KTTCChuong 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

32

Chương 2:

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN,  ĐẦU TƯ NGẮN HẠN,

 CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ ỨNG TRƯỚC

2.1. Kế toán vốn bằng tiền

2.1.1. Nhiệm vụ kế toán

    Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của DN thuộc tài sản lưu động đóng vai trò là vật ngang giá chung trong các quan hệ mua bán thanh toán của DN

       Vốn bằng tiền của DN nếu xét theo địa điểm bảo quản bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ, Tiền gửi ngân hàng và Tiền đang chuyển nếu xét theo nội dung cấu thành bao gồm:tiền Việt Nam  ngoại tệ, vàng bạc đá quý.

VBT là loại TSLĐ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động SXKD của DN .Nó phản ánh khả năng thanh toán và tình hình tài chính  của DN.Nó có ảnh hưởng và cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều khoản mục trên BCTC của DN.Đồng thời nó là một bộ phận quan trọng của TSLĐ có tính “thanh khoản” cao nhất có tính “lưu động” cao nhất nên yêu cầu quản lý cũng phải rất chặt chẽ và rất cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng nó.

Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ theo các nguyên tắc, chế độ quản lý tiền tệ của Nhà nước sau đây:

- Kế toán VBT sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam.

- Trường hợp sử dụng VBT là ngoại tệ phải qui đổi ra đồng Việt nam theo tỷ giá được xác định như sau:

 Đối với các Tài khoản thuộc loại chi phí, doanh thu, thu nhập, vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, bên Nợ các tài khoản Nợ phải thu hoặc bên Có các tài khoản Nợ phải trả ... Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch.tức là theo tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh hoặc TGBQ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán

- Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản Nợ phải thu và bên Nợ của các tài khoản Nợ phải trả khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải đựợc ghi sổ kế toán theo tỷ giá trên sổ  (được tính theo 1trong 4 phương pháp: Bình quân gia quyền ; Nhập trứơc xuất trước; Nhập sau xuất trước;Thực tế đích danh

- Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng CĐKT .Chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại (sau khi bù trừ giữa lãi và lỗ tỷ giá thì được ghi nhận vào Báo cáo KQKD

-Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ  và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ vào cuối năm tài chính thì được ghi nhận ngay vào doanh thu hoạt động tài chính(bên cóTK 515)(nếu lãi tỷ giá hối đoái)và chi phí hoạt động tài chính (bên nợ TK635)(nếu lỗ tỷ giá hối đoái)

-Đồng thời ngoài việc phản ánh giá trị các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là ngoại tệ vào các tài khoản trong bảng thì số nguyên tệ gốc sẽ được theo dõi trên sổ kế toán chi tiết của các Tk VBT ,công nợ phải thu ,công nợ phải trả và trênTK 007.

- Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế mua, bán

   -Đối với các loại vàng bạc, đá quý, phải được qui đổi ra đồng Việt nam tại thời điểm phát sinh .Khi nhập qui đổi theo giá thực tế <giá thực tế của nghiệp vụ phát sinh hoặc giá của ngân hàng địa phương nơi DN có trụ sở hoạt động công bố> .Khi xuất thì phải qui đổi theo một trong 4 phương pháp sau:BQGQ,NTXT, NSXT,TTĐD Ngoài việc theo dõi về mặt giá trị phải theo dõi chi tiết cả về số lượng, trọng lượng, quy cách và phẩm chất của từng loại .trên các sổ kế toán chi tiết của nhóm VBT                                                                 

- Để phản ánh và giám đốc chặt chẽ vốn bằng tiền, kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động của từng loại vốn bằng tiền

- Giám đốc chặt chẽ việc chấp hành các chế độ  thu chi tiền mặt, tiền gửi,  quản lý ngoại tệ, vàng bạc, đá quý.

2.1.2. Kế toán tiền mặt

-  Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ (két) của doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt nam,  ngoại tệ, vàng bạc, đá quý,  tín phiếu và ngân phiếu.

-  Trong mỗi doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của mình. Số tiền thường xuyên tồn quỹ phải được tính toán định mức hợp lý, mức tồn quỹ này tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động của DN.Ngoài số tiền trên doanh nghiệp phải gửi tiền vào Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác.

- Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện.Thủ quỹ không được trực tiếp mua bán vật tư, hàng hoá,  hoặc không được kiêm nhiệm công tác kế toán. Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt đều phải có chứng từ hợp lệ chứng minh và phải có chữ ký của Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị. Sau khi thực hiện thu chi tiền, thủ quỹ giữ lại các chứng từ để cuối ngày ghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ. Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ được lập thành 2 liên, một liên lưu lại làm sổ quỹ, một liên làm báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu, chi gửi cho kế toán tiền mặth. Số tồn quỹ cuối ngày phải khớp đúng với số dư cuối ngày trên sổ quỹ.

- Các chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt:

+ Phiếu thu                 Mẫu 02-TT/BB

+ Phiếu chi                 Mẫu số 01- TT/BB

+ Bảng kê vàng bạc, đá quý        Mẫu số 06- TT/BB

+ Bảng kiểm kê quỹ- Mẫu số 07a – TT/BB và mẫu số 07b –TT/BB

Các chứng từ sau khi đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ được ghi chép, phản ánh vào các sổ kế toán liên quan bao gồm:

+ Sổ quỹ tiền mặt

+ Các sổ kế toán tổng hợp(tuỳ theo hình thức kế toán)

+  Sổ kế toán chi tiết liên quan đến tiền Việt nam đến từng loại ngoại tệ, vàng bạc đá quý...cả về số lượng và giá trị.

    Sau đây  là mẫu sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ

SỔ QUỸ TIỀN MẶT

( Kiêm báo cáo quỹ)

Ngày .... Tháng......Năm...

Số hiệu chứng từ    Diễn giải    TK    đối ứng    Số tiền   

Thu    Chi            Thu    Chi   

        Số dư đầu ngày

Phát sinh trong ngày

........

................

        Cộng phát sinh

Số dư cuối ngày               

Kèm theo.... chứng từ thu                    Ngày ... tháng ...Năm

Kèm theo.....chứng từ chi                             Thủ quỹ ký

Để phán ánh tình hình thu chi và tồn quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 111 “ Tiền mặt”, tài khoản 111 có kết cấu như sau:

    Bên Nợ: + Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc... nhập quỹ

+Lãi tỷ giá hối đoái khi đánh giá lại số dư ngoại tệ lúc cuối kỳ.

            + Số tiền mặt thừa phát hiện khi kiểm kê

    Bên Có:  +  Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc.. xuất quỹ            +Lỗ tỷ giá hối đoái khi đánh giá lại số dư ngoại tệ lúc cuối kỳ

+ Các khoản tiền mặt phát hiện thiếu khi kiểm kê

    Số dư bên Nợ :  Số tiền mặt tồn quỹ hiện có

Tài khoản 111 có 3 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 1111- Tiền Việt Nam

+ Tài khoản 1112 - Ngoại tệ

+ Tài khoản  1113 - Vàng bạc, đá quý, kim khí quý

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như TK 112, TK 113, TK331,TK 152, TK 211, TK 133, .....

Trình tự kế toán tiền mặt

1) Kế toán các khoản thu chi bằng tiền Việt Nam

- Các nghiệp vụ thu tiền

Nợ TK 111- Tiền mặt

      Có TK 511, 512, 515,338(7) - DT BH và CCDV, DT nội bộ và DT tài chính,DT nhận trước và TK 333(1)(nếu có)

      Có TK 711  Thu nhập hoạt động khác và TK 333(1)(nếu có)

Có TK 131,136, 138, - Thu hồi các khoản Nợ phải thu

    Có TK 141,144, 244 - Thu hồi các khoản tạm ứng,ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn

Có TK 121,221,128, 222,228 - Thu hồi tiền đầu tư ngắn hạn và dài hạn

    Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 338,344 –Nhận ký quỹ ngắn hạn và dài hạn

Có TK 411,441,431,461...Tăng các nguồn vốn kinh doanh bằng tiền mặt

Có TK338(1)Kiểm kê phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý

Có TK liên quan khác-các nguồn khác làm tăng tiền của DN.

-  Các nghiệp vụ chi tiền mặt

Nợ TK 152,153, 156, 151(hoặc TK 611)và TK 133(1)(nếu có) Chi tiền muavật tư,hànghoá

Nợ TK 211,213 và TK 133(2)<nếu có> Chi tiền mua TSCĐ

Nợ TK 621,622,627,642,641,635,811,241 và TK 133(nếu có)Các chi phí SXKD phát sinh bằng tiền

Nợ TK 331, 311,315,341,342  trả nợ cho người bán, trả nợvay NH,DH,nợDH,nợ DH đến hạn trả

Nợ TK 333, 334, 336 - Chi tiền thanh toán nợ thuế ,phí với nhà nước, trả lương các khoản khác cho CNV,các khoản phải trả nội bộ

Nợ TK 112, 113 - Chi tiền gửi vào ngân hàng, gửi qua bưu điện, nộp thuế...

Nợ TK 121, 221, 128, 222, 228- Chi tiền đầu tư

Nợ TK 144, 244 - Chi tiền ký quỹ, ký cược NH,DH

Nợ các TK411,431,441,461 Chi tiền từ các quỹ

Nợ TK 138(1)Kiểm kê phát hiện thiếu tiền

Nợ TK liên quan khác-chi tiền cho các nhiệm vụ khác

    Có TK 111 - Tiền mặt

2) Kế toán các khoản thu chi bằng ngoại tệ<chuẩn mực 10-TT105>

Ngoài việc sử dụng các TK thuộc nhóm VBT, TK 007,kế toán còn sử dụng TK 413 để phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính trong đó bên nợ TK 413 phản ánh lệch lỗ tỷ giá hối đoái,bên có TK 413 phản ánh chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái

Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

    a) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác thu tiền bằng ngoại tệ nhập quỹ, kế toán quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt nam  theo tỷ giá  giao dịch  ghi:

    Nợ TK 111 (2) - Tiền mặt ( Theo tỷ giá giao dịch )

    Có TK 511,512,515,338(7) Theo tỷ giá giao dịch )

    Có TK 711- Thu nhập khác Theo tỷ giá giao dịch )

Có TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp(nếu có)Theo tỷ giá giao dịch )

    b) Khi thanh toán Nợ phải thu bằng ngoại tệ, nhập quỹ tiền mặt

+ Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:

   Nợ TK 111 (2)- Tiền mặt ( Theo tỷ giá giao dịch

    Có TK 131, 136 ,138  (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán)

    Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch tỷ giá giao dịch lớn hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 131,136,138-tỷ giá lúc cho nợ)

+ Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải thu (tỷ giá giao dịch nhỏ hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán các tài khoản 131,136,138 ) thì ghi :

    Nợ TK 111 (1112) - Tỷ giá  giao dịch

    Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

    Có TK 131,136.138 (tỷ giá hối đoái ghi trên sổ kế toán)   

c) Khi xuất quỹ ngoại tệ để mua tài sản, vật tư, hàng hoá và chi trả các khoản chi phí bằng ngoại tệ:

+ Trường hợp phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì

  Nợ TK 151,152, 153, 156, (611), 211,213,621, 627, 641,642...(Tỷ giá giao dịch

Nợ TK 133 (nếu có)Tỷ giá giao dịch

    Có TK 111 (2)- Tiền mặt (Tỷ giá ghi  sổ  TK 1112 )

    Có TK 515 - DTTC  (Số chênh lệch tỷ giá giao dịch  lớn hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán)

+ Trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi

:Nợ TK 151,152, 153, 156, 611, 211, 213,621,627,641, 642 ...(Tỷ giá giao dịch

     Nợ TK 635- Chi phí tài chính  (số lỗ tỷ giá)

    Có TK 111 (1112) - Tỷ giá hối đoái ghi trên sổ kế toán TK 1112

d) Khi xuất quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ để trả nợ cho người bán, nợ vay....

+ Nếu phát sinh lãi trong giao dịch thanh toán nợ phải trả

  Nợ TK 311, 315, 331,336,338,341,342 (tỷ giá ghi trên sổ kế toán các TK  nợ phải trả)-tỷ giá lúc nhận nợ

    Có TK 111 (2) –Tiền mặt  ( Tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 1112)

    Có TK 515- Doanh thu tài chính  (Số chênh lệch tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK nợ phải trả lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112)

+ Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả

    Nợ các TK 311, 315, 331,336,338,341,342 (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán các TK  nợ phải trả)-tỷ giá lúc nhận nợ

    Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)

    Có TK 111 (1112) Tỷ giá ghi trên sổ kế toánTK 111(2)     

    e) Cuối kỳ kế toán, đánh giá lại số dư tiền mặt có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm lập báo cáo tài chính:

    - Trường hợp có lãi (tỷ giá hối đoái tăng) thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:

      Nợ TK 111 - Tiền mặt (1112)

        Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá    

    - Trường hợp bị lỗ  (tỷ giá hối đoái giảm)  thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:

    Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá

        Có TK 111 - Tiền mặt (1112)

    h) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm:

+ Kết chuyển Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái vào cuối năm tài chính:

Nợ TK 413

    Có TK 515 - Doanh thu tài chính

+ Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái vào cuối năm tài chính:

    Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

        Có TK 413

Các nghiệp vụ liên quan đến vàng bạc đá quí sử dụng TK 111(3) và được hạch toán tương tự như đối với tiền mặt là tiền việt nam

Khi nhập quỹ vàng bạc đá quí

Nợ TK 111(3)

Có TK liên quan

Khi xuất quỹ vàng bạc đá quí

Nợ TK liên quan

Có TK111(3)

phần chênh lệch giữa giá xuất và giá nhập thì tuỳ từng trường hợp cụ thể có thể chọn TK412 hoặc các tài khoản doanh thu ,chi phí tương ứng...

2.1.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng

    Theo chế độ sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt thì số tiền của DN sau khi để lại quỹ tiền mặt  thì phải gửi vào các ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn về tài sản ,đảm bảo khả năng thanh toán hiệu quả và góp phần tăng thu nhập cho DN.

Tiền gửi ngân hàng là số tiền mà doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, kho bạc Nhà nước  hoặc các công ty tài chính bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng bạc đá quý...

Các nguyên tắc kế toán tiền gửi ngân hàng.

-Tuân thủ các nguyên tắc qui định đối với nhóm VBT nói chung

-Căn cứ để ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi của doanh nghiệp là các giấy báo Có , giấy baó Nợ hoặc các bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản...Khi nhận được các chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán phải tiến hành kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu kế toán của đơn vị với ngân hàng thì thông báo cho ngân hàng đối chiếu xác minh lại.Nếu đến cuối kỳ vẫn chưa xác định được nguyên nhân thì số chênh lệch vẫn phải ghi theo chứng từ của ngân hàng và số chênh lệch được theo dõi riêng ở tài khoản phải thu khác(TK 138(8)hoặc TKphải trả khác (TK 338(8).Sang kỳ sau phải tiếp tục tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.   

Đối với những doanh nghiệp có những tổ chức, bộ phận trực thuộc, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi, mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán.

 Kế toán phải tổ chức kế toán chi tiết theo từng ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.

    Kế toán sử dụng Tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng” để phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có về các khoản tiền gửi của doanh nghiệp, TK 112 có kết cấu như sau:

    Bên Nợ : Các khoản tiền gửi tăng (gửi vào ngân hàng,lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại ,chênh lệch số liệu NH.lớn hơn số liệu của DN)

Bên Có : Các khoản tiền gửi giảm(rút ra từ ngân hàng,lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại ,chênh lệch số liệu NH.nhỏ hơn số liệu của DN)

    Số dư bên Nợ :Số tiền gửi hiện còn gửi ở các ngân hàng

Tài khoản 112 được mở 3 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 1121- Tiền Việt Nam

Tài khoản 1122 -Ngoại tệ

Tài khoản 1123 -Vàng bạc, kim khí quý, đá quý

Ngoài ra kế toán còn sử dụng nhiều tài khoản liên quan khác..

    Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

1) Các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi Việt nam

Nhìn chung các nghiệp vụ liên quan đến TGNH đều giống như tiền mặt .Một số nghiệp vụ kinh tế khác

-  Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại ngân hàng, ghi;

    Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

        Có TK 111 - Tiền mặt

- Thu lãi tiền gửi Ngân hàng,

    Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng,111,138

        Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

- Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ

    Nợ TK 111 - Tiền mặt

        Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

-Trích tiền gửi ngân hàng để thanh toán nợ nhưng chưa nhận được giấy báo nợ

Nợ TK 113

Có TK 112

-Khi nhân được giấy báo có về các khoản tiền đang chuyển đã vào TK TGNH

Nợ TK112

Có TK 113

Các nghiệp vụ liên quan đến chênh lệch số liệu giữa NH và DN

Trường hợp 1:

Số liệu NH>số liệu của DN chưa rõ nguyên nhân đến cuối kỳ xử lý:(căn cứ chứng từ của NH)

Nợ TK 112

Có TK 338(8)

Sang kỳ sau khi tìm được nguyên nhân :

Nếu NH ghi đúng ,DN ghi sai

Nợ TK 338(8)

Có TK lq(511,131...)

Nếu NH ghi sai,DN ghi đúng thì chữa sổ kế toán:ghi đảo,ghi âm

Trường hợp 2:

Số liệu NH<số liệu của DN chưa rõ nguyên nhân đến cuối kỳ xử lý:(căn cứ chứng từ của NH)

Nợ TK 138(8)

Có TK 112

Sang kỳ sau khi tìm được nguyên nhân :

Nếu NH ghi đúng ,DN ghi sai

Nợ TK lq(331,621,641,642...)

Có TK 138(8)

Nếu NH ghi sai,DN ghi đúng thì chữa sổ kế toán:ghi đảo,ghi âm

Các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ ,vàng bạc đá quí thì tương tự như đối với tiền mặt

2.1.4. Kế toán tiền đang chuyển

    Tiền đang chuyển là khoản tiền mặt, tiền séc đã xuất khỏi quỹ của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi vào Bưu điện để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hoặc Có của Ngân hàng,hoặc các chứng từ của bên nhận tiền chứng minh DN đã trả tiền

    Tiền đang chuyển gồm tiền Việt nam và ngoại tệ đang chuyển trong các trường hợp sau đây:

- Thu tiền mặt hoặc nộp séc nộp thẳng vào Ngân hàng không qua quỹ

-Xuất quỹ TM gửi vào NH ,kho bạc nhưng chưa nhận được giấy báo có

- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác

    - Thu tiền bán hàng nộp thuế ngay cho Kho bạc Nhà nước

-Chuyển TGNH để thanh toán các khoản nợ nhưng chưa nhận được giấy báo nợ

Để theo dõi các khoản tiền đang chuyển, kế toán sử dụng Tài khoản 113- Tiền đang chuyển. Kết cấu của tài khoản này như sau

    Bên Nợ : Các khoản tiền đang chuyển phát sinh tăng trong kỳ.(2 nội dung khác TM, TGNH 3 nội dung)

    Bên Có:Các khoản tiền đang chuyển phát sinh giảm trong kỳ.

     Số dư bên Nợ: Các khoản tiền còn đang chuyển.

    Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển được mở 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1131 - Tiền Việt nam

    - Tài khoản 1132 - Ngoại tệ

Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Các nghiệp vụ phát sinh tăng

1) Thu tiền bán hàng hoặc các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt, séc nộp thẳng vào Ngân hàng (không qua quỹ) :

 Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển

        Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp(nếu có)       

Có TK 511, 512 - Doanh thu bán hàng và bán hàng nội bộ

        Có TK 515, 711 – Doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác

2) Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có

      Nợ TK  113 - Tiền đang chuyển

        Có TK 111 - Tiền mặt  ( 1111, 1112)

3)Nợ TK 113

Có TK111

4) Làm thủ tục chuyển tiền từ  tài khoản ở ngân hàng để trả nợ nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng,  ghi:

Nợ TK  113 - Tiền đang chuyển

        Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng(1121,1122)

5) Khách hàng trả trước hoặc thanh toán tiền mua hàng bằng séc, doanh nghiệp đã nộp séc vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có  của Ngân hàng:

    Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển

        Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Các nghiệp vụ phát sinh giảm

6) Khi doanh nghiệp nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng về số tiền đã chuyển trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ: hoặc các khoản nợ khác

    Nợ TK 331,315,336,338...

        Có TK 113 - Tiền đang chuyển

7) Khi doanh nghiệp nhận được giấy báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào TK TGNH,  ghi:

    Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

        Có TK 113 - Tiền đang chuyển

2.2. Kế toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

    - Đầu tư tài chính là hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn để tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như: Mua bán chứng khoán; góp vốn liên doanh; cho vay lấy lãi; kinh doanh bất động sản; cho thuê tài sản....Tuỳ theo thời hạn thu hồi vốn mà các khoản đầu tư tài chính được chia thành 2 loại : Đầu tư  tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính  dài hạn.

    - Đầu tư ngắn hạn là việc doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn đầu tư không quá 1 năm.

-Đầu tư dài hạn là việc doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn đầu tư trên 1 năm.

    - Kế toán đầu tư  tài chính có nhiệm vụ: 

+ Phản ánh, ghi chép kịp thời chính xác, đầy đủ số hiện có và tình hình tăng giảm các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp

+ Kiểm tra và giám đốc chặt chẽ các khoản chi phí cũng như các khoản thu nhập trong quá trình đầu tư trong từng kỳ kế toán nhằm  xác định  chính xác kết quả của hoạt động đầu tư tài chính.

2.2.1. Kế toán đầu tư chứng khoán ngắn hạn

    Chứng khoán là công cụ và cũng là hàng hoá trong thị trường tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ những người có vốn để dành tới những người thiếu vốn nhưng có cơ hội kinh doanh . Chứng khoán là các loại cổ phiếu, trái phiếu có thể mua bán trên thị trường kể cả các loại tín phiếu của kho bạc hay kỳ phiếu của Ngân hàng. Trong đó:

    - Cổ phiếu là phiếu xác nhận vốn góp của chủ sở hữu vào doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mới thành lập . Chủ sở hữu cổ phiếu có quyền tham gia đại hội cổ đông, có thể ứng cử và bầu cử vào hội đồng quản trị... và được hưởng lợi tức cổ phần trên cơ sở kết quả hoạt động đồng thời cũng phải gánh chịu những tổn thất khi doanh nghiệp bị thua lỗ, giải thể hoặc phá sản theo điều lệ của luật doanh nghiệp và luật phá sản. Cổ phiếu gồm có : Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

    - Trái phiếu là những chứng chỉ vay nợ có kỳ hạn do Nhà nước hoặc doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển, bao gồm :

    + Trái phiếu chính phủ

    + Trái phiếu địa phương

    + Trái phiếu công ty:

     Chứng khoán ngắn hạn là loại chứng khoán có thể thu hồi trong vòng 1 năm; chứng khoán dài hạn là loại chứng khoán có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm.

        Hạch toán chứng khoán cần tôn trọng các quy định có tính nguyên tắc sau:

    - Giá trị các loại chứng khoán phải được ghi sổ theo giá gốc bao gồm giá mua,  và các chi phí mua cần thiết khác để có được chứng khoán như chi phí môi giới, thuế, lệ phí và phí ngân hàng...

    - Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại chứng khoán theo mục đích đầu tư, theo từng đối tác đầu tư, theo mệnh giá và giá mua thực tế

    - Đối với chứng khoán đầu tư ngắn hạn  bao gồm cả những chứng khoán dài hạn mua vào để bán có thời hạn thu hồi vốn không quá 1 năm.

    - Cuối niên độ kế toán, nếu giá thị trường của chứng khoán bị giảm xuống thấp hơn giá gốc thì phải lập  dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.

    - Lãi định kỳ của cổ phiếu, trái phiếu và lãi thu được do việc bán chuyển nhượng chứng khoán được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính còn các khoản lỗ khi bán chứng khoán ,các khoản chi phí phát sinh khi bán chứng khoán các khoản trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán thì được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính 

    Để theo dõi tình hình hiện có và biến động của các loại chứng khoán kế toán sử dụng  Tài khoản 121  “ Đầu tư chứng khoán ngắn hạn”

Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn mua vào hoặc chuyển đổi từ chứng khoán đầu tư dài hạn, lãi định kỳ được dùng để đầu tư mới

    Bên Có: Phản ánh trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn bán ra, đáo hạn hoặc được thanh toán

    Số dư bên Nợ : Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn do doanh nghiệp đang nắm giữ. ; Tài khoản 121  có 2 tài khoản cấp 2:   

Tài khoản 1211 “ Cổ phiếu ”

    Tài khoản 1212 “ Trái phiếu “

Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Quá trình đầu tư chứng khoán bắt đầu mua

1- Khi doanh nghiệp mua  chứng khoán, căn cứ vào trị giá gốc, ghi:

    Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

        Có TK 111, 112, 141 - Mua bằng tiền mặt...

        Có TK 331, 311, 341- Mua bằng tiền vay

2- Khi chuyển đổi chứng khoán dài hạn thành chứng khoán ngắn hạn :

    Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

        Có TK 221 - Đầu tư chứng khoán dài hạn

3-Trường hợp lãi định kỳ được sử dụng để tiếp tục đầu tư, ghi:

    Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

        Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính-

Trong quá trình nắm giữ

- Nếu nhận lãi định kỳ, khi nhận được lãi  bằng tiền hoặc xác nhận số lãi phải thu, ghi:

    Nợ TK 111, 112, 138 - Nếu nhận bằng tiền, hoặc thông báo

        Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Phản ánh quá trình thu hồi chứng khoán

1- Khi bán, chuyển nhượng chứng khoán với giá  bán cao hơn giá gốc, ghi:

    Nợ TK 111, 112, 131- Tổng giá thanh toán

        Có TK 121- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Giá gốc)

        Có TK 515 ( Chênh lệch số tiền thanh toán cao hơn giá gốc)

- Khi bán, chuyển nhượng chứng khoán với giá bán nhỏ hơn giá gốc:

    Nợ TK 111, 112, 131 - Tổng giá thanh toán

    Nợ TK 635 (Chênh lệch số tiền thanh toán nhỏ hơn giá gốc)

        Có TK 121-Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (  giá gốc )

- Các chi phí về bán chứng khoán :

    Nợ TK 635 -  Chi phí hoạt động tài chính

        Có TK 111, 112, 338...

- Khi thanh toán chứng khoán đến hạn

    Nợ TK 111, 112 - Tổng giá thanh toán

        Có TK 121 -Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (  Giá gốc)

        Có TK 515 - Doanh thu nhập hoạt động tài chính (Phần lãi)

Trường hợp nhận lãi đầu tư dồn tích(xem TT 89)

SỔ CHI TIẾT ĐÂÙ TƯ  CHỨNG KHOÁN

                    TÀI KHOẢN :

Loại chứng khoán : .......................   Đơn vị phát hành.......................................

Mệnh giá :........................... Lãi suất : ...............Thời hạn thanh toán...................

Ngày  tháng ghi sổ    Chứng từ    Diễn giải    TK   đối ứmg    Số phát sinh    Số dư   

    Số hiệu    Ngày tháng            Mua vào    Xuất ra    Số lượng    Số   tiền   

                    Số   lượng    Số tiền    Số lượng    Số   tiền           

            Số dư đầu kỳ

.Số phát sinh

....................

            Cộng p. sinh                               

            Số dư cuối kỳ                               

2.2.2. Kế toán đầu tư ngắn hạn khác

Đầu tư ngắn hạn khác là những khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ngoài các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn:  Cho vay lấy lãi;  Đầu tư góp vốn liên doanh....

Trong quá trình hạch toán cần tôn trọng các quy định sau đây:

-  Góp vốn liên doanh là một hoạt động đầu tư tài chính mà doanh nghiệp dùng tài sản, vật tư, tiền vốn nhàn rỗi hoặc vốn vay để đầu tư vào một doanh nghiệp khác để cùng chia sẻ lợi ích hay rủi ro trong kinh doanh theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên.

+ Giá trị vốn góp liên doanh phải là giá trị vốn góp được các bên tham gia liên doanh thống nhất đánh giá và được chấp thuận trong biên bản góp vốn.

+ Trường hợp vốn góp liên doanh bằng vật tư, hàng hoá và TSCĐ nếu được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn thì số chênh lệch này được phản ánh vào TK 412 –  Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

+ Khi thu hồi vốn góp liên doanh, nếu bị thiệt hại do không thu hồi đủ vốn góp thì khoản thiệt hại này được hạch toán vào TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính.

+ Thu nhập của hoạt động liên doanh được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính, các khoản chi phí về hoạt động liên doanh (ngoài số vốn góp) được hạch toán vào chi phí chi phí hoạt động tài chính

+ Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi số vốn liên doanh đã góp theo từng đối tác, từng lần góp và từng khoản đã thu hồi

- Khi cho vay vốn phải theo dõi chi tiết từng khoản tiền cho vay theo từng đối tượng vay, phương thức vay, thời hạn và lãi suất cho vay.Tiền lãi cho vay vốn hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính ,các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình cho vay hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính  

Tài khoản sử dụng:  Tài khoản 128 - Đầu tư  ngắn hạn khác

Bên Nợ : Giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn  khác tăng

Bên Có : Giá trị các khoản đầu tư  ngắn hạn khác giảm

(Số dư bên Nợ :Giá trị đầu tư ngắn hạn khác hiện có

(Phản ánh giá trị vốn góp,và số vốn gốc cho vay)

Ngoài ra còn sử dụng những TK liên quan khác như 111,112,515,635,211,152,...

Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

a) Kế toán góp vốn liên doanh

Các nghiệp vụ liên quan đến tăng vốn góp

1) Khi dùng tiền để góp vốn liên donh

    Nợ TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác

        Có TK 111 , 112

2) Khi góp vốn bằng vật tư, hàng hoá:

    Nợ TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác (Theo giá trị được chấp thuận)

        Có TK 152, 153, 155, 156 - Theo giá ghi trên sổ kế toán

        Có TK 412 - Số chênh lệch giá vốn nhỏ hơn giá thoả thuận

Nếu trị giá vốn  góp lớn hơn giá thoả thuận thì số chênh lệch được ghi vào bên Nợ Tài khoản 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản

3) Khi góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định:

- Trường hợp giá thoả thuận cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ

    Nợ TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác (Trị giá vốn góp theo thoả thuận)

    Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ ( Giá trị hao mòn)

        Có TK 211 hoặc TK 213 - Nguyên giá

    Có TK 412 - Số chênh lệch giữa giá trị còn lại nhỏ hơn giá thoả thuận

- Trường hợp giá thoả thuận nhỏ hơn giá trị còn lại thì số chênh lệch được ghi vào bên Nợ Tài khoản 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

4) Trường hợp góp vốn liên doanh với công ty nước ngoài bằng giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, căn cứ vào trị giá vốn góp, ghi tăng nguồn vốn kinh doanh (Coi như nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp)

    Nợ TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác

        Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

5) Trường hợp dùng thu nhập thu được chia từ kết quả liên doanh để bổ sung vốn góp liên doanh:

    Nợ TK 128 -Đầu tư ngắn hạn khác (Trị giá vốn góp theo thoả thuận )

        Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Các nghiệp vụ liên quan đến giảm vốn góp

6) Khi thu hồi vốn góp liên doanh, căn cứ vào chứng từ giao nhận:

    Nợ TK 111, 112 - Thu hồi bằng tiền

    Nợ TK 152, 153, 155, 156, Thu hồi bằng vật tư, hàng hoá

    Nợ TK 211, 213 - Thu hồi bằng TSCĐ theo giá đánh lại

        Có TK 128 -  Đầu tư ngắn hạn khác

Trường hợp nếu số vốn thu hồi không đủ do liên doanh làm ăn thua lỗ được coi là một khoản thiệt hại và phải hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính, kế toán ghi:

    Nợ TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính

        Có TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác

Trong quá trình liên doanh sẽ có

7) Các khoản chi phí liên quan đến hoạt động liên doanh phát sinh (Lãi tiền vay để góp vốn, tiền thuê đất, các chi phí khác....)

    Nợ TK 635  - Chi phí hoạt động tài chính

    Nợ TK 133  - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

        Có TK 111, 112,...

8) Các khoản thu về liên doanh  phát sinh trong kỳ khi nhận được thông báo và khi nhận được khoản thu nhập được chia:

    Nợ TK 111, 112 - Khi nhận được tiền

    Nợ TK 138- Khi nhận được thông báo

    Nợ TK 128 - Dùng thu nhập liên doanh  bổ sung vốn góp 

        Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

b) Hoạt động cho vay vốn

1) Khi cho đơn vị khác vay vốn để lấy lãi

    Nợ TK 128 -Đầu tư ngắn hạn khác

        Có TK111,112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

2) Định kỳ tính và thu lãi về cho vay vốn

    Nợ TK 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

    Nợ TK 138 - Phải thu khác

        Có TK 515  - Doanh thu  hoạt động tài chính

3) Khi thu hồi vốn cho vay

    Nợ TK 111,112  - Số tiền gốc và lãi cho vay

        Có TK 128 -Đầu tư ngắn hạn khác ( Số tiền gốc)

4) Các chi phí khác có liên quan ngoài số vốn đã góp,và số thiệt hại nếu có do không thu hồi đủ vốn cho vay

Nợ TK 635

Có TK 111,112,...

        .4.Kế toán dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn

    Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư  ngắn hạn( chứng khoán ngắn hạn) là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất do giảm giá các loại đầu tư  ngắn hạn( chứng khoán ngắn hạn) của DN  có thể xảy ra trong năm kế hoạch

ý nghĩa:

-Về mặt tài chính:

Giá trị các khoản trích lập chính là nguồn tài chính bù đắp cho các khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch khi các chứng khoán đó thực sự bị giảm giá nhằm bảo toàn vốn của DN(chính là phần lợi nhuận tích luỹ để lại từ kỳ trước)

-Về mặt quản lý các tài sản:

Giúp cho việc tính ra giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản, nhờ đó thông tin về tình hình tài chính của DN sẽ trung thực hơn giá trị tài sản trên BCTC là giá trị thực có của DN

-Về mặt thuế.

Làm giảm thuế thu nhập doanh nghiêp phải nộp

    Một số quy định về lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn:

- Đối tượng trích lập dự phòng: Dự phòng giảm giá CKNH được trích lập cho  các chứng khoán ngắn hạn của DN  có giá thị trường bị giảm giá so với giá đang hạch toán trên sổ

-Điều kiện để trích lập:

+Các CKNH được DN đầu tư theo đúng qui định của pháp luật

+Các chứng khoán đó phải được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê lập báo cáo tài chính có giá thị trường nhỏ hơn giá gốc

-Thời điểm trích lập dự phòng:Là thời điểm kết thúc năm tài chính lập báo cáo tài chính năm

-Phương pháp trích lập:

Mức trích lập dự phòng=số lượng CKNH cần trích lậpDP*(Giá gốc-giá thị trường)

-Xử lý mức trích lập:

+Khoản trích lập DPGG CKNH được tính vào chi phí hoạt động tài chính tại thời điểm cuối niên độ kế toán khi CK đó được trích lập dự phòng.

Sang niên độ kế toán tiếp theo DN sẽ căn cứ vào tình hình biến động của các chứng khoán trên thị trường để xem xét có phải trích lập dự phòng giảm giá nữa hay không nếu có thì phải căn cứ vào mức đã trích lập dự phòng của năm trước đối với từng loại CK và số cần phải trích lập cho năm tới

+Trường hợp 1:Nếu số dự phòng cần lập cho năm tới >số đã trích lập năm trứơc thì phải trích lập bổ sung phần chênh lệch vào chi phí hoạt động tài chính

+Trường hợp2: Nếu số dự phòng cần lập cho năm tới <số đã trích lập năm trứơc thì phải giữ nguyên số dư và hoàn nhập  phần chênh lệch ghi giảm chi phí hoạt động tài chính

+Việc lập dự phòng giảm giá đầu tư phải được thực hiện cho từng loại, từng khoản đầu tư chứng khoán hiện có.

-    +    Tài khoản sử dụng:để phản ánh tình hình trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá CKNH sử dụng TK 129

Tài khoản 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

Bên Nợ : Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư CK ngắn hạn

Bên Có : Số dự phòng giảm giá đầu tư CK ngắn hạn được trích lập

Số dư bên Có: Giá trị dự phòng đầu tư CK ngắn hạn hiện có

        Trình tự một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu:

1) Cuối niên dộ kế toán, căn cứ vào những bằng chứng đáng tin cậy về sự giảm giá của các loại chứng khoán mà doanh nghiệp đang nắm giữ, tính toán  mức giảm giá cần lập dự phòng:

Nợ TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính

        Có TK 129  - Dự phòng giảm giá đâù tư ngắn hạn

2) Trong  niên độ kế toán tiếp theo, khi thu hồi hoặc chuyển nhượng chứng khoán bị lỗ tức là bị giảm giá thực sự thì  ghi:

    Nợ TK 111, 112 Tiền mặt, tiền gửi (Tổng giá thanh toán)

Nợ TK 129 (với những CKNH bị giảm giá đã trích lập dự phòng)

Nợ TK 635-(với những CKNH bị giảm giá chưa trích lập dự phòng)

         Có TK 121(Theo giá gốc)

3) Cuối niên độ kế toán tiếp theo, căn cứ vào số dự phòng đã lập của năm trước và số dự phòng cần lập cho năm tiếp theo:

- Nếu dự phòng cần lập mới lớn hơn số đã lập của năm trước thì phản ánh số trích lập dự phòng bổ sung:

Nợ TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính

        Có TK 129 - Dự phòng giảm giá đâù tư ngắn hạn

- Nếu dự phòng cần lập mới nhỏ hơn số đã lập thì để số dư bằng số cần lập số chênh lệch được hoàn nhập:

    Nợ TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

        Có TK 635- Chi phí  tài chính.

2.3.  KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

    Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn diễn ra trong mối quan hệ phổ biến với hoạt động của các doanh nghiệp khác với các tổ chức, các cá nhân và cơ quan quản lý của Nhà nước. Mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan trong tất cả các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp .

    Các khoản phải thu là khoản nợ của các cá nhân, các tổ chức khác đối với DN như nợ về số tiền mua sản phẩm, hàng hoá, và các khoản dịch vụ khác chưa thanh toán cho doanh nghiệp....(hay đó là số vốn của DN do các đơn vị cá nhân khác chiếm dụng mà DN phải có trách nhiệm thu về)

 Các khoản phải thu bao gồm:

    -Phải thu của khách hàng

    -Thuế GTGT được khấu trừ

-Các khoản phải thu nội bộ 

-Các khoản phải thu khác

2.3.1. Kế toán khoản phải thu với khách hàng

Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng phát sinh chủ yếu trong quá trình DN bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ dịch vụ, bàn giao thanh toán khối lượng thi công mà khách hàng đã nhận của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán tiền.

    Khi hạch toán các khoản phải thu của khách hàng cần tôn trọng các quy định sau đây:

- Phải mở sổ chi tiết theo dõi từng đối tượng phải thu và theo từng khoản nợ và từng lần thanh toán.

-    - Những khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có dư nợ lớn thì định kỳ cần phải tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi và số còn nợ, nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận nợ bằng văn bản.

    - Phải tiến hành phân loại Nợ :  Loại Nợ  có thể trả đúng hạn, quá hạn, nợ khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.

-Đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ thì (xem lại phần kế toán vốn bằng tiền)khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch khi phát sinh giảm phải ghi theo tỷ giá ghi sổ (tỷ giá lúc cho nợ)

-Chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ phải được hạch toán vào doanh thu ,hoặc chi phí hoạt động tài chính .cuối năm tài chính phải đánh giá lại đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chính thức chênh lệch đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ sau khi bù trừ giữa lãi và lỗ tỷ giá hối đoái sẽ được ghi nhận vào báo cáo KQKD

    Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng giảm của các khoản nợ phải thu kế toán sử dụng

Tài khoản 131- Phải thu của khách hàng

Bên Nợ :  - Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm đã giao, dịch vụ lao vụ đã hoàn thành được xác định là tiêu thụ

    - Số tiền thừa trả lại cho khách hàng

Bên Có :  -  Số tiền khách hàng đã trả nợ(kể cả số tiền trả thừa)

           - Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng

           - Các khoản giảm giá hàng bán và Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại và trừ vào công nợ phải thu của khách hàng.

Số dư bên Nợ     Số tiền còn phải thu của khách hàng

Tài khoản này có thể số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể.

    Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Các nghiệp vụ phát sinh tăng

1) Doanh thu của khối lượng xây, lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ, hàng hoá xuất bán, dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ kế toán phản ánh số tiền phải thu nhưng chưa thu..(kể cả trường hợp hàng đổi hàng)

    Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

        Có TK 511 - Doanh thu chưa có thuế GTGT

        Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp(nếu có)   

2)Số tiền thừa trả lại cho khách hàng

Nợ TK 131

Có TK 111,112

Các nghiệp vụ phát sinh giảm

1) Khi nhận được tiền do khách hàng trả ( Kể cả số lãi của số nợ nếu có, hoặc lãi trả chậm) liên quan đến sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ, ghi:

    Nợ TK 111,112 - Tiền mặt, tiền gửi

        Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

        Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Phần lãi)

2) Khoản chiết khấu thanh toán phải trả cho người mua, do người mua thanh toán sớm tiền mua hàng trước thời hạn quy định trừ vào khoản nợ phải thu:

    Nợ TK 111,112 - Số tiền đã trả

    Nợ TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính (số chiết khấu thanh toán)

        Có TK 131- Phải thu của khách hàng)

3) Trường hợp khách hàng thanh toán theo phương thức hàng đổi hàng

    Nợ TK 152, 153, 156, 611 - Giá mua chưa có thuế GTGT

    Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

        Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

4)Nhận tiền ứng trước trả trước của khách hàng theo hợp đồng:

    Nợ TK 111,112 - Số tiền ứng trước

        Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

5) Doanh thu của khối lượng hàng hoá bị khách hàng trả lại:

    Nợ TK 531- Hàng bán bị trả lại ( Doanh số chưa có thuế GTGT)

    Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

        Có TK 131- Phải thu của khách hàng

6) Căn cứ vào văn bản xác nhận số hàng được giảm giá cho khách hàng về số hàng không phù hợp với quy cách, chất lượng

    Nợ TK 532 -  Giảm giá hàng bán (Số tiền giảm giá chưa có thuế GTGT)

    Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

        Có TK 131- Phải thu của khách hàng

9) Nếu có khoản Nợ phải thu khó đòi thực sự không thể đòi được, phải xử lý xoá sổ, căn cứ vào biên bản xử lý xoá nợ, ghi:

    Nợ TK 139 - Dự phòng Nợ phải thu khó đòi (nếu đã lập dự phòng)

    Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)

        Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

2.3.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

a)    Thuế GTGT được khấu trừ

Là là số tiền  mà doanh nghiệp đã nộp cho nhà nước khi mua vật tư hàng hoá, dịch vụ TSCĐ để khi doanh nghiệp bán sản phẩm hàng hoá thông qua người bán sẽ được khấu trừ hoặc trả lại theo luật thuế giá trị gia tăng hiện hành

 Thực chất thuế TGTG được khấu trừ là một khoản phải thu của doanh nghiệp đối với Ngân sách nhà nước, nó được thanh toán bằng cách khấu trừ vào số thuế GTGT phải nộp hoặc được hoàn trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Việc tổ chức phản ánh ghi chép chính xác đầy đủ kịp thời giá mua, thuế GTGT được khấu trừ trong giá thanh toán hàng mua là nhiệm vụ của kế toán

b) Tài khoản kế toán : Sử dụng TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Bên Nợ: Số thuế TGTGT được khấu trừ khi mua vật tư, hàng hoá TSCĐ

Bên có: Số thuế GTGT đã được khấu trừ, được hoàn trả, hoặc không được khấu trừ

Số dư Nợ: Thuế GTGT được khấu trừ chưa được thanh toán cuối kỳ

    Tài khoản 133 được mở 2 tài khoản cấp 2:

    -   TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, vật tư

-    TK 1332 -Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

Tài khoản 133 chỉ được mở và áp dụng cho những đơn vị áp dụng phương pháp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế không áp dụng cho những đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

c) Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

1) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT:

Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611.. Giá mua chưa có thuế GTGT

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)

    Có TK 111, 112, 331,  (Tổng giá thanh toán)

2) Khi mua vật tư, dịch vụ dùng ngay (Không nhập kho) vào quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có chịu thuế GTGT:

Nợ TK 621, 627, 641, 642,241...( Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ  (Thuế GTGT đầu vào)

    Có TK 111, 112, 331,...(Tổng giá thanh toán)

3) Khi mua hàng hoá bán ngay (Không nhập kho)

    Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

    Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào0

        Có TK 111,112, 331, ...(Tổng giá thanh toán)

4) Khi nhập khẩu hàng hoá dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh  ra các loại sản phẩm chịu thuế GTGT

a)    Phản ánh trị giá hàng nhập khẩu:

Nợ TK 152, 153, 156., 211 (Giá mua + thuế NK)

    Có TK 3333 Thuế nhập khẩu phải nộp

    Có TK 331, 111,112,.(giá mua)...

b)    Phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

         Có TK 3331 -Thuế GTGT phải nộp (33312 -Thuế GTGT hàng nhập khẩu )

5) Cuối kỳ kế toán xác định số thuế GTGT được khấu trừ

    Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

        Có TK 133 -Thuế GTGT được khấu trừ

6) Nếu số thuế GTGT đầu vào lớn hơn đầu ra, sẽ được khấu trừ  tiếp vào kỳ sau hoặc hoàn lại, nếu được hoàn lại, ghi

    Nợ TK 111, 112

        Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Phần hoàn thuế)

7) Nếu  số thuế GTGT không được khấu trừ thì ghi:

Nợ KT 632 -  Giá vốn hàng bán (Đối với vật tư hàng hoá)

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước (Nếu  số thuế lớn phải phân bổ dần)

Nợ TK 627, 641, 642 –Nếu thuế GTGT không được khấu trừ của TSCĐ

    Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (Phần không được khấu trừ của vật tư , hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ)

2.3.3. Kế toán phải thu nội bộ

a) Phải thu nội bộ là các khoản phải thu giũa đơn vị cấp trên và cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau trong đó đơn vị cấp trên là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đơn vị cấp dưới là các đơn vị thành viên phụ thuộc có tổ chức công tác kế toán riêng.

    b) Nội dung các khoản phải thu nội bộ:

- Ở đơn vị cấp  trên  (Doanh nghiệp độc lập, Tổng Công ty)

+ Vốn, quỹ hoặc kinh phí đã cấp chưa thu hồi hoặc chưa được quyết toán

+Vốn khấu hao cho cấp dưới vay

+ Các khoản cấp dưới phải nộp lên cấp trên theo quy định

+  Các khoản nhờ cấp dưới thu hộ

+ Các khoản đã chi, đã trả hộ cấp dưới

+ Các khoản đã cấp cho đơn vị trực thuộc để thực hiện khối lượng giao khoán nội bộ và nhận lại giá trị giao khoán nội bộ

+ Các khoản phải thu vãng lai khác

    - Ở đơn vị cấp  dưới:

+  Các khoản được cấp trên cấp nhưng chưa nhận được (Trừ vốn kinh doanh)   

+ Khoản cho vay về vốn khấu hao

+ Các khoản nhờ cấp trên hoặc đơn vị nội bộ khác thu hộ

+ Các khoản đã chi, đã trả hộ cấp trên và đơn vị nội bộ khác

+ Các khoản phải thu vãng lai khác.

    Do các đơn vị nội bộ cùng một đơn vị độc lập, cho nên khoản phải thu của đơn vị này sẽ là khoản phải trả của đơn vị nội bộ khác vì vậy cuối kỳ kế toán phải kiểm tra đối chiếu, xác nhận ssố phát sinh và số dư theo từng nội dung phait th, phải trả nội bộ, tiến hành thanh toán bù trừ theo từng đối tượng

    c) Tài khoản kế toán: Sử dụng TK 136- Phải thu nội bộ

Bên Nợ ghi:

- Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị khác

-  Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải cấp xuống

-  Số tiền cấp trên phải thu về,  các khoản cấp dưới phải nộp

-  Số vốn  kinh doanh đã cấp cho đơn vị cấp dưới.            

Bên Có ghi:

- Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ

- Thu hồi vốn quỹ ở các đơn vị thành viên, quyết toán với đơn vị thành viên về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng.

- Bù trừ phải thu nội bộ với nợ phải trả cùng một đối tượng

Số dư bên Nợ: Số còn phải thu ở các đơn vị trong nội bộ

Tài khoản 136 được mở 3 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 1361 - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc

Tài khoản 1368 - Phải thu nội bộ khác

    d) Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

v    Kế toán ở đơn vị cấp dưới

1) Khi chi hộ, trả hộ cho đơn vị cấp trên và các đơn vị nội bộ khác

    Nợ TK 136- Phải thu nội bộ (1368)

        Có TK 111,112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

2) Khi có văn bản, thông báo về số quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển hoặc số lỗ sẽ được cấp trên cấp bù, ghi;

    Nợ TK 136- Phải thu nội bộ (1368)

        Có các TK 414, 415, 431, 421..   

3) Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho các đơn vị nội bộ khác hoặc cấp trên chưa thanh toán, ghi:

    Nợ TK 136- Phải thu nội bộ (1368)

        Có TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ

        Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

4) Khi nhận được các khoản thanh toán của cấp trên, của các đơn vị nội bộ khác:

    Nợ TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

    Nợ TK 152,153 – nguyên vật liệu , CCDC

        Có TK 136- Phải thu nội bộ (1368)

5) Khi bù trừ các khoản phải thu và phải trả :

    Nợ TK 336- Phải trả nội bộ

        Có TK 136- Phải thu nội bộ (1368)

v    Kế toán ở đơn vị cấp trên

v    Đối với TK 136(1)

1) Khi đơn vị cấp trên cấp hoặc giao vốn kinh doanh hoặc kinh phí sự nghiệp trực tiếp cho các đơn vị cấp dưới, ghi:

Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ  (1361)

        Có TK 111, 112, 152, 153....Tiền, vật tư

2) Trường hợp đơn vị cấp trên cấp vốn kinh donh cho đơn vị cấp dưới bằng tài sản cố định, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ  (1361)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

        Có TK 211 -TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

3) Khi đơn vị cấp trên uỷ quyền cho đơn vị cấp dưới nhận vốn hoặc kinh phí trực tiếp từ ngân sách - Kế toán đơn vị cấp trên ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ  (1361)

        Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh

4) Khi nhận báo cáo của của đơn vị cấp dưới nộp lên về số vốn kinh doanh tăng do nhận hàng viện trợ không hoàn lại, mua TSCĐ bằng vốn đầu tư XDCB hoặc quỹ đầu tư phát triển, ghi:

    Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ  (1361)

        Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.

5) Khi duyệt báo cáo tài chính của đơn vị cấp dưới về số vốn kinh doanh được bổ sung từ kết quả SXKD cho đơn vị cấp dưới

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ  (1361)

        Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

6) Trường hợp đơn vị cấp dưới phải hoàn lại vốn kinh doanh cho đơn vị cấp trên, khi nhân được tiền do đơn vị cấp dưới nộp lên:

    Nợ TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

    Có TK 136 - Phải thu nội bộ  (1361)

Đối với TK136(8)

7) Khi phát sinh các khoản phải thu của đơn vị cấp dưới để lập quỹ quản lý cấp trên, quỹ đầu tư phát triển, quỹ sự phòng tài chính, quỹ khen tưởng phúc lợi hoặc về lãi kinh doanh phải nộp

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ  (1368)

        Có TK 451, 414, 415, 431, 421

8) Khi phát sinh các khoản chi hộ cho các đơn vị cấp dưới:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ  (1368)

        Có TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

9) Khi nhận được tiền của đơn vị cấp dướ i nộp về các khoản cấp trên chi hộ:

Nợ TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

CóTK 136 - Phải thu nội bộ  (1368)

10) Bù trừ  các khoản nợ phải thu và nợ phải trả

    Nợ TK 336 -Phải trả nội bộ

    Có TK 136 - Phải thu nội bộ  (1368)

2.3.4 - Kế toán các khoản phải thu khác

    a) Các khoản phải thu khác  là khoản phải thu ngoài các khoản phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ bao gồm:

- Các khoản về bồi thường vật chất  do các cá nhân, tập thể trong hoặc ngoài đơn vị gây ra.

- Các khoản phải thu do đơn vị cho vay, mượn vật tư, tiền vốn tạm thời.

- Giá trị các tài sản thừa đã phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân còn chờ xử lý

    - Các khoản phải thu của công nhân viên về tiền nhà điện nước, bảo hiểm y tế mà người lao động phải đóng góp, phải thu hộ người lao động cho toà án và các án dân sự, thu khác như phí, lệ phí

    - Các khoản chi phí đã chi vào hoạt động sự nghiệp, chi đầu tư  xây dựng cơ bản, chi cho sản xuất kinh doanh  nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi chờ xử lý.

    b) Tài khoản kế toán: Sử dụng TK 138 - Phải thu khác

- Nội dung tài khoản phản ánh các khoản Nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các TK 131- Phải thu của khách hàng và phải thu nội bộ

    - Bên Nợ      + Giá trị tài sản thiếu còn chờ giải quyết

                  + Các khoản phải thu khác

    - Bên Có      + Gía trị tài sản thiếu đã được xử lý

            + Số tiền thu được thuộc nợ phải thu khác

    - Số dư bên Nợ : Các khoản nợ khác còn phải thu

    - TK được mở 2 tài khoản cấp 2:

    +  TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý

    +  TK 1388 - Phải thu khác

    c) Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

v    Kế toán tài sản thiếu chờ xử lý (1381)

Về nguyên tắc chỉ hạch toán vào tài khoản này giá trị tài sản thiếu mất, hư hỏng chưa xác định được nguyên nhân còn chờ quyết định xử lý

1) Trường hợp TSCĐ hữu hình phát hiện thiếu, mất chưa rõ nguyên nhân còn chờ quyết định xử lý, ghi:    

 Nợ TK 1381 -  Phải thu khác (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Giá trị hao mòn

        Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá)

Đồng thời ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán chi tiết

2) Vật tư, hàng hoá mất mát, hao hụt chưa xác định nguyên nhân còn chờ xử lý:

    Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu còn chờ xử lý

        Có TK 111,152, 153,155,156

3) Khi  có quyết định xử lý của các cấp có thẩm quyền, ghi:

    Nợ TK 111, 112, 138(8),334 - Phần cá nhân, tổ chức phải bồi thường

    Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

        Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý

v     Kế toán các khoản phải thu khác (1388)

1) Trường hợp tài sản thiếu, mất mát đã xác định được nguyên nhân và người chịu trách nhiệm bồi thường:

    Nợ TK 1388  - Phải thu khác ( Số tiền phải bồ thường)

        Có các TK 111,152,153,155,156,

2) Các khoản cho vay mượn vật tư, tiền vốn tạm thời không tính lãi

    Nợ TK 1388 - Phải thu khác

        Có các TK 111, 112, 152, 153,...

3) Các khoản doanh thu của hoạt động tài chính, hoạt động khác được thu nhưng chưa thu được như cho thuê TSCĐ, lãi đầu tư, tiền phạt, bồi thường

    Nợ TK 1388 - Phải thu khác

        Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

        Có TK 711 - Thu nhập khác

4) Khi thu hồi được các khoản phải thu khác bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng:

    Nợ TK 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

        Có TK 1388 - Phải thu khác

2.3.5. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi

    a) Phải thu khó đòi:  là các khoản nợ  mà người mắc nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn trong năm kế hoạch

    Quán triệt nguyên tắc thận trọng đòi hỏi phải lập dự phòng khi có những bằng chứng tin cậy về các khoản phải thu khó đòi (mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, thiên tai....)

    Lập dự phòng phải thu khó đòi là việc doanh nghiệp tính trước vào chi phí của doanh nghiệp một khoản chi để khi có các khoản nợ khó đòi, không đòi được thực tế xảy ra thì dã có nguồn bù đắp để tình hình tài chính của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.

    Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập các báo cáo  tài chính như các khoản dự phòng khác. Điều kiện đối với các khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Phải có tên, địa chỉ nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng đơn vị nợ hoặc người nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.

+ Để có căn cứ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi doanh nghiệp phải có chứng từ gốc hoặc xác nhận của đơn vị nợ hoặc ngời nợ về số tiền còn nợ cha trả, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ớc vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ ...

Căn cứ để đợc ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi là:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên, kể từ ngày đến hạn thu nợ đợc ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ớc vay nợ hoặc các cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhng vẫn cha thu đợc nợ.

+ Trờng hợp đặc biệt, tuy thời gian quá hạn cha tới 2 năm, nhng đơn vị nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc ngời nợ có các dấu hiệu khác nh bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử ... thì cũng đợc ghi nhận là khoản nợ khó đòi. Mức lập dự phòng đối với nợ phải thu khó đòi và việc xử lý xoá nợ khó đòi phải theo quy định của chế độ tài chính quy định doanh nghiệp.

Trên cơ sở những đối tượng và điều kiện lập dự phòng về nợ phải thu khó đòi  doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.

Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết làm căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Tổng mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng số d nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

    b) Tài khoản kế toán : 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Bên Nợ :      +  Các khoản phải thu khó đòi đã xử lý

        + Hoàn nhập dự phòng vào cuối niên độ kế toán

Bên Có:          Trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào chi phí

Số dư bên Có: Số dự phòng phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ

    c) Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

    1) Cuối kỳ kế toán năm, Doanh nghiệp  căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập. Khi trích lập ghi

Nợ TK 642

Có TK 139

Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch dự phòng cần phải trích lập thêm:

    Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp

        Có TK 139- Dự phòng nợ phải thu khó đòi

    2) Nếu dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghí giảm chi phí, ghi:

    Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

        Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

    3) Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được, được phép xoá nợ (việc xoá nợ phải theo đúng chế độ tài chính hiện hành). Căn cứ vào quyết định xoá nợ về khoản nợ phai thu khó đòi ghi:

    Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (nếu đã lập dự phòng)

    Nợ TK 642 - Chi phí QLDN (nếu chưa lập dự phòng)

        Có TK131 - Phải thu của khách hàng

        Hoặc Có TK 138 - Phải thu khác

Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 004 (nợ khó đòi đã xử lý)

    4) Đối với các khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó thu hồi được kế toán ghi:

    Nợ TK 111, 112

    Có TK 711 - Thu nhập khác

Đồng thời ghi đơn vào bên có TK 004 (Nợ khó đòi đã xử lý)

2.4. Kế toán các khoản ứng và trả trước

Các khoản ứng trước về thực chất cũng là các khoản phải thu nhưng có những mục đích riêng, cần có sự quản lý và xử lý không hoàn toàn như các khoản nợ phải thu.Các khoản ứng trước bao gồm:

-    Tạm ứng

-    Chi phí trả trước

-    Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn

2.4.1. Kế toán các khoản tạm ứng

Tạm ứng là việc cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp ứng trứoc một khoản tiền hoặc vật tư để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc giải quyết một công việc đã được phê duyệt.

    Kế toán tạm ứng cần tôn trọng một số quy định sau đây:

- Người nhận tạm ứng phải là công nhân viên chức hoặc người lao động làm việc tại doanh nghiệp, đối với những người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính......) phải được giám đốc chỉ định.

- Người nhận tạm ứng (cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã  nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt.Số tiền tạm ứng dùng không hết phải nộp lại quỹ, nghiêm cấm chuyển tiền tạm ứng cho người khác sử dụng

- Kế toán phải mở số kế toán chi tiết theo dõi  cho từng đối tượng nhận tạm ứng, theo nội dung tạm ứng ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng.

    Tài khoản sử dụng: Tài khoản 141 – Tạm ứng

    Bên Nợ :

- Các khoản tiền đã tạm ứng cho công nhân viên, người lao động

- Các khoản tạm ứng để thực hiện khối lượng xây lắp nội bộ

    Bên Có:

- Số tạm ứng đã thanh toán

- Số tạm ứng chi không hết nhập lại quỹ hoặc trừ vào lương

    Số dư bên Nợ: Số tiền tạm ứng chưa thanh toán

Trình tự  Kế toán tạm ứng

1) Khi nhận tạm tứng bằng tiền mặt, séc cho cán bộ đi công tác hoặc mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ lao vụ:

    Nợ TK 141 - Tạm ứng

        Có TK 111, 112, Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

2) Khi chi tiêu xong, người nhận tạm ứng lập bảng kê thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng gốc liên quan.Kế toán kiểm tra chứng từ, căn cứ vào bảng kê thanh toán đã đựoc duyệt, ghi:

    Nợ TK 142- Chi phí trả trước, hoặc:

    Nợ TK 151,152, 153, 156 - Hàng tồn kho

    Nợ TK 211, 213,  - Tài sản cố định

    Nợ TK 331- Phải trả cho người bán

    Nợ TK 611, 623, 627, 641, 642- Chi phí sản xuất kinh doanh

    Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

        Có TK 141 - Tạm ứng

3) Các khoản tạm ứng chi không hết, phải nhập  quỹ hoặc trù vào lương của người nhận tạm ứng, ghi:

    Nợ TK 111 - Tạm ứng

Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên

        Có TK 141 - Tạm ứng

4) Trường hợp số thực chi đã duyệt lớn hơn số đã tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng

    Nợ TK 141-Tạm ứng

        Có TK 111 - Tiền mặt

2.4.2. Kế toán chi phí trả trước ngắn hạn

    a) Chi phí trả trước ngắn hạn  là các chi phí đã thực tế phát sinh ở kỳ này nhưng có liên quan đến nhiều kỳ SXKD  kế tiếp sau.cần phải phân bổ với số kỳ phân bổ nhỏ hơn một năm. Sở dĩ phải tính toán phân bổ cho nhiều kỳ sau nhằm làm cho kết quả kinh doanh tương đối ổn định giữa các kỳ.(nguyên tắc phù hợp)

    b) Nội dung : Theo quy định hiện hành chi phí trả trước bao gồm:

- Bảo hiểm trả trước (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm xe máy thi công, bảo hiểm công trình....) các loại lệ phí mua  và trả một lần trong năm.

- Trả trước về thuê tài sản như thuê nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng, tiền thuê cơ sở hạ tầng, thuê TSCĐ  phục vụ kinh doanh cho nhiều kỳ.

- Công cụ dụng cụ loại phân bổ một lần xuất dùng với giá trị lớn và bản thân công cụ dụng cụ tham gia vào hoạt động SXKD từ hai kỳ hạch toán trở lên phân bổ dần vào các đối tượng.

- Chi phí nghiên cứu thí nghiệm, phát minh sáng chế, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất phát sinh phải phân bổ dần.

- Chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí ván khaôn, giàn giáo sử dụng cho hoạt động xây lắp

- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần quá lớn phải phân bổ dần

- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển

    c) Tài khoản kế toán: Tài khoản 142 - Chi phí trả trước

Nội dung và kết cấu của Tài khoản 142 - Chi phí trả trước

Bên Nơ :  -  Các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh

          -  Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển

Bên Có :  -  Chi phí trả trước phân bổ vào chi phí SXKD trong kỳ

-    Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp kết chuyển vào

 TK  911 để xác định kết quả kinh doanh

Số dư bên Nợ :  Chi phí trả trước chưa  phân bổ vào chi phí SXKD trong kỳ , chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chưa kết chuyển vào TK 911.

    Tài khoản 142 - chi phí trả trước được mở hai tài khoản cấp 2:

    - Tài khoản 1421 - Chi phí trả trước

    - Tài khoản 1422 - Chi phí chờ kết chuyển

    Trình tự kế toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu

1) Khi phát sinh chi phí trả trước có liên quan đến nhiều kỳ hạch toán được phân bổ dần:  

a) Đối với chi phí trả trước dùng vào hoạt động SXKD sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ chịu  thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    Nợ TK 142- Chi phí trả trước (1421)

    Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

        Có TK 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

        Có TK  153 - Vật  liệu, công cụ dụng cụ

        Có TK331

b) Đối với chi phí trả trước dùng vào hoạt động SXKD sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:

    Nợ TK 142 - Chi phí trả trước

        Có các TK 111,112,331,141,153....

2) Đối với trường hợp thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng.... khi trả tiền thuê cho nhiều năm và phục vụ cho SXKD nhiều kỳ :

    Nợ TK 142 - Chi phí trả trước

    Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ       

Có TK 111, 112...

3) Định kỳ tiến hành tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD:

    Nợ TK 623, 627, 641, 642..

        Có TK 142 - Chi phí trả trước (1421)

4) Đối với công cụ dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn phải phân bổ dần vào chi phí SXKD thì có 2 phương pháp phân bổ: Phân bổ 2 lần và phương pháp phân bổ nhiều lần.

a) Phương pháp phân bổ 2 lần:

- Khi xuất dùng công cụ dụng cụ, căn cứ vào phiếu xuất kho:

    Nợ TK 142 - Chi phí trả trước (1421)

        Có TK 153 - Công cụ dụng cụ

Đồng thời tiến hành phân bổ ngay 50% trị giá thực tế xuất dùng:

    Nợ các TK 623, 627, 641, 642 - Chi phí sản xuất kinh doanh

        Có TK 142 - Chi phí trả trước (1421)

Khi đơn vị sử dụng báo hỏng công cụ dụng cụ đang dùng, kế toán tính toán và phân bổ nốt giá trị phân bổ lần 2 sau  khi trừ đi phế liệu thu hồi và tiền bồi thường vật chất ( nếu có) theo công thức

Số phải phân bổ lần 2    =    Trị giá công cụ dụng cụ báo hỏng    -    Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có)    -    Khoản bồi thường vật chất(nếu có)   

        2                   

Kế toán ghi;    Nợ TK  623, 627, 641, 642...

            Nợ TK  152  - Phế liệu thu hồi

            Nợ TK  1388  - Tiền bồi thường vật chất

            Có TK 142 - Chi phí trả trước ( 50% giá thực tế báo hỏng)

b) Phương pháp phân bổ nhiều lần:

 Khi xuất dùng công cụ dụng cụ hoặc bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê phải căn cứ  vào giá trị, thời gian và mức độ tham gia của chúng trong quá trình SXKD để xác định só lần phải phân bổ và mức chi phí phân bổ cho mỗi lần. Trình tự kế toán giống như  4a

5) Cuối kỳ kế toán một phần chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ở những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài  trong kỳ không có hoặc có ít  doanh thu, được kết chuyển vào tài khoản 1422- Chi phí chờ kết chuyển

    Nợ TK 142 - Chi phí trả trước (1422)

        Có TK 641 - Chi phí bán hàng

        Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

6)Sang kỳ sau khi phân bổ

Nợ TK 911

Có TK 142(2)

2.4.3. Kế toán các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn

    Cầm cố là việc doanh nghiệp mang tài sản, tiền vốn của mình giao cho người nhận cầm cố để vay vốn hoặc để nhận các loại bảo lãnh. Tài sản cầm cố có thể là vàng bạc, đá quý, ô tô, xe máy....và cũng có thể là giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu về nhà, đất hoặc tài sản

    Ký cược là việc doanh nghiệp đi thuê tài sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị cao khác nhằm mục đích ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của ngươì đi thuê tài sản phải quản lý, sử dụng tốt tài sản đi thuê và hoàn trả đúng thời gian quy định.

    Ký quỹ là việc doanh nghiệp gửi một khoản tiền hoặc kim loại quý, đá quý hay các giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong toả tại ngân hàng để đảm bảo cho việc thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp

    Đặc điểm của cầm cố, ký cược, ký quỹ là các tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp trong thời hạn đã thoả thuận.Vì vậy kế toán phải ghi chép đầy đủ, rõ ràng từng khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ theo đúng thời hạn quy định, thực hiện đúng các điều khoản cam kết  tránh  gây tổn thất tài sản do vi phạm hợp đồng.

    Để phản ánh các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ kế toán sử dụng Tài khoản 144 - Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 

Bên Nợ : Giá trị tài sản mang đi cầm cố và số tiền đã ký quỹ, ký cược

Bên Có : Giá trị tài sản mang đi cầm cố và số tiền ký cược, ký quỹ đã nhận lại hoặc đã thanh toán

Số dư bên Nợ : Tài sản cầm cố và số tiền còn đang ký cược, ký quỹ ngắn hạn

    Trình tự kế toán

1)  Dùng tiền mặt, vàng, bạc, đá quý..để ký cược, ký quỹ:

    Nợ TK 144  -  Cầm cố, ký cược, ký quỹ

        Có TK 111 - Tiền mặt

2) Dùng TSCĐ  để cầm cố:

    Nợ TK 144  -  Cầm cố, ký cược, ký quỹ

    Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ

        Có TK 211 -  Tài sản cố định hữu hình

3) Khi nhận lại TSCĐ mang đi cầm cố

    Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu hình

        Có TK 214  - Hao mòn TSCĐ       

Có TK 144  -  Cầm cố, ký cược, ký quỹ

4) Khi nhận lại số tiền ký quỹ, ký cược

    Nợ TK 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

        Có TK 144  -  Cầm cố, ký cược, ký quỹ

5) Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng những cam kết bị phạt vi phạm hợp đồng bị trừ ( - ) vào tiền ký quỹ

    Nợ TK 811 - Chi phí hoạt động khác

        Có  TK 144  -  Cầm cố, ký cược, ký quỹ

6) Nếu đơn vị không thanh toán tiền bán hàng cho người có hàng gửi bán, người bán sẽ trừ vào tiền ký quỹ .Khi nhận được thông báo của người có hàng gửi bán

    Nợ TK 331 -  Phải trả cho người bán

        Có TK 144 -  Cầm cố, ký cược, ký quỹ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro