Kỹ năng ghi nhớ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


 Có phải bạn ghi nhớ khuôn mặt một ai đó nhưng bạn không nhớ tên họ? Đã bao giờbạn ước bài thuyết trình của mình trôi chảy hơn và bạn không cần phải nhìn vào giấyliên tục không? Kỹ năng ghi nhớ rất quan trọng với tất cả mọi người, nó góp phần tạonên thành công cho bạn - cả trong công việc và cuộc sống. Nhiều năm qua, các chuyên giađã viết rất nhiều sách, băng đĩa và tổ chức các hội thảo về kỹ năng ghi nhớ nhằm cải thiệntrí nhớ cho con người. Liệu phương pháp ấy có mang lại hiệu quả không? Đã bao giờ bạnáp dụng một phương pháp ghi nhớ nào sau khi đọc xong một cuốn sách hoặc tham dự buổihội thảo về kỹ năng ghi nhớ chưa? Quan trọng hơn là bạn có muốn sử dụng chúng không?Việc hiểu biết và sử dụng các kỹ năng đó có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời bạn không?Cuốn sách này giải thích những kỹ năng ghi nhớ cốt lõi – những thứ tạo ra sự khác biệtlớn nhất. Tất cả các lớp học về kỹ năng ghi nhớ sẽ không đem lại hiệu quả nếu những gì họgiảng dạy không phù hợp với phong cách của bạn. Bạn nhất định phải thấy giá trị của các kỹnăng đó và phải thực sự hào hứng tiếp thu trước khi bạn sử dụng chúng.Chúng ta học và ghi nhớ những thứ quan trọng cho cuộc sống của chúng ta - không chỉlà sự tồn tại về mặt vật chất, mà còn là sự tồn tại về mặt cảm xúc, tính chuyên nghiệp, thậmchí là sự tồn tại của những mối quan hệ. Nếu tôi tin rằng để thành công tôi cần phải trởthành bậc thầy về kỹ thuật mới thì chắc chắn tôi sẽ có rất nhiều động lực để học những thứđó.Larry Squire, nhà nghiên cứu tâm lý học - thần kinh tại University of California, SanDiego đã tiến hành một cuộc thăm dò các bộ phận cấu thành của não bộ liên quan đến việcxử lý thông tin và học tập. Ông phát hiện ra một bộ phận mới gọi là chân hải mã(hippocampus), nằm ở não trước, nó đóng vai trò thiết yếu trong việc sắp xếp ký ức. Giáosư Robert Sylwester, nhà nghiên cứu tại University of Oregon tin rằng vùng chân hải mãhoạt động như một thủ lĩnh cân nhắc tầm quan trọng của thông tin, sắp xếp và lưu trữ nó.Nếu vùng chân hải mã cho rằng thông tin có giá trị, nó sẽ tự động đặt thông tin vào khuvực lưu trữ lâu dài tại tân vỏ não (neo-cortex). Nếu nghiên cứu của Sylwester là đúng thìnó sẽ là một sự xác nhận mạnh mẽ khẳng định tầm quan trọng của việc khám phá lợi ích cánhân hay "Có gì trong đó cần thiết cho tôi" (What's In It For Me – WIIFM). Nếu khôngphải vì "có gì trong đó cần thiết cho tôi" thì vùng chân hải não không bao giờ nhận ra tầmquan trọng của một thông tin, vì thế sẽ chẳng bao giờ lưu trữ thông tin đó ở vùng trí nhớlâu dài.BChương1Độnglựcgiúpbạntậptrungghinhớ1TƯ DUY GHI CHÉPEbook miễn phí tại : www.SachMoi.netạn được sinh ra như một "Cỗ máy học hành". Bạn đã học những kỹ năng mới ngay từkhi chào đời, và mỗi ngày trôi qua bạn đều được học thêm những điều mới. Bạnkhông chỉ tiếp thu kiến thức mới liên tục, mà còn phải học cách thích nghi với nhữngthông tin mới, những tình huống mới khi bạn tiếp nhận chúng. Cả hai kỹ năng học hỏi vàthích nghi đều được phát triển dựa vào việc bạn bị thúc đẩy như thế nào và bị "khơi dậy"cảm xúc ra sao trong những tình huống đó. Vì thế, nếu bạn muốn bắt kịp sự thay đổi chóngmặt của xã hội này thì ngoài việc sử dụng những kỹ năng bạn có, bạn cần phải liên tục tìmkiếm động lực để hành động.Hãy nhìn lại những thành tựu của bạn. Như nhiều người khác, bạn tập đi (hay nói mộtcách hoa mỹ là bạn trở thành bậc thầy của nghệ thuật bước đi). Khi được khoảng một tuổi,chân bạn lẩy bẩy không vững và ngã hàng trăm lần trước khi chập chững những bước đầutiên, nhưng bạn đã có mục đích - bạn muốn mình có thể bước đi. Lên hai tuổi, bạn khaokhát được khám phá, tương tác và kiểm soát môi trường xung quanh, điều đó đưa bạn đếnviệc học giao tiếp bằng lời nói. Lên năm tuổi, bạn đã nói được khoảng 90% từ vựng củangười lớn. Lên bảy tuổi, bạn đã thành thạo một trong những kỹ năng học tập khó khăn vàphức tạp nhất của con người đó là tập đọc. Não bộ của bạn chỉ ra cách liên kết giữa các ký tựvới cách phát âm, tiến tới việc đọc nhiều từ chỉ trong một giây.Trong suốt những năm đầu đời, bạn đã tiếp thu một lượng lớn thông tin, nhờ vậy các kỹnăng của bạn phát triển một cách phi thường. Nhưng tại sao bạn lại làm được điều đó? Cóphải vì bạn được thưởng một món đồ chơi mới mỗi khi bạn nói được một từ hoặc sử dụngthành thạo một kỹ năng không? Có lẽ là không. Vậy thì điều gì đã khiến bạn học tập phithường đến thế? Điều gì đã tạo động lực cho bạn nhiều thế?Ở độ tuổi đó, bạn bị thúc đẩy một cách bản năng để xét xét mọi vật, khám phá mọi điềuthú vị mới mẻ và tiếp cận mọi kỹ năng mới – chỉ đơn giản là để thỏa mãn ham muốn tìmtòi học hỏi của bạn. Nói một cách ngắn gọn là bạn học vì các lợi ích của việc học. Khi sinhra, bạn đã được mặc định rằng sẽ tham gia vào thế giới này với động cơ học hành sẵn có vàbạn hành động dựa trên động cơ đó, ngay từ những giây phút đầu tiên bạn sinh ra.Động lực của bạn càng mạnh mẽ thì bạn càng ghi nhớ tốtĐể bắt kịp sự thay đổi chóng mặt của xã hội này, bạn cần:Sử dụng khả năng của bạnLiên tục tìm kiếm động lực để hành động.Giờ đây, bạn vẫn phải học những thông tin mới với một tốc độ phi thường nếu như bạnmuốn mình làm chủ những thay đổi xung quanh. Bất kể đó là viết một bài luận mới - mộtnhiệm vụ phát sinh ở nơi làm việc, hay phải học một thứ gì mới không hề dễ dàng - bạn cầnnhững kỹ năng và kiến thức mới để khiến mọi thứ vận hành.Theo kịp những thay đổi hàng ngày cũng có thể coi là một việc quá tải. Có bao nhiêutạp chí và báo cáo phải đọc, phải sử dụng thành thạo những công nghệ mới và theo kịp sựphát triển không ngừng của các chương trình phần mềm mới ra đời hoặc mới cập nhật cầnphải học hoặc xem lại.Thật đáng tiếc là một số người có những trải nghiệm tiêu cực ở trường học và họ bị coinhư những người "học dốt" hay "chậm hiểu". Cho dù bạn không bị gán những cái mác tồitệ như thế, nhưng rất có thể bạn cũng có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân như là: "Tôikhông thể học toán; tôi đọc chậm; tôi ghét phát biểu". Đôi khi ở bậc tiểu học, nhiều ngườiđã mất đi lòng ham muốn, sự hào hứng với việc học. Các hoạt động của chúng ta đều bịđiều khiển, đánh giá và chấm điểm. Sau một vài thất bại, chúng ta sẽ trở nên ít mạo hiểmhơn, vì chúng ta không dám mạo hiểm nên chúng ta cũng trở nên chậm chạp hơn. Nỗi sợhãi thất bại đã thế chỗ cho lòng khát khao học hỏi của chúng ta.Vấn đề là khi bạn kháng cự việc học, bạn cũng ngừng phát triển và khi điều đó xảy ra,bạn tự đặt ra những giới hạn cho bản thân về những gì bạn có thể đạt được trong cuộc sống.Để trở thành một người học chủ động, bạn cần thay đổi suy nghĩ bi quan tiêu cực về khảnăng của mình bằng một thái độ tích cực, tự tin rằng bạn có thể học bất cứ điều gì bạn cầnhoặc muốn. Hãy tìm lại những động lực đã từng dẫn dắt bạn khi còn là một đứa trẻ, và bạnsẽ kiểm soát tốt hơn sự thay đổi trong con người bạn, điều đó sẽ giúp bạn sống và làm việchiệu quả hơn, thành công hơn.Để dẫn đầu những thay đổi, bạn cần học kiến thức mới với một tốc độ phithườngThay đổi suy nghĩ bi quan, tiêu cực về khả năng học tập bằng một thái độtích cực, tự tin rằng bạn có thể học bất cứ điều gì bạn muốn.Nhưng làm sao để tìm lại những động lực từ khi bạn còn là một đứa trẻ? Bạn không cònlà một em bé sơ sinh mắt to tròn ngơ ngác được dẫn dắt bởi thứ khao khát khám phá thếgiới một cách bản năng. Điều gì sẽ khiến bạn hứng thú học hành? Câu trả lời chính làWIIFM – viết tắt của What's In It For Me, Có gì trong đó cần thiết cho tôi. WIIFM là độnglực thúc đẩy chúng ta làm một việc gì đó - nó là những lợi ích chúng ta có được từ nhữnghành động của mình.Trước khi làm bất cứ việc gì, bạn hãy tự hỏi bản thân câu này: "Có gì trong đó cần thiếtcho tôi?". Từ những việc đơn giản hàng ngày cho đến những quyết định lớn lao, mọi thứđều hứa hẹn đem lại lợi ích cho bạn hoặc bạn sẽ không có động lực để thực hiện nó. Đôi khiWIIFM xuất hiện rất rõ ràng trong tâm trí bạn, nhưng cũng có lúc bạn phải tìm kiếm nóhoặc thậm chí là phát minh ra nó. Bởi vì đối với cách hoạt động của não bộ con người, việctìm ra WIIFM trong mọi tình huống là cực kỳ quan trọng. Và để hiểu tại sao lại như vậy,chúng ta hãy xem xét kỹ hơn một tác phẩm diệu kỳ của tạo hóa có tên là não bộ.M2TÌM KIẾM WIIFM CỦA BẠNỗi việc bạn làm - bất kể là trong công việc, ở trường học hay trong cuộc sống đềuhứa hẹn đem tới một vài lợi ích nhất định, nếu không bạn sẽ không có động lực đểlàm gì cả. Động cơ khiến bạn bắt đầu và tiếp tục thực hiện đến cùng. Có hai loạiđộng cơ: bên ngoài và bên trong.Khi bạn có được động cơ từ bên ngoài, ham muốn làm điều gì đó của bạn bị ảnh hưởngbởi ai đó hoặc điều gì đó từ bên ngoài. Động cơ này thường xuất hiện bất ngờ và đôi khimang tính tiêu cực. Nó khiến bạn hoàn thành công việc nhanh hơn – để bạn không bị dồnviệc, hay có một tấm bằng thạc sỹ - chỉ để có một chức danh đính kèm tên bạn. Động cơbên ngoài có tác dụng trong một thời gian ngắn, nhưng hầu như chẳng có tác dụng gì trongdài hạn. Bạn có thể gặp phải những trở ngại khi bị tác động bởi động cơ bên ngoài, khi bạncố gắng sử dụng những mánh khóe với người khác, bởi vì đó là cách dễ dàng nhất và nhanhchóng nhất để bạn đạt được mục đích.1. Phát âm giống như WHIFF-EMTìm kiếm WIIFM của bạnPaulette Thompson vừa là giáo viên vừa là người vợ, người mẹ của năm đứa con.Paulette đã dạy tiểu học được 17 năm và cô không còn yêu thích công việc đónữa. Nhưng sau khi đến tham dự buổi hội thảo của chúng tôi cô đã tìm lại đượcniềm yêu thích giảng dạy của mình."Khi bắt đầu dạy học, tôi đã rất hào hứng. Tôi thích việc đó. Nhưng nhiều nămtrôi qua có vẻ như việc dạy dỗ đã thay đổi. Mọi người hạ thấp vai trò của giáodục, và phụ huynh chẳng hỗ trợ giáo viên nhiều như lúc trước nữa. Từ đó tôi cảmthấy tuyệt vọng với việc dạy học."Hội thảo của chúng tôi được thực hiện dành riêng cho những người làm trongngành giáo dục, những kiến thức của buổi hội thảo đã cung cấp cho Paulettenhững phương pháp giảng dạy mới. Nó cũng truyền cảm hứng cho cô ấy. "Hộithảo này đã thay đổi suy nghĩ của tôi. Tôi cảm thấy như mình vừa mới bắt đầugiảng dạy."Nhiệt huyết giảng dạy mà Paulette ảnh hưởng tới cả công việc và gia đình cô.Những buổi hội thảo sau đó của chúng tôi cô thường cho hai con của mình cùngtham gia và chồng cô cũng đến tham dự buổi hội thảo cùng họ"Chồng tôi là một doanh nhân và anh ấy thường làm việc rất nhiều bằng điệnthoại. Khi nhìn thấy sự thay đổi của tôi và các con, anh ấy muốn tìm hiểu xemchuyện gì đã xảy ra với chúng tôi."WIIFM của Paulette đã giúp cô ấy lấy lại niềm vui giảng dạy, sử dụng nhữngphương pháp mới và hiệu quả hơn. WIIFM của Paulette cũng đem tới cho cô ấynăng lượng để tiếp tục công việc giảng dạy của mình.Nếu bạn là trưởng phòng kinh doanh, bạn có thể đề xuất giám đốc thưởng cho nhânviên bán hàng đạt doanh số cao nhất hoặc cắt giảm tiền lương của những nhân viên hay đilàm muộn. Trong một thời gian ngắn bạn áp dụng cách này doanh số bán hàng sẽ tăng lênvà không còn trường hợp nhân viên đi làm muộn nữa, nhưng một khi bạn xóa bỏ nhữngphần thưởng và hình phạt đó, mọi thứ sẽ trở lại tình trạng ban đầu.Động cơ bên trong đến từ con người bạn, đó là những thứ thuộc về bạn, những thứkhiến hoạt động của bạn được đền đáp và bạn thấy vui vẻ và hào hứng khi làm việc đó. Bạnlàm việc đó chỉ vì bạn muốn làm. Động cơ bên trong gắn liền với bạn hơn bởi nó là điềubạn muốn làm cho bản thân mình, chứ không phải những điều bạn làm để làm hài lòngngười khác hoặc những thứ khác bên ngoài bạn. Nếu bạn yêu trường học hay yêu công việcthì bạn sẽ thấy rất vui vẻ đến trường, đến nơi làm việc hàng ngày. Nếu bạn say mê nhữngứng dụng của máy tính thì bạn sẽ thích học và khám phá những hệ thống mới cho công tycủa bạn. Bạn làm, bởi bạn thích điều đó.Vậy phải làm sao với những thứ bạn phải làm nhưng bạn lại không thích? Bạn tạo độnglực cho mình để làm những việc đó như thế nào, mà không cần sử dụng những động cơngắn hạn bên ngoài bởi vì cuối cùng chúng cũng sẽ mất đi tính dẫn dắt của mình?Tự đặt ra câu hỏi cho bản thân "Có gì trong đó cần thiết cho tôi?" sẽ giúp bạn khám pháđộng cơ bên trong. Bạn cần phải suy nghĩ sâu sắc hơn để vượt qua những đáp án hời hợtbên ngoài – vốn dĩ sẽ đến dễ dàng hơn.Chuyển hóa từ động cơ bên ngoài thành động cơ bên trong giúp bạn thực hiện đượcnhững điều bạn nên làm nhưng vẫn còn đắn đo, chẳng hạn như bắt đầu lịch ăn kiêng haythói quen tập thể dục. Có thể điều đó không quá quan trọng, nhưng hãy nhớ lại điều chúngta đã nói rằng sức khỏe, cảm xúc và học tập đều liên quan đến nhau. Khi một trong cáckhía cạnh này bị bỏ qua, nó sẽ ảnh hưởng đến những khía cạnh còn lại. Bạn không thể làmcông việc khi bạn mệt mỏi, uể oải, không tập trung hay có cảm xúc như quả bom đang chờbùng nổ.Động cơ bên trong đến từ bên trong bạn – khiến mỗi hoạt động đều đượcđền đáp xứng đáng, vui vẻ và hào hứngTự hỏi "Có gì trong đó cần thiết cho tôi?" có thể giúp bạn khám phá độngcơ bên trongĐộng cơ bên ngoài tạo động lực cho bạn ăn kiêng và tập thể dục có thể là nỗi lo lắng vềviệc những người khác nghĩ gì về diện mạo của bạn hoặc bạn cố gắng giảm cân để mặc vừabộ đồ bơi hay động cơ đến phòng tập của bạn để gặp gỡ nhiều người ở câu lạc bộ/phòng tập.Trong những trường hợp này, bạn đang tập trung vào những lợi ích trước mắt và tìm kiếmnhững kết quả nhanh chóng. Cách nghĩ này đã trở thành động lực cho những kế hoạch ănkiêng cấp tốc được thực hiện. Nhưng vì kết quả đạt được là ngắn hạn và động cơ xuất pháttừ yếu tố ngoại cảnh, điều đó khiến cho người ăn kiêng nhanh chóng tăng cân trở lại khi họngừng thực hiện kế hoạch.Suy nghĩ sâu xa hơn, bạn có thể thấy ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên làmột phần để duy trì sức khỏe của bạn, một việc mà bạn tự giác làm mỗi ngày. Động cơ bêntrong được tạo ra bởi sự ham muốn hoạt động hiệu quả ở trường hoặc ở nơi làm việc. Cáclợi ích - sức khỏe, đầu óc minh mẫn, năng lượng dồi dào và sự tự tin về bản thân sẽ thúcđẩy hoạt động của bạn đạt được hiệu quả.Bạn không cần phải tạo động lực cho mọi thứ. Bạn có thể lựa chọn những điều quantrọng để tập trung thực hiện nó. Bạn có thể chuyển từ động cơ bên ngoài thành động cơbên trong và tận hưởng những kết quả lâu dài. Hãy nhớ hỏi bản thân mình "Có gì trong đócần thiết cho tôi?" và khi đó bạn sẽ thấy một động lực mạnh mẽ tạo ra sức mạnh cho tinhthần và bộ nhớ của bạn.Tập trung vào WIIFM của bạn có nghĩa là chịu trách nhiệm cho lựa chọncủa bạnPersonal satisfaction: sự hài lòng cá nhân challenges: thử thách, thách thứcWIIFM có thể đem tới sự hài lòng tuyệt vời, đồng thời cũng đem lại những thử tháchcho bạn.C3VẬN HÀNH CHỨC NĂNG CỦA NÃO BỘĐỂ GHI NHỚác phần khác nhau của bộ não đảm nhận những chức năng khác nhau. Điều thú vị làtrí nhớ, cảm xúc và sức khỏe đều nằm ở những phần liên quan đến nhau trong bộnão - đây là một lý do hợp lý, thuyết phục để giữ cả ba khu vực này cân bằng trongsuốt cuộc đời bạn. Khi trạng thái cảm xúc và sức khỏe của bạn tốt, bạn sẽ dễ dàng để giaotiếp và thực hiện những mối quan hệ bền vững – bạn ở đỉnh cao. Khi một trong các phầnnày mất cân bằng, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập của bạn cũng như các lĩnh vựckhác.Một bộ phận trong bộ não của bạn "quyết định" điều gì là quan trọngTheo nhà nghiên cứu tâm lý học – thần kinh Larry Squire, vùng não chân hải mã tạmthời nắm giữ thông tin trong khi bộ não xác định xem thông tin nào quan trọng và có giátrị, khi đó nó sẽ đặt thông tin vào tân vỏ não thuộc khu vực trí nhớ dài hạn.Vùng não chân hải mã - một phần nhỏ của não giữa là khu vực đầu tiên xử lý thông tin,nó đóng vai trò thiết yếu trong việc ghi nhớ. Tiến sỹ Larry Squire, nhà nghiên cứu tâm lýhọc – thần kinh tại University of California, Sandiego là người đầu tiên khám phá hệthống các bộ phận cấu thành bộ não liên quan đến việc xử lý thông tin và học tập. TheoSquire, khi vùng chân hải mã xử lý số liệu và sự kiện, nó tạm thời lưu trữ các thông tin đó,để chờ não bộ xác định xem thông tin đó có quan trọng và giá trị hay không. Nếu đó lànhưng thông tin quan trọng thì vùng chân hải mã sẽ đặt nó vào những phần riêng biệt củatân vỏ não để ghi nhớ lâu dài. Nếu thông tin không được coi là quan trọng, nó sẽ nhanhchóng bị lãng quên. Đây là lý do tại sao việc tìm ra giá trị (WIIFM) trong mọi thứ chúng tacần học lại quan trọng đến thế, nó sẽ khiến thông tin được lưu trữ dài hạn trong vùng tânvỏ não của khu vực trí nhớ.Tân vỏ não là vùng có kích thước bằng một bàn cờ, dày khoảng ¼ inch, và được "xếpnếp" cho vừa với đầu của bạn. Lớp "chất xám" này bao phủ các bộ phận bên dưới của bộ não.Ngai vàng trí tuệ của bạn -vùng tân vỏ não, xử lý các thông điệp một cách nhanh chóng. Lýluận, tư duy, ra quyết định, hành vi có chủ đích và ngôn ngữ đều được tìm thấy ở tân vỏnão.Tân vỏ não bao gồm bán cầu não trái và bán cầu não phải, mỗi bán cầu sẽ đảm nhậnmột chức năng khác nhau. Mặc dù có sự tác động qua lại giữa hai bên, nhưng về cơ bản thìbán cầu não trái là logic, trật tự, tuyến tính và hợp lý. Các chức năng của nó được xã hội vàhệ thống các trường học ưa thích. Ngôn ngữ, kỹ năng đọc – viết, toán học, tiếp thu tiểu tiếtvà hiểu biết tính biểu tượng là các hoạt động của não trái.Não phải không có trật tự, cảm tính, bao quát và ngẫu hứng. Nó hướng tới các yếu tốphi ngôn ngữ như cảm nhận và cảm xúc, nhận thức không gian, chấp nhận hình dạng vàmẫu hình, âm nhạc, nghệ thuật, màu sắc, sự sáng tạo và trí tưởng tượng.Bạn sẽ học tốt hơn khi bạn có ý thức sử dụng cả hai bán cầu não trừ khi bạn là một nghệsỹ, nhạc sỹ hoặc bạn tập trung vào các lĩnh vực đòi hỏi khả năng sáng tạo cao, nếu khôngthì bạn sẽ có xu hướng sử dụng não trái nhiều hơn trong các hoạt động hàng ngày ở trườnghay ở nơi làm việc. Bằng cách tập hợp các hoạt động của bán cầu não phải để thực hiệnnhững việc phụ thuộc vào não trái, bạn sẽ học nhanh hơn, có khả năng trực giác và sángtạo hơn khi xử lý các vấn đề và có thể trải nghiệm những khoảnh khắc thông minh.Tích hợp các hoạt động của bán cầu não phải để thực hiện những việc phụthuộc vào não trái để trở thành một người có khả năng học tốt hơn.Bán cầu não trái Bán cầu não phảiLogicHợp lýTrật tự, nối tiếpTuyến tínhChi tiếtNgôn ngữViếtĐọcTính toánCảm xúcTrực giácToàn diệnNgẫu hứng/ không có trật tựTổng thểÂm nhạcNhận thức không gianSáng tạoNghệ thuậtCuốn sách này đề cập đến tất cả những phương pháp thuộc hoạt động của cả bán cầunão trái và não phải, điều này khiến việc học hành trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Vìvậy khi bạn bắt kịp vòng quay phát triển và cải thiện không ngừng, bạn sẽ muốn học nhiềuđiều hơn nữa.- Học nhiều hơn, hiểu nhiều hơn.- Hiểu nhiều hơn, ra quyết định tốt hơn.- Ra quyết định tốt hơn, khả năng thành công cao hơn.- Thành công hơn, cảm thấy việc học hành thú vị và thỏa mãn hơn.- ... và vòng quay, cứ thế lặp lại.Sự thật là, đa số chúng ta đều có hệ thần kinh như nhau, giống những người có trí tuệnổi tiếng như Leonardo da Vinci hay Albert Eistein - có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinhtrong não bộ, mỗi tế bào đều có sợi trục, sợi nhánh và chúng kết nối với những tế bào kháckhi chúng ta học điều gì mới. Số lượng liên kết tạo ra có thể nhiều đến mức không đếmxuể. Bởi vậy, xét về mặt sinh học, mỗi chúng ta đều có khả năng trở thành một thiên tài.Trong thực tế, chúng ta chỉ phát triển những phần của não bộ mà chúng ta sử dụng thườngxuyên. Khi chúng ta nghĩ rằng mình cần học điều gì đó để tồn tại hoặc vì lòng đam mê thìchúng ta sẽ học. Khi chúng ta nhận ra những lợi ích của việc hiểu biết điều gì đó, chúng tasẽ cố gắng để hiểu nó. Khả năng tiếp thu những điều mới để thực hiện mục tiêu thực tế làvô hạn, cho mọi mục tiêu thực tế, là vô hạn. Vì thế kiến thức và trí thông minh của chúngta sẽ phát triển thông qua việc nhận thức nhu cầu hiểu biết của chúng ta. Phát triển hammuốn mạnh mẽ để làm gì đó và nhận thức nó là một nhu cầu thực tế - đó là thứ chúng tôigọi là "tìm ra WIIFM của mình".Xét về mặt sinh học, mỗi chúng ta đều có khả năng trở thành một thiên tàiCó khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh trong não bộ chúng ta, mỗi tế bào đều có các sợitrục và chúng kết nối mạnh mẽ với những sợi nhánh của các tế bào khác khi chúng ta tiếpthu kiến thức mới.Trong câu chuyện dưới đây, Paulette Thompson khám phá WIIFM của cô ấy - một lý dothuyết phục khiến cô ấy thay đổi những việc mình đang làm. Từ đó, cô ấy tiếp tục trảinghiệm một sự chuyển biến về cảm nhận và nhận ra rằng mình có những năng lực màtrước đây mình chưa hề biết đến.Bạn cảm thấy thế nào về bản thân mình, điều đó sẽ ảnh hưởng tới tất cả những gì bạnlàm. Khi bạn từ bỏ suy nghĩ "tôi không thể học tốt và không có trí nhớ tốt" để khám phá lýdo vì sao bạn phải học, vì sao bạn phải nhớ thì khi đó bạn sẽ được tiếp thêm năng lực để đạtđược mọi điều bạn muốn.• Lý do khiến bạn thường xuyên quên một việc gì đó là do quá trình bạn lưu giữ chúnghoặc ghi nhớ chúng diễn ra quá nhanh.Nghiên cứu chỉ ra rằng, phải mất khoảng 8 giây đểthực hiện đầy đủ một hoạt động ghi nhớ thông tin vào bộ nhớ. Bởi vậy, việc tập trung để ghinhớ là điều quan trọng hàng đầu để lưu trữ thông tin lâu dài hơn.Dưới đây là một vài gợi ý giúp các bạn cải thiện kỹ năng ghi nhớ• Tập trung: Khi bạn gặp một người và bỗng dưng quên mất tên họ là gì, mặc dù bạn vẫnnhớ họ sống ở đâu, làm nghề gì và một vài chuyện liên quan đến họ. Chuyên gia tâm lýthần kinh giải thích rằng điều này là có cơ sở vì bộ não của chúng ta dễ nhớ lại nhữngthông tin gần hơn. Để tăng khả năng ghi nhớ, hãy tập luyện bằng cách tập trung và dànhsự chú ý vào mọi thứ xảy ra một cách chi tiết.• Nhắc lại: Nếu bạn cảm thấy khả năng ghi nhớ của mình bị suy giảm, hãy tập thói quennhắc lại. Ví dụ nhắc lại tên của người bạn quen, nhắc lại bài học hay các kế hoạch làm việcmà bạn đã lên. Trong cuộc sống hàng hãy sử dụng khả năng ghi nhớ để sắp xếp các vật dụngtrong gia đình một cách gọn gàng, ngăn nắp, ví dụ như đặt kính vào đúng vị trí hoặc khóacửa sau khi vào nhà.• Giữ bình tĩnh: Stress vốn được biết là một nguyên nhân làm giảm khả năng ghi nhớ.Bạn thường cảm thấy rất khó để nhớ được một việc gì nếu đang ở trong trạng thái căngthẳng hoặc stress. Nếu gặp phải những tình huống này bạn nên cố gắng giữ bình tĩnh và hítthở một hơi thật sâu để thư giãn trước khi tiếp tục việc ghi nhớ.• Chơi trò chơi trí tuệ: Việc giải câu đố hoặc chơi giải ô chữ có thể cải thiện đáng kể trínhớ của bạn và giúp bạn ghi nhớ nhanh hơn. Điều này có được là do trong quá trình vậndụng trí não để giải câu đố thì hầu hết các khớp thần kinh của bạn đều được kích hoạt, đặcbiệt là ở các khu vực bộ nhớ. Theo một nghiên cứu khoa học, những người tham gia chơimột trò chơi trên máy tính điều độ trong khoảng 6 năm sẽ cải thiện rất nhiều trí nhớ củahọ và giúp họ tập trung cao độ hơn• Làm chủ một kỹ năng mới: Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điểncho thấy rằng, khi bạn học hỏi và làm chủ được một kỹ năng, hoạt động mới như: đọc sách,trượt tuyết, đan khăn, thêu vá... cũng là một biện pháp tối ưu để tăng cường sự tập trung vàkhả năng ghi nhớ bạn.• Tập luyện thể dục: Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc luyện tập thể dục sẽ mang lại lợiích không nhỏ đối với đời sống tinh thần của bạn. Ngoài ra, nó còn có tác động tích cực rấtlớn tới bộ nhớ của bạn. Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên có thể giúp làm tăng kíchthước não và tăng khả năng ghi nhớ của não bộ. Vì thế, việc đi bộ khoảng 20 - 30 phút mỗingày không chỉ giúp bạn thoải mái hơn mà còn nâng cao khả năng tập trung và ghi nhớ.VChương2Cácphongcáchhọctậpvậndụngkỹnăngghinhớ1KỸ NĂNG GHI NHỚ - NGHE, NHÌN, CẢMNHẬNAK là viết tắt của Vision - Thị giác, Auditory - Thính giác và Kinesthetic - Vận động.Đây là một trong những kỹ năng được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá cách thứchọc tập. VAK là thước đo lượng thông tin chúng ta thu nhận được và nó được xâydựng quanh các giác quan của chúng ta - những gì chúng ta nhìn, nghe và cảm nhận.Chúng ta sử dụng cả ba giác quan này để học tập và làm việc, nhưng trong đó có một giácquan nổi trội được chúng ta sử dụng nhiều hơn. Dưới đây là chi tiết.Thị giácNhững người học bằng thị giác cần nhìn thấy thông tin, bất kể dưới dạng viết hay bảngbiểu, tranh vẽ hoặc các dạng thức hỗ trợ thị giác. Họ có thể ghi nhớ những gì được nhìnthấy và có khả năng tái hiện lại bằng hình ảnh. Người học bằng thị giác cần một bức tranhlớn và có mục tiêu rõ ràng. Họ dùng những cách diễn đạt như "vẽ lại..." "trông có vẻ như...""thấy rằng..." và "tập trung vào..."Thính giácChắc hẳn bạn đã biết về những người học bằng thính giác, nghe và phát âm là nhữngyếu tố cần thiết với họ. Họ học như thể họ có một cái máy ghi âm trong đầu và họ có khảnăng ghi nhớ chính xác những thông tin đã nghe được. Họ có thể bắt chước giọng và cáchnói chuyện của người khác. Họ tiếp thu tốt khi nghe giảng và biết vận dụng thông tin để nóichuyện với người khác. Bạn có thể thấy những người học bằng thị giác thường sử dụng cáchdiễn đạt như "nghe có vẻ như...", " gióng lên một hồi chuông (về...)", "nghe...", "tôi nghe rõanh đang nói...".Vận động/ Xúc giácThực hành là phương pháp học tốt nhất cho những người học bằng vận động/xúc giác.Họ học thông qua những trải nghiệm và hành động thực tế. Họ ghi nhớ cảm giác và ấntượng tổng thể về thông tin. Họ thường nói những điều như "nắm lấy khái niệm", "thử làmcái này", "tôi rất cảm động", " nó gợi lên trong tâm trí tôi". Những người học bằng xúc giácthích vận dụng kiến thức thông qua hoạt động thực tế để tìm kiếm thông tin.VAK đánh giá cách chúng ta tiếp nhận thông tinĐọc xong những mô tả trên bạn sẽ biết mình thuộc kiểu nào. Nhận ra phong cách họctập của các học viên sẽ giúp giáo viên, huấn luyện viên dễ dàng tiếp cận học viên hơn. Đặcbiệt là nó rất hữu ích trong việc giúp phát triển khả năng giao tiếp và gia tăng các mối quanhệ. Nhưng mô hình VAK không chỉ dừng lại ở đó mà Dawna Markova, một chuyên gia vềphong cách học tập và là đồng tác giả của How your Child is Smart (Conari Press,Emeryville, Calif. 1992) đã đưa mô hình VAK vươn lên một tầm cao hơn: Bà nhấn mạnhrằng, chúng ta sử dụng cả ba phương pháp (thị giác, thính giác và xúc giác) nhưng vớinhững trật tự khác nhau, từ đó dẫn tới ba trạng thái nhận thức khác nhau. Bà gọi các trật tựnày là "các mẫu hình tư duy cá nhân". Dưới đây là cách vận hành của các mẫu hình tư duy.M2CÁC MẪU HÌNH VÀ BẢNG KÊ MẪU HÌNHTƯ DUY CÁ NHÂNẫu hình tư duy cá nhân phản ánh cách thức chúng ta thu nhận thông tin, lưu trữnó trong não tái hiện lại và cuối cùng là thể hiện nó. Khi chúng ta học, thông tin sẽđi qua ý thức, sau đó là tiềm thức và cuối cùng là vô thức. Bà Markova nhận địnhrằng, chúng ta học tốt nhất khi thông tin đi theo thứ tự này.Ý thức là cách chúng ta sắp xếp và định giá thông tin mới, ở bước này chúng ta cần sựtập trung và nhanh nhẹn. Tiềm thức là trạng thái cân nhắc thông tin, đặt câu hỏi về nó vàxem xét mức độ phù hợp của nó với những gì chúng ta đã được học trước đó. Ở trạng tháinày, chúng ta đi qua đi lại giữa những luồng suy nghĩ khác nhau. Trạng thái vô thức là nơimọi thứ chìm vào đó - thông tin được kết hợp với các kiến thức đã học trước đó, chúng tanhìn thấy toàn bộ vấn đề, và tạo ra các mối liên hệ với những kinh nghiệm/ trải nghiệmtrong quá khứ. Ở trạng thái này, chúng ta kiểm nghiệm và sáng tạo, sắp xếp và sắp xếp lạithông tin theo những trật tự khác nhau. Chúng ta thường say sưa và tĩnh lặng trong trạngthái này.Khi chúng ta tiếp nhận thông tin, nó đi qua những trạng thái khác nhau củaý thứcÝ thức (nhanh nhẹn và tập trung): Sắp xếp và định giá thông tin mới –working magic...Tiềm thức (từ nhanh nhẹn tới say sưa): Cân nhắc thông tin, đặt câu hỏi về nó và xemxét mức độ phù hợp của nó với những gì đã học trước đó.Vô thức (say sưa và tĩnh lặng): thông tin chìm sâu và tích hợp; chúng ta thấy bức tranhtổng thể và tạo ra các mối liên hệMarkova gọi mô hình VAK là "những kênh tri giác"mà não bộ sử dụng để xử lý thôngtin - mỗi kênh chịu trách nhiệm về một trạng thái. Với người này, hình ảnh là thứ đầu tiênđược tiếp nhận thông qua thị giác tiếp cận bằng ý thức, thính giác là trạng thái tiềm thức vàvận động là trạng thái vô thức. Tuy nhiên với người khác sẽ có cách thức khác, trong đóvận động là trạng thái ý thức, thính giác là trạng thái tiềm thức và thị giác là trạng thái vôthức. Có sáu cách kết hợp khác nhau - nghĩa là có sáu phương pháp khác nhau. Chúng tahọc tốt nhất khi kiến thức mà giáo viên truyền tải phù hợp với mẫu hình tư duy của chúngta.3BẢNG KÊ CÁC MẪU HÌNH TƯ DUY CÁNHÂNChỉ dẫn:Với mỗi câu hỏi, hãy chọn một câu trả lời bạn thấy đúng nhất. Đánh dấu vào các ký tựtrong ngoặc đi kèm với đáp án bạn chọn. Sauk hi hoàn thành bảng hỏi, hãy liệt kê các ký tựnày vào bảng tổng hợp ở cuối.Ví dụ, nếu đáp án bạn chọn có ký tự (U, V), hãy đánh dấu vào cả cột U và V. Sau khihoàn thành bảng hỏi, bạn hãy tính tổng của mỗi cột ký tự. Cột ký tự với tổng điểm cao nhấtsẽ đại diện cho mẫu hình tư duy của bạn.Bảng hỏi• Bạn ghi nhớ điều gì dễ dàng nhất?A: Những gì được nói ra, câu chuyện tiếu lâm, lời bài hát, tên người, chức danh; tôi ghinhớ bằng cách nhắc đi nhắc lại điều đó. (U, V)B: Những gì được nhìn thấy hay đọc được, khuôn mặt người khác, diện mạo của ai đó;tôi ghi nhớ bằng cách viết đi viết lại điều đó. (Z, Y)C: Những gì được làm hay trải nghiệm, cảm nhận hoặc mùi hương của thứ gì đó; tôi ghinhớ bằng cách làm đi làm lại điều đó. (X, W)• Điều gì bạn ghi nhớ dễ dàng nhất sau khi xem một bộ phim, một chương trình truyềnhình hoặc sau khi đọc một tài liệu gì đó?A: Người và khung cảnh trông thế nào. (Z, Y)B: Lời thoại và âm nhạc. (U, V)C: Điều gì đã xảy ra hay bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật. (X, W)• Điều gì bạn ghi nhớ dễ dàng nhất sau khi vừa gặp ai đó?A: Tôi đã nói gì với họ hay tôi cảm thấy thế nào về họ. (X, W)B: Họ trông thế nào, họ mặc gì. (Z, Y)C: Tên người đó, cách họ nói chuyện hoặc điều họ nói. (U, V)• Bạn mô tả chữ viết tay của mình thế nào?A: Thường thì tôi viết đẹp và dễ đọc. (Z, Y)B: Thường thì chữ tôi khó đọc. (V, X)C: Thường thì chữ tôi rất xấu. (U, W)• Bạn mô tả nhu cầu và kỹ năng thể chất/ vận động của mình thế nào?A: Tôi luôn cựa quậy; tôi cần tự do vận động. (X, W)B: Tôi có thể ngồi yên hàng giờ. (V, Z)C: Tôi thường cảm thấy tuyệt vọng khi bắt đầu học một môn thể dục nào đó. (V, Z)D: Tôi học kỹ năng vận động rất dễ dàng. (X, W)• Điều quan trọng nhất khi bạn lựa chọn một bộ đồ để mặc là...A: Tôi cảm thấy thế nào khi mặc bộ đồ đó: chúng có thoải mái không, chất liệu là gì. (X,W)B: Màu sắc có phù hợp với tôi không, có phù hợp với các phụ kiện mà tôi sử dụng đểmặc với bộ đồ đó không. (Z, Y)C: Chúng có thể gợi lên một ý tưởng nào đó về thương hiệu của chúng và bản thân tôivà chúng đánh giá người mặc. (U, V).• Bạn thể hiện cảm xúc của mình thế nào?A: Tôi giữ chúng rất riêng tư. (Z)B: Cảm xúc của tôi dường như ở ngay dưới bề mặt. (U, Y)C: Tôi có thể dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình. (U, W)D: Tôi có thể dễ dàng nói về lý do dẫn đến tâm trạng và cảm xúc của mình. (V)E: Tôi gần như không thể diễn đạt cảm xúc thành lời. (X).• Trong hoàn cảnh nào thì bạn sẽ thấy "choáng ngợp"A: Có quá nhiều hình ảnh chi tiết hoặc những câu hỏi về những thứ tôi nhìn thấy. (U,W)B: Có quá nhiều từ ngữ, lời diễn giải hoặc những câu hỏi về những gì tôi nghe được. (Y,X)C: Có quá nhiều lựa chọn, bị xúc động hoặc những câu hỏi về việc tôi cảm thấy thế nào.(V, Z)• Bạn có thể mô tả cách nói của mình thế nào?A: Cách diễn đạt trôi chảy, có trật tự, lúc nào cũng vậy, không ấp úng; tôi có vốn từ vựnglớn. (U, V)B: Tôi khá ngại ngùng khi phải nói trước đám đông. (Y, X)C: Tôi thường nói theo cách ẩn dụ và hình ảnh. (Z, W)D: Tôi thường nói về những gì tôi đã làm, tôi cảm thấy thế nào và chuyện gì đã xảy ra.(W)E: Tôi phải thể hiện các động tác bằng tay để tìm từ thích hợp biểu đạt từ tôi muốn nói.Tôi luôn khua múa tay khi nói. (Y, W)F: Tôi nói vòng vo và có xu hướng đặt nhiều câu hỏi. (Y, X)• Bạn có thể mô tả cách giao tiếp bằng mắt (eye contact) của mình thế nào?A: Tôi luôn nhìn vào người giao tiếp với mình. (Z, Y)B: Tôi ngại nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện và cảm thấy không thoải mái nếuphải nhìn lâu hơn vài giây. Tôi thường nhìn đi chỗ khác. (U, W).C: Tôi nhìn vào người giao tiếp, nhưng sẽ bị nháy mắt, giật mắt nếu nhìn lâu. (V, X)D: Mắt tôi lơ đãng dần khi tôi phải nghe quá lâu. (Y, X).• Điều làm bạn khó chấp nhận nhất?A: Những từ ngữ xúc phạm. (Y, X)B: Chen lấn xô đẩy, đụng chạm khi đến chỗ đông người. (V, Z)C: Cái nhìn khinh bỉ. (U, W)• Bạn thường lắp ghép đồ đạc như thế nào?A: Tôi đọc hướng dẫn và làm theo. Nghe người khác hướng dẫn sẽ khiến tôi khó chịu.(Y)B: Tôi đọc hướng dẫn, đặt câu hỏi và suy nghĩ trong lúc làm. (Z)C: Tôi xem xét các bộ phận, đặt ra câu hỏi nếu cần. Tôi chẳng bao giờ đọc hướng dẫn sửdụng. (W)D: Tôi xem xét các bộ phận, nhìn lược đồ, và đặt câu hỏi. (X)E: Tôi cần ai đó hướng dẫn cho tôi và sau đó làm trước cho tôi xem, sau đó thì tôi sẽlàm. (V)F: Tôi cần ai đó nói cho tôi cách phải làm thế nào, sau đó tôi sẽ làm. Tôi chỉ đọc hướngdẫn khi không còn cách nào khác. (U)Nhận dạng mẫu hình tư duy của bạnAKV (Thính giác, Vận động, Thị giác). Những người này là những người lãnh đạo cónăng lực và tinh thần trách nhiệm cao. Họ có khả năng diễn đạt tốt và biết cách thể hiệnbản thân. Họ thích tranh luận, nói chuyện cười hoặc chơi chữ. Họ có thể ghi nhớ từng câuchữ. Họ thường tạo ra âm thanh gì đó - có thể là nói chuyện với chính mình, huýt sáo, rênkhe khẽ, hoặc hát. Họ thường gây sự chú ý trong hoạt động thể thao và vận động. Họ có thểbị choáng ngợp khi phải tiếp nhận quá nhiều thông tin bằng thị giác.AVK (Thính giác, Thị giác, Vận động) Những người thuộc nhóm AVK là những người cókhả năng diễn thuyết tuyệt vời, và khả năng diễn đạt khiến mọi người nghĩ họ rất thôngminh. Tương tự như những người AKV, họ thích tranh luận, kể chuyện, chế giễu và cáckiểu chơi chữ. Họ cũng học ngoại ngữ rất tốt. Những người này thường học rất giỏi nhưngvận động và thể thao thì lại không tốt, họ thường trốn tránh các hoạt động thể thao vì thiếutự tin và thường gặp vấn đề trong việc biểu đạt cảm xúc.K/TAV (Vận động/Xúc giác, Thính giác, Thị giác) Những người thuộc nhóm K/TAV lànhững người ưa vận động; họ thường xuyên dịch chuyển (vận động) và thích điều khiểnmọi thứ. Cho dù họ có phải ngồi yên một chỗ, họ cũng sẽ gõ chân hay động đậy. Họ khámphá thế giới bằng cách chạm, làm và trải nghiệm. Thể thao là năng khiếu của họ. Họ thíchđược vận động. Họ có vấn đề với việc tập trung vào các hình ảnh thị giác.KVA (Vận động, Thị giác, Thính giác) Những người thuộc nhóm này cũng sẽ dễ dàngthực hiện các hoạt động vận động, thể thao, và có khả năng phối hợp, kết hợp tốt và thườngcó sức mạnh nhưng lại thích sự yên lặng. Họ có năng lượng lớn và thích vận động. Họthường học bằng cách lặng lẽ tiếp thu hành vi của những người khác. Họ có thể gặp khókhăn trong việc biểu đạt cảm xúc và bị choáng ngợp khi người khác nói quá nhiều. Họthích nhìn vào bức tranh tổng thể và nhận ra mọi thứ ăn khớp với nhau thế nào.VKA (Thị giác, Vận động, Thính giác) Nhìn và trải nghiệm tạo cơ hội cho những ngườitrong nhóm này học tập. Họ dễ dàng nhớ những gì họ nhìn thấy hoặc đọc được và có thểhọc bằng cách bắt chước hành động của ai đó. Nhưng họ có thể cảm thấy khó khăn khi phảitiếp thu những chỉ dẫn bằng lời. Họ làm việc tốt nhất trong những môi trường có tổ chức,họ không thể suy nghĩ rõ ràng khi bàn học/bàn làm việc của họ lộn xộn. Khi nói, họ thườngkhông biết cách thể hiện suy nghĩ của mình và điều đó khiến họ mất nhiều thời gian đểtrình bày suy nghĩ với người khác.Các mẫu hình tư duy cá nhân phản ảnh cách chúng ta thu nhận thông tin,lưu trữ nó, gợi lại nó, và diễn đạt nóVisual – mắt, thị giácAuditory – tai, thính giácTactile – tay, xúc giácKinesthetic – chân, vận độngVAK (Thị giác, Thính giác, Vận động) Những người thuộc nhóm này là những ngườisống xã giao, nói nhiều và thân thiện. Họ học thông qua các phương tiện hỗ trợ thị giácnhư biểu đồ, đồ thị và tranh ảnh, nhưng họ cũng học tốt khi nghe giảng và có thể thực hiệntheo các chỉ dẫn của giáo viên. Họ là những con mọt sách, họ rất nhớ những gì đã đọc, ghichép, ghi chú (take note). Họ không thích thể dục thể thao và thường gặp khó khăn trongviệc học các môn như vận động, đạp xe..., họ không thích bị va chạm.Hiểu về tư duy học tập cũng quan trọng như việc hiểu về cách xử lý thông tin mà bạn ưathích. Khi thông tin mới được trình bày phù hợp với phong cách học tập của bạn, bạn sẽhọc nhanh và nhớ bài tốt hơn. Nếu bạn thuộc nhóm VKA, một biểu đồ sẽ khiến cho tìnhhình kinh doanh của công ty được thể hiện rõ ràng hơn, bởi nó thuộc kiểu tiếp thu ý kiếncủa bạn là thị giác. Tuy nhiên, nếu ai đó nói với bạn về lợi nhuận của công ty, tâm trí bạn cóthể trống rỗng và lơ lửng trên mây, bởi trạng thái vô thức của bạn bị phân tán do các thôngtin được truyền đến bạn bằng thính giác. Lý thuyết của Markova đã giải thích tại sao một sốngười học rất xuất sắc ở bậc tiểu học trong khi càng lớn lên kết quả học tập của họ càng thụtlùi. Tất cả đều là do phong cách học tập có phù hợp hay không.Đ4CÁCH VẬN DỤNG KỸ NĂNG GHI NHỚTRONG TỪNG PHONG CÁCH HỌC TẬPKHÁC NHAUã bao giờ bạn đưa ra chỉ dẫn cho một ai đó và bạn nghĩ rằng chỉ dẫn đó đã rất cụ thể,thế nhưng kết quả là họ chẳng hiểu những gì bạn nói – dù chỉ một từ? Hoặc đã baogiờ bạn cảm thấy mình kém thông minh vì không hiểu những gì mà người đang giaotiếp với bạn muốn nói cho bạn hiểu?Có một số người sẽ chẳng bao giờ hiểu điều bạn nói. Khi nói chuyện với họ bạn cảmthấy như mình đang nói chuyện với một bức tượng. Bên cạnh đó lại có những người luônluôn hiểu những điều bạn nói, thậm chí còn hiểu được cả điều bạn chưa nói. Tại sao việcgiao tiếp lại dễ dàng với một số người này nhưng lại trở nên khó khăn với một số ngườikhác?Mọi người học theo những cách khác nhauCâu trả lời đã rất rõ ràng, điều này tuy có vẻ dập khuôn nhưng có thể nó vẫn làm bạnngạc nhiên. Chắc hẳn bạn cũng biết rằng mỗi cá nhân đều có những năng lực và tài năngđộc đáo riêng. Tuy nhiên, điều mà bạn có thể không biết (hay chưa nghĩ tới) đó là mỗi cánhân đều tiếp thu kiến thức theo những cách khác nhau. Chính vì thế cách thức dạy dỗ haygiao tiếp sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc tiếp thu ý kiến của chúng ta. Để giao tiếp thành côngvà có được kết quả học tập tốt hơn thì ngoài việc hiểu cách thức học tập của mình, bạn cònphải hiểu cả cách thức học tập của những người khác nữa. Bằng việc hiểu được cách thứctiếp thu kiến thức của bản thân và nhận ra cách tiếp thu kiến thức của người khác thì bạnsẽ tìm ra cách tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn và từ đó sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn.Thuật ngữ "phong cách học tập" (learning styles) áp dụng cho bất cứ tác nhân nào gâyảnh hưởng đến phong cách học tập của chúng ta. Nó bao gồm cả cách chúng ta tiếp nhận vàxử lý thông tin, cộng với cách chúng ta suy nghĩ và giao tiếp. Các nhà nghiên cứu trong cáclĩnh vực khác nhau đã đưa ra những mô hình riêng của họ nhằm nhận dạng các kiểu ngườicó phong cách học tập khác nhau. Mặc dù tên gọi và thuật ngữ có thể thay đổi, nhưng hầuhết các mô hình phong cách học tập vẫn giống nhau một cách đáng ngạc nhiên và nhiềungười thấy vấn đề của họ trong các lý thuyết của bác sỹ tâm thần huyền thoại, Carl Jung.Mỗi người học tập theo những cách thức khác nhauKết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khả năng tiếp nhận thông tinsẽ tăng lên đáng kể khi bạn kết hợp các hoạt động của mình với phong cách học tập nổi bậtnhất của bạn. Theo giáo sư Rita Dunn của trường đại học John Hopkins (New York), sinhviên khi được dạy theo phong cách học tập mà họ ưa thích thường có thái độ học tập tíchcực hơn, sự kiên nhẫn khi tiếp nhận các phong cách học tập cũng giúp cho kết quả học tậpđược cải thiện. Một trong những lợi ích của việc khám phá ra phong cách học tập của bạn lànó cho phép bạn "làm chủ" việc học của bạn. Một khi bạn biết phong cách học tập củamình, bạn có thể sử dụng nó để tiếp thu thông tin của các hội thảo, khóa học và các thứkiến thức mà bạn phải "tiếp thu" mỗi ngày.Cải thiện khả năng giao tiếpBạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp (và kết quả học tập) khi bạn biết cách nhận diệnvà biết cách vận dụng phong cách học tập của những người khác. Thông tin này sẽ giúp bạncải thiện mối quan hệ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp; trở thành một người thươnglượng tốt hơn; có nhiều mối quan hệ bạn bè hơn; gia tăng những thành công của bạn. Bạncó được tất cả những điều này vì bạn biết được phong cách học tập nào giúp bạn hiểu đượcbản thân và những người khác. Nó giúp bạn nhận ra cách thức tốt nhất, hiệu quả nhất đểgiao tiếp với mọi người.Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ tìm hiểu các mô hình phong cách học tập khác nhau.Mỗi mô hình giúp bạn nhận diện các kiểu người có phong cách học khác nhau và mô tảmột vài thói quen cũng như khả năng của họ. Khi đọc sách, hãy luôn tâm niệm rằng đâychỉ là những khái quát hữu ích và nó không mô tả về một người nào cụ thể. Sử dụng cácphân loại như hướng dẫn và nhớ rằng mọi người thay đổi tùy vào tình huống, đôi khi họthích chiến lược học tập này nhưng lúc khác họ sẽ thích chiến lược học tập khác.Hiểu biết về các phong cách học tập giúp bạn hiểu bản thân và người khác.Việc cải thiện giao tiếp giúp bạn:Cải thiện mối quan hệ với những người khácTrở thành một người có khả năng thuyết phục tốt hơnLàm phong phú các mối quan hệ của bạnGia tăng những thành công của bạnH5VẬN DỤNG KỸ NĂNG GHI NHỚ TRONGTỪNG PHONG CÁCH HỌC TẬP KHÁCNHAUãy xem các hình vẽ ở trang bên. Đối với mỗi hình, hãy viết ra ba tính từ mô tả cảmnhận của bạn về hình vẽ đó. Ví dụ, bạn có thể mô tả hình tròn như một hình "đầy tàinăng".Hãy làm ngay bây giờTiếp theo, trong 5 hình vẽ bạn hãy chọn một hình giống với mình nhất - hình vẽ có thểđại diện cho phong cách học tập của bạn - và đánh số 1 cho nó. Tiếp theo, hãy lần lượt đánhsố cho các hình vẽ còn lại cho đến hình cuối cùng. Hình vẽ được đánh số một chính là hìnhvẽ cơ bản của bạn.Hãy dành thời gian để hoàn thành bài tập này, điều đó sẽ giúp ích cho bạn khi đọcchương này.Và đây là bài kiểm tra chỉ số nhân cách tâm lý - hình học được nghiên cứu bởi Tiến sỹSusan Dellinger. Bài kiểm tra đơn giản này có thể cho biết khá nhiều về cách thức não bộcủa bạn vận hành. Theo tiến sỹ Dellinger(1), các yếu tố tính cách cá nhân, trải nghiệm, giáodục và cách thức vận hành của não bộ, khi kết hợp với nhau sẽ vẽ nên hình dạng nhất địnhcho bạn. Các lựa chọn bạn đưa ra và cách thức bạn nhận biết thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởiviệc bạn thích tư duy bằng bán cầu não trái hay phải.Như bạn có thể nhận thấy, bán cầu não trái và bán cầu não phải xử lý thông tin khácnhau. Bán cầu não trái xử lý thông tin logic, trật tự, tuyến tính và hợp lý. Bán cầu não phảithì không có thứ tự, trực quan, toàn diện mà nó thực hiện chức năng một cách ngẫu hứng.Mặc dù có sự tác động qua lại, nhưng bán cầu não vẫn giữ vai trò quyết định cách bạn suynghĩ thế nào.Bạn là ai?Hướng dẫn:Viết 3 tính từ mô tả chính xác nhất về mỗi hình vẽ dưới đâyChọn hình vẽ bạn thích nhất (#1)Xếp hạng cho các hình còn lại (#2 đến #5)Những người suy nghĩ bằng bán cầu não trái thường giỏi các hoạt động cần khả năng tưduy logic và tuần tự, họ thường chọn những hình tuyến tính. Họ thích hợp với những côngviệc có tính tổ chức cao như kế toán, thư ký hay hành chính.Những người suy nghĩ bằng bán cầu não phải có xu hướng sáng tạo và cảm tính, hìnhtròn hay những hình ngoằn ngoèo có lẽ là những hình vẽ đại diện tốt nhất cho sự lựa chọncủa họ. Những người này thường phù hợp với các công việc liên quan đến lĩnh vực nghệthuật hay những công việc như điều dưỡng, tâm lý học. Bây giờ, khi bạn đã có được nhữngkiến thức cơ bản về Tâm lý - Hình học, hãy xem kết quả trắc nghiệm của bạn và khám pháphong cách học của bạn.Bạn là hình vẽ nào?Hình vẽ được đánh số 1 là một chỉ số gợi ý cho bạn biết cách suy nghĩ và hành động củamình. Khi đọc mô tả về hình vẽ bạn đã chọn, bạn có thấy người được mô tả trong đó cóđiểm gì giống mình không? Bạn không nhất thiết phải có tất cả những đặc điểm như hìnhvẽ bạn chọn, nhưng nó có thể phác họa một bức tranh khá rõ nét về bạn là ai và phongcách học tập cũng như kỹ năng giao tiếp của bạn như thế nào.Những đặc tính của người lựa chọn hình tam giác (gọi tắt là "Người tamgiác")Người tam giác là những người có khả năng cân bằng tốt, mục tiêu đầu tiên của họ là sựnghiệp và sau đó là những mục tiêu khác. Họ có khả năng lãnh đạo - nhanh chóng ra quyếtđịnh và hành động. Họ được coi là những vận động viên thích cạnh tranh. Vận động chínhtrị cũng là một thế mạnh của họ và họ có khả năng phân bổ quyền lực cho người khác. Đôikhi họ được miêu tả như những hình mẫu của người khác.Ngoài ra những người chọn hình tam giác còn có các đặc điểm như mong muốn có đượcquyền kiểm soát và có phần hơi bảo thủ. Những người này thường thích theo đuổi sựnghiệp hơn là chăm sóc cho bản thân, mặc dù họ có khả năng đưa ra những quyết địnhnhanh chóng, nhưng họ có xu hướng lựa chọn những gì mang lại lợi ích tốt nhất cho mình.Họ nên được bổ nhiệm vị trí trưởng nhóm hơn là nhân viên.Ngoài ra, người tam giác là những người đầy tham vọng và rất quan tâm đến nghềnghiệp của mình. Họ là người có tầm nhìn xa, ưa thích sự mạo hiểm và khám phá, có xuhướng hành động nhiều hơn là lời nói. Những người này phù hợp với các công việc mangtính chất quản lý bởi họ có khả năng ra quyết định nhanh và luôn muốn thực hiện côngviệc ngay lập tức chứ không có tính trì hoãn hay trễ nại. Xét về mặt tính cách thì nhữngngười tam giác thường có suy nghĩ cầu toàn.Những từ ngữ mà người tam giác hay dùng như ngay bây giờ, không phải...một lúc nàođó, không phải... một lúc nào đó...không phải, không phải ngày mai mà là ngay bây giờ.Trong suy nghĩ của mọi người thì người tam giác là những người hung hăng, nhưngthực ra họ là những người quyết đoán, thích đưa ra mệnh lệnh và thích nắm quyền kiểmsoát.Những nhân vật nổi tiếng trên thế giới lựa chọn hình tam giác: Donald Trump, tướngGeorge S.Patton, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher,...Bán cầu não trái và bán cầu não phải xử lý thông tin khác nhauNhững người suy nghĩ bằng bán cầu nãotráiChọn những hình tuyến tínhChọn những công việc có tính tổ chức caoNhững người suy nghĩ bằng bán cầu não phảiChọn hình tròn hoặc hình lượn sóngChọn những công việc liên quan đến nghệ thuật, tư vấn/giúp đỡCác công việc điển hình cho những người tam giác - Nhân viên- Quản lý/ giám sát- Người khởi nghiệp- Quản lý bệnh viện/trường học- Chính trị gia- Luật sư cộng sự- Tổ chức công đoàn- Sỹ quan quân độiGiao tiếp với những người thuộc nhóm người tam giácNhững người tam giác thường là những người ra quyết định nhanh chóng và suy nghĩbằng bán cầu não trái, bởi vậy khi giao tiếp với họ bạn cần trình bày thông tin nhanhchóng, rõ ràng và ngắn gọn. Hãy chắc chắn bạn đã nghiên cứu toàn bộ vấn đề đó trước khinói.Những người tam giác ưa thích thông tin được trình bày logic và trình tự, vì thế hãytránh nhảy từ đề tài này sang đề tài khác. Họ muốn nhanh chóng nắm bắt được vấn đề.Những người tam giác thường mất kiểm soát cảm xúc khi tranh luận với người khác, vì thếnếu bạn có thể giữ được thái độ bình tĩnh, bạn sẽ có lợi thế. Nếu bạn biết rằng bạn chuẩn bịđối mặt với một tình huống đầy cảm tính với một người tam giác, có lẽ bạn sẽ muốn tậpdượt trước cho cuộc hội thoại này với một người nào đó.Người tam giác là những người có khả năng cân bằng tốt và có mục tiêu rõràngĐặc tính:Khả năng lãnh đạo tốtNgười ra quyết định nhanh chóngVận động viênKhả năng phân chia công việcThích nắm quyền kiểm soátSuy nghĩ bằng bán cầu não tráiNhững đặc tính của người lựa chọn hình hộp (gọi tắt là "Người hình hộp")Người hình hộp là những người có tính tổ chức cao nhất. Là kiểu người chăm chỉ, tậntâm, nhẫn nại - những người hình hộp là người luôn hoàn thành tốt công việc được giao.Họ chú ý đến từng chi tiết và có tính tổ chức cao. Họ ưa thích những tài liệu thực tế vàkhông thích các vấn đề cảm tính. Họ thường cảm thấy vui khi có thể kiểm soát bản thân vàdự báo trước được tương lai của mình. Tuân theo các chỉ dẫn và hoàn thành công việc lànhững điểm mạnh của họ. Họ không giỏi lên kế hoạch cho mình. Bạn nói với họ phải làmgì và họ sẽ làm.Người hình hộp không giỏi đưa ra quyết định. Khi không chắc chắn về lựa chọn củamình, họ thường chần chừ, trì hoãn việc ra quyết định cho đến khi buộc phải làm. Họthường do dự thay đổi cho đến khi họ có đủ bằng chứng cho thấy sự cần thiết phải thay đổi,thậm chí khi biết tầm quan trọng của việc thay đổi nhưng họ vẫn muốn giữ tình trạng hiệntại hơn. Họ gặp vấn đề với việc thực thi chức năng trong một môi trường không có cấu trúc,vô tổ chức. Khả năng phân tích tốt khiến họ có vẻ điềm tĩnh và lạnh lùng, và lòng đam mêkhám phá các tiểu tiết có thể khiến họ trở thành những chuyên gia bới bèo ra bọ.Trong tất cả các dạng hình chỉ có hình vuông mang tính tổ chức và kết cấu nhất định,bởi vậy những người lựa chọn hình vuông là những người có tính tổ chức cao và luônmuốn sắp xếp mọi thứ xung quanh thật gọn gàng.Những người hình hộp yêu thích số liệu, tính toán, chương trình và các phần mềm, vìthế họ thích hợp với những công việc mang tính chất điều hành và quản lý.Những người này rất ít khi thay đổi quan điểm và cách làm việc, vì vậy họ luôn muốncông việc được diễn ra theo đúng quỹ đạo của nó cho dù phải tốn bao nhiêu thời gian đichăng nữa.Những từ mà người hình hộp hay dùng: đã đúng chưaPhương châm sống của những người hình hộp: Hãy cho tôi thời hạn và tôi sẽ hoànthành mọi thứ.Các công việc điển hình cho kiểu người hình hộp- Kế toán- Hành chính- Trợ lý văp phòng- Bác sĩ- Giáo viên- Lập trình máy tính- Nhân viên chính phủ- Giao dịch viên ngân hàngGiao tiếp với người hình hộpNhững người hình hộp không thích sự tranh luận và thường né tránh nó. Họ khôngthoải mái trong việc bày tỏ cảm xúc và thường giải quyết các vấn đề một cách logic bằngkhả năng phân tích của mình. Những người hình hộp sẽ hợp tác với những người khác đểgiải quyết các vấn đề cho đến khi nào tình trạng không-cảm-tính vẫn được duy trì (hay nóicách khác là sự việc không bị cảm xúc xen vào) và vẫn còn hàng đống số liệu thực tế đểnghiên cứu.Khi bạn cần trình bày một vấn đề gì đó với người hình hộp, hãy chuẩn bị tất cả những gìbạn định nói. Những người hình hộp muốn được nghe những số liệu thực tế và họ sẽ đượcôm ấp những kiến thức mới mà bạn vừa cung cấp. Họ thích nhìn các thứ dưới dạng văn bảnhơn và cũng thích các báo cáo.Người hình hộp chăm chỉ, nhiệt tình và nhẫn nạiĐặc tính của những người hình hộp:Chú trọng tiểu tiếtCó tính tổ chức caoƯa thích số liệu thực tếTuân theo chỉ dẫnHoàn thành công việcNgần ngại ra quyết địnhSuy nghĩ bằng bán cầu não tráiNhững đặc tính của người lựa chọn hình tròn (gọi tắt là "Người hình tròn")Người hình tròn là người có lòng hảo tâm, tử tế, hào đồng, nhã nhặn và có tài. Họ lànhững người có quan hệ rộng. Đối với họ gia đình và bạn bè rất quan trọng. Họ muốn làmvừa lòng người khác và thậm chí là "đấu tranh" để đảm bảo mọi người đều được vui vẻ. Họlà những người sống có tinh thần đồng đội, những người không thích mâu thuẫn và làmviệc hết mình để mọi thứ diễn ra thuận lợi.Giao tiếp tốt là một kỹ năng quan trọng đối với người hình tròn. Khả năng đồng cảm tựnhiên, khả năng quan tâm thiên bẩm và khả năng lắng nghe khiến họ trở thành nhữngngười có khả năng giao tiếp tốt nhất.Tuy nhiên, nhược điểm của những người hình tròn đó là đôi khi họ cố gắng hết sức đểlàm vừa lòng người khác vì vậy họ thường gặp vấn đề với việc nói "Không". Điều này sẽ tạocơ hội cho những người khác lợi dụng hoặc thao túng họ. Họ không thích đưa ra nhữngquyết định khác thường hoặc gây ra khó chịu hay xung đột với người khác. Nhiều khi họdành quá nhiều thời gian và công sức cho người khác mà quên đi nhu cầu của bản thân.Họ cũng có xu hướng tự nhận lỗi khi có vấn đề gì xảy ra.Ngoài ra, hình tròn còn tượng trưng cho tử tế, quan tâm, chăm sóc và sống hoà đồngvới mọi người. Người hình tròn chỉ mong muốn sống trong sự hài hòa và yên bình. Họđược ví như sợi dây gắn kết gia đình, các thành viên và các nhóm lại với nhau.Những người hình tròn sống lạc quan, thích làm việc nhóm, luôn quan tâm đến sự hòahợp và muốn mọi người sống vui vẻ với nhau. Khi giao tiếp với người khác, họ luôn thểhiện sự quan tâm, chăm sóc mọi người và biết cách lắng nghe, thấu hiểu những điều ngườikhác đang nói. Những người này luôn cố gắng để giữ hòa bình, thế nhưng người khác lạinghĩ họ đang cố gắng để làm hài lòng tất cả mọi người.Những từ mà người hình tròn hay dùng: Ai? Ai sẽ tham gia vào nhóm này?Nhân vật nổi tiếng cũng thích hình này: Florence Nightingale, Albert Schweitzer, MẹTeresa.Châm ngôn của những người hình tròn: Hãy tích cực và tôi sẽ giúp bạn thực hiện ướcmơ.Các công việc điển hình cho kiểu người hình tròn- Giáo viên/ huấn luyện viên- Y tá/ bác sĩ- Nhân viên bán hàng- Thư ký- Chuyên gia tư vấn/ chuyên gia sức khỏe tâm thần- Nhân sự- Cố vấn quân sựGiao tiếp với người hình trònNgười hình tròn khi gặp sự cố thường muốn nói hết cảm xúc của mình và có thể độcchiếm thời gian của bạn để làm điều đó, nếu bạn cho phép. Hãy cẩn thận để họ không bộcphát hành vi này.Đối với các xung đột, hãy làm việc bằng tinh thần đôi bên cùng có lợi. Hãy cho thấy giảipháp bạn sử dụng sẽ làm vừa lòng các bên như thế nào. Người hình tròn tập trung vào vấnđề trước mắt hơn là những cảm xúc và mối quan hệ, và hãy nói rõ với họ rằng những gì bạnvà họ nói sẽ được giữ bí mật. Hãy chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những cảm xúc thươngtổn. Khi làm việc với người hình tròn, hãy giúp họ sắp xếp thứ tự công việc ưu tiên. Đưacho họ thời hạn hoặc thời điểm phải hoàn thành công việc.Người hình tròn có lòng hảo tâm, tử tế, hòa đồng, nhã nhặn và có tàiĐặc tính của người hình tròn:Người có quan hệ rộngNgười làm vừa lòng người khácCó tinh thần đồng độiKhả năng giao tiếp tốtSuy nghĩ bằng bán cầu não phảiNhững đặc tính của người lựa chọn đường lượn sóng (gọi tắt là "người lượnsóng")Đường lượn sóng biểu tượng cho sự sáng tạo. Những người lượn sóng là người sáng tạo,trực giác và tư duy bằng bán cầu não phải. Họ thường trải nghiệm tư duy trong suy nghĩ rồiđột nhiên đưa ra kết luận hay bất ngờ được truyền cảm hứng. Những ý tưởng và bức tranhtổng thể khiến họ thích thú hơn là thành phần tiểu tiết. Họ hứng thú với những khái niệmmới và thích chuẩn bị cho tương lai. Họ biểu cảm rất tự nhiên và có khả năng khuyếnkhích, tạo động lực cho người khác.Tuy nhiên, người lượn sóng có thể vô tổ chức và bỏ qua các tiểu tiết khi xem xét mộtvấn đề gì đó. Có thể người khác sẽ khó hiểu về con người, các bước nhảy trong suy nghĩcũng như cách hành xử vô tổ chức của họ, bởi vậy họ có thể trở thành rào cản của nhữngngười thuộc nhóm các hình mẫu có tổ chức hơn.Những người lượn sóng thường làm việc không tốt trong môi trường có tính tổ chứccao. Những người lượn sóng khá độc đáo và sáng tạo, họ luôn cho rằng mọi thứ đều có thểvà họ muốn mọi việc phải được hoàn thành theo một cách khác biệt so với những ngườikhác.Người lượn sóng sáng tạo, độc đáo và phóng khoáng trong suy nghĩ, họ luôn hướng đếntương lai và ít khi nhìn lại quá khứ. Những người này luôn muốn tìm kiếm ý tưởng mới,những cách làm mới, những sản phẩm mới. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của mọi người thìngười lượn sóng khá lạnh lùng và xa cách.Những người nổi tiếng cũng thích hình này: Albert Einstein, Erma Bombeck, WaltDisney.Châm ngôn sống của người lượn sóng: Hãy sáng tạo. Tại sao bạn lại làm theo cách đó?Đừng cảm thấy khó chịu khi đồng ý với tôi. Tôi đã thay đổi ý kiến của mình rồi.Các công việc điển hình cho người lượn sóng:- Lập kế hoạch- Nghệ sỹ/ người biểu diễn (diễn viên, nhạc công, ca sỹ...)/ nhà thơ- Giảng viên- Bán hàng- Nhà phát minh- Nhạc sỹ- Quan hệ công chúngGiao tiếp với người lượn sóngNhững người lượn sóng là những người có lời nói thuyết phục và có sức mạnh; vì thế họthường giành chiến thắng khi tranh luận. Tuy nhiên, nếu bạn kiên nhẫn lắng nghe luậnđiểm của người lượn sóng thì họ sẽ muốn nghe bạn nói nhiều hơn. Hãy cố gắng thể hiện sựnhiệt tình nhất khi trình bày ý tưởng và luận điểm của bạn, như những gì người lượn sónglàm với ý tưởng và luận điểm của họ.Những bước nhảy tư duy trong cách suy nghĩ bằng bán cầu não phải của người lượnsóng có thể sẽ khiến cho những người có tư duy liền mạch cảm thấy khó hiểu và ngườilượn sóng sẽ cảm thấy khó chịu khi người ta không hiểu những điều mình nói. Hãy đặt câuhỏi và nhắc lại, diễn đạt lại những gì người lượn sóng vừa nói để chắc chắn rằng bạn hiểuđúng ý họ. Người lượn sóng sẽ cảm thấy tốt hơn khi thấy bạn thực sự muốn hiểu họ vànghiêm túc trong cuộc đối thoại với họ.Người lượn sóng sáng tạo và trực giácĐặc tính của người lượn sóng:Người đưa ra nhiều ý tưởngNgười đưa ra các khái niệmTập trung vào tương laiBiểu cảmTruyền cảm hứngVô tổ chứcSuy nghĩ bằng bán cầu não phảiNhững đặc tính của người lựa chọn hình chữ nhật (gọi tắt là "Người hìnhchữ nhật")Hình chữ nhật đại diện cho sự thay đổi. Những người hình chữ nhật luôn ở trạng tháitạm thời - đang tiến hành những thay đổi lớn trong đời, đặt câu hỏi với tình cảnh hiện tạihoặc tìm kiếm điều gì mới mẻ. Những người hình chữ nhật cảm thấy hứng thú với việc họchỏi và phát triển những thay đổi đang đến trong cuộc đời họ. Họ cởi mở với những ý tưởngvà trải nghiệm mới, nhưng họ cũng dễ lung lay bởi những xu hướng nhất thời có thể đếnvào cùng thời điểm đó. Họ bối rối và mâu thuẫn trước những thay đổi hàng ngày, điều đókhiến cho họ trở nên khó dự đoán. Thêm nữa, họ không dễ bộc lộ cảm xúc.Các công việc/tình trạng điển hình của Người hình chữ nhật(2)- Người vừa làm ông chủ- Người vừa tốt nghiệp- Người khởi nghiệp- Nhân viên mới vào làm- Người biểu diễn- Những người đang trong tuổi trung niên- Người vừa về hưuGiao tiếp với người hình chữ nhậtMột người hình chữ nhật có thể thường xuyên thay đổi suy nghĩ. Anh ta có vấn đề vớiviệc đưa ra một quyết định, bởi vì anh ta không có lập trường vững chắc nên bạn có thểthuyết phục anh ta nếu những thông tin bạn trình bày rõ ràng, tự tin và thuyết phục. Tìmmột giải pháp có lợi cho cả hai bên và hoàn thiện mọi thứ bằng văn bản. Thêm nữa, cũngbởi người hình chữ nhật rất bất ổn, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên động viên,khuyến khích họ.Bài trắc nghiệm tâm lý - hình học cho bạn thấy một bức tranh toàn cảnh về cách bạnhọc, giao tiếp và xử lý các vấn đề hàng ngày xảy ra với bạn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiềutrắc nghiệm khác để đo lường cách học của bạn.Người hình chữ nhật luôn ở trạng thái tạm thờiĐang tiến hành những thay đổiTìm kiếm điều gì mớiHọc hỏi và phát triểnCởi mở với những ý tưởng mớiLập trường không vữngGChương3CảithiệnkỹnăngghinhớtheomôhìnhGregorc1MÔ HÌNH GREGORCiáo sư Anthony Gregorc của trường Đại học University of Connecticut đã phát triểnmột mô hình về ưu thế của não bộ: cách não bộ của chúng ta xử lý thông tin tốt nhất.Cách chia nhóm của ông khá giống với cách phân loại dựa trên ưu thế của bán cầunão trái và bán cầu não phải mà chúng ta đã đề cập ở phần trước. Ông đưa ra hai cách thứcchính mà não bộ chúng ta xử lý thông tin: nhận thức cụ thể và nhận thức trừu tượng; nhậnthức tuần tự và nhận thức ngẫu hứng.Ông kết hợp hai cách thức tư duy này để tạo thành bốn nhóm riêng:- Nhóm cụ thể và tuần tự (Concrete Sequential – CS)- Nhóm trừu tượng và tuần tự (Abstract Sequential – AS)- Nhóm cụ thể và ngẫu hứng (Concrete Random – CR)- Nhóm trừu tượng và ngẫu hứng (Abstract Random – AR)Những người tư duy tuần tự thường là những người tư duy nhiều bằng não trái, vànhững người tư duy ngẫu hứng chủ yếu sử dụng não phải. Tương tự như mô hình Tâm lý -Hình học, việc nhận biết cách thức tư duy của mình có thể giúp bạn phát huy năng lực họctập tối đa và cải thiện kỹ năng giao tiếp với những người mà não bộ của họ có thể vận hànhkhác với cách thức vận hành não bộ của bạn.Bài trắc nghiệm ở trang tiếp theo được thực hiện bởi John Parks Le Tellier - nhà tư vấngiáo dục và là giảng viên của lớp học Quantum Learning. Bài trắc nghiệm này sẽ giúp bạnnhận biết cách bạn xử lý thông tin như thế nào. Trong mỗi nhóm, hãy chọn hai từ mô tảchính xác nhất về bạn. Thường thì những từ gây ấn tượng cho bạn ngay từ khi nhìn vào sẽlà những từ mô tả chính xác nhất về bạn. Hãy trung thực trong việc đánh giá bản thân đểcó được bức tranh tổng thể về phong cách học của bạn. Hãy nhớ, không có đúng hay saitrong bài trắc nghiệm này. Vì vậy, hãy làm ngay bây giờ.Ghi lại kết quả của bạn bằng cách đánh dấu các câu trả lời ở các cột trong bảng trắcnghiệm dưới đây.DiscoveringHãy đọc các nhóm từ dưới đây và ở mỗi nhóm hãy đánh dấu hai từ mô tả chính xácnhất về bạn.1.a. Tưởng tượngb.Thích tìm tòic.Suy nghĩ thực tếd. (có khả năng) phân tích2.a. Có tổ chứcb. Dễ thích nghic. Hợp lýd. Tò mò3.a. thích tranh luậnb. Nắm bắt vấn đề nhanhc. Sáng tạo, sáng lậpd. Liên quan tới các việc khác4.a. Đồng cảmb. Thực dụngc. Thông minhd. Thích mạo hiểm5.a. Câu nệb. Linh hoạtc. Có hệ thốngd. Sáng tạo6.a. Chia sẻb. Có trật tự, ngăn nắpc. Hợp lýd. Độc lập7.a. Cạnh tranhb. Cầu toànc. Hợp tácd. Logic8.a. Lý tríb. Nhạy cảmc. Chăm chỉd. Chấp nhận rủi ro9.a. Thích đọc sách khoa họcb. Người có quan hệ rộngc. Người giải quyết vấn đề nhanhd. Có khả năng lập kế hoạch10.a. Ghi nhớ tốtb. Hợp tácc. Suy nghĩ thấu đáod. Sáng tác, khởi đầu11.a. Người dễ thay đổib. Thích nghiên cứuc. Tự phátd. Muốn người khác hướng dẫn12.a. Có khả năng giao tiếpb. Khám phác. Cẩn thậnd. Lý lẽ13.a. Thử tháchb. Thực hànhc. Cẩn trọng, chăm sócd. Kiểm định, xem xét14.a. Hoàn thành công việcb. Nhìn thấy tính khả thic. Tiếp nhận ý tưởngd. Phiên dịch, giải thích15.a. Hành độngb. Cảm nhậnc. Suy nghĩd. Trải nghiệmDiscoveringHướng dẫn:• Khoanh tròn các đáp án bạn đã lựa chọn trong mỗi nhóm từ ở trên.• Tính tổng điểm mỗi cột từ I đến IV, mỗi đáp án được tính bằng 1 điểm.• Nhân kết quả với 4.• Cột nào có kết quả cuối cùng cao nhất, đó là cột mô tả cách bạn xử lý thông tin.I = ___x4 =___Nhóm cụ thể và tuần tự (Concrete Sequential – CS)II = ___x4 =___Nhóm trừu tượng và tuần tự (Abstract Sequential – AS)III = ___x4 =___Nhóm trừu tượng và ngẫu hứng (Abstract Random – AR)IV = ___x4 =___Nhóm cụ thể và ngẫu hứng (Concrete Random – CR)Nhóm cụ thể và tuần tự (CS)Những người trong nhóm CS thường xử lý thông tin một cách có trình tự, lần lượt từngbước. Thế giới của họ là thế giới vật chất, cụ thể; nó bao gồm những gì họ có thể cảm nhậnbằng năm giác quan (nhìn, chạm, nghe, nếm và ngửi). Những người tư duy cụ thể và tuầntự thường tập trung vào mục tiêu cụ thể và họ dễ dàng ghi nhớ số liệu thực tế, dữ liệu vàcông thức. Họ học tốt nhất bằng hành động. Họ là những người tổ chức và cầu toàn.Nhóm cụ thể và ngẫu hứng (CR)Giống như những người trong nhóm CS, những người thuộc nhóm CR sống trong thếgiới vật chất, cụ thể. Tuy nhiên, hành vi của họ ít chặt chẽ hơn và họ thích được trảinghiệm. Họ thường sáng tạo hơn và thường trải nghiệm những bước nhảy trực giác trongsuy nghĩ khi tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề gì đó. Khi thực hiện một dự án, họ thườngquan tâm đến quá trình hơn là kết quả và họ thường mất thời gian lâu hơn cần thiết hoặctrễ hạn. Họ thích tìm kiếm những cách thức làm việc mới và khám phá những ý tưởng hayhệ thống mới. Họ đi theo những quy trình tư duy khác nhau.Nhóm trừu tượng và ngẫu hứng (AR)Cảm giác và cảm xúc là những phần căn bản trong cuộc sống của những người tư duytrừu tượng và ngẫu hứng. Họ cần thời gian để suy nghĩ cẩn thận về thông tin mới trước khiđưa ra quyết định hoặc ý kiến. Họ ghi nhớ tốt nhất khi thông tin được cá nhân hóa, và họmuốn nhìn bức tranh tổng thể trước khi xem xét từng chi tiết để có được hiểu biết rõ ràng.Họ không thích môi trường có tổ chức và họ tập trung vào xem xét con người. Họ làm tốtnhững công việc cần đến khả năng sáng tạo vì họ là những người rất sáng tạo.Nhóm trừu tượng và tuần tự (AS)Những người tư duy trừu tượng và tuần tự sống trong thế giới của những nguyên tắc vàbộn bề suy nghĩ. Họ thích phân tích thông tin và tư duy về khái niệm. Quá trình tư duy củahọ logic, hợp lý và trí tuệ, họ thích thông tin và sự kiện được sắp xếp rõ ràng. Những ngườitư duy trừu tượng và tuần tự có khả năng nghiên cứu tốt, là những con mọt sách và họ dễdàng chỉ ra điểm mấu chốt của ý tưởng hay thông tin. Họ tò mò và muốn hiểu biết vềnguyên lý cũng như nguyên nhân đằng sau những hiệu ứng.Bốn nhóm tư duy theo phân loại của Gregorc gợi ý những chiến lược học tập tự nhiên vàhợp lý. Hãy xem lại các phần mô tả và nghĩ về những cách bạn có thể áp dụng thông tin nàycho việc học. Ví dụ, nếu bạn thuộc nhóm tư duy trừu tượng và ngẫu hứng, bạn có thể muốnxem xét tổng quan dự án mới hay dữ liệu mới và tìm hiểu xem làm sao để ghép chúngthành bức tranh toàn diện hơn và có giá trị với bạn. Khi bạn làm như vậy, thông tin sẽ cónội dung và ý nghĩa hơn, điều đó sẽ khiến bạn dễ đào sâu vào từng chi tiết hơn.Có thể bạn cũng đã nhận ra những điểm tương đồng giữa các mô hình của Gregorc vàmô hình Tâm lý - Hình học. Ví dụ như bạn thấy một vài đặc tính của những người hình hộptrong tính cách của những người tư duy cụ thể tuần tự - logic, có sắp xếp, chú ý vào tiểu tiết– trong khi những người định hướng theo phong cách tư duy cụ thể ngẫu hứng thì gợi nhắcđến những người hình tròn. Như đã đề cập từ trước, có một vài sự trùng hợp nhất định giữacác lý thuyết về phong cách học tập.Gregorc ModelH2VẬN HÀNH MÔ HÌNH GREGORC ĐỂ CẢITHIỆN KỸ NĂNG GHI NHỚãy tưởng tượng bạn có khả năng ghi nhớ rất tốt. Tưởng tượng tất cả những cách bạnđã sử dụng để làm tăng khả năng ghi nhớ mỗi ngày.- Quyển sách gối đầu giường của là quyển sách bạn đã muốn đọc từ lâu nhưng chưa cóthời gian. Lần sau khi nhìn thấy nó, bạn sẽ nhớ những bước cụ thể bạn đã học trong mộtkhóa học đọc nhanh.- Bạn cần phải thuyết trình, nhưng thay vì đọc đi đọc lại từng từ bạn đã chuẩn bị sẵn,bạn nhớ ra một phương pháp bạn đã học để sắp xếp các ý chính, các câu chuyện... theo trậttự.Những kỹ năng này có thể giúp gì cho bạn?Công việc và học tập không phải là những lĩnh vực duy nhất bạn có thể sử dụng trí nhớhay khả năng ghi nhớ mà những kỹ năng này còn rất tiện lợi khi bạn nhớ được các con sốnhư biển số xe, số hộ chiếu, số tài khoản ngân hàng, mã PIN... Nhớ được số điện thoại vàngày tháng quan trọng như sinh nhật và ngày kỷ niệm, điều đó sẽ khiến cuộc sống của bạnvui vẻ hơn và ít áp lực hơn.Grant - con trai tôi là người đầu tiên khiến tôi thấy thú vị với khả năng ghi nhớ. Granthọc các kỹ năng này và sử dụng chúng một cách thành thạo hơn bất cứ ai tôi từng biết. Khihọc cấp 3, khả năng ghi nhớ giúp Grant tăng điểm SAT. Grant từng học khoảng 1600 từvựng mỗi ngày cuối tuần để tăng điểm ngôn ngữ - từ vựng (verbal) từ vị trí tốt hơn 66% họcsinh lên tới tốt hơn 99% học sinh.Kỹ năng ghi nhớ cũng giúp Grant học MBA và cho đến bây giờ đó vẫn là một khóa họccó giá trị cho sự nghiệp của Grant. Hiện tại là quản lý nhà hàng Harry Caray's ở Chicago,thằng bé có khả năng nhớ tên 165 nhân viên ngay trong tuần đầu tiên họ đi làm. Tiếp theolà trong một chuyến bay dài, Grant đã nhớ tên của hơn một nghìn đồ ăn và đồ uống cùngvới số hiệu của chúng. Grant cũng sử dụng kỹ năng ghi nhớ để nâng cao vốn từ vựng tiếngTây Ban Nha của mình để có thể giao tiếp với những nhân viên nói tiếng Tây Ban Nha.Từng ngày trôi qua, Grant xây dựng và khám phá ra rất nhiều lợi ích của kỹ năng ghi nhớ.Điều thú vị nhất về kỹ năng ghi nhớ đó là việc luyện tập kỹ năng này rất vui. Nó sẽ cònvui hơn nữa khi bạn khiến cho bạn bè và ngay cả chính bạn cũng ngạc nhiên về trình độ"chuyên gia" của mình. Khi Grant và tôi ngồi trong xe ô tô, Grant đố tôi: "Bố hãy nói cáchđể ghi nhớ biển số xe kia. Và kể tên tất cả các tổng thống Mỹ, lần lượt theo thứ tự từng nămhọ nhậm chức."Nhiều năm về trước khi còn làm trong lĩnh vực bất động sản, tôi đã trải nghiệm thànhcông với hệ thống ghi nhớ. Vào tuần cuối trước kỳ kiểm tra môi giới bất động sản, tôi đãtheo học một khóa học cấp tốc của chuyên gia Arthur Bornstein để tăng cường khả năngghi nhớ. Trong năm ngày học, tôi có thể ghi nhớ 40 trang giấy - nhớ từng chữ một. Vàongày kiểm tra, tôi đã làm bài tốt. Sau đó tôi nhận thấy kỹ năng ghi nhớ có nhiều ứng dụnghữu ích khác. Khi tôi làm việc ở San Francisco, tôi nhớ tên của tất cả các đường từ cuốithành phố nối với những nơi khác. Tôi dành rất nhiều thời gian mỗi ngày để lái xe, và việcnày khiến tôi thư giãn, bởi tôi có thể luyện tập và tự kiểm tra khả năng ghi nhớ của mìnhtrong lúc lái xe.Tôi đã có động lực mạnh mẽ để học tất cả những thứ đó. Chúng cần thiết cho công việccủa tôi sau này - ít nhất là về mặt nhận thức. Đó là WIIFM của tôi.Bước đầu tiên trong việc phát triển kỹ năng ghi nhớ đó là bạn phải thực sự bắt đầu bằngsự quyết tâm. Quyết tâm dành một tuần để tập luyện những kỹ năng này. Sau một tuần đó,chúng sẽ đến với bạn mà không cần bất cứ điều kiện nào và chúng sẽ là của bạn trong suốtphần đời còn lại.Quyết tâm luyện tập kỹ năng ghi nhớCó một động cơ mạnh mẽ sẽ giúp nâng cao sự quyết tâm của bạnChương4CácphươngphápghinhớhiệuquảTưởng tượng và liên hệĐể thành công trong việc ghi nhớ, bạn cần phát triển trí tưởng tượng và học cách tạo rasự liên kết giữa những điều bạn tưởng tượng.Trí tưởng tượng là khả năng nghe, nhìn và cảm nhận mọi thứ trong tâm trí bạn để tạo rabối cảnh và hình ảnh, cả đứng yên lẫn chuyển động. Ví dụ, tưởng tượng ra một nơi bạn biết- như căn bếp của bạn chẳng hạn. Bạn có thể nhắm mắt hoặc mở mắt để tưởng tượng, trongtâm trí bạn có thấy mình đang ngồi ở bàn bếp không? Nơi bạn để ly cốc, bạn có thể tưởngtượng mình đang rửa ly,bạn có thể tưởng tượng thấy chiếc ly rơi xuống và nghe tiếng nó vỡtan thành từng mảnh khi rơi xuống đất? Bây giờ hãy tưởng tượng về một thứ bạn chưa từngthấy bao giờ như là một con ngựa vằn có màu sọc xanh lá cây và da cam thay vì hai màuđen và trắng như bạn vẫn thường nhìn thấy. Hay một con chó biết bay như chim. Bạn cóthể nhìn thấy nó (trong tâm trí mình) hay không? Đó là tưởng tượng.Liên hệ là khả năng lấy một vật tương tự và kết nối nó với một thứ mà bạn đang phải cốgắng nhớ. Chúng ta thường liên hệ thông tin cần nhớ với các hình ảnh, âm thanh, mùihương và cảm nhận. Chúng ta chọn những thứ gần gũi với chúng ta nhất - liên hệ mạnhmẽ nhất tới tâm trí ta. Cho dù bất kể bạn sử dụng cách thức liên hệ nào thì điều quan trọnglà cần khám phá ra giác quan mạnh nhất của bạn - thứ có thể bị ảnh hưởng bởi phong cáchhọc tập của bạn, tùy vào việc bạn là người học bằng thị giác, thính giác hay vận động/xúcgiác.Đa số chúng ta đều ghi nhớ thông tin qua thị giác. Ví dụ nếu bạn muốn liên hệ nhữngsự vật đi kèm con số, như là số 1 và cái cây, bạn có thể vẽ (hoặc hình dung) một thân câygiống hình số 1. Để liên hệ số 3 với một bàn chân bạn có thể vẽ số 3 nằm ngang - nó trônggiống như những ngón chân. Để ghi nhớ hai vật - như một cái cây và một chiếc ghế, bạn cóthể hình dung một chiếc ghế đung đưa trên ngọn cây hay một cái cây mọc lên từ lòng ghế.Bạn hình dung được không?Để củng cố một hình ảnh trong trí tưởng tượng, chúng ta có thể sử dụng trí tưởng tượngkết hợp với các giác quan khác. Nhìn hình vẽ một cái cây, nghe tiếng gió thổi, ngửi thấymùi thơm thoang thoảng của hoa nở và cảm thấy lớp vỏ cây chạm vào da thịt mình.Những ví dụ này cho thấy chúng ta có thể sử dụng cách liên hệ với thực tế để ghi nhớnhững vật cụ thể - những thứ bạn có thể nhìn được, nghe được, ngửi được, chạm được. Tuynhiên không phải lúc nào cũng có sẵn những thứ trong thực tế để bạn liên hệ, đôi khi bạnphải tự sáng tạo ra liên hệ.Chúng ta cũng có thể kết hợp âm thanh với hình ảnh thị giác để tạo ra liên hệ. Trongtrường hợp này, từ đồng âm khác nghĩa hay những từ phát âm gần giống nhau có thể là sựlựa chọn tốt nhất cho bạn. (Trong tình huống này, cần phải nghe cách phát âm tương tựcủa các từ, hơn là việc phải biết chính xác nó được đánh vần như thế nào) Ví dụ, "bò" vừa làđộng từ vừa là danh từ chỉ tên gọi của một loài vật. Vì vậy, trong trường hợp phải nhớ độngtừ "bò", bạn có thể tưởng tượng ra con bò và đặt nó vào trong liên hệ của bạn.Hành động cũng là một cách để tạo ra liên hệ. Ví dụ có những bài đồng dao của trẻ emđược đọc lên trong lúc chúng chơi các trò chơi dân gian. Mỗi khi chơi một trò chơi nào đó,khi thực hiện hành động, trẻ sẽ nhớ ra lời đồng dao có liên quan.Kỹ năng ghi nhớ liên quan đến trí tưởng tượng và liên hệTưởng tượng - khả năng nhìn, nghe và cảm nhận mọi thứ trong tâm tríLiên hệ - khả năng lấy một vật tương tự để liên tưởng đến một thứ mà bạnđang cố gắng nhớKết nối (linking)Kết nối là phương pháp ghi nhớ căn bản thứ hai, sau tưởng tượng và liên hệ. Bạn có thểsử dụng kết nối để ghi nhớ một danh sách bằng cách liên hệ mỗi mục trong danh sách vớimột thứ gì đó gần giống với thực tế. Đây cũng là nền tảng của các chiến lược ghi nhớ khác.Bạn kết nối những thứ bạn muốn nhớ và xâu chuỗi chúng với nhau, liên hệ thứ này với thứkhác và cứ thế bạn sẽ nhớ được nhiều hơn.Ví dụ dưới đây miêu tả một cách đơn giản để ghi nhớ các cung hoàng đạo. Bạn đang thấymột con cừu (Aries – Bạch Dương) đối đầu với một con trâu (Taurus – Kim Ngưu). Trênlưng con trâu là một cặp song sinh (Gemini – Song Tử) đang cầm một con cua (Cancer –Cự Giải) bởi họ muốn ăn nó trong bữa tối. Con cua đang cắp vào đuôi con sư tử (Leo – SưTử), khiến sư tử rống lên và trốn chạy. Sư tử cố gắng tấn công một thiếu nữ (Virgo – XửNữ), nhưng bị cô gái chống trả một cái cân (Libra – Thiên Bình). Sau đó cô gái ném chiếccân về phía con bọ cạp (Scorpio – Bọ Cạp), nó giận dữ và cắn một cung thủ (Sagittarius –Nhân Mã), người này chạy trốn bằng cách nhảy lên lưng một con dê (Capricorn – Ma Kết).Con dê chạy đến bên một dòng nước (Aquarius – Bảo Bình) có đầy cá(1) (Pisce – SongNgư). Lũ cá nhảy lên bờ nơi con cừu dẫm bẹp chúng, trong khi đó lại phải đối đầu với mộtcon trâu... và cứ thế, cứ thế...Hãy lưu ý rằng các cung hoàng đạo được sắp xếp theo thứ tự. Có thể bạn đã biết ngàytháng sinh và cung hoàng đạo tương ứng của mình và bạn kể lại câu chuyện theo thứ tự từtrên xuống hoặc từ dưới lên, bắt đầu từ cung hoàng đạo của chính bạn (thay vì cung BạchDương trong câu chuyện ở trên).Vị tríVị trí có nghĩa là liên hệ mọi thứ một cách có trật tự với những vị trí nhất định. Ví dụ,bạn có thể liên hệ một danh sách với các bộ phận cơ thể, bắt đầu từ đỉnh đầu, đến mắt, mũi,miệng, cằm, cổ, vai và tiếp tục cho đến chân. Bạn cũng có thể tạo liên kết bằng đồng hồ:một thứ liên hệ với 1 giờ, một thứ khác liên hệ với 2 giờ, và cứ thế cho đến 1 2 giờ.Một trong những mẹo mà tôi sử dụng để ghi nhớ đó là liên hệ những thứ tôi cần nhớ vớinhững đồ vật trong nhà. Khi sắp xếp đồ đạc trong nhà, hãy luôn tưởng tượng các đồ vậttrong nhà bạn ở vị trí mà bạn tạo ra liên hệ với những thứ bạn muốn. Thứ tự mà tôi luôndùng đó là: một tấm bảng treo ở cửa ra vào, một công tắc đèn ngay bên trong cửa ra vào, ốptrần phòng khách và ... các vị trí quanh nhà. Tôi sử dụng phương pháp này mỗi khi có bàithuyết trình. Khi nói chuyện với khán giả, tôi có thể hình dung mình đang đi qua nhữngcăn phòng để nhớ ra những điều tôi muốn trình bày thông qua việc nhớ lại cách sắp xếp đồđạc.Tôi tưởng tượng phần giới thiệu của mình với những từ khóa viết trên bảng ở cửa ra vào.Sau đó tôi hình dung hai luận điểm đầu tiên với hai vị trí của công tắc đèn. Tôi thấy nhữnggì tôi muốn nói tiếp theo ở cửa ra vào, và tôi cứ tiếp tục bài thuyết trình của mình theocách đó. Đối với tôi phương pháp này rất hiệu quả, tôi luôn biết tôi đang ở đâu trong bàithuyết trình và tôi sẽ nói gì tiếp theo, bởi tôi hình dung ra mình đứng trong từng cănphòng. Gợi ý dành cho bạn đó là, thiết kế ngôi nhà hay căn phòng của bạn theo cách màbạn có thể liên hệ chúng để làm một điều gì đó khi bạn cần. Hãy chắc chắn đó là một nơibạn biết rõ và có thể dễ dàng tái hiện trong tâm trí. Đánh số cho đồ dùng trong ngôi nhàcủa bạn theo thứ tự từ 1 đến 20, theo thứ tự bạn có thể nhìn thấy chúng khi bạn đi xungquanh nhà. Bạn có thể sử dụng sơ đồ dưới đây để bắt đầu việc đó.Lập một danh sách 20 thứ bạn nhìn thấy khi bạn di chuyển qua nhàNhững từ viết tắt và những câu sáng tạoViết tắt là việc lấy các chữ cái đầu tiên của một chuỗi từ để tạo ra một từ mới. Ví dụ, kỹthuật phân tích SWOT là viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu),Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Hay những thuật ngữ kinh tế quen thuộcchúng ta vẫn nghe trên các bản tin thời sự như GDP (Gross Domestic Product – tổng sảnphẩm quốc nội) hay CPI (Consumer Price Index – chỉ số giá tiêu dùng). Hay đơn giản hơn,chúng ta có các từ viết tắt như THPT (trung học phổ thông), ĐH (Đại học).Những câu sáng tạo là những cụm từ hay câu được tạo thành bởi các từ có chữ cái đầutiên giống như chữ cái đầu tiên của các từ mà bạn cần nhớ. Chúng ta thường sử dụng nhữngcâu sáng tạo này ở trường học khi cần nhớ các công thức. Ví dụ, câu "Khi Nào Cần May ÁoGiáp Sắt Nên Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu" được dùng để nhớ chuỗi hoạt động hóahọc của các kim loại:K Na Ca Mg Al Zn Fe (sắt) Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt AuHình minh họa tr. 53 Chiến lược cầu vồng là một kỹ thuật tiện dụng để phân nhóm vàsắp xếp thông tin(từ trái qua, từ trên xuống)ĐỏCamVàngXanhLamTímNhìn các hình ảnh của bạn trong màu sắc của cầu vồngGợi ýChúng ta đều đã từng nghe một cách thức từ xa xưa để lại đó là buộc chung quanh ngóntay để nhắc nhở bản thân điều gì đó - đây chính là một gợi ý và thực ra thì nó cũng khônghẳn đã hết thời. Một gợi ý có thể là bất cứ cái gì giúp "khởi động" tư duy của bạn nhớ rađiều gì đó. Khi tôi vội vàng ra khỏi văn phòng và không có đủ thời gian để ghi lại, tôi sẽ đặtmột thứ gì đó ở sai vị trí của nó trên bàn tôi như đặt điện thoại ở giữa bàn. Khi tôi quay lạivào sáng hôm sau, chiếc điện thoại sẽ gợi nhớ cho tôi về điều tôi cần nhớ. Đó là một cáchgợi ý, dựa vào thị giác.Cách gợi ý thứ hai là dựa vào thính giác. Đôi khi bắt đầu bằng một cụm từ đã biết cũngcó thể giúp chúng ta nhớ ra điều gì đó. Ví dụ như những người nhắc lời thoại trong nhữngvở kịch. Họ cầm kịch bản và nhắc một hai câu đầu để diễn viên có thể nhớ ra toàn bộ phầnlời thoại của mình. Hay như một người bạn của tôi gần đây cố gắng nhớ tên người anh lớncủa Beaver trong chương trình truyền hình "Leave it to Beaver". Trong đầu mình, cô ấy chỉcó thể nhớ ra Beaver đã nói: "Gee, .... Em không biết." Nhưng cô ấy không thể nhớ ra đểđiền được vào dấu ba chấm tên của người anh. Cuối cùng, bằng cách lặp đi lặp lại câu đó vàthử với nhiều cái tên khác nhau thì cái tên Wally cũng hiện ra trong đầu cô ấy. Và đó làcâu trả lời. "Gee, Wally. Em không biết."Học thuộc lòngLặp đi lặp lại có vẻ là cách ít hiệu quả nhất để ghi nhớ điều gì đó, nhưng nó có tác dụngcho việc ghi nhớ ngắn hạn. Có thể bạn đã sử dụng phương pháp này khi ôn thi hoặc họcbài.Từ viết tắt và các câu sáng tạo là những công cụ ghi nhớ hữu hiệuTừ viết tắt:Ghép các chữ cái đầu tiên của các từ khác nhau để tạo ra một từ mớiTHPT: trung học phổ thông,ĐH: đại họcGDP: gross domestic product – tổng sản phẩm nội địaCPI: Consumer Price Index – chỉ số giá tiêu dùngCâu sáng tạo: Tạo ra một cụm hay một câu sử dụng các từ bắt đầu bằng những chữ cái giống như trong các từ bạncần nhớ. Ví dụ, câu "Khi Nào Cần May Áo Giáp Sắt Nên Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu" được dùng để nhớ chuỗi hoạtđộng hóa học của các kim loại: K Na Ca Mg Al Zn Fe (sắt) Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au1. Tiếng Latinh trong nguyên bản: Cuộc sống ngắn ngủi. (Mọi chú thích không có lưu ýgì thêm đều của người dịch). 2. Krebs vừa có nghĩa là cung Cự Giải, vừa có nghĩa là bệnhung thư. 3. Một món đặc sản của Ý, giống sủi cảo, có vỏ bằng bột mì và nhân được nhồibằng thịt, cá, pho mát hoặc rau. 1. Nhân vật nữ thư ký trong loạt phim về James Bond. 2.Tiếng Đức: Sophisten. 3. Kĩ thuật làm đẹp bằng cách chiếu tia cực tím lên cơ thể để có đượclàn da nâu rám nắng. 4. Từ câu thành ngữ 'Như có bướm bay trong bụng' với nghĩa là đangyêu. 1. Nhân vật chính trong phim Chiến tranh giữa các vì sao. 2. Tiếng Anh trong nguyênbản: 'Em cứ nhìn em xem! Em có thể tin là mình từng bị ung thư không? Các bạn khángiả, các bạn có tin là cô gái này từng bị ung thư không?' 1. Tiếng Hà Lan trong nguyên bản:Cứu với! Vợ tôi mang bầu! 2. Nguyên bản: Sinn fur Tumor. Chơi chữ từ Sinn fur Humor(khiếu hài hước). Tác giả của Psycho-Geometrics, How to use Geometric Psychology toInfluence People, (Nhà xuất bản Prentice-Hall, Englewood Cliffs, New Jersey, 1989) VìNgười hình chữ nhật là một trạng thái nhất thời hơn là một tính cách, nên "tình trạng điểnhình" mô tả về họ chính xác hơn là "công việc điển hình" (chú thích của người dịch) Nhữngtừ gạch chân là biểu tượng của các cung hoàng đạo 1. Vogue là tạp chí chuyên về thời trangvà phong cách ăn mặc được xuất bản hàng tháng tại 18 quốc gia trên thế giới. 2. Người pharượu. Thơ của họa sĩ Tiến Trọng Nghĩa. Hai dạng nghệ thuật hiện đại, nghĩa là "sắp đặt" và"trình diễn"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#đj