l.a3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.     Nguồn sáng trong nội thất

Ánh sáng tự nhiên:là nguồn ánh sáng do thiên nhiên ban tặng, con người không thể điều khiển được nguồn ánh sáng tự nhiên nhưng có thể điều chỉnh nó bằng cách lựa chọn thời điểm, không gian và sử dụng nội thất để điều tiết cường độ ánh sáng. Đó là nguồn sáng tốt nhất nên tận dụng vào những vị trí mở như: phòng khách, ánh sáng sẽ đem lại nguồn năng lượng mới mẻ và đem đến sự yên bình, thoáng đãng cho ngôi nhà.

Ánh sáng nhân tạo:là ánh sáng từ hệ thống điện sẵn có trong gia đình đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt, ánh sáng nhân tạo có những hiệu quả nhất định đối với trang trí nội thất mà ánh sáng tự nhiên không thể thay thế như ánh sáng âm tường, hắt trần hay đèn chùm giúp không gian trong phòng trở nên lãng mạn, đồ nội thất khi được chiếu sáng hợp lý đều mang vẻ đẹp mờ ảo, mê hoặc.

          Bố trí chiếu sáng

Chiếu sáng chung ( toàn bộ không gian, khung cảnh)

Thường thay thế hay bổ sung cho nguồn chiếu sáng tự nhiên. Ban ngày, có thể thực hiện việc này bằng cách lấy sáng qua hệ thống các cửa sổ. Vào buổi tối, với mục đích thay thế hay bổ sung cho nguồn chiếu sáng tự nhiên, cần bố trí ánh sáng đều khắp, độ sáng vừa phải, có thể dùng hệ đèn trần để tạo nên hiệu quả này. Không chọn các mầu ánh sáng quá nóng.

Chiếu sáng tập trung

Trên nền ánh sáng chung dịu nhẹ, ta có thể xử lý những dải sáng vệt sáng để   tạo nên vẻ đẹp nổ bật hay linh thiên của không gian (áp dụng trong nội thất công trình bảo tàng , công trình văn hóa và tôn giáo…)

Chiếu sáng cuc bộ (làm nổi bật)

Cần đánh dấu “nhấn” chi tiết kiến trúc, bảng hiệu lô gô khu vực lễ tân tiếp khách, các vật mẫu trưng bày triễn lãm,  góc bài trí nào hay tranh treo tường chẳng hạn, đều có thể dùng những loại đèn chiếu halogen lộ diện trượt trên giá hay âm tường, tủ để tập trung một hoặc hai nguồn sáng nhỏ trực chỉ đến điểm muốn thể hiện.

2.     Phân loại vật liệu sử dụng trong trang trí nội thất

1.     Gỗ: sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp,…

2.     Đá: đá lát tường, đá trang trí, đá ốp cầu thang,…

3.     Kính: kính tấm phẳng cường lực, kính màu, kính ghép lớp, kính phản xạ nhiệt, kính hút nhiệt, kính nghệ thuật trang trí.

4.     Nhựa: ván mỏng, ống nhựa, nhựa xốp cách nhiệt, ván nhựa phức hợp, dung dịch nhựa kết dính.

5.     Kim loại: khung kết cấu sắt, sắt uốn trang trí, các chi tiết nội thất đồng, khung nhôm bao che cửa kính,….

6.     Thạch cao: tấm thạch cao mặt giấy, trần thạch cao, tấm thạch cao sợi làm vách ngăn và tường trong.

7.     Gốm:

- Vật liệu xây: Gạch đặc; Gạch rỗng (2 lỗ, 4 lỗ...)

- Vật liệu lợp: Các loại ngói.

- Vật liệu ốp: ốp tường nhà, cầu thang, ốp trang trí.

- Vật liệu lát: Tấm lát nền, lát đường , lát vỉa hè, lát sàn...

- Vật liệu đặc biệt:

    + Sản phẩm sứ vệ sinh: Chậu rửa, bồn tắm, bệ xí...

    + Sản phẩm cách nhiệt, cách âm: gốm xốp

    + Sản phẩm chịu lửa: gạch samốt, gạch đinat.

    + Sản phẩm gốm tinh: gốm lọc nước, gốm cách điện...

8.      Các vật liệu mới:

Nhóm vật liệu Composite (vật liệu tổng hợp )

Vật liệu nền polime (composite chất dẻo )được dùng làm thuyền, bồn tắm, bồn chứa nước, hồ bơi, vách ngăn trong phòng tắm …

Vật liệu nền kim loại ( composite kim loại )

Vật liệu trên nền gốm ,vật liệu nền cacbon

Memamine

Nhóm vật liệu sơn

Sơn được chia ra các loại: sơn dầu, sơn men, sơn pha nước, sơn pha nhựa bay hơi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro