kinhtenghanhc5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 5

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN

I. THUẬT NGỮ NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN, TÁC ĐỘNG VÀ KHUYNH HƯỚNG CHI TIÊU CHO R&D.

1. Thuật ngữ nghiên cứu và phát triển

* KN "Khoa học được hiểu là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy."

* Nghiên cứu khoa học được phân thành nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng

và triển khai.

+ Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research) là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, hiện tượng tương tác trong nội bộ sự vật và với các sự vật hiện tượng khác. SP của nó là những phám phá, phát hiện, phát minh dẫn đến hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát.

+ Nghiên cứu ứng dụng:(Applied research) là vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, sáng chế những nguyên lý mới về giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất, đời sống.

+ Nghiên cứu phát triển thường gọi tắt là phát triển hay là triển khai. Để đưa kết

quả nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng cần phải tiến hành một loạt các nghiên cứu khác gọi là nghiên cứu phát triển hay là triển khai thực nghiệm. Kết quả của nghiên cứu triển khai sẽ cho ra đời một sản phẩm công nghệ mới.

Càng ngày thời gian giữa nghiên cứu và triển khai càng được rút ngắn. Đây cũng là một trong yếu tố có tính cạnh tranh rất lớn của các hãng trong một ngành.

4. Khuynh hướng chi tiêu cho R&D trong các ngành và các kiểu R&D

Các hãng chi tiêu những số lượng đáng kể cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Trong những quốc gia phát triển, các ngành có thể được mô tả theo tỉ lệ phí tổn của R&D so với lượng doanh thu. Những ngành biểu lộ những tỉ lệ cao bao gồm không gian vũ trụ (23%), thiết bị văn phòng và máy tính (18%), điện tử (10%) và thuốc (9%). Những ngành chi tiêu cho R&D ít hơn 1% gồm có ngành thức ăn, dầu tinh chế, in ấn, đồ gỗ và dệt (số liệu của OECD - 1980).

Nhìn chung, nghiên cứu và phát triển được sắp xếp theo hai kiểu:

(a) những tiến trình đổi mới: thường mang hàm ý là sự đầu tư phòng thí nghiệm để tạo ra những công nghệ giảm chi phí sản xuất một sản phẩm nào đó đã có từ trước. (b) những sản phẩm đối mới: thường mang hàm ý là nghiên cứu những công nghệ sản xuất ra những sản phẩm mới.

III. PATENT VÀ THỜI HẠN TỐI ƯU

1. Thuật ngữ patent

Patent là một bằng sáng chế, là một tài liệu luật pháp, được chấp nhận bởi chính phủ cho một nhà phát minh. Patent trao quyền duy nhất cho nhà phát minh tận dụng vật sáng chế cá biệt cho một số năm nhất định.

Điều được thừa nhận một cách rộng rãi là: hệ thống bằng sáng chế được sử dụng để khuyến khích phát triển sản phẩm mới và tiến trình cải tiến, bất chấp điều đó có thể tạo ra méo mó thị trường bởi vì chấp nhận những quyền độc quyền nhất định đối với những hãng mới. Do đó, hệ thống bằng sáng chế là thiết yếu cho sự phát triển nền kinh tế.

Theo kinh nghiệm, rất khó khăn để đo lường giá trị xã hội của một bằng sáng chế. Thực tế, tri thức được phát tán vào nhiều hãng, vào nhiều ngành khác nhau và vào

trong nhiều quốc gia khác nhau. Nhưng việc đo lường giá trị của điều đó rất khó. Một cách để giải thích vấn đề là làm thế nào để đo lường giá trị xã hội của những cải tiến dược cấp bằng sáng chế đó là tính tổng số lượng và số lần của cải tiến đã được viện dẫn trong những cải tiến được cấp bằng sáng chế khác.

Cuối cùng hệ thống cấp bằng sáng chế có hai mục tiêu xã hội:

Một là: cung cấp cho các hãng với những khích lệ đối với tạo ra bí quyết sản xuất và để tạo ra thông tin mới liên quan đến những khám phá mới có hiệu lực với công chúng nhanh nhất có thể. Chú ý rằng mục tiêu phổ biến thông tin của bằng sáng chế có thể mâu thuẫn đến một mức độ nào đó sự thể hiện thuần túy của luật patent tuyên bố một sự cải tiến tương lai có thể được cấp bằng sáng chế chỉ khi nó không vi phạm trên những cải tiến sớm hơn. Tức là, mặt khác xã hội mong muốn phơi bày thông tin sau cải tiến trong trình tự để nâng cao nghiên cứu bởi các hãng khác, trên khía cạnh khác, các hãng khác sẽ không có thể được cấp giấy phép cho một công nghệ trên những patent được cấp từ trước. Tuy nhiên, cung cấp công khai với thông tin trên những công nghệ được cấp giấy phép một cách rành mạch làm giảm giảm chi phí nhiều hơn có kết quả từ hai lần R&D trong ý nghĩa là nó ngăn cản sự chuyển động từ đang được đầu tư trở lại.

Thứ hai: tại sao các nhà phát minh cần bảo vệ hơn nữa trước những dối trá trong thực tế mà bí quyết là một sự tồn tại đặc biệt được so sánh với những sản phẩm khác như ghế, ô tô, pho mát; bí quyết là dễ nhân đôi và lấy cắp. Một hãng tạo ra sự cải tiến của nó biết đến các hãng khác, các hãng khác sẽ ngay lập tức bắt đầu mô phỏng theo bằng cuộc cạnh tranh khốc liệt do vậy làm giảm giá so với chi phí đơn vị. Với lợi nhuận bằng 0 không hãng nào muốn liên tục cam kết R&D và nền kinh tế sẽ mãi trì trệ.

Mục tiêu của hệ thống patent là để thưởng công cho các nhà phát minh. Hạn chế của hệ thống là tạo ra sự không chính xác về giá trong nền kinh tế từ những hàng hóa được sản xuất dưới bảo vệ patent sẽ được làm giá một cách khác so với những hàng hóa dưới việc không bảo vệ patent.

2. Các loại patent và quy định chung để có patent

Có những loại khác nhau về patent như là những patent được đưa ra cho một sản phẩm mới, một tiến trình mới, hay là một vấn đề một dấu hiệu.

Trong trình tự cho một cải tiến được sắp xếp thích hợp của một patent phải an toàn trên 3 tiêu chuẩn: cần phải mới, quan trọng và hữu ích. Trong thực tế rất khó khăn để đo lường một cải tiến thỏa mãn 3 tiêu chuẩn này và vì thế những patent có khuynh

hướng được phê chuẩn tới chừng chúng không xâm phạm trên những cải tiến được cấp patent sớm hơn.

Một ứng dụng patent được trình bày ở văn phòng paten. Khi đó văn phòng Patent kiểm tra ứng dụng và nghiên cứu và xác định quyền chế tạo bằng người đệ đơn chấp nhận tiêu chuẩn đối với trợ cấp cho một patent. Trong nhiều trường hợp patent được chấp nhận bằng văn phòng patent, và nhà phát minh lại đưa ra việc sử dụng. Trong suốt thời gian này, nều thường xuyên xảy ra các nhà phát minh khác áp dụng các patent tương tự và trong trường hợp này thường xảy ra là vấn đề là ai đã đầu tư đầu tiên phải được trả lời bằng văn phòng patent.

Sau khi patent được chấp nhận người được cấp bằng patent được cho những quyền duy nhất để chế tạo, sử dụng, hay là bán cải tiến, để loại trừ hoàn toàn đối thủ khác.

Ở Việt Nam

Chủ của sáng chế được sở hữu sáng chế như một tài sản riêng, được độc quyền khai thác, bán, cho thuê 20 năm. Sáng chế không những chỉ liên quan đến các vấn đề cao siêu như các thiết bị, phương pháp nghiên cứu vũ trụ, nghiên cứu hạt nhân...mà còn rất gần gũi với đời sống con ngưòi. Trung tâm Thông tin Khoa học - Công nghệ TP Hồ Chí Minh có hơn 7.000 CD lưu trữ trên 30 triệu sáng chế thế giới (Tiếng nước ngoài), trong đó có 5.000.000 bản toàn văn.

Trước khi Bộ Luật Dân sự 1995 được thi hành, tiêu chuẩn để công nghệ được bảo hộ theo patent giải pháp hữu ích thấp hơn nhiều so với sáng chế. Chỉ cần công nghệ có tính mới so với tình trạng kỹ thuật ở Việt Nam và có khả năng áp dụng trong điều kiện kỹ thuật của Việt Nam tại thời điểm đăng ký thì công nghệ đã có thể được công nhận là giải pháp hữu ích và được cấp patent. So với tiêu chuẩn cấp patent mẫu hữu ích của các nước khác, tiêu chuẩn được áp dụng tại Việt Nam cũng thấp hơn nhiều bởi lữ trình độ kỹ thuật của Việt Nam vốn ở mức rất thấp so với trình độ chung của thế giới. Việc đặt ra tiêu chuẩn bảo hộ giải pháp hữu ích thấp hơn như trên chỉ phù hợp với điều kiện thực tiễn trong một số năm nhất định. Hiện nay, cùng với việc mở rộng các quan hệ kinh tế hoa học kỹ thuật với thế giới, các tiêu chuẩn như trên không còn phù hợp nữa. Nếu tiếp tục duy trì các tiêu chuẩn như vậy, các công nghệ mới được tạo ra ở Việt Nam sẽ tiếp tục ở mức thấp so với thế giới và sẽ tạo ra khuynh hướng du nhập với Việt Nam các công nghệ hạng hai vốn đã phổ cập ở nước ngoài nhưng chưa xuất hiện ở Việt Nam và biến các công nghệ đó thành độc quyền của người du nhập (mà không phải là sản phẩm sáng tạo của người tạo ra chính công nghệ đó) nhằm ngăn cản sự tự do du nhập công nghệ tương tự hoặc công nghệ cao hơn.

Vì lý do nói trên, trong Bộ luật Dân sự 1995, tiêu chuẩn bảo hộ giải pháp hữu ích được sửa đổi thành có tính mới so với trình độ kỹ thuật thế giới và có khả năng áp dụng. Các tiêu chuẩn nêu trên ngang bằng với tiêu chuẩn vật mẫu hữu ích áp dụng tại các nước phát triển.

Như vậy, bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích thực chất là bảo hộ các công nghệ mới và các sản phẩm mới được tạo ra bằng công nghệ. Tuỳ theo trình độ của công nghệ mà người tạo ra công nghệ có thể yêu cầu cấp patent sáng chế hoặc patent giải pháp hữu ích. Nói chung, các công nghệ được bảo hộ phải có tác dụng nâng cao trình độ kỹ thuật của thế giới hoặc phải làm cho nền công nghệ thế giới phát triển về bề rộng.

5. Thời hạn tối ưu xã hội của các patent

Chính phủ làm luật thời hạn tồn tại của patent để tối đa hóa lợi ích xã hội. Vì vậy, tiến hành tính toán thời hạn tồn tại của patent như thế nào để tạo ra ảnh hưởng từ

mức độ R&D của các nhà phát minh để tối đa hóa lợi ích xã hội là điều chính phủ quan tâm. Trong hình vẽ phúc lợi xã hội là CS0+M+DL từ thời hạn khi quyền lợi độc quyền của patent kết thúc.

Nhà quy hoạch xã hội tính toán tối đa hóa lợi nhuận R&D cho nhà phát minh, và sẽ

chọn thời hạn tối ưu patent T để tối đa hóa lợi ích xã hội

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro