ky thuat nuoi trun que

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

..:: Hỗ trợ cộng đồng » Hướng dẫn kỹ thuật

Kỹ thuật nuôi trùn quế

Chủ nhật, 03.08.2008, 10:43pm (GMT+7)

KỸ THUẬT NUÔI TRÙN QUẾ

Khi tiến hành nuôi trùn có những vấn đề cần quan tâm sau:

1. Thức ăn nuôi trùn:

Tuy nhìn bề ngoài thì rất nhỏ và mỏng manh, nhưng thực ra trùn quế là "nguồn máy" tiêu thụ thức ăn. Mỗi ngày trùn tiêu thụ một lượng thức ăn tương đương với trọng lượng cơ thể chúng, nên chúng ta phải chắc rằng đủ lượng thức ăn cần thiết để nuôi trùn. Thức ăn trùn gồm: Phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm, rạ ... trong đó phân bò tươi và phân trâu tươi là món khoái khẩu nhất của trùn, còn lại phân gà, phân heo, phân vịt cần phải ủ cho hoai trước khi cho trùn ăn.

2. Định hướng chăn nuôi:

Nếu chúng ta nghĩ nuôi trùn dùng để cải tạo khẩu phần ăn cho đàn gia súc, gia cầm thì quá dễ. Chỉ cần mua vài kg trùn giống ở các trại chăn nuôi sau đó bỏ vào chậu hoặc có thể bỏ vào bao cám để nuôi...Nhưng nếu nuôi theo mô hình quy mô, thì chúng ta cần đến các cơ sở chăn nuôi hoặc xem kỹ phần Kỹ thuật nuôi trùn quế phía dưới. Bà con lưu ý: Đừng ngần ngại liên hệ hoặc hỏi chúng tôi, những điều thắc mắc sẽ được giải đáp một cách mau chóng trong phạm vi khả năng.

3. Giống: Nên liên hệ các trại chăn nuôi để có được nguồn giống khoẻ, sinh khối là giống tốt nhất để nhân luống

Kỹ Thuật nuôi trùn quế:

I. Chuồng trại: Tùy theo khả năng và quy mô kinh doanh mà chúng ta làm chuồng trại. Nếu chúng ta nuôi vào mục đích lấy trùn nhằm tăng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm, thủy hải sản thì việc làm chuồng cũng hết sức đơn giản như nuôi trong chum, chậu, những bể nước không còn sử dụng, và nếu quy mô lớn hơn ta có thể làm chuồng bằng tấm bạt nilon >> Xem kỹ thuật làm chuồng...

II. Nuôi & Chăm sóc:

1. Chất nền: Là yếu tố quan trọng cho trùn trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú ẩn khi trùn tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố sau: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng... nếu chúng ta thả giống bằng sinh khối thì không cần thả chất nền mà nên bỏ trực tiếp phân bò lên luống.

2. Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho trùn phát triển là từ 20o - 28oC. đối với bà co một số khu vực ở khu vực phía Bắc cần chú ý: vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, lúc này chúng ta cần che chắn kỹ, thắp đèn điện vào ban đêm sao cho luôn giữ nhiệt độ ở mức thích hợp, tránh trường hợp trùn bị ngủ đông.

3. Độ ẩm: Nước là thành phần quan trọng nhất của cơ thể trùn, chúng chiếm khoảng 65 - 80% trọng lượng cơ thể trùn nên chúng ta phải thường xuyên tưới nước cho trùn (ít nhất 1 lần/ ngày). Để nhận biết độ ẩm thích hợp bằng cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng sau đó thả ra, nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nhưng nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô.

4. Ánh Nắng: Trùn rất sợ ánh nắng nên ta cần phải che chắn chuồng thật kỹ vào ban ngày để tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào chuồng làm cho trùn sợ và chui xuống phía dưới để sống.

5. Không khí: Khí Co2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của trùn nên ta phải chắc chắn rằng thức ăn của trùn phải sạch và không có các thành phần hóa học gây bất lợi cho trùn, chuồng trại.

6. Cho ăn: Thường thì sau khi bỏ giống được 2 ngày thì chúng ta nên cho trùn ăn, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 8cm trên mặt luống (không nên bỏ phân bò phủ lên toàn bộ bề mặt luống, vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ bên dưới tăng quá cao làm cho kén bị thối, nên cho ăn từng cụm). Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý rằng không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng phía dưới luống làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này làm cho trùn giảm khả năng sinh sản. Xem tiếp>>. Thời gian mỗi lần cho ăn tuỳ thuộc vào số lượng trùn có được trong luống, thường thì từ 4 đến 7 ngày.

7. Nhân luống:Thời gian đầu luống chưa có kén và trùn chưa thích nghi được môi trường mới, nên sau 2 tháng đầu thì số giống chúng ta đã được nhân đôi (thay vì 1 tháng). Lúc này chúng ta có thể tách trùn để nhân luống hoặc cho gia súc, gia cầm ăn. Trước khi nhân luống 03 ngày, ta cho trùn ăn. Lúc này trùn tập trung trên bề mặt luống, ta lấy phần trên của luống khoảng 20cm bỏ vào luống mới và tiếp tục cho luống cũ ăn cho đến khi đầy luống. Sinh khối

8. Thu hoạch:

Có nhiều phương pháp thu hoạch nhưng nhử mồi là phương pháp hữu hiệu nhất. Sau khi cho trùn ăn được 3 ngày, dùng tay hốt trên bề mặt luống, nơi chúng ta đã bỏ phân bò (vì chúng sẽ tập trung vào đây để ăn). Trải tấm nilon ngoài sân trống có ánh nắng càng tốt. Đổ phần hỗn hợp này lên tấm nilon, sau đó gạt bỏ phần phân trùn bên trên lần lượt vì khi trùn ra ngoài sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dưới cho đến khi chỉ còn trùn. Chú ý rằng lớp phân trùn bên trên này không được bỏ làm phân mà cho trở lại luống để tiếp tục nuôi như là sinh khối, và trùn sẽ được nhân luống rất mau vì trong sinh khối này chứa rất nhiều kén trùn. Đối với bà con nuôi trùn vào mục đích cải tạo đạm cho vật nuôi ở nhà, bà con nên áp dụng hình thức thu hoạch "cuống chiếu" .Lấy phần phân còn lại ta có được phân trùn.

Trong trường hợp luống đã đầy phân mà chúng ta không có chuồng mới (chuồng trống) để nhân giống hoặc vì trời mưa nhiều quá chúng ta không thể tách được trùn và phơi phân chúng ta có thể làm như sau: Xúc toàn bộ sinh khối trong chuồng đổ cao lên qua một bên chuồng, sau đó dùng phên tre (là loại bồ được đan bằng tre) để chắn giữ lại, dùng cọc tre để giữ phên. Bỏ thức ăn mới vào phần bên chuồng trống, trùn sẽ nghe được mùi thức ăn mới và sẽ chui qua phần bên này để sống. Khi có điều kiện thích hợp ta sẽ bắt trùn hoặc trời nắng sẽ phơi phân trùn dễ dàng hơn.

Đối với luống mới, sau 2 tháng chúng ta mới có thể thu hoạch được, nhưng đợt thu hoạch thứ 2 trở đi sẽ rút ngắn còn 25 - 35 ngày, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật nuôi của bà con. Nếu mật độ giống thả đạt yêu cầu, cộng với việc chăm sóc tốt, chúng ta sẽ thu 0,8kg - 1kg/1m2/lần thu hoạch.

Ưu điểm: Khác với tất cả các loại vật nuôi khác như: Gà, heo, ếch, cá... Trùn quế không cần tái đầu tư con giống nhưng hàng tháng chúng ta vẫn có thể thu hoạch đươc.

9. Cách thả giống:

a. Giống thuần (Bố mẹ): Sau khi làm chuồng trại xong, dùng nước tưới trên bề mặt luống mổi ngày 1 lần, sau 3 ngày chúng ta có thể trải 1 lớp chất nền khoảng 08cm và thả giống. Thông thường mổi m2 ta thả khoảng 2 - 3 kg trùn giống, dùng tay hốt trùn giống và bỏ từng cụm vào luống, sau 1 giờ tự động trùn sẽ lẫn vào trong chất nền để trốn, sau đó ta dùng nước tưới phun sương trên bề mặt luống và có thể cho trùn ăn ngay.

b. Sinh khối (ổ trùn): Sau 3 ngày chúng ta lấy phân trâu, bò.. bỏ 1 lớp khoảng 10cm trên bề mặt luống, tưới qua 1 ít nước và thả sinh khối. Khi thả sinh khối chúng ta cứ để thành cụm, không nên trãi mõng ra, sau 2 giờ thì tưới nước. Thông thường cách thả giống bằng sinh khối là hiệu quả nhất.

c. Cách chọn giống:

* Giống Thuần: Chúng ta không nên chọn giống bị trộn lẫn với những giống trùn đất khác, nếu chúng ta dùng trùn thương phẩm 100% để làm giống thì hoàn toàn không đúng, vì trong quá trình làm sạch trùn chúng ta sẽ làm trùn hoàn toàn tổn thương. Cách tốt nhất nên bắt giống khoảng 80%. Khâu bảo quản giống rất quan trọng vì thế chúng ta nên đến những trại có nhiều năm kinh nghiệm trong viêc bảo quản giống để có được con giống khoẻ.

* Sinh Khối: Ngày nay việc mua, bán con giống được diễn ra mang tính tự phát, người mua giống và cả người bán giống đều không nắm rỏ thế nào là sinh khối nên giá cả cũng rất khác biệt...xem tiếp>>

10.Bệnh của trùn:

1. Bệnh no hơi: Do trùn ăn nhằm những loại thức ăn quá giàu "chất đạm" như phân bò sữa, heo... làm cho phân có mùi chua. Sau khi cho ăn, trùn có hiện tượng nổi lên trên mặt luống và trường dài sau đó chuyển sang màu tím bầm và chết. Cách tốt nhất khi phát hiện trường hợp này nên hốt hết phần phân lỡ cho ăn ra và tưới nước lên luống.

2. Bệnh trúng khí độc: Do đáy chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu O2 làm cho khí CO2 chiếm lĩnh hết khe hỡ của chất nền, làm trùn chui lên trên lớp mặt. Cách khắc phục: Dùng cuốc chĩa xới toàn bộ mặt luống và tưới nước.

3. Ngoài ra thật chú trọng với các loại thuốc trừ sâu, xà bông, nước rữa chén... vì trùn sẽ lập tức chết khi tiếp súc.

4. Địch hại: Kiến, chim, cóc, nhái... là những địch hại nguy hiểm nhất của trùn quế. Đối với kiến hãy diệt tận gốc, dùng vật nhọn moi tận gốc của ổ kiến, xịch thuốc và vệ sinh thật sạch khu vực xung quanh trại.

Tuy nhiên trên thực tế việc nuôi trùn tùy thuộc vào môi trường rất nhiều: thời tiết, độ ẩm và khu vực nuôi mà chúng ta làm trại cho thích hợp. Chúng tôi sẳn sàng hướng dẫn kỹ thuật để việc nuôi trùn của bà con đạt được hiệu quả cao nhất.

Sinh khối

Kỹ thuật nuôi trùn quế

Trùn quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoan. Chúng thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa phương sống trong đất.

Trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần háo, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài trùn mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển hóa chất thảm ở Philippines, Australia và một số nước khác (Gurrero, 1983; Edwards, 1995).

Kích thước Trùn quế trưởng thành từ 10 - 15 cm, nước chiếm khoảng 80 - 85%, chất khô khoảng 15 - 20%. Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau: Protein: 68 -70%, Lipid: 7 - 8%, chất đường: 12 -14 %, tro 11 - 12%.

Do có hàm lượng Protein cao nên Trùn quế được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản... Ngoài ra, Trùn quế còn được trong y học, công nghệ chế biến thức ăn gia súc...

Phân trùn là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, không gây ra tình trạng "sốc" phân, yêu cầu trữ dễ dàng, đặc biệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch.

B. Đặc tính sinh học của Trùn quế:

Trùn quế có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10 -15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 - 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể trùn có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp các lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ chất đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng.

Trùn quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu Oxy và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều lần, thậm chí trong nhiều tháng.

Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt. các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng Amoniac và Urer. Trùn quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải ra phân (Vermicas) ra ngoài rất giàu dinh dưỡng (hệ số chuyển hóa ở đây vào khoảng 0.7), những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể trùn nhưng vẫn còn hoạt động ở "màng dinh dưỡng" trong một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân trùn có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên.

C. Đặc tính sinh lý của Trùn quế:

Trùn quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với Trùn quế nằm trong khoảng từ 20 - 30oC, ở nhiệt độ khoảng 30oC và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thtấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổi Oxy.

Trùn quế quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định. Qua các thí nghiệm thực hiện, chúng tôi nhận thấy chúng thích hợp nhất vào khaỏng 7.0 - 7.5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng, từ 4 - 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ đi.

Trùn quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm...). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao se hấp dẫn chúng hơn, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn.

Trong tự nhiên, Trùn quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thốI rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục. chúng rất ít hiện diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ, có lẽ vì tỷ lệ C/N của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo đềiu kiệm ẩm độ thường xuyên.

D. Sự sinh sản và phát triển:

Trùn quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao như điều kiện của khu vực phía Nam. Theo nhiều tài liệu, từ một cặp ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000 -1.500 cá thể trong một năm.

Trùn quế là sinh vật lưỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 - 20 trứng, kén Trùn di chuyển dần về phía đầu và hơi ra đất. Kén áo hình dạng thon dài, hai đẩu túm nhọn lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sanh xanh nhạt rồi vàng nhạt. Mỗi kén có thể nở từ 2 - 10 con.

Khi mới nở, con nhỏ như đầu kim có màu trắng, dài khoảng 2 - 3mm, sau 5 - 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 -30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano, 1997); từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng bắt cặp và sinh sản. Con trưởng thành khỏe mạnh có màu mận chín và có sắc ánh kim trên cơ thể.

E. Các mô hình nuôi Trùn quế:

Hiện nay, tên thế giới có nhiều mô hình nuôi Trùn quế: từ đơn giản như nuôi trong khay, chậu trên một diện tích nhỏ, đến nuôi trên đồng ruộng (có hoặc không có mái che), hay nuôi trong những nhà nuôi kiên cố... nhưng nhìn chung, các mô hình này đều phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật phù hợp với đặc điểm sinh lý của con Trùn. Ở đây, chúng tôi xin đề xuất một mô hình nuôi thích hợp với quy mô nhỏ trong từng hộ gia đình, quy mô bán công nghiệp và giới thiệu một số nét về quy mô nuôi công nghiệp hiện đại.

1. Nuôi trong khay chậu:

Áp dụng cho những hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn tận dụng tối đa các diện tích trống có thể sử dụng được, mô hình này có thể sử dụng các dụng cụ đơn giản và rẻ tiền như các thùng gỗ, thau chậu, thùng xô... Các thùng gỗ chỉ nên có kích thước vừa phải (vào khoảng 0,2 - 0,4 m2 với chiều cao khoảng 0,3m). Các dụng cụ này nên được đặt trên những cái khung nhiều tầng để dễ chăm sóc và tận dụng được không gian.

Các dụng cụ nuôi nên được che mưa gió, đặt nơi có ánh sáng hạn chế càng tốt. Chúng phải được lỗ thoát nước, những lỗ này cần được chặn lại bằng bông gòn, lưới... để không bị thất thoát nước con giống. Do tính ưu tối nên trên mặt của dụng cụ cần được kiểm tra thường xuyên.

Mô hình nuôi này có ưu điểm là dễ thực hiện, có thể sử dụng lao động phụ trong gia đình hoặc tận dụng thời gian rãnh rỗi. Công tác chăm sóc cũng thuận tiện vì dễ quan sát và gọn nhẹ. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là tốn nhiều thời gian hơn các mô hình khác, số lượng sản phẩm có giới hạn, việc chăm sóc cho Trùn phải được chú ý cẩn thận hơn.

2. Nuôi trên đồng ruộng có mái che:

Thích hợp cho quy mô gia đình vừa phải hoặc mở rộng, thích hợp cho những vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có bóng râm vừa phải.

Các luống nuôi có thể đạt độ ẩm trong đất hoặc làm bằng các vật liệu nhẹ như bạt không thấm nước, gỗ..., có bề ngang từ 1 - 2m, độ sâu (hoặc cao) khoảng 30 - 40 cm, bảo đảm thoát nước được nước và thông thoáng. Mái che nên làm ở dạng cơ động để dễ di chuyển, thay đổi trong những thời tiết khác nhau. Độ dày chất nền ban đầu và thức ăn nên được bổ sung hàng tuần. Luống nuôi cần được che phủ để giữ ẩm, kích thích hoạt động của Trùn và chóng các thiên địch.

3. Nuôi trên đồng ruộng không có mái che:

Đây là phương pháp nuôi truyền thống ở các nước đã phát triển công nghệ nuôi Trùn như Mỹ, Úc.. và có thể thực hiện ở quy mô lớn. Luống nuôi có thể nổi hoặc âm trong mặt đất, bề ngang khoảng 1 - 2m, chiều dài thường không giới hạn mà tùy theo diện tích nuôi. Với phương pháp này, người nuôi không phải làm lán trại, có thể sử dụng các trang thiết bị cơ giới để chăm sóc và thu hoạch sản phẩm. Nếu cho lượng thức ăn ban đầu ít và bổ sung hàng tuần thì việc thu hoạch cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên, phương pháp nuôi này bị tác động mạnh bởi các yếu tố thời tiết, có thể gây tổn hại đến Trùn và cần một diện tích tương đối lớn,

4. Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp:

Là dạng Cải tiến và mở rộng của luống nuôi có mái che trên đồng ruộng và nuôi trong thau chậu. Các khung (bồn) nuôi có thể được xây dựng kiên cố trên mặt đất có kích thước rộng hơn hoặc được sắp thành nhiều tầng. Việc chăm sóc có thể thực hiện bằng tay hoặc các hệ thống tự động tùy theo quy mô. Phương pháp này có nhiều ưu điểm là chủ động được điều kiện nuôi. Chăm sóc tốt, nuôi theo quy mô lớn nhưng chi phí xây dựng cơ bản và trang thiết bị cao. Hiện nay, quy mô nuôi công nghiệp vớI những trang thiết bị hiện đại được áp dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada.

F. Yêu cầu kỹ thuật của việc nuôi trùn:

Để nuôi trùn quế đạt hiệu quả, cần chú ý một số vấn đề sau:

Về người nuôi:

- Nắm bắt được một số đặc tính sinh lý, sinh thái cơ bản của con Trùn.

- Có kiến thức tối thiểu về các loại chất thải hữu cơ dùng làm thức ăn cho Trùn.

Về luống trại nuôi:

Luống hoặc trại nuôi phải đặt nơi thoáng mát, không bị ngập úng và không nên bị ánh sáng chiếu trực tiếp, có nguồn nước tưới thường xuyên, trung tính và sạch; cần thoát nhiệt, thoát nước tốt. Bảo đảm các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm. Nên có biện pháp ngăn ngừa các thiên địch (kiến, cóc, nhái..)

Về chất nền:

Chất nền có cơ cấu xốp, kết cấu tương đối thô, có khả năng giữ ẩm tốt, không gây phản ứng nhiệt, pH không nằm, ngoài phổ chịu đựng của Trùn, có thể là môi trường sống tạm của Trùn khi gặp điều kiện bất lợi.

Về thức ăn:

Thức ăn là chất thải hữu cơ ở dạng đang phân hủy, không nên có hàm lượng muối và amoniac quá cao, chủng loại tương đối đa dạng nhưng thích hợp nhất là những chất liệu có tỷ lệ C/N vào khoảng 10:1 như phân gia súc, các chất liệu phân hủy thô của ruồi lính đen hấp dẫn Trùn hơn là các loại phân khô hoặc đã qua giai đoạn ủ.

Khi cho ăn, có thể bố trí thức ăn thành những luống nhỏ xen kẽ nhau hoặc đổ thành từng cụm. Lượng thức ăn tùy thuộc vào mật số Trùn hiện có, để có nguồn phân chuyển hóa tương đối hoàn toàn nên chú ý đến thời gian bổ sung thức ăn.

Về độ ẩm:

Nên chú ý tưới giữ ẩm ngay từ khi mới thả giống vì Trùn đã bị sốc khi di chuyển, hàng ngày kiểm tra độ ẩm và tưới bổ sung, tốt nhất là tưới nhiều lần trong ngày khi trời nóng, lượng nước cho mỗi lần tưới ít. Nếu sử dụng chất nền có kết cấu hạt xốp và to thì độ ẩm có thể duy trì ở mức cao và ngược lại.

Trong điều kiện khô nóng cũng nên duy trì ẩm độ cao. Nước tưới nên có pH trung tính, không nhiễm mặn hoặc phèn.

Thu hoạch:

Tùy theo mục đích mà có những phương pháp thu hoạch khác nhau. Ở đây, chúng tôi tạm đề nghị 02 phương pháp thu hoạch sau:

Phương pháp thu hoạch tươi bằng cách dẫn dụ: Nhằm thu được nguồn giống mà không làm cho chúng bị sốc và thu phân Trùn. Trước khi thu hoạch khoảng một tuần, cho một tấn lưới vào khoảng giống mới đã dọn ở giữa luống (hoặc trên bề mặt luống) có chứa thức ăn mới đã được bổ sung nước ở mức bão hòa, không tưới trên phần phân chũ ở hai bên. Thức ăn tươi và ẩm độ sẽ hấp dẫn Trùn và chúng sẽ tập trung cao độ ở đây. Để thu được trên 90% con giống, nên thực hiện động tác này 2 lần.

Phương pháp thu hoạch khô: thu hoạch Trùn thịt làm thức ăn gia súc và thu tưới giữ ẩm, nên xới xáo nhiều lần giúp bốc thoát hơi nước. Khi nhận thấy hạt phân tương đối rờI rạc, dùng cào gom phân vào giữa, con trùn có khuynh hướng chui xuống, cuộn tròn dưới lớp đáy của luống. Hốt lớp phân bên trên và tiếp tục gom phân lại. Thực hiện thao tác này sẽ tách riêng được phân và trùn.

Nguồn: NNVN

Kỹ thuật nuôi trùn quế

KTNT - Thức ăn: Mỗi ngày trùn (giun) quế tiêu thụ một lượng thức ăn tương đương với trọng lượng cơ thể chúng, nên phải đảm bảo đủ lượng thức ăn cần thiết cho trùn. Thức ăn gồm: phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm, rạ... (phân gà, phân heo, phân vịt phải ủ hoai).

Giống: Nên liên hệ các trại chăn nuôi để có nguồn giống khoẻ, đảm bảo chất lượng.

Chuồng trại: Nếu nuôi trùn với mục đích tăng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm, thủy - hải sản thì chuồng có thể tận dụng chum, chậu, bể nước không còn sử dụng. Nếu nuôi với quy mô lớn có thể làm chuồng bằng tấm bạt nylon.

Thông thường chuồng xây ngang 1,5m, cao 0,5m, dài 2m trở lên. Chuồng được che phủ bằng lá dừa là tốt nhất vì vừa tạo được bóng mát, vừa giữ được độ ẩm. Chuồng trại phải bảo đảm thông thoáng, không khí ra vào lưu thông.

Chất nền: Là yếu tố quan trọng cho trùn trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú ẩn khi trùn tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố sau: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng...

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho trùn phát triển là từ 20 - 28 độ C. Bà con ở khu vực phía Bắc cần chú ý: vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, phải che chắn kỹ, thắp đèn vào ban đêm để giữ nhiệt độ ở mức thích hợp, tránh trường hợp trùn bị ngủ đông.

Độ ẩm: Nước là thành phần quan trọng nhất, chiếm khoảng 65 - 80% trọng lượng cơ thể trùn nên phải thường xuyên tưới nước cho trùn (ít nhất 2 lần /ngày). Nhận biết độ ẩm thích hợp bằng cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng sau đó thả ra, nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống là quá ướt hoặc quá khô.

Ánh sáng: Trùn rất sợ ánh sáng nên phải che chắn chuồng thật kỹ vào ban ngày để tránh tia tử ngoại lọt vào chuồng.

Không khí: Khí CO2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của trùn nên phải đảm bảo thức ăn sạch sẽ, không có các thành phần hóa học gây bất lợi cho trùn, chuồng trại.

Cho ăn: Sau khi bỏ giống được 2 ngày, tiến hành cho trùn ăn, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 8cm trên mặt luống. Sau đó, tiếp tục cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này khiến cho trùn giảm khả năng sinh sản.

Sinh sản: Trùn là loài lưỡng tính, mỗi con đều có cả bộ phận sinh dục đực (tinh hoàn) và bộ phận sinh dục cái (buồng trứng). Bộ phận sinh dục này nằm ở vị trí đốt thứ 18 đến 22, lệch về phía đầu, đây được gọi là đai sinh dục. ở đốt thứ 6 - 8 có hai lỗ, đây là nơi có túi nhận tinh.

Tinh trùng của con này sẽ vào túi nhận tinh của con kia và tạm thời ở đó để chuẩn bị cho sự thụ tinh tiếp theo. Lúc này, đai sinh dục dày lên, nhận một ít trứng rồi di chuyển lên phần đầu trùn và nhận tinh trùng ở túi đựng tinh, sau đó thoát ra ngoài và tự thắt chặt hai đầu lại thành kén.

Số lượng kén đẻ ra tuỳ thuộc vào giống và tuổi trưởng thành của trùn. Sau khi kén đẻ 2 - 4 tuần có thể nở. Trung bình mỗi kén nở ra 6 - 20 trùn con và chỉ sau 70 ngày, trùn con sẽ thuần thục và trưởng thành.

Trùn sinh sản quanh năm, trung bình một tuần một lần.

Nhân luống: Sau 2 tháng lượng trùn được nhân đôi, có thể tách trùn để nhân luống hoặc cho gia súc, gia cầm ăn. Trước khi nhân luống 3 ngày phải cho trùn ăn. Lúc này trùn tập trung trên bề mặt luống, ta lấy phần trên của luống khoảng 20cm bỏ vào luống mới và tiếp tục cho luống cũ ăn cho đến khi đầy luống.

Thu hoạch: Nhử mồi là phương pháp thu hoạch hữu hiệu nhất. Sau khi cho trùn ăn được 3 ngày, lấy khoảng 20cm bề mặt trên luống. Trải tấm nylon ngoài sân trống có ánh nắng càng tốt. Đổ phần hỗn hợp này lên tấm nylon, sau đó gạt bỏ phần phân trùn bên trên vì trùn sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dưới. Chú ý lấy lớp phân trùn này cho trở lại luống để tiếp tục nuôi như chất nền.

Trong trường hợp luống đã đầy phân mà không có chuồng mới (chuồng trống) để nhân giống hoặc vì trời mưa nhiều không thể tách được trùn và phơi phân, có thể làm như sau: Xúc toàn bộ sinh khối trong chuồng đổ sang một bên, sau đó dùng phên tre để chắn lại, dùng cọc tre để giữ phên. Bỏ thức ăn mới vào phần chuồng trống, trùn sẽ nghe được mùi thức ăn mới và chui sang. Khi có điều kiện thích hợp thì bắt trùn hoặc trời nắng sẽ phơi phân trùn dễ dàng hơn.

Cách sử dụng:

Trùn quế: Sấy khô, nghiền nát làm thức ăn cho cá cảnh; chế biến thực phẩm cho gia súc, gia cầm hoặc cho ăn sống.

Phân trùn: Phơi khô cho vào bao hoặc đem ra sử dụng ngay. Bà con nuôi tôm, cá có thể dùng phân trùn để xử lý nước cho ao rất hữu hiệu.

Trên thực tế, việc nuôi trùn phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường như: thời tiết, độ ẩm và khu vực nuôi.

Minh Huệ

(Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

Bà con có thể mua giống và học tập kinh nghiệm tại Trại Trùn quế An Phú

Địa chỉ: 75 An Bình - An Phú - Củ Chi - TP.Hồ Chí Minh

Tel: 08-7941679 - 08-4263814

0983346179 - 0982335833

Kỹ thuật nuôi trùn quế

17/11/2008

Nghề nuôi trùn (giun) quế đang thu hút nhiều nông dân vì lợi nhuận cao, chi phí đầu tư thấp. Để đảm bảo quá trình nuôi thành công, bà con cần chú ý một số vấn đề sau:

Địa điểm: Trùn quế thích sống ở nơi ẩm ướt, ấm áp, yên tĩnh, sợ ánh sáng và muối, môi trường không bị ô nhiễm... nhiệt độ thích hợp 20 - 30 độ C, ẩm độ 60 - 70%, pH 7 - 7,5...

Luống hay ô nuôi: Các loại thùng, chậu... đều có thể nuôi trùn, nhưng tốt nhất nên làm luống. Luống nuôi thường làm nổi trên mặt đất, cao 0,3 - 0,4m, rộng 1 - 2m, độ dốc 4-5% và có lỗ nhỏ thoát nước, mặt luống có thể che bằng bao tải hoặc rơm rạ... để tránh ánh sáng, giữ ẩm và phòng chống chuột, côn trùng...

Thức ăn: Là các loại phân gia súc, ủ theo tỷ lệ: 30 - 50% phân gia súc, 50 - 70% chất độn chuồng (rơm rạ, cỏ cây mục...).

Trùn giống: Có thể mua hoặc bắt ngoài thiên nhiên ở những nơi ẩm thấp. Trùn giống phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thân đỏ màu mận chín, có ánh kim, mình hơi dẹt.

Thả trùn vào luống: Thả trùn giống vào giữa luống, sau 5 - 10 phút trùn sẽ chui xuống đáy. Nên thả trùn vào sáng sớm, để trùn ăn khỏe và mau ổn định. Mật độ: Trùn lớn 5.000 - 10.000 con/m2, trùn non 50.000 - 60.000 con/m2.

Dùng bao tải phủ lên bề mặt luống để che ánh sáng và giữ ẩm, dùng nước sạch không nhiễm phèn, mặn, hóa chất để tưới cho trùn 1 - 2 lần/ngày.

Sau khi thả trùn giống 12 giờ thì bắt đầu cho ăn, rải thức ăn lên bề mặt luống thành lớp mỏng 2-3cm, tưới nước và đậy tấm phủ lại. Cho ăn 2 - 3 lần/tuần, bổ sung rau xanh 2 - 3 lần/tuần.

Thu hoạch: Dỡ tấm phủ lên rồi bắt trùn trên mặt luống hoặc xúc toàn bộ đất lẫn trùn đổ lên tấm nylon thành hình chóp, sau 5 - 10 phút trùn sẽ chui xuống đáy và tụ lại thành cuộn, lật nhanh tấm nylon và nhanh chóng bắt trùn vào thùng.

Trần Nga (Theo KTNT

KỸ THUẬT NUÔI TRÙN QUẾ

Khi tiến hành nuôi trùn có những vấn đề cần quan tâm sau:

1. Thức ăn nuôi trùn:

Tuy nhìn bề ngoài thì rất nhỏ và mỏng manh, nhưng thực ra trùn quế là "nguồn máy" tiêu thụ thức ăn. Mỗi ngày trùn tiêu thụ một lượng thức ăn tương đương với trọng lượng cơ thể chúng, nên chúng ta phải chắc rằng đủ lượng thức ăn cần thiết để nuôi trùn. Thức ăn trùn gồm: Phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm, rạ ... trong đó phân bò tươi và phân trâu tươi là món khoái khẩu nhất của trùn, còn lại phân gà, phân heo, phân vịt cần phải ủ cho hoai trước khi cho trùn ăn.

2. Định hướng chăn nuôi:

Nếu chúng ta nghĩ nuôi trùn dùng để cải tạo khẩu phần ăn cho đàn gia súc, gia cầm thì quá dễ. Chỉ cần mua vài kg trùn giống ở các trại chăn nuôi sau đó bỏ vào chậu hoặc có thể bỏ vào bao cám để nuôi...Nhưng nếu nuôi theo mô hình quy mô, thì chúng ta cần đến các cơ sở chăn nuôi hoặc xem kỹ phần Kỹ thuật nuôi trùn quế phía dưới. Bà con lưu ý: Đừng ngần ngại liên hệ hoặc hỏi chúng tôi, những điều thắc mắc sẽ được giải đáp một cách mau chóng trong phạm vi khả năng.

3. Giống: Nên liên hệ các trại chăn nuôi để có được nguồn giống khoẻ, sinh khối là giống tốt nhất để nhân luống

Kỹ Thuật nuôi trùn quế:

I. Chuồng trại: Tùy theo khả năng và quy mô kinh doanh mà chúng ta làm chuồng trại. Nếu chúng ta nuôi vào mục đích lấy trùn nhằm tăng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm, thủy hải sản thì việc làm chuồng cũng hết sức đơn giản như nuôi trong chum, chậu, những bể nước không còn sử dụng, và nếu quy mô lớn hơn ta có thể làm chuồng bằng tấm bạt nilon >> Xem kỹ thuật làm chuồng...

II. Nuôi & Chăm sóc:

1. Chất nền: Là yếu tố quan trọng cho trùn trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú ẩn khi trùn tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố sau: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng... nếu chúng ta thả giống bằng sinh khối thì không cần thả chất nền mà nên bỏ trực tiếp phân bò lên luống.

2. Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho trùn phát triển là từ 20o - 28oC. đối với bà co một số khu vực ở khu vực phía Bắc cần chú ý: vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, lúc này chúng ta cần che chắn kỹ, thắp đèn điện vào ban đêm sao cho luôn giữ nhiệt độ ở mức thích hợp, tránh trường hợp trùn bị ngủ đông.

3. Độ ẩm: Nước là thành phần quan trọng nhất của cơ thể trùn, chúng chiếm khoảng 65 - 80% trọng lượng cơ thể trùn nên chúng ta phải thường xuyên tưới nước cho trùn (ít nhất 1 lần/ ngày). Để nhận biết độ ẩm thích hợp bằng cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng sau đó thả ra, nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nhưng nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô.

4. Ánh Nắng: Trùn rất sợ ánh nắng nên ta cần phải che chắn chuồng thật kỹ vào ban ngày để tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào chuồng làm cho trùn sợ và chui xuống phía dưới để sống.

5. Không khí: Khí Co2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của trùn nên ta phải chắc chắn rằng thức ăn của trùn phải sạch và không có các thành phần hóa học gây bất lợi cho trùn, chuồng trại.

6. Cho ăn: Thường thì sau khi bỏ giống được 2 ngày thì chúng ta nên cho trùn ăn, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 8cm trên mặt luống (không nên bỏ phân bò phủ lên toàn bộ bề mặt luống, vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ bên dưới tăng quá cao làm cho kén bị thối, nên cho ăn từng cụm). Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý rằng không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng phía dưới luống làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này làm cho trùn giảm khả năng sinh sản. Xem tiếp>>. Thời gian mỗi lần cho ăn tuỳ thuộc vào số lượng trùn có được trong luống, thường thì từ 4 đến 7 ngày.

7. Nhân luống:Thời gian đầu luống chưa có kén và trùn chưa thích nghi được môi trường mới, nên sau 2 tháng đầu thì số giống chúng ta đã được nhân đôi (thay vì 1 tháng). Lúc này chúng ta có thể tách trùn để nhân luống hoặc cho gia súc, gia cầm ăn. Trước khi nhân luống 03 ngày, ta cho trùn ăn. Lúc này trùn tập trung trên bề mặt luống, ta lấy phần trên của luống khoảng 20cm bỏ vào luống mới và tiếp tục cho luống cũ ăn cho đến khi đầy luống. Sinh khối

8. Thu hoạch:

Có nhiều phương pháp thu hoạch nhưng nhử mồi là phương pháp hữu hiệu nhất. Sau khi cho trùn ăn được 3 ngày, dùng tay hốt trên bề mặt luống, nơi chúng ta đã bỏ phân bò (vì chúng sẽ tập trung vào đây để ăn). Trải tấm nilon ngoài sân trống có ánh nắng càng tốt. Đổ phần hỗn hợp này lên tấm nilon, sau đó gạt bỏ phần phân trùn bên trên lần lượt vì khi trùn ra ngoài sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dưới cho đến khi chỉ còn trùn. Chú ý rằng lớp phân trùn bên trên này không được bỏ làm phân mà cho trở lại luống để tiếp tục nuôi như là sinh khối, và trùn sẽ được nhân luống rất mau vì trong sinh khối này chứa rất nhiều kén trùn. Đối với bà con nuôi trùn vào mục đích cải tạo đạm cho vật nuôi ở nhà, bà con nên áp dụng hình thức thu hoạch "cuống chiếu" .Lấy phần phân còn lại ta có được phân trùn.

Trong trường hợp luống đã đầy phân mà chúng ta không có chuồng mới (chuồng trống) để nhân giống hoặc vì trời mưa nhiều quá chúng ta không thể tách được trùn và phơi phân chúng ta có thể làm như sau: Xúc toàn bộ sinh khối trong chuồng đổ cao lên qua một bên chuồng, sau đó dùng phên tre (là loại bồ được đan bằng tre) để chắn giữ lại, dùng cọc tre để giữ phên. Bỏ thức ăn mới vào phần bên chuồng trống, trùn sẽ nghe được mùi thức ăn mới và sẽ chui qua phần bên này để sống. Khi có điều kiện thích hợp ta sẽ bắt trùn hoặc trời nắng sẽ phơi phân trùn dễ dàng hơn.

Đối với luống mới, sau 2 tháng chúng ta mới có thể thu hoạch được, nhưng đợt thu hoạch thứ 2 trở đi sẽ rút ngắn còn 25 - 35 ngày, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật nuôi của bà con. Nếu mật độ giống thả đạt yêu cầu, cộng với việc chăm sóc tốt, chúng ta sẽ thu 0,8kg - 1kg/1m2/lần thu hoạch.

Ưu điểm: Khác với tất cả các loại vật nuôi khác như: Gà, heo, ếch, cá... Trùn quế không cần tái đầu tư con giống nhưng hàng tháng chúng ta vẫn có thể thu hoạch đươc.

9. Cách thả giống:

a. Giống thuần (Bố mẹ): Sau khi làm chuồng trại xong, dùng nước tưới trên bề mặt luống mổi ngày 1 lần, sau 3 ngày chúng ta có thể trải 1 lớp chất nền khoảng 08cm và thả giống. Thông thường mổi m2 ta thả khoảng 2 - 3 kg trùn giống, dùng tay hốt trùn giống và bỏ từng cụm vào luống, sau 1 giờ tự động trùn sẽ lẫn vào trong chất nền để trốn, sau đó ta dùng nước tưới phun sương trên bề mặt luống và có thể cho trùn ăn ngay.

b. Sinh khối (ổ trùn): Sau 3 ngày chúng ta lấy phân trâu, bò.. bỏ 1 lớp khoảng 10cm trên bề mặt luống, tưới qua 1 ít nước và thả sinh khối. Khi thả sinh khối chúng ta cứ để thành cụm, không nên trãi mõng ra, sau 2 giờ thì tưới nước. Thông thường cách thả giống bằng sinh khối là hiệu quả nhất.

c. Cách chọn giống:

* Giống Thuần: Chúng ta không nên chọn giống bị trộn lẫn với những giống trùn đất khác, nếu chúng ta dùng trùn thương phẩm 100% để làm giống thì hoàn toàn không đúng, vì trong quá trình làm sạch trùn chúng ta sẽ làm trùn hoàn toàn tổn thương. Cách tốt nhất nên bắt giống khoảng 80%. Khâu bảo quản giống rất quan trọng vì thế chúng ta nên đến những trại có nhiều năm kinh nghiệm trong viêc bảo quản giống để có được con giống khoẻ.

* Sinh Khối: Ngày nay việc mua, bán con giống được diễn ra mang tính tự phát, người mua giống và cả người bán giống đều không nắm rỏ thế nào là sinh khối nên giá cả cũng rất khác biệt...xem tiếp>>

10.Bệnh của trùn:

1. Bệnh no hơi: Do trùn ăn nhằm những loại thức ăn quá giàu "chất đạm" như phân bò sữa, heo... làm cho phân có mùi chua. Sau khi cho ăn, trùn có hiện tượng nổi lên trên mặt luống và trường dài sau đó chuyển sang màu tím bầm và chết. Cách tốt nhất khi phát hiện trường hợp này nên hốt hết phần phân lỡ cho ăn ra và tưới nước lên luống.

2. Bệnh trúng khí độc: Do đáy chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu O2 làm cho khí CO2 chiếm lĩnh hết khe hỡ của chất nền, làm trùn chui lên trên lớp mặt. Cách khắc phục: Dùng cuốc chĩa xới toàn bộ mặt luống và tưới nước.

3. Ngoài ra thật chú trọng với các loại thuốc trừ sâu, xà bông, nước rữa chén... vì trùn sẽ lập tức chết khi tiếp súc.

4. Địch hại: Kiến, chim, cóc, nhái... là những địch hại nguy hiểm nhất của trùn quế. Đối với kiến hãy diệt tận gốc, dùng vật nhọn moi tận gốc của ổ kiến, xịch thuốc và vệ sinh thật sạch khu vực xung quanh trại.

Tuy nhiên trên thực tế việc nuôi trùn tùy thuộc vào môi trường rất nhiều: thời tiết, độ ẩm và khu vực nuôi mà chúng ta làm trại cho thích hợp. Chúng tôi sẳn sàng hướng dẫn kỹ thuật để việc nuôi trùn của bà con đạt được hiệu quả cao nhất.

Sinh khối

Cập nhật: 08 tháng 10 năm 2004

Kỹ thuật nuôi trùn quế

Gần đây, tại một số vùng phía Nam có phong trào nuôi trùn. Hiện nay, các nhà khoa học đang thử nghiệm chọn lọc, thuần hóa và đưa vào nuôi một số giống trùn địa phương nhằm đa dạng hóa con giống. Giá trị kinh tế, tác dụng của trùn nuôi là góp phần làm giảm đáng kể sự gây ô nhiểm của các chất thải hữu cơ, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ có chất lượng cao. Trùn có thể chuyển hóa trực tiếp một số chất thải hữu cơ dễ phân hũy như phân trâu bò, phân heo, trùn được coi là công cụ xử lý nhanh các chất liệu này. Ngoài ra, nuôi trùn còn tạo ra được một nguồn protein đáng kể cung cấp cho chăn nuôi và thủy sản.

Trùn quế có kích thước tương đối nhỏ, dài khoảng 8 - 12 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 - 0,2 cm, có màu đỏ hoặc mận chín, màu nhạt về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể thon dài nối với nhau bằng nhiều đốt. Đây là loại trùn sinh sản nhanh xuất hiện phổ biến ở nhiệt đới, dễ nuôi và dể thu hoạch. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm TP HCM thì nuôi trùn có thể áp dụng nhiều mô hình khác nhau từ nuôi đơn giản trong khay chậu đến nuôi trên đồng ruộng có hoặc không có mái che, nuôi trong nhà có thiết bị đơn giản hoặc tự động hiện đại. Nhìn chung, các mô hình này phải đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật phù hợp với đặc điểm sinh lý của trùn.

Nuôi trong khay chậu: Áp dụng cho những hộ gia đình không có đất hoặc tận dụng tối đa diện tích đất trống, có thể sử dụng các dụng cụ như thùng gỗ, thau chậu... Các dụng cụ nuôi nên che được mưa gió, đặt nơi ánh sáng hạn chế, đục lỗ thoát nước, chặn bằng lưới để tránh thất thoát con giống. Do thể tích chật hẹp nên chất nền và thức ăn cho vào không quá dày, độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra thường xuyên. Mô hình này dễ thực hiện, có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi, tuy nhiên sản phẩm có giới hạn và tốn khá nhiều thời gian.

Nuôi trên đồng ruộng có mái che: Thích hợp cho quy mô gia đình, những vườn cây ăn quả có bóng mát. Các luống nuôi có thể đào sâu xuống đất hoặc làm dựng trên mặt đất bằng các vật liệu nhẹ như bạt không thấm nước, gỗ có bề ngang từ 1-2 m, cao 30-40 cm, đảm bảo thoát nước và thông thoáng. Mái che nên làm ở dạng cơ động để dễ di chuyển, thay đổi trong những điều kiện thời tiết khác nhau. Độ dày chất nền ban đầu không nên dày quá 15 cm và thức ăn nên được bổ sung hàng tuần Luống nuôi cần che phủ để giữ độ ẩm, kích thích hoạt động của trùn và chống thiên địch. Mô hình này tương đối chủ động về điều kiện chăn nuôi, nhưng khá tốn kém.

Nuôi trên đồng ruộng không có mái che: Là phương pháp nuôi trùn phổ biến ở các nước đã phát triển công nghệ nuôi trùn như Mỹ, Australia, có thể thực hiện ở quy mô lớn. Luống nuôi có thể nổi hoặc âm trên mặt đất, bề ngang khoảng 1-2 m, chiều dài thường không giới hạn và tùy theo diện tích nuôi. Với phương pháp này người nuôi không phải làm lán trại, có thể sử dụng các trang thiết bị cơ giới để chăm sóc thu hoạch sản phẩm. Tuy nhiên, phương pháp nuôi này bị tác động mạnh bởi các yếu tố thời tiết.

Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp: Là dạng cải tiến mở rộng của luống nuôi có mái che trên đồng ruộng và nuôi trong thau chậu. Các khung, bồn nuôi có thể xây kiên cố trên mặt đất hoặc là những khung có kích thước rộng hơn được sắp nhiều tầng. Việc chăm sóc có thể thực hiện bằng tay hoặc các hệ thống tự động tùy theo quy mô. Phương pháp này có nhiều ưu điểm là chủ động được điều kiện nuôi, chăm sóc tốt, nuôi theo quy mô lớn nhưng đầu tư chi phí xây dựng cơ bản và trang thiết bị tương đối cao.

Trại thực nghiệm, Khoa nông học, Trường đại học Nông lâm TPHCM đã thực hiện công nghệ nuôi trùn quế này.

Người nuôi trùn quế có năng suất cao nhất huyện Mỏ cày

Tác giả: Trần Nhựt

27/12/2006

Chăm sóc Trùn QuếỞ ấp Phước Tân (xã Bình Khánh Đông), nói đến người nuôi trùn quế có trang trại lớn nhất xã hiện nay, ai cũng biết là anh Nguyễn Văn Lâm, 45 tuổi, nguyên trước đây là giáo viên, do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, năm 1986 anh xin nghỉ dạy để về lo kinh tế gia đình.

Anh Lâm thường có thói quen là hay theo dõi báo, đài và dư luận xã hội; và trên cơ sở kiến thức của mình, anh dự báo khá chính xác sự lên xuống của một số mặt hàng nông sản anh tham gia sản xuất. Từ đó chủ động chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp để không bị lỗ. Anh trồng mía rồi trồng cây có múi; nuôi thỏ rồi nuôi bò... luôn giành thắng lợi.

Năm 2005, anh Lâm thí điểm nuôi thử trùn quế, với 10 kg lúc đầu giá 300.000 đồng, đến cuối năm anh đã thu lãi 20 triệu đồng.

Từ kinh nghiệm rút ra được qua một năm tiếp cận trùn quế, năm 2006, anh mạnh dạn đầu tư trên 100 triệu đồng để xây chuồng trại (45 triệu đồng) và mua trùn giống (56 triệu đồng) để hoàn chỉnh hai dãy trại có diện tích trên 700 mét vuông.

Giới thiệu về trùn quế, anh Lâm cho biết: Trùn quế là một giống dễ nuôi, có chiều dài từ 8 cm đến 15 cm, sống nơi ẩm ướt, độ ẩm thích hợp từ 30-40%; nhiệt độ thích hợp từ 17-26­oC, trọng lượng trung bình trùn quế trưởng thành từ 11.000-12.500 con/ kg, sinh sản rất nhanh nếu điều kiện môi trường, độ ẩm, nhiệt độ thích hợp, thức ăn đầy đủ. Bình quân 1kg trùn giống một tháng cho ra từ 1,25 đến 1,75 kg trùn thịt.

Trùn quế rất nhạy cảm với thời tiết, nhất là khi dông mưa hay quá nóng nên cần lưu ý để có biện pháp xử lý thích hợp.

Khi mới nở, trùn chui từ kén dài 1mm, màu trắng, sau 5-7 ngày chuyển sang màu đỏ dài 1-2 cm, sau 60 ngày đạt 8-10 cm, lúc này thu hoạch trùn thịt tốt nhất. Từ 70 ngày đến 90 ngày trùn bắt đầu đẻ nhưng lượng trứng nở tỷ lệ thấp. Từ 90 ngày trở đi trùn trở thành bố mẹ hoàn chỉnh, tỷ lệ trứng nở mới cao.

Từ 90 ngày trở đi trùn đẻ rất khoẻ, một tuần lễ đẻ 1 lần. Trùn đẻ ra kén trùn, mỗi kén có đến 20 trứng trùn, chúng dính liền nhau và thời gian nở hoàn toàn khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường nhiệt độ, độ ẩm.

Thức ăn chính của trùn là phân bò hoặc phân heo. Vì vậy, anh mạnh dạn trồng cỏ nuôi bò và dùng phân bò nuôi trùn quế. Tuy nhiên với số lượng nuôi hiện nay, anh phải thuê thêm lao động để chăm sóc cỏ và mua thêm phân bò mới đủ cung cấp thức ăn cho trùn.

Thời gian qua, đã có nhiều nơi đến hợp đồng mua trùn thịt nhưng khả năng trang trại của anh chưa cung cấp đủ. Từ tháng 6/2006 đến nay, hàng tháng trang trại anh đã cung cấp trung bình trên 01 tấn trùn thịt và 10 tấn trùn giống.

Nói về kinh nghiệm nuôi trùn quế của mình, anh Lâm thổ lộ: Nói về quy trình, phương pháp, kỹ thuật thì có nhiều điều nhưng qua tài liệu và thực tế thì ai cũng có thể làm được. Nhưng để có năng suất cao cần đặc biệt chú ý ba điều sau đây:

- Thứ nhất, chú ý đến các yếu tố tác động: Môi trường (Nhiệt độ-Độ ẩm), thức ăn.

- Thứ hai, ánh sáng tự nhiên: tất cả diện tích nuôi trùn quế phải nhận được ánh sáng chiếu tới, để nhiệt độ mọi nơi không quá lạnh.

- Thứ ba, độ tơi xốp, nên trộn mụn dừa vào phân chuồng để có độ tơi xốp vừa phải, giúp trùn sinh trưởng nhanh, đẻ tốt hơn.

Từ mấy công đất hiệu quả kinh tế thấp, sau 10 năm anh Lâm đã nâng diện tích canh tác lên 2 ha và sau 20 năm áp dụng KHKT vào sản xuất, anh đã có trong tay trang trại 3 ha rộn ràng sức sống với một tiềm năng đầy hứa hẹn. Và trang trại trùn quế của anh Nguyễn Văn Lâm đang là trang trại có năng suất cao nhất ở huyện hiện nay.

Quảng Ngãi: Nuôi trùn quế - vốn ít, lãi nhiều

--------------------------------------------------------------------------------

Cập nhật : 15/12/2008 11:32

Được biết nuôi trùn quế vốn ít - lãi nhiều, qua sự giới thiệu của anh Bùi Duy Việt, cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện Bình Sơn, chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi trùn quế của anh Kiều Đức Bình tại xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Anh Bình nói với chúng tôi, qua đài báo, anh biết người dân nuôi trùn quế ở huyện Củ Chi (T.P Hồ Chí Minh) có hiệu quả cao. Năm 2005 anh đã vào tận huyện Củ Chi để mua giống trùn này với số lượng 800 kg sinh khối, giá 5.000đồng/kg. Hiện nay, gia đình anh đang nuôi 10 hộc, mỗi hộc nuôi rộng 4m2. Nuôi trùn quế không khó. Lượng phân bò hàng ngày để bón cho trùn quế anh mua từ các hộ chăn nuôi bò, điều này vừa làm sạch môi trường và giúp trùn tăng trưởng nhanh.

Anh Bùi Duy Việt cho biết, nuôi trùn quế thì có thể tận dụng chum, chậu, bể nước không còn sử dụng. Nếu nuôi với quy mô lớn có thể làm chuồng bằng tấm bạt nylon. Thông thường chuồng rộng 1,5x2 (m), cao 0,5m. Trùn rất sợ ánh sáng nên phải che chắn chuồng thật kỹ vào ban ngày. Chuồng được che phủ bằng lá dừa, rơm rạ là tốt nhất vì vừa tạo được bóng mát, vừa giữ được độ ẩm. Chuồng trại phải bảo đảm thông thoáng, không khí ra vào lưu thông. Chất nền phải đạt các yếu tố sau: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng... Nhiệt độ thích hợp nhất cho trùn phát triển là từ 20 - 280C. Nước chiếm khoảng 65 - 80% trọng lượng cơ thể trùn nên phải thường xuyên tưới nước cho trùn. Nhận biết độ ẩm thích hợp bằng cách lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng sau đó thả ra, nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống là quá ướt hoặc quá khô. Sau khi bỏ giống được 2 ngày, tiến hành cho trùn ăn, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 8 cm trên mặt luống. Sau đó, tiếp tục cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt (điều này khiến cho trùn giảm khả năng sinh sản).

Trùn là loài lưỡng tính, mỗi con đều có cả bộ phận sinh dục đực (tinh hoàn) và bộ phận sinh dục cái (buồng trứng). Trùn sinh sản quanh năm, trung bình một tuần một lần. Sau 2 tháng lượng trùn được nhân đôi, có thể tách trùn để nhân luống hoặc cho gia súc, gia cầm ăn. Trước khi nhân luống 3 ngày phải cho trùn ăn. Lúc này trùn tập trung trên bề mặt luống, ta lấy phần trên của luống khoảng 20cm bỏ vào luống mới và tiếp tục cho luống cũ ăn cho đến khi đầy luống.

Để thu hoạch trùn, nhử mồi là phương pháp thu hoạch hữu hiệu nhất. Sau khi cho trùn ăn được 3 ngày, lấy khoảng 20cm bề mặt trên luống. Trải tấm nylon ngoài sân trống có ánh nắng càng tốt. Đổ phần hỗn hợp này lên tấm nylon, sau đó gạt bỏ phần phân trùn bên trên vì trùn sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dưới. Chú ý lấy lớp phân trùn này cho trở lại luống để tiếp tục nuôi như chất nền.

Anh Bình cho biết, các nơi khác bán trùn giống với giá 20.000đ/kg, riêng anh bán giá 15.000đ/kg, trùn thương phẩm nếu bán sẽ có giá 200.000đ/kg. Trung bình mỗi năm gia đình anh thu 10 triệu đồng tiền bán giống.

Mô hình nuôi trùn quế của anh Kiều Đức Bình đã được nhiều bà con nông dân đến tham quan và mua con giống. Hiện nay anh đang nuôi trùn quế để bán và sử dụng nguồn trùn này làm thức ăn để nuôi baba, cá tràu lai. Anh cho biết thêm, nuôi trùn quế kết hợp với nuôi baba, cá tràu hay các đối tượng chăn nuôi khác hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn.

Sơn Vũ

--------------------------------------------------------------------------------

Nuôi trùn quế bằng rau và vỏ cam, chanh: Cách làm mới

--------------------------------------------------------------------------------

Ngày đăng: 24/12/2008Theo Kinh Tế Nông Thôn

Anh Dương Văn Thao (trái) trao... Những năm qua, người nuôi heo (lợn) ở Mỏ Cày (Bến Tre) đã áp dụng thành công mô hình xử lý phân, chất thải bằng biogas kết hợp với nuôi trùn (giun) quế. Cách làm này không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Người tiên phong trong phong trào này là anh Dương Văn Thao ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Bình.

Năm 2005, được sự hỗ trợ của Hội Làm vườn xã, anh vay 8 triệu đồng mua bò về nuôi, đồng thời học cách nuôi trùn quế để tận dụng nguồn phân bò. Với 4 con bò thịt, anh đầu tư khoảng 40 triệu đồng xây chuồng trại, mua 5kg trùn giống. Thời gian đầu anh tận dụng phân bò làm thức ăn cho trùn nhưng sau khi mở rộng diện tích, lượng phân bò không đủ, anh phải đặt mua của những người xung quanh.

Qua sách báo, anh thử cho trùn quế ăn bắp cải và một số loại rau, không ngờ, chúng phát triển rất nhanh. Từ đó, anh bắt đầu gom rau cải ở chợ về làm thức ăn cho trùn. Không dừng lại ở rau cải, anh còn thử nghiệm trên cả vỏ cam, chanh. Tuy nhiên, do chưa xử lý hết chất the trong vỏ cam, chanh nên anh thất bại, trùn chết rất nhiều.

Rút kinh nghiệm, anh học hỏi kinh nghiệm của nông dân ở Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) và tiến hành xử lý vỏ cam, chanh bằng chế phẩm EM cùng với việc ủ lên men, giảm chất the. Thành công này giúp anh có thêm nguồn thức ăn dồi dào cho trùn. Anh bật mí: "Thức ăn từ vỏ cam, chanh rất dồi dào, tôi thường lấy từ các tổ vắt hạt chanh ở Thạnh Ngãi. Cứ 1 tuần tôi ra các tổ để chở vỏ cam, chanh, công chuyên chở khoảng 60.000 đồng/tấn. Sau đó, tiến hành ủ vỏ cam, chanh kết hợp với phân bò theo tỷ lệ thích hợp. Khoảng 7 - 10 ngày, vỏ cam hết chất the thì có thể cho trùn ăn".

Nuôi trùn quế bằng thức ăn từ rau cải và vỏ cam, chanh giúp chúng sinh sản nhanh. Lượng thức ăn tiêu thụ không cao. Hiện diện tích nuôi trùn quế của anh Thao đã lên đến 750m2. Nuôi trùn thịt 4 tháng thu hoạch 1 lần, thu đến đâu được các chủ trang trại nuôi tôm thu mua hết. Trung bình mỗi năm anh bán hơn 3 tấn trùn thịt với giá trung bình 40.000/kg. Bên cạnh đó, anh còn tận dụng bán phân sau khi thu hoạch. Năm 2008, các cơ sở phân bón ở TP. Hồ Chí Minh đã ký hợp đồng mua phân trùn ở trang trại của anh với giá 600 đồng/kg để làm phân vi sinh, do vậy, anh có thêm khoản lãi 30 triệu đồng, tổng thu nhập lên 100 triệu đồng/năm. Không chỉ mang lại hiệu quả cao, cách làm này còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường, vấn đề "nóng" ở nông thôn hiện nay.

Anh Thao giải thích: "Mỗi ngày, lượng vỏ từ các tổ vắt hạt chanh của Thạnh Ngãi thải ra rất lớn, nhiều hôm xe rác thu gom không xuể, gây ô nhiễm trầm trọng; tương tự lượng rau thải loại ở các chợ cũng khá lớn. Từ khi mô hình của tôi thành công, rất nhiều hộ làm theo và lượng rác thải giảm đáng kể".

Đây là mô hình mới, hiệu quả cao, lợi ích lớn. Thiết nghĩ, các địa phương và bà con nông dân cần học tập và nhân rộng.

Nuôi trùn quế bằng rau và vỏ cam, chanh: Cách làm mới

--------------------------------------------------------------------------------

Ngày đăng: 24/12/2008Theo Kinh Tế Nông Thôn

Anh Dương Văn Thao (trái) trao... Những năm qua, người nuôi heo (lợn) ở Mỏ Cày (Bến Tre) đã áp dụng thành công mô hình xử lý phân, chất thải bằng biogas kết hợp với nuôi trùn (giun) quế. Cách làm này không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Người tiên phong trong phong trào này là anh Dương Văn Thao ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Bình.

Năm 2005, được sự hỗ trợ của Hội Làm vườn xã, anh vay 8 triệu đồng mua bò về nuôi, đồng thời học cách nuôi trùn quế để tận dụng nguồn phân bò. Với 4 con bò thịt, anh đầu tư khoảng 40 triệu đồng xây chuồng trại, mua 5kg trùn giống. Thời gian đầu anh tận dụng phân bò làm thức ăn cho trùn nhưng sau khi mở rộng diện tích, lượng phân bò không đủ, anh phải đặt mua của những người xung quanh.

Qua sách báo, anh thử cho trùn quế ăn bắp cải và một số loại rau, không ngờ, chúng phát triển rất nhanh. Từ đó, anh bắt đầu gom rau cải ở chợ về làm thức ăn cho trùn. Không dừng lại ở rau cải, anh còn thử nghiệm trên cả vỏ cam, chanh. Tuy nhiên, do chưa xử lý hết chất the trong vỏ cam, chanh nên anh thất bại, trùn chết rất nhiều.

Rút kinh nghiệm, anh học hỏi kinh nghiệm của nông dân ở Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) và tiến hành xử lý vỏ cam, chanh bằng chế phẩm EM cùng với việc ủ lên men, giảm chất the. Thành công này giúp anh có thêm nguồn thức ăn dồi dào cho trùn. Anh bật mí: "Thức ăn từ vỏ cam, chanh rất dồi dào, tôi thường lấy từ các tổ vắt hạt chanh ở Thạnh Ngãi. Cứ 1 tuần tôi ra các tổ để chở vỏ cam, chanh, công chuyên chở khoảng 60.000 đồng/tấn. Sau đó, tiến hành ủ vỏ cam, chanh kết hợp với phân bò theo tỷ lệ thích hợp. Khoảng 7 - 10 ngày, vỏ cam hết chất the thì có thể cho trùn ăn".

Nuôi trùn quế bằng thức ăn từ rau cải và vỏ cam, chanh giúp chúng sinh sản nhanh. Lượng thức ăn tiêu thụ không cao. Hiện diện tích nuôi trùn quế của anh Thao đã lên đến 750m2. Nuôi trùn thịt 4 tháng thu hoạch 1 lần, thu đến đâu được các chủ trang trại nuôi tôm thu mua hết. Trung bình mỗi năm anh bán hơn 3 tấn trùn thịt với giá trung bình 40.000/kg. Bên cạnh đó, anh còn tận dụng bán phân sau khi thu hoạch. Năm 2008, các cơ sở phân bón ở TP. Hồ Chí Minh đã ký hợp đồng mua phân trùn ở trang trại của anh với giá 600 đồng/kg để làm phân vi sinh, do vậy, anh có thêm khoản lãi 30 triệu đồng, tổng thu nhập lên 100 triệu đồng/năm. Không chỉ mang lại hiệu quả cao, cách làm này còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường, vấn đề "nóng" ở nông thôn hiện nay.

Anh Thao giải thích: "Mỗi ngày, lượng vỏ từ các tổ vắt hạt chanh của Thạnh Ngãi thải ra rất lớn, nhiều hôm xe rác thu gom không xuể, gây ô nhiễm trầm trọng; tương tự lượng rau thải loại ở các chợ cũng khá lớn. Từ khi mô hình của tôi thành công, rất nhiều hộ làm theo và lượng rác thải giảm đáng kể".

Đây là mô hình mới, hiệu quả cao, lợi ích lớn. Thiết nghĩ, các địa phương và bà con nông dân cần học tập và nhân rộng.

KỸ THUẬT LÀM TRẠI NUÔI TRÙN QUẾ

Đăng bởi : nhanong - Ngày : 17/05/2008, 10:06 AM

Trước khi bắt tay vào việc làm trại, chúng ta phải nghiên cứu kỹ xem và tin chắc rằng vùng đất chúng ta dự định làm trại có bị ngập nước vào mùa mưa lũ không? Những nơi bị ngập trũng tuyệt đối không nên làm trại vì trùn sẽ bị chết hoăc di chuyển đến những nơi khác khi bị ngập trũng vào mùa mưa.

Trại trùn dưới tàn cây

Kích thước

Trại trùn có thể thiết kế dưới tàn cây bóng mát hoặc dưới hàng cây cao su càng tốt vì đảm bảo được độ ẩm thích hợp vào mùa nắng nóng.

Kích thước: Tuỳ theo diện tích đất mà chúng ta thiết kế chuồng cho hợp lý, tuy nhiên thông thường chúng ta xây chuồng theo:

Diện tích 100m2: Ngang: 5m - dài: 25m - cao: 0,4m(luống); 2,5m (chuồng)

Bề ngang 5m ta xây thành 2 luống mỗi luống 2m và chừa đường đi ở giữa 1m. Chiều cao: chúng ta xây khoảng 4 viên gạch là đủ. Đáy: chúng ta lót 1 lớp vữa hồ khoảng 4cm (vữa hồ trộn non). Mái che: Cách tốt nhất nên che mái bằng lá là hợp lý nhất. Tuy nhiên nếu ta làm chuồng dưới tàn cây bóng mát thì có thể lợp mái bằng bất cứ vật liệu gì cũng được.

Chú ý:

1. Khi làm trại phải đảm bảo sự thông thoáng, ánh sáng có thể lọt vào được, tránh sự làm chuồng che chắng quá kỹ làm cho khả năng phát triển của trùn kém hiệu quả.

2. Đồi với bà con ở khu vực trũng thấp và đất lâu rút nước nên cáng nền có độ dốc 100 và làm lối thoát nước ra ngoài.

3. Không được cáng nền bằng hồ quá tốt hay bê tông hoặc lót nền bằng tấm bạt bằng nhựa vì làm cho nền không thoát nước, sau khoảng thời gian 2 tháng phần sinh khối trong luống đã đạt 20cm thì lúc này mỗi ngày mỗi tưới nước vì bề mặt luống luôn khô nhưng phía dưới đáy thì quá ướt thậm chí đọng nước. lúc này toàn bộ kén trùn sẽ thối và việc nuôi trùn thất bại hoàn toàn.

Diện tích 200 - 300m2: Ngang: 10m - Dài: 25m;35m - Cao:0,4m(luống);3,2m(chuồng)

Kỹ thuật làm chuồng cũng tương tự như trên, tuy nhiên ta chia làm 3 luống, 2 lối đi 1mx2, 2 luống bìa mỗi luống 2m x2=4m và luống giữa 3,4m.

Nguồn : trunque.net

Bài viết liên quan

- KỸ THUẬT NUÔI TRÙN QUẾ ( Ngày đăng 17/05/2008, 09:55 AM )

- TRÙN QUẾ - PERIONYX EXCAVATUS ( Ngày đăng 17/05/2008, 10:00 AM )

Trồng trọt - Chăn nuôi

Kỹ thuật nuôi trùng quế (04/12/2007)

Giun là nguồn thức ăn giàu đạm tại chổ cho hầu hết các con vật nuôi trong gia đình chúng ta, đồng thời cũng là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ quí báo cho cây trồng. Nuôi giun đất tuy là một nghề mới phát triển nhưng rất hữu ích và phù hợp với điều kiện của mọi gia đình.

Ở nước ta giống và chủng lọai giun rất phong phú, song nuôi gium làm thức ăn cho gà, vịt bạn nên chọn loại gium Quế. Giun quế sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao và thích hợp với từng vùng nhiệt đới và có hạm lượng đạm khá cao.

Kỹ thuật nuôi giun Quế:

a. Chuẩn bị chuồng nuôi: Chuồng nuôi thường dùng theo dạng luống và dạng hộp (dạng hộp chủ yếu dùng trong trường hợp diện tích chật ) và nên bố trí dưới tàn cây bóng mát hoặc dưới hàng cây cao su càng tốt vì đảm bảo được độ ẩm thích hợp vào mùa nắng nóng. Đối với Nhà nông nên nuôi theo dạng luống, luống nuôi giun nên xây bằng gạch với khích thước luống tuỳ độ dài của mặt bằng, chiều rộng từ 1,5 - 2,0m, chiều cao từ 25-40cm. Đáy của luống nuôi chúng ta lót 1 lớp vữa ba ta (ximăng, vôi, cát) khoảng 4cm để tránh run chui xuống đất. Mái che tốt nhất nên che mái bằng lá là hợp lý nhất. Tuy nhiên nếu ta làm chuồng dưới tàn cây bóng mát thì có thể lợp mái bằng bất cứ vật liệu gì cũng được.Với chuồng nuôi giun 50m2, có khích thước 5m x 5m, bề ngang 5m ta xây thành 2 luống mỗi luống 2m và chừa đường đi ở giữa 1m.

b. Dụng cụ nuôi giun: Cây chĩa có răng là dụng cụ dùng để xới, thu họach và chăm sóc giun, không dùng các dụng cụ khác có thể làm giung bị thương; Tấm che phủ thường làm bằng bao tải hoặc bao chiếu. Đặc điểm của giun là ăn cạn và tối. Do đó người ta dùng tấm che phủ thường để tạo bóng tối cho bề mặt luống giun để giun liên tục ở bề mặt ăn thức ăn. Mặt khác cũng dùng để giữ độ ẩm cho luống giun; Thùng tưới nước trường hợp không có, có thể dùng tay vẫy nước qua rổ, sảo.

c. Chất nền: Là yếu tố quan trọng cho giun trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú ẩn khi giun tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố sau: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng... nếu chúng ta thả giống bằng sinh khối thì không cần thả chất nền mà nên bỏ trực tiếp phân bò lên luống.

d. Mật độ thả: Mật độ thả quyết định năng suất thu họach. Mật độ thích hợp khoảng 0,8 - 1 kg/m2, nghĩa là vào khoảng 8 ngàn đến 1 vạn cá thể/m2 mới đảm bảo được sau 30 ngày cho 1 lần thu họach với năng suất 12 - 15 kg/m2, tương đương với 120 - 150 tấn giun/ha. Nếu ta có đầy đủ nguồn thức ăn có thể rút ngắn chu kỳ thu họach là 20 ngày. Ngòai ra, giun đất còn cần chất mùn làm nhà ở. Đất mùn có thể làm từ phân động vật và rác độn đem ủ oai, thời gian ủ từ 20 - 30 ngày. Sau khi ủ, phân có màu nâu và hết mùi, lúc đó ta xổ đống phân ra bầm nhỏ và đổ vào luống để làm nền, thường thì lớp chất mùn trên luống giun cao từ 10-15cm. Ví dụ: Một luống giun có diện tích 2m2 cần 50% phân động vật các các lọai, cùng với 50% rác độn (không dùng những rác thải có chất độc, rác, cay, có tinh dầu).

e. Thức ăn và cách cho ăn: Tất cả các loại phân như phân lợn, phân trâu bò, phân gà, phân thỏ, ... đều có thể làm thức ăn cho giun đất. Thức ăn sử dụng cho giun đất ở dưới dạng tươi

Cách cho ăn: Khi cho ăn giở tấm phủ và bón thức ăn cho giun. Lượng thức ăn tùy thuộc vào sức tiêu thụ của từng luống cụ thể và tùy mùa. Vào mùa hè từ 3 - 5 ngày cho giun ăn 01 lần, lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2- 3 cm, sau khi bón xong đậy bao tải lại và tưới ẩm. Chúng ta cũng có thể bón thành từng ụ, hoặc theo từng dãy dài để khi nhiệt độ trong luống tăng cao giun có khoảng trống chui lên thở. Đến mùa đông lượng thức ăn bón nhiều hơn, dày khoảng 5 cm và bón phủ đầy luống giun. Thời gian cho ăn cũng thưa hơn mùa hè.

g. Ủ phân làm thức ăn cho giun gồm: 50 kg cỏ khô hay rơm lúa, thân đậu, bã mía, mạt cưa, giấy vụn với 30 kg phân gia súc (trâu, bò, heo, ...) và 20 kg thực vật tươi (rau, cỏ, vỏ chuối, ...). Tổng cộng được 100 kg vật chất thô, ở giữa hố ủ cắm một thanh tre hay khúc gỗ dài từ đáy hố nhô lên khỏi mặt hố. Mỗi ngày tưới nước vừa, khi tưới lắt thanh tre nhằm mục đích cho nước ngấm đều hố ủ. Sau thời gian khoảng 03 tháng thì phân hoai, riêng rơm đã mụt sẳn thì thời gian ủ sẽ ngắn hơn. Riêng phân tươi của gia súc ăn cỏ có thể cho ăn trực tiếp.

h. Chăm sóc nuôi dưỡng giun: Ta rải một lớp phân ủ hoai dày khoảng 10 cm ở đáy chuồng nuôi. Đổ giun giống vào và rải một lớp mỏng thức ăn bên trên. Phun sương cho đất vừa ẩm, ẩm độ 60 - 70% (độ ẩm thích hợp là nắm hổn hợp thức ăn và vắt nước chảy theo kẻ tay). Phun sương 02 lần/ngày (sáng và chiều).Cứ 03 ngày thì cho giun ăn một lần và giữ môi trường luôn ẩm. Giun thường có tập tính sống trong môi trường tối, hễ gặp ánh sáng là giun rút xuống. Do đó, chúng ta phải tạo môi trường tối để giun di chuyển lên bề mặt tiếp nhận phần thức ăn cung cấp thường kỳ.

i. Cho ăn: Thường thì sau khi bỏ giống được 2 ngày thì chúng ta nên cho trùn ăn, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 8cm trên mặt luống (không nên bỏ phân bò phủ lên toàn bộ bề mặt luống, vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ bên dưới tăng quá cao làm cho kén bị thối, nên cho ăn từng cụm). Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý rằng không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng phía dưới luống làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt

k. Quản lý và chống dịch hại: Hàng ngày theo dõi luống giun, nếu thấy kiến phải tiêu diệt ngay. Diệt kiến có thể dùng cách đơn giản là đốt những vệt kiến bò vào luống giun, nhớ khi đốt đậy tấm phủ giun lại, hay cho nước ngập hố giun và kiến nổi lên mặt nước, dùng rọi đốt kiến trên mặt nước, sau đó tháo nước ra. Ngoài ra có thể dùng thuốc diệt kiến quét trên vách chuồng. Một điều cần lưu ý là luống giun phải được che chắn hoặc bao lưới xung quanh để tránh gà, ếch nhái, rắn mối hoặc chuột ăn giun.

Một số bệnh thường gặp:

- Bệnh no hơi: Do giun ăn nhằm những loại thức ăn quá giàu "chất đạm" như phân bò sữa, heo... làm cho phân có mùi chua. Sau khi cho ăn, giun có hiện tượng nổi lên trên mặt luống và trường dài sau đó chuyển sang màu tím bầm và chết. Cách tốt nhất khi phát hiện trường hợp này nên hốt hết phần phân lỡ cho ăn ra và tưới nước lên luống.

- Bệnh trúng khí độc: Do đáy chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu O2 làm cho khí CO2 chiếm lĩnh hết khe hỡ của chất nền, làm giun chui lên trên lớp mặt. Cách khắc phục: Dùng cuốc chĩa xới toàn bộ mặt luống và tưới nước.

- Ngoài ra thật chú trọng với các loại thuốc trừ sâu, xà bông, nước rữa chén... vì giun sẽ lập tức chết khi tiếp súc.

Địa chỉ cung cấp giống giun Quế đảm bảo chất lượng: Có rất nhiều nơi có thể cung cấp cho bạn được giống gium Quế đảm bảo chất lượng như:

TRẠI GIUN QUẾ AN PHÚ, địa chỉ 75 Ấp An Bình - Xã An Phú - Huyện Củ Chi - Tp.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08-7941679.

Trích từ vietlinh.vn

Tin đã đưa:

Kỹ thuật nuôi trùn đất

Tin ngày 15/04/2005

Trung Tâm Khuyến Nông An Giang

Nuôi trùn đất tuy là một nghề mới phát triển nhưng rất hữu ích và phù hợp với điều kiện của mọi gia đình. Loài trùn đất với chức năng sống tự nhiên sẽ góp phần phân hủy rác và các chất phế thải hằng ngày trong gia đình thành nguồn thức ăn mà động vật ưa thích. Trùn đất có hàm lượng protein chiếm 70% khối lượng. Đây chính là nguồn thức ăn giàu đạm tại chổ cho hầu hết các con vật nuôi trong gia đình chúng ta, đồng thời cũng là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ quý báu cho cây trồng.

Muốn nuôi trùn đất trong hộ gia đình, chỉ cần 2 điều kiện sau:

- Có nguồn phân động vật tại chỗ như phân gà, phân heo, phân trâu bò, phân thỏ, ... đây là nguồn rất dễ kiếm đối với những hộ nông dân, đặc biệt là những hộ kinh tế VAC. Đó là thức ăn tuyệt vời của trùn đất.

- Phải có một chuồng nuôi thích hợp. Tất cả những dụng cụ đựng đảm bảo thoát nước, không úng ngập và chứa đựng được, thì tất cả những thứ đó đều có thể làm chuồng nuôi trùn. Ví dụ như trong thùng phuy, trong can nhựa bỏ không có thể làm chuồng nuôi trùn.

1/ Chuẩn bị chuồng nuôi:

Trên thực tế người ta nuôi trùn theo 02 dạng chuồng:

- Luống nuôi trùn:

Luống nuôi trùn có thể xây bằng gạch, trong điều kiện chưa có vốn chúng ta có thể dùng mê bồ là có thể nuôi được. Luống nuối trùn rất thích hợp ở nông thôn vì có mặt bằng.

- Thùng nuôi trùn:

Tùy theo quy mô lớn nhỏ và tùy theo điều kiện tận dụng nguyên vật liệu của mỗi nơi mà thiết kế thùng nuôi có kích thước phù hợp. Thùng nuôi trùn phải đảm bảo có thể chứa được thức ăn cho trùn và không làm thay đổi nhiệt độ của thức ăn. Nước trong thức ăn khi lắng xuống phải có chổ thoát để phần thức ăn bên dưới không quá ẩm. Đóng thùng nuôi trùn phải đảm bảo kín không cho trùn bò ra ngoài, bỏ trốn khỏi nơi nuôi. Thông thường các thùng nuôi trùn làm bằng gỗ hoặc xây các bể xi măng.

Nuôi trùn trong gia đình với quy mô nhỏ, có thể làm những thùng vuông 70- 70cm và cao 45cm. Với kích thước này có thể nuôi được 10.000 con trùn. Các thùng có thể xếp chồng lên nhau và đặt trong nhà có mái che mưa che nắng.

Trong điều kiện chật hẹp như ở đô thị hoặc nhà cao tầng, người ta sử dụng hộp nuôi trùn. Hộp nuôi trùn phải có kích thước 50 x 35 x 20 cm. Đáy hộp có khoan nhiều lỗ thoát nước, đường kính khoảng 5mm và được lót dưới chất dẽo ngăn không cho trùn bò ra ngoài. Bên trong hộp, phủ giấy màu đen hoặc lá chuối để tạo ra môi trường tối. Bốn góc hộp có chân cao khoảng 5cm để khi chồng lên nhau vẫn cò kẽ hở cho thông không khí. Dưới mỗi chồng hộp đặt một cái chậu để hứng nước từ các hộp trên chảy xuống.

2/ Dụng cụ nuôi trùn:

- Cây chĩa 6 răng: Đây là dụng cụ dùng để xới, thu hoạch và chăm sóc trùn, không dùng các dụng cụ khác có thể làm trùn bị thương.

- Tấm che phủ: Tấm che phủ thường làm bằng bao tải hoặc bao chiếu. Đặc điểm của trùn là ăn cạn và tối. Do đó người ta dùng tấm che phủ để tạo bóng tối cho bề mặt luống trùn để trùn liên tục ở bề mặt ăn thức ăn. Mặt khác cũng dùng để giữ độ ẩm cho luống trùn.

- Thùng tưới: Nếu không có thùng tưới có thể dùng tay vẫy nước qua sàn rổ.

3/ Chọn giống trùn:

Ở Việt Nam, giống và chủng loại trùn rất phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống trùn phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, cho năng suất cao còn rất hạn chế.

Do vậy, để có giống trùn, người chăn nuôi hãy tự lựa chọn trên chính mảnh đất của mình bằng cách cho gà vịt ăn nhiều loại trùn khác nhau. Quan sát để tìm một vài loại mà gà vịt thích ăn nhất để nuôi thử. Sau đó, tiến hành nuôi thử một vài loài trên, trong điều kiện giống nhau, rồi chọn loại nào có tốc độ phát triển nhanh nhất để nuôi gây giống.

- Trùn đất có nhiều loài, nhưng chúng ta thường nuôi trùn Quế. Trùn Quế là loại trùn phân, nghĩa là có phân thì nó sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao và thích hợp với từng vùng nhiệt đới.

- Trùn Quế lại rất mau đẻ. Sau khi giao phối là 7 ngày là trùn Quế cho 1 lứa đẻ. Sau đó thì 7 ngày cho 1 lứa đẻ.

- Trùn Quế là loài động vật lưỡng tính. Nghĩa là 2 yếu tố đực và cái có trên cùng một cá thể. Cho nên sau khi giao phối thì cả hai cá thể đều đẻ, có thể nói trùn là loài động vật sinh sản nhanh nhất.

4/.Mật độ:

Mật độ thả quyết định năng suất thu hoạch. Mật độ thích hợp khoảng 0,8 - 1 kg/m2, nghĩa là vào khoảng 8 ngàn đến 1 vạn cá thể/m2. Năng suất 12 - 15 kg/m2, tương đương với 120 - 150 tấn trùn/ha. Nếu ta có đầy đủ nguồn thức ăn có thể rút ngắn chu kỳ thu hoạch là 20 ngày. Ngoài ra, trùn đất còn cần chất mùn. Đất mùn có thể làm từ phân động vật và rác, đem ủ hoai. Thời gian ủ từ 20 - 30 ngày. Sau khi ủ, phân có màu nâu và hết mùi, lúc đó ta xổ đống phân ra bầm nhỏ và đổ vào luống để làm nền, thường thì lớp chất mùn trên luống trùn cao từ 10-15cm.

Ví dụ: Một luống trùn có diện tích 2m2 cần 50% phân động vật các các loại, cùng với 50% rác độn (không dùng những rác thải có chất độc, cay, có tinh dầu).

5/ Thức ăn và cách cho ăn :

- Tất cả các loại phân như phân lợn, phân trâu bò, phân gà, phân thỏ, ... đều có thể làm thức ăn cho trùn đất. Thức ăn sử dụng cho trùn đất ở dưới dạng tươi.

- Cách cho ăn : Khi cho ăn giở tấm phủ và bón thức ăn cho trùn. Lượng thức ăn tùy thuộc vào sức tiêu thụ của từng luống cụ thể và tùy mùa.

Vào mùa hè từ 3 - 5 ngày cho trùn ăn 01 lần, lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2- 3 cm, sau khi bón xong, đậy bao tải lại và tưới ẩm. Chúng ta cũng có thể bón thành từng ụ, hoặc theo từng dãy dài để khi nhiệt độ trong luống tăng cao trùn có khoảng trống chui lên thở.

Đến mùa đông lượng thức ăn bón nhiều hơn, dày khoảng 5 cm và bón phủ đầy luống trùn. Thời gian cho ăn cũng thưa hơn mùa hè.

6/ Ủ phân làm thức ăn cho trùn:

- 50 kg cỏ khô hay rơm lúa, thân đậu, bã mía, mạt cưa, giấy vụn, ...

- 30 kg phân gia súc (trâu, bò, heo, ...)

- 20 kg thực vật tươi (rau, cỏ, vỏ chuối, ...)

Tổng cộng được 100 kg vật chất thô, ở giữa hố ủ cắm một thanh tre hay khúc gỗ dài từ đáy hố nhô lên khỏi mặt hố. Mỗi ngày tưới nước vừa, khi tưới lắt thanh tre nhằm mục đích cho nước ngấm đều hố ủ. Sau thời gian khoảng 03 tháng thì phân hoai. Riêng rơm đã mục sẵn thì thời gian ủ sẽ ngắn hơn.

Phân tươi của gia súc ăn cỏ có thể cho ăn trực tiếp.

7/ Chăm sóc nuôi dưỡng trùn :

- Rải một lớp phân ủ hoai dày khoảng 10 cm ở đáy chuồng nuôi.

- Đổ trùn giống vào và rải một lớp mỏng thức ăn bên trên.

- Phun sương cho đất vừa ẩm, ẩm độ 60 - 70% (độ ẩm thích hợp là nắm hỗn hợp thức ăn và vắt nước chảy theo kẻ tay). Phun sương 02 lần/ngày (sáng và chiều).

- Cứ 3 ngày thì cho trùn ăn một lần và giữ môi trường luôn ẩm.

- Trùn thường có tập tính sống trong môi trường tối, khi gặp ánh sáng là trùn rút xuống. Do đó, chúng ta phải tạo môi trường tối để trùn di chuyển lên bề mặt tiếp nhận phần thức ăn cung cấp thường kỳ.

8/ Quản lý và chống dịch hại :

Hằng ngày theo dõi luống trùn, nếu thấy kiến phải tiêu diệt ngay. Diệt kiến có thể dùng cách đơn giản là đốt những vệt kiến bò vào luống trùn. Nhớ khi đốt, đậy tấm phủ trùn lại, hay cho nước ngập hố trùn và kiến nổi lên mặt nước, dùng rọi đốt kiến trên mặt nước, sau đó tháo nước ra. Ngoài ra có thể dùng thuốc diệt kiến quét trên vách chuồng. Một điều cần lưu ý là luống trùn phải được che chắn hoặc bao lưới xung quanh để tránh gà, ếch nhái, rắn mối hoặc chuột ăn trùn.

Trùn ít bệnh, nó chỉ có một bệnh thường xảy ra vào mùa hè là bệnh đau bụng.

Kỹ thuật nuôi trùn Quế

(Perionyx - Excavatus)

Tin ngày 15/04/2005

Trung Tâm Khuyến Nông An Giang

I. Sinh học trùn quế

- Trùn Quế là sinh vật lưỡng tính ( có cả cơ quan sinh dục đực và cái)

- Quá trình bắt cặp: Hai trùn Quế bám vào nhau theo chiều ngược lại để mỗi con nhận được tinh trùn của con kia. việc thụ tinh xảy ra ở đai sinh dục và đai hình thành kén có dạng quả lê.

- Sau 14 - 21 ngày, mỗi kén nở cho 10 - 20 trùn con. trùn con màu trắng, sau 5 - 6 ngày có màu hồng và đỏ dần.

Trưởng thành (0,8 - 1,2g/con) → sinh đẻ con(20 ngày) → Kén (12-18 ngày)

Ấp trứng (2 - 3 tuần) → Trùn con (5mg/con).

Từ trưởng thành đến ra trùn con là khoảng 4 - 6 tuần

- Nhiệt độ thích hợp: 25- 300 C

- Độ ẩm thích hợp: 75 - 80 % ( để nhận biết độ ẩm 80%, dùng tay nắm sinh khối bóp nhẹ và buông sinh khối ra, nước còn dính tay là vừa, nếu bóp nhẹ sinh khối nước rỉ ra kẻ tay là độ ẩm bảo hòa trùn sẽ nở ít)

- Trùn hô hấp qua da

- Trùn chịu được độ pH = 4 đến 8. Tốt nhất là pH = 6.5

- Trùn sợ ánh sáng, tiếng động, hóa chất bảo vệ thực vật, muối, vôi

- Trùn Quế thường không có bệnh chúng chỉ ăn ít do môi trường sống quá chua (pH thấp). Giải quyết trường hợp này, dùng bột CaCo3 (vôi), pha ra nước loãng đổ vào sinh khối.

- Kẻ thù tự nhiên của trùn bao gồm họ hàng nhà chuột, côn trùng (kiến, gián, ruồi) nhện, rắn, rết, cóc, ếch, nhái, chim và các giống gia cầm (gà , vịt) bọ gọng kềm...

- Trùn Quế có thể sống trong nước từ 10 - 30 ngày

- Trùn Quế thịt mềm, màu sắc đẹp hàm lượng đạm cao (60-70% chất khô) thích hợp cho chăn nuôi tôm cá gia cầm.

II. Cách nuôi và chăm sóc

A. Vật liệu

- Dụng cụ chứa giai đoạn nhân đàn là: thúng giạ, cần xé, thau nhựa. Phải đảm bảo không làm thay đổi độ ẩm của sinh khối, không để trùn bò đi.

- Thức ăn của trùn: Công thức tốt nhất 60% chất xơ và 40% chất đạm. Chất đạm, từ phân trâu bò, phân dê, phân thỏ, có thể hoai hoặc tươi. Phân heo, gà vịt cần phải hoai và độn thêm 50% rơm hoai.

- Mùn cưa lót nền ( trừ mạt cưa bạch đàn có mùi cay).

- Găng tay.

- Bạt nylon dùng để làm bồn, thu hoạch trùn.

- Chiếu đệm che bớt ánh sáng trên mặt bồn.

- Mái che bồn trùn tốt nhất là lợp bằng lá.

B. Cách nhân đàn ( gây giống, ban đầu)

Nhân đàn trùn qua 3 giai đoạn:

1/ Giai đoạn thúng thau chậu: (có diện tích mặt bằng nhỏ)

- Dùng thúng giạ, thau chậu; lót ở dưới đáy 1 lớp lưới (loại lưới phơi lúa).

- Rải 1 lớp mạt cưa, dày 3cm.

- Rải 1 lớp phân hoai, dày 3cm.

- Rải trùn giống với sinh khối.

- Tưới nhẹ nước và đậy hở, bằng bao, đệm.

- Sau 2 ngày bốc trùn lên thấy trùn hoạt động bình thường ta bắt đầu cho trùn ăn, lớp phân hoai cho ăn dày tối đa 3 - 5 cm.

Sau khi trùn ăn hết phân ta cứ lần lượt cho ăn với lớp phân dày 3cm cho đến khi đầu thúng, thau, chậu.

2/ Giai đoạn bồn (2m2)

Ta dùng bạt nylon làm bồn diện tích 2m2 , cao 50 - 60cm, đáy bồn nghiêng về 1 bên, để lỗ thoát nước, dùng lưới lót lại nơi có lỗ thoát nước.

- Rải 1 lớp mạt cưa đều nằm ở đáy bồn dày 3cm.

- Rải 1 lớp phân bò hoai hoặc tưới dày 3cm lên lớp mạt cưa.

- Rải đều thúng trùn với sinh khối ra đều bồn 2m2, tưới ẩm.

Sau 2 - 3 ngày cho trùn ăn phân nửa diện tích bồn 2m2, lớp thức ăn dày 3cm (khi cho ăn, bên nào thì đậy bên đó bằng chiếu đệm). Khi trùn ăn hết phân ta cho trùn ăn phần diện tích còn lại của bồn đến khi dầy bồn 2m2

3/ Giai đoạn bồn (20m2)

Ta làm bồn 20m2 bằng bạt nylon có mái che bằng lá, hình thức và cách cho ăn, chăm sóc như bồn 2m2

C. Thu hoạch trùn:

Muốn thu hoạch trùn ta phải biết cách, tính số lượng trùn trong bồn.

- Vì trùn ăn phân hữu cơ bằng trọng lượng trùn trên ngày (trùn nặng 1 kg mỗi ngày trùn ăn 1g phân)

Trọng lượng phân / Số ngày trùn ăn = Trọng lượng trùn trong bồn

Thí dụ: 500kg phân/100kg trùn = 5 ngày

Có 2 cách thu hoạch trùn

1/ Cách dẫn dụ: (cách công nghiệp)

Khi bồn trùn đầy, ta vun tất cả lượng sinh khối về 1 bên bồn, chừa 1 khoảng trống 20cm, rải thức ăn trong khoảng trống 20cm, dày 3cm; đậy bồn trùn với lớp thức ăn mới, tưới ẩm lớp thức ăn từ 7 - 10 ngày trùn sẽ gom về bên lớp thức ăn mới, ta sẽ dễ dàng thu hoạch.

2/ Thu hoạch dần: ( phương pháp gạt)

- Trải tấm bạt nylon ngoài nắng

- Đổ sinh khối bằng cách vun đống hình tháp. Trùn gom lại, ta thu hoạch, phần sinh khối phân còn lại cho trở vào bồn ta tiếp tục nở ra (do còn kén và trùn còn trong phân tiếp tục sản xuất).

D/ Chăm sóc trùn:

- Cần bao lưới, hoặc che chắn kỹ bồn nuôi. Ngoài việc giữ đủ ẩm tốt còn tránh chuột bọ làm tổ hay kiến gián xâm nhập.

- Thường xuyên dọn dẹp sách bồn bắt bọ gọng kềm.

- Tưới đủ ẩm hằng ngày kiến sẽ không vào bồn qua vách bồn từ có dùng thuốc Fendona (1gói/lít nước) tha vào vách bồn sẽ hạn chế được kiến.

- Trùn hô hấp qua da, thỉnh thoảng xới xáo bồn, dễ thoáng khí giúp trùn phát triển tốt.

- Lưu ý độ ẩm tốt, nhiệt độ tốt trùn phát triển tốt.

Kỹ thuật nuôi trùn quế

(Thứ Hai, 31/12/2007 - 8:54 AM)

KTNT - Thức ăn: Mỗi ngày trùn (giun) quế tiêu thụ một lượng thức ăn tương đương với trọng lượng cơ thể chúng, nên phải đảm bảo đủ lượng thức ăn cần thiết cho trùn. Thức ăn gồm: phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm, rạ... (phân gà, phân heo, phân vịt phải ủ hoai).

Giống: Nên liên hệ các trại chăn nuôi để có nguồn giống khoẻ, đảm bảo chất lượng.

Chuồng trại: Nếu nuôi trùn với mục đích tăng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm, thủy - hải sản thì chuồng có thể tận dụng chum, chậu, bể nước không còn sử dụng. Nếu nuôi với quy mô lớn có thể làm chuồng bằng tấm bạt nylon.

Thông thường chuồng xây ngang 1,5m, cao 0,5m, dài 2m trở lên. Chuồng được che phủ bằng lá dừa là tốt nhất vì vừa tạo được bóng mát, vừa giữ được độ ẩm. Chuồng trại phải bảo đảm thông thoáng, không khí ra vào lưu thông.

Chất nền: Là yếu tố quan trọng cho trùn trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú ẩn khi trùn tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố sau: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng...

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho trùn phát triển là từ 20 - 28 độ C. Bà con ở khu vực phía Bắc cần chú ý: vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, phải che chắn kỹ, thắp đèn vào ban đêm để giữ nhiệt độ ở mức thích hợp, tránh trường hợp trùn bị ngủ đông.

Độ ẩm: Nước là thành phần quan trọng nhất, chiếm khoảng 65 - 80% trọng lượng cơ thể trùn nên phải thường xuyên tưới nước cho trùn (ít nhất 2 lần /ngày). Nhận biết độ ẩm thích hợp bằng cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng sau đó thả ra, nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống là quá ướt hoặc quá khô.

Ánh sáng: Trùn rất sợ ánh sáng nên phải che chắn chuồng thật kỹ vào ban ngày để tránh tia tử ngoại lọt vào chuồng.

Không khí: Khí CO2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của trùn nên phải đảm bảo thức ăn sạch sẽ, không có các thành phần hóa học gây bất lợi cho trùn, chuồng trại.

Cho ăn: Sau khi bỏ giống được 2 ngày, tiến hành cho trùn ăn, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 8cm trên mặt luống. Sau đó, tiếp tục cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này khiến cho trùn giảm khả năng sinh sản.

Sinh sản: Trùn là loài lưỡng tính, mỗi con đều có cả bộ phận sinh dục đực (tinh hoàn) và bộ phận sinh dục cái (buồng trứng). Bộ phận sinh dục này nằm ở vị trí đốt thứ 18 đến 22, lệch về phía đầu, đây được gọi là đai sinh dục. ở đốt thứ 6 - 8 có hai lỗ, đây là nơi có túi nhận tinh.

Tinh trùng của con này sẽ vào túi nhận tinh của con kia và tạm thời ở đó để chuẩn bị cho sự thụ tinh tiếp theo. Lúc này, đai sinh dục dày lên, nhận một ít trứng rồi di chuyển lên phần đầu trùn và nhận tinh trùng ở túi đựng tinh, sau đó thoát ra ngoài và tự thắt chặt hai đầu lại thành kén.

Số lượng kén đẻ ra tuỳ thuộc vào giống và tuổi trưởng thành của trùn. Sau khi kén đẻ 2 - 4 tuần có thể nở. Trung bình mỗi kén nở ra 6 - 20 trùn con và chỉ sau 70 ngày, trùn con sẽ thuần thục và trưởng thành.

Trùn sinh sản quanh năm, trung bình một tuần một lần.

Nhân luống: Sau 2 tháng lượng trùn được nhân đôi, có thể tách trùn để nhân luống hoặc cho gia súc, gia cầm ăn. Trước khi nhân luống 3 ngày phải cho trùn ăn. Lúc này trùn tập trung trên bề mặt luống, ta lấy phần trên của luống khoảng 20cm bỏ vào luống mới và tiếp tục cho luống cũ ăn cho đến khi đầy luống.

Thu hoạch: Nhử mồi là phương pháp thu hoạch hữu hiệu nhất. Sau khi cho trùn ăn được 3 ngày, lấy khoảng 20cm bề mặt trên luống. Trải tấm nylon ngoài sân trống có ánh nắng càng tốt. Đổ phần hỗn hợp này lên tấm nylon, sau đó gạt bỏ phần phân trùn bên trên vì trùn sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dưới. Chú ý lấy lớp phân trùn này cho trở lại luống để tiếp tục nuôi như chất nền.

Trong trường hợp luống đã đầy phân mà không có chuồng mới (chuồng trống) để nhân giống hoặc vì trời mưa nhiều không thể tách được trùn và phơi phân, có thể làm như sau: Xúc toàn bộ sinh khối trong chuồng đổ sang một bên, sau đó dùng phên tre để chắn lại, dùng cọc tre để giữ phên. Bỏ thức ăn mới vào phần chuồng trống, trùn sẽ nghe được mùi thức ăn mới và chui sang. Khi có điều kiện thích hợp thì bắt trùn hoặc trời nắng sẽ phơi phân trùn dễ dàng hơn.

Cách sử dụng:

Trùn quế: Sấy khô, nghiền nát làm thức ăn cho cá cảnh; chế biến thực phẩm cho gia súc, gia cầm hoặc cho ăn sống.

Phân trùn: Phơi khô cho vào bao hoặc đem ra sử dụng ngay. Bà con nuôi tôm, cá có thể dùng phân trùn để xử lý nước cho ao rất hữu hiệu.

Trên thực tế, việc nuôi trùn phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường như: thời tiết, độ ẩm và khu vực nuôi.

Minh Huệ

tư, 12/11/2008 - 03:35 CH

Kiên Giang: Phát triển nghề nuôi trùn quế

Cán bộ kỹ thuật của trung tâm đang kiểm tra trùn quế nuôi tại trại

Mô hình nuôi trùn quế được Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang triển khai tại Trại giống Hòn Đất từ tháng 3-2008 với diện tích ban đầu 250m2.

Đến nay, Trung tâm đã mở rộng diện tích chuồng nuôi lên 1.000m2 và bắt đầu cung cấp trùn thịt, trùn sinh khối và sản phẩm phân trùn phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hiện Trung tâm đang có khoảng 700kg trùn thịt, 7,1 tấn trùn sinh khối và gần 42 tấn phân trùn để bán ra thị trường.

Ông Vũ Xuân Dự - Trưởng trại giống NLN Hòn Đất cho biết, hiện trại đang nuôi trên 200 con bò, mỗi ngày thải ra khoảng 700kg phân. Trước đây, lượng phân này chủ yếu được thu gom lại xử lý để trồng cây. Việc đầu tư nuôi trùn quế đã góp phần giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường lại còn tăng thêm nguồn thu nhập. Tại buổi hội thảo giới thiệu sản xuất và sử dụng các sản phẩm trùn quế trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, trồng hoa kiểng, rau sạch... vừa được Trung tâm tổ chức đã thu hút khá đông nông dân tham gia, nhất là đối với những người nuôi tôm.

Anh Lê Quốc Tuấn, hiện đang đầu tư nuôi 10ha tôm công nghiệp tại huyện Kiên Lương cho biết, thời gian gần đây giá thức ăn nuôi tôm tăng cao, làm chi phí tăng theo. Tôi biết một số tỉnh lân cận, người nuôi tôm đã sử dụng sản phẩm trùn quế làm thức ăn cho tôm để hạn chế thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay tại Kiên Giang nguồn cung cấp trùn rất hạn chế. Vụ này tôi sẽ đầu tư nuôi thử nghiệm, nếu hiệu quả sẽ ký hợp đồng với Trung tâm để mua với số lượng lớn.

Theo ông Bùi Hùng Thường - Phó phòng NN&PTNT huyện Hòn Đất, việc đầu tư phát triển nghề nuôi trùn quế tại địa phương là rất phù hợp. Vì Hòn Đất có số hộ chăn nuôi rất nhiều, không ít hộ nuôi từ 10-15 con bò. Việc nuôi trùn quế sẽ tạo thành chu trình khép kín, tận dụng nguồn chất thải để tăng thu nhập. Tuy nhiên, ngành chuyên môn cần hỗ trợ kỹ thuật cho dân trước khi triển khai nhân rộng mô hình.

Được biết, một số tỉnh ở ĐBSCL nông dân đã thực hiện thành công mô hình nuôi trùn quế bằng phân trâu, bò trộn chung với nguồn rác hữu cơ thu từ các chợ (ủ với chế phẩm EM khoảng 10 ngày). Hiện nay, mô hình nuôi trùn quế đang được rất nhiều nông dân quan tâm bởi đầu tư không lớn (chỉ phải đầu tư con giống lần đầu), kỹ thuật nuôi đơn giản và đầu ra của trùn thương phẩm khá ổn định.

Ông Nguyễn Xuân Lĩnh - PGĐ Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang cho biết, một số đầu mối ở Tp. Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề bao tiêu toàn bộ sản phẩm trùn quế, phân trùn của Trung tâm. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm đang mới tập trung để phát triển nghề nuôi trùn quế thương phẩm tại địa phương. Hiện mỗi tháng Trung tâm có thể cung cấp cho thị trường 700-800 kg trùn thịt (giá 30.000 đồng/kg) và khoảng 7,5 tấn phân trùn. Riêng đối với các hộ có nhu cầu đầu tư nuôi, Trung tâm sẽ cung cấp trùn sinh khối (12.000 đồng/kg) và hướng dẫn, chuyển giao quy trình kỹ thuật.

Đ.T.CHÁNH

Theo NNVN

Kính chào các nhà khoa học! Hiện nay tôi rất muốn nuôi trùn đất. kính mong các nhà khoa học giới thiệu cách nuôi (lấy giống, chăm sóc và thu hoạch). Tôi xin chân thành cảm ơn.

In chủ đề

Gửi cho bạn bè

Người gửi câu hỏi:

Trần Việt Anh

Đánh giá: Tuyệt vời Rất tốt Tốt Tồi Nghèo nàn

Lần xem: 830

Đánh giá: 42

Kỹ thuật nuôi giun đất (trùn đất)

Nuôi giun đất tuy là một nghề mới phát triển nhưng rất hữu ích và phù hợp với điều kiện của mọi gia đình. Loài giun đất với chức năng sống tự nhiên sẽ góp phần phân hủy rác và các chất phế thải hàng ngày trong gia đình bạn thành nguồn thức ăn mà động vật ưa thích, giun đất có hàm lượng protein chiếm 70% khối lượng. Đây chính là nguồn thức ăn giàu đạm tại chổ cho hầu hết các con vật nuôi trong gia đình chúng ta, đồng thời cũng là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ quí báo cho cây trồng.

Muốn nuôi giun đất trong hộ gia đình chỉ cần 02 điều kiện sau:

- Có nguồn phân động vật tại chổ như phân gà, phân heo, phân trâu bò, phân thỏ, ... đây là nguồn rất dễ kiếm đối với những hộ nông dân, đặc biệt là những hộ kinh tế VAC, đó là thức ăn tuyệt vời của giun đất.

- Phải có một chuồng nuôi thích hợp: Tất cả những dụng cụ đựng mà đảm bảo thoát nước, không úng ngập và chứa đựng được thì tất cả những thứ đó đều có thể làm chuồng nuôi giun. Ví dụ như trong thùng phuy bỏ không, trong can nhựa bỏ không có thể làm chuồng nuôi giun.

1/ Chuẩn bị chuồng nuôi:

Trên thực tế người ta nuôi giun theo 02 dạng chuồng:

- Luống nuôi giun:

Luống nuôi giun có thể xây bằng gạch, trong điều kiện chưa có vốn chúng ta có thể quây mê bồ là có thể nuôi được. Luống nuối giun rất thích hợp ở nông thôn vì có mặt bằng.

- Thùng nuôi giun:

Tùy theo qui mô lớn nhỏ và tùy theo điều kiện tận dụng nguyên vật liệu của mỗi nơi, mà thiết kế thùng nuôi có kích thước phù hợp. Thùng nuôi giun phải đảm bảo có thể chứa được thức ăn cho giun và không làm thay đổi nhiệt độ của thức ăn, nước trong thức ăn khi lắng xuống phải có chổ thoát để phần thức ăn bên dưới không quá ẩm. Đóng thùng nuôi giun phải đảm bảo kín không cho giun bò ra ngoài, bỏ trốn khỏi nơi nuôi. Thông thường các thùng nuôi giun làm bằng gỗ hoặc xây các bể xi măng.

Nuôi giun trong gia đình với qui mô nhỏ, có thể làm những thùng nuôi vuông 70- 70 cm và cao 45 cm. Với kích thước này có thể nuôi được 10.000 con giun. Các thùng có thể xếp chồng lên nhau và đặt trong nhà có mái che mưa che nắng.

Trong điều kiện chật hẹp như ở đô thị hoặc nhà cao tầng, người ta sử ta sử dụng hộp nuôi giun. Hộp nuôi giun phải có kích thước 50 x 35 x 20 cm. Đáy hộp có khoan nhiều lỗ thoát nước đường kính khoảng 5mm và được lót dưới chất dẽo ngăn không cho giun bò ra ngòai. Bên trong hộp phủ giấy màu đen hoặc lá chuối để tạo ra môi trường tối. Bốn góc hộp có chân cao khỏang 5 cm để khi chồng lên nhau vẫn cò kẽ hở cho thông không khí. Dưới mỗi chồng hộp đặt một cái chậu để hứng nước từ các hộp trên chảy xuống.

2/ Dụng cụ nuôi giun:

- Cây chĩa 6 răng: Đây là dụng cụ dùng để xới, thu họach và chăm sóc giun, không dùng các dụng cụ khác có thể làm giung bị thương.

- Tấm che phủ: Tấm che phủ thường làm bằng bao tải hoặc bao chiếu. Đặc điểm của giun là ăn cạn và tối. Do đó người ta dùng tấm che phủ thường để tạo bóng tối cho bề mặt luống giun để giun liên tục ở bề mặt ăn thức ăn. Mặt khác cũng dùng để giữ độ ẩm cho luống giun.

- Thùng tưới: Nếu không có thùng tưới có thể dùng tay vẫy nước qua sàn rổ.

3/ Chọn giống giun:

Ở Việt Nam, giống và chủng lọai giun rất phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống giun phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, cho năng suất cao còn rất hạn chế.

Do vậy, để có giống giun, người chăn nuôi hãy tự lựa chọn trên chính mảnh đất của mình bằng cách cho gà vịt ăn nhiều lọai giun khác nhau. Quan sát để tìm một vài lọai mà gà vịt thích ăn nhất để nuôi thử. Sau đó, tiến hành nuôi thử một vài lòai trên, trong điều kiện giống nhau, rồi chọn lọai nào có tốc độ phát triển nhanh nhất để nuôi gây giống.

- Giun đất có nhiều lòai, nhưng chúng ta thường nuôi giun quế. Giun quế là lọai giun phân, nghĩa là có phân thì nó sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao và thích hợp với từng vùng nhiệt đới.

- Giun quế lại rất mau đẻ. Sau khi giao phối là 7 ngày là giun quế cho 1 lứa đẻ. Giun quế từn 3-4 lứa đẻ đầu tiên, sau đó thì 7 ngày cho 1 lứa đẻ.

- Giun quế là loài động vật lưỡng tính sốmg tại chỗ, nghĩa là 2 yếu tố đực và cái có trên cùng một cá thể. Cho nên sau khi giao phối thì cả hai cá thể đều đẻ, có thể nói về việc tăng số lượng giun là lòai động vật sinh sản nhanh nhất.

4/ Mật độ:

Mật độ thả quyết định năng suất thu hoạch. Mật độ thích hợp khoảng 0,8 - 1 kg/m2, nghĩa là vào khoảng 8 ngàn đến 1 vạn cá thể/m2 mới đảm bảo được sau 30 ngày cho 1 lần thu họach với năng súat 12 - 15 kg/m2, tương đương với 120 - 150 tấn giun/ha. Nếu ta có đầy đủ nguồn thức ăn có thể rút ngắn chu kỳ thu họach là 20 ngày. Ngòai ra, giun đất còn cần chất mùn làm nhà ở. Đất mùn có thể làm từ phân động vật và rác độn đem ủ oai, thời gian ủ từ 20 - 30 ngày. Sau khi ủ, phân có màu nâu và hết mùi, lúc đó ta xổ đống phân ra bầm nhỏ và đổ vào luống để làm nền, thường thì lớp chất mùn trên luống giun cao từ 10-15cm.

Ví dụ: Một luống giun có diện tích 2m2 cần 50% phân động vật các các lọai, cùng với 50% rác độn (không dùng những rác thải có chất độc, rác, cay, có tinh dầu).

5/ Thức ăn và cách cho ăn:

- Tất cả các loại phân như phân lợn, phân trâu bò, phân gà, phân thỏ, ... đều có thể làm thức ăn cho giun đất. Thức ăn sử dụng cho giun đất ở dưới dạng tươi.

- Cách cho ăn : Khi cho ăn giở tấm phủ và bón thức ăn cho giun. Lượng thức ăn tùy thuộc vào sức tiêu thụ của từng luống cụ thể và tùy mùa.

Vào mùa hè từ 3 - 5 ngày cho giun ăn 01 lần, lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2- 3 cm, sau khi bón xong đậy bao tải lại và tưới ẩm. Chúng ta cũng có thể bón thành từng ụ, hoặc theo từng dãy dài để khi nhiệt độ trong luống tăng cao giun có khoảng trống chui lên thở.

Đến mùa đông lượng thức ăn bón nhiều hơn, dày khoảng 5 cm và bón phủ đầy luống giun. Thời gian cho ăn cũng thưa hơn mùa hè.

6/ Ủ phân làm thức ăn cho giun:

- 50 kg cỏ khô hay rơm lúa, thân đậu, bã mía, mạt cưa, giấy vụn, ...

- 30 kg phân gia súc (trâu, bò, heo, ...)

- 20 kg thực vật tươi (rau, cỏ, vỏ chuối, ...)

Tổng cộng được 100 kg vật chất thô, ở giữa hố ủ cắm một thanh tre hay khúc gỗ dài từ đáy hố nhô lên khỏi mặt hố. Mỗi ngày tưới nước vừa, khi tưới lắt thanh tre nhằm mục đích cho nước ngấm đều hố ủ. Sau thời gian khoảng 03 tháng thì phân hoai, riêng rơm đã mụt sẳn thì thời gian ủ sẽ ngắn hơn.

Riêng phân tươi của gia súc ăn cỏ có thể cho ăn trực tiếp.

7/ Chăm sóc nuôi dưỡng giun:

- Rải một lớp phân ủ hoai dày khoảng 10 cm ở đáy chuồng nuôi.

- Đổ giun giống vào và rải một lớp mỏng thức ăn bên trên.

- Phun sương cho đất vừa ẩm, ẩm độ 60 - 70% (độ ẩm thích hợp là nắm hổn hợp thức ăn và vắt nước chảy theo kẻ tay). Phun sương 02 lần/ngày (sáng và chiều).

- Cứ 03 ngày thì cho giun ăn một lần và giữ môi trường luôn ẩm.

- Giun thường có tập tính sống trong môi trường tối, hễ gặp ánh sáng là giun rút xuống. Do đó, chúng ta phải tạo môi trường tối để giun di chuyển lên bề mặt tiếp nhận phần thức ăn cung cấp thường kỳ.

8/ Quản lý và chống dịch hại:

Hàng ngày theo dõi luống giun, nếu thấy kiến phải tiêu diệt ngay. Diệt kiến có thể dùng cách đơn giản là đốt những vệt kiến bò vào luống giun, nhớ khi đốt đậy tấm phủ giun lại, hay cho nước ngập hố giun và kiến nổi lên mặt nước, dùng rọi đốt kiến trên mặt nước, sau đó tháo nước ra. Ngoài ra có thể dùng thuốc diệt kiến quét trên vách chuồng. Một điều cần lưu ý là luống giun phải được che chắn hoặc bao lưới xung quanh để tránh gà, ếch nhái, rắn mối hoặc chuột ăn giun.

Giun ít bệnh, nó chỉ có một bệnh thường xảy ra vào mùa hè là bệnh đau bụng.

Thời gian cập nhật: 03:01 PM Wednesday, April 12, 2006

Trang chủGiới thiệuDiễn đànTìm kiếmLiên hệDanh mục Tin tức nông nghiệp Tin báo nông nghiệp

Tin thị trường-thương mại

Tin thị trường cây ăn quả

Tin Kỹ thuật thủy sản

Tin Nuôi trồng thủy sản

Khai thác chế biến thủy sản

Giá cả thị trường nông sản

Sinh vật cảnh

Thú cưng

Cá cảnh

Chim cảnh

Cây cảnh - Bon sai

Hoa kiểng

Hoa Lan

Cây thủy sinh

Thiết kế cảnh quan Thi công sân vườn

Tiểu cảnh non bộ

Cây xanh đô thị - công trình

Kỹ thuật trồng trọt

Phân bón & thuốc BVTV

Bệnh hại cây trồng

Côn trùng

Rau màu

Cây ăn quả

Cây lương thực

Cây công nghiệp

Cây cỏ & Dược liệu

Nấm ăn & Dược liệu

Nuôi trồng thủy sản

Tôm

Các loài khác

Lâm nghiệp

Chăn nuôi

Gia súc

Gia cầm

Các loài khác

Chế biến-bảo quản nông sản

Nhà nông thư giản

Thiên nhiên kỳ thú

1001 điều về hoa

Tài liệu nông Nghiệp Phần mềm

• Phần mềm thông dụng

• Phần mềm nông nghiệp

Tài liệu kỹ thuật

• Kiến thức chung

• Sinh vật cảnh

• Trồng trọt

• Chăn nuôi

• Thủy sản

• Nông Lâm nghiệp

Luận văn tốt nghiệp mẫu

• Đại học

• Sau đại học

Tài liệu nước ngoài

• English & Uk

Thành viên Username:

Password:

Remember me?

Lost Password?

No account yet? Register

Thống kê Users Online: 75

Members Online: 4

Guests Online: 71

Total of Members: 6794

Newest Member: NGUYỄN BÁ LỘC

Đối tác

Mua & Bán Hỏi và đáp » Đăng tin Rao vặt - Hỏi đáp Hướng dẫn sử dụng

» Bán Mai vàng cổ thụ trên 100 tuổi

» Bán Các Loại Môn

» Chuyên cung cấp lợn ( Heo ) rừng thuần và chưa thuần Thái Lan - Viet Nam

» Bán chồn nhung đen

» Đầu tư kinh doanh thức ăn chăn nuôi

» Máy ấp trứng S-A-T thế hệ mới

» CUNG CẤP LƯƠN GIỐNG + RẮN RI VOI CON = KỲ ĐÀ GIỐNG + ẾCH BỐ MẸ

» Hcm_quận 1 Sâu Super Worm Cho Sinh Vật Cảnh:cá, Bò Sát,chim....

» hcm q1 sâu suoer worm cho sinh vật cảnh:cá, chim , bò sát.....

» $$ Cung cấp heo rừng lai các tỉnh miền nam: Bình Dương; Tây Ninh; TP.HCM; Bình Phước

» bán gà tàu,ta giống

» bán gà tàu,ta giống

» bán gà sao

» bán gà sao giống ,gà hậu bị ,gà đẻ

» Chuyên cung cấp heo rừng giống ( hà nội ) !

» Cung cấp lợn rừng và dế giống của haihoafarm

» Chuyên cung cấp lợn rừng giống và thịt giá rẻ.!

» Cung cấp chồn nhung đen giống.!

» cần thu mua cá Chình giống ( Anguilla japonica ) xuất khẩu đi đài loan với số lượng lớn

» cung cấp, mua bán giống lợn rừng và giống dế

» BÁN BUÔN GẠO DÙNG CHO XUẤT KHẨU, TRONG NƯỚC!!!

» MUA CÁ CHÉP VÀ CÁ MÈ GIỐNG

» xin cho biết giá các loại rau !

» vui long cung cap gia phan

» Gạo Bắc Thơm số 7 chất lượng cao

» BÁN BUÔN GẠO DÙNG CHO XUẤT KHẨU, TRONG NƯỚC!!!

» Cần bán 90ha đất nông nghiệp tại Lâm Đồng

» ban nhim giong

» có thể cung cấp giống gà ta số lượng lớn!!!!!

» Xem tiếp..."Mua bán rao vặt nông sản vật tư nông nghiệp"

» Đăng tin rao vặt

Nuôi và chế biến giun đất làm thức ăn gia súc - Các loài khác - - Nông nghiệp Việt Nam

Nuôi và chế biến giun đất làm thức ăn gia súc

Gửi bởi: minhquan

Ngày 20-4-2004 lúc 13 giờ 13 phút

Giun đất có rất nhiều giống. Ở nưước ta đã phát hiện trên 100 giống, trên thế giới có đến 8000 giống giun đất. Giống nuôi phổ biến là giun quắn và giun quế.

Giun quắn ít hơn, màu tím thẫm, nhọn 2 đầu, sống ở nơi ẩm nhiều: rãnh nưước, ao, trong rác.

Thức ăn giun gồm rơm rạ, bã mía, mùn cưưa... 50%, lá xanh, rau các loại, vỏ chuối... 20% và phân gia súc, gia cầm 30%. Trong đó phân trâu bò là tốt nhất. Cứ 2kg giun giống (khoảng 5000 con) tiêu thụ mỗi ngày 1-2kg phân ủ, cứ 1000 con hàng tháng ăn hết 100kg phân ủ. Trộn đều các loại nguyên liệu theo tỷ lệ 70% nưước, 30% phân rác... (cất nguyên liệu rơm rạ...) đem ủ nhưư ủ phân đống ngoài trát bùn chặt kín, nhiệt độ tăng cao, cho đến 3-4 tuần lễ. Khi nhiệt độ hạ xuống bằng nhiệt độ môi trưường thì cho giun ăn.

Trong hố hay bể nuôi giun (thể tích tùy nhu cầu mà làm to nhỏ) lót một lớp đất mùn dày 15-20cm, xong rải lớp thức ăn đã ủ lên trên dày 20-30cm.

Thưường chọn chỗ đất có nhiều giun (trên mặt đất có nhiều phân giun) hớt lấy giống giun ở lớp trên mặt 2-3cm hoặc bắt các giun con. Nơi đã nuôi giun thì sàng lấy giun, đất lọt sàng còn lại có nhiều trứng giun, lấy làm giống. Hoặc mua giống giun của các cơ sở nuôi giống giun.

Thả giống giun vào hố thưường vào buổi sáng để giun chui xuống dưưới lớp đất mùn, tính ra giun quăn 5000 con/m2, giun quế 10.000 con/m2. Sau khi thả giun rải lớp thức ăn đã ủ (hoặc đã rải trưước) nhưư đã nêu trên và tưưới nưước ngọt cho đủ độ ẩm (không tưới nưước mặn, nưước rác lợ mặn), nếu trời nóng quá 34-35oC nên tưưới nhiều lần để giảm nhiệt độ. Tùy lưượng giun nhiều ít, hàng tuần rải thêm thức ăn ủ cho giun.

Hố hoặc bể nuôi giun phải có mái che tránh mưưa nắng. Ban đêm nên có đèn sáng, nhất là vào lúc mưưa gió để tránh giun bò đi nơi khác.

2. Thu hoạch và chế biến bột giun

Bột giun là loại thức ăn cao đạm, trên 70% (cao hơn bột cá, đậu tưương v.v...), ở một số nưước giá bột giun khá đắt.

a) Thu hoạch giun

Khi giun đã phát triển nhiều bò lên cả mặt hố thì hớt lớp đất mặt, sàng lấy giun.

Giun có thể cho gà, vịt, ngỗng ăn tưươi khi thu giun, mỗi gà cho 5-7 con giun/ngày, số lưượng lớn đem làm bột giun.

b) Chế biến bột giun

- Có thể phơi hoặc rang giun cho thật khô mới giã thành bột. Rửa sạch giun, dùng cát hay cám trộn với giun khi sấy, phơi vì giun tiết ra nhiều chất nhờn. Khi giun đã khô dòn sàng cám, cát, lấy giun đem giã nhỏ rồi đóng bao để bảo quản nơi khô ráo. Bột giun bổ sung vào thức ăn gia cầm, lợn 3-5%.

c) Làm mắm giun đất

Giun trộn muối nhưư muối mắm tép, sau vài ba tháng giun ngấu thành mắm. Cho heo ăn mắm giun hàng ngày 15-20g/con hoặc 2 ngày 1 lần 30g/con.

Nơi có điều kiện nuôi đưược nhiều giun, làm bột giun có thể dùng thay thế bột cá, bột thịt trong thức ăn hỗn hợp lợn, gà.

(Nguồn: Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, NXB Văn hóa-Dân tộc)

..:: http://Agriviet.Com - Xem4608::..

--------------------------------------------------------------------------------

Các tin khác Các tin mới nhất trước Các tin cũ nhất trước Tiêu đề tin từ A->Z Tiêu đề tin từ Z->A Số lần xem giảm dần Số lần xem tăng dần

Vì sao nhím không đẻ?

Kỹ thuật nuôi trùn quế

Kỹ thuật nuôi dế kinh doanh

Phân lợn-phân bón ao có hiệu quả trong nuôi cá

Các chất dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi

Kỹ thuật nuôi nhím

Kỹ thuật nuôi trùn quế

Nuôi rắn mối

Chuồng trại trong chăn nuôi dê

--------------------------------------------------------------------------------

Trình bày 1 đến 9 (trong 18 tin) Trang: 1 2 [>][>>]

<< Quay lại

AGRIVIET GROUP - VIET NAM AGRICULTURE WEBSITE

144 Đường Số 6 - Phường Bình Hưng Hòa - Quận Bình Tân - TP.HCM - Việt Nam

ĐT: (08) 9.443.945 - 0948 10.10.10 - 0915 7373 34 (A. MINH)

Email: [email protected] - Design by VietSkin dot Net

KỸ THUẬT NUÔI GIUN ĐẤT

Giun đất được các nhà khoa học Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu từ những năm 1980, và được phổ biến kỹ thuật nuôi cho bà con khắp nơi; giun đất có ngay trong vườn, trong phân, ở gần các rãnh nước, hay trong chuồng lợn, chuồng trâu, trong tự nhiên... Bà con ta thường gọi giun đất là giun đỏ, giun quế. Đào dưới đất thấy giun có đầu đỏ, màu tím tím, thân hơi dẹt, đó là giun đất.

Giun đất là loại giun mang lại giá trị kinh tế cao trong chăn nuôi, giun đất có đến 70% hàm lượng đạm, dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm: Ngan, ngỗng, vịt, gà, cá... Giun đất ăn phân nên lớn rất nhanh, đẻ nhanh và khoẻ; mỗi tuần giun để 1 lần, mỗi lần có từ 20- 30 trứng, cứ 2 đến 3 tuần sau thì nở và phát triển nhanh, khoảng 3 tháng sau giun trưởng thành và như con mẹ là nó bắt đầu đẻ, cứ liên tục như vậy. Giun mẹ sống đến 12 năm, như vậy các thế hệ giun: Bố mẹ, cụ kị, ông bà, con cái, cháu chắt... cũng đẻ tăng theo cấp số nhân. Hàng tuần ta phải cho phân vào để giun ăn, nó lại đẻ, 5- 7 ngày nếu thấy hết phân, nhìn vào ô nuôi thấy toàn giun ta lại cho phân vào, giữ ẩm cho phân thì giun sẽ cung cấp được rất nhiều lượng giun mới để phục vụ việc chăn nuôi trong gia đình.

Bà con nên làm lấy 1 ô nuôi giun, mỗi ô từ 3 đến 5m2 là đủ cho tất cả vật nuôi trong gia đình. Tùy vào điều kiện từng gia đình mà ta làm nhiều ô hay ít. Với những gia đình bắt đầu nuôi giun, bà con cần lưu ý đến những điều kiện kỹ thuật sau:

- Chuẩn bị giống giun:

Cũng như gia súc, gia cầm, yếu tố đầu tiên khi bắt tay vào nuôi giun đất đó là phải chuẩn bị giống giun.

Do giun là loài đẻ khoẻ nên chỉ cần một gói giun nhỏ làm giống ban đầu trong đó có giun giống, phân giun và một phần thức ăn của giun. Trong phân giun đã có hàng triệu kén vì vậy khi đưa giống về bà con cần dải đều giống lên chỗ nuôi chúng sẽ nhanh chóng nhân ra theo cấp số nhân.

Để có giống giun bà con có thể đến các cơ sở đang nuôi giun hoặc trực tiếp qua Giáo sư Nguyễn Lân Hùng- Số điện thoại: 0913302718, hay qua Trung tâm Khuyến nông Thanh Hoá.

- Chuẩn bị chỗ nuôi giun:

Có thể nuôi giun trên nền chuồng lợn bỏ không, hoặc trên nền gạch... hiện nay thông dụng nhất là nuôi giun bằng luống. Luống giun được bố trí ở nơi có nền cứng, dùng gạch, thân cây chuối quây lại thành luống. Luống giun cao từ 20- 30cm, rộng 1m, dài tuỳ ý. Trên luống phải lợp mái che, tuyệt đối không để mưa xối vào luống, giun có thể sống với độ ẩm rất cao nhưng không chịu được mưa xối xả. Bản năng của chúng là nếu mưa to tạt vào nơi ở chúng sẽ bò đi. Do đó, cần có mái che cho luống giun, mái che làm bằng: Rơm rạ, tranh, lá mía, giấy dầu hoặc nilon, mái nên cách mặt luống từ 1 m trở lên.

- Thức ăn nuôi giun:

Giun có thể ăn được tất cả các loại phân gia súc, chúng thích nhất là phân của các loại động vật ăn cỏ như: Bò, ngựa, dê, thỏ... Ngoài ra phân lợn, phân gà công nghiệp, phân chim cút giun ăn cũng rất tốt. Nhưng những loại phân này cần phải ủ cho ải rồi mới cho giun ăn.

Lưu ý: Khi khai thác nguồn phân nên loại bớt nước tiểu bởi hàm lượng axits uríc trong nước tiểu cao, không thích hợp với giun.

Giun cũng có thể ăn các loại chất hữu cơ khác như: Giấy vụn, bìa mục, thân lá các loại cây họ đậu, rau thừa, vỏ củ, bèo băm nhỏ, bã sắn dây... Tuy nhiên không nên cho chúng ăn các loại cây có vị đắng, chua, chát và có chất độc như: lá xoan, lá lim, vỏ sắn. Tất cả các chất hữu cơ này đều trộn lẫn với phân hoặc vào những mùa hiếm phân cần phải trữ phân cho giun ăn dần. Phân cần ủ ở những nơi che chắn, không cho nắng chiếu vào, không cho mưa hoặc nước bên ngoài ngấm vào, tốt nhất nên chứa phân vào các bể chứa có mái che để cho giun ăn dần.

- Cho phân và thả giống:

Sau khi đã chuẩn bị giun giống và chỗ nuôi thì bà con cần phải cho phân vào luống. (Lưu ý: Không được cho phân khô vào luống, nếu phân bị khô nên tưới cho thật ẩm). Đổ phân thành một lớp mỏng 20cm, san cho đều, không để phân kết thành từng mảng lớn mà phải làm tơi chúng ra.

Khi cho giun giống vào cũng cần rải đều phân trên nặt luống sau đó dùng tấm phủ đậy lên trên (tấm phủ có tác dụng che tối và giữ ẩm); tiếp đó tưới ẩm lên toàn bộ tấm phủ, nước sẽ thấm qua tấm phủ để xuống dưới lớp phân (tuần đầu nên tưới hơi đẫm).

Chú ý: Phải dùng nước sạch để tưới cho giun, tuyệt đối không dùng nước có xà phòng hoặc vôi tưới vào luống vì như vậy giun sẽ đi hết.

­- Chăm sóc giun:

Sau khi thả giống để 2 đến 3 ngày sau thì kiểm tra, dỡ hé tấm phủ lên thấy giun bò lên mặt dưới tấm phủ là tốt. Như vậy là giun có thể thích ứng với chỗ ở mới, hàng ngày phải kiểm tra chỗ nuôi giun để đề phòng địch hại của giun như: Cóc, nhái, chuột chù, chim... Cần thường xuyên giữ ẩm cho luống và tấm phủ; khi thấy tấm phủ khô cần phải tưới ẩm ngay.

Giun ăn phân gia súc và đùn phân của nó lên trên, phân giun tơi như mùn cưa và có màu đen (khi nào giun ăn hết thức ăn, cần bổ sung thêm thức ăn). Mùa đông cứ 7 đế 10 ngày cho thêm 1 lớp thức ăn từ 2 đến 4cm; mùa hè 3 đến 5 ngày là giun đã ăn hết thức ăn nên lại cho thêm thức ăn vào. Nếu để giun đói nó sẽ bò đi. Vì vậy, việc kiểm tra thường xuyên luống giun là rất cần thiết.

Để có tấm phủ cho giun, tốt nhất nên dùng tấm phủ bằng bao tải đen cũ chưa rách, hoặc một tấm vải cũ được giặt sạch trước khi sử dụng để tránh mùi vị có thể có trước đó gây hại cho giun. Nếu tấm phủ là chiếu rách thì sau một vài tháng chiếu sẽ mục và giun ăn luôn cả nó (vì vậy phải chuẩn bị thêm tấm phủ).

Một loại địch hại nữa tưởng như không có hại nhưng lại làm người nuôi giun rất ngại đó là kiến. Để phòng kiến ngay từ khi chuẩn bị chỗ nuôi cần tạo rãnh nước xung quanh luống giun (kiến sẽ không bò qua rãnh nước để vào được luống giun). Bình thường kiến không chui rúc vào chỗ ẩm ướt, nhưng trong luống có giun chết thì chũng sẽ lao vào ngay bởi mùi của giun chết rất hấp dẫn họ hàng nhà kiến. Do vậy, việc tạo rãnh nước xung quanh ô nuôi giun sẽ ngăn cho kiến không bò vào được. Tuy nhiên với những cơ sở nuôi giun chưa tạo được rãnh nước xung quanh khu vực nuôi thì chúng ta cũng phải có cách diệt kiến.

Giun không chỉ có tác dụng tốt trong chăn nuôi mà nó còn góp phần vào giải quyết ô nhiễm môi trường, toàn bộ phân rác được thường xuyên đưa vào luống giun và phía trên có tấm phủ che đậy, giun là con vật ăn phân, thải phân giun lên trên mặt, lớp phân giun tạo ra một rải phân cách giảm bớt mùi hôi thối, mặt khác bản thân tấm ướt cũng làm giảm mùi hôi bốc ra. Chính động tác thu gom phân hàng ngày và cho vào một chỗ để nuôi giun cũng góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Giun đất là con vật nhỏ bé nhưng tác dụng của nó đem lại không nhỏ bé tý nào, nếu như bà con biết tận dụng khả năng kỳ diệu của nó thì chắc chắn sẽ thành công trong chăn nuôi./.

Tác giả: Thu Giang Biên soạn và sưu tầm

Các tin cùng sự kiện

Tin tức Site được cập nhật vào: 2009-01-02 16:17:37

Nuôi giun đất làm thức ăn chăn nuôi

06/12/2006

Giun đất có rất nhiều giống, trên thế giới có đến 8000 giống ở nước ta phát hiện trên 100 giống và nhiều vùng nuôi giun làm thức ăn cho gà, vịt, ngan, ngỗng từ những 1950. Giống giun chọn nuôi là giun quắn và giun quế. Giun quế (còn gọi là giun đỏ) sinh sản rất nhanh, có tỷ lệ protein cao, thân màu tím sẫm có ánh kim, thân dẹt, hai đầu hơi nhọn, dài 10- 15cm, ăn tạp các loại phân gia súc, gia cầm, ưa hoạt động. Giun quắn ít hơn giun quế, màu tím sẫm, nhọn hai đầu, sống ở nơi ẩm nhiều trong rác, rãnh nước, ao. Giun là loài lưỡng tính nhưng bắt buộc phải giao phối. Mỗi tuần đẻ ra một lần, đẻ ra một nang trứng có 2-20 kén, sau 3 tuần trở thành giun con, sau 3 tháng thành giun mẹ đẻ trứng.

1. Vai trò của giun quắn, giun quế

- Làm đất tơi xốp, thoáng khí và giữ ẩm.

- Là nguồn thức ăn giàu protein cho gia cầm.

- Phân giun là loại phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng.

- Góp phần giữ sạch môi trường sinh thái, làm phân huỷ và mất mùi hôi của các loại phân và rác rưởi.

2. Kỹ thuật nuôi giun

- Thức ăn nuôi giun gồm 50% các loại rơm, rạ, bã mía, mùn cưa.... đã ủ hoai, 20% rau các loại, vỏ chuối, thân chuối băm, lá cây họ đậu, vỏ các loại củ,... và 30% phân gia súc, gia cầm, trong đó phân trâu bò là tốt nhất.

- Thường dùng phân gia súc trộn với các loại nguyên liệu trên với tỷ lệ 70% nước, 30% phân rác đem ủ như ủ phân đống, ngoài trát bùn kín chặt, nhiệt độ ủ tăng cao, cho 3-4 tuần lễ. Khi nhiệt độ đống ủ hạ xuống như nhiệt độ môi trường thì đem cho gia cầm ăn.

Cứ 2kg giun giống (khoảng 5000 con) ăn hết mỗi ngày 1-2 kg phân ủ, tính ra cứ 1000 con giun hàng tháng ăn hết 100kg. Trong phân gia súc có thành phần chất hữu cơ khá cao: Phân bò, phân lợn 30%, phân gà 52%, tỷ lệ protein trong phân bò 4,38%, phân lợn 6,25%, phân gà 10%, còn có lân, kali, phân thỏ khô có hàm lượng protein 28,5%, chất hữu cơ 83% cho nên phân làm thức ăn chăn nuôi giun tốt.

* Kỹ thuật nuôi:

- Phương thức nuôi giun:

+ Nuôi giun trên luống đất: Làm luống cao 30- 40cm, rộng 1m, dài 3-5m, xung quanh xây gạch rìa luống hoặc dùng thân cây chuối, ván bìa, nan tre quây chắn lại để ngăn phân không tràn ra, phía trên cách 1m làm mái che.

+ Có thể nuôi giun cạnh chuồng gia súc, hoặc phía dưới chuồng gà lồng.

+ Thông thường làm hố hoặc bể nuôi giun, to nhỏ tuỳ nhu cầu, có mái che mưa nắng.

- Cách thả giống và chăm sóc nuôi dưỡng giun:

+ Giống giun thường mua của các cơ sở nuôi giun giống hoặc chọn đất có nhiều giun (trên mặt đám đát nơi ẩm có nhiều phân giun) hớt lấy giun giống ở lớp mặt 2-3cm, cũng có thể bắt giun con. Những nơi đã nuôi giun thì sàng đất mặt, đất lọt sàng còn lại có nhiều trứng giun, giữ lại làm giống.

+ Nuôi luống thì sau khi rải lớp phân thức ăn cho giun giống vào, chỉ cho giữa luống rải đều, cứ 1m2 luống thả 5.000 - 10.000 con giống. Trên mặt luống cho phủ lớp bao tải cũ hoặc chiếu cũ, dùng nước sạch tưới vào luống cho hơi sũng. Thường xuyên tiếp thức ăn cho giun, mùa hè 3-5 ngày rải thêm lớp phân dày 3-5cm, mùa đông giun ăn chậm hơn 5-7 ngày cho ăn thêm. Thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho giun phát triển, mỗi ngày tưới cho luống 1-2 lần tuỳ thời tiết.

+ Nuôi giun ở hố hoặc bể: Dưới đáy bể lót lớp đất mùn dày 15-20cm, rồi rải lớp thức ăn đã ủ dày 20-30cm. Thả giống giun thường vào buổi sáng cho giun chui xuống lớp đất mùn. Cứ 1m2 hố cho 5.000 giun quắn hoặc 10.000 giun quế. Cho giun xuống xong, nếu chưa rải thức ăn thì cho vào rồi tưới nước vừa đủ độ ẩm. Gặp trời nóng quá 34-350C nên tưới nhiều lần để giảm nhiệt độ. Tuỳ lượng giun nhiều ít, hàng tuần cho thêm thức ăn ủ.

- Phòng vệ cho giun: Giun là nguồn thức ăn tốt cho các loại chuột, chim, gà, vịt.... nhất là kiến. Cần có biện pháp phòng tránh khi có kiến đàn phải đốt từ nguồn ổ kiến. Tưới nước cho luống, cho bể nuôi giun phải nước sạch, ngọt, không lưới nước lợ, nước rác có muối, hoặc có các chất độc.

3. Thu hoạch, chế biến, sử dụng giun

- Thu hoạch:

Khi giun đã phát triển nhiều bò lên cả mặt hố thì hớt lớp đất mặt 2-3cm, sàng lấy giun. Giun có thể cho gia cầm ăn tươi khi thu hoạch, có thể bắt giun hàng ngày cho ăn, mỗi gia cầm cho 5-10/ngày. Số lượng giun thu được cho chế biến thành bột giun. Bột giun đất là loại thức ăn giàu protein, trên 70% cao hơn cả bột đậu tương, bột cá... ở nhiều nước giá bột giun khá đắt. Tài liệu của Công ty chế biến phế thải đô thị cho biết 1 ha giun công nghiệp ổn định cho năng suất 120-140 tấn giun/năm, giun có tỷ lệ Protein 66-70%.

- Chế biến bột giun:

Thu hoạch giun, nhặt hết rác rưởi, cát sỏi, rồi đem phơi, sàng sấy cho thật khô và say ra thành bột. Khi phơi phải rửa sạch giun, dùng cát hay cám trộn với giun khi sấy, phơi vì giun tiết ra nhiều chất nhờn. Khi rang khô dòn, sàng bỏ cát, cám, lấy giun đem xay hoặc giã nhỏ rồi đóng bao gói và bảo quản nơi khô ráo. Bột giun bổ sung vào thức ăn lợn. gia cầm 3-5%.

- ủ mắm giun đất.

Thu hoạch giun, làm sạch, cho giun trộn muối như muối mắm tép sau 2-3 tháng giun ngấu thành mắm: Mắm giun đất cho lợn ăn hàng ngày 15-20g/con, hoặc cho 2 ngày 1 lần 30g/con.

GS.TSKH Lê Hồng Mận

Thứ sáu, 26 Tháng 12 2008 09:43

Mô hinh nuôi giun quế hộ gia đình

Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Xuân Hách, Trưởng Phòng Nghiệp vụ, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học Hải Dương.

Cơ quan chủ trì thực hiện: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học Hải Dương.

Cơ quan phối hợp thực hiện: Trung tâm Sinh học thực nghiệm, Đại học Sư phạm I, Hà Nội.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 đến tháng 12/2005.

Đề tài được tổng kết khi kết thúc.

I. MỤC TIÊU

- Tiếp thu kỹ thuật nuôi giun quế tại Trung tâm Sinh học thực nghiệm - Đại học Sư phạm I, Hà Nội để xây dựng mô hình nuôi giun qui mô hộ gia đình, bổ sung thức ăn có hàm lượng đạm cao, thay thế một phần thức ăn công nghiệp, cá, ốc,... góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất trong nuôi trồng thuỷ đặc sản.

- Hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật nuôi giun quế quy mô hộ gia đình, phổ biến áp dụng mở rộng.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Địa điểm, qui mô và thời gian thực hiện.

- Địa điểm: Mô hình được triển khai tại HTX dịch vụ nông nghiệp Ô Mễ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ.

- Quy mô: Triển khai tại 8 hộ dân tham gia trên tổng diện tích 200 m2.

- Thời gian thực hiện: Thời gian bắt đầu nuôi ngày 26/4/2005; thời gian kết thúc 15/12/2005 (sau 1 - 2 tháng nuôi thu hoạch 1 lần cho đến 15/12/2005 kết thúc).

2. Đặc điểm con giun quế.

- Giun quế có hàm lượng đạm cao, trong cơ thể chúng lượng đạm chiếm tới 70% trọng lượng khô.

- Là loại giun nhỏ, hai đầu nhọn, chiều dài thân 10 - 15 cm, thân mảnh hơi dẹt như que đan len, có đường kính vòng thân 1,5 - 2,0 mm; có mầu nâu tím ánh bạc; đếm kỹ thân có tới 120 đốt; phía gần đuôi có 1 cái đai, gọi là đai sinh dục, đai này nằm từ đốt thứ 18 đến đốt 22. Giun quế rất năng động, thường ẩn náu ở dưới những hòn gạch, hòn đá, các miếng gỗ hoặc ngay dưới các lớp phân, rãnh nước cạnh các chuồng lợn hoặc chuồng trâu.

- Giun quế là loại ăn tạp, là loài giun đất ăn phân, chúng có thể hoàn toàn sống trong phân mà không cần có đất. Loại phân thích hợp nhất với giun quế là phân trâu, bò, ngựa. Phân lợn không hấp dẫn với giun quế bằng các loại phân trên. Phân gà công nghiệp không nên dùng vì hàm lượng lân có trong phân lớn, không phù hợp. Ngoài ra còn tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như thân, lá các loại cây không độc, không có tinh dầu ủ để cho giun ăn.

- Đặc điểm sinh lý: Sống ở nơi ấm áp, ẩm ướt, yên tĩnh, sợ ánh sáng, thích hợp gần cống rãnh, nơi có nhiều chất hữu cơ thối rữa. Nhiệt độ môi trường 20 - 300C, pH bằng 7, độ ẩm 60 -70%, sinh sản nhanh vào lúc 6 - 8 tuần tuổi.

3. Kết quả thực hiện.

3.1. Tiếp thu kỹ thuật nuôi giun quế.

Trung tâm Ứng dụng TBKH đã cử các cán bộ kỹ thuật trực tiếp đi học tập tiếp thu công nghệ nuôi giun tại Trung tâm Sinh học thực nghiệm thuộc Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội và Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

3.2. Kết quả triển khai của mô hình nuôi giun quế.

- Số lượng giun giống được thả nuôi tại các hộ dân của mô hình là 400 kg/200 m2, được nuôi bằng nguồn phân thải trong chăn nuôi.

- Sinh trưởng và phát triển của giun quế: Số lượng giun trung bình được thả ban đầu vào là 195 - 200 con/m2 trên diện tích trung bình của một hộ dân là 25 m2. Kết quả cụ thể như sau:

+ Sau 60 ngày mật độ giun trung bình của các hộ dân là: 3.983 con/m2 (hộ cao nhất đạt 4.200 con/m2).

+ Sản lượng giun trung bình của 1 hộ sau 90 ngày là: 65,25 kg (hộ cao nhất đạt 105 kg).

+ Sản lượng giun trung bình của 1 hộ dân thu hoạch sau 8 tháng nuôi là: 144,12 kg (hộ cao nhất đạt 240 kg).

+ Tổng sản lượng thu hoạch của mô hình (không kể 400 kg lượng giun giống thả nuôi ban đầu) là: 1.153 kg, đạt trung bình 0,72 kg/m2/tháng.

- Qua quá trình triển khai thực hiện mô hình, Trung tâm Ứng dụng TBKH đã hoàn thiện qui trình kỹ thuật nuôi giun quế để phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Từ năm 2007 được nhân rộng ra một số xã khác như Lai Vu, huyện Kim Thành v.v... để xử lý phân rác chăn nuôi, bảo vệ môi trường nông thôn.

Nuôi giun đất

Đã gần một phần tư thế kỷ chúng tôi bận rộn với việc gây dựng phong trào nuôi giun đất ở Việt Nam.

Mọi việc được khởi sự từ năm 1982 nhưng mãi tới mùa hè năm 1983 chúng tôi mới nắm được qui trình nuôi giun đất nhờ tài liệu do GS Nguyễn Văn Chuyển mang từ Mỹ về. Năm 1986, chúng tôi đã viết cuốn ''Kỹ thuật nuôi giun đất (NXB Giáo dục) để hướng dẫn cách nuôi cho mọi người. Rất tiếc, thời đó kinh tế hộ gia đình chưa phát triển nên việc nuôi giun đất cũng còn nhiều hạn chế. Phong trào nuôi giun chỉ khởi sắc khi ở nông thôn người dân đã thực sự làm chủ ruộng đất và chủ động trong công việc đồng áng của mình. Phong trào lan từ miền Bắc vào miền Nam, từ miền xuôi lên miền ngược. Đâu đâu cũng nuôi giun đất.

Giun đất là loài động vật rất gần gũi với chúng ta. Trên thế giới có tới hàng nghìn loài giun. Tuy nhiên chỉ có một số loài được con người tuyển chọn làm vật nuôi. Ở Việt Nam, chúng tôi chọn loại giun quế (Perionyx escavatus) làm đối tượng nuôi. Đây là loài không xa lạ gì với chúng ta. Khi còn nhỏ, ta thường đi câu cá. Loài giun được chọn làm mồi câu thường là giun quế. Nó hay gần các nguồn phân (như chuồng trâu, chuồng lợn). Chúng nằm bên những rãnh nước hoặc lẩn quất dưới những miếng gỗ hay hòn gạch quanh chuồng. Thân của chúng màu đỏ tía hay nâu tím, tròn và hơi dẹp, dài khoảng 10-15cm. Đây là loài giun ăn phân và lượng đạm trong cơ thể của chúng rất cao (khoảng 70% trọng lượng khô). Có lẽ vì thế mà nó được chọn làm mồi câu do các loài cá rất thích ăn nó (cũng giống như ta thích ăn thịt). Nó thích nhất là được sống trong môi trường toàn phân, đặc biệt là phân của các loài động vật ăn cỏ (như trâu, bò, ngựa, dê, voi v.v...).

Có người cho rằng, giun quế sống trong đất nên chỗ nuôi nó phải có đất. Qua thực nghiệm chúng tôi thấy, đó là một sai lầm. Con giun không có phổi, nó hô hấp qua da, khô da là nó chết. Vì vậy, nó rất sợ bị ánh nắng chiếu vào. Trong tự nhiên, nó luôn luôn phải chui xuống dưới đất vào ban ngày để tránh nắng và đi tìm thức ăn. Nhưng nếu nuôi nó trong môi trường chỉ toàn có phân thì chúng thích nhất. Vì ở đó vừa ẩm, vừa tối, vừa đầy đủ thức ăn. Do đó, chỗ nuôi giun chỉ nên đổ toàn phân, không cần cho đất vào.

Một đặc điểm rất quan trọng ở giun quế là tốc độ sinh sản của chúng rất nhanh. Chúng đẻ liên tục, mỗi tuần một lần. Mỗi lần chúng đẻ ra một cái nang trong đó có từ 2-20 trứng. Sau 3 tuần trứng nở và sau 3 tháng giun con đã trưởng thành và bắt đầu đẻ như giun mẹ. Trong lúc con mẹ sống tới 12 năm và ở cái tuổi cụ, kỵ ấy nó vẫn đẻ. Như vậy là hàng chục thế hệ nối tiếp nhau và cùng đẻ. Do đó, việc sinh sản của chúng tăng theo cấp số nhân. Ta nuôi một luống nhỏ nhưng sau một thời gian đã thấy mật độ giun dày đặc. Trong luống, nhung nhúc toàn giun. Đó là nguồn thức ăn tuyệt vời cho tất cả các loài vật nuôi trong gia đình. Cá và các loài thủy sản cũng rất thích ăn giun. Ba ba, ếch, lươn ... được ăn giun sẽ lớn rất nhanh. Dùng giun đất để vỗ béo cho cá trê lai thì không loại nào sánh bằng.

Có người hỏi, có nên cho gà, vịt ăn no giun hay không? Xin trả lời, không nên. Ta cần hiểu rằng, giun là thức ăn đạm cao cấp. Nó giống như là ăn giò. Ở nhà, có ai ép trẻ con ăn no giò đâu. Nhưng, nếu mỗi bát cơm ta cho chúng thêm vài lát giò thì chả mấy chốc mà đứa trẻ béo phính má. Gà, vịt cũng vậy. Ta cho chúng ăn thức ăn bình thường nhưng mỗi ngày bổ sung thêm cho mỗi con một ít giun thì chúng lớn rất nhanh. Điều này ai cũng làm được. Vì vậy, mỗi gia đình cần có một luống giun. Đó sẽ là ''nhà máy'' sản xuất đạm cao cấp cho tất cả các loài vật nuôi trong gia đình. Để nuôi giun đất ta cần 3 điều kiện: Thứ nhất, cần một diện tích có nền cứng. Nền cứng đó có thể là nền gạch, nền xi măng hoặc nền đất nện. Thứ hai, chỗ nuôi giun phải được che chắn chống nắng, mưa. Nhiều người thường nuôi trong nhà hoặc làm lều che cho luống nuôi. Thứ ba, chúng ta phải có đủ nguồn phân để nuôi giun. Khi hội đủ 3 điều kiện ấy thì chúng ta mới tiến hành làm luống nuôi giun. Ta dùng gạch, đá, ván bìa hay thân cây chuối để quây thành một luống trên diện tích có nền cứng mà ta đã chuẩn bị. Luống rộng khoảng 1m, cao từ20-30m và dài thì tùy ý. Ta lấy phân trâu, bò tươi và đổ đầy vào đó. Sau đấy, ta lấy giun giống và rải vào luống. Ta rải chúng lên trên mặt lớp phân. Giun sẽ tự chui xuống. Còn kén sẽ nằm lại đó chờ ngày nở. Ta dùng một tấm bao tải đay hoặc một tấm chiếu cói cũ phủ lên trên. Trước khi phủ, nhớ nhúng bao tải hoặc chiếu cũ đó vào nước cho ướt sũng rồi mới đặt lên. Cần che cho kín toàn bộ bề mặt của luống. Tấm phủ đó giữ cho luống giun vừa tối lại vừa ẩm. Đó là môi trường mà giun thích nhất.

Con giun cả đời chỉ có 3 nhiệm vụ là ăn, quấn nhau và đẻ. Có người hỏi con giun là loài lưỡng tính mà sao lại phải quấn nhau để sinh sản? Vì rằng, tuy có cả yếu tố đực và yếu tố cái trên cùng một con giun nhưng tạo hóa lại quên không cho chúng một đường dẫn. Vì vậy, đực, cái không đến được với nhau. Do đó, hai chú giun phải bò lên mặt luống để tìm tới nhau và ''yêu nhau''. Trong quá trình quấn nhau, yếu tố đực của con này sẽ chuyển tới yếu tố cái của con kia và ngược lại. Sau đó, chúng nhả nhau ra và cả 2 con cùng đẻ. Chính khoảng không gian xít xịt trên lớp phân và dưới tấm bao tải ẩm ướt đó lại là ''khách sạn 5 sao'' cho những chú giun lên tận hưởng hạnh phúc.

Hàng ngày, chúng ta phải chú ý giữ ẩm cho luống nuôi. Nếu thấy khô, ta phải tưới ẩm ngay. Sau một thời gian, giun sẽ ăn hết phân, lúc đó ta chỉ thấy toàn phân giun (có màu đen và tơi như mùn cưa). Ta phải bổ sung ngay phân trâu, bò cho chúng. Mỗi lần nên rải một lớp dày độ 5 cm. Tốt nhất là phân tươi. Khi nào giun ăn hết thì ta lại cho thêm.

Nhìn chung, nuôi giun không khó. Ai cũng làm được, tuy nhiên, để hiểu cặn kẽ mọi chi tiết, xin các bạn, tìm đọc cuốn ''Hướng dẫn nuôi giun đất" hoặc cuốn ''Nuôi trùn đất do chúng tôi viết và NXB Nông nghiệp in và phát hành. Nếu còn điều gì chưa hiểu, xin các bạn liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 04.8347654 hoặc 0913.302.718. Chúng tôi xin giúp đỡ. Mong bà con ta, ai cũng nuôi được giun.

(Thứ Ba, 15/07/2008-4:00 PM)

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng giun đất

KTNT - Cùng với sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi, vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi đang ngày càng trở nên bức xúc. Chỉ tính riêng bò, nước ta hiện có 6,7 triệu con, trung bình mỗi con thải ra 45kg/ngày, tương đương 301,5 tấn/ngày, 110 triệu tấn/năm.

Hiện, nhiều công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi đã được ứng dụng như: sử dụng hầm biôga, chế phẩm sinh học, hố ủ... Gần đây, công nghệ xử lý thân thiện với môi trường dựa vào sinh vật để biến chất thải thành phân hữu cơ giàu dinh dưỡng bắt đầu được quan tâm. Đây là một trong những sản phẩm của Chương trình nghiên cứu đổi mới doanh nghiệp nhỏ (SBIR) trong hợp tác nghiên cứu, đào tạo và mở rộng dịch vụ của Cơ quan viện trợ Mỹ (USDA), được đảm nhiệm bởi Tom Herlihy, Giám đốc Công ty R.T.Solution Inc. Công nghệ xử lý chất thải này được coi là giải pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn trong các trang trại chăn nuôi mà vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững.

Mối liên kết giữa hoạt động của giun với đất giàu dinh dưỡng đã được đề cập đến từ lâu trong nhiều công trình nghiên cứu. Trên cơ sở liên kết này, trong công trình thử nghiệm của mình, Herlihy đã dùng 8 triệu con giun đất để xử lý môi trường trong trang trại nuôi bò, biến chất thải gia súc thành nguồn phân hữu cơ giàu dinh dưỡng gọi là Worm Power.

Worm Power là sản phẩm tạo ra từ quy trình nuôi giun đất có kiểm soát để sản xuất phân bón. Bản chất của quy trình là việc sử dụng giun đỏ (giun quế), loài sinh vật có khả năng phân hủy nhanh chất thải hữu cơ, sau khi đồng hóa những chất hữu cơ này, giun thải ra một lượng phân giàu dinh dưỡng.

Để Worm Power không chỉ bổ sung dinh dưỡng cho đất mà còn có tác dụng loại trừ cỏ dại và các mầm bệnh, R.T. Solutions Inc đã sử dụng hàng loạt biện pháp xử lý nhiệt, giúp giun quế có thể hấp thụ tốt chất thải hữu cơ, tạo ra phân bón đáp ứng được tiêu chuẩn của các tổ chức bảo vệ môi trường. Với quy trình thực hiện, 1 pao (0,454kg) giun đỏ sẽ tiêu thụ 1/2 pao chất thải hữu cơ/ngày. Trong 60 ngày, cơ sở xử lý thử nghiệm của Tom Herlihy có thể thu nhận được 1.320.000 pao (khoảng 600 tấn) phân hữu cơ, có màu nâu sẫm và mùi đất nhẹ, dễ chịu.

Sản phẩm Worm Power góp phần làm phong phú thêm đặc trưng lý hóa và sinh học của đất, tạo nền tảng để làm giàu dinh dưỡng cho đất trong điều kiện đòi hỏi khắt khe của tổ chức bảo vệ môi trường. Từ kết quả thực tế sử dụng sản phẩm, Worm Power đã được nhiều nhà khoa học và nông dân công nhận có khả năng cải thiện sự phát triển cây trồng, giúp tăng trưởng nhanh bộ rễ và hoàn thiện cấu trúc của cây.

ThS

Thứ năm, 12/04/2007 - 03:23 CH

Kỹ thuật nuôi giun đất (trùn đất)

Nuôi giun đất tuy là một nghề mới phát triển nhưng rất hữu ích và phù hợp với điều kiện của mọi gia đình. Loài giun đất với chức năng sống tự nhiên sẽ góp phần phân hủy rác và các chất phế thải hàng ngày trong gia đình bạn thành nguồn thức ăn mà động vật ưa thích, giun đất có hàm lượng protein chiếm 70% khối lượng. Đây chính là nguồn thức ăn giàu đạm tại chổ cho hầu hết các con vật nuôi trong gia đình chúng ta, đồng thời cũng là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ quí báo cho cây trồng.

Muốn nuôi giun đất trong hộ gia đình chỉ cần 02 điều kiện sau:

- Có nguồn phân động vật tại chổ như phân gà, phân heo, phân trâu bò, phân thỏ, ... đây là nguồn rất dễ kiếm đối với những hộ nông dân, đặc biệt là những hộ kinh tế VAC, đó là thức ăn tuyệt vời của giun đất.

- Phải có một chuồng nuôi thích hợp: Tất cả những dụng cụ đựng mà đảm bảo thoát nước, không úng ngập và chứa đựng được thì tất cả những thứ đó đều có thể làm chuồng nuôi giun. Ví dụ như trong thùng phuy bỏ không, trong can nhựa bỏ không có thể làm chuồng nuôi giun.

1/ Chuẩn bị chuồng nuôi:

Trên thực tế người ta nuôi giun theo 02 dạng chuồng:

- Luống nuôi giun:

Luống nuôi giun có thể xây bằng gạch, trong điều kiện chưa có vốn chúng ta có thể quây mê bồ là có thể nuôi được. Luống nuối giun rất thích hợp ở nông thôn vì có mặt bằng.

- Thùng nuôi giun:

Tùy theo qui mô lớn nhỏ và tùy theo điều kiện tận dụng nguyên vật liệu của mỗi nơi, mà thiết kế thùng nuôi có kích thước phù hợp. Thùng nuôi giun phải đảm bảo có thể chứa được thức ăn cho giun và không làm thay đổi nhiệt độ của thức ăn, nước trong thức ăn khi lắng xuống phải có chổ thoát để phần thức ăn bên dưới không quá ẩm. Đóng thùng nuôi giun phải đảm bảo kín không cho giun bò ra ngoài, bỏ trốn khỏi nơi nuôi. Thông thường các thùng nuôi giun làm bằng gỗ hoặc xây các bể xi măng.

Nuôi giun trong gia đình với qui mô nhỏ, có thể làm những thùng nuôi vuông 70- 70 cm và cao 45 cm. Với kích thước này có thể nuôi được 10.000 con giun. Các thùng có thể xếp chồng lên nhau và đặt trong nhà có mái che mưa che nắng.

Trong điều kiện chật hẹp như ở đô thị hoặc nhà cao tầng, người ta sử ta sử dụng hộp nuôi giun. Hộp nuôi giun phải có kích thước 50 x 35 x 20 cm. Đáy hộp có khoan nhiều lỗ thoát nước đường kính khoảng 5mm và được lót dưới chất dẽo ngăn không cho giun bò ra ngòai. Bên trong hộp phủ giấy màu đen hoặc lá chuối để tạo ra môi trường tối. Bốn góc hộp có chân cao khỏang 5 cm để khi chồng lên nhau vẫn cò kẽ hở cho thông không khí. Dưới mỗi chồng hộp đặt một cái chậu để hứng nước từ các hộp trên chảy xuống.

2/ Dụng cụ nuôi giun:

- Cây chĩa 6 răng: Đây là dụng cụ dùng để xới, thu họach và chăm sóc giun, không dùng các dụng cụ khác có thể làm giung bị thương.

- Tấm che phủ: Tấm che phủ thường làm bằng bao tải hoặc bao chiếu. Đặc điểm của giun là ăn cạn và tối. Do đó người ta dùng tấm che phủ thường để tạo bóng tối cho bề mặt luống giun để giun liên tục ở bề mặt ăn thức ăn. Mặt khác cũng dùng để giữ độ ẩm cho luống giun.

- Thùng tưới: Nếu không có thùng tưới có thể dùng tay vẫy nước qua sàn rổ.

3/ Chọn giống giun:

Ở Việt Nam, giống và chủng lọai giun rất phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống giun phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, cho năng suất cao còn rất hạn chế.

Do vậy, để có giống giun, người chăn nuôi hãy tự lựa chọn trên chính mảnh đất của mình bằng cách cho gà vịt ăn nhiều lọai giun khác nhau. Quan sát để tìm một vài lọai mà gà vịt thích ăn nhất để nuôi thử. Sau đó, tiến hành nuôi thử một vài lòai trên, trong điều kiện giống nhau, rồi chọn lọai nào có tốc độ phát triển nhanh nhất để nuôi gây giống.

- Giun đất có nhiều lòai, nhưng chúng ta thường nuôi giun quế. Giun quế là lọai giun phân, nghĩa là có phân thì nó sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao và thích hợp với từng vùng nhiệt đới.

- Giun quế lại rất mau đẻ. Sau khi giao phối là 7 ngày là giun quế cho 1 lứa đẻ. Giun quế từn 3-4 lứa đẻ đầu tiên, sau đó thì 7 ngày cho 1 lứa đẻ.

- Giun quế là loài động vật lưỡng tính sốmg tại chỗ, nghĩa là 2 yếu tố đực và cái có trên cùng một cá thể. Cho nên sau khi giao phối thì cả hai cá thể đều đẻ, có thể nói về việc tăng số lượng giun là lòai động vật sinh sản nhanh nhất.

4/ Mật độ:

Mật độ thả quyết định năng suất thu hoạch. Mật độ thích hợp khoảng 0,8 - 1 kg/m2, nghĩa là vào khoảng 8 ngàn đến 1 vạn cá thể/m2 mới đảm bảo được sau 30 ngày cho 1 lần thu họach với năng súat 12 - 15 kg/m2, tương đương với 120 - 150 tấn giun/ha. Nếu ta có đầy đủ nguồn thức ăn có thể rút ngắn chu kỳ thu họach là 20 ngày. Ngòai ra, giun đất còn cần chất mùn làm nhà ở. Đất mùn có thể làm từ phân động vật và rác độn đem ủ oai, thời gian ủ từ 20 - 30 ngày. Sau khi ủ, phân có màu nâu và hết mùi, lúc đó ta xổ đống phân ra bầm nhỏ và đổ vào luống để làm nền, thường thì lớp chất mùn trên luống giun cao từ 10-15cm.

Ví dụ: Một luống giun có diện tích 2m2 cần 50% phân động vật các các lọai, cùng với 50% rác độn (không dùng những rác thải có chất độc, rác, cay, có tinh dầu).

5/ Thức ăn và cách cho ăn:

- Tất cả các loại phân như phân lợn, phân trâu bò, phân gà, phân thỏ, ... đều có thể làm thức ăn cho giun đất. Thức ăn sử dụng cho giun đất ở dưới dạng tươi.

- Cách cho ăn : Khi cho ăn giở tấm phủ và bón thức ăn cho giun. Lượng thức ăn tùy thuộc vào sức tiêu thụ của từng luống cụ thể và tùy mùa.

Vào mùa hè từ 3 - 5 ngày cho giun ăn 01 lần, lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2- 3 cm, sau khi bón xong đậy bao tải lại và tưới ẩm. Chúng ta cũng có thể bón thành từng ụ, hoặc theo từng dãy dài để khi nhiệt độ trong luống tăng cao giun có khoảng trống chui lên thở.

Đến mùa đông lượng thức ăn bón nhiều hơn, dày khoảng 5 cm và bón phủ đầy luống giun. Thời gian cho ăn cũng thưa hơn mùa hè.

6/ Ủ phân làm thức ăn cho giun:

- 50 kg cỏ khô hay rơm lúa, thân đậu, bã mía, mạt cưa, giấy vụn, ...

- 30 kg phân gia súc (trâu, bò, heo, ...)

- 20 kg thực vật tươi (rau, cỏ, vỏ chuối, ...)

Tổng cộng được 100 kg vật chất thô, ở giữa hố ủ cắm một thanh tre hay khúc gỗ dài từ đáy hố nhô lên khỏi mặt hố. Mỗi ngày tưới nước vừa, khi tưới lắt thanh tre nhằm mục đích cho nước ngấm đều hố ủ. Sau thời gian khoảng 03 tháng thì phân hoai, riêng rơm đã mụt sẳn thì thời gian ủ sẽ ngắn hơn.

Riêng phân tươi của gia súc ăn cỏ có thể cho ăn trực tiếp.

7/ Chăm sóc nuôi dưỡng giun:

- Rải một lớp phân ủ hoai dày khoảng 10 cm ở đáy chuồng nuôi.

- Đổ giun giống vào và rải một lớp mỏng thức ăn bên trên.

- Phun sương cho đất vừa ẩm, ẩm độ 60 - 70% (độ ẩm thích hợp là nắm hổn hợp thức ăn và vắt nước chảy theo kẻ tay). Phun sương 02 lần/ngày (sáng và chiều).

- Cứ 03 ngày thì cho giun ăn một lần và giữ môi trường luôn ẩm.

- Giun thường có tập tính sống trong môi trường tối, hễ gặp ánh sáng là giun rút xuống. Do đó, chúng ta phải tạo môi trường tối để giun di chuyển lên bề mặt tiếp nhận phần thức ăn cung cấp thường kỳ.

8/ Quản lý và chống dịch hại:

Hàng ngày theo dõi luống giun, nếu thấy kiến phải tiêu diệt ngay. Diệt kiến có thể dùng cách đơn giản là đốt những vệt kiến bò vào luống giun, nhớ khi đốt đậy tấm phủ giun lại, hay cho nước ngập hố giun và kiến nổi lên mặt nước, dùng rọi đốt kiến trên mặt nước, sau đó tháo nước ra. Ngoài ra có thể dùng thuốc diệt kiến quét trên vách chuồng. Một điều cần lưu ý là luống giun phải được che chắn hoặc bao lưới xung quanh để tránh gà, ếch nhái, rắn mối hoặc chuột ăn giun.

Giun ít bệnh, nó chỉ có một bệnh thường xảy ra vào mùa hè là bệnh đau bụng.

Theo Vietnamgateway

Địa chỉ bán giun quế (trùn quế) giống và phân trùn quế - PortalĐịa chỉ bán giun quế (trùn quế) giống và phân trùn quế. ... Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công

Giống gia cầm Trại trùn quế An Phát hiện nay đang nuôi trùn với số lượng lớn và có ... Địa chỉ: 202A Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel : 04-3974-3718; ...

www.vatgia.com/raovat/2765/368457/ban-trun-que-giun-que.html - 82k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

Bán trùn quế giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm | Dịch ...Trại trùn quế An Phát chúng tôi hiện nay dang cung cấp dịch vụ bán trùn giống .... Địa chỉ: 202A Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel : 04-3974-3718; ...

www.vatgia.com/.../ban-trun-que-giong-huong-dan-ky-thuat-va-bao-t... - 98k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

Các kết quả khác từ www.vatgia.com »

Bán trùn quế (giun quế) giống trùn thương phẩm phân trùn tại Hà ...Bán trùn quế (giun quế) giống trùn thương phẩm phân trùn tại Hà Nội ... xin vui lòng liên hệ theo dịa chỉ: thôn sảo hạ-quang lãng- phú xuyên-hà nội chủ trại ...

rongbay.com/raovat.../ban-trun-que-giun-que-giong-trun-thuo.html - 36k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

Diễn Đàn Rau Sạch: Nơi bán giống meo nấm và trùn quế tại HP3 bài đăng

Mọi người biết xin chỉ giúp với. Cả trùn quế cũng vậy, tôi muốn mua ít về dùng chữa bệnh. Mọi người chỉ giúp địa chỉ mua ở HP nha.Cảm ơn nhiều ...

rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=2194 - 42k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

Mua trùn quế giống [Hà Nội] - Diễn đàn Nông Nghiệp Việt Nam7 bài đăng - Bài đăng mới nhất: 8 Tháng Bảy 2008

Tôi ở tại Hà Nội, cần biết thông tin về điểm bán giun giống mong ai biết ... Mình có biết 1 trại nuôi trùn quế ở Hà Nội,địa chỉ Thôn Tân ...

agriviet.com/home/showthread.php?t=1069 - 44k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

:: Xem chủ đề - có ai biết địa chỉ nào bán giống trùn quế khôn5 bài đăng - Bài đăng mới nhất: 15 Tháng Chín 2006

tôi ở cà mau tôi đang cần mua giống trùn quế về nuôi nhưng không biết ở đâu có bán, tôi biết một số địa chỉ ở Tp HCM nhưng xa quá đi không ...

forum.ctu.edu.vn/viewtopic.php?t=5378 - 52k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

Các loại tin khác, Bán trùn quế trùn giống, Rao Vặt, Mua Bán Rao ...Bán trùn quế, trùn giống. Trại trùn quế An Phát có đầu tư nuôi trùn quy mô .... tôi sẽ không chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải do người dùng đưa lên. ...

www.raovatmienphi.com/ban-trun-que-trun-giong.html - 41k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

Mô hình nuôi Trùn Quế - Diễn đàn ĐH Nông nghiệp Hà Nộihiện tại giá giống: trùn 90-95%: 35-40 000đ/kg trùn sinh khối (trùn thịt 15-20% .... Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Địa chỉ: Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội ...

hau1.info/forum/showthread.php?t=1632 - 74k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

WEBSITE HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM12 Tháng Mười Một 2008 ... Mô hình nuôi trùn quế được Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang .... Hoặc theo địa chỉ Website: 103 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội. ...

www.hoinongdan.org.vn/channel.aspx?Code=NEWS&NewsID... - 105k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro