KTHK GDCD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3- Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thànhviên.

a) Gia đình là gì ?

* Khái niệm: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

* Cơ sở: quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

b) Chức năng của gia đình.

- Chức năng duy trì nòi giống

- Chức năng kinh tế

- Chức năng tổ chức đời sống gia đình

- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

c) Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên

- Quan hệ vợ chồng:

+ Dựa trên cơ sở tình yêu và được pháp luật thừa nhận.

+ Vợ chồng phải chung thuỷ với nhau, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau

- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái:

+ Cha mẹ: Yêu thương, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, tạo điều kiện cho con cái học tập tiến bộ, tôn trọng ý kiến và quyền lợi hợp pháp của con

+ Con cái: Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, hiếu thảo, biết lắng nghe cha mẹ, giữ gìn danh dự của gia đình…

- Quan hệ giữa ông bà và các cháu:

+ Ông bà: Yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giáo dục cháu…

+ Các cháu: Yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà.

- Quan hệ giữa anh chị em với nhau: Yêu thương, tôn trọng, đùm bọc, giúp đỡ và chăm sóc lẫn nhau.

* Tóm lại: Tình yêu, hôn nhân và gia đình là những vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống của mỗi người. Do vậy, mỗi người cần thực hiện tốt trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.

Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG

1- Cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong đời sống con ngư*ời.

a) Cộng đồng là gì ?

Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

* Có nhiều cộng đồng.

Ví dụ: Gia đình; lớp học…

Cộng đồng dân cư: làng, xã

Cộng đồng ngôn ngữ

Cộng đồng dân tộc…

* Đặc điểm các cộng đồng:

- Khác nhau: Về quy mô, loại hình, tổ chức, hoạt động.

- Giống nhau: Nguồn gốc, tiếng nói, chữ viết, đời sống, phong tục tập quán

b) Vai trò của cộng đồng.

- Cộng đồng là môi trường, điều kiện phát triển của cá nhân con người.

- Cộng đồng quan tâm, chăm lo và giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ, giữa lợi ích chung và riêng…

- Mặt khác, mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.

2- Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.

a) Nhân nghĩa:

- Nhân là lòng thương người.

- Nghĩa là cách xử thế hợp theo lẽ phải

=> Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.

* Biểu hiện:

- Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau

- Nhường nhịn, đùm bọc nhau

- Vị tha, bao dung, độ lượng

* Ý nghĩa:

- Nhân nghĩa là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

- Giúp cho con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.

- Làm cho cuộc sống con người thêm tốt đẹp.

* Trách nhiệm của TNHS:

- Kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ

- Quan tâm giúp đỡ mọi người

- Cảm thông, bao dung, độ lượng

- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội: uống nước nhớ nguồn, từ thiện…

- Kính trọng, biết ơn các vị anh hùng dân tộc. Tôn trọng giữ gìn truyền thống đạo đức dân tộc.

b) Hoà nhập

* Hoà nhập là sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn bất hoà với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

* Ý nghĩa: Sống hoà nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh v*ợt qua khó khăn trong cuộc sống.

* Học sinh cần làm gì để hoà nhập:

- Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ mọi người; chan hoà, vui vẻ, cởi mở với bạn bè, thầy cô giáo và những người xung quanh.

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và vận động mọi người cùng tham gia.

b) Hợp tác.

* Khái niệm:

Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

* Biểu hiện của hợp tác:

- Cùng bàn bạc

- Phối hợp nhịp nhàng

- Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau

- Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ

* ý nghĩa của hợp tác:

- Tạo nên sức mạnh chung

- Đem lại chất lượng và hiệu quả cao

- Hợp tác là một phẩm chất, một yêu cầu đối với một công dân trong xã hội hiện đại.

* Nguyên tắc của hợp tác:

- Tự nguyện, bình đẳng

- Hai bên đều có lợi

* Các loại hợp tác:

- Hợp tác song phương, đa phương

- Hợp tác từng mặt hoặc toàn diện

- Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia.

* Trách nhiệm của thanh niên học sinh:

- Cùng nhau bàn bạc, phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch.

- Nghiêm túc thực hiện

- Phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ, đóng góp ý kiến.

Bài 14: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG

VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

1- Lòng yêu nước

a) Lòng yêu nư*ớc là gì ?

- Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.

- Nguồn gốc: + Tình yêu gia đình.

->Tình yêu quê hương

=>T.Y đất nước.

“Dòng suối đổ vào sông, dòng sông đổ vào vào đại trường giang Vonga. Con sông Vonga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu mến quê hương trở nên lòng yêu Tổ quốc” - Erenbua).

b) Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

- Đối với người Việt Nam, yêu nước là một tình cảm thiêng liêng cao quý.

- Lòng yêu nước Việt Nam được hình thành và hun đúc từ trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước.

- Yêu nước là truyền thống dân tộc cao quý và thiêng liêng nhất, là cội nguồn của các giá trị truyền thống khác.

* Biểu hiện:

- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.

- Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc.

- Lòng tự hào dân tộc chính đáng.

- Đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.

- Cần cù và sáng tạo trong lao động.

* Bài học:

- Nâng cao hiểu biết, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.

- Tích cực học tập, lao động và tham gia tốt các hoạt động góp phần xây dựng quê hương.

- Biết tôn trọng các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

2- Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc

- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động, có động cơ, mục đích học tập đúng đắn.

- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xã các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh với các biểu hiện lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

- Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước. Thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

- Tích cực tham gia các hoạt động góp phần xây dựng quê hương.

3- Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.

- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN. Cảnh giác với mọi âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây rối, phá hoại an ninh trật tự xã hội.

- Tích cực học tập, rèn luyện, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khoẻ.

- Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng tham gia nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc.

- Tích cực tham gia các hoạt động an ninh ở địa phương.

* Trách nhiệm của thanh niên học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bài 15: CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ

CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI

1- Ô nhiễm môi trường là trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.

a/ Ô nhiễm môi trường:

- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người.

VD: Khoáng sản, đất đai, rừng, biển, động thực vật, nước, không khí, ánh sáng…

- Thực trạng môi trường hiện nay:

+ TN thiên nhiên khai thác cạn kiệt

+ MT bị ô nhiễm

+ Mưa lớn, bão lũ, mưa a xít, tầng ôzôn bị chọc thủngnhiệt độ tráI đất nóng dần lên…

==> ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người.

b/ Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.

- Bảo vệ MT là khắc phục mâu thuẫn nẩy sinh trong quan hệ giữa con người với TN để hoạt động của con người không phá vỡ cân băng sinh thái

- Trách nhiệm của HS:

+ Giữ gìn trật tự vệ sinh trường lớp, nơi cư trú, không vứt rác thải rác bừa bãi.

+ Không dùng chất nổ khai thác hải sản

+ Tích cực trồng cây, trồng rừng.

+ Đấu tranh những hành vi phá hoại môi trường.

2/ Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số.

a/ Sự bùng nổ dân số

- Bùng nổ dân số: Là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt đời sống của XH

- Hậu quả của sự bùng nổ dân số:

+Kinh tế nghèo nàn, đời sống khó khăn, suy thoái giống nòi.

+Thất nghiệp, thất học, mù chữ

+ Tệ nạn XH gia tăng

+ Cạn kiệt tài nguyên, môi trường, mất cân băng sinh thái, bệnh dịch nguy hiểm…

b/ trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số.

- Nghiêm chỉnh thực hiện luật hôn nhân và gia đình.

- Tích cực tuyên truyền vận động gia đình và " người cùng thực hiện chính sáCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam dân số KHHGĐ.

- Có cuộc sống lành mạnh không kết hôn, sinh con ở tuổi vị thành niên. Không quan hệ tình dục trước hôn nhân.

3/ Những bệnh dịch hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.

- Bệnh lao, sốt rét, dịch tả, ung thư, tim mạch, huyết áp… Đặc biệt là đại dịch AIDS.

- Các dịch bệnh hiểm nghèo đang uy hiếp sự sống của nhân loại Þ Cộng đồng quốc tế cần phải hợp tác để ngăn chặn đẩy lùi căn bệnh hiểm nghèo.

b/ Trách nhiệm của công dân.

Là HS cần:

+ Tích cực rèn luyện thân thể luyện tập TDTT, giữ vệ sinh bảo vệ sức khoẻ.

+ Sống lành mạnh, tránh xa những tệ nạn XH, tránh xa những hành vi gây hại cuộc sống bản thân, gia đình và XH.

+ Tích cực tham gia công tác tuyên truyền phòng tránh những bệnh hiểm nghèo, phòng chống ma tuý…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro