ktnt11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1- Khái niệm về chính sách ngoại thương:

Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác  định trong lĩnh vực ngoạüi thương của một nước trong thời kỳ nhất định.

Chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế của một nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Chính sách ngoại thương trong từng thời kỳ có khác nhau, tuy nhiên, các chính sách ngoại thương đều có tác dụng bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và mở rộng thị trường ra quốc tế.

2- Các phương pháp áp dụng trong chính sách ngoại thương

Phương pháp ở đây có nghĩa là cách thức thực hiện những mục tiêu mà chính sách ngoại thương đề ra thông qua việc lựa chọn những biện pháp áp dụng thích hợp. Có hai phương pháp:

- Phương pháp tự định: Nhà nước tự mình  quyết định những biện pháp ngoại thương khác nhau với mức độ khác nhau trong các quan hệ buôn bán với nước ngoài.

Cơ sở để thực hiện phương pháp tự định là quyền độc lập, tự chủ, tự quyết của mỗi quốc gia. Các chính phủ căn cứ vào tình hình kinh tế trong và ngoài nước để đưa ra các biện pháp đối với từng ngành ,từng quan hệ buôn bán với nước ngoài với mức độ khác nhau .

- Phương pháp thương lượng: Nhà nước thực hiện thương lượng với các bên tham gia quan hệ buôn bán thỏa thuận. lựa chọn các biện pháp và mức độ áp dụng nó vào quan hệ buôn bán lẫn nhau. Phương pháp này được thực hiện dưới hình thức ký kết những hiệp định song phương và đa phương.

3.Các nguyên tắc điều chỉnh buôn bán quốc tế:

a- Nguyên tắc tương hỗ:

Trên  nguyên tắc này các bên dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng nhau trong quan hệ mua bán.Mức độ ưu đãi và điều kiện nhân nhượng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của các bên tham gia. Bên yếu hơn sẽ bị lép vế và thường bị buộc phải chấp nhận những điều kiện do bên có thực lực kinh tế mạnh hơn đưa ra.

Ngày nay, các nước ít áp dụng nguyên tắc này hơn trong quan hệ buôn bán giữa các nước.

b Nguyên tắc “ Tối huệ quốc “ (Most Favoured Nation)Nước được ưu đãi nhất:

-K/N :Nguyên tắc “ Tối huệ quốc “ (MFN) là biểu hiện của việc “ không phân biệt đối xử “ trong quan hệ mậu dịch giữa các nước.  Nó có nghĩa là các bên tham gia trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ dành cho các nước khác.

  Nguyên tắc này được hiểu theo hai cách:

Cách thứ nhất: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trong các quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế đã hoặc sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ ba nào, thì cũng được dành cho bên tham gia kia được hưởng một cách không điều kiện.

Cách thứ hai: Hàng hóa di chuyển từ một bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải chịu mức thuế và các phí tổn cao hơn, không bị chịu những thủ tục phiền hà hơn so với hàng hóa nhập khẩu từ nước thứ ba khác.

-Mục đích  của việc sử dụng nguyên tắc MFN trong buôn bán quốc tế là nhằm chống phân biệt đối xử, làm cho điều kiện cạnh tranh giữa các bạn hàng ngang bằng nhau, nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước phát triển.

-Mức độ và phạm vi áp dụng nguyên tắc MFN ;phụ thuộc vào mức độ quan hệ thân thiện giữa các nước với nhau

-Cách thức áp dụng nguyên tắc MFN: Nhìn chung có hai cách áp dụng:

Cách thứ nhất: Áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện: Quốc gia được hưởng tối huệ quốc phải chấp nhận thực hiện những điều kiện kinh tế và chính trị do Chính phủ của quốc gia cho hưởng đòi hỏi.

Cách thứ hai: Áp dụng chế độ tối huệ quốc không điều kiện: là nguyên tắc quốc gia này choquốc gia khác hưởng chế độ MFN mà không kèm theo điều kiện ràng buộc nào cả.

    Để đạt được chế độ MFN  của một quốc gia khác, có hai phương pháp thực hiện:

+ Thông qua đàm phán song phương để ký kết các hiệp định thương mại

+ Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

3) Nguyên tắc đối xử  trong nc’(Nation Treatment- NT):

Nghĩa là sau khi đã thỏa thuận ng tắc này với đối tác thì pải đối xử với hàng hóa của đối tác như hàng hóa trong nc’ miễn là hàng hóa NK pải hoàn thành các thủ tục hải quan cần thiết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro