Kỹ thuật nuôi đuông dừa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Kỹ thuật nuôi đuông dừa trong nhà

Kỹ thuật nuôi đuông dừa khá đơn giản, nếu bà con muốn nuôi đuông công nghiệp thì phải làm giống của Thái Lan , tức là dùng cành dừa để nuôi . Khá hiệu quả vì cành dừa và cành cọ mỗi năm đều phải tỉa một vài cành, một đồn điền trồng dừa mỗi năm phải vứt đi hàng vạn cành . Nếu dùng cái đó để nuôi đuông thì hiệu quả kinh tế sẽ ra sao .
Nuôi một con đuông từ Trứng đến thu hoạch chưa đến 60 ngày . Thể tích mà nó nghiền suốt quãng đời của nó chỉ bằng một đoạn mía 50 cm . Như vậy một cành dừa có thể nuôi được 5-10 con đuông . Với giá bán 8000/con/60 ngày thì nuôi đuông như vậy mới kinh tế.


Sau đây chúng tôi xin giới thiểu kỹ thuật nuôi đuông dừa trong nhà:
Chuồng nuôi Đuông dừa:
Chuẩn bị sô đường kính 50 cm, chúng ta làm nắp đậy bằng màn thông hơi cho đuông có thể trao đổi không khí với môi trường bên ngoài.

Thức ăn cho đuông đừa
Chặt cành dừa, về róc lớp vỏ xanh đem say nhỏ rồi rữa sạch và cho cám vào trộn đều lên
Cho thức ăn vào trong chuông nuôi, thả đuông giống vào nuôi

Sau 10 đến 30 ngày nuôi, Đuông dừa lột sác trở thành bọ cánh cứng có tên là Kiến Dương, và bắt đầu có thể sinh sản được, chúng ta lấy kiến dương ra và cho vào chuồng mới để kiến dương đẻ trứng.

Nuôi một con đuông từ Trứng đến thu hoạch chưa đến 60 ngày

Giá trị thương phẩm của đuông dừa:

Với Đuông, người ta có thể làm rất nhiều món khác nhau như: tẩm nước mắm ăn sống, Đuông tẩm bột chiên, Đuông rang, Đuông nướng, Đuông luộc nước dừa, Đuông nấu cháo, Đuông hấp xôi, Đuông gỏi cổ hủ dừa. Các món Đuông thường thích hợp nhất khi đi kèm với rượu trắng chát, hoặc một vài ly rượu cúc nhẹ, chứ không hợp với rượu đế có nồng độ cồn cao. Đuông cũng thường được thưởng thức theo cách nhấm nháp và hiếm khi kết hợp với các loại đồ nhắm, rau, dưa khác, ...

Các chất thải từ nuôi đuông dừa có thể dùng làm phân hữu cơ cho cây rất tốt.

 Thức ăn cho đuông dừa là đọt dừa, chà là, mía và một số loại cám. 

  Con này phải chờ cho nó thành kiến dương rùi mới phân biệt được

Kiến dương đực có sừng còn kiến dương cái thì ko có sừng.

Khi chúng ta đi qua Thailand thì hoàn toàn có thể bắt gặp được những món ăn côn trùng được bày bán khắp nơi: từ những chú dế, châu chấu đến những chú bò cạp được ăn và sử dụng hàng ngày. Chính vì đó để đáp ứng được nhu cầu to lớn của khách hàng thì bên cạnh việc bắt côn trùng ngoài tự nhiên thì Thailand đã phát triển ra rất nhiều mô hình chăn nuôi côn trùng trong đó có mô hình nuôi đuông dừa.

Đuông dừa được nuôi phổ biến tại Thailand nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng

- Tổng quan các cách nuôi đuông dừa ở Thailand:

Việc nuôi đuông dừa nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống hàng ngày của người dân Thailand. Và hiện nay có hai cách nuôi đuông dừa kỹ thuật nuôi đuông dừa khác biệt nhau:

(1) đuông dừa được nuôi dưỡng trong những thùng nhựa

(2) người chăn nuôi sử dụng các thân cây để nuôi dưỡng đuông dừa.

Bài viết xin nói rõ về lợi ích thu được bằng kỹ thuật mô hình nuôi đuông dừa trong thùng nhựa

Một thùng nhựa đuông dừa đến ngày thu hoạch

- Lợi ích kinh tế thu được:

Việc thu hoạch có thể được bắt đầu sau bốn tuần (có thể thu hoạch sớm trong giai đoạn từ 17 - 20 ngày) và với mỗi thùng nhựa 30 lít có thể đạt sản lượng lên tới 2 kg đuông dừa ( 1kg = 150 con đuông dừa lớn)

Từ đuông dừa, nhộng đến kiến dương đều được sử dụng trong việc mua bán:

. Đuông dừa được bán với giá 250 Thai Bhat/kg ($1USD = 32BHT )

. Nhộng = 400 BHT/kg

. Kiến dương được bán riêng lẻ với giá 3 BHT/con

* Giá bán thay đổi tùy theo nhu cầu

- Chi phí cho việc nuôi đuông dừa:

Hình ảnh về mô hình nuôi đuông dừa tại Thailand

Với mô hình nuôi đuông dừa trong thùng nhựa thì chúng ta phải đầu tư 2 loại chi phí:

(1) Chi phí nguyên vật liệu, thùng nuôi đuông:

- Theo một nông dân tại tỉnh Songkhla (Thailand) ước tính với 12 thùng nuôi đuông dừa phải đầu tư hết 460 BHT, 1 kg đạm với giá 32 BHT, cành và thân dừa thì thu hoạch miễn phí tại địa phương. Với một số nơi không thể tìm được cành và thân dừa thì phải mua với mức giá 1000 BHT/ 25 miếng, với mỗi miếng cao đến 0.5m (theo một nông dân tại tỉnh Nakom SiThamarat)

Ở Thailand, việc nuôi đuông dừa là công việc phụ thêm nguồn thu nhập cho người nông dân và chỉ tốn khoảng vài giờ mỗi tuần cho việc quản lí quy trình chăn nuôi.

(2) Chi phí cho nhà lưu trữ thùng nuôi đuông:

- Một nhà lưu trữ thùng nuôi đuông không cần thiết miễn là bảo vệ được các thùng nuôi đuông khỏi mưa do nên chi phí thiết kế và xây dựng rất thấp chỉ cần một tấm bạt lớn và các cây đà chống

Bên cạnh, gia đình đuông dừa có được trong quá trình chăn nuôi thì cứ sau mỗi vụ thu hoạch người nông dân sẽ thu hoạch thêm những lớp mùn đất và bán làm phân bón.

Bài viết dựa trên tài liệu khoa côn trùng học của đại hoc California, Hoa Kỳ trong chuyến làm việc và nghiên cứu mô hình, kỹ thuật nuôi đuông dừa tại Thailand.  


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro