kvcthang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương I: Tổng Quan Về Khu vực Công

1.Xã hội: là một hệ thống các hoạt động và các mối quan hệ của con người, có đời sống kinh tế, văn hóa chung, cùng cư trú trên 1 lãnh thổ ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.

* Các hoạt động của con người là các hành vi cố hữu của con người để tồn tại và phát triển bao gồm:

- Các hoạt động lao động:

  + Hoạt đốngản xuất của cải vật chất ( lương thực, thực phẩm, quần áo, chỗ ở, công cụ lao động, các của cải vật chất khác)

  + Hoạt động sản xuất của cải phi vật chất ( văn hóa, tri thức, khoa học kĩ thuật…)

- Các hoạt động nghỉ ngơi giải trí là các hoạt động tiếp nối các hoạt động lao động nhằm duy trì tốt cuộc sống của con người và nâng hiệu quả của các hoạt động lao động.

- Các hoạt động tái sinh sản để bảo tồn và phát triển dòng họ, dân tộc, xã hội

- Các hoạt động đảm bảo đc an toàn trong môi trường đối nối và đối ngoại bao gồm các hoạt động giao tiếp của xã hội này vs xã hội khác

* Các quan hệ con người trong xã hội là những quan hệ đc xác lập giữa các cộng đồng xã hội và các cá nhân vs tư cách là chủ thể của hoạt động xã hội. Quan hệ xã hội bao gồm 6 mặt: quan hệ trong sản xuất trực tiếp, quan hệ trong phân phối, quan hệ trong trao đổi, quan hệ trong tiêu dùng, quan hệ trong sở hữu, quan hệ vs xã hội khác.

2 Nhà nước: là 1 thiết chế quyền lực chính trị, là cơ quan thống trị giai cấp của nhóm lợi ích xã hội ( một giai cấp hoặc 1 nhóm giai cấp) này đối vs 1 hoặc toàn bộ các giai cấp khác, đồng thời còn là cơ quan công quyền cung ứng các dịch vụ công và hàng hóa công cộng cho xã hội để duy trì và phát triển xã hội mà nhà nc đó quản lý trước các nhà nc khác và trước lịch sử.

Nhà nước ra đời dựa trên cơ sở của quyền lực xã hội, nó đc chia thành các quyền:

- Lập ý, lập ngôn

- Lập hiến, lập pháp

- Hành pháp

- Tư pháp

- Chiếm hữu, sử dụng, bảo vệ lãnh thổ quốc gia.

Nhà nước thực sự là 1 tổ chức đặc biệt, đó là 1 tổ chức mang  tính bao trùm của cả xã hội khác hẳn các tổ chức xã hội khác bởi các dấu hiệu sau:

- Nhà nc là sự phân chia dân cư theo lãnh thổ

- Nhà nc thiết lập 1 bộ máy quyền lực xã hội, bộ máy quyền lực công này dường như tách ra ngoài xã hộ, đứng trên xã hội, nhưng lại trực tiếp cai trị xã hội

- Nhà nc là quyền lực công xuất hiện đồng thời vs việc xác định chủ quyền nhà nc

- Nhà nc ban hành pháp luật có tính bắt buộc chung đối vs mọi tổ chức, mọi thành viên trong xã hội

3. Quyền lực xã hội

a. Quyền lực: là sức mạnh đc thừa nhận nhờ đó có khả năng khống chế người khác và giải quyết các vấn đề trong phạm vi cho phép

b. Nguồn gốc của quyền lực: cho bởi 3 nhân tố cơ bản

- Quyền lực là thuộc tính vốn có của 1 tổ chức cho bởi đức tin: để đc sống và pt, con người phải chấp thuận sự hình thành tổ chức, chịu mất đi 1 phần quyền và lợi ích vốn có của mình. Toàn bộ quyền và lợi ích đóng góp này của mọi người là sức mạnh để tạo ra nguồn lực chung của tổ chức thông qua sự ủy quyền.

- Của cải: chính từ cuộc sống cộng đồng con người tham gia tổ chức phải chấp nhận dóng góp 1 phần của cải của mình. Của cải củ tổ chức là 1 tài sản to lớn mà nhờ đó những người nắm quyền lực tổ chức có phương tiện để điều hành tổ chức, biến quyền lực thành hiện thực, chi phối trực tiếp mọi người trong tổ chức

- Sức mạnh của bạo lực: nhờ có đức tin và của cải mà nhân tố sức mạnh trấn áp của quyền lực sẽ xuất hiện.

c. Quyền lực xã hội: là sức mạnh đc xã hội thừa nhận nhờ đó có khả năng chi phối, khống chế mọi người trong xã hội

d. Mục tiêu của quyền lực xã hội: con người cần có cuộc sống cộng đồng để đc an toàn, đc nuôi sống, đc phát triển và có khả năng chống lại các tai họa rủi ro. Mục tiêu của QLXH: quyền đc sống; quyền có gia đình và hạnh phúc gia đình; bảo đảm an toàn; quyền sở hữu, tự do; quyền đc học hành, đc cung cấp thông tin; quyền bảo vệ và thực thi quy chế đức tin xã hội; quyền tư duy sáng tạo

e. Đặc điểm của quyền lực xã hội:

- Quyền lực xã hội theo đúng nghĩa của nó nhằm đảm bảo phục vụ đắc lực cho lợi ích chung của xã hội, nó mang tính chất công( công bằng, công tâm, công khai, công cộng) đặc điểm cơ bản nhất, là lý do để quyền lực xã hội tồn tại

- Quyền lực xã hội có tính lịch sử, nó phải phù hợp vs trình độ phát triển của xã hội

- Quyền lực xh có tính thời đại, nó đòi hỏi phải có tính liên thông nhất định giữa các xã hội khác nhau đương thời và phù hợp vs phát triên của lịch sử

4. Vấn đề công: các vấn đề công là các vấn đề liên quan đến nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội mà chỉ có cơ quan quyền lực chung của xã hội( mà đại diện là nhà nc) thực hiện việc quản lý xã hội mới có đủ khả năng và tầm nhìn để xử lý có hiệu quả.

Các đặc điểm cơ bản của vấn đề công:

- Là các vấn đề có liên quan đến công việc chung của xã hội, đáp ứng cho nhu cầu chung của xã hội và đem lại lợi ích chung cho mọi người dân.

- Các vấn đề công phải do cơ quan công quyền của xã hội thưc hiện, theo trách nhiệm công ( công khai, công tâm, công bằng theo đúng hiến pháp và pháp luật ) vs quan điểm đạo đức công ( ko vụ lợi, ổn định, hiệu quả)

5. Dịch vụ: là những hoạt động mang tính phục vụ chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người, của xã hội

Trong trao đổi sản phẩm của dvụ có thể diễn ra trong 2 trường hợp:

- Trao đổi trực tiếp( hoặc trao đổi ko có tính mua bán) vs 2 thuộc tính:

 + Mục tiêu chính của trao đổi là giá trị sử dụng của sản phẩm ( dvụ truyền thông, dẫn dắt công luận…)

 + Sản phẩm của dvụ ko ngăn cấm đc người ko bỏ chi phí ra mà vẫn sử dụng dvụ ( quốc phòng,chiếu sáng…)

Trong trường hợp này sản phẩm của dvụ ko thể đem ra mua bán và buộc phải có sựu can thiệp chung của xã hội.

- Trao đổi gián tiếp ( hoặc trao đổi có tính mua bán, thị trường )là trao đổi sản phẩm của dvụ mà mục tiêu sử dụng bao gồm cả giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, còn người muốn có sản phẩm của dvụ  để sử dụng thì phải bỏ chi phí để mua. Trong trường hợp này sản phẩm của dvụ đc gọi là hàng hóa, vs nghĩa là thành quả lao động của con người đc đem trao đổi trên thị trường

* Những đặc điểm của dvụ:

- Tính ko chuyển nhượng quyền sở hữu. Dvụ là 1 hoạt động mà người tạo ra nó luôn luôn sở hữu nó, tức là chủ thể cung ứng dvụ cho xã hội sẽ ko bị mất khả năng tạo ra dvụ sau khi đã đem dvụ phục vụ dvụ là 1 loại hoạt động ít có khả năng tích trữ hoặc trao đổi để sinh lời

- Tính tiêu dùng tại chỗ: dvụ thường đc tiêu dùng ngay tại nơi sản xuất, nó rất khó, thâm chí ko có khả năng dịch chuyển tới nơi tiêu thụ

-Tính khó nhận dạng

* Dvụ có thể đc phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy theo tiêu thức đc đưa ra phân tích:

- Theo mục đích sử dụng: 1) dvụ sản xuất, 2) dvụ tiêu dùng, 3) dvụ an sinh

- Theo tính chuyên môn hóa của công nghệ tạo ra dvụ: 1) dvụ giáo dục và đào tạo, 2) dvụ y tế, 3) dvụ an sinh xã hội và pt dân cư, 4) dvụ bưu chính, 5)dvụ viễn thông, 6)dvụ tài chính ngân hàng, 7) dvụ pháp lý, 8)dvụ ngoại giao, 9) dvụ môi giới…

- Theo chất lượng của dvụ thông qua mức độ sử dụng thành tựu của khoa học công nghệ và trình độ tay nghề của người tạo ra dvụ: dvụ thường và dvụ chất lượng cao

- Theo đối tượng và tính chất phục vụ: dvụ công và dvụ tư nhân

6. Hàng hóa công cộng: là các vật dụng, các tiện ích đc đem trao đổi để sử dụng thõa man ít nhất một trong 2 thuộc tính:Tính ko loại trừ trong tiêu dùng và tính ko cạnh tranh trong tiêu dùng.

Hhcc bao gồm:

- Hhcc thuần túy

- Hhcc ko thuần túy: là hhcc chỉ thõa mãn 1 trong 2 thuộc tính công cộng

- Hh khuyến dụng: là hh mà nhà nc bắt buộc công dân phải sử dụng hoặc phải sử dụng ở mức cao hơn mức họ mong muốn ( giáo dục phổ cập, đào tạo…)

- Hh có tính cá nhân nhưng đc cung cấp dưới hình thức công cộng: là loại hh mà các cá nhân muốn sử dụng thì phải bỏ ra tiền mua, nhưg người bán ko chi phục vụ cho cá nhân riêng lẻ mà phải cho hàng loạt cá nhân khác ( như điện, nc sạch…)

7. Dvụ công:

- Dvụ công là 1 loại dvụ chứ ko phải là hàng hóa

- Dvụ công mang đặc tính công vs nghĩa là dvụ:

 + Do cơ quan công quyền đảm nhận

 + Tạo ra hàng hóa công cộng phục vụ cho mọi công dân

 + Đáp ứng cho các nhiệm vụ công

 + hđộng theo thể chế công( quy định bởi hiến pháp và luật pháp) theo quan điểm đạo đức công ( phi lợi nhuận, bình đẳng, ổn định, hiệu quả)

 + Có ảnh hưởng ngoại biên dương

8. Khu vực công:

- Theo nghĩa rộng: là tổng thể các nhu cẩu của cư dân xã hội về dvụ công , hàng hóa công cộng đòi hỏi phải đc đáp ứng và hệ thống các cơ quan, tổ chức công của nhà nc thực hiện việc quản lý sản xuất và cung ứng dvụ công, các hàng hóa công cộng và 1 phần các loại hàng hóa cá nhân dưới hình thức công cộng đáp ứng nhu cầu chung của xã hội

- Theo nghĩa hẹp: là khu vực bao gồm toàn bộ hệ thống các cơ quan, tổ chức công có nhiệm vụ quản lý sản xuất, cung ứng dvụ công, hàng hóa công cộng cho xã hội

9. Quản lý công: là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nc đối vs khu vực công nhằm đảm bảo cung ứng dvụ công cho mọi người dân 1 cách công bằng, ổn định, hiệu quả và phi lợi nhuận

Nhà nc đóng vai trò là chủ thể quản lý hđộng cung ứng dvụ công cho xã hội. Đtượng qlý gốm:

- Các cơ quan  chức năng quan lý cung ứng dvụ công đc ủy quyền bảo đảm cung ứng dvụ công cho xã hội thuộc phạm vi đc phân giao. Dưới đó là:

 + các tổ chức trực tiếp cung ứng dvụ công gồm các tổ chức do cơ quan chức năng quản lý cung ứng dvụ công trực tiếp thành lập, quản lý, vận hành và các tổ chức ngoài nhà nc thực hiện theo hợp đồng hoặc ủy quyền.

 + các nguồn lực, các cơ hội và các mối quan hệ trong khuôn khổ luật pháp và quy chế cho phép

- Khách hàng tiêu dùng dvụ công đó là người dân, là đối tượng bị quản lý vs tư cách người đc hưởng lợi từ cung ứng dvụ công, vừa là khách thể quản lý vs tư cách là những người có quyền đòi hỏi và buộc nhà nc phải phục vụ mình

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thằng