Làm đề

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

nếu ở khổ 1 là người cháu thì ở khổ 4 là người bà, đặc biệt, “bếp lửa” đã được thay thế bằng “ngọn lửa”. Tại sao tác giả phải chu tất đến vậy trong việc cấu trúc khổ thơ? Thử hình dung việc nhớ về quá khứ như người ta soi trong gương, mọi hình ảnh đều hiện ra như thật nhưng ở chiều ngược lại. Khổ 5 trong bài thơ mang một tính chất như vậy. Nó là những suy tưởng được xây cất từ trong những hình ảnh của quá vãng, là sự kết đọng và thăng hoa của tâm tình quá khứ. Cái bếp lửa vì vậy mất đi tính chất vật chất cụ thể để trở thành ngọn lửa biểu tượng. Bởi thế, nếu như ở lúc đầu, tác giả dùng từ “nhóm” (bếp lửa) thì đến đây tác giả đã dùng từ “nhen” (ngọn lửa), chính là vì tính chất biểu trưng ấy: người bà thắp lên trong lòng người cháu ngọn lửa của sự sống, của niềm tin. Và chính ngọn lửa ấy đã soi sáng mỗi bước đường lớn khôn của người cháu!

Trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Trong kí ức tuổi thơ của người cháu nhỏ, bà và bếp lửa là hai hình ảnh không thể tách rời. Nhắc đến bà là nghĩ đến những “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" nhưng bà vẫn tảo tần thay con nuôi dạy cháu. Dù những năm đói nghèo cực nhọc “đói mòn đói mỏi” hay những tháng năm cách mạng bùng lên bà vẫn sớm sớm chiều chiều “bếp lửa bà nhen” để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thẩn kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

ÔI KÌ LẠ VÀ THIÊNG LIÊNG-BẾP LỬA 

- Thơ là tiếng lòng , câu thơ như 1 tiếng reo ca trong tâm hồn của nhà thơ 
- Mở đầu câu thơ là từ cảm thán " ôi " gắn liền qua hai từ " kì lạ " , " thiêng liêng " kết thúc bằng hình ảnh Bếp Lửa 
- Hình ảnh bếp lửa đã ghi dấu ấn kì lạ và sức rung động trong tình cảm thiêng liêng của mỗi người . Với nhà thơ bếp lửa gắn liền qua hình ảnh bà qua kỷ niệm ấu thơ . Nhớ đến bếp lửa là nhớ đến bà và ngược lại 
- Bếp lửa đã trở thành hình tượng thơ giàu sức biểu cảm qua đó cảm xúc nhà thơ được bộc lộ một cách sâu sắc kín đáo . Bếp lửa là tình bà ấm áp là nguồn sống do tay bà chăm chút . Bếp lửa chứng kiến những khó khăn , gian khổ trong cuộc đời bà . Tác giả thầm biết ơn bếp lửa , biết ơn bà 
- Bếp lửa luôn tồn tại qua thời gian bất tử trong lòng nhà thơ và những người đọc 
- Bếp lửa càng sáng ấm áp bao nhiêu thì lòng bà càng lung linh , kì diệu bấy nhiêu

Ôi, kỳ lạ thiêng liêng bếp lửa
Câu cảm tác giả sử dụng giúp bộc lộ một cảm xúc trào dâng mãnh liệt đến tận cùng. Cảm xúc trong trái tim tác giả dường như vỡ òa, không thể kìm nén. Từ ngữ được dùng hết sức biểu cảm, từ Bếp lửa được đặt ở cuối câu tạo nên một ấn tượng mạnh, gợi lên bao cảm xúc trong tâm hồn người đọc. “ Kỳ lạ và thiêng liêng” là những từ giàu ý nghĩa biểu tượng và đặc sắc. Bếp lửa “ kì lạ” vì không có gì có thể dập tắt được, nó cháy lên trong mọi hoàn cảnh, luôn sưởi ấm và tỏa sáng bất diệt. Và đặc biệt bếp lửa bé nhỏ đơn sơ như vậy nhưng ánh sáng của nó lại có thể soi đường , thắp sáng, nuôi dưỡng những ước mơ cao đẹp cho cháu. Bếp lửa “ thiêng liêng”, vì nơi ấy ấp ủ và sáng lên mãi tình cảm bà cháu, là bếp lửa của lòng bà, của tình yêu mà bà luôn giữ trọn , gửi trọn cho cháu., cho quê hương và cho đất nước. Đó là bếp lửa hội tụ tất cả những gì đẹp đẽ nhất , là tình bà ấm nồng , tình đất nước , không khí thời đại và văn hóa dân tộc. Nhớ về bà là nhớ về bếp lửa, là nhớ về tình yêu quê hương đất nước, đó là tình yêu quê hương, yêu đất nước nồng nàn của tác giả và cũng là vẻ đẹp nhân văn của tác phẩm. Trong đoạn thơ ta không bắt gặp từ “ nhớ”, “ thương” nào nhưng vẫn cảm nhận được xúc cảm rưng rưng của tác giả. Đó chính là tính biểu cảm , gợi cảm mà ngôn ngữ thơ làm được.

Trong Lặng lẽ Sa Pa, tất cả các nhân vật đều không được đặt tên cụ thể, học được gọi theo lửa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mang tính chung, tính đại diện. Đó là một dụng ý của Nguyễn Thành Long, bởi vì:
+, Các nhân vật anh thanh niên, cô kĩ sư, ông họa sĩ, ..... Là những con người bình thường, bình dị trong cuộc sống mà mỗi chúng ta đều có thể bắt gặp họở ngay bên cạnh mình hoặc ở đâu đó trên đất nước này
+, Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp thầm lặng. không ồn ào. Họ là những hình ảnh tiêu biểu cho mọi thế hệ, mọi ngành nghề của con người Việt Nam trong thời kì ấy.

''ở trên đời ,mọi chuyện đều không có gì là khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn''

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro