KT,CVKS,CLHT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1) Kỹ thuật là gì? Hãy trình bày nội dung cơ bản của các chức năng của kỹ thuật.

Trả lời:

1.1. - Theo từ điển American Heritage Dictionary of the English Language:" Kỹ thuật là sự ứng dụng của các nguyên tắc toán và khoa học khác vào thực tế để thiết kế, chế tạo và vận hành các cấu trúc, máy móc, quá trình, hệ thống một cách kinh tế và hiệu quả".

- Theo Ủy ban kiểm định Hoa kỳ:"Kỹ thuật là lĩnh vực ở đó kiến thức về khoa học tự nhiên và toán học - có được thông qua học tập, nghiên cứu, thí nghiệm và thực hành - được quyết định để phát triển cáccách thức khai thác một cách kinh tế các vật liệu và năng lực thiên nhiên vì lợi ích của con người".

- Theo Count Rumford, 1796:" Kỹ thuật la sự ứng dụng của khoa học đẻ phục vụ các nhu cầu của cuộc sống".

- Theo Sam Florman, 1976:"Kỹ thuật là nghệ thuật hoặc khoa học của việc ra quyết định thực tế".

- Theo trang web DiscoverEngineering của .......:"Kỹ thuật không phải là khoa học... Khoa học là khám phá tự nhiên. Kỹ thuật là sản phẩm nhân tạo".

1.2. Trình bày nội dung cơ bản của các chức năng của kỹ thuật:

1.2.1. Kỹ thuật với chức năng khoa học ứng dụng:

Hầu hết mọi người đều đồng ý kỹ thuật là ứng dụng khoa học và toàn học vào thực tế.

- Quan tâm đến việc chuyển đổi khoa học cơ bản vào công nghệ, và từ đó, từ công nghệ sang sản phẩm hữu dụng hơn là mở rộng khoa học cơ bản.

- Các kỹ sư thuần túy thường chỉ quan tâm đến thực tế, cũng như các nhà khoa học thuần túy thường chỉ quan tâm đến việc khám phá các tri thức mới. Nhưng trong thực tế, các nhà khoa học thực tiễn và các kỹ sư đèu đóng góp rất lớn vào quá trình biến những thành tựu khoa học thành thực tiễn.

- Các kỹ sư có vai trò chuyển những ý tưởng thành các sản phẩm hay ứng dụng thực tế.

- Các kỹ sư phát triển cả sản phẩm lẫn quá trình.

1.2.2. Kỹ thuật với chức năng sang tạo và giải quyết vấn đề:

- Thứ nhất: Các nhà kỹ thuật thường giải quyết các vấn đề của mọi lĩnh vực của cuộc sống. Họ phải có khả năng nghe và hiểu được các yêu cầu đặt ra, vạch ra các hướng giải quyết có thể.

- Thứ hai: Các nhà kỹ thuật nhất thiết phải thành thục trong việc sử dụng các cách tiếp cận tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề. Nhà kỹ thuật vừa phải sáng tạo khi giải quyết vấn đề, vừa phải tuân thủ các chuẩn mực đặt ra trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

1.2.3. Kỹ thuật với chức năng tối ưu hoá:

- Kỹ thuật, cũng giống như cuộc đời, được tối ưu hoá trong những giới hạn nhất định. Nhà kỹ thụât luôn phải đối diện với các giàng buộc/giới hạn khi giải quyết vấn đề.

-Một khía cạnh không thể không để ý tới trong giới hạn tự nhiên trong kỹ thuật là tính xác xuất của sự kiện, trong đó có xác xuất xảy ra hỏng hóc.

Ngoài ra còn có tính khả thi: Là khả năng của một đề án thỏa mãn các rang buộc xác định. Có một số khía cạnh của tính khả thi bao gồm:

- Khả thi kỹ thuật: đánh giá đề án được các tiêu chuẩn kỹ thuật đã đặt ra hay không.

- Kinh tế: đánh giá đề án có mang lại giá trị lớn hơn chi phí cho nó hay không.

- Tài chính: đánh giá liệu đề án có thu hút được đủ nguồn vốn để triển khai thực hiện.

1.2.4. Kỹ thuật với chức năng ra quyết định.

Các kỹ sư đưa ra các lời khuyên bằng cách lựa chọn những phương án khả dĩ nhất trong danh sách các lựa chọn. Họ cần thu thập các yêu cầu một cách rất cẩn thận. Dưa vào những phưong pháp đã được công nhận kết hợp với khả năng sang tạo của mình, họ phải lập ra một danh sách lựa chọn khả dĩ.

1.2.5. Kỹ thuật với chức năng giúp đỡ người khác.

Các đề án kỹ thuật nào được thực thi cũng phải hoàn toàn đáp án được các yêu cầu của cộng đồng, với mục đích làm cho cuộc sống con người khoe mạnh và tiên nghi, đầy đủ hơn.

1.2.6. Kỹ thuật vvới chức năng nghề nghiệp.

Kỹ thuật là nghề. Các kỹ sư được trả lương cho công việc của mình. Điều đó cũng có nghĩa, để trở thành kỹ sư bạn phải đáp ứng các đòi hỏi nhất định của người trả lương cho bạn. Không hoàn toàn đúng nếu gọi bất cứ ai có tấm bằng tốt nghiệp đại học lỹ thuật là kỹ sư. Người kỹ sư phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của công việc.

2) Hãy nêu các công việc chính của kỹ sư? Trình bầy chức năng phân tích và thiết kế của các kỹ sư?

Trả lời:

2.1. Các công việc chính của kỹ sư.

- Phân tích

- Thiết kế

- Kiểm tra thử nghiệm

- Phát triển

- Bán hang

- Nghiên cứu

- Quản lý

- Tư vấn

- Dạy học

2.2. Chức năng phân tích và thiết kế.

2.2.1. Chức năng phân tích:

Người kỹ sư chủ yếu làm việc với các vấn đề mô hình hóa. Sử dụng các nguyên tắc toán học, vật lý và khoa học kỹ thuật, khai thác các phần mềm ứng dụng kỹ thuật, người kỹ sư phân tích đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giai đoạn khởi đàu của các đề án thiết kế, cung cấp các thong tin và trả lời các câu hỏi bằng các thong tin không đòi hỏi chi phí cao. Do vậy mỗi một kỹ sư đều phải biết tìm hiểu và phân tích bất cứ một vấn đề, nó giúp cho các kỹ sư có khả năng giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả và triệt để hơn, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.

2.2.2. Chức năng thiết kế:

Người kỹ sư thiết kế có nhiệm vụ chuyển đổi các khái niệm và thông tin ở bước phân tích sang kế hoạch, dự án chi tiết, các thông số quyết định việc phát triển và chế tạo sản phẩm. Đặc biệt phải lưu ý rằng khi có nhiều phương án khả thi, người kỹ sư thiết kế cần quan tâm các yếu tố như giá thành sản phẩm, tính sẵn có của vật liệu, tính dễ chế tạo và các yêu cầu công tác... để có lựa chọn phù hợp. Khả năng sang tạo đi đôi với tư duy phân tích, quan tâm các đặc tính chi tiết... là các yêu cầu quan trọng cảu người kỹ sư thiêt kế. Như vậy một kỹ sư muốn thực thi một đề án thì phải biết tự đặt ra các dụ kiến, dự định của mình về đề tài, dự án của mình để có thể thực hiên tốt.

3) Hãy nêu và phân tích nội dung cơ bản của chiến lược học tập thành công?

Trả lời:

3.1. Nội dung cơ bản của chiến lược học tập thành công:

- Xác định rõ mục tiêu học tập và quyết tâm hoàn thành mục tiêu đó.

- Xây dưng kế hoạch thực hiện mục tiêu học tập.

- Biết học và rút kinh nghiệm từ các thất bại.

3.2. Phân tích:

3.2.1. Xác định mục tiêu.

Mỗi một con người đều có mục tiêu của mình và đặc biệt là sinh viên chúng ta. Bạn đang học một trường kỹ thuật và mục tiêu của bạn là tốt nghiệp ngành kỹ thuật mà bạn đã chọn. Kỹ thuật là một lĩnh vực học tập có rất nhiều đòi hỏi sự cố gắng của người học. Nhiều sinh viên thong minh, có năng khiếu cũng có thể bị thất bại nếu không quyết tâm thực hiện mục tiêu học tập.

Trước hết, bạn cần tự trả lời câu hỏi: bạn quyết tâm đạt được mục tiêu chính là tốt nghiệp hay bạn mong muốn đạt được mục tiêu đó?

Nếu bạn chỉ mong muốn đạt được mục tiêu, bạn cần thay đổi suy nghĩ của mình. Nếu chỉ đơn thuần mong muốn đạt mục tiêu, bạn sẽ có thể tự cho mình thất bại, bạn có thể cho rằng, bạn luôn có một lựa chọn khác.

Do vậy để thành công, bạn chỉ có một lựa chọn: tự cam kết với mình, hãy phấn đấu để học tập thành công. Để duy trì được quyết tâm đó, bạn luôn nhớ rằng:

- Bạn đã chọn học kỹ thuật vì những lý do chính đáng của chính bạn;

- Duy trì sự tập trung và nhắc nhở mình lý do và tính đúng đắn của sự lựa chọn đó;

- Hãy tin tưởng ở khả năng của mình; bạn sẽ thành công;

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc xác định mục tiêu là bạn hãy viết nó ra, hãy viết tất cả những mục tiêu của bạn ra giấy;

- Hãy chia nhỏ thành các mục tiêu cụ thể, càng chi tiết càng tốt;

- Dán chúng ở nơi dễ nhìn thấy nhất;

- Xây dựng kế hoạch các việc cần làm để thực hiện từng mục tiêu đó;

3.2.2. Kế hoạch thực hiện.

Để thu được thành công cho cả một mục tiêu lớn. Hãy xây dựng kế hoạch hành động cho từng giai đoạn ngắn, từng tuần, từng học kỳ hay cả một năm học một cách cụ thể. Bạn hãy tập học cách xây dựng cho mình những kế hoạch và thực hiện những kế hoạch đó từ nhỏ tới lớn.

Hãy tìm hiểu toàn bộ chương trình đào tạo của ngành bạn đang học; hãy lập kế hoạch phấn đấu cho từng kỳ. Hãy phân tích cẩn thận và lập ra kế hoạch chi tiết đẻ thực hiện từng mục tiêu nhỏ.

3.2.3. Học từ thất bại.

Khi bạn thử làm những công việc mới, việc thử nghiệm và sai sót là không thê tránh khỏi. Vì vậy, trong quá trình phấn đấu cho mục tiêu tốt nghiệp khóa đào tạo, bạn sẽ có thể có những thất bại nhỏ, thất vọng chán nản. Thất bại là thuộc tính cố hữu, là một phần của quá trình học tập ngành kỹ thuật. Tuy nhiên, cách bạn xử sự với thất bại mới quyết định sự thành công hay không cho cả quá trình học tập.

Để vượt qua vấn đề khó khăn, các nhà nghiên cứu giáo dục kỹ thuật đã tong kết và đưa ra các giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Cố gắng làm quen với vấn đề một cách chi tiết, xác định rõ mục đích, khẳng định quyết tâm là sẽ không có gì ngăn cản được bạn.

- Giai đoạn 2: Thử một số giải pháp thong dụng.

- Giai đoạn 3: Bạn hãy thu nhỏ phạm vi tìm kiếm lời giải và tập trung cao độ để tìm giải pháp cho vấn đề. Bạn làm như vậy thì bạn sẽ tìm thấy lời giải ở giai đoạn này.

Sự kiên nhẫn là điều bạn có để hoàn thành giai đoạn 3. Tính kiên nhẫn giúp bạn:

- Tính khéo léo tăng lên cùng khả năng kiên nhẫn.

- Tính kiên nhẫn hết sức cần thiết duy trì tư duy của bạn để từ đó, bạn có thể đạt đến thành công.

- Tính kiên nhẫn cho phép bạn đạt đến tầm tư duy hiệu quả.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro