kinh van

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đệ Tử: Con là một đệ tử Ðại Pháp ở Ireland, con kính lời chào Thầy. Lâu lắm rồi trong việc hồng Pháp con làm rất kém và về tu luyện cá nhân cũng vậy. Thưa con còn thời gian để đền bù lại không?

Thầy: Vậy chư vị nên cố gắng lên. Bởi vì sự việc này chưa kết thúc, thì cũng còn thời gian. (Mọi người cười và vỗ tay) Thậm chí cho dù chư vị không làm tốt thế nào, Sư Phụ vẫn không muốn bỏ các đệ tử nào ở lại. (Vỗ tay)

Tôi đã nói rồi Chính Pháp vũ trụ là một giai đoạn và Pháp chính nhân gian là một giai đoạn khác nữa. Ý tôi nói là: Sư Phụ đang thực thi sự việc này trong hai giai đoạn. Cho nên tôi chưa giảng Pháp của Tam giới cho chư vị, tôi chỉ giảng Pháp của vũ trụ cho chư vị. Tôi chưa giảng về cấu kết của các sinh mệnh khác nhau trong Tam giới, về nguồn gốc của sinh mệnh, về cấu kết của sinh mệnh, về lịch sử của thế giới, hay giảng về giả thuyết của thế giới này từ quan điểm của tôn giáo cho đến khoa học, những điều này từ đâu đến, mục đích là gì, nguyên nhân bí ẩn của các mâu thuẫn xảy ra trong thế giới con người - chính là toàn bộ những gì trong lịch sử. Còn về trạng thái cấu kết của Tam giới và các thiên thể khác nhau trong Tam giới, tôi chưa giảng cho chư vị bởi vì trong vũ trụ, những điều này không quan trọng. Tam giới không xứng đáng để được giảng trong Ðại Pháp, tại vì nó quá thấp. Khi tôi giảng Đại Pháp thì đã giảng Tam giới trong đó rồi. Trong tương lai chư vị sẽ biết tất cả, và tôi không cần phải giảng gì về Tam giới cho chư vị. Trong tương lai tôi sẽ lo những điều mà có liên hệ với nhân loại, và lúc đó tôi sẽ giảng về Pháp của Tam giới. Trong tương lai khi đến lúc mà phải tiến hành những gì phải làm trong Tam giới, thì đó sẽ là lúc mà Pháp Chính Nhân Gian.

Bởi vì những sự việc này phải được thực thi trong hai giai đoạn, cho nên có một hiện tượng đã xẩy ra trong vũ trụ. Hiện tượng gì? Ðó là trong thời gian qua, Tam giới bị đóng lại rồi, các sinh mệnh bên trong Tam giới không thoát ra ngoài được và các sinh mệnh bên ngoài cũng không vào trong Tam giới được. Chính tôi đã đóng nó lại từ ban đầu. Các yếu tố tạo ra do thế lực cũ trước đây vẫn còn đó và cũng vẫn chưa được quét sạch hoàn toàn, trước khi phải làm ở tầng bề mặt của thế giới con người, thì cái phần mà có các nhân tố của thế lực cũ vẫn còn gây tác hại. Bởi vì Chính Pháp và Pháp Chính Nhân Gian được chia ra trong hai giai đoạn, vì thế mà phải tách rời Tam giới ra khỏi vũ trụ. Chính Pháp từ lúc đầu, trong mười năm qua, Tam giới đã liên tục bị tách rời ra khỏi vũ trụ. Các nhà thiên văn đã phát hiện rằng các thiên thể trong vũ trụ không còn là thiên thể của vũ trụ trước đây nữa, và vị trí của giải Ngân Hà cũng không còn ở tại vị trí cũ nữa và các hệ thống tin cầu xung quanh nơi mà giải Ngân Hà hiện hữu trước đây cũng không còn ở vị trí cũ nữa. Ðiều đó xẩy ra là vì Tam giới đang bị tách rời ra khỏi vũ trụ. Các khoa học gia đã phát hiện rằng giải Ngân Hà đang nằm trong tiến trình chuyển dịch đi, và họ bảo rằng vũ trụ đang căng ra. Trên thực tế thì các thiên thể đang tự tách rời ra khỏi Tam giới, và Tam giới đang di chuyển rời xa vị trí cũ. Trong suốt mười năm qua, Tam giới đã liên tục chuyển dịch tách rời ra khỏi vũ trụ. Trong khi hiện tượng này đang xẩy ra, các khoa học gia đã phát hiện rằng các thiên thể đã thay đổi rất nhiều. Các vì sao mà lúc trước không tồn tại thì bây giờ hiện ra, thiên thể mà không tồn tại trước đây bây giờ cũng hiện ra, các hệ thống của các vì sao không hiện hữu lúc trước bây giờ cũng hiện ra. Thế thì các vì sao và các hệ thống của các vì sao tại vị trí cũ đã biến đi đâu? Tại sao vũ trụ lại trải qua một cải biến lo lớn như thế? Tất cả những điều đó xẩy ra thực tế là vì Tam giới di chuyển tách rời ra khỏi vũ trụ.

Chẳng phải mạng lưới Chính Kiến [PureInsight] đã báo cáo điều này hay sao? Vũ trụ dần dần biến đi xa với một tốc độ còn nhanh hơn ánh sáng, và giải Ngân Hà cũng đang bị tách rời ra khỏi vũ trụ. Vì đã đến lúc mà đến cả con người cũng nhìn thấy được giai đoạn này, tức là sự tách rời này đã tiến đến tầng bề mặt nhất. Trước đây khi tôi bắt đầu làm sự việc này, một số Thần đã bảo với tôi "Trong tương lai, con người cũng sẽ nhìn thấy những gì ông làm, và cuối cùng họ sẽ nhận thức rằng chính ông đã làm những việc này." Trường hợp là như thế, bởi vì có các biểu hiện sẽ dần dần hội tụ đến chỗ của tôi.

Khi tách rời xong, các không gian bên ngoài của giải Ngân Hà sẽ không còn tồn tại nữa. Con người sẽ phát hiện một trống không thật kinh hoàng. Các vì sao mà trước đây đã tồn tại bên ngoài giải Ngân Hà và tất cả thiên thể xung quanh khắp nơi bên ngoài của giải Ngân Hà sẽ biến đi hết. Mạng lưới Chính Kiến [PureInsight] đã báo cáo rằng giải Ngân Hà sẽ trở thành "cô hồn ma dại' của vũ trụ. Có thể chư vị tự hỏi "Nguyên nhân cho hiện tượng đó là sao?' Dường như con người, đến cả các khoa học gia, cũng không quan tâm đến, tuy nhiên đó chỉ vì họ không hiểu. Trong quá khứ nếu điều thế này mà xảy ra trong vũ trụ, thì giải Ngân Hà sẽ không còn tồn tại nữa. Nếu bị tách rời ra khỏi vũ trụ thì [giải Ngân Hà] sẽ không tồn tại và sẽ bị tiêu hủy. Chính Pháp vũ trụ và Pháp Chính Nhân Gian được thực thi trong hai giai đoạn, cho nên Tam giới phải bị tách ra khỏi vũ trụ. Nếu Chính Pháp vũ trụ kết thúc, và tất cả được cải tạo mới và thuần tịnh - tuy nhiên Tam giới vẫn còn quá nhơ nhớp, nó sẽ ô nhiễm vũ trụ. Một chỗ nhơ nhớp như thế mà đặt vào bên trong một vũ trụ hoàn mỹ thế này, thì không được, cho nên phải tách rời Tam giới ra và phải xử lý riêng ra. Ðó là tại sao Tam giới bị tách ra. (Vỗ tay) Những điều mà tôi vừa giảng vừa qua, các khoa học gia đã phát hiện rồi.

Đệ Tử: Vấn đề sửa các chữ tiếng Hán trong 'Trong Phật Pháp/Luận Ngữ' mà một số học viên treo trên vách tường..., thì chúng con phải làm sao?

Ðệ tử: Ðược, chư vị có thể sửa chữ 'Trong Phật Pháp' mà chư vị treo trên tường của chư vị. Cứ dùng màu nào hợp thức để sửa. Thật ra, cách nào cũng được.

Đệ Tử: Làm sao chúng con có thể giúp các học viên mới bên Trung Quốc bước ra?

Thầy: Nói về các học viên mới, chư vị không nên hối thúc bởi vì họ cũng cần phải có một tiến trình đề cao hiểu biết của họ. Nếu họ tự nguyện và muốn giúp làm điều gì, thì để họ làm. Tuy nhiên nếu họ không tự nguyện muốn làm, tôi nghĩ rằng chúng ta không thể bắt buộc họ làm bất cứ điều gì, bởi vì dù sao họ cũng là những học viên mới.

Đệ Tử: Vấn đề về các công ty bên ngoài Trung Quốc mà đã dự tính đầu tư vào Trung Quốc, và vấn đề gia đình chúng con muốn trở về Trung Quốc, chúng con phải xét ra sao?

Thầy: Nếu thân nhân của chư vị không tu luyện và muốn trở về Trung Quốc, thì được. Còn nếu chư vị là một người tu luyện, tốt hơn hết là chư vị đừng trở về - chẳng phải chư vị tự mình gài cái bẩy cho mình để bị bức hại hay sao? Là một đệ tử Ðại Pháp, chư vị không được làm ngơ không làm những gì người đệ tử Ðại Pháp phải làm, tuy nhiên nếu chư vị làm điều đó thì chư vị sẽ bị bức hại. Hơn nữa, ở đây có rất nhiều việc mà chư vị nên làm.

Còn vấn đề về các công ty dự định đầu tư vào Trung Quốc, đừng làm gì bây giờ cả. Chư vị chỉ nên giảng rõ sự thật và cho mọi người biết Ðại Pháp là gì và tại sao Ðại Pháp bị bức hại. Vạch trần các hành động đê tiện này ra và vạch trần các hành vi đen tối mà chính quyền đã lừa dối và vu khống chúng ta, vạch trần sự đàn áp của tà ác, giảng rõ sự thật cho người thế giới biết về điều này và giúp họ hiểu tất cả một cách rõ ràng - làm thế là chư vị đã đạt được mục tiêu của chư vị rồi. Khi chư vị giảng rõ sự thật thì nên nói những gì ở trình độ mà họ hiểu được và không nên nói cao hơn. Còn về các công ty mà muốn đầu tư vào các nơi khác, nếu có cơ hội, chư vị chỉ có thể nói là: "Chỉ vì quý vị đầu tư, mà một nhóm người hành ác bên Trung Quốc có tiền để bức hại. Quý vị cũng thấy chứ, khi chúng hành ác thì ghê tợn thế nào rồi, phải không? Chẳng công ty của quý vị đã bị chúng áp bức?' Chúng ta không can thiệp vào việc họ đầu tư hay không đầu tư bên Trung Quốc. Chúng ta chỉ dùng các nguyên lý ở tầng rất nông cạn mà nói với họ.

Tuy nhiên tôi nghĩ rằng với lợi ích vật chất hiện thực trước mắt, một số người sẳn sàng nghe và một số thì không nghe, cho nên đừng quan tâm đến vấn đề này. Ðiều chủ yếu là cho mọi người biết là tại sao Pháp Luân Công đang bị bức hại và kẻ bức hại là tà ác thế nào, thế là đủ rồi. Một khi người ta hiểu sự tà ác này một cách rõ ràng, thì yếu tố độc hại sẽ bài xuất ra, các yếu tố mà do chính quyền Cộng Sản Trung Quốc truyền tin vu khống tạo ra. Tức là chư vị đã cứu độ những người đó, và hành động này của chư vị đã giúp cho họ bước qua giai đoạn kế tiếp. Nếu không thì khi Pháp Chính Nhân Gian đến và cái công cường mạnh đó mà tiến đến đây rồi thì... Chính Pháp có tiêu chuẩn, và đến lúc đó họ chắc chắn sẽ không còn cơ hội nữa để hiểu sự thật. Có tiêu chuẩn cho các tầng thứ cao nhất cho đến tầng thứ thấp nhất trong vũ trụ. Đến lúc ấy, một sinh mệnh như thế nào thì sẽ là thế ấy, tất cả sẽ được xử lý rất nhanh. Sinh mệnh mà phải bị hủy diệt thì sẽ bị hủy diệt, sinh mệnh nào còn lại thì sẽ được giữ lại, sinh mệnh nào được thăng hoa thì sẽ được thăng hoa, và sinh mệnh nào phải rớt xuống thì sẽ bị rớt xuống. Chỉ trong chớp mắt là xong rồi. Ðiều gì trong tâm của một người, thì nó quyết định vị trí của người ấy, cho nên lúc ấy sẽ không còn cơ hội nào nữa. Nếu một người mà có chất độc do tà ác thấp hèn kia tạo ra mà được tẩy sạch đi, thì họ mới thoát được giai đoạn đó. Cho nên ít nhất họ chứng kiến được sự biến đổi xẩy ra trong tương lai.

Đệ Tử: Con là một đệ tử bé từ Taiwan. Ðại diện cho các đệ tử bé từ Taiwan, tôi xin dâng một đóa hoa sen lên cho Thầy. (Thầy cười) (Mọi người cười và vỗ tay) Chúng con thành kính cám ơn Sư Phụ vĩ đại.

Thầy: Cám ơn. Đóa hoa xen nhỏ này quả thật là đẹp lắm. (Vỗ tay) Ðây là một trong sự chú ý và lo lắng mà các đệ tử Ðại Pháp đã bỏ vào trong việc giảng rõ sự thật. Thật sự chư vị làm việc nhọc nhằn và đã ra bao nhiêu sáng kiến để cứu độ người. Con người ngày nay rất khó độ. Như thể là họ chỉ nghe những gì trùng hợp với quan niệm của họ thôi, và họ chỉ nghe nếu chư vị nói chuyện theo ý thích của họ. Nói một cách khác, nếu chư vị muốn cứu độ họ, thì họ có điều kiện cho chư vị. (Thầy cười)

Đệ Tử: Thưa Thầy, có một người trong gia đình con tu luyện và cho rằng anh ấy rất đặc biệt. Anh không cần phát chính niệm hay cần giảng rõ sự thật, và cũng ít khi họcPháp chỉ trừ sách Chuyển Pháp Luân thôi. Trong thời gian hiện tại, thời Chính Pháp chúng con rất bận với đủ thứ việc. Nếu con bỏ thì giờ thể giúp anh ấy, con cảm thấy con không có đủ thì giờ để làm việc khác.

Thầy: Ðúng thế. Nếu người này là một học viên mới, thì chư vị cũng nên thông cảm cho họ một chút. Nếu là một cựu học viên thì người này chắc chắn là đang bị sai lệch. Còn về vấn đề giúp vị này như thế nào, không có cách nào đặc biệt cả. Ðể ý xem vị ấy bị sai lệch chỗ nào, sau đó thì giải quyết cho thích đáng. Giúp vị ấy dẹp đi chướng ngại trong tâm và giúp vị ấy tìm ra chấp chước của mình.

Đệ Tử: Làm sao chúng con đột phát để vượt qua các an bài của thế lực cũ, vượt qua tự ngã (ích kỹ) và trở thành một đệ tử Chính Pháp chân chính?

Thầy: Vũ trụ trong quá khứ là căn cứ vào tự ngã (ích kỹ). Lấy con người làm một ví dụ: trong lúc khẩn trương họ thật sự không màn gì đến người khác. Khi tôi bắt đầu Chính Pháp, một số Thần đã bảo với tôi "Chỉ có ông là can thiệp vào chuyện người khác." Tôi biết, chính chư vị cũng thấy không tin điều này, bởi vì chư vị là sinh mệnh do Đại Pháp tạo ra, có sứ mạng trong Chính Pháp, và thật sự đã ngộ. Nếu tôi không làm điều đó, thì khi đến giai đoạn cuối cùng của lịch sử, tất cả sinh mệnh đều sẽ bị kết thúc. Khi một sinh mệnh nghĩ đến các sinh mệnh khác khi làm việc gì và trong tiến trình đó tỏ ra khoan dung, đó là vì khởi điểm của sinh mệnh đó khởi đầu từ vô ngã.

Khi người tu luyện Ðại Pháp phát hiện chính mình ích kỹ, thì phải cố gắng dần dần để vượt qua. Nhận thức rằng mình ích kỹ, tức là, chư vị đã tiến lên một bước trong tu luyện, bởi vì người mà không tu luyện họ không nhận ra điều đó và chính họ cũng không nghĩ rằng họ ích kỹ hay không. Chỉ có người tu luyện mới hướng nội mà xét bản thân mình.

Đệ Tử: Ðệ tử Ðại Pháp từ Fushshun kính lời chào Sư Phụ. (Sư Phụ bảo "Cám ơn") Con có tính chậm chạp. Thông thường khi làm việc con rất chậm và thường bị người khác chỉ trích. Thưa con có nên thay đổi cá tính của con không?

Thầy: Thật sự có người có tính chậm chạp. Tôi biết là tôi có tính nhanh nhẹn và tôi làm tất cả việc gì cũng rất nhanh. Nếu chư vị nói rằng điều gì đó cần phải làm, tôi đã khỏi cữa rồi trước khi người khác sửa soạn xong. (Thầy mỉm cười) (Vỗ tay). Nói khác đi, tôi đã có cái tính nhanh nhẹn này, đối với bất cức việc gì tôi cũng nhanh lên. Tất nhiên, không phải tôi nói rằng người với tính chậm chạp là không tốt. Một số người có thói quen làm việc theo cách ấy. Tuy nhiên trong việc cứu độ người, tôi nghĩ tốt hơn là chư vị nhanh hơn một chút. (Thầy cười) (Mọi người cười và vỗ tay). Tuy nhiên không phải chư vị phải thay đổi cá tính của chư vị.

Các sinh mệnh trong vũ trụ là thế. Mọi người thì khác nhau: có người thì chậm trong khi có người thì nhanh, và có người thì nao núng không khi người khác bình tĩnh. ĐốI với một số người, làm gì họ cũng chậm chạp cả, và điều đó không thể gọi là chấp chước được. Tuy nhiên, trong vấn đề cứu độ người và những gì đệ tử Ðại Pháp phải làm, thì chư vị phải nhanh lên. Tôi không nghĩ là có liên hệ đến cá tính của chư vị. Chư vị phải biết "nhanh lên" nghĩa là gì dù cho cá tính chư vị chậm chạp thế nào.

Đệ Tử: Con là một đệ tử mới. Con rất lo lắng về vấn đề tiến bước trên con đường Chính Pháp của con cho tốt, tuy nhiên con không chắc chắn cho lắm, đây có phải là chấp chước không? Làm sao con biết được?

Thầy: Chư vị là một viên vừa mới đắc được Pháp, nên cũng đừng quá lo sợ. Trong rất nhiều khía cạnh không thể đặt tiêu chuẩn đòi hỏi cho chư vị giống như với các cựu học viên. Tuy nhiên có một số học viên mới quả thật là tin tấn. Họ làm rất nhiều việc cho Ðại Pháp và đang làm những gì người đệ tử Ðại Pháp phải làm. Họ quả thật xuất sắc. Ðôi khi tôi nghĩ, các học viên đến sau có khả năng ngộ được rất cao. Tu luyện là từng bước từng bước mà lên, đòi hỏi chư vị phải nhảy lên đến một tầng thứ cao một lúc và phải giống như các cựu học viên thì không thực tế, bởi vì chỗ mà họ đứng chính là họ tu luyện và đề cao từng bước một. Bây giờ chư vị đã đắc được Đại Pháp rồi, chư vị không còn gì để lo lắng cả. Cứ làm bất cứ những gì chư vị cần làm một cách có hệ thống và làm những gì đệ tử Ðại Pháp phải làm, còn về việc chư vị ngộ đến đâu thì chư vị thực hành đến đó. Không có vấn đề gì.

Đệ Tử: Xin Thầy giải thích tác dụng thế nào cho công việc nếu đệ tử Ðại Pháp biết hợp tác và phối hợp với nhau, và kết quả ra sao nếu chúng con làm ngược lại?

Thầy: Thì tà ác sẽ lợi dụng và gây trở ngại nếu chư vị không hợp tác và phối hợp với nhau. Với rất nhiều việc Chính Pháp, không phải là không có cách để làm. Không kể là khó khăn thế nào, đều có một con đường cho chư vị chọn, mặc dù nó cũng khá hẹp. Chư vị phải tiến bước trên con đường này cho đúng, và nếu chư vị chỉ thiếu sót hay sai lệch một chút, thì cũng không được. Tuy nhiên, có một con đường dành cho chư vị. Nói khác đi, chư vị phải đi trên con đường đó cho đúng. Nếu không, tà ác mà tồn tại hiện nay sẽ lợi dụng đó mà gây rắc rối cho chư vị. Thực tế điều mà tôi vừa giảng chính là về vấn đề: khi chư vị làm việc với nhau, chư vị chứng thực bản thân mình hay chư vị chứng thực Pháp, vấn đề là như thế.

Khi mọi người bàn luận điều gì, chư vị có thể phật ý khi người khác phản đối ý kiến của chư vị, tuy nhiên nếu không ai phản đối và mọi người bảo "Ý kiến này hay, và ý kiến kia cũng không kém", để không ai bị mất lòng, tôi nói rằng các học viên này không có trách nhiệm với Ðại Pháp hay có trách nhiệm với sự tu luyện của mình. Họ không dám đối diện với mâu thuẩn và không dám trực tiếp giải quyết vấn đề, và họ cũng không dám nói lên khi họ thấy một điều gì rắc rối. Ðó là quá chấp chước vào bản ngã của mình, đó là ích kỹ. Nếu chư vị xử lý rắc rối mà không bị chấp chước vào bản ngã của mình và bình tỉnh đưa ra ý kiến làm sao giải quyết cho tốt, tôi không nghĩ rằng người khác sẽ cảm thấy khó chịu khi họ nghe, bởi vì chư vị làm việc này cho Pháp. Đây là một điểm.

Một điểm nữa, nếu đề nghị của một người bị bác bỏ và họ phật ý, thì chính người này có vấn đề. Thường thường về vấn đề chứng thực Ðại Pháp, khi chư vị bàn luận mà bị lệch, thì chính là chấp chước về bản ngã khởi lên. Hãy để ý xem, nếu chư không tin tôi, khi chư vị rời khỏi đây và về nhà để ý xem, khi chư vị thảo luận điều gì, quan sát câu chuyện và xem ai đi lạc đề tài, người mà làm thế chắc chắc là có vấn đề. (Mọi người cười và vỗ tay) Người mà đi lạc đề tài là người có chấp chước vào bản ngã, hay là khi quan niệm của họ bị thách đố, bị tâm người thường khống chế khiến họ không còn quan tâm đến việc Ðại Pháp nữa. Lúc đó tà ác sẽ lợi dụng họ - từ đó càng tranh cải thì họ càng bị lạc đề, tà ác sẽ lợi dụng họ. Lúc ấy họ lại càng phật ý nhiều hơn nữa, và càng phật ý chừng nào, thì tâm người của họ lại càng bị tà ác tăng cường mạnh thêm, họ lại càng rời xa trạng thái tu luyện, cho nên tà ác sẽ lợi dụng nhiều hơn nữa. Hiểu biết sai hay ngộ lệch sang đường tà là từ đâu ra? Chẳng phải là từ đó mà ra hay sao? Tà ác lợi dụng chấp chước của họ và khiến cho giả tưởng xuất ra trong tâm của họ, tuy thế họ tưởng rằng các tư tưởng này là thật và còn cho đó là hợp lý. Họ nghĩ: "Không ai hiểu tôi và khi mà xong rồi thì sự tu luyện của mấy người làm sao cao bằng của tôi, và mấy người không ai hiểu Pháp rõ bằng tôi." (Thầy cười nhẹ) Cuối cùng là như thế.

Đệ Tử: Chúng con gắng sức làm việc của đệ tử Ðại Pháp tại Nữu Ước đã thay đổi tình hình rất nhiều, và rất nhiều người bình thường rất cảm động khi họ nhìn thấy các trưng bài chống tra tấn hành hình của chúng con. Tuy nhiên nhiều người Tây Phương nói với chúng con rằng họ thấy quá nhiều hình ảnh ghê sợ này, khiến cho họ không còn tội nghiệp cho chúng ta nữa. Xin Sư Phụ giảng về vấn đề đó?

Thầy: Có thể họ nói rằng các trưng bài chống tra tấn hành hình mà chư vị dùng để giảng rõ quả thật là kinh hoàng, tuy nhiên tôi có thể cho chư vị biết rằng việc làm của chư vị là thiện, năng lượng là chân chính và từ bi, cho nên hoàn toàn sẽ không khiến cho người ta bị ảnh hưởng xấu. Ngược lại, một số người bị khó chịu là vì tư tưởng xấu trong tâm của họ tạo ra. Chẳng phải là người ta treo hình của Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tử giá khắp nơi, tay và chân của ngài bị đóng đinh với đầy máu hay sao? Chẳng phải hằng trăm hàng ngàn năm qua người ra đã chiêm ngưởng hình ảnh này hay sao? Cho nên vấn đề không xuất phát từ các hình ảnh trưng bài đó. Chẳng phải đệ tử Ðại Pháp cũng bị bức hại giống như thế hay sao? Không phải chư vị dùng những hình ảnh này để trưng bài hành động tà ác, mà chư vị đang cứu độ con người. Phải có nguyên nhân tại sao một số người có phản ứng chống lại, tâm thái của họ có vấn đề. Có thể tà ác đang khống chế tâm họ, hay nếu không, thì chính khái niệm của họ bị sai lệch. Ðến cả những người có thiện cảm với đệ tử Ðại Pháp cũng có khái niệm phát xuất từ xã hội người thường, và khi hiểu ra, có thể họ cảm thấy khó chịu là vì đó. Ðừng lo, điều này có thể được sáng tõ sau khi giải thích căn kẽ thêm một chút.

Trong thế giới này con người có thể hình thành các khái niệm khác nhau. Một số người nghĩ rằng thức ăn với gia vị cay thì ngon, một số nghĩ thức ăn chua thì ngon, một số thích thức ăn ngọt, một số không thích vị chi cả. Tất cả đều là khuynh hướng lựa chọn của mọi người. Ðến cả nếu một hài kịch mà diễn ra tại Mã Nhật Tân, cũng có nhiều người không thích và chỉ trích. Con người là như thế. Lúc nào cũng có người ở hai phe, đồng ý và phản đối, nhân loại chỉ sống trong phạm vi của cái nguyên lý tương sinh tương khắc này. Họ không thể giống nhau hết. Có thể số người mà nghĩ các hình ảnh trưng bài chống tra tấn là tốt thì đông hơn, chỉ có là họ chưa phát biểu ý kiến thôi. Chúng ta không thể tiếp tục hy sinh trong việc cứu độ người chỉ vì những người có tâm mang nhiều chướng ngại thế này. Chúng ta cứu người trên thế giới. Một số thì không chịu nỗi khi nhìn xem các hình ảnh này, tuy nhiên người mà nhìn xem được thì nhiều hơn, và họ bị xúc động, họ tỉnh thức và họ được cứu độ. (Vỗ tay)

Nếu người nào nghĩ rằng họ chịu không nỗi, nghĩ xem: với một năng lượng trường chân chính như thế và tà ác bị vạch trần rành rành ra đó, lại còn trình bài tất cả những gì đang xẩy ra trong cuộc sống thực tại này, vậy mà người này cũng vẫn còn phê bình như thế, thì chẳng phải người này bị rắc rối hay sao? Nhất định là có. Không kể chư vị cố gằng thế nào hay chư vị giảng rõ sự thật nhiều bao nhiêu, tôi nói chư vị biết, luôn luôn sẽ có người trong thế giới này là không độ cứu được. Luôn sẽ có một phần không cứu độ được. Chúng ta không nên thất vọng và nản lòng vì những người đó. Làm sao chúng ta có thể bị ảnh hưởng và nương theo những họ nói? Chúng ta đến đây là để thay đổi con người, chứ họ không phải để họ thay đổi chúng ta. (Vỗ tay)

Tất cả những gì chúng ta ban cho con người là kỳ diệu phi thường, và chúng ta cứu độ người. Chúng ta không thể thỏa mãn những người không còn tốt và những người cản trở việc cứu độ người, khiến cho người tốt không được cứu độ. Tất nhiên, khi chúng ta nói đến những người không còn tốt nữa, không hẵn là họ hoàn toàn xấu, mà có thể là do quan niệm của họ tạo ra. Tuy nhiên về vấn đề này chư vị phải tỉnh táo và sáng suốt. Ðừng dao động chỉ vì một số nhỏ người đó, và đừng để họ ảnh hưởng chư vị. Tâm chư vị phải sáng suốt là chư vị đang làm gì: chư vị đang cứu người, và chư vị đang làm một điều chân chính và vĩ đại nhất! (Vỗ tay) Các học viên chúng ta đã nhọc nhằn và đã vượt qua qua nhiêu khó khăn mới làm được cuộc trưng bài chống hành hình tra tấn bức hại này. Đây không phải là một kỳ công nhỏ.

Ðiều then chốt là chính chúng ta phải tỉnh táo. Chúng ta phải hành động mạnh bạo, không được nhút nhát hay chần chờ. Chư vị không thấy sự kiện là chư vị đang đi trên con đường thành Thần! (Vỗ tay) Cho nên chư vị khác với người thường và chư vị không thể để họ ảnh hưởng chư vị. Chư Thần tất cả đều khâm phục chư vị về những gì chư vị đang làm ở Mã Nhật Tân, họ thật sự khâm phục chư vị. Không kể là chư Thần đãm trách vai trò ủng hộ hay là chư Thần đãm trách vai trò chống đối, tất cả đều khâm phục chư vị. Con người thế giới cũng khâm phục chư vị. Bản chất của vũ trụ về chính và tà chưa hề thay đổi.

Đệ Tử: Trong thời Chính Pháp, làm việc Ðại Pháp là phải ưu tiên không? Nếu một số học viên muốn làm việc Ðại Pháp cho một quốc gia hay một ngôn ngữ nào đó bởi vì đó là quốc gia vả ngôn ngữ bản xứ của họ, họ có nên bỏ việc đó qua một bên và chú tâm vào việc Ðại Pháp hiện thời không?

Thầy: Làm việc Ðại Pháp liên hệ đến một quốc gia hay một ngôn ngữ nào đó không có gì sai. Thầy không thể trả lời riêng các câu hỏi này, bởi vì mỗi một học viên đang làm việc giảng rõ sự thật và cứu độ chúng sinh. Có lẽ là những người ngày có việc họ cần phải làm. Tuy nhiên cần thiết là chư vị phải làm việc chung với nhau trong nhóm, đệ tử Ðại Pháp cần hợp tác với nhau.

Đệ Tử: Thưa con có một câu hỏi. Thầy vừa mới nói hễ mà cuộc bức hại này kết thúc thì tất cả sẽ được quyết định. Con muốn hỏi, những người thường mà vẫn còn bị lừa dối có còn cơ hội không?

Thầy: Trong đầu một sinh mệnh chứa gì thì họ sẽ trở thành thứ đó, cho cả hai - sinh mệnh phải bị hủy diệt và sinh mệnh sẽ được điều tốt, chỉ trong chớp mắt là kết thúc cùng một loạt. Một số người có thể nói rằng họ chỉ tin vào đảng chính trị nào đó hay là họ chỉ muốn làm việc cho đảng nào đó. Nếu Pháp của vũ trụ nhận thức đảng đó tốt, thì trong chớp mắt đó nó sẽ được giữ lại; nếu Pháp của vũ trụ nhận thức đảng nào là tà ác, thì trong chớp mắt nó sẽ bị hủy diệt. Lúc ấy việc giảng rõ sự thật cũng kết thúc và cũng không còn thêm cơ hội để cho họ hiểu nữa. Lúc ấy không còn cơ hội nữa, và nhân tố nào mà họ chứa đựng thì họ sẽ trở thành thành viên của nó, và sẽ xem họ là nhân tố của nó. Trong đầu của một người chứa đựng gì thì sẽ trở thành cái đó, tất cả sẽ kết thúc trong chớp mắt.

Đệ Tử: Chúng con thường đi diễn hành trong cộng đồng ở Mỹ và đã được nhiều nhóm yêu chuộng. Xin Sư Phụ cho chúng con biết làm sao chúng con có thể cho mọi người biết Ðại Pháp đồng thời phù hợp tối đa với cách của người thường? Khi chúng con bất đồng ý kiến, chúng con bên bàn thảo với nhau hay báo cáo cho Sư Phụ biết? (Khán giả cười)

Thầy: Khi chư vị gặp vấn đề, chư vị nên bàn với nhau bởi vì chư vị đang tu luyện. Mỗi khi chư vị có rắc rốI, chư vị để cho Sư Phụ tu luyện thì không được. (Mọi người cười và vỗ tay) Sự thật phải vậy không? Cho nên khi chư vị gặp vấn đề, chư vị nên cố gắng để giải quyết, và không kể chư vị vượt qua được những thử thách đó hay không, hay cùng nhau giải quyết đến kết luận, đó là những cơ hội cho chư vị tạo uy đức. Tiến trình đó thật sự là tiến trình mà chư vị trưởng thành, tiến về tương lai, và cũng là một bước mà chư vị đi trên con đường thành Thần. (Vỗ tay) Nhất định là chư vị không nên để những chi tiết này cho Sư Phụ. (Khán giả cười)

Thế thì chư vị giúp mọi người biết Ðại Pháp như thế nào? Một khi chư vị giảng rõ sự thật và thật sự giúp người khác hiểu về cuộc bức hại này và giúp họ biết Ðại Pháp tốt là đủ rồi. Nếu một người nghĩ rằng Pháp Luân Công thật sự tốt và muốn biết thêm về Pháp Luân Công, thì tại tầng thứ căn bản nhất chư vị nên giải thích cho họ rằng: Pháp Luân Công đòi hỏi người tu luyện phải tốt, và sau cùng chư vị có thể cho họ biết là chúng ta cố gắng trở thành con người càng tốt và tốt hơn và để đạt hoàn mỹ về tâm linh. Chư vị chỉ có thể nói bao nhiêu đó thôi, chư vị không thể nói thêm hơn nữa. Nếu chư vị nói những gì ở tầng cao hơn nữa thì họ sẽ sợ.

Cảnh giới tư tưởng của con người khác nhau. Ví dụ, nếu chư vị giảng lớp đại học cho học sinh tiểu học lớp một, thì nó sẽ không muốn đi học và cũng không vào lớp nữa. (Vỗ tay) Chư vị đạt đến cảnh giới tư tưởng hiện tại và đạt đến các tầng thứ từng bước từng bước một qua tu luyện, và nếu chư vị muốn họ biết tất cả cùng một lúc, thì cũng tương đương là chư vị muốn đẩy họ từ chỗ người thường lên đến chỗ của chư vị ngay tức thì. (Thầy cười nhẹ) Ðến cả tôi, Sư Phụ của chư vị, cũng không làm như thế. (Khán giả cười) Sau khi một người vứt bỏ tất cả nhân tố của tầng thứ thấp, tôi có thể làm cho người ấy đạt đến bất cứ tầng thứ cao nào, và tôi có thể tạo bất cứ sinh mệnh ở bất cứ tầng thứ cao nào. Nhưng nếu chư vị muốn một sinh mệnh ở tầng thứ thấp hiểu những gì ở tầng thứ cao thế này, trong những trường hợp thông thường thì sinh mệnh đó không theo kịp nổi. Cho nên con người phải hiểu từng bước một. Tại sao tôi bảo chư vị không nói những điều ở các tầng thứ cao? Tại sao tôi chỉ bảo chư vị giảng rõ sự thật một cách có hợp lý? Ðó là tại sao. Cho nên khi một số học viên không lý trí cho lắm và nói về những điều ở tầng thứ rất cao ngay lập tức khi giảng rõ sự thật, và còn nói thần thánh này thần thánh kia cho các viên chức chánh phủ và nói Sư Phụ tôi là gì là gì đó (Khán giả cười), người ta nghĩ rằng chư vị nói chuyện hoan đường. (Khán giả cười) Giảng rõ sự thật như thế thì không được. Người tu luyện hiểu biết từng bước từng bước qua tu luyện, người thường sẽ thấy khó hiểu nếu chư vị muốn họ hiểu những điều gì ở các tầng thứ rất cao ngay lập tức. Nếu họ không hiểu, thì sẽ trở nên bất lợi và gây thiệt hại.

Đệ Tử: Một số học viên mới đã bắt Đạo và thọ Pháp hai năm qua ở San Diego California, và mỗi tuần những người có cơ duyên đến học. Một số học viên mới hơn thì có khả năng và tham gia trong việc chứng thực Pháp. Chúng con có nên để họ làm "ba điều" hay chỉ khuyên họ học Pháp và tập các bài công pháp, sau đó thì để họ có thể tham gia các việc chứng thực Pháp?

Thầy: Tôi thấy rằng chư vị thiếu nhân lực và nao núng chọn tìm các học viên mới có khả năng để giúp. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng không nên hấp tấp. Tại sao thế? Bởi vì khi các cựu học viên nói chuyện với nhau và trong trạng thái không cẩn thận trong thái độ của mình, thì sẽ làm cho các học viên mới sợ. [Bởi vì] năng lượng của chư vị, mặc dù lời nói của chư vị có thể không mạnh, nhưng đối với những học viên mới thì rất mạnh. Và mặc dù chư vị không lớn tiếng, đối với họ thì nghe như sấm. (Khán giả cười) Thật sự là họ cảm thấy như thế. Cho nên chư vị phải chờ và không nên để các học viên mới liên hệ, cho đến khi họ đạt đến một tầng thứ hiểu biết và kiến thức nào đó, và có được cơ hội thăng tiến dần dần - ít nhất cho đến khi họ thông hiểu Ðại Pháp thâm sâu hơn. Cách này thì sẽ không làm cho họ bỏ tu luyện vì không hiểu điều gì đó.

Đệ Tử: Từ khi cuộc bức hại bắt đầu con bận rộn với các khóa nghiên cứu tại trường nghiên cứu của con và không có thì giờ cho chuyện khác. Con không có thì giờ lo việc Ðại Pháp và con cũng không bỏ ra 100% thì giờ của con để làm việc Ðại Pháp. Con có thể đạt đến tầng thứ mà đáng lẽ là con nên đạt đến không?

Thầy: Nếu công việc làm của chư vị quả thật là bận rộn thì không có vấn đề. Khi chư vị làm công việc làm của chư vị tốt, tìm thì giờ học Pháp và lấy bất cứ cơ hội để làm những gì người đệ tử Ðại Pháp phải làm, như là giảng rõ sự thật. Luôn luôn, sẽ có lúc bận và lúc không, không thể là ai cũng bận cùng lúc hay không bận cùng lúc. Một số người thì bận trong khi một số người khác thì không. Đối với người tu luyện, không có gì là trường cửu cả. Không kể bây giờ chư vị bận hay không, cứ làm những gì chư vị cần làm, tất cả có thể thay đổi theo thời gian. Cho nên đây là điều mà tôi nghĩ: đừng viện cớ bận rộn mà không làm gì cả hay không học Pháp. Có một số người thật sự lo lắng khi họ bận rộn, điều đó cũng không được. Tùy theo hoàn cảnh của chư vị mà làm.

Những gì tôi giảng vừa qua áp dụng cho việc giảng rõ sự thật tại Mã Nhật Tân. Ai có khả năng hay hoàn cảnh cho phép thì đi, và ai không có khả năng hay hoàn cảnh không cho phép thì khỏi đi. Không phải là ai cũng phải làm việc theo cùng một lối. Khi tất cả chư vị làm điều gì mà nó phát xuất từ trong tâm của mình, thì đó mới là thật. Sư Phụ không bao giờ bảo chư vị làm điều gì. Tôi chỉ khuyên chư vị nên làm những gì chư vị cần làm, và một số học viên tự mình mà làm. Cứ làm những gì đệ tử Ðại Pháp nên làm thể theo hoàn cảnh và khả năng của chư vị mà làm. Khi hoàn cảnh không cho phép mà cưởng ép chư vị làm, thì không được. Nếu mà chư vị bị cưởng ép làm thế, thì sẽ mang trở ngại cho đời sống hằng ngày của chư vị và sự tu luyện của chư vị, như thế thì không tốt.

Đệ Tử: Ðệ tử Ðại Pháp ở Thổ Nhĩ Kỳ gửi lời chào Thầy. Khi nào Thầy sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ? Thầy nghĩ sao về Thổ Nhĩ Kỳ?

Thầy: Phần căn bản của mỗi một số dân của mỗi quốc gia đến đây là vì Ðại Pháp, cho nên tôi không bỏ sót một quốc gia nào khi truyền Ðại Pháp. Và đó là tại sao tôi bảo chư vị giảng rõ sự thật. Các đệ tử Ðại Pháp trong tất cả các địa phương phải làm cho tốt những gì chư vị phải làm. Tất cả chúng sinh đang chờ đợi chư vị.

Còn về thời gian nào tôi sẽ đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, khi có dịp chắc chắn tôi sẽ đến. (Vỗ tay) Trong tương lai tôi sẽ đến toàn cầu, gốc nào tôi cũng đến (vỗ tay nhiệt liệt), bởi vì tôi phải lo cho từng một người mà chư vị cứu độ khi chư vị giảng rõ sự thật.

Đệ Tử: Con thấy một số đồng tu, sau phi đóng vai trò cảnh sát tà ác tại nơi triển lảm chống tra tấn hành hành biểu lộ ma tính nhiều hơn trước kia. Thưa liên hệ là gì? (Khán giả cười)

Thầy: Không, không có. Ðó là vì tâm chư vị nghĩ như thế thôi. (Sư Phụ cười) Khi về nhà, học Pháp xong, và họ sửa lại tư tưởng một chút là được.

Đệ Tử: Một số đệ tử Ðại Pháp vừa mở một trường mỹ thuật cho công chúng. Con xin hỏi ý kiến Sư Phụ là chúng con làm sao đãm trách vai trò của chúng con trước khi Pháp Chính Nhân Gian, với sự kiện là có nhiều dự án Ðại Pháp đang tiến hành và tiền thì eo hẹp.

Thầy: Không kể đệ tử Ðại Pháp đang điều hành các công ty hay mở các trường học, tôi nghĩ rằng đây chỉ là những hoạt động bình thường mà chính họ là thành viên trong xã hội phải làm. Ðây chỉ là cách sinh nhai và đồng thời tạo thêm công việc làm cho các đồng tu khác. Hơn nữa qua giao tiếp với chúng ta theo cách này, một số người thường trong xã hội có thể đến và cũng được lợi ích.

Chư vị hỏi làm sao chư vị đãm trách vai trò của chư vị trước khi Pháp Chính Nhân Gian. Chư vị cứ làm theo khả năng của mình. Ðiều hành một trường mỹ thuật thì khác hơn các ngành nghề khác. Trường mỹ thuật có thể dạy các học sinh trở thành người tốt thể theo tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn. Và trường này có thể tham gia các cuộc trình diễn qua sự bảo trợ của các đệ tử Ðại Pháp, giúp người ta nhìn thấy một khía cạnh khác nữa của các đệ tử Ðại Pháp và chính mắt họ sẽ nhìn thấy sự khác biệt giữa sự tà ác của đảng chính trị đó và lòng tốt của các đệ tử Ðại Pháp. Cho nên đây thật sự là một điều tốt. Đại Nhạc Hội Tất Niên Trung Hoa là do Đài Truyền Hình New Tang Dynasty hổ trợ, nhầm đến với và đón nhận thêm người Hoa, để giảng rõ sự thật cho họ và cứu họ. Nếu các buổi trình diễn này kém, thì không ai xem cả, và chúng ta cũng không đạt đến mục tiêu cứu độ chúng sinh. Trình diễn tốt là đạt mục đích đó, hay ít nhất cũng tạo ra một nhịp cầu. Nếu trường này thật sự thành công thì họ có thể tham gia vào các cuộc trình diễn của chúng ta. Cho nên tất cả đều tốt.

Đệ Tử: Một số học viên tu luyện khá lâu rồi và có vẽ hiểu tầm quan trọng về việc chứng thực Pháp, nhưng họ không siêng năng cho lắm. Làm sao chúng con có thể giúp họ?

Thầy: Không có giải đáp mầu nhiệm nào cả. Mỗi một người đều phải tu luyện chính mình một cách vững vàng trước khi đề cao đến các tầng thứ cao hơn. Còn về những người không kiên trì, hãy nhìn xem tư tưởng của họ bị kẹt ở đâu. Phải có lý do tại sao họ không hiểu là người đệ tử Ðại Pháp phải làm gì - cố gắng tìm cho ra, điều gì họ quan tâm nhiều nhất bây giờ? Bởi vì họ là học viên của chúng ta, chúng ta phải có trách nhiệm với họ và trò chuyện với họ. Nếu họ là người thường thì chúng ta không cần quan tâm đến việc đó. Ðối với người thường họ thích điều gì cũng được. Họ không muốn tu luyện cho nên chúng ta không liên hệ. Khi một người bắt đầu tu luyện, nếu họ không theo kịp thì họ sẽ bị nguy hiểm vì tà ác bức hại họ, cho nên chúng ta phải có trách nhiệm với họ.

Đệ Tử: "Cửu Bình - Chính bài phê bình về *** Ðảng Cộng Sản Trung Quốc" mà các đệ tử Ðại Pháp đang đăng trên báo tốt lắm, tuy nhiên con lo rằng người thường mà không hiểu rõ họ sẽ nói rằng chúng ta bắt đầu làm chính trị.

Thầy: Ðiều này sẽ không xẩy ra. Ai cũng biết đảng chính trị đó đang bức hại Pháp Luân Công. Những gì chúng ta làm chỉ là cho mọi người biết tại sao đảng chính trị đó đang bức hại Pháp Luân Công, và đồng thời còn nói cho mọi người biết: qua cuộc bức hại này cái đảng đó muốn đạt được gì, tại sao Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đang bức hại Pháp Luân Công và sự khác biệt trên cơ bản giữa Pháp Luân Công và Đảng Cộng Sản Trung Quốc là gì. Vì thế chúng ta chỉ nói về đảng chính trị đó là gì và tại sao nó chống Chân Thiện Nhẫn. Tuy nhiên về tu luyện, một trong những nguyên lý của tu luyện cá nhân và giảng rõ sự thật là chúng ta không liên quan đến những điều đó. Có một mối liên hệ quan trọng giữa việc vạch trần Đảng Cộng Sản Trung Quốc bức hại đệ tử Đại Pháp và việc cứu độ tất cả chúng sinh. Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã được thực hiện dưới danh nghĩa của đảng chính trị đó, cái đảng mà đã đầu độc rất nhiều người trong tiến trình bức hại này. Ðể cứu những người đó, điều quan trọng là giúp cho họ biết bộ mặt thật của đảng đó là gì.

Mạng lưới Minh Huệ chưa từng đăng lên các báo cáo về vấn đề này bởi vì từ quan điểm tu luyện của Ðại Pháp, đây không là điều then chốt. Các bản tin được loan truyền cũng là một cách nữa để cứu độ chúng sinh.

Còn về vấn đề ai sẽ điều hành Trung Quốc trong tương lai, ai muốn thì để họ làm. Việc này không có quan hệ đến chúng ta. Cá nhân này tốt hay xấu, đó là chuyện của con người, còn chúng ta là người tu luyện. Nếu các người không bức hại chúng tôi, thì chúng tôi cũng không cần vạch trần các người ra. Các người dám làm những điều ghê sợ đó, thế tại sao các người không can đãm đối diện với hậu quả chính mình gây ra?

Đệ Tử: Nhiều học viên không liên hệ làm các chương trình truyền hình FGM nữa bởi vì họ bận rộn việc giảng rõ sự thật vừa đây ở Mã Nhật Tân và họ đang sửa soạn cho ĐạI Nhạc Hội Tất Niên.

Thầy: Sư Phụ không thể nói gì về việc này, bởi vì các việc này là việc mà chư vị phải tự giải quyết. Tất cả mọi việc đều quan trọng. Tôi xem tất cả các chương trình do FGM làm, từng chương trình một. (Vỗ tay) Cho nên tất cả đều quan trọng, và chư vị không nên bỏ qua bất cứ việc nào. Thực tế, tôi thấy tất cả chư vị quả thật là bận rộn và mỗi một người thì làm nhiều dự án cùng một lúc. Hợp tác với nhau, Sư Phụ không thể nói chi tiết cụ thể.

Đệ Tử: (Câu hỏi được phiên dịch) Vì vòm trời to lớn là do Ðại Pháp tạo ra, làm sao lại nằm trong trạng thái sai lệch hôm nay đến độ mà cần đến Sư Phụ chỉnh lại? Các đệ tử từ Hamilton, New Zealand gửi lời chào Sư Phụ.

Thầy: Cám ơn. (Vỗ tay) Đặc tính cũ của vũ trụ chỉ định các chu kỳ vũ trụ luân chuyển. Cho nên đặc tính cũ của vũ trụ cũ là gì? Nó là "thành-tựu-suy-hoại-không", vũ trụ cũ là như thế. Vũ trụ to lớn khỗng lồ, và khi tiến đến giai đoạn "suy" và "hoại" trên diện hẹp hay trong một vùng cô lập, thì vùng này sẽ bị nổ tung, rồi trở thành "chân không". Sau khi thành "chân không", vật chất vẫn còn tồn tại, cho nên chư Thần sẽ dùng các vật chất chết đó để tạo ra một lớp mới trong vũ trụ lại từ đầu. Tiến trình này cũng tương tự như tiến trình thay củ đổi mới của tế bào con người. Nếu tiến trình suy hoại này xẩy ra trong một vùng lớn hơn, thì vùng lớn hơn này cũng phải bị nổ tung, sau đó các sinh mệnh thể mới được tạo ra. Không ai nghĩ rằng thay củ đổi mới của tế bào này có liên hệ gì đến từ bi. Chư Thần ở cao tầng trong vũ trụ xem tiến trình "thành-tựu-suy-hoại" cũng như cách mà con người xem việc thay củ đổi mới của tế bào - họ không có khái niệm gì về từ bi độ lượng cả. Vũ trụ có sự sống, và nếu các tế bào trong phần cơ thể hữu cơ không còn đủ tiêu chuẫn nữa, thì phần này sẽ bị loại đi và được thay thế. Ðó là tại sao nó tương tự với tiến trình xẩy ra trong nhân loại: "sinh-lão-bệnh-tử".

Về khía cạnh này vũ trụ tương lai sẽ khác. Hễ mà tiến đến trạng thái "suy" rồi, thì sẽ được tạo lại mới để cho nó tốt trở lại. Vì thế mà nó khác với vũ trụ cũ. (Vỗ tay)

Tất cả sinh mệnh tương lai sẽ là vô ngã, trong khi sinh mệnh trong quá khứ thì tự ngã [íck kỹ]. (Vỗ tay) Một số sinh mệnh không quan tâm gì đến các sinh mệnh khác chỉ vì họ truy cầu điều họ muốn, và điều đó đã thể hiện rành rành ra trong thế giới này. Ðể chứng minh một điểm hay để cứu thanh danh mình, một số người trong thế giới này dám làm mọi cách để hại người và cũng không bao giờ nghĩ đến sự an toàn của người khác. Tâm ích kỹ của một số người thể hiện qua hành động vô cùng tàn bạo - một số lại còn cố ý tìm người khác để hiếp đáp và luôn luôn khinh thường người khác. Ai cho họ phép họ làm thế? Không ai cả. Chư vị không bao giờ làm như thế, không một ai tu luyện trong Ðại Pháp mà được phép làm như thế.

Đệ Tử: Cám ơn Sư Phụ cứu độ chúng sinh. Thưa Sư Phụ giúp chúng con làm sao xử dụng kỹ năng kinh nghiệm mà đã đạt được trong xã hội để giảng rõ sự thật.

Thầy: Tôi nghĩ rằng mỗi một đệ tử Ðại Pháp đều đang xử dụng kỹ năng và khả năng để cứu độ chúng sinh và chứng thực Ðại Pháp. Các đệ tử Ðại Pháp đang điều hành các mạng lưới, điều hành các phương tiện truyền tin như là đài phát thanh và đài truyền hình, chung quy chỉ là mục đích giảng rõ sự thật. Thời điểm này chính quyền cộng sản Trung Quốc và cái đoàn thể tà ác đó, phần tử điểu giả đó, đã dùng tài nguyên để nắm trong tay tất cả phương tiện truyền tin. Không ai báo cáo tin tức về chúng ta đang bị cuộc bức hại, không còn nhờ vào đâu cả, đệ tử Ðại Pháp đã làm những việc này chung với nhau. Ý tôi nói là, chư vị đã tự nguyện làm những việc này và Sư Phụ cũng không chỉ đạo chư vị điều hành những việc này. Thật ra thì Sư Phụ chỉ chấp thuận việc chư vị làm, và bảo chư vị những gì tôi cảm thấy chư vị nên làm - tôi chỉ nói bao nhiêu đó thôi. Về phần mỗi người phải làm gì, Sư Phụ không thể nói thêm điều gì một cách cụ thể. Đó là vì, hễ Sư phụ bảo gì, đệ tử khác sẽ nghĩ "Sư Phụ bảo họ làm điều đó," và chính chư vị cũng nghĩ " Sư Phụ bảo tôi làm điều đó," cho nên chư vị sẽ không làm và lo những việc khác. Khi các việc khác cần chư vị, thì chư vị viện cớ rằng: "Sư Phụ bảo tôi làm việc này." (Thầy cười nhẹ) Thế thì tôi đã tạo ra cho chư vị một chấp chước rồi, điều đó là không tốt. Chư vị phải tự mình làm nhiều việc mà chư vị cần làm. Chư vị nên tạo uy đức cho chính mình và đó quả thật xuất sắc.

Đệ Tử: Khi chúng con giảng rõ sự thật, nếu một số người nhận thức rằng cuộc bức hại này là sai, tuy nhiên Ðại Pháp không phù hợp với họ, và chúng con cũng không có thì giờ để nói rõ thêm chi tiết bây giờ, chúng tôi phải làm sao? Ðiều ưu tiên là chúng con nên giúp cho họ biết về cuộc bức hại và làm việc này trong phạm vi rộng phải không?

Thầy: Đại Pháp có phù hợp với họ hay không thì không thành vấn đề. Nhưng nếu họ có quan niệm chống đối Ðại Pháp, đó là kết quả của tà ác đầu độc, và cần thiết là chư vị giảng rõ sự thật cho họ. Nói chung, khi nói đến việc giảng rõ sự thật, tức là nói về cuộc bức hại này - chư vị không cần nói gì liên quan đến tu luyện Ðại Pháp. Họ không muốn tu luyện thì cũng không sao. Chư vị nên cho họ biết chúng ta là một nhóm người tốt, và Ðại Pháp của chúng ta dạy người hành thiện. [Chư vị có thể nói như thế này,] "Không quan trọng là quý vị có đồng ý với những điều này không, tôi cũng không bảo quý vị học Ðại Pháp. Tôi chỉ cố gắng cho quý vị biết cuộc bức hại này tà ác như thế nào và điều mà quý vị biết thật sự là một nguồn tin độc hại." Thế là đủ rồi. Ai đến học Pháp thì họ tự nguyện đến, chứ không phải họ bị lôi vào đây. Nhất định chư vị phải nhớ điều này: Chúng ta không muốn ép buộc ai cả.

Đệ Tử: Chúng con gửi rất nhiều điện thư qua Trung Quốc. Đội điều hành điện thư phải đương đầu với nhiều thử thách về kỹ thuật lẫn cả nhân lực. Ðây có phải là vì rắc rối về tâm tính với những người trong nhóm của chúng con hay là thế lực cũ ngăn chận chúng con?

Thầy: Mỗi một chư vị có một con đường của chính mình. Tôi nghĩ rằng có hai nguyên nhân ở phía sau điều mà chư vị nêu ra: thứ nhất, có quá nhiều việc phải làm và kết quả là chư vị không có nhân lực; thứ hai, chư vị có thể thiếu sót điều gì trong sự tu luyện cá nhân, cho nên tà ác đã lợi dụng cái chổ hở này, bởi vì các đệ tử Ðại Pháp cần phải làm "ba điều". Một số người bảo "Thưa Sư Phụ, trong những năm gần đây, nhất là từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, con phát hiện trong việc đọc sách, sự thăng tiến của con bị chậm lại. Không giống như lúc trước, lúc đó con thật sự cảm thấy con thăng tiến mỗi ngày, và sự lĩnh hội của con thăng tiến thật nhanh." Tại sao bây giờ chư vị không còn cảm thấy thăng tiến nữa khi đọc sách như lúc trước? Ðó không phải là Pháp không còn mạnh nữa, mà là vì tiêu chuẫn đòi hỏi cao hơn rồi, và đệ tử Ðại Pháp phải làm "ba điều" cho tốt trước khi họ thấy được sự thăng tiến của mình. (Vỗ tay)

Lúc trước một số người mới bắt đầu học Pháp cho rằng họ đọc sách ở nhà và họ sẽ không ra ngoài và làm những điều mà đệ tử Ðại Pháp cần làm. Tôi nghĩ rằng ý của những người này cũng gần như là gần tà ý rồi, may mắn là họ chưa bị sai lệch. Trong mấy năm qua, đệ tử Ðại Pháp đã chứng thực Pháp trong khi bị bức hại và vừa cứu độ chúng sinh qua việc giảng rõ sự thật. Những người đó [các học viên học ở nhà] không thăng tiến chi cả, dù cho họ đọc sách bao nhiêu ở nhà. Nếu chư vị không làm những điều mà người đệ tử Ðại Pháp nên làm, không những chư vị không thăng tiến, mà còn lại trượt xuống nữa. "Hởi các Ðệ tử Ðại Pháp..." "Hởi các Ðệ tử Ðại Pháp", là một "Ðệ tử Ðại Pháp trong thời Chính Pháp" là gì? Đó là một thanh danh bậc nhất và là một sinh mệnh vĩ đại nhất trong vũ trụ. Nếu chư vị chỉ lo cứu độ cá nhân mình, thì có được không? Làm sao mà chư vị có thể được gọi là "Ðệ tử Ðại Pháp"? "Ðệ tử Ðại Pháp trong thời Chánh Pháp" là gì? Chư vị có chứng thực Pháp chưa? Chư vị đến là vì Ðại Pháp mang lợi ích cho chư vị, vậy mà chư vị còn trốn và không dám bênh vực cho Ðại Pháp trong khi Ðại Pháp đương đầu với hiểm nguy. Chư vị đã thể hiện cá nhân mình là một người còn thấp kém hơn là một người thường nữa, cho nên "học Pháp ở nhà" để làm gì? Tất cả chúng sinh đang bị cuộc bức hại này đầu độc, thế mà chư vị thoải mái trốn tránh được sao? Tại sao đệ tử Ðại Pháp giảng rõ sự thật cứu độ chúng sinh? Bởi vì đó là sứ mạng của người đệ tử Ðại Pháp. Ðó là một loại sinh mệnh mà tôi, Lý Hồng Chí, muốn, và người đệ tử Ðại Pháp phải là người tu luyện như thế.

Đệ Tử: Dường như các đồng tu toàn bộ là không quan tâm đến việc tà ác bức hại về kinh tế, nên rất nhiều người đã làm các công việc với lương rất thấp, vì thế mà không đủ thì giờ hay có đủ tài chánh trong việc chứng thực Pháp.

Thầy: Rắc rối này quả thật có xẩy ra, tuy nhiên đôi khi chính vì chư vị tự tạo ra, hay chính vì chư vị thiếu sót không suy xét tất cả mà tạo ra sự việc như thế. Đệ tử Ðại Pháp đang tiến bước trên con đường chân chính chứng thực Pháp và đang cứu độ chúng sinh, cho nên trên con đường đó trên mọi mặt lẫn cả tài chánh đều phải tương đồng. Nếu chư vị không làm tốt trong khía cạnh nào đó, tà ác sẽ lợi dụng chỗ hở. Bất cứ chuyện gì, miễn là chư vị làm tốt thì tất cả đều thay đổi.

Đệ Tử: Xin Thầy giảng vài lời về các đệ tử Ðại Pháp sáng tác nhạc? Chúng con không tài giỏi bằng các đệ tử họa sĩ.

Thầy: Chúng ta không so sánh giữa các đệ tử họa sĩ và đệ tử nhạc sĩ và so sánh ai hay hơn ai. (Khán giả vỗ tay) Những điều đó chỉ là vấn đề tự mình đề cao và sự khác biệt về tầng thứ. Các đệ tử Ðại Pháp sáng tác nhạc cũng có một sứ mạng đặc biệt phải làm, ngoài việc đó ra còn phải giảng rõ sự thật. Ðể cứu độ tất cả sinh mệnh, các đệ tử Ðại Pháp đã sáng tác một số nhạc, lẫn cả các bài cho Đại Nhạc Hội. Các bài đó là đệ tử Ðại Pháp tự sáng tác, khá xuất sắc. Trong ngày mà tôi giảng Pháp cho các đệ tử Đại Pháp họa sĩ, tôi cũng có họp mặt với các đệ tử mà trách nhiệm về sáng tác nhạc và kịch trường, và tôi đã giảng Pháp ở đó. Tuy nhiên lúc đó khóa giảng không được thu lại. Tôi sẽ giảng thêm về đề tài này trong tương lai khi có cơ hội. (Vỗ tay)

Đệ Tử: Có rất nhiều đệ tử không chú ý đến bề ngoài và thái độ của họ, như là sắc diện, lời nói và cách cư xử.

Thầy: Ðể tôi giảng thêm về đề tài này ở đây. Theo truyền thống, chư thần khác nhau có cái nhìn khác nhau về bề ngoài của con người. Chư vị cũng biết, một số người tu Ðạo trong quá khứ không màn bề ngoài của họ. Ít nhất người tu Ðạo tu luyện trong thế giới này thì như thế, và nhất là những người không có chức vị lại càng không để ý đến sắc diện bên ngoài. Họ rất luộm thuộm và không chải chuốc. Những người này, một số ít, lại còn cố ý tu luyện trong những nơi dơ bẩn. Tại sao thế? Họ nghĩ rằng, là một người tu luyện, săn sóc kỹ lưởng về y phục là một chấp trước và tốt hơn là cứ tự nhiên. Và họ còn nhìn thấy hiện tượng gì nữa? Hình thức tu luyện trong quá khứ là tu luyện phó nguyên thần, cho nên họ phát hiện một điều trong sự tu luyện của họ, đó là, qua một thời gian một người tu luyện, tất cả những gì trên thân thể của họ đều có năng lượng. Ở bên này nhìn họ rất xấu, nhưng qua ánh mắt của phó nguyên thần mà đã tu thành rồi ở bên kia, những thứ đó nhìn tốt lắm. Điều đó xẩy ra là vì vật chất trong không gian này thay đổi khi một người tu luyện, và nó có năng lượng. Cho nên khi năng lượng tăng lên, thể hiện ở bên kia là châu báu siêu thường do năng lượng tạo ra, ở bên kia đất và sình đầy thân người đó trông như là châu báu bao xung quanh thân thể, long lanh và sáng chói. Tuy nhiên ở bên này - thế giới con người - cái mà người ta thấy từ đầu đến toàn thân là bẩn, người này bẩn từ đầu đến chân, đầy đất và sình trên thân. Liên tục tập luyện, qua tu luyện, thì chất sình và đất đó lại được bồi bổ bằng năng lượng, cho nên những gì mà phó nguyên thần mang đi là những thứ tốt. Họ thấy điều đó, cho nên họ cố ý không tắm gội.

Bây giờ chúng ta xét từ một khía cạnh khác. Cũng như chư vị biết, người trong xã hội Tây Phương rất chú trọng về bề ngoài và cách cư xử. Bởi vì họ không có văn hoá tu luyện, họ không có khái niệm về các vấn đề này. Tu luyện trong Phật giáo giảng tất cả những gì người tu luyện đạt được là do Phật ban cho - họ sẽ đạt Quả Vị nào Phật ban cho họ, họ sẽ được những gì họ đáng được và không đạt được những gì họ không nên được. Chư thần bên Tây phương cũng thế. Tất nhiên, Ðại Pháp thì khác với tất cả các hình thức tu luyện trước kia.

Trước 1960, các học viên Tây Phương cũng biết, người nam thì lịch sự, nhã nhặn và trí thức. Người nữ thì dịu dàng chú trọng học vấn và văn hóa cao. Con người nghĩ rằng đó là tốt, thật ra thì chư Thần cũng thấy tốt. Nhưng con người lại bị ám ảnh vào đó một cách dễ dàng. Đến độ mà giá trị của một người là xem qua cách nói chuyện và tư cách của họ. Một người được xem là quý phái hay không là căn cứ vào đó, thay vì căn cứ vào đặc tính căn bản của họ. Sau này, bởi vì tất cả con người đến đây để đắc được Pháp, tất cả hành động và khuynh hướng mà gây trở ngại cho sự tu luyện phải loại bỏ đi, vì thế mà thế lực cũ tham gia, và chúng làm điều đó với chiến thuật lấy độc trị độc. Chư vị có biết tại sao không, vừa khi thập kỷ 60 bắt đầu, dân bụi đời và các họa sĩ trên vĩa hè bắt đầu xuất hiện, sắc diện của người ta bắt đầu luộm thuộm và có thái độ phản giá trị truyền thống, về y phục, càng bê bối chừng nào thì càng tân thời chừng nấy, phải không? Lớp y phục bên ngoài thì hẹp hơn lớp bên trong, tay áo thì dài qua khỏi bàn tay, và chỉ thấy đầu ngón tay thôi, lưng quần thì thấp ở dưới này, ống quần săn lên phía trên bàn chân - căn bản là, càng bê bối thì càng tốt. Tôi có thể cho chư vị biết, khẳn định đây không phải là theo thời trang. Thế lực cũ đã làm như thế để phá đi sắc diện của con người bằng cách lấy độc trị độc. Mặc y phục tươm tất không có gì sai, tuy nhiên không có gì là nên cứng nhắc cả. Hễ một điều gì trở nên cứng nhắc, thì tư tưởng con người sai lệch rồi, vì thế mà đưa đến cực đoan.

Trước Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc, người Trung Hoa cũng khá tươm tất, sạch sẽ và lịch sự lắm, với 5000 nền văn minh của họ. Chư vị biết rằng người Nhật luôn luôn sạch sẽ và tươm tất phải không? Vài thế kỷ qua, khi chưa có gì phát triển, người Nhật tắm trong một cái thùng cây mỗi ngày với nước được nấu nóng từ một cái nồi lớn. Thời mà kém phát triển họ cũng đã làm như thế rồi. Và chư vị biết điều gì không? Ðó là cách sống của người Trung Hoa đời nhà Tần [Tang Dynasty], cũng như cách sống của người trong đời nhà Tần. Không phải người thời cổ xưa không sạch sẽ; mà tại vì người ngày nay không biết người thời cổ xưa sống như thế nào. Con người trong các triều đại khác nhau và các thời kỳ khác nhau đều giống nhau, họ không thay đổi. Sự khác biệt chỉ là cách ăn mặc của họ. Người ngày nay xem người thời cổ xưa lỗi thời, tuy nhiên thật sự thì đó là từ thuyết tiến hóa mà ra. Cách Mạng Văn Hóa xóa mất đi "bốn cái lổi thời" và nghĩ rằng sạch sẽ và gọn gàng là "tư sản" - để trích dẫn các chữ ngớ ngẫn của cái đảng chính trị nào đó, đó chính là "đầu óc tư sản". Chúng cắt đi cái thắt bính tóc của phụ nữ, nếu chúng thấy ai đi đường với giầy cao gót thì chúng lấy giầy ra và chặt gót giầy đi, và chúng lấy kéo cắt đi y phục đẹp mà chư vị đang mặc. Ðảng chính trị đó ở Trung Quốc còn đưa lên nhãn hiệu "gôm một nắm nút chai, vò tròn cho đến khi nó thành đất, và sống với 'côn trùng cách mạng' trên toàn thân." (Khán giả cười) Chỉ có vài năm mà nền văn minh Trung Quốc đã hoàn toàn bị phá hủy.

Tôi biết một số học viên người Tây Phương nhăn mặt khi nhìn thấy sắc diện của một số học viên Trung Hoa. [Sắc diện thế này] là sản phẩm từ kinh nghiệm sống trong một xã hội như thế, và theo thời gian họ sẽ quen với cách đó và nó trở thành thói quen, họ không còn để ý đến hành động và cư xử không thích hợp của họ. Không được sang cực đoan, vì thế mà phải thể theo cách sống của con người tối đa, phải cư xử như một người đứng đắng bình thường. Chư vị không nên quá luộm thuộm, quá tự nhiên, không để ý gì đến thái độ của mình, và không chỉnh tề.

Thực tế, từ gốc độ của tu luyện, mặc dù chư vị có chú tâm đến sắc diện của chư vị hay không, thì cũng không thành vấn đề, nó không ảnh hưởng đến sự tu luyện của chư vị, then chốt là chư vị không được chấp trước vào bên nào. Người Trung Hoa nói rằng "Tôi chỉ muốn tự nhiên thôi. Càng tự nhiên càng tốt. Luộm thuộm và lôi thôi dễ dàng hơn." Tôi nói rằng đó là không tốt. Một đệ tử Ðại Pháp phải là một người gương mẫu cho người khác và phải trông như là một người đúng đắng. Khi tôi giảng Pháp và giảng các khóa học tại Trung Hoa Lục Ðịa, lúc nào tôi cũng mặt y phục một cách chỉnh tề, và cũng là để làm gương chư vị. (Vỗ tay) Ðó là vì một số người cảm thấy: hành động to hơn lời nói. Không kể là những người đó có đúng hay không, một số học viên chỉ muốn bắt chước Sư Phụ. "Sư Phụ mặc gì thì tôi mặc đấy." (Khán giả cười) Cho nên tôi rất lưu ý về bề ngoài của tôi và tất cả chư vị cũng phải như thế. Thật ra Cách Mạng Văn Hóa đã tàn phá văn hóa Trung Hoa một cách kinh hoàng, nó phá hủy 5000 văn minh chỉ trong vài năm. Cho nên đệ tử Ðại Pháp người Trung Hoa phải nên lưu ý đến bề ngoài và cử chỉ thái độ của mình, các học viên Tây Phương cũng cố gắng không phán xét người khác căn cứ qua diện mạo bên ngoài, và toàn bộ các học viên Á Ðông nên lưu ý thêm trong cử chỉ thái độ của mình. (Khán giả vỗ tay) Không ai nên đi sang cực đoan.

Đệ Tử: Về ảnh hưởng không tốt cho người thường trong thời Chính Pháp, chúng con phải làm sao?

Thầy: Vâng, chư vị phải giảng rõ sự thật một cách hữu hiệu, tuy nhiên nếu người ta nhìn chư vị mà bị phật ý và nghe chư vị dùng lời thô lỗ, thì họ nghĩ chư vị không đáng tin cậy. Nếu chư vị không làm tốt trong việc giảng rõ sự thật chư vị sẽ gây tác hại. Chư vị phải để ý đến tất cả điều này.

Đệ Tử: Về việc xẩy ra ở Argentina, chúng phải xét như thế nào?

Thầy: Theo chi tiết, tôi nghĩ rằng nếu ai bức bại đệ tử Ðại Pháp thì họ phải chịu trách nhiệm. Nếu cần thì chúng ta phải giải thích sự thật, và khi có ai bị thương, nếu cần thì chúng ta phải trình lên tòa. Tất cả những chuyện thế này là ưu tiên, chư vị có thể làm những gì cần phải làm.

Đệ Tử: Nếu tâm của con không trong sạch hay thanh tĩnh khi con tập các bài công pháp, con có thể thanh lọc cá nhân con bằng các dùng năm phút tỉnh tâm trước khi đó giống như lúc phát chánh niệm?

Thầy: Khi tâm của chư vị không trong sạch và không thanh tĩnh, hay trong khi bị quấy nhiễu, chư vị có thể phát chánh niệm. Nếu chư vị muốn sửa đổi thời gian phát chính niệm, chư vị không cần quan tâm về thời gian. Chư vị có thể phát chính niệm bất cứ lúc nào và cho đến khi đầu não chư vị trong sạch và chính niệm mạnh rồi thì chư vị có thể ngừng lại.

Đệ Tử: Thưa "ba điều" mà các đệ tử Ðại Pháp phải làm cũng áp dụng cho các trẻ em phải không?

Thầy: Không, trẻ em thì khác. Các đệ tử trẻ em thì khác về kỹ năng, về khả năng giao thiệp, và về sự lưu ý trong xã hội thì chúng không có. Cho nên đòi hỏi không giống như [của người lớn]. Trẻ em và người lớn khác nhau - trẻ em là trẻ em. Tôi đã giảng về vấn đề này nhiều lần trước đây.

Đệ Tử: Thưa Sư Phụ đã giảng gần ba tiếng đồng hồ rồi. Sư Phụ đã làm việc rất nhọc nhằn. Nhiều đệ tử mong rằng Sư Phụ uống một chút nước. (Vỗ tay)

Thầy: Không sao. Tôi nghĩ rằng bởi vì vẫn còn nhiều câu hỏi, tôi không trả lời một số câu hỏi là vì tôi đã trả lời rồi.

Đệ Tử: Một số học viên cho rằng chúng con nên giảm đi việc đến lãnh sự quán và toà đại sứ là vì việc làm ở Mã Nhật Tân quan trọng hơn.

Thầy: Tất cả đều là quan trọng, và không có chỗ nào được bỏ sót. (Vỗ tay)

Đệ Tử: Chúng con là vợ chồng và cũng là đệ tử, chúng con có đứa con trai 10 tuổi. Nó đang học trường Minh Huệ đã 3 năm rồi, vậy mà nó cũng vẫn đánh lộn với mấy đứa khác, nói dối, và có thái độ xấu.

Thầy: Trẻ con, bản chất của nó cũng là trẻ con, các đứa bé khác mà chúng chơi cũng mang ảnh hưởng trong đó. Nhân loại là một cái hố nhuộm sâu lớn, và nếu ai mà không bị cái hố nhuộm sâu này ảnh hưởng, thì người đó là Thần rồi. Ðến cả đệ tử Ðại Pháp đang tu luyện cũng phải thường xuyên thanh lọc cá nhân mình, và đối với trẻ em thì lại phải cần thêm nữa.

Hơn nữa, nếu cha mẹ có rắc rối trong khía cạnh nào đó, thì đứa bé sẽ phản ảnh cái đó. Các rắc rồi đó sẽ cố tình thể hiện ra cho đệ tử bé này lẫn cả cha mẹ thấy. Thôi chúng ta không nên bàn về vấn đề này nhiều. Dù sao thì nó chỉ là một đứa bé.

Đệ Tử: Ngôn ngữ Ðại Hàn dùng nhiều chữ Hán, tuy nhiên từ khi bắt đầu vào thời đại văn minh thì người ta chỉ dùng chữ Ðại Hàn thôi, và đó là chướng ngại cho việc truyền bá Pháp Luân Công trên diện rộng trong khía cạnh đặc định. Xin Thầy giảng cho.

Thầy: Tôi nhớ trong quá khứ, toàn bộ vùng Á Châu, và tôi không nói các quốc gia ở Trung Đông hay Ấn Độ, đều đã dùng chữ Hán hay ít nhất là một số chữ Hán, bởi vì có rất nhiều người Hoa ở các vùng đó. Người Hoa làm về kinh doanh hay thậm chí còn làm viên chức chính quyền ở đó, cho nên cũng có rất nhiều trường Hoa ngữ. Trong quá khứ, tiếng Hoa được xử dụng rất rộng rải ở Á Châu, không kể là kinh doanh hay trao đổi văn hóa; khiến cho mọi việc khá dễ dàng. Tuy nhiên thế lực cũ cố ý ngăn chận không để cho người thế giới đắc được Pháp và đồng thời còn tạo ra khó khăn cho tôi trong việc Chính Pháp. Cho nên chúng đã xúi cái đảng chính trị kia làm điều xấu.

Thế lực cũ nghĩ rằng "Nếu [tất cả các quốc gia này] mà xử dụng tiếng Hoa, thì quá dễ cho họ đắc được Pháp và quá dễ cho Pháp Luân Công truyền bá khắp nơi trên toàn thế giới." Thế lực cũ sẽ không khống chế được khi đến lúc mà chúng làm những gì chúng muốn làm. Ðể cho chúng thực hiện điều chúng muốn, chúng lợi dụng khái niệm của con người tin vào chủ nghĩa dân tộc, cho nên chúng khiến cho họ phát triển văn hóa bản xứ của họ, tạo ký hiệu [cho ngôn ngữ] mà chư thần không cho đó là chữ. Có một lần tại hội nghị của các quốc gia Cộng Sản ở Nga Sô, Ðảng Cộng Sản Trung Quốc công khai tuyên bố rằng "Có rất nhiều người Hoa chúng tôi ở Ðông Nam Á, một số rất to. Chỉ một tiếng hô hào của chúng tôi thì các nơi này sẽ trở thành các quốc gia của đảng chánh trị của chúng tôi." Chư vị có biết không, có rất nhiều ký giả dự buổi họp đó, họ lập tức thông báo ra toàn thế giới. Cuộc hội nghị chưa kết thúc mà toàn bộ vùng Ðông Nam Á đã khởi một chiến dịch to lớn chống lại Trung Quốc. Chư vị có biết rằng "Chống đối Trung Quốc' bắt đầu thế nào không? Từ đó mà ra. Nhất là tại Ðông Nam Á, các trường Hoa Ngữ bị bắt phải đóng cửa, người Hoa ở cái nơi đó phải đổi tên họ địa phương và tên đặt lại, và bị cấm không được xử dụng tiếng Hoa. Hơn nữa, nhiều quốc gia đã ra các luật lệ và sửa lại hiến pháp cấm xử dụng tiếng Hoa. Vì thế mà gây ra bao nhiêu thử thách cho người tại một số vùng đó đến học và thọ Pháp ngày nay.

Tất nhiên, thế lực cũ không đoán được sức mạnh phi thường của Ðại Pháp. Không những chỉ Á Châu, mà khắp nơi trên thế giới, người ta đều phiên dịch Đại Pháp này qua các ngôn ngữ khác nhau, và hàm nghĩa của Pháp cũng không thay đổi không kể là ngôn ngữ nào. Tuy nhiên trở ngại rất to là cho nhóm đệ tử Ðại Pháp đầu tiên, nhóm mà tham gia trong thời Chính Pháp. Những người mà đã đắc được Pháp sớm hơn, họ bị quấy nhiễu rất dữ dội.

Đệ Tử: Bài văn mà các đệ tử đang phân phát tại Hồng Kông có nhiều câu chuyện với chủ đề "niệm thầm 'Ðại Pháp tốt' và các bệnh sẽ được lành." Ðiều này khiến cho một số người du lịch người hoa ở Lục Ðịa hiểu lầm là chúng ta cố ý nói rằng: người có bệnh họ không cần uống thuốc và sẽ được chữa bệnh chỉ cần tự mình nói "Ðại Pháp tốt".

Thầy: Nói/niệm câu "Ðại Pháp tốt" không những chỉ mang ảnh hưởng tốt cho người thường, mà còn tốt cho đệ tử Ðại Pháp thanh lọc những thứ xấu trong tâm của họ. Khi mỗi một tế bào trong cơ thể của chư vị đều nói rằng "Ðại Pháp tốt", chư vị sẽ phát hiện toàn thân có phản ứng. (Vỗ tay) Ðó chính là Pháp hiện ra trong tâm chư vị, đó là tại sao mà mãnh liệt như thế. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, tốt hơn hết là nên giảng rõ sự thật với trí tuệ. Bên ngoài Trung Hoa Lục Ðịa thì chư vị không cần làm như thế hay giảng rõ sự thật theo cách này. Hoàn cảnh bên ngoài thì dễ chịu hơn và chư vị có thể giảng rõ sự thật với bằng chứng. Tại Trung Hoa Lục Ðịa hoàn cảnh thì khác, mức độ mà số người bị đầu độc do các tuyên truyền vu khống thì khác nhau và quan điểm của họ về Pháp Luân Công cũng khác nhau, và người từ Trung Hoa Lục Ðịa thì có một trình độ văn hóa và kinh nghiệm về Khí Công, cho nên chư vị có thể theo cách này mà giảng rõ sự thật cho mọi người ở Trung Hoa Lục Ðịa trên diện rộng. Tuy nhiên ở các nơi thành thị thì chư vị không cần làm theo cách này hay là chư vị ở ngoài Trung Hoa Lục Địa. Bên Hồng Kông chư vị cũng không cần giảng rõ sự thật theo cách này. Chư vị cứ công khai và nghiêm chỉnh giảng rõ sự thật, như thế là được rồi.

Đệ Tử: Trong lúc chúng con hồng Pháp và giảng rõ sự thật, một số người thường người Tây Phương rất cảm động và mang cho chúng tôi bánh ngọt, trái cây, và những thứ khác. Chúng con muốn hỏi rằng có nên nhận những thứ này hay không. Chúng con có thảo luận vài lần và các học viên có ý kiến khác nhau.

Thầy: Đó là còn tùy theo hoàn cảnh. Nếu họ mang cho chư vị với lòng thành và tha thiết, tuy thế chư vị từ chối, thật sự thì hơi một chút không lịch sự. Những thứ này không đắt tiền cho lắm, cho nên cứ nhận và cám ơn họ thì được rồi. Nhưng tùy theo trường hợp mà chư vị phản ứng. Nếu có người muốn cho chư vị thật nhiều thức ăn và chư vị nhận thì không nên. Tùy theo mỗi trường hợp mà xử lý, chư vị có thể trả tiền cho họ. Tuy nhiên một số người thật sự vì tử tế mà làm. Họ thấy chư vị bị lạnh, họ mang cà phê hay thức ăn, cho nên chư vị cứ lấy và cám ơn họ. Nếu chư vị muốn trả tiền thì cũng được. Nếu họ không muốn lấy, thì chỉ cám ơn họ thật nhiều. Tùy theo hoàn cảnh mà chư vị xử lý.

Đệ Tử: Có một số người thường, họ là các đạo diễn về truyền tin và truyền hình, họ muốn xuất bản các chương trình về Ðại Pháp hiện nay, và họ cần một số phim ảnh của chúng ta. Thưa Sư Phụ chúng tôi phải làm sao.

Thầy: Tùy theo chương trình loại nào mà họ muốn làm. Nếu họ muốn quay phim các cuộc diễn hành và các trưng bài chống tra tấn của chúng ta, thì họ cứ quay, bởi vì đây là tin công cộng. Tuy nhiên nếu họ muốn xuất bản các chương trình về khía cạnh của cuộc sống đặc biệt của chư vị, về việc chư vị học Pháp và tu luyện như thế nào, tôi nói rằng chư vị nên từ chối. Tại sao từ chối? Bởi vì chư vị không biết mục đích của họ muốn gì và họ sẽ làm gì với tài liệu này. Hơn nữa học Pháp và tu luyện là điều vô cùng nghiêm túc, và sẽ không nghiêm túc nếu mà bỏ phần này vào trong các bài bình luận của người thường. Ðó là tại sao chư vị phải từ chối họ, hơn nữa, quả thật là khó cho người thường hiểu chúng ta.

Vừa qua tôi giảng về những người tu luyện trong quá khứ luộm thuộm và xốc xếch như thế nào. Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa, chư vị không nên chấp trước vào điều đó. Một số trong chư vị đang nghĩ "Ô, những thứ xốc xếch và dơ bẩn kia có thể trở thành quý giá. Cho nên tôi cũng sẽ dơ bẩn luôn." (Khán giả cười) Tôi muốn giảng thật rõ cho chư vị rằng: đó là khi phó nguyên thần đạt được những điều tốt! Cho nên chư vị không nên bắt chước mà làm những điều đó. Cho dù những thứ đó thật sự có thể chuyển thành thứ tốt và chủ nguyên thần có thể đạt được những thứ đó, đó cũng không phải là cách mà Ðại Pháp tu luyện. Hởi các đệ tử Ðại Pháp, để tôi nói cho chư vị biết, trong tương lai chư vị sẽ đạt được tất cả

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#fsef