải được thu hồi một cách thích đáng. Mức khấu hao hàng năm phải được tính vào chi phí khai thác nhằm mục đích thu hồi vốn đầu tư ban đầu và chi phí sửa chữa lớn rải đều trong suốt thời gian khai thác tàu. Chi phí khấu hao chiếm từ 12 - 15% tổng chi phí khai thác tàu.

Câu 11.Chi phí bảo dưỡng và sữa chữa nhỏ.

Để duy trì tàu ở trạng thái kỹ thuật tốn, an toàn thì phải tiến hành sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng có tính chất làm từng bộ phận, làm thường xuyên hoặc làm hằng năm.

Chi phí bảo dưỡng sửa chữa nhỏ chiếm 8 - 15% chi phí khai thác tàu. Chi phí này được tính trong kế hoạch khai thác hàng năm theo nguyên tắc dự đoán giá trị thực tế của việc sửa chữa bảo dưỡng

Câu 12.Chi phí quản lý hành chính bao gồm

Khoản chi phí này phân thành 4 nhóm

 Chi phí dành cho hành chính sự nghiệp của cơ quan chỉ đạo trung tâm

 Chi phí duy trì các hoạt động của các chi nhánh hoặc đại diện ở nước ngoài

 Chi phí duy trì các hoạt động của các chi nhánh hoặc đại diện ở trong nước

 Chi phí về kiến thiết và xây dựng cơ bản

Quản lý phí bao gồm các khoản chi phí sau:

 Tiền lương chính và các khoản phụ cấp theo lương

 Bảo hiểm xa hội

 Chi phí tiếp khách, công tác phí

 Văn phòng phẩm, điện thoại, bưu điện, công văn…

 Chi phí quảng cáo, tạp chí, sách báo chuyên môn

 Khấu hao cơ bản, sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên nhà cửa, điện nước

 Chi phí thông tin liên lạc

 Chi phí cho vạt rẻ mau hỏng cho bộ phận quản lý

 Nhiên liệu, điện năng cho khu quản lý

 Thuế các loại

 Các khoản chi phí khác cho bộ phận hành chính sự nghiệp

Chi phí quản lý hành chính chiếm khoảng 3 - 6% chi phí khai thác tàu

Câu 13.Chi phí nhiên liệu dầu nhờn.

Chi phí nhiên liệu, dầu nhờn là chi phí lớn nhất trong nhóm các chi phí thay đổi. Chi phí này được tính toán dựa vào định mức tiêu hao nhiên liệu, dầu nhờn khi tàu chạy và khi tàu đỗ. Các định mức này được các nhân viên phòng kỹ thuật tính toán hàng năm cho các tàu thuộc công ty

Chi phí nhiên liệu, dầu nhờn chiếm 10 - 25% chi phí khai thác tàu

Khi lập kế hoạch chuyến đi, công ty tàu cũng đồng thời lập kế hoạch nhiên liệu cho chuyến đi, kế hoạch lấy nhiên liệu cần ưu tiên tận dụng khả năng lấy nhiên liệu ở  các cảng trong nước. Ngoài ra cần đặc biêt lưu ý đến giá nhiên liệu ở các cảng và trạm tiếp nhiên liệu để lấy được nhiên liệu ở nơi có giá nhiên liệu hạ, chất lượng đảm bảo.

Khi hoạch toán thực tế cho chuyến đi thì phí nhiên liệu, dầu nhờn được tính dựa vào lượng dầu nhờn và nhiên liệu đã sử dụng cho chuyến di và giá mua nhiên liệu cho từng chuyến đi đó.

Câu 14.Chi phí xếp, dỡ hàng hóa là tiền công trả cho việc xếp, dỡ hàng hóa cho tàu tại cảng xếp và cảng dỡ hàng hóa. Tùy theo hợp đồng mà người vận chuyển mà người vận chuyển hay người thuê tàu phải hịu chi phí này.

Câu 15.Chi phí cảng bao gồm:

Phí hoa tiêu

Phí trọng tải

Phí cầu tàu

Phí luồng lạch

Phí hỗ trợ tàu

Phí vệ sinh hầm hàng

Phí đóng mở nắp hầm hàng

Chi phí mua nước ngọt

Phí buộc cởi dây

Phí giao nhận, kiểm đếm

Phí giám định hàng hóa

Câu 16.Cách tính chi phí khai thác tàu cho một chuyến đi

Chi phí tàu cho một chuyến đi bằng tổng các chi phí cố định và chi phí thay đổi tính cho chuyến đi đó

Có 2 cách tính:

Cách 1: Lần lượt tính từng chi phí cố định và chi phí thay đổi cho chuyến đi rồi công đại

Cách 2: Dùng ngay chỉ tiêu chi phí cố định ngày tàu để tính chi phí cố định chuyến rồi cộng chi phí thay đổi phát sinh trong chuyến đi

Câu 17.Định nghĩa giá thành vận chuyển đường biển

Giá thành vận chuyển đường biển là biểu hiện bằng tiền của tất cả các khoản chi phí về lao động sống và lao động vật hóa liên quan tới giá thành sản xuất phục vụ vận chuyển đường biển và tính cho một đơn vị sản phẩm vận chuyển liên quan

Câu 18.Giá thành đơn vị sản phẩm vận chuyển đường biển

Tổng tất cả các chi phí cho việc vận chuyển một số lượng sản phẩm trong một thời kỳ nào đó gọi là tổng giá thành. Đem tổng giá thành chia cho tồng số sản phẩm sẽ được giá thành đơn vị sản phẩm vận chuyển

Câu 19.Các yếu tố ảnh hưởng tới giá thành vận chuyển

Chiều dài tuyến đường: Giá thành vận chuyển một tấn hàng tỷ lệ thuận với chiều dài vận chuyển. Tuy nhiên giá thành vận chuyển một tấn - hải lý lại tỷ lệ nghịch với chiều dài vận chuyển

Định mức xếp dỡ: Định mức xếp dỡ của cảng hoặc định mức giải phóng tàu của cảng càng tăng thì giá thành vận chuyển một tấn hàng hóa hoặc một tấn – hải lý sẽ giảm xuống

Năng suất tấn tàu – ngày khai thác: Là số tấn - hải lý ma trọng tải thực của tàu làm ra được một ngày khai thác. Năng suất tấn tàu – ngày khai thác có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với giá thành vận chuyển, tức là số tấn – hải lý mà trọng tải tàu vạn chuyển được trong một ngày đêm càng nhiều thì giá thành vận chuyển một tấn – hải lý càng giảm

Ngoài các yếu tố trên, trọng tải tàu, số chuyến đi, tốc độ tàu chạy và hệ số lợi dụng trọng tải cũng ảnh hưởng đến giá thành vận chuyển

Câu 20.Giá thành ngoai tệ trong vận chuyển đường biển                             

Ngườ ta có thể coi đông USD(đô la Mỹ) lãi trong chở thuê la sản phẩm, trên cơ sở đó có thể tính giá thành làm ra 1 USD lãi là tỷ số giữa tổng chi phí theo VND(đồng Việt Nam) với lãi trong vận chuyển thu được bằng USD. Như vậy giá thành ngoại tệ chính là số chi phí tính bằng tiền Việt Nam phải chia ra để làm đươc 1 USD lãi, vậy nên giá thành ngoại tệ càng thấp càng tốt

Câu 21.Các bên liên quan chính trong ngành vận tải biển

Người sở hữu tàu

Chủ tàu

Người vận chuyển

Chủ hàng

Người thuê tàu

Câu 22.Chủ tàu vs Người vận chuyển

Chủ tàu là người đứng tên của mình thực hiện công tác vận chuyển đường biển bằng tàu của mình hoặc tàu của người khác mà mình đã thuê được hoặc được ủy nhiệm đứng tên khai thác tàu. Vậy nên có thể không phải chỉ có người sở hữu tàu là chủ tàu mà ngưởi thuê tàu hoặc người sở hữu tàu ủy thác đứng tên khai thác cũng được gọi là chủ tàu

Người vận chuyển:

Đây là một người thật hoặc một pháp nhân đảm bảo việc chuyên chở hàng hóa hoặc hành khách bằng đường biển để nhận cước vận chuyển trên cơ sở hợp đồng

Phạm vi trách nhiệm của người vận chuyển được rút ra từ hợp đồng vận chuyển, luật hàng hải và công ước quốc tế

Trong tất cả các hợp đồng vận chuyển một trong hai bên sẽ là người vận chuyển không cần phân biệt đó là chủ tàu, người sở hữu tàu hay người thuê tàu

Câu 23.Người thuê tàu

Người thuê tàu là một người thật hay một pháp nhân ký kết với chủ tàu (người vận chuyển) hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển dưới hình thức hợp đồng thuê tàu chuyến hoặc định hạn

Người thuê tàu có thể là chủ hàng, song thường là một người khác tiến hành theo sự ủy thác của chủ hàng khi chủ hàng ở xa cảng biển hay bản thân họ còn thiếu trình độ chuyên môn và khinh nghiệm thực tế thích hợp

Người thuê tàu cũng có thể là chủ tàu hiên đang thiếu tàu do một số nguyên nhân nào đó hoặc cũng có những kinh doanh bằng cách thuê tàu rồi cho thuê lại. Những trường hợp này thường là người thuê tàu định hạn

Có 2 loại người thuê tàu, đó là người thuê tàu theo hợp đồng và người đăng ký lưu khoang

Câu 24.Chủ hàng

Chủ hàng là một người thật hoặc một pháp nhân được hợp pháp hóa việc là chủ đối với hàng hóa vận chuyển trên tàu.

Chủ hàng có thể là người gửi hay người nhận hàng, song, thường thì người đứng trực tiếp gửi hàng hoặc nhận hàng là đại lý được ủy thác.

Câu 25.Các bên liên quan trong ngành vận tải biển.

 Người sở hữu tàu

Chủ tàu

Người vận chuyển

chủ hàng

người thuê tàu

người mô giới hàng hải

người nhận hàng

đại lý tàu biển

người gửi hàng

người nhận hàng

đại lý gửi hàng

người xếp, dỡ hàng

người kiểm kiệm

chuyên viên giám định

xí nghiệp cảng

dịch vụ hoa tiêu

phục vụ lai dắt hỗ trợ

phục vụ cởi, buộc dây cho tàu.

Câu 26.Các cơ quan hữu quan liên quan trực tiếp đến ngành vận tải đường biển Viêt Nam.

Cục hàng hải VN

Cục đăng kiểm VN

Các công ty vận tải đường biển

Công ty mô giới và thuê tàu biển

Tổng công ty đại lý tàu biển VN

Cục kiểm nghiệm hàng hóa

Các công ty bảo hiểm VN

Tổng cục hàng hải VN

Các cơ quan kiểm dịch

Ty kho hàng và công ty kiểm nghiệm hàng hóa

Các tổng công ty xuất nhập khẩu

Trung tâm trọng tài quốc tế VN

Câu 27.Mục đích cơ bản của IMO được tóm tắt là:

Tạo ra một bộ máy cho sự phối hợp giữa các chíh phủ trong lĩnh vực luật lệ chính quyền và thực tiễn liên quan đến kỹ thuật tác động, đến vận tải biển trong thương mại quốc tế.

Khuyến khích và tạo thuận lợi cho sự chấp nhận chung các tiêu chuẩn cao nhất có thể thực hiện đối với các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải, hiệu quả của hoạt động hàng hải và bảo vệ, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển.

Câu 28.Phân loại tàu buôn trên thế giới.

Theo UNCTAP và Lloyd’s, tàu buôn được phân loai theo các cách sau:

Theo công dụng và tính năng khai thác của tàu:

-Tàu khách

-Tàu hàng

+Tàu hàng khô: Tàu hàng bách hóa, tàu tổng hợp, tàu hạt rời,

tàu container, tàu chở sà lan, tàu chở hàng đông lạnh

+Tàu hàng lỏng: Tàu chở dầu thô, tàu chở dầu sản phẩm, tàu chở ga lỏng, tàu khí lỏng, tàu hóa chất lỏng

-Các loại tàu khác

Theo cỡ tàu

+Đối với tàu chở dầu thô:

Tàu siêu lớn >= 300.000 DWT

Tàu rất lớn: 150.000 - 299.000 DWT

Tàu cỡ Suezmax: 100.000 - 149.000 DWT

Tàu Aframax: 50.000 - 99.999 DWT

+ Đối với tàu hàng rời:

Tàu cỡ cape – size >= 80.000 DWT

Tàu cỡ Panamax 50.000 - 79.999 DWT

Tàu cỡ handymax 35.000 - 49.999 DWT

Tàu cỡ handy – size 20.000 - 34.999 DWT

Theo cờ quốc tịch

 Tàu treo cờ bình thường: là những tàu của nước nào thì treo cờ của nước đó

 Tàu treo cờ thuận tiện: là các tàu treo cờ nước ngoài để tránh bị phân biệt đối xử trong kinh doanh

Câu 29.Các loại tàu hàng khô trọng thị trường vân tải biển:

Tàu hàng bách hóa

Tàu tổng hợp

Tàu hạt rời

Tàu container       

Tàu chở sà lan

Tàu hàng đông lạnh

Câu 30.Các loại tàu hàng lỏng trong thị trường vận tải biển:

Tàu chở dầu thô

Tàu chở dầu sản phẩm

Tàu chở ga lỏng

Tàu khí lỏng

Tàu hóa chất lỏng

Câu 31.Các phương pháp khai thác tàu biển

Khai thác trực tiếp dưới các hình thức tổ chức tàu chuyến và tổ chức tàu chợ (tàu thường xuyên có định kỳ, cố định tuyến)

Khai thác bằng cách cho thuê định hạn: định hạn phổ thông; định hạn trần

Khai thác gián tiếp bằng cách giao tàu cho người khai thác đứng tên khai thác để được nhận một một số lãi nhất định theo sự thỏa thuận từ trước

Khai thác bằng cách đi thuê tàu định hạn, có thể khai thác hoặc cho thuê lai lần nữa

Câu 32.Đặc điểm của phương pháp khai thác tàu chuyến

Số lượng hàng và loại hàng, thời gian khởi hành,thời gian đến, số lượng cảng ghé qua không cố định mà liên tục thay đổi phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu cụ thể của từng chuyến đi.

Sau khi hoàn thành xong một chuyến đi thì không nhất thiết tàu lại hoạt động trên tuyến đường của tuyến trước.

Phục vu cho các nhu cầu vận tải không thường xuyên, sử dụng loại tàu tổng hợp, chở được nhiều loại hàng hóa khác nhau.

Lịch vận hành của tàu không được công bố từ trước

Giá cước vận tải biển biến động theo quan hệ cung cầu của thị trường thuê tàu

Trọng tải tàu thường vừa và nhỏ

Phù hợp với những nước đang phát triển, kém phát triển, đội tàu nhỏ bé, hệ thống cảng chưa phát triển

Có ưu điểm là linh hoạt, thích hợp với vận tải hàng hóa không thường xuyên và hàng hóa xuất nhập khẩu. Tận dụng được hết trọng tải của tàu, vốn đầu tư không nhiều. Nhưng cũng có một số nhược điểm như: khó tổ chức, khó phối hợp giữa tàu và cảng. Vì vậy, nếu tổ chức không tốt thì hiệu quả sẽ không cao, giá cước vận tải thấp, tốc độ tàu thấp, đội tàu không chuyên môn hóa cao.

Câu 33.Các bước tổ chức chuyến di cho tàu chuyến.

Lựa chọn tàu vận chuyển và đề xuất phương án bố trí tàu có thể

Lập sơ đồ luồng hàng, sơ đồ luồng tàu và sơ đồ công nghệ chuyến đi

Lựa chọn tiêu chuẩn tối ưu và tính toán các phương án

So sánh chỉ tiêu hiệu quả và chọn phương án có lợi

Lập kế hoạch tác nghiệp

Dự tính kết quả kinh doanh cho chuyến đi

Câu 34.Cách xác định tàu có đủ thời gian để nhận hạn đúng theo yêu cầu của người thuê tàu:

T (td) + T (ck) + T (tt) =< T (maxlaycan)

Trong đó:

T (td): thời điểm tự do của tàu

T (ck): thời gian chạy tàu không (ngày) từ cảng tự do tới cảng nhận hàng.

T (tt): thời gian tàu làm thủ tục cần thiết để thực hiện chuyến đi mới.

T (maxlaycan): thời gian cuối cùng tàu phải có mặt để nhận hàng.

Câu 35.Đặc điểm của hình thức vận tải tàu chở

Tàu hoạt động cố định, chuyên tuyến giữa các cảng xác định

Tốc độ tàu cao, mức giải phóng tàu ở cảng lớn

Tàu hoạt đông theo lịch vận hành được công bố từ trước

Giá cước tương đối ổn định

Chủ tàu có quyền lựa chọn đơn vị tính cước tùy theo đặc tính vận tải của hàng (m3, T, chiếc, TEU).

Điều kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và được in sẵn trên vận đơn đường để phát hành cho người gửi hàng. Người thuê không được phép sửa đổi, bổ sung bất kỳ điều gì đã được quy định trên vận đơn

Không quy định mức xếp dỡ và thưởng phạt vì trách nhiệm xếp dỡ thuộc về chủ tàu

Chủ tàu chịu trách nhiệm nhận hàng tại tàu hoặc kho bãi của mình và chủ động xếp hàng lên tàu, dỡ hàng ra khỏi tàu tại các cảng trong hành trình của tàu.

Chủ tàu có quyền xếp hàng vào bất kỳ chỗ naò sao cho bảo dảm an toàn và tiện lợi khi dỡ trả hàng tại các cảng ghé dọc đường.

Đối với tàu container thì chủ tàu có quyền xếp hàng trên boong

Không có hợp đồng thuê tàu, vận đơn thay thế hợp đồng vận chuyển, do đó, mọi tranh chấp về hàng đều dựa vào các quy định của vận đơn (B/L) để giải quyết.

Câu 36.Những đặc trưng của tuyến tàu chợ.

Luồng hàng vận chuyển trên tuyến: nếu nguồn hàng ổn định và tương đối đồng đều trên cả hai chiều sẽ có lợi co việc khai thác các tàu có trọng tải lớn. Tuy nhiên, hàng vận tải liner thì nguồn hàng trên chiều thuận có ý nghĩa quyết định đến vấn đề kinh doanh vận tải.

Cự li của tuyến và số lượng cảng vào làm hàng trong một chuyến đi:

Cự li của tuyến ảnh hưởng tới việc chọn cỡ tàu. Nếu chuyến đi kéo dài thì làm cho nhu cầu tàu tăng lên và đầu tư cũng tăng lên

Số lượng cảng ghé trong mỗi chuyến đi có ảnh hưởng tới thời gian và chi phí chuyến đi của tàu, ảnh hưởng đến ứ đọng hàng hóa trên đường vận chuyển của chủ hàng.

Khoảng thời gian hành trình trên tuyến:

Khoảng khởi hành của tàu là khoảng thời gian giữa hai lần chạy tàu liên tiếp tại một cảng. Nếu khoảng thời gian nhỏ nhưng thời gian chuyến đi vòng tròn quá dài thì số lượng tàu cần đầu tư tăng lên

Khoảng khởi hành nhỏ sẽ cho phép nhà sản xuất tiết kiệm chi phí bảo quản hàng hóa trong kho của mình

Khoảng khởi hành của tàu trên tuyến là cơ sở để quy định kiểu tàu liner cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng tuyến nhất định.

Câu 37.Chuẩn bị tổ chức để mở tuyến tài chợ.

Công tác đảm bảo hàng hóa cho tuyến tàu chợ

Đối với tuyến nội địa: chủ tàu độc quyền về vận tải hàng hóa trên tuyến

Đối với tuyến vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu: thông qua các hợp đồng mua bán ngoại thương giữa VN và các nước khác.

Đối với các trường hợp khác: VN phải tham gia vào công, hội vận tải tàu chợ

Các điêu kiện cho tàu thực hiện được quá trình vận tải chuyến:

Các cầu tàu chuyên dụng

Công cụ, thiết bị xếp dỡ chuyên dụng

Các cơ sơ cung ứng, dịch vụ nước ngọt, nhiên liệu, nhu yếu phẩm,…

Các tàu chuyên môn hóa: muốn mở được tuyến tàu chợ cần phải đề xuất ra các phương án tính toán, sau đó lựa chọn phương án có hiệu quả nhất. Có hai loại tàu có thể đưa vào tính toán:

Tàu có sẵn: lựa chọn để phục vụ tuyến

Chọn tàu mới để phục vụ tuyến (chưa có tàu).

Câu 38.Khái niệm chung về thuê tàu định hạn

Hợp đồng thuê tàu định hạn là một văn bản pháp lý được ký kết giữa một bên là chủ tàu – tức là người có tàu và mọt bên là người thuê tàu, trong đó thỏa thuận quy định quyền lợi và trách nhiệm của của mỗi bên và cam kết cùng nghiêm chỉnh thực hiện

Thuê tàu định hạn phổ thông , chủ tàu trao tàu cho người thuê tàu sử dụng chiếc tàu với đầy đủ khả năng hàng hải, khả năng vận chuyển và nhận tiền thuê tàu, tàu được bố trí đầy đủ thuyền bộ và các trang thiết bị khác

Thuê tàu định hạn trần, người thuê tàu chỉ thuê con tàu (vỏ tàu, máy móc, và các trang thiết bi cần thiết) mà không thuê sĩ quan, thủy thủ của con tàu đó. Với hình thức này, người đi thuê tàu ngoài việc phải chịu tất cả các chi phí liên quan đến việc kinh doanh khai thác con tàu, phải bỏ chi phí thuê sĩ quan, thủy thủ cũng như trả lương cho họ.

Nhờ hợp đồng thuê tàu định hạn, người thuê tàu có phương tiện vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn của mình mà không phụ thuộc vào sự biến động của thị trường thuê tàu. Sau khi đã thuê tàu với hình thức định hạn, người thuê tàu có thể ký hợp đồng vạn chuyển với chủ hàng với tư cách là người vận chuyển và cấp vận đơn cho người gửi hàng.

Câu 39.Đặc điểm của phương thức thuê tàu định hạn          

Cho thuê tàu định hạn là phương thức cho thuê tài sản vì trong suốt thời gian thuê quyến sở hữu con tàu vẫn thuộc chủ tàu. Chủ tàu chỉ chuyển quyền sử dụng con tàu của mình cho người thuê tàu mà thôi.

Chủ tàu có trách nhiêm chuyển giao quyền  sử dụng con tàu cho người thuê, đồng thời phải đảm bảo “khả năng đi biển” của con tàu trong suốt thời gian thuê

Người thuê tàu có trách nhiệm về việc kinh doanh, khai thác con tàu được thuê để lấy cước hoặc vì mục đích kinh doanh khác

Hết thời gian thuê tàu, người thuê có trách nhiệm hoàn trả cho chủ tàu chiếc tàu trong tình trạng kỹ thuật đảm bảo tại một cảng đươc quy định trước, đúng thời gian quy định.

Có hai hình thức thuê tàu định hạn:

Cho thuê định hạn chuyến:

oCho thuê định hạn theo thời gian

Câu 40.Quyền hạn và trách nhiệm của chủ tàu trong hình thức thuê tàu định hạn

Quyền hạn của chủ tàu

Thu tiền thuê tàu do người thuê tàu trả theo quy định của hợp đồng

Đòi lại tàu nếu người thuê tàu sử dụng không đúng mục đích đã quy định trong hợp đông

Trách nhiêm của chủ tàu

Giao tàu đúng thời gian và địa điểm theo quy định của hợp đồng thuê tàu

Cung cấp bộ thuyền viên đầy đủ

Chịu trách nhiệm trả lương cho thuyền bộ

Chị trách nhiệm sửa chữa tàu trong phạm vi trách nhiệm của mình

Chịu trách nhiệm duy trì tàu luôn ở tình trạng ỹ thuật tốt đảm bảo “khả năng đi biển” trong suốt thời gian thuê

Yêu cầu thuyền trưởng thực hiện theo lệnh khai thác của người thuê tàu

Câu 41.Quyền hạn và trách nhiệm của người thuê tàu trong hình thức thuê tàu định hạn

Trách nhiệm của người thuê tàu

Nhận tàu tai nơi và thời điểm quy định trong hợp đồng

Trả tiền thuê tàu theo quy định của hợp đồng

Sử dụng tàu đúng mục đích của hợp đồng

Sửa chữa những hư hỏng của tàu do lỗi của mình gây ra trong quá trình khai thác

Chịu chi phí liên quan đến quá trình khai thác con tàu đã thuê như nhiên liệu, dầu nhờn, nước ngọt, cảng phí, đại lý phí, xếp dỡ hàng hóa

Hết thời hạn thuê phải hoàn trả tàu thuê trong tình trang kỹ thuật tốt đung thời gian và địa điểm quy định trong hợp đông thuê tàu

Quyền hạn của người thuê tàu

Từ chối nhận tàu nếu như tàu không đúng như mô tả trong hợp đồng thuê tàu

Người thuê tàu được phép khấu trừ tiền cước trong thời gian ngừng thuê tàu như thời gian tàu phải sửa chữa định kỳ hay máy móc của tàu bị hỏng do lỗi của chủ tàu

Giao trả tàu trước thời hạn

Cho thuê lại tàu (nếu hợp đồng thuê tàu không cấm điều này)

Câu 42.Tài liệu chuyến đi

Kế hoạch chuyến đi của tàu

Lịch chạy tàu

Bản hướng dẫn của công ty vận tải biển về tuyến đường vận chuyển

Bản hướng dẫn chuyến đi cụ thể

Báo cáo chuyến đi của thuyề trưởng

Báo cáo của đại lý tàu

Câu 43.Các giấy tờ hàng hải

Vận đơn đường biển

Biên lai thuyền phó

Chứng từ cầu tàu – chứng từ lưu khoang

Lệnh xếp hàng

Danh sách hàng hóa

Chỉ thị xếp hàng

Bản lược khai hàng hóa

Thông báo hàng đến hoặc thông báo dỡ hàng

Lệnh giao hàng       

Giấy biên nhận đã giao hàng

Phiếu kiểm đếm hàng

Thông báo sẵn sàng

Sơ dồ xếp hàng của tàu

Lịch trình xếp dỡ hàng hóa

Giấy cam đoan bồi thường

Giấy chứng nhận giám định

Giấy chứng nhận hàng hư hỏng

Biên bản kết toán nhận hàng với tàu

Phiếu thiếu hàng

Thư dự kháng

Câu 44.Nội dung chủ yếu của kế hoạch chuyến đi la:

Tên tàu

Thuyền trưởng

Cảng xếp, cảng dỡ, cảng ghé

Tên hàng, số lượng, tình trạng bao bì

Thời gian chuyến đi

Các định mức trong chuyến đi:

Hàng hóa

Trọng tải

Dự trữ    

Đoạn đường có hàng, đoạn đường chạy rỗng

Tốc độ tàu chạy

Định mức thời gian chuyến đi

Tổng thu nhập và thu nhập thực tế

Hiệu quả (lãi)

Câu 45.Vận đơn đường biển là một chứng từ do người vận tải lập, ký và cấp cho người gửi hàng, trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bàng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng, số lượng đầy đủ như lúc nhận

Câu 46.Vận đơn có 3 chức năng chính:

Là bằng chứng hợp pháp của hợp đồng vận chuyển hàng hóa đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng vận chuyển đó – sự liên hệ pháp lý giữa người vận chuyển với người gửi hàng, đặc biệt là mối quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển với người nhận hàng. Tuy nhiên nó không phải là hợp đồng vận chuyển vì do một bên ký (người vận chuyển ký phát)

Là bằng chứng về việc người vận chuyển đẵ nhận lên tàu số hàng hóa với tên gọi, số lượng, trọng lượng, tình trạng đã được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến cảng dỡ hàng. Người vận chuyển chi giao cho ai xuất trình trước vận đơn gốc hợp pháp mà người vận chuyển đã cấp phát ở cảng xếp hàng

Là chừng từ xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hóa đã ghi trong vận đơn để có thể được chuyển nhương từ người gửi hàng cho người nhận hoặc bất kỳ ai khác bằng cách ký hậu

Câu 47.Biên lai thuyền phó là một chứng từ do tàu cấp (thường do thuyền phó nhất ký và cấp) cho người gửi hàng xác nhận lên tàu sau khi hàng đã xếp xong lên tàu

Câu 48.Thông báo sẵn sàng là một văn bản do thuyền trưởng gửi cho người gửi hàng hoặc nhận hàng (chủ hàng) để thông báo việc tàu về mọi phương diện đã xếp hàng hay dỡ hàng

Câu 49.Một số lưu ý trong việc giao nhận NOR

Truyền trưởng trao NOR cho đại lý để qua đại lý gửi cho chủ hàng hoặc dung phương tiện thông tin để thông báo

NOR được trao trong giờ làm việc của cảng địa phương. Thời gian trao NOR được quy định trong hợp đồng vận tải. Nếu NOR trao ngoài giờ làm việc, ngày lễ hay Chủ nhật thì tùy theo quy định trong hợp đòng có thể có những thỏa thuận riêng

Sau khi trao NOR thuyền trưởng phải yêu càu người thuê tàu hay chủ hàng ký nhận NOR theo giờ làm việc theo quy định trong hợp đồng thuê tàu

Nếu tàu xếp hàng ở hai hoặc nhiều cảng thì NOR chỉ cần trao ở cảng đầu tiên trừ khi ở hợp đông có những quy định khác

Ngày trao NOR phải được ghi vào nhật ký tàu. Nếu vì lý do nào đó mà không trao được NOR thì cũng cần ghi rõ vào nhật ký

NOR cũng có thể do đại lý lập và trình cho thuyền trưởng ký. Số lượng NOR tùy thuộc vào từng cảng. Tàu phải giữ trên tàu một bản sao sau khi có xác nhận của người thuê tàu

Câu 50.Nội dung của NOR có những điểm chính sau:

Tên, địa chỉ người nhận thông báo

Tên tàu, hô hiệu, số IMO, quốc tịch

Ngày gời cảng đến, số lượng hàng sẽ nhận hoặc dõ theo quy định

Chữ ký của thuyền trưởng

Câu 51.Thư dự kháng là thư của chủ hàng (người đứng tên trong hợp đồng vận chuyển) gửi cho người vận chuyển để bảo lưu quyền khiếu nại của mình với tình trạng tổn thất hàng hóa

Câu 52.Một số công tác phục vụ tàu và hàng trong vận tải biển

Đại lý tàu biển và mô giới hàng hải

Đai lý tàu biển

Mô giới hàng hải

Công tác bảo quản và vận chuyển hàng hóa

Công tác giao nhận hàng hóa

Nhận hàng để vận chuyển

Giao nhận hàng cho người nhận

Trả chi phí làm hàng

Tính thời gian quy định làm hàng

Công tác hoa tiêu

Công tác giám định và kiểm nghiệm hàng hóa

Công tác lai đẩy hỗ trợ tàu

Câu 53.Những nét chính về phạm vi hoạt động của đại lý tàu biển

Phạm vi hoạt động của người đại lý dựa trên cơ sở của hợp đồng đại lý, theo đó đại lý nhân danh hoặc thay măt chủ tàu tiền hành các hoạt động liên quan đến kinh doanh hàng hải nhu:

Thực hiện các thủ tục cần thiết liên quan đến hoạt động của tàu tại cảng như làm thủ tục hải quan, biên phòng, cảng vụ, kiểm dịch, hoa tiêu, thông báo cho bên hữu quan về xếp dỡ hàng hóa, cung ứng nhiên liệu, vật tư, thực phẩm

Được ủy nhiệm của chủ tàu có thể ký kết các hoạt động vận chuyển, hợp đồng xếp dỡ, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên

Ký vận đơn hoặc giấy tờ tương đương

Tiến hành thu, chi tài chính liên quan đến hoạt động khai thác như thanh toán các loại lê phí và phí dịch vụ tại cảng; thực hiên quyền cấm giữ hàng hóa khi có tổn thất chung

Giúp đỡ chủ tàu trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc các tai nạn hàng hải khác

Câu 54.Khái niệm mô giới hàng hải

  Mô giới hàng hải là người trung gian trong viêc ký kết các hợp đồng liên quan ddiens các hoạt động hành hải và được hưởng hoa hồng môi giới theo tỉ lệ nhất định. Công tác mô giới thường được thưc hiện trong hợp đồng thuue tàu, hợp đòng vận chuyển, hợp đòng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng mua bán tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên.

Câu 55.Công tac bảo quản và vận chuyển hàng hóa

Người vận tải chịu trách nhiệm về bảo quản và vận chuyển hàng hóa. Trách nhiệm này bắt đầu từ khi hàng hóa được bàn giao xong giữa người gửi hàng và người vận tải tại cảng xếp hàng và chỉ kết thúc sau khi người vận tải đã giao đầy đủ hàng hóa và chất lượng như lúc nhận cho người có quyền nhận hàng tại cảng dỡ hàng theeo quy định

Nếu do lỗi của người vận tải mà hàng hóa bị mất mát hư hỏng thì người vận tải phải bồi thường cho chủ hàng

Đê thực hiện trách nhiệm của mình người vận tải phải tiến hành các công việc sau:

Hướng dẫn công nhân xếp dỡ hàng lên tàu dúng kỹ thuật theo đúng sơ đồ xếp hàng đã được tính toán và lập sẵn

Trên suốt chặng đường đi từ cảng xếp đến cảng dỡ người vận tải phải thường xuyên quan tâm và có những biện pháp thích hợp, kịp thời để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng

Người vận tải sẽ không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất và hư hỏng hàng hóa xảy ra mà vượt quá khả năng phòng ngừa của người vận tải mặc dù người vận tải đẵ làm hết khả năng bảo quản chúng. Những quy định về các trường hợp người vận tải được miễn trách nhiệm bồi thường khi có tổn thát hàng hóa được nêu trong luật hàng hải Việt Nam và các công ước quốc tế

Câu 56.Công tác chuẩn bị nhận hàng để vận chuyển

Chủ tàu thông báo cho đại lý và thuyền trưởng biết kế hoạch chuyến đi, những thông tin chủ yếu của hợp đồng vận chuyển

Chủ tàu chỉ thị cho thuyền trưởng về nơi nhận hoặc mua nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho chuyến đi

Thuyển trưởng phải chuẩn bị tàu về mọi mặt để sẵn sàng làm hàng

Thuyền trưởng hoặc đại phó hướng dẫn cho thuyền viên trên tàu đặc biệt là sỹ quan boong và thủy thủ nhũng kiến thức cơ bản về kỹ thuật sắp xếp và bảo quản đối với hàng hóa nhận lên tàu

Người gửi hàng có quyền kiểm tra sự chuẩn bị của tàu và có quyền không nhận thông báo sẵn sàng làm hàng nếu tàu chuẩ bị chưa tốt

Câu 57.Công tác thông báo nhận hàng để vận chuyển

Trước khi tàu đến xếp hàng khoảng từ 24h- 48h thuyền trưởng phải gửi cho chủ hàng thông báo sơ bộ về ngày dự kiến tàu đến cảng xếp hàng

Người gửi hàng kiểm tra lai việc chuẩn bi hàng hóa sẵn sàng và nhanh chóng để đưa tàu

Thông báo chính xác về ngày giờ tàu đến cảng xếp hàng được gửi cho người gửi hàng trước khi tàu đến cảng xếp khoang 4 - 6h (trước khi tàu đến trạm hoa tiêu của cảng xếp)

Thuyền trưởng gửi thông báo cuối cùng về việc tàu đã sẵn sàng làm hàng - thông báo sẵn sàng

Một số điểm cần lưu ý:

Khi giao thông báo sẵn sàng làm hàng cho người gửi hàng trực tiếp hoặc qua đại lý của tàu, thuyền trưởng phải theo dõi xem người nhận đã ghi trên tờ thông báo ngày giờ nhận thông báo và ky tên, ghi rõ chức vụ, tên hàng mà người đó thay mặt hay không

Việc tính thời gian quy đinh bắt đầu làm hàng tùy thuộc vào thời gian thông báo và căn cứ vào đó, xác định thời gian được phép làm hàng

Nếu tàu đến cảng xếp hàng vào ngày quy định hủy bỏ họp đồng vào sau giời làm việc theo tap quán của người gửi hàng thì thông báo sẵn sàng làm hàng của tàu vẫn phải đề ngày tàu đến và có thể giao hàng vào sáng ngày hôm sau vào giời làm việc của văn phòng người gửi hàng. Việc tàu đến cảng xếp hàng vào đúng ngày hủy bỏ hợp đồng không cho phép người thuê tàu hủy hợp đồng thuê tàu

Khi tàu chưa vào được cảng vì một lý do nào đó (chưa có cầu, chờ nước thủy triều,…) và đang neo tại vùng neo thì thông báo sẵn sàng có thể trao qua đại lý hoặc nhờ hoa tiêu đưa cho đại lý để đại lý trao cho chủ hàng kịp thời

Câu 58.Công tác nhận hàng và kiểm tra hàng để vận chuyển

Khi nhận hàng tàu phải cử người hướng dẫn, kiểm tra công nhân xếp dỡ hàng đúng kỹ thuật và kiểm tra hàng hóa cả về số lượng lẫn chất lượng

Việc kiểm đến có thể thực hiện bởi thủy thủ do tàu cử ra cùng với nhân viên của chủ hàng hoặc có thể do nhân viên kiểm hàng ở trên bờ tiến hành

Khi tiến hành những điểm sau phải được thỏa thuận:

Bao nhiêu kiện được nâng lên trong môt mã hàng

Bao nhiêu mã hàng được ghi vào mỗi dòng của biên bản kiểm hàng

Vào thời điểm nào sẽ ghi số lượng hàng đã kiểm (thường la mã hàng đi qua lan can thành mạn tàu)

Vị trí các nhân viên kiểm hàng

Thể tức, nơi và thời gian tổng cộng và xác nhận lẫn nhau nhữn kết quả kiểm hàng khi kết thúc ca hoặc kết thúc xếp lô hàng

Một số điểm lưu ý:

Kết quả làm hàng hàng ca và hàng ngày phải được ghi vào sổ nhật ký của tàu

Không nhận lên tàu số hàng không đúng quy cách và yêu cầu người gửi hàng đổi số hàng đó nếu không thì tàu ghi chú bao lưu về tình trạng của số hàng này vào biên lai thuyền phó và chuyển ghi chú đó vào vận đơn

Trong quá trình nhận lô hàng để vận chuyển thuyền phó nhất có trách nhiệm ký và cấp biên lai thuyền phó. Sau khi lô hàng được xếp xong xuống tàu thì thuyền trưởng hoặc đại lý tàu ký và cấp vận đơn cho người gửi hàng theo yêu cầu của họ

Câu 59.Công tác giao hàng cho người nhận

Gửi thông báo cho người nhận

Thuyền trưởng thông bao ngày tàu đến cảng dỡ hàng theo quy định cho đại lý tàu tại cảng. Đại lý có trách nhiệm thông báo cho người nhận hàng

Người nhận hàng chuẩn bị phương tiện, nhân lực đồng thời thông báo cho tàu biết nơi dỡ hàng nếu điều kiện đó chưa nêu rõ trong hợp đồng vận chuyển

Công tác chuẩn bị và giao hàng

Hàng hóa được giao cho người có quyền nhận hàng hoặc người được ủy quyền hợp pháp phù hợp với quy định trong vận đơn đường biển

Người nhận hàng phải mang theo vận đơn bản gốc để xuất trình, sau khi nhận hàng xong phải ký nhận hàng

Tàu chuẩn bị hệ thống làm hàng hoạt động tốt và ánh sáng phục vụ cho việc dỡ hàng

Câu 60.

Running days: là những ngày nối tiếp nhau liên tục theo công lịch bao gồm cả những ngày làm việc, ngày lễ, ngày chủ nhật

Running days, Sundays and holiday excepted: là những ngày làm việc nối tiếp nhau theo công lịch nhưng không tính ngày chủ nhật và ngày lễ vào thời gian quy định làm hàng từ 0h - 24h

Câu 61.

Running working days:là những ngày nối tiếp nhau theo công lịch trừ trường hợp ở cảng tính thứ Bảy là ¾  hoặc ½ ngày làm việc và xem thứ 7 là ngày làm việc không đầy đủ

Working days: là những ngày thường tiến hành làm việc tại cảng, đó là những ngày liên tục trừ chủ nhật và ngày lễ được pháp luật và quốc gia công nhận.

vWeather working days:là những ngày làm việc thông thường tại cảng , trong thời gian đó thời tiết tốt, không ảnh hưởng đến việc làm hàng

Working days and night: ngày làm việc 24h, khi xếp hoặc dỡ hàng rời việc tính thời gian quy định làm hàng thường được tính theo ngày làm việc 24h vì đối vời loại hàng này thường việc làm hàng được tiến hành suốt đêm. Quy định này có thể được tính cho tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 7 và Chủ nhật

Câu 62.Khái niệm công tác hoa tiêu

Là một dịch vụ hàng hải phổ biến phục vụ việc dẫn dắt tàu ra vào cảng, các kênh đào hay các vùng nước phức tạp khác nhằm đảm bảo an toàn hàng hải

Hoa tiêu là người cố vấn và giúp đỡ thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực mà hoa tiêu đảm nhiệm. Việc sử dụng hoa tiêu không miễn giảm trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng kể ca trong trường hợp sử dụng hoa tiêu là bắt buộc. Vì vậy truyền trưởng có quyền lựa chọn hoặc đình chỉ hoạt động của hoa tiêu, yêu cầu thay thế hoa tiêu, trừ trường hợp hoa tieu cưỡng bức

Câu 63.Các chế độ hoa tiêu

Hoa tiêu tùy ý: áp dụng ở những khu vực có điều kiện hàng hải không quá phức tạp lắm, có đủ độ sâu và trang thiết bị luông lạch

Hao tiêu bắt buộc: là chế độ hoa tiêu phổ biến ở các cảng trên thể giới cũng như trong luồng sông, kênh đào, eo biển và do chính quyền cảng quy định và công bố trên các tài liệu hàng hải. Có nhiều dạng hoa tiêu bắt buộc như hoa tiêu phải ở trên buồng lái, hoa tiêu bờ thông qua VHF và trạm rada…

Hoa tiêu cưỡng bức: đây là dạng hoa tiêu đặc biệt của chế độ hoa tiêu bắt buộc và chỉ áp dụng khi đi qua kênh Panama và một vài vùng của Philippine. Ở chế độ hoa tiêu này, cả thủy thủ lái và hoa tiêu đều là người của cảng và họ có quyền hạn, trách nhiệm trong việc điều khiển tàu cao hơn so với hoa tiêu bắt buộc

Câu 64.Công tác giám định hàng hóa trong những trường hợp hàng bị hư hỏng được tiến hành như sau:

Bước 1: Xem xét các hầm chứa hàng, các kiện hàng, bao gói, các vật liệu chèn lót hoặc bảo quản hàng

Bước 2: Nghiên cứu các giấy tớ, chứng từ liên quan hàng hóa và phương tiện vận chuyển bảo quản

Bước 3: Điều tra hiện trường xảy ra hư hỏng, tổn thất hàng hóa (có thể quay phi, chụp ảnh, vẽ sơ đồ hiện trường)

Bước 4: Nghiên cứu điều kiện khí tượng thủy văn nơi tàu đỗ như: độ ẩm, tình trạng mưa gió, thủy triều, nhiệt độ, áp suất

Bước 5: Tìm hiểu về chuyến đi của tàu, thảo luận hoặc thẩm vấn những người có trách nhiệm trên tàu và những người làm chứng

Bước 6: Kết luận, lập biên bản giám định  

Câu 65.Khái niệm hợp đồng mua bán ngoại thương

Hợp dông mua bán ngoại thương là văn bản giao dịch chủ yếu, quan trọng nhất và phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh suất nhập khẩu được ký kết bởi bên mua và bên bán. Những điều kiện trong hợp đồng quy định rõ trách nhiệm của người bán hàng và người mua hàng cùng những mỗi quan hệ qua lại của hai bên                                                                 

Câu 66.Nghĩa vụ của người bán và người mua theo các điều kiện cơ sở giao hàng theo INCOTERM 2000:

Điều kiện giao hàng FCA:

  Nghĩa vụ người bán:

    Giao hàng tại địa điểm quy định cho người vận tải được người mua chỉ định

    Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phi xuất khẩu ( nếu có).

    Cug cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người vận tải.

  Nghĩa vụ người mua:

- Kịp thời chỉ định người vận tải

- Ký kết hợp đồng vận tải và trả cước

- Chịu rủi ro và tổn thất hàng hóa kể từ khi hàng đã giao cho người vận tải được chỉ định.

Điều kiện giao hàng CPT

   Nghĩa vụ của người bán:

- Ký hợp đồng chuyên chở và trả cước đến địa điểm đích theo quy định

- Giao hàng cho người vận tải đầu tiên

- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu cần).

- Cung cấp cho người mua hóa đơn thương mại và chứng từ vận tải.

Nghĩa vụ của người mua:

- Nhận hàng khi hàng đã được giao cho người vận tải đầu tiên và khi hóa -  đơn cùng chứng từ vận tải đã giao cho mình.

- Chịu rủi ro và tổn thất hàng hóa kể từ khi hàng đã giao cho người vận tải đầu tiên.

Điều kiện CPI

Nghĩa vụ của người bán:

- ký hợp đồng chuyên chở và trả cước đến địa điểm đích quy định

- ký hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo hiểm.

- giao hàng cho người vận tải đầu tiên.

- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu cần).

- Cung cấp cho người mua bán hóa đơn thương mại và  chứng từ vận tải.

Nghĩa vụ của người mua:

- nhận hàng khi hàng đã giao cho người vận tải đầu tiên và khi hóa đơn cùng chứng từ vận tải đã giao cho mình.

- Chịu rủi ro và tổn thất hàng hóa kể từ khi hàng hóa đã giao cho người vận tải đầu tiên.

Câu 67. INCOTERM 2000.

EXW

Nghĩa vụ của người bán: Đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua trong thời hạn và địa điểm đã ghi trong hợp đồng.

Nghĩa vụ của người mua: nhận hàng tại xưởng của bên bán, chịu mỏi rủi ro và phí tổn để lo việc chuyên chở hàng hóa và địa điểm đích.

FAS

Nghĩa vụ của người bán:

Giao hàng dọc mạn tàu do người mua chỉ định.

Cung cấp chứng từ hoàn hảo chứng minh hàng đã được đặt thực sự dọc mạn tàu

Nghĩa vụ của người mua:

kịp thời chỉ định tàu chuyên chở

ký hợp đồng chuyên chở và trả cước

lấy giấy phép xuất khẩu và nộp thuế xuất khẩu (nếu cần).

chịu mỏi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng hóa đã được giao dọc mạn tàu.

CFR

Nghĩa vụ của người bán:

Ký hợp đồng chuyên chở bằng đường biển và trả cước để chở hàng đến đích.

Giao hàng lên tàu (hàng đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng).

Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu cần).

Cung cấp cho bên mua hóa đơn và vận đơn đường biển hàng hóa.

Trả tiền chi phí bốc hàng hóa lên tàu.

Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này đã tính vào tiền cước.

Nghĩa vụ của người mua:

Nhận hàng khi hóa đơn và vận đơn đã được giao cho mình.

Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu cho phí này chưa nằm trong tiền cước.

Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng hóa đã qua hẳn lan can tàu ở cảng gửi hàng.

Câu 68.Phân biệt FOB và CIF theo INCOTERM 2000.

+ điều kiện giao hàng FOB giúp người mua mua được hàng với giá rẻ nhất (mua tận gốc).

Nghĩa vụ người bán:

Giao hàng lên tàu

Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu cần).

Cung cấp chứng từ hoàn hảo chứng minh rằng hàng đã được bốc lên mạn tàu.

Chịu chi phí bốc hàng lên tàu theo tập quán của cảng nếu chi phí này nằm trong tiền cước.

Nghĩa vụ của người mua:

Kịp thời chỉ định tàu chuyên chở

Ký hợp đồng chuyên chở và trả cước.

Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu nếu chi phí này được tính vào trong tiền cước

Lấy vận đơn

Trả tiền chi phí dỡ hàng

Chịu mỏi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng qua lan can ở cảng bốc hàng.

+ điều kiện giao hàng CIF giúp người bán hàng bán được hàng với giá đắt nhất (bán tận ngọn).

Nghĩa vụ của người bán:

Ký hợp đồng chuyên chở bằng đường biển và trả cước đến địa điểm đích quy định.

Giao hàng lên tàu (hàng đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng).

Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lê phí xuất khẩu (nếu cần).

Ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện FPA (phạm vi tối thiểu) với giá trị bảo hiểm bằng giá bảo hiểm bằng giá CIF +  10%.

Cung cấp cho người mua hóa đơn, vận đơn hoàn hảo và đơn bảo hiểm (giấy chứng nhận bảo hiểm).

Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu

Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này nằm trong tiền cước.

Nghĩa vụ của người mua:

Nhận hàng theo từng chuyến khi hóa đơn, vận đơn hoàn hảo và đơn bảo hiểm đã giao cho mình.

Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa làm trong tiền cước.

Chịu mỏi rủi ro về tổn thất hàng hóa kể từ khi hàng qua hẳn lan can tàu tại cảng gửi hàng.

Câu 69.Hai nhóm quy tắc theo INCOTERM 2010.

Nhóm 1: Các quy tắc áp dụng cho bất kỳ phương thức vận tải nào.

EXW – Giao tại xưởng

FCA  – Giao cho người vận chuyển

CPT  – Cước phí trả tới

CIP   – Cước phí và bảo hiểm trả tới

DAT – Giao tại đầu cuối

DAP – Giao tại nơi chỉ định

DDP – Giao hàng đã nộp thuế

Nhóm 2: các quy tắc áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa

FAS – Giao dọc mạn tàu

FOB – Giao trên tàu

CFR – Tiền hàng và tiền cước

CIF  – Tiền hàng, bảo hiểm và cước vận chuyển

Câu 70.Đơn lưu khoang

Mối quan hệ giữa chủ tàu và chủ hàng được thiết lập trên cơ sở cùng ký vào một hợp đồng còn được gọi là đơn lưu khoang và được điều chỉnh bằng vận đơn đường biển

Đơn lưu khoang để chở hàng được áp dụng khi chủ hàng yêu cầu người vận tải giành cho mình một khoang để chở hàng của tàu để chuyên chở các lô hàng riêng biệt trong một chuyến đi thường xuyên của những tàu chạy theo lịch trình được công bố trước trên tuyến đường  với các cảng ghé cố định

Nội dung đơn lưu khoang phải đản bảo những điểm chính sau:

Tên của người vận tải và chủ hàng

Thời gian xếp hàng

Cảng xếp, cảng dỡ

Tên hàng, bao bì, trọng lượng, số lương

Cước phí

Nơi xếp hàng trên tàu

Mẫu vận đơn được sử dụng

Chữ ký và dấu của người lưu khoang và chữ ký xác nhận của người vận tải hoặc đại lý của họ

Câu 71.Khái niệm hợp đồng thuê tàu chuyến

Hợp đồng thuê tàu chuyến là một hoạt động chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Trong đó người chuyên chở cam kết vận chuyển hàng hóa từ một cảng này để giao cho người nhận ở một hay nhiều cảng khác, còn người thuê tàu cam kết trả cước phí chuyên chở theo mức hai bên thỏa thuận trong hợp đồng

Câu 72.Các điều khoản về dỡ hàng theo hợp đồng thuê tàu chuyến

Quy định về việc thông báo ngày tàu đến cảng để làm hàng (thông báo sơ bộ, thông báo chính xác, thông báo sẵn sàng làm hàng)

Định mức xếp, dỡ hay định mức giải phóng tàu

Thời gian làm hàng cho phép

Thưởng làm nhanh, phạt làm chậm quá thời gian quy định hoặc quá ngày dôi nhật nếu có thỏa thuận về ngày dôi nhật, mức thưởng thương quy định bằng ½ mức phạt

Quy định về việc người thuê tàu đươc sử dụng cầu tàu và ánh sáng để làm hàng

Quy định về việc cung cấp vật liệu chèn lót

Việc sử dụng sà lan chuyền tải hoặc sang mạn

Quy định về việc bên nào phải chịu trách nhiệm tổ chức và chi phí xếp, dỡ hàng, sắp xếp hàng hoặc san hàng trong hầm, thông thương có 4 cách theo các điều kiện:

FI            Miễn phí xếp hàng cho chủ tàu

FO          Miễn phí dỡ hàng cho chủ tàu

FIO         Miễn phí xếp, dỡ hàng cho chủ tàu

FIOS/T   Miễn phí xếp, dỡ và sắp xếp hàng hoặc san hàng cho chủ tàu

Câu 73.Quy định thời gian tàu đến cảng xếp hàng theo mẫu hợp đông thuê tàu chuyến GENCON

Thời gian đến cảng xếp hàng (Laydays): Ghi vào hợp đồng ngày xếp hàng cụ thể hoặc một khoảng thời gian nhất định

Một con tàu được coi là đã đến cảng và sẵn sàng xếp dỡ hàng hóa khi tàu đáp ứng 3 điều kiên:

Tàu đến vùng thương mại của cảng nếu hợp đồng không quy định tàu phải cập 1 cầu cụ thể nào đó, gọi là hợp đồng cảng hoặc tàu đã cập cầu quy định nếu hợp đồng quy định tàu phải cập cầu cụ thể, goi là “Berth charter”

Tàu sẵn sàng xếp dỡ về mọi mặt

NOR được trao một cách thích hợp (theo quy định cụ thể trong hợp đồng)Khi tàu ở gần cảng xếp hàng, việc quy định thời gian tàu có mặt tại cảng thể hiện dưới các hình thức:

Prompt: Sau khi ký hợp đồng vài ngày thì tàu phải có mặt tại cảng xếp

Promptissimo: Tàu sẽ xếp hàng ngay trong ngày ký hợp đồng

 Spot Prompt: Táu sẽ xếp hàng ngay sau khi ký hợp đồng một vài giờ

Câu 74.Quy định về ngày hủy hợp đồng theo mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến GENCON

Hai bên phải quy định cụ thể ngày hủy hợp đồng nếu tàu đến chậm trễ

Nếu tàu đến chậm hơn so với Lay/can. Người thuê có thể hủy hợp đồng hay không còn tùy thuộc vào nhiều vấn đề như: Giá cước đang lên cao, L/C chua hết hạn giao hàng, việc giao kết hợp đồng phức tạp,… Người thuê có thể yêu cầu người vận chuyển giảm giá cước hoặc bù đắp tiền lưu kho do tàu đến muộn

Nhiều hợp đồng quy định, người thuê tàu phải có tuyên bố hủy hợp đông hay không trong vong 48h kể từ ngày nhận được ETA (thời gian dự kiến tàu đến) của thuyền trưởng

Câu 75.Quy định vể thời gian làm hàng theo GENCON

Quy định một số ngày xếp, dỡ nhất định: (Days) Thời hạn làm hàng có thể được quy định theo một số ngày cụ thể cho từng cảng riêng rẽ hoặc tính bù trừ cho cảng xếp và cảng dỡ

Quy định mức xếp dỡ hàng hóa: (MT/Days) Thời gian làm hàng có thể được quyết định theo một số mức xếp/dỡ cụ thể cho từng cảng riêng biệt, cụ thể: Mức xếp dỡ cho tàu trong một ngày; Mức xếp dỡ cho một máng – ngày. Máng làm việc là máng thực tế có làm nếu không làm hoặc đã hết hàng thì không tính. Từ mức xếp dỡ quy định, căn cứ vào lượng hàng xếp/dỡ để tính ra số ngày,giờ làm việc cho phép

Xếp hàng theo tạp quán cảng: (CQD) Khi quy định theo cách này thì sẽ không xác định được số ngày cụ thể làm hàng trong hơp đồng, do vậy sẽ không có vấn đề thưởng phạt làm hàng nhưng có phạt lưu tàu do chạm trễ về giấy tờ hàng hóa

Câu 76.Quy định hiệu lực NOR trong hợp đồng thuê tàu chuyến theo GENCON

Thời điểm bắt đầu tính thời gian làm hàng thường dựa vào việc trao NOR của tàu. Các hợp đồng thuê tàu chuyến thường quy định thời gian làm hàng sẽ bắt đầu tính sau một thời điểm nhất định (ngày, giờ) kể từ khi NOR đẵ được trao (tendered) hoặc đẵ được trao và chấp nhận (Tendered and Acceped)

Theo hợp đồn mẫu GENCON, thời gian làm hàng sẽ bắt đầu tính từ 13h nếu NOR được trao trước hoặc vào lúc 12h trưa và sẽ tính từ 6h sáng của ngày hôm sau hoặc từ 7h sáng của ngày lễ (sáng thứ 2) nếu NOR được trao vào giờ làm việc của chiều hôm trước hoặc trong giờ làm việc hoặc trong giờ làm việc của ngày trước ngày lễ (hoặc ngày thứ 7)

Tuy nhiên, có hợp đồng quy định thời gian làm hàng sẽ bắt đầu tính sau 12h hoặc 24h kể từ khi NOR được trao nhận và chấp nhận. Việc quy định chấp nhận NOR như là một điều kiện có lợi cho người thuê tàu, bởi vì thời gian trao NOR có thể tàu chưa vào cảng, chưa hoàn thành các thủ tục y tế, hải quan… thì người thuê tàu chưa chấp nhận NOR, như vậy sẽ chưa tính thời gian làm hàng

Các bên cần quy định rõ ràng thời gian làm hàng thưc tế xảy ra trước Lay/can có tính vào laytime không. Thời gian thực tế làm hàng vào ngày nghỉ được tính vào laytime đầy dủ toàn bộ thời gian thực tế sử dụng hay không.

Các hình thức trao NOR :

WIBON     Thông báo sẵn sàng được đưa dù tàu đã vào cầu cảng hay chưa

WIPON     Thông báo sẵn sàng được đưa dù tàu đã vào cảng hay chưa

WIFPON   Thông  báo sẵn sàng được đưa dù tàu đã xong thủ tục vào cảng hay chưa

WICCON   Thông báo sẵn sàng được đưa dù tàu đã xong thủ tục hải quan hay chưa

Câu 77.Một số tình huống hủy hợp đồng.

Đối với người thuê vận chuyển

Người thuê vận chuyển có thể rút lại hợp đồng nếu như người vận chuyển không đưa tàu đến cảng xếp đúng thời gian quy định trong hợp đồng. Ngoài ra còn có quyền hủy hợp đồng trong các tình huống sau:

Trả một nửa tiền  cước nếu hủy hợp đồng trước khi tính thời gian xếp hàng

Trả đủ tiền cước nếu hủy hợp đồng sau khi đã tính thời gian xếp hàng (thời gian dôi nhật), nếu thuê chuyến đơn

Trả đủ tiền cước của cả chuyến đi nếu rút khỏi hợp đồng, trước khi bắt đầu chuyến đi, cộng với ½ tiền cước các chuyến tiếp theo, nếu thuê nhiều chuyến liên tục.

Đối với người vận chuyển

Người vận chuyển có quyền rút khỏi hợp đồng trước khi bắt đầu chuyến đi nếu hàng hóa đã bốc lên tàu chưa đủ theo hợp đồng và tổng giá trị số hàng hóa đó không đủ để đảm bảo cho tiền cước và các chi phí liên quan mà người vận chuyển đã ghi ra cho hàng hóa, trừ khi người thuê đã trả đủ tiền cước hoặc có sự đảm bảo thỏa đáng. Người thuê phải trả phí dỡ hàng và một nửa tiền cước đã thỏa thuận

Đối với cả hai bên:

Do nhà nước trưng dụng tàu

Do hành dộng bắt giữ của nhà chức trách

Có lệnh cấm xuất, nhập khẩu hàng hóa trong hợp đồng

Đương nhiên chấm dứt hợp đồng khi không có hàng hoặc tàu (bị phá hủy, mất tích,…)

Câu 78.Khái niệm, Phân loại hợp đồng thuê tàu địn hạn

Khái niệm

Hợp đồng thuê tàu định hạn là một văn bản pháp lý được ký kết giữa một bên là chủ tàu – tức là người có tàu và mọt bên là người thuê tàu, trong đó thỏa thuận quy định quyền lợi và trách nhiệm của của mỗi bên và cam kết cùng nghiêm chỉnh thực hiện

Phân loại

Có 2 loại hợp đông thuê tàu định hạn đó là hợp đồng thuê tàu định hạn phổ thông và hợp đông thuê tàu định hạn trần

Thuê tàu định hạn phổ thông , chủ tàu trao tàu cho người thuê tàu sử dụng chiếc tàu với đầy đủ khả năng hàng hải, khả năng vận chuyển và nhận tiền thuê tàu, tàu được bố trí đầy đủ thuyền bộ và các trang thiết bị khác

Thuê tàu định hạn trần, người thuê tàu chỉ thuê con tàu (vỏ tàu, máy móc, và các trang thiết bi cần thiết) mà không thuê sĩ quan, thủy thủ của con tàu đó. Với hình thức này, người đi thuê tàu ngoài việc phải chịu tất cả các chi phí liên quan đến việc kinh doanh khai thác con tàu, phải bỏ chi phí thuê sĩ quan, thủy thủ cũng như trả lương cho họ.

Câu 79.Những điều khoản chính của hợp đồng thuê tàu định hạn quy định

Các bên ký hợp đồng: tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, số tài khoản ngân hàng của hai bên

Tàu mà chủ tàu phải giao cho người thuê: tên tàu, hô hiệu, số IMO, loại tàu, loại máy, các đặc trưng kỹ thuật chủ yếu, … và quy định trách nhiệm của chủ tàu là thường xuyên bảo dảm tính năng đi biển và tính năng chở hàng của tàu

Trạng thái của tàu khi kết thúc hợp đồng

Ngày giao tàu, cảng giao tàu

Thời gian của hợp đồng

Giá thuê tàu

Thời điểm thanh toán, cách thức thanh toán tiền thuê tàu, loại tiền dùng để thanh toán, …

Khu vực người thuê tàu có quyền khai thác tàu

Những loại hàng mà người thuê tàu không được phép chuyên chở trên tàu

Ngày trả tàu, cảng trả tàu. Tàu phải được trả trong tình trạng kỹ thuật tốt như lúc nhận trừ tỷ lệ hao mòn theo thời gian thuê

Quy định về phân chia, về khoản chi phí giữa chủ tàu và người thuê tàu, trách nhiệm hai bên. Theo mẫu BALTIME, chủ tàu chịu các khoản chi phí cố định như: khấu hao sửa chữa, bảo dưỡng tàu, bảo hiểm tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, lương, tiền ăn, tiền tiêu vặt cho thuyền viên … Còn người thuê tàu phải chịu các chi phí biến đổi như: nhiên liệu, dầu nhờn, chi phí cảng, chi phí dỡ hàng hóa, bảo hiểm cước vận chuyển và các chi phí thay đổi khác liên quan đến khai thác tàu

Quy định thuyền trưởng và các  thuyền viên trong thời hạn của hợp đồng thuê tàu định hạn là người của chủ tàu làm việc cho người thuê tàu chịu sự chỉ đạo của người thuê tàu về mặt kinh doanh và khai thác tàu

Các trường hợp đình chỉ hợp đồng và bãi nhiễm cho người thuê tàu trách nhiệm trả tiền thuê tàu trong việc đình chỉ hợp đồng đó

Điều khoản hủy bỏ hợp đồng và trọng tài hàng hải

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro