kinh tế thị trường

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những thua thiệt khi vẫn còn là nền kinh tế phi thị trường

Sẽ gặp rất nhiều bất lợi. Thứ nhất, tất cả các thành viên WTO đều có thể kiện một hay nhiều mặt hàng của ta là "bán phá giá". Vì Việt Nam là nền "kinh tế phi thị trường" nên họ không cần đi điều tra thực tế, mà chỉ căn cứ vào giá cả một nước có trình độ tương ứng để phán quyết việc bán phá giá. Các nước nhập khẩu sẽ cho rằng: "Chi phí và giá cả ở Việt nam không hợp lý vì được Chính phủ trợ giá", nên họ không tính giá chi phí thực tế trong nước. Đó là sự bất lợi rất lớn. Kinh nghiệm người Mỹ ra phán quyết về chống bán phá giá cá tra, cá ba sa là một kinh nghiệm nhỡn tiền. Mặt hàng nào đó của Việt Nam là bán phá giá, khi giá của mình thấp hơn giá của họ, mà chúng ta không thể cãi được! Trung Quốc từ khi gia nhập WTO đến nay, mỗi năm có 20 vụ kiện bán phá giá, vì TQ đang là nước có nền kinh tế "phi thị trường" trong vòng 15 năm. Khi một nước bị coi là nền "kinh tế phi thị trường", WTO sẽ có những quy chế giám sát đặc biệt. Các vụ kiện "bán phá giá" sẽ làm đảo lộn kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến đời sống của hàng vạn người lao động và thu nhập của ngân sách quốc gia. Thứ hai, do mình là thành viên "dự khuyết" trong WTO, nên các phản ứng, kiện tụng của mình sẽ ít được xem xét. Hiệp định về chống bán phá giá, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO sẽ không cho chúng ta cơ hội để cứu vãn tình thế cho các doanh nghiệp. Chỉ có cách các doanh nghiệp chuyển sang kinh doanh các mặt hàng khác cùng nguyên liệu, như kiểu Trung Quốc) thì mới mong thoát khỏi sự thua lỗ, thậm chí phá sản.

WTO quy định, nếu các nước có nền kinh tế "phi thị trường" trong vòng 5, 7 năm, nếu muốn đề nghị công nhận "nền kinh tế thị trường" sớm, phải đề nghị đàm phán lại. Có nghĩa là thời hạn 12 năm nói trên có thể gia giảm. Nhưng vấn đề cốt lõi là tuỳ thái độ của chúng ta. Theo trình bày ở trên là hiện nay, nước ta đang rất nặng nền kinh tế bao cấp. Muốn thoát ra được, phải có một chương trình cải cách hệ thống mạnh mẽ, dứt khoát. Chúng ta phải xoá bỏ hoàn toàn tàn tích của chế độ quan liệu bao cấp. Phải điều hành bằng pháp luật. Chính phủ phải thoát ra khỏi tình trạng làm thay việc các tổng công ty, DNNN. Phải tạo nên tính độc lập, bình đẳng trong cộng đồng doanh nghiệp, nghĩa là thực thi trọn vẹn những cam kết vào WTO, chúng ta mới là thành viên chững chạc, có vị trí bình đẳng của WTO./.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#business