Trăng thanh gió mát.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Gia đình nhà Xã trưởng có tục lệ là cứ độ khoảng sáu giờ là sẽ bắt đầu dùng cơm chung, mọi người trong gia đình dẫu là có đang làm việc gì thì cũng phải ngưng tay mà xuống nhà dưới ăn tối.

Điều này dường như đã trở thành thứ mặc định từ lâu, ai nấy cũng đều phải tuân thủ theo. Bà Mười thân là người lớn nhất trong gia đình, âu cũng là nên làm gương cho người dưới. Từ sớm, bóng dáng của người đàn bà quý phái nhất nhà đã lấp loáng nơi mép cửa, đám người làm vừa nhìn thấy dáng bóng thân quen thì dẫu rằng là bà Mười chưa đến nó thì tụi gia đinh cũng đã vội răm rắp cúi đầu cung cung kính kính dạ thưa. Chốc sau, thì các cậu ấm cô chiêu trong gia đình cũng đã lần lượt có mặt đầy đủ, duy chỉ thiếu có mỗi bà Út và cậu Ba là chưa có mặt. Bà Út vốn cũng chẳng ưa mặt bà Mười, chứ đừng nói là ngồi chung một bàn ăn chung mâm, nhưng hôm nay bà Mười lại kêu người đích thân lên nhà trên thỉnh bà Út xuống dưới nhà dưới, phải chăng là đã có chuyện quan trọng hay đặc biệt gì rồi. Còn cậu Ba, bữa có bữa không, người trong nhà này ai mà chẳng biết, chắc giờ này là cậu đang hì hục với mấy đám bạn ở quán rượu nào rồi, chẳng biết là cậu có đứng dậy đi về nổi nữa không chứ đừng nói là biết bây giờ là mấy giờ rồi.

Bà Út giờ đây đã là bà bé, không còn là bà Xã trưởng cao cao tại thượng ngày nào nữa, từ sớm thì bà đã nói trước với bà Mười là mình đau bệnh không thể xuống ăn cùng với cả nhà, thế mà giờ đây bà Mười lại kêu người lên mời bà xuống, phải chăng là do bà ta già lẫn nên hay quên hoặc là vì do cố tình? thôi thì cũng một điều nhịn chín điều lành nên bà cũng tạm gác bỏ qua mà cũng đi xuống cùng ăn chung với cả gia đình.

Ngồi chưa được ấm chỗ thì bà Mười như thường lệ mà lên giọng đầu tiên:
"Ờ thì hôm nay có mặt đầy đủ sắp nhỏ, có mặt dì Út đây thì tui cũng sẵn tiện nói luôn, tụi nhỏ nó cũng chẳng còn nhỏ nhắn chi nữa rồi, cũng phải tính đến chuyện dựng vợ gả chồng, chẳng lẽ tụi bây cứ lông bông lêu bêu như vậy suốt ngày hay sao, bây định hành chết hai bà già này tới chừng nào xuống lỗ hả?"

Bà Mười vừa nói, cô dượng Út cũng thấy cơm canh cá muối cũng chẳng ngon lành gì nữa, bởi vì giờ đây cô dượng Út đang nắm thế của cả nhà, nhỡ khi có chị dâu về nhà rồi thì chấn chỉnh hai ông anh người rượu chè, người khù khờ kia thành người biết làm ăn thì đây lại là một mối nguy lớn. Bà Mười vừa dứt câu thì ngoảnh đầu quay sang bà Út, nói tiếp:
"Dì Út, dì đã kiếm được mối nào chưa? dì có gì thì nói cho tui hay, chứ dì cứ lấp la lấp lửng như vậy thì tui biết sao mà mần cho vừa lòng má con dì"

Quả đúng là khí chất của con gái nhà quan, nói câu nào thì cũng chứa đựng ý nghĩa từng câu từng chữ trong câu đó. Bà Út biết chứ, biết rõ là đằng khác nữa mà, bà ngoảnh mặt xoay người sang bà Mười đáp lời:
"Cám ơn dì Mười đã quan tâm má con tui, nhưng nói thiệt bụng là tui cũng không cần. À.. ờ chẳng giấu gì dì, tui cũng được người quen giới thiệu được một mối ở dưới Kiên Giang đó kìa. Nghe nói gia đình nhà đó là một điền chủ có tiếng ở đất miệt dưới, nghe người ta đồn là nhà người ta giàu có lắm, ruộng đất ta nói gì đâu mà rộng mênh mông, bát ngát, nghe phong phanh người ta nói gì mà cò bay còn gãy cánh đó dì. Mà gia đình người ta có đứa con gái một à, đang kén rể mà qua mấy đám rồi người ta cũng chẳng ưng đó dì..."

Bà Út mải mê kể cho bà Mười về gia đình nhà người ta y hệt như kể về gia đình nhà con dâu mình trong nỗi niềm vui sướng mà không quên nhấn nhá vài câu bằng mấy cụm từ "cò bay gãy cánh", "con gái một", ... khiến cho bà Mười cùng cô dượng Út, mặt ai cũng bí xị một cục trong khi cậu Năm cũng chẳng biết là má mình đang nói ai mà say sưa đến vậy, cậu định bụng mở lời mà trước tiên đã bị bà Út dùng ánh mắt của mình chặn lại. Trong cơn cao hứng, bà Út xoay sang nhìn bà Mười, kết lời bằng một câu ẩn ý:
"Còn dì Mười, dì đã kiếm được mối nào cho cậu Ba nhà ta chưa. Ủa.. ủa... nhắc mới nhớ, cậu Ba đâu rồi ta. Bữa nay cậu Ba lại nhịn cơm nữa à, chắc là cậu đang ở nhà máy ấy nhỉ? chắc là cậu đang hì hụi với đám thợ ở nhà máy rồi. Phát à, con ráng ăn nhanh lên rồi chạy ù ra nhà máy đặng có gì tiếp tay cho anh con, để nó làm một mình sao mà coi cho đặng được. Đúng không, dì Mười?"

Từng câu từng chữ được thốt ra từ miệng của bà Út như là từng gai nhọn, nó châm chích vào người bà, bà đau, cái đau này nó làm bà tưởng chừng như không đứng dậy nổi nữa, bà tức suýt nữa mà thổ huyết mất. Bữa cơm tối cứ thế mà kết thúc nhanh gọn hơn thường ngày.

Vừa ăn tối xong thì như thường lệ, các anh em trong nhà sẽ đi ra nhà máy để xem coi nhà máy hoạt động ra sao, đám nhân công làm việc như thế nào. Cậu Phát cũng như vậy, nhưng khác với những người anh em khác thì cậu chọn đi đường tắt thay vì là đường chính để tới nhà máy. Thế mà, oái ăm làm sao mà đi đường tắt nó lại đến nhà máy lâu hơn là đi đường chính. Là bởi ngoài bận việc ở nhà máy thì cậu Phát còn bận thêm một công nữa là đi ngắm Diệu - con gái của bà Chín, con ông giáo ở cuối xóm.

Cậu Phát yêu Diệu, cậu biết yêu từ cái thuở mà Diệu có lần sang nhà mình, và thế là cậu yêu Diệu từ lúc ấy, khi đó Diệu chỉ mới tròn mười, mười một tuổi. Và cho đến bây giờ, bẵng đi cũng đã sáu, bảy năm, nhưng tình yêu mà cậu dành cho Diệu không những không phai nhạt đi mà nó còn cháy bỏng hơn nữa. Thế nhưng, cậu yêu Diệu bao nhiêu, thì Diệu lại không nhận ra thứ tình cảm đặc biệt đó, Diệu chỉ xem Phát là một người anh trai không hơn không bớt.

Phát vì thế mà càng mang quyết tâm là phải lấy được Diệu làm vợ mình, không để cho ai lấy Diệu mà vẫn cứ chập tối hằng ngày, vẫn ra bờ ao hóng Diệu. Phát mê Diệu, không phải mê vì nhan sắc, dung mạo như mấy anh chàng thanh niên trong xóm mà là mê ở Diệu là chỗ siêng năng, tháo vát. Phát thích ngắm Diệu, nhất là khi Diệu làm việc.

Bầu trời giờ đây chỉ còn là một màu đen tĩnh mịch, hoàng hôn qua đi mặt trời lặn xuống để nhường chỗ cho mặt trăng ngoi lên. Dưới ánh trăng vàng, hình ảnh người con gái lấp loá trên cây cầu gỗ bắc xuống ao đang múc từng xô nước, Phát càng ngắm Diệu thì càng chết mê chết mệt, Phát giá rằng mình không cần phải làm gì thì sẽ ở mãi bên Diệu, ngắm Diệu suốt ngày suốt đêm cho thoả thích. Phát đang say sưa ngắm người đẹp, thì bỗng một tiếng "rắc, rắc, rắc" liên hồi mà kêu lên, cây cầu gỗ đã được đóng cách đây gần chục năm, chịu sương chịu gió mấy nay nên bị mục mà gãy làm đôi. Diệu tuy là sống bên sông gần nước nhưng bản tính lại không biết bơi, theo cây cầu gỗ gãy đôi mà nhảy ào xuống ao nước. Phát từ trên bờ, cận cảnh thấy Diệu té xuống ao thì liền ba chân bốn cẳng đi tới mà nhảy xuống ao để cứu Diêụ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro