kinh van

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu hỏi: Nếu con ngồi thiền 2 tiếng đồng hồ, thưa con có nên bỏ ½ tiếng đồng hồ gia trì hình cầu và gia trì hình trụ bằng cách hay lòng bàn tay, rồi sau đó thì ngồi thường ½ tiếng?

Thầy: Nếu chư vị không bị can nhiễu, hay nếu chư vị nhiều thì giờ và ngồi lâu được, thì tôi không phản đối. Tuy nhiên đừng để nó cuộc sống bình thường của chư vị và cũng đừng để nó ảnh hưởng công việc làm hay việc học của chư vị. Đồng thời, chư vị phải để việc học Pháp là ưu tiên. Còn những điều này thì chư vị tự mình mà quyết định. Không thể nói là chư vị sai. Ai cũng có thời khóa biểu khác nhau. Nhưng phải để việc học Pháp làm hàng đầu.

Câu hỏi: Con 57 tuổi và đã tu Đại Pháp hơn 2 năm. Tuy nhiên con vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại.

Thầy: Tình huống của mỗi người là khác nhau, không hẳn là như chư vị muốn. Tuy nhiên thông thường có người sẽ có tình huống mà tôi đã giảng. Tôi không giảng về các trường hợp cá nhân được. Nếu tôi giảng điều này hôm nay thì nó lại trở thành thông thường trở lại. Mỗi người là có tình huống khác nhau, là người tu luyện chư vị không nên xem điều đó là quan trọng. Nếu chư vị cứ mãi nghĩ đến điều đó thì nó sẽ thành một chấp trước. Đáng lẽ là chư vị có, nhưng có thể là sẽ không có. Thậm chí nếu chư vị có, có thể là không cho phép chư vị thấy, là vì nó có thể được chuyển hóa bên trong thân thể chư vị. Cho nên đừng xem đó là quan trọng. Không phải là nếu chư vị có thì chư vị mới tu luyện được, và nếu chư vị không có thì chư vị không tu luyện được. Cái ý không phải là như thế.

Câu hỏi: Sống tại New Zealand, con thấy rất khó khăn nếu không nhận tiền trợ giúp của chính phủ. Thưa điều này có khiến cho con bị thất đức không? Con có nên trở về Trung Hoa Đại Lục để tu luyện không?

Thầy: Chư vị tu luyện ở đâu cũng là như nhau. Tôi không quan tâm đến điều đó. Còn rắc rối về công ăn việc làm, tốt hơn hết là chư vị tự mình giải quyết. Nếu chư không giải quyết được, thì [nhận tiền trợ cấp] về phần chư vị không tính là sai bởi vì dù sao thì quốc gia này cũng có tiền trợ cấp. Nhưng tôi nghĩ rằng chư vị có thể giải quyết những việc này hay không giải quyết được, hay chư vị tu luyện ở đâu, nếu tình huống giống như chư vị, chư vị không nên xem nó là quan trọng. Tu ở đâu chư vị cũng Viên Mãn được. Tôi nói rằng chư vị nên tu luyện trong khi phù hợp tối đa theo cách của người thường, sự quan hệ của điều này cũng khá to. Nếu chư vị nghĩ rằng hiện tại tu luyện ở đây là tốt hơn, thì cứ làm như thế. Nhưng tôi nghĩ, nếu chư vị khỏe mạnh chư vị phải cố gắng hết sức mình để giải quyết vấn đề này. Nếu chư vị già rồi thì chư vị không cần xem đó là quan trọng. Có nhiều điều không thể hiện ra như ở bề mặt, các trường hợp đặc biệt thì được xử lý môộ cách đặc biệt thôi. Vì tình huống này không phải là hiện tượng phổ biến, tôi không muốn giảng nhiều về việc này.

Câu hỏi: Trong kinh văn "Hoàn thiện", thưa "hy sinh hoàn toàn" cụ thể có nghĩa là gì?

Thầy: Chính là hoàn toàn buông bỏ tất cả chấp trước của chư vị. Miễn là chư vị có chấp trước, thì nó sẽ là một cái khóa, giống như một cái cửa chặn đường hay giống như một sợi giây cột lại khiến cho chư vị không rời bến được. Chư vị phải vượt qua tất cả các chấp trước. Tất nhiên tôi cũng có giảng làm sao tự mình tu luyện và làm sao buông bỏ các chấp trước lại đằng sau trong khi tu luyện. Buông bỏ chấp trước không có nghĩa là buông bỏ tất cả những thứ vật chất và trở thành người xin ăn. Không phải là cái nghĩa đó. Tôi sẽ không lập lại điều này nữa. Các học viên mới trong chư vị, người nào mà vẫn chưa hiểu rõ thì có thể đọc sách.

Câu hỏi: Trong thời Chính Pháp, khởi đầu một số chúng sinh ở các tầng thứ cao muốn làm một số việc tốt để giúp Đại Pháp, nhưng họ lại trở thành chướng ngại và bây giờ họ nằm trong nhóm chúng sinh sẽ bị đào thải.

Thầy: Để tôi giảng cho mọi người, Pháp đang được chỉnh sửa là vì tất cả chúng sinh đều đã lệch khỏi Đại Pháp rồi. Thế thì hãy suy nghĩ: mặc dù họ đang cố gắng làm điều tốt, chẳng phải là họ vẫn còn giữ khái niệm cũ xưa của họ hay sao? Chẳng phải là họ vẫn còn giữ tiêu chuẫn cũ xưa của họ hay sao? Cho nên tốt hơn là họ không nên làm gì cả; nếu không thì chỉ tạo ra thêm rắc rối thôi. Nếu họ một mực làm việc đó, thì đó là phá hoại. Đó là lý do ở phía sau sự việc này, cho nên không ai giúp họ được. Nhưng nếu họ nghiêm túc làm theo những gì tôi bảo, thì sẽ không có vấn đề - và là điều vĩ đại nhất.

Câu hỏi: Trong tập thơ Hồng Ngâm, Thầy giảng "trải rộng khắp mười phương, từ tiểu đến đại // bầu trời trong tầm mắt." Con có thể hiểu rằng Thầy đang quan sát các thiên thể tại tầng thứ cực kỳ vi quan?

Thầy: Đúng, là cái nghĩa đó. "Đại" trong phạm vi "tiểu đến đại" là nói về các hạt tử to nhất, hạt tử mà vượt xa tầm hiểu biết của chư vị. Thực tế, nói một cách giản dị, chẳng phải một vũ trụ to lớn cũng trãi rộng thành một bầu trời vũ trụ to lớn hay sao? Nó là một hạt tử. Cách mà tôi quan sát tất cả chúng sinh của vũ trụ và các trạng thái sinh mệnh là khác với cách con người quan sát vật thể - không quan sát cùng một cách. "Tiểu", ngược lại là nói về mức cực kỳ vi tế; còn có một tầng ý nghĩa khác nữa trong "tiểu đến đại", có nghĩa là vi tế nhất. "Đại" cũng có nghĩa là to lớn. "Trải rộng khắp mười phương, từ cực tiểu đến cực đại" có nghĩa là phải quan sát cả hai, từ cái to nhất và nhỏ nhất, đồng thời phải nhìn từ góc độ bao rộng nhất. Khái niệm về mười phương thế giới của Phật Gia có nghĩa là ở trên và dưới, cùng với tất cả tám hướng chiều ngang - cho nên nó mới là mười phương. Cái ý là thế. Chỉ một cái liếc mắt là thấy được mọi nơi. "Trải rộng khắp mười phương, từ cực tiểu đến cực đại // bầu trời trong tầm mắt" có nghĩa là nếu chư vị muốn nhìn thấy thiên thể một cách rõ ràng, chư vị phải nhìn theo cách đó. Tất nhiên, chư vị hiểu được bao nhiêu thì hiểu được bấy nhiêu. Tôi không giảng thêm nữa.

Câu hỏi: Khi một học viên phỗ biến Pháp với các bạn đồng nghiệp trong sở làm, họ nói rằng họ sẽ học Đại Pháp nếu người học viên có thể chứng minh rằng bệnh của người học viên được trị lành. Cho nên học viên này đến bệnh viện để khám, tuy nhiên kết quả là không tốt. Học viên này rất thắc mắc.

Thầy: Chư vị phải xét tâm tính của mình để tìm cho ra nguyên nhân. Từ câu hỏi này, tôi có thể nói rằng hiện tại chư vị chưa học Pháp đủ. Câu hỏi mà chư vị hỏi dường như giản dị trên bề mặt - vị kia đã tập luyện lâu rồi, cố gắng làm điều tốt, thế thì tại sao vị ấy không chứng thực Pháp cho người khác được? Nó không giản dị như thế. Trong tu luyện sự đề cao của chư vị và việc chư vị buông bỏ chấp trước của mình là quan trọng. Còn về việc giúp người khác đắc được Pháp, thì đó là chuyện của họ và là phụ đối với chư vị. Sự đề cao của chư vị là chủ yếu. Không kể chư vị làm gì đều không thể tách rời với việc chư vị đề cao. Cho nên khi chư vị gặp những chuyện này chư vị phải xét tâm tính của mình. Chư vị không có triệu chứng bệnh, bao nhiêu năm chư vị không uống thuốc và vẫn khỏe mạnh. Cho nên nếu chư vị bị bệnh thì tình huống sẽ ra sao? Bệnh sẽ ảnh hưởng công việc làm, đời sống, học vấn của chư vị, lúc nào chư vị cũng cảm thấy không thoải mái. Chẳng phải có bệnh là như thế hay sao? Chư vị không tin vào sức khỏe của mình, hay nếu chư vị có chấp trước rất mạnh vào điều gì, kết quả khám bệnh của chư vị có thể sai. Chuyện đó có thể xẩy ra. Tu luyện quả thật là nghiêm túc - là việc nghiêm túc nhất. Từ một góc độ khác, những người đó chỉ đến học vì họ thấy bệnh của chư vị được trị lành. Họ đến học Đại Pháp với động cơ loại gì đây? Chúng tôi muốn người đến để tu luyện Đại Pháp.

Câu hỏi: Con định dạy Pháp Luân Đại Pháp cho con của con, con đang dạy chúng tiếng Hoa, tuy nhiên một mặt khác con sợ là có một số điều nguy hiểm.

Thầy: Không có nguy hiểm, mà là tốt cho chúng. Trẻ con không có vấn đề nghiệp hay phải trải qua khảo nghiệm như người lớn. Chúng có tình huống của chúng và hoàn toàn không bị nguy hiểm.

Câu hỏi: Thưa người tu luyện đi trám răng hay làm răng giả được không?

Thầy: Được. Những phần bên ngoài này của chư vị thì thay đổi, nếu chư vị cảm thấy rằng chư vị có răng hư nhìn không đẹp thì cứ đi trám. Không có vấn đề gì. Giống như đi lựa quần áo và cố gắng ăn mặc cho tươm tất - cái ý là như thế.

Câu hỏi: Kính Thầy, "có ý" và "không ý", giữa hai cái này thì đường ranh giới là sao?

Thầy: Trước đây tôi đã giảng điều này rồi. Trong tu luyện Đại Pháp "có ý" và "không ý" là khác với tu luyện trong quá khứ. Trong quá khứ tất cả thái độ cử chỉ đều là "có ý". Người ta xem ăn uống và đi đứng là "có ý" cho nên họ tiến nhập vào trạng thái tỉnh, không di động một thời gian rất lâu, chỉ ngồi thiền ở đó. Họ tưởng đó là "không ý". "Không ý" mà tôi giảng là cách tu luyện của Đại Pháp ngày nay. Tất cả chư vị đều sống trong xã hội người thường, không làm gì cả thì không được. Cho nên chúng tôi nói rằng, cách mà thăng tiếng nhanh nhất chính là đề cao cái tâm của chúng ta - là điều cơ bản nhất. Thật ra, không kể đó là "không ý" hay cách tu luyện qua gian khổ của họ, mục đích tối cùng của họ cũng là đề cao tâm người. Nhưng hôm nay tôi trực chỉ nhân tâm, giúp chư vị đề cao cái tâm của chư vị một cách trực tiếp, cho nên tu luyện trong Đại Pháp là con đường nhanh nhất.

"Không ý" trong Đại Pháp là không cố ý tự mình an bài gian khổ cho chính mình hay tự mình an bài tu luyện làm sao, không một mực làm điều gì chư vị cho là tốt hay tự mình tìm gian khổ cho chính mình, mà chính là về việc chư vị không cố tình làm điều này điều khác. Tất cả những điều đó là "có ý". Với những điều này trong tâm, chư vị nên cố gắng hết sức mình để giữ trạng thái "không ý" và tu luyện một cách tự nhiên. Khi nào phải làm công việc làm thì cứ làm; khi nào nên đọc sách thì đọc sách, khi nào nên tập luyện thì tập luyện. Có bất cứ rắc rối gì xẩy ra ở bề mặt, chư vị phải biết rằng đó là biểu hiện để chư vị đề cao trong tu luyện. Liên tục đề cao chính mình và liên tục đọc sách - đó là cách kiên trì thăng tiến trong tu luyện. Tất cả những gì chư vị nghĩ là tốt, có lợi, hay là gì khác, có thể là trở lực. Cho nên đối với những vấn đề này, tôi nghĩ rằng, là người tu luyện, rèn luyện "có ý" có nghĩa là không nói hay không làm điều gì không nên làm.

Câu hỏi: Trong khi học Pháp, có lúc con ngộ ra tại sao Thầy dạy theo cách của Thầy. Thưa phản ứng này có bình thường không?

Thầy: Điều này là một trạng thái bình thường trong tu luyện và xẩy ra thường nhất. Khi tôi giảng Pháp thì tôi giảng một cách đặc biệt. Tức là, khi tôi trả lời câu hỏi mà tôi cảm thấy nó không liên quan đến số đông người và chỉ liên quan đến vài cá nhân, hay không quan trọng, thường thường tôi không trả lời câu hỏi đó. Là vì tôi không giảng về những gì không có lợi ích. Những gì tôi giảng sẽ được lưu lại cho con người, và tất cả chúng sinh đều đang lắng nghe. Đó là tại sao tôi không nhắm vào một câu hỏi mà mọi người đã hiểu rồi. Cho nên với câu hỏi của người đó mà tôi hướng về những điều khác khi tôi giảng, những điều mà nhiều người và nhiều sinh mệnh hơn cần biết. Hơn nữa, khi tôi giảng Pháp, hễ tôi thấy chư vị đã hiểu trước rồi trong khi tôi đang trả lời câu hỏi, mặc dù tôi chưa đọc xong giấy câu hỏi của chư vị, thì tôi sẽ không đọc hết là vì chư vị đã hiểu rồi. Tôi liền dùng câu hỏi đó mà tách ra thành các đề tài khác. Thông thường là tôi giảng như thế. Cho nên cách mà tôi giảng Pháp thì khác hơn cách người thường khi họ trả lời các câu hỏi.

Câu hỏi: Có lúc con kinh nghiệm và ngộ ra các nguyên lý như là sinh tồn và luật di động cho các vật chất và các sinh mệnh trong vũ trụ. Sự hiểu biết này và Quả Vị mà con đạt được trong tương lai thì trên cơ bản chúng khác nhau như thế nào?

Thầy: Đó là một hiện tượng đang biểu hiện trong tâm của một người và cũng xẩy ra rất thường. Nhiều học viên đã hiểu trong khi học Pháp rằng các nguyên nhân khác nhau của Pháp là do Pháp biểu hiện tại các tầng thứ khác nhau. Tuy thế sự hiểu biết đó cũng không rõ ràng. Hễ mà diễn tả bằng lời thì nó không còn vĩ đại nữa - dường như nó chỉ là các nguyên lý của người thường. Đó là vì Pháp tại các tầng thứ cao không diễn tả được bằng ngôn ngữ con người. Tôi chỉ giảng cho chư vị theo ý nghĩa đại khái thôi, trong khi chân tướng các Pháp lý thì khác. Cho nên có lúc khi chư vị thật sự ngộ được đến tầng thứ đó của Pháp lý, đột nhiên tất cả đều rõ ràng đối với chư vị, đó chính là đề cao, hiểu biết và thăng hoa thật sự của chư vị.

Trong Pháp lý, nhiều điều mà chư vị ngộ ra là đúng. Những gì chư vị ngộ mà không có chấp trước trong đó thì đúng. Cũng có các trường hợp khi chư vị cứ ôm giữ các chấp trước của chư vị và khăng khăng tìm các nguyên lý mà phù hợp với chấp trước của mình; trong những trường hợp đó có thể các chấp trước của chư vị sẽ khiến cho nghiệp tư tưởng của chư vị gợi lên và biểu hiện thành những điều giả tạo, mà không phải là biểu hiện của Pháp lý, cho nên nó giả tạo. Chỉ khi nào chư vị không còn ôm giữ bất cứ chấp trước hay khái niệm nào thì chư vị mới thấy được chân lý của Pháp. Ví dụ, khi chư vị với tâm chấp trước mà phán đoán Đại Pháp, nghĩ rằng điều này đúng điều khác sai, hay chư vị đồng ý với phần này hay không đồng ý với phần khác, thì chư vị sẽ không thấy gì cả. Đó chính là vì Pháp là nghiêm túc. Nhân loại không được phép phán xét Pháp lý hay Phật lý. Đó là tại sao chư vị không thấy gì cả. Còn về những gì cụ thể mà chư vị ngộ ra, có thể là nó liên quan đến các trạng thái mà chư vị kinh nghiệm tại các tầng thứ khác nhau, nhưng vẫn còn xa với Quả Vị tột cùng của chư vị. Nếu nói không phải là trường hợp đó chư vị sẽ không hỏi câu này hôm nay, là vì chư vị đã hiểu hết rồi. Cho nên những gì mà chư vị dần dần hiểu ra chỉ là các biểu hiện cụ thể của Pháp lý trong các cảnh giới khác nhau và tại các tầng thứ khác nhau mà thôi.

Câu hỏi: Thưa Thầy tại sao chúng ta có nhạc tập mới? Các học viên người da trắng thấy điều này khó hiểu?

Thầy: Là vì nhạc nguyên gốc của bài nhạc nguyên gốc không còn dùng được nữa, cho nên phải làm lại. Phẫm chất của các băng thu sẽ bị ảnh hưởng là vì các băng thu nguyên gốc bị mòn sau khi lòng nhạc nhiều lần. Khi mà đến tay chư vị thì phẫm chất không còn tốt nữa. Chúng ta đang bị rắc rối này, cho nên chúng tôi làm lại bài mới.

Nếu ai không quen với băng mới, tôi nghĩ chư vị cứ nghe băng cũ cũng được. Không có vấn đề gì. Nếu chư vị muốn dùng băng mới thì cũng được. Tuy nhiên các học viên nào mà cảm thấy băng mới rõ hơn, là vì nó vừa mới được thu lại mới. Vì bản nguyên gốc lần này thì rõ, giá trị của âm thanh nhất định là khá hơn. Tình huống là thế. Khi chư vị luyện công thì không có gì khác biệt thật sự trong tu luyện, chỉ có cảm giác thì khác.

Câu hỏi: Thưa Sư Phụ, xin giảng về "siêu vật chất"

Thầy: Điều này không giảng được. Nếu tôi giảng cho chư vị về điều này, nhân loại trong tương lai sẽ mở được không gian đó. Nhân loại không được phép mở không gian đó; nhân loại không được phép biết về không gian đó.

Câu hỏi: Vì con không biết tiếng Hán, con không đảm bảo các bài dịch là đúng.

Thầy: Nếu chư vị không biết tiếng Hán, chư vị có thể hỏi các học viên mà biết tiếng Hán về ý nghĩa. Nhưng điều đó thật là khó khăn, vì đối với chín bài giảng, thì khó mà tìm người khác dịch ra tất cả cho chư vị. Cũng may là ở Hoa Kỳ thì có các băng thu âm của các bài giảng của tôi với phiên dịch trực tiếp, cho nên giải quyết được vấn đề đó.

Câu hỏi: Con đang làm việc trong một nhà thương và phải liên hệ với bệnh nhân mỗi ngày. Thưa nghiệp của họ có ảnh hưởng gì cho con không?

Thầy: Khi nghiệp của một bệnh nhân biểu hiện rất mạnh chỗ nào đó, bệnh nhân này có thể có phản ứng về bệnh tại chỗ đó trong thân thể của họ. Thật ra, nhiều người có nhiều nghiệp, nhưng chỉ là nó không biểu hiện thành một căn bệnh. Nó biểu hiện là họ không vui và khó chịu trong cuộc sống hằng ngày của họ. Điều đó là bình thường. Nói khác đi, thực tế nghiệp là ở khắp nơi. Nhưng điều đó không ảnh hưởng sự tu luyện của chư vị, và môi trường làm việc trong bệnh viện cũng không ảnh hưởng chư vị được. Bởi vì những gì chư vị tu luyện là công, loại nghiệp đó không can nhiễu chư vị được.

Tôi nhớ có một học viên ở Hoa Kỳ dường như là chuyên môn nghiên cứu về mầm bệnh, ông thí nghiệm và cấy vi trùng. Ông phát hiện vi trùng trên bản kính mà tay ông đụng đều chết hết. Nói khác đi, năng lượng phát ra từ tay của ông giết các vi trùng đó. Trạng thái loại này có thể xuất hiện. Bởi vì năng lượng của chúng ta là công và qua tu luyện thì mới đạt được và nó còn mang hình tượng và tư tưởng của chư vị nữa, chư vị chỉ cần trong tâm nghĩ là chư vị đang làm thí nghiệm và không muốn giết chúng thì công sẽ không làm điều đó. Một số học viên có các tư tưởng khác. Chư vị không nên hằng ngày suy nghĩ "Vi trùng, mày mà đến là tao sẽ giết mày." Nhất định là không nên suy nghĩ như thế, nếu không thì sẽ khởi một chấp trước. Cứ để yên. Công tự nhiên sẽ biết làm sao để bảo vệ chư vị, bởi vì nó là kết quả của sự tu luyện của chư vị.

Câu hỏi: Thông thường hầu hết con giữ vững tiêu chuẫn của người tu luyện, nhưng trong giấc mơ con thường làm những điều với tâm tính không tốt và cải vã với người khác.

Thầy: Lúc bình thường khi chúng ta có lý trí nên có thể kỷ luật chính mình và làm khá tốt. Tuy nhiên kỷ luật như thế không có nghĩa là chư vị vượt qua các khảo nghiệm hoàn toàn. Chư vị làm tốt được là chư vị đang cố gắng giữ thể diện, hay là vì lý trí nên chư vị quyết định nên làm theo cách đó, nhưng trên thực tế tâm của chư vị có thể là chưa đạt đến điểm đó. Bề mặt chư vị giữ được lý trí. Nhưng thật sự thì thái độ của chư vị là chưa vững và đó là tại sao tại điểm này trong giấc mơ chư vị lại bị khảo nghiệm. Thật ra, đó cũng là một điểm chỉ rõ ra rằng, chư vị cần cố gắng hơn nữa trong việc này. Chỉ có ý nghĩa đó thôi. Giấc mơ không phải là tu luyện, nhưng nó là khảo nghiệm cho chư vị và là một loại để xét sự tu luyện của chư vị.

Câu hỏi: Người ta thường nói rằng tin Phật, Đạo, Thần, và ma là "mê tín". Khi chúng con quảng bá Pháp làm sao chúng tôi giải thích những việc này?

Thầy: Chư vị không cần nói những điều này với họ. Đó là vì chư vị quảng bá Pháp để cho người khác đắc được Pháp, chứ không phải là đẩy họ ra. Chư vị biết, khi chư vị nói từ một tầng thứ cao như thế thì cũng giống như là chư vị đẩy họ ra rồi. Khi chư vị mới bắt đầu tu luyện, chư vị cũng bắt đầu hiểu biết các lý của Pháp của tầng thứ thấp nhất. Nhất định Đại Pháp là dạy con người làm người tốt như thế nào, chư vị cũng nên từ điểm đó mà nói. Pháp này có khả năng trị bệnh cho người và giúp họ khỏe mạnh, Pháp còn chuyển hóa một người thành người có đạo đức cao. Chư vị chỉ có thể nói từ các nguyên lý này và người đó tự nhiên sẽ hiểu phần còn lại khi họ đề cao. Nếu chư vị lập tức nói những điều quá cao thì khó cho họ chấp nhận và kết quả là họ sẽ không học.

Câu hỏi: Thưa điều mà một người đã ngộ ra mà không làm được thì có phải là "cố ý làm sai"?

Thầy: Điều này xảy ra là vì một người không tự xem mình là người tu luyện. Nhiều người không hiểu rõ điều gì xảy ra khi họ trải qua khảo nghiệm, nhưng sau khi họ tỉnh lặng rồi thì họ mới hiểu. Đó cũng tính là chư vị dần dần hiểu ra, chỉ có là lúc đó chư vị không suy ra được. Nếu sau khi chư vị hiểu rồi thì mà chư vị vẫn không hành xử cho đúng, thì đó có nghĩa là chư vị tu luyện không vững. Nếu chư vị hành xử đúng khi có vấn đề xảy ra nữa, thì được tính là chư vị đã vượt qua. Nếu chư vị vẫn không vượt qua được đến cả sau khi chư vị đã nhận thức ra rồi, thì chư vị thật sự cần cố gắng đề cao.

Câu hỏi: Con đã tu luyện cả 4 đến 5 năm rồi. Làm sao con biết con đang ở trong trạng thái tu luyện nào?

Thầy: Có người không cảm thấy gì cả. Then chốt là phải tự xem mình là người tu luyện. Đừng nghĩ bao nhiêu năm còn lại trong cuộc đời và cũng đừng nghĩ chư vị có thể kéo dài thời gian và từ từ tu luyện. Mặc dù chư vị đang tu luyện và chư vị không rời bỏ Đại Pháp, nhưng chư vị cũng không thật sự tự mình cố gắng. Nói khác đi là chư vị không kiên trì thăng tiến. Điều đó là không được! Vì Đại Pháp là nghiêm túc, chư vị không được phép xét với tư tưởng loại đó. Một người cũng không được phép xét tiểu Pháp hay tiểu đạo như thế. Vì đây là Đại Pháp nên chư vị phải biết quý. Những gì Đại Pháp mang đến cho chư vị là những điều mà các tiểu đạo không bao giờ mang đến cho chư vị được, cho nên chư vị phải bảo hộ và biết quý trọng Đại Pháp.

Câu hỏi: Thưa, ma tính của con khá mạnh, môi trường xung quanh con cũng không tốt. Điều này con phải xử lý làm sao?

Thầy: Tôi nghĩ rằng cả hai điều đó là có liên quan đến sự tu luyện của chư vị. Một là giúp chư vị tiêu nghiệp hay là giúp chư vị đề cao tâm tính. Cho nên chư vị phải xử lý cho đúng. Một số người đang ở trong hoàn cảnh quả thật là khó khăn, tuy nhiên những điều đó chắc chắn là tốt cho chư vị, vì chư vị là người tu luyện. Nguyên nhân chư vị nghĩ rằng nó không tốt cho chư vị là vì chư vị chưa lột bỏ được phần con người này của chư vị. Chư vị cảm thấy chư vị bị đối xử tệ, chư vị nghĩ rằng người này không nên đối xử chư vị như thế, mà nên đối xử với chư vị tốt hơn. Tuy nhiên từ góc độ của người tu luyện, nếu ai cũng đều đối xử tốt với chư vị thì làm sao chư vị tu luyện đây? Làm sao vạch trần ra các chấp trước của chư vị? Làm sao chư vị đề cao? Làm sao tiêu trừ nghiệp của chư vị? Chẳng phải đó là câu hỏi hay sao? Cho nên chư vị không nên có thái độ bực bội hay kháng cự khi gặp các thử thách như thế này. Vì chư vị là người tu luyện nên chư vị phải xét vấn đề cho đúng. Tôi thì khác với chư vị; nếu ai đối xử với tôi như thế hay ai đối xử với Đại Pháp như thế, thì đó là tà ác đang phá hoại Chính Pháp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sasaq