1; tâm hồn của văn sĩ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi là một người rất yêu văn học.

Suốt những tháng ngày hồi còn tiểu học, tôi đã có đam mê với việc viết lách rồi. Dường như đứa trẻ khi ấy không hề quan tâm đến điều gì xung quanh cả, ngoại trừ cuốn sổ ghi chú và cây bút mực vẫn còn lem luốc phần trên thân bút. Tôi có thân với một cô giáo trong trường hồi còn lớp 4, cô khen tôi có một đôi mắt rất sáng và ấm áp, nhìn vào nó như muốn được ôm trọn trong ánh mắt đó vậy; tất nhiên tôi rất vui vì điều đó và cô cũng là cô chủ nhiệm lớp 4 của tôi.

Tôi hay viết tặng cô những bài thơ về cảnh vật xung quanh qua ánh mắt của tôi, đôi khi tôi còn viết hẳn những chuyện tưởng tượng nữa và hầu hết nó đều là trinh thám - tôi rất thích nhà văn Higashino Keigo vào thời điểm đó. Mỗi lần tôi tặng cô thì cô đều nở một nụ cười dịu dàng với tôi, thậm chí cô còn kẹp vào một cuốn sổ riêng mang tên tôi nữa cơ. Lúc ấy tôi thật tự hào.

Trở lại với vấn đề chính: tôi là một người rất yêu văn học.

Tác phẩm đầu tiên của tôi là tập thơ bốn mùa mang tên "Phong Nhã" - có nghĩa là cơn gió xinh đẹp tao nhã chăng? hoặc gì đó tôi cũng chẳng rõ. Tập thơ ấy tôi còn nhớ một bài thơ thế này:

"Khi ánh bình minh chiếu thẳng vào bông cúc vạn thọ,

Có phải lúc ấy gió sẽ ghen tị?

Phải chăng đám mây sẽ tạo mưa li ti?

Che khuất đi biết bao nỗi khổ đau.

Phải chăng gió ghen không thổi hoa?

Để chiếu sáng bản thân ngọn gió đó?

Có lẽ nào? Có lẽ nào?

Vạn thọ khóc, vạn thọ khóc,

Có lẽ nào? Có lẽ nào?

Mưa ngừng rơi? Mưa ngừng rơi?..."

Có lẽ bài thơ này là bài thơ cuối cùng tôi tặng cô trước khi cô phải rời khỏi trường của tôi.

Vào mùa xuân năm lớp 3, tôi bắt đầu nhớ lại về giáo viên chủ nhiệm cũ của tôi. Cô ấy là một cô giáo nghiêm khắc và độc địa. Thời gian ấy khiến cho tôi mù quáng lao đầu vào học hành thay vì dành thời gian cho tiểu thuyết văn vở ở thời mới lên cấp một.

Hè lớp 3, lúc ấy tôi gặp cô giáo dịu dàng đầu tiên vào thời điểm mới tan học.

Thu đầu lớp 4, cô lại cười với tôi một lần nữa, tôi thật muốn quý cô mà.

Đông giữa lớp 5, lúc này chỉ riêng tôi trên chiếc xích đu bắt đầu rỉ sét; cô giáo nghiêm khắc đã kỉ luật tôi vì những bài thơ tôi viết đạo theo thơ của Ishikawa Takuboku. Tôi có biết gì đâu? Tôi còn không biết ông ấy là ai chứ còn nói gì.

Cô giáo dịu dàng khi biết chuyện hình như cô cười rất tươi, có lẽ nào tôi là người duy nhất cảm thấy nụ cười ấy thật ấm áp ngay lúc ấy? Rồi cô đi với nụ cười ấy trên môi và chuyển công tác ngay sau học kì lớp 4.

Trời mưa to quá, vậy nên tôi quyết định viết một bài thơ tạm biệt để tặng cô ấy trước buổi chia ly theo đúng tâm trạng của tôi: "Khi ánh bình minh chiếu thẳng vào bông cúc vạn thọ,..."

Tôi không khóc, tôi không buồn, tôi chẳng cảm thấy gì ngoài sự trống rỗng; và tôi cười một cái thật tươi.

Phút cuối cùng, tôi vịnh một bài thơ trong chính tuyển tập thơ cô giáo dịu dàng gom lại vào ngày cuối cùng của học kì lớp 3.

"Giờ phút ly biệt đã điểm,

Bạn đang cười, tôi cũng cười, ai cũng cười.

Vẽ lên gương mặt một nụ cười,

Ẩn đi thực tại vương ngàn nỗi đau.

Có sao đâu? Có sao đâu?

Đơn thuần buông lỏng quá khứ thôi mà?

Có sao đâu? Có sao đâu?

..."

Những câu cuối cùng tôi cũng chẳng nhớ rõ nữa, mà tiếc thật nó lại là câu chốt.

Tôi vừa mếu vừa vẽ lên những giọt nước mắt trên mi bằng mực cảm xúc; trẻ con ngây thơ lắm, nó không hiểu hàm ý của người lớn đâu. Cô cười thật tươi rồi rời đi như vậy, đến cuối cùng chỉ là sự khinh miệt...

Tôi cũng giống như văn sĩ; à không, tôi chính là văn sĩ. Tôi tự hào vì điều đó, nhưng người khơi mào lên con thuyền chính là người có mục đích ghê tởm hơn cả. Họ sẽ chiếm lấy con thuyền, giết hết người trên đó và rời xa mảnh đất quê hương của con thuyền, họ chính là những cơn gió của bài "Cúc Vạn Thọ".

Ừ đấy, văn sĩ đấy, thời điểm nào cũng vẽ màu là ngôn từ thôi.

Ừ đấy, văn sĩ đấy, dù thế nào cũng chỉ là một kẻ để bị lợi dụng thôi.

---oOo---

#L

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro