Sau Rieng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SẦU RIÊNG

             I. MỘT SỐ YÊU CẦU SINH THÁI

- Cây sầu riêng có thể sinh trưởng phát triển được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất thịt, thoát nước tốt, gần nguồn nước, đất không bị ảnh hưởng mặn (hàm lượng muối trong đất phải thấp hơn 0,02%), độ pH từ 4,5 - 6,5.

- Khi cây ra hoa cần có nhiệt độ không khí từ 20 – 22oC, ẩm độ từ 50 - 60%.

II. NHỮNG GIỐNG SẦU RIÊNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Các giống sầu riêng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và trồng phổ biến hiện nay như:

1. Giống sầu riêng Monthong:

Cây có đặc tính sinh trưởng khá tốt, dạng tán hình tháp, lá thuôn khá dài, mặt trên bóng láng, phẳng và có màu xanh hơi sậm, khả năng sinh trưởng mạnh.

Trồng cây ghép sẽ cho trái khá sớm sau 3 năm trồng, nếu được chăm sóc tốt. Thời gian từ khi nở hoa đến thu hoạch từ 3,5 - 4 tháng. Năng suất khá cao và khá ổn định (140kg/cây/năm đối với cây khoảng 9 năm tuổi).

Trái khá to (2,5 - 4,5kg/trái), thường có dạng hình trụ, vỏ trái màu vàng nâu khi chín, cơm trái màu vàng nhạt, xơ to trung bình, ráo, vị ngọt béo, thơm trung bình, hạt lép nhiều, tỉ lệ cơm cao (31,3%).

2. Giống sầu riêng Ri 6:

Cây có đặc tính sinh trưởng khá tốt, phân cành ngang đẹp, dạng tán hình tháp, lá hình xoan và có màu xanh đậm mặt trên.

Cây cho trái khá sớm sau 3 năm trồng, nếu được trồng bằng cây ghép và chăm sóc tốt. Thời gian từ khi nở hoa đến khi thu hoạch từ 3 - 3,5 tháng.

Trái có trọng lượng trung bình 2 - 2,5kg/trái, có hình elip, vỏ trái có màu vàng khi chín, cơm trái có màu vàng đậm, không xơ, ráo, vị béo ngọt, thơm nhiều, hạt lép nhiều và tỉ lệ cơm cao (33%).

3. Giống sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép (sầu riêng Chín Hóa):

Cây có đặc tính sinh trưởng khá tốt, dạng tán hình tháp, lá thuôn dài, mặt trên bóng láng và có màu xanh đậm.

Cây cho trái khá sớm sau 4 năm trồng, nếu được trồng từ cây ghép và chăm sóc tốt. Thời gian từ khi nở hoa đến khi thu hoạch từ 3,5 - 4 tháng.

Trái khá to (2,6 - 3,1kg/trái), dạng hình cầu cân đối, vỏ trái màu vàng đồng đều khi chín, cơm trái màu vàng, không xơ, vị béo ngọt, mùi thơm, hạt lép nhiều và tỉ lệ cơm khá cao (28,8%), hơi nhão (nếu để muộn).

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Cây giống:

 Nên trồng bằng cây ghép (ghép mắt hoặc ghép cành), không nên trồng bằng hạt.

Tiêu chuẩn cây giống tốt:

   - Gốc ghép phải thẳng, đường kính gốc ghép 1,0 -1,5cm.

  - Bộ rễ phát triển tốt.

  - Thân thẳng và vững chắc, có từ 3 cành cấp 1 trở lên, các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống.

  - Chiều cao cây từ 80cm trở lên (tính từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi).

  - Cây phải đúng giống như tên gọi ghi trên nhãn hiệu. Cây phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các loại dịch bệnh chính như bệnh thán thư, bệnh do phytophthora, rầy phấn…

2. Đất trồng:

Đất trồng sầu riêng phải đảm bảo chủ động trong việc tưới và tiêu nước để đảm bảo đủ nước tưới trong mùa khô và thoát nước tốt trong mùa mưa cũng như có thể tạo khô hạn để xử lý cây ra hoa nghịch vụ. Do đó vườn cần phải có bờ bao, cống bọng chắn, có hệ thống mương liếp thông nhau.

Nếu bố trí liếp đơn trồng một hàng thì nên làm liếp rộng 5 - 6m, mương rộng 2 - 3m; nếu bố trí liếp đôi trồng 2 hàng thì nên làm liếp rộng 7 - 8m, mương rộng 4 - 5m.

3. Thời vụ trồng:

Nếu chủ động nước tưới thì có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa. Không nên trồng lúc mưa dầm vì cây sẽ chậm phát triển hoặc chết do nghẹt rễ.

4. Khoảng cách trồng:

     Nên trồng thưa, cây cách cây từ 8 - 10m.

5. Cách trồng:

Cây phải trồng trên mô cao, độ cao và bề rộng mặt mô tùy điều kiện đất trồng. Đào hố trên mô đã đắp, hố có đường kính khoảng 0,6m và sâu khoảng 0,6m. Sau đó cho 

vào hố đã đào hỗn hợp 1 phần phân gà hoai mục với khoảng 3 phần đất mầu mỡ cộng khoảng 100g phân super lân.

Đào lỗ vừa bầu cây con, nhẹ nhàng loại bỏ vật liệu làm bầu, đặt cây vào lỗ vừa đào, lấp đất ngang mặt bầu cây con, ém đất xung quanh gốc, tưới đẫm nước, cắm cọc giữ cây không để gió lay làm ảnh hưởng đến rễ. Dùng rơm rạ hay cỏ khô tủ lên mô để giữ ẩm (không tủ sát gốc cây).

Cần che mát cây con thời gian đầu (chú ý: không che qúa 50% ánh sáng mặt trời).

Mô đất cần bồi rộng theo tán cây hàng năm.

6. Chăm sóc:

6.1 

Giai đoạn sau khi trồng đến khi bắt đầu cho trái:

- Tưới nước:

 Cây con cần được tưới nước đầy đủ để giảm tỉ lệ cây chết, giúp cây khỏe, nhanh cho trái. Trong mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.

Làm cỏ - tủ gốc: Nên để cỏ trên mô nhưng cần làm cỏ xung quanh gốc sầu riêng để gốc được khô ráo, vì ẩm độ cao sẽ thích hợp cho nấm Phytophthora palmivora phát triển và gây hại. Trong mùa khô cần dùng cỏ khô hoặc rơm rạ phủ đất giữ ẩm xung quanh gốc cây, nên phủ cách gốc 10 - 50cm tùy độ lớn của cây.

- Tỉa cành, tạo tán: 

Trong năm thứ hai, thứ ba khi cây chưa cho trái cần tỉa bỏ những cành bị che khuất, cành yếu, cành bị sâu bệnh, cành mọc qúa gần mặt đất. Chỉ để 1 ngọn với các cành ngang khỏe mạnh phân bố đều trên thân chính. Cần quét sơn cho các vết cắt có đường kính lớn hơn 1cm. Lưu ý: Tỉa cành xong mới tiến hành bón phân.

- Bón phân: 

Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái: hàng năm mỗi gốc bón 5 - 10kg phân gà đã ủ hoai

mục (hoặc các dạng phân hữu cơ khác) kết hợp phân vô cơ có chứa nhiều đạm và lân như 18-11-5 hoặc 15-15-6. Liều lượng phân vô cơ tăng dần theo độ lớn của cây, năm đầu tiên khoảng 0,3kg/gốc/năm, chia nhiều lần bón. Nên sử dụng phân NPK có bổ sung thêm chất Ma-nhê (Mg). Chú ý: Không sử dụng các loại phân có chứa chất Clor (Cl).

6.2 

Giai đoạn cây cho trái ổn định:

* Từ sau thu hoạch đến xử lý ra hoa:

a. Tỉa cành và kích thích ra đọt:

Tiến hành ngay sau khi thu hoạch nhằm kích thích cho cây sầu riêng ra đọt tập trung sẽ hạn chế được sự ra hoa làm nhiều đợt trong năm. Cây cần ra ít nhất 2 lần đọt trước khi tiến hành xử lý ra hoa.

- Tỉa cành:

 Tỉa bỏ chồi vượt, cành bị sâu bệnh và những cành đan chéo lẫn nhau.

- Kích thích ra đọt:

+ Bón phân: Bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục kết hợp với phân bón có hàm lượng đạm cao như 18-11-5 (liều lượng 1 - 2kg/cây có đường kính tán 5 - 6m đang phát triển bình thường), 30-20-5… (không bón phân có chứa chất Clor). Có thể phun thêm phân bón lá 33-11-11 hoặc 20-20-0, 16-16-8 cùng với GA3 (gibberellin) ở nồng độ 5 - 10ppm để kích thích tạo chồi mới khỏe.

+ Tưới nước: Tưới đủ ẩm, tưới 1 - 2ngày/lần vào mùa khô để kích thích cho cây ra đọt tốt.

Khi cơi đọt thứ nhất đã thành thục, bón phân (loại phân như lần bón trước) và tưới nước để kích thích cây ra cơi đọt thứ hai.

b. Xử lý ra hoa 

(áp dụng khi xử lý ra hoa nghịch vụ):  

- Khi lá cơi đọt cuối chuyển sang lụa, tiến hành bón phân có hàm lượng lân cao như 10-50-17 (liều lượng 1 - 2kg/cây có đường kính tán 5 - 6m đang phát triển bình thường) hoặc sử dụng phân lân super và phânkali để bón (không bón phân có chứa chất Clor) để giúp qúa trình ra hoa dễ dàng. Tưới nước đủ ẩm để cơi đọt phát triển tốt.

- Khi lá cơi đọt cuối đã phát triển thành thục (chuyển xanh), tiến hành tạo khô hạn cho cây bằng các biện pháp như:

+ Quét dọn tất cả vật liệu tủ gốc, xẻ rãnh liếp, không tưới nước, tháo cạn nước trong mương vườn để giúp đất vùng rễ cây khô nhanh.

+ Phủ vải nhựa: Khi đất bên dưới tán cây khô ráo ta tiến hành phủ vải nhựa nhằm đảm bảo nước không đến vùng rễ cây.

- Có thể kết hợp phun paclobutrazol. Chú ý: Chỉ áp dụng đối với cây phát triển xanh tốt và sử dụng theo khuyến cáo ghi trên bao bì.

- Để giúp cho việc ra hoa tốt hơn có thể phun thêm các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như MKP (0-52-34). Lặt bỏ các chồi non nhú trong cành.

Nếu thời tiết thích hợp cây sẽ ra hoa sau 20 - 30 ngày. Thời gian từ khi bắt đầu xử lý đến khi ra hoa phụ thuộc vào từng giống, lượng mưa và ẩm độ đất.

Lưu ý: Cây sầu riêng ra hoa và phát triển hoa tốt khi:

+ Cây thật khỏe mạnh và cân đối dinh dưỡng.

+ Cây trãi qua một thời kỳ khô hay mát. Do đó để cây sầu riêng ra hoa tốt cần có thời gian khô hạn liên tục từ 7 - 14 ngày. Nhiệt độ không khí từ 20 - 22oC, ẩm độ 50 - 60%. Việc tạo khô hạn phải thật tốt thì cây sầu riêng mới có thể  ra hoa.

* Từ khi cây ra hoa đến lúc hoa nở:

- Khi thấy mầm hoa xuất hiện tiến hành giở vải nhựa đậy mặt liếp, bón phân và tưới nước cho mầm hoa phát triển (cho nước vô mương từ từ và giữ nước cách mặt liếp 60 - 80cm). Có thể bón thêm phân NPK như 15-15-15 để thúc mầm hoa.

- Tỉa hoa: Cây sầu riêng thường ra rất nhiều hoa và ra nhiều đợt, do đó cần tỉa thưa hoa. Tùy thuộc vào ý định về thời điểm thu hoạch trái mà nhà vườn chọn để lại hoa ra ở đợt nào. Không nên giữ lại tất cả các hoa. Bởi vì hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng có thể làm rụng hoa, làm hoa phát triển không bình thường ảnh hưởng đến việc thụ phấn và đậu trái.

- Hoa nở sau 45 - 60 ngày.

- Chú ý: Giai đoạn cây ra hoa cần tưới nước cách ngày để giúp hoa phát triển tốt, hạt phấn khỏe mạnh. Nhưng cần giảm khoảng 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới vào thời điểm 1 tuần trước khi hoa nở để giúp hạt phấn khỏe có khả năng thụ phấn, đậu trái tốt (Chú ý: giảm lượng nước tưới nhưng không để héo cây, héo hoa).

* Từ khi hoa nở đến thu hoạch trái:

- Thụ phấn nhân tạo: Khi hoa nở, nên giúp cây thụ phấn thêm bằng tay vào khoảng 20 giờ  để việc thụ phấn được tốt nhằm tạo trái sầu riêng đầy đặn, không bị lép do thụ phấn không hoàn toàn.

- Bón phân:

+ Khi trái to bằng trái chôm chôm bón phân có hàm lượng kali cao như 12-12-17, 12-11-18 (không bón phân có chứa chất Clor). Nên chia ra nhiều lần bón để tránh kích thích cây ra đọt, khoảng 2 tuần bón một lần, lần bón cuối cùng không nên trễ hơn 1 tháng trước thu hoạch. Bổ sung thêm phân kali ở lần bón cuối cùng để tăng chất lượng trái.

+ Có thể phun phân bón lá có nhiều kali ở tuần thứ 5 - 9 sau khi đậu trái (1tuần/lần) để góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất trái.

Chú ý

:

·

 Bón thừa phân, đặc biệt là phân đạm sẽ có tác dụng kích thích sinh trưởng làm cho cây sầu riêng ra đọt non. Tuy nhiên, nếu không bón phân hoặc bón không đủ cho cây trong giai đoạn này trái sẽ phát triển kém do không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

·

 Cây ra đọt non ở thời điểm khi hoa nở sẽ giảm tỉ lệ đậu trái và từ ngày thứ 20 - 55 sau khi hoa nở nếu cây ra đọt non sẽ làm rụng trái và tăng tỉ lệ trái méo mó.

- Quản lý nước:

+ Sau khi đậu trái tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại để giúp trái phát triển khỏe, chất lượng cao. Giai đoạn này nếu trời khô tưới 3 - 4ngày/lần. Tưới qúa đẩm hay mưa nhiều dễ làm cho cây sầu riêng ra đọt non sẽ làm rụng trái non hay làm cho trái bị sượng nhưng nếu thiếu nước trái sẽ phát triển chậm. Do đó cần tưới đủ ẩm và đều đặn. 

Giữ mực nước trong mương vườn thường xuyên ở độ sâu khoảng 80cm từ mặt liếp. Tránh thay đổi đột ngột ẩm độ đất để hạn chế hiện tượng rụng trái.

Trước khi thu hoạch khoảng 15 - 20 ngày: Cắt nước để trái mau chín vì giai đoạn nầy trái sầu riêng không còn tăng trưởng nữa. Thời điểm cắt nước có thể muộn hơn trong mùa khô. Trong mùa mưa có thể kết hợp với đậy gốc bằng nylon để tránh cho trái bị nhão cơm h

oặc ngưng thu hoạch 2 ngày sau khi có mưa lớn.

Tỉa trái:

+ Thực hiện 2 hay 3 lần ở giai đoạn 4 - 10 tuần sau khi đậu trái nhằm để lại những trái ở những vị trí thích hợp.

+ Không để trái ở trên ngọn cây (trừ những trái ở sát thân chính), trái mọc trên thân chính, trái ở những cành nhỏ.

+ Chừa lại 1 - 2trái/chùm.

+ Số trái/cây tùy tuổi cây, tình trạng cây, giống sầu riêng.

- Thu hoạch:

Nên thu trái từ trên cây và không để trái rụng xuống đất, cần chú ý không cho sự va chạm làm trầy xước trái, giữ trái nơi thoáng mát… để giảm sự thiệt hại ở giai đoạn sau thu hoạch.

Chú ý

:

+ Lượng phân bón/cây ở mỗi lần bón nên điều chỉnh tăng giảm theo tình trạng cây, đất đai, thời tiết, loại phân sử dụng…

+ Vị trí bón: Bón xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây.

+ Nên sử dụng các  phân NPK có bổ sung Can xi (Ca), Ma nhê (Mg).

IV. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH

A. SÂU HẠI

 1. Sâu đục trái

(Conogethes punctiferalis [Guenée])

:

Trưởng thành hoạt động về đêm, ban ngày chúng ẩn nấp ở nơi tối hoặc mặt dưới lá cây. Cả thành trùng đực và cái đều ăn mật hoa. Trưởng thành cái đẻ trứng trên vỏ trái non, sâu non nở ra thường ăn ở phần vỏ rồi đục vào trong trái, sau đó hóa nhộng ngay trên đường đục hoặc ra ngoài và hóa nhộng trên vỏ trái.

Sâu gây hại từ khi trái còn non đến trưởng thành, đặc biệt gây hại nặng trên các chùm trái hơn là các trái đơn độc, trái non bị hại sẽ biến dạng và rụng, trái lớn bị hại sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm và còn tạo điều kiện các loại nấm bệnh tấn công theo vết đục làm thối trái.

Cách quản lý:

- Bao trái.

- Cắt tỉa trái xấu phát triển kém, trái bị nhiễm trong chùm trái.

- Dùng cây nhỏ tách các trái đóng cặp để hạn chế thiệt hại.

- Tạo điều kiện cho thiên địch phát triển để hạn chế sâu hại, có một số loài ong có thể ký sinh trứng, ấu trùng và nhộng, ngoài ra còn có các loài ăn thịt như bọ xít, kiến và nhện.

- Phun thuốc bảo vệ thực vật. Cần chú ý thời gian cách ly của mỗi loại thuốc để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

2. Rầy phấn 

(Allocaridara malayensis Crawford):

Đây là đối tượng gây hại rất quan trọng trên cây sầu riêng. Trưởng thành và ấu trùng

thường sống ở mặt dưới lá và chích hút các lá non, lá bị hại thường có những chấm vàng, khi bị hại nặng lá thường khô, cong lại và rụng hàng loạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa, đậu qủa của cây.

Ngoài ra, rầy còn tiết ra mật ngọt tạo điều kiện để nấm bồ hóng phát triển. Rầy phát triển nhiều trong các tháng nắng.

Cách quản lý:

- Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để dễ trừ rầy.

- Sử dụng bẫy màu vàng để bắt trưởng thành.

- Phun nước khi lá vừa mở để làm giảm mật độ rầy.

- Trong tự nhiên có nhiều loài ong ký sinh họ Encyrtidae, bọ rùa, Green lacewing và nhện gây hại cho rầy, do đó cần tạo điều kiện cho chúng phát triển nhằm giảm mật độ rầy.

  - Khi mật độ rầy cao có thể dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật như Confidor, Actara, Applaud… phun theo liều lượng khuyến cáo.

 3. Nhện đỏ (Eutetranychus sp.):

Thành trùng có hình oval dẹp màu đỏ đến đỏ nâu dài 0,3 - 0,4mm, con đực nhỏ hơn con cái chiều dài trung bình 0,26mm phần bụng thon dần về phía cuối bụng. Thành trùng sống khoảng 6 - 7 ngày. Nhện đẻ từng trứng rải rác trên mặt lá, trứng nhện hình tròn màu đỏ. Nhện đỏ phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm ở vùng nhiệt đới, 

khả năng sinh sản khá cao, vòng đời rất ngắn, gây hại bằng cách ăn biểu bì mặt lá tạo thành những chấm trắng li ti và tiết độc tố. Khi bị nhiễm nặng lá chuyển màu vàng và rụng ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đậu trái của cây.

Cách quản lý:

- Trong điều kiện tự nhiên nhện hại bị nhiều loại thiên địch tấn công như nhện nhỏ ăn mồi… cần tạo điều kiện cho thiên địch phát triển cũng hạn chế được tác hại của nhện.

- Phun nước lên tán lá tạo ẩm độ cao trong vườn trong mùa nắng có thể làm giảm mật độ của nhện đồng thời cũng tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.

- Khi mật độ nhện cao mới dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhưComite 75ECKumulusSulox 80WP, Dầu DC-Tron plus… để phun theo liều lượng khuyến cáo.

 4. Rệp sáp

 (Planococcus sp.):

  Loài này gây hại khá phổ biến trên sầu riêng, chúng tấn công trên trái từ khi trái còn non, rệp sáp trong qúa trình gây hại còn tiết ra mật đường tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển làm giảm giá trị thương phẩm của trái.

Cách quản lý:

- Phun nước vào trái có thể rửa trôi rệp sáp trên trái, tỉa bỏ những trái non bị nhiễm nặng, tránh trồng xen với những cây bị nhiễm rệp sáp như mãng cầu.

- Chỉ nên phun thuốc bảo vệ thực vật khi mật độ rệp cao.

B. BỆNH HẠI

 1. Bệnh xì mủ chảy nhựa (do nấm Phytophthora palmivora):

Đây là bệnh hại rất quan trọng trên cây sầu riêng. Tác nhân do nấmPhytophthora palmivora gây hại, nấm lưu tồn chủ yếu trong đất, trong nước, trong các bộ phận bị bệnh của cây sầu riêng. Nấm tấn công phần rễ non gần mặt đất và lan dần đến phần vỏ của gốc cây sát mặt đất và di chuyển lên phần vỏ của thân cây làm vỏ cây bị biến màu nâu, sau đó vỏ cây bị thối và chảy nhựa ra, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu. Đôi khi nấm còn tấn công các cành phía trên cao của cây sầu riêng.

Bệnh thường xảy ra trong mùa mưa và dễ dàng gây hại trong các vườn trồng dày có tán lá rậm rạp, chăm sóc kém. nấm bệnh còn tấn công trên trái làm thối trái hàng loạt và trên lá sầu riêng nhất là các lá non ở các cà

4. GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG

Trước đây một số nhà vườn trồng sầu riêng bằng hạt, so sự hiểu biết về cây sầu riêng chưa nhiều. Đến nay, việc trồng sầu riêng bằng hạt không còn nữa bởi sầu riêng là cây thụ phấn chéo bắt buộc, do đó sự phân ly ở thế hệ sau là rất lớn, nếu nói riêng về chất lượng trái thì vườn sầu riêng trồng bằng hạt có chất lượng không đồng nhất mà chất lượng kém hơn cây mẹ nhiều. Hiện nay, chỉ khuyến cáo trồng sầu riêng bằng cây được nhân giống vô tính từ những giống tốt được tuyển chọn như: Sữa hạt lép Bến Tre, Ri6, Monthong,…... Sau đây là cách nhân giống sầu riêng đang được áp dụng trong sản xuất hiện nay:

-Phương pháp chiết cành:

- Đây là phương pháp nhân giống vô tính tạo ra cây con không phân ly tính trạng so với cây mẹ. Mặc dù cây sầu riêng trồng từ cành chiết vẫn có rễ đâm sâu vào lòng đất thay rễ cọc nhưng vẫn không làm hết nhiệm vụ của rễ cọc đối với cây. Việc nhân giống bằng chiết cành có nhiều bất lợi: tốn hao nhiều cành giống, vận chuyển khó khăn…..

-Phương pháp tháp cành

- Đây là phương pháp nhân giống vô tính có ưu điểm hơn chiết cành, bởi vì bộ rễ của cây con là bộ rễ của cây trồng từ hạt, cây con phát triển tốt, hệ số nhân giống cao.

-Phương pháp tháp mắt:

- Đây là một phương pháp tốt nhất để nhân giống cây sầu riêng, nhưng nhược điểm của phương pháp này là hệ số nhân giống thấp.

KỸ THUẬT TRỒNG

-Khoảng cách trồng

- Sầu riêng là cây thân gỗ cao to, ưa sáng do đó phải trồng thưa để vườn được thông thoáng, cây khoẻ mạnh, có thể trồng với khoảng cách 8 - 12m/cây, mật độ 120 cây/ha. Trong vườn nên trồng từ 3-4 giống, trong đó giống chủ lực chiếm 50%, các giống còn lại thì bố trí theo hàng( 1 hàng giống chủ lựa và 1 hàng giống khác).

-Chuẩn bị đất trồng

- Tùy địa hình và điều kiện riêng của từng vùng mà có cách chuẩn bị đất trồng khác nhau: đào hố hoặc đấp ụ để trồng. Tuy nhiên nếu có điều kiện nên chuẩn bị theo thể thức đấp ụ trên đất có địa hình cao cũng như địa hình thấp, làm như vậy có nhiều lợi điểm: đất không bị ngập úng cục bộ và có lợi cho việc làm cây ra hoa sớm sau này… Nếu chuẩn bị đất trồng bằng cách đấp ụ vẫn phải đào hố trên ụ đã đấp. Hố trồng có thể đào với khoảng cách 0,6 x 0,6 x 0,6m, vật liệu cho vào hố trồng phải tơi xốp giàu dinh dưỡng có thể là hổn hợp theo tỷ lệ 1 phân chuồng hoai kết hợp với 1 đất giàu dinh dưỡng và 50gr N:P:K 16:16:8 hoặc 20:20:15/hố. Nếu trồng theo kiểu đấp ụ cần chú ý bồi ụ để tránh sạt lở ảnh hưởng không tốt đến cây. Trên vùng đất có địa hình thấp, nên xẻ liếp, mương để giúp thoát nước tốt, nâng cao tầng canh tác.

-Trồng cây chắn gió

- Sầu riêng là cây cao to nhưng gỗ dòn dễ gãy, do đó nên chọn cây có độ cao hợp lý, khó đổ ngã và chắc gỗ để trồng xung quang vườn làm cây chắn gió cho sầu riêng.

-Đặt cây con

- Sau khi chuẩn bị hố trồng 7-10 ngày tiến hành đặt cây con vào hố trồng. Nếu trồng bằng cây ghép mắt nên xoay mắt ghép về hướng gió chính trong năm. Sau trồng nên lấp đất ngang mặt bầu cây con, che bóng và tưới nước ngay.

-Che bóng cho cây con còn nhỏ

- Sau khi trồng cần che bớt ánh sáng mặt trời trực tiếp cho cây và không nên che quá 50% ánh sáng mặt trời.

-Trồng xen che phủ đất

- Do cây sầu riêng trồng xa nhau, trong những năm đầu cần dùng cây ngắn ngày làm cây trồng xen trên vườn sầu riêng nhằm tăng thu nhập tránh lãng phí và bảo vệ mặt đất…… Nhưng không nên trồng các cây: đu đủ, ca cao trên vườn sầu riêng vì các cây này cùng là ký chủ của nấm phytophthora spp, đây là loại nấm gây bệnh thối gốc chảy nhựa, thối rễ, thối trái…. Trong những năm đầu mặt đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa nắng, do đó phải trồng cây che phủ bảo vệ đất và tạo vùng tiểu khí hậu thích hợp cho cây sầu riêng phát triển, có thể áp dụng các loại cỏ cải tạo đất để vừa che phủ mặt đất vừa tạo vùng tiểu khí hậu cho cây sầu riêng và cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất.

-Tỉa cành tạo tán

Phải tỉa cành cho cây sầu riêng ngay sau thu hoạch xong. Các cành cần tỉa bỏ:

+ cành mọc đứng, cành bên trong tán

+ Cành ốm yếu

+ Cành bị sâu bệnh

+ Cành mọc quá gần mặt đất

Giữ lại các cành:

+ Cành mọc ngang

+ Cành khoẻ mạnh

+ Cành ở độ cao hợp lý

Nói chung công tác tỉa cành cần tiến hành sớm để khỏi lãng phí dinh dưỡng, cây có tán cân đối và khi cây lớn cành mang trái cách mặt đất thấp nhất 1m. Khi cây lớn phải tỉa bỏ tất cả các cành bên trong tán, đảm bảo tán cây thông thoáng, sạch sâu bệnh. Ngoài ra chúng ta còn có thể tỉa ngắn lại cành bên ngoài tán cây giúp vườn thông thoáng và cây nhận nhiều ánh sáng giúp cây khoẻ mạnh, trái có chất lượng cao, chúng ta cũng có thể cắt ngọn hạ thấp chiều cao để dễ dàng trong việc chăm sóc và giảm bớt thiệt hại do gió bão….

5.8. Tỉa hoa, tỉa bớt trái trên cây

- Sầu riêng là loại cây cho nhiều hoa, số lượng hoa cao gấp nhiều lần số lượng trái cần có trên cây, do đó phải tỉa bớt hoa, chỉ giữ lại từng khóm hoa xa nhau trên cành. Khi đậu trái cần tỉa bỏ những trái: mọc dày đặc, trái méo mó, trái bị hại do sâu bệnh….. Số trái giữ lại trên cây tuỳ thuộc vào sức khoẻ của cây, đối với cây có đường kính tán từ 8-10m và mạnh khoẻ chỉ giữ lại tối đa khoảng 80-100 trái/cây, có như vậy cây mới đầy đủ dinh dưỡng nuôi trái phát triển hoàn toàn, chất lượng cao.

-Tưới nước

-Tưới nước cho cây sầu riêng là điều cần thiết, bởi vì nước là môi trường bắt buộc phải có để các phản ứng sinh hoá xảy ra.

- Giai đoạn cây con: tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây mạnh khoẻ nhanh cho trái.

- Giai đoạn cho trái: khi cây sầu riêng ra hoa cần tưới nước cách ngày, giúp hoa phát triển nhanh khoẻ, đậu trái tốt.

-Phân bón

Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái:

Bón 10-20kg phân hữu cơ/gốc kết hợp với phân vô cơ theo công thức theo liều lượng và số lần bón như sau:

Bảng 1: Liều lượng và số lần bón phân theo tuổi cây:

Tuổi cây

Liều lượng (kg/cây/năm)

Số lần bón trong năm

1

0,3

4

2

0,6

4

3

1,0

3

4

2,0

3

5

2,5

3

6

4,0

3

7

5,0

3

8

5,0

3

9

6,0

3

Giai đoạn cây cho trái bón phân như sau:

Lần 1:

- Ngay sau thu hoạch xong cần tỉa cành và bón phân chuồng hoai 20-30kg/cây và phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức M:P:K:Mg 18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4 bằng phương pháp rãi 1m ở bìa tán và tưới nước ngay sau bón để giúp cây nhanh hấp thu phân bón, nhằm tạo bộ lá xum xuê khoẻ mạnh trong thời gian ngắn nhất.

Lần 2:

-Trước khi ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N:P:K = 10:50:17 để giúp quá trình ra hoa dễ dàng.

Lần 3:

-Khi trái sầu riêng to bằng trái chôm chôm cần bón phân có hàm lượng kali cao để giúp trái phát triển nhanh và chất lượng cao, theo công thức N:P:K:Mg = 12:12:17:2.

Lần 4:

-Vào khoảng một tháng trước khi thu hoạch cần bón kali dạng nhằm nâng cao chất lượng trái. Nhìn chung đối với cây có đường kính tán 6-8 đang phát triển bình thường có thể bón 3-4 kg/cây/lần và 1-1,5kg K2SO4 ­ tức 10-13,5kg/cây/năm.

- Ngoài ra còn có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng kali cao để góp phần nâng cao phẩm chất trái. Có thể phun bón lá làm 5 lần mỗi lần cách nhau một tuần bắt đầu từ tuần thứ 5 sau đậu trái, vào thời gian này tránh phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao kích thích cây ra lá mới cạnh tránh dinh dưỡng với trái đang phát triển, làm giảm phẩm chất trái: cơm trái bị sượng, bị nhão….

* Lưu ý:

Tuyệt đối không dùng Clo hoặc phân có Clo để bón cho sầu riêng, vì chính Clo sẽ làm giảm phẩm chất trái khi lượng Clo trong đất trong cây đạt đến ngưỡng gây hại.

Phân bón lá là phụ thêm với phân bón gốc để tăng kích thước và phẩm chất trái, không nên chỉ sử dụng phân bón lá như trên để thay thế phân bón gốc.

-Thụ phấn nhân tạo

- Nên giúp cây thụ phấn bằng tay vào lúc 21-22 giờ để quá trình thụ phấn diễn ra đầy đủ trên bầu nhụy nhằm tạo ra trái sầu riêng đầy đặn không bị lép do thụ phấn không hoàn toàn.

- Thụ phấn bằng tay có thể tiến hành như sau: thu nhị của giống cần lấy hạt phấn cho vào lọ đến lúc nhị tung phấn dùng cọ mịn phết nhẹ vào bao phấn để hạt phấn dính vào cọ và dùng cọ này phết thật nhẹ trên nuốm nhụy của giống cần thụ phấn bổ sung để truyền hạt phấn đến nuốm nhụy giúp quá trình thụ phấn diễn ra dễ dàng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy: Thụ phấn bổ sung cho giô(ng sầu riêng sữa hạt lép Bến Tre bằng phấn của sầu riêng Monthong là cho kết quả tốt nhất.

-Xử lý ra hoa cho trái sớm

Có thể cho cây sầu riêng ra hoa kết trái sớm hơn chính vụ bằng cách:

-Vừa khi thu hoạch xong tiến hành tỉa bỏ cành bên trong tán, cành bị sâu bệnh…. Giúp tán cây thông thoáng sạch sâu bệnh, sau đó tiến hành bón phân với hàm lượng đạm cao theo công thức M:P:K:Mg = 18:11:5:3 và tưới nước đều đặn để cây đâm chồi nhanh, sớm tạo bộ lá xum xuê khoẻ mạnh. Khi đọt non chuyển sang thành thục thì tiến hành tạo khô hạn, ngăn chặn không cho nước đến vùng rễ hút nước và chất dinh dưỡng chủ yếu của cây. Cũng vào lúc này tiến hành quét dọn lá cây và cỏ khô ra khỏi tán cây, giúp đất vùng tán cây khô nhanh, các nhà vườn ở ĐBSCL dùng biện pháp phủ nylon trên mặt liếp kết hợp rút hết nước rong mương ra để tạo khô hạn và phun bổ sung KNO3 ( 150g/10 lít nước) để tăng hiệu quả ra hoa. Tại Thái Lan khi cây sầu riêng khoẻ mạnh gặp khô hạn 5-10 ngày thì ra hoa. Khi cây đã ra đủ số hoa theo ý muốn thì tiến hành tưới nước cách ngày để hoa phát triển, đậu trái tốt.

SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

-Sâu và dịch hại trên sầu riêng

-Rầy phấn: Allocaridara malayensis

Đây là côn trùng gây hại rất quan trọng và phổ biến trên sầu riêng. Ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, rầy gây hại bằng cách chích hút lá non và đọt non, làm cho lá không phát triển, bị biến dạng, cháy mép lá dần dần khô và rụng. Đọt non có thể bị khô và chết, trơ cành mà có thể nhầm với triệu chứng do bệnh. Vết chích do rầy gây ra có thể tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây hại.

Con trưởng thành dài khoảng 2,5-3,0 mm, cánh trong suốt, toàn thân màu vàng nhạt. Trứng được đẻ thành từng đám trên lá non trong mô lá. Khi mới đẻ trứng có màu vàng, dần chuyển sang màu nâu. Ấu trùng bên ngoài phủ lớp sáp mỏng và các tua sáp kéo dài ở cuối thân. Trưởng thành và ấu trùng tuổi lớn thường di chuyển nhanh khi thấy động.

Rầy phấn phát triển mạnh trong mùa khô. Lây lan nhanh từ vườn này sang vườn khác. Mật độ trong mùa mưa giảm nhanh, tuy nhiên sẽ tăng mật số nhanh khi mùa khô đến. Cây bị hại nặng có lá thưa thớt, quăn queo, lá non rụng nhiều và khô ngọn. Cây không phát triển được tán dẫn đến ra hoa ít, đậu trái kém, trái bị sượng, phẩm chất kém. Rầy tiết nhiều chất mật được tạo điều kiện cho nấm bò hóng phát triển làm đen lá, trái.

Phòng trừ:

- Ngoài tự nhiên có nhiều loài thiên địch của rầy phấn như nhện, bọ rùa CoccinellaChrysopa sp., và ong ký sinh, do đó cần tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thiên địch phát triển để khống chế rầy.

-Tưới đủ nước và bón phân thích hợp cho cây khỏe mạnh. Tăng cường bón phân hữu cơ. Ở miền Đông Nam bộ nên duy trì một lớp cỏ giữ ẩm trong mùa khô.

-Phun nước mạnh trên tán lá để hạn chế sự hoạt động của rầy.

-Sử dụng bẩy màu vàng để thu hút thành trùng.

-Phun thuốc khi thấy mật số rầy cao, có thể dùng các loại thuốc như Applaud, Basudin, Supracide, Bassa….

-Do rầy di chuyển nhanh nên việc phòng trừ cần thực hiện trên diện rộng.

-Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)

Gây hại khá phổ biến trên các vùng trồng sầu riêng ở nước ta. Ngoài gây hại trên sầu riêng, còn gây hại trên một số cây khác như nhãn, ổi, mãng cầu, chôm chôm… nên việc phòng trừ khó khăn.

Trứng được đẻ trên trái non, nở ra sâu non đục vỏ trái vào bên trong trái và tiếp tục đục cho đến thịt trái. Hóa nhộng ngay trên đường đục hoặc chui ra bên ngoài trái nhả tơ kết kén hóa nhộng trên mặt vỏ trái giữa các gai trái. Giai đoạn này kéo dài khoảng 7-8 ngày.

Trái mọc thành chùm thường bị gây hại ở phần tiếp giáp. Trái non bị hại dễ bị biến dạng và rụng sớm. Vết đục còn tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập gây thối trái. Do sâu có thể gây hại sớm nên phải bao trái sớm mới có hiệu quả.

Nhận diện sâu hại qua vết vết đục trên trái, quan sát phân sâu thải ra bên ngoài vết đục.

Phòng trừ:

Do sâu có nhiều ký chủ khác nhau mà thường được trồng cùng với nhau trong một khu vực nên phải chú trọng phòng trừ cho các vườn xung quanh. Theo kinh nghiệm của Thái lan, theo dõi trái hàng tuần để phát hiện sâu (quan sát 10% cây trong vườn , 5% trái trên cây và tỷ lệ trái bị sâu đục)

-Bao trái tỏ ra là một phương pháp hiệu quả nhiều mặt. Do trái sầu riêng to, số trái trên cây không nhiều nên tiến hành thuận lợi hơn. Có thể sử dụng túi bao chuyên dùng để báo trái.

-Trong tự nhiên có các thiên địch của sâu đục trái cần được bảo vệ và phát huy như bọ xít ăn mồi, nhện ăn thịt và kiến vàng….

-Tỉa trái để loại bỏ trái sâu và tiêu huỷ. Tỉa trái còn giúp hạn chế các trái mọc thành chùm dễ bị sâu tấn công.

-Ở Thái lan, khuyến cáo chỉ sử dụng thuốc khi có trên 10% trái bị nhiễm sâu. Khi sâu xâm nhập vào bên trong trái hiệu quả phun thuốc kém. Để khắc phục nhiều nông dân phun thuốc định kỳ 15 ngày lần. Việc sử dụng thuốc như thế gây quan ngại về sức khoẻ và môi trường.

-Sâu ăn bông

Bướm đẻ trứng trên chùm bông nở ra sâu non tấn công trên chùm bông. Sâu non ăn phá các phần non của bông làm hư hại hay rụng sớm. Do mật số sâu cao (mỗi bướm cái có thể đẻ từ 50-60 trứng) nên việc phá hại dễ gây thiệt hại đến năng suất mặc dù hoa rất nhiều. Bướm có màu vành nhạt dài 28-32 mm, sâu non có nhiều lông (dạng sâu róm), hoạt động mạnh. Ở Thái lan, sâu ăn bông được xếp là loại gây hại quan trọng.

Phòng trừ:

-Theo dõi định kỳ 2-3 ngày/lần giai đoạn trổ hoa. Phát hiện bướm, tìm diệt ổ trứng và sâu non. Khi sâu mới nở mẫn cảm cao với thuốc nên rất dễ phòng trừ. Thường sâu gây hại trên diện rộng nên cần quan sát tất cả các chùm hoa trên các cây.

-Phát huy vai trò của kiến vàng ngăn chặn và hạn chế sâu.

-Rầy nhảy: Lawana conpersa

Thuộc loài gây hại ít quan trọng tuy nhiên rầy nhảy có thể gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như sầu riêng, cam quýt, ca cao, trà, cà phê, cây rừng và cây kiểng … Rầy trưởng thành và ấu trùng đều gây hại bằng cách chích hút trên đọt non, lá non, hoa làm cho cây chậm phát triển hoặc tạo điều kiện cho nấm bồ hóng gây hại.

Trưởng thành trông gần giống như bướm do khi đậu cánh rầy xếp dọc cơ thể như dạng mái nhà, trưởng thành có kích thước 14 mm toàn thân màu trắng, cánh màu trắng có nhiều chấm nâu đen. Trứng được đẻ trên đọt non, lá non, trứng đẻ cắm sâu vào gân lá. Ấu trùng được bao phủ 1 lớp như bông trắng.

Phòng trừ:

- Trong tự nhiên có một số loài nấm có thể gây hại đối với rầy được ghi nhận ở Malaysia làMetarhizium anisopliae var anisophiae đã làm giảm đáng kể mật số của rầy.

-Phun thuốc trừ các côn trùng chích hút cũng hạn chế được rầy nhảy.

-Rệp sáp (Pseudococcidae)

Rệp sáp gây hại trên cây sầu riêng có nhiều loài, Planococcus sp. thường thấy gây hại trên lá vàPseudococcus sp. thường thấy hại trên trái. Rệp sáp gây hại trên trái phổ biến hon trên cành lá.

Rệp bám trên bề mặt và chích hút chất dinh dưỡng làm cho bộ phận bị hại phát triển kém. Gây hại nghiêm trọng làm cho trái dễ bị sượng. Rệp sáp bài tiết chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Trái có rệp sáp và bồ hóng đều không hấp dẫn, khó tiêu thụ và giá bán giảm.

Rệp sáp phát triển mạnh trong mùa khô. Mùa khô cũng là mùa ra hoa kết trái sầu riêng nên trái dễ bị tấn công hơn.

Phòng trừ:

-Bao trái là biện pháp giúp hạn chế một số dịch hại trong đó có rệp sáp.

-Duy trì ẩm độ không quá thấp trong mùa khô bằng lớp phủ xanh trên mặt đất (cỏ phủ đất), bón nhiều phân hữu cơ, tủ đất bằng chất hữu cơ và tưới đủ nước cũng góp phần làm giảm rệp sáp trong mùa khô.

-Tưới phun trên tán tạo ẩm cũng hạn chế được rệp sáp.

-Nhiều thiên địch có sẳn trong thiên nhiên có thể hạn chế rệp sáp như Bọ rùa và Ong ký sinh cần duy trì và phát huy vai trò của chúng.

-Chỉ phun thuốc trong trường hợp cần thiết. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng với thiên địch (dầu khoáng DC -Tron Plus, thuốc trừ rệp có nguồn gốc sinh học, thuốc ít độc….).

-Tỉa bỏ những bộ phận bị hại nặng và tiêu huỷ. Tỉa bỏ trái mọc từng chùm hoặc mọc gần nhau tạo chổ ẩn trú của rệp sáp.

-Bọ trĩ

Bọ trĩ gây hại khá phổ biến trên một số vườn sầu riêng ở miền Đông Nam bộ trong mùa khô. Ở ĐBSCL bọ trĩ ít phổ biến hơn có thể do ẩm độ trong vườn cao hơn trong mùa khô so với miền Đông Nam bộ.

Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, nhưng có thể quan sát dễ dàng dưới kính lúp. Bọ trĩ tấn công lá non cho đến khi lá gần trưởng thành. Chích hút chất dinh dưỡng trong lá làm cho phát triển kém. Lá bị tấn công có màu sáng bạc, ít thấy màu xanh. Kích thước lá có thể giảm, lá có thể bị biến dạng trong trường hợp nghiêm trọng. Bọ trĩ cũng tạo điều kiện cho nấm bò hóng phát triển làm đen lá, trái. Mặc dù không gây chết cây nhưng cây sinh trưởng phát triển kém làm cho ra hoa đậu quả kém, trái nhỏ, chất lượng giảm.

Phòng trừ

-Duy trì ẩm độ không quá thấp trong mùa khô bằng lớp phủ xanh trên mặt đất (cỏ phủ đất), bón nhiều phân hữu cơ và tủ đất bằng chất hữu cơ trong mùa khô, tưới đủ nước cho cây cũng là biện pháp giảm được rệp sáp trong mùa khô ở miền Đông Nam bộ.

-Dùng vòi nước mạnh tưới lên cây hoặc áp dụng kỹ thuật tưới phun trên tán trong mùa khô kết hợp tưới nước cũng giúp hạn chế dịch hại.

-Chỉ phun thuốc trong trường hợp cần thiết. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng với thiên địch (dầu khoáng DC -Tron Plus, thuốc bột lưu huỳnh….), phun Bordeaux trừ bệnh cũng góp phần làm giảm rệp.

-Tỉa bỏ những bộ phận bị hại nặng và tiêu huỷ. Tỉa cành tạo tán thông thoáng hạn chế chổ trú ẩn của bọ trĩ.

-Một số dịch hại khác

Ngoài ra trên cây sầu riêng cũng có một số dịch hại khác như bọ cánh cứng ăn lá, sâu đục cành, sâu ăn lá, nhện, sâu ăn lá.….Việc phòng trừ các sâu hại quan trọng cũng góp phần hạn chế các dịch hại này.

Một số bệnh hại chính trên cây sầu riêng

-Bệnh thối vỏ chảy nhựa (bệnh Phytophthora) do nấm Phytophthora palmivora

Đây là bệnh quan trọng nhất trên cây sầu riêng không chỉ ở nước ta mà còn trên khắp vùng trồng sầu riêng trên thế giới. Nấm Phytophthora palmivora ngoài tấn công trên vỏ thân gây triệu chứng thối vỏ chảy nhựa còn gây hại trên lá gây triệu chứng cháy lá, trên quả gây thối quả, trên rễ gây thối rễ, trên ngọn non gây hiện tượng chết ngọn. Trong đó, triệu chứng thối vỏ chảy nhựa là quan trọng nhất.

Trên vỏ thân bệnh khó phát hiện sớm mãi đến khi thấy hiện tượng chảy nhựa (mủ) từ vết loét do nấm gây ra. Nếu phát hiện sớm vết loét còn nhỏ, việc phòng trừ nhanh và hiệu quả. Nếu phát hiện muộn, vết loét lan rộng, nhiều vết loét liên kết với nhau làm cho vỏ cây bị huỷ hoại việc phòng trừ sẽ tốn kém, vết bệnh lâu lành, cây suy yếu. Nếu không phòng trừ, cây có thể chết khi nước và chất dinh dưỡng không được chuyển lên cây.

Trên thân cành, quan sát khi thân cây khô ráo, tìm các vết nứt hoặc chảy nhựa, dùng dao bén cạo bỏ phần mô mặt bị chết. Khi thấy bên trong mạch dẫn hoá nâu, thâm đen và hư hại dần là triệu chứng đặc trưng của bệnh.

Trên lá, vết bệnh khởi đầu là những chấm đỏ màu nâu, sũng nước và lan rộng nhanh. Vết bệnh sau cùng thường có dạng gần tròn màu nâu đen sũng nước với rìa màu vàng nhạt nhỏ. Vết bệnh lan rộng nhanh trong điều kiện ẩm độ không khí cao. Vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ cuống lá, cành non làm phần phía trên héo nhanh, rũ và chết dần.

Trên trái vết bệnh đầu tiên là một đốm đen nhỏ sũng nước lan rộng nhanh. Vết thối có thể lan sâu làm hỏng phần trong của trái. Trên vết bệnh có thể thấy nấm tạo thành một lớp trên bề mặt màu trắng xám với rất nhiều bào tử sẳn sàng lây lan qua gió mưa.

Ngoài gây hại trên sầu riêng, nấm có nhiều ký chủ khác như cây cao su, mít… …

Phòng trừ:

-Nguồn bệnh có thể có trong bầu đất và cây con. Do đó phải sử dụng cây giống sạch bệnh.

-Cần chăm sóc cây tốt, khoẻ mạnh để tăng sức đề kháng cho cây như cung cấp nước phân bón hợp lý, phủ đất trong mùa khô ..…

-Trồng cây trên mô, líp để thoát nước thuận lợi.

-Mật độ cây trong vườn ươm vừa phải, tránh trồng xen quá dày.

-Tỉa cành tạo tán để vườn cây thông thoáng.

-Tỉa và tiêu huỷ các nguồn bệnh, ngăn ngừa lây lan. Bệnh có thể lây lan qua dụng cụ chăm sóc, thu hái, giày dép, phương tiện vận chuyển….

-Hạn chế gây thương tích cho cây khi chăm sóc, vận chuyển. Phòng trừ các côn trùng gây vết thương cho cây. Vết cắt cần quét thuốc trừ nấm.

-Diệt mối và kiến làm tổ lên cây.

-Bón nhiều phân hữu cơ (100 kg phân hữu cơ hoai/cây/năm). Nên sử dụng phân gà, phân rác vi sinh, phân bò... được ủ hoai.

-Vết bệnh còn nhỏ có thể cạo bỏ phần mô chết, bôi thuốc Aliette 80 WP, Ridomil, Metalaxyl pha 1%.

-Phun tán cây với thuốc gốc đồng, Aliette 80 WP, Ridomil, Metalaxyl…

-Dùng các chế phẩm sinh học là hướng đang được nghiên cứu áp dụng như bón phân hữu cơ bổ sung vi sinh vật có ích như nấm Trichoderma.

-Tiêm cây với thuốc Phosphonate là một kỹ thuật mới được Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam phát triển. Phương pháp này có hiệu quả và giảm được chi phí khoảng 40% so với biện pháp phun thuốc.

Biện pháp tiêm cây với Phosphonate

Phosphonate là muối Potassium của acid phosphorous được trung hòa đến pH 6.5-7.0 được sử dụng tiêm vào thân hoặc nhánh lớn. Phosphonate thường được bán với các hiệu như

Agri-Fos and Foli-R-Fos với nồng độ hoạt chất là 400 g a.i./L, được pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ 1:1 trước khi tiêm. Để tiêm, trên thân khoan một lỗ đường kính 5 mm, sâu 30-50 mm với một mũi khoan bén, lỗ khoan cao 50-120 cm từ mặt đất. Có thể sử dụng ống tiêm chuyên dụng hiệu ChemjetÒ 20mL. Cần khoảng 2-6 lỗ khoan quanh thân cho mỗi cây. Lỗ khoan nên dưới các nhánh lớn. Hút đầy ống tiêm, kéo cần tiêm về phía sau và xoay nhẹ tay mãi đến khi nghe tiếng “click”, tay cần được khoá. Vặn vòi ống tiêm vào lỗ khoan cho đến khi thật sát. Phóng thích cần tiêm bằng cách xoay ngược lại trong khi vẫn cố định ống tiêm trong lỗ khoan, cần tiêm được phóng thích nhờ lò xo sẽ ép dung dịch thuốc qua lỗ khoan vào bên trong.

Mất khoảng 20-30 phút để thuốc đi hết vào bên trong. Sau đó xoay ngược lấy ống tiêm ra, hút đầy thuốc và tiêm cho lỗ mới. Nên tiêm vào buổi sáng sớm vì thuốc sẽ được hấp thu nhanh đáng kể so với buổi chiều.

Bảng 2. Liều khuyến cáo cho tiêm Phosphonate

phòng trừ bệnh Phytophthora trên sầu riêng dựa trên tuổi cây và đường kính tán.

Tuổi cây (năm)

Đường kính tán tương đương (m)

Lượng Phosphonate

(g a.i./cây/năm)

Liều lượng cho 1m tán cây (g a.i.)

04

04

08-12

2,0-3,0

06

06

18-24

3,6-4,8

07

07

24-36

4,0-6,0

15

10

32-48

3,2-4,8

Ghi chú: Có thể thay đổi tuỳ theo sức khoẻ cây, tình trạng bệnh.

6.2.2 .Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Penz. & Sacc.

Bệnh thường gây hại trên cây bắt đầu đầu mùa khô, lúc trời mát, nhiều sương mù trong buổi sáng. Bệnh gây hại nặng trên những vườn chăm sóc kém, thiếu phân và tưới nước không đầy đủ. Bệnh cũng phổ biến trên sầu riêng trồng trên đất xấu, ít chất hữu cơ, gió mạnh và không được che mát giữ ẩm thích hợp.

Bệnh thường gây hại trên lá, vết bệnh có thể thấy khi lá trưởng thành trở đi. Vết bệnh thường bắt đầu từ mép lá, chót lá lan vào bên trong. Vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ vết thương trên lá do côn trùng, rách do gió hay do chăm sóc. Vết bệnh lan rộng thành những sọc song song có màu nâu đậm trên nền mô chết có màu nâu xám. Bệnh nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành. Bệnh làm cho cây suy yếu dần. Triệu chứng bệnh thán thư thường đi kèm với triệu chứng thiếu dinh dưỡng nhất là thiếu Kali.

Phòng trừ:

- Chăm sóc cho cây khoẻ mạnh, bón phân tưới nước đầy đủ.

-Bón nhiều phân hữu cơ hoai mục.

-Giữ ẩm cho đất trong mùa khô bằng cỏ phủ đất. Phủ gốc với phân hữu cơ, rơm rạ, cỏ khô trong mùa khô.

-Che mát cho cây con.

-Tỉa bỏ lá bị bệnh nặng và tiêu huỹ. Vệ sinh vườn cây.

-Chú ý phòng trừ một số loại côn trùng gây hại trên lá như câu cấu, bọ cánh cứng hoặc một số côn trùng chích hút vì chúng có thể gây ra những vết thương và mở đường cho nấm bệnh tấn công.

-Phun thuốc phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc như Benomyl, Appencarb, Carbendazim, Mancozeb, Antracol hoặc thuốc gốc đồng. Luân phiên các loại thuốc để tránh gây ra hiện tượng kháng thuốc của nấm bệnh.

-Bệnh cháy lá (do nấm Rhizoctonia solani)

Bệnh thường gây hại cây sầu riêng con trong vườm ươm và cây mới trồng những năm đầu. Bệnh cũng gây hại trên cây trưởng thành nơi có bộ tán lá rậm rạp hay mọc gần mặt đất ẩm. Bệnh thuờng xuất hiện một nơi sau đó lan rộng dần ra xung quanh. Vết bệnh thường có màu xanh xám hay xám nâu. Lá non bị nhiễm bệnh giống như bị luộc trong nước sôi, màu xanh nhợt nhạt sũng nước. Các lá được kết dính với nhau do sự mọc lan của các sợi nấm. Do đó khi khô chúng dính với nhau nhưng không rụng. Hiện tượng này nông dân gọi là “tổ kiến”. Bệnh có thể tấn công lên các thân non làm khô chết phần ngọn phía trên và sau đó sẽ chuyển màu trắng xám.

- Nấm gây bệnh thường phát triển trong điều kiện ẩm độ cao, thiếu ánh nắng. Sự lây lan có thể trực tiếp do sợi nấm mọc lan hoặc do hạch nấm di chuyển nhờ dòng nước. Ngoài cây sầu riêng nấm này cũng còn tấn công các loại cây non khác.

- Mầm bệnh này thường phổ biến trong rơm rạ, cây cỏ…do vậy sử dụng các rơm rạ, cây cỏ khô phủ đất cần lưu ý sự lây lan nguồn bệnh.

Phòng trừ

- Ngăn chặn nguồn bệnh lây lan từ bên ngoài vào trong vườn (từ rơm rạ, cỏ khô, nguồn nước chảy..)

- Mật độ trồng nên vừa phải để tạo độ thông thoáng và hạn chế lây lan.

- Nên kiểm soát bệnh bằng chế đọ phun thuốc hoá học với các loại thuốc trừ nấm như Anvil, Moncerene, Bonanza, …

-Bệnh đốm rong đỏ: do rong (algae) Cephaleuros virescens gây bệnh

Đốm bệnh thường xuất hiện ở phiến lá, đôi khi cũng xuất hiện trên cành non. Đốm bệnh có màu đỏ rỉ sắt bề mặt như lớp nhung mịn, hơi nhô lên mặt lá. Bệnh làm giảm khả năng quang hợp, cây sinh trưởng kém. Ngoài sầu riêng, còn gây hại trên nhiều cây trồng khác.

Bệnh thường thấy trên lá đã trưởng thành. Bệnh phát triển trên cây già cỗi, sinh trưởng kém. Vườn trồng trên đất xấu, vườn chăm sóc kém bệnh nhiều. Cây con không che mát, chăm sóc kém, bệnh có thể gây hại trên thân cành non.

Phòng ngừa:

-Bón phân tưới nước đầy đủ cho cây, phòng trừ các loại sâu bệnh khác giúp cây sinh trưởng tốt giúp hạn chế được bệnh.

-Che mát cho cây con trong mùa khô

-Bón nhiều phân hữu cơ giúp giữ ẩm tốt trong mùa khô.

-Trường hợp bệnh nặng có thể sử dụng Bordeaux để phun trừ.

-Bệnh nấm hồng do nấm Erythricium salmonicolor (Corticium salmonicolor)

Bệnh thường xuất hiện trên các cành nhỏ mọc ngang ở nơi phân cành. Thời tiết mưa ẩm kéo dài là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh phát triển và lây lan. Đầu tiên những sợi nấm màu trắng phát triển bên trên vỏ cây. Sau đó hình thành lớp nấm dạng phấn hồng bao phủ bên ngoài vỏ cây. Bên dưới lớp phấn phủ mô vỏ cây bị thâm và thối làm cho phần trên vết bệnh không được cung cấp nước và chất dinh dưỡng, sau đó lá vàng khô dần và chết. Vỏ cây có thể bị nứt ở vị trí vết bệnh. Bệnh thường làm chết cành nếu không phòng trừ kịp thời. Ở miền Đông Nam bộ bệnh phổ biến và nguy hại hơn so với miền Tây Nam bộ.

Nấm bệnh lây lan qua bào tử bay trong không khí do gió mưa, gặp điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành vết bệnh ở nơi mới.

Phòng trừ:

-Không trồng quá dày, tránh trồng xen rậm rạp.

-Tỉa cành tạo tán nhằm tăng độ thông thoáng trong tán cây và trong vườn cây.

-Những cành bệnh nặng, cành chết do bệnh cần được cắt và tiêu huỹ ngăn ngừa lây lan.

-Phun thuốc phòng trừ. Có thể sử dụng các loại thuốc như Validacin, Bonaza, thuốc gốc đồng…. để phun.

-Quét thuốc lên vết bệnh mới xuất hiện và ở các vị trí bệnh có thể xuất hiện. Sử dụng các loại thuốc nói trên.

-Bệnh bò hóng do nấm Capnodium sp.

Bệnh bò hóng rất phổ biến trên cây sầu riêng. Tuy không gây chết cây những làm cây sinh trưởng kém và đặc biệt là làm cho trái có vẽ ngoài không hấp dẫn, giảm giá bán.

Bệnh có thể xuất hiện trên các bộ phận của cây như lá, cành, hoa và trái. Các côn trùng chích hút (rầy phấn, rệp sáp…) bài tiết chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bò hóng phát triển và lây lan. Bệnh thường gây hại nặng trong mùa khô.

Vết bệnh là lớp nấm màu đen như bò hóng bao phủ trên các bộ phận của cây và lây lan nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi như khô ráo, có chất bài tiết của côn trùng chích hút.

Phòng trừ:

--Diệt côn trùng chích hút bài tiết chất mật đường.

-Tưới nước trong mùa khô nên kết hợp phun mạnh lên vết bệnh và tán cây.

-Tỉa và tiêu hủy những bộ phận bị hại nặng tránh lây lan.

-Một số bệnh khác

Một số bệnh khác trên cây sầu riêng như bệnh đốm lá Phomopsis durionis , bệnh đốm đồng tiền trên thân do địa y, bệnh phấn trắng…

TÓM LẠI

Tóm lại các kỹ thuật canh tác cây sầu riêng đạt năng suất cao và ổn định có thể tóm tắt như sau:

- Giữ cho vườn cây không bị ngập úng.

Trồng từ 3-4 giống trên vườn giúp cây thụ phấn tốt đậu trái nhiều.

- Tỉa cành, lá, chậm nhất là 2 tuần sau thu hoạch, để tán cây thông thoáng, ánh sáng chiếu vào cây là tốt nhất để góp phần hạn chế sâu bệnh.

- Sau khi tỉa cành xong bón ngay phân N,P,K,Mg, trong đó tỷ lệ N cao giúp cây phục hồi nhanh nếu cây chậm ra lá tiến hành phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao và có cả Giberelic acid (GA­3) để kích thích cây nhanh ra lá. Trước khi trổ bón thêm một lần phân NPK, sau khi đậu trái bón thêm một lần NPK. Và trước khi thu hoạch một tháng bón một lần kali. Tổng cộng 4 lần(sau khi thu trái, trước khi trổ, sau khi đậu trái, trước thu hoạch) tuỳ sức khoẻ, tuổi cây. Đối cây có đường kính tán 6-8m đang phát triển bình thường bón 3-4kg/lần và 1-1,5kg K2SO4 ­ tức 10-13,5kg/cây/năm.

===

Xử lý đậu trái

           Khi hoa sầu riêng vừa nhú (đồng loạt) được 1 tuần, pha một gói 1g ProGibb 10SP+15g Food-MX3 (1-21-21+3Zn) hoặc F.Bo-bột ra hoa/8 lít nước, phun sương 1 lần đều tán cây giúp đọt non vươn ra và lá già nhanh. Lá già trước khi hoa nở không làm hoa và trái non rụng sau này. Không nên bón phân trong giai đoạn hoa nhú đến đậu trái xong vì dễ làm cây ra đọt non, dễ gây rụng hoa, trái non và sượng trái. Từ giai đoạn hoa nhú đến thu hoạch phải tưới nước đều cho cây.

           Nên tỉa bớt khoảng 2/3 số chùm hoa trên cây giai đoạn 20-30 ngày sau khi hoa xuất hiện. Cần tỉa bớt các hoa mọc sát thân, ở đầu cành, mọc quá dày. Sau khi tỉa xong, để giúp hoa nở đều, dễ thụ phấn và chống rụng trái có thể pha 35ml thuốc C.A.T+15g Food-MX3 hoặc F.Bo-Bột ra hoa/8lít nước phun sương đều chùm hoa và tán cây thêm 2-3 lần (7 ngày/lần) để giúp đọt lá già nhanh trước khi hoa nở và hoa phát triển tốt, dễ thụ phấn.

Cách thụ phấn

           Sầu riêng thụ phấn tự nhiên thường đậu trái ít, do đó cần thụ phấn bổ sung. Thời gian thụ phấn tốt nhất là 19 giờ 30 đến 22 giờ. Buổi sáng cắt một số hoa nở của cây làm hoa đực (bố), cắt lấy chùm nhuỵ để vào đĩa chén thuỷ tinh khô, lấy vải màng trùm lại, để nơi khô ráo, đến chiều bao phấn của hoa sẽ nở tung. Gom phấn lại rồi dùng cây bút lông hoặc que tre đầu buộc bông quệt phấn rồi phết nhẹ vào đầu nhuỵ hoa cái (mẹ)... Thụ phấn hoa bổ sung sẽ giúp hoa đậu nhiều và trái to hơn, không méo mó, tập trung trái đậu vào vị trí thuận lợi để dễ chăm sóc, thu hoạch và hạn chế gió bão làm rụng, chủ động được ngày thu hoạch.

Phun dưỡng trên lá

           Phun thuốc dưỡng trái 35ml/8lít nước) + 15g Food-MX4 định kỳ 15 ngày/lần để nuôi trái và chống nứt vỏ, ngọt trái, chống sượng và tăng chất lượng trái.

           Phun sớm để nuôi trái, chống rụng và ức chế đọt non phát triển. Pha thêm Nutrimix (15ml/8lít) 1-2 lần để giúp tăng hương vị và phẩm chất trái.  

===

QUI TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG 

SAU

 THU HOẠCH VÀ XỬ LÝ  RA HOA – ĐẬU TRÁI

I. CHĂM SÓC SAU THU HOẠCH

:

Cây sầu riêng sau một mùa cho trái thường mất nhiều dinh dưỡng, nên để cho cây phục hồi , có khả năng ra hoa kết trái ở vụ sau thì biện pháp chăm sóc là hết sức cần thiết. Nó quyết định đến chất lượng cũng như sản lượng của cây.

1.Tỉa cành vệ sinh vườn:

 Sau thu hoạch tiến hành vệ sinh vườn.

Làm bồn: mở rộng bồn sao cho đường kính của bồn lớn hơn đường kính tán từ 30-50 cm, nếu đất có độ nghiêng lớn thì ta nên ngăn bồn theo  độ nghiêng của mặt bồn (phần bồn phía trên chia làm một ngăn, phần bồn thấp hơn chia làm một ngăn nhằm tạo độ bằng cân đối, với mặt đất)

Tỉa các cành bị sâu bệnh, cành bị suy kiệt do mang nhiều trái, cành vô hiệu.

2. Bón phân

:

Trong mùa ra hoa kết trái cây  tập trung dinh dưỡng nuôi trái nên cây thiếu dinh dưỡng lớn, do đó  việc cung cấp dinh dưỡng giúp cây phục hồi, tích lũy, phát triển bộ tán nhằm chuẩn bị cho vụ sau là hết sức cần thiết. Đa số vùng trồng sầu riêng ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đất có độ chua (PH thấp) làm cho cây hấp thụ dinh dưỡng kém, đây chính là nguyên nhân gây sượng trái hoặc trái chín không đều.

    Nên sau thu hoạch nhất thiết phải bón vôi, lượng bón từ 2-3kg/gốc đồng thời bón thêm 30-50 kg phân hữu cơ, hoặc phân chuồng ( bò, dê, gà..)  đã ủ hoai mục nhằm tạo mùn cho đất.

    Đợt I: bón NPK(20.20.10) lượng bón đối với cây dưới 10 năm tuổi từ 1,5-3kg nhằm tạo bộ tán mới cho cây. Đối với cây suy yếu trong quá trình phát triển đọt non cần chủ động phòng trừ các loại sâu rầy phá hoại bộ la, phun các loại thuốc trừ sâu như Sherbush …+ phân bón lá FETRILON-COMBI nhằm bổ sung vi lượng cho cây.

    Đợt II:Quan sát thấy bộ đọt đợt I già hẳn (khoảng 45-60 ngày) nếu cây không khoẻ ta tiến hành bón phân như đợt 1 nhằm cho cây tiếp tục phát triển bộ tán (nếu cây tốt thì ta không bón đợt 2).

  v

 Chú ý: 

Sau khi bón phân đợt II quan sát thấy cây có tán lá thưa lá nhỏ thì tiếp tục bón phân như đợt I,  cho đến khi có bộ tán khoẻ mạnh mới bón phân đợt III, Tức là cây có từ 2-3 đợt đọt mới xử lý ra hoa.

  v

Cây có bộ tán khoẻ mạnh là cây  có lá dài, dày xanh mượt để chống chịu tốt trong thời gian cắt nước. Khi lá non phát triển số lá già không bị rụng ta bắt đầu bón phân để xử lý ra hoa.

    Đợt III: Vùng Đông Nam Bộ từ tháng 8-10 âm lịch, đối với các tỉnh Tây Nguyên từ tháng 10-12 âm lịch, ta bón NPK(10.26.26) từ 1-3kg tùy theo cây lớn hay nhỏ, nhằm cây đối tỷ lệ C/N cao giúp cây phân hóa mầm hoa.

II. LÀM BÔNG:

Trong quá trình xiết nuớc đất là yếu tố quan trọng nên cần biết đất mình là loại đất gì, khả năng giữ ẩm tốt hay kém mà ta áp dụng cho phù hợp.

    Đối với loại đất giữ ẩm tốt như đất đỏ, đất mỡ gà ta làm vệ sinh bồn cho thông thóang.

    Đối với đất giữ  ẫm kém như đất sạn sỏi, đất cát pha dùng các vật liệu như rơm rạ ủ gốc vừa phải, nhằm giảm quá trình bốc hơi nước khi làm bông.

ü

Cần lưu ý quan sát nếu thấy cây héo mà chưa nhú bông ta cung cấp nước vừa phải giúp cây có đủ thời gian phân hoá mầm hoa.

    Đối với sầu riêng DONA: khoảng 70% lượng bông ra ở phần trên, 30% lượng bông ra ở phần dưới của thân cây, do đó việc quan sát ở phần trên thấy các mầm hoa ra đều là hết sức quan trọng để tiến hành tưới nước lượng nước vừa phải, sau khi thấy hoa đã rõ (khoảng 2-4cm) ta tiến hành tỉa hoa khoảng cách 25cm ta để một chùm hoa (trên tất cả các cành có khả năng mang trái), tỉa bỏ tất cả hoa ở ngoài đầu cành (việc tỉa hoa càng sớm càng tốt).

    Sau khi tỉa hoa nếu thấy cây chưa nhú đọt non bón 0,5kg DAP hỗ trợ nhằm kích thích ra đọt non, đồng thời tưới đều nước và luôn giữ mặt bồn có độ ẩm ổn định

.

    Theo quan điểm canh tác trước đây trong quá trình ra hoa đậu trái chúng ta luôn giữ cho cây có bộ lá già (khống chế không cho ra đọt non) từ khi cây bắt đầu ra hoa, đối với sầu riêng DONA từ khi ra hoa đến lúc thu hoạch kéo dài từ 180-210 ngày. Cho nên việc khống chế không cho ra đọt non sẽ làm cho cây bị suy kiệt vì đi ngược với quá trình sinh trưởng của cây, do đó chúng tôi đưa ra qui trình chăm sóc, đảm bảo cây phát triển theo qui luật mà không gây tổn hại đến hoa và trái.

  Ø

Từ khi ra hoa đến lúc xã nhị từ 45-60 ngày, trong khi một chu kì lá cũng kéo dài từ 45-60 ngày vì vậy làm sao cho lá già trước khi xã nhị là điều quan trọng. Khi thấy lá non vừa nở phun phân bón lá và thuốc trừ sâu nhằm hỗ trợ bộ lá nhanh gia cũng như bảo vệ bộ lá này. Trong thời gian này ta thường xuyên quan sát hoa sầu riêng, nếu lúc hoa gần xã nhị (trước xã nhị khoảng 10-15 ngày) mà lá chưa gần già phun Grow-more(20.20.20) từ 2-3 lần mỗi lần cách nhau 3-5 ngày, đồng thời bón hỗ trợ NPK(15.15.15) lượng bón từ 1-1,5kg/gốc đối với cây trên 5 năm tuổi, việc làm này có tác dụng thúc đẩy giúp bông mập, già lá và tăng khả năng đậu trái.

  v

Các đặc điểm gây tổn hại sầu riêng DONA như sau:

Hiện trạng cây sầu riêng

Tổn hại

Xử lý

+ Sau khi xã nhị từ 3-5 tuần mà cây phát đọt

+ Từ 5-8 tuần mà cây ra đọt non

+ Từ 8-12 tuần mà cây ra đọt non 

+ Trái sẽ rụng

+ Trái sẽ méo và rụng

+ Trái sẽ sượng

+ Khi thấy xuất hiện đọt non phun Agrow(10.60.10), quan sát sau 1 tuần thấy lá chưa già hẳn thì phun lại lần 2. + Phun MKP (0.52.34) + KNO3 .

+ Phun MKP (0.52.34) + KNO3 nồng dộ vừa phải.

    * Trong quá trình xử lí hoa có thể xảy ra các trường hợp sau.

    - Hoa ra nhiều nhưng không đậu trái là do một trong các nguyên nhân sau:

  Ø

Nếu trong quá trình ra hoa cây thiếu nước thì khi quan sát các cuống hoa cũng như nồi đồng của hoa thường không tròn đầy, nhìn kĩ ta thấy xuất hiện các đường gân nên thường rụng khi chưa nở, hoa nở ít không đậu trái. Nên cần phải tưới nước đều đặn cho cây

  Ø

Nếu cây ra hoa quá nhiều mà ta không tỉa hoa, thì hoa sẽ nhỏ có màu nhũ đồng, rụng dần sau khi xã nhị cuống nhỏ và trái chậm lớn.

  Ø

Hoa sẽ rụng khi bị bất thường về nuớc (sốc nước)

- Trường hợp hoa đã đậu trái nhưng trái bị rụng nhiều là do:

  Ø

Khi xã nhị để cây ra đọt non mà không kịp thời xử lýAgrow(10.60.10).

  Ø

Không  tưới đủ nước thường xuyên và đều đặn (sốc nước).

  Ø

Sau xã nhị nếu lượng nước không đảm bảo thường xuyên sẽ làm nứt cuống trái, gây tổn hại khi trái đã lớn.

III/ CHĂM SÓC ĐẬU TRÁI: 

1/ Tưới nước:

    Sau khi cây xã nhị nhất thiết phải luôn theo dõi độ ẩm của đất để cung cấp nước kịp thời, ngoài ra ta còn có thể dùng các vật liệu ủ gốc để giữ ẩm cho cây. Khi trái bằng quả trứng gà là lúc phát triển mạnh về mặt thể tích do đó nhu cầu về nước là rất lớn nên phải tưới cho cây đủ lượng nước cần thiết.

    * Nước là yếu tố quan trọng nhất giúp cho cây ra hoa kết quả tốt, nên nếu trong thời gian dài không tưới thì cây thiếu nước làm cho hoa, trái thiếu nước nên rụng hoa và trái, khi cây đang thiếu nước mà ta lại tưới nhiều nước làm cho cây bị sốc nước nên hoa và trái sẽ rụng. Do đó làm sao cho đất luôn đủ ẩm trong giai đoạn ra hoa kết trái là hết sức cần thiết.

2/ Bón phân:   

Khi trái sầu riêng bằng qủa cam (từ 30-40 ngày sau xã nhị) bón NPK(15.15.15) từ 1-3kg  (lượng bón bằng ½ lượng bón thông thường) việc phân giúp tăng độ phì của trái sầu riêng. Sau 20 ngày tiếp tục bón lượng phân còn lại.

      Khoảng 50-60 ngày sau xã nhị bón NPK(10.12.17) từ 1-3kg (lượng bón bằng ½ lượng bón thông thường) nhằm tạo bộ khung và màu xanh đặc trưng cho trái, Sau 15 ngày tiếp tục bón lượng phân còn lại (việc chia nhỏ số lần bón phân giúp cây hấp thụ phân  tốt hơn). Đây là lần bón NPK cuối cùng của trái sầu riêng.

     Khi trái sầu riêng khoảng 1,5-2kg (90 ngày sau xã nhị), ta bón kali trắng và cũng chia làm 2 lần bón tuỳ theo lượng trái trên cây mà lượng phân bón có thể thay đổi từ  0.5-1kg/cây. Sau khi tan phân ta thoát nước cho khô bồn. Bón kali giúp trái sầu riêng chuyển hoá nhanh lượng tinh bột làm tăng phẩm chất của trái cũng như làm màu sắc vỏ quả bóng đẹp.

  Ø

Lưu ý: Nếu quá trình chín của trái kéo dài ta có thể tăng thêm một lần bón Kali nữa.

3/ Một số biện pháp chống sượng trái:

    + Giai đoạn trái chuyển từ non sang già là giai đoạn  tích luỹ tinh bột nên cây rất cần các vi lượng như  Mg2+, Zn2+, Cu2+ ……. giúp cho cây quang hợp tốt, trái không bị sượng.

    + Khi trái sầu riêng chuyển hoá tinh bột thì việc bổ sung Kali là rất cần thiết.

    + Khi mưa nhiều bồn sâu chứa nước, làm cho cây thừa nước nên qúa trình chín cũng diễn ra kém làm cho trái sượng nước, do đó khi vào mưa cần thiết phải làm cho bồn thoát nước tốt.

    + Sầu riêng trước khi chín rụng 15 –20 ngày ta phải cắt nước hoàn toàn, nếu trời mưa thì phải khai thông bồn cho thoát nước tốt thì chất lượng trái sẽ tốt.

IV/ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:

    + 

Bệnh thối trái, gốc, rễ do nấm Phytophthora palmivora gây ra

phòng bệnh đối với cây nhỏ ( dươí 4 năm tuổi): phun 3 lần trong năm theo tài liệu hướng dẫn.

    Phòng bệnh thối thân, xì mu, thối trái dối với cây lớn trên 4 năm tuổi: Tiêm 2-4 mũi (10cc) thuốc Agrifos 400+ 10cc nước, tiêm 4 lần/ năm.

    Lần I: Sau thu hoạch.

    Lần II: đầu mùa mưa .

    Lần III: khi trái bằng quả cam ( khoảng 60 ngày sau xã nhị).

    Lần IV: khi trái đạt từ 1,5-2kg ( khoảng 90 ngày sau xã nhị).

    Bênh cạnh đó cần hỗ trợ bôi lên vết bệnh bằng hỗn hợp Agrifos 400+ vimancoz đậm đặc, ở vùng cổ rễ hoặc trên thân cây.

    Trị bệnh

:

Tiêm

 cây bằng thuốc Agri - Fos 400 từ 2-4 mũi đối với cây từ 4-8 năm tuổi, tiêm 3 lần mỗi lần cách nhau 1 tháng, hoặc bôi lên vết bệnh bằng hỗn hợp Agrifos 400+ vimancoz đậm đặc.

    + 

Bệnh cháy lá

Bệnh thường bắt đầu từ những lá già, từ mép lá trở vào có màu nâu đỏ bên trong có những viền gợn sóng màu nâu sậm xếp gần đồng tâm, bệnh nặng làm cây rụng lá suy kiệt, có thể dùng các lọai thuốc như Topsin M, Tilvil phun phòng trị. Hoặc dùng Agri – fos 400 + Tilvil, hoặc Vinamcoz + Monceren + Agri – fos 400( liều dùng bằng ½ liều trên chai).

    + 

Rệp sáp

:Trong

 thời gian cho hoa kết trái thường xuất hiện Rệp sáp chích hút dinh dưỡng của hoa, làm cho hoa biến dạng, phát triển không bình thường, cong queo.., làm trái eo, trái bị sượng cục bộ làm giảm chất lượng, gây ra muội đen làm giảm giá trị thương phẩm cũa trái do đó cần phải phòng trừ bằng Supracide ( chỉ phun trực tiếp vào hoa khi hoa chưa nở, và phun trực tiếp vào trái)

    Phun 3 lần : lúc gần xã nhị phun Supracide +  Sherbush phòng  rệp xáp và sâu tơ đục bông làm cho chúng không có môi trường phát triển để gây tổn hại cho trái sau này.

    Lần tiếp theo khi trái bằng qủa cam. Sau đó theo dõi nếu thấy xuất rệp xáp xuất hiện thì tiếp tục phun.

    + 

Rầy chổn cánh

phát triển vào đầu mùa mưa chích hút trái làm cho trái sượng nơi có vết chích mà ta không biết do vậy cần phải dùng các loại thuốc như Bassa, sherbush phun phòng trừ khi trái lớn.

    + 

Sâu tơ đục bông

:

 làm cho chùm bông khô, quan sát ta thấy có sâu tơ màu hồng, hoặc trắng làm ổ trong cuốn bông, ta dùng thuốc chứa ít nhũ dầu như Sherbush, Decis, hoặc Sherbush+ Supracide nhưng nồng độ pha mỗi thứ  chỉ bằng ½ trên nhãn thuốc phun trực tiếp vào bông.

    + 

Bọ rùa ăn bông

(thường xuất hiện ở vùng Lâm đồng) cắn phá các chùm hoa làm cho hoa rụng hàng loạt, nên dùng các loại thuốc vị độc, lưu dẫn như Karate, Confidor... pha chung với chất bám dính phun vào khoảng 6-8 giờ tối.

    + 

Rầy bông

:

 Khi cây ra đọt non thường xuất hiện rầy bông chích hút đọt non làm cho đọt non kém phát triển, lá teo lại, hoặc rụng hết lá non trên ngọn làm cho cây chết ngọn, cây quang hợp kém, nên thiếu hụt dinh dưỡng do vậy cần phải phun phòng , có thể dùng các loại thuốc như: Decis, Vidici, Sherbush, Bassa, Bian..phun phòng trị, tốt nhất nên phun khi cây vừa ra đọt non.( nên kết hợp với phân bón lá khi phun)

===

Kỹ thuật bón phân cho sầu riêng

Nông dân thường không bón phân vào hố trồng sầu riêng khi mới trồng. Lúc này sầu riêng chỉ được chú ý che nắng để cây khỏi bị chết.

Bón phân cho sầu riêng cần chú ý bón nhiều lần trong một năm với lượng phân tăng dần từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây cho quả ổn định. Lượng phân bón bình quân cho sầu riêng như sau:

- Hàng năm bón cho mỗi cây 10-20kg phân hữu cơ.

- Phân vô cơ bón hàng năm cho mỗi cây như sau: 200-400g urê+800-1000g supelân+ 100g KCl hoặc K2SO4 tuỳ thuộc vào tính chất của đất. Có thể bón bổ sung thêm tro bếp.

Số phân trên đây được chia thành 4-5 lần để bón.

Có thể dùng phân NPK(15:15:15) để bón với lượng 300-500g cho một cây, chia làm nhiều lần để bón trong một năm.

Cách bón tốt nhất là khi chuẩn bị ra hoa nên bón ít phân N, tăng P và K. Lúc này có thể dùng phân NPK(9:24:24) để bón bằng cách rải đều dưới tán cây, sau đó phủ lớp đất mặt lên.

Khi cây ra qủa cần tăng lượng phân kali. Lúc này có thể sử dụng phân NPK(14:14:24). Bón cho mỗi cây 4-6kg chia ra 3 lần để bón trong một năm.

Ở những nơi có điều kiện có thể thực hiện cách bón như sau:

- Khi sầu riêng trồng được 6,7 năm cần bón cho cây: 1,5 kg urê+ 2kg supe lân+ 2kg KCl.

-Từ năm thứ 8 trở đi cần bón cho mỗi cây: 2-3 kg urê+ 2-3 kg supe lân+2-3 kg KCl+ tro.

- Cách bón: sau mỗi vụ thu hoạch bón: lân, tro, 1/2N và ½ K2O. Số còn lại chia ra bón đón hoa và nuôi quả.

- Số lượng phân cần cho 1 ha sầu riêng là : 110kg N+ 50kg P2O5+ 200kg K2O.

Khuyến nông Việt Nam

===

\

Bón phân cho sầu riêng Monthoong

Anh Huỳnh Văn Phải ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, Tiền Giang có kinh nghiệm:

Làm liếp đơn rộng 5m, mương rộng 1,5m, chính giữa liếp đắp mô có đường kính 1,2m, cao 0,6m, trồng theo kích cỡ cây cách cây 8m x 8m. Ở giữa mô khoét một lỗ rồi cho vào hố 10 kg hỗn hợp phân hữu cơ hoai gồm phân dơi, trộn tro trấu, xơ dừa + 1kg supe lân + 50g Furadan, đặt cây con vào

Trong năm đầu chỉ ngâm phân để tưới cây. Khi cây đã bén rễ ra đất, pha 1 muỗng canh phân NPK 20-20-15 trong thùng 10 lít nước tưới đều cho mỗi gốc, định kỳ hai tháng tưới một lần, kết hợp dùng thêm phân bón qua lá, thuốc trừ sâu, rầy bệnh nhằm giúp cây phát triển khỏe mạnh.

Đến lúc cây đã được hai năm tuổi thì bắt đầu dùng phân bón gốc, chia làm bốn lần bón trong năm, mỗi lần bón 250g NPK 20-20-15/cây vào các đợt đọt đã già lá.

Khi trái to bằng trái chôm chôm, bón cho mỗi gốc một bao phân gà, vì theo kinh nghiệm phân gà không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng nuôi trái mà còn góp phần đáng kể trong việc hạn chế nấm bệnh Phytophthora tấn công (bệnh nguy hiểm nhất trên cây sầu riêng). Về phân hóa học, chỉ sử dụng phân NPK có sunfat kali (K2SO4), vì nếu dùng phân NPK có gốc clorua kali (KCl) bón sẽ làm cho trái giảm phẩm chất, sượng trái. Cụ thể ở giai đoạn này bón cho mỗi gốc khoảng 1kg NPK Con cò 15-15-15, riêng ở những cây mang nhiều trái thì tăng lượng phân lân. Bên cạnh đó, còn tận dụng nguồn phân cá tươi ngâm ủ tưới bổ sung thêm dinh dưỡng nuôi trái, độ khoảng 20 ngày chú tưới một lần.

NNVN 2/6/2004

===

Để cây sầu riêng ra hoa nghịch vụ

Một trong những nghịch lý thường xảy ra đối với việc sản xuất và cung ứng trái cây là hễ đến mùa thu hoạch một loại trái cây nào đó thì giá cả trên thị trường thường hạ xuống thấp dần từ đầu vụ cho đến chính vụ. Nguyên nhân được cho là do quy luật thị trường: Cung vượt quá cầu thì giá tất phải giảm để thu hút người mua. Việc giá cả trái cây sụt xuống mức quá thấp đã khiến cho nhiều nhà vườn không có đủ vốn canh tác nên không thể phát triển kinh tế dựa vào canh tác vườn cây ăn trái. Và để bán được trái cây ra thị trường thì chủ vườn còn phải phụ thuộc vào thương lái, do vậy khó khăn sẽ càng chồng chất, chủ vườn luôn luôn bị thiệt thòi vì không nắm được thị trường. Trong khi đó, nếu có được trái cây vào thời điểm trái vụ, trên thị trường không có hoặc rất hiếm thì người chủ vườn sẽ bán được giá cao hơn, vì cầu lúc này cao hơn cung. Từ đây, người ta nảy ra ý tưởng cho cây ra hoa kết trái nghịch vụ để nắm lấy cơ hội bán được giá cao đó.

Sầu riêng là một trong những loại cây ăn trái đã được các nhà vườn nhiều kinh nghiệm xử lý cho ra hoa nghịch vụ. Tuy nhiên, để có được vườn sầu riêng ra hoa nghịch vụ theo ý muốn thì nhà vườn cần làm đúng kỹ thuật, bao gồm các khâu chăm sóc sau thu hoạch, xử lý ra hoa, xử lý đậu trái, chăm sóc và nuôi dưỡng trái, và bảo quản sau thu hoạch. Tại hội thảo chuyên đề "Khắc phục rụng trái sầu riêng và xử lý ra hoa sầu riêng" diễn ra sáng ngày 7-6 trong khuôn khổ Ngày hội cây-trái ngon, an toàn tỉnh Bến Tre lần thứ VIII - 2008, kỹ sư Lê Văn Đơn - Phòng kinh tế huyện Chợ Lách - đã trình bày quy trình kỹ thuật chăm sóc và xử lý cây sầu riêng cho ra hoa mùa nghịch và chăm sóc nâng cao chất lượng trái sầu riêng.

Chăm sóc cây sau thu hoạch

Theo kỹ sư Đơn thì trong các bước xử lý cây sầu riêng ra hoa thì kỹ thuật chăm sóc cây sau thu hoạch đóng vai trò quyết định đến các giai đoạn sau và kết quả đạt được trong suốt quá trình xử lý. Do đó, đầu tư mạnh vào giai đoạn này là rất quan trọng. Trong giai đoạn quyết định này, khâu tỉa cành chính là làm sao để sầu riêng đạt năng suất và chất lượng trái cao nhất. Tỉa cành còn là công việc thường xuyên phải làm sau một mùa thu hoạch nhằm giúp cho cây bảo toàn dinh dưỡng, duy trì tán lá cân đối và thông thoáng, tăng hiệu suất hấp thu ánh sáng, đồng thời giúp làm sạch sâu bệnh trên cây. Cần tỉa những cành mọc đứng bên trong tán, cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh, cành mọc gần mặt đất, … Một hiện tượng thường thấy là hàng loạt chồi dinh dưỡng sẽ mọc bên trong tán làm tiêu hao một lượng dinh dưỡng đáng kể của cây, do đó cần tiếp tục cắt tỉa chồi để tập trung dinh dưỡng, tạo thông thoáng.

Việc tổng vệ sinh vườn cây sau khi tỉa cành là công việc cần thiết nhằm loại bỏ xác cành, lá đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật có hại cho cây. Dùng 1 kg vôi pha với 25 lít nước phun ướt toàn bộ thân, cành nhằm tiêu diệt các mầm bệnh tồn lưu trên cây. Bón thêm 1-2 kg vôi để nâng độ pH của đất lên, giúp tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có ích, hạn chế sự phát triển của các VSV có hại.

Để cây sầu riêng mau lại sức sau một mùa nuôi dưỡng trái, chúng ta cần cung cấp và bổ sung lại cho đất những dưỡng chất đã được hấp thu, tiêu thụ hết. Việc bón phân lúc này cũng phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”: Đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Việc bón phân sẽ được chia làm 3 đợt bón tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây. Lần bón thứ nhất, được xem là để giúp cây phục hồi và tạo cơi 1, liều lượng và loại phân bón cho mỗi cây sầu riêng bao gồm 20-40 kg phân bò hoai kết hợp với 5 gam nấm Tricoderma ĐHCT hoặc 3-5 kg phân gà Dynamic, 5-10 kg phân hữu cơ vi sinh khác. Về phân vô cơ, nên áp dụng các công thức bón NPK (15.15.15) + Urê, tỉ lệ 3:1, liều lượng 2-4 kg/cây; hoặc DAP (18:46) + Urê, tỉ lệ 1:1, liều lượng 2-4 kg/cây. Ngoài ra cũng cần bón bổ sung các nguyên tố trung và vi lượng, mỗi cây bón 200g Zn, 200g Mg, 100g Bo, 30g Mn, 30g Fe. Cách bón là dùng cuốc răng xới nhẹ quanh tán cây (tránh làm tổn thương cho rễ) hoặc đào rãnh xung quanh theo tán cây, sau đó tiến hành bón phân và lấp đất lại. Bón vào khoảng 10-15 ngày sau thu hoạch.

Lần bón thứ hai tạo cơi 2: Khi cơi 1 già chuẩn bị ra cơi 2 thì tiến hành siết nước từ 5-7 ngày, sau đó bón phân với hàm lượng lân cao nhằm giúp lá dày, cuốn ngắn, mập, hạn chế tối đa việc rụng lá sau này. Có thể dùng NPK 15.15.15 + DAP với tỉ lệ 1:1, liều lượng 2-3 kg/cây. Song song với việc bón phân, cần tưới nước thật đầy đủ trong suốt quá trình sinh trưởng này nhằm giúp cho rễ và đọt phát triển tốt. Mỗi lần ra đọt thì rầy phấn thường hay xuất hiện gây hại, do đó khi đọt vừa nhú dạng ngòi viết thì tiến hành phun thuốc ngừa kết hợp phun phân qua lá để thúc đọt mọc nhanh và khoẻ. Các loại phân thuốc thường dùng bao gồm Bassa, Conphai, Admire kết hợp với 30.10.10 và GA3. Vì cơi 2 là cơi xử lý ra hoa nên cần dược bảo vệ thật tốt.

Khi cơi đọt thứ 2 lụa thì bắt đầu bón phân đợt 3 sử dụng phân có hàm lượng lân và kali cao nhằm giúp cây chuyển giai đoạn từ sinh trưởng sang sinh sản tốt hơn. Có thể dùng một trong các công thức sau: NPK 15.15.15 + Super lân + sulphate kali, tỉ lệ 3:3:1, liều lượng 2-4 kg/cây; hoặc DAP + K2SO4 tỉ lệ 1:1, liều lượng từ 2-4 kg/cây; hoặc DAP + Super lân + K2SO4 tỉ lệ 1:3:0,4, liều lượng từ 2-4 kg/cây; hoặc 12.12.18.TE, liều lượng 2-4 kg/cây; kết hợp bón bổ sung 200g Zn + 100g Bo cho mỗi cây.

Kỹ thuật xử lý ra hoa

Bón phân lần 3, bón ở gốc kết hợp MKP phun ướt toàn lá với liều lượng 80-100g/8 lít nhằm giúp lá mau thuần thục. Khoảng 5-7 ngày sau, phun Paclobutazol. Kết hợp vệ sinh và tạo thông thoáng nơi rãnh thoát nước, tiến hành siết nước, bơm hết nước trong mương và giữ như thế cho đến khi cây ra hoa. Dùng màng nylon phủ kín mặt đất (liếp, mô) để giữ cho đất không bị ướt nước mưa, tạo khô hạn nhân tạo. Sau khi phun Paclobutazol từ 15-20 ngày thì mắt cua (mụn hoa) bắt đầu xuất hiện ở mặt dưới dạ cành cấp I, II. Nếu mắt cua tối thì dùng Thiourê với liều từ 3-5g/10 lít phun ướt các cành mang hoa nhằm đánh thức và thúc hoa ra nhanh. Khi hoa nhú ra khoảng 2-3cm đều trên nhánh thì từ từ cuốn màng nylon, tưới nước cũng từ từ nhằm tránh gây sốc nước làm cây bị rụng hoa.

Cũng cần lưu ý việc ra đọt của cây nhằm tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng trong giai đoạn nở hoa và nuôi trái. Khống chế không cho ra đọt là đi ngược lại quy trình sinh trưởng của cây, do đó sẽ làm cây suy kiệt. Như vậy, phải làm sao cho cây ra đọt cùng lúc với ra hoa, tốt nhất là khi hoa nở thì đọt đã già. Muốn vậy, khi cung cấp nước cho cây, cần pha thêm 50g-100g Nitrat canxi tưới quanh gốc, kết hợp phun phân qua lá có hàm lượng N cao như 30.10.10 và chất ĐHST (GA3, NAA). Cơi đọt này cần được bảo vệ đặc biệt vì có vai trò nuôi dưỡng trái sau này. Nếu cây không ra đọt được thì có thể xả nước tưới ngập kết hợp bón Urê +DAP để thúc ra đọt.

Khi hoa có độ dài 3-4cm thì bắt đầu tỉa bỏ tất cả các hoa ở đầu cành và sát gốc cành, chỉ chừa lại những chùm hoa ở giữa cành có khả năng mang trái. Sau đó phun thuốc ngừa bệnh tán thư cho hoa.

Việc bón phân nuôi hoa cũng rất cần thiết nhằm giúp cho hoa khoẻ, đậu trái tốt, đồng thời hỗ trợ cho việc ra đọt tốt hơn. Dùng phân NPK 15.15.15, liều dùng 1-2 kg/cây, chia 3 lần bón, mỗi lần cách nhau 10-12 ngày. Cũng cần phun phân qua lá 10.60.10 để giúp lá mau già, phun Bo 10ml/8 lít nhằm tạo nhị đực tốt hơn, tăng cường thụ phấn và giúp đậu quả tốt. Trong giai đoạn này cũng cần cung cấp nước đầy đủ để hoa phát triển to, đều. Thiếu nước thì hoa không tròn đầy, dễ rụng, giảm khả năng đậu trái. Giai đoạn hoa nở thì giảm lượng nước và ngưng tưới nước khi hoa đang nở.

Xử lý đậu trái và chăm sóc nuôi dưỡng trái

Khoảng 45-60 ngày sau khi ra hoa, cần tiến hành thụ phấn bổ sung để giúp trái tròn và đẹp hơn. Sau giai đoạn nở hoa, rớt nhị là giai đoạn đậu trái. Trong giai đoạn này, trái sẽ rụng rất nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau (do không thụ phấn, do thụ tinh không hoàn chỉnh, do sốc nước, …). Do đó, cần cung cấp nước và dinh dưỡng đầy đủ trong giai đoạn nuôi hoa. Bổ sung các hợp chất có hàm lượng Bo và chất ĐHST. Đặc biệt là phải tạo mọi điều kiện để hoa thụ phấn tốt nhất.

Quá trình sinh trưởng của quả có một khoảng thời gian quả lớn chậm hoặc ngừng lớn. Sau giai đoạn đậu trái là giai đoạn trái hình thành và ổn định. Đây là giai đoạn trái mới bắt đầu phân chia, hình thành hàng loạt tế bào mới, do đó trái lớn rất chậm. Trong quá trình phân chia tế bào, trái cần rất nhiều năng lượng và các auxin, do đó việc cung cấp dinh dưỡng cân đối với hàm lượng lân cao là rất cần thiết. Có thể sử dụng phân NPK 20.30.20; 15.30.15, hỗ trợ thêm NAA để kích thích việc phân chia tế bào tốt hơn.

Kết thúc quá trình phân chia tế bào là đến giai đoạn trái lớn nhanh. Do sự lớn lên của tế bào. Ở giai đoạn này sẽ có hiện tượng rụng trái non, trái không đồng đều do dinh dưỡng không đầy đủ. Do đó, rất cần cung cấp dinh dưỡng cân đối, sử dụng NPK 20.30.20; 15.15.15.

Sau gia đoạn tăng trưởng là đến giai đoạn trái ổn định và chín, trái gần như không còn lớn nữa. Đây cũng là giai đoạn tích luỹ tinh bột và tạo chất lượng quả. Do đó, việc cung cấp các nguyên tố trung và vi lượng là rất quan trọng nhằm giúp cho bộ lá quang hợp tốt hơn, cung cấp dinh dưỡng cân đối với hàm lượng kali cao, bởi vì kali đóng vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết từ lá về nuôi trái, làm tăng phẩm chất trái nhờ chuyển hoá tinh bột nhanh. Có thể bón 12.12.18.TE hoặc sulphate kali. Vào cuối giai đoạn này, nếu cây bị sốc nước, dư nước thì trái sẽ bị sượng. Do đó, trước thu hoạch khoảng 15-20 ngày, cần giảm dần lượng nước.

Xử lý trái sau thu hoạch

Đối với giống sầu riêng Monthong nên thu hoạch khi trái vừa già, tránh để trái chín cây. Khi trái hoàn thành giai đoạn sinh trưởng thì bắt đầu chín. Trong lúc trái chín, cường độ hô hấp tăng lên rất mạnh, nhất là loại trái sầu riêng có đỉnh hô hấp cao nên các quá trình phân huỷ các chất đó được tiến hành mạnh dẫn đến sự tạo thành đường. Tinh bột, chất béo cũng phân huỷ thành đường. Việc thúc đẩy quá trình chín là do quả sản sinh khí etylen – chất khí đóng vai trò tiên quyết trong việc kiểm soát sự chín của trái như làm tăng hô hấp, kích thích quá trình tự sản xuất etylen, thoái hoá diệp lục tố, tăng tổng hợp carotenoid và anthocyanin, chuyển hoá tinh bột thành đường, tổng hợp mùi hương mới, … Do đó, hiện nay việc xử lý trái sau thu hoạch bằng cách nhúng trái vào dung dịch ethephon giúp trái chín nhanh cũng là một giải pháp hiệu quả.

Quá trình chín của trái cũng phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm. Khi nhiệt độ càng cao hay độ ẩm càng thấp thì quá trình hô hấp của quả sẽ tăng lên. Thay đổi đột ngột một trong hai yếu tố trên đây đều không tốt cho quả. Treo trái nơi thoáng mát, nhiệt độ, độ ẩm ổn định là giải pháp đạt hiệu quả cao trong việc ổn định chất lượng trái sầu riêng chín.

An Châu - Bến Tre, 08/06/2008

===

Sầu riêng trồng một lần, thu hoạch được 60 năm

Một cây sầu riêng ít nhất cũng cho ta từ 20-70 trái. Nếu được chăm sóc tốt, có cây sầu riêng còn cho ta từ 200-500 trái/năm. Sầu riêng trồng 1 lần nhưng cho ta thu hoạch liên tục trong 50-60 năm.

Mùa này, sầu riêng từ phía Nam ùn ùn chở ra miền Bắc. Khắp các phố phường của Hà Nội, đi đâu cũng ngửi thấy mùi sầu riêng, nó được bày bán ở khắp nơi. Sầu riêng là loại quả quý nhưng rất dễ bán. Thế nhưng, giá có rẻ đâu!

Một cây sầu riêng ít nhất cũng cho ta từ 20-70 trái. Nếu được chăm sóc tốt, có cây sầu riêng còn cho ta từ 200-500 trái/năm. Mỗi trái có thể nặng từ 1,5-4kg, có trái còn nặng tới 8kg. Sầu riêng trồng 1 lần nhưng cho ta thu hoạch liên tục trong 50-60 năm. Vậy, nếu ai có được một vườn sầu riêng tốt thì có thể... sống sung túc suốt đời!

Sầu riêng là loại cây ăn trái đặc sắc ở vùng Đông Nam Á. Có người nghiện sầu riêng do vị ngọt và mùi thơm độc đáo của nó. Tuy nhiên, cũng có những người lại không chịu nổi mùi của sầu riêng. Sầu riêng có nguồn gốc từ Malaysia và Indonesia. Nó lan dần sang Philippines, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Một số vùng nóng ẩm khác trên thế giới cũng có sầu riêng. Tuy nhiên, Đông Nam Á là nhiều sầu riêng nhất.

Sầu riêng là cây thân gỗ. Nó có thể cao từ 20-40m. Thân thẳng dạng cột, phân nhánh thấp, tán lúc nhỏ giống như cây thông. Ở Tây Nguyên, nhiều nhà trồng xen sầu riêng trong vườn cà phê. Họ dùng sầu riêng làm cây che tán cho cà phê. Sầu riêng là cây nhiệt đới điển hình. Nó chỉ trồng ở phía Nam, không đưa ra Bắc được. Hiện nay sầu riêng được trồng nhiều ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Người ta còn đưa sầu riêng ra tận Khánh Hòa, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế. Nó cũng mọc tốt và cho nhiều quả nhưng mùi thơm lại bớt dần. Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng sầu riêng là từ 22-36 độ C. Lạnh quá hoặc nóng quá đều không thích hợp với nó.

Sầu riêng là cây cần nhiều nước nhưng lại không chịu được úng. Nó chịu hạn cũng kém. Do đó, những vùng có lượng mưa từ 2.000-3.000mm/năm mà được phân bố đều là nơi thích hợp cho sầu riêng.

Khi cây còn nhỏ, sầu riêng thích được che tán, nhưng khi cây lớn, nó lại cần được chiếu sáng nhiều để quang hợp. Vì vậy, không nên trồng quá dày. Nên trồng sầu riêng vào những nơi có đất thịt, đất thịt phù sa, đất phù sa hay đất đỏ bazan. Đất phủ có tầng canh tác dày và thoát nước tốt. Mực nước ngầm nên từ 1-1,2m, pH từ 5-7. Người ta thường trồng sầu riêng vào đầu hoặc giữa mùa mưa, khoảng tháng 6-9. Nếu trồng vào nơi đất không có độ dốc thì ta nên lên liếp và đào rãnh ở xung quanh. Khi trồng nhớ bón lót trước cho mỗi hốc từ 10-15kg phân hữu cơ hoai mục và 0,1kg vôi bột.

Hiện nay có nhiều giống sầu riêng. Ở ta nổi tiếng có giống sầu riêng cơm vàng (Ri-6), giống sầu riêng khổ qua và một số giống sầu riêng nhập nội (như Xani, Mon thong...). Ta cần chọn những giống phù hợp với địa phương và cho hiệu quả cao. Sầu riêng được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép; sau khi ghép 4-6 tháng, khi mầm ghép đã phát triển tốt thì ta có thể đưa đi trồng.

Chú ý, khi bứng cây, tránh làm đứt rễ và vỡ bầu. Trồng xong nên cắm cọc và buộc giữ để cây không bị long gốc. Sầu riêng trồng sau 3-4 năm sẽ cho trái, phải chú ý bón đủ phân và thụ phấn bổ sung cho cây. Cần phòng tránh sâu bệnh, đặc biệt là bệnh nứt thân xì mủ...

Nguồn tin: Dân Việt

===

Bón phân cho sầu riêng thế nào để quả khỏi sượng?

Hỏi: Trên mảnh đất vườn 8.000 m2 tôi trồng được 50 cây sầu riêng 15 tuổi, thu hoạch được 7 vụ và 30 cây măng cụt. Tôi có một thắc mắc xin báo NNVN giải thích: - Khi đào rãnh sâu để bón phân cho sầu riêng nhiều rễ bị đứt, có làm cho cơm bị sượng không?

- Có phải bón phân kali đỏ (Clorua kali) sẽ làm cho cây ra trái bị sượng không?

Trả lời: Theo kinh nghiệm của nhiều người trồng sầu riêng ở Nam bộ thì sầu riêng rất “kị” loại phân có chứa clo (như clorua kali, clorua canxi, muối ăn, tro bếp…) vì làm trái sượng. Các loại phân hỗn hợp nếu có 3 màu, màu đỏ của phân thường do nhà sản xuất trộn bằng clorua kali nên không phù hợp cho sầu riêng đang mang trái. Ngược lại, bón thừa nguyên tố magiê cũng làm trái bị sượng (nhất là trong trường hợp thiếu canxi), vì vậy không nên bón các loại phân hỗn hợp giàu nguyên tố magiê. Nên dùng các loại phân hỗn hợp NPK có chứa lưu huỳnh (S), ví dụ như 20-20-15-13S (hay 16-16-8-13S như bạn đang sử dụng) vì cây cần nhiều lưu huỳnh để tạo mùi thơm cuz3 trái. Cũng có thể cung cấp lưu huỳnh cho cây ở dạng phân SA (đạm có lưu huỳnh) hay sunfat kali (kali có chứa lưu huỳnh) để tăng phẩm chất trái. Có thể bón phân NPK cho sầu riêng ở giai đoạn cho trái với tỷ lệ 4:2:1 gồm 600 g phân 20-20-15 (có S) + 0,5 kg supe lân + 0,5 kg urê/mỗi gốc. Số lượng phân này được tăng dần 15-20% cho mỗi năm đến khi cây có tái ổn định (10 – 12 năm tuổi). Lượng phân này được chia bón làm 4 lần như sau: Bón ngay sau khi thu hoạch xong với 1/ 2 lượng urê + 1/ 2 supe lân + 1/3 lượng NPK. Bón lần 2 trước khi cây ra hoa 15 – 20 ngày với số lượng như lần 1. Bón lần 3 sau khi đậu trái 1 tháng với lượng 1/6 lượng NPK. Bón tiếp 1/6 lượng NPK còn lại sau lần bón thứ 3 một tháng. Trên đất nghèo dinh dưỡng hàng năm nên bón thêm 20-30 kg/cây phân hữu cơ đã ủ hoai mục để tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho cây và góp phần cải thiện đất quanh vùng rễ nhằm giúp cho các vi sinh vật hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, để tăng khả năng đậu trái và chất lượng của sầu riêng có thể phun thêm các loại phân bón lá, đặc biệt à các loại phân bón lá có chứa Bo (B), dung dịch có chứa 0,05% Borax vào thời kỳ cây ra nụ hoa để dễ đậu trái hơn.

Sở dĩ có hiện tượng trái sầu riêng bị “sượng” hay phẩm chất kém là do có sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa trái và các lá non, đọt non hình thành trong thời kỳ cây đang ra trái không nên bón nhiều phân đạm sẽ kích thích cho ra nhiều chồi non, tược non, lá non. Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn trồng sầu riêng giàu kinh nghiệm cho thấy có thể phun định kỳ phân KNO3 (150g/10 lít nước) hoặc KH2PO4 (50g/10 lít nước) 10-15 ngày/lần, phun liên tục 3-4 lần sau khi đậu trái để ức chế sự phát triển các đọt non.

Trong thời kỳ cây đang ra hoa, đậu trái và nuôi quả lớn nhất thiết không nên cuốc xới nhiều làm đứt rễ ảnh hưởng đến việc thụ phấn, đậu trái và nuôi quả, đặc biệt việc đào rãnh sâu để bón phân làm đứt nhiều rễ làm cho cây bị “chột” không hấp thu được dinh dưỡng dẫn đến trái phát triển không đều, thiếu dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân làm cho trái sầu riêng bị “suợng”.

===

Kinh nghiệm chăm sóc sầu riêng đạt năng suất cao

® 02.07.2012 08:14 | 3345 hits ®

Vườn sầu riêng có diện tích 3 ha của chị Nguyễn Thị Thanh Hà ở tổ 2, ấp 2, thị trấn Chơn Thành (Chơn Thành) được trồng từ năm 1998. Trong 14 năm, khi rất nhiều nhà vườn phá bỏ loại cây này để trồng cao su vì sầu riêng bị chết hàng loạt thì ngược lại, vườn sầu riêng của chị Hà vẫn luôn xanh tốt, duy trì số cây ổn định và cho năng suất cao.

Theo chị Hà, kỹ thuật chăm sóc sầu riêng phải đúng quy định và thời điểm. Một năm chị bón phân 3 lần, kết hợp phân hữu cơ và vô cơ. Đáng lưu ý là khi cây có trái, không phun các loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao và chứa clo, vì làm thế lá non ra nhiều, chất dinh dưỡng của cây không tập trung để nuôi trái và trái dễ bị sượng. Sầu riêng dễ mắc các loại bệnh: sâu đục thân, đục trái, nấm rễ cây, rỉ sắt, xì mủ... nếu phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ hết. Bên cạnh phương pháp chăm sóc hiện đại, chị dùng phương pháp thủ công thụ phấn cho hoa. Khi phát hiện trên thân cây có chỗ bị nhô lên, xì mủ thì khoét phần vỏ để tìm bắt sâu, sau đó quét nước thuốc vào phần khoét để dưỡng vết thương. Chị Hà cho biết, kỹ thuật chăm sóc như trên thì hầu hết các chủ vườn sầu riêng đều biết. Chỉ khác ở liều lượng và thời gian sử dụng sao cho thích hợp. Tuy nhiên, yếu tố cơ bản giúp vườn sầu riêng 14 năm tuổi của chị luôn xanh tốt, năng suất cao là đất luôn đảm bảo độ ẩm, thích hợp cả mùa khô lẫn mùa mưa. Cách đây 8 năm, khi đến thăm vườn nhà một người bạn, từ sự quan sát tình cờ giữa những cây sầu riêng được làm cỏ sạch sẽ và những cây có cỏ mọc um tùm ở dưới đất, chị thấy khu đất cỏ mọc kín sầu riêng sai trái hơn. Từ đó, chị không dọn cỏ sạch như trước, mà để lại những loại cỏ dại sống tầng thấp, ít ăn phân (chủ yếu cây bọ xít), vì loại cỏ này là một trong những nguồn phân rất tốt khi chúng chết, lại giúp đất tơi xốp. Việc nhổ cỏ, phun thuốc xịt cỏ tập trung vào loại cỏ chỉ và cỏ mỹ, bởi loại ăn nhiều phân và phát triển mạnh. Do vườn cây để cỏ tạo thành một lớp phủ dày trên mặt đất, nên vào mùa khô, mặt đất luôn được giữ ẩm lâu, thay vì 2 ngày phải tưới một lần thì nay là 4 ngày. Vào mùa mưa, không sợ úng nước, bởi lớp cỏ giữ vai trò hút nước. Một điểm nữa cũng cần lưu ý là không được dùng cuốc xới ở gốc cây sầu riêng, bởi rễ cây mọc sát mặt đất, nếu xới sẽ làm đứt rễ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây. Với những kinh nghiệm trên, vườn sầu riêng của chị Hà luôn đạt năng suất cao, mỗi cây cho thu hoạch trung bình 200-250kg/năm. Sầu riêng năm nay được giá, hiện chị bỏ mối 25 ngàn đồng/kg. Vì vậy, với 3 ha sầu riêng, sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu nhập trên 1 tỷ đồng. Do nắm được kinh nghiệm trồng sầu riêng và loại cây này cho thu nhập cao, nên chị Hà tiếp tục trồng thêm 2 ha. Theo chị, nếu biết cách chăm sóc thì trồng sầu riêng “khỏe” hơn và cho thu nhập cao hơn trồng cao su.

(Theo Báo Bình Phước)

===

sự ra hoa và biên pháp xử lý ra hoa sầu riêng(Durio zibethinus Murr)

Sự ra hoa

Hoa sầu riêng mọc thành từng chùm trên nhánh hoặc thân (Hình 1), mỗi chùm có từ 1-45 hoa. Hoa thuộc loại hoa hoàn toàn, nghĩa là có đủ hai bộ phận đực (nhị) và cái (nhụy) nhưng hai bộ phận nầy không chín cùng lúc khi hoa nở. Thông thường, nuốm nhụy cái bắt đầu nhận phấn trước khi hạt phấn được phóng thích ra khỏi bao phấn. Trên một số giống sầu riêng của Thái Lan, hoa sầu riêng nở hoàn toàn vào khoảng 3 giờ chiều cho đến 6-7 giờ tối nhưng hạt phấn bắt đầu phóng thích từ 8 giờ tối đến giữa đêm nên sự tự thụ phấn trên cây sầu riêng xãy ra với tỉ lệ rất thấp (Polrasid, 1969 trích dẫn bởi Nanthachai, 1994). Tuy vậy, Kim và Luder (2000) cho biết mặc dù bao phấn mở sau khi nuốm nhụy cái trưởng thành từ 1-3 giờ nhưng nuốm nhụy cái vẫn tiếp tục nhận phấn trong 12-18 giờ tiếp theo nên sầu riêng vẫn có cơ hội tự thụ phấn. Khảo sát sự ra hoa của sầu riêng sữa Hạt Lép Nguyễn Thị Bích Vân (2001) nhận thấy bao phần bắt đầu nứt từ 3 giờ 35 và kết thúc lúc 6 giờ 45, trong khi nuốm nhụy cái nhô ra khỏi bao hoa từ ngày hôm trước và hơi khô vào 10 giờ sáng hôm sau. Khảo sát kích thước hạt phấn của một số giống sầu riêng như Sữa Hạt Lép, Mon Thong, Khổ Qua Xanh, Lá Quéo và Sữa Hạt Lép Út Tấn, nguyễn Thị Bích Vân (2001) nhận thấy sầu Khổ Qua Xanh có kích thước nhỏ nhất (79,31  2,35 m) và cao nhất là sầu riêng sữa Hạt lép út Tấn (94,25  2,81 m). Hạt phấn sầu riêng hình cầu, dính và được phóng thích thành từng khối (Hình 7.2) nên sự thụ phấn nhờ gió không thể xảy ra.

Nghiên cứu sâu về sự ra hoa của sầu riêng, Salakpetch và ctv. (1992) cho biết hoa sầu riêng giống Chanee nhận phấn một ngày trước khi hoa nở và khả năng nhận phấn giảm ở ngày tiếp theo. Khả năng sống của hạt phấn đạt tỉ lệ từ 83-96 % ở một ngày trước khi hoa nở. Hai ngày sau khi rớt nhụy khả năng sống của hạt phấn giảm còn 75% đối với giống Mon Thong và 92% trên giống Chanee. Hạt phấn sầu riêng có hình cầu, dính và phóng thích thành từng khối nên rất ít di chuyển nhờ gió. Do đó, hoa sầu riêng thụ phấn chủ yếu nhờ dơi tìm mật hoa làm thức ăn và các loại bướm đêm. Tuy nhiên, khả năng thụ phấn bị giới hạn vì hoa nở vào buổi chiều và rụng trước nửa đêm (Coronel, 1986). Ngoài ra, trên cây sầu riêng còn có hiện tượng tự bất tương hợp của hạt phấn (self-incompatible). Kim và Luder (2000) cho biết đối với cây có hạt phấn tự bất tương hợp hoàn toàn (totally self-incompatible) sẽ không tự thụ phấn, trong khi cây có hiện tượng bất tương hợp một phần (partially self-incompatible) thì có khả năng tự thụ phấn nhưng với tỉ lệ thấp hoặc tự thụ phấn như quan sát trên một số cây trồng từ hột. Trường hợp hạt sầu riêng bị “lép” sau khi thụ tinh nhưng cơm trái vẫn phát triển bình thường là hiện tượng thường gặp trên cả hai trái bình thường và trái bị dị hình nhưng thạt lép thường gặp trện trái dị hình hơn. Điều nầy cho thấy cả hai hiện tượng bất tương hợp trước và sau khi thành lập hợp tử đều xảy ra trên cây sầu riêng. Từ những kết quả nầy tác giả cho rằng cơ chế của hiện tượng bất tương hợp được kiểm soát bởi thể giao tử (gametophytically). Nghiên cứu về sự tự bất tương hợp và sự thụ phấn Kim và Luder (2000) nhận thấy sầu riêng tự thụ phấn sẽ cho năng suất thấp và phẩm chất trái kém. Trái tự thụ phấn thường bị méo mó, biến dạng, trọng lượng trái giảm từ 33-50%, gai trái dầy, không điều, số hộc/trái ít (< 2 hộc), rụng trái nhiều. Trong khi đó trái được thụ phấn bổ sung có tỉ lệ đậu trái cao, năng suất cao và phẩm chất trái tốt hơn. Nguyễn Thị Bích Vân (2001) cho biết thụ phấn nhân tạo bổ sung cho sầu riêng Sữa Hạt Lép bằng phấn sầu riêng Mon Thong làm tăng khả năng đậu trái từ 13% lên 60-93%, tăng tỉ lệ trái cân đối từ 0% lên 50-93% và trái được phân bố ở những vị trí cành thuận lợi (Hình 7.3). Tác giả cũng nhận thấy sầu riêng Sữa Hạt Lép thụ phấn bổ bổ sung bằng phấn hoa sầu riêng Khổ Qua xanh có tỉ lệ ăn được là 34% trong khi thụ phấn bằng chính phân hoa Sữa hạt Lép tỉ lệ ăn được chỉ đạt 13,7%. Tuy nhiên, Kim và Luder (2000) cũng cho biết là nguồn phấn có nhiều ảnh hưởng đến đặc điểm phẩm chất trái (màu sắc cơm, mùi, vị) cũng như đặc tính trái (trọng lượng, kích thước, số hộc/trái, số hột/hộc. Do đó, việc tìm ra giống cho phấn thích hợp cho từng giống sầu riêng nhằm đạt được tỉ lệ đậu trái và năng suất cao là yêu cầu rất quan trọng. Quan tâm đến sự đậu trái của sầu riêng, Vũ Công Hậu (1999) cũng cho rằng nếu để sầu riêng thụ phấn tự nhiên sẽ có một số nhược điểm như tỉ lệ đậu trái thấp, vị trí trái không thận lợi và không chủ động được thời gian thu hoạch. Do đó, việc thụ phấn nhân tạo bổ sung có tác dụng làm tăng tỉ lệ đậu trái, trái có hình dạng cân đối và chủ động được thời gian thu hoạch. Ngoài ra, Việc thụ phấn nhân tạo còn tận dụng được ưu thế của hạt phấn chọn làm cây cha. Somsri (1987, trích dẫn bởi Nanthachai, 1990) tìm thấy rằng tỉ lệ tự thụ phấn của giống sầu riêng Chanee và Kanyao là 0-6% và 21%, tuy nhiên nếu thụ phấn chéo bằng tay tỉ lệ đậu trái sẽ tăng lên 30-64% và 87-90%. Cornel (1986) cho biết thụ phấn nhân tạo bằng tay khi hoa chưa nở (cánh hoa đã nứt ra) đạt tỉ lệ đậu trái cao (87-90%) hơn thực hiện khi hoa nở hoàn toàn (53-75%).

Nghiên cứu sự nẩy mầm của hạt phấn, Nguyễn Thị Bích Vân (2001) nhận thấy H3BO3 ở nồng độ 100 ppm là tối ưu giúp cho sự nảy mầm và phát triển ống phấn trên cả 3 giống sầu riêng Sữa Hột Lép Cái Mơn, Mon Thong và Khổ Qua Xanh.

Mùa ra hoa tự nhiên của sầu riêng thay đổi tùy theo giống và điều kiện khí hậu của từng nơi. Ở Thái Lan, giống sầu riêng ra hoa sớm vào cuối tháng 11 kéo dài đến cuối tháng 12 và thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 5 (90-100 ngày sau khi đậu trái). Giống ra hoa trung bình như giống sầu riêng Mon Thong và Chanee là hai giống sầu riêng nổi tiếng của Thái Lan ra hoa từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 2 và thu hoạch vào khoảng giữa tháng 6 (110-120 ngày sau khi đậu trái). Giống muộn ra hoa cùng lúc với giống trung bình nhưng có thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch trên 130 ngày nên thời gian thu hoạch vào khoảng giữa tháng 7 (Yaacob và Subhadrabandhu, 1995). Ở vùng nhiệt đới ẩm như ở Indonesia và Malaysia, sầu riêng có thể ra hoa ra hoa 2 lần/năm vào tháng 3-4 và tháng 8-9. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Chuơng trình IPM trên cây ăn trái của trường Đại Học Cần Thơ hợp tác với Đại Học Laurent, Bỉ (1999) cho thấy giống sầu riêng Khổ Qua Xanh trồng ở Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ra hoa tập trung vào tháng 12-1 và thu hoạch vào tháng 4-6 (Hình 2). Giống sầu riêng Sửa Hột Lép của huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre trồng tại vườn tiêu bản trường Đại Học Cần Thơ ra na hoa vào đầu tháng 2 và thu hoạch trong tháng 6. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết nên mùa ra hoa của sầu riêng thay đổi từ năm nầy đến năm khác.

Hạt phấn sầu riêng nẩy mầm trên nuốm nhụy cái có nồng độ đường sucrose từ 20-35%, nếu có mưa hay sương mù làm nồng độ đường trên nuốm giảm còn 10%, tỉ lệ nẩy mầm của hạt phấn chỉ đạt 10%.

Hình 1

Hình 7.1 Mùa ra hoa và thu hoạch sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang, (Chương trình IPM trên cây ăn trái, ĐHCT, 1999)

BẢNG 1

Hình7.2 Hạt phấn sầu riêng Sữa Hạt Lép

BẢNG 2

Hình 7.3 Trái sầu riêng Sữa Hạt Lép tự thụ (trái) và được thụ phấn bằng phấn của giống sầu riêng Khổ Qua Xanh

Sự đậu trái và phát triển trái

Thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch của sầu riêng Thái Lan được Yaacob và Subhadrabandhu (1995) chia thành 3 nhóm:

- Giống sớm: 90-100 ngày, ra hoa từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12 và thu hoạch từ tháng 3-5 như giống Luang và Kradum Thong

- Giống trung bình: 110-120 ngày, ra hoa từ giữa tháng 12 đến giữa tháng Giêng và thu hoạch vào giữa tháng Sáu như giống Mon Thong, Chanee.

- Giống muộn: Trên 130 ngày, thời gian ra hoa như nhóm trung bình nhưng thời gian chín trễ hơn, thu hoạch vào giữa tháng Bảy như giống E-nak, Kampun.

Kết quả điều tra tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho thấy giống sầu riêng Khổ Qua Xanh có thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch từ 90-100 ngày. Trong khi giống sầu riêng Sữa Hột Lép cũng ra hoa hoa cùng lúc với sầu riêng Khổ Qua Xanh nhưng có thời gian thu hoạch chậm hơn từ 15-20 ngày. Ở Cần Thơ, Trần Quốc Tuấn (2002) nhận thấy giống Sữa Hột Lép có thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch từ 100-110 ngày. Khảo nghiệm bốn giống sầu riêng RI 6, Mon Thong, Hạt Lép Đồng Nai và Khổ Qua Xanh Nguyễn Nhật Trường và ctv. (2005) nhận thấy giống sầu riêng Khổ Qua Xanh có thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch từ 90-100 ngày, RI 6 từ 105-110 ngày các giống còn lại từ 105-120 ngày.

Phan Thị Xuân Thủy (2001) cho biết phun NAA một lần trước khi hoa nở ở nồng độ từ 20-60 ppm có tỉ lệ đậu trái 87%, khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (70%) trên giống sầu riêng Sữa Hạt Lép. Tuy nhiên, do sầu riêng Khổ Qua Xanh có tỉ lệ đậu trái tự nhiên rất cao (95,7%) nên các nghiệm thức xử lý NAA khác biệt không có ý nghĩa.

Sau khi đậu trái, trái sầu riêng phát triển qua ba thời kỳ theo một đường cong đơn giản. Trái phát triển chậm trong 4 tuần đầu, phát triển nhanh từ tuần thứ 5-11 sau đó phát triển chậm đến tuần thứ 14 và ngừng phát triển đến khi thu hoạch (Sapii và Namthachai, 1994). Salakpetch và ctv. (1992) cho biết trái sầu riêng Chanee phát triển rất mạnh trong giai đoạn từ 8-12 tuần sau khi đậu trái, có thể đạt 16 g chất khô/trái/ngày. Sự đậu trái là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng lên hình dạng trái vì sự thụ tinh thất bại làm cho hạt không phát triển nên trái sầu riêng bị méo. Từ những ghi nhận nầy Somsri (1987, dẫn bởi Sapii và Namthachai, 1994) cho biết kỹ thuật thụ phấn bằng tay sẽ làm cải thiện hình dáng và kích thước trái sầu riêng giống Chanee và Kanyao.

Sự ra đọt non trong giai đoạn phát triển trái là nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng rụng bông, trái non và làm giảm phẩm chất trái. Cây sầu riêng ra đọt non giai đoạn từ 20-55 ngày sau khi đậu trái sẽ làm rụng trái non, nếu cây ra đọt non ở giai đọt tiếp theo sau đó sẽ làm cho trái sầu riêng bị sượng (thịt quả cứng), có màu nâu, không có màu vàng tươi hay màu sắc không đồng đều (Nakasone và Paull, 1998). Do đó, ức chế sự sinh trưởng, không sử dụng phân bón lá và sử dụng phân lân và kali cao có vai trò bổ sung cho việc ra đọt non và nhu cầu phát triển trái. Sự cân bằng nhu cầu carbohydrat trong sự phát triển trái và tỉ lệ sinh trưởng nhanh của sự sinh trưởng dinh dưỡng là yếu tố quyết định phẩm chất trái trong giai đoạn trái phát triển. Sự sinh trưởng dinh dưỡng dường như huy động chất dinh dưỡng mạnh hơn sự phát triển trái nên cần giảm bớt sự sinh trưởng dinh dưỡng trong giai đoạn nầy. Chỉ có một đợt ra hoa duy nhất và sự tỉa bớt hoa, trái là cần thiết nhằm làm giảm bớt sự cạnh tranh chất dinh dưỡng trong một đợt hoa. Cây cho trái sai sẽ làm giảm sự sinh trưởng của rễ (Salakpetch, 1996). Punnachit và ctv., (1992) cho biết phun KNO3 (150 g/10 lít) và 0-52-34 (250 g/10 lít) trên giống Chanee 20 năm tuổi làm cháy lá sau khi phun 3 ngày nhưng làm chậm sự ra lá 14 ngày.

Theo Mamat và Wahab (1992) thì hàm lượng gibberellin trong hột sầu riêng thấp nhất ở giai đoạn 6 tuần sau khi đậu trái nên phun Gibberellin ở nồng độ 5 ppm lên cuống trái ở giai đoạn nầy làm ngăn cản sự rụng trái non, thúc đẩy sự phát triển trái và làm tăng kích thước trái từ 20-30%.

BẢNG 3

Hình 7.4 Sự phát triển trái sầu riêng Khổ Qua Xanh

Hiện tượng trái sầu riêng bị "sượng"

Một số dạng "sượng" trên trái sầu riêng

Sầu riêng bị "sượng" là một dạng rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển trái, làm giảm phẩm chất và giá trị trái. Trái sầu riêng bị "sượng" là một trở ngại và cũng là nổi băn khoăn rất lớn của nhà vườn trồng sầu riêng ở Việt Nam cũng như các nước ở vùng Đông Nam Á như Thái Lan (Nanthachai, 1994), Philippines (Loquias và ctv. 1999). Sầu riêng “sượng" được định nghĩa bởi Nakasone và Paull (1998) là hiện tượng phần ăn được (cơm) bị cứng, có màu nâu, không có màu vàng tươi hay màu sắc không đồng đều.

Sapii và Nanthachai (1994) phân biệt sầu riêng sượng thành ba dạng là (a) phần cơm chín không đều, (b) hột có nước hay cơm nhão và (c) cơm có màu nâu ở hai đầu của hạt (tip burn). Hiện tượng chín không đều rất phổ biến trên trái sầu riêng. Hiện tượng chín không đều đặc trưng bởi việc phần cơm trái hình thành lớp da cứng trong trái chín. Phần cơm bị sượng sẽ không chín, có màu hơi trắng, không có vị và mùi thơm trong khi phần cơm không bị sượng vẫn chín bình thường (Fresco, 2000). Phần cơm bị sượng trong mỗi hạt rất nhỏ nhưng có thể làm cho cả hạt bị ảnh hưởng và không ăn được. Thông thường hiện tượng chín không đều chỉ xuất hiện một vài ngăn trong trái nhưng nếu bị "sượng" nặng thì tất cả các ngăn trong trái đều bị "sượng". Hiện tượng cơm bị "sượng" chỉ phát hiện điện được khi mở trái ra mà không có triệu chứng để có thể nhận biết trái bị "sượng" trước đó. Hiện tượng nhân (core) có nước hay “cơm nhão” cũng là một rối loạn sinh lý của nhân và cơm của trái sầu riêng. Hiện tượng nầy làm cho cả phần nhân ở giữa và phần cơm của trái trở nên rất ẩm và mềm. Trường hợp bị nhẹ thì chỉ có phần cơm ở đầu tiếp giáp với hạt bị ảnh hưởng nhưng nếu bị nặng thì toàn bộ phần cơm sẽ bị thiệt hại (Hình )

Ở ĐBSCl, hiện tượng trái sầu riêng “sượng” được ghi nhận có các dạng như sau:

Cơm cứng, màu sắc không đều: Cơm trái có màu sắc vàng, trắng không đồng đều như “da lợn”, phần cơm có màu trắng thường hơi cứng hơn so với phần có màu vàng.

Cháy múi: Cơm có màu nâu hay đen, cứng không ăn được hay vách múi có màu nâu (Hình 7.5 a và b)

Cơm nhão: thường gặp trong mùa mưa, trên tất cả các giống. Một phần cơm hay tất cả cơm trong trái đều bị mềm, nhão, có màu vàng nhạt (Hình 7.6). Hiện tượng nhão cơm thường xuất hiện sau thời gian mưa dầm.

Sượng bao: Phần cơm phía trong tiếp giáp với hột có màu trắng đục, cứng nhưng bên ngoài vẫn mềm. Thịt trái màu trắng hay vàng nhạt. Nếu bị nhẹ thì chỉ một vài bị sượng nhưng nếu bị nặng thì hầu như tất cả các hột đều bị sượng (Hình 7.7 ).

Lạt cơm: Xuất hiện trên những cây bị bệnh làm rụng lá, cây bị suy kiệt hoặc xiết nước, phun ethephon hay bấm cuống cho trái chín sớm.

Nhìn chung, dù trái sầu riêng bị “sượng” theo hình thức nào thì phẩm chất trái cũng giảm và giá trị không còn như trái bình thường nữa.

BẢNG 4

a

Hình 7.5 Hiện tượng cháy múi. a) Trên giống sầu riêng RI 6, b) Trên giống Khổ Qua Xanh

BẢNG 5

Hình 7.6 Hiện tượng nhão cơm trên giống sầu riêng Khổ Qua Xanh

BẢNG 6

Hình 7.7 Hiện tượng sượng “bao”- phần cơm bên trong tiếp giáp với hạt có màu trắng đục, không có mùi thơm, cứng trên trái sầu riêng Khổ Qua Xanh

BẢNG 7

a)

Hình 7.8 Hiện tượng sượng cơm trên giống sầu riêng Mon Thong: a) Cơm cứng, có màu sắc hơi nhạt ; b) cơm trái có màu trắng, cứng so với cơm có màu vàng, mềm ở múi không sượng

BẢNG 8

Hình 7.9 Hiện tượng sượng không đều với cơm có màu vàng nhạt

BẢNG 9

Hình 7.10 Hiện tượng lạt cơm do trái bị thiếu nước và chín sớm

Nguyên nhân

Theo tài liệu nghiên cứu của một số nước như Thái Lan thì giống không hoàn toàn là yếu tố quyết định mà chủ yếu là do biện pháp canh tác của nhà vườn và điều kiện thời tiết mà chủ yếu là mưa nhiều trong giai đoạn trái trưởng thành làm cho sầu riêng bị “sượng”. Điều nầy có nghĩa là không có giống nào hoàn toàn không bị sượng cũng như không có giống nào hoàn toàn bị sượng 100%. Do đó, không riêng gì giống sầu riêng Mon Thong mà giống sầu riêng Khổ Qua Xanh được trồng phổ biến ở Cai Lậy, Tiền Giang hay giống Sữa Hột Lép ở Cái Mơn, Chợ Lách, Bến Tre cũng có thể bị sượng như những giống khác.

Sầu riêng bị sượng có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau:

Sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt non với trái: Cây ra đọt non trong giai đoạn 8-12 tuần sau khi đậu trái, là giai đoạn trái phát triển phần thịt quả rất mạnh, có thể đạt 16 g/trái/ngày sẽ xãy ra tình trạng cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa sự phát triển của đọt non và cơm trái mà sự huy động chất dinh dưỡng cho sự phát triển của đọt non thường mạnh hơn cơm trái nên cơm trái không phát triển bình thường, dẫn đến hiện tượng “sượng”. Việc cây sầu riêng ra đọt non trong giai đoạn trái phát triển thường liên quan đến kỹ thuật bón phân và quản lý nước. Bón dư thừa phân, đặc biệt là phân đạm (như phân urê) sẽ có tác dụng kích thích sinh trưởng làm cho cây sầu riêng ra ra đọt non. Chính điều nầy mà một số nhà vườn rất sợ bón phân cho sầu riêng trong giai đoạn trái phát triển nên không bón phân cho cây sầu riêng trong giai đoạn nầy và hậu quả là trái phát triển kém do không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong điều kiện ở ĐBSCL do mực thủy cấp cao nên quản lý nước trong vườn sầu riêng trong giai đoạn trái phát triển cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng trái sầu riêng. Nếu không có đê bao, khống chế mực nước trong mương thấp thì ẩm độ đất trong vườn cao sẽ là điều kiện rất tốt để kích thích sự sinh trưởng, làm cho cây ra đọt non trong giai đoạn phát triển trái. Mưa hay tưới nước quá nhiều cũng thúc đẩy cây ra đọt non. Chính yếu tố nầy mà qua kinh nghiệm của một số nông dân cho rằng trái thu hoạch trong mùa khô thì không bị sượng trong khi trái thu trong mùa mưa thì bị sượng nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu tưới nước không đầy đủ trái sầu riêng sẽ chậm phát triển, không lớn, đặc biệt nếu thiếu nước trầm trọng do “xiết nước” để khống chế đọt non hoặc kích thích cho trái chín sớm bằng cách xiết nước quá sớm làm cho cơm không phát triển, có màu trắng mà nhà vườn ở xã Ngũ Hiệp huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang gọi là hiện tượng “lạt cơm” trong năm 2002. Một điều cần lưu ý là cây sầu riêng chịu hạn và chịu úng rất kém. Thiếu nước dễ làm cho cây bị rụng lá và chết cây nhưng nếu bị ngập nước cũng dễ làm chết cây. Do đó vấn đề quản lý phân bón và chế độ nước cho cây sầu riêng rất quan trọng có thể làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái sầu riêng. Một điều quan trọng cần phải quan tâm trong kỹ thuật canh tác sầu riêng là lá sầu riêng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính để nuôi trái nên khả năng nuôi trái của cây sầu riêng phụ thuộc vào số lá trên cây mà thể hiện qua số lượng đọt non được hình thành trước khi cây ra hoa. Nếu trước khi ra hoa cây sầu riêng được chăm bón tốt, cây ra nhiều lần đọt, đọt mập, không bị sâu bệnh tấn công thì khả năng nuôi trái rất tốt, ngược lại trái sẽ phát triển kém và không bình thường như méo hay dị dạng. Do đó, nhà vườn thường kích thích cho cây ra đọt non ngay khi cây ra hoa bằng cách bón phân thúc mầm hoa đồng thời thúc cho đọt phát triển trước khi hoa nở. Khi hoa nở thì lá non cũng đã phát triển, chính đợt đọt nầy sẽ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng giúp cho trái sầu riêng phát triển tốt. Trái lại, sự xuất hiện đọt non trong giai đoạn phát triển trái tiếp theo sẽ làm giảm tỉ lệ đậu trái, tăng sự rụng trái non hoặc làm cho trái bị sượng.

Ra hoa và đậu trái nhiều đợt: Sự ra hoa không tập trung làm cho trên cây sầu riêng có thể ra hoa hay trái non trong giai đoạn trái phát triển đã tạo ra sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa với trái và giữa trái nhỏ với trái lớn (Hình 7.11). Sự ra hoa của cây sầu riêng bị ảnh hưởng bởi điều kiện khô hạn, sự xuất hiện của mùa khô sớm hay muộn, dài hay ngắn hoặc có tập trung hay không là những yếu tố quyết định sự ra hoa của cây sầu riêng. Ẩm độ đất cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự ra hoa nên quản lý nước trong vườn tốt cũng là yếu tố giúp cho sầu riêng ra hoa sớm và tập trung hơn ở những vườn không có quản lý nước (Hình 7.12). Thông thường, nếu để cây sầu riêng ra hoa tự nhiên cây sầu riêng sẽ ra hoa thành hai hay nhiều đợt hoa nên xuất hiện sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa và trái non, hoa và trái trưởng thành và sự cạnh tranh giữa trái non và trái trưởng thành.

BẢNG 10

Hình 7.11 Sầu riêng Khổ Qua Xanh ra hoa và đậu trái nhiều đợt, dễ gây ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa và trái

BẢNG 11

Hình 7.12 Sầu riêng MonThong ra hoa nhiều đợt, kích thước không đồng đều do gặp mưa nhiều

Bón phân có chứa chất Chlor: Theo khuyến cáo của các tài liệu nước ngoài thì bón phân có chứa Chlor (như phân KCl hay các loại phân hỗn hợp N:P:K thường dùng nguyên liệu là KCl) cũng là nguyên nhân làm cho sầu riêng bị sượng. Tuy nhiên, cơ chế của hiện tượng nầy chưa được giải thích.

Số hạt/trái có liên quan trực tiếp đến hiện tượng cơm bị sượng. Trái nhiều hạt thường có tỉ lệ bị sượng nhiều hơn trái có ít hộc. Anon, (1992) tìm thấy trái có trọng lượng lớn hơn 1,8 kg với 14 hạt có tỉ lệ hạt bị sượng là 52%, trong khi trái trung bình có trọng lượng từ 1,0-1,8 với 9 hạt thì tỉ lệ hạt bị sượng là 27,7% và trái nhỏ có trọng lượng nhỏ hơn 1 kg với 5 hạt/trái thì tỉ lệ hạt bị sượng là 2,4%.

Sự mất cân bằng dinh dưỡng khoáng trong trái cũng có thễ là nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn sinh lý trong trái, trong đó mặc dù chưa có kết luận về sự liện hệ giữa hiện tượng trái chín không đồng đều với dinh dưỡng khoáng nhưng có những chỉ thị cho thấy calcium và magnesium là hai chất có ảnh hưởng đến hiện tượng trái chín không đồng đều (Anon, 1993).

Mưa nhiều trước khi thu hoạch, mực thủy cấp cao, hàm lượng kali trong đất thấp được xem là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhân có nước. Fresco (2000) cho biết ở Philippines, lượng mưa từ 200 mm trở lên trong giai đoạn trái trưởng thành gây ra hiện tượng sượng trái và nhão cơm nhiều nhất, có thể lên đến 90% (Loquias và ctv. 1999). Hiện tượng nầy cũng thường xuất trên cây mang trái còn tơ.

Hiện tượng cơm có màu nâu ở đỉnh xuất hiện khi phần cơm của trái phát triển nhanh nhưng không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hoặc không đủ nước trong giai đoạn cơm hình thành. Hiện tượng cơm có màu nâu ở đỉnh thường xuất hiện trên cây mang trái còn tơ, trái lớn mà chín sớm và cây sinh trưởng không tốt.

Hiện tượng chín không đồng đều của trái có thể không phải do một yếu tố riêng lẻ mà có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố như dinh dưỡng, sự hữu dụng của nước và điều kiện môi trường.

Biện pháp khắc phục

Hạn chế sự ra đọt non trong giai đoạn phát triển trái:

Phun phân MKP (0-52-34) ở nồng độ 0,5-1,0% hoặc Nitrat Kali (KNO3) ở nồng độ 1,5% hoặc phun paclobutrazol ở nồng độ 250-500 ppm. Phun đều lên hai mặt lá, 7-10 ngày/lần trong giai đoạn từ 3-12 tuần sau khi đậu trái. Huỳnh Văn Tấn và Nguyễn Minh Châu (2004) khuyến cáo phun Ca3(PO4)2 với liều lượng 120 g/8 lít có thể làm giảm bớt tỉ lệ sượng trái sầu riêng Mon Thong. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả cao hơn tác giả cũng khuyến cáo nên kết hợp bón Nitrate kali với liều lượng 1 kg/cây 7 năm tuổi ở giai đoạn 1 tháng trước khi thu hoạch và phun KNO3 kết hợp với Ca(NO3)2 và Ca3(PO4)2 vào tuần thứ 6, 8 và thứ 10 sau khi đậu trái với liều lượng 16 g KNO3 và 16 g Ca(NO3)2/8 lít.

Bón phân đúng: Không nên bón thừa trong giai đoạn phát triển trái, đặc biệt là phân urê, không dùng phân có chứa Chlor như phân KCl. Khi sử dụng phân hỗn hợp N:P:K nên chú ý thành phần Kali trong phân không phải là KCl. Cây sầu riêng cần nhiều Kali, đặc biệt là giai đoạn trái phát triển, sẽ làm cho cơm trái ngon. Có thể bón phân cho sầu riêng ở giai đoạn 15-20 ngày sau khi đậu trái với liều lượng 0,3-0,5 kg/cây 8-10 năm tuổi theo công thức 12-12-17 và giai đoạn 40-45 ngày sau khi đậu trái với liều lượng 0,8-1,0 kg/cây theo công thức 12-6-22.

Quản lý nước: Giữ mực nước trong mương trong vườn thường xuyên ở độ sâu 60-80 cm từ mặt liếp sau khi đậu trái nhằm không làm gia tăng ẩm độ đất, tránh cho cây sầu riêng hấp thụ nước quá nhiều đặc biệt là giai đoạn trái trưởng thành. Do đó phải thường xuyên bơm nước ra khỏi vườn nhất là sau các trận mưa lớn để không làm tăng mực nước trong mương và thủy cấp trong liếp. Ở Philippines, Loquias và Pascua (1999) áp dụng biện pháp phủ plastic xung quanh gốc sầu riêng ở giai đoạn một tháng trước khi thu hoạch để ngăn cản không cho nước mưa xâm nhập vào vùng rễ đã làm cho tỉ lệ sượng cơm trái và hạt có nước chỉ còn 8,0% và 4,2%, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác. Để khắc phục hiện tượng hạt có nước và nhão cơm nên rút cạn nước trong mương hoặc ngưng thu hoạch hai ngày sau khi có mưa lớn.

Sau khi đậu trái nên phun các loại phân bón lá có chứa các chất hữu cơ để bổ sung nguồn dinh dưỡng cung cấp cho trái phát triển. Phun kali ở nồng độ 1% một tháng trước khi trái trưởng thành.

Nên kích thích cho cây sầu riêng ra hoa tập trung và đồng loạt để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa với sự phát triển trái và sự cạnh tranh giữa trái non và trái lớn. Nên cắt bỏ toàn bộ hoa hoặc trái non ra đợt hai nếu tỉ lệ ra hoa hoặc đậu trái thấp hay số trái ở đợt đầu vừa với khả năng mang trái của cây.

BẢNG 12

Hình 7.13 Quản lý mực nước trong vườn ở độ sâu 60-80 cm sau khi ra hoa

Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa

Những quan sát về sự ra hoa của sầu riêng ở các nước cho thấy rằng sự phát triển của hoa sầu riêng có liên quan với sự giảm bớt sự sinh trưởng như sự ra hoa thường theo sau một thời kỳ lạnh hoặc khô hạn (PROSEA, 1992). Ở vùng nhiệt đới, cây sầu riêng đòi hỏi phải có một thời gian tương đối khô ráo để ra hoa, nếu mùa khô quá ngắn hay không có mùa khô cây sầu riêng sẽ không ra hoa. Ở Malaysia, sầu riêng không ra hoa 1-2 năm liền do mùa khô quá ngắn hay không có mùa khô. Do đó, điều kiện khô hạn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự ra hoa sầu riêng. Trong điều kiện không xử lý hóa chất để kích thích ra hoa, cây sầu riêng Chanee của Thái Lan cần thời gian khô ráo liên tục từ 10-14 ngày để xuất hiện mầm hoa nhưng nếu áp dụng paclobutrazol thì thời gian khô hạn liên tục chỉ cần từ 3-7 ngày mầm hoa sẽ xuất hiện (Chandraparnik và ctv., 1992b).

Khi nghiên cứu sự ra hoa của sầu riêng Mon Thong ở Darwin, Úc, Kim và Luder (2000) nhận thấy nhiệt độ ban đêm thấp 15oC có thể gây ra sự ra hoa sau 1-2 ruần. Nhiệt độ không khí và ẩm độ tương đối không ảnh hưởng lên cây được xử lý hóa chất, nhưng đối với cây không xử lý hoá chất nhiệt độ giảm từ 26-33oC xuống 20-25oC và ẩm độ giảm xuống 50-70 % sẽ xuất hiện mầm hoa.

Hoa sầu riêng khi hình mới hình thành những chấm nhỏ (dot stage) có thể đi vào giai đoạn miên trạng (dormancy) nếu gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi như có lượng mưa chỉ 10 mm/ngày (Chandraparnik và ctv., 1992b). Chandraparnik và ctv. (1992a) cho biết xử lý Thiourea ở nồng độ 500, 1.000, và 1.500 ppm sau khi xử lý paclobutrazol ở nồng độ 1.000 ppm trên giống Chanee làm phá vở sự miên trạng và làm tăng số hoa gấp 20 lần so với đối chứng không phun paclobutrazol và tăng 75% so với nghiệm thức có phun Paclobutrzol nhưng không phun thiourea. Tuy nhiên, nếu lượng mưa trong ngày trên 35 mm thì áp dụng thiourea không có hiệu quả.

Các biện pháp xử lý ra hoa

Ở Malaysia, do thời tiết ấm nên có thể xử lý cho sầu riêng ra hoa bất kỳ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, để đạt được tỉ lệ đậu trái cao nên tránh xử lý ra hoa trong những tháng có mưa nhiều (Voon và ctv., 1992). Cắt bớt rễ có thể làm cho sầu riêng ra hoa sớm trong năm đầu nhưng cây sinh trưởng kém, ít trái và có thể làm cho cây chết ở năm tiếp theo nên biện pháp nầy không khả thi trong thực tế sản xuất (Maspol, 1983 trích dẫn bởi Chandraparnik và ctv., 1992b). Việc áp dụng các chế độ phân bón không có sự tương quan rõ ràng trong việc kích thích sầu riêng ra hoa (Srisawat và ctv., 1986; Khaewrug và ctv., 1973 trích dẫn bởi Chandraparnik và ctv., 1992b).

Về ảnh hưởng của hóa chất lên sự ra hoa của cây sầu riêng, Somsri (1973, trích dẫn bởi Chandraparnik và ctv., 1992b) cho biết ethephon, daminozide, hợp chất phenolic và NAA được xem là không có tác dụng kích thích ra hoa trên cây sầu riêng, còn gibberellin thì có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây. Đối với chất paclobutrazol có thể xử lý cho sầu riêng ra hoa bằng cách phun lên lá hay tưới vào đất (Voon và ctv., 1992). Chandraparnik và ctv. (1992b) xử lý cho sầu riêng ra hoa paclobutrazol ở nồng độ từ 750-1.500 ppm bằng cách phun đều lên lá sau khi đợt lá non đã phát triển hoàn toàn. Kết quả cho thấy cây sầu riêng được xử lý paclobutrazol ra hoa sớm hơn cây không xử lý từ 32-43 ngày, số hoa trên cây tăng từ 29-64% so với cây không xử lý. Trairat (1991) cũng xử lý paclobutrazol ở nồng độ 1.000 ppm trên giống Chanee 10 năm tuổi vào tháng 10, cây ra hoa sau 28 ngày, sớm hơn cây không xử lý 28 ngày. Chandraparnik và ctv. (1992a) cũng cho biết phun paclobutrazol ở nồng độ 1.000 ppm trên giống Chanee làm tăng số hoa/cây so với đối chứng khoảng 12 lần và tăng số trái/cây gấp 4 lần (503 trái so với 122 trái, theo thứ tự).

Hasan và Karim (1990) xử lý paclobutrazol bằng cách tưới vào đất ở liều lượng 5-10 g a.i./cây trên dòng sầu riêng D8 của Malaysia cho thấy cây ra hoa đầu tiên sau 127 ngày nếu xử lý vào tháng 7 và sau 93 ngày nếu xử lý vào tháng 10. Tác giả cho biết nồng độ nhỏ hơn 10 g a.i./cây là nồng độ tối hảo để xử lý cho sầu riêng ra hoa bằng phương tưới vào gốc. Về hiệu quả của Paclobutrazol trên sự ra hoa của sầu riêng Hasan và Karim (1990) cho rằng paclobutrazol có hiệu quả chủ yếu trên quá trình hình thành hoa hơn là quá trình phát triển của hoa.

Trong những năm 1995-2000, ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang sầu riêng Khổ Qua Xanh được kích thích ra hoa mùa nghịch bằng cách xiết nước trong mương cho khô kiệt từ tháng 6 âl. Nếu hạn “Bà Chằn” kéo dài cây sầu riêng sẽ ra hoa trong thời gian nầy, nếu không sầu riêng sẽ ra hoa vào đầu tháng 11 âl. khi có mùa khô xuất hiện. Do thời gian xiết nước kéo dài, chi phí bơm nước ra khỏi mương trong mùa mưa rất cao nhưng hiệu quả không ổn định nên nhà vườn tăng hiệu quả kích thích ra hoa cho cây sầu riêng bằng cách dùng nylon đậy gốc. Kết quả đều tra cho thấy, nếu gặp thời tiết khô ráo cây sầu riêng sẽ nhú hoa sau 20-30 ngày, nếu gặp lúc mưa nhiều tỉ lệ ra ha rât thấp. Ngòai ra, nhà vườn còn kết hợp với việc phun KNO3 lên lá (150 g/10 lít nước) ở giai đoạn xiết nuớc kích thích ra hoa.

Nghiên cứu biện pháp xử lý ra hoa mùa nghịch trên sầu riêng Khổ Qua Xanh, Trần Văn Hâu (1999) nhận thấy phun paclobutrazl ở nồng độ từ 1.000-1.500 ppm kết hợp với đậy mặt liếp và rút nước trong mương trong mùa mưa (tháng 9) cây bắt đầu ra hoa tập trung một đợt sau 19 ngày, có thể thu họach vào tháng hai năm sau, sớm hơn sầu riêng chính vụ 2-3 tháng, tỉ lệ ra hoa tăng gấp hai lần và năng suất tăng 1,7 lần so với đối chứng. Xử lý với nồng độ paclobutrazol tương tự trên giống sầu riêng Sữa Hạt Lép nhưng không rút nước triệt để trong mương, Trần Văn Hâu và ctv. (2002) nhận thấy sầu riêng bắt đầu ra hoa trong tháng 12, khi có mùa khô xuất hiện và ẩm độ đất giảm dưới 30%. Biện pháp phun paclobutrazol giúp cho cây sầu riêng ra hoa sớm hơn cây không xử lý 15 ngày. Tuy vậy, sầu riêng không hoa tập trung mà ra làm hai đợt, đợt thứ hai cách đợt nhứt 1 tháng.

BẢNG 13

Hình 7.14 Kích thích sầu riêng ra hoa mùa nghịch bằng cách đậy nylon mặt liếp

Qui trình chăm sóc và điều khiển sầu riêng ra hoa

 Tèa caình sau khi thu hoaûchBoïn 2-3 kg/cáy phán 20:20:20 hoàûc 15:15:15/cáy Ra hoaTèa båït hoa Tèa traïi non Traïi chên(tuìy giäúng)

BẢNG 14

6

7

8

9

10

11

12

1

2

3

4

5

 Traïi træåíngthaình:Thu hoaûch Nhæîng âåüt khä haûn ngàõn trong muìa mæa. Chuï yï phoìng træì nhãûn Tèa caình nheûboïn phán 2-3 kg/cáyphán 12:24:12 hoàûc 8:24:24 Ngæng tæåïi næåïc(cuäúi muìa mæa)Hình 7.15 Sơ đồ quản lý vườn sầu riêng tại vùng Rayong, tỉnh Chanthaburi, Thái Lan (Theo Yaacob và Subhadrabandhu, 1995)

Sau đây là một số kỹ thuật quan trọng trong qui trình chăm sóc sầu riêng:

Tỉa cành

Trong 2-3 năm đầu, khi cây còn tơ nên để cho cây phát triển tự do. Khi cây bắt đầu mang trái cần tiến hành việc tỉa cành ngay sau khi thu hoạch nhằm kích thích cho cây sầu riêng ra đọt tập trung sẽ hạn chế được sự ra hoa làm nhiều đợt trong năm dẫn đến hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng giữa quá trình phát triển trái và sự sinh trưởng dinh dưỡng (cây ra đột non) gây hiện tượng rụng trái non trong giai đoạn 20-55 ngày sau khi đậu trái trái và có thể làm cho trái bị "sượng" ở giai đoạn tiếp theo. Việc tỉa cành còn kết hợp với việc sửa tán giúp cho ánh sáng có thể xuyên qua tán cây. Tỉa bỏ chồi vượt, cành bị sâu bệnh và những cành đan chéo lẫn nhau. Vì hoa và trái sầu riêng chỉ phát triển trên những cành lớn bên trong tán cây nên cần tỉa bỏ những cành nhỏ che khuất lẫn nhau tạo cho tán cây thông thoáng, giúp cho sự thụ phấn được dễ dàng và trái phát triển tốt (Coronel, 1986).

Kích thích ra đọt

Được thực hiện ngay sau khi thu hoạch là biện pháp quan trọng quyết định khả năng ra hoa và nuôi trái trong mùa tới. Khác với một số loại cây ăn trái khác như xoài, nhãn, chất dự trữ trong cây sầu riêng được tập trung trong lá. Nếu cơi đọt ốm yếu, lá bị sâu bệnh tấn công cây sẽ ra hoa và nuôi trái kém. Công việc kích thích cho sầu riêng ra đọt gồm tỉa cành, bón phân và tưới nước.

Phun phân bón lá 20:20:20 hoặc 18:18:18 cùng với gibberellin ở nồng độ 5-10 ppm để kích thích tạo chồi mới khỏe. Sau khi chồi mới đã hình thành phun phân với tỉ lệ lân và kali cao như MKP (0-52-34) ở nồng độ 0,5% cùng với phân vi lượng 2-3 tuần/lần để ngăn cản sự phát triển chồi dinh dưỡng.

Ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang nhà vườn thường kích thích cho cây sầu riêng Khổ Qua Xanh ra 2-3 đợt đọt trước khi tiến hành xử lý ra hoa. Khi cây ra đọt non thường bị rầy nhẩy (Allocaridara inalayensis) tấn công chích hút lá và đọt non. Trước khi tiến hành xử lý ra hoa cần tỉa bỏ những cành nhỏ mọc trong thân, cành để dễ chăm sóc khi cây mang trái.

Nhu cầu dinh dưỡng và phân bón cho sầu riêng

Ng và Thamboo (1967) cho biết để cho năng suất trái 6.720 kg, cây sầu riêng đã lấy đi 18,1 kg N, 6,6 kg P2O5, 33,5 kg K2O, 5,4 kg MgO và 2,6 kg CaO. Khảo sát sự biến động của các chất đa lượng trong lá sầu riêng Monthong ở Darwin, Úc, Lim và ctv. (2000) nhận thấy tất cả các chất đa đa lượng và hai chất vi lượng là Kẽm và Bo đều ở mức thấp trong giai đoạn đậu trái và phát triển trái. Nhìn chung, N, P và Ca rất giới hạn trong giai đoạn phát triển trái, trong khi K là yếu tố giới hạn trong giai đoạn sau của sự phát triển trái cho đến khi thu họach. Hàm lượng N trong lá rất thấp trong giai đoạn phát triển lá. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy K, Ca và Mg hiện diện nhiều trong vỏ trái. Khảo sát sự biến động của các chất dinh dưỡng trong đất tác giả cũng nhận thấy các chất dinh dưỡng có khuynh hướng biến động tương tự. Các chất N, P và các chất Bazơ như K, Ca và Mg đều ở mức thấp trong giai đoạn phát triển trái và trong giai đoạn cây ra lá.

Lượng phân hỗn hợp và số lần bón ở từng độ tuổi cây được hai ông đề nghị trong Bảng 7.1 Nakasone và Paull (1998) đề nghị bón 2 lần/năm cho cây sầu riêng chưa mang trái trong 5 năm đầu theo theo công thức 14:4:3, khi cây mang trái sử dụng công thức 12:4:7 với liều lượng tăng từ 0,1-4 kg/cây/năm cho đến khi cây được 12 năm tuổi. Cần bón phân hổn hợp khi mầm hoa xuất hiện, nếu sự đậu trái tốt nên bón thêm lần thứ ba sau khi thu hoạch.

Bảng 7.1 Lượng phân và số lần bón ở từng độ tuổi

BẢNG 15

Tuổi cây

Kg/cây/lần bón

Số lần/năm

0,15

4

0,3

4

1,0

3

2,0

3

2,5

3

I24,0

2

5,0

2

5,0

2

> 8

6,0

2

Ghi chú: -Từ 1-5 tuổi dùng phân có tỉ lệ 15:15:15 hoặc 14:13:9:2-Từ năm thứ 6 trở đi dùng công thức 12:12:17:2 hoặc 12: 6:22:2

BẢNG 16

Hình 7.16 Trái sầu riêng Sữa Hạt Lép phát triển bất bình thường: Bị mất gai và nứt trái do bón phân đạm với tỉ lệ cao trong giai đoạn trái trưởng thành

Quản lý nước

Tùy theo các giai đoạn phát triển của cây sầu riêng mà có chế độ quản lý thích hợp. Giai đoạn sau khi thu hoạch cần tưới đủ ẩm, 1-2 ngày/lần để kích thích cho cây ra đọt tốt. Giai đoạn kích thích ra hoa nên 'xiết nướ'c' trước khi phun hóa chất (như paclobutrazol) 7-10 ngày cho đến khi hoa bắt đầu nở mới tưới lại. Giai đoạn phát triển trái chú ý giữ mực nước ở độ sâu từ 60-80 cm, nên cho nước vô mương từ từ để tránh làm cho cây bị "stress" có thể làm rụng hoa. Giai đoạn nầy nên tưới 3-4 ngày/lần, không nên tưới quá đẩm dễ là cho cây sầu riêng ra đọt non sẽ làm rụng trái non hay làm cho trái bị sượng nhưng nếu thiếu nước trái sẽ phát triển chậm. Giai đoạn trước khi thu hoạch 15-20 ngày nên cắt nước để trái mau chín vì giai đoạn nầy trái sầu riêng không còn tăng trưởng nữa. Ngòai ra, trong mùa mưa có thể kết hợp với đậy gốc bằng nylon để tránh cho trái bị nhão cơm.

Kích thích ra hoa

Áp dụng các biện pháp kích thích ra hoa giúp cho cây ra hoa tập trung, tránh được tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa quá trình phát triển trái và sự sinh trưởng dinh dưỡng (ra đọt non); sự cạnh tranh giữa các đợt hoa và giữa hoa và trái non. Sự ra hoa tập trung làm tăng năng suất trái do không bị rụng trái non đồng thời có phẩm chất trái cao do trái không bị "sượng". Kíh thích sầu riêng ra hoa mùa nghịch bằng cách phun paclobutrazol ở nồng độ từ 1.000-1.500 ppm đều lên hai mặt lá khi lá đã phát triển hoàn toàn kết hợp với đậy nylon trên mặt liếp và rút nước trong mương khô kiệt. Thời gian bắt đầu ra hoa phụ thuộc vào từng giống, lượng mưa và ẩm độ đất. Nếu được đậy gốc và xiết nước tốt sầu riêng Khổ Qua Xanh bắt đầu ra hoa sau khi kích thích từ 20-25 ngày, trong khi sầu riêng Sữa Hạt Lép sẽ ra hoa sau 25-30. Trước đó nên phun MKP (0-52-34) ở nồng độ 0,5-1,0% nhằm ức chế sự ra đọt non. Cần chấm dứt quá trình kích thích ra hoa khi thấy mầm hoa xuất hiện. Dở nylon đậy mặt liếp, bón phân và tưới nước cho mầm hoa phát triển. Nhà vườn huyện Chợ Lách, Bến Tre thường bón phân N:P:K 15-15-15 với liều lượng 0,5-1,0 kg/cây để thúc mầm hoa.

Cây sầu riêng ra đọt non trong giai đoạn đậu trái hay phát triển trái đều gây ra sự cạnh tranh với sự phát triển trái. Tuy nhiên, nếu cây không ra đọt cũng làm cho trái phát triển bất bình thường, hay bị dị dạng do thiếu nguồn cung cấp chất hữu cơ. Quan tâm đến điều nầy, nhà vườn thường chú ý “kéo đọt”- kích thích cho cây sầu riêng ra đọt ngay sau khi mầm hoa xuất hiện bằng cách phun gibberellin ở nồng độ 10-15 ppm để lá phát triển hoàn toàn khi hoa nở sẽ không gây ra sự cạnh tranh với hoa và những đợt đọt nầy sẽ là nguồn cung cấp chất hữu cơ nuôi trái sau nầy. Khi kích thích ra hoa với nồng độ paclobutrazol quá cao sẽ khó kích thích cây ra đọt non ngay sau khi nhú mầm hoa.

Khi mầm hoa vừa nhú (có kích thước bằng hạt gạo), nếu có mưa nên phun thiourea ở nồng độ 1.000 ppm để phá sự miên trạng của mầm hoa và giúp cho hoa ra tập trung.

Tăng đậu trái và hạn chế sự rụng trái non

- Nên tiến hành thụ phấn bổ sung để làm tăng tỉ lệ đậu trái, có thể chọn được trái ở vị trí thích hợp trên cành, trái phát triển đầy đủ, tròn, bán cao giá hơn trái thụ phấn tự nhiên (Hình 7.17). Thụ phấn bổ sung bằng cách dùng chổi nylon huơ qua huơ lại để lấy phấn sau đó huơ trên nuốm hoa ở vị trí cần thụ phấn bổ sung. Thời gian thụ phấn thích hợp từ 19.00 đến 22.00 giờ. Tuy nhiên, nhà vườn ở Chợ Lách, Bến Tre cho rằng sầu riêng Mon Thong thụ phấn bổ sung có thể làm tăng số hạt chắc.

Giai đoạn 7 ngày sau khi đậu trái: Phun NAA nồng độ 20-80 ppm và phân bón lá như 15-30-15 để hạn chế sự rụng trái non.

Giai đoạn 3-6 tuần sau khi đậu trái: Phun GA3 ở nồng độ 5-10 ppm để hạn chế sự rụng trái non, giúp cho cuống trái to và giúp cho trái phát triển nhanh hơn.

BẢNG 17

Hình 7.17 Hoa sầu riêng Mon Thong được chừa lại ở vị trí thích hợp. Những chùm hoa ở ngòai tán mặc dù trái sẽ lớn hơn trái ở vị trí gần thân chính nhưng dễ làm khô cành nên được tỉa bỏ

Tỉa bông

Nhằm chọn vị thích hợp trên cây cho trái phát triển sau nầy và giúp bông phát triển mạnh, tránh được sự cạnh tranh lẫn nhau. Tiến hành tỉa bông khi thấy sự phát triển của hoa có sự khác biệt rõ. Nên tỉa bỏ những hoa hoặc cuống hoa nhỏ. Trairat (1992) cho biết việc tỉa bớt 66% số chùm hoa/cây ở giai đoạn 20 ngày sau khi hoa xuất hiện làm tăng trọng lượng hoa, hàm lượng auxin, và năng suất/cây. Chất lượng trái như vỏ trái, cơm và trọng lượng trái cũng tăng.

BẢNG 18

Hình 7.18 Sầu riêng Khổ Qua Xanh được tỉa bông với số hoa/chùm vừa phải và các chùm hoa rãi đều trên cành

Tỉa trái non

Được thực hiện 2 hay 3 lần ở giai đoạn 4-6 tuần sau khi đậu trái (khi trái bằng cái ly và cái chén) nhằm để lại những trái ở những vị trí thích hợp. Không nên để trái ở trên ngọn cây ngoại trừ những trái ở sát thân chính. Trái mọc trên thân chính cũng cần phái tỉa bỏ để ngăn cản sự cạnh tranh quá mức có thể xãy ra. Ngoài ra, cũng không nên để trái ở những cành có kích thước nhỏ, khả năng nuôi trái kém và có thể làm chết cành. Chừa lại 1-2 trái/chùm, tùy theo giống, tuổi cây, khả năng nuôi trái của thân, cành để lại 50-150 trái/cây. Để trái quá nhiều dễ làm cho cây sầu riêng bị khô và chết cành hoặc có thể làm chết cả cây. Số trái/cây thích hợp ở từng độ tuổi trên giống sầu riêng Mon Thong và Chanee được trình bày ở Bảng 7.2. Bình tuyển cây đầu dòng 16-20 năm tuổi, Nguyễn Nhật Trường và ctv. (2005) cho biết sầu riêng RI-6 có khả năng mang 80-120 trái, sầu riêng Hạt Lép Đồng Nai từ 90-100 trái và sầu riêng Khổ Qua Xanh từ 140-150 trái/cây.

Bảng 7.2 Số trái/cây thích hợp ở từng lứa tuổi trên giống sầu riêng Chanee và Mon Thong của Thái Lan

BẢNG 19

Giống

Tuổi cây

Số trái/cây

6-7

0-40

Chanee

8-10

40-60

15-30

80-100

6-7

0-30

Mon Thong

8-10

50

15-20

70

Theo Somjin, (1987) trích bởi Yaacob và Subhadrabandhu, (1995)

II. Kích thích sầu riêng ra hoa nghịch vụ

- Mùa ra hoa tự nhiên của sầu riêng thay đổi tùy theo giống và điều kiện khí hậu của từng nơi. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Chuơng trình IPM trên cây ăn trái của trường Đại Học Cần Thơ hợp tác với Đại Học Laurent, Bỉ (1999) cho thấy giống sầu riêng Khổ Qua Xanh trồng ở Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ra hoa tập trung vào tháng 12 - 1 và thu hoạch vào tháng 4 - 6. Giống sầu riêng Sữa Hột Lép của huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre trồng tại vườn tiêu bản trường Đại Học Cần Thơ ra hoa vào đầu tháng 2 và thu hoạch trong tháng 6. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết nên mùa ra hoa của sầu riêng thay đổi từ năm nầy đến năm khác. Theo nhiều khảo nghiệm cho thấy giống sầu riêng Khổ Qua Xanh có thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch từ 90 - 100 ngày, RI 6 từ 105 - 110 ngày các giống còn lại từ 105 - 120 ngày.

- Trong các bước xử lý cây sầu riêng ra hoa thì kỹ thuật chăm sóc cây sau thu hoạch đóng vai trò quyết định đến các giai đoạn sau và kết quả đạt được trong suốt quá trình xử lý. Do đó, đầu tư mạnh vào giai đoạn này là rất quan trọng. Khi cơi đọt thứ 2 lụa thì tiến hành xử lý cho cây ra hoa. Bước đầu sử dụng MKP (0 – 52 - 34) phun ướt toàn lá với liều lượng 100g/8 lít nhằm giúp lá mau thuần thục. Khoảng 15 ngày sau phun paclobutrazol 80 – 120 g/8 lít đều lên hai mặt lá khi lá đã phát triển hoàn toàn, kết hợp với đậy nylon trên mặt liếp và rút nước trong mương khô kiệt. Thời gian bắt đầu ra hoa sau khi được kích thích từ 20 – 30 ngày nếu được đậy gốc và xiết nước tốt. Cần chấm dứt quá trình kích thích ra hoa khi thấy mầm hoa xuất hiện. Dỡ nylon đậy mặt liếp, bón phân và tưới nước cho mầm hoa phát triển. Nhà vườn huyện Chợ Lách, Bến Tre thường bón phân N:P:K 15 -15 -15 với liều lượng 0,5 - 1kg/cây để thúc mầm.

===

Thu Hoạch, Bảo Quản Sầu Riêng

 In Bài   Gửi Email  Lần Xem: 56

Nếu dùng cho ăn tươi nên thu hái vào khoảng từ 113-118 ngày sau khi đậu trái; nếu dùng cho bảo quản để vận chuyển đi xa nên thu hái sớm hơn vài, ba ngày khoảng 110 ngày sau khi đậu trái

- Phương pháp thu hái Sầu riêng (đặc biệt với giống sầu riêng cơm vàng hạt lép): Nếu dùng cho ăn tươi nên thu hái vào khoảng từ 113-118 ngày sau khi đậu trái; nếu dùng cho bảo quản để vận chuyển đi xa nên thu hái sớm hơn vài, ba ngày (khoảng 110 ngày sau khi đậu trái).

Biểu hiện bên ngoài:

 vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu đồng vàng nhạt. Trên mặt vỏ xuất hiện đường thẳng rõ nét chạy từ trên xuống qua các gai theo hình múi quả. Phần nối giữa cuống quả và thân cây rất dễ tách ra (nhà vườn quen gọi là “tróc đĩa”). Quả có mùi thơm nhẹ, thịt quả mềm, màu vàng ươm, vị ngọt đậm, béo ngậy, ăn không sượng. Nếu thu hái sớm hơn thì vỏ còn xanh, thịt còn trắng, ăn không ngọt, không thơm, quả dễ sượng.

- Bảo quản: Có nên bảo quản trái sầu riêng bằng thuốc trừ nấm Carbenzim không?

Thời gian gần đây, ở Tiền Giang và một số địa phương các tỉnh lân cận xuất hiện tin đồn thất thiệt “ăn sầu riêng bị bệnh ung thư”, từ việc một số nhà vườn và chủ vựa trái cây trước khi thu hoạch ít ngày và sau khi thu hoạch đã trét Carbenzim (tên thương mại của Carbendazim) đậm đặc vào đít trái sầu riêng nhằm mục đích bảo quản được lâu.

Carbendazim là loại thuốc trừ nấm phổ rộng, được sử dụng để phòng trừ nhiều loại nấm gây bệnh đốm lá, cháy lá, thối trái, ghẻ, phấn trắng,… trên nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, rau và cây ăn trái. Thuốc Carbendazim có thể được xử lý theo nhiều cách khác nhau: Đối với cây ăn trái có thể phun lên cây, tiêm vào thân cây, phun lên trái, nhúng trái sau thu hoạch vào dung dịch thuốc pha loãng để bảo quản.

Vấn đề người tiêu dùng quan tâm: Carbendazim có nguy cơ gây bệnh ung thư không? Thông tin do Trung tâm Kiểm định thuốc bảo vệ thực vật phía Nam khẳng định rằng Carbendazim có độc cấp tính thấp, không gây đột biến di truyền. Liên minh châu Âu (EU) và cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARA) không đưa Carbendazim vào danh sách các chất có khả năng gây ung thư. Riêng cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USRPA) xếp chất này vào nhóm C – có thể gây ung thư.

Trung tâm Kiểm định thuốc bảo vệ thực vật phía Nam còn cho rằng: Carbendazim xâm nhập vào cơ thể động vật máu nóng chủ yếu qua đường miệng, không xâm nhập qua da. Khi đã xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, Carbendazim sẽ nhanh chóng được chuyển hóa và loại thải qua nước tiểu và phân. Dựa trên phân tích khẩu phần ăn hàng ngày và mức dư lượng tối đa cho phép, các tổ chức UNEP/ILO/WHO xếp Carbendazim vào nhóm ít có khả năng gây nguy cơ về sức khỏe đối với cộng đồng.

Để trấn an người tiêu dùng, đồng thời cung cấp thông tin cho nhà vườn, ngày 6/6/2007, tại xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Cục bảo vệ thực vật đã phối hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam, Sở Nông nghiệp & PTNT Tiền Giang và chính quyền địa phương tổ chức cuộc Hội thảo với sự tham gia của hơn 100 nhà vườn trồng sầu riêng của xã Ngũ Hiệp, Tam Bình và vùng lân cận thuộc tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, cán bộ quản lý địa phương từ xã đến huyện đã cùng các nhà khoa học và hàng chục nhà báo quan tâm cùng tham dự.

Tại cuộc Hội thảo đã thảo luận xung quanh tác dụng của loại thuốc trừ nấm Carbendazim: lợi và hại của nó trong quá trình sử dụng bảo vệ cây ăn trái, trong đó có cây sầu riêng. Mục tiêu chính của Hội thảo là tìm xem Carbendazim có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không? Đa số các đại biểu đều thống nhất mặt tích cực của thuốc này là góp phần bảo vệ sản phẩm cây ăn trái: giữ vững năng suất và không ảnh hưởng đến chất lượng của quả thương phẩm, còn tác hại đến sức khỏe con người thì ít có khả năng xảy ra.

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng trên thế giới vẫn còn ý kiến khác nhau, cho nên vì sức khỏe cộng đồng, vì an toàn thực phẩm, Hội thảo khuyến nghị: “nhà vườn, chủ vựa trái cây tuyệt đối không trét Carbenzim vào trái sầu riêng; người tiêu dùng không mua, không ăn sầu riêng có trét thuốc Carbenzim” và khuyến nghị trên đã được ban tổ chức yêu cầu thực hiện.

Theo hoinongdan.cantho.gov.vn

===

Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng thời kỳ kinh doanh và Ra Hoa

 - 23/11/2012

 Vườn cây sầu riêng khi bước vào thời kỳ kinh doanh thì bà con cần thực hiện hiện các việc sau:

 THỜI KỲ KINH DOANH

Sau khi thu hoạch làm 4 việc:

1.Cắt tỉa cành: 

Cắt bỏ cành đan chéo, cành sâu bệnh, cành yếu để cõi đọt ra đồng loạt.

2.Bón phân phục hồi:

-Bón xả 2-4kg AT 1( hay 3kg 16-16-8 hoặc 2kg 15-15-15 cộng 0,6kg Urê) + 40kg phân hữu cơ ( hay 10kg Komix, saigon, Humix..)/ cây có 6 tuổi.

- Bón 20g Trico MX/ cây bằng cách trộn chung phân chuồng.

- Muốn hiệu quả tức thời tưới 25g MX- hoà nước tưới 1 cho 1 cây

3. Thúc ra lá non.

- Dùng Food-MX 1 phun 1 lần

4. Phát triển bộ lá ; 

Mỗi cơi đọt mới dùng Food-MX 1 phun 2 lần cách nhau 10 ngày có thể cộng thêm thuốc trừ sâu bệnh.

Ghi Chú: 

Khi phun Paclo quá liều cây khựng không nhú đoạt thì dùng Food MX5 hay GA3 .kích thích thích ra hoa đồng loạt. Và rướt bông đồng loạt và giải độc cho cây

XỬ LÝ RA HOA

A.RẢI VỤ: theo 5 BƯỚC

Bước 1: Bón đón ra hoa: khi cõi cuối vừa nhú, bón 3kg AT 1( hay 2kg 15-15-15 cộng 3kg Super lân hoặc 1,5kg DAP +0,5 K2SO4)/ cây.

Dùng 25g MX- HOÀ Nước 2 tưới cây giúp tạo mầm hoa nhanh

Bước 2:Cảm ứng ra hoa có 2 cách:

- Cách 1: Xử lý ra hoa bằng Paclo kết hợp xiết nước: Khi lá non mở hết , lá có màu xanh trắng, bóng láng dùng 60g Paclo 15 %/ 8 lít nước phun ướt đều tán lá 1 lần. Xiết nước khi lá cơi cuối chuyển sang màu xanh đậm dùng Nylon trắng phủ kín phần đất dưới tán và rút khô kiệt nước trong mương. Xiết 3-4 tuần sẽ xuất hiện mầm hoa

- Ghi chú :Xử lý Paclo . Áp dụng cây khoẻ mạnh cành lá xum suê và nhiều tuổi: Khi lá cõi cuối đã mở hết chuyển từ lụa sanh xanh bóng láng dùng 60g Paclo 15%/ 8 lít nứơc phun 1 lần. Ngưng tưới nước ít nhất 1,5 tháng ( Dùng cho miền đông)

- Bước 3: Tạo mầm hoa: Sau khi phun Paclo 1 tuần dùng food-MX2 phun 2-3 lần, 10 ngày 1 lần có thể pha thêm MKP để dằn cây mạnh hơn.Hay dùng Food-MX 3 ( 1-21-21+3 Zn) trong thời kỳ xiết nước để hổ trợ tạo mầm hoa.

- Bước 4: Thúc nhú mầm hoa: 50-60 ngày sau khi xiết nước hay xử lý Paclo khi trời không mýa dùng RA HOA C.A.T +F.Bo phun 2 lần cách nhau 7 ngày ( nếu cây hõi yếu dùng ½ liều F.Bo so khuyến cáo ) khoảng 2 tuần sẽ thấy mắt cua nhú ra đồng loạt

- Bước 5: Rước bông đồng loạt . Khi thấy nhú mắt cua lập tức dùng Food-MX 5( hay RA HOA C.A.T +F.Bo) phun 1 lần (nhằm giúp giải độc Paclo làm hoa “ nứt sáng” hạn chế bông bị tui đen và giúp đọt non mới sau khi ra hoa.

B. Chính vụ : Không cần xử lý Paclo nên chỉ còn 4 bước như rãi vụ 

Ghi chú : 

Sử dụng Thiorê rướt bông cũng có hiệu quả chỉ phun ướt thân và cành không phun ướt lá . Biện pháp này khó thực hiện

Theo KS Phạm Văn Chiến

===

TĂNG ĐẬU TRÁI VÀ HẠN CHẾ RỤNG TRÁI

1/ Giúp hoa nở đều, dễ thụ phấn và hạn chế rụng trái:Dùng ĐẬU TRÁI CÂY ĂN QUẢ ( Hoặc HCR) phun ướt đều chùm hoa và tán cây 2 lần:

- Khi hoa nhú được 1 tuần

- Khi hoa nhú được 3 tuần

2/ Điều khiển đọt non : đây là khâu quan trọng, nên cho ra đọt non nay khi hoa nhú ra để có đủ bộ lá sau này nuôi trái , không cho đọt non nhú trễ ( khi đã xã nhụy) sẽ làm rụng trái non và sượng trái . Cách làm như sau:

- Tứơi nước đều đặn khi hoa bắt đầu nhú . Nếu đậy nilon phải dỡ ra dần trong 2-3 ngày và cho nước từ từ vào mương.

- Khi thấy mắt cua đạt đường kính 1cm bón nhẹ 100g Urê hay 200-300g NPK 15-15-15 thúc đọt non nhú đều.

- Phun rướt bông bằng Food MX5 . Khi hoa nhú phun ĐẬU TRÁI C.A.T( hay HCR) ướt đều chùm hoa và tán cây.

- Khi đọt non được 4 tuần dùng Food-MX3 hay MKP phun 2 lần cách nhau 4 ngày giúp lá già nhanh trước khi xã nhụy.

- Nếu không khống chế được đọt non thì dưỡng hoa, trái non bằng HCR để hạn chế rụng hoa, trái non.

3/ Tỉa hoa: tỉa 2 lần khi nụ hoa to 1cm và sau khi nhú 25 ngày tỉa các hoa mọc sát thân, đầu cành, mọc quá xít, nhú quá sớm

4/ Thụ phấn bổ sung; giúp trái đậu nhiều, trái tròn đẹp, không méo mó, bán giá cao, trái tập trung vào những chổ dễ chăm sóc, dễ thu hoạch, ít bị gió bão làm rụng.

Dùng chổi nylon quét lấy phấn rồi quét lên hoa cần thụ. Quét trong vòng 3-4 đêm vào khoảng 20-22 giờ đêm.

Kinh nghiệm ở Ngũ Hiệp nhà výờn có cây cao thýờng thấp đèn neon 19-21 giờ thu hút côn trùng , dõi giúp thụ phấn ( 3-4 đêm) 5/ Rụng trái non: Khi trái lớn hõn trứng cúc dùng HCR phun 2 lần cách nhau 5 ngày. Sau khi xả nhụy đọt non nhú ra phát triển mạnh phun Food MX3 + Paclo( 15g loại 15%/ 8lít) phun ướt đọt làm lá mau già . Bón phân gốc sớm đối cây không sung sức ( 0,5kg 15-15-15/ cây)

Ghi chú : 

Trước khi hoa nở 1 tuần giảm lượng nước tứơi 50% sẽ giúp hoa thụ phấn tốt hõn

NUÔI TRÁI

1/ Tỉa trái- quét sơn: tỉa trái méo mó , sâu bệnh trái gần ngọn. Quét sơn 1 màu 1 đợt để dễ thu hoạch.

2/ Bón phân gốc

- Đối giống bị sượng thì nuôi cây hơn nuôi trái.

- Khi trái bằng trứng vịt bón 1kg Urê+ 0,5 kg Kali sulphát ( hay 1,5kg 15-15-15 không có clo/ cây)

- Khi trái bằng cái chén 1kg Urê+ 1kg K2 SO4 ( 1,5kg 15-15-15 không Clo + 0,5kg K2SO4)/ cây.

- Týới bổ sung 25g MX-HOÀ NƯỚC TÝỚI 4 hoặc Nitrat canxi/ gốc giúp trái tốt, hạn chế trái sượng.

3/ Phun phân bón lá : phun DƯỠNG TRÁI 2-3 lần ( 10 ngày / lần). Khi trái bằng cái chén phun FoodMX4 + NUTRIMIX ( 10 ngày/ lần) giúp trái to, chống nứt trái, chống sượng, tăng chất lượng, cơm vàng sáng thơm ngon, cuống trái tươi lâu, giảm hiện tượng đen tim .

4/Chống sượng trái: 

- Điều khiển và khống chế đọt non tốt.

- Phun HCR, FoodMX 4 để bổ sung Canxi, lưu huỳnh nuôi trái

- Không phun thuốc phì trái đối giống bị sượng mà dú chín bằng MX-ETHEPHON.

- Tưới nước đều đặn không cho cây khô rồi gặp mưa hoặc nước nhiều nhất là cơn mưa đầu mùa . Ngưng tưới nước trước khi thu hoạch 15-20 ngày

Theo KS Phạm Văn Chiến

===

Trong vườn sầu riêng có nên trồng xen hay không?

Vườn sầu riêng trong các năm đầu, khi chưa khép tán, hơn nữa sầu riêng thường trồng với khoảng cách lớn hơn nên lượng ánh sáng rất dồi dào, nên nông dân thường trồng xen các hoa màu để “lấy ngắn nuôi dài” là một việc làm hết sức khôn ngoan. Tuy nhiên, phải tính thế nào cho cây trồng xen không hại đến sầu riêng. Như vậy, nên trồng xa gốc sầu riêng ít nhất là 50 - 70 cm. Các hoa màu trồng xen nên ưu tiên cho các cây họ đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu phộng… để các cây này tự bồi dưỡng thêm đạm cho đất. Ngoài ra chúng ta còn có  thể trồng thêm các loại hoa màu khác như bắp, khoai lang, khoai môn, khoai mỡ, củ cải và chuối để che mát cho các cây con lúc đầu. Việc trồng xen hoa màu ngắn ngày nên tiến hành trong 2 - 3 năm đấu. Khi sầu riêng cho trái thì nên trồng các cây che đất bằng cây họ đậu như: sục sạt, kudu để giữ ẩm và làm phân xanh cho đất. Ngoài ra các loại cây ăn trái như nhãn, chôm chôm, bòn bon cũng được trồng xen trong vườn sầu riêng nhưng không nên trồng các cây dễ bị nấm Phytophthora sp. tấn công như ca cao, dừa quýt, chanh, bưởi, … vì dễ làm lây bệnh cho sầu riêng. Điều cần lưu ý là cây cũng sử dụng phân và nước, nên phải bón thêm phân và tưới thêm nước để tăng độ phì cho đất, nhất là kali khi cây xen là huối hay khóm

Nguồn: Thư viện điện tử

==

Cây sầu riêng thường hay bị bệnh xì mủ, thối trái gây hại nhiều (nhất là vào mùa mưa). Xin cho biết nguyên nhân và cách khắc phục?

05/01/14 03:11PM

   Bệnh Xì mủ (thối gốc, thối rễ), thối trái... cây sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây ra là một bệnh rất nguy hiểm trên cây sầu riêng. Ngoài sầu riêng bệnh còn gây hại trên một trăm loại cây trồng khác. Do có nguồn gốc thủy sinh nên nấm ưa thích và rất cần có ẩm ướt cao để sinh sản, phát triển và gây hại. Vì thế bệnh thường phát triển và gây hại mạnh trong mùa mưa.

   Để có có sở khoa học cho việc xây dựng biện pháp phòng trị bệnh, cách nay vài năm, các cơ quan chuyên môn của tỉnh Đồng Nai đã điều tra khảo sát thực tế vườn cây, để tìm ra nguyên nhân làm cho bệnh phát sinh và gây hại nặng. Sau đây là một số nguyên nhân chính mà các cơ quan chuyên môn ở đây đã đưa ra:

-       Do phát hiện bệnh chậm: việc kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện bệnh sớm ít được nhà vườn quan tâm, đến khi bệnh đã phát triển và gây hại nặng mới phát hiện được thì đã muộn, khiến cho việc phòng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn và thường mang lại hiệu quả không cao, đấy là chưa kể có những trường hợp quá nặng không cứu chữa nổi.

-         Do trồng xen và trồng dầy: trên 90% vườn sầu riêng có trồng xen với những cây trồng khác như: chôm chôm, xoài, tiêu... những cây này cũng là kí chủ của nấm P. palmivora, đã thế khi cây trồng xen không còn có hiệu quả kinh tế thì nhà vườn không đầu tư chăm sóc, làm cho bệnh có cơ hội phát triển nhiều trên những loại cây này, đây có thể được coi là những "ổ bệnh", từ đó lây lan sang gây hại cho cây sầu riêng. Nhà vườn ở dây thường trồng sầu riêng dầy đã thế lại trồng xen thêm cây trồng khác, làm cho vườn sầu riêng luôn bị bít bùng không thông thoáng tạo cho ẩm độ không khí trong vườn cao, nhất là vào mùa mưa, đã tạo cho nấm bệnh có điều kiện phát triển mạnh. Mặt khác xung quanh vườn sầu riêng nhiều chỗ lại là các đồn điền cao su (là cây thường bị nấm P. palmivora gây hại nặng). Vì thế bệnh từ cây cao su đã lây lan sang cây sầu riêng một cách dễ dàng.

-         Do việc thay đổi giống mới không đúng kĩ thuật: thay thế một giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, có sức chống chịu với sâu bệnh... cho những giống cũ già cỗi, bị chết do sâu bệnh... đã được nhiều nhà vườn quan tâm thực hiện. Tuy nhiên một mặt do thiếu vốn, mặt khác do nhà vườn còn tiếc những cây còn sống sót nên họ đã không chặt bỏ hết vườn sầu riêng cũ mà cứ cây nào bị chết thì chặt bỏ rồi trồng cây giống mới vào. Cách làm này đã tạo điều kiên cho bệnh từ cây cũ lây lan sang những cây giống tốt mới trồng, rất khó cắt đứt cầu nối của bệnh trên vườn cây, khiến cho việc phòng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn.

-         Do không tiêu hủy triệt để những bộ phận bị bệnh: những bộ phận bị bệnh sau khi được tỉa bỏ không được đem ra khỏi vườn để tiêu hủy mà vứt bỏ bừa bãi ngay tại vườn, hoặc xuống các ao hồ, mương, suối đầu nguồn nước, cũng là một nguyên nhân làm cho bệnh lây lan, phát triển ngày một nhiều hơn, rộng hơn.

-         Do có sẵn nguồn bệnh ban đầu: sầu riêng được trồng trên nền đất đã được trồng cao su trước dây, hoặc những vườn trồng dưới chân đất thấp hơn so với vườn cao su nhưng lại không có hệ thống rãnh bao quanh cứ để cho nước mưa chảy tràn lan từ vườn cao su sang vườn sầu riêng. Do đã có nguồn bệnh nằm sẵn trong đất, trong nước nên sầu riêng dễ bị bệnh gây hại nặng.

-         Do tuổi cây: hầu hết các vườn sầu riêng bị bệnh hại nặng đều là những vườn già cỗi (trên 25 năm tuổi) khả năng chống chịu với bệnh kém, cây cao rất khó phun xịt thuốc, nhất là bệnh ở các cành, nhánh phía trên, đây là các "ổ bệnh" lây truyền cho những vườn sầu riêng mới trồng, làm cho việc phòng trừ thêm tốn kém và khó khăn.

-        Do ít hoặc không sử dụng phân hữu cơ phân hữu cơ hoại mục không những làm cho đất tơi xốp, tăng khá năng kết cấu của đất, tăng cường thêm chất dinh dưỡng và những nguyên tố vi lượng cho cây, mà chúng còn cung cấp thêm cho đất những vi sinh vật đối kháng với nấm gây bệnh đang tồn tại trong đất bảo vệ cây, nhưng hầu như các nhà vườn không sử dụng hoặc chỉ sử dụng không đáng.

   Trên đây là một số nguyên nhân chính đã làm cho vườn sầu riêng bị nấm bệnh P. palmivora gây hại nặng trong thời gian vừa qua. Sau khi biết được những nguyên nhân chính đã làm cho bệnh gây hại nặng, nếu các bạn cố gắng khắc phục thì chắc chắn vườn sâu riêng của các bạn sẽ giảm bớt được loại bệnh hại nguy hiểm này.

(Nguồn: Hỏi đáp về phòng trừ dịch hại cây trồng. Quyển 5: Cây ăn trái / Nguyễn Danh Vàn.- Tp.HCM: Tổng hợp, 2008. - 154 tr.; 20,5cm.- Đăng ký cá biệt: VB20103123)

===

Cứ vào mùa mưa cây sầu riêng thường hay bị cháy lá, chết đọt. Xin được nói rõ thêm về căn bệnh này và cách phòng trị chúng?

05/01/14 03:06PM

   Cháy lá chết đọt là một bệnh hại quan trọng trên cây sầu riêng ở cả hai giai đoạn cây con ở vườn ươm và cây trưởng thành trong vườn sản xuất. Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra.

   Trên lá ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm nhỏ sũng nước, sau đó lan rộng dận dọc theo mép lá, làm cho lá phát triển kém và co lại, cuối cùng bị khô và rụng.

   Trên cây con, bệnh làm cho lá ngọn bị cháy, sau đó khô dần, nếu nặng có thể làm cho đọt bị chết.

   Trên cây trưởng thành bệnh làm cho lá bị khô, ngọn bị chết, các lá bệnh thường dính lại với nhau, khi gỡ ra thấy có tơ màu vàng nâu kết dính các lá bệnh lại với nhau, đôi khi có những hạch tròn màu nâu nhạt Nếu gặp điều kiện mưa kéo dài tạo ẩm độ không khí cao vết bệnh sẽ chuyển sang màu đen và tho'i nhũn ra. Trường hợp nặng cả tán cây bị trụi lá, làm giảm diện tích quang hợp của cây, ảnh hưởng nghiệm trọng đến việc ra hoa kết trái, năng suất và chất lượng trái sau này. Bệnh thường gây hại nhiều trong mùa mưa.

   Để hạn chế tác hại của bệnh các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:

-         Trong vườn ươm không nên gieo cây con quá dầy, không nên tưới quá nhiều nước làm cho vườm ươm thường xuyên ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh, phát triển.

-           Thường xuyên vê sinh vườn cây, thu gom và đem tiêu hủy những lá cây bị bệnh rụng nằm trên măt vườn để hạn chế nguồn bệnh lây lan.

-         Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sớm và phun thuốc phòng trị kịp thời. Có thể dùng một trong những loại thuốc như: Validacin 5L, Copper B-75WP, Benomyl 50WP, Anvil 5SC, Bonaza 100SL, Til super 100ND...

(Nguồn: Hỏi đáp về phòng trừ dịch hại cây trồng. Quyển 5: Cây ăn trái / Nguyễn Danh Vàn.- Tp.HCM: Tổng hợp, 2008. - 154 tr.; 20,5cm.- Đăng ký cá biệt: VB20103123)

===

Từ đầu mùa mưa đến nay nhiều gốc cây sầu riêng đều bị thối chảy nhựa màu đỏ nâu, lấy dao tách bỏ lớp vỏ chỗ bị thối chảy nhựa ra thì thấy mặt gỗ bên trong có màu hồng nhạt. Có vân màu tím viền gợn sóng. Những cây bị nặng cả phần gốc thân và rễ bị hư thối, làm lá bị rụng, cây, cành bị chết. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để phòng trị căn bệnh này?

05/01/14 03:09PM

   Qua mô tả thì cây sầu riêng bị bệnh thối gốc chảy mủ. Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra, đây là bệnh rất quan trọng và nguy hiểm cho cây sầu riêng, ngoài sầu riêng chúng còn gây hại trên một trăm loại cây trồng khác (trong đó có nhiều loại cây ăn trái như: cam, quýt, chanh, bưởi, xoài, nhãn, đu đủ, sapô, táo, ổi...). Loài nấm này lưu tồn trong đất, trong nước.

   Do có nguồn gốc thủy sinh nên chúng ưa thích và rất cần có ẩm ướt cao để sinh sản, phát triển và gây hại. Vì thế bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại mạnh trong mùa mưa, nhất là khi nhiệt độ không khí ở mức trên dưới 30 độ C mà đất vườn bị đọng nước và trong đất lại đang có sẵn nguồn bệnh.

   Bệnh có thể gây hại ở tất cả các độ tuổi của cây: có thể làm chết cây con trong vườn ươm giống, cây con mới trồng ở giai đoạn kiến thiết vườn. Khi cây lớn bệnh gây thối gốc chảy mủ, thối rễ, nếu nặng có thể làm chết những cành lớn hoặc chết cả cây. Bệnh có thể gây hại cho nhiều bộ phận trên cây.

-           Trên lá: ban đầu vết bệnh chỉ là những vết thối, nếu nặng có thể làm thối phần thịt trái.

-         Trên trái: ban đầu bệnh chỉ là những vết ẩm ướt, màu nâu đen, gặp điều kiện ẩm độ không khí cao bề mặt vết bệnh sẽ xuất hiện những sợi tơ nấm, sau vết bệnh lan rộng dần ra làm cho trái bị thối, nếu nặng có thể làm thối phần thịt trái.

-         Trên gốc thân, cành lớn: chỗ bị nhiễm bệnh chảy ra chất nhựa màu đỏ, vỏ và vùng gỗ phía dưới chuyển sang màu hồng lợt có vân tím, viền gợn sóng. Nếu nặng vết bệnh sẽ ướt đẫm nhựa cây, nhất là khi có ẩm độ không khí cao. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ lan dần vào mạch gỗ và lan rộng dần ra bao phủ hết xung quanh gốc thân, làm cho rễ bị thối, lá bị rụng, đọt và nhánh bị chết, dẫn đến làm chết cây.

   Để hạn chế tác hại của bệnh phải áp dụng nhiều biện pháp một cách đồng bộ ngay tư khi chọn cây giống, thiết kế vườn, làm đất, phân lô, định khoảng cách trồng... nhưng ở đây vườn của các bạn đã được trồng sẵn, cây của các bạn đang bị bệnh thì bạn cần áp dụng một số biện pháp chính sau đây:

-         Cưa bỏ những cành đã bị bệnh chết, đưa chúng ra khỏi vườn rồi tiêu hủy. Cắt tỉa bớt cành, nhất là những cành nằm sát mặt đất (với những cây còn nhỏ), làm sạch cỏ vườn... để vườn luôn được thông thoáng, giúp giầm bớt ẩm độ không khí trong vườn (nhất là vào những lúc trời mưa kéo dài).

-         Trong mùa mưa nếu vườn bị đọng nước, cần xẻ rãnh trên mặt luống để nước mưa thoát xuống mương, đồng thời dọn sạch cỏ, rác... tủ xung quanh gốc để vùng đất xung quanh gốc và mặt vườn luôn khô ráo.

-         Với những vườn, những cây đang bị bệnh cần giảm bớt lượng phân đạm. Nếu bệnh nặng có thể ngưng hẳn việc bón phân đạm, chờ đến khi hết bệnh mới bón đạm trở lại, đồng thời bón bổ xung thêm phân lân và kali, tăng cường bón phân hữu cơ hoại mục (nhất là phân gà).

-         Những lúc cần tưới không nên tưới quá đẫm nước vào vùng xung quanh gốc cây.

-         Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sớm chỗ bị bệnh khi chúng còn chưa lan rộng, sau đó dùng dao sắc tách cạo bỏ hết phần vỏ chỗ bị bệnh (nhớ thu gom chỗ vỏ bị bệnh vừa cạo ra khỏi vườn và tiêu hủy). Rồi dùng ba muỗng canh thuốc Copper-zine pha với nửa lít nước (hoặc 10-20 cc thuốc Aliette, hay 20-30 gram thuốc Ridomil pha trong một lít nước), lấy chổi hay cọ sơn nhúng nước thuốc quét lên chỗ bị bệnh vừa cạo và vùng lân cận.

-           Với bệnh trên cành, lá có thể dùng thuốc Manzate 200-80WP, Manozeb 80WP, Ridomil MZ - 72 WP (BHN), Aliette 80WP... phun ướt đều lá, cành và cả thân cây (đặc biệt là ở phần gần dưới gốc). Về cách sử dụng thuốc xin các bạn đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất đã in sẵn trên bao bì). 

(Nguồn: Hỏi đáp về phòng trừ dịch hại cây trồng. Quyển 5: Cây ăn trái / Nguyễn Danh Vàn.- Tp.HCM: Tổng hợp, 2008. - 154 tr.; 20,5cm.- Đăng ký cá biệt: VB20103123)

===

Trên lá của cây sầu riêng bị một loại bệnh tấn công làm cho lá bị khô rụng, nhất là ở những cây còn nhỏ và trong mùa khô. Xin cho biết có cách nào chữa trị loại bệnh này?

05/01/14 03:07PM

   Giống như bệnh thối gốc chảy mủ, thán thư cũng là một bệnh gây hại khá phổ biến trên cây sầu riêng, bệnh thường gây hại nghiệm trọng cho cây sầu riêng, bệnh thường gây hại nhiều vào thời kỳ cây con, trong mùa khô hoặc sau khi thu hoạch (đối với cây đã trưởng thành). Bệnh do nấm Collectotrichum zibethinum gây ra. Nấm bệnh thường tấn công những lá đã trưởng thành, tập trung nhiều ở tầng lá phía dưới của cây (từ giữa tán lá xuống đến gốc).

   Trên lá vết bệnh bắt đầu từ mép lá sau đó lan dần vào bên trong và từ chót lá lan xuống dưới, trên vết bệnh xuất hiện những đường viền hình tròn màu nâu đậm xếp gần như đồng tâm nhau dọc theo hai bên gân chính của lá. Sau đó màu sắc của vết bệnh nhạt dần, trẽn đó nấm thành lập các ổ bào tử nhìn như các đầu kim màu đen. Nếu nặng có thể làm cho lá khô cháy rụng, cây phát triển kém, cây con có thể bị chết.

   Để hạn chế tác hại của bệnh bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:

-         Không nên trồng sầu riêng quá dầy, thường xuyên cắt tỉa tạo tán cho vườn cây luôn thông thoáng.

-         Cắt tỉa bỏ những cành đã bị bệnh gây hại nặng, quét dọn thu gom những lá rụng năm trên mặt vườn đem đốt tiêu hủy để hạn chế bớt nguồn lây lan của bệnh trong vườn.

-         Chăm sóc vườn cây chu dáo, thường xuyên cung câp đầy đủ phân bón và nước để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

-         Kiểm tra vườn cây thường xuyên để kịp thời phát hiện và phun thuốc phòng trừ khi bệnh chớm phát sinh, về thuốc có thể dùng một trong những loại thuốc như: Benomyl 50 WP, Copper B-75WP, Manzate 80WP, Antracol 70WP, Daconil 75WP...

(Nguồn: Hỏi đáp về phòng trừ dịch hại cây trồng. Quyển 5: Cây ăn trái / Nguyễn Danh Vàn.- Tp.HCM: Tổng hợp, 2008. - 154 tr.; 20,5cm.- Đăng ký cá biệt: VB20103123)

===

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro