Cây quế

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Y học phương Đông xem quế là 1 trong 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ. Việt Nam là một trong những nước trồng rất nhiều quế, hàng năm xuất khẩu đến hàng trăm tấn quế vỏ và hàng chục tấn tinh dầu quế (cả cành quế nhỏ cắt phiến).

Read more at: http://ihph.org.vn/cay-que-va-nhung-tac-dung-than-ky-cua-cay-que-5842.html

  Sơ lược về cây quế 

Tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees. Họ long não (Lauraceae). Cây to, cao 10-20m, vỏ ngoài nứt nẻ, thân phân nhiều nhánh. Cây mọc hoang trong rừng, hoặc trồng bằng hạt, hay chiết cành, sau 5 năm có thể thu hoạch, nhưng vỏ quế bóc sau 20-30 năm thì tốt nhất. Vỏ quế bóc vào tháng 4-5 hay 9-10 sẽ dễ hơn vì đây là giai đoạn quế làm nhựa. Vỏ quế đem về ngâm nước 1 ngày, rửa sạch rồi xếp vào sọt tre kín, ủ lá chuối chung quanh khoảng 3-7 ngày rồi lấy ra để chỗ mát cho khô. Quế cành thì thu hái vào mùa hè, phơi khô. Lá và vỏ dùng cất tinh dầu. Cành quế đầu nhỏ vót thì gọi là quế tiêm, cành nhỏ vừa là quế chi. Vỏ quế gọi là quế thông. Quế thông gọt bỏ vỏ thô bên ngoài, lấy lớp trong gọi là quế tâm. Quế bóc ở thân, cành to, dày là quế nhục. Quế dùng làm bánh , gia vị , muốn nấu phở thì không thễ thiếu quế được. Quế cũng có công dụng trong y học dân gian -Quế chi: vị cay ngọt, tính ấm, chữa cảm lạnh không có mồ hôi và tê thấp chân tay đau buốt: dùng 5-10g với các vị khác. -Quế tâm: chữa đaau tim với liều 4-8g phối hợp với các vị khác. -Quế thông: chữa chungg các chứng lạnh trong nội tạng... 

-Quế nhục: Vị nggọt cay, tính nóng, thong huyết mạch, làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng hàn, trúng phong, hôn mê, tim yếu và bệnh dịch tả nguy cấp quế là 1 trong 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ Hãy cùng khám phá những tác dùng thần kỳ của cây quế không khỏi khiến bạn phải bất ngờ: 

1. Giảm cholesterol Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol. Quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids (acid béo trong máu). 

2. Giảm lượng đường máu và trị bệnh tiểu đường tuýp 2 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cải thiện, cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được kiểm soát. 

3. Bệnh tim mạch Quế giúp củng cố sức khỏe hệ tim mạch vì thế tránh cho cơ thể khỏi các rắc rối liên quan tới tim mạch. Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh động mạch vành và bệnh cao huyết áp. 

4. Chống ung thư Nghiên cứu được công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho thấy quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư. Ngoài ra, chất xơ và canxi trong quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột, từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết. 

 5. Ngừa sâu răng và sạch miệng Quế từ lâu đã được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng điều trị sâu răng và hơi thở có mùi. Chỉ cần nhai một mẩu quế nhỏ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho. 

 6. Bổ não Quế kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp loại trừ sự căng thẳng thần kinh cũng như suy giảm trí nhớ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngửi quế làm tăng nhận thức, trí nhớ hiệu quả, tăng khả năng tập trung và nhạy bén. 

 7. Giảm các bệnh truyền nhiễm Với khả năng chống khuẩn, chống nấm, chống vi rút, chống các vật ký sinh và là chất khử trùng nên quế rất hữu hiệu trong việc chống viêm nhiễm cả bên trong và ngoài. Quế được xem là rất hiệu quả trong việc chống lại bệnh nấm âm đạo, nấm vòm họng. ngừa bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo, nhiễm trùng vòm họng, loét dạ dày và chấy trên đầu. Quế có nhiều tác dụng chữa bệnh 

8. Dễ chịu trong kỳ nguyệt san Quế rất tốt cho phụ nữ, giúp giảm thiểu chứng chuột rút và những khó chịu khác trong thời gian nguyệt san. 

 9. Giảm đau do chứng viêm khớp Trong quế có chứa nhiều hợp chất chống viêm có tác dụng giảm đau và viêm do bệnh thấp khớp gây ra. Nghiên cứu của trường ĐH Copenhagen cho thấy: nếu dùng nửa thìa bột quế và 1 thìa mật ong mỗi sáng sẽ giúp giảm đau khớp đáng kể (sau 1 tuần sử dụng) và có thể đi lại không đau (sau 1 tháng dùng). 

 10. Tốt cho hệ tiêu hoá Cho quế vào món ăn hàng ngày giúp tiêu hoá tốt vì giúp giảm bớt lượng khí gaz trong dạ dày. Quế rất hiệu quả với chứng khó tiêu, buồn nôn, rối loạn dạ dày, tiêu chảy và chứng đầy hơi. 

 11. Giảm viêm đường tiết niệu Những người ăn quế đều thì nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu rất thấp. Quế giúp lợi tiểu tự nhiên và hỗ trợ bài tiết nước tiểu.

 12. Chống nghẽn mạch Hợp chất cinnamaldehyde trong quế rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa máu vón cục vì thế rất tốt với những ngườI bị bệnh tim mạch. 

 13. Giảm đau đầu và chứng đau nửa đầu Đau đầu do đi ngoài trời gió lạnh nhiều sẽ được điều trị bằng việc đắp hỗn hợp mỏng bột quế trộn với nước lên vùng trán và thái dương.

 14. Ngừa mụn và mụn đầu đen Quế giúp loại bỏ các chất độc trong máu vì thế rất hữu hiệu trong việc giảm mụn. Dùng hỗn hợp bột quế và vài giọt nước cốt chanh đắp lên những vùng bị mụn và mụn đầu đen sẽ có hiệu quả. Ngoài tác dụng chữa bệnh, quế còn giúp làm đẹp 

15. Tăng cường lưu thông máu Quế giúp làm sạch thành mạch máu và tăng cường lưu thông máu, đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho các tế bào trong cơ thể, tăng cường trao đổi chất, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 

 16. Giảm đau cơ và đau khớp Những người ăn quế đều hàng ngày thấy giảm đau các cơ và khớp, tăng cường sự dẻo dai của các cơ và khớp xương. 

 17. Cải thiện hệ miễn dịch Hỗn hợp mật ong và quế rất tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi, làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ. Những tác dụng chính của cây quế bạn đã xem qua ngoài ra còn có tác dụng khác hay các nghiên cừu lâm sàn khác như: Tác dụng lên hệ tim mạch: Nước sắc Nhục quế là tăng lưu lượng máu động mạch vành tim cô lập của chuột lang, cải thiện được thiếu máu cơ tim cấp của thỏ do pituitrin gây nên. Tác động kháng khuẩn: Trên ống nghiệm, Nhục quế có tác dụng ức chế mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gram(+), mạnh hơn đối với gram(-), ức chế đối với nấm gây bệnh.

 – Trị đau bụng tiêu chảy kéo dài do thận dương hư, tỳ vị hư hàn hoặc tỳ thận dương hư:

 – Trị viêm thận mạn 

– Trị chứng bụng đau, phụ nữ có kinh đau bụng do hư hàm 

– Trị đau thắt lưng 

– Trị vẩy nến, mề đay

– Trị nhiễm độc phụ tử


Giới thiệu về cây quế và các sản phẩm từ quếTrong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước tacó thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của nhân dân các dân tộc ít người nước ta như Dao (Yên Bái), Thái, Mường (Nghệ An, Thanh Hoá) Cà tu, Cà toong (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Thanh Y, Thanh Phán (Quảng Ninh).


1. TÊN LOÀI

- Tên khoa học:cassia.BL
- Thuộc giống: Cinnamomum
- Họ: Lauraceae
- Tên Việt Nam:
- Tên địa phương: Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì, Mạy quế.
- Tên tiếng Anh: Cinnamo

Việc xác định các loài quế ở nước ta đang có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên theo: "Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam" tập II, của các tác giả Võ Văn Chi, Vũ Văn Chuyên, Pham Nguyên Hồng, Lê Khả Kế, Đỗ Tất Lợi, Thái Văn Trừng, ở Việt Nam có các loài quế sau đây:
+ Cây quế Thanh: Cinnamomum obtusifolium. Nees.var Loureirii-Perrot et Ebernh phân bố chủ yếu dọc theo sườn Đông dãy Trường sơn, nhất là phía Bắc Trung bộ từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi.
+ Cây quế Trung Quốc, (quế đơn, quế bì) CinnamomumB.L, phân bố trong rừng khắp nước ta.
+ Cây quế Sài Gòn Cinnamomum tamala Nees et Eberm phân bố ở Bắc bộ và Trung bộ .
+ Cây quế quan Cinnamomum zeylanicum Blume, phân bố chủ yếu ở vùng cực Nam trung bộ .
Theo quan sát các cây quế và vùng quế cũng như sự phân loài trong nhân dân thì cây quế ở nước ta có 2 loài chính: quế lá to và quế lá nhỏ. Cây quế lá to mọc khá phổ biến có tán rậm, lá to, lớn nhanh nhưng vỏ mỏng và hàm lượng tinh dầu trong vỏ thấp. Cây quế lá nhỏ tán thưa, lá nhỏ, số lượng chiếm khoảng 5 – 10 %, chậm lớn, nhưng vỏ dày và hàm lượng tinh dầu trong vỏ cao hơn quế lá to.

2. MÔ TẢ CÁC LOÀI

Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, ở cây trưởng thành có thể cao trên 15m, đường kính ngang ngực (1,3m) có thể đạt đến 40cm. Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá có 3 gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên của lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm, lá trưởng thành dài khoảng 18 – 20 cm, rộng khoảng 6 – 8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm. Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc. Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5%. Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70 – 90%.khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên của lá, màu trắng hay phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4,5 và quả chín vào tháng 1,2 năm sau. Quả quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than, quả mọng trong chứa một hạt, quả dài 1 đến 1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1 kg hạt quế có khoảng 2500 – 3000 hạt. Bộ rễ quế phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng lan rộng, đan chéo nhau vì vậy quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc.lúc còn nhỏ cần có bóng che thích hợp mới sinh trưởng và phát triển tốt , càng lớn lên mức độ chịu bóng càng giảm dần và sau khoảng 3 – 4 năm trồng thì cây quế hoàn toàn ưa sáng. Tinh dầu quế có vị thơm, cay, ngọt rất được ưa chuộng.

3. PHÂN BỐ QUẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

3.1 Phân bố quế trên thế giới

Trên thế giới quế phân bố tự nhiên và được gây trồng trở thành hàng hoá ở một số nước châu á và châu Phi như Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Xrilanca, Xây xen và Madagaxca. Trong các nước có quế, cây quế cũng chỉ phân bố ở một số địa phương nhất định, có đặc điểm khí hậu, đất đai và địa hình thích hợp của nó, ở ngoài vùng sinh thái cây quế sinh trưởng và phát triển không tốt.

3.2 Phân bố cây quế ở Việt Nam

Ở nước ta cây quế tự nhiên mọc hỗn giao trong các khu rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm, từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên cho đến nay quế tự nhiên đã không còn nữa va thay vào đó cây quế đã được thuần hoá thànhh cây trồng. Từ lâu đời nước ta đã hình thành 4 vùng trồng quế, mỗi vùng có những sắc thái riêng về tự nhiên về dân tộc và nguồn lợi thu được từ quế. Có thể sơ bộ giới thiệu 4 vùng quế ở nước ta đó là:

a/ Vùng quế Yên Bái

Vùng quế Yên Bái tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Văn Bàn và Trấn Yên tỉnh Yên Bái. Các khu vực có quế nhiều như Đại Sơn, Viễn Sơn, Châu Quế, Phong Dụ, Xuân Tầm... có diện tích trồng quế và sản lượng vỏ quế chiếm khoảng 70% của cả vùng. Sinh sống trên vùng quế Yên Bái chủ yếu là đồng bào Dao, có nghề trồng quế từ lâu đời. Đặc điểm của vùng quế Yên Bái là vùng rừng núi chia cắt, hiểm trở, nằm phía Đông và Đông Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn, có độ cao tuyệt đối khoảng 300 – 700 m; nhiệt độ trung bình năm là 22,7o C, lượng mưa bình quân năm trên 2000 mm, có nơi như Phong Dụ lượng mưa bình quân năm đạt đến trên 3000 mm; độ ẩm bình quân là 84%. Đất đai phát triển trên đá sa thạch, phiến thạch, có tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn và thoát nước. Vùng quế Yên Bái là vùng quế có diện tích quế và sản lượng vỏ quế cao nhất trong cả nước.

b/ Vùng quế Trà Mi, Trà Bồng

Các huyện Trà Mi (tỉnh Quảng Nam) và Trà Bồng (Tỉnh Quảng Ngãi) cùng năm về phía đông của dẫy Trường Sơn. Thượng nguồn phía Tây là đỉnh Ngọc Linh cao khoảng 1500m thấp dần về phía Đông. Vùng quế Trà Mi, Trà Bồng có độ cao khoảng 400 – 500 m; nhiệt độ bình quân năm 22oC, lượng mưa bình quân là 2300mm/năm, ẩm độ bình quân 85%. Đất đai phát triển trên các loại đá mẹ, sa thạch hoặc sa phiến thạch có tầng đất dày ẩm, thoát nước, thành phần cơ giới trung bình. Quế là nguồn lợi và gắn bó với đồng bào các dân tộc ít người như Cà tu, Cà toong, Bu từ lâu đời nay. Các xã như Trà Quân, Trà Hiệp, Trà thuỷ (Trà bồng) Trà long, Trà giác, Trà mai (Trà mi) là các xã có nhiều quế nhất trong vùng.Vùng quế Trà mi, Trà bồng đến nay đã được mở rộng ra các huyện xung quanh như Quế sơn, Phước sơn, Sơn Tây, Sơn Hà.

c. Vùng quế Quế Phong, Thường Xuân

Các huyện Quế Phong, Quỳ Châu (Tỉnh Nghệ An) và Thường Xuân , Ngọc Lạc (tỉnh Thanh Hoá) là một vùng liền giải nằm về phía Đông dẫy Trường Sơn; có vĩ độ từ 19o đến 20o vĩ độ Bắc. Phía Tây thượng nguồn là các dãy núi cao khoảng 1500 – 2000 m án ngữ biên giới Viêt Lào và thấp dần về phía Đông. Vùng quế Quế Phong, Thừơng Xuân kẹp giữa lưu vực sông Chu và sông Hiến; có độ cao bình quân khoảng 300 – 700m. Địa hình chia cắt và đón gió Đông – Nam nên lượng mưa của vùng rất cao trên 2000 mm/năm, nguồn nước dồi dào, nhiệt độ bình quân năm 23,1oC, ẩm độ bình quân là 85%. Thực vật trong vùng đa dạng và phong phú, có rất nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị như song, mây, tre, trúc và các cây làm thuốc, cây cho thực phẩm...và quế Quỳ là quế tốt vì hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao nổi tiếng trong cả nước, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mán sinh sống trong vùng có nghề trồng, khai thác sử dụng quế từ lâu đời. Những vườn quế, đồi quế ở Châu Kim, Thông Thụ, Thái Vạn Trình, Thắng Lộc đã đem lại nguồn lợi kinh tế và môi sinh cho khu vực.

d. Vùng quế Quảng Ninh

Các huyện Hải Ninh, Hà Cối , Đầm Hoà, Tiên Yên và Bình Liêu (Quảng Ninh) là vùng đồi núi san sát nhau thuộc cánh cung Đông Bắc kéo dài về phía biển. Các dãy núi theo hình cánh cung Đông Bắc – Tây Nam là địa hình chắn gió vì vậy lượng mưa trong vùng rất cao khoảng trên 2300 mm/năm, nhiệt độ bình quân năm là 23oC. Quế được gây trồng trên đai cao khoảng 200 – 400 m. Quế Quảng Ninh là nguồn lợi đáng kể của đồng bào Thanh Y, Thanh Phán sinh sống trong vùng. Các vườn quế đồi quế ở Quảng Lâm, Hoàng Mô, Pò Hèm, Lục Phủ, Quất Động đã nhiều năm cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
(Hoàng Cầu – giới thiệu các vùng sản xuất quế ở nước ta – thông tin đặc sản Lâm nghiệp 1982)

4. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG SẢN XUẤT QUẾ

4.1 Tầm quan trọng

Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta cây quế có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của nhân dân các dân tộc ít người nước ta như Dao (Yên Bái), Thái, Mường (Nghệ An, Thanh Hoá) Cà tu, Cà toong (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Thanh Y, Thanh Phán (Quảng Ninh)

Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi. Xu hướng sử dụng các loại tinh dầu thực vật thay thế các hoá chất có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ngày một tăng rất có lợi cho người sản xuất quế, các địa phương có quế và xuất khẩu quế.

Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây quế còn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa – cây quế còn đóng góp vào định canh - đinh cư , xoá đói giảm nghèo tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân miền núi nước ta.

4.2 Sử dụng và công dụng

Từ xa xưa nhân dân các dân tộc nước ta đã nhận biết được lợi ích của cây quế và sử dụng quế vào nhiều mục đích. Trước hết quế được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, vỏ quế được mài ra trong nước đun sôi để nguội để uống, hoặc trong các bài thuốc có quế để chữa một số bệnh đường tiêu hoá, đường hô hấp, kích thích sự tuần hoàn của máu, lưu thông thuyết mạch, làm cho cơ thể ấm lên. Chống lại giá lạnh và có tính chất sát trùng. Quế được nhân dân coi như một trong bốn vị thuốc rất có giá trị: Sâm, Nhung , Quế, Phụ.

- Theo tác giả Lê Trần Đức trong: "Cây thuốc Việt Nam" trang 263 "... Nhục quế vị ngọt cay tính nóng, thông huyết mạch, làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng hàn, hôn mê, mạch chạy chậm, nhỏ, tim yếu (truỵ mạch, huyết áp hạ) và bệnh dịch tả nguy cấp..."

Quế Giao chỉ () trước đây được coi là sản vật quý giá, có giá trị như ngà voi, chim công... sử dụng để làm quà ngoại giao, biếu tặng trong và ngoài nước. Nhân dân Thanh Hoá còn gọi quế địa phương là Ngọc quế Châu Thường. Quế được sử dụng một khối lượng lớn để làm gia vị vì quế có vị thơm, cay và ngọt có thể khử bớt được mùi tanh, gây của cá, thịt, làm cho các món ăn hấp dẫn hơn, kích thích được tiêu hoá. Quế còn được sử dụng trong các loại bánh kẹo, rượu: như bánh quế, kẹo quế, rượu quế được sản xuất và bán rất rộng rãi.
Quế được sử dụng làm hương vị, bột quế được trộn với các vật liệu khác để làm hương khi đốt lên có mùi thơm được sử dụng nhiều trong các lễ hội, đền chùa, thờ cúng trong nhiều nước châu á nhất là các nước có đạo phật, đạo Khổng Tử, đạo Hồi.

Gần đây nhiều địa phương còn sử dụng gỗ quế, vỏ quế để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ Khay, ấm, chén bằng vỏ quế, đĩa quế, đế lót dầy có quế. Bột quế còn được nghiên cứu thử nghiệm trong thức ăn gia súc để làm tăng chất lượng thịt các loại gia súc, gia cầm.

4.3 Đặc điểm của hệ thống sản xuất quế

Tiềm năng về khí hậu và đất đai để sản xuất quế ở nước ta khá lớn, ở mỗi vùng trồng quế đất đai thích hợp có thể từ 50.000 ha đến 100.000 ha. Phần lớn đất thích hợp để trồng quế còn chưa được sử dụng hoặc đang dùng vào các mục đích khác. Theo điều tra của chúng tôi: xã Đại Sơn (Yên Bái) một xã trồng nhiều quế thì:
Tổng diện tích toàn xã: 8.235 ha
Trong đó: Đất nông nghiệp chỉ có: 51,5 ha
- Đất có khả năng trồng quế là : 2,590 ha
- Đất đã trồng quế 526 ha
Gần đây công tác giao đất, giao rừng cho hộ nông dân ở các vùng quế đang được đẩy mạnh. Mỗi hộ gia đình được giao bình quân 3 – 5 ha, hộ nhiều từ 8 – 10 ha; đất được giao ổn định trong 40 – 50 năm. Khi được giao các hộ đều sử dụng đúng mục đích. Nhiều vùng nương rẫy, đất hoang hoá trước đây đang dần dần phủ xanh bằng cây quế.
- Gây trồng quế là công việc năng nhọc và tốn kém, hiện trường sản xuất ngoài trời; phụ thuộc vào tự nhiên, địa hình vùng núi dốc, giao thông khó khăn. Quế là cây dài ngày, chu kỳ sản xuất ít nhất là 10 – 15 năm mới cung cấp được sản phẩm chính. Quá trình tạo rừng quế có thể chia ra làm 3 giai đoạn: giai đoạn tạo giống và cây con, giai đoạn trồng rừng và giai đoạn chăm sóc và bảo vệ rừng.
- Do hạn chế của nền sản xuất tự cung tự cấp, kỹ thuật canh tác lạc hâu, quảng canh, chủ yếu là lao động thủ công bằng chân tay nên sản xuất quế vẫn nằm trong tình trạng nhỏ bé, phân tán, năng suất chất lượng lao động thấp, kỹ thuật cũng đang dừng lại ở những kinh nghiệm truyền thống.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất quế còn quá nghèo nàn: công cụ sản xuất thô sơ, thiếu thiết bị và cơ sở để chế biến quế, thiếu sân phơi, thiếu kho chứa hàng, thiếu bao gói sản phẩm bởi vậy sản phẩm rất dễ bị mục, mốc, chất lượng không cao.
- Về lao động nhìn tổng thể là thiếu lao động và chất lượng lao động không cao, đặc biệt là lao động thời vụ. Do thiếu lao động và chất lượng lao động thấp nên năng suất lao động không cao, rất hạn chế đến tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất quế.
- Hệ thống kinh tế thị trường trong kinh doanh quế chưa phát triển, chưa gắn kết được sản xuất và thị trường, thông tin thị trường về quế còn yếu và chậm.
- Có nhiều triển vọng hợp tác quốc tế về sản xuất tiêu thụ sản phẩm và nghiên cứu khoa học về cây quế ở Việt Nam.

5. SINH THÁI VÀ KHÍ HẬU

Quế là loài cây thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều, vì vậy các vùng có quế mọc tự nhiên ở nước ta là vùng có lượng mưa cao từ 2000 mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân hàng năm từ 21o - 23 o C , ẩm độ bình quân trên 80%. Quế sinh trưởng tốt trên đất đồi núi có độ dốc thoải, tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nước, độ pHKCL khoảng 5 – 6, đất phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch, granít, riolít. Quế không thích hợp với các loại đất đã thoái hoá, tầng đất mỏng, khô, nghèo dinh dưỡng, đất đá ong hoá, đất chua phèn, đất ngập nước và đất đá vôi khô. độ cao thích hợp thường thấy từ 300 – 700m (độ cao tuyệt đối). Nhân dân các vùng có quế cho biết lên cao hơn cây quế có xu hướng thấp lùn, chậm lớn nhưng vỏ dày và có nhiều dầu, xuống thấp hơn cây quế thường dễ bị sâu bệnh, vỏ mỏng và ít dầu trong vỏ, đời sống cây cũng ngắn hơn.


 Hiện nay 1kg vỏ quế tươi giá thấp nhất cũng từ 13.000 đồng đến 15.000 đồng, giá cao khoảng 20.000 đồng. Trong khi đó, giá 1kg quế khô cũng dao động từ 32.000 đồng - 35.000 đồng/kg.  

 Hằng năm có hai đợt thu hoạch quế. Đợt một bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 3 và đợt thứ hai từ tháng 7 đến tháng 8 (âm lịch). Trong khoảng thời gian này vỏ quế dễ lột và có nhiều tinh dầu. So với các loại cây nguyên liệu, cây quế có tuổi đời khá dài, thường từ 15- 20 năm mới cho giá trị cao, thế nhưng ít có loại cây trồng nào ở đất miền núi lại có giá trị kinh tế cao như cây quế.   




Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro