ktnt12

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mỗi nước đều có chính sách ngoại thương riêng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế riêng của từng nước, ở từng thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, chính sách phát triển ngoại thương của các nước có thể phân loại theo hai tiêu thức cơ bản sau:

- Phân loại theo mức độ tham gia của Nhà nước trong điều tiết hoạt động ngoại thương.

- Phân loại theo mức độ tiếp cận của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

A- Phân loại theo mức độ tham gia của Nhà nước trong điều tiết hoạt động ngoại thương

1- Chính sách mậu dịch tự do

1.1-  Khái niệm:

Chính sách mậu dịch tự do có nghĩa là nhà nước  không can thiệp trực tiếp vào quá trình điều tiết ngoại thương mà mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho hàng hóa và tư bản được tự do lưu thông giữa trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển trên cơ sở quy luật tự do cạnh tranh.

Đặc điểm chủ yếu của chính sách mậu dịch tự do là:

- Nhà nước không sử dụng các công cụ để điều tiết xuất khẩu và nhập khẩu.

- Quá trình nhập khẩu và xuất khẩu được tiến hành một cách tự do.

- Quy luật tự do cạnh tranh điều tiết sự hoạt động của sản xuất tài chính và thương mại trong nước.

1.2-  Ưu và nhược điểm của chính sách mậu dịch tự do:

Ưu điểm:

- Mọi trở ngại thương mại quốc tế bị loại bỏ, giúp thúc đẩy sự tự do hóa lưu thông hàng hóa giữa các nước.

- Làm thị trường nội địa phong phú hàng hóa hơn, người tiêu dùng có điều kiện thỏa mãn nhu cầu của mình một cách tốt nhất.

-Tạo môi trường cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa, kích thích các nhà sản xuất phát triển và hoàn thiện.

- Nếu các nhà sản xuất trong nước đã đủ sức mạnh cạnh tranh với các nhà tư bản nước ngoài thì chính sách mậu dịch tự do giúp các nhà kinh doanh bành trướng ra ngoài.

Nhược điểm:

- Thị trường trong nước điều tiết chủ yếu bởi quy luật tự do cạnh tranh cho nên nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, phát triển mất ổn định.

- Những nhà kinh doanh sản xuất trong nước phát triển chưa đủ mạnh, thì dễ dàng bị phá sản trước sự tấn công của hàng hóa nước ngoài.

Chính bởi những nhược điểm này mà ngày nay trên thế giới, ngay cả những nước có nền kinh tế mạnh nhất như  Mỹ, Nhật  đều không thực hiện chính sách mậu dịch tự do đối với tất cả các ngành hàng, mà chỉ thực hiện sự tự do mậu dịch trong một số ngành hàng đủ mạnh, cạnh tranh được với hàng hóa nước ngoài và cũng chỉ thực hiện trong một thời gian nhất định.

2- Chính sách bảo hộ mậu dịch

2.1- Khái niệm:

Chính sách bảo hộ mậu dịch là chính sách ngoại thương của các nước nhằm một mặt sử

dụng các biện pháp để bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh  của hàng hóa ngoại nhập, mặt khác Nhà nước nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước bành trướng ra thị trường nước ngoài.

Đặc điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch là:

- Nhà nước sử dụng những biện pháp thuế và phi thuế : thuế quan, hệ thống thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật... để hạn chế hàng hóa nhập khẩu.

- Nhà nước nâng đỡ các nhà sản xuất nội địa bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, giá tiền tệ nội địa, trợ cấp xuất khẩu...để họ dễ dàng bành trướng ra thị trường nước ngoài.

2.2- Ưu và nhược điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch:

Ưu điểm:

- Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu.

- Bảo hộ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước, giúp họ tăng cường sức mạnh trên thị trường nội địa.

- Giúp các nhà xuất khẩu tăng sức cạnh tranh  để xâm chiếm thị trường nước ngoài.

- Giúp điều tiết cán cân thanh toán của quốc gia, sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ thanh toán của mỗi nước.

Nhược điểm:  Nếu bảo hộ thị trường nội địa quá chặt chẽ sẽ:

- Làm tổn thương đến sự phát triển thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cô lập  kinh tế của một nước đi ngược lại xu thế của thời đại ngày nay là quốc tế hóa đời sống kinh tế toàn cầu.

- Tạo điều kiện để phát triển sự bảo thủ và trì trệ trong các nhà kinh doanh nội địa, kết quả là mức bảo hộ kinh tế ngày càng cao, càng làm cho sức cạnh tranh của các ngành không còn linh hoạt, hoạt động kinh doanh và đầu tư không mang lại hiệu quả. Đây sẽ là nguy cơ cho sự phá sản trong tương lai của các ngành sản xuất trong nước nếu quốc gia này phải chịu áp lực cạnh tranh trên thị trường thế giới và yêu cầu giảm hàng rào thuế quan khi gia nhập WTO hoặc các khu vực mậu dịch tự do trên thế giới.

- Người tiêu dùng bị thiệt hại như hàng hóa kém đa dạng, mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng hàng hóa kém cải tiến, giá cả hàng hóa đắt....

3- Chính sách hỗn hợp

chính vì cả chính sách tự do mậu dịch và chính sách bảo hộ mậu dịch đều có những ưu điểm và nhược điểm cho nên không một nước nào trên thế giới thi hành chính sách này hay chính sách khác một cách tuyệt đối mà sẽ duy trì chính sách mậu dịch tự do trong một số ngành hàng đối với một số thị trường trong một thời gian nhất định, còn một số ngành khác thihành chính sách bảo hộ mậu dịch (với mức độ khác nhau) trên những thị trường khác nhau.

B- Phân loại theo mức độ tiếp cận của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới

1- Chính sách hướng nội (Inward Oriented Trade Policies):

Là chính sách mà nền kinh tế ít có quan hệ với thị trường thế giới, phát triển tự lực cánh sinh bằng sự can thiệp tuyệt đối của Nhà nước. Với mô hình này, nền kinh tế thực hiện chính sách công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu.

Ưu điểm:

- Thị trường nội địa được bảo hộ chặt chẽ, nhờ đó mà nền công nghiệp còn non yếu  trong nước có thể phát triển được trong điều kiện không phải trực diện với cạnh tranh; đặc biệt ở những nước mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên.

- Là mô hình phát triển dựa vào nguồn tài lực bên trong, cho nên mọi tiềm lực quốc gia được huy động cao độ cho công cuộc phát triển kinh tế.

- Phát triển kinh tế trong nước ít chịu sự tác động của thị trường thế giới, nên tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy thấp nhưng ổn định.

Nhược điểm:

- Hàng hóa sản xuất không mang tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Nhiều ngành kinh tế của quốc gia phát triển không có hiệu quả, vì không phát triển dựa vào lợi thế mà chỉ dựa vào nhu cầu của nền kinh tế đóng cửa.

- Mất cân đối trong cán cân thương mại, vì nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu bị hạn chế

.- Vay nợ nước ngoài lớn, trả nợ khó khăn.

2- Chính sách hướng ngoại  (Outward Oriented Trade Policies):

Là chính sách mà nền kinh  tế lấy xuất khẩu làm động lực để phát triển. Tham gia vào quá trình phân công lao động khu vực và quốc tế, chuyên môn hóa vào sản xuất những sản phẩm mà quốc gia có lợi thế phát triển, về thực chất, đây là chính sách “mở cửa“ kinh tế để tham gia vào quá rình quốc tế hóa kinh tế toàn cầu.

Ưu điểm :

- Tạo ra sự năng động trong sự phân công lao động quốc tế

- Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu làm cho nền kinh tế phát triển năng động vì các doanh nghiệp luôn trực diện với cạnh tranh, sản phẩm và dịch vụ của họ phải có khả năng đảm bảo cạnh tranh (về chất lượng, giá cả...) với các sản phẩm khác trên thế giới.

- Mở cứa kinh tế tạo điều kiện cho cạnh tranh phát triển, là động lực thúc đẩy cải tổ nền kinh tế, hợp lý hóa sản xuất, đầu tư mới công nghệ.

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu là nhân tố quan trọng  làm lành mạnh hóa môi trường tài chính quốc gia: giảm bớt vay nợ, thực hiện cân bằng cán cân thanh toán và cán cân buôn bán quốc tế.

- Chính sách hướng về xuất khẩu còn được xem như là một chính sách ngoại thương tạo ra sự công bằng hơn trong nền kinh tế.

Ngày nay, khi xu hướng nhất thể hóa nền kinh tế toàn cầu gia tăng, mô hình kinh tế hướng ngoại đẩy mạnh xuất khẩu ngày càng khẳng định ưu thế phát triển và ngày càng được các nước áp dụng rộng rãi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro