ktnt10

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1., Nghiên cứu môi trường quốc tế của doanh nghiệp

a. Những đặc điểm chung quan trọng nhất của môi trường kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp:

- Việc quốc tế hoá nền kinh tế thế giới diễn ra một cách mạnh mẽ thể hiện qua sự phát triển nhanh thương mại quốc tế và đầu tư ở nước ngoài.

- Cạnh tranh trên thị trường quốc tế mãnh liệt hơn.

- Hình thành hệ thống tài chính quốc tế, đảm bảo hoán đổi tiền tệ tự do hơn.

- Vai trò có tính quyết định của các công ty đa quốc gia trong nhiều lĩnh vực sản xuất, đầu tư và tiêu thụ sản phẩm quan trọng.

- Vẫn còn nhiều hàng rào cản trở thương mại được dựng lên để bảo hộ thị trường trong nước khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài.

- Nhiều thị trường mới được mở của như thị trường Trung Quốc, các nước SNG, các nước Đông Nam á.

b. Môi trường kinh tế của nước khách hàng.

Ngoài việc nắm được những đặc điểm chung của m/trường kd khi vươn hoạt động của mình ra nước ngoài còn phải nghiên cứu nền kinh tế của nước mà mình quan tâm. Cần nghiên cứu môi trường kinh tế của nước khách hàng trên 2 mặt: cơ cấu kinh tế, và tính chất phân phối thu nhập trong nước.

Cơ cấu kinh tế của một nước quyết định nhu cầu của nó về hàng hoá, dịch vụ, mức thu nhập và tỷ lệ người có công ăn việc làm. Những nhu cầu trên đây phụ thuộc vào quốc gia đó là nước chậm phát triển, nước đang phát triển hay nước công nghiệp phát triển. Khả năng xuất khẩu của một nước cũng quyết định nhu cầu nhập khẩu của họ.

Tính chất phân phối thu nhập phụ thuộc vào hệ thống chính trị và cơ cấu kinh tế.

c. Môi trường chính trị – Luật pháp của nước khách hàng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

 1.Thái độ của Chính phủ đối với việc mua hàng ngoại

 2.Sự ổn định chính trị

3.Những hạn chế về ngoại tệ

 4. Bộ máy Nhà nước

d. Môi trường văn hoá

Phải nghiên cứu những phong tục, tập quán của nước khách hàng, xem họ chấp nhận và sử dụng mặt hàng như thế nào, có những kiêng kị gì, nguyên tắc xử xự như thế nào trong kinh doanh.

2. Đánh giá thực trạng tiềm năng của doanh nghiệp

Để đưa ra hướng kinh doanh, doanh nghiệp cần đánh giá đúng thực trạng kinh tế của doanh nghiệp: đánh giá tiềm năng DN, tốc độ tăng trưởng, tốc độ biến động của doanh lợi, uy tín của doanh nghiệp.

a. Đánh giá các nguồn tiềm năng của doanh nghiệp:

Tiềm năng là những khả năng tiềm tàng mà doanh nghiệp có sẵn để hoạt động kinh doanh bao gồm nguồn lực về lao động, vật tư, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, về mặt hàng, chất lượng sản phẩm, về tiềm lực khoa học kỹ thuật về các yếu tố quản lý kinh doanh.

b. Đánh giá tốc độ tăng trưởng và biến động doanh lợi của doanh nghiệp

- Đánh giá tốc độ tăng trưởng: để nắm được tình hình và xu thế phát triển kinh doanh của DN trong thời gian qua, từ đó có những biện pháp hữu hiệu để mở rộng kinh doanh, nâng cao tốc độ tăng trưởng của DN

- Đánh giá tốc độ biến động của doanh lợi:

Mục đích giúp cho người quản lý doanh nghiệp biết được xu hướng biến động của doanh lợi, tìm ra những nhân tố dẫn đến những biến động để đề ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của DN, đây là chỉ tiêu cần quan tâm.

3. Không vội vã quyết định việc kinh doanh ở thị trường ngoài nước khi chưa có đủ thông tin.

Để thâm nhập thị trường nước ngoài 1 cách hiệu quả, doanh nghiệp cần biết  những thông tin cơ bản sau:

- Luật lệ và chính sách của nước bạn hàng, đặc biệt của nước đó đối với Việt Nam.

- Tình hình tiêu thụ, giá cả và tính chất cạnh tranh đối với hàng hoá ta muốn bán.

- Phương thức thâm nhập thị trường có hiệu quả nhất.

- Tìm hiểu khả năng kinh doanh của bên đối tác ( vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức, quản trị kinh doanh, Marketing, uy tín và quan điểm kinh doanh của họ trên thị trường)…

4. Xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược đó bao gồm những vấn đề cốt lõi sau:

- Xác định quy mô và địa bàn kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp.

- Quyết định phương pháp thâm nhập thị trường

+ Qua nhà xuất khẩu trong nước;

+ Qua đại lý, công ty con của các hãng ngoại quốc tại nước mình;

+ Qua phòng tiêu thụ hay chi nhánh tại nước ngoài;

+ Qua nhân viên bán hàng;

+ trực tiếp bán cho các công ty nhập khẩu ngoại quốc...

- Quyết định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Cần quyết định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sao cho hợp lý để hoạt động kinh doanh quốc tế có hiệu quả

5.Cần một chính sách và cơ chế quản lý ngoại thương tạo cho doanh nghiệp làm giầu, kinh tế tăng trưởng nhanh.

 Cho đến nay chính sách ngoại thương của các nước đều gồm hai xu hướng: bảo hộ và tự do buôn bán. Trong đó xu hướng tự do buôn bán là xu hướng nổi bật, là xu hướng tất yếu của nền kinh tế mở. Do vậy, phải có chính sách nhập khẩu thông thoáng, thúc đẩy được sản xuất trong nước theo cơ cấu phù hợp với tiêu dùng trong nước và quốc tế

6. Tính thời sự của việc dào tạo đội ngũ các nhà kinh doanh giỏi.

Để trở thành một nhà doanh nghiệp giỏi cần:

- Am hiểu sâu sắc tình hình thị trường trong và ngoài nước.

- Có kiến thức về kinh doanh quốc tế, luật pháp, tập quán buôn bán.

- Giỏi ngoại ngữ.

- Biết cách đàm phán, thương thuyết, có tinh thần hợp tác.

- Có đầu óc thực tiễn, biết tính toán đến không chỉ lợi ích của doanh nghiệp mà còn cả lợi ích chung của nền kinh tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro