Kỹ thuật thổi sáo trúc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đây là cách tập kỹ thuật chuyền hơi theo sách tự học sáo trúc 6 lổ

Chuyền hơi là sự kết hợp giữa hai động tác vừa đẩy hơi ra qua đường miệng, vừa hít hơi vào bằng mũi, theo một vòng quay vận động liên tục để đường hơi kéo dài không bị đứt đọan trong quãng thời gian cần thiết. Bình thừong người chơi sáo ít sử dụng kỹ thuật chuyền hơi. Kỹ thuật chuyền hơi thường dùng khi cần phô diễn kỹ thuật, trổ tài khoe ngón... diễn ra trong các đoạn tự do, ngẫu hứng trong các tác phẩm âm nhạc.

Để thực hiện được kỹ thuật chuyền hơi, người thổi sáo phải dày công, kiên trì tập luyện công phu mới có kết quả.

Các bước luyện kỹ thuật chuyền hơi:

- Trước khi ap dụng kỹ thuật chuyền hơi vào sáo, ta có thể dùng một đọan ống rạ (thân cây lúa to) hoặc một ống nhựa nhỏ hơn chiếc đũa ăn cơm, với chiều dài khoảng 20cm, một đầu ngậm vào miệng, đầu kia nhấn chìm váo cốc nước, khi thổi sẽ làm cho bong bóng từ đầu ống trong cốc sủi lên.

- - khi thổi sắp hết hơi, ta đẩy luợng hơi còn lại từ bụng dồn lên khoang miệng, dùng cơ hai bên quai hàm ép đẩy tiếp phẩn hơi dự trữ vào ống thổi, lúc này phải thật mau lẹ, hít hơi qua đuờng mũi vào ngực, dồn xuống bụng để làm hơi bổ sung tiếp theo.

- Khi thổi chúng ta cần kết hợp chặt chẽ giữa hai động tác với nhau ở những giây (thời gian gấp) đẩy lượng hơi dự trữ ra và hít lượng hơi mới bổ xung vào.

- Quá trình thực hiện ta quan sát thấy bọt nước trong cốc sủi đều lên là được.

- Sau khi đã thực hiện thổi ống vào cốc nước cố kết quả tốt, ta mới áp dụng tập chuyền hơi vào sáo. Thường thường động tác kết hợp tập chuyền hơi và hít hơi đựoc thực hiện ở những chổ vuốt ngón (cách bậc) hoặc lấy rền thì thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#manhtuan