là môn kH, là 1 nghề .....

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: Vì sao nói quản lý vừa là một môn khoa học, vừa là một nghệ thuật, vừa là một nghề?

Ý nghĩa của đặc điểm này đối với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ở nước ta hiện

nay?

Trả lời: Nói Quản lý vừa là khoa học, vừa là một nghệ thuật, vừa là một nghề, bởi vì:

·  Nói quản lý là một khoa học vì quản lý có đối tượng nghiên cứu riêng là các mối quan hệ

quản lý. Quan hệ quản lý là quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý

trong toàn bộ nền KT cũng như từng lĩnh vựa riêng biệt. Các quan hệ quản lý mang tính chất KT,

chính trị, tâm lý, XH, tổ chức, hành chính..Quản lý có phương pháp luận nghiên cứu riêng và

chung, đó là quan điểm triết học Mác-Lênin, quan điểm hệ thống và các phương pháp cụ thể: phân

tích, toán KT, XH học...

Tính khoa học của quản lý thể hiện ở quan điểm và tư duy hệ thống, tôn trọng quy luật khách

quan, lý luận gắn với thực tiễn. Gọi là một khoa học còn là kết quả của hoạt động nhận thức đòi hỏi

phải có một quá trình, phải tổng kết rút ra bài học và không ngừng hoàn thiện. Khoa học quản lý là

những lý luận quản lý đã được hệ thống hóa.

·  Hoạt động quản lý là một lĩnh vực thực hành, giống như mọi lĩnh vực thực hành khác (y

học, soạn nhạc, kĩ thuật, công trình..) đều là nghệ thuật. Đó là “bí quyết hành nghề”. Nó phụ thuộc

vào từng nhà quản lý, tài năng và kinh nghiệm của họ. Nghệ thuật quản lý cách giải quyết công

việc trong điều kiện thực tại của tình huống mà lý luận và sách vở không chỉ ra hết. Nghệ thuật

quản lý bao gồm nghệ thuật sử dụng phương pháp, công cụ quản lý, dùng người, giao tiếp ứng xử,

sử dụng các các mưu kế của người xưa,...Nghệ thuật là do kinh nghiệm tích lũy được, do sự mẫn cảm và tài năng của từng nhà quản lý. Nếu nhà quản lý chỉ đơn thuần nắm vững lý thuyết mà

không nhanh nhạy xử lý các tình huống bằng tài năng thì sẽ dẫn đến giáo đầu, bảo thủ, bỏ lỡ thời

cơ mà không đạt được hiệu quả công việc. Ngược lại, nếu chỉ có nghệ thuật bằng kinh nghiệm mà

không có căn cứ khoa học sẽ chỉ tạo ra lợi ích nhất thời, nhanh chóng mà không có sự đảm bảo,

bền vững.

·  Quản lý là một nghề (Nghề quản lý). Điều này đòi hỏi ở các nhà quản lý phải có tri thức

quản lý qua tự học, tích lũy và quá trình đào tạo ở nhiều cấp độ, hoặc ít nhất họ phải có các chuyên

gia về quản lý làm trợ lý cho họ. Đồng thời nhà quản lý phải có niềm tin và lương tâm nghề nghiệp.

·  Các đặc điểm trên cho thấy, đối với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ở nước

ta hiện nay, cần phải chú ý một số những lưu ý sau:

-Chỉ có nắm vững khoa học thì người quản lý mới có đầy đủ bản lĩnh, vững vàng trong mọi

tình huống, nhất là trong điều kiện đầy biến động và phức tạp của nền KT thị trường. Bên cạnh đó,

để quản lý có hiệu quả nhà quản lý không ngừng học tập để nâng cao trình độ của mình.

-Các nhà quản lý phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận của quản lý để không

ngừng nâng cao tính khoa học của quản lý. Mặt khác, các nhà quản lý cần học tập và vận dụng kiến

thức quản lý để hoàn thiện hoạt động quản lý của mình, phải chú ý rút kinh nghiệm từ những thành

công và thất bại, rèn luyện kĩ năng xử lý các tình huống trong quản lý.

-Các nhà quản lý cần phải học tập, tích lũy tri thức quản lý hoặc ít nhất có một chuyên gia

quản lý làm trợ lý; cần phải có niềm tin và lương tâm nghề nghiệp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro