kinh te vi mo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

bất cứ cái gì dùng để sản xuất ra các hàng hóa được gọi là các yếu tố đầu 

vào (hay các yếu tố sản xuất). Ở thời nguyên thủy, khi sản xuất con người 

chủ yếu lợi dụng chính những yếu tố đầu vào sẵn có của tự nhiên. Càng 

phát triển, con người càng ngày càng tạo ra những đầu vào nhân tạo cho 

phép họ sản xuất ra các đầu ra với hiệu suất cao hơn.  

Nếu sản xuất là quá trình biến  đổi các  đầu vào thành các  đầu ra 

thích hợp với nhu cầu của con người (theo nghĩa này, sản xuất bao gồm   10

cả sự dịch chuyển các vật phẩm trong không gian và thời gian), thì tiêu 

dùng chính là mục đích của sản xuất. Xã hội chỉ sản xuất ra những hàng 

hóa mà nó có nhu cầu tiêu dùng. Quyết định tiêu dùng của các cá nhân có 

ảnh hưởng to lớn đến các quyết định sản xuất. Khi thực hiện quyết định 

của mình, những người tiêu dùng lựa chọn các hàng hóa theo một cách 

nào đó, phù hợp với sở thích, nguồn thu nhập của mình và giá cả hàng 

hóa. Vì đối tượng lựa chọn của hành vi tiêu dùng là hàng hóa nên tiêu 

dùng cũng là một hoạt động kinh tế quan trọng. 

Trao đổi hàng hóa cũng là một hoạt động kinh tế cơ bản của các xã 

hội hiện đại. Thông qua trao đổi, các cá nhân khác nhau có thể nhận được 

những hàng hóa mà mình cần chứ không phải trực tiếp sản xuất ra tất cả 

các loại hàng hóa. Nhờ trao đổi, quá trình sản xuất xã hội trở nên có hiệu 

quả hơn. 

Xã hội không chỉ sản xuất ra các hàng hóa mà còn phải phân phối 

chúng giữa các thành viên khác nhau. Việc phân phối các hàng hóa đầu ra 

tùy thuộc nhiều vào việc phân phối các yếu tố đầu vào của quá trình sản 

xuất. Người nào nắm giữ được nhiều đầu vào hơn, người đó có nhiều khả 

năng chiếm giữ được phần lớn hơn trong số các đầu ra mà xã hội tạo ra. 

Cách thức phân phối thường gắn chặt với cách thức sản xuất. 

Sản xuất, phân phối, trao  đổi và tiêu dùng là những khâu khác 

nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau của quá trình kinh tế. Sở dĩ chúng là 

những hoạt động kinh tế vì ở đây người ta luôn phải đương đầu với sự lựa 

chọn khi ra các quyết định. Khi chúng ta phải cân nhắc sản xuất nhiều lúa 

gạo hơn hay lắp ráp nhiều ô tô hơn, điều đó tự nó đã hàm ý rằng chúng ta 

không thể cùng một lúc có cả hai thứ nhiều hơn. Chúng ta  đang  đứng 

trước một sự đánh đổi: được cái này thì buộc phải hy sinh thứ khác. Sự 

đánh  đổi này khiến cho chúng ta phải lựa chọn  để có thể  đưa ra  được 

những quyết  định khôn ngoan, hợp lý hay nói cách khác, những quyết 

định có tính kinh tế. Lựa chọn – đó chính là thực chất của các quyết định 

kinh tế. 

Tại sao người ta thường phải lựa chọn khi ra các quyết  định? 

Nguồn gốc của mọi vấn đề kinh tế nằm ở mâu thuẫn giữa một bên là nhu   11

cầu có tính vô hạn của con người với một bên là các nguồn lực có tính 

khan hiếm. Vấn  đề kinh tế phát sinh chính là do sức ép của việc giải 

quyết mâu thuẫn này. 

Trong cuộc sống, con người luôn có các nhu cầu cần thỏa mãn. 

Nhu cầu về thức ăn, quần áo, chỗ ở, phương tiện đi lại… dường như liên 

quan  đến nhu cầu cơ bản, có tính sinh tồn của con người. Bên cạnh 

chúng, con người còn có nhiều nhu cầu “cao cấp” hơn: học tập, đi du lịch, 

thưởng thức âm nhạc, xem phim, xem hay chơi thể thao… Khi còn  ở 

trạng thái nghèo đói, người ta có xu hướng coi các nhu cầu “cao cấp” trên 

là xa xỉ, và tập trung vào việc thỏa mãn các nhu cầu sinh tồn. Tuy nhiên, 

vấn đề là ở chỗ, nhu cầu con người luôn luôn không có điểm dừng. Một 

khi một nhu cầu được thỏa mãn, người ta lại nảy sinh những nhu cầu mới, 

cao hơn. Sự mở rộng và nâng cấp liên tục các nhu cầu nằm trong bản chất 

của con người. 

Để thỏa mãn các nhu cầu của mình, con người cần có các sản phẩm 

và dịch vụ. Nhưng các nguồn lực để sản xuất các hàng hóa này lại có tính 

khan hiếm. Về cơ bản, các nguồn lực trong xã hội đều không phải là vô 

hạn, người ta không thể cung cấp chúng một cách miễn phí mà không rơi 

vào trạng thái số lượng nguồn lực được yêu cầu vượt quá số lượng cung 

cấp sẵn có. Không chỉ lao động, đất đai, vốn là khan hiếm, mà thời gian 

để người ta sản xuất và tiêu dùng cũng khan hiếm. Tính khan hiếm này 

không cho phép con người có thể sản xuất mọi hàng hóa, với bất kỳ số 

lượng nào mà nó mong muốn. Với số lượng nguồn lực có hạn, khi xã hội 

sản xuất quá nhiều lương thực, nó buộc phải hy sinh các sản phẩm khác. 

Tính khan hiếm của nguồn lực khiến cho phần lớn các sản phẩm mà 

chúng ta thấy cũng mang tính khan hiếm. Người ta không thể có chúng 

mà không phải hy sinh hay từ bỏ một cái gì khác. Vì thế: Lựa chọn sản 

xuất cái gì, với số lượng bao nhiêu v.v.… để có thể thỏa mãn tốt nhất nhu 

cầu của mình chính là bài toán kinh tế mà cho đến nay, loài người vẫn 

phải đương đầu. Điều đó làm nên các hoạt động kinh tế đa dạng của xã 

hội.   

   12

1.1.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất  

Đường giới hạn khả năng sản xuất: Một trong những công cụ kinh 

tế đơn giản nhất có thể minh họa rõ ràng tính khan hiếm nguồn lực và sự 

lựa chọn kinh tế là đường giới hạn khả năng sản xuất. 

Đường giới hạn khả năng sản xuất của một nền kinh tế là đường 

mô tả các tổ hợp sản lượng hàng hóa tối đa mà nó có thể sản xuất ra được 

khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực sẵn có. 

Để  đơn giản hóa, chúng ta hãy tưởng tượng nền kinh tế chỉ sản 

xuất hai loại hàng hóa X và Y. Hai ngành sản xuất này sử dụng toàn bộ 

các yếu tố sản xuất sẵn có (bao gồm cả một trình độ công nghệ nhất định) 

của nền kinh tế. Nếu các yếu tố sản xuất được tập trung toàn bộ ở ngành 

X, nền kinh tế sẽ sản xuất ra được 100 đơn vị hàng hóa X mà không sản 

xuất  được một  đơn vị hàng hóa Y nào. Điều này  được minh họa bằng 

điểm A của hình 1.1. Trong trạng thái cực đoan khác, nếu các yếu tố sản 

xuất được tập trung hết ở ngành Y, giả sử 300 hàng hóa Y sẽ được tạo ra 

song không một đơn vị hàng hóa X nào được sản xuất (điểm D trên hình 

1.1). Ở những phương án trung gian hơn, nếu nguồn lực được phân bổ 

cho cả hai ngành, nền kinh tế có thể sản xuất ra 70 đơn vị hàng hóa X và 

200 đơn vị hàng hóa Y (điểm B), hoặc 60 đơn vị hàng hóa X và 220 đơn 

vị hàng hóa Y (điểm C)… Những điểm A, B, C, D (và những điểm khác, 

tương tự mà chúng ta không thể hiện) là những  điểm khác nhau của 

đường giới hạn khả năng sản xuất. Mỗi điểm đều cho chúng ta biết mức 

sản lượng tối đa của một loại hàng hóa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra 

được trong điều kiện nó đã sản xuất ra một sản lượng nhất định hàng hóa 

kia. Ví dụ, nếu nền kinh tế sản xuất ra 70 đơn vị hàng hóa X, trong điều 

kiện nguồn lực sẵn có, nó chỉ có thể sản xuất tối đa 200 đơn vị hàng hóa 

Y. Nếu muốn sản xuất nhiều Y hơn (chẳng hạn, 220 đơn vị hàng hóa Y), 

nó phải sản xuất ít hàng hóa X đi (chỉ sản xuất 60 đơn vị hàng hóa X). 

   13

Nền kinh tế không thể sản xuất ra được một tổ hợp hàng hóa nào 

đó biểu thị bằng một điểm nằm bên ngoài đường giới hạn khả năng sản 

xuất (chẳng hạn điểm E). Điểm E nằm ngoài năng lực sản xuất của nền 

kinh tế ở thời điểm mà chúng ta đang xem xét, do đó nó được gọi là điểm 

không khả thi. Nền kinh tế chỉ có thể sản xuất ở những điểm nằm trên 

hoặc nằm trong  đường giới hạn khả năng sản xuất (được gọi là những 

điểm khả thi). Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất 

(các điểm A, B, C, D) được coi là các điểm hiệu quả. Chúng biểu thị các 

mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế tạo ra được từ các nguồn lực khan 

hiếm hiện có. Tại những điểm này, người ta không thể tăng sản lượng của 

một loại hàng hóa nếu không cắt giảm sản lượng hàng hóa còn lại. Sở dĩ 

như vậy vì ở đây toàn bộ các nguồn lực khan hiếm đều đã được sử dụng, 

do đó, không có sự lãng phí. Trái lại, một điểm nằm trong đường giới hạn 

khả năng sản xuất, như điểm F trên hình 1.1 chẳng hạn, lại biểu thị một 

trạng thái không hiệu quả của nền kinh tế. Đó có thể là do nền kinh tế 

đang trong thời kỳ suy thoái, lao động cũng như các nguồn lực của nó 

Số lượng hàng hóa X (x) 

Hình 1.1: Đường giới hạn khả năng sản xuất 

A

.

∆y 

∆x 

200 

220 

Số lượng hàng hóa Y (y) 

.E

300 

100   70  60  0   14

không được sử dụng đầy đủ, sản lượng các hàng hóa mà nó tạo ra thấp 

hơn so với năng lực sản xuất hiện có. Tại trạng thái không hiệu quả, (ví 

dụ, điểm F), xét về khả năng, người ta có thể tận dụng các nguồn lực hiện 

có để tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không buộc phải cắt giảm sản 

lượng hàng hóa còn lại cũng như có thể đồng thời tăng sản lượng của cả 

hai loại hàng hóa. 

Giới hạn khả năng sản xuất của xã hội bị quy định bởi tính khan 

hiếm của các nguồn lực. Trong trường hợp này, xã hội phải đối mặt với 

sự đánh đổi và lựa chọn. Khi đã đạt đến trạng thái hiệu quả như các điểm 

nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất chỉ ra, nếu muốn có nhiều 

hàng hóa X hơn, người ta buộc phải chấp nhận sẽ có ít hàng hóa Y hơn và 

ngược lại. Cái giá mà ta phải trả để có thể được sử dụng nhiều hàng hóa 

X hơn chính là phải hy sinh một số lượng hàng hóa Y nhất định. Trong 

các trường hợp này, sự lựa chọn mà chúng ta thực hiện luôn luôn bao 

hàm một sự đánh đổi: để được thêm cái này, người ta buộc phải từ bỏ hay 

hy sinh một cái gì khác. Sự đánh đổi như thế là bản chất của các quyết 

định kinh tế. Rốt cuộc, điểm nào trên đường giới hạn khả năng sản xuất 

được xã hội lựa chọn? Điều này còn tùy thuộc vào sở thích của xã hội và 

trong các nền kinh tế hiện đại, sự lựa chọn này được thực hiện thông qua 

hoạt động của hệ thống thị trường. 

Sự đánh đổi mà chúng ta mô tả thông qua đường giới hạn khả năng 

sản xuất cũng cho ta thấy thực chất khoản chi phí mà chúng ta phải gánh 

chịu để đạt được một cái gì đó. Đó chính là chi phí cơ hội.  

Chi phí cơ hội để đạt được một thứ chính là cái mà ta phải từ bỏ để 

có nó. Trong nền kinh tế giả định chỉ có hai phương án sản xuất các hàng 

hóa X,Y nói trên, chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một lượng hàng 

hóa nào đó (ví dụ hàng hóa X) chính là số lượng hàng hóa khác (ở đây là 

hàng hóa Y) mà người ta phải hy sinh để có thể thực hiện được việc sản 

xuất nói trên. Nếu xuất phát chẳng hạn từ điểm C trên đường giới hạn khả 

năng sản xuất ở hình 1.1, ta thấy, nền kinh tế đang sản xuất ra 60 đơn vị 

hàng hóa X và 220 đơn vị hàng hóa Y. Chuyển từ C đến B, chúng ta nhận 

được thêm 10 đơn vị hàng hóa X, song phải từ bỏ 20 đơn vị hàng hóa Y.   15

Như vậy, 20 đơn vị hàng hóa Y là chi phí cơ hội để sản xuất 10 đơn vị 

hàng hóa X này. Xét một cách tổng quát hơn, chi phí cơ hội của việc sản 

xuất thêm một đơn vị hàng hóa X chính là số lượng đơn vị hàng hóa Y ta 

phải từ bỏ để có thể dành nguồn lực cho việc sản xuất thêm này. Nó được 

đo bằng tỷ số -∆Y/∆X, vì thế có thể đo bằng giá trị tuyệt đối của độ dốc 

của đường giới hạn khả năng sản xuất tại từng điểm. Trong một số trường 

hợp, vì lý do đơn giản hóa, người ta giả định rằng, chi phí cơ hội của việc 

sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa nào đó là không đổi ở mọi điểm xuất 

phát. Khi đó đường giới hạn khả năng sản xuất được xem như một đường 

thẳng (có độ dốc không đổi). Trên thực tế, chí phí cơ hội của việc sản 

xuất một loại hàng hóa thường tăng dần lên khi chúng ta cứ tăng mãi sản 

lượng hàng hóa này. Vì thế, đường giới hạn khả năng sản xuất thường 

được biểu thị như một đường cong lồi, hướng ra ngoài gốc tọa độ. 

Một  đường giới hạn khả năng sản xuất cho ta thấy các số lượng 

hàng hóa tối đa mà xã hội có thể có được trong một giới hạn nhất định về 

nguồn lực. Như trên ta đã nói, điểm E là điểm không khả thi, vì với lượng 

nguồn lực khan hiếm hiện có, người ta không thể tạo ra được các khối 

lượng hàng hóa như điểm này biểu thị. Tuy nhiên, xã hội có thể sản xuất 

được tại điểm E nếu như nó có nhiều yếu tố sản xuất hơn, hoặc có được 

những công nghệ sản xuất tiên tiến hơn. Gắn với trạng thái mới về các 

nguồn lực (bao hàm cả trình độ công nghệ sản xuất), nền kinh tế của xã 

hội lại có một đường giới hạn khả năng sản xuất mới. Khi các nguồn lực 

gia tăng (theo thời gian, xã hội tích lũy được nhiều máy móc thiết bị hơn, 

tìm ra được các phương pháp sản xuất tiên tiến hơn v.v…), đường giới 

hạn khả năng sản xuất của xã hội dịch chuyển ra phía ngoài. Giới hạn khả 

năng sản xuất được mở rộng tạo khả năng cho xã hội có thể có thể sản 

xuất được nhiều hơn cả hàng hóa X lẫn hàng hóa Y. Liên tục mở rộng 

giới hạn khả năng sản xuất của mình theo thời gian chính là thực chất của 

quá trình tăng trưởng kinh tế của xã hội (hình 1.2). 

   16

Quy luật hiệu suất giảm dần: Hình dạng đường giới hạn khả năng 

sản xuất điển hình như một đường cong lồi cũng như giả định về chi phí 

cơ hội của việc sản xuất một loại hàng hóa có xu hướng tăng dần có liên 

quan đến một quy luật kinh tế được gọi là quy luật hiệu suất giảm dần. 

Quy luật hiệu suất giảm dần phản ánh mối quan hệ giữa lượng 

hàng hóa đầu ra và lượng đầu vào góp phần tạo ra nó. Nội dung của quy 

luật này là: nếu các yếu tố đầu vào khác được giữ nguyên thì việc gia tăng 

liên tiếp một loại đầu vào khả biến duy nhất với một số lượng bằng nhau 

sẽ cho ta những lượng đầu ra tăng thêm có xu hướng ngày càng giảm dần. 

Có thể minh họa quy luật này bằng ví dụ sau. 

Giả sử việc sản xuất lương thực cần  đến hai loại  đầu vào là lao 

động và đất đai (ở đây, đất đai đại diện cho các đầu vào khác không phải 

là lao động). Với một lượng đất đai cố định (ví dụ là 10 ha), sản lượng 

lương thực đầu ra tạo ra được sẽ tùy thuộc vào số lượng lao động (yếu tố 

đầu vào khả biến duy nhất) được sử dụng. Khi chưa có một đơn vị lao 

động nào được sử dụng, sản lượng lương thực đầu ra là bằng 0. Với 1 đơn 

vị lao động canh tác trên 10 ha nói trên, giả sử trong 1 năm người này sản 

xuất được 15 tấn lương thực. Khi bổ sung thêm 1 đơn vị lao động nữa, 2 

lao động này có thể tạo ra trong 1 năm một khối lượng lương thực là 27   17

tấn. Ta nói rằng lượng lương thực tăng thêm nhờ có thêm đơn vị lao động 

thứ hai là 12 tấn (27-15=12). Vẫn với diện tích đất đai cố định như trên, 

nếu số lượng lao động lần lượt là 3, 4, 5 sản lượng lương thực được tạo ra 

giả sử lần lượt là 37, 46, 54,5 tấn. Khi lượng lao động gia tăng, tổng sản 

lượng lương thực ngày càng  được sản xuất ra nhiều hơn, song lượng 

lương thực tăng thêm từ mỗi  đơn vị lao  động  bổ sung thêm lại có xu 

hướng giảm dần (lượng lương thực có thêm nhờ đơn vị lao động thứ ba là 

10 tấn, nhờ đơn vị lao động thứ tư là 9 tấn, nhờ đơn vị lao động thứ năm 

là 8,5 tấn). 

Bảng 1.1: Số liệu minh họa quy luật hiệu suất giảm dần 

Lượng lao động Sản lượng 

lương 

thực 

Lượng lương thực tăng 

thêm  

nhờ có thêm 1 đơn vị lao 

động (tấn) 

0   

1    

2    

3    

4    

5   

15 

27 

37 

46 

54,5 

15 

12 

10 

8,5 

Quy luật hiệu suất giảm dần là một hiện tượng thường bộc lộ 

trong nhiều trường hợp của đời sống kinh tế. Điều giải thích cho quy luật 

này nằm ở chỗ các đầu vào được gia tăng một cách không cân đối. Khi 

các đầu vào khác (ví dụ, đất đai) là cố định, việc tăng dần đầu vào lao 

động cũng có nghĩa là càng về sau, mỗi đơn vị lao động càng có có ít hơn 

các đầu vào khác (ở đây là đất đai) để sử dụng. Đây là lý do khiến cho 

càng về sau, mỗi đơn vị lao động tăng thêm lại chỉ góp phần tạo ra lượng 

sản phẩm đầu ra tăng thêm (trong ví dụ trên là lương thực) giảm dần. Ở ví 

dụ trên, với mục đích minh họa, chúng ta cho quy luật hiệu suất giảm dần 

bộc lộ hiệu lực của nó ngay khi chúng ta bổ sung đơn vị lao động đầu 

tiên. Trên thực tế, quy luật này chỉ thể hiện như là một xu hướng. Khi số 

lượng lao động được sử dụng còn ít, việc tăng thêm một đơn vị lao động   18

có thể không chỉ làm tổng sản lượng đầu ra tăng thêm mà còn làm lượng 

đầu ra bổ sung cũng ngày một tăng (ở  đây hiệu suất là tăng dần). Tuy 

nhiên, khi lượng lao động được sử dụng là đủ lớn (trong tương quan với 

lượng đầu vào khác là cố định), việc cứ tiếp tục bổ sung thêm lao động 

chắc chắn sẽ làm xu hướng hiệu suất giảm dần phát huy hiệu lực. 

Quy luật hiệu suất giảm dần là một trong những lý do có thể giải 

thích xu hướng chi phí cơ hội tăng dần khi chúng ta muốn sản xuất ngày 

một nhiều hơn một loại hàng hóa trong điều kiện bị giới hạn bởi một tổ 

hợp đầu vào sẵn có nhất định. Thường thì các hàng hóa khác nhau có các 

yêu cầu về đầu vào không giống nhau. Mỗi ngành sản xuất đều sử dụng 

một số yếu tố sản xuất đặc thù (ví dụ, đất đai là đầu vào quan trọng của 

việc sản xuất nông sản, song nó lại có ý nghĩa ít hơn nhiều trong việc sản 

xuất ô tô. Việc bổ sung đất đai cho ngành sản xuất ô tô bằng cách rút nó 

ra khỏi ngành nông nghiệp có thể làm giảm nhiều sản lượng nông sản mà 

lại không làm tăng thêm bao nhiêu sản lượng ô tô. Ngược lại, chuyển 

những lao động lành nghề từ ngành công nghiệp ô tô sang ngành nông 

nghiệp có thể làm sản lượng nông nghiệp tăng lên không nhiều trong khi 

lại có thể làm sản lượng ô tô sụt giảm mạnh). Do đó, khi muốn tăng thêm 

sản lượng của một loại hàng hóa X chẳng hạn,  ở  điểm hiệu quả trên 

đường giới hạn khả năng sản xuất, người ta buộc phải phân bổ lại nguồn 

lực bằng cách rút chúng ra khỏi lĩnh vực sản xuất hàng hóa Y. Việc bổ 

sung các nguồn lực cho việc sản xuất X thường không thực hiện  được 

một cách cân đối: các yếu tố sản xuất đặc thù mà ngành sản xuất X đòi 

hỏi thường không được bổ sung một cách tương ứng như các yếu tố sản 

xuất khác. Điều này làm cho quy luật hiệu suất giảm dần có thể phát huy 

tác dụng. Với những lượng hàng hóa Y hy sinh bằng nhau, ta chỉ nhận 

được lượng hàng hóa X tăng thêm ngày một giảm dần. Nói cách khác, để 

có thể sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa X như nhau, số lượng hàng hóa 

Y ta phải từ bỏ sẽ tăng dần. Chi phí cơ hội của việc sản xuất, vì thế, 

thường được giả định một cách hợp lý là tăng dần. (Chúng ta cũng có thể 

nói như vậy đối với chi phí cơ hội của việc sản xuất hàng hóa Y). (Hình 

1.3).   19

Khi chi phí cơ hội của 

việc sản xuất một loại hàng 

hóa được xem là tăng dần, độ 

dốc của  đường giới hạn khả 

năng sản xuất không phải là cố 

định mà có xu hướng tăng dần 

khi ta di chuyển từ trái sang 

phải. Vì thế  đường giới hạn 

khả năng sản xuất  điển hình 

thường  được mô tả như một 

đường cong lồi.  

1.1.3. Các vấn đề kinh tế cơ bản của xã hội 

 Sự khan hiếm của các nguồn lực quy định sự khan hiếm của các 

sản vật đầu ra (trong kinh tế học, người ta thường gọi chung là các hàng 

hóa). Trong thế giới thực, ta thấy có rất ít hàng hóa miễn phí, được hiểu là 

những thứ mà ta có thể nhận được song không phải từ bỏ bất cứ cái gì. 

(Trong một chừng mực nào đó, có thể coi không khí mà chúng ta cần để 

hít thở là một loại hàng hóa không khan hiếm, hay hàng hóa miễn phí. 

Tuy nhiên, cùng với việc dân số tăng lên, môi trường càng ngày càng ô 

nhiễm, không khí trong lành cũng dần trở nên khan hiếm). Khi trạng thái 

khan hiếm được coi là phổ biến, để duy trì sự tồn tại và phát triển của 

mình, mọi xã hội đều phải đương đầu với những sự lựa chọn: sản xuất cái 

gi? Sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Đây chính là ba vấn đề kinh 

tế cơ bản mà mọi xã hội đều phải giải quyết.  

Sản xuất cái gì? Nội dung của vấn  đề này bao gồm:  ở mỗi thời 

điểm xác định, xã hội nên sản xuất những hàng hóa hay dịch vụ nào? với 

các chủng loại cụ thể ra sao? Mỗi thứ hàng hóa hay dịch vụ cần được sản 

xuất với những khối lượng nào? Do buộc phải đánh đổi hay lựa chọn nên 

người ta không thể không cân nhắc giữa việc nên sản xuất nhiều lương 

thực, thực phẩm hơn để tiêu dùng hay để dành nguồn lực cho việc sản 

xuất vũ khí nhiều hơn  để  đáp  ứng nhu cầu về quốc phòng? Nên tăng 

cường việc sản xuất những mặt hàng tiêu dùng cho nhu cầu hiện tại hay 

0x

y

Hình 1.3: Chi phí cơ hội tăng dần 

và hình dáng PPF   20

để dành nguồn lực cho việc xây dựng thêm các nhà máy, đường xá v.v… 

nhằm tăng cường năng lực sản xuất của xã hội?  

“Sản xuất cái gì?” sở dĩ được coi là một vấn đề kinh tế cơ bản vì 

các nguồn lực mang tính khan hiếm. Nếu các nguồn lực là vô hạn, việc 

sản xuất quá nhiều lương thực do hậu quả của những quyết  định ngẫu 

hứng, thiếu cân nhắc sẽ không buộc chúng ta phải trả giá gì. Có thể một 

số lượng lương thực nào đó được sản xuất ra song không được sử dụng, 

song vì nguồn lực là vô hạn, chúng ta vẫn có thể sản xuất đủ các hàng hóa 

khác mà chúng ta mong muốn. Việc sản xuất quá nhiều lương thực không 

buộc chúng ta phải từ bỏ các hàng hóa khác. Rõ ràng, trong trường hợp 

này, vấn đề lựa chọn để sản xuất hàng hóa nào không cần thiết phải đặt 

ra.  

Sản xuất như thế nào? Với danh mục và số lượng các hàng hóa 

được lựa chọn để sản xuất, xã hội cũng cần phải cân nhắc xem có thể sản 

xuất ra chúng bằng những cách thức sản xuất thích hợp nào? Để tạo ra 

cùng một loại hàng hóa, người ta có thể sử dụng những hình thức và công 

nghệ sản xuất khác nhau. Chẳng hạn, có thể sản xuất ra một sản lượng 

điện nhất định bằng cách xây dựng một nhà máy thủy điện lớn hay nhiều 

nhà máy thủy điện nhỏ, đặt phân tán ở những vùng khác nhau. Cũng có 

thể làm ra điện từ các nhà máy nhiệt điện. Việc sản xuất điện thông qua 

xây dựng các nhà máy nhiệt  điện lại có thể thực hiện trên cơ sở các 

phương án khác nhau, dựa trên các nguồn năng lượng khác nhau: than đá, 

dầu mỏ hay khí đốt tự nhiên… Cuối cùng, việc cung cấp điện cho nền 

kinh tế có thể được thực hiện thông qua các công ty nhà nước song cũng 

có thể thực hiện thông qua các công ty tư nhân. Cần phải lựa chọn cách 

thức sản xuất như thế nào, với các kết hợp đầu vào ra sao, công nghệ gì? 

v.v… chính là vấn đề kinh tế cơ bản thứ hai mà xã hội phải giải quyết. 

Nguồn gốc của vấn  đề này cũng liên quan  đến sự khan hiếm. Một khi 

nguồn lực không phải là vô hạn, việc lựa chọn cách thức sản xuất hợp lý 

là cần thiết, vì nếu không, người ta sẽ buộc phải trả giá. 

Sản xuất cho ai? Rốt cục những hàng hóa hay dịch vụ mà xã hội tạo 

ra được phân phối ra sao giữa những nhóm xã hội hay cá nhân khác nhau?   21

Ai là những người được sử dụng, hưởng lợi từ những hàng hóa này? Trong 

tổng sản lượng hàng hóa hay dịch vụ mà xã hội sản xuất ra, ai là người nên 

được hưởng phần nhiều hơn, còn ai buộc phải hưởng ít hơn? Nên phân 

phối đồng đều các hàng hóa giữa các cá nhân hoặc nhóm xã hội hay chấp 

nhận sự chênh lệch giàu, nghèo? Sự chênh lệch trong phân phối này, nếu 

được phép tồn tại thì liệu nó có cần phải đặt trong một giới hạn nào đó 

không? Nói tóm lại, phân phối những hàng hóa khan hiếm như thế nào 

cũng là một vấn  đề kinh tế cơ bản mà mọi xã hội  đều phải xử lý. Khi 

không có tình trạng khan hiếm, người ta sẽ dễ dàng có được các hàng hóa 

mà họ mong muốn. Khi đó không cần phải lựa chọn cách thức phân phối: 

mọi người có thể sử dụng hàng hóa theo nhu cầu của mình. Ngược lại, 

trong một thế giới còn sự khan hiếm, khi một người được nhiều hơn trong 

chiếc “bánh hàng hóa” mà xã hội tạo ra, cũng có nghĩa là ai đó phải nhận 

phần ít hơn. Các cách phân phối hàng hóa hay thu nhập khác nhau, chắc 

chắn sẽ  đem lại hệ quả khác nhau. Xã hội cần phải lựa chọn cách thức 

phân phối nào đó để có thể tạo ra những động lực cần thiết nhằm duy trì sự 

tồn tại và phát triển không ngừng của mình. 

“Sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai?” là những vấn đề kinh tế 

chung mà các xã hội khác nhau từ xưa đến này đều phải giải quyết. Tuy 

nhiên, trong các hệ thống kinh tế khác nhau, cách thức giải quyết các vấn 

đề này cũng khác nhau. 

1.1.4. Các hệ thống kinh tế  

 Phương thức xử lý khác nhau các vấn đề kinh tế cơ bản giúp chúng 

ta có thể phân biệt được một hệ thống kinh tế này với một hệ thống kinh 

tế khác. Trong các nền kinh tế hiện đại, người ta thường nói đến ba loại 

hình hệ thống kinh tế: kinh tế chỉ huy, kinh tế thị trường tự do và kinh tế 

hỗn hợp.  

Kinh tế chỉ huy (hay còn  được gọi là kinh tế kế hoạch hóa tập 

trung): Nền kinh tế chỉ huy là một hệ thống kinh tế  trong đó mọi quyết 

định về sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa  đều tập trung vào nhà 

nước. Thông qua các cơ quan kế hoạch của mình, nhà nước trực tiếp 

quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?   22

Hệ thống kinh tế chỉ huy đã từng tồn tại ở Liên xô và các nước xã 

hội chủ nghĩa cũ trước đây. Ở các nước này, các nguồn lực cho sản xuất 

được phân bổ một cách tập trung thông qua các kế hoạch phát triển kinh 

tế - xã hội mà các cơ quan kế hoạch của nhà nước soạn thảo. Các xí 

nghiệp do nhà nước sở hữu và các hợp tác xã do nhà nước chi phối nắm 

giữ hầu hết các nguồn lực kinh tế của xã hội. Thông qua các chỉ tiêu kế 

hoạch mà nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế, trên thực tế, nhà nước 

đã quyết định các hàng hóa hay dịch vụ cụ thể mà xã hội cần phải sản 

xuất. Gắn với các chỉ tiêu sản lượng hàng hóa được giao, các xí nghiệp 

được nhà nước cấp vốn, được trang bị máy móc, thiết bị, được đầu tư xây 

dựng nhà xưởng,  được giao vật tư, nguyên liệu,  được tuyển dụng lao 

động… một cách tương ứng. Các hàng hóa được sản xuất ra cũng được 

nhà nước chỉ  định nơi tiêu thụ,  được bán theo những mức giá mà nhà 

nước quy định. Tiền lương hay thu nhập của những người lao động làm 

việc trong khu vực nhà nước (khu vực chính của nền kinh tế) bị quy định 

chặt chẽ theo hệ thống thang, bậc lương mà nhà nước ban hành với quỹ 

lương mà nhà nước cấp và khống chế. Các xí nghiệp nhà nước có nghĩa 

vụ hoàn thành các chỉ tiêu sản lượng mà kế hoạch nhà nước giao. Các 

khoản lãi mà xí nghiệp tạo ra, về cơ bản bị nhà nước thu. Bù lại, khi bị 

thua lỗ, xí nghiệp được nhà nước trợ cấp, “bù lỗ”. Các tổ chức sản xuất, 

hay thương mại trong nền kinh tế về thực chất là những tổ chức hoàn toàn 

lệ thuộc vào nhà nước. Nhà nước  điều hành nền kinh tế bằng một hệ 

thống kế hoạch chi tiết, phức tạp. 

Trên thực tế, không có một nền kinh tế chỉ huy thuần túy. Tính 

phức tạp của việc ra quyết định một cách tập trung như vậy về mọi vấn đề 

kinh tế của xã hội khiến cho nó khó có thể thực hiện một cách trọn vẹn. 

Ngay cả ở một nền kinh tế được kế hoạch hóa một cách tập trung cao độ 

như Liên Xô trước đây, một số quyết định kinh tế thứ yếu vẫn được thực 

hiện một cách phi tập trung. Chẳng hạn, với khoản tiền lương mà mình 

nhận được, người lao động vẫn có thể có quyền lựa chọn các hàng hóa cụ 

thể để tiêu dùng. Tuy nhiên, do các hàng hóa chủ yếu được bán trong các 

cửa hàng của nhà nước, theo giá cả và đôi khi là cả khối lượng mà nhà 

nước quy định, rõ ràng, sự lựa chọn này bị ràng buộc trong những giới 

hạn nhất định.    23

Kinh tế thị trường tự do: là hệ thống kinh tế đối nghịch với kinh tế 

chỉ huy. Ở đây không phải nhà nước mà là các lực lượng thị trường chi 

phối các quá trình kinh tế. Chính thị trường hay đúng hơn, các quy luật 

vốn có của nó quyết định xã hội nên sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào 

và sản xuất cho ai? Một nền kinh tế thị trường tự do hàm nghĩa rằng, bàn 

tay vô hình của thị trường sẽ hướng người ta đi đến các quyết định về các 

vấn đề kinh tế cơ bản mà không cần đến  sự can thiệp của nhà nước. 

Đương nhiên, xét một cách trực tiếp, trong nền kinh tế thị trường, 

các chủ doanh nghiệp vẫn là những người ra quyết định xem những hàng 

hóa nào cần được sản xuất. Nhưng khi họ sản xuất ra những chiếc ô tô, 

hay xe máy thì không phải vì họ nhận thấy đó là những hàng hóa mà ai đó 

trong xã hội đang cần và họ có trách nhiệm phải cung cấp hay phục vụ. 

Những người này sản xuất ô tô hay xe máy vì chúng là phương tiện có 

khả năng mang lại cho họ lợi nhuận. Những chiếc ô tô hay xe máy được 

sản xuất ra vì chúng có thể bán được trên thị trường và đem lại sự giàu có 

cho những người sản xuất. Khi có nhiều người hỏi mua xe máy, và giá cả 

của nó trên thị trường tăng lên, người sản xuất sẽ có xu hướng gia tăng 

sản lượng xe máy. Ngược lại, khi nhu cầu của thị trường về xe máy thu 

hẹp, giá cả xe máy giảm xuống, số lượng xe máy sẽ được sản xuất ít đi. 

Khi thị trường không còn cần đến một hàng hóa nào đó (hoặc không bán 

được, hoặc chỉ bán được với mức giá rất thấp khiến người sản xuất phải 

thua lỗ trong dài hạn), nó sẽ phải bị đưa ra khỏi danh mục các hàng hóa 

được lựa chọn của những người sản xuất. Ở đây, việc “sản xuất cái gì” 

của những người sản xuất bị dẫn dắt bởi bàn tay vô hình của thị trường 

(được hình thành như kết quả tương tác của  nhiều người sản xuất và tiêu 

dùng trên thị trường) chứ không phải do mệnh lệnh của nhà nước hay một 

cá nhân nào đó trong xã hội.  

Trong hệ thống kinh tế thị trường tự do, thị trường cũng là yếu tố 

quyết định người ta phải “sản xuất như thế nào”. Khi theo đuổi mục tiêu 

lợi nhuận, với áp lực cạnh tranh trên thị trường, những người sản xuất 

luôn phải cân nhắc để có thể lựa chọn được các cách thức sản xuất phù 

hợp, cho phép họ tối thiểu hóa chi phí. Sự lên xuống của giá cả các yếu tố 

sản xuất luôn tác động đến sự lựa chọn này. Như ta đã biết, để sản xuất ra   24

cùng một loại hàng hóa, nói chung, người ta có thể sử dụng nhiều cách 

thức sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, ở một nơi mà giá nhân công rẻ hơn 

nhiều so với giá các yếu tố sản xuất khác, người ta thường hướng đến các 

cách thức sản xuất trong  đó lao  động  được sử dụng nhiều hơn. Không 

phải ngẫu nhiên mà ở nước ta, tại nhiều vùng nông thôn “đất chật, người 

đông”, những phương pháp canh tác “tiên tiến”, sử dụng nhiều máy móc, 

thiết bị trong nông nghiệp khó được áp dụng. Trong điều kiện giá nhân 

công rẻ, việc sử dụng nhiều máy móc, thiết bị đắt tiền thay thế cho lao 

động có thể là phương cách sản xuất không hiệu quả. Ngược lại, khi giá 

nhân công tăng cao, việc thay thế lao  động bằng máy móc lại thường 

được lựa chọn. Sự vận động của giá cả các yếu tố sản xuất khác cũng chi 

phối theo kiểu như vậy đối với sự lựa chọn của các doanh nghiệp về cách 

thức sản xuất. 

Vấn đề “sản xuất cho ai” được giải quyết như thế nào trong một 

nền kinh tế thị trường tự do? Nói một cách đơn giản, thị trường luôn dành 

các hàng hóa cho những người có tiền, có khả năng trả tiền. Chúng ta có 

thể coi là bất công khi người ta sản xuất ra những chiếc ô tô  đắt tiền 

không phải cho tôi hay bạn, những người chỉ có mức thu nhập “khiêm 

tốn”, mà là cho những người giàu có. Nhưng kinh tế thị trường tự do là 

như vậy. Trong nền kinh tế này, một số người nào đó có thể có được phần 

nhiều hơn trong “chiếc bánh” mà xã hội làm ra, trong khi những người 

khác lại chỉ có thể nhận được những phần ít ỏi. Cách thức thị trường phân 

phối hàng hóa hay thu nhập cho các cá nhân trong xã hội liên quan trực 

tiếp đến sự vận hành của thị trường các yếu tố sản xuất. Ở đây, thu nhập 

của mỗi người được hình thành nhờ việc bán hay cho thuê các yếu tố sản 

xuất như lao động, đất đai, tư bản (vốn), bí quyết sản xuất (công nghệ) 

mà mình sở hữu. Tùy thuộc vào việc xã hội có nhu cầu như thế nào về 

các yếu tố này cũng sự khan hiếm, khả năng cung ứng chúng mà giá cả 

các yếu tố sản xuất cao hay thấp. Số lượng các yếu tố sản xuất mà người 

ta nắm giữ và giá cả của chúng trên thị trường sẽ là những nhân tố chủ 

yếu chi phối mức thu nhập mà mỗi người nhận được. Trong các xã hội thị 

trường, những người có tài năng lao động đặc biệt (sở hữu một yếu tố sản 

xuất đặc biệt khan hiếm) như các ca sĩ hay cầu thủ bóng đá nổi tiếng, có 

khả năng cung ứng ra thị trường những hàng hóa  được  đông  đảo công   25

chúng ưa thích (các bài hát và các show biểu diễn để người ta nghe và 

xem hay các trận bóng đá để những người hâm mộ thưởng thức) thường 

có thu nhập rất cao. Trong khi đó, những người chỉ có khả năng làm các 

công việc giản đơn như lau nhà, bốc vác thường phải nhận những mức 

lương thấp. Hoạt động của thị trường yếu tố sản xuất, về cơ bản, quyết 

định quá trình phân phối thu nhập. Trên cơ sở này, thị trường quyết định 

phần hàng hóa hay dịch vụ mà mỗi người  được hưởng trong tổng sản 

lượng hàng hóa và dịch vụ mà xã hội tạo ra. 

Trên thực tế, không tồn tại những nền kinh tế thị trường hoàn toàn 

tự do. Ngay  ở Hồng Công, nơi thường  được xem là có nền kinh tế thị 

trường tự do nhất trên thế giới, nhà nước vẫn không hoàn toàn để mặc 

cho thị trường tự do xử lý mọi vấn đề kinh tế. Nhà nước vẫn can thiệp 

vào việc cung cấp các loại hàng hoá công cộng như bảo  đảm an ninh, 

quốc phòng, xây dựng đường xá hay phát triển hệ thống y tế công cộng 

cũng như nhiều lĩnh vực khác. Năm 2003, khi dịch SARS (Severe Acute 

Respiratory Syndrome - Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) bùng phát  ở 

vùng lãnh thổ này, nhà nước chứ không phải thị trường đã có những biện 

pháp quyết liệt để có thể nhanh chóng khống chế và dập tắt nạn dịch này. 

Kinh tế hỗn hợp: Trong khi các mô hình kinh tế chỉ huy cũng như 

kinh tế thị trường hoàn toàn tự do ít tồn tại trên thực tế, hầu hết các nền 

kinh tế trong thế giới hiện nay là những nền kinh tế hỗn hợp. 

Kinh tế hỗn hợp là một nền kinh tế trong đó cả thị trường và nhà 

nước, trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau đều đóng vai trò quan trọng 

trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản của xã hội: sản xuất cái gì, 

sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Trong một nền kinh tế hỗn hợp 

điển hình, thị trường là nhân tố chủ yếu chi phối, dẫn dắt các quyết định 

kinh tế của hàng triệu người sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, nhà nước 

cũng tham gia tích cực và có vai trò quan trọng trong việc xử lý nhiều vấn 

đề kinh tế của xã hội. Trong nền kinh tế hỗn hợp, các hàng hoá như lương 

thực, quần áo, ô tô và nhiều thứ khác vẫn được sản xuất, phân phối và 

trao đổi theo những tín hiệu thị trường, trên cơ sở mối quan hệ giao dịch 

tự nguyện giữa những người mua và người bán trên các thị trường cụ thể.   26

Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, nhà nước vẫn tham gia trực tiếp 

vào việc sản xuất một số mặt hàng (như quốc phòng,  điện, nước sạch 

v.v…) hay gián tiếp ảnh hưởng đến việc sản xuất các hàng hoá của khu 

vực tư nhân (nhà nước có thể cấm đoán việc sản xuất, buôn bán những 

mặt hàng như ma tuý; hạn chế việc kinh doanh một số mặt hàng như 

thuốc lá, bia, rượu; khuyến khích việc cung ứng, tiêu dùng một số mặt 

hàng như sách giáo khoa cho học sinh, muối i ốt, nước sạch v.v…). Nhà 

nước tác động đến hành vi của những người sản xuất và tiêu dùng thông 

qua nhiều công cụ như pháp luật, thuế khoá, các khoản trợ cấp v.v… 

Chống độc quyền hay các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ 

môi trường, ổn định hoá và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phân phối lại 

thu nhập  để theo  đuổi những mục tiêu công bằng nhất  định v.v… là 

những mối quan tâm khác nhau của các nhà nước trong nền kinh tế hỗn 

hợp. 

Sự phân biệt các hệ thống kinh tế nói trên, trong một chừng mực 

nhất định, là có ý nghĩa tương đối. Trong thế giới mà chúng ta đang sống, 

hiếm có nước nào mà ở đó các quan hệ thị trường không tồn tại, hoàn 

toàn không tham gia vào việc chi phối các quyết định sản xuất, tiêu thụ 

của người dân. Song cũng không ở đâu mà nhà nước lại không đóng một 

vài trò nào  đó trong nền kinh tế. Tuy nhiên, không vì thực tế này mà 

người ta lại không coi Liên Xô trước  đây là một nền kinh tế chỉ huy 

tương đối điển hình. Khi nói đến nền kinh tế hỗn hợp, người ta ngụ ý rằng 

trong hệ thống này, cả nhà nước lẫn thị trường đều là những lực lượng 

quan trọng chi phối các tiến trình kinh tế. Song ở đại đa số các nền kinh 

tế hỗn hợp, thị trường vẫn là yếu tố nền tảng dẫn dắt các quyết định kinh 

tế. Mức độ can thiệp khác nhau vào nền kinh tế của nhà nước tạo ra một 

dải đa đạng các mô hình kinh tế trong một khuôn mẫu chung của cái gọi 

là nền kinh tế hỗn hợp. Khi các quan hệ thị trường đóng vai trò là các 

quan hệ nền tảng trong đời sống kinh tế, đôi khi người ta vẫn gọi các nền 

kinh tế này là các nền kinh tế thị trường. 

   27

1.2. Kinh tế học là gì? 

1.2.1. Định nghĩa về kinh tế học 

 Có thể có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế học. Chẳng hạn, 

trong cuốn “Kinh tế học” của P.A. Samuelson & W.D. Nordhaus, kinh tế 

học được mô tả là một môn khoa học “ nghiên cứu về các xã hội sử dụng 

các nguồn lực khan hiếm ra sao để sản xuất các hàng hóa hữu ích và phân 

phối chúng giữa những nhóm người khác nhau”

(1)

. Trong một cuốn giáo 

trình kinh tế học khác, người ta cho rằng “ Kinh tế học nghiên cứu cách 

thức xã hội giải quyết ba vấn đề: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và 

sản xuất cho ai”

(2)

. Đôi khi, để nhấn mạnh kinh tế học hiện đại chủ yếu 

quan tâm đến các nền kinh tế thị trường, người ta lại định nghĩa nó như 

“một môn khoa học xã hội, tập trung nghiên cứu hành vi ứng xử hợp lý 

của các cá nhân và doanh nghiệp khi chúng quan hệ với nhau thông qua 

trao đổi trên thị trường”

(3)

 v.v… 

  Thật ra, đây chỉ là các cách thức diễn đạt khác nhau về đối tượng 

nghiên cứu của kinh tế học. Có sự thừa nhận chung là: thứ nhất, kinh tế 

học là một môn khoa học xã hội, vì nó tập trung nghiên cứu và phân tích 

về hành vi con người. Nói đến các cách thức xã hội sử dụng các nguồn 

lực kinh tế, thật ra vẫn phải quy về việc phân tích hành vi của các cá nhân 

sản xuất và tiêu dùng có liên quan  đến việc sử dụng những nguồn lực 

trên. Thứ hai, khác với các khoa học xã hội khác (như Tâm lý học, Chính 

trị học v.v…) cũng quan tâm đến hành vi của con người, kinh tế học chỉ 

tập trung nghiên cứu về hành vi kinh tế của con người. Đó là những hành 

vi lựa chọn trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. 

Như ta đã biết, các vấn đề kinh tế chỉ nảy sinh khi có sự khan hiếm. Vì 

vậy, hành vi kinh tế của các cá nhân luôn luôn gắn chặt với tình trạng 

khan hiếm của các nguồn lực. Thứ ba, khi các nguồn lực là khan hiếm, 

lựa chọn kinh tế của các cá nhân hay xã hội có thể quy về những lựa chọn 

1

 P.A. Samuelson & W.D. Nordhaus. “ Economics”, Fourteenth Edition. McGRAW-

HILL, INC., 1992. (Tr.3) 

2

 D.Begg, S. Fischer, R. Dornbusch. “Kinh tế học”. NXB Giáo dục & Trường Đại học 

Kinh tế Quốc dân. Hà nội, 1992. (Tr. 2) 

3

 J. Hirshleifer, A. Glazer. “ Lý thuyết giá cả và sự vận dụng”. NXB Khoa học và Kỹ 

thuật. Hà nội, 1996. (Tr.24)   28

cơ bản nhất mà mọi cộng đồng người đều phải đối diện: sản xuất cái gì, 

sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Thứ tư, theo nghĩa rộng, kinh tế học 

có thể nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm cả 

trong các hệ thống kinh tế thị trường (có tính đến sự can thiệp của nhà 

nước) lẫn các hệ thống kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, như  ở trên 

chúng ta đã đề cập, trong điều kiện của thế giới đương đại, mô hình kinh 

tế hỗn hợp hay kinh tế thị trường là mô hình phổ biến. Vì thế, kinh tế học 

thị trường vẫn là nội dung chính của kinh tế học. 

 Tóm lại, bỏ qua những khác biệt trong các cách “nhấn” khác nhau 

của phương thức diễn đạt, có thể định nghĩa: Kinh tế học là môn khoa học 

xã hội nghiên cứu về cách thức lựa chọn của các cá nhân và xã hội trong 

việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm để sản xuất các sản phẩm đầu ra 

(hữu hình và vô hình) và phân phối chúng cho các thành viên khác nhau 

của xã hội. 

1.2.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô  

 Hoạt  động kinh tế của xã hội có thể xem xét dưới nhiều góc  độ 

khác nhau. Nó có thể hàm chứa cả những khía cạnh kỹ thuật của quá trình 

sản xuất. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của kinh tế học không phải là 

những vấn đề kỹ thuật. Nó chỉ quan tâm đến kỹ thuật hay công nghệ dưới 

góc nhìn kinh tế. Ví dụ, với các kỹ thuật sản xuất mà xã hội hiện có, việc 

lựa chọn cách thức sản xuất (hay kỹ thuật sản xuất) nào là hợp lý? Hay: 

những biến đổi trong kỹ thuật sản xuất sẽ đem lại những hậu quả kinh tế 

gì? Sự lựa chọn  các quyết định có tính chất kinh tế luôn gắn liền với việc 

so sánh và cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của những người có liên quan.  

 Với cách hiểu như vậy, có thể nói, kinh tế học quan tâm đến các 

lựa chọn kinh tế (và các hậu quả của chúng) trong phạm vi xã hội nói 

chung. Tuy nhiên, khi đối tượng nghiên cứu của kinh tế học được giới 

hạn lại trong một lĩnh vực cụ thể, xác định nào đó, nó phát triển thành các 

môn kinh tế học cụ thể như: kinh tế học tiền tệ - ngân hàng, kinh tế học 

môi trường, kinh tế học nhân lực hay kinh tế học công cộng v.v…Chẳng 

hạn, kinh tế học công cộng chính là môn khoa học ứng dụng các nguyên 

lý kinh tế học vào việc xem xét, phân tích hoạt động của khu vực công   29

cộng. Các môn kinh tế học cụ thể có thể  được xem như những nhánh 

khác nhau của kinh tế học. Song, khác với việc rẽ nhánh sâu vào các lĩnh 

vực cụ thể của đối tượng nghiên cứu, ở phạm vi rộng hơn, kinh tế học bao 

gồm hai phân nhánh chính: kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. 

Kinh tế học vi mô: Kinh tế học vi mô tập trung nghiên cứu các 

hành vi của các cá nhân (những người sản xuất và người tiêu dùng) trên 

từng thị trường hàng hóa riêng biệt. Nền kinh tế được hợp thành từ nhiều 

thị trường hàng hoá khác nhau (các thị trường: vải vóc, quần áo, ô tô, gạo, 

máy móc, lao động v.v…). Khi nghiên cứu về các lựa chọn kinh tế, kinh 

tế học vi mô xem xét những lựa chọn này trong khuôn cảnh của một thị 

trường cụ thể nào đó. Nói chung, nó tạm thời bỏ qua những tác động xuất 

phát từ các thị trường khác. Nó giả định các đại lượng kinh tế chung của 

nền kinh tế như mức giá chung, tỷ lệ thất nghiệp v.v… như là những biến 

số đã xác định. Hướng vào từng thị trường cụ thể, nó xem xét xem những 

cá nhân như người tiêu dùng, nhà kinh doanh (hay doanh nghiệp), nhà 

đầu tư, người có tiền tiết kiệm, người lao động v.v… lựa chọn các quyết 

định như thế nào? Nó quan tâm xem sự tương tác lẫn nhau giữa những 

người này, trên một thị trường riêng biệt nào đó, diễn ra như thế nào và 

tạo ra những kết cục gì? Chẳng hạn, khi phân tích về thị trường vải, nhà 

kinh tế học vi mô sẽ quan tâm đến những vấn đề như: những yếu tố nào 

chi phối các quyết định của những người tiêu dùng vải? Nhu cầu về vải 

của mỗi cá nhân và của cả thị trường được hình thành như thế nào và biến 

động ra sao? Người sản xuất vải sẽ lựa chọn các quyết định như thế nào 

khi đối diện với các vấn đề như: số lượng công nhân cần thuê? lượng máy 

móc, thiết bị, nguyên vật liệu cần đầu tư, mua sắm? sản lượng vải nên sản 

xuất? Khi những người tiêu dùng và người sản xuất vải tham gia và tương 

tác với nhau trên thị trường thì sản lượng và giá cả vải sẽ hình thành và 

biến động như thế nào? Thật ra, các biến số giá cả và sản lượng thường 

quan hệ chặt chẽ với nhau. Giá cả thị trường của một loại hàng hoá một 

mặt, được hình thành như là kết quả tương tác lẫn nhau của nhiều người 

tham gia vào các giao dịch thị trường (những người tiêu dùng với nhau, 

những người sản xuất với nhau và khối những người tiêu dùng và khối 

những người sản xuất với nhau); mặt khác, lại ảnh hưởng trở lại đến các   30

quyết định của những người này. Vì thế, lý thuyết kinh tế học vi mô đôi 

khi còn được gọi là lý thuyết giá cả.  

 Các thị trường thường có quan hệ,  ảnh hưởng lẫn nhau. Những 

biến động trên thị trường vải chắc chắn có liên quan đến những biến động 

trên thị trường quần áo may sẵn. Khi chúng ta tách ra một thị trường để 

nghiên cứu, coi những yếu tố có liên quan từ thị trường khác là đã biết và 

giả định là không thay đổi (do ảnh hưởng trở lại từ thị trường mà ta đang 

khảo sát được xem là không đáng kể hay tạm thời bị bỏ qua), thì thực ra, 

đây là một sự đơn giản hoá. Tuy nhiên, sự đơn giản hoá như vậy luôn cần 

thiết trong nghiên cứu khoa học, khi người ta buộc phải tập trung vào 

những khía cạnh cốt yếu của vấn đề cần phải khảo sát. Phép phân tích 

như thế được gọi là phân tích cục bộ và trong kinh tế học vi mô nó được 

sử dụng như là phương pháp phân tích chủ yếu. Đương nhiên, trong nhiều 

trường hợp, ảnh hưởng ngược mà ta đề cập ở trên là đáng kể và không thể 

bỏ qua, người ta phải dùng phương pháp phân tích phức tạp hơn được gọi 

là phép phân tích tổng thể chung. Với phép phân tích này, sự tác động 

qua lại của các thị trường có liên quan đến thị trường vải sẽ phải được 

tính đến khi chúng ta phân tích về chính thị trường vải.  

Kinh tế học vĩ mô: Kinh tế học vĩ mô tập trung xem xét nền kinh tế 

như một tổng thể thống nhất. Nó không nhìn nền kinh tế thông qua cái 

nhìn về từng thị trường hàng hoá cụ thể cũng giống như trường hợp người 

họa sỹ nhìn một cánh rừng một cách tổng thể thường không để mắt một 

cách chi tiết đến từng cái cây. Người hoạ sỹ có thể vẽ một cánh rừng mà 

không nhất thiết phải thể hiện chi tiết những cái cây trong đó. 

Khi phân tích những lựa chọn kinh tế của xã hội, kinh tế học vĩ mô 

quan tâm đến đại lượng hay biến số tổng hợp của cả nền kinh tế. Cũng là 

phân tích về giá cả, song nó không quan tâm đến những biến động của 

từng loại giá cụ thể như giá vải, giá lương thực, mà là chú tâm vào sự dao 

động của mức giá chung. Cần có những kỹ thuật tính toán để có thể quy 

các mức giá cụ thể của những hàng hoá riêng biệt về mức giá chung của 

cả nền kinh tế, song đó là hai loại biến số hoàn toàn khác nhau. Sự thay 

đổi trong mức giá chung được thể hiện bằng tỷ lệ lạm phát. Đo lường tỷ   31

lệ lạm phát, giải thích nguyên nhân làm cho lạm phát là cao hay thấp, 

khảo cứu hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế cũng như các khả năng 

phản ứng chính sách từ phía nhà nước v.v… là góc nhìn của kinh tế học 

vĩ mô về giá cả. Cũng có thể nói như vậy về biến số sản lượng. Khi chỉ 

quan tâm đến sản lượng của các hàng hoá cụ thể, nghĩa là ta vẫn đang 

nhìn sản lượng dưới góc nhìn của kinh tế học vi mô. Kinh tế học vĩ mô 

không chú tâm vào sản lượng của các hàng hoá cụ thể như vải hay lương 

thực mà quan tâm đến tổng sản lượng của cả nền kinh tế. Tổng sản lượng 

đó  được hình thành như thế nào, do những yếu tố nào quy  định, biến 

động ra sao? Những chính sách nào có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 

dài hạn (hay sự gia tăng liên tục của tổng sản lượng)? v.v… Đó là những 

câu hỏi mà kinh tế học vĩ mô cần giải đáp. 

Kinh tế học vĩ mô cũng có thể chia nền kinh tế thành những cấu 

thành bộ phận để khảo cứu, phân tích. Song khác với kinh tế học vi mô, 

các bộ phận cấu thành này vẫn mang tính tổng thể của cả nền kinh tế. Ví 

dụ, nó xem các kết quả vĩ mô như là sản phẩm của sự tương tác giữa thị 

trường hàng hoá, thị trường tiền tệ, thị trường lao động. Tuy nhiên, ở đây 

các thị trường trên đều được xem xét  như là các thị trường chung, có tính 

chất tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế. 

Như vậy, kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô thể hiện các cách 

nhìn hay tiếp cận khác nhau về đối tượng nghiên cứu. Chúng là hai phân 

nhánh khác nhau của kinh tế học, song có quan hệ chặt chẽ với nhau. 

Những tri thức kinh tế học vi mô là nền tảng của các hiểu biết về nền kinh 

tế vĩ mô. Để có những hiểu biết về thị trường lao động chung hay tỷ lệ 

thất nghiệp của nền kinh tế, người ta cần phải nắm được cách lựa chọn 

hay phản ứng của người lao động và doanh nghiệp điển hình trên một thị 

trường lao động cụ thể.   

1.2.3. Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc trong kinh tế học 

  Đứng trước cùng một hiện tượng kinh tế (ví dụ, sự kiện giá dầu mỏ 

liên tục tăng trong thời gian gần đây và vượt ngưỡng 60 USD/thùng), các 

nhà kinh tế có thể có hai cách tiếp cận: phân tích thực chứng và phân tích   32

chuẩn tắc. Đây là hai cách nhìn nhận khác nhau về cùng một đối tượng 

hay vấn đề kinh tế. 

Phân tích thực chứng là cách phân tích trong đó người ta cố gắng 

lý giải khách quan về bản thân các vấn đề hay sự kiện kinh tế. Khi giá 

dầu mỏ liên tục gia tăng trên thị trường thế giới, nhà kinh tế học thực 

chứng (người áp dụng phương pháp phân tích thực chứng) sẽ cố gắng thu 

thập, kiểm định số liệu nhằm mô tả và lý giải xem xu hướng tăng giá của 

dầu mỏ diễn ra như thế nào? những động lực kinh tế nào nằm đằng sau 

chi phối sự kiện trên (sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu về dầu mỏ của 

các nước trên thế giới? sự khó khăn trong việc tăng mức cung về dầu mỏ 

do không tìm ra những mỏ dầu mới hay những bất ổn ở khu vực Trung 

Đông, đặc biệt là ở Irắc, nơi cung cấp dầu mỏ chính cho thế giới?). Người 

ta cũng có thể dự đoán hậu quả của việc tăng giá dầu đối với nền kinh tế 

thế giới hay đối với một quốc gia cụ thể nào đó (vì sự kiện này, tốc độ 

tăng trưởng kinh tế chung của thế giới hay của một nước nào đó giảm đi 

bao nhiêu phần trăm?). Người ta cũng có thể phỏng đoán các phản ứng 

chính sách khác nhau của các chính phủ và hậu quả có thể của các chính 

sách này.  

Phân tích thực chứng có khuynh hướng tìm kiếm cách mô tả khách 

quan về các sự kiện hay quá trình trong đời sống kinh tế. Động cơ của 

phép phân tích thực chứng là cắt nghĩa, lý giải và dự  đoán về các quá 

trình hay sự kiện kinh tế này. Câu hỏi trung tâm ở đây là: như thế nào? 

Việc xây dựng các lý thuyết kinh tế thực chứng khác nhau chính nhằm 

đưa ra những công cụ tư duy để có thể thực hiện dễ dàng hơn những phân 

tích này. Một kết luận của phép phân tích thực chứng chỉ được thừa nhận 

là đúng đắn nếu nó được kiểm nghiệm và xác nhận bởi chính các sự kiện 

thực tế. Mặc dù muốn lý giải khách quan về các hiện tượng kinh tế, do 

hạn chế chủ quan hoặc vì các lý do khác, nhà kinh tế học thực chứng vẫn 

có thể đưa ra những nhận định sai lầm. Người ta vẫn có thể đưa ra những 

kết luận khác nhau về cùng một vấn  đề và trong lúc chúng chưa  được 

thực tế xác nhận hay bác bỏ, các nhà kinh tế có thể bất đồng với nhau.   33

Phân tích chuẩn tắc nhằm đưa ra những đánh giá và khuyến nghị 

dựa trên cơ sở các giá trị cá nhân của người phân tích. Câu hỏi trung tâm 

mà cách tiếp cận chuẩn tắc đặt ra là: cần phải làm gì hay cần phải làm 

như thế nào trước một sự kiện kinh tế? Đương nhiên, những kiến nghị mà 

kinh tế học chuẩn tắc hướng tới cần phải dựa trên sự đánh giá của người 

phân tích, theo  đó, các sự kiện trên  được phân loại thành xấu hay tốt, 

đáng mong muốn hay không đáng mong muốn. Chúng ta hãy trở lại vấn 

đề giá dầu mỏ gia tăng nói trên. Một nhà kinh tế, khi đưa ra phán xét hiện 

tượng này là xấu, và cho rằng cần phải làm mọi cách để kiềm chế hay hạ 

giá dầu xuống, thì người này đã nhìn nhận vấn đề dưới góc độ chuẩn tắc. 

Trong khi một nhận định thực chứng có thể được xác nhận hay bị bác bỏ 

thông qua các bằng chứng thực tế, do đó, một sự phân tích thực chứng 

mang tính chất của một phép phân tích khoa học, thì người ta lại khó có 

thể thừa nhận hay phủ nhận một kết luận chuẩn tắc chỉ bằng cách kiểm 

định nó qua các số liệu hay chứng cứ thực tế. Các nhận định chuẩn tắc 

luôn luôn dựa trên các giá trị cá nhân. Những giá trị đó là khác nhau tùy 

thuộc vào thế giới quan, quan điểm đạo đức, tôn giáo hay triết lý chính trị 

của từng người. Một người nào đó có thể coi sự gia tăng giá dầu là xấu, 

song một người khác vẫn có thể xem  đó là hiện tượng tốt,  đáng mong 

muốn. Dựa vào các thang bậc giá trị khác nhau, người ta có thể đưa ra 

những đánh giá khác nhau về cùng một vấn đề. 

 Dĩ nhiên, các kết luận thực chứng có thể ảnh hưởng tới các nhận 

định chuẩn tắc. Khi hiểu hơn phương thức vận hành khách quan của một 

chuỗi các sự kiện, người ta có thể thay đổi cách nhìn nhận chuẩn tắc đã 

có. Một người nào  đó có thể cho rằng giá dầu tăng là một hiện tượng 

« tốt » vì nó chỉ gây ra thiệt hại đối với người giàu, những người “đáng 

ghét”, thường đi những chiếc ô tô sang trọng hay những chiếc xe máy đắt 

tiền. Tuy nhiên, người này có thể thay đổi quan điểm chuẩn tắc của mình 

khi biết rõ hơn những hậu quả (cả những hậu quả « xấu » đối với người 

nghèo) của việc tăng giá dầu nhờ vào các phân tích, đánh giá thực chứng. 

Song dù thế nào thì một  kết luận chuẩn tắc cũng luôn dựa vào chuẩn mực 

giá trị của mỗi cá nhân. Điều đó làm cho sự bất đồng giữa các nhà kinh tế 

trong các quan  điểm chuẩn tắc thường nhiều hơn trong các quan  điểm 

thực chứng. Trong cuộc sống, chúng ta cần cả sự phân tích thực chứng   34

khi muốn hiểu chính xác hơn về thế giới xung quanh, song cũng cần đến 

sự phân tích chuẩn tắc khi muốn hay phải bày tỏ thái độ của mình trước 

các vấn đề mà xã hội đang đối diện. 

1.3. Các công cụ phân tích kinh tế  

Để thực hiện tốt bất cứ công việc gì, chúng ta cũng cần sử dụng những 

công cụ thích hợp. Đối với kinh tế học, việc nắm vững một số công cụ 

phân tích sẽ cho phép chúng ta tư duy một cách có phương pháp như một 

nhà kinh tế. 

Tổng quan về phương pháp nghiên cứu các vấn đề kinh tế: Kinh tế 

học là một môn khoa học xã hội. Với tính cách là một khoa học, những tri 

thức của nó cũng  được hình thành trên những cơ sở chung như bất cứ 

môn khoa học nào khác: quan sát các sự kiện thực tế trong đời sống kinh 

tế; nắm bắt và tìm ra những mối liên hệ của chúng; xây dựng những mô 

hình lý thuyết để giải thích chúng; thu thập các chứng cứ và số liệu thực 

tế để kiểm định các lý thuyết này. Đến lượt mình, các mô hình lý thuyết 

đúng đắn lại trở thành công cụ tư duy hữu ích để người ta kiếm tìm các tri 

thức mới. Trong sự vận động không ngừng của thế giới, các sự kiện mới 

luôn đặt ra những thách thức đối với những lý thuyết và tri thức đã biết, 

đòi hỏi và tạo cơ hội cho các lý thuyết và tri thức mới ra đời. 

Đối với tư duy khoa học, triết học – với tư cách là những tri thức 

tổng quát về thế giới nói chung – có khả năng cung cấp những chỉ dẫn 

quan trọng về mặt phương pháp luận. Phép tư duy biện chứng thực sự là 

phương pháp tư duy khoa học để hiểu về thế giới, vốn luôn luôn vận động 

và phát triển. Tuy nhiên, trước những đối tượng nghiên cứu cụ thể, những 

phương pháp luận triết học chung chỉ trở thành hữu ích khi chúng được 

vận dụng thích hợp và được cụ thể hóa thông qua các phương pháp và 

công cụ nghiên cứu đặc thù. 

Với tư cách là một môn khoa học xã hội, trong kinh tế học, cách 

quan sát các sự kiện, thu thập chứng cứ nhằm xây dựng hay kiểm định 

các lý thuyết có những điểm không giống như trong nhiều môn khoa học 

tự nhiên. Trong vật lý học, người ta có thể dựng các thí nghiệm để tìm   35

hiểu về thế giới vật chất: khám phá những tính chất mới của các vật thể, 

kiểm nghiệm các kết luận lý thuyết. Các nhà kinh tế học, nói chung, 

không thể hay khó tạo ra các chứng cứ hay số liệu bằng cách tiến hành 

những thí nghiệm kinh tế. Do liên quan đến hành vi và cuộc sống của con 

người, các thí nghiệm kinh tế trên diện rộng (mới có khả năng phổ quát) 

thường có thể đem lại những hậu quả xã hội to lớn. Điều  đó, trong rất 

nhiều trường hợp, không cho phép người ta tiến hành các thí nghiệm kinh 

tế nhân tạo. Một mặt, các nhà kinh tế buộc phải coi bản thân đời sống 

kinh tế của xã hội là phòng thí nghiệm vĩ đại của mình. Các biến cố kinh 

tế xảy ra trong lịch sử luôn là những chứng cứ quan trọng đối với họ. Mặt 

khác, họ luôn coi trọng sức mạnh của “sự trừu tượng hóa khoa học”. Đây 

chính là cách người ta đơn giản hóa thế giới kinh tế thực (vốn bao gồm 

những hiện tượng, sự kiện liên hệ với nhau một cách chằng chịt, phức 

tạp) bằng cách bỏ qua những khía cạnh thứ yếu nhằm làm nổi bật lên 

những những mối liên hệ chính yếu, then chốt của nó. Chẳng hạn, để có 

thể tìm ra mối liên hệ giữa lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua 

và giá cả của hàng hóa, người ta sẽ phải quan sát xem sự thay đổi của giá 

cả hàng hóa ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua hàng của người 

tiêu dùng. Trên thực tế, khối lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn 

mua bị chi phối đòng thời bởi nhiều yếu tố. Để biết giá cả có vai trò như 

thế nào, người ta buộc phải “bỏ qua” ảnh hưởng của các yếu tố khác như 

thu nhập, sở thích, giá cả các hàng hóa khác v.v… bằng cách giả  định 

chúng là không thay đổi. Chỉ đến khi đã nắm bắt được quan hệ giữa giá 

cả của một loại hàng hóa và khối lượng hàng hóa được yêu cầu, người ta 

mới trở lại xem xét các yếu tố này. Một ví dụ khác: khi lý giải về các 

quyết định của doanh nghiệp trên thị trường đầu ra hay đầu vào, người ta 

thường giả định mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. 

Trên thực tế, hệ mục tiêu mà một doanh nghiệp theo đuổi có thể khá đa 

dạng. Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng chỉ tìm cách tối đa hóa lợi 

nhuận. Tuy vậy, khi “bỏ qua” các mục tiêu khác, tập trung vào mục tiêu 

lợi nhuận như là mục tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp nói 

chung, người ta sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt cách thức ra quyết 

định của doanh nghiệp (doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản lượng ra sao khi 

nhu cầu về hàng hóa đầu ra tăng lên, khi giá cả đầu vào thay đổi v.v…).   36

Như vậy, đơn giản hóa bằng cách đưa ra những giả định thích hợp luôn 

có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế, vì nó cho phép 

chúng ta không bị sa đà vào những chi tiết phụ, thứ yếu và rối rắm, do đó 

có điều kiện để tập trung vào những mối quan hệ có nhiều ý nghĩa hơn. 

Dĩ nhiên, lựa chọn được những giả định thích hợp là một công việc khó 

khăn. Với những giả định khác nhau, người ta có thể đưa ra những cách 

giải thích không giống nhau về thế giới, có thể xây dựng nên những mô 

hình lý thuyết khác nhau. Các giả định làm nền tảng cho những lý thuyết 

“tốt” phải tỏ ra phù hợp một cách tương đối với thực tế, với lô gic phát 

triển khách quan bên trong của các sự kiện.    

Mô hình kinh tế: Mô hình hay lý thuyết kinh tế được hình thành 

trên cơ sở quan sát các sự kiện hay biến cố kinh tế xảy ra trên thực tế. 

Theo nghĩa này, nó là kết quả của tư duy, là tri thức kinh tế học  mà con 

người có được khi nghiên cứu về hiện thực. Tuy nhiên, vì mô hình đưa ra 

một cách một cách giải thích nào  đó về một vấn  đề kinh tế trên cơ sở 

những giả định đơn giản hóa, nó cho ta một hình dung về một vấn đề của 

thế giới kinh tế thực với những mối liên hệ chính yếu nhất. Vì thế, các mô 

hình được coi là những khuôn mẫu để người ta tư duy về các vấn đề kinh 

tế. Chúng giúp cho người ta có thể nắm bắt được lô gic của các sự kiện 

một cách dễ dàng hơn, do đó, chúng là những công cụ hữu ích để phân 

tích các hành vi kinh tế của con người cũng như sự vận hành của nền kinh 

tế. 

Sử dụng mô hình kinh tế để hình dung và phân tích về thế giới kinh 

tế thực cũng giống như người ta dùng bản đồ địa chất để hình dung về các 

mỏ khoáng sản, dùng mô hình giải phẫu cơ thể người để hình dung về 

con người dưới góc nhìn sinh học. Như chúng ta đã đề cập, khi xây dựng 

các mô hình, người ta bao giờ cũng phải bỏ qua nhiều chi tiết thực của 

đối tượng nghiên cứu để có thể tập trung vào những chi tiết được coi là 

quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất. Vì thế, các mô hình luôn luôn dựa vào 

các giả định đơn giản hóa. Các giả định không thể đưa ra một cách tùy 

tiện, vì nếu bỏ qua những chi tiết chính yếu, then chốt, có liên quan đến 

bản chất của đối tượng, chúng ta sẽ không thể hiểu được một cách thực 

chất về đối tượng.   37

Một mô hình kinh tế có thể biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm 

người trong nền kinh tế (ví dụ, mô hình về vòng chu chuyển của nền kinh 

tế biểu thị mối quan hệ tương tác giữa những hộ gia đình và các doanh 

nghiệp trên các thị trường đầu vào, đầu ra cho chúng ta một hình dung 

đơn giản về sự hoạt động của cả nền kinh tế) hay giữa các biến số kinh tế 

(ví dụ, mô hình về sự lựa chọn của người tiêu dùng thể hiện mối quan hệ 

giữa lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua về một loại hàng hóa 

với thu nhập, sở thích của người tiêu dùng và giá cả của chính hàng hóa 

này v.v…). Xác định  được các chủ thể kinh tế hay các biến số có liên 

quan với nhau, chỉ ra được mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng (do 

đó, chúng ta cần bỏ qua những mối quan hệ ngẫu nhiên), làm rõ mối liên 

hệ nhân quả giữa chúng (cái gì quyết định cái gì? cái gì là nguyên nhân, 

cái gì là kết quả?), lượng hóa ở mức có thể các mối quan hệ này (khi một 

biến số thay đổi thì nó ảnh hưởng như thế nào đến sự thay đổi của một 

biến số khác cả về mặt định tính lẫn mặt định lượng) bằng các phương 

trình hay đồ thị v,v… đó là những nhiệm vụ cần làm để xác lập một mô 

hình kinh tế. Nội dung của mô hình được rút ra trên cơ sở quan sát thực 

tế. Song những tư tưởng hay kết luận của mô hình cũng cần phải được 

kiểm nghiệm trên cơ sở các sự kiện hay số liệu thực tế. 

Do được chắt lọc từ thực tế nhằm diễn giải thực tế ở những điểm 

chính yếu nhất, mô hình kinh tế là công cụ hữu ích để phân tích về các 

vấn đề kinh tế trong đời sống thực. Tuy nhiên, do dựa vào các giả định 

đơn giản hóa, các mô hình kinh tế không phải là chính đời sống kinh tế 

thực. Khi phân tích một vấn đề kinh tế cụ thể, đôi khi chúng ta vẫn phải 

tính đến những điều đã bị bỏ qua trong các giả định để có thể đưa ra được 

những kiến giải cụ thể. Nên nhớ rằng các giả định kinh tế luôn là những 

giả định liên quan đến hành vi của con người. Khi những hoàn cảnh kinh 

tế chi phối các hành vi này thay  đổi, cách thức  ứng xử của con người 

cũng sẽ thay đổi. Đây là lúc các giả định, dù trước đó thường được công 

nhận, cần được xem xét lại. Vì lý do này mà cần có những mô hình hay lý 

thuyết kinh tế mới, tốt hơn. 

Số liệu và chỉ số:  Trong phân tích kinh tế, các số liệu luôn đóng 

một vai trò quan trọng. Khi đưa ra một nhận định hay kiến nghị cụ thể,   38

người ta không chỉ dừng lại ở những phân tích định tính. Để có thể phân 

tích định lượng, người ta buộc phải quan tâm đến các số liệu. Đây là chất 

liệu cần thiết để chúng ta có thể lượng hóa các mối quan hệ kinh tế mà 

mô hình quan tâm cũng như kiểm nghiệm tính đúng đắn của mô hình. 

Số liệu có giá trị phải là số liệu đáng tin cậy. Nó phải được thu thập 

cẩn trọng, có phương pháp, trên cơ sở những mẫu điều tra thích hợp. Các 

khoa học về thống kê thường nghiên cứu về các phương pháp thu thập số 

liệu như vậy. 

Số liệu cần được tổ chức tốt mới trở nên hữu dụng. Để theo dõi sự 

vận động của một biến số kinh tế, về mặt định lượng, người ta có hai cách 

thể hiện số liệu: trình bày số liệu như một dãy số theo thời gian hoặc như 

một dãy số chéo. 

  Dãy số theo thời gian : thể hiện các số đo của cùng một biến số ở 

những thời điểm khác nhau. Nó cho ta thấy xu hướng vận động, thay đổi 

của một biến số theo dòng thời gian. Dãy số theo thời gian có thể biểu thị 

dưới dạng các bảng số liệu, biểu  đồ hay  đồ thị. Ví dụ tổng giá trị kim 

ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây:  

Bảng 1.2: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam một số năm gần đây 

Đơn vị tính: triệu đô la Mỹ 

  1999 2000 2001 2002 2003 Sơ bộ2004 Sơ bộ 2005

Tổng giá trị 

kim ngạch 

xuất nhập 

khẩu 

23283 30120 31247 36451 45405 58458 69420 

Nguồn: Tổng cục thống kê “Xuất nhập khẩu Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2005)” . 

NXB Thống kê, Hà Nội, 2006 

  Dãy số liệu chéo: thể hiện các số đo của cùng một biến số, tại cùng 

một thời điểm gắn liền với các khu vực, các bộ phận, các nhóm xã hội 

hay cá nhân khác nhau. Ví dụ, bảng dưới đây cho chúng ta một dãy số   39

liệu chéo về Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo ngành 

kinh tế. 

Bảng 1.3: Tổng sản phẩm trong nước năm 2005 theo giá thực tế phân theo thành 

phần kinh tế 

Đơn vị tính: tỷ đồng 

TỔNG SỐ  837858 

Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản  175048 

Khu vực công nghiệp và xây dựng  343807 

Khu vực dịch vụ  319003 

Nguồn: Niên giám thống kê 2005. NXB Thống kê, Hà Nội, 2006. 

Vì các số liệu chéo gắn liền với các nhóm hay các bộ phận khác 

nhau trong nền kinh tế, nên nó hay được sử dụng để phân tích các vấn đề 

chi tiết hay các tương quan cấu trúc trong nền kinh tế. Ví dụ, số liệu ở 

bảng trên cho ta thấy quy mô và đóng góp của từng ngành kinh tế trong 

GDP chung của cả nền kinh tế. Gián tiếp, chúng có thể cho ta hình dung 

về cơ cấu kinh tế Việt Nam ở thời điểm năm 2005. Nếu chúng ta quan 

tâm đến một vấn đề tổng hợp hơn, chẳng hạn, sự tăng trưởng chung của 

cả nền kinh tế Việt Nam, chúng ta buộc phải theo dõi số liệu GDP của 

Việt Nam theo thời gian. 

Các số liệu theo thời gian và các số liệu chéo có khả năng bổ sung 

cho nhau và giúp chúng ta hình dung tốt hơn về các biến số kinh tế. 

 Các chỉ số: Chỉ số là một loại số liệu  đặc biệt, thường  được sử 

dụng khi chúng ta muốn so sánh các số liệu với nhau mà không quan tâm 

đến đơn vị đo thực sự của chúng. Số chỉ số biểu thị các số liệu dưới dạng 

các giá trị so sánh với một giá trị gốc nào đó. Ví dụ, giả sử giá cả của một 

loại hàng hóa lần lượt là 2000 đồng/kg, 3000 đồng/kg, 2600 đồng/kg, và 

4000 đồng/kg trong các năm 2000, 2001, 2002 và 2003. Nếu chúng là lấy 

mức giá năm 2000 của hàng hóa trên là giá trị gốc, khi đó mức giá hàng 

hóa trong năm 2000 này có thể được coi như một đơn vị đo mới và chỉ số 

quy ước của nó là 100. Chỉ số giá của hàng hóa trên trong những năm   40

2001, 2002, 2003 sẽ lần lượt là: 150, 130 và 200. Cách tổ chức lại số liệu 

dưới dạng chỉ số có thể giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt xu thế vận động 

của các chuỗi số liệu hơn. 

 Khi chúng ta muốn nắm bắt  động thái thay  đổi của giá cả nhiều 

loại hàng hóa chứ không phải của một loại hàng hóa duy nhất, chúng ta 

phải xây dựng chỉ số chung như là một giá trị trung bình của các loại giá. 

Trong chỉ số giá chung của nhiều loại hàng hóa, sự thay đổi của nó vừa 

đo và phản ánh mức độ thay đổi trong giá cả của từng loại hàng hóa, vừa 

phản ánh tầm quan trọng của từng loại hàng hóa trong giỏ hàng hóa nói 

chung. Vì thế, người ta có thể gán cho các hàng hóa những trọng số khác 

nhau khi tính toán chỉ số giá chung. 

Biến số danh nghĩa và biến số thực tế: Các biến số trong nền kinh 

tế, khi được đo lường về mặt giá trị, trước tiên thường được biểu hiện như 

là các biến số danh nghĩa: tổng doanh thu hàng hóa mà một doanh nghiệp 

nhận được trong một thời kỳ; mức lương của một người công nhân nhận 

được trong một tháng hay một năm xác định; tổng giá trị hàng hóa hay 

dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong năm 2006; mức lãi suất mà ngân hàng 

cho vay trong một thời kỳ nhất định v.v… Các biến số danh nghĩa ở một 

thời điểm xác định đều được tính toán trên cơ sở các mức giá hay sức 

mua của đồng tiền ở chính thời điểm hiện hành mà người ta đang khảo 

sát. Ví dụ, tiền lương danh nghĩa của công nhân năm 2001 chính là số 

tiền lương mà người công nhân nhận được bằng tiền ở chính năm này. Nó 

gắn với mức giá hay giá trị của đồng tiền lúc đó. So với năm 2000, nếu 

tiền lương danh nghĩa của công nhân năm 2001 tăng lên 10%, song đồng 

thời trong khoảng thời gian này, mức giá chung cũng tăng lên 10% hay 

sức mua đồng tiền giảm đi 10%  (sức mua của đồng tiền là chỉ số về số 

lượng hàng thực tế mà một  đơn vị tiền tệ có thể mua  được), chúng ta 

không thể nói người công nhân trở nên khá giả hơn nhờ được tăng lương. 

Trong trường hợp này, tiền lương danh nghĩa không phải là số đo tin cậy 

để chúng ta đưa ra kết luận. Muốn làm được điều này, chúng ta phải quy 

tiền lương danh nghĩa về tiền lương thực tế.   41

Các biến số thực tế được xây dựng trên cơ sở điều chỉnh các biến 

số danh nghĩa theo một mức giá chung hay một sức mua  đồng tiền cố 

định. Nói cách khác, đó là các biến số danh nghĩa đã khử đi yếu tố lạm 

phát – sự tăng lên trong mức giá chung của nền kinh tế khiến cho sức 

mua đồng tiền thay đổi. Khi đo giá trị tiền tệ của các biến số kinh tế ở 

những thời điểm khác nhau, theo một mức giá thống nhất của một thời 

điểm nào đó (tức là mức giá ở đây được cố định hóa theo thời gian), các 

biến số thực tế phản ánh chính xác hơn sự thay đổi thực tế của các biến số 

kinh tế. Như trong ví dụ ở trên, khi tiền lương danh nghĩa của công nhân 

tăng lên cùng một tỷ lệ với giá cả các hàng hóa, thực chất, tiền lương thực 

tế của anh ta không thay  đổi. Số lượng hàng hóa mà tiền lương danh 

nghĩa có thể mua được vẫn như cũ. Tiền lương thực tế nói với chúng ta 

chính xác hơn về tác động của việc tăng lương đối với đời sống của người 

công nhân. Vì vậy, để tránh sai lầm trong phân tích kinh tế, cần biết phân 

biệt các biến số danh nghĩa và các biến số thực tế.   

Đồ thị: Trong kinh tế học, người ta hay sử dụng đồ thị để phân tích 

các vấn đề kinh tế. Nhờ đồ thị, các mối liên hệ giữa các biến số kinh tế 

được thể hiện trực quan hơn, các chiều hướng kinh tế trở nên dễ nắm bắt 

hơn. Đồ thị giúp cho các nhà kinh tế có thể trình bày các ý tưởng của 

mình một cách đơn giản và dễ hiểu.  

 Các số liệu có thể biểu thị bằng đồ thị. Với hệ tọa độ hai chiều, có 

thể trình bày dãy số theo thời gian bằng đồ thị, trong đó một trục được 

dùng để biểu thị thời gian. Tuy nhiên, vì các mô hình kinh tế thường quan 

tâm đến mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, nên các đồ thị với hai biến 

số thường được sử dụng nhiều hơn. 

Với một hệ trục tọa độ, người ta biểu thị số đo của một biến số trên 

trục tung, và số đo của một biến số khác, có quan hệ, trên trục hoành. Mỗi 

một điểm trên đồ thị biểu thị một cặp giá trị của cả hai biến số. Nó cho 

chúng ta biết giá trị của một biến số kết quả khi biết giá trị của biến số 

giải thích. Ví dụ, đồ thị của đường cầu về một loại hàng hóa cho ta biết 

mối quan hệ giữa lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua tương 

ứng với các mức giá. Giả sử, quan hệ này được biểu thị dưới dạng một   42

hàm số cầu:      QD = 100 – 2P, trong đó QD biểu thị lượng hàng hóa (ví 

dụ,  đo bằng tấn hàng hóa)  được yêu cầu và P biểu thị mức giá (ví dụ, 

được đo bằng triệu đồng trên tấn hàng hóa). Khi P=10, ta có QD=80. Cặp 

giá trị này (80,10) được thể hiện bằng một điểm trên đồ thị về đường cầu. 

Còn đường này, như là một tập hợp của các điểm nói trên, nói cho chúng 

ta biết mối tương quan giữa sự thay đổi trong giá cả hàng hóa với sự thay 

đổi trong lượng hàng hóa mà người ta muốn mua. Chẳng hạn, khi giá cả 

tăng lên từ 10 triệu đồng/tấn thành 15 triệu đồng/tấn, lượng hàng hóa mà 

người tiêu dùng muốn mua giảm xuống còn 70 tấn. Cặp giá trị (70,15) là 

một điểm khác trên đường cầu nói trên. Ở đây, chúng ta thấy có một sự di 

chuyển từ một điểm này đến một điểm khác trên cùng một đường cầu. 

Một sự di chuyển như vậy chỉ bắt nguồn từ một số thay đổi trong một 

biến số (biến số giải thích) mà số đo của nó đã được biểu thị trên một trục 

nào đó trong hệ tọa độ. Nói theo một ngôn ngữ khác: Khi ta coi QD như 

một hàm số của P (QD=f(P)), khi giá trị của P thay đổi, ta được một giá 

trị khác của QD. Khi những tham số xác định hàm số này chưa thay đổi 

thì sự thay đổi của biến số giải thích P không làm đồ thị của chúng ta thay 

đổi mà chỉ tạo nên một sự di chuyển từ điểm này đến điểm khác trên đồ 

thị.  

Về mặt đồ thị, vị trí của một đường biểu thị mối quan hệ giữa hai 

biến số bị quy định bởi các tham số hay biến số khác. Khi các yếu tố này 

thay đổi,  cả đồ thị của chúng ta sẽ dịch chuyển. Trở lại ví dụ trên, khi 

Hình 1.4

0

10

20

30

40

50

60

0 20 40 60 80 100 120

QD

P  43

biểu thi mối quan hệ giữa QD và P, ta giả định các yếu tố khác là không 

thay đổi. Chúng ta chỉ quan sát sự thay đổi của P xem nó ảnh hưởng như 

thế nào đối với QD. Chỉ bằng cách đơn giản hóa này, ta mới nắm bắt được 

chiều hướng và quy mô tác động thực sự của biến số P đối với biến số 

QD, và thể hiện được mối quan hệ giữa chúng bằng một đồ thị trên một hệ 

tọa độ hai chiều trong mặt phẳng. Trên thực tế, ngoài P, còn có những 

yếu tố khác cũng tác động đến lượng hàng hóa mà người ta muốn mua 

(QD). Như vậy, với một đồ thị về đường cầu xác định, các yếu tố khác 

(không phải là P) được coi là đã xác định và không thay đổi. Khi những 

yếu tố này thay đổi, các tham số trong hàm cầu thay đổi. Toàn bộ đường 

cầu sẽ chuyển dịch. Chẳng hạn, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng 

lên, ở mỗi mức giá như cũ, người tiêu dùng có khuynh hướng muốn mua 

một lượng hàng hóa nhiều hơn. Khi đó toàn bộ đường cầu sẽ dịch chuyển 

sang bên phải để biểu thị quan hệ giữa QD và P trong điều kiện của mức 

thu nhập mới. Sự phân biệt giữa sự di chuyển dọc theo một đường và sự 

dịch chuyển của một đường là quan trọng trong kinh tế học. 

Trong quan hệ giữa hai biến số mà chúng ta mô tả bằng đồ thị, mức 

độ phản ứng của một biến số trước sự thay đổi của biến số kia được đặc 

trưng bằng độ dốc của đường. Về mặt toán học, độ dốc của đường y=f(x) 

được đo bằng tỷ số: ∆y/∆x. Với một hàm số tuyến tính, đồ thị của hàm là 

một đường thẳng thì độ dốc của nó là một hằng số hay một giá trị không 

đổi. Đó chính là hệ số góc a trong phương trình tuyến tính y = ax + b. 

Với một đường cong (hay đường phi tuyến), độ dốc của đường luôn thay 

đổi, tùy thuộc vào từng điểm trên đồ thị. Tại một điểm xác định, nó được 

đo bằng độ dốc của đường tiếp tuyến với đường cong tại điểm trên. Nếu 

độ dốc là dương, trong khoảng chúng ta đang xét, đồ thị có hướng dốc 

lên, quan hệ giữa hai biến là đồng biến.  Ngược lại, nếu độ dốc là âm, 

trong khoảng chúng ta đang xét, đồ thị có hướng dốc xuống, quan hệ giữa 

hai biến là nghịch biến. Còn nếu giá trị tuyệt đối của độ dốc càng lớn, 

khoảng đồ thị mà ta đang xét càng dốc. Ngược lại, giá trị tuyệt đối của độ 

dốc của một đường hay một phần của nó càng nhỏ, đường đồ thị càng trở 

nên phẳng hơn. Những kiến thức đơn giản này được sử dụng nhiều khi ta 

đọc các đồ thị kinh tế học. Ví dụ, trên đồ thị đường cầu, vì theo truyền 

thống người ta biểu thị lượng hàng hóa  được yêu cầu  ở trục hoành và   44

mức giá  ở trục tung, nên  độ dốc của  đường cầu  được  đo bằng tỷ số 

∆P/∆QD hay là nghịch đảo của tỷ số ∆QD/∆P. Tỷ số này thường là một số 

âm, biểu thị lượng hàng hóa được yêu cầu có xu hướng giảm khi mức giá 

tăng và ngược lại. Vì thế, đường cầu thường được vẽ như một đường dốc 

xuống. Khi giá thay đổi nhiều mà những thay đổi hay mức độ phản ứng 

của lượng hàng hóa được yêu cầu là không đáng kể, tỷ số ∆QD/∆P, xét về 

mặt tuyệt đối là tương đối nhỏ, hay tỷ số nghịch đảo của nó là tương đối 

lớn. Trong trường hợp này, đường cầu là một đường là một đường tương 

đối dốc.  

Những lưu ý:  

1)  Khi sử dụng các nguyên lý kinh tế mà lý thuyết nêu ra, chúng ta 

cần chú ý đến các giả định. Trong các giả định, có một loại thường 

xuyên được các nhà kinh tế sử dụng là giả định về các điều kiện 

hay yếu tố khác là giữ nguyên, không thay đổi. Giả định này là cần 

thiết nhằm làm rõ mối quan hệ của chỉ hai biến số kinh tế: biến giải 

thích và biến kết quả. Với giả  định như vậy, ta có thể xác  định 

được sự thay đổi “thuần túy” trong biến số giải thích sẽ có tác động 

như thế nào đến biến số kết quả. Trên thực tế, những thay đổi trong 

biến số kết quả có thể chịu  ảnh hưởng hay bắt nguồn từ nhiều 

nguyên nhân khác nhau, trong đó sự thay đổi của biến số giải thích 

mà chúng ta đang chú ý chỉ là một nguyên nhân. Ví dụ, lượng cầu 

về một hàng hoá nhất  định trong một khoảng thời gian nào  đó 

không chỉ phụ thuộc vào mức giá của chính hàng hoá đó mà còn 

phụ thuộc vào nhiều biến số khác: thu nhập, sở thích của người tiêu 

dùng, giá cả của các hàng hoá có liên quan v.v… Khi muốn làm 

nổi bật tác động của mức giá (P) hàng hoá đối với lượng cầu (QD) 

của người tiêu dùng về chính hàng hoá đó, ta giả định các biến số 

khác như thu nhập, sở thích của người tiêu dùng, giá cả của các 

hàng hoá khác có liên quan v.v.… là không thay đổi và chỉ khảo sát 

sự thay đổi của mức giá P có ảnh hưởng như thế nào đến lượng cầu 

QD. Sự “vênh nhau” giữa các kết luận lý thuyết và số liệu thực tế có 

thể gắn liền với những giả định kiểu vậy. Không tính đến điều này, 

chúng ta có thể đưa ra những kết luận sai lầm. Ví dụ, khi thấy mức   45

học phí đại học liên tục tăng trong suốt hàng chục năm qua, đồng 

thời lượng sinh viên vào học đại học cũng không ngừng tăng, sẽ là 

sai lầm nếu nhận xét rằng: đường cầu về học đại học là một đường 

dốc lên, phản ánh mối quan hệ  đồng biến giữa lượng sinh viên 

muốn vào đại học và mức học phí. Trên thực tế, trong suốt chục 

năm qua, không chỉ mức học phí mà còn nhiều yếu tố khác như sở 

thích, thu nhập của các hộ gia đình… cũng thay đổi. Do đó, không 

thể giải thích sự thay đổi trong số lượng sinh viên muốn vào đại 

học chỉ bằng sự thay đổi trong mức học phí.  

2)  Quan hệ nhân quả: cần thận trọng khi nói về mối liên hệ nhân 

quả giữa hai biến số kinh tế. Liệu một quan sát cho thấy: khi biến 

cố A xảy ra luôn làm xuất hiện biến cố B có đủ để cho ta kết luận: 

A là nguyên nhân của B? Câu trả lời  ở  đây là: không. A chỉ là 

nguyên nhân của B nếu theo lô gíc vận động bên trong của nó, A 

chắc chắn sẽ sinh ra B. Sự xuất hiện trước của biến cố A, so với 

biến cố B, không có gì bảo đảm rằng A là nguyên nhân của B. Có 

thể cả A và B đều là những hệ quả cùng phát sinh từ một nguyên 

nhân chung nào đó. Trong một điều kiện xác định, khi nguyên nhân 

trên tồn tại, cả A lẫn B sẽ lần lượt xuất hiện, dẫu rằng A có thể ra 

đời trước B. Tuy nhiên, khi các  điều kiện thay  đổi, nguyên nhân 

nói trên có thể chỉ làm nảy sinh biến cố A mà lại không làm nảy 

sinh biến cố B. Trong trường hợp này, có thể thấy A không phải là 

nguyên nhân của B cũng như hiện tượng “cóc kêu” không phải là 

nguyên nhân gây ra “trời mưa” như người ta mô tả trong câu 

chuyện cổ tích. 

Khi xác  định quan hệ nhân quả giữa hai biến số, cần phải 

nắm bắt đúng chiều hướng thực sự của mối quan hệ này. Khi giá cả 

hàng hóa và lượng hàng hóa  được yêu cầu chuyển  động ngược 

chiều nhau, thì sự thay đổi của giá hàng hóa là nguyên nhân của sự 

thay  đổi trong lượng hàng hóa  được yêu cầu chứ không phải là 

ngược lại. Ta có thể ngộ nhận về mối quan hệ này nếu thấy ở đâu 

đó, khi người ta mua sắm một khối lượng hàng hóa nhiều hơn làm 

cho giá cả hàng hóa tăng lên. Ở đây, đã có yếu tố khác chen vào   46

mối quan hệ giữa hai biến số mà ta đang đề cập. Vì thế, bỏ sót điều 

này, chúng ta có thể đi đến những nhận định sai lầm. 

3)  Phân biệt “toàn thể” và “bộ phận”: Một nhận định có thể đúng 

trong một quan hệ cục bộ hay bộ phận nào đó song lại có thể sai 

nếu chúng ta áp dụng nó cho “cái toàn thể”, tức là cho một quan hệ 

rộng lớn hơn, bao quát hơn. Điều có thể tốt cho một người lại có 

thể không tốt cho người khác, nếu trong một quan hệ xác định, lợi 

ích của người này xung đột với người kia. Khi giá cả của một hàng 

hóa riêng biệt nào đó tăng lên gấp đôi, người sản xuất hàng hóa này 

sẽ có lợi và thu được nhiều tiền bán hàng hơn. Tuy nhiên, nếu giá 

cả của tất cả hàng hoá đầu vào cũng như đầu ra đều tăng lên gấp 

đôi, anh ta sẽ chẳng có lợi lộc gì từ sự tăng giá này. Vì thế, cần 

thận trọng khi ta muốn khái quát hóa một nhận định, vốn được rút 

ra từ một sự phân tích cục bộ, để áp dụng cho cho những trường 

hợp tổng quát hơn.     47

Chương 2 

THỊ TRƯỜNG: CẦU, CUNG VÀ GIÁ CẢ 

  Trong chương trước, chúng ta đã hiểu mối quan tâm chính của kinh 

tế học là cách thức xã hội phân bổ và sử dụng nguồn lực ra sao để giải 

quyết các vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và 

sản xuất cho ai? Các xã hội hiện đại hầu hết đều dựa trên nền kinh tế thị 

trường ở những mức độ khác nhau, nên việc tìm hiểu cách thức xã hội 

giải quyết các vấn đề trên trong khuôn khổ cơ chế thị trường là nội dung 

chính của kinh tế học hiện đại. Một loạt chương sau đây sẽ tập trung làn 

rõ điều này, dĩ nhiên dưới góc độ của kinh tế học vi mô mà chúng ta đã 

biết. Chương cuối cùng, chúng ta sẽ tổng kết và đánh giá lại về cơ chế thị 

trường như là một cơ chế phân bổ nguồn lực của xã hội nhằm làm rõ tính 

hiệu quả của cơ chế này và những khuyết tật của nó. Thông qua  đó, 

chúng ta sẽ tìm hiểu xem nhà nước có thể làm được gì hay nên làm gì 

trong bối cảnh của nền một nền kinh tế thị trường. 

 Chương này xem xét cơ chế thị trường thông qua việc khảo sát sự 

vận hành của một thị trường hàng hóa riêng biệt. Đây là một khuôn mẫu 

phân tích tổng quát có thể áp dụng cho các thị trường khác nhau, dù đó là 

thị trường lúa, gạo hay thị trường xe máy; thị trường  đầu ra như thị 

trường quần, áo hay thị trường đầu vào như thị trường máy dệt; thị trường 

hàng hóa hữu hình như thị trường máy tính hay thị trường dịch vụ như thị 

trường cắt tóc. Dĩ nhiên, khi đề cập tới một thị trường chung, có ý nghĩa 

tổng quát, chúng ta sẽ xuất phát từ một loại thị trường đơn giản nhất: một 

thị trường có tính chất cạnh tranh, gồm nhiều người mua, người bán, 

không ai có khả năng chi phối giá cả hàng hóa. Chúng ta sẽ xem xét các 

yếu tố cơ bản của thị trường như cầu, cung thể hiện như thế nào, tương 

tác với nhau ra sao để xác định mức giá cân bằng, và những yếu tố gì sẽ 

làm cho mức giá này thay  đổi. Hiểu  được những  điều này là nền tảng 

quan trọng để nắm bắt những vấn đề phức tạp khác của nền kinh tế thị 

trường.  

   48

2.1. Thị trường – Khái niệm và phân loại 

2.1.1. Khái niệm thị trường 

  Theo nghĩa hẹp, thị trường thường được hiểu là nơi diễn ra sự mua, 

bán các hàng hóa hay dịch vụ (thật ra, vì hàng hóa bao gồm cả hàng hóa 

hữu hình và hàng hóa vô hình, tức là các dịch vụ, nên chỉ cần nói về hàng 

hóa là  đủ). Hình dung  đơn giản nhất về thị trường là cái chợ, nơi mà 

người ta tụ họp nhau lại  để tiến hành các giao dịch về hàng hóa. Tuy 

nhiên, cách nhìn như vậy về thị trường tỏ ra là quá hẹp, vì nó chỉ nhấn 

đến tính chất địa lý của thị trường và chỉ thích hợp với những nơi mà các 

quan hệ thị trường chưa phát triển. Trong các nền kinh tế thị trường hiện 

đại, các giao dịch mua bán hàng hóa có thể diễn ra mà không cần gắn với 

một địa điểm địa lý cụ thể. Người ta có thể tiến hành các thỏa thuận về 

mua bán hàng hóa với nhau qua điện thoại, fax hay thư điện tử mà không 

cần gặp nhau tại một nơi chốn cụ thể. Các hàng hóa có thể  được vận 

chuyển từ nơi này đến nơi khác mà không cần lấy một cái chợ nào đó làm 

trung gian. Các thỏa thuận về hàng hóa, các luồng vận động của tiền tệ có 

thể độc lập với các luồng vận động của hàng hóa trên những thị trường kỳ 

hạn. Như thế, nói đến thị trường, cần chú ý đến nội dung kinh tế mà nó 

biểu thị chứ không phải hình dung nó như một nơi mà những nội dung 

này xảy ra. 

  Thị trường là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận mà thông qua đó 

người mua và người bán tiến hành sự trao đổi hàng hóa với nhau. 

 Chức năng của thị trường là trao đổi hàng hóa. Sự trao đổi này chỉ 

diễn ra được trong những điều kiện cụ thể, thông qua những ràng buộc, 

hay dàn xếp cụ thể mà những người tham gia phải tuân thủ. Có những 

điều kiện chung ràng buộc mọi thị trường. Song cũng có những điều kiện 

riêng chỉ liên quan đến những nhóm thị trường cụ thể. Vì thế, ở một số thị 

trường, người ta vẫn trực tiếp gặp nhau để mua, bán hàng hóa. Song ở 

một số thị trường khác, sự mua bán hàng hóa chỉ diễn ra thông qua những 

người môi giới, hay trung gian (như ở thị trường chứng khoán). Tại một 

số thị trường, người mua và người bán mặc cả với nhau về giá cả của 

từng loại hàng hóa, song ở một số thị trường khác,  điều này lại không   49

diễn ra. Như một tiến trình, dù thực hiện dưới phương thức nào, trên thị 

trường, người mua và người bán cũng luôn luôn tác động lẫn nhau để xác 

định giá cả và số lượng hàng hóa được trao đổi. Qúa trình đó cũng là nội 

dung thực chất của thị trường. 

 Nền kinh tế thị trường được tập hợp bởi vô số thị trường cụ thể. 

Trong khuôn khổ đó, nó tạo nên một cơ chế phân bổ nguồn lực cho việc 

sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai và cơ chế này 

được gọi là cơ chế thị trường. Trong cơ chế thị trường, những người mua 

và người bán tác động lẫn nhau để hình thành nên các mức giá cả hàng 

hóa khác nhau. Đến lượt mình, chính sự lên xuống của giá cả lại dẫn dắt 

người ta sản xuất nhiều hơn hay ít hơn, sản xuất với những cách thức nào 

và phân phối các kết quả sản xuất cho ai. 

2.1.2. Phân loại thị trường  

 Có nhiều cách phân loại khác nhau về thị trường.  

* Cách phổ biến nhất là phân loại thị trường theo nội dung hàng hóa mà 

người ta giao dịch. Theo cách này, ở mức tổng quát nhất, các thị trường 

được chia ra thành thị trường hàng hóa tiêu dùng (thị trường đầu ra) và 

thị trường các yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào). Các thị trường đầu ra 

lại có thể phân nhỏ thành vô số thị trường cụ thể như thị trường gạo, thị 

trường quần áo, thị trường ô tô, thị trường giáo dục v.v… Các thị trường 

đầu vào có thể phân thành thị trường vốn hiện vật (máy móc, thiết bị, nhà 

xưởng v.v…), thị trường đất đai, thị trường lao động v.v… Tùy theo cách 

người ta quan niệm về hàng hóa là theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp hơn mà 

người ta có thể  đặt tên cho thị trường một cách khác nhau. Ví dụ, thị 

trường máy móc (đầu vào) có thể chia ra thành các phân nhánh như thị 

trường máy dệt, thị trường máy xát gạo v.v… Khi nói về một thị trường 

chung, có tính chất đại diện, ta nói đến một thị trường cụ thể hay riêng 

biệt nào đó theo cách phân loại này. 

* Phân loại thị trường theo không gian kinh tế mà theo đó các quan hệ 

trao đổi hàng hóa diễn ra: Theo cách này, thị trường có thể phân ra thành 

thị trường thế giới, thị trường khu vực, thị trường quốc gia, thị trường   50

vùng hay địa phương. Thật ra, khi nói đến các thị trường theo cách phân 

loại này, người ta vẫn thường kết hợp với cách phân loại thị trường theo 

nội dung hàng hóa để xem xét một thị trường cụ thể, trên một địa bàn hay 

không gian kinh tế cụ thể. Ví dụ, người ta thường nói đến thị trường lúa, 

gạo, cà phê hay chung hơn, thị trường nông sản thế giới, Việt Nam hơn là 

nói đến một thị trường thế giới, hay Việt Nam chung chung. 

 Trong các hàng hóa, có những thứ do chi phí vận chuyển tương đối 

thấp so với giá trị hàng hóa nên thị trường về bản chất thường mang tính 

chất thế giới. Giá cả các hàng hóa này ở các địa điểm giao dịch khác nhau 

trên thế giới không có sự sai biệt lớn (chẳng hạn thị trường vàng). Ngược 

lại, khi chi phí vận chuyển hàng hóa là tương đối lớn và do một số lý do 

khác, thị trường của một số hàng hóa lại thường mang tính chất  địa 

phương (ví dụ, thị trường vật liệu xây dựng). 

* Theo  cấu trúc thị trường, người ta cũng có thể chia ra thành các thị 

trường khác nhau. Một cấu trúc thị trường cụ thể thường được định dạng 

bởi số lượng người mua, người bán trên đó và mối quan hệ tương tác lẫn 

nhau giữa họ. Theo cách phân loại này, thoạt tiên các thị trường  được 

phân ra thành hai loại lớn: thị trường cạnh tranh hoàn hảo (trên thị trường 

này, người mua hay người bán không có quyền lực chi phối giá cả hàng 

hóa) và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (trên thị trường dạng này, 

người mua hay người bán riêng biệt, dù ít, dù nhiều vẫn có khả năng chi 

phối giá). Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo lại bao gồm những dạng 

thị trường như: thị trường  độc quyền thuần túy, thị trường  độc quyền 

nhóm, thị trường cạnh tranh có tính chất  độc quyền. Mặc dù có những 

điểm chung, hành vi của những người mua hay bán trên từng dạng thị 

trường cụ thể vẫn mang những sắc thái riêng, bị chi phối bởi những điểm 

đặc thù của từng thị trường. 

2.2. Cầu, cung và giá cả cân bằng thị trường 

 Bây giờ chúng ta xuất phát từ một thị trường riêng biệt nào đó, thị 

trường gạo, thị trường quần áo may sẵn, hay thị trường dịch vụ tư vấn 

pháp lý. Trên một thị trường này, có hai nhóm người ra quyết định chính 

là người mua hàng hay người tiêu dùng và người bán hàng hay người sản   51

xuất. Quyết định của người mua hàng hay tiêu dùng là quyết định từ phía 

cầu về hàng hóa, còn quyết  định của người bán hàng hay sản xuất là 

quyết định từ phía cung cấp hàng hóa. Nói đến thị trường là nói đến sự 

tương tác cầu, cung về hàng hóa. Kết quả của sự tương tác này xác định 

giá cả cũng như lượng hàng hóa được giao dịch.  

2.2.1. Cầu 

Khái niệm: Cầu về một loại hàng hoá biểu thị những khối lượng 

hàng hoá mà người tiêu dùng mong muốn và sẵn sàng mua tương ứng với 

các mức giá xác định.  

Trong định nghĩa này, có mấy điểm cần lưu ý: Thứ nhất, nói đến 

cầu về một loại hàng hoá cụ thể, trước hết ta quan tâm đến khối lượng 

hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua trong giới 

hạn một khoảng thời gian nào đó. Khối lượng này lại tuỳ thuộc vào từng 

mức giá của hàng hoá ở thời điểm mà người tiêu dùng ra quyết định. Khi 

giá hàng hoá thay đổi, lượng hàng mà người tiêu dùng muốn mua cũng sẽ 

thay đổi. Vì thế, cầu về một loại hàng hoá, thực chất, biểu thị mối quan hệ 

giữa hai biến số: một bên là lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn và 

có khả năng mua, một bên là các mức giá tương ứng. Lượng hàng hoá mà 

người tiêu dùng sẵn lòng mua được gọi là lượng cầu hay mức cầu về hàng 

hoá. Lượng cầu luôn gắn với một mức giá cụ thể. Thứ hai, khi thể hiện 

quan hệ giữa lượng cầu và giá cả hàng hoá, chúng ta giả định rằng các 

yếu tố khác có liên quan đến nhu cầu của người tiêu dùng như thu nhập, 

sở thích v.v… là xác định. Nói cách khác, một quan hệ cầu cụ thể về một 

loại hàng hoá được xem xét trong điều kiện các yếu tố khác được coi là 

đã biết và được giữ nguyên, không thay đổi. Ở đây, điều người ta quan 

tâm là lượng cầu thay đổi như thế nào khi các mức giá của hàng hoá thay 

đổi. Thứ ba, khái niệm mức giá được đề cập ở đây là mức giá hiện hành 

của chính hàng hoá mà chúng ta đang xem xét. Mức giá của chính hàng 

hoá này nhưng được hình thành ở thời điểm khác (chẳng hạn mức giá dự 

kiến trong tương lai) hay mức giá của các hàng hoá khác được coi là các 

yếu tố khác. Thứ tư, ta có thể đề cập tới cầu cá nhân của một người tiêu   52

dùng, song cũng có thể nói đến cầu của cả thị trường như là cầu tổng hợp 

của các cá nhân.   

Cách biểu thị cầu: Có thể biểu thị cầu về một loại hàng hoá theo 

nhiều cách khác nhau: thông qua một biểu cầu, một phương trình đại số 

hay một đồ thị. 

Biểu cầu thể hiện quan hệ cầu về một loại hàng hoá trong một 

khoảng thời gian nào đó thông qua hai dãy số liệu tương ứng với nhau. 

Biểu cầu bao gồm hai cột (hay hai hàng) số liệu: một cột (hay hàng) thể 

hiện các mức giá của hàng hoá ta đang phân tích, cột (hay hàng) còn lại 

thể hiện những lượng cầu khác nhau, tương ứng. Ví dụ, bảng 2.1 là một 

biểu cầu thể hiện nhu cầu của những người tiêu dùng về thịt bò trong một 

khoảng thời gian giả định nào đó. 

Bảng 2.1: Cầu về thịt bò của một người tiêu dùng 

Mức giá (nghìn đồng/kg) Lượng cầu (kg) 

40 

50 

60 

70 

80 

90 

100 

60.000 

55.000 

50.000 

45.000 

40.000 

35.000 

30.000 

Biểu cầu chỉ cho ta một hình dung nhất định về cầu của người tiêu 

dùng theo những mức giá “rời rạc” khác nhau. Mặc dù trên thực tế, các 

mức giá trên thị trường xuất hiện như những giá trị “rời rạc”, nhưng sẽ là 

cồng kềnh, và không khái quát khi chúng ta muốn biểu thị phản ứng mua 

hàng của người tiêu dùng tại quá nhiều mức giá trên một biểu cầu. Vì thế, 

để có thể diễn đạt quan hệ cầu một cách khái quát hơn, người ta có thể 

biểu thị cầu dưới dạng các phương trình đại số hay các đồ thị. 

Thể hiện cầu về một loại hàng hoá dưới dạng một phương trình đại 

số chính là cách biểu thị tương quan giữa lượng cầu và mức giá như một 

quan hệ hàm số, trong đó lượng cầu (QD) được coi là hàm số của mức giá   53

(P):   QD = QD(P). Trong kinh tế học, hàm số cầu đơn giản nhất thường 

được sử dụng là một hàm số dạng tuyến tính: QD = a.P + b, với a, b là 

những tham số xác định. Qua hàm số cầu, quan hệ về mặt số lượng giữa 

lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sẵn lòng mua và mức giá của chính 

hàng hoá được thể hiện một cách đơn giản, khái quát: ứng với một mức 

giá nhất định, ta biết được lượng cầu về hàng hoá của người tiêu dùng là 

bao nhiêu. 

Đồ thị là cách biểu thị trực quan mối quan hệ hàm số giữa hai biến 

số. Trên đồ thị, người ta thể hiện cầu dưới hình ảnh một đường cầu nhất 

định. Theo truyền thống trong kinh tế học, mặc dù QD hay lượng cầu là 

biến số được giải thích song nó thường được biểu thị trên trục hoành. Tuy 

P hay mức giá là biến số giải thích, song nó lại thường được đo trên trục 

tung. Một đường cầu mô tả các kết hợp khác nhau giữa mức giá và lượng 

cầu tương ứng. Một điểm cụ thể trên đường cầu cho chúng ta thông tin về 

một lượng hàng hoá cụ thể mà người tiêu dùng sẵn sàng mua tại một mức 

giá cụ thể. Đường cầu có thể được thể hiện dưới dạng một đường cong, 

phi tuyến, với độ dốc không phải là hằng số. Song với mục đích đơn giản 

hoá, nó thường được thể hiện như một đường thẳng (đường có độ dốc là 

hằng số), tương ứng với việc biểu thị hàm số cầu như một hàm tuyến tính. 

P2 

P1 

Q2  Q1 

Hình 2.1: Đường cầu về một loại hàng hóa. 

     Tại mức giá P1, lượng cầu là Q1. 

     Khi giá là P2, lượng cầu trở thành Q2   54

Các đặc tính của một đường cầu điển hình (quy luật cầu) 

 Khi mức giá của hàng hoá thay  đổi, lượng cầu về hàng hoá của 

người tiêu dùng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, những sự thay đổi này sẽ tuân thủ 

theo một quy tắc nhất định được thể hiện trong quy luật cầu. 

 Quy luật cầu: Nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, không thay 

đổi, lượng cầu về một loại hàng hoá điển hình sẽ tăng lên khi mức giá 

của chính hàng hoá này hạ xuống và ngược lại. 

 Ví dụ, như số liệu ở bảng 2.1 cho thấy, khi giá thịt bò là 100 nghìn 

đồng 1 kg, lượng thịt bò mà  những người tiêu dùng muốn mua trong 

khoảng thời gian chúng ta xem xét là 30.000 kg hay 30 tấn. Khi thịt bò 

trở nên rẻ đi, giá của nó hạ xuống còn 90 nghìn đồng 1 kg, lượng cầu về 

thịt bò sẽ tăng lên thành 35 tấn. Nếu giá thịt bò tiếp tục hạ, ví dụ như còn 

là 80, 70 nghìn  đồng một kg, thì mức cầu về thịt bò cũng sẽ gia tăng 

tương ứng thành 40, 45 tấn. 

 Có thể lý giải như thế nào về quy luật cầu này? Tại sao khi giá thịt 

bò hạ xuống thì lượng cầu về thịt bò lại tăng lên? Trong chương tiếp theo, 

chúng ta sẽ trình bày một mô hình chi tiết nhằm giải thích sự phản ứng 

của người tiêu dùng trước sự thay đổi của giá cả hàng hoá. Tuy nhiên, ở 

đây, chúng ta vẫn có thể đưa ra một sự giải thích đơn giản về quy luật 

này. Khi giá thịt bò hạ xuống, sẽ có hai hiệu ứng tác động đến người tiêu 

dùng. Thứ nhất, vì các điều kiện khác là giữ nguyên, tức giá cả các hàng 

hoá khác trong đó có các hàng hoá như thịt gà, thịt lợn, cá v.v … được 

coi là không đổi, nên sự kiện giá thịt bò hạ xuống đồng nghĩa với việc thịt 

bò trở nên rẻ  đi một cách tương  đối so với các loại thực phẩm khác. 

Người tiêu dùng sẽ có xu hướng thay thế một phần các thực phẩm khác, 

giờ đây đã trở nên đắt hơn một cách tương đối, bằng thịt bò. Điều này 

làm cho nhu cầu về thịt bò tăng lên. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng thay 

thế. Thứ hai, khi thu nhập danh nghĩa của người tiêu dùng không  đổi, 

việc thịt bò rẻ đi làm cho thu nhập thực tế của người tiêu dùng tăng lên. 

Trở nên khá giả hơn, người tiêu dùng cũng sẽ có xu hướng tiêu dùng 

nhiều thịt bò hơn. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng thu nhập. Trường hợp giá 

hàng hoá tăng lên cũng có thể giải thích tương tự.   55

 Như vây, trừ những trường hợp ngoại lệ, sự thay  đổi của giá cả 

hàng hoá làm cho lượng cầu về hàng hoá thay đổi theo hướng ngược lại. 

Sự vận  động ngược chiều nhau của hai biến số này khiến hàm số cầu 

được coi là một hàm nghịch biến. Vì thế, nếu biểu diễn dưới dạng một 

hàm số tuyến tính, QD = aP + b, thì tham số a phải là một số âm. Về mặt 

đồ thị, quy luật cầu cho thấy  đường cầu  điển hình là một  đường dốc 

xuống. Đây là đặc tính chung của đại đa số đường cầu. 

2.2.2. Cung 

Khái niệm: Cung về một loại hàng hoá cho ta biết số lượng hàng 

hoá mà người sản xuất sẵn sàng cung ứng và bán ra tương ứng với các 

mức giá khác nhau. Ở mỗi mức giá nhất định của hàng hoá mà ta đang 

xem xét, người sản xuất sẵn lòng cung cấp một khối lượng hàng hoá nhất 

định. Khối lượng này gọi tắt là lượng cung (QS). Vì vậy, cung về một loại 

hàng hoá thực chất thể hiện mối quan hệ giữa hai biến số: lượng cung và 

mức giá của chính hàng hoá đó, trong một khoảng thời gian xác định. 

Tương tự như khái niệm cầu, khi nói đến cung về một loại hàng 

hoá, thứ nhất, trước tiên người ta tập trung vào việc xem xét xem sự thay 

đổi của biến số giá cả (P) có  ảnh hưởng như thế nào  đến biến số sản 

lượng (QS) trong khi giả định các yếu tố khác có liên quan là được giữ 

nguyên. Chẳng hạn, khi lựa chọn các quyết định sản xuất, người ta không 

thể không tính đến sự biến động của giá cả các đầu vào hay sự thay đổi về 

trình độ công nghệ v.v… Tuy nhiên, để làm nổi bật quan hệ giữa QS và P, 

tạm thời các yếu tố này được coi là không đổi và sẽ được khảo sát ở các 

bước sau. Thứ hai, có thể nói đến cung riêng biệt của một người sản xuất 

(một doanh nghiệp) hoặc cung nói chung của cả thị trường. Sự khác biệt 

giữa hai khái niệm này chẳng qua chỉ là sự phân biệt “người sản xuất” 

(trong định nghĩa về cung nói trên) với tư cách là một nhà sản xuất riêng 

lẻ hay người sản xuất với tư cách tổng hợp tất cả các nhà sản xuất về một 

loại hàng hoá nói chung trên thị trường.  

Cách biểu thị cung: cũng như cầu, người ta có thể biểu thị cung 

bằng một biểu cung, một hàm số (phương trình  đại số) cung hay một 

đường cung trên một hệ trục tọa độ.   56

Biểu cung là một bảng số liệu gồm hai dãy số liệu đặt tương ứng 

với nhau. Một dãy số thể hiện các mức giá khác nhau của hàng hoá mà 

người ta phân tích. Dãy số còn lại thể hiện các khối lượng hàng hoá tương 

ứng mà người sản xuất sẵn sàng cung ứng. Bảng 2.2 cho ta một ví dụ về 

một biểu cung. 

Bảng 2.2: Cung về thịt bò trình bày dưới dạng một biểu cung 

 Mức giá (nghìn đồng/kg) Lượng cung về thịt bò (kg) 

40 

50 

60 

70 

80 

90 

100 

10.000 

20.000 

30.000 

40.000 

50.000 

    60.000… 

Hàm số cung là cách mô tả khái quát về mối quan hệ giữa lượng 

cung và mức giá về mặt định lượng: QS =  QS(P). Lượng cung QS được 

coi là biến hàm (biến số được giải thích), còn mức giá P được coi là biến 

đối số (biến giải thích). Khi diễn đạt cung về một loại hàng hoá dưới dạng 

một hàm số, bằng tính toán, ta có thể xác định được giá trị của QS khi đã 

biết giá trị của P. Hàm số cung đơn giản nhất thường được viết dưới dạng 

tuyến tính:  

   QS = cP + d, trong đó c và d là những tham số. 

Đồ thị cũng là một biểu thị khác về cung đối với một loại hàng hoá, 

thường  được sử dụng trong kinh tế học. Đồ thị đường cung cho ta thấy 

một cách trực quan mối quan hệ giữa mức giá và lượng cung. Đường 

cung hay được sử dụng (vì lý do đơn giản hoá) là một đường tuyến tính 

như được thể hiện trên hình 2.2. Vẫn giống như trường hợp đường cầu, 

mức giá được đo trên trục tung, còn lượng cung được thể hiện trên trục 

hoành. 

   57

  Các đặc tính của một đường cung điển hình (quy luật cung) 

Quy luật cung có thể được phát biểu như sau: Nếu các điều kiện 

khác  được giữ nguyên, lượng cung về một loại hàng hoá  điển hình sẽ 

tăng lên khi mức giá của chính hàng hoá đó tăng lên và ngược lại. 

Chẳng hạn, khi giá thịt bò còn thấp, ví dụ giá thịt bò là 50 nghìn 

đồng/kg, những nhà sản xuất chỉ sẵn lòng cung  ứng ra thị trường một 

khối lượng thịt bò là 10000 kg hay 10 tấn. Khi giá thịt bò tăng lên thành 

60 nghìn đồng/kg, những nhà sản xuất cảm thấy có lãi hơn và họ sẵn sàng 

tăng lượng thịt bò cung ứng ra thị trường là 20.000 kg hay 20 tấn.  

Chúng ta có thể giải thích một cách đơn giản cơ sở của quy luật 

cung như sau: Khi giá của một loại hàng hoá tăng lên, đồng thời do các 

điều kiện vẫn không thay đổi (ví dụ, giá cả nguyên liệu, tiền lương, tiền 

thuê máy móc, trình độ công nghệ v.v… vẫn ở trạng thái như trước), nên 

lợi nhuận mà các nhà sản xuất thu được sẽ tăng lên. Điều này sẽ khuyến 

khích họ mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng bán ra. Mặt khác, giả định 

các điều kiện khác giữ nguyên còn hàm ý giá cả của các hàng hoá khác 

vẫn không thay đổi khi giá của hàng hoá mà ta đang phân tích tăng lên. 

Việc kinh doanh mặt hàng này trở nên hấp dẫn hơn một cách tương đối so 

với các mặt hàng khác. Trước thực tế đó, sẽ có một số nhà sản xuất mới 

Q1 

Q2 

P1 

P2 

Hình 2.2: Đường cung về một loại hàng hóa. 

Các mức giá khác nhau P1, P2 dẫn đến các lượng cung khác nhau Q1, Q2.   58

nhảy vào thị trường mặt hàng mà ta đang đề cập đến (ví dụ, bằng cách rút 

các nguồn lực đang được sử dụng ở các khu vực khác của nền kinh tế và 

đưa chúng vào sử dụng ở ngành hàng này). Hệ quả của những điều trên 

là: Khi giá cả của một mặt hàng tăng lên, sản lượng cung ứng của nó trên 

thị trường có xu hướng tăng lên. 

Các quy luật kinh tế nói riêng cũng như các quy luật trong lĩnh vực 

xã hội nói chung thường chỉ vạch ra được các khuynh hướng cơ bản chi 

phối các mối quan hệ hay các sự kiện. Sẽ có những ngoại lệ nằm ngoài 

quy luật. Trong một số trường hợp, dù giá hàng hoá có tăng lên song 

lượng cung về hàng hoá trên, do giới hạn của những nguồn lực tương đối 

đặc thù, vẫn không thay đổi (ngay cả trong điều kiện các yếu tố khác có 

liên quan là giữ nguyên).  

Theo quy luật cung, sự vận  động của các biến số lượng cung và 

mức giá là cùng chiều với nhau. Hàm cung điển hình là một hàm số đồng 

biến. Khi biểu diễn dưới dạng tuyến tính, tham số c trong hàm cung QS = 

cP + d phải là một đại lượng dương. Thể hiện dưới dạng đồ thị, đường 

cung là một đường dốc lên. Đây là đặc tính chung của một đường cung 

điển hình mà chúng ta sẽ phải lưu ý, dù muốn thể hiện nó dưới dạng một 

đường phi tuyến hay tuyến tính.  

2.2.3. Cân bằng cầu - cung 

 Trên thị trường, người mua thường muốn mua rẻ, còn người bán 

thường muốn bán đắt. Những nhóm người này có thể đề nghị những mức 

giá khác nhau. Không phải mức giá nào cũng đem lại sự hài lòng chung 

cho cả người mua lẫn người bán. Trong trạng thái không được thoả mãn, 

khi coi mức giá hình thành trên thị trường là thấp so với mức giá mà 

mình trông đợi, như quy luật cung chỉ ra, người bán sẽ phản ứng bằng 

cách cắt giảm sản lượng cung  ứng. Ngược lại, một khi mức giá hình 

thành trên thị trường được coi là cao so với mức giá dự kiến, phù hợp với 

quy luật cầu, người tiêu dùng sẽ có xu hướng cắt giảm lượng hàng hoá 

mà anh ta (hay chị ta) dự định mua. Những phản ứng kiểu như vậy tạo ra 

một sự tương tác lẫn nhau giữa người mua và người bán, giữa cầu và   59

cung. Rốt cục, thị trường sẽ vận động về một trạng thái cân bằng, theo đó 

một mức giá và một mức sản lượng cân bằng sẽ được xác lập. 

 Cân bằng thị trường là một trạng thái trong đó giá cả và sản lượng 

giao dịch trên thị trường có khả năng tự ổn định, không chịu những áp lực 

buộc phải thay đổi. Đó cũng là trạng thái tạo ra được sự hài lòng chung 

của cả người mua lẫn người bán. Tại mức giá cân bằng, sản lượng hàng 

hoá  mà những người bán sẵn lòng cung cấp ăn khớp hay bằng với sản 

lượng mà những người mua sẵn lòng mua (vì thế, sản lượng này cũng 

được gọi là sản lượng cân bằng). Trên đồ thị, điểm cân bằng được xác 

định bằng chỗ cắt nhau của  đường cầu và  đường cung. Trên hình 2.3, 

điểm E chính là điểm cân bằng, còn P* và Q* là mức giá và sản lượng 

cân bằng. 

  Trên một thị trường có tính chất cạnh tranh, có nhiều người mua, 

nhiều người bán, đồng thời không có sự can thiệp của nhà nước, giá cả 

thị trường sẽ có xu hướng hội tụ về mức giá cân bằng - mức giá mà tại 

đó, lượng cầu bằng chính lượng cung. 

  Để minh hoạ và giải thích điều khẳng định trên, ta sẽ phối hợp các 

số liệu ở bảng 2.1 và bảng 2.2 thành bảng 2.3. 

   Bảng 2.3: Lượng cầu và lượng cung về thịt bò 

Mức giá (nghìn đồng/kg) Lượng cầu (kg) Lượng cung (kg) 

40 

50 

60 

70 

80 

90 

100 

60.000 

55.000 

50.000 

45.000 

40.000 

35.000 

30.000 

10.000 

20.000 

30.000 

40.000 

50.000 

60.000   60

 Giả sử thị trường  đang  ở trong trạng thái chưa cân bằng. Chẳng 

hạn, trên thị trường thịt bò mức giá đang là 50 nghìn đồng/kg. Tại mức 

giá này, lượng cầu mà những người tiêu dùng mong muốn là 55.000 kg 

hay 55 tấn. Song cũng tại mức giá này, những người sản xuất chỉ sẵn lòng 

cung cấp 10.000 kg hay 10 tấn thịt bò. Lượng cung nhỏ hơn lượng cầu 

biểu thị trạng thái không  ăn khớp giữa kế hoạch cung cấp của những 

người sản xuất và kế hoạch mua hàng của những người tiêu dùng. Trong 

trường hợp ví dụ trên, một số người tiêu dùng sẽ không mua được thịt bò 

ở mức mà họ mong muốn. Ở đây tồn tại một sự thiếu hụt về hàng hoá hay 

dư thừa về cầu. (Mức dư cầu được đo bằng sự chênh lệch giữa lượng cầu 

và lượng cung. Trong ví dụ trên, mức dư cầu là 45 tấn). Sự thiếu hụt hàng 

hoá sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ giữa những người mua. Để mua 

được hàng, một số người tiêu dùng nào đó sẽ đề nghị  một mức giá cao 

hơn và điều đó sẽ tạo ra áp lực đẩy giá cao lên. Với mức giá cao hơn, 

những người bán sẽ được khuyến khích để gia tăng lượng cung (nếu giá 

thịt bò tăng lên thành 60 nghìn đồng/kg, lượng cung thịt bò sẽ tăng lên 

thành 20 tấn). Đồng thời, tại mức giá mới này, người mua sẵn sàng mua ít 

hàng hơn trước (lượng cầu thịt bò bây giờ chỉ còn 50 tấn). Sự thiếu hụt 

hàng hoá được cắt giảm (lượng cầu thịt bò dư thừa tại mức giá này  tuy 

vẫn còn, song đã giảm xuống thành 30 tấn). Nếu sự thiếu hụt hàng hay dư 

cầu vẫn còn, thì 

áp lực tăng giá 

vẫn tồn tại. Áp 

lực này chỉ mất 

đi, xu hướng 

tăng giá hàng 

hoá trên thị 

trường chỉ dừng 

lại khi giá  đạt 

đến mức cân 

bằng. Khi  đó, 

sản lượng trở 

thành sản lượng 

cân bằng: lượng 

P (nghìn đồng/kg) 

80 

100 

20  50  Q (tấn) 

60 

Hình 2.3: Giá và sản lượng cân bằng trên thị 

trường thịt bò. Thị trường cân bằng tại điểm E với 

mức giá cân bằng là 80 nghìn đ/kg và sản lượng cân 

bằng là 40 tấn 

30  40   61

cầu bằng lượng cung. Ở thị trường thịt bò nói trên, điều này xảy ra khi giá 

thịt bò là 80 nghìn đồng/kg và sản lượng thịt bò là 40.000 kg hay 40 tấn. 

Khi mức giá trên thị trường còn cao hơn giá cân bằng thì tình hình 

cũng diễn ra theo một cách tương tự như vậy. Ở mức giá cao hơn giá cân 

bằng, lượng cung về hàng hoá sẽ vượt quá lượng cầu về hàng hoá. Trong 

trường hợp này, một lượng hàng hoá mà người bán muốn bán lại không 

tìm  được người mua. Sự  ế thừa hàng hoá kiểu này  được gọi là sự dư 

cung. Nó làm cho hay tạo ra sức ép khiến những người bán phải hạ giá 

hàng hoá. Quá trình hạ giá này sẽ dần dần làm giảm mức dư cung và chỉ 

dừng lại khi mức giá trên thị trường đã hạ xuống đến mức giá cân bằng.  

 Như vậy, sự phân tích trên cho thấy, nếu thị trường chưa  đạt tới 

trạng thái cân bằng, trong nó sẽ chứa đựng những áp lực buộc nó phải 

thay đổi: giá cả phải tăng lên hay hạ xuống để lượng cầu dần dần phải 

khớp với lượng cung. Chỉ khi đạt đến điểm cân bằng, thị trường mới đi 

đến được trạng thái tương đối ổn định. Nói cách khác, thị trường có xu 

hướng tự điều chỉnh để đạt tới trạng thái cân bằng. Vì thế, khi nói đến giá 

cả người ta ít quan tâm  đến những mức giá ngẫu nhiên khác nhau mà 

thường chú ý đến mức giá cân bằng. Không phải lúc nào thị trường cũng 

luôn luôn ở trạng thái cân bằng cũng như giá luôn luôn là giá cân bằng. 

Tuy nhiên, trên thị trường, giá có xu hướng vận  động về mức giá cân 

bằng. Trong sự dao động lên, xuống thất thường của giá cả, mức giá cân 

bằng hiện ra như một “mỏ neo” mà người ta phải nắm bắt. Trên một thị 

trường, nó được xác lập thông qua sự tương tác lẫn nhau của tất cả những 

người sản xuất và tiêu dùng. Cách nói: giá cả thị trường là do cung cầu 

trên thị trường quyết định chính là một sự diễn đạt khác về điều này. 

 Vai trò của giá cả  

Cũng qua sự phân tích trên, ta thấy được vai trò quan trọng của giá 

cả. Chính nhờ sự thay đổi linh hoạt của giá cả mà thị trường đạt đến được 

trạng thái cân bằng. Sở dĩ giá cả thực hiện được điều đó vì:  

Thứ nhất, sự thay  đổi của giá cả luôn tác  động  đến hành vi của 

người tiêu dùng. Khi mức giá tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng cắt   62

giảm nhu cầu tiêu dùng của mình. Ngược lại, khi mức giá hạ xuống, 

người tiêu dùng được khuyến khích gia tăng mức sử dụng hàng hoá. Giá 

hàng hoá cao sẽ khiến cho người tiêu dùng phải cân nhắc nhiều hơn mỗi 

khi ra quyết định mua sắm, đồng thời có ý thức tiết kiệm hơn trong việc 

tiêu dùng hàng hoá. Ngược lại, khi giá một loại hàng hoá được xem là 

quá thấp, người tiêu dùng sẽ có khuynh hướng sử dụng hàng hoá một 

cách “hào phóng” hơn.  

Thứ hai, sự biến động của giá cả cũng luôn ảnh hưởng đến hành vi 

của những người sản xuất. Giá hàng hoá tăng cao sẽ khuyến khích người 

sản xuất gia tăng sản lượng hàng hoá. Giá hàng hoá hạ xuống thấp lại tạo 

ra áp lực buộc những người này phải cắt giảm sản lượng.  

Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, sự lên xuống linh hoạt của hệ 

thống giá cả chính là một “kênh” thông tin hữu ích về tình hình thị trường 

để những người sản xuất và tiêu dùng ra quyết định. Khi giá của một loại 

hàng hoá đang tăng, nó có thể là một tín hiệu cho thấy sự thiếu hụt hàng 

hoá trên thị trường (do nhu cầu về hàng hoá gia tăng hay do nguồn cung 

hàng hoá thiếu hụt). Trong trường hợp này, việc mở rộng sản xuất hay 

hạn chế tiêu dùng là thích hợp không chỉ với cá nhân những người sản 

xuất, tiêu dùng  mà cả với xã hội nói chung. Còn khi giá của một loại 

hàng hoá đang đi xuống, đó sẽ là “thông điệp” của thị trường về sự dư 

thừa tương đối của hàng hoá. Dựa trên “thông điệp” này, phản ứng cắt 

giảm lượng hàng hoá cung ứng của người sản xuất hay mở rộng tiêu dùng 

của người tiêu thụ được thực hiện.  

Thứ tư, trong quan hệ giữa các thị trường với nhau, sự vận động 

của hệ thống giá cả còn tạo ra một cơ chế phân bổ nguồn lực hữu hiệu. 

Dựa vào sự lên xuống của các mức giá, nguồn lực được phân bổ cho các 

ngành kinh tế khác nhau theo hướng: ở ngành nào mà giá tương đối của  

hàng hoá (so với giá của các hàng hoá khác) càng cao (chứng tỏ nhu cầu 

tương đối của xã hội về hàng hoá này càng lớn), thì ở đó càng thu hút 

được nhiều nguồn lực của xã hội và ngược lại.    

Thứ năm, vai trò cung cấp thông tin nhằm tạo ra một cơ chế phân 

bổ nguồn lực  kiểu như vậy của giá cả là cực kỳ quan trọng đối với nền   63

kinh tế. Nó làm cho giá cả trở thành tín hiệu có khả năng kết nối các 

quyết định riêng rẽ của hàng nghìn, hàng triệu cá nhân khác nhau trong 

nền kinh tế với nhau nhằm tạo ra sự cân đối hay ăn khớp với nhau giữa 

cung và cầu, giữa sản xuất và tiêu dùng. Sự vận động của giá cả hướng về 

mức giá cân bằng nói lên khả năng tự vận hành, tự điều chỉnh của nền 

kinh tế thị trường.  

2.3. Sự thay đổi giá cân bằng 

 Khi giá thịt bò trên thị trường tăng lên từ 60 nghìn đồng/kg (năm 

2003) thành 80 nghìn đồng/kg (vào đầu năm 2004), thì đây không phải là 

sự thay đổi thất thường của những mức giá ngẫu nhiên trên con đường 

hội tụ về mức giá cân bằng mà là sự thay đổi của chính mức giá cân bằng, 

do các điều kiện thị trường thay đổi. Vì giá cân bằng do cung, cầu xác 

định nên khi cung, cầu thay đổi, mức giá này cũng sẽ thay đổi. Về mặt đồ 

thị, chúng ta đã biết rằng điểm cân bằng trên một thị trường chính là giao 

điểm của đường cầu và đường cung. Khi các đường này dịch chuyển, thị 

trường chuyển đến một điểm cân bằng mới, và do đó, xác lập một mức 

giá cân bằng mới. Vì thế, việc phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thay 

đổi trong mức giá cân bằng (cũng như sản lượng cân bằng - thực ra, hai 

biến số này luôn liên quan chặt chẽ với nhau) có thể quy về việc phân tích 

các yếu tố làm các đường cầu hay đường cung dịch chuyển. 

2.3.1. Những yếu tố làm dịch chuyển đường cầu  

  Đường cầu về một loại hàng hoá dịch chuyển khi ở từng mức giá, 

lượng cầu tương ứng về hàng hoá thay đổi. Trong trường hợp này, người 

ta nói cầu về hàng hoá thay đổi. Cầu về hàng hoá tăng lên phản ánh lượng 

hàng hoá mà những người tiêu dùng sẵn lòng mua ở mỗi mức giá tăng 

lên. Ngược lại, cầu về hàng hoá được coi là giảm xuống khi lượng cầu ở 

từng mức giá giảm. 

 Gắn với mỗi đường cầu, trước đây chúng ta giả định rằng tất cả các 

yếu tố khác đều giữ nguyên. Khi thể hiện đường cầu, chúng ta mới chỉ 

quan tâm đến sự thay đổi của mức giá hàng hoá  hiện hành ảnh hưởng 

như thế nào đến lượng cầu. Thật ra, lượng hàng hoá mà người tiêu dùng   64

muốn và sẵn sàng mua còn bị chi phối bởi những yếu tố khác. Khi những 

yếu tố này thay đổi, lượng cầu về hàng hoá ở mỗi mức giá cũng sẽ thay 

đổi. Đây là nguyên nhân làm đường cầu thị trường dịch chuyển. Những 

yếu tố chính đó là: thu nhập, sở thích, dự kiến về mức giá tương lai của 

người tiêu dùng, giá cả của các hàng hoá khác có liên quan, số lượng 

người tiêu dùng tham gia vào thị trường. 

* Thu nhập 

 Thu nhập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định của 

những người tiêu dùng. Sự thay đổi về thu nhập thường dẫn đến sự thay 

đổi trong nhu cầu của họ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập đến cầu về 

các hàng hoá có thể là khác nhau, tuỳ theo tính chất của chính hàng hoá 

mà ta xem xét. 

Đối với những 

hàng hoá thông thường 

(thịt bò ngon, ô tô, xe 

máy, giáo dục…), cầu về 

một loại hàng hoá sẽ tăng 

khi thu nhập của người 

tiêu dùng tăng lên. Đường 

cầu tương  ứng sẽ dịch 

sang bên phải. Trong 

trường hợp ngược lại, khi 

thu nhập giảm, cầu của 

người tiêu dùng về hàng 

hoá sẽ giảm.  Đường cầu 

tương ứng sẽ dịch chuyển 

sang trái. 

Đối với một số loại hàng hoá khác mà người ta gọi là hàng hoá 

thứ cấp, tình hình lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Chẳng hạn, khi 

còn nghèo, thu nhập thấp, các hàng hoá như sắn, khoai  được xem như 

những loại lương thực chính của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện 

nay, với mức sống và thu nhập cao hơn, cầu về các hàng hoá này của họ 

Thu nhập tăng 

D1 

D2 

P1 

P2 

Q1  Q2  Q1’  Q2’ 

Hình 2.4: Đối với hàng hóa thông thường, 

thu nhập tăng làm đường cầu dịch chuyển 

sang phải    65

giảm hẳn. Người ta không còn sử dụng sắn, khoai như một loại lương 

thực. Thỉnh thoảng, người ta vẫn mua đôi củ sắn, dăm cân khoai song đó 

không còn là nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của  đại  đa số dân chúng. 

Những hàng hoá như khoai, sắn được coi là những hàng hoá thứ cấp. Khi 

thu nhập thấp, cầu của người tiêu dùng về những hàng hoá hoá này tương 

đối cao. Khi thu nhập tăng lên, cầu của người tiêu dùng về chúng sẽ giảm 

xuống, và trên đồ thị ta biểu thị bằng cách dịch chuyển đường cầu sang 

trái (hình 2.5 ) 

Không dễ dàng phân biệt hàng hoá thông thường và hàng hoá thứ 

cấp theo những tính chất tự nhiên hay vật lý của chúng. Vấn đề là có hai 

loại hàng hoá: một loại thì khi thu nhập tăng, cầu của người tiêu dùng về 

nó cũng tăng theo (và ngược lại, khi thu nhập giảm, cầu về nó cũng 

giảm), còn một loại thì ngược lại: cầu của những người tiêu dùng về nó 

tăng khi thu nhập của họ giảm, và cầu của họ giảm khi thu nhập tăng lên. 

Loại hàng hoá thứ nhất được gọi là hàng hoá thông thường, loại hàng hoá 

còn lại được gọi là hàng hoá thứ cấp.  

Thu nhập tăng 

D2 

D1 

P1 

P2 

Q1’  Q2’  Q1  Q2 

Hình 2.5: Đường cầu về một loại hàng hóa thứ cấp 

dịch chuyển sang trái khi thu nhập tăng   66

* Sở thích 

Sở thích của người tiêu dùng phản ánh thái độ của anh ta (hay chị 

ta) đối với hàng hoá, với tư cách là đối tượng của sự tiêu dùng. Mức độ 

yêu, thích của người ta về một loại hàng hoá là rất khác nhau. Đứng trước 

cùng một loại hàng hoá, người này có thể thích, người kia có thể không 

thích với những mức độ đánh giá khác nhau. Khi xem xét một đường cầu 

về một loại hàng hoá chúng ta giả định sở thích của người tiêu dùng (dù 

xét cá nhân một người tiêu dùng hay tổng thể khối người tiêu dùng) là đã 

xác định. Khi sở thích của người tiêu dùng thay đổi, lượng cầu của người 

tiêu dùng ở từng mức giá cũng thay đổi. Đường cầu trong trường hợp này 

sẽ dịch chuyển. Khi một hàng hoá được người tiêu dùng ưa chuộng hơn 

trước, cầu về nó trên thị trường sẽ tăng lên và đường cầu lúc này sẽ dịch 

chuyển sang phải. Ngược lại, vì một lý do nào  đó mà sự  ưa thích của 

người tiêu dùng về một loại hàng hoá giảm xuống, cầu về hàng hoá này 

sẽ giảm. Tương ứng, đường cầu về hàng hoá này sẽ dịch chuyển sang trái 

(hình 2.6 ) 

 Kinh tế học chỉ tập trung quan tâm giải thích hậu quả của sự thay 

đổi sở thích ở những người tiêu dùng chứ nó không đi sâu giải thích sở 

thích của người tiêu dùng hình thành như thế nào, hay tại sao nó lại thay 

đổi. Những khía cạnh đó là đối tượng nghiên cứu của các khoa học khác. 

Tuy thế, trên thực tế, việc tác động đến sở thích của người tiêu dùng lại là 

Khi hàng hóa  

kém được ưa 

chuộng hơn 

Khi hàng hóa được 

ưa chuộng hơn 

D1 

H ình 2.6: Sự thay đổi của sở thích của người 

tiêu dùng sẽ làm đường cầu dịch chuyển    67

một nghệ thuật mà các nhà kinh doanh luôn muốn nắm bắt. Việc dùng 

hình ảnh của những người nổi tiếng như các ca sỹ, các cầu thủ bóng đá tài 

năng, được công chúng hâm mộ để quảng cáo cho các sản phẩm chính là 

cách mà các nhà kinh doanh tác động vào sở thích theo hướng có lợi cho 

mình. 

* Giá cả của các hàng hoá khác có liên quan  

  Đường cầu mô tả quan hệ giữa lượng cầu về một loại hàng hoá và 

mức giá của chính nó. Giá cả của các loại hàng hoá khác được coi là một 

yếu tố nằm trong cụm từ “các yếu tố khác không đổi”. Khi  loại giá cả 

này thay đổi, đường cầu về hàng hoá mà ta đang phân tích sẽ thay đổi và 

dịch chuyển. Tác động như vậy diễn ra như thế nào tuỳ thuộc vào quan hệ 

của những hàng hoá trên với hàng hoá  đang  được thể hiện trên  đường 

cầu. Để tiện cho việc xem xét, ta gọi A là hàng hoá mà cầu về nó đang 

được khảo cứu, B là hàng hoá khác có liên quan đến A về phương diện 

tiêu dùng. Có hai trường hợp: thứ nhất, B là hàng hoá thay thế của A, thứ 

hai, B là hàng hoá bổ sung cho A. 

-  Hàng thay thế: B được coi là hàng hoá thay thế của A, và ngược lại 

nếu như người ta có thể sử dụng hàng hoá này thay cho hàng hoá kia 

trong việc thoả mãn nhu cầu của mình. Công dụng của B càng gần với 

công dụng của A, việc thay thế B cho A, hoặc ngược lại, trong tiêu dùng 

càng dễ thực hiện. Hay nói cách khác, B và A là những hàng hoá thay thế 

tốt cho nhau. Ví dụ, thịt gà và thịt bò, nói chung, là những loại hàng hoá 

thay thế khá tốt cho nhau đối với nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong 

một chừng mực nào đó, rau quả cũng là một loại hàng hoá thay thế của 

thịt bò. 

 Nếu B là hàng hoá thay thế của A thì khi giá hàng hoá B thay đổi, 

điều đó ảnh hưởng như thế nào đến cầu về hàng hoá A? 

 Khi giá của hàng hoá B tăng lên, sự kiện này sẽ làm cho người tiêu 

dùng nhận thấy rằng, B đang trở nên đắt đỏ lên một cách tương đối so với 

A. Ở một mức giá nhất  định của hàng hoá A, người tiêu dùng có xu 

hướng chuyển sang việc sử dụng A nhiều hơn để thay thế cho B. Lượng   68

cầu về hàng hoá A tăng lên ở mỗi mức giá của A. Nói cách khác, khi giá 

của hàng hoá thay thế tăng lên, cầu về hàng hoá mà ta đang xem xét cũng 

tăng lên (đường cầu dịch chuyển sang phải). Cũng theo cách lập luận 

tương tự thì trái lại, khi giá của hàng hoá thay thế hạ xuống, cầu về hàng 

hoá ta đang phân tích sẽ giảm và đường cầu của nó sẽ dịch chuyển sang 

trái. (hình 2.7 ) 

-  Hàng bổ sung: B được gọi là hàng hoá bổ sung cho A nếu như việc 

tiêu dùng A luôn kéo theo việc tiêu dùng B. Những cặp hàng hoá như: 

chè Lipton và đường; xe máy và xăng; ô tô và xăng hay phụ tùng ô tô… 

 Khi giá của hàng hoá bổ sung B tăng lên (hay giảm xuống) thì cầu 

về hàng hoá A sẽ thay đổi như thế nào? Giá của xăng tăng lên khiến cho 

lượng cầu về xăng giảm xuống, nếu như các yếu tố khác  được giữ 

nguyên. Điều này cũng có nghĩa là xăng với tư cách là nhiên liệu cần thiết 

cho việc sử dụng xe máy trở nên  đắt hơn trước. Lượng xăng người ta 

dùng ít đi đồng thời cũng làm mức sử dụng xe máy (số giờ sử dụng xe 

máy hay số người sử dụng xe máy…) giảm  đi so với trước. Rốt cục, 

Giá hàng 

hóa thay 

thế tăng 

Giá hàng 

hóa thay 

thế giảm 

D3 

D1 

D2 

Hình 2.7: Tác động của sự thay đổi giá cả của hàng hóa thay thế đến 

cầu về một loại hàng hóa   69

lượng cầu về xe máy sẽ giảm ở từng mức giá. Nói cách khác, cầu về xe 

máy sẽ giảm. Như vậy, nếu giá của hàng hoá bổ sung tăng lên, cầu về 

hàng hoá mà ta đang phân tích sẽ giảm, đường cầu của nó sẽ dịch chuyển 

sang bên trái. Lập luận một cách tương tự, khi giá cả của hàng hoá bổ 

sung giảm xuống, cầu về hàng hoá mà ta đang phân tích sẽ tăng lên và 

đường cầu của nó sẽ dịch chuyển sang bên phải. 

* Giá kỳ vọng 

 Khi nói đến đường cầu về một loại hàng hoá, người ta muốn nói 

đến mối quan hệ giữa lượng cầu về hàng hoá này với mức giá hiện hành 

của chính nó. Ở đây, ta giả định người tiêu dùng có một dự kiến hay kỳ 

vọng nhất định về giá cả hàng hoá trong tương lai. Khi mức giá kỳ vọng 

này thay đổi, cầu về hàng hoá hay lượng cầu của người tiêu dùng ở mỗi 

mức giá hiện hành sẽ thay đổi. Chẳng hạn, trong những “cơn sốt’ vàng 

hay “cơn sốt” đất, như đã từng xảy ra ở Việt Nam trong hơn chục năm 

qua, người ta quan sát thấy một hiện tượng tồn tại như là nghịch lý: khi 

giá vàng hay giá đất đang tăng nhanh, người ta lại đổ xô đi mua vàng hay 

mua đất. Phải chăng trong trường hợp này, quy luật cầu không còn phát 

huy tác dụng? Sự thật thì không phải giá các hàng hoá này tăng lên là 

nguyên nhân làm cho mức cầu về chúng gia tăng. Khi các cơn sốt giá 

bùng phát, cái kích thích người tiêu dùng đổ xô đi mua hàng chính là giá 

cả kỳ vọng. Khi những người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá hàng hoá sẽ còn 

gia tăng mạnh trong tương lai, họ sẽ cố gắng đi mua hàng ngay từ hôm 

nay nhằm có thể mua được nhiều hàng hoá hơn trong lúc giá của nó còn 

thấp. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết cầu vì ở đây, người tiêu 

dùng vẫn cố gắng mua khối lượng hàng hoá nhiều hơn khi giá của nó 

thấp và ngược lại. Ở đây, không phải xảy ra một sự trượt dọc theo đường 

cầu mà là một sự dịch chuyển của cả đường cầu. Khi giá kỳ vọng tăng, 

cầu về hàng hoá sẽ tăng và đường cầu sẽ dịch chuyển về bên phải. Trái 

lại, khi giá kỳ vọng giảm, cầu về hàng hoá sẽ giảm và đường cầu sẽ dịch 

chuyển sang trái. 

   70

* Số lượng người mua 

Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu về một loại hàng hoá nói trên có thể sử 

dụng phân tích đường cầu của một cá nhân cũng như của cả thị trường. 

Tuy nhiên, đường cầu thị trường được hình thành trên cơ sở tổng hợp các 

đường cầu cá nhân, nên càng có nhiều người tiêu dùng cá nhân tham gia 

vào thị trường, khi các yếu tố khác là không thay đổi thì cầu thị trường về 

một loại hàng hoá càng cao. Nói cách khác, khi số lượng người mua hay 

người tiêu dùng trên một thị trường hàng hoá  tăng lên thì cầu thị trường 

về hàng hoá này cũng tăng lên và ngược lại. 

 Trong dài hạn, số lượng người mua trên nhiều thị trường bị tác 

động chủ yếu bởi những biến  động về dân số. Về ngắn hạn, những di 

chuyển của những dòng dân cư gắn với nhu cầu tham quan, du lịch v.v… 

cũng có thể tạo ra những sự thay đổi về số lượng người tiêu dùng trên các 

thị trường. Chẳng hạn, vào những dịp lễ, tết, số người đến các thành phố 

lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thường tăng lên. Lúc này, cầu 

về nhiều loại hàng hoá (hàng ăn uống, nhà trọ, nhà nghỉ v.v…) ở các địa 

phương này thường tăng lên. 

2.3.2. Những yếu tố làm dịch chuyển đường cung  

 Cung về một loại hàng hoá được coi là tăng lên khi lượng cung về 

nó tăng ở mỗi mức giá hiện hành. Trong trường hợp ngược lại, tại mỗi 

mức giá hiện hành của hàng hoá, lượng cung đều giảm, ta nói: cung về 

hàng hoá giảm xuống. Trường hợp  đầu,  đường cung dịch chuyển sang 

phải. Trong trường hợp sau, đường cung dịch chuyển sang trái.  

  Ẩn sau mỗi đường cung là chi phí sản xuất để tạo ra hàng hoá ở 

mỗi điểm sản lượng. Khi quyết định sản xuất thêm hay bớt một đơn vị 

hàng hoá, doanh nghiệp phải so sánh chi phí phát sinh thêm với khoản 

tiền bạc có thể thu thêm nhờ bán hàng. Vì thế, ở mỗi mức giá hàng hoá đã 

biết, khi chi phí sản xuất có liên quan hạ xuống, doanh nghiệp có khuynh 

hướng gia tăng lượng cung. Lúc này cung sẽ tăng và  đường cung dịch 

chuyển sang phải. Khi chi phí sản xuất tăng lên, cung sẽ giảm và đường 

cung dịch chuyển sang trái. Tóm lại, sự dịch chuyển của đường cung có   71

nguyên nhân từ những thay đổi trong chi phí sản xuất. Tất cả những yếu 

tố làm thay đổi chi phí sản xuất đều làm dịch chuyển đường cung.  

* Trình độ công nghệ 

Những thay đổi về công nghệ và kỹ thuật sản xuất luôn tác động 

mạnh  đến chi phí sản xuất của một loại hàng hoá. Trong tiến trình phát 

triển của xã hội, con người luôn tìm cách cải tiến cách thức sản xuất, chế 

tạo ra những công cụ sản xuất mới có năng suất cao hơn, sử dụng những 

phương pháp sản xuất tiên tiến hơn, tạo ra nhiều vật liệu mới có nhiều 

tính năng và công dụng ưu việt hơn so với những gì có sẵn trong tự nhiên. 

Chính nhờ vậy, xét tổng thể, tiến bộ khoa học và công nghệ làm cho chi 

phí sản xuất các loại hàng hoá nói chung có xu hướng giảm xuống. Điều 

này thể hiện một cách nổi bật trong những lĩnh vực chế tạo sản phẩm 

“mới” (như sản xuất máy tính, điện thoại di động v.v…), nơi mà những 

sản phẩm đang trực tiếp là con đẻ của những thành tựu mới nhất của cuộc 

cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Nhờ tiến bộ công nghệ mà 

chi phí sản xuất các loại hàng hoá loại này có thể hạ xuống nhanh chóng 

đến mức khó tưởng tượng: chẳng hạn, cứ sau một năm, giá máy tính 

thường giảm xuống từ 20 - 40% mặc dù nhu cầu về máy tính vẫn không 

S1 

S2 

0  Q 

Chi phí sản         xuất giảm 

Chi phí sản xuất tăng 

S3

Hình 2.8: Khi chi phí sản xuất hàng hoá thay đổi, 

đường cung sẽ dịch chuyển   72

ngừng tăng lên. Trong trường hợp này, tiến bộ công nghệ là nguồn gốc 

chính của sự gia tăng nhanh chóng của nguồn cung. Đường cung có xu 

hướng dịch chuyển xuống dưới (do chi phí sản xuất hạ) và sang bên phải 

(do người sản xuất sẵn sàng cung cấp nhiều hàng hoá hơn tại mỗi mức 

giá).   

*Giá cả các yếu tố đầu vào   

Sự thay đổi của chi phí sản xuất cũng thường gắn với những biến 

động trong giá cả các yếu tố  đầu vào. Khi giá máy móc, thiết bị, nhân 

công, nguyên vật liệu… tăng lên, trong  điều kiện các yếu tố khác giữ 

nguyên, chi phí sản xuất hàng hoá sẽ tăng lên và đường cung về hàng hoá 

này sẽ dịch chuyển lên trên và sang trái. Ngược lại, khi các đầu vào của 

quá trình sản xuất trở nên rẻ hơn, chi phí sản xuất sẽ hạ, đường cung về 

hàng hoá sẽ dịch chuyển xuống dưới và sang phải.  

 Trong số các yếu tố đầu vào, xăng, dầu thuộc loại đầu vào được sử 

dụng phổ biến trong hầu hết các ngành kinh tế. Vì thế, giá xăng dầu biến 

động mạnh thường tác  động  đến chi phí sản xuất không chỉ của một 

ngành sản xuất riêng biệt mà của cả nền kinh tế. Hiện tượng chỉ số giá 

chung năm 2004 của Việt Nam tăng cao hơn nhiều so với mấy năm trước 

đó có một phần liên quan đến sự tăng giá đạt đến ngưỡng kỷ lục của dầu 

mỏ trên thị trường thế giới trong thời gian này. 

*Giá cả các hàng hoá có liên quan 

  Ở đây muốn đề cập đến những hàng hoá có liên quan với hàng hoá 

mà ta đang phân tích về phương diện cung ứng hay sản xuất chứ không 

phải về phương diện nhu cầu hay tiêu dùng. Có hai trường hợp: thứ nhất, 

chúng là những hàng hoá cùng cạnh tranh nhau trong việc sử dụng một 

hay một số nguồn lực (đầu vào) cố  định. Trong trường hợp này, nếu 

người sản xuất sử dụng nhiều nguồn lực hơn cho việc sản xuất một loại 

hàng hoá thì cũng có nghĩa là anh ta (hay chị ta) sử dụng ít nguồn lực hơn 

cho việc chế tạo hàng hoá còn lại. Vì thế, khi giá cả các hàng hoá có liên 

quan tăng lên (hay giảm đi), theo quy luật cung, lượng cung về các hàng 

hoá này tăng lên. Các nguồn lực dành cho chúng cũng tăng lên. Hậu quả   73

là phần nguồn lực còn lại dành cho việc sản xuất hàng hoá mà ta đang 

phân tích giảm và cung về nó sẽ giảm. Đường cung của nó sẽ dịch chuyển 

sang trái và lên trên. Ví dụ, trên một diện tích đất đai nhất định, người ta 

vừa trồng hoa, vừa trồng lúa. Khi nhu cầu về hoa tăng lên, giá cả của nó 

tăng theo. Những người nông dân sẽ thấy có lợi hơn nếu mở rộng diện 

tích trồng hoa. Cung về lúa gạo sẽ giảm xuống. Thứ hai, một hàng hoá có 

thể là sản phẩm phái sinh của quá trình sản xuất một loại hàng hoá khác. 

Ví dụ, da bò trong quan hệ với thịt bò. Trong trường hợp này, nếu giá một 

hàng hoá tăng lên (chẳng hạn, giá thịt bò tăng), lượng cung về nó (thịt bò) 

tăng (theo quy luật cung). Điều đó làm cho nguồn cung về hàng hoá liên 

quan (da bò) tăng lên, không phụ thuộc vào giá cả của nó (của da bò). 

Đường cung về hàng hoá này (da bò) sẽ dịch chuyển sang phải và xuống 

dưới.  

*Giá kỳ vọng 

 Những dự kiến hay kỳ vọng của mọi người về tương lai thường có 

ảnh hưởng quan trọng đến các quyết định hiện tại của họ. Khi ra quyết 

định cung ứng nào đó về một loại hàng hoá, những người sản xuất đã có 

một hình dung nhất định về mức giá trong tương lai của nó – đó là mức 

giá kỳ vọng. Khi mức giá kỳ vọng này thay đổi, họ cũng sẽ thay đổi mức 

sản lượng cung ứng tại từng mức giá hiện tại của hàng hoá. Chẳng hạn, 

khi những người sản xuất một hàng hoá nào đó tin rằng giá của nó sẽ tăng 

lên rất mạnh trong tương lai, nếu các điều kiện khác không thay đổi, họ sẽ 

có xu hướng sản xuất và cung ứng hàng hoá tương đối “cầm chừng” trong 

hiện tại. Cung hiện tại về hàng hoá sẽ có xu hướng giảm hay đường cung 

hàng hoá sẽ dịch chuyển sang trái và lên phía trên. 

*Chính sách của nhà nước 

 Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng to lớn đến chi phí sản xuất 

của doanh nghiệp. Bằng chính sách của mình, nhà nước có thể điều chỉnh 

hành vi và tác động đến các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp. Khi 

mà các doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất trong những môi trường 

dễ dàng hay thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của chúng thường hạ và cung 

về hàng hoá sẽ tăng. Ngược lại, những quy định chính sách khiến cho các   74

quá trình sản xuất trở nên tốn kém hơn, ít thuận lợi hơn, chi phí sản xuất 

của các doanh nghiệp sẽ tăng lên và cung về hàng hoá sẽ giảm.  

 Tác  động trực tiếp  đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp là 

chính sách thuế của nhà nước. Khi nhà nước tăng thuế đánh vào một loại 

hàng hoá, chi phí toàn bộ của việc sản xuất hàng hoá tăng theo. Cung về 

hàng hoá trong trường hợp này sẽ giảm và  đường cung về nó sẽ dịch 

chuyển sang trái và lên trên. Khi được giảm thuế, chi phí chung để sản 

xuất hàng hoá hạ xuống. Cung về hàng hoá sẽ tăng. Đường cung về hàng 

hoá sẽ dịch chuyển sang phải và xuống dưới. 

 Chính sách trợ cấp của nhà nước đối với một số ngành sản xuất ảnh 

hưởng  đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong các ngành này 

theo hướng ngược lại với thuế. Khi việc sản xuất một loại hàng hoá được 

trợ cấp, chi phí sản xuất ròng của các doanh nghiệp tương ứng sẽ giảm 

xuống. Trong trường hợp này, cung về hàng hoá sẽ tăng và đường cung 

của nó sẽ dịch chuyển sang phải và xuống dưới. Việc giảm trợ cấp, ngược 

lại, sẽ làm cung hàng hoá giảm và đường cung hàng hoá sẽ dịch chuyển 

sang trái và lên trên. 

 Ngoài chính sách thuế và trợ cấp, các quy định khác nhau của nhà 

nước về tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn an toàn sản xuất và tiêu dùng, 

về thông tin sản phẩm v.v…  đều  ảnh hưởng  đến chi phí sản xuất của 

S1 

S2 

Giảm thuế 

Tăng thuế 

S3 

Hình 2.9: Thuế và sự dịch chuyển của đường cung   75

doanh nghiệp. Về nguyên tắc, nếu các quy định điều tiết sản xuất của nhà 

nước càng mang tính chất khắt khe, những khoản chi phí nhất định mà 

doanh nghiệp phải bỏ ra để đáp ứng càng lớn. Khi đó, chi phí sản xuất 

của doanh nghiệp càng tăng và cung về hàng hoá sẽ giảm. Trái lại, việc 

nới lỏng các quy định điều tiết sẽ giảm nhẹ chi phí sản xuất đối với các 

doanh nghiệp. Lúc này, cung 

về hàng hoá sẽ tăng lên.  

 Các yếu tố  được trình 

bày ở các mục 2.3.1 và 2.3.2 

giải thích tại sao các  đường 

cầu và  đường cung về một 

loại hàng hoá lại dịch 

chuyển. Còn chính sự dịch 

chuyển này lại cho chúng ta 

hiểu xu hướng thay đổi trong 

mức giá và sản lượng cân 

bằng trên thị trường. Một 

cách khái quát, có thể có 

những khả năng sau: 

-  Nếu cung về hàng hoá 

không thay đổi, khi cầu hàng 

hoá tăng (hoặc giảm), giá và 

sản lượng cân bằng của hàng 

hoá sẽ tăng (hoặc giảm). 

-  Nếu cầu về hàng hoá 

không thay  đổi, khi cung 

hàng hoá tăng (hoặc giảm), 

giá cân bằng của hàng hoá sẽ 

giảm (hoặc tăng), còn sản 

lượng cân bằng của nó sẽ 

tăng (hoặc giảm). 

-  Nếu cả cầu lẫn cung về hàng hoá cùng thay  đổi, theo cùng một 

hướng (cùng tăng hoặc cùng giảm) thì sản lượng cân bằng sẽ thay  đổi 

S1 

P2 

P1 

Q2  Q1 

S2 

Hình 2.11: Khi cầu không thay đổi, cung 

tăng làm giá cân bằng giảm song sản lượng 

cân bằng lại tăng 

P1

P2

D1  D2 

Q2 

Q1 

Hình 2.10: Cầu tăng khi cung không thay 

đổi làm giá và sản lượng cân bằng tăng  76

cũng theo hướng trên: khi cầu và cung về hàng hoá tăng, sản lượng cân 

bằng sẽ tăng; ngược lại, khi cầu và cung về hàng hoá cùng giảm, sản 

lượng cân bằng sẽ giảm. Vận động của cầu và cung trong những trường 

hợp này không cung cấp cho chúng ta  đủ thông tin  để có thể kết luận 

chính xác về chiều hướng thay đổi của giá cả hàng hoá. Chẳng hạn, nếu 

cầu tăng tương đối mạnh so với cung, giá cả sẽ có xu hướng tăng, trong 

khi nếu sự gia tăng về cung mạnh hơn hẳn so với sự gia tăng của cầu thì 

giá cả sẽ có xu hướng giảm. 

-  Nếu cả cầu lẫn cung về hàng hoá cùng thay đổi song theo những 

hướng ngược chiều nhau (cầu tăng đi đôi với cung giảm, hoặc cầu giảm 

đi đôi với cung tăng) thì giá cả cân bằng chắc chắn sẽ thay đổi. Khi cầu 

tăng kết hợp với cung giảm, giá cả hàng hoá sẽ có xu hướng tăng lên. 

Ngược lại, khi cầu giảm đi liền với cung tăng, giá cả hàng hoá sẽ có xu 

D1 

S1 

P1 

D2 

E  F 

Q2  Q1 

S2 

Hình 2.12: Khi cả cầu và cung đều tăng,  sản lượng cân bằng chắc chắn tăng. Trong 

trường hợp đường cung ban đầu là S1 dịch chuyển thành đường S2, cùng lúc với sự dịch 

chuyển đường cầu từ D1 thành D2, sản lượng cân bằng tăng từ Q1 lên thành Q2, song giá 

cân bằng không thay  đổi. Nếu cung thay  đổi ít hơn,  đường cung chỉ dịch sang thành 

đường S3, giá cân bằng sẽ tăng lên chút ít. Ngược lại, nếu cung tăng mạnh, đường cung 

dịch chuyển thành đường S4, giá cân bằng lại giảm. 

S4 

S3   77

hướng giảm. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, chúng ta không thể 

kết luận một cách chắc chắn về xu hướng vận động của sản lượng cân 

bằng. Mức sản lượng này có thể tăng, giảm hoặc không đổi tuỳ theo mức 

thay đổi cụ thể trong cả cầu lẫn cung.   

2.3.3. Di chuyển dọc theo đường cầu (hoặc đường cung) và dịch 

chuyển đường cầu (hoặc đường cung) 

 Trong phân tích cầu, cung, cần chú ý phân biệt sự di chuyển dọc 

theo một đường cầu hoặc đường cung với sự dịch chuyển của toàn bộ 

đường cầu hoặc đường cung. 

 Sự di chuyển dọc theo một đường cầu hoặc đường cung xảy ra khi 

có sự thay đổi trong mức giá hiện hành của chính hàng hoá mà người ta 

đang phân tích. Chẳng hạn, trên một đường cầu D1 xác định, khi mức giá 

P2 

P3 

D1 

S3 

S2 

P1 

D2 

Q2  Q1 

S1 

Hình 2.13: Trường hợp cầu tăng đồng thời với cung giảm. Trong trường hợp này, 

giá cân bằng chắc chắn tăng. Nếu đường cầu ban đầu dịch chuyển từ D1 sang thành 

D2, đồng thời đường cung ban đầu dịch chuyển từ S1 thành S2, sản lượng cân bằng sẽ 

không thay đổi. Nếu cung giảm ít hơn, đường cung chỉ dịch chuyển thành đường S3, 

giá sẽ tăng ít hơn (P3), đồng thời sản lượng cân bằng vẫn tăng lên thành Q2.   78

là P1, lượng cầu là Q1. Điểm A trên đường cầu nói trên mô tả trạng thái 

này. Nếu vì một lý do nào đó mà mức giá của hàng hoá chúng ta đang 

phân tích hạ xuống thành P2 thì lượng cầu về hàng hoá sẽ tăng lên tương 

ứng thành Q2. Điểm B cũng trên đường cầu nói trên chính thể hiện trạng 

thái mới đó. Như vậy, sự di chuyển từ điểm A đến điểm B trên cùng một 

đường cầu là kết quả của việc mức giá hiện hành của hàng hoá thay đổi. 

(hình 2.14). 

Sự dịch chuyển của  đường cầu hoặc  đường cung lại bắt nguồn 

không phải từ sự thay đổi trong mức giá hiện hành của hàng hoá mà ta 

đang phân tích mà từ sự thay đổi của các yếu tố khác có liên quan, vốn 

nằm đằng sau đường cầu hay đường cung. Chẳng hạn, khi thu nhập của 

người tiêu dùng tăng, toàn bộ  đường cầu về một loại hàng hoá thông 

thường sẽ dịch chuyển sang phải. Điều đó biểu thị rằng, tại mỗi mức giá 

có thể, lượng cầu về hàng hoá của người tiêu dùng đều tăng lên. Trong 

trường hợp giá cả các yếu tố đầu vào dùng để sản xuất một loại hàng hoá 

tăng lên, đường cung về hàng hoá này sẽ dịch chuyển sang trái hoặc lên 

D1

P2 

P1 

B’ 

A’ 

Q2

Q1

Q2  Q1  0 

Hình 2.14: Di chuyển dọc theo một đường và dịch chuyển cả một đường. Khi 

mức giá hiện hành của hàng hoá hạ từ P1 xuống P2, chỉ có sự di chuyển dọc theo 

đường cầu D1 từ điểm A đến điểm B. Còn khi các yếu tố khác có liên quan thay đổi 

(chẳng hạn khi thu nhập của người tiêu dùng tăng và hàng hoá ta đang xem xét là 

hàng hoá thông thường), cả đường cầu D1 ban đầu sẽ dịch chuyển thành đường D2. 

D2  79

trên. Điều này khác với việc thay đổi giá hiện hành của chính hàng hoá 

đang được xem xét. 

 Trên thực tế, sự di chuyển dọc theo một đường và dịch chuyển của 

một đường khác trong hai đường cầu và cung thường diễn ra đồng thời. 

Ví dụ, do thu nhập của những người tiêu dùng tăng lên, đường cầu về một 

loại hàng hoá thông thường X sẽ dịch chuyển sang phải. Kết quả là giá 

cân bằng của hàng hoá X sẽ tăng lên. Cùng với sự kiện này, lượng cung 

về hàng hoá X cũng tăng lên. Ở đây, bắt nguồn từ việc thu nhập tăng, có 

một sự dịch chuyển của đường cầu về hàng hoá X  đồng thời với sự di 

chuyển dọc theo đường cung của hàng hoá này.   

2.4. Độ co giãn của cầu và cung 

 Quy luật cầu nói cho chúng ta biết rằng, lượng cầu về một loại 

hàng hoá sẽ tăng lên hoặc giảm xuống khi giá của hàng hoá giảm hoặc 

tăng. Tuy nhiên, vì những lý do thực tiễn, trong nhiều trường hợp, người 

ta cần biết rõ hơn về mức độ phản ứng của lượng cầu trước sự thay đổi 

P1 

P2 

D1  D2 

Q2 

Q1 

Hình 2.15: Sự dịch chuyển  đường cầu  đi  đôi với sự di chuyển dọc theo 

đường cung. Khi thu nhập tăng, đường cầu về một loại hàng hoá thông thường 

sẽ dịch chuyển từ D1 thành D2, điểm cân bằng từ E chuyển thành F, thể hiện sự 

di chuyển dọc theo đường cung S đồng thời xảy ra.  80

của giá hàng hoá. Khi người bán hàng có ý định tăng giá hàng hoá của 

mình lên 5%, người này chắc chắn rất muốn biết những người tiêu dùng 

sẽ phản ứng như thế nào trước sự kiện này: lượng hàng mà anh ta (hay 

chị ta) bán được sẽ giảm đi bao nhiêu phần trăm? Quyết định của người 

bán hàng sẽ tuỳ thuộc vào dự  đoán của của anh ta (hay chị ta) về  đại 

lượng này. Nếu lượng hàng bán được sụt giảm nhiều (ví dụ 10%), thông 

thường, người này sẽ thay đổi ý định tăng giá. Nếu lượng hàng có thể bán 

được sụt giảm không đáng kể, (ví dụ, chỉ giảm 1%), anh ta (hay chị ta) sẽ 

vững tâm thực hiện ý định tăng giá của mình.  

 Khi chúng ta muốn đo mức độ phản ứng của một biến số kinh tế 

trước sự thay đổi của một biến số khác có liên quan, chúng ta dùng thước 

đo độ co giãn. 

2.4.1. Độ co giãn của cầu 

  Độ co giãn của cầu về một hàng hoá tính theo một biến số nào đó 

(giá cả, thu nhập…) biểu thị mức độ thay đổi trong lượng cầu về hàng 

hoá này nhằm đáp ứng một mức thay đổi nhất định của biến số nói trên, 

trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi. Người ta thường đề cập tới 

độ co giãn của cầu theo giá, độ co giãn của cầu theo thu nhập và độ co 

giãn của cầu theo giá chéo.  

Độ co giãn của cầu theo giá 

Độ co giãn của cầu về một loại hàng hoá cho biết mức độ thay đổi 

trong lượng cầu hàng hoá khi giá cả của nó thay đổi, trong khi các yếu tố 

có liên quan khác vẫn giữ nguyên. Nó được đo bằng tỷ số giữa phần trăm 

thay đổi trong lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong mức giá. Nếu 

biểu thị eP là độ co giãn của cầu theo giá, ta có: 

%/

%/

DDD

P

QQQ e

PPP

∆ ∆

==

∆∆

trong đó QD biểu thị lượng cầu về hàng hoá, còn P biểu thị mức giá hiện 

hành của chính hàng hoá này.   81

 Vì lượng cầu và mức giá của một hàng hoá có xu hướng vận động 

ngược chiều nhau nên độ co giãn của cầu thường là số âm. Nó cho ta biết 

khi mức giá hàng hoá tăng lên (hay giảm xuống) 1% thì lượng cầu về 

hàng hoá sẽ giảm (hay tăng) bao nhiêu %. Chẳng hạn, khi eP = -2, điều đó 

có nghĩa là, nếu mức giá của hàng hoá tăng lên 1%, lượng cầu về hàng 

hoá sẽ giảm 2%. Giá trị tuyệt đối của eP càng lớn, cầu được xem là có độ 

co giãn càng cao: một sự thay đổi tương đối nhỏ của mức giá dẫn đến một 

sự thay đổi tương đối lớn của lượng cầu về hàng hoá. 

 Có hai phương pháp tính độ co giãn của cầu theo giá: thứ nhất, tính 

độ co giãn của cầu theo một khoảng giá cả; thứ hai, tính độ co giãn này 

tại một điểm giá cả. 

 +Tính độ co giãn của cầu theo khoảng giá cả 

Thực chất, cách tính này nhằm trả lời câu hỏi: trong khoảng giá 

(P1, P2), nếu giá cả thay đổi từ P1 thành P2 và ngược lại, thì độ co giãn 

của cầu theo giá là bao nhiêu? Giả sử QD1 và QD2 lần lượt là lượng cầu 

tương ứng với các mức giá trên. Ta có  

∆QD = QD2 - QD1 

∆P   = P2 - P1. 

Công thức xác định eP được thể hiện như sau: 

12

12

()/2

()/2

D

DD

P

Q

QQ e

P

PP

+

=

+

            (2.1) 

Cách tính eP như công thức (2.1) trên đảm bảo được rằng  độ co 

giãn của cầu theo giá khi mức giá thay đổi trong khoảng giá (P1;  P2) có 

một giá trị thống nhất, dù ta xét theo chiều giá  đi từ  P1 thành  P2 hay   82

ngược lại, từ P2 thành P1. Ví dụ: tại mức giá P1 = 40, lượng cầu về hàng 

hoá QD1  = 60; còn khi giá tăng lên thành  P2  = 50 thì lượng cầu giảm 

xuống tương ứng thành QD2 = 55. Với những thông tin này ta dễ dàng 

tính ra:                                ∆QD = -5; (QD1+ QD2)/2 = 57,5; ∆P = 10 và 

(P1+ P2)/2 = 45. Theo công thức trên, eP = (-5/57,5) : (10/45) = -(9/23) = - 

0,39. Trong khoảng giá này, cầu tỏ ra rất ít co giãn. Con số độ co giãn nói 

trên cho thấy khi mức giá tăng lên 1%, lượng cầu chỉ giảm  đi khoảng 

0,39%. Với công thức trên, nếu ta tính eP theo chiều giá giảm từ 50 xuống 

40 và lượng cầu tăng tương  ứng từ 55 lên thành 60 thì giá trị của  eP 

không hề thay đổi. Vì thế nó đại diện cho độ co giãn của cầu theo giá khi 

giá cả thay đổi trong cung giá từ P1 đến P2. 

+ Tính độ co giãn của cầu theo giá tại một điểm giá cả 

Nếu ta tính độ co giãn của cầu về một loại hàng hoá tại một mức 

giá cụ thể P, ta muốn đo xem lượng cầu về hàng hoá sẽ thay đổi ra sao 

khi chúng ta tăng hay giảm giá với một sự thay đổi tương đối nhỏ xung 

quanh mức giá P. Khi đó, eP được tính theo công thức sau: 

.

DD D

P

D

QQ Q P

P PQ P

∆∆

==

∆ ∆       (2.2) 

Giá trị của (∆QD/∆P) khi ∆P → 0 chính là đạo hàm của hàm QD 

tính theo đối số P tại điểm P. Đường cầu dốc xuống khiến cho giá trị trên 

và do đó, eP là âm. Ví dụ, cho một hàm cầu có dạng QD  = - 0,5P + 80. 

Theo công thức vừa nêu trên, độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá P = 

40 bằng -1/3 hay xấp xỉ -0,33. Nếu mức giá P = 100 thì eP lại bằng - 5/3 

hay xấp xỉ bằng  -1,67.  

Dựa vào công thức (2.2), có thể thấy độ co giãn của cầu theo giá 

phụ thuộc vào: 1) mức giá. Khi mức giá tương đối cao, độ co giãn của 

cầu nói chung, tương đối lớn. 2) độ dốc của đường cầu ( tỷ số ∆P/∆QD). 

Tại cùng một mức giá,  đường cầu càng dốc, cầu càng kém co giãn. 

Ngược lại, đường cầu càng thoải, cầu càng co giãn mạnh. Trong trường   83

hợp này, một sự thay đổi tương đối nhỏ trong giá có thể dẫn tới sự thay 

đổi tương đối lớn trong lượng cầu. 

Đằng sau độ dốc của đường cầu ẩn chứa những yếu tố kinh tế. Có 

những hàng hoá, cầu tương  đối kém co giãn và  đường cầu của những 

hàng hoá này được thể hiện như một đường có độ dốc cao. Ngược lại, có 

những hàng hoá khác, cầu lại co giãn tương đối mạnh theo giá. Đường 

cầu về chúng được thể hiện như một đường tương đối thoải. Những yếu 

tố quy định độ co giãn của cầu về một loại hàng hoá (theo giá) là: 

+ Tính sẵn có của những hàng hoá thay thế 

Một hàng hoá càng sẵn có những mặt hàng có khả năng thay thế 

trên thị trường, cầu về nó càng co giãn. Trong trường hợp này, khi mức 

giá của hàng hoá chúng ta đang phân tích tăng lên, lượng cầu về hàng hoá 

này có xu hướng giảm mạnh, vì người tiêu dùng có thể dễ dàng hơn trong 

việc chuyển sang sử dụng các hàng hoá thay thế khác, đang trở nên rẻ đi 

một cách tương đối. Cầu về một loại hàng hoá trở nên kém co giãn hơn, 

khi những mặt hàng có khả năng thay thế nó quá khan hiếm. Mức độ sẵn 

có của những hàng hoá thay thế phụ thuộc nhiều vào độ rộng, hẹp của 

phạm trù hàng hoá. Phạm trù hàng hoá càng rộng, ví dụ rượu nói chung, 

diện hàng hoá có khả năng thay thế nó càng hẹp. Khi phạm trù hàng hoá 

P1 

Q1 

D1 

D2 

Hình 2.16: Tại mức giá P1, cầu về một hàng hoá biểu thị bằng đường D1 kém co 

giãn hơn cầu về một hàng hoá khác biểu thị bằng đường D2.   84

được thu hẹp lại dưới hình thức một dạng hàng hoá cụ thể hơn, ví dụ rượu 

“Lúa mới”, diện hàng hoá có khả năng thay thế nó phong phú hơn. Vì thế, 

độ co giãn của cầu về rượu “Lúa mới” cao hơn  độ co giãn của cầu về 

rượu nói chung. 

+ Tính thiết yếu của hàng hoá 

Độ co giãn của cầu theo giá phụ thuộc vào việc hàng hoá mà chúng 

ta đang xem xét là hàng thiết yếu hay xa xỉ. Đối với một hàng hoá được 

những người tiêu dùng nói chung coi là hàng thiết yếu (chẳng hạn như 

gạo, thuốc chữa bệnh…), cầu về nó thường kém co giãn theo giá. Tính 

thiết yếu của hàng hoá liên quan đến việc thoả mãn các nhu cầu cơ bản 

của con người. Người ta luôn cần một khối lượng hàng hoá thiết yếu 

tương đối ổn định nào đó. Khối lượng này thay đổi không đáng kể trước 

những thay đổi thông thường của mức giá. Vì thế, cầu về hàng thiết yếu 

được xem là kém nhạy cảm trước sự thay đổi của giá. Khi hàng hoá được 

coi là hàng hoá xa xỉ (ví dụ đi du lịch nước ngoài), cầu về nó sẽ co giãn 

mạnh hơn theo giá. Khi giá hàng hoá tăng lên cao, trong điều kiện các 

yếu tố khác như thu nhập vẫn giữ nguyên, vì những người tiêu dùng vẫn 

có xu hướng ưu tiên cho việc thoả mãn những nhu cầu thiết yếu nên họ có 

thể tạm hoãn hoặc cắt giảm mạnh việc chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ. 

Cầu về những hàng hoá này rõ ràng nhạy cảm hơn trước những thay đổi 

trong giá cả của chúng. 

+ Yếu tố thời gian 

Độ co giãn của cầu theo giá thay  đổi theo thời gian. Trong một 

khoảng thời gian ngắn, cầu về nhiều loại hàng hoá là ít co giãn, trong khi 

trong dài hạn, cầu về những hàng hoá này lại co giãn mạnh hơn. Ví dụ, 

việc giá xăng tăng làm cho lượng cầu về xăng giảm, song khi sự thay đổi 

giá là như nhau, sự cắt giảm lượng cầu về xăng  trong ngắn hạn thường 

nhỏ hơn so với trong dài hạn. Lý do là: trong một thời gian ngắn, người 

tiêu dùng tương đối khó điều chỉnh hành vi tiêu dùng của mình để thích 

ứng với việc giá xăng tăng. Họ có thể dùng xăng tiết kiệm hơn bằng cách 

bỏ đi những chuyến đi không thật cần thiết bằng ô tô, xe máy cá nhân. 

Thế nhưng việc tiết kiệm xăng bằng cách thay những chiếc ô tô, xe máy   85

ưa thích song lại tiêu tốn nhiều xăng bằng những chiếc xe ít “ăn” xăng 

hơn lại đòi hỏi  nhiều thời gian hơn. Điều này càng đúng đối với các công 

ty vận tải - những hộ tiêu dùng xăng lớn. Tuy nhiên, nếu khuynh hướng 

giá xăng tăng cao vẫn duy trì trong dài hạn, người tiêu dùng sẽ có đủ thời 

gian để thay đổi hành vi của mình. Vả lại, thời gian càng dài, những cải 

tiến công nghệ cũng như việc phát minh những năng lượng mới, rẻ tiền 

hơn thay thế xăng dầu sẽ làm cho người tiêu dùng có nhiều khả năng lựa 

chọn hơn. Cầu về xăng theo giá trong dài hạn rõ ràng co giãn mạnh hơn 

so với trong ngắn hạn. 

Tuy nhiên, không phải đối với mọi hàng hoá tình hình đều diễn ra 

theo chiều hướng như vậy. Đối với một hàng hoá lâu bền như ô tô, tủ 

lạnh, khi giá cả của chúng tăng cao, lượng cầu ngắn hạn về những hàng 

hoá này thường giảm mạnh. Những người  đang có ý  định thay những 

chiếc ô tô cũ, những chiếc tủ lạnh đang dùng bằng những chiếc ô tô, tủ 

lạnh mới thường sẽ tạm hoãn lại nhu cầu mua sắm của mình. Tuy nhiên, 

nếu giá cả những hàng hoá này không có dấu hiệu giảm xuống, đến một 

lúc nào đó, họ không thể kéo dài thời gian sử dụng những chiếc ô tô, tủ 

lạnh cũ hơn được nữa. Họ vẫn phải mua sắm những chiếc ô tô, tủ lạnh 

mới. Điều đó cho thấy cầu về những hàng hoá lâu bền trong ngắn hạn lại 

có xu hướng co giãn mạnh hơn theo giá so với trong dài hạn. 

Độ co giãn của cầu theo giá cung cấp một thông tin quan trọng cho 

các doanh nghiệp trong việc hoạch định các chiến lược giá cả. Điều này 

nằm  ở chỗ:  độ co giãn của cầu theo giá có quan hệ chặt chẽ với tổng 

doanh thu.  

Tổng doanh thu về một loại hàng hoá chính là số tiền người ta thu 

được nhờ bán hàng. Nó bằng khối lượng hàng hoá bán được nhân với đơn 

giá:  TR = P.Q  (trong đó, TR là tổng doanh thu, P là mức giá, Q là sản 

lượng hàng hoá bán ra).  

Khi cầu về hàng hoá là khá co giãn theo giá (tức là khi  |eP| > 1), 

nếu tăng giá hàng hoá tổng doanh thu sẽ giảm, vì khoản lợi của việc bán 

hàng hoá với giá cao hơn không bù đắp được thiệt hại do việc giảm khối 

lượng hàng hoá bán được (do lượng cầu về hàng hoá giảm mạnh hơn).   86

Ngược lại, nếu doanh nghiệp giảm giá hàng hoá, nó sẽ tăng được tổng 

doanh thu. Vì cầu khá co giãn, việc giảm giá hàng hoá sẽ khiến cho 

doanh nghiệp tăng mạnh được khối lượng hàng hoá bán ra. Khoản lợi này 

sẽ lớn hơn khoản thiệt do phải giảm giá. Tổng doanh thu, vì thế, tăng lên. 

Khi độ co giãn của cầu theo giá bằng đơn vị ( tức |eP| = 1), sự tăng 

giá hay giảm giá chút ít sẽ không làm tổng doanh thu thay  đổi. Trong 

trường hợp này, vì mức  độ thay  đổi tính theo phần trăm của giá cả và 

lượng cầu là bằng nhau nên cái lợi doanh nghiệp thu được từ việc tăng 

giá cũng bằng với khoản thiệt do nó phải giảm lượng hàng bán ra. 

Khi cầu về hàng hoá kém co giãn theo giá (tức là khi |eP| < 1), nếu 

giá hàng hoá tăng, tổng doanh thu sẽ tăng. Ngược lại, nếu giá hàng hoá 

giảm, tổng doanh thu sẽ giảm. Trong trường hợp này, mức thay đổi tính 

theo phần trăm của lượng cầu nhỏ hơn mức thay đổi của giá cả. Do đó, 

nếu giá hàng hoá tăng, khoản lợi góp vào doanh thu của sự tăng giá lớn 

hơn mức sụt giảm trong doanh thu do khối lượng hàng hoá bán ra được ít 

hơn, rốt cục, tổng doanh thu sẽ tăng. Trong trường hợp giá giảm, do khối 

lượng hàng hoá bán ra tăng lên không đáng kể, nên thiệt hại về doanh thu 

do giá giảm lớn hơn khoản lợi về doanh thu do hàng hoá bán được nhiều 

hơn. Nói cách khác, nếu giá giảm, tổng doanh thu sẽ giảm.   

-  Các độ co giãn khác 

+    Độ co giãn của cầu theo thu nhập 

  Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ phản ứng của 

lượng cầu về một loại hàng hoá trước sự thay đổi của thu nhập trong điều 

kiện các yếu tố khác không thay đổi. Nó được đo bằng tỷ số giữa phần 

trăm thay đổi trong lượng cầu và phần trăm thay đổi trong thu nhập. 

 Gọi I là thu nhập của người tiêu dùng, eI là độ co giãn của cầu theo 

thu nhập của một loại hàng hoá, ta có: 

% :

%

DD

I

D

QQ I

IQI

∆ ∆ ∆

==

   87

  Độ co giãn của cầu theo thu nhập cho chúng ta biết, nếu các điều 

kiện khác được giữ nguyên thì khi thu nhập tăng lên 1%,  lượng cầu hàng 

hoá sẽ tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm.  

 Tương tự như độ co giãn của cầu theo giá, có thể tính độ co giãn 

của cầu theo thu nhập theo hai phương pháp: tính theo một khoảng thu 

nhập và tính tại một điểm thu nhập.  

  Độ co giãn của cầu theo thu nhập có thể dương hoặc âm. Đối với 

những hàng hoá thứ cấp, khi thu nhập tăng lượng cầu về hàng hoá giảm ở 

mọi mức giá và ngược lại. Điều  đó có nghĩa là lượng cầu và mức thu 

nhập là hai biến số vận động ngược chiều nhau. Nói cách khác eI trong 

trường hợp này luôn nhỏ hơn 0. 

  Đối với các hàng hoá thông thường, khi thu nhập tăng, cầu về hàng 

hoá luôn luôn tăng và ngược lại. Sự vận động cùng chiều giữa lượng cầu 

và thu nhập cho thấy, đối với các hàng hoá này eI  là một số dương, lớn 

hơn 0. Tuy nhiên, bằng quan sát thực nghiệm, người ta nhận thấy rằng, 

trong các hàng hoá thông thường, có một nhóm hàng hoá, khi thu nhập 

tăng, tuy mức cầu về hàng hoá cũng tăng theo song tốc độ tăng của mức 

cầu lại nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập. Nói cách khác, khi thu nhập 

tăng, tỷ trọng chi tiêu của người tiêu dùng về nhóm hàng hoá này trong 

tổng chi tiêu có xu hướng giảm. Ví dụ, nhóm hàng hoá phục vụ cho nhu 

cầu ăn uống thuộc loại như vậy. Nhóm hàng này được gọi là hàng thông 

thường thiết yếu. Đối với chúng, eI tuy lớn hơn 0, song lại nhỏ hơn 1, vì 

%∆QD < %∆I. Ngược lại,  ở một nhóm hàng hoá khác, thu nhập càng 

tăng, nhu cầu mua sắm chúng ở người tiêu dùng càng cao; tốc độ tăng của 

lượng cầu lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập. Những hàng hoá cao cấp như 

du lịch, xem ca nhạc… là những hàng hoá như vậy. Càng giàu có, con 

người càng chi tiêu nhiều cho những hàng hoá loại này. Chúng được gọi 

là những hàng hoá xa xỉ. Đối với hàng hoá xa xỉ, do %∆QD > %∆I khi thu 

nhập I tăng nên eI là một đại lượng lớn hơn 1. 

 Vì là thước đo mức độ thay đổi của nhu cầu khi thu nhập thay đổi 

nên độ co giãn của cầu theo thu nhập có thể cho chúng ta những thông tin   88

hữu ích về triển vọng kinh doanh một loại hàng hoá trong tương lai. 

Trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập của dân chúng tăng 

lên sẽ khiến cho họ thay đổi dần mô hình chi tiêu. Họ dần dần ít chi tiêu 

hơn cho những hàng thứ cấp và tăng nhanh phần chi tiêu cho những hàng 

hoá cao cấp hay “xa xỉ”. Những nghiên cứu thực nghiệm nhằm đo lường 

cụ thể eI có thể giúp cho các nhà doanh nghiệp có những quyết định đầu 

tư hiệu quả. 

+    Độ co giãn của cầu theo giá chéo  

  Độ co giãn của cầu theo giá chéo đo lường phản ứng của cầu về 

một loại hàng hoá trước sự thay đổi trong giá cả của một loại hàng hoá 

khác. Độ co giãn của cầu về hàng hoá X theo giá của hàng hoá Y được đo 

bằng tỷ số giữa phần trăm thay  đổi trong lượng cầu về hàng hoá X và 

phần trăm thay đổi trong mức giá của hàng hoá Y, trong điều kiện các 

yếu tố khác là giữ nguyên. Biểu diễn theo công thức ta có: 

% :

%

DX DX Y

XY

YDXY

QQP

P QP

∆ ∆∆

==

trong đó eXY là độ co giãn của cầu về hàng hoá X theo giá của hàng hoá 

Y, QDX là lương cầu của hàng hoá X, PY là mức giá của hàng hoá Y, ∆ 

biểu thị mức thay  đổi. Các phương pháp tính  eXY cũng  được sử dụng 

tương tự như trong trường hợp tính các độ co giãn khác. 

  Độ co giãn của cầu theo giá chéo phụ thuộc vào thực chất mối quan 

hệ giữa hàng hoá X và Y. Nếu chúng là cặp hàng hoá bổ sung cho nhau, 

eXY sẽ có giá trị âm, vì khi giá hàng hoá Y tăng thì lượng cầu về hàng hoá 

X ở mỗi mức giá (của X) sẽ giảm và ngược lại. Nếu X và Y là những 

hàng hoá thay thế cho nhau, eXY sẽ có giá trị dương, vì khi giá hàng hoá Y 

tăng, cầu về hàng hoá X sẽ tăng và ngược lại. Các hàng hoá này càng có 

công dụng giống nhau, càng dễ thay thế cho nhau, mức độ gia tăng trong 

cầu về hàng hoá X càng lớn khi giá hàng hoá Y tăng lên 1%. Điều đó có 

nghĩa là eXY càng lớn.   89

 Việc nghiên cứu và thu thập thông tin về độ co giãn của cầu theo 

giá chéo cũng rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp. Khi sự biến động 

giá của các mặt hàng khác cũng  ảnh hưởng  đến cầu của mặt hàng mà 

doanh nghiệp dang kinh doanh, doanh nghiệp không thể thờ ơ trước diễn 

biến cung, cầu trên các thị trường hàng hoá có liên quan. 

 Trong các độ co giãn của cầu nói trên, độ co giãn của cầu theo giá 

được coi là quan trọng nhất đối với quyết định kinh doanh của các doanh 

nghiệp. Vì thế, nói đến độ co giãn của cầu về một loại hàng hoá, thường 

người ta hàm ý nói đến độ co giãn của cầu theo giá. 

2.4.2. Độ co giãn của cung 

  Độ co giãn của cung theo giá của một loại hàng hoá biểu thị mức 

độ phản  ứng của cung hàng hoá trước sự thay  đổi trong mức giá hiện 

hành của chính hàng hoá đó, trong điều kiện các yếu tố khác được giữ 

nguyên. Nó được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cung 

và phần trăm thay đổi trong mức giá hàng hoá. 

eS = % ∆QS/ %∆P = (∆QS/QS) : (∆P/P) 

 Về nguyên tắc, cách tính độ co giãn của cung theo giá không có gì 

đặc biệt so với cách tính các độ co giãn của cầu. Người ta cũng có thể 

tính độ co giãn này theo một cung hay khoảng giá cả cũng như tại một 

điểm giá cả. 

 Vì lượng cung về hàng hoá thường vận động cùng chiều với sự vận 

động của giá cả nên thông thường độ co giãn của cung là một đại lượng 

dương. Giá trị của nó càng lớn, cung được xem là càng co giãn mạnh theo 

giá. Ví dụ, khi eS = 3, nếu giá hàng hoá tăng lên 1% sẽ kéo theo sự gia 

tăng trong lượng cung hàng hoá là 3%. Nếu eS = 0,5 thì khi giá hàng hoá 

tăng lên 1%, lượng cung hàng hoá chỉ tăng lên 0,5%. Rõ ràng, cùng một 

mức  độ thay  đổi về giá (tính theo phần trăm) là như nhau, lượng cung 

trong trường hợp thứ nhất dao động mạnh hơn nhiều so với ở trường hợp   90

thứ hai. Trong trường hợp đặc biệt, khi lượng cung hàng hoá là cố định ở 

mọi mức giá (chẳng hạn, trong một khoảng thời gian nhất định, nguồn 

cung về đất đai trong cả nền kinh tế gần như là cố định), độ co giãn của 

cung theo giá bằng 0. Cung lúc này được gọi là hoàn toàn không co giãn 

theo giá. Trên đồ thị, đường cung được biểu thị là một đường thẳng đứng, 

song song với trục tung. Trái lại, khi mà lượng cung hoàn toàn nhạy cảm 

với sự thay đổi của giá cả đến nỗi, bất cứ sự thay đổi nhỏ trong giá cũng 

kéo theo sự thay đổi lớn trong cung khiến cho giá không thể tăng lên hay 

giảm xuống được, thì trong trường hợp cực đoan này, đường cung lại là 

một  đường nằm ngang. Lúc này, cung  được xem là hoàn  toàn co giãn 

theo giá và eS là vô cùng (eS = ∞). 

  Độ co giãn của cung về một loại hàng hoá lớn hay nhỏ, tương tự 

như điều chúng ta đã phân tích đối với độ co giãn của cầu theo giá, phụ 

thuộc vào, thứ nhất, mức giá hàng hoá xuất phát mà người ta xem xét; thứ 

hai, vào độ dốc của đường cung. Độ dốc của đường cung lại tuỳ thuộc 

vào tính chất của quá trình sản xuất hàng hoá. Về nguyên tắc, khi những 

người sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh các yếu tố đầu vào để thay đổi 

sản lượng phù hợp với sự thay đổi của giá cả, đường cung sẽ tương đối 

thoải, và độ co giãn của cung sẽ lớn. Khi sự điều chỉnh này khó khăn, 

đường cung sẽ tương đối dốc đứng, và độ co giãn của cung sẽ nhỏ. Ví dụ, 

khi giá cả bánh kẹo tăng lên, những người sản xuất bánh kẹo có thể dễ 

dàng điều chỉnh đầu vào để tăng sản lượng đẩu ra hơn là những người 

trồng cà phê. Những giới hạn về đất đai,  điều kiện khí hậu và thời tiết 

khiến cho việc gia tăng sản lượng cà phê khi giá của nó tăng lên tương 

đối khó khăn. Vì thế, trong những điều kiện tương tự nhau, cung về cà 

phê thô là kém co giãn hơn so với cung về bánh kẹo. 

 Mức độ khó hay dễ trong việc điều chỉnh các yếu tố đầu vào không 

chỉ phụ thuộc vào bản thân các loại hàng hoá mà còn liên quan đến yếu tố 

thời gian. Xét cùng một loại hàng hoá, việc thay đổi sản lượng trong dài 

hạn thường dễ thực hiện hơn so với trong ngắn hạn. Hãy lấy ví dụ về thị 

trường hoa tươi. Trong một ngày nào  đó, khi những người bán hoa  đã 

mang ra thị trường một lượng hoa nhất  định,  đường cung về hoa tươi 

trong khoảng thời gian cực kỳ ngắn đó là một đường thẳng đứng. Tương   91

ứng, cung về hoa tươi ở thời điểm chúng ta đang xem xét là hoàn toàn 

không co giãn. Nếu cầu về hoa tươi đột ngột tăng lên, giá hoa sẽ tăng lên 

mạnh để xác lập trạng thái cân bằng của thị trường. Nếu những người sản 

xuất cho rằng, xu hướng tăng lên trong nhu cầu về hoa tươi và động thái 

tăng giá của nó còn tiếp tục được duy trì trong một khoảng thời gian ngắn 

hạn nhất định, họ sẽ cố gắng tăng lượng cung về hoa bằng cách tận dụng 

các diện tích đất đai trồng hoa sẵn có và bổ sung thêm các đầu vào dễ 

điều chỉnh cho việc trồng và thu hoạch hoa (gieo trồng thêm những giống 

hoa ngắn ngày,  động viên những người lao  động tăng thêm giờ làm 

v.v…). Đường cung về hoa tươi giờ đây không còn là một đường thẳng 

đứng mà là một  đường dốc lên. Với sự gia tăng trong nhu cầu tương 

đương, giá cân bằng thị trường trong ngắn hạn thấp hơn mức giá cân 

bằng tại thời điểm cầu đột ngột tăng lên. Về dài hạn, nhu cầu về hoa tươi 

tăng lên sẽ được những người trồng hoa đáp ứng cả bằng cách mở rộng 

diện tích trồng hoa trên cơ sở thu hẹp diện tích gieo trồng các loại cây có 

ích khác. Kỹ thuật mới trong việc sản xuất, bảo quản và vận chuyển hoa 

cũng có thể được tìm ra và áp dụng.  

Khả năng có thể điều chỉnh được mọi yếu tố đầu vào trong dài hạn 

khiến cho  đường cung dài hạn trở thành một  đường thoải hơn so với 

đường cung ngắn hạn. Nói cách khác, cung dài hạn tỏ ra co giãn mạnh 

P4 

P1 

P3 

P2 

S1 (thời điểm) 

S2 (ngắn hạn) 

S3 (dài hạn) 

Hình 2.17: Độ co giãn của cung và yếu tố thời gian. Ở một thời điểm cực 

ngắn, cung hoàn toàn không co giãn (đường cung S1 thẳng đứng). Trong 

ngắn hạn, cung co giãn thấp hơn (đường cung  S2 tương  đối dốc) so với 

trong dài hạn (đường cung S3 tương đối thoải).

O   92

hơn theo giá. Trong trường hợp này, nếu sự thay đổi trong cầu là tương 

đương, giá cân bằng dài hạn sẽ thấp hơn giá cân bằng trong ngắn hạn. 

Tóm lại, trong dài hạn, cung về các hàng hoá nói chung co giãn 

tương đối mạnh. Trong ngắn hạn, cung kém co giãn hơn. Còn tại một thời 

điểm, cung hoàn toàn không co giãn.  

2.5. Một vài ứng dụng về phân tích cung – cầu 

 Từ trước đến nay, sự phân tích của chúng ta về cung, cầu thị trường 

dựa trên giả định rằng, nhà nước không can thiệp gì vào hoạt động của thị 

trường. Trên thực tế, nhà nước vẫn thường tác động vào thị trường theo 

những cách khác nhau. Nếu nhà nước tham gia vào thị trường đơn thuần 

với tư cách là người mua hay người bán, nó vẫn tác động được vào giá thị 

trường của các hàng hoá song vẫn tôn trọng cơ chế tự cân bằng của thị 

trường. Chẳng hạn, khi cho rằng giá thị trường của nông sản quá thấp, 

không có lợi cho những người nông dân, nhà nước có thể đẩy giá nông sản 

lên, qua đó gián tiếp trợ giúp những người nông dân, bằng cách tham gia 

vào mua nông sản làm dự trữ nhằm tăng cầu về mặt hàng này. Tuy nhiên, 

để làm được việc này, nhà nước thường phải bỏ ra một khoản tiền lớn để 

mua lượng nông sản “dư thừa” trên thị trường. Trong nhiều trường hợp, 

nhà nước can thiệp vào hoạt động của thị trường theo những cách khác: trợ 

cấp, đánh thuế  hoặc kiểm soát giá hàng hoá… Ở đây, chúng ta chỉ xem xét 

một vài trường hợp điển hình thể hiện sự can thiệp của nhà nước trên cơ sở 

mô hình cầu - cung. 

2.5.1. Thuế và ảnh hưởng của thuế 

 Khi đánh thuế vào hàng hoá, trước hết nhà nước muốn có nguồn 

thu nhằm trang trải cho các chương trình chi tiêu công cộng của mình. 

Tuy nhiên, việc đánh thuế vào các hàng hoá cụ thể với những mức thuế 

cao, thấp khác nhau, nhà nước có thể còn theo đuổi cả những mục tiêu 

khác: hạn chế hay khuyến khích việc sản xuất và tiêu dùng chúng. Ở đây, 

chúng ta chỉ phân tích xem chính sách thuế của nhà nước ảnh hưởng như 

thế nào đến cân bằng thị trường, đồng thời gánh nặng thuế mà nhà nước 

áp đặt thực sự rơi vào ai?   93

 Giả sử trên thị trường của một loại hàng hoá, trạng thái cân bằng 

ban đầu được xác lập và biểu thị bằng điểm E, nơi mà đường cầu D và 

đường cung S1 gặp nhau. Mức giá và sản lượng cân bằng là P1, Q1. Khi 

chính phủ thu thuế trên mỗi đơn vị hàng hoá bán ra một lượng tiền thuế là 

T, những người sản xuất sẽ thấy rằng, giờ đây thuế đã làm tăng chi phí 

cung ứng hàng hoá của họ. Nếu trước kia, khi chưa có thuế, họ sẵn sàng 

cung ứng một mức sản lượng Q tại mức giá P, thì sau khi bị đánh thuế, họ 

chỉ sẵn sàng cung ứng mức sản lượng Q như cũ nếu mức giá là P + T. Nói 

cách khác, thuế làm cho đường cung S1 tịnh tiến lên trên thành đường S2 

một đoạn là T. Điểm cân bằng thị trường mới, sau thuế sẽ là F. Mức giá 

và sản lượng cân bằng sau thuế là P2, Q2. ta có P2 lớn hơn P1 và Q2 nhỏ 

hơn sản lượng  Q1 ban  đầu. Như vậy, nếu các  điều kiện khác là giữ 

nguyên, thuế làm cho sản lượng cân bằng giảm và mức giá cân bằng tăng. 

  Ở ví dụ này, chúng ta giả  định rằng, người sản xuất sẽ phải là 

người nộp thuế. Cứ mỗi đơn vị hàng hoá bán ra, những người sản xuất 

phải nộp cho chính phủ lượng tiền thuế là T. Liệu đây có phải là gánh 

nặng thuế mà người sản xuất thực sự phải chịu không? 

S2 

P1 

P2 

Q1  Q2 

S1 

Hình 2.18: Thuế và sự phân phối gánh nặng thuế. Sau thuế, giá cả tăng lên thành P2. Tính 

theo mỗi đơn vị hàng hoá, mức chênh lệch giá (P2 - P1) là phần gánh nặng thuế mà người 

tiêu dùng phải chịu.   94

 Trước khi có thuế, khi bán mỗi đơn vị hàng hoá, nhà sản xuất thu 

được lượng tiền là P1. Sau khi có thuế, lượng tiền ròng mà nhà sản xuất 

thu được từ mỗi đơn vị hàng hoá là P2 trừ đi mức thuế T. Vì P2 lớn hơn 

P1 nên thiệt hại do thuế gây ra đối với người sản xuất không phải là toàn 

bộ T. Ở đây, một phần gánh nặng thuế mà người sản xuất phải nộp đã 

được chuyển sang người tiêu dùng thông qua việc giá cả hàng hoá tăng 

lên. Tính theo mỗi đơn vị hàng hoá, gánh nặng thuế mà người tiêu dùng 

phải chịu chính là      ∆P = P2 - P1. Phần còn lại (T - ∆P) mới là gánh 

nặng thuế mà người sản xuất thực sự phải chịu. 

Việc phân phối gánh nặng thuế giữa người sản xuất và người tiêu dùng 

phụ thuộc vào độ co giãn của cầu và cung theo giá. Khi độ co giãn của 

cầu lớn hơn một cách tương đối so với của cung, gánh nặng thuế rơi vào 

người sản xuất là chủ yếu. Ngược lại, khi độ co giãn của cung lớn hơn 

một cách tương đối so với của cầu, gánh nặng thuế sẽ dồn chủ yếu vào 

người tiêu dùng. Hình 2.19 mô tả trường hợp thứ nhất. Trong trường hợp 

này,  đường cầu  D tương  đối thoải, còn  đường cung  S1 tương  đối dốc 

đứng. Với một mức thuế T đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá, mức gia tăng 

về giá ∆P = P2 - P1 không nhiều. Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng 

phải chịu không lớn. Phần còn lại (T - ∆P) tương đối lớn, do người sản 

xuất gánh chịu. 

P3 

S2 

P1 

P2 

E

Q1  Q2 

S1 

Hình 2.19: Khi độ co giãn của cầu tương đối lớn so với độ co giãn của 

cung, gánh nặng thuế chủ yếu do người sản xuất chịu   95

2.5.2. Vấn đề kiểm soát giá 

*Giá trần: là mức giá tối đa mà nhà nước buộc những người bán 

phải chấp hành. 

Khi thiết lập mức giá trần, mục tiêu của nhà nước là bảo vệ những 

người tiêu dùng. Khi mức giá cân bằng trên thị trường được xem là quá 

cao, bằng việc  đưa ra mức giá trần thấp hơn, nhà nước hy vọng rằng, 

những người tiêu dùng có khả năng mua được hàng hoá với giá thấp và 

điều này  được coi là có ý nghĩa xã hội to lớn khi những người có thu 

nhập thấp vẫn có khả năng tiếp cận được các hàng hoá quan trọng. Chính 

sách giá trần thường được áp dụng trên một số thị trường như thị trường 

nhà ở, thị trường vốn… 

Giả sử khi nhà nước chưa can thiệp, thị trường cân bằng tại điểm 

E, với mức giá P* và sản lượng Q*. Nếu P*  được coi là quá cao, nhà 

nước quy định giá trần là P1 trong đó P1 thấp hơn P*. Tại mức giá P1, 

lượng cung giảm xuống còn QS1 đồng thời lượng cầu tăng lên thành QD1. 

Thị trường giờ đây không còn ở trạng thái cân bằng. Trên thị trường tồn 

tại sự thiếu hụt hàng hoá hay sự dư cầu do lượng cầu lớn hơn lượng cung. 

Trên thị trường tự do, trạng thái dư cầu chỉ là tạm thời vì nó lại tạo ra áp 

lực tăng giá và chính điều này làm cho dư cầu dần dần bị triệt tiêu, đồng 

Hình 2.20: Giá trần và sự thiếu hụt hàng hóa (dư cầu) 

P1 

P* 

QS1 

Q* QD1

B A

E

S

D   dư  cầu

O   96

thời thị trường dịch chuyển về điểm cân bằng. Tuy nhiên, ở đây quy định 

về giá trần của nhà nước khiến cho giá cả không được phép tăng lên vượt 

quá mức P1. Điều này khiến cho thị trường không trở về được điểm cân 

bằng. Hậu quả của việc thiếu hụt hàng hoá là: ở mức giá P1 nhiều người 

tiêu dùng không mua được hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của mình; nạn 

xếp hàng xuất hiện khiến cho việc mua hàng trở nên mất thời gian hơn; 

thị trường ngầm có cơ hội nảy sinh do sự khan hiếm hàng hoá… Những 

hậu quả này có thể làm tổn hại lợi ích của người tiêu dùng, không giống 

như sự kỳ vọng ban đầu của nhà nước.  

*Giá sàn: là mức giá tối thiểu mà nhà nước quy  định. Trong 

trường hợp này, người mua không thể trả giá với mức giá thấp hơn giá 

sàn.  

Khi định ra giá sàn về một loại hàng hoá, nhà nước muốn bảo vệ 

lợi ích của những người cung ứng hàng hoá. Khi nhà nước cho rằng mức 

giá cân bằng trên thị trường là thấp, nhà nước có thể quy định một mức 

giá sàn - với tính cách là một mức giá tối thiểu mà các bên giao dịch phải 

tuân thủ - cao hơn. Khi không được mua, bán hàng hoá với mức giá thấp 

hơn giá sàn, trong trường hợp này, những người bán hàng hoá dường như 

sẽ có lợi. Nhờ việc kiếm soát giá của nhà nước, họ có khả năng bán hàng 

hoá với mức giá cao hơn giá cân bằng thị trường. Một biểu hiện của việc 

định giá sàn là chính sách tiền lương tối thiểu. Khi quy định mức lương 

tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng trên thị trường (và chỉ trong trường 

hợp này, chính sách giá sàn mới có ý nghĩa), nhà nước kỳ vọng rằng 

những người lao động sẽ khấm khá hơn, nhờ có được mức lương cao hơn.    97

Hình 2.21 cho thấy một chính sách như vậy có thể dẫn đến những 

hậu quả gì. Khi chưa có sự can thiệp của nhà nước, thị trường lao động 

cân bằng tại điểm E, nơi mà đường cầu DL và đường cung SL về lao động 

cắt nhau. Mức lương cân bằng là w*, số lượng lao động cân bằng là L*. 

Giả sử nhà nước quy định mức lương tối thiểu là w1 cao hơn mức lương 

cân bằng w*. Tại mức lương w1, lượng cầu về lao động của các doanh 

nghiệp giảm xuống thành LD1, trong khi lượng cung về lao động lại tăng 

lên thành  LS1. Thị trường rơi vào trạng thái không cân bằng, với một 

lương dư cung là (LS1 - LD1). Lượng dư cung này biểu thị số người thất 

nghiệp, tức những người muốn đi làm với mức lương w1 song lại không 

tìm được việc làm. Do chính sách của nhà nước, tiền lương không thể tự 

điều chỉnh theo hướng hạ xuống để “khử” lượng dư cung nói trên. Nói 

cách khác, thị trường không còn khả năng tự điều chỉnh để trở về trạng 

thái cân bằng.  

Như vậy, có thể thấy, mặc dù chính sách tiền lương tối thiểu được 

thiết kế nhằm bảo vệ lợi ích của những người lao động, song nó lại có thể 

làm nảy sinh nhiều vấn đề. Những người được lợi nhờ chính sách này chỉ 

nằm trong số những người lao động may mắn có được việc làm, và số 

lượng những người này ít hơn trước (LD1 so với L*). Trong khi  đó, số 

người thất nghiệp tăng lên (trong ví dụ của chúng ta, trước kia trên thị 

LS1 L* LD1

w (mức lương) 

E

B A 

L (số lượng 

lao động) 

w1 

w* 

DL

SL 

Hình 2.21: Hoạt động của thị trường lao động khi có chính 

sách tiền lương tối thiểu 

O   98

trường không tồn tại hiện tượng thất nghiệp). Trong số này có cả những 

người trước đây vẫn tìm được việc làm do lượng cầu về lao động là L* 

cao hơn LD1. Ngoài ra, do trên thị trường tồn tại hiện tượng dư cung, thế 

mặc cả giữa những người thuê mướn lao động và những người cung ứng 

lao động cũng khác trước. Những người thuê mướn lao động sẽ có một vị 

thế tốt hơn  để có thể  đưa ra những quy  định bất lợi cho những người 

muốn xin việc. Rõ ràng, chính sách tiền lương tối thiểu nói riêng, cũng 

như chính sách giá sàn nói chung cũng có thể gây ra những tổn hại đáng 

kể cho những người mà ban đầu chính sách này muốn bảo vệ.        99

Chương 3 

SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 

  Mô hình tổng quát về cung – cầu mà chúng ta đã nghiên cứu đưa ra 

một khuôn mẫu  đơn giản về sự vận hành của một thị trường. Nó cho 

chúng ta biết cách thức theo đó giá cả thị trường được hình thành và vận 

động thông qua sự tương tác giữa cầu và cung. Ở chương này và những 

chương tiếp theo, chúng ta sẽ khảo sát sâu hơn những yếu tố nằm đằng 

sau đường cầu và đường cung. Chương này trình bày lý thuyết về sự lựa 

chọn của những người tiêu dùng nhằm làm rõ hơn những vấn đề như: cái 

gì ảnh hưởng hay chi phối các quyết định mua hàng của họ? Khi các điều 

kiện thị trường thay đổi,  họ sẽ phản ứng như thế nào? Về câu hỏi thứ 

nhất, trong chương trước, chúng ta đã biết giá cả, sở thích, thu nhập là 

những yếu tố tác  động  đến khối lượng hàng hóa mà người tiêu dùng 

muốn mua. Trong chương này, chúng ta sẽ liên kết các yếu tố đó lại trong 

một mô hình giải thích về hành vi lựa chọn của người tiêu dùng. Làm rõ 

điều đó là cơ sở để chúng ta trả lời câu hỏi thứ hai. 

3.1. Sở thích của người tiêu dùng 

 Sở thích của người tiêu dùng nói lên đánh giá chủ quan của anh ta 

(hay chị ta) về tính ích lợi của hàng hóa trong việc thỏa mãn nhu cầu của 

chính mình. Những người tiêu dùng khác nhau có những sở thích không 

giống nhau.  Đứng trước cùng một hàng hóa, người này có thể thích, 

người khác có thể không thích; người này có thể thích hơn, người khác có 

thể kém thích hơn. Kinh tế học không đi sâu giải thích xem sở thích của 

người tiêu dùng hình thành như thế nào? Một sở thích nhất định của một 

người tiêu dùng có thể có liên quan đến trạng thái tâm lý, thói quen, hoàn 

cảnh sống, thế giới quan … của anh ta (hay chị ta). Những vấn đề này 

không phải là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học. Xuất phát từ giả định 

về một sở thích đã biết, kinh tế học cố gắng tìm hiểu xem sở thích đóng 

vai trò như thế nào trong sự lựa chọn của người tiêu dùng về các hàng   100

hóa và khi nó thay đổi, phản ứng lựa chọn của người tiêu dùng sẽ ra sao? 

3.1.1. Những giả định cơ bản về hành vi của người tiêu dùng  

 Mô hình giải thích về sự lựa chọn của người tiêu dùng xuất phát từ 

những giả định sau: 

* Tính có thể sắp xếp theo trật tự của sở thích 

  Để tiện trình bày, trước tiên chúng ta giả sử rằng người tiêu dùng 

phải  lựa chọn giữa hai loại hàng hóa X và Y; xi biểu thị khối lượng của 

hàng hóa X, còn yj biểu thị khối lượng của hàng hóa Y (xi và yj đều được 

đo bằng đơn vị hiện vật tương ứng). Một tổ hợp (xi,yj) nhất định được gọi 

là một giỏ hàng hóa. Đương nhiên chỉ có nghĩa khi giả định rằng xi và yj 

là những đại lượng không âm. Trong thế giới thực, người tiêu dùng phải 

thường phải đối diện với vô số hàng hóa khác nhau. Song bằng cách coi 

một loại hàng hóa là X, và những hàng hóa khác là Y, và cứ tiếp tục, 

chúng ta có thể quy phép lựa chọn giữa nhiều loại hàng hóa về phép lựa 

chọn giữa hai loại hàng hóa. Vì thế, coi thế giới hàng hóa mà người tiêu 

dùng phải lựa chọn chỉ gồm X và Y là một sự đơn giản hóa thích hợp. 

 Giả  định về tính có thể sắp xếp theo trật tự của sở thích nói lên 

rằng: đứng trước hai giỏ hàng hóa bất kỳ, người tiêu dùng luôn đánh giá 

được mình sẽ thích giỏ hàng hóa nào hơn hay thích chúng như nhau. Nói 

cách khác, trước hai giỏ hàng hóa A (A, ví dụ, được coi là (x1,y1)) và B 

(ví dụ là (x2,y2)) xác định, đối với một người tiêu dùng, chỉ có 3 khả năng: 

1) hoặc người tiêu dùng thích A hơn B, 2) hoặc thích A như B, 3) hoặc 

thích B hơn A. Ở một thời điểm nhất định, sở thích của người tiêu dùng 

phải thể hiện ra ở một trong ba khả năng nói trên.  

 Giả định như vậy có thể được coi là hiển nhiên vì nó phù hợp với 

hầu hết những người tiêu dùng mà chúng ta có thể quan sát được. Nó loại 

trừ trường hợp, đứng trước hai giỏ hàng hóa, người tiêu dùng không biết 

bày tỏ thái độ đánh giá như thế nào, kể cả việc coi chúng là hoàn toàn 

tương đương nhau trong việc thỏa mãn nhu cầu của mình.    101

* Tính bắc cầu của sở thích 

Chúng ta coi sở thích của người tiêu dùng có tính bắc cầu, có nghĩa 

là: nếu người tiêu dùng thích giỏ hàng hóa A hơn giỏ hàng hóa B, và 

thích giỏ hàng hóa B hơn giỏ hàng hóa C thì đương nhiên người này cũng 

sẽ phải thích giỏ hàng hóa A hơn giỏ hàng hóa C. 

Tính bắc cầu của sở thích nói lên rằng sở thích của người tiêu dùng 

có tính nhất quán. Đây có lẽ là một đặc tính về sở thích của những người 

tiêu dùng trưởng thành. Một khi sở thích là không nhất quán, tính bắc cầu 

của nó bị vi phạm (ví dụ, người tiêu dùng thích A hơn B, thích B hơn C 

song lại thích C hơn A), người tiêu dùng có thể bị trả giá khi đuổi theo 

những cái thích hơn (ví dụ, đổi A lấy C, đổi C lấy B, đổi B lấy A) với 

những khoản chi phí nào đó, nhưng rốt cục, lại phải trở về giỏ hàng hóa 

xuất phát ban đầu.  

* Người tiêu dùng thích nhiều hơn ít  

 Giả định này kém hiển nhiên hơn so với hai giả định trước. Nó hàm 

ý rằng, với hai giỏ hàng hóa A và B, trong đó A là (x1,y1) và B là (x2,y1) 

thì nếu x1 lớn hơn x2, người tiêu dùng sẽ thích giỏ hàng hóa A hơn giỏ 

hàng hóa B. Giả định này chỉ được coi là hợp lý nếu X là một loại hàng 

hóa hữu ích đối với người tiêu dùng. Do kinh tế học hiểu hàng hóa theo 

nghĩa rất rộng, nên nó có thể gọi cả những thứ như “không khí ô nhiễm”, 

“sự rủi ro” là hàng hóa. Đó là những thứ không hữu ích mà người ta càng 

có ít chúng càng tốt. Trong trường hợp này, ta lấy những thứ đối nghịch 

như “không khí trong lành” hay “sự chắc chắn” để xem xét thay thế, và 

như thế, giả định vẫn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, cần thấy rằng, 

ngay cả khi hàng hóa mà chúng ta đề cập là hữu ích, không phải lúc nào 

người ta cũng thích được tiêu dùng càng nhiều càng tốt. Ở một thời điểm 

nào  đó, chẳng hạn, việc uống ba cốc nước chưa chắc  đã làm người ta 

thích hơn uống hai cốc nước. Vì thế, giả định trên chỉ hợp lý trong một 

giới hạn nhất định. Trong thế giới các hàng hóa, khi người ta đối mặt với 

sự khan hiếm, đa số sự lựa chọn của người tiêu dùng phải thực hiện trong 

một khuôn khổ hàng hóa có giới hạn nào đó. Chúng ta chỉ cần phân tích   102

sự lựa chọn của người tiêu dùng trong phạm vi này. Ở  đó, việc thích 

nhiều hơn ít đối với các hàng hóa hữu ích được coi là có hiệu lực. 

* Người tiêu dùng muốn tối đa hóa độ thỏa dụng 

Độ thỏa dụng ám chỉ mức độ hài lòng hay thỏa mãn của người tiêu 

dùng khi sử dụng hàng hóa. Vì sự thỏa mãn của con người luôn là sự 

đánh giá chủ quan, nên độ thỏa dụng mà một người nhận được khi tiêu 

dùng một lượng hàng hóa nào đó cũng luôn là một thước đo chủ quan, 

phụ thuộc vào từng người. Qua độ thỏa dụng, người ta muốn thể hiện sở 

thích dưới hình thức gần như là lượng hóa, có thể so sánh được. Ví dụ, 

khi chúng ta nói, người tiêu dùng thích giỏ hàng hóa A hơn giỏ hàng hóa 

B, thì điều đó cũng hàm nghĩa rằng khi tiêu dùng giỏ hàng hóa A, độ thỏa 

dụng mà người tiêu dùng nhận được lớn hơn khi tiêu dùng giỏ hàng hóa 

B. Do không thể đo độ thỏa dụng bằng một thước đo khách quan, trên 

thực tế, nó không phải là một thước đo về mặt số lượng. Khi sử dụng các 

giỏ hàng hóa khác nhau, người tiêu dùng đạt được những độ thỏa dụng 

cao, thấp khác nhau, do đó, có thể so sánh được với nhau (ví dụ, độ thỏa 

dụng của việc tiêu dùng một số lượng hàng hóa hàng hóa X lớn hơn độ 

thỏa dụng của việc tiêu dùng một số lượng hàng hóa Y). Có thể so sánh 

được các độ thỏa dụng với nhau nên chúng là một loại thước đo thứ tự 

(có thể sắp xếp độ thỏa dụng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hay ngược lại). 

Trong khi đó, vì không thể biểu thị độ thỏa dụng bằng những giá trị số 

lượng nào đó (ví dụ, không thể nói được độ thỏa dụng của việc sử dụng 

một khối lượng hàng hóa nhất định là bao nhiêu), nó không phải là một 

thước đo số lượng. 

Chúng ta giả định rằng, trong lựa chọn của mình về các hàng hóa, 

người tiêu dùng luôn tìm cách tối đa hóa độ thỏa dụng của mình. Nói một 

cách khác, với những ràng buộc nhất định, người tiêu dùng sẽ lựa chọn 

giỏ hàng hóa thích hơp để mức độ hài lòng hay thỏa mãn của mình từ 

việc tiêu dùng hàng hóa là cao nhất.    

   103

3.1.2. Đường bàng quan 

* Biểu diễn sở thích bằng các đường bàng quan 

 Chúng ta có thể biểu diễn sở thích của người tiêu dùng bằng công 

cụ đồ thị. Với hệ trục tọa độ Ox và Oy, trong đó trục hoành Ox biểu thị số 

lượng hàng hóa X, trục tung Oy biểu thị số lượng hàng hóa Y, mỗi một 

điểm trên mặt phẳng của hệ trục tọa độ cho ta biết một giỏ hàng hóa cụ 

thể với một lượng hàng hóa X và một lượng hàng hóa Y nhất định.  

Trên hình 3.1, các  điểm A, B, C thể hiện các giỏ hàng hóa khác 

nhau. Theo các giả định đã nêu, cụ thể ở đây là giả định “thích nhiều hơn 

ít”, khi điểm B nằm ở phía dưới và bên trái điểm A, giỏ hàng hóa A sẽ 

mang lại cho người tiêu dùng một độ thỏa dụng cao hơn so với giỏ hàng 

hóa B. Trái lại, người tiêu dùng sẽ thích giỏ hàng hóa C hơn giỏ hàng hóa 

A, vì điểm C nằm ở phía trên và bên phải điểm A, biểu thị số lượng hàng 

hóa cả X lẫn Y ở giỏ C nhiều hơn so với ở giỏ A. Nếu giỏ hàng hóa D 

nằm dưới giỏ hàng hóa A (biểu thị lượng hàng hóa Y ở giỏ D ít hơn ở giỏ 

A), đồng thời lại nằm ở phía bên phải so với giỏ hàng hóa A (biểu thị 

lượng hàng hóa X ở giỏ D nhiều hơn so với ở giỏ A) thì nguyên tắc “thích 

nhiều hơn ít” trong trường hợp này chưa trực tiếp cho chúng ta biết người 

tiêu dùng sẽ thích giỏ hàng hóa nào hơn. Tuy nhiên, giả định về khả năng 

. D 

A . 

C . 

B . 

Hình 3.1: Sở thích của người tiêu dùng và đường bàng quan   104

sắp xếp các giỏ hàng hóa theo trật tự sở thích cho chúng ta biết rằng, một 

người tiêu dùng cụ thể sẽ luôn so sánh được A với D, theo đó, hoặc là A 

được ưa thích hơn D, hoặc D được ưa thích hơn A, hoặc A được ưa thích 

như D. Trong trường hợp A và D được ưa thích như nhau, ta nói, đối với 

người tiêu dùng, A và D mang lại cùng một độ thỏa dụng. Khi phải lựa 

chọn giữa A và D trong việc theo đuổi mục tiêu tối đa hóa độ thỏa dụng, 

người tiêu dùng sẽ thờ ơ hay bàng quan trong việc chọn A hay D. Tập 

hợp tất cả các giỏ hàng hóa có khả năng mang lại cho người tiêu dùng 

một độ thỏa dụng ngang như độ thỏa dụng của A hoặc của D sẽ tạo thành 

một đường bàng quan: trong trường hợp này là đường bàng quan đi qua 

các điểm A và D. 

  Đường bàng quan là đường mô tả các giỏ hàng hóa khác nhau đem 

lại cho người tiêu dùng cùng một độ thỏa dụng. 

 Mỗi điểm trên một đường bàng quan thể hiện một giỏ hàng hóa. 

Những điểm này nằm trên cùng một đường bàng quan hàm ý rằng khi sử 

dụng các giỏ hàng hóa đó, người tiêu dùng thu nhận được cùng một độ 

thỏa dụng như nhau, hay nói cách khác, anh ta (chị ta) có được sự hài 

lòng như nhau. Vì vậy, một  đường bàng quan cụ thể luôn gắn liền với 

một  độ thỏa dụng nhất  định, và  điều này nói lên vị trí cụ thể của nó. 

Những  đường bàng quan khác nhau sẽ biểu thị các  độ thỏa dụng khác 

nhau.  

Xét trên cùng một đường bàng quan, khi ta di chuyển từ điểm này 

đến điểm khác, thông thường cả lượng hàng hóa X lẫn hàng hóa Y đều 

thay đổi. Nếu biểu thị các mức thay đổi đó tương ứng là ∆x và ∆y, thì các 

đại lượng này không thể cùng dấu (cùng dương – biểu thị cả lượng hàng 

hóa X và Y cùng tăng lên, hay cùng âm – biểu thị cả lượng hàng hóa X và 

Y cùng giảm) trong trường hợp cả X lẫn Y đều là những hàng hóa hữu 

ích. Ví dụ, nếu khi chuyển từ một giỏ hàng hóa này sang một giỏ hàng 

hóa khác mà cả x lẫn y đều tăng, thì theo nguyên tắc “thích nhiều hơn ít”, 

giỏ hàng hóa mới sẽ đem lại cho người một độ thỏa dụng cao hơn. Vì thế, 

để giữ nguyên độ thỏa dụng, cần có sự đánh đổi nhất định giữa X và Y. 

Tỷ số -∆y/∆x biểu thị chính tỷ lệ  đánh  đổi này. Nó cho chúng ta biết   105

người tiêu dùng cần hy sinh bao nhiêu đơn vị hàng hóa Y để có thể tăng 

thêm một đơn vị hàng hóa X mà không làm thay đổi độ thỏa dụng. Tỷ lệ 

này được gọi là tỷ lệ thay thế biên (MRS).  

Tỷ lệ thay thế biên giữa hàng hóa X và hàng hóa Y biểu thị số 

lượng hàng hóa Y mà người tiêu dùng cần phải hy sinh để có thêm một 

đơn vị hàng hóa X trong khi vẫn giữ nguyên độ thỏa dụng. 

    MRS = -∆y/∆x 

Theo công thức định nghĩa trên, tỷ lệ thay thế biên tại một điểm 

nhất định trên đường bàng quan chính là giá trị tuyệt đối của độ dốc của 

đường bàng quan tại điểm nói trên. 

* Tính chất của các đường bàng quan  

Các đường bàng quan thể hiện sở thích của một người tiêu dùng có 

những tính chất sau: 

- Đường bàng quan là một đường dốc xuống theo chiều di chuyển từ trái 

sang phải. Giả sử ta có một đường bàng quan U1 như thể hiện trong hình 

3.2. 

 Khi ta di chuyển từ điểm A(x1,y1) đến điểm B(x2,y2) ở phía bên phải 

dọc theo  đường bàng quan  U1,  đương nhiên  x2 sẽ lớn hơn  x1. Nếu  y2 

Hình 3.2: Đường bàng quan là một đường dốc xuống 

y1 

y2 

O  x 

 B

x1 x2

U1   106

không nhỏ hơn y1, thì theo giả định “thích nhiều hơn ít”, giỏ hàng hóa B 

sẽ được người tiêu dùng ưa thích hơn giỏ hàng hóa A. Trong trường hợp 

này, A và B không thể cùng nằm trên cùng một đường bàng quan. Thực 

tế, vì cùng nằm trên cùng một đường bàng quan nên y2 phải nhỏ hơn y1 

hay điểm B phải nằm ở vị trí thấp hơn điểm A. Nói một cách khác, khi di 

chuyển dọc theo một đường bàng quan từ trái sang phải, chúng ta cũng 

đồng thời di chuyển từ trên xuống dưới. Điều này cho thấy đường bàng 

quan là một đường dốc xuống, hay là một đường luôn có độ dốc âm. 

-  Khi biểu diễn sở thích của cùng một người tiêu dùng, các đường 

bàng quan khác nhau sẽ không bao giờ cắt nhau. 

 Giả sử có hai đường bàng quan U1 và U2 nào đó biểu diễn sở thích 

của cùng một người tiêu dùng lại cắt nhau tại điểm E như trên hình 3.3. 

Vì đây là những đường bàng quan khác nhau, chúng biểu thị các độ thỏa 

dụng khác nhau. Nếu A là một điểm bất kỳ, khác E song lại cùng nằm 

trên đường U1, đương nhiên, theo định nghĩa về đường bàng quan, người 

tiêu dùng sẽ phải ưa thích A như E. Nếu B là một điểm bất kỳ, khác E 

song cùng nằm trên đường U2, người tiêu dùng cũng sẽ thích E như B. 

Theo tính chất bắc cầu, người tiêu dùng sẽ phải thích A như B. Hay nói 

cách khác,  độ thỏa dụng của 

giỏ hàng hóa A và của giỏ 

hàng hóa B là bằng nhau. Như 

thế, A và B không thể nằm trên 

các  đường bàng quan khác 

nhau.  Điều này mâu thuẫn với 

giả thiết  U1,  U2 là những 

đường khác nhau và nó chứng 

minh rằng, các  đường bàng 

quan khác nhau không thể cắt 

nhau. 

-  Đường bàng quan có xu hướng thoải dần khi di chuyển từ trái sang 

phải. 

Hình 3.3: Các đường bàng quan không cắt nhau   107

 Tính chất này của đường bàng quan có nguồn gốc từ giả định: tỷ lệ 

thay thế biên giữa hàng hóa X và hàng hóa Y có xu hướng giảm dần. Đây 

là một giả định hợp lý, phản ánh tâm lý tiêu dùng của con người. Thật 

vậy, khi người tiêu dùng có quá nhiều hàng hóa Y, có tương đối ít hàng 

hóa X (ta biểu thị trạng thái này bằng một điểm nằm ở phía trên, và bên 

trái của đường bàng quan như điểm A trên hình 3.4), anh ta (hay chị ta) sẽ 

có khuynh hướng quý hàng hóa X và xem nhẹ hàng hóa Y. Trong trường 

hợp này, người tiêu dùng sẽ sẵn lòng đánh đổi một lượng tương đối lớn 

hàng hóa Y (thứ mà người này đang cảm thấy dồi dào) để lấy một đơn vị 

hàng hóa X (thứ mà anh ta hay chị ta  đang cảm thấy tương  đối khan 

hiếm). Trái lại, càng di chuyển về phía bên phải của đường bàng quan, 

người tiêu dùng càng có hàng hóa Y ít dần và càng có hàng hóa X nhiều 

dần. Khi Y càng trở nên khan hiếm hơn, người tiêu dùng càng ít muốn hy 

sinh nó. Anh ta (chị ta) chỉ sẵn lòng đánh đổi càng ngày càng ít hàng hóa 

Y để có thêm một đơn vị hàng hóa X. Vì thế, tỷ lệ thay thế biên có xu 

hướng giảm dần và càng di chuyển sang bên phải, đường bàng quan sẽ 

càng thoải.  

0

y

∆x

x

∆y

-  Xuất phát từ gốc tọa độ, càng tiến ra phía ngoài, độ thỏa dụng mà 

đường bàng quan biểu thị sẽ ngày càng cao. 

Hình 3.4: Đường bàng quan có xu hướng thoải dần   108

 Dĩ nhiên,  điều này chỉ 

đúng trong trường hợp cả X lẫn 

Y  đều là những hàng hóa hữu 

ích và giả định “thích nhiều hơn 

ít” vẫn tỏ ra thích hợp. Trên 

hình 3.5,  đường bàng quan  U2 

nằm ở phía ngoài so với đường 

bàng quan U1. Giả sử A và B là 

những  điểm có cùng tung  độ 

(hay hoành  độ) lần lượt nằm 

trên  U1 và  U2. Dễ dàng nhận 

thấy rằng, giỏ hàng hóa A có độ 

thỏa dụng thấp hơn so với giỏ hàng hóa B (xuất phát từ giả định ‘thích 

nhiều hơn ít”. Vì thế, độ thỏa dụng gắn với đường bàng quan U2 cao hơn 

độ thỏa dụng gắn với đường bàng quan U1. 

 Từ những tính chất trên, có thể hình dung đường bàng quan là một 

đường cong lõm,  đáy hướng về gốc tọa  độ. Một  đường bàng quan chỉ 

biểu thị một tập hợp các giỏ hàng hóa được người tiêu dùng ưa thích như 

nhau. Vì thế, sở thích của người tiêu dùng có thể biểu diễn bằng một bản 

đồ các đường bàng quan, trong đó mỗi đường chỉ thể hiện một độ thỏa 

dụng của người tiêu dùng. Những người tiêu dùng khác nhau có sở thích 

khác nhau, do  đó, hình dáng các  đường bàng quan của họ cũng khác 

nhau. Chẳng hạn, nếu sở thích của một người tiêu dùng có tính chất thiên 

lệch về hàng hóa X – anh ta (hay chị ta) đặc biệt coi trọng hàng hóa X so 

với các hàng hóa khác (trên thực tế, nếu X là quần áo thì người này là 

một người đặc biệt thích ăn diện), thì các đường bàng quan của người này 

có hình dáng như các  đường tương  đối dốc  đứng. Ngược lại, nếu một 

người đặc biệt ưa thích hàng hóa Y, các đường bàng quan của người này 

sẽ có hình dáng tương đối thoải (tương đối phẳng). Một người không quá 

xem trọng một loại hàng hóa nào trong hai hàng hóa X và Y, các đường 

bàng quan của anh ta (hay chị ta) sẽ có hình dáng như ta thể hiện trên 

hình 3.6 (c). 

U2 

U1 

Hình 3.5: Độ thỏa dụng tăng dần khi các  

đường bàng quan dịch chuyển ra phía ngoài   109

 Ngoài sở thích, hình dáng đường bàng quan của người tiêu dùng 

còn phụ thuộc vào tính chất của các hàng hóa X, Y. Ta sẽ thấy rõ hơn 

điều này khi khảo sát một số đường bàng quan đặc biệt.  

* Một vài dạng đường bàng quan đặc biệt 

- Trường hợp X và Y là những hàng hóa thay thế hoàn hảo  được cho 

nhau. 

X và Y được coi là những hàng hóa có thể thay thế cho nhau một 

cách hoàn hảo nếu một lượng nhất  định hàng hóa Y luôn luôn có thể 

mang lại cho người tiêu dùng một độ thỏa dụng ngang với một  đơn vị 

hàng hóa X. Nói cách khác, trong trường hợp này, khi hy sinh một lượng 

hàng hóa Y và bổ sung thêm một đơn vị hàng hóa X, độ thỏa dụng của 

U1 

U2 

U3 

Hình 3.6 (a) 

U1 

U2 

U3 

0  Hình 3.6 (b) 

U1 

U2 

U3 

0  Hình 3.6 (c)   110

người tiêu dùng sẽ luôn luôn không thay đổi, dù điểm xuất phát mà chúng 

ta xem xét là điểm nào trên đường bàng quan.  

Ví dụ, X là bút chì màu đỏ, còn Y là bút chì màu xanh có cùng chất 

liệu, độ bền… Nếu một người tiêu dùng bàng quan giữa màu xanh hay 

màu đỏ, anh ta (chị ta) sẽ coi mỗi chiếc bút chì màu đỏ là vật thay thế 

hoàn hảo của một chiếc bút chì màu xanh. Một giỏ hàng hóa gồm 2 bút 

chì màu xanh và 8 bút chì màu đỏ sẽ được ưa thích như một giỏ hàng hóa 

gồm 3 bút chì màu 

xanh và 7 bút chì 

màu  đỏ hay giỏ 

hàng hóa gồm 4 bút 

chì màu xanh và 6 

bút chì màu đỏ. Dễ 

nhận thấy rằng, 

trong trường hợp 

này, các  đường 

bàng quan là những 

đường thẳng, dốc 

xuống, vì tỷ lệ thay 

thế biên luôn luôn 

là hằng số. (hình 3.7.a) 

- Trường hợp X và Y là những hàng hóa bổ sung hoàn hảo cho nhau. 

X và Y được coi là những hàng hóa bổ sung hoàn hảo cho nhau 

nếu việc tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa X luôn luôn kéo theo việc 

tiêu dùng k đơn vị hàng hóa Y. Ví dụ, cứ mỗi khi uống một cốc nước chè 

Lipton, một người tiêu dùng nào đó luôn luôn pha kèm theo 2 thìa đường 

và người này không uống chè Lipton hay sử dụng  đường trong bất cứ 

trường hợp nào khác. Đối với người tiêu dùng này, chè Lipton và đường 

là những hàng hóa bổ sung hoàn hảo cho nhau. Khi X và Y là những hàng 

hóa bổ sung cho nhau một cách hoàn hảo, các  đường bàng quan sẽ là 

những đường gãy khúc như thể hiện trên hình 3.7 (b). 

15 

20 

10 

20  15  10  0 

Bút chì đỏ (cái) 

Bút chì xanh (cái) 

Hình 3.7 (a): x, y là những hàng hóa 

thay thế nhau một cách hoàn hảo   111

- Trường hợp một hàng hóa là hàng trung tính  

 X (hoặc Y) được coi là hàng hóa trung tính nếu khi thêm hay bớt 

bất cứ lượng hàng hóa X (hoặc Y) nào vào hay ra khỏi giỏ hàng hóa, độ 

thỏa dụng của người tiêu dùng vẫn không thay đổi. Trong trường hợp X 

là hàng trung tính, các đường bàng quan là những đường hoàn toàn nằm 

ngang. Độ thỏa dụng của người tiêu dùng trong trường hợp này hoàn toàn 

không phụ thuộc vào lượng hàng hóa X mà anh ta (hay chị ta) có mà chỉ 

phụ thuộc vào lượng hàng hóa Y. Với một giá trị  y nhất  định, các giỏ 

hàng hóa (x1,y),  (x2,y), …, (xn,y) mang lại cho người tiêu dùng cùng một 

độ thỏa dụng, do  đó, chúng cùng nằm trên một  đường bàng quan. Rõ 

ràng, đó là một đường nằm ngang, song song với trục hoành. Khi giá trị y 

thay đổi, độ thỏa dụng thay đổi, chúng ta tiến đến một đường bàng quan 

khác. Nếu Y là hàng hóa hữu ích, càng đi lên phía trên, đường bàng quan 

càng biểu thị mức độ thỏa dụng cao hơn. Ngược lại, nếu Y là hàng trung 

tính, các đường bàng quan là những đường thẳng đứng (hình 3.8). 

0  1  2 

Chè Lipton (cốc) 

Đường (thìa) 

Hình 3.7 (b): x, y là những hàng 

hóa bổ sung hoàn hảo cho nhau   112

3.2. Sự ràng buộc ngân sách  

 Lựa chọn của người tiêu dùng không chỉ phụ thuộc vào sở thích 

của anh ta (hay chị ta). Có những yếu tố khác bên ngoài sở thích chi phối 

sự lựa chọn này. Trong những yếu tố này, thu nhập và giá cả các hàng 

hóa đóng một vai trò quan trọng. Chúng tạo ra sự ràng buộc ngân sách 

đối với người tiêu dùng. 

3.2.1. Đường ngân sách 

*Các ràng buộc thị trường đối với người tiêu dùng  

 Giả sử người tiêu dùng có một mức thu nhập  I được dùng để chi 

tiêu, mua sắm các hàng hóa X và Y trong một khoảng thời gian nhất định. 

Để đơn giản hóa, ta cũng giả sử rằng, người tiêu dùng này không để dành, 

do đó, thu nhập  I sẽ được sử dụng hết cho mục tiêu tối đa hóa độ thỏa 

dụng của anh ta (hay chị ta). Trong điều kiện đó, mức thu nhập I nói trên 

đã tạo ra một sự giới hạn đối với khả năng mua sắm các giỏ hàng hóa của 

người tiêu dùng. Anh ta (hay chị ta) không thể chi tiêu cho các hàng hóa 

vượt quá mức thu nhập I. Tuy nhiên, khối lượng các hàng hóa X, Y mà 

anh ta (hay chị ta) có thể mua  được không chỉ tùy thuộc vào mức thu 

nhập I. Chúng còn phụ thuộc vào giá cả của các hàng hóa này. Gọi PX, PY 

y3 

y1 

y2 

Hình 3.8 (a): x là hàng 

trung tính 

x3  x1 

x2 

Hình 3.8 (b): y là hàng 

trung tính   113

lần lượt là giá cả thị trường của các hàng hóa X và Y. Khi mua một khối 

lượng x hàng hóa X, số lượng tiền cần để chi trả là x.PX. Khi mua một 

khối lượng y về hàng hóa Y, số tiền người tiêu dùng phải bỏ ra là y.PY. 

Vậy mọi giỏ hàng hóa (x,y) mà người tiêu dùng có thể mua sắm  được 

phải thỏa mãn điều kiện sau: 

    x.PX + y.PY  ≤  I    (3.1) 

Bất đẳng thức (1) thể hiện sự 

ràng buộc ngân sách đối với người 

tiêu dùng. Anh ta (hay chị ta) chỉ 

có thể mua  được những giỏ hàng 

hóa nhất định trong miền ràng buộc 

mà bất đẳng thức (3.1) chỉ ra. Khi 

giỏ hàng hóa (x,y) không thỏa mãn 

bất đẳng thức (3.1), tức x.PX + y.PY  

>  I, nó có thể là giỏ hàng hóa đáng 

mong muốn  đối với người tiêu 

dùng (về mặt sở thích), song nó lại 

giỏ hàng hóa không khả thi – người 

tiêu dùng không thể mua được trong khả năng tiền bạc của mình (ràng 

buộc về mặt ngân sách). Về phương diện hình học, có thể biểu thị 

miền ràng buộc ngân sách  đối với người tiêu dùng bằng tam giác 

AOB trên hình 3.9. Mọi điểm nằm trong hình tam giác AOB và  nằm 

trên các cạnh của nó, đều thỏa mãn bất đẳng thức (3.1), nên đều là 

những  điểm khả thi. Những  điểm nằm bên ngoài tam giác này là 

những điểm không khả thi – những điểm thể hiện các giỏ hàng hóa 

mà người tiêu dùng không thể mua được.  

-  Khái niệm đường ngân sách 

Đường ngân sách mô tả các giỏ hàng hóa (x,y) tối đa mà người tiêu 

dùng có thể mua được. Nó cho chúng ta biết số lượng hàng hóa Y tối đa 

mà người tiêu dùng có thể mua được khi đã mua một lượng hàng hóa X 

nhất định, hay số lượng hàng hóa X tối đa mà người tiêu dùng có thể mua 

X

0

Hình 3.9: Miền ràng buộc ngân sách 

Y  114

được khi đã mua một lượng hàng hóa Y nhất định. Khi đã mua một lượng 

x nhất định, số lượng y tối đa có thể mua được chính là lượng thu nhập I 

còn lại sau khi đã mua x chia cho mức giá PY:  

  y = (I – x.PX )/PY (3.2).  

Tập hợp các giỏ hàng hóa (x,y) tối đa ở đây phải thỏa mãn đẳng 

thức hay phương trình: 

        x.PX + y.PY  = I (3.2’) 

Dễ dàng nhận ra rằng (3.2) và (3.2’) hoàn toàn tương  đương nhau. 

Phương trình (3.2) hay (3.2’) chính là phương trình đường ngân sách. Vì 

phương trình (3.2) là một phương trình tuyến tính nên đường ngân sách là 

một đường thẳng. Chú ý rằng chúng ta biểu thị x, y là khối lượng của các 

hàng hóa X, Y, nên điều đó giả định ngầm rằng x và y là những số không 

âm. Có thể không khó khăn  để nhận ra rằng,  đường  AB trên hình 3.9 

chính là đường ngân sách gắn liền với điều kiện về thu nhập và giá cả đã 

biết. Điểm mút A trên trục tung biểu thị lượng hàng hóa Y tối đa có thể 

mua được khi người tiêu dùng không mua một đơn vị hàng hóa X nào. 

Tung độ của nó có giá trị bằng I/PY.Tương tự, điểm mút B trên trục hoành 

biểu thị lượng hàng hóa X tối đa có thể mua được khi người tiêu dùng 

không mua một đơn vị hàng hóa Y nào. Hoành độ của nó có giá trị bằng 

I/PX.  Những điểm nằm trên đường ngân sách AB đều là những điểm khả 

thi trong điều kiện thu nhập I được chi tiêu hết. Những điểm khả thi nằm 

trong miền ràng buộc ngân sách nhưng không nằm trên đường ngân sách 

đều biểu thị các trường hợp thu nhập hay ngân sách  I không  được sử 

dụng hết. 

Vị trí của đường ngân sách phụ thuộc vào mức thu nhập I và các mức giá 

của các hàng hóa X,Y. Độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào mức 

giá tương đối của hai hàng hóa này và đo bằng (- PX/PY) 

   115

3.2.2. Ảnh hưởng của thu nhập và giá cả đối với đường ngân sách 

-  Ảnh hưởng của thu nhập 

Đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song vào trong hay ra ngoài 

khi thu nhập  I thay  đổi và các  điều 

kiện khác được giữ nguyên. 

Khi thu nhập  I tăng lên,  đường 

ngân sách sẽ tính tiến song song ra 

phía ngoài. Vì mức giá tương đối giữa 

hai hàng hóa  được cho là không  đổi, 

độ dốc của đường ngân sách sẽ không 

đổi.  Đường ngân sách mới sẽ song 

song với  đường ngân sách ban  đầu. 

Thu nhập nhiều hơn sẽ làm miền ràng 

buộc ngân sách được nới rộng. Đường 

ngân sách sẽ di chuyển ra phía ngoài. 

Ngược lại, khi thu nhập  I giảm đi trong điều kiện các yếu tố khác giữa 

nguyên, đường ngân sách sẽ tịnh tiến song song vào phía trong.  

-  Ảnh hưởng của giá cả 

Giá cả của các hàng hóa thay đổi cũng làm đường ngân sách dịch 

chuyển. Tuy nhiên, cách thức dịch chuyển của đường ngân sách liên quan 

đến sự thay đổi của giá tương đối giữa hai hàng hóa. Giá tương đối của 

hàng hóa X (tính bằng chính hàng hóa Y)  được  đo bằng tỷ số giá cả 

PX/PY. Tỷ số này quyết định độ dốc của đường ngân sách. Nếu sự thay đổi 

trong các mức giá PX, PY   không làm mức giá tương đối thay đổi (trường 

hợp này chỉ xảy ra khi giá hàng hóa X và hàng hóa Y tăng hay giảm theo 

cùng một tỷ lệ),  độ dốc của  đường ngân sách vẫn giữ nguyên. Đường 

ngân sách mới sẽ song song với đường ngân sách ban đầu. Trường hợp 

này tương đương với sự thay đổi thuần túy của thu nhập. Thật vậy, khi 

thu nhập danh nghĩa  I không thay đổi nhưng nếu giá cả của cả X lẫn Y 

đều giảm đi hai lần, thì điều đó sẽ làm cho thu nhập thực tế của người tiêu 

dùng tăng lên hai lần. (Giờ đây, bằng lượng tiền như cũ, người tiêu dùng 

B’  B 

A’ 

Hình 3.10: Khi I tăng, đường ngân sách AB 

dịch chuyển ra phía ngoài thành đường A’B’   116

có thể mua được số hàng hóa gấp đôi trước). Trạng thái này hoàn toàn 

tương đương với trường hợp thu nhập danh nghĩa I tăng lên hai lần trong 

khi giá cả các hàng hóa vẫn giữ nguyên như cũ. Đường ngân sách sẽ dịch 

chuyển song song ra ngoài. Tương tự, khi giá của cả hai hàng hóa cùng 

tăng lên theo cùng một tỷ lệ, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song 

vào phía trong. Còn nếu giá tương đối giữa hai hàng hóa thay đổi khi giá 

cả của chúng thay  đổi,  đường ngân 

sách sẽ xoay do độ dốc của nó khác 

trước. Ở trường hợp đặc biệt, nếu chỉ 

giá của hàng hóa X (hoặc hàng hóa 

Y) thay  đổi,  đường ngân sách vẫn 

xoay song điểm mút của nó trên trục 

tung (hoặc trục hoành)  được giữ 

nguyên. Chẳng hạn, khi giá hàng hóa 

X tăng lên, tỷ số giá giữa hai hàng 

hóa PX/PY tăng. Đường ngân sách trở 

nên dốc hơn. Nó sẽ xoay vào phía 

trong với điểm cố  định là  điểm mút 

trên trục tung. Không khó để có thể nhận thấy điều này: vì giá hàng hóa 

Y giữ nguyên, nên lượng hàng hóa Y mua được khi không một đơn vị 

hàng hóa X nào được mua vẫn giữ nguyên như trước (bằng I/PY). Vì giá 

hàng hóa X tăng, lượng hàng hóa X có thể mua được sẽ giảm ở mỗi mức 

y (tức số lượng hàng hóa Y) khả thi cho trước.  

3.3. Sự lựa chọn của người tiêu dùng  

 Bây giờ chúng ta có thể phối hợp các yếu tố đã biết – sở thích và 

những ràng buộc ngân sách để xem xét sự lựa chọn tối ưu của người tiêu 

dùng. Giả định người tiêu dùng có một sở thích nhất định. Nó được thể 

hiện bằng một tập hợp các đường bàng quan nhất định. Người này cũng 

có một mức thu nhập  I để chi tiêu cho các hàng hóa X và Y trong một 

khoảng thời gian nhất định. Đối diện với các mức giá xác định PX, PY trên 

thị trường, với thu nhập I nói trên, miền ràng buộc ngân sách của người 

tiêu dùng này chính là toàn bộ các điểm nằm trong hình tam giác AOB, 

được giới hạn bởi hai trục và đường ngân sách AB (hình 3.12). Người tiêu 

O  B  C

y

A

x

Hình 3.11: Đường ngân sách AB sẽ xoay 

vào phía trong (thành đường AC chẳng 

hạn) khi giá hàng hóa X tăng   117

dùng sẽ lựa chọn giỏ hàng hóa 

nào để có thể tối đa hóa được 

độ thỏa dụng? 

3.3.1. Tối đa hóa độ thỏa 

dụng của người tiêu dùng  

Hãy xem xét hình 3.12. 

Những  điểm mà người tiêu 

dùng không thể  đạt  được là 

những điểm nằm ở phía ngoài 

đường ngân sách  AB. Có thể 

đây là những  điểm nằm trên 

các đường bàng quan có giá trị 

thỏa dụng cao, song người tiêu 

dùng không thể lựa chọn được. 

Giới hạn ngân sách không cho phép anh ta (hay chị ta) mua sắm những 

giỏ hàng hóa như vậy. Như vậy, điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng 

trước tiên phải nằm trong những điểm khả thi, tức là một điểm nằm trong 

miền ràng buộc ngân sách. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, điểm tối ưu (thể 

hiện giỏ hàng hóa cho phép tối đa hóa độ thỏa dụng của người tiêu dùng) 

phải thỏa mãn các điều kiện sau: Thứ nhất, đó phải là một điểm nằm trên 

đường ngân sách AB. Nếu nó là một điểm nằm trong đường ngân sách, 

như ta đã biết, thu nhập của người tiêu dùng chưa được sử dụng hết. Khi 

đó, dùng nốt số thu nhập dư thừa mua thêm hàng hóa để tiêu dùng, theo 

nguyên tắc “thích nhiều hơn ít”, độ thỏa dụng của anh ta (hay chị ta) sẽ 

tăng lên. Như thế, điểm nằm trong đường ngân sách không thể đem lại 

cho người tiêu dùng độ thỏa dụng tối đa. Thứ hai, điểm đó phải nằm trên 

một đường bàng quan cao nhất có thể. Điều này là hiển nhiên vì nếu còn 

một điểm nào đó khả thi mà lại nằm trên một đường bàng quan khác cao 

hơn, thì điểm trước đó chưa phải là điểm tối ưu. Chuyển đến một đường 

bàng quan cao hơn trong phạm vi có thể (do ngân sách ràng buộc) là 

hướng để người tiêu dùng tăng độ thỏa dụng của mình. Kết hợp hai nhận 

xét này, chúng ta có thể thấy được điểm tối ưu mà người tiêu dùng lựa 

chọn phải là điểm nào. 

x* 

y* 

H . 

.D 

 . C 

U3 

U1 

U2 

Hình 3.12: Điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu 

dùng là điểm E   118

Ta xét 3 đường bàng quan có tính chất đại diện, thể hiện sở thích 

của người tiêu dùng. Đường U1 nằm hoàn toàn ở phía ngoài đường ngân 

sách, do đó, người tiêu dùng không thể lựa chọn bất cứ giỏ hàng hóa nằm 

trên một đường bàng quan kiểu như vậy. Đường U3, thấp hơn đường U1 

và cắt đường ngân sách AB tại hai điểm, chẳng hạn như C và D. Điểm C 

chưa phải là điểm tối ưu, vì độ thỏa dụng mà nó mang lại chỉ ngang bằng 

với một  điểm như  điểm  H, nằm trên  đường  U3 song lại  ở phía trong 

đường ngân sách. Lựa chọn H sẽ tốt hơn C, vì để có H, người tiêu dùng 

không cần phải sử dụng hết thu nhập  I. Từ C, nếu ta trượt theo đường 

ngân sách (hướng sang phải, nếu C là điểm cắt ở phía bên trái, và ngược 

lại), ta vẫn đạt được điểm khả thi (vẫn nằm trên đường ngân sách) nhưng 

lại tiến đến một đường bàng quan cao hơn. Chỉ khi nào ta tiến đến điểm 

E, nơi mà một đường bàng quan nào đó, chẳng hạn như U2, tiếp xúc với 

đường ngân sách AB, ta mới đạt đến một đường bàng quan cao nhất, có ít 

nhất một  điểm vẫn thuộc miền ràng buộc ngân sách. Điểm  E chính là 

điểm tối ưu đối với người tiêu dùng. 

Điểm tối ưu, tức điểm biểu thị giỏ hàng hóa đem lại cho người tiêu 

dùng độ thỏa dụng tối đa, chính là điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách 

với một đường bàng quan nào đó.  

Khi lựa chọn giỏ hàng hóa E tối ưu, điều đó hàm nghĩa: người tiêu 

dùng sẽ mua x* đơn vị hàng hóa X, y* đơn vị hàng hóa Y cho nhu cầu 

tiêu dùng của mình. 

Tại điểm E tối ưu, độ dốc của đường bàng quan U2 bằng độ dốc 

của đường ngân sách. Tại đó, MRS = PX / PY.. Cũng là nằm trên đường 

ngân sách, song tại điểm C (nằm ở bên trái điểm E, biểu thị trạng thái 

theo đó giỏ hàng hóa C bao gồm nhiều hàng hóa Y nhưng lại ít hàng hóa 

X hơn so với giỏ hàng hóa E) đường bàng quan tỏ ra dốc hơn đường ngân 

sách. Nói cách khác, tại C, ta có MRS > PX / PY. Khi tỷ lệ thay thế biên 

lớn hơn tỷ số giá cả như trên, về mặt sở thích, người tiêu dùng đang sẵn 

sàng hy sinh một lượng hàng hóa Y nhiều hơn để có thêm được một đơn 

vị hàng hóa X so với tỷ lệ đánh đổi trên thị trường. Ví dụ, nếu tại C, do 

đang có nhiều hàng hóa Y, người tiêu dùng sẵn sàng hy sinh 4  đơn vị   119

hàng hóa Y để có thêm một đơn vị hàng hóa X mà vẫn giữ nguyên độ 

thỏa dụng. Trong khi đó, nếu giá hàng hóa X chỉ cao gấp đôi giá hàng hóa 

Y thì  điều  đó cũng có nghĩa là: trên thị trường, chỉ cần dùng 2  đơn vị 

hàng hóa Y là có thể đổi được một đơn vị hàng hóa X. Lúc này, lợi ích 

của việc tiêu dùng thêm về hàng hóa X lớn hơn chi phí của nó (tiêu dùng 

thêm 1  đơn vị X  đem lại cho người tiêu dùng một sự thỏa mãn tương 

đương với việc tiêu dùng 4  đơn vị Y, song theo tỷ lệ trao  đổi trên thị 

trường, anh ta (hay chị ta) chỉ phải hy sinh 2 đơn vị Y). Đó là lý giải thích 

tại sao người tiêu dùng sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng từ C đến E dọc 

theo đường ngân sách. Trên hình 3.12, vì điểm D nằm ở phía bên phải 

của điểm E, nó thể hiện một giỏ hàng hóa gồm nhiều hàng hóa X và ít 

hàng hóa Y hơn so với giỏ hàng hóa E. Tại D, dễ dàng nhận thấy là tỷ lệ 

thay thế biên nhỏ hơn tỷ số giá cả: MRS < PX / PY. Tại đó, vì tỷ lệ trao đổi 

trên thị trường để có thêm một đơn vị hàng hóa X lớn hơn tỷ lệ đánh đổi 

của người tiêu dùng thuần túy về phương diện sở thích, người này có xu 

hướng cắt giảm lượng tiêu dùng về hàng hóa X. Anh ta (hay chị ta) sẽ di 

chuyển trở lại sang bên trái dọc theo đường ngân sách từ điểm D đến E. 

Tại E, khi tỷ lệ đánh đổi giữa X và Y về phương diện sở thích của người 

tiêu dùng bằng đúng tỷ lệ trao đổi trên thị trường, người tiêu dùng không 

có khả năng thay đổi để gia tăng độ thỏa dụng. Chính vì thế giỏ hàng hóa 

E là tối ưu, nó đem lại cho người tiêu dùng một độ thỏa dụng lớn nhất. 

3.3.2. Sự thay đổi trong điểm lựa chọn của người tiêu dùng 

Sự phân tích ở trên cho thấy: với mục tiêu tối đa hóa độ thỏa dụng, 

người tiêu dùng sẽ lựa chọn giỏ hàng hóa nằm trên đường bàng quan cao 

nhất trong giới hạn ngân sách của mình. Những yếu tố quy định sự lựa 

chọn này chính là thu nhập, giá cả các hàng hóa, sở thích của người tiêu 

dùng. Khi những yếu tố này thay đổi, đương nhiên, điểm lựa chọn của 

anh ta (hay chị ta) sẽ thay đổi.  

-  Trường hợp thu nhập thay đổi 

Khi thu nhập thay  đổi, như ta  đã biết,  đường ngân sách sẽ dịch 

chuyển. Chẳng hạn, khi thu nhập tăng (giả định các điều kiện khác giữ 

nguyên), đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song ra phía ngoài.    120

Như mô tả trên hình 3.13, từ đường ngân sách ban đầu AB, người 

tiêu dùng sẽ có một đường ngân sách mới A’B’ khi thu nhập tăng. Trước 

kia, E là điểm lựa chọn tối ưu của người này. Với đường ngân sách mới, 

điểm tối ưu không còn là E mà là E’, nơi mà đường ngân sách A’B’ tiếp 

xúc với một đường bàng quan U2 

nào  đó (đường bàng quan U1 là 

đường bàng quan chứa điểm E). 

Vì  A’B’ nằm ngoài  AB,  đường 

bàng quan  U2 cũng nằm ngoài 

đường bàng quan U1 và biểu thị 

độ thỏa dụng cao hơn. Nếu cả X 

lẫn Y  đều là những hàng hóa 

thông thường, khi thu nhập tăng, 

cả X lẫn Y  đều  được tiêu dùng 

nhiều hơn. Điểm E’ sẽ vừa nằm 

bên phải, vừa nằm phía trên 

điểm E. Nếu một trong hai hàng 

hóa này (chẳng hạn hàng hóa X) 

là hàng thứ cấp, điểm E’ sẽ nằm 

trên song ở phía bên trái điểm E. Trong trường hợp này, thu nhập tăng 

khiến người tiêu dùng giảm mức tiêu dùng về hàng hóa X và tăng mạnh 

mức tiêu dùng về hàng hóa Y. 

-  Trường hợp giá cả thay đổi 

Giá cả hàng hóa thay đổi một mặt, tác động đến giá tương đối giữa 

hai hàng hóa thay đổi, mặt khác, lại thường làm cho thu nhập thực tế của 

người tiêu dùng thay đổi. Hai tác động này diễn ra đồng thời khiến cho 

đường ngân sách của người tiêu dùng xoay và dịch chuyển khỏi vị trí ban 

đầu, và làm cho người tiêu dùng thay đổi điểm lựa chọn tối ưu của mình. 

Để đơn giản hóa, chúng ta chỉ xét trường hợp giá hàng hóa X thay đổi, 

giá hàng hóa Y cũng như các yếu tố khác như thu nhập và sở thích của 

người tiêu dùng vẫn giữ nguyên. Về nguyên tắc, các trường hợp thay đổi 

giá cả khác có thể được phân tích theo một phương pháp tương tự. 

 . E 

 . E’ 

U1 

A’ 

B’  B 

U2 

Hình 3.13: Điểm lựa chọn tối ưu của người 

tiêu dùng thay đổi khi thu nhập thay đổi   121

Hãy nhìn vào hình 3.14. Đường AB là  đường ngân sách ban  đầu 

tương ứng với các mức thu nhập I, và các mức giá PX1, PY đã biết. Một sở 

thích nhất định của người tiêu dùng  ngầm định anh ta (hay chị ta) có một 

tập hợp các đường bàng quan xác định nào đó. Điểm E là điểm lựa chọn 

ban đầu của người tiêu dùng. Nó là tiếp điểm của đường AB với đường 

bàng quan U1. Giả sử giá của hàng hóa X hạ xuống và mức giá mới là 

PX2. Đường ngân sách AB xoay ra phía ngoài thành đường AC. Bây giờ 

điểm lựa chọn mới tối ưu của người tiêu dùng là điểm F, nơi mà đường 

ngân sách AC tiếp xúc với một đường bàng quan U2 nào đó. Quá trình đi 

từ E đến F là kết quả toàn bộ của sự kiện: giá hàng hóa X hạ xuống. Tuy 

nhiên, việc PX hạ, một mặt làm cho mức giá tương đối PX / PY giảm, hàng 

hóa X trở nên rẻ đi một cách tương đối so với hàng hóa Y; mặt khác, làm 

thu nhập thực tế của người tiêu dùng tăng lên. Như vậy, nếu sự thay đổi 

thu nhập  I chỉ gây ra tác động về mặt thu nhập thực tế, thì sự thay đổi 

trong mức giá của các hàng hóa lại gây ra cả tác động thu nhập lẫn tác 

động thay thế. 

+  Tác  động thay thế: là tác  động bắt nguồn từ việc thay  đổi 

trong mức giá tương đối giữa các hàng hóa. Sự thay đổi này khiến cho 

người tiêu dùng thay đổi điểm lựa chọn theo hướng: thay thế một phần 

hàng hóa đã trở nên đắt hơn một cách tương đối bằng hàng hóa đã trở nên 

rẻ đi một cách tương đối.  

+  Tác động thu nhập: là tác động bắt nguồn từ sự thay đổi của 

thu nhập thực tế. Sự thay đổi này khiến người tiêu dùng có khuynh hướng 

sử dụng nhiều hơn hay ít hơn một loại hàng hóa nào đó, tùy theo nó được 

coi là hàng hóa thông thường hay hàng hóa thứ cấp. 

Làm thế nào để có thể tách biệt được hai tác động này với nhau? 

Hãy vẽ một đường ngân sách giả định MN, sao cho đường này song song 

với đường ngân sách AC (đường ngân sách mới) nhưng lại tiếp xúc với 

đường bàng quan ban đầu U1 tại điểm H. Đường MN song song với AC 

cho chúng ta thấy độ dốc của nó chính bằng độ dốc của AC, phản ánh 

mức giá tương đối mới giữa các hàng hóa sau khi giá hàng hóa X giảm. 

Điểm E và H cùng nằm trên một đường bàng quan U1 nên chúng đem lại 

cho người tiêu dùng một độ thỏa dụng như nhau, hay một mức sống như   122

nhau. Có thể coi hai điểm này biểu thị cùng một thu nhập thực tế đối với 

người tiêu dùng. Vậy sự di chuyển từ E đến H chính là sự di chuyển từ 

một điểm tối ưu trong điều kiện mức giá tương đối cũ đến một điểm tối 

ưu khác tương ứng với mức giá tương đối mới mà vẫn giữ nguyên mức 

thu nhập thực tế. Sự di chuyển đó là kết quả của tác động thay thế. Còn 

sự di chuyển từ điểm H đến điểm F chỉ phản ánh sự thay đổi của thu nhập 

thực tế thuần túy: đường MN và AC biểu hiện cùng một mức giá tương 

đối, song lại biểu hiện các mức thu nhập thực tế khác nhau. Điểm H nằm 

trên đường MN gắn với mức thu nhập cũ, còn điểm F nằm trên đường AC 

gắn với mức thu nhập mới, tăng lên do giá hàng hóa X hạ xuống. Vì thế, 

từ H đến F là kết quả của tác động thu nhập. Tổng  hợp lại cả tác động 

thay thế và tác động thu nhập, rốt cục, khi PX giảm, điểm lựa chọn của 

người tiêu dùng đi từ E đến F. 

Để thấy rõ tác động thay thế, tác động thu nhập và tác động tổng 

hợp của việc giá hàng hóa X hạ đối với mức cầu về một loại hàng hóa 

như X, ta chỉ cần xem xét các hoành độ x1, x2 và x3 của các điểm E, H và 

F. Mức cầu  tăng lên từ  x1 lên  x2 là kết quả của tác động thay thế: giá 

hàng hóa Y trở nên đắt hơn một cách tương đối đã khiến người tiêu dùng 

thay thế một phần Y bằng X. Mức cầu tăng từ x2 lên x3 là kết quả của tác 

động thu nhập: thu nhập thực tế tăng khiến người tiêu dùng mong muốn 

mua nhiều hàng hóa X hơn. Điều này chỉ đúng nếu X là hàng hóa thông 

thường. Trong trường hợp X là hàng hóa thứ cấp, tác động thu nhập đem 

lại kết quả ngược lại: thu nhập thực tế tăng sẽ làm giảm cầu về hàng hóa 

và khi đó, x3 sẽ nhỏ hơn x2. 

Như vậy, khi giá hàng hóa X giảm, nếu X là hàng hóa thông 

thường, vì kết quả của tác động thay thế và tác động thu nhập cùng làm 

cầu về hàng hóa này tăng lên (hai tác động diễn ra theo cùng một chiều), 

nên có thể chắc chắn kết luận được về tác động toàn bộ hay tổng hợp: 

mức cầu về hàng hóa X tăng khi giá hàng hóa X giảm. Nếu hàng hóa X là 

hàng hóa thứ cấp, hai tác động này đem lại những kết quả ngược chiều 

nhau. Khi giá hàng hóa X hạ, tác động thay thế luôn làm mức cầu về hàng 

hóa X tăng nhưng tác động thu nhập lại làm mức cầu về hàng hóa này 

giảm. Về lý thuyết, chúng ta không thể khẳng định chắc chắn được rằng:   123

liệu khi giá hàng hóa X hạ, mức cầu về X như là kết quả tổng hợp của hai 

tác động trên là tăng hay giảm. Kết cục nào xảy ra tùy thuộc vào việc tác 

động nào mạnh hơn. Trong những khả năng có thể xảy ra, ta có thể hình 

dung trường hợp mà ở đó, tác  động thu nhập tỏ ra mạnh hơn tác động 

thay thế. Khi đó, giá hàng hóa (thứ cấp) X giảm, rốt cục, lại làm mức cầu 

chung về hàng hóa này giảm. Đường cầu về một hàng hóa như vậy sẽ là 

đường dốc lên, phản ánh sự vận động cùng chiều của mức giá và lượng 

cầu. Hàng hóa có tính chất  đặc biệt như vậy  được gọi là “hàng hóa 

Giffen”. Nếu tồn tại, hàng Giffen phải là hàng hóa thứ cấp, mặc dù không 

phải mọi hàng hóa thứ cấp  đều là hàng Giffen. Các nhà kinh tế, nói 

chung, không tin vào sự tồn tại của hàng hóa Giffen trên thực tế. Đối với 

hàng hóa thứ cấp, có lẽ tác động thu nhập do giá thay đổi thường nhỏ khi 

mà tỷ trọng chi tiêu về hàng hóa này trong ngân sách của người tiêu dùng 

chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn. 

 Ảnh hưởng của việc thay  đổi trong mức giá hàng hóa X không 

dừng lại ở những thay đổi trong lượng cầu về hàng hóa X, mà còn thể 

hiện cả ở những thay đổi trong lượng cầu về hàng hóa Y. Khi giá hàng 

hóa X hạ xuống, tác  động thay thế làm cho lượng cầu về hàng hóa Y 

giảm xuống. Trong khi đó, do thu nhập thực tế tăng lên nên tác động thu 

nhập làm cho lượng cầu về hàng hóa Y tăng, nếu Y là hàng hóa thông 

thường và giảm nếu Y là hàng hóa thứ cấp. (Chú ý rằng, chỉ khi ít nhất, 

một trong hai hàng hóa 

mà chúng ta phân tích là 

hàng hóa thông thường 

thì xem xét của chúng ta 

mới có ý nghĩa). Nếu X 

là hàng hóa thông 

thường và Y là hàng 

hóa thứ cấp, khi giá 

hàng hóa X hạ, mức cầu 

chung về hàng hóa Y 

chắc chắn giảm do  ảnh 

hưởng cùng chiều của   124

cả tác động thay thế lẫn tác động thu nhập. Độ co giãn theo giá chéo của 

cầu về hàng hóa Y khi giá X thay đổi là dương. Trong trường hợp Y là 

hàng hóa thông thường, nếu tác động thay thế là mạnh (X và Y là những 

hàng hóa dễ dàng thay thế cho nhau vì có công dụng gần gũi nhau), tác 

động thu nhập tương đối yếu, tác động toàn bộ của việc giá hàng hóa X 

hạ làm cho lượng cầu về hàng hóa Y giảm. Trong trường hợp này, độ co 

giãn của cầu về Y theo giá chéo cũng dương. Ngược lại, nếu tác  động 

thay thế tỏ ra là yếu ớt (các hàng hóa X, Y khó thay thế cho nhau) so với 

tác động thu nhập, khi giá hàng hóa X hạ, mức cầu chung về hàng hóa Y 

sẽ tăng. Khi này, độ co giãn của cầu về Y theo giá chéo (giá hàng hóa X) 

là số âm.  

-  Trường hợp thay đổi về sở thích 

Sở thích của người tiêu dùng cũng có thể thay  đổi, mặc dù nó 

thường ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Sự thay đổi này 

phản ánh những chuyển biến trong cách nhìn nhận, đánh giá, hay thái độ 

của người tiêu dùng về ý nghĩa của một loại hàng hóa đối với cuộc sống 

của anh ta (hay chị ta). Khi khoa học càng ngày càng nhấn mạnh đến tầm 

quan trọng của rau và hoa quả trong cơ cấu bữa  ăn, thái  độ của nhiều 

người tiêu dùng đối với việc sử dụng các hàng hóa này sẽ thay đổi. Cách 

ăn mặc, sinh hoạt của các ngôi sao điện ảnh có tác động không nhỏ đối 

với công chúng tiêu dùng, 

những người coi những 

ngôi sao này là “thần 

tượng”. 

 Khi sở thích thay 

đổi, hình dạng và vị trí các 

đường bàng quan của 

người tiêu dùng sẽ trở nên 

khác trước. Với  đường 

ngân sách như cũ (phản 

ánh các  điều kiện thị 

trường, thu nhập của người   125

tiêu dùng vẫn giữ nguyên), điểm lựa chọn nhằm mục tiêu tối đa hóa độ 

thỏa dụng của người tiêu dùng cũng sẽ thay đổi. Ví dụ, vì một lý do nào 

đó, hàng hóa X giờ đây được người tiêu dùng ưa chuộng hơn hẳn trước. 

Hình dáng các đường bàng quan trở nên dốc đứng hơn. Đường ngân sách 

cũ sẽ tiếp xúc với một đường bàng quan nào đó thuộc hệ các đường bàng 

quan mới ở một điểm mới, có xu hướng lệch sang phía bên phải. Người 

tiêu dùng có mức cầu về hàng hóa X nhiều hơn, và do đó phải hy sinh 

mức tiêu dùng về các hàng hóa khác (hình 3.15).   

3.4. Đường cầu cá nhân của người tiêu dùng và đường cầu thị trường 

3.4.1. Rút ra đường cầu cá nhân từ sự lựa chọn của người tiêu dùng  

Từ mô hình về sự lựa chọn của người tiêu dùng trên, ta có thể rút ra 

quan hệ cầu hay đường cầu của một cá nhân người tiêu dùng. 

  Trước hết, chúng ta giả định rằng, người tiêu dùng có một mức thu 

nhập  I và một sở thích nhất định. Với mục đích khảo sát đường cầu cá 

nhân của người tiêu dùng này về hàng hóa X, ta giả sử giá cả các hàng 

hóa khác mà  ở  đây hàng hóa Y là  đại diện  được giữ nguyên. Với mỗi 

mức giá của hàng hóa X, kết hợp với  I và PY  đã biết, ta có  được một 

đường ngân sách. Sở thích của người tiêu dùng phản ánh trong một hệ 

đường bàng quan xác định. 

  Để rút ra đường cầu của người tiêu dùng về hàng hóa X, ta sử dụng 

cùng một lúc hai đồ thị. Đồ thị ở trên minh họa sự lựa chọn tối đa hóa độ 

thỏa dụng của người tiêu dùng. Vẫn như các  đồ thị ta  đã sử dụng  ở 

chương này, trục tung biểu thị lượng hàng hóa Y, trục hoành biểu thị 

lượng hàng hóa X mà người tiêu dùng mong muốn lựa chọn. Ở  đồ thị 

dưới, nơi chúng ta muốn thể hiện đường cầu về hàng hóa X, trục tung sẽ 

biểu thị các mức giá về hàng hóa X, còn trục hoành biểu thị lượng hàng 

hóa X người tiêu dùng mong muốn mua hay lượng cầu về hàng hóa X. 

Trục hoành của hai đồ thị, như vậy, biểu thị cùng một biến số. 

 Ta hãy xuất phát từ một mức giá PX1 của hàng hóa X tương  đối 

cao. Ở đồ thị phía trên, đường ngân sách AB được vẽ tương ứng với mức   126

giá này, trong điều kiện 

các biến số khác như  I, 

PY  đã cho.  Điểm  E là 

điểm lựa chọn tối ưu của 

người tiêu dùng trong 

trường hợp này. E được 

xác  định như  điểm tiếp 

xúc của  đường  AB với 

một  đường bàng quan 

nào  đó trong hệ  đường 

bàng quan biểu thị sở 

thích  đã biết của người 

tiêu dùng. Từ E, ta biết 

được mức cầu lúc này 

của người tiêu dùng là 

x1. Ở đồ thị phía dưới, vì 

x1 là lượng cầu của 

người tiêu dùng tại mức 

giá  PX1 nên  điểm 

(x1,PX1) là một điểm trên 

đường cầu cá nhân của 

người tiêu dùng mà ta 

cần mô tả.  

 Bây giờ ta hãy giả 

sử giá hàng hóa X giảm 

xuống, trong khi các điều kiện khác vẫn được giữ nguyên. Mức giá hàng 

hóa giờ đây, chẳng hạn, là PX2. Với các biến số như I, PY đã biết và mức 

giá PX2 này, ta vẽ được một đường ngân sách mới AC. Trên cơ sở sở thích 

đã xác định, điểm lựa chọn tối ưu tương ứng của người tiêu dùng giờ đây 

là F, nơi mà đường AC tiếp xúc với một đường bàng quan nào đó trong 

hệ đường bàng quan đã cho. Từ điểm F, ta biết được lượng cầu của người 

tiêu dùng này về hàng hóa X là x2. Rõ ràng, x2 là lượng cầu về hàng hóa 

X tương ứng với mức giá PX2. Thông tin này được dùng ở đồ thị dưới cho   127

ta biết một  điểm mới –  điểm (x2,PX2) - trên  đường cầu của người tiêu 

dùng về hàng hóa X. 

 Cứ lần lượt làm theo cách thức như vậy, chúng ta sẽ có được các 

điểm khác của đường cầu về hàng hóa X của người tiêu dùng. Trên toàn 

bộ đường này, chúng ta luôn giả định rằng, các yếu tố như thu nhập I, sở 

thích hay mức giá các hàng hóa khác như PY là không thay đổi.  

Giờ đây chúng ta có thể hiểu sâu hơn thực chất của đường cầu. 

Đối với một cá nhân tiêu dùng, đường cầu của anh ta (hay chị ta) về một 

loại hàng hóa phụ thuộc vào sự lựa chọn hàng hóa nói chung của chính 

người này nhằm mục tiêu tối đa hóa độ thỏa dụng. Sự lựa chọn đó bị chi 

phối bởi cả những yếu tố chủ quan như sở thích, cũng như những yếu tố 

có tính chất ràng buộc khác của thị trường như thu nhập hay giá cả của 

các hàng hóa. Đường cầu của người tiêu dùng là một đường dốc xuống vì 

khi giá hàng hóa X hạ, miền ngân sách của người tiêu dùng được nới rộng 

hơn khi đường ngân sách xoay ra phía ngoài và kết quả là: lượng cầu về 

hàng hóa X tăng lên. Chúng ta cũng đã giải thích được rằng, trong trường 

hợp X là hàng hóa thông thường, khi giá hàng hóa X hạ xuống, cả tác 

động thay thế lẫn tác động thu nhập đều cùng “kéo” mức cầu về hàng hóa 

X lên, nên tính chất dốc xuống của đường cầu là khá rõ ràng. Khi hàng 

hóa X là hàng hóa thứ cấp, về mặt lý thuyết, người ta có thể nghi ngờ tính 

dốc xuống của  đường cầu. Trường hợp hàng hóa Giffen dường như là 

một ví dụ minh họa cho một loại đường cầu dốc lên. Tuy nhiên, trên thực 

tế, khi mà hàng hóa thứ cấp chỉ giữ vị trí khiêm tốn trong cơ cấu tiêu 

dùng của một cá nhân, việc giá của hàng hóa này hạ không tạo ra được sự 

gia tăng đáng kể, thực sự trong thu nhập thực tế của người tiêu dùng (liệu 

chúng ta cảm thấy mình giàu có lên như thế nào khi giá muối hạ xuống 

hai lần hay ba lần?). Tác động thu nhập trong trường hợp này thường yếu. 

Vì thế, xét tổng hợp cả hai tác động, giá X hạ vẫn làm cho lượng cầu về 

X tăng. Nói cách khác, ngay cả khi X là hàng hóa thứ cấp, đường cầu về 

nó cơ bản vẫn là đường dốc xuống. 

Tất nhiên, vẫn có thể có những trường hợp ngoại lệ khiến cho 

đường cầu về một loại hàng hóa của một cá nhân là một  đường thẳng   128

đứng. Trường hợp đặc biệt này biểu thị rằng, khi giá hàng hóa giảm hay 

tăng không tác động đến lượng cầu về hàng hóa của người tiêu dùng. Nếu 

X là một hàng hóa như vậy, thì điều đó có nghĩa là: thứ nhất, trong mọi 

trường hợp Y (tức các hàng hóa khác) hoàn toàn không có khả năng thay 

thế X (hiểu theo nghĩa tuyệt đối, điều này dường như không bao giờ xảy 

ra); thứ hai, việc tăng hay giảm lượng tiêu dùng về X không làm thay đổi 

độ thỏa dụng của người tiêu dùng. Điều cuối cùng này trái ngược với giả 

định “thích nhiều hơn ít” do đó, sự kiện này vượt ra khỏi khuôn khổ mô 

hình của chúng ta. Khi một người tiêu dùng chỉ mong muốn một lượng 

hàng hóa cố định bất chấp các mức giá cụ thể của nó thì hàng hóa đó phải 

có một ý nghĩa thiết yếu đối với anh ta (hay chị ta) và ý nghĩa đó chỉ phát 

huy được với một lượng cố định về hàng hóa. Tuy nhiên, nếu điều này 

xảy ra, tức tính thẳng đứng của đường cầu tồn tại, nó cũng chỉ xảy ra hay 

tồn tại trong một phạm vi nhất định của thu nhập và giá cả. Nếu giá cả 

hàng hóa mà quá cao, trong phạm vi thu nhập xác định, người tiêu dùng 

buộc phải thay thế hàng hóa trên bằng hàng hóa khác. 

Trở lại với hình 3.16 ở trên, ta thấy một đường cầu được vẽ ra gắn 

với giả định về các yếu tố như  I, PY và sở thích của người tiêu dùng là 

không thay  đổi. Nếu giờ  đây, một trong những yếu tố trên thay  đổi, 

đường cầu của người tiêu dùng về hàng hóa X sẽ dịch chuyển. Ví dụ, khi 

thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, ở mỗi mức PX đường ngân sách 

đều tịnh tiến song song ra phía ngoài. Tương ứng với mức giá PX1, đường 

ngân sách giờ đây là đường A’B’ cũng như tương ứng với mức giá PX2, 

đường ngân sách gắn với mức thu nhập mới là A’C’. Nếu X là hàng hóa 

thông thường, các mức lựa chọn mới về hàng hóa X tương ứng sẽ là x’1, 

x’2 cao hơn so với các mức lựa chọn cũ. Đường cầu về hàng hóa X gìờ 

đây dịch chuyển sang phải. Sự thay đổi của các yếu tố khác ảnh hưởng 

như thế nào đến đường cầu cũng có thể được xem xét một cách tương tự. 

3.4.2. Đường cầu thị trường  

  Đường cầu thị trường về một loại hàng hóa phản ánh mối quan hệ 

giữa tổng lượng hàng hóa mà những người tiêu dùng tham gia vào thị 

trường muốn và sẵn sàng mua tương ứng với từng mức giá.     129

 Như vậy, đường cầu thị trường là tổng các đường cầu của tất cả các 

cá nhân tham gia vào thị trường này. Nó được suy ra từ các đường cầu cá 

nhân bằng cách “cộng theo chiều ngang”, tức là cộng theo từng mức giá, 

các đường cầu này lại. Chẳng hạn, nếu tại mức giá PX1 của hàng hóa X, 

lượng cầu của cá nhân A là x1A, của cá nhân B là x1B, của cá nhân C là 

x1C…thì cũng tại mức giá này tổng lượng cầu của cả thị trường là X1 = x1A 

+ x1B + x1C…Tại mức giá PX2, nếu lượng cầu của các cá nhân là x2A, x2B, 

x2C… thì tổng lượng cầu tương ứng của thị trường là X2 = x2A + x2B + x2C 

… Cứ như vậy, tập hợp các điểm (X1,PX1), (X2,PX2)… cho chúng ta một 

đường cầu thị trường. 

Vì các đường cầu cá nhân là dốc xuống nên đường cầu thị trường 

cũng là một đường dốc xuống. Khi giá hàng hóa X hạ, lượng cầu của mỗi 

cá nhân đều tăng nên tổng lượng cầu của cả thị trường cũng tăng. Sự dịch 

chuyển của đường cầu thị trường cũng có thể quy về các yếu tố chi phối 

sự dịch chuyển của các đường cầu cá nhân. Chẳng hạn, khi thu nhập của 

những người tiêu dùng nói chung tăng lên, cầu thị trường về một loại 

hàng hóa thông thường sẽ tăng lên và  đường cầu thị trường sẽ dịch 

x1C 

x1B  x1A 

Px2 

Px1 

Px 

x2A  x2B 

x2C  X1 

X2  X 

DA 

DB 

DC 

Hình 3.17: Đường cầu D (thị trường) là tổng hợp theo chiều ngang  

của các đường cầu cá nhân DA, DB và DC   130

chuyển sang bên phải. Nếu Y là hàng hóa thay thế gần gũi với hàng hóa 

X, giá hàng hóa Y tăng lên sẽ làm cầu thị trường về hàng hóa X tăng lên 

và đường cầu thị trường về hàng hóa X sẽ dịch chuyển sang phải. Còn 

nếu đại đa số người tiêu dùng đều không còn ưa thích một loại hàng hóa 

như trước, cầu thị trường về hàng hóa này sẽ giảm và  đường cầu thị 

trường về nó sẽ dịch chuyển sang trái.   131

Chương 4 

 TỔ CHỨC VÀ HÀNH VI CUNG ỨNG ĐẦU RA  

CỦA DOANH NGHIỆP 

  Sau khi  đã xem xét cách thức mà người tiêu dùng lựa chọn các 

hàng hóa khan hiếm như thế nào để tối đa hóa độ thỏa dụng của mình, 

chúng ta đã có cơ sở để phân tích các khía cạnh có liên quan đến cầu về 

các loại hàng hóa trên thị trường. Giờ đây, chúng ta sẽ làm rõ các yếu tố 

còn  ẩn chứa đằng sau các đường cung. Nói đến cung về một loại hàng 

hóa là nói đến hành vi lựa chọn của các doanh nghiệp. Câu hỏi trung tâm 

ở đây là: Doanh nghiệp lựa chọn các mức sản lượng đầu ra mà nó muốn 

cung ứng như thế nào? Tại sao và do nguyên nhân gì mà doanh nghiệp 

thay  đổi mức  đầu ra  đã lựa chọn? Chương này  đưa ra một khuôn khổ 

chung để trả lời các câu hỏi trên. 

4.1. Tổ chức doanh nghiệp 

 Khái niệm doanh nghiệp 

 Doanh nghiệp trước hết là một tổ chức kinh tế có chức năng tổ 

chức, sử dụng các đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm đầu ra thích hợp. 

Việc tổ chức quá trình sản xuất thông qua hình thức doanh nghiệp 

chỉ có lợi về mặt kinh tế khi nhờ nó, người ta có thể tiết kiệm được các 

khoản chi phí giao dịch do việc “nội bộ hóa” nhiều khâu giao dịch thị 

trường. Khi người ta có thể tổ chức việc sản xuất một loại sản phẩm đầu 

ra nhờ việc thuê tạm thời các yếu tố  đầu vào (ví dụ, một nhà sản xuất 

phim có thể thuê diễn viên, thuê máy móc, thiết bị quay phim, thuê phim 

trường và các địa điểm hay bối cảnh quay để sản xuất ra một bộ phim), 

thì theo một nghĩa nào đó, doanh nghiệp, với tư cách là một thực thể kinh 

tế riêng biệt, độc lập với các cá nhân và các hộ gia đình, không tồn tại. 

Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất theo kiểu nói trên thường làm phát sinh 

những chi phí giao dịch lớn. Các quan hệ làm việc giữa những nhóm lao 

động (những người quản lý, các nhà chuyên môn, những người công nhân   132

trực tiếp sản xuất) trở nên thiếu ổn định. Nhiều hợp đồng thuê mướn phải 

thường xuyên thương lượng, ký kết và giám sát để cho chúng có hiệu lực. 

Những bất  lợi như vậy có thể được khắc phục nếu như một tổ chức kiểu 

doanh nghiệp, tồn tại như một thực thể có tư cách pháp lý độc lập với các 

cá nhân, xuất hiện. 

Trong nội bộ một doanh nghiệp, quan hệ giữa các bộ phận, các 

khâu, các phân xưởng thường được thực hiện không thông qua các giao 

dịch thị trường. Ví dụ, trong một nhà máy dệt vải, sản phẩm của phân 

xưởng dệt được chuyển giao cho phân xưởng nhuộm theo một quy trình 

nội bộ mà không cần đến những giao dịch mua, bán như trên thị trường. 

Chỉ khi, nhờ vào việc “nội bộ hóa” có khả năng giảm thiểu các chi phí 

giao dịch này, mà việc sản xuất vải thành phẩm của doanh nghiệp trở nên 

hiệu quả hơn, thì việc liên kết các phân xưởng dệt, nhuộm… thành một 

doanh nghiệp mới được coi là hợp lý về mặt kinh tế. 

Vì thế, mặc dù có thể nói, chức năng của doanh nghiệp là 1) thuê, 

mua các yếu tố đầu vào; 2) tổ chức sử dụng các yếu tố đầu vào theo một 

cách thức nào đó để tạo ra các sản phẩm đầu ra; 3) bán các sản phẩm đầu 

ra, song, về phương diện kinh tế, chức năng đích thực của doanh nghiệp 

là tiết kiệm các chi phí nhờ biến các quan hệ giao dịch trên thị trường 

thành những quan hệ có tính chất phân công, hợp tác trong nội bộ một tổ 

chức. 

Mục tiêu của doanh nghiệp 

 Doanh nghiệp là người sản xuất và bán các hàng hóa trên thị 

trường. Tuy nhiên, khi công ty Ford sản xuất ra những chiếc ô tô hay 

công ty Thiên Long sản xuất ra những chiếc bút bi có chất lượng cao thì 

không phải những công ty này chỉ thuần túy theo đuổi những mục tiêu xã 

hội cao cả: làm ra những chiếc ô tô hay những chiếc bút bi phục vụ các 

nhu cầu của xã hội. Đành rằng những chiếc ô tô hay bút bi là những sản 

phẩm hữu dụng, có ích đối với xã hội, song ẩn chứa đằng sau chúng là 

những khoản lợi nhuận mà các công ty này mong đợi. Nói cách khác, với 

tư cách là những doanh nghiệp  điển hình trong nền kinh tế thị trường, 

mục tiêu mà các công ty này tìm kiếm là lợi nhuận. Trong trường hợp nói   133

trên, các loại hàng hóa cụ thể như ô tô, bút bi chỉ là các phương tiện để 

các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu lợi nhuận của mình. Vì thế, dù xã 

hội vẫn cần đến những chiếc ô tô, bút bi…, song giả sử vào một lúc nào 

đó, các hàng hóa này không còn tạo ra lợi nhuận lâu dài cho các công ty 

trên, nếu không bị phá sản, chúng gần như chắc chắn sẽ chuyển sang lĩnh 

vực sản xuất hay kinh doanh khác. Trên thực tế, khi nhà máy sản xuất xe 

đạp Xuân Hòa trước đây không còn kinh doanh xe đạp mà chuyển sang 

sản xuất bàn ghế, thì nó đã xử sự đúng như vậy. Ở đây, xe đạp hay bàn 

ghế không phải là mục tiêu đích thực của doanh nghiệp. Giờ đây, doanh 

nghiệp sản xuất bàn ghế vì đối với nó, đó là phương cách kiếm lợi nhuận 

hiệu quả hơn. Cho nên, khi phân tích về hành vi cung ứng sản phẩm của 

các doanh nghiệp trên thị trường, sẽ là hợp lý khi chúng ta giả định rằng: 

mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Khi một doanh nghiệp 

hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận, thì đó không phải là trường hợp 

điển hình mà chúng ta muốn chú ý đến. 

Đương nhiên, lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất của doanh 

nghiệp. Khi tiến hành các hoạt động của mình, doanh nghiệp thường theo 

đuổi một hệ mục tiêu phức tạp: tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng thị trường 

nhằm cải thiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường (thường gắn với 

việc tối đa hóa doanh thu), tăng giá trị cổ phiếu của công ty, nâng cao uy 

tín của doanh nghiệp trong cộng đồng, giảm thiểu rủi ro nhằm ổn định 

hóa mức lợi nhuận… Trong số các mục tiêu này, nhiều mục tiêu có thể 

xung đột với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đặc biệt nếu xét trong ngắn 

hạn. Chẳng hạn, khi  ưu tiên cho việc mở rộng thị phần, doanh nghiệp 

thường gia tăng quảng cáo, hạ giá hàng hóa và trong nhiều trường hợp, nó 

có thể chấp nhận thua lỗ ngắn hạn. Khi doanh nghiệp bỏ ra những khoản 

tiền lớn để làm từ thiện, hay làm những công việc thuần túy có tính chất 

xã hội, quỹ lợi nhuận của nó bị giảm đi. Tuy thế, xét đến cùng, tối đa hóa 

lợi nhuận vẫn là mục tiêu ưu tiên, có tính chất lâu dài của hầu hết các 

doanh nghiệp. Nó thường tồn tại như là động cơ nằm phía sau các mục 

tiêu khác. Ví dụ như khi doanh nghiệp tập trung để giành giật thị trường 

với các đối thủ khác, rõ ràng động cơ của nó là có được những khoản lợi 

nhuận cao hơn, bảo đảm hơn, xét về lâu dài. Mở rộng thị trường thường 

không phải là thứ mục tiêu “tự nó”. Khi đã độc chiếm thị trường, doanh   134

nghiệp thường nâng giá hàng hóa để có lợi nhuận cao, mặc dù trước đó, 

nó có thể thường xuyên hạ giá sản phẩm của mình. Hay khi doanh nghiệp 

tiến hành đa dạng hóa kinh doanh (đa dạng hóa lĩnh vực, mặt hàng, địa 

điểm… kinh doanh) thì thực ra nó cũng đang cố gắng tối đa hóa lợi nhuận 

trong điều kiện hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro, bất trắc. Ở đây, lợi 

nhuận vừa là động cơ, vừa là điều kiện tồn tại dài lâu của doanh nghiệp. 

Trong  điều kiện cạnh tranh, muốn tồn tại, doanh nghiệp phải không 

ngừng đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, mở rộng thị trường… Doanh 

nghiệp sẽ không thể làm được như vậy nếu nó ở trong tình trạng không có 

lợi nhuận hay thua lỗ kéo dài.  

Do tính chất ưu tiên cao của mục tiêu lợi nhuận so với các mục tiêu 

khác, khi phân tích về hành vi của doanh nghiệp, chúng ta giả định rằng 

mục tiêu mà doanh nghiệp theo đuổi là tối đa hoá lợi nhuận. 

4.2. Phân tích chi phí 

4.2.1. Chi phí kế toán và chi phí kinh tế  

Chi phí thể hiện các phí tổn hay thiệt hại mà doanh nghiệp  phải 

gánh chịu, hy sinh khi sản xuất một khối lượng hàng hóa hay dịch vụ nào 

đó. 

Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh về một loại hàng hóa 

hay dịch vụ nào  đó, doanh nghiệp phải có  được những yếu tố  đầu vào 

thích hợp. Nó phải có một lượng máy móc, thiết bị nhất định, có một hệ 

thống nhà xưởng, văn phòng, cửa hàng ở một quy mô nào đó, có một số 

lượng lao động với một cơ cấu thích hợp xác định. Ngoài ra, hoạt động 

của nó được duy trì nhờ một hay nhiều nguồn cung cấp nguyên, nhiên, 

vật liệu tương đối ổn định nào đó. Vậy là, để có thể tạo ra một khối lượng 

hàng hóa  đầu ra nhất  định, doanh nghiệp luôn phải sử dụng một khối 

lượng đầu vào tương ứng. Nói cách khác, nó phải bỏ ra hay gánh chịu 

một khoản chi phí đầu vào nào đó. Trong số các khoản chi phí này, cái 

mà người ta dễ nhận ra trước tiên là các khoản chi phí kế toán.   135

Chi phí kế toán là những khoản chi phí trực tiếp mà doanh nghiệp 

thực tế phải bỏ ra khi sản xuất hàng hóa. Nó bao gồm những khoản chi 

phí như: khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng, mua sắm nguyên, nhiên, 

vật liệu; trả tiền thuê nhân công hay thanh toán các khoản lãi vay… Các 

chi phí này luôn luôn gắn với một khối lượng hàng hóa đầu ra cần sản 

xuất nhất định. 

Chi phí kế toán luôn luôn thể hiện dưới dạng những dòng tiền mà 

người chủ doanh nghiệp thực sự phải chi trả, thanh toán khi thuê, mua các 

yếu tố đầu vào. Về nguyên tắc, những khoản chi này có thể dễ dàng ghi 

chép trong các sổ sách kế toán, mà người khác có thể kiểm chứng được.  

Đương nhiên, các khoản chi phí kế toán là bộ phận chi phí quan 

trọng mà doanh nghiệp luôn luôn phải tính đến khi ra các quyết định. Tuy 

vậy, nếu chỉ dựa vào những thông tin thuần túy về chi phí kế toán, doanh 

nghiệp có thể có những nhận định sai lầm về một hoạt động kinh doanh, 

do đó, có thể đưa ra những quyết định không hiệu quả. Vấn đề là ở chỗ: 

dù đã tính đến một cách chính xác và đầy đủ toàn bộ các chi phí kế toán 

có liên quan, doanh nghiệp vẫn có thể bỏ qua một số chi phí quan trọng. 

Chẳng hạn, khi xác  định chi phí thuê nhân công, theo quan  điểm của 

người kế toán, người chủ doanh nghiệp chỉ tính những khoản tiền công, 

tiền lương mà anh ta (hay chị ta) thực tế phải trả cho những người làm 

thuê – dù đó là người quản lý cao cấp hay những công nhân sản xuất trực 

tiếp. Là người chủ doanh nghiệp, anh ta (hay chị ta) không tự thuê chính 

bản thân mình, do đó, về mặt kế toán, người này dường như không phải 

bỏ ra một đồng nào để khai thác sức lao động của bản thân. Thực tế, ở 

đây không có một dòng tiền nào phát sinh, đi từ người sử dụng lao động 

đến người cung ứng lao động khi thực chất hai người chỉ là một. Tuy thế, 

việc người chủ doanh nghiệp có thể sử dụng lao động của chính bản thân 

mình một cách miễn phí về phương diện kế toán, không có nghĩa là quá 

trình này không đem lại một tổn thất nào cho anh ta (hay chị ta). Khi phải 

làm những công việc ở doanh nghiệp, người chủ doanh nghiệp mất đi cơ 

hội làm những công việc khác, tức là mất đi khả năng sử dụng nguồn lực 

lao động của mình theo những phương án khác. Giả sử tương ứng thời 

gian làm việc  ở doanh nghiệp  để sản xuất ra khối lượng hàng hóa mà   136

chúng ta  đang xem xét, nếu làm một công việc khác (chẳng hạn, làm 

giám đốc cho một công ty khác), người này có thể kiếm được một khoản 

thu nhập cao nhất là 30 triệu đồng, thì chúng ta phải coi 30 triệu đồng này 

là khoản tổn thất, hay mất mát mà người này phải gánh chịu khi  điều 

hành doanh nghiệp của chính mình. Nói một cách khác, mặc dù  đây 

không phải là một khoản tiền mà doanh nghiệp thực tế phải chi trả, do đó, 

nó không cấu thành một khoản chi phí kế toán, 30 triệu đồng nói trên vẫn 

là một khoản chi phí kinh tế thực sự mà người chủ doanh nghiệp cần phải 

tính đến. Nếu như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sau khi trừ 

hết các chi phí kế toán, chỉ đem lại một khoản lãi là 20 triệu đồng, thì có 

lẽ  đối với người chủ doanh nghiệp trên, việc kinh doanh này là không 

hiệu quả. Bằng chứng là anh ta (hay chị ta) sẽ có thu nhập cao hơn (30 

triệu  đồng so với 20 triệu  đồng) nếu  đi làm công việc khác. Dựa trên 

thông tin về chi phí kế toán, người ta có thể khẳng định hoạt động kinh 

doanh của doanh nghiệp là có lãi. Nhưng với một cách nhìn toàn diện 

hơn, ta cần phải cộng thêm 30 triệu  đồng mà người chủ doanh nghiệp 

phải hy sinh do phải điều hành doanh nghiệp vào các khoản chi phí. Khi 

ấy, hóa ra công việc kinh doanh mà người này đang tiến hành hoàn toàn 

không hiệu quả. Thay vì lãi 20 triệu đồng, anh ta (hay chị ta) đang gánh 

chịu một khoản thua lỗ tương đương với 10 triệu đồng. 

Ví dụ trên cho thấy chi phí kế toán không phản ánh  đầy  đủ và 

chính xác các khoản tổn thất hay mất mát của doanh nghiệp khi tiến hành 

sản xuất một khối lượng hàng hóa nào đó. Nó còn bỏ qua các khoản chi 

phí cơ hội ẩn, giống như khoản 30 triệu đồng mà ta vừa nêu trong ví dụ 

trên.  

Chi phí cơ hội: Ở chương một, chúng ta đã biết chi phí cơ hội của một 

thứ chính là cái mà chúng ta buộc phải từ bỏ để có được nó. Liên quan 

đến quá trình sản xuất hàng hóa, do doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn 

lực đầu vào theo một cách nào đó, nên có thể quy chi phí cơ hội của việc 

sản xuất một khối lượng hàng hóa về những thứ mà doanh nghiệp phải từ 

bỏ do không thể sử dụng các nguồn lực trên theo cách khác. Thực tế, có 

thể có nhiều phương án thay thế nhau trong việc sử dụng một nguồn lực 

xác định. Chỉ có điều khi ta đã sử dụng nguồn lực theo một phương án   137

nào đó thì không còn có thể sử dụng nó theo những phương án khác. Vì 

thế, tổn thất cơ hội đối với việc sử dụng nó theo một cách thức nhất định 

nào  đó chỉ là cái mà ta phải hy sinh khi không sử dụng nó trong một 

phương án thay thế tốt nhất. 

 Chi phí cơ hội của việc sử dụng một nguồn lực theo phương án A 

chính là giá trị hay lợi ích của phương án thay thế tốt nhất mà chúng ta 

không thực hiện được nữa do phải thực hiện phương án A.  

 Trong ví dụ đã nêu ở trên, sử dụng lao động của bản thân để điều 

hành doanh nghiệp là một phương án (giả sử ta gọi là phương án A). 

Nhưng  đi làm thuê  ở các doanh nghiệp khác hay sử dụng lao  động của 

mình cho những công việc khác là những phương án thay thế khác nhau 

của phương án A. Nếu 30 triệu  đồng là giá trị cao nhất mà người chủ 

doanh nghiệp có thể thu được từ việc sử dụng nguồn lực lao động trong 

các phương án thay thế A thì điều đó có nghĩa là 30 triệu đồng chính là giá 

trị của phương án thay thế tốt nhất. Nó đo chi phí cơ hội của việc sử dụng 

nguồn lực lao động cá nhân của người chủ cho việc sản xuất khối lượng 

hàng hóa nào đó nói trên. 

 Có thể nêu một dạng chi phí cơ hội khác cũng bị che giấu, không 

được thể hiện trong các khoản chi phí kế toán của doanh nghiệp. Giả sử, 

để sản xuất ra khối lượng hàng hóa nào  đó, doanh nghiệp cần có một 

lượng vốn là 200 triệu đồng. Doanh nghiệp có sẵn 100 triệu đồng là vốn 

tự có. Nó phải đi vay trên thị trường 100 triệu đồng còn lại. Khoản tiền lãi 

vay tương ứng mà doanh nghiệp phải trả cho người cho vay được thể hiện 

như một khoản chi phí kế toán. Song với 100 triệu đồng vốn tự có, doanh 

nghiệp không phải trả một đồng tiền lãi vay nào. Về mặt kế toán, người ta 

có thể coi chi phí của việc sử dụng 100 triệu  đồng này cho việc kinh 

doanh của doanh nghiệp là bằng 0. Tuy nhiên, về mặt kinh tế thì không 

phải là như vậy. Để có thể đưa 100 triệu đồng vốn trên vào hoạt động sản 

xuất kinh doanh của mình, người chủ doanh nghiệp  đã phải từ bỏ một 

khoản thu nhập nào đó do không thể dùng nó cho các phương án thay thế 

khác (ví dụ, cho người khác vay). Nếu 10 triệu đồng là khoản thu nhập có 

thể thu được trong một phương án thay thế tốt nhất, thì khoản tiền này   138

phải được coi như là chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn vốn tự có trên 

cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi cân nhắc cách 

sử dụng nguồn lực sao cho có hiệu quả, chắc chắn doanh nghiệp không 

thể bỏ qua khoản chi phí này. 

 Như vậy, để ra được những quyết định hiệu quả, doanh nghiệp phải 

quan tâm đến chi phí kinh tế chứ không phải là chi phí kế toán.  

  Chi phí kinh tế của việc sản xuất một khối lượng hàng hóa nào đó 

chính là toàn bộ các chi phí cơ hội có liên quan. Nó là tổng cộng của các 

khoản chi phí cơ hội của việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực để sản 

xuất khối lượng hàng hóa trên. Có một số chi phí cơ hội là rõ ràng, được 

thể hiện ngay trong chi phí kế toán. Một khoản chi phí kế toán, chẳng hạn 

như khoản tiền 50 triệu đồng dùng để thuê nhân công hay mua nguyên, 

vật liệu nếu  được sử dụng theo các phương án thay thế khác (dùng  để 

mua hàng hóa hay vật dụng khác) cũng chỉ có giá trị là 50 triệu  đồng. 

Như thế, chi phí kế toán là một bộ phận của chi phí kinh tế. Tuy nhiên, 

như đã phân tích ở trên, ngoài chi phí kế toán, chi phí kinh tế còn bao 

gồm những khoản chi phí cơ hội ẩn có liên quan. Đó là những khoản chi 

phí mà doanh nghiệp không phải trực tiếp chi trả song lại là những khoản 

mất mát hay thiệt hại thực sự mà doanh nghiệp phải gánh chịu hay hy 

sinh khi thực hiện quyết định sản xuất kinh doanh của mình. Vì thế, các 

khoản chi phí cơ hội ẩn vẫn được doanh nghiệp tính đến khi lựa chọn các 

quyết định. Nói cách khác, nếu giả định rằng, doanh nghiệp có khả năng 

ra những quyết định hợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm, 

hành vi của nó bị chi phối bởi chi phí kinh tế chứ không phải bởi chi phí 

kế toán. Vì vậy, trong kinh tế học, trừ những trường hợp được nêu rõ, khi 

nói đến chi phí người ta ngầm định rằng, đó là chi phí kinh tế.  

4.2.2. Các thước đo chi phí 

*  Tổng chi phí (TC)  

Tổng chi phí để sản xuất ra một khối lượng hàng hóa nhất định là 

toàn bộ chi phí tối thiểu mà doanh nghiệp phải bỏ ra hay gánh chịu khi   139

sản xuất khối lượng hàng hóa trên, trong một điều kiện kỹ thuật hay công 

nghệ nhất định. 

Khi  đề cập  đến chữ “toàn bộ” trong khái niệm “tổng chi phí”, 

người ta muốn gộp tất cả các chi phí riêng biệt, bộ phận có liên quan đến 

việc tạo ra một mức sản lượng hàng hóa nhất định lại với nhau. Điều đó 

cho ta hình dung  được quy mô thực sự của những phí tổn mà doanh 

nghiệp phải gánh chịu. Tuy nhiên, khi định nghĩa tổng chi phí, trong kinh 

tế học người ta chỉ quan tâm đến các mức chi phí “tối thiểu”, hiểu theo 

nghĩa là các mức chi phí thấp nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được trong 

một  điều kiện kỹ thuật hay công nghệ  đã biết. Để tạo ra một mức sản 

lượng nhất định, ngay cả trong một điều kiện công nghệ nhất định, người 

ta vẫn có thể bỏ ra các mức chi phí khác nhau. Một người thợ may cẩu 

thả, tay nghề kém có thể cần tới 3 mét vải mới may nổi một chiếc áo sơ 

mi, trong khi đó, người khác chỉ cần tới 2 mét. Tuy nhiên, với một giới 

hạn nhất định về điều kiện kỹ thuật, để tạo ra một sản lượng nhất định về 

một loại hàng hóa nào đó, cần phải bỏ ra một chi phí tối thiểu nào đó. Khi 

giả định rằng, mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, chúng ta 

ngầm  định rằng, nó sẽ cố gắng  đạt  đến mức chi phí tối thiểu do chính 

phương diện kỹ thuật quy định này. Ở đây, chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến 

các quyết  định thuần túy về phương diện kinh tế mà các doanh nghiệp 

phải lựa chọn. 

  Ứng với một mức sản lượng, có một mức tổng chi phí. Khi cần sản 

xuất ra một lượng đầu ra lớn hơn, doanh nghiệp cần phải bỏ ra nhiều chi 

phí hơn. Vì thế cần coi tổng chi phí là một hàm số của sản lượng: TC = 

TC(q) trong đó, TC là ký hiệu của tổng chi phí, q  biểu thị mức sản lượng 

đầu ra. Hàm tổng chi phí là một hàm  đồng biến, thể hiện sự vận  động 

cùng chiều của sản lượng và mức tổng chi phí. Đường tổng chi phí điển 

hình thường được xem là một đường cong bậc ba, mà phương trình tổng 

quát của nó có dạng:           

TC(q) = aq3

 + bq2 

+ cq + d (trong đó a, b, c, d là các tham số ). 

 Hình dung đường tổng chi phí như một đường cong bậc ba, các nhà 

kinh tế muốn nhấn mạnh đặc tính chung của các đường tổng chi phí là:   140

Thứ nhất, có một quan hệ đồng biến giữa TC và q; khi sản lượng thấp, 

mức tổng chi phí sẽ thấp và ngược lại, khi cần tăng sản lượng lên cao 

hơn, tổng chi phí cần bỏ ra cũng cao hơn. Điều này chúng ta đã đề cập. 

Thứ hai, khi sản lượng còn thấp, mặc dù khi gia tăng sản lượng, tổng chi 

phí sẽ tăng theo, song tốc độ tăng của tổng chi phí sẽ thấp hơn tốc độ tăng 

của sản lượng. Về mặt đồ thị, nếu biểu thị sản lượng trên trục hoành và 

biểu thị mức tổng chi phí trên trục tung, thì điều nói trên có nghĩa là: khi 

ta di chuyển sang bên phải (tăng sản lượng), thì  đồng thời ta phải di 

chuyển lên trên (tăng mức tổng chi phí), song đường tổng chi phí có xu 

hướng di chuyển sang phải với tốc độ cao hơn là lên phía trên. Nói cách 

khác, trong phạm vi này, tỷ số ∆(TC)/∆q ngày càng giảm khi q tăng hay 

độ dốc của đường tổng chi phí có xu hướng giảm dần. Thứ ba, xu hướng 

vừa nói trên chỉ phù hợp trong pham vi một khoảng sản lượng nào đó. 

Khi sản lượng được sản xuất ra đã tương đối cao, tình hình sẽ thay đổi. 

Lúc này, nếu tiếp tục tăng sản lượng, sự gia tăng trong tổng chi phí sẽ 

nhanh hơn sự gia tăng trong sản lượng. Nói cách khác, tỷ số  ∆(TC)/∆q sẽ 

ngày càng tăng theo chiều tăng của sản lượng q. Độ dốc của đường tổng 

chi phí giờ đây có xu hướng tăng dần. Đường tổng chi phí có xu hướng 

vươn nhanh lên trên hơn là vươn sang phải. Như vậy, đường tổng chi phí 

điển hình được hình dung là có hai khoảng, thể hiện hai xu hướng khác 

nhau trong sự  thay đổi của độ dốc. Theo chiều tăng của sản lượng, thoạt 

đầu  độ dốc của  đường  TC giảm dần. Tuy nhiên, quá một ngưỡng sản 

lượng nào đó, độ dốc của đường TC lại tăng dần. Điểm ranh giới của sự 

thay đổi này chính là điểm uốn của đường TC. Một đường cong bậc ba 

chính là một sự mô tả khá tốt những đặc tính trên của đường tổng chi phí. 

Tại sao tổng chi phí lại có xu hướng vận  động như thế? Về mặt 

ngắn hạn (thuật ngữ này sẽ được giải thích ở phần dưới) chẳng hạn, giả 

sử doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng một số nhà xưởng và lắp đặt một hệ 

thống máy móc, thiết bị nhất định. Khi chỉ sản xuất với số lượng đầu ra 

tương đối nhỏ, doanh nghiệp chỉ cần sử dụng một số đơn vị lao động ít ỏi 

cũng như một lượng nguyên, nhiên, vật liệu hạn chế. Do sản lượng còn 

nhỏ, những đầu vào sẵn có, cố định khác như nhà xưởng, máy móc, thiết 

bị không được sử dụng hết công suất. Lúc này, nếu gia tăng sản lượng, 

mặc dù doanh nghiệp phải sử dụng nhiều lao động và nguyên,vật liệu hơn   141

(và do đó, tổng chi phí vẫn phải tăng), song doanh nghiệp không phải đầu 

tư thêm vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị do hoàn toàn có thể tận dụng 

được những năng lực sản xuất còn dư thừa của những yếu tố sản xuất 

này. Nói cách khác, tổng chi phí tuy tăng nhưng không tăng với tốc độ 

tương ứng của sản lượng. Hơn nữa, khi lao động được sử dụng nhiều hơn, 

người ta có thể tổ chức sản xuất hợp lý hơn dựa trên sự phân công và 

chuyên môn hóa sản xuất. Khi sản lượng còn quá thấp, khi doanh nghiệp 

chỉ cần sử dụng một lao động duy nhất là  đủ để tạo ra khối lượng sản 

phẩm này, không có bất cứ sự chuyên môn hóa sản xuất nào thực hiện 

được. Với sản lượng lớn hơn, số lao động cần sử dụng nhiều hơn, giữa 

những lao động này có thể tiến hành phân công nhau để mỗi người có thể 

tập trung, chuyên môn hóa vào một số khâu, hay một số công đoạn nào 

đó của quá trình sản xuất. 

Sự chuyên môn hóa này 

làm năng suất lao  động 

chung tăng lên: người ta có 

thể tạo ra nhiều đầu ra hơn 

trên mỗi đơn vị đầu vào lao 

động mà không cần sự hỗ 

trợ của các  đầu vào khác. 

Như vậy, trong một giới 

hạn nào  đó về sản lượng, 

(ví dụ, trong phạm vi q nhỏ 

hơn q* như trên đồ thị hình 

4.1, tăng sản lượng sẽ làm 

chi phí tăng song với một 

nhịp  độ chậm hơn so với 

tốc độ tăng của sản lượng). 

Tuy nhiên, quá trình 

như vậy không tiếp diễn 

mãi. Quá một ngưỡng nào  đó về sản lượng, chẳng hạn, khi sản lượng 

vượt quá mức q*, việc tiếp tục tăng sản lượng sẽ đòi hỏi doanh nghiệp 

phải bỏ ra những khoản chi phí lớn, khiến cho mức gia tăng về chi phí sẽ 

cao hơn mức gia tăng về sản lượng. Một cách giải thích đơn giản về vấn 

q

TC 

q* 

TC 

Hình 4.1: Đường tổng chi phí 

Khi sản lượng còn nhỏ hơn sản lượng q*, tốc 

độ tăng của sản lượng sẽ lớn hơn tốc  độ tăng 

của tổng chi phí. Khi sản lượng lớn hơn q*, tốc 

độ tăng của sản lượng sẽ nhỏ tốc  độ  tăng của 

tổng chi phí. 

0  142

đề này là: khi sản lượng đã đủ lớn, sự dư thừa các năng lực sản xuất của 

các yếu tố đầu vào cố định không còn nữa. Vả lại, quá một giới hạn nhất 

định, sự chuyên môn hóa sâu hơn trong quá trình sản xuất không còn phát 

huy hiệu quả và trở nên không cần thiết. Quy mô sản xuất lớn hơn khiến 

cho bộ máy quản lý trở nên cồng kềnh hơn và chi phí quản lý tăng nhanh. 

Quy luật hiệu suất giảm dần bắt đầu tỏ rõ hiệu lực của mình. Những đầu 

vào như lao  động, nguyên vật liệu cần bỏ ra nhiều hơn  để duy trì một 

mức tăng đầu ra như trước. Lúc này, tốc độ tăng của sản lượng sẽ chậm 

hơn tốc độ tăng của chi phí. 

Việc giải thích ý nghĩa kinh tế nằm sau  đường tổng chi phí như 

trên sẽ giúp chúng ta dễ dàng hiểu các đường chi phí khác.  

 Chi phí bình quân (ATC)  

Chi phí bình quân biểu thị mức chi phí tính trung bình cho mỗi đơn 

vị sản lượng. Nó bằng tổng chi phí chia cho mức sản lượng: 

    ATC(q) = TC(q) : q 

Rõ ràng chi phí bình quân cũng là một hàm số của sản lượng. Tùy 

theo mức sản lượng q, ta có các mức chi phí bình quân khác nhau. Về mặt 

toán học, nếu ta đã giả định đường tổng chi phí điển hình có hình dạng 

của một đường cong bậc ba, thì đường chi phí bình quân ATC điển hình 

sẽ có hình dạng một đường cong bậc hai. Thông thường người ta hay nói, 

ATC là  một đường hình chữ U. Thật ra, với cách nói này, người ta chỉ 

muốn nhấn mạnh rằng, nói chung, một đường chi phí trung bình thường 

có hai phần: thoạt  đầu,  ứng với quy mô sản lượng còn tương  đối nhỏ, 

càng tăng sản lượng q lên thì chi phí bình quân ATC càng giảm xuống. 

Nói cách khác, lúc này, ATC có khuynh hướng đi xuống. Tuy nhiên, khi 

đã đạt đến một ngưỡng sản lượng nào đó, việc tiếp tục tăng sản lượng q 

sẽ làm cho chi phí bình quân ATC tăng lên. Khi  đó,  đường ATC sẽ có 

khuynh hướng đi lên. Hình 4.2 cho ta một hình dung về một đường ATC. 

   143

Hình dạng chữ U của  đường chi phí bình quân ATC có quan hệ 

chặt chẽ với hình dạng đường tổng chi phí TC. Khi mà tổng chi phí tăng 

chậm hơn tốc  độ tăng của sản lượng khi doanh nghiệp muốn sản xuất 

nhiều đầu ra hơn, tỷ số TC(q)/q hay ATC(q) sẽ có xu hướng giảm dần. 

Đường chi phí bình quân sẽ đi xuống. Ngược lại, khi tăng sản lượng cũng 

đồng thời làm cho tổng chi phí gia tăng nhanh hơn, chi phí bình quân sẽ 

tăng dần. Đường chi phí bình quân sẽ đi lên.  

Chi phí biên (MC) 

 Chi phí biên biểu thị phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một 

đơn vị sản lượng  đầu ra. Nó cho chúng ta biết mức phí tổn mà doanh 

nghiệp phải bỏ ra hoặc hy sinh thêm để đánh đổi lấy việc có thêm được 

một đơn vị đầu ra. 

  Ví dụ, nếu tổng chi phí cho việc in 300 cuốn sách là 15.000 nghìn 

đồng (tức 15 triệu đồng), còn tổng chi phí của việc in 301 cuốn sách là 

15.030 nghìn đồng, thì trong trường hợp này, để có thêm cuốn sách thứ 

301, người ta phải bổ sung thêm một khoản chi phí là 30 nghìn  đồng. 

q*  0 

ATC 

ATC 

Hình 4.2: Đường chi phí bình quân 

Với q < q*, tăng q sẽ làm ATC giảm xuống. Ngược 

lại, với q > q*, tăng q lại làm ATC tăng lên   144

Điều đó có nghĩa là chi phí biên của việc in cuốn sách thứ 301 là 30 nghìn 

đồng. Nói một cách khác, chi phí biên của đơn vị sản phẩm thứ q là: 

    MCq = TCq – TC(q-1) 

trong đó TCq biểu thị tổng chi phí khi doanh nghiệp  sản xuất q đơn vị 

đầu ra, còn TC(q-1) biểu thị tổng chi phí khi doanh nghiệp sản xuất (q-1) 

đơn vị đầu ra. 

 Khi hình thức hóa dưới dạng một công thức toán học, người ta hình 

dung rằng, có thể tính được chi phí biên tại từng điểm sản lượng q bất kỳ 

và định nghĩa chi phí biên theo công thức sau: 

     MC(q) = ∆TC(q)/∆q 

trong đó ∆ biểu mức thay đổi của các biến số. Theo công thức trên, khi sự 

thay đổi trong q là tương đối nhỏ, chi phí biên MC tại mức sản lượng q, 

chính là giá trị đạo hàm của TC(q) tính tại điểm sản lượng q.  

 Là một hàm số của sản lượng, đương nhiên, mức chi phí biên phụ 

thuộc vào mức sản lượng. Tại các điểm sản lượng khác nhau, chi phí biên 

cũng khác nhau. Đường chi phí biên, về đại thể, cũng là một đường cong 

hình chữ U: thoạt tiên, với sản lượng xuất phát thấp, đường chi phí biên 

có xu hướng đi xuống khi sản lượng tăng. Đến một mức sản lượng nào 

đó, xu hướng ngược lại sẽ diễn ra. Khi này, nếu sản lượng tiếp tục tăng, 

chi phí biên sẽ tăng dần và đường chi phí biên trở thành một đường đi 

lên. Hình dáng này của đường chi phí biên cũng có nguồn gốc từ những 

lý do kinh tế giải thích hình dáng đường tổng chi phí hay đường chi phí 

bình quân. Khi  sản lượng xuất phát còn quá thấp, sự dư thừa năng lực 

hay công suất của một số yếu tố sản xuất cố định cũng như một số lợi thế 

khác liên quan  đến việc tăng quy mô sản lượng (ví dụ, lợi thế chuyên 

môn hóa…) khiến cho việc sản xuất thêm một đơn vị sản lượng không 

cần phải bổ sung thêm chi phí tương ứng như mức chi phí mà mỗi đơn vị 

sản lượng ban  đầu  đòi hỏi. Chi phí biên của mỗi  đơn vị sản lượng gia 

tăng về sau nhỏ hơn các đơn vị sản lượng trước đó. Chi phí biên giảm dần 

theo đà tăng của sản lượng. Về sau, khi những lợi thế nói trên được khai   145

thác hết, những chi phí mới xuất hiện do quy mô sản lượng quá lớn, chi 

phí biên chắc chắn sẽ tăng lên khi sản lượng tăng. Có thể nói, các xu 

hướng diễn tiến của đường chi phí biên thực chất cũng chính là xu hướng 

diễn tiến của các đường tổng chi phí hay chi phí bình quân. Hoàn toàn có 

thể suy ra hình dáng của đường này từ những đường kia. 

Quan hệ giữa các đường TC, ATC và MC 

 Hãy xuất phát từ một đường TC như trên hình 4.4. Một điểm như 

điểm A có hoành độ là q1 và tung độ là TC1. Điều đó có nghĩa là tổng chi 

phí  để sản xuất một khối lượng hàng hóa  q1 chính là  TC1. Theo  định 

nghĩa, tại mức sản lượng này, chi phí bình quân là TC1/q1. Mức chi phí 

này có thể đo bằng tgα, với α là góc hợp thành bởi tia OA và trục hoành. 

Nó cũng chính là độ dốc của tia OA. Khi sản lượng còn thấp (q <q*),  tốc 

độ gia tăng của tổng chi phí còn chậm hơn tốc độ gia tăng của sản lượng, 

thì chi phí bình quân cũng có xu hướng giảm dần. Điều này thể hiện ở độ 

dốc của tia xuất phát từ O đến một điểm trên đường tổng chi phí giảm 

dần. Tuy nhiên, chi phí bình quân đạt đến giá trị thấp nhất khi tia nối từ 

gốc tọa độ O với một điểm tương ứng trên đường TC trở thành tiếp tuyến 

của TC (q lúc này bằng q*). Khi sản lượng tiếp tục tăng,(q > q*), độ dốc 

q*  0 

MC 

MC 

Hình 4.3: Đường chi phí biên   146

của các tia nói trên tăng dần. Điều này phản ánh chi phí bình quân đang 

tăng dần và đường ATC có xu hướng đi lên. 

Vì MC tại một mức sản 

lượng  q chính là giá trị 

đạo hàm của hàm TC tại 

mức sản lượng q đó, nên 

MC chính là độ dốc của 

đường TC tại mỗi  điểm 

q.  Độ dốc này cũng có 

thể đo bằng độ dốc hay 

hệ số góc của  đường 

tiếp tuyến với  đường 

cong  TC tại mỗi  điểm 

sản lượng q. Thoạt tiên, 

độ dốc của đường TC giảm dần nói cho chúng ta biết MC đang trong xu 

hướng giảm dần. Sau đó, đường TC lại càng ngày càng dốc hơn, và thông 

tin ấy tương ứng với việc MC rốt cục lại tăng lên. 

α 

q*  q1 

TC1 

A  E 

TC, ATC 

TC 

Hình 4.4: Quan hệ giữa tổng chi phí và chi phí bình quân 

TC, MC 

q1  q2  q  q3 

Hình 4.5: Quan hệ giữa tổng chi phí và chi phí biên   147

  Đường chi phí biên MC cũng có quan hệ thú vị với đường chi phí 

bình quân AC. Quan hệ này có thể phát biểu như sau: Đường chi phí biên 

MC luôn luôn cắt đường chi phí bình quân ATC tại điểm tương ứng với 

mức ATC tối thiểu. 

Giả sử đường chi phí biên MC và đường chi phí bình quân ATC cắt 

nhau tại  điểm  E tương  ứng với một mức sản lượng dương  qE nào  đó. 

Chúng ta phải chứng minh rằng chi phí bình quân ATC tại mức sản lượng 

qE là thấp nhất. Thật vậy, khi sản lượng còn nhỏ, ứng với miền ATC đi 

xuống, đường chi phí biên MC phải nằm dưới đường chi phí bình quân 

ATC, hay tại mỗi điểm sản lượng chi phí biên phải nhỏ hơn chi phí bình 

quân tương  ứng. Điều này thể hiện một quan hệ số học  đơn giản giữa 

thước đo biên và thước đo trung bình: chính vì chi phí bổ sung thêm (chi 

phí biên) để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng thấp hơn mức chi phí 

bình quân của mức sản lượng trước  đó, việc sản xuất thêm  đơn vị sản 

lượng này sẽ kéo mức chi phí bình quân chung xuống. Nói cách khác, 

chừng nào MC còn nhỏ hơn ATC, việc gia tăng sản lượng còn làm ATC 

MC, ATC 

ATCmin 

qE 

ATC 

MC 

Hình 4.6: Quan hệ giữa chi phí biên và chi phí bình quân. 

Đường MC luôn đi qua điểm E, tại đó ATC là tối thiểu   148

giảm. Bằng lập luận tương tự, cũng có thể nói: chừng nào MC lớn hơn 

ATC (đường chi phí biên nằm trên đường ATC), việc gia tăng sản lượng 

sẽ kéo ATC tăng lên, và đường ATC đi dần lên. Tại điểm sản lượng qE, 

MC bằng ATC, đường ATC ngừng đi xuống song cũng chưa đi lên. Do 

vậy, đó là mức sản lượng mà ATC đạt giá trị thấp nhất. 

4.2.3. Chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn 

 Ngắn hạn biểu thị khoảng thời gian mà doanh nghiệp chỉ có thể 

điều chỉnh hay thay đổi được một số yếu tố đầu vào, trong khi không điều 

chỉnh hay thay đổi một số yếu tố đầu vào khác.  

 Không phải mọi đầu vào đều dễ dàng điều chỉnh như nhau. Khi cần 

tăng sản lượng, dĩ nhiên, doanh nghiệp phải sử dụng thêm các yếu tố đầu 

vào. Nó phải sử dụng thêm nguyên, nhiên, vật liệu, tăng mức sử dụng lao 

động, hay sử dụng nhiều máy móc, thiết bị hơn. Tuy nhiên, việc gia tăng 

thêm nguyên, nhiên, vật liệu tương đối dễ dàng, trong khi đó, việc lắp đặt 

thêm hệ thống máy móc mới, hay xây dựng thêm nhà xưởng lại đòi hỏi 

nhiều thời gian hơn,  đặc biệt trong các ngành công nghiệp nặng như 

luyện kim, sản xuất  điện năng, chế tạo máy v.v…Vả lại, nếu doanh 

nghiệp cho rằng, xu hướng gia tăng sản lượng chỉ là tạm thời, nó không 

muốn mở rộng sản xuất bằng cách đầu tư thêm vào nhà xưởng hay máy 

móc, thiết bị. Cách  đơn giản và kinh tế hơn là: mua thêm nguyên, vật 

liệu, sử dụng thêm lao  động mà trước hết là  động viên công nhân làm 

thêm giờ trên cơ sở những nhà xưởng và thiết bị, máy móc hiện có. Nói 

cách khác, trong ngắn hạn, khi cần thay đổi sản lượng, doanh nghiệp chỉ 

có thể điều chỉnh một số yếu tố đầu vào, đồng thời bị ràng buộc bởi một 

số yếu tố đầu vào cố định khác. Quy mô kỹ thuật của doanh nghiệp thể 

hiện ở số lượng nhà xưởng, máy móc, thiết bị thường được xem là những 

yếu tố cố định này. 

 Dài hạn là khoảng thời gian đủ dài để doanh nghiệp có thể thay đổi 

hay điều chỉnh được tất cả các yếu tố đầu vào.  

 Một mặt, thời gian  đủ dài khiến cho việc  điều chỉnh, tăng, giảm 

quy mô của các đầu vào, kể cả những đầu vào không dễ dàng thay đổi   149

trong một thời gian ngắn trở nên có thể thực hiện được. Mặt khác, khi 

doanh nghiệp tin tưởng rằng, xu hướng gia tăng hay giảm sút trong  nhu 

cầu về loại hàng hóa mà nó đang kinh doanh là ổn định trong một thời 

gian dài, nó có thể yên tâm đầu tư thêm hay thu hẹp quy mô của những 

đầu vào loại này. Vì thế, trong dài hạn, về nguyên tắc, mọi yếu tố đầu vào 

đều có thể thay đổi được.  

 Sự phân chia ngắn hạn và dài hạn chỉ có tính tương đối và nó phụ 

thuôc vào tính chất kỹ thuật của từng ngành. Một năm có thể là khoảng 

thời gian dài hạn đối với doanh nghiệp sản xuất gạch thủ công, song lại là 

thời gian ngắn đối với công ty thủy điện.  

Vì thời gian  điều chỉnh các  đầu vào của các doanh nghiệp trong 

ngắn hạn và dài hạn là khác nhau, nên quyết định của chúng trong ngắn 

hạn cũng có thể khác trong dài hạn. Chẳng hạn, trong một thời gian ngắn, 

các khoản thua lỗ có thể được doanh nghiệp chấp nhận và công việc kinh 

doanh vẫn được duy trì, trong khi các khoản thua lỗ dài hạn buộc doanh 

nghiệp phải tính đến việc rời khỏi lĩnh vực đang kinh doanh. Vì thế, cần 

phân biệt chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn.  

Chi phí ngắn hạn: Trong ngắn hạn, do bị ràng buộc bởi một số yếu 

tố đầu vào không thay đổi được, nên một số chi phí của doanh nghiệp là 

cố định.  

  Chi phí cố định (FC) là khoản chi phí không phụ thuộc vào mức 

sản lượng. Khi sản lượng tăng hay giảm, chi phí cố định vẫn không thay 

đổi. Ví dụ, một doanh nghiệp hàng tháng phải trả 100 triệu đồng tiền thuê 

mặt bằng và nhà xưởng để sản xuất. Hợp đồng thuê này kéo dài trong hai 

năm. Vậy thì trong khoảng thời gian này, dù doanh nghiệp không sản 

xuất gì (sản lượng bằng không), sản xuất nhiều hay ít (tất nhiên, trong 

giới hạn chưa phải thuê thêm mặt bằng, nhà xưởng mới), nó vẫn phải trả 

100 triệu đồng tiền thuê những yếu tố đầu vào trên. Khoản 100 triệu đồng 

tiền thuê đó là một khoản chi phí cố định. 

 Ngoài chi phí cố định, các chi phí khác tăng hay giảm tùy theo mức 

sản lượng sản xuất. Những chi phí phụ thuộc vào sản lượng như thế gọi là   150

chi phí biến đổi (VC). Những loại chi phí về nguyên, nhiên, vật liệu hay 

tiền lương, nói chung là chi phí biến đổi. Sản lượng sản xuất ra càng lớn, 

lượng đầu vào này được sử dụng càng nhiều, chi phí mà doanh nghiệp bỏ 

ra càng cao. Vì vậy, trong khi chi phí cố định độc lập với mức sản lượng, 

chi phí biến đổi lại được coi là một hàm của sản lượng. Đây cũng là một 

hàm  đồng biến, thể hiện quan hệ thuận giữa  q và VC. Sản lượng càng 

tăng thì chi phí biến đổi càng lớn và ngược lại. 

 Như vậy, trong ngắn hạn, tổng chi phí bằng các chi phí cố  định 

cộng các chi phí biến  đổi:  TC =  FC +  VC. Vì  độc lập với sản lượng, 

đường chi phí cố  định  được thể hiện như một  đường nằm ngang, song 

song với trục hoành, trục biểu thị các mức sản lượng. 

Trong khi đó, do VC = TC - FC nên đường chi phí biến đổi có hình 

dáng y hệt như đường tổng chi phí. Nó chính là đường tổng chi phí tịnh 

tiến song song xuống dưới một  đoạn chính bằng FC. Vì khi sản lượng 

bằng 0, chi phí biến đổi cũng bằng không, nên đường chi phí biến đổi có 

điểm xuất phát chính từ gốc tọa độ. 

FC 

0  q 

FC 

Hình 4.7: Đường chi phí cố định   151

Các thước đo TC, FC và VC đều đo chi phí theo một khối lượng 

sản phẩm nhất định. Cũng như ATC đo chi phí bình quân chung cho mỗi 

đơn vị sản phẩm, ta có thể tính chi phí cố định FC và chi phí biến đổi VC 

một cách bình quân cho mỗi đơn vị sản lượng. 

Chi phí cố định bình quân (AFC) là chi phí cố định tính đều cho 

mỗi đơn vị sản lượng:  

AFC =  FC / q . 

Mặc dù FC là hằng số, độc lập với sản lượng q, song AFC lại là 

một đại lượng phụ thuộc vào q. Khi q càng lớn, chi phí cố định bình quân 

càng nhỏ. Đường AFC có xu hướng tiệm cận dần với trục hoành.  

TC 

VC 

TC, VC 

Hình 4.8: Đường chi phí biến đổi    152

Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là chi phí biến đổi tính đều cho 

mỗi đơn vị sản lượng:   AVC = VC / q. 

 Vì đường chi phí biến đổi VC có hình dáng tương tự như đường 

tổng chi phí TC nên đường chi phí biến đổi bình quân AVC cũng có hình 

dáng chữ U như đường chi phí bình quân ATC. Đương nhiên, ở mỗi mức 

sản lượng q, AVC nhỏ hơn ATC, nên đường AVC phải nằm dưới đường 

ATC. Khoảng cách giữa hai đường này chính là AFC. Mối quan hệ này có 

thể biểu diễn qua công thức:  ATC = TC/q = FC/q + VC/q = AFC + AVC. 

ATC, AVC 

ATC 

AVC 

Hình 4.10: Các đường ATC và AVC

FC, AFC 

Hình 4.9: Các đường FC và AFC   153

Ở trên, ta  đã biết rằng  đường chi phí biên MC luôn luôn  đi qua 

điểm ATC tối thiểu của đường ATC. Quan hệ tương tự cũng tồn tại giữa 

đường chi phí biên MC với đường chi phí biến đổi bình quân. Đường MC 

cũng luôn luôn cắt đường AVC tại điểm AVC tối thiểu. Có thể dùng cách 

tương tự như cách chứng minh MC cắt ATC tại điểm ATC tối thiểu để giải 

thích điều này. 

Chi phí dài hạn 

 Trong dài hạn, doanh nghiệp có khả năng thay đổi tất cả các yếu tố 

đầu vào. Vì thế, các đường chi phí dài hạn có những đặc điểm khác với 

các đường chi phí ngắn hạn. Nói chung, các thước đo chi phí (tổng chi 

phí, chi phí bình quân, chi phí biên) được sử dụng trong ngắn hạn đều có 

thể sử dụng cả trong dài hạn. Vì vậy, khi cần phân biệt chúng với nhau, 

người ta dùng thêm chữ S để biểu thị các chi phí ngắn hạn và L để biểu 

thị các chi phí dài hạn. 

  Trước hết, trong dài hạn, không tồn tại các chi phí cố định. Điều 

này liên quan đến định nghĩa về khoảng thời gian dài hạn. Do mọi yếu tố 

liên quan đến các đầu vào đều có thể thay đổi được nên trong dài hạn, 

mọi chi phí đều là chi phí biến đổi. Nói cách khác, tổng chi phí dài hạn 

(LTC) bằng tổng chi phí biến đổi dài hạn (LVC): LTC = LVC hay LFC = 

0. 

q2  q1 

ATCmin 

AVCmin 

MC 

ATC, AVC 

ATC 

AVC 

Hình 4.11: Đường MC luôn đi qua các điểm AVC và ATC tối thiểu   154

 Thứ hai, tại mỗi mức sản lượng, các chi phí (tổng và bình quân) dài 

hạn thường nhỏ hơn hoặc bằng các chi phí ngắn hạn tương ứng:       

LTC ≤ STC 

     LATC ≤ SATC 

 Có thể giải thích đơn giản điều khẳng định này như sau: trong dài 

hạn, vì không bị cột chặt vào một số yếu tố đầu vào cố định, nên khi sản 

xuất một khối lượng sản phẩm  q, doanh nghiệp có thể lựa chọn  được 

quyết định tương đối tối ưu hơn so với trong ngắn hạn. Chẳng hạn, hãy 

xét thước đo tổng chi phí. Để có thể sản xuất một mức sản lượng q, doanh 

nghiệp có khả năng tìm kiếm các kết hợp đầu vào tốt nhất để tối thiểu hóa 

chi phí. Ít nhất, nó cũng có thể lựa chọn một kết hợp đầu vào như nó đã 

sử dụng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, với khả năng có thể thay đổi được cả 

quy mô kỹ thuật của doanh nghiệp, nó có thể có nhiều phương án lựa 

chọn hơn. Một khi phương án mới cho phép nó sản xuất ra cùng mức sản 

lượng q nhưng với tổng chi phí thấp hơn so với quyết định ngắn hạn, các 

kết hợp đầu vào như trong ngắn hạn sẽ không được lựa chọn. Điều đó 

giải thích tại sao tổng chi phí dài hạn lại thấp hơn hoặc bằng tổng chi phí 

ngắn hạn ở mỗi mức sản lượng. 

 Vì tại mỗi mức sản lượng, LTC luôn nhỏ hơn hoặc bằng STC nên 

LATC hay LTC/q cũng luôn nhỏ hơn hoặc bằng SATC hay STC/q. Để có 

thể mô tả các đường chi phí bình quân ngắn hạn và dài hạn trên một đồ 

thị, ta nhớ rằng, mỗi đường chi phí bình quân ngắn hạn (SATC) thể hiện 

các mức chi phí bình quân khác nhau tương ứng với các mức sản lượng 

khác nhau, trong điều kiện doanh nghiệp bị gắn cố định với một số yếu tố 

đầu vào không  điều chỉnh  được. Còn  đường chi phí bình quân dài hạn 

(LATC) mô tả các mức chi phi bình quân tương  ứng với các mức sản 

lượng, trong điều kiện doanh nghiệp có thể lựa chọn tự do các yếu tố đầu 

vào để tìm kiếm các kết hợp đầu vào tốt nhất cho mục đích tối thiểu hóa 

chi phí. Khi sản lượng cần sản xuất còn nhỏ, (ví dụ, q = q1), người ta chỉ 

có thể đầu tư xây dựng những nhà máy với quy mô kỹ thuật (nhà xưởng, 

hệ thống máy móc hay dây chuyền sản xuất) tương đối nhỏ. Khi quy mô   155

kỹ thuật này là cố định, ta có thể vẽ được một đường chi phí bình quân 

ngắn hạn SATC1 thể hiện các mức chi phí bình quân khác nhau tại các 

mức sản lượng khác nhau. Nếu tại sản lượng q1, quy mô kỹ thuật trên với 

các kết hợp đầu vào khác là thích hợp nhất để tối thiểu hóa chi phí, nó sẽ 

được doanh nghiệp lựa chọn trong cả phương án dài hạn. Nói cách khác, 

tại sản lượng q1, chi phí bình quân dài hạn bằng chi phí bình quân ngắn 

hạn (bằng SATC1 tại mức sản lượng q1). Điều đó thể hiện ở điểm A như 

một điểm vừa nằm trên đường SATC1, vừa nằm trên đường LATC. Ở mức 

sản lượng cao hơn q2, nếu việc mở rộng quy mô kỹ thuật cho phép doanh 

nghiệp có được sự lựa chọn tối ưu hơn thì quy mô kỹ thuật ban đầu không 

phải là quy mô thích hợp cho dài hạn. Doanh nghiệp sẽ lựa quy mô kỹ 

thuật mới để sản xuất sản lượng q2 sao cho tổng chi phí và chi phí bình 

quân là thấp nhất. Rõ ràng, tại sản lượng q2, cũng như các mức sản lượng 

khác,  SATC1 sẽ cao hơn  LATC. Lập luận tương tự, nếu coi  SATC2 là 

đường chi phí bình quân ngắn hạn ứng với quy mô kỹ thuật mới nói trên, 

thì tại sản lượng q2, chi phí bình quân dài hạn LATC lại bằng chi phí bình 

quân ngắn hạn SATC2 (trên đồ thị điều này thể hiện ở điểm B), mặc dù tại 

các mức sản lượng khác, SATC2 sẽ có giá trị cao hơn so với LATC. Như 

thế, tại mỗi mức sản lượng, LATC nhỏ hơn hoặc bằng SATC và đường 

LATC được xem như một đường bao bọc phía dưới các đường SATC.  

SATC, LATC 

SATC1  SATC2 

SATC3 

LATC 

q1  q2 

Hình 4.12: Đường chi phí bình quân dài hạn và các đường chi phí bình quân ngắn hạn   156

4.2.4. Lợi thế và bất lợi thế kinh tế của quy mô 

Lợi thế kinh tế theo quy mô: thể hiện khoảng sản lượng mà ở đó, 

càng tăng sản lượng thì chi phí bình quân dài hạn càng giảm. Trong miền 

sản lượng này, sản xuất với quy mô lớn hơn tỏ ra có ưu thế hơn so với 

quy mô nhỏ. Khi đó, tăng quy mô sản lượng là một giải pháp để doanh 

nghiệp có thể hạ được chi phí bình quân dài hạn. Về mặt đồ thị, ứng với 

miền lợi thế theo quy mô, đường LATC có xu hướng đi xuống theo chiều 

tăng của sản lượng. 

Tại sao lợi thế kinh tế theo quy mô lại xuất hiện? Thông thường, 

khi sản lượng còn nhỏ, việc tăng quy mô đầu ra có thể làm giảm chi phí 

bình quân dài hạn vì những lý do sau: 

Thứ nhất, để sản xuất doanh nghiệp luôn luôn phải bắt đầu bằng 

việc sử dụng một số lượng tối thiểu các yếu tố đầu vào không thể phân 

chia được nào đó. Một dây chuyền sản xuất đồng bộ chỉ có thể khai thác 

được khi nó  được sử dụng một cách nguyên vẹn. Một máy  điện thoại, 

một nhân viên văn phòng, một chiếc ô tô, một con  đường sắt v.v… là 

những yếu tố sản xuất mà một khi đã tồn tại thì về cơ bản, rất khó chia 

nhỏ. Nếu sản lượng cần tạo ra  là quá thấp, những yếu tố sản xuất trên sẽ 

không được sử dụng hết công suất hay năng lực. Trong trường hợp này, 

tăng sản lượng không làm tăng chi phí lên một cách tương  ứng. Sản 

lượng cao hơn cho phép doanh nghiệp khai thác hiệu quả hơn các năng 

lực hay công suất dư thừa của các đầu vào. Trong phạm vi này, sản xuất 

với quy mô lớn hơn sẽ là một lợi thế: chi phí bình quân sẽ giảm xuống. 

Thứ hai, quy mô sản lượng  lớn hơn cho phép doanh nghiệp khai 

thác được lợi thế của việc chuyên môn hóa. Lao động, máy móc phải với 

số lượng đủ lớn mới cho phép người ta tổ chức sử dụng chúng theo kiểu 

chuyên biệt. Chúng có thể  được phân bổ và  được sử dụng riêng cho 

những khâu, những công đoạn sản xuất khác nhau mà nhờ đó, năng suất 

của chúng có thể tăng lên. Khi sản lượng còn quá nhỏ, điều đó không xảy 

ra vì số lượng đầu vào được sử dụng quá thấp.   157

Thứ ba, trong nhiều trường hợp, việc chế tạo một chiếc máy có 

công suất gấp đôi lại rẻ hơn việc chế tạo hai chiếc máy có công suất nhỏ 

bằng một nửa chiếc máy trên. Điều đó có nghĩa là chi phí để mua một 

chiếc máy lớn thường nhỏ hơn mua hai cái máy nhỏ có tổng công suất là 

tương đương. Sản lượng phải đủ lớn mới tạo ra cơ hội để doanh nghiệp 

khai thác được lợi thế của chiếc máy lớn. 

Thứ tư, quy mô sản lượng lớn cho phép doanh nghiệp tiết kiệm 

được nhiều chi phí giao dịch. Khi bán một khối lượng hàng lớn hơn, chi 

phí  đàm phán, liên lạc (qua thư từ,  điện thoại, fax v.v…) không tăng 

tương ứng so với trường hợp bán một khối lượng hàng nhỏ hơn… 

Bất lợi thế theo quy mô thể hiện khoảng sản lượng mà ở đó chi phí 

bình quân dài hạn sẽ tăng lên nếu sản lượng tăng. Lúc này, đường chi phí 

bình quân dài hạn có xu hướng đi lên. 

Lợi thế kinh tế theo quy mô (cũng có thể gọi là hiệu suất tăng lên 

theo quy mô) chỉ phát huy trong một giới hạn sản lượng nào đó. Quá một 

ngưỡng sản lượng nhất định, việc tăng sản lượng không còn đem lại lợi 

thế cho doanh nghiệp. Khi các đầu vào không còn dư thừa công suất, khi 

mà quá trình sản xuất không còn chia nhỏ một cách kinh tế hơn nữa thành 

các khâu, công đoạn khác nhau, khi mà việc sản xuất những chiếc máy 

công suất quá lớn trở thành tốn kém… thì việc tăng quy mô không còn 

giúp doanh nghiệp hạ chi phí bình quân được nữa. Vả lại, quy mô quá lớn 

làm gia tăng nhanh một số loại chi phí như chi phí quản lý. Bộ máy quản 

lý, theo  đà tăng của quy mô sản lượng, sẽ ngày càng trở nên phức tạp 

hơn, cồng kềnh hơn. Các quyết định quản lý trở nên khó khăn hơn. Một 

khi những xu hướng gia tăng về chi phí lấn át các lợi thế đã phân tích 

trên, miền bất lợi vì quy mô xuất hiện. 

Giữa hai miền lợi thế và bất lợi thế theo quy mô, có thể tồn tại một 

khoảng sản lượng mà ở đó chi phí bình quân dài hạn không đổi khi sản 

lượng tăng. Miền sản lượng này  được gọi là miền  hiệu suất không  đổi 

theo quy mô. Ở phần này, đường LATC trở thành đường nằm ngang. Nó 

gắn với tình huống khi mà việc tăng sản lượng một mặt, vẫn cho phép 

doanh nghiệp khai thác được một số lợi thế hạ chi phí của quy mô lớn,   158

song mặt khác, xu hướng gia tăng chi phí đã bắt đầu bộc lộ, đồng thời hai 

tác động trái chiều nhau này lại cân bằng, do đó triệt tiêu nhau. 

Nói chung, lợi thế theo quy mô bộc lộ rõ khi sản lượng còn thấp. 

Thọat tiên, đường LATC thể hiện là một đường đi xuống. Đến một mức 

sản lượng nào đó, xu hướng này bắt đầu dừng lại. Mức sản lượng đó được 

gọi là quy mô tối thiểu có hiệu quả. Nếu tiếp tục tăng sản lượng, LATC có 

xu hướng đi ngang và sau  đó nhanh chóng  đi lên, khi miền bất lợi thế 

theo quy mô xuất hiện. Vì thế, về đại thể, người ta vẫn hình dung đường 

LATC là một đường hình chữ U. 

4.3. Mô hình tổng quát về hành vi cung ứng của doanh nghiệp  

4.3.1. Một vài khái niệm có liên quan: tổng doanh thu, doanh thu biên, 

lợi nhuận. 

Tổng doanh thu (TR): là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được nhờ bán 

hàng. Khi tính tổng doanh thu tương ứng với khối lượng hàng hóa q được 

tiêu thụ, ta có: 

      TR = TR(q) = P.q 

LATC  LATC  LATC 

a  b 

q  q  q 

Hình 4.13: a) Lợi thế theo quy mô; b) Bất lợi theo quy mô;  

    c) Hiệu suất không đổi theo quy mô 

c   159

Trong đó P chính là mức giá tính cho mỗi đơn vị hàng hóa. 

 Nói cách khác, tổng doanh thu trước hết là một hàm số của sản 

lượng. Sự thay đổi của mức sản lượng là một trong những nguyên nhân 

dẫn đến sự thay đổi của tổng doanh thu. Tuy nhiên, tổng doanh thu còn 

phụ thuộc vào mức giá P. Đến lượt mình, mức giá P cũng thường không 

độc lập với mức sản lượng. Trừ trường hợp quy mô sản lượng của doanh 

nghiệp là tương đối nhỏ so với quy mô hàng hóa được giao dịch chung 

trên thị trường, nói chung nếu doanh nghiệp muốn bán  được một khối 

lượng hàng hóa lớn hơn, nó thường phải hạ giá. Điều này thực ra xuất 

phát từ quy luật cầu: khi mức giá hàng hóa hạ xuống, người tiêu dùng sẵn 

lòng mua một khối lượng hàng hóa lớn hơn, tức là doanh nghiệp có khả 

năng bán  được nhiều hàng hóa hơn. Ngược lại, khi mức giá tăng lên, 

lượng cầu về hàng hóa của người tiêu dùng giảm xuống, doanh nghiệp 

chỉ có thể bán được một khối lượng hàng hóa ít hơn. Vì thế, có thể coi 

mức giá P cũng là một hàm số của sản lượng q. 

 Trong trường hợp mức giá  P là một hằng số của sản lượng  q, 

đường tổng doanh thu là một đường thẳng dốc lên, với độ dốc không đổi 

là P. Ở trường hợp điển hình hơn, khi P phụ thuộc vào sản lượng q, thoạt 

tiên, tổng doanh thu thường tăng lên khi sản lượng hàng hóa bán  được 

tăng lên do mối lợi bắt nguồn từ việc tăng sản lượng bán ra lớn hơn 

khoản thiệt hại bắt nguồn từ việc giảm giá. Đến một ngưỡng sản lượng 

nào đó, việc tiếp tục tăng sản lượng sẽ làm tổng doanh thu giảm xuống. 

Lúc này, mối lợi của việc tăng sản lượng không còn bù được những thiệt 

hại do phải giảm đơn giá hàng hóa liên quan đến một lượng hàng hóa lớn. 

Hình dạng đường tổng doanh thu được minh họa bằng hình 4.14. 

   160

Doanh thu biên (MR) là doanh thu có thêm được nhờ sản xuất và 

bán ra thêm một đơn vị hàng hóa. Nếu ký hiệu TRq là tổng doanh thu có 

được nhờ bán một khối lượng hàng hóa q và TR(q-1) là tổng doanh thu nhờ 

bán một khối lượng hàng hóa ít hơn (q-1), thì doanh thu biên của đơn vị 

hàng hóa thứ q (đơn vị hàng hóa cuối cùng trong khối lượng q) là: 

    MRq = TRq – TR(q-1) 

 Ví dụ, khi bán một lô hàng gồm 10 chiếc xe máy, doanh nghiệp có 

thể đặt giá (và được thị trường chấp nhận) mỗi chiếc xe máy là 20 triệu 

đồng. Tổng doanh thu của lô hàng này là: 20 triệu đồng/1 xe   x  10 xe = 

200 triệu đồng. Để bán một lô hàng gồm 11 chiếc xe máy, giả sử doanh 

nghiệp phải hạ giá mỗi chiếc xe máy xuống còn 19,5 triệu đồng/1xe máy. 

Khi này, tổng doanh thu của lô hàng thứ hai là: 19,5 triệu đồng/1 xe   x  

11 xe = 214,5 triệu đồng. Như vậy, doanh thu biên của chiếc xe máy thứ 

11 là: 14,5 triệu đồng    (= 214,5 triệu đồng – 200 triệu đồng). 

  Một cách tổng quát hơn, người ta có thể định nghĩa doanh thu biên 

tại một  điểm sản lượng nào  đó là tỷ số giữa mức gia tăng trong tổng 

doanh thu so với mức gia tăng trong sản lượng: 

    MR = ∆TR/∆q 

 Theo công thức trên, doanh thu biên cũng là một hàm số của sản 

lượng. Tại một sản lượng q, doanh thu biên của đơn vị sản lượng cuối 

TR 

TR 

Hình 4.14: Hình dáng của một đường tổng doanh thu   161

cùng chính là giá trị đạo hàm của hàm tổng doanh thu tại mức sản lượng 

q. Nói một cách tương đương, doanh thu biên chính là độ dốc của đường 

tổng doanh thu tai mỗi điểm sản lượng. Khi doanh nghiệp buộc phải hạ 

giá trong trường hợp muốn tăng sản lượng bán ra, quá một ngưỡng sản 

lượng nhất định, doanh thu biên có xu hướng giảm dần theo đà tăng của 

sản lượng. 

 Lợi nhuận: là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí ứng 

với mỗi mức sản lượng. Nếu ký hiệu π(q) là lợi nhuận mà doanh nghiệp 

thu được khi sản xuất một sản lượng hàng hóa q, ta có: 

     π(q) = TR(q) – TC(q)  

 Dễ nhận thấy rằng lợi nhuận cũng là một hàm số của sản lượng: nó 

thay đổi cùng với sự thay đổi của mức sản lượng. 

 Trong công thức trên, nếu tổng chi phí là tổng chi phí kế toán, lợi 

nhuận sẽ được gọi là lợi nhuận kế toán. Còn nếu tổng chi phí là tổng chi 

phí kinh tế, lợi nhuận tương ứng là lợi nhuận kinh tế. Tương ứng với cùng 

một mức sản lượng  q của doanh nghiệp, lợi nhuận kinh tế thường nhỏ 

hơn lợi nhuận kế toán. 

 Nếu chỉ dựa vào thông tin về lợi nhuận kế toán, người ta khó nói 

được một cách chắc chắn rằng doanh nghiệp đang kinh doanh thực sự có 

hiệu quả hay không. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp có mức lợi nhuận kế 

toán của một năm nào đó là 100 triệu đồng, nó có thể đang kinh doanh 

hiệu quả khi lượng vốn mà nó phải đầu tư không nhiều (chẳng hạn, 200 

triệu  đồng). Ngược lại, nếu  để có  được khoản lợi nhuận trên, doanh 

nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn đầu tư tương đối lớn (chẳng hạn, 10 tỷ 

đồng), thì tuy có lợi nhuận, doanh nghiệp vẫn có thể đang ở tình trạng 

hoạt động không hiệu quả. 

 Trái lại, mức lợi nhuận kinh tế có thể cho chúng ta những kết luận 

rõ ràng về tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh tương ứng mà chúng ta 

đang xem xét. Cụ thể, khi lợi nhuận kinh tế do một hoạt động nào đó của 

doanh nghiệp mang lại là không âm, ta có khẳng  định  được rằng, hoạt   162

động đó là hiệu quả. Một khi mà tổng doanh thu của hoạt động này bù 

đắp được tất cả các khoản chi phí có liên quan, kể cả những chi phi cơ hội 

“ẩn” (vốn thể hiện lợi ích của các phương án thay thế tốt nhất bị bỏ qua), 

thì rõ ràng đó là một phương án sử dụng nguồn lực tốt nhất hay hiệu quả 

nhất. Chỉ khi lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn 0, doanh nghiệp mới có khả năng 

rơi vào trạng thái chưa hiệu quả: khi mà doanh thu chưa bù đắp được toàn 

bộ các chi phí kinh tế, chắc chắn có phương án thay thế cho phép doanh 

nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả hơn. 

 Khi phân tích về hành vi của các doanh nghiệp, cũng như khi nói 

về chi phí, ta hàm ý đó là chi phí kinh tế, khái niệm lợi nhuận thường 

được sử dụng với tư cách là lợi nhuận kinh tế. 

4.3.2. Các điền kiện tối đa hóa lợi nhuận 

Điều kiện cần: để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải lựa chọn 

mức sản lượng sao cho ở đơn vị sản phẩm cuối cùng, doanh thu biên và 

chi phí biên của nó là bằng nhau:  MR = MC 

  Trong ngắn hạn, điều kiện này có nghĩa là doanh thu biên của đơn 

vị sản phẩm cuối cùng mà doanh nghiệp lựa chọn phải bằng chi phí biên 

ngắn hạn của nó:           MR = SMC  

Còn trong dài hạn, điều kiện này thể hiện ra là: trong trường hợp 

doanh nghiệp có thể thay đổi được tất cả các yếu tố  đầu vào, mức sản 

lượng tối đa hóa lợi nhuận sẽ là mức sản lượng mà tại đơn vị sản phẩm 

cuối cùng, doanh thu biên mà doanh nghiệp thu thêm được bằng với chi 

phí biên dài hạn tại đó:   MR = LMC 

Để chứng minh điều kiện trên, sự phân biệt ngắn hạn và dài hạn ở 

đây là không cần thiết. Giả sử doanh nghiệp đang sản xuất một loại hàng 

hóa tại một mức sản lượng  q nào  đó. Tại mức sản lượng này, doanh 

nghiệp thu được một mức lợi nhuận (đương nhiên là lợi nhuận kinh tế) 

nhất định. Nó đang cân nhắc xem có nên sản xuất thêm một đơn vị sản 

phẩm nữa hay không? Để sản xuất thêm đơn vị sản phẩm này, chi phí mà 

nó phải bỏ ra thêm là chi phí biên MC(q+1); còn lợi ích mà nó thu thêm   163

được chính là doanh thu biên MR(q+1). Nếu  đại lượng thứ nhất còn nhỏ 

hơn đại lượng thứ hai, việc sản xuất thêm đơn vị sản phẩm trên là có lợi 

đối với doanh nghiệp vì nó có thêm lợi nhuận. Nói cách khác, sản phẩm 

trên làm gia tăng quỹ lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu trước  đó, lợi 

nhuận của doanh nghiệp là dương, việc sản xuất thêm làm tăng thực sự 

mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu mức lợi nhuận trước đó của doanh 

nghiệp là âm (doanh nghiệp đang thua lỗ), nhờ việc sản xuất thêm, mức 

thua lỗ của doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Về mặt  đại số, cả hai trường 

hợp đều biểu hiện sự gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này cho 

thấy, khi theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải sản 

xuất thêm đơn vị sản phẩm thứ (q+1) này. Bằng lập  luận tương tự như 

vậy, ta chứng minh được rằng: doanh nghiệp cũng sẽ phải sản xuất thêm 

đơn vị sản phẩm tiếp theo – đơn vị thứ (q+2) – nếu như chi phí biên của 

đơn vị sản phẩm này vẫn nhỏ hơn doanh thu biên của nó. Tổng quát hơn, 

ta có thể khẳng định: chừng nào mà chi phí biên tại đơn vị sản phẩm cuối 

cùng của một mức sản lượng còn nhỏ hơn doanh thu biên tại đó, để tối đa 

hóa lợi nhuận, chừng đó doanh nghiệp còn phải gia tăng sản lượng.  

Cũng theo một lô gic tương tự, có thể thấy, chừng nào mà chi phí 

biên tại đơn vị sản phẩm cuối cùng của một mức sản lượng lớn hơn doanh 

thu biên tại đó, thì việc sản xuất đơn vị sản phẩm cuối cùng trên sẽ làm 

giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn tối  đa hóa lợi nhuận, doanh 

nghiệp phải cắt giảm sản lượng. 

Hai nhận xét trên kết hợp lại với nhau cho thấy, doanh nghiệp chỉ 

có mức sản lượng tối ưu khi theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nếu 

tại đơn vị sản phẩm cuối cùng, chi phi biên và doanh thu biên là bằng 

nhau. 

Cần lưu ý rằng, theo cách mà chúng ta chứng minh nói trên, mức 

sản lượng q*, mà tại đó doanh thu biên MR bằng chi phí biên MC, chỉ là 

mức sản lượng tối ưu (sản lượng cho phép doanh nghiệp tối đa hóa lợi 

nhuận) khi mà ở mức sản lượng q nhỏ hơn (q < q*) chi phí biên còn nhỏ 

hơn doanh thu biên, đồng thời, tại mức sản lượng q lớn hơn (q > q*) thì 

chi phí biên lại vượt quá doanh thu biên. Trong trường hợp ngược lại, nếu   164

tại các mức sản lượng nhỏ hơn  q*, chi phí biên lại lớn hơn doanh thu 

biên, đồng thời tại các mức sản lượng lớn hơn q*, chi phí biên lại nhỏ hơn 

doanh thu biên, thì dù tại q*, doanh thu biên bằng chi phí biên, mức sản 

lượng này không phải là mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Trái lại, đó 

chính là mức sản lượng tối thiểu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Điều kiện biên (doanh thu biên bằng chi phí biên) nói trên chỉ mới 

là  điều kiện cần. Nó chỉ ra mức sản lượng có thể  đem lại cho doanh 

nghiệp khoản lợi nhuận lớn nhất, hiểu theo nghĩa  đại số. Trong trường 

hợp lợi nhuận của doanh nghiệp là luôn luôn âm, mức lợi nhuận tối đa 

cần được hiểu một cách thực tế là mức lỗ tối thiểu hay mức thua lỗ thấp 

nhất. Nếu điều này xảy ra, việc doanh nghiệp có nên sản xuất ở mức sản 

lượng q* “tối ưu” theo điều kiện biên nói trên hay không sẽ tùy thuộc vào 

cân nhắc, so sánh của nó với trường hợp nó không sản xuất một đơn vị 

sản phẩm nào.  

Điều kiện bổ sung 

-  Ngắn hạn: Về ngắn hạn, dù không sản xuất gì, doanh nghiệp vẫn -

phải gánh chịu khoản chi phí cố định. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu đóng 

cửa không sản xuất một đơn vị sản lượng nào, doanh nghiệp sẽ phải gánh 

chịu một khoản lỗ tương đương với chi phí cố định (π = -SFC). Nếu việc 

sản xuất tại mức sản lượng q* nói ở trên có khả năng đem lại cho doanh 

nghiệp hoặc một khoản lãi thực sự hoặc một khoản lỗ thấp hơn, thì đối 

với doanh nghiệp, sản xuất là có lợi hơn so với đóng cửa. Nói cách khác, 

trong ngắn hạn, doanh nghiệp chỉ nên sản xuất  khi tổng doanh thu ít nhất 

cũng bù đắp được toàn bộ các khoản chi phí biến đổi, tức là TR phải lớn 

hơn hoặc bằng SVC (TR  ≥  SVC). Điều này tương  đương với  điều kiện 

mức giá P phải lớn hơn hoặc bằng chi phí biến đổi bình quân SAVC (P ≥ 

SAVC). Trong trường hợp ngược lại (TR < SVC hay P < SAVC), doanh 

nghiệp nên đóng cửa. Chính vì điều kiện này mà mức giá P = SAVC được 

gọi là điểm đóng cửa. 

-  Dài hạn: Trong dài hạn, doanh nghiệp không bị gánh chịu những 

khoản chi phí cố định. Nếu nó quyết định không sản xuất gì (trong dài 

hạn, điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp không tham gia vào ngành),   165

nó sẽ không phải  chịu một khoản thua lỗ nào. Vì thế, điều kiện để nó có 

thể tham gia vào một ngành sản xuất là ít nhất không bị thua lỗ (nên nhớ 

rằng khi doanh nghiệp chỉ có lợi nhuận kinh tế bằng 0, nó vẫn hoàn toàn 

có thể hài lòng). Nói cách khác, doanh nghiệp chỉ tham gia vào ngành nếu 

tổng doanh thu mà nó dự kiến trong dài hạn lớn hơn hoặc bằng tổng chi 

phí dài hạn (TR ≥ LTC) hay diễn đạt một cách tương đương: mức giá P 

phải lớn hơn hoặc bằng chi phí bình quân dài hạn (P  ≥  LATC). Trong 

trường hợp ngược lại, nếu TR < LTC hay P < LATC, doanh nghiệp sẽ rút 

lui khỏi ngành. 

Có thể tóm tắt điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong việc lựa chọn 

sản lượng đối với một doanh nghiệp tổng quát như sau: 

Về ngắn hạn, thứ nhất,doanh nghiệp phải chọn mức sản lượng q* 

nếu như tại  đó MR =  SMC; thứ hai, doanh nghiệp chỉ nên sản xuất tại 

mức sản lượng này nếu như tại đó, P ≥ SAVC.  

Về dài hạn, thứ nhất, doanh nghiệp phải lựa chọn mức sản lượng 

q* nếu như tại đó MR = LMC; thứ hai, sản lượng q* này chỉ đáng được 

lựa chọn để sản xuất nếu như tại đó P ≥ LATC. 

4.3.3. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp khi nhằm mục tiêu tối đa 

hóa doanh thu 

Ngoài mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp vẫn có thể có những mục 

tiêu khác để theo đuổi. Trong số đó, mục tiêu về doanh thu cũng là một 

loại mục tiêu quan trọng. Trong những khoảng thời gian nhất định, chẳng 

hạn, khi thâm nhập vào một thị trường mới, doanh nghiệp có thể quan 

tâm nhiều đến việc mở rộng thị phần để khẳng định vị thế của mình trước 

các đối thủ. Lúc này, có thể ưu tiên của doanh nghiệp là tối đa hóa doanh 

thu hơn là tối đa hóa lợi nhuận. 

Mức sản lượng nào cho phép doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu? 

Chúng ta biết rằng, khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng, doanh thu 

biên của đơn vị này chính là khoản doanh thu gia tăng của doanh nghiệp. 

Chừng nào doanh thu biên còn dương, chừng đó việc gia tăng sản lượng   166

còn đem lại cho doanh nghiệp những khoản doanh thu bổ sung. Vì thế, 

điểm sản lượng tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp chính là điểm mà 

tại đó, mức doanh thu biên là bằng 0. Vượt quá mức sản lượng này, theo 

xu hướng doanh thu biên giảm dần, doanh thu biên sẽ nhỏ hơn 0. Nếu 

tiếp tục sản xuất, tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ giảm. 

Lập luận về điều kiện tối đa hóa doanh thu nói trên có thể không 

đúng nếu như  đường doanh thu biên không phải là  đường dốc xuống, 

phản ánh mối quan hệ nghịch giữa doanh thu biên và sản lượng. Trong 

trường hợp  đặc biệt, khi mà doanh nghiệp không chi phối  được giá cả 

hàng hóa, mức giá mà nó bán được hoàn toàn không phụ thuộc vào mức 

sản lượng của nó, thì có thể coi doanh thu biên như một hằng số, độc lập 

với sản lượng (trường hợp này chúng ta sẽ xem xét ở chương sau). Với 

trường hợp này, càng sản xuất nhiều, tổng doanh thu của doanh nghiệp 

càng lớn. Tuy nhiên, như sau này chúng ta sẽ chỉ ra, sản lượng của doanh 

nghiệp chỉ không ảnh hưởng đến mức giá của hàng hóa mà nó bán trên 

thị trường khi doanh nghiệp chỉ là người sản xuất với quy mô tương đối 

nhỏ so với quy mô chung của thị trường.     167

Chương 5 

 THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO 

  Trên các thị trường đầu ra, khi theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi 

nhuận, hành vi của mọi doanh nghiệp đều giống nhau: chúng đều phải lựa 

chọn sản lượng sao cho chi phí biên và doanh thu biên của  đơn vị sản 

lượng cuối cùng là bằng nhau. Tuy nhiên, hoạt  động trên các dạng thị 

trường cụ thể, quyết định của mỗi doanh nghiệp, một mặt, bị chế ước bởi 

các quyết định của các doanh nghiệp đối thủ, mặt khác, ảnh hưởng theo 

những cách khác nhau đến hành vi của các đối thủ này. Sự tương tác lẫn 

nhau giữa những người tham gia trên cùng một thị trường có thể tạo nên 

những kết cục chung khác nhau, tùy theo tùy theo cấu trúc cụ thể của thị 

trường. Kết cục đó chắc chắn lại tác động trở lại đến hành vi lựa chọn của 

doanh nghiệp. Ở chương này và chương sau, chúng ta sẽ áp dụng nguyên 

tắc tổng quát về sự lựa chọn  đầu ra của các doanh nghiệp  để xem xét 

hành vi của chúng trên các cấu trúc thị trường khác nhau. Chúng ta sẽ bắt 

đầu từ việc khảo cứu thị trường cạnh tranh hoàn hảo, một dạng thị trường 

đặc biệt, dường như chỉ tồn tại trên lý thuyết, song lại giúp chúng ta có 

được một khuôn mẫu chung để nắm bắt được sự vận hành của các dạng 

thị trường khác nhau.  

5.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo 

5.1.1. Các khái niệm 

Cấu trúc thị trường: Một cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi số 

lượng người mua hay người bán tham gia trên thị trường và mối quan hệ 

tương tác lẫn nhau giữa họ.  

Cấu trúc thị trường có thể xem xét dưới góc  độ người bán hoặc 

người mua. Dưới góc độ người bán, một thị trường có thể thuộc về một 

loại cấu trúc thị trường này, song dưới góc độ người mua, nó lại có thể 

thuộc về một cấu trúc thị trường khác. Ví dụ, thị trường sản xuất nông sản 

nguyên liệu cho công nghiệp chế biến có thể gần giống thị trường cạnh   168

tranh hoàn hảo, nếu ta xét từ phía người bán. Tuy nhiên, nếu chỉ có một 

số rất ít  doanh nghiệp có thể mua và chế biến các loại nông sản này thì từ 

phía người mua, thị trường lại có khả năng là thị trường độc quyền nhóm. 

Có hai dạng cấu trúc thị trường lớn: Thị trường cạnh tranh hoàn 

hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Trong phần này, khi chúng 

ta tập trung phân tích hành vi của những người sản xuất, về cơ bản chúng 

ta chỉ xem xét cấu trúc thị trường từ phía người bán. 

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: là dạng thị trường mà ở đó mỗi 

người bán hay mỗi doanh nghiệp riêng biệt không có khả năng kiểm soát, 

chi phối giá cả hàng hóa. Tại thị trường này, doanh nghiệp chỉ là người 

chấp nhận giá. Mức giá trên thị trường được hình thành như là kết quả 

tương tác chung của tất cả những người bán và người mua. Mỗi doanh 

nghiệp cụ thể, bằng hành vi riêng biệt của mình, không có khả năng tác 

động đến mức giá này. Là người chấp nhận giá, doanh nghiệp trên thực tế 

không có quyền lực thị trường. 

Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: là dạng thị trường mà ở đó 

mỗi người bán hay doanh nghiệp riêng biệt ít nhiều có khả năng kiểm 

soát hay chi phối giá cả hàng hóa. Một doanh nghiệp cạnh tranh không 

hoàn hảo không phải là một kẻ chấp nhận giá. Bằng nhiều cách khác nhau 

(chẳng hạn như thay  đổi sản lượng hàng hóa mà nó cung  ứng trên thị 

trường), doanh nghiệp có thể thay đổi được mức giá hàng hóa. Nói cách 

khác, đó là một doanh nghiệp có quyền lực thị trường. 

Có nhiều dạng thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: thị trường 

độc quyền, thị trường độc quyền nhóm hay thị trường cạnh tranh có tính 

chất  độc quyền. Trên một  thị trường  độc quyền thuần túy, xét từ phía 

người bán, chỉ có một doanh nghiệp duy nhất cung ứng hàng hóa. Không 

có đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp này thường có quyền lực thị trường 

lớn. Nó thường có thể định giá hàng hóa cao hơn nhiều so với mức giá có 

tính chất cạnh tranh tương tự. Một thị trường mà trên đó chỉ có một nhóm 

nhỏ những người sản xuất  được gọi là  thị trường  độc quyền nhóm hay 

độc quyền tập  đoàn. Trên thị trường loại này, các doanh nghiệp cũng 

thường có quyền lực thị trường hay khả năng kiểm soát, chi phối giá cao.   169

Chúng vừa có thể cạnh tranh khốc liệt với nhau để giành giật thị trường, 

vừa có khả năng thỏa thuận, cấu kết với nhau  để cùng khống chế thị 

trường. Còn trên một  thị trường cạnh tranh có tính độc quyền, số lượng 

doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại hàng hóa tương đối lớn. Những 

doanh nghiệp trên thị trường này có nhiều điểm giống các doanh nghiệp 

cạnh tranh hoàn hảo, song lại có khả năng chi phối giá cả hàng hóa một 

cách hạn chế. 

5.1.2. Đặc điểm và điều kiện tồn tại của thị trường cạnh tranh hoàn 

hảo 

*Đường cầu đối diện với doanh nghiệp  

Theo đúng định nghĩa, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là một 

doanh nghiệp chấp nhận giá. Nó phải bán hàng hóa mà mình sản xuất ra 

theo đúng mức giá thị trường. Nếu nó đặt mức giá cao hơn mức giá chung 

trên thị trường, nó sẽ mất hết khách hàng và sẽ không bán được một đơn 

vị hàng hóa nào. Những người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua hàng hóa 

của các doanh nghiệp khác. Vì mục tiêu tối  đa hóa lợi nhuận, nó cũng 

không bán hàng hóa của mình theo mức giá thấp hơn mức giá thị trường. 

Ở đây mức giá thị trường được hình thành như một kết cục chung, được 

tạo ra bởi sự tương tác lẫn nhau giữa vô số người bán và người mua. Mức 

giá này hình thành như thế nào nằm ngoài khả năng định đoạt của mỗi 

doanh nghiệp.Một khi  đã tồn tại, doanh nghiệp phải chấp nhận nó như 

một biến số có sẵn. 

Với tư cách là người chấp nhận giá,  đường cầu mà một doanh 

nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đối diện là một đường cầu nằm ngang. Vẫn 

như thông lệ, ta biểu thị mức giá hàng hóa trên trục tung và mức sản 

lượng của doanh nghiệp trên trục hoành như trên hình 5.1. Doanh nghiệp 

chỉ có thể bán được mỗi sản phẩm của mình theo mức giá cân bằng thị 

trường. Mức giá này tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào mức sản lượng 

của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tăng hoặc giảm sản lượng, mức giá 

trên vẫn không thay  đổi. Trong trường hợp ngược lại, chẳng hạn, nếu 

đường cầu này là một đường dốc xuống, thì bằng cách giảm sản lượng 

bán ra, doanh nghiệp có thể làm giá cả hàng hóa tăng lên. Điều đó trái với   170

định nghĩa: doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là một doanh nghiệp chấp 

nhận giá.  

  Cần phân biệt đường cầu mà doanh nghiệp đối diện với đường cầu 

thị trường. Đường thứ nhất mô tả quan hệ giữa các mức giá mà những 

người tiêu dùng sẵn sàng trả (do đó ta vẫn đang nói về cầu) tương ứng với 

các mức sản lượng của doanh nghiệp. Đây là đường nằm ngang vì mức 

giá này không phụ thuộc vào mức sản lượng của doanh nghiệp. Đường 

thứ hai mô tả quan hệ giữa các mức giá mà những người tiêu dùng sẵn 

sàng trả tương  ứng với khối lượng hàng hóa sẵn có trên toàn bộ thị 

trường. Khi khối lượng hàng hóa sẵn có tương đối thấp, những người tiêu 

dùng buộc phải trả giá cao hơn và ngược lại. Phù hợp với quy luật cầu, 

đối với các hàng hóa điển hình, đây là một đường dốc xuống. 

* Đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên 

mà nó thu thêm được nhờ bán thêm một đơn vị sản lượng luôn luôn bằng 

mức giá: MR = P. 

 Tính chất này gắn liền với sự kiện: doanh nghiệp có thể bán mọi 

sản lượng q mà nó có thể sản xuất ra với cùng một một mức giá P được 

hình thành trên thị trường. Khi sản xuất và bán ra thêm một đơn vị sản 

lượng, vì giá không thay  đổi, doanh nghiệp thu thêm  được một khoản 

Pthị trường 

q (sản lượng của 

doanh nghiệp) 

Hình 5.1: Đường cầu mà doanh nghiệp đối diện là một 

đường nằm ngang   171

doanh thu chính bằng mức giá  P. Nói cách khác, doanh thu biên luôn 

bằng chính mức giá ở mọi mức sản lượng. 

* Các điều kiện tồn tại của thị trường cạnh tranh hoàn hảo 

 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo chỉ có thể xuất hiện và hoạt động 

trong những điều kiện nhất định. Đây là những điều kiện riêng có, gắn 

liền với cấu trúc thị trường này. Vì thế, chúng cũng là những đặc điểm có 

thể phân biệt dạng thị trường này với thị trường cạnh tranh không hoàn 

hảo. 

  Để thị trường cạnh tranh hoàn hảo tồn tại, nó cần có  đồng thời 

những điều kiện sau: 

-  Có nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trên thị trường, trong đó 

mỗi doanh nghiệp chỉ có quy mô tương đối nhỏ so với quy mô chung của 

thị trường. 

Trên một thị trường, nếu chỉ có một doanh nghiệp duy nhất cung 

ứng hàng hóa, doanh nghiệp này chắc chắn sẽ có quyền lực thị trường 

lớn. Người tiêu dùng, khi muốn mua loại hàng hóa mà doanh nghiệp cung 

cấp sẽ chỉ có một địa chỉ duy nhất để lựa chọn. Trong trường hợp này, 

bằng cách thay đổi sản lượng, doanh nghiệp có khả năng tác động đến giá 

cả hàng hóa. Nó sẽ không phải là người chấp nhận giá. 

Nếu trên thị trường chỉ có một nhóm nhỏ các doanh nghiệp cung 

cấp hàng hóa, quy mô của mỗi doanh nghiệp sẽ là tương đối lớn so với 

quy mô chung của thị trường. Điều này làm cho doanh nghiệp có sức 

mạnh thị trường đáng kể để chi phối, kiểm soát giá. Vả lại, với số lượng 

doanh nghiệp ít, khả năng các doanh nghiệp cấu kết với nhau để khống 

chế thị trường là tương đối dễ dàng. Trong hoàn cảnh đó, trên thị trường 

dạng này, doanh nghiệp cũng không phải là người chấp nhận giá. 

Để các doanh nghiệp  đều là người chấp nhận giá, số lượng các 

doanh nghiệp tham gia cung ứng hàng hóa trên cùng một thị trường phải 

đủ lớn. Chỉ trong  điều kiện  đó, khi quy mô sản lượng của mỗi doanh 

nghiệp chỉ tương  đối nhỏ so với quy mô chung của thị trường, doanh   172

nghiệp mới không có khả năng chi phối giá. Hơn thế nữa, vì số lượng 

doanh nghiệp nhiều, chúng sẽ không có khả năng thỏa thuận và cấu kết 

với nhau để khống chế thị trường và giá cả. Khi trên thị trường chỉ có hai, 

ba doanh nghiệp hoạt  động chi phí giao dịch liên quan  đến việc thỏa 

thuận, mặc cả, đàm phán để có được một hành động chung của tất cả các 

doanh nghiệp thường không cao và việc này thường dễ thực hiện. Song 

chi phí tương tự như vậy sẽ tăng vọt nếu người ta cần  đến sự cam kết 

hành  động chung của hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp. Số lượng 

doanh nghiệp lớn loại trừ khả năng cấu kết tập thể để chi phối giá của các 

doanh nghiệp. Đó là một trong những điều kiện để đảm bảo thị trường là 

thị trường cạnh tranh hoàn hảo. 

Ở phần trên, chúng ta nói  đường cầu  đối diện với một doanh 

nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là một đường nằm ngang. Điều này hàm ý 

doanh nghiệp có thể gia tăng sản lượng một cách tùy ý mà không làm 

mức giá hàng hóa thay đổi. Thật ra, sự gia tăng sản lượng ở đây là có giới 

hạn. Những thay đổi về sản lượng của doanh nghiệp chỉ thực hiện trong 

khuôn khổ: nó là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ so với quy mô chung 

của thị trường. 

-  Tính đồng nhất của sản phẩm: Nếu sản phẩm của các doanh nghiệp 

khác biệt nhau, chúng không thể là những vật thay thế cho nhau một cách 

hoàn hảo. Dù cùng là các sản phẩm giải khát, song những lon pepsi và 

coca vẫn là những sản phẩm khác biệt nhau. Vì chúng có những hương vị 

riêng nên có thể người này thích uống pepsi, còn người khác lại ưa chuộng 

coca. Mặc dù chúng là những thứ có thể thay thế cho nhau, song đối với 

những người đặc biệt ưa thích coca, họ có thể chấp nhận mua những lon 

coca đắt hơn một chút so với những lon pepsi có cùng trọng lượng. Điều 

này cho phép người bán những sản phẩm khác biệt như coca có thể chi 

phối giá trong một giới hạn nhất định. Người này có thể nâng giá sản phẩm 

của mình lên một chút mà không sợ mất đi những khách hàng quen. Và 

như thế, người bán không còn là người chấp nhận giá. Nói một cách khác, 

để thị trường là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sản phẩm của các doanh 

nghiệp phải giống hệt nhau. Chỉ trong  điều kiện như vậy, doanh nghiệp 

mới thực sự là người chấp nhận giá.   173

 Trên thực tế, rất hiếm khi các sản phẩm của các doanh nghiệp cùng 

hoạt động trên một thị trường lại hoàn toàn đồng nhất với nhau. Trong 

một chừng mực nhất định, người ta coi những thị trường như thị trường 

ngoại tệ, thị trường chứng khoán, thị trường nông sản là thỏa mãn hoặc 

gần thỏa mãn điều kiện này. Vì thế, chỉ có một số ít thị trường được xem 

là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. 

-  Tính hoàn hảo của thông tin: thông tin được coi là hoàn hảo khi 

những người mua và bán trên thị trường có đầy đủ những thông tin cần 

thiết có liên quan đến thị trường. Đó là những thông tin về giá cả, về hàng 

hóa (tính năng, tác dụng, chất lượng, quy cách sử dụng…), về các điều 

kiện giao dịch… Khi những người mua hay bán không có đầy đủ những 

thông tin trên, họ có thể trao đổi hàng hóa theo những mức giá khác với 

mức giá được chấp nhận chung trên thị trường. Dù ít, dù nhiều họ không 

còn là những người chấp nhận giá. Ví dụ, khi người mua không có đủ 

thông tin để đánh giá được rằng sản phẩm của các doanh nghiệp là hoàn 

toàn giống hệt nhau, họ có thể mua sản phẩm của doanh nghiệp này với 

giá cao hơn của doanh nghiệp kia. Với trạng thái đó, doanh nghiệp có thể 

chi phối được giá. Vì thế, tính hoàn hảo của thông tin cũng là một điều 

kiện cần thiết để thị trường cạnh tranh hoàn hảo tồn tại. 

-         Các doanh nghiệp có khả năng tự do xuất, nhập ngành (tự do tham 

gia vào ngành và tự do rút lui khỏi ngành): Sở dĩ các doanh nghiệp trong 

một ngành đều đối diện với một đường cầu nằm ngang và hoạt động như 

những người chấp nhận giá là vì có sự tự do gia nhập ngành. Điều này 

loại trừ hẳn khả năng các doanh nghiệp hiện đang ở trong ngành cấu kết 

với nhau để nâng giá hàng hóa lên. Nếu điều đó xảy ra, việc gia tăng lợi 

nhuận của các doanh nghiệp hiện hành nhờ việc tăng giá hàng hóa sẽ lôi 

cuốn các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành. Khi đó, giá hàng hóa lại 

phải hạ xuống do nguồn cung tăng. Ngược lại, khi các doanh nghiệp 

trong ngành đang ở trạng thái thua lỗ, nhờ có sự tự do rút lui khỏi ngành, 

một số doanh nghiệp sẽ rời khỏi thị trường này. Do nguồn cung bị cắt 

giảm, giá hàng hóa lại tăng lên, bảo đảm cho các doanh nghiệp còn lại 

trong ngành có thể tồn tại.   174

  Điều kiện tự do xuất, nhập ngành không chỉ liên quan đến những 

khía cạnh pháp lý. Đương nhiên, tự do xuất, nhập ngành hàm ý nhà nước 

không ngăn cản sự tham gia hay rút lui khỏi ngành của các doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, ở những ngành như sản xuất ô tô, luyện kim…, dù nhà nước 

không  đưa ra những ngăn cản  đặc biệt nào, các doanh nghiệp mới vẫn 

không dễ dàng gia nhập ngành, cũng như các doanh nghiệp cũ thường 

gặp khó khăn khi muốn rút lui khỏi ngành. Vì thế, về mặt kinh tế, tự do 

xuất, nhập ngành còn hàm nghĩa: chi phí của việc xuất, nhập ngành đối 

với doanh nghiệp là không đáng kể. 

 Các  điều kiện trên phải xuất hiện  đồng thời thì thị trường cạnh 

tranh hoàn hảo mới xuất hiện và tồn tại. Khi một trong các điều kiện trên 

bị vi phạm, thị trường sẽ không còn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. 

5.2. Cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo 

  Ở chương trước, chúng ta đã phân tích xem một doanh nghiệp nói 

chung phải lựa chọn mức sản lượng như thế nào để có thể tối đa hóa lợi 

nhuận. Giờ đây, chúng ta áp dụng nguyên tắc chung đó vào trường hợp 

doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo. 

5.2.1. Cung ứng ngắn hạn 

* Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp trong ngắn hạn nhằm mục tiêu 

tối đa hóa lợi nhuận  

  Điều kiện cần: Trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, để tối đa 

hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải lựa chọn sản lượng sao cho tại đơn vị 

sản lượng cuối cùng, chi phí biên bằng với mức giá: MC = P. Đây là điều 

kiện chung áp dụng cho cả ngắn hạn lẫn dài hạn. 

 Thật vậy, theo nguyên tắc tổng quát về sự lựa chọn sản lượng của 

một doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mức sản lượng tối 

ưu phải là mức sản lượng mà tại đơn vị sản lượng cuối cùng, chi phí biên 

phải bằng doanh thu biên: MC = MR. Tuy nhiên,  đối với một doanh 

nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên MR luôn luôn bằng mức giá 

P. Vì thế, điều kiện MC = MR trở thành điều kiện MC = P.   175

 Hãy xem xét điều kiện trên qua hình 5.2. Tại mức giá thị trường P1 

mà doanh nghiệp phải chấp nhận, doanh nghiệp phải  đối diện với một 

đường cầu nằm ngang  D. Sản lượng tối  đa hóa lợi nhuận của doanh 

nghiệp phải tương  ứng với giao  điểm của  đường chi phí biên MC với 

đường cầu D, nơi mà điều kiện MC = P (trong trường hợp này P = P1) 

được thỏa mãn. Tuy nhiên, với một đường chi phí biên MC hình chữ U, 

đường chi phí biên có thể cắt đường cầu nằm ngang tại hai điểm, tương 

ứng với hai mức sản lượng q1 và q2 như trên hình 5.2. Phải chăng cả hai 

mức sản lượng này đều đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp? 

Tại sản lượng  q1,  đường MC  đang có xu hướng  đi xuống. Với 

những mức sản lượng q lân cận và nhỏ hơn q1, đường MC nằm phía trên 

đường cầu D, có nghĩa là chi phí biên đang lớn hơn doanh thu biên hay 

mức giá. Lúc này, như ta đã biết, càng tăng sản lượng thì tổng lợi nhuận 

càng giảm. Khi sản lượng lân cận và lớn hơn q1, đường MC lại nằm phía 

dưới đường cầu D, nên tương ứng với những mức sản lượng này, chi phí 

biên lại nhỏ hơn doanh thu biên. Khi đó, nếu tiếp tục tăng sản lượng sẽ 

làm cho tổng lợi nhuận tăng. Như vậy, tại sản lượng q1, tổng lợi nhuận là 

tối thiểu chứ không phải là tối đa. 

q2  q1 

P1 

MC 

P, MC 

Hình 5.2:  Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận q2 tương ứng với giao    

điểm của  đường MC đang đi lên với đường cầu D.   176

Ngược lại, nếu xét những điểm sản lượng lân cận với sản lượng q2, 

nơi mà đường cầu D cắt đường MC ở phần đang đi lên, ta có: thứ nhất, 

tương ứng với các mức sản lượng còn nhỏ hơn q2, chi phí biên còn nhỏ 

hơn doanh thu biên hay mức giá. Vì vậy, nếu tăng sản lượng, tổng lợi 

nhuận sẽ tăng. Khi sản lượng lớn hơn q2, chi phí biên lại vượt quá doanh 

thu biên. Lúc đó, nếu tăng sản lượng thì tổng lợi nhuận sẽ giảm. Như thế, 

tại sản lượng q2, lợi nhuận sẽ đạt giá trị lớn nhất. Nói cách khác, điều kiện 

cần để tối đa hóa lợi nhuận đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn 

hảo là nó phải lựa chọn sản lượng tương ứng với giao điểm của đường 

cầu mà nó đối diện và phần đường chi phí biên đang đi lên. 

  Điều kiện bổ sung: Về ngắn hạn, doanh nghiệp chỉ sản xuất (với 

mức sản lượng tương tự như sản lượng q2 nói ở trên; giờ đây, để cho tiện 

ta đặt tên cho mức sản lượng này là q*

) nếu như mức giá thị trường lớn 

hơn hoặc bằng mức chi phí biến  đổi bình quân tối thiểu. Trong trường 

hợp ngược lại, doanh nghiệp sẽ tạm thời đóng cửa, không sản xuất gì. 

  Giả sử, trong ngắn hạn, mức giá thị trường P đang lớn hơn hoặc 

bằng mức chi phí biến đổi bình quân tối thiểu (P ≥ AVCmin). Tại mức sản 

lượng q*

, ta có MC(q*

) = P. Do đó, MC(q*

) ≥ AVCmin, tức là đường chi 

phí biên MC đang nằm ở phía trên đường chi phí biến đổi bình quân AVC 

(điều này được suy ra từ mối quan hệ giữa đường MC và đường AVC mà 

chúng ta đã biết). Vì vậy, mức chi phí biên tại sản lượng q*

 (bằng mức giá 

P) chắc chắn sẽ lớn hơn mức chi phí biến đổi bình quân tương ứng. Nghĩa 

là  điều kiện bổ sung tổng quát (P  ≥  AVC)  được thỏa mãn hay doanh 

nghiệp có thể sản xuất được ở mức sản lượng này. Trái lại, nếu mức giá 

thị trường P nhỏ hơn AVC tối thiểu (P < AVCmin), tại mức sản lượng q*

chi phí biên cũng sẽ nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu: MC(q*

= P < AVCmin. Điều đó có nghĩa là lúc này đường chi phí biên đang nằm 

dưới đường chi phí biến đổi bình quân. Vì thế, chi phí biên tại sản lượng 

q*

 (cũng chính bằng mức giá) phải nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân 

tương  ứng (MC(q*

) =  P <  AVC(q*

)). Do  P <  AVC, doanh nghiệp phải 

đóng cửa. 

   177

* Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp 

 Chúng ta hãy áp dụng mô hình lựa chọn sản lượng nhằm tối đa hóa 

lợi nhuận nói trên  để xem xét cách thức một doanh nghiệp cạnh tranh 

hoàn hảo phản ứng ra sao khi giá thị trường thay đổi. 

 Ta hãy xuất phát từ một mức giá thị trường P1 tương đối thấp. Giả 

sử mức giá này nhỏ hơn mức chi phí biến đổi bình quân tối thiểu. Như 

điều kiện bổ sung chúng ta vừa đề cập, lúc này doanh nghiệp cần đóng 

cửa. Trong điều kiện giá thấp như vậy, doanh nghiệp không sản xuất. 

AVCmin 

AVC (q*

P1 

P, MC, AVC 

AVC 

MC 

q*

Hình 5.3: Trong ngắn hạn, doanh nghiệp chỉ sản xuất với sản 

lượng q* 

khi P lớn hơn AVC tối thiểu   178

Doanh nghiệp chỉ bắt đầu sản xuất khi mức giá thị trường tăng lên 

ít nhất đạt mức P2 = AVCmin. Tại mức giá này, doanh nghiệp có thể sản 

xuất với sản lượng q2, nơi mà MC(q2) = P2, tương ứng với điểm A trên đồ 

thị (điểm A là điểm mà đường MC cắt đường AVC chính tại mức AVCmin). 

Thật ra, nếu sản xuất với sản lượng q2, vì mức giá bằng chính mức AVC 

tương ứng nên tổng doanh thu của doanh nghiệp mới vừa đủ bù đắp các 

chi phí biến đổi. Doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu khoản lỗ tương đương 

với mức chi phí cố định giống như khi nó còn đóng cửa. Tuy nhiên, giờ 

đây, việc đóng cửa không còn lợi hơn so với sản xuất. Vì thế, mức giá P2 

là ngưỡng tối thiểu để một doanh nghiệp đã tham gia thị trường bắt đầu 

có thể sản xuất được. 

 Khi giá thị trường tăng lên  đến mức  P3 lớn hơn mức giá  P2 (= 

AVCmin) song vẫn nhỏ hơn mức chi phí bình quân tối thiểu ATCmin, sản 

lượng tối ưu theo quy tắc MC = P là q3, tương ứng với điểm B trên đường 

MC. Tại sản lượng này, do P3 còn nhỏ hơn ATCmin, nên P3 cũng nhỏ hơn 

ATC(q3). Tuy sản xuất song doanh nghiệp vẫn bị thua lỗ. Chỉ có điều mức 

q5 

P5 

q4 

P4 

P3 

q3  q2 

A  P2 

ATC 

P1 

P, MC, AVC 

AVC 

MC 

Hình 5.4: Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh 

hoàn hảo. Đó là một phần của đường MC tính từ điểm A trở lên   179

thua lỗ giờ đây thấp hơn mức chi phí cố định, vì P3 > AVC(q3) nên sản 

lượng q3 vẫn là mức sản lượng mà doanh nghiệp lựa chọn. 

 Nếu giá thị trường tiếp tục tăng lên thành P4, bằng chính với mức 

ATCmin, sản lượng tối ưu tương ứng của doanh nghiệp sẽ là q4 (ứng với 

điểm  C vừa nằm trên  đường MC, vừa nằm trên  đường  ATC tại  điểm 

ATCmin). Tại mức sản lượng này, lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp bằng 

0 (tức doanh nghiệp hòa vốn). 

 Nếu những biến động trên thị trường tiếp tục đẩy giá lên cao hơn, 

(thành P5 lớn hơn ATCmin chẳng hạn), thì sản lượng tối ưu khi này là q5 

(tương ứng với  điểm E trên  đường MC). Trong trường hợp này, doanh 

nghiệp thu được lợi nhuận kinh tế dương vì P5 > ATC(q5). (Khi P > ATC 

thì TR > TC). 

 Tóm lại, khi giá thị trường quá thấp, doanh nghiệp sẽ  đóng cửa, 

không sản xuất. Mức giá P2 là ngưỡng giá cả tối thiểu để doanh nghiệp 

sản xuất. Tương ứng với các mức giá P2, P3, P4, P5, các mức sản lượng 

tối đa hóa lợi nhuận mà doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng lần lượt là q2, 

q3, q4, q5. Các điểm A, B, C, E một mặt, đều nằm trên đường chi phí biên, 

mặt khác, cho chúng ta biết các mức sản lượng mà doanh nghiệp sẵn sàng 

cung  ứng tương  ứng với các mức giá thị trường khác nhau. Theo  định 

nghĩa, đó cũng chính là những điểm nằm trên đường cung ngắn hạn của 

doanh nghiệp. 

  Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là một phần của đường chi 

phí biên ngắn hạn, bắt đầu từ điểm A (tức tại đó AVCmin) trở lên. Do đây 

là phần đường MC đang đi lên nên đường cung này là một đường dốc lên, 

thể hiện việc gia tăng sản lượng của doanh nghiệp nhằm đáp ứng với sự 

lên giá hàng hóa trên thị trường.  

5.2.2. Cung ứng trong dài hạn 

*Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trong dài 

hạn.   180

Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp trong dài hạn gắn liền với 

khả năng điều chỉnh được tất cả các yếu tố đầu vào của nó trước những 

biến động dài hạn của thị trường. Các chi phí mà doanh nghiệp xem xét là 

các chi phí dài hạn. Doanh thu mà doanh nghiệp dự kiến hay cân nhắc 

cũng được xây dựng trên mức giá mà doanh nghiệp kỳ vọng trong một 

khoản thời gian dài. Những điều kiện tối đa hóa lợi nhuận chi phối sự lựa 

chọn đầu ra của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn có thể 

được suy ra từ điều kiện tổng quát, gắn với đặc điểm chấp nhận giá của 

doanh nghiệp này. 

- Điều kiện cần: Trong dài hạn,  để tối  đa hóa lợi nhuận, doanh 

nghiệp cạnh tranh hoàn hảo phải lựa chọn sản lượng sao cho tại đơn vị 

sản lượng cuối cùng, chi phí biên dài hạn bằng với mức giá mà doanh 

nghiệp trông đợi (LMC = P). Điều kiện này là hiển nhiên, như ta đã lý 

giải trong phần phân tích cung ứng sản phẩm ngắn hạn của doanh nghiệp. 

Nó chỉ là cụ thể hóa điều kiện cần tổng quát trong trường hợp doanh thu 

biên MR luôn luôn bằng mức giá P. 

- Điều kiện bổ sung: Về dài hạn, doanh nghiệp chỉ sản xuất (với 

mức sản lượng tương ứng với điểm cắt của phần đi lên của đường chi phí 

biên dài hạn với đường cầu mà doanh nghiệp đối diện) khi mức giá dài 

hạn mà nó dự kiến lớn hơn hoặc bằng mức chi phí bình quân tối thiểu dài 

hạn (P≥LACmin). Trong trường hợp ngược lại (P < LACmin), doanh nghiệp 

sẽ rút lui khỏi ngành.   

Cách lập luận để giải thích điều kiện này cũng tương tự như trường 

hợp ngắn hạn. 

Từ các điều kiện quy định cách thức lựa chọn đầu ra nhằm tối đa 

hóa lợi nhuận trong dài hạn nói trên, ta cũng có thể hiểu được thực chất 

của đường cung dài hạn của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo. 

Như có thể thấy qua hình 5.5, đường LMC biểu thị đường chi phí 

biên dài hạn của doanh nghiệp. Đường này cắt đường LAC (vì trong dài 

hạn, tổng chi phí chỉ bao gồm các chi phí biến đổi nên LATC và LAVC 

thực chất chỉ là một, do  đó, có thể ký hiệu chung là LAC) tại  điểm A,   181

tương  ứng với mức  LACmin. Nếu mức giá thị trường là tương  đối cao, 

chẳng hạn là P1 như trên hình 5.5, điều kiện cần cho thấy sản lượng tối ưu 

mà doanh nghiệp lựa chọn sẽ là q1, tương ứng với điểm C, nơi mà đường 

cầu nằm ngang ứng với mức giá P1 cắt đường LMC. Tại mức sản lượng 

này, điều kiện bổ sung (P≥LACmin) được thỏa mãn nên doanh nghiệp sẽ 

yên tâm sản xuất trong ngành. Khi mức giá hạ xuống đến P2 song vẫn còn 

lớn hơn  LACmin, trượt theo  đường  LMC, doanh nghiệp phản  ứng bằng 

cách cắt giảm sản lượng xuống thành q2 (tương ứng với điểm B). Chỉ khi 

nào mức giá hạ xuống thấp hơn  LACmin, chẳng hạn như mức giá  P3, 

doanh nghiệp mới không có khả năng trang trải được các chi phí bằng các 

khoản doanh thu và chịu thua lỗ, nó mới rút lui khỏ ngành. Như vậy, 

đường cung dài hạn của doanh nghiệp, với tư cách là đường biểu thị mối 

quan hệ sản lượng và giá cả dài hạn, chính là đường nối liền các điểm 

như A, B, C trên  đường  LMC. Thực chất,  đó là một phần dốc lên của 

đường LMC, tính từ điểm A, tương ứng với mức giá bằng LACmin, trở lên. 

* Vận dụng: Phản ứng của doanh nghiệp sẽ diễn ra như thế nào nếu như 

giá cả các yếu tố đầu vào tăng lên? 

LMC 

LAC 

P, LAC, LMC 

LACmin 

P3 

P2 

P1 

q3  q2  q1 

Hình 5.5: Đường cung dài hạn của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo   182

 Khi các điều kiện khác vẫn giữ nguyên, đồng thời giá các yếu tố 

đầu vào tăng lên, để có thể sản xuất ra một mức sản lượng như trước, chi 

phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên. Hệ quả là các đường ATC, MC 

của doanh nghiệp đều bị dịch chuyển lên trên. Thoạt tiên, khi những thay 

đổi này chỉ diễn ra với một doanh nghiệp, giá cân bằng thị trường vẫn 

chưa thay  đổi. Song vì  đường  MC (phản ánh  đường cung của doanh 

nghiệp) dịch chuyển lên trên từ đường MC1 thành đường MC2, nên mức 

sản lượng tối ưu của doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi từ q1 thành q2. Doanh 

nghiệp đã cắt giảm sản lượng để thích ứng với việc giá các yếu tố đầu vào 

tăng. 

Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa dừng lại  ở  đó. Nếu mọi doanh 

nghiệp trong ngành đều phải đối diện với sự kiện: giá cả các yếu tố đầu 

vào tăng, chúng đều phản ứng theo cách cắt giảm sản lượng như trên. Sự 

đồng loạt cắt giảm sản lượng đó sẽ làm thay đổi đường cung chung của 

thị trường. Đường cung thị trường dịch chuyển lên trên đẩy mức giá cân 

bằng của thị trường tăng lên từ P1 thành P2. Giờ đây, đường cầu mà mỗi 

doanh nghiệp  đối diện là  đường cầu mới, tương  ứng với mức giá  P2. 

Doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng q2’ lớn hơn sản lượng q2, mặc 

dù sản lượng này vẫn nhỏ hơn sản lượng q1 ban đầu. 

MC2 

MC1 

P1 

P2 

q1  q2

q2 

Hình 5.6: Sản lượng cung ứng của doanh nghiệp sẽ giảm xuống 

(từ q1 thành q2’) khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng   183

5.3. Cung ứng sản phẩm của ngành cạnh tranh hoàn hảo 

 Một ngành cạnh tranh hoàn hảo bao gồm nhiều doanh nghiệp cùng 

sản xuất một loại sản phẩm giống hệt nhau. Đường cung của ngành phản 

ánh mối quan hệ giữa sản lượng mà toàn ngành sẵn sàng cung ứng với 

mức giá. Về nguyên tắc, sản lượng mà ngành cung ứng tại một mức giá 

nhất định chính là tổng sản lượng mà các doanh nghiệp trong ngành sẵn 

sàng cung ứng tại mức giá này. Tuy nhiên, có sự phân biệt giữa ngắn hạn 

và dài hạn. Trong dài hạn, ngoài những điều ta đã biết, sự gia nhập ngành 

và rút lui ra khỏi ngành làm cho số lượng doanh nghiệp trong ngành trong 

dài hạn không giống như trong ngắn hạn. 

5.3.1. Đường  cung ngắn hạn của ngành 

  Đặc điểm của ngành xét trong ngắn hạn thể hiện ở hai điểm: Thứ 

nhất, mỗi doanh nghiệp chỉ có khả năng điều chỉnh hạn chế một số yếu tố 

đầu vào và bị ràng buộc bởi một số yếu  đầu vào cố  định. Thứ hai, số 

lượng các doanh nghiệp trong ngành  được xem là cố  định, với những 

doanh nghiệp hiện hành đang hoạt động. 

Đặc điểm thứ nhất quy định tính chất của đường cung ngắn hạn của 

từng doanh nghiệp, thể hiện  ở hình dạng các  đường chi phí biên ngắn 

hạn, với một điểm đóng cửa cụ thể nào đó. Đặc điểm thứ hai cho thấy có 

thể xây dựng đường cung ngắn hạn của ngành bằng cách cộng theo chiều 

ngang các  đường cung ngắn hạn của các doanh nghiệp mà số lượng 

chúng là đã xác định. Cụm từ “cộng theo chiều ngang” ở đây hàm nghĩa 

rằng: sản lượng mà ngành sẵn sàng cung ứng tại mỗi mức giá chính là 

tổng sản lượng mà các doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng tại mức giá đó. 

Giả sử tại mức giá Pi sản lượng mà doanh nghiệp j sẵn sàng cung ứng là 

qij, thì lượng cung tương ứng Qi của ngành là: Qi = ∑qij. Mỗi cặp (Qi,Pi) 

cho ta một điểm xác định trên đường cung của ngành.  

Có thể minh họa nguyên tắc trên bằng đồ thị ở hình 5.7, với giả 

định đơn giản là trong ngành chỉ có 2 doanh nghiệp A và B. 

   184

5.3.2. Đường cung dài hạn của ngành 

Xét về dài hạn, ngành có hai  đặc  điểm cần lưu ý: Thứ nhất, các 

doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh mọi yếu tố đầu vào. Đặc điểm này 

khiến cho các đường chi phí dài hạn, trong đó có cả chi phí biên, của mỗi 

doanh nghiệp không hoàn toàn giống các đường chi phí ngắn hạn. Thứ 

hai, số lượng doanh nghiệp trong ngành không hoàn toàn là cố định. Do 

đây là ngành cạnh tranh hoàn hảo nên việc gia nhập ngành hay rút lui ra 

khỏi ngành của các doanh nghiệp là khá dễ dàng, xét cả về phương diện 

pháp lý lẫn kinh tế. Khi các doanh nghiệp hiện hành trong ngành đang 

hoạt động trong tình trạng thuận lợi, thu được lợi nhuận kinh tế dương, 

ngành trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn đối với mọi doanh nghiệp tiềm 

năng đang ở ngoài ngành (những người đang chuẩn bị thành lập doanh 

nghiệp hay những doanh nghiệp đang hoạt động ở các ngành khác). Lợi 

nhuận kinh tế dương chứng tỏ doanh nghiệp đang thu được lợi nhuận kế 

toán siêu ngạch, vượt quá mức lợi nhuận kế toán thông thường  ở các 

ngành khác. Điều này tạo ra động cơ thu hút các doanh nghiệp mới nhập 

ngành, khi mà sự tham gia vào ngành là hoàn toàn tự do. Ngược lại, nếu 

các doanh nghiệp trong ngành  đang  ở trong tình trạng thua lỗ, việc dễ 

dàng rút lui khỏi ngành một cách không tốn kém sẽ khiến cho một số 

doanh nghiệp sẽ rời ngành. Như vậy, đường cung dài hạn của ngành phải 

SA 

SB 

Hình 5.7:  Đường cung của ngành (đường  CDE)  được 

tổng hợp từ đường cung của các doanh nghiệp    185

phản ánh được sự dao động về số lượng doanh nghiệp hoạt động trong 

ngành, gắn liền với động thái gia nhập ngành và rút lui khỏi ngành đó. 

Về nguyên tắc, đường cung dài hạn của ngành cũng phải là đường 

tổng hợp theo chiều ngang từ các  đường cung dài hạn của các doanh 

nghiệp. Chỉ có  điều  ở  đây số lượng các doanh nghiệp trong ngành là 

không cố định, mà lại thay đổi theo từng mức giá. Tại một mức giá mà 

các doanh nghiệp hiện hành chỉ thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0 (các 

doanh nghiệp ở trạng thái hòa vốn), các doanh nghiệp mới không có xu 

hướng nhập ngành, các doanh nghiệp hiện hành trong ngành cũng đủ hài 

lòng để không rút lui khỏi ngành. Tại mức giá này, lượng cung của ngành 

chính bằng tổng lượng cung của các doanh nghiệp hiện hành. Ở các mức 

giá cao hơn, một mặt, các doanh nghiệp hiện hành sẽ gia tăng sản lượng 

bằng cách trượt theo đường cung dài hạn của mình. Mặt khác, do mức giá 

cao hơn làm cho các doanh nghiệp hiện hành thu được lợi nhuận kinh tế 

dương, các doanh nghiệp mới sẽ nhảy vào ngành. Tại những mức giá này, 

lượng cung của ngành không chỉ bao gồm lượng cung của tất cả các 

doanh nghiệp hiện hành cộng lại mà còn bao gồm cả sản lượng cung ứng 

của các doanh nghiệp mới vào ngành. Tại một mức giá thấp hơn so với 

mức giá hòa vốn, các doanh nghiệp hiện hành trong ngành rơi vào tình 

trạng thua lỗ. Một số doanh nghiệp sẽ rút lui khỏi ngành (nhờ động thái 

này mà cung của ngành sẽ giảm xuống và điều này sẽ kích thích giá lại 

tăng lên, khiến cho không phải tất cả doanh nghiệp  đều rút lui khỏi 

ngành). Tương ứng với mức giá đó, lượng cung của ngành sẽ bằng tổng 

lượng cung ban đầu của các doanh nghiệp hiện hành trừ đi sản lượng của 

các doanh nghiệp đi ra khỏi ngành.  

Phân tích nói trên cho thấy đường cung dài hạn của ngành thường 

thoải hơn so với đường cung ngắn hạn của nó. Trong dài hạn, một sự thay 

đổi tương tự trong mức giá có thể dẫn đến sự thay đổi về sản lượng lớn 

hơn so với ngắn hạn vì: một mặt, các đường LMC của các doanh nghiệp 

thường thoải hơn so với các đường SMC (do khả năng lựa chọn đầu vào 

trong dài hạn phong phú hơn khiến cho chi phí tăng thêm  để sản xuất 

thêm một đơn vị sản lượng có khuynh hướng thấp hơn, ở những mức sản 

lượng mà doanh nghiệp có thể sản xuất  được); mặt khác, vì xu hướng   186

nhập (làm sản lượng của ngành tăng lên nhanh chóng do sự xuất hiện của 

các doanh nghiệp mới) hoặc xuất ngành (làm sản lượng của ngành giảm 

xuống nhanh do việc một số doanh nghiệp rời khỏi ngành).  

*Trạng thái cân bằng dài hạn của ngành 

Cân bằng thị trường chỉ trạng thái mà thị trường tương đối ổn định 

do không tồn tại những áp lực buộc nó phải thay đổi. Trong ngắn hạn, thị 

trường chỉ cân bằng khi tổng lượng cung của ngành bằng tổng lượng cầu 

của những người tiêu dùng,  đồng thời sản lượng mà các doanh nghiệp 

đang cung ứng chính là sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, một 

trạng thái cân bằng ngắn hạn có thể không duy trì được lâu dài. Nếu mức 

giá cân bằng thị trường tương đối cao, các doanh nghiệp hiện hành trong 

ngành thu được lợi nhuận kinh tế dương, thì về dài hạn, điều đó sẽ kích 

thích các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành. Cung của ngành sẽ tăng, 

đường cung (ngắn hạn) của ngành sẽ dịch chuyển sang phải và xuống 

dưới. Giá cân bằng thị trường dần dần hạ xuống. Quá trình nhập ngành 

này chỉ dừng lại khi giá thị trường hạ xuống đến mức lợi nhuận kinh tế 

của các doanh nghiệp trong ngành chỉ bằng 0, tức là các doanh nghiệp đạt 

được mức lợi nhuận kế toán thông thường. 

Ngược lại, nếu giá thị trường tương  đối thấp, các doanh nghiệp 

hiện hành trong ngành sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ. Lợi nhuận kinh tế âm 

khiến cho một số doanh nghiệp sẽ rút lui ra khỏi ngành. Đường cung của 

ngành sẽ dịch chuyển sang trái và lên trên, biểu thị sự sụt giảm về nguồn 

cung. Giá cả trên thị trường dần dần lại tăng lên. Mức thua lỗ của các 

doanh nghiệp trong ngành giảm dần. Quá trình chạy ra khỏi ngành và 

cùng với nó là giá cả tăng dần chỉ dừng lại khi lợi nhuận kinh tế của các 

doanh nghiệp bằng 0. 

Như vậy, khi lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp trong ngành 

bằng 0, số lượng doanh nghiệp là ổn định vì các doanh nghiệp mới không 

có động cơ đi vào ngành, còn các doanh nghiệp hiện hành vẫn có thể hài 

lòng với mức lợi nhuận kế toán thông thường  để không rút lui khỏi 

ngành. Ngược lại, khi lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp khác 0, tùy 

theo trạng thái cụ thể mà có sự nhập ngành của các doanh nghiệp mới   187

hoặc sự rút lui khỏi ngành của các doanh nghiệp cũ. Sự tự do xuất, nhập 

ngành này làm cho lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp thay đổi theo 

hướng hội tụ dần về mức bằng 0. Tóm lại, tại mức lợi nhuận kinh tế bằng 

0, ngành  đạt  đến trạng thái cân bằng dài hạn. Nói một cách khác, cân 

bằng dài hạn của ngành chỉ đạt được khi thị trường thỏa mãn được điều 

kiện cân bằng ngắn hạn, đồng thời tại đó, lợi nhuận kinh tế của các doanh 

nghiệp bằng 0. Mức giá cân bằng dài hạn như vậy bằng mức chi phí bình 

quân dài hạn (P = LAC). 

Ta có thể thấy quá trình chuyển đến cân bằng dài hạn của một thị 

trường cạnh tranh hoàn hảo qua đồ thị ở hình 5.8 và 5.9.  

Ở hình 5.8, chúng ta chỉ biểu thị phản ứng của một doanh nghiệp 

trong dài hạn. Thoạt tiên, với mức giá thị trường là  P1, lựa chọn sản 

lượng ngắn hạn của doanh nghiệp là q1, tương ứng với điểm A, điểm cắt 

của đường chi phí biên ngắn hạn SMC với đường nằm ngang tại mức giá 

P1. Nếu mức giá này được duy trì lâu dài, doanh nghiệp sẽ mở rộng quy 

mô nhà máy một cách thích hợp để có thể sản xuất được sản lượng q2, sao   188

cho tại đó chi phí biên dài hạn LMC bằng mức giá P1. Tại mức giá P1, 

doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương cả trong ngắn hạn và dài hạn (ví 

dụ, trong ngắn hạn, lợi nhuận của doanh nghiệp được biểu thị bằng diện 

tích của hình chữ nhật bị gạch chéo). Nếu mức giá hạ xuống thành P2 

(bằng với mức chi phí bình quân dài hạn tối thiểu), xét về dài hạn, sản 

lượng tối ưu của doanh nghiệp sẽ là q3. Tại sản lượng đó, doanh nghiệp 

chỉ thu được lợi nhuận (kinh tế) bằng 0.  

Trên đồ thị ở hình 5.9, ở phần a, ta thấy nếu mức giá cân bằng thị 

trường là P1, được duy trì trong một thời gian dài, sản lượng tối ưu mà 

doanh nghiệp lựa chọn là q1 (tại đó, LMC = P1). Tại trạng thái này, doanh 

nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương. Điều đó sẽ lôi cuốn các doanh nghiệp 

mới gia nhập ngành. Vì thế,  điểm A trên hình 5.9 b, chưa phải là một 

điểm cân bằng dài hạn của ngành. Sự nhập ngành của những người sản 

xuất mới sẽ khiến đường cung thị trường dịch chuyển từ đường S1 dần 

dần thành  đường  S2 và giá thị trường sẽ hạ xuống dần dần thành  P2, 

ngang bằng với mức LACmin. Khi giá là P2, sản lượng tối ưu mà doanh 

nghiệp lựa chọn là q2. Tại đó, doanh nghiệp chỉ có lợi nhuận kinh tế bằng 

0. Tương ứng, điểm cân bằng thị trường B sẽ là điểm cân bằng dài hạn. 

P2 

P1 

q2  q1 

LAC  LMC 

P2 

P1 

S2 

S1 

Q2  Q1  Q 

b) Thị trường  a) Doanh nghiệp 

Hình 5.9: Sự cân bằng dài hạn của thị trường cạnh tranh hoàn hảo   189

(Lưu ý rằng ở hình 5.9, thang đo trên trục hoành ở đồ thị a và b là khác 

nhau, trong đó sản lượng Q của cả thị trường tại một mức giá nào đó là 

tổng các sản lương q của các doanh nghiệp tại mức giá đó). 

* Ngành có đường cung dài hạn nằm ngang, dốc lên, dốc xuống 

Điều chỉnh sản lượng cung ứng của ngành trong dài hạn chỉ hoàn 

tất khi quá trình gia nhập hoặc rời khỏi ngành kết thúc. Lúc đó, ngành đạt 

đến điểm cân bằng dài hạn. Vì thế, có thể hình dung đường cung dài hạn 

của ngành như tập hợp các điểm cân bằng dài hạn khác nhau. 

Đường cung dài hạn của ngành nói chung là một đường dốc lên. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, nó có thể là một đường nằm 

ngang hay dốc xuống. 

Đường cung dài hạn của ngành là một đường nằm ngang khi hai 

điều kiện sau được thỏa mãn: Thứ nhất, các đường chi phí của các doanh 

nghiệp trong ngành là giống hệt nhau. Thứ hai, giá cả các yếu tố đầu vào 

không thay  đổi khi ngành thay  đổi sản lượng. Điều kiện thứ nhất nói 

chung  được thỏa mãn trong hoàn cảnh thị trường cạnh tranh hoàn hảo. 

Một ngành cạnh tranh hoàn hảo giả định rằng chi phí xuất, nhập ngành là 

bằng 0. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp đã ở trong ngành lâu năm 

cũng không tạo  được  ưu thế  đáng kể nào về kinh nghiệm sản xuất, bí 

quyết công nghệ… đối với các doanh nghiệp mới. Vì thế, công nghệ của 

ngành thường thuộc loại khá đơn giản. Ngoài ra, cần chú ý rằng, chi phí 

mà chúng ta nói đến là chi phí kinh tế. Do vậy, nếu một doanh nghiệp có 

thể có chi phí sản xuất thấp hơn so với các doanh nghiệp khác nhờ có 

được địa điểm sản xuất thuận lợi hay nhờ tận dụng được một số đầu vào 

đặc biệt, thì đó chỉ là xét trên quan điểm chi phí kế toán. Nếu không sản 

xuất, doanh nghiệp có thể cho thuê lại địa điểm này và có thể thu được 

khoản tiền thuê lớn hơn so với các địa điểm kém thuận lợi hơn. Xét trên 

quan điểm chi phí cơ hội, ưu thế về địa điểm sản xuất của doanh nghiệp 

sẽ không còn nữa. Vì vậy, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp cạnh 

tranh hoàn hảo về cơ bản là giống nhau.   190

Giả định điều kiện thứ hai được thỏa mãn, nghĩa là khi ngành mở 

rộng sản lượng, mặc dù nhu cầu sử dụng đầu vào tăng lên song giá cả của 

chúng vẫn giữ nguyên như trước. Như thế, các đường chi phí của doanh 

nghiệp như chi phí bình quân hay chi phí biên sẽ không thay đổi khi quy 

mô sản lượng của doanh nghiệp tăng lên. 

Giả sử thị trường đang ở một trạng thái cân bằng dài hạn như điểm 

A, giao điểm của đường cầu D1 và đường cung S1 trên hình 5.10, phần b. 

Mức giá thị trường tương ứng là P1. Tại mức giá này doanh nghiệp lựa 

chọn sản lượng tối ưu là q1 (hình 5.10, phần a). Lợi nhuận (kinh tế) của 

doanh nghiệp là bằng 0. Nếu vì một lý do nào đó, cầu về hàng hóa tăng 

lên,  đường cầu thị trường sẽ dịch chuyển sang phải (từ D1 thành D2). 

Trước tiên, trong ngắn hạn, giá thị trường sẽ tăng lên thành P2. Tại mức 

giá mới cao hơn này, doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng cung ứng lên thành 

q2, phù hợp với nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận. Giờ đây, doanh nghiệp 

bắt đầu thu được lợi nhuận kinh tế dương. Điều này, như chúng ta đã biết, 

sẽ thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập ngành. Nguồn cung của ngành 

tăng lên, đường cung của thị trường sẽ dịch chuyển sang phải. Giá hàng 

hóa trên thị trường dần dần hạ xuống cho đến khi lợi nhuận của doanh 

nghiệp lại trở về bằng 0. Thị trường lại trở về một điểm cân bằng dài hạn, 

song tương ứng với đường cầu mới là D2. Đó chính là điểm B trên hình 

D1 

P1 

P2 

q2  q1 

AC  MC 

P1 

P2 

S2 

S1 

Q2  Q1  Q 

D2 

b) Thị trường  a) Doanh nghiệp 

Hình 5.10: Đường cung dài hạn của ngành có chi phí không đổi 

S3   191

5.10, b. Vì các  đường chi phí của các doanh nghiệp là không  đổi, nên 

mức giá cân bằng dài hạn vẫn là P1. Điểm B ngang bằng với mức giá P1 

nên cũng có tung  độ như  điểm A. Kết quả là  đường cung dài hạn của 

ngành chính là đường nằm ngang AB. (Khi mức giá cân bằng lại trở về 

P1, mỗi doanh nghiệp lại quay về lựa chọn mức sản lượng q1. Tuy nhiên, 

giờ đây do có thêm các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành, nên sản 

lượng của ngành là Q2 chứ không phải là Q1). 

Đối với một ngành cạnh tranh hoàn hảo có chi phí không  đổi, 

đường cung dài hạn của nó là một đường nằm ngang tại mức giá bằng chi 

phí bình quân dài hạn tối thiểu.  

Trường hợp trên tương đối ít xảy ra. Thông thường, khi các doanh 

nghiệp trong ngành đồng loạt gia tăng sản lượng, nhu cầu về các yếu tố 

đầu vào của ngành tăng lên. Do đó, giá các yếu tố đầu vào cũng tăng lên. 

Ví dụ, khi nhu cầu về lương thực tăng lên, để có thể cung ứng sản lượng 

lương thực lớn hơn, những người nông dân phải mở rộng diện tích gieo 

trồng, sử dụng nhiều lao động, phân bón cũng như một số đầu vào khác 

hơn. Những đất đai kém màu mỡ hơn dần dần được đưa ra khai thác. Chi 

phí về sử dụng đất đai như một yếu tố đầu vào dần dần tăng lên. Điều 

tương tự cũng có thể xảy ra với lao động, phân bón và các đầu vào khác. 

Trong trường hợp này, sản lượng đầu ra của ngành tăng lên kéo theo giá 

cả các yếu tố đầu vào tăng lên. Các đường chi phí của doanh nghiệp dịch 

chuyển lên trên. Mức giá đầu ra đảm bảo cho doanh nghiệp hòa vốn trong 

dài hạn, tức mức giá bằng chi phí bình quân dài hạn tối thiểu tăng lên, vì 

chi phí này đã cao hơn trước. Tình hình này sẽ tác động đến đường cung 

dài hạn của ngành. Chúng ta hãy xuất phát từ một trạng thái ban  đầu 

giống như trường hợp ngành có chi phí không đổi: giá cân bằng dài hạn 

ban đầu là P1, với điểm cân bằng dài hạn trên thị trường là A, sản lượng 

mà doanh nghiệp lựa chọn là q1. Khi cầu về hàng hóa tăng lên và đường 

cầu mới là D2, giá cân bằng ngắn hạn trên thị trường tăng lên thành P2. 

Phản  ứng với  điều này, các doanh nghiệp  đều gia tăng sản lượng lên 

thành  q2. Tại mức giá  P2 và sản lượng  q2, doanh nghiệp thu  được lợi 

nhuận kinh tế dương. Các doanh nghiệp mới bắt  đầu xâm nhập vào 

ngành. Việc sản lượng cung ứng của ngành tăng lên do các doanh nghiệp   192

đồng loạt gia tăng sản lượng và do xuất hiên thêm nhiều doanh nghiệp 

mới làm cầu về các yếu tố  đầu vào và giá cả của chúng tăng lên. Các 

đường chi phí bình quân và chi phí biên của doanh nghiệp dịch chuyển 

lên trên. Giờ đây, mức chi bình quân dài hạn tối thiểu tăng lên khiến cho 

mức giá cân bằng dài hạn mới của ngành không còn giữ ở mức giá P1 như 

cũ mà tăng lên thành  P3. Vì thế, quá trình xâm nhập ngành và dịch 

chuyển đường cung của ngành sang bên phải sẽ dừng lại với đường cung 

S3 – đường này sẽ cắt đường cầu D2 tại điểm C tương ứng với mức giá P3. 

Tại mức giá P3, lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp bằng 0. C trở 

thành điểm cân bằng dài hạn mới của ngành. Đường nối A với C thể hiện 

đường cung dài hạn của ngành. Vì  P3 lớn hơn  P1,  đường này là một 

đường dốc lên. 

Trong trường hợp ngược lại (chỉ xảy ra với những ngành sản xuất 

sản phẩm mới như máy tính…), nếu cùng với sự gia tăng sản lượng đầu 

ra của ngành, giá cả các yếu tố đầu vào lại giảm xuống, đường cung dài 

hạn của ngành sẽ là một đường dốc xuống. Cách giải thích điều này về lô 

gic, hoàn toàn tương tự như trường hợp trên.  

P2  P2 

D1 

P1 

P3 

q2  q1 

AC1 

MC1 

P1 

P3 

S3 

S1 

D2 

b) Thị trường  a) Doanh nghiệp 

Hình 5.11: Đường cung dài hạn của ngành là một đường dốc lên 

MC3 

AC3 

q   193

    194

Chương 6 

THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO 

  Trong thế giới kinh tế thực, các thị trường thường không phải là thị 

trường cạnh tranh hoàn hảo. Khi muốn ký một hợp đồng sử dụng điện, 

chúng ta không có cơ hội lựa chọn các nhà cung ứng điện khác nhau, vì 

trên  thị trường chỉ có một nhà cung ứng điện độc quyền duy nhất. Khi 

muốn sử dụng dịch vụ điện thoại di động, chúng ta đối diện với một thị 

trường mà trên đó chỉ có một số ít người cung ứng. Tuy nhiên, nếu muốn 

kiếm một chỗ ăn trưa, chúng ta có thể có nhiều nhà hàng để lựa chọn, và 

đôi khi, sự lựa chọn là không dễ dàng vì các sản phẩm mà chúng cung 

ứng là không giống nhau. Trên những thị trường như vậy, những người 

bán không còn là những người chấp nhận giá. Vì thế, mô hình mà chúng 

ta nghiên cứu ở chương trước không đủ để giải thích hành vi kinh doanh 

của họ. Chúng ta cần phát triển mô hình tổng quát đã trình bày ở chương 

4 để xem xét ứng xử của các doanh nghiệp trên các thị trường mà chúng 

ít nhiều có quyền lực thị trường. 

6.1. Đặc điểm và nguồn gốc của thị trường cạnh tranh không hoàn 

hảo 

6.1.1. Đặc điểm chung 

Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo gắn liền với khả năng chi 

phối hay kiểm soát giá của những người bán hay người mua riêng biệt. 

Xét từ phía người bán, trên một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, 

doanh nghiệp không phải là người chấp nhận giá mà là người định giá, có 

khả năng chi phối giá,  ở những mức  độ khác nhau. Tùy theo số lượng 

doanh nghiệp (do đó, ở một chừng mực nhất định là khả năng chi phối giá 

cao hay thấp), người ta chia thị trường cạnh tranh không hoàn hảo thành 

các dạng: thị trường độc quyền thuần túy (thị trường độc quyền của một 

người), thị trường độc quyền nhóm và thị trường cạnh tranh có tính chất 

độc quyền.   195

Đặc  điểm chung của các dạng thị trường cạnh tranh không hoàn 

hảo khác nhau là: 

* Đường cầu mà một doanh nghiệp cạnh tranh không hoàn hảo đối 

diện là một đường dốc xuống. Điều này xuất phát từ chính định nghĩa về 

thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: doanh nghiệp trên thị trường này 

ít, nhiều có khả năng chi phối giá. Do  đó,  đường cầu  đối diện với nó 

không thể là một đường nằm ngang, như trường hợp doanh nghiệp chấp 

nhận giá. Đường cầu này cũng không thể là đường dốc lên, vì người tiêu 

dùng không sẵn lòng trả giá cao hơn chỉ vì sản lượng mà doanh nghiệp 

cung cấp và bán ra nhiều hơn. Tính dốc xuống của đường cầu mà doanh 

nghiệp  đối diện phản ánh muốn bán  được khối lượng hàng lớn hơn, 

doanh nghiệp phải hạ giá. Khả năng chi phối giá của doanh nghiệp thể 

hiện ở chỗ: giá cả mà nó có thể định ra đối với các hàng hóa của mình 

phụ thuộc vào khối lượng mà nó bán ra. Bằng cách chủ động thay đổi sản 

lượng, doanh nghiệp có thể tác động đến mức giá của hàng hóa trên thị 

trường. Với mức sản lượng bán ra thấp (ví dụ  q1 như trong hình 6.1), 

doanh nghiệp có thể định giá tương đối cao (mức giá P1). Khi sản lượng 

cung ứng tương đối cao (q2), doanh nghiệp phải định giá thấp hơn (P2) 

mới mong bán được hết hàng. 

q2 

q1 

P2 

P1 

Hình 6.1: Đường cầu đối diện với doanh nghiệp cạnh tranh không hoàn hảo   196

* Doanh thu biên mà doanh nghiệp thu  được nhờ bán thêm một 

đơn vị sản lượng nhỏ hơn mức giá tương ứng (MR < P). 

Đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, đường cầu đối diện 

với nó là một đường nằm ngang, do đó, khi doanh nghiệp bán hàng hóa 

với một khối lượng lớn hơn, nó không phải hạ giá. Doanh thu biên của 

việc bán thêm một  đơn vị sản phẩm trong trường hợp này chính bằng 

mức giá. Khi ta khẳng định, đường cầu đối diện với một doanh nghiệp 

cạnh tranh không hoàn hảo là một đường dốc xuống, chúng ta muốn hàm 

ý là, để bán được một khối lượng hàng hóa lớn hơn, doanh nghiệp phải hạ 

đơn giá tính cho mỗi đơn vị sản phẩm xuống. Vì thế, khi bán thêm một 

đơn vị sản phẩm, doanh thu mà doanh nghiệp thu thêm được bằng mức 

giá của đơn vị cuối cùng mà doanh nghiệp bán ra trừ đi phần doanh thu 

mất đi do doanh nghiệp phải hạ giá bán đối với những đơn vị sản phẩm 

trước  đó. Điều  đó cho thấy, doanh thu biên của  đơn vị sản phẩm cuối 

cùng nhỏ hơn mức giá tương ứng. Nếu cần, ta có thể diễn giải điều này rõ 

ràng hơn như sau:  

Theo định nghĩa, ta có MR(q+1) = TR(q+1) – TRq, trong đó MR(q+1) là 

doanh thu biên của đơn vị sản phẩm thứ (q+1), TR(q+1) là tổng doanh thu 

của khối lượng hàng hóa gồm (q+1) đơn vị sản phẩm, còn TRq là tổng 

doanh thu của khối lượng hàng hóa gồm q sản phẩm. Gọi Pq+1 và Pq lần 

lượt là các mức giá tương ứng với các khối lượng hàng hóa trên, ta có: 

TR(q+1) = (q+1). Pq+1 và TRq = q.Pq. Vì thế, MR(q+1) = q.(Pq+1 – Pq) + Pq+1. 

Do Pq+1 < Pq nên số hạng thứ nhất trong biểu thức cuối cùng là một số 

âm. Từ đó dễ dàng suy ra    MRq+1 < Pq+1 hay tổng quát hơn, MR < P. 

*Khi theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cạnh 

tranh không hoàn hảo luôn định giá cao hơn chi phí biên của đơn vị sản 

phẩm cuối cùng (P > MC). 

Thật vậy, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải lựa chọn sản 

lượng sao cho tại đơn vị sản phẩm cuối cùng MR = MC. Tuy nhiên, theo 

đặc điểm trên, MR < P. Vì thế, P > MC. Ta có thể minh họa điều đó bằng   197

hình 6.2. Theo tính chất doanh thu biên luôn nhỏ hơn mức giá tương ứng 

ở mỗi mức sản lượng, đường doanh thu biên nằm phía dưới đường cầu 

mà doanh nghiệp đối diện (đường cầu chính là đường giá cả mà doanh 

nghiệp có thể đặt ứng với mỗi mức sản lượng). Sản lượng tối đa hóa lợi 

nhuận của doanh nghiệp là q*, tương ứng với giao điểm của đường doanh 

thu biên MR với đường chi phí biên MC. Mức giá mà doanh nghiệp có 

thể định là P*, được suy ra từ đường cầu ứng với sản lượng q*. Rõ ràng 

P* lớn hơn MC*, tức chi phí biên của đơn vị sản lượng cuối cùng khi sản 

lượng là q*. 

Khả năng định giá cao hơn chi phí biên của đơn vị sản lượng cuối 

cùng nói lên quyền lực thị trường của doanh nghiệp. Để lượng hóa, người 

ta đánh giá quyền lực này bằng chỉ số Lerner (ký hiệu là L): L = (P - MC) 

/ P, trong đó 0 ≤ L < 1. Chỉ số Lerner càng cao, quyền lực thị trường của 

doanh nghiệp càng lớn. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là một 

doanh nghiệp không có quyền lực thị trường, vì thế L = 0. 

q  q* 

MR  D 

MC* 

P* 

MC 

Hình 6.2: Mức giá mà doanh nghiệp cạnh tranh không hoàn hảo  

 định cao hơn mức chi phí biên   198

6.1.2. Nguồn gốc 

 Như chương trước chúng ta đã nghiên cứu, thị trường cạnh tranh 

hoàn hảo chỉ xuất hiện và tồn tại trong những  điều kiện nhất  định: số 

lượng doanh nghiệp tham gia lớn, quy mô của mỗi doanh nghiệp nhỏ; sản 

phẩm của các doanh nghiệp giống hệt nhau, có thể thay thế cho nhau một 

cách hoàn hảo; những người tham gia thị trường đều có thông tin hoàn 

hảo; các doanh nghiệp có thể dễ dàng gia nhập ngành cũng như rút lui 

khỏi ngành. Khi một trong những điều kiện này không được thỏa mãn, thị 

trường không phải là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Khi đó, thị trường 

cạnh tranh không hoàn hảo sẽ xuất hiện. Như thế, nguồn gốc kinh tế của 

sự xuất hiện các thị trường cạnh tranh không hoàn hảo chính là các yếu tố 

phá vỡ các điều kiện cần thiết nuôi dưỡng thị trường cạnh tranh hoàn hảo 

nói trên. 

* Lợi thế theo quy mô 

Lợi thế theo quy mô phản ánh khoảng sản lượng mà ở đó, quy mô 

sản lượng càng tăng thì chi phí bình quân dài hạn càng hạ. Tuy nhiên, ở 

các ngành khác nhau, quy mô sản lượng tối thiểu có hiệu quả cũng khác 

nhau. Ở những ngành mà quy mô tối thiểu có hiệu quả tương đối nhỏ so 

với quy mô chung của thị trường, miền lợi thế theo quy mô của mỗi 

doanh nghiệp tương đối hẹp. Doanh nghiệp sớm vấp phải miền “bất lợi 

thế theo quy mô”, tức là khoảng sản lượng mà ở đó, chi phí bình quân dài 

hạn tăng lên theo chiều hướng tăng của sản lượng. Trong những ngành 

như vậy, số lượng doanh nghiệp có thể cùng tồn tại khá nhiều. Ngành có 

thể là một ngành cạnh tranh hoàn hảo. Với những ngành mà quy mô tối 

thiểu có hiệu quả tương đối lớn so với quy mô chung của thị trường, đến 

một lúc nào  đó, số lượng doanh nghiệp có thể cùng hoạt  động trong 

ngành tương  đối ít. Cạnh tranh trên thị trường sẽ loại bỏ nhiều doanh 

nghiệp và chỉ cho phép một vài doanh nghiệp sớm đạt được khả năng sản 

xuất  ở quy mô sản lượng có hiệu quả trụ lại. Trong trường hợp này, 

ngành sẽ trở thành một ngành cạnh tranh không hoàn hảo. Thậm chí, ở 

những ngành như phân phối điện, sản lượng tối thiểu có hiệu quả thường   199

lớn đến mức nó chỉ cho phép một doanh nghiệp duy nhất hoạt động trong 

ngành. Trong trường hợp như vậy, ngành trở thành ngành  độc quyền 

thuần túy. Doanh nghiệp độc chiếm được thị trường nhờ lợi thế theo quy 

mô được gọi là doanh nghiệp độc quyền tự nhiên. 

Tóm lại, do tính chất kỹ thuật, ở một số ngành, sản lượng cần tập 

trung vào một nhóm nhỏ các doanh nghiệp mới đảm bảo được hiệu quả 

kỹ thuật. Khi ngành chỉ dành chỗ cho một số ít, thậm chí là một doanh 

nghiệp hoạt động, nó trở thành ngành cạnh tranh không hoàn hảo. 

Với những ngành mà quy mô tối thiểu có hiệu quả của các hãng 

quá nhỏ (ví dụ q1 tương ứng với đường chi phí bình quân dài hạn LAC1), 

số lượng các hãng có thể duy trì  được hoạt  động của mình tương  đối 

nhiều (tại mức giá hòa vốn P1, sản lượng q1 của từng hãng khá nhỏ so với 

sản lượng chung Q1 của thị trường). Trong một ngành mà đường chi phí 

trung bình dài hạn của một hãng là LAC2, số lượng hãng tồn tại dài hạn 

được trong ngành không nhiều. Còn khi LAC3 mới là chi phí trung bình 

LAC1 

LAC2 

Q1 

Q2 

q2 

q1 

P1 

P2 

LAC3 

Hình 6.3: Lợi thế theo quy mô và cấu trúc thị trường.   200

dài hạn của một hãng, với  đường cầu thị trường vẫn là D, về dài hạn 

ngành chỉ cho phép tồn tại một doanh nghiệp. 

* Tính khác biệt của sản phẩm 

Chúng ta  đã biết, khi sản phẩm của các doanh nghiệp cùng hoạt 

động trong cùng một ngành khác biệt nhau, chúng không thể thay thế cho 

nhau một cách hoàn hảo (ví dụ, những người đã quen sử dụng dầu gội 

đầu nhãn hiệu “Sunsilk” không coi các loại dầu gội đầu khác là những vật 

có thể thay thế nó một cách hoàn hảo). Trong trường hợp này, một doanh 

nghiệp có thể tăng giá sản phẩm của mình trong một khoảng nhất định mà 

không bị mất đi những khách hàng quen. Nói cách khác, khi sản phẩm 

của mỗi doanh nghiệp đều khác biệt với sản phẩm của các đối thủ, mỗi 

doanh nghiệp riêng biệt dường như có một phân đoạn thị trường riêng. 

Thị trường chung bị chia cắt thành nhiều thị trường nhỏ. Trên mỗi “khúc” 

thị trường này, doanh nghiệp là người duy nhất cung ứng hàng hóa. Vì 

thế nó ít nhiều có khả năng chi phối giá. Thị trường như vậy sẽ là thị 

trường cạnh tranh không hoàn hảo.  

* Những nguyên nhân có tính chất pháp lý ngăn cản cạnh tranh 

Lợi thế quy mô lớn có thể tạo ra rào cản  đối với việc gia nhập 

ngành của các doanh nghiệp mới. Việc các doanh nghiệp hiện hành trong 

ngành có khả năng sản xuất ở quy mô sản lượng có hiệu quả và quy mô 

này khá lớn so với quy mô chung của thị trường sẽ khiến cho các doanh 

nghiệp mới khó thâm nhập vào ngành. Trong trường hợp này, sự tự do 

xuất, nhập ngành không tồn tại. 

Rào cản  đối với việc tham gia vào ngành có thể bắt nguồn từ 

những ngăn trở có tính chất pháp lý do quy định pháp luật hay chính sách 

của Nhà nước. Có thể kể ra đây một số trường hợp điển hình. 

+ Việc cấp giấy phép kinh doanh hạn chế.   201

Vì những lý do khác nhau, trong một số lĩnh vực, Nhà nước có thể 

chỉ cấp giấy phép kinh doanh cho một số ít doanh nghiệp. Ví dụ, ở Việt 

Nam chỉ có một số rất ít doanh nghiệp nhà nước được kinh doanh những 

mặt hàng như vũ khí, thuốc chữa bệnh, dịch vụ điện thoại... Trong trường 

hợp này, do số lượng doanh nghiệp tham gia hạn chế, thị trường sẽ không 

thể là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. 

+ Luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 

Trong nền kinh tế thị trường, các phát minh, sáng chế là một loại 

hàng hóa  đặc biệt. Nhờ các phát minh, sáng chế mà con người tạo ra 

những tiến bộ không ngừng trong công nghệ và kỹ thuật sản xuất. Nhiều 

sản phẩm mới, với những tính năng ngày càng ưu việt ra đời; năng suất 

lao động của xã hội ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, để có những 

phát minh, sáng chế, người ta phải đầu tư nhiều công sức, tiền bạc, thời 

gian… với một độ rủi ro rất cao. Một phát minh mới ra đời, có khả năng 

ứng dụng trong thực tiễn sản xuất, có thể không đem lại lợi ích kinh tế 

đáng kể nào cho người tìm ra nó nếu những người khác có cơ hội sao 

chép, bắt chước và khai thác nó một cách dễ dàng. Trong trường hợp này, 

động cơ để từng cá nhân, doanh nghiệp đầu tư cho các phát minh, sáng 

chế bị suy yếu nghiêm trọng. Để khắc phục điều đó, việc bảo hộ các phát 

minh, sáng chế cũng như những sản phẩm trí tuệ khác được coi là một 

trong những giải pháp quan trọng. Với các luật về quyền sở hữu trí tuệ, 

những người nắm giữ các phát minh, sáng chế… được nhà nước bảo hộ 

độc quyền khai thác chúng trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là 

một rào cản pháp lý để độc quyền (dù chỉ trong một số năm nhất định) 

sản xuất trong một số lĩnh vực được thiết lập. 

Việc bảo hộ các phát minh, sáng chế… luôn là sự bảo hộ có thời 

hạn. Tính thời hạn ở đây liên quan đến sự cân nhắc của nhà nước trong 

việc bảo đảm sự hài hòa về lợi ích xã hội giữa việc khuyến khích tạo ra 

các phát minh, sáng chế với việc phổ biến rộng rãi chúng trong đời sống 

sản xuất xã hội.    202

+ Chính sách ngoại thương của Nhà nước. 

Để bảo hộ một số ngành công nghiệp trong nước, Nhà nước có thể 

đánh thuế cao hoặc thiết lập những hàng rào phi thuế quan nhằm ngăn 

chặn sự xâm nhập của hàng ngoại vào thị trường trong nước. Nếu trong 

ngành công nghiệp  được bảo hộ, chỉ có một nhóm nhỏ doanh nghiệp 

trong nước đang kinh doanh, thì việc ngăn chặn thành công sự tham gia 

cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài có thể khiến cho ngành trở 

thành ngành cạnh tranh không hoàn hảo. Tuy nhiên, hiện nay cùng với 

tiến trình tự do hóa thương mại, việc tháo dỡ các hàng rào thuế quan và 

phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu đã và đang trở thành những 

cam kết quốc tế mà hầu hết các nước chấp nhận thực hiện trong lĩnh vực 

thương mại.  

+ Sở hữu tư nhân về một loại đầu vào đặc biệt khan hiếm 

Một người sở hữu một mỏ khoáng sản quý hiếm, một mảnh đất duy 

nhất có khả năng trồng một loại cây đặc sản, một kỹ năng lao động đặc 

biệt để có thể chế tạo ra một loại hàng hóa (hay dịch vụ) độc đáo có thể 

trở thành người sản xuất độc quyền trên thị trường đầu ra nhờ sử dụng 

các đầu vào đặc biệt khan hiếm này. Việc thiết lập quyền sở hữu tư nhân 

về một loại đầu vào như vậy cũng có giá trị như một rào cản pháp lý đối 

với sự gia nhập ngành của những người sản xuất  khác. 

Ngoài những rào cản nói trên, những ngăn trở không chính thức 

đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng (có thể là phi pháp) cũng làm 

cho thị trường không thể trở thành thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Ví dụ, 

những thỏa thuận không chính thức giữa một bên là một nhóm nhỏ các 

doanh nghiệp đang hoạt động và một bên là các nhà cung cấp một số đầu 

vào thiết yếu có thể khiến cho các đối thủ cạnh tranh tiềm năng không thể 

tiếp cận được các yếu tố đầu vào này. Trong trường hợp như vậy, sự tự 

do gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới sẽ bị loại trừ.    203

6.2. Thị trường độc quyền thuần túy 

 Xét từ góc độ người bán, trên một thị trường độc quyền thuần túy, 

chỉ có một doanh nghiệp duy nhất hoạt động và cung ứng một loại hàng 

hóa duy nhất, không có hàng hóa thay thế. Công ty thuốc lá Thăng Long 

có thể là nhà cung ứng duy nhất loại thuốc lá có nhãn hiệu “Thăng Long”, 

song nó lại không phải là nhà sản xuất thuốc lá  độc quyền vì trên thị 

trường có quá nhiều loại thuốc lá khác,  được cung  ứng từ các nhà sản 

xuất khác nhau, có thể thay thế cho thuốc lá “Thăng Long”. 

 Khi chỉ có một doanh nghiệp cung ứng hàng hóa duy nhất trên thị 

trường, đường cầu mà doanh nghiệp đối diện cũng chính là đường cầu thị 

trường. Đó là một đường cầu dốc xuống, nằm ở phía trên đường doanh 

thu biên. 

 Trên thị trường  độc quyền thuần túy, doanh nghiệp nói chung 

không bị nguy cơ gia nhập ngành từ phía các đối thủ tiềm năng đe dọa. 

Đối với độc quyền tự nhiên, điều đó bắt nguồn từ lợi thế kinh tế nhờ quy 

mô. Khi doanh nghiệp độc quyền có khả năng sản xuất ở mức sản lượng 

tối thiểu có hiệu quả (ở đó LAC là tối thiểu) và mức sản lượng này quá 

lớn so với quy mô chung của thị trường, một doanh nghiệp mới khó có 

thể tham gia được vào ngành. Đối với các trường hợp độc quyền khác, 

những rào cản pháp lý (giấy phép kinh doanh  độc quyền, bằng sáng 

chế…) không cho phép các doanh nghiệp mới xâm nhập vào ngành. 

6.2.1. Quyết định về sản lượng và giá cả của nhà độc quyền 

 Theo đúng điều kiện tổng quát, để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc 

quyền sẽ lựa chọn sản lượng theo nguyên tắc chi phí biên bằng doanh thu 

biên   (MC = MR). Đồng thời, nó sẽ định giá với mức giá P cao hơn chi 

phí biên MC ở đơn vị sản lượng cuối cùng. Để đơn giản hóa, hãy hình 

dung  đường cầu  đối diện với doanh nghiệp (cũng là  đường cầu thị 

trường) là một đường thẳng có dạng P = a – bQ (với P là mức giá, Q là 

sản lượng và a, b là những tham số dương). Có thể dễ dàng chứng minh 

rằng, đường doanh thu biên có dạng MR = a – 2bQ. Sản lượng tối đa hóa   204

lợi nhuận của doanh nghiệp là sản lượng Q* được xác định tương ứng với 

giao điểm E của đường MC và đường MR. Mức giá P* mà doanh nghiệp 

đặt sẽ là mức mà những người tiêu dùng sẵn sàng trả khi sản lượng là Q*. 

P*  được xác  định như là tung  độ của  điểm  F, là một  điểm nằm trên 

đường cầu được dóng lên từ mức sản lượng Q*. Rõ ràng, P* > MC(Q*).  

Doanh nghiệp độc quyền thường có quyền lực thị trường lớn. Nó là người 

duy nhất cung ứng một loại hàng hóa tương đối đặc thù trên thị trường. 

Không có các hàng hóa thay thế gần gũi để lựa chọn, những người tiêu 

dùng chấp nhận sự kiểm soát hay chi phối giá tương đối mạnh của nhà 

độc quyền. Tuy nhiên, mức độ kiểm soát giá hay quyền lực thị trường của 

nhà độc quyền còn phụ thuộc vào độ co giãn theo giá của cầu. Một đường 

cầu dốc  đứng (cầu kém co giãn theo giá) cho phép nhà  độc quyền có 

quyền lực thị trường tương  đối lớn. Còn nếu  đường cầu này tương đối 

thoải, khả năng chi phối giá của nhà độc quyền là hạn chế. 

Tùy theo quy mô chung của thị trường cũng như quy mô (sản 

lượng) tối thiểu có hiệu quả, trong ngắn hạn, doanh nghiệp độc quyền có 

thể thu được lợi nhuận kinh tế dương, lợi nhuận bằng 0 hoặc bị thua lỗ. 

Q* 

MR 

MC* 

P* 

MC 

Hình 6.4:  Sản lượng và mức giá tối ưu (Q* 

 và P*) 

của nhà độc quyền   205

Thông thường, khi quy mô thị trường không quá nhỏ (biểu hiện ở 

chỗ,  đường cầu thị trường nằm xa gốc tọa  độ), với vị thế  độc quyền, 

doanh nghiệp có thể thu  được lợi nhuận kinh tế dương, tức ngoài lợi 

nhuận kế toán thông thường, nó còn thu được lợi nhuận siêu ngạch (hình 

6.5). Ở một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, điều này sẽ kích thích các 

doanh nghiệp mới tham gia vào ngành và về dài hạn, lợi nhuận kinh tế 

của các doanh nghiệp có xu hướng tiến tới 0. Tuy nhiên, tình hình sẽ 

không diễn ra như vậy nếu thị trường là độc quyền. Nếu doanh nghiệp 

độc quyền có khả năng thu được lợi nhuận kinh tế dương trong ngắn hạn, 

nó có thể duy trì được khả năng này trong cả dài hạn. Ở đây những rào 

cản đối với sự gia nhập ngành khiến cho doanh nghiệp độc quyền vẫn có 

thể duy trì  được mức lợi nhuận tương  đối cao của mình. Đây cũng là 

điểm khiến cho doanh nghiệp có  động cơ gia tăng đầu tư cho các hoạt 

động nghiên cứu, triển khai, cải tiến kỹ thuật… nhằm hạ thấp chi phí sản 

xuất để có thể thu được lợi nhuận cao. Những động cơ kiểu này vẫn có 

thể có ở một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo. Song xu hướng làm biến 

mất những khoản lợi nhuận siêu ngạch trong dài hạn ở một ngành cạnh 

tranh hoàn hảo khiến cho động cơ này bị suy yếu đi nhiều. 

   206

  Trong ngắn hạn, nếu quy mô thị trường là quá nhỏ, doanh nghiệp 

độc quyền có thể bị thua lỗ. Như chúng ta thấy trên hình 6.6 , tại mức sản 

lượng tối ưu Q*, nơi mà MC = MR, mức giá cao nhất mà doanh nghiệp 

có thể  đặt  được là P* vẫn nhỏ hơn chi phí bình quân tương  ứng AC*. 

Khoản lỗ của doanh nghiệp có thể biểu thị bằng diện tích của hình chữ 

nhật được tô đậm. Khi gặp nguy cơ thua lỗ, quyết định của doanh nghiệp 

vẫn tuân thủ theo nguyên tắc chung: doanh nghiệp chỉ sản xuất nếu mức 

giá không nhỏ hơn chi phí biến  đổi bình quân ngắn hạn. Trong trường 

hợp ngược lại, doanh nghiệp sẽ đóng cửa. Trong dài hạn, doanh nghiệp 

độc quyền sẽ không chấp nhận tình trạng thua lỗ. Nếu điều này có khả 

năng xảy ra, doanh nghiệp sẽ rút lui khỏi ngành. 

Doanh nghiệp  độc quyền cũng có thể chỉ thu  được lợi nhuận kế 

toán thông thường, tức chỉ đạt mức lợi nhuận kinh tế bằng 0. Tuy nhiên, 

trạng thái này vẫn đủ để giữ doanh nghiệp ở lại trong ngành cả trong dài 

hạn. 

Khi doanh nghiệp  độc quyền lựa chọn sản lượng tối  đa hóa lợi 

nhuận theo nguyên tắc MC = MR, vì MC phải dương nên MR tương ứng   207

với mức sản lượng tối  ưu cũng phải dương. Điều  đó có nghĩa là: sản 

lượng tối đa hóa lợi nhuận phải nhỏ hơn sản lượng tối đa hóa doanh thu 

(sản lượng tương ứng với khi MR = 0). Tại mức sản lượng tối đa hóa lợi 

nhuận, bằng cách hạ giá hàng hóa, doanh nghiệp vẫn có thể gia tăng được 

tổng doanh thu. Từ mối quan hệ giữa tổng doanh thu và độ co giãn của 

cầu theo giá mà chúng ta đã biết ở chương 2, có thể kết luận rằng, doanh 

nghiệp độc quyền chỉ sản xuất trên phần co giãn của đường cầu. 

Ta có thể dùng mô hình tối đa hóa lợi nhuận để phân tích phản ứng 

của doanh nghiệp độc quyền trước những thay đổi của thị trường. Khi chi 

phí sản xuất của doanh nghiệp thay đổi, chẳng hạn do giá đầu vào tăng 

lên, các đường MC và ATC bị dịch chuyển lên trên. Đường MC lúc này sẽ 

cắt đường MR tại một mức sản lượng thấp hơn. Nếu điều kiện bổ sung 

trong lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp vẫn thỏa mãn, nó sẽ sản xuất 

ở mức sản lượng này. Khi đó, doanh nghiệp độc quyền sẽ tăng giá hàng 

hóa phù hợp với tính chất dốc xuống của đường cầu. Như vậy, khi chi phí 

tăng, cầu vẫn không thay đổi, nhà độc quyền sẽ cắt giảm sản lượng và 

tăng giá. 

MR 

P1 

P2 

P  MC’ 

AC’ 

MC 

AC 

Q2  Q1 

Hình 6.7: Nhà độc quyền cắt giảm sản lượng khi chi phí sản xuất tăng   208

Khi nhu cầu về hàng hóa mà nhà  độc quyền sản xuất tăng lên, 

đường cầu D dịch chuyển ra phía ngoài. Đường MR cũng dịch chuyển 

theo một cách tương ứng. Đường MR mới bây giờ sẽ cắt đường MC tại 

mức sản lượng cao hơn. Nói cách khác, doanh nghiệp độc quyền sẽ mở 

rộng sản lượng để đáp ứng lại sự gia tăng trong cầu về hàng hóa. Bạn đọc 

có thể tự vẽ để kiểm tra lại điều này. 

 Đường cung của doanh nghiệp độc quyền 

Khi chúng ta đã giả định doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa 

hóa lợi nhuận, có thể khẳng định đường cung của doanh nghiệp là đường 

mô tả các cặp giá cả và sản lượng cho phép doanh nghiệp tối đa hóa lợi 

nhuận. Đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, như ta đã biết, đó 

chính là một phần của đường MC. Tuy nhiên, trong trường hợp thị trường 

độc quyền, các cặp giá và sản lượng tối ưu của doanh nghiệp lại không 

kết nối được với nhau thành một đường cung xác định. Đó là lý do người 

ta nói rằng, không có đường cung trong trường hợp độc quyền. Có thể 

giải thích điều này như sau: Vì không phải là người chấp nhận giá, các 

quyết định về sản lượng và giá cả của doanh nghiệp độc quyền diễn ra 

đồng thời. Chúng phụ thuộc vào vị trí của đường cầu, đường doanh thu 

biên và chi phí biên. Với một đường MC xác định, khi đường cầu là D1 và 

đường doanh thu biên tương ứng là MR1, sản lượng và mức giá mà doanh 

nghiệp độc quyền lựa chọn là Q1 và P1. Tuy nhiên, ta không thể nói được 

rằng, tại mức giá P1, lượng cung duy nhất của nhà độc quyền là Q1. Khi 

đường cầu và đường doanh thu biên thay đổi, sản lượng và mức giá mà 

doanh nghiệp lựa chọn sẽ thay đổi. Tại cùng mức giá P1, nếu đường cầu 

là D2 và đường doanh thu biên tương ứng là MR2, sản lượng tối ưu của 

nhà độc quyền sẽ là Q2. Ngược lại, nếu đường cầu là D3, đường doanh thu 

biên tương ứng là MR3, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở mức sản 

lượng Q1, nhưng lại định giá là P2 khác với mức giá P1. Trạng thái không 

có đường cung của một doanh nghiệp độc quyền phản ánh sự kiện là: tại 

cùng một mức giá, doanh nghiệp có thể sẵn sàng cung  ứng với những 

mức sản lượng khác nhau; và tại cùng một mức sản lượng doanh nghiệp 

có thể định những mức giá khác nhau.   209

So sánh thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo 

Do thuộc về các cấu trúc thị trường khác nhau, các quyết định về 

giá cả và sản lượng của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và doanh 

nghiệp  độc quyền là không giống nhau. Các doanh nghiệp cạnh tranh 

hoàn hảo là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, không có quyền lực thị 

trường, luôn chịu áp lực từ sự gia nhập ngành dễ dàng của các doanh 

nghiệp mới tiềm năng. Chúng là người chấp nhận giá và lựa chọn sản 

lượng theo nguyên tắc MC = P. Là người sản xuất duy nhất trên thị 

trường, không chịu áp lực từ việc gia nhập ngành của các đối thủ tiềm 

năng do những rào cản hữu hiệu được thiết lập chống lại sự thâm nhập 

vào ngành, doanh nghiệp độc quyền lại có quyền lực thị trường lớn. Nó 

có khả năng tác động vào mức giá thị trường tùy theo mức sản lượng mà 

nó định cung ứng. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc 

quyền phải lựa chọn sản lượng và  định giá tương ứng theo nguyên tắc 

MC = MR < P. Sự khác nhau như vậy có thể làm cho các kết cục thị 

trường chung trên hai thị trường là khác nhau. 

Hình 6.8: Doanh nghiệp độc quyền không có đường cung 

D2 

Q2 

0  Q 

Q1 

MR1 

D1 

P1 

MC 

MR2   210

Để so sánh mức giá và sản lượng của một thị trường cạnh tranh 

hoàn hảo với một thị trường  độc quyền, ta phải giả  định chúng có các 

điều kiện giống nhau về cầu và chi phí. Có thể coi đường cầu D là chung 

cho cả hai thị trường và đường chi phí biên MC của doanh nghiệp độc 

quyền trên thị trường độc quyền cũng chính là đường tổng hợp theo chiều 

ngang của các đường chi phí biên của các doanh nghiệp trên thị trường 

cạnh tranh hoàn hảo. Giả  định về chi phí như vậy, trên thực tế, không 

phải lúc nào cũng hợp lý. Ở những ngành mà độc quyền có thể xuất hiện 

nhờ lợi thế kinh tế nhờ quy mô, việc chia nhỏ thị trường cho nhiều doanh 

nghiệp sẽ làm cho mỗi doanh nghiệp đều hoạt động ở quy mô không hiệu 

quả (chi phí bình quân của chúng sẽ rất lớn) so với việc tập trung sản 

lượng của ngành vào một doanh nghiệp. Vì lý do này mà một doanh 

nghiệp lớn nào  đó sẽ dần dần thâu tóm  được toàn bộ thị trường và trở 

thành nhà độc quyền tự nhiên. Bởi thế, để giả định của chúng ta có thể 

chấp nhận được, hãy tưởng tượng một ngành cạnh tranh hoàn hảo có thể 

biến thành ngành độc quyền một cách đơn giản chỉ nhờ việc ra quyết định 

sản lượng và  định giá một cách tập trung (giống như việc các doanh 

nghiệp thỏa thuận với nhau để thành lập một cacten-độc quyền duy nhất 

trong ngành: hoạt động sản xuất vẫn được từng doanh nghiệp riêng rẽ tiến 

hành, song cacten lại quyết định mức giá và sản lượng chung của ngành 

và phân bổ sản lượng đó cho mỗi doanh nghiệp). Điều chúng ta quan tâm 

ở đây là: sản lượng và mức giá của ngành thay đổi như thế nào khi một 

ngành cạnh tranh hoàn hảo bị cacten hóa? 

Khi ngành là ngành cạnh tranh hoàn hảo, mức giá cân bằng P1 trên 

thị trường được xác định bởi giao điểm của đường cầu D và đường cung 

S –  đường tổng hợp theo chiều ngang các  đường MC của các doanh 

nghiệp. Tại mức giá P1 này, sản lượng cân bằng thị trường là Q1. Sản 

lượng của mỗi doanh nghiệp được xác định theo nguyên tắc chi phí biên 

của đơn vị sản lượng cuối cùng của doanh nghiệp bằng P1. Nếu ngành bị 

cacten hóa, đường cung S nói trên cũng chính là đường MC của cacten. 

Để tối  đa hóa lợi nhuận cho cả cacten, nó phải lựa chọn sản lượng Q2 

tương  ứng với giao  điểm của  đường MC nói trên với  đường MR. Vì   211

đường MR nằm phía trong và bên dưới đường cầu D, sản lượng Q2 nhỏ 

hơn sản lượng Q1. Một cách tương  ứng, mức giá  P2 mà cacten –  độc 

quyền này  định sẽ lớn hơn P1. Như vậy,  ở những hoàn cảnh tương tự 

nhau, nhà độc quyền có xu hướng sản xuất với một sản lượng thấp hơn và 

định giá cao hơn so với sản lượng và mức giá cân bằng trên trên thị 

trường cạnh tranh hoàn hảo. 

6.2.2. Sự phân biệt đối xử về giá của doanh nghiệp độc quyền 

 Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp bán những 

hàng hóa giống hệt nhau theo một mức giá thống nhất. Đặc điểm của thị 

trường không cho phép một doanh nghiệp có thể  định giá cao hơn các 

doanh nghiệp khác. Trái lại, trên thị trường độc quyền, do không có đối thủ 

cạnh tranh, doanh nghiệp có khả năng phân biệt đối xử về giá: nó có thể 

bán cho những người tiêu dùng khác nhau theo những mức giá khác nhau; 

có thể định giá khác nhau cho mỗi đơn vị hàng hóa tùy theo khối lượng 

hàng mà người tiêu dùng mua; có thể định giá cao vào thời điểm tiêu dùng 

này song lại định giá thấp hơn vào thời điểm khác. Ở đây, chúng ta chỉ 

nghiên cứu trường hợp nhà độc quyền phân biệt giá theo những người tiêu 

dùng khác nhau. 

Q1 

Q2 

MR 

P1 

P2 

MC 

Hình 6.9: Sản lượng và mức giá của thị trường độc quyền (Q2,P2) so sánh 

với sản lượng và mức giá của thị trường cạnh tranh hoàn hảo (Q1,P1)   212

Mục tiêu của sự phân biệt đối xử về giá là gia tăng lợi nhuận đến 

mức có thể nếu như những người tiêu dùng khác nhau có những đường 

cầu với đọ co giãn theo giá khác nhau. Nếu tất cả mọi người tiêu dùng 

đều có những đường cầu giống nhau, nhà độc quyền sẽ không tối đa hóa 

được lợi nhuận khi thực hiện sự phân biệt giá. Thật vậy, để đơn giản hóa, 

chúng ta tưởng tượng trên thị trường chỉ có hai người tiêu dùng A và B. 

Tương ứng với các đường cầu cá nhân DA và DB là các đường doanh thu 

biên MRA và MRB của hai người này. Đường cầu thị trường D cũng như 

đường doanh thu biên chung MR của thị trường chính là các đường tổng 

hợp theo chiều ngang, một cách tương  ứng, các  đường cầu và  đường 

doanh thu biên cá nhân lại. Để tối  đa hóa lợi nhuận, trước hết doanh 

nghiệp  độc quyền phải lựa chọn sản lượng Q* sao cho tại  đơn vị cuối 

cùng MC = MR. Giả sử nhà  độc quyền bán cho người tiêu dùng A số 

lượng hàng hóa là qA và người tiêu dùng B số lượng hàng hóa là qB. Ta có 

Q* = qA + qB. Nếu doanh thu biên mà nhà độc quyền thu được từ đơn vị 

hàng hóa cuối cùng bán cho người tiêu dùng A là MRA lớn hơn doanh thu 

biên MRB nhận được từ đơn vị hàng hóa cuối cùng bán cho người tiêu 

dùng B, nhà độc quyền có thể tăng được doanh thu mà vẫn giữ nguyên 

chi phí (do đó tăng được lợi nhuận) bằng cách chuyển một đơn vị hàng 

hóa bán cho B sang bán cho A. Bằng cách phân bổ lại các mức sản lượng 

qA và qB (trong khuôn khổ tổng sản lượng là Q*) theo hướng chuyển hàng 

hóa từ nơi thu được doanh thu biên thấp về nơi có doanh thu biên cao 

hơn, nhà độc quyền sẽ gia tăng được lợi nhuận. Sự phân bổ này sẽ đạt đến 

điểm tối ưu khi mà doanh thu biên của hai người tiêu dùng là bằng nhau, 

tức ở đơn vị hàng hóa cuối cùng, MRA = MRB = MC (1). Khi hai người 

tiêu dùng có các đường cầu giống hệt nhau, đường doanh thu biên của họ 

cũng sẽ giống nhau. Điều kiện (1) lúc này cho thấy mức giá mà nhà độc 

quyền định ra cho mỗi người tiêu dùng cũng phải bằng nhau. Tuy nhiên, 

khi những người tiêu dùng có các đường cầu thực sự khác nhau, do lúc 

này các  đường doanh thu biên của họ là khác nhau nên việc thỏa mãn 

điều kiện (1) thường  đi  đôi với việc phân biệt  đối xử về giá. Nhà  độc 

quyền sẽ định giá cao hơn cho người tiêu dùng nào có độ co giãn của cầu 

theo giá thấp hơn và ngược lại, sẽ định giá thấp hơn cho người tiêu dùng   213

mà nhu cầu của anh ta (hay chị ta) co giãn cao hơn theo giá. Trên thực tế, 

do thu nhập và sở thích của những người tiêu dùng là khác nhau, nhu cầu 

của họ về hàng hóa cũng thường có độ co giãn khác nhau. Ví dụ, nhu cầu 

đi lại bằng máy bay của những người kinh doanh thường kém co giãn. Do 

tính chất của công việc, lợi ích của việc tiết kiệm thời gian đối với những 

người này là tương đối lớn so với chi phí mua vé máy bay. Khi giá vé 

máy bay tăng, lượng cầu của những khách hàng loại này giảm không 

đáng kể. Trong khi đó, nhu cầu đi máy bay của những khách hàng thông 

thường lại khá co giãn theo giá. Khi giá vé máy bay tăng, lượng cầu của 

những khách hàng này thường giảm mạnh và ngược lại. Trong điều kiện 

này, việc định giá vé máy bay cao hơn đối với các nhà kinh doanh và thấp 

hơn đối với những khách hàng thông thường là chiến lược định giá tối ưu 

của các hãng hàng không.  

Khi hai cá nhân A và B có những đường cầu cá nhân khác nhau, họ có thể bị 

định giá khác nhau. Mức giá mà A phải trả là PA cao hơn mức giá PB mà nhà  độc 

quyền áp đặt cho B vì đường cầu DA của A kém co giãn hơn đường cầu DB của B. 

Trên các thị trường độc quyền, sự phân biệt đối xử về giá thường 

hay xảy ra ở một số lĩnh vực kinh doanh như hàng không (vé máy bay), 

điện, nước sạch, dịch vụ điện thoại… Ở những lĩnh vực này, hàng hóa 

DB 

DA 

MRB 

MRA 

Q* 

qB  qA 

PB 

PA 

MR 

MC 

Hình 6.10: Sự phân biệt đối xử về giá của nhà độc quyền   214

khó có thể tiêu chuẩn hóa. Với những loại hàng hóa này, người ta khó 

tích trữ, và khó chuyển giao cho nhau. Việc mua đi, bán lại hàng hóa giữa 

các khách hàng nhằm lợi dụng sự chênh lệch giá không thực hiện được. 

Trái lại, đối với những hàng hóa được tiêu chuẩn hóa, việc những người 

tiêu dùng có thể mua hàng hóa với giá thấp để bán lại cho những người 

sẵn sàng trả giá cao hơn sẽ làm cho sự phân biệt đối xử về giá của nhà 

độc quyền trở nên vô nghĩa.  

Tóm lại, đối với nhà độc quyền, sự phân biệt đối xử về giá chỉ thực 

hiện được khi, thứ nhất, độ co giãn của cầu theo giá của những người tiêu 

dùng khác nhau là khác nhau; thứ hai, hàng hóa mà người ta định phân 

biệt giá thuộc loại khó chuyển giao cho nhau. 

6.3. Thị trường độc quyền nhóm 

6.3.1. Khái niệm và đặc trưng 

* Khái niệm: Xét từ phía người bán, thị trường độc quyền nhóm là dạng 

thị trường mà trên đó chỉ có một nhóm nhỏ doanh nghiệp cùng hoạt động. 

Tuy không phải là một doanh nghiệp duy nhất  độc chiếm thị trường, 

doanh nghiệp độc quyền nhóm thường có quy mô tương đối lớn so với 

quy mô chung của thị trường. Điều này cho phép nó có một quyền lực thị 

trường hay khả năng chi phối giá  đáng kể. Sản phẩm của các doanh 

nghiệp trên thị trường  độc quyền nhóm có thể giống hệt hoặc gần như 

giống hệt nhau (những sản phẩm  được tiêu chuẩn hóa như thép, hóa 

chất…), song cũng có thể khác biệt nhau (như ô tô, máy tính, dịch vụ 

hàng không…). Tính đồng nhất hay khác biệt của sản phẩm không phải là 

những tính chất đặc thù của thị trường này. 

* Đặc trưng: Đặc trưng cơ bản của một ngành độc quyền nhóm là sự phụ 

thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Mỗi khi ra quyết  định về sản 

lượng, giá cả hay các quyết  định kinh doanh có liên quan khác, mỗi 

doanh nghiệp đều phải cân nhắc xem quyết định của mình có ảnh hưởng 

gì đến các quyết định của các đối thủ, khiến cho các đối thủ phản ứng như 

thế nào. Trong trường hợp này, việc luôn luôn phải tính đến hành vi của   215

các đối thủ làm cho quá trình ra quyết định của các doanh nghiệp trở nên 

khó khăn và phụ thuộc vào nhau. 

Tính phụ thuộc lẫn nhau của các doanh nghiệp là đặc điểm nổi bật 

của thị trường độc quyền nhóm. Nó xuất phát từ quy mô tương đối lớn của 

mỗi doanh nghiệp trong điều kiện số lượng doanh nghiệp hạn chế. Trong 

bối cảnh này, hành vi của mỗi doanh nghiệp đều tác động đến lợi ích kinh 

doanh của các  đối thủ. Điều  đó không xảy ra trên thị trường  độc quyền 

thuần túy, vì thực tế doanh nghiệp độc quyền không có đối thủ. Trên thị 

trường cạnh tranh hoàn hảo, số lượng doanh nghiệp nhiều, quy mô doanh 

nghiệp nhỏ, việc thay  đổi sản lượng của mỗi doanh nghiệp riêng biệt 

không tác động gì được đến kết cục chung của thị trường cũng như đối thủ. 

Vả lại, các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo lại là những người chấp nhận 

giá, do  đó, trên thực tế, chúng không có khả năng theo  đuổi cũng như 

không cần thiết phải theo đuổi một chính sách giá cả riêng. Sau này, chúng 

ta sẽ thấy, trên thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền, do cũng có rất 

nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ cùng hoạt  động nên hành vi của một 

doanh nghiệp riêng biệt cũng hầu như không  ảnh hưởng  đến các doanh 

nghiệp khác. Chỉ trên thị trường độc quyền nhóm, những phản ứng có thể 

của các  đối thủ mới  được các doanh nghiệp xem như một biến số quan 

trọng cần tính đến mỗi khi ra quyết định. Chẳng hạn, khi một doanh nghiệp 

độc quyền nhóm dự định tăng giá sản phẩm của mình lên 10%, nó cần phải 

dự đoán xem các đối thủ của nó sẽ phản ứng như thế nào? Nếu các đối thủ 

của nó vẫn giữ nguyên các mức giá như cũ, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ 

trở nên đắt hơn một cách tương đối so với sản phẩm của các đối thủ. Trong 

trường hợp này, doanh nghiệp sẽ có thể mất đi một lượng khách hàng nhất 

định và thị phần của nó có thể bị thu hẹp. Nếu sự suy giảm lượng cầu về 

sản phẩm của doanh nghiệp là đáng kể, việc tăng giá chưa chắc đã đem lại 

lợi lộc gì mà thậm chí còn làm cho nó thua thiệt. Nếu các doanh nghiệp đối 

thủ cũng tăng giá theo, thì nó cần dự đoán xem các doanh nghiệp này sẽ 

tăng giá bao nhiêu? 5, 10 hay hơn 10%? Những cân nhắc như vậy sẽ ảnh 

hưởng trở lại đến quyết định tăng giá của doanh nghiệp. Ngược lại, đôi khi 

doanh nghiệp lại muốn giảm giá để mở rộng thị phần của mình. Trên thị   216

trường độc quyền nhóm, khả năng các đối thủ cũng sẽ giảm giá theo có thể 

lôi cuốn các doanh nghiệp vào một cuộc cạnh tranh giá cả mà thường thì 

mọi doanh nghiệp đều bị thua thiệt. Đứng trước khả năng đó, không phải 

trong mọi trường hợp, quyết định giảm giá đã là hợp lý. 

6.3.2. Cạnh tranh và hợp tác trên thị trường độc quyền nhóm  

 Sự phụ thuộc lẫn nhau trong việc ra quyết  định của các doanh 

nghiệp trên thị trường độc quyền nhóm khiến cho các doanh nghiệp phải 

lựa chọn giữa hai phương án: hoặc chúng cạnh tranh với nhau để gạt dần 

các đối thủ ra khỏi thị trường, hoặc cấu kết, hợp tác với nhau nhằm tránh 

những tổn thất do cạnh tranh gây ra. Số lượng doanh nghiệp càng nhiều, 

việc cấu kết càng khó khăn do chi phí giao dịch nhằm hình thành một 

thỏa thuận công khai hoặc ngấm ngầm và đảm bảo cho nó có hiệu lực 

thường lớn. Khả năng cấu kết cũng khó thành hiện thực hơn khi sản phẩm 

của các doanh nghiệp khác biệt nhau, hay khi các  điều kiện thị trường 

(nhu cầu và chi phí) thay đổi nhanh. Nếu các doanh nghiệp không cấu kết 

được với nhau, đường cầu của mỗi doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào hành 

vi phản ứng của các đối thủ. Mô hình đường cầu gãy khúc đưa ra một sự 

giải thích đơn giản về sự phụ thuộc lẫn nhau này.  

* Mô hình đường cầu gãy khúc và hàm ý của nó 

Mô hình này dựa trên giả định rằng, khi một doanh nghiệp giảm 

giá nhằm mở rộng thị trường, các đối thủ sẽ giảm giá theo để cố gắng giữ 

nguyên được thị phần của mình. Song nếu doanh nghiệp tăng giá, các đối 

thủ sẽ không thay  đổi giá nhằm  đẩy doanh nghiệp trên vào vị thế khó 

khăn trên thị trường.  

Giả sử doanh nghiệp đang sản xuất với sản lượng là q0 và định giá 

P0 cho mỗi đơn vị sản lượng. Có thể coi trạng thái xuất phát này như một 

trạng thái cân bằng mà ở đó các đối thủ không có phản ứng gì. Khi doanh 

nghiệp này tăng giá, vì các doanh nghiệp khác không tăng giá theo nên 

lượng hàng mà doanh nghiệp có khả năng bán  được sụt giảm mạnh. 

Đường cầu đối diện với doanh nghiệp ở phần nằm phía trên  điểm xuất   217

phát A, tương ứng với các mức giá cao hơn P0, co giãn mạnh theo giá. 

Ngược lại, khi doanh nghiệp giảm giá, phản ứng của các đối thủ là giảm 

giá theo khiến cho doanh nghiệp không có lợi thế gì để mở rộng thị phần. 

Với những mức giá thấp hơn P0, doanh nghiệp vẫn có thể bán được lượng 

hàng nhiều hơn do hiệu ứng giảm giá chung trên toàn bộ thị trường khiến 

những người tiêu dùng tăng lượng cầu của mình. Tuy nhiên phản ứng của 

các doanh nghiệp khác làm cho lượng hàng mà doanh nghiệp có thể bán 

được tăng lên không nhiều. Doanh nghiệp đối diện với một phần đường 

cầu ít co giãn hơn ở phía dưới điểm A, tương ứng với những mức giá thấp 

hơn P0. Đường cầu D mà doanh nghiệp đối diện bị gãy khúc ở điểm A 

kéo theo sự ngắt quãng của đường doanh thu biên MR tại mức sản lượng 

q0. Doanh thu biên đột ngột giảm xuống tại mức sản lượng q0 khi đường 

cầu D thay đổi độ dốc của mình và chuyển từ phần cầu co giãn sang phần 

cầu kém co giãn. 

Với đường cầu gãy khúc như vậy, sản lượng q0 và mức giá P0 là tối 

ưu đối với doanh nghiệp khi đường MC của nó nằm ở vị trí như trên đồ 

thị. Thậm chí, khi chi phí của doanh nghiệp thay  đổi,  đường MC dịch 

chuyển song vẫn cắt đường MR ở khoảng EF dọc theo trục thẳng đứng tại 

mức sản lượng q0, sản lượng này vẫn là lựa chọn tối ưu của doanh nghiệp. 

Rõ ràng, mô hình  đường cầu gãy khúc cho thấy, trên thị trường  độc 

quyền nhóm, các doanh nghiệp riêng biệt có xu hướng giữ ổn định sản 

lượng và giá cả trong một giới hạn nhất định, bất chấp sự thay đổi của chi 

phí. Đương nhiên, nếu chi phí thay đổi mạnh, khiến cho đường MC dịch 

chuyển,chẳng hạn, thành MC1, doanh nghiệp sẽ buộc phải thay  đổi sản 

lượng và giá cả. 

   218

Đường cầu D đối diện với doanh nghiệp gãy khúc ở điểm A làm 

cho đường MR trở thành một đường đứt đoạn. Nếu sự dịch chuyển của 

đường MC chỉ khiến nó cắt đường MR trong khoảng EF, doanh nghiệp sẽ 

không thay đổi mức giá cũng như sản lượng đã chọn. 

Mô hình  đường cầu gãy khúc không giải thích mức giá P0  được 

hình thành như thế nào. Nó chỉ cho chúng ta thấy tình thế khó khăn mà 

một doanh nghiệp độc quyền nhóm riêng biệt mắc phải khi nó muốn thay 

đổi mức giá này. Bởi vậy, mức giá xuất phát P0 có thể được coi là mức 

giá cấu kết, được sự chấp nhận chung của các doanh nghiệp khác trên thị 

trường. Vì nó  được hình thành trên cơ sở các thỏa thuận, các doanh 

nghiệp  đối thủ sẽ phản  ứng theo kiểu trả  đũa hay trừng phạt nếu một 

doanh nghiệp riêng biệt muốn thay  đổi mức giá này. Chỉ khi toàn bộ 

đường cầu chung của thị trường hay chi phí chung của ngành thay đổi, 

mức giá cấu kết P0 mới thay đổi. Khi đó, đường cầu gãy khúc của mỗi 

doanh nghiệp riêng biệt sẽ dịch chuyển vì điểm giá P0 đã thay đổi.   

q0 

MR 

P0 

MR 

MC1 

MC 

Hình 6.11: Mô hình đường cầu gãy khúc.   219

* Lý thuyết trò chơi và việc giải thích hành vi của các doanh nghiệp độc 

quyền nhóm 

Lý thuyết trò chơi nghiên cứu hành vi của con người trong các tình 

huống mà trong  đó các quyết  định hành  động của họ có tính chất phụ 

thuộc lẫn nhau. Khi ra quyết định, mỗi người đều phải tính đến phản ứng 

của những người khác đối với hành động của mình. Do tính phụ thuộc lẫn 

nhau là đặc trưng của thị trường độc quyền nhóm, nên lý thuyết trò chơi 

rất hữu ích cho việc giải thích hành vi của các doanh nghiệp trên thị 

trường này. 

Thế tiến thoái lưỡng nan của người tù là một bài toán  điển hình 

trong lý thuyết trò chơi mô tả sự tiến thoái lưỡng nan của những người 

tham gia vào một trò chơi phụ thuộc lẫn nhau trong việc lựa chọn giữa 

hợp tác (cấu kết) hay bất hợp tác. 

Ta có thể mô tả bài toán này như sau: Giả sử hai phạm nhân A và 

B vừa bị cảnh sát bắt. Người ta đã có đủ chứng cứ để kết tội mỗi người 3 

năm tù do phạm phải tội ăn cắp xe máy. Tuy nhiên, cảnh sát điều tra còn 

nghi ngờ rằng, hai người này đã cùng nhau phạm một tội khác nghiêm 

trọng hơn (ví dụ cướp các tiệm vàng) song chưa có các chứng cứ rõ ràng 

để kết tội này cho họ. Người ta giam giữ những phạm nhân này trong các 

phòng giam riêng biệt  đủ  để họ không thể trao  đổi thông tin  được cho 

nhau. Giả sử những người có trách nhiệm thỏa thuận với từng phạm nhân 

như sau: “Vì tội ăn cắp xe máy, anh có thể bị ngồi tù 3 năm. Tuy nhiên, 

nếu anh nhận tội cướp các tiệm vàng và tố cáo đồng phạm, anh sẽ chỉ bị 

ngồi tù tổng cộng là 1 năm. Đồng phạm của anh sẽ bị ngồi tù tổng cộng là 

20 năm. Nhưng nếu cả hai người đều nhận tội, đương nhiên sự tố cáo của 

anh đối với đồng phạm trở nên ít giá trị hơn và mỗi người sẽ nhận một 

bản án tổng hợp là 9 năm tù”. 

Nếu hai người tù A và B này đều là những kẻ ích kỷ, chỉ quan tâm 

đến việc tối thiểu hóa số năm tù của mình và không quan tâm đến số phận 

của đồng bọn thì kết cục, họ sẽ hành động như thế nào?   220

Trong trường hợp này, mỗi người tù có hai chiến lược hành động: 

thú tội hoặc im lặng không thú tội. Số năm tù mà mỗi người phải nhận 

phụ thuộc vào chiến lược mà anh ta lựa chọn cũng như chiến lược mà 

người bạn tù của anh ta chọn. Các phương án có thể và kết quả của chúng 

được thể hiện ở bảng 6.1. 

Bảng 6.1: Ma trận kết quả trong thế tiến thoái lưỡng nan của người tù 

          Quyết định của B                       

 Quyết định của A 

 Thú tội Không thú tội 

Thú tội 

A bị 9 năm tù

B bị 9 năm tù 

A bị 20 năm tù 

B bị 1 năm tù 

Không thú tội 

A bị 1 năm tù

B bị 20 năm tù 

A bị 3 năm tù 

B bị 3 năm tù 

Hãy xem xét xem A sẽ ra quyết định như thế nào? Là một người 

khôn ngoan, anh ta sẽ phải tự hỏi “ Nếu B thú tội, thì mình sẽ phải hành 

động như thế nào để tối thiểu hóa được số năm tù mà mình có thể phải 

nhận?”. Trong trường hợp này, A thấy rằng hoặc là mình sẽ bị 9 năm tù, 

nếu chọn chiến lược thú tội, hoặc sẽ bị 20 năm tù nếu chọn chiến lược 

không thú tội. Chiến lược tốt nhất của A lúc này là thú tội. Tuy nhiên, do 

không trao đổi được thông tin cho nhau, A không biết được B sẽ hành 

động như thế nào. Vì thế, anh ta phải cân nhắc tiếp “Nếu B không thú tội, 

thì chiến lược hành động tốt nhất của mình là gì?”. Trong trường hợp này, 

A hoặc sẽ bị 1 năm tù nếu chọn chiến lược thú tội hoặc sẽ bị 3 năm tù nếu 

chọn chiến lược không thú tội. Động cơ ích kỷ sẽ cho thấy chiến lược thú   221

tội là chiến lược tốt nhất mà A sẽ lựa chọn. Anh ta chỉ cần tối thiểu hóa 

số năm tù của mình, bất chấp  điều  đó có thể  đẩy B vào tình huống bị 

giam giữ 20 năm trong tù.  

Như vậy, trong bài toán trò chơi này, bất chấp B hành động như thế 

nào, chiến lược hành động tốt nhất của A là thú tội. Một chiến lược duy 

nhất mà A lựa chọn như vậy, không phụ thuộc vào chiến lược hành động 

của đối thủ, được gọi là chiến lược trội. 

Phân tích tương tự cũng cho chúng ta  thấy rằng, chiến lược trội 

của B cũng là thú tội. Bất chấp A hành động như thế nào, đối với B thú 

tội vẫn là hướng hành động tốt nhất để giảm thiểu số năm phải ngồi tù 

của mình.  

Kết quả là cả A lẫn B đều thú tội, do đó, mỗi người phải nhận 9 

năm tù. Cần thấy rằng đây không phải là một kết cục tốt nhất đối với cả A 

và B. Nếu cả hai đều không thú tội, mỗi người chỉ phải nhận 3 năm tù vì 

tội  ăn cắp xe máy. Kết cục này không xảy ra khi mỗi người  đều hành 

động một cách riêng rẽ, nhằm theo đuổi lợi ích riêng của mình. Không 

cấu kết hay hợp tác được với nhau, họ không đi đến được một kết cục có 

lợi nhất cho cả hai người. 

Nếu hai người này hợp tác với nhau bằng cách thỏa thuận trước 

rằng, cả hai sẽ im lặng không thú nhận tội cướp tiệm vàng, và nếu cả hai 

đều trung thành với thỏa thuận này, mỗi người sẽ chỉ bị 3 năm tù. Tuy 

nhiên, khi mỗi người chỉ hành động trên cơ sở lợi ích cá nhân, thỏa thuận 

chung nói trên sẽ không bền vững. Khi biết trước đồng phạm của mình 

không thú tội, mỗi người tù vẫn thấy có lợi khi chọn chiến lược thú tội 

(mỗi người muốn mình chỉ bị ngồi tù 1 năm). Còn khi nghi ngờ rằng 

đồng phạm của mình sẽ có thể không trung thành với những điều đã cam 

kết, mỗi người càng có động cơ để thú tội. Điều này cho thấy, trong trò 

chơi này, việc duy trì các thỏa thuận luôn gặp khó khăn. Sự hợp tác hay 

cấu kết có thể đem lại lợi ích tổng thể tốt nhất cho cả hai người, song nó 

chỉ tồn tại được trên cơ sở sự tin tưởng lẫn nhau giữa các người tù và sự   222

hành động của họ trên cơ sở lợi ích chung. Khi theo đuổi lợi ích cá nhân, 

nguy cơ vi phạm các thỏa thuận hợp tác luôn là hiện thực. 

Cạnh tranh và hợp tác trên thị trường độc quyền nhóm 

Trên thị trường độc quyền nhóm, ta vẫn giả định rằng các doanh 

nghiệp luôn tìm cách tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, một quyết định cụ 

thể của mỗi doanh nghiệp là hợp lý hay không, phụ thuộc vào cách thức 

phản ứng của các doanh nghiệp đối thủ. Sự phụ thuộc lẫn nhau của các 

doanh nghiệp khiến cho hành vi của họ giống như hành vi của những 

người tù trong trò chơi tiến thoái lưỡng nan mà ta vừa đề cập. 

Giả sử trên một thị trường  độc quyền nhóm chỉ có hai doanh 

nghiệp A và B, có những đường chi phí giống hệt nhau. Nếu hai doanh 

nghiệp này cấu kết được với nhau, chúng có thể ứng xử như một cacten 

độc quyền. Trong trường hợp này, lựa chọn sản lượng tối ưu đối với toàn 

ngành cho phép các doanh nghiệp có thể định giá độc quyền khá cao đối 

với những người tiêu dùng, và tổng lợi nhuận của cả hai doanh nghiệp đạt 

được mức lớn nhất là 120 tỷ  đồng. Để  đạt  được  điều này, mỗi doanh 

nghiệp đều phải cam kết duy trì sản lượng của mình ở mức thấp (ví dụ 

mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ sản xuất một nửa mức sản lượng tối ưu nói trên) 

và sẽ thu được 60 tỷ đồng lợi nhuận. Nếu một doanh nghiệp riêng rẽ lựa 

chọn một mức sản lượng cao hơn, giá sản phẩm trên thị trường sẽ hạ 

xuống một chút. Doanh nghiệp này có thể thu được lợi nhuận cao hơn (ví 

dụ 80 tỷ đồng) do nó hạ được giá thành sản phẩm và bán được một khối 

lượng sản phẩm lớn hơn. Tuy nhiên, vì giá sản phẩm hạ xuống, doanh 

nghiệp còn lại vẫn duy trì sản xuất ở mức sản lượng thấp như cam kết sẽ 

bị thua thiệt: nó chỉ còn thu được 20 tỷ đồng lợi nhuận. Trong trường hợp 

doanh nghiệp thứ hai cũng sản xuất  ở mức sản lượng cao như doanh 

nghiệp thứ nhất, giá cả sản phẩm hạ mạnh và tổng lợi nhuận của ngành 

chỉ còn là 80 tỷ đồng, tức mỗi doanh nghiệp chỉ thu được 40 tỷ đồng. Kết 

quả lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp trong các trường hợp trên được trình 

bày ở bảng 6.2.   223

Bảng 6.2: Ma trận về lợi nhuận trong trò chơi của các doanh nghiệp độc quyền 

nhóm 

Quyết định của doanh nghiệp B 

 Quyết định doanh nghiệp A 

 Sản lượng cao Sản lượng thấp 

Sản lượng 

cao 

A thu được 40 tỷ

B thu được 40 tỷ 

A thu được 20 tỷ 

B thu được 80 tỷ 

Sản lượng thấp 

A thu được 80 tỷ

B thu được 20 tỷ 

A thu được 60 tỷ 

B thu được 60 tỷ 

Trong trò chơi này, mỗi doanh nghiệp đều có hai chiến lược hành 

động: cấu kết (hợp tác) và sản xuất ở mức sản lượng thấp hoặc phớt lờ 

những thỏa thuận (cạnh tranh) để sản xuất ở mức sản lượng cao. Những 

người lãnh  đạo doanh nghiệp A sẽ suy nghĩ một cách lô gic như sau: 

“Nếu doanh nghiệp B thực hiện đúng cam kết và duy trì mức sản lượng 

thấp, doanh nghiệp A của mình hoặc sẽ thu được 80 tỷ đồng lợi nhuận 

nếu sản xuất ở mức sản lượng cao hoặc chỉ thu được 60 tỷ đồng lợi nhuận 

nếu cũng chỉ sản xuất ở mức sản lượng thấp như cam kết. Trong trường 

hợp này, A sẽ có lợi hơn nếu chọn chiến lược sản lượng cao. Nếu doanh 

nghiệp B phớt lờ thỏa thuận chung và chọn chiến lược sản lượng cao, A 

hoặc sẽ thu được 40 tỷ đồng lợi nhuận nếu chọn mức sản lượng cao hoặc 

sẽ chỉ thu được 20 tỷ đồng lợi nhuận nếu chọn mức sản lượng thấp như 

đã cam kết. Cũng giống như trường hợp trước, sản xuất với mức sản 

lượng cao vẫn có lợi hơn  đối với doanh nghiệp A. Như vậy, dù doanh 

nghiệp B hành  động như thế nào,  để tối  đa lợi nhuận của mình, doanh 

nghiệp A cần lựa chọn chiến lược sản lượng cao”. Nói một cách khác, 

chiến lược trội của doanh nghiệp A là sản xuất ở mức sản lượng cao. Lập 

luận một cách tương tự, chúng ta cũng thấy chiến lược sản lượng cao   224

cũng là chiến lược trội của doanh nghiệp B. Kết quả là cả hai doanh 

nghiệp đều có xu hướng không sản xuất ở mức sản lượng thấp như  đã 

cam kết, do đó, mỗi doanh nghiệp chỉ thu được 40 tỷ đồng lợi nhuận – 

một kết cục không đáng được mong đợi nhất đối với các doanh nghiệp 

này. 

Qua ví dụ trên, chúng ta thấy rằng các doanh nghiệp  độc quyền 

nhóm rất khó thỏa thuận được với nhau để hành động như một cacten độc 

quyền. Bằng cách cấu kết với nhau để ứng xử như một nhà độc quyền, 

các doanh nghiệp có thể định giá cao và thu được lợi nhuận độc quyền. 

Nhưng mỗi doanh nghiệp lại luôn có động cơ để vi phạm các thỏa thuận 

có tính chất cấu kết nhằm thu lợi riêng cho mình. Sự lừa gạt hay cạnh 

tranh với nhau khiến cho các doanh nghiệp không đạt được kết cục tốt 

nhất do hợp tác mang lại. 

Trò chơi “tiến thoái lưỡng nan của người tù” có thể áp dụng để tìm 

hiểu nhiều trường hợp khác, trong  đó những người tham gia luôn luôn 

phải đối diện với vấn đề hợp tác hay cạnh tranh với nhau trong thế phụ 

thuộc lẫn nhau. Trong những trường hợp này, lợi ích cá nhân thường 

xung đột với lợi ích nhóm và việc theo đuổi các lợi ích cá nhân thường 

ngăn cản sự hợp tác để rốt cục các bên tham gia đều rơi vào tình thế bất 

lợi. Ta hãy xem xét thêm một vài ví dụ. 

Chạy đua quảng cáo: Giả sử trên thị trường bia có hai công ty đang 

hoạt  động. Nếu các công ty này không tiến hành quảng cáo (hay  đúng 

hơn chỉ giữ nguyên mức quảng cáo như chúng đang áp dụng), mỗi công 

ty sẽ chiếm được một nửa thị trường và mỗi năm thu được 100 tỷ đồng 

lợi nhuận. Nếu cả hai  đều nỗ lực gia tăng quảng cáo, chúng vẫn giữ 

nguyên được thị phần của mình, song do phải gánh chịu thêm những chi 

phí quảng cáo nên lợi nhuận của mỗi công ty đều giảm xuống còn 80 tỷ 

đồng. Nếu chỉ một công ty gia tăng quảng cáo, còn công ty kia không 

hành động gì, công ty thứ nhất sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng và 

bán được nhiều hàng hơn, thị trường của nó sẽ mở rộng trên cơ sở xâm 

chiếm và làm thu hẹp thị trường của đối thủ. Trong trường hợp này, công   225

ty quảng cáo sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn thậm chí so với trạng thái 

ban đầu, khi cả hai đều không quảng cáo. Giờ đây, nó thu được mỗi năm 

120 tỷ đồng lợi nhuận, trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp đối thủ giảm 

xuống còn 60 tỷ đồng. Ở đây chúng ta lại gặp lại những vấn đề tương tự 

như trong bài toán thế tiến thoái lưỡng nan của người tù. Khi cả hai công 

ty không tiến hành quảng cáo thêm, tổng lợi nhuận của chúng là tối đa 

(200 tỷ  đồng). Xét theo ý nghĩa dài hạn và lợi ích tổng thể của cả hai 

công ty, đó là trạng thái tốt nhất đối với chúng. Các công ty này nên cấu 

kết với nhau bằng một thỏa thuận chung nhằm ngăn chặn một cuộc chay 

đua về quảng cáo. Tuy nhiên, trong trò chơi này, chiến lược trội của mỗi 

công ty vẫn là gia tăng quảng cáo: nó có thể thu được 120 tỷ thay vì 100 

tỷ đồng lợi nhuận nếu đối thủ của nó không hành động gì; hoặc nó sẽ thu 

được 80 tỷ đồng thay vì 60 tỷ đồng lợi nhuận nếu đối thủ của nó lựa chọn 

chiến lược gia tăng quảng cáo. Kết quả là cả hai công ty  đều gia tăng 

quảng cáo, chấp nhận làm cho lợi nhuận giảm sút so với trường hợp 

chúng hợp tác được với nhau để duy trì chi phí quảng cáo thấp. 

  Cạnh tranh giá cả: Trên thị trường độc quyền nhóm, cạnh tranh giá 

cả cũng là một phương thức mà các doanh nghiệp thường sử dụng để đối 

phó với các đối thủ và tìm cách mở rộng thị trường mỗi khi có thể. Do có 

quyền lực thị trường, doanh nghiệp độc quyền nhóm không phải là người 

chấp nhận giá mà có khả năng định giá. Nếu cấu kết được với nhau trong 

vấn đề định giá, các doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận tổng thể. 

Mỗi doanh nghiệp phải cam kết định giá ở một mức giá nào đó (ta gọi đó 

là mức giá cấu kết). Khi định giá theo mức giá cấu kết, mỗi doanh nghiệp 

đều hy vọng các đối thủ của mình cũng sẽ làm như vậy. Tuy nhiên, nếu 

các đối thủ định giá ở mức giá cao như đã cam kết, một doanh nghiệp lại 

có thể gia tăng được lợi nhuận riêng của mình bằng cách lựa chọn mức 

giá khác với mức giá cấu kết. Chẳng hạn, bằng cách lựa chọn mức giá 

thấp hơn, doanh nghiệp có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng của 

các đối thủ, mở rộng được thị phần, nhờ đó gia tăng được lợi nhuận, mặc 

dù điều này làm giảm tổng lợi nhuận chung cũng như lợi nhuận riêng của 

các đối thủ. Một lần nữa chúng ta lại thấy các doanh nghiệp độc quyền   226

nhóm rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: nếu duy trì các mức giá cấu 

kết, chúng có thể thu được lợi nhuận cao bằng cách tối đa hóa lợi nhuận 

tổng thể của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức giá cấu kết lại không phải 

là mức giá tối  đa hóa lợi nhuận của từng doanh nghiệp riêng lẻ. Mỗi 

doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao hơn bằng cách lừa gạt đối thủ 

(để cho các  đối thủ  định giá theo mức cấu kết, còn mình sẽ  định giá 

khác). Khi nghi ngờ  đối thủ cũng sẽ vi phạm  điều  đã cam kết, doanh 

nghiệp sẽ bị lôi cuốn vào cuộc cạnh tranh giá cả. Nếu các đối thủ không 

còn duy trì mức giá cấu kết, việc định giá thấp hơn để duy trì thị phần vẫn 

đem lại cho mỗi doanh nghiệp một kết cục tốt hơn so với việc một mình 

nó định giá theo mức giá cấu kết. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp 

vẫn có một chiến lược trội: định giá thấp hơn mức giá cấu kết. Khi tất cả 

các doanh nghiệp  đều hành  động như vậy, các doanh nghiệp riêng biệt 

không mở rộng được thị phần của mình cũng như không gia tăng được lợi 

nhuận. Trái lại, do phải hạ giá chung, các doanh nghiệp  đều phải chấp 

nhận mức lợi nhuận thấp hơn. Kết quả của cuộc cạnh tranh giá cả là: lợi 

nhuận của các doanh nghiệp cũng như toàn ngành đều giảm sút so với 

trường hợp chúng có thể hợp tác được với nhau để duy trì các mức giá tối 

ưu hơn. 

Tính lặp đi, lặp lại của trò chơi và sự hợp tác 

 Chúng ta  đã thấy, do  động cơ cá nhân có tính ích kỷ, các doanh 

nghiệp độc quyền nhóm khó duy trì được sự hợp tác hay cấu kết trong 

hành động. Mỗi doanh nghiệp đều có xu hướng vi phạm các thỏa thuận 

(công khai hay ngấm ngầm) đã đạt được do chạy theo lợi ích riêng của 

mình. Dù vẫn biết cạnh tranh hay sự bất hợp tác không đem lại kết cục tốt 

nhất cho mỗi doanh nghiệp và tổng thể các doanh nghiệp, xu hướng vi 

phạm này khiến cho các doanh nghiệp không  đi  đến  được những thỏa 

thuận có tính chất hợp tác với nhau.  

 Cần lưu ý rằng, khi chúng ta nói, nếu các doanh nghiệp độc quyền 

nhóm cấu kết được với nhau, chúng có thể giành được một kết cục có lợi 

nhất, chúng ta mới chỉ xét theo lợi ích nhóm của chúng. Tuy nhiên, đó có   227

thể không phải là kết cục mà xã hội mong đợi. Việc cấu kết để có thể ứng 

xử như một cacten độc quyền, mặc dù cho phép các doanh nghiệp có thể 

tối đa hóa được lợi nhuận chung của chúng song lại có thể gây ra tổn thất 

hiệu quả  đối với xã hội (điều này chúng ta sẽ xem xét  ở chương 10). 

Chẳng hạn, việc cấu kết để duy trì sản lượng thấp, định giá cao nhằm thu 

lợi nhuận  độc quyền có thể làm thiệt hại cho những người tiêu dùng. 

Những người này sẽ phải mua hàng hóa với giá đắt hơn và phải tiêu dùng 

với một khối lượng hàng hóa ít hơn. Chính vì sự cấu kết của các doanh 

nghiệp lớn có thể gây ra tổn thất hiệu quả xã hội nên nó thường bị luật 

pháp ngăn cấm. Thành thử việc cấu kết dưới dạng các thỏa thuận công 

khai của các doanh nghiệp trong phạm vi một quốc gia thường bị xem là 

một hành vi bất hợp pháp. Trong điều kiện đó, sự cấu kết, nếu diễn ra 

thường phải thực hiện dưới dạng các thỏa thuận ngầm. Điều này làm cho 

việc cấu kết hay hợp tác giữa các doanh nghiệp độc quyền nhóm càng trở 

nên khó khăn hơn. 

 Tuy nhiên, trên thực tế, đôi khi sự cấu kết hay hợp tác vẫn tồn tại 

trong một số ít trường hợp. Động lực nằm đằng sau quá trình này chính là 

sự những cân nhắc về lợi ích dài hạn của các doanh nghiệp khi trò chơi 

được lặp đi, lặp lại nhiều lần.  

 Chúng ta trở lại ví dụ về hai doanh nghiệp độc quyền nhóm A và B 

đứng trước sự lựa chọn giữa hai chiến lược hành động: cấu kết với nhau 

để duy trì sản lượng thấp hay cạnh tranh với nhau bằng chiến lược sản 

lượng cao. Nếu trò chơi cấu kết nói trên chỉ diễn ra một lần, động cơ để 

lừa gạt đối thủ và vi phạm các thỏa thuận chung sẽ tương đối mạnh ở mỗi 

doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ sẵn sàng sản xuất ở mức sản lượng 

cao với kỳ vọng sẽ thu  được 80 tỷ  đồng lợi nhuận trong một kỳ kinh 

doanh (ví dụ một tháng) thay vì 60 tỷ đồng. Khi đối thủ chưa kịp phản 

ứng do vẫn bị ràng buộc bởi các điều đã thỏa thuận, một doanh nghiệp có 

thể thu thêm được 20 tỷ đồng lợi nhuận trong kỳ bằng cách vi phạm các 

cam kết. Khoản lợi nhuận tăng thêm khá hấp dẫn  để doanh nghiệp lựa 

chọn chiến lược lừa gạt đối thủ. Tuy nhiên, nếu trò chơi lặp đi, lặp lại 

nhiều lần, doanh nghiệp sẽ hiểu ngay kết cục dài hạn: một khi nó đã lựa   228

chọn sản xuất với mức sản lượng cao, doanh nghiệp đối thủ sẽ có đủ lý do 

để không chấp nhận sản xuất ở mức sản lượng thấp như đã thỏa thuận. 

Trong kỳ tiếp theo, doanh nghiệp này cũng sẽ sản xuất ở mức sản lượng 

cao và lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp chỉ còn 40 tỷ đồng. Thay vì triển 

vọng thu thêm được 20 tỷ đồng trong một lần (trong một tháng duy nhất, 

doanh nghiệp đang có ý định lừa gạt đối thủ sẽ đối diện với nguy cơ bị 

trừng phạt trong dài hạn: mỗi tháng tiếp theo, nó sẽ mất mát 20 tỷ đồng 

lợi nhuận (do lợi nhuận cấu kết 60 tỷ đồng sẽ giảm xuống còn 40 tỷ đồng 

khi sự cấu kết mất đi và đối thủ đã kịp nâng sản lượng lên mức cao). Cân 

nhắc về lợi ích dài hạn này có thể khiến doanh nghiệp bỏ qua sự cám dỗ 

của việc thu thêm 20 tỷ đồng một lần nhờ vi phạm thỏa thuận. Rõ ràng, 

trong trường hợp trò chơi lặp đi, lặp lại nhiều lần, sự cấu kết có khả năng 

được duy trì. Sự trừng phạt hay trả đũa của đối thủ khi mỗi doanh nghiệp 

vi phạm các thỏa thuận sẽ khuyến khích chúng có tinh thần hợp tác với 

nhau hơn. 

* So sánh thị trường độc quyền nhóm, thị trường độc quyền và thị trường 

cạnh tranh hoàn hảo 

 Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mỗi doanh nghiệp đều quyết 

định sản lượng theo nguyên tắc làm cho giá cả bằng chi phí biên. Nếu các 

điều kiện về chi phí và nhu cầu tương tự nhau, sản lượng cân bằng của thị 

trường này sẽ cao hơn sản lượng của nhà  độc quyền, trong khi giá cả 

được hình thành trên cơ sở cạnh tranh hoàn hảo lại thấp hơn mức giá độc 

quyền. Cũng một thị trường như vậy, nếu là thị trường độc quyền nhóm, 

kết cục của thị trường chỉ giống trường hợp  độc quyền nếu các doanh 

nghiệp cấu kết được với nhau để hành động thống nhất dưới danh nghĩa 

một cacten. Cacten lựa chọn tổng sản lượng như sản lượng của một nhà 

độc quyền duy nhất,  đồng thời phân bổ sản lượng này cho các doanh 

nghiệp. Các doanh nghiệp phải cam kết sản xuất theo mức sản lượng 

được phân bổ để duy trì lợi nhuận độc quyền chung. Tuy nhiên, khi các 

doanh nghiệp độc quyền nhóm cạnh tranh với nhau nhằm tối đa hóa lợi 

nhuận riêng của mình, chúng có xu hướng sản xuất cao hơn mức sản 

lượng được phân bổ. Giá cả mà mỗi doanh nghiệp định ra trong trường   229

hợp này cũng thấp hơn mức giá cấu kết. Kết cục thị trường trong trường 

hợp các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, trong đó mỗi doanh nghiệp đều 

theo  đuổi chiến lược trội của mình, vẫn xác lập nên một trạng thái cân 

bằng nào đó. Chẳng hạn, về mặt sản lượng, khi thấy đối thủ chọn mức sản 

lượng thấp (ví dụ như mức sản lượng cấu kết), doanh nghiệp độc quyền 

nhóm sẽ chọn mức sản lượng cao thích hợp nào đó để tối đa hóa lợi nhuận 

riêng. Tuy nhiên, khi đối thủ cũng chọn mức sản lượng cao, như chúng ta 

thường thấy trong các ví dụ ở trên, doanh nghiệp thứ nhất không vì thế mà 

quay lại mức sản lượng thấp ban đầu, trừ phi thỏa thuận có tính chất cấu 

kết lại  được khôi phục. Đương nhiên, trong thế cạnh tranh, mỗi doanh 

nghiệp đều phải lựa chọn sản lượng tối ưu cho mình trên cơ sở dự đoán 

hoặc biết mức sản lượng mà đối thủ lựa chọn. Trong sự tương tác lẫn nhau 

đó, thị trường vẫn có thể đi đến một kết cục cân bằng, tức là một kết cục 

mà mỗi doanh nghiệp đều đã lựa chọn được sản lượng tốt nhất cho riêng 

mình theo mức sản lượng lựa chọn của đối thủ, đồng thời chúng đều không 

muốn thay đổi các mức sản lượng này. Điều mà chúng ta nói về sản lượng 

thật ra là  đại diện cho cả những lựa chọn quyết  định khác (giá cả, mức 

quảng cáo…).  

 Như vậy, ở trạng thái cân bằng của thị trường độc quyền nhóm, sản 

lượng của ngành sẽ cao hơn sản lượng độc quyền (sản lượng cấu kết) vì 

các doanh nghiệp đều có xu hướng tăng sản lượng để mở rộng thị phần và 

theo đuổi một mức lợi nhuận riêng cao hơn. Khi tất cả các doanh nghiệp 

đều làm như vậy, giá cả sẽ giảm (so với mức giá cấu kết), tổng lợi nhuận 

sẽ không được tối đa hóa.  

 Trạng thái cân bằng trên thị trường độc quyền nhóm, khi các doanh 

nghiệp cạnh tranh với nhau vì động cơ cá nhân, cũng không phải là một kết 

cục giống như thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Là một người có quyền lực 

thị trường, hoạt động trên một thị trường chỉ có một nhóm nhỏ các doanh 

nghiệp, nhà sản xuất độc quyền nhóm sẽ không tăng sản lượng đến mức 

làm cho giá cả bằng chi phi biên (vì như vậy, doanh thu biên sẽ nhỏ hơn 

chi phí biên, mức sản lượng của doanh nghiệp sẽ không phải là tối ưu). 

Như thế, so với kết cục cân bằng trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sản   230

lượng của các doanh nghiệp độc quyền nhóm sẽ thấp hơn, do đó, mức giá 

tương ứng sẽ cao hơn.  

 Khi số lượng doanh nghiệp trên thị trường độc quyền nhóm tăng 

lên, thỏa thuận giữa chúng để thiết lập một cacten độc quyền trở nên khó 

khăn hơn (do chi phí giao dịch để đi đến thỏa thuận chung và duy trì hiệu 

lực của nó tăng lên). Khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ lớn 

hơn. Trong trường hợp các doanh nghiệp không cấu kết được với nhau, 

mỗi doanh nghiệp phải tự mình ra quyết định về sản lượng và giá cả một 

cách riêng rẽ. Khi cân nhắc xem có nên sản xuất thêm một  đơn vị sản 

lượng, trong trường hợp mức giá còn cao hơn chi phí biên, doanh nghiệp 

sẽ thận trọng xem xét ảnh hưởng của việc tăng sản lượng này. Như chúng 

ta đã biết, khi doanh nghiệp sản xuất thêm đơn vị sản lượng thứ (q + 1), 

doanh thu biên nó thu thêm được là: MR(q+1) = q.(Pq+1 – Pq) + Pq+1. Phần 

lợi nhuận mà nó có thể thu thêm được do sự chênh lệch giữa giá (Pq+1) và 

chi phí biên (MCq+1) cần phải  được so sánh với phần mất mát về lợi 

nhuận do giá giảm (thể hiện bằng đại lượng q.(Pq+1 – Pq), trong đó Pq+1 < 

Pq). Tuy nhiên, khi số lượng doanh nghiệp càng nhiều, mỗi doanh nghiệp 

có quy mô càng nhỏ so với quy mô chung của thị trường, ảnh hưởng của 

nó đến giá cả thị trường càng nhỏ. Trong trường hợp này, doanh nghiệp 

càng ít quan tâm hơn đến tác động giảm giá của việc tăng sản lượng. Khi 

coi phần mất mát về lợi nhuận do giá giảm là không đáng kể, nó có xu 

hướng tiến gần hơn cách ứng xử của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn 

hảo: tăng sản lượng chừng nào giá cả còn lớn hơn chi phí biên. Điều này 

cho thấy: khi số lượng doanh nghiệp trên thị trường độc quyền tăng lên, 

kết cục ở thị trường này càng trở nên giống với kết cục của một thị trường 

cạnh tranh hoàn hảo. 

6.4. Thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền 

6.4.1. Đặc điểm  

Thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền là một cấu trúc thị 

trường vừa có tính chất của một thị trường cạnh tranh, vừa có tính chất   231

của một thị trường độc quyền. Nó có những đặc điểm sau: thứ nhất, trên 

thị trường có nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động. Vì thế, giống như thị 

trường cạnh tranh hoàn hảo, quy mô của mỗi doanh nghiệp đều tương đối 

nhỏ so với quy mô chung của thị trường. Trong ngành lợi thế kinh tế nhờ 

quy mô là tương đối nhỏ, không đòi hỏi sự tập trung sản xuất vào một số 

ít doanh nghiệp. Thứ hai, mỗi doanh nghiệp đều sản xuất ra một loại sản 

phẩm khác biệt với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác. Xét 

theo nghĩa nào đó, một doanh nghiệp là nhà sản xuất độc quyền về loại 

sản phẩm của mình. Tuy nhiên, các sản phẩm của các doanh nghiệp khác 

tương đối dễ dàng thay thế sản phẩm này. Thứ ba, các doanh nghiệp có 

khả năng tự do gia nhập cũng như rút lui khỏi ngành. Những rào cản pháp 

lý cũng như kinh tế đối với sự gia nhập ngành là không tồn tại. Vì đặc 

điểm này, khi lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện hành trong ngành là 

dương, các doanh nghiệp mới sẽ bị thu hút nhập ngành. Ngược lại, khi 

các doanh nghiệp hiện hành  đang trong tình trạng bị thua lỗ, một số 

doanh nghiệp sẽ rút lui khỏi ngành.  

Trên thực tế, các thị trường như dịch vụ bán lẻ, dịch vụ ăn uống, 

sách, nhà nghỉ… có thể xếp vào dạng thị trường này. 

Đặc điểm nổi bật của thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền 

chính là tính khác biệt của sản phẩm. Dù đây không phải là đặc điểm duy 

nhất chỉ có  ở dạng thị trường này, song chính nó là  điều phân biệt thị 

trường này với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Do cung cấp một sản 

phẩm có tính khác biệt so với sản phẩm của các đối thủ, doanh nghiệp ít 

nhiều vẫn có quyền lực thị trường, có khả năng chi phối giá. Trong một 

giới hạn nhất định, nó có khả năng tăng giá sản phẩm của mình mà vẫn 

không sợ bị mất đi những khách hàng quen. Đường cầu mà mỗi doanh 

nghiệp đối diện là một đường cầu dốc xuống. 

6.4.2. Lựa chọn sản lượng và  định giá của một doanh nghiệp cạnh 

tranh có tính chất độc quyền trong ngắn hạn 

  Đối diện với một đường cầu dốc xuống, trên thị trường cạnh tranh 

có tính chất độc quyền, doanh nghiệp lựa chọn sản lượng và định giá theo   232

một nguyên tắc tương tự như đối với nhà độc quyền. Mức sản lượng tối đa 

hóa lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn là mức sản lượng mà tại đó doanh thu 

biên bằng chi phí biên và tương ứng với mức sản lượng này, doanh nghiệp 

sẽ định giá phù hợp với đường cầu mà nó đối diện. (Lưu ý rằng đường cầu 

này khác với đường cầu của thị trường hay đường cầu mà cả ngành đối 

diện). Tùy theo tương quan giữa chi phí và nhu cầu, trong ngắn hạn, doanh 

nghiệp có thể thu được lợi nhuận kinh tế dương, lợi nhuận kinh tế bằng 

không hay bị thua lỗ.  

Ở phần a khi doanh nghiệp sản xuất ở sản lượng tối ưu q*, nó sẽ có lợi nhuận kinh tế 

dương. Ở phần b, khi cầu thị trường của doanh nghiệp bị thu hẹp, dù sản xuất ở mức 

sản lượng tối ưu q*, doanh nghiệp vẫn bị thua lỗ. 

Trên hình 6.12 , phần a, ta thấy, ở mức sản lượng tối ưu q*, chi phí bình 

quân của doanh nghiệp thấp hơn mức giá. Tại sản lượng này, doanh nghiệp 

thực sự thu được lợi nhuận kinh tế dương. Khi lợi nhuận kinh tế không âm, 

doanh nghiệp có thể yên tâm hoạt động lâu dài trong ngành. Ở phần b, ta 

thấy, mặc dù sản xuất ở mức sản lượng tối ưu, doanh nghiệp vẫn bị thua lỗ. 

Doanh nghiệp chỉ chấp nhận sản xuất ở mức sản lượng này khi mức giá 

MR 

q* 

AC* 

P* 

MC 

AC 

MR 

q* 

AC* 

P* 

MC 

AC 

(a)  (b) 

Hình 6.12: Lựa chọn sản lượng và giá cả của doanh nghiệp cạnh tranh có tính 

chất độc quyền trong ngắn hạn   233

còn cao hơn hoặc bằng chi phí biến đổi bình quân. Đương nhiên, về dài 

hạn, tình trạng thua lỗ sẽ tạo ra áp lực để doanh nghiệp rút lui khỏi ngành. 

6.4.3. Cân bằng dài hạn 

 Tình trạng các doanh nghiệp hiện hành trong ngành thu được lợi 

nhuận kinh tế dương hay bị thua lỗ không thể tồn tại lâu dài. Khi các 

doanh nghiệp đang có lợi nhuận dương, về dài hạn, điều đó sẽ hấp dẫn 

các doanh nghiệp mới nhập ngành. Số lượng các doanh nghiệp kinh 

doanh trong ngành tăng lên khiến cho thị phần của mỗi doanh nghiệp thu 

hẹp lại. Điều này tương đương với việc đường cầu mà mỗi doanh nghiệp 

đối diện dịch chuyển sang trái. Doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp sản lượng 

và thu được lợi nhuận ít hơn. Quá trình nhập ngành chỉ dừng lại khi mà 

các doanh nghiệp trong ngành chỉ còn thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0. 

Kết cục như vậy xảy ra khi đường cầu  đối diện với doanh nghiệp dịch 

chuyển tới mức trở thành đường tiếp xúc với đường chi phí bình quân. 

Khi đó, tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận (nơi mà chi phí biên bằng 

doanh thu biên), mức giá tối ưu mà doanh nghiệp định chính bằng chi phí 

bình quân. 

 Ngược lại, khi các doanh nghiệp trong ngành đang rơi vào trạng 

thái  thua lỗ (chỉ thu được lợi nhuận kinh tế âm), một số doanh nghiệp sẽ 

rút lui khỏi ngành. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành giảm 

xuống tạo cơ hội cho các doanh nghiệp còn lại có được một thị phần lớn 

hơn. Đường cầu đối diện với mỗi doanh nghiệp lại dịch chuyển sang phải. 

Doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô sản xuất, dần dần ít thua lỗ hơn. Quá 

trình rời khỏi ngành cũng sẽ dừng lại khi các doanh nghiệp còn lại trong 

ngành trở về trạng thái hòa vốn, tức có lợi nhuận kinh tế bằng 0. 

   234

Như vậy, cơ chế xuất, nhập ngành một cách tự do khiến cho thị 

trường cạnh tranh có tính chất độc quyền dần dần đạt đến trạng thái cân 

bằng dài hạn. Giống như thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tại trạng thái 

này, giá cả bằng chi phí bình quân và các doanh nghiệp trong ngành chỉ 

thu  được lợi nhuận kinh tế bằng 0. Với mức lợi nhuận  đó, các doanh 

nghiệp mới không có động cơ tham gia vào ngành, còn các doanh nghiệp 

hiện hành cũng không có động cơ rút lui khỏi ngành. Tuy nhiên, tại điểm 

cân bằng dài hạn, nếu trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá luôn luôn 

bằng chi phí biên và bằng mức chi phí bình quân tối thiểu (hình 6.13 b), 

thì trên thị trường cạnh tranh có tính độc quyền, giá lại cao hơn cả chi phí 

biên lẫn mức chi phí bình quân tối thiểu (hình 6.13 a). Điều đó cho thấy 

doanh nghiệp cạnh tranh có tính chất độc quyền không sản xuất ở tại quy 

mô hiệu quả mà điều kiện kỹ thuật cho phép. Tại điểm cân bằng dài hạn, 

sản lượng của doanh nghiệp còn thấp hơn sản lượng có hiệu quả vì nếu 

tăng sản lượng lên, doanh nghiệp vẫn có thể hạ thấp được chi phí bình 

quân. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi nhuận, nó sẽ không tăng sản lượng chỉ 

để nhằm giảm chi phí bình quân, nếu như điều đó làm cho chi phí biên 

của nó vượt quá doanh thu biên. Mặt khác, việc doanh nghiệp định giá 

0  0 

q  q* 

P* 

MC 

AC 

MR 

q* 

P* 

MC 

AC 

(a): E thể hiện điểm cân bằng 

dài hạn trên TTCT có tính chất 

độc quyền 

(b): E thể hiện điểm cân bằng 

dài hạn trên TTCT hoàn hảo 

Hình 6.13: Trạng thái cân bằng dài hạn trên thị trường cạnh tranh có tính độc 

quyền trong sự so sánh với thị trường cạnh tranh hoàn hảo   235

cao hơn chi phí biên chỉ vì trong trường hợp này, nó  đối diện với một 

đường cầu dốc xuống, do đó, nó ít nhiều có quyền lực thị trường. 

   236

Chương 7 

THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ  SẢN XUẤT  

VÀ SỰ LỰA CHỌN CỦA DOANH NGHIỆP 

Trên thị trường đầu ra, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp luôn 

luôn phải lựa chọn mức sản lượng thích hợp tùy theo các điều kiện về chi 

phí và nhu cầu. Tuy nhiên, để làm được điều đó, doanh nghiệp đồng thời 

cũng phải có những lựa chọn thích hợp trên các thị trường đầu vào – thị 

trường các yếu tố sản xuất. Quyết định sản lượng đầu ra và tổ hợp các 

yếu tố  đầu vào cần sử dụng là một quyết  định “kép” mà doanh nghiệp 

đồng thời phải thực hiện. Trong chương này, chúng ta xuất phát từ cách 

thức lựa chọn các yếu tố sản xuất phù hợp với mục tiêu tối  đa hóa lợi 

nhuận của doanh nghiệp để giải thích cầu về các yếu tố sản xuất trên thị 

trường. Phối hợp với việc xem xét các nhân tố chi phối cung về các yếu 

tố sản xuất, chúng ta có thể giải thích sự vận hành của thị trường các yếu 

tố này. 

 Mặc dù hoạt động của thị trường yếu tố sản xuất có khá nhiều điểm 

tương tự như thị trường hàng hóa, song điểm khác biệt cần được lưu ý là: 

nhu cầu về các yếu tố sản xuất là một loại nhu cầu phái sinh. Nhu cầu về 

các hàng hóa đầu ra trực tiếp nhằm thỏa mãn những đòi hỏi về tiêu dùng 

của con người, song nhu cầu về các yếu tố sản xuất lại có nguồn gốc 

không phải từ chính bản thân chúng. Các doanh nghiệp chỉ cần đến các 

yếu tố sản xuất vì chúng có thể được sử dụng để tạo ra một loại hàng hóa 

đầu ra nào đó. Chỉ khi xã hội có nhu cầu về quần áo, các doanh nghiệp 

quyết  định cung  ứng quần áo mới có cơ may tồn tại. Chỉ khi  đó, các 

doanh nghiệp này mới có nhu cầu về những người thợ may, hay những 

chiếc máy may. Nói cách khác, nhu cầu về hàng hóa đầu ra quy định nhu 

cầu về các yếu tố sản xuất tương ứng. 

 Hiểu biết về sự vận hành của thị trường yếu tố sản xuất là chìa 

khóa để lý giải cơ chế phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường.   237

Thông qua việc phân tích về thị trường lao động, thị trường vốn hay thị 

trường đất đai, chúng ta có thể hiểu được những khoản thu nhập như tiền 

lương, lợi nhuận, tiền lãi hay địa tô (còn gọi là tiền thuê đất) hình thành 

như thế nào? Tại sao chúng lại tăng hay giảm, cao hay thấp? Đó là những 

vấn đề quan trọng, trực tiếp liên quan đến hầu hết mọi người. 

 Trong chương này, chúng ta nghiên cứu cơ chế hoạt động chung 

của thị trường yếu tố sản xuất, chủ yếu với giả định đó là một thị trường 

cạnh tranh hoàn hảo. Chúng ta sẽ xuất phát từ những khái niệm biểu thị 

mối quan hệ giữa các hàng hóa đầu ra với các yếu tố sản xuất (tức các 

đầu vào) để từ đó có thể lý giải nhu cầu về yếu tố sản xuất, làm cơ sở cho 

việc nắm bắt sự vận hành của một thị trường yếu tố sản xuất tổng quát. 

Trong các chương tiếp theo, những điểm đặc thù của các thị trường yếu tố 

sản xuất riêng biệt như thị trường lao động, thị trường vốn và đất đai sẽ 

được xem xét. 

7.1. Hàm sản xuất và quy luật về sản phẩm biên 

7.1.1. Hàm sản xuất 

 Hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào của quá 

trình sản xuất và sản lượng đầu ra được tạo ra từ quá trình này. Nó cho 

chúng ta biết lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất được từ bất cứ một tổ 

hợp các yếu tố sản xuất xác định nào đó. Có thể viết hàm sản xuất dưới 

dạng: 

     Q = F(K, L,…)  

Trong đó Q là số lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất ra được từ tổ hợp 

nhất định vốn (K) (vốn ở đây được hiểu là vốn hiện vật, tồn tại dưới dạng 

nhà xưởng, máy móc, thiết bị hay hàng tồn kho), lao động (L) cũng như 

các đầu vào khác; F biểu thị Q là một hàm số của các yếu tố đầu vào K, 

L… Khi đề cập đến số lượng đầu ra  tối đa, người ta muốn nhấn mạnh 

rằng, vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp không sử dụng 

các phương pháp sản xuất lãng phí hay không hiệu quả về phương diện   238

kỹ thuật. Chúng có khả năng tận dụng được những kỹ thuật sản xuất có 

hiệu quả. Khi đó, từ một tổ hợp yếu tố sản xuất đầu vào xác định, chỉ có 

thể tạo ra một mức sản lượng  đầu ra tối  đa duy nhất. Tuy nhiên,  điều 

ngược lại có thể là không đúng. Để sản xuất ra một sản lượng đầu ra như 

nhau, người ta có thể sử dụng các kết hợp  đầu vào khác nhau. Chỉ có 

điều, khi không sử dụng các phương pháp sản xuất lãng phí,  để tạo ra 

cùng một mức sản lượng, nếu một đầu vào nào đó được sử dụng nhiều 

hơn, chắc chắn một loại đầu vào khác phải được sử dụng ít hơn. Ví dụ, để 

tạo ra 100 đơn vị sản phẩm trong một ngày, người ta có thể sử dụng hoặc 

10 giờ máy (vốn) và 8 giờ lao động hoặc 6 giờ máy và 18 giờ lao động. 

Một cách kết hợp nhất định các yếu tố đầu vào thể hiện một cách thức 

hay một kỹ thuật sản xuất. Ở ví dụ vừa nêu trên, người ta có thể sản xuất 

ra 100  đơn vị  đầu ra từ hai kỹ thuật khác nhau: một kỹ thuật sử dụng 

tương đối nhiều vốn và một kỹ thuật sử dụng tương đối nhiều lao động. 

Một hàm sản xuất thực chất khái quát các kỹ thuật sản xuất có hiệu quả 

khác nhau trong giới hạn của một trình độ công nghệ nhất định (tức một 

trình độ kiến thức hay hiểu biết nhất định về các kỹ thuật sản xuất khác 

nhau mà người ta có thể sử dụng để tạo ra các hàng hóa). Tiến bộ công 

nghệ (hay tiến bộ kỹ thuật) cho phép người ta có thể sản xuất ra nhiều 

hàng hóa hơn từ những lượng  đầu vào như cũ. Nó có thể biến các kỹ 

thuật sản xuất hiệu quả trước đây thành kỹ thuật sản xuất không hiệu quả. 

Nó tạo ra những kỹ thuật sản xuất mới có năng suất cao hơn. Vì thế, nếu 

một hàm sản xuất gắn liền với một trình độ công nghệ nhất định thì tiến 

bộ công nghệ làm thay đổi cả hàm sản xuất.  

Hàm sản xuất trong ngắn hạn: Trong ngắn hạn, doanh nghiệp 

không điều chỉnh được tất cả các yếu tố sản xuất. Một số yếu tố có thể 

thay đổi được trong khi một số khác là cố định. Để đơn giản hóa, chúng 

ta giả định doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố sản xuất có tính chất đại 

diện là vốn hiện vật K và lao động L. Khi đó, hàm số sản xuất có dạng: Q 

= F(K,L). Trong ngắn hạn, giả sử K là cố định. Trong trường hợp này, sản 

lượng đầu ra Q chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi của lượng đầu vào lao động   239

L  được sử dụng. Có thể biểu diễn hàm sản xuất ngắn hạn của doanh 

nghiệp một cách đơn giản như sau:    Q = f(L) 

Số lượng đầu vào cố định K không còn xuất hiện trong hàm sản 

xuất chỉ nói lên rằng, khi  K  được giữ nguyên mọi biến thiên của sản 

lượng Q chỉ gắn liền với sự biến thiên của  đầu vào lao  động L. Trong 

ngắn hạn, muốn tăng sản lượng, phương cách duy nhất là tăng cường sử 

dụng yếu tố đầu vào khả biến. Tuy nhiên, khi K thay đổi (chẳng hạn, khi 

doanh nghiệp lại dịch chuyển đến một khoảng thời gian ngắn hạn khác), ở 

mỗi mức lao động L được sử dụng, mức sản lượng Q được tạo ra cũng 

thay đổi. Vì thế, toàn bộ hàm sản xuất Q = f(L) sẽ thay đổi. Số lượng đầu 

vào K sẽ quy định hình dạng của hàm sản xuất f(L). 

Hàm sản xuất trong dài hạn: Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể 

điều chỉnh được tất cả các yếu tố sản xuất. Với giả định đơn giản hóa về 

việc doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố sản xuất K và L, hàm sản xuất 

Q=F(K,L) cho thấy sản lượng Q phụ thuộc cả vào K lẫn L, và để tạo ra 

các sản lượng Q, doanh nghiệp có quyền cân nhắc sự kết hợp tối ưu giữa 

chúng. Một mặt, để sản xuất ra cùng một mức sản lượng Q, có thể lựa 

chọn một sự đánh đổi nào đó giữa K và L. Có thể tăng K và giảm L hoặc 

ngược lại, theo nhiều phương án khác nhau mà vẫn tạo ra cùng một mức 

sản lượng Q. Mặt khác, khi cả K và L đều tăng, đương nhiên, sản lượng 

đầu ra Q được sản xuất ra cũng tăng. Có ba khả năng xảy ra: Thứ nhất, 

khi quy mô tất cả các yếu tố đầu vào của sản xuất đều tăng lên n lần, song 

sản lượng đầu ra lại tăng nhiều hơn n lần, tức F(nK,nL) > n.F(K,L), ta nói, 

doanh nghiệp đang hoạt động ở miền hiệu suất tăng dần theo quy mô. Ở 

đây, quy mô sản xuất của doanh nghiệp lớn hơn cho phép nó có thể khai 

thác được những lợi thế của việc chuyên môn hóa sản xuất hoặc sử dụng 

được các máy móc, thiết bị tinh vi hơn, có hiệu suất cao hơn. Nếu việc 

mở rộng quy mô không làm thay đổi nhiều giá cả các yếu tố sản xuất, 

điều đó cũng làm cho chi phí bình quân dài hạn của doanh nghiệp giảm 

xuống. Thứ hai, khi số lượng tất cả các yếu tố đầu vào được sử dụng đều 

tăng lên một cách cân đối n lần kéo theo sản lượng đầu ra Q cũng tăng lên 

đúng n lần, tức F(nK,nL) = n.F(K,L), ta nói, doanh nghiệp đang hoạt động   240

trên miền hiệu suất không đổi theo quy mô. Trong trường hợp này, nếu 

giá cả các yếu tố sản xuất vẫn giữ nguyên, việc mở rộng quy mô không 

làm thay  đổi chi phí bình quân dài hạn của doanh nghiệp. Thứ ba, khi 

lượng tất cả các yếu tố đầu vào được sử dụng đều tăng lên n lần song sản 

lượng đầu ra Q lại tăng thấp hơn n lần, tức                F(nK,nL) < n.F(K,L), 

ta nói, doanh nghiệp đang hoạt động ở miền hiệu suất giảm dần theo quy 

mô. Nếu giá cả các yếu tố sản xuất vẫn không thay đổi, trong trường hợp 

này, càng tăng quy mô sản xuất, chi phí bình quân dài hạn của doanh 

nghiệp cũng càng tăng. Quá một ngưỡng nào đó, quy mô lớn lại trở thành 

một bất lợi đối với doanh nghiệp. 

7.1.2. Quy luật sản phẩm biên có xu hướng giảm dần 

Sản phẩm biên (MP) của một yếu tố sản xuất là lượng sản phẩm 

tăng thêm nhờ sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất trên trong điều 

kiện các yếu tố sản xuất còn lại được giữ nguyên. 

Trong hàm sản xuất Q = F(K,L)=f(L), nếu K là cố định, sản phẩm 

biên của lao động tại một điểm nào đó (một mức L nào đó) chính là lượng 

đầu ra tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị lao động. 

   MPL = ∆Q/∆L 

Tương tự, cũng có thể định nghĩa sản phẩm biên của vốn như là 

lượng sản phẩm đầu ra tăng thêm nhờ sử dụng thêm một đơn vị vốn trong 

điều kiện các yếu tố  đầu vào khác là không  đổi. Với hàm sản xuất                        

Q = F(K,L) = f(K) (tức K được coi là yếu tố khả biến duy nhất), sản phẩm 

biên của vốn là:  

                               MPK = ∆Q/∆K  

Để dễ hình dung hơn, ta hãy minh họa khái niệm sản phẩm biên 

của một yếu tố như lao động chẳng hạn thông qua một ví dụ bằng số. 

Giả sử ta có một hàm sản xuất Q = F(K,L), với K =⎯K là hằng số. 

Khi đầu vào lao động L thay đổi, sản lượng Q cũng thay đổi một cách   241

tương ứng. Theo đó, chúng ta có thể tính được sản phẩm biên của mỗi 

đơn vị lao động tăng như bảng dưới đây: 

Lao động (số công nhân)  

(L) 

Sản lượng đầu ra 

(Q) 

Sản phẩm biên của lao  động 

(MPL) 

0 0  

1 8 8 

2 19 11 

3 32 13 

4 44 12 

5 54 10 

6 61 7 

Quy luật sản phẩm biên có xu hướng giảm dần: Khi K là hằng số, 

nếu không có đơn vị lao động nào được sử dụng, người ta không sản xuất 

được một đơn vị đầu ra nào. Nếu sử dụng một đơn vị lao động, có thể tạo 

ra 8 đơn vị sản lượng đầu ra. Như vậy, sản phẩm biên của đơn vị lao động 

đầu tiên là 8 (đơn vị đầu ra). Khi có hai đơn vị lao động được sử dụng, 

nhờ lợi thế chuyên môn hóa chẳng hạn, tổng sản lượng tăng lên thành 19 

đơn vị. Điều đó có nghĩa là sản phẩm biên của đơn vị lao động thứ hai là 

11. Nếu tiếp tục tăng thêm một đơn vị đầu vào lao động, sản phẩm biên 

có thể vẫn tiếp tục tăng. Trong ví dụ của chúng ta, sản phẩm biên của đơn 

vị lao động thứ ba là 13. Tuy nhiên, đến một ngưỡng nào đó, việc tăng 

thêm một đầu vào khả biến duy nhất như lao động chẳng hạn sẽ làm cho 

quy luật lợi suất giảm dần dần phát huy tác dụng. Sản phẩm biên của các 

đơn vị lao động càng về sau càng giảm. Trong ví dụ của chúng ta, sản 

phẩm biên của đơn vị lao động thứ tư bắt đầu giảm xuống, chỉ còn 12; 

của đơn vị lao động thứ năm chỉ còn 10...  Xu hướng sản phẩm biên giảm 

dần cứ tiếp tục bộc lộ. 

 Như vậy, nếu các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên, việc tăng 

dần lượng sử dụng một loại yếu tố sản xuất duy nhất sẽ làm cho sản phẩm 

biên của mỗi đơn vị yếu tố sản xuất bổ sung thêm có xu hướng giảm dần, 

ít nhất bắt đầu từ một ngưỡng nào đó.   242

Có thể giải thích lý do sản phẩm biên của một yếu tố sản xuất có 

xu hướng giảm dần như sau: Vì các yếu tố sản xuất khác  được giữ 

nguyên, nên khi tăng dần số lượng của riêng một loại yếu tố sản xuất,  

mỗi đơn vị của nó ngày càng có ít hơn các yếu tố sản xuất khác để phối 

hợp. Vì thế, chắc chắn từ một điểm nào đó, sản phẩm tăng thêm từ mỗi 

đơn vị yếu tố sản xuất bổ sung thêm sẽ ngày càng giảm dần. Trong ví dụ 

của chúng ta, với K là hằng số, việc tăng dần L sẽ làm cho mỗi đơn vị lao 

động càng về sau ngày càng có ít vốn hơn để sử dụng (K/L giảm dần). 

Quá một ngưỡng nào đó, sản phẩm biên của mỗi đơn vị lao động về sau 

sẽ nhỏ hơn sản phẩm biên của những đơn vị lao động trước đó.  

 Sản phẩm biên giảm dần làm cho việc tăng thêm L thoạt tiên có thể 

khiến cho tổng sản lượng tăng lên, song mức độ gia tăng có xu hướng 

chậm dần. Đến một lúc nào đó, chỉ tăng đầu vào L có thể không làm tổng 

sản lượng tăng (lúc này sản phẩm biên của lao động bằng 0). Thậm chí 

nếu cứ tiếp tục tăng L, tổng sản lượng sẽ giảm, vì số lượng lao động quá 

nhiều có thể dẫn đến sự ngáng trở lẫn nhau trong quá trình sản xuất. Khi 

đó, sản phẩm biên của lao động có thể trở thành âm.  

 Phản ánh quy luật sản phẩm biên của một yếu tố sản xuất có xu 

hướng giảm dần trên đồ thị, ta thấy đường sản phẩm biên của lao động 

chẳng hạn, thoạt tiên có xu hướng  đi lên trong một khoảng nhất  định, 

song sau đó trở thành một đường dốc xuống. Ở phần chủ đạo này, khi lao 

động càng tăng thì sản phẩm biên của lao  động cũng ngày càng giảm. 

Đường sản phẩm biên đi xuống khi nó di chuyển dần sang bên phải.  

   243

Hình 7.1: Đường sản phẩm biên của lao động. Khi vượt quá ngưỡng L0, 

càng sử dụng thêm nhiều lao động, sản phẩm biên của những đơn vị lao động tiếp 

theo có xu hướng giảm dần. 

Sự dịch chuyển của đường sản phẩm biên: Mỗi đường sản phẩm 

biên của lao động gắn liền với một lượng vốn (đại diện cho quỹ các yếu 

tố sản xuất khác) cố định. Khi lượng vốn này thay đổi, đường sản phẩm 

biên của lao động sẽ dịch chuyển. Với lượng vốn lớn hơn, ở mỗi mức lao 

động, sản phẩm biên của lao động nói chung lớn hơn trước. Đường sản 

phẩm biên của lao  động, trong trường hợp này, dịch chuyển lên trên. 

Ngược lại, khi lượng vốn (và các yếu tố sản xuất không phải là lao động 

khác) giảm xuống, đường sản phẩm biên của lao động, về cơ bản, sẽ dịch 

chuyển xuống dưới. 

Sự thay đổi của trình độ của công nghệ làm biến đổi toàn bộ hàm 

sản xuất, do đó, cũng làm dịch chuyển đường sản phẩm biên của một yếu 

tố sản xuất. Chẳng hạn, tiến bộ công nghệ làm cho sản phẩm biên của lao 

động ở mỗi mức lao động có xu hướng tăng lên, ngay cả khi quỹ vốn và 

các yếu tố sản xuất vẫn giữ nguyên như cũ. Trong trạng huống này, 

đường sản phẩm biên của lao động dịch chuyển lên trên.  

MPL2 

MPL1 

MPL 

MPL 

L0  L1  L2 

L (số lượng lao động)   244

Hình 7.2: Đường sản phẩm biên lao động dịch chuyển dưới  ảnh hưởng 

của tiến bộ công nghệ. 

Từ sản phẩm biên đến doanh thu sản phẩm biên 

  Doanh thu sản phẩm biên (MRP) của một yếu tố sản xuất là lượng 

doanh thu tăng thêm nhờ sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất nói 

trên trong điều kiện các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên.  

 Chẳng hạn, doanh thu sản phẩm biên của lao động (MRPL) cho biết 

lượng doanh thu tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị lao động trong 

khi lượng các yếu tố sản xuất khác vẫn giữ nguyên. Còn doanh thu sản 

phẩm biên của vốn (MRPK) cho chúng ta biết lượng doanh thu thu thêm 

được chỉ thuần túy nhờ vào việc sử dụng thêm một đơn vị vốn.   

 Nếu sản phẩm biên của một yếu tố sản xuất  đo lường lượng sản 

phẩm đầu ra (tính bằng đơn vị hiện vật) tăng thêm thì doanh thu sản phẩm 

biên của nó lại đo lường lượng doanh thu (tính bằng tiền) có thêm được 

nhờ việc sử dụng thêm một  đơn vị yếu tố sản xuất này. Giữa hai khái 

niệm này tồn tại một quan hệ chặt chẽ với nhau. Thật vậy, theo  định 

nghĩa, ta có: 

MPL2

MPL1 

MPL 

L    245

   MRPL = ∆(TR)/∆L = [∆(TR)/∆Q] : [∆L/∆Q] = MR.MPL 

 Nói cách khác, doanh thu sản phẩm biên của một yếu tố sản xuất 

chính bằng sản phẩm biên của yếu tố này nhân với doanh thu biên của sản 

phẩm đầu ra. Trong trường hợp thị trường đầu ra là cạnh tranh hoàn hảo, 

doanh thu biên luôn luôn bằng mức giá nên doanh thu sản phẩm biên 

chính bằng sản phẩm biên nhân với mức giá đầu ra (MRP = MP.MR = 

MP.P). Với trường hợp đặc biệt này, doanh thu sản phẩm biên được gọi 

là giá trị sản phẩm biên và được ký hiệu là MVP. 

 Hình dạng của đường doanh thu sản phẩm biên MRP cũng tương tự 

như hình dạng của đường sản phẩm biên mặc dù tỷ lệ theo chiều thẳng 

đứng của chúng có thể khác nhau. Đường MRP thoạt tiên có xu hướng 

dốc lên, song về cơ bản nó có xu hướng dốc xuống, phản ánh doanh thu 

sản phẩm biên, đến một ngưỡng nào đó, sẽ giảm dần theo chiều hướng 

tăng lên của lượng đầu vào khả biến. Chính xu hướng giảm dần của sản 

phẩm biên quyết định xu hướng giảm dần của doanh thu sản phẩm biên. 

Nếu thị trường  đầu ra là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo,  đường 

doanh thu sản phẩm biên càng trở nên dốc hơn do doanh thu biên của sản 

phẩm đầu ra còn nhỏ hơn mức giá và mức giá cũng có xu hướng giảm 

dần khi lượng đầu ra bán ra tăng. 

 Từ công thức MRP = MP.MR có thể thấy rằng, doanh thu sản phẩm 

biên của một yếu tố sản xuất phụ thuộc vào sản phẩm biên của nó cũng 

như doanh thu biên của sản phẩm  đầu ra. Vì thế, sự dịch chuyển của 

đường doanh thu sản phẩm biên có nguồn gốc từ: thứ nhất, các nguyên 

nhân làm cho đường sản phẩm biên dịch chuyển. Khi quỹ các yếu tố sản 

xuất khác tăng lên, hay trình độ công nghệ được nâng lên, đường doanh 

thu sản phẩm biên của một yếu tố sản xuất sẽ dịch chuyển lên trên và 

ngược lại; thứ hai, các thay  đổi trên thị trường  đầu ra  ảnh hưởng  đến 

đường doanh thu biên. Khi cầu về sản phẩm đầu ra tăng lên, doanh thu 

biên có xu hướng tăng lên và  điều này cũng  đẩy  đường doanh thu sản 

phẩm biên của một yếu tố đầu vào dịch chuyển lên trên. Ngược lại, nếu   246

cầu về hàng hóa đầu ra giảm sút, đường doanh thu sản phẩm biên của một 

loại đầu vào tương ứng sẽ dịch chuyển xuống dưới.  

Hình 7.3: Đường doanh thu sản phẩm biên của một yếu tố sản xuất về cơ 

bản là một đường dốc xuống. Khi doanh thu biên sản phẩm đầu ra tăng lên, đường 

MRP của yếu tố sản xuất sẽ dịch chuyển lên trên và sang phải. 

7.2. Cầu về các yếu tố sản xuất  

  Cầu về các yếu tố sản xuất xuất phát từ các doanh nghiệp, nơi sẽ sử 

dụng các yếu tố sản xuất này để thực hiện một quyết định cung ứng nào 

đó về một loại sản phẩm đầu ra. Giả định của chúng ta về mục tiêu của 

doanh nghiệp vẫn như cũ: khi lựa chọn các yếu tố sản xuất, doanh nghiệp 

bị chi phối bởi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.                 

7.2.1. Cầu về các yếu tố sản xuất của một doanh nghiệp  

* Trường hợp một yếu tố sản xuất khả biến duy nhất (ngắn hạn): 

 Giả sử doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố sản xuất vốn (K) và lao 

động (L) để sản xuất một loại hàng hóa nào đó. Trong ngắn hạn, ta giả 

định K là yếu tố sản xuất cố  định, do  đó sản lượng  đầu ra của doanh 

MPR2

MPR1

MPR 

L    247

nghiệp chỉ phụ thuộc vào lượng lao động được sử dụng. Nói cách khác, 

hàm sản xuất của doanh nghiệp có dạng: Q = f(L). Vấn đề ở đây là, doanh 

nghiệp phải lựa chọn lượng đầu vào lao động nào là tối ưu?  

 Khi sử dụng thêm một đơn vị lao động, lợi ích mà doanh nghiệp 

thu thêm được, tính bằng tiền, chính là doanh thu sản phẩm biên của đơn 

vị lao động này (MRPL). Để có được đơn vị lao động này, doanh nghiệp 

phải bỏ ra thêm một khoản chi phí mà ta có thể gọi là chi phí biên yếu tố 

của lao động  MFCL. Đó chính là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ 

ra thêm khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất (trong trường hợp 

này là lao động). Nếu doanh thu sản phẩm biên của đơn vị lao động này 

lớn hơn chi phí biên yếu tố của nó (tức MRPL > MFCL), rõ ràng việc thuê 

thêm thêm đơn vị lao động này là có lợi đối với doanh nghiệp: nhờ việc 

thuê thêm này, doanh nghiệp sẽ tăng được quỹ lợi nhuận của mình. Vì 

thế, về nguyên tắc, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần thuê thêm 

lao động chừng nào doanh thu sản phẩm biên của đơn vị lao động tăng 

thêm còn lớn hơn chi phi biên yếu tố của nó.  

Lập luận một cách tương tự, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra rằng, 

nếu tại đơn vị lao động cuối cùng, doanh thu sản phẩm biên nhỏ hơn chi 

phí biên yếu tố tương ứng (MRPL < MFCL) thì bằng việc không thuê đơn 

vị lao động này, doanh nghiệp lại tăng được lợi nhuận của mình. Nói cách 

khác, chừng nào MRPL nhỏ hơn MFCL, giảm số lao động thuê mướn sẽ 

làm tăng quỹ lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Kết hợp những điều trên lại, có thể rút ra kết luận: Để tối đa hóa lợi 

nhuận, doanh nghiệp phải sử dụng số lượng lao động sao cho tại đơn vị 

lao động cuối cùng, doanh thu sản phẩm biên phải bằng chi phí biên yếu 

tố: 

MRPL = MFCL 

 Nguyên tắc này cũng áp dụng cho các yếu tố sản xuất khác. Chẳng 

hạn, lượng vốn tối ưu mà doanh nghiệp cần sử dụng cần thỏa mãn điều 

kiện: tại đơn vị vốn cuối cùng, doanh thu sản phẩm biên của vốn cũng   248

phải bằng chi phí biên yếu tố của vốn (MRPK = MFCK). Hay nói tổng 

quát hơn, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải sử dụng một loại 

yếu tố sản xuất sao cho tại đơn vị yếu tố sản xuất cuối cùng, doanh thu 

sản phẩm biên và chi phí biên yếu tố của nó là bằng nhau. 

  Nếu thị trường đầu vào là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, do đó, 

doanh nghiệp chỉ là người chấp nhận giá, thì khi thuê thêm một đơn vị 

yếu tố sản xuất, chi phí biên yếu tố mà nó phải bỏ ra chính là mức giá 

thuê thị trường. Trong trường hợp này,  đường cung về loại yếu tố sản 

xuất này mà doanh nghiệp đối diện là một đường nằm ngang. Lượng yếu 

tố sản xuất mà nó thuê nhiều hay ít không tác động đến mức giá thuê. 

Chẳng hạn, nếu trên thị trường lao  động, doanh nghiệp là người chấp 

nhận giá, thì khi thuê thêm một đơn vị lao động, chi phí mà doanh nghiệp 

phải bỏ ra thêm chính là mức lương thị trường. Khi  đó,  điều kiện lựa 

chọn lượng đầu vào lao động tối ưu là: MRPL = w, trong đó w là mức 

lương thị trường của một đơn vị lao động. 

 Nói một cách tổng quát, nếu thị trường đầu vào là cạnh tranh hoàn 

hảo, điều kiện lựa chọn đầu vào tối đa hóa lợi nhuận đối với một doanh 

nghiệp là:  

MRPi = hi (7.1) 

trong đó MRPi là doanh thu sản phẩm biên của đơn vị yếu tố sản xuất  i 

cuối cùng, còn hi chính là giá thuê thị trường của yếu tố sản xuất đó.  

Đường cầu về một loại yếu tố sản xuất của doanh nghiệp  

 Giống như đường cầu về một loại hàng hóa mô tả mối quan hệ giữa 

lượng cầu và mức giá của hàng hóa, đường cầu về một loại yếu tố sản 

xuất của doanh nghiệp cho chúng ta biết các số lượng yếu tố sản xuất mà 

doanh nghiệp sẵn sàng thuê tại mỗi mức giá thuê nhất định. 

 Giả sử MRPi là đường doanh thu sản phẩm biên của yếu tố sản xuất 

i trong điều kiện các yếu tố sản xuất khác và trình độ công nghệ là xác   249

định và không  đổi. Thị trường yếu tố sản xuất  i  được giả  định là thị 

trường cạnh tranh hoàn hảo. Tham gia vào thị trường này, doanh nghiệp 

là người chấp nhận giá. Nếu giá thuê thị trường của đầu vào  i là hi, quy 

tắc tối đa hóa lợi nhuận mà ta đã phân tích ở trên cho thấy, lượng đầu vào 

i mà doanh nghiệp sẵn sàng thuê phải thỏa mãn  điều kiện: tại  đơn vị  i 

cuối cùng, MRPi = hi . Trên đồ thị 7.4, nếu hi = hi1, đường thẳng nằm 

ngang tương ứng với mức giá này tiếp xúc với đường MRPi tại một điểm 

A duy nhất cho thấy lượng đầu vào i mà doanh nghiệp cần thuê là i1 (i1 là 

hoành độ của điểm A), vì chỉ tại i1 điều kiện (7.1) mới thỏa mãn. Nếu hi 

hạ xuống thành hi2, đường thẳng nằm ngang tương ứng với mức giá mới 

này cắt đường MRPi tại hai điểm B và B’. Như vậy, tại cả hai mức đầu 

vào  i2 và  i2’, điều kiện (7.1) đều thỏa mãn. Tuy nhiên, i2’ tương ứng với 

phần đường MRPi đang đi lên, còn  i2 tương ứng với phần đường MRPi 

đang đi xuống. Phải chăng cả hai mức đầu vào này đều cho phép doanh 

nghiệp tối đa hóa được lợi nhuận? Câu trả lời là không phải như vậy. Khi 

đường MRPi đang đi lên, tại mức đầu vào i lân cận và nhỏ hơn i2’ (i < i2’), 

ta có MRPi < hi2. Điều đó có nghĩa là, khi này nếu tăng mức sử dụng đầu 

vào  i lên, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm. Ngược lại, tại mức  i lân 

cận và lớn hơn  i2’, ta có MRPi > hi2. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu khi 

này doanh nghiệp càng tăng mức sử dụng đầu vào i, lợi nhuận của nó sẽ 

càng tăng. Nói cách khác, nếu sử dụng đầu vào này đúng bằng i2’, doanh 

nghiệp chỉ thu  được mức lợi nhuận tối thiểu. Trái lại, khi giá thuê thị 

trường của đầu vào này là hi2, mức đầu vào cho phép doanh nghiệp tối đa 

hóa lợi nhuận chính là i2, tương ứng với phần đường MRPi dốc xuống. Ở 

những giá trị  i lân cận với  i2, khi  i <  i2, ta có MRPi > hi2. Lúc này càng 

tăng i, doanh nghiệp càng tăng được lợi nhuận. Còn khi i > i2, vì MRPi < 

hi2 nên càng tăng i, doanh nghiệp càng bị giảm đi quỹ lợi nhuận. Chỉ tại i 

= i2, doanh nghiệp mới đạt được lợi nhuận tối đa.   250

Hình 7.4: Lựa chọn đầu vào của doanh nghiệp. A, B, C… là những điểm 

lựa chọn tối ưu của doanh nghiệp khi giá thuê đầu vào i thay đổi. 

 Lập luận tương tự, ta có thể thấy rằng, nếu giá thuê thị trường của 

đầu vào i hạ xuống thành hi3, đường thẳng nằm ngang tương ứng với mức 

giá này cắt phần dốc xuống của đường MRPi tại điểm C, có hoành độ là 

i3, hàm ý rằng, i3 chính là số lượng đầu vào i tối ưu mà doanh nghiệp cần 

thuê. 

 Bây giờ chúng ta thử nhìn lại các  điểm A, B, C… Chúng  đều là 

những  điểm nằm trên phần dốc xuống của  đường doanh thu sản phẩm 

biên của yếu tố sản xuất i. Mỗi điểm đều cho chúng ta biết số lượng đầu 

vào i mà doanh nghiệp cần và sẵn sàng thuê để tối đa hóa lợi nhuận tương 

ứng với các mức giá thị trường hi của đầu vào này. Nói cách khác, đó là 

những điểm khác nhau thuộc đường cầu về yếu tố sản xuất  i của doanh 

nghiệp.  

 Như vậy, đường cầu về một loại yếu tố sản xuất của doanh nghiệp 

chính là phần dốc xuống của đường doanh thu sản phẩm biên của yếu tố 

sản xuất này.  

C

B B’

A

hi3

hi1

hi2

hi, MRPi 

MPL 

   i1   i2    i3 

i  i2’   251

 Nếu thị trường đầu ra là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, vì đường 

doanh thu sản phẩm biên của yếu tố sản xuất chính là đường giá trị sản 

phẩm biên nên chính phần dốc xuống của đường MVP này là đường cầu 

về yếu tố sản xuất của doanh nghiệp.  

 Giống như đường cầu về một loại hàng hóa, đường cầu của doanh 

nghiệp về một loại yếu tố sản xuất cũng là một đường dốc xuống. Khi giá 

thuê yếu tố còn cao, lượng cầu của doanh nghiệp về yếu tố này tương đối 

thấp. Khi giá thuê yếu tố hạ xuống, lượng cầu của doanh nghiệp về yếu tố 

trên tăng lên. Tính chất dốc xuống của đường cầu về yếu tố sản xuất bắt 

nguồn từ xu hướng doanh thu sản phẩm biên giảm dần. Khi giá thuê hi 

của yếu tố sản xuất  i hạ xuống,  để  điều kiện tối  đa hóa lợi nhuận vẫn 

được thỏa mãn (tức điều kiện MRPi = hi), doanh nghiệp phải sử dụng số 

lượng i nhiều hơn, vì chỉ bằng cách đó, MRPi mới giảm xuống một cách 

tương ứng với hi. 

Sự dịch chuyển của đường cầu về yếu tố sản xuất của doanh nghiệp: Với 

một đường cầu dốc xuống, sự dịch chuyển của nó lên trên và sang phải 

hàm ý cầu tăng (lượng cầu tăng  ở mỗi mức giá). Ngược lại, sự dịch 

chuyển của nó xuống dưới và sang trái hàm ý cầu giảm (lượng cầu giảm 

ở mỗi mức giá). Vì  đường cầu về một loại yếu tố sản xuất của doanh 

nghiệp là phần dốc xuống của  đường doanh thu sản phẩm biên, nên 

những nguyên nhân làm dịch chuyển đường thứ hai cũng chính là những 

nguyên nhân làm đường thứ nhất dịch chuyển. Với những điều chúng ta 

đã biết, có thể tổng kết lại như sau: 

 Thứ nhất, cầu về một loại yếu tố sản xuất sẽ tăng (đường cầu về nó 

sẽ dịch chuyển sang phải và lên trên) khi quỹ các yếu tố sản xuất khác 

phối hợp với nó tăng lên và ngược lại. Chẳng hạn, khi các yếu tố sản xuất 

khác trở nên dồi dào hơn, sản phẩm biên của yếu tố sản xuất mà chúng ta 

đang xem xét tăng lên. Tại mỗi mức giá thuê, doanh nghiệp sẽ thấy có lợi 

hơn nếu sử dụng nhiều yếu tố sản xuất này hơn.   252

Thứ hai, cầu về một loại yếu tố sản xuất sẽ tăng khi trình độ công 

nghệ được cải thiện. Cũng giống như trường hợp trên, tiến bộ công nghệ 

cũng làm cho sản phẩm biên của yếu tố sản xuất mà ta đang phân tích 

tăng lên và  điều này cũng kích thích doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng 

nhiều hơn yếu tố sản xuất này ở mỗi mức giá của nó. 

Thứ ba, cầu về một loại yếu tố sản xuất sẽ tăng khi cầu về hàng hóa 

đầu ra tương ứng tăng lên và ngược lại. Điều này liên quan đến sự thay 

đổi trong doanh thu biên hay mức giá của hàng hóa đầu ra và ảnh hưởng 

tương ứng của nó đến doanh thu sản phẩm biên của yếu tố sản xuất. Nó 

cho thấy cầu về yếu tố sản xuất chỉ là một loại nhu cầu phái sinh, do đó, 

sự thay đổi trong nhu cầu ở thị trường đầu ra không thể không tác động 

đến nhu cầu này. 

 * Trường hợp các yếu tố sản xuất đều khả biến (dài hạn) 

  Để đơn giản hóa, chúng ta vẫn giả sử doanh nghiệp chỉ sử dụng hai 

yếu tố sản xuất vốn (K) và lao động (L). Do đó, hàm sản xuất của doanh 

nghiệp có dạng Q = F(K,L). Trong dài hạn, doanh nghiệp có khả năng 

điều chỉnh mọi yếu tố sản xuất, vì thế, cả K lẫn L đều là khả biến. Trong 

điều kiện này, doanh nghiệp phải lựa chọn tổ hợp K và L như thế nào để 

tối đa hóa được lợi nhuận?  

- Phân tích chi phí – lợi ích: 

Với mỗi mức vốn K cố định, cho trước, sản lượng đầu ra chỉ phụ 

thuộc vào mức đầu vào lao động L. Trong trường hợp này, chúng ta có 

thể áp dụng phép phân tích chi phí – lợi ích ứng với tình huống ngắn hạn 

ở trên. Mức lao động tối ưu mà doanh nghiệp cần thuê và sử dụng phải 

thỏa mãn điều kiện:     MRPL = MFCL   (7.2)  

Nói một cách khác, tại mỗi mức  K xác  định,  để tối  đa hóa lợi 

nhuận, doanh nghiệp phải lựa chọn mức lao động sao cho tại đơn vị lao 

động cuối cùng, doanh thu sản phẩm biên chính bằng chi phi biên yếu tố.   253

Lập luận một cách tương tự, ta có thể rút ra kết luận: Với mỗi mức 

lao động L xác định, lượng vốn tối ưu mà doanh nghiệp cần thuê và sử 

dụng nhằm tối  đa hóa lợi nhuận chính là lượng vốn mà tại  đơn vị vốn 

cuối cùng, doanh thu sản phẩm biên và chi phí biên yếu tố của nó là bằng 

nhau: 

    MRPK = MFCK   (7.3) 

Khi mà cả K và L đều là khả biến, điều kiện lựa chọn tổ hợp (K,L) 

tối ưu chính là các đẳng thức (7.2) và (7.3) đồng thời phải được thỏa mãn. 

Nói cách khác, trong dài hạn, doanh nghiệp phải lựa chọn K và L sao cho: 

    MRPL = MFCL   (7.2) 

và    MRPK = MFCK   (7.3) 

Nếu các thị trường đầu vào đều là thị trường cạnh tranh hoàn hảo 

và doanh nghiệp là người chấp nhận giá, điều kiện trên trở thành: 

    MRPL = w (7.2’) 

và    MRPK = r  (7.3’) 

trong đó w và  r tương ứng là mức lương và giá thuê vốn tính theo mỗi 

đơn vị yếu tố sản xuất trên thị trường.  

  Ở phần trên, chúng ta biết rằng: 

      MRPL = MPL.MR   (7.4)  

đồng thời    MRPK = MPK.MR   (7.5) 

 Do đó, các điều kiện (2’) và (3’) tương đương với: 

     MPL.MR = w 

 và    MPK.MR = r   254

 từ đó ta có:   MPL/MPK = w/r   (7.6) 

 hay    MPL/w  = MPK/r   (7.7) 

  Đẳng thức (7.6) cho thấy, trong dài hạn, với tư cách là người chấp 

nhận giá trên các thị trường yếu tố sản xuất, doanh nghiệp phải lựa chọn 

các yếu tố này sao cho, tại đơn vị yếu tố sản xuất cuối cùng, tỉ lệ giữa các 

mức sản phẩm biên của các yếu tố này chính bằng tỷ lệ giữa các đơn giá 

thuê của chúng. Một cách tương đương, đẳng thức (7.7) nói lên rằng, ở 

điểm lựa chọn tối ưu, sản phẩm biên của mỗi đơn vị tiền tệ chi tiêu cho 

các yếu tố sản xuất phải bằng nhau. 

- Phân tích hình học 

 Chúng ta cũng có thể đi đến kết luận tương tự bằng cách sử dụng 

các công cụ hình học: đường đẳng lượng và đẳng phí. Các giả định ở trên 

vẫn được giữ nguyên, tức là chúng ta vẫn xuất phát từ hàm sản xuất dài 

hạn đơn giản của doanh nghiệp Q = F(K,L). 

  Đường đẳng lượng là một đường mô tả các tổ hợp đầu vào (K,L) 

khác nhau mà sự kết hợp chúng cùng tạo ra một mức sản lượng đầu ra 

như nhau. 

Trên đồ thị 7.5, số lượng vốn K được thể hiện trên trục tung, còn số 

lượng lao động L được thể hiện trên trục hoành. Mỗi một điểm trên mặt 

phẳng tọa độ (chú ý rằng, để có nghĩa, K và L là những đại lượng không 

âm) biểu thị một tổ hợp (K,L) cụ thể. Giả sử để tạo ra một mức sản lượng 

đầu ra Q = 100, người ta có thể sử dụng các phương án kỹ thuật khác 

nhau. Ở phương án sử dụng nhiều vốn, người ta cần đến 10 đơn vị vốn và 

5 đơn vị lao động. Trái lại, ở phương án sử dụng nhiều lao động, người ta 

chỉ cần 4  đơn vị vốn, song lại cần  đến 20  đơn vị lao  động. Vì  đây là 

những phương án khác nhau cùng tạo ra 100 đơn vị sản lượng đầu ra nên 

các tổ hợp (L=5,K=10) và (L=20,K=4) sẽ là những điểm khác nhau cùng 

nằm trên một đường đẳng lượng.   255

Hình 7.5: Đường đẳng lượng. Mỗi đường đẳng lượng gắn liền với một mức 

sản lượng nhất định. 

Mỗi đường đẳng lượng đều gắn với một mức sản lượng đầu ra nhất 

định. Do K và  L có thể thay thế lẫn nhau – người ta chỉ có thể tạo ra 

lượng đầu ra như cũ khi số lượng vốn bị giảm nếu điều đó được bù đắp 

bằng số lượng lao động tăng lên và ngược lại – đường đẳng lượng là một 

đường dốc xuống. Quy luật sản phẩm biên của một loại yếu tố sản xuất 

có xu hướng giảm dần cho phép chúng ta hình dung hình dáng các đường 

đẳng lượng tương tự như hình dáng các đường bàng quan. Đó là những 

đường cong lõm, có đáy hướng về gốc tọa độ. 

  Để sản xuất ra một sản lượng đầu ra lớn hơn, nếu giữ nguyên mức 

vốn, người ta buộc phải sử dụng nhiều đầu vào lao động hơn hoặc nếu 

giữ nguyên số lượng đầu vào lao động, người ta cần có số lượng vốn lớn 

hơn. Như vậy, đường đẳng lượng gắn với một mức sản lượng đầu ra lớn 

hơn sẽ nằm ở phía ngoài đường đẳng lượng ứng với mức sản lượng đầu 

ra thấp hơn. Nói cách khác, càng tiến ra phía ngoài, đường đẳng lượng 

càng biểu thị mức sản lượng đầu ra lớn hơn.  

10 

5  20 

q1=100 

q2 =150   256

 Xét trên cùng một  đường  đẳng lượng, khi chúng ta di chuyển từ 

trái sang phải dọc theo đường này, ta thấy, lượng vốn giảm được bù đắp 

bằng lượng lao động tăng để sản lượng tạo ra vẫn không thay đổi. Ở đây 

tồn tại một sự đánh đổi, có tính chất thay thế nhau giữa K và L về phương 

diện kỹ thuật. Khái niệm tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật nói lên điều đó. 

 Tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật giữa vốn và lao động (MRTS) cho biết 

số lượng vốn mà doanh nghiệp có thể giảm khi nó sử dụng thêm một đơn 

vị lao động mà vẫn không làm thay đổi mức sản lượng đầu ra. 

    MRTS = -(∆K/∆L) 

 Xét trên cùng một đường đẳng lượng, vì K và L vận động ngược 

chiều nhau nên dấu “-” trong công thức trên nhằm đảm bảo tỷ lệ thay thế 

biên kỹ thuật là một đại lượng dương. Tỷ lệ này cho chúng ta biết một 

đơn vị lao động có thể thay thế được bao nhiêu đơn vị vốn. Đương nhiên, 

ở mỗi điểm xuất phát khác nhau, tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật cũng khác 

nhau. Tại mỗi điểm trên đường đẳng lượng, MRTS chính là giá trị tuyệt 

đối độ dốc của đường đẳng lượng tại điểm nói trên. 

 Khái niệm tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật MRTS có liên quan đến khái 

niệm sản phẩm biên của các yếu tố sản xuất. Giả sử chúng ta dịch chuyển 

từ một điểm A nào đó trên đường đẳng lượng tới một điểm B khác, lân 

cận cũng trên  đường này. Sự dịch chuyển này kéo theo mức thay  đổi 

trong lượng vốn sử dụng là ∆K và mức thay đổi trong lượng lao động sử 

dụng là ∆L. Ảnh hưởng thuần túy của việc thay đổi vốn đến sản lượng 

đầu ra là         ∆QK = MPK.∆K. Ảnh hưởng thuần túy của việc thay đổi lao 

động đến sản lượng đầu ra là ∆QL = MPL.∆L. Tuy nhiên, vì A và B đều 

cùng nằm trên một đường đẳng lượng nên  ảnh hưởng toàn bộ của việc 

thay đổi K và L đối với sản lượng đầu ra là bằng 0. Do đó, ta có:   257

   ∆QK + ∆QL = MPK.∆K + MPL.∆L = 0 

Ö  -(∆K/∆L) = MPL/MPK 

Ö  MRTS     = MPL/MPK 

  Đường đẳng phí là một đường mô tả các tổ hợp đầu vào (K,L) khác 

nhau mà muốn có chúng, doanh nghiệp phải bỏ ra cùng một lượng chi phí 

như nhau. 

 Gọi C là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua (thuê) các yếu 

tố sản xuất đầu vào K và L. Nếu r và w là mức giá thị trường tương ứng 

của các đầu vào này, thì các tổ hợp K và L thỏa mãn phương trình sau sẽ 

nằm trên cùng một đường đẳng phí: 

     r.K + w.L = C (7.8) 

 hay    K = C/r  - (w/r).L (7.8’) 

 Như phương trình (7.8) hay (7.8’) chỉ ra, đường đẳng phí sẽ là một 

đường thẳng , dốc xuống. Đây là một đường dốc xuống vì chúng ta chỉ có 

thể giữ nguyên mức chi phí C khi K tăng lên nếu L giảm xuống và ngược 

lại. Đây là một đường thẳng vì nó có độ dốc không đổi và bằng –(w/r).  

 Vị trí của đường đẳng phí phụ thuộc vào giá trị C. Khi C tăng lên, 

đường đẳng phí sẽ tịnh tiến ra phía ngoài và ngược lại. Còn khi tỷ số w/r 

thay đổi, đường đẳng phí sẽ xoay, phản ánh sự thay đổi trong độ dốc của 

nó. 

   258

Hình 7.6: Đường đẳng phí. Khi C tăng lên, đường đẳng phí dịch ra phía ngoài. 

Lựa chọn đầu vào tối ưu trong dài hạn của doanh nghiệp: 

 Phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, có thể giả định rằng, 

hoặc doanh nghiệp phải lựa chọn các đầu vào K và L sao cho có thể tối 

thiểu hóa chi phí C để sản xuất một mức sản lượng đầu ra Q cho trước; 

hoặc nó phải lựa chọn các đầu vào này sao cho có thể tối đa hóa được 

mức sản lượng đầu ra Q với một mức chi phí C cho trước.   

 Cách phân tích hai trường hợp này hoàn toàn tương tự nhau nên 

chúng ta chỉ cần xét trường hợp doanh nghiệp cần tối đa hóa sản lượng 

đầu ra với một mức chi phí đầu vào C cho trước. 

Hình 7.7. Điểm lựa chọn tổ hợp đầu vào tối ưu của doanh nghiệp là điểm E 

C tăng 

A’ 

Độ dốc = - w/r 

B’ 

K* 

L* 

Q3 

Q2 

Q1   259

 Với giá trị C cho trước, tương ứng với các mức lương w và giá thuê 

vốn  r, ta vẽ  được một  đường  đẳng phí  AB như trong hình 7.7. Doanh 

nghiệp đối diện với một hệ thống đường đẳng lượng Q1, Q2, Q3…, trong 

đó mỗi đường gắn với một mức sản lượng đầu ra nhất định. Để tối đa hóa 

sản lượng đầu ra, điểm lựa chọn về các đầu vào của doanh nghiệp, một 

mặt, phải nằm trên đường đẳng phí AB, mặt khác, phải cho phép doanh 

nghiệp hoạt  động  được trên một  đường  đẳng lượng cao nhất có thể. 

Giống như cách chúng ta phân tích về sự lựa chọn tối  đa hóa  độ thỏa 

dụng của người tiêu dùng, tổ hợp các đầu vào (K,L) tối ưu sẽ tương ứng 

với  điểm mà  đường  đẳng phí  AB tiếp xúc với một  đường  đẳng lượng. 

Trên hình 7.7, điểm lựa chọn tối ưu chính là điểm E. Tương ứng, tổ hợp 

(L*,K*) chính là lượng lao động và vốn mà doanh nghiệp cần lựa chọn. 

Với các đầu vào này, doanh nghiệp có thể tạo ra sản lượng đầu ra cao 

nhất trong giới hạn mức chi phí C. 

 Vì  E là  điểm tiếp xúc giữa  đường  đẳng phí  AB và  đường  đẳng 

lượng nên tại E, độ dốc của hai đường này là bằng nhau. Do đó, tại điểm 

lựa chọn tối ưu này, ta có:     MRTS = w/r 

 Hay      MPL/MPK = w/r  hoặc MPL/w = MPK/r 

Đây chính là các đẳng thức (7.6), (7.7) nói lên điều kiện cân bằng tối ưu 

giữa các yếu tố sản xuất  mà chúng ta đã biết.  

Đường cầu về các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp, xét trong dài 

hạn 

 Như vậy, trong dài hạn, để tối đa hóa lợi nhuận, một doanh nghiệp 

chấp nhận giá trên các thị trường đầu vào phải đồng thời lựa chọn cả L và 

K sao cho: MRPL = w và MRPK = r. Xét riêng từng yếu tố sản xuất, các 

đẳng thức vừa nêu cũng giống hệt như trong trường hợp ngắn hạn. Điểm 

khác biệt là ở chỗ: trong dài hạn, các yếu tố sản xuất đều có khả năng 

biến đổi, do đó, đường doanh thu sản phẩm biên của mỗi yếu tố sản xuất 

đều phụ thuộc vào mức sử dụng các yếu tố sản xuất khác. Nếu trong ngắn 

hạn, với lượng K cố định, ta có thể coi đường doanh thu sản phẩm biên   260

của lao động MRPL là xác định (đương nhiên với một điều kiện xác định 

về trình độ công nghệ cũng như nhu cầu đầu ra), thì trong dài hạn, đường 

MRPL tùy thuộc vào mức K  được sử dụng cũng như  đường MRPK tùy 

thuộc vào mức L được sử dụng. Do vậy, mức sử dụng về một loại yếu tố 

sản xuất không chỉ bị tác động bởi  sự thay đổi thuần túy trong mức giá 

của chính nó mà còn bị ràng buộc bởi điều kiện cân bằng giữa các yếu tố 

sản xuất. Vì thế, tuy các đường MRPL và MRPK vẫn được xem như là  “cơ 

sở” của các  đường cầu dài hạn của doanh nghiệp về lao  động và vốn, 

song chúng không phải là một. Để rõ hơn, ta thử xét đường cầu dài hạn 

của doanh nghiệp về lao động. 

 Giả sử trên thị trường vốn, giá thuê vốn  r  đã xác  định. Giờ  đây 

chúng ta muốn biết lượng cầu về lao động của doanh nghiệp thay đổi như 

thế nào khi tiền lương thị trường thay đổi? 

 Khi mức lương là w1, giả sử các điều kiện (7.6) hay (7.7) (hai điều 

kiện này là hoàn toàn tương đương nhau) được thỏa mãn với L = L1 và K 

= K1. (Tại tổ hợp (L1,K1) ta có MPL/MPK = w1/r). Điểm A(L1,w1) nằm trên 

đường MRPL1, được vẽ gắn với điều kiện K = K1, chính là một điểm trên 

đường cầu dài hạn về lao động của doanh nghiệp mà chúng ta đang định 

xây dựng. Khi tiền lương thị trường hạ xuống thành w2, thoạt tiên khi K 

chưa thay đổi, mức cầu về lao động của doanh nghiệp sẽ tăng lên thành 

L2’, tương ứng với sự di chuyển dọc theo đường MRPL1 tới điểm B, sao 

cho điều kiện MRPL = w2 được thỏa mãn. Tuy nhiên, khi mức lao động 

được sử dụng tăng lên, đường doanh thu sản phẩm biên của vốn MRPK 

không còn nguyên như cũ mà sẽ dịch chuyển lên trên và sang phải. Để 

đảm bảo điều kiện MRPK = r, giờ đây mức sử dụng K sẽ phải tăng lên. 

Điều này lại làm đường MRPL dịch chuyển lên trên và sang phải. Mức sử 

dụng lao động L2’ không còn là tối ưu và nó phải tăng lên. Quá trình này 

cứ tiếp tục cho đến khi điều kiện cân bằng giữa các yếu tố được xác lập 

trở lại với mức sử dụng L =  L2 và K = K2 (tại tổ hợp (L2,K2) ta sẽ có 

MPL/MPK = w2/r). Như thế, tương ứng với mức lương w2, trong khi lượng 

cầu ngắn hạn về lao động là L2’ thì trong dài hạn, nó là L2. Điểm C(L2,w2) 

là một  điểm mới trên  đường cầu dài hạn này. Trên  đồ thị, C thuộc về   261

đường MRPL2, gắn với điều kiện K = K2. Đường cầu về lao động nối liền 

các điểm A, C…là một đường thoải hơn so với các đường MRPL. Nói một 

cách khác, cầu dài hạn về một yếu tố sản xuất của doanh nghiệp có độ co 

giãn theo giá lớn hơn so với cầu ngắn hạn tương ứng. 

Hình 7.8: Đường cầu dài hạn về lao động của doanh nghiệp: đường AC 

7.2.2. Cầu thị trường về yếu tố sản xuất  

  Đường cầu thị trường về một loại yếu tố sản xuất là đường tổng 

hợp  các đường cầu của tất cả các doanh nghiệp về yếu tố sản xuất này. 

Có những yếu tố sản xuất chuyên biệt chỉ được sử dụng trong một ngành 

công nghiệp nhất định. Trong trường hợp này, đường cầu thị trường cũng 

chính là đường cầu của ngành: nó được suy ra bằng cách cộng theo chiều 

ngang các đường cầu của các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, các 

yếu tố sản xuất như ô tô tải, lao động lành nghề… có thể được sử dụng ở 

nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Khi đó, để có đường cầu thị trường 

về một loại yếu tố sản xuất này, cần cộng gộp theo chiều ngang các 

đường cầu của các ngành lại. Bước cộng cuối cùng này cũng tương tự 

như việc cộng các đường cầu cá nhân để có được đường cầu thị trường 

trên thị trường hàng hóa đầu ra. Ở đây, điểm cần lưu ý chính là cách xây 

dựng đường cầu của ngành. 

MRPL1     (K = K1) 

L2 

w2 

w1 

L1  L2’ 

MRPL2 (K = K2)   262

 Trong một ngành độc quyền, đường cầu của ngành cũng chính là 

đường cầu của doanh nghiệp. Vấn đề sẽ phức tạp hơn nếu trong ngành có 

nhiều doanh nghiệp. Để minh họa, chúng ta phân tích trường hợp một 

ngành là ngành cạnh tranh hoàn hảo. 

 Một ngành cạnh tranh hoàn hảo bao gồm nhiều doanh nghiệp cùng 

hoạt động. Với một doanh nghiệp, khi quy mô của nó tương đối nhỏ so 

với quy mô chung của ngành, sự thay đổi sản lượng của nó không làm giá 

sản phẩm đầu ra thay đổi. Tuy nhiên, trên phạm vi ngành, khi các doanh 

nghiệp cùng tăng sản lượng, giá sản phẩm đầu ra sẽ hạ xuống.  

 Giả sử khi mức giá đầu ra là P1, tại mức lương w1, lượng cầu về lao 

động của một doanh nghiệp là L1, phù hợp với nguyên tắc MVPL = w (= 

w1). Sự lựa chọn này tương ứng với điểm A1 trên đường MVPL1, được vẽ 

gắn với mức giá P1 (phần a trên hình 7.9). Ở phần b của hình 7.9 , đường 

∑MVPL1 là đường tổng hợp theo chiều ngang các đường MVPL1 của các 

doanh nghiệp. Nó cho chúng ta biết lượng cầu của ngành về lao động ứng 

với mức lương w1 là LN1 (điểm B1). Bây giờ giả định rằng mức lương thị 

trường hạ xuống thành  w2. Nếu giá sản phẩm  đầu ra vẫn giữ nguyên, 

doanh nghiệp sẽ di chuyển dọc theo  đường MVPL1  đến  điểm A2  để lựa 

chọn lượng đầu vào lao động thích hợp là L2 và ngành cũng sẽ di chuyển 

đến điểm B2 dọc theo đường ∑MVPL1, với mức lao động tương ứng cần 

được thuê là  LN2. Tuy nhiên, khi mỗi doanh nghiệp  đều thuê thêm lao 

động và tạo ra nhiều sản phẩm đầu ra hơn, cung về sản phẩm đầu ra của 

toàn ngành sẽ tăng lên. Giá của nó sẽ không còn là P1 mà bị kéo xuống 

thành P2. Điều này làm cho các đường MVPL1 và ∑MVPL1 dịch chuyển 

sang trái thành các đường MVPL2 và ∑MVPL2. Kết quả là, ứng với mức 

lương w2, mỗi doanh nghiệp chỉ còn thuê lượng lao động là L2’ (điểm A2’ 

trên đồ thị) và số lao động toàn ngành thuê là LN2’ (điểm B2’ đồ thị). Bằng 

cách nối các điểm B1, B2’… chúng ta được đường cầu về lao động của 

ngành. Mặc dù đường này được hình thành trên cơ sở các đường ∑MVPL 

song nó không phải là một trong các đường này. Nó cũng là đường có độ 

nghiêng dốc hơn so với các đường trên.   263

 (a)       (b) 

Hình 7.9: Đường cầu về lao động của ngành. Phần (a) thể hiện đường cầu 

lao động của doanh nghiệp. Phần (b) thể hiện đường cầu lao động của ngành. Đường 

cầu về lao động DL của ngành nối liền các điểm B1 và B2’ là đường dốc hơn so với 

đường tổng hợp theo chiều ngang các đường MVPL của doanh nghiệp. 

Độ dốc của đường cầu về một yếu tố sản xuất của ngành có liên 

quan chặt chẽ với độ co giãn của cầu đối với sản phẩm đầu ra. Nếu cầu về 

đầu ra khá co giãn theo giá, khi cung đầu ra tăng lên, giá của nó không bị 

giảm mạnh. Trong trường hợp này đường ∑MVP dịch chuyển sang trái 

không nhiều và đường cầu của ngành về yếu tố sản xuất tương đối thoải. 

Trái lại, nếu cầu về đầu ra ít co giãn theo giá, khi cung đầu ra tăng lên, 

giá của nó giảm mạnh. Đường ∑MVP dịch chuyển sang trái nhiều hơn sẽ 

khiến cho đường cầu của ngành về yếu tố sản xuất trở nên dốc hơn. 

L 1 

∑MVPL 

B2’ 

MVPL2 

A2 

L2 

A1 

w2 

L2’ 

w1 

A2’ 

MVPL1 

∑MVPL2 

B2 

LN2 

B1 

w2 

LN 

w1 

LN1 

∑MVPL1 

DL   264

7.3. Cung về các yếu tố sản xuất và sự cân bằng trên thị trường yếu 

tố sản xuất  

7.3.1. Cung về các yếu tố sản xuất  

 Cung về yếu tố sản xuất xuất phát từ những người sở hữu chúng: 

người lao động cung ứng dịch vụ lao động, người chủ đất cho thuê đất 

đai, người sở hữu vốn cho thuê dịch vụ vốn… Có những yếu tố sản xuất 

như nguyên vật liệu (xăng dầu, sắt thép, vải…) được cung ứng trên thị 

trường chẳng khác gì so với việc cung ứng các hàng hóa thông thường. 

Chúng được các doanh nghiệp sản xuất ra như một hàng hóa và chỉ tồn 

tại như các yếu tố đầu vào đối với các doanh nghiệp mua chúng. Với tư 

cách là yếu tố đầu vào, nguyên vật liệu có thể và thường được sử dụng 

hết trong một chu kỳ sản xuất sản phẩm. Trong trường hợp này, chúng ta 

có thể áp dụng mô hình ở các chương trước để phân tích các quyết định 

cung ứng. Ở đây, chúng ta chỉ tập trung đề cập đến các yếu tố sản xuất 

như lao động, vốn, đất đai… là những nguồn lực mà bản thân chúng có 

thể phục vụ nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm khác nhau. Khi cần sản xuất 

ra một khối lượng hàng hóa nào đó, giả sử người ta cần đến 100 giờ máy, 

thì lượng máy chúng ta cần ở đây không phải là 1 hay 100 chiếc máy toàn 

vẹn mà chỉ là 100 giờ phục vụ của những chiếc máy. Đối tượng cung ứng 

ở đây không phải là bản thân tài sản máy (vốn hiện vật) mà là dòng dịch 

vụ do tài sản máy mang lại trong một khoảng thời gian nào  đó (ta gọi 

chung là dịch vụ vốn hiện vật). Đối với lao động hay đất đai cũng vậy. 

Khi sử dụng chúng như một loại đầu vào trong một khoảng thời gian nào 

đó, người ta chỉ cần thuê chúng (nhằm khai thác dòng dịch vụ từ chúng) 

trong khoảng thời gian đó. Vì thế, với các yếu tố sản xuất loại này, khi đề 

cập tới các quyết định cung ứng (cũng tương tự như việc chúng ta đề cập 

đến mặt cầu ở phần trên), chúng ta trước hết nói đến các quyết định cho 

thuê hay cung ứng dịch vụ yếu tố sản xuất. (Cũng với lý do này, ở phần 

phân tích nhu cầu về các yếu tố sản xuất ở trên, khi đề cập đến giá các 

yếu tố sản xuất, chúng ta thường khẳng định đó là giá thuê. Tiền lương 

của một giờ lao động chẳng hạn không phải là giá lao động. Nó chỉ là giá 

của một giờ dịch vụ lao  động hay nói cách khác, giá thuê một giờ lao 

động).   265

Khi ra các quyết định cung ứng về yếu tố sản xuất, những người sở 

hữu chúng phải cân nhắc chi phí và lợi ích của việc cho thuê chúng trên 

thị trường. Họ phải lựa chọn giữa việc đem các nguồn lực này ra cung 

ứng hay giữ lại cho mình vì mục đích phi thị trường hoặc làm dự trữ cho 

nhu cầu bản thân. Đối với những người lao động, đây là sự lựa chọn giữa 

đi làm và nghỉ ngơi hay có thời gian nhàn rỗi (nghỉ ngơi hay thời gian 

nhàn rỗi, đối với kinh tế học, bao hàm cả những thời gian cho phép người 

ta làm các công việc bên ngoài thị trường). Lợi ích của việc đi làm chính 

chính là khoản tiền lương kiếm được. Chi phí của nó chính là sự hy sinh 

thời gian nghỉ ngơi, nhàn rỗi. Giá trị hay lợi ích của việc nghỉ ngơi càng 

lớn thì chi phí cơ hội của việc đi làm cũng càng cao. Đối với người chủ 

đất, việc đem một mảnh đất để cho thuê khiến cho anh ta (hay chị ta) mất 

đi cơ hội sử dụng nó để làm nhà, làm vườn phục vụ cho sở thích cá nhân. 

Lợi ích của việc cho thuê đất chính là khoản tiền thuê đất kiếm được. Chi 

phi của nó chính là toàn bộ các giá trị mà người chủ đất phải hy sinh nếu 

nắm giữ nó cho nhu cầu bản thân. Với người sở hữu vốn, việc nắm giữ 

vốn cho nhu cầu bản thân hay vì những mục đích phi thị trường thường ít 

được đặt ra, vì động cơ của việc sở hữu vốn thường mang tính chất kinh 

doanh. Vì thế, chi phí của việc cho thuê vốn có thể xét trực tiếp thông qua 

viêc phân tích chi phí cơ hội của việc nắm giữ và cho thuê vốn. 

Nói chung, sẽ là hợp lý khi chúng ta giả định rằng, những người sở 

hữu các yếu tố sản xuất muốn tối đa hóa thu nhập hay lợi ích ròng (lợi ích 

trừ đi chi phí) của việc cho thuê yếu tố. Về nguyên tắc, điều đó đạt được 

khi tại đơn vị yếu tố cuối cùng được cung ứng, lợi ích biên và chi phí biên 

cung ứng là bằng nhau.  

Cũng giống như trên thị trường hàng hóa, nếu thị trường yếu tố là 

một thị trường cạnh tranh hoàn hảo,  đường cung  ứng yếu tố chính là 

đường chi phí biên cung ứng yếu tố (tổng hợp các  đường chi phí biên 

cung ứng của các cá nhân). Trong trường hợp điển hình, khi người sở hữu 

yếu tố giữ lại dự trữ cho bản thân mình càng ít, lợi ích biên của đơn vị 

yếu tố cuối cùng còn giữ lại càng cao (giống như việc càng có ít thời gian 

nghỉ ngơi, giá trị biên của một giờ nghỉ ngơi càng lớn). Điều đó tương   266

đương với chi phí biên cung ứng yếu tố có xu hướng tăng lên khi lượng 

cung ứng tăng. Vì vậy, trên thị trường cạnh tranh, đường cung về một loại 

yếu tố sản xuất điển hình được vẽ như một đường dốc lên. 

Tuy nhiên, giữa các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai và vốn 

tồn tại những sự khác nhau nhất định trong quan hệ cung ứng. Đất đai 

cũng như các tài nguyên thiên nhiên khác là những đầu vào có sẵn trong 

tự nhiên mà con người không “chế tạo” ra được. Xét một cách tổng thể 

trên phạm vi của cả nền kinh tế, quỹ đất đai dường như là cố định, mặc 

dù điều đó không có ý nghĩa tuyệt đối (người ta vẫn có thể mở rộng diện 

tích đất đai bằng cách lấn biển, khai thác đất hoang hóa song cơ hội như 

vậy không nhiều. Điều có ý nghĩa nhất là việc con người đầu tư vào đất 

đai để cải tạo hoặc nâng cao chất lượng đất. Trong một chừng mực nhất 

định,  điều này cũng tương  đương với việc mở rộng diện tích  đất  đai). 

Chính tính chất tương đối cố định này khiến cho cung đất đai và các tài 

nguyên thiên nhiên khác nói chung kém co giãn hơn so với cung về các 

yếu tố sản xuất khác. Vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nhà xưởng… là 

những hàng hóa do con người tạo ra,  được sử dụng  để sản xuất ra các 

hàng hóa khác. Tính chất nhân tạo này khiến cho cung về vốn có khả 

năng co giãn mạnh hơn so với các yếu tố sản xuất khác. Lao động là một 

loại  đầu vào  đặc biệt dường như  đứng trung gian giữa  đất  đai và vốn. 

Nguồn cung lao  động không dễ dàng  được tạo ra như vốn song cũng 

không cũng không quá khó thay đổi như các tài nguyên của thiên nhiên. 

Các quá trình dân số, hoạt động giáo dục, đào tạo… có tác động lớn đến 

nguồn cung về lao động. Các hoạt động này đều có thể phản ứng trước sự 

thay đổi trong mức lương trên thị trường. Vì thế, cung lao động, xét một 

cách tổng thể, có thể không co giãn mạnh như cung vốn, song cũng 

không quá kém co giãn như cung về đất đai. 

Cung về các yếu tố sản xuất cũng bị chi phối bởi yếu tố thời gian. 

Trong dài hạn, do người sở hữu các yếu tố có khoảng thời gian dài hơn để 

phản ứng với những thay đổi trong các điều kiện thị trường, cung về các 

yếu tố thường co giãn mạnh hơn so với cung ngắn hạn.   267

Các yếu tố ảnh hưởng đến cung về yếu tố sản xuất: việc phân tích 

chi tiết hơn cung về các yếu tố sẽ được tiến hành ở các chương sau. Ở 

đây, chúng ta chỉ đề cập một cách sơ bộ một số yếu tố tổng quát có khả 

năng ảnh hưởng đến việc cung ứng (dài hạn) về các yếu tố sản xuất. 

+ Sự giàu có: Càng giàu có, người ta càng có xu hướng giữ nhiều nguồn 

lực hơn nhằm phục vụ các mục đích cá nhân (muốn có nhiều thời gian 

nghỉ ngơi hơn, muốn có nhiều đất đai hơn để làm nhà ở, vườn tược, thậm 

chí công viên nhằm thỏa mãn nhu cầu riêng của mình và gia đình…). Xét 

riêng khía cạnh này,  điều  đó làm giảm nguồn cung về yếu tố trên thị 

trường. 

+ Tập quán xã hội và các quy định pháp luật: Ở một số nước phụ nữ bị 

ngăn cấm hoặc không được khuyến khích tham gia thị trường lao động. 

Họ thường bị giới hạn trong chức năng của những người nội trợ, chăm 

sóc con cái hay những người làm việc nhà. Trong khi đó, ở các nước phát 

triển, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào thị trường lao động tương đối cao. Pháp 

luật của một số nước cũng cản trở các giao dịch đất đai một cách tự do 

trên thị trường. Những khía cạnh như vậy trong truyền thống, tập quán 

hay hệ thống luật pháp xã hội cũng  ảnh hưởng  đến sự cung  ứng các 

nguồn lực đầu vào. 

+ Đầu tư và tiết kiệm xã hội: nguồn vốn hiện vật của xã hội được tích lũy 

qua nhiều năm, nhiều thế hệ. Nó là kết quả của một quá trình phát triển 

dài lâu. Không phải ngẫu nhiên các nước phát triển thường có nguồn vốn 

dồi dào cho sản xuất trong khi  đó,  ở các nước nghèo, nguồn vốn này 

tương  đối hạn hẹp. Môi trường thuận lợi cho  đầu tư và tiết kiệm có ý 

nghĩa lớn đối với việc gia tăng nguồn cung về vốn, đặc biệt trong điều 

kiện toàn cầu hóa và mở cửa của các nền kinh tế hiện nay. 

+ Các quá trình dân số: quy mô và cơ cấu dân số, các quá trình di cư, 

nhập cư cũng có  ảnh hưởng lớn  đến nguồn cung về lao  động trên thị 

trường. Nói một cách tổng quát, một quốc gia đông dân thường có nguồn 

cung lao động dồi dào. Tuy nhiên, cung lao động thật sự còn phụ thuộc   268

vào cơ cấu dân số vì chỉ một bộ phận dân số nhất định tham gia vào lực 

lượng lao động. Chẳng hạn, tính chất “già” hay “trẻ” của cơ cấu dân số ở 

một nước sẽ tác động không nhỏ đến nguồn cung lao động của nước này 

trong tương lai. Ngoài ra, những yếu tố về truyền thống, dân tộc, tôn giáo 

cũng như kinh tế đều có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tham gia của dân số vào 

lực lượng lao động…  

7.3.2. Cân bằng cung, cầu về yếu tố sản xuất trên thị trường cạnh 

tranh (ngắn hạn, dài hạn) 

Giả sử trên một thị trường về một yếu tố sản xuất  đường cầu thị 

trường là D1 và đường cung thị trường là S1. Trạng thái cân bằng của thị 

trường tương ứng với điểm E, giao điểm của đường cầu D1 và đường cung 

S1. Tại trạng thái này, thị trường xác định một mức giá thuê cũng như một 

khối lượng yếu tố cân bằng. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, khi điểm 

cân bằng chưa được xác lập và hiện tượng dư cung hoặc dư cầu tồn tại thì 

luôn luôn tồn tại những áp lực để hướng thị trường sớm hội tụ về điểm cân 

bằng.  

Hình 7.10: Cân bằng trên thị trường yếu tố sản xuất. Khi cầu về một yếu tố 

sản xuất tăng, điểm cân bằng của thị trường sẽ thay đổi 

L2 

w1 

L1 

w2 

S1 

D1 

D2   269

Những yếu tố tác động đến cầu hoặc cung về yếu tố sản xuất sẽ 

làm đường cầu hoặc đường cung trên thị trường chuyển dịch. Kết quả là 

mức giá và lượng giao dịch cân bằng trên thị trường cũng thay đổi. Ở đây 

khuôn mẫu phân tích chung về cung, cầu mà chúng ta đã biết hoàn toàn 

thích hợp. Chẳng hạn, khi nhu cầu về nhà ở tăng lên do dân số và thu 

nhập của họ tăng lên làm cho giá nhà tăng lên mạnh. Nếu các điều kiện 

khác là giữ nguyên thì sự kiện này sẽ khiến cầu về lao động trong ngành 

xây dựng tăng lên (do doanh thu sản phẩm biên của lao động MRPL tăng 

lên). Đường cầu về lao động xây dựng dịch chuyển sang phải. Tại điểm 

cân bằng  điển hình, số lượng lao động làm việc trong ngành cung như 

tiền lương của họ sẽ tăng lên  (hình 7.10). Những yếu tố khác tác động 

đến doanh thu sản phẩm biên của một đầu vào, như chúng ta đã biết, sẽ 

tác động đến cầu về đầu vào này. Ngược lại, đường cung về một loại đầu 

vào trên thị trường sẽ dịch chuyển nếu các yếu tố tác động đến cung thay 

đổi. Ví dụ, khi lao động nhập cư đột ngột tăng lên, cung về lao động nói 

chung trong nền kinh tế và cung lao động trong ngành xây dựng chẳng 

hạn sẽ tăng lên. Cân bằng trên thị trường lao động sẽ thay đổi theo hướng 

làm cho tiền lương thị trường giảm xuống mặc dù lượng lao động được 

sử dụng sẽ nhiều hơn. 

Trong ngắn hạn, đường cầu về một loại yếu tố sản xuất thường phụ 

thuộc vào những biến động trên thị trường đầu ra cũng như khả năng điều 

chỉnh các yếu tố sản xuất khác của doanh nghiệp. Vì trong ngắn hạn, có 

một số yếu tố sản xuất mà doanh nghiệp rất khó điều chỉnh nên nói chung 

người ta cho rằng đường cầu trong ngắn hạn về một loại yếu tố sản xuất 

(khả biến hay dễ thay đổi) thường dốc hơn đường cầu dài hạn của chính 

nó. (Trong dài hạn, khi những biến động trên thị trường khiến nhu cầu về 

yếu tố sản xuất A tăng lên thường cũng làm cho nhu cầu về yếu tố sản 

xuất bổ sung B khác tăng lên. Khi có nhiều B hơn để phối hợp, sản phẩm 

biên của A nói chung tăng lên. Vì thế, trong dài hạn, sự tăng lên trong giá 

thuê yếu tố sản xuất A thường kéo theo sự gia tăng trong lượng cầu về A 

nhiều hơn so với ngắn hạn).    270

Sự phân biệt như vậy giữa ngắn hạn và dài hạn nhìn chung cũng 

thích hợp với lĩnh vực cung ứng yếu tố sản xuất. Nói chung trong dài hạn 

khả năng điều chỉnh các quyết định cung ứng trên thị trường yếu tố sản 

xuất thường dễ thực hiện hơn so với trong ngắn hạn. Vả lại, một loại yếu 

tố sản xuất thường được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau (ví 

dụ những lập trình viên máy tính hay những người lái xe tải có thể làm 

việc ở nhiều ngành khác nhau). Khi cân bằng ngắn hạn trên các thị trường 

ngành về yếu tố sản xuất tạo ra sự khác biệt đáng kể về giá cả hay tiền 

thuê thì sẽ diễn ra sự di chuyển về yếu tố sản xuất giữa các ngành. Ví dụ, 

tiền thuê ô tô tải dùng trong ngành xây dựng cao hơn hẳn so với tiền thuê 

ô tô tải ở trong ngành than. Những người sở hữu những chiếc xe tải sẽ rút 

một phần xe cung ứng trong ngành than để chuyển sang cho thuê ở ngành 

xây dựng. Ta nói, trong trường hợp này, do sự chênh lệch về tiền thuê, 

cung về xe tải trong ngành xây dựng sẽ tăng lên, đồng thời cung về xe tải 

trong ngành than giảm xuống. Vì những lý do kiểu này, trong dài hạn, 

những biến động về lượng cung về một yếu tố sản xuất trước một sự thay 

đổi nhất định về tiền thuê của yếu tố sản xuất sẽ lớn hơn trong ngắn hạn 

(trong ngắn hạn, nếu tiền thuê xe tải trong ngành xây dựng tăng, lượng 

cung ứng về xe tải trong ngành cũng tăng song không tăng mạnh được 

như trong dài hạn vì nhiều ràng buộc: trong ngắn hạn, sự di chuyển xe tải 

từ các ngành khác sang ngành xây dựng sẽ bị hạn chế  bởi những hợp 

đồng cho thuê đã ký; trong một thời gian quá ngắn, tổng dự trữ về xe tải 

trong nền kinh tế là tương đối cố định, do đó, cần có một thời gian nhất 

định thì người ta mới có thể gia tăng mạnh lượng xe tải sản xuất ra…). 

Nói một cách khác, đường cung dài hạn về một loại yếu tố sản xuất nói 

chung được hình dung là một đường thoải hơn so với đường cung ngắn 

hạn của chính nó. 

Do những khác biệt trên mà trong ngắn hạn, những thay đổi trên thị 

trường thường được phản ánh nhiều hơn trong những biến động về giá 

(tiền thuê các yếu tố sản xuất) trong khi đó, trong dài hạn, những thay đổi 

về lượng giao dịch lại thường thể hiện rõ rệt hơn. 

    271

7.3.3. Tiền thuê (yếu tố) tối thiểu và tiền thuê kinh tế  

Tiền thuê tối thiểu của một yếu tố sản xuất khi nó được sử dụng 

như một đầu vào của một quá trình sản xuất nào đó là mức tiền tối thiểu 

mà người ta phải trả để có thể thu hút được yếu tố này vào quá trình trên. 

Một vài ca sỹ yêu nghề và trung kiên có thể “làm nghề” thậm chí 

với mức lương bằng không. Trong trường hợp ấy, tiền công (đối với lao 

động tiền thuê chính là tiền công) tối thiểu để lôi cuốn những người nghệ 

sĩ này vào hoạt động biểu diễn là bằng không. Được biểu diễn, được ca 

hát, được giao lưu với công chúng, được thể hiện mình, được nhiều người 

hâm mộ… đối với họ như thế đã là đủ để có thể đứng trên sàn diễn. Tất 

nhiên, đối với một số nghệ sĩ khác, tiền trả tối thiểu phải cao hơn mới đủ 

hấp dẫn họ làm việc trong nghề. Với những người này, tiền công tối thiểu 

có thể là W1. Để lôi cuốn thêm một số đơn vị yếu tố nào đó tham gia vào 

quá trình sản xuất thường người ta phải nâng mức tiền thuê tối thiểu lên. 

Mỗi điểm trên đường cung về một loại yếu tố sản xuất cho ta biết mức 

tiền thuê tối thiểu để có thể mở rộng nguồn cung ứng yếu tố đó đến số 

lượng nào. Nếu đường cung yếu tố là một đường nằm ngang, mức tiền 

thuê tối thiểu luôn là bằng nhau với mỗi  đơn vị yếu tố cung ứng. Nếu 

đường cung yếu tố là một đường hoàn toàn thẳng đứng, tiền thuê tối thiểu 

của yếu tố sản xuất này là bằng không. Thông thường đường cung yếu tố 

dốc lên cho biết ở những mức tiền thuê tối thiểu khác nhau, số lượng yếu 

tố sản xuất sẵn sàng tham gia vào quá trình sản xuất cũng khác nhau. Để 

thu hút được số lượng yếu tố tham gia lớn hơn, tiền thuê tối thiểu phải 

tăng lên. 

Giả sử tại điểm cân bằng E (xem hình 7.11), tiền thuê tối thiểu để 

thu hút người ca sỹ cuối cùng tham gia vào ngành W*. Điểm E không chỉ 

nằm trên đường cung mà còn nằm trên đường cầu về lao động của các ca 

sỹ. Nó cho ta thấy, các doanh nghiệp tổ chức biểu diễn có thể và cần thuê 

đến người ca sỹ cuối cùng này vì giá trị sản phẩm biên của anh ta (hay chị 

ta) cũng chính là W*. Lượng lao động của các ca sỹ được thuê cân bằng ở 

mức L*. Tuy nhiên, khi những người lao động như nhau thường được trả   272

những mức tiền công như nhau (chú ý rằng ở đây chúng ta đã quy đổi và 

tiêu chuẩn hóa để mỗi đơn vị lao động – mỗi giờ biểu diễn chẳng hạn- 

của các ca sỹ đều có chất lượng tương đương nhau), W* sẽ trở thành mức 

tiền công hay tiền thuê mà tất cả các ca sỹ đều được nhận. Giờ đây bắt 

đầu có sự khác biệt giữa tiền thuê tối thiểu và tiền thuê kinh tế. 

Hình 7.11: Tiền thuê tối thiểu và tiền thuê kinh tế 

Giả sử chúng ta có thể biết chính xác tiền công tối thiểu của từng 

ca sỹ và chỉ trả cho mỗi người  đúng bằng mức tiền công tối thiểu  ấy. 

Tổng số tiền công tối thiểu để thu hút L* đơn vị lao động của các ca sỹ có 

thể được đo bằng chính là diện tích tam giác AEL*. Đó chính là tổng số 

tiền thấp nhất mà người ta phải trả để nhận được sự phục vụ của L* đơn 

vị lao động của các ca sỹ. 

Trên thực tế, mỗi ca sỹ đều nhận được mức tiền thuê W* như nhau 

cho mỗi đơn vị biểu diễn. Tổng số tiền mà người ta phải trả cho các ca sỹ 

là W*.L* hay có thể thể hiện bằng diện tích hình chữ nhật OW*EL*. Phần 

chênh lệch giữa tổng số tiền thuê mà người ta phải trả và tổng số tiền thuê 

tối thiểu ứng với một lượng yếu tố sản xuất nào đó chính là số tiền thuê 

kinh tế của yếu tố sản xuất này tại số lượng đang xem xét. Ở mức cân 

W* 

L*

   273

bằng trên thị trường lao động của các ca sỹ nói trên, diện tích hình thang 

AOW*E chính là biểu thị tổng số tiền thuê  kinh tế. 

Tiền thuê kinh tế là số tiền trả thêm ngoài tiền thuê tối thiểu khi lôi 

cuốn một yếu tố sản xuất nào đó vào quá trình sản xuất. Với cách phân 

tích ở trên, có thể thấy, khi đường cung yếu tố sản xuất là nằm ngang, 

tiền thuê kinh tế là bằng không. Khi  đường cung yếu tố là hoàn toàn 

thẳng đứng, tất cả tiền thuê đều là tiền thuê kinh tế.  

Khái niệm tiền thuê kinh tế dùng trong phân tích thị trường yếu tố 

cũng tương tự như khái niệm thặng dư sản xuất áp dụng cho các thị 

trường đầu ra. 

Sự phân biệt tiền thuê tối thiểu và tiền thuê kinh tế rất có ý nghĩa 

khi ta xem xét những thị trường yếu tố mà đường cung tỏ ra là kém co 

giãn hay tương đối dốc đứng (thị trường của các ca sỹ ngôi sao, của các 

cầu thủ bóng đá tài năng hay thị trường đất đai…). Khi nhu cầu thị trường 

về các yếu tố này cao, tiền thuê yếu tố cân bằng sẽ cao. Sẽ có một sự 

chênh lệch khá lớn giữa tổng số tiền thuê và tổng số tiền thuê tối thiểu. 

Khi nhu cầu thị trường về yếu tố này hạ xuống, các yếu tố sản xuất này 

vẫn tiếp tục được thu hút với số lượng gần như cũ vào quá trình sản xuất 

song với một tổng số tiền thuê thấp hơn nhiều. Cái bị cắt giảm ở đây chủ 

yếu là tiền thuê kinh tế. Khi người ta vẫn trả được tiền thuê tối thiểu cho 

một yếu tố nào đó, người ta vẫn lôi cuốn hay thu hút được yếu tố này vào 

quá trình kinh tế.   274

Chương 8 

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 

  Ở chương trước chúng ta đã giải thích một cách tổng quát về sự 

hoạt  động của một thị trường yếu tố sản xuất. Chỉ cần áp dụng những 

nguyên lý chung đó vào thị trường lao động là ta có thể hiểu được cách 

thức thị trường lao động vận hành như thế nào. Trong chương này, chúng 

ta cố gắng làm nổi bật những đặc điểm riêng của thị trường lao động, với 

tư cách là một thị trường yếu tố sản xuất đặc thù. Để làm được việc đó, 

khi xem xét cung cầu trên thị trường lao  động, chúng ta sẽ chú ý giải 

thích quyết định cung ứng lao động của một cá nhân và điều này được 

xem như nền tảng để hiểu cung về lao động. Thị trường lao động không 

phải lúc nào cũng ở trạng thái cân bằng và có nhiều yếu tố như chính sách 

của chính phủ hay hoạt  động của công  đoàn luôn tác  động  đến sự cân 

bằng này. Những mô hình lý thuyết có thể giúp chúng ta hiểu và giải 

thích được các sự kiện đó cũng là nội dung quan trọng của chương. Ngoài 

ra, việc cắt nghĩa những nguyên nhân gây ra sự chênh lệch về lương – 

một trong những hình thức và nguyên nhân của sự chênh lệch về thu nhập 

cũng là khía cạnh quan trọng được thảo luận ở chương này. 

8.1. Sự cân bằng trên thị trường lao động 

8.1.1. Cầu, cung và cân bằng trên thị trường lao động 

*Cầu về lao động và các yếu tố ảnh hưởng 

- Cầu về lao động của doanh nghiệp  

Cầu về lao động của một doanh nghiệp cho chúng ta biết lượng lao 

động mà doanh nghiệp sẵn lòng và mong muốn thuê mướn tương ứng với 

mỗi mức lương nhất định. 

Doanh nghiệp cần lao động như một yếu tố đầu vào. Nó được sử 

dụng cùng với các yếu tố sản xuất khác để tạo ra các hàng hóa hay dịch   275

vụ đầu ra mà doanh nghiệp mong muốn. Khi mua sắm các đầu vào lao 

động, doanh nghiệp không “mua” hẳn những người công nhân mà chỉ 

mua khả năng làm việc của họ trong những khoảng thời gian nhất định. 

Nói cách khác, doanh nghiệp chỉ mua dịch vụ lao động chứ không phải 

bản thân người lao động. Đối với thị trường lao động, hoạt động mua bán 

ở đây thực chất là hoạt động thuê mướn (doanh nghiệp là người đi thuê, 

còn người lao động là người cho thuê). Đối tượng mua bán là dịch vụ lao 

động – sự phục vụ của người công nhân trong một khoảng thời gian nào 

đó, thường được đo bằng số giờ lao động chẳng hạn. 

Như đã giải thích từ chương trước, đường cầu về lao động của một 

doanh nghiệp chính là đường doanh thu sản phẩm biên của lao động. Đó 

là một đường dốc xuống, phản ánh tình trạng: khi tiền lương hạ xuống, để 

tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp có xu hướng sẵn sàng thuê mướn số 

lượng lao động nhiều hơn và ngược lại. Phân tích trực tiếp các yếu tố ảnh 

hưởng đến doanh thu sản phẩm biên của lao động, ta có thể quy các yếu 

tố chi phối cầu lao động của một doanh nghiệp về những yếu tố sau: Thứ 

nhất, quỹ máy móc, thiết bị và các yếu tố sản xuất khác mà lao động được 

sử dụng trong quá trình sản xuất. Nếu quỹ này tăng lên, nếu mỗi lao động 

trung bình  được sử dụng nhiều vốn hiện vật hơn trước, sản phẩm biên 

(đôi khi có thể gọi là năng suất biên) của mỗi đơn vị lao động sẽ tăng lên. 

Cầu về lao động vì thế sẽ tăng lên và đường cầu lao động sẽ dịch chuyển 

sang phải. Trong trường hợp ngược lại, cầu về lao động sẽ giảm, đường 

cầu về lao động sẽ dịch chuyển sang trái. Thứ hai, trình độ công nghệ. 

Cách thức sản xuất được cải tiến hay trình độ công nghệ tăng cũng làm 

cầu về lao động tăng lên ngay cả khi quỹ vốn hiện vật vẫn giữ nguyên 

như cũ. Ở đây, tác động của công nghệ đến cầu về lao động cũng thông 

qua sự gia tăng sản phẩm biên của lao động. Thứ ba, biến động trên thị 

trường đầu ra. Giá sản phẩm đầu ra của lao động tăng lên, nếu các điều 

kiện khác giữ nguyên, cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến sự gia tăng 

trong cầu về lao  động. Khi  đó, doanh thu sản phẩm biên của lao  động 

tăng lên. Đường cầu về lao động sẽ dịch chuyển sang phải. Ngược lại, khi 

thị trường đầu ra ảm đạm, giá cả hàng hóa hạ xuống, cầu về lao động sản   276

xuất đầu ra này cũng sẽ giảm theo. Trong trường hợp này đường cầu về 

lao động dịch chuyển sang trái. 

- Cầu về lao động của ngành 

Cầu về một loại lao động của một ngành  được suy ra bằng cách 

tổng hợp các  đường cầu riêng rẽ về loại lao  động  đó của các doanh 

nghiệp. Do sự thay đổi của giá cả trên thị trường đầu ra khi các doanh 

nghiệp trong ngành cùng một lúc thuê mướn thêm hay cắt giảm lao động, 

nên như trong mục 7.2.2 ở chương 7 chúng ta đã phân tích, đường cầu lao 

động của ngành tuy dựa vào các đường tổng hợp theo chiều ngang các 

đường MVPL  (mỗi đường chỉ gắn với một mức giá đầu ra nhất định) để 

thể hiện mình, song nó lại không phải chính là một đường nào đó trong số 

các đường trên. Nói chung nó là một đường dốc hơn so với các đường 

cộng theo chiều ngang nói trên. 

- Cầu thị trường về một loại lao động thể hiện mức cầu trong toàn bộ thị 

trường (trong toàn bộ nền kinh tế) về loại lao động nói trên tương ứng với 

từng mức lương. Nếu đối tượng mà ta phân tích là một loại lao động đặc 

thù, chỉ làm việc trong một ngành nhất định thì cầu thị trường về lao động 

này cũng chính là cầu về lao động của ngành. Còn nếu đây là một loại lao 

động có thể làm việc ở các ngành khác nhau (ví dụ lái xe, thợ hàn, thợ 

điện…) thì cầu thị trường về lao động này được suy ra bằng cách cộng 

theo chiều ngang cầu lao động của các ngành. 

* Cung về lao động 

Cung về một loại lao động trên một thị trường cụ thể phản ánh các 

số lượng lao động sẵn sàng làm việc tương ứng với các mức lương khác 

nhau. Khi lượng lao động cung ứng chỉ xuất phát và liên quan đến một cá 

nhân, ta có cung lao động của một cá nhân. Vì đường cung trên thị trường 

về thực chất chỉ là tổng hợp theo chiều ngang các đường cung cá nhân 

nên việc hiểu các quyết định cá nhân về cung ứng lao  động  điểm xuất 

phát để chúng ta hiểu cung về lao động nói chung.   277

- Quyết định cá nhân về cung ứng lao động:  

Đối với một cá nhân, trong một khoảng thời gian xác định, anh ta 

(hay chị ta) hoặc là làm việc để có một khoản thu nhập nào đó, hoặc là 

nghỉ ngơi, giải trí (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả việc xem vô tuyến, đi 

du lịch hay thuần túy là ngủ). Vì tổng số giờ tự nhiên trong khoảng thời 

gian xem xét là cố định nên việc anh ta (hay chị ta)  tăng số giờ làm việc 

của mình lên cũng đồng nghĩa với việc giảm số giờ nghỉ ngơi đi và ngược 

lại. Nói một cách khác, mỗi cá nhân luôn luôn phải lựa chọn có tính chất 

đánh đổi giữa hai phương án thay thế nhau: làm việc – lao động – một sự 

hy sinh thời gian nghỉ ngơi để có thêm thu nhập và nghỉ ngơi – một “hoạt 

động” tự nó đem lại cho con người độ thỏa dụng nhất định song lại phải 

hy sinh thời gian làm việc, do đó, gián tiếp hy sinh một khoản thu nhập 

nào đó.  

Có thể áp dụng mô hình về sự lựa chọn của người tiêu dùng mà 

chúng ta đã nghiên cứu ở chương 3 để phân tích sự lựa chọn của người 

lao động. Giờ đây, người này phải cân nhắc, lựa chọn không phải giữa hai 

hàng hóa thông thường mà là giữa hai “hàng hóa”  đặc biệt: thu nhập 

(kiếm được nhờ làm việc) và nghỉ ngơi. Mỗi cá nhân đều có một sở thích 

nhất định, do đó có một tập hợp các đường bàng quan nhất định thể hiện 

sở thích hay quan điểm đánh đổi của mình giữa thu nhập và nghỉ ngơi. Sở 

thích khác nhau khiến cho hình dạng của các đường bàng quan là khác 

nhau giữa các cá nhân. Mặt khác, việc lựa chọn của người lao  động 

không chỉ phụ thuộc vào sở thích. Anh ta (hay chị ta) còn bị sự ràng buộc 

ngân sách. Nếu w là mức lương thị trường của một giờ lao động, thì sự 

đánh đổi thị trường ở đây là: khi bớt đi một giờ nghỉ ngơi, do người lao 

động có thêm một giờ lao động nên anh ta (hay chị ta) sẽ có thêm một 

lượng thu nhập bằng w. Nếu nghỉ ngơi toàn bộ, lượng hàng hóa nghỉ ngơi 

của người lao  động  đạt mức tối  đa và bằng tổng số giờ tự nhiên của 

khoảng thời gian mà ta phân tích, còn thu nhập mà anh ta (hay chị ta) có 

chỉ đơn giản là những khoản thu nhập phi lao động. Nếu dành tất cả thời 

gian cho làm việc, số giờ nghỉ ngơi bằng không, song thu nhập đạt mức 

cao nhất bao gồm cả thu nhập phi lao  động lẫn thu nhập do lao  động   278

(khoản thứ hai này bằng số giờ làm việc nhân với w). Không quá đi sâu 

vào các chi tiết, áp dụng mô hình lựa chọn của người tiêu dùng vào 

trường hợp này giúp chúng ta có thể kết luận: điểm lựa chọn tối ưu của 

người  lao động chính là điểm mà ở đó đường ràng buộc ngân sách tiếp 

xúc với một đường bàng quan nào đó. Tại điểm này, tỷ lệ đánh đổi thị 

trường giữa thu nhập (làm việc) và nghỉ ngơi (tức bớt 1 giờ nghỉ ngơi thì 

có thêm w đồng thu nhập và ngược lại) cũng chính bằng tỷ lệ đánh đổi về 

sở thích (sẵn sàng hy sinh bao nhiêu thu nhập để được thêm 1 giờ nghỉ 

ngơi và ngược lại). Nói cách khác, số giờ nghỉ ngơi và số giờ làm việc tối 

ưu của người lao động đạt được khi tại giờ nghỉ ngơi cuối cùng, người lao 

động vẫn giữ nguyên độ thỏa dụng nếu có thêm (hay bớt đi) 1 giờ nghỉ 

ngơi song lại bớt đi (hay có thêm) một lượng thu nhập là w. 

Mức lương w là một yếu tố tác động đến điểm lựa chọn của người 

lao động. (Độ dốc của đường ngân sách trong trường hợp này có thể dễ 

dàng nhận thấy chính là – w). Khi w thay đổi, đường ràng buộc ngân sách 

của người lao động sẽ xoay. Và điểm lựa chọn tối ưu của anh ta (hay chị 

ta) sẽ thay đổi. Điều đó có nghĩa là số giờ anh ta (hay chị ta) sẵn sàng 

nghỉ ngơi hay làm việc phụ thuộc vào mức lương  w. Nói cách khác, 

lượng lao  động (số giờ làm việc) mà người này sẵn sàng cung  ứng sẽ 

khác nhau tương ứng với những mức lương khác nhau. 

Vậy khi tiền lương tăng (hay giảm) thì lượng cung lao  động của 

một cá nhân sẽ thay đổi theo chiều hướng nào? Nếu ta chờ đón đường 

cung lao động của một cá nhân là một đường dốc lên như đường cung 

thông thường của các hàng hóa khác, thì ta phải dự đoán: khi tiền lương 

tăng, lượng cung lao động cũng sẽ tăng theo và ngược lại. Tuy nhiên, với 

đường cung về lao động, thực tế có phức tạp hơn đôi chút. 

Khi tiền lương thay đổi người lao động sẽ bị tác động của hai hiệu 

ứng: hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế. Chẳng hạn, khi tiền lương 

tăng lên, các  điều kiện khác giữ nguyên nghĩa là thu nhập thực tế của 

người này tăng. Trở nên giàu có hơn, anh ta (hay chị ta) sẽ có khuynh 

hướng chi tiêu nhiều hơn cho các hàng hóa thông thường, đặc biệt là các   279

hàng hóa cao cấp hay xa xỉ. Nghỉ ngơi là một loại hàng hóa như vậy. Khi 

thu nhập quá thấp, người ta không muốn nghỉ ngơi nhiều (trừ khi đó là 

đòi hỏi có tính chất sinh lý của cơ thể) mà luôn muốn được làm việc mỗi 

khi có thể để có thêm những đồng thu nhập ít ỏi nhằm duy trì sự tồn tại 

của mình và gia đình. Khi thu nhập cao hơn, khi không còn phải quá lo 

cho việc mưu sinh, người ta luôn muốn có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. 

Càng giàu có, người ta càng muốn có nhiều thời gian nghỉ ngơi để làm 

những việc mình thích, để giải trí, để sử dụng những đồng thu nhập đã 

kiếm được. Vì thế, giả định nghỉ ngơi là một loại hàng hóa xa xỉ hay chí 

ít cũng là một loại hàng hóa thông thường là hoàn toàn hợp lý. Vì thế, khi 

tiền lương tăng lên, hiệu  ứng thu nhập sẽ khiến người lao  động muốn 

nghỉ ngơi nhiều hơn. Lượng lao động hay số giờ làm việc mà người này 

sẵn sàng cung ứng sẽ giảm. Mặt khác, khi tiền lương tăng lên cũng có 

nghĩa là chi phí cơ hội của một giờ nghỉ ngơi cũng tăng lên. Nghỉ ngơi trở 

nên đắt đỏ hơn trước. Lúc này hiệu ứng thay thế sẽ khiến cho người lao 

động có xu hướng thay thế nghỉ ngơi đang “đắt đỏ” lên một cách tương 

đối bằng phương án thay thế duy nhất: làm việc. Với tác động của hiệu 

ứng thay thế, người ta có xu hướng nghỉ ngơi ít hơn, và do đó, làm việc 

nhiều hơn. Trong trường hợp này, w tăng lại khiến lượng cung về lao 

động tăng. 

Về mặt lý thuyết, hai hiệu ứng thu nhập và thay thế cùng phát huy 

tác dụng  đồng thời khi tiền lương thay  đổi. Việc hai hiệu  ứng này tác 

động đến lượng cung lao động theo những chiều trái ngược nhau khiến 

cho người ta không thể kết luận  được một cách chắc chắn rằng: khi w 

tăng, lượng cung lao động tăng hay giảm? Có ba khả năng xảy ra khi tiền 

lương tăng lên: 1) nếu hiệu ứng thay thế tỏ ra ảnh hưởng mạnh hơn đến 

các quyết định của người lao động thì cuối cùng, lượng cung lao động sẽ 

tăng. Đường cung lao động trong trường hợp này là một đường dốc lên. 

2) Nếu hiệu ứng thay thế hoàn toàn triệt tiêu và cân bằng với hiệu ứng thu 

nhập thì lượng cung lao động sẽ không thay đổi. Trong quãng này, đường 

cung lao động là thẳng đứng. 3) Nếu hiệu ứng thay thế tác động yếu, hiệu 

ứng thu nhập trở nên nổi trội hơn, người lao động sẽ có khuynh hướng   280

nghỉ ngơi nhiều hơn. Lương tăng rốt cục khiến anh ta (hay chị ta) làm 

việc ít đi. Đường cung lao động uốn vào phía sau và trở thành đường có 

độ dốc âm. 

Quan sát thực nghiệm cho người ta thấy: khi mức lương xuất phát 

của người lao động là tương đối thấp, hiệu ứng thay thế thường trội hơn, 

do  đó mức lương tăng lên kéo theo lượng cung lao  động tăng;  đường 

cung lao động khi này có xu hướng dốc lên. Còn khi người lao động đã 

có mức lương tương đối cao, hiệu ứng thu nhập thường ảnh hưởng mạnh. 

Nếu mức lương tiếp tục tăng, người ta sẽ sẵn lòng làm việc ít hơn (mức 

lương giờ cao cho phép người ta không cần làm việc nhiều giờ như trước) 

và  đường cung lao  động lúc này sẽ uốn vào phía sau. Tóm lại,  đường 

cung lao động của một cá nhân về đại thể là một đường dốc lên song có 

một phần uốn về phía sau. Đó chính là đặc điểm nổi bật của đường này. 

Khi nào  đường cung lao  động của cá nhân sẽ dịch chuyển? Nói 

cách khác, những yếu tố nào khiến cho cung lao động của mỗi cá nhân 

thay  đổi: anh ta (hay chị ta) sẵn sàng làm việc nhiều hơn hay ít hơn ở 

những mức lương như cũ? Vận dụng mô hình lựa chọn của người tiêu 

dùng, ta có thể thấy một số yếu tố sau đây thường nằm sau đường cung 

lao động của một cá nhân: thứ nhất, sở thích hay quan điểm đánh giá cá 

w1 

w2 

w3 

L1  L2 

L3  L 

SL 

Hình 8.1: Đường cung lao động của một cá nhân   281

nhân của người này về thu nhập (tiền bạc) và nghỉ ngơi. Sở thích khác 

nhau sẽ khiến cho đường bàng quan của mỗi người là khác nhau. Bởi vậy, 

tuy cùng đối diện với các mức lương thị trường như nhau, hai người khác 

nhau vẫn có thể có những lựa chọn giữa làm việc và nghỉ ngơi khác nhau, 

do đó có đường cung lao động khác nhau. Cũng với lập luận như vậy, có 

thể thấy đối với một cá nhân, khi sở thích của người này thay đổi, đường 

cung lao động của anh ta (hay chị ta) sẽ thay đổi hay dịch chuyển. Thứ 

hai, chi phí nuôi dưỡng, đào tạo… để hình thành khả năng (thể lực, kiến 

thức, kỹ năng…) làm việc của cá nhân. Nếu các  điều kiện khác giữ 

nguyên, chi phí này tăng lên sẽ làm cho cung lao động cá nhân nói chung 

giảm. Khi chi phí để làm việc tăng lên, nghỉ ngơi sẽ rẻ đi một cách tương 

đối. Trong điều kiện như cũ, người lao động sẽ làm việc ít hơn ở mỗi mức 

lương. Không phải ngẫu nhiên mà nguồn cung lao động phổ thông, giản 

đơn, với chi phí đào tạo thấp thường dồi dào hơn so với nguồn cung lao 

động kỹ năng cao, đòi hỏi chi phí đào tạo lớn. Với loại lao động thứ nhất, 

đường cung nằm ở phía bên phải đường cung của dạng lao động thứ hai. 

Khi áp dụng lập luận này cho riêng một cá nhân, có thể kết luận một cách 

tổng quát là: nếu chi phí để tiếp cận công việc của người lao động tăng 

lên, đường cung lao động của anh ta (hay chị ta) sẽ dịch chuyển lên trên 

và sang trái; ngược lại, khi chi phí  đó rẻ  đi,  đường cung lao  động của 

người này sẽ dịch chuyển xuống dưới và sang phải. 

- Cung ứng lao động nói chung cho nền kinh tế xét như một tổng thể 

 Xét cung lao động chung cho cả nền kinh tế (chưa phân chia lao 

động theo các nghề khác nhau), ta thấy một mặt nguồn cung lao động phụ 

thuộc vào quyết định cung ứng lao động của mỗi cá nhân khi họ tham gia 

vào lực lượng lao động – quyết định này cho biết một cá nhân trung bình 

trong lực lượng lao động sẵn sàng làm việc bao nhiêu giờ trong một năm 

với những mức lương xác  định. Mặt khác, nó phụ thuộc vào số lượng 

người tham gia vào lực lượng lao động – tức lực lượng của những người 

hiện đang làm việc hay đang tìm kiếm việc làm. Về nguyên tắc, có thể dễ 

dàng thừa nhận rằng, với số giờ lao động xác định mà một cá nhân lao 

động trung bình sẵn sàng cung ứng trong khoảng thời gian 1 năm chẳng   282

hạn, nguồn cung lao  động chung của cả nền kinh tế sẽ tăng lên khi số 

lượng người tham gia trong lực lượng lao  động tăng lên và ngược lại. 

Đến lượt mình, tổng số người tham gia vào lực lượng lao động lại phụ 

thuộc vào: 1) quy mô và cơ cấu dân số. Những thay đổi trong quy mô và 

cơ cấu dân số luôn luôn  ảnh hưởng  đến nguồn cung về lao  động nói 

chung. Tỷ lệ tăng, giảm dân số tự nhiên hay cơ học (do hiện tượng nhập 

cư hay di cư) đều ảnh hưởng đến quy mô dân số. Cơ cấu dân số thường 

trực tiếp ảnh hưởng đến số lượng người ở trong độ tuổi lao động, có tiềm 

năng lao động. Một nước có cơ cấu dân số trẻ như Việt Nam trong thời 

kỳ hiện nay thường đối diện với sức ép về việc làm: số người bước vào 

độ tuổi lao động hàng năm tương đối cao cùng với sự gia tăng của quy 

mô dân số. Ở những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn lại diễn ra 

một hiện tượng ngược lại: tỷ lệ người già tăng lên trong khi tỷ lệ người có 

khả năng lao động lại giảm xuống. 2) Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao 

động. Tỷ lệ tham gia cho chúng ta biết tỷ lệ phần trăm của nhóm dân cư 

nằm trong độ tuổi lao động quyết định tham gia vào lực lượng lao động. 

Với một quy mô dân số xác  định, một số lượng người nhất  định nằm 

trong độ tuổi lao động, tỷ lệ tham gia tăng có nghĩa là số lượng người 

tham gia lực lượng lao động tăng. Điều đó sẽ làm cho cung lao động nói 

chung của cả nền kinh tế tăng một khi các yếu tố khác được giữ nguyên. 

 Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động chịu sự tác động của các yếu 

tố kinh tế, xã hội, văn hóa khác nhau. Trong một xã hội mà phụ nữ thực 

sự có quyền bình đẳng và có khả năng và điều kiện tham gia tích cực vào 

các công việc xã hội, người ta ít thấy sự khác biệt về tỷ lệ tham gia giữa 

phụ nữ và nam giới (mặc dù thường với những người phụ nữ đã lập gia 

đình, tỷ lệ tham gia vẫn thấp hơn so với tỷ lệ tham gia ở đàn ông) so với 

một xã hội mà ở đó chức năng của người phụ nữ được cho là chỉ phù hợp 

với những công việc nội trợ trong gia đình. Ở những nước hồi giáo, phụ 

nữ ít tham gia vào thị trường lao động, do đó, một bộ phận đáng kể dân 

số trong độ tuổi lao động đã đứng ngoài lực lượng lao động. Những yếu 

tố văn hóa – xã hội này rõ ràng tác động mạnh vào sở thích hay thái độ 

của các cá nhân, khiến cho quan niệm của họ về giá trị của thu nhập, của   283

làm việc và nghỉ ngơi  ở các nền kinh tế khác nhau cũng trở nên khác 

nhau. Trình  độ phát triển kinh tế-xã hội chung cũng  ảnh hưởng đến sở 

thích này. Khi phần  đông dân cư  đánh giá cao hơn các giá trị do nghỉ 

ngơi và thời gian nhàn rỗi mang lại, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động 

sẽ có xu hướng giảm nếu không được các yếu tố khác bù đắp lại. 

 Ngoài yếu tố tác động đến sở thích chung của các cá nhân, tỷ lệ 

tham gia còn phụ thuộc vào: 1) thu nhập phi lao động nói chung của dân 

cư. Thu nhập do lao động không phải nguồn thu nhập duy nhất. Người ta 

có thể có những thu nhập từ việc cho thuê đất, gửi tiền tiết kiệm, mua 

chứng khoán, đầu tư bất động sản… Khi thu nhập phi lao động thay đổi, 

một hiệu ứng thu nhập thuần túy (không kèm theo hiệu ứng thay thế vì ở 

đây giá tương đối giữa một giờ làm việc và một giờ nghỉ ngơi không thay 

đổi) xuất hiện. Hiệu ứng này sẽ  ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu nói 

chung của dân cư về các hàng hóa, trong  đó có hàng hóa “nghỉ ngơi”. 

Chẳng hạn, khi thu nhập phi lao động giảm sút, người ta sẽ có xu hướng 

nghỉ ngơi ít đi, do đó muốn làm việc nhiều hơn. Tỷ lệ tham gia nhờ đó có 

xu hướng tăng. Ngược lại, khi thu nhập phi lao động tăng, người ta có xu 

hướng tiêu dùng nhiều hàng hóa “nghỉ ngơi” hơn, do vậy, tỷ lệ tham gia 

có thể giảm. 2) Chi phí cố định khi đi làm  hay lao động. Đó là những 

khoản chi phí không phụ thuộc vào số giờ lao  động cao hay thấp mà 

người lao động phải gánh chịu khi quyết định đi làm. Ví dụ, khi đi làm, 

những người trước đây được nhận các khoản trợ cấp thất nghiệp hay các 

trợ cấp xã hội khác phải từ bỏ các khoản trợ cấp này. Rõ ràng đây là một 

khoản chi phí cố định giống như chi phí đi lại, mua sắm trang phục để đi 

làm… Khi mức trợ cấp xã hội nói trên lớn, chi phí cố định của việc đi 

làm cao. Những người chỉ có khả năng tham gia hoạt động ở những khu 

vực có tiền lương thấp sẽ ít muốn tham gia vào lực lượng lao động. Nói 

cách khác, khi chi phí cố định của việc đi làm tăng lên, khi các điều kiện 

khác là giữ nguyên, tỷ lệ tham gia có xu hướng giảm và ngược lại. 3) 

Mức tiền công hay tiền lương thực tế. Sự thay đổi trong mức tiền lương 

thực tế trung bình trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến mức độ tham gia 

của các cá nhân vào lực lượng lao động. Khi tiền lương thực tế trung bình   284

tăng lên, một số người trước đây vẫn nằm ngoài lực lượng lao động sẽ 

được lôi cuốn vào lực lượng này do lợi ích tương đối của việc đi làm so 

với ở nhà nghỉ ngơi hoàn toàn tăng lên (chi phí cố định của việc đi làm 

giảm xuống một cách tương đối). Tỷ lệ tham gia vì thế cũng tăng lên. Tuy 

nhiên, cũng cần lưu ý rằng, tiền lương thực tế ở nhóm có tiền lương cao 

tăng có thể khiến họ giảm số giờ lao động sẵn sàng cung ứng trong năm, 

mặc dù họ không hề muốn rút lui khỏi lực lượng lao động. Trong trường 

hợp này, số giờ lao  động trung bình của một cá nhân cung cấp có thể 

giảm xuống chút ít. Tuy thế, do số người có mức lương cao và bị hiệu 

ứng thu nhập tác động mạnh như vậy có lẽ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nên 

chúng ta vẫn có thể khẳng định xu hướng chung là: khi tiền lương thực tế 

nói chung tăng lên, tỷ lệ tham gia và lượng lao động sẵn sàng cung ứng 

trong cả nền kinh tế tăng lên.  

- Cung ứng lao động cho một ngành 

 Một ngành riêng biệt chỉ là một bộ phận của nền kinh tế. Cung lao 

động cho một ngành thường không tách rời các ngành khác vì lao động 

có khả năng di chuyển từ ngành nọ sang ngành kia. Trong trường hợp sự 

di chuyển này là hoàn toàn dễ dàng (ví dụ những người thợ hàn hay lái xe 

tải có thể dễ dàng chuyển từ ngành công nghiệp sản xuất ô tô sang ngành 

xây dựng và ngược lại mà gần như không cần bất cứ sự đào tạo bổ sung 

nào), sự chênh lệch tiền lương của loại lao  động này trong các ngành 

khác nhau chỉ được phép duy trì khi nó phản ánh những đặc tính phi tiền 

tệ khác nhau giữa các ngành. Ví dụ, một người thợ hàn làm việc trong 

môi trường độc hại hơn, nguy hiểm hơn (do thường xuyên phải làm việc 

trên cao chẳng hạn),  ở những nơi  điều kiện sống khó khăn hơn (ngoài 

khơi, biên giới, hải  đảo…)  được nhận tiền lương cao hơn so với một 

người thợ hàn tương tự song làm việc trong những điều kiện an toàn và 

có môi trường sống thuận lợi hơn. Vượt quá ngưỡng đó, sự khác biệt quá 

mức về tiền lương giữa các ngành khác nhau sẽ tạo ra sự di chuyển lao 

động từ nơi có tiền lương thấp đến nơi có tiền lương cao hơn. Bằng sự di 

chuyển này, trên toàn bộ nền kinh tế có một sự cân bằng nào đó (phản 

ánh trạng thái cầu và cung chung của cả nền kinh tế về loại lao động đó)   285

để sự chênh lệch về lương giữa các ngành chỉ nhằm bù đắp lại những đặc 

tính phi tiền tệ. Có thể phân tích cung thị trường nói chung về một loại 

lao động nghề nghiệp cụ thể tương tự như phân tích cung lao động tổng 

thể cho cả nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một vài điểm khác biệt. 

Đối với một loại lao động có tính chất giản đơn, chỉ đòi hỏi kỹ năng lao 

động thấp, chi phí đào tạo không đáng kể, nguồn cung lao động nói chung 

rất dồi dào. Cung lao động dạng này khá co giãn. Chỉ cần tiền lương tăng 

lên chút ít, sẽ có nhiều cánh tay lao động sẵn sàng cung ứng. Đường cung 

lao  động vì vậy tương  đối nằm ngang. Đối với loại lao  động phức tạp 

hơn, những kỹ năng lao động của nó đòi mất phải nhiều thời gian và tiền 

bạc để đào tạo hơn, nguồn cung về nguyên tắc tương đối khan hiếm hơn. 

Mặt khác, khi mức lương tăng lên, số lượng lao  động có thể tham gia 

cung  ứng không dễ dàng tăng lên nhanh và nhiều như trường hợp lao 

động giản  đơn. Vì thế  đường cung lao  động loại này thường dốc  đứng 

hơn. 

  Đối với một ngành nhỏ (hiểu theo nghĩa loại lao  động chúng ta 

đang phân tích được sử dụng trong ngành chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so 

với trong cả nền kinh tế), khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động trong 

ngành từ cả nền kinh tế, xét một cách tương đối, là rất lớn. Ngành có thể 

thuê thêm lao động một cách dễ dàng mà hầu như không phải tăng lương. 

Đường cung lao động mà ngành đối diện có thể coi như một đường nằm 

ngang. Điều này cũng phản ánh một sự kiện: mức lương cân bằng chung 

của loại lao động này được quyết định trên phạm vi cả thị trường có tính 

chất liên ngành mà ngành chỉ là “kẻ chấp nhận giá”. Chỉ ở những ngành 

lớn, nơi lao  động thuộc một nghề nào  đó  được sử dụng một cách tập 

trung, cung lao động mới thể hiện rõ rệt như một đường dốc lên. Việc mở 

rộng hoạt động thuê mướn loại lao động này trong ngành sẽ đẩy mức tiền 

lương lên. Về cơ bản, việc di chuyển lao động từ các ngành khác đến coi 

như không đáng kể. Để có thể mở rộng lượng cung lao động của các cá 

nhân trong ngành, tiền lương lao động phải tăng lên, nhất là trong ngắn 

hạn khi mà nguồn cung lao động trong ngành tương đối cố định.   286

  Đối với một số loại lao động mà kỹ năng làm việc là có tính chất 

tương đối đặc thù theo ngành, sự di chuyển lao động từ ngành này sang 

ngành kia là khó khăn, nhất là trong ngắn hạn. Ví dụ, lao động của những 

kiến trúc sư chỉ thích hợp với ngành xây dựng. Họ không thể làm việc 

theo đúng chuyên môn được đào tạo ở một ngành khác như ngành dệt, cơ 

khí… Hoặc nếu coi y tế là một ngành thì lao động của bác sỹ cũng là một 

loại lao động đặc thù. Các bác sỹ không thể dễ dàng chuyển sang ngành 

khác để hoạt động. Trong trường hợp này, các thị trường lao động nghề 

nghiệp bị cắt khúc theo ngành. Ngành không hy vọng hút được lao động 

từ ngành khác sang chỉ nhờ mức lương cao hơn. Đường cung về loại lao 

động này cho ngành phải là một đường dốc lên: Tiền lương phải cao hơn 

mới cuốn hút được số lượng lao động cung ứng nhiều hơn. 

 Nói chung  đường cung lao  động cho ngành trong dài hạn có xu 

hướng thoải hơn so với  đường cung ngắn hạn. Trong ngắn hạn, số lao 

động làm việc trong ngành là tương đối cố định, đặc biệt là đối với các 

lao động cần được đào tạo. Lương tăng vẫn làm lượng cung về lao động 

tăng song chủ yếu dựa vào sự tăng số giờ lao động cung ứng của những 

người đang làm việc. Trong dài hạn, lương của một loại lao động trong 

một ngành tăng lên sẽ kéo theo và cuốn hút lao động từ các ngành khác 

chuyển sang cũng như những người nằm ngoài lực lượng lao  động gia 

nhập vào ngành. Khi thời gian đủ dài, người ta có thể chuyển đổi nghề 

nghiệp từ lĩnh vực nọ sang lĩnh vực kia, miễn là sự khuyến khích về 

lương là đủ mạnh. Điều đó làm cho đường cung lao động dài hạn trở nên 

thoải hơn. 

* Cân bằng trên thị trường lao động 

- Cân bằng trên thị trường lao động của ngành.  

  Đối với một ngành, cầu và cung của ngành về một loại lao động cụ 

thể sẽ quyết định mức lương và số lượng lao động làm việc trong ngành. 

Với giả định thị trường lao động trong trường hợp này là thị trường cạnh 

tranh hoàn hảo và chính phủ không có hoạt  động can thiệp nào, với   287

đường cầu lao  động của ngành là D1,  đường cung lao  động là  S1 như 

trong hình 8.2, trạng thái cân bằng trên phạm vi ngành thoạt tiên là điểm 

E. Mức lương cân bằng trong ngành lúc này là w1, lượng lao động được 

thuê mướn là L1. Chỉ có tại điểm E thị trường mới ở trong xu hướng ổn 

định tương đối. Tại E không có hiện tượng dư cung hoặc dư cầu, do đó 

không có áp lực buộc thị trường phải dịch chuyển  đến một trạng thái 

khác. 

 Những yếu tố tác động đến cung, cầu lao động của ngành, làm cho 

các đường này dịch chuyển sẽ làm cho trạng thái cân bằng của thị trường 

lao động trên phạm vi ngành thay đổi. Ví dụ, sự mở rộng nhanh chóng thị 

trường xuất khẩu cho các sản phẩm dệt may và sự nâng cấp công nghệ 

trong ngành khiến cho nhu cầu về lao động dệt tăng lên. Đường cầu về 

lao động của ngành sẽ dịch chuyển, chẳng hạn, từ đường D1 sang phải 

thành  đường D2. Điểm cân bằng mới giờ  đây chuyển về  điểm F. Mức 

lương cũng như số lao động được thuê mướn cân bằng của ngành tăng lên 

tương ứng là w2 và L2. 

w1 

w2 

L1  L2 

D2 

S1 

Hình 8.2: Cân bằng trên thị trường lao động. Sự dịch chuyển từ E đến F 

phản ánh sự thay đổi trong cầu về lao động. 

D1   288

 Tuy nhiên, như ở trên chúng ta đã đề cập, lao động là yếu tố sản 

xuất mang tính chất cơ động, có thể di chuyển từ ngành nọ sang ngành 

kia. Sự di chuyển này  đòi hỏi trạng thái cân bằng của ngành này phải 

tương hợp với ngành kia, nếu không áp lực thay đổi vẫn tồn tại. Giả sử cả 

hai ngành A và B đều sử dụng một loại lao động nghề nghiệp có kỹ năng 

giống hệt nhau. Trạng thái cân bằng riêng biệt ở thị trường lao động trong 

phạm vi ngành A xác lập một mức lương là w1A, trong khi đó cung cầu 

lao động trong ngành B lại xác lập tạm thời một mức lương cân bằng là 

w1B. Giả sử điều kiện làm việc ở hai ngành trên là tương tự nhau. Trong 

trường hợp này, nếu tiền lương giữa hai ngành mà khác biệt, hiện tượng 

di chuyển lao động từ ngành có mức lương thấp sang ngành có tiền lương 

cao hơn sẽ xuất hiện. Ví dụ, giả sử w1A lớn hơn w1B, một số lao động từ 

ngành B sẽ rút lui khỏi ngành  để xin sang làm việc  ở ngành A. Hiện 

tượng này sẽ làm cho cung lao động ở ngành A tăng lên, đường cung lao 

động của ngành dịch chuyển sang phải. Kết cục tiền lương ở ngành A sẽ 

hạ xuống. Ngược lại, cung lao động ở ngành B giảm xuống, đường cung 

lao  động của ngành dịch chuyển sang bên trái. Nhờ  đó, tiền lương của 

ngành tăng lên. Quá trình này dần dần làm cho tiền lương ở hai ngành 

xích lại gần nhau. Nếu sự di chuyển lao động giữa ngành nọ sang ngành 

kia là “hoàn hảo”, chỉ khi sự khác biệt về lương giữa hai ngành bị xóa bỏ 

thì quá trình di chuyển lao động mới dừng lại. Khi đó, một trạng thái cân 

bằng chung giữa hai thị trường được xác lập với một mức lương thống 

nhất: w2A = w2B. Ở đây, chính sự di chuyển lao động giữa các ngành đã 

làm san bằng sự khác biệt về lương. Hệ quả chung là: nếu cung cầu lao 

động của một ngành thay  đổi khiến cho tiền lương của lao  động trong 

ngành tăng lên thì sự kiện này sẽ có xu hướng tác động đến mức lương ở 

các ngành khác. Áp dụng ví dụ ta vừa phân tích, có thể dễ dàng nhận thấy 

là: sự tăng lương ở ngành A sẽ lan tỏa và kéo theo sự tăng lương ở ngành 

B. 

   289

Khi bàn về sự di chuyển lao động giữa các ngành, không nhất thiết 

ta chỉ giới hạn sự phân tích cho các lao động thuộc cùng một nghề giống 

nhau, nhưng làm việc ở các ngành khác nhau. Việc lấy ví dụ về lao động 

thuộc cùng một loại nghề nghiệp chỉ nhằm nhấn mạnh khả năng dễ di 

chuyển của lao  động. Về nguyên tắc, khi lao  động càng dễ dàng di 

chuyển từ ngành, nghề này sang một ngành, nghề khác, tiền lương giữa 

chúng càng ít khác biệt. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều yếu tố ngăn cản 

sự di chuyển lao động.  Vì thế, sự chênh lệch về lương giữa các ngành, 

nghề vẫn tồn tại. Chúng ta sẽ giải thích kỹ hơn vấn đề này ở phần sau. 

8.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự cân bằng của thị trường lao động 

 Thị trường lao động là một loại thị trường đặc biệt. Nó gắn liền với 

hoạt động cơ bản của con người, đồng thời là nơi “tạo ra” thu nhập của 

đông đảo tầng lớp dân cư trong xã hội. Vì thế sự vận hành của thị trường 

lao động nhận được sự quan tâm không chỉ của từng người lao động với 

tư cách là những người cung  ứng và các doanh nghiệp với tư cách là 

người mua mà còn của nhà nước và các tổ chức công đoàn… Chính do có 

sự can thiệp này mà điểm cân bằng của thị trường bị thay đổi cũng như 

w1A 

SB1 

w1B 

w2A = w2B 

DB1

SB2

Hình 8.3: Sự di chuyển lao động giữa các ngành  

có xu hướng san bằng các mức lương 

DA1

SA2

SA1  290

không phải lúc nào thị trường cũng có thể tự điều chỉnh để đạt đến trạng 

thái cân bằng của nó. Ở đây tồn tại những yếu tố ngăn trở khả năng hội tụ 

về điểm cân bằng thông thường của thị trường. Những yếu tố đó là: chính 

sách tiền lương của chính phủ, hoạt động can thiệp của công đoàn, lợi thế 

nhờ quy mô và khả năng ngăn cản sự nhập ngành của doanh nghiệp mới, 

lợi thế của người trong cuộc, chính sách tiền lương hiệu quả… 

* Tác động của chính phủ: quy định tiền lương tối thiểu, thuế thu nhập 

 Chính phủ có thể can thiệp vào thị trường lao động theo nhiều cách 

khác nhau. Tuy nhiên, tác động của chính phủ đến thị trường lao động có 

thể được quy lại về hai loại: hoặc là làm cho thị trường không trở về được 

trạng thái cân bằng, hoặc là làm cho điểm cân bằng thị trường thay đổi. 

Chính sách tiền lương tối thiểu của chính phủ thuộc về loại thứ nhất, còn 

các chính sách như thuế thu nhập, trợ cấp thất nghiệp, hoặc việc chính 

phủ tham gia vào thị trường lao  động với tư cách là người thuê nhân 

công… thuộc về loại thứ hai.  

 * Chính sách tiền lương tối thiểu  được chính phủ nhiều nước áp 

dụng. Mục đích của chính sách này là ngăn ngừa những người thuê lao 

động (các doanh nghiệp hoặc các chủ thuê khác) trả công quá thấp cho 

những người làm thuê, do đó nó thường được coi là chính sách bảo vệ lợi 

ích của những người lao động, đặc biệt những người có mức tiền lương 

tương đối thấp. Thật ra chính sách này cũng chỉ có ý nghĩa với nhóm lao 

động có mức tiền lương thấp này. Đối với trường hợp lương cân bằng thị 

trường cao vượt quá mức lương tối thiểu do chính phủ quy định, cân bằng 

thị trường không bị đụng chạm đến.  

  Ảnh hưởng của chính sách tiền lương tối thiểu – tức sự quy định có 

tính chất pháp lý theo đó chính phủ không cho phép các doanh nghiệp trả 

lương thấp hơn một mức lương tối thiểu nào đó – thực chất là ảnh hưởng 

của chính sách kiểm soát giá dưới dạng quy định giá sàn mà chúng ta đã 

nghiên cứu ở chương 2. Trong trường hợp chính sách này có hiệu lực, 

mức lương trên thị trường bị neo lại ở mức lương tối thiểu (wm) và không   291

hạ được xuống mức lương cân bằng (w*) (hình 8.4 ). Với mức lương wm, 

lượng cung lao  động  Lsm lớn hơn lượng cầu về lao  động  Ldm. Trên thị 

trường sẽ tồn tại hiện tượng dư cung về lao động – một số lao động sẵn 

sàng làm việc với mức lương thấp hơn nhưng không tìm được việc làm và 

phải lâm vào tình thế thất nghiệp. Sức ép hạ tiền lương do dư cung tạo ra 

không dẫn đến những điều chỉnh của thị trường do quy định mức lương 

tối thiểu của chính phủ. Kết cục là thị trường mất cân bằng. Đối với số 

người thất nghiệp phát sinh do chính sách này, đây rõ ràng không phải là 

hậu quả mà họ mong đợi. 

 Việc đánh thuế vào tiền lương lại tạo ra một kết cục khác. Trong 

trường hợp điển hình, thuế làm cho mức lương mà doanh nghiệp phải bỏ 

ra để thuê nhân công tăng lên đồng thời mức lương mà người lao động 

nhận được giảm. Vì thế lượng giao dịch thị trường tức số lượng lao động 

được thuê mướn giảm song vẫn ở trạng thái cân bằng cung - cầu.  

 Trợ cấp thất nghiệp hoặc rộng hơn là các khoản trợ cấp xã hội được 

thiết kế  để hỗ trợ và giảm thiểu những rủi ro cho những người bị thất 

nghiệp như một trong những mắt xích của mạng lưới an sinh xã hội. Tuy   292

nhiên, mức trợ cấp thất nghiệp cao có thể làm cho chi phí cố định của 

việc đi làm trở nên cao. Điều này ngăn trở người ta tích cực đi tìm việc 

một cách thực sự. Nó sẽ góp phần làm mức thất nghiệp chung có thể duy 

trì ở mức cao, mặc dù khác với dạng thất nghiệp ở trên, đây là là dạng 

thất nghiệp được coi là tự nguyện. 

* Hoạt động của công đoàn: Công đoàn là tổ chức của những người lao 

động được thành lập nhằm bảo vệ lợi ích của những người này. Khi tham 

gia vào công đoàn, những người lao động ủy thác cho tổ chức này quyền 

đại diện cho mình trong các cuộc mặc cả, đàm phán với giới chủ doanh 

nghiệp về các điều kiện làm việc, lương và các chính sách đối xử khác 

với người lao động. Nhờ tập trung và thống nhất sức mạnh đàm phán của 

nhiều người vào một tổ chức, công đoàn trở thành một thế lực mặc cả, 

đàm phán có trọng lượng. Quyền lực của công đoàn thể hiện ở chỗ: nó có 

thể gây sức ép với giới chủ doanh nghiệp bằng cách đe dọa tổ chức các 

cuộc bãi công có nhiều người tham gia. Tùy theo mức hiện thực của lời 

đe dọa, quy mô tiềm năng của các cuôc bãi công, mức thiệt hại có thể của 

các doanh nghiệp mà sức mạnh của công  đoàn  được  đánh giá cao hay 

thấp.  

 Một tổ chức công đoàn mạnh, được tổ chức tốt có thể mặc cả để 

buộc giới chủ doanh nghiệp phải trả hoặc duy trì mức lương cao hơn mức 

lương cân bằng trên thị trường.  Ảnh hưởng này của công  đoàn cũng 

tương tự như chính sách tiền lương tối thiểu. Việc thỏa thuận được mức 

lương cao hơn mức lương cân bằng có thể đem lại lợi ích cho đa số các 

đoàn viên công  đoàn, những người vẫn duy trì  được việc làm song lại 

nhận được mức lương cao. Tuy nhiên, giống như chính sách tiền lương 

tối thiểu, do can thiệp vào quá trình định lương, tác động của công đoàn 

làm cho tiền lương trở nên cứng nhắc, không còn có khả năng tự  điều 

chỉnh  để xác lập trạng thái cân bằng. Nạn thất nghiệp xuất hiện trong 

trường hợp này xét trên phạm vi toàn tổ chức công đoàn là hoàn toàn tự 

nguyện mặc dù nó có thể là sự không mong  đợi (bị bắt buộc)  đối với 

những đoàn viên công đoàn hay những người lao động khác không may 

mắn do bị mất việc làm.   293

* Lợi thế theo quy mô 

 Lợi thế theo quy mô ở đây là cách nói quy ước ám chỉ trường hợp 

thị trường không còn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, do đó nhà sản 

xuất có quyền lực thị trường đến mức có khả năng ngăn chặn khả năng 

gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới. Điều này chỉ đúng với trường 

hợp thị trường độc quyền thuần túy hay độc quyền nhóm. Dựa trên lợi thế 

quy mô lớn hoặc do có sức mạnh thị trường khác, những doanh nghiệp đã 

hoạt động trong ngành có thể tạo ra những trở ngại (sẵn sàng tiến hành 

quảng cáo với ngân sách quảng cáo lớn, xây dựng những nhà máy lớn, dư 

thừa công suất hoạt động, thiết lập hệ thống đại lý phân phối hàng độc 

quyền…) cho việc gia nhập ngành. Trong trường hợp này, lợi thế theo 

quy mô  đã ngăn cản những người thất nghiệp có thể làm việc cho các 

doanh nghiệp mới tiềm năng, ngay cả khi họ sẵn sàng chấp nhận mức 

lương thấp hơn mức lương của các công nhân đang làm việc trong các 

doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Sự tồn tại kiểu thất nghiệp 

không tự nguyện như vậy cho thấy thị trường lao động không ở trạng thái 

cân bằng. 

* Ưu thế của người trong cuộc so với người ngoài cuộc 

 Không phải ngẫu nhiên mà thị trường lao động khó xác lập nhanh 

chóng trạng thái cân bằng của mình như các thị trường hàng hóa khác. 

Trên thị trường này, tồn tại nhiều yếu tố ngăn cản nó trở thành một thị 

trường cạnh tranh hoàn hảo thực sự. Chi phí tuyển dụng lớn (doanh 

nghiệp không dễ dàng  đánh giá chính xác phẩm chất và năng lực của 

những người xin việc, do đó thường phải tiến hành phỏng vấn, thi tuyển 

vất vả, tốn kém); chi phí không nhỏ cho việc đào tạo, huấn luyện người 

lao động mới  được tuyển dụng theo nhu cầu của từng loại công việc đặc 

thù; thời gian dài cần thiết để  người lao động thích nghi được với môi 

trường làm việc mới, hình thành được kỹ năng cần thiết, có khả năng hợp 

tác được với những người xung quanh ở các bộ phận khác nhau… tất cả 

những điều đó cũng tạo ra các trở ngại khác nhau đối với việc tuyển dụng 

lao động mới, và vì thế, khiến cho những người đang làm việc trở nên có   294

ưu thế. Ở đây, sự thay thế những người lao động mới ở bên ngoài doanh 

nghiệp (có thể gọi là những người ngoài cuộc) cho những người đang làm 

việc trong doanh nghiệp (những người trong cuộc) là một sự thay thế 

không hoàn hảo, đem lại những tốn kém không nhỏ cho doanh nghiệp. 

Trong trường hợp này, doanh nghiệp nhiều khi không thực sự có lợi nếu 

sa thải các công nhân hiện hành không chấp nhận hạ lương và thay thế họ 

bằng những người hiện  đang thất nghiệp sẵn lòng làm với mức lương 

thấp hơn. 

 Dựa vào những lợi thế trên, những người  đang làm việc trong 

doanh nghiệp – những người trong cuộc, thậm chí còn có thể tạo ra 

những trở ngại chiến lược đối với việc gia nhập ngành của những người 

lao động tiềm năng bên ngoài. Với sự đe dọa đình công hoặc gây trở ngại 

cho quá trình sản xuất, nếu như việc tuyển dụng lao động mới được tiến 

hành  ồ  ạt, những công nhân có kinh nghiệm có thể thuyết phục và lôi 

cuốn được sự ủng hộ của số đông những người trong cuộc mà không nhất 

thiết phải có sự hiện diện của tổ chức công đoàn. Sự đe dọa nói trên chỉ 

hiện thực hóa lợi thế của những người “trong cuộc” - những người lao 

động đang làm việc trong doanh nghiệp, cho phép họ có thể mặc cả để 

duy trì được mức tiền lương cao hơn so với mức lương mà những người 

“ngoài cuộc” sẵn sàng chấp nhận. Tình thế này làm cho thị trường không 

xác lập được trạng thái cân bằng với mức lương thấp hơn. 

* Chính sách tiền lương hiệu quả: một số doanh nghiệp áp dụng chính 

sách tiền lương hiệu quả theo đó chủ doanh nghiệp chấp nhận trả lương 

cao cho toàn bộ hay một nhóm lao động nhất định nhằm tạo ra sự gắn bó 

của người lao động với doanh nghiệp, khuyến khích họ tự giác nâng cao 

năng suất lao động, hạn chế hiện tượng bỏ việc… Khi mức lương cao nói 

trên vượt quá mức lương cân bằng trên thị trường thì nó cũng có tác dụng 

ngăn cản sự xác lập trạng thái cân bằng của thị trường lao động. 

 Lý do giải thích chính sách tiền lương hiệu quả là vấn đề thông tin. 

Những khó khăn trong việc đánh giá năng lực và phẩm chất thực sự của 

những người lao động cũng như những trở ngại trong việc giám sát họ   295

thực hiện công việc của mình (họ có bỏ giờ, trốn việc hay làm việc với 

mức cố gắng thấp hay không?…) là những thiếu hụt thông tin rất  đặc 

trưng trên thị trường lao động. Trong điều kiện này, lý thuyết tiền lương 

hiệu quả cho rằng việc doanh nghiệp trả lương bình quân cho những 

người  đang làm việc cao hơn mức lương mà thị trường sẵn sàng chấp 

nhận là có lợi đối với doanh nghiệp. Thứ nhất, khi doanh nghiệp trả một 

khoản tiền lương cao hơn mức lương cân bằng thị trường, thực tế nó đang 

trả thêm một khoản tiền thưởng dùng để khuyến khích những người lao 

động có năng suất cao gắn bó với doanh nghiệp, ngăn ngừa khả năng họ 

rời bỏ doanh nghiệp do cho rằng doanh nghiệp đã không đánh giá đúng 

năng lực thực sự của họ. Thứ hai, tiền lương cao tạo ra chi phí cơ hội lớn 

hơn  đối với việc trốn việc, bỏ việc hay thậm chí sự thiếu cố gắng của 

người công nhân khi những hiện tượng này bị phát hiện. Vì thế nó cũng 

tạo ra động cơ để công nhân làm việc tốt hơn, tự giác hơn. 

 Những yếu tố khiến cho thị trường lao động không xác lập được 

trạng thái cân bằng đều có một điểm chung là: chúng làm cho tiền lương 

thị trường trở nên cứng nhắc, không còn khả năng tự điều chỉnh một cách 

linh hoạt để làm thị trường nhanh chóng trở về điểm cân bằng.   

8.2. Sự chênh lệch về lương 

 Mặc dù sự di chuyển lao động từ ngành nọ sang ngành kia có xu 

hướng san bằng những khác biệt về lương giữa những ngành nghề khác 

nhau song trên thực tế sự chênh lệch về lương giữa những người lao động 

vẫn rất lớn. Chúng ta vẫn chứng kiến những người thợ bốc vác ở cảng tuy 

làm việc vất vả nhưng tiền lương không cao. Ở thời điểm hiện nay lương 

trung bình của công nhân ngành may  ở khu vực tư nhân cũng chỉ dao 

động xung quanh con số 1 triệu đồng một tháng. Trong khi đó lương của 

những kỹ sư mới ra trường (cũng làm ở khu vực tư nhân) có thể là vài 

triệu. Sự chênh lệch về lương càng rõ nét ở khu vực doanh nghiệp có vốn 

đầu tư nước ngoài. Những nhân viên quản lý cao cấp có thể nhận lương 

cao gấp hàng chục lần so với các nhân viên cấp thấp. Thu nhập từ lao 

động (thực chất là tiền lương hay tiền công) đặc biệt chênh lệch trong khu   296

vực dịch vụ giải trí. Những ca sỹ ngôi sao, những cầu thủ bóng đá hàng 

đầu có thu nhập cao gấp bội so với  cả những người lao  động thông 

thường khác lẫn những ca sỹ hay cầu thủ “tầm tầm, hạng trung”. Cần phải 

giải thích như thế nào về việc một ca sỹ có thể nhận tiền thù lao từ một 

buổi biểu diễn từ 5 – 10 triệu đồng, trong khi đó đối với nhiều người, đó 

có lẽ phải là khoản tiền lương làm việc của nhiều tháng trời? 

 Xét một cách tổng quát thì sự chênh lệch về lương trong xã hội có 

thể giải thích bằng hai lý do: 1) do sự khác biệt về cung, cầu lao động 

trong từng ngành nghề cụ thể. Điều này khiến cho mức lương cân bằng 

trên một thị trường lao động cục bộ của ngành nghề cụ thể nào đó có thể 

cao hơn hẳn mức lương tương ứng  ở thị trường khác. 2) những yếu tố 

ngăn trở sự di chuyển lao động từ khu vực có tiền lương thấp sang khu 

vực có tiền lương cao. Lý do thứ nhất giải thích nguồn gốc của sự chênh 

lệch lương. Lý do thứ hai giải thích tại sao sự chênh lệch này không được 

san bằng. 

 Sự khác biệt về cung cầu trên các thị trường lao động cụ thể có tác 

động rất mạnh đến mức lương cân bằng. Cần chú ý rằng, trong điều kiện 

bình thường, cả cung lẫn cầu về một loại lao động đều tác động đến sự 

hình thành mức lương. Nhu cầu về một loại lao động cao tương đối so với 

một loại lao động khác chưa đảm bảo loại hình lao động thứ nhất chắc 

chắn sẽ nhận được  mức lương cao hơn. Nếu cung về loại lao động thứ 

nhất quá dồi dào (lao động phổ thông chẳng hạn), lương thị trường của 

loại lao động này vẫn thấp. Với một loại lao động phức tạp hơn (cung về 

loại lao động này khan hiếm hơn nhiều) thì dù cầu về nó có thấp hơn chút 

ít với loại lao  động thứ nhất, nó vẫn thường  được trả lương cao hơn. 

Ngược lại, tiền lương của một loại lao  động rất khan hiếm có thể vẫn 

không cao nếu nhu cầu xã hội về loại lao động này thấp. Sự chênh lệch 

giữa các mức thù lao lao động giữa hai loại ca sỹ ngôi sao thuộc hai dòng 

nghệ thuật khác nhau: “tân nhạc” và “cải lương” cho thấy rõ điều đó. 

   297

 Sự khác biệt về cầu lao động có thể quy về các yếu tố chi phối cầu 

lao động mà chúng ta đã nghiên cứu. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét một 

số yếu tố liên quan đến mặt cung của lao động có thể là nguồn gốc của sự 

chênh lệch lương. 

8.2.1. Những lý do chủ yếu dẫn đến sự chênh lệch về lương 

* Môi trường và điều kiện làm việc: Những người lao động làm những 

công việc giống hệt nhau hoặc tương tự nhau, dễ dàng chuyển đổi cho 

nhau vẫn có thể có những mức lương khác nhau nếu họ làm  ở những 

ngành hay những  địa  điểm khác nhau với những  điều kiện làm việc 

không giống nhau. Sự chênh lệch lương trong trường hợp này chỉ là sự bù 

trừ cho những khác biệt được gọi là khác biệt phi tiền tệ do môi trường 

làm việc khác nhau. Ví dụ, cùng là thợ hàn, thợ xây nhưng những người 

làm việc trong những môi trường khí hậu khắc nghiệt, nguy hiểm, điều 

kiện sống hoặc làm việc khó khăn… thường nhận được lương cao hơn so 

với những  đồng nghiệp sống và làm việc  ở những nơi thuận lợi hơn. 

Những người làm những công việc chỉ có tính thời vụ (ví dụ thợ xây 

dựng), thời gian hành nghề ngắn (ví dụ cầu thủ bóng  đá), hoặc những 

w1 

w2 

D1 

S1 

Hình 8.5: Sự chênh lệch lương. Mức lương w1 ở ngành thứ nhất vẫn 

thấp hơn mức lương w2 ở ngành thứ hai, mặc dù cầu về lao động ở ngành thứ 

nhất cao hơn ở ngành thứ hai. 

D2 

S2   298

công việc kém hấp dẫn… thường được trả lương cao hơn so với những 

người lao  động có kỹ năng làm việc tương  đương song làm việc trong 

môi trường  ổn  định hay hấp dẫn hơn. Có thể giải thích sự chênh lệch 

lương kiểu này bằng  đồ thị 8.6. Ở ngành A, môi trường và  điều kiện 

tương  đối thuận lợi nên nhiều người sẵn sàng tham gia làm việc hơn. 

Đường cung lao động nằm tương đối thấp thể hiện cung khá dồi dào. Ở 

ngành B điều kiện làm việc khó khăn hoặc kém thú vị hơn nên ít người 

muốn làm việc ở đó. Cung lao động khan hiếm hơn, do đó, đường cung 

lao động sẽ nằm cao hơn đường cung lao động ở ngành A. Nếu các điều 

kiện khác như nhau, lương cân bằng ở ngành B sẽ cao hơn ở ngành A. 

Khi sự chênh lệch lương giữa hai ngành được coi là đủ bù trừ cho những 

khác biệt phi tiền tệ giữa chúng, nó sẽ không bị san bằng vì lao động sẽ 

không di chuyển từ ngành A sang ngành B. 

* Sự khác biệt về chi phí hình thành và phát triển các kỹ năng lao động  

Để hình thành một năng lực làm việc nhất định, người lao động phải 

có một sức khỏe nhất định, phải tích lũy và trau dồi được một vốn kiến 

thức nào đó, có khả năng thực hiện một số kỹ năng, kỹ xảo làm việc thích 

wA 

wB 

SA 

Hình 8.6: Tiền lương ở ngành B cao hơn ở ngành A để bù trừ lại 

những điều kiện làm việc kém thuận lợi hơn 

SB   299

hợp. Tất cả những cái đó không tự nhiên mà có. Người ta buộc phải bỏ ra 

những chi phí nhất định, dưới những hình thức khác nhau, trong một thời 

gian dài mới có thể hình thành, duy trì và phát triển được năng lực lao 

động. Đó có thể là chi phí nuôi dưỡng, dạy dỗ trong gia đình, chi phí học 

tập ở các trường phổ thông, đại học hay chi phí học nghề ở các cơ sở đào 

tạo nghề… 

Những công việc khác nhau (những nghề khác nhau)  đòi hỏi những 

phẩm chất, kỹ năng, kiến thức làm việc khác nhau, do đó chi phí để hình 

thành, phát triển các kỹ năng này cũng rất khác nhau. Người ta có thể dễ 

dàng trở thành một người lao công, thực hiện các công việc tạp vụ vì chi 

phí  đào tạo thấp song không phải người nào cũng  đủ  điều kiện  để trở 

thành một phi công lái máy bay. Những yêu cầu khắt khe về sức khỏe và 

các kỹ năng lái máy bay khiến cho chi phí đào tạo, huấn luyện để có được 

một phi công là rất cao. 

Những khác biệt về chi phí đào tạo cũng như các trở ngại khác nhau 

liên quan đến việc hình thành, phát triển các kỹ năng lao động khiến cho 

đường cung lao động của các công việc cụ thể rất khác nhau. Nhìn chung, 

những công việc giản đơn, dễ học hỏi, không cần thời gian huấn luyện 

hay đào tạo dài, chi phí đào tạo thấp… khiến cho hầu hết mọi người đều 

có thể dễ dàng tham gia vào như những người lao động tiềm năng. Cung 

lao động trong trường hợp này rất dồi dào và đường cung nằm thấp ở phía 

bên phải như thể hiện ở đồ thị 8.7. Ngược lại, những công việc phức tạp 

hơn, đòi hỏi những kỹ năng lao động đặc biệt cần phải huấn luyện, đào 

tạo trong một thời gian dài, với chi phí lớn, chỉ có thể dành cho một số 

lượng người ít hơn: không phải ai cũng có thể vượt qua được những trở 

ngại về thời gian, tiền bạc cũng như các khó khăn khác để trở thành bác 

sỹ (chỉ riêng thời gian học ở trường đại học y khoa đã buộc người ta phải 

bỏ ra 6 năm học hành) trong khi lại có thể dễ dàng trở thành một nhân 

viên bảo vệ… Cung về loại lao động kỹ năng cao, phức tạp khan hiếm 

hơn và đường cung thường nằm cao chếch về phía bên trái như thể hiện ở 

hình 8.7. Trong  điều kiện tương  đối giống nhau về cầu lao  động, tính 

khan hiếm cao của nguồn cung lao động phức tạp cho phép những người   300

lao động loại này có tiền lương cao hơn nhiều so với lao động giản đơn. 

Chừng nào mà một nhân viên bảo vệ đang được hưởng mức lương thấp 

không thể dễ dàng nộp đơn xin làm bác sỹ chỉ vì nghề bác sỹ đang được 

trả lương cao thì chừng đó sự chênh lệch lương này không thể bị xóa bỏ. 

Trong trường hợp này, sự khác biệt về trình  độ, phẩm cấp của các kỹ 

năng lao động và chi phí để hình thành, duy trì nó là yếu tố quyết định. 

* Sự cắt khúc của các thị trường lao động   

  Đối với những loại lao động phức tạp, đòi hỏi chi phí đào tạo, huấn 

luyện cao, việc hình thành các kỹ năng làm việc  đặc thù cũng yêu cầu 

nhiều thời gian. Những điều đó tạo ra những trở ngại cho việc di chuyển 

từ công việc này sang công việc khác, mặc dù về bản chất, chúng là 

những công việc có cùng một trình  độ. Ở  đây, sự khác biệt về các kỹ 

năng làm việc đặc thù, chuyên sâu khiến cho các thị trường lao động trở 

nên tách biệt nhau. Chúng cho phép những khác biệt về lương nếu xảy ra 

vẫn có thể duy trì được trong một giới hạn nhất định. 

 Ví dụ, có thể xem một giáo viên dạy văn và một giáo viên dạy 

ngoại ngữ ở bậc đại học là cùng một trình độ. Chi phí đào tạo hai loại kỹ 

năng lao động đặc thù này gần như tương đương nhau. Thời gian đào tạo 

w1 

w2 

S1 

Hình 8.7: Sự chênh lệch lương. Cung lao động giản đơn, chi phí đào tạo 

thấp là tương đối dồi dào. Vì thế tiền lương của loại lao động này thường thấp. 

S2   301

cũng tương tự nhau. Tuy nhiên, do cầu về việc học ngoại ngữ trong xã 

hội cao hơn hẳn so với cầu về việc học văn nên đường cầu về lao động 

của những người dạy ngoại ngữ cũng cao hơn nhiều so với của những 

người dạy văn. Theo nguyên tắc thị trường, tiền lương của giáo viên dạy 

ngoại ngữ sẽ cao hơn của giáo viên dạy văn. Vì là những loại lao động 

đặc thù, quá khác biệt nhau nên một người đang dạy văn không thể dễ 

dàng chuyển sang dạy ngoại ngữ, vì thế sự chênh lệch lương giữa hai loại 

công việc không bị san bằng. Ít nhất thì nằm trong một giới hạn nhất 

định, sự chênh lệch này tự được duy trì. Tuy nhiên, xét về dài hạn, thị 

trường có thể phản ứng khác. Việc luôn luôn bị trả mức lương thấp hơn 

khiến cho ít người muốn tham gia vào thị trường dạy văn. Nguồn cung 

của thị trường này dần dần sẽ hiếm đi. Nhiều người thích dạy ngoại ngữ 

do  được trả lương cao khiến cho nguồn cung dài hạn về giáo viên dạy 

ngoại ngữ sẽ tăng. Các động thái này cho thấy sự chênh lệch lương của 

hai loại lao động này trong dài hạn sẽ ít hơn trong dài hạn.  

* Trường hợp đặc biệt: Tiền lương của những người có nguồn cung lao 

động hoàn toàn không co giãn 

 Những người có những tài năng  đặc biệt, có thể thực hiện  được 

những công việc phức tạp với một kết quả (trình độ) đặc biệt mà về cơ 

bản những người khác không thể thực hiện  được, là những người lao 

động mà xã hội trong một chừng mực nhất định không có khả năng thay 

thế. Có thể có nhiều cầu thủ bóng  đá nhưng những người như Pêlê, 

Maradona là những thiên tài bóng  đá thì hầu như không thể thay thế 

được. Những ca sỹ, nghệ sỹ ngôi sao hàng đầu trong ngành công nghiệp 

biểu diễn cũng có thể coi là những người lao động đặc biệt như vậy. Tài 

năng đặc biệt của những người này thường ít nhiều gắn liền với một số 

yếu tố bẩm sinh khiến cho việc sao chép, tái tạo lại những tài năng này là 

không thể thực hiện được. Do không thể thay thế được, nguồn cung lao 

động của những tài năng đặc biệt có thể coi là cố định. Đường cung lao 

động là một đường thẳng đứng phản ánh tính hoàn toàn không co giãn 

của lượng cung lao động theo mức lương: dù có được trả với mức lương 

cao hơn thì người ta cũng không thể tăng thêm được lượng lao động cung   302

ứng. (Dĩ nhiên, coi đường cung lao động là hoàn toàn thẳng đứng cũng 

chỉ là cách nói  ước lệ, chính xác một cách tương  đối: chỉ từ một mức 

lương nào đó trở lên, lượng lao động cung ứng mới là cố định).  

 Khi nguồn cung của một loại lao động đặc thù nào đó là cố định, 

mức lương thị trường trả cho loại lao  động này chỉ còn phụ thuộc vào 

cầu. Nếu cầu về loại lao động này cao, lương của loại lao động này sẽ 

cao. Cùng với một mức độ tăng như nhau trong cầu về lao động, do cung 

lao động hoàn toàn không co giãn, lương cân bằng sẽ có xu hướng tăng 

nhanh hơn so với trường hợp cung lao động co giãn. Điều này giải thích 

tại sao những cầu thủ bóng đá hay các ca sỹ hàng đầu thế giới thường có 

mức thu nhập cao hơn hẳn so với các đồng nghiệp của họ. Khi lao động 

khác không thể thay thế được, lương của họ không thể bị kéo xuống theo 

hướng san bằng tiền lương mà chúng ta đã đề cập. 

 Cũng vì nguồn cung lao  động là cố  định nên khi cầu về loại lao 

động  này thấp hoặc giảm xuống , tiền lương tương  ứng cũng sẽ thấp 

hoặc giảm nhanh. Ở Việt Nam, thu nhập của những nghệ sỹ cải lương, 

nghệ sỹ chèo hàng  đầu cũng không cao mặc dù lao  động của họ cũng 

thuộc loại khó thay thế chính là rơi vào trường hợp này. Nói chung, dù là 

w1 

w2 

D2 

Hình 8.8: Tiền lương của những người có tài năng đặc biệt có thể rất cao nếu 

nhu cầu về loại lao động này cao. 

D1 

L*   303

người có tài năng đặc biệt, có khả năng thực hiện được một công việc độc 

đáo nào đó mà không ai khác có thể thực hiện được, thì vẫn có thể chỉ 

nhận được mức lương thấp nếu như nhu cầu xã hội về loại công việc mà 

anh ta (hay chị ta) làm là thấp. 

 Vì tiền lương của loại lao  động có nguồn cung cố  định chỉ phụ 

thuộc vào cầu về lao động, tiền lương ở đây hoàn toàn chỉ là tiền lương 

kinh tế.  

8.2.2. Vốn nhân lực và sự khác biệt về tiền lương 

 Những phân tích ở trên cho chúng ta thấy tại sao giữa những người 

lao động khác nhau, tiền lương họ nhận được lại có thể rất khác biệt nhau 

và trong nhiều trường hợp, sự khác biệt này không bị san bằng. Ở phần 

này, chúng ta đi sâu hơn vào việc xem xét lĩnh vực đầu tư cho vốn nhân 

lực  ở những người lao  động như một nguồn gốc của sự khác biệt về 

lương.  

* Khái niệm vốn nhân lực 

Vốn nhân lực là tổng thể kiến thức, kỹ năng và trình  độ chuyên 

môn mà người lao động tích lũy được. Nó thể hiện khả năng làm việc với 

một trình độ nhất định của người lao động. Với người sử dụng lao động, 

nó được đánh giá cao khi mức độ đầu tư và phát triển vốn nhân lực gắn 

liền với khả năng tăng năng suất lao  động. Với người lao  động, nó rất 

được coi trọng vì đầu tư cho vốn nhân lực được coi là một phương cách 

hiệu quả để gia tăng thu nhập trong tương lai. 

Cũng như vốn vật chất như máy móc, thiết bị, nhà xưởng…, vốn 

nhân lực là kết quả của hoạt động đầu tư diễn ra trong quá khứ nhằm mục 

đích gia tăng thu nhập trong tương lai. Đầu tư cho vốn nhân lực là đầu tư 

cho tương lai. Để có được một trình độ học vấn, kiến thức nhất định, để 

có  được một số kỹ năng làm việc nào  đó mà xã hội hiện  đại  đòi hỏi, 

người ta cần phải đầu tư. Việc đi học ở các bậc học khác nhau, có thể 

nhận được các bằng cấp khác nhau, tham gia vào các khóa đào tạo, huấn   304

luyện nghề khác nhau… chính là thể hiện những mức  độ  đầu tư khác 

nhau ở những người lao động. Để học hành và tham gia các khóa đào tạo 

và huấn luyện khác nhau đó, người ta phải bỏ ra nhiều khoản chi phí: một 

phần đó là những chi phí trực tiếp hay chi phí kế toán như tiền học phí , 

tiền mua sách vở, máy tính…; một phần khác, đó chính là khoản thu nhập 

mà người lao động phải hy sinh do không đi thể làm sớm hơn vì lựa chọn 

con  đường học hành thêm. Những chi phí bỏ ra  ấy chỉ có ý nghĩa nếu 

chúng đem lại cho người lao động một khoản thu nhập cao hơn hay một 

công việc làm dễ chịu hơn, có giá trị hơn trong tương lai, bù đắp được các 

chi phí đầu tư .   

* Thị trường cho những lao động được đào tạo 

Trên thực tế, những người lao  động  được  đào tạo nhiều hơn, có 

trình độ chuyên môn và tay nghề cao hơn (nghĩa là mức độ đầu tư cho 

vốn nhân lực nhiều hơn) thường được trả tiền lương cao hơn. Đối với các 

hãng, nơi sử dụng lao động, nhìn chung quá trình đào tạo đã góp phần 

nâng cao chất lượng lao động. Những người được đào tạo nhiều hơn có 

thể có năng suất biên cao hơn, đem lại doanh thu sản phẩm biên lớn hơn 

cho hãng. Vì thế, đối với lao động có trình độ cao, phải đào tạo tốn kém, 

doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương cao hơn ở từng mức lao động được 

sử dụng. Điều đó tạo ra sự chênh lệch lương từ phía cầu giữa lao động 

được đào tạo và lao động không qua đào tạo. (Dĩ nhiên, trên thực tế, mức 

độ đào tạo giữa những người lao động là rất khác nhau song để đơn giản 

hóa, ta chỉ chia lao động ra làm hai loại: được đào tạo và không qua đào 

tạo để phân tích). 

Trên đồ thị (hình 8.9), đường D1 thể hiện đường cầu về lao động 

được đào tạo. Ở trục tung ta biểu thị mức chênh lệch lương mà các hãng 

sẵn sàng trả cho lao động được đào tạo so với lao động không được đào 

tạo. Trục hoành thể hiện số lượng lao động được đào tạo. Đường cầu về 

lao động được đào tạo vẫn là một đường dốc xuống cho thấy quy luật sản 

phẩm biên có xu hướng giảm dần vẫn phát huy tác dụng. Nếu số lượng   305

lao động được đào tạo được thuê mướn quá nhiều, sự chênh lệch lương 

của loại lao động này sẽ giảm xuống. 

Cung về lao  động  được  đào tạo liên quan  đến quyết  định  đầu tư 

cho vốn nhân lực của những người lao động. Như chúng ta đã phân tích, 

do chí phí đầu tư vào vốn nhân lực nên cung về lao động được đào tạo 

khan hiếm hơn một cách tương đối so với cung về lao động giản đơn. Tuy 

nhiên, vì trục tung chỉ biểu thị mức chênh lệch tiền lương giữa hai loại 

lao động nên đường cung S về lao động được đào tạo ở đây biểu thị quan 

hệ giữa số lượng lao động được đào tạo sẵn sàng cung ứng với các mức 

chênh lệch lương.  Đương nhiên, khi mức chênh lệch lương càng lớn, 

lượng lao động được đào tạo sẵn sàng cung ứng sẽ tăng. Đường cung S sẽ 

là một đường dốc lên. Trong ngắn hạn, lượng lao động cung ứng tăng chủ 

yếu do số giờ lao động mà những người đã được đào tạo đang làm việc 

sẵn sàng cung ứng tăng. Trong dài hạn, lượng cung lao động tăng còn do 

nhiều người quyết  định  đầu tư cho việc học hành hơn. Vì lý do này, 

đường cung dài hạn (S2) thường  được hình dung như một  đường thoải 

hơn so với đường cung ngắn hạn (S1). 

   306

Giả sử lúc đầu thị trường cân bằng tại điểm E, nơi các đường cầu 

D1 và đường cung S1, S2 cắt nhau. Như vậy E vừa là điểm cân bằng ngắn 

hạn, vừa là điểm cân bằng dài hạn. Mức chênh lệch lương cân bằng là w1, 

đủ bù đắp được các chi phí kinh tế mà những người quyết định đầu tư cho 

việc học hành bỏ ra. Bây giờ chúng ta giả định nền kinh tế có nhu cầu 

nhiều hơn về lao động được đào tạo (ví dụ, xuất hiện ngày càng nhiều 

những ngành hay hãng sử dụng công nghệ cao chẳng hạn). Đường cầu về 

lao  động này dịch chuyển sang phải thành  đường D2. Trong ngắn hạn, 

điểm cân bằng của thị trường sẽ dịch chuyển đến đểm F. Mức chênh lệch 

lương tăng lên thành w2. Mức chênh lệch lương lớn này sẽ lôi cuốn thêm 

nhiều người đầu tư cho việc đi học để tham gia vào thị trường lao động 

được đào tạo. Trong dài hạn, điểm cân bằng thị trường sẽ dịch đến điểm 

H. Sự chênh lệch lương sẽ giảm so với ngắn hạn, song có nhiều người 

được đào tạo làm việc hơn trong nền kinh tế. 

* Quyết định đầu tư vốn nhân lực 

  Đối với một cá nhân, việc quyết định đi học tiếp ở những bậc học 

cao hơn khi đến tuổi đi làm là một quyết định đầu tư dài hạn. Để ra quyết 

định một cách đúng đắn nó cần được cân nhắc trên cơ sở phân tích, so 

sánh chi phí và lợi ích. Về nguyên tắc, một quyết định chỉ đáng thực hiện 

nếu như toàn bộ lợi ích mà nó đem lại ít nhất cũng bù đắp được tất cả các 

chi phí kinh tế (chứ không phải chi phí kế toán) có liên quan. 

 Khi đi học, như chúng ta vừa đề cập ở trên, chi phí mà người học 

phải bỏ ra hoặc phải hy sinh bao gồm hai khoản lớn: 1) các chi phí trực 

tiếp mà người học phải chi hoặc đóng góp suốt trong quá trình học; 2) 

khoản thu nhập cơ hội đáng ra người học có thể kiếm được (nếu đi làm 

ngay) giờ đây phải hy sinh do quyết  định tiếp tục học hành. Càng học 

nhiều, thời gian học tập càng dài, cả hai khoản chi phí này càng tăng. 

 Lợi ích của việc học hành cũng bao gồm hai khoản: 1) sự gia tăng 

dự kiến trong thu nhập tương lai. Ở đây mức chênh lệch trong thu nhập 

mà người ta kỳ vọng có được do quyết định tiếp tục đi học  và nhận được   307

bằng cấp cao hơn so với trường hợp đi làm ngay chính là lợi ích căn bản 

của việc đầu tư cá nhân cho vốn nhân lực; 2) những lợi ích phi tiền tệ 

khác mà quá trình học tập đem lại. Đó là việc mở rộng quan hệ bạn bè, sự 

gia tăng tầm hiểu biết chung của cá nhân (không nhất thiết hiểu biết này 

phải trực tiếp sử dụng vào trong công việc lao động sau này), việc thụ 

hưởng, nếm trải những niềm vui riêng có của đời sống sinh viên… Đôi 

khi loại lợi ích thứ hai này cũng là đáng giá đối với một cá nhân, ví dụ 

những người quyết định đi học không phải vì động cơ thu nhập tương lai 

(có những người già vẫn quyết định đi học đại học). 

 Các khoản chi phí thường phải bỏ ra trước trong thời gian học tập, 

đào tạo của người lao động. Còn lợi ích về gia tăng thu nhập lại chỉ thu 

được trong tương lai, sau khi người học đã tốt nghiệp và đi làm. Vì vậy 

để so sánh chi phí và lợi ích, người ta phải: thứ nhất, cố gắng ước lượng 

và dự kiến đầy đủ các khoản chi phí và lợi ích và quy đổi chúng theo một 

cách nào đó về tiền. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể so sánh được 

chúng với nhau. Thứ hai, cần quy cả chi phí lẫn lợi ích về giá trị của 

chúng tại một thời điểm xác định, ví dụ thời điểm hiện tại chẳng hạn. Chỉ 

khi chúng ta đưa những khoản tiền mà chúng ta có thể nhận hoặc chi ở 

những thời điểm khác nhau về giá trị của chúng ở cùng một thời điểm thì 

chúng cũng mới có thể so sánh được với nhau. Thông thường, trong phân 

tích chi phí và lợi ích, người ta thường dùng kỹ thuật chiết khấu các dòng 

tiền phát sinh trong tương lai về giá trị hiện tại của chúng. (Ví dụ 1,1 triệu 

đồng nhận được sau thời điểm hiện tại 1 năm được coi có giá trị hiện tại 

là 1 triệu đồng – có giá trị tương đương với 1 triệu đồng nhận vào thời 

điểm hiện tại – nếu lãi suất thị trường là 10%). Về vấn đề này, chúng ta sẽ 

trở lại chi tiết hơn ở chương sau. Ở đây, bỏ qua chi tiết về mặt kỹ thuật 

tính toán, chúng ta có thể khẳng định: việc đi học là một quyết định đầu 

tư vốn nhân lực  đúng đắn với một cá nhân nếu giá trị hiện tại của các 

khoản lợi ích lớn hơn (hoặc chí ít cũng phải bằng) giá trị hiện tại của các 

khoản chi phí. Trong trường hợp ngược lại, quyết định đi làm ngay có ý 

nghĩa hơn.   308

 Chi phí và lợi ích đối với các cá nhân khác nhau trước quyết định 

đi học dù tại cùng một cơ sở  đào tạo có thể cũng rất khác nhau. Một 

người năng lực học chỉ ở mức trung bình thường phải bỏ nhiều thời gian 

cho việc học hành hơn, phải hy sinh nhiều thời gian vui chơi (thể thao, 

văn nghệ, giải trí…), và có thể phải thi lại một số môn học trong một số 

năm học. Chắc người này sẽ có chi phí học tập cao hơn, niềm vui học tập 

(do đó cũng là lợi ích học tập) ít hơn so với những người năng lực cao 

hơn… Vì thế, đối với người này việc tiếp tục đi học ở một bậc học nào đó 

có thể là một quyết định đúng đắn trong khi đối với một người khác, việc 

phải đi làm ngay mới thực sự là quyết định chính xác và lựa chọn hiệu 

quả. 

 Cần chú ý rằng việc  đào tạo kiến thức và kỹ năng làm việc cho 

người lao động không chỉ được tiến hành trong các trường học. Người lao 

động có thể tích lũy vốn kiến thức, nâng cao trình độ tay nghề qua quá 

trình làm việc và huấn luyện ở doanh nghiệp. Sau nhiều năm làm việc, 

với kinh nghiệm làm việc nhiều hơn, người lao động thường có năng suất 

lao động cao hơn. Cơ chế trả lương cả theo thâm niên nghề nghiệp chính 

là dựa trên cơ sở này.  

Từ trước  đến giờ khi  đề cập và giải thích sự khác biệt về lương 

giữa những nhóm lao động khác nhau, chúng ta vẫn chỉ chú ý đến sự khác 

biệt trong cung, cầu về từng loại lao động cụ thể và khả năng di chuyển 

lao động từ lĩnh vực này sang lĩnh vực kia. Ở đây, sự khác biệt lương vẫn 

dựa trên khả năng tạo lập trạng thái cân bằng của các thị trường lao động. 

Trên thực tế, sự khác biệt hay chênh lệch lương còn có thể xuất phát từ 

những phân biệt đối xử trên thị trường lao động. Nếu trường hợp này xảy 

ra, giả định về tính cạnh tranh hoàn hảo của thị trường không còn phát 

huy tác dụng. 

 Khi nói đến sự phân biệt đối xử về lương, người ta thường đưa ra 

những giả thiết về sự phân biệt theo giới tính hoặc chủng tộc. Ví dụ, nếu 

cùng làm những công việc giống hệt nhau, sự kiện lao động phụ nữ, hay 

lao  động da màu phải nhận mức lương thấp hơn so với những  đồng   309

nghiệp nam giới hay lao động da trắng sẽ được coi là phân biệt đối xử về 

lương. Trong các xã hội hiện đại, dường như sự phân biệt lương kiểu này 

không còn tồn tại. Điều đáng nói hơn là giữa phụ nữ và nam giới, giữa 

người da đen và da trắng có một sự chênh lệch đáng kể về cơ hội làm việc 

(cả cả trình độ đào tạo). Và chính điều này mới giải thích những khác biệt 

chung về thu nhập giữa họ. 

Ngoài ra, hoạt động của công đoàn cũng tạo ra sự phân biệt đối xử 

và chênh lệch về lương. Khi công đoàn tạo ra được áp lực và thành công 

trong việc đòi mức lương cao hơn cho các công đoàn viên của mình, rất 

có thể trong nền kinh tế sẽ tồn tại “hai khu vực” lương: những đoàn viên 

công đoàn được hưởng lương cao hơn trong khi những người lao động 

làm công việc tương tự song  ở ngoài công  đoàn phải nhận mức lương 

thấp hơn. Quyền lực của công đoàn trong trường hợp này tạo ra sự khác 

biệt về lương. 

   310

Chương 9 

THỊ TRƯỜNG VỐN  VÀ ĐẤT ĐAI 

  Sự phân tích thị trường vốn và  đất  đai cũng tuân thủ các khuôn 

mẫu chung về phân tích các thị trường yếu tố sản xuất mà chúng ta đã 

nghiên cứu từ chương 7. Tuy nhiên, tương tự như việc chúng ta đã xét thị 

trường lao động, chúng ta sẽ hoàn thành việc khảo cứu về thị trường các 

yếu tố sản xuất bằng cách xem xét các thị trường vốn hiện vật và thị 

trường đất đai với sự nhấn mạnh những đặc điểm tương đối riêng biệt của 

mỗi thị trường. Đối với thị trường vốn và đất đai, cần phân biệt thị trường 

dịch vụ yếu tố sản xuất với bản thân thị trường các yếu tố sản xuất (bản 

thân các yếu tố sản xuất là hàng hóa). Người ta có thể thuê một ca máy ủi 

đất song cũng có thể mua cả chiếc máy ủi để sử dụng nó như một yếu tố 

đầu vào của quá trình sản xuất. Việc thuê một mảnh đất để canh tác trong 

một thời gian nhất định khác với việc mua hẳn mảnh đất đó. Từ trước đến 

nay để đảm bảo sự thống nhất trong mô hình phân tích, chúng ta ngầm 

giả định rằng khi nói cầu, cung, giá cả và lượng giao dịch trên một thị 

trường yếu tố sản xuất là nói cầu, cung, giá và lượng giao dịch về dịch vụ 

yếu tố sản xuất đó (thị trường lao động thật ra chỉ là thị trường dịch vụ 

yếu tố sản xuất). Ở chương này, ngoài việc đề cập tới thị trường dịch vụ 

yếu tố sản xuất (thị trường thuê, cho thuê vốn và thị trường thuê, cho thuê 

đất đai), trên nền tảng  ấy, chúng ta còn giải thích sự vận hành của bản 

thân thị trường vốn và đất đai khi các yếu tố sản xuất này trở thành đối 

tượng mua, bán và quyền sở hữu về chúng thực sự được chuyển giao. 

 Phân tích các thị trường lao  động, vốn và  đất  đai với tư cách là 

những đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất, một mặt là cơ sở để chúng 

ta hiểu được nguồn gốc hình thành thu nhập của các cá nhân trong nền 

kinh tế thị trường, mặt khác, cũng là một xuất phát điểm quan trọng để 

chúng ta có thể nghiên cứu và giải thích các xu hướng phân phối thu nhập 

quốc dân giữa các nhóm xã hội khác nhau trong nền kinh tế.    311

9.1. Thị trường vốn 

  Khi nói đến vốn với tư cách là một yếu tố đầu vào thực sự của quá 

trình sản xuất, chúng ta ngầm giả định rằng, đó là nói đến vốn hiện vật 

chứ không phải là vốn tài chính. 

Vốn hiện vật được hiểu là các dự trữ hàng hóa, vốn dĩ được tạo ra 

trong một quá trình sản xuất trước song lại được sử dụng để sản xuất ra 

các hàng hóa hay dịch vụ khác.  

Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, các công cụ sản xuất… là những 

hình thức biểu hiện khác nhau của vốn hiện vật. Chúng là những thứ nói 

chung là do con người tạo ra song lại không được sử dụng như những vật 

phẩm tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của con 

người. Chúng được sử dụng trong quá trình sản xuất như một yếu tố đầu 

vào bên cạnh các đầu vào khác như lao động, đất đai… Cùng với đất đai, 

vốn hiện vật là những tài sản hữu hình quan trọng của các doanh nghiệp 

và của nền kinh tế. Chúng là tài sản vì chúng có thể tồn tại và sử dụng lâu 

bền, có thể bảo lưu và giữ gìn giá trị trong một thời gian dài. Chúng mang 

tính chất hữu hình bởi vì chúng là những yếu tố đầu vào thực sự, tồn tại 

dưới dạng hiện vật mà người ta có thể sờ mó, cảm nhận được. Chỉ có vốn 

với tư cách là vốn hiện vật (đôi khi trong thực tế chúng ta thường nói tắt 

vốn hiện vật là vốn) mới thực sự là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. 

Điều đó dĩ nhiên khác với vốn tài chính (tiền, các loại giấy tờ có giá như 

cổ phiếu, trái phiếu…) là những thứ không thể sử dụng để trực tiếp tạo ra 

các hàng hóa hay dịch vụ khác được, mặc dù người ta có thể dùng chúng 

để mua hay chuyển đổi thành những yếu tố sản xuất thực sự. 

9.1.1. Thị trường dịch vụ vốn hiện vật 

 Như chúng ta đã một lần nói đến, dịch vụ thể hiện một dòng lợi ích 

người ta có thể thu nhận được trong một khoảng thời gian nhất định, phát 

sinh từ những vật thể hữu hình hay sự phục vụ của người khác.   312

 Dịch vụ vốn (hiện vật) chính là dòng lợi ích mà người ta có thể 

khai thác được ở hàng hóa vốn (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) trong 

một khoảng thời gian nào đó. Khi chúng ta muốn sử dụng dịch vụ của 

chiếc máy cày trong 8 giờ đồng hồ để cày ruộng, chúng ta không phải 

mua cả chiếc máy cày đó mà chỉ cần thuê nó trong khoảng thời gian cần 

thiết trên. Thuê chiếc máy cày có nghĩa là ta đã tham gia vào thị trường 

dịch vụ vốn. 

 Thị trường dịch vụ vốn chính là thị trường thuê và cho thuê tài sản 

vốn. Cái mà người ta mua, bán ở đây không phải là chính bản thân tài sản 

vốn mà chỉ dịch vụ vốn. Đơn vị tính ở đây bao giờ cũng gắn với yếu tố 

thời gian. Ví dụ chúng ta không thể nói thuê 10 chiếc máy cày chung 

chung mà là thuê 10 chiếc mày cày trong 8 giờ. Lượng dịch vụ máy mà 

chúng ta thuê ở đây là 80 giờ máy. Giá cả ở đây không phải là giá mua, 

bán tài sản vốn mà tiền thuê một đơn vị dịch vụ vốn. 

* Cầu về dịch vụ vốn 

- Cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp  

Cầu về dịch vụ vốn của một doanh nghiệp, cũng giống như cầu về 

lao động (hay đúng hơn là dịch vụ lao động), do doanh thu sản phẩm biên 

của vốn quyết  định. Đường cầu về dịch vụ vốn thực chất là phần dốc 

xuống của  đường doanh thu sản phẩm biên của vốn (MRPK). Áp dụng 

cách phân tích chung mà chúng ta đã tiến hành ở chương 7, có thể đưa ra 

ngay một số kết luận chính sau: 1) Đường cầu dịch vụ vốn là một đường 

dốc xuống chủ yếu phản ánh tính chất giảm dần của doanh thu sản phẩm 

biên khi lượng vốn sử dụng tăng lên. 2) Sự dịch chuyển của đường cầu 

dịch vụ vốn của doanh nghiệp (tức sự thay đổi trong nhu cầu về dịch vụ 

vốn của doanh nghiệp) bị quy định bởi các yếu tố sau: i- số lượng các yếu 

tố đầu vào khác phối hợp với vốn. Nếu số lượng này tăng lên, sản phẩm 

biên của vốn sẽ tăng, cầu về dịch vụ vốn cũng sẽ tăng. Trong trường hợp 

này, đường cầu về dịch vụ vốn sẽ dịch chuyển sang phải (và lên trên). 

Ngược lại, nếu số lượng các yếu tố sản xuất khác không phải là vốn giảm,   313

cầu về dịch vụ vốn cũng giảm, đường cầu về dịch vụ vốn sẽ dịch sang trái 

(và xuống dưới); ii- công nghệ sản xuất. Nếu doanh nghiệp có điều kiện 

áp dụng một cách thức hay một công nghệ sản xuất tiên tiến hơn, có năng 

suất cao hơn, sản phẩm biên của mỗi  đơn vị vốn cũng tăng lên. Trong 

trường hợp này,  đường cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp sẽ dịch 

chuyển sang phải. Sự thụt lùi về công nghệ, ngược lại, sẽ làm giảm nhu 

cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp mặc dù trường hợp này hiếm xảy ra; 

iii- giá cả hay doanh thu biên của sản phẩm đầu ra. Nếu những yếu tố này 

tăng, doanh thu sản phẩm biên ở từng đơn vị vốn đều tăng, do đó, cầu về 

dịch vụ vốn của doanh nghiệp cũng tăng. Trong trường hợp ngược lại, khi 

thị trường đầu ra suy thoái, giá cả hay doanh thu biên đầu ra giảm, cầu về 

dịch vụ vốn sẽ giảm. 

Hình 9.1: Đường cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp thực chất là phần 

dốc xuống của đường doanh thu sản phẩm biên của của vốn (MRPK). Khi giá thuê 

vốn là R1, lượng cầu về dịch vụ vốn là K1. Khi giá thuê vốn giảm xuống thành R2, 

lượng cầu về dịch vụ vốn tăng lên thành K2. Những yếu tố ảnh hưởng đến MPK cũng 

như MR của đầu ra đều làm đường cầu về dịch vụ vốn dịch chuyển. 

-  Cầu thị trường về dịch vụ vốn  

 Cầu thị trường về một loại dịch vụ vốn phản ánh tổng hợp quan hệ 

giữa tổng số đơn vị dịch vụ vốn mà các doanh nghiệp tham gia trên thị 

R2 

R1 

R (giá thuê vốn) 

K (số lượng dịch vụ vốn) 

MRP’K 

MRPK 

K2  K1   314

trường sẵn sàng mua tương  ứng với các mức giá (tiền thuê vốn). Cách 

phân tích nhu cầu thị trường về dịch vụ vốn cũng tương tự như cách mà 

chúng ta đã áp dụng cho thị trường lao động. Đường cầu chung về một loại 

dịch vốn trên thị trường là đường tổng hợp theo chiều ngang các đường 

cầu của các ngành riêng biệt về cùng một loại dịch vụ này. Các xe tải 

chẳng hạn có thể được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau. Muốn biết 

nhu cầu thuê về xe tải nói chung, rõ ràng ta phải tổng hợp nhu cầu thuê xe 

tải ở ngành dệt, xây dựng, sản xuất và lắp ráp ô tô… lại với nhau. Còn 

đường cầu về một loại dịch vụ vốn của một ngành thì lại được xây dựng 

trên cơ sở tổng hợp theo chiều ngang các đường cầu tương ứng của các 

doanh nghiệp trong ngành. Vì giá các sản phẩm đầu ra thay đổi khi ngành 

thay đổi sản lượng nên đường cầu của ngành về dịch vụ vốn sẽ dốc hơn 

đường tổng hợp đơn giản theo chiều ngang các đường doanh thu sản phẩm 

biên về dịch vụ vốn của các doanh nghiệp. 

 Những yếu tố chi phối cầu và làm dịch chuyển đường cầu về một 

loại dịch vụ vốn của doanh nghiệp khi được nhìn nhận chung trên phạm 

vi cả ngành hay cả thị trường sẽ giúp chúng ta hiểu lý do làm nhu cầu về 

một loại dịch vụ vốn trên thị trường thay đổi. Khi chuyển từ phân tích cầu 

của doanh nghiệp sang phân tích cầu của thị trường, ta cần chú ý thêm 

đến số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành và số lượng ngành 

cùng sử dụng loại dịch vụ vốn mà ta đang phân tích. Về nguyên tắc, nếu 

số lượng này tăng lên (nghĩa là quy thị trường mở rộng) trong điều kiện 

các yếu tố khác là giữ nguyên, nhu cầu dịch vụ vốn tương ứng mà ta đang 

nghiên cứu cũng sẽ tăng lên và ngược lại.  

* Cung về dịch vụ vốn 

 Cung ứng về dịch vụ vốn xuất phát từ những người sở hữu tài sản 

vốn. Chính những người sở hữu những chiếc xe tải, máy  ủi  đất… là 

những người cho thuê những yếu tố sản xuất này. Những người đi thuê 

(các doanh nghiệp) có thể sử dụng những đầu vào nói trên trong những 

khoảng thời gian nhất  định nhờ hành vi  đi thuê. Khi chính họ sở hữu 

những chiếc máy, họ cũng có thể sử dụng được chúng. Để tách thị trường   315

dịch vụ vốn khỏi thị trường tài sản vốn, trong trường hợp này ta coi 

những doanh nghiệp sở hữu các tài sản vốn (mua hẳn các tài sản vốn: như 

sắm máy móc, thiết bị, xây nhà xưởng  để sử dụng trong quá trình sản 

xuất chứ không đi thuê) đang cho chính mình thuê dịch vụ vốn một cách 

dài hạn. 

 Trong nền kinh tế, lượng cung ứng dịch vụ vốn của một người chủ 

sở hữu vốn hay của cả thị trường phụ thuộc vào tổng số dự trữ tài sản 

vốn. Lượng xe tải hiện có sẽ quy  định số giờ xe có thể cho thuê được 

trong một khoảng thời gian nào đó. Trong một thời gian quá ngắn, dự trữ 

một loại tài sản vốn trong cả nền kinh tế gần như cố định. Ví dụ, để xây 

dựng thêm một nhà máy, lắp ráp thêm một dây chuyền sản xuất người ta 

cần có thời gian. Lượng nhà máy hay dây chuyền sản xuất sẵn có trong 

nền kinh tế được coi là cố định trong một thời điểm nào đó. Trên cơ sở 

nhận xét này, người ta giả định lượng cung về một loại dịch vụ vốn trong 

ngắn hạn của cả nền kinh tế là cố định – đường cung tương ứng là một 

đường thẳng  đứng. Tất nhiên, khẳng  định như vậy chỉ  đúng một cách 

tương đối. Ngay cả trong ngắn hạn, dù tổng lượng tài sản vốn là cố định, 

tổng lượng cung dịch vụ vốn vẫn có thể thay đổi theo mức tiền thuê. Vấn 

đề là người ta có thể sử dụng tài sản vốn cho cả những mục đích phi sản 

xuất hay cho những nhu cầu dự trữ cá nhân. Nếu tiền thuê quá thấp, 

lượng dịch vụ vốn được tung ra cung ứng thường không phải là lượng tối 

đa có thể cung ứng từ quỹ tài sản vốn hiện có. Tuy nhiên, khi tiền thuê 

vốn tăng lên, người ta có thể cho thuê vốn với tổng số giờ thuê cao hơn 

bằng cách hy sinh số giờ dịch vụ vốn được giữ lại làm dự trữ cho nhu cầu 

cá nhân. Ngoài ra, có nhiều tài sản vốn mà người ta có thể tăng dự trữ tài 

sản lên một cách không quá khó khăn, thậm chí trong một thời gian ngắn. 

Một người mua ô tô  để cho thuê vẫn có thể dễ dàng sắm thêm những 

chiếc ô tô mới một khi thấy thị trường cho thuê ô tô đang mở rộng nhanh 

chóng. Vì lẽ đó, khẳng định đường cung dịch vụ vốn trong ngắn hạn là 

một đường dốc lên song rất kém co giãn so với đường cung dịch vụ vốn 

trong dài hạn (trong dài hạn, những chủ sở hữu vốn dễ dàng thay đổi quỹ   316

tài sản vốn để cho thuê của mình, dù tài sản đó là tài sản loại gì) có lẽ gần 

với sự thực hơn. 

 Trong ngắn hạn,  đường cung dịch vụ vốn gắn với những tài sản 

vốn chuyên dụng, có tính đặc thù riêng của từng ngành, hoặc những tài 

sản vốn khó di chuyển hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng là một đường 

tương đối thẳng đứng ngay cả xét trong phạm vi ngành. Trong trường hợp 

này, dù tiền thuê vốn có tăng lên, ngành cũng không thu hút thêm được 

các dịch vụ vốn từ các ngành khác di chuyển sang. Tính chất cố định hay 

kém co giãn của nguồn cung trong ngành thật ra cũng tương tự như điều 

chúng ta đã khẳng định đối với cả nền kinh tế. Tuy nhiên, đối với những 

tài sản vốn được sử dụng ở nhiều ngành, đồng thời tính linh động hay khả 

năng di chuyển của chúng từ ngành nọ sang ngành kia cao, đường cung 

dịch vụ vốn của ngành trở nên co giãn hơn: khi tiền thuê vốn ở một ngành 

nào đó tăng lên, lượng cung về dịch vụ vốn sẽ tăng mạnh nhờ cả vào việc 

thu hút các tài sản vốn từ các ngành khác chuyển sang. 

 Quyết định mua sắm tài sản vốn để cho thuê của những người sở 

hữu vốn là một quyết  định  đầu tư có tính chất dài hạn. Vì vậy  ở  đây 

chúng ta sẽ tập trung vào phân tích khía cạnh dài hạn của quyết định cung 

ứng dịch vụ vốn. Xét về ngắn hạn, sự cung ứng dịch vụ vốn phụ thuộc 

nhiều vào lượng tài sản vốn đã mua sắm, do đó thực chất bị chi phối bởi 

các quyết định dài hạn. 

 Trong điều kiện thị trường dịch vụ vốn mang tính cạnh tranh, về 

dài hạn điểm cân bằng thị trường sẽ bảo đảm cho những người cung ứng 

có lợi nhuận kinh tế bằng không. Nếu lợi nhuận của những người cung 

ứng còn cao hơn mức này, sự nhập ngành của những người cung ứng mới 

sẽ làm nguồn cung dịch vụ vốn tăng lên, giá thuê vốn hạ xuống và lợi 

nhuận của những người cho thuê vốn giảm. Ngược lại, trong trường hợp 

lợi nhuận kinh tế của những người cho thuê vốn hiện hành là âm, thì sự 

rút lui khỏi ngành của một số người cung  ứng sẽ là cơ chế  để  đẩy lợi 

nhuận của những người cung  ứng dịch vụ vốn còn lại lên. Vì vậy, giá 

thuê vốn cần có trong dài hạn chính là mức tiền thuê cân bằng dài hạn.   317

Nó  đảm bảo cho những người sở hữu vốn (tức những người cung  ứng 

dịch vụ vốn) có lợi nhuận kinh tế bằng không. 

 Giá thuê vốn cần có là mức tiền thuê vốn đảm bảo cho người sở 

hữu vốn bù đắp được tất cả các chi phí cơ hội cần thiết phát sinh từ việc 

cung ứng dịch vụ vốn (cho thuê vốn) và có mức lợi nhuận kinh tế bằng 

không.  

 Vậy đối với một người đầu tư mua sắm tài sản vốn (ví dụ mua sắm 

những chiếc ô tô tải ) để cho thuê, tức là những người coi việc cung ứng 

dịch vụ vốn là hoạt động kinh doanh của mình, những khoản chi phí cơ 

hội liên quan đến việc cho thuê một đơn vị vốn trong khoảng thời gian 

một năm mà người này phải gánh chịu, do đó phải được bù đắp là gì? 

Thông thường chúng bao gồm: 1) chi phí cơ hội của khoản tiền đầu tư 

phải bỏ ra để mua sắm tài sản vốn; 2) chi phí bảo dưỡng, khấu hao tài sản 

vốn; 3) chi phí giao dịch để tiến hành việc cho thuê. 

 Trước hết, để có thể tiến hành được việc cho thuê vốn, người kinh 

doanh dịch vụ vốn phải bỏ tiền ra mua sắm tài sản vốn. Chi phí cơ hội 

của việc sở hữu một đơn vị tài sản vốn chính là số tiền lãi mà người này 

phải hy sinh do số tiền được dành để mua tài sản vốn không thể đem cho 

vay được nữa. Giả sử giá mua một đơn vị tài sản vốn là 200 triệu đồng, 

lãi suất thực tế (tức mức lãi suất  đã  điều chỉnh theo lạm phát) trên thị 

trường là 5%, thì chi phí cơ hội của việc mua sắm và nắm giữ một đơn vị 

tài sản vốn trong 1 năm sẽ là: 200 triệu đồng × 0,05 = 10 triệu đồng. Giá 

thuê vốn (tiền thuê tính cho một đơn vị) cần có trong một năm trước hết 

phải bù đắp được khoản chi phí này. 

 Trong thời gian tài sản vốn được đem cho thuê, nó sẽ bị hao mòn 

hữu hình và vô hình theo thời gian và do việc sử dụng. Do đó giá trị của 

nó bị giảm đi. Tiền thuê vốn cần có cũng phải bù đắp được khoản giá trị 

mà chủ sở hữu vốn bị mất mát này. Nói cách khác, nó phải trang trải 

được các chi phí bảo dưỡng và khấu hao để duy trì giá trị tài sản vốn như 

cũ. Ví dụ, nếu trung bình mức độ hao mòn của tài sản vốn sau 1 năm sử   318

dụng là 10%, thì chi phí bảo dưỡng, khấu hao của 1 đơn vị tài sản vốn 

trong ví dụ ở trên là: 200 triệu đồng × 0,1 = 20 triệu đồng. 

 Ngoài ra, để tiến hành kinh doanh cho thuê vốn, người sở hữu còn 

phải bỏ ra thời gian, công sức và một số chi phí giao dịch khác. Tiền thuê 

vốn cần có cũng phải bù đắp được tất cả các khoản chi phí cơ hội có liên 

quan đến hoạt động này. Chẳng hạn, giả sử khoản chi phí này bổ đều cho 

1 đơn vị tài sản vốn được đem cho thuê là 1 triệu đồng 1 năm thì trong 

tiền thuê vốn, 1 triệu đồng này phải được tính đến.  

Trong ví dụ giả định trên, giá thuê vốn cần có của 1 đơn vị vốn 

trong 1 năm là: (10 + 20 + 1) = 31 (triệu đồng). 

 Tổng quát hơn, nếu gọi r là lãi suất thực tế, d là tỷ lệ khấu hao, bảo 

dưỡng trung bình, c là tỷ lệ chi phí giao dịch khác so với giá trị của tài 

sản vốn và P là mức giá mua tài sản, ta có: 

Giá thuê vốn cần có = P (r + d + c) (9.1) 

 Thật ra, trong đẳng thức (9.1), bộ phận chi phí cần được bù đắp thứ 

ba (c.P) thể hiện các chi phí nguồn lực khác (như lao động, văn phòng 

giao dịch…) tham gia hỗ trợ quá trình cho thuê vốn. Nó sẽ tạo ra thu nhập 

của các yếu tố sản xuất khác. Do đó, nếu xem như các yếu tố sản xuất 

khác tham gia vào quá trình kinh doanh đều được trả tiền thuê và khoản 

này được tách ra, thì giá thuê thuần túy cần có riêng của tài sản vốn, chỉ 

nhằm bù đắp những tổn thất cơ hội của riêng tài sản vốn sẽ chỉ là: 

 Giá thuê vốn thuần túy cần có = P (r + d) (9.2). 

  Đẳng thức này cho thấy giá thuê vốn cần có phụ thuộc vào 3 yếu 

tố: mức giá tài sản vốn, lãi suất, tỷ lệ khấu hao. Đây là cơ sở để chúng ta 

hiểu đường cung dịch vụ vốn trong dài hạn. 

  Đường cung dịch vụ vốn thể hiện quan hệ giữa lượng dịch vụ vốn 

sẵn sàng được những người sở hữu vốn cung ứng tương ứng với các mức 

giá thuê khác nhau. Trong dài hạn, đường cung dịch vụ vốn phải là một   319

đường dốc lên. Thật vậy, theo đẳng thức (9.2), với một mức r và d nhất 

định, giá thuê vốn (thuần túy) cần có sẽ tỷ lệ thuận với mức giá tài sản 

vốn. Trong dài hạn, để lượng cung dịch vụ vốn trong cả nền kinh tế tăng 

lên, lượng tài sản vốn được mua sắm làm dự trữ vốn phải tăng lên. Tuy 

nhiên,  để khuyến khích những người sản xuất tài sản vốn gia tăng sản 

lượng cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng lên, giá bán tài sản 

vốn phải tăng (thật ra, điều này cũng chỉ để cân bằng lại với sự gia tăng 

trong chi phí biên sản xuất của tài sản vốn khi sản lượng của nó tăng lên). 

Từ đẳng thức (9.2), có thể thấy, khi giá tài sản vốn P tăng, mức giá thuê 

vốn cần có cũng phải tăng lên theo. Nói cách khác, chỉ khi giá thuê vốn 

tăng lên, người ta mới được khuyến khích để có thể gia tăng được lượng 

cung dịch vụ vốn trong dài hạn, mà suy đến cùng là do lượng dự trữ tài 

sản vốn quyết định. Quan hệ thuận chiều giữa hai biến số này chứng tỏ 

đường cung dịch vụ vốn dài hạn là một đường dốc lên. 

  Điều gì sẽ xảy ra khi các yếu tố như r, d thay đổi? Đẳng thức (9.2) 

cho thấy, nếu r hoặc d tăng lên, giá thuê vốn cần có cũng phải tăng lên ở 

mỗi mức cung dịch vụ vốn như cũ. Nói cách khác, đường cung dịch vụ 

vốn sẽ dịch chuyển lên trên (và sang trái). Ngược lại, nếu r hoặc d giảm, 

đường cung dịch vụ vốn sẽ dịch chuyển xuống dưới (và sang phải). Trên 

thực tế,  r có thể thay  đổi do  ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế khác 

nhau. Còn tỷ lệ khấu hao d lại phụ thuộc vào cách thức và công nghệ liên 

quan đến quá trình sử dụng tài sản vốn. 

 Như chúng ta  đã nói, cung  ứng dịch vụ vốn xuất phát từ những 

người sở hữu tài sản vốn chứ không xuất phát từ các doanh nghiệp tức 

những người sử dụng vốn, khai thác dịch vụ vốn. Vì thế, đối với một loại 

dịch vụ vốn, những người cung ứng coi cả nền kinh tế như là thị trường 

để tham gia cung ứng. Việc phân tích đường cung dịch vụ vốn theo ngành 

vì thế ít có ý nghĩa hơn. Dĩ nhiên, ta có thể rút ra những nhận xét tương tự 

như khi chúng ta phân tích về thị trường lao động. Chẳng hạn, đối với 

một ngành nhỏ, nó sẽ không có khả năng  ảnh hưởng  đến giá thuê vốn 

chung trên thị trường. Vì thế trong dài hạn, nó có thể nhận  được các 

lượng dịch vụ vốn như đòi hỏi theo mức giá thuê chung trên thị trường.   320

Điều này hàm ý cung ứng dịch vụ vốn của ngành tồn tại như một đường 

nằm ngang (hay ngành  đối diện với một  đường cung dịch vụ vốn nằm 

ngang). Trái lại, đối với một ngành lớn, sử dụng khối lượng tài sản vốn 

nhiều, chỉ khi mức giá thuê vốn tăng lên mới có thể thu hút được lượng 

cung dịch vụ vốn lớn hơn của nền kinh tế chảy vào ngành. Vì lý do này, 

đường cung của loại ngành này thường được hình dung như một đường 

dốc lên.  

Hình 9.2: Trong ngắn hạn, đường cung dịch vụ vốn thường rất kém co 

giãn nên có thể tạm coi như một đường thẳng đứng. Còn đường cung dài hạn là một 

đường dốc lên và co giãn hơn. Khi lãi suất hay tỷ lệ hao mòn vốn thay đổi, đường 

cung dịch vụ vốn sẽ dịch chuyển. 

* Tiền thuê vốn cân bằng và sự điều chỉnh trên thị trường dịch vụ vốn 

 Trên một thị trường về một loại dịch vụ vốn, đường cầu thị trường 

D1 được tổng hợp từ các đường doanh thu sản phẩm biên (hay giá trị sản 

phẩm biên nếu thị trường đầu ra tương ứng là thị trường cạnh tranh hoàn 

hảo) của vốn (MRPK) của các doanh nghiệp. Đồng thời đường cung ngắn 

hạn thị trường của loại dịch vụ vốn này là S1. Để đơn giản, giả sử S1 là 

R  

K  

S’LR 

SLR 

SSR   321

một đường thẳng đứng biểu thị lượng cung dịch vụ vốn trong ngắn hạn là 

cố định. E là điểm cân bằng thị trường trong ngắn hạn vì nó là giao điểm 

của đường cầu D1 và đường cung S1. Giả sử đường cung dài hạn của thị 

trường về loại dịch vụ vốn này là đường SLR. Như ta đã biết, đó là một 

đường dốc lên. Giả định E cũng là điểm cân bằng dài hạn. Nó cũng là 

giao điểm giữa đường SLR với đường cầu D1. Tại điểm cân bằng E, mức 

giá thuê vốn cân bằng là R1. 

Bây giờ ta giả định vì một lý do nào đó, nhu cầu về loại dịch vụ 

vốn này tăng lên. Đường cầu D1 dịch chuyển sang phải thành đường D2. 

Ngay tức thời, lượng cung dịch vụ vốn là cố định, không tăng lên được. 

Để thị trường cân bằng trở lại phù hợp với sự gia tăng của nhu cầu, giá 

thuê vốn trong ngắn hạn tăng nhanh lên thành R2. Dĩ nhiên, đó là mức giá 

quá cao so với giá thuê vốn cần có dài hạn. Mức giá cao này sẽ khuyến 

khích những người kinh doanh cho thuê vốn, trong khoảng thời gian dài 

hơn, sẽ mua sắm thêm tài sản vốn nhằm mở rộng hoạt  động cho thuê. 

Đường cung ngắn hạn sẽ dịch chuyển dần sang phải. Tương ứng giá thuê 

vốn cũng sẽ giảm dần theo đà tăng lên của cung. Cho đến khi đường cung 

ngắn hạn dịch chuyển đến thành đường S2 và thị trường dịch chuyển đến 

một điểm cân bằng dài hạn mới F (F là giao điểm của cả D2 với S2 và SLR) 

thì quá trình gia tăng tài sản vốn mới dừng lại. Trong điều kiện đường cầu 

là D2, giá thuê vốn cân bằng dài hạn tăng lên từ R1 thành R3, đồng thời 

lượng dịch vụ vốn được giao dịch cũng tăng. Mức giá thuê R3 tuy cao hơn 

R1 song lại nhỏ hơn R2 nhờ khả năng gia tăng được lượng dịch vụ vốn cho 

thuê để đáp ứng nhu cầu cao hơn. Đến điểm F, thị trường hoàn thành quá 

trình điều chỉnh từ ngắn hạn sang dài hạn của mình. Trường hợp nhu cầu 

về dịch vụ vốn suy giảm cũng có thể phân tích theo một cách thức tương 

tự. 

   322

Hình 9.3: Khi cầu về dịch vụ vốn tăng, thoạt đầu giá thuê vốn tăng từ R1 

thành R2. Trong thời gian dài hơn, việc bổ sung dự trữ vốn khiến đường cung dịch vụ 

vốn dịch chuyển dần sang phải thành đường S2. Điểm cân bằng dài hạn mới là điểm F. 

Giá thuê vốn dài hạn chỉ còn là R3. 

Chú ý rằng các yếu tố sản xuất được sử dụng cùng với nhau trong quá 

trình sản xuất sản phẩm  đầu ra. Vì thế, một sự thay  đổi trên một thị 

trường yếu tố có thể tác động đến thị trường các yếu tố sản xuất còn lại, 

đặc biệt là trong dài hạn. Chẳng hạn, sự tăng lương trên thị trường lao 

động không chỉ làm cho lượng cầu, do đó lượng lao động được các doanh 

nghiệp thuê mướn giảm đi. Sự kiện này còn có thể tác động đến cả thị 

trường dịch vụ vốn. Một mặt, lương tăng đồng nghĩa với chi phí sử dụng 

đầu vào lao động trở nên đắt đỏ hơn. Vì trong một chừng mực nhất định 

lao động và vốn có thể thay thế được cho nhau nên người ta có xu hướng 

thay một phần lao động đắt đỏ bằng vốn. Theo hướng này, cầu về dịch vụ 

vốn sẽ gia tăng và đây được coi là kết quả của tác động thay thế xuất phát 

từ việc tiền lương tăng. Tuy nhiên, khi lượng lao động được sử dụng ít đi, 

sản phẩm biên của mỗi đơn vị vốn cũng giảm. Kết quả là doanh thu sản 

phẩm biên của vốn giảm và riêng trong hiệu ứng này (được gọi là hiệu 

ứng hay tác động sản lượng), cầu về dịch vụ vốn lại giảm. Khi cầu về sản 

phẩm trên thị trường đầu ra co giãn mạnh, những cắt giảm về sản lượng 

đầu ra do lượng lao động được sử dụng ít hơn trở nên mạnh hơn. Nhu cầu 

R2 

R1 

R3 

R  

S2 

S1 

SLR 

D1   323

về các đầu vào khác vì thế cũng giảm. Trong trường hợp này, có thể dự 

đoán nhu cầu tổng hợp về dịch vụ vốn giảm.  

9.1.2. Thị trường vốn hiện vật 

Đối tượng mua, bán trên thị trường vốn hiện vật (chứ không phải là 

thị trường dịch vụ vốn) chính là tài sản vốn. Người mua tài sản vốn (máy 

móc, thiết bị…) là muốn sở hữu hoàn toàn nó. Người bán tài sản vốn cũng 

là người chuyển giao hoàn toàn quyền sở hữu tài sản vốn cho người khác. 

Giá mua, bán ở đây là giá mua, bán đứt tài sản vốn. Lượng giao dịch trên 

thị trường này là số lượng vốn hiện vật  được  đo theo những  đơn vị tự 

nhiên của nó.  

* Cầu về vốn hiện vật. Giá trị hiện tại của một tài sản 

 Nhu cầu mua tài sản vốn xuất phát từ những người muốn sở hữu tài 

sản vốn để cho thuê. Quyết định mua tài sản vốn trong trường hợp này là 

một quyết định đầu tư dài hạn nhằm thực hiện một dự án kinh doanh dựa 

trên cơ sở hoạt động cho thuê tài sản vốn. Để có thể lựa chọn và ra được 

quyết định một cách phù hợp, nhà đầu tư tiềm năng buộc phải cân nhắc 

các chi phí và lợi ích có liên 

 Chi phí mua một đơn vị vốn hiện vật (hoặc diễn đạt là một đơn vị 

tài sản vốn cũng vậy) chính là giá thị trường của nó.  

 Lợi ích của việc mua tài sản vốn nằm trong khả năng khai thác tài 

sản này dưới dạng cho thuê của người sở hữu. Do đó, dòng lợi ích mà 

người sở hữu nhận được từ một đơn vị tài sản vốn chính là luồng tiền cho 

thuê mà anh ta (hay chị ta) kiếm được khi cung ứng dịch vụ vốn trong 

suốt “cuộc đời” hay thời gian tồn tại tài sản này. Khó khăn để so sánh chi 

phí và lợi ích trong trường hợp này là ở chỗ: người ta chi ra hay thu về 

những luồng tiền này ở những thời điểm khác nhau. Không thể coi 1 triệu 

đồng chúng ta nhận  được trong tương lai cũng có giá trị y như 1 triệu 

đồng chúng ta nhận được ngay tại thời điểm hiện tại (giả định trong một 

thế giới không có lạm phát). Khi có 1 triệu  đồng ngày hôm nay, hoặc   324

chúng ta có điều kiện để mua sắm các hàng hóa cần thiết và thỏa mãn 

ngay tức khắc các nhu cầu của mình, hoặc chúng ta có thể đem cho vay 

để có thể có một khoản tiền lớn hơn 1 triệu đồng trong tương lai. Vì thế, 1 

triệu đồng nhận được ngay ngày hôm nay (thời điểm hiện tại) có giá trị 

lớn hơn 1 triệu đồng nhận được trong tương lai. Hay cũng có thể nói cách 

khác, giá trị của 1 triệu đồng nhận được trong tương lai thấp hơn 1 triệu 

đồng nhận ngay tại thời điểm hiện tại.  

  Để giải quyết khó khăn trên, cần quy các dòng tiền nhận được hay 

chi ra ở những thời điểm khác nhau về giá trị tương đương của chúng tại 

một thời điểm nhất định. Việc quy tất cả các dòng tiền về giá trị hiện tại 

của chúng là một trong những cách như vậy. 

 Giá trị hiện tại của của một lượng tiền Xt nhận được (hay chi ra) ở 

thời  điểm  t trong tương lai chính là lượng tiền mà nếu ngày hôm nay 

chúng ta đem nó đi cho vay thì đến thời điểm t, nó cũng sẽ tích lũy thành 

Xt. 

 Hãy ký hiệu PV(Xt) là giá trị hiện tại của Xt, và giả sử PV(Xt) = Y, 

đồng thời giả sử từ thời điểm hiện tại (ta ký hiệu là thời điểm 0) đến thời 

điểm t bao gồm t kỳ bằng nhau, (ví dụ nếu coi mỗi kỳ là một năm, thì thời 

điểm t được hiểu là năm thứ t tính từ thời điểm hiện tại). Nếu r là lãi suất 

thực tế của mỗi kỳ, thì nếu đem Y cho vay 1 kỳ, lượng tiền tích lũy được 

sẽ là Y(1+r). Nếu Y được cho vay trong 2 kỳ, thì theo quy tắc lãi kép, thì 

đến thời  điểm kết thúc, lượng tiền  Y ban  đầu sẽ tích lũy thành                          

Y  (1 + r)(1 + r) = Y  (1 + r)

2

. Còn nếu cho vay liên tục trong cả t kỳ thì 

lượng tiền cuối cùng tích lũy được sẽ bằng Y(1 + r)

 Như vậy, một mặt ta có Y = PV(Xt), mặt khác ta lại có Y (1 + r)

 = 

Xt. Kết quả là PV(Xt) = Xt / (1 + r)

.  Lượng tiền Xt nhận được (hoặc chi ra) 

trong tương lai sẽ có giá trị hiện tại nhỏ hơn Xt vì nó đã bị chiết khấu theo 

tỷ lệ     1/(1 + r)

 như trong công thức mà chúng ta vừa nêu. Thời điểm t 

càng xa thời điểm hiện tại, mức độ chiết khấu sẽ càng lớn. Đương nhiên,   325

khi t = 0, PV(Xt) sẽ chính bằng Xt. Giá trị hiện tại của 1 triệu đồng nhận 

được vào ngày hôm nay vẫn chính là 1 triệu đồng. 

 Với khái niệm giá trị hiện tại nói trên, những dòng tiền nhận được 

hoặc chi ra ở những thời điểm khác nhau, sau khi được quy về giá trị hiện 

tại của chúng, trở thành có thể so sánh, cộng hoặc trừ  được với nhau: 

Chúng đều được tính theo giá trị của cùng một thời điểm hiện tại. 

- Giá trị hiện tại của một tài sản.  

 Giả sử một tài sản  K hàng năm  đem lại cho người chủ sở hữu 

những khoản thu nhập nhất định. Vậy nên đánh giá giá trị của tài sản này 

như thế nào? Nếu đem tài sản này ra bán, nó cần được định giá là bao 

nhiêu ở thời điểm hiện tại. Khi chúng ta có thể quy được các khoản thu 

nhập từ tài sản mà người sở hữu có thể kiếm được trong tương lai về giá 

trị hiện tại của chúng, chúng ta đồng thời có thể xác định được giá trị hiện 

tại của tài sản. Nó chính là tổng giá trị hiện tại của toàn bộ các khoản thu 

nhập tương lai nói trên. 

 Gọi FV1, FV2,…, FVn là những khoản thu nhập mà người chủ sở 

hữu tài sản K lần lượt nhận được ở các năm thứ nhất, thứ hai, … thứ n, 

tính sau thời điểm hiện tại. Năm thứ n là năm cuối cùng mà tài sản K còn 

sinh lợi (nếu K là một tài sản vốn thì đến cuối năm n hoặc là nó bị thanh 

lý hoặc nó được đem bán lại. Số tiền thanh lý hay bán lại thu được nếu có 

vẫn được tính gộp vào khoản thu nhập của năm thứ n). Với giả định r là 

lãi suất tính cho thời hạn 1 năm, ta có giá trị hiện tại PV(K) của tài sản K 

bằng: 

          PV(K) = PV(FV1) + PV(FV2) + …+ PV(FVn) 

    = FV1/(1 + r)    +   FV2/(1 + r)

2

 +  … + FVn/(1 + r)

(9.3) 

 Trong trường hợp  đặc biệt, nếu K là một tài sản có thể  đem lại 

nguồn thu nhập vĩnh viễn cho người sở hữu (hoặc người thừa kế) (ví dụ   326

đất  đai chẳng hạn),  đồng thời các khoản thu nhập phát sinh từ tài sản 

trong các kỳ là bằng nhau (nghĩa là FV1 = FV2 = …= FVn = …= FV), theo 

phương pháp trên, ta có thể đánh giá được giá trị hiện tại của tài sản K là: 

PV(K) = FV / r. Đề nghị bạn đọc tự kiểm tra và tự chứng minh kết quả 

này. 

 Bây giờ ta hãy trở lại với người chủ sở hữu vốn tương lai, người 

đang cân nhắc xem có nên đầu tư mua sắm tài sản vốn để cho thuê hay 

không. Với dự án kinh doanh dưới hình thức cho thuê tài sản vốn, người 

này phải dự kiến được những dòng thu nhập thuần túy mà việc cho thuê 

tài sản vốn mang lại trong tương lai (chỉ tính riêng phần tiền thuê do bản 

thân tài sản vốn mang lại). Quy những khoản lợi ích này về giá trị hiện tại 

của chúng, tổng hợp lại, chúng ta đánh giá hay dự kiến được giá trị hiện 

tại của một đơn vị tài sản vốn theo công thức (9.3). Đây cũng chính là giá 

trị hiện tại của các khoản lợi ích của dự án cho thuê vốn, tính bình quân 

cho một đơn vị tài sản vốn. Chi phí để mua sắm một đơn vị tài sản vốn 

chính là giá thị trường của nó. Để sở hữu tài sản vốn, nhà đầu tư tiềm 

năng phải bỏ ra khoản chi phí này ngay ở thời điểm hiện tại. Như vậy, giờ 

đây cả chi phí và lợi ích đều đã được tính toán trên cơ sở giá trị hiện tại 

và do đó, chúng có thể so sánh được với nhau. Nếu giá trị hiện tại của tài 

sản vốn lớn hơn mức giá mua sắm nó, việc đầu tư vào tài sản vốn để cho 

thuê là công việc sinh lời. Dự án nên được thực hiện. Ngược lại, nếu giá 

trị hiện tại của tài sản vốn nhỏ hơn mức giá mua sắm nó, việc cho thuê 

trong tương lai  được xem là thua lỗ. Dĩ nhiên, trong trường hợp này, 

không nên đầu tư mua sắm tài sản vốn.  

 Những người đầu tư khác nhau có thể có những dự kiến khác nhau 

về các dòng lợi ích của việc cho thuê vốn, do đó, có thể có những dự kiến 

khác nhau về giá trị hiện tại của tài sản vốn. Tuy nhiên, dù thế nào thì họ 

chỉ đầu tư khi họ dự kiến giá trị hiện tại của tài sản vốn lớn hơn hoặc 

bằng mức giá thị trường của nó. 

 Chính kết luận vừa nêu cho phép chúng ta hiểu được đường cầu về 

một loại tài sản vốn trên thị trường là một đường dốc xuống. Khi mức giá   327

của tài sản này giảm, mức cầu về tài sản vốn sẽ tăng lên vì số lượng dự án 

thỏa mãn điều kiện PV(K) ≥ P(K) (giá trị hiện tại của tài sản lớn hơn hoặc 

bằng mức giá của nó) sẽ tăng lên. Ngược lại, khi giá tài sản tăng lên, chỉ 

những người có khả năng kinh doanh tốt mới dám dự kiến PV(K) ≥ P(K). 

Một số người có mức dự kiến về các dòng lợi ích cho thuê thấp hơn sẽ từ 

bỏ dự án cho thuê của mình. Mức cầu về tài sản vốn vì thế sẽ giảm 

xuống.  

  Đường cầu về tài sản sẽ dịch chuyển khi những dự kiến chung của 

thị trường về giá trị hiện tại của tài sản vốn thay đổi. Điều đó liên quan 

đến: 1) các mức tiền cho thuê vốn dự kiến trong tương lai (đây chính là 

những khoản thu nhập FV trong tương lai mà chúng ta đề cập trong công 

thức (9.3)). Khi xu hướng vận động trên thị trường dịch vụ vốn cho phép 

mọi người chờ đợi hay dự kiến mức tiền thuê vốn của một loại tài sản vốn 

nào đó cao hơn, cầu về tài sản này sẽ tăng và đường cầu dịch chuyển sang 

phải. Ngược lại, hiện tượng giá thuê vốn  đang tụt dốc có thể làm thị 

trường dự kiến về giá thuê vốn thấp hơn trong tương lai, và điều này sẽ 

làm cầu thị trường về tài sản vốn giảm; 2) mức lãi suất thị trường. Lãi 

suất thị trường nói chung tăng lên làm cho giá trị hiện tại của tài sản vốn 

giảm xuống. Cầu về tài sản vốn sẽ giảm. Ngược lại, cầu về loại tài sản 

này sẽ tăng nếu lãi suất chung trên thị trường giảm.  

* Cung về vốn hiện vật 

 Cung về vốn hiện vật hay tài sản vốn xuất phát chính từ những 

người sản xuất ra những tài sản này. Đối với người sản xuất, tài sản vốn 

hay vốn hiện vật đơn giản chỉ là những hàng hóa mà anh ta (hay chị ta) 

kinh doanh. Đối với người này, vốn không phải là  đầu vào mà là sản 

phẩm  đầu ra. Vì thế, quyết  định cung  ứng về vốn hiện vật thuộc loại 

quyết định của người sản xuất (các doanh nghiệp) trên thị trường đầu ra 

mà chúng ta  đã  đề cập trong các chương trước  đây (chương 4, 5, 6). 

Đường cung thị trường vốn hiện vật  điển hình trong trường hợp thị 

trường mang tính cạnh tranh là một đường dốc lên phản ánh tính chất dốc 

lên của  đường chi phí biên. Nhìn chung, trong ngắn hạn,  đường cung   328

thường dốc hơn, kém co giãn hơn so với  đường cung trong dài hạn. 

Những tính chất này về cơ bản chúng ta có thể rút ra được từ những mô 

hình đã nghiên cứu. 

* Giá cả của tài sản vốn 

 Cũng như các hàng hóa khác, giá cả cân bằng trên thị trường tài 

sản vốn được ấn định bởi tương tác giữa cầu và cung về tài sản vốn. Với 

một đường cầu D1 dốc xuống và đường cung S1 dốc lên như thể hiện trên 

hình 9.4 giá cân bằng P1 của tài sản vốn được xác định tương ứng với 

giao điểm của hai đường cầu, cung nói trên. 

 Khi các đường cung, cầu về tài sản vốn dịch chuyển, giá và lượng 

giao dịch cân bằng của tài sản này sẽ thay đổi. Chẳng hạn, khi cầu về dịch 

vụ của một loại tài sản vốn giảm sút khiến cho giá thuê loại tài sản này 

giảm xuống. Nếu sự sụt giảm này không phải là nhất thời mà được dự 

kiến là có thể kéo dài thì những người đầu tư vào tài sản vốn sẽ phải đưa 

ra dự kiến thấp hơn về giá trị của tài sản vốn (tức giá trị hiện tại của các 

khoản tiền cho thuê tài sản trong tương lai). Cầu về tài sản vốn sẽ giảm 

xuống. Đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái thành  đường D2. Kết quả 

chung là cả giá lẫn lượng giao dịch về tài sản vốn sẽ giảm xuống. 

   329

 Trên thị trường, giá cân bằng dài hạn của một loại tài sản vốn vừa 

là mức giá  đảm bảo cho những người sản xuất hàng hóa vốn sẵn sàng 

cung cấp với khối lượng vốn cân bằng (ví dụ, nếu thị trường là cạnh tranh 

hoàn hảo, mức giá này sẽ đảm bảo cho những người sản xuất hàng hóa 

vốn có mức lợi nhuận kinh tế bằng không), vừa là mức giá mà những 

người mua vốn sẵn sàng trả - tức là mức giá bằng với giá trị hiện tại của 

tài sản vốn được dự kiến trên cơ sở các nguồn tiền cho thuê trong tương 

lai. 

9.2. Thị trường đất đai (và các tài nguyên thiên nhiên khác) 

9.2.1. Đặc điểm của thị trường đất đai và sự hình thành tiền thuê đất 

  Đất đai là một loại yếu tố sản xuất có thể phục vụ lâu dài cho nhiều 

quá trình sản xuất khác nhau. Cũng giống như vốn hiện vật, nó là một 

loại tài sản lâu bền mà người sở hữu nó có thể khai thác được các dòng 

lợi ích nhất định trong những khoảng thời gian nhất định. Vì thế, đối với 

các giao dịch liên quan đến đất đai, chúng ta cũng cần phân biệt hai loại 

thị trường: thị trường dịch vụ đất đai và thị trường tài sản đất đai. 

 Thị trường dịch vụ đất đai là thị trường thuê và cho thuê đất đai. 

Đối tượng mua bán là dòng dịch vụ do tài sản đất mang lại. Mua dịch vụ 

đất có nghĩa là thuê đất để sử dụng nó trong một khoảng thời gian xác 

định. Bán dịch vụ đất được hiểu là cho thuê đất, tức nhượng lại quyền 

khai thác lợi ích từ đất trong một khoảng thời gian nào đó. Giá cả trong 

trường hợp này là tiền thuê đất được tính cho một đơn vị đất cho thuê nào 

đó (bao giờ cũng gắn cả với một đơn vị thời gian thuê và cho thuê). 

 Thị trường tài sản đất là thị trường trên đó đối tượng giao dịch là 

bản thân đất đai với tư cách là một tài sản. Khi mua bán tài sản đất, người 

ta chuyển giao hẳn quyền sở hữu tài sản  đất từ người bán sang người 

mua. Giá cả đất đai trong trường hợp này giá mua bán đứt tài sản đất.  

 Giống như cách chúng ta tiếp cận các thị trường vốn hiện vật, ở 

đây chính sự hoạt động của thị trường dịch vụ đất đai, hay thị trường thuê   330

và cho thuê đất đai lại quyết định sự hoạt động của thị trường tài sản đất. 

Vì thế, điểm xuất phát trong sự phân tích của chúng ta là thị trường thuê 

và cho thuê đất đai.  

* Cung về đất đai cho thuê 

  Đất đai cũng như nhiều tài nguyên thiên nhiên khác là những sản 

vật của tự nhiên mà con người  được ban tặng chứ không phải do con 

người tạo ra. Hiểu theo một nghĩa nào  đó, khác với vốn hiện vật, con 

người không sản xuất ra  đất  đai. Tuy nhiên, diện tích  đất  đai mà con 

người có thể đưa vào quá trình sản xuất không hẳn là một đại lượng cố 

định. Bằng việc khai hoang, lấn biển…, con người vẫn mở rộng  được 

diện tích đất đai. Chỉ có điều là: với mức dân số và diện tích bề mặt trái 

đất được đưa vào khai thác hiện nay của thế giới, khả năng mở rộng diện 

tích đất đai cho những mục đích kinh tế không nhiều. Vì thế, thay cho gia 

tăng diện tích  đất  đai, người ta chú trọng hơn vào việc nâng cao chất 

lượng đất đai (thông qua việc đầu tư cải tạo đất và áp dụng những công 

nghệ sản xuất tiên tiến). Khi một mảnh đất có chất lượng cao hơn nhờ 

được đầu tư, do đó có thể được cho thuê với mức giá cao hơn thì một 

phần trong giá thuê ở đây chỉ nhằm bù đắp cho phần vốn đầu tư bổ sung. 

Cũng có thể hiểu phần tiền thuê này là tiền thuê lượng vốn hiện vật được 

đầu tư bổ sung vào đất. Để phân tích tiền thuê tài sản đất thuần túy, ta bỏ 

qua phần đầu tư bổ sung và tiền thuê tương ứng này. Trong trường hợp 

đó, lượng cung về đất đai cho thuê xét trong toàn bộ nền kinh tế gần như 

là một đại lượng không thay đổi theo sự thay đổi của tiền thuê đất. Khi 

tiền thuê đất tăng, xét tổng thể trong phạm vi cả nền kinh tế, thì dù muốn 

người ta vẫn gần như không  thể tăng lên được một cách đáng kể lượng 

cung nói trên. Khi tiền thuê  đất hạ, lượng cung này cũng giảm  đi một 

cách không đáng kể. Vì thế, nguồn cung đất đai tương đối cố định hay 

gần như không co giãn theo giá thuê được coi như là đặc điểm nổi bật của 

thị trường dịch vụ đất đai khi xét chung trên phạm vi cả nền kinh tế. Nói 

một cách khác, có thể coi đường cung về đất đai cho thuê là một đường 

thẳng đứng.   331

* Cầu về thuê đất đai 

 Những người cần đất đai như một yếu tố đầu vào của quá trình sản 

xuất sẽ là những người muốn thuê đất. Đương nhiên, số lượng diện tích 

đất đai mà những người này muốn thuê trong một khoảng thời gian nhất 

định luôn phụ thuộc vào mức giá thuê và quan hệ này  được phản ánh 

trong đường cầu về dịch vụ đất đai của người sản xuất. Áp dụng lý thuyết 

chung mà chúng ta đã xem xét ở chương 7, có thể khẳng định rằng đường 

cầu về dịch vụ  đất  đai của một người sản xuất hay một doanh nghiệp 

chính là phần dốc xuống của đường doanh thu sản phẩm biên của đất đai 

MRPA, do đó giữa lượng cầu về đất thuê và mức giá thuê tồn tại một mối 

quan hệ nghịch biến . Vẫn theo quy luật chung, cầu về dịch vụ đất đai 

thay đổi khi có sự thay đổi trong: 1) khối lượng các yếu tố sản xuất khác 

phối hợp với đất đai. Chẳng hạn, khi mỗi đơn vị diện tích đất đai được sử 

dụng nhiều lao động hay vốn hơn, sản phẩm biên của đất đai sẽ tăng lên 

và cầu về thuê đất cũng sẽ tăng; 2) trình độ công nghệ. Nói chung, tiến bộ 

công nghệ cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng trong nhu cầu về thuê 

đất; 3) giá cả hay doanh thu biên sản phẩm đầu ra. Nếu giá đầu ra của đất 

đai chẳng hạn giảm xuống thì riêng yếu tố này sẽ kéo tụt MRP của đất đai 

xuống và điều này làm cầu về dịch vụ đất đai giảm. 

* Tiền thuê đất do cung – cầu xác định 

 Trên một thị trường dịch vụ  đất  đai có tính chất cạnh tranh, tiền 

thuê đất do tương quan cầu và cung về dịch vụ đất đai ấn định. Giả sử xét 

tổng thể trong phạm vi cả nền kinh tế, đường cầu chung của thị trường là 

D1 được tổng hợp từ các đường MRPA của các doanh nghiệp sử dụng đất. 

Còn đường cung thị trường S là một đường thẳng đứng. Thị trường sẽ cân 

bằng tại điểm E như được thể hiện trên hình 9.5. Mức giá thuê đất cân 

bằng là R1. Lượng dịch vụ đất đai được giao dịch chính là lượng dịch vụ 

đất đai sẵn có trong nền kinh tế. 

   332

Hình 9.5: Cân bằng trên thị trường dịch vụ đất. Khi cầu về dịch vụ  đất 

tăng, giá thuê đất thường tăng nhanh do nguồn cung về dịch vụ đất cố định. 

Vì nguồn cung là cố  định nên tiền thuê  đất thực chất chỉ do cầu 

quyết định và vì thế nó là loại tiền thuê kinh tế. Khi nhu cầu thuê đất tăng 

cao, giá thuê đất sẽ tăng nhanh và ngược lại. Chẳng hạn, do giá nông sản 

hoặc những sản phẩm khác của đất đai tăng cao, cầu về dịch vụ đất đai 

tăng lên sẽ đẩy đường cầu dịch chuyển sang phải thành đường D2. Điểm 

cân bằng mới của thị trường sẽ là F. Mức giá thuê đất cân bằng tăng lên 

thành R2. Khi nguồn cung là cố định, nếu cầu thay đổi thì sự thay đổi giá 

là cách duy nhất để tái lập trạng thái cân bằng cung, cầu. Vì thế, với cùng 

một sự thay đổi về cầu là như nhau, giá cân bằng trên một thị trường có 

nguồn cung ứng cố định sẽ phải thay đổi mạnh hơn. Đó chính là lý do 

khiến giá thuê đất thường dao động mạnh. 

*  Giá cả đất đai 

 Giá cả đất đai với tư cách là một tài sản được quyết định trên thị 

trường tài sản  đất. Cầu về  đất  đai xuất phát từ những người muốn trở 

thành những người sở hữu tài sản đất đai (chứ không phải là những người 

D2 

R1 

R2 

R (giá thuê) 

QL (lượng đất thuê)  QL 

D1   333

chỉ muốn sử dụng  đất  đai trong một khoảng thời gian nào  đó). Với tư 

cách là người sở hữu, những chủ đất có thể được hưởng lợi từ việc khai 

thác những dòng lợi ích, sự phục vụ hay như kinh tế học thường diễn đạt, 

những dòng dịch vụ do đất đai mang lại. Người sở hữu đất có thể tự mình 

khai thác và thụ hưởng dịch vụ do đất đai mang lại song cũng có thể cho 

thuê để thu được những khoản tiền thuê. Chính việc cho thuê đất đai đã 

thị trường hóa và cung cấp cho chúng ta một hình dung cụ thể về giá trị 

tiền bạc của các dòng dịch vụ đất đai. Thông qua việc tính toán giá trị 

hiện tại của tài sản đất thông qua tổng hợp giá trị hiện tại của các khoản 

tiền thuê mà tài sản đất đó mang lại, người ta có thể hiểu được giá trị kinh 

tế của một mảnh đất với tư cách là một tài sản. Trong trường hợp này, dù 

người chủ sở hữu đất không dùng miếng đất để cho thuê mà tự mình khai 

thác nó thì bản chất vấn đề vẫn không thay đổi. Ở đây, có thể coi như 

người chủ đất tự mình cho mình thuê. Khoản tiền thuê đất mà anh ta phải 

trả khi sử dụng đất đai như một đầu vào để kinh doanh (chẳng hạn dùng 

đất để trồng cà phê và kinh doanh cà phê) giờ đây lại rơi chính vào túi 

anh ta với tư cách là người chủ sở hữu đất. Trong mọi trường hợp vấn đề 

là ở chỗ: giá trị kinh tế của một mảnh đất bị quyết định bởi dòng lợi ích, 

có thể thể hiện bằng tiền thông qua những khoản tiền thuê tiềm năng, mà 

người ta có thể thu được trên mảnh đất ấy.  

 Giống như cách chúng ta đã sử dụng để phân tích thị trường tài sản 

vốn, có thể thấy lợi ích của việc nắm giữ (sở hữu) đất đai như một tài sản 

chính là giá trị hiện tại của đất đai. Điểm đặc biệt ở đây là đất đai là một 

tài sản có thể tồn tại vĩnh viễn, do đó cũng có thể đem lại cho người sở 

hữu nguồn thu (dưới dạng tiền thuê đất) vĩnh viễn. Giả sử R là khoản tiền 

thuê hàng năm mà một mảnh đất có thể mang lại cho người chủ đất, đồng 

thời r là mức lãi suất thị trường tính cho kỳ hạn 1 năm. Theo công thức 

tính giá trị hiện tại mà ta đã biết, giá trị hiện tại của mảnh đất trên là R/r. 

Với chi phí để sở hữu tài sản đất là giá mua tài sản này, đường cầu về tài 

sản đất là một đường dốc xuống.  

 Nguồn cung về đất đai xuất phát từ những người đang sở hữu đất. 

Vì đất đai hầu như không “sản xuất” thêm được và do đó, có thể xem như   334

là loại tài sản có nguồn cung cố định, nên giao dịch trên thị trường này 

chỉ dẫn  đến sự chuyển dịch và thay  đổi quyền sở hữu về  đất  đai giữa 

những người đang sở hữu nó và những người muốn sở hữu nó. Tính chất 

cố định của nguồn cung khiến ta có thể thể hiện đường cung về đất đai 

như một đường thẳng đứng. 

Trong dài hạn, giá cân bằng thị trường đối với tài sản đất chính là 

giá trị hiện tại của nó, được xác định trên cơ sở đánh giá chung của thị 

trường chứ không phải của một người riêng lẻ về mức tiền thuê. Nói cách 

khác, nếu r là giá thuê đất cân bằng thị trường và thị trường được dự kiến 

là không có biến động đáng kể, thì giá đất cân bằng trên thị trường tài sản 

đất sẽ là R/r. Nguồn cung cố định về tài sản đất trong trường hợp này sẽ 

chỉ nói lên rằng: giá  đất sẽ tăng nhanh nếu cầu về tài sản  đất sẽ tăng 

nhanh và ngược lại, giá đất sẽ giảm mạnh nếu cầu về đất giảm nhanh. Vì 

cầu về tài sản  đất chỉ tăng hay giảm khi lãi suất thay  đổi hay trên thị 

trường thuê và cho thuê đất biến động khiến cho tiền thuê đất thay đổi, 

nên thật ra sự thay đổi về giá tài sản đất trên thị trường, về dài hạn, chỉ 

phản ánh sự thay đổi trong giá trị hiện tại của tài sản đất. 

 Ví dụ, một mảnh  đất hàng năm  đem lại cho người chủ  đất một 

khoản tiền thuê là 10 triệu đồng và nếu lãi suất thị trường thực tế là 5% 

/năm(tức 0,05) thì giá trị hiện tại của mảnh đất này là: 10 triệu đồng /0,05 

= 200 triệu đồng. Giá thị trường của mảnh đất sẽ xoay quanh mức giá trị 

hiện tại này. Nói cách khác, giá cân bằng của mảnh đất trên là 200 triệu 

đồng. Ý nghĩa của mức giá này khá rõ ràng: nếu chúng ta có 200 triệu 

đồng thì với mức lãi suất thị trường là 5%/năm, chúng ta cũng có thu 

được một mức thu nhập hàng năm dưới dạng tiền lãi  khi cho vay là 10 

triệu đồng. Nếu mảnh đất trên có giá cao hơn 200 triệu đồng, việc đầu tư 

vào tài sản đất chắc chắn không có lợi bằng việc đem tiền gửi vào ngân 

hàng cho vay. Trong một môi trường cạnh tranh,  điều này không cho 

phép giá đất cân bằng dài hạn cao hơn mức 200 triệu đồng (tức cao hơn 

giá trị hiện tại của nó). Trong trường hợp trái lại, khi giá đất cách quá xa 

giá trị hiện tại của nó, có thể thấy tính bất thường, sự kém hoàn thiện hay   335

sự trục trặc nào đó đang tồn tại và làm méo mó, biến dạng sự hoạt động 

bình thường của thị trường đất đai. 

9.2.2. Thuế đất và các tài nguyên khan hiếm khác 

 Những điều chúng ta nói về đất đai như một tài sản có nguồn cung 

tương đối cố định cũng có thể áp dụng theo một cách thích hợp nào đó 

cho các tài nguyên thiên nhiên khác. Điều giống nhau căn bản giữa chúng 

là ở chỗ: do nguồn cung là cố định, giá cả thị trường của tài nguyên chủ 

yếu do cầu quyết định. Trong trường hợp này, sự biến động từ phía cầu 

có thể gây ra những biến động khá mạnh trong giá cả của các tài nguyên. 

 Khi cung là cố  định và hoàn toàn không co giãn theo giá, việc 

chính phủ đánh thuế vào các hàng hóa giao dịch trên thị trường sẽ không 

làm thay đổi trạng thái cân bằng thị trường. Thuế không ảnh hưởng đến 

cầu của người tiêu dùng: lượng hàng hóa mà họ sẵn sàng mua ở từng mức 

giá mà họ phải trả cuối cùng (mức giá thị trường sau khi có thuế) vẫn sẽ 

như cũ. Với nguồn cung hàng hóa là cố định, mức giá và lượng giao dịch 

cân bằng sau thuế vẫn giữ nguyên như trước khi có thuế. Như trên hình 

9.6. thể hiện, điểm cân bằng thị trường trước và sau thuế vẫn là E, mức 

giá vẫn là  P1. Người tiêu dùng vẫn mua hàng với mức giá như trước. 

Người sản xuất tuy nhận được mức giá từ người tiêu dùng như cũ song do 

phải nộp thuế cho chính phủ nên thực chất giá ròng mà họ thu được giảm 

đi một lượng chính bằng mức thuế đánh lên một đơn vị hàng hóa. Nếu 

gọi T là mức thuế đó, thì giá ròng cuối cùng mà người sản xuất nhận được 

chỉ còn là (P1 – T). Nói cách khác, trong trường hợp đường cung hoàn 

toàn thẳng đứng, gánh nặng thuế hoàn toàn do người sản xuất gánh chịu. 

Khi chính phủ thu một lượng thuế là T trên mỗi đơn vị hàng hóa giao dịch 

thì người sản xuất cũng mất đi từng ấy trên mỗi đơn vị hàng hóa bán ra. 

Tổng số thuế mà chính phủ thu được cũng chính là tổng số mất mát trong 

doanh thu bán hàng của người sản xuất. Rõ ràng trong trường hợp này 

thuế là một công cụ phân phối lại thu nhập mạnh với đối tượng bị điều 

tiết chính là những người sản xuất hay cung ứng hàng hóa.   336

Hình 9.6: Thuế đánh vào đất đai. Khi chính phủ đánh thuế vào đất đai, do 

nguồn cung đất là cố định, gánh nặng thuế rơi toàn bộ vào những người sở hữu đất. 

Phần diện tích hình chữ nhật vừa biểu thị tổng số thuế chính phủ thu được, vừa biểu 

thị sự mất mát trong lợi ích mà người sở hữu đất phải gánh chịu.  

Những kết luận trên hoàn toàn có thể áp dụng được cho thị trường 

đất đai hoặc các tài nguyên thiên nhiên có nguồn cung hoàn toàn cố định. 

Việc đánh thuế vào đất đai không ảnh hưởng đến lượng dịch vụ đất đai 

được giao dịch. Giá thuê  đất  đai trên thị trường cũng không thay  đổi. 

Chính vì lý do này mà khi nguồn cung đất đai là cố định, đánh thuế vào 

đất đai không gây ra tổn thất hiệu quả. Về mặt phân phối gánh nặng thuế, 

có thể thấy thuế không gây thiệt hại gì cho những người thuê đất. Trước 

và sau thuế người này vẫn thuê đất với số lượng và mức giá thuê như cũ. 

Tuy nhiên, người sở hữu đất là người chịu hoàn toàn gánh nặng thuế vì 

anh ta (hay chị ta) không đẩy được giá thuê đất trên thị trường lên. Ở đây 

thuế chỉ có tác động có tính chất phân phối lại.  

9.2.3. Phân bổ đất đai cho những mục tiêu sử dụng khác nhau 

 Giả định nguồn cung đất đai, do đó lượng giao dịch về đất đai là 

tương đối cố định chỉ có ý nghĩa khi ta xem xét trên phạm vi chung của 

cả nền kinh tế. Đất  đai có thể  được sử dụng cho nhiều mục tiêu khác 

nhau, được phân bổ cho nhiều ngành khác nhau. Đất có thể dùng để trồng 

R  

QL   QL 

S   337

trọt, bãi chăn thả để chăn nuôi gia súc, để xây dựng nhà cửa, văn phòng, 

công xưởng hay làm đường xá. Có thể mức độ cần đến đất đai khác nhau 

song hầu như mọi ngành sản xuất đều cần đến đất đai, ít nhất để sử dụng 

nó như một mặt bằng cần cho quá trình sản xuất. Vì tổng quỹ  đất  đai 

chung là cố định nên khi đất được phân bổ cho một ngành nào đó nhiều 

lên thì điều đó cũng hàm nghĩa là đất được dành cho các ngành còn lại 

phải ít đi. Về dài hạn vẫn có thể thay đổi mục đích sử dụng của đất đai (ví 

dụ từ đất trồng trọt biến thành đất xây dựng). Điều đó tương đương như 

sự di chuyển đất đai từ ngành nọ sang ngành kia. Trên thực tế, khi tiền 

thuê đất đai giữa các ngành là chênh lệch nhau, người ta có thể chuyển 

đất đai từ lĩnh vực chỉ thu được tiền thuê thấp đến cung ứng hay cho thuê 

ở lĩnh vực có tiền thuê cao. Lượng cung đất đai cho các ngành riêng biệt 

trong nền kinh tế, vì vậy, không phải là cố định, ít nhất là trong dài hạn. 

* Cân bằng ngắn hạn trên từng thị trường nhánh 

 Giả sử tổng quỹ đất đai chung của cả nền kinh tế là QL. Để đơn 

giản hóa, ta giả định nền kinh tế chỉ bao gồm hai ngành sử dụng đất đai: 

nông nghiệp và xây dựng nhà cửa. Thoạt tiên, giả sử diện tích  đất  đai 

đang được sử dụng ở ngành nông nghiệp là QA1 và ở ngành xây dựng là 

QB1. Đương nhiên ta có QA1 + QB1 = QL. Trong ngắn hạn, lượng cung đất 

đai cho thuê dành cho mỗi ngành là cố định và chúng bị ràng buộc bởi 

những hợp  đồng thuê  đất hiện có. Đường cung dịch vụ  đất  đai  ở mỗi 

ngành (SA1 và SB1) được thể hiện như những đường thẳng đứng tương ứng 

với các diện tích QA1 và QB1. Các  đường cầu về  thuê  đất  đai của hai 

ngành nói trên lần lượt là DA1  và DB1. Trên từng thị trường nhánh (thị 

trường dịch vụ đất đai ở từng ngành) giao điểm giữa các đường cung và 

đường cầu về dịch vụ đất đai của ngành sẽ xác định các điểm cân bằng 

ngắn hạn. Tùy theo trạng thái cung, cầu của từng ngành, giá thuê cân 

bằng ngắn hạn ở hai ngành có thể là bằng nhau song cũng có thể là khác 

nhau. Trên hình 9.7 , ta giả định ở cả hai thị trường nhánh, giá thuê đất 

cân bằng ban đầu đều là R1.   

   338

Hình 9.7: Phân bổ đất đai giữa các ngành. Khi giá thuê đất giữa các ngành, 

các lĩnh vực sử dụng đất là chênh lệch nhau, sẽ có sự “di chuyển” đất từ mục tiêu sử 

dụng này sang mục tiêu sử dụng khác. Chỉ khi giá thuê đất giữa các ngành , lĩnh vực 

là bằng nhau, cân bằng dài hạn trên thị trường đất đai mới xác lập. Quỹ đất đai mới 

không bị phân bổ lại. 

* Cân bằng dài hạn: phân bổ lại quỹ đất đai cho các mục tiêu sử dụng 

khác nhau (giữa các thị trường nhánh) 

 Bây giờ giả định vì một lý do nào đó, cầu về thuê đất ở ngành xây 

dựng tăng lên (có thể do thu nhập chung của dân chúng tăng nên nhu cầu 

về thuê các căn hộ cũng tăng. Người ta cần những căn hộ rộng rãi hơn, có 

nhiều phòng hơn và tiện nghi hơn. Điều này sẽ khiến cho giá thuê các căn 

hộ tăng. Sự tăng giá của sản phẩm đầu ra, đến lượt mình, lại làm cho cầu 

về dịch vụ  đất  đai xây dựng tăng). Đường cầu  đất  đai trên thị trường 

ngành sẽ dịch chuyển sang phải thành thành đường DB2.  Trong ngắn hạn, 

do những ràng buộc về hợp đồng thuê đất còn có hiệu lực, lượng cung đất 

đai dành cho ngành xây dựng vẫn giữ nguyên ở mức SB1. Để thị trường 

cân bằng, giá thuê  đất trong ngành xây dựng phải tăng lên thành  R2. 

Trong ngắn hạn, giá thuê đất ở ngành xây dựng có thể cao hơn giá thuê 

R3 

R1 

R2 

R  

QL  

QA2  QA1 

QB1  QB2 

DA1 

DB2 

DB1   339

đất ở ngành nông nghiệp (như trong ví dụ của chúng ta R2 > R1) do cầu về 

đất đai sử dụng trong ngành xây dựng tăng cao. 

 Sự khác biệt giữa các mức giá thuê đất ở hai ngành sẽ không thể 

duy trì được lâu dài. Do giá cho thuê đất trong ngành nông nghiệp thấp 

hơn so với giá cho thuê trong ngành xây dựng nên những người chủ đất 

sẽ có khuynh hướng rút đất ra khỏi ngành nông nghiệp và chuyển nó sang 

cho thuê ở ngành xây dựng. Điều đó sẽ thực hiện được khi thời hạn hợp 

đồng thuê đất cũ hết và sự chênh lệch giá thuê vẫn còn. Kết quả là nguồn 

cung đất đai phân bổ cho ngành xây dựng tăng lên trong khi lượng đất 

còn lại  được dành cung  ứng cho ngành nông nghiệp giảm xuống. Do 

lượng cung dồi dào hơn, giá thuê đất trong ngành xây dựng sẽ giảm dần 

xuống. Ngược lại, ở ngành trồng trọt, sự sụt giảm trong nguồn cung khiến 

cho giá thuê  đất của ngành tăng lên. Ở ngành xây dựng, giá thuê  đất 

không còn là R2 mà bị tụt xuống; còn ở ngành trồng trọt, giá thuê đất lại 

nhích lên khỏi mức ban  đầu  R1. Sự khác biệt về giá thuê  đất giữa hai 

ngành bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, chừng nào sự khác biệt này vẫn tồn tại, 

chừng  đó xu hướng phân bổ lại  đất  đai giữa hai ngành theo cách một 

phần đất bị rút ra khỏi ngành có giá thuê thấp hơn để bổ sung cho ngành 

có giá thuê cao hơn vẫn tiếp tục. Cuối cùng, quá trình trên sẽ chấm dứt 

khi một mức giá thuê mới thống nhất giữa hai ngành được xác lập. Với 

mức giá thuê đất ngang bằng nhau, những người chủ sở hữu đất không 

còn  động cơ  để “di chuyển”  đất từ ngành nọ sang ngành kia. Lúc này, 

trạng thái cân bằng dài hạn trên thị trường đất đai mới được thiết lập. Ở 

hình 9.7 nói trên, trạng thái cân bằng dài hạn của thị trường đất đai phù 

hợp với những biến động phát sinh từ nhu cầu về đất cho ngành xây dựng 

được xác lập khi số diện tích mới mà mỗi ngành nông nghiệp và xây 

dựng lần lượt thuê, sử dụng là QA2 và QB2 (lưu ý: QA2 + QB2 = QL). Tại kết 

cục phân bổ mới này, mức giá thuê ở hai ngành sẽ bằng nhau và bằng R3. 

Mức giá thuê này lớn hơn R1 song lại nhỏ hơn R2. 

 Tóm lại, chỉ khi giá thuê những mảnh đất có diện tích, chất lượng 

(độ màu mỡ, vị trí…) tương  đương nhau  ở những ngành khác nhau là 

bằng nhau, thị trường đất đai mới đạt đến điểm cân bằng dài hạn. Ở điểm   340

cân bằng này, sự phân bổ đất đai cho những mục tiêu sử dụng khác nhau 

hay cho các ngành khác nhau mới ổn định cho đến khi lại có những “cú 

sốc” mới trên thị trường. 

   341

Chương 10 

VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC 

  Trong chương 2, chúng ta đã phân tích một cách tổng quát về thị 

trường như là một công cụ mà dựa vào đó xã hội có thể giải quyết những 

vấn đề kinh tế cơ bản như sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất 

cho ai. Sự vận hành của một thị trường hàng hóa hay dịch vụ nhất định có 

thể được giải thích bằng mô hình cung – cầu đơn giản song rất hữu ích, 

nhờ đó người ta có thể dễ dàng nắm bắt được chiều hướng vận động của 

các biến số chính liên quan đến một thị trường: giá cả hay sản lượng hàng 

hóa giao dịch. Ở các chương sau, chúng ta đã lần lượt xem xét các quyết 

định lựa chọn của những người tiêu dùng cũng như những người sản xuất 

trên từng thị trường được thực hiện như thế nào. Điều này giúp chúng ta 

có cái nhìn sâu sắc hơn về những yếu tố ẩn chứa đằng sau đường cầu hay 

đường cung thị trường. Tất cả những tri thức đó là nền tảng để hiểu về 

nền kinh tế thị trường. 

 Tuy nhiên cơ chế thị trường không phải là  cơ chế phân bổ nguồn 

lực duy nhất. Không phải trong mọi trường hợp xã hội đều có thể dựa vào 

những tín hiệu thị trường (như giá cả hàng hóa, tiền lương, tiền thuê 

đất…) và những hành vi giao dịch tự nguyện để tiến hành các quyết định 

sản xuất hay tiêu dùng của mình. Trong nhiều hoàn cảnh, nhà nước vẫn 

thường can dự vào các hoạt động của nền kinh tế thông qua quyền lực 

hay sức mạnh đặc biệt của nó.  

 Vậy khi nào thì thị trường có thể vận hành một cách có hiệu quả, 

khi nào không? Xét tổng thể, nền kinh tế thị trường có thể có những 

khuyết tật, trục trặc gì? Nhà nước có thể có thể làm được gì để khắc phục 

những khuyết tật hay trục trặc đó? Chương này sẽ cho chúng ta một cái 

nhìn tổng quan về những vấn đề đó. 

   342

10.1. Thị trường và hiệu quả 

10.1.1. Khái niệm hiệu quả Pareto 

-  Khái niệm: Khi bàn luận về tính hiệu quả chung của nền kinh tế, 

kinh tế học hiện đại thường sử dụng khái niệm hiệu quả Pareto mà nhà 

kinh tế học người Italia Wilfredo Pareto đưa ra trong cuốn cẩm nang về 

kinh tế chính trị học được xuất bản năm 1909. 

Theo Pareto, một trạng thái kinh tế được coi là có hiệu quả (được 

gọi là hiệu quả Pareto) nếu từ đó người ta không có khả năng dịch chuyển 

tới một trạng thái khác sao cho một nhóm người nào đó có thể trở nên 

khá giả hơn, đồng thời những người còn lại ít nhất cũng không bị thiệt hại 

gì. Nói một cách khác, khi đã ở trạng thái có hiệu quả Pareto, người ta 

không thể cải thiện lợi ích của một nhóm người nào đó (làm cho họ trở 

nên khá giả hơn) mà lại không làm thiệt hại đến những người còn lại. 

Ta có thể minh hoạ định nghĩa trên bằng cách sử dụng hình 10.1, 

mô tả các giới hạn phân bổ hàng hóa giữa các nhóm xã hội. Giả sử trong 

xã hội  có hai nhóm người X và Y. Đường giới hạn AB cho biết số lượng 

hàng hóa tối đa mà nền kinh tế có thể tạo ra được cho một nhóm khi một 

số lượng hàng hóa nhất định đã được sản xuất và phân bổ cho nhóm kia. 

Những  điểm nằm trên  đường giới hạn AB  đều là những điểm hiệu quả 

Pareto. Chẳng hạn, xét một điểm E bất kỳ nằm trên đường giới hạn AB. 

Từ E, chúng ta không thể dành nhiều hàng hóa hơn cho X mà lại không 

giảm số hàng hóa dành cho Y và ngược lại. Trong khi đó, những điểm 

nằm phía trong đường giới hạn lại không phải là điểm hiệu quả. Từ một 

điểm như điểm F (nằm trong đường giới hạn), bằng cách dịch chuyển lên 

trên hoặc sang phải hoặc vừa sang phải lẫn lên trên song chưa đi ra ngoài 

đường giới hạn, ta hoàn toàn có thể cải thiện lợi ích của X (hoặc của Y) 

mà không buộc Y (hoặc X) phải nghèo đi. 

   343

Hình 10.1: Đường giới hạn hiệu quả trong việc phân bổ các hàng hóa giữa 

hai nhóm xã hội X và Y. Những điểm trên đường giới hạn AB đều là những điểm 

hiệu quả, song điểm nằm phía trong như F lại là điểm không hiệu quả. 

Có thể mở rộng cách hiểu “khá giả hơn”, hoặc “nghèo đi”. Chẳng 

hạn, trong phân bổ nguồn lực để sản xuất hai loại hàng hóa X và Y, khi 

sản lượng X tăng lên ta coi điều đó tương đương với X trở nên “khá giả 

hơn”, còn nếu sản lượng X giảm  được coi tương  đương với X trở nên 

“nghèo  đi”. Với cách hiểu quy ước như vậy, ta dễ dàng thấy các  điểm 

nằm trên  đường giới hạn khả năng sản xuất mà chúng ta  đã biết từ 

chương 1 cũng là những điểm hiệu quả Pareto. 

Từ khái niệm hiệu quả nói trên, có thể thấy điểm hiệu quả có thể 

không phải là một điểm duy nhất. Trên các đường giới hạn chúng ta vừa 

nêu, tồn tại cùng một lúc một loạt điểm hiệu quả - những điểm nằm trên 

đường giới hạn. Mặt khác,  hiệu quả và công bằng là những khái niệm 

khác nhau. Xã hội có  đang  ở một trạng thái hiệu quả song  đó có thể 

không phải là trạng thái công bằng được chấp nhận. Một điểm nằm trên 

đường giới hạn AB ở hình 10.1 là một điểm hiệu quả, nhưng nếu đó là 

điểm D có hoành độ gần sát 0, thì đó là một trạng thái mà X được phân 

phối quá ít hàng hóa, trong khi Y lại có quá nhiều hàng hóa. Một điểm 

khác như điểm M chẳng hạn lại được xem là công bằng hơn.   

•     D 

•  E 

•  M 

Hàng hóa cho Y 

Hàng hóa cho X   344

10.1.2. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hiệu quả Pareto 

* Một vài khái niệm liên quan 

Để có thể giải thích quan hệ giữa thị trường cạnh tranh hoàn hảo và 

tính hiệu quả một cách  đơn giản nhất, chúng ta sử dụng một vài khái 

niệm như: thặng dư tiêu dùng (thặng dư của những người tiêu dùng), 

thặng dư sản xuất (thặng dư của những người sản xuất), lợi ích ròng của 

xã hội. 

-  Thặng dư của người tiêu dùng: được hiểu là lợi ích ròng (hiệu số 

giữa lợi ích trừ đi chi phí) mà những người tiêu dùng thu nhận được khi 

tiêu dùng hay sử dụng một khối lượng hàng hóa (hay dịch vụ) nào đó.  

Giả sử người tiêu dùng đang sử dụng một khối lượng hàng hóa Q 

nào đó. Lợi ích mà anh ta (hay chị ta) có được chính là tổng độ thỏa dụng 

mà anh ta (hay chị ta) nhận được từ việc tiêu dùng Q đơn vị hàng hóa. 

Biểu hiện bằng tiền, đó chính là tổng số tiền (tối đa) mà người này sẵn 

sàng trả  để có Q  đơn vị hàng hóa trên. Để có thể mua sắm  được khối 

lượng hàng hóa này, anh ta (hay chị ta) phải chi tiêu số tiền là P.Q, trong 

đó P là đơn giá của hàng hóa. Trên hình 10.2, đường cầu chính là đường 

thỏa dụng biên (biểu thị bằng tiền) của người tiêu dùng. Với mức tiêu 

dùng là Q = OF,  đơn giá mà người tiêu dùng phải trả cho mỗi  đơn vị 

hàng hóa là P = OB, tổng lợi ích hay tổng độ thỏa dụng (đo bằng tiền) mà 

người tiêu dùng có thể nhận được được biểu thị bằng diện tích của hình 

thang nằm dưới đường cầu, tương ứng với sản lượng Q và được giới hạn 

bởi hai trục tọa  độ, AOFE. Tổng chi tiêu  để mua Q hàng hóa nói trên 

được đo bằng diện tích hình chữ nhật BOFE. Chênh lệch giữa hai diện 

tích này là diện tích tam giác ABE. Nó biểu thị thặng dư của người tiêu 

dùng. Khi ta thay đường cầu của một cá nhân tiêu dùng bằng đường cầu 

thị trường, ta được thặng dư của những người tiêu dùng bằng một cách 

tương tự.  

   345

Hình 10.2: Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất 

-  Thặng dư của người sản xuất: biểu thị lợi ích ròng mà người sản 

xuất nhận được khi cung ứng một khối lượng hàng hóa (hay dịch vụ) nào 

đó. 

Giả sử MC là  đường chi phí biên của người sản xuất. Là người 

chấp nhận giá, người này sẽ sản xuất tại mức sản lượng Q, nơi mà chi phí 

biên của đơn vị sản lượng cuối cùng bằng mức giá thị trường P (= OB). 

Trên hình 10.2, khi cung ứng khối lượng hàng hóa là Q, người sản xuất 

phải bỏ ra một khoản chi phí khả biến đo bằng tổng các mức chi phí biên 

của các đơn vị sản phẩm cộng lại. (Khi xem xét chi phí ở mỗi mức sản 

lượng ở đây, người ta không quan tâm đến khoản chi phí cố định – khoản 

chi phí mà người sản xuất phải gánh chịu ngay cả khi sản lượng bằng 0). 

Tổng chi phí này được biểu thị bằng diện tích hình thang DOFE. Đồng 

thời khi bán Q đơn vị hàng hóa, người sản xuất thu được một lượng tiền 

bằng P.Q hay có thể biểu thị bằng diện tích hình chữ nhật BOFE. Tổng 

doanh thu này chính là lợi ích doanh nghiệp nhận được khi cung ứng ra 

thị trường khối lượng hàng hóa Q. Theo định nghĩa, diện tích tam giác 

BDE biểu thị thặng dư của người sản xuất. Nếu đường MC trên là đường 

F

Thặng dư tiêu dùng 

Thặng dư sản xuất   346

tổng hợp theo chiều ngang của các đường MC cá nhân, thì diện tích BDE 

sẽ biểu thị thặng dư của những người sản xuất nói chung. 

-  Lợi ích ròng của xã hội trong việc sản xuất và tiêu dùng một khối 

lượng hàng hóa (dịch vụ) nào đó biểu thị chênh lệch giữa lợi ích mà xã 

hội thu nhận được thông qua việc tiêu dùng số lượng hàng hóa đó và các 

chi phí nguồn lực mà xã hội phải bỏ ra để có thể sản xuất được lượng 

hàng hóa đó. Trong trường hợp không có chính phủ, trên thị trường chỉ có 

những người sản xuất và tiêu dùng giao dịch với nhau, lợi ích ròng xã hội 

trong việc sản xuất và tiêu dùng một lượng hàng hóa nào đó chính là tổng 

thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tương ứng với mức sản lượng 

hàng hóa trên. 

 Nếu tại mức sản lượng hàng hóa Q*, lợi ích ròng xã hội là tối đa 

(lớn nhất so với các mức sản lượng khác) thì Q* được coi là sản lượng 

hiệu quả Pareto. Thật vậy, trong trường hợp này, chúng ta không thể cải 

thiện lợi ích của một ai  đó (chẳng hạn, tăng thặng dư của người tiêu 

dùng) mà không làm thiệt hại đến lợi ích của những người khác (chẳng 

hạn không làm giảm thặng dư của người sản xuất). Nếu làm được như thế 

thì tại Q*, lợi ích ròng xã hội không thể là tối đa. Vì tại Q*, lợi ích ròng 

xã hội là lớn nhất nên từ trạng thái này, khi chúng ta muốn làm lợi cho ai 

đó thì buộc phải làm thiệt hại hay hy sinh lợi ích của những người còn lại. 

Theo đúng định nghĩa, Q* là sản lượng hiệu quả Pareto.  

* Sự cân bằng trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo và việc tối đa hóa lợi 

ích ròng xã hội:  

Quan hệ giữa thị trường cạnh tranh hoàn hảo với tính hiệu quả 

được thể hiện trước hết ở mệnh đề sau: Nếu thị trường là cạnh tranh hoàn 

hảo thì sản lượng cân bằng của nó sẽ là mức sản lượng cho phép xã hội 

tối đa hóa được lợi ích ròng của mình, do đó, đó là mức sản lượng hiệu 

quả. Vì thị trường có thể tự điều chỉnh để đạt đến trạng thái cân bằng nên 

trong trường hợp này, có thể coi như thị trường tự  đảm bảo  được tính 

hiệu quả.   347

Hãy nhìn vào hình 10.3. Trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, 

đường cung thị trường chính là đường MC của ngành (đường tổng hợp  

theo chiều ngang các  đường  MC của doanh nghiệp). Giao  điểm giữa 

đường này với đường cầu thị trường là điểm E, điểm cân bằng thị trường. 

Tương ứng sản lượng cân bằng là Q*, mức giá cân bằng là P*. Ta cần 

chứng minh, tại Q* lợi ích ròng xã hội là lớn nhất. 

Thật vậy, tại sản lượng Q*, lợi ích ròng xã hội hay tổng thặng dư 

tiêu dùng và thặng dư sản xuất  được  đo bằng diện tích hình tam giác 

ABE. Bây giờ giả sử sản lượng mà xã hội sản xuất và tiêu dùng là Q1 nhỏ 

hơn Q*. Tại Q1, tổng lợi ích tiêu dùng của xã hội khi tiêu dùng khối 

lượng hàng hóa là Q1  được biểu thị bằng diện tích hình thang AOQ1F. 

Còn tổng chi phí nguồn lực (chi phí khả biến) mà các doanh nghiệp phải 

bỏ ra để sản xuất Q1 đơn vị hàng hóa được biểu thị bằng diện tích hình 

thang BOQ1H. Vì thế lợi ích ròng của xã hội tại mức sản lượng này thể 

hiện bằng diện tích hình thang ABHF. Lợi ích ròng xã hội tại Q1 rõ ràng 

nhỏ hơn lợi ích ròng xã hội tại sản lượng Q*. Phần nhỏ hơn đó, diện tích 

tam giác EHF sau này thường được thể hiện như mức tổn thất hiệu quả 

khi xã hội sản xuất ở mức Q1 nhỏ hơn sản lượng cân bằng. 

Nếu sản lượng mà xã hội sản xuất ra và tiêu dùng lại là Q2 lớn hơn 

mức sản lượng cân bằng thì tổng lợi ích tiêu dùng của xã hội được  đo 

bằng diện tích AOQ2N, còn tổng chi phí khả biến mà xã hội cần để sản 

xuất số lượng hàng hóa trên được đo bằng diện tích BOQ2M. Vậy lợi ích 

ròng xã hội trong trường hợp này bằng diện tích AOQ2N trừ đi diện tích 

BOQ2M, tức cũng bằng diện tích tam giác ABE trừ đi diện tích tam giác 

EMN. Rõ ràng tại Q2 lợi ích ròng xã hội nhỏ hơn tại Q*, và diện tích 

EMN biểu thị mức tổn thất hiệu quả do sản xuất quá thừa gây ra. 

   348

Hình 10.3: Sản lượng hiệu quả Pareto. Tại Q*, tổng lợi ích ròng xã hội là 

lớn nhất và được đo bằng diện tích tam giác ABE. Mức sản lượng này chính là mức 

sản lượng hiệu quả. 

Vì các sản lượng Q1, Q2 được lấy bất kỳ nên chúng có tính chất đại 

diện cho các mức sản lượng còn lại. Điều đó cho phép chúng ta kết luận 

sản lượng cân bằng Q* là sản lượng hiệu quả Pareto vì nó cho phép tối đa 

hóa được lợi ích ròng xã hội. 

 Hệ quả là: nếu nền kinh tế có tất cả các thị trường đều là thị trường 

cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng chung của nó là điểm hiệu quả 

Pareto. Nói cách khác, khi các thị trường  đều là thị trường cạnh tranh 

hoàn hảo, nền kinh tế sẽ hoạt động một cách có hiệu quả vì nó sẽ tự điều 

chỉnh để nhanh chóng đi đến điểm cân bằng. 

Nhìn vào một thị trường, trạng thái hiệu quả chỉ đạt được khi nó ở 

trong trạng thái cân bằng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Giá cả trong 

trường hợp này phải bằng chi phí biên và độ thỏa dụng biên. Đó chính là 

điều kiện bắt buộc để giá cả trở thành tín hiệu đảm bảo phân bổ hiệu quả 

 M 

E

P* 

Q*  Q1  Q2 

S (MC)   349

các nguồn lực: P = MC = MU. Trong trường hợp ngược lại, ví dụ khi ta 

thấy P khác MC (chi phí biên của đơn vị sản phẩm cuối cùng), ta hiểu, 

khi đó thị trường hay nền kinh tế không ở trạng thái hiệu quả. 

10.2. Các khuyết tật thị trường 

*  Sự tồn tại của  độc quyền nói riêng (và  thị trường cạnh tranh không 

hoàn hảo nói chung). 

Như ở chương 6 chúng ta đã chỉ ra, có nhiều nguyên nhân khiến 

cho trên thực tế các thị trường cạnh tranh hoàn hảo khó xuất hiện. Các thị 

trường nói chung là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Các doanh 

nghiệp trong trường hợp này ít nhiều là các tổ chức có quyền lực thị 

trường, do đó chúng có khả năng định giá vượt quá mức chi phí biên của 

đơn vị sản lượng cuối cùng. Khi đó, điều kiện đảm bảo hiệu quả Pareto bị 

vi phạm. Sản lượng thị trường không phải là sản lượng hiệu quả.  

Ta hãy lấy trường hợp mà tổn thất hiệu quả thường bộc lộ rõ ràng 

nhất là trường hợp độc quyền làm ví dụ. Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc 

quyền sẽ lựa chọn sản lượng sao cho tại đơn vị sản lượng cuối cùng, chi 

phí biên MC bằng doanh thu biên MR. Tuy nhiên, đường cầu đối diện với 

nhà  độc quyền (trong trường hợp này  đó cũng chính là  đường cầu thị 

trường) là một đường dốc xuống. Do đó, mức giá P luôn luôn lớn hơn 

mức doanh thu biên ở mỗi điểm sản lượng. Vì vậy, tại mức sản lượng tối 

ưu, mức giá P mà doanh nghiệp độc quyền đặt phù hợp với đường cầu thị 

trường, sẽ lớn hơn chi phí biên MC tương ứng. Trong trường hợp này, sản 

lượng thị trường thấp hơn sản lượng hiệu quả và xã hội phải gánh chịu 

một tổn thất hiệu quả nhất định do độc quyền gây ra.  

Trên đồ thị ở hình 10.4, sản lượng hiệu quả đối với xã hội là mức 

sản lượng  q*

, tương  ứng với  điểm cắt của  đường chi phí biên MC với 

đường cầu thị trường D. Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận đối với nhà độc 

quyền là  q1, tương  ứng với giao  điểm của  đường chi phí biên MC và 

đường doanh thu biên MR. Vì MR nằm phía trong đường cầu, biểu thị MR 

thấp hơn P ở mỗi mức sản lượng dương, nên sản lượng q1 nhỏ hơn sản   350

lượng q*

. Lượng tổn thất hiệu quả xã hội – tức lượng mất mát trong lợi 

ích ròng xã hội, được biểu thị bằng diện tích tam giác EFH.  

Hình 10.4: Độc quyền và tổn thất hiệu quả. Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc 

quyền lựa chọn sản lượng q1 thấp hơn sản lượng hiệu quả q*. 

* Ngoại ứng 

- Khái niệm: Ngoại ứng xuất hiện khi một quá trình sản xuất hay 

tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ nào đó tác động (gây thiệt hại hay mang 

lại ích lợi) đến cả những người không trực tiếp tham gia vào các giao dịch 

thị trường. 

Khi tham gia vào các giao dịch thị trường, người ta phải trả tiền để 

nhận được những lợi ích mong muốn. Ví dụ, để có được những hàng hóa 

hữu ích dành cho tiêu dùng, chúng ta phải bỏ tiền ra để mua sắm chúng. 

Ngược lại, khi bị thiệt hại, người ta sẽ nhận  được khoản tiền  đền bù. 

Chẳng hạn, khoản tiền lương mà những người công nhân làm trong một 

nhà máy lắp ráp xe máy nhận được chính là khoản đền bù mà người chủ 

nhà máy chi trả cho việc “buộc” những người công nhân này phải hy sinh 

những giờ nghỉ ngơi để làm việc. Khi ngoại ứng tồn tại, người ta có thể 

MR 

H  P1 

P* 

P (MC, MR) 

q1 

MC 

q*   351

nhận được những khoản lợi ích mà không phải trả tiền hoặc bị thiệt hại 

mà không được đền bù. Ví dụ, hoạt động sản xuất xi măng của một doanh 

nghiệp có thể gây ô nhiễm môi trường nặng nề cho vùng xung quanh nhà 

máy. Những người sống ở vùng này có thể sẽ phải hít thở bầu không khí 

ô nhiễm, phải sử dụng nguồn nước kém trong sạch mà không được đền 

bù. Trong trường hợp này, ta nói, hoạt động sản xuất xi măng nói trên đã 

gây ra một ngoại ứng. 

-  Ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực  

Khi một quá trình sản xuất hay tiêu dùng hàng hóa (hoặc dịch vụ) 

gây thiệt hại cho ai đó mà người này không được đền bù thì ta nói quá 

trình đó đã gây ra một ngoại ứng tiêu cực. Nói cách khác, ngoại ứng tiêu 

cực xảy ra trong trường hợp một hoạt động sản xuất hay tiêu dùng nào đó 

tác động tiêu cực (tạo ra một tổn hại hay chi phí) cho người khác song 

người gây ra tác động lại không bị trừng phạt bởi những gì mà anh ta gây 

ra. Tác động gây ô nhiễm môi trường của việc sản xuất xi măng nói trên 

là ví dụ điển hình của một ngoại ứng tiêu cực. 

Ngược lại, một hoạt động sản xuất hay tiêu dùng nhất định có thể 

gây ra ngoại ứng tích cực nếu như nó đem lại lợi ích cho một người nào 

đó mà người này không phải trả tiền. Chẳng hạn, việc chúng ta sửa chữa 

hay xây dựng ngôi nhà của mình có thể làm đẹp thêm cả ngôi nhà của 

người hàng xóm nếu như ngôi nhà của ta  được thiết kế một cách cẩn 

trọng và tỏ ra hài hòa với những ngôi nhà xung quanh. Trong trường hợp 

này, người hàng xóm đã được thụ hưởng một ngoại ứng tích cực: anh ta 

được lợi mà không phải tốn kém gì thêm. 

-   Ngoại  ứng và sự phân bổ nguồn lực không hiệu quả của thị 

trường:  Ở trên, chúng ta nói rằng, khi thị trường là thị trường cạnh tranh 

hoàn hảo thì sản lượng cân bằng thị trường chính là sản lượng hiệu quả 

Pareto. Thật ra điều khẳng định đó chỉ đúng với giả định rằng mọi hành 

vi sản xuất hay tiêu dùng có liên quan đến thị trường này đều không gây 

ra ngoại ứng.   352

Khi không có ngoại ứng, lợi ích hay chi phí xã hội trong việc sản 

xuất hay tiêu dùng một khối lượng hàng hóa nào đó được thể hiện chính 

bằng lợi ích hay chi phí mà chính những cá nhân trực tiếp tham gia vào 

các giao dịch thị trường có liên quan được thụ hưởng hay bị gánh chịu. 

Nói một cách quy ước: trong trường hợp này, lợi ích hay chi phí xã hội 

cũng chính là lợi ích hay chi phí tư nhân. Ví dụ, khi việc sản xuất 1 tấn 

bánh trung thu của doanh nghiệp A không gây ra một ngoại ứng nào (tức 

sự kiện này không gây ra một tổn hại – chi phí nào cũng như không đem 

lại thêm một lợi ích nào cho những người không tham gia vào việc mua 

bán bánh) thì chi phí (về nguồn lực) của xã hội để tạo ra tấn bánh trên 

được đo chính bằng chi phí kinh tế để sản xuất ra tấn bánh trên của doanh 

nghiệp A. Nếu việc cá nhân B tiêu dùng bánh (ăn một cái bánh chẳng 

hạn) không gây ra ngoại ứng gì (không đem lại lợi ích cũng như không 

làm thiệt hại gì đến người khác) thì lợi ích xã hội của việc tiêu dùng chiếc 

bánh trên sẽ được biểu hiện chính bằng độ thỏa dụng mà B có được do ăn 

chiếc bánh trên. 

Trái lại, khi ngoại ứng xuất hiện, lợi ích hay chi phí xã hội trong 

việc sản xuất hay tiêu dùng một khối lượng hàng hóa nào đó sẽ không 

trùng khớp với lợi ích hay chi phí của các cá nhân (ta gọi là lợi ích hay 

chi phí tư nhân). Chẳng hạn, nếu việc sản xuất hàng hóa của một doanh 

nghiệp gây ra ô nhiễm đối với môi trường và những người dân sinh sống 

xung quanh không được doanh nghiệp đền bù gì thì chi phí xã hội của 

việc sản xuất một khối lượng hàng hóa nhất định, ngoài những chi phí 

kinh tế mà doanh nghiệp  phải bỏ ra hay hy sinh còn phải bao hàm cả 

những tổn hại về môi trường mà người dân phải gánh chịu do có việc sản 

xuất trên. Trong trường hợp ngoại ứng tiêu cực này, chi phí xã hội của 

việc sản xuất một khối lượng hàng hóa nhất định rõ ràng lớn hơn chi phí 

tư nhân của các nhà sản xuất. 

Trên thị trường khi tham gia vào các giao dịch mua bán hàng hóa, 

những người sản xuất hay tiêu dùng chỉ quan tâm đến những chi phí và 

lợi ích trực tiếp mà chính họ phải bỏ ra hay được thụ hưởng. Vì thế, giá 

cả thị trường, phản ánh quá trình mặc cả của những người này, trên thực   353

tế chỉ phản ánh các chi phí và lợi ích tư nhân (của những ai trực tiếp tham 

gia giao dịch). Khi ngoại ứng xuất hiện, giá cả thị trường không thể hiện 

và phản ánh đầy đủ chi phí hay lợi ích đứng trên quan điểm xã hội. Do 

vậy, trong trường hợp này, sản lượng cân bằng thị trường không còn là 

sản lượng hiệu quả xã hội, cho dù thị trường là thị trường cạnh tranh hoàn 

hảo. Ví dụ, khi quá trình sản xuất hàng hóa gây ra ngoại ứng tiêu cực, 

đường chi phí biên xã hội nằm cao hơn đường chi phí biên tư nhân của 

những người sản xuất. Kết quả là sản lượng thị trường có xu hướng cân 

bằng (tương ứng với giao điểm của đường chi phí biên tư nhân và đường 

thỏa dụng biên tư nhân) ở mức cao hơn mức sản lượng hiệu quả xã hội 

(tương ứng với giao điểm của đường chi phí biên xã hội và đường thỏa 

dụng biên xã hội). Ngược lại, nếu ngoại ứng tích cực xuất hiện, sản lượng 

cân bằng thị trường lại thấp hơn sản lượng hiệu quả xã hội. Ta có thể thấy 

những điều đó qua các hình minh  họa 10.5 và 10.6 dưới đây. 

Hình 10.5: Ngoại ứng tiêu cực. Sản lượng cân bằng thị trường là Q1, tương 

ứng với trạng thái cân bằng F. Nếu đứng trên quan điểm xã hội, đường chi phí biên 

phải là đường MCXH, cao hơn đường chi phí biên tư nhân MCTN. Sản lượng hiệu quả 

vì vậy phải là Q*, thấp hơn sản lượng thị trường Q1. 

MCTN 

Tổn thất hiệu quả 

MU (D) 

E

P  

Q*  Q1 

MCXH   354

Hình 10.6: Ngoại ứng tích cực. Khi ngoại ứng tích cực xuất hiện, lợi ích hay 

độ thỏa dụng biên xã hội cao hơn lợi ích hay độ thỏa dụng biên tư nhân của các cá 

nhân trực tiếp tham gia vào các giao dịch thị trường. Sản lượng hiệu quả (Q*) cao hơn 

sản lượng thị trường (Q1). 

* Vấn đề hàng hóa công cộng  

Xét theo tính chất tiêu dùng, người ta chia thế giới hàng hóa (hay 

dịch vụ) ra làm hai loại: hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng. 

Hàng hóa tư nhân là những hàng hóa mà xét theo tính chất tiêu 

dùng, người ta có thể và cần phải sử dụng riêng. 

Hàng hóa công cộng là những hàng hóa mà xét theo tính chất tiêu 

dùng, người ta có thể và cần phải tiêu dùng chung. 

Một hàng hóa công cộng thuần túy có hai đặc tính: Thứ nhất, tính 

không cạnh tranh về phương diện tiêu dùng. Khi hàng hóa có tính chất 

này, lợi ích giữa những người tiêu dùng không cạnh tranh hay xung đột 

với nhau. Nếu một người đã sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa thì sự kiện 

này không ảnh hưởng đến khả năng hay thực tế tiêu dùng hàng hóa của 

người khác. Ví dụ, ngọn hải đăng là một hàng hóa như vậy. Ở ngoài khơi, 

khi một con tàu biển nhìn vào ngọn hải đăng (tức sử dụng hay tiêu dùng 

MUTN 

Tổn thất hiệu quả 

MUXH 

P  

Q1  Q* 

MCXH ≡ MCTN   355

ngọn hải đăng) để xác định phương hướng, nó không làm ảnh hưởng đến 

khả năng sử dụng ngọn hải đăng này của các con tàu khác. Ta nói, ngọn 

hải đăng là hàng hóa có tính không cạnh tranh về mặt tiêu dùng. Thứ hai, 

tính không thể loại trừ về mặt tiêu dùng, tức người sở hữu hàng hóa, ngay 

cả khi muốn, cũng không có khả năng ngăn cản  loại trừ một người nào 

đó sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa. Hãy trở lại với ví dụ về ngọn hải 

đăng. Một khi nó đã được một ai đó lắp đặt trên biển, mọi con tàu khi đi 

vào vùng biển có ngọn hải đăng đều có khả năng sử dụng ánh sáng của 

nó, dù cho người sở hữu ngọn đèn muốn hay không muốn. 

Do những  đặc tính nói trên của hàng hóa công cộng mà    

việc cung cấp nó một cách có hiệu quả thông qua thị trường tư nhân có 

thể không thực hiện được. Chẳng hạn, khi hàng hóa có tính chất không 

thể loại trừ, vấn đề “kẻ ăn không” sẽ xuất hiện. Một khi mà người sở hữu 

hàng hóa không có khả năng ngăn cản người khác sử dụng hàng hóa, thì 

những kẻ ‘khôn ngoan” sẽ có xu hướng sử dụng “nhờ” hàng hóa của 

người khác mà không muốn trực tiếp trả tiền để mua sắm hàng hóa. Khi 

mọi người đều không muốn trả tiền để mua sắm hàng hóa, thị trường tư 

nhân sẽ không thể cung cấp được loại hàng hóa này, cho dù nó có quan 

trọng như thế nào đối với xã hội. Đây chính là một thất bại quan trọng 

của thị trường.    

* Vấn đề thiếu hụt thông tin 

Như chúng ta  đã biết, một trong những  điều kiện  để tồn tại thị 

trường cạnh tranh hoàn hảo là những người mua hay người bán phải có 

đủ thông tin về thị trường. Khi tham gia vào các giao dịch thị trường, họ 

phải có được những thông tin cần thiết về chất lượng hàng hóa, tính năng, 

tác dụng của nó, các điều kiện giao dịch hay mua bán, giá cả hàng hóa, 

những dịch vụ sau bán hàng kèm theo… Chỉ trong điều kiện đó, những 

người sản xuất hay tiêu dùng, người mua hay bán hàng hóa mới có khả 

năng ra quyết định chính xác, hiệu quả, phù hợp với tình hình thị trường.   356

Tuy nhiên, việc thu thập thông tin về thị trường không phải lúc nào 

cũng dễ dàng và không tốn kém. Sự thiếu hụt thông tin ở người sản xuất 

hay tiêu dùng hay cả cả hai là điều thường xảy ra. Giữa những người sản 

xuất và những người tiêu dùng thường tồn tại hiện tượng thông tin bất 

cân xứng – một bên nào  đó có ít thông tin về thị trường hơn bên kia. 

Trong những  trường hợp này, những người sản xuất hay tiêu dùng sẽ 

không đánh giá được chính xác chi phí và lợi ích liên quan đến hàng hóa 

mà họ tham gia trao đổi. Quyết định của họ, phù hợp với trạng thái thông 

tin mà họ có, sẽ trở nên không hiệu quả. Sản lượng cân bằng thị trường, 

vì thế, trở nên hoặc cao hơn hoặc thấp hơn sản lượng hiệu quả. Chẳng 

hạn, giả sử người tiêu dùng không đánh giá chính xác được chất lượng 

của một hàng hóa nào đó. (Với những loại hàng hóa như máy tính, ô tô, 

thuốc chữa bệnh, các dịch vụ y tế hay giáo dục… thật không dễ dàng gì 

khi  đánh giá chất lượng của các hàng hóa trước khi thật sự tiêu dùng 

chúng). Nếu nhận  định của họ về chất lượng hàng hóa cao hơn so với 

chất lượng thực tế của nó thì đường cầu của những người tiêu dùng về 

loại hàng hóa này trên thị trường sẽ cao hơn  đường cầu phản ánh chất 

lượng thực của hàng hóa. Trong điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên, 

giá cả và sản lượng cân bằng thị trường sẽ cao hơn giá cả và sản lượng 

hiệu quả. Nói cách khác, thị trường sẽ giao dịch ở mức không hiệu quả. Ở 

đây chính sự ngộ nhận về chất lượng hàng hóa khiến cho nó  được sản 

xuất và tiêu dùng quá mức cần thiết. Ngược lại, khi người tiêu dùng 

không nhận biết và do đó bỏ qua một số đặc tính tốt của một loại hàng 

hóa nào đó (ví dụ hoa quả, rau xanh …), họ có thể tiêu dùng nó dưới mức 

hiệu quả. 

Sự thiếu hụt hay bất cân xứng về thông tin có thể làm cho các giao 

dịch thị trường không xảy ra được. Chẳng hạn, trên thị trường vốn, so với 

người cho vay, người đi vay dường như nắm giữ chính xác hơn những 

thông tin về dự án mà anh ta cần vay vốn. Anh ta thường biết rõ thực chất 

của việc đi vay vốn: nó thực sự xuất phát từ một ý tưởng kinh doanh táo 

bạo song nghiêm túc hay chỉ là một hành vi “lừa đảo” - người đi vay cần 

tiền để trang trải cho các nhu cầu khác nào đó nằm ngoài dự án. Không   357

đánh giá đúng giá trị của một ý tưởng hay một phát minh, không phân 

biệt được tính khả thi cao hay thấp, độ rủi ro nhiều hay ít của các dự án 

kinh doanh, một ngân hàng có thể từ chối việc cho vay vốn đối với người 

có ý tưởng hay phát minh tốt, có dự án kinh doanh khả thi, cho dù nếu 

thực sự được vay vốn, cả người đi vay lẫn cho vay đều có lợi. 

* Vấn đề phân phối thu nhập 

 Nguyên tắc phân phối thu nhập theo cơ chế thị trường: Trong nền 

kinh tế thị trường, thu nhập của mỗi người được hình thành từ nhiều hình 

thức khác nhau: tiền công, tiền lương từ việc cung ứng dịch vụ lao động; 

tiền thuê đất hay địa tô từ việc cho thuê đất; tiền thuê vốn có được từ việc 

cho thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị; tiền lãi (khoản thanh toán lãi suất) 

thu được từ những khoản tiền cho vay hay gửi vào ngân hàng; tiền lãi cổ 

phần… Lợi nhuận mà một người chủ doanh nghiệp có thể thu  được 

thường là biểu hiện hỗn hợp của các khoản thu nhập trên. Chẳng hạn, với 

tư cách là một cổ đông thuần túy, phần lợi nhuận của doanh nghiệp mà 

anh ta được chia chính là tiền lãi cổ phần. Nếu anh ta là người chủ duy 

nhất của doanh nghiệp, lợi nhuận doanh nghiệp chính là thu nhập của anh 

ta. Lợi nhuận này thực chất một phần là tiền thuê vốn (nhà máy, thiết 

bị…) mà với tư cách là người chủ sở hữu vốn anh ta được hưởng. Nếu 

mảnh đất mà trên đó doanh nghiệp xây dựng nhà máy… cũng thuộc sở 

hữu của người chủ, thì trong lợi nhuận của anh ta có một phần là tiền thuê 

đất. Hoạt động của anh ta với tư cách là người quản lý, điều hành doanh 

nghiệp đáng lẽ có thể đem lại cho anh ta một khoản thu nhập dưới dạng 

tiền lương. Nếu anh ta không tự trả lương cho mình, thì trong lợi nhuận 

(kế toán) mà anh ta kiếm được có một phần chính là tiền lương lao động 

của chính người chủ. 

Do thu nhập được hình thành từ việc bán các yếu tố sản xuất nên 

thu nhập của một người cao hay thấp tùy thuộc vào: lượng các yếu tố sản 

xuất mà người này có thể cung ứng trên thị trường, cũng như mức giá thị 

trường của các yếu tố sản xuất đó. Nói chung giá các yếu tố sản xuất trên 

thị trường, như chúng ta đã biết, phụ thuộc vào mức độ khan hiếm tương   358

đối (trong tương quan giữa cung và cầu) của chúng trên thị trường. Một 

yếu tố sản xuất sẽ đắt (giá của một đơn vị yếu tố sản xuất sẽ cao) nếu như 

nhu cầu về nó là rất cao so với khả năng cung ứng. Sở dĩ những cầu thủ 

bóng đá tài năng hay những diễn viên, ca sĩ “ngôi sao” thường nhận được 

mức lương rất cao vì nguồn cung lao động của những người tài năng đặc 

biệt như vậy là rất khan hiếm và hầu như không co giãn theo lương, trong 

khi đó, nhu cầu về loại lao động này lại rất cao do sản phẩm đầu ra của họ 

mang tính đại chúng, do đó, có một thị trường rộng lớn. Ngược lại, giá 

thuê một loại yếu tố sản xuất  thường thấp nếu nguồn cung của nó rất dồi 

dào, hoặc nhu cầu thị trường về nó quá thấp. Vì lý do này mà thu nhập 

của những người lao động phổ thông thường thấp. Trong xã hội hiện đại, 

cầu về loại lao  động này không cao trong khi do chi phí  đào tạo thấp, 

nguồn cung về loại lao động này lại rất lớn và có tính co giãn cao. Cần 

chú ý rằng, tính khan hiếm tương đối giữa cung và cầu mới thực sự quyết 

định giá cả một loại yếu tố sản xuất. Nếu nguồn cung về một yếu tố sản 

xuất là khan hiếm, song nhu cầu về nó cũng thấp, thì giá cả thị trường của 

nó cũng không cao.  

 Khía cạnh công bằng: Giá cả các yếu tố sản xuất hình thành trên 

nguyên tắc khan hiếm tương đối có thể là một cách để thị trường sử dụng 

các yếu tố sản xuất một cách có hiệu quả. Một yếu tố sản xuất ít khan 

hiếm cần có gía thấp nhằm khuyến khích xã hội sử dụng nó nhiều hơn. 

Ngược lại, một yếu tố sản xuất quá khan hiếm cần được xã hội sử dụng 

một cách tiết kiệm và việc định giá cao trên thị trường về loại yếu tố sản 

xuất này là một cách để thị trường định hướng điều đó. Tuy nhiên, cách 

thức hoạt  động như vậy của thị trường yếu tố sản xuất có thể gây ra 

những hậu quả nghiêm trọng trong phân phối thu nhập. Nó không hề đảm 

bảo sự công bằng về thu nhập. Thậm chí theo nguyên tắc của thị trường, 

sự phân hóa giàu nghèo, hay sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp 

dân cư là không tránh khỏi. Khi những người khác nhau sở hữu với 

những mức độ rất khác nhau về các nguồn lực, thu nhập của họ không thể 

giống nhau. Một người chỉ có nguồn lực lao động như nguồn tạo ra thu 

nhập duy nhất thường nghèo hơn rất nhiều so với một người có khả năng   359

lao động tương đương song lại sở hữu nhiều tài sản khác như cổ phiếu, 

đất đai, hay nhà máy. Ngay giữa những người chỉ có nguồn lực lao động 

là duy nhất thì chất lượng lao động mà họ sở hữu lại cũng có thể là rất 

khác nhau. Mức lương thị trường mà hộ nhận được do đó cũng rất chênh 

lệch. Những người chỉ có khả năng làm những công việc giản đơn thường 

có thu nhập thấp hơn rất nhiều so với những người lao động có tay nghề 

cao, làm được các công việc phức tạp mà xã hội đang có nhu cầu cao. 

Sự chênh lệch thu nhập hay phân hóa giàu nghèo giữa các bộ phận 

dân cư trong xã hội có thể trỏ thành vấn đề xã hội nghiêm trọng khi nó 

vượt quá một giới hạn nào đó. Một khi trong xã hội có quá nhiều người 

nghèo đói - những người có thu nhập quá thấp và bấp bênh, sống chật vật 

cả với việc thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu (ăn, mặc, ở…) đồng thời 

của cải hay sản phẩm xã hội lại quá tập trung trong tay một số người giàu 

thì sự chênh lệch thu nhập, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đã trở 

nên sâu sắc. Hiện trạng như vậy chứa đựng mầm mống của những xung 

đột xã hội, tạo ra những bất ổn định về mặt xã hội. Vì thế, sự chênh lệch 

giàu nghèo hay sự bất công bằng về thu nhập  được xem như là một 

khuyết tật của thị trường, đòi hỏi nhà nước phải can thiệp. 

* Sự mất ổn định kinh tế vĩ mô 

Nền kinh tế thị trường, xét theo thời gian, vận động theo chu kỳ. 

Tổng sản lượng thực tế của nền kinh tế không tăng trưởng một cách đều 

đặn theo sự sự tích lũy các nguồn lực chung của nó mà lại có xu hướng 

biến động lúc cao, lúc thấp so với mức sản lượng tiềm năng. Vào thời kỳ 

phồn thịnh, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, sản lượng đạt cao so với tiềm 

năng, công ăn việc làm dồi dào, do đó, tỷ lệ thất nghiệp hay tỷ lệ những 

người không có việc làm thấp. Trong trạng thái nền kinh tế tăng trưởng 

quá “nóng”, giá cả hàng hóa cũng thường tăng nhanh hay nói cách khác, 

tỷ lệ lạm phát lúc này thường cao. Sự phồn thịnh của nền kinh tế thường 

không duy trì được lâu. Dần dần nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại, Đến 

một lúc nào đó, trạng thái xuống dốc của nền kinh tế biểu lộ rõ rệt ở sự 

suy thoái. Sản lượng thực tế càng ngày càng thấp so với mức sản lượng   360

tiềm năng. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm hoặc không tăng trưởng, tỷ 

lệ thất nghiệp sẽ gia tăng. Nhiều nhà máy phải đóng cửa hay chỉ sản xuất 

cầm chừng. Không chỉ lao động mà các nguồn lực khác của nền kinh tế 

cũng không được sử dụng hết công suất. Trong bối cảnh đó, thu nhập của 

người dân bị giảm sút. Trên thị trường,  hàng hóa bị đình đốn, khó tiêu 

thụ. Vì thế, giá cả hàng hóa thường hạ hoặc khó tăng: tỷ lệ lạm phát 

chung của nền kinh tế lúc này, trái ngược với thời kỳ phồn thịnh, thường 

thấp. 

Khi nền kinh tế kéo dài thời kỳ suy thoái đến điểm “đáy” thấp nhất 

của nó (đôi khi người ta gọi giai đoạn trầm trọng nhất của thời kỳ suy 

thoái là giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế), dần dần sự suy thoái sẽ 

chậm lại, và nền kinh tế sẽ lại phục hồi. Khi dự trữ máy móc, thiết bị của 

nền kinh tế xuống thấp một mức nào đó, người ta lại buộc phải gia tăng 

đầu tư để phục hồi, thay thế những máy móc, thiết bị cũ đã bị hư hỏng. 

Theo đà đó và cùng với những xung lực khác, nền kinh tế dần dần lấy lại 

được đà tăng trưởng. Sản lượng thực tế tăng dần đuổi theo và vượt mức 

sản lượng tiềm năng. Cứ thế, nền kinh tế lại dần đạt được thời kỳ phồn 

thịnh mới, trước khi dần dần lại rơi vào một thời kỳ suy thoái mới… 

Chính vì cứ lặp đi, lặp lại kiểu biến động sản lượng như thế mà tính chu 

kỳ của nền kinh tế bộc lộ. 

Sự vận động của nền kinh tế thị trường, xét trên góc độ vĩ mô, theo 

những chu kỳ như vậy tạo nên một sự mất ổn định vĩ mô. Sản lượng lên 

xuống thất thường mặc dù xét dài hạn, nó vẫn bộc lộ một xu hướng hay 

tiềm năng tăng trưởng nào đó. Nền kinh tế lúc phải gánh chịu tỷ lệ lạm 

phát cao, lúc lại rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp cao. Điều đó tạo ra 

sự bấp bênh và rủi ro đối với cuộc sống của nhiều người trong xã hội. 

Tính mất ổn định vĩ mô đó cũng là một trong những khiếm khuyết của thị 

trường, một khiếm khuyết mà tự bản thân nó không khắc phục được. 

   361

10.3. Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường  

 Chính những thất bại thị trường, những khiếm khuyết hay trục trặc 

của nó nói lên sự cần thiết cảu nhà nước. Nhà nước cần phải can thiệp 

vào các hoạt động của thị trường dưới các hình thức khác nhau, ở những 

mức độ khác nhau để làm cho nó vận hành tốt hơn, hiệu quả hơn. Đương 

nhiên, điều đó cũng giả định rằng nhà nước có năng lực hay biết cách can 

thiệp vào các hoạt  động của nền kinh tế  để sữa chữa các thất bại thị 

trường. Nói cách khác, các thất bại thị trường (theo nghĩa rộng bao gồm 

cả những khía cạnh khác ngoài khía cạnh hiệu quả) chính là các cơ sở 

khách quan lý giải sự cần thiết của hoạt động nhà nước trong nền kinh tế 

thị trường. 

10.3.1. Mục tiêu (chức năng), công cụ 

  Mục tiêu tổng quát mà nhà nước theo đuổi trong việc can thiệp vào 

nền kinh tế thị trường là nhằm sữa chữa các thất bại thị trường để sao cho 

nó có thể hoạt động hiệu quả hơn, công bằng hơn, ổn định hơn. 

Để thực hiện mục tiêu trên, nhà nước có thể sử dụng nhiều loại 

công cụ khác nhau. Các dạng công cụ chính mà thường sử dụng để can 

thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm sữa chữa các thất bại thị trường 

là : 

 * Luật pháp:  Để nền kinh tế có thể vận hành một cách bình 

thường, nhà nước cần tạo ra một môi trường pháp lý nhất định trong đó 

các quy tắc ứng xử phù hợp với các nguyên tắc thị trường được thiết lập. 

Nền tảng của các quan hệ thị trường là quan hệ mua bán trên cơ sở tự 

nguyện. Vậy các hành vi có tính chất cưỡng bức, bạo lực giữa các cá 

nhân nhằm chiếm đoạt của cải hay hàng hóa của nhau là không thể chấp 

nhận được. Trong trường hợp này,  hệ thống luật pháp cần bảo vệ quyền 

sở hữu cá nhân về các tài sản. Chỉ khi nhà nước đứng ra bảo hộ quyền sở 

hữu chính đáng, hợp pháp của các cá nhân về các tài sản, họ mới có động   362

lực kinh doanh, tích lũy tài sản để làm giàu cho mình và cho xã hội. Hay 

một ví dụ khác: để các cam kết giữa các cá nhân liên quan đến các giao 

dịch hàng hóa, (đặc biệt giữa người sản xuất với những người cung ứng 

đầu vào hay những người kinh doanh, bán buôn hàng hóa đầu ra)… có 

hiệu lực nhằm tạo ra các quan hệ kinh tế ổn định lâu dài giữa các chủ thể 

trong nền kinh tế, tạo nền tảng thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, 

nhà nước cần xây dựng luật hợp đồng kinh tế và bảo đảm cho nó được 

thực thi có hiệu lực. Khi có luật này, người ta không thể dễ dàng chối bỏ 

những nghĩa vụ mà mình đã cam kết với đối tác kinh doanh. Nhờ đó, các 

giao dịch lớn, dài hạn có thể thực hiện được. 

Một khi hệ thống luật pháp đã tồn tại, nhà nước lại có thể sử dụng 

nó để tác động vào nền kinh tế nhằm sữa chữa một loại thất bại thị trường 

cụ thể nào đó. Chẳng hạn, khi nhà nước đưa ra những luật lệ nhằm cấm 

các hành vi săn bắn, vận chuyển, mua bán những động vật quý hiếm, cấm 

khai thác rừng một cách bừa bãi, cấm dùng mìn đánh cá trên sông, trên 

biển…, thì trong trường hợp này, nhà nước muốn tác động vào các hành 

vi thị trường do xuất hiện các ngoại ứng tiêu cực. Bằng việc cấm đoán nói 

trên, nhà nước muốn bảo vệ môi trường sinh thái chung cho xã hội trước 

sự xâm hại bởi những hành vi tư lợi, ích kỷ của các cá nhân. 

* Thuế khóa: Thuế là những khoản thu bắt buộc mà nhà nước áp 

đặt đối với các tổ chức hoặc cá nhân trong xã hội theo những quy tắc nhất 

định. Khi phải nộp thuế, một doanh nghiệp hay một cá nhân phải gánh 

chịu thêm một khoản chi phí do những hành vi của mình. Ví dụ, khi chưa 

bị đánh thuế, tại một điểm sản lượng nào đó, chi phí để doanh nghiệp sản 

xuất thêm một bao thuốc lá giả sử là 5000 đồng. Nếu mỗi bao thuốc bị 

đánh một khoản thuế là 2000 đồng, thì chi phí để sản xuất thêm một bao 

thuốc nói trên tăng lên thành 7000 đồng. Phản ứng lại điều đó, người nộp 

thuế sẽ cân nhắc và điều chỉnh lại hành vi của mình. Họ có thể sẽ không 

sản xuất hàng hóa ở mức sản lượng như cũ. Họ cũng có thể không đi làm 

nhiều như trước đây khi thu nhập của họ bị đánh thuế với thuế suất quá 

cao. Khi hàng hóa nhập khẩu ít bị đánh thuế hoặc được giảm thuế so với 

trước, dòng hàng hóa từ nước ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập vào thị trường   363

trong nước hơn. Những nhà nhập khẩu lẫn những nhà sản xuất hàng hóa 

cạnh tranh với hàng nhập khẩu ở trong nước đều sẽ phải thay đổi hành vi 

của mình trước sự thay đổi trong chính sách thuế của nhà nước. 

Khi có thể điều chỉnh hành vi của người sản xuất hay tiêu dùng, về 

nguyên tắc, nhà nước có thể dùng thuế để sữa chữa một số thất bại thị 

trường thích hợp nào đó. Ví dụ, khi đánh thuế tài nguyên, nhà nước buộc 

những người sử dụng tài nguyên công cộng phải trả tiền khi khai thác 

nguồn lực chung. Nhờ đó, sự khai thác môi trường quá mức có thể được 

hạn chế. Về phương diện kinh tế vĩ mô, khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ 

suy thoái, để kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại, nhà nước có thể áp 

dụng chính sách tài khóa mở rộng, trong đó giảm thuế là một phương án 

bên cạnh việc gia tăng chi tiêu của chính phủ.  

* Chi tiêu của chính phủ: Chính phủ có thể thực hiện các khoản chi 

tiêu của mình thông qua việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ hay chi trợ cấp. 

Trong trường hợp thứ nhất, chi tiêu của chính phủ là một bộ phận trong 

tổng chi tiêu mua sắm hàng hóa hay dịch vụ của xã hội. Nó thường chiếm 

một tỷ trọng lớn, vì vậy, mọi sự thay đổi trong chính sách chi tiêu mua 

sắm của chính phủ đều có ảnh hưởng vĩ mô quan trọng. Chẳng hạn, khi 

cần kích thích nền kinh tế tăng trưởng cao hơn, chính phủ thường áp dụng 

chính sách kích cầu bằng cách tăng chi tiêu mua sắm hàng hóa, dịch vụ 

của chính phủ.  

Tác động kinh tế vĩ mô không phải là tác động duy nhất của công 

cụ chi tiêu của chính phủ. Bằng các chính sách chi tiêu khác nhau, chính 

phủ có thể ảnh hưởng đến các kết cục trên các thị trường cụ thể. Ví dụ, 

chi tiêu của chính phủ chủ yếu được dùng vào việc cung cấp các hàng hóa 

công cộng như quốc phòng, hệ thống luật pháp, an ninh, trật tự xã hội, đê 

điều,  đường xá, bầu không khí trong lành… Những thất bại thị trường 

trên các thị trường y tế, giáo dục cũng được nhà nước sữa chữa một phần 

thông qua việc chi tiêu vào hệ thống y tế hay giáo dục công cộng. Chính 

phủ cũng dành những nguồn lực nhất  định  để cung cấp thông tin hoặc   364

như một hàng hóa công cộng hoặc như một hành vi trợ giúp thị trường 

nhằm làm cho nó có thể hoạt động hiệu quả hơn. 

Chi tiêu của chính phủ dưới dạng các khoản trợ cấp cho những 

người sản xuất hay tiêu dùng không trực tiếp là một bộ phận của tổng cầu 

(tổng chi tiêu) của xã hội. Tuy nhiên, sau khi được chuyển khoản từ ngân 

sách của nhà nước đến tay những người nhận trợ cấp, những khoản tiền 

này lại có thể đi vào vòng chu chuyển của nền kinh tế như là một khoản 

chi tiêu của các doanh nghiệp (nhà sản xuất) hay các hộ gia đình (người 

tiêu dùng). Điều quan trọng là có thể hiểu trợ cấp như một khoản thuế 

âm, do vậy nó có tác dụng điều chỉnh hành vi của người được nhận trợ 

cấp theo hướng ngược lại với thuế. Đây là cơ sở để nhà nước có thể sử 

dụng trợ cấp như một công cụ can thiệp vào nền kinh tế. Với những hàng 

hóa mà nhà nước cần khuyến khích sản xuất và tiêu dùng, với những 

hành vi tạo ra các ngoại ứng tích cực…thực sự những khoản trợ cấp của 

nhà nước có thể tạo ra những khuyến khích để thị trường cung cấp một 

sản lượng hàng hóa lớn hơn.  

  * Các chính sách kinh tế vĩ mô khác: Một loạt chính sách kinh tế 

vĩ mô khác ngoài thuế và chi tiêu của chính phủ cũng được nhà nước sử 

dụng như là các công cụ can thiệp vào nền kinh tế. Đó là các chính sách 

như chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập hay chính sách kiểm soát 

lương, giá; chính sách tỷ giá hối  đoái và chính sách xuất nhập khẩu… 

Đây trước hết là những chính sách kinh tế vĩ mô mà nhà nước thường sử 

dụng để thúc đẩy, duy trì sự tăng trưởng kinh tế dài hạn cũng như ổn định 

hóa nền kinh tế trong ngắn hạn. Cách thức nhà nước sử dụng các công cụ 

này như thế nào để can thiệp và điều tiết nền kinh tế sẽ được nghiên cứu 

chi tiết ở môn kinh tế học vĩ mô. 

10.3.2. Sửa chữa, khắc phục các khuyết tật thị trường  

*  Điều tiết  độc quyền: Khi  độc quyền tồn tại, sản lượng thị trường 

thường thấp hơn sản lượng hiệu quả trong lúc mức giá lại thường bị ấn 

định cao (so với mức giá tương  ứng trên thị trường cạnh tranh hoàn   365

hảo). Vì vậy, để lấy lại hiệu quả do độc quyền làm tổn thất, nhà nước 

phải tìm cách để buộc nhà độc quyền phải tăng sản lượng đến mức sản 

lượng hiệu quả. Có nhiều cách  để thực hiện mục tiêu này. Thứ nhất, 

bằng cách cấm đoán tư nhân kinh doanh trên một thị trường độc quyền 

thuần túy hoặc quốc hữu hóa các cơ sở sản xuất độc quyền tư nhân, nhà 

nước trực tiếp trở thành người sở hữu các doanh nghiệp độc quyền. Khi 

doanh nghiệp độc quyền là một doanh nghiệp nhà nước nó không được 

phép chỉ chạy theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Về lý thuyết, hoạt 

động của nó phải phục vụ mục tiêu tối đa hóa lợi ích ròng của xã hội, 

do đó, sản lượng mà nó (tức nhà nước) lựa chọn cũng phải là sản lượng 

hiệu quả. Bởi vậy, người ta cho rằng, quốc hữu hóa những cơ sở sản 

xuất độc quyền tư nhân là một giải pháp sữa chữa thất bại thị trường 

trong trường hợp độc quyền và nó từng được ưa chuộng một thời ở một 

số nước Tây Âu. Trên thực tế,  độc quyền nhà nước cũng như  độc 

quyền tư nhân đều chứa đựng những yếu tố gây mất hiệu quả. Do vị 

thế  độc quyền, không hoạt  động trong môi trường cạnh tranh, doanh 

nghiệp không chiu áp lực trực tiếp để buộc phải đổi mới hệ thống quản 

lý, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hạ thấp 

chi phí, và giá thành hàng hóa… Trì trệ, kém năng động, cửa quyền, 

chất lượng phục vụ kém… là những hệ quả mà người ta thường thấy ở 

các doanh nghiệp độc quyền, kể cả doanh nghiệp độc quyền nhà nước. 

Do thiếu vắng cạnh tranh, việc nhà nước buộc doanh nghiệp phải hoạt 

động ở mức sản lượng hiệu quả Pareto có thể không đạt được mục tiêu: 

Không có doanh nghiệp  đối thủ  để nhà nước so sánh chi phí, doanh 

nghiệp có thể cung cấp hàng hóa ở mức sản lượng mà nhà nước yêu 

cầu với phí tổn xã hội cao. Trong trường hợp thua lỗ, doanh nghiệp có 

thể buộc nhà nước phải trợ cấp, bù lỗ. Khi bị nhà nước khống chế giá, 

doanh nghiệp có thể đối phó bằng cách hạ thấp chất lượng sản phẩm… 

Nói chung, việc duy trì các doanh nghiệp công cộng trong các ngành 

độc quyền không đưa lại những hiệu quả mà xã hội mong muốn. Thứ 

hai, kiểm soát giá  đối với các doanh nghiệp  độc quyền là phương án 

thay thế mà nhà nước thường sử dụng  để  điều tiết  độc quyền. Trong 

trường hợp này, doanh nghiệp độc quyền tư nhân vẫn được chấp nhận.   366

Tuy nhiên, nó không còn được tự do định giá mà trái lại, bị nhà nước 

kiểm soát giá: Quá trình định giá của doanh nghiệp bị nhà nước kiểm 

soát chặt chẽ và khống chế theo những quy tắc phê duyệt giá nhất định.  

Có hai phương pháp kiểm soát giá: 1) kiểm soát giá trên cơ sở chi phí 

biên        (P = MC); 2) kiểm sóat giá trên cơ sở chi phí trung bình (P = 

AC).  

Khi áp dụng phương pháp kiểm soát giá trên cơ sở chi phí biên, 

doanh nghiệp buộc phải sản xuất ở mức sản lượng sao cho ở đơn vị sản 

phẩm cuối cùng, mức giá phải bằng chi phí biên. Theo quy tắc định giá 

đó, trong điều kiện sản lượng mà doanh nghiệp cung ứng ra vừa khớp 

với mức cầu trên thị trường  để không có hiện tượng dư cung hay dư 

cầu, sản lượng của doanh nghiệp sẽ chính là sản lượng hiệu quả. Về 

mặt lý thuyết, mục tiêu của hoạt động điều tiết độc quyền đã đạt được. 

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc buộc doanh nghiệp phải 

định giá theo chi phí biên có thể làm cho nó thua lỗ. Đối với độc quyền 

tự nhiên, do chi phí cố định quá lớn mà phần nhiều doanh nghiệp hoạt 

động trong miền  đường chi phí trung bình  đang dốc xuống. Trong 

trường hợp này, do đường MC đang còn nằm dưới đường AC nên nếu 

định giá           P = MC, sản lượng mà doanh nghiệp phải lựa chọn tuy 

là mức sản lượng tối ưu đối với xã hội song lại dẫn doanh nghiệp tới 

thua lỗ. Tại mức sản lượng này, P < AC, do đó TR < TC, doanh nghiệp 

chỉ có mức lợi nhuận kinh tế âm. Doanh nghiệp sẽ không chấp nhận 

hoạt  động một cách dài hạn trong  điều kiện như vậy và nó sẽ rút lui 

khỏi ngành. Muốn duy trì hoạt  động của doanh nghiệp và giữ nó lại 

trong ngành, nhà nước phải trợ cấp để bù lỗ cho doanh nghiệp.  

   367

Hình 10.7: Kiểm soát giá đối với độc quyền tự nhiên. Khi không bị điều 

tiết, nhà độc quyền sẽ lựa chọn sản lượng Qm cho phép nó tối đa hóa lợi nhuận. Tổn 

thất hiệu quả lúc này được biểu thị bằng diện tích tam giác EFH. Nếu định giá bằng 

chi phí biên, nhà độc quyền sẽ sản xuất ở mức hiệu quả Q*. Tuy nhiên, tại Q*, doanh 

nghiệp có thể bị thua lỗ, do mức giá P* thấp hơn chi phí trung bình AC*. Nếu bị kiểm 

soát giá trên cơ sở chi phí trung bình (P = AC), doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản lượng 

Q1. Tổn thất hiệu quả vẫn còn (đo bằng diện tích tam giác E’F’H) song đã giảm đi 

nhiều.. 

Do những hạn hẹp về khả năng ngân sách, không phải lúc nào nhà 

nước cũng dễ dàng lựa chọn phương án trợ cấp cho doanh nghiệp. Một 

lựa chọn phổ biến hơn là: nhà nước kiểm soát giá để điều tiết hành vi và 

tác động vào sự lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp, buộc nó phải hoạt 

động ở mức có hiệu quả hơn đối với xã hội, song sự kiểm soát này phải 

đảm bảo sao cho doanh nghiệp vẫn có động cơ ở lại trong ngành lâu dài. 

Như điểm cân bằng dài hạn trong ngành cạnh tranh hoàn hảo đã chỉ ra: 

doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động của mình một cách dài hạn khi lợi 

nhuận kinh tế của nó bằng không (= 0). Vì thế, người ta đưa ra phương 

pháp kiểm soát giá trên cơ sở chi phí trung bình. Theo cách này, doanh 

nghiệp phải lựa chọn sản lượng sao cho taị đơn vị sản phẩm cuối cùng, 

mức giá P đúng bằng chi phí trung bình AC. Như ở trên hình 10.7 , lúc 

AC 

E’ 

H’ 

F’ 

MR 

AC* 

P* 

MC 

Qm  Q1  Q* 

(D)   368

này doanh nghiệp sẽ sản xuất  ở mức sản lượng Q1 thay cho mức sản 

lượng Qm trước đây. Tại mức sản lượng Q1 đó doanh nghiệp hòa vốn (lợi 

nhuận kinh tế bằng không). Tuy Q1 chưa phải là mức sản lượng hiệu quả 

Pareto (tức Q*), song so với mức sản lượng độc quyền trước khi bị điều 

tiết Qm, mức sản lượng này lớn hơn rõ rệt. Nhờ đó, tổn thất hiệu quả giảm 

xuống một cách  đáng kể. Trong trường hợp này, nhà nước không cần 

phải bù lỗ song vẫn giữ được doanh nghiệp ở lại ngành một cách lâu dài. 

* Xử lý ngoại ứng: Khi ngoại ứng xuất hiện, sản lượng thị trường thường 

lớn hơn hay nhỏ hơn mức sản lượng hiệu quả và điều đó gây ra tổn thất 

hiệu quả. Can thiệp của nhà nước trong trường hợp này không phải nhằm 

xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng gây ra ngoại ứng (ví dụ như xóa bỏ hoàn 

toàn việc gây ra ô nhiễm môi trường từ việc sản xuất hay tiêu dùng của 

các doanh nghiệp hay người tiêu dùng hầu như là điều không thể, trừ phi 

là xã hội phải dừng việc sản xuất hay tiêu dùng hoặc phải chấp nhận 

những phí tổn to lớn. Trong kinh tế học, người ta quan tâm đến mức ô 

nhiễm “tối ưu” hơn là mức ô nhiễm bằng không) mà là làm thế nào để 

quyết định của các bên có liên quan vẫn đem lại hiệu quả đứng trên quan 

điểm xã hội. Nói cách khác, chính sách xử lý ngoại ứng của nhà nước chỉ 

có hiệu quả khi nó được thiết kế sao cho các chi phí hay lợi ích xã hội 

vốn bị bỏ qua do sự xuất hiện của ngoại ứng lại được mọi người tính đến 

khi ra quyết định. Nếu làm được như vậy, thực chất không còn cái gọi 

“ngoại ứng”. 

 Vì hướng tác động đến hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực và tích cực 

là khác nhau nên cách xử lý của nhà nước đối với chúng cũng cần phải 

khác nhau. 

 - Đối với ngoại ứng tiêu cực: hướng can thiệp tổng quát của nhà 

nước là làm cho sản lượng thị trường cắt giảm về sản lượng hiệu quả xã 

hội thông qua việc buộc những người (sản xuất hay tiêu dùng) gây thiệt 

hại có tính chất “ngoại  ứng” (tức là loại thiệt hại mà người gánh chịu 

không được đền bù) cho người khác giờ đây phải chịu trách nhiệm và trả 

tiền bồi thường về những thiệt hại mà mình đã gây ra. Khi phải tự gánh   369

chịu các chi phí “ngoại ứng”, người sản xuất hay tiêu dùng sẽ phải cân 

nhắc để có các quyết định hợp lý. Hành vi của họ sẽ được điều chỉnh theo 

hướng cắt giảm sản lượng thị trường về mức hiệu quả xã hội. Để làm 

được như vậy nhà nước có thể sử dụng các công cụ hay cách thức cụ thể 

khác nhau như: thiết lập quy chế, luật lệ điều tiết ngoại ứng tiêu cực; thu 

thuế hay phí ngoại ứng tiêu cực; xác định các quyền sở hữu tài sản một 

cách rõ ràng… 

 Trong việc kiểm soát các hành vi gây ô nhiễm môi trường (một loại 

ngoại ứng tiêu cực điển hình và quan trọng nhất đối với xã hội), quy chế 

hay luật lệ của nhà nước  đóng vai trò rất quan trọng. Chẳng hạn, nhà 

nước có thể đưa ra những quy định về bảo vệ môi trường bằng cách cấm 

đoán hoặc hạn chế những hoạt động xâm hại môi trường. Nhà nước có 

thể đề ra bộ tiêu chuẩn trong đó quy định mức ô nhiễm tối đa được phép 

đối với một hoạt động sản xuất nào đó. Khi doanh nghiệp vi phạm quy 

định này (sản xuất với mức gây ô nhiễm môi trường cao hơn mức được 

phép), nó sẽ bị trừng phạt (bị rút giấy phép kinh doanh, bị phạt tiền…). 

Với các quy chế kiểm soát ô nhiễm như vậy, doanh nghiệp buộc phải sử 

dụng những cách thức sản xuất, công nghệ sản xuất thích hợp, cho phép 

hoạt động sản xuất của nó đảm bảo được các tiêu chuẩn môi trường mà 

nhà nước quy định. So với khi không bị nhà nước điều tiết, giờ đây chi 

phí sản xuất chung của doanh nghiệp tăng lên (do phải bỏ ra khoản chi 

phí đầu tư để đổi mới công nghệ). Nhờ đó, sản lượng mà nó cung ứng và 

sản lượng chung trên thị trường sẽ giảm xuống. 

 Không phải lúc nào nhà nước cũng dễ dàng kiểm soát “đầu ra” của 

ô nhiễm (môi trường). Đo lường mức ô nhiễm môi trường thực sự mà các 

doanh nghiệp gây ra luôn là công việc khó khăn, tốn kém. Trong một số 

trường hợp, để tránh việc này, nhà nước thay vì kiểm soát “đầu ra” lại áp 

dụng phương thức kiểm soát “đầu vào”: ví dụ, nhà nước quy  định các 

doanh nghiệp trong một ngành cụ thể nào đó phải sử dụng các công nghệ 

ít gây hại về môi trường có tính chất chuẩn mực nào đó. Chắc chắn việc 

đầu tư cho những công nghệ ít gây hại cho môi trường này cũng gây ra 

những phí tổn nhất  định cho doanh nghiệp. Vì thế, về nguyên tắc, nó   370

cũng tác động đến hành vi của doanh nghiệp theo hướng tích cực đối với 

xã hội.  

  Đánh thuế ô nhiễm hay buộc doanh nghiệp phải  trả phí ô nhiễm 

cũng là một hướng chính sách nhà nước có thể áp dụng để bảo vệ môi 

trường,  đưa sản lượng thị trường về mức hiệu quả. Chẳng hạn,  đường 

MCTN là đường chi phí biên tư nhân của các doanh nghiệp. Do quá trình 

sản xuất của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nên nếu tính cả 

khoản chi phí này thì chi phí biên của xã hội MCXH sẽ phải cao hơn MCTN 

và do  đó, đường MCXH sẽ nằm cao hơn  đường MCTN. Khi chưa bị nhà 

nước điều tiết, sản lượng thị trường cân bằng ở mức QT, gắn với đường 

MCTN. Khi nhà nước thu thuế (hay phí) ô nhiễm, những thiệt hại xã hội do 

ô nhiễm môi trường giờ  đây trở thành một khoản chi phí mà doanh 

nghiệp phải bỏ ra đền bù. Đường chi phí biên tư nhân sau thuế MCTN sẽ 

trở thành  đường chi phí biên xã hội  MCXH. Kết cục là sản lượng thị 

trường sau thuế sẽ là sản lượng hiệu quả xã hội Q*, gắn liền với đường 

MCXH.  

       Hình 10.8: Đánh thuế ô nhiễm. Khi không bị điều tiết, sản lượng thị trường là 

QT. Khi đánh thuế vào mỗi đơn vị hàng hóa một mức thuế là T, đúng bằng mức chi phí ô 

nhiễm, MCTN sau thuế sẽ bằng MCXH. Sản lượng thị trường sẽ trở về sản lượng hiệu quả 

Q*. 

MCXH ≡ MCTN          

sau thuế 

P, MC… 

Q* 

MCTN 

QT   371

 Trên thực tế, việc thiết kế mức thuế (hay phí) ô nhiễm chính xác là 

không dễ dàng. Vì thế, trong các trường hợp có thể, nhà nước thường áp 

dụng các giải pháp thay thế đơn giản hơn. Việc xác lập một cách rõ ràng 

các quyền sở hữu về các tài sản, nhất là đối với các nguồn lực chung, mỗi 

khi có thể thực hiện được là một ví dụ. Một bãi cỏ, một cánh rừng, một 

khu đất, một hồ nước thường bị người ta khai thác bừa bãi, sử dụng một 

cách không hiệu quả nếu chúng là sở hữu chung của cộng đồng. Ai cũng 

có xu hướng  khai thác các tài sản trên để thu vén cho lợi ích riêng của 

mình, bất chấp điều đó làm tổn hại đến tài sản chung, lợi ích chung của 

cộng đồng. Đây cũng là một dạng thất bại thị trường liên quan đến ngoại 

ứng tiêu cực. Ngược lại, khi khu đất, hồ nước, cánh rừng trên trở thành tài 

sản của các cá nhân cụ thể, chúng sẽ được khai thác và sử dụng một cách 

hoàn toàn khác. Thất bại thị trường nói trên sẽ biến mất.  

- Đối với ngoại ứng tích cực: Can thiệp của nhà nước trong trường 

hợp này là nhằm đưa sản lượng thị trường tăng lên theo hướng sản lượng 

hiệu quả xã hội. Trong trường hợp này, nhà nước buộc phải đưa ra những 

khuyến khích cần thiết để mọi người sẵn sàng sản xuất và tiêu dùng ở 

mức cao hơn. Công cụ chủ yếu được nhà nước sử dụng ở đây là trợ cấp.  

Giả sử trên một thị trường nhất định, việc tiêu dùng hàng hóa của 

những cá nhân trực tiếp mua sắm hàng hóa đem lại ngoại ứng tích cực 

cho cả những người khác (những người không mua hàng hóa, không trực 

tiếp “sử dụng” hàng hóa song vẫn được hưởng lợi từ việc tiêu dùng của 

người khác). Trong trường hợp này, nếu MUTN thể hiện độ thỏa dụng biên 

của các cá nhân trực tiếp mua hàng hóa, thì nó thấp hơn  độ thỏa dụng 

biên xã hội MUXH (MUXH bao gồm cả độ thỏa dụng của những người trực 

tiếp mua hàng lẫn độ thỏa dụng của cả những người được “ăn theo”). Khi 

tham gia vào thị trường, những người mua hàng chỉ cân nhắc, mặc cả trên 

cơ sở MUTN của chính mình, do đó, đường cầu thị trường chỉ phản ánh 

đường MUTN. Sản lượng thị trường cân bằng  ở mức QT, thấp hơn sản 

lượng hiệu quả xã hội Q* (mức sản lượng gắn với đường cầu phản ánh 

đường MUXH). Để đẩy sản lượng từ QT lên Q*, nhà nước có thể trợ cấp 

cho những người tiêu dùng khi họ mua sắm hàng hóa nói trên chẳng hạn.   372

Khi có trợ cấp, lợi ích của mỗi cá nhân khi mua sắm hàng hóa, ngoài lợi 

ích thông thường trước đây, còn bao gồm lợi ích tiền bạc do được hưởng 

khoản trợ cấp. Đường MUTN sau trợ cấp của họ được đẩy lên trên, hướng 

về đường MUXH. Nhờ vậy, sản lượng thị trường sau khi có trợ cấp sẽ tăng 

lên, và trong trường hợp lý tưởng, mức trợ cấp được thiết kế chính xác để 

MUTN  sau trợ cấp trở thành MUXH, sản lượng này sẽ trở thành sản lượng 

hiệu quả Q*. 

Hình 10.9: Trợ cấp và ngoại ứng tích cực. Khi việc tiêu dùng hàng hóa gây 

ra những ngoại ứng tích cực, MUTN thấp hơn MUXH. Sản lượng thị trường QT thấp hơn 

sản lượng hiệu quả Q*. Để khuyến khích những người tiêu dùng mua nhiều hàng hóa 

hơn nhà nước cần trợ cấp cho người tiêu dùng. Sau trợ cấp, nhu cầu thị trường của 

những người tiêu dùng tăng lên và do đó, sản lượng thị trường cũng tăng lên.    

* Cung cấp hàng hóa công cộng: Do hiện tượng “kẻ ăn không” trở thành 

phổ biến và thị trường tư nhân không thể cung cấp được những hàng hóa 

công cộng như quốc phòng, đê điều, an ninh trật tự xã hội, hệ thống luật 

pháp… thì việc nhà nước phải đứng ra trực tiếp cung cấp các hàng hóa 

này được coi là đương nhiên. Chỉ có trong trường hợp như vậy, xã hội 

mới có được những hàng hóa quan trọng, cần thiết. Những hàng hóa như 

đê  điều, quốc phòng… không thể cung ứng  được trong khuôn khổ các 

giao dịch tự nguyện tư nhân. Việc cung ứng chúng luôn gắn với nhà nước 

dưới các hình thức khác nhau. Bằng cách thu thuế để bù đắp các chi phí 

MUTN 

MUXH ≡ MUTN               

sau trợ cấp 

P, MC… 

QT  Q* 

MC   373

cung ứng hàng hóa, nhà nước có thể cung cấp hàng hóa miễn phí cho dân 

chúng, do đó, không phải bận tâm về hiện tượng “kẻ ăn không”. 

  Đối với một số trường hợp khác, thị trường tư nhân có thể cung cấp 

được hàng hóa công cộng song thường lại cung cấp ở mức không hiệu 

quả. Như trường hợp cầu,  đường lúc vắng người, việc thu lệ phí cầu, 

đường của phương thức cung cấp tư nhân làm cho mức tiêu dùng không 

thể đạt đến điểm hiệu quả (cầu đường không được sử dụng hết công suất 

mà nó có thể phục vụ xã hội). Để sữa chữa khuyết tật này của thị trường, 

nhà nước cũng phải đứng ra cung cấp hàng hóa thay cho thị trường. Việc 

nhà nước đảm nhiệm việc cung cấp hệ thống kết cấu hạ tầng của nền kinh 

tế chính là xuất phát từ lý do này. 

 Cần lưu ý rằng, việc nhà nước phải  đứng ra cung cấp hàng hóa 

công cộng không đồng nghĩa với việc nhà nước đứng ra sản xuất trực tiếp 

các hàng hóa này. Trong nhiều trường hợp (ví dụ cung cấp cầu, đường), 

nhà nước chỉ là người bỏ tiền ra để mua sắm hàng hóa. Bằng cách đặt 

hàng cho khu vực tư nhân, nhà nước không cần phải trực tiếp sản xuất 

hàng hóa. 

* Cung cấp thông tin: Có hai hướng để nhà nước khắc phục sự thiếu hụt 

thông tin trên thị trường: 1) cung cấp thông tin bổ sung cho thị trường; 2) 

đưa ra những quy chế về cung cấp thông tin để điều tiết các giao dịch trên 

thị trường tư nhân. 

 Việc nhà nước tổ chức thu thập hay sản xuất thông tin để cung cấp 

thông tin bổ sung cho thị trường thường liên quan đến những thông tin có 

thể sử dụng chung cho nhiều người. Thông tin  ở  đây cũng là một loại 

hàng hóa công cộng. Thông tin về dự báo thời tiết chẳng hạn là một loại 

thông tin quan trọng thường được nhà nước cung cấp miễn phí. Thông tin 

về tình hình kinh tế vĩ mô, về một thị trường xuất khẩu mới (ví dụ thị 

trường Hoa Kỳ), về chất lượng nhiều loại hàng hóa (ví dụ nhà nước đóng 

dấu chất lượng cho thực phẩm  đã  được kiểm dịch hay kiểm tra chất 

lượng)… cũng là những loại thông tin mà nhà nước hay cung cấp. Nhờ   374

những thông tin loại này, các giao dịch thị trường diễn ra dễ dàng hơn, 

hiệu quả hơn. 

 Sự thiếu hụt thông tin trên thị trường còn có thể khắc phục bằng 

cách nhà nước đề ra những quy chế về cung cấp thông tin cho những thị 

trường cụ thể nhất định. Không có những quy định cưỡng bức này, những 

nhà sản xuất tư nhân có thể không chịu bỏ ra những khoản chi phí lớn để 

hoàn thành nghĩa vụ cung cấp thông tin của mình. Việc nhà nước buộc 

mọi nhà sản xuất phải in nhãn, mác hàng hóa với những thông tin nhất 

định là một trong những quy đinh như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà 

khi mua dược phẩm, người tiêu dùng thường nhận được những bản chỉ 

dẫn khá chi tiết về cách thức sử dụng sản phẩm. Khi tham gia vào việc 

niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty phải công bố các thông tin 

cơ bản về tình hình kinh doanh và trạng thái tài chính của doanh nghiệp. 

Những ứng xử trong việc cung cấp thông tin như thế đều liên quan đến 

những quy định của nhà nước.  

* Phân phối lại thu nhập: Sự chênh lệch thu nhập quá mức giữa các tầng 

lớp dân cư tạo ra áp lực đòi hỏi nhà nước phải thực hiện sự phân phối lại 

thu nhập theo hướng lấy một phần thu nhập của người giàu chuyển saing 

cho người nghèo. Thuế thu nhập lũy tiến là một công cụ phân phối lại 

quan trọng  được hầu hết các nước áp dụng. Trong hệ thống thuế này, 

những người có thu nhập thấp dưới một một ngưỡng nào  đó không bị 

đánh thuế; còn những người có thu nhập cao hơn sẽ bị đánh thuế với mức 

thuế suất biên tăng dần theo đà tăng cảu thu nhập. Với thuế lũy tiến, thu 

nhập càng cao thì tỷ lệ thuế phải nộp so với thu nhập càng cao. 

 Ngoài thuế lũy tiến, nhà nước cũng thường áp dụng hệ thống trợ 

cấp để hỗ trợ cho những người thu nhập thấp (những người nghèo, đông 

con,  ốm  đau bệnh tật, già cả song không có nơi nương tựa…). Những 

chương trình chi tiêu công cộng như  đầu tư vào hệ thống trường học 

công, bệnh viện công… cũng tạo cơ hội cho người nghèo có thể tiếp cận 

được những dịch vụ cơ bản đó, mặc dù họ không có tiền để thanh toán 

cho các dịch vụ này trên thị trường tư nhân.   375

 Khó khăn  đối với chính phủ khi triển khai các chương trình hay 

chính sách phân phối lại là: nếu lạm dụng, sự phân phối lại sẽ tạo ra 

những khuyến khích phi hiệu quả. Khi những người giàu bị đánh thuế quá 

cao, họ sẽ không có động lực để đưa các nguồn lực riêng của mình, kể cả 

kỹ năng quản lý của họ, vào vòng quay chung cua nền kinh tế,  

* Ổn định hóa kinh tế vĩ mô: là một chức năng kinh tế quan trọng của nhà 

nước. Khi sự mất  ổn  định của nền kinh tế bắt nguồn từ cách thức vận 

động theo chu kỳ của nó, nhiệm vụ của nhà nước là tìm cách làm phẳng 

hơn chu kỳ của nền kinh tế, làm cho biên độ của các dao động lên xuống 

về mặt sản lượng thu hẹp lại. Nói cách khác, nhà nước cần can thiệp sao 

cho sản lượng thực tế của nền kinh tế theo sát được mức sản lượng tiềm 

năng, xét về ngắn hạn, và mức tiềm năng này sẽ tăng lên với tốc độ cao, 

xét về dài hạn. Cơ sở lý thuyết cho việc phân tích các chính sách ổn định 

hóa kinh tế vĩ mô của nhà nước sẽ được nghiên cứu ở môn kinh tế học vĩ 

mô. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến một vài điểm  một cách sơ lược. 

 Khi nền kinh tế suy thoái, tổng sản lượng thực tế thấp, thất nghiệp 

ở mức cao, nhiều tiềm năng kinh tế không được lôi cuốn vào vòng quay 

kinh tế do tổng nhu cầu chi tiêu xã hội thấp. Mục tiêu ưu tiên về mặt vĩ 

mô lúc này của nhà nước thường là: kích thích kinh tế, thúc  đẩy tăng 

trưởng, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp. Để làm được điều đó, nhà nước thường 

tìm cách gia tăng tổng cầu bằng việc áp dụng hoặc chính sách tài khóa 

mở rộng (tăng các khoản chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế, hoặc kết 

hợp cả hai), hoặc chính sách tiền tệ mở rộng (mở rộng cung tiền, hạ thấp 

lãi suất để kích thích các hoạt động đầu tư nói riêng và kích thích tổng 

cầu nói chung) hoặc áp dụng một hỗn hợp thích hợp hai loại chính sách 

này. 

 Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh (trong kinh tế 

học, người ta gọi là nền kinh tế “quá nóng”), lạm phát bùng nổ thì việc 

kiềm chế lạm phát, duy trì sự gia tăng cân đối trong các bộ phận khác 

nhau của tổng cầu trở nên quan trọng và thường trở thành mục tiêu ưu 

tiên. Chẳng hạn, để hạ thấp tỷ lệ lạm phát, cách thức phổ biến là nhà nước   376

thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, theo đó sự gia tăng của mức cung 

tiền được kiểm soát chặt chẽ. Khi mức cung tiền giảm thì lãi suất có điều 

kiện tăng lên, đầu tư trở nên đắt đỏ hơn. Nhờ đó, các hoạt động chi tiêu 

đầu tư như xây dựng nhà máy, mua sắm máy móc, thiết bị, tăng dự trữ 

hàng hóa… bị kiềm chế. Đây là cách thức chủ yếu để nhà nước tác động 

vào tổng nhu cầu chi tiêu của xã hội, khiến cho nó giảm xuống hay tăng 

trưởng chậm lại. Kết cục có thể chờ đợi là: tỷ lệ lạm phát giảm, nền kinh 

tế tăng trưởng chậm lại song an toàn hơn.  

 Không phải trong mọi trường hợp nhà nước đều có khả năng sữa 

chữa thành công các thất bại thị trường. Để sữa chữa được các thất bại thị 

trường, nhà nước cũng cần nắm bắt  được thông tin  đầy  đủ, huy  động 

được những nguồn lực cần thiết và có đủ năng lực để hoạch định và triển 

khai có hiệu quả các chính sách và chương trình công cộng. Khi thiếu 

những điều đó, việc sữa chữa các thất bại thị trường như chúng ta vừa đề 

cập chỉ tồn tại như một khả năng.  

   377

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (1992). Kinh tế học. 

NXB Giáo dục và Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội. 

2. Edgar. K. Browning, Mark A. Zupan (2002). Microeconomics: Theory 

and Applications. John Wiley & Sons, Inc. 

3. Vũ Kim Dũng (chủ biên) (2006). Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi 

mô. NXB Thống kê. Hà Nội. 

4. Jack Hirshleifer, Amihai Glazer (1996).  Lý thuyết giá cả và sự vận 

dụng. NXB Khoa học và kỹ thuật. 

5. N. Gregory Mankiw (2004). Principles of Economics. Thomson, South 

- Western. 

6. David W. Pearce (Tổng biên tập) (1999). Từ điển Kinh tế học hiện đại. 

NXB Thống kê và Đại học Kinh tế quốc dân. 

7. Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld (2001).  Microeconomics. 

Prentice – Hall, Inc.  

8. P.A.. Samuelson & W. D. Nordhaus (1997). Kinh tế học. NXB Chính 

trị Quốc gia. Hà Nội. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#demon