kn,cn ttck

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

II. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA TTCK:

1. Khái niệm: (tr 7-9)

 Sự ra đời và fát triển:

- Trong lịch sử hình thành và phát triển thị trường tài chính, thị trường tiền tệ đc hình thành trước do ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân cư chưa cao và ban đầu nhu càu vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn. Sau đó, cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu vốn dài hạn cho đầu tư phát triển ngày càng cao và thị trường vốn đã ra đời để đáp ứng nhu cầu này.

Thị trường chứng khoán ra đời với tư cách là một bộ phận của thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi CK các loại.

- Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và sơ khai, xuất phát từ nhu cầu đơn lẻ. Vào giữa thế kỉ XV, tại những thành phố trung tâm ở phương tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi, mua bán các vật tư, hàng hoá,... lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ, sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỉ XV, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành "thị trường" với việc thống nhất các quy ước và dần dần quy ước đc sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia thị trường.

- Phiên chợ đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges (Bỉ), tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một từ tiếng Pháp là "Bourse" tức là "mậu dịch thị trường" hay cnf gọi là Sở giao dịch.

Năm 1547, thành phố Bruges mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị lấp cát nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và đc chuyển qua thị trường Auvers (Bỉ), ở đây thị trường phát triển nhanh và vào giữa thế kỉ XVI, một quan chức đại thần Anh quốc đã đến quan sát để về thiết lập mậu dịch thị trường tại London, nơi mà sau này đc gọi là Sở giao dịch CK London. Các mậu dịch thị trường cũng lần lượt đc hình thành tại Pháp, Đức và Bắc Âu.

Sự phát triển của thị trường ngày càng mạnh cả về số lượng và chất lượng với số thành viên tham gia đông đảo với nhiều nội dung khác nhau.

Quá trình các giao dịch CK diễn ra và hình thành như vậy một cách tự phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây Âu và các nước Bắc Mỹ.

Các phương thức giao dịch ban đầu đc diễn ra ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng.

- Cho đến 1921, ở Mỹ, khu chự ngoài trời đc chuyển vào trong nhà, Sở giao dịch CK đc chính thức thành lập.

- Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, khoa học và kĩ thuật, các phương thức giao dịch CK cũng đc cải tiến theo tốc độ, khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch.

Cho đến nay, trên thế giới có khoảng 160 Sở giao dịch CK phân bố trên khắp các châu lục, bao gồm cả các nước phát triển ở khu vực Đông Nam Á vào những năm 1960, 1970 và những nước như Ba Lan, Hungari, Séc, Nga, TQ vào những năm 1990...

- Qua trình hình thành và phát triển thị trường CK cho thấy giai đoạn đầu thị trường CK phát triển một cách tự nhiên với sự tham gia của các nhà đầu cơ. Dần dần mới có sự tham gia của công chúng đầu tư. Khi phát triển đến mức độ nhất định, thị trường bắt đầu phát sinh những trục trặc dẫn đến phải thành lập các cơ quan quản lý NN và hình thành hệ thống pháp lý để điều chỉnh hoạt động của thị trường.

 Định nghĩa:

Thị trường CK là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, là nơi diễn ra các hoạt động phát hành và mua bán các loại CK nhằm huy động những nguồn vốn dư thừa thành các nguồn vốn lớn và dài hạn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và nhà nước để phát triển sản xuất, kinh tế, văn hoá và xã hội.

2. Chức năng:

1.0. Huy động vốn đtư cho nền ktế:

TTCK cung cấp phương tiện huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư cho các tổ chức phát hành sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất mới...

Chức năng này đc thực hiện khi cty phát hành CK và công chúng mua CK. Khi các nhà đtư mua CK do các cty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ đc đưa vào hoạt động sản xuất KD, góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, chính phủ và chính quyền các địa phương cũng đã huy động đc các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đtư phát triển hạ tầng ktế, phục vụ cho nhu cầu chung của XH.

2.0. Cung cấp môi trg đtư cho công chúng:

Các loại CK khác nhau về tính chất, thời hạn, khả năng đưa lại lợi tức và mức độ rủi ro => cho phép các nhà đtư cs thể lựa chọn CK phù hợp với khả năng, sở thik và mục đích của mình.

=> TTCK có tác dụng quan trọng trong việc khuyến khích tiết kiệm đầu tư.

3.0. Tạo tính thanh khoản cho các loại CK:

Nhờ TTCK, các nhà đtư có thể chuyển đổi CK của họ thành tiền mặt hoặc các loại CK khác khi họ muốn.

Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các CK là chức năng quan trọng đảm bảo cho TTCK hoạt động một cách năng động, có hiệu quả => và theo đó lại càng nâng cao tính thanh khoản của CK giao dịch trên thị trường.

4.0. Đánh já giá trị của các DN và tình hình của nền kinh tế quốc dân:

TTCK là nơi đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền ktế một cách tổng hợp và chính xác thông qua các chỉ số giá CK trên thị trường.

5.0. Tạo môi trg giúp CP thực hiện các chính sách ktế vĩ mô:

Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền ktế một cách nhạy bén, chính xác. Giá cả CK tăng cho thấy đtư đang mở rộng, nền ktế tăng trưởng và ngược lại.

Thông qua TTCK, chính phủ có thể mua và bán trái phiếu CP để tạo nguồn thu bù đắp cho thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Đồng thời, CP cũng có thể áp dụng 1số biện pháp, chính sách tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển can đối của nền ktế.

3. Nguyên tắc hoạt động: (tr 19-21)

3.1. Nguyên tắc cạnh tranh tự do:

- Các nhà phát hành tự do cạnh tranh với nhau để bán CK của mình cho các nhà đầu tư.

- Các nhà đtư tự do cạnh tranh với nhau để lựa chọn CK mà họ muốn đtư, để tìm kiếm cho mình mức lợi nhuận cao nhất.

3.2. Nguyên tắc công khai:

Các thông tin liên quan đến sự thay đổi giá cả của CK cần phải công khai cung cấp cho các nhà đtư nhằm tạo cho họ cơ hội đtư như nhau, đồng thời là biện pháp quan trọng để ngăn chặn các hvi gian lận trong kinh doanh CK, lũng đoạn thị trường.

Các thông tin đc công khai qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các cty CK và các tổ chức có liên quan.

3.3. Nguyên tắc trung jan mua bán:

Các giao dịch đc thực hiện thông qua các tổ chức trung gian để đảm bảo cho các loại CK giao dịch là CK hợp pháp, tránh giả mạo, lừa đảo.

Các cty CK, bằng việc thực hiện nghiệp vụ của mình đảm nhận vai trò trung gian cho cung và cầu CK gặp nhau.

3.4. Nguyên tắc đấu giá:

Ntắc đấu giá dựa trên MQH cung cầu trên thị trưởng quyết định.

- Căn cứ vào hình thức đấu giá có các loại đấu giá sau:

+ Đấu giá trực tiếp: các nhà đtư trực tiếp gặp nhau thông qua người trung gian tại quầy giao dịch để thương lượng giá.

+ Đấu giá gián tiếp: Việc thương lượng giá đc thực hiện gián tiếp thông qua hệ thống điện thoại và mạng máy tính.

+ Đấu giá tự động: đấu giá qua mạng máy tính nối giữa máy chủ của Sở giao dịch với hệ thống máy của các cty CK thành viên, các lệnh mua bán đc truềyn đến máy chủ, máy chủ tự dộng khớp các lệnh mua bán có giá phù hợp và thông báo kết quả cho những cty CK có các lệnh đặt hàng đc thực hiện.

- Căn cứ vào phương thức đấu giá có các loại đấu giá sau:

+ Đấu giá định kỳ: tập hợp và khớp các lệnh giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, tìm ra giá để tại đó khối lượng giao dịch đc thực hiện nhiều nhất. Giá đó gọi là giá thực hiện hay giá yết.

+ đấu giá liên tục: việc mua bán CK đc tiến hành liên tục bằng cách khớp các lệnh ngay khi có các lệnh giao dịch có thể phối hợp đc với nhau.

@@@ Lưu ý: TTCK bao gồm nhiều bộ phận nhỏ khác nhau (TT sơ cấp và TT thứ cấp) nên các ntắc này đc áp dụng khác nhau dối với các bộ phận đó.

4. Các chủ thể tham gia TTCK: (tr 21-39)

4.1. Nhà fát hành (tổ chức phát hành):

Là các tổ chức cần vốn và thực hiện huy động vốn thông qua TTCK.

Là người cung cấp CK - hàng hoá cho TTCK.

Gồm:

- CP và chính quyền địa phương => phát hành trái phiếu CP, trái phiếu địa phương.

- Doanh nghiệp: phát hành cổ fiếu và trái fiếu DN.

- Các tổ chức tài chính: phát hành các công cụ tài chính như trái fiếu, chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt dộng của họ.

4.2. Nhà đầu tư

Là người thực sự mua bán CK trên TTCK nhằm mục đích thu lời.

- Nhà đtư cá nhân: là những cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán CK trên TTCK để kiếm lời.

Có hai bộ phận các nhà đtư cá nhân có thái dộ khác nhau đối với rủi ro:

+ Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro: luôn nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận thu đc, thường đtư vào các loại CK có mức độ rủi ro cao nhưng khả năng thu lợi nhuận lớn.

+ Nhà đầu tư ko chấp nhận rủi ro: tìm mọi cách để giảm rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận từ các loại CK ít rủi ro => thường là các nhà đtư nhỏ.

- Nhà đtư có tổ chức:

Là các tổ chức thường xuyên mua bán CK với số lượng lớn trên TTCK. Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đtư.

Gồm:

+ Các cty đtư: vừa là tổ chức phát hành CK, vừa đtư CK.

+ Các cty bảo hiểm: đóng vai trò cung ứng tài chính quan trọng cho TTCK. Ngoài mục đích nhân đạo (huy động sự đóng góp của nhiều người để bồi thường cho mỗi người), các cty BH còn đảm nhiệm chức năng môi giới tài chính quan trọng.

+ Các quỹ hưu trí và quỹ BHXH khác:

Các khoản vốn dự trữ của các tổ chức này có thể đc các nhà quản lý đtư vào CK mà cụ thể là các trái fiếu có độ an toàn cao.

+ Các cty tài chính: các cty tài chính ngoài nhiệm vụ huy động tài chính cho các cty mẹ, còn có thể sử dụng nguồn vốn của mình để đtư vào CK nhằm mục đích thu lợi.

- Bên cạnh đó, các cty CK và các Ngân hàng thương mại cũng có thể trở thành nhà đầu tư chuyên ngiệp khi họ mua bán CK cho chính mình.

4.3. Các tổ chức kinh doanh trên TTCK:

• Cty CK:

- Vai trò:

+ Vai trò huy động vốn: các cty CK thường đảm nhận vai trò này qua các hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới CK.

+ Vai trò hình thành giá cả CK: thông qua việc xác định và tư vấn cho các tổ chức fát hành mức giá fát hành hợp lý đối với các CK trong đợt phát hành (đối với thị trường sơ cấp) và thông qua việc giúp các nhà đtư đánh giá đúng thực tế, chính xác về giá trị các khoản đầu tư của mình (đối với thị trường thứ cấp).

+ Vai trò thực thi tính hoán tệ của CK: các cty CK giúp các nhà đtư đc chuyển tiền mặt thành CK và ngược lại trong môi trg đtư ổn định.

+ Vai trò tư vấn đtư: các cty CK nghiên cứu thị trường rồi tư vấn, cung cấp các thông tin đó cho các cty và các nhà đtư. Dịch vụ tư vấn có thể bao gồm: thu thập thông tin phục vụ cho mục đích của khách hàng; cung cấp thông tin về các khả năng đtư cũng như triển vọng của các khoản đtư đó trong tương lai; cung cấp thông tin về chính sách tài chính tiền tệ của CP có liên quan đến khoản đtư mà khách hàng đang cân nhắc.

• Ngân hàng thương mại:

Trên thế giới có hai kiểu mẫu NHTM hoạt động trong lĩnh vực KDCK:

+ Kiểu "Ngân hàng đa năng" (ko tách biệt giữa công nghiệp ngân hàng và công nghhiệp CK) như Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Đức.

+ Kiểu 2: có sự tách biệt pháp lý giữa công nghiệp ngân hàng và công nghiệp CK, như ở Mỹ, Nhật

4.4. Các tổ chức có liên quan đến thị trg ck:

- Cơ quan quản lý nhà nước đối với TTCK: (UBCK nhà nước)

- Sở GDCK (luôn luôn là pháp nhân): thực hiện việc tổ chức GDCK, ban hành các quy định điều chỉnh hạt động GDCK (phải phù hợp với PL và quy định của UBCK).

- Hiệp hội các nhà KDCK: là tổ chức của các cty CK và một số thành viên khác => đc thành lập nhằm bảo vệ lợi ích của các cty thành viên và cho toàn ngành CK nói chung.

- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ CK: nhận lưu giữ và bảo quản các CK của khách hàng và tiến hành nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các GDCK.

- Cty dịch vụ máy tính CK: cung cấp hệ thống máy tính với các chương trình để thông qua đó có thể thực hiện các GDCK một cách chính xác, nhanh chóng.

- Các tổ chức tài trợ CK: cho vay tiền để mua CK, cho vay CK để bán trong các giao dịch bảo chứng....

- Cty đánh giá hệ số tín nhiệm: chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi của các cty phát hành CK đối với một đợt phát hành cụ thể dưới dạng hệ số tín nhiệm.

5. Đặc trưng của TTCK:

- TTCK ko tồn tại độc lập (do TTCK là biểu hiện ra bên ngoài của thị trường vốn)  TTCK rất nhạy cảm với các biến động của nền ktế XH.

- TTCK ko thể thiếu các chủ thể trung gian.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ttck