kt dautu xay dung ts

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

4.1.4. Kế toán đầu tư xây dựng tài sản

Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là bỏ vốn ra để mua sắm, xây dựng TSCĐ. Đầu tư XDCB dù bằng nguồn vốn nào cũng phải có kế hoạch XDCB được duyệt và phải làm đầy đủ các bước theo trình tự XDCB do Nhà nước quy định.

Theo Điều lệ quản lí đầu tư và quản lý hiện hành tùy theo điều kiện cụ thể của dự án (công trình), chủ đầu tư có thể áp dụng một trong bốn hình thức đầu tư sau :

- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

- Chủ nhiệm điều hành dự án

- Chìa khóa trao tay

- Tự làm

Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án :

Trong hình thức này, chủ đầu tư tổ chức chọn thầu và trực tiếp ký hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, thiết kế công trình, soạn thảo hồ sơ mời thầu,tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu. Sau khi chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị trúng thầu xây lắp,nhiệm vụ giám sát,quản lý quá trình thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình vẫn do tổ chức tư vấn đã được lựa chọn đảm nhận.

Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án:

Chủ đầu tư tổ chức chọn thầu và ký hợp đồng với một tổ chức tư vấn thay mình làm chủ nhiệm điều hành dự án đứng ra giao dịch, ký kết hợp đồng với các tổ chức khảo sát, thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị ... để thực hiện các nhiệm vụ của quá trình thực hiện dự án, đồng thời chịu trách nhiệm giám sát, quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án.

Hình thức này chỉ áp dụng đối với các dự án có quy mô lớn, thời gian xây dựng dài,kỹ thuật xây dựng phức tạp

Hình thức chìa khóa trao tay:

Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu dự án để lựa chọn một nhà thầu (tổng thầu xây dựng) đảm nhận toàn bộ công việc trong quá trình thực hiện dự án (khảo sát, thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, tiến hành xây lắp...). Chủ đầu tư chỉ trình duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, nghiệm thu và nhận bàn giao khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng. Tổng thầu xây dựng có thể giao thầu lại việc khảo sát, thiết kế, mua sắm thiết bị, hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ.

Hình thức chìa khóa trao tay: Thường áp dụng trong việc xây dựng các công trình nhà ở, công trình dân dụng và công trình sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản .

Hình thức tự làm: Chủ đầu tư sử dụng lực lượng được phép hành nghề xây dựng của mình để thực hiện khối lượng xây lắp công trình .

Hình thức này thường chỉ áp dụng đối với các công trình sửa chữa, cải tạo có quy mô nhỏ, công trình chuyên nghành đặc biệt (xây dựng nông nghiệp - lâm nghiệp... )

Về mặt kế toán, kế toán đơn vị chủ đầu tư có thể được tổ chức riêng, cũng có thể được thực hiện trên cùng hệ thống sổ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh.

4.1.4. 1 Kế toán chi phí đầu tư XDCB

4.1.4.1.1.Nội dung chi phí đầu tư và xây dựng

Trong một công trình đầu tư XDCB gồm có 3 loại chi phí như sau:

a. Chi phí xây lắp gồm:

- Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng

- Chi phí xây dựng công trình tạm,công trình phụ trợ phục vụ thi công(đường thi công ,điện ,nước ,nhà xưởng...) nhà tạm tại hiện trườngđể ở và điều hành thi công (nếu có)

- Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình

- Chi phí lắp đặt thiết bị công trình

- Chi phí gia công lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có)

- Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi côngvà lực lượng xây dựng

b. Chi phí mua sắm thiết bị công nghệvà các trang thiết bị khác của công trình:

- Giá trị thiết bị mua sắmị

- Chi phí vận chuyển ,bảo quản,bảo dưỡng tại hiện trường

- Bảo hiểm thiết bị công trình...

c. Chi phí khác bao gồm:

- Chi phí khác trong các giai đoạn đầu tư và xây dựng:

+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

+ Chi phí cho công tác điều tra,khảo sát,thu thập số liệu v..v.. phục vụ việc lập báo cáo tiền khả thi và khả thi giai đoạn chuẩn bị đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi đối với các giai đoạn khác.

+ Chi phí tư vấn đầu tư gồm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, thẩm tra xét duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi giai đoạn chuẩn bị đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với các giai đoạn khác.)

+ Chi phí tuyên truyền ,quảng cáo dự án(nếu có)

+ Giai đoạn thực hiện đầu tư

+ Lệ phí cấp đất xây dựng và giấy phép xây dựng

+ Chi phí đền bù đất đai, hoa màu, di chuyển các công trình trên mặt bằng xây dựng

+ Tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất.

+ Chi phí dỡ vật kiến trúc cũ và thu dọn mặt bằng xây dựng

+ Chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công, chi phí thẩm định và xét duyệt hồ sơ thiết kế tổng dự toán công trình

+ Chi phí quản lý dự án:

Chi phí cho bộ máy quản lý dự án

Chi phí lập hồ sơ mời thầu và xét thầu

Chi phí lập và thẩm định đơn giá, dự toán công trình

Chi phí giám sát công trình

Chi phí lập hồ sơ hoàn công và tài liệu lưu trữ

Chi phí phục vụ quản lý khác của Ban quản lý dự án

- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác, sử dụng:

+ Chi phí thẩm định và quyết toán công trình,chi phí thu dọn vệ sinh công trình,tổ chức nghiệm thu,khánh thành và bàn giao công trình.

+ Chi phí tháo dỡ công trình tạm,công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm(trừ giá trị phế liệu phí thu hồi).

+ Chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất.

+ Chi phí nguyên liệu,năng lượng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tải và có tải(trừ giá trị sản phẩm thu hồi-nếu có)

- Các chi phí khác:

+ Chi phí khởi công công trình(nếu có)

+ Chi phí ứng dụng công nghệ mới cho thi công trình(nếu có)

+ Chi phí bảo hiểm công trình

v.v..

4.1.4.1.2. Kế toán tập hợp chi phí đầu tư XDCB

Để tập hợp chi phí đầu tư XDCB, kế toán sử dụng tài khoản 241 - XDCB dở dang. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán công trình, quyết toán vốn đầu tư ở các doanh nghiệp có tiến hành công tác đầu tư XDCB. Ngoài ra tài khoản này còn dùng để tập hợp chi phí và quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp.

Kết cấu TK 241:

Bên Nợ:

- Chi phí đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ.

- Chi phí đầu tư, cải tạo, nâng cấp TSCĐ.

Bên Có:

- Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư xây dựng, mua sắm đã hoàn thành bàn giao và được duyệt kế toán.

- Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư và các khoản được duyệt bỏ không tính vào giá trị tài sản khi quyết toán.

- Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành kết chuyển khi quyết toán.

Số dư Nợ:

- Chi phí XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ còn dở dang

- Giá trị công trình XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao hoặc quyết toán chưa được duyệt.

Tài khoản 241 được hạch toán chi tiết theo từng công trình, từng hạng mục công trình và ở mỗi hạng mục công trình phải hạch toán chi tiết từng loại chi phí đầu tư, gồm:

- Chi phí công tác xây dựng

- Chi phí công tác lắp đặt

- Chi phí mua sắm thiết bị

- Chi phí kiến thiết cơ bản(KTCB) khác.

TK 241có 3 tài khoản cấp 2:

TK 2411 - Mua sắm TSCĐ - Phản ánh chi phí mua sắm TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí mua sắm TSCĐ không phân biệt mua mới hayTSCĐ đã sử dụng.

TK 2412 - Xây dựng cơ bản - Phản ánh chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán chi phí đầu tư XDCB.

TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ.

Như phần trên đã nói, kế toán đơn vị chủ đầu tư có thể được tổ chức trong một hệ thống kế toán riêng, độc lập với hệ thống kế toán của doanh nghiệp (đơn vị SXKD); cũng có thể được tiến hành trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị SXKD. Do khuôn khổ, phạm vi của giáo trình kế toán doanh nghiệp, kế toán phần này chỉ trình bày nội dung kế toán chi phí đầu tư XDCB trong trường hợp đơn vị chủ đầu tư và đơn vị SXKD có cùng hệ thống sổ kế toán.

a. Kế toán chi phí đầu tư XDCB theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án hoặc chủ nhiệm điều hành dự án

- Khi ứng tiền cho các tổ chức tư vấn và đơn vị thi công xây lắp (đơn vị nhận thầu) theo chế độ và hợp đồng kinh tế, kế toán ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112-tiền gửi ngân hàng

Có TK 341- Vay dài hạn

- Khi nhập kho thiết bị, vật tư của công trình kế toán ghi :

+ Nếu đơn vị thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết vật liệu và thiết bị XDCB)

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 -Tiền gửi ngân hàng

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 341 - Vay dài hạn

+ Nếu đơn vị thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết vật liệu và thiết bị XDCB)

Nợ TK 133 - Thuế GTGTđầu vào

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 341 - Vay dài hạn

- Khi xuất thiết bị cho bên thi công lắp đặt :

+ Đối với thiết bị không cần lắp, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang (2412)

(Chi tiết công tác mua sắm thiết bị)

Có TK 152 - Nguyên, vật liệu

(Chi tiết VL, thiết bị XDCB trong kho)

+ Đối với thiết bị cần lắp :

Khi xuất thiết bị giao cho đơn vị lắp đặt :

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

(Chi tiết thiết bị XDCB đưa đi lắp).

Có TK 152 - Nguyên liệu ,vật liệu

(Chi tiết thiết bị XDCB trong kho)

Khi nhận được biên bản quyết toán lắp đặt thiết bị ,kế toán ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412) (Chi tiết công tác mua sắm thiết bị)

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

(Chi tiết thiết bị XDCB đưa đi lắp)

- Căn cứ biên bản quyết toán giá trị công trình, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng tư vấn hoàn thành, kế toán ghi:

Nợ 241 - XDCB dở dang (Chi tiết liên quan )

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Khi trả tiền cho các tổ chức tư vấn và thi công, ghi;

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Nợ TK 133 - Thuế GTGTđầu vào

Có TK 111, TK 112 - Tiền mặt ,tiền gủi ngân hàng

Có TK 341 - Vay dài hạn

(Khi trả tiền, chủ đầu tư được giữ lại 5% chi phí bảo hành)

- Khi ban quản lý dự án trực tiếp chi các khoản chi phí khác như đền bù đất đai, di chuyển dân cư, chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công..., căn cứ các chứng từ ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412 - Chi tiết chi phí khác)

Nợ TK 133 - Thuế GTGTđầu vào

Có TK 111, 112, 311,341, ...

- Khi phân bổ chi phí quản lý dự án cho từng công trình, hạng mục công trình ( Phân bổ trên cơ sở dự toán chi phí cho hoạt động của ban quản lý dự án đã được duyệt), kế toán ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412 - Chi tiết chi phí khác)

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Khi phát sinh khoản chi phí lãi vay phải trả trong thời gian thực hiện dự đầu tư, kế toán ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412 - Chi tiết chi phí khác)

Có TK 335 - Chi phí trả trước

- Khi phát sinh chi phí cho sản xuất thử, căn cứ các chứng từ gốc về vật liệu, nhân công ..., ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412 - Chi tiết chi phí khác)

Có TK 152 - Nguyên liệu vật liệu

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Nếu có sản phẩm thu hồi khi sản xuất thử, căncứ các chứng từ nhập kho hoặc bán thu tiền, ghi:

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Nợ TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Có TK 241 (2412) (chi tiết KTCB khác)

b. Kế toán chi phí đầu tư XDCB theo hình thức chìa khóa trao tay

- Khi chi phí chuẩn bị đầu tư dự án và các chi phí KTCB khác, kế toán ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang(2412 - chi tiết liên quan )

Có TK 111, TK 112 - Tiền mặt,tiền gửi ngân hàng

Có TK 341 - Vay dài hạn

- Khi ứng tiền cho đơn vị thi công xây lắp theo hợp đồng giao nhận thầu, kế toán ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 341 - Vay dài hạn

- Khi phát sinh khoản chi phí lãi vay phải trả trong thời gian thực hiện dự đầu tư, kế toán ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412 - Chi tiết chi phí khác)

Có TK 335 - Chi phí trả trước

- Khi bên nhận thầu bàn giao công trình, đơn vị chủ đầu tư được giữ lại chi phí bảo hành công trình theo quy định và thanh toán cho đơn vị thi công chi phí còn lại của khối lượng đã hoàn thành, bàn giao. Nếu đơn vị thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án... được trang trải bằng nguồn kinh phí dự án...Kế toán ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang (2412 - Chi tiết liên quan)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Khi thanh toán cho đơn vị thi công chi phí còn lại của khối lượng đã hoàn thành, bàn giao, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 341 - Vay dài hạn

Nếu đơn vị thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD. Kế toán ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang (2412 - Chi tiết liên quan)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Khi thanh toán cho đơn vị thi công chi phí còn lại của khối lượng đã hoàn thành, bàn giao. Kế toán ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 341 - Vay dài hạn

c. Kế toán chi phí đầu tư XDCB theo hình thức tự làm

Theo hình thức này, doanh nghiệp phải trực tiếp chi ra các khoản chi phí.

- Khi mua vật tư,thiết bị XDCB về nhập kho, ghi;

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

(Chi tiết vật liệu và thiết bị XDCB)

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Có TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Có TK 331 - Phải trả người bán

Có TK 341 - Vay dài hạn

- Các khoản chi phí cho đầu tư XDCB , căn cứ các chứng từ gốc (phiếu xuất kho, phiếu chi, bảng phân bổ khấu hao... ), ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412 - Chi tiết chi phí liên quan)

Có TK 152 - Nguyên liệu ,vật liệu

Có TK 153 - Công cụ ,dụng cụ

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

Có TK 338 - Phải trả ,phải nộp khác

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ

- Các chi phí khác có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412 - Chi tiết chi phí khác)

Có TK 111, 112, 331, 341, 311...

- Khi phát sinh khoản chi phí lãi vay phải trả trong thời gian thực hiện dự đầu tư, kế toán ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412 - Chi tiết chi phí khác)

Có TK 335 - Chi phí trả trước

4.1.4. 2. Kế toán quyết toán công trình XDCB hình thành

Theo quy định hiện hành, chậm nhất là sau khi công trình hoàn thành 6 tháng, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán công trình hoàn thành trình cấp thẩm tra và ra thông báo phê duyệt.

Nhiệm vụ của kế toán khi quyết toán công trình là phải tính toán xác định giá trị các tài sản ( bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động) hình thành qua đầu tư và chi phí không tính vào giá trị tài sản, bao gồm:

- Giá trị tài sản cố định hình thành qua đầu tư

- Giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, gia súc có tính chất sản xuất không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định.

- Chi phí đào tạo cán bộ, công nhân cho sản xuất .

- Chi phí cho bộ phận chuẩn bị sản xuất .

-Thiệt hại cho phép không tính vào giá trị công trình.

Việc xác định giá trị tài sản hình thành qua đầu tư cần tuân theo nguyên tắc

+ Chi phí đầu tư phát sinh, liên quan trực tiếp đối tượng đầu tư vào (công trình, hạng mục công trình) thì tính trực tiếp cho đối tượng đó

+ Chi phí đầu tư liên quan đến nhiều đối tượng phân bổ cho từng đối tượng theo những tiêu chuẩn thích hợp (theo tỷ lệ với vốn xây dựng, vốn lắp đặt vố thiết bị...)

+ Căn cứ hướng dẫn hạch toán của thông báo phê duyệt quyết toán đầu tư và xây dựng kế toán ghi:

Nợ TK 211, 213 - Giá trị tài sản cố định hình thành qua đầu tư

Nợ TK 441 - Các khoản không tính vào giá trị tài sản được duyệt bỏ

Nợ TK 1388 - Khoản chi phí bị duyệt bỏ không tính vào giá trị tài sản bắt bồi thường

Có TK 241-Xây dựng cơ bản dở dang

Khi kết chuyển tăng nguồn vốn sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 441-Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Nợ TK 414-Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 411-Nguồn vốn kinh doanh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro