korean

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NHỮNG TỘI ÁC MAN RỢ CỦA HÀN QUỐC TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Trên 43 vụ thảm sát đẫm máu do binh lính Hàn Quốc thực hiện tại Việt Nam được ghi nhận, trong đó có ít nhất 13 vụ giết trên 100 người.

Giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày nay có một mối quan hệ nồng ấm trên các lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Thật sự khó có thể hình dung được điều này nếu quay trở về thời điểm cách đây 4 thập niên – khoảng thời gian đen tối nhất trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.

Đó là giai đoạn mà các lực lượng quân sự Hàn Quốc dưới chế độ độc tài Park Chung Hee đã tham gia và gây nhiều tội ác trong cuộc chiến do Mỹ tiến hành tại Việt Nam. Theo giáo sư người Hàn Quốc Heonik Kwon, tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam, đã có trên 43 vụ thảm sát đẫm máu do binh lính Hàn Quốc thực hiện tại Việt Nam được ghi nhận, trong đó có ít nhất 13 vụ giết trên 100 người.

Giờ đây, chương lịch sử u ám đó đã được khép lại, nhưng không có nghĩa là nó sẽ bị lãng quên vĩnh viễn. Các thế hệ sau cần ghi nhớ khoảng tối lịch sử này như một bài học đắt giá để biết trân trọng mối quan hệ mình đang có, cũng như để những câu chuyện đau buồn không còn có cơ hội xảy ra trong tương lai.

****Vụ thảm sát Thái Bình

Vào một buổi sáng sớm của tháng 2/1966, một toán quân thuộc Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ của Hàn Quốc đã tiến vào làng Thái Bình (tỉnh Quảng Nam) trong một cuộc càn quét các du kích Giải phóng.

Tuy vậy, chúng chỉ tìm thấy trong ngôi làng 68 người, hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em. Những con người vô tội và không có khả năng kháng cự này đã trở thành đối tượng để “Mãnh Hổ” trút giận. Bằng hàng loạt phát súng và cả một quả lựu đạn, lính Hàn Quốc đã giết hại dã man 65 người.

Ba người may mắn sống sót trong vụ thảm sát sau đó đã trở thành nhân chứng tố cáo tội ác của Sự đoàn Mãnh Hổ. Để ghi nhớ sự kiện tang tóc này, một đài tưởng niệm khắc tên của 65 nạn nhân đã được dựng lên tại làng Thái Bình.

****Vụ thảm sát Diên Niên – Phước Bình

Vào sáng ngày 9/10/1966, một trung đội lính Hàn Quốc thuộc Tiểu đoàn 3 - Lữ đoàn Rồng Xanh bắt đầu tập kích từ căn cứ đồi tranh Quang Thạnh (xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) vào thôn Phước Bình. Sau đó, chúng đổ quân càn quét, lùng sục tất cả nhà dân và hầm chống phi pháo, cưỡng bức nhân dân xóm Bình Trung (thôn Phước Bình) tập trung về sân trường học của thôn.

Sau khi tập trung dân, chúng bắt đầu xả súng và ném lựu đạn vào nhóm dân thường. Vụ giết chóc này làm 68 người dân thôn vô tội ngã xuống, trong đó có 21 cụ già, 47 phụ nữ và trẻ em.

Ngày 13/10, quân “Rồng Xanh” tiếp tục càn quét và hại thêm 112 người dân vô tội ở thôn Diên Niên gần đó. 

Tổng cộng, trong hai ngày 9/10 và 13/10/1966, lính Hàn Quốc đã tàn sát 280 phụ nữ và trẻ em ở hai thôn Diên Niên, Phước Bình. Ngày nay, di tích vụ thảm sát Diên Niên - Phước Bình đã được xếp hạng và cấp bằng di tích quốc gia.

****Vụ thảm sát Bình Hòa

Ngày 3/12/1966, nhằm trả đũa các hoạt động du kích của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, lính Hàn Quốc đã thực hiện một cuộc càn quét tại xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

Trong vòng ba ngày, tại 5 địa điểm: buồng đất nhà ông Trắp, hố bom Truông Đình, Dốc Rừng, Đồng Chồi Giữa, đám ruộng giếng xóm Cầu, lính Hàn Quốc đã giết hại hàng trăm dân thường một cách dã man.

Cao điểm là vào chiều ngày 6/12, người dân đã bị cưỡng bức tập trung lại rồi bị lính Hàn Quốc đồng loạt xả đạn, khiến 267 người thiệt mạng.

Tổng cộng, trong thảm sát Bình Hoà, lính Hàn Quốc đã giết hại 430 người, trong đó có 269 phụ nữ (12 phụ nữ bị cưỡng hiếp đến chết), 104 người già, 174 trẻ em. 3 gia đình bị giết sạch không còn một ai.

Năm 1990, chính quyền và nhân dân địa phương đã xây dựng một tấm bia căm thù tại hố bom Truông Đình ghi lại tội ác này. Tháng 5/1991, di tích vụ thảm sát Bình Hòa được xếp hạng và cấp bằng di tích quốc gia.

****Vụ thảm sát Bình An

Ngày 23/1/1966, quân Hàn Quốc bất ngờ tổ chức một cuộc tấn công vào Bình An (Nay là xã Tây Vinh - Huyện Tây Sơn - Tỉnh Bình Định). Chúng bao vây từ 4 phía với quyết tâm tiêu diệt toàn bộ lực lượng của ta, nhưng đã bị đánh trả quyết liệt.

Tức tối vì không đạt được mục đích, ngày 7/2/1966, các đơn vị lính Hàn Quốc bắt đầu tiến hành một chiến dịch tấn công tàn bạo bằng vũ khí hạng nặng. Từ sáng sớm, các đơn vị pháo binh của địch đều nã đạn cấp tập vào Bình An. Khi pháo ngừng, lính Hàn Quốc lập tức ập đến.

Chúng tìm kiếm các hầm trú ẩn của dân ven làng, thả lựu đạn cay bắt mọi người phải trồi lên rồi thả sức tàn sát. Ngay trong ngày đầu chiến dịch, 58 người dân đã bị giết hại.

Những ngày sau đó, cuộc giết chóc, đốt phá ngày càng mở rộng qui mô và sự dã man. Trong ngày 12/2, 109 người đã bị giết hại. Ngày 23/2, tại khu vườn nhà ông Trương Niên ở thôn An Vinh, lính Hàn đã dồn 90 người dân tới, dùng súng trung liên hạ sát toàn bộ.

26/2 là ngày đẫm máu nhất, khi lính Hàn Quốc dồn tất cả những người chúng bắt được ở các nơi về Gò Dài (thôn An Vinh). Chúng đã giết hại 380 người bằng những hành động man rợ như hãm hiếp rồi dùng lưỡi lê đâm vào cửa mình phụ nữ, chất rơm đốt lửa thiêu sống trẻ em…

Chiến dịch thảm sát của địch đã khiến trên 1.000 dân lành bị giết hại, trong đó phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em. Sự sống ở Bình An gần như bị hủy diệt hoàn toàn.

****Vụ thảm sát Cây đa Dù

Sáng mùng 4 tháng Giêng năm Mậu Thân (12/2/1968), người dân các làng Phong Nhất, Phong Nhị ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã bị đánh thức bởi tiếng đạn pháo và súng máy. Sau đó, lính Hàn Quốc xuất hiện và áp giải rất nhiều phụ nữ, người già, trẻ em đến cây đa Dù ven quốc lộ 1A. Tất cả những người này sau đó đã bị hành quyết một cách dã man.

Theo các báo của của Mỹ, từ 70 – 80 người dân không có vũ khí đã thiệt mạng. Đơn vị gây ra tội ác chiến tranh này là Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến số 2 của Hàn Quốc.

Mâu thuẫn giữa Mỹ và Hàn Quốc đã xảy ra trong việc điều tra về vụ thảm sát. Phía Hàn Quốc đã ngụy biện rằng thủ phạm của vụ thảm sát là những “binh sĩ Việt Cộng mặc đồng phục lính Hàn Quốc”.

Tuy vậy, Đại tá Robert Morehead Cook, tổng thanh tra của Lục quân Hoa Kỳ đã bác bỏ luận điệu này và khẳng định chính các binh sĩ Hàn Quốc đã tiến hành vụ thảm sát.

****Vụ thảm sát Hà My

Tờ mờ sáng 26 tháng Giêng năm Mậu Thân (25/2/1968), nhằm cưỡng bức người dân vùng bám trụ vào ấp chiến lược, hai đại đội lính của Lữ đoàn Rồng Xanh đã kéo đến bao vây làng Hà My (xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam),

Chúng gom người già, phụ nữ, trẻ em về xóm Tây ở ba điểm: Trước nhà ông Nguyễn Điểu (42 người); hầm nhà bà Lê Thị Thoại (16 người) và nhà ông Nguyễn Bính (74 người). Sau đó, chúng dùng súng tiểu liên, cối, lựu đạn, bắn và ném xối xả về phía người dân.

Man rợ hơn, sau khi tàn sát, chúng phóng hỏa đốt thiêu, thịt cháy khét, chỉ còn xương chất thành đống, chẳng ai còn gương mặt để nhận dạng.

Vụ thảm sát đã khiến 135 người bị sát hại, trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em.

****Vụ thảm sát Duy Trinh

Sáng 14/8//1968, lính Hàn Quốc đóng tại Hòn Bằng, cách làng Duy Trinh (Quảng Nam) chừng 400 m bắt đầu càn vào làng. Vừa đi chúng vừa bắn. Phần lớn người ở lại là người già, trẻ con và phụ nữ chạy xuống hầm trú ẩn.

Quân địch phát hiện ra căn hầm nhà bà Thiệu tại xóm Mỹ An, liền ra lệnh mọi người ra khỏi nơi ẩn nấp, đứng xếp hàng trên miệng hầm. Một lát sau, chúng bắt tất cả trở lại hầm rồi bắt đầu cuộc giết chóc.

Rất lạnh lùng, lính Hàn Quốc thay nhau cứ bắn một phát lại ném một quả lựu đạn xuống hầm. Có tất thảy 14 người toàn bà già, phụ nữ, trẻ em vô tội bị sát hại thảm thương. Tất cả đều vùi trong căn hầm mà sau này trở thành ngôi mộ chung của họ.

Toán lính Hàn Quốc tiếp tục kéo qua xóm Vĩnh An cách đó chỉ chừng trăm mét. Vẫn hành vi man rợ như cũ, chúng lùa mọi người xuống hầm, lạnh lùng bắn một phát súng lại ném một quả lựu đạn. 18 thường dân vô tội khác đã thiệt mạng.

Tổng cộng, 32 đồng bào đã bị giặc giết trong vụ thảm sát ở làng Duy Trinh.

Nỗ lực hàn gắn nỗi đau lịch sử của người dân Hàn Quốc

Nếu như sự tàn bạo của lính Mỹ với thường dân Việt Nam đã hứng chịu sự trừng phạt của dư luận Mỹ và quốc tế chỉ sau một thời gian ngắn, thì những vụ việc tương tự do lính Hàn Quốc gây ra đã không được nhắc tới sau một thời kỳ dài.

Trong vài thập kỷ sau chiến tranh, do chính sách của các nhà cầm quyền, người dân Hàn Quốc hầu như không có thông tin gì về các hoạt động trong quá khứ của binh lính Hàn Quốc tại Việt Nam. Phải tới đầu những năm 2000, những bằng chứng về tội ác mới bắt đầu được truyền thông Hàn Quốc đưa ra qua tiết lộ của các cựu quân nhân Hàn Quốc ở Việt Nam.

Những tiết lộ này đã phơi bày chi tiết sự tàn nhẫn trên một mức độ khó tưởng tượng của binh lính Hàn Quốc đối với dân thường Việt Nam, gây ra một cú sốc trong dư luận về vai trò của người Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Nhận thức được những tội ác trong quá khứ của các binh lính Hàn Quốc, kể từ đó đến nay, một số cựu binh và những người yêu chuộng hòa bình ở Hàn Quốc đã tham gia các cuộc vận động về vấn đề các vụ thảm sát ở Việt Nam, gửi lời xin lỗi đến nhân dân Việt Nam và quyên góp tiền để xây dựng các trường học và bệnh viện tại những nơi chịu tổn hại nặng nề nhất. Thông qua các hoạt động đó, họ mong muốn nhận được sự tha thứ từ người Việt Nam.

Trong một cuộc thăm dò dư luận do Uỷ ban Hoà Bình của Tổ chức đoàn kết quốc tế của Hàn Quốc (KHIS) tiến hành, 77,9% người tham gia cho rằng, chính phủ Hàn Quốc cần xin lỗi công khai và bồi thường cho các nạn nhân Việt Nam vì những tội ác mà các đội quân của chế độ Park Chung Hee đã gây ra.

Theo KIẾN THỨC

America's Korea, Korea's Vietnam

(tạm dịch: Chiến tranh Triều Tiên với Mỹ, chiến tranh Việt nam với Triều tiên)

Charles K. Armstrong

 

Sự tàn bạo của lính Mỹ với thường dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam -Vietnam War đã từng trở thành một đề tài tranh cãi nóng hổi trên đại chúng của Hoa Kỳ, thế mà những hành động tương tự của lính Hàn Quốc đánh thuê cho Mỹ ở Việt Nam thì hầu như không được biết đến với thế giới Phương Tây. Đại Hàn đã gửi hơn 300.000 quân tới Việt nam trong khoảng 1965 tới 1973, nhưng sau nhiều thập kỷ bị bắt phải im lặng bởi các nhà cầm quyền kế tiếp nhau, chỉ mới gần đây người Hàn mới đụng chạm lại những mờ ám quá khứ trong chiến tranh Việt Nam của Hàn Quốc. Mùa xuân và mùa hè năm 2000, những bằng cớ trên truyền thông Hàn quốc đưa ra bởi các cựu binh đã lần đầu tiên tiết lộ ở mức độ chi tiết sự tàn bạo ở mức độ lớn của lính Hàn đối với thường dân Việt Nam. Những tiết lộ đó, và sự tranh cãi gây ra sau đó ở Hàn Quốc, đã làm nổi bật vai trò của người Hàn trong Vietnam War và vai trò của Vietnam War đối với sự phát triển chính trị và kinh tế ở Hàn quốc.

 

Chúng ta không thể ngồi không làm người xem trong khi đồng minh của chúng ta trở thành con mồi của sự xâm lược của cộng sản …

-Tổng thống Park Chung Hee, 9/2/1965

 

Chúng ta phải chiến đấu với kẻ địch ở Việt Nam cũng như chúng ta chiến đấu ở Triều Tiên. Chúng ta phải cố gắng hướng tới chấm dứt chủ nghĩa cộng sản, thiết lập lại hoà bình, và xây dựng lại Việt Nam.

-Tướng Lee Sae-ho, 1/5/1966

 

Nửa năm đầu chưa qua đi, nhưng 2001 đã trở thành một năm đáng nhớ cho việc phục hồi những ký ức bị đè nén về các cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Á. ….

 

[đoạn này nói về các sự kiện truyền thông nổi bật, đề cập các vụ điều tra thảm sát của lính Mỹ đối với người Hàn và của lính Mỹ tại Việt nam, những tiết lộ đầu tiên trên tờ Hankyoreh Sinmun…]

 

…Những bài báo chi tiết và gây chấn động nhất dựa trên hồi ức cuả đại tá về hưu Kim Ki-t’ae, nguyên là chỉ huy của Đại đội 7, tiểu đoàn 2, lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ thiện chiến “Rồng Xanh”. Giờ đây, ở tuổi ngoài 60, Kim xác nhận với Hankyoreh vào tháng 4/2000 rằng khi là một trung uý 31 tuổi ông ta  đã được chỉ huy vụ giết chóc dã man 29 người thanh niên Việt Nam không có vũ trang ở tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 14/11/1966. Câu chuyện của ông ta hoá ra chỉ là phần nổi của tảng băng chìm; những hồi ức tiếp theo đó của các cựu binh Hàn Quốc đã cho thấy một bức tranh chi tiết ghê sợ, mà vẫn hầu như chưa được biết tới với thế giới Phương Tây, về sự tham dự của Hàn Quốc trong chiến tranh Việt nam.

 

Kim Ki-t’ae xác nhận rằng từ 9 tới 27/11/1966, các tiểu đoàn 1,2,3 của Rồng xanh đã tiến hành “chiến dịch Mắt Rồng” , nhằm quét sạch sự kháng cự của Việt Cộng (VC) ra khỏi khu vực hoạt động của họ ở miền Trung Việt Nam. Ngày 10/11, đại đội 6 tiểu đoàn 2 đã bị nã súng ở gần làng An Tuyet, mặc dù họ không có thương vong. 4 ngày sau đó, với ký ức vụ tấn công vẫn còn nóng hổi trong đầu họ, đại đội 7 bắt gặp 29 người Việt Nam trên một cánh đồng lúa. Lính Hàn bắt họ lại vì tình nghi là du kích và trói họ lại với nhau ở cổ tay và lục soát vũ khí. Không tìm thấy vũ khí ở quanh đó, lính Hàn còn có lựa chọn là thả tù nhân hoặc chuyển giao họ cho quân đội cộng hoà(ARVN). Đó là ngày cuối cùng của giai đoạn 1 Chiến dịch Mắt rồng. Ngày 15/11 lực lượng ROK tham dự chiến dịch sẽ bàn giao vùng kiểm soát cho ARVN, mà quân Hàn vốn coi thường. Trao những người bị tình nghi VC này cho ARVN cũng chẳng khác nào trợ giúp quân địch, đó là điều người Hàn suy nghĩ. Họ cho rằng có khả năng cao rằng những người này sẽ thoát ra, sẽ nhóm lại, và sẽ gây ra nhiều rắc rối. Lính Hàn đã kiệt sức sau 6 ngày trong rừng đánh nhau, quân phục đã sờn rách, mặt sơn đen nguỵ trang, và Mắt Rồng vẫn chưa có ghi nhận đáng kể nào về thương vong của VC. “Chúng ta làm gì với bọn khốn này?” một chỉ huy trung đội hỏi Kim.

“Đưa bọn nó ra đằng kia!” là câu trả lời của Kim. Những người đàn ông Việt Nam, vẫn bị buộc với nhau bằng dây thừng, bị ném xuống một cái hố bom tạo ra bởi máy bay F4 Mỹ. Cái hố rộng khoảng 8m và sâu 4m.

 

Lính Hàn lùi lại và ném lựu đạn vào trong hố, máu và thịt bay lộp bộp trong không trung. Khi họ kết thúc, những tiếng kêu của những người sống sót vẫn vọng lên từ dưới hố. Lính Hàn kê súng lên vai và nã đạn xuống, đảm bảo rằng tất cả đều chết.

 Logged

danviet

Thành viên

*

Bài viết: 234

 

 

 

Re: Các vụ thảm sát của lính Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam

« Trả lời #15 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2010, 01:44:40 AM »

Là chỉ huy đại đội- chức vụ sỹ quan cao nhất ngoài chiến trường của lính Hàn tại Việt nam – Kim ý thức rất sâu sác trách nhiệm trực tiếp về hành động mà ông ta đã thuật lại. Như ông ta nói với Hankyoreh Sinmun, “Hàng chục người sống hay chết là phụ thuộc vào mệnh lênh của tôi. Nếu tôi nói ‘Thả bọn họ ra! Đừng giết!’ thì họ sẽ sống, nhưng nếu tôi nói, ‘Lũ chết tiệt chúng mày, lằng nhằng hả?’ thì họ sẽ bị lôi ra và giết. 29 người đó cũng vậy. Nhưng giờ tôi nghĩ về điều đó, họ chỉ là những nông dân.” Vẫn là Kim giải thích, bằng ngôn từ gợi nhớ một cách đáng kinh ngạc những hồi ức của lính Mỹ về Nogun (làng ở Triều Tiên nơi xảy ra vụ thảm sát của lính Mỹ với dân thường--dv) và về chính Vietnam War, “Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh du kích. CHúng tôi không thể phân biệt giữa Việt Cộng và không phải Việt Cộng. Người dân trợ giúp cho VC trong những làng VC, tấn công phía sau chúng tôi.” Kim cũng tiết lộ rằng 1 tháng trước đó, ngày 9/10/1966, hầu hết người dân trong làng Binh Tai, huyện Phước Bình, 68 người đàn ông, đàn bà, trẻ em – đã bị thảm sát bởi lính ROK, những kẻ đã đốt nhà của dân làng và bắn chết những người chạy ra khỏi các căn nhà đang cháy. Giờ đây ở Việt Nam, có một đài tưởng niệm ở Phước Bình tưởng niệm những thường dân bị giết tập thể bởi Nam Hàn.

 

Nếu như chiến tranh Triều Tiên là một “cuộc chiến bị quên lãng” ở Mỹ, thì chiến tranh Việt Nam bị quên lãng, thậm chí bị cấm đoán, ở Hàn Quốc. Đối với những người Mỹ, sự tham dự quân với số lượng lớn của Nam Hàn trợ giúp Mỹ trong chiến tranh Việt Nam còn bị quên lãng hơn gấp đôi. Chẳng mấy người Mỹ biết rằng người Hàn đã ở đó trong cuộc chiến của họ, mà chính xác hơn là của chúng ta (Mỹ--dv). Hệ quả của Vietnam War đối với người Hàn cũng tương tự như đối với người Mỹ, bao gồm cả những hội chứng hậu chiến, hàng nghìn đứa trẻ lai Hàn bị bỏ rơi bởi lính và viên chức dân sự Hàn, nỗi ám ảnh chất độc da cam, mà những cựu binh Hàn đã theo đuổi vụ kiện chính phủ và các công ty hoá chất Mỹ để đòi bồi thường từ năm 1984, nhưng vẫn chưa thành công. Song trong khi ở Mỹ, VN War làm dấy lên những đợt tranh cãi mở và thông thường rất căng thẳng, thì tranh cãi về VN War ở Hàn quốc bị dìm vào im lặng bởi các thể chế quân sự kế tiếp nhau, và chỉ trở thành một vấn đề công luận hạn chế trong khoảng 10 năm rồi. Sự im lặng này một phần là kết quả của những nổ lực của chính quyền Hàn Quốcđè bẹp bất cứ thứ gì có thể làm phương hại quan hệ ROK- US, một phần bởi vì sự nhạy cảm do những lợi ích tài chính Hàn Quốc nhận được từ cuộc chiến đó, và một phần phản ánh sự hổ thẹn khi ở bên bại trận- đặc biệt là sau nhiều năm rùm beng tuyên truyền trong thời gian của cuộc chiến về sự chính nghĩa của người Hàn tham dự trong cuộc chiến và tinh thần tương trợ của các lực lượng Hàn quốc với người dân Nam Việt Nam.Bài này không cụ thể về một vụ thảm sát, nhưng cũng là một thông tin tham khảo liên quan bên cạnh các số liệu mà bác ov10 nêu. Đây là bản vận động các cá nhân và tổ chức đoàn kết lại để đòi hỏi lẽ phải về vấn đề tội ác chiến tranh của binh sỹ Hàn Quốc tại miền Nam Việt Nam- do Uỷ ban Hoà Bình của Tổ chức đoàn kết quốc tế của Hàn Quốc (KHIS) (Peace Committee of Korean House for International Solidarity (KHIS)–dv tạm dịch) tiến hành, tháng 2/2000. Trang web của KHIS ở đây, em không biết tiếng Hàn nên lấy lại bài tiếng Anh ở đây.

 

[…một đoạn trùng với phần sau….]

Người dân Hàn quốc đã tham gia nhiều cuộc vận động về vấn đề các vụ thảm sát ở Việt Nam; viết các thiệp xin lỗi thông qua sự tổ chức của KHIS và quyên góp cùng với Hankyoreh (tờ báo đầu tiên ở Hàn đã công khai vấn đề-dv) để xây dựng các trường học và bệnh viện ở Việt nam tại những huyện chịu tổn hại nặng nề nhất. Thông qua những hoạt động đó, họ mong người Việt Nam tha thứ vì những tội ác mà lính Hàn đã phạm.

 

Thái độ của dư luận Hàn quốc về vấn đề như sau:

1.   Số liệu thực tế về các vụ thảm sát phải được công bố công khai 66,3%

2.   Cần tiến hành điều tra tìm kiếm sự thật 66,9%

3.   Chính phủ Hàn Quốc cần xin lỗi công khai và bồi thường cho các nạn nhân Việt nam 77,9%

*Nguồn: Thăm dò dư luận của Hankyoreh

 

Dù vậy, chính phủ Hàn đã hoàn toàn né tránh vấn đề này. “Thảm sát Nogunri” trong chiến tranh Triều Tiên và “Thảm sát dân thường Việt nam” trong chiến tranh Việt nam là những trường hợp tiêu biểu trong thế kỷ 21 mà trong đó, Hàn Quốc (Triều Tiên) một là nạn nhân, một là thủ phạm.

 

[…lời kêu gọi mọi người hưởng ứng…]

 

Sau đây là thư gửi tổng thống Kim Dae Jung--dv.

 

Thưa Tổng thống Kim Dae Jung

 

Chúng tôi yêu cầu tổng thống mở cuộc điều tra tìm sự thật liên quan tới “Thảm sát Thường dân Việt nam” gây ra bởi binh sỹ Hàn Quốc và xin lỗi công khai vì những vụ việc đó tới người Việt Nam.

 

Chúng tôi được nghe rằng ước tính có khoảng 5000 thường dân Việt Nam đã bị tàn sát bởi binh lính Hàn Quốc ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bình Định trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Rất nhiều người vô tội trong đó có cả phụ nữ, trẻ em và người già đã bị giết bừa bãi, và những cuộc tàn sát đã để lại những vết thương sâu trong tâm trí những người còn sống sót. Vì nguyên do đó chúng tôi yêu cầu có lời xin lỗi chính thức từ những người chịu trách nhiệm trong quân đội vì đã ra lệnh tiến hành những hoạt động đó và bồi thường cho những nạn nhân vô tội của các vụ thảm sát. Rõ ràng rằng chúng ta không thể bước vào một thiên niên kỷ mới với lương tâm trong sạch khi chúng ta không nỗ lực để an ủi những đau đớn của người Việt nam. Chúng ta phải làm hết sức mình để vạch ra chân lý và ngăn ngừa những thảm kịch như thế không xảy ra trong tương lai. Một lần nữa chúng tôi nhấn mạnh rằng sự bình yên thực sự chỉ có thể đạt được khi chúng ta dũng cảm sáng tỏ sự thực trong vấn đề này. Cho dù ở thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ này, thì sự thực về những vụ giết chóc đau thương đó không thể nào bị ỉm đi được.

 

Chúng tôi thúc giục chính phủ Hàn Quốc:

 

1.   Đưa ra các số liệu về vụ việc. Những người lính đã từng tham chiến cho rằng trước tiên, sự thật về các vụ thảm sát phải được tiết lộ. Chúng tôi đồng ý với họ. Chính quyền Hàn quốc phải lập ra một uỷ ban điều tra chung cùng với chính quyền Việt nam.

2.   Nếu như những thông tin gần đây được xác nhận, chính quyền Hàn quốc nên xin lỗi công khai tới chính quyền Việt Nam và người Việt Nam bằng cách nhận trách nhiệm về việc để xảy ra các vụ thảm sát.

3.   Chính phủ Hàn Quốc nên bồi thường cho những người sống sót sau các vụ thảm sát.

4.   Chính phủ Hàn Quốc nên bồi thường cho những người lính Hàn, những người đã bị ép buộc phải thực hiện những hành động phi nhân tính và chịu dằn vặt lương tâm từ đó tới nay.

5.   Xin hãy cấp kinh phí điều tra để làm sáng tỏ các vụ thảm sát.

Trong hơn 5 năm Brandon Bryant làm việc trong một container dài như một xe van, không cửa sổ, nhiệt độ trong phòng luôn ở mức 17oC và cửa chính luôn khóa vì lý do an ninh. Trước mặt Brandon và các đồng nghiệp là 12 màn hình, còn dưới tay là 4 bàn phím. Chỉ cần Brandon nhấn 1 cái nút ở New Mexico, sẽ có 1 người chết ở đầu kia thế giới.

Một đứa bé hay là một con chó đi bằng hai chân?

 

Bên trong container, những chiếc máy vi tính chạy suốt ngày. Đó là bộ não của những chiếc drone. Trong không quân Mỹ người ta gọi gian phòng đó là "buồng lái". Chỉ có điều khác biệt là những phi công ở đây không bay mà chỉ việc điều khiển. Brandon là một trong số đó. Anh còn nhớ rất rõ những vòng số 8 mà chiếc drone đang vẽ trên bầu trời Afghanistan cách xa anh hơn 10.000km.

 

Trong máy ngắm của chiếc Predator là một căn nhà đất thấp tè với một chuồng dê. Khi lệnh khai hỏa được ban ra, Brandon nhấn nút đánh dấu căn nhà bằng laser rồi viên phi công ngồi bên cạnh khai hỏa bằng một cái cần. Chiếc drone phóng ra một quả tên lửa Hellfire. Còn 16 giây trước khi tên lửa đến mục tiêu. "Thời gian như đi chậm lại" - Brandon vẫn còn nhớ. Các hình ảnh được thu bằng camera hồng ngoại rồi truyền qua vệ tinh đến màn hình của anh với độ trễ từ 2 đến 5 giây.

 

Chỉ còn 7 giây nữa, vẫn không có một bóng người. Ngay lúc ấy, Brandon vẫn còn có thể chuyển hướng quả tên lửa. Còn 3 giây. Brandon nhìn chăm chú vào màn hình. Đột nhiên một đứa trẻ xuất hiện ở góc ngôi nhà. Khi đốm lửa bùng lên, thế giới ảo của Brandon và thế giới thật của một ngôi làng nằm giữa Baghlan và Mazar-el Charif đã đổ ụp vào nhau. Bradon thấy một vầng sáng lóe trên màn hình. Những mảng tường sụp xuống, đứa trẻ đã biến mất. Bụng Brandon co thắt lại.

 

- Chúng ta vừa giết một đứa bé hả? - Brandon hỏi đồng người đồng nghiệp bên cạnh.

 

- Tôi cũng nghĩ rằng đó là một đứa bé.

 

"Đó là một đứa bé?" - họ gõ vào cửa sổ hội thoại trên màn hình.

 

Lúc ấy có ai đó chen vào, một người ở đâu đó trong Bộ chỉ huy không quân đang theo dõi vụ oanh kích trả lời bằng một câu lạnh lùng: "Không, đó là một con chó".

 

Họ xem lại phần ghi hình. Chẳng lẽ một con chó đi 2 chân? Hôm ấy khi Brandon bước ra khỏi container, trái tim nước Mỹ trải rộng trước mắt anh: thảm cỏ trên thảo nguyên bao la đến mút mắt, những cánh đồng, mùi phân chuồng. Tháp radar của căn cứ Cannon từng chập lại chiếu sáng trong buổi hoàng hôn. Một cuộc chiến tranh đang diễn ra.

 

Cuộc chiến hiện đại là vô hình, khoảng cách làm mất đi trọng lượng của nó. Đó là một cuộc chiến được kiểm soát, được điều khiển từ các đơn vị nhỏ rải rác tại nhiều địa điểm trên hành tinh. Cuộc chiến mới muốn có độ chính xác cao hơn là chiến tranh truyền thống. Nhiều người cho thế là "nhân bản" hơn.

 

Trong một hành lang ốp gỗ của Lầu Năm Góc là nơi đặt văn phòng của các quan chức không quân. Bên cạnh chân dung của các tướng lĩnh có ảnh của một chiếc Predator. Theo lời của các tướng lĩnh quân đội, từ nhiều năm qua chưa có phát minh nào chứng tỏ được tính hiệu quả bằng những chiếc drone trong cuộc chiến chống khủng bố. Quân đội điều khiển các máy bay không người lái đó từ những căn cứ nằm trong lãnh thổ nước Mỹ và cả nước ngoài như tại Djibouti (châu Phi). Từ trụ sở tại Langley, cơ quan CIA tác động đến tận Pakistan, Somalia hay Yemen.

 

Cho đến khi được đề bạt vào Bộ Quốc phòng với trọng trách điều hành lực lượng drone cách đây vài tháng, Đại tá William Tart là Tư lệnh Căn cứ không quân Creech ở Nevada, từ đấy ông chỉ huy hoạt động của những chiếc drone. Ông nhắc đến ứng dụng nhân đạo của drone sau vụ động đất tại Haiti và các thành tích quân sự trong cuộc chiến tại Libya. Ông kể lại việc phá hủy một chiếc xe tải oanh kích Misrata hay truy lùng đoàn xe chở Gaddafi tẩu thoát. Ông còn cho biết binh lính tại Afghanistan không ngớt lời khen ngợi sự yểm trợ bằng không lực. "Chúng ta đã cứu vớt nhiều sinh mạng".

 

Nhưng ông rất ít lời về những vụ "ám sát có mục tiêu". Trong 2 năm chỉ huy Căn cứ Creech, ông khẳng định chỉ thấy binh sĩ chết. Các mục tiêu chỉ bị triệt hạ khi không có phụ nữ và trẻ em. Những cuộc tấn công của drone được đặt dưới sự chỉ đạo giống như mọi cuộc tấn công khác của không quân. Một sĩ quan tại quốc gia liên quan sẽ đưa ra lệnh khai hỏa.

 

Tuy nhiên, Đại tá William Tart không thích nghe nói đến từ "tấn công phẫu thuật". Điều này khiến ông nghĩ đến các cựu chiến binh ở Việt Nam thường chê trách ông chưa hề bì bõm dưới bùn, chưa hề nghe mùi máu, không hề biết thế nào là chiến tranh. Ông sẽ phản bác là nhảm nhí. Chặng đường từ Las Vegas đến nơi làm việc thường rất cần thiết để ông có thời gian suy xét mọi việc.

 

"Chúng tôi quan sát mọi người suốt nhiều tháng, nhìn thấy họ chơi đùa với lũ chó hay phơi đồ. Chúng tôi biết thói quen của họ như những người láng giềng của chúng tôi, thậm chí chúng tôi còn đến dự tang lễ của gia đình họ. Với loại máy bay drone, chiến tranh có cái gì đó rất cá nhân" - Đại tá William Tart thổ lộ.

 

Biển tử thi bên dưới cánh đồng

 

Một ngôi nhà gỗ màu vàng bên rìa thị trấn Missoula ở Montana. Hậu cảnh là những dãy núi, các khu rừng và sương mù. Brandon Bryant, 27 tuổi, nằm dài trên trường kỷ của mẹ. Anh về sống cùng mẹ sau khi rời khỏi quân đội, hàm râu 3 ngày chưa cạo và đầu cạo trọc. "Đã 4 tháng tôi không còn nằm mơ với hình ảnh hồng ngoại nữa" - Brandon mỉm cười thổ lộ.

 

Đó là một chiến thắng đối với Brandon. Anh đã làm việc trong không quân Mỹ 6 năm có tổng cộng 6.000 giờ bay. "Trong 6 năm đó tôi đã nhìn thấy đàn ông, phụ nữ và trẻ em chết" - Brandon cho biết. Không bao giờ anh có thể tưởng tượng mình đã giết nhiều người đến thế. Thật ra anh cũng không thể tưởng tượng mình giết dù chỉ 1 người.

 

Sau khi tốt nghiệp trung học, Brandon Bryant muốn trở thành phóng viên. Nhưng sau 6 tháng học hành anh bị mắc nợ vài ngàn đôla. Brandon gia nhập quân đội chỉ do tình cờ: anh đi theo một người bạn đến đăng ký vì nghe rằng không quân có một trường đại học riêng và anh có thể học miễn phí tại đấy. Brandon vượt qua các kỳ thi một cách xuất sắc và người ta bố trí anh vào ban tình báo. Anh được học cách điều khiển camera và laser của những chiếc drone, phân tích hình ảnh dưới đất, bản đồ và các dữ liệu khí tượng.

 

Brandon bắt đầu tham gia sứ mệnh đầu tiên tại Iraq. Hôm đó ánh nắng mặt trời như thiêu đốt sa mạc Nevada, nhưng container của Brandon nằm trong bóng tối. Tại vùng Cận Đông, bình minh sắp lên. Một toán lính Mỹ sắp trở về căn cứ. Nhiệm vụ của Brandon là dò xét lộ trình, giữ vai trò "thiên thần hộ mệnh" của họ. Anh nhận thấy một "con mắt" trên đường. Trong thời gian đào tạo anh đã biết thế nào là "con mắt". Khi định chôn một khối thuốc nổ dưới lòng đường, kẻ thù sẽ đốt một lốp xe để làm mềm nhựa đường, và vết tích đó giống như một con mắt.

 

Đoàn xe còn cách "con mắt" vài kilômét. Brandon Bryant thông báo cho cấp trên, ở đó lại báo cáo lên bộ chỉ huy. Nhiệm vụ của anh sau đó là quan sát những chiếc xe tại hiện trường.

 

"Chúng ta phải làm gì đây?" - Brandon hỏi người đồng nghiệp bên cạnh. Không thể nào liên lạc với các binh sĩ ở đấy vì họ đã kích hoạt máy gây nhiễu. Brandon thấy chiếc xe đầu đi qua: không có gì xảy ra. Chiếc thứ nhì vừa đến. Brandon thấy một ánh chớp lóe bên dưới xe rồi một tiếng nổ vang lên. Năm binh sĩ Mỹ vừa thiệt mạng.

 

Kể từ ngày đó, Brandon tự nhủ rằng lương tâm anh phải mang trách nhiệm về cái chết của 5 chiến hữu. Và anh nhất quyết học nằm lòng mọi thứ, các sách chỉ dẫn về drone Predator, về tên lửa. Anh làm quen với mọi kịch bản khả dĩ. Anh muốn trở thành người giỏi nhất để những điều tương tự sẽ không bao giờ tái diễn. Anh làm việc 12 giờ liên tục. Không quân Mỹ không có đủ nhân lực cho cuộc chiến điều khiển từ xa tại Iraq và Afghanistan. Các phi công lái drone thường bị xem là những kẻ hèn nhát chỉ biết bấm nút. Vị trí đó dễ bị dè bỉu nên người ta còn định tuyển mộ những quân nhân hưu trí.

 

Brandon còn nhớ đến vụ bắn tên lửa đầu tiên: 2 người chết tại chỗ và anh chứng kiến người thứ ba hấp hối. Người đó bị mất 1 chân, anh ta nắm chặt khúc chân cụt, máu nhỏ giọt xuống mặt đường. Cảnh tượng đó kéo dài 2 phút. Khi trở về nhà Brandon khóc và gọi cho mẹ. "Trong suốt một tuần tôi như bị tách biệt với thế giới" - anh tâm sự.

 

Brandon được thuyên chuyển đến Iraq vào năm 2007. Từ một căn cứ của Mỹ cách Baghdad 100km, anh có nhiệm vụ cho những chiếc drone cất cánh và hạ cánh. Hai năm sau, anh được chuyển sang một đơn vị đặc biệt tại căn cứ Cannon. Tại đấy anh cùng với các đồng nghiệp ngụ trong thị trấn Clovis đầy bụi và cách biệt. Brandon thích làm ca đêm vì lúc ấy đang là ban ngày ở Afghanistan. Vào mùa xuân, khung cảnh Afghanistan khiến anh nhớ đến vùng Montana quê hương với những đỉnh núi phủ tuyết và các thung lũng xanh ngát. Anh thấy nông dân làm việc trên cánh đồng, thanh niên chơi đá bóng, đàn ông hôn vợ và con cái.

 

Khi đêm xuống, Brandon bật camera hồng ngoại lên. Vào mùa hè rất nhiều người dân Afghanistan ngủ trên mái nhà do trời quá nóng. Anh quan sát một số người trong nhiều tuần lễ, nhất là binh lính Taliban đang chôn giấu vũ khí hoặc những kẻ có tên trong danh sách vì quân đội, cơ quan an ninh hay những người chỉ điểm tại địa phương biết chút gì đó về chúng. "Tôi tập nhận biết chúng chờ đến khi một sĩ quan cao cấp ra lệnh khai hỏa" - Brandon cho biết. Nhưng ý nghĩ khiến cho những đứa trẻ phải mất cha làm cho anh áy náy. Vào những lúc rảnh rỗi Brandon chơi video game hay uống vài ly cùng bạn bè.

 

Một hôm, Brandon Bryant chỉ còn một mong muốn là ra đi, làm một công việc khác. Anh đã được phái sang Afghanistan vài tháng. Khi trở về New Mexico anh cảm thấy ghét cái buồng lái ám mùi mồ hôi và phải xịt nước khử mùi. Anh muốn cứu vớt nhiều sinh mạng chứ không phải hủy hoại họ. Chẳng hạn như tổ chức những khóa tập huấn sinh tồn. Bạn bè đã cố can ngăn anh.

 

Vào những hôm cảm thấy thời gian quá dài, anh lại viết nhật ký: "Trên chiến trường không có kẻ tham chiến mà chỉ có máu, chiến tranh toàn diện. Tôi cảm thấy như đã chết. Tôi muốn đôi mắt tôi bị hư hỏng đi". Vấn đề chính là anh vẫn làm tốt công việc.

 

Rồi một hôm anh gục ngã trên bàn, khạc ra máu. Bác sĩ ký lệnh cho anh nghỉ. Anh có thể trở lại làm việc khi đã ngủ mỗi đêm 4 giờ suốt 15 hôm liền.

 

Mới đây, Brandon đưa một bức hình lên Facebook. Trong đó người ta thấy một đôi tình nhân nắm tay nhau trên đồng cỏ xanh mướt, mắt ngước nhìn lên cao. Trên thảm cỏ là một đứa trẻ và một con chó đang nằm. Nhưng cánh đồng cỏ đó chỉ thể hiện một phần của thế giới. Phía dưới người ta thấy một biển lính đang hấp hối cố nâng đỡ cánh đồng với nỗ lực cuối cùng, một biển thi thể, tứ chi đứt lìa và máu. Các bác sĩ của hội cựu chiến binh chẩn đoán anh bị hội chứng hậu chiến tranh.

 Vụ thảm sát Diên Niên- Phước Bình là tên gọi một trong những vụ thảm sát thường dân vô tội do quân đội Nam Triều Tiên  gây ra trong thời gian chính phủ Pắc Chung Hy (Park Chung Hee; Bak Jeonghui) đứng về phía người Mỹ, đưa quân đội tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam.

 

Thực ra, đây là 2 vụ thảm sát diễn ra trong 2 ngày và tại 2 địa điểm cách nhau hơn 4km, theo đường chim bay: Vụ thảm sát ngày mùng 9 tháng 11 năm 1966  (nhằm ngày 27 tháng 9 năm Bính Ngọ -ÂL) tại các thôn Hà Tây, Lâm Lộc (xã Tịnh Hà) và trường học thôn Phước Bình (nay là thôn Bình Thọ) và vụ thảm sát ngày 13 tháng 11 (nhằm ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ -ÂL) tại đình làng Diên Niên (xã Tịnh Sơn) huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Cả hai vụ thảm sát này đều do lữ đoàn 2 thuỷ quân lục chiến Nam Triều Tiên, biệt danh “Lữ đoàn Rồng Xanh” gây ra. Lữ đoàn nầy có mặt ở miền Nam Việt Nam từ tháng 10 năm 1965, rút về nước tháng 2/1972, hoạt động ở vùng duyên hải Quảng Nam -Đà Nẵng và Quảng Ngãi.

 

Cùng với sư đoàn bộ binh Capital (Mãnh Hổ), sư đoàn bộ binh số 9 (Bạch Mã), lữ đoàn Rồng Xanh đã liên tục gây ra nhiều vụ thảm sát dân thường, đặc biệt là trong giai đoạn 1965- 1966, khi chúng vừa đổ quân vào miền nam Việt Nam.

 

Tại Quảng Ngãi, từ ngày 3/8/1966, lữ đoàn Rồng Xanh được đưa đến lập căn cứ ở Bình Thanh (huyện Bình Sơn), mở rộng tầm hoạt động từ Bình Sơn đến Sơn Tịnh, liên tục mở nhiều cuộc hành quân càn quét vào địa bàn các xã Tịnh Hoà, Tịnh Thiện, Tịnh Thọ, Tịnh Trà… (Sơn Tịnh), Bình Châu, Bình Hoà, Bình Hải... (Bình Sơn).

 

Sau một thời gian đóng ở Bình Thanh, lữ đoàn Rồng Xanh thiết lập một cứ điểm kiên cố tại đồi Tranh Quang Thạnh (gò Tranh, gò Quang Thạnh) nằm trên địa bàn xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh. Cứ điểm Quang Thạnh có hệ thống giao thông hào sâu, lô cốt, hầm chiến đấu vững chắc, án ngữ hành lang đông – tây, ngăn chặn liên lạc của quân giải phóng từ phía đông Bình Sơn, đông Sơn Tịnh lên phía tây, đồng thời khống chế cửa ngỏ tây bắc tỉnh lỵ Quảng Ngãi.

Từ cứ điểm Quang Thạnh, quân Nam Triều Tiên liên tục mở những cuộc hành quân càn quét, đốt phá xóm làng, giết người vô tội khắp địa bàn tây Sơn Tịnh, tây Bình Sơn.

 

Hồi ký của viên đại tá quân đội Nam Triều Tiên (đã nghỉ hưu vào tháng 4/2000, khi ông ta đã ngoài 60 tuổi) có tên là Kim Ki-t’ae - nguyên là chỉ huy của Đại đội 7, tiểu đoàn 2, lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ Rồng Xanh thú nhận: Từ 9 tới 27/11/1966, các tiểu đoàn 1, 2, 3 của lữ đoàn Rồng xanh đã tiến hành chiến dịch “Mắt Rồng”, tại khu vực phía tây Sơn Tịnh và đã gây ra nhiều vụ bắn giết những người không hề có vũ khí trong tay,“bị buộc với nhau bằng dây thừng, bị ném xuống một cái hố bom tạo ra bởi máy bay F4 Mỹ. Cái hố rộng khoảng 8m và sâu 4m”. Và rằng, sau đó “Lính Hàn lùi lại và ném lựu đạn vào trong hố, máu và thịt bay lộp bộp trong không trung. Khi họ kết thúc, những tiếng kêu của những người sống sót vẫn vọng lên từ dưới hố. Lính Hàn kê súng lên vai và nã đạn xuống, đảm bảo rằng tất cả đều chết.”

 

 Cuộc thảm sát ngày 9/11/1966 bắt đầu vào khoảng 8 giờ với việc một đơn vị lính Nam Triều Tiên thuộc lữ đoàn Rồng Xanh tràn vào thôn Hà Tây (xã Tịnh Hà) giết chết 26 thường dân, trong đó có nhiều người bị xẻo tai, xẻo mũi và một em bé bị xé xác làm đôi. Từ Hà Tây, quân Nam Triều Tiên kéo ra xóm Gò Mạ (thuộc thôn Lâm Lộc, nằm về phía bắc thôn Hà Tây, cùng thuộc xã Tịnh Hà), giết chết 2 người phụ nữ rồi quăng xác vào một ụ rơm, nổi lửa đốt cháy.

 

Đến hơn 9 giờ, đội quân giết người kéo qua rừng Động, rồi vào thôn Phước Bình (phía bắc rừng Động), xã Tịnh Sơn. Từ đầu xóm nhà, từng toán lính lùng sục, bắt bớ, cưỡng bức người dân tập trung về sân trường học thôn, rồi dùng tiểu liên bắn lia ngang và ném lựu đạn vào đám đông người đang run rẩy. Chỉ trong phút chốc, sân trường ngổn ngang 68 xác người vô tội, trong đó có 21 cụ già, 47 phụ nữ và trẻ em.

 

Thực hiện xong “chiến công” tàn bạo, quân Nam Triều Tiên nhanh chóng kéo về phía núi Nón, Khánh Thượng (xã Tịnh Bình) sau đó quay về phía Nam, tập kết tại chốt núi Tròn (Tịnh Sơn), bỏ lại đằng sau xóm làng nghi ngút cháy.

 

Tội ác chất chồng tội ác, dã man liên tiếp dã man. 9 giờ sáng, ngày 13/11/1966, trong khi dân làng Phước Bình chưa kịp chôn cất xong những nạn nhân bị giết hại thì lính Nam Triều Tiên từ căn cứ núi Tròn mở cuộc càn quét xuống phía đông, theo đường tỉnh lộ.

 

Đến núi Bìn Nin (còn có tên núi Tú Thao, núi Chợ) chúng đụng độ lực lượng Công Trường 1 quân Giải phóng và dân quân du kích, bị tổn thất nhiều nhân mạng.

 

Từ núi Bìn Nin, quân Nam Triều Tiên quay ngược lại thôn Diên Niên, dồn người già, phụ nữ, trẻ em đến tập trung vào sân vườn Đình, rồi dã man xả đạn vào những người dân lương thiện trong tay không một tấc sắt. 112 người dân tại thôn Diên Niên và lân cận đã bị sát hại, máu loang khắp mảnh sân vườn Đình.

 

 

Như vậy, tổng cộng trong các ngày từ 9 đến 13/11 năm 1966, lữ đoàn Rồng Xanh, quân Nam Triều Tiên đã giết hại hơn 200 người, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em tại các thôn Hà Tây, Lâm Lộc (xã Tịnh Hà), Phước Bình, Diên Niên (xã Tịnh Sơn) huyện Sơn Tịnh trong cuộc hành quân sát nhân có tên là “Mắt Rồng”.

Năm 1994, Sở Văn hóa -Thông tin (nay là Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch) đã dựng bia tưởng niệm 68 đồng bào tại thôn Phước Bình,112 đồng bào bị tại thôn Diên Niên và 26 đồng bào tại thôn Hà Tây bị sát hại để người thân và bà con xa gần đến thăm viếng, tưởng niệm những người đã khuất.

 

Tại Nam Triều Tiên, vào thời điểm chính phủ nước này gởi quân sang miền Nam Việt Nam (cuối những năm 60 của thế kỷ trước), sự kiện sai lầm có tính lịch sử đó lại được miêu tả trên các phương tiện thông tin đại chúng như “một sự tự vệ cao thượng của tự do” nhằm chống lại “cộng sản xâm lược”. Và rằng việc làm đó được “chào mừng” (!) bởi người Nam Việt Nam.

 

Kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt của chính phủ Hàn Quốc đảm bảo hình ảnh đó vẫn còn được giữ cho tới tận những năm 80. Thậm chí trong cuộc tưởng niệm năm 1994 ở Seoul, hình ảnh của các lực lượng “viễn chinh” vẫn được nhắc đến như những người hùng.

 

Tháng 5 năm 1995, Bộ trưởng giáo dục Kim Suk-hui bị bãi nhiệm chỉ vì ông ta đã dũng cảm và thành thật thừa nhận cuộc chiến tranh Triều Tiên là “nội chiến” và gọi đích danh lính Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam là “lính đánh thuê”.

 

Chỉ từ những năm 90 các cuộc thảo luận công khai về những điều còn mơ hồ về quân đội Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam mới nổi lên ở Hàn quốc. Sự ý thức của đại chúng về cuộc chiến được biểu hiện qua các tiểu thuyết, phim và những tiết lộ nhỏ giọt từ truyền thông và Bộ Quốc phòng.

 

Vào năm 2001, trên tạp chí Critical Asian Studies, Charles K. Amstrong cho đăng loạt bài có nhan đề “America's Korea, Korea's Vietnam” (tạm dịch: Chiến tranh Triều Tiên với Mỹ, chiến tranh Việt Nam với Triều Tiên) đề cập đến sự can dự của quân Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam. Tiếp theo đó là loạt bài trên Hankyoreh Sinmun,  trong đó có nhắc đến những vụ thảm sát của quân đội Nam Triều Tiên (ROK) ở Phước Bình, An Thuyết thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

 

Hồi ức của Kim Ki-t’ae, nguyên là chỉ huy của Đại đội 7, tiểu đoàn 2, lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ Rồng Xanh, xác nhận với Hankyoreh Sinmun rằng khi là một trung uý 31 tuổi ông ta  đã được chỉ huy vụ giết chóc dã man những người Việt Nam Việt Nam không có vũ trang ở tỉnh Quảng Ngãi vào tháng 10 và tháng 11 năm 1966, trong đó có vụ giết hại ở Phước Bình.

Câu chuyện của Kim Ki-t’ae hoá ra chỉ là phần nổi của tảng băng chìm; những hồi ức tiếp theo đó của các cựu binh Nam Triều Tiên đã cho thấy một bức tranh chi tiết ghê sợ, mà vẫn hầu như chưa được biết tới với thế giới phương Tây, về sự tham dự của quân lính Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam.

 

Những năm gần đây, tại Hàn Quốc tổ chức “Ủy ban sự thật Hàn Quốc về chiến tranh Việt nam” (Korean Truth Committee on Vietnam War) và các nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội... đã có những hoạt động phơi bày sự thật khách quan những sai lầm của nhà cầm quyền Nam Triều Tiên và tội ác của quân lính Nam Hàn trong thời kỳ can dự vào chiến tranh Việt Nam, gây ra những vụ thảm sát thường dân vô tội, huỷ hoại  xóm làng, xúc  phạm  phong tục, tập quán của người dân.

 

Cũng cần nhắc lại ở đây, đồi tranh Quang Thạnh, Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh), Bình Châu (Bình Sơn)… đã trở thành mồ chôn quân Nam Triều Tiên trong các trận quyết chiến của quân Giải phóng vào những năm 1967-1968. Đặc biệt là trận đánh Quang Thạnh (phương Tây gọi là Battle of Tra Binh Dong) diễn ra vào rạng sáng 15/2/1967, giữa lực lượng của lữ đoàn Rồng Xanh và sư đoàn 2 (QK5) quân Giải phóng đã khiến quân Nam Triều Tiên trở nên hoảng loạn, khiếp sợ và sa vào cuộc khủng hoảng tinh thần triền miên cho đến khi rút khỏi miền Nam Việt Nam vào đầu năm 1972.

 

Di tích vụ thảm sát Diên Niên – Phước Bình (gồm các địa điểm quân Nam Triều Tiên tập trung bắn giết thường dân và mộ các nạn nhân) đã được Bộ Văn hoá Thông tin, nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử -văn hoá quốc gia, tại Quyết định số 295/QĐ-QĐ ngày 12/2/1994.

Kim Jin Sun là một cựu chiến binh Hàn quốc đã tham chiến ở VN trong biên chế sư đoàn Mãnh Hổ. Ông đã về hưu với quân hàm Đại tướng. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, tướng Kim giữ chức Đại uý, Đại đội trưởng Đại đội 11 trong sư đoàn Mãnh hổ. Ông khá được trọng dụng vì "chỉ biết truy tìm và diệt Việt Cộng (VC)" với biệt danh "tướng cướp rừng xanh". Tuy nhiên qua hồi ký này người đọc sẽ thấy những gì diễn ra trong cuộc chiến ở Việt Nam đã làm tướng về hưu Kim Jin Sun phải suy nghĩ và ân hận trong giai đoạn cuối đời. Ông đã từng quay lại thăm Việt Nam.

LỜI NÓI ĐẦU

 

Mặc dù mới lập gia đình được 10 tháng, tôi đã phải tạm biệt vợ, quên đi hai chữ tình yêu để sang Việt Nam. Ở đó tôi đã lùng sục khắp các hang núi như một con thú, tìm mọi cách để tiêu diệt hoặc bắt toàn bộ đối phương. Đã có rất nhiều người bị chết bởi những kế hoạch của tôi.

 

Tại nơi chiến trường chỉ có giết và giết đó, các giá trị đạo đức đối với chúng tôi cũng bị tan vỡ chẳng khác nào những mảnh đạn pháo. Và dần dần tôi cũng trở thành một con người không biết gì khác ngoài bắn giết. Sự điên dại trên chiến trường là điều không thể tưởng tượng được bằng lý trí lúc bình thường.

 

Tôi không hề cảm thấy bận lòng khi thấy đứa trẻ chăn trâu hay một dân thường bị chết. Tôi đã truy lùng với một khoái cảm còn hơn cả cảm giác đi săn thú. Tôi đã ăn uống và chụp ảnh không hề vướng bận ngay bên cạnh những xác chết. Tôi đã xông vào hầm của đối phương không một phút chần chừ và bóp cò súng không hề run sợ. Chiến tranh đã qua lâu mà tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao mình lại có thể hành động như vậy. Tôi đã bắn giết mà không hề quan tâm và cũng không thể hiểu được bản chất của chiến tranh VN. Tôi không được phép suy nghĩ gì khác ngoài việc phải giết thật nhiều Việt cộng (VC) để tồn tại và ngăn chặn làn sóng cộng sản (CS).

 

Tôi đã chiến đấu liên tục với một chiếc mũ cao bồi trên đầu. Trong bộ não của tôi được nhồi đầy những ý nghĩ rằng miền Bắc là nơi những kẻ ác tụ tập. Sau khi kết thúc cuộc đời binh nghiệp với quân hàm đại tướng, tôi đã có dịp sang thăm Hà nội. Cái đập vào mắt tôi lúc đó là một sân bay nhỏ bé, và con đường thỉnh thoảng lắm mới có một bóng đèn. Tiếng súng đã tắt 20 năm rồi..., tại sao một VN như vậy lại có thể thắng được siêu cường số một là nước Mỹ. Tôi cũng muốn đi tìm lời giải cho những hành động của những người lính giải phóng mà tôi đã từng gặp và giao chiến. Những người sống và chiến đấu trong hoàn cảnh mà con người bình thường khó có thể sống nổi, những người lính giải phóng đã lao thẳng vào căn cứ địch, chỉ với trái lựu đạn; người chiến sĩ giải phóng đã chống cự gần 8 giờ đồng hồ với một thân hình gần như cụt cả tay chân, không chịu đầu hàng... lúc đó tôi đã viết vào nhật ký như sau:

 

“Thật đáng thương cho chiến dịch Tết Mậu Thân của VC. Chẳng hiểu vì cái gì mà họ lại lao vào đội quân hùng mạnh của Mỹ và Hàn quốc như vậy. Thật đáng thương. Không thể hiểu nổi những người lính VC gầy guộc như một đứa bé, trên tay chỉ có một khẩu súng cổ lỗ và một trái lựu đạn vì cái gì mà chiến đấu như vậy”.

 

Quang cảnh trận Điện Biên Phủ mà tôi được xem ở một bảo tàng Hà Nội thật là cảm động. Và tôi đã hiểu rằng Hồ chủ tịch là một lãnh tụ vĩ đại, một con người vĩ đại. Người đã dẫn dắt cả dân tộc VN đi theo chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Ông là một người có nhân cách lớn. Tôi đã bị sốc và vô cùng cảm động khi thăm địa đạo Củ chi, nơi tượng trưng cho trí tuệ, sự kiên trì và ý chí đấu tranh của VN. Tôi đã cảm thấy đã tìm được lời giải cho câu hỏi vì sao họ lại chiến đấu, vì sao họ lại chiến thắng.

 

Tôi thấy đã đến lúc đưa ra những kết luận cho riêng mình về chiến tranh và lịch sử của VN. Tôi muốn viết ra đây về bản thân tôi và cuộc chiến tranh mà tôi đã tham gia. Nếu không, cuốn sách này sẽ không thể hiện được sự ân hận của tôi, cũng như không đem lại một chút ý nghĩa nào.

 

Tôi mong các độc giả sẽ đọc hồi ký này để hiểu thêm về chiến tranh. Mong các bạn hiểu hơn về đất nước VN nhỏ bé mà kiên cường, hiểu thêm về sự ngạo mạn của các cường quốc, hiểu cho những ân hận về những tội ác mà tôi và các chiến hữu đã gây ra ở VN.

 

XEM TIẾP

 

 

Ngày 3 tháng 4 năm 1970, đại đội của chúng tôi lùng sục xung quanh con sông Lư Diên thuộc huyện Phù Cát tỉnh Bình Định. Trách nhiệm của tôi với tư cách là Đại đội trưởng là không được phép để cho bất cứ một VC nào xuất hiện thuộc khu vực trách nhiệm chiến thuật của mình. Đại đội đang vượt sông và đi qua khu vực rừng tre, bỗng có tiếng súng bắn ra từ phía khu rừng vốn rất yên tĩnh. Đó là khu vực đã có bắn nhau đêm qua, ba VC đã bị chết bởi mìn Clâymo của tổ phục kích của chúng tôi. Thế mà giờ lại có tiếng súng.

 

Ngay lập tức đại đội vừa tiếp cận, vừa bắn tập trung vào khu vực phát ra tiếng súng. Nhưng tiếng súng vẫn tiếp tục, và hai lính tôi đã bị thương. Sau khi thấy không thể tiếp cận được, chúng tôi đã cho xe chở cối đến. Ngay lập tức một cơn mưa đạn cối xối xả và các súng phóng lựu được tuôn ra xối xả. Chúng tôi lại thử tiếp cận, nhưng tiếng súng quái ác vẫn dai dẳng bắn ra từ phía khu rừng. Cứ liên tục như vậy, chẳng mấy chốc 7 giờ đồng hồ đã trôi qua. Chuyện gì thế này? Một đại đội mà phải giao chiến với một nhóm quân địch.

 

Nếu để đến khi mặt trời lặn, quân giải phóng từ căn cứ 226 có thể tấn công. Nghĩ vậy, tôi đã phải dùng thủ đoạn cuối cùng. Tôi ra lệnh đặt chắc chắn hai khẩu súng máy ở phía bờ đê và bắn sao cho đối phương không thể ngóc đầu lên được, trong lúc hai lính của tôi sẽ bò lên tiếp cận vị trí của đối phương. Ngay sau khi súng ngừng bắn, hai người đó sẽ nhanh chóng xông liên tiêu diệt. Và chúng tôi đã thành công. Thắng lợi cuối cùng thuộc về chúng tôi.

 

Trận chiến đã diễn ra suốt 8 tiếng đồng hồ. Trong thời gian đó, không biết bao nhiêu đạn dược đã bị tiêu tốn. Hình ảnh của địch đã bị tiêu diệt sau khi đã kháng cự suốt 8 giờ liền đã làm tôi bị sốc thực sự. Chỉ có một người. Người lính giải phóng đó gần như bị tiện đứt một bên cổ chân, một bên cánh tay cũng bị thương nặng. Anh ta đã dùng bông và mảnh áo tự băng bó cho mình và chiến đấu với đại đội của tôi trong suốt 8 tiếng liền. Trong khi khám thi thể người chiến sĩ giải phóng, tôi đã phát hiện ở ngực anh ta có một cuốn sổ, trong đó có ảnh một thiếu nữ xinh đẹp với mái tóc dài buộc sang hai bên. Phía sau tấm ảnh là dòng chữ: “Em luôn yêu anh, dù anh ở bất cứ nơi đâu” bằng tiếng Việt.

 

Chắc chắn hai người là vợ chồng hoặc là người yêu. Đây là bằng chứng tình yêu của người thiếu nữ gửi cho người lính miền Bắc. Trong bầu không khí còn sặc sụa khói đạn, thoảng qua trong đầu tôi suy nghĩ, hoá ra anh ta cũng là người bình thường, cũng có người yêu.

 

Tám giờ đồng hồ quả là một quãng thời gian dài dằng dặc, có đủ thời gian cho việc đầu hàng. Đây là một việc hoàn toàn khác với việc lính đặc công của Nhật Bản cảm tử ôm bộc phá lao vào mục tiêu. Đó là một cái chết tức thì. Còn ở đây, anh ta chờ đợi cái chết trong 8 giờ liền. Trong thời gian đó, anh ta đã nghĩ gì, trong khi nếu không đầu hàng thì không còn cách nào khác là phải chết. Những ngưòi lính Hàn quốc bị thương bắt đầu báo thù lên thi thể của ngưòi lính giải phóng. Chúng tôi đem theo mảnh thi thể không còn hình thù, hành quân về căn cứ như một đoàn quân thắng trận. Mọi người nói rằng đây là truyền thống của đơn vị. Tôi vui vẻ dẫn lính về doanh trại, trong lòng không có cảm giác tội lỗi nào.

 

Hai mươi năm sau sự kiện đó, tôi đã là thiếu tướng, sư đoàn trưởng đóng ở Hwachon, tỉnh Kangwon. Một hôm trong lúc đang đi dạo một mình qua một hang núi tuyệt đẹp, nhũng hình ảnh 20 năm trước đã làm tôi trào nước mắt. Tôi vừa khóc vừa hồi tưởng lại những sự việc của ngày hôm đó. Mặc dù lúc đó đối với tôi, người chiến sĩ giải phóng đó là địch, nhưng đó là một chiến sĩ dũng cảm,... Trong cơn điên loạn của chiến tranh, tôi đã làm tổn hại thi thể của người chiến sĩ ấy trong cơn say máu cuồng loạn. Sự hối hận đã vò xé lòng tôi.

 

Tôi đau lòng hơn khi nghĩ về người thiếu nữ trong ảnh, người mà bây giờ còn sống chắc đã 40 tuổi. Hẳn người thiếu nữ đó không biết về những giây phút dũng cảm cuối cùng của người yêu. Có thể người thiếu nữ đó đến giờ vẫn chờ đợi hoặc đi tìm tung tích người yêu cũ. Nếu tôi có thể giữ lại được dấu tích của người chiến sĩấy, có lẽ sẽ an ủi được phần nào trái tim của người thiếu nữ đó.

 

Chính cái chết của người chiến sĩ giải phóng và hình ảnh của người thiếu nữ ấy đã đưa tôi đi đến quyết định viết cuốn sách này. Mong rằng cuốn sách được viết tự đáy lòng của tôi sẽ khiến tôi vợi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt vì ân hận. Và tôi cũng mong rằng sẽ có thêm nhiêù người nữa hiểu về sự thật của lịch sử VN qua những gì tôi đã hiểu trên chiến trường. Cái chết của người chiến sĩ giải phóng đó đã góp phần viết nên trang sử hào hùng của VN.

 

Tôi đã từng tham gia trận đánh quy mô sư đoàn với tên gọi "Chiến dịch Mãnh hổ". Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi được tham gia một trận có quy mô lớn như vậy. Lúc đó để ngăn chặn việc báo cáo sai sự thật, trên sư đoàn ra lệnh mỗi khi tiêu diệt VC phải cắt tai trái đem về. Có thể hiểu được một phần tại sao các viên chỉ huy lại ra một mệnh lệnh dã man như vậy. Điều đó cũng có nghĩa là đã có quá nhiều báo cáo sai sự thật.

 

Trước ngày toàn sư đoàn tham gia vào chiến dịch “Mãnh hổ”, tôi đã tập hợp toàn đơn vị lại sau khi đã hoàn thành việc chuẩn bị chiến đấu để huấn thị. Tôi cũng đã tổ chức liên hoan và khích lệ tinh thần binh sĩ. Tôi tràn đầy quyết tâm là sau trận đánh này quân VC ở khu vự xung quanh sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt. Nhưng ngay từ ngày đầu của chiến dịch, tôi và chỉ huy sư đoàn đều hiểu rằng đó chỉ là giấc mơ viễn vông.

 

Tại điểm đổ quân, đối phương đã đặt rất nhiều mìn, chỉ cần vướng vào dây là mìn nổ. Có rất nhiều trường hợp trực thăng bay đến không đổ quân được phải bay về. Dường như quân giải phóng đã biết rất rõ về thời gian, hình thức tác chiến của quân Hàn quốc. Trong thời gian pháo bắn dọn đường và trực thăng bay đến đổ quân thì quân VC đã rút êm ra ngoài qua những con đường bí mật. Chỉ còn lại trong căn cứ trống rỗng của họ những dây mìn được gài lại như mạng nhện. Họ chỉ để lại một vài người trong tổ cảnh giới ở lại sâu trong rừng, những nơi không thể nào phát hiện ra được, và quân Hàn quốc đã thương vong bởi những quả mìn do họ gài lại.

 

Nhưng mệnh lệnh từ trên vẫn tiếp tục được đưa xuống và lùng sục vẫn được tiến hành. Đó đúng là một mệnh lệnh ngớ ngẩn. Rừng ở VN đầy rẫy những cây lớn nhỏ, ngay giữa ban ngày cũng tối như mực. Nếu tiến vào trong đó thì không nhìn thấy trời mà cũng không thể xác định được phương hướng. Binh lính phải mất tới 4 giờ để tiến lên một quãng 400m. Nếu phải tiến quân theo đường rừng dày đặc những cây nhỏ và dây leo thì theo đúng nguyên tắc chưa cần đến 1 giờ sẽ bị xuống sức nghiêm trọng. Hơn nữa, khi leo núi, cứ tiến 10m thì lại phải dừng lại nghỉ 20 phút. Trên lưng đeo 8 quả đạn cối nên nhiều lúc tôi cứ leo được 3m thì lại bị tụt xuống tới 2m.

 

Binh lính được đưa vào cuộc lùng sục bất đắc dĩ này, không còn cách nào khác là phải đi hàng một, theo những con đường có sẵn. Nhưng quân giải phóng đã gài lại đầy mìn trên con đường này trong khi rút lui. Một hôm trung đội đi đầu bị vướng mìn và thương vong 11 người. Điều này làm cho toàn đại đội phải dừng lại trong hẻm núi 1 giờ liền với đội hình kéo dài 4km. Nếu quân giải phóng tấn công bất ngờ thì chắc chắn sẽ có một thảm kịch xảy ra.

 

Hỡi những sĩ quan chỉ biết ngồi ở bộ tư lệnh và chờ đợi những thắng lợi tốt đẹp, các ông có biết tâm trạng của những người lính phải ngồi lại phờ phạc như đoàn quân thất trận trên những con đường trong rừng sâu không... Tôi thật nghi ngờ về cái kết quả của chiến dịch "Nguyệt quế" lại có thể tiêu diệt được 330 VC.

 

Trung đội 1 của đại đội trong khi lùng sục đã bị vướng mìn, 9 người gồm cả trung đội trưởng đã phải đưa về hậu phương. Cũng may quyền chỉ huy đã được giao cho hạ sĩ Moon. Trong khi lùng sục, do bất cẩn tôi cũng đã vướng phải dây mìn 60mm do đối phương gài lại. Chốt an toàn đã bị tung ra, nhưng thật may mắn là mìn đã không nổ.

 

Khu vực mà chúng tôi được lệnh lùng sục trong ngày đầu tiên là một ngọn núi mà lên tới đỉnh khoảng 400m. Sau 10 giờ leo trèo,lên tới đỉnh, lính của tôi gần như đã kiệt sức. Bộ quần áo chiến đấu của tôi loang lổ những vết muối do mồ hôi đọng lại. Đây là kết quả của việc phục tùng lệnh cấp trên. Sau những cố gắng có khi phải trả bằng máu ấy, cái mà chúng tôi phát hiện được chỉ là những chiếc xẻng dùng rồi, được bỏ lại trong hang núi. Tôi trông thấy cảm giác thất vọng tràn trề trên khuôn mặt binh lính.

 

Phải làm thế này trong một tháng liền ư. Tôi muốn được ngẩng lên trời mà chửi thật to. Đây là cái trò hề gì vậy. Bây giờ chúng tôi mới hiểu được sức mạnh của thiên nhiên. Thời tiết thì nóng bức mà nước uống thì không đủ. Trên người, kể cả chỗ kín bắt đầu sinh bệnh ngoài da. Có những lúc sấm chớp rồi mưa sầm sập trên đầu. Những cơn mưa trong rừng nhiệt đới ở VN cứ như dùng nước dội lên đầu vậy. Có căng bạt lên cũng chẳng ăn thua gì. Binh lính không còn cách nào khác là phải dừng mọi việc lại chờ cho tới khi mưa tạnh. Và ngồi cầu nguyện sao cho sét đừng đánh vào mình. Có một lần xảy ra cháy và có lệnh sơ tán, những binh lính chỉ có biết ngồi run rẩy sợ hãi trong cánh rừng tối om, không thể biết được có cái gì phía trước.

 

Cả tuần rồi mà đại đội tôi không làm nên trò trống gì, ngay cả bóng của VC cũng không phát hiện ra được. Ngược lại bệnh viện 106 đã đầy chặt lính bị thương và tử sĩ Hàn quốc vấp phải mìn. Bệnh viện đã phải căng thêm lán nhưng vẫn không đủ chỗ. Lính bị thương của đại đội tôi cũng chỉ được cấp cứu xong là phải đưa về đội cứu thương của tiểu đoàn. Trong thời gian đó đại đội tôi đã phát hiện và lùng sục được 40 hang núi. Chúng tôi cũng đã phát hiện khoảng 2 xe tải quần áo và đem đốt hết. Và chúng tôi cũng phát hiện những dụng cụ cắt tóc nữa. Nhưng điều mà chúng tôi thực sự mong đợi là VC thì lại không phát hiện được một người nào. Rõ ràng là đối phương đã thoát ra khỏi khu vực lùng sục và ở xa đâu đó, đang xem vở kịch do quân Hàn quốc diễn.

 

Sau khi giai đoạn một của chiến dịch kết thúc, sư đoàn bước vào giai đoạn hai. Tại đây sư đoàn đã ra lệnh không cần phải cắt tai đem về nữa. Thế là đã đến nước phải chấp nhận báo cáo láo rồi đây. Mệnh lệnh này một lần nữa làm tôi vô cùng tức giận. Thế là kết quả tay trắng của giai đoạn một đã được dịp thay đổi.

 

Theo lời kể của binh lính thì một nhân viên của đội an ninh đã mua súng ở chợ với giá 20 đô la và bán lại cho họ với giá 40 đô la. Sau khi mua, họ tháo rời súng ra và bí mật đem vào trận đánh. Sau đó sẽ báo cáo là tiêu diệt 3 địch và thu được một khẩu M16.

 

XEM TIẾP

 

 

Pon Moltke đã nói rằng: “Rồi các bạn sẽ biết là quân địch sẽ chỉ có 3 cách lựa chọn. Nhưng quân địch sẽ chọn cách thứ 4 trong số các cách đó”. Nghĩa là trong chiến tranh đối phương sẽ chọn phương án mà ta không thể ngờ tới. Trong chiến đấu, việc thắng bại phụ thuộc rất lớn vào người chỉ huy. Người VN đã có kinh nghiệm chiến tranh du kích trong mấy ngàn năm lịch sử và họ là những bậc thầy trong lĩnh vực này.

 

Sau khi sang VN, tôi có cơ hội được tìm hiểu một cách khá sâu sắc về cách thức tiến hành chiến tranh ở VN tại sở chỉ huy tiểu đoàn trong hai tháng. Chiến thuật thông thường của quân Hàn quốc là lập ra các căn cứ cấp đại đội ngay trước khu vực của VC. Tiếp đó dùng những trận phục kích bên đường để tiêu diệt khi VC từ căn cứ xuống để công tác chính trị, thu gom nhu yếu phẩm và tiến hành tấn công du kích.

 

Hai bên bờ sông từ căn cứ trên núi Đầu Voi, nơi có một đại đội đặc công của quân giải phóng xuống đến làng được che phủ bởi một khu rừng tre. Chỉ có hai con đường đi qua khu vực đấy. Đây là con đường di chuyển của VC, nhưng do nó nằm quá gần với căn cứ đối phương nên việc phục kích tại đây là rất nguy hiểm. Theo con đường này, mỗi ngày những đứa trẻ chăn trâu dắt trâu đi qua vài ba lần. Buổi sáng chúng dắt trâu đi vào khu vực do VC kiểm soát, đến chiều thì chúng đưa trâu về, vừa đi vừa kiểm tra xem có quân Hàn quốc phục kích không. Sau đó chúng sẽ báo lại cho quân giải phóng bằng cách dùng khói hoặc ánh đèn. Để có một trận phục kích thành công, điều quan trọng với chúng tôi là làm sao để những đứa trẻ chăn trâu không phát hiện ra. Và chúng tôi cũng phải nghi binh làm ra vẻ như quân Hàn Quốc không có ý định phục kích ở đó.

 

Một hôm tôi định dùng một trung đội lập một trận phục kích quan trọng. Để làm được điều đó, tôi ra lệnh cho trung đội 1 phải diễn tập ngụy trang trong rừng tre sao cho không bị những đứa trẻ chăn trâu phát hiện. Chúng tôi lấy sợi từ các bao đay ra, gắn lá tre vào, sau đó phủ kín lên mặt mũi, thân thể sao cho từ ngoài nhìn vào vẫn tưởng như rừng tre. Để làm cho đối phương tin rằng chúng tôi không có ý định phục kích, tôi dẫn toàn đại đội đi lùng sục dọc rừng tre bên sông Lư Diêm. Sau đó tôi bí mật cho trung đội1 đã được nguỵ trang kỹ lưỡng chia làm 2 tổ đi phục kích ở cả 2 tuyến đường. Số còn lại tôi ra lệnh bắn vào xung quanh khu vực đó rồi quay về căn cứ. Điều này cốt để cho đối phương nghĩ rằng không hề có mai phục.

 

Khoảng 9 giờ sáng hôm sau, tổ phục kích ở một con đường do trung đội trưởng chỉ huy báo cáo về là đã bắt sống được 1 nữ, còn 2 người khác đã thoát. Sau đó một lúc đã diễn ra cuộc đọ súng giữa 2 tổ phục kích của tôi với quân giải phóng. Như vậy tôi đã thất bại trong trận phục kích đó. Đáng lẽ ra không nên bắt cô gái đó mà cứ để cho đi qua. Sau đó phải nhẫn nại đợi cho đến tối khi họ quay về dẫn theo VC. Tôi ra lệnh cho bắn lung tung ra xung quanh rồi rút về làm ra vẻ nhưđã rút hết tổ phục kích về. Nhưng tổ phục kích do một trung sĩ chỉ huy thì vẫn ở nguyên vị trí tại một con đường khác.

 

Tất nhiên, buổi sáng cũng như buổi tối, khi dắt trâu đi qua, những đứa trẻ chăn trâu đã không phát hiện được tổ phục kích. Nếu phát hiện ra, chúng sẽ lùa trâu vào để kiểm tra xem khu vực đó có phục kích hay gài mìn Clâymo không. Khoảng 19 giờ quân giải phóng dùng AK bắn vào khu rừng để kiểm tra lần cuối, nhưng tổ phục kích không hề bắn trả mà vẫn nằm im. Như vậy trận phục kích này chắn chắn thành công. Khoảng 20 giờ, VC bắt đầu xuất hiện. Ngay lập tức tổ phục kích cho nổ mìn Clâymo. Một lúc sau từ phía đó có 5 tiếng nổ lựu đạn. Khoảng 21 giờ đối phương dùng cối 60mm pháo kích vào khu vực có tổ phục kích. Bình thường đối phương không pháo kích vào nơi có phục kích. Đáp lại chúng tôi dùng cối 81mm bắn tập trung vào khu vực căn cứ của đối phương và dùng pháo15mm bắn mãnh liệt vào bờ Bắc của con sông.

 

Sau khi trời sáng, tôi dùng xe bọc thép đi tới hiện trường, trong thời gian đó tổ phục kích báo cáo là viện hạ sĩ đã bị mất một phần ngón cái do trúng mìn. Tôi đã bị sốc. Hạ sĩ Kim là một thuộc hạ thân tín của tôi. Tại hiện trường tôi lại một lần nữa được chứng kiến tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân giải phóng. Một trung uý bị chết do mìn Clâymo. Nhưng người lính đó chết trong tư thế ôm một quả lựu đạn đã rút chốt vào ngực với ý định giết chết tổ phục kích đến kiểm tra xác chết. Không hiểu con người lúc gần chết trong đau đớn tột cùng như vậy có khả năng rút chốt lựu đạn ôm vào người rồi mới chết như vậy không? Chỉ cần lay nhẹ người một chút là bản thân sẽ bị tan xác ngay tại chỗ cơ mà... Để làm được điều này cần phải có một tinh thần dũng cảm vô song. Hạ sĩ Kim đã bị trúng mìn trong lúc tìm cách buộc dây vào cái xác đó kéo đi để xử lý quả lựu đạn.

 

Khi tôi tới nơi vẫn còn một người lính giải phóng còn thoi thóp, mỗi khi anh ta thở máu lại trào ra trên lồng ngực. Dựa vào việc họ đem theo 3 khẩu AK, một M16 và một khẩu súng lục Liên xô cũng như những tài liệu có trong một viên trung uý thì có thể thấy rằng họ đang thi hành một nhiệm vụ rất quan trọng. Chúng tôi cho 5 cái xác chết đó lên xe thiết giáp và đem về căn cứ. Trong khi thực hiện nhiệm vụ bình định, chúng tôi nhận được sự chi viện của hai đại đội truy lùng của tiểu đoàn Mỹ và một đại đội quân nguỵ Sài gòn. Chúng tôi đã đi lùng sục và phục kích 3 ngày liền ở khu vực làng Vĩnh Long mà không phát hiện ra được một bóng VC nào. Tôi linh cảm thấy rằng nguyên nhân nằm ở chỗ chúng tôi cùng tác chiến với quân VNCH. Có lẽ trong số binh lính đó đã có người cung cấp thông tin cho VC, và điều này dẫn đến thất bại của chúng tôi.

 

Để trận này thành công, chúng tôi phải làm ra vẻ là trận đánh hợp đồng tác chiến với đại đội VNCH đã kết thúc, và sau đó chúng tôi sẽ tiếp tục tác chiến một mình. Nhưng trước đó tôi phải kiểm tra lại tinh thần cũng như sức lực của binh lính. Thêm vào đó, việc tiếp tế cũng cần phải được tiến hành trong bí mật. Tôi đã giải thích cho các trung đội trưởng là chúng tôi phải tiến tục trận đánh một mình nhưng đối với quân VNCH phải làm ra vẻ như chúng tôi sắp sửa rút. Sau khi chia tay, tôi đã báo cáo xin được tiếp tế lương thực và đạn dược bằng trực thăng tại một địa điểm không ai ngờ tới. Tôi đã bố trí trung đội 3 phục kích tại một địa điểm được cho là VC sẽ đi qua trong số các địa điểm mà chúng tôi đã lùng sục. Số còn lại thì di chuyển ra khu vực trống, làm các động tác nghi binh khác làm ra vẻ đang rút lui về căn cứ. Nhưng trước khi chúng tôi về đến căn cứ thì đã nghe thấy tiếng nổ của mìn Clâymo từ hướng phục kích của trung đội 3. Trong những trận phục kích vừa qua, đây là lần đầu tiên VC xuất hiện giữa ban ngày.

 

Có lẽ quân giải phóng nhận được thông báo từ tình báo gài trong quân đội VNCH là chúng tôi đã rút hết về căn cứ rồi. Lần này họ cũng mang theo tài liệu, và trong số người chết có 1 sĩ quan. Còn một người khác bị trúng đạn vào chân. Nhưng trên chiến trường việc đem theo tù binh rất bất tiện nên anh ta đã bị bắn ngay tại chỗ. Sinh mệnh người lính cụt chân đó hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh tại chỗ cũng như tâm trạng của viên chỉ huy. Viên trung đội trưởng chỉ nói một câu cụt lủn: “bắn bỏ” và thế là người tù binh ấy đã bị giết.

 

Bây giờ nghĩ lại tôi mới thấy sinh mạng của con người không cho phép ai coi thường. Và tôi tin rằng giết người là tội ác. Nếu tôi có được suy nghĩ đúng đắn về giá trị cuộc sống thì người lính giải phóng đó dù có bị cụt chân nhưng vẫn được sống. Nhưng khi đó tôi đã không ngăn cản mệnh lệnh của viên trung đội trưởng.Tôi ân hận cầu xin linh hồn người chiến sĩ đó tha thứ cho tôi.

 

Một hôm trên đường đi tuần sát, ngẫu nhiên chúng tôi ghé vào nhà xã trưởng phụ trách an ninh. Tại đó tôi thấy một cậu bé chăn trâu mặt sưng húp, chân thì cuốn băng do bị phó xã trưởng đánh. Xã trưởng giải thích rằng cậu ta đã ném lựu đạn vào căn cứ quân đội VNCH và bỏ chạy, nhưng đã bị bắt. Ông xã trưởng có thâm thù với VC nên rất căm thù cậu bé này. Thẩm vấn mãi mà cậu không khai nên ông ta đã dùng đến đòn vọt. Đòn vọt cũng không xong, cuối cùng ông ta lấy súng bắn nát chân cậu bé. Tôi đã đề nghị ông xã trưởng giao cậu ta cho tôi và đưa cậu bé về căn cứ.

 

Thời đó mỗi khi bắt được VC, nếu lính VNCH hoặc lính Mỹ doạ sẽ giao cho lính Hàn quốc thì tù binh, nếu hèn nhát sẽ khai báo thành khẩn ngay. Nghe như vậy cũng đủ biết lính Hàn quốc đáng sợ như thế nào. Trên đường dẫn cậu bé chưa đến 16 tuổi ấy về căn cứ, tôi cảm thấy rất thương hại cậu ta. Tại sao một đứa bé lại có thể làm những việc như vậy? Phải chăng nó cho rằng VC mạnh hơn? Trong gia đình cậu ta đã có người chết trong chiến tranh? Hay cậu bé bị VC dùng tiền mua chuộc? Tôi bắt đầu thẩm vấn cậu bé một cách thật hệ thống và khoa học.

 

Tôi chia quá trình thẩm vấn thành 3 giai đoạn bao gồm “bỏ mặc hoàn toàn”, “hình phạt nặng”, và sau cùng là: “thuần hoá bằng tình cảm”. Tôi thả cho cậu bé tự do trong đại đội nhưng ra lệnh bất kỳ ai cũng không được tỏ ra quan tâm đến cậu ta. Mấy ngày sau tôi bắt đầu giai đoạn 2, lúc này nếu phát hiện nói dối là tôi dùng hình phạt rất nặng như treo người lên xà nhà. Thế mà cậu ta vẫn nhất quyết không chịu tiết lộ bí mật. Tôi nói là nếu tiết lộ căn cứ hoặc con đường đi lại của VC, thì tôi sẽ cho 5 vạn đồng, nhưng cậu bé vẫn không chịu.

 

Người lính giải phóng bị bắt làm tù binh trong trận phục kích tại làng Thuần Phong không phải là lính cứu thương. Theo kết quả thẩm vấn của các chuyên gia thì anh ta đã nói dối. Khi đến thăm lính của tôi bị thương tại bệnh viện 106, tôi được biết là người tù binh đó cũng đang ở tại bệnh viện này. Vì tò mò tôi đã ghé qua phòng dành cho các tù binh một chút. Y tá hướng dẫn tôi đến căn phòng đó đã cho biết anh là chính trị viên kiêm đại đội phó của một đại đội đặc công.

 

Khi tôi bước vào phòng, anh ta đón tôi với một thái độ bình tĩnh. Mặc dù anh ta là đối phương, nhưng trước sự bình thản của người lính giải phóng, tôi rất cảm phục. Tôi hỏi:

 

- Có biết tôi là ai không?

 

- Tất nhiên rồi. Đại uý Kim, đại đội trưởng đại đội 11

 

- Tại sao anh lại biết rõ tôi như vậy?

 

- Tôi đã nhìn thấy anh 4 lần rồi.

 

- Nếu vậy thì trước đây anh đã thấy tôi rồi ư?

 

- Một lần tôi trông thấy trong làng, một lần trông thấy ông đang luyện bắn cho binh sĩ trong rừng tre cạnh trường bắn của đại đội 11.

 

- Thế sao anh không giết tôi?

 

- Đại đội 11 của ông phục kích chặn hết đường đi của chúng tôi, duy chỉ có cánh rừng đó là còn sử dụng được. Nếu nổ súng trong khu rừng đó, chúng tôi bị lộ.

 

Thật là sét đánh ngang tai. Con đường mà anh ta nói tới đó nằm ngay cạnh trường bắn của đại đội. Chúng tôi không thể tưởng tượng được quân giải phóng lại sự dụng nó là tuyến đường đi lại. Cánh tay đã gần như đứt rời của anh ta đã được phẫu thuật và bó bột.

 

Về sau tôi đã mấy lần phục kích tại khu rừng tre nhưng không có kết quả. Đã thế lại xảy ra bắn nhầm với một đơn vị VNCH làm thiệt hại nặng đơn vị này. Người lính giải phóng đó chẳng bao giờ nói với tôi bí mật ấy nếu như con đường vẫn được sử dụng. Bây giờ, khi đã hiểu Việt Nam, tôi mới biết điều đó.

 

Khi tôi còn tham chiến ở VN, một sĩ quan VNCH đã nói với tôi rằng: Tôi không thích chủ nghĩa CS nhưng tôi kính trọng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Mặc dù đất nước chia cắt, Hồ Chí Minh vẫn được rất nhiều người dân miền Nam yêu quý và ủng hộ.

 

Hồ Chí Minh là một người rất khiêm tốn, giản dị và nhất mực yêu thương nhân dân. Tính cách của Hồ Chí Minh rất thuần hậu và trong sáng như lòng trẻ thơ. Và trên thực tế, ông cũng rất yêu quý trẻ em. Trong căn phòng làm việc đơn sơ của mình, ông đã làm cho những băng ghế gỗ xung quanh để các cháu thiếu nhi ngồi mỗi khi đến chơi. Kể cả trong thời gian chiến tranh, ông cũng vẫn ngồi chơi với các cháu thiếu nhi trên bờ hồ.

 

Ông có cuộc sống giản dị. Mặc dù đã trở thành Chủ tịch nước nhưng ông vẫn không ở Phủ Chủ tịch. Thay vào đó Ông ăn ở trong một căn phòng trước đó từng là nơi ở của người thợ điện. Đây hoàn toàn không phải là một màn kịch của một nhà chính trị tài ba. Chiếc ghế mà ông ngồi là một chiếc ghế nhỏ có tựa đến ngang lưng, chiếc bàn làm việc cũng nhỏ. Trong tâm hồn của HCM chỉ có sự hy sinh, tinh thần phục vụ và lòng yêu thương dân tộc VN.

 

Ông không lập gia đình, ở độc thân như vậy cho đến khi mất ở tuổi 79. Tất cả hiện vật ông để lại chỉ có chiếc mũ, những đồ dùng để viết lách, quần áo, sách vở. Ông đã đến đây chỉ với hau bàn tay trắng và tấm lòng hy sinh vì dân tộc.Và khi ra đi ông cũng không đem theo một thứ gì.

 

Ông là một nhân cách lớn, làm việc không phải chỉ với cái đầu mà còn với một trái tim cháy bỏng. Mấy chục năm sau khi ông mất, dòng người xếp hàng vào viếng trước cửa lăng vẫn kéo dài hàng ngày. Tất nhiên họ đến đây không phải vì mệnh lệnh của ai. Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự nhận mình là anh hùng và nói rằng khi chết đi cũng muốn được chết như một người dân bình thường. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”. Đây là những lời thể hiện sự nuối tiếc vì đã không được nhìn thấy ngày đất nước thống nhất. Đúng theo di chúc của ông, Mỹ đã phải rút quân và nguỵ quyền cũng đã sụp đổ.

 

Việc tranh luận ông là nhà CS hay là nhà dân tộc chủ nghĩa không có một ý nghĩa nào hết. Chỉ có chân lý là quan trọng. Đối với tất cả các nước thuộc địa thời đó độc lập và tự do dân tộc là giá trị cao nhất, là tiêu chuẩn cho mọi giá trị.

 

Trong hồi ký, Nguyễn Cao Kỳ đã cho rằng miền Bắc do có được một nhà lãnh đạo có khả năng thống nhất được ý chí của toàn dân nên đã chiến thắng.

 

Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất trên thế giới.

 

XEM TIẾP

 

 

Đúng 12 giờ đêm, ngày 7 tháng 6 năm 1970 đạn cối bất ngờ rơi xuống đại đội tôi. Quân Việt Cộng tấn công. Thực ra thì việc dùng pháo cối để tấn công một đơn vị tiền tiêu như đại đội của tôi là một việc làm rất không có hiệu quả. Bởi vì họ có nhiều mục tiêu quan trọng hơn để tấn công. Những quả đạn cối đã khó khăn lắm mới được vận chuyển từ Hà Nội xa xôi tới đây.

 

Trong khi chúng tôi còn đang chuẩn bị chiến đấu thì đã có những tiếng nổ từ phía doanh trại quân VNCH nằm cách đó khoảng 400m. Để hiểu thêm về tình hình bên đó, tôi đã vào mạng vô tuyến của họ. Trên đó đầy những âm thanh gấp gáp: “VC, VC, VC”. Đó chính là tín hiệu cho thấy quân VC đã lọt vào căn cứ của quân VNCH.

 

Theo suy nghĩ của tôi thì quân VC đã đồng thời tấn công cả chúng tôi lẫn quân VNCH. Tình hình rất khẩn cấp và cũng rất phức tạp. Liệu mục tiêu chủ yếu của đối phương là căn cứ nào? 

 

Theo tôi, trong chiến đấu nhiều khi phải dùng cảm giác chứ không phải lúc nào cũng có thể dùng lý luận mà phán đoán. Đầu tiên tôi xác định xem VC có tấn công căn cứ của chúng tôi hay không. Ngay sau khi xác định được là VC không tấn công chúng tôi, tôi đã đơn phương thông báo cho quân VNCH biết là tôi sẽ pháo kích vào căn cứ của họ. Và chúng tôi bắt đầu bắn một cách vô tội vạ vào căn cứ của họ. Chúng tôi đã bắn đạn cối đến đỏ rực cả trời. Đồng thời khẩu đội pháo 155mm trong đại đội cũng bắn đạn nổ trên không lên khắp khu vực xung quanh.

 

Theo mệnh lệnh của tôi, khu vực xung quanh cứ của quân VNCH đã biến thành bãi máu và những mảnh da thịt rơi vãi. Trong chốc lát, xung quanh căn cứ bị bao trùm bởi đạn phát sáng, bởi những chớp đạn, bởi những tiếng nổ dữ dội và mùi thuốc đạn nồng nặc. Cứ như cảnh ma quỷ đang tụ họp để phân định sự sống và cái chết. Rõ ràng là những linh hồn chết trước và những linh hồn chết sau đó đang cùng nhau than khóc trong khói bụi và làn mưa đạn.

 

Khi ánh chớp lửa đạn ít dần đi, căn cứ của quân VNCH bị bao phủ dầy đặc bởi làn khói bụi. Trong lồng ngực tôi, người đã chứng kiến từ đầu trận bắn giết tơi bời đó,là cảm giác căng thẳng tột cùng. Thật lòng mà nói, là một người lính Hàn quốc, tôi không quan tâm lắm tới việc ở đó bên nào bị chết. Điều quan trọng là chúng tôi vẫn được an toàn.

 

Đến sáng sớm tôi ra lệnh ngừng pháo kích. Ngay lập tực một cảm giác im lặng rợn người bao quanh toàn khu vực. Theo phán đoán của tôi thì trong trận pháo kích đó, không còn ai sống sót. Ngay khi trời sáng, tôi dẫn đại đội tiến sang bên căn cứ quân VNCH. Chúng tôi đi trong trạng thái rất căng thẳng. Xung quanh im lặng như tờ. Chỉ nghe rõ có tiếng chân của đại đội đang tiến một cách thận trọng. Liệu có bao nhiêu xác chết ở đó? Sau khi tiến vào căn cứ của quân VNCH, tôi cho bắn pháo hiệu quân nhà lên.

 

Thế là bắt đầu nhô lên những cái đầu đang ẩn kỹ trong căn cứ. Sau khi xác định được chúng tôi, họ bắt đầu chạy tới, vừa giơ súng lên trời vừa la hét. Họ hôn chúng tôi, ôm lấy và nhẩy vòng tròn trên đất. Đại đội trưởng VNCH cũng chạy tới chỗ tôi, ôm chầm và hôn lấy hôn để trên mặt. Có nhiều tình huống trên chiến trường không thể dùng lời mà diễn tả hết được. Đây chính là lúc như vậy. Hoan hỉ, cảm kích, vui vẻ, xúc động, cuồng nhiệt... Không có một lời nào có thể tả hết được hình ảnh vừa sung sướng vừa khiếp sợ của những người lính Sài gòn lúc đó.

 

Họ đã phải chịu một cơn mưa đạn pháo suốt đêm. Và họ cũng đã phải trải qua một thời gian dài trong nỗi sợ hãi giữa sự sống và cái chết. Trong tình cảnh đó, điều duy nhất mà họ có thể làm được là gửi sinh mạng cho ông trời, còn bản thân thì cố làm sao ẩn nấp được càng kỹ càng tốt.

 

Bên ngoài hàng rào, tứ phía là bông băng. Vết máu từ thương binh kéo dài cho đến tận hang Đầu Voi. Có vẻ quân VC đã thiệt hại khá nặng. Căn cứ của quân đội VNCH được bao bọc bởi 6 lớp hàng rào giây thép gai. Những người lính VC bò vào dưới hàng rào đó chỉ mặc mỗi một chiếc quần cộc đen và toàn thân cũng nguỵ trang bằng một màu đen. Có một điều rất đặc biệt là quân VC không có ai đem theo súng cả. Họ chỉ đem theo thủ pháo được chế tạo thủ công từ những hộp lương khô C. Họ bò vào căn cứ và kéo theo sau những túi mây trong đó đựng khoảng 20 quả thủ pháo.

 

Chiến thuật của họ là trong khi quân VNCH còn đang sợ hãi ẩn nấp trước làn đạn súng máy bắn yểm hộ từ bên ngoài thì họ bò qua hàng rào vào căn cứ và cho mỗi hầm một quả thủ pháo. Chính vì vậy, những khẩu súng vướng víu không được đem theo. Họ coi lính cộng hoà chẳng khác nào bù nhìn và chiến thuật của họ là tiêu diệt hết và sau đó cướp lấy vũ khí.

 

Điều làm tôi khâm phục nhất là tinh thần chiến đấu của quân giải phóng. Họ xâm nhập vào căn cứ được bảo vệ bằng lớp rào thép gai vững chắc mà chỉ mang theo có thủ pháo. Đây là hành động không phải chỉ do mệnh lệnh. Đằng sau mệnh lệnh về phục tùng của quân đội là điều gì đó mãnh liệt hơn thôi thúc họ. Sứ mệnh đánh đuổi hết ngoại xâm đã ăn sâu vào tận xương tuỷ của mỗi người dân VN, mỗi người lính giải phóng. Vì vậy họ đã có một tinh thần chiến đấu ngoan cường như vậy.

 

Tôi đã phải chơi trò sinh tồn suốt 1 năm trời với khoảng một đại đội quân giải phóng như vậy đấy.

 

Một hôm, một chiếc xe chở đầy các cô gái đỗ xịch trước cổng căn cứ đại đội. Các cô gái hướng tới lính của tôi vừa vẫy tay vừa la hét. Lính của chúng tôi cũng hò hét đáp lại thành ra làm cả một vùng xung quanh căn cứ náo loạn cả lên. Nhưng khi những người đàn ông bước vào căn cứ thì tôi nhận ra họ là các quan chức địa phương của chính quyền Sài gòn mà ngày thường tôi biết rất rõ. Với vẻ ngạc nhiên ra mặt, tôi đón họ vào trong phòng khách.

 

Họ nói với tôi rằng nhờ sự chiến đấu dũng cảm của đại đội 11 mà họ được sống một cách yên ổn, vì vậy nên họ muốn tặng các cô gái kia cho đại đội làm quà. Tưởng là họ đem đoàn biểu diễn đến phục vụ đại đội nên tôi cảm ơn và hỏi đùa rằng làm quà nghĩa là như thế nào. Lời của các quan chức đó là hãy cho lính của đại đội vui chơi với các cô gái đó. Binh lính VNCH thường sinh sống cùng gia đình trong các doanh trại. Có lẽ vì đó mà các quan chức địa phương đã nghĩ ra việc làm này.

 

Tôi đề nghị với họ là nếu thật lòng muốn như vậy thì hãy sử dụng ngôi làng trống ở phía trước căn cứ. Nhưng họ nói rằng như vậy sẽ phiền toái. Họ bảo rằng họ là quan chức địa phương, nếu có lời đồn đại ra ngoài thì rất khó xử. Trong khi tôi còn đang nói chuyện thì lính của tôi đã ào ra hò reo ầm ĩ, còn các cô gái thì vẫy tay và hò hét loạn xạ.

 

Đạo đức và luân lý lúc này đối với chúng tôi có thể chỉ là giả tạo. Tôi liền cho gọi các trung đội trưởng lại để hỏi ý kiến. Và ý kiến của các trung đội trưởng cũng phức tạp không kém. Hai trung đội trưởng thì bảo rằng “Đang trong chiến tranh mà, có gì mà đại đội trưởng phải lo nghĩ. Chỉ quyết một cái là xong ngay”. Nhưng hai người khác lại phản đối. Tất nhiên để cho phụ nữ ra vào căn cứ là một việc làm sai trái.

 

Trong căn cứ của đại đội còn có 3 tổ lính dù, và có cả đơn vị pháo binh nữa. Tôi cũng không hy vọng là sự việc sẽ giữ được trong bí mật mà chỉ mong họ hiểu rằng đây là một việc làm không đúng và hãy biết như vậy là đủ rồi. Tôi và các trung đội trưởng quyết định cùng quên việc binh lính dưới quyền đang làm gì và cùng các quan chức địa phương đó ngồi uống bia nói chuyện trong một căn phòng nhỏ phía sau.

 

Nhưng sau này tôi mới biết rằng các cô gái đó đã nhận tiền từ lính của tôi và họ đã phải nộp một phần số tiền đó cho các quan chức địa phương. Hay nói cách khác, các quan chức địa phương đã làm cái trò của ma cô để kiếm lấy chút tiền. Không bao giờ và sẽ không bao giờ là quà tặng như họ đã nói với tôi lúc đầu.

 

Tôi đã từng đi săn nhưng không có khoái cảm nào tuyệt vời bằng khoái cảm giết người trên chiến trường. Khi nhìn thấy đối phương bị giết, chúng tôi có một cảm giác hân hoan khó tả. Vì thế, chúng tôi có thể đặt chân lên xác người mà chụp ảnh, có thể ngồi lên cái xác đó vừa nói chuyện vui vẻ. Không thể có một chút gì gọi là nhân tính con người.

 

Nội dung nói chuyện vô tuyến khi phục kích được quân địch cũng rất đơn giản: Bấm chưa?

 

Bấm rồi ạ. - Xong chưa? - Vâng, chỉ nghe thấy tiếng rên thôi ạ.

 

Mấy thằng tất cả? - Khoảng 5, 6 thằng gì đó. - Quăng thêm lựu đạn vào. 

 

Nếu không phải là chiến tranh, không phải là những người như chúng tôi thì có thể vừa giết người xong lại nói những lời như trên không? Có lẽ những người có suy nghĩ bình thường sẽ nghĩ tôi là một thằng điên, một thằng đầy thú tính.

 

Chiến trường VN là nơi chúng tôi đã sống với bản năng dã man. Quân Mỹ cũng không phải là bạn của tôi, người VN lúc đó cũng không phải bạn của tôi, những quân nhân Hàn quốc chỉ nhăm nhăm kiếm tiền và giả tạo chiến công cũng chỉ là đối tượng cho sự căm phẫn của tôi. Lúc đó trong tôi không còn chỗ cho tình cảm loài người hay những khái niệm phức tạp khác. Tôi trở thành người chỉ biết chém giết. Cuộc sống của tôi là những bữa nhậu vui vẻ mỗi khi thắng trận.

 

Tôi đã không thể kìm được nước mắt khi “ông rậm râu”, hạ sĩ Kim bị tử trận. Không còn cách nào làm vơi đi nỗi sầu, tôi đã dẫn đại đội đi nhổ một cây dừa thật to về trồng trong căn cứ. Trước khi lên đường tôi và hạ sĩ Kim chỉ nói với nhau mấy câu đơn giản thế này:

 

- Có phải Dae Yong là phân đội trưởng phân đội dẫn đầu không? - Vâng, đúng ạ. - Làm ăn cẩn thận nhé! Có tự tin không? - Vâng tôi rất tự tin. Trên khuôn mặt râu mọc rậm rì của anh ta nở một nụ cười thận trọng. Nhưng thật bất hạnh, viện phân đội trưởng đó lại bị chết bởi đạn của đại đội 10 bắn nhầm. Tôi tức giận đến nỗi muốn đem bắn bỏ hết cả đại đội 10 đó. Tôi không thể chịu nổi chuyện thuộc hạ của mình lại chết bởi tay chính quân mình. Vì thế nên khi cậu lính bắn nhầm đến đại đội để xin lỗi, tôi đã chửi mắng và đánh, thậm chí tôi còn định lấy súng bắn chết anh ta nữa.

 

Khoảng 12 giờ đêm ngày 6 tháng 10 năm 1970 trong phòng nghỉ của đại đội, tôi đang lên lớp cho các đại đội trưởng. Nhưng không hiểu sao, hôm đó trong khi còn chưa nói thì tôi bỗng nhiên bảo với các trung đội trưởng “tất cả đứng dậy ra ngoài”. Đúng vào lúc tất cả ra ngoài, một trái đạn pháo không giật 75mm rơi trúng vào chiếc bàn chữ Tmà tất cả vừa ngồi họp. Quả đạn làm nổ tung chiếc bàn. Tiếp theo đó một quả đạn khác bắn trúng vào cửa sổ lán của trung đội 1, một quả khác vào kho 24 đang trong lúc dọn dẹp, một quả khác vào phòng y tế trong lúc đang bật đèn làm việc. Tất cả đều chính xác 100%. Tôi không thể không khâm phục tài bắn đêm của pháo binh quân giải phóng. Tất nhiên họ không được phép bắn trượt bởi mỗi quả đạn được vận chuyển từ tận Hà Nội là vô cùng quý giá. Nhưng dù sao việc bắn chính xác 100% vào ban đêm cũng khiến người ta kinh ngạc.

 

Tôi và các trung đội trưởng đều sống sót, nhưng hai lính đang làm việc thì một người bị chết, còn một bị thương. Một lính khác đã bị cụt chân trong khi đang ngủ gác chân lên bệ cửa sổ lán y tế do bị đạn pháo không giật 57mm xuyên qua đúng chân. Mới sáng nay anh ta còn nhẩy tưng tưng. Anh lính bị cụt chân vừa mếu máo khóc lóc, vừa than thở không có chân thì làm sao sống được. Nhưng chúng tôi không thể chỉ ngồi nhìn anh ta than vãn, bởi vì trước mắt còn có những trận đánh mới.

 

Tôi đã cho bắn khoảng 1000 quả đạn cối vào nơi nghi ngờ là trận địa pháo của quân giải phóng. Sáng sớm hôm sau tôi cho pháo bắn ra xa hơn và cùng bộ binh đi lùng sục. Nhưng mưu trí của quân giải phóng lại một lần nữa khiến tôi kinh ngạc. Để chống lại trận phản pháo của chúng tôi, họ đã ẩn nấp vào trong những căn hầm chữ T được đào bên cạnh những giao thông hào cớ từ thời đánh Pháp. Và tới sáng họ mới rút khỏi nơi này. Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ mảnh đạn pháo rơi trúng chiếc bàn chữ T làm kỷ niệm.

 

XEM TIẾP

 

 

Quốc lộ 1 là con đường rải nhựa nối giữa Sài gòn và Hà nội. Căn cứ của đại đội nằm cách Quốc lộ 6 km về phía cao nguyên và được nối với quốc lộ bằng một con đường đất. Con đường này là nơi tôi thường xuyên đi lại.

 

Một hôm, tiểu đoàn trưởng ghé thăm và nói đại đội đã lập nhiều chiến công nhất nên có gì khó khăn cứ thẳng thắn đề xuất. Nghe tôi nói là cần một chiếc xe Jeep, ông ta liền nhấc ngay điện thoại về sở chỉ huy yêu cầu cử một chiếc xe khác đến để đưa ông ta về, còn chiếc xe ông ta đang đi để lại cho tôi. Thế là tôi tự nhiên lại có một chiếc xe Jeep, mặc dù chức vụ mới là đại đội trưởng.

 

Nhưng tai ương cũng từ đó bắt đầu đến với chiếc Jeep của tôi. Những quả mìn chống tăng được rải trên đường thường xuyên đùa giỡn với tình mạng của tôi. Trong thời gian phục vụ 10 tháng tại đây, các đại đội khác đã có 18 người chết và 40 người bị thương trên con đường này. Cũng trong thời gian này 1 xe làm đường, 3 xe bọc thép, 1 xe GMC và 3 xe khác của quân VNCH đã bị phá huỷ. Vì vậy tiểu đoàn đã ra lệnh đóng cửa con đường này và dùng trực thăng để tiếp tế cho đơn vị. Nhưng tôi phản đối là dù bất cứ trong điều kiện nào tôi vẫn sẽ sử dụng con đường này. Việc tôi muốn được dùng xe Jeep mà mãi tôi mới có được đã khiến tôi bảo vệ ý kiến này.

 

Những quả mìn bằng thuốc nổ TNT được VC chế tạo rất tinh vi. Điều làm tôi ngạc nhiên là ý tưởng sử dụng trọng lực của xe đi qua để nối cực âm và dương của pin để kích nổ mìn. Để chống lại đối phương trên con đường này, tôi thường xuyên thay đổi vị trí phục kích nhưng thường thất bại. Trong các tài liệu thu giữ được có ghi lại là quân giải phóng đã làm được khoảng 300kg mìn TNT và 100 quả lựu đạn.

 

Không biết tự bao giờ các đường dây điện thoại nối đại đội với các trận địa thường xuyên bị mất cắp. Để tìm hiểu xem ai đã gây nên chuyện này, tôi đã cho gài mìn lên đường. Nhưng ngoài dự đoán của tôi, khi mìn nổ thì không phải là VC mà là một đứa trẻ chăn trâu. Thật là kỳ lạ. Phải chăng nó cũng là VC?

 

Chúng tôi tìm mọi cách để tìm ra nơi đặt mìn, thậm chí phun cả dầu phế thải ra mặt đường để làm cho mặt đường đen đi và khi VC đào đất đi để đặt mìn sẽ làm thay đổi màu đất. Cũng có khi chúng tôi dùng cả chổi quét để tìm ra dấu tích của mìn TNT. Cũng có vài lần tôi đã phát hiện được ra mìn. Một lần tổ trinh sát báo về đã phát hiện một dây điện màu vàng trong lòng đất. Thế là tôi đến ngay hiện trường và dùng dao đào đất theo hướng của sợi dây đó. Sau một hồi quả mìn cũng hiện ra. E rằng cạnh mìn TNT còn có mìn vướng nổ khác gài lại nên tôi đã dùng dây buộc quả mìn đó và sau khi ra xa 30 m đó thế nào cũng có một quả TNT khác gài cùng. Vì vậy tôi đã ra lệnh cho binh lính dò xét thật kỹ khu vực đó. Đúng là họ đã phát hiện ra một quả TNT khác. Tôi ra lệnh cho binh lính tránh xa khỏi khu vực khoảng 30 m và sau đó ném một quả lựu đạn, định dùng sức nổ của lựu đạn để kích nổ quả TNT. Đúng là một suy nghĩ ngớ ngẩn. Và quả lựu đạn cũng không trúng đích.

 

Sau khi đặt lựu đạn lên tôi có khoảng 3 giây để chạy, và ngay khi tôi vừa kịp nằm sấp xuống bờ ruộng thì một tiếng nổ lớn của quả lựu đạn và 40 kg TNT phát ra cùng với cát bụi bay rào rào về phía bờ ruộng nơi tôi nằm. Một cột khói bụi bốc cao lên tận trời, còn con đường thì gần như bị đứt làm đôi. Lúc đó tôi tự thấy là mình quá liều lĩnh. Vụ việc xảy ra lớn nhất trên con đường đó là việc mìn TNT đã giết 5 lính và làm bị thương 15 lính khác của đại đội 19. Lần đó tôi đã nổi cáu với chỉ huy tiểu đoàn. Nguyên nhân mà họ xuất quân là ngày hôm trước quân giải phóng đã bắn 5 phát B40 vào sân bay Phù Cát. Mà sân bay Phù Cát là sân bay của quân Mỹ. Sau khi bắn xong, ngay trong đêm đó họ đã rút, việc xuất quân lùng sục chẳng qua là muốn xun xoe với quân Mỹ thôi. Cuối cùng thì trò hề đó kết thúc với một thiệt hại to lớn. Khi đi lại trên con đường này tôi không bao giờ giao tay lái cho lính lái xe vì sợ chẳng may lại đúng phải mìn. Vì thế tôi luôn tự cầm tay lái. Tôi có một cách lái xe đặc biệt mỗi khi đi qua con đường này: không bao giờđi vào giữa điểm, mà lần thì đi sát vào bên trái, lần thì đi sát vào bên phải đường. Vào mùa khô khi ruộng không có nước tôi đi cả xuống ruộng. Tức là không theo một quy tắc nào cả. Lối lái xe đó là sự đảm bảo cho tính mạng của tôi. Nhờ đó mà chiếc Jeep của tôi an toàn. Thậm chí có lúc có chiếc CMG đi theo ngay phía sau lại trúng mìn làm 3 lính chết trong khi xe tôi đi qua an toàn. Đây chẳng khác nào một trò chơi chết người. Tất nhiên mỗi khi đi qua con đường đó tôi cũng chẳng được yên tâm, luôn phải nhấp nhổm căng thẳng với mặt đất dưới bánh xe. Tôi cũng nhiều lần lái xe như tên bắn trên con đường đó với suy nghĩ nếu chẳng may có đụng phải mìn thì sau khi xe chạy qua mìn mới kịp nổ. Mỗi lần như vậy là tôi lại được nếm thử mùi vị căng thẳng tột độ.

 

Sau khi tôi về nước, trên con đường đó đã xảy ra một sự kiện bi thảm làm chết 9 người và bị thương nặng 3 người của đại đội. Quân giải phóng đã không chôn mìn TNT trên đường nữa mà đã chôn đạn pháo 155mm bên rìa đường, khi xe đi qua thì dùng máy kích nổ của mìn Clâymo cho nổ. Rõ ràng mục tiêu là nhằm vào chiếc Jeep đi lại không có quy tắc gì của tôi. Đây là một ví dụ cho thấy quyết tâm của những người lính phía bên kia mãnh liệt đến mức nào. Dù sao tôi cũng đi qua con đường đó một cách bình yên vô sự.

 

Phần 11 và 12 của cuốn hồi ký này có chung một nội dung: nói về tinh thần yêu nước của người Việt Nam. Hai phần này khá ngắn lại có chung một chủ đề nên tôi ghép làm một. Tiêu đề phần này do tôi tự đặt.

 

Đến làng Việt Cộng

 

Con người không ai có hai mạng sống. Nhưng trên chiến trường tôi đã hành động như là mình có những hai mạng vậy. Tôi gần như là đã đánh bạc với mạng sống của mình bằng những hành động thiếu suy nghĩ và ngu xuẩn. Không phải là tôi dũng cảm hơn người mà do tôi đã điên rồ cho rằng mình không thể chết được. Và đồng thời tôi cũng muốn làm một điều gì đó ra trò trước mặt binh lính.

 

Một hôm tôi dẫn một lính liên lạc và một lính dân sự cùng vượt qua cầu tự do, nơi có trạm kiểm soát cuối cùng, để đi về hướng bắc. Đại đội trưởng đại đội 7 làm nhiệm vụ ở cầu đã can tôi đừng có đi vào khu vực VC kiểm soát với 3 người. Điều đó quá nguy hiểm. Nhưng tôi vẫn giữ nguyên ý định và vượt qua cầu.

 

Sau khi vượt qua cầu, chúng tôi bỏ lại chiếc xe Jeep bên đường rồi vượt qua khu làng được coi là thuộc quyền kiểm soát của quân giải phóng tới núi ở phía Bắc. Sau khi đi một hồi, quay lại nhìn ngôi làng chúng tôi phát hiện có 4 người trong trang phục đen có trang bị súng xuất hiện. Tôi hỏi tên lính dân sự: “đó chắc là VC hẳn?” Anh ta trả lời “cũng có thể là bọn dân vệ” và hét to gọi những người kia. Lập tức họ bắn về phía chúng tôi và biến mất vào trong làng. Chúng tôi cũng lập tức bắn trả lại. Tôi ngắm bắn vào những bóng áo đen đó, nhưng ở khoảng cách 150m thì khó mà trúng được. Nhưng đạn của chỉ huy bao giờ cũng phát sáng nên sau khi bay không trúng đích nó đã trúng vào mấy ngôi nhà làm chúng bốc cháy. Đây chính là tín hiệu cho quân giải phóng biết là chúng tôi đã vào tận căn cứ của họ.

 

Ngay lập tức chúng tôi nhanh chóng quay về. Hai người bắn, một người bò. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi tham chiến tôi phải bò. Chúng tôi phải làm sao thật nhanh ra được quốc lộ 1 và quay về phía cầu.

 

Rồi chúng tôi cũng bắt đầu nhận ra thấp thoáng những chiếc mũ sắt của quân Hàn quốc canh đường sắt song song với quốc lộ. Đó là tổ đi cứu tôi của đại đội 7 sau khi nghe tiếng súng nổ. Chắc là họ đã nghĩ tôi là một đại đội trưởng ngớ ngẩn không biếtgì về nguyên tắc chiến đấu. Sau đó tôi đã cùng với 1 trung đội của đại đội 7 đi lùng sục ngôi làng đó.

 

“VC chạy ra khỏi ngôi nhà nào?”. Tôi hỏi.

 

Nhưng tất cả người trong làng đều trả lời không biết. Tôi liền bắn vào chân một người đàn ông. Những hành động ngớ ngẩn của tôi không dừng lại ở đây. Một hôm 1 trong 3 đội lính dù được cử đến trợ chiến cho đại đội được phái đi phục kích ở gần làng Thuần Phong liên lạc về là những đứa trẻ chăn trâu đã để trâu vào làm nổ mất bãi mìn Clâymo. Đây là khu vực mà trước đó một trung đội của tôi đã từng bị bao vây và tôi đã từng trực tiếp dẫn lính đi giải vây. Tất nhiên là tôi rất bực tổ lính dù đó đã để cho bọn trẻ chăn trâu phát hiện. Tuy nhiên tổ phục kích đó có thể bị bao vây và cũng vì tôi vốn luôn nghi ngờ bọn trẻ chăn trâu nên tôi đã cối bắn khoảng 1 phút vào khu vực đó. Vậy là những người dân vô tội có thói quen đi vệ sinh ở ngoài vào sáng sớm đã bị trúng đạn pháo. Ngày hôm sau khoảng 200 người trong làng khiêng theo 9 người bị thương nặng kéo đến đại đội biểu tình.

 

Tinh thần đấu tranh của người phụ nữ Việt Nam

 

Ngưòi VN có câu “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Tinh thần đó đã được kế thừa thường xuyên suốt chiều dài lịch sử VN. Theo điều tra thì trong khu vực trách nhiệm chiến thuật của đại đội tôi luôn có 4 cô gái làm nhiệm vụ trinh sát cho Việt Cộng. Những cô gái xinh đẹp này ăn mặc khá đẹp. Khi một trung đội bắt được một người trong số đó trong trận phục kích, dân làng đã kéo đến biểu tình và nói rằng cô gái đó là dân lương thiện. Nhưng gia đình thật sự của cô gái đó lại không thấy xuất hiện. Điều đó có nghĩa là gia đình cô ta đang ở trong núi, và cô ta có quan hệ với quân giải phóng.

 

Trong khi phục kích ở núi Đầu Voi, đại đội tôi cũng đã nhìn thấy một cô gái trong chiếc áo dài đỏ đi ngang qua. Lúc đó tại khu vực đang có chiến dịch quy mô lớn với tên gọi “Mãnh Hổ”. Và chắc chắn trong khu vực núi đó có căn cứ của quân giải phóng. Binh lính do mong chờ cô gái xinh đẹp tuyệt vời đó sẽ quay lại con đường này dẫn theo VC nên đã để cho cô gái cứ thế đi qua.

 

Nhưng cuối cùng thì cả người đẹp đó lẫn VC đã chẳng xuất hiện. Thế là chúng tôi đã mất cả chì lẫn chài. Binh lính đã tỏ ra rất tiếc rẻ khi phải cho cô gái xinh đẹp đó đi qua theo lệnh của đại đội trưởng. Tất nhiên là tôi cũng thấy tiếc. Cô gái mà chúng tôi bắt được rõ ràng là đã bị bắt trong khi dang ở khu vực hoạt động của VC nhưng vẫn một mực kêu là dân bình thường. Binh lính đã lột quần áo cô ta, nhốt vào căn cứ trên điểm cao 166.

 

Sau khi tôi về nước, quân giải phóng đã dụ đại đội tôi vào ổ phục kích và tiêu diệt một trung đội. Người đảm đương nhiệm vụ kéo cả đại đội tôi vào ổ phục kích cũng là một cô gái. Lúc cả đại đội hô “Bắt tên Việt cộng gái kia” và đuổi theo cũng là cả đại đội rơi vào ổ phục kích. Một trung đội đã tử trận.

 

Tinh thần đấu tranh kiên cường vì độc lập, tự do của Tổ quốc của người phụ nữ VN cóthể ví như bản năng bảo vệ con cái. Lần đầu tiên Việt Nam nổi lên chống lại thế lực thống trị nước ngoài, ngưòi lãnh đạo cuộc nổi dậy đó là hai người phụ nữ tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai Bà Trưng đã được tưởng nhớ cho đến tận ngày nay, và tên tuổi họ đã được đặt cho các đường phốở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác của Việt Nam. Những người phụ nữ tôi đã từng thấy khi tham chiến ở Việt Nam đều là những người đã kế thừa tinh thần quật cường đó của dân tộc.

 

XEM TIẾP

 

 

Tham chiến ở VN, chúng tôi lấy biện pháp giết người đáng lên án nhất để làm cân bằng tâm trạng mệt mỏi, sợ hãi, buồn nản, đói khát, cô đơn luôn chế ngự.

 

Điều chi phối tinh thần binh lính

 

Một lần có một lính vốn nhát gan đã tưởng nhầm quả dừa là đầu quân giải phóng nên bắn loạn cả lên và làm các binh sĩ khác hoảng sợ. Và họ đã phải chiến đấu với những quả dừa trong suốt mấy giờ liền. Một lần khác một lính gác nhát gan khác cũng đã bắn nhầm. Do đó toàn bộ đại đội đã tập trung bắn vào khu vực xạ kích của mình. Vào những lúc như thế này mệnh lệnh ngừng bắn cũng khó mà thực hiện được. Chỉ cần nỗi sợ hãi lan ra là tình trạng sẽ trở nên không thể nào kiểm soát được.

 

Tính ác của con người cũng không khác nỗi sợ hãi là mấy, chỉ cần bị cái ác chi phối một lần là khó mà thay đổi được. Tất cả đều sẽ trở thành những người cổ vũ, ca ngợi cái ác. Vì vậy mà trên chiến trường chúng tôi mới có những hành vi không thể nào hiểu nổi. Đã bắn giết bằng những cách dã man rồi lại còn hành thạ thi thể của phía bên kia nữa.

 

Binh lính Hàn quốc đã từng lật thi thể những người lính giải phóng để tìm kiếm vật dụng cá nhân, và nhổ cả những chiếc răng trong miệng xác chết nữa. Thậm chí còn lấy cả nịt ngực trên thân thể của những người phụ nữ đã chết. Đó là bản năng tàn ác của loài cầm thú đã nhập vào chúng tôi.

 

Chúng tôi đã chiến đấu vì cái gì?

 

Một đại đội trưởng đóng quân gần căn cứ đã nói với tôi, một người chỉ biết có chiến đấu, sục sạo và phục kích rằng: “Mày chiến đấu vì ai chứ?”. Đây cũng là suy nghĩ của rất nhiều lính Hàn quốc tham chiến ở VN thời đó. Đối với họ, chiến tranh VN chẳng qua là cuộc đánh lộn ở nhà người, vì vậy chỉ cần kiếm được chút tiền và vượt qua 1 năm an toàn là được. Tất nhiên là tôi từ chối sự nhàn hạ này và cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng dù sao thì tất cả họ, người luôn tìm VC để giao chiến hay người luôn phải giao chiến với VC, đều không hiểu rõ ràng về lịch sử VN. Chiến đấu ở VN và chiến đấu ở trong nước là hai sự việc hoàn toàn khác nhau. Lính Hàn quốc tham chiến ở VN không biết mình chiến đấu vì ai, vì mục đích gì. Họ chẳng có nhân duyên sâu sắc gì với VN, họ cũng chẳng có thâm thù gì với VN. Muốn tạo ra một danh nghĩa gì đó cho binh lính thì cũng chẳng qua là hô “ngăn chặn làn sóng CS” trên thế giới mà thôi. Nhưng điều này lại khó lọt tai họ.

 

Những người lính chỉ có thể chiến đấu khi họ biết rõ mình đang sống và chết vì cái gì. Vì vậy làm sao họ có thể bỏ mạng tại một nơi chiến trường cách xa quê nhà, với một đối phương nghèo về vũ khí nhưng cực kỳ dũng cảm như vậy được.

 

Ở đâu đó , người lính Hàn quốc có thể còn chiến đấu vì lòng căm thù, vì tín ngưỡng... Nhưng ở nơi này, không có bất cứ một biện pháp hữu hiệu nào để đưa những cái đó vào đầu họ. Những binh lính tham chiến ở VN đều do mệnh lệnh cấp trên hoặc vì mấy đồng lương thưởng. Hơn nữa trong lòng người dân VN tràn đầy lòng căm thù quân đội ngoại quốc đến xâm lược nước họ.

 

Biệt hiệu của tôi là “tướng cướp rừng xanh”. Binh lính tin tưởng tôi. Những người lính không vượt qua được chính mình nơi đất khách quê người này rất dễ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý. Vì vậy mà tôi thường xuyên dùng thể thao, trò chơi, lùng sục, phục kích, trinh sát, lao động, huấn luyện để kéo mình ra khỏi cô đơn và đem lại sự cân bằng nhất định.

 

Bộ phận điện báo AIU từ đơn vị cấp trên liên tục chuyển đến cho chúng tôi tin tức về 4 chuyên gia quân sự Bắc Triều Tiên đến VN để huấn luyện cho 400 quân giải phóng về cách tiêu diệt một đại đội quân Hàn quốc. Và đại đội của tôi được cho biết sẽ là đối tượng thực hành của kế hoạch này. Phía quân Hàn quốc thì sư đoàn trưởng đã trực tiếp xuống tận đại đội để chỉ thị cách đối phó.

 

Trên cao điểm 166, cách căn cứ của đại đội khoảng 1km, có một trung đội độc lập của đại đội đóng quân. Vị trí của đại đội nằm án ngữ trước căn cứ 226, một căn cứ chủ yếu của đối phương. Đại đội tôi đã dùng các loại pháo 105 đến 155mm pháo kích mãnh liệt vào khu vực từ cao điểm 166 cho đến thung lũng. Từ “pháo kích tầm xa”, “pháo kích cuối cùng”, “pháo kích căn cứ”, đều được mang ra áp dụng.

 

Sư đoàn trưởng và tôi đang theo dõi trận pháo kích đó trên điểm cao 166 thì bỗng nhiên thấy đạn pháo rơi ngay trên đầu. Chúng tôi không thể ngờ rằng pháo binh đã dùng cả “pháo kích căn cứ” trong trận này. Sư đoàn trưởng đã phải nằm bẹp xuống đất dưới làn đất đá, không ngẩng đầu lên. Việc “pháo kích căn cứ” này là do ý của tôi. Tháng trước đại đội đã chết một và bị thương hai lính trong một trận pháo kích của đối phương. Sư đoàn trưởng đã lập tức tới thăm đơn vị chúng tôi. Tất nhiên chúng tôi cho rằng sư đoàn trưởng đến để hỏi thăm và khích lệ. Vừa ngồi xuống một cái là ông ta đã nói: “Cái bọn bệnh hoạn này”. Ông ta đã chửi mắng vì chúng tôi đã bất cẩn trong tiếp đón nhưng ông ta đã không hề nghĩ gì đến những người lính không biết sống chết lúc nào. Tất nhiên một người chỉ quen với việc đón tiếp long trọng ở hậu phương có thể không hài lòng với cách đón tiếp của một đơn vị chiến đấu. Việc một cấp chỉ huy mắng chửi thuộc hạ của mình vì một lỗi không có gì đặc biệt như thế là hoàn toàn không đúng.

 

Việc tôi cho pháo kích căn cứ chính là một kiểu kháng nghị, một kiểu biểu tình vũ lực. Việc này cũng là ý muốn của toàn đơn vị và đồng thời cũng được thoả thuận trước với pháo binh. Sau này trước khi hết hạn phục vụ tại VN, tôi cũng đã kiến nghị với tiểu đoàn trưởng xin được đánh một trận quyết định với 400 người được quân Bắc Triều Tiên huấn luyện trong khu căn cứ A Nội. Đó là thời điểm 1 tuần trước khi tôi lên đường về nước. Tiểu đoàn trưởng đã khuyên tôi hãy lên đường về nước cho an toàn, chẳng may có chuyện gì thì làm sao còn trông thấy mặt vợ ở nhà.

 

Khi còn học ở trường sĩ quan lục quân, tôi và tiểu đoàn trưởng cùng là thành viên của đội bóng bầu dục nên chúng tôi rất hiểu nhau. Tất nhiên tiểu đoàn trưởng cũng biết rất rõ vợ tôi, người luôn có mặt trên sân vận động mỗi khi có trận đấu. Tôi đã giải thích cho đại đội biết là trong rừng đang có quân Bắc Triều tiên và ra lệnh cho đại đội chuẩn bị một trận đánh kéo dài 4 ngày 3 đêm. Chúng tôi rời căn cứ kéo vào thung lũng A Nội. Nhưng một tình huống đã phát sinh ngoài dự đoán của chúng tôi. Trên đường hành quân chúng tôi đã gặp phải một đầm lầy. Trong bóng đêm dày đặc chúng tôi không thể biết đầm lầy đó sâu rộng ra sao. Điều này đã khiến tôi lúng túng. Hơn nữa trong đêm, tiếng lội bì bõm vượt qua đầm lầy nghe chẳng khác nào tiếng thác đổ, và điều này sẽ làm cho đối phương trong thung lũng phát hiện ra. Lúc đó trong đầu tôi đã nghĩ tới chuyện nếu chẳng may đụng đối phương thì có lẽ đây là trận đánh cuối cùng của chúng tôi.

 

Mặc dù tôi liên tục dùng vô tuyến điện ra lệnh cho đại đội không được phát ra tiếng động, nhưng tình hình lúc đó đã hoàn toàn không thể kiểm soát nổi. Tôi ra lệnh cho các trung đội trưởng không được tiếp tục tiến nữa, tất cả dừng lại và từng trung đội một sẽ vượt đầm lầy. Nhưng binh lính của tôi không còn muốn nghe lệnh nữa mà chỉ muốn sao thoát ra khỏi đầm lầy ngập đến ngực này càng nhanh càng tốt. Tôi liền ra lệnh người nào để phát ra tiếng động sẽ bị bắn ngay lập tức, nhưng tiếng động mỗi lúc một to hơn. Có lẽ đối phương đã không thể tưởng tượng được là quân Hàn Quốc, đội quân thường sử dụng trực thăng để di chuyển trong những cự ly như thế này, lại có thể vượt đầm lầy trong đêm, và gần sáng thì tiếp cận được với điểm cao 100 nằm ngay giữa thung lũng.

 

Trên cao điểm có một vị trí mà từ đó có thể quan sát được toàn bộ thung lũng. Tôi đã lên đó để quan sát tình hình xung quanh. Tôi đã nhìn thấy những làn khói bếp nấu cơm sáng bay lên khắp nơi, sâu trong thung lũng. Tại đây không hề có một khu dân cư nào nên có thể chắc chắn rằng có một đơn vị khá lớn của quân chính quy VC đang giấu mình trong đó. Tôi đã gọi pháo 155mm và hướng pháo vào những nơi có khói bốc lên đã được tôi đánh dấu trên bản đồ. Tại chỗ chúng tôi cũng pháo kích bằng cối 81mm. Trong giây lát làn khói bếp trong thung lũng đã được thay bằng khói đạn pháo mù mịt.

 

Nhưng không như mong muốn, “trận quyết chiến cuối cùng” đã không đạt được kết quả mong muốn. Tất nhiên là đối phương sẽ bị thiệt hại trong trận pháo kích đó, nhưng chúng tôi không thể nhìn tận mắt. Đáng ra chúng tôi phải tiêu diệt đối phương bằng cách phục kích trên đường di chuyển chứ không phải bằng pháo kích. Sau khi bị đạn pháo bắn chính xác, có lẽ quân giải phóng đã nhận ra rằng quân Hàn Quốc đã xâm nhập vào thung lũng. Vì vậy họ bắt đầu phái từng người một ra trinh sát ở thung lũng. Nếu bị đối phương phát hiện thì phần bất lợi sẽ thuộc về chúng tôi. Đối phương biết quá rõ về địa hình trong thung lũng và biết cách phải phòng thủ thế nào. Nhưng đối với chúng tôi, thung lũng lại là một địch thủ mới và nếu bị bao vây thì chúng tôi sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không có phần thắng.

 

Đối phương đã phái người ra trinh sát ngay trước mắt các trung đội của tôi, những người đã lập nên trận địa phục kích trong thung lũng. Tình hình lúc này đòi hỏi phải xem xét một cách thận trọng việc có tiếp tục trận đánh nữa hay không. Cuối cùng tôi đã hướng dẫn pháo bắn thêm một lúc nữa và quyết định cho đại đội rút lui. Tôi đã cố gắng để có một trận quyết chiến cuối cùng, nhung thật tiếc kết quả đã là không.

 

Sự chuẩn bị của quân giải phóng rất tỉ mỉ. Họ đã chuẩn bị quyết chiến tại ngôi làng nằm bên cạnh căn cứ của đại đội và cũng là nơi tôi hay đi lại mà không đem theo súng. Trong ngôi làng này có một cô gái xinh đẹp tên là Hiệp, là con gái một gia đình VC. Thỉnh thoảng tôi có ghé nhà này. Và VC đã lập trận địa phục kích chính tại nơi đó. Họ đã vào đây, chuẩn bị trận địa trong đêm và rút đi trước khi trời sáng sau khi đã ngụy trang trận địa, cứ như vậy liên tục trong một tuần. Kế hoạch của họ dùng khoảng 200 quân lập một trận địa phục kích và sau đó dụ đại đội 11 vào để tiêu diệt. Sau này qua lời kể của binh nhất Pak Chang Soon, tôi có thể tưởng tượng ra trận đánh đó. Trong quyển nhật ký chiến đấu của anh ta đã ghi lại như sau:

 

“Chúng tôi đã bị lừa vào trận địa phục kích. Anh lính điện đài bị trúng đạn ngay khi vừa định đánh điện về. Viên hạ sĩ quan cũng bị bắn gục. Anh lính điện đài đang nhảy tưng tưng vì đạn bị bắn trúng mặt. Phân đội trưởng phân đội 1 không còn nghĩ gì đến việc bắn súng nữa mà quay sang cầu nguyện cho các đội viên, anh ta cũng bị trúng đạn và chết trong lúc đang cầu nguyện. Còn phân đội trưởng của tôi, người cũng bị bắn giữa mặt thì đang xả đạn loạn xạ lên các cây dừa. Tôi bồng nghe thấy tiếng kêu “nước, nước” và quay lại thì thấy Chang Man đã hấp hối vì bị đạn trúng cổ. Tôi lấy khăn ướt đắp lên mặt cho anh ta và tiếp tục nổ súng. Tôi có cảm giác như mình đang ở trong một bộ phim cao bồi miền Tây.

 

Sau một lúc thì tôi hết đạn. Trong khoảnh khắc hình ảnh vợ con và quê hương hiện lên trong mắt tôi, và tôi khóc. Thấy lựu đạn ném về phía mình, tôi liền nhỏm dậy và chạy, nhưng ngay lập tức bị ngã vì vấp phải xác của đồng đội. Tôi nghe thấy tiếng chân ngày càng tiến gần về phía mình, tôi gọi thầm tên con gái “Jong Nye ơi” thì một nòng súng hướng về đầu tôi bóp cò. Nhưng thật may mắn là viên đạn đã không trúng đầu mà chỉ xuyên thủng vai bên trái. Vừa hay lúc đó pháo của quân ta bắt đầu bắn đến.

 

Khi tôi tỉnh lại thì thấy mình đã bị lột hết quần áo. Thay vào đó là tôi bị cát bụi do đạn pháo phủ kín người. Tôi đứng dậy đúng lúc đó đạn pháo lại bay đến. Lợi dụng lúc này tôi chạy thục mạng về phía ngược lại. Sau một hồi tôi thấp thoáng thấy bóng mũ sắt của quân Hàn. Khi tôi mở mắt ra thì đã thấy mình nằm trong bệnh viện. Đội trưởng đội an ninh và sĩ quan y tế đến bên tôi và yêu cầu kể lại chi tiết trận đánh. Lời đầu tiên của tôi là: “tất cả đã chết”".

 

Binh nhất Pak Chang Soon là người duy nhất sống sót hôm đó. Ngay lập tức quân Hàn quốc đã huy động một tiểu đoàn quân đi phục thù, nhưng không gặt hái được kết quả gì. Quân Hàn đã bao vây kín khu vực đó, nhưng chỉ có lực lượng thiết giáp của quân Hàn bị thiệt hại bởi đạn B40 của đối phương mà thôi. Đêm hôm đó 200 quân giải phóng đã lọt qua vòng vây và rút lui nhẹ nhàng về núi Đầu Voi.

 

XEM TIẾP

 

 

Ở nơi sự sống và cái chết đan xen nhau, tâm lý của con người rất dễ bị kích động. Việc biết trước được hành động của đối thủ là một năng lực để tồn tại. Nhưng ở trong chiến tranh thì chỉ như vậy thôi thì chưa đủ. Đặc biệt ở người chỉ huy cần thêm một giác quan nữa. Không biết phải gọi cái đó là gì nhỉ? Nhục cảm hay linh cảm? Những “chiến công” mà đại đội tôi lập được phần lớn là nhờ vào linh cảm của tôi.

 

Có một điều lạ là mỗi khi ở các đại đội khác của tiểu đoàn 1, sư đoàn Mãnh Hổ xảy ra chuyện thì đại đội của tôi lại lập chiến công. Vì thế mà trên sư đoàn hay nghi ngờ chúng tôi báo cáo sai sự thật. Một hôm đại đội tôi báo cáo thành tích lên sư đoàn, ngay lập tức một sĩ quan thanh tra của sư đoàn đáp trực thăng tới với một dáng điệu rất oai vệ. Ông ta đến tìm hiểu sự thật với một thái độ hết sức ngạo mạn.

 

Tôi đã đón ông thiếu tá đó với một ánh mắt đầy căm thù và tức giận. Đối với tôi, những người trên bộ tư lệnh là những kẻ chỉ biết ngồi trên bàn giấy mà ăn cắp chiến công và kiếm tiền. Xác của VC được để trong một góc của đại đội. Viên thiếu tá tham mưu đó có vẻ hơi rờn rợn. Với vẻ ngượng ngùng ông ta không nói được câu nào, lên máy bay về thẳng sư đoàn.

 

Nguyên nhân là do tôi đã dự đoán được VC sẽ xuất hiện nơi nào để lập công. Lúc đầu khi nghe tôi ra lệnh mai phục trong khu làng tái định cư, hay trong các ngôi nhà đổ nát, lính của tôi thường tỏ ra không phục. Nhưng khi những suy đoán đó đúng chẳng khác nào lời sấm truyền thì họ bắt đầu tỏ ra tin tưởng vào tôi.

 

Các đại đội khác không mấy khi bị quân giải phóng pháo kích trực tiếp, nhưng đại đội tôi đã bị pháo kích tới 6 lần. Bộ đội chủ lực thường dùng những quả đạn pháo được vận chuyển từ Hà nội vượt qua hàng ngàn km để bắn vào những mục tiêu quan trọng như sở chỉ huy hoặc sân bay. Vì vậy việc họ pháo kích vào căn cứ của đại đội chứng tỏ họ rất muốn tiêu diệt đại đội 11 của tôi.

 

Một số sĩ quan và binh lính nghĩ rằng quần lót của phụ nữ có thể bảo vệ sinh mạng cho bản thân nên mỗi khi ra trận là họ lại nhét vào balô một chiếc quần lót phụ nữ. Những ca sĩ hoặc diễn viên nổi tiếng mối khi sang biểu diễn động viên binh lính thường hay đem theo rất nhiều quần lót để chia cho các binh lính.

 

Và tôi cũng nhận từ một nữ ca sĩ một chiếc. Nhưng đúng hôm đó, một lính của tôi bị tử trận nên tôi đã đem ngay chiếc quần đó đi đốt. Một chiếc quần phụ nữ làm sao có thể bảo vệ sinh mạng cho con người. Linh cảm của người chỉ huy sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn của toàn bộ đơn vị và tất nhiên linh cảm của mỗi cá nhân binh lính sẽ ảnh hưởng tới an toàn của họ. Vì vậy các thuộc hạ của tôi đưa ra rất nhiều yêu cầu.

 

- Thưa đại đội trưởng, hôm nay em thấy khang khác thế nào ấy. Xin phép cho em nghỉ buổi phục kích hôm nay.

 

- Hôm nay em có cảm giác chẳng lành tí nào. Hay là ngày mai hãy cho em đi lùng sục.

 

Rặt một kiểu như vậy.

 

Một hôm, một lính dân sự tên là Kim I Kon, người luôn đi theo tôi làm nhiệm vụ phiên dịch, đến và xin tôi:

 

- Thưa đại đội trưởng, đại đội trưởng là người sẽ không bao giờ bị chết đâu. Nhưng em có cảm giác sẽ bị giết trong khi đi theo đại đội trưởng. Xin hãy cho em về nước sớm.

 

Thấy lời nói của anh ta cũng có lý nên tôi đã cho phép anh ta được về nước sớm. Người đến thay anh ta mỗi khi sắp phải cùng tôi đi đến những nơi nguy hiểm thường nước mắt lưng tròng ôm lấy chân tôi van xin. Và tôi luôn từ chối yêu cầu đó. Một trung uý phụ trách vũ khí tên là Seol Jong Book, khi tôi kết thúc thời hạn về nước đã năn nỉ xin cho được chiếc mũ cao bồi mà tôi thường vẫn đội. Anh ta nói rằngtôi có thể sống sót mà ra khỏi được nơi nguy hiểm là nhờ vào phép lạ trong chiếc mũ đó. Không thể từ chối trước yêu cầu thiết tha của viên trung uý, tôi đã cho lại anh ta chiếc mũ cao bồi đó trước khi về nước.

 

Những chiến hữu đã cùng vào sinh ra tử với tôi trong chiến tranh VN đã lập ra "hội Mãnh Hổ" và gặp nhau định kỳ một năm hai lần. Rất nhiều người trong chúng tôi vẫn phải chịu thương tật sau chiến tranh, người thì bị cụt cả hai chân, người bị mất một tay, người bị mất cằm, người phải sống với những mảnh đạn trong cơ thể.

 

Tất cả đều không trùng họ, trùng tên và mỗi người cũng làm những công việc khác nhau nhưng chúng tôi có cùng một điểm chung là đã gặp nhau ở VN. Chính điều này đã gắn kết chúng tôi với nhau. Đến đây là nơi chúng tôi vứt bỏ hết những vui buồn của cuộc sống đời thường.

 

Một lần hội chúng tôi tổ chức đi du lịch đảo Cheju, mang cả vợ đi theo. Tại đó tôi đã được thấy các chiến hữu cũ, người thì đang nhảy với chiếc nạng bên hông, người khác bị cụt tay phải nên đang dùng tay trái nắm lấy micro và hát. Những người vợ bên cạnh thì vừa nhảy vừa hát và vừa giúp đỡ họ. Những người vợ đó đã trở thành người trông nom chăm sóc chồng của mình suốt đời. Tôi đã phải cố nén cảm xúc. Để an ủi tôi, họ đều nói họ không phải bị thương trong thời gian ở VN.

 

Mỗi khi chúng tôi gặp nhau là chuyện chiến tranh lại tuôn ra tưởng không bao giờ ngừng. Những cánh rừng rậm rạp, những khoảnh khắc chết người, những chuyện đã nói năm ngoái năm nay lại được kể lại, nhưng dù nghe lại cũng không báo giờ thấy chán. Mỗi khi nhắc đến những câu chuyện có liên quan tới tôi, mọi người lại tranh nhau kể rất hào hứng nhưng riêng tôi lại ngồi im lặng, tôi phải kìm nén nỗi đau sầu thẳm trong lòng. Bởi vì còn đó ký ức đau buồn về chiến tranh, về những tội ác không rửa được, những chiến hữu đến bây giờ vẫn phải sống trong vất vả, những linh hồn không bao giờ quay trở về.

 

Năm nào chúng tôi cũng họp nhau và đi viếng nghĩa trang. Tại đó bằng lòng thành tâm của mỗi người chúng tôi đều cầu nguyện cho linh hồn của người đã chết. Bởi vì chúng tôi đều là những người đã ôm họ vào lòng và chứng kiến những phút giây cuối cùng của họ.

 

Hỡi những chiến hữu đã vào sinh ra tử cùng với tôi, hỡi những linh hồn đã chết ở VN! Xin Chúa hãy cứu vớt linh hồn họ.

_______________________________

 

HẾT

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro