ky thuat soan thao van ban 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG V

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁCH SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

5.1.  Một số quy tắc trong soạn thảo Văn bản quy phạm pháp luật

5.1.1. Quy tắc diễn đạt quy phạm

          Sự quy định về hành vi, quy phạm diễn đạt theo nguyên tắc hành vi gồm 03 bộ phận:

          *Quy định

          *Giải định

          *Chế tài hoặc khen thưởng

          Bộ phận quy định: định ra một khả năng cho một tổ chức, cá nhân tham gia quan hệ pháp luật được làm gì, có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

          Bộ phận giả định: Định trước những điều kiện, hoàn cảnh cho phép hoặc đòi hỏi thực hiện quy tắc biểu hiện trong phần quy định.

          Bộ phận chế tài: Đặt ra những hậu quả bất lợi mà quy phạm dành cho người không thực hiện đúng quy tắc xử sự, vi phạm quy tắc cấm đoán.

          Với quy tắc như trên, quy phạm được xây dựng theo cấu trúc ngữ pháp: Nếu …thì… ;    Nếu không …thì..

          Chẳng hạn, nếu là trường hợp như thế này, thì phải xử sự như thế này, nếu không thực hiện quy tắc hoặc thực hiện không đúng, thì sẽ bị ophạt. Nhìn tổng quát thì mô hình của quy phạm là:

          “Được làm tất cả, trừ những trường hợp sau”

          “Cấm làm tất cả, trừ những trường hợp sau”

          Nhưng trong thực tế, các quy phạm, không phải trường hợp nào cũng đủ ba bộ phận.

          Ví dụ:

          Đủ 03 bộ phận: “ Xe môtô tham gia giao thông không có gương chiếu hậu sẽ bị phạt”.

          Chỉ có 02 bộ phận: “18 tuổi đối với nữ, 20 tuổi đối với nam mới được kết hôn”.

          Chỉ có 01 bộ phận quy định : “Cấm đốt rừng”. Ở đây, bộ phận giả định ẩn vì cấm đốt rừng trong mọi trường hợp.

5.1.2. Quy tắc cơ cấu văn bản quy phạm pháp luật

          *Văn bản lập pháp (Luật, Pháp lệnh)

          -Phần mở đầu của văn bản lập pháp

          Gồm 2 điều cơ bản sau:

          + Căn cứ pháp lý:

          Căn cứ pháp lý là điều, khoản, chương, mục của văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn làm cơ sở pháp luật cho việc ban hành văn bản lập pháp . Căn cứ pháp lý để ban hành Luật, Pháp lệnh là các điều của Hiến pháp.

          + Lý do ban hành:

          Đưa ra lý do ban hành chính là khẳng định sự cần thiết, lẽ đương nhiên và mục đích của văn bản. Điểm thứ hai này được bắt đầu bằng từ “để” hoặc “nhằm”.

          *Văn bản lập quy

          -Phần mở đầu

          Phần này bao gồm 6 điểm:

          + Điểm thứ nhất: Tên văn bản gắn liền với tên cơ quan có thẩm quyền ban hành.

          + Điểm thứ hai: Căn cứ pháp lý.

          Mỗi văn bản pháp quy đều lấy những điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn làm căn cứ pháp luật.

          + Điểm thứ ba: Căn cứ thẩm quyền.

          Văn bản pháp quy do nhiều cơ quan ban hành nên phải viết rõ căn cứ pháp lý quy định cho cơ quan quyền ban hành.

          + Điểm thứ tư: Lý do ban hành.

          + Điểm thứ năm: Thủ tục ban hành.

          Đưa ra căn cứ để minh chứng rằng văn bản đã được chuẩn bị, xem xét và thông qua theo đúng trình tự thủ tục quy định.

          + Điểm thứ sáu: Ban hành theo đề nghị nào.

          Cấp dưới đề nghị cấp trên ban hành Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư thì phần mở đầu được diễn đạt theo lối “văn xuôi pháp luật” chứ không theo văn “điều khoản”.

*Phần nội dung

Đây là phần chủ yếu của văn bản, trong đó ghi nhận các quy phạm pháp luật thể hiện nội dung của các Quyết định có tính quyền lực pháp lý, có hiệu lực bắt buộc thi hành.

Luật, Bộ luật

Bộ, Luật bao gồm số lượng lớn các điều khoản thì được chia thành phần, chương , mục.

-Phần:Điều chỉnh một phạm vi rộng các quan hệ xã hội.

Đánh số thứ tự La Mã:  I,II,III…

-Chương: Điều chỉnh một bộ phận các quan hệ xã hội trong phần

Đánh số thứ tự La Mã:  I,II,III…

-Mục: Điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội trong chương được đánh thứ tự bằng chữ cái in hoa: A, B, C…

-Điều: Đề cập đến mối quan hệ xã hội, được đánh số thứ tự Ả rập:1,2,3…

Điều có thể được chia thành đoạn, mỗi đoạn nên đánh số thứ tự bằng chữ cái in thường; a, b, c…

Các phần, chương , mục của văn bản có tên gọi nêu nội dung của chúng. Trong một số Bộ luật các điều cũng được đặt tên.

Các văn bản có số lượng vừa phải điều khoản thì thành chương. Những văn bản ít điều khoản thì được trình bày bằng các điều khoản đánh số thứ tự điều một đến điều cuối cùng.

Các văn bản như Nghị quyết, Chỉ thị, Thông  tư có nọi dung định ra chủ trương, biện pháp hoặc hướng dẫn thi hành thì được chia thành các điểm. Các điểm được đánh số thứ tự bằng chữ số La Mã I, II, III… hoặc chữ số Ả rập 1, 2, 3…

*Phần thi hành

Phần này ghi nhận ở điều khoản cuối cùng của văn bản. Phần thi hành gồm:

-Hiệu lực của văn bản hay thời điểm văn bản bắt đầu có hiệu lực.

-Là khong hợp lý nếu quy định hiệu lực của văn bản kể từ ngày ký, kể từ ngày ban hành, kể từ ngày có hướng dẫn.

Nên tùy theo từng trường hợp mà dịnh chính xác ngày văn bản có hiệu lực. Nếu thấy có đủ điều kiện thi hành thì định ngày có hiệu lực không lâu so với ngày ký, công bố. Còn nếu phải chuẩn bị điều kiện thì định ngày có hiệu lực xa hơn.

-Văn bản mới bãi bỏ văn bản hay quy định nào?

Nếu ghi : “ Những văn bản trước đây trái với văn bản này đều bãi bỏ” thì như vậy quá tổng quát. Cần cụ thể : bãi bỏ văn bản cụ thể nào, hay những điều khoản cụ thể nào?

-Đối tượng thi hành

Ghi rõ: Người trực tiếp thi hành

            Người phối hợp thi hành

Phải có người chịu trách nhiệm chính. Tránh liệt kê tất cả các đối tượng vào cùng một phạm vi là người thi hành.

5.1.3. Quy tắc sử dụng từ ngữ thể văn pháp luật

          Từ ngữ trong văn bản pháp luật đòi hỏi:

          -Chính xác

          Quy phạm quy định hành vi con người, do vậy từ ngữ trong văn bản đòi hỏi phải chính xác, tránh hiểu lầm, hiểu nước đôi dẫn đến hành vi thiếu thống nhất.

          -Dùng thuật ngữ phải được giải thích “Các từ sau được hiểu là…”

          -Không dùng tiếng lóng, tiếng địa phương.

          -Không dùng tiếng nước ngoài.

          -Không được ghép chữ, ghép tiếng trong quy phạm.

          Trường hợp cần viết cho gọn thì dùng cách: “gọi tắt là…”. Nếu phải viết tắt thì ngay ở những điều khoản đầu văn bản phải chú thích. Ví dụ: Hội đồng nhân dân (HĐND).

          -Tránh không dùng “v.v…” (vân vân).

          Vì: dễ áp dụng lệch lạc mục đích văn bản, lạm dụng thẩm quyền và sai đối tượng điều chỉnh của quy phạm.

          -Thể văn của pháp luật phải ngắn gọn, dứt khoát bằng cách sử dụng từ thuật ngữ pháp lý.

          Trong trường hợp một điều khoản có nhiều giả định, nhiều tình huống, điều kiện thì phải phân thành từng mệnh đề rõ ràng. Cũng có thể phải chia điều khoản trên thành các điều khoản riêng biệt để bảo đảm gọn gàng, chính xác.

          -Thể văn pháp luật không biện luận. Nếu muốn biện luận, nêu ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng thì dùng văn bản hướng dẫn.

          -Viết theo lối hành văn Việt Nam, nên ít dùng lối hành văn đảo ngược, tránh quá nhiều mệnh đề trong câu.

5.2.  Các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh

5.2.1. Hiến pháp

          *Khái niệm:

          -Hiến Pháp là đạo luật cơ bản

          -Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phạm vi điều chỉnh trong toàn quốc

          -Trong Hiến pháp xác định: chế độ chính trị, kinh tế - văn hóa, địa vị pháp lý công dân, nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước.

          *Thẩm quyền:

          -Hiến pháp do Quốc hội

          -Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp

          -Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đỏi Hiến pháp và thủ tục trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định.

          -Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành Luật, Nghị quyết.

          -Căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết cuả Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành Pháp lệnh, Nghị quyết.

          *Bố cục

          Hiến pháp được bố cục thành 2 phần lớn là phần Lời nói đầu và phần Nội dung.

          Ví dụ: Hiến pháp 1992 (sửa đổi)

          Phần “Lời mở đầu”

          Phần Nội dung

          Chương I – Nước CHXHCN VN – Chế độ chính trị (gồm 14 điều)

          Chương II – Chế độ kinh tế (gồm 15 điều)

          Chương II – Văn hoá- Giáo dục – Khoa học – Công nghệ (gồm 14 điều)

          Chương IV – Bảo vệ Tổ quốc VN XHCN (gồm 5 điều)

          Chương V – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (gồm 34 điều)

          Chương VI – Quốc hội (gồm 18 điều)

          Chương VII – Chủ tịch nước (gồm 8 điều)

          Chương VIII – Chính phủ (gồm 9 điều)

          Chương IX – Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (gồm 15 điều)

          Chương X – Tòa án nhân dân và Việc kiểm sát nhân dân (gồm 15 điều)

          Chương XI – Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày quốc khánh (gồm 5 điều)

          Chương XII – Hiệu lực của Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp (gồm 2 điều)

          Như vậy, ngoài Lời nói đầu, Hiến pháp 1992 (sửa đổi) gồm 12 chương, 147 điều.

5.2.1. Luật

          * Khái niệm

          -Luật quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc các lĩnh vực đối nội và đối ngoại.

          -Nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.

          -Những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước

          -Về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

          *Thẩm quyền

          -Luật do Quốc hội ban hành

          -Chương trình xây dựng Luật: Chính phủ lập dự kiến chương trình Luật

          *Bố cục

          -Các phần (I, II, III..)

          -Các chương (I, II, III…)

          -Mục ( A, B, C … hay 1, 2, 3…

          -Điều (1,2,3…)

          -Điểm (1, 2, 3…)

          -Phần, chương, mục phải có tiêu đề

5.2.3. Pháp lệnh

          *Khái niệm

          -Pháp lệnh quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành Luật.

          -Pháp lệnh không có tên gọi là đạo luật, song có tính chất như một đạo luật.

          -Dự án pháp lệnh được thông qua khi hơn một nửa tổng số thành viên UBTVQH tán thành.

          *Thẩm quyền

          -thẩm quyền ban hành pháp lệnh là Ủy ban thường  vụ Quốc hội.

          -Đặc điểm: ở ta số đại biểu chuyên trách chỉ có 25%, chưa đủ bộ máy “làm luật” chuyên nghiệp nên Quốc hội ủy quyền cho cơ quan thường trực của mình là UBTVQH ban hành Pháp lệnh.

          -Trong khi chưa là đủ Luật thì ban hành Pháp lệnh, và việc ra những Pháp lệnh là rất cần thiết.

          *Bố cục

          + Phần thể thức chung

          1.Tiêu ngữ

          2.Tên cơ quan ban hành văn bản : Ủy ban thường vụ Quốc hội

          3.Số, kí hiệu: Số…/Năm…/PL-UBTVQH

          4.Tên văn bản: PHÁP LỆNH…

          + Phần nêu mục đích, căn cứ và trích yếu

          Ví dụ:

          Để xây dựng…

          -Căn cứ Hiến pháp…

          -Căn cứ vào Nghị quyết cảu Quốc hội…

          -Pháp lệnh này quy định…

          + Phần nội dung

          Bố cục theo chương (có tiêu đề) I, II, III…, trong mỗi chương sẽ gồm Điều 1, 2, 3… ; Mục 1, 2, 3…

          Chương cuối cùng là Điều khoản thi hành

5.3. Soạn thảo Nghị định

5.3.2. Khái niệm

          Theo nội dung và mục đích ban hành VB QPPL, Nghị định được chia thành ba loại sau:

          Loại 1: Nghị định chi tiết thi hành Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết cảu UBTVQH, Lệnh và Quyết định của Chủ tịch nước.

          Nghị định loại này quy định nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ.

          Loại 2: Nghị định quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành Luật hoặc Pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

          Loại 3: Nghị định ban hành chính sách (Điều lệ, Quy chế).

          Một số văn bản phụ như Điều lệ, Quy chế để hợp thức hóa pahỉ được ban hành kèm theo văn bản chính thức như Nghị định, Quyết định.

5.3.2. Thẩm quyền

          Theo chức năng và sự phân cấp trong bộ máy Nhà nước, Chính phủ được giao nhiệm vụ chi tiết hóa việc thi hành Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết cảu UBTVQH, Lệnh và Quyết định của Chủ tịch nước. Nhiệm vụ này được thể hiện cụ thể bằng các điều khoản trong phần điều khoản thi hành trong Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết.

          Ví dụ: Thường ở điều cuối trong phần “Điều khoản thi hành” trong Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội và UBTVQH.

          Điều…

          “Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này”.

          “Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chính phủ… có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này”.

          “Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này”

          “Chính phủ hướng dẫn việc thi hành Pháp lệnh này”

          Thẩm quyền ban hành Nghị định “loại 2” là phải có sự đồng ý của UBTVQH (cơ quan thường trực cảu Quốc hội và cơ quan giám sát các VBQPPL).

Nghị định “loại 3” được ban hành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền củ Chính phủ nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho việc quản lý hoạt động mọi mặt trong hệ thống hành chính Nhà nước.

5.3.3. Bố cục

          + Phần thể thức chung

          -Tiêu ngữ

          .Tên cơ quan: “Chính phủ”

          -Số, ký hiệu: Số…/Năm…/NĐ-CP

          Ví dụ:       Số 15/2003/NĐ-CP

          -Tên văn bản: “Nghị định của Chính phủ”

          -Trích yếu:

          Ví dụ: “Quy định việc quản lý và sử dụng con dấu”

                   “Ban hành quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước”

                   “Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức”

                   “Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật đường bộ”

                   “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ”

          + Phần căn cứ

          -Căn cứ Luật, Pháp lệnh… Nghị quyết của Chính phủ

          -Xét đề nghị của ông Bộ trưởng

          Ví dụ:

          Nghị định 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

          -Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30-09-02

          -Căn cứ vào Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 26-02-98

          -Theo đề nghị của ông Bộ trưởng, trưởng ban tổ chức – cán bộ Chính phủ.

          + Phần nội dung

          -Chương (có tiêu đề) I, II, III…

          -Mục 1, 2, 3… (có tiêu đề)

          -Điều 1, 2, 3(có tiêu đề)

          -Điểm 1 , 2, 3…

          Ví dụ: Nghị định số 86/2002/NĐ-CP Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cán Bộ, cơ quan ngang Bộ.

          Phần nội dung của Nghị định trên bao gồm.

          Chương I-Những quy định chung (gồm 3 điều – các điều có tiêu đề)

          Chương II-Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, Bộ trưởng (gồm 11 điều, các điều có tiêu đề)

          Chương III- Cơ cấu tổ chức của Bộ (gồm 7 điều, các điều có tiêu đề)

          Chương IV – Chế độ làm việc và trách nhiệm cảu Bộ trưởng (gồm 6 điều, các điều có tiêu đề)

          Chương V – Điều khoản thi hành (gồm 3 điều, các điều có tiêu đề)

          Như vậy, Nghị định 86/2002/NĐ-CP gồm 5 chương, 30 điều.

Mẫu: Nghị định

CHÍNH PHỦ                                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: ……./CP                                                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                         …………., ngày …….. tháng …….. năm ……

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về việc …………..(1)…………….

CHÍNH PHỦ

Căn cứ ………(2) …….……………………………………………………………….

Căn cứ ……. (3) ..……………………………………………………………………..

Theo đề nghị của ...…………………………………………………………………...

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1. …........(4) …………..…………………………………………………………

Điều 2. ……….(5) .……………………………………………………………………

Điều 3. Các ……….(6) ………………… Chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

                                                                                                  T/M CHÍNH PHỦ

Nơi nhận                                                                                       Thủ tướng

-         ………….

-         …………

-         Lưu                                                                                (Ký tên, đóng dấu)

1.     Ghi rõ, vắn tắt nội dung vấn đề ban hành.

2.     Nếu ban hành những chính sách lớn mà Hiến pháp, Luật trao quyền cho Chính phủ thì ghi điều của Hiến pháp, Luật trao quyền: nếu là quyền đương nhiên của Chính phủ thì ghi: Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992 (ghi gọn lấy ngày Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ Nhất thông qua ngày 30 tháng 9 năm 1992 làm căn cứ).

3.     Nêu căn cứ trực tiếp đối với chính sách, chế độ, thể lệ định ban hành. Ví dụ Pháp lệnh hoặc Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoặc Nghị quyết của Chính phủ (nếu có).

4.     Trường hợp nội dung Nghị định dài, bao gồm nhiều vấn đề, phạm vi lớn hơn có thể chia thành chương, mục, điều. Nếu thành lập, bãi bỏ hoặc quy định chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy các cơ Quan Nhà nước cần sắp xếp theo thứ tự, ví dụ:

-         Tên và chức năng chủ yếu của cơ quan thành lập.

-         Trong nhiệm vụ cụ thể và cơ cấu tổ chức cũng nên sắp xếp thứ tự trong từng lĩnh vực (quy hoạch, kế hoạch, chế độ, chính sách, vv…..

5.     Thông thường quy định:

-         Phạm vi hiệu lực thi hành của Nghị định. Ví dụ: Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký (nếu cần có thời gian để chuẩn bị thì ghi Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ….. tháng ….. năm …..)

-         Nêu văn bản bị sửa đổi hoặc bãi bỏ (nêu rõ số ….. ký hiệu, ngày, tháng, năm, tên văn bản, của …….. để tiện tra cứu).

-         Trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, báo cáo.

Nếu liên quan đến tất cả các cơ quan cần nêu tất cả, ví dụ: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này…, nếu chỉ liên quan đến ngành nào, địa phương nào thì nêu rõ Thủ trưởng ngành đó và Ủy ban Nhân dân địa phương có liên quan thi hành.

Ví dụ:

CHÍNH PHỦ

Số: 77/2005/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----- o0o -----

Hà Nội , Ngày 09 tháng 06 năm 2005

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về việc ban hành mẫu hướng dẫn xây

dựng điều lệ hợp tác xã

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với:

a) Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã) được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2003;

b) Các hợp tác xã đã thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 1996, nay chuyển sang hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2003.

2. Quỹ tín dụng nhân dân không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này.

Điều 3. Mỗi hợp tác xã có Điều lệ riêng. Hợp tác xã có quyền quy định các nội dung khác trong Điều lệ hợp tác xã, nhưng phải phù hợp các quy định của Luật Hợp tác xã năm 2003, Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Nghị định này thay thế:

a) Nghị định số 41/CP ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã Thương mại;

b) Nghị định số 43/CP ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã Nông nghiệp;

c) Nghị định số 44/CP ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã Công nghiệp và Xây dựng;

d) Nghị định số 45/CP ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã Giao thông vận tải;

đ) Nghị định số 46/CP ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã Thuỷ sản.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 T/M Chính phủ  

Thủ tướng

(Đã ký)

                         Phan Văn Khải  

CHÍNH PHỦ

_______

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

Số:     /20..(1)../NĐ-CP

Hà nội,  ngày    tháng     năm 20..(1)..

NGHỊ ĐỊNH

Ban hành......................(2).......................

________________ 

CHÍNH PHỦ

         Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; 

         Căn cứ....................................(3)..............................................................;

         Theo đề nghị của.......................................................................................

NGHỊ ĐỊNH

         Điều 1.Ban hành kèm theo Nghị định này........................................

         .......................................................(2)..................................

          Điều 2………… .................................................................................

          Điều ..................................................................................................../.

Nơi nhận

                               T/M Chính phủ

-..................;

                              Thủ tướng

-..................;

                              (Ký tên – đóng dấu)

- Lưu VT, ...(5). A.XX(6)

 Ghi chú:

        (1) Năm ban hành

        (2) Tên của bản quy chế (điều lệ) được ban hành

        (3)Tên văn bản quy phạm pháp luật được dùng làm căn cứ trực tiếp để ban hành nghị định

        (4) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ soạn thảo nghị định

        (5) Chữ viết tắt tên đơn vị của Văn phòng Chính phủ chủ trì dự thảo nghị định và số lượng bản lưu (nếu cần)

        (8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần)

----------------

 Mẫu quy chế điều lệ ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ

CHÍNH PHỦ

_______

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

 QUY CHẾ (ĐIỀU LỆ)

......................(1).......................

Ban hành kèm theo Nghị định số......../20/NĐ-CP 

ngày ... tháng... năm 20... của Chính phủ

________________ 

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

          Điều 1.......................................................................................................

          Điều .........................................................................................................

Chương...

..............................................

Điều.........................................................................................................    Điều.......................................................................................................

        Điều ........................................................................................................./.

                                                               T/M CHÍNH PHỦ

                                                 THỦ TƯỚNG

                                                  (Chữ ký, dấu)

                                                Họ và tên

---------------------------

 Ghi chú:

        (1) Trích yếu nội dung của ban quy chế (điều lệ)

5.4. Soạn thảo thông tư

5.4.1. Khái niệm

          Thông tư dùng để hướng dẫn, giải thích các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ và Quyết định. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Thông tư dùng để hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ phụ trách. Ngoài ra Thông tư dùng để hướng dẫn thi hành pháp luật. Thông tư là văn bản có quy phạm pháp luật.

          Thông tư có thể chia thành 2 loại:

          *Thông tư của Bộ trưởng

          *Thông tư liên bộ

          Loại Thông tư liên bộ được ban hành trong trường hợp phối hợp với Bộ khác hay cơ quan khác của đoàn thể Trung ương để quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

5.4.2. Thẩm quyền

          -Bộ trưởng có thẩm quyền ban hành Thông tư.

          -Bộ trưởng cùng với các cơ quan đoàn thể trung ương

          -Thẩm quyền này được ghi trong Luật ban hành văn bản pháp quy và điều khoản thi hành mà Chính phủ và Thủ tướng giao cho Bộ.

5.4.3. Bố cục

          Thông thường Thông tư được bố cục về nội dung theo cách trình bày:

          Phần I, II, III (có tiêu đề)

          Mục 1, 2, 3…

          Điểm a, b, c…

          Bố cục của Thông tư cụ thể như sau

          a.Phần thể thức chung

          b.Phần nội dung

          Được chia thành các phần (I, II, III…), mục và điểm  phù hợp với yêu cầu hướng dẫn và mức độ áp dụng vào các cơ quan liên quan. Giải thích hướng dẫn triển khai thực hiện, trong đó có sự cụ thể hóa vào từng ngành từng cấp.

          Tiếp theo là phần tổ chức thực hiện: Xác định trách nhiệm thi hành của từng cấp, từng ngành. Phần này quy định chế độ sơ kết, thỉnh thị, báo cáo.

          c.Phần thẩm quyền ký

          Thông tư của Bộ trưởng                                                 Bộ trưởng

                                                                                       (Ký tên – đóng dấu)

                                      Hoặc                                             K/T Bộ trưởng

                                                                                              Thứ trưởng

                                                                                        (Ký tên – đóng dấu)

          Thông tư liên bộ

          Bộ trưởng bộ…              Bộ trưởng bộ…                 Bộ trưởng bộ…

    (Ký tên – đóng dấu)           (Ký tên – đóng dấu)          (Ký tên – đóng dấu)

Mẫu- THÔNG TƯ

Bộ…                                                        Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Số…/Năm…/TT-…                                           Độc lập –Tự do-Hạnh phúc

Địa danh…ngày…tháng…năm

THÔNG TƯ

                             V/v Hướng dẫn…

          -Căn cứ…

          -Căn cứ…

          Hoặc : Thi hành …(văn bản cấp trên)

          I-Quy định chung (hay đối tượng, phạm vi)

          II-Quy chế cụ thể

          1.(Các điểm)

          2.

          3.

          -        (các đoạn)

          -

          III…

                                                                               Bộ trưởng Bộ…

                                                                            (Ký tên-đóng dấu)

Nơi nhận                                                      hoặc  K/T Bộ trưởng Bộ …

          -                                                                                 Thứ trưởng

          -                                                                             (Ký tên-đóng dấu)

          -Lưu

5.5. Soạn thảo chỉ thị

5.5.1. Khái niệm

Chỉ thị là văn bản của lãnh đạo dùng để truyền đạt chủ trưởng, chính sách, biện pháp quản lý đến cấp dưới theo hệ thống và giao nhiệm vụ, đôn đốc để mọi hoạt động quản lý đi vào nề nếp.

          Cần lưu ý: Những cơ quan không có cấp dưới theo hệ thống thứ bậc hành chính không ban hành chỉ thị. Chỉ thị khác Quyết định là không đề ra chính sách mới.

          Trong một Chỉ thị có quy phạm pháp luật.

5.5.2. Thẩm quyền

          Các cá nhân và cơ quan sau có thẩm quyền ban hành Chỉ thị:

          *Thủ tướng Chính phủ

          *Bộ trưởng

          *Ủy ban nhân dân

5.5.3. Bố cục

          Chỉ thị được soạn dưới dạng “văn xuôi chương mục”

          *Phần mở đầu

          -Nêu mục đích việc ra Chỉ thị

          -Hoặc nêu căn cứ pháp lý

          -Hoặc nêu trực tiếp tình hình mà Chỉ thị đề cập

          -Có thể kết hợp cả ba phần trên vào một Chỉ thị

          *Phần nội dung chỉ đạo

          -Có thể chia thành chương mục

          -Nêu khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn

          -Nêu mệnh lệnh, chủ trương

          -Giao nhiệm vụ, mục tiêu cần phải đạt cho cấp dưới.

          *Phần tổ chức thực hiện

          -Xác định rõ mục tiêu thực hiện cho chủ thể

          -Giới hạn thời gian thực hiện

          -Quyết định chế độ tổng kết, thỉnh thị, báo cáo.

          Trên đây là bố cục nội dung của một Chỉ thị. Song với quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi của từng chủ thể quản lý(có thẩm quyền ban hành Chỉ thị) sẽ có những đặc điểm riêng.

          + Chỉ thị cảu Thủ tướng Chính phủ

          Thủ tướng Chính phủ, với tư cách là người đứng đầu Chính phủ - cơ quan hành chính cao nhất, ban hành Chỉ thị để chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, phối hợp hành động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện chương trình, chính sách, luật pháp Nhà nước và các Quyết định của Chính phủ.

          + Chỉ thị của Bộ trưởng

          Bộ trưởng ban hành Chỉ thị để đè ra chủ trương, biện pháp và chỉ đạo các cơ quan đơn vị thuộc quyền thực hiện Quyết định, chủ trương, luật pháp thuộc lĩnh vực công tác của ngành. Giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Ban hành Chỉ thị nhằm giải quyết các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ đã được luật pháp quy định.

          + UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Chỉ thị để truyền đạt và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của trung ương, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh trong trường hợp không cần thiết phải ban hành Quyết định. Cơ quan cấp trên ban hành Chỉ thịi để giao trách nhiệm cho cơ quan hành chính cấp dưới thực hiện chủ trương công tác.

Ví dụ:

 Mẫu Chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố 

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH(1)

­­_____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Số:  (2)/20.../CT-UBND

   Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20 …

CHỈ THỊ (3)

Về .................(4)............................

__________

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................./.

Nơi nhận: (7)

-Thường trực Thành ủy; (8)

- Thường trực HĐND.TP;

- Thường trực UBND.TP;

- Các sở-ban-ngành;

- UBND các quận-huyện;

- ………..;

- .……….;

- Lưu: VT, (9).

   T/M ỦY BAN NHÂN DÂN (5)

Chủ tịch

(hoặc K/T Chủ tịch

Phó Chủ tịch)

  (Ký tên – đóng dấu) (6)

 Ghi chú:

(1) Cơ quan ban hành: cỡ 13, in hoa, đậm;

(2) Lấy số thứ tự theo Chỉ thị;

(3) Tên văn bản: cỡ 15, in hoa, đứng, đậm;

(4) Trích yếu: cỡ 14, chữ thường, đứng, đậm;

(5) Thẩm quyền: cỡ 14, in hoa, đậm;

(6) Họ, tên người ký: cỡ 14, in thường, đậm;

(7) Nơi nhận: cỡ 12, in thường, nghiêng đậm;

(8) Đơn vị nhận văn bản: cỡ 11, in thường, đứng;

(9) Chữ viết tắt tên người, đơn vị soạn thảo và ký hiệu c

5.6. Soạn thảo Nghị quyết

5.6.1. Khái niệm

          Nghị quyết là loại văn bản dùng để ghi lại chính xác kết luận và Quyết định của hội nghị tập thể.

          *Nghị quyết của Quốc hội:

          Nghị quyết của Quốc hội là hình thức văn bản pháp quy.

          Quốc hội ban hành Nghị quyết để đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chính sách tài chính tiền tệ, dự toán ngân sách…

          *Nghị quyết của UBTVQH:

          UBTVQH thông qua Nghị quyết để giải trình và giám sát việc thi hành Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh; giám sát hướng dẫn các hoạt động của cơ quan Nhà nước theo nhiệm vụ và quyền hạn.

          *Nghị quyết của Chính phủ:

          Nghị quyết của Chính phủ để đảm bảo thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết cảu Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH; lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; quy định chủ trương, biện pháp, chính sách lớn về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

          *Nghị quyết của Hội đồng nhân dân:

          Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách, quốc phòng an ninh ở địa phương.

5.6.2. Bố cục

          Nghị quyết trình bày theo thể văn “điều khoản” hay “chương mục”

          Kết cấu của Nghị quyết gồm 3 phần

          *Phần: Căn cứ ra Nghị quyết

          *Phần: Nội dung thảo luận: Quyết định các giải pháp mà các thành viên hội nghị biểu quyết.

          *Phần: Biện pháp tổ chức thực hiện.

Mẫu soạn thảo Nghị quyết:

CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số         /20......NQ-CP

Hà Nội, ngày ...........tháng ...........năm 20.....

NGHỊ QUYẾT

...................................................................

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ ................................. …................................................................... ;

.................................................................................................................... ,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. ................................ .......................................................................

............................................................................................................................

Điều 2. ........................................................................................................

............................................................................................................................

Điều ... ........................................................................................................

.......................................................................................................................   ./.         

Nơi nhận:

- .......................;

- Lưu : VT, ....

T/M CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Ký tên –đóng dấu)

5.7.Soạn thảo quyết định

5.7.1. Khái niệm

     Quyết định là một loại văn bản được dùng để tổ chức và điều chỉnh các hoạt động xã hội, hành vi của con người nhằm thực hiện chức năng quản lý của cơ quan thẩm quyền hoặc tổ chức.

     Quyến định là phương tiện để người quản lý thực hiện các mệnh lệnh và nội dung quản lý của mình tới các đối tượng quản lý.

     Quyết định được chia thành hai loại:

     *Quyết định chung (Quyết định lập quy)

     *Quyết định riêng (quyết định cá biệt)

     Quyết định lập quy đặt ra hay sửa đổi các quy phạm, cụ thể hóa các quy phạm pháp luật, điều chỉnh chung đến nhiều đối tượng.

     + Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

     -Để ban hành các chủ trương, các biện pháp lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương.

     -Quyết định những chủ trương, chế độ, thể lệ thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

     + Quyết định của Bộ trưởng:

     -Quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan đơn vị trực thuộc.

     -Quy định các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm và các định mức kinh tế kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

     -Quy định các biện pháp để thực hiện. Các chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề được Chính phủ giao.

     + Quyết định của UBND tỉnh:

     -Để ban hành các chủ trương, biện pháp cụ thể thực hiện luật pháp Nhà nước, các chủ trương chính sách, quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng và Nghị quyết của HĐND cùng cấp.

     -Để tổ chức thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với cơ quan tổ chức trong việc chấp hành luật pháp của Nhà nước.

     -Và các vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND đã được luật pháp quy định.

5.7.2. Bố cục

     Quyết định được soạn thảo theo thể văn “điều khoản”. Kết cấu của Quyết định gồm 2 phần:

     + Phần căn cứ

     Phần này nêu các cơ sở pháp lý và tình hình thực tiến để ban hành văn bản.

     Phần căn cứ đảm bảo đủ ba yếu tố:

*Thẩm quyền

     Việc dẫn văn bản quy định thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức.

     *Căn cứ pháp lý

     Việc dẫn văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định những vấn đề liên quan đến nội dung Quyết định.

     *Đề xuất

     Để ban hành Quyết định phải do một cơ quan (bộ phận) đề nghị, ban hành Quyết định.

     + Phần nội dung:

     Phần này gồm các điều, khoản.

     Điều 1 thường là nội dung chính của Quyết định.

     Các điều, khaỏn tiếp theo, mỗi điều là một nội dung hoặc tác động đến một đối tượng khác nhau.

     Điều cuối cùng là điều thi hành, quy định rõ đối tượng thi hành và thời gian thi hành.

5.7.3. Quy định, Quy chế, Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định, Quyết định.

     + Quy định, Quy chế, Điều lệ để hợp thức, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thường ban hành chúng kèm theo một văn bản chính thức như: Nghị định, Quyết định.

     + Các văn bản này cũng chứa QPPL điều chỉnh một phạm vi, lĩnh vực, cho một đối tượng nhất định.

     + Nó được dùng khá phổ biến trong điều kiện chuển đổi cơ chế, khi mà quan hệ xã hội xuất hiện, tuy chưa chín muồi, chưa ổn định.

     + Quy chế: là các quy định về tổ chức, hoạt động, mối quan hệ, nghĩa vụ pháp lý của một tổ chức, bộ máy.

     + Quy định: là các quy tắc bắt buộc đối với những đối tượng cụ thể, cho phép được làm hoặc không được làm những công việc, hành vi, đưa ra các thủ tuc, trình tự giải quyết một vấn đề…

     *Hình thức Quy định (Quy chế)

     -Tiêu ngữ

     -Cơ quan ban hành

     -Tên trích yếu của Quy định

     -Không có địa danh, ngày tháng

     -Không có số và ký hiệu

     Dưới phần trích dẫn ghi rõ:

     “Ban hành kèm theo Quyết định số…ngày…của…”

     -Phần nội dung Quy định, Quy chế:

     Chia thành chương, điều cụ thể

     -Cuối phần Quy định hoặc Quy chế có ký tên đóng dấu (dùng dấu treo là không đúng quy định).

==========***===========

CHƯƠNG VI

PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ THÔNG THƯỜNG

6.1. Soạn thảo Quyết định cá biệt

     *Khái niệm

     Quyết định cá biệt dùng để tổ chức, điều chỉnh đối tượng cụ thể, là phương tiện thực hiện mệnh lệnh và nội dung quản lý ở một cơ quan, tổ chức cụ thể.

     *Loại Quyết định cá biệt

     -Quyết định có nhiều loại, song tựa trung có 4 nhóm Quyết định chính:

     -Quyết định ban hành chính sách(đặt ra hoặc thay đổi quy định)

     -Quyết định thành lập tổ chức bộ máy

     -Quyết định nhân sự

     -Quyết định điều chỉnh văn bản (sửa đổi, đình chỉ, bãi bỏ văn bản)

     *Bố cục của Quyết định

     Quyết định cá biệt được trình bày theo thể văn “điều, khoản”

     Điều : Nội dung chính

     Điều khác: Mỗi điều một nội dung hoặc tác động đến đối tượng khác nhau

     Điều cuối: Là điều thi hành.

          *Đặc điểm của một số Quyết định cụ thể:

          + Quyết định thành lập

          -Phần căn cứ

          .Nêu quyền hạn và trách nhiệm

          .Nêu sự phân cấp

          .Nêu đề xuất(là đơn vị cơ sở hay bộ phận chức năng)

          -Phần nội dung

          Điều 1:

          Thành lập đơn vị (có tên gọi chính xác, đầy đủ và nếu là đơn vị kế thừa về mặt lịch sử thì ghi xuất cứ từ nơi nào)

          Điều 2:

          Nêu rõ thứ bậc của đơn vị mới được thành lập trong bộ máy tổ chức

          Điều 3:

          Nêu chức năng nhiệm vụ

          Điều 4:

          Giao nhiệm vụ(nêu rõ các đối tượng phải thực hiện Quyết định)

          -Phần thẩm quyền ký

          Loại văn bản này thông thường là thủ trưởng cơ quan ký.

          + Quyết định bổ nhiệm

Nội dung chính:

                                      Quyết định

                             v/v bổ nhiệm cán bộ

                             Tên cơ quan ban hành văn bản

-Căn cứ…

-Căn cứ…

-Xét yêu cầu công tác và khả năng cán bộ;

-Xét đề nghị của …

                                       Quyết định

          Điều 1: Nay bổ nhiệm ông…

                    Cán bộ…

                   Giữ chức vụ…

          Điều 2: Ông…

                   Được hưởng phụ cấp chức vụ bằng…

                   Kể từ…

          Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

          Điều 3: Các đơn vị (đối tượng)

          Cá nhân(đối tượng) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

          + Quyết định điều chuyển văn bản

          Phải nói rõ tên văn bản điều chỉnh, sau đó nêu cụ thể nội dung cần điều chỉnh(nêu rõ tại điều, khoản nào). Nếu chỉ điều chỉnh một nội dung thì phải nêu: giữ nguyên các nội dung khác của văn bản được điều chỉnh một phần. Điều cuối cùng là trách nhiệm thi hành.

          Ví dụ:

          -Nếu điều chỉnh toàn bộ một văn bản

          Điều 1 ghi: Bãi bỏ (hoặc hủy bỏ) Quyết định số…

                             Ngày….                của… về việc…

          Điều 2 ghi: Ngày có hiệu lực của Quyết định (chẳng hạn quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký).

          Điều 3: Trách nhiệm thi hành(trình bày giống như Quyết định bổ nhiệm).

          -Nếu điều chỉnh một phần văn bản

          Điều 1 ghi: Nay bổ sung (hoặc sửa đổi) nội dung tại điều… của Quyết định số…ngày…của…về việc…

          Ở điều cuối của Quyết định (trách nhiệm thi hành, nếu là cá nhân thi ghi đích danh, nếu là cơ quan thì ghi chức danh người đứng đầu).

          Chẳng hạn: Giám đốc sở… chủ tịch quận và ông Nguyễn Văn A chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

6.2. Soạn thảo Tờ trình

          *Khái niệm

          Tờ trình là loại văn bản đề xuất lên cấp trên có thẩm quyền nhằm được phê chuẩn một chủ trương, một đề án mới hoặc thay thế quy định, quy chế, định mức…Khi cơ quan cấp trên duyệt mới được thực hiện.

          Cần lưu ý rằng nếu vấn đề trình cấp trên phê duyệt không có tính chất mới thì không lamg Tờ trình mà làm Công văn đề nghị.

          *Bố cục của Tờ trình

          + Phần thứ nhất

          -Nêu lý do đưa ra vấn đề trình

          -Phân tích thực trạng của vấn đề trình

          + Phần thức hai

          -Nêu nội dung của vấn đề trình

          -Trình bày có lựa chọn tính hiệu quả và khả thi

          -Nêu bật khó khăn, thuận lợi và đề ra các giải pháp

          + Phần thứ ba

          -Nêu ý nghĩa tác dụng của vấn đề trình

          -Kiến nghị cấp trên phê chuẩn

          Tờ trình thông thường được trình bày theo thể “văn chương mục”

          Phần I, II, III…

          Điểm 1, 2, 3…

6.3. Soạn thảo Công văn

          *Khái niệm

          Công văn là lọai văn bản dùng để trao đổi, giao tiếp giữa cơ quan với cơ quan, giữa cơ quan với công dân, giải quyết công việc vì lợi ích chung.

          *Loại công văn

          + Công văn cấp trên gửi xuống cấp dưới

          -Công văn chỉ đạo, yêu cầu

          -Công văn đôn đốc, nhắc nhở

          -Công văn trả lời, hướng dẫn

          -Công văn chấp thuận, cho phép

          + Công văn cấp dưới gửi lên cấp trên

          -Công văn đề nghị

          -Công văn xin ý kiến

          -Công văn hỏi

          + Công văn ngang cấp (các cơ quan trao đổi Công văn với nhau)

          -Công văn đề nghị phối hợp

          -Công văn trao đổi, giao dịch

          + Công văn Nhà nước gửi cho công dân

          -Công văn hướng dẫn, giải thích

          -Công văn trả lời

          *Bố cục của một Công văn

          -Phần mở đầu: Nêu lý do, tóm tắt mục đích viết Công văn

          -Phần nội dung: Nêu cách giải quyết, nêu quan điểm, thái độ của cơ quan gửi Công văn

          -Phần kết thúc: Thể hiện nghi thức (thường bằng lời chào)

          *Ngôn ngữ sử dụng trong Công văn

          Công văn là thể hiện văn hành chính, nên có một số đặc điểm chung như sau đối với tất cả các loại Công văn:

          Cách hành văn: Một Công văn soạn ra là nhằm giải quyết một số vấn đề. Người viết Công văn phải diễn đạt mạch lạc, khúc triết, chính xác. Nội dung chỉ xoay quanh vấn đề đã nêu.

          Câu văn: Đòi hỏi câu văn phải ngắn gọn. Thông thường diễn đạt bằng các câu đơn có đủ ba thành phần (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ).

          Từ ngữ: Cố gắng dùng từ mang sắc thái hành chính công vụ. Không dùng từ quá “văn hoa”, không dùng từ biểu cảm, ẩn ý hay đa nghĩa. Không dùng từ qua nôm na, quá “bình dân”. Đặc biệt trong Công văn không dùng từ địa phương hay tiếng lóng.

Tuy nhiên các loại Công văn cũng cần có những nết đặc thù nên khi soạn thảo cần chú ý những đặc điểm sau về ngôn ngữ:

          -Công văn đôn đốc

          + Bảo đảm tính nghiêm túc

          + Nêu hậu quả của công việc, nếu chậm trễ, quan liêu

          -Công văn từ chối

          Nên có túnh động viên, an ủi, song làm bật tính nguyên tắc của công việc.

          -Công văn thăm hỏi

          Bảo đảm tính chân thành, đặc biệt tránh khách sao, thờ ơ.

          -Công văn tiếp thu

          + Cần chân thành, mềm dẻo

          + Nêu bật được lý do khách quan, chủ quan.

          -Công văn hướng dẫn

          Cần đảm bảo tính logic, hệ thống hướng dẫn rõ ràng, chi tiết, cặn kẽ.

Mẫu Công Văn

Mẫu Công văn (ký thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------------------------------

Số : ...... /UBND-......

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                         -------------------------------------------------------------------------------

Về ........................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày .... tháng .... năm 20....

                                 Kính gửi:

                   - ..................................................;

                   - ..................................................

                        …….....…........................................................................................................

………………………………………………………………………………..................................................................................................……./.

Nơi nhận:

- Như trên;

-..............;

- Lưu: VT,

CHỦ TỊCH

    (hoặc KT. CHỦ TỊCH

         PHÓ CHỦ TỊCH)

            Họ và tên

Ví dụ 1:             NỘI DUNG CỦA CÔNG VĂN HƯỚNG DẪN

          Chấp hành chỉ đạo của UBND thành phố, Sở địa chính – nhà đất đã chỉnh sửa và in mẫu mới quyết định xác lập sở hữu nhà của Nhà nước. Các quận, huyện đã nhận mới và thực hiện hồ sơ trình UBND thành phố đã được hơn một tháng nay.

          Tuy nhiên, còn một số quận, huyện, việc ghi chép chưa thể hiện đầy đủ nội dung ghi trong Quyết định như tên đường, phường, quận ghi trên Mẫu Quyết định in sẵn nên hồ sơ không trình UBND thành phố được.

          Để cho việc trình UBND thành phố xác lập hồ sơ của Nhà nước được nhanh chóng, đề nghị phòng quản lý đô thị quận, phòng công nghiệp xây dựng giao thông vận tải huyện khi trình hồ sơ nên kiểm tra và ghi chép đầy đủ theo yêu cầu của Quyết định xác lập hồ sơ nhà của Nhà nước cụ thể.

          Điều 1: Nay xác lập quyền sở hữu Nhà nước đối với:

          Nhà số: Nếu không có số nhà thì ghi tên cửa hàng, tên cơ sở sản xuất, bến bãi…

          Đường (Ấp): Nếu không có tên đường thì ghi tên Ấp; tổ dân phố, hương lộ…

          Phường (xã, thị trấn): Ghi đầy đủ tên phường hoặc tên xã, thị trấn.

          Điều 2: (đã in sẵn)

          Điều 3: Chánh văn phòng UBND thành phố…

          UBND quận(huyện): đề nghị ghi tên quận, huyện.

          Nay, Sở địa chính – nhà đất đề nghị phòng quản lý đô thị quận, huyện, phòng công nghiệp xây dựng giao thông vận tải thực hiện đúng tinh thần nội dung hướng dẫn này./.

Ví dụ 2:        NỘI DUNG CỦA CÔNG VĂN ĐÔN ĐỐC

          Chấp hành Chỉ thị số:… /CT-UB-TH ngày…

Của UBND thành phố… về thực hiện quy chế, chế độ báo cáo, UBND quận đã có Công văn số:…/ UB ngày… về việc chấn chỉnh công tác thực hiện báo cáo đối với các phòng, ban trực thuộc UBND các phường.

          Đến nay, một số đơn vị đã chấp hành tốt. Tuy nhiên cũng còn tình trạng nộp báo cáo chậm, thực hiện không đầy đủ các loại báo cáo (tuần, tháng, năm) làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo quận, cũng như khôn gkịp thời báo cáo cho UBND thành phố.

          UBND quận biểu dương các đơn vị đã chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo, đồng thời phê bình nhắc nhở đối với đơn vị chưa thực hiện tốt và yêu cầu thủ trưởng đơn vị phải quan tâm theo dõi thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định./.

Ví dụ 3: NỘI DUNG CỦA CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ

          Năm học 2000-2001 ngành Giáo dục – Đào tạo quận đã đóng góp nhièu thành tích xuất sắc vào sự nghiệp giáo dục của quận và thành phố. Trong đó có nhiều đơn vị, cá nhân đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào kết quả chung của ngành Giáo dục- Đào tạo.

          Để đông viên phong trào thi đua của ngành trong những năm tới, UBND quận kính đề nghị UBND thành phố…, thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng thành phố, sở Giáo dục –Đào tạo thành phố xét khen thưởng cho các đơn vị cá nhân thuộc ngành Giáo dục – Đào tạo quận…

<có tên theo danh sách đính kèm>

          Kính mong được sự chấp thuận.

Ví dụ 4:           NỘI DUNG CỦA CÔNG VĂN CHẤP THUẬN

          Xét đề nghị của Sở Tư pháp thành phố tại Công văn số 103 /STP- VP ngày 11 tháng 02 năm 1999, UBND thành phố có ý kiến chỉ đạo như sau:

          1.Chấp thuận cho Sở Tư pháp thành phố được tổ chức in ấn, phát hành một số loại biểu Mẫu, sổ sách hộ tịch sau đây:

          -Đơn xin đăng ký khai sinh (dùng trong trường hợp có yếu tố nước ngoài)

          -Đơn xin đăng ký khai tử

          -Sổ đăng ký, nhận cha, mẹ, con (in theo số lượng đăng ký của UBND các quận, huyện)

          -Sổ đăng ký giám hộ

          2. Giao cho UBND các quận huyện in ấn và phát hành các loại biểu Mẫu hộ tịch khác do UBND phường, xã sử dụng. Sở Tư pháp thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể in ấn các biểu Mẫu này.

          3.Việc in ấn, phát hành các loại biểu Mẫu, sổ sách hộ tịch nêu trên đây phải theo đúng quy cách, nội dung và kích cỡ các Mẫu của Bộ Tư pháp đã hướng dẫn.

Ví dụ 5:           NỘI DUNG CỦA CÔNG VĂN PHÚC ĐÁP

          UBND quận có nhận được đơn đề ngày… của bà… cư ngụ tại… xin xem xét, giải quyết việc ông… chiếm dụng căn nhà số…

          Qua xem xét hồ sơ, UBND quận trả lời như sau:

          Căn nhà bà đã mua cảu Ông… thuộc sở hữu tư nhân, nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận. Nếu có nhu cầu, bà gửi đơn khởi kiện tại tòa án Nhân dân để được xem xét giải quyết theo đúng thẩm quyền.

          Trân trọng kính chào.

6.4. Soạn thảo Biên bản

          *Khái niệm Biên bản

          Biên bản là loại văn bản ghi chép lại một sự việc, một hoạt động theo đúng thời gian, không gian, trạng thái mà sự việc, hành động diễn ra. Biên bản hội nghị có tác dụng miêu tả diễn biến, ghi lại các ý kiến, ghi lại các kết luận, quyết định của hội nghị.

          Trong quản lý Nhà nước, Biên bản còn là cơ sở pháp lý để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Thống báo trong quá trình điều hành quản lý Nhà nước.

          *Yêu cầu của Biên bản

          Biên bản phải ghi nhận lại sự việc một cách đầy đủ, chính xác, trung thực và khách quan. Người lập Biên bản, ở chừng mực nào đó, là người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi lập Biên bản.

          *Loại Biên bản:

          -Biên bản ghi lại sự kiện, sự cố

          -Biên bản bàn giao, nghiệm thu, kiểm kê tài sản

          -Biên bản hội nghị.

6.5. Soạn thảo Diễn văn hội nghị

          *Khái niệm về diễn văn

          Diễn văn không phải là văn bản quản lý Nhà nước. Diễn văn là bài phát biểu mang tính nghi thức, do cấp trên hay thủ trưởng cơ quan đọc (hoặc nói).

          Diễn văn biểu thị ý tưởng của nười nói, tác giả chuyển đến người nghe (đối tượng) tình cảm, tư tưởng, nhận định, đánh giá hoạt động của đơn vị, phong trào, giai đoạn… và vạch hướng chỉ đạo.

          *Vai trò của Diễn văn

          Như đã nói ở trên, diễn văn về mặt chính thức không phải là Chỉ thị, không phải văn bản quản lý của cấp trên đối với cấp dưới. Song thực tế diễn văn lại có vai trò, trong một số trường hợp nào đó, như là một sự chỉ đạo, một Chỉ thị, một tháo gỡ cho cấp dưới.

          *Yêu cầu đối với diễn văn

          Xuất phát từ thực tiễn, một nhà quản lý phải nắm được “thuật diễn thuyết”. Quản lý về bản chất mà nói là làm việc với con người và thông qua con người mà đạt được mục tiêu quản lý của mình. Nói một cách ngắn gọn là : Quản lý, thực ra là bảo người khác làm theo ý mình. Mà đọc diễn văn và thông qua diễn văn, nàh quản lý truyền đạt ý tưởng, thu hút lôi cuốn đối tượng nhận thức được ý tưởng và hành động để đạt mục tiêu quản lý.

          Nhà lãnh đạo, với vị trí của mình, trước hết là người đứng đầu hệ thống, người đại diện cao nhất cho mọi lợi ích của hệ thống, và như vậy trong hoạt động quản lý, người lãnh đạo phải thể hiện mình không chỉ là một nhà chính trị, nhà chuyên môn mà còn phải là một nhà giáo dục, nhà tâm lý, luôn là trung tâm thu hút mọi người. Một trong những điều kiện để đánh giá thể hiện sự thu hút là thông qua các bài phát biểu, thông qua những cuộc diễn thuyết trong tình huống cụ thể.

          Để làm được công tác tư tưởng, nhà quản lý pahỉ am hiểu tâm lý con người, trong công việc không cứng nhắc, khô khan bởi nhà quản lý muốn dẫn dụ con người đến với cái hay, cái đẹp, cái đúng, cái chân, cái thiện, phải cảm hóa, làm cho họ tâm đắc mà hướng theo.

          Khi phát biểu (diễn thuyết), điều trước tiên phải thu hút được người nghe.

          Thu hút bằng cách nào?

          -Hãy qua giọng nói mà thu hút người nghe.

          Giọng nói là “tiếng vọng” của tâm hồn. Hãy nói say sưa, tự tâm. Lúc cần, giọng sẽ phải lên bổng, xuống trầm, lúc gay gắt, lúc đầy vẻ thông cảm lắng đọng thiết tha.

          -Hãy đừng ngần ngại sử dụng các động tác, các cử chỉ như: ánh mắt, vung tay, lắc mình. Nét mặt biến thái theo tình tiết lời nói… sẽ giúp người “diễn thuyết” thu hút được khán giả theo ý mình Hãy qua nét mặt mà người nghe nhận thấy buồn –vui- lên án.

          -Hãy cho họ thật qua các ví dụ sống động.

          Sự thật không cần nói nhiều, chỉ cần nêu và đánh giá

          -Hãy làm cho người nghe phải cười, thậm chí những tràng cười kèm theo tiếng vỗ tay.

          Hãy tìm cách diễn đạt thật dí dỏm: đơn giản cũng được dí dỏm hóa, phức tạp cũng phải được dí dỏm hóa.

          -Hãy đừng diễn đạt đơn điệu

Kho từ ngữ rất phong phú đa dạng vì vậy đừng ngại điểm thơ ca, nên chịu khó dùng thành ngữ. Nếu tất cả các ý của bài phát biểu đều được xuất phát băng thành ngữ thì còn gì bằng.

          -Hãy đừng nói dài

          Người ta phê rằng: Nói dài là nói dai và sẽ nói dại. Cố gắng diễn đạt thật có trọng tâm, chọn vài vấn đề, tránh lan man dàn trải.

          -Hãy để cho người nghe soi thấy bóng mình trong bài phát biểu.

          Điều này là cần thiết, bởi lẽ thành tích của đơn vị không chỉ do lãnh đạo, không chỉ do những nhân tố tích cự tạo ra mà do tất cả mọi thành viên của tập thể tạo thành. Nói đến lợi ích hãy đề cập đến cả ba loại lợi ích: Cá nhân, tập thể và Nhà nước

          -Hãy đừng “chê” quá gay gắt.

          Có “phê”, bởi “phê” để tìm ra bài học. Song hãy cố gắng tạo ra không khí động viên, phấn khích vì khung cảnh ở đây là hội nghị.

          Thực tế soạn và đọc diễn văn là công việc không dễ dàng chút nào. Khó khăn ở chỗ người quản lý phải:

          -Có trình độ ngôn ngữ, văn học nhất định

          -Nắm tâm lý đối tượng cụ thể

          -Có năng khiếu về “ăn nói” ở mức độ nào đó

          Và như vậy, để “diễn thuyểt” thành công, nhà quản lý cần phải tậo trung vào những khía cạnh sau:

          -Xác định được đối tượng (đối tượng thuộc lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, chuyên môn, giới, địa vị xã hội…)

          -Đánh giá được mức độ trang trọng của hội nghị (nhiều quan chức tới dự, hội nghị đông người, phòng họp được bài trí trang trọng…)

          -Xác định thời lượng đọc diễn văn (nắm được điều này để chọn lượng thông tin, cách trình bày phù hợp)

          -Xác định trọng tâm của vấn đề mà hội nghị đề cập.

          *Bố cục của bài diễn văn

          -Phần mở đầu: Nêu ý nghĩa, vai trò của vấn đề sẽ đề cập: tỏ lời chào mứng.

          -Phần nội dung: Nêu quá trình thực hiện, quá trình phát triển, kết quả, thành tích nổi bật của đơn vị. Biểu tượng khen ngợi những vấn đề, nhân tố mới. Nêu khó khăn, tồn tại cần khắc phục.

          -Phần kết thúc: Biển hiện sợ động viên, bày tỏ sự cảm ơn và kêu gọi sự hợp tác.

6.6. Soạn thảo Báo cáo

          *Khái niệm Báo cáo

          Báo cáo là loại văn bản để trình bày kết quả đã đạt được trong họat động của cơ quan, để đánh giá kết quả của một công tác lớn, hoặc phản ánh một sự việc bất thường xảy ra lên cấp trên hay ở hội nghị, ở đơn vị, ngành…

          *Loại báo cáo

          -Báo cáo sơ kết

          -Báo cáo tổng kết

          -Báo cáo định kỳ

          -Báo cáo đột xuất

          -Báo cáo hội nghị

          *Yêu cầu đối với Báo cáo

          -Trung thực, chính xác

          -Có trọng tâm, trọng điểm

          -Kịp thời (để cấp trên kịp thời chỉ đạo)

          *Bố cục một báo cáo

          -Phần mở đầu: Nêu nét tiêu biểu ở cơ quan. Nêu bật khó khăn, thuận lợi

          -Phần nội dung:

          + Nêu các kết quả đã làm được. Nêu những việc còn tồn tại chưa làm được.

          + Đánh giá : Nêu ưu, khuyết điểm nguyên nhân khách quan, chủ quan.

          + Rút ra bài học, định ra phương hướng

          -Phần kết thúc: Nêu đề nghị, kiến nghị, kết luận.

Ví dụ: BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC CƠ QUAN

          Tên cơ quan                                   Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

          Số…/BC                                              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                          Địa danh, ngày…tháng…năm...

BÁO CÁO

Tổng kết công tác năm…

Và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm…

Mở đầu:

          Nêu đặc điểm của cơ quan về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

          Nội dung:

          Phần I.         -Tổng kết công tác năm

                             -Nêu các kết quả đã làm được

                             -Phân tích đánh giá ưu khuyết điểm đã làm được

                   -Những bài học kinh nghiệm

          Phần II. Phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu phải thực hiện trong năm

                   -Nhiệm vụ chính phải làm, các chỉ tiêu

                   -Các biện pháp tổ chức thực hiện

                   -Các đề nghị lên cấp trên.

          Phần III. Kết luận: Nêu những kết quả công tác chủ yếu trong năm, tự nhận xét đánh giá: tốt, xuất sắc, hoàn thành kế hoạch cấp trên giao...

Nơi nhận                                                                 Thủ trưởng cơ quan

          -                                                                               (Ký tên –đóng dấu)

          -Lưu

Mẫu Báo cáo

          Tên cơ quan                                   Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

          Số…/BC –tên cơ quan                         Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

          ban hành

Địa danh, ngày…tháng…năm…

BÁO CÁO

          Phần mở đầu

          Phần nội dung

          Phần kết thúc

          Nơi nhận

-                                                                               Thủ trưởng cơ quan

-                                                                                (Ký tên-đóng dấu)

- Lưu

Ví dụ : BÁO CÁO NHANH

          Tên cơ quan                                   Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

          Số…/BC-                                               Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Địa danh, ngày…tháng…năm…

BÁO CÁO NHANH

V/v hỏa hoạn tại…

          Vào lúc…ngày…tại…đã xảy ra hỏa hoạn. Đây là khu nhà lụp sụp, nhà cửa dày đặc, xây cất chen chúc.

          Đến …giờ…đám cháy đã được dập tắt. Có …. hộ, gồm… nhân khẩu bị cháy nhà. Thiệt hại về tài sản theo ước tính ban đầu khoảng…tỉ đồng. Không có thiệt hại về người. Nguyên nhân gây ra cháy đang được điều tra rõ ràng. Đối tượng gây hỏa hoạn hiện bỏ trốn.

          Ngay sau khi xảy ra cháy, lãnh đạo chính quyền và công an địa phương đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo khắc phục tình hình và bố trí tạm cư cho bà con bị hỏa hoạn.

          Chú ý:

          Báo cáo đột xuất đòi hỏi phải đáp ứng thông tin khẩn cấp, về một sự việc bất thường, do đó báo cáo phải ngắn gọn. Loại này phải trả lời được 5 câu hỏi:

          - Cái gì đã xảy ra, xảy ra như thế nào?

          - Xảy ra khi nào?

          - Xảy ra ở đâu?

          - Xảy ra đối với ai hoặc ai gây ra?

          - Tại sao (nguyên nhân hay mức độ thiệt hại)

6.7. Soạn thảo kế hoạch công tác

          *Khái niệm Kế hoạch công tác

          Kế hoạch công tác là văn bản thể hiện hệ thống những công việc định làm với trình tự thời gian, cách thức, phương tiện cụ thể nhằm tổ chức thực hiện một chủ trương, Chỉ thị, Quyết định trên cơ sở thực tế của đơn vị.

          *Yêu cầu xây dựng kế hoạch

          -Đề ra nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho các đối tượng thực hiện.

          -Nêu rõ cách thức, trình tự thực hiện

          -Quy định thời gian thực hiện

          -Phù hợp với điều kiện thực tế.

          *Kết cấu của bản kế hoạch

          Phần mở đầu

          -Nêu lý do ban hành

          -Vien dẫn văn bản nếu tổ chức thực hiện Chỉ thị, Quyết định, kế hoạch cấp trên.

          Phần nội dung

          -Nêu mục đích yêu cầu của kế hoạch

          -Nêu nội dung kế hoạch

          -Phân công thực hiện

          Phần kết thúc:

          Động viên các đối tượng thực hiện kế hoạch và chế độ báo cáo. Nếu nhiều cơ quan cùng tham gia thực hiện một kế hoạch thì phải giao một đầu mối tổng hợp tình hình, báo cáo.

          Mẫu : KẾ HOẠCH CÔNG TÁC

          Tên cơ quan                                   Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

          Số…/KH-                                               Độc lâp- Tự do - Hạnh phúc

Địa danh, ngày…tháng…năm…

KẾ HOẠCH

V/v…

          Nơi nhận    

          -                                                                                Thủ trưởng cơ quan

          -                                                                                (Ký tên –đóng dấu)

          - Lưu

6.8. Soạn thảo Thông báo

          * Thông báo là hình thức văn bản để thông tin về nội dung và kết quả hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước. Thông báo dùng để truyền đạt kịp thời các Quyết định, mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền. Một số trường hợp thông báo còn dùng để thông tin nội dung, ý kiên chỉ đạo của cấp trên.

          Cần lưu ý: Thông báo không thay cho Quyết định, Chỉ thị vì Thông báo là hình thức văn bản không mang tính ra lệnh, bắt buộc.

          *Kết cấu của thông báo

          + Phần mở đầu

          -Đi thẳng vào nội dung cần thông báo hoặc nhắc lại tên văn bản hay cuộc họp có nội dung cần thông báo.

          -Nếu cần, đưa ra mệnh lệnh, chỉ đạo, quyết định

          + phần nội dung

          -Nêu vấn đề cần thông báo

          -Diễn đạt theo phần, mục để dễ hiểu

          + Phần kết thúc

          -Nhắc lại yêu cầu của thông báo để đối tượng liên quan thực hiện.

          Mẫu : THÔNG BÁO

          Tên cơ quan                                   Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

          Số…/TB-tên cơ quan                           Độc lập –Tự do- Hạnh phúc

ban hành VB     

Địa danh, ngày…tháng…năm…

THÔNG BÁO

V/v…

Phần mở đầu

          Phần nội dung

          Phần kết thúc

          Giao nhiệm vụ cho các đối tượng

          Nơi nhận

          -                                                                                 Thủ trưởng cơ quan

          -                                                                                   (Ký tên-đóng dấu)

          - Lưu

CHƯƠNG VII

PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO VĂN BẢN

KHOA HỌC KINH TẾ

7.1. Phương pháp viết tiểu luận

7.1.1. Chọn đề tài

          Phương châm:

          -Tránh: chọn đề tài thật “kêu”, song: Lực bất tòng tâm, bơi trên bể kiến thức, quá mới lạ.

          -Nên: Chọn cái người ta đang cần đến, hướng đến, bàn đến. Tóm lại, tiện và lợi. Như vậy,đề tài tiểu luận phải thảo mãn ba yếu tố sau:

          .Tính thực tiễn

          .Tính tiên tiến

          .Phạm vi của đề tài (không gian, thời gian, kiến thức)

Ví dụ:

          Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên  nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà trường trong giai đoạn hiện nay”.

          Phân tích đề tài

          Đề tài thỏa mãn ba yếu tố:

          -Tính thực tiễn (chất lượng đội ngũ cán bộ)

          -Tính tiên tiến (nhu cầu phát triển)

          -Phạm vi của đề tài( không gian: Khoa Công nghệ thông tin – ĐH Thái Nguyên ; Thời gian: Hiện nay)

7.1.2. Cơ sở chọn đề tài

          Cách 1: Khảo sát trên phạm vi rộng nền kinh tế - xã hội, nguồn lực.

          Cách 2: Khảo sát trên phạm vi hẹp

          Cách 3: Trên cơ sở đề tài cũ tìm giải pháp mới.

          Ví dụ: “Sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

(Đề tài có phạm vi rất rộng)

          -Đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty May 10”

          (Đề tài có phạm vi hẹp, nội bộ của một doanh nghiệp)

          -Đề tài: “Sắp xếp lại DNNN”.

          (Đề tài tìm giải pháp mới trên cơ sở giải pháp cũ).

7.1.3. Đề cương cấu trúc của một tiểu luận

          *Phần mở đầu

          1.Lý do, cơ sở chọn đề tài

          -Nêu lý do chọn đề tài

          -Nêu cơ sở lý luận, khoa học cho việc nghiên cứu đề tài: Cơ sở thực tiễn…

          -Nêu cơ sở pháp lý         

          2. Nhiệm vụ của đề tài

          -Đề tài nhằm giải quyết đề tài vấn đề gì? Hoặc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

          -Tìm hiểu thực trạng của vấn đề

          -Đề xuất biện pháp, giải pháp, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề.

          3. Đối tượng của đề tài

          Đối tượng của đề tài là hiện tượng hay sự vật được nêu ra để xem xét trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

          4. Phạm vi nghiên cứu

          Phạm vi nghiên cứu của đề tài tức là khu trú lại trên các phương diện thời gian, không gian, kiến thức (vấn đề) nghiên cứu.

          5. phương pháp nghiên cứu

          Xuất phát từ yêu cầu, mục đích, đặc điểm của từng đề tài mà chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp.

          Có thể chọn các phương pháp sau:

          -Phương pháp nghiên cứu tài liệu

          -Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

          -Phương pháp điều tra

          *Phần nội dung

          Phần nội dung được trình bày theo thể thức “chương mục”

          Chương I- Cơ sở lý luận của đề tài

          1.Một số khái niệm công cụ

          -Nếu là đề tài về quản lý thì phải nêu được khái niệm quản lý là gì?

          -Nếu là đề tài nói về chất lượng đội ngũ cán bộ thì phải nêu được khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ là gì?

          -Nếu là đề tài đề cập đến hiệu quả kinh doanh thì phải nêu được khái niệm cơ bản về hiệu quả kinh doanh là gì?

          -Nếu là nâng cao khả năng cạnh tranh thì nêu khái niệm về khả năng cạnh tranh.

          2. Nêu các quan điểm, luận điểm khoa học của vấn đề.

          Cần trích các quan điểm, luận điểm của các nhà khoa học bàn về vấn đề mà đề tài đề cập.

3. Cơ sở pháp lý của vấn đề

Cần trích Chỉ thị, Nghị quyết… có liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu.

Chương II- Thực trạng của vấn đề

Đây là phần quan trọng và khó của đề tài, nhiệm vụ là nắm được thực trạng của vấn đề, nghĩa là nắm được tình hình cụ thể của đơn vị tổ chức mà đề tài nghiên cứu. Thực trạng là tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, điểm hạn chế để rút ra bài học, tìm ra hướng phát triển cho tổ chức về lĩnh vực mà đề tài đề cập.

Cụ thể:

1.Có các tư liệu, số liệu, cứ liệu để chứng minh thực trạng của vấn đề.

2.Làm nổi bật các tồn tại, các mâu thuẫn cần phải giải quyết.

Chương III- Đề xuất biện pháp, giải pháp, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề.

Kết quả của phần này, đưa ra các biện pháp, giải pháp, tổng kết được kinh nghiệm thỏa đáng, đó chính là thành công của quá trình nghiên cứu, của tiểu luận (với tư cách là một công trình nghiên cứu khoa học).

Thực tế, không ít người khi soạn đề cương đã có được các giải pháp, đưa ra được các đề nghị, kiến nghị và đúc kết được kinh nghiệm trước khi bắt tay vào nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, những kết luận kiểu như trên không hề có lợi cho một tổ chức, đơn vị, cơ sở nào.

Vậy, quy trình của phần kiến nghị giải pháp phải là:

-Nghiên cứu kỹ thực trạng trên cơ sở lý luận có phương pháp

-Đánh giá tình hình của tổ chức

-Nắm được điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức

-Đưa ra đề nghị, kiến nghị, kinh nghiệm, giải pháp

-Nhằm: cải tiến, thúc đẩy, nâng cao, hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.

*Các dạng đề xuất

1.Đề nghị

Đề nghị là vấn đề nêu ra để đơn vị thực hiện. Đó là ý kiến của người nghiên cứu đề đạt lên cấp trên trực tiếp xem xét thỏa mãn các vấn đề đang nghiên cứu.

Đề nghị phải theo quy trình sau:

-Sau khi đã tìm điểm mạnh, điểm yếu

-Có chứng minh nhằm thuyết phục

-Đưa ra ý kiến để đơn vị xem xét và nếu có thể thì thực hiện.

2. Kiến nghị

Đây là ý kiến đưa ra nhằm được xem xét trên phương diện quản lý Nhà nước. Ý kiến loại này thường đưa lên cấp trung ương nhằm thay đổi cơ chế chính sách, tạo môi trường pháp lý, cơ chế quản lý nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.

Quy trình như sau:

-Sau khi đã nghiên cứu kỹ

-Phát hiện ách tắc, trở ngại, vướng mắc từ phía cơ chế, chính sách, quy chế định…

-Đề nghị cấp trên tháo gỡ(thường là cấp trung ương) sau đó mới có thể làm được.

3. Biện pháp

Đây là các cách thức cụ thể nêu ra để giải quyết những vướng mắc, ách tắc mà vấn đề đưa ra nghiên cứu.

4. Giải pháp

Giải pháp là tổng thể các biện pháp cách thức và kèm theo các nguồn nhân tài, vật lực phục vụ cho việc giải quyết vấn đề. Có thể đưa ra các giải pháp theo thứ tự 1, 2, 3… để cơ quan chọn mà đưa vào thực hiện.

5. Kinh nghiệm

Kinh nghiệm là những việc làm, kết quả cụ thể được áp dụng vào vấn đề đang nghiên cứu.

*Phần phụ

Phần này ghi phụ lục và tài liệu tham khảo

1.Phụ lục

Số liệu, tranh ảnh minh họa (nếu có)

2.Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo được sắp xếp thứ tự như sau:

-Tác phẩm kinh điển

-Các văn bản pháp quy (Chỉ thị, Nghị quyết…)

-Tác phẩm của lãnh tụ

-Tác phẩm của các nhà khoa học.

-Xếp theo Alphabet

Thứ tự các nội dung của một tài liệu tham khảo như sau:

-Tên tác giả

-Tên tác phẩm

-Tên nhà xuất bản

-Năm, tập, trang

3. Mục lục

Đóng vào trang đầu tiên theo bìa phụ.

7.2. Phương pháp viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp (luận văn) kinh tế

          Xuất phát từ nhận thức:

          -Học đi đôi với hành

          -Lý luận soi sáng cho thực tiễn và ngược lại, thực tiễn củng cố, làm cơ sở cho phát triển kiểm chứng lý luận.

          Sinh viên nói chung và sinh viên kinh tế nói riêng được bố trí cọ sát thực tế bằng các đợt thực tập.

7.2.1. Mục đích của thực tập tốt nghiệp và viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp

          -Rèn cho sinh viên TỰ NGHIÊN CỨU, biết sưu tầm tài liệu, số liệu, bước đầu vận dụng kiến thức đã học để phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống kinh tế.

          -Thông qua thực tế để củng cố và nâng cao kiến thức đa học vào thực tiễn.

          -Qua thực tế mà đánh giá kết quả đào tạo thuộc chuyên ngành như chương trình đào tạo cọ sát thực tế không, được thực tế chấp nhận không?

7.2.2. Yêu cầu đối với một chuyên đề thực tập tốt nghiệp

          -Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thể hiện được trình độ và phương pháp vận dụng các quan điểm đường lối của Đảng, kiến thức các môn học vào việc phân tích, nêu ra được một số vấn đề cần giải quyết trong thực tế và đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề đó.

          -Biện pháp đưa ra phải có căn cứ khoa học, có ý nghĩa thực tiễn.

          -Trong chuyên đề phải thể hiện được tính độc lập trong điều tra, nghiên cứu, khảo sát; chọn lọc sử dụng đề tài, số liệu trung thực, cần thiết cho việc thực hiện tổng hợp, phân tích, đề xuất của sinh viên.

          -Thể hiện phương pháp trình bày chặt chẽ, logic, cân đối giữa các phần trong chuyên đề, cách dùng từ ngữ, khái niệm công thức, trích dẫn phải chính xác; cách dùng biểu bảng hợp lý, vừa đủ.

7.2.3. Quy trình viết chuyên đề thực tập

          Bước 1- Khảo sát tình hình

          Tiếp cận với đơn vị thực tế, sinh viên phải sơ bộ nắm được tình hình sau của cơ quan:

          -Tên cơ quan, doanh nghiệp

          -Loại hình cơ quan, tổ chức

          -Quá trình hình thành và phát triển

          -Chức năng, nhiệm vụ, loại sản phẩm dịch vụ

          -Cơ cấu bộ máy, tổ chức

          Kết thúc bước 1, sinh viên phải có báo cáo tổng hợp

          Bước 2- Chọn và đăng ký đề tài

          -Cách chọn đề tài(Xem kỹ phần viết tiểu luận)

          Ngoài nội dung đã trình bày ở phần viết tiểu luận, khi chọn đề tìa cho chuyên đề thực tập cần lưu ý đề tài phải thỏa mãn 2 yêu cầu cơ bản: Một là, đề tài phải phù hợp với khả năng, nguồn tài liệu tham khảo phong phú. Hai là, đề tài sinh viên chọn là vấn đề mà tổ chức cơ quan, doanh nghiệp đang quan tâm. Nghĩa là quá trình chọn đề tài phải tham khảo ý kiến của cán bộ cơ quan hướng dẫn sinh viên.

          -Đăng ký đề tài

          Đề tài nhất thiết phải được giáo viên hướng dẫn thông qua. Theo quy định, đề tài đã được duyệt là căn cứ cả về khoa học lẫn pháp lý để theo đó mà sinh viên tiến hành các bước tiếp theo.

          Bước 3- Lập đề cương và danh mục tài liệu tham khảo

          -Lập đề cương

          Trên cơ sở đề tài đã được duyêt, sinh viên tiến hành lập đề cương sơ bộ, sau đó là đề cương chi tiết. Đề cương chính là bộ khung của đề tài.

          -Lập danh mục tài liệu tham khảo

          Để đảm bảo đề tài được nghiên cứu trên cơ sở khoa học, việc lập danh mục tài liệu tham khảo là bắt buộc.

          Bước 4- Thu nhập tài liệu, số liệu, cứ liệu liên quan đến đề tài ở cơ sở.

          -Số liệu được thu thập theo trình tự thời gian (mục đích để quan sát sự biến động nên thu thập cả số tuyệt đối lẫn chỉ số tương đối)

          -Số liệu cần thu thập theo các yếu tố về vốn, công nghệ, lao động, chi phí.

          -Số liệu có thể theo hiệu quả về lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận, năng suất lao động, khoản nộp ngân sách.

          Bước 5- Phân tích, đánh giá

          Phối hợp giữa phân tích định tính và định lượng. Phân tích hiện trạng rút ra kinh nghiệm, tính quy luật làm cơ sở cho dự báo, dư đoán và nhằm đưa ra đề xuất.

          Bước 6-  Đề ra phương hướng và biện pháp

          Bước này được đánh giá cao nếu đưa ra được phương hướng và biện pháp cụ thể, thiết thực và nhất là có tính khả thi. Tránh trình bày chung chung, thậm chí không nghiên cứ cũng trình bày được.

          Trong bước này cũng đồng thời đưa ra các kiến nghịi, đề xuất (xem thêm giải pháp kiến nghị ở phần kỹ thuật viết tiểu luận).

7.2.4. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp

          Chuyên đề thực tập tốt nghiệp với tư cách là một “tác phẩm” khoa học nên phần cơ cấu phải bảo đảm tính cân đối.

          Nhìn chung, một bản chuyên đề được chia thành các phần sau:

          *Phần mở đầu:

          Phần này trình bày:

          -Lý do chọn đề tài

          -Mục đích của đề tài

          -Nhiệm vụ mà đề tài phải giải quyết.

          *Phần lý luận chung

          Phần này trình bày:

          -Cơ sở lý luận của đề tài

          -Cơ sở pháp lý của đề tài

          -Cơ sở thực tiễn của đề tài

          -Tính cấp thiết của đề tài.

          *Phần thực trạng

          Phần này trình bày:

          -Điểm mạnh, điểm yếu của cơ sở

          -Phân tích tìm ra nguyên nhân

          -Các tồn tại cần phải giải quyết

          -Tìm ra tính quy luật của sự vận động, rút ra bài học.

          *Phần giải pháp, kiến nghị, đề xuất

          Phần này được đánh giá là trọng tâm của chuyên đề. Đây là phần sáng tạo của sinh viên, không thể chép, không thể tự nghĩ ra mà phải qua phân tích đánh giá trên cơ sở số liệu, căn cứ cụ thể quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức. Nếu phần này chỉ trình bày vài ba trang là mất cân đối, bản chuyên đề đã bị lệch.

          Trình bày cụ thể một bản chuyên đề thực tập có thể theo cách sau:

          Phần mở đầu

          Chương I- Lý luận chung

          Phần nội dung được chia theo chương

          Chương II- Thực trạng

          Chương III- Giải pháp, kiến nghị, đề xuất và có thể có phần kết luận.

          *Hình thức của một bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp (hay luận văn tốt nghiệp).

          -Bìa ngoài

          Trình bày tên trường, tên khoa (hay bộ môn), tên thể loại văn bản “Luận văn tốt nghiệp”, địa danh, năm. Nếu là luận văn thì đóng bìa cứng.

          -Bìa phụ:

                   + Tên trường, khoa hay bộ môn

                   + Tên đề tài

                   + Tên giáo viên hướng dẫn (ghi cả học hàm, học vị)

                   + Tên sinh viên

                   + Lớp             khoa               hệ

                   + Chuyên ngành

                   + Địa danh                           năm

          -Phần mục lục

                   Nên để sau phần bìa phụ

          -Phần nội dung

          Trình bày theo phần (I, II, III) hay theo chương (I, II, III)

          -Phần tài liệu tham khảo

Mẫu : CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP (LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP)

          Bìa ngoài:

TÊN TRƯỜNG

TÊN KHOA

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

(LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP)

Hà Nội (tỉnh)- năm…

---------------------------------------------------------------------------------------------

          Chú ý:

          Sẽ là thừa nếu phần tên trường ghi

          Bộ GD-ĐT

          Trường…

          Khoa

Bìa phụ:

TÊN TRƯỜNG

TÊN KHOA

              Tên đề tài:.................................................................

                                                                   Tên giáo viên hướng dẫn…

                                                                   Tên sinh viên…    

                                                                   Lớp…

                                                                   Khóa…

                                                                   Hệ…

                                                                   Chuyên ngành…

Hà Nội (tỉnh) năm…

Mẫu: BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Trang 1

ĐẠI HỌC…

                                        KHOA……………….

                                        CHUYÊN NGÀNH….

BÁO CÁO

THỰC TẬP TỔNG HỢP

Sinh viên:……………………..

Giáo viên hướng dẫn:…………

HÀ NỘI (TỈNH…), NĂM (…)

Trang 2

ĐẠI HỌC…

                                       KHOA (BỘ MÔN)…………….

                                       CHUYÊN NGÀNH……………

BÁO CÁO

THỰC TẬP TỔNG HỢP

          -Họ tên sinh viên:……………….

          -Lớp:…………………………….

          -Khoa:…………………………...

          -Khóa học:………………………

          -Cơ quan thực tập:………………

          -Người hướng dẫn:……………...

HÀ NỘI (TỈNH…) NĂM(…)

          Từ trang 3 trở đi nọi dung báo cáo phải bao gồm các phần chủ yếu sau:

1)Quá trình hình thành và phát triển của cơ quan (cơ sở, bộ phận) nơi thực tập, các nhiệm vụ phải thực hiện, các đặc điểm lớn qua các thời kỳ.

2)Hệ thống tổ chức cơ quan (cơ sở, bộ phận), chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận.

3)Thực trạng các kết quả đã đạt được, các nguyên nhân và phương hướng trong giai đoạn tới.

          *(Mẫu) đề cương sơ bộ đề tài thực tập chuyên đề: Viết tay (đánh máy) khoảng 2-3 trang:

          a-Đề cương đề tài thực tập tốt nghiệp (đề cương sơ bộ)

          -Họ tên sinh viên:

          -Cơ quan thực tập

          -Người hướng dẫn

           1-

           2-

          -Tên đề tài:…………………………

          1.Chương I:………………………..

          I.

             1.

             2.

          II.

          Chương II:…………………………

          I.

             1.

             2.

          II…

          Chương III:………………………..

          I.

             1.

             2.

          II…….

                                                                       Hà Nội, ngày…tháng….năm…

                                                                                         Ký tên

          b-Đề cương sơ bộ phải nộp cùng với báo cáo thực tập tổng hợp để người hướng dẫn thông qua.

          c-Sau khi được giáo viên thông qua, sinh viên hoàn thiện đề cương chi tiết theo quy định.

          Mẫu: ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC…

                                      KHOA (BỘ MÔN)……………

                                      CHUYÊN NGÀNH…………..

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI THỰC TẬP

TỐT NGHIỆP

          -Sinh viên: ……………………….

          -Lớp:……………………………..

          -Khoa:……………………………

          -Người hướng dẫn:………………

                   1)

                   2)

HÀ NỘI (TỈNH…) NĂM (…)

Trang 2:

          ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP (ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT)

          Họ tên sinh viên:

          Lớp:

          Nơi thực tập:

          Người hướng dẫn:

                   1-

                   2-

          Tên đề tài thực tập tốt nghiệp:

I-Phần mở đầu

                   1-Đặt vấn đề

          2-Mục đích nghiên cứu:

          II-Nội dung nghiên cứu:

          I.

               1.

               2.

          II.

          Kết luận

          III-Tiến độ thực hiện

               1-Thời gian nộp bản thảo

               2-Thời gian nộp báo cáo kết quả thực tập chuyên đề

          -Cuối đề cương: Giành một trang để người hướng dẫn xác nhận thông qua.

Mẫu : BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC…..

                                     KHOA(BỘ MÔN)…………

                                     CHUYÊN NGÀNH………..

CHUYÊN ĐỀ

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

                          Tên đề tài:……………………….

          -Sinh viên:………………….

          -Lớp:……………………….

          -Khóa:……………………...

          -Người hướng dẫn:…………

                1)……………

                2)……………

HÀ NỘI (TỈNH…) NĂM(…)

          Các trang tiếp theo:

          -Mục lục (có thể đưa xuống cuối bản thảo báo cáo)

          -Mở đầu (đặt vấn đề, nêu mục đích nghiên cứu, giới thiệu tên đề tài và cơ cấu nội dung các chương sẽ viết).

          -Lời cam đoan: Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm, tôi xin chịu kỷ luật của nhà trường.

(Tỉnh…) Hà Nội, ngày…tháng…năm…

                                                                                           Ký tên

                                                                                  Họ tên…………..

          + Nội dung các chương

          + Kết luận

          + Phụ lục (nếu có)

          + Danh mục tài liệu tham khảo: ghi theo thứ tự A, B, C. Nếu sách, tài liệu, giao trình có tên tác giả thì ghi theo thứ tự : tác giả, năm xuất bản, tên nhà xuất bản.

          Danh mục thao khảo ghi chung cả tiếng Việt và các tiếng khác.

          + Mục lục (nếu phần mở đầu chưa có)

          + Nhận xét có đóng dấu của cơ quan

          + Bản chấm điểm của người hướng dẫn

          + Bản chấm điểm của người chấm điểm

Mẫu : LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

a-Trang bìa

ĐẠI HỌC…..

                                       KHOA (BỘ MÔN)……………

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1

HÀ NỘI (TỈNH…) NĂM (…)

b- Trang bìa phụ

ĐẠI HỌC …..

                                     KHOA (BỘ MÔN)……….

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

                        Đề tài:…………………………

                          …………………………………….

          -Sinh viên:………………………..

          -Lớp:……………………………...

          -Khóa:…………………………….

          -Người hướng dẫn     1) (ghi rõ học hàm, học vị khoa học nếu có)

                                          2)…………………

HÀ NỘI (TỈNH…) NĂM(…)

7.3. Phương pháp soạn thảo hợp đồng kinh tế

7.3.1. Khái niệm Hợp đồng kinh tế

          Hợp đồng kinh tế là  sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Để làm rõ đặc điểm của loại hợp đồng kinh tế, hãy so sánh giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự.

Hợp đồng kinh tế

Hợp đồng dân sự

Mục đích

Để thực hiện hoạt động kinh doanh

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

Chủ thể

Chủ yếu là các doanh nghiệp

Chủ yếu là cá nhân

Hình thức

Bằng văn bản

Không nhất thiết pahỉ dùng văn bản

7.3.2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐKT

          Theo điều 5 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, các bên ký kết HĐKT có quyền thỏa thuận áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng sau đây:

          a.Thế chấp tài sản

          Thế chấp tài sản là dùng giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết.

          Việc thế chấp tài sản phải lập thành văn bản riêng, có sự xác nhận của cơ quan công chứng Nhà nước.

          Trong văn bản thế chấp phải ghi rõ:

          -Tài sản thế chấp

          -Giá trị tài sản thế chấp

          -Thời hạn thế chấp

          -Cách xử lý tài sản thế chấp

          b.Cầm cố tài sản:

          Cầm cố tài sản là việc trao động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người có quan hệ hợp đồng với mình giữ để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết. Trong văn bản cầm cố cũng phải ghi rõ:

          -Tài sản cầm cố

          -Giá trị tài sản cầm cố

          -Cách xử lý tài sản cầm cố

          c.Bảo lãnh tài sản:

          Bảo lãnh tài sản là việc một người hay một tổ chức cam kết dùng tài sản của mình để chịu trách nhiệm thay cho người có nghĩa vụ, khi người này không thực hiện được nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng đã ký.

          Việc bảo lãnh tài sản cũng phải lập thành văn bản, có công chứng và phải ghi rõ nội dung bảo lãnh.

          Trên thực tế, thường cũng xảy ra trường hợp có hợp đồng sau khi ký kết đã không thể thực hiện được hoặc do hợp đồng trái với các quy định cảu pháp luật, hoặc không đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

7.3.3.Hợp đồng kinh tế vô hiệu

          Hợp đồng kinh tế vô hiệu được phân thành 2 loại:

          -Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ

          -Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng bộ phận.

Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ (toàn phần) là hợp đồng có những đặc điểm sau:

          *Nội dung của HĐKT vi phạm điều cấm của pháp luật

          *Một trong các bên ký kết HĐKT không có đăng ký kinh doanh

          *Người ký HĐKT không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo.

          Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn phần được xử lý như sau:

          *Nếu nội dung công việc trong hợp đồng chưa thực hiện thì các bên không được phép thực hiện

          *Nếu đã thực hiện một phần công việc thì phải chấm dứt việc tiếp tục thực hiện và bị xử lý về mặt tài sản.

          Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần:

          Đây là loại hợp đồng có một nội dung trái với pháp luật. Phần nội dung trái pháp luật này là vô hiệu. Ngoài phần trái pháp luật, các phần khác vẫn còn hiệu lực. Trong trường hợp này cần xử lý như sau: tiến hành sửa chữa phần nội dung trái pháp luật cho phù hợp với pháp luật, khôi phục quyền lợi chính đáng của mỗi bên.

7.3.4. Cơ cấu chung của một văn bản HĐKT

          *Phần mở đầu

          -Quốc hiệu

          Riêng hợp đồng mua bán ngoại thương không ghi quốc hiệu vì các chủ thể thường có quốc tịch khác nhau.

          -Số và ký hiệu

          Ghi dưới tên văn bản

          -Tên hợp đồng

          Lấy tên hợp đồng theo chủng loại cụ thể

          Ví dụ: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa

          -Những căn cứ xác lập hợp đồng

          Phải nêu các văn bản pháp quy của Nhà nướ điều chỉnh lĩnh vực HDKT như Pháp lệnh, Nghị quyết, Quyết định… Phải nêu cả văn bản hướng dẫn, nêu sự thỏa thuận của hai bên chủ thể trong các cuộc họp bàn về hợp đồng trước đó.

          -Thời gian, địa điểm ký hợp đồng.

          Đây là phần quan trọng vì nó đánh dấu mức thiết lập HĐKT.

          *Phần thông tin về chủ thể hợp đồng

          Phần này bao gồm nội dung sau:

          -Tên đơn vị hoặc cá nhân tham gia HĐKT

          Cơ sở cần chú ý: để loại trừ khả năng bị lừa đảo, các bên kiểm tra lẫn nhau về tư cách pháp nhân hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh của đối tác, kiểm tra xem các tổ chức này có ở diện bị vỡ nợ hay bị đình chỉ hoạt động kinh doanh không.

          -Địa chỉ doanh nghiệp

          Phần này phải ghi đầy đủ, chi tiết

          -Trụ sở

          -Số điện thoại, telex, fax

          -Số tài khoản

          Ở đây cần có sự kiểm tra để biết chính xác về số tài khoản dư nợ ở ngân hàng.

          -Người đại diện ký kết

          Người đại diện ký kết là người có thẩm quyền cao nhất hoặc người đứng tên trong giấy phép kinh doanh.

          *Phần nội dung HĐKT

          Đây là phần chủ yếu cảu HĐKT. Nội dung HĐKT ràng buộc trách nhiệm các bên ký kết. Các điều khoản do các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận định ra. Nhìn chung các điều khoản này có thể chia thành các loại sau:

          -Điều khoản chủ yếu: Đây là những điều khoản bắt buộc phải có để hình thành nên một loại hợp đồng cụ thể. Chẳng hạn, hợp đồng mua bán hàng hóa  gồm các điều khoản chủ yếu là số lượng hàng, chất lượng, quy cách hàng hóa, giá cả, điều kiện giao nhận hàng, phương thức thành toán.

          -Điều khoản thường lệ: là những điều khoản đã được pháp luật điều chỉnh. Các bên có thể ghi hoặc không ghi vào hợp đồng.

          -Điều khoản tùy nghi: là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau khi chưa có quy định của Nhà nước hoặc đã có quy định cảu Nhà nước nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt và tất nhiên là không trái với pháp luật.

          *Phần ký kết HĐKT

          -Về số lượng: xuất phát từ mục đích như quan hệ giao dịch, lưu trữ mà định ra số văn bản cần soạn thảo.

          -Đại diện các bên ký kết: Các bên cử một người đại diện ký. Thông thường thủ trưởng cơ quan hay người đứng tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh ký tên. Pháp luật cho phép ủy quyền cho người khác ký. Việc ký kết hợp đồng có thể thực hiện gián tiếp. Bên soạn thảo hợp đồng ký trướ, chuyển cho bên đối tác, nếu thỏa thuận với nội dung bên kia đưa ra thì ký vào hợp đồng. Trường hợp này cũng có giá trị như trường hợp trực tiếp gặp nhau ký kết.

7.4. Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa

7.4.1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa

          Hợp đồng mua bán hàng hóa (HĐMBHH) là một loại văn bản có tính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt một quan hệ trao đổi hàng hóa.

7.4.2. Kỹ thuật soạn thảo các điều khoản chính của HĐMBHH

          1.Điều khoản về đối tượng của hợp đồng

          Tên hàng phải dùng những danh từ thông dụng nhất để các bên hợp đồng và các cơ quan hữu quan đều có thể hiểu được.

          2.Điều khoản về số lượng hàng hóa.

          Số lượng hàng hóa phải được ghi chính xác, rõ ràng theo thỏa thuận của các bên và theo đơn vị đo lường hợp pháp của Nhà nước với từng loại hàng như: kg, tạ, tấn, cái, chiếc… Nếu tính trọng lượng thì phải ghi cả trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bì.

          3.Điều khoản về chất lượng, quy cách hàng hóa

          Trong hợp đồng phải được ghi rõ: phẩm chất, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật, kích thước, màu sắc, mùi vị, tạp chất…

          -Về chất lượng

          Việc xác định chất lượng cần phải:

          *Căn cứ vào tiêu chuẩn (có tiêu chuẩn Nhà nước, tiêu chuẩn ngành, tiêu)

          *Mô tả tỉ mỉ, không được dùng các khái niệm chung chung như: “chất lượng phải tốt”, hàng hóa “phải bảo đảm” hay “hàng phải khô” (trong trường hợp hàng chưa được tiêu chuẩn hóa).

          *Căn cứ vào mẫu hàng hóa: Yêu cầu ở đây là mẫu phải tiêu biểu cho loại hàng hóa đó và chọn chính lô hàng ghi trong hợp đồng.

          Ngoài các căn cứ trên, việc xác định chất lượng hàng hóa còn được áp dụng bằng các phương pháp sau:

          *Xác định chất lượng theo điều kiện kỹ thuật.

          Điều kiện kỹ thuật có thể do chính người đặt hàng đưa ra hoặc cũng có thể do người cung cấp đưa ra và người đặt hàng phê chuẩn. Yếu tố này có thể ghi trong văn bản hợp đồng hoặc đưa vào phần phụ lục của hợp đồng.

          *Xác định chất lượng sau khi đã xem sơ bộ.

          Theo cách này, người bán đảm bảo chất lượng như khi người mua đã xem và đồng ý. Trong trường hợp này người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa được giao nếu như trong đó không có những yếu điểm mà khi xem hàng, người mua không phát hiện ra và không thông báo trước khi thực hiện hợp đồng. Hàng hóa bán theo cách này thường ở các cuộc đấu giá.

          *Xác định chất lượng theo hàm lượng

          Với phương pháp này, hợp đồng phải lập chỉ số xác định số lượng sản phẩm cuối cùng thu được từ nguyên liệu.

          *Xác định chất lượng theo nhãn hàng hóa.

          Áp dụng cho hàng hóa đã đăng ký chất lượng sản phẩm và các bên mua bán nhiều lần.

          *Xác định chất lượng theo trọng lượng tự nhiên.

          *Xác định chất lượng theo biểu kê các thông số kỹ thuật

          *Xác định chất lượng theo hiện trạng hàng hóa.

          *Xác định chất lượng theo phẩm chất bình quân tương đương.

          4.Điều khoản về bao bì và ký hiệu

          5.Điều khoản về giao nhận hàng

          Trong hợp đồng cần quy định rõ lịch giao nhận. Trong lịch giao nhận cần xác định cụ thể số lượng cần giao, thời gian, địa điểm, phương pháp giao nhận, điều kiện cảu người đến nhận hàng.

          6.Điều khoản về bảo hành hàng hóa và giấy hướng dẫn sử dụng

          7.Điều khoản về giá cả.

          Khi định giá hàng trong hợp đồng mua, bán cần nêu rõ: Đơn vị tính giá và phương pháp định giá.

          -Xác định đơn vị tính giá

          Việc đánh giá căn cứ vào tính chất của các loại hàng hóa và thông lệ buôn bán mặt hàng đó trên thị trường (trọng lượng, thể tích, độ dài, cái, chiếc…). Trọng lượng căn cứ vào hàm lượng thành phần chất chủ yếu trong hàng hóa đối với quang, tinh dầu, hóa chất, tỷ lệ của tạp chất lẫn trong hàng hóa.

          -Phương pháp định giá

          Trong điều kiện kinh tế thị trường, nội dung phương pháp định giá như thế nào để bên mua có thể chấp nhận được là do nghệ thuật tiếp thị của bên bán. Những sản phẩm và vật tư đặc biệt Nhà nước đang quản lý giá thì cần định giá loại hàng hóa này theo các nguyên tắc sau:

          *Nếu hàng hóa đã được Nhà nước quy định thì các bên phải chấp hành theo đúng giá.

          *Đối với sản phẩm hàng hóa Nhà nước quy định giá chuẩn hoặc khung giá, thì giá cụ thể ký kết HĐKT là giá hai bên thỏa thuận, song phải bảo đảm hợp lý và nhất thiết không vượt ra ngoài khung đã quy định.

          *Những sản phẩm thuộc danh mục Nhà nước quy định giá, nhưng chưa được cấp có thẩm quyền quy định cụ thể thì giá trong hợp đồng là giá tạm tính do hai bên thỏa thuận. Khi có giá chính thức hai bên sẽ ghi lại giá trong hợp đồng. Nếu như HĐKT đã hết hiệu lực mà chưa có giá thì các bên ký kết hợp đồng thanh toán theo giá đề nghị.

          *Vật tư, hàng hóa ngoài danh mục Nhà nước quản lý giá, thì giá trong hợp đồng là do hai bên thỏa thuận.

          8.Điều khoản thanh toán.

          Các thể thức thanh toán đối với hàng nội địa:

          -Thanh toán bằng đổi hàng;

          -Thanh toán ủy nhiệm chi (chuyển tiền);

          -Thanh toán bằng séc;

          -Thanh toán bằng thẻ tín dụng…

          Hai bên phải thỏa thuận, thanh toán bằng tiêng Việt Nam hay bằng ngoại tệ.

          9.Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

          Khi xét thấy phải áp dụng một biện pháp bảo đảm vật chất nào đó trong việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận một trong những biện pháp như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

          10.Điều khoản về trách nhiệm vật chất

          Trong hợp đồng cần ghi rõ những trường hợp phải bồi thường do trách nhiệm liên đới, xác định các mức phạt cụ thể vi phạm về phẩm chất, quy cách hàng hóa, vi phạm do giao thiếu số lượng hàng, phụ tùng, phụ kiện thiếu đồng bộ, mức phạt được chọn từ 6-12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Trường hợp có vi phạm về thời gian, địa điểm giao nhận, bên kia có quyền lập biên bản và đòi phạt vi phạm ở mức tương ứng so với tổng giá trị hàng hóa trong hợp đồng.

          Trong trường hợp các bên đã ký hợp đồng mà có một bên không thực hiện hoặc đối tác đình chỉ hợp đồng không có lý do chính đáng thì theo pháp luật có thể bị phạt cao nhất tới mức 12% giá trị phần hợp đồng đã ký.

          11.Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng.

          Ở điều khoản này các bên cần thỏa thuận ba vấn đề cơ bản sau:

          -Các bên xác định trách nhiệm thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề tranh chấp thì các bên thỏa thuận dùng biện pháp thương lượng để giải quyết là chủ yếu.

          -Trpong trường hợp việc thương lượng không hiệu quả thì các bên mới khiếu nại lên tòa án kinh tế hoặc trọng tài kinh tế để giải quyết.

          -Các bên phải thỏa thuận trước trách nhiệm trả chi phí về kiểm tra và trọng tài.

          12.Điều khoản về các thỏa thuận khác (nếu có)

          13.Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng.

          Trong hợp đồng cũng cần nêu rõ:

          -Thời hạn hợp đồng có hiệu lực;

          -Ngày kết thúc hợp đồng;

          -Thời gian họp thnah lý hợp đồng.

7.6. Một số mẫu hợp đồng thường gặp

          Trong thực tế chúng ta thường phải sử dụng các hơp đồng kinh tế, dân sự, lao động… Nhìn chung các hợp đồng này do người sử dụng tự lập theo những điều khoản được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên người sử dụng có thể soạn theo các mẫu đã thảo sẵn. Dưới đây giáo trình xin đưa ra một số mẫu thông dụng để các bạn tham khảo.

 Mẫu:  HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

          -Căn cứ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 của Hội đồng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp, các ngành.

          -Căn cứ vào đơn chào hàng (đặt hàng hoặc sự thực hiện thỏa thuận của 2 bên)

          Hôm nay, ngày…tháng…năm

          Tại địa điểm:…………………

          Chúng tôi gồm:………………

          Bên A

          Tên doanh nghiệp:……………

          Địa chỉ trụ sở chính:………….

          Điện thoại:……Telex:……Fax:…..

Tài khoản số:………………….

Mở tại Ngân hàng:……………

-Đại diện là:…………………..

-Chức vụ:……………………..

-Giấy ủy quyền số:………….(nếu thay giám đốc ký)

-Viết ngày….tháng….năm….

Do ………chức vụ…….. ký.

Bên B

-Tên doanh nghiệp:………….

-Địa chỉ trụ sở chính:………..

-Điện thoại:…….Telex……Fax:……..

-Tài khoản số:………………

Mở tại Ngân hàng:…………

-Đại diện là:………………..

-Chức vụ:…………………..

-Giấy ủy quyền số:…………(nếu thay giám đốc ký)

Viết ngày…tháng…năm…

Do……chức vụ…….ký.

Hai bên thống nhất thảo thuận nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1: Nội dung công việc giao dịch

Bên A bán cho bên B:

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

                                              Cộng :…………….

Tổng giá trị (bằng chữ)……………………………………………

…………………………………………………………………….

2.Bên B bán cho bên A:

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

                                              Cộng :…………….

Tổng giá trị (bằng chữ)……………………………………………

…………………………………………………………………….

Điều 2. Giá cả

Đơn giá mặt hàng trên là giá (theo văn bản …. (nếu có)… của…)

Điều 3. Chất lượng và quy cách hàng hóa

1.Chất lượng mặt hàng ….dược quy định theo.

2.

3.v.v

Điều 4.Bao bì và ký hiệu

Bao bì làm bằng:……………………

Quy cách bao bì ….cỡ….kích thước…..

Cách đóng gói:……………………

Trọng lượng cả bì:………………..

Trọng lượng tịnh:…………………

Điều 5. Phương thức giao nhận

1.Bên A giao cho bên B theo lịch sau:

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

2.Bên B giao cho bên A thao lịch sau: (lập lịch tương tự)

………………

3.Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên …..chịu.

4.Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc….)

5.Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là….. đồng/ ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.

6.Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho, bên bán không chịu trách nhiệm (Trừ loại hàng có quy định tời hạn bảo hành).

Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (Vina control) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày, tính từ ngày lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.

7.Mỗi lô hàng, khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng người nhận phải có đủ:

-Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;

-Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;

-Giấy chứng minh nhân dân.

Điều 6. Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa

1.Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng…cho bên mua trong thời gian là …tháng.

2.Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần)/

Điều7. Phương thức thanh toán

1.Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức…. trong thời gian…

2.Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức…trong thời gian…

Điều 8. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng(nếu cần)

Lưu ý: Chỉ thị ngắn gọn cách thức, tên vật bảo đảm và phải lập biên bản riêng.

Điều 9. Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng

1.Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy boe hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương thay đổi hoặc hủy hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới …% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 12%).

2.Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành.v..v… mức phạt cụ thể do 2 bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Điều 10. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng

1.Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).

2.Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.

Điều 11. Các thỏa thuận khác (nếu cần)

Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về HĐKT.

Điều 12.Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…đến ngày…

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày, bên …có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm họp thanh lý.

Hợp đồng này được làm thành… bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ …bản.

Đại diện bên A                                                             Đại diện bên B

   Chức vụ                                                                          Chức vụ

   Ký tên                                                                              Ký tên

          (Đóng dấu)                                                                      (Đóng dấu)

Mẫu :  HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Hợp đồng số:…./HĐCVHH

          -Căn cứ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 của Hội đồng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp, các ngành.

          -Căn cứ …(các văn bản pháp quy về vận tải hàng hóa của ngành hoặc địa phương nếu có).

          Hôm nay, ngày…tháng…năm

          Tại địa điểm:…………………

          Chúng tôi gồm:………………

          Bên A

          Tên doanh nghiệp:……………

          Địa chỉ trụ sở chính:………….

          Điện thoại:……Telex:……Fax:…..

Tài khoản số:………………….

Mở tại Ngân hàng:……………

-Đại diện là:…………………..

-Chức vụ:……………………..

-Giấy ủy quyền số:………….(nếu thay giám đốc ký)

-Viết ngày….tháng….năm….

Do ………chức vụ…….. ký.

Bên B

-Tên doanh nghiệp:………….

-Địa chỉ trụ sở chính:………..

-Điện thoại:…….Telex……Fax:……..

-Tài khoản số:………………

Mở tại Ngân hàng:…………

-Đại diện là:………………..

-Chức vụ:…………………..

-Giấy ủy quyền số:…………(nếu thay giám đốc ký)

Viết ngày…tháng…năm…

Do……chức vụ…….ký.

Hai bên thống nhất thảo thuận nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1. Hàng hóa vận chuyển

1.Tên hàng: Bên A thuê bên B vận tải những hàng hóa như sau:

-

-

2.Tính chất hàng hóa:

Bên B cần lưu ý bảo đảm cho bên A những loại hàng sau được an toàn:

-…là hàng hóa cần giữ tươi sống…

-…cần bảo quản không để biến chất…

-…là loại hàng nguy hiểm, cần che đậy hoặc để riêng…

-…loại hàng dễ vỡ.

-…là loại hàng cần tránh nắng…

-…là loại súc vật cần giữ sống bình thường…

3.Đơn vị tính đơn giá cước (phải quy đổi theo quy định Nhà nước, chỉ được tự thảo thuận nếu Nhà nước chưa có quy định).

Điều 2. Địa điểm nhận và giao hàng

1.Bên B đưa cho phương tiện đến nhận hàng tại (kho hàng) số nhà …đường phố (đại danh)…do bên A giao.

(Chú ý: Địa điểm nhận hàng phải là nơi mà phương tiện vận tải có thể vào ra thuận tiện, an toàn)

2.Bên B giao hàng cho bên A tại địa điểm …(có thể ghi địa điểm mà người mua hàng bên A sẽ nhận hàng thay cho bên A).

Điều 3. Định lịch thời gian giao nhận hàng

STT

Tên hàng

Nhận hàng

Giao hàng

Số lượng

Địa điểm

Thời gian

Số lượng

Địa điểm

Thời gian

Điều 4. Phương tiện vận tải

1.Bên A yêu cầu bên B vận tải số hàng trên bằng phương tiện …(xe tải, tàu thủy…)

Phải có những khả năng cần thiết như:

-Tốc độ phải đạt…km/giờ

-Có mái che(bằng…)

-Số lượng phương tiện là…

2.Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận tải để bảo đảm vận tải trong thời gian là…

3.Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tiện đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.

4.Bên B phải làm vệ sinh phương tiện vận tải khi nhận hàng, chi phí vệ sinh phương tiện vận tải sau khi giao hàng bên A phải chịu là …đồng.

5.Sau khi bên B đưa phương tiện đến nhận hàng mà bên A chưa có hàng để giao sau:… phút thì bên A phải chứng nhận cho bên B đem phương tiện về (từ 30 đến 60 phút có thể đòi về) và phải trả giá cước của loại hàng thấp nhất về giá vận tải theo đoạn đường đã hợp đồng. Trường hợp không tìm thấy người đại diện của bên A tại địa điểm giao hàng, bên B chờ sau 30 phút có quyền chờ ủy ban nhân dân cơ sở xác nhận phương tiện có đến rồi cho phương tiện về và yêu cầu thanh toán chi phí như trên.

6. Bên B có quyền từ chối không nhận hàng, nếu bên A giao không đúng loại hàng ghi trong vận đơn khi xét thấy phương tiện điều động không thích hợp với loại hàng đó, có quyền bắt bên A phải chịu phạt…% giá trị tổng cước phí (tương đương trường hợp đơn phương đình chỉ hợp đồng).

7.Trường hợp bên B đưa phương tiện đến nhận hàng chậm so với lịch giao nhận phải chịu phạt hợp đồng là … đồng/ giờ.

Điều 5. Về giấy tờ cho việc vận chuyển hàng hóa

 1.Bên A pảhi làm giấy xác nhận báo hàng hóa (phải được đại diện bên B ký, đóng dấu, xác nhận) trước 48 giờ, nếu có thay đổi phải làm giấy xác báo lại trước 36 giờ so với thời điểm giao hàng.

2.Bên B phải xác báo lại cho bên A số lượng và trọng tải các phương tiện có thể điều động trong 24 giờ trước khi bên A giao hàng, nếu bên A xác báo xin phương tiện thì bên B không chịu trách nhiệm.

3.Bên A phải làm vận đơn cho từng chuyến giao hàng ghi rõ tên hàng và số lượng (phải viết rõ ràng, không tẩy xóa, gạch bỏ, viết thêm, viết chồng hay dán chồng…Trường hợp cần sửa chữa, xóa bỏ… phải có giấy chứng thực) . Bên A phải có trách nhiệm về những điều mình ghi vào vận đơn giao cho bên B.

4.Bên A phải đính kèm vận đơn với các giấy tờ khác cần thiết để các cơ quan chuyên trách có thể yêu cầu xuất trình khi kiểm soát như:

-Giấy phép lưu thông loại hàng hóa đặc biệt.

-Biên lai các khoản thuế đã đóng.

-…

Nếu không có đủ các giấy tờ khác cần thiết cho việc vận chuyển loại hàng hóa đó thì phải chịu trách nhiệm do hậu quả để thiếu trên như: phải chịu phạt chờ đợi là …. đồng /giờ, hàng để lâu có thể bị hư hỏng, trường hợp hàng bị tịch thu vẫn phải trả đủ tiền cước đã thỏa thuận.

5.Trường hợp xin vận chuyển đột xuất hàng hóa: Bên B chỉ nhận chở nếu có khả năng. Trường hợp này bên A phải trả thêm cho bên B một khoản tiền bằng… giá cước vận chuyển, ngoài ra còn phải chịu các khoản phí tổn khác cho bên B, kể cả tiền phạt do điều động phương tiện vận tải đột xuất làm lỡ các hợp đồng đã ký với chủ hàng khác (nếu có). Trừ các trường hợp bên A có giấy điều động vận chuyển hàng khẩn cấp theo lệnh của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc cấp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trở lên thì không phải nộp các khoản tiền bồi thường và các phí tổn đó.

Điều 6. Phương thức giao nhận hàng

1.Tuy theo từng loại hàng và tính chất phương tiện vận tải mà hai bên thỏa thuận giao, nhận hàng thoe một trong các phương thức sau:

-Nguyên đai, nguyên kiện, nguyên bao.

-Trọng lượng, thể tích.

-Nguyên hầm hay container.

-Ngấn nước của phương tiện vận tải thủy.

2.Bên A đề nghị bên B giao hàng theo phương thức:… (có thể nhận sao, giao vậy).

Điều 7. Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa

1.Bên B (A) có trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa.

Chú ý:

-Tại địa điểm có thể tổ chức xếp dỡ, chuyên trách thì chi phí xếp dỡ do cho chủ hàng (bên A) chịu.

-Trong trường hợp chủ hàng phụ trách xếp dỡ (không thuê chuyên trách) thì bên vận tải có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật xếp dỡ.

2.Thời gian xếp dỡ giải phóng phương tiện là … giờ.

Lưu ý: Nếu cần xếp dỡ vào ban đêm, vào ngày lễ, ngày chủ nhật, bên A phải báo trước cho bên B 24 giờ, phải trả chi phí cao hơn giờ hành chính chính là…đồng/giờ(tấn).

3.Mức thưởng phạt:

-Nếu xếp dỡ xong trước thời gian quy định và an toàn thì bên …sẽ thưởng cho bên… số tiền là… đồng /giờ.

-Xếp dỡ chậm bị phạt là… đồng /giờ.

-Xếp dỡ hư hỏng hàng hóa phải bồi thường theo giá thị trường tự do tại địa điểm bốc xếp.

Điều 8. Giải quyết hao hụt hàng hóa

1.Nếu hao hụt theo quy định dưới mức…% tổng số lượng hàng thì bên B không phải bồi thường (mức này có quy định của Nhà nước phải áp dụng theo, nếu không hai bên tự thỏa thuận).

2.Hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên B phải bồi thường cho bên A theo giá thị trường tự do tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp bên A không cử người áp tải.)

3.Mọi sự kiện mất hàng, bên A phải phát hiện và lập biên bản trước và trong khi giao hàng, nếu đúgn thì bên B phải ký xác nhận vào biên bản, nhận hàng xong, nếu bên A báo mất, hư hỏng, bên B không chịu trách nhiệm bồi thường.

Điều 9. Người áp tải hàng hóa (nếu có)

1.Bên A cử …người theo phương tiện để áp tải hàng (có thể ghi rõ họ tên).

Lưu ý: Các trường hợp sau đây bên A phải cử người áp tải:

-Hàng quý hiếm: vàng, kim cương, đá quý…

-Hàng tươi sống đi đường phải ướp.

-Súc vật sống cần cho ăn dọc đường.

-Hàng nguy hiểm.

-Các loại súng ống, đạn dược.

-Linh cữu thi hài…

2.Người áp tải có trách nhiệm bảo vệ hàng hóa và giải quyết các thủ tục kiểm tra liên quan đến hàng hóa trên đường vận chuyển.

3.Bên B không chịu trách nhiệm hàng mất mát nhưng phải có trách nhiệm điều khiển phương tiện đúng yêu cầu kỹ thuật để không gây hư hỏng, mất mát hàng hóa. Nếu không giúp đỡ hoặc điều khiển phương tiện theo yêu cầu của người áp tải nhằm giữ gìn và bảo vệ hàng hóa hoặc có hành vi vô trách nhiệm khác làm thiệt hại cho bên chủ hàng thì phải chịu trách nhiệm theo phần lỗi của mình.

Điều 10. Thanh toán cước phí vận tải

Tiền cước phí chính mà bên A phải thanh toán cho bên B bao gồm:

-Loại hàng thứ nhất là …đồng.

-Loại hàng thứ hai là…đồng.

-v.v…

Lưu ý: Cước phí phải dựa trên đơn giá Nhà nước quy định, nếu không có mới được tự thỏa thuận.

+ Tổng cộng cước phí chính là …đồng.

2.Tiền phụ phí vận tải bên A phải thanh toán cho bên B gồm:

-Phí tổn điều xe một số quãng đường không chở hàng là ..đồng/km.

-Cước phí qua phà là …đồng.

-Chuồng cũi cho súc vật là…đồng.

-Giá chênh lệch nhiên liệu tổng cộng là …đồng.

-Lệ phí bến đỗ phương tiện là…đồng.

-Kê khai trị giá hàng hóa hết..đồng.

-Cảng phí hêt…đồng.

-Hoa tiêu phí hết…đồng.

3.Tổng cước phí bằng số:… bằng chữ….

4.Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức sau: (có thể là chuyển khoản, tiền mặt, bằng hiện vật…)

Điều 11. Đăng ký bảo hiểm

1.Bên A phải chi phí mua bảo hiểm hàng hóa.

2.Bên B chi phí mua bảo hiểm phương tiện vận tải với công ty bảo hiểm… trong chuyến chở hàng này.

Điều 12. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần)

Điều 13.Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

1.Bên nào vi phạm hợp đồng, một mặt phải trả cho bên bị vi phạm tiền vi phạm hợp đồng, mặt khác nếu có thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến như mất mát, hư hỏng, tài sản phải chi phí để ngăn chặn hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra, tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra.

2.Nếu bên A đóng gói hàng mà không khai hoặc khai không đúng sự thật về số lượng, trọng lượng hàng hóa thì bên A phải chịu phạt đến…% số tiền cước phải trả cho lô hàng đó.

3.Nếu bên B có lỗi làm hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển thì:

-Trong trường hợp có thể sửa chữa được nếu bên A đã tiến hành sửa chữa thì bên B phải đài thọ phí tổn.

-Nếu hư hỏng đến mức không còn khả năng sửa chữa thì haii bên thỏa thuận mức bồi thường hoặc nhờ cơ quan chuyên môn giám định và xác nhận tỷ lệ bồi thường.

4.Nếu bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán tổng cước phí vận chuyển thì phải chịu phạt theo mức lãi suất trả chậm tín dụng ngân hàng… % ngày (hoặc tháng) tính từ ngày hết hạn thanh toán.

5.Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới …% giá trị phần tổng cước phí dự chi (cao nhất là 12%)

6.Nếu hợp đồng này có một bên nào đó gây ra, đồng thời nhiều loại vi phạm, thì phải chịu một loạt phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất theo các mức phạt mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng này, trừ các loại trách nhiệm bồi thường khi làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa lúc vận chuyển (dựa theo tinh thần điều 23 Nghị định số 17-HĐBT…)

Điều 14. Giải quyết tranh chấp hợp đồng

1.Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cự bàn bạc giải quyết trên cơ sở thỏa thuận bình đẳng, cùng có lợi (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung sự việc và phương pháp giải quyết đã áp dụng).

2.Trường hợp các bên không tự giải quyết xong được thì mới khiếu nại ra Tòa án có thẩm quyền xử lý.

Điều 15. Các thảo thuận khác (nếu cần)

Điều 16. Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…đến ngày…

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này vào lúc…giờ ngày…

Hợp đồng này dược làm thành…bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ…bản.

Đại diện bên A                                                     Đại diện bên B

   Chức vụ                                                                 Chức vụ

   Ký tên                                                                     Ký tên

(đóng dấu)                                                               (đóng dấu)

PHỤ LỤC

MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP QUY LÀM CĂN CỨ CHO CÔNG TÁC SOẠN THẢO VĂN BẢN

1. Nghị định của Chính phủ - Công tác văn thư

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 110/2004/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 4 NĂM 2004

VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia ngày 04 tháng 4 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư; được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).

2. Công tác văn thư quy định tại Nghị định này bao gồm các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản và tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức; quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Bản thảo văn bản" là bản được viết hoặc đánh máy, hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức;

2. "Bản gốc văn bản" là bản thảo cuối cùng được người có thẩm quyền duyệt;

3. "Bản chính văn bản" là bản hoàn chỉnh về nội dung và thể thức văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành. Bản chính có thể được làm thành nhiều bản có giá trị như nhau;

4. "Bản sao y bản chính" là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính;

5. "Bản trích sao" là bản sao một phần nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản trích sao phải được thực hiện từ bản chính;

6. "Bản sao lục" là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản sao y bản chính và trình bày theo thể thức quy định;

7. "Hồ sơ" là một tập văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có một (hoặc một số) đặc điểm chung như tên loại văn bản; cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; thời gian hoặc những đặc điểm khác, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan, tổ chức hoặc của một cá nhân;

8. "Lập hồ sơ" là việc tập hợp và sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.

Điều 3. Trách nhiệm đối với công tác văn thư

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi quyền hạn được giao, có trách nhiệm chỉ đạo công tác văn thư, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư.

2. Mọi cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan đến công tác văn thư, phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật về công tác văn thư.

CHƯƠNG II

SOẠN THẢO, BAN HÀNH VĂN BẢN

Điều 4. Hình thức văn bản

Các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức bao gồm:

1. Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002;

2. Văn bản hành chính

Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), thông cáo, thông báo, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, giấy chứng nhận, giấy uỷ nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển;

3. Văn bản chuyên ngành

Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

4. Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Các hình thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định.  

Điều 5. Thể thức văn bản

1. Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

a) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau:

- Quốc hiệu;

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

- Số, ký hiệu của văn bản;

- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;

- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;

- Nội dung văn bản;

- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;

- Dấu của cơ quan, tổ chức;

- Nơi nhận;

- Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật).

b) Đối với công văn, công điện, giấy giới thiệu, giấy mời, phiếu gửi, phiếu chuyển, ngoài các thành phần được quy định tại điểm a của khoản này, có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-mail; số điện thoại, số Telex, số Fax.

c) Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản do Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định.

2. Thể thức văn bản chuyên ngành

Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

3. Thể thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định.

4. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thông lệ quốc tế.  

Điều 6. Soạn thảo văn bản

1. Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002.

2. Việc soạn thảo văn bản khác được quy định như sau:

a) Căn cứ tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao cho đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo.

b) Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Xác định hình thức, nội dung và độ mật, độ khẩn của văn bản cần soạn thảo;

- Thu thập, xử lý thông tin có liên quan;

- Soạn thảo văn bản;

- Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với người đứng đầu cơ quan, tổ chức việc tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân có liên quan; nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo;

- Trình duyệt bản thảo văn bản kèm theo tài liệu có liên quan.  

Điều 7. Duyệt bản thảo, việc sửa chữa, bổ sung bản thảo đã duyệt

1. Bản thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt.

2. Trường hợp sửa chữa, bổ sung bản thảo văn bản đã được duyệt phải trình người duyệt xem xét, quyết định.  

Điều 8. Đánh máy, nhân bản

Việc đánh máy, nhân bản văn bản phải bảo đảm những yêu cầu sau:

1. Đánh máy đúng nguyên văn bản thảo, đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Trường hợp phát hiện có sự sai sót hoặc không rõ ràng trong bản thảo thì người đánh máy phải hỏi lại đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc người duyệt bản thảo đó;

2. Nhân bản đúng số lượng quy định;

3. Giữ gìn bí mật nội dung văn bản và thực hiện đánh máy, nhân bản theo đúng thời gian quy định.  

Điều 9. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành

1. Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản.

2. Chánh Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp (sau đây gọi tắt là Chánh Văn phòng); Trưởng phòng Hành chính ở những cơ quan, tổ chức không có văn phòng (sau đây gọi tắt là trưởng phòng hành chính); người được giao trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý công tác văn thư ở những cơ quan, tổ chức khác (sau đây gọi tắt là người được giao trách nhiệm) phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản.  

Điều 10. Ký văn bản

1. Ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Ở cơ quan, tổ chức làm việc chế độ tập thể

a) Đối với những vấn đề quan trọng của cơ quan, tổ chức mà theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của tổ chức, phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số, việc ký văn bản được quy định như sau:

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt (TM.) tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức;

Cấp phó của người đứng đầu và các thành viên giữ chức vụ lãnh đạo khác được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo uỷ quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.

b) Việc ký văn bản về những vấn đề khác được thực hiện như quy định tại khoản 1 của Điều này.

3. Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho một cán bộ phụ trách dưới mình một cấp ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa uỷ quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác ký.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

5. Khi ký văn bản không dùng bút chì; không dùng mực đỏ hoặc các thứ mực dễ phai.  

Điều 11. Bản sao văn bản

1. Các hình thức bản sao được quy định tại Nghị định này gồm bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục.

2. Thể thức bản sao được quy định như sau:

Hình thức sao: sao y bản chính hoặc trích sao, hoặc sao lục; tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi nhận.

3. Bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính.

4. Bản sao chụp cả dấu và chữ ký của văn bản không được thực hiện theo đúng thể thức quy định tại khoản 2 của Điều này, chỉ có giá trị thông tin, tham khảo.

CHƯƠNG III

QUẢN LÝ VĂN BẢN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU

MỤC 1. QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐẾN

Điều 12. Trình tự quản lý văn bản đến

Tất cả văn bản, kể cả đơn, thư do cá nhân gửi đến cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là văn bản đến) phải được quản lý theo trình tự sau:

1. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến;

2. Trình, chuyển giao văn bản đến;

3. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.

Điều 13. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến

Văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải được tập trung tại văn thư cơ quan, tổ chức để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký. Những văn bản đến không được đăng ký tại văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết.  

Điều 14. Trình, chuyển giao văn bản đến

1. Văn bản đến phải được kịp thời trình cho người có trách nhiệm và chuyển giao cho các đơn vị, cá nhân giải quyết. Văn bản đến có dấu chỉ các mức độ khẩn phải được trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.

2. Việc chuyển giao văn bản phải bảo đảm chính xác và giữ gìn bí mật nội dung văn bản.  

Điều 15. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết kịp thời văn bản đến. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao chỉ đạo giải quyết những văn bản đến theo sự uỷ nhiệm của người đứng đầu và những văn bản đến thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Căn cứ nội dung văn bản đến, người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao cho đơn vị hoặc cá nhân giải quyết. Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết văn bản đến theo thời hạn được pháp luật quy định hoặc theo quy định của cơ quan, tổ chức.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc người được giao trách nhiệm thực hiện những công việc sau:

a) Xem xét toàn bộ văn bản đến và báo cáo về những văn bản quan trọng, khẩn cấp;

b) Phân văn bản đến cho các đơn vị, cá nhân giải quyết;

c) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.  

Điều 16. Nghiệp vụ quản lý văn bản đến được thực hiện theo hướng dẫn của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

MỤC 2. QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐI

Điều 17. Trình tự quản lý văn bản đi

Tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức phát hành (sau đây gọi chung là văn bản đi) Văn bản đi là văn bản do cơ quan, tổ chức phát hành. phải được quản lý theo trình tự sau:

1. Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số, ký hiệu và ngày, tháng của văn bản;

2. Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có);

3. Đăng ký văn bản đi;

4. Làm thủ tục, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi;

5. Lưu văn bản đi.  

Điều 18. Chuyển phát văn bản đi

1. Văn bản đi phải được hoàn thành thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo.

2. Văn bản đi có thể được chuyển cho nơi nhận bằng Fax hoặc chuyển qua mạng để thông tin nhanh.  

Điều 19.Việc lưu văn bản đi

1. Mỗi văn bản đi phải lưu ít nhất hai bản chính; một bản lưu tại văn thư cơ quan, tổ chức và một bản lưu trong hồ sơ.

2. Bản lưu văn bản đi tại văn thư cơ quan, tổ chức phải được sắp xếp thứ tự đăng ký.

3. Bản lưu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quan trọng khác của cơ quan, tổ chức phải được làm bằng loại giấy tốt, có độ pH trung tính và được in bằng mực bền lâu.  

Điều 20.Nghiệp vụ quản lý văn bản đi được thực hiện theo hướng dẫn của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

MỤC 3. LẬP HỒ SƠ HIỆN HÀNH VÀ GIAO NỘP TÀI LIỆU

VÀO LƯU TRỮ HIỆN HÀNH CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Điều 21.Nội dung việc lập hồ sơ hiện hành và yêu cầu đối với hồ sơ được lập

1. Nội dung việc lập hồ sơ hiện hành bao gồm:

a) Mở hồ sơ;

b) Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc vào hồ sơ;

c) Kết thúc và biên mục hồ sơ.

2. Yêu cầu đối với mỗi hồ sơ được lập:

a) Hồ sơ được lập phải phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hoặc của cơ quan, tổ chức;

b) Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc hay trình tự giải quyết công việc;

c) Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có giá trị bảo quản tương đối đồng đều.  

Điều 22. Giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức

1. Trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân trong cơ quan, tổ chức

a) Các đơn vị và cá nhân trong cơ quan, tổ chức phải giao nộp những hồ sơ, tài liệu có giá trị lưu trữ vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức theo thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Trường hợp đơn vị hoặc cá nhân cần giữ lại những hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu thì phải lập danh mục gửi cho lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức nhưng thời hạn giữ lại không được quá hai năm.

c) Mọi cán bộ, công chức, viên chức trước khi nghỉ hưu, thôi việc hay chuyển công tác khác đều phải bàn giao lại hồ sơ, tài liệu cho đơn vị hay người kế nhiệm.

2. Thời hạn giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành được quy định như sau:

a) Tài liệu hành chính: sau một năm kể từ năm công việc kết thúc;

b) Tài liệu nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ: sau một năm kể từ năm công trình được nghiệm thu chính thức;

c) Tài liệu xây dựng cơ bản: sau ba tháng kể từ khi công trình được quyết toán;

d) Tài liệu ảnh, phim điện ảnh; mi-crô-phim; tài liệu ghi âm, ghi hình và tài liệu khác: sau ba tháng kể từ khi công việc kết thúc.

3. Thủ tục giao nộp

Khi giao nộp tài liệu phải lập hai bản "Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu" và hai bản "Biên bản giao nhận tài liệu". Đơn vị hoặc cá nhân giao nộp tài liệu và lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức giữ mỗi loại một bản.

Điều 23. Trách nhiệm đối với công tác lập hồ sơ và giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của mình.

2. Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính, người được giao trách nhiệm có nhiệm vụ:

a) Tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành đối với các cơ quan, tổ chức cấp dưới;

b) Tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành tại cơ quan, tổ chức mình.

3. Thủ trưởng các đơn vị trong cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức về việc lập hồ sơ, bảo quản và giao nộp hồ sơ, tài liệu của đơn vị vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức.

4. Trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc, mỗi cá nhân phải lập hồ sơ về công việc đó.  

Điều 24. Nghiệp vụ lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành được thực hiện theo hướng dẫn của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.  

MỤC 4. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU TRONG CÔNG TÁC VĂN THƯ

Điều 25. Quản lý và sử dụng con dấu

1. Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định của Nghị định này.

2. Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:

a) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền;

b) Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;

c) Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;

d) Không được đóng dấu khống chỉ.

3. Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau:

a) Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức;

b) Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó.  

Điều 26. Đóng dấu

1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.

2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

3. Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.

4. Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.

CHƯƠNG IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ

Điều 27. Nội dung quản lý nhà nước về công tác văn thư

Nội dung quản lý nhà nước về công tác văn thư bao gồm:

1. Xây dựng, ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác văn thư;

2. Quản lý thống nhất về nghiệp vụ công tác văn thư;

3. Quản lý nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác văn thư;

4. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức văn thư; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư;

5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư;

6. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác văn thư;

7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn thư.  

Điều 28. Trách nhiệm quản lý công tác văn thư

1. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn thư theo những nội dung quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn thư.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

a) Căn cứ quy định của pháp luật, ban hành và hướng dẫn thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư;

b) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của mình; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư theo thẩm quyền;

c) Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư;

d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức văn thư; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư;

đ) Tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác văn thư trong phạm vi ngành, lĩnh vực và địa phương.

Điều 29. Tổ chức, nhiệm vụ của văn thư cơ quan, tổ chức

1. Căn cứ khối lượng công việc, các cơ quan, tổ chức phải thành lập phòng, tổ văn thư hoặc bố trí người làm văn thư (sau đây gọi chung là văn thư cơ quan).

2. Văn thư cơ quan có những nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến;

b) Trình, chuyển giao văn bản đến cho các đơn vị, cá nhân;

c) Giúp Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc người được giao trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến;

d) Tiếp nhận các dự thảo văn bản trình người có thẩm quyền xem xét, duyệt, ký ban hành;

đ) Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số và ngày, tháng; đóng dấu mức độ khẩn, mật;

e) Đăng ký, làm thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi;

g) Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu;

h) Quản lý sổ sách và cơ sở dữ liệu đăng ký, quản lý văn bản; làm thủ tục cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ, công chức, viên chức;

i) Bảo quản, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và các loại con dấu khác.  

Điều 30. Người được bố trí làm văn thư phải có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức văn thư theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG V

KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 31. Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác văn thư được khen thưởng theo quy định của pháp luật.  

Điều 32. Xử lý vi phạm

Người nào vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về công tác văn thư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.  

Điều 33. Khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đối với các hành vi vi phạm pháp luật về công tác văn thư.

2. Cá nhân có quyền tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về công tác văn thư.

3. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

CHƯƠNG VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bãi bỏ Mục I - Công tác công văn, giấy tờ của Điều lệ về công tác công văn, giấy tờ và công tác lưu trữ ban hành kèm theo Nghị định số 142/CP ngày 28 tháng 9 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ và những quy định trước đây trái với quy định tại Nghị định này.  

Điều 35. Hướng dẫn thi hành

Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Điều 36. Trách nhiệm thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

2.  Nghị định về quản lý và sử dụng con dấu

CHÍNH PHỦ 

Số: 58/2001/NĐ- CP 

       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

                 Độc lập -  Tự do -  Hạnh phúc

                         –––––––––––––––––––––––

                           Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2001

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước.  Con dấu được quản lý theo quy định của Nghị định này.

Điều 2. Các quy định về quản lý và sử dụng con dấu trong Nghị định này áp dụng đối với con dấu có hình Quốc huy và con dấu không có hình Quốc huy được sử dụng dưới dạng con dấu ướt, con dấu nổi, dấu xi.

Dấu tiêu đề, dấu ngày tháng, dấu tiếp nhận công văn, dấu chữ ký, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 3. Các cơ quan tổ chức và chức danh nhà nước dưới đây được dùng con dấu có hình quốc huy.

1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

2. Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;

3. Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ;

4. Văn phòng Chủ tịch nước;

5. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện Kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện Kiểm sát quân sự;

6. Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định;

7. Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp;

8. Cơ quan thi hành án dân sự;

9. Phòng Công chứng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

10. Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, gồm Cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn đại diện thường trực tổ chức quốc tế liên chính phủ và Cơ quan lãnh sự (kể cả lãnh sự danh dự), Cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện cho Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với nước, tổ chức quốc tế tiếp nhận trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn do luật pháp quy định;

11. Các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao : Cục Lãnh sự, Vụ Lễ tân, ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh;

12. Một số tổ chức khác do Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Điều 4. Các cơ quan, tổ chức dưới đây được sử dụng con dấu không có hình Quốc huy:

1. Các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

2. Các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát quân sự, Toà án nhân dân, Toà án quân sự các cấp;

3. Các cơ quan chuyên môn và tổ chức sự nghiệp trực thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

4. Tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các hội hữu nghị, các tổ chức hoạt động nhân đạo, hội bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện; các tổ chức phi chính phủ khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hay cấp giấy phép hoạt động;

5. Các tổ chức tôn giáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động;

6. Các tổ chức kinh tế được quy định theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Luật Khuyến khích đầu tư trong nước; Luật Hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật; các đơn vị trực thuộc, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế này;

7. Một số tổ chức khác được cơ quan có thẩm quyền thành lập cho phép.

8. Các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU CỦA CƠ QUAN,

TỔ CHỨC ĐƯỢC DÙNG CON DẤU

Điều 5. Các chức danh nhà nước, Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 3, Điều 4 của Nghị định này có trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc bảo quản và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức mình theo đúng chức năng và thẩm quyền được pháp luật quy định.

Điều 6. Việc quản lý và sử dụng con dấu phải tuân theo các quy định sau đây :

1. Mỗi cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước quy định tại Điều 3,    Điều 4 của Nghị định này chỉ được sử dụng một con dấu. Trong trường hợp cần có thêm con dấu cùng nội dung như con dấu thứ nhất thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền thành lập và phải có ký hiệu riêng để phân biệt với con dấu thứ nhất;

Các cơ quan, tổ chức có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ, thẻ chứng minh nhân dân, thị thực visa có dán ảnh thì được khắc thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ để phục vụ cho công tác, nghiệp vụ nhưng phải được cấp có thẩm quyền cho phép và nội dung con dấu phải giống như con dấu ướt mà cơ quan, tổ chức đó được phép sử dụng.

2. Con dấu khắc xong phải được đăng ký mẫu tại cơ quan công an, phải nộp lệ phí do Bộ Tài chính quy định và chỉ được sử dụng sau khi đã được cấp "Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu". Cơ quan, tổ chức khi bắt đầu sử dụng con dấu mới phải thông báo giới thiệu mẫu con dấu mới.

3. Việc đóng dấu vào các loại văn bản giấy tờ phải theo đúng quy định của pháp luật.

4. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức mình.

Con dấu phải được để tại trụ sở cơ quan, tổ chức và phải được quản lý chặt chẽ. Trường hợp thật cần thiết để giải quyết công việc ở xa trụ sở cơ quan thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức đó có thể mang con dấu đi theo và phải chịu trách nhiệm về việc mang con dấu ra khỏi cơ quan.

5. Mực in dấu thống nhất dùng màu đỏ.

6. Trong trường hợp bị mất con dấu, cơ quan, tổ chức phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất và cơ quan công an đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu đồng thời phải thông báo huỷ bỏ con dấu bị mất.

7. Con dấu đang sử dụng bị mòn, hỏng hoặc có sự chuyển đổi về tổ chức hay đổi tên tổ chức thì phải làm thủ tục khắc lại con dấu mới và nộp lại con dấu cũ.

8. Cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu phải tạo điều kiện để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

Điều 7. Cơ quan, tổ chức nói tại Điều 3, Điều 4 Nghị định này, khi có quyết định chia tách, sáp nhập, giải thể, kết thúc nhiệm vụ có hiệu lực thi hành thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải thu hồi con dấu và nộp lại con dấu cho cơ quan công an cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Trong trường hợp tạm đình chỉ sử dụng con dấu, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định thành lập và cho phép sử dụng con dấu phải thu hồi con dấu và phải thông báo cho cơ quan công an cấp giấy phép khắc dấu và các cơ quan liên quan biết.

Chương III

THẨM QUYỀN QUY ĐỊNH MẪU DẤU, THỦ TỤC KHẮC DẤU,

CẤP PHÉP KHẮC DẤU VÀ ĐĂNG KÝ MẪU DẤU

Điều 8. Bộ Công an quy định thống nhất mẫu các loại con dấu và việc khắc biểu tượng trong con dấu hoặc chữ nước ngoài trong con dấu; cấp giấy phép khắc dấu, lưu chiểu mẫu dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; quản lý hoạt động khắc dấu; kiểm tra việc quản lý, sử dụng con dấu và thực hiện các công việc khác theo quy định của Nghị định này.

Điều 9.Thẩm quyền cấp giấy phép khắc dấu, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và đăng ký lưu chiểu mẫu dấu quy định như sau :

1. Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an cấp giấy phép khắc dấu, đăng ký mẫu con dấu, cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho các chức danh nhà nước, các cơ quan, tổ chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; cấp giấy phép khắc dấu cho các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan đại diện bên cạnh các tổ chức Quốc tế liên Chính phủ của nước ngoài tại Việt Nam; cấp giấy phép mang con dấu vào Việt Nam sử dụng cho các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác không có chức năng ngoại giao hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

2. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép khắc dấu, đăng ký mẫu dấu, cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho các cơ quan, tổ chức địa phương, một số cơ quan, tổ chức Trung ương đóng tại địa phương theo phân cấp của Bộ Công an; đăng ký mẫu dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác không phải là đại diện ngoại giao đã được phép mang vào Việt Nam để sử dụng.

Điều 10. Thủ tục và hồ sơ xin khắc dấu gồm có :

1. Các chức danh nhà nước, các cơ quan, tổ chức được sử dụng con dấu có hình Quốc huy, các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ :

a) Đối với các cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước, các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp :

Phải có quyết định về thành lập tổ chức theo quy định đối với từng loại cơ quan, tổ chức. Trong trường hợp quyết định chưa quy định cho phép cơ quan, tổ chức được dùng con dấu thì cơ quan, tổ chức đó phải có văn bản riêng cho phép dùng con dấu của cơ quan thẩm quyền thành lập ra tổ chức đó.

b) Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, hội quần chúng, hội nghề nghiệp :

Phải có "Điều lệ về tổ chức và hoạt động" đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các tổ chức khoa học phải có "Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động".

2. Các tổ chức kinh tế :

a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, giấy phép đầu tư, giấy phép đặt chi nhánh; giấy phép thầu, giấy phép đặt Văn  phòng đại diện tại Việt Nam (đối với tổ chức kinh tế liên doanh, đầu tư nước ngoài).

b) Các tổ chức kinh tế là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, ngoài các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn phải có quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

3. Trường hợp các cơ quan, tổ chức hay các chức danh nhà nước muốn khắc lại con dấu bị mất hoặc dấu bị mòn, hỏng thì phải có văn bản nêu rõ lý do và đề nghị cơ quan công an khắc lại con dấu mới mà không cần phải có thêm các loại văn bản nào khác.

4. Trong thời gian không qúa 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan, tổ chức theo quy định, cơ quan công an cấp giấy phép khắc dấu và giới thiệu đến cơ sở khắc dấu theo quy định.

Điều 11. 

1. Các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự và Cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam; các bộ phận lãnh sự, bộ phận tuỳ viên quân sự và các bộ phận khác trực thuộc Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam trước khi sử dụng con dấu của cơ quan mình phải thông báo và đăng ký mẫu con dấu tại Bộ Ngoại giao Việt Nam.

2. Các cơ quan nước ngoài khác và các tổ chức quốc tế phi chính phủ có đại diện tại Việt Nam muốn mang con dấu từ nước ngoài vào Việt Nam để sử dụng phải làm thủ tục đăng ký mẫu con dấu tại Bộ Công an Việt Nam.

3. Các cơ quan, tổ chức nước ngoài không phải là Cơ quan đại diện ngoại giao mang con dấu từ nước ngoài vào Việt Nam sử dụng cần có văn bản gửi Bộ Công an Việt Nam nói rõ lý do, phạm vi sử dụng con dấu, kèm theo mẫu con dấu, giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, đồng thời phải đăng ký mẫu dấu trước khi sử dụng.

Chương IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 12. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng con dấu thì được khen thưởng theo quy định chung của nhà nước.

Điều 13.Người nào có hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14.

1. Căn cứ vào các quy định của Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng các loại con dấu dùng trong lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

2. Bộ Công an phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định thống nhất mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu trong các hệ thống tổ chức đó.

3. Bộ Công an phối hợp với Ban Tôn giáo của Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam quy định thống nhất mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu trong các tôn giáo.

 4. Việc quản lý và sử dụng con dấu của các cơ quan, tổ chức dùng trong công tác đối ngoại thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định cụ thể của Bộ Công an sau khi trao đổi với Bộ Ngoại giao.

Điều 15.Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 62/CP ngày 22 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ.

Điều 16.

1. Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có sử dụng con dấu chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

                                                                           TM.CHÍNH PHỦ

                                                                             THỦ TƯỚNG

                                                                             (Đã ký)

                                                                            Phan Văn Khải

3. Nghị định của Hồi đồng Bộ trưởng ban hành “Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước”

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Số: 84/HĐBT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                     ----- o0o -----

                Hà Nội , Ngày 09 tháng 03 năm 1992

NGHỊ ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Ban hành "Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước"

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;

Căn cứ vào khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.  

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. - Nay ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước";

Điều 2. - Nghị định này thay thế Nghị định số 69/CP ngày 14 tháng 6 năm 1962 của Hội đồng Chính phủ và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. - Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Điều 4. - Người đứng đầu cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và mọi công dân chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

QUY CHẾ

BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Nghị định số 84-HĐBT ngày 9 tháng 3 năm 1992

của Hội đồng Bộ trưởng)

Điều 1. - Lập danh mục bí mật Nhà nước.

Căn cứ vào phạm vi bí mật Nhà nước quy định tại các Điều 6, 7, 8 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991, trong chức năng công tác, quản lý của mình. Người đứng đầu cơ quan Nhà nước cấp trung ương, Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Hội nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

Lập danh mục bí mật Nhà nước xác định độ "Tuyệt mật" và "Tối mật" trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định, và quyết định danh mục bí mật Nhà nước độ "Mật" trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt.

Vào quý I hàng năm, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật Nhà nước độ "Tuyệt mật", "Tối mật", và quyết định việc sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật Nhà nước độ "Mật" của cơ quan, đoàn thể, địa phương mình, trình lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Trong quá trình hoạt động nếu phát sinh bí mật Nhà nước ngoài danh mục đã lập, hoặc có thay đổi độ mật và giải mật phải báo cáo ngay lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tất cả các danh mục, báo cáo, đề xuất về bí mật Nhà nước của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, địa phương quy định tại điều này, khi trình lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đều phải đồng gửi Bộ Nội vụ.

Điều 2. - Đăng ký các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước.

Cơ quan, tổ chức, công dân có các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước phải đăng ký tại cơ quan quản lý khoa học và công nghệ Nhà nước.

Cơ quan quản lý khoa học và công nghệ Nhà nước có trách nhiệm xem xét, xác định độ mật trình lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng gửi Bộ Nội vụ, nếu có liên quan đến lĩnh vực quốc phòng phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định hoặc phê duyệt, thì thông báo cho các Bộ, ngành có liên quan để thực hiện.

Điều 3. - Soạn thảo, in ấn, sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước.

Việc soạn thảo, in ấn, sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước phải theo đúng các quy định sau đây:

Phải tổ chức thực hiện ở nơi bảo đảm an toàn, do người đứng đầu cơ quan quy định;

Người thực hiện phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định đối với người làm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước;

Không được đánh máy, in sao chụp thừa số bản đã được quy định. Sau khi đánh máy, in, sao chụp xong phải kiểm tra lại và huỷ ngay bản thảo (nếu không cần lưu) và những bản đánh máy, in thử, hỏng, thừa, giấy than, giấy nến, bản in, có sự chứng kiến của cán bộ bảo mật.

Tài liệu đánh máy, in, sao chụp ra phải đóng dấu độ mật, dấu thu hồi (nếu cần), đánh số trang, số bản, số lượng in ấn, phạm vi lưu hành, nơi nhận, tên người đánh máy, in, soát tài liệu.

Các dấu độ mật, thu hồi theo mẫu thống nhất do Bộ Nội vụ quy định;

Việc sao chụp hoặc chuyển sang dạng mang tin khác phải được nơi ban hành tài liệu gốc đồng ý bằng văn bản ghi cụ thể số lượng được thực hiện đối với tài liệu "Tuyệt mật" "Tối mật"; phải do người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý tài liệu mật đó quyết định đối với tài liệu độ "Mật".

Điều 4. - Địa điểm, phương tiện, vật thuộc phạm vi bí mật Nhà nước.

Đối với những địa điểm, phương tiện, vật được xác định thuộc phạm vi bí mật Nhà nước phải đánh số, đặt bí số, bí danh hoặc ký hiệu mật và tổ chức thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, bảo vệ theo quy định của Quy chế này.

Điều 5. - Phổ biến, lưu hành, tìm hiểu, sử dụng bí mật Nhà nước.

Việc phổ biến, lưu hành, tìm hiểu, sử dụng bí mật Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc:

Đúng phạm vi đối tượng quy định;

Tổ chức ở nơi bảo đảm an toàn, do người đứng đầu cơ quan quy định;

Chỉ được ghi chép, ghi âm, ghi hình, quay phim khi được phép của người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý bí mật đó, phải ghi vào sổ công tác mật, ghi theo đúng hướng dẫn của người phổ biến - sổ công tác mật do bộ phận bảo mật của cơ quan cấp phát và quy định việc quản lý, sử dụng; các băng ghi âm, ghi hình, phim ảnh đã quay phải quản lý, bảo vệ như tài liệu gốc.

Người được giao nhiệm vụ phổ biến phải thực hiện đúng nội dung do tổ chức hoặc của người giao nhiệm vụ quy định;

Người được giao nhiệm vụ tìm hiểu những nội dung tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước phải có giấy chứng minh thư kèm giấy giới thiệu của cơ quan ghi rõ nội dung, yêu cầu tìm hiểu, và phải được người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý bí mật đó đồng ý.

Người được phổ biến, sử dụng bí mật Nhà nước phải triệt để tuân thủ các quy định về quản lý, bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 6. - Vận chuyển, giao nhận bí mật Nhà nước.

Mọi bí mật Nhà nước khi vận chuyển, giao nhận phải bảo đảm an toàn tuyệt đối, theo quy định sau đây:

Vận chuyển, giao nhận bí mật trong nước do cán bộ làm công tác bảo mật, lực lượng giao thông của các ngành hoặc lực lượng giao thông của các ngành giao thông thuộc tổ chức Bưu điện đặc biệt thực hiện;

Vận chuyển, giao nhận giữa các cơ quan, tổ chức trong nước với các cơ quan, tổ chức của Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài do lực lượng giao thông ngoại giao thực hiện;

Mọi trường hợp qua các đơn vị giao thông vận chuyển, giao nhận phải thực hiện theo nguyên tắc gửi kín, niêm phong cẩn mật. (Việc xử lý trong khâu công tác văn thư hành chính thực hiện theo quy định của Bộ Nội vụ);

Khi vận chuyển phải có đủ phương tiện và lực lượng bảo quản, bảo vệ an toàn;

Nơi gửi và nơi nhận phải tổ chức kiểm tra, đối chiếu thường xuyên nhằm phát hiện những sai sót, mất mát để xử lý kịp thời;

Cán bộ đi công tác chỉ được mang những tài liệu, vật thuộc phạm vi bí mật Nhà nước có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao, phải được người đứng đầu cơ quan duyệt và cấp giấy, đăng ký với bộ phận bảo mật, có kế hoạch bảo vệ trong thời gian mang đi và khi hoàn thành nhiệm vụ phải cùng với bộ phận bảo mật kiểm tra và nộp lại cơ quan.

Điều 7. - Thống kê, cất giữ bảo quản bí mật Nhà nước.

Từng cơ quan, đoàn thể, tổ chức phải thống kê bí mật Nhà nước của mình theo trình tự thời gian và từng độ mật, bao gồm những bí mật hiện có, mới phát sinh và được tiếp nhận.

Mọi bí mật Nhà nước phải được cất giữ bảo quản nghiêm ngặt.

Tài liệu, mẫu vật độ "Tuyệt mật", "Tối mật" tổ chức cất giữ riêng, có đủ điều kiện, phương tiện bảo quản, bảo vệ bảo đảm an toàn. Nơi cất giữ do người đứng đầu cơ quan, đoàn thể, tổ chức quyết định.

Điều 8. - Thanh lý, tiêu huỷ các bí mật Nhà nước.

Việc thanh lý hoặc tiêu huỷ các bí mật Nhà nước "Tuyệt mật", "Tối mật", "Mật" do người đứng đầu cơ quan cấp bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (đối với tài liệu mật mã có quy định riêng).

Mọi trường hợp thanh lý hoặc tiêu huỷ các bí mật Nhà nước đều phải do hội đồng gồm người đứng đầu cơ quan, người trực tiếp quản lý các bí mật được thanh lý hoặc tiêu huỷ và cán bộ bảo mật thực hiện, Hội đồng thanh lý, tiêu huỷ các bí mật Nhà nước phải lập biên bản thống kê đầy đủ, nói rõ phương thức tiến hành, người thực hiện.

Trong quá trình thực hiện phải tuyệt đối bảo đảm yêu cầu không làm lộ, không để lọt ra ngoài các bí mật Nhà nước, nếu thanh lý phương tiện hoặc vật thì phải làm thay đổi hình dạng và tính năng tác dụng, nếu tiêu huỷ tài liệu thì phải đốt, xé, hoặc nghiền nhỏ tới mức không thể chắp lại được.

Biên ban thanh lý, tiêu huỷ lưu tại bộ phận bảo mật của cơ quan.

Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức tiêu huỷ quy định nói trên, nếu không được tiêu huỷ ngay bí mật Nhà nước sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh, quốc phòng hoặc các lợi ích khác của đất nước, thì người nắm giữ bí mật đó được quyền tự tiêu huỷ, nhưng phải báo cáo bằng văn bản ngay sau khi tiêu huỷ với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cơ quan công an có trách nhiệm cùng cấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu việc tiêu huỷ không có lý do chính đáng.

Điều 9. - Bảo vệ khu vực cấm, nơi cất giữ, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước.

Các khu vực cấm thuộc phạm vi bí mật Nhà nước, nơi cất giữ bí mật Nhà nước, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước (bao gồm nơi in ấn, sao chụp tài liệu; nơi hội họp, phổ biến các vấn đề bí mật; nơi dịch mã, chuyển nhận những thông tin mật; nơi nghiên cứu, thử nghiệm các công trình khoa học có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước...) phải bảo đảm an toàn, có chế độ nội quy bảo vệ, người không có phận sự không được tiếp cận, cán bộ đến liên hệ công tác phải có giấy chứng minh thư kèm giấy giới thiệu, và được bố trí tiếp, làm việc ở phòng dành riêng. Tuỳ tính chất và yêu cầu bảo vệ của từng nơi mà tổ chức lực lượng chuyên trách hoặc bán chuyên trách bảo vệ, tổ chức tuần tra canh gác, kiểm soát ra vào chặt chẽ, bố trí phương tiện kỹ thuật bảo vệ.

Cán bộ công nhân viên làm việc ở những nơi này phải bảo đảm tin cậy về chính trị, do người đứng đầu cơ quan tuyển chọn.

Điều 10. - Bảo vệ bí mật mật mã quốc gia.

Mật mã là ngành cơ mật đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia.

Ban Cơ yếu có chức năng tham mưu cho Hội đồng Bộ trưởng và quản lý Nhà nước về mọi mặt công tác của ngành Cơ yếu, có trách nhiệm nghiên cứu sản xuất, cung cấp mật mã và đào tạo cán bộ nhân viên làm công tác mật mã trong cả nước.

Ngoài Ban Cơ yếu ra, không một cơ quan, đoàn thể, tổ chức, công dân nào được nghiên cứu sản xuất mật mã; nếu có nhu cầu sử dụng mật mã phải đăng ký với Ban Cơ yếu và do Ban Cơ yếu cung cấp, quản lý và hướng dẫn sử dụng. (Việc quản lý, bảo vệ bí mật kỹ thuật nghiệp vụ mật mã và chế độ sử dụng điện mật có quy định riêng).

Điều 11. - Bảo vệ bí mật trong thông tin liên lạc.

Tin tức bí mật Nhà nước chuyển đi bằng phương tiện thông tin liên lạc vô tuyến, hữu tuyến, hoặc bằng bất cứ phương tiện kỹ thuật nào khác đều phải mã hoá theo quy định của Nhà nước về công tác cơ yếu.

Cơ quan, đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội và công dân nếu sản xuất, mua bán, lắp đặt, sử dụng phương tiện phát sóng phải đăng ký và chịu sự quản lý của các ngành chức năng (Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện) theo quy định của Pháp luật.

Điều 12. - Bảo vệ bí mật trong quan hệ tiếp xúc với tổ chức nước ngoài, người nước ngoài.

Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong quan hệ tiếp xúc với tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không được tiết lộ bí mật Nhà nước.

Trường hợp thi hành công vụ mà nội dung quan hệ tiếp xúc có liên quan đến bí mật Nhà nước, thì chỉ được thông tin những nội dung đã được người đứng đầu cơ quan duyệt, phải ghi biên bản nội dung tiếp xúc báo cáo với người đã duyệt và nộp lưu tại bộ phận bảo mật.

Điều 13. - Việc cung cấp những thông tin có liên quan đến bí mật Nhà nước cho tổ chức quốc tế, nước ngoài.

Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong việc thực hiện chương trình hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực, khi có yêu cầu phải cung cấp những thông tin có liên quan đến bí mật Nhà nước cho tổ chức quốc tế, nước ngoài, phải được xem xét, cân nhắc kỹ theo nguyên tắc:

Bảo đảm lợi ích đất nước;

Chỉ cung cấp những bí mật được các cấp có thẩm quyền xét duyệt như sau:

"Tuyệt mật" do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng duyệt; "Tối mật" do Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt, (riêng thuộc lĩnh vực quốc phòng phải được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng duyệt); "Mật" do người đứng đầu cơ quan cấp bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương duyệt.

Cơ quan, tổ chức, người thực hiện chỉ được cung cấp đúng nội dung đã được duyệt, cấm không được tiết lộ cho bên thứ ba.

Điều 14. - Thực hiện cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước.

Tất cả những người được giao nhiệm vụ tiếp xúc với bí mật Nhà nước dưới mọi hình thức (được nghe phổ biến, lưu giữ, sử dụng bí mật Nhà nước và cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước) phải nắm chắc quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước và cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước.

Người tổ chức, người trực tiếp giao nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện bằng cách hướng dẫn, yêu cầu người được mình giao nhiệm vụ nghiên cứu nắm chắc Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước và ký vào bản cam kết (do cơ quan chức năng bảo vệ bí mật Nhà nước in sẵn) và nộp cho bộ phận bảo mật của cơ quan lưu giữ, theo dõi việc thực hiện.

Điều 15. - Việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

Việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong từng bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện như sau:

Xây dựng nhỏ và mua sắm các phương tiện, thiết bị thông dụng, do người đứng đầu cơ quan cấp bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định (sử dụng kinh phí hành chính sự nghiệp);

Xây dựng lớn và mua sắm các phương tiện, thiết bị đặc biệt phải có báo cáo luận chứng trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng duyệt, đồng gửi Bộ Nội vụ.

Điều 16. - Thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

Thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước được tiến hành đối với từng việc, một số việc hoặc toàn diện đối với từng cá nhân, từng khâu công tác, từng cơ quan, tổ chức trong phạm vi cả nước:

Bộ Nội vụ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện thanh tra Nhà nước về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước đối với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức cấp trung ương, và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Việc thanh tra toàn diện đối với từng cơ quan, đoàn thể, tổ chức cấp trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải được thực hiện ít nhất 2 năm một lần.

Người đứng đầu cơ quan, đoàn thể, tổ chức thực hiện việc kiểm tra về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong từng cơ quan, đoàn thể, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình.

Việc kiểm tra toàn diện đối với từng đơn vị cơ sở phải được thực hiện ít nhất mỗi năm 1 lần.

Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.

Thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước phải thực hiện yêu cầu đánh giá đúng những ưu điểm, khuyết điểm, phát hiện những thiếu sót sơ hở và kiến nghị các biện pháp khắc phục.

Sau mỗi lần thanh tra, kiểm tra có biên bản lưu và gửi cơ quan cấp trên trực tiếp theo hệ thống dọc, đồng gửi cơ quan công an cùng cấp để theo dõi.

Điều 17. - Báo cáo về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

Người đứng đầu cơ quan, đoàn thể, tổ chức các cấp phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong phạm vi quản lý của mình theo 2 hình thức:

Báo cáo những vụ, việc đột xuất xẩy ra gây phương hại đến bí mật Nhà nước hoặc biết được hành động đó đang hình thành như thông báo, chuyển giao, tiết lộ dưới mọi hình thức cho người nước ngoài hoặc người không có phận sự, tạo điều kiện cho người khác biết bí mật Nhà nước, vi phạm Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước...

Báo cáo phải kịp thời khi sự việc xẩy ra, nêu đầy đủ, cụ thể tình tiết của sự việc, đồng thời tiến hành ngay các biện pháp xác minh, truy xét, thu hồi, ngăn chặn những tác hại có thể xẩy ra.

Báo cáo toàn diện về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong năm (mỗi năm một lần), thời gian báo cáo từ 1 tháng 11 năm trước đến 31 tháng 10 năm sau, theo mẫu do Bộ Nội vụ quy định.

Hai loại báo cáo trên phải gửi theo quy định sau đây:

Báo cáo của cơ quan, tổ chức ở địa phương gửi cấp trên trực tiếp theo hệ thống dọc, đồng gửi Uỷ ban Nhân dân và cơ quan Công an có trách nhiệm cùng cấp;

Báo cáo của cơ quan, đoàn thể, tổ chức cấp trung ương và của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng gửi Bộ Nội vụ.

Điều 18. - Hệ thống tổ chức chuyên trách bảo vệ bí mật Nhà nước.

Bộ Nội vụ có một bộ phận trực thuộc Bộ trưởng. Các bộ, ngành, các đoàn thể cấp trung ương, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuỳ theo tính chất, đặc điểm nội dung công việc mà bố trí cán bộ làm công tác mật chuyên trách hoặc bán chuyên trách trực thuộc lãnh đạo với nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của Pháp Lệnh. Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước trong phạm vi bộ, ngành, đoàn thể, địa phương mình.

Nhiệm vụ cụ thể về biên chế do bộ, ngành, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố quy định.

Điều 19. - Tiêu chuẩn cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

Cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước phải có phẩm chất tốt (trung thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức cảnh giác giữ gìn bí mật) có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, khi tuyển dụng và chuyển làm công tác khác phải có sự trao đổi với cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm.

Điều 20. - Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, công dân nào có một trong những thành tích sau đây sẽ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước:

Hoàn thành xuất sắc việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật Nhà nước theo chức trách được giao.

Gặp khó khăn không sợ nguy hiểm, bảo vệ được bí mật Nhà nước.

Tìm được tài liệu, vật thuộc bí mật Nhà nước bị mất; ngăn chặn hoặc hạn chế được hậu quả tác hại do việc làm lộ, làm mất bí mật Nhà nước mà người khác gây ra.

Phát hiện, tố giác kịp thời hành vi dò xét, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép bí mật Nhà nước.

Điều 21. - Xử lý vi phạm.

Người nào vi phạm một trong những tội làm lộ bí mật Nhà nước, chiếm đoạt, mua bán, làm mất tài liệu bí mật Nhà nước, lợi dụng việc bảo vệ bí mật Nhà nước để che dấu hành vi vi phạm pháp luật, tiêu huỷ trái phép bí mật Nhà nước, gây ảnh hưởng có hại đến công cuộc bảo vệ an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học, xã hội của quốc gia thì tuỳ theo mức độ, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy tố theo quy định của luật hình sự./.

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG  

(Đã ký) 

Võ Văn Kiệt  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro