QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT THUỐC LÁ VÀNG SẤY LÒ TẠI BẮC KẠN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT THUỐC LÁ VÀNG SẤY LÒ TẠI BẮC KẠN

I. CHỌN ĐẤT:

• Chủ động tưới, tiêu nước.

• Đất vụ trước không trồng cây họ cà.

• Đất trồng thuốc lá được luân canh với cây lúa nước là tốt nhất.

II. BỐ TRÍ MÙA VỤ:

Dựa trên các cơ sở là:

Một năm trên nền đất đó làm mấy vụ, các loại cây trồng gì, thời gian sinh trưởng phát triển của từng loại cây trồng dự định trồng trên nền đất đó.

Mùa vụ trồng thuốc lá phù hợp với tỉnh Bắc Kạn:

Thời gian gieo giống: Từ 15 tháng 11 đến 10 tháng 12 dương lịch.

Thời gian trồng: Từ 15 tháng 01 đến hết tháng 02 dương lịch.

Chú ý: Thời gian gieo giống làm sao để trồng trước thời gian lập xuân từ 10 đến 15 ngày.

III. KỸ THUẬT LÀM VƯỜN ƯƠM

1. Chọn đất làm vườnn ươm:

Đất làm vườn có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, có độ PH từ 5,5 đến 6,5, được luân canh với cây trồng khác. Đất vụ trước không trồng cây họ cà. Không chọn đất có thành phần sét cao quá 15%.

2. Vị trí làm vườn ươm:

Đất chủ động tưới, tiêu nước, thuận lợi cho việc chăm sóc, vận chuyển cây đem trồng. Tránh nơi quá nhiều gió, thiếu ánh sáng.

3. Chuẩn bị đất làm vườn ươm:

Việc chuẩn bị đất làm vườn ươm phải được tiến hành trước khi gieo từ một tháng. Đất phải được cày sâu từ 20 đến 25 cm, bừa đất diệt cỏ dại và phơi nắng. Xung quan vườnn ươm cách vườnn ươm từ 5 đến 10 m phải luôn giữ sạch cỏ và được xử lý tiêu diệt mầm mống sâu, bệnh.

Sau khi làm đất nhỏ phải được lên luống, chiều cao luống: 25 - 30 cm, chiều rộng luống 1m để dễ gieo ươm, chăm sóc, và tưới tiêu nước.

trước khi gieo ươm từ 7 đến 10 ngày có thể xử lý bằng 1 trong các phư-ơng pháp sau:

+ Phủ lên bề mặt luống 1 lớp rơm, rạ mỏng rồi đốt và trộn vào lớp đất mặt.

+ Dùng dung dịch sun phát đồng tưới lên mặt luống với liều lượng 10gr/10 lít nước/10m2 mặt luống.

4. Bón phân cho vườnn ươm:

Lượng phân bón cho 10m2 mặt luống bằng 1 trong 2 cách sau:

+ Cách 1: Dùng 1,0 kg DAP và 0,5 kg Kaly sunphat.

+ Cách 2: Dùng 2kg phân hỗn hợp NPK chuyên dụng bón cho thuốc lá vùng Bắc Kạn.

Trộn đều phân lên mặt luống sâu từ 5 đến 7 cm.

5. Gieo hạt:

Để cho hạt nảy mầm nhanh và đồng đều, sau khi khử trùng, ngâm hạt vào nước sạch từ 12 đến 18 giờ.

Lượng hạt gieo 2gram/10m2 mặt luống.

* Phương pháp gieo hạt:

+ Gieo khô: Trộn đều hạt với đất theo tỷ lệ 1 phần hạt và 100 phần đất bột rồi rải đều lên mặt luống (nên rải đi, lại càng nhiều lần thì khoảng cách cây càng đều)

+ Gieo ướt: Cho lượng hạt cần thiết hoà với nước xà phòng loãng sau đó tưới đều lên mặt luống (tưới đi, lại càng nhiều lần thì khoảng cách cây càng đều)

Chú ý: Nên gieo hạt vào sáng sớm hoặc chiều mát, gieo xong phủ lên bề mặt luống một lớp phân chuồng hoai mục và một lớp rơm rạ mỏng sau đó tưới đẫm.

6. Chăm sóc:

+ Tưới nước được thực hiện từ ngày bắt đầu gieo hạt, ở giai đoạn đầu cần tưới hàng ngày và lượng nước tưới cần 2 – 3 lít/m2 khi tưới cần chú ý sử dụng nguồn nước sạch (không có hoá chất , không có hạt cỏ dại và các nguồn bệnh). Không t-ới quá ướt, khi vườn ươm bị bệnh cần giảm tưới nước để giảm độ ẩm trong vườn ư-ơm.

+ Nên tưới nước vào buổi sớm hoặc chiều mát, từ 3 – 4 thùng ô doa/ 10m2 mặt luống (30–40lít).Khi hạt nảy mầm khoảng 80% cần rỡ dần rơm rạ che phủ.

Khi cây con mọc hai lá thật, cứ 2 ngày tưới nước một lần, từ 2 -3 thùng/10m2 mặt luống (20 – 30lít).

+ Khi cây con có 5 – 6 lá thật, cứ 2 – 3 ngày tưới nước một lần, từ 4 – 5 thùng/ 10m2 mặt luống (40 -50 lít).

+ Nếu cây chậm phát triển có biểu hiện lá chuyển sang màu vàng thì tiến hành tưới thúc cho cây (5 – 10 g Urê/10m2 mặt luống), sau đó tưới lại bằng nước lã ( 2 -3 thùng) để tránh hiện tượng cháy lá.

+ Thường xuyên làm sạch cỏ dại trong vườn ươm và kiểm tra tình hình sâu bệnh hại trong vườnn ươm để phun thuốc phòng kịp thời, nên phun phòng bệnh định kì 7 – 10 ngày/ lần.

+ Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trước khi nhổ cây đem trồng hoặc dâm bầu

Chú ý: Phòng chống tác hại của sương muối, giá rét đến cây giống. Không t-ưới nước trước 5 – 6 ngày khi nhổ cây đem trồng. Cây con ở vườn ươm có 3 – 4 lá thật, nếu mật độ quá dày (lớn hơn 500 cây/m2) thì tiến hành nhổ những cây mọc sớm và những cây còi cọc.

7. Làm cỏ và tỉa cây:

Làm cỏ là việc không thể thiếu được trong quá trình chăm sóc ở vườn ươm. Làm cỏ phải được tiến hành vào lúc trời còn mát (sáng sớm hoặc chiều). Để tránh nhổ cả cây con và làm ảnh hưởng đến chúng, các luống ươm phải được tưới từ hôm trước.

Mật độ trong vườnn ươm lý tưởng là 450 - 500 cây/10m2. Khi vườnn ươm có số lượng cây mọc dày phải tỉa bớt nhằm tạo cho tất cả các cây đều đạt tiêu chuẩn trồng, giảm bớt thiệt hại do cây quá dày dễ lây lan bệnh tật. Nên tỉa cây vào lúc cây có khoảng 4 lá thật, không nên tỉa muộn quá và cũng không nên tỉa sớm.

8. Làm bầu cho cây con:

Đất làm bầu là đất thịt nhẹ, đất ruộng hoặc đất phù sa được trộn phân chuồng ủ mục (3 – 5 gánh/m3 đất + tro bếp (1 gánh/ m3 đất). Nếu hết phân chuồng có thể dùng 2kg DAP + 0,2kg K¬¬2SO4/ m3 đất. Phải trộn đều đất và phân trước khi cho cây vào bầu. Có thể dùng 100 g sunfat đồng pha với 20 lít nước phun cho 1m3 hỗn hợp đất để phòng bệnh cho cây.

+ Bầu: Khay xốp chuyên dụng hoặc tự làm bằng túi PE, lá chuối hoặc giấy báo.

+ Dâm cây vào bầu: dâm cây vào bầu khi cây con có 2 – 3 lá thật. Trước khi nhổ phải tưới đủ ẩm. Chọc lỗ cho cây con và đặt cây ngay ngắn, ấn nhẹ gốc cây sau đó tưới đủ ẩm. Tránh làm dập lá và thân cây. Nên nhổ và cấy bầu vào sáng sớm hoặc chiều mát. Cần phun phòng bệnh định kỳ ngay sau khi cây vào bầu.

+ Bầu cây con có thể để ngay trong ruộng trồng, vườnn ươm nhưng phải làm giàn che hoặc để tại hiên nhà ( giàn che theo hướng đông tây).

9. Tiêu chuẩn của cây con thuốc lá khi đưa ra ruộng sản xuất:

- Cây con đem trồng phải khoẻ, đồng đều, không bị sâu, lá to vừa phải, bộ rễ có nhiều rễ con.

- Cây đúng tuổi trồng, cụ thể khi cây con có từ 6 – 7 lá (khi thực tế đem trồng cây con chỉ nhìn thấy 4 – 5 lá thật vì có một số lá đã được ngắt bỏ).

- Cây cao 10 – 12 cm (từ gốc đến chỗ uốn cao nhất lá).

- Nếu chăm sóc tốt trong vụ thu sau khi gieo khoảng 50 – 55 ngày, vụ xuân khoảng 60 – 65 ngày.

10. Chuẩn bị cây con đem trồng:

Nhổ cây con đem trồng thường nhổ từ 2 – 3 lần. Cần chú ý tiến hành các công việc sau:

- Ngừng bón phân ít nhất 1 tuần lễ trước khi nhổ cây.

- Cần nhổ cây dễ dàng và ít có đất dính với dễ nhằm giữ nguyên bộ rễ, chiều tối hôm trước phải tưới thật đẫm trên các luống ươm.

- Nhổ cây vào buổi sáng sớm và ngừng nhổ khi trời đã nóng. Nhổ những cây lớn nhất và được trồng riêng, cây còn lại là những cây đã đồng đều về tiêu chuẩn và trồng bình thường, chừa lại những cây yếu, chưa đạt yêu cầu để chăm sóc và thu vào đợt sau.

- Chỉ nhổ những cây riêng biệt, không được nhổ từng chùm cây. Sau khi nhổ cây vươn ươm phải được tưới nước.

- Cây được xếp vào sọt, rễ quay vào trong, lá quay ra ngoài sọt. Cây xếp vào sọt không dày quá 50cm, ở trên phủ một lớp lá tơi hoặc vải bố thấm ướt. Những cây trồng không hết trong ngày được sắp lại từng bó, nhúng rễ vào bùn, không được phun nước lên lá vì sẽ làm cây bị cong, để trồng tiếp vào hôm sau.

III. KỸ THUẬT LÀM ĐẤT, TRỒNG VÀ CHĂM SÓC:

1. Làm đất:

+ Đất phải được cày và để ải trước khi trồng từ 20 đến 25 ngày, được cày sâu từ từ 20 – 30cm.

+ Lên luống theo dạng luống đơn, tâm 2 luống cách nhau 1m, cao 30 - 40cm.

+ Bổ hốc: Khoảng cách giữa các hốc khoảng 0,5 – 0,6m, mật độ trồng 18.000 – 20.000 cây/ha.

2. Trồng:

+ Cây con đem trồng phải khoẻ, đồng đều không bị sâu bệnh. Cây có từ 5 – 6 lá, chiều cao từ cổ rễ đến ngọn từ 10 – 12cm. Không sử dụng cây có quá 75 ngày tuổi.

+ trước khi trồng nên ngắt bỏ lá bị bệnh, bị vàng thu gom và vứt ra xa ruộng trồng. Nếu cây giống phát triển thân lá tốt hơn so với tiêu chuẩn có thể xén 1/3 lá. Trồng vào mép hốc, sau đó lấp đất đầy hốc, ấn nhẹ và tưới từ 0,5 – 1 lít nư-ớc/cây.

3. Dặm cây sau khi trồng:

+ Sau khi trồng 3 ngày phải tiến hành kiểm tra tình trạng cây chết và trồng dặm kịp thời. Khi trồng dặm phải chú ý chọn những cây khoẻ mạnh, có bộ rễ tốt và tốt nhất là những cây trồng dặm cần có nhiều đất bám vào bộ rễ khi nhổ ở v-ườn ươm.

+ Khi cần dặm dùng dụng cụ đào (b¬ứng) cây đem đến trồng dặm, cây trồng dặm cần chăm sóc cẩn thận, nhất là đủ ẩm cho cây

4. tưới nước cho thuốc lá: Để tưới nước hợp lý, có hiệu quả phải căn cứ vào:

+ Đặc tính thấm nước và khả năng giữ ẩm của đất

+ Địa hình của ruộng trồng.

+ Thời tiết khí hậu của khu vực trồng.

+ Yêu cầu nước của từng giống, từng giai đoạn sinh trưởng.

+ Có hai cách tưới nước là tưới theo rãnh và tưới phun mưa.

tưới theo rãnh là dẫn nước trực tiếp vào từng rãnh trồng thuốc lá và cho nước thấm đều vào hai bên mép rãnh, ít nhất nước phải ngập được 2/3 rãnh trồng. Tưới nước theo phương pháp này phải có hệ thống dẫn nước từ nguồn về các thửa ruộng, lượng nước cần lớn hiệu quả tưới không cao, làm rửa trôi một số chất dinh dưỡng. Mặt khác nếu để nước ngấm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đất và làm bó rễ thuốc.

5. Bón phân:

+ Loại phân sử dụng: Phân hỗn hợp NPK (là loại phân đặc chủng chuyên dụng cho cây thuốc lá vùng Bắc Kạn) được Công ty Cổ phần Hoàng Liên Sơn phối trộn.

+ Công thức phân bón riêng cho vùng Bắc Kạn:

Hàm lượng phân bón phù hợp cho cây thuốc lá sinh trưởng phát triển tốt tại vùng Bắc Kạn hiện nay với tỷ lệ NPK như sau:

N = 55; P = 75; K = 110.

Lượng phân bón phù hợp trên diện tích theo tỷ lệ: 1100 kg NPK/1000 m2

+ Cách bón:

- Bón lót ½ lượng phân, bón thúc lượng còn lại sau trồng 25 – 30 ngày, không được bón chậm quá sau trồng 35 ngày.

- Bón thúc: Bón ½ lượng phân còn lại. Đào hốc sâu 10cm cách gốc 10cm, sau đó vun đất lấp phân và tưới nước. Chú ý không bón thúc muộn quá 35 ngày.

- Chú ý bón đủ lượng phân theo đúng thời điểm bón quy định. trường hợp mưa liên tục, nên chia lần phân thúc thành 2 lần bón nhưng không bón chậm quá 35 ngày sau trồng.

6. Vun xới và diệt cỏ dại:

Việc xới sáo, vun gốc cho cây cần phải kết hợp với việc diệt cỏ dại trên đồng ruộng, làm vệ sinh đồng ruộng như: Vặt bỏ những lá vàng úa, lá bị bệnh hại nặng.

Có thể tiến hành xới sáo, vun luống vào 3 đợt như sau:

- Đợt 1: Sau trồng 7 – 10 ngày, xới phá váng, làm sạch cỏ dại xới nông khoảng 3 – 5cm.

- Đợt 2: Sau trồng khoảng 15 – 20 ngày, xới sâu 5 – 7cm, kết hợp làm cỏ, bón phân thúc lần 1, vun nhẹ quanh gốc.

- Đợt 3: Sau trồng 30 – 35 ngày, xới sâu 7 – 10cm, kết hợp bón phân thúc lần 2, vun cao luống và vét rãnh để thoát nước tốt. Đây là lần vun xới cuối cùng nhằm kích thích bộ rễ bất định phát triển, tăng cường tính chống đổ cho cây.

- Thời điểm ngắt ngọn thích hợp là khi cây có nụ hoặc hoa đầu tiên nở. Nếu ngắt ngọn trước lúc có nụ hàm lượng đường hoà tan và hàm lượng tinh bột thấp hơn so với bấm ngọn khi cây có nụ. Ngắt ngọn quá muộn sẽ làm giảm năng suất và chất lượng thuốc lá.

- Độ cao ngắt ngọn cũng ảnh hưởng tới tính chất hoá học của thuốc lá, thông thường ngắt nụ hoa phải ngắt sâu thêm 2 – 3 lá nhỏ nữa. Ngắt ngọn càng thấp thì hàm lượng Nicotin trong lá càng cao. Trong thực tế sản xuất người ta thường ngắt ngọn ở vị trí lá thứ 20 – 22 (trừ các giống siêu lá), làm như vậy số lá trên cây luôn đạt yêu cầu theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo năng suất thuốc lá nguyên liệu.

8. Phòng trừ sâu bệnh hại:

+ Nguyên tắc chung trong quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Intergrated Pest Managment) không phải là tiêu diệt hoàn toàn một loại sâu bệnh hại nào đó bởi vì sự có mặt của chúng trong hệ sinh thái. Chúng ta chỉ có thể hạn chế chúng trong hệ sinh thái đồng ruộng ở mức thấp nhất, tác hại của chúng dưới mức gây hại kinh tế (tại đó chi phí phòng trừ bằng giá trị thiệt hại) bằng cách khai thác một cách tối đa lợi ích của các biện pháp áp dụng. Tác động tích cực vào từng yếu tố trong hệ sinh thái nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

+ Quản lý dịch hại tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại trên cơ sở áp dụng tất cả các biện pháp và các kỹ thuật thích hợp trong một môi trường cụ thể, cho một đối tượng cụ thể, nhằm duy trì dịch hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế.

+ Một số nguyên tắc cụ thể:

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và theo dõi kịp thời các loại sâu, bệnh xuất hiện và dự đoán đúng khả năng phát sinh và gây hại của chúng. Xác định được loài sâu bệnh hại chủ yếu cho từng giai đoạn sinh trưởng, từng vùng sinh thái.

- Nhận dạng đúng sâu, bệnh hại, hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, gây con đường xâm nhiễm, lây lan và một số đặc điểm sinh học cơ bản để có kế hoạch phòng trừ đúng đối tượng hại chủ yếu trong vùng. Phần lớn có thể nhận dạng các loại sâu bệnh thông qua triệu chứng gây hại hay một số hình thái đặc thù (cần lưu ý rằng triệu chứng gây hại có thể thay đổi tuỳ thuộc vào tính kháng của giống, giai đoạn sinh trưởng, điều kiện môi trường).

- Biện pháp canh tác: được xem là biện pháp cơ bản, dễ thực thi và hiệu quả. Bao gồm: Chế độ luân canh hợp lý, bố trí cây trồng trong hệ thống luân canh, thời vụ, giống kháng sâu bệnh, phương pháp và kỹ thuật làm đất... Với phương pháp này có thể giảm rõ rệt tác hại của động vật, sâu bệnh, cỏ dại... trong đó có các vật gây hại mà các biện pháp phòng trừ khác không thực hiện được. Thời gian luân canh phải đủ dài để nguồn sâu bệnh hại không có khả năng tồn tại khi không có thức ăn phù hợp.

- Biện pháp vật lý, cơ giới: Là biện pháp rất cần thiết và quan trọng trong hệ thống công tác bảo vệ thực vật, nhất là sự an toàn và không gây ô nhiễm môi trường. người ta có thể dùng tay bắt sâu xanh, sâu xám, dùng kỹ thuật vun xới để phá vỡ nơi cư trú của côn trùng và động vật; vệ sinh đồng ruộng để diệt các cây ký chủ của sâu bệnh; lợi dụng tính ưa ánh sáng để làm bẫy đèn; dùng tia sáng cực ngắn hoặc sóng âm thanh để ức chế sinh trưởng hoặc đuổi côn trùng trong kho thuốc lá.

- Biện pháp đấu tranh sinh học: Một số nước đã áp dụng biện pháp này vào việc phòng chống sâu xám, sâu xanh cho thuốc lá. Thực tế phương pháp này còn rất hạn hẹp do khó khăn trong việc nuôi trồng côn trùng có ích. Để chống các loại gây hại, người ta sử dụng các loại chế phẩm có nguồn gốc vi sinh vật ký sinh thuộc loại Trichogram hoặc Turingienecis. Những loại vi sinh này tiếp súc với sâu non của các loại sâu hại và tiêu diệt chúng. Phòng trừ bọ trĩ và rầy mềm, người ta sử dụng các loại thiên địch của chúng như: Bọ rùa, ong...

- Biện pháp hoá học: Biện pháp này rất có ý nghĩa vì có tác dụng kịp thời, nhanh chóng dập tắt các nguồn dịch bệnh và hạn chế tác hại ở mức độ có ý nghĩa kinh tế.

Mặt khác, biện pháp này được xem như biện pháp duy nhất để ngăn chặn các môi giới bệnh cho thuốc lá như bọ trĩ (Trips) và rầy mềm (Myzus). Tuy nhiên, chưa có loại thuốc nào đặc hiệu tuyệt đối cho thuốc lá vì hiệu quả của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tính chống chịu của sâu bệnh, điều kiện thời tiết trong thời gian sử dụng thuốc, ảnh hưởng của thuốc đối với cây...Vì thế sử dụng các loại thuốc bảo vệ cây thuốc với phạm vi hiệu lực khác nhau, thời hạn tác dụng khác nhau, thời gian tác dụng khác nhau và với tính chọn lọc khác nhau.

IV. QUY TRÌNH KỸ THUẬT HÁI SẤY THUỐC LÁ:

1. Hái thuốc lá:

+ Muốn có phẩm cấp thuốc lá cao cần hái đúng độ chín kỹ thuật. Lá chín kỹ thuật có biểu hiện như:

- Lá từ màu xanh chuyển sang màu vàng.

- Góc giữa thân và lá chuyển từ góc nhọn sang góc tù.

- Lông trên bề mặt lá rụng nhiều, mặt lá sáng bóng.

- Bẻ cọng lá thấy giòn.

+ Không hái lá quá chín và lá qua xanh để thuốc lá sau sấy có chất lượng cao, màu sắc của lá thuốc đẹp. Hái lá quá chín khi sấy sẽ chuyển sang màu nâu, hái lá xanh sẽ có màu xanh chết. mỗi đợt hái từ 2 – 3 lá trên cây. cần phân loại lá theo độ chín để đảm bảo độ đồng đều của một sào sấy. Hái xong cuốn vào sào ngay, không xếp chồng đống lá đã hái, tránh dập nát.

+ Cuốn lá vào sào sấy: Nếu lá to mỗi nút chỉ buộc 2 lá, lá nhỏ có thể cuốn 3 lá/nút. lượng thuốc không quá 5kg thuốc tươi trên 1mét chiều dài sào sấy

Chú ý: Lá cuốn vào sào phải quay lưng vào nhau

2. Xếp thuốc vào lò:

+ trước khi xếp lá thuốc vào lò phải làm vệ sinh lò sấy, kiểm tra đường ống dẫn nhiệt, các cửa và chuẩn bị than (củi) sấy, dụng cụ phòng cháy chữa cháy, nhiệt kế.

+ Xếp thuốc vào lò theo quy tắc sau:

- Tầng dưới xếp thưa, tầng trên xếp dày.

- Lá quá chín xếp vào hàng dưới, lá xanh xếp ở trên, không để lá thuốc tầng trên chạm vào lá thuốc tầng dưới.

+ Khoảng cách giữa các tầng xà gồ là 60 – 70 cm khoảng cách giữa các sào sấy từ 35 – 40cm . Khoảng cách giữa các đuôi lá tầng dưới cùng cách đường ống dẫn nhiệt tối thiểu là 30cm.

+ Tại các cửa quan sát xếp các sào thuốc đại diện cho mẻ sấy, sau khi xếp thuốc vào lò lắp dàn chống hoả và đóng kín các cửa .

3. Quy trình sấy:

+ Giai đoạn ủ vàng: Tuỳ thời tiết và mức độ lá thuốc chín ngoài đồng để điều chỉnh nhiệt độ trong lò khi ủ vàng.

+ Thời gian ủ vàng:

- Đối với lá gốc nhiệt độ ủ 36 – 380C, thời gian 22 – 24 giờ.

- Đối với lá trung châu nhiệt độ ủ 37 – 390C, thời gian 22 – 24 giờ.

- Đối với lá ngọn nhiệt độ ủ 36 -380C thời gian 28 -32 giờ.

Chú ý: Ủ vàng trong vụ thu cần đốt nhỏ lửa.

- Lá thuốc bị mưa ướt, khi cuốn sào cần treo sào thuốc để giảm bớt nước trên bề mặt lá, vào lò cần đốt ngay và mở cửa thoát ẩm. Khi không còn nước trên bề mặt lá thì đóng cửa và đốt như bình thường.

- Lá chuyển vàng tốt nhất khi sờ vào lá thuốc thấy " ấm tay", trên mặt lá không đọng nước.

- Thời điểm kết thúc ủ vàng khi tầng dưới chuyển vàng gần hết chỉ còn phớt xanh dọc theo gân chính. Tầng trên cùng đã chuyển vàng 2/3 diện tích lá.

+ Giai đoạn cố định màu sắc:

- Quy trình cố định màu sắc diễn ra khoảng 45 – 50 giờ, phụ thuộc vào vị trí lá. Khi nhiệt độ trong lò đạt 450C cần mở cửa thoát, điều chỉnh cửa hút, sao cho nhiệt độ trong lò không bị hạ xuống, quan sát trạng thái thuốc trong lò để điều chỉnh cửa hút và cửa thoát. Nguyên tắc lá thuốc chuyển vàng đến đâu được sấy khô đến đó, bề mặt lá không còn tươi. Khi quan sát thuốc trong lò thấy phiến lá và gân cuộng khô, chỉ còn cuống tươi thì kết thúc.

+ Giai đoạn sấy khô cuộng:

- Khép dần cửa hút và cửa thoát, tăng dần nhiệt độ trong lò từ 55 – 650C.

- Khi tầng lá trên cùng khô, phiến lá, gân phụ và gân chính khô 1/3, khép tất cả các cửa hút và cửa thoát, duy trì nhiệt độ từ 65 -700C.

- Chỉ kết thúc đốt lò khi lá thuốc tại các vị trí khô hết và lá thuốc có màu vàng cam sáng.

- Tăng cường quan sát trạng thái lá trong lò và các góc lò để có biện pháp điều chỉnh nhiệt độ cho khô đều.

+ Giai đoạn hồi ẩm ra lò:

- Cần mở hết các cửa để hồi ẩm , làm lá thuốc không bị vụn nát khi ra lò.

- Cần quan sát tình trạng lá thuốc, vị trí các sào thuốc, để rút ra kinh nghiệm cho các mẻ sấy sau.

- Tổng thời gian sấy một lò thuốc phải đảm bảo từ 110 – 120 giờ.

Quy trình kĩ thuật sản xuất thuốc lá vàng sấy lò như trên được áp dụng cho tất cả các loại giống thuốc lá được gieo trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro