KNGT 05

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng biết kỹ năng 

mềm là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng 

ta.

Nó bao gồm 25 kỹ năng cơ bản sau :

1.Kỹ năng giao tiếp (Oral/soken communication skills) 

2. Kỹ năng viết (Written communication skills) 

3. Sự trung thực (Honesty) 

4. Làm việc theo nhóm (Teamwork/collaboration skills) 

5. Sự chủ động (Self-motivation/initiative) 

6. Lòng tin cậy (Work ethic/dependability) 

7. Khả năng tập trung (Critical thinking) 

8. Giải quyết khủng hoảng (Rik-taking skills) 

9. Tính linh hoạt, thích ứng (Flexibility/adaptability) 

10. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills) 

11. Khả năng kết nối (Interpersonal skills) 

12. Chịu được áp lực công việc (Working under pressure) 

13. Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills) 

14. Tư duy sáng tạo (Creativity) 

15. Kỹ năng gây ảnh hưởng (Influencing skills) 

16. Kỹ năng nghiên cứu (Research skills) 

17. Tổ chức (Organization skills) 

18. Giải quyết vấn đề (Problem-solving skills) 

19. Nắm chắc về đa dạng văn hoá (Multicultural skills) 

20. Kỹ năng sử dụng máy tính (Computer skills) 

21. Tinh thần học hỏi (Academic/learning skills) 

22. Định hướng chi tiết công việc (Detail orientation) 

23. Kỹ năng định lượng (Quantiative skills) 

24. Kỹ năng đào tạo, truyền thụ (Teaching/training skills) 

25. Kỹ năng quản lý thời gian (Time managenmen skills)

[KN GIAO TIẾP] Thuật Nói Chuyện

Thuật Nói Chuyện

Nói trước công chúng là một "việc không dễ" đối với tất cả chúng ta. Nhất là trong các hoạt dộng Đoàn, Hội các bạn phải tỏ ra mình là một người tự tin và có sức thuyết phục đối với mọi người. Lần lược mình sẽ giới thiệu cho các bạn tham khảo một số kỹ năng trong hoạt động Đoàn, hội. Hy vọng dây sẽ là những tư liệu bổ ích cho các bạn.

1. Đặt vấn đề:

Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, cùng với các loại hình truyền thông khác, "môn nói" ngày càng đóng vai tró tích cực. Muốn thuyết phục các bạn trẻ và công chúng nói chung, muốn truyền đạt các quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, chủ trương công tác của Đoàn, Hội, mỗi cán bộ Đoàn trường học bên cạnh việc biết viết và biết tổ chức các họat động, cần phải biết nói, hơn nữa cần biết nói hay, nói giỏi.

Nói trước công chúng là một nghệ thuật có những qui tắc riêng. Biết tuân thủ những qui tắc ấy và kiên trì tập luyện thì ai cũng có thể thu được kết qủa mong muốn.

Nói trước công chúng có nhiều hình thức khác nhau:

+ Phát biểu ý kiến ngắn trước tập thể.

+ Tranh luận, thảo luận.

+ Trình bày nội dung của một văn kiện, một chủ trương công tác.

+ Nói chuyện thời sự, nói chuyện chuyên đề.

+ Giảng bài...

Tuy nhiên, về mục đích thì lại thống nhất. Ai cũng muốn làm cho người khác hiểu ý mình, đồng ý tán thành ý kiến của mình, chăm chú lắng nghe và khen ngợi mình về sự sâu sắc của nội dung, về tài thuyết khách, tài hùng biện, khả năng dí dỏm, tính trí tuệ, tính lôgic, hệ thống của bài nói, bài phát biểu...

Dưới đây là một hệ thống các qui tắc, đòi hỏi mỗi cán bộ Đoàn, Hội muốn thành công, muốn nâng cao tay nghề trong việc thu phục các bạn trẻ qua ngôn ngữ Nói, cần phải cố công rèn luyện và tuân thủ.

2. Những qui tắc mang tính kỹ năng:

Qui tắc 1: Rèn luyện sự tự tin vào chính bản thân mình.

Tự mình phán xét hay nhờ bạn thân nhận xét về khả năng thầm kín của bạn.

Tăng cường quan hệ với những người tin bạn, tin ở sự thành công, tránh xa những kẻ hoài nghi, dèm pha.

+ Tập nói thường xuyên, lúc đầu nói ít, nói ngắn, sau quen dần sẽ nói nhiều hơn trong khoảng thời gian dài hơn.

+ Nhớ kỹ câu này:" Tập đi rồi hãy tập chạy". Thành công được một vài lần, sau rất dễ thành công.

+ Tìm thêm động lực bằng sự khích lệ của bạn bè.

+ Luôn luôn yêu cái thật, cái đẹp, cái tốt.

+ Nhớ rằng người nghe vốn sẵn có thiện cảm với diễn giải.

+ Đừng để ý nhiều dến dư luận. Biết dư luận để sửa các khuyết tật của mình là cần thiết, song từ đó lại kém tự tin, rụt rè thì rất có hại. Nên hiểu rằng: dư luận cũng có khi sai, chân lí không phải bao giờ cũng thuộc về số đông.

Qui tắc 2: Cần tuân thủ các bước khi chuẩn bị bài nói (diễn văn, bài nói chuyện, chuyên đề...):

+ Chọn đề tài mà bạn thấy thích thú và muốn nói trước công chúng.

+ Luôn nhớ tính nhất quán của vấn đề định trình bày, tìm mọi cách để đạt tới mục tiêu chính của đề tài.

+ Lập đề cương sơ bộ, bao gồm những ý chính cần nói.

+ Tìm ý phụ và các tư liệu bằng cách trả lời bảy câu hỏi sau đây: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bằng cách nào? Tại sao? Ra sao? Khi nào?

+ Ghi chép ngay những ý mới xuất hiện trong đầu bạn.

+ Sắp xếp các ý một cách rõ ràng, rành mạch.

+ Lựa chọn nhiều chứng cớ, thí dụ minh họa cho sinh động.

+ Phải biết tự hạn chế. Khi nào bỏ đi năm, sáu ý, chỉ giữ lại ba bốn ý mà không thấy tiếc thì bài nói của bạn mới có hy vọng hấp dẫn người nghe.

-Sắp xếp các ý phụ theo bố cục của các ý chính và có mối liên hệ tự nhiên với nhau.

Qui tắc 3: Rèn luyện trí nhớ.

Soạn xong đề cương bài nói chuyện, bạn cần nhẩm lại, tốt nhất là trong khung cảnh thiên nhiên (vườn hoa, công viên, bờ hồ...)

Lập đi lập lại bài diễn văn trong khi đợi xe, hay đi dạo chơi... có thể nói thành tiếng trong phòng riêng.

Cố gắng không viết lại toàn bộ bài diễn văn, nếu phải viết thì không nên học thuộc lòng. Chỉ nên ghi lại những ý dễ quên qua các lần lặp lại.

Muốn nhớ được lâu cần phải:

+ Tập chú ý nhận xét tinh tế sâu sắc.

+ Tìm các ý độc đáo, khác thường.

+ Lật đi lật lại vấn đề.

+ Công thức hóa các ý.

Ví dụ: Công thức đưa đất nước tiến lên ở các nước phát triển, dựa vào tiềm năng của lớp trẻ: 3 chữ I( Imitate, Intiative, Innovation) nghĩa là bắt chước, cải tiến và cải tổ.

Công thức 5 chữ M do các nhà giáo dục học thế giới tổng kết trong việc định hướng giáo dục thanh thiếu nhi (Man, Machine, Manager, Money, Marketing) nghĩa là trong thời đại ngày nay cần tạo điều kiện để lớp trẻ tự khẳng định mình, tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, trở thành người tự tổ chưc cuộc sống của chính mình, biết kiếm tiền một cách chính đáng và dùng tiền hợp lý, biết tiếp cận với thị trường, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.

Qui tắc 4:Vạn sự khởi đầu nan.

Khúc dạo đầu là hết sức quan trọng. Bạn phải người nge chú ý tới bạn, có thiện cảm với bạn ngay từ đầu buổi nói chuyện qua phong thái tự tin, cởi mở và chân thành. Hết sức tránh thái độ trịnh trọng giả tạo và suồng sã quá mức.

Những điều nên tránh:

+ Nếu bạn không có tài khôi hài thì đừng cố làm cho người nghe cười. Bạn sẽ thất bại.

+ Đừng dùng lời lẽ sáo rỗng để vào đề.

+ Không mở đầu bằng 1 lời xin lỗi giả dối.

Những phương pháp vào đề cụ thể nên áp dụng

+ Mở đầu bằng 1 câu chuyện (chuyện cổ tích, chuyện đời thường . . . )

+ Dẫn lời một danh nhân nào đó, dẫn tục ngữ, ca dao . . .

+ Đặt 1 số câu hơi xoay quanh đề tài.

+ Làm 1 điệu bộ gì khác thường hoặc trình bày sự thực dưới một hình thức mới mẻ.

+ Tự giới thiệu mình với những người nghe chưa quen biết.

Quy tắc 5: "Diễn giảng là làm sống lại một đề tài"

Lời lẽ phải rõ ràng, sáng ý, có mối liên hệ tự nhiên giữa các ý. Đừng lý thuyết nhiều quá.

Có nhiều phép lập luận (quy nạp, diễn dịch, phân tích - tổng hợp, so sánh . . .). Tuy nhiên bạn nên tránh:

+ Chưa định nghĩa rõ ràng đã lập luận.

+ Định nghĩa sai.

+ Lấy một trường hợp cá biệt để khái quát thành cái phổ biến.

+ Nhầm lẫn nguyên nhân với kết quả, nguyên nhân với điều kiện, nguyên nhân và nguyên cớ, khả năng và hiện thực, bản chất và hiện tượng, nội dung với hình thức, cái tất nhiên với cái ngẫu nhiên . . .

+ Vướng vào vòng luẩn, tự mâu thuẩn với chính mình.

Có nhiều cách phản bác ý kiến của người khác để bênh vực cho quan niệm của bạn:

+ Tìm ra mâu thuẩn trong cách lập luận của họ.

+ Đưa ra những tài liệu thực tiễn để chứng minh tính sai lầm trong quan niệm của họ (vì thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý), hoặc chỉ ra tính không đáng tin của những tư liệu mà họ dùng.

+ Chỉ ra tính chủ quan, phiến diện trong quan niệm của họ. Nếu đó là những thành kiến, định kiến thì cách tốt nhất là sử dụng các "phản ví dụ" để bác bỏ.

+ Đối với những lời lẽ mỉa mai, châm chọc thì tốt nhất là nên làm và tiếp tục trình bày vấn đề của mình.

Qui tắc 6: Không nên coi thường đoạn kết.

Nên viết trước và học thuộc lòng 2, 3 lối kết cấu để tùy cảm xúc tâm lý của người nghe mà dùng cho thích hợp.

Những lối kết thông dụng:

+ Tóm tắt ý trong bài nói chuyện, gọn nhưng không thiếu.

+ Kết thông qua những lời khuyên mang tính tâm lý, bằng triết lý của cuộc sống đời thường, dễ gây ấn tượng.

+ Khuyến khích người nghe hành động.

+ Đặt một vài câu hỏi, nêu một số vấn đề để người nghe tiếp tục suy nghĩ, tự tìm câu trả lời.

Qui tắc 7: Ý tứ rõ ràng, lời lẽ khúc chiết là tiền đề của thành công.

Muốn cho ý tứ được rõ ràng, sáng rõ bạn phải:

+ Thấu hiểu vấn đề.

+ Không bao giờ xa đề.

+ Biết tự kiềm chế, chỉ nói những điều quan trọng nhất.

+ Không lý thuyết viển vông mà nên đưa ra nhiều ví dụ, nhiều chứng cớ để minh họa.

+ Tránh thói mơ hồ.

Muốn cho lời lẽ được khúc chiết, bạn phải:

+ Không dùng những câu dài quá.

+ Không dùng những điển tích mà nhiều người chưa quen.

+ Tránh dùng danh từ chuyên môn qúa hẹp và những từ mới chưa thông dụng. Nếu bắt buộc phải dùng các loại từ trên thì nên giảng cho ngươì nghe hiểu nghĩa.

+ Giản dị và tự nhiên trong lời nói (không cầu kỳ, hoa mỹ, song cũng không được thô lỗ).

+ Không dùng những câu tối nghĩa như: "Tôi cần nó hơn anh".

Chỉ khi nào người nghe "trông thấy" được những ý của bạn thì mới hiểu ró được ý ấy. Muốn vậy bạn phải:

+ Thường xuyên so sánh, đối chiếu, ví von.

+ Dùng nhiều hình ảnh.

+ Dùng sơ đồ, bảng thống kê, hình vẽ (nếu có thể được).

Lựa chọn cách lập luận và diễn giải phù hợp với trình độ hiểu biết của số đông người nghe.

Nếu có thể được thì tập trình bày trước cho các bạn thân, bạn đồng nghiệp để họ góp ý kiến cho những câu, những đọan cần sửa.

Qui tắc 8: Khắc sâu những ấn tượng khó quên vào đầu óc, tâm trí người nghe.

Trình bày rõ ràng, sáng rõ một chân lí chưa đủ, phải làm cho bài nói chuyện của mình thực sự thú vị, hấp dẫn, kích thích người nghe. Muốn vậy bạn nên theo các cách dưới đây:

Kể một chuyện lạ (mẫu chuyện vui) có liên hệ với đời sống hàng ngày của người nghe, gắn chặt vơí đề tài.

Dùng càng nhiều hình ảnh càng tốt.

Làm cho các con số trở nên "biết nói", đổi những con số thành những vật có thể thấy được.

Nêu ra dồn dập các sự kiện hay dồn dập các câu hỏi. 

Khéo dẫn lời các danh nhân (đưa vào những chỗ thích hợp để có thêm sức nặng cho lập luận).

Tuỳ trường hợp mà áp dụng: khen trước chê sau (nếu muốn chê), chê trước khen sau nếu muốn khen. Có khi chê để mà khen và khen để mà chê.

Khi cần thiết có thể dùng cách nói cực đoan hóa, tuyệt đối hoá.

Để tập trung sự chú ý, có thể dùng cách nói lửng (ở những chổ mà dường như độc giả có thể đoán được ý tiếp theo).

Tóm lại, sự bất thường luôn luôn được ngưới nghe chú ý tới. Tạo ra tình huống bình thường nhưng nêu cách giải quyết bất thường cũng là cách thu phục nhân tâm tốt nhất.

Qui tắc 9: Nắm vững tâm lý người khác.

Bạn phải chú ý đến đặc điểm tâm lý từng đối tượng. Thanh niên học sinh sinh viên đầy mơ mộng, sách vở nhưng cũng rất thực tế đầy năng động, ham hiểu biết, muốn tự khẳng định mình không thích trịnh trọng, dài dòng, vì vậy bài nói chuyện cần dí dỏm súc tích đi sâu vào đời sống của họ.

Qui tắc 10: Hướng người nghe tới hành động thực tế.

Mục đích cao nhất trong cuộc sống con người không phải là sự hiểu biết mà là sự hành động.

Muốn vậy phải làm cho người nghe hiểu bạn và tin bạn.

+ Trước hết cần hướng người nghe tới cái Thật cái Tốt, cái Đẹp; căm ghét cái Giả, cái Xấu, cái Ác.

+ Đừng để cho người nghe phải mất thì giờ vì những lý thuyết viễn vông xa thực tế.

+ Bản thân mình phải thực sự tin vào những điều mình sẽ nói cho người khác. Lòng thành thật là khởi điểm của niềm tin.

+ Tự đặt mình vào vị trí người nghe họ sẽ có thiện cảm hơn với bạn.

+ Khiêm tốn cũng là đức tính quan trọng nhất, từ đó có thể thu phục người nghe.

Là học sinh, sinh viên ai cũng ước mơ, khao khát phấn đấu để học tập và rèn luyện tốt, ham học hỏi những điều mới lạ và quan tâm tới tương lai sau này. Trong bài nói chuyện của mình, bạn nên chỉ cho người ta thấy nếu hành động đúng thì sẽ có được các lợi ích đó .

Quy tắc 11: Phải làm cho vốn từ của bạn thật phong phú, cần thuộc nhiều danh ngôn và thành ngữ, tục ngữ, đến mức khi cần ta có thể huy động được ngay, lời lẽ trong sáng.

Sưu tầm các từ đồng nghĩa, phản nghĩa .

Sưu tầm các danh ngôn cho từng lĩnh vực .

Chọn lọc các thành ngữ, tục ngữ ngắn gọn (" Không thầy đố mày làm nên", "Học thầy không tày học bạn", "Đi một ngày đàng học một sàng khôn"...).

Học ở các diễn giả có tài, các nhà hùng biện nổi tiếng.

Hết sức tránh các lỗi thông thường: nói ngọng, nói lắp, nói những câu vô nghĩa, không hiểu rõ nghĩa của từ cũng dùng, nêu không đúng chổ, hành văn theo tư duy ngôn ngữ nước ngoài, thêm những trợ từ vào đầu mỗi câu ("tức là ", "nói chung".. .).

Quy tắc 12: Những việc cần làm khi bước lên diễn đàn.

Mỉm cười, bước khoan thai, đầu hơi ngửng lên, ngực hướng về phía trước .

Nếu còn hồi hộp thì thở mạnh, đưa mắt tìm người quen trong phòng .

Tránh nói đều đều, cần lúc mạnh, lúc nhẹ, lúc nhanh, lúc chậm. Nghỉ một chút, trước và sau các ý quan trọng .

Phải nhìn thẳng vào người nghe để nói với họ, tránh nhìn xuống nền, nhìn lên trần nhà hoặc nhìn ra cửa...

Khi thấy có người buồn ngủ, bạn phải nói to hơn, hăng hái hơn và nên xen vào một vài chuyện vui .

Điệu bộ phải tự nhiên, không nên bắt chước ai. Vấn đề điệu bộ thế nào là tùy thuộc vào cảm xúc của bạn (vui, buồn, giận...).

Bỏ những tật xấu: mân mê cúc áo, đưa tay gãi đầu, xỏ tay vào túi quần, sửa kính.

Đừng tỏ ra rụt rè, có thể vung tay hợp lý, có thể ngồi nếu thấy mỏi. . .

Tâm đắc với đề tài đã chọn, tôn trọng người nghe và nêu đúng tâm lý trẻ trung ham hiểu biết, nhạy cảm... của các bạn học sinh, sinh viên, đó là tiền đề của thành công .

Kỹ năng nói chuyện trước đám đông 

Ông bà ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Xem ra lời nói có vẻ là thứ "rẻ" nhất mà ai cũng có và có thể sử dụng. Và điều đó gần như là đúng hoàn toàn. Nếu bạn ra ngoài đường thì đâu đâu cũng thấy nói chuyện, cửa hàng thì có người mua kẻ bán nói chuyện, trong quán nước thì từng đôi, từng nhóm nói chuyện…. Thế nhưng đó là khi tất cả mọi người cùng nói, bạn nói, tôi nói tất cả chúng ta cùng nói, thật đơn giản. Còn bây giờ khi mà trước mặt bạn là hàng trăm con mắt đổ dồn vào bạn, một bầu không khí im phăng phắc, tất cả mọi người đều chờ để nghe bạn nói. Vâng, lúc này chỉ có một mình bạn nói mà thôi. Liệu bạn có còn thấy lời nói lúc này thật rẻ, và cần là sử dụng ngay được không? 

Tôi dám cam đoan với bạn rằng, khi phải đặt mình vào tình thế này, không ít người mặt đỏ tía tai, người run lẩy bẩy, nói lắp bắp. Đó là triệu chứng của căn bệnh “ngại tiếp xúc”. Tại sao vậy nhỉ? Khi tất cả mọi người đều nói, ta cũng nói, thì lời nói của chúng ta cũng chỉ có giá trị như lời nói của tất cả mọi người, sai cũng chả sao. Nhưng bây giờ, tất cả mọi người đều chờ để được nghe bạn nói. Thì lời nói của bạn lúc này có giá trị lắm, chắc chắn là nó cao hơn mọi người khác. Vì họ phải im lặng để nghe bạn nói cơ mà. Mà đã hơn người thì phải thật hoàn hảo, nói năng trôi chảy, nội dung hay, dễ hiểu,… nhưng khổ nỗi là từ bé đến giờ có mấy ai được đi học môn “nói trước đám đông” hay chỉ tự rèn rũa trong cuộc sống. Mà phàm đã việc gì làm mà chưa có một sự chuẩn bị kỹ càng thì đều tạo cho ta cảm giác bồn chồn bất an hết cả.

Do vậy, bài viết này mình đưa lên cho mọi người, hy vọng với một số đầu mục này có thể giúp bạn bớt được phần nào cảm giác căng thẳng trong lần diễn thuyết tới đây.

1. Trừ khi bạn là một nhà diễn thuyết nổi tiếng, chí ít cũng là cỡ quốc gia, còn lại, không ai quá kỳ vọng vào một bài phát biểu quá trơn tru, hoàn hảo từ bạn đâu. 

Thật sự ra mà nói thế nào là một bài phát biểu hoàn hảo theo đúng nghĩa thì đến giờ mình cũng không biết chính xác. Các bạn cứ thử nghĩ mà xem, ngay cả đến những tác phẩm bất hủ của các đại thi hào mà vẫn luôn có các nhà phê bình tác phẩm tìm ra được điểm chưa đạt ở góc độ này hoặc góc độ khác đấy thôi. Mà xin lưu ý mọi người, là một tác phẩm văn học đã phải trải qua rất nhiều bản nháp, nhiều đêm suy nghĩ của tác giả mới thành. Viết sai lại sửa, thế mà còn không hoàn hảo. Thì nói gì đến chuyện nói ra. Làm sao tránh được những sai sót cho dù bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu. Hơn nữa là tâm lý của người đi nghe bạn nói là họ quan tâm nhất đến nội dung bài diễn thuyết của bạn. Đó mới là điều khiến họ tới nghe bạn nói. Chứ không ai mất công đến chỉ để nghe bạn nói trơn tru, không ngấp ứ mà nội dung lại chẳng có gì cả.

Do vậy nếu đã có một nội dung tốt thì bạn hãy cố gắng diễn đạt nó một cách đơn giản, trực tiếp chứ đừng cố tìm những mỹ từ trau truốt. Vì khi tìm kiếm bạn sẽ lại thấy không biết từ nào là hợp lý thích hợp, từ đó tạo ra cảm giác bất an, rất dễ suy nghĩ mọi người sẽ chê bai về từ ngữ đó. Và kết quả của sự căng thẳng sẽ làm bạn mất tự tin và hạn chế khả năng của bạn, đồng thời lấy mất cơ hội để bạn đưa ra những ý tưởng hay. (Nó có thể bất chợt tới do những yếu tố tác động trong buổi diễn thuyết mà bạn chỉ có thể biết sau khi diễn thuyết, không có sự chuẩn bị nào cho cơ hội đó đâu). 

2. Đừng tự hỏi mình “có nên nói như thế hay không?” 

Mình xin phép lấy một ví dụ có tính chất tương đồng cho dễ hiểu. Đó là câu chuyện “môn học tập làm văn ở trường học vậy”, không có một thầy cô giáo dạy văn nào lại khuyên bạn rằng viết trước bài ở nhà rồi học thuộc đi. Đến giờ kiểm tra chỉ viết ra thôi. Chắc chắn là không. Mà các thầy cô luôn nói rằng, các em về nhà tìm dẫn chứng để trích dẫn vào bài viết, hình thành và nắm chắc dàn ý đại cương, nội dung chính của bài viết.

Việc diễn thuyết cũng vậy thôi. Sẽ không có bài diễn thuyết nào lại chuẩn 100% y chang so với bài chuẩn bị cả. Có thể lúc tập ở nhà bạn nói như thế này, nhưng chắc chắn nó sẽ không được lặp lại y nguyên lúc bạn nói trước đám đông đâu. Đơn giản là vì “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” đâu bạn ạ. Nắm chắc được các ý chính cần trình bày cho bài diễn thuyết sẽ giúp bạn tổ chức tốt bài nói và định trước những câu hỏi mọi người có thể đặt ra cho bạn.

3. Chuẩn bị phong cách nói cho bản thân. 

Tức là đối với mỗi buổi diễn thuyết, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn nên tuân theo tiêu chuẩn chung về lối trình bày. Cái này thường đã có sẵn bạn chỉ cần tìm hiểu và áp dụng theo là được. Ví dụ như, trong buổi bảo vệ tốt nghiệp của bạn, bài luận văn có các chương mục nhỏ. Bạn có thể nói theo mẫu như : Bây giờ tôi xin giới thiệu đến chương hai…, chuyển qua vấn đề x, y ,…” Có một khung phù hợp với nội dung bài nói, sẽ giúp bạn có cách trình bày mạch lạc hơn. 

4. Hãy chú ý tới giọng nói, nhịp thở và tư thế của bạn. 

Như vậy là đã xong nội dung, giờ chúng ta cũng nên chăm chút một chút cho mặt hình thức của mình trước đám đông. Tùy vào từng nội dung, bạn nên sử dụng giọng nói nhẹ nhàng ở đoạn nào, những đoạn nào trọng tâm, bạn có thể nói to hơn một chút, giọng chắc khỏe hơn một chút tạo sự chú ý của mọi người. (Cũng giống như trong văn viết chỗ nào bạn quan tâm thì viết đậm lên hoặc gạch chân vậy). Cơ thể nên thả lỏng thật thoải mái. Vì có thể bài nói của bạn sẽ kéo dài hơn bạn tưởng, một vị trí đứng và một tư thế hợp lý sẽ giúp bạn đỡ mệt, giữ được sự tập trung trong suốt buổi đối thoại của mình với mọi người.

5. Chú ý tới các nguyên nhân gây khiến cho bạn thiếu tự tin trước mặt mọi người. 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mất bình tĩnh mà tôi cũng không biết hết và không thể đề cập hết trong bài viết này. Có thể là do di truyền, giáo dục, văn hóa của từng người, mỗi người lại có một lý do khác nhau. Do vậy về việc này, chỉ có một lời khuyên nho nhỏ tới mọi người là khi đã biết được nguyên nhân rồi, thì hãy bớt chút thời gian để rèn luyện cải thiện bản thân mình. Bạn có thể tự giả định tình huống rồi tự mình tìm cách giải quyết, như vậy khi gặp ngoài việc thật bạn cũng không đến mức “lạc vào đảo hoang”.

6. Nắm lấy tất cả cơ hội được nói. 

Chắc các bạn ai cũng đồng ý với mình rằng “trăm hay không bằng tay quen”. Đọc sách nhiều mà không bắt tay vào làm thử thì cũng như không. Hãy tận dụng mọi cơ hội có thể như trong cuộc họp gia đình, trò chuyện với bạn bè,….., để tập cho mình cách phát biểu và làm quen với những tình huống bất ngờ xảy ra khi mọi người chất vấn bạn hoặc giả dụ bạn có quên mất điều mình định nói thì phải làm sao.

(Sưu tầm)

 [KN GIAO TIẾP] Thuật nói chuyện và những câu chuyện có thật

Tục ngữ nói: “Liệu cơm gắp mắm “ Câu nói này rất có ý nghĩa, ý muốn nói là dù làm bất cứ việc gì cũng đều phải quan sát đối tượng. Thực ra, nói chuyện cũng như vậy. Đối với những người khác nhau cũng phải dùng những cách nói chuyện hay các kĩ xảo nói chuyện khác nhau. Nội dung phần “Đi đường vòng“ giới thiệu là nên khuyên nhủ những người luôn kiêng kỵ lại cố chấp bảo thủ, khăng khăng giữ ý kiến của mình như thế nào để bạn đạt được mục đích. Phần này cho chúng ta thấy cần phải học tập một số chiến thuật “đánh du kích “ trong binh pháp, tức là bỏ cách tấn công mạnh mẽ trực tiếp, lựa chọn phương thức vu hồi, tung ra những đội kị binh từ cánh bên, từ sau lưng hay từ những phương hướng không lường trước được, để đạt được mục đích giao tiếp. 

Điểm đặc biệt trong chiến lược “xuất kì bất ý “ là ở chỗ nó rất mới mẻ, người bình thường khó mà dự đoán trước. 

Sự vận dụng của phương pháp này có cơ sở vững chắc là phải biết mình biết người, cũng có nghĩa là cần phải có sự hiểu biết tương đối về các mặt của đối tượng nói chuyện, biết được đối phương thích gì. Dưới đây, xin đơn cử ra một vài ví dụ để chứng ninh. 

Điêu Bột dựng cơ đồ qua lời nhục mạ

Điêu Bột là một đại thần nổi tiếng ở nước Tề thời Xuân Thu Chiến Quốc, trước khi trở thành bậc giàu sang, ông chỉ là một tiểu lại bình thường. Ông luôn buồn khổ vì không phát huy được tài năng của mình. Mặc dù nói là người tài gặp bất hạnh, song ông không hề sa sút ý chí, luôn sẵn sàng tư thế chờ đợi cơ hội trổ hết tài nghệ. 

Cuối cùng cơ hội cũng đã đến. Lúc đó, danh tướng nước Tề là Điền Đơn do nhiều lần lập được chiến công nên được vua Tề phong làm An Bình Quân. Cũng chính vì Điền Đơn biết kính trọng các bậc kẻ sĩ, hiền tài, tính tình khiêm tốn nên mọi người đều rất sùng kính ông. Nhưng Điêu Bột thì không, ông vẫn khác hẳn mọi người, tỏ ra chẳng giống ai để gợi sự chú ý của Điền Đơn. Thế là ông liền cố ý phỉ báng Điền Đơn trước mặt mọi người: “Điền Đơn cũng chỉ là một kẻ tiểu nhân mà thôi, sao đáng được mọi người sùng kính như vậy?“ Đương nhiên, ông biết rằng con người khiêm tốn như Điền Đơn sẽ không làm khó dễ cho ông, ông cũng biết rõ nhất định Điền Đơn sẽ chú ý đến lời nói của ông. 

Quả nhiên sau khi An Bình Quân Điền Đơn được biết có người phỉ báng mình, liền sai người đi mời kẻ nói xấu là Điêu Bột đến, còn mở tiệc khoản đãi Điêu Bột. Sau đó, Điền Đơn hết sức thành khẩn thỉnh giáo Điêu Bột: “Xin tiên sinh hãy chỉ rõ những khuyết điểm của ta để ta sửa chữa. Được như vậy ta rất cám ơn. “ Và rồi chính những lời của Điêu Bột càng khiến ông cảm thấy bất ngờ. Điêu Bột đã nói như sau: “Mặc dù chó của Đạo Chích sủa bừa cả Quang Thuấn sáng suốt, song không phải con chó cho rằng Quang Thuấn hèn mọn còn Đạo Chích cao quý, mà vì bản tính của con chó là sủa bất cứ ai, trừ chủ nó. Ví như Trương Tam là người có đạo đức, Lí Tứ là kẻ thiếu đạo đức, song nếu Trương Tam và Lí Tứ đánh nhau, chó của Lí Tứ chắc chắn sẽ lao vào cắn Trương Tam chứ không bao giờ cắn Lí Tứ. Thế nhưng nếu con chó này rời xa kẻ vô đạo đức để trở thành chó của người hiền đức, thì con chó này không chỉ đi cắn chân người khác đơn giản như thế nữa.“ 

Lẽ nào Điền Đơn không hiểu rõ đạo lí trong lời nói của Điêu Bột. Lập tức, Điêu Bột được Điền Đơn coi là tâm phúc của mình; tiến cử lên Tề Tương Vương và đã được Tề Tương Vương trọng dụng. 

Rõ ràng Điêu Bột đã nhờ hành động mắng chửi này mà đạt được mục đích của mình. 

Ưu Mạnh đóng kịch

Ưu Mạnh là một trọng thần của Sở Trang Vương thời Chiến Quốc. Có lần Ưu Mạnh ra ngoài thành thăm bạn bè, trên đường đi bỗng gặp con trai của Tôn Thúc Ngao, một vị lệnh quân đã quá cố, ông thấy người con trai đó rách rưới, gánh một gánh củi vào chợ bán. Trong lòng Ưu Mạnh không khỏi buồn bã xót xa. Tôn Thúc Ngao, người đảm nhiệm chức lệnh quân trước kia, chỉ vì dốc hết tâm lực lo mọi việc cho nước Sở quá vất vả nên mắc bệnh, phải rời bỏ cõi trần quá sớm. Sau khi ông chết đi, muôn dân đều rơi lệ, Sở Vương cũng đau buồn khóc thầm. Nhưng hiện nay, con trai của Tôn Thúc Ngao lại sống khổ sở như vậy, thật không công bằng. Ưu Mạnh cảm thấy cần phải làm gì đó cho con cháu của Tôn Thúc Ngao. 

Sau khi trở về kinh thành, Ưu Mạnh liền sai người may một bộ áo mũ mà trước đây Tôn Thúc Ngao thường mặc, rồi ông mặc vào, dành thời gian nghiên cứu về giọng nói, nét mặt, nụ cười và dáng vẻ năm xưa của Tôn Thúc Ngao. 

Một buổi tối, Sở Vương mở tiệc khoản đãi các quân thần. Khi quan văn quan võ đang cười nói râm ran, vô cùng vui vẻ thì bỗng nhiên có người kinh hãi hét lên: “Lệnh quân Tôn Thúc Ngao đến kìa! “ Mọi người định thần lại nhìn, quả nhiên “Tôn Thúc Ngao“ đang bước chầm chậm đến chỗ Sở Trang Vương. Sở Vương cũng cảm thấy người vừa đến đúng là Tôn Thúc Ngao. Một lát sau, Tôn Thúc Ngao đến trước mặt Sở Trang Vương, cung kính hành lễ quân thần trước Sở Vương và chúc phúc Sở Vương: “Thần Tôn Thúc Ngao kính chúc đại vương vạn thọ vô cương “. 

Sở Trang Vương vội đứng dậy, nắm lấy tay Tôn Thúc Ngao, vừa khóc vừa cười nói: “Tôn ái khanh, xin hãy đứng lên, thì ra khanh vẫn còn sống, khanh đã làm ta chẳng muốn sống nữa.“ Các quan lại thấy vậy, ai nấy cũng rất xúc động. 

Ưu Mạnh thấy Sở Trang Vương quả thật đã coi mình là Tôn Thúc Ngao, liền vội vã nói “Thưa đại vương, thần là Ưu Mạnh thần đến đây để diễn kịch cho người xem? “ 

Sau khi Sở Trang Vương tỉnh táo lại, ông liền hỏi Ưu Mạnh vì sao muốn hoá trang thành Tôn Thúc Ngao, Ưu Mạnh trả lời rằng: “Bẩm đại vương, Tôn Thúc Ngao vì sự hưng thịnh của nước Sở đã hết lòng tận tuỵ, hi sinh vì hậu thế. Song đại vương thật chóng quên. ông ta chết đi, người đã quên hẳn ông ấy rồi. Vợ con ông ta hiện nay cảnh ngộ thật thê lương, ngày nào cũng lên núi kiếm củi bán, sống qua ngày đoạn tháng.“ 

Tiếp đó Ưu Mạnh hát lên : “Tham quan nên làm, tiền đầy xâu, thóc đầy kho. 

Quan thanh liêm không nên làm, con cháu đói, áo quần rách rưới, kiếm củi sống qua ngày. “ 

Sở Trang Vương có vẻ áy náy hổ thẹn, ông nói với Ưu Mạnh: “Dụng ý của ái khanh nay quả nhân đã hiểu. Quả nhân đã biết mình sai rồi? “ 

Thế là Sở Trang Vương lập tức cho triệu kiến con trai của Tôn Thúc Ngao, giữ anh ta lại kinh thành làm quan và phong cho một toà thành ấp. Nhưng con trai của Tôn Thúc Ngao lại tuân theo di ngôn của cha, khéo léo cảm tạ và từ chối ý tốt của Sở Trang Vương, anh chỉ xin Sở Trang Vương ban cho mình một mảnh đất hoang để đưa mẹ già và người nhà đến khai hoang trồng lúa. 

Có thể nói, việc Ưu Mạnh đóng kịch để xin ban thưởng cho con trai của Tôn Thúc Ngao khiến mọi người bất ngờ: Một là đã trực tiếp xin thưởng cho con trai của Tôn Thất Ngao, người khác có thể sẽ lấy lí do là con trai của ông ta không có công lao nên không được bổng lộc để từ chối. Hai là, qua việc mô phỏng giọng nói, nét mặt của Tôn Thúc Ngao, ông đã gợi lại sự nhớ nhung của Sở Vương với Tôn Thúc Ngao để đạt được mục đích là xin cho con trai của Tôn Thúc Ngao. Ưu Mạnh đã rất hiểu quy luật “yêu nhau yêu cả tông ti họ hàng “. Có thể thấy, quả là Ưu Mạnh đã thông qua hai điều đó mà bất ngờ tấn công, dựa vào sự hiểu biết của ông với Sở vương mà đạt được mục đích của mình. 

Thành Cát Tư Hãn khéo đua ngựa

Thành Cát Tư Hãn, con người cả đời được ông trời ưu ái không phải là một kẻ võ biền mà là một thiên tài quân sự mưu lược và rất giỏi dùng quân kị. Tư chất thiên bẩm đánh bất ngờ của ông được thể hiện khá đầy đủ trong câu chuyện đua ngựa dưới đây. 

Vào một ngày năm 1174 Công nguyên, trên cao nguyên Mông Cổ bao la tươi đẹp đang diễn ra cuộc đua ngựa rất đặc biệt: tay đua nào đến đích cuối cùng mới được thưởng. Đây là một cuộc đua ngựa lạ lùng do cha của Tư Hãn tổ chức để chúc mừng thắng lợi lớn trong một trận chiến mà ông giành được. 

Các tay đua, ai nấy đều cưỡi ngựa rất chậm chạp, cuộc đua đã diễn ra được một lúc, tay đua xa nhất cũng chỉ vừa qua vạch xuất phát, người cưỡi gần nhất vẫn còn trên vạch xuất phát, có người còn lùi lại sau vạch xuất phát. 

Thấy mặt trời đã ngả về tây mà cuộc đua khó có thể kết thúc được, những người đến xem đều không kiên nhẫn được nữa, cha của Thành Cát Tư Hãn cũng hối hận lẽ ra không nên mở cuộc đua độc đáo này. Song lời của bậc đại trượng phu đã nói ra không thể dễ dàng thay đổi. Phải làm thế nào để nhanh chóng kết thúc cuộc đua lạ lùng lãng phí thời gian này? Cha của Thành Cát Tư Hãn hỏi ý kiến khắp các quần thần song vẫn không có được kế sách nào. Cha Thành Cát Tư Hãn đành phải sai người truyền chỉ dụ: “Ai có cách nào nhanh chóng kết thúc cuộc đua ngựa sẽ được trọng thưởng nhưng vẫn không được thay đổi điều kiện từ trước của cuộc đua - người nào cưỡi ngựa chậm nhất mới giành chiến thắng. “ 

Mọi người đều vắt óc suy nghĩ song vẫn chưa tìm ra kế sách nào hay. Đâu ngờ Thành Cát Tư Hãn lúc đó mới 12 tuổi đã biết chuyện về cuộc thi này. Cậu hết sức nhanh trí đã nghĩ ra một kế. Cậu liền đến trước mặt cha nói diệu kế: “Phụ vương, để nhanh chóng kết thúc cuộc thi này đơn giản người chỉ cần cho các kỵ sĩ đổi ngựa cho nhau là được. “ 

Cha Thành Cát Tư Hãn rất mừng, ông lập tức truyền lệnh theo như kế của Thành Cát Tư Hãn, cho các đấu sĩ đổi ngựa cho nhau, Trương Tam cưỡi ngựa của Lí Tứ, Lí Tứ cưỡi ngựa của Vương Ngũ, Vương Ngũ cưỡi ngựa của Trần Lục, ... Song sự thắng bại của cuộc đua lại tính theo con ngựa. Như vậy mỗi kỵ sĩ đều muốn con ngựa của người khác mà mình đang cưỡi sẽ phi nhanh nhất để không thể giành phần thắng, còn ngựa của mình rớt lại phía sau, từ đó mà giành thắng lợi. Như vậy đã phá tan được cục diện bế tắc lúc trước và rất nhanh chóng cuộc đua ngựa được kết thúc. 

Thành Cát Tư Hãn đã dựa vào chiến lược đánh bất ngờ của mình mà liên tiếp giành được thắng lợi trong lĩnh vực quân sự, những thắng lợi này là cơ sở vững chắc cho việc lập nên vương triều Đại Nguyên. 

Tô Tần khéo nói đoạt lại thành trì

Tô Tần là một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng thời Chiến Quốc, là một nhân vật tiêu biểu của những người tung hoành ngang dọc. Vào năm Yên Chiêu Vương thứ nhất, ông đến nước Yên, phục vụ cho Yên Chiêu Vương, về sau, ông nhiều lần được cử đến nước Tề, giả vờ xin phục vụ Tề vương, thực chất là gián điệp cho nước Yên. 

Có lần, khi Tô Tần từ nước Tề trở về nước Yên, đúng lúc quân Tề đến tấn công nước Yên với quy mô lớn và đã chiếm được 10 thành trì của nước Yên. Yên Vương hỏi Tô Tần có thể đòi được 10 toà thành trì đó lại không? Tô Tần lập tức nhận lời đi ngay. 

Thành trì đã bị quân Tề chiếm mất, bây giờ đòi lại mà chẳng có điều kiện gì, điều này đâu phải là dễ dàng. Sau một hồi suy nghĩ cuối cùng Tô Tần đã tìm ra một kế sách vẹn toàn, sau đó ông nhận lời đến nước Tề. Khi gặp mặt Tề Vương lúc thì ông vái mấy chặp tỏ ý chúc mừng, lúc thì ông lại ngẩng lên nhìn trời, vô cùng lo lắng. Tề Vương đã rất ngạc nhiên trước hành động bất ngờ của ông, hỏi: “Ngươi lúc vui lúc buồn, lúc thì chúc mừng lúc thì đau khổ, rối cuộc là có ý gì? “ 

Tô Tần trả lời rằng: “Lần này đại vương mở rộng lãnh thổ, quả là rất đáng chúc mừng. Thế nhưng sinh mệnh của nước Tề cũng kết thúc ở đây.“ 

Tề Vương cảm thấy rất kinh ngạc trước lời nói bất ngờ của ông, liền hỏi lại ông ta: “Tại sao ta không thấy có tai hoạ diệt vong gì?“ Tô Tần không trả lời: “Xin bệ hạ cho phép thần được nói, thần nghe nói dù người có đói thoi thóp còn chút hơi tàn cũng không bao giờ ăn hạt ô đầu (một loại cỏ độc), bởi vì nếu ăn càng nhiều thì cũng chết càng nhanh. Mặc dù hiện nay nước Yên còn yếu nhỏ, song Yên Vương lại là cơn rể của Tần Vương, vậy mà đại vương lại đoạt 10 toà thành của nước Yên, đến giờ vẫn chưa trao trả, từ nay về sau, người đã trở thành kẻ thù của nước Tần hùng mạnh rồi. Bởi vì đánh chó phải ngó mặt chủ, huống hồ Yên Vương lại là con rể Tần Vương. Xem ra người chỉ giành được món lợi nhỏ nhưng đã đối địch với nước Tần, đó chẳng phải là cũng ngu xuẩn như kẻ đói khát ăn hạt ô đầu đó sao? Hơn nữa, nếu đại vương vẫn tiếp tục chiếm những thành trì này thì sẽ khiến cho một nước Yên yếu ớt cũng đứng dậy phản kháng, đến lúc đó thì nước Tề có lợi ích gì đây? “ 

Tề Vương nghe xong, mặt mày biến sắc, vội hỏi: “Vậy quả nhân nên làm thế nào? “ 

Tô Tần thấy sắp đạt được mục đích, bèn nói tiếp: “Thần nghe nói các bậc thánh nhân thời xưa luôn biết chuyển hoạ thành phúc, biến thất bại thành thành công. Thần nghĩ kế hiện nay tốt nhất là trả lại 10 toà thành trì đó cho nước Yên, cử người sang nhận lỗi với Tần Vương. Như vậy, nhất định Tần Vương sẽ vô cùng vui mừng tự nhiên sẽ tha thứ cho nước Tề. Hơn nữa, nước Yên không mất chút sức lực nào mà có thể thu về 10 toà thành trì, họ cũng sẽ hết sức vui mừng và vô cùng cảm ơn ân đức của đại vương. Thế là, đại vương và Túc Địch đã gạt bỏ được mối hiềm khích cũ, lại hữu hảo với nhau, kết giao được với bạn mới, sao đại vương không vui vẻ thực hiện đi? Đại vương có được hai người bạn, danh tiếng về một vị vua nhân nghĩa sẽ truyền khắp thiên hạ, lúc đó, nếu đại vương ban bố lệnh trong thiên hạ, thì làm gì có kẻ nào dám không tuân lệnh người?” 

Tề Vương cảm thấy lời của Tô Tần rất có lí, thế là ông liền trao trả toàn bộ 10 toà thành cho nước Yên. Tô Tần đã hoàn thành nhiệm vụ Yên Vương giao cho một cách thuận lợi. 

Thông qua hành động bất ngờ thoắt vui thoắt buồn, vừa chúc mừng vừa đau khổ, ngay từ đầu, Tô Tần đã thu hút sự chú ý của Tề Vương, điều khiến sự chú ý của Tề Vương, ông đã dưa ra một điều kiện tâm lí vô cùng vững chắc để sau này ông bàn luận chuyện lợi hại được mất và các biện pháp giải quyết với Tề Vương, khiến cho Tề Vương phải “ngoan ngoãn “ đi theo dòng suy nghĩ của mình, rồi bất ngờ đã mắc lừa Tô Tần. 

Naponeon giả vờ tạo đối thủ

Khi vận dụng lối đánh bất ngờ, điểm mấu chốt trong chiến lược đi đường vòng chính là phải dùng phương pháp khiến đối phương không lường trước được, làm cho đối phương không tài nào ngăn nổi, như vậy ta mới có thể đạt được mục đích của mình. 

Có thể nói, Naponeon là một thiên tài quân sự, chiến thuật “đánh du kích“ của ông luôn khiến người khác phải trầm trồ khen ngợi, sau đây xin hãy xem một câu chuyện viết về Naponeon. 

Một hôm, các bậc nhân sĩ nổi tiếng nước Pháp đã tập trung tại toà thị chính Paris, lớn tiếng bàn luận về những sự việc kì lạ trong xã hội thượng lưu. Là một nhân vật làm mưa làm gió trong giới quân sự, Naponeon hết sức sôi nối, từng hành động từng lời nói của ông ta đều được các thân sĩ các thục nữ vô cùng quan tâm. 

Bỗng nhiên, Naponeon giơ ly rượu sâm panh lên, hướng về các vị khách quý hỏi đầy thâm ý: “Hiện nay, Pháp đang đánh với liên quân Nga, Áo, các vị thử đoán xem ai là viên tướng dũng mãnh, đa mưu túc trí nhất trong quân đội nước Áo, kẻ nào sẽ là địch thủ mạnh nhất của nước ta. Vị nào nói đúng, tôi xin chịu phạt hết cốc sâm- panh này. “ 

Mọi người suy đoán một lúc, song chẳng ai đoán đúng. Cuối cùng, Naponeon mỉm cười nói: “Để tôi nói cho các vị biết, người đó Provela tướng lĩnh quân đội Áo, ông ta có thể được xem là một thiên tài quân sự văn thao võ lược. Chỉ có ông ta mới xứng là đối thủ của chúng ta. Mặc dù các vị không nói đúng tên người đó, song tôi vẫn rất thích uống li sâm panh này. “ 

Những lời nói trong buổi tiệc rất nhanh chóng được gián điệp báo cáo với hoàng đế nước Áo. Vua nước Áo rất vui mừng, trong lòng ngầm đoán: Nếu chẳng phải là lời nói mà tay Naponeon đó buột ra sau khi uống rượu thì e rằng ta đã mai một một tướng lĩnh thiên tài, nhất định phải trọng dụng tướng quân Provela mới được. 

Trong cuộc chiến tranh Pháp - Áo sau này, Provela, vị tướng đảm nhiệm trọng trách cùng toàn bộ quân tinh nhuệ nước Áo do ông cầm đầu, đã trở thành tù binh của Naponeon. Provela đã vô cùng ủ ê thất vọng hỏi Naponeon: “ Không biết ai đã bảo với hoàng đế của chúng tôi trọng dụng tôi, nếu không, tôi đâu có trở thành tù binh của tướng quân?“. “Người đó là tôi“, Naponeon mỉm cười trả lời: “Provela, thực ra anh đâu có xứng là đối thủ của Naponeon ta. Mặc dù anh bất tài, song kẻ bất tài hơn chính là vua của các anh. Tôi cố ý ngợi ca anh, ông ta lại gửi gắm toàn bộ hi vọng vào anh. Hoàng đế của các anh quả là ngu dốt chẳng ai bằng.“ 

Tuyệt chiêu xin việc của Douglas

Trong cuộc sống hiện thực, những ví dụ về việc dựa vào tuyệt chiêu “đánh bất ngờ” để giành thắng lợi có thể nói là kể ra không hết. Cái mà Douglas đã dựa vào lối đánh bất ngờ để giành lấy chính là lời mời của toà báo vốn đầy ắp nhân tài. 

Douglas sắp tốt nghiệp đại học, anh đang phải đối mặt với áp lực tìm việc làm. Tìm một công việc bình thường đã khó, anh ta lại muốn vào một toà báo đã rất đông nhân tài - điều này đâu có thể coi là dễ dàng? 

Anh ta đã nghĩ rất nhiều và thấy rằng không thể đi xin việc như lệ thường được, không thể chỉ đưa sơ yếu lí lịch, nói vài câu, nếu người ta không cần thì thôi. Nhất định phải khiến cho toà báo tiếp nhận mình. Thế là, anh đã nghĩ ra một biện pháp tuyệt vời. 

Hôm đó, Douglas bước vào phòng làm việc của giám đốc toà báo; người mà anh ngưỡng mộ đã lâu. Anh ta cười tít mắt hỏi vị giám đốc: “Ngài giám đốc, ở đây các ông có cần một người biên dịch giỏi không? Tôi đã tốt nghiệp đại học, hơn nữa tôi đã từng làm biên dịch cho tờ học báo của trường đại học 3 năm rồi. Anh vừa nói vừa đưa ra tài liệu chứng minh, đồng thời còn rút ra một số tạp chí do anh chủ biên từ tập tài liệu đem theo mình. 

Giám đốc đưa mắt nhìn anh ta, sau đó chậm rãi nói: “Ở đây chúng tôi đã đủ nhân viên rồi, không cần biên dịch viên “. “Vậy thì phóng viên vậy? Khi học đại học, tôi đã từng có nhiều bài trên những báo chí quan trọng.“ Anh ta vội đưa ra một sấp báo đã được cắt. “Phóng viên chúng tôi cũng có quá nhiều rồi.“ Vị giám đốc mỉm cười từ chối. “Vậy còn công nhân sắp chữ thì sao?“ “Cũng không cần. Chúng tôi không thiếu người. Ngày nào cũng có người đến tìm tôi xin việc, thật bực mình quá”. Vẻ mặt vị giám đốc trở nên ngạo mạn. 

Bỗng nhiên, Douglas bật cười, vị giám đốc nhìn anh ta đầy thắc mắc, chỉ thấy Douglas vẫn đang tiếp tục lấy ra cái gì đó “Thưa ngài giám đốc, nhất định các ngài sẽ cần cái này. “ Nói xong, Douglas lôi một mảnh gỗ từ trong ba lô ra, trên mảnh gỗ có viết 6 chữ lớn: “Tạm thời không tuyển nhân viên.“ 

Vị giám đốc bất giác ngỡ ngàng, trong lòng thầm nghĩ: “Anh chàng này đầu óc thật phong phú. Quả thực những người đến đây xin việc khiến mình mệt bù cả đầu, làm mình phải trả lời phát mệt ra, quả thật mình cần tấm gỗ này.“ Thế là ông giám đốc vui vẻ nói với Douglas: “Anh bạn trẻ, anh thật thông minh, xem ra toà báo còn thiếu một nhân tài như anh. Anh đã được chọn vào“. 

Douglas vui mừng nói: “Ngài giám đốc, ngày mai, tôi sẽ làm một tấm biển quảng cáo lớn như vầy, treo trên cửa toà báo. Như vậy thì chẳng bao giờ có người đến đây làm phiền ngài nữa.“ 

Giám đốc gật đầu tỏ ý khen ngợi. 

Nếu muốn thuyết phục những người ngu dốt, chậm chạp, cố chấp, bảo thủ thì không được áp dụng biện pháp cứng rắn mà nên khéo léo đặt ra một số vấn đề. Trước hết hãy làm rối loạn đội hình thế trận của họ, sau đó mới có thể giải quyết vũ trang tâm lí của đối phương. Thực ra, những người cố chấp bảo thủ đó thường là những người hay nói “không“, vì thế nếu thuyết phục anh ta, trước hết để cho anh ta thoải mái trong lòng, khi anh ta nói “không“ thì tư tưởng đã ngầm bắc một cây cầu nối với từ “có“.Vì vậy nên đưa ra một số vấn đề để ban đầu đối phương cho rằng không có gì quan trọng cả, khiến anh ta hình thành trạng thái phản xạ trả lời là “có“.

Michelangelo khéo hỏi khó Giáo hoàng

Michelangelo là một bậc thầy nghệ thuật nổi tiếng ở Itali. Một lần, ông đã nhận lời mời của Giáo hoàng đến đại sảnh của toà thánh vẽ một bức tranh sơn dầu lớn (Adam và Eva). Michelangelo vô cùng coi thường những giáo lí tôn giáo, ông quyết định sẽ gây khó dễ cho Giáo hoàng, thế là ông liền đưa ra một số câu hỏi để Giáo hoàng trả lời. 

“Adam là do Thượng đế sáng tạo ra phải không?“ Michelangelo hỏi. 

“Đúng vậy“, Giáo hoàng trả lời: “Trong kinh thánh cũng nói như vậy.“ 

“Có phải Thượng đế dựa theo hình tượng của mình mà sáng tạo ra Adam?“ Michelangelo lại hỏi. 

“Đúng“, Giáo hoàng trả lời. 

“Có phải loài người do Adam và Eva sinh ra không?“ Michelangelo vẫn tiếp tục điềm nhiên hỏi. 

“Đúng vậy“, Giáo hoàng kiên nhẫn trả lời. 

“Loài người có rốn phải không?“ Michelangelo vẫn hỏi tiếp. 

“Đúng vậy“, Giáo hoàng không hiểu tại sao một bậc thầy nghệ thuật lại có nhiều câu hỏi như vậy, điều khiến ông không thể lường được chính là câu hỏi kì quái dưới đây của Michelangelo. 

“Vậy Adam có rốn không?“ 

Giáo hoàng líu lưỡi nói không ra lời, ông không biết nên trả lời thế nào. 

Vấn đề này thực khó trả lời. Theo cách nói trong “kinh thánh“, bởi loài người do Adam và Eva sinh ra, loài người có rốn thì ông tổ Adam của họ chắc chắn cũng sẽ có. Nhưng nếu như Adam có rốn thì Thượng Đế cũng phải có rốn. Bởi vì Adam được tạo ra theo hình tượng của Thượng Đế. Nhưng như vậy thì xuất hiện một mâu thuẫn: Thượng đế cần rốn để làm gì? Thượng đế là đức chúa tối cao tạo ra muôn loài, lẽ nào ông lại do một vật nào đó mang thai sinh ra sao? Song nếu cho rằng Adam có rốn mà Thượng Đế không có thì điều này đã trái với giáo lí Cơ Đốc là Thượng đế tạo ra Adam theo hình tượng chính mình, đây là điều mà giáo lí đạo Cơ Đốc không thể nào tha thứ được. Những câu hỏi khéo của Michelangelo đã đưa Giáo hoàng đến chỗ tiến thoái lưỡng nan. “Một bậc Giáo hoàng như ông mà không thể trả lời câu hỏi: “Adam có rốn không?“ của tôi thì làm sao tôi có thể vẽ bức tranh sơn dầu “Adam và Eva“ được. Xem ra chỉ còn cách tìm một bộ quần áo để che phủ bức tượng đó thôi. 

Người bán hàng phá tan cục diện bế tắc bằng cách khéo đặt câu hỏi dẫn dắt

Trong các hoạt động buôn bán thương mại, biện pháp được vận dụng nhiều nhất chính là cách khéo léo đưa ra câu hỏi dụ đối phương vào tròng. Nói chung, một người bán hàng thông minh khi giới thiệu sản phẩm của mình sẽ luôn vừa nói về ý tưởng chủ đạo của mình vừa đưa ra câu hỏi, để dẫn dắt khách hàng, tìm cách để đối phương trả lời khẳng định, từ đó dụ khách hàng đưa ra quyết định có lợi cho người bán hàng. 

Trong lần hội đàm với giám đốc, người bán hàng đã áp dụng biện pháp đưa ra câu hỏi để dẫn dắt đối phương như sau: 

Người bán hàng: Tôi cho rằng phải kinh doanh đúng cách mới kiếm được lợi nhuận, theo ông điều đó đúng không ? 

Giám đốc: Đúng, rõ ràng kinh doanh là quan trọng nhất. 

Người bán hàng: Một số sáng kiến của các chuyên gia phải chăng cũng có ích để giành lợi nhuận? 

Giám đốc: Anh nói rất đúng. Quả thực là sáng kiến của các chuyên gia có thể đem đến khoản doanh lợi. 

Người bán hàng: Không biết là đề nghị lần trước của chúng tôi có giúp ích gì với ông không? 

Giám đốc: Quả là giúp ích chúng tôi rất nhiều, xin cám ơn các anh! 

Người bán hàng: Ông thật khách sáo quá, việc đưa ra những ý kiến có lợi cho khách hàng cũng là trách nhiệm của chúng tôi. Không biết ông có cho rằng đổi mới kĩ thuật cũng có lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá không? 

Giám đốc : Anh nói rất đúng. Có thể thấy là rất có lợi. 

Người bán hàng: Nếu như chúng tôi tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến bao bì thì có lợi cho việc tiêu thụ trên thị trường không? 

Giám đốc: Điều này thì khỏi cần phải nói cũng rõ là có! 

Thông qua những câu hỏi dẫn dắt này, người bán hàng đã khiến khách hàng chọn mua sản phẩm của mình thật là đơn giản. Đương nhiên, những người sáng suốt chỉ cần xem qua là biết ngay cách này thích hợp vận dụng cho những bạn hàng cũ. 

Đối với những bạn hàng cũ hiểu sai về sản phẩm của mình thì cũng có thể vận dụng cách hỏi dẫn dắt này, tuyệt đối không nên hỏi ngay vào vấn đề chính để khỏi dẫn đến cục diện bế tắc. Trong ví dụ điển hình dưới đây, người bán hàng đã vận dụng thành công phương thức này để thoát khỏi cục diện bế tắc. 

Một lần, một nhân viên bán hàng của công ty thiết bị điện đã tìm gặp một bạn hàng cũ để giới thiệu những động cơ điện kiểu mới. Khi vừa đến đơn vị đó, vị tổng công trình sư của đơn vị này đã trách người bán hàng: “Anh có biết là tôi không hài lòng với sản phẩm của các anh đưa ra lần trước không, anh còn muốn chúng tôi mắc lừa lần nữa sao?“ 

Thì ra, đơn vị này cho rằng những mô tơ mà họ mua trước đây đã phát nhiệt quá tiêu chuẩn bình thường. Người bán hàng biết rằng nếu chỉ tranh luận đơn thuần là không hề vượt quá tiêu chuẩn thì không được, vì vậy anh ta quyết định đưa câu hỏi dẫn dắt đối phương để khiến đối phương trả lời là “đúng“. Thế là anh liền cố ý nói: “Đúng, tôi có thể hiểu được suy nghĩ của các anh. Nếu như tôi đã mua những mô tơ phát nhiệt quá lớn, chắc chắn tôi cũng sẽ muốn trả lại hàng, tôi tin là anh cũng nghĩ như vậy?“ 

“Đương nhiên rồi“. Câu trả lời của vị tổng công trình sư không nằm ngoài dự đoán của người bán hàng. 

“Ồ mô tơ thì có thể phát nhiệt nhưng anh không muốn lượng nhiệt của nó vượt quá tiêu chuẩn quy định của hiệp hội điện công toàn quốc, đúng không?“ 

“Anh nói rất đúng.“ Tổng công trình sư đáp. 

Người bán hàng lại hỏi: “Theo tiêu chuẩn, nhiệt mô tơ có thể cao hơn 72“ so với nhiệt độ trong phòng, tôi nói không sai chứ? “ 

“Quả đúng vậy“, vị tổng công trình sư trả lời, “nhưng số mô tơ anh bán lần trước đã cao hơn rất nhiều.“ 

Người bán hàng không hề có bất cứ phản bác gì, anh vẫn tiếp tục nói tiếp: “Nhiệt độ bên trong phân xưởng của các anh là bao nhiêu .“ 

“Khoảng 75 độ“, vị tổng công trình sư trả lời, dường như có chút thắc mắc người bán hàng hỏi điều này để làm gì? 

Người bán hàng tiếp tục nói: “Nhiệt độ trong phân xưởng là 75 độ cộng thêm 72 độ chênh lệch cần có, tổng cộng là 147 độ“. Nếu như anh nhúng tay vào trong nước, liệu tay anh có bị bỏng không? “ 

Vị tổng công trình sư đành phải gật đầu nói đúng. 

Người bán hàng tiếp tục an ủi anh ta: “Anh yên tâm, những mô tơ đó phát nhiệt là hoàn toàn bình thường.“ 

Tự nhiên, sau khi xoá bỏ hết vũ trang tâm lí của người tổng công trình sư, việc buôn bán những mô tơ mới này cũng rất dễ dàng. 

Trương tướng quân đã bộc bạch nỗi lòng

Phương pháp quanh co vòng vo còn bao gồm cách nói vòng vo bên ngoài, nói đi nói lại những điều gần với tư tưởng chủ đề, để có thể dẫn dắt đối phương tiến sâu vào trong, xoá bỏ tâm lí đề phòng cảnh giác. Xin mời hãy xem ông Trương Tử Cát vận dụng phương pháp này như thế nào để biết được nội tâm sâu kín của tướng quân Trương Trị Trung. 

Đầu mùa hè năm 1945, Tân Cương ở vào thế bị tấn công cả trong lẫn ngoài, tình hình vô cùng nghiêm trọng. Chu Thiệu Lương, trưởng tư lệnh chiến khu 8 phe Quốc Dân Đảng trấn giữ ở Định Hoá (nay là thành phố Urumuxi) đã cấp báo cho Tưởng Giới Thạch xin cứu viện. Tưởng Giới Thạch liền lệnh cho tướng quân Trương Trị Trung đến giúp Chu Thiệu Lương. Thế là tướng quân Trương Trị Trung từ Trùng Khánh phải bay về Định Hoá. Trương Tử Cát, một nhân viên thân cận của tướng quân Trương Trị Trung vô cùng quan tâm đến tâm trạng phức tạp của Trương Trị Trung. Nhưng Trương Trị Trung luôn rất kín đáo, trên đường chỉ lặng lẽ trầm ngâm. Như vậy, làm thế nào mới có thể khiến ông ta mở lời đây? Chỉ có thể thông qua lời nói của ông thì mới suy đoán được những tâm tư tình cảm trong cõi lòng ông, Trương Tử Cát đã sử dụng biện pháp quanh co vòng vo này, cuối cùng đã khiến ông bộc bạch nỗi lòng, mở được cánh cửa tâm hồn luôn khép kín của ông. 

Vừa bắt đầu nói chuyện, Trương Tử Cát liền trực tiếp hỏi những câu thăm dò tâm trạng phức tạp của Trương tướng quân. 

Trương tướng quân không trả lời, (xem ra nếu hỏi trực tiếp thì không xong) liền hỏi lại Trương Tử Cát: “Anh muốn tìm hiểu tâm lí của tôi? “ 

Trương Tử Cát trả lời rằng: “Không phải tôi đã nói về hoài bão lớn lao của mình hay sao? Sau này tôi sẽ viết cuốn. “Truyện về tướng quân Trương Văn Bạch“ ( thay đổi góc độ rất tự nhiên, không để lại chút vết tích nào hết ). Vì vậy, tôi cần tìm hiểu cõi lòng tướng quân lúc này, điều này quả rất có giá trị đối với tôi. “ 

“Đáng tiếc là trong bộ não của tôi không có được nhiều tế bào văn vẻ như anh.“ Trương tướng quân chẳng mảy may rung động, ông vẫn không muốn giãi bày suy nghĩ của mình . 

“Thế nhưng ở bên cạnh ông lâu như vậy, tôi hiểu rằng ông là người rất hiểu về văn học. Ông đã đọc rất nhiều các sách cổ, tình cảm dạt dào, rất có tình người. Trong lúc này đây hẳn ông đang xúc động lắm.“ 

“Anh đã biết hết rồi vậy còn hỏi tôi làm gì nữa?“ 

Trương Trị Trung vẫn không chút mềm lòng. Dường như cuộc trò chuyện khó mà đi sâu hơn nữa. Song Trương Tử Cát đã có cách ứng phó của mình. 

“Vậy hãy cho tôi được đoán thử tâm trạng của ông lúc này. (Từ chỗ hỏi về tâm trạng đã chuyển sang góc độ dự đoán tâm trạng. Ông không sợ Trương Trị Trung không chú ý lắng nghe mà Trương Trị Trung sẽ rất tò mò, cũng muốn xem ông ta đoán có đúng không. Chiêu này của Trương Tử Cát quả nhiên rất hữu hiệu.) 

“Ông cứ nói bừa?“ Mặc dù ngoài miệng Trương Trị Trung nói vậy song hai mắt nhìn thẳng Trương Tử Cát dường như đang cổ vũ ông ta đoán. 

Trương Tử Cát liền tiện mồm nói luôn (dường như ông đã có ý như vậy): Khi máy bay bay qua Ngọc Môn, nhất định là ông sẽ suy nghĩ rất nhiều. Nhất định là ông sẽ nghĩ từ khi mở cõi đến nay, tổ tiên của chúng ta đã từng cưỡi lạc đà chở theo tơ lụa, đi qua con đường này đến phương Tây. Nhất định ông sẽ nghĩ từ sự sầm uất và náo nhiệt của con đường tơ lụa, nhất định ông sẽ nghĩ tới cuộc viễn chinh của Thành Cát Tư Hãn.“ 

“Hoàn toàn ngược lại, tôi đâu có nghĩ tới những điều đó!“. Mọi người đều có thói quen này, khi có người hiểu sai về bản thân mình thì luôn không kìm nén nổi mà nói thẳng ra. Trương Trị Trung cũng không ngoại lệ. Như vậy không chỉ phủ định cách nói của người khác mà tự mình đã bộc lộ bản thân. Quả nhiên, Trương Trị Trung không chịu nổi nói: “Bây giờ là lúc nào, tình hình như thế nào. Thời điểm này nguy ngập cấp bách thế nào, thời gian đâu mà tôi nghĩ đến chuyện đó.“ 

Trương Tử Cát làm ra vẻ bỗng nhiên chợt nhớ ra, nói: “Ồ, chắc chắn là ông phải nghĩ vậy chứ. Ông ở trên máy bay, nhìn xuống phía dưới, chắc chắn ông sẽ quan sát kỹ lưỡng dãy Trường Thành ngoằn ngoèo mềm mại và những dãy núi nhấp nhô, trùng điệp. Nhất định ông sẽ cảm thấy đất đai tổ quốc từ trên cao nhìn xuống giống như là một hình địa đồ khổng lồ đang hiện ra trước mắt. Tại đây, tại một vùng Ngọc Môn này, trên mô hình địa đồ đã xuất hiện một khe nứt sâu thẳm...“ 

Bỗng nhiên, Trương Trị Trung không đủ kiên nhẫn nữa nên ngắt lời Trương Tử Cát: “Những kẻ thư sinh như các ông chỉ thích tỉa tót từng câu chữ, song không hề biết đến thực tế, mô hình là gì, khe nứt là gì? Chỉ là khe nứt thôi, các ông thì biết cái gì. Các ông nên biết rằng bây giờ tình hình rất nguy hiểm, sắp phải rời đi rồi!“ Đến đây, Trương tướng quân đã hoàn toàn tham gia vào câu chuyện, bộc bạch hết tâm tư, nói ra toàn bộ suy nghĩ của mình cho Trương Tử Cát. 

Sax thuyết phục Tổng trưởng Mĩ

Điểm mấu chốt của cách nói quanh co vòng vèo chính là phải xoay quanh chủ đề chính, cách nói quanh co chính là phục vụ cho việc hiểu biết rõ hơn chủ đề tư tưởng. Nếu cứ vòng đi vòng lại mà xa rời chủ đề thì sẽ không thể thu được hiệu quả cần thiết. Xin hãy xem Sax đã vận dụng phương pháp này để thuyết phục Tổng thống Roosevelt. 

Sau khi Hitler lên cầm quyền, hắn đã điên cuồng đẩy mạnh thực hiện chủ nghĩa phát xít, chuẩn bị phát động cuộc chiến tranh xâm lược sang các nước khác và bắt tay vào nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân để giết hại tàn khốc nhân dân trong nước, đặc biệt cuộc bức hại tàn sát người Do Thái vô cùng dã man. Rất nhiều nhà khoa học người Do Thái đã phải sống lưu vong ở Mĩ. Trong số những nhà khoa học sống lưu vong này có một nhà khoa học đã từng nghiên cứu vũ khí hạt nhân ở Đức. Ông cùng các đồng nghiệp đã thảo luận với nhau là quyết không tiết lộ bất cứ tin tức gì về sự biến đổi của các hạt nhân cho Hitler. Đồng thời, ông còn động viên nhà vật lí học vĩ đại Einstein viết thư cho Tổng thống Mĩ Roosevelt, đề nghị Tổng thống Rosevelt coi trọng công tác nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử. 

Song phải làm thế nào để bức thư này chuyển được đến tay tổng thống Roosevelt mà lại thuyết phục được ông chấp nhận đề nghị này? Mọi người đều nhất trí cử bạn thân của tổng thống là Alexsander Sax. 

Sax chuyển bức thư của Einstein cho Tổng thống Roosevelt, sau đó ông tuyên đọc giác thư của các nhà khoa học cho Tổng thống. Vị Tổng thống không hiểu những phân tích khoa học trúc trắc đó nên ông chẳng có chút hứng thú nào với đề nghị của nhóm Einstein. Dù Sax cứ nói thao thao bất tuyệt song Tổng thống vẫn không chút rung động thậm chí còn từ chối khéo là: “Những điều ông nói quả thật rất thú vị, song tôi cho rằng nếu chính phủ hiện nay tham dự vào những chuyện này thì e sớm phải bế mạc thôi.“ 

Đương nhiên, câu trả lời của Tổng thống khiến Sax thất vọng. Để xin lỗi, Tổng thống đã mời Sax ngày hôm sau cùng đến ăn sáng với mình. 

Phải làm thế nào mới có thể khiến Tổng thống Roosevelt thực sự coi trọng bức thư của Einstein? Sax đã lao tâm khổ tứ trong suốt một đêm. Cuối cùng, những hoa lửa nhanh trí đã xuất hiện trong đầu ông. 

Buổi sáng ngày hôm sau, Sax nhận lời mời đến nhà Trắng cùng ăn sáng với Tổng thống Roosevelt. Không ngờ, vừa gặp ông, Tổng thống đã nói: “Hôm nay ông không được nói với tôi về bức thư của Einstein, dù chỉ một câu tôi cũng không muốn nghe.“ 

“Được, một câu tôi cũng không nói. Song tôi nói về kết cục trong lịch sử được không?“ Sax hỏi. 

“Chuyện đó thì không có vấn đề gì.“ Roosevelt trả lời. 

“Được, vậy tôi nói một chút về lịch sử nhé.“ Sax nói tiếp “Trong suốt cuộc chiến tranh giữa Anh và Pháp, Nalponeon đệ nhất cầm quyền tại đại lục châu âu đã liên tiếp thất bại ở trên biển. Vào lúc này, một nhà phát minh trẻ tuổi người Mĩ tên là Fulton đến trước mặt vị hoàng đế Pháp đề nghị ông hãy cho chặt bỏ cột buồm trên chiến hạm Pháp, tháo các cánh buồm xuống, lắp thêm máy hơi nước, thay các tấm gỗ trên chiến hạm bằng các tấm thép. Anh ta còn nói như vậy sẽ làm tăng sức đấu của hải quân Pháp. Song hoàng đế Naponeon lại cho rằng sáng kiến của Fulton chỉ là trò đùa, chỉ là chuyện hoang đường vớ vẩn mà thôi. Ông luôn tin chắc nếu tàu thiếu cánh buồm thì không thể chạy được, nếu thay những tấm gỗ bằng những tấm thép thì tàu sẽ chìm mất. Vì thế, ông cho người đuổi Fulton đi. Thưa Tổng thống, nếu lúc đó Naponeon suy nghĩ nghiêm túc về sáng kiến của Fulton thì ông nghĩ kết quả sẽ như thế nào? Ông có tin rằng lịch sử thế giới thế kỉ 19 sẽ được viết lại không?“ Nói xong Sax nhìn thẳng Tổng thống bằng mắt chờ đợi. 

Tổng thống Roosevelt im lặng một lúc, sau đó đứng dậy, nắm lấy tay của Sax và nói: “Ngày hôm nay nên được coi là ngày thắng lợi của ông.“ 

Thế là vào tháng 7 năm 1945, thế giới mới xuất hiện tiếng nổ của quả bom nguyên tử đầu tiên. 

Phương pháp mà Sax sử dụng chính là cách quanh co vòng vo. Bởi vì nếu nói thẳng thì Roosevelt không thấy hứng thú (đặc biệt Roosevelt rất ghét những phân tích khoa học khó hiểu trúc trắc). Vì vậy, Sax phải chuyển sang đề tài lịch sử, nói đến vấn đề Roosevelt hứng thú. Song phải làm thế nào để xoay quanh được chủ đề của mình là khuyên Roosevelt coi trọng lá thư của Einstein? Khi nói về lịch sử lại phải tỏ ra có trình độ, không được nói năng lan man, nói đi nói lại mà mất chú ý và phương hướng của mình. Vì thế, Sax đã lao tâm khổ tứ nghĩ ra một câu chuyện lịch sử tương tự như trường hợp của mình đang thuyết phục Roosevelt, từ đó, Roosevelt đã có sự chuyển biến từ tâm trạng chán ghét bức thư của Einstein sang chấp nhận ý kiến của nhóm Einstein. Sax đã đạt được mục đích thuyết phục của mình. 

Thầy giáo nói khiêu khích học sinh

Phương pháp quanh co vòng vo cũng yêu cầu mọi người phải vận dụng thủ đoạn nói cạnh khoé, mới đầu thì “lượn lờ hai bên“, sau đó mới chuyển sang chủ đề chính, khiến người khác không để ý, ngoan ngoãn tiếp thu quan điểm của mình. Một vị học giả nổi tiếng của Nhật là ông Đa Hồ đã giới thiệu phương pháp cạnh khoé này. Ông nói, đối với một người khó bị thuyết phục thì nên tiến hành khuyên nhủ anh ta với một chủ đề tương tự. Làm như vậy có thể đạt được kết quả một mũi tên bắn trúng hai đích. Ông đưa ra ví dụ dưới đây: 

Trong một trường học nọ có một học trò A rất hư, bên cạnh cậu luôn có 20 đứa bạn được cả trường công nhận cũng là một giuộc dốt nát kém cỏi chỉ thích sinh sự gây chuyện. A là kẻ cầm đầu của chúng. Cả bọn này luôn sinh sự trong vườn trường, thầy giáo nhiều lần khuyên bảo song vẫn không thay đổi, thậm chí một số người nhà của giáo viên bị chúng trả thù, dường như nhà trường hoàn toàn bó tay với chúng. 

Học kì mới lại bắt đầu. Một giáo viên rất có kinh nghiệm phụ trách học sinh được điều đến trường. Khi ông vừa đến, nhà trường liền để ông phụ trách học sinh A. Sau khi giáo viên này cẩn thận xem xét tình hình, ông đã chọn một sách lược hoàn toàn khác với các giáo viên trước, có nghĩa là ông không trực tiếp bắt đầu từ học sinh A mà ông bắt đầu với những đứa bạn thân của học sinh A là học sinh B, học sinh C, hi vọng sẽ cảm hoá chúng. Thế là, thầy giáo tìm đến và nói với học sinh A: “Bất kể những việc gì em đã làm thầy không muốn truy cứu nữa. Dù sao thầy cũng nghĩ khác và em vốn bướng bỉnh cố chấp như vậy, thầy cũng không muốn uổng công vô ích với em. Song những đứa bạn thân B, C của em thì khác, chúng nó vẫn có tương lai, em không thể quản lí tương lai của chúng được, em thao túng các bạn ấy là không đúng. Thầy muốn nhờ em hãy khuyên chúng nó thay đổi chính mình, sống làm người tốt khi chúng còn có thể biết dừng cương trước vực thẳm, quay đầu lại là bờ...“ 

Nghe xong những lời này của thầy giáo, học sinh A cảm thấy thầy giáo vẫn coi trọng mình, đã hiểu năng lực của mình cho nên mới mong mình giúp đỡ. Thế là cậu liền đồng ý ngay. Quả thật, em A đã thuyết phục em B, C rời xa khỏi nhóm của cậu. 

Người giáo viên này đã biết cách vận dụng nghệ thuật nói chuyện quanh co vòng vèo. Thầy đã thấy rằng đối với một học sinh khó thuyết phục như học sinh A, tốt nhất hãy lượn vòng quanh rồi tấn công vào chính hạt nhân từ nhiều phía, nhiều mặt. Như vậy, một mặt đối phương sẽ không cảm thấy bị tổn thương chút gì, từ đó sẽ không sinh ra tâm lí đối nghịch và tư tưởng chống đối, mặt khác qua việc đảm nhận vai trò đi khuyên nhủ, người đó sẽ hiểu được lí do và mặt tốt của việc thay đổi thái độ hành vi, tạo được cơ sở cho việc thay đổi thái độ của mình. Hơn nữa, trong quá trình đảm nhiệm vai trò của người đi khuyên nhủ và đã thành công trong việc khuyên bảo kẻ khác thay đổi thái độ và hành vi, anh ta sẽ phải nhìn lại bản thân mình, để cầu hoà và giữ sự đồng nhất với đối tượng được khuyên nhủ của anh ta. 

Phương pháp khuyên nhủ quanh co vòng vèo này được vận dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện thực. Những ví dụ về mặt này quả là kể ra không hết. Sau đây xin được đưa ra một ví dụ. 

Một nhân viên văn phòng của một công ty càng ngày càng không đi làm đúng giờ, vì thế mà ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Qua quá trình điều tra, giám đốc công ty đã phát hiện ra vấn đề chính ở chỗ người trưởng phòng. Bởi vì người trưởng phòng đó luôn quản lí lỏng lẻo các nhân viên dưới quyền, chính anh ta cũng rất hay phân tán. Giám đốc đã từng nói chuyện trực tiếp với anh ta, yêu cầu anh ta phải biết làm gương, làm người lãnh đạo tốt. Người trưởng phòng dù ngoài miệng nói là “vâng “ nhưng sau đó vẫn y nguyên như cũ, chẳng hề có chút thay đổi gì. Vị giám đốc muốn uốn nắn hành vi của người trưởng phòng, thế là ông liền mời đến một vị cố vấn có tài quản lý nhân sự. Khi nói chuyện với người trưởng phòng, vị cố vấn nói: “Tôi biết rằng giám đốc đã từng nói chuyện với anh, song quan điểm của tôi và giám đốc có phần khác biệt. Tôi cho rằng vấn đề của phòng anh không phải là ở anh, anh không hề có thói quen đi muộn về sớm. Vấn đề chính nằm ở các nhân viên của anh, chủ yếu là họ thường xuyên đến muộn từ đó hiệu quả kinh tế chưa cao. Tôi muốn nhờ anh hãy chú ý nhiều đến những nhân viên đi muộn đó, để tránh giám đốc có cái nhìn không tốt về anh.“

Nghệ thuật nói chuyện mà vị cố vấn này áp dụng chính là cách quanh co vòng vo. Ông rất hiểu đặc tính của những kẻ tự do tuỳ tiện, không biết đến trách nhiệm là gì. Ông thấy rằng đối với những người này thì không nên tấn công trực tiếp mà nên thay đổi góc độ, nên tìm cách khiến những người này chú ý từ những người có những khuyết điểm giống mình, sau đó mới có thể khiến họ sửa chữa sai lầm của mình. Cách làm của vị cố vấn này hoàn toàn giống với cách mà ông Đa Hồ giới thiệu từ trước. 

Chúng ta cũng biết trong xã hội đang tồn tại rất nhiều kẻ sống tự do tuỳ tiện, vô trách nhiệm, hơn nữa, trong số họ rất ít người có ý thức, luôn viện nhiều lí do để đẩy trách nhiệm cho người khác hòng che giấu khuyết điểm của mình. Thế nên, nếu muốn thuyết phục họ sửa chữa khuyết điểm của mình thì phải biết lợi dụng khuyết điểm của những người có cùng thói xấu với họ, khiến cho họ rơi vào tình huống phải tự sửa mình. Như vậy họ mới có thể bỗng nhiên tỉnh ngộ được. 

Thay đổi góc độ có hiệu quả bất ngờ

Cách quanh co cũng vậy, cách vòng vèo cũng vậy, điều quan trọng nhất là phải chọn đúng góc độ, sau đó mới triển khai đề tài nói chuyện của bạn từ góc độ này, đạt đến mục đích mà bạn muốn. Sau đây chúng ta sẽ bàn đến vấn đề lựa chọn góc độ cho đúng. 

Tô Thứ đã làm một bài thơ như sau: 

“Hoành khán thành lĩnh tắc thành phong 

Viễn cận cao đê các bất đồng. 

Bắt thuật sơn chân nhi mục, 

Chỉ duyên thân tại thử sơn trung. “

(Bài đề sơn Lâm Bích) 

Ông muốn qua bài thơ này nói với mọi người khi quan sát các sự vật cần phải chọn đúng góc độ. Vậy thì tại sao khi nói chuyện lại không như vậy. Chỉ khi nào chọn đúng góc độ thì mới có thể “nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí “ (người nhân thấy thế gọi là nhân, người trí thấy thế gọi là trí). 

Về phương pháp lựa chọn góc độ nói chuyện có thể nói vô cùng đa dạng. Sau đây xin được giới thiệu tóm tắt vài loại. 

1. Nói ngược

Chúng ta đều biết rằng có rất nhiều hình thức thể hiện ngôn ngữ để biểu đạt một nội dung ý nghĩa nào đó. Ví dụ như muốn biểu đạt ý sau: “Anh ta không phải là một học sinh.“ thì có rất nhiều phương thức biểu đạt như: Anh ta là một công nhân, anh ta là một giáo viên, anh ta là một đầu bếp.... 

Góc độ nói ngược này được vận dụng hợp lí thì nó có thể giúp bạn biểu đạt ý mình muốn nói càng uyển chuyển. đồng thời làm tăng thêm màu sắc hài hước và châm biếm. Xin hãy xem câu chuyện dưới đây. 

Thời xưa, có một người tên là Nguỵ Chu Phụ, sau khi làm xong một bài thơ, ông liền đắc ý gửi cho người bạn thân là Trần Á đánh giá. Trần Á vừa xem đã thấy trong đó có hai câu thơ chép lại thơ cổ, ông liền chất vấn ngay Nguỵ Chu Phụ, song Nguỵ Chu Phụ không thừa nhận, kết quả là hai người đều không vui vẻ. 

Chẳng bao lâu, Nguỵ Chu Phụ lại cho gửi một bài thơ đến Trần Á để thể hiện sự bất mãn với Trần Á. Trong bài thơ có viết: 

“Không có dụng tâm gọi là “bão thực“, sao không làm một bài thơ khác đi. Văn chương phần lớn là sao chép, tôi bị người ta nói là ăn cắp thơ. “ 

Trần Á thấy người bạn mình vẫn khăng khăng bảo thủ, thế là ông cũng làm một bài thơ theo vần của bài thơ kia để khuyên răn Nguỵ Chu Phụ nhận ra lỗi lầm. Trong bài thơ, Trần Á có viết: 

“Để thêm hiền nhân nên thêm tội. Không dám nói anh thích trộm thơ. 

Chỉ hận cổ nhân quá giảo hoạt, đã trộm thơ anh từ ngày xưa.“ 

Đọc xong thơ của Trần Á, Nguỵ Chu Phụ vô cùng xấu hổ và giận giữ. 

Ở đây phương pháp mà Trần Á vận dụng là cách nói ngược. Ông không nói: “Anh ăn cắp thơ của người xưa“ mà nói “người xưa ăn cắp thơ của anh“, dường như anh là người vô tình, song ít ra cũng có một chút điểm chung, thơ của anh và thơ của người xưa giống nhau. Sự thực này không thể phủ nhận, dù anh có nguỵ biện thế nào cũng không được. Sau khi đã đổi góc độ, lời nói thể hiện sự châm biếm rất rõ ràng. 

Nói ngược không những làm tăng sự châm biếm trong lời nói mà còn khiến cho lời nói càng thêm hài hước, có cá tính, luôn khiến cho đối phương phải vui vẻ chấp nhận quan điểm của bạn mà sửa chữa sai lầm. Sau đây là một ví dụ điển hình. 

Một hôm có một người khách đang ăn cơm trong nhà hàng, vì trong cơm có rất nhiều hạt sạn, anh ta phải nhổ các hạt sạn lên bàn. Ông chủ quán cảm thấy vô cùng áy náy, thế là ông liền chạy đến hỏi đầy quan tâm: “Toàn là sạn phải không ạ?“ Người khách mỉm cười đầy thông cảm: “Không, cũng có cả cơm nữa.“ 

Ý của người khách và ông chủ thể hiện về cơ bản là giống nhau, chỉ có điều khác nhau ở góc độ mà thôi. Một người bắt đầu từ góc độ hạt sạn, một người là góc độ hạt cơm. Ông chủ quán cơm đã nói thẳng còn người khách thì nói ngược. Sự hài hước của ông ta cũng đã ảnh hưởng sâu sắc đến ông chủ khiến sau này ông ta phải chú ý đến vấn đề phục vụ của mình. 

2. Cách chuyển trọng tâm

Phương pháp này chủ yếu dùng để chuyển ý chính cần biểu đạt từ vị trí nổi bật được nhấn mạnh sang vị trí ngầm ẩn không được nhấn mạnh. Sở dĩ phải làm cách chuyển này là bởi vì “trọng tâm “ được nhấn mạnh không hề có lợi cho người nói chuyện. Xin hãy xem ví dụ dưới đây. 

Trong một phân xưởng nọ, có hai nhân viên đang làm việc bỗng nhiên thèm hút thuốc. Theo quy định, trong khi làm việc thì không được hút thuốc. Một người trong số họ hỏi viên quản đốc: “Trong khi làm việc tôi có thể hút thuốc không?“ Kết quả là đã bị người quản đốc phê bình. Còn người kia thì hỏi: “Thưa ông, trong khi tôi hút thuốc tôi có thể làm việc không?“ Người quản đốc thấy câu hỏi của anh ta có phần đặc biệt, ông liền bất ngờ đáp ứng lời xin phép của anh ta. 

Cả hai nhân viên đều hỏi vì muốn thoả cơn thèm thuốc. Rõ ràng thông tin chính được nhấn mạnh là “hút thuốc“ của người thứ nhất không hề thay đổi góc độ nói chuyện, ý chính mà anh nhấn mạnh vẫn là “hút thuốc“, còn làm việc chỉ là hành vi thứ yếu. Hút thuốc khi làm việc là trái với quy định của nhà máy nên việc anh ta bị phê bình là đương nhiên. Trọng tâm lời nói của người thứ hai đã có sự chuyển dịch. Góc độ anh ta lựa chọn tương đối kín đáo, ý chủ yếu được nhấn mạnh trong lời nói là “làm việc “, “hút thuốc “ chỉ là hành vi thứ yếu. Làm việc là trách nhiệm của các nhân viên, khi hút thuốc vẫn không quên phải tiếp tục công việc, có tinh thần tận tuỵ với công việc như vậy, thì quản đốc sao có thể không cho phép được chứ. 

Đương nhiên, sự lựa chọn góc độ không có một kiểu mẫu cố định nào, cũng chẳng có phương pháp nào là tốt nhất, tất cả đều phải căn cứ vào nội dung hoàn cảnh nói chuyện. Tuyệt đối không nên miễn cưỡng vận dụng một phương pháp nào đó, như vậy thì cực kì sai lầm. Cần nhớ rằng, trên đời này “chỉ có nguyên tắc tốt nhất, không có phương pháp tốt nhất“. Hãy nắm chắc nguyên tắc lựa chọn góc độ, hãy lựa chọn những phương pháp nói thích hợp dựa theo nội dung và hoàn cảnh nói chuyện, tất cả những điều đó sẽ có thể giúp bạn thành công trong sự nghiệp.

ST 

 [KN GIAO TIẾP] Sự im lặng trong chiến lược giao tiếp (hay)

Tồn tại trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội hết sức phức tạp, chịu sự tác động hết sức mạnh mẽ của thế giới khách quan và thế giới chủ quan, con người là một thực thể sống có khả năng tư duy, có đời sống tâm lý muôn màu, muôn vẻ. Vì vậy nên ở con người nhu cầu giao tiếp luôn luôn nảy sinh và yêu cầu được đáp ứng. Bắt nguồn từ mối quan hệ cơ bản, là, nền tảng cho tồn tại xã hội – quan hệ giữa con người với con người, nhu cầu tiếp nhận và truyền đạt thông tin chịu ảnh hưởng của vô số những tác động về mặt vật chất lẫn tinh thần. Từ nhu cầu bức bối đó, với khả năng tư duy và khả năng ngôn ngữ của mình, con người thiết lập các thông điệp, tác động vào đối tượng cần giao tiếp, tạo ra quá trình tương tác theo chủ định, được sắp đặt một phần nào đó từ trong não. Lúc đó một cuộc thoại được hình thành.

Tuỳ thuộc vào mục đích, hoàn cảnh, chủ thể giao tiếp và số lượng các thành viên tham gia tương tác ngôn từ, cũng như tuỳ thuộc vào lượt lời tương tác, vào một số nguyên tắc hội thoại nhất định, mà một cuộc thoại có thể là song thoại, tam thoại hay đa thoại. Cho dù quá trình truyền đạt và tiếp nhận thông tin được thiết lập giữa hai, ba hay nhiều người, thì vấn đề “Làm thế nào để đạt được hiệu quả trong giao tiếp?” luôn luôn được các nhà ngữ dụng học quan tâm.

Khi một cuộc thoại được hình thành dưới bất kỳ một hình thức hay một đặc trưng nào thì mục đích hội thoại luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Làm sao để thoả mãn một cách triệt để nhu cầu của từng cá nhân? Một cuộc hội thoại được xem là hiệu quả phải đạt được những yêu cầu nào? Bài viết này nhằm trả lời cho câu hỏi ấy.

1.ĐÁP ỨNG ĐƯỢC MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP CỦA TỪNG CÁ NHÂN (THU ĐƯỢC LỢI), HOẶC CỦA NGƯỜI MỞ THOẠI.

Qúa trình giao tiếp có thể có một số mục đích, chẳng hạn:

-A giao tiếp vì muốn nắm thôn tin X nào đó (mà chỉ có B nắm những thông tin này). B giao tiếp vì muốn thiết lập quan hệ hoặc duy trì, phát triển tình cảm… với A. B đồng ý cung cấp thông tin cho A, cuộc thoại được tổ chức. Kết thúc cuộc thoại, A biết được một cách chính xác về X cũng như những vấn đề liên quan đến X. B sau khi giúp A nắm được những thông tin mà A cần, đã thiết lập được một quan hệ tích cực với A, hoặc nâng quan hệ của họ lên một cấp độ mới. Lúc đó, A và B đều đạt được mục đích giao tiếp của mình. Trong trường hợp, sau khi kết thúc quá trình tương tác ngôn ngữ từ, B vẫn không thiết lập được quan hệ với A (nghĩa là A quá khó tính, A chỉ muốn lợi dụng B, A nghĩ việc B cung cấp thông tin cho AB…), thì mục đích giao tiếp của A vẫn được thoả mãn. là nghĩa vụ của 

-A giao tiếp với B và C vì muốn xác định một thông tin nào đó có liên quan đến B hoặc C (hoặc B lẫn C), giữa B và C đang tồn tại một quan hệ nhất định. Vì muốn khẳng định, phủ nhận, tán thành, thừa nhận… những vấn đề có liên quan đến mình (hoặc cả hai), cũng như muốn thay đổi quan hệ giữa mình (hoặc cả hai) với A, B và C tham gia quá trình tương tác do A khởi xướng. Kết thúc cuộc thoại, A biết được một cách tường minh về thông tin mà AB và C nêu được những gì mà mình (hoặc cả hai) muốn trình bày. Thêm vào đó, quan hệ giữa A với B và C đã thay đổi. Cả ba người đạt được mục đích giao tiếp của mình. quan tâm. 

Mục đích giao tiếp của từng cá nhân cũng “muôn hình vạn trạng” như chính bản chất của con người và cuộc sống. Giao tiếp có thể là để nắm thông tin một cách chính xác, để thuyết phục được bạn thoại về một nhận định hay một đánh giá nào đó, cũng có thể là để bộc lộ cảm xúc, tâm tư, tình cảm của mình hoặc của một cá nhân mà chủ thể giao tiếp quan tâm, để thiết lập quan hệ nhất định với đối tác mà mình giao tiếp…

2. THIẾT LẬP HOẶC BẢO LƯU HOẶC PHÁT TRIỂN ĐƯỢC MỐI QUAN HỆ TÍCH CỰC (HOẶC TIÊU CỰC – THEO CHỦ ĐỊNH CỦA CÁC CHỦ THỂ GIAO TIẾP) GIỮA CÁC THÀNH VIÊN HỘI THOẠI.

Hiệu quả này đôi khi không được xác định một cách cụ thể. Bởi nó được tồn tại một cách ngầm ẩn giữa các thành viên hội thoại và thiên về mặt tình cảm cá nhân. Mỗi cá thể tham gia tương tác ngôn từ, tuỳ vào kinh nghiệm sống, trình độ văn hoá, khả năng diễn đạt về mặt ngôn ngữ, địa vị trong gia đình xã hội, và cả cái quan hệ hay cái thái độ ban đầu làm nền tảng cho quá trình giao tiếp… mà có thể đạt được ở mức độ nào hiệu quả đó.

Trong chiến lược giao tiếp, có nhiều cách để đạt được một số yêu cầu đề ra. Người ta có thể lập luận, đưa ra những lý lẽ để thuyết phục đối phương, hoặc dùng những hành vi ngôn ngữ gián tiếp để tránh phương hại đến thể diện của bản thân mình hay của người đối thoại. Người tham gia cuộc thoại phải biết lắng nghe để kịp thời điều chỉnh phát ngôn và cách xưng hô, cách diễn đạt sao cho phù hợp, hoặ tuân thủ một cách tuyệt đối nguyên tắc tự hạ mình, đề cao tâng bốc bạn thoại những lúc cần thiết. Cũng có khi họ phải giả vờ lắng nghe, giả vờ quan tâm đến cuộc thoại vì đề tài, nội dung không gây thích thú, bạn thoại không gây thiện cảm… Nhưng có lẽ, dùng sự im lặng như một cách trả lời ngầm ẩn là phương thức khôn khéo nhất mà người tham gia cuộc thoại có thể vận dụng.

Lẽ dĩ nhiên, sự im lặng với tư cách là một bản thông điệp không lời không thoả mãn hoàn toàn mục đích giao tiếp của các bên. Song khách quan mà nói, nó giúp người dùng chiến lược im lặng:

a.Không chịu trách nhiệm về một nội dung tường minh

Trong giao tiếp, cho dù các thành viên hội thoại tham gia tương tác với bất kỳ mục đích gì, họ đều bị bắt buộc phải chịu trách nhiệm nội dung các thông tin mà họ nêu ra (ngoại trừ trường hợp cố tình giấu giếm hay chủ tâm nói dối). Với trách nhiệm nặng nề đó, họ không thể không tính đến khả năng quan hệ của họ với bạn thoại sẽ chuyển hướng từ tích cực sang tiêu cực. Nếu:

-Nội ddung thông tin gây bất lợi cho chính họ hoặc cho bạn thoại (đề cập đến nỗi đau, nỗi buồn cá nhân có thể khiến người cùng hội thoại xúc động, bất ngờ, sợ sệt; đến một bí mật nào đó cần được giữ kín, hay gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, thể diện của chủ thể giao tiếp, của các cá nhân liên quan, làm thiệt hại đến tài sản, tình cảm của thành viên hội thoại…)

-Nội dung thông tin gây hiểu nhầm về một vấn đề mà họ cùng quan tâm.

Việc đánh giá thông tin nào là bất lợi, thông tin nào có thể gây hiểu nhầm, theo nhận thức của chủ thể giao tiếp là cả một quá trình. Qúa trình đó có cơ sở ban đầu là những hiểu biết lẫn nhau giữa các cá nhân tham gia hội thoại, sẽ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Nó được thể hiện cụ thể thông qua sự lựa chọn một hành vi đáp lời tương thích. Sự im lặng, một cách trả lời không rõ ràng, một cách hồi đáp không cụ thể là kết quả của sự lựa chọn giúp chủ thể giao tiếp không chịu trách nhiệm về bất kỳ một sự đáp lời nào mình. Lúc đó, họ có điều kiện để tương tác ngôn từ một cách thuận lợi hơn, trong phạm vi đề tài mới.

b. Không vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại Một lời nói thường hàm ẩn sự trao lời (allocution), sự trao đáp (interlocution) và sự tương tác (interaction). Sự im lặng khi được sử dụng như một thông điệp cũng chứa đựng những chức năng đó. Chủ thể im lặng đã thay một lời nói bằng một lời nói không phát âm không chỉ thoả yêu cầu có sự luân phiên lượt nói (tạo ra sự phản hồi sau khi thông điệp được truyền đi) và yêu cầu có sự luân phiên lượt nói (tạo ra sự phản hồi sau khi thông điệp được truyền đi) và yêu cầu có sự liên kết hội thoại (mạch chủ đề hay mạch nội dung được duy trì thông qua “sự ăn nhập” giữa các bức thông điệp) mà còn thoả yêu cầu tuân theo nguyên tắc cộng tác hội thoại (tham gia đóng góp vào cuộc thoại). Việc tham gia đóng góp vào cuộc thoại theo phương thức này có thể không cụ thể, nhưng, đã giúp cuộc thoại tiếp diễn hoặc kết thúc, trong sự chấp nhận ở một chừng mực nào đó, của các bên giao tiếp.

c. Cân bằng được trạng thái giao tiếp.

Trong một cuộc thoại, trạng thái giao tiếp ổn định hay bị biến chuyển, sau mỗi đợt tương tác lời nói xảy ra. Khi hiện tượng thay đổi trạng thái giao tiếp xảy ra, mục đích và kết quả hội thoại sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, để hạn chế sự thay đổi trạng thái, chủ thể giao tiếp có thể áp dụng phương án im lặng.

Đối với cuộc thoại mà trước khi sự im lặng được thiết lập chưa có bất kỳ sự thay đổi trạng thái nào xảy ra, thì sự thiếu vắng lời nói được biểu hiện như một phương tiện, để tránh “mở ra” những kết quả giao tiếp khác với mục đích giao tiếp được xác lập từ lúc đầu. Đối với cuộc thoại đã xảy ra ít nhất là một lần thay đổi trạng thái tương tác, thì sự im lặng là phương tiện để lưu giữ trạng thái đã “mở ra” (trạng thái tương tác đã bị thay đổi); đồng thời kìm nén lại, không cho xuất hiện trạng thái tương tác khác (theo hướng xấu hơn hoặc tốt hơn so với chủ đích và dự đoán của chủ giao tiếp).

Như vậy, tác dụng của sự im lặng đã được “qui tắc hoá” – Đó là im sự lặng cho phép chủ thể giao tiếp vượt qua (không bị lâm vào) trạng thái tương tác bất lợi (S1), để có thể an toàn hơn, trong trạng thái tương tác đã bình ổn trở lại (S2) (khi quá trình tương tác nảy sinh biến cố).

Chẳng hạn:

-A lăng nhục (mắng chưởi, chỉ trích, tố cáo, phỉ báng, biêu riếu…) B - trạng thái tương tác S1. B im lặng thay vì có thể phản ứng bằng những hành vi xúc phạm ngược trở lại. Sự im lặng của B không đặt B vào tình huống “phải cảm thấy bị xúc phạm” – trạng thái tương tác S2. Nó giúp B thoát khỏi sự đè nén tâm lý mà trạng thái tương tác S1 gây ra. Nhưng, khi B không bị đặt vào tình huống phải nhận thức sự tổn hại về mặt thể diện, thì không có nghĩa là B đồng ý (tán thành, chấp nhận…) những hành vi lăng nhục của A đối với mình. B phản đối lại bằng sự im lặng vừa để bày tỏ thái độ bất bình vừa để (giả vờ) chứng tỏ rằng những hành vi xúc phạm của A là vô nghĩa, là mất tác dụng. Thể diện của B vẫn được bảo vệ trước A và trước mọi người.

-A tố cáo B. Nếu B thú nhận thì bộ mặt tích cực của B sẽ bị tổn thương. Khi B thay hành vi thú nhận – một hành vi có tính đe doạ – bằng sự im lặng, thì B vừa giữ thể diện cho mình, vừa để thông báo rằng thật sự mình có lỗi (nhưng sự thú nhận này không tự nguyện), BA, cũng không đặt mình trong hoàn cảnh khó xử. B an toàn thể diện. không giả dối đối với 

Trong thực tế, chủ thể giao tiếp vẫn vị vướng vào “S1” (nếu không sẽ không im lặng). Trạng thái bình ổn “S2” chỉ là hình thức bên ngoài.

Việc sử dụng sự im lặng để trao đổi thông tin đã chứng tỏ chủ thể im lặng đã can thiệp vào nội dung cũng như tiến trình hội thoại. Vì không mạnh dạn “tác động” trực tiếp đến các ý tưởng, những sự quyết định, những sự đánh giá… (hoặc đúng hoặc sai) mà người đối thoại vừa nêu, chủ thể giao tiếp im lặng. Đó không chỉ là cách bảo vệ bộ mặt tích cực của mình hoặc của bạn thoại, mà còn là cách để duy trì tiến trình hội thoại, nhằm tạo cơ hội đạt được mục đích giao tiếp cũng như thiết lập, bảo lưu… mối quan hệ của mình với bạn thoại, trong những tương tác sắp tới.

Việc trao đổi thông tin và can thiệp vào nội dung cũng như tiến trình hội thoại bằng sự im lặng, có thể khiến khách thể im lặng gặp nhiều trở ngại trong quá trình giải mã. Bởi vì, người tiếp nhận không biết chủ thể im lặng muốn “góp phần” vào hay muốn “rút lui” khỏi cuộc thoại, muốn “trả lời ngầm ẩn” hay “không muốn trả lời” phát ngôn được nêu ra.

Khi sự im lặng được sử dụng như một phát ngôn đáp lời và trao lời, thì chủ thể im lặng đã đặt người đối thoại trong các trạng thái có lợi cho chính bản thân mình hoặc cho khách thể im lặng.

-Đặt người đối thoại trong trạng thái chờ đợi một hành động ở tương lai, khi sự im lặng tương đương những hành vi hứa hẹn, cam kết, cam đoan, thề nguyện….

Chẳng hạn:

Trong trạng thái tương tác S1, A yêu cầu (hoặc ra lệnh, đề nghị, cầu khẩn…) B thực hiện một điều gì đó (ngay thời điểm nói hoặc sau khi nói). Thay vì B sẽ thực hiện hành vi hứa hẹn (hay những hành vi có tính chất tương đương như: cam kết, cam đoan…) B dùng sự im lặng. Nếu B lên tiếng hứa hẹn, trạng thái tương tác sẽ chuyển sang hướng tích cực. B đã gây cho A một sự tin tưởng (B sẽ thực hiện lời hứa ấy), mặc dù B chưa khẳng định mình có khả năng hay không. Khi B im lặng, tức là B đang thể hiện thái độ không dứt khoát trong quá trình lựa chọn một quyết định dành cho A. Lẽ dĩ nhiên lúc này ở B, việc từ chối có khả năng được lựa chọn cao hơn là đồng ý (nếu đồng ý, chấp nhận… lời yêu cầu, thì B đã lên tiếng). Lúc đó, A được đặt trong trạng thái chờ đợi một hành động của B trong tương lai. B có điều kiện để suy nghĩ hoặc lựa chọn phát ngôn phù hợp.

-Đặt người đối thoại trong trạng thái nhìn nhận lại (một cách chắc chắn) một hành động hay một sự kiện trong quá khứ, khi sự im lặng tương đương hành vi thú nhận, công nhận thừa nhận…

Chẳng hạn:

A thực hiện một hành vi hỏi (nhưng gắn với hành vi hỏi này là một hành vi giao tiếp tố cáo hoặc lên án, chỉ trích…) để có thể khẳng định B vi phạm một lỗi lầm nào đó (trong trường hợp B thật sự phạm lỗi). B đã im lặng thay vì phải thực hiện hành vi thú nhận (hay thừa nhận, công nhận…). Nếu B thú nhận, thì A có cơ sở để khẳng định B có lỗi. Lúc đó B sẽ cảm thấy bị mất mặt. Theo suy luận của riêng B, nếu B im lặng – B không thú nhận – thì A hoàn toàn bất lực trong việc xác định B có lỗi hay không. Nếu A khẳng định là B có lỗi, thì đó chỉ là suy nghĩ mang tính chủ quan.

-Đặt người đối thoại trong trạng thái an toàn về thể diện hoặc quân bình về mặt tình cảm (không sợ hãi, bực bội cũng không mất tự nhiên), khi sự im lặng tương đương những hành vi lăng nhụ, hăm doạ, cấm đoán, khen ngợi…

B lăng nhục (mắng chưởi, chê bai, xỉ vả,phỉ báng, quở trách…), cấm đoán A, khiến cho A xem B là kẻ thù. Vì B đặt A trong trạng thái bất hạnh (A sợ hãi B). Lúc đó trạng thái tương tác đã thay đổi so với lúc cuộc thoại mới thiết lập. Điều này khiến quan hệ giữa A và B không còn tốt đẹp, hoặc khiến cho B không kềm chế được hành vi của bản thân, gây những hậu quả hết sức nghiêm trọng. B im lặng (không lên tiếng sỉ nhục, xúc phạm), A không coi B là kẻ thù, thể diện B được an toàn, tình cảm của A và B có điều kiện để bảo lưu.

B khen ngợi A, làm cho A xem B là người thiếu tự trọng (B nịnh A), B đặt A Trong trạng thái ngại ngùng mất tự nhiên. Trạng thái giao tiếp chuyển đổi theo hướng bất lợi như thế có làm cho cuộc thoại bị thất bại. Còn nếu như B im lặng (không lên tiếng khen ngợi, tâng bốc…) B đã bảo vệ được mối quan hệ tốt đẹp giữa A và B.

-Đặt người đối thoại trong trạng thái tự kiểm soát và điều chỉnh lại những hành vi của mình sao cho phù hợp (hoặc tự chấm dứt những hành vi gây khó chịu cho chủ thể im lặng), khi sự im lặng tương đương những hành vi phản đối, từ chối, phủ nhận…

Chẳng hạn:

A giúp đỡ B điều gì đó về mặt tinh thần (an ủi, khuyên nhủ…), hoặc về mặt vật chất (tặng cho…), trái với sở thích, nguyện vọng … của B. Nếu B cảm ơn A – một lời cảm ơn không chân thật – A nghĩ rằng B không phản đối, A có thể tiếp tục gây khó chịu cho B (tiếp tục khuyên nhủ, an ủi, tiếp tục ép buộc nhận quà…). Còn nếu B lên tiếng phản đối, từ chối… có thể làm mất lòng của A, hay nói đúng hơn là xác phạm đến lòng tốt, đến sự quan tâm của A(theo đánh giá của A). B sử dụng sự im lặng không chỉ thể hiện một cách ngầm ẩn, một cách tế nhị sự không bằng lòng của mình mà còn bảo vệ được bộ mặt tích cực, bảo lưu mối quan hệ tốt đẹp của các bên tham gia hội thoại.

Trong nhiều trường hợp, khi sự im lặng tương đương hành vi khẳng định, chủ thể im lặng cũng đặt mình trong trạng thái an toàn về thể diện. Song , cho dù chủ thể im lặng tự đặt mình hay đặt bạn thoại vào một trong số các trạng thái trên thì đó cũng là cơ hội để các thành viên tham gia hội thoại có điều kiện và thời gian bảo lưu hoặc phát triển mối quan hệ của mình.

Trong chiến lược giao tiếp, khi lâm vào tình trạng phải lựa chọn những hành vi không có đe doạ đến bộc mặt tích cực hoặc tiêu cực của mình hay của bạn thoại, việc chủ thể giao tiếp lựa chọn sự im lặng, không phải lúc nào cũng là biện pháp tối ưu và tuyệt đối phù hợp. Bởi vì sự lựa chọn trên cơ sở chủ quan, cá nhân như thế, khó thoả mãn một cách triệt để mục đích giao tiếp của người cùng hội thoại.

Chúng ta có thể khẳng định rằng, sự im lặng khi được sử dụng như là một thông điệp giao tiếp mang tính chiến lược, trong quá trình tương tác ngôn ngữ, thì đó là dấu hiệu chứng tỏ nội dung, đề tài cuộc thoại đang xoay quanh vấn đề không có lợi cho một hoặc tất cả thành viên trong cuộc thoại. Nó cũng là dấu hiệu nhắc nhở khách thể im lặng thay đổi “chiến thuật” giao tiếp của mình, để có thể đưa ra những gì ngầm ẩn phía sau “lời nói không phát âm” hiện ra trên bề mặt tương tác – hình thức diễn đạt lẽ ra nó phải có từ ban đầu.

Hãy thận trọng khi dùng sự im lặng để giao tiếp, bởi nó vẫn có thể được xem là biểu hiện của sự hèn nhát (không dám đối diện) hay của sự mưu mẹo. Mà mỗi người trong số chúng ta không ai muốn bị đánh giá một cách tiêu cực như thế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro