kinhtenghanhc4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 4: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG NGÀNH

1. CHUYÊN MÔN HÓA SẢN XUẤT

1.1 Bản chất của CMHSX

a. Khái niệm CMHSX trên giác độ DN

- KN: Chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh trên giác độ doanh nghiệp là quá trình làm hạn hẹp nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào những công việc cùng loại nhất định.

- CMH diễn ra ở cả DN có cấu trúc nhiệm vụ đơn giản hay phức tạp

- Độ Mức độ chuyên môn hóa được biểu hiện bằng chiều rộng của danh mục sản phẩm này, tức là bằng chủng loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất. Trong nhiều trường hợp chủng loại sản phẩm được tính bằng chủng loại các thao tác kỹ thuật và chủng loại các giai đoạn của quá trình sản xuất. Đi sâu vào chuyên môn hóa luôn luôn gắn bó chặt chẽ với việc giảm danh mục sản phẩm, danh mục các thao tác kỹ thuật và danh mục các giai đoạn của quá trình sản xuất.

b. Tác dụng của CMH

1. Thay thiết bị vạn năng bằng thiết bị chuyên dùng, thay thiết bị cũ bằng thiết bị mới, nhờ đó năng suất lao động và chất lượng sản phẩm tăng lên

2. Những người công nhân và các nhà quản trị đạt được được các kỹ năng chuyên môn hóa hiệu quả hơn

3. Tiết kiệm thời gian vì công nhân không phải chuyển từ thao tác này sang thao tác khác. Nhờ phân công lao động như vậy có thể mở rộng quy mô sản xuất và đạt được tính hiệu quả theo quy mô

1.2 Các hình thức của CMHSX

a. CMH sản phẩm

- Chuyên môn hoá sản phẩm là việc tập trung hoạt động của doanh nghiệp vào việc chế tạo kinh doanh một loại sản phẩm hoàn chỉnh đến một mức độ nhất định. Số mặt hàng có thể nhiều hay ít là tuỳ theo mức độ chuyên môn hoá cao hay thấp. Đây là một hình thức chuyên môn hoá ở trình độ thấp.

- Đặc điểm: doanh nghiệp phải lo hầu hết các khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm.

- Hình thức chuyên môn hoá này có thể đảm bảo sự tập trung trong điều hành sản xuất kinh doanh nhưng cũng có nguy cơ làm cho doanh nghiệp trở nên quá lớn và phức tạp. Vì vậy người ta thấy hình thức chuyên môn hoá này thường áp dụng cho các ngành có kết cấu sản phẩm đơn giản và nhu cầu thị trường thấp.

b. CMH bộ phận chi tiết sản phẩm

- Chuyên môn hoá bộ phận, chi tiết sản phẩm là việc tập trung hoạt động của doanh nghiệp vào việc chế tạo một hoặc một số bộ phận chi tiết sản phẩm.

- Đặc điểm: DN chỉ lo một khâu, hay một số công đoạn để tạo một số bộ phận chi tiết nhất định, chẳng hạn chuyên sản xuất vòng bi, bánh xe răng...

- Đây là một hình thức chuyên môn hoá cao hơn so với chuyên môn hoá sản phẩm. Để áp dụng hình thức chuyên môn hoá này có hiệu quả đòi hỏi có những điều kiện nhất định: sản phẩm có kết cấu phức tạp và lượng nhu cầu lớn, có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, có khả năng tổ chức tốt quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp, các bộ phận chi tiết được sản xuất theo những tiêu chuẩn thống nhất.

c. CMH giai đoạn công nghệ

- Chuyên môn hoá theo giai đoạn công nghệ là việc tập trung hoạt động của doanh nghiệp vào việc thực hiện một số giai đoạn công nghệ của quá trình chế tạo sản phẩm. Chẳng hạn, chuyên thực hiện công đoạn may hoặc dệt vải trong ngành dệt...

- Đặc điểm: DN chỉ lo một hay một số giai đoạn công nghệ, nên mức độ chuyên môn hóa rất cao.

- Để áp dụng có hiệu quả hình thức chuyên môn hoá này đòi hỏi phải đáp ứng được các điều kiện: Công nghệ chế tạo sản phẩm phức tạp, có tính hợp lý về mặt kinh tế kỹ thuất trong việc tách các giai đoạn công nghệ, có khả năng tổ chức mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp chuyên môn hoá theo giai đoạn.

d. CMH hoạt động phù trợ

- Chuyên môn hoá hoạt động phù trợ là việc tập trung hoạt động của doanh nghiệp vào việc thực hiện những công việc phù trợ cho hoạt động chế tạo sản phẩm của các doanh nghiệp khác.

- Nhờ chuyên môn hoá hoạt động phù trợ mà các doanh nghiệp khác cũng như doanh nghiệp chuyên sản xuất những sản phẩm có tính phù trợ có điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật, tránh sự phân tán, lảng phí vốn đầu tư v.v... Đây là xu thế phổ biến ngày nay.

- Chuyên môn hóa hoạt động phù trợ về trình độ chuyên môn hóa nó là chuyên môn hóa bộ phận chi tiết sản phẩm. Việc tách ra thành một hình thức độc lập là do tính chất đặc thù của nó

Chú ý: Đối với một ngành nào đó có thể các doanh nghiệp trong ngành lựa chọn cả 4 hình thức chuyên môn hóa nói trên (SX xe đạp; xe máy; tivi...)nhưng đối với một số ngành do các đặc điểm riêng về kinh tế - kỹ thuật có thể không tồn tại đầy đủ cả 4 hình thức trong ngành (VD ngành thép chỉ có chuyên môn hóa sản phẩm và CMH giai đoạn công nghệ)

2. ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT KINH DOANH

2.1 Khái niệm về đa dạng hóa

a. Khái niệm

- Thuật ngữ đa dạng hóa miêu tả việc bành trướng của một doanh nghiệp vào một vài loại sản phẩm hoặc một vài thị trường khác. Như vậy, chuyên môn hóa và đa dạng hóa là hai quá trình ngược chiều nhau.

b. Một số quan niệm về đa dạng hóa

Đa dạng hóa liên hệ (related diversification): xảy ra khi một doanh nghiệp bành trướng vào việc sản xuất một vài loại sản phẩm tương tự với ngành hàng của mình. VD: một nhà sản xuất ô tô có thể vừa sản xuất xe du lịch, vừa sản xuất xe khách và xe tải.

Đa dạng hóa dựa vào năng lực cốt lõi: Trong đa dạng hóa liên hệ thì đa dạng hóa dựa vào năng lực cốt lõi là loại đa dạng hóa có hiệu quả kinh tế cao nhất và đây trở thành một xu hướng phổ biến hiện nay. Bản chất của loại đa dạng hóa này là ở chỗ: mỗi một doanh nghiệp đều có một năng lực cốt lõi về một lĩnh vực cụ thể hay là về sản xuất một loại sản phẩm cụ thể nào đó, việc mở rộng thêm danh mục sản phẩm trên cơ sở những năng lực vốn có cốt lõi của chính DN.

Đa dạng hóa không có mối liên hệ (unrelated diversification): xảy ra khi một doanh nghiệp bành trướng vào các sản phẩm rất khác nhau. VD một DN vừa chế biến thực phẩm vừa sản xuất giày da.

2.2 Đo lường mức độ đa dạng hóa

a. Đường cong đa dạng hóa

- Là đồ thị mô tả mức độ đa dạng hóa của một hãng.

- Cách vẽ: tương tự như cách vẽ đường cong tập trung thị trường

Đồ thị này tích lũy phần trăm công việc của một hãng (tính bằng các chỉ tiêu để đo lường quy mô hãng) đối vói số lượng tích lũy của các ngành trong đó hãng hoạt động, sắp xếp từ ngành quan trọng nhất đến ngành ít quan trọng nhất. 3 đường cong như vậy cho các hãng A, B, C trong hình vẽ.

Lưu ‎ý là những ngành quan trọng là những ngành có nhiều đóng góp theo các chỉ tiêu đo lường quy mô hãng.

Đường cong trong hình vẽ là hình lòng chảo lõm bên dưới trong khi đó giới hạn là những đường thẳng. Điều này phản ánh sự tích lũy những công việc từ những ngành lớn nhất đến những ngành nhỏ nhất trong một hãng hoạt động. Đường chéo đứt quãng trong hình vẽ biểu thị trường hợp một hãng hoạt động đều nhau đối với một số lượng K các ngành của hãng. Vì thế, quan hệ không bằng nhau về phân phối hãng đối với các hoạt động ngành được phản ánh trong mặt lõm của những đường cong, và số lượng của các ngành trong đó nó hoạt động được phản ánh ở độ dốc của đường cong tại mỗi điểm.

b. Tiêu chuẩn của đường cong đa dạng hóa và nhược điểm

Đường cong đa dạng hóa nào thấp nhất, thể hiện mức độ đa dạng hóa cao nhất.

Đường cong đa dạng hóa và tiêu chuẩn của nó có những ưu khuyết điểm giống như phần đường cong tập trung thị trường.

c. Các chỉ tiêu

1, Số của các ngành trong một hãng K

Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán

Khuyết điểm: không đưa ra trọng số toàn bộ đối với sự phân bổ công việc của hãng trên toàn bộ các ngành của hãng.

2, Tỉ lệ chuyên môn hóa

Xem xét một hãng điển hình với công việc xj trong ngành j (j=1,K). Toàn bộ công việc của hãng là và tỉ lệ về công việc của nó trong ngành j là . Khi hãng được chuyên môn hóa trong một ngành, thì x1=x và . Phổ biến hơn là một hãng sẽ hoạt động với một vài ngành. Đo lường mức độ đa dạng hóa thông qua hai chỉ số

Chỉ số này bằng o cho một hãng chuyên môn hóa và mang giá trị tối đa cho một hãng được đa dạng hóa ngang bằng trên toàn bộ các ngành K.

3, Chỉ số Barry (D)

- Nó bằng 0 khi hãng hoàn toàn chuyên môn hóa trong ngành quan trọng nhất của nó. Nó bằng khi một hãng hoạt động đều như nhau trong tất cả các ngành.

- Nếu chúng ta tạo ra một phép biến đổi khi đó chúng ta có một hình thức tương đương những số của chỉ số đa dạng hóa. cho thấy số lượng của các ngành trong một hãng đa dạng hóa tương đương sẽ hoạt động với giá trị của D.

4, Chỉ số Uttons:

- Chỉ số này thay đổi giữa 1 cho một hãng hoàn toàn chuyên môn hóa và K cho một hãng được đa dạng hóa đồng đều với toàn bộ các ngành K.

- Chỉ số này nói lên số lượng các ngành đang đa dạng hóa (K ngành) tương đương với trường hợp hãng hoạt động cân bằng trong W ngành.

2.3 Những yếu tố quyết định thực hiện đa dạng hóa

a. Tận dụng tài sản cố định

Một số những tài sản cố định có thể chỉ liên hệ trong việc tạo ra những sản phẩm đặc trưng, bởi vì, chúng có giá trị chỉ trong sản xuất một hàng hóa cá biệt hay dịch vụ cá biệt. Những tài sản cố định như vậy gọi là những tài sản cố định chuyên biệt. Ngược lại những tài sản cố định khác có thể có giá trị trong việc sản xuất một số các hàng hóa và dịch vụ khác với những hàng hóa và dịch vụ mà DN đang cung cấp. Nếu những tài sản như vậy được sử dụng thiếu hiệu quả trong những hoạt động hiện hành của hãng, khi đó DN có thể bành trướng thêm các hàng hóa và dịch vụ khác để sử dụng chúng đáng giá hơn. Ngoài ra, DN có thể sử dụng có hiệu quả hơn đối với các tài sản đó trên cơ sở hợp đồng với các hãng khác, một khi các hãng khác có nhu cầu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp hãng sẽ chọn việc sử dụng chúng bằng đa dạng hóa những hoạt động của nó tại hãng. Sự lựa chọn đa dạng hóa xảy ra khi hãng tin tưởng rằng tổ chức sản xuất nội bộ sẽ hiệu quả hơn so với bán quyền sử dụng tài sản hay là hợp đồng cho sử dụng các tài sản của hãng trên thị trường.

Những trường hợp thực hiện đa dạng hóa thường là

Thứ nhất: Một tài sản có thể là một nhân tố cố định của sản xuất ví dụ như đường ray xe lửa, nơi có những lợi ích hiển nhiên từ những chi phí cố định dàn trải trên nhiều loại sản phẩm và dịch vụ có thể (những hàng hóa chuyên chở và dịch vụ khách hàng, và những chuyến đi chơi cá nhân)

Thứ hai: Nhu cầu đối với sản phẩm có thể có tính mùa vụ vì thế việc sử dụng các tài sản cố định có thể được tăng lên bởi việc sản xuất một sản phẩm có tính mùa vụ bổ sung (ví dụ tính mùa vụ của các loại nông sản trong sản xuất nông nghiệp)

Thứ ba: Nhu cầu đối với một sản phẩm có thể được thay đổi và sự thay đổi này không có tính quy luật. Nghĩa là rất khó có thể dự đoán chính xác nhu cầu của nó, và vì thế có thể sẽ rất rủi ro nếu theo đuổi chỉ một loại sản phẩm này. Do vậy, việc sản xuất thêm một vài sản phẩm xứng đáng để giành được những khoản thu nhập bù đắp sự giảm sút thu nhập do nhu cầu sản phẩm chính biến đổi. Một ví dụ của điều này có thể là sản xuất một số lượng những sản phẩm nhựa khác nhau để nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị đúc nhựa và tăng thêm tính vững chắc cho sản xuất.

Cuối cùng: Để đối phó với sự sụt giảm lâu dài hay có tính chu kỳ của cầu, một hãng có thể hướng đến đa dạng hóa để bù đắp việc sử dụng đã bị giảm đi đối với công suất của nó

b. Tận dụng tài sản là kinh nghiệm và sự tinh thông

Kinh nghiệm và sự tinh thông đều đáng quý, sẽ tăng hiệu quả hơn nếu đa dạng hóa dựa vào những lợi thế như vậy.

c. Tận dụng tài sản là sự am hiểu kỹ thuật

- Nếu sự am hiểu kỹ thuật được cấp bằng sáng chế:m Trong một số trường hợp hãng có thể chọn cách tận dụng những lợi ích phụ bằng việc bán quyền patent (bằng sáng chế) cho các hãng khác. Trong một số trường hợp khác, có thể chọn để tận dụng ý‎ tưởng của chính nó để đa dạng hóa các hoạt động của chính nó. Việc lựa chọn giữa nhiều khả năng này sẽ phụ thuộc trên sự đánh giá của hãng đối với khả năng nắm giữ sản xuất trong một ngành mới.

- Trong một số trường hợp việc cấp bằng sáng chế thành công có thể không khả thi, trong trường hợp hãng có thể có lợi dụng ý tưởng của chính mình để đa dạng hóa với mục đích bảo vệ bí mật. Đây là một cân nhắc quan trọng, trong những lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu, các hãng có thể hướng sự phục vụ đa dạng hóa hoạt động cho chính bản thân họ theo trình tự để tận dụng những ý tưởng và thực hiện những đổi mới.

- Hoạt động nghiên cứu và triển khai có khuấy động đa dạng hóa và ngược lại đa dạng hóa có khuyấy động nghiên cứu và triển khai hay không?

+ Đa dạng hóa nắm giữ vị trí hưởng ứng đối với những ý tưởng và những đổi mới xuất phát bởi nghiên cứu.

+ Một quan điểm đúng khác là một hãng đa dạng hóa có thể tốt hơn một hãng chuyên môn hóa trong việc sử dụng những ý tưởng mới và những cách tân. Vì thế đa dạng hóa tạo ra nhiều khuyến khích hơn đối với nghiên cứu và phát triển.

Cả hai quan điểm thừa nhận rằng những hoạt động đa dạng hóa - R&D sẽ được liên quan với nhau một cách chắc chắn.

d. Tận dụng các loại tài sản khác

- Một doanh nghiệp có thể tích lũy sự tín nhiệm của khách hàng đối với nó để có thể sử dụng những lợi thế đó trong những khu vực khác. Rất nhiều những ví dụ thực tế cho thấy điều này.

- Một công ty có thể làm chủ sự tinh thông năng lực marketing để đưa ra khuyến khích để đa dạng hóa những loại sản phẩm của nó.

- Một hãng có thể đã thành lập hệ thống phân phối cho một sản phẩm (VD sữa) có thể sử dụng để bán những sản phẩm khác

- v.v...

e. Đa dạng hóa làm giảm rủi ro tài chính

- Một các trực giác đa dạng hóa làm phân tán rủi ro về tài chính theo kiểu "không bỏ các quả trứng vào cùng một giỏ trứng". Vì vậy, một nhóm những hoạt động sẽ có ít rủi ro hơn một hoạt động. Tính trung bình đối với mỗi hàng hóa và dịch vụ thì kết quả tồi tệ sẽ giảm xuống. Mục đích về mặt tài chính, DN đa dạng hóa là để ổn định mức độ sinh lợi.

- Minh họa về mặt lượng: Để cho đơn giản, thừa nhận một hãng nắm giữ hai hoạt động tương tự về quy mô với một tiền lời mong đợi tương tự và sự biến đổi tiền lời tương tự. Một cách cụ thể tài sản vốn K được giao cho mỗi hoạt động và để sức sinh lợi trong hoạt động i là với là lợi nhuận của hoạt động i. Chúng ta thừa nhận rằng ri là một biến ngẫu nhiên cho mỗi một hoạt động, khi đó mức sinh lợi của cả nhóm là

- Sự giảm bớt rủi ro về tài chính sẽ làm cho các cổ đông hiện có và tiềm tàng thấy được lợi ích của mình khi đầu tư cổ phiếu vào công ty. Đó là l‎í do các cổ đông thường lựa chọn đầu tư vào các DN đa dạng hóa hơn là các DN chuyên môn hóa, mặc dù mức độ sinh lời của công ty đa dạng hóa có thể thấp hơn công ty chuyên môn hóa.

- Trong trường hợp các nhà đầu tư vốn tiên liệu lạm phát một cách khá chính xác, họ có thể nhìn thấy lợi nhuận trái phiếu thực tế trong một thời kỳ nào đó có thể âm, điều này sẽ khuyến khích họ đầu tư cổ phiếu vào các công ty đa dạng hóa.

- Một điều cần lưu ý là: mặc dù các nhà đầu tư rất quan tâm đến vấn đề phân tán rủi ro tài chính, thế nhưng nếu đầu tư vào một doanh nghiệp đa dạng hóa chỉ có tác động làm phân tán rủi ro mà không có tác động đến tiền lời mong đợi của họ, thì chắc chắn các nhà đầu tư sẽ thờ ơ với chính sách đa dạng hóa. Nhiệm vụ đặt ra đối với các nhà quản trị là phải vừa giảm thiểu rủi ro vừa mang lại mức độ sinh lời cao hơn chi phí cơ hội vốn bình quân (có thể lấy lãi suất ngân hàng) để thu hút các nhà đầu tư cổ phiếu.

f. Do các nhà quản trị theo đuổi lợi ích của họ

- Thực tế thì lợi ích của các nhà quản trị bị sụt giảm nặng nề thậm chí trở nên thất nghiệp nếu hãng kém hiệu suất hoặc là bị phá sản. Theo đuổi chính sách đa dạng hóa là để tăng lợi ích của DN cũng là để tăng lợi ích của các nhà quản trị.

- Ngoài ra, các nhà quản trị trong DN cũng luôn bị sức ép của các cổ đông, những người luôn muốn an toàn và tối đa hóa lợi nhuận trên phần vốn của họ. Vì vậy, để đối phó với những sức ép này của các cổ đông, các nhà quản trị cũng phải tăng hiệu suất của DN và con đường thường làm là theo đuổi chính sách đa dạng hóa.

g. Đa dạng hóa góp phần nâng cao tính cạnh tranh

Sự thâm nhập thị trường bằng đa dạng hóa thuận tiện hơn chuyên môn hóa

Hãng chuyên môn hóa phải chịu toàn bộ rủi ro khi thị trường về loại sản phẩm đó diễn ra không như dự kiến của hãng. Trong khi đó đối với hãng đa dạng hóa, việc đầu tư vào các lĩnh vực khác có lợi, làm cho việc chịu đựng sự thua lỗ thời kỳ đầu của sản phẩm đa dạng hóa là không quá khó khăn, cho đến khi nó có thể củng cố nó một cách vững chắc để tiến đến giành lợi nhuận.

Đa dạng hóa có thể tiết kiệm chi chí

Theo đuổi chính sách đa dạng hóa thường đạt được tính kinh tế theo phạm vi do vậy có thể hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm.

Tuy nhiên, việc quản lí của hãng đa dạng hóa thường phức tạp hơn so với chuyên môn hóa, điều này có thể làm tăng chi phí quản lí. Vì vậy, nói chung, tổng chi phí đem lại mức độ hiệu quả kinh tế cao là vấn đề mà bất cứ DN nào cũng phải tính đến. Điều này hàm ý là: đa dạng hóa có thể đạt được tính kinh tế theo phạm vi, tuy nhiên không có nghĩa nhờ đó tổng chi phí bình quân đơn vị sản phẩm lúc nào cũng giảm nhờ đa dạng hóa.

Sự phụ thuộc lẫn nhau trong nhóm đa dạng hóa thường làm cho giá sản phẩm giảm xuống

Một số sản phẩm có thể phụ thuộc lẫn nhau khi tiêu dùng chúng. Nếu một hãng sản xuất kinh doanh theo hướng tạo ra một nhóm những hàng hóa và dịch vụ phụ thuộc lẫn nhau như vậy có thể tiết kiệm chi phí làm do vậy có cơ sở để làm giá thấp hơn giá của DN chuyên môn hóa. Tức là tạo được tính cạnh tranh về giá đối với một tỉ lệ sản lượng tương đương nhau. Trong thời kỳ suy giảm trầm trọng của nhu cầu, sự phụ thuộc lẫn nhau trong đa dạng hóa để giảm giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp DN chống chọi được trong thời kì đen tối.

Khả năng định giá diệt nhau:

Một DN đa dạng hóa thường là một DN có tiềm lực về kinh tế. Trong một số trường hợp chúng quyết định giảm giá để giành thị phần, điều này buộc các đối thủ phải giảm giá theo. Sự cạnh tranh về giá diễn ra rất khốc liệt và buộc một số đối thủ trong ngành không chịu đựng nổi buộc phải rời ngành. Khả năng giảm giá của các hãng đa dạng hóa mạnh về tài chính để loại trừ bớt các đối thủ trong ngành nào đó gọi là khả năng định giá diệt nhau của đa dạng hóa. Thông thường thì khả năng định giá diệt nhau của đa dạng hóa là nhắm vào các hãng chuyên môn hóa.

Các thị trường địa lí có nhiều các DN đa dạng hóa thì thường ổn định, ít có cạnh tranh khốc liệt

Khi các công ty đa dạng hóa buộc phải đối phó nhau trong một số thị trường, thường thì chúng chấp nhận một tư thế cạnh tranh thấp hơn những hãng chuyên môn hóa tương đương. Lí do là các hãng đa dạng hóa sẽ tránh hành động cạnh tranh trong bất kỳ thị trường nào với các đối thủ đa dạng hóa vì luôn cho rằng sự trả đũa của các đối thủ đa dạng hóa thường rất mạnh mẽ. Thường thì các hãng đa dạng hóa trong một vùng sẽ rất ít cạnh tranh và cung chung sống ổn định.

2.4 Những lý do chủ yếu khiến đa dạng hóa thất bại

Thứ nhất: Danh mục đa dạng hóa quá nhiều, vượt quá sự kiểm soát của DN, vì vậy các quyết định quản lí trở nên thiếu chính xác, có thể đẩy DN vào tình cảnh khó khăn

Thứ hai: Việc bành trường hoạt động của doanh nghiệp không dựa trên năng lực cốt lõi cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ và mất đi hình ảnh của mình.

Thứ ba: Sự sai lệch giữa các vấn đề dự kiến đối với thị trường và thực tế thị trường quá lớn. Khi bành trướng sang những lĩnh vực hoạt động khác DN phải dự kiến những biến động của thị trường để lựa chọn những hoạt động đa dạng hóa thích hợp với DN mình. Tuy nhiên, những sai lệch có thể diễn ra và đa dạng hóa thất bại. Vì vậy dự kiến chính xác những thay đổi của thị trường là điều hết sức quan trong khi bành trướng đa dạng hóa.

3. SÁP NHẬP

3.1 Khái niệm và các hình thức

a. Khái niệm

- Sáp nhập (merger) là thuật ngữ chỉ sự hợp nhất của hai hay nhiều doanh nghiệp đang tồn tại thành một doanh nghiệp mới, nó mô tả tình trạng các hãng độc lập sau sáp nhập cùng có quyền sở hữu trong doanh nghiệp mới. Sau sáp nhập quy mô của doanh nghiệp được tăng lên một cách đáng kể.

- Thuật ngữ sáp nhập chỉ đơn thuần nói đến một kiểu sở hữu gia nhập mà không kể đến sáp nhập được khởi sướng bằng các hãng, hay bằng sự tiếp quản và bị tiếp quản của các hãng khác. Sáp nhập được tiến hành bằng những con đường:

+ Tự nguyện là con đường phổ biến

+ Thôn tính là con đường ít phổ biến

- Sáp nhập đang trở thành một xu thế phổ biến trong điều kiện cạnh tranh hiện nay

Trong giai đoạn phát triển hiện tại của nền kinh tế thế giới, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cạnh tranh đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Do hạn chế về khả năng và các nguồn lực, các DN buộc phải hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất, tiêu thụ, trong nghiên cứu và phát triển. Bởi vậy, đặc điểm nổi bật trong cạnh tranh quốc tế tiến tới toàn cầu hóa hiện nay là cạnh tranh trong hợp tác.

b. Các hình thức

Sáp nhập ngang (horizontal merger): điều này xảy ra khi các hãng trong một ngành như nhau sản xuất sản phẩm như nhau hay giống hệt nhau hợp nhất (kết hợp) lại. Sáp nhập ngang là sự sáp nhập diễn ra giữa các DN cạnh tranh nhau.

Ngoài ra sáp nhập ngang còn được hiểu là sự sáp nhập của những hãng sản xuất sản phẩm bổ sung.

Sáp nhập dọc (vertical merger). Điều này xảy ra khi một hãng sản xuất một hàng hóa trung gian (hay một yếu tố của sản xuất) liên kết với một hãng sản xuất sản phẩm cuối cùng, mà hãng này sử dụng hàng hóa trung gian hay là khi hai công ty có một mối quan hệ mua bán tiềm tàng trước khi đến một sáp nhập hợp nhất.

Sáp nhập hỗn hợp (conglomerate merger). Điều này xảy ra khi các hãng đang sản xuất những sản phẩm ít được liên hệ sáp nhập lại dưới quyền sở hữu như nhau.

3.2 Những lý do khiến sáp nhập xảy ra

1. Các hãng sáp nhập vì mục đích giảm cạnh tranh trên thị trường do đó làm tăng lợi nhuận của các hãng đã được sáp nhập. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy.

2. Các hãng sáp nhập vì mục đích tăng quy mô, có tính kinh tế theo phạm vi, điều đó làm cho họ hy vọng sau sáp nhập sẽ làm giảm thấp chi phí và vì thế làm tăng thị phần, lợi nhuận.

3. Những vụ sáp nhập xuất hiện khi có một chênh lệch đối với đánh giá giá trị trong những điều kiện kinh doanh trong tương lai không chắc chắn. Người mua có một số lí do lạc quan hơn về tương lai của hãng hơn là người bán, hoặc là người mua có thể tin tưởng người mua có thể điều khiển DN mới để kiếm được sự sinh lợi nhiều hơn khi người bán giữ nguyên sự độc lập của mình trước sáp nhập.

4, Ngoài lý do lợi nhuận, những thứ khác như là uy tín, quyền kiểm soát một đơn vị rộng lớn cũng là nguyên nhân khiến sáp nhập xảy ra.

3.3 Các mô hình sáp nhập

Mô hình 1: Sáp nhập ngang giữa các hãng sản xuất sản phẩm đồng nhất khác nhau về chi phí sản xuất trong cấu trúc Cournot

+ Xem xét trường hợp lưỡng độc quyền Cournot, hai hãng sản xuất một sản phẩm đồng nhất với:

Chi phí đơn vị c1 và c2 (giả sử c1<c2); đường cầu p = a - bQ; sản lượng . 

Thặng dư tiêu dùng (CS) được xác định:

.

Lợi ích toàn bộ khi chưa sáp nhập là

+ Dưới một sáp nhập giữa hai hãng sẽ hình thành một hãng mới là một độc quyền multiplant. Hãng này sẽ sản xuất với chi phí của hãng 1, với hàm doanh thu biên MR = a - 2bQ và tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng thỏa mãn ràng buộc: MR(Qm) = c1, suy ra ;

Giá độc quyền là ;

Lợi nhuận độc quyền là:

.

Ngoài ra, thặng dư tiêu dùng là:

.

Lợi ích toàn bộ khi có sáp nhập là

+ Về mặt tập trung hóa, sau sáp nhập thì tập trung thị trường tăng lên

Trước sáp nhập:

Sau sáp nhập H=1

Kết luận: Dưới một cấu trúc thị trường Cournot, một sáp nhập giữa các hãng dẫn đến một sự tăng tập trung hóa, lợi nhuận của hãng tăng, thặng dư tiêu dùng giảm đi, nhưng không nhất thiết hàm ‎ý một sự giảm xuống lợi ích toàn bộ.

Hạn chế của mô hình 1

+ Sáp nhập sẽ làm tăng mức độ tập trung hóa và vì thế giá sau sáp nhập sẽ tăng, trong khi đó mô hình trên không kể đến ý chí của chủ DN làm tăng giá.

+ Mô hình trên thừa nhận cấu trúc thị trường Cournot, trong khi đó thực tế có thể các hãng nằm trong cấu trúc thị trường Bertrand.

+ Trong mô hình trên, các hãng khác nhau về chi phí sản suất, trong khi đó nhiều trường hợp các hãng bằng nhau về chi phí sản xuất.

Mô hình 2:

Để đơn giản ta phân tích một ngành nơi có hai hãng sản xuất sản phẩm bổ sung

Ví dụ: Xem xét thị trường đối với hệ thống máy tính. Một hệ thống máy tính được định nghĩa giống như một sự kết hợp của hai sản phẩm bổ sung là những máy tính X và những màn hình Y. Giả sử sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ bấy nhiêu và chi phí sản xuất là không đáng kể. Hãy so sánh giá cả, sản lượng và lợi nhuận của hệ thống trước và sau sáp nhập.

Giá cả, sản lượng và lợi nhuận khi các hãng sản xuất độc lập

* Nhu cầu của hệ thống:

Chúng ta coi như px là giá của 1 máy tính và py là giá của một màn hình. Vì thế, từ một hệ thống gồm có 1 máy tính và 1 màn hình, giá của một hệ thống được cho bằng ps= px+ py. Q là số lượng của hệ thống có được bằng toàn bộ những tiêu thụ và thừa nhận nhu cầu tiêu thụ được phối hợp đã cho bằng

Chúng ta đặt x là số lượng những máy tính đã bán cho người tiêu dùng và y là số lượng màn hình được bán, vì chúng là hai bộ phận cấu thành hoàn hảo nên

x=y=Q

* Xét với hãng X

- Theo giả thiết

+ Chi phí sản xuất là không đáng kể nên lợi nhuận sẽ là giá nhân với sản lượng

+ Sản xuất bao nhiêu tiêu thụ bấy nhiêu nên biến số chiến lược là về giá

Trên giác độ hãng X, cho trước py, hãng X chọn px để tối đa lợi nhuận (theo giả thiết thì chính là tối đa doanh thu)

Điều kiện đầu tiên đưa ra là

Từ đó, việc hưởng ứng giá tốt nhất của hãng X lựa chọn đối với giá của Y là

Tương tự chúng ta có thể thấy rằng sự hưởng ứng giá tốt nhất của Y là với . Nói chung khi những bộ phận cấu thành bổ sung được sản xuất bởi những hãng giống nhau, giá của chúng, số lượng của chúng và những mức độ lợi nhuận của hãng được cho bằng

Giá cả, sản lượng và lợi nhuận sau sáp nhập

Bây giờ giả sử rằng hãng X và hãng Y sáp nhập thành một chủ sở hữu, như vậy máy tính giờ đây được bán như một hệ thống bao gồm một monito ghép với một náy tính đơn. Do đó, người sản xuất hệ thống độc quyền sẽ lựa chọn giá cho hệ thống là ps theo phương trình:

Cho đạo hàm bậc nhất theo ps bằng 0:

Do đó, giá của hệ thống trong điều kiện độc quyền và lợi nhuận độc quyền cho bởi:

Kết luận

So sánh các chỉ tiêu giá, sản lượng và lợi nhuận toàn hệ thống ở lúc trước sáp nhập với sau sáp nhập thì

Chỉ tiêu toàn hệ thống Trước sáp nhập Sau sáp nhập Kết luận

- Giá

Giảm

- Sản lượng

Tăng

- Lợi nhuận toàn hệ thống

Tăng

Nếu coi toàn bộ các sản phẩm bổ sung của một ngành là một hệ thống thì một cuộc sáp nhập thành một hãng độc quyền giữa hai hãng sản xuất những sản phẩm bổ sung sẽ.

+ Làm giảm giá của toàn hệ thống

+ Làm tăng số lượng của hệ thống bán

+ Làm tăng tổng lợi nhuận của hai hãng

Ý nghĩa quan trọng của vấn đề là một sáp nhập giữa hai hãng sản xuất sản phẩm bổ sung có thể làm tăng lợi ích xã hội, bởi vì từ đó những người tiêu dùng đứng trước giá thấp hơn, sản lượng tăng và các hãng thu được lợi nhuận cao hơn.

Mô hình 3:

Những thừa nhận và giả thiết

Thuật ngữ chung đã sử dụng mô tả những hãng này gọi những nhà cung cấp hàng hóa trung gian là các hãng thượng nguồn (upstream firms) và những nhà sản xuất những hàng hóa cuối cùng là các hãng hạ nguồn (dowstream).

Trong hình vẽ minh họa một cấu trúc ngành có hai hãng thượng nguồn bán một đầu vào cho hai hãng hạ nguồn. Hai nhà cung cấp đầu vào biểu thị là A và B bán những đầu vào giống hệt nhau cho hai hãng hạ nguồn được biểu thị bằng 1 và 2. Bên phía trái của hình vẽ biểu thị tình trạng ban đầu khi tất cả các hãng rời nhau. Bên phía tay phải biểu thị trường hợp trong đó hãng thượng nguồn A sáp nhập với hãng hạ nguồn 1. Chúng ta coi như hãng đã sáp nhập là A1.

+ Rõ ràng là nếu cả hai thị trường thượng nguồn và hạ nguồn được mô tả bởi một giá cạnh tranh Bertrand, thì tại chỗ tối đa hóa lợi nhuận thì lợi nhuận của tất cả các hãng là bằng 0 giống hệt nhau trước và sau khi sáp nhập dọc xuất hiện trường hợp này thực tế ít diễn ra

+ Nếu chúng ta cần thừa nhận rằng các hãng hạ nguồn sản xuất những sản phẩm khác nhau vì thế các hãng sẽ có những khoản lợi nhuận chắc chắn. Đồng thời thừa nhận rằng thị trường thượng nguồn mô tả bằng một sự cạnh tranh giá Bertrand, trong khi thị trường hạ nguồn mô tả bằng một cạnh tranh số lượng Cournot. Đây là trường hợp trong thực tế thường diễn ra.

Những vấn đề kết luận về một cuộc sáp nhập giữa một hãng thượng nguồn và một hãng hạ nguồn - Làm tăng sản lượng của hãng sáp nhập và làm giảm mức sản lượng của hãng hạ nguồn không sáp nhập.

- Lợi nhuận kết hợp của các hãng thượng nguồn và hạ nguồn tăng lên sau khi chúng sáp nhập.

- Một cuộc sáp nhập giữa các hãng thượng nguồn và hạ nguồn sẽ không tước quyền sở hữu thị trường của hãng hạ nguồn độc lập nhưng sẽ làm giảm lợi nhuận của nó.

4. HỘI NHẬP DỌC

4.1 Bản chất và các hình thức của hội nhập dọc

a. Bản chất

Bản chất các hình thức căn bản của hội nhập dọc

Bản chất

- KN: Hội nhập dọc mô tả quyền sở hữu hay quyền kiểm soát bởi một công ty với những công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Hội nhập dọc cũng ám chỉ đến cách thức xử xự và cách thức quản lí của một hãng hướng đến một một giai đoạn chế biến và phân phối khác.

- Hội nhập dọc coi như ngược lại với chuyên môn hóa, nếu như các hãng chuyên môn hóa nắm giữ một vài hoạt động độc lập trong chuỗi sản xuất. Điểm đặc trưng để phân biệt hội nhập dọc với những hãng chuyên môn hóa như vậy là ở chỗ: hội nhập dọc đòi hỏi sự điều khiển các hoạt động kinh tế trong phạm vi một hãng. Với đặc trưng này, các giao dịch được tổ chức trong thị trường và sự phối hợp theo cơ chế giá được thay bằng việc tự tạo ra các yếu tố của sản xuất, các công đoạn sử dụng sản lượng lẫn nhau.

- Hội nhập dọc có thể đạt được thông qua đầu tư mới, sáp nhập theo chiều dọc, thôn tính (acquisition) các doanh nghiệp hoạt động ở các công đoạn khác nhau.

Chú ý: Hành động thôn tính có thể làm cho các hãng bị thôn tính trở thành một bộ phận của chủ thể mới và cũng có thể hãng vẫn hoạt động như những pháp nhân độc lập mặc dù bị thôn tính. Chỉ có trong trường hợp hãng bị thôn tính là hãng nằm trong chuỗi sản xuất và sau thôn tính không hoạt động như những pháp nhân độc lập thì mới là một trong những cách thức của hội nhập dọc

b. Các hình thức

Có hai loại hội nhập dọc

+ Hội nhập dọc ngược chiều (upstream integration): Một doanh nghiệp đang đứng ở một vị trí nào đó của chuỗi sản xuất, tích hợp các giai đoạn của chuỗi sản xuất về phía thượng nguồn, tức là về phía cung cấp các yếu tố, các bộ phận chi tiết trung gian của quá trình sản xuất.

+ Hội nhập dọc xuôi chiều (downstream integration): Một DN đang đứng ở một vị trí nào đó của chuỗi sản xuất, tích hợp các giai đoạn của chuỗi sản xuất về phía hạ nguồn, tức là về phía phân phối.

+ Một DN có thể vừa tiến hành hội nhập ngược chiều vừa có thể tiến hành hội nhập xuôi chiều.

4.2 Những lý do khiến hội nhập dọc xảy ra

a. Hội nhập dọc có thể tránh được các thất bại của thị trường

- Có thể giảm thuế. Tuy nhiên tác động này càng ngày càng ít bởi vì việc đánh thuế của hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh là đánh vào giá trị gia tăng.

- Tiết kiệm các chi phí giao dịch trên thị trường, thay vào đó là các giao dịch nội bộ ít tốn kém hơn. Các chi phí đó thường là: những chi phí của phát hiện giá thị trường và những chi phí thương lượng trong việc tiến đến những giao kèo thị trường. Trên cơ sở những chi phí giao dịch thị trường tốn kém sẽ thuyết phục các hãng hướng về hội nhập dọc.

- Thị trường không bao giờ có một sự bảo đảm chắc chắn.

+ Thị trường không chắc chắn cung cấp đủ số lượng và chất lượng các sp trung gian.

Các hãng nằm ở những giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất luôn luôn cần một sự chắc chắc trong việc cung cấp những yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Những sản phẩm cuối cùng luôn đòi hỏi một tỉ lệ chặt chẽ các sản phẩm trung gian. Sẽ có những thời kỳ DN sẽ không mua được đúng số lượng sản phẩm trung gian theo yêu cầu của sản xuất. Vì lẽ đó, đã khuyến khích các nhà sản xuất hội nhập dọc.

+ Sự không chắc chắn còn do giá cả thị trường không ổn định,

Điều này dẫn đến những rủi ro cho những doanh nghiệp lựa chọn cung cấp các yếu tố đầu vào từ thị trường.

+ Sự không chắc chắn còn được nhìn nhận trên giác độ của các nhà bán các sản phẩm trung gian.

Những sai lệch rất hay xảy ra giữa nhu cầu thực tế thị trường và dự đoán. Điều này sẽ làm cho các DN gặp phải trường hợp bị dư thừa sản phẩm so với nhu cầu thực tế thị trường và một số hàng hóa không bán được.

b. Hội nhập dọc có thể tránh được các trục trặc của các hợp đồng kinh tế

- Vấn đề chủ yếu với những hợp đồng dài hạn là sự không chắc chắn trong tương lai do thời gian quá dài, mọi thứ đều có thể thay đổi. Do vậy trong quá trình thực hiện thường phải thương lượng lại. Việc thương lượng lại có thể cơ hội cho những nhập nhằng gia tăng, nói cách khác chủ nghĩa cơ hội có nhiều khả năng xuất hiện.

- Vấn đề chủ yếu đối với những hợp đồng ngắn hạn là không có khuyến khích đối với các đối tác. Các đối tác không thể có động cơ khuyến khích họ thúc đẩy đầu tư để nâng cao chất lượng những sản phẩm trung gian.

c. Do sự phụ thuộc lẫn nhau về công nghệ

Sự phụ thuộc lẫn nhau về công nghệ đối với các quy trình, các công đoạn của quá trình sản xuất đã cung cấp một khuyến khích mạnh mẽ đối với hội nhập dọc.

d. Để tạo lập các rào cản nhập cuộc

Bằng hội nhập dọc ngược chiều có thể kiểm soát các đầu vào. Bằng hội nhập xuôi chiều có thể kiểm soát các kênh phân phối. Với những kiểm soát như vậy các DN có thể tạo ra các nhập cuộc đối với các đối thủ tiềm tàng của nó, vì thế cho phép các DN có thể đưa ra mức giá cao hơn.

e. Thúc đẩy đầu tư vào các tài sản để tạo ra sự khác biệt sản phẩm:

Thường là theo hướng tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.

f. Để tiết kiệm các chi phí trung gian

Đó là các chi phí bốc dỡ, chi phí kho tàng bến bãi, chi phí vận chuyển, chi phí quản lí...

4.3 Hội nhập dọc hoàn toàn và hội nhập dọc hình chóp

a. Hội nhập dọc hoàn toàn

- KN: Là hội nhập dọc để tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh. Hội nhập dọc hoàn toàn có thể được hiểu theo hai nghĩa.

Một: đó là việc hội nhập tất cả các giai đoạn, các chi tiết của chuỗi sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các sản phẩm trung gian được cung cấp 100% bởi doanh nghiệp.

Hai: Hãng không nhất thiết hội nhập tất cả các khâu, các chi tiết của chuỗi sản xuất nhưng đối với các công đoạn, các chi tiết mà doanh nghiệp kiểm soát thì 100% do DN tự làm, các khâu đó, các chi tiết đó không hề được cung cấp từ thị trường.

- Dù là kiểu nào thì hội nhập dọc hoàn toàn đều mang nghĩa là nó phát tán toàn bộ đầu ra cho các hoạt động mà nó sở hữu.

Hội nhập dọc hoàn toàn cũng có những bất lợi

Thứ nhất là có thể có bất lợi về mặt chi phí: nghĩa là đắt hơn là mua từ bên ngoài, điều này có thể do các lí do

- Việc thiếu yếu tố cạnh tranh sẽ không thúc đẩy giảm chi phí sản xuất.

- Khi danh mục hội nhập dọc qúa lớn nghĩa là mức độ đa dạng hóa quá cao có thể vượt quá sức kiểm soát của doanh nghiệp làm tăng chi phí sản xuất.

Thứ hai Khi công nghệ thay đổi quá nhanh có thể đặt DN trong tình trạng nguy hiểm

Khi công nghệ trên thị trường thay đổi quá nhanh, công nghệ mà DN đang sử dụng trở nên lỗi thời, làm cho DN trở tay không kịp. DN nhanh chóng bị mất thị phần và lâm vào trạng thái khủng hoảng trầm trọng.

Thứ ba: Khi nhu cầu không ổn định hay khó dự kiến cũng có thể đẩy DN vào những tình trạng khó khăn

b. Hội nhập dọc hình chóp

- KN: Hội nhập hình chóp được hiểu là DN không tự mình làm 100% nhu cầu đầu vào ở một khâu nào đó. DN theo đuổi chiến lược "tự làm một số và mua một số".

- Nếu hội nhập hình chóp đảm bảo sẽ mua được trên thị trường những sản phẩm trung gian có chất lượng và số lượng như mong đợi thì hội nhập hình chóp có những lợi thế hơn so với hội nhận hoàn toàn là:

Thứ nhất: Tạo ra một sự cạnh tranh nhất định đối với những sản phẩm trung gian được DN hội nhập. Áp lực cạnh tranh sẽ khiến các bộ phận này nỗ lực để giảm chi phí sản xuất.

Thứ hai: Tạo ra một sự mềm dẻo linh hoạt cho DN khi công nghệ thay đổi quá nhanh hoặc khi nhu không ổn định hoặc khó dự kiến được.

Khi công nghệ thay đổi quá nhanh, DN hội nhập hình chóp sẽ không tự mình sản xuất sản phẩm trung gian ở khâu đó nữa, thay vào đó chuyển hoàn toàn sang mua từ bên ngoài. Quy mô sản xuất trong trường hợp hội nhập hình chóp không quá lớn như hội nhập hoàn toàn nên việc chuyển đổi này tương đối dễ.

Khi nhu cầu không ổn định hoặc khó dự kiến được, biểu hiện là nhu cầu thị trường tụt giảm. Lúc này DN có thể không mua từ bên ngoài nữa, sản phẩm trung gian được cấp bởi DN. Khi nhu cầu tăng lên lại, DN lại mềm dẻo mua thêm các sp trung gian từ bên ngoài để thỏa mãn nhu cầu thị trường.

5. LIÊN KẾT KINH TẾ

5.1 Bản chất của liên kết kinh tế

- KN: Liên kết kinh tế là một phạm trù biểu hiện sự phối hợp của các bên (hai bên hay nhiều bên) nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong SXKD với hiệu quả cao.

- Liên kết kinh tế có hai đặc trưng cơ bản, đó là

+ Là sự phối hợp hoạt động của các bên tham gia có tính cộng đồng trách nhiệm.

+ Các bên gắn bó với nhau về lợi ích.

- Liên kết kinh tế là một hiện tượng khách quan trong nền kinh tế. Sự phát triển của liên kết kinh tế luôn luôn quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của phân công lao động và sự phát triển chuyên môn hóa. Mối quan hệ của liên kết kinh tế và chuyên môn hóa được biểu thị qua đồ thị sau.

5.2 Các hình thức của liên kết kinh tế

+ Các hiệp hội sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu...

+ Các nhóm vệ tinh cho các DN lớn nào đó

+ Xí nghiệp liên hợp

+ Hợp tác xã cổ phần

+ Các công ty liên doanh

+ Các công ty cổ phần

+ Các hợp đồng kinh tế (hợp đồng hiệp tác sản xuất, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng gia công...

5.3 Các lợi ích của liên kết kinh tế

- Chia xẻ chi phí và rủi ro. Trong rất nhiều lĩnh vực để có thể hoạt động cần chi phí cố định rất lớn, một doanh nghiệp độc lập khó có thể tự mình làm được. Thông qua liên kết, vấn đề về vốn sẽ được giải quyết tốt hơn. Đồng thời những rủi ro sẽ được xan xẻ cho các bên trong liên kết kinh tế

- Đem đến những công nghệ mới và những kỹ năng mới mà tự một mình doanh nghiệp khó có thể làm được. Càng ngày khoa học công nghệ càng là nhân tố quyết định thắng lợi trong kinh doanh. Trong khi đó chu kỳ sống của sản phẩm công nghệ càng ngày càng ngắn lại. Việc phát triển khoa học công nghệ bằng con đường nội sinh không phải lúc nào cũng có khả năng thực hiện và cũng không phải lúc nào cũng kịp thời. Ngoài ra việc chuyển giao công nghệ (mua công nghệ) cũng rất tốn kém và mang đầy tính rủi ro. Vậy nên, đem đến công nghệ mới và những kỹ năng mới để phát triển sản phẩm là con đường có thể đem đến thành công cho doanh nghiệp.

- Giúp DN loại trừ được đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

5.4 Những bất lợi của liên kết kinh tế

Mặc dù liên kết kinh tế mang lại những lợi thế rất đáng kể, nhưng bên cạnh đó, các LKKT có thể gặp phải những bất lợi.

Thứ nhất: LKKT là con đường để các đối thủ cạnh tranh có thể có được công nghệ mới một cách nhanh nhất. Nói cách khác, LKKT có thể làm mất quyền kiểm soát công nghệ.

Thứ hai: LKKT bên cạnh ưu điểm là chia xẻ rủi ro thì cũng có bất lợi là chia xẻ lợi nhuận.

Thứ ba: Các đối tác trong LKKT nhất là liên doanh chia xẻ sự kiểm soát và chia xẻ việc thực hiện các ý tưởng. Mỗi một đối tác có một triết lí kinh doanh khác nhau, có ý thức về các danh mục đầu tư khác nhau, những kì vọng về thời gian khác nhau...Trong liên doanh rõ ràng các đối tác không thể được quyền QĐ mọi vấn đề theo ý mình. Ngoài ra, đôi khi, nhận thức về các vấn đề quá khác nhau có thể làm nảy sinh xung đột, đôi khi dẫn đến tan vỡ liên kết kinh tế

5.5 Liên doanh- một hình thức liên kết kinh tế phổ biến trong môi trường toàn cầu

a. Khái niệm

Liên doanh là hình thức liên kết kinh tế cùng nhau thực hiện một số hoạt động nào đó, trên cơ sở cùng đầu tư vốn, cùng chịu trách nhiệm chung, phân chia lợi nhuận và cùng chịu thu thiệt theo tỉ lệ tương ứng với phần phốn đóng góp.

Liên doanh với nước ngoài là hình thức liên doanh, trong đố các bên tham gia thuộc hai hoặc nhiều nước khác nhau.

b. Mục tiêu

Các bên tham gia thường theo đuổi các mục tiêu chung hoặc riêng. Các mục tiêu riêng có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau, nhưng vẫn phải bảo đảm thống nhất về mặt lợi ích.

- Giảm rủi ro

- Có thể thực hiện hội nhập dọc để đạt được sự cân đối trong sản xuất kinh doanh

- Mở rộng phạm vi ảnh hưởng, mở rộng thị trường quốc tế

- Tận dụng các lợi thế của các nước sở tại (lao động, tài nguyên, vốn, ưu đãi chính phủ...)

- Giảm bớt mức độ cạnh tranh

- Nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới

- Tránh được các rào cản mậu dịch và nhiều rào cản khác

- Dễ dàng vượt qua những đòi hỏi ngặt nghèo của quy chế nước chủ nhà.

c. Các yếu tố tác động đến liên doanh nước ngoài

- Mức độ phát triển của ngành

- Mức độ phát triển kết cấu hạ tầng

- Sự ổn định về chính trị

- Chính sách phát triển kinh tế liên quan đến ngành, thái độ của chính phủ đến tương lai của ngành.

- Mức độ đầy đử và ổn định của hệ thống luật, đặc biệt là luật kinh doanh

- Mức quy chế tỉ giá hối đoái; mức độ phát triển của hệ thống tài chính - tiền tệ

- Quy mô thị trường ở địa phương

- Thái độ của cộng đồng dân cư và của các nhà phê bình kinh doanh địa phương đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Hàng rào văn hóa, ngôn ngữ

- Một loạt vấn đề liên quan đến người lao động

- Những vấn đề về tiêu thụ sản phẩm và phân chia lợi nhuận.

Đà Nẵng. tháng 02 năm 2009

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro