ktnt7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

* Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước:

1) Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hoá đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.

Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như:

-     Đầu tư nước ngoài

-     Vay nợ, viện trợ

-     Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ

- Xuất khẩu sức lao động….

Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ…. tuy quan trọng, nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hoá đất nước vẫn là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.

            Ngoài ra xuất khẩu còn để dành ngoại tệ trả nợ, làm cân bằng cán cân mậu dịch.

2) Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Để xuất khẩu đạt hiệu quả cao thì phảixuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở:

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi ( các ngành liên quan)

- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.

- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước

- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường.

- Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường.

3) Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.

Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

4) Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam:

Kinh tế đối ngoại là quan hệ về kinh tế – thương mại – khoa học công nghệ của một quốc gia với bên ngoài.

Các hình thức quan trọng của kinh tế đối ngoại là: xuất khẩu, đầu tư, dịch vụ(du lịch, ngân hàng, bảo hiểm), xuất khẩu sức lao động.

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Xuấtkhẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế….Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại kể trên lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.

Thông qua cơ cấu hàng xuất khẩu của 1 quốc gia có thể biết được nước đó có và cần những loại hàng hóa, dịch vụ gì. Qua đó các nước khác sẽ bổ sung những thứ còn thiếu nhằm thu được lợi nhuận tối đa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro