kkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thứ hai, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn nữa. FDI là biện pháp hữu hiệu, là con đường ngắn nhất để tăng sức cạnh tranh. Thay đổi chính sách theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và tự do hoá nhập khẩu sản phẩm trung gian như đã nói ở trên sẽ thu hút FDI dễ dàng. Ngoài ra, vì các ngành thuộc hai nhóm D và E được triển khai thành mạng lưới sản xuất toàn khu vực Đông Á, nên để tham gia hiệu quả vào sự phân công này, Việt Nam phải trở thành những cứ điểm sản xuất và lưu thông có hiệu suất mới hấp dẫn các công ty đa quốc gia. Cứ điểm sản xuất và lưu thông có hiệu suất là nơi bảo đảm sản xuất một sản phẩm với giá thành (cost) rẻ (nhờ chi phí lao động, chi phí đầu vào thấp), chất lượng (quality) cao và phân phối (delivery) đúng thời hạn. Nếu một cơ sở sản xuất nào đó không cung cấp đúng thời hạn thì cả mạng lưới sản xuất toàn khu vực bị ảnh hưởng, do đó các công ty đa quốc gia rất nhạy cảm về vấn đề này khi chọn môi trường đầu tư. Phân phối là công việc của nhà sản xuất, của công ty đa quốc gia, nhưng yếu tố quy định phân phối là môi trường đầu tư trong đó hạ tầng phần cứng (hệ thống giao thông, thông tin, v.v.) và phần mềm (thủ tục hành chính, thuế quan, luật lệ, quy định, v.v.) có vai trò quyết định. Phí tổn liên quan đến việc này còn được gọi là phí tổn nối kết dịch vụ (service link cost), đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng cho việc đánh giá môi trường đầu tư, nhất là đầu tư trong những ngành thuộc nhóm D và E11. Về ý nghĩa và liên quan giữa phí tổn nối kết dịch vụ với FDI, có thể xem, chẳng hạn, Kimura (2005)..

Thứ ba, cần đẩy mạnh sự liên kết giữa các công ty FDI với các loại doanh nghiệp trong nước như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Chương 11 dựa trên kết quả phân tích các ngành xe máy và dệt may, cho thấy sự liên kết giữa FDI với các công ty trong nước còn quá yếu vì các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu suất, còn các công ty tư nhân chưa có đủ điều kiện về vốn và thông tin, v.v.. Các công ty trong nước (nhà nước và tư nhân) có thể đẩy mạnh liên kết với các công ty đa quốc gia ở hai mặt: liên kết hàng dọc và liên kết hàng ngang.

Liên kết hàng dọc là nỗ lực cung cấp bộ phận, linh kiện cho các công ty FDI, góp phần đưa nền công nghiệp cả nước tiến về thượng nguồn trong chuỗi giá trị (Biểu đồ 2.2 trong Chương 2). Việc này đòi hỏi các công ty trong nước phải năng động, tích cực tiếp cận các công ty FDI, tìm hiểu nhu cầu của họ và nỗ lực cải tiến công nghệ, cải tiến phẩm chất lượng để đáp ứng nhu cầu đó. Thực ra ở giai đoạn đầu, việc đáp ứng ngay nhu cầu của các công ty FDI không phải dễ và cũng không phải là tiền đề tối quan trọng để có được sự quan tâm của các công ty FDI. Vấn đề quan trọng hơn là các công ty trong nước phải cho thấy mình có đủ khả năng tiếp thu công nghệ, có quyết tâm thay đổi tổ chức, sửa đổi cung cách quản lý để tiếp thu có hiệu quả công nghệ mới, tri thức mới, những tiền đề để sản xuất các linh kiện, bộ phận và những sản phẩm trung gian khác với chất lượng cao và phí tổn thấp. Các công ty FDI thường chú trọng đến những mặt này khi tìm đối tác để liên kết. Một khi tìm được đối tác có triển vọng họ sẽ tích cực chuyển giao công nghệ để được cung cấp những sản phẩm trung gian với chất lượng và giá thành đạt yêu cầu11. Những công ty lớn FDI chuyên lắp ráp xe máy, xe hơi, v.v., thường mở các hội chợ để thông báo, quảng bá nhu cầu linh kiện, bộ phận của mình. Có thể gọi đây là những hội chợ ngược hoặc tiếp thị ngược vì hoạt động này không nhằm tuyên truyền sản phẩm mình bán mà là sản phẩm mình mua từ các công ty khác. Các công ty trong nước cần theo dõi và tham gia tích cực các hội chợ ngược này, từ đó nỗ lực đáp ứng nhu cầu của thị trường.. Chương 10 sẽ bàn cụ thể về vấn đề này.

Liên kết hàng ngang là tiến hành hợp tác với các công ty đa quốc gia về nhiều mặt để sản xuất và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Lúc đầu có thể sản xuất và cung cấp dưới thương hiệu của công ty nước ngoài, xuất khẩu theo mạng lưới của công ty nước ngoài (gọi chung là OEM, Original Equipment Manufacturing). Sau đó dần dần tự mình thiết kế sản phẩm (sản xuất theo hình thức ODM, Own Design Manufacturing), tạo những sản phẩm độc đáo để chào hàng với các công ty đa quốc gia (multi-national corporations, MNCs), sản phẩm càng độc đáo thì càng có ưu thế trong việc thương lượng với MNCs. Và cuối cùng tiến đến giai đoạn xây dựng thương hiệu, làm chủ hoàn toàn sản phẩm công nghiệp (gọi là OBM, Own Brand Manufacturing), không còn tuỳ thuộc vào MNCs. Quá trình chuyển từ OEM sang ODM rồi đến OBM là quá trình tự lập của các công ty trong nước, lúc đầu dựa vào ngoại lực để dần dần củng cố nội lực để cuối cùng tự lập hoàn toàn. Chương 11 bàn kỹ vấn đề này.. Trường hợp thành công điển hình nhất của quá trình tự lập này có lẽ các công ty sản xuất máy tính, kể cả máy tính cá nhân (personal computer, PC) và máy để bàn (desktop), của Đài Loan. Các công ty máy tính của Đài Loan lúc đầu cũng dựa vào OEM nhưng dần dần chuyển sang ODM rồi OBM. Ngày nay, các thương hiệu của Đài Loan như Quanta, Compal, Asustec, Inventec, v.v., đã trở thành những thương hiệu nổi tiếng thế giới. Các công ty này đã làm cho Đài Loan trở thành nơi cung cấp hơn 50% sản lượng máy tính của thế giới hiện nay và đang tích cực đầu tư sang Trung Quốc để lắp ráp những công đoạn có hàm lượng lao động cao nhằm duy trì năng lực cạnh tranh của họ trên thương trường thế giới.

Kết luận

Làn sóng công nghiệp ở vùng Đông Á với đặc tính là sự phân công hàng ngang giữa các nước đang ngày càng lan rộng, nhất là tập trung mạnh trong những ngành chế tạo các loại máy móc. Sự xuất hiện mạnh mẽ của Trung Quốc làm nhiều người lo ngại nhưng thị trường lớn này cũng mở ra nhiều cơ hội đẩy mạnh hơn nữa sự phân công trong vùng và nhiều nước Đông Á đã thành công trong việc nắm bắt cơ hội đó. Thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như giữa Việt Nam và các nước ASEAN chủ yếu là thương mại hàng dọc, bất lợi đối với Việt Nam, và Việt Nam đang đứng trước một thử thách là phải tiến hành công nghiệp hoá trong trào lưu tự do hoá thương mại trong khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam đang có lợi thế so sánh động trong nhiều ngành công nghiệp, nhất là các ngành liên quan đến các loại máy móc, nếu có chiến lược, chính sách đúng đắn vẫn có thể tham gia vào sự phân công năng động ở vùng này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro