ktbh thanhhuongd91

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
65756756756756756

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI:

Nội dung và phương pháp đánh giá lựa chọn dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.

Liên hệ thực tế ở 1 doanh nghiệp cụ thể.

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.           Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư (Ngọc Mai)

1.2.           Các phương pháp chủ yếu đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư

1.2.1.     PP xem xét thời gian thu hồi vốn đầu tư (Ngọc Mai)

1.2.2.     PP xem xét giá trị hiện tại thuần (NPV) (Đàm Hương)

1.2.3.     PP xem xét tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) (Đàm Hương)

(Chú ý: Nêu khái niệm, nội dung pp và ưu - nhược điểm của pp)

1.3.           Một số tình huống đặc biệt trong đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư (Thu Hương, Đức Huy)

1.3.1.     Trường hợp phát sinh mâu thuẫn khi sử dụng 2 tiêu chuẩn NPV và IRR trong đánh giá lựa chọn dự án

1.3.2.     Trường hợp các dự án đầu tư thuộc loại loại trừ nhau và có tuổi thọ không bằng nhau

1.3.3.     Lựa chọn dự án trong trường hợp thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới

1.3.4.     Lựa chọn dự án trong điều kiện có lạm phát

1.3.5.     Lựa chọn dự án trong điều kiện có rủi ro

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ 2 DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK

2.1. Giới thiệu Ngân hàng và 2 dự án đầu tư (Huyền, Huế)

- GT Ngân hàng ngắn gọn, tối đa nửa trang.

- 2 dự án trong file đính kèm chỉ giới thiệu sơ qua tên dự án, chủ đầu tư, địa điểm hay quy mô dự án.

- Số liệu 2 dự án bịa đơn giản nhất có thể (vì mục đích của các cô chỉ cần chúng ta biết lựa chọn dự án nào trong mỗi phương pháp, chứ ko cần giải quyết các ý lắt léo như bài tập)

Vậy nên số liệu lấy từ bài tập trong sbt tcdn hoặc qttc (bài 16,19 qttc, 39,40 tcdn); chú ý diễn đạt số liệu phù hợp với dự án đưa ra (bịa phải chuyên nghiệp ^^!)

2.2. Phân tính đánh giá 2 dự án (Bá Huy, Hùng, Bùi Hương)

2.3. Quyết định lựa chọn dự án (Bá Huy, Hùng, Bùi Hương)

KẾT LUẬN

Slide: Đàm Hương, Lan Hương

Tổng hợp và hoàn thiện: Lan Hương

Tất cả đều gửi bài qua mail cho tớ: [email protected]

Năm 2010, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam xem xét lựa chọn hai dự án như sau:

Dự án Dây chuyền mới nhà máy xi măng Bỉm Sơn là một trong các dự án đầu tư xây dựng nằm trong quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam

     Chủ đầu tư: Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn

     Địa điểm xây dựng: Dây chuyền chính nằm trong mặt bằng hiện có của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn thuộc phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Quy mô đầu tư: Công suất 02 triệu tấn xi măng/năm tương ứng với công suất lò nung 5.500 tấn Clinker/ngày đêm

Chất lượng clinker: PC50 theo TCVN 7024-2002.

Tiêu hao nhiệt năng nung clinker: ≤ 730 kcal/kg clinker.

Nhiên liệu sử dụng nung clinker: 100% than cám 3c - HG.

Tiêu hao điện năng cho sản xuất xi măng bao PCB 40: 39 kWh/tấn xi măng.

Nồng độ bụi thải qua ống khói: ≤ 50 mg/Nm3.

Nguồn nguyên liệu chính: Đá vôi được khai thác tại mỏ đá vôi Yên Duyên và được vận chuyển bằng ôtô qua trạm đập cách nhà máy gần 3 km và tiếp tục vận chuyển bằng băng tải về kho tròn chứa đá trong nhà máy. Đá sét được khai thác tại mỏ sét Cổ Đam 1 và 2 cách nhà máy 1 km và mỏ sét Tam Diên cách nhà máy 2,6km và được vận chuyển bằng ôtô về trạm đập trong nhà máy.

Tiến độ thực hiện: 42 tháng

Tổng mức đấu tư, nguồn vốn: 4.399,901 tỷ đồng; trong đó: Vốn tự có là 640 tỷ đồng chiếm 15 % tổng mức đầu tư (không kể thuế VAT); Vốn vay từ các tổ chức tài chính và ngân hàng trong nước là 3.629,901 tỷ đồng (113.021.029 EUR  và 1.595,522 tỷ VND) chiếm 85 % tổng mức đầu tư (không kể thuế VAT).

Dây chuyền mới nhà máy xi măng Bỉm Sơn do nhà thầu Ishikawajima-Harima Heavy Industries Co.,Ltd – IHI (Nhật Bản) thiết kế theo công nghệ xi măng lò quay, phương pháp khô; mức độ tự động hoá cao; thiết bị đồng bộ, hiện đại tiên tiến có thương hiệu và uy tín cao trên thế giới thuộc các nước trong nhóm G7.

Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình “Nhà máy sản xuất lốp xe tải radial công suất 600.000 lốp/năm”

 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án đầu tư: NHÀ MÁY SẢN XUẤT LỐP XE TẢI RADIAL

                                         CÔNG SUẤT 600.000 LỐP/NĂM

 Địa điểm xây dựng: Khu Công nghiệp Liên Chiểu (quận Liên chiểu, Thành phố Đà Nẵng).

8. Diện tích sử dụng đất: 106.632 m2

9. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):

- Nhà xưởng sản xuất chính: móng bê-tông cốt thép, nền bê-tông. Khung nhà bê-tông cốt thép hoặc bằng thép hình, thép bản liên kết bu-lông, hàn. Bao che xung quanh bằng tường gạch hoặc tường gạch cao 3 mét phía trên thưng tôn. Mái nhà bê-tông cốt thép hoặc tôn mạ màu có lớp cách nhiệt kèm các tấm nhựa lấy ánh sáng;

- Các công trình xây dựng khác: móng cột, khung dầm sàn các cốt bằng bê-tông cốt thép đổ toàn khối. Bao che quanh nhà và tường ngăn bằng gạch. Mái lợp tôn mạ màu có lớp cách âm, nhiệt. Nền nhà lát gạch Ceramic;

- Đường giao thông nội bộ và sân bãi bằng bê-tông. Hệ thống mương thải nước mưa bằng ống bê-tông đúc sẵn và xây gạch.

10. Loại, cấp công trình: Công trình hóa chất cấp 3

11. Thiết bị công nghệ:

- Thiết bị công nghệ chính và đặc chủng: dây chuyền luyện kín 270 và 370 lít, dây chuyền cán tráng mành thép, máy cắt vải mành thép, máy thành hình lốp radial,… mua của các hãng nổi tiếng thế giới từ Châu Âu hoặc Nhật bản;

- Các thiết bị công nghệ khác mua của Châu Âu hoặc Châu Á;

- Thiết bị phụ trợ mua của Châu Âu, Châu Á hoặc trong nước;

- Thiết bị đo kiểm, thí nghiệm  mua của Châu Âu, Mỹ hoặc Châu Á;

- Một số thiết bị phi tiêu chuẩn mua trong nước.

12. Tổng mức đầu tư của dự án:

                           Tổng cộng:    2.992.721.263.000 đồng. Trong đó:         

- Chi phí xây dựng    :    566.747.481.000 đ      

- Chi phí thiết bị    : 1.663.212.173.000 đ      

- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư   (tiền thuê đất trong thời gian xây dựng)    :        1.168.470.000 đ      

- Chi phí quản lý dự án    :      20.727.248.000 đ      

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng    :      57.818.319.000 đ      

- Chi phí khác    :    383.329.128.000 đ      

- Chi phí dự phòng    :    299.718.444.000 đ     

13. Nguồn vốn đầu tư: vốn chủ sở hữu (30%) và vay thương mại (70%), cụ thể là:

- Vốn chủ sỡ hữu (30%)                                                     :     897.816.379.000 đ

- Vay thương mại (70%)                                                     : 2.094.904.884.000 đ

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ngũ Hnàh Sơn, Đà Nẵng cam kết sẽ làm đầu mối thu xếp đủ vốn vay 2.095 tỷ đồng để thực hiện Dự án tại Văn bản số 13/CV-NHS-KHDN ngày 06/01/2010.

Hạn cuối: Chủ nhật 13/11/2011

Lời mở đầu

Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, các ngành, các lĩnh vực hoạt động đều có đóng góp nhất định và luôn tự cải thiện để vươn tới sự hoàn thiện.

Bảo hiểm là ngành dịch vụ, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế càng phát triển, đời sống nhân dân càng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và xuất hiện thêm nhiều dịch vụ bảo hiểm mới. Bảo hiểm không chỉ huy động vốn cho nền kinh tế mà còn góp phần đẩm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức, cho doanh nghiệp để ổn định đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhưng bên cạnh những lợi ích mang lại thì lại có một bộ phận không nhỏ lợi dụng những sơ hở của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm thực hiện các hành vi gian dối để chiếm đoạt số tiền không nhỏ của công ty bảo hiểm.

Hiện nay, hiện tượng trục lợi bảo hiểm không còn diễn ra riêng lẻ ở một vài quốc gia mà đang diễn ra với quy mô lớn và ở nhiều nước trên thế giới. vậy, trục lợi bảo hiểm là gì? Hậu quả của trục lợi bảo hiểm và làm thế nào để ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm? Để trả lời những câu trả lời đó, nhóm chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu đề tài “trục lợi bảo hiểm và giải pháp ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm”.

chúng tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành đề tài này, tuy nhiên không thể không có những thiếu sót. Vậy nên, chúng tôi rất cần sự góp ý của cô giáo và các bạn để nhóm có thể hoàn thiện hơn.

Chương I: cơ sở lý luận về bảo hiểm

I.       Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm

Tổn thất là sự thiệt hại của một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến cố bất ngờ ngoài ý muốn của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu sử dụng.

Rủi ro là sự không chắc chắn, khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đơn thiệt hại.

Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh những rủi ro luôn tồn tại như một yếu tố khách quan. Rủi ro thường gây nên những hậu quả khó lường làm ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất và đến sức khỏe của con người. Bởi vậy, ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu an toàn toàn đối với con người cũng xuất hiện và nó là một trong những nhu cầu vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm cách bảo vệ bản thân và tài sản của mình trước những rủi ro trong cuộc sống cũng như trong sản xuất kinh doanh.

Để đối phó với những rủi ro và hạn chế tổn thất con người có những biện pháp đối phó với rủi ro:

·        Nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro:

-         Tránh né rủi ro

-         Ngăn ngừa tổn thất

-         Giảm thiểu tổn thất

·        Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro

-         Chấp nhận rủi ro

-         Bảo hiểm

Theo đà phát triển của lịch sử và của các trạng thái kinh tế xã hội cho thấy, trong số các biện pháp thuộc hai nhóm biện pháp trên, biện pháp bảo hiểm mà con người áp dụng là phổ biến và có hiệu quả nhất. Bởi lẽ, hậu quả rủi ro sẽ được phân tán cho nhiều người cùng gánh chịu. Bảo hiểm là hình thức chuyền giao rủi ro hữu hiệu nhất. Hơn nưa, bảo hiểm không chỉ thuần túy là sự chuyển giao rủi ro, giảm thiểu tổn thất, thông qua các chương trình quản lý rủi ro được phối hợp giữa các cá nhân, các tổ chức kinh tế - xã hội với các tổ chức bảo hiểm

Mặt khác, trong điều kiện kinh tế phát triển nề kinh tế - chính trị có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước cũng đói hỏi phải có quỹ dự trữ bảo hiểm. Để tạo ra hành lanh môi trường thuận lợi, đặc biệt giữ cho nện tài chính, tiền tệ, giá cả, chính trị xã hội ổn định tất yếu nhà nước phải có lực lượng dự trữ vật tư, tài chính đủ mạnh để can thiệp vào nền kinh tế mỗi khi có những biến động kinh tế xã hội làm ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch Nhà nước đã hoạch định

II.    Khái niệm và bản chất của bảo hiểm

1.     Các định nghĩa về bảo hiểm

·        Dưới góc độ tài chính, người ta cho rằng: “Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi”.

·        Dưới góc độ pháp lý, giáo sư Hemard đưa ra khái niệm: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ, qua đó, một bên là người được bảo hiểm chấp nhận trả một khoản tiền (phí bảo hiểm hay đóng góp bảo hiểm) cho chính mình hoặc cho một người thứ ba khác để trong trường hợp rủi ro xảy ra, sẽ được trả một khoản tiền bồi thường từ một bên khác là người được bảo hiểm, người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù những thiệt hại theo phương pháp của thống kê”.

·        Dưới góc độ kinh doanh bảo hiểm, các công ty, các tập đoàn bảo hiểm thương mại trên thế giới: “Bảo hiểm là một có chế, theo cơ chế này một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi roc ho công ty bảo hiểm, công ty  đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiẻm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những được bảo hiểm” …

·        Khái niệm mang tính chung nhất của bảo hiểm: “Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm nhằm xử lý các rủi ro các biến cố bảo hiểm, bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội diễn ra bình thường”.

2.     Bản chất của bảo hiểm

·        Là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội giữa những người tham gia bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính phát sinh khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Quá trình phân phối này là phân phối lại (diễn ra ngoài lĩnh vực sản xuất) và không đều giữa những người tham gia bảo hiểm (có người đóng góp ít, người đóng góp nhiều), không mang tính hoàn trả trực tiếp (chỉ khi đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro thì mới được bồi thường).

·        Rủi ro và sự tồn tại của rủi ro là nguồn gốc của bảo hiểm vì bảo hiểm ra đời là để phân tán chia sẻ rủi ro

·        Cơ chế chuyển giao trong bảo hiểm được thực hiện giữa bên tham gia bảo hiểm và bên bảo hiểm thông qua các cam kết bảo hiểm. Theo cơ chế này bên tham gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm và bên bảo hiểm cam kết bồi thường hay chi trả tiền  bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm hay người được bảo hiểm gặp phải rủi ro hay sự kiện bảo hiểm. Tất nhiên rủi ro hay sự kiện bảo hiểm phải là ngẫu nhiên, khách quan mà hai bên đã thỏa thuận.

·        Phí bảo hiểm mà bên tham gia nộp cho bên bảo hiểm phải được thực hiện trước khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra. Ngược lại, khoản tiền mà bên bảo hiểm trả cho bên tham gia bảo hiểm hay cho người thứ 3 chỉ được thực hiện sau khi sự kiện bảo hiểm hay rủi ro xảy ra gây tổn thất.

·        Việc san sẻ rủi ro, bù trừ tổn thất trong bảo hiểm được bên bảo hiểm tính toán và quản lý dựa vào số liệu thống kê rủi ro và tình hình tổn thất, cũng như quỹ bảo hiểm mà họ thiết lập được dựa vào nguyên tắc số đông bù số ít.

·        Bảo hiểm thương mại là một hoạt động dịch vụ tài chính chứ không phải là hoạt động sản xuất chính vì vậy, lợi ích của các bên phải được luật hóa rất cụ thể và vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này rất quan trọng và không thể thiếu được đối với mỗi quốc gia

III. Đặc điểm và nguyên tắc chung của bảo hiểm

1.       Đặc điểm chung của bảo hiểm

·      Phân phối của quĩ bảo hiểm không phải là sự phân phối đồng đều bình quân theo mức đóng góp.

·      Khi tham gia bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có quyền nhận phân phối từ quĩ bảo hiểm nhưng không phải ai cũng nhận được phân phối và được nhận như nhau. Sở dĩ có hiện tượng đó là vì không phải ai tham gia bảo hiểm cũng đều gặp phải rủi ro và ngay cả khi gặp phải rủi ro thì mức độ thiệt hại cũng không giống nhau.

·      Việc phân phối, sử dụng quĩ bảo hiểm không xác định trước được về qui mô, thời gian diễn ra.

Tổ chức bảo hiểm chỉ tiến hành trợ giúp, bồi thường khi rủi ro đã xảy ra và mức độ bồi thường trợ giúp được xác định dựa trên cơ sở những thiệt hại mất mát thực tế hoặc do luật định. Đây là đặc điểm riêng của bảo hiểm, khác với các khâu khác trong hệ thống tài chính. Ví dụ, trong quan hệ đi vay và cho vay của tín dụng thì qui mô tín dụng thời gian hoàn trả, lãi suất... đã được xác định trước khi diễn ra hoạt động này.

·        Bảo hiểm là một hình thức dự trữ tài chính nhằm bù đắp và khắc phục những tổn thất thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh và đời sống con người khi những biến cố bất lợi xảy ra.

Cũng như các quĩ tiền tệ khác quĩ bảo hiểm được tạo lập thông qua quá trình phân phối của cải xã hội, việc tạo lập quĩ bảo hiểm có thể tự nguyện hoặc bắt buộc nhưng đều xuất phát từ nhu cầu cần được đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh và đời sống của con người, việc phân phối sử dụng quĩ chỉ được thực hện khi các biến cố bất lợi xảy ra đối với các đối tượng được bảo hiểm; khi các biến cố bất lợi không xảy ra thì người tham gia bảo hiểm không được bồi hoàn số tiền đã đóng bảo hiểm phí. Như vậy hoạt động bảo hiểm vừa mang tính chất bồi hoàn vừa mang tính chất không bồi hoàn, chính đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt quĩ bảo hiểm với các quĩ tiền tệ khác như: ngân sách Nhà nước, quĩ tín dụng...

Việc nghiên cứu đặc điểm của bảo hiểm rủi ro có ý nghĩa thiết  thực trong việc tổ chức quản lí quá trình tạo lập, phân phối sử dụng quĩ bảo hiểm.

2.      Nguyên tắc chung của bảo hiểm

·        Nguyên tắc lấy số đông bù số ít.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu về qui luật số lớn, người ta có thể  xác định được mức độ thiệt hại bình quân cho những khoảng thời gian nhất định. Để  bù đắp những thiệt hại dự kiến đó, người ta phải phân tán rủi ro cho nhiều người gánh chịu dưới hình thức bảo  hiểm phí  mà không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời  sống của người tham gia bảo hiểm. Số người tham gia bảo hiểm càng  đông thì khả năng bù đắp càng lớn, độ an toàn rủi ro càng cao. Ngược lại, khi chỉ  có  số ít người tham gia bảo hiểm thì  không thể duy trì sự hoạt động của các tổ chức bảo hiểm được. Vì vậy, trong bất kì loại hình bảo hiểm nào nguyên tắc này cũng được đề cao.

·        Các đối tượng tham gia bảo hiểm phải tham gia đóng bảo hiểm phí trước khi xảy ra rủi ro.

·        Rủi ro được bảo hiểm là rủi ro khách quan

·        Những tổn thất do chủ quan, không thực hiện đúng qui định của pháp luật thì không được đền bù. 

IV.            Các yếu tố cấu thành bảo hiểm

1.     Người bảo hiểm.

·        Kí hợp đồng với bên mua bảo hiểm, chấp nhận rủi ro.

·        Nhận phí bảo hiểm và bồi thường tổn thất khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra.

2.      Người tham gia bảo hiểm.

Là các tổ chức cá nhân đứng ra yêu cầu bảo hiểm và giao kết hợp đồng bảo hiểm người bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm phải có đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự.

3.      Người được bảo hiểm.

Là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm, tính mạng sức khỏe, khả năng lao động, tuổi thọ là đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.

4.      Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm.

Là người được bồi thường hoặc nhận tiền trả bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm.

Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm có thể là hai người khác nhau.

5.      Đối tượng bảo hiểm.

·        Tài sản, quyền lợi liên quan đến tài sản, trách nhiệm dân sự.

·         Con người: tính mạng sức khỏe, tuổi thọ; khả năng lao động.

6.     Tai nạn bảo hiểm.

Là sự cố xảy ra kéo theo trách nhiệm của người bảo hiểm. Người bảo hiểm phải bồi thường tổn thất cho người tham gia bảo hiểm.

7.      Giá trị bảo hiểm.

·      Với hợp đồng bảo hiểm tài sản: Là giá trị tài sản được bảo hiểm.

·      Với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Chưa xác định được giá trị bảo hiểm.

·       Với hợp đồng bảo hiểm con người: Là tính mạng sức khỏe con người nên không tính được giá trị bảo hiểm.

8.      Số tiền bảo hiểm.

 Là số tiền thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm. Đây là số tiền bảo hiểm tối đa người bảo hiểm phải trả.

·        Hợp đồng bảo hiểm tài sản: Giới hạn số tiền bảo hiểm bồi thường khi tai nạn xảy ra với tài sản.

·         Hợp đồng bảo hiểm con người: Số tiền phải trả cho đời sống và sức khỏe con người.

Chương II: trục lợi bảo hiểm

I.       Khái niệm, bản chất trục lợi bảo hiểm

1.     Khái niệm

Hiện nay hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tham gia bảo hiểm trở nên phổ biến nhưng cũng có không ít gian lẫn trong lĩnh vực này, thường gọi là trục lợi bảo hiểm.

Có thể hiểu trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lý ra họ không được hưởng. Hay trục lợi bảo hiểm là hành động phạm pháp của bất cứ người nào biết và có ý định trục lợi, nhằm mục đích chiếm đoạt các tài sản khác, hoặc hành động tiếp tay, âm mưu trục lợi, hoặc xúi giục người khác trục lợi,…

Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm”. Như vậy, nói đến trục lợi bảo hiểm là phải nói đến hành vi của tổ chức, cá nhân được thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. Nhận dạng hành vi trục lợi bảo hiểm phải chú trọng đến việc tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ bảo hiểm (bao gồm bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm) nhằm thu lợi bất chính cho mình. Tổ chức, cá nhân được đề cập trong khái niệm trục lợi bảo hiểm trên đây có thể là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, thậm chí có thể là hành vi gian lận trong bảo hiểm của đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Cho dù là tổ chức, cá nhân nào đi chăng nữa, nhưng nếu muốn thực hiện được hành vi trục lợi bảo hiểm, thì các chủ thể này cũng phải tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.

Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định: Trục lợi bảo hiểm là hành vi kiếm lời bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.

Ví dụ minh hoạ cho trục lợi bảo hiểm

·        Chủ một chiếc xe Accura mua bảo hiểm ngày 28/12/2008 và báo tai nạn xảy ra tại Lâm Đồng. Trong biên bản tai nạn được CA Lâm Đồng ký vào ngày 17/1/2009 nhưng lại ký dấu treo. Toàn bộ thiệt hại của chiếc xe này khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, khi giám định tại garage thì phát hiện chiếc xe này bị đóng bụi bẩn như đã nằm tại garage lâu lắm. Sau khi kiểm tra sổ của bảo vệ garage thì biết chiếc xe này được kéo về garage ngày 27/12/2008, tức là thời điểm trước ngày mua bảo hiểm. Như vậy, sau khi xe bị tai nạn, chủ xe mới gắn biển số xe bị hư hại này vào chiếc xe khác cùng loại còn nguyên vẹn và mua bảo hiểm để được đền bù cho chiếc xe bị thiệt hại.

·        Khách hàng mua bảo hiểm chiếc xe Huyndai Santafe ngày 11/8/2009 và đã báo tai nạn ngày 16/8/2009. Tổng thiệt hại ước tính lên đến 150 triệu đồng. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra giám định tai nạn, nhân viên bồi thường đã phát hiện sự không trung thực của khách hàng. Khách hàng mua bảo hiểm cho chiếc xe Huyndai Santafe đời 2007 với hình xe nộp cho công ty bảo hiểm còn khá mới. Nhưng khi yêu cầu bồi thường lại là chiếc Huyndai Santafe đời 2003. Santafe đời 2003 có một số chi tiết bên ngoài khác với đời 2007 mà khách hàng đã sơ ý không phát hiện ra mặc dù đã cố tình lấy biển số xe bị hư hỏng gắn vào xe còn nguyên vẹn để mua bảo hiểm.

2.     Bản chất của trục lợi bảo hiểm

Tại Việt Nam, hành vi trục lợi trong việc tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nai bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, yêu cầu, giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm. Xét dưới góc độ pháp lý, trục lợi/gian lận bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính.

Có thể nói rằng, hiện tượng trục lợi bảo hiểm hay gian lận bảo hiểm được biết đến như là một vấn đề nhức nhối đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã phải bỏ ra khá nhiều tiền để khắc phục vấn đề trục lợi bảo hiểm, song số vụ gian lận vẫn tăng theo thời gian và hình thức ngày càng tinh vi, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm và bất cứ nước nào đã triển khai bảo hiểm thương mại.

3.     Các hình thức trục lợi bảo hiểm

Có 3 hình thức trục lợi bảo hiểm:

·        Trục lợi bồi thường

·        Trục lợi phí bảo hiểm

·        Trục lợi của nhà cung cấp dịch vụ

II.    Biểu hiện của trục lợi bảo hiểm và đối tượng tham gia trục lợi bảo hiểm

1.     Biểu hiện của trục lợi bảo hiểm

·        Khai tăng giá trị tổn thất

Hành vi này thường được thực hiện bằng cách lợi dụng tổn thất xảy ra để làm hư hỏng them tài sản được bảo hiểm nhằm được trả tiền bồi thường tổn thất cao hơn, hoặc làm hư hỏng toàn bộ tài sản đã được bảo hiểm để được bồi thường tài sản có giá trị lớn hơn. Một cách khác là tổn thất ít, lẽ ra không được bồi thường, nhưng làm cho tổn thất vượt quá mức miễn thường để bồi thường.

Ví dụ: hợp đồng bảo hiểm hàng hoá bằng đường biển quy định: “mức miễn thường là 0.35% trách nhiệm qua cân tại cảng”. trên thực tế, trọng lượng hàng hoá thiếu hụt là 0.34% nên không được bồi thường. bên mua bảo biểm có thể trục lợi bảo hiểm qua việc tìm cách nâng con số này lên 0.35% để được bồi thường.

·        Đã xảy ra tổn thất rồi mới đi mua bảo hiểm

Hình thức bảo hiểm này không phải là hiếm trên thị trường bảo hiểm hiện nay. Đối tượng bảo hiểm (máy móc, thiết bị vận chuyển,…) đã bị tổn thất bên mua bảo hiểm mới đi giao kết hiựp đồng để được bồi thường hoặc được trảtiền bảo hiểm.

Ví dụ: Tàu đã bị đắm, toàn bộ hàng hoá đã bị tổn thất, chủ tàu mới đi mua hiựp đồng bảo hiểm. thực tế cho thấy có khi người bán bảo hiểm không biết là tàu đã bị đắm, nhưng phần lớn là có sự bắt tay với nhau để ghi ngày giao kết hợp đồng bảo hiểm trước ngày xảy ra đắm tàu, làm cho hợp đồng bảo hiểm có giá trị pháp lý.

·        Bảo hiểm trùng

Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai donh nghiệp trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. trong trường hợp này, theo luật kinh doanh bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mỗi doanh nghiệp chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản. khi xảy ra tổn thất cho tài sản mà rủi ro gây ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, do các doanh nghiệp bảo hiểm không biết bên tham gia bảo hiểm đã tham gia bảo hiểm ở các doanh nghiệp khác nên cùng trả tiền bảo hiểm mà kết quả là bên mua bảo hiểm được bồi thường gấp nhiều lần giá trị tài sản.

Ví dụ: một chiếc xe máy trị giá 150 triệu đồng được mua bảo hiểm ở 3 công ty bảo hiểm X,Y,Z và bảo hiểm với số tiền bảo hiểm ở mỗi doanh nghiệp là 10 triệu đồng. khi tổn thất toàn bộ xẩy ra, 3 công ty phải trả 30 triệu đồng cho chủ xe, trong khi đó lẽ ra họ chỉ phải cùng nhau trả tổng cộng là 10 triệu đồng.

·        Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm

Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về bảo hiểm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra hoặc tìm ra được sự thật thì tốn rất nhiều công sức, tiền của. một cách khá phổ biến là tìm cách huỷ hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dự như thật. kẻ trục lợi bảo hiểm nắm vững mọi điều khoản của hợp đồng bảo hiểm để chắc chắn rủi ro không nằm trong trường hợp loại trừ trách nhiệm theo thoả thuẩntong hợp đồng để không bị từ chối bồi thường. kiểu trục lời này rất nguy hiểm, voiứ hậu quả nghiêm trọng về mặt tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm khi có thông đồng giữa bên mua bảo hiểm với những thành viên làm việc không đứng đắn trong doanh nghiệp để nâng giá trị của tài sản trước khi tham gia bảo hiểm.

Ví du: cố ý đánh đắm tàu biển trong trừơng hiựp xẩy ra rất hợp lý (thời tiết xấu, cố ý đâm va, hỏng máy…)

·        Khai ngày xẩy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng

Hợp đồng bảohiểm phải có thời hạn bảo hiểm, tức là nếu trong khoảng thời gian đó có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.

Ví dụ: một giấy chứng nhận bảo hiểm môtô-xe máy có ghi thời hạn bảo hiểm là 24 tháng kể từ 8 giờ ngày 19/9/2009 đến 8 giờ ngày 19/9/2010. Nếu tai nạn cho người đi xe máy xảy ra ngày 20/9/2010 thì kẻ trục lợi bảo hiểm sẽ đạo diễn sao cho tai nạn xe máy xảy ra trược 8 giờ ngày 19/9/2010.

·        Lập hồ sơ giả

Cách trục lợi này phải có tay trong ở các doanh nghiệp bảo hiểm và bắt tay với đường dây sửa chữa đối tượng bảo hiểm là tài sản như phương tiện vận tại, máy móc, thiết bị… tuy không có tổn thất thực tế đối với đối tượng bảo hiểm nhưng vẫn có đầy đủ chứng từ hợp lệ với hoá đơn đầy chữ ký thật, chứng từ thật hoàn toàn nhưng toàn bộ những thứ đó lại là giả.

·        Tạo hiện trường giả

Trục lợi bảo hiểm theo cách này thường biểu hiện ở việc tạo ra một hiện trường như thật.

Ví dụ: giả vờ bị mất cắp hàng hoá thì khoá cửa kho bị phá, niêm phong hầm hàng bị mở, mài kho bị dỡ ra; hay là đóng kịch bị cướp tài sản, bị trói, nhét giẻ vào miệng; tự đốt nhà kho sau khi tẩu tán tài sản…

2.     Đối tượng tham gia trục lợi bảo hiểm

·        Đối tượng nội bộ

-         Cán bộ công ty bảo hiểm

-         Đại lý bảo hiểm

·        Đối tượng ngoại bộ

-         Người mua bảo hiểm

-         Người thụ hưởng

-         Nhà cung cấp dịch vụ

-         Nhà quản lý

-         Bên thứ ba

III.Nguyên nhân và hậu quả của trục lợi bảo hiểm

1.     Nguyên nhân của trục lợi bảo hiểm

Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy hành vi gian lận bảo hiểm là xuất phát từ lòng tham của con người, họ có thể tìm mọi cách để kiếm lợi cho mình kể cả những hành vi vi phạmpháp luật. Sở dĩ họ có thể thành công là do có một số nguyên nhân sau:

a.     Hệ thống

·        Hệ thống pháp luật

Thiếu sự rà soát kiểm tra, tính răn đe chưa cao và còn khe hở pháp luật

Sự thiếu chặt chẽ của hệ thống hành lang pháp lý đã khiến các cơ quan chức năng nơi lỏng trong việc ngăn chặn các hành vi gian lận bảo hiểm, do chưa có một quy định rõ ràng, đầy đủ khi ký kết hợp đồng bảo hiểm hoặc do trong quá trình thực hiện chưa được nghiêm minh, các đối tượng gian lận sẽ thực hiện hành vi gian lận của mình nếu họ biết được rằng có thể lách qua kẽ hở của pháp luật cũng như họ nghĩ rằng nếu bị phát hiện cũng không bị sự trừng trị của pháp luật.

Nhận thức của người dân về pháp luật còn nhiều yếu kém, nhất là những văn bản pháp quy về bảo hiểm. Nhiều người dân nhận thức rất mơ hồ về bảo hiểm và họ cho rằng quỹ bảo hiểm giống như quỹ phúc lợi. Cho nên đã có những trường hợp nói sai sự thật để giúp nạn nhân nhận quyền lợi bảo hiểm …

·        Hệ thống quản trị, điều hành của công ty bảo hiểm chưa đồng bộ, chưa tốt

-                        Cũng do điều kiện hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, để nâng cao doanh thu phí các công ty đã đơn giản hoá nhiều thủ tục khi ký kết hợp đồng cũng như khi xảy ra tổn thất hoặc khi đánh giá rủi ro xét nhận bảo hiểm, đơn giản thủ tục xét bồi thường … đã tạo nhiều điều kiện cho các chủ xe lợi dụng.

-                        Đối với những trường hợp khiếu nại gian lận bị công ty bảo hiểm phát hiện, các công ty chưa có biện pháp sử lý đích đáng mà chỉ mới dừng lại ở mức độ từ chối bồi thường, điều này sẽ làm cho các chủ xe suy nghĩ theo một hướng tiêu cực là cứ lập hồ sơ khiếu nại nếu qua được thì nhận tiền bồi thường còn nếu không được thì cũng không phải nộp phạt …

b.     Đối tượng bảo hiểm.

Các đối tượng bảo hiểm như người tham gia bảo hiểm, cán bộ bảo hiểm còn có nhận thức chưa cao về bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm thì chỉ mong nhận được lợi từ bảo hiểm, cán bộ bảo hiểm thì chạy theo doanh số nên dễ dàng dẫn tới tình trạng các đối tượng này thông đồng với nhau để cùng trục lợi bảo hiểm.

-         Thiếu đạo đức nghề nghiệp

Do tư cách phẩm chất của một số bộ phận nhân viên trong công ty bị thoái hoá, coi trọng đồng tiền hơn cả trách nhiệm nghề nghiệp. Họ có thể đánh giá cao mức độ tổn thất hoặc vạch đường đi nước bước cho khách hàng lợi dụng các kẽ hở về giấy tờ, về thủ tục giám định, bồi thường để trục lợi … Những người này dễ bị người tham gia bảo hiểm lợi dụng, mua chuộc để tiếp tay cho hành vi gian lận của mình. Nếu họ được bồi thường thì nhân viên bảo hiểm sẽ được hưởng một số tiền nhất định, sự việc này cứ diễn ra thì các đối tượng tham gia bảo hiểm trục lợi bảo hiểm ngày càng nhiều và do đó công ty bảo hiểm cũng ngày càng phải chi những khoản bất thường làm cho doanh thu giảm đáng kể.

-         Năng lực chuyên môn kém

Trình độ của nhân viên bảo hiểm còn hạn chế. Đặc biệt đối với ngành bảo hiểm Việt Nam thì đây còn là một điều trăn trở, vì thị trương bảo hiểm Việt Nam còn non trẻ, việc đào tạo cho nhân viên chưa được coi trọng, các nhân viên còn ít kinh nghiệm trong công tác phòng và chống gian lận bảo hiểm. Do nhiều nhân viên chạy theo mức doanh thu phí mà quên mất điều quan trọng là khi tổn thất xảy ra thì số tiền bồi thường sẽ rất lớn so với mức phí thu được nếu như khi ký hợp đồng họ coi nhẹ khâu đánh giá rủi ro để dễ dàng ký được hợp đồng. Đây là một điều tốt cho các chủ xe làm lợi bất chính…

-         Trong công tác phòng chống gian lận bảo hiểm các đại lý khai thác và nhân viên giám định có một vai trò hết sức quan trọng. Công việc của hai chức danh này ảnh hưởng đến việc ngăn ngừa và phát hiện hành vi gian lận cả khi ký kết hợp đồng cũng như khi giải quyết bồi thường. Do đó những người làm trong hai bộ phận này phải là những người có tâm huyết với nghề, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực thực sự … Tuy nhiên một thực tế hiện nay là việc tuyển dụng đại lý còn tương đối dễ dàng, qua loa, chủ yếu là do quen biết … do đó nhiều nhân viên đại lý cũng có hành vi gian lận bảo hiểm cùng với khách hàng… nếu điều này xảy ra thì sẽ gây hậu quả nghiêm thọng cho công ty bảo hiểm.

c.      Yếu tố bên ngoài

-         Khó khăn về mặt địa lý

trong một số trường hợp như bảo hiểm tàu thuyền, xe cơ giới hay cả bảo hiểm sức khỏe con người… tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên lãnh thổ đã quy định, phạm vi lãnh thổ là rất rộng lớn, hơn nữa tại thời điểm xảy ra tại nạn và địa điểm có thể vắng người, không có nhân chứng nên họ có thể dễ dàng tạo hiện trường giả hoặc thay đổi hiện trường nhằm tăng mức độ tổn thất và các nhân tố khác có lợi cho mình.

-         Hạn chế trong công tác trao đổi thông tin thị trường

Do các doanh nghiệp luôn hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt nên các doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải giữ bí mật thông tin. Việc trao đổi những thông tin cần thiết về khách hàng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hầu như không có. Vì vậy, khi có tai nạn xảy ra các công ty bảo hiểm cũng tiến hành bồi thường mà không xem xét tình hình ở các doanh nghiệp khác dẫn đến chủ xe có thể được hưởng nhiều lần tiền bồi thường ở các công ty khác nhau do họ bảo hiểm trùng, mà theo nguyên tắc không được bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản.

1.                    Hậu quả của trục lợi bảo hiểm.

a.     Đối với doanh nghiệp bảo hiểm

·        Giảm lợi nhuận và hậu quả kinh doanh

Ta có thể nhận thấy nếu không ngăn chặn được hành vi trục lợi bảo hiểm sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty bảo hiểm. Mà mục tiêu quan trọng nhất của hầu hết các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là lợi nhuận.

           Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi.

           Trong đó: Tổng chi = Chi bồi thường + Chi quản lý + Chi khác.

-Nếu hành vi trục lợi bảo hiểm không bị phát hiện thì nó sẽ làm tăng chi bồi thường. Nếu các hành vi đó bị phát hiện thì nó sẽ làm tăng chi quản lý bởi lẽ chi phí cho một cuộc điều tra trục lợi thường rất lớn. Thậm chí có trường hợp nghi ngờ công ty tổ chức điều tra nhưng không đủ cơ sở từ chối bồi thường. Như vậy cả chi bồi thường và chi quản lý đều làm tăng chi phí điều này làm giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm bị hạn chế.

- Do hành vi trục lợi bảo hiểm ngày càng tăng nên công ty bảo hiểm phải tăng cường công tác giám định, điều tra, kiểm tra, thanh tra. Điều này làm tăng thời gian giải quyết bồi thường, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng. Do đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, làm giảm tính cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thị trường.

- Có nhiều hành vi gian lận với hiệu quả hoà giải thấp dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết trang chấp, ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty.

·                       Ảnh hưởng xấu đến uy tín

Trục lợi bảo hiểm còn làm giảm số lượng khách hàng hiện tại cũng như thu hút, hấp dẫn các khách hàng mới. Bởi bản chất của bảo hiểm là phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người có cùng khả năng gặp một rủi ro nào đó đóng góp tạo nên và hoạt động dựa trên nguyên tắc “số đông bù số ít”. Vì vậy, hành vi trục lợi bảo hiểm được thực hiện thì không ai khác chính là các khách hàng trung thực sẽ phải gánh chịu hậu quả, do đó không ai dại gì tiếp tục tham gia hoặc có ý định tham gia bảo hiểm. Đó là lý do làm cho lượng khách hàng giảm đi.

b.     Đối với khách hàng

Khách hàng là những người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi. Bởi vì, phí bảo hiểm mà họ phải nộp lại dùng để chi trả cho những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra. Do vậy, những doanh nghiệp bảo hiểm nào có nhiều vụ gian lận sẽ có mức phí bảo hiểm cao hơn những doanh nghiệp kiên quyết chống và loại trừ những kẻ trục lợi bảo hiểm.

c.      Đối với xã hội

·                       Làm tha hóa, biến chất cán bộ

Đảng và Nhà Nước ta đang hướng tới việc xây dựng Nhà Nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhưng vẫn tồn tại những con                                                           người tha hoá đạo đức, biến chất, thiếu ý thức chấp hàng pháp luật, chỉ nghĩ tới lợi ích riêng của cá nhân mình bằng các hành vi gian dối sẽ tạo ra sự bất công. Từ đó dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật gây rối trật tự an ninh xã hội.

- Trục lợi bảo hiểm còn gây ảnh xấu tới đạo đức xã hội, kỷ cương pháp luật. Tính chất phát triển và quy mô tổ chức của những vụ trục lợi sẽ kéo theo sự tha hoá, biến chất của các cán bộ, nhân viên trong ngành có liên quan. Những hành vi tiêu cực, thông đồng với nhau gian lận tiền của công ty bảo hiểm sẽ tạo tiền đề cho hành vi tham nhũng phát triển ở cả những ngành khác trong nền kinh tế.

- Nền kinh tế nước ta đang phát triển, thị trường bảo hiểm còn non trẻ nên những hành vi gian lận cũng mới chỉ ở dạng bộc phát, lẻ tẻ. Nhưng nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì các hành vi này sẽ pháp triển thành các hành vi tội phạm có tổ chức. Đồng thời sẽ tạo ra tâm lý coi thường kỷ cương pháp luật.

·                       Môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và công bằng

- Khi lợi nhuận của công ty bảo hiểm giảm thì các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà Nước cũng giảm. Điều này kéo theo sự đầu tư cho xã hội cũng giảm và lợi ích chung của xã hội bị mất đi là không nhỏ.

- Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, nếu các hành vi gian lận tiếp diễn sẽ làm rối loạn an ninh xã hội, làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu sự công bằng. Sự hoạt động kém hiệu quả của một số công ty bảo hiểm kéo theo đó là nguồn vốn đầu tư giảm, làm giảm các hoạt động đầu tư ở một số lĩnh vực.

Chương III: Một số vụ trục lợi bảo hiểm và các giải pháp ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm

I.       Một số vụ trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam

1.     Trục lợi bảo hiểm tại công ty bảo hiểm PJCO – “cháy hàng mới mua bảo hiểm”

Tháng 10/2002, Công ty Sông Tiền (Tiền Giang) ký hợp đồng bán 2 lô hàng tôm biển cho Công ty Pizoler AG của Thụy Sĩ. Ngày 11/11/2002, trên đường vận chuyển, lô hàng hơn 15.000 tấn tôm bị thiệt hại do tàu cháy. Phan Hồng Thu biết tin vội sai nhân viên làm giả giấy tờ giả mạo để chứng minh công ty của mình có đủ tư cách mua hiểm của Pjico và thụ hưởng tiền bảo hiểm (110% trị giá hàng, tương đương 224.928 USD).

Biết ý định trục lợi của Thu, Tổng Giám đốc Pjico lúc đó là Trần Nghĩa Vinh (tổng Giám đốc Pjico) và Hồ Mạnh Quân (Phó Tổng Giám đốc) đã thỏa thuận sẽ thanh toán 3,8 tỷ đồng bảo hiểm cho lô hàng với điều kiện sẽ được "lại quả" một nửa số này. Cụ thể, Thu đã "có hành vi đưa hối lộ 1,9 tỷ đồng cho Vinh và Quân là tiền Thu đã chiếm đoạt của Pjico".

Ngoài ra còn có các đồng phạm: Nguyễn Thị Bích Hợp là người trực tiếp báo bảo hiểm cho lô hàng bị cháy mà công ty Việt Thái Phong đứng ra làm thủ tục; Vũ Dương Quý và Ngô Hồng Khoa cùng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ và đề xuất các biện pháp giải quyết bồi thường. Mặc dù hồ sơ bồi thường không đủ căn cứ để chi trả bảo hiểm nhưng Khoa đã không kiểm tra để phát hiện, mà còn đề nghị lãnh đạo duyệt phương án trả tiền bồi thường cho công ty Việt Thái Phong...

Cuối cùng, vào ngày 23/1/2010, Hội đồng xét xụ đã khẳng định: đủ chứng cứ để chứng minh Phan Hồng Thu (giám đốc Công ty Việt Thái Phong là chủ mưu vụ trục lợi bảo hiểm, tòa tuyên phạt 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuyên phạt nguyên tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Pjico Trần Nghĩa Vinh cùng phó tổng giám đốc Hồ Mạnh Quân mỗi người 5 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn. Ba cán bộ của Pjico có liên quan trong vụ án là Nguyễn Thị Bích Hợp (Phòng bảo hiểm hàng hải chi nhánh Pjico tại TP HCM), Ngô Hồng Khoa (trưởng phòng giám định bồi thường), Vũ Dương Quý (phó phòng) đều bị tuyên mức án 24-36 tháng tù treo cho tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

2.     Tự đốt ô tô để trục lợi bảo hiểm.

Rạng sáng ngày chủ nhật 19/6/2005, Công an huyện Đam Rông, Lâm Đồng nhận được tin báo trên đỉnh đèo Chuối (Quốc lộ 27), có chiếc xe ô tô khách Ford Transit mang biển số 49H - 5357 trên đường từ Đà Lạt đi Kon Tum bị bốc cháy…

Ít phút sau, Bảo Việt Kon Tum (nơi chủ xe mua bảo hiểm) cũng nhận được "tin dữ". Ngay sau đó Công an huyện phối hợp cùng Viện KSND huyện và Bảo Việt Lâm Đồng (thừa ủy quyền của Bảo Việt Kon Tum) tiến hành khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm phương tiện.

Tại hiện trường, chiếc xe Ford Transit màu trắng, biển số 49H-5357 đã bị cháy đen, đầu xe hơi lao xuống mương bên phải. Theo lời khai của lái xe Nguyễn Quang Mạnh thì chiếc xe trên đường chở hoa tươi từ Đà Lạt lên Kon Tum tiêu thụ, vào khoảng 3 giờ, khi lên gần đỉnh thì "ngửi thấy mùi khét nên dừng xe" và gọi phụ xe là Phạm Đỗ Nguyên Khang (sinh năm 1990) dậy kiểm tra thì bỗng nhiên... chiếc xe bùng cháy. Giữa đêm khuya trên đèo vắng hai người hốt hoảng và lo sợ chẳng làm được gì hơn, đành bất lực nhìn chiếc xe Ford Transit và hoa tươi biến thành tro bụi.

Thông tin chiếc xe Ford Transit chở hoa tươi bị bốc cháy trên đỉnh đèo Chuối lan nhanh, các đơn vị liên quan đã nhanh chóng vào cuộc. Chủ nhân chiếc xe là ông Phạm Đại Việt, Giám đốc Công ty TNHH Đại Việt (trụ sở tại số 3C đường Đinh Tiên Hoàng, P.2, TP Đà Lạt) thì làm thủ tục để chờ cơ quan bảo hiểm giải quyết bồi thường phương tiện gặp rủi ro.

Thế nhưng một ngày sau, BVLĐ và Công an huyện Đam Rông bất ngờ nhận được cuộc điện thoại vô danh với nội dung: "Chiếc xe bị cháy trên đèo Chuối là do lái xe tự đốt". Điều tra xác minh, cuộc điện thoại này được gọi từ một số máy điện thoại công cộng. Bán tin bán nghi, Công an huyện Đam Rông đề nghị Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp điều tra làm rõ.

Ngày 22/6/2005, đích thân trung tá Phan Trí Đức, Trưởng phòng kỹ thuật hình sự Công an Lâm Đồng và thượng tá Nguyễn Đình Long, Trưởng Công an huyện Đam Rông trực tiếp chứng kiến việc tái khám nghiệm lại toàn bộ xe ô tô bị cháy. Với con mắt nghề nghiệp, trung tá Đức phát hiện ra một số mấu chốt quan trọng, trung tá Đức nhận định nguyên nhân cháy xe là do bị đốt, chủ xe, lái phụ xe, họ mới cúi đầu thừa nhận hành vi tự ý đốt xe để trục lợi bảo hiểm".

Hành vi gian lận này cuối cùng cũng được làm sang tỏ và những người có liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3.     Lợi dụng danh nghĩa công ty để đi lừa khách hàng

Giữa tháng 9/2011, vụ lừa đảo này bị vỡ lở khi phát giác nhiều người dân TP. Hạ Long đã gửi vào tay siêu lừa này tới 300 tỷ đồng với các giấy tờ, hợp đồng giả mạo. Cơ quan CSĐT CA tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện được đường dây lừa đảo do kẻ cầm đầu do kẻ cầm đầu Bùi Thị Thu Hằng (sinh năm 1984) trú tại tổ 16, khu 1, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh lợi dụng hoạt động bảo hiểm để lừa ít nhất 50 bị hại.

Lợi dụng danh nghĩa Trưởng đại lý Chi nhánh Bảo hiểm nhân thọ Prudential tại Quảng Ninh, Bùi Thị Thu Hằng đã dùng những lời "đường mật" thuyết phục người nào tham gia đóng tiền bảo hiểm ở đại lý của Hằng sẽ được hưởng lãi suất rất cao (cứ 1 tỉ đồng sau 3 tháng sẽ có 500 triệu đồng tiền lãi...).

Số tiền trong vụ lừa đảo này, đến thời điểm này được xác định là 333 tỷ 370 triệu đồng. Trong đó, số tiền Hằng đã đáo hạn hoặc thanh toán trả được cho một số khách hàng là 45 tỷ 874 triệu 500 ngàn đồng. Số tiền bị Hằng và đồng bọn chiếm đoạt còn lại là 287 tỷ 637 triệu 500 ngàn đồng.

Từ tháng 12/2010, Hằng lợi dụng danh nghĩa đại lý bảo hiểm nhân thọ mồi chài khách hàng đưa tiền “đáo hạn hợp đồng bảo hiểm” nhằm hưởng lãi cao.

Để tạo được lòng tin đối với khách hàng, Bùi Thị Thu Hằng đã từng linh đình tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng, mượn một ông Tây đen chẳng rõ nguồn gốc ở đâu, nói tiếng Việt như sáo, tự xưng là người của công ty Prudential đến thuyết trình, cảm ơn khách hàng và không quên gửi tặng mỗi người một túi quà to tướng, bên trong có phong bì nặng cả nghìn USD.Rồi một dạo, nhiều người dân nghèo đất mỏ sụt sịt tủi thân khi thấy những người có tiền mua được bảo hiểm “en- xồ” được giám đốc trẻ Bùi Thị Thu Hằng cho xuất ngoại theo kiểu du lịch trọn gói (tại một số nước Trung Quốc, Singapore, Thái Lan) như đi chợ.Đối với các nhân viên, ngoài trả lương cao hàng tháng, Hằng trích cho họ 5 - 10% tổng giá trị hợp đồng nên 20 con người này cứ thay nhau đi ký hợp đồng và nhận tiền về nộp cho Hằng. Hằng còn cho nhân viên cũng như khách hàng nhà, đất, xe ô tô, xe máy và chiêu lừa này như phép thôi miên hút khách hàng về phía thị.

Cuối cùng thì Bùi Thị Hằng cũng đã bị bắt do lợi dụng trục lợi bảo hiểm để lừa khách hàng.

II.    Biện pháp ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm.

Việc trục lợi bảo hiểm gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu môi trường kinh doanh. Nguyên nhân có nhiều, trong đó có quy trình làm việc của doanh nghiệp bảo hiểm chưa chặt chẽ, mặt khác chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, chưa có công cụ kiểm soát hiệu quả việc tuân thủ. Chạy theo cạnh tranh, doanh thu có phần buông lỏng quản lý, hạ thấp điều kiện, bỏ qua nguyên tắc. Các biện pháp quản lý rủi ro, phòng ngừa trục lợi chưa hữu hiệu; có chỗ còn phụ thuộc vào đạo đức của đội ngũ cán bộ, nhân viên bảo hiểm. Ðối tượng trục lợi thường tìm kiếm phương thức mới tinh vi, gây khó khăn cho công tác ngăn chặn. Một số cán bộ, nhân viên bảo hiểm không gắn bó với doanh nghiệp sẵn sàng ngã giá để tham gia các vụ gian lận, hoặc bày cách, tiếp tay cho mưu đồ gian lận. Những vụ việc gian dối bị phát hiện thiếu sự hợp tác, giúp đỡ của nhân chứng, vì lo sợ bị trả thù. Hình phạt của pháp luật đối với hành vi trục lợi bảo hiểm chưa nghiêm...

Ðể khắc phục, nâng cao khả năng phòng ngừa trục lợi bảo hiểm, cần thực hiện giải pháp đồng bộ.

Trước hết cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người tham gia bảo hiểm, mua bảo hiểm, cần có chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh có giá trị răn đe, ngăn chặn, thậm chí xử lý hình sự đối với hành vi trục lợi bảo hiểm gây hậu quả lớn về tài sản, đạo đức, nhân cách, làm giảm sút lòng tin đối với cán bộ, công chức, tổ chức, cơ quan nhà nước. Có cơ chế bảo vệ, động viên nhân chứng hợp tác, giúp đỡ công việc điều tra, xác minh liên quan đến bảo hiểm, bồi thường.

Hai là, doanh nghiệp bảo hiểm phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới, ban hành quy trình làm việc chặt chẽ, thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát nhanh nhạy, hiệu quả, bảo đảm trong mọi tình huống, điều kiện, đều thực hiện nghiêm túc quy trình. Quan tâm giáo dục đạo đức, lòng yêu nghề, tính tự trọng, tinh thần trách nhiệm đối với công việc, doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, đặc biệt yêu cầu về tính gương mẫu của các cấp lãnh đạo.

Ba là, xây dựng quan hệ tốt với cơ quan chức năng có liên quan như: giám định, điều tra, khoa học chuyên ngành, hợp tác hiệu quả trong giải quyết vụ việc bảo hiểm, bồi thường có yếu tố gian lận, tính phức tạp, không rõ ràng. Coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra để bảo đảm việc tuân thủ quy trình công việc, phát hiện, xử lý kịp thời những sai phạm. Cập nhật, thông tin kịp thời, rộng rãi các vụ việc trục lợi được phát hiện để trao đổi, rút kinh nghiệm, đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nội bộ, nâng cao năng lực phòng ngừa. Xây dựng quy trình cụ thể về điều tra, xác minh những vụ việc có dấu hiệu gian lận, trục lợi bảo hiểm, để triển khai thực hiện trong toàn hệ thống doanh nghiệp. Bốn là, đẩy mạnh công tác truyền thông, tạo dư luận ủng hộ việc đấu tranh với những hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm.

III.Một số kiến nghị nhằm hạn chế tình hình trục lợi bảo hiểm

Đểđốiphóvớitìnhtrạngtrụclợibảo hiểmđanggiatăng,ngàymộttinhvihơndẫnđếnnguycơgâyranhữnghậuquảnghiêmtrọngđốivớicánhân,doanhnghiệpcũngnhưđốivớixãhội. Các côngtybảo hiểmđãcónhữngbiệnphápphòngchốngthiết thực, huyđộngnguồnnội lực cũngnhư sự giúpđỡ của cácngành,các cấp vàđãthuđượcmộtsốkếtquảnhấtđịnh.Tuynhiênđểcôngtácnàythựcsựđemlạihiệuquảcaohơntrongthờigiantới,Côngty bảo hiểm cầnphảitiếptụctăngcườngcácbiệnphápđồngbộmangtínhkhảthi cao.

1. kiến nghị đối với cơ quan nhà nước.

·        Cnsớmhoànchỉnhhànhlangpháplýchohoạtđộngkinh doanh bảo hiểmtại Việt Nam.

Xuấtpháttừđặcthùhoạtđộngkinhdoanhcủadoanhnghiệpbảo

hiểmthươngmạivàluôngắnliềnvớicáctráchnhiệmbảovệhàngngàntổ chức,hàng triệucánhântrướccácrủirovàthiệthạikinh tếcũngnhưcáccơhộitiếtkiệmvàđầutư.Vìthếsựbảođảmkhảnăngtàichínhcủacôngtybảohiểm cóýnghĩa hếtsứcquantrọngđối vớinhiềucánhân,tổchức.Cùngvớisựpháttriểncủađờisốngkinhtế-xãhội,côngtybảohiểmngàycàngđóngmộtvaitròđặcbiệttrongviệcbảovệlợiíchcộngđồng.Màtrụclợibảohiểmlạiảnhhưởngtrựctiếptớihoạtđộngtài chínhcủa côngty.

MỗiquốcgiađềuthiếtlậpmộtcơquanchuyêntráchcủaNhànướcquảnlýhoạtđộngkinhdoanhbảohiểm,cóthểgọilàcơquangiámsátbảo hiểmNhànướchoặccơquanQuảnlýbảohiểm.Cơquannàycótráchnhiện bảođảmhoạtđộngcủacáccôngtybảohiểmtuânthủtheođúngnhữngquy địnhcủaphápluậtvàcácquyđịnhkháccóliênquancủaquốcgia.ĐốivớiViệtNam,quảnlýNhàNướcvềhoạtđộngkinhdoanhbảohiểmđượcthựchiệnthôngqua:

-ChínhphủthốngnhấtquảnlýNhànướcvềkinhdoanhbảohiểm.

- BộtàichínhchịutráchnhiệmtrướcChínhphủthựchiệnquảnlý

Nhà nướcvềkinhdoanhbảohiểm.CácBộ,cơquanngangbộ,cơquanthuộcchínhphủtrongphạm  vinhiệmvụ,quyềnhạncủamìnhcótrách

nhiệmquảnlýNhàNướcvềkinhdoanhbảohiểmtheoquyđịnhcủaphápluật.

LuậtkinhdoanhbảohiểmđãđượcQuốchộinướcCộnghoàxãhội chủnghĩaViệtNamkhoáX,kỳhọpthứ8thôngquangày09tháng12năm

2000,songviệcápdụngvàothựctếrấtchậmchạm,chưatạođượcmôi

trườngpháp lýtoàndiện, đầyđủ, vữngchắc,chưatươngứngvớitầmvóc và tiềmnăngcủathịtrường.Do  vậy,đểlànhmạnhhoáthịtrường,đảmbảocạnhtranhcôngbằngđòihỏi,cáccơquanquảnlýNhànướcvềbảohiểmphảibanhànhvàhướngdẫnthựchiệncácquyphạmphápluậtvềkinhdoanhbảohiểm,xâydựngchiếnlược, quy hoạchvà chínhsáchpháttriểnthịtrường bảohiểm Việt Nam.

Luậtkinh doanhbảohiểmđãtạocơsởpháplýbanđầuchohoạtđộngkinhdoanhcủacáccôngtybảohiểmvàcóvaitròtíchcựctrongviệcđiềutiếtthịtrường.NhưngluậtkinhdoanhbảohiểmcótớiIXchương,129điềunhưnglạichưacóchươngnào,điềunàođềcậptớivấnđềtrụclợibảohiểm. Dovậy,mộtvấnbứcxúcđặtralàkhicácdoanhnghiệpbảohiểmpháthiệnratrụclợithìcũngkhôngbiếtxửlýthếnàongoàiviệctừchốibồithường. Bởilẽ,trongcácvănbảndướiluậttừtrướcđếnnaycủaChínhphủ,Bộtài chính,Bộcôngancũngchưacóvănbảnnàoquyđịnhvềviệcxửphạtđốivớicácđốitượnggianlậnbảohiểm.Vìvậytrongthờigiantới,ChínhPhủcầnphảibanhànhmộtvănbảndướiluậtquyđịnhvềtộidanhnày.Trongvănbảnđóphảiquyđịnhchitiếtsốtiềngianlậnbaonhiêulàbịxửphạt hànhchính,baonhiêulàbịxửtù.Đồngthờiphảicóthôngtưhướngdẫncác Bộ,cácngànhcóliênquantrongviệcthựchiệnnhằmbảođảmtínhthựcthicủavănbảnđó.

·        Bộtàichínhcầnnghiêncứuvàtiếptụchoànthiệncácquytắc vềbảohiểm

Bộtàichínhvàcáccơquanchứcnăngphảicóhướngtriểnkhaitriệtđể,ngănchặnkhiếunạigianlậntrongbảohiểmởnướcta.Bộtàichínhcầnthànhlậpmột banthanhtrađộclậpđể ngăn chặnhànhvi tiêucựccủacáccơquanthựchiệnphápluậtnhưcảnhsátgiaothông,Việnkiểmsát…đểđảmbảoquyềnlợicủacácđơnvịcánhântronghoạtđộngbảohiểm.

BộtàichínhcầncóvănbảnyêucầusựgiúpđỡcủacácBộ,cáccơ

quanngangBộtrongviệcphốihợpvớicơquanbảohiểmđểhạnchếviệcgianlậnbảohiểm,xửlýnghiêmnhữngnhânviêntiếptaychohànhvigian

lận(Vídụ:Bộytếcầncóbiệnphápxửlýđốivớitrườnghợpbácsỹthông

đồngvớingườithamgiabảohiểmđểkêtăng  bệnhán  cũngnhưđơnthuốc…)

·        Bộ Công an phảiđi tiênphong trong việctấn công các đối tượng phạm tội trong ngành bảohiểm.

BộCônganlàcơquancóhoạtđộnggắnbómậtthiếtvớicáccơquanbảohiểmnhất.BộcầnphốihợpvớiBộTàichínhđểgiảmbớtcáchànhvi gianlậnbảohiểm.Cụthể,BộphảinhắcnhởcácchiếnsĩCảnhsátgiaothôngtăngcườngkiểmtracácgiấybảohiểmbắtbuộccủaxecơgiớinhưbảo hiểm TNDScủa chủ xe,bảo hiểmtainạnhànhkhách. Việcthamgiađầyđủcácloạihìnhbảohiểmbắtbuộccũngsẽhạnchếđượctìnhtrạngtrụclợi.Bêncạnhđó,Bộcầntăngcườngnhắcnhởphổbiếncáchìnhthứctrụclợibảohiểmđốivớicácnhânviênđiều  tra.Ngoàiratrongthờigiantới,BộCôngannênđưacôngtácquảnlýxecơgiớivàomạngvitínhtoàn  quốc.Điềunàysẽgiúpchocácnhàbảohiểmthuậntiệnhơnkhikiểmtralýlịch củachiếcxethamgiabảohiểm.ĐồngthờiBộcũngnênlậpdanhsáchcác đốitượngđãcótiềnsựtrongviệctrụclợibảohiểmgửitớicácCôngtybảohiểmđểđềphòng.

Ngành bảohiểmphảiliênkếtvớingànhcông annhưtayphảivàtaytrái.Khicótainạn,biênbảnvềvụtai nạnđểbồithườngbảohiểmphảicóxácnhậncủađạidiệnngànhbảohiểmthìmớicóhiệulực.Muốnnhưvậy,thìđạidiện ngànhbảohiểmphảicómặtđồngthờivớiđạidiệnngànhcôngantrongquátrìnhgiám địnhtainạn.Như vậy,tấtcảnhữnghànhvigiandốinhằmtrụclợibảohiểmnhư:thayđổitìnhtiếtvụtainạncólợichokháchhành,khaităngsốtiềntổnthất…sẽbịpháthiện vàngănchặmkịpthời.

2.     Kiến nghị với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.

Từ10doanhnghiệpbảohiểmhộiviênsánglậpbanđầukhithànhlậpnăm1999gồm:Bảo  Việt,  BảoMinh,BảoLong,PVinsurance,PJICO,VinaRe,VIA,UIC,PTIvà ViệtÚc đếnnay,Hiệp hộibảohiểm Việt Namđãlàngôinhàchung,thểhiệnsựhợptácliênkếtcủa21doanhnghiệpbảohiểm,cùngvớicáchộiviêntántrợlàcácdoanhnghiệpmôigiớibảohiểm,doanhnghiệptưvấngiámđịnhbảohiểm,vănphòngđạidiệncôngtybảo hiểm nướcngoài vàcáctrườngđạihọccóbộmônbảohiểm.NhưngchođếnnàyhoạtđộngcủaHiệphộivẫnchưađemlạihiệuquảthiếtthực.Dovậy,trongthờigiantớiHiệphộiphảipháthuyvaitròđoàn  kếtcácCôngtychống lạihiệntượngtrụclợibảohiểm.Cụthểlà:

-Đạidiệncáchộiviênthamgiaýkiếnvàoviệcsoạnthảocácchủ

trương,chínhsáchphápluậtcủaNhàNướcvềbảohiểmvàcácvấnđềcóliênquan;gópýkiếnvớicơquanquảnlýNhànướctrongviệcnghiêncứuxâydựngchiếnlượcpháptriểnngànhbảohiểmViệtNam;thuthậpvàphảnánhvớicáccơquanNhàNướccóthẩmquyềnýkiếncủacáchộiviên về các vấnđềchínhsách,chếđộápdụngvớingànhbảohiểm;đặcbiệtHiệphộiphảinhanhchóngsoạnthảonộtchươngtrìnhphòng chốngtrụclợibảohiểmchotấtcảcáccôngtythànhviêntronghộigópphầnphát  triểnbềnvữngngành bảohiểm.

-Tổchứcdiễnđànphổcậpphápluậtvàchủtrươngchínhsáchcủa

NhàNước,đặcbiệtchútrọngnhữngdiễnđànphổbiếnkinhnghiệmphát hiệngianlậnbảohiểmquathựctiễnthựchiện,gópýkiếnnhằmhoànthiện

cácvănbảnphápquyhiệnhànhvềbảohiểmvàcác vấnđềcóliênquan.

-Xâydựngvàthôngquanguyên tắcchungvànộidungphốihợphoạt

động giữacáchộiviên, chú ýđếncông tácphốihợpchốngtrụclợibảohiểmgiữacácthànhviên;quychếtựquảnnhằmtạolậpmôitrườngcạnhtranhlànhmạnhtronghoạtđộngkinhdoanhbảohiểm.

-Đạidiệncáchộiviênthamgiaýkiếnvàocácquytắc,điềukhoản,biểuphíbảohiểmcủacácnghiệpvụbảohiểmdoBộtàichínhbanhành.Đặcbiệt,làbiểuphíbảohiểmxecơgiớivìnghiệpvụnàythayđổitheotốcđộtăngcủasốlượngxevàtổngsốvụtainạngiaothôngxảyra.Tổchức

nghiêncứuxâydựngquytắc,điềukhoản,biểuphícủacácnghiệpvụbảohiểmtheoyêucầucủahộiviêndướihìnhthứcđềtàinghiêncứukhoahọccâ.

-TổchứctrungtâmthôngtincủaHiệphộitheoquyđịnhcủaphápluậthiệnhành;tiếnhànhthốngkênghiệpvụbảohiểmtrongkhuônkhổcủaHiệphộitừđóđềracácgiảiphápcụthểchotừngnghiệpvụcũngnhưđề

xuấtcácbiệnpháphạn chếtớimứcthấpnhấthiệntượngtrụclợi bảo hiểmtừ

phía  kháchhàng.

-Đánhgiákếtquảhoạtđộngcủangànhbảohiểm;phântíchtáchạicủatrụclợibảohiểmđốivớicánhân,doanhnghiệpvàxãhội;đềranhững

phươnghướnghoạtđộngcủangànhbảohiểm.

- Phốihợphoạtđộnggiữacáchộiviêntrongviệcđàotạobồidưỡngtậphuấnnghiệpvụbảohiểmchútrọngđộingũgiámđịnh-bồithường,đào

tạođạilý,cộngtác viên.

- Tưvấnchohộiviênvềtổchứchoạtđộng,pháttriểnkinhdoanhcũngnhưgiúpđỡhộiviêntrongviệcxửlýnhữngtrườnghợptrụclợibảohiểmvàcác vấnđề kháccóliên quan.

-Nghiêncứu,đềxuấthoặcthamgiaýkiếnvềcácbiệnphápđềphònghạnchếtổnthấtchungcóliênquanchúý,côngtácđềphòngvàhạnchếtổn

thấttrong nghiệp vụbảohiểm xecơgiớiđếncácdoanhnghiệp bảohiểmhộiviên,phốihợpcác hộiviênvà các cơ quanliên quanđểtổchứcthựchiện.

-Tổchứctuyêntruyềnhoạtđộngbảohiểmtrongcảnướcđểmọingườidânhiểuquỹbảohiểmdùngđểbồithườngchonhữngngườicókhả

nănggặpphảicùngmộtrủirochứkhôngphảilà quỹphúclợi.

-Hoàgiảitranhchấpgiữacáchộiviên;kiếnnghịvớicáccơquanchứcnăngcủaNhàNướcvềviệcxửlýcáctrườnghợpviphạmphátluật

tronglĩnhvựcbảohiểm.

-Thiếtlậpcácmối quanhệ vớicáccơquan,đơnvị,tổchứckinhtếvàcácđoànthểcóliênquanđếnhoạtđộngcủahộixâydựngquanhệtốtđẹp

vớingànhcóliênquanhệmậtthiếtvớibảohiểmnhư:côngan,thanhtra,đầutư…QuanhệhợptácvớiHiệpHộibảohiểmcácnướcvàthamgiacác tổchứcquốctếtheoquyđịngcủaNhànứơc.

Vớinhữngbiệnpháptrên,HiệphộibảohiểmViệtNamsẽkhôngnhữngnângcaovaitrò,uytíncủamìnhmàcòntạochocáccôngtythành viênmốiquanhệđoànkết,sựđồnglòngtrongviệcchốnggianlậnbảohiểm

xecơ giới,gópphầnlàmlànhmạnhhoáthịtrườngbảohiểm ViệtNam.

3. kiến nghị với các công ty bảo hiểm Việt Nam.

-Côngtycầntiếptụcmởrộng,tăngcườngquanhệ,liênkếtvớicác côngtybảohiểmkhácmộtcáchchặtchẽ,đồngbộítnhấtlàởcôngtácngăn chặn,khiếunạigianlậnkhôngđểkháchhànglợidụngyếuđiểmcủatình trạngcạnhtranhgiànhgiậtkháchhànggiữacáccôngtymàtiếptụclàmgia tăng khiếunại gianlận. Xâydựngmốiquanhệtốt đẹp với Cơ quanCôngan,Ytế,các cơquangiámđịnhtrong nướcvàquốctế.

-Thườngxuyên đônđốc,nhắcnhở,hướngdẫncácphòng kinhdoanh,phònggiámđịnh-bồithườngtuânthủchặtchẽquytrìnhnghiệpvụ.Xửlý

nghiêmnhữngcánhân,tậpthểmắcsaiphạmtrongchuyênmôn,nghiệpvụdẫnđếnviệckháchhànglợidụngnghiệpvụđểtrụclợibảohiểm.Đặcbiệt,Côngtycầnthẳngtaysathảinhữngcánbộcóhànhvi tiếptaychogianlận.

-Côngtycầnbanhànhmộtquychếkhenthưởngcụthểđốivới

nhưng ngườicócôngpháphiện ra trục lợi.Việcnàysẽ làmột độnglựckhuyếtkhíchtinhthầnlàm việccủacánbộgiámđịnh.

-Côngtynêncónhữngphòngtiếpkháchhàng,lắngngheýkiếnkháchhàngđồngthờigiảithíchrõcácquyđịnh,quytắccủaNhàNước,của

côngtychokháchhàngvàđốitượngquantâmvềtínhnhânđạo,tínhchặt chẽtronghoạtđộngbảohiểm,lợiíchcủabảohiểmđốivớicánhâncũngnhưcộngđồng đểnângcaonhậnthứccủahọnhằmhạn chếbớtsựphátsinhtínhgianlậnnhằmtrụclợitừtrongýnghĩ.

Điđôivớibiệnpháptrên,Côngtycầnphảitiếptụchoànthiệncác khâucủaquátrìnhkinh doanhnhư: công tác quản lý ấn chỉ, công tác giám định bồi thường.

-     Đối với công tác quản lý ấn chỉ: chỉ giao cho đại lý những loại ấn chỉ được phép giao theo quy định của công ty. Công ty cần phải theo dõi và quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng ấn chỉ của các đại lý.

-Đốivớikhâugiámđịnhbồithường:

Giámđịnh-bồithườnglàvấnđềlớnhàngngày,hànggiờảnhhưởngtrựctiếpđếnhiệuquảkinh doanhbảohiểm.Chínhvìvậyđểnâng caohiệuquảkinhdoanh,nângcaochấtlượngphòngchốnggianlậnbảohiểmthìphảinângcaochấtlượngkhâu giámđịnh- bồithường.Đểthựchiệnđượcđiềunày,côngtycầnphảiquantâm giảiquyếtmột số vầnđềsau:

.Tăngcườngđầutưcơsởvậtchất,tranhthiếtbịkỹthuậtphụcvụchocôngtác giám định.

. chủ động nâng cao trình độ của các giám định viên bằng cách mở các lớp tập huấn hoặc gửi các giám định viên theo học các lớp ngán hạn tại các trường kỹ thuật.

.Giámđịnhviênsẽđượcphânthànhnhiềubậctừthấpđếncao,mỗibậccóchứcnăng,nhiệmvụ,quyềnlợiriêngđểđápứngnhucầucủa

côngviệc

.Côngtynênthựchiệnchếđộkhoánchichophòng.Việcnàysẽcảithiệnđượcmứcthunhậpcủanhânviên trongphòng,giúphọ yêntâmtậptrungvàocôngviệ

KẾT LUẬN

 Hànhvitrục lợi bảo hiểmrấtnguyhiểmđốivớitấtcảcácCôngtybảohiểm,bởivìnókhôngchỉ gâythiệthại vềmặt tàichínhcủacácCôngty bảo hiểm màkéo theođólà sựthahoábiếnchấtcủamộtsốcánbộviênchức,ảnhhưởngđếnuytíncũngnhư chấtlượnghoạtđộngcủacác Côngtybảohiểm.

VìvậycácCôngtybảohiểmcầnphảicónhữngbiênpháp  hữuhiệunhằmpháthiệnvàngănchặnkịpthờihànhvitrụclợibảohiểmđồngthờiphốihợpvớicáccơquancóchứcnăngtiếnhànhxửphạtmộtcáchnghiêmminhđốivớihànhvinàyđểbảohiểm hoạtđộngngàycànghiệuquảhơn.

FOTEER

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro