Quyển 1: Có một vị điện hạ mà ta tôn kính.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ta là Tôn Chỉ, thái giám hầu cận của Tiên đế. Sau khi Tiên đế băng hà, triều sự hổn loạn, Thái tử còn quá nhỏ không thể đảm đương, nếu không tìm được quân vương mới e rằng sẽ xảy ra đại loạn. Ta liền đem hổ phù giao lại cho Tào tướng quân và Lý Hầu. Hai người họ là trung thần kiệt xuất, chắc chắn sẽ bảo vệ được Bắc Thần. Không lâu sau đó, dưới sự phò tá của Tào tướng quân, Thái tử vẫn được đăng cơ, Lý Hầu được tấn phong thành Thừa Tướng, Tào tướng quân trở thành Đại Tướng Quân thống lĩnh 70 vạn binh lính, tiếp tục phát triển cơ ngơi của Tiên đế. Sau đó ta liền khẩn xin bệ hạ được cáo bệnh hồi hương, niệm tình ta từng chăm sóc cho Tiên đế nhiều năm, bệ hạ không do dự liền ân chuẩn cho ta về lại Tây Châu. Thật ra Tây Châu vốn không phải quê hương của ta, nhưng có việc ta nhất định phải hoàn thành trước khi ch.ết nên muốn quay lại đây lần cuối. Nơi có một vị Điện hạ mà ta tôn kính.

Điện hạ vốn là hoàng đệ của Tiên Thái hoàng, nhưng năm 13 tuổi đã xin được đến Tây Châu trấn thủ biên cương, bảo vệ bách tính Bắc Thần, thề rằng cả đời sẽ không quay lại kinh thành, không màn hoàng vị. Năm đó, quân loạn chiếm đánh thành Thọ Xuân, hơn nữa bách tính trong thành đều là nhờ có Điện hạ cứu, trong đó có cả gia đình của ta. Ta vì tinh thông sách lược mà được Điện hạ chiếu cố, để ta ở bên cạnh cùng Người chinh chiến khắp Bắc Nam. Đánh đến đâu, danh tiếng lẫy lừng của điện hạ cũng khiến quân giặc sợ hãi bạc vía mà tháo chạy, bách tính muôn dân trong lòng hết mực tôn kính Người, gọi là Đại Thắng Tây Thần Vương.

Sau đó Tiên Thái hoàng đột ngột băng hà, Điện hạ vì muốn về chịu tang huynh trưởng mà phá bỏ lời thề năm xưa, quay trở về kinh thành. Lại thấy bên cạnh Tiên đế không có người hữu dụng phò tá nên đã để ta ở lại kinh thành dốc sức vì Tiên đế và bách tính trong kinh thành. Nào ngờ Tiên đế lại biến ta thành một hoạn quan, đúng là nực cười. Ở bên cạnh Tiên đế nhiều năm ta liền biết, ngoài miệng Tiên đế vẫn gọi một tiếng hoàng thúc nhưng trong thâm tâm đã sớm xem Người là mối nguy. Vì vậy mà nhẫn tâm ép Điện hạ thề độc trước các văn võ bá quan sẽ không lấy vợ sinh con, không có con cái liền không có lòng tranh đoạt hoàng vị. Ta nghĩ, nếu thật sự Điện hạ của chúng ta có lòng mưu phản, cũng đã sớm đoạt được rồi, 70 vạn đại quân trong tay Người nào có phải người bằng đất nung ra, hơn nữa, cho dù người ngồi trên ngai vàng là Tiên Thái hoàng nhưng ta biết, Điện hạ mới là vị quân vương mà dân chúng Bắc Thần tin tưởng.

Thân tại kinh thành, Tâm tại Tây Châu. Những năm qua ta vẫn luôn âm thầm theo dõi, lo cho sự an nguy của Điện hạ, đến cuối cùng vẫn lực bất tòng tâm. Thần vô đức vô năng, không bảo vệ được Người, xin nguyện dùng nửa đời còn lại đi khắp thiên hạ làm người kể chuyện, lấy lại thanh danh cho Điện hạ.

Năm đó nếu không phải Tiên đế bị hai tên cẩu tặc gian thần Khương Đồng và Vạn Cảnh Nghi làm cho mờ mắt thì đã không đến cơ sự như bây giờ. Giờ trong thiên hạ, cái tên Điền Chính Quốc vang lên vẫn là bị vấy bẩy bởi hai chữ "phản tặc". Thật ra năm đó, Điện hạ đánh thắng Nam Tiêu, khải hoàng trở về, chỉ đem theo 300 kỵ binh hành quân về kinh thành báo tin cho Tiên đế, cũng là để đón người trong lòng về lại Tây Châu. Tiên đế ấy vậy mà lại cho rằng Điện hạ thông đồng với Nam Tiêu, mưu đồ tạo phản. Ta hết lời khuyên ngăn mới khiến Tiên đế tạm thời giam lỏng Điện hạ. Nào ngờ, hai tên Khương-Vạn lại dùng kế ly dán, cho người gửi tin đến Tây Châu, nói rằng Điện hạ vì mưu phản sẽ bị hành hình ngũ mã phanh thây. Tướng lĩnh dưới trướng Điện hạ sao có thể tin vào những lời này, trong số đó, Phụng tướng quân, nghĩa nữ của Điện hạ, không chần chừ liền cùng 30 vạn quân hành quân về phía kinh thành. Điều này đã trúng kế của hai tên Khương-Vạn, chúng muốn như vậy thì Tiên đế mới chịu tin rằng Điện hạ cho người đem quân tạo phản, nhanh chóng xử t.ử Người. Sau đó để dân chúng trong kinh thành chịu tin những lời xảo biện này mà nói rằng Điện hạ ăn cắp Binh phù, thật sự có ý đồ tạo phản. Nào có ai biết, Tiên Thái hoàng lo sợ sau khi mình mất, Binh phù sẽ rơi vào tay kẻ gian, liền âm thầm để Tào tướng quân mang Binh phù đến Tây Châu giao cho Điện hạ, mượn cớ là truyền thánh chỉ để không ai hay biết. Điện hạ mặc dù bị oan hàm nhưng từ đầu tới cuối không hề nói nửa chữ để thanh minh cho bản thân, chỉ hỏi "Thái Hanh sống có tốt?".

Nhắc đến cái tên này, lòng ta lại quặn thắt. Kim Thái Hanh, là con trai út của Kim gia. Kim gia mấy đời nổi tiếng con cháu học rộng tài cao, đều được các đời đế vương trọng dụng, Kim Thái Hanh cũng không ngoại lệ, mặc dù thân thể ốm yếu xong lại rất tinh thông sách lược, lại còn khôi ngô tuấn tú, thật sự là tài sắc song toàn. Ta từng nghe kể, năm xưa, Tiên Thái hoàng từng khẩu dụ, nếu Kim thị sinh ra là con gái, sẽ ban hôn với Thái tử thành Thái tử phi, nếu sinh ra là con trai, sẽ là bạn học của Thái tử, đủ tuổi sẽ ban phủ lập vương, phò tá Thái tử.

Nhưng thánh ân càng cao, áp lực càng lớn. Kim Thái Hanh từ lúc 3 tuổi đã được đưa vào cung, cùng học cùng ăn cùng ngủ với Thái tử. Năm Thái Hanh 6 tuổi, vì không may ngã xuống hồ nước trong ngự hoa viên, dẫn đến bị phong hàn, sau khỉ tỉnh lại liền không nói được nữa. Kim gia vì thế cũng xin Tiên Thái hoàng để Thái Hanh ở nhà, khi nào khỏi bệnh sẽ vào cung trở lại. Cứ thế đến năm Thái Hanh 10 tuổi vẫn không nói được. Ta còn nghe Triệu công công kể rằng, năm đó sau khi Thái Hanh bị bệnh không thể vào cung nữa, Thái tử cũng trở nên khó tính hơn, gặp Tiên Thái hoàng liền xin thánh chỉ để Thái Hanh vào cung tiếp tục cùng mình học, không được liền đập phá đồ trong tẩm cung. Tiên Thái hoàng cũng không thể ép Kim gia để con trai đang bệnh vào cung lần nữa nên ân chuẩn để Thái tử đến Kim gia cùng học. Nào ngờ, Thái Hanh vậy mà lại nhờ phụ mẫu xin Điện hạ của ta nhận y làm đệ tử, đến Tây Châu bái sư. Không đợi Điện hạ ta hồi thư, liền xe ngựa đến Tây Châu, gấp gáp mong được Điện hạ chấp nhận. Lúc đó ta còn đang cùng Dương tướng quân trấn thủ thành Thọ Xuân, lúc về lại Tây Châu có gặp mặt vài lần, sau đó Tiên Thái hoàng băng hà, ta được sự uỷ thác của Điện hạ ở lại bên cạnh Tiên đế, không còn ở Tây Châu nên không rỏ tình hình. Nhưng lúc ta hỏi Điện hạ có điều gì muốn ta hoàn thành, Người lại chỉ bảo ta hãy chăm sóc Thái Hanh, đừng để y biết Người ch.ết lúc nào ở đâu, ta liền hiểu ra đây không chỉ là tình sư đồ.

Năm đó khi quân Nam Tiêu tiến đánh Tây Châu, Kim gia vì lo lắng cho con trai nên đã đưa người đến đón Thái Hanh về kinh thành. Tiên đế khi đó vừa tròn 22 tuổi, Thái Hanh cũng vừa vặn 20. Tiên đế lúc ấy chỉ có 1 hậu 1 phi, Hoàng Hậu mặc dù là con gái Thừa tướng nhưng không được sủng ái, vì lòng Tiên đế đã hướng về người nhà Kim gia. Trong lúc chiến sự còn chưa kết thúc, Tiên đế vậy mà lại ban thánh chỉ để Thái Hanh vào cung làm sủng nam, mặc cho triều thần hết mực can ngăn, Kim lão gia nhiều lần quỳ gối trước điện Long Khánh xin Tiên đế thu lại thánh chỉ nhưng không thành. Thái Hanh bị ép đưa vào cung, dù được thánh ân nhưng không khác gì nuôi vật sủng. Tiên đế còn khẩu dụ, đợi đại quân của Điện hạ đại thắng khải hoàng sẽ tổ chức lễ sắc phong cho Thái Hanh, tấn phong làm Nam Hoàng Quý Phi. Kim Lão gia nghe tin tức đến thổ huyết, trở bệnh nằm liệt trên giường nhiều ngày liền.

Nhưng không hiểu sao tin tức này lại không truyền đến tai Điện hạ, mãi cho đến khi Người quay về kinh thành, cốt là để báo tin, giao lại Binh phù cho Tiên đế, mới hay tin đồ nhi của mình đã sắp thành phi tử. Ngày ta đến thăm Điện hạ trong ngục, Người thương tích đầy thân, tay chân bị trói đứng trên thanh gỗ, ánh mắt vô hồn vừa nhìn thấy ta liền có chút động. Điện hạ nói cảm thấy năm xưa để ta ở lại kinh thành thật sự là một quyết định sai lầm, khiến ta thành hoạn quan là lỗi của Người. Ta nào dám than trách, cái mạng này là do Người cứu về, dù có bảo ta thay Người chịu ch.ết ta cũng không hề oán thán, huống hồ ta từng là quân sư của Tây Thần Vương Phủ, sau đó lại trở thành thái dám hầu cận cạnh bậc đế vương, có thể nói là dưới một người trên vạn người. Đáng lẽ Tiên đế đã nguôi giận, định thu lại tước vị, đày Điện hạ đi biên ải cả đời, nhưng chỉ vì Hoàng Hậu lại để Thái Hanh gặp được Điện hạ, thấy bộ dạng chết không bằng sống đó của Người, Thái Hanh khóc đến ngất đi, không màn bản thân không thể nói chuyện mà chạy đến tẩm điện của Tiên đế cầu xin cho Điện hạ. Tiên đế nghĩ rằng nếu Điện hạ vẫn còn sống, Thái Hanh sẽ không bao giờ quên đi và không chấp nhận trở thành người của mình, hạ chỉ ban t.ử cho Điện hạ, hành hình ngay tối hôm sau, dặn dò không để cho Thái Hanh biết.

Cái đêm hành hình, ta cứ ngỡ Điện hạ sẽ bị ban rượu độc, ch.ết toàn mạng, nào ngờ Tiên đế lại thay đổi chủ ý ngay khắc cuối cùng, tự tay lấy mạng Điện hạ. Tiên đế không để ai vào nên không ai biết Điện hạ đã bị gi.ết như thế nào. Căn phòng t.ử từ đó không một ai dám vào và cũng không được phép vào. 30 vạn binh của Tây Thần Vương Phủ đến kinh thành cũng là lúc cơ thể Điện hạ đã lạnh. Tiên đế lúc đó còn không để bọn họ được mang thi thể Điện hạ về Tây Châu an táng. Trong đoàn người Phụng tướng quân dẫn đi có một người là quân sư của Điện hạ, cũng là Nhị Hoàng tử của Nam Tiêu, ngài ấy đe doạ nếu không để bọn họ đem Điện hạ về Tây Châu, y không ngần ngại dẫn quân đánh thẳng vào kinh thành. Đại Thắng Tây Thần Vương đã không còn, Bắc Thần chả khác nào mãng xà không đầu, nếu quân Nam Tiêu thật sự đánh sang e rằng Tào tướng quân có mọc thêm 3 đầu 6 tay cũng không nắm được phần thắng. Tiên đế lúc đó mới xanh mặt để Phụng tướng quân đưa Người về Tây Châu. Xe ngựa chở Người vừa ra khỏi cổng thành, một trận mưa lớn sấm chớp liền ập đến, cả kinh thành như chìm trong biển nước, ngay cả điện Long Khánh cũng bị dột nước vào trong, thật sự là trăm năm mới có 1 trận mưa như vậy.

Giấy không bọc được lửa, ngày hôm sau, tin Điện hạ bị xử t.ử đến tai Thái Hanh, là do Hoàng hậu tiết lộ. Tiên đế nổi giận liền giam Hoàng hậu vào lãnh cung, Thái tử bị mang đi cho Thục Phi nuôi dưỡng. Ta nghe cung nữ kể lại, lúc biết tin, Thái Hanh chân đứng không vững liền ngã xuống, nước mắt cứ thế trào ra, khuôn miệng há to nhưng không tài nào phát ra được tiếng khóc, Kim phu nhân ôm lấy thân thể ốm yếu của y, dỗ dành muốn y khóc ra nhưng cuối cùng lại thổ huyết ngất đi. Tiên đế biết chuyện nhưng không đến thăm, chỉ để thái y túc trực bên cạnh, còn hạ chỉ sẽ tiến hành đại lễ sắc phong sau năm ngày nữa. Từ sau đêm Điện hạ bị xử t.ử, các quan thần lớn nhỏ đã tâu xớ muốn từ quan, triều đình rối loạn như bầy ong vỡ tổ, những vị trung thần đều không thể tiếp tục nhìn Tiên đế chìm đắm trong dục vọng, không thể sửa đổi liền muốn rút lui, lại thêm chuyện Thái Hanh sẽ được tấn phong càng làm cho ý định của bọn họ vững như bàn thạch. Điện Long Khánh trống trãi đến lạ thường. Ngay cả Tào tướng quân cũng có ý muốn cáo bệnh, ta phải khuyên nhủ can ngăn mãi mới đồng ý ở lại. Thái Hanh sau 1 ngày 1 đêm hôn mê, lúc tỉnh dậy vậy mà có thể nói chuyện bình thường. Y còn nói với ta muốn được làm lễ sắc phong theo đúng nghi thức của Hoàng Hậu, được dân chúng bái lạy. Tiên đế mừng rỡ không do dự liền đồng ý, còn hạ chỉ nhanh chóng tu sửa Nam Cung, trang hoàng mọi thứ hơn cả Đông Cung của Hoàng Hậu. Ta cứ nghĩ có lẻ Thái Hanh đã nghĩ thông, người ch.ết rồi cũng không cứu vãn được, chi bằng sống tiếp thay phần của họ.

Nhưng ta đã sai. Sai vì nghĩ như vậy, sai vì nhìn nhận Thái Hanh chủ quan, sai vì xem thường đoạn tình cảm này của họ. Ngày đại lễ diễn ra cũng là 7 ngày từ đêm Điện hạ mất. Thái Hanh một thân hỉ phục, ta vẫn còn nhớ, đôi mắt ấy, cười rất mãn nguyện. Suốt dọc đường đến cổng thành, y không nói gì, chỉ mỉm cười. Theo nghi lễ, chỉ duy nhất Thái Hanh bước lên tường thành để nhận khấu bái từ dân chúng. Thật ra ta và Tào tướng quân đã bàn trước với nhau sẽ mở một con đường sống cho Thái Hanh, chỉ đợi y bước đến cổng thành liền có người hộ tống thẳng đến Nam Dương - Nam Tiêu, có người đã đợi sẳn ở đó. Nếu đã không thể bảo vệ được Điện hạ, thì nhất định phải bảo vệ được người của Người. Nhưng thật không ngờ, bọn ta vẫn chậm một bước. Chuyện xảy ra quá nhanh, ngay cả tâm phúc của ta đứng ngay dưới cổng thành cũng chỉ kịp nhìn thấy thân thể Thái Hanh đã bất động nằm trên nền tuyết trắng, nơi đỉnh đầu đã bị máu làm cho nhuộm đỏ. Ta và Tào tướng quân chết lặng nhìn y nằm đó. Những người dân đứng ngoài thành không biết vì sao cũng tự động quỳ xuống, kẻ khóc kẻ lạy, ngày đại lễ bổng dưng biến thành ngày đại tang.

Tiên đế lúc ấy vẫn còn đang ở điện Long Khánh chờ người, nghe tin liền tức tốc chạy đi, dù không thể cứu vãn. Hắn ôm lấy thân thể vẫn còn ấm của Thái Hanh khóc rống lên. Từ đầu tới cuối, người hại Thái Hanh ra nông nổi này chính là hắn, người đau lòng vì Thái Hanh cũng là hắn, người cố chấp nhất cũng là hắn. Ta còn nhớ trước lúc ch.ết, hắn vẫn không thể buông bỏ chấp niệm này, tròng mắt nhìn đăm đăm vào bức hoạ mà hắn vẫn luôn ngắm mỗi ngày trong suốt 7 năm, không ngừng lặp đi lặp lại:"Em ấy thà ch.ết cũng nhất định không muốn thành thân với ta." Kể từ đó, Tiên đế không màn thiết triều hay thậm chí là đến điện Long Khánh, hắn cả ngày ôm bình rượu ngồi trong tẩm điện ngắm tranh. Tang lễ của Thái Hanh do ta và Kim phu nhân chủ trì, vốn dĩ định đưa về mộ tộc của Kim gia nhưng Tiên đế lại hạ chỉ truy phong Thái Hanh làm Hoàng Hậu, chôn cất ở Hoàng lăng; con gái Khương Thừa tướng bị phế, giam cầm ở lãnh cung cả đời; Khương Thừa tướng và Vạn Cảnh Nghi bị cách chức đày đi biên ải trong 15 năm. Sau đó nữa năm, đột nhiên Tiên đế trở bệnh, triều sự được giao phó cho Tào tướng quân và Lý Hầu. Lúc đó thái y chuẩn đoán Tiên đế sẽ không trụ nổi quá 1 năm nữa, nhưng người tính không bằng trời tính, mạng của Tiên đế không dài đến vậy.

Nhị Hoàng tử của Nam Tiêu dẫn theo 300 kỵ binh thuận lợi tiến thẳng về kinh thành, giống như ngày đó Điện hạ đã từng. Chỉ với 300 kỵ binh, cả Bắc thần một lần nữa trở nên hổn loạn. Sau này khi đã về Tây Châu, Dương tướng quân có kể cho ta, ngày ấy chính là 300 kỵ binh từng theo Điện hạ, cứ thế một mạch người ngựa về kinh thành, có thù tất báo. Nhị Hoàng tử mượn danh người nhà của Điện hạ một đao tiễn Tiên đế đến tạ tội với Người. Sau đó Nhị Hoàng tử còn bố cáo sự thật nữa năm trước, trả lại minh bạch cho Điện hạ. Sau khi tin tức được truyền ra, cả kinh thành đồng loạt treo cờ tang. Nhị hoàng tử cũng nhanh chóng quay về Nam Tiêu, không hề có ý định nhân thời cơ hợp nhất Bắc-Nam. Tiên đế được chôn cất trong Hoàng lăng, bên cạnh Thái Hanh. Trước khi về lại Tây Châu, ta đã xin được đến Hoàng lăng trông coi, làm tròn bổn phận của một công công chưởng sự, cũng là làm tròn bổn phận của một quân sư.

Là ta, ta đã đem xương cốt của Thái Hanh về Tây Châu.

Nếu Tiên đế đã không thể chấm dứt nghiệt duyên này thì để ta làm. Nếu ông trời đã không để những người yêu nhau được ở cạnh nhau thì để ta làm.

Sau khi về lại Tây Châu, ta có gặp được Kim phu nhân. Sau cái ch.ết của Thái Hanh, Kim gia đã dời về phía nam, Hoàng đế Nam Tiêu vốn đã nhiều lần mời bọn họ về đó. Chuyện đưa Thái Hanh về Tây Châu cũng là ý của Kim phu nhân, cho nên khi ta đến nơi thì phần mộ của Thái Hanh cũng đã xây dựng xong, ngay bên cạnh Điện hạ. Ta định sẽ ở lại đây trông coi, thắp hương tạ tội với Điện hạ vài tháng sau đó sẽ chu du thiên hạ làm người kể chuyện. Nhưng có lẻ ông trời không cho ta làm chuyện đó.

Ta dùng chút sức lực này viết ra đây, cốt là mong hậu thế đời sau có thể tường tận mọi chuyện, dù cho ta và người của Tây Thần Vương Phủ có không còn thì vẫn còn người gọi Điền Chính Quốc hai tiếng Điện hạ chứ không phải phản tặc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro