lam cho cong chua noi duoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lam cong chua noi duoc

Ngày xưa có một nàng công chúa con một ông vua nước nọ nổi tiếng xinh đẹp, nhưng có điều đặc biệt là nàng vốn ít điều ít lời, thường rất hà tiện lời nói. Trừ những lúc thật cần thiết, còn ít khi nàng chịu mở miệng nói ra. Khi công chúa đến tuổi lấy chồng, nhà vua cho niêm yết khắp nơi rằng cho phép bọn con trai bất kể là sang hay hèn, thôn quê hay thị thành, ai có cách làm cho con gái mình nói lên ba câu thì sẽ gả ngay cho người đó. Nhưng nếu trong một ngày mà làm không xong thì sẽ đánh trăm trượng, đuổi về.

Tin kén rể của nhà vua loan ra, đã có nhiều chàng trai, trong đó không thiếu gì hàng công tử vương tôn, đến xin thử thách, nhưng đều không thành công, cuối cùng đành phải nhận lấy trận đòn mà về. Bởi vậy cũng đã lâu năm rồi, hoàng gia vẫn chưa kén được phò mã.

Một hôm, có một chàng trai trẻ tuổi trông vẻ khốn khó, ngốc nghếch, tên là Mồ Côi, tự dưng ở đâu tìm đến cổng hoàng thành xin nộp đơn. Thấy chàng ăn mặc lôi thôi, bọn lính thị vệ toan không cho vào. Nhưng rồi tuân theo niêm yết, họ đành phải thu nhận. Theo lệ, người ta dẫn Mồ Côi vào hoàng cung cho ở ngoài sân trước cửa lầu của công chúa sau khi bắt đọc kỹ một lượt tờ niêm yết. Đoạn báo tin cho công chúa biết để chuẩn bị. Trong khi đó những viên quan đã cắt đặt sẵn, ngồi ở sau màn làm phận sự theo dõi để chứng thực việc công chúa có nói hay không.

Người ta thấy Mồ Côi buổi sáng hôm ấy bước vào sân chưa nghĩ đến việc tiếp xúc với công chúa, đã bắt đầu lo bữa ăn trưa của mình. Anh hỏi mượn nồi, xin củi, vo gạo, tìm đá kê làm bếp ngay ở bên thềm. Nhưng đá kê anh chỉ nhặt có hai hòn mà đít nồi thì tròn, nên đặt lên mấy lần đều bị nghiêng đổ. Mỗi lần nồi đổ, Mồ Côi lại kiên nhẫn xê dịch hòn đá, nhưng dù sửa soạn thế nào, nồi đặt lên cũng chông chênh chỉ toan lật xuống. Bấy giờ công chúa ngồi trên lầu nhìn xuống, thấy chàng trai loay hoay mãi với hai hòn đá kê đã bao nhiêu lần mà nồi vẫn đặt không vững, nên cảm thấy bực mình. Nhân một lúc nồi tuy đã được sửa, lại nghiêng nghiêng sắp đổ, công chúa nói chõ xuống:

- Tìm một hòn đá nữa mà kê!

Nghe theo lời, Mồ Côi chẳng nói chẳng rằng, bỏ đi tìm một hòn đá thứ ba đưa về, bấy giờ nồi đặt lên mới vững.

Sau khi trút gạo vào nồi, Mồ Côi bắt đầu đánh đá lửa. Anh đánh đi đánh lại nhiều lần đều không được. Vì anh đặt bùi nhùi lên phía trên đá, nên tinh lửa tuy bật ra nhưng đều không bén vào bùi nhùi. Anh đánh no nê chê chán vẫn không ăn thua, vì mỗi lần không được anh lại sửa soạn ở chỗ hòn đá, chứ không sửa soạn ở chỗ bùi nhùi. Trên lầu nhìn xuống, công chúa thấy sốt cả ruột, nên vào lúc đánh đến lần thứ mấy mươi, nàng bèn nói chõ xuống:

- Đặt bùi nhùi xuống dưới!

Như cái máy, Mồ Côi nghe theo lời, sửa lại vị trí bùi nhùi thì quả nhiên đánh lửa bén ngay. Vẫn không một lời cảm ơn hay nói gì với công chúa, anh cứ cắm cúi làm công việc của mình. Sau khi cơm canh đã chín, Mồ Côi nấu luôn ấm nước chè. Nước sôi rồi, có việc rót nước từ ấm vào cái bầu nậm mà chàng thường mang theo bên người. Miệng bầu nậm thì bé, miệng ấm thì rộng nên anh rót chảy cả ra ngoài. Anh cố sửa soạn để nước chè khỏi chảy phí mất, nhưng mỗi lần làm là một lần mất công, nước vẫn lênh láng ra ngoài. Thấy thế, công chúa bực mình bảo:

- Đặt vào đấy một chiếc đũa!

Mồ Côi lại cúi đầu làm theo. Quả nhiên nước chảy theo đầu chiếc đũa lọt gọn vào miệng bầu nậm.

Bấy giờ vị quan làm phận sự theo dõi công chúa đã đến gặp vua, nói:

- Tâu bệ hạ. Công chúa đã nói chuyện với chàng trẻ tuổi đến lần thứ ba. Hạ thần đã ghi xong.

Vua lấy làm ngạc nhiên, sai dẫn Mồ Côi tới xem mặt. Thấy chàng ăn mặc lôi thôi, vua không được hài lòng. Nhưng nghĩ rằng biết bao nhiêu người không thể làm cho con mình mở miệng, thì người này hẳn là phải có tài năng xuất chúng gì đây, vả lại một ông vua không bao giờ hai lời, nên cuối cùng quyết định gả công chúa cho Mồ Côi.

Con chim khach mau nhiem

Vào một ngày xa xưa, có hai anh em con một nhà quan nọ một hôm đi chơi thấy một đạo sĩ ngồi bên vệ đường. Trước mặt đạo sĩ có đặt một cái lồng, trong có một con chim khách. Hai anh em sán lại xem và hỏi:

- Chim gì mà trông chẳng đẹp. Nó có hót được không?

- Chim này không phải để nghe hót đâu, đạo sĩ trả lời.

- Thế dùng để làm gì?

- Đây là một con chim khách mầu nhiệm. Ai ăn được thịt nó sẽ trở thành bậc vương giả.

- Có bán không?

- Chỉ bán cho người nào mang tới đây bốn nghìn quan tiền. Đưa về nuôi đúng ba tháng mười ngày, sau đó mới làm thịt. Chỉ cần ăn một miếng thịt chim này tự khắc có ngày phú quý sẽ đến, đứng trùm lên thiên hạ.

- Có chắc thế không?

- Đã mua thì đừng ngờ. Đã ngờ thì đừng mua. Nhưng hãy nhớ, không phải bất kỳ ai có tiền là mua được chim, cũng không phải bất kỳ ai mua được chim là ăn được thịt. Phải có số, lại phải có tài.

Tin tưởng ở lời nói của nhà đạo sĩ, hai anh em liền chạy về nhà lấy trộm của mẹ mình đủ số tiền mang tới cho đạo sĩ để được làm chủ con chim quý.

Trở về, hai anh em giao chim cho ba người thị tỳ, bắt mỗi người phải nhận một việc: người thứ nhất cho chim ăn, người thứ hai tắm rửa, dọn lồng cho chim, còn người thứ ba trông nom săn sóc chim. Hai người chủ còn dặn:

- Tính mệnh cả ba ngươi gắn liền với con chim đó. Ta hứa sẽ cho các ngươi mỗi người một nghìn quan nếu nuôi chim và giữ chim được tốt. Nhưng nếu để chim chết, hoặc bay mất, nhất định sẽ trị tội không tha!

Dặn đoạn, hai anh em trở lại ngôi trường cách xa một ngày đường, tiếp tục học tập.

Hồi đó, ở một nước ngoài có một người học được phép bấm đọn rất tài tình. Ở đâu mất cái gì, hắn cũng có thể dùng phép lạ tìm ra được. Nhờ có phép lạ, hắn biết rằng ở nước Nam có một con chim khách mầu nhiệm: ai ăn thịt nó sẽ được làm vua. Thấy vậy, hắn bèn bán tất cả gia tài điền sản đóng một chiếc tàu quyết sang tận nơi để tìm bằng được.

Sau những ngày lần mò dò hỏi, hắn đã tìm đến đúng nhà có con chim khác. Nhà rất kín cổng cao tường lại có nhiều đầy tớ canh gác, không dễ gì vào lọt. Nhưng khi biết chủ nhân ngôi nhà chỉ là một người đàn bà góa, hai đứa con trai đều đi học vắng, hầu hạ bên mình chỉ có ba cô gái trẻ, thì hắn rất mừng, quyết lập kế để lọt vào cho được. Hắn nhờ mối giới thiệu mình là khách buôn nước ngoài bán rất nhiều hàng nữ trang và lụa là với giá rẻ chưa từng có. Quả nhiên, mưa sâu đã đạt, khi gặp chủ nhân, hắn đưa tặng một chiếc nhẫn ngọc để làm quan. Chỉ một thời gian đi lại, dần dần hắn đã bắt nhân tình được với người đàn bà này. Nhưng khi hỏi dò đến con chim khách, hắn mới biết rằng chim được bảo vệ hết sức cẩn mật, do ba người thị tỳ chia nhau đêm ngày canh giữ.

Túng thế, người khách buôn lại phải giở một thủ đoạn khác. Một hôm, hắn làm bộ sửa soạn cho tàu về nước. Người đàn bà góa ăn phải bả tình, hết lời dỗ dành để cầu mong hắn ở lại với mình. Hắn liền ngỏ ý sẽ ở lại suốt đời, nếu được ăn thịt con chim khách nuôi trong nhà này. - "Tưởng như thế nào chứ việc ấy thì có gì là khó khăn". Đáp đoạn, người đàn bà bèn ra lệnh cho mấy người thị tỳ phải đưa nộp con chim khách. Nhưng cả ba người nhất định không chịu. Họ trả lời: - "Thưa bà, chúng con không thể trái lệnh của hai công tử đã căn dặn trước khi lên đường".

Để buộc mấy người thị tỳ phải tuân lời mình, người đàn bà nọ bèn hành hạ họ một cách tàn khốc. Cuối cùng họ không thể kiên gan được nữa.

Lại nói chuyện một ngày nọ hai anh em đang ngồi làm bài thì tự nhiên ruồi ở đâu kéo tới vây kín lấy đầu ngọn bút không cho nhúng vào mực. Nghĩ là ở nhà có chuyện chẳng lành xảy ra, hai anh em bèn xin phép thầy về thăm nhà.

Khi họ vừa bước vào cửa thì ba người thị tỳ đã chạy tới dắt họ vào buồng kín rồi quỳ xuống, kể hết những chuyện xảy ra ở nhà cho họ nghe: nào là người lái buôn nước ngoài đi lại bất chính với phu nhân, nào là họ bị đánh đập như thế nào chỉ vì không chịu nộp con chim quý, v.v...

Hai anh em hỏi:

- Thế chim hiện giờ ở đâu?

- Đã giết thịt còn kho trên bếp. Chốc nữa ông ấy sẽ đến ăn.

Hai anh em bèn vào ngay nhà bếp ngồi chén kỳ hết thịt con chim khách của mình. Ăn xong, họ lấy trộm tiền mẹ, thưởng cho ba người thị tỳ như lời đã hứa, và dặn họ hãy trốn mau đừng để mẹ mình bắt được. Rồi đó, hai anh em cũng bỏ nhà ra đi. Khi trèo lên một ngọn đèo thì trời vừa tối, hai người ngồi lại nghỉ sức, rồi vì mệt quá nên ngủ quên trên bãi cỏ.

Đang ngủ ngon giấc thì bỗng nhiên trên không trung có hai vị thần bay qua chốn này. Nhìn thấy hai chàng trẻ tuổi nằm giữa cánh rừng hoang, một vị vốn là thần Thiện nói:

- Này này, có hai gã xinh trai, lại có tướng làm vua mà sao lại nằm ở đây không sợ thú dữ ăn thịt? Chúng ta hãy mang họ đến kinh thành giúp cho họ sớm lên ngôi báu.

Nhưng vị kia vốn là thần Ác, đáp:

- Không nên! Không nên! Hãy đưa chúng nó đến những nơi trăm sóng ngàn gió để xem chúng nó chống chèo với số mệnh ra sao đã mới được.

Hai vị thần tranh cãi nhau mãi không ai chịu ai. Mãi đến gần sáng một vị cắp người anh đi sang nước Tề, một vị cắp người em đi sang nước Sở, thả xuống vào lúc mặt trời chưa mọc.

Lại nói chuyện người anh được thần Thiện thả vào nhà một người dân nghèo. Gia đình ấy hàng ngày đi làm thuê, bữa hôm không biết có bữa mai. Thấy người con trai mặt mũi sáng sủa lại văn hay chữ tốt, người chủ nhà coi như trời đưa đến cho mình một đứa con, nên tuy nhà thiếu ăn, ông cũng không nỡ đuổi. Chàng trẻ tuổi cũng lao vào làm bất cứ công việc gì để sống. Vùng này vừa bị mất mùa trong mấy năm liền, miếng ăn kiếm rất chật vật. Chàng trẻ tuổi hết làm thuê, đến kiếm củi, đào củ mài... quần quật suốt ngày vẫn không đủ bỏ miệng. Nạn đói ngày một dữ dội, người chết đói đầy đường đầy chợ. Trong một vài làng đã xảy ra những vụ cướp thóc. Người chủ nhà đi theo đám đông. Chàng trẻ tuổi cũng hăng hái đi đầu. Thấy anh có tài, người ta tôn anh làm đại vương. Triều đình nghe tin dân đói nổi loạn, vội điều quân tới đánh. Máu chảy khắp nơi. Nhưng bên phía dân đói cũng tập hợp thành những đội quân do anh chỉ huy. Quân của anh ngày một đông: từ hàng nghìn chẳng mấy chốc lên hàng chục vạn. Quân triều đình kéo tới lớp nào bị đánh tan tành lớp ấy. Quân của anh kéo về kinh không một ai dám chống lại. Cuối cùng trong một trận kịch chiến, bọn vua quan nước Tề đều bị tiêu diệt. Cõi bờ nước Tề đều giao lại cho nghĩa binh. Người ta tôn anh lên ngai vàng, gọi là Tề vương.

* * *

Người em được thần Ác thả vào một cái thành. Hồi này ở nước Sở đang bị nạn mãng xà. Mãng xà vốn thích ăn thịt người. Ngày nào nó cũng phải thịt một mạng người mới đủ no. Từ trong hang đá, cứ chừng đúng ngọ thì nó bò ra đi tìm mồi. Xong bữa tiệc, nó lại trở về hang nằm nghỉ. Vì vậy, cứ vào khoảng nửa buổi, mọi người thi nhau chạy đi tìm nơi ẩn náu. Nhưng mãng xà cũng rất tinh khôn, không bao giờ chịu nhịn đói. Suốt mấy năm trời, nó đã ăn hết không biết bao nhiêu mạng người. Nhà vua vô cùng lo lắng, hứa gả công chúa cho người nào có thể trừ được con quái vật.

Chàng trẻ tuổi rơi xuống đúng vào lúc mãng xà tìm đến kiếm ăn ở cái thành này. Anh đang đi dạo chơi các phố, bỗng chốc thấy mọi người đều biến đi đâu mất cả. Đang lúc ngạc nhiên thì mãng xã đã ở đâu xông lại. Thấy thế nguy, anh tuốt gươm đánh trả. Trận đánh diễn ra rất lâu, mấy lần anh đâm trúng vào đầu con vật. Một mũi gươm bị gãy giắt vào trong đó. Nhưng tuy bị thương, mãng xà vẫn còn rất khỏe. Nó quần anh mệt nhoài. Cuối cùng, anh cũng chém được con quái vật, nhưng vì mệt quá nên lăn ra nằm ngất bên vệ đường.

Khi cơn nguy hiểm đã qua, mọi người lục tục ra khỏi chỗ nấp. Một viên quan nhờ phi ngựa đến được chỗ xác mãng xà trước tiên, liền chém lấy cái đầu đưa lên nộp vua, tự xưng mình là người giết được quái vật. Vua y ước gả công chúa cho hắn. Lễ cưới tổ chức rất linh đình. Nhưng giữa lúc mọi người đang tiệc tùng thì chàng trẻ tuổi bỗng xuất hiện ở cửa thành. Anh xin vào gặp vua để đòi lại mũi gươm gãy. Bọn thị vệ đưa đầu mãng xà ra, quả tình được ngay. Thấy chứng cớ sờ sờ, vua sai bắt viên quan bỏ ngục và phong cho chàng trẻ tuổi chức phò mã.

Sau đó ít lâu vua chết không có con nối. Phò mã được mọi người tôn làm vua gọi là Sở vương.

Trong một cuộc hội kiến, Tề vương và Sở vương gặp nhau ở biên giới hai nước. Hai anh em nhận ra nhau ngay, và từ đấy hai nước giữ hòa hiếu lâu dài. Nhân dân nước Tề và nước Sở được hưởng thái bình thịnh trị chưa từng có

Chang re thong minh

Có một anh chàng đẹp trai, lanh lợi, nhưng bị tật thong manh từ thuở nhỏ. Cặp mắt anh vẫn trong trẻo nên người ngoài không ai biết là mù. Nhưng anh thì rất khôn khéo, cố tìm cách giấu không cho người lạ biết mình có tật.

Một hôm nghe nói có một đám hát ở một làng nọ, vui bạn, anh theo nhóm trai làng đi xem. Đêm tối, người đông chen chúc, mỗi người tìm ngồi một nơi, nên lúc về họ lục tục mỗi người đi một đàng, bỏ quên anh lại. Anh phải nằm đó đợi sáng, nhưng lúc về vì không thấy rõ đường, anh cứ đi liều. Cuối cùng bị lạc, anh lọt vào một nhà nọ. Nhà này đang sẵn có cuộc vui. Thấy chàng trai lạ đến, họ mời anh vào dự. Anh không từ chối, đi theo người dẫn vào ngồi phía tận cùng. Đến lúc mãn cuộc, anh phải sờ vào vách để tìm cửa ra. Chủ nhân thấy thế, bèn hỏi: - "Anh làm gì đấỷ" Anh nhanh miệng đáp: - "Dạ, cháu đo xem chiều dài nhà này có bằng nhà bố mẹ cháu chăng" - "Thế bên nào rộng hơn?" - "Dạ cũng suýt soát như nhau!". Chủ nhân cho rằng nhà anh này cũng thuộc loại khá giả như mình. Khi đã tìm được cửa ra, anh vội cáo từ chủ nhân để về, nhưng chủ nhân cố lưu anh lại ăn cơm. Đói bụng, anh từ chối lấy lệ rồi cũng ngồi vào mâm. Trước mặt anh là đĩa rau, nên anh cứ gắp mãi vào món ấy. Chủ nhân bảo: - "Đĩa thịt cá đây sao không ăn, lại cứ gắp rau mãỉ" Anh đáp: - "Nhà cháu rau dưa quen thói, chứ không phải làm khách đâu ạ!" Chủ nhân cho anh là con nhà cần kiệm nết na. Ăn xong bước ra hè anh vấp phải cái cào, cán cào va vào đầu đau điếng, bèn ngồi lại nhặt sào, sẵn sờ thấy cái vồ bên cạnh, anh cầm lấy gõ vào đầu cán cào mấy cái cho hả giận. Chủ nhân thấy vậy, hỏi: - "Anh làm gì đấỷ" Đáp: - "Cháu tra cán cào". - "Ồ, tốt quá". Chủ nhân cho anh là con nhà siêng năng, hay lam hay làm. Trong bụng ông nghĩ: - "Con nhà ai đây, nhà thì không đến nỗi nghèo, mà lại siêng năng cần kiệm nết na, thật là ít có. Ta có đứa con gái nên gả cho hạng trai như thế này mới phải". Cho nên khi chàng thong manh cáo từ ra về, chủ nhân ghé vào tai bảo:

- Anh khá lắm. Có muốn lấy con gái lão, lão sẽ gả cho.

* * *

Cuối cùng anh chàng thong manh cũng lần về được đến nhà. Khi về đến nơi, anh giục bố mẹ đi hỏi cô gái nhà nọ cho anh làm vợ. Do được bố vợ thỏa thuận từ trước, nên mọi việc cưới hỏi đều diễn ra êm thắm trót lọt. Chỉ còn một việc quan trọng là đi làm rể, mà việc này thì không ai thay thế được anh. Vì vậy anh chàng đành phải dấn thân ra đi.

Đến nhà vợ mới được một hôm, anh phải đi cày ruộng. Khi ra đồng, nhờ có mẹ vợ dắt trâu đi trước nên anh theo không chút vất vả. Tới ruộng, mẹ vợ chỉ cho anh phần đất phải cày. Ruộng sẵn có bờ nên anh cũng dễ phân biệt. Vì vậy anh cày đúng ruộng nhà vợ, nhưng đôi lúc cũng cày lấn sang cả ruộng láng giềng, thậm chí còn cày lật cả một đoạn bờ. Khi mẹ vợ ra gọi anh về ăn trưa, thì bà kêu lên: - "Chết nỗi, sao con lại cày sang ruộng của người ta!" Anh đáp không chút ngần ngừ: - "Vì bờ ruộng thấp nên con cày cả hai bên để lấy đất đắp bờ đấy ạ! Nghe nói xuôi tai, bà nhạc không nghi ngờ gì cả.

Ăn cơm xong, anh lần ra giếng thơi, vô phúc thế nào lại rơi tõm xuống nước không lên được, nhưng anh kiên gan không kêu la. Chừng vợ anh ra múc nước, thấy anh dưới giếng thì hốt hoảng: - "Ôi chao, mắt mũi để đâu mà lại ngã xuống giếng thế?". Anh đáp ngay: - "Giếng rong rêu bẩn quá, tao phải xuống khai cho sạch" - "Thế sao không lấy thang mà trèỏ" - "Vội quá không tìm thấy được thang, nên tao phải men tường trèo xuống. Thôi bây giờ vớt hết rồi, hãy bắc thang xuống cho tao lên, kẻo mệt quá". Cả nhà đã không ngờ, mà còn khâm phục.

Mấy hôm sau, vợ anh đi vắng, mẹ vợ thổi xôi bới ra một đĩa mời chàng rể ăn. Đĩa xôi đặt trên mâm nan. Trong khi mẹ vợ lúi húi dưới bếp mà anh thì chưa kịp tới ngồi, con chó thấy vắng người bèn trèo lên mâm chén hết cả. Khi mẹ vợ ở bếp lên thấy đĩa đã sạch trơn xôi, vội nói: - "Con đã ăn hết rồi ư? Có ăn nữa không để mẹ bới thêm?" Biết là con chó đã ăn mất xôi, nhưng anh không ngạc nhiên, chỉ đáp: - "Đủ rồi mẹ a!".

Bận khác, vợ lại đi vắng, mẹ vợ lại thổi xôi dọn ra mời anh ăn. Trong khi bà ta chạy xuống bếp thì anh đã chú ý rình kẻo chó ăn mất như bận trước. Đến khi bà ta mang thức ăn lên đang lúi húi đặt vào mâm, anh tưởng là chó bèn đấm một cái, không ngờ nhằm vào mặt mẹ vợ. Đau quá, bà ta kêu lên. Biết là mình nhầm, anh buông đũa không nói gì cả. Giữa lúc ấy người vợ về. Nghe mẹ mình kể lại câu chuyện vừa rồi, chị ta gầm lên. Anh thủng thỉnh đáp: - "Theo phong tục tổ tiên, chỉ có vợ bưng cơm hầu chồng. Lần trước mẹ đã làm trái, con không dám nói. Nay thì không thể làm trái lần thứ hai. Xin mẹ thứ lỗi cho, con làm thế là bất đắc dĩ. Chẳng qua là để khỏi có sự dị nghị". Nghe nói thế, mẹ vợ và vợ hết giận. Còn bố vợ sau đó về nghe kể lại thì tấm tắc khen ngợi. Ông bảo xóm giềng: "Bây giờ tôi mới hay thằng ấy lại là con nhà có học. Nó làm việc gì cũng đúng phép tắc".

Một hôm bố vợ bảo anh dẫn người nhà vào rừng chặt gỗ làm cày. Đường rừng khó đi, sai một bước là đụng phải cây, vì thế chàng thong manh rất ngại, bèn bảo người nhà: "Đi đường im lặng buồn lắm anh em ạ! Nên thay nhau hò hát ít câu cho vui và bớt sợ". Họ hát lên, anh đi len vào giữa, không sợ lạc nữa. Cả mấy người đẵn được mấy cây gỗ ghé vai khiêng về. Anh cũng đẵn được một cây, nhưng anh biết rằng đi đường rừng mà mắt mù thì không thể nào vác về một cách trót lọt. Mấy người cùng đi bỗng thấy chàng thong manh ta đột nhiên kêu đau bụng ầm lên và quẳng gỗ xuống đất. Xoa bóp mãi không lành, họ đành dìu anh lên một cái chòi bỏ trống ở gần đường cho anh ở lại, còn họ phải đem gỗ về trước.

Sáng hôm sau, có hai người cưỡi ngựa đi qua. Anh rên to tiếng trên chòi. Hai người ghé lại hỏi: - "Sao lại nằm rên một mình ở đâỷ". Anh đáp: "Chao! Tôi đi đẵn gỗ đẽo cày cho chủ tôi, nhưng chưa đẽo được thì không may bị đau bụng, đến nay cũng chưa khỏi". Hai người ấy lại hỏi: - "Anh có cần chúng tôi đưa giúp về không?" - "Nếu các ông có lòng thương tôi, thì sẵn rìu đó làm ơn đẽo hộ cho chủ tôi cái cày, kẻo về đấy ông ấy không trả công cho thì tội lắm, biết lấy gì để nuôi con. Còn bệnh đau bụng của tôi thì cứ để vậy ít bữa nữa rồi cũng lành". Nói rồi anh lại rên hừ hừ. Hai người kia thương hại bèn xuống ngựa đẽo hộ anh, chỉ một lát được một cái cày rất đẹp.

Họ đi được hồi lâu thì vợ anh mang cơm nước và thuốc men đến. Đến chòi, vì chị ta đi nhẹ nhàng không lên tiếng, nên anh không biết. Thấy chồng nhìn mình mà không nhận ra, chị ta hồ nghi, vội hỏi: - "Mắt anh làm sao thế? Hay là có điều gì lạnh nhạt đối với tôi? Vì thấy tôi mà không lên tiếng thì chỉ có một trong hai điều đó thôi". Anh chàng chống chế ngay: "Thú thật là tao cũng có nhìn thấy nhà nó đến, nhưng vì vừa đẽo xong cái cày, thích chí quá nên mải ngắm mà quên đi, có việc gì đâu mà lạnh nhạt". Lại một lần nữa, vợ giải được mối ngờ. Rồi đó hai vợ chồng trở về. Bố vợ thấy cái cày đẽo đẹp, khen lấy khen để.

Một hôm khác, bố vợ giết trâu mở tiệc mừng thọ. Cỗ bốn người một mâm, anh chàng thong manh cũng được dự ngồi một cỗ. Anh lần lượt gắp ăn, nhưng chẳng biết gắp thế nào cho trúng mà gắp không trúng thì e rằng những người cùng dự chê cười. Anh bèn bàn: - "Cỗ chỉ có mấy món thôi, giá ta trộn cả vào với nhau thì ăn ngon hơn. Thế rồi ta chia mỗi người một phần lại càng tiện". Họ đều nghe theo. Nhờ thế anh ung dung gắp ăn phần của mình. Nhưng không may cho anh là ăn phải miếng thịt trâu thái to quá, mà anh lại vội nuốt nên bị nghẽn ở cổ, nhả ra không được. Anh ngồi chống đũa cố nuốt, nước mắt giàn giụa mà miếng thịt vẫn không chịu vào. Mãi sau, anh lấy hết gân sức cố nuốt, cuối cùng miếng thịt cũng trôi được vào dạ dày. Nhưng thật là may mắn, con mắt anh nhờ thế đột ngột sáng ra. Nhìn thấy mọi người mọi vật, anh mừng quá! Anh bỗng có ý muốn nhìn mặt vợ một tí để xem xem con người như thế nào. Nhưng khi đi vào nhà trong thì đàn bà con gái ngồi ăn cỗ ở đây khá đông, anh chả biết làm sao mà phân biệt. Bèn nghĩ được một mẹo: anh làm bộ giả say, chân đi thất tha thất thểu. Đến chỗ có phụ nữ, anh giả vờ hết đụng vào người này lại va vào người khác. Thấy thế, vợ anh nổi ghen, vả cũng sợ chồng mình quá chén còn làm điều gì thất thố nữa chăng, nên vội chạy lại dìu anh vào buồng. Từ đó anh mới biết mặt vợ

Tui cung thong minh ha yeu nu,thien tai ma

Chang luoi

Xưa ở vùng nam Tây Nguyên có một bà cụ nghèo, góa bụa, có một người con trai siêng ăn, nhác làm, dân làng quen gọi là chàng Lười. Lười có thể nằm ngủ suốt ngày chỉ cần mở mắt dậy ăn một lát, xong lại nhắm mắt ngủ luôn. Mẹ bảo không được, mẹ nói không nghe, có hôm mẹ bưng cơm canh đến tận buồng mà Lười cũng không chịu thức giấc. Cả đời Lười chưa biết nắng thiêu lửa đốt, không biết khó nhọc là gì.

Một hôm, nghe đồn ngoài sông Hinh (Một con sông ở nam Tây Nguyên) có rất nhiều cá, quờ tay xuống là bắt được, Lười bèn lấy chiếc cần câu cũ của người cha để lại, đem ra câu. Chàng nằm ngửa buộc cần câu vào cổ chân, chờ cá động mới giật cần. Từng đàn cá vàng, cá đỏ thấy mồi, bơi lượn xung quanh nhưng không con nào chịu đớp cả. Mãi tới chiều, Lười mới giật được một con cá nhỏ. Cá lên bờ rồi, Lười cũng không buồn bắt, cứ để cho nó nhảy tanh tách dưới gốc sung. Vừa lúc ấy, một con quạ đen, cổ khoang trắng bay qua, trông thấy cá liền sà xuống cắp mất. Lười đưa mắt nhìn theo tiếc rẻ. Chàng ngáp dài ngáp ngắn thả cần câu cho theo dòng nước rồi đi về. Lên cầu thang, bước vào sàn, Lười ngồi phịch xuống sập, bốc cơm ăn một mạch. Ăn no cũng chẳng uống nước, Lười lại ngả lưng ngủ đến tối mịt.

Tin đồn xa đồn gần, con gái Mtao giàu có nhất vùng, không chồng mà lại đẻ con trai. Thằng bé lớn lên, nước da hơi ngăm đen, nhưng có khuôn mặt rất thông minh, kháu khỉnh. Mtao gạn hỏi con gái mãi nhưng nàng một mực nói rằng, mình chẳng đi lại với ai. Tức quá, Mtao cho tôi tớ cưỡi ngựa đi rao khắp vùng: "Con gái Mtao vừa sinh được một con trai. Ai là cha đứa bé thì đến nhận con, sẽ được thưởng một ngàn con voi và mấy căn nhà dài chứa đầy chiêng ché...".

Trai tráng trong vùng nghe tin ấy liền mặc những chiếc áo thêu đẹp nhất, những chiếc khố dài viền nẹp đỏ, lũ lượt kéo đến nhà Mtao. Con gái Mtao cõng con, chỉ từng chàng trai bảo: "Đây là cha mày! Đây là cha mày!" nhưng thằng bé cứ khóc giẫy nẩy. Đám trai tráng này kéo về, đám khác lại kéo đến, nhưng chẳng ai được thằng bé kháu khỉnh nhận làm cha cả. Giữa lúc ấy, chàng Lười vẫn ngủ li bì suốt ngày. Mtao sai tôi tớ đi từng làng một xem còn sót ai chăng. Ngựa chạy đã mỏi chân, bọn tôi tớ đã gặp gần hết trai làng, ai cũng bảo đã đến nhà Mtao rồi, nhưng đứa bé đều không nhận. Nghĩ mãi mới thấy còn sót chàng Lười, bọn tôi tớ Mtao liền đến nhà xúm nhau đánh thức chàng dậy, nhưng Lười vẫn nhắm mắt. Tức mình, họ nấu chì cho chảy ra rồi để vào bên vành tai Lười. Nóng quá Lười mới chịu dậy, ngồi vào bành voi cho họ chở tới nhà Mtao. Nghe tôi tớ kể lại, Mtao cười nói: "Thằng nhác này cả ngày nó bước đến nhà ai mà đi lại với con gái ta, nhưng cũng cứ cho hắn vào gặp thử". Được tin, người mẹ cõng đứa con trai trên lưng bước xuống cầu thang. Vừa thấy chàng Lười, thằng bé reo lên: "Cha! Cha!" làm cho mọi người hết sức kinh ngạc. Mtao thấy con gái mình xinh đẹp, giàu có mà lại đi lại với một thằng lười nhác, xấu xí như vậy liền nổi giận đuổi con gái lên núi cao. Lười cũng đi theo cô gái. Hai vợ chồng Lười cõng theo được hai gùi gạo to và hai ống muối để ăn. Lên núi, họ dựng tạm túp lều để ở.

Có vợ đẹp, con khôn rồi nhưng Lười vẫn chứng nào tật ấy, ăn rồi lại chỉ nằm lăn ra ngủ. Chị vợ bực nhưng cũng chẳng nói gì. Một bữa, Lười đang ngon giấc, người vợ liền chạy vào, giọng hối hả, lay mạnh Lười dậy, bảo:

- Anh ơi, chúng ta sắp chết đói rồi. Em có cục vàng làm ra cơm ra gạo nhưng thấy con gà ăn thóc, em cầm xua gà chẳng may sẩy tay, vàng văng đi đâu mất. Em tìm suốt từ sáng đến giờ chẳng thấy đâu cả.

Nghe vợ bảo mất cục vàng làm ra cơm gạo, hoảng quá, Lười vác rựa đi phát rừng tìm kiếm. Chàng phát miết, mồ hôi tuôn đầm đìa như tắm, cây đổ ngổn ngang. Người vợ theo sau, lấy cây nhọn, đào lỗ tra lúa.

Mặt trời lên, Lười đã đi phát cây. Mặt trời lặn chàng cũng chưa nghỉ tay. Cặm cụi phát mãi, lúc ngoái cổ lại, chàng thấy cả hai quả đồi lúa mọc xanh rờn. Lười hỏi vợ: "Mình ơi, tôi vẫn không tìm thấy vàng, mình ạ!".

Vợ lấy tay quệt mồ hôi chảy lấm tấm trên má, chỉ rẫy lúa xanh mơn mởn và bảo:

- Vàng đấy. Lúa chính là vàng, chàng không biết ư?

Chàng Lười bấy giờ mới hiểu ý vợ.

Tối hôm ấy hai vợ chồng nằm chung bếp lửa ấm, người vợ nhìn đứa con đang ngủ say nói với chồng:

- Em không phải là con gái Mtao đâu. Em là con gái nhà Trời. Thấy anh lười quá, chẳng chịu làm lụng nên Trời sai em xuống làm con gái Mtao, khiến em ăn con cá của anh câu được, do quạ Trời tha tới. Ăn xong con cá ấy, em có mang và sinh được thằng bé này để rồi cùng anh kết duyên lành. Bây giờ anh đã biết làm ăn để nuôi con, nuôi mẹ rồi, em phải về trời. Anh ở lại làm ăn siêng năng cứ qua bốn mùa rẫy, em sẽ lại xuống thăm anh, thăm con một lần.

Nói xong, nàng từ biệt chồng, con về trời. Từ đó ngày hai buổi, càng thương vợ, Lười càng ra sức làm lụng. Chẳng bao lâu, chàng trở nên giàu có nhất vùng. Ai cũng khen Lười là người làm ăn giỏi.

Con Chim Lửa

Ngày xưa có một ông vua sinh được ba người con trai: Người thứ nhất tên là Hoàng Di, người thứ hai là Hoàng Vi và người thứ ba là Y Văn. Nhà vua cai quản cả một giang sơn phồn thịnh nhất so với các nước chung quanh và lâu đài của nhà vua cũng là toà lâu đài đẹp nhất thời bấy giờ . Vua có một khu vườn đầy hoa thơm cỏ lạ nhưng đặc biệt ngài thích nhất một cây táo thường nảy sinh ra những quả táo bằng vàng .

Một buổi sáng, cũng như thường lệ vua đi dạo chơi trong vường và dừng lại ngắm cây táo yêu qúi . Ngài lẩm bấm:

"Lạ quá nhỉ! Ta có cảm tưởng như có ai vào trong vườn này trộm ăn táo vàng của ta".

Vua liền đếm số quả táo trên cây rồi sáng hôm sau ra đếm lại, quả nhiên thấy mất thực .

Ai là người dám vào vườn nhà vua ăn cắp trộm nhỉ ? Mà lại ăn trộm chính những quả táo mà vua yêu qúi nhất ?

Ngay tối hôm đó vua ra rình dưới gốc cây. Vào khoảng nửa đêm, ngày thấy một con chim lạ xuất hiện, một con chim có đôi cánh đỏ rực như lửa và đôi mắt long lanh như kim cương. Con chim lạ đó mổ một quả táo vàng rồi bay đi.

Vua ngạc nhiên sững sờ, không thốt ra được một lời nào . Sáng hôm sau, ngài cho vời ba cậu con trai lại và bảo:

-Đêm qua chính mắt ta thấy một con chim lửa ăn trộm táo vàng của ta. Các con phải làm sao bắt sống được con chim quái ác đó . Con nào bắt được ta sẽ chia cho một nửa giang sơn ngay lập tức và sau này khi ta chết sẽ được nối ngôi.

Ba vị hoàng tử đồng thanh đáp:

-Thưa phụ hoàng, chúng con sẽ cố gắng hết mình để bắt sống cho được con chim lửa .

Đêm đó Hoàng Di ngồi rình dưới gốc cây. Nhưng chỉ mới ngồi được một giờ đồng hồ đã ngủ quên mất vì quá mệt . Con chim lửa xuất hiện mổ hai quả táo vàng bay đi.

Sáng hôm sau vua đến và hỏi:

-Thế nào con, hôm qua con có thấy chim lửa không?

-Thưa phụ hoàng không.

Đêm sau đến lượt ông hoàng hai canh gác . Nhưng cũng như anh, Hoàng Vi mới canh được một giờ đồng hồ cũng ngủ quên vì quá mệt . Chim lửa lại đến và lại mổ táo vàng bay đi. Và sáng hôm sau, cũng như anh, ông hoàng hai cũng nói dối vua cha là không hề thấy chim lửa .

Đêm thứ ba đến lượt hoàng tử Y Văn. Y Văn ngồi dưới gốc cây cố chống lại giấc ngủ dù đôi mắt ríu lại . Một giờ trôi qua, rồi hai giờ, rồi ba giờ . Đột nhiên khu rừng bừng sáng như ban ngày . Chim lửa hiện ra và sắp mổ vào những quả táo vàng . Y Văn nhè nhẹ tiến đến gần và nắm lấy đuôi chim. Chim vụt bay đi chỉ để lại trong tay hoàng tử một cái lông đuôi, một cái lông đỏ rực như lửa . Khu vườn sáng rực như có ai đem một bó đuốc rất to chiếu sáng .

Sáng hôm sau nhà vua cho cất cái lông đuôi vào trong kho và rất hài lòng, không còn lo nghĩ gì nữa vì đêm đó và đêm sau nữa không thấy chim lửa trở lại .

Vài ngày trôi qua, ngày nào nhà vua cũng vào trong kho nhìn lông chim vẫn đỏ rực như buổi đầu . Nhưng chẳng bao lâu vua lại nghĩ ra ý muốn bắt cho được con chim lửa . Vua lại vời ba người con đến và bảo:

-Ta vẫn giữ nguyên lời đã hứa . Con nào bắt được chim lửa sẽ được ta chia ngay một nửa giang sơn và sau khi ta chết sẽ được nối ngôi.

Hoàng Di và Hoàng Vi ghét Y Văn vì hoàng tử này đã bắt được một cái lông chim, nên từ biệt vua cha đi tìm chim lửa . Hai anh em đi với nhau để lại hoàng tử Y Văn ở nhà . Y Văn từ biệt cha lên ngựa đi một mình .

Y Văn phi ngựa rất lâu, mãi rồi cũng đến một cánh đồng cỏ xanh rì, bên trên có một cái cọc có viết mấy chữ . Chàng tiến lên và đọc:

"Kẻ nào đi thẳng đằng trước sẽ bị đói và rét . Kẻ nào đi thẳng về phía tay phải sẽ chu toàn được đời sống của chính mình nhưng sẽ mất ngựa . Kẻ nào đi về phía tay trái sẽ chết nhưng ngựa sẽ sống như thường".

Y Văn không còn ngập ngừng gì nữa . Chàng tiến về phải . Chàng lẩm bẩm: "Tiếc quá thế là mình sẽ mất ngựa . Nhưng thôi thế nào chả tìm được một con ngựa khác".

Chàng cưỡi ngựa đi trong rừng ba ngày mà chả gặp một ai. Đến ngày thứ ba mới gặp một con chó sói . Sói bảo:

-Hoàng tử tại sao lại đến đây? Hoàng tử không đọc những chữ viết trên cọc sao?

Sói vừa nói xong là con ngựa gục xuống chết liền . Sói cũng biến mất trong bụi rậm .

Y Văn buồn quá vì mất một người bạn thân từ lâu đời . Nhưng Y Văn can đảm tiếp tục cuộc hành trình . Hoàng tử đi luôn trong ba ngày liền và đến ngày thứ ba lại thấy chó sói xuất hiện trước mặt . Sói bảo:

-Hoàng tử ơi ! Tôi tiếc là hoàng tử đã mất ngựa . Tôi muốn giúp ông. Ông hãy trèo lên lưng tôi đi. Tôi sẽ đưa ông đi đến nơi nào ông muốn đến .

Y Văn ngạc nhiên, giải thích:

-Sói ơi! Ta muốn tìm bắt con chim lửa đã đến vườn phụ hoàng ta để ăn trộm những quả táo vàng .

-Tôi biết . Thôi ông trèo lên lưng tôi đi. Đừng sợ gì cả .

Sói phi nhanh hơn ngựa, phi suốt ngày, đến chiều tối dừng lại trước một toà thành có tường cao nghều nghệu . Sói bảo:

-Hoàng tử trèo lên tường đi. Hoàng tử sẽ thấy một khu vườn và con chim lửa đang bị nhốt trong một cái lông . Hoàng tử bắt chim nhưng nhớ đừng sờ vào lồng nghe chưa?

Y Văn trèo lên tường và tụt xuống khu vườn, quả nhiên trông thấy chim lửa bị nhốt trong lồng vì chung quanh chim ánh sáng đỏ rực như lửa . Chàng mở lồng bắt chim ra định trèo qua tường sang bên kia nhưng chợt nghĩ:

-Cái lồng bằng vàng đẹp quá . Vả lại không có lồng, mình biết nhốt chim vào đâu bây giờ ?

Y Văn tiến đến gần cái lồng và gỡ xuống . Nhưng vừa đụng vào lồng thì đột nhiên chuôn báo động vang lên, lính trong vườn chạy ra bắt Y Văn đưa vào nộp hoàng đế Đông Mai ngự trị trong khu đó . Hoàng đế Đông Mai hét lên hỏi Y Văn:

-Anh còn trẻ tuổi như thế mà đi ăn trộm, không biết xấu hổ sao? Anh là ai, từ đâu đến ?

-Thưa, tôi tên là Y Văn - Y Văn nói - Con chim lửa của ngài thường đến vườn của phụ hoàng tôi ăn trộm táo vàng nên phụ hoàng tôi mới cho tôi đến đây để bắt sống chim mang về .

-Dù sao anh cũng không nên làm như anh vừa làm xong. Nếu trước đây anh đến xin tôi con chim tôi sẽ cho anh ngay với tất cả các nghi lễ xứng đáng với một hoàng tử . Nhưng nay vì anh có lỗi anh phải làm điều này cho tôi. Đằng đầu kia thế giới có một ông vua tên là A Phông. Ông ta có một con ngựa bờm vàng . Nếu anh bắt được ngựa đem về đây, ta sẽ cho anh con chim lửa .

Hoàng tử Y Văn cúi đầu bước ra khỏi cung Đông Mai. Phải làm theo lậnh của Đông Mai nếu không thì cả nước sẽ biết mình là một tên ăn trộm . Y Văn buồn nản lắm .

Sói lại đứng đợi hoàng tử ở đầu tường .

-Sao hoàng tử lại trái lời tôi dặn ? - Sói hỏi .

Hoàng tử buồn rầu trả lời :

-Sói nói đúng, chính là lỗi tại ta.

Rồi hoàng tử kể cho sói nghe câu truyện với hoàng đế Đông Mai. Sói bảo:

-Thôi hoàng tử lại trèo lên lưng tôi đi. Tôi sẽ đưa hoàng tử đến chỗ con ngựa bờm vàng .

Sói phi nhanh như tên suốt một ngày đường mới tới chuồng ngựa trắng đẹp của hoàng đế A Phông. Sói lại bảo:

-Hoàng tử hãy nghe tôi đây. Hoàng tử vào trong chuồng ngựa lấy con ngựa bờm vàng đi, nhưng hoàng tử đừng đụng vào yên cương đó . Nếu không sẽ có nhiều chuyện bực mình .

Y Văn rón rén vào trong chuồng ngựa . Những người chăn ngựa ngủ say như chết . Y Văn dắt con ngựa bờm vàng ra ngoài . Nhưng trước khi đi ra, anh ghé mắt nhìn bộ yên cương bằng vàng treo trên tường . Bộ yên cương đẹp quá, Y Văn cầm lòng không đậu, vội lấy xuống, nhưng chuông lại reo, bọn người chăn ngựa thức dậy và cũng như lần trước, bắt Y Văn đem về trình hoàng đế A Phông. Cũng như lần trước, hoàng đế A Phông giận đỏ mặt tía tai và doạ sẽ công bố cho toàn dân biết Y Văn là một tên trộm .

Rồi ngài bảo:

-Đằng đầu kia thế giới có nàng công chúa xinh đẹp Hê Len. Nếu hoàng tử đem được nàng về đây ta sẽ cho hoàng tử con ngựa bờm vàng và hoàng tử có thể quay về tổ quốc mình với mọi nghi lễ dành riêng cho hoàng tử .

Y Văn đành chấp thuận điều kiện của A Phông, chàng đi ra, và lại gặp sói . Hoàng tử lại cúi đầu .

-Sói ơi! Sói nói đúng . Ta có lỗi quá nhiều .

Sói bảo:

-Đừng lôi thôi gì nữa . Hãy trèo lên lưng tôi, tôi sẽ đưa hoàng tử đến tận nơi.

Sói lại phi thật nhanh và đến một cánh cổng bằng vàng . Sói bảo:

-Đến nơi rồi . Bây giờ hoàng tử xuống đi, đứng đợi tôi ở gốc cây sến bên kia đi.

Y Văn nghe lời sói đến gốc cây sến ngồi chờ . Thời gian trôi qua dài lê thê cho tới khi trời tối . Lúc đó nàng công chúa Hê Len xinh đẹp từ trong nhà bước ra và đi qua cổng .

Sói lúc đó đang rình trước cổng, vội nhảy chồm lên, bắt lấy nàng công chúa, đặt lên lưng rồi chạy vội qua gốc cây sến và gọi Y Văn nhảy lên đằng sau nàng Hê Len xinh đẹp . Sói chạy hết tốc lực và chẳng bao lâu về tới kinh đô nhà vua A Phông. Tất nhiên những người hầu công chúa chạy về báo động nhưng khi mọi người chạy ra thì sói đã đi quá xa.

Trong lúc ngồi trên lưng sói, Y Văn tha thồ ngắm nghía nàng công chúa xinh đẹp, ngắm mãi và sau cùng đem lòng yêu nàng . Cho nên khi về đến kinh đô nhà vua A Phông, hoàng tử rất buồn khi thấy sắp phải xa người đẹp . Sói hỏi:

-Hoàng tử sao vậy ?

-Sói ơi! Làm sao không buồn rầu được khi phải đem đổi nàng Hê Len xinh đẹp nhường này lấy con ngựa bờm vàng . Nếu không đổi thì cả nước này đều sẽ biết tôi là một tên ăn trộm .

-Tôi đã giúp hoàng tử nhiều lắm rồi - Sói nói - Thôi hoàng tử hãy tin cậy nơi tôi đi. Hoàng tử sẽ được hài lòng .

Sói bày mưu cho hoàng tử và dặn phải làm đúng như lời mình dặn . Hoàng tử liền đem công chúa Hê Len giấu vào một bụi cây rồi cùng sói đi vào chầu vua A Phông. Đến cửa ngọ môn, sói biến thành một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần trông giống Hê Len như đúc . Vua A Phông vui mừng tiếp đón hai người rất trọng thể . Vua bảo Y Văn:

-Hoàng tử rất xứng đáng được con ngựa bờm vàng và bộ yên cương bằng vàng lắm . Thôi hoàng tử cứ tự do đưa ngựa và yên cương đi. Chúc hoàng tử gặp mọi sự may mắn trên đường về .

Y Văn nhảy lên con ngựa phi nhanh như gió . Đến khu rừng nơi giấu Hê Len, Y Văn dừng lại đem nàng lên ngựa rồi phi nước đại . Đột nhiên hoàng tử kêu lên:

-Sói của ta đâu rồi nhỉ ? Nhớ sói quá, sói ơi!

Thế là lập tức sói hiện ra. Hoàng tử mừng quá, nhảy lên lưng sói nhường ngựa cho Hê Len rồi cả ba cùng đi như bay, cho đến khi về đến kinh đô hoàng đế Đông Mai. Nhưng mặt Y Văn lại sa sầm . Sói hỏi:

-Hoàng tử sao thế ?

-Sói ơi! Sói không thấy là công chúa Hê Len rất xứng đáng với con ngựa bờm vàng sao. Bây giờ mà đem con ngựa đổi lấy con chim lửa thì buồn quá .

-Thôi hoàng tử đừng buồn nữa . Tôi sẽ giúp hoàng tử một lần nữa . Nhưng hoàng tử phải theo đúng lời tôi mới được .

Nàng công chúa Hê Len và con ngựa bờm vàng lại được đem giấu vào trong một khu rừng gần đó rồi sói lại biến thành một con ngựa bờm vàng rất đẹp đi theo hoàng tử vào cung.

Hoàng đế Đông Mai hài lòng, cho Y Văn con chim lửa và cho luôn cả cái lồng bằng vàng .

Y Văn đem chim về đến khu rừng, đem Hê Len ngồi lên lưng ngựa rồi nắm chặt cái lồng và chim lửa, cả hai phi ngựa đi thật nhanh. Nhưng đột nhiên hoàng tử lại kêu lên:

-Sói của ta bây giờ đâu nhỉ ?

Lập tức sói hiện ra. Cũng như lần trước Y Văn nhường ngựa cho Hê Len còn mình lại trèo lên lưng sói và phi đi như gió . Đi thật lâu mới về đến chỗ con ngựa trước của Y Văn bị chết . Sói ngừng lại bảo:

-Đây là chỗ con ngựa của hoàng tử chết dạo nọ . Hoàng tử xuống đi. Hoàng tử đã có con ngựa bờm vàng rồi . Hoàng tử lên ngựa muốn đi đâu thì đi. Tôi không còn giúp hoàng tử được việc gì nữa đâu.

Nói xong sói chạy biến vào trong bụi rậm .

Hoàng tử rất buồn, thở dài buồn rầu rồi trèo lên ngồi đằng sau nàng công chúa Hê Len xinh đẹp rồi phi ngựa đi.

Họ đi rất lâu. Khi gần đến nhà chỉ còn cách chừng 20 dặm thôi, Y Văn xuống ngựa, cùng công chúa ngồi nghỉ ngơi dưới gốc cây. Bộ yên cương treo trên cây gần đó, lồng chim trong đó có con chim lửa để bên cạnh, hai người nằm dài trên cỏ nói chuyện với nhau rất vui.

Họ nói chuyện mải mê đến nỗi quên cả thời gian. Đột nhiên họ nghe tiếng chân ngựa dồn dập chạy đến và có hai chàng kỵ mã đứng dừng trước mặt họ . Đó là hai hoàng tử Hoàng Di và Hoàng Vi.

Ba anh em gặp nhau chào hỏi vui vẻ . Y Văn kể cho hai anh nghe câu chuyện kỳ lạ của mình . Hai người anh ghen tức liền nảy ra ý muốn cướp chim và ngựa cùng nàng công chúa Hê Len xinh đẹp nên nhảy đến bắt Y Văn trói vào gốc cây, rồi đem cả chim và nàng Hê Len nháy lên ngựa phi tuốt về thành .

Đi được một quãng hai anh em dừng lại và Hoàng Di nói:

-Thưa công chúa, hiện nay công chúa đang ở trong tay chúng tôi. Công chúa phải làm theo lời chúng tôi dặn . Chỉ ít phút nữa thôi chúng tôi sẽ về tới hoàng cung vào chầu phụ hoàng của chúng tôi. Công chúa phải nói cho ngài biết chính chúng tôi đã mạo hiểm đưa công chúa về đây, chính chúng tôi đã bắt được con chim lửa và ngựa bờm vàng .

Nhưng công chúa bưng mặt khóc . Hoàng Di rút gươm ra đe doạ .

-Nếu công chúa không làm theo lời chúng tôi, chúng tôi sẽ đâm chết công chúa ngay bây giờ .

Hai hoàng tử bàn nhau và thoả thuận là Hoàng Di sẽ lấy công chúa còn chim lửa và con ngựa bờm vàng sẽ thuộc về Hoàng Vi. Rồi họ lên ngựa thi nhau xem ai về thành trước .

Y Văn bị trói dưới gốc cây, đói và rét quá, chàng chịu đựng được trong bốn ngày rồi đến ngày thứ năm mệt và đói rét quá, đầu chàng gục trên ngực chỉ còn chờ chết . Quạ đã bắt đầu đến đậu đen trên cành cây trên đầu chàng, chỉ còn chờ chàng chết là sà xuống rỉa thịt .

Đến lúc đó tự nhiên sói từ trong bụi cây chạy ra và hét lên bảo con quạ đầu đàn:

-Hỡi quạ, các ngươi phải giúp ta mau cởi trói cho hoàng tử Y Văn chứ .

-Nhưng thưa ông sói, chúng tôi đang đợi hoàng tử chết để ăn một bữa tiệc thực to đây.

Sói giận điên lên, nói bằng một giọng run run:

-Ngươi phải giúp ta nếu không ta sẽ không để cho một con quạ nào sống sót trong khu rừng này .

-Xin vâng! Xin vâng!

Quạ đầu đàn ra lệnh cho các quạ con. Chúng xúm lại lấy mỏ mổ rất nhanh và liên tiếp vào sợi dây trói, chẳng bao lâu dây trói tuột ra và hoàng tử Y Văn ngã lăn xuống đất .

Sói ra lệnh cho quạ đi lấy nước đem về .

Dần dần nhơ sự săn sóc chu đáo của sói và quạ, Y Văn tỉnh lại, nhìn chung quanh ngạc nhiên vô cùng . Sói bảo:

-Nếu tôi không đến kịp và nếu các vị quạ ở đây không chịu giúp tôi thì hoàng tử đã chết từ lâu rồi . Hai anh hoàng tử tồi tệ quá, hoàng tử nhảy mau lên lưng tôi đi về thành cho kịp vì ông anh Hoàng Di của hoàng tử sắp làm lễ thành hôn với nàng công chúa xinh đẹp rồi .

Y Văn vội vã làm theo lời sói rồi chẳng bao lâu cả hai đã về tới cổng thành . Sói bảo:

-Thôi chúng ta chia tay nhau ở đây thôi. Tôi hy vọng rằng từ nay trở đi hoàng tử không cần đến sự giúp đỡ của tôi nữa . Thôi vĩnh biệt hoàng tử .

Y Văn vội vã chạy ngay vào hoàng cung trèo lên cầu thang bước vào phòng ăn trong hoàng cung lúc đó đang yến tiệc linh đình . Vua cha ngồi giữa, bên trái có công chúa Hê Len và bên phải có Hoàng Di. Hoàng Di ngồi bên trái công chúa . Vừa trông thấy Y Văn công chúa kêu lên:

-Thưa, đây mới là người đã mạo hiểm đưa tôi về đây.

Vua cha ôm hôn Y Văn rất âu yếm . Vua tưởng Y Văn đã chết, vì hoàng tử kia đã kể cho vua nghe là Y Văn đã chết . Vua muốn được nghe công chúa Hê Len kể lại đầu đuôi câu chuyện thực rõ ràng . Hê Lên nói hết cho vua nghe, nào chuyện bắt chim lửa, nào chuyện bắt con ngựa bờm vàng và chuyện bắt mình ra sao. Khi nghe Hê Len kể xong, vua tức giận quắc mắt nhìn hai ông con trai nhưng cả hai đã biến mất từ hồi nào .

Vua liền hạ lệnh cho bữa tiệc tiếp tục linh đình như cũ và cho Y Văn làm lễ thành hôn cùng công chúa .

Cặp vợ chồng đẹp đôi đó sống trong hạnh phúc tràn trề, trăm năm đầu bạc .

Một Người Nghèo Lạ

Thuật giả: Thể Quán

Chàng nghèo thật hết chỗ nói, cả sự nghiệp của chàng chỉ có một bà mẹ già mà thôị

Lâu lắm người ta mới biếu cho chàng một cái búa để ơn cứu sống một em bé chết đuốị

Được búa, chàng đưa mẹ vào có gió mát để mẹ ăn ở; như thế chàng an tâm lắm. Ngày ngày đi kiếm củi rồi về chợ đổi gạo, mặc dù ít tiền, chàng vẫn mua được thịt để mẹ xơị Tu Lại, tên chàng chẳng những lan rộng với chữ hiếu, mà người ta còn gọi chàng là tráng sĩ, vì chàng thường giúp đỡ nhân dân trong vùng ấy, bất luận gặp một nạn gì chàng thường giúp đỡ giúp đỡ họ tận lực.

Vì chàng ở núi, nên người ta đặt chàng những món tiền lớn để bắt các thú rừng hiền lành như: nai, khỉ, chồn, thỏ v.v... Tu Lại từ chối vì chàng là một Phật-tử chơn-chánh, không bao giờ giết một sinh vật nào dù nhỏ. Chẳng những chàng không bắt chúng mà còn yêu mến chúng nữa, nên lâu ngày chúng quen và thường gần đến chỗ hai mẹ con chàng ở. Cái hang ấy bây giờ thành vui, hoa lạ nở hai bên, những tổ chim làm gần gũi đó.

Có những đêm trăng sáng mẹ chàng niệm Phật, chàng ngồi một bên kết mấy thứ cỏ khô làm thành áo để mặc mùa đông.

Nhưng đã sáu ngày nay, trời mưa luôn không ngớt, gạo trong hang đã hầu cạn, chàng lo ngại, nếu mưa cứ kéo dàị Hôm này trời bừng sáng, Tu Lại sung sướng quá, chàng chào mẹ rồi vác búa ra đi, đến chỗ thường đốn củi, thì xa xa có bống ba thiếu nữ. Thấy có người, ba bóng kia bỏ đi nơi khác. Chàng để bầu nước xuống và sửa soạn vào việc thì ồ thật một chiếc kim thoa óng ánh nắm ngã nghiêng bên tảng đá, không còn nghi gì nữa, chàng vội nhặt lấy, rồi chạy theo ba thiếu nhữ kia trả lại cho họ, người ta nhìn chàng với cặp mắt cảm trọng. Nhưng người tráng sĩ không trả ân bằng tiền gạo được, vì người ta biết tiếng chàng nhiều lắm. Nhưng, từ độ ấy đến sau, nơi hang mẹ chàng thỉnh thoảng lúc chàng đi làm củi vắng, cứ thế, rồi ngày kiạ..

Một sáng mai khi chàng còn mơ màng chưa tỉnh hẳn thì có một nàng tiên đến ngồi bên chàng, nàng tiên ấy trên trời sa xuống lâu hay mau không biết, hồi nào không hay, nhưng nàng là tiên thật, vì nàng đẹp quá. Một tấm voan màu nước biển phủ nhẹ toàn thân, trên mái tóc xanh là một tràng hoa tươị Chàng phải gượng với bộ áo sơ sài của mình. Tu Lai lại ngồi phất dậy: ỀNàng là aỉ Sao lại đến đây

Thiếp là sương phụ đánh rơi chiếc kim thoa hôm nọ, được tráng sĩ cho lại, về nhà thiếp suy nghĩ: Ở đời giàu sang không phải chơn hạnh phúc, được gần bậc hiền nhân mới chắc chắn sống một lối sống của cải dư dật, cha mẹ không, chồng chết, chỉ có hai con thơ, nay thiếp đến đây nguyện theo chàng hầu hạ mẹ già, và giúp chàng học hành để thành danh đức, hầu sau làm lợi ích cho đời, nếu chàng cố chấp không nghe, thiếp rất tiếc tài ba đức độ của chàng vùi sâu trong hang thẳm.

Tiếng nàng trong và êm quá, trong như tiếng suối chảy, êm như tiếng chim kêu, nàng nói với một vẻ thiết tha thành thật. Câu chuyện mới cắc cớ làm sao, mỗi lời nói của nàng như rót vào tai tráng sĩ.

Tu Lại mơ màng như người trong mộng. Chàng suy nghĩ: Không biết ta chiêm bao hay thật, mà nàng là người thật hay ma. Bỗng chàng nghiêm nét mặt và bảo: Tôi xem nàng là người đoan chính lại giàu sang là do phước báo của đời trước đã gây tốt nhiều, còn tôi chỉ là một kẻ nghèo khổ, làm sao xứng đáng với nàng và, theo tôi, một người sương phụ cần phải thờ chồng, nuôi con, dạy vẽ cho con nên người, xứng với ý nghĩa con người mới phảị Thiết thật hơn, tôi nay còn mẹ già, nếu tôi lập gia đình, tình yêu mẹ sẽ san sớt, nàng còn có con thơ, nếu nàng lập gia đình tình yêu con sẽ không còn nguyên vẹn, mẹ tôi cần có tôi mới vui, con nàng cần có nàng mới sống. Vì vậy tôi khuyên nàng trở về nuôi con và dứt bỏ câu chuyện nầỵ Còn nàng sợ đức độ tài ba của tôi sẽ mai một, nếu tôi quả có đức độ như nàng tặng, thì trong rừng sâu các loài cầm thú cũng cần có đức độ để che chở cho chúng, như thế có đức độ thì ở đâu mà lại không dùng được?

Nàng tiên ấy bay đi, trời đương sáng bỗng tối hẳn, người tráng sĩ cũng thấy nao nao trong lòng, nhưng rồi chàng lại vui lên nhiều, vì chàng đã chiến thắng. Song không hiểu vì sao, nhũng chuyện kỳ lạ lại hay đến với người nghèo lạ ấỵ

Một hôm, có một lạ mặt hốt hoảng chạy đến lôi ra một thoi vàng thẳm, rồi thưa với Tu Lại: Thưa tráng sĩ, tôi xin biếu chút quà mọn nầy, nhờ tráng sĩ giúp cho tôi một lời nóị Ngày mai đây, nếu có ai hỏi: Có một đoàn người đi qua đây không? thì tráng sĩ nói cho một tiếng có, ở đây chỉ có tráng sĩ và tôi, ngoài ra không còn ai hay chuyện này cả; vả lại tráng sĩ chỉ nói cho một tiếng cũng không saọ Nói xong, người bỏ vàng lại đó, rồi chạy mất, Tu Lại chưa kịp suy nghĩ gì cả, nhưng chàng vội lượm vàng rồi chạy theo thật nhanh mới kịp. Tu Lại kéo tay người kia: Không, không, vàng ông hãy cầm lấy, tôi không thể theo lời ông được, tôi là một Phật-tử không bao giờ làm việc ám muội, một lời nói của người quân tử trọng hơn nghìn vàng, nhưng một lời nói còn trọng hơn cả thân mạng, nếu ông đem nghìn vàng hay dùng uy thế hại đến mạng tôi, bảo tôi nói dối, thà chết chứ không bao giờ phạm giới cầm của Phật, nói xong Tu Lại bỏ vàng rồi chạy thẳng.

Tiếng tốt của người tráng sĩ bay xa như ngọn gió mát vô tình thổi từ rừng sâu vào đến thâm cung. A Dục Vương là người hiếu kỳ, muốn thử chàng, nên những chuyện bỏ rơi kim thoa và người con gái đến tận hang chàng chính là cung nhơn của vua A Dục Vương. Sau mấy lần thử thách, nhà vua biết Tu Lại là bậc hiền nhân nên đem lòng đổ kỵ sai người đến hại chàng. Tôi vâng lệnh nhà vua đến giết tráng sĩ người đao phủ cầm gươm sáng bảo thế.

Ố, thế thì tốt quá, tôi rất cám ơn Ngài đã vì tôi mà hủy giùm cái thân ô uế đầy tội lỗi nàỵ Song tôi còn chút mẹ già nhờ ngài chiều cố chọ.. Tên đao phu ngạc nhiên trước thái độ thản nhiên của Tu Lạị

Ông là người vô tội, nhà vua vì lòng đố kỵ sai tôi đến hại ông, vậy ông không giận nhà vua saỏ

Không, tôi không giận mà còn thương hại nhà vua đã gây nhiều nghiệp ác, trước khi chết tôi xin cầu đức Phật cho nhà vua phát Bồ Đề tâm hồi hướng thiện niệm.

Tên đao phủ mím môi, đỏ mặt đưa gươm lên cao xán xuống đầu chàng... nhưng lưỡi gươm kia xuống từ từ rồi chui thẳng vaò vỏ kiếm...

Sáng hôm sau vua A Dục lên tận hang chàng ở, đến nơi, chàng đi làm củi sớm, vua chờ trọn ngày mới gặp. Vua A Dục mừng rỡ từ tốn bảo: Trẫm làm vua, trong nước có hiền tài mà Trẫm biết chậm thật là đáng tiếc! Ngày nay nước nhà loạn lạc Trẫm mong tráng sĩ về triều cùng Trẫm chăm lo việc nước, được vậy thật là hạnh phúc cho nhân dân. Chàng từ chối năm bảy dạo, vua nài nỉ đôi ba phen, cuối cùng chàng hẹn trong bảy ngày sẽ trả lờị

Trong bảy ngày, ba lần vua đến thăm ba lần vua cho người lên thăm hỏị Tu Lại hỏi ý kiến mẹ, mẹ chàng bảo:

Hiện nay mẹ nghe trong nước, nhà vua thì lãng mạn, hoang hung, hà khắc dân tình, nhân dân oán thán đến nối họ đặt tên nhà vua là Chiên Đà La A Dục (ông vua hung tợn như người hàng thịt). Triều đình thì nịnh thần ô lại; ngoài thì ca hung tàn, con ngỗ nghịch, vợ bất chánh, chồng bất lương... đạo đức hầu như mất hẳn tất cả tâm niệm xấu xa độc ác kết hợp lại do đó giặc cướp nổi lung tung. Con nay chấp kinh cũng phải tùng quyền, vậy nhơn cơ hội này con có dịp đem mong cứu vãn nhơn tâm, đưa lại sự an ninh cho nhân loạí.

Vâng lời mẹ Tu Lại về triều, vua A Dục lấy hai chữ Quốc Bửu (vật quí cuả nước) tặng chàng làm tên.

Trước hết Quốc Bửu đem ba pháp quy y, năm điều cấm giới cảm hóa vuạ Vua A Dục từ khi biết quy đầu về Phật không bao lâu trở thành một vị minh quân. Ông đổi hẳn chính sách, lấy đức độ trị dân, không dùng oai thế tàn bạo như trước nữạ Vì thế mà nhân dân trong nước trở lại cảm phục vua, từ đó họ đặt tên nhà vua là Thích Ca A Dục (ông vua hay làm điều nhân từ).

Trong nước nhà vua trọng những người hiền hiếu, trừng trị kẻ hoang dâm, cấm hẳn sự xa hoa cờ bạc, săn bắn, triệt để không rượu chè đàng điếm, người già cả bệnh hoạn được săn sóc chu đáo, nhà nhà đều thờ Phật, trọng Tăng tu Pháp Thập thiện. Nếu ai phạm một trong năm điều răn phải bị trục xuất ra khỏi nước. Nhớ vậy, không bao lâu trong nước trở lại thái bình an lạc.

Nguoi ta la nguoi ngheo la,con em oshin la oshin la nhat ma tui tung gap,dam an hiep chu cua minh,wa dang

Tuổi Thọ

Ngày Tết người phương Tây chúc nhau "Happy New Year". Họ chúc nhau sung sướng vì chỉ có hiện tại là đáng kể. Sung sướng Tết này, sung sướng hôm nay, sung sướng giờ phút bên nhau lúc còn khỏe mạnh.

Người phương Đông chúc nhau sống lâu. Ngày còn Vua Chúa,Tết đến hoa Vạn Thọ đủ các màu, các loại được vun trồng từ mấy tháng trước trang hoàng đầy Cung điện. Ngoài dân gian người ta cũng gắng chăm bón săn sóc hoa Vạn Thọ để tặng nhau trong dịp Tết.

Theo sau Vạn Thọ là câu chúc "Sống lâu muôn tuổi". Muôn năm thì còn hơn cả Vạn Thọ, vì một vạn chỉ có mười nghìn. Lời chúc tụng với số tuổi khiêm nhường nhất là "Sống lâu trăm tuổi"!

Sự thực thì cuộc sống ngày xưa không có bảo hiểm sức khỏe, không có tiền già, tiền hưu. Sống lâu là một sự mạo hiểm và bấp bênh vô cùng. Vì sau cái Sanh, Lão là Bệnh và Tử đến gõ cửa không thiên vị, không chừa một ai, dù là Vua Chúa, tỷ phú hay kẻ không nhà. Thế mà người ta vẫn thích sống lâu, vẫn nuối tiếc cuộc sống phù du. Có những người xưa đã giác ngộ phê phán rằng: "Đa thọ đa nhục". Có đúng phần nào nhưng đối với phần đông thì dù sao Thọ vẫn hơn. Có Phúc có Lộc mà không Thọ thì cũng vứt đi.

Ngày xửa ngày xưa, những người theo Lão giáo, lao tâm tổn trí cố tìm cho ra thuốc trường sinh. Họ chế luyện những bài thuốc, thức ăn, rượu bổ, cho đến chuyện âm dương vợ chồng cũng phải làm đúng phương pháp để đạt mục đích, không phải sinh con, cũng không phải yêu đương mà để bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết . . . Họ còn len lỏi vào cả trong võ giới, chế biến một vài thế tập của Võ Thiếu Lâm trong Bát Đoạn Cẩm để luyện phép trường sinh. Nhưng rốt cuộc không thấy quý cụ nào từ thế kỷ xa xưa còn ở lại ngồi chơi xơi nước cho đến bây giờ cả. Ai sống lâu lắm cũng chỉ trên dưới 100 tuổi là con cháu thấm mệt.

Thử lui lại thời gian từ thuở tạo thiên lập địa, tìm xem tại sao con người lại có cái tuổi thọ một trăm so với loài vật chỉ từ một vài tháng đến vài chục năm.

Sau bao nhiêu công phu tra cứu, lục tìm sách cổ khắp các thư viện, học hỏi với quí vị cao niên, người ta mới biết được rằng lúc Thượng Đế sáng tạo xong thế giới rồi. Ngài quan sát cuộc sống của muôn loài, so sánh sức khỏe và khả năng để định đoạt tuổi thọ. Thượng Đế ra lệnh cho người cũng như mọi giống vật hội họp lại để nhận tuổi. Lừa xếp hàng đứng đầu nên được lãnh tuổi trước. Lừa hỏi:

- Tâu Thượng Đế, giống Lừa chúng tôi sẽ được sống mấy năm?

Thượng Đế trả lời không ngần ngại:

- Ta cho ngươi 30 năm. Ngươi mãn nguyện chứ?

Lừa nghe xong kinh hoảng la lên:

- Tâu Thượng Đế. Ngài ban cho giống Lừa sống lâu quá. Xin Ngài thương xót phận thân phận Lừa, thương cuộc đời lao động nặng nhọc khổ sở của chúng tôi. Từ sáng đến tối, Lừa phải nai lưng ra chuyên chở những món hàng nặng hàng trăm ký. Lừa cúc cung tận tụy phục vụ Người cho đến khi kiệt sức không còn di chuyển được. Thế mà đền đáp lại, Lừa chỉ nhận được roi vọt đấm đá.

Những ân tình ân nghĩa thì không phải là lời tri ân, chỉ là những câu mắng nhiếc. Nào là "đồ Lừa, không ưa nhẹ chỉ ưa nặng!" Rồi thì, hàng tấn hàng hóa chất thêm lên mình, hàng trăm ngọn roi quất lên lưng, lên mông vùn vụt để cho Lừa làm việc đến ngất ngư. Tâu Thượng Đế, một cuộc sống như thế, Ngài thấy rằng thân Lừa bé bỏng có thể chịu được bao lâu?

Thượng Đế nghe xong thương hại kiếp Lừa vất vả nên bớt đi 18 năm thọ để cho Lừa chóng thoát cuộc sống khổ sở.

Lừa nghe xong sung sướng, cảm tạ Thượng Đế ra về.

Đến lượt Chó lãnh tuổi. Thượng Đế hỏi:

- Còn ngươi thì sao? Ngươi muốn sống bao nhiêu năm? Lừa kêu than 30 năm nhiều quá, nhưng 30 năm đối với bọn ngươi, Chó rừng, Chó nhà gì cũng ngon lành cả.

Chó rầu rĩ đáp:

- Tâu Thượng Đế. Ngài không hiểu đấy thôi, chứ nếu Ngài hiểu rõ chắc sẽ còn thương Chó nhiều hơn thương Lừa nữa. Chó cần phải chạy nhanh, nhưng khi quá 15 tuổi, chân Chó bao nhiêu gân cốt đều muốn sụm cả rồi. Loài Chó chúng tôi nhờ sủa to, cắn mạnh, răng chắc mà kiếm sống. Dù Chó rừng hay Chó nhà cũng thế thôi. Lúc hơi không đủ để sủa to, răng không còn cứng chắc, hàm không mạnh, chân chạy bủn rủn, Chó không làm gì được nữa!

Kiếm ăn ở rừng không được, mà ở nhà cũng nhục nhã. Chẳng ai thương xót hay kính trọng Chó cả. Khi con Chó giữ nhà oai hùng đã thành con Chó già, không đủ sức bảo vệ chủ và tài sản của chủ, thì Chó chỉ ngày ngày bò lê bò la từ góc vườn này sang góc vườn khác, rên rỉ đau khổ, đếm nghe từng lóng xương nhức mỏi, vì chứng phong thấp nổi lên khi trái gió trở trời! Cúi xin Thương Đế thương xót phận Chó thấp hèn, giảm bớt tuổi thọ cho cuộc sống bớt thê lương lúc về già.

Thượng Đế nhìn Chó có vẻ thông cảm và vui lòng giảm bớt cho Chó 12 năm thọ.

Chó sung sướng ra về.

Kế đến là Khỉ đến xin lãnh tuổi. Thượng Đế hỏi:

- Ngươi vui lòng sống 30 năm chứ? Loài Khỉ chẳng cần làm gì cả, không phải làm việc khuân vác nặng nhọc như Lừa, cũng không phải giữ nhà hay săn mồi như Chó. Khỉ chỉ nhảy nhót chơi đùa, chuyền cành hái quả. Khỉ có thể sống một cách an nhàn để hưởng tất cả lạc thú ở đời.

Khỉ buồn rầu nước mắt chảy quanh trả lời:

- Tâu Thượng Đế, mới trông bề ngoài ai cũng tưởng khỉ sung sướng, nhưng sự thực trái hẳn. Lúc Khỉ bị bắt, bị huấn luyện để phục vụ cho loài người thì Khỉ suốt ngày phải làm trò khỉ, phải nhăn mặt, méo mồm, múa may quay cuồng, chạy nhảy leo trèo làm cho người xem vui cười.

- Nếu chủ vui lòng sẽ ném cho Khỉ một nắm cơm nguội, hay một quả ổi xanh. Khỉ được thưởng ổi vui mừng cắn ăn, nhưng lúc nhai rồi mới biết đấy chỉ là một quả ổi sống chát ngắt, Người không thèm ăn nên mới vứt cho. Đời Khỉ đầy nước mắt đau khổ triền miên nấp sau nụ cười gượng gạo, và hoan lạc dù chỉ tưởng tượng cũng quá ngắn ngủi.

Khỉ không thể nào sống nổi 30 năm một cuộc sống như thế. Chưa kể khi Khỉ bị nhốt

trong lồng chật hẹp tù túng để cho Người quan sát trò khỉ. Xem chán chê rồi Người chỉ trích chê bai từng cách ngồi, lối nhảy, từng cử chỉ.

Câu "Khỉ ăn gừng, ăn ớt" là để tả dung nhan của Khỉ lúc về già. Thực không còn gì tủi nhục hơn. Xin Thượng Đế vạn năng từ bi độ lượng, rút ngắn cuộc sống đáng thương của Khỉ.

Thượng Đế vốn là đấng sáng tạo ra muôn loài, là cha của tất cả, nên tội nghiệp Khỉ, bớt cho Khỉ 10 năm thọ.

Đại biểu của loài người đến với một thái độ nồng nhiệt yêu đời. Người trông vui vẻ khỏe mạnh, hùng dũng đầy nhựa sống. Người cất tiếng nói giọng sang sảng:

- Xin Thượng Đế cho biết tuổi thọ của Người được mấy trăm năm?

Thượng Đế giật mình hỏi lại:

- Làm gì đến mấy trăm năm! Tiêu chuẩn của ta đã định cho muôn loài là 30 năm mà thôi. Thế mà cho đến bây giơ loài nào cũng kêu than xin bớt tuổi thọ, bớt khổ nhục. Ta cũng cho loài người 30 năm, không thiên vị tí nào!

Người nghe xong hoảng hốt quì xuống gục đầu vào chân Thượng Đế năn nỉ:

- Tâu Thượng Đế 30 năm ít quá. Lúc Người được 30 tuổi là tuổi đang lớn. Nguời như một cây vừa bén rể, cành muốn tung lên vun vút tận mây xanh, rể đâm sâu vào lòng trái đất, chi nhánh muốn vươn ra bao trùm mọi vật. Người đầy hùng tâm muốn lăn xả vào cuộc sống cho hết mình. Và cũng là lúc Người mới xây dựng được căn nhà, trồng được mảnh vườn đầu tiên, chờ đợi khai hoa kết quả.

- Người mới vừa cưới vợ, tình yêu đang nồng nàn. Con của Người còn bé vừa chập chững tập đi. Người sắp sửa được hưởng kết quả công lao khó nhọc, được hưởng sự sung sướng an lạc của cuộc đời thì phải chết. Tâu Thượng Đế, xin Ngài cho thêm vài trăm năm thọ nữa để Người có đủ thì giờ gây dựng cho thế hệ sau, làm một sự nghiệp gì để lại cho đời, và cũng để khỏi mang tiếng là tránh trách nhiệm với hậu thế.

Thượng Đế nghe xong, ngẫm nghĩ, thấy Người nói có lý, Ngài phán:

- Ta cho Người thêm 18 năm tuổi thọ của Lừa, cộng với 30 năm của Người là 48 năm. Ngươi thấy đủ chưa?

Người thở dài lắc đầu:

- Tâu Thượng Đế chưa đủ. Tuổi ấy con cái chưa khôn lớn, chưa có khả năng đảm nhận trách nhiệm ở đời. Cha mẹ chết làm sao yên tâm được!

Thương Đế trả lời không do dự:

- Thế 12 năm thọ của Chó, ta cho Người luôn. Tuổi này con khôn lớn ăn học thành tài rồi.

Người vẫn năn nỉ:

- Tâu Thượng Đế vẫn còn ít lắm. Tuy con cái đã trưởng thành. Nhưng chưa nhìn thấy cháu, chưa được bế cháu thì cũng chưa có thể gọi là nhận được đủ Phước Lộc Thọ của Thượng Đế ban cho.

Thượng Đế phán giọng cương quyết:

- Nếu vậy ta cho nốt người 10 năm của Khỉ. Đó là tất cả tuổi thọ không ai nhận. Ta không thể bớt của loài khác cho Người được. Thượng Đế có quyền nhưng không thể bất công.

Người lãnh tuổi xong, thất vọng ra về vì biết rằng dù năn nỉ cũng vô ích, nhưng trong thâm tâm Người cũng quyết định là sẽ tìm cách sống lâu hơn.

Từ đó loài người sống đổ đồng kẻ già người trẻ, trung bình ít nhất được 70 tuổi. 30 năm đầu Người sống với tuổi thọ nguyên thủy của Thượng Đế ban cho mình. 30 năm qua thật chóng.

Trong thời gian ấy, Người làm việc rất hăng hái và cũng hưởng thụ được cuộc sống ngọt ngào. Công danh, sự nghiệp, tiền tài, tình duyên tất cả đều ở trong tầm tay, ai giỏi thì với tới.

Kế đến 18 năm của Lừa. Trong thời gian này, nhiều gánh trách nhiệm nặng nề đè nặng trên vai. Người phải làm việc cho người khác hưởng. Nhưng đền đáp lại ngoài hoan lạc phút giây, người cũng nhận được những sự bội bạc vô ơn và những bài học chua cay đau đớn của đời.

Tiếp đến là 12 năm của Chó. Trong thời gian này, sức bắt đầu yếu, Người chỉ thích nằm một nơi, buồn lắng nghe những đốt xương nhức nhối. Người cũng không còn răng để nhai đồ ăn cứng, chỉ còn nhai trệu trạo nuốt những món ăn mềm.

Kế tiếp thời kỳ nằm nghe xương nhức của Chó là thời kỳ cuối cùng 10 năm thọ thừa hưởng của Khỉ. Người biến thành đãng trí, mất ngủ, lẫn lộn, nói trước quên sau, để đâu quên đó. Người có nhiều cử chỉ ngớ ngẩn như trẻ con, và đồng thời cũng rất hãnh diện với tuổi thọ của mình. Và lại cũng như trẻ con, ngày ngày người ngồi đếm tháng ngày qua, chờ Tết đến để chúc nhau "Sống lâu trăm tuổi".

Mai mot em oshin gia chac la kinh di lam,bay gio da xau dau xau don roi,toi nghiep tui wa,hic

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tích