LAM- SÓNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


- Hả?
- Sao cậu không giữ mà kêu tớ giữ làm gì?
- Tớ chỉ e là nó sẽ mất
- Làm sao mà mất cho được, dù gì thì nó cũng cũ rồi mà!
- Nó không cũ đâu! Đây là món quà mà ngày xưa ngoại tặng cho mẹ mình lúc lên xe hoa
- Trời ạ! Vậy tớ càng không thể giữ rồi
- Sao vậy?
- Cái này là kỷ vật của ngoại cậu, sao tớ dám giữ được?
- Thì...
Lam ấp úng một lát rồi cũng nói sự thật cho tôi nghe:
- Lâm à! Mai này tớ phải rời bỏ ngôi làng này rồi
- Sao lại rời bỏ làng? Cậu có sao không? Chắc kiến cắn cậu đau quá nên cậu nói vậy đúng không?
- Không! Tớ nói thật đó. Chỉ mong lúc trở lại, vẫn thấy được tấm di ảnh trên bàn thờ được nguyên vẹn mà thôi. Lâm! Tớ biết rất khó với cậu nhưng vì tình bạn...hay nói đúng hơn là vì gia đình tớ, cậu hãy giúp tớ một lần nha.

- Thôi, nếu cậu đã nói vậy thì tớ đành giữ . Mà nè, sao cậu rời bỏ làng vậy?

- À! Không có gì đâu.

- Nhớ về làng sớm sớm nha, để tui còn trả kỷ vật này cho ai kia nữa đó!
- Ờ, ờ...

Đã ba ngày liền, Lam không thèm nói chuyện hay đến nhà tôi chơi. Tôi ngỡ nó giận mình mà khi hỏi chuyện nó cũng không thèm trả lời. Lúc vào lớp, khuôn mặt nó đã giấu đi niềm vui, ánh mắt thờ ơ và giọng cười không còn thoải mái như trước nữa. Mỗi lần nghe tiếng trống ra về, con bé luốn cuốn xách chiếc cặp rồi đạp xe một mạch về đến nhà. Viễn tưởng Lam tỏ vẻ như vậy vì vết cắn của những con kiến ngày hôm đó, nhưng việc không như suy nghĩ của tôi.

Lúc mặt trời dần chìm xuống, tôi và Lam cùng nhau ra bờ sông. Tôi mới chợt hỏi Lam:
- Sao dạo này cậu buồn vậy?
- Không có gì đâu! Tại do sức khoẻ của tớ không được tốt.
- Cậu nói xạo! Chẳng phải cậu đã khoẻ lại rồi sao?
- T..ớ...
- Thôi nào! Nói thật cho tớ biết đi, có chuyện gì?
- Thì...
- Thì sao?
- Thì tại ba tớ
- Ba cậu sao?
- Ba tớ cứ đi nhậu hoài, lúc nào cũng la lớn và đánh mẹ tớ
- Sao ba cậu lại như thế?
- Ba tôi bị người ta dụ dỗ rồi cho uống thuốc mê, bắt phải chích cái gì đó. Ngày nào ba cũng đánh mẹ vì mẹ không cho tiền chích thuốc. Từ một giáo viên nề nệp, nghiêm chỉnh mà giờ phải như vậy đó.
- Vậy hả? Vậy... tớ có thể giúp gì cho cậu không?
- Không, không cần đâu!
- Ờ.. vậy thôi! Mà nè
- Hả
- Khi nào ra cấp ba nhớ mặc áo dài trắng nhé!
- Sao vậy?
- Tui thích ai mặc áo dài lắm !
- Ờ ờ, mà tui sắp đi rồi mà
- Thì khi nào gặp lại nhớ mặc cho tui xem là được
- Ờ.. tui biết rồi

Chú Vương thường hay qua thăm hỏi gia đình con Lam, mỗi lần như thế là bóng dáng của ba Lam dần mất đi sau mỗi lúc hoàng hôn vừa buông thân mình xuống mấy rặng trâm bầu. Té truyện ra thì chú Vương rủ ba Lam đi đánh bài, ăn nhậu. Nghe được tin động trời như vậy, thoạt đầu mẹ Lam lấy làm nghi ngờ nhưng khi nghe lời kể từ bà Lý vừa về từ làng Chợ Thuốc nên cũng tin tưởng một phần. Mẹ Lam bảo " Chúng nó chả tha cho bọn nhà giáo này đâu, giỏi được mồm nhưng say bằng danh dự đấy!". Âu cũng là do trời sắp đặt, vốn họ không tha cho gia đình con Lam cũng bởi gia đình nó đặt chữ "tín" cao quá. Vốn cái xã hội lúc bấy giờ thì đồng tiền, ăn nhậu, rượu chè đặt lên hàng đầu. Cái thân phận hàm hồ chỉ biết nghĩ cho cái chân đau của mình mà gán tội cho người khác. Kể từ ngày hôm đó, căn phòng nhà Lam trở nên u ám hơn mọi khi. Hơi thở nồng nặc mùi rượu đang nén từng cơn khóc dữ dội của thằng em Lam. Chất cay nồng của mùi thuốc phiện đang dần xé nát linh hồn của bố Lam, xé nát không gian ngày nào của gia đình Lam. Mỗi lần ra chợ hay vào trường, tiếng gào thét từ những bà buôn hàng đầu chợ, tiếng thê thảm của bọn học sinh đang đè lên tâm hồn của Lam. Lam sống tách biệt hơn, vốn là người không đoán trước được nên Lam trong mắt mọi người trở nên u ám hơn, lạnh lùng và ghê tợn hơn rất nhiều. Nó cố giấu cái cảm xúc đau đớn rồi bừng tỉnh chiến đấu với cơn ác mộng của đời mình từng ngày, từng ngày một. Đường về nhà dài hơn 2 cây số, trên đoạn đường đó là bao nhiêu lời miệt thị chà đạp lên Lam. Bữa cơm nhà ngày nào giờ cũng trở nên đượm buồn, mẹ Lam phải dìu ba nó từ đi-văng ra đến tận bàn ăn rồi khuyên ba nên ăn miếng cơm để giữ sức khoẻ.
- Ông à! Ông ráng ăn một tí đi, cho khoẻ người
- Ăn cái đầu mày! Thằng này chả ngán con nào đâu
- Thôi mà ông
- Mày nói nữa tao chặt giò mày!
Vừa dứt câu, ba Lam chạy thật nhanh đến chỗ bình hoa đặt trên ghế gỗ rồi vụt tay đánh thẳng vào đầu mẹ Lam. Tiếng thủy tinh rớt như những vết cắt xuyên qua mẹ Lam. Hỗn loạn, bi kịch đè nặng trong ngôi nhà nhỏ. Mẹ Lam vẫn bình tĩnh vì vết thương chưa nặng lắm nhưng những vết máu đã bắn đầy lên mặt em Lam. Chất cay nhoè của thuốc phiện một lần nữa được thêu đốt lên càng làm âm ỉ hơn tiếng khóc của đứa trẻ mới chào đời.

Ba Lam trở nên bất thần rồi hất cái trứng cá mà Lam gấp cho ông. Ông chạy ra trước sân nhà rồi nhảy quanh cây bàng như người điên, người dại. Ông xuống thuyền tháo lò tó rồi khua lò tó thật mạnh để nó kêu rổn rảng, ông chống dầm bơi qua sông rồi ngồi một mình bên đó. Nhìn cảnh tượng nghĩ rằng chỉ trong viễn tưởng nhưng đang hiện hữu trước mặt mẹ con Lam. Làn sóng của xã hội đã đẩy lùi xa gia đình Lam vào tận ngõ cùng của bế tắc, biến cố dữ dội đã ập tới như những cơn gió mùa đông mang theo những bông tuyết đang phủ kín đời Lam. Tháng vừa qua, ngày mà bố Lam phải nghỉ việc vì tin trộm vướng phải cờ bạc. Có ai ngờ rằng một thầy giáo nghiêm chỉnh, trang trọng lại dấn thân vào con đường cờ bạc?. Nợ nần chồng chất, nỗi đau về vật chất lẫn tinh thần đang đè nặng lên vai mẹ con Lam. Mẹ con Lam đã gạt bỏ đi danh dự bấy lâu nay của gia đình, chỉ mong sao ba Lam có sức khoẻ để chống chọi với cơn nghiện ngập. Tiếng khóc của đứa con đang đánh thẳng vào lòng ngực của mẹ Lam, tiếng khóc ấy như mũi kim nhọn xuyên qua bầu không khí vui tươi ngày nào. Lam thắp nén nhang và quỳ xuống bàn thờ, tiếng nói của Lam đang hòa vào giọt nước mắt lăn dài trên khóe mắt. Một ngày nữa lại đi xa...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro