LAMTUNGls1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lịch sử Nga bắt đầu với lịch sử Đông Slav. Nhà nước Đông Slav đầu tiên, nước Nga Kiev, đã chấp nhận Ki-tô giáo từ Đế quốc Đông La Mã năm 988,[1] khởi đầu sự tổng hòa các nền văn hoá Đông La Mã và Slav lập ra văn hoá Nga trong một nghìn năm tiếp theo.[2] Nước Nga Kiev nhanh chóng tan rã không còn là một Nhà nước nữa, cuối cùng chịu đầu hàng quân xâm lược Mông Cổ trong những năm 1230. Trong thời gian này, một số lãnh đạo địa phương, đặc biệt là xứ Novgorod và xứ Pskov, đã chiến đấu để thừa kế di sản văn hoá và chính trị của nước Nga Kiev.

Sau thế kỷ 13, Moskva dần trở thành trung tâm văn hoá.[2] Tới thế kỷ 18, Đại Công quốc Moskva đã trở thành Đế quốc Nga rộng lớn, trải dài từ Ba Lan về phía đông tới Thái Bình Dương. Sự mở rộng về phía tây càng khiến nước Nga nhận thức được sự khác biệt của họ với đa phần còn lại của châu Âu và phá vỡ sự cô lập từng xảy ra ở những giai đoạn đầu mở rộng. Thời này có Nga hoàng Pyotr Đại Đế xóa bỏ một nước Nga lạc hậu, nửa Á Đông, tiến hành sự nghiệt lớn lao đổi mới đất nước.[3][4] Các vị Nữ hoàng Anna, Elizaveta Petrovna và Ekaterina II đều lên ngôi với những cuộc đảo chính do Ngự Lâm quân hỗ trợ.[5] Với chính sách bành trướng, phát triển thực lực của đất nước, triều đình Nga hoàng đã phá bỏ mối đe dọa từng có từ Vương quốc Thụy Điển và Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman.[6] Các triều đại nối tiếp nhau trong thế kỷ 19 đã đối phó với những áp lực đó bằng sự kết hợp giữa các cuộc cải cách miễn cưỡng và trấn áp. Chế độ nông nô Nga đã bị bãi bỏ năm 1861, nhưng sự huỷ bỏ này thực sự chỉ gây thêm phiền toái cho người nông dân và càng khiến áp lực cách mạng tăng cao. Trong khoảng thời gian từ khi chế độ nông nô bị huỷ bỏ tới khi bắt đầu Chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914, các cuộc cải cách Stolypin, hiến pháp 1906 và Duma quốc gia đã mang lại những thay đổi đáng kể cho nền kinh tế và chính trị Nga,[7] nhưng các hoàng đế Nga vẫn không muốn rời bỏ quyền lực tuyệt đối, hay chia sẻ quyền lực.[8]

Cách mạng Nga năm 1917 được khởi phát từ một sự tổng hợp các yếu tố tan rã kinh tế, tình trạng kiệt quệ do chiến tranh, và sự bất bình với hệ thống chính phủ chuyên quyền, và lần đầu tiên một liên minh giữa những người tự do và xã hội chủ nghĩa ôn hoà lên nắm quyền lực, nhưng các chính sách sai lầm của họ đã khiến những người Cộng sản Bolshevik chiếm quyền lực vào ngày 25 tháng 10 (lịch Julius, tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory). Từ năm 1922 tới năm 1991, lịch sử Nga chủ yếu là Lịch sử Liên Xô, một nhà nước hoàn toàn dựa trên ý thức hệ gồm các quốc gia láng giềng của Đế quốc Nga trước Hòa ước Brest-Litovsk. Tuy nhiên, việc tiếp cận cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội khác nhau trong từng thời điểm trong lịch sử Liên Xô, từ nền kinh tế pha trộn và xã hội và văn hoá đa dạng hồi thập niên 1920 tới nền kinh tế chỉ huy và trấn áp thời Stalin tới "thời kỳ trì trệ" thập niên 1980. Từ những năm đầu tiên, chính phủ Liên Xô đã dựa trên nền tảng độc đảng của những người Cộng sản, như những người Bolshevik tự gọi mình, từ tháng 3 năm 1918.[9] Tuy nhiên, tới cuối thập niên 1980, khi sự yếu kém của các cơ cấu kinh tế và chính trị đã trở nên gay gắt, các lãnh đạo cộng sản đã tiến hành các cải cách lớn, dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.[10]

Lịch sử Liên bang Nga khá ngắn, chỉ bắt đầu từ sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Từ khi giành lại độc lập, nước Nga đã được công nhận là nhà nước thừa kế chính thức của Liên Xô trên bình diện quốc tế.[11] Tuy nhiên, nước Nga đã mất vị trí siêu cường của mình và đang phải đối mặt với những thách thức trong các nỗ lực thiết lập một hệ thống kinh tế và chính trị hậu Xô viết. Loại bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung và quyền sở hữu nhà nước thời kỳ Xô viết, nước Nga đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế mang các yếu tốc của thị trường tư bản, với những hậu quả nhiều khi khá nặng nề.[10] Thậm chí ngày nay nước Nga vẫn mang nhiều nét đặc trưng văn hoá và xã hội thời kỳ Sa Hoàng và Liên Xô.

Buổi đầu lịch sử

Cư dân thời Tiền Slav

Thời tiền sử, các vùng thảo nguyên rộng lớn phía nam nước Nga là nơi sinh sống của các bộ lạc chăn nuôi gia súc du cư không thống nhất. Thời xa xưa, thảo nguyên Hắc Hải được gọi là Scythia.[12] Những di sản của các nền văn minh thảo nguyên đã mất từ xưa đó đã được khám phá trong thế kỷ 20 tại các địa điểm như Ipatovo,[12] Sintashta,[13] Arkaim,[14] và Pazyryk.[15] Nửa sau thế kỷ 8 trước Công Nguyên, các nhà buôn Hy Lạp đã mang nền văn minh cổ điển tới các địa điểm buôn bán tại Tanais và Phanagoria.[16] Từ thế kỷ thứ 3 tới thế kỷ thứ 6 Sau công nguyên, Vương quốc Bosporus, một chính thể Hy Lạp kế tục các thuộc địa Hy Lạp,[17] đã bị đè bẹp bởi các làn sóng xâm chiếm liên tục của người du mục,[18] dẫn đầu là các bộ lạc hiếu chiến thường di chuyển vào châu Âu, như người Hung và người Avar Thổ Nhĩ Kỳ. Một bộ tộc gốc Turk, người Khazar, cai trị các vùng thảo nguyên hạ châu thổ Volga giữa Caspi và biển Đen trong suốt thế kỷ 8.[19] Nổi tiếng về pháp luật, sức chịu đựng và tính hoà đồng,[20] người Khazar là con đường thương mại chính giữa Baltic và nhà Abbas tại Bagdad.[21] Họ là những đồng minh quan trọng của Đế quốc Đông La Mã,[22] và đã tiến hành hàng loạt các cuộc chiến tranh thắng lợi chống lại các vị khalip Ả Rập.[19][23] Ở thế kỷ 8, người Khazar theo Do Thái giáo.[23]

Một bản đồ tổng thể các nền văn hoá tại Nga thuộc châu Âu khi những người Varyag đặt chân tới

Thời kỳ đầu Đông Slav

Tổ tiên của người Nga là các bộ lạc Slav, có nguồn gốc được một số nhà sử học cho là tại các vùng rừng đầm lầy Pripyat.[24] Người Đông Slav sơ kỳ dần chiếm vùng Tây Nga theo hai hướng: một từ Kiev hướng về Suzdal và Murom ngày nay và hướng khác từ Polotsk tới Novgorod và Rostov.[25] Từ thế kỷ 7 về sau, người Đông Slav tiếp tục chiếm số đông dân cư tại Tây Nga[25] và chậm rãi nhưng hoà bình đồng hoá các bộ tộc gốc Phần Lan-Yugra bản xứ, như người Merya,[26] Muroma,[27] và người Meshchyora.[28]

Nước Nga Kiev

Người Bắc Âu cổ vùng Scandinavia, được gọi là "Viking" ở Tây Âu và người "Varyag"[29] ở phía đông, kết hợp làm cướp biển và buôn bán trong các chuyến đi của họ tới hầu hết miền Bắc Âu. Giữa thế kỷ 9, họ bắt đầu đi dọc các đường biển từ phía đông Baltic tới biển Đen và biển Caspi.[30] Theo biên niên sử đầu tiên của nước Nga, một người Varyag tên là Rurik đã được bầu làm nhà cầm quyền (konung hay knyaz) xứ Novgorod vào khoảng năm 860,[2] trước khi những người kế tục ông đi về phía nam và mở rộng lãnh thổ tới xứ Kiev,[31] nơi trước đó thuộc người Khazar.[32]

Vì thế, nhà nước Đông Slav đầu tiên, nước Nga Kiev, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 9 dọc theo châu thổ sông Dnepr.[2] Một nhóm phối hợp các công quốc với lợi ích chung trong việc duy trì thương mại dọc các đường sông, nước Nga Kiev kiểm soát con đường buôn bán lông thú, sáp và nô lệ giữa Scandinavia và Đế quốc Đông La Mã dọc theo sông Volkhov và sông Dnepr.[2]

Tên gọi "Russia" (Nga), cùng với tên Ruotsi trong tiếng Phần Lan và Rootsi trong tiếng Estonia, được một số học giả cho là có liên quan tới Roslagen.[33] Từ nguyên của Rus và các biến thể của nó đang bị tranh cãi, và các học giả khác cho rằng nó có liên quan với các gốc từ Slav hay Iran.[34]

Tới cuối thế kỷ 10, cộng đồng thiểu số Bắc Âu cổ đã pha trộn với dân cư Slav,[35] và họ cũng hấp thu những ảnh hưởng Ki-tô giáo Hy Lạp trong quá trình thực hiện các chiến dịch cướp bóc Tsargrad, hay Constantinopolis.[36] Một chiến dịch đó đã khiến vị thủ lĩnh đội thân binh Slav lỗi lạc là Svyatoslav I, nổi tiếng vì đã tiêu diệt nhà nước của người Khazar trên sông Volga, phải mất mạng.[37] Ở thời điểm đó, đế quốc Đông La Mã (Byzantium) đang trải qua một thời kỳ phục hồi quân sự và văn hóa mạnh mẽ; dù có suy tàn sau này, văn hóa của nó tiếp tục gây ảnh hưởng tới tiến trình hình thành và phát triển của Nga trong nhiều thế kỷ.

Nước Nga Kiev đóng vai trò quan trọng trong việc đưa một biến thể Slav của Chính Thống giáo Đông phương vào nước Nga,[2] làm sâu sắc hơn sự tổng hợp các nền văn hóa Đông La Mã và Slav thiết lập ra nền văn hóa Nga trong một nghìn năm sau. Vùng này đã chấp nhận Ki-tô giáo năm 988 sau hành động rửa tội chung cho người dân Kiev của công tước Vladimir I.[38] Vài năm sau, bộ luật đầu tiên, Russkaya Pravda, được đưa ra.[39] Từ ban đầu các công tước Kiev đã mô phỏng các mô hình Đông La Mã và giữ Giáo hội phụ thuộc vào họ, thậm chí cả về nguồn thu nhập,[40] vì thế Giáo hội Nga và nhà nước luôn liên kết chặt chẽ với nhau.

Tới thế kỷ 11, đặc biệt trong thời cai trị của Yaroslav Thông thái, Rus Kiev đã có được một nền kinh tế phát triển và những thành tựu kiến trúc, văn học vượt trội những thành tựu từng có ở vùng phía tây lục địa.[41] So với các ngôn ngữ châu Âu Ki-tô, tiếng Nga ít bị ảnh hưởng từ tiếng Hy Lạp và tiếng La tinh thời kỳ đầu Ki-tô giáo.[2] Điều này bởi ngôn ngữ Giáo hội Slav được sử dụng trực tiếp trong nghi thức tế lễ.[42]

Một bộ tộc Turk du mục, người Kipchak (cũng được gọi là người Cuman), đã thay thế người Pecheneg trước đó trở thành lực lượng thống trị tại các vùng thảo nguyên phương nam giáp với Rus hồi cuối thế kỷ 11 và lập ra một nhà nước du mục tại các thảo nguyên dọc biển Đen (Desht-e-Kipchak). Đẩy lùi các cuộc tấn công liên tục của họ, đặc biệt vào Kiev, vốn chỉ ở khoảng cách một ngày đường với thảo nguyên, là một gánh nặng lớn cho các vùng phương nam của Rus. Các cuộc tấn công của người du mục đã khiến một làn sóng lớn người Slav tràn vào trong các vùng rừng rậm phía bắc, đặc biệt là vùng được gọi là Zalesye để trốn tránh.

Nước Nga Kiev cuối cùng tan rã không còn là một Nhà nước vì cuộc tranh giành nội bộ giữa các thành viên của gia đình công tước nối nhau cai trị nó. Quyền thống trị của xứ Kiev chấm dứt, nhường lại cho Vladimir-Suzdal ở phía đông bắc, Novgorod ở phía bắc, và Halych-Volhynia ở phía tây nam. Cuộc chinh phục của quân Mông Cổ (Kim Trướng hãn quốc ở thế kỷ 13 là cú đánh quyết định. Xứ Kiev bị phá huỷ.[43] Halych-Volhynia cuối cùng bị sáp nhập vào Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva,[2] trong khi vùng Vladimir-Suzdal do Mông Cổ cai quản và Cộng hòa Novgorod độc lập, hai vùng ngoại biên Kiev, sẽ thành lập nên cơ sở cho quốc gia Nga hiện đại.[2]

Cuộc chinh phạt của quân Mông Cổ

Cuộc chinh phạt của quân Mông Cổ càng làm sự tan rã của Rus tăng nhanh. Năm 1223, các công tước li khai phía nam phải đối mặt với cuộc xâm lược của quân Mông Cổ tại sông Kalka và bị đánh tan.[44] Tron các năm măm 1237 - 1238, quân xâm lược còn đốt cháy thành phố Vladimir (4 tháng 2 năm 1238)[45] và các thành phố lớn khác phía đông bắc Nga, đánh tan tác quân Nga tại sông Sit,[46] và sau đóđi về hướng tây tới Ba Lan và Hungary.[47] Tới khi ấy họ đã chinh phục hầu hết các thành phố Nga.[48] Chỉ có Cộng hoà Novgorod không bị chiếm đóng và tiếp tục phát triển trong quỹ đạo của Liên hiệp Hansa.[49]

Ảnh hưởng từ cuộc chinh phạt của Mông Cổ trên lãnh thổ nước Nga Kiev không đều. Nền văn hóa thành phố phát triển đã hầu như bị phá huỷ. Khi các trung tâm cổ hơn như Kiev và Vladimir không thể hồi phục sau sự tàn phá của cuộc tấn công đầu tiên,[43] các thành phố mới như Moskva,[50] Tver[50] và Nizhny Novgorod[51] bắt đầu đua tranh quyền lãnh đạo bên trong nước Nga dưới sự chiếm đóng của quân xâm lược Mông Cổ. Dù liên quân các xứ Nga đã đánh tan tác quân Kim Trướng hãn quốc tại Kulikovo năm 1380,[52] sự thống trị của người Mông Cổ trên các lãnh thổ Nga, cùng với các yêu cầu cống vật từ các công tước Nga tiếp tục kéo dài tới tận năm 1480.[50]

Quan hệ Nga-Tatar

Công tước Chernigov là Mikhail đi qua lửa và bị buộc phải quỳ trước bài vị của Thành Cát Tư Hãn. Hãn Mông Cổ là Bạt Đô đã hành hạ ông đến chết vì đã từ chối quy phục người chết trong đức tin ngoại giáo.

Sau sự sụp đổ của Khazar trong thế kỷ 10, trung Volga bị thống trị bởi quốc gia thương mại Volga Bulgaria, di sản cuối cùng của Đại Bulgaria nằm ở Phanagoria. Ở thế kỷ 10 người Turk ở Volga Bulgaria chuyển theo Hồi giáo, để thuận lợi hơn trong công việc thương mại với Trung Đông và Trung Á[cần dẫn nguồn]. Sau những cuộc xâm lược của Mông Cổ trong thập niên 1230, Volga Bulgaria bị Kim Trướng hãn quốc sáp nhập và cư dân ở đây phát triển thành người Chuvash và Tatar Kazan hiện đại.

Người Mông Cổ giữ Nga và Volga Bulgaria trong sự thống trị từ kinh đô phía tây của họ tại Sarai,[53] một trong những thành phố lớn nhất thời Trung Cổ. Các công quốc phía nam và phía đông nước Nga phải cống nộp cho người Mông Cổ thời Kim Trướng hãn quốc, thường được gọi là người Tatar;[53] nhưng đổi lại họ được cho phép hành động như các vị phó của các hãn. Nói chung, các công tước có được quyền tự do cai quản khá lớn theo ý mình,[53] Giáo hội Chính Thống giáo Nga thậm chí còn có một giai đoạn hồi phục thời đại giáo chủ Alekxy và Sergii Radonezhsky.

Đối với Giáo hội Chính Thống giáo Nga và hầu hết các công tước, những kẻ Thập Tự Chinh cuồng tín ở phía Bắc dường như là một mối đe dọa lớn hơn cho nước Nga chứ không phải quân Mông Cổ. Ở giữa thế kỷ 13, Aleksandr Yaroslavich Nevsky, được bầu làm Công tước xứ Novgorod, trở thành một vị anh hùng của nhân dân Nga sau những thắng lợi lớn trước các Hiệp sĩ Teuton và quân xâm lược Thụy Điển. Aleksandr được quân Mông Cổ bảo hộ và trợ giúp trong các cuộc chiến đấu chống những đạo quân xâm lược từ phía tây, hy vọng lợi dụng sự sụp đổ của nước Nga sau cuộc xâm lược của quân Mông Cổ, tìm cách lấn chiếm lãnh thổ và cải đạo người Nga theo Ki-tô giáo La Mã[cần dẫn nguồn].

Người Mông Cổ để lại ảnh hưởng tới người Nga trong các lĩnh vực như chiến thuật quân sự và vận tải. Dưới ách đô hộ của quân Mông Cổ, nước Nga cũng phát triển mạng lưới thư tín, hệ thống thuế, điều tra dân số, và tổ chức quân đội của mình.[2] Những ảnh hưởng từ phương đông tiếp tục còn lại tới tận thế kỷ 17, khi nước Nga thực hiện nỗ lực thật sự đầu tiên nhằm Tây phương hóa đất nước.

Trong ký ức dân chúng, giai đoạn này để lại một ấn tượng rất xấu, và nó thường được gọi là ách Tatar-Mông Cổ[cần dẫn nguồn].

Đại công quốc Moskva

i lên của Moskva

Trong thời kỳ trị vì của Daniil, Moskva chỉ là một pháo đài gỗ nhỏ mất hút trong các khu rừng Trung Nga.

Daniil Aleksandrovich, con trai út của Aleksandr Yaroslavich Nevsky, lập ra công quốc Moskva (được phương Tây biết đến như là Muscovy),[50] cuối cùng đã đánh đuổi người Tatar ra khỏi Nga. Nằm ở vị trí tốt trong hệ thống sông trung tâm Nga và được bảo vệ bởi các khu rừng và đầm lầy bao quanh, Moskva ban đầu là chư hầu của Vladimir, nhưng nhanh chóng sáp nhập cả công quốc mẹ. Yếu tố chính trong uy thế của Moskva là sự hợp tác của các vị công tước cai trị nó với các lãnh chúa Mông Cổ, những người ban phong cho họ tước vị Đại công tước của Moskva và biến họ trở thành các bộ hạ để thu các cống phẩm cho người Tatar từ các công quốc Nga. Thanh thế của công quốc này được gia tăng thêm khi nó trở thành trung tâm của Giáo hội Chính Thống giáo Nga. Người đứng đầu giáo hội, đại giáo chủ, chạy từ Kiev tới Vladimir năm 1299 và vài năm sau đã thiết lập các trụ sở chính vĩnh cửu của Giáo hội tại Moskva dưới tước hiệu nguyên thủy đại giáo chủ Kiev.

Vào khoảng giữa thế kỷ 14, quyền lực của quân Mông Cổ bắt đầu suy giảm và các Đại công tước cảm thấy có thể công khai vùng lên phá tan xiềng xích của quân Mông Cổ. Vào năm 1380, tại Kulikovo trên sông Đông, quân xâm lược Mông Cổ đã bị đánh tan tác,[52] và mặc dù chiến thắng nhọc nhằn này không chấm dứt được ách thống trị của người Tatar đối với Nga, nhưng nó đã đem lại danh tiếng lớn cho Đại công tước Dmitry Ivanovich Donskoy. Vai trò thủ lĩnh của Moskva tại Nga bấy giờ đã được thiết lập vững chắc và vào giữa thế kỷ 14 lãnh thổ của nó đã được mở rộng ra nhiều thông qua mua bán, chiến tranh và hôn nhân.

Ivan III Vĩ đại

Ivan III xé rách công văn của Hãn đòi cống nộp trước mặt sứ thần của Hãn.

Trong thế kỷ 15, các đại công tước Moskva tiến hành tập hợp các vùng đất Nga để tăng dân cư và tài sản dưới sự cai trị của họ. Người thi hành thành công nhất chính sách này là Ivan III[50], người đặt nền móng cho nhà nước dân tộc Nga. Ivan cạnh tranh cùng kẻ thù hùng mạnh ở phía tây bắc là Đại công quốc Litva để giành quyền kiểm soát một số công quốc Thượng Oka bán độc lập ở vùng thượng nguồn sông Dnepr và sông Oka.[54][55] Thông qua li khai của một số công tước, các cuộc giao tranh biên giới và cuộc chiến tranh kéo dài với Cộng hòa Novgorod, Ivan III đã có thể sáp nhập cả Novgorod lẫn Tver.[56] Kết quả là Đại công quốc Moskva đã tăng ba về diện tích dưới thời của ông.[50] Trong cuộc giao tranh của ông với công quốc Pskov, một giáo sĩ tên là Filofei (Philotheus của Pskov) đã viết một bức thư gửi tới Ivan III, với lời tiên tri rằng công quốc này sẽ trở thành Đệ Tam La Mã.[57] Không những thế, vào năm 1453, Sultan Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman là Mehmed II xua quân đánh thành Constantinopolis, phá được thành Đệ Nhị La Mã này[58]. Việc vị Hòang đế Ki-tô giáo Chính Thống Hy Lạp cuối cùng hy sinh trong trận đánh này đã góp phần vào ý tưởng mới về Moskva như là "Tân La Mã" và là nơi của Ki-tô giáo chính thống.[50]

Sụp đổ của Cộng hòa Novgorod năm 1478. Ở phía phải là Marfa Boretskaya.

Đương thời với nhà Tudor và các "tân vương" khác tại Tây Âu, Ivan tuyên bố chủ quyền tuyệt đối của ông đối với mọi công tước và quý tộc Nga. Từ chối cống nộp tiếp cho người Tatar, Ivan đã khởi đầu một loạt các vụ tấn công mở đường cho sự thất bại hoàn toàn của Kim Trướng hãn quốc đang suy yếu, khi đó đã phân chia ra thành vài Khả hãn quốc và hãn quốc nhỏ. Ivan và những người kế vị ông theo đuổi việc bảo vệ biên giới phía nam của lãnh thổ của mình chống lại các cuộc tấn công của người Tatar Krym và các hãn quốc khác.[59] Để đạt được mục đích này, họ đã tài trợ cho việc xây dựng Tuyến chướng ngại lớn và ban phong các thái ấp cho các quý tộc, những người có nghĩa vụ phục vụ trong quân đội. Hệ thống thái ấp tạo ra cơ sở cho kị binh đang nổi lên.

Theo cách này, sự thống nhất nội bộ kèm theo sự mở rộng ra ngoài của nhà nước. Vào thế kỷ 16, những người cai trị Moskva coi toàn bộ lãnh thổ Nga là tài sản tập thể của họ. Một loạt các công quốc bán độc lập vẫn còn tuyên bố chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ cụ thể,[55] nhưng Ivan III đã buộc các công tước này phải biết tới đại công tước của Moskva và những hậu duệ của ông như là những vị vua không còn gì nghi vấn với sự kiểm soát đối với quân đội, luật pháp và các chính sách ngoại giao. Dần dần, các vị vua Nga nổi lên như là những người cai trị đầy quyền thế và chuyên quyền, tức các Sa hoàng (tsar). Vị vua Nga đầu tiên chính thức đăng quang với tước hiệu "Sa hoàng" là Ivan IV.[50]

Nước Nga Sa hoàng

Ivan IV Bạo chúa

Sự phát triển quyền lực tuyệt đối của Sa hoàng lên tới đỉnh điểm trong thời kỳ cầm quyền (1547–1584) của Ivan IV ("Ivan Bạo chúa"). Ông tăng cường vị trí quyền lực của mình tới một mức độ chưa từng có trước đó, bằng cách thẳng tay sắp xếp giới quý tộc theo ý thích, trục xuất hay hành quyết nhiều người chỉ vì những tội lỗi nhỏ nhất.[50] Tuy nhiên, Ivan thường được coi là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn, người đã cải cách nước Nga khi đưa ra một bộ luật mới (Sudebnik năm 1550),[60] thiết lập cơ quan đại diện chính quyền phong kiến đầu tiên của Nga (Hội nghị hội đồng tự quản địa phương), cắt giảm ảnh hưởng của giới tăng lữ,[61] và lập ra cơ quan tự quản cấp vùng tại các khu vực nông thôn,[62]

Mặc dù cuộc chiến tranh Livonia kéo dài của ông nhằm giành quyền kiểm soát bờ biển Baltic và quyền tiếp cận con đường thương mại trên biển là một sai lầm tốn kém,[63] Ivan đã sáp nhập được các hãn quốc như Kazan, Astrakhan và Siberi.[64] Những cuộc chinh phục này càng khiến làn sóng di cư của người du mục hiếu chiến từ châu Á vào châu Âu qua Volga và Ural thêm phức tạp.

Thông qua những cuộc chinh phục đó, nước Nga có thêm được một số lượng đáng kể người Tatar Hồi giáo và trở thành một quốc gia đa chủng tộc và đa tôn giáo. Cũng trong khoảng giai đoạn này, gia đình thương gia Stroganov đã thành lập một địa vị vững chắc tại Ural và tuyển mộ nhiều người Cozak Nga tới thực dân hoá Siberi.[65]

Cuối thời kỳ cai trị của mình, Ivan đã chia đất nước làm hai. Ở vùng được gọi là oprichnina, những người theo Ivan tiến hành một loạt các cuộc thanh trừng đẫm máu nhắm vào giới quý tộc phong kiến (mà ông nghi ngờ có âm mưu bội phản sau sự phản bội của hoàng thân Kurbsky), đỉnh điểm là vụ Thảm sát Novgorod (1570). Việc này cộng với những tổn thất quân sự, bệnh dịch, mất mùa đã làm suy yếu nước Nga tới mức người Tatar Krym có thể vào cướp bóc các vùng trung tâm Nga và đốt cháy kinh đô Moskva (1571).[66] Năm 1572, Ivan từ bỏ oprichnina.

Cuối triều đại Ivan IV, quân Ba Lan-Litva và quân Thuỵ Điển đã tiến hành can thiệp thành công vào Nga, tàn phá miền bắc và các vùng tây bắc nước này.[69]

Thời kỳ loạn lạc

Cái chết không người nối dõi của con trai Ivan Bạo chúa là Fyodor I kéo theo một giai đoạn nội chiến và can thiệp nước ngoài được gọi là "Thời kỳ loạn lạc" (1606–13)[50]. Các mùa đông lạnh giá (1601-1603) làm mùa màng thất bát[71] dẫn tới nạn đói Nga 1601-1603 và làm gia tăng sự vô tổ chức trong xã hội. Thời kỳ cầm quyền của Boris Godunov chấm dứt trong tình trạng hỗn loạn, nội chiến cộng với sự xâm phạm từ nước ngoài, sự tàn phá nhiều thành phố và sự suy giảm dân số trong các khu vực nông thôn. Đất nước chao đảo vì sự hỗn loạn bên trong và nhiều cuộc can thiệp bên ngoài của Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva[72]. Quân xâm lược tiến vào tới Moskva và đưa, ban đầu là kẻ mạo danh Dmitriy I giả và sau đó là Władysław IV Vasa - một Hoàng thân Ba Lan lên ngôi báu của nước Nga. Nhân dân Moskva phải nổi dậy đấu tranh, nhưng họ bị dập tắt một cách dã man và thành phố bị đốt cháy[73][74][75].

Cuộc khủng hoảng đã tạo nên tinh thần yêu nước chống lại quân xâm lược của toàn dân Moskva và vào mùa thu năm 1612, dưới sự chỉ huy của thương gia Kuzma M. Minin và Công tước Dmitry M. Pozharsky, quân đội tình nguyện đã đẩy lui ngoại bang ra khỏi kinh thành

Vị thế quốc gia Nga đã sống sót qua "Thời kỳ loạn lạc" và sự cai trị yếu kém hoặc thối nát của các Sa hoàng nhờ sức mạnh của các quan lại trung tâm của chính quyền. Các chức năng của chính quyền vẫn hoạt động, dù dưới bất kỳ vị vua nào hay các phe phái nào kiểm soát ngôi báu[50]. Tuy nhiên, "Thời kỳ loạn lạc" do sự khủng hoảng triều đại gây ra đã khiến nước Nga mất nhiều lãnh thổ vào tay Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva trong cuộc chiến tranh Nga-Ba Lan. Không những thế, vua Thụy Điển là Gustav II Adolf đã lợi dụng "Thời kỳ loạn lạc" mà phát binh chinh phạt nước Nga và giành chiến thắng lừng lẫy trong cuộc chiến tranh Ingria: Lên ngôi của dòng họ Romanov và thời kỳ cai trị đầu tiên

Bầu Mikhail Romanov 16 tuổi lên làm Sa hoàng đầu tiên của nhà Romanov

Tháng 2 năm 1613, khi sự hỗn loạn đã chấm dứt và người Ba Lan đã bị đẩy lui khỏi Moskva, một đại hội đồng, gồm các đại diện từ năm mươi thành phố và thậm chí cả một số nông dân đã bầu Mikhail Romanov, con trai của đại giáo chủ Filaret, lên ngôi báu. Nhà Romanov cai trị nước Nga tới tận năm 1917.

Nhiệm vụ trước mắt của triều đại mới là tái lập hoà bình. May cho Moskva, những kẻ thù chính của họ là Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva và Thuỵ Điển đang lao vào những cuộc xung đột với nhau, đưa lại cho nước Nga cơ hội tái lập hoà bình với vua Thuỵ Điển năm 1617 và ký một hiệp ước hoà bình với Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva vào năm 1619. Theo Hiệp định Stolbova, Sa hoàng Mikhail I nhường cho vua Gustav II Adolf hai vùng Carelia và Ingria. Từ đó, nước Nga mất lối ra biển Baltic.[78] Việc thu hồi những lãnh thổ đã mất bắt đầu từ giữa thế kỷ 17 khi cuộc nổi dậy Chmielnicki tại Ukraina chống lại quyền cai trị Ba Lan đưa tới Hiệp ước Pereyaslav được ký kết giữa Nga và người Cozak Ukraina.

Stenka Timofeyevich Razin đi thuyền trên biển Caspi.

Theo hiệp ước, Nga đảm bảo quyền bảo hộ cho nhà nước Cozak ở Ukraina tả ngạn, trước kia thuộc quyền kiểm soát của Ba Lan. Việc này đã gây ra một cuộc Chiến tranh Nga-Ba Lan kéo dài dẫn tới Hiệp ước Andrusovo (1667) theo đó Ba Lan chấp nhận mất Ukraina tả ngạn, Kiev và Smolensk[50].

Thay vì tiếp tục đối mặt với nguy cơ mất tài sản trong các cuộc nội chiến, các đại quý tộc hay boyar đã liên kết với những vị Sa hoàng đầu tiên của nhà Romanov, cho phép họ hoàn tất việc thiết lập chính quyền quan lại trung ương. Như vậy, nhà nước yêu cầu sự hợp tác của cả giới quý tộc cũ và mới, chủ yếu trong quân đội. Đổi lại các Sa hoàng cho phép giới quý tộc hoàn tất quá trình nông nô hoá giới nông dân.

Cuộc cải cách Giáo hội của đại giáo chủ Nikon đã gây ra sự li giáo trong Giáo hội Chính giáo Nga và sự xuất hiện Những người theo đức tin cũ.

Trong thế kỷ trước đó, nhà nước đã dần tước đoạt các quyền di chuyển theo các chúa đất khác nhau của nông dân. Khi nhà nước đã hoàn toàn thừa nhận chế độ nông nô, các nông dân bỏ trốn trở thành những kẻ bị quốc gia truy nã, và quyền của các chúa đất với các nông dân "gắn liền" với đất đai của họ đã hầu như hoàn tất. Cùng nhau, nhà nước và giới quý tộc đặt ra các gánh nặng thuế khoá lên người nông dân, vào giữa thế kỷ 17 đã tăng gấp 100 lần so với thế kỷ trước đó. Ngoài ra, các thương nhân, thợ thủ công thành thị trung lưu, cũng phải chịu các khoản thuế, và giống như nông nô, họ cũng bị cấm chuyển chỗ ở. Tất cả thành phần xã hội đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và phải chịu các khoản thuế đặc biệt[80].

Dưới những hoàn cảnh như vậy, sự xuất hiện của những nông dân bất tuân pháp luật là không thể tránh khỏi; thậm chí các công dân Moskva cũng đã nổi dậy chống lại triều đình Romanov trong cuộc nổi loạn Muối (1648)[81], cuộc nổi loạn Đồng (1662)[81] và cuộc nổi dậy Moskva (1682)[82] vượt xa cuộc nổi dậy nông dân lớn nhất thế kỷ 17 ở châu Âu nổ ra năm 1667. Khi những người định cư tự do ở phía nam nước Nga, người Cozak, nổi dậy chống lại sự tập quyền trung ương ngày càng tăng của nhà nước, các nông nô bỏ trốn khỏi các lãnh chúa và gia nhập những người nổi dậy. Thủ lĩnh người Cozak là Stenka Timofeyevich Razin dẫn những người theo mình ngược sông Volga, xúi giục các cuộc nổi dậy nông dân và thay thế các chính quyền địa phương bằng bộ máy Cozak[50]. Cuối cùng quân đội Sa hoàng đã tiêu diệt các lực lượng của ông năm 1670; một năm sau Stenka bị bắt và bị chém đầu. Tuy thế, chưa tới nửa thế kỷ sau, tình trạng căng thẳng do những cuộc viễn chinh quân sự mang lại đã tạo ra một nổi loạn tại Astrakhan, cuối cùng cũng bị dập tắt.

Đế quốc Nga

 [Pyotr Đại đế

Sa hoàng Pyotr I giải tán đội Cấm vệ quân streltzi cũ; hàng nghìn lính streltzi đã bị tử hình sau vụ binh biến của họ.

Pyotr Đại đế thân chinh thống lĩnh Quân đội Nga tại trận Poltava.

Sa hoàng Pyotr I Đại đế (1672–1725), đã đưa chế độ quân chủ chuyên quyền vào nước Nga và đóng vai trò chủ chốt trong việc đưa đất nước mình vào hệ thống quốc gia châu Âu. Ông ngưỡng mộ vị Tuyển hầu tước vĩ đại của xứ Phổ - Brandenburg là Friedrich Wilhelm I và cũng học hỏi những cải cách của ông này.[83] Từ sự khởi đầu bé nhỏ hồi thế kỷ 14 chỉ với Công quốc Moskva, nước Nga đã trở thành quốc gia lớn nhất thế giới ở thời Pyotr. Lớn gấp ba lần lục địa châu Âu, nước Nga trải dài trên đại lục Á-Âu từ biển Baltic tới Thái Bình Dương. Đa phần lãnh thổ được mở rộng trong thế kỷ 17, lên tới đỉnh điểm khi những người Nga đầu tiên tới định cư ở Thái Bình Dương giữa thế kỷ 17, việc tái chinh phục Kiev và sự hoà bình hoá các bộ tộc Siberi. Tuy nhiên, vùng đất rộng lớn này chỉ có dân số 14 triệu người. Các cánh đồng lúa mì kém xa so với nông nghiệp ở phương Tây (điều này có thể một phần vì điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là những mùa đông dài và thời gian trồng cấy ngắn[84] khiến hầu hết dân cư phải làm nông nghiệp. Chỉ một phần nhỏ dân cư sống ở các thị trấn. Nước Nga vẫn bị cô lập với con đường thương mại trên biển; thương mại và giao thông, sản xuất nội địa phụ thuộc vào các thay đổi theo mùa[84].

Các nỗ lực quân sự đầu tiên của Nga hoàng Pyotr là chiến đấu chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman, chiếm được thị trấn Azov[85]. Sau đó ông quay sự chú ý sang phía bắc. Pyotr vẫn thiếu một cảng biển vững chắc ở phía bắc, ngoại trừ Arkhangelsk trên biển Trắng, nơi các cảng bị đóng băng chín tháng mỗi năm. Lối vào biển Baltic bị Thụy Điển phong toả, lãnh thổ nước này bao bọc nó từ cả ba phía. Các tham vọng của Pyotr về một "cánh cửa ra biển" đã khiến ông lập một liên minh bí mật năm 1699 với Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva và Đan Mạch chống Thụy Điển dẫn tới cuộc Đại chiến Bắc Âu. Sau khi ông đại bại trước quân Thụy Điển trong trận Narva vào tháng 11 năm 1700, vào năm 1708 vua Thụy Điển là Karl XII tiến hành chinh phạt nước Nga. Quân đội Nga đã đánh tan quân Thụy Điển trong trận Lesnaya vào năm đó; năm sau, Quân đội Nga lại tạo một bước ngoặt khi giành chiến thắng lừng lẫy trước quân Thụy Điển trong trận Poltava (1709). [86]

Nhưng vào tháng 12 năm 1710, ông lại lâm chiến với Đế quốc Ottoman: quân Ottoman đông đảo hơn đã đại phá liên quân Nga - Moldavia trong trận chiến sông Pruth, và hậu quả của thất bại này là nước Nga mất thị trấn Azov. Mặt khác, Quân đội Nga vẫn liên tục đánh bại quân Thụy Điển trên chiến trường phương Bắc: Hải quân Thụy Điển mất uy thế trên vùng biển Baltic, và vua Karl XII chết vào năm 1718, rồi đến năm 1721, cuộc chiến tranh tàn khốc mới kết thúc khi nước Thụy Điển kiệt quệ chịu thua và tìm kiếm hoà bình với Nga Sa hoàng.[87][88] Pyotr đòi hỏi bốn tỉnh nằm ở phía nam và phía đông vịnh Phần Lan, và nhờ thế có được đường ra biển. Tại đó, vào năm 1703, ông lập ra thành phố sẽ thành kinh đô mới của nước Nga, Sankt Peterburg, như một "cánh cửa vào châu Âu" để thay thế kinh thành Moskva - từng là trung tâm văn hoá Nga từ lâu. Trong khi Nga hoàng Pyotr Đại Đế đưa đất nước lên thành cường quốc thì nước Ba Lan láng giềng lại suy yếu.[89] Sự can thiệp của Nga vào Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva, cùng với Nghị viện câm lặng, đánh dấu sự khởi đầu 200 năm đô hộ vùng này của Đế quốc Nga. Trong lễ mừng công thắng lợi của các cuộc chinh phục, Pyotr lấy danh hiệu "Hoàng đế và Sa hoàng", và nước Nga Sa hoàng chính thức trở thành Đế quốc Nga năm 1721.

Nga hoàng Pyotr I tái tổ chức chính quyền của mình theo các mô hình phương Tây, biến nước Nga trở thành một nhà nước chuyên chế. Ông thay thế Duma boyar (cộng đồng quý tộc) cũ bằng một nghị viện chín thành viên, đưa vào hoạt động một hội đồng nhà nước tối cao. Vùng nông thôn được chia thành các tỉnh và huyện mới. Pyotr nói với nghị viện rằng nhiệm vụ của họ là thu thuế. Đổi lại nguồn thu thuế đã tăng lên gấp ba trong thời gian cai trị của ông. Như một phần cuộc cải cách chính quyền, Giáo hội Chính Thống giáo được sáp nhập một phần vào cơ cấu hành chính quốc gia, để trở thành một công cụ của nhà nước. Pyotr bãi bỏ chế độ giáo trưởng và thay thế nó bằng một thể chế tập thể, hội đồng tôn giáo thần thánh, được lãnh đạo bởi một quan chức do chính quyền bổ nhiệm. Trong lúc ấy, tất cả dấu vết của một chính quyền tự quản địa phương đều bị xoá bỏ, và Pyotr vẫn tiếp tục và tăng cường các yêu cầu của những người tiền nhiệm về sự phục vụ nhà nước đối với mọi quý tộc.

Pyotr Đại đế qua đời năm 1725, để lại một triều đại kiệt lực và chưa có người thừa kế. Thời kỳ cầm quyền của ông đã làm dấy lên những câu hỏi về tình trạng lạc hậu của nước Nga, quan hệ của nước này với phương Tây, sự cần thiết phải tiến hành cải cách và các vấn đề nền tảng khác đã gây ra nhiều khó khăn với các hoàng đế sau này. Tuy thế, ông là vị Hoàng đế đã đặt ra những nền móng của một nhà nước hiện đại tại Nga. Sau này, cố lãnh tụ Liên Xô I. V. Stalin đã xem ông là một vị anh hùng.

Cai trị Đế quốc (1725–1825)

Sau Nga hoàng Pyotr Đại Đế là những triều đại chẳng mấy nổi bật của Nữ hoàng Ekaterina I và Pyotr II.[90] Sau họ, Nữ hoàng Anna trị vì từ năm 1730 cho đến năm 1740, khi đó nước Nga tham chiến trong cuộc Chiến tranh Kế vị Ba Lan (1733) và gặt hái thắng lợi.[91] Từ năm 1736 cho đến năm 1739, Quân đội Nga họp binh với quân Áo, lâm chiến với Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman dưới thời Sultan Mahmud I.[92] Vào năm 1736, quân Nga chiếm được pháo đài Azov.[93] Nhưng quân Thổ Nhĩ Kỳ giành nhiều chiến thắng trước liên quân Nga - Áo vào năm 1737. Quân Áo, do sợ Quân đội Nga hoàng sẽ gây phương hại cho họ qua việc gặt hái nhiều thắng lợi, đã ký kết Hòa ước Beograd vào năm 1739, nhượng lại tất cả những vùng đất mà họ từng chiếm từ tay quân Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng năm đó, Đế quốc Ottoman cũng giữ lấy được pháo đài Azov, người Nga phải rút mọi chiến thuyền và tàu buôn ra khỏi Biển Đen, đồng thời phải rút quân khỏi xứ Wallachia.[94] Trong giai đoạn 1725 - 1741, nền quân sự nước Nga chứng kiến một vị Nguyên soái tài năng là Burkhard Christoph von Münnich, ông đã lập nên nhiều chiến công.[95][96] Sau khi Nữ hoàng Anna qua đời vào năm 1740, một người họ hàng của bà là ấu chúa Ivan VI lên nối ngôi. Nhưng Công chúa Elizaveta Petrovna - con gái của Nga hoàng Pyotr Đại Đế - soán ngôi, lên làm Nữ hoàng.[97] Vào năm 1743, Quân đội Nga đánh tan tác quân Thụy Điển. [98]

Từ năm 1740 cho đến năm 1786, có vua Friedrich II Đại Đế (tức Friedrich Độc Đáo) dấy lên, xây dựng Vương quốc Phổ cường thịnh. Ông là một vị vua lớn của Vương triều Hohenzollern.[100] Một loạt chiến thắng oanh liệt của quân Phổ trong hai cuộc chiến tranh Silesia đã gây cho Triều đình Nga hoang mang lo sợ.[101] Nữ hoàng Elizaveta Petrovna đã tham chiến trong liên quân Áo - Pháp chống Phổ trong cuộc Chiến tranh Bảy năm vào năm 1756.[102] Không những thế, quân Thụy Điển cũng tham gia liên quân chống Phổ.[103] Quân Nga chiếm được vùng Đông Phổ vào năm 1758,[104] và nếu liên quân chống Phổ thắng lợi thì cả Vương quốc Phổ sẽ bị tiêu diệt. [105] Trong trận đánh ác liệt tại Kunersdorf (1759), nhà vua nước Phổ suýt bị quân Cozak Nga bắt sống, nhưng được quân sĩ Phổ cứu vãn.[106] Để bảo vệ đất nước, toàn quân và dân Phổ đã đấu tranh quyết liệt và gặt hái chiến thắng dưới sự thống lĩnh xuất sắc của vua Friedrich II Đại Đế,[107][108] trong khi đó Nữ hoàng Elizaveta Petrovna lại lâm trọng bệnh, và sẽ chết lúc nào không hay. Quả nhiên, vào năm 1762, bà mất, Đại Công tước Pyotr lên nối ngôi, tức Nga hoàng Pyotr III. Do rất ngưỡng mộ vua Friedrich II Đại Đế nên ông quyết định rút khỏi liên quân Pháp - Áo - Thụy Điển, mà thiết lập liên minh Nga - Phổ.[108]

Nguyên soái Zakhar Grigoryevich Chernyshov kéo quân đến đón chào vua Friedrich II Đại Đế và trao tặng ông Huy chương Thánh Anđrê.[109] Nga hoàng Pyotr III sống không được lâu: Nhận thấy ông không có khả năng, vợ ông là Ekaterina - nguyên là một Công nương người Đức - đã ưng thuận cho ám sát ông. Tin tức thông báo rằng ông bị chết vì "chứng ngập máu", và vào năm 1762 bà lên ngôi Nữ Hoàng đế, tức Ekaterina II của Nga. Bà xé bỏ liên quân Nga - Phổ, thậm chí còn chuẩn bị tái chiến với nước Phổ, nhưng rồi bà lại đổi ý tôn trọng nền hòa bình với nước Phổ.[110] Sau đó, liên quân chống Phổ lần lượt tan rã.[111] Tuy những ý đồ xâm lược nước Phổ của Nữ hoàng Elizaveta Petrovna thất bại hoàn toàn, tuy nhiên nước Nga đã có được danh tiếng lớn trong cuộc Chiến tranh Bảy năm.[112] Cũng giống như Nga hoàng Pyotr Đại Đế, Nữ hoàng Ekaterina cũng được gọi là "Ekaterina Đại Đế", cũng khỏe mạnh khác thường, vô cùng năng nổ và còn quyết đoán nữa.[113] Bà đã góp phần vào sự hồi sinh của giới quý tộc Nga đã bắt đầu sau khi vua Pyotr Đại đế qua đời. Chế độ phục vụ nhà nước bắt buộc bị huỷ bỏ, và Ekaterina còn tạo điều kiện thuận lợi nữa cho giới quý tộc bằng cách chuyển hầu hết các chức năng chính quyền tại các tỉnh cho họ.

Ekaterina Đại đế đã mở rộng quyền kiểm soát chính trị của nước Nga đối với Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva thông qua nhiều hành động, bao gồm cả việc ủng hộ Liên minh Targowica, dù cái giá của các cuộc vận động của bà, phía trên hệ thống trấn áp xã hội đòi hỏi các nông nô phải dành toàn bộ cuộc đời làm việc trên các mảnh đất của lãnh chúa, gây ra một cuộc nổi dậy nông dân lớn năm 1773, sau khi Ekaterina hợp pháp hoá việc bán nông nô tách biệt khỏi ruộng đất. Với lời kêu gọi mạnh mẽ "Treo cổ tất cả các lãnh chúa!", một thủ lĩnh người Cozak là Yemyelyan Ivanovich Pugachyov đã tuyên bố ông trả thù cho Nga hoàng Pyotr III, đồng thời các thủ lĩnh tiêu biểu của quân nổi dậy đặt tên họ theo những viên quan lớn trong Triều đình Nga. Đây là một thách thức lớn đối với Nữ hoàng Ekaterina II,[114] quân nổi dậy đe doạ chiếm Moskva trước khi cuộc khởi nghĩa của họ bị dập tắt dữ dội. Ekaterina II bắt được Pugachev và treo cổ ông trên Quảng trường Đỏ[115], nhưng bóng ma cánh mạng vẫn tiếp tục theo đuổi bà và những vị vua nối nghiệp.

Đến cả vua Friedrich II Đại Đế cũng lo sợ trước sự phát triển hùng mạnh của nước Nga, sau những trận đánh ác liệt tại Zorndorf và Kunersdorf trong cuộc Chiến tranh Bảy năm vừa qua. Với chính sách tài tình của Triều đình Phổ, ông đã đẩy lui được mối đe dọa từ nước Nga hùng mạnh.[116] Vào năm 1769, ông nói với em trai của mình là Hoàng tử Heinrich rằng Đế quốc của Nữ hoàng Ekaterina II của Nga là một "Đế quốc khủng khiếp, sẽ làm cho cả châu Âu phải run sợ".[6] Thật vậy, từ năm 1768, Nữ hoàng Ekaterina II đã thành công trong việc phát động một cuộc chiến chống lại đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman đang suy tàn[117] và mở rộng lãnh thổ phía nam nước Nga tới biển Đen. Thời này nước Nga có Nguyên soái Pyotr Aleksandrovich Rumyantsev lập nhiều chiến công hiển hách, gây ấn tượng không nhỏ đến Tây Âu.[118] Cũng như vua Friedrich II Đại Đế nước Phổ, ông rất được lòng toàn quân.[119] Vào năm 1774, sau một loạt chiến bại thảm hại của quân Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman, nước Nga ký kết Hiệp ước Hòa bình với Thổ Nhĩ Kỳ: theo đó, Nga hoàng có quyền xây nên và bảo hộ Nhà thờ Chính Thống giáo ngay tại kinh đô Constantinopolis của Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. Không những thế, Hãn quốc Krym độc lập không còn là một chư hầu của Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ nữa, nhưng Sultan Thổ trở thành vị Khalip của các tín đồ Hồi giáo xứ Krym. Nhưng vào năm 1780, Nữ hoàng còn nghĩ đến việc "giải phóng" thành Constantinopolis và biến nó thành một kinh đô mới của bà.[120]

Trong cuộc chiến tranh giữa Sultan Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman và Nữ hoàng Ekaterina II Đại Đế từ năm 1787 cho đến năm 1792, quân Thổ Nhĩ Kỳ lại bại trận, và xứ Krym chính thức rơi vào tay Đế quốc Nga.[121] Dù vậy, đây cũng là một cuộc chiến tranh đắt đỏ.[122] Vào năm 1764, nước Nga thiết lập liên minh với nước Phổ của vua Friedrich II Đại Đế.[116] Sau đó, bà cùng với các vua chúa Phổ và Áo[123] sáp nhập các lãnh thổ của Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva: tại nơi đây, sau một thế kỷ chịu xiềng xích nô dịch của Nga hoàng, dân cư phi Công giáo La Mã chủ yếu là Chính Thống giáo đã chiếm ưu thế[124]) trong thời gian Phân chia Ba Lan, đẩy biên giới của Nga về phía tây tới Trung Âu. Với cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất vào năm 1772, Nữ hoàng Ekaterina II đã biến nước Nga thành một trong những cường quốc của châu Âu.

Liên minh Nga - Phổ cũng tan rã vào năm 1781, nhưng Triều đình vua Friedrich II Đại Đế vẫn giữ được uy thế của đất nước trên chính trường nhờ có một lực lượng Quân đội Phổ tinh nhuệ[116]. Sau khi ông qua đời vào năm 1786, Nữ hoàng Ekaterina II tiếp tục tiến hành phân chinh Ba Lan thêm hai lần nữa với cháu của ông là vua Friedrich Wilhelm II vào các năm 1793[125] và 1795.[126] Vào năm 1799, trước sự trỗi dậy của Pháp, Nga hoàng Pavel I triệu vị Nguyên soái xuất sắc là Aleksandr Vasilyevich Suvorov họp binh với nước Áo đánh đuổi quân Pháp tại Ý. Ông quyết định phaỉ giải phong Ý khỏi tay bọn địch, và thoạt đầu ông quét sạch quân Pháp ra khỏi Milan. Tiếp theo đó, quân địch cũng sạch bóng tại Turin trước sức tấn công của Suvorov và ba quân. Khi địch toan cô lập quân Áo tại sông Trebbia, Suvorov kéo đại binh đến đó diệt sạch quân Pháp. Nhưng tiếc thay, tại Thụy Sĩ liên quân Nga - Áo bị quân Pháp đánh bại, do đó Suvorov phải kéo đại binh tinh nhuệ đến đó để tiêu diệt bọn địch. Quân Pháp ráo riết vây hãm, Suvorov chặn đứng được bước tiến của địch và an toàn rút quân trở về.[127] Công cuộc mở mang nước Nga được vua Aleksandr I tiếp tục với việc tranh giành Phần Lan từ vương quốc Thụy Điển đang suy yếu năm 1809 và Bessarabia từ đế quốc Ottoman năm 1812. Sau một cuộc tranh cãi với Hoàng đế Aleksandr I, Napoléon đã mắc một sai lầm nghiêm trọng khi ông tuyên chiến với Nga và tiến hành cuộc xâm lược Nga năm 1812. Chiến dịch này là một thảm hoạ. Không thể đánh bại các đội quân thường trực của Nga, Napoléon tìm cách buộc hoàng đế Nga đầu hàng bằng cách chiếm Moskva ngay trước mùa đông. Mục đích này không đạt được. Không được chuẩn bị cho cuộc chiến trong giá lạnh mùa đông Nga, hàng nghìn quân Pháp bị các chiến binh du kích Nga phục kích và tiêu diệt. Khi các lực lượng của Napoléon rút lui, quân Nga truy đổi họ tới Trung và Tây Âu và tới các cổng thành Paris. Trong khi năm xưa Nga hoàng Aleksei I (mất năm 1676) rất ít được biết đến tại cung đình Versailles của vua Louis XIV, thì nay Nga hoàng Aleksandr I đã chiến thắng tiến vào kinh thành Paris.[113]

Sau khi Nga và các đồng minh đánh bại Napoléon, Aleksandr bắt đầu được biết đến như là 'người cứu vãn châu Âu', và ông là chủ tọa trong việc vẽ lại bản đồ châu Âu tại Hội nghị Viên (1815), trong đó biến Aleksandr thành vua của Vương quốc Lập hiến Ba Lan. Dù Đế quốc Nga sẽ đóng một vai trò chính trị hàng đầu trong thế kỷ tiếp sau và trở thành một "tên sem đầm của châu Âu" bất khả chiến bại[113], nhờ thắng lợi trước quân Pháp của Napoléon, nó vẫn duy trì chế độ nông nô và không để kinh tế phát triển ở bất kỳ mức độ nào. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Tây Âu gia tăng trong cuộc Cách mạng Công nghiệp, thương mại trên biển và việc khai thác các thuộc địa đã bắt đầu ở nửa sau thế kỷ 18, nước Nga bắt đầu tụt lùi xa phía sau, tạo ra các vấn đề mới cho đế chế với tư cách một cường quốc.

Đế quốc Nga sau cuộc Nổi dậy tháng Chạp (1825–1917)

Nikolai I và cuộc Nổi dậy tháng Chạp

Sức mạnh cường quốc của Nga sút giảm vì tính kém hiệu quả của chính quyền, sự cô lập của dân cư, và sự tụt hậu kinh tế[128]. Sau khi đánh bại quân Napoléon, vua Aleksandr I muốn thảo luận các cuộc cải cách hiến pháp, và dù một ít biện pháp đã được đưa ra, không có thay đổi thật sự nào diễn ra[129].

Em trai của Hoàng đế Aleksandr I là Nikolai I (1825–1855) lên nối ngôi anh và ngay từ buổi đầu cầm quyền đã phải đương đầu với một cuộc nổi dậy. Nguyên nhân của cuộc nổi loạn này bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh Napoléon, khi một số sĩ quan có học thức của Nga đến châu Âu trong các chiến dịch quân sự, nơi họ học được chủ nghĩa tự do Tây Âu và muốn có sự thay đổi với chế độ chuyên chế Nga. Kết quả là cuộc Nổi dậy tháng Chạp (tháng 12 năm 1825), một nhóm nhỏ quý tộc và sĩ quan quân đội theo đường lối tự do muốn đưa em Nikolai I lên làm một vị hoàng đế lập hiến. Nhưng cuộc nổi dậy đã bị dập tắt dễ dàng, khiến Nikolai I quay lưng lại với chương trình Tây phương hóa đã khởi đầu từ thời vua Pyotr Đại đế và đề cao châm ngôn "Chuyên chế, Chính Thống giáo, và Quốc gia."[130]

Những thập kỷ đầu thế kỷ 19, nước Nga mở rộng tới Nam Kavkaz và các cao nguyên Bắc Kavkaz[131]. Vào năm 1831, vua Nikolai I dẹp tan cuộc một cuộc khởi nghĩa lớn tại Vương quốc Lập hiến Ba Lan; tiếp sau đó, là một cuộc khởi nghĩa lớn khác của người Ba Lan và người Litva vào năm 1863, bị vua Aleksandr II tiến hành đàn áp[132].

Sự phân chia ý thức hệ và phản ứng

Trong hoàn cảnh này Mikhail Aleksandrovich Bakunin xuất hiện như người cha của chủ nghĩa vô chính phủ. Ông đã rời Nga năm 1842 tới Tây Âu, nơi ông hoạt động tích cực trong phong trào xã hội. Sau khi tham gia vào cuộc Khởi nghĩa tháng Năm tại Dresden năm 1849, ông bị bỏ tù và bị đưa tới Siberi, nhưng cuối cùng ông đã trốn thoát và quay trở lại châu Âu. Tại đây ông đã hợp tác cùng Karl Marx, dù có những sự khác biệt ý thức hệ và chiến thuật lớn. Các học thuyết xã hội khác cũng được những người Nga cấp tiến đưa ra như Aleksandr Ivanovich Herzen và Pyotr Alekxeyevich Kropotkin.

Vấn đề phương hướng của nước Nga đã dấy lên thậm chí từ chương trình Tây phương hóa của Pyotr Đại đế.Bản mẫu:Clarifyme. Một số người muốn học tập châu Âu trong khi số khác bác bỏ và kêu gọi một sự quay trở lại với các truyền thống quá khứ. Ý tưởng sau này được những người thân Slav ủng hộ, họ tỏ rõ sự khinh bỉ phương Tây "suy đồi"[cần dẫn nguồn]. Những người thân Slav phản đối chủ nghĩa quan liêu, ủng hộ chủ nghĩa tập thể của mir, hay cộng đồng làng của Nga thời Trung cổ, chứ không phải chủ nghĩa cá nhân của phương Tây.

Aleksandr II và sự xoá bỏ chế độ nông nô

Hoàng đế Nikolai I qua đời khi triết lý của ông vẫn còn đang bị tranh cãi. Một năm trước đó, nước Nga đã tham gia vào cuộc Chiến tranh Krym, một cuộc xung đột chủ yếu diễn ra trên bán đảo Krym[133]. Từ khi đóng một vai trò chính khi đánh bại Napoléon, nước Nga đã được coi là một cường quốc quân sự không thể bị đánh bại, nhưng, khi phải đối đầu với một liên minh các cường quốc châu Âu, những tổn thất họ phải chịu trên đất liền và trên biển đã cho thấy sự tàn tạ và yếu kém của triều đình Nikolai I.

Khi hoàng đế Aleksandr II lên ngôi năm 1855, ước muốn cải cách đã lan rộng. Một phong trào nhân đạo đang phát triển, ở những năm sau này đã liên kết với phong trào bãi nô ở Hoa Kỳ trước cuộc nội chiến nước này, tấn công chế độ nông nô. Năm 1859, có 23 triệu nông nô (tổng dân số Nga khi đó là 67,1 triệu người)[134], sống trong những điều kiện thường là tồi tệ hơn so với các nông dân Tây Âu tại các thái ấp thế kỷ 16. Aleksandr II đã chủ động tiến hành giải phóng nông nô từ những nguyên nhân trên chứ không ngồi đợi nó sẽ bị xóa bỏ thông qua con đường cách mạng.

Cuộc giải phóng nông nô năm 1861 là sự kiện quan trọng duy nhất trong lịch sử Nga thế kỷ 19. Đó là sự khởi đầu của sự độc quyền quý tộc với đất đai. Cuộc giải phóng đã đưa các lao động tự do tới các thành phố, nền công nghiệp được thúc đẩy, và giới trung lưu bắt đầu tăng về số lượng cũng như tầm ảnh hưởng; tuy nhiên, thay vì được nhận đất đai như một món quà, các nông dân tự do lại phải trả một khoản thuế đặc biệt, được gọi là khoản chuộc, số tiền họ phải trả cho chính quyền trong cả đời, số tiền này sau đó lại được trả cho các lãnh chúa tương đương với giá trị vùng đất họ đã mất. Trong nhiều trường hợp các nông dân phải nhận các vùng đất cằn cỗi nhất. Tất cả đất đai được trao lại cho nông dân thuộc sở hữu tập thể của các mir, cộng đồng làng, cộng đồng này phân chia đất cho các nông dân và quản lý nhiều khu đất cho thuê. Mặc dù chế độ nông nô đã bị xóa bỏ, nhưng sự thực nó được hoàn thành không với mục đích chính là vì nông dân, những căng thẳng cách mạng không giảm bớt, dù vua Aleksandr II đã thực sự lưu tâm.

Cuối thập niên 1870 Nga và Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa đụng độ với nhau tại Balkan. Chiến tranh Nga-Thổ là cuộc chiến của nhân dân Nga, những người ủng hộ sự độc lập cho các đồng minh Slav Chính Thống giáo Đông phương: người Serbia và người Bulgaria. Tuy nhiên, cuộc chiến làm gia tăng căng thẳng với đế quốc Áo-Hung, liên minh cũng có tham vọng ở vùng này[135]. Trong giai đoạn này Đế quốc Nga đã mở rộng tới Trung Á, khu vực giàu khoáng sản, chinh phục các hãn quốc Kokand, Bokhara và Khiva. cũng như Vùng liên Caspi[136].

Chủ nghĩa vô chính phủ

Trong thập niên 1860 một phong trào được gọi là chủ nghĩa Nihil đã phát triển ở Nga. Nó là thuật ngữ lần đầu được Ivan Sergeyevich Turgenev đưa ra năm 1862 trong tiểu thuyết Cha và con của ông, những người vô chính phủ ủng hộ việc thủ tiêu các định chế và pháp luật của loài người, dựa trên ý tưởng rằng các định chế và pháp luật đó là giả tạo và sai lạc. Cốt lõi của nó, chủ nghĩa vô chính phủ Nga dựa trên niềm tin cho rằng thế giới thiếu ý nghĩa, sự thực khách quan, hay giá trị có thể lĩnh hội được. Trong một số thời điểm nhiều người Nga theo chủ nghĩa tự do đã bất bình bởi cái họ coi là những cuộc tranh cãi vô bổ của giới trí thức. Những người vô chính phủ nghi ngờ tất cả các giá trị cũ và làm rung chuyển định chế Nga.[137]. Họ chuyển từ triết lý thuần túy sang trở thành một lực lượng chính trị chính sau khi tham gia vào quá trình cải cách. Con đường của họ càng trở nên dễ dàng hơn với các hoạt động của nhóm Cách mạng tháng Chạp, nổi dậy năm 1825, và sự khó khăn về tài chính, chính trị do cuộc Chiến tranh Krym, khiến nhiều người Nga mất lòng tin vào các định chế chính trị.

Những người vô chính phủ đầu tiên tìm cách thay đổi tầng lớp quý tộc để tham gia vào cải cách[cần dẫn nguồn]. Khi không được, họ quay sang nông dân. Chiến dịch của họ, tập trung vào người dân thay vì giới quý tộc hay chúa đất, được gọi là phong trào "Dân ý" (Narodnik). Nó dựa trên niềm tin rằng người dân thường (được gọi trong tiếng Nga là narod) có ý chí và khả năng lãnh đạo quốc gia một cách hòa bình[138]

Trong khi phong trào "Dân ý" đang phát triển, triều đình nhanh chóng tìm cách tiêu diệt nó. Đương đầu với sự trấn áp của triều đình, nhóm cấp tiến của những người "Dân ý" ủng hộ và tiến hành khủng bố[138]. Người nọ tiếp người kia, các quan đại thần bị bắn hay bị đặt bom giết chết, bản thân nhà vua cũng từng bị mưu sát vài lần.[139] Điều này thể hiện sự phát triển của chủ nghĩa vô chính phủ Nga như một lực lượng cách mạng hùng mạnh. Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực, hoàng đế Aleksandr II bị những người vô chính phủ ám sát bằng bom vào ngày 13 tháng 3 năm 1881, trên đường phố Sankt-Peterburg. Trớ trêu thay, trong ngay hôm ấy, ông đã phê duyệt một bản Tuyên cáo -- còn gọi là Hiến pháp Loris-Melikov -- theo đó thành lập hai ủy ban lập pháp, gồm những đại biểu được gián tiếp bầu chọn. [139]

Sự chuyên quyền và bảo thủ dưới triều Aleksandr III

Khác với vua cha, tân hoàng đế Aleksandr III (1881–1894) trong suốt thời gian cầm quyền của mình đã khôi phục lại châm ngôn "Chính Thống giáo, Chuyên chế, và Dân tộc"[140]. Là một người thân Slav rõ rệt, Aleksandr III tin rằng Nga có thể thoát khỏi hỗn loạn chỉ bằng cách cắt bỏ mọi ảnh hưởng mang tính phá hoại của Tây Âu. Trong thời gian cầm quyền của ông nước Nga đã ký liên minh với Cộng hoà Pháp để kiềm chế đế chế Đức đang trỗi dậy, hoàn thành cuộc chinh phục Trung Á, và yêu cầu những nhượng bộ quan trọng về lãnh thổ và thương mại từ Trung Quốc.

Cố vấn quan trọng nhất của hoàng đế Nga là Konstantin Petrovich Pobedonostsev, thầy dạy của Aleksandr III và con trai ông là Nikolai, và là người đại diện của Hội đồng tôn giáo thần thánh từ năm 1880 tới năm 1895. Ông dạy các học trò hoàng gia của mình sự e ngại tự do ngôn luận và báo chí và ghét bỏ dân chủ, hiến pháp cũng như hệ thống nghị viện[141]. Dưới tay Pobedonostsev, các cuộc cách mạng bị tiêu diệt[142] và một chính sách Nga hóa được tiến hành trên khắp đế quốc[143].

[Nikolai II và một phong trào cách mạng mới

Con trai của vua Aleksandr III là Nikolai II (1868–1918) lên nối ngôi năm 1894. Ông la vị Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử nước Nga.[144] Cuộc cách mạng Công nghiệp, bắt đầu gây ảnh hưởng lớn tới nước Nga, tuy nhiên nó cũng tạo ra các lực lượng cuối cùng sẽ lật đổ Hoàng đế. Về mặt chính trị, các lực lượng đối lập đó được tổ chức thành ba đảng cạnh tranh lẫn nhau: Các nhóm tự do bên trong các nhà tư bản công nghiệp và quý tộc, những người tin vào sự cải cách xã hội một cách hoà bình và một chế độ quân chủ lập hiến, đã thành lập Đảng Dân chủ Hiến pháp hay Kadets năm 1905[cần dẫn nguồn]. Những người theo phong trào "Dân ý" thành lập Đảng Xã hội Cách mạng Nga hay Esers năm 1901, ủng hộ việc phân chia đất đai cho những người đang thực sự làm việc trên đó—những người nông dân[cần dẫn nguồn]. Một nhóm thứ ba và có tính chất cấp tiến hơn lập ra Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga hay RDSLP năm 1898; đảng này là thành phần chủ yếu của Chủ nghĩa Mác tại Nga. Có được sự ủng hộ từ các trí thức cấp tiến và tầng lớp lao động đô thị, họ ủng hộ việc tiến hành cách mạng xã hội, kinh tế và chính trị[cần dẫn nguồn].

Bản tuyên ngôn tháng Mười công nhận các quyền tự do dân sự và thiết lập nghị viện đầu tiên.

Năm 1903 RDSLP phân chia thành hai phái: những người Bolshevik cấp tiến, do Lenin lãnh đạo, và phái ôn hoà hơn Menshevik, do một người bạn trước đây của Lenin là Yuli Martov (Yuli Osipovich Zederbaum) lãnh đạo[145]. Những người Menshevik tin rằng chủ nghĩa xã hội Nga sẽ dần phát triển một cách hoà bình và rằng chế độ Sa hoàng sẽ được kế tục bởi một nền cộng hoà dân chủ trong đó những người theo xã hội chủ nghĩa sẽ hợp tác với các đảng tư sản tự do[cần dẫn nguồn]. Những người Bolshevik, dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin, ủng hộ việc thành lập một nhóm nhỏ các nhà cách mạng chuyên nghiệp, tuân thủ triệt để kỷ luật đảng, để trở thành đội tiên phong của giai cấp vô sản nhằm chiếm chính quyền bằng vũ lực.[146]

Trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật (1904 - 1905), quân Nhật đánh tan tác Quân đội Nga hoàng trên cả bộ lẫn thủy. Chiến thắng của quân Nhật trong cuộc chiến tranh này gây tiếng vang lớn, và trở thành một trong những thảm họa lớn mà châu Âu từng gặp phải.[147] Khả năng tác chiến tồi tệ của Quân đội Nga hoàng trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật là một cú đấm quyết định với quốc gia Nga và gia tăng tiềm năng cho sự náo loạn[148] Tháng 1 năm 1905, một vụ việc được gọi là "Chủ nhật đẫm máu" xảy ra khi Cha Gapon dẫn đầu một đám đông người tới Cung điện Mùa Đông tại kinh thành Sankt Peterburg để đệ trình một yêu sách tới hoàng đế. Khi đám người tới cung điện, lính Cozak nổ súng vào họ, giết hại hàng trăm người[148]. Dân chúng Nga rung động mạnh trước cuộc thảm sát tới mức một lời kêu gọi tổng đình công yêu cầu một chế độ cộng hoà dân chủ được đưa ra[cần dẫn nguồn]. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của Cách mạng Nga 1905. Các Xô viết (các hội đồng công nhân) xuất hiện ở hầu hết các thành phố để trực tiếp lãnh đạo hoạt động cách mạng[cần dẫn nguồn].

Tháng 10 năm 1905, Nikolai chần chừ trong việc đưa ra Bản tuyên ngôn Tháng Mười nổi tiếng, dẫn tới sự thành lập ngay lập tức một Duma quốc gia (lập pháp)[148]. Quyền bỏ phiếu được mở rộng[cần dẫn nguồn], và không điều luật nào có hiệu lực khi chưa có sự phê chuẩn của Duma[cần dẫn nguồn]. Các nhóm ôn hoà tỏ ra hài lòng[148]; nhưng những người theo chủ nghĩa xã hội bác bỏ những sự nhượng bộ cho rằng chúng còn chưa đủ và tìm cách tổ chức các cuộc đình công mới[cần dẫn nguồn]. Tới cuối năm 1905, đã có sự tan rã bên trong những người cải cách[cần dẫn nguồn] và vị trí của hoàng đế Nga lại được củng cố.

Cách mạng Nga

Bị ràng buộc bởi hiệp ước, hoàng đế Nikolai II và thần dân của mình bước vào Chiến tranh thế giới thứ nhất để bảo vệ Serbia. Khi những sự việc thù địch bắt đầu diễn ra tháng 8 năm 1914, nước Nga chống lại cả Đức và đế quốc Áo-Hung để hỗ trợ đồng minh Pháp[149].

Sau này, các thất bại quân sự và sự kém hiệu quả của cơ chế quan liêu nhanh chóng biến nhiều thành phần dân chúng quay sang chống lại chính phủ[148]. Việc hạm đội Đức kiểm soát biển Baltic và các lực lượng hỗn hợp Đức-Ottoman kiểm soát biển Đen khiến Nga không thể nhập khẩu các nguồn nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa[148].

Tới giữa năm 1915 hậu quả của cuộc chiến tranh đã làm nản lòng dân chúng. Lương thực và nhiên liệu thiếu hụt, thương vong tiếp tục tăng cao, và lạm phát nhảy vọt[cần dẫn nguồn]. Những cuộc đình công liên tục diễn ra trong giới thợ thuyền xí nghiệp được trả lương thấp và nông dân, những người mong muốn cải cách ruộng đất[cần dẫn nguồn]. Trong lúc ấy, sự mất lòng tin vào chế độ càng trở nên sâu sắc bởi các báo cáo rằng một người bán-học thức thần bí, cha bề trên Grigori Efimovich Rasputin, có ảnh hưởng chính trị lớn bên trong triều đình. Vụ ám sát ông vào cuối năm 1916 đã làm chấm dứt vụ việc nhưng không vãn hồi được hình ảnh của chế độ chuyên chế[148].

Ngày 3 tháng 3 năm 1917, một cuộc đình công diễn ra trong một nhà máy tại kinh đô Petrograd (trước kia là Sankt Peterburg). Vào ngày 23 tháng 2 (8 tháng 3 theo lịch Gregory) năm 1917, Ngày Quốc tế Phụ nữ, hàng nghìn thợ dệt nữ ở Petrograd tuần hành bên ngoài nhà máy phản đối sự thiếu hụt lương thực và kêu gọi những người thợ khác cùng gia nhập. Trong nhiều ngày, gần như toàn bộ công nhân ở thành phố đều nghỉ việc, và những cuộc xô xát trên phố xảy ra[Khi hoàng đế ra lệnh cho Duma giải tán, ra lệnh cho công nhân đình công trở lại làm việc, và ra lệnh cho quân đội bắn vào người biểu tình trên phố, các mệnh lệnh của ông đã dẫn tới cuộc Cách mạng Tháng Hai, đặc biệt khi các binh sĩ công khai đứng về phía người bãi công. Ngày 2 tháng 3 (15 tháng 3), Nikolai II thoái vị. Để lấp khoảng trống quyền lực, Duma tuyên bố thành lập một Chính phủ Lâm thời, do công tước Lvov lãnh đạo[150]. Trong lúc ấy, những người theo chủ nghĩa xã hội tại Petrograd đã tổ chức bầu cử trong công nhân và binh sĩ để lập ra một Xô viết (hội đồng) của các đại biểu công nhân và binh sĩ, như một tổ chức quyền lực nhân dân có thể gây áp lực lên Chính phủ Lâm thời của giai cấp tư sản[150].

Tháng 7, sau một loạt vụ khủng hoảng khiến Chính phủ Lâm thời mất uy tín với nhân dân, lãnh đạo chính phủ từ chức và được kế tục bởi Aleksandr Kerensky, người có tư tưởng tiến bộ hơn người tiền nhiệm nhưng không đủ mức cực đoan để làm hài lòng những người Bolshevik hay nhiều người Nga bất mãn với tình trạng khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ và sự tiếp diễn của cuộc chiến tranh[Khi chính phủ của Kerensky còn chưa đạt tiến bộ gì, Xô viết do những người theo chủ nghĩa xã hội lãnh đạo tại Petrograd đã gia nhập cùng các Xô viết được thành lập nên trên khắp đất nước để tạo ra một phong trào quốc gia.

V. I. Lenin từ nơi bị trục xuất, Thụy Sĩ, quay trở về nước Nga. Có người cho rằng sự nghiệp cách mạng của ông đã nhận được sự giúp đỡ về tài chính từ đế chế Đức. Họ cho rằng Lenin đã nhận được tiền bạc từ tay một nhà tư sản Đức tên là Parvus. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhà sử học nổi tiếng người Nga Vladlen Loginov không có những tình tiết này, ông từng nói "Cách mạng cần được thực hiện bằng những bàn tay trong sạch".[151] Sau nhiều cuộc vận động sau hậu trường[các Xô viết nắm quyền kiểm soát chính phủ tháng 11 năm 1917, và lật đổ Kerensky cùng Chính phủ Lâm thời lâm thời của ông, trong những sự kiện sẽ được gọi là cuộc Cách mạng Tháng Mười.

Khi Hội đồng Lập hiến quốc gia, được bầu tháng 12 năm 1917 và nhóm họp tháng 1 năm 1918, từ chối trở thành hội đồng nghị gật của những người Bolshevik, quân đội của Vladimir Ilyich Lenin đã giải tán nó[Với sự giải tán hội đồng lập hiến, mọi dấu vết của chế độ dân chủ tư sản bị loại bỏ[Khi phe đối lập đã bị loại trừ, Lenin đã có thể rút chế độ của mình khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất theo Hiệp ước Brest-Litovsk (1918) ký kết với Đức, theo đó Nga mất các lãnh thổ Phần Lan, Estonia, Litva, Ba Lan, các phần lãnh thổ của Latvia và Belarus (đường Riga-Dvinsk-Druia-Drisvyaty-Mikhalishki-Dzevalishki-Dokudova-sông Neman-sông Yelvyanka-Pruzhany-Vidoml), và các lãnh thổ đã chiếm được từ Đế quốc Ottoman trong Chiến tranh thế giới thứ nhất[. Ngày 13 tháng 11 năm 1918, chính phủ Xô viết xé bỏ Hiệp ước Brest[153].

Nội chiến Nga

Phe Bolshevik nắm được quyền lực nhưng còn chưa vững chắc và một cuộc tranh dành kéo dài nổ ra giữa chế độ mới và các đối thủ, gồm cả phe Cách mạng Xã hội chủ nghĩa. "Bạch vệ" cánh hữu và một số lượng lớn nông dân. Cùng thời điểm ấy Các cường quốc đồng minh gửi nhiều đội quân viễn chinh tới hỗ trợ các lực lượng chống cộng trong một nỗ lực buộc nước Nga phải tái tham gia cuộc chiến tranh thế giới. Những người Bolshevik đã chiến đấu chống lại các lực lượng đó và chống lại các phong trào độc lập quốc gia cũ của Đế quốc Nga. Tới năm 1921, họ đã đánh bại các kẻ thù bên trong và đưa hầu hết các quốc gia mới độc lập vào vòng kiểm soát, ngoại trừ Phần Lan, các quốc gia vùng Baltic, Cộng hoà Dân chủ Moldavia (đã gia nhập Romania) và Ba Lan (là nước tham gia Chiến tranh Ba Lan-Xô viết với họ)[154]. Phần Lan cũng sáp nhập vùng Pechenga của bán đảo Kola Nga, Romania sáp nhập Bắc Bukovina; nước Nga Xô viết và các nước cộng hoà Xô viết đồng minh trả một số phần lãnh thổ cho Estonia (Pechory và hữu ngạn Narva), Latvia (Pytalovo) và Thổ Nhĩ Kỳ (Kars). Ba Lan sáp nhập lãnh thổ tranh chấp Tây Belarus và Tây Ukraina, những vùng cũ của Đế quốc Nga (ngoại trừ Galicia) phía đông Đường Curzon.

Liên bang Xô viết

Sự thành lập Liên bang Xô viết

Lịch sử Nga trong giai đoạn từ 1922 tới 1991 chủ yếu là lịch sử Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết, gọi tắt là Liên bang Xô viết. Liên bang dựa trên ý thức hệ này, được các lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga thành lập tháng 12 năm 1922[155], chủ yếu gồm các nước giáp với Nga trước Hiệp ước Brest-Litovsk. Ở thời gian đó, quốc gia mới này gồm bốn nước cộng hoà có chủ quyền: Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga, Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina, Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Belarus và Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz[156]

Hiến pháp, được thông qua năm 1924, tạo lập một hệ thống chính phủ liên bang dựa trên một sự kế tục các Xô viết được thành lập tại các làng, các nhà máy, các thành phố tại các vùng lớn. Kim tự tháp các Xô viết này ở mỗi nước cộng hòa có chủ quyền này lên tới đỉnh tại Hội đồng các Xô viết toàn Liên bang. Nhưng tuy vẻ ngoài rằng Hội đồng có quyền tối cao, cơ cấu này thực tế bị Đảng Cộng sản chi phối, và Đảng Cộng sản lại bị kiểm soát bởi Bộ chính trị từ Moskva, thủ đô Liên bang Xô viết, giống như dưới chế độ các Sa hoàng trước thời Pyotr Đại đế.

Chiến tranh Cộng sản và Chính sách Kinh tế Mới

Giai đoạn từ khi củng cố Cách mạng Bolshevik năm 1917 tới năm 1921 được gọi là giai đoạn cộng sản thời chiến[157]. Ruộng đất, toàn bộ ngành công nghiệp và doanh nghiệp nhỏ đều bị quốc hữu hoá và nền kinh tế tiền tệ bị hạn chế. Sự đối lập mạnh nhanh chóng phát triển[157]. Nông dân muốn được trả bằng tiền mặt cho các sản phẩm của mình và bực tức vì phải nộp thặng dư mùa màng cho chính phủ như một phần chính sách nội chiến. Đối đầu với sự phản đối của nông dân, Lenin bắt đầu chiến lược rút lui khỏi cộng sản thời chiến được gọi là Chính sách Kinh tế Mới (NEP)[157]. Nông dân được miễn thuế bán buôn và được phép bán lương thực thặng dư ra thị trường tự do. Thương mại phát triển khi bán lẻ tư nhân được hoạt động. Nhà nước tiếp tục nắm ngân hàng, vận tải, công nghiệp nặng và các ngành công cộng.

Dù phái đối lập cánh tả bên trong những người Cộng sản chỉ trích những nông dân giàu có hay kulak hưởng lợi từ Chính sách Kinh tế Mới, chương trình này đã chứng tỏ hiệu quả lớn và nền kinh tế đã được phục hồi[157]. Sau này Chính sách Kinh tế Mới ngày càng bị chỉ trích từ bên trong đảng sau khi lãnh tụ Lenin qua đời đầu năm 1924[157].

Những thay đổi trong xã hội Nga

Trong khi nền kinh tế đang chuyển đổi, đời sống xã hội của nhân dân đã trải qua những thay đổi lớn. Từ đầu cuộc cách mạng, chính phủ đã tìm cách làm suy yếu sự thống trị của người cha trong gia đình[Ly hôn không cần trải qua thủ tục toà án[158] và phụ nữ hoàn toàn tự do quyết định việc sinh con, phá thai được hợp pháp hoá ngay từ năm 1920[159]. Như một hiệu ứng phụ, sự giải phóng phụ nữ làm tăng thị trường lao động. Các cô gái được khuyến khích học hành và làm việc trong nhà máy cũng như văn phòng. Các cơ sở giữ trẻ công được lập ra để chăm sóc trẻ em và các nỗ lực đã được tiến hành nằm chuyển trung tâm cuộc sống xã hội của người dân từ trong nhà tới các nhóm giáo giục và giải trí, câu lạc bộ Xô viết.

Chế độ mới loại bỏ chính sách phân biệt đối xử chống các cộng đồng thiểu số thời Sa hoàng và ủng hộ sự hội nhập của hơn hai trăm nhóm sắc tộc thiểu số vào đời sống Xô viết[Một đặc điểm khác của chế độ là sự mở rộng các dịch vụ y tế. Các chiến dịch được tiến hành chống sốt phát ban, dịch tả và sốt rét; số lượng bác sĩ tăng lên nhanh chóng khi các cơ sở đào tạo được lập ra; và tỷ lệ tử vong trẻ em giảm nhanh trong khi tuổi thọ tăng nhanh[

Chính phủ cũng khuyến khích chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật, là các cơ sở của học thuyết Mác. Chính phủ phản đối tôn giáo có tổ chức, đặc biệt để phá vỡ quyền lực của Giáo hội Chính Thống giáo Nga, một trụ cột chính của chế độ Sa hoàng cũ và cản trở lớn tới thay đổi xã hội[Nhiều lãnh đạo tôn giáo bị trục xuất tới các trại tập trung[]. Các thành viên của đảng bị cấm tham gia các hoạt động tôn giáo và hệ thống giáo dục được tách biệt khỏi Giáo hội[]. Việc giảng dạy tôn giáo bị cấm ngoại trừ trong gia đình và giáo dục vô thần được tăng cường trong các trường học.

Công nghiệp hoá và Tập thể hoá

Những năm từ 1929 tới 1939 là một thập kỷ đầy náo động trong lịch sử Nga - một giai đoạn công nghiệp hoá trên diện rộng và các cuộc đấu tranh nội bộ khi Iosif Vissarionovich Stalin thiết lập quyền cai trị gần như tuyệt đối với xã hội Nga. Sau khi Lenin qua đời, Stalin chiến đấu giành quyền kiểm soát Liên bang Xô viết với các phe phái đối thủ bên trong Bộ chính trị, đặc biệt là phe của Leon Davidovich Trotsky. Tới năm 1928, khi những người theo chủ nghĩa Trotsky hoặc đã bị lưu đày hoặc đã mất quyền lực, Stalin đã sẵn sàng đưa ra một chương trình cực đoan đưa quá trình công nghiệp hoá vào thực hiện[160]

Năm 1928 Stalin đề xuất Kế hoạch năm năm lần thứ nhất[157]. Bãi bỏ NEP, đây là kế hoạch đầu tiên trong những kế hoạch có mục tiêu thâu tóm các nguồn tài nguyên tư bản thông qua việc xây dựng nền công nghiệp nặng, tập thể hoá nông nghiệp, và hạn chế chế tạo hàng tiêu dùng[157]. Lần đầu tiên trong lịch sử một chính phủ kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế.

Như một phần của kế hoạch, chính phủ nắm quyền kiểm soát nông nghiệp thông qua các nông trang nhà nước và tập thể (các kolkhoz)[161]. Theo một nghị định tháng 2 năm 1930, khoảng một triệu nông dân cá thể (kulak) bị buộc rời bỏ ruộng đất. Nhiều nông dân phản đối mãnh liệt sự tổ chức này của nhà nước, thường giết bỏ toàn bộ gia súc khi phải đối mặt với nguy cơ mất đất đai. Một số khi họ nổi loạn, và rất nhiều nông dân bị chính quyền coi là "kulak" bị hành quyết[162]. Thời tiết xấu cộng thêm sự kém hiệu quả của các nông trang tập thể được lập ra vội vã và sự sung công sản phẩm nông nghiệp hàng loạt đã dẫn tới một nạn đói nghiêm trọng[161], nhiều triệu nông dân chết đói, chủ yếu tại Ukraina và nhiều vùng tây nam nước Nga[161]. Các điều kiện khó khăn ở vùng nông thôn đã khiến hàng triệu nông dân tuyệt vọng kéo vào các thành phố đang phát triển nhanh chóng, cung cấp nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá và làm tăng nhanh số dân thành thị Nga chỉ trong vài năm.

Trừ nông nghiệp, các kế hoạch khác đều đạt những thành công lớn. Nước Nga, ở nhiều khía cạnh là nước nghèo nhất châu Âu thời Cách mạng Bolshevik, khi ấy đã được công nghiệp hoá ở mức độ chưa từng có, lấp đầy khoảng cách với công nghiệp Đức trong thế kỷ 19 và Nhật Bản đầu thế kỷ 20.

Trong khi các Kế hoạch năm năm được đưa ra, Stalin tiếp tục củng cố quyền lực cá nhân của mình. Bộ dân uỷ nội vụ (NKVD) khiến hàng chục ngàn công dân Xô viết phải đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ, trục xuất, hay hành quyết. Trong số sáu thành viên cũ của Bộ chính trị năm 1920 sau Lenin, tất cả đều bị Stalin thanh trừng. Những người Bolshevik cũ từng là các đồng chí trung thành của Lenin, các sĩ quan cao cấp trong Hồng quân và các giám đốc ngành công nghiệp đều bị xử lý trong cuộc Đại thanh trừng[163]. Các cuộc thanh trừng tại các nước cộng hoà Xô viết cũng giúp tập trung hoá quyền lực tại Liên Xô.

Các cuộc trấn áp của lãnh tụ Stalin dẫn tới sự thành lập một hệ thống trục xuất nội địa to lớn, ở những tầm vóc lớn hơn nhiều so với các hệ thống từng được các Sa hoàng lập ra[164]. Các hình phạt hà khắc được đưa ra và nhiều công dân bị hành quyết vì các tội phá hoại và gián điệp tưởng tượng. Nhân công từ những người bị kết án tại các trại lao động của hệ thống Gulag trở thành một thành phần quan trọng của cuộc công nghiệp hoá, đặc biệt tại Ước tính 18 triệu người đã phải trải qua hệ thống Gulag, và có lẽ khoảng 15 triệu người nữa từng phải trải qua một trong các hình thức lao động cưỡng bức[167][168].

 Liên bang Xô viết trên bình diện quốc tế

Liên bang Xô viết coi sự thăng tiến lên nắm quyền năm 1933 của chính phủ chống cộng cuồng nhiệt do Hitler lãnh đạo tại nước Đức là lời cảnh báo nghiêm trọng, đặc biệt bởi Hitler tuyên bố Drang nach Osten là một trong những mục tiêu chính trong chiến lược Lebensraum của Đức Quốc Xã[169]. Liên bang Xô viết đã ủng hộ những người Cộng hòa ở Tây Ban Nha đang chiến đấu chống lại quân đội phát xít Đức và Italia trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha[170][171]. Trong các năm 1938 - 1939, ngay trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên bang Xô viết đã giành thắng lợi trước quân phiệt Nhật trong Các cuộc chiến tranh Biên giới Xô-Nhật ở vùng Viễn Đông Nga, dẫn tới Hiệp ước Trung lập Xô-Nhật và hoà bình ở biên giới hai nước kéo dài tới tận tháng 8 năm 1945[172][173].

Vào năm 1938, phát xít Đức sáp nhập Áo và cùng với các cường quốc châu Âu khác, ký Thoả thuận Munich theo đó Đức, Hungary và Ba Lan phân chia lãnh thổ Séc với nhau. Đức dự định tiến tiếp về phía đông vì sự thiếu kiên quyết của các cường quốc phương Tây trong việc ngăn cản họ đã trở nên rõ ràng. Dù Liên Xô mạnh mẽ phản đối thoả thuận Munich và nhiều lần tái khẳng định sự sẵn sàng hỗ trợ quân sự theo cam kết trước đó với Tiệp Khắc, việc phương Tây phản bội Tiệp Khắc càng khiến Liên Xô thêm lo ngại về một cuộc tấn công sắp tới của Đức, khiến nước này phải nhanh chóng hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng và tiến hành các hoạt động ngoại giao của riêng mình. Năm 1939 Liên Xô ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau với phát xít Đức chia các vùng ảnh hưởng giữa hai nước tại Đông Âu[174]. Sau thoả thuận này, Liên Xô bình thường hoá quan hệ với phát xít Đức và nối lại thương mại giữa hai nước[175].

Chiến tranh thế giới thứ hai

Tù binh chiến tranh Xô viết chết đói trong một trại tập trung phát xít. Liên bang Xô viết mất khoảng 27 triệu người trong cuộc chiến, chiếm một nửa thương vong của Chiến tranh thế giới thứ hai[176].

Ngày 17 tháng 9 năm 1939, mười bảy ngày sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và nước Đức chiến thắng tiến sâu vào lãnh thổ Ba Lan, Hồng quân chiếm đóng các vùng phía đông Ba Lan bắt đầu bảo hộ người Ukraina và người Belarus như mục tiêu hàng đầu của chiến dịch và đưa ra khẩu hiệu "chiếm để tồn tại" như lời biện minh cho hành động của mình[177][178]. Nhờ vậy, các biên giới phía tây các nước cộng hoà Xô viết Belarus và Ukraina được dời về phía tây và biên giới phía tây mới của Liên Xô được vẽ gần với đường Curzon cũ. Trong lúc đó các cuộc đàm phán với Phần Lan về việc trao đổi đất do Liên Xô đề xuất sẽ khiến biên giới Liên xô-Phần Lan rời xa thêm khỏi Leningrad đổ vỡ; và vào tháng 12 năm 1939 Liên bang Xô viết bắt đầu chiến dịch tấn công Phần Lan, được gọi là cuộc Chiến tranh mùa Đông (1939–40). Cuộc chiến khiến Hồng quân thiệt hại nặng nề nhưng cũng buộc Phần Lan phải ký Hiệp ước Hoà bình Moskva và nhường eo Karelia và Ladoga Karelia.. Mùa hè năm 1940 Liên Xô đưa ra một tối hậu thư tới Romania buộc nước này phải nhường các lãnh thổ Bessarabia và Bắc Bukovina. Cùng lúc đó, Liên Xô cũng chiếm ba nước Baltic độc lập cũ (Estonia, Latvia và Litva

Hoà bình với Đức không dễ dàng, bởi cả hai bên đều đang chuẩn bị cho cuộc xung đột quân sự và nhanh chóng chấm dứt khi các lực lượng phe Trục do phát xít Đức dẫn đầu tràn qua biên giới Liên Xô ngày 22 tháng 6 năm 1941. Đó là ngày cuộc "Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại" của nhân dân Liên Xô bùng nổ, nhưng rồi Hồng quân Liên Xô thảm bại trong chiến dịch Barbarossa.[186] Tới mùa thu quân đội Đức đã chiếm Ukraina, bao vây Leningrad, và đe doạ chiếm thủ đô Moskva. Dù sự thực rằng trong tháng 12 năm 1941 Hồng quân đã đẩy lùi phát xít Đức khỏi thủ đô Moskva trong một cuộc phản công thắng lợi, quân Đức vẫn giữ được thế chủ động chiến lược một năm nữa và duy trì được thế tấn công sâu ở hướng đông nam, tiến tới sông Volga và Kavkaz. Tuy nhiên, hai thất bại lớn của quân Đức tại Stalingrad và Kursk mang tính quyết định và đảo ngược tiến trình của toàn bộ chiến tranh thế giới bởi phát xít Đức không bao giờ giành lại được sức mạnh để duy trì các chiến dịch tấn công và Liên bang Xô viết tái chiếm quyền chủ động chiến lược trong phần còn lại của cuộc chiến.[190]. Tới cuối năm 1943, Hồng quân đã đột phá qua vòng vây của phát xít Đức tại Leningrad và giải phóng hầu hết Ukraina, đa phần miền tây nước Nga và tiến vào Belarus[191]. Tới cuối năm 1944, mặt trận đã di chuyển vượt các biên giới năm 1939 của Liên Xô vào Đông Âu. Hồng quân Liên Xô tiến vào miền đông nước Đức, đánh thủ đô Berlin từ ngày 16 tháng 4 và chiếm được thành này vào ngày 2 tháng 5 năm 1945Trùm phát xít Adolf Hitler tự tử vào ngày 30 tháng 4 năm 1945.[193] Cuộc chiến với phát xít Đức vì thế đã chấm dứt với thắng lợi thuộc về Liên Xô.

Như thoả thuận tại Hội nghị Yalta, ba tháng sau Ngày chiến thắng tại châu Âu Liên bang Xô viết tung ra cuộc tấn công vào Mãn Châu, đánh tan tác quân phiệt trong trận đánh tại Mãn Châu - đây là trận chiến cuối cùng của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai[194].

Dù Liên bang Xô viết giành thắng lợi trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến đã khiến khoảng 26–27 triệu người Xô viết thiệt mạng (các ước tính khác nhau)[195] và đã tàn phá nền kinh tế nước này. Khoảng 1.710 thị trấn và 70 nghìn khu nhà cửa bị phá huỷ[196]. Các vùng đất bị chiếm đóng bị quân đội Đức tàn phá và bắt người dân làm lao động nô lệ tại Đức[197]. 13 triệu công dân Liên bang Xô viết trở thành nạn nhân của chính sách trấn áp của người Đức và đồng minh của nước này tại các vùng đất chiếm đóng, bị thiệt mạng trong các cuộc thảm sát hàng loạt, nạn đói, thiếu thốn thuốc men và lao động cưỡng bức[198][199][200][201]. Chính sách diệt chủng chống người Do Thái trong chương trình Einsatzgruppen của Đức khiến hầu như toàn bộ người Do Thái trên toàn vùng lãnh thổ bị Đức và đồng minh của họ tạm chiếm biến mất[202][203][204][205]. Trong khi bị chiếm đóng, thành phố Leningrad của Nga, nay là Sankt Peterburg đã mất khoảng một phần tư dân số[206]. Nước cộng hoà Xô viết Belarus mất từ một phần tư tới một phần ba dân số. 3,6 triệu tù binh chiến tranh Xô viết (trong số 5,5 triệu) chết tại các trại tập trung Đứ

Chiến tranh Lạnh

Sự hợp tác giữa các cường quốc Đồng Minh thắng trận dường như sẽ là một cơ sở cho sự tái thiết và an ninh thời hậu chiến. Tuy nhiên, sự xung đột quyền lợi giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, được gọi là Chiến tranh Lạnh, đã nổi lên thống trị trường quốc tế thời hậu chiến.

Chủ tịch Leonid Ilyich Brezhnev nói chuyện với Richard Nixon trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, đỉnh điểm căng thẳng.

Cuộc Chiến tranh Lạnh xuất hiện như sự xung đột giữa Stalin và tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman về tương lai Đông Âu trong Hội nghị Potsdam mùa hè năm 1945[210]. Nước Nga đã phải chịu ba cuộc chiến tranh tàn phá từ phía Tây trong vòng 150 năm trước đó với các cuộc Chiến tranh Napoléon, Chiến tranh thế giới thứ nhất, và Chiến tranh thế giới thứ hai, và mục tiêu của Stalin là thiết lập một vùng đệp giữa Đức và Liên Xô[211]. Truman buộc tội Stalin đã phản bội thoả thuận Yalta[Với Đông Âu nằm dưới sự chiếm đóng của Hồng quân, Stalin cũng cố gắng lợi dụng thời gian, khi dự án bom nguyên tử của ông đã vững vàng và phát triển bí mật[212][213].

Tháng 4 năm 1949 Hoa Kỳ thành lập Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một hiệp ước phòng thủ chung trong đó hầu hết quốc gia phương Tây cam kết coi một cuộc tấn công quân sự chống lại một nước thành viên như một cuộc tấn công vào toàn bộ khối. Liên Xô cũng thành lập một tổ chức đối đầu phía Đông của NATO năm 1955, Khối hiệp ước Warsaw[. Sự phân chia châu Âu thành phương Tây và khối Xô viết sau này đã phát triển lên bình diện quốc tế, đặc biệt sau năm 1949, khi thế độc quyền hạt nhân của Hoa Kỳ chấm dứt với việc Liên xô thử nghiệm bom hạt nhân và phe cộng sản giành chính quyền tại Trung Quốc.

Các mục tiêu trước mắt của chính sách đối ngoại Liên Xô là duy trì và thúc đẩy an ninh quốc gia và duy trì sự ổn định ở Đông Âu. Liên Xô duy trì sự quản lý của mình với Khối hiệp ước Warsaw qua việc dập tắt cuộc nổi dậy tại Hungary năm 1956[217], trấn áp phong trào Mùa xuân Praha tại Tiệp Khắc năm 1968, và ủng hộ việc dập tắt phong trào Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan đầu thập niên 1980. Liên bang Xô viết đối đầu Hoa Kỳ trong một số cuộc xung đột uỷ nhiệm trên khắp thế giới, gồm cả Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam.

Khi Liên Xô tiếp tục duy trì sự kiểm soát chặt chẽ với toàn bộ vùng ảnh hưởng của mình tại Đông Âu, cuộc Chiến tranh Lạnh đã dẫn tới Bớt căng thẳng (Détente) và một hình mẫu quan hệ quốc tế phức tạp trong thập niên 1970 trong đó thế giới không còn được phân chia thành hai khối đối lập rõ rệt. Các nước phi cường quốc có nhiều cơ hội hơn để đòi độc lập, và hai siêu cường một phần cũng có thể giữ gìn quyền lợi chung qua việc tìm cách hạn chế và ngăn ngừa phát triển các loại vũ khí hạt nhân với các hiệp ước như SALT I, SALT II, và Hiệp ước chống Tên lửa Đạn đạo.

Quan hệ Xô-Mỹ đã xấu đi sau khi cuộc chiến tranh Afghanistan kéo dài 9 năm diễn ra năm 1979 và khi Ronald Reagan, một nhân vật chống cộng cuồng nhiệt, lên làm Tổng thống Hoa Kỳ năm 1980 nhưng đã có cải thiện khi khối Xô viết bắt đầu tan rã hồi cuối thập niên 1980. Với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết năm 1991, Nga đánh mất vị thế siêu cường nước này từng có được sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

[Những năm thời Khrushchev và

Trong cuộc tranh giành quyền lực xuất hiện sau khi Stalin qua đời năm 1953, những đồng minh thân cận nhất của ông đã bị gạt bỏ. Nikita Sergeyevich Khrushchev củng cố vị trí của mình trong bài phát biểu trường Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản năm 1956, liệt kê những sai lầm của nhà lãnh đạo Stalin[218].

Năm 1964, Khrushchev bị Uỷ ban Trung ương Đảng kết tội với nhiều tội lỗi gồm cả việc khiến Liên Xô thất bại như cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba[218]. Sau một giai đoạn lãnh đạo tập thể ngắn, một quan chức kì cựu, Leonid Ilyich Brezhnev, lên thay Khrushchev[219]. Brezhnev tiếp tục chính sách đề cao công nghiệp nặng của Stalin[220] và cũng tìm cách giảm căng thẳng trong quan hệ với Hoa KỳTrong thập niên 1960 Liên bang Xô viết đã trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu về dầu mỏ và khí tự nhiên[

Những năm dưới thời Khruschev và Brezhnev là giai đoạn khoa học và công nghiệp Liên Xô đạt tới đỉnh cao. Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của thế giới được xây dựng năm 1954 tại Obninsk. Tuyến đường sắt Baikal Amur được xây dựng.

Chương trình vũ trụ Liên Xô, do Sergey Pavlovich Korolev thiết lập, đặc biệt thành công. Ngày 4 tháng 10 năm 1957 Liên bang Xô viết phóng vệ tinh vũ trụ Sputnik đầu tiên[221]. Ngày 12 tháng 4 năm 1961 Yuri Alekseyevich Gagarin trở thành người đầu tiên đi vào vũ trụ trên con tàu vũ trụ Liên Xô Vostok 1[222]. Các thành tựu khác của chương trình vũ trụ Nga gồm: bức ảnh đầu tiên chụp phía bề mặt không nhìn thấy của Mặt Trăng; thám hiểm sao Kim; đi ra ngoài khoảng không vũ trụ lần đầu tiên với Aleksey Arkhipovich Leonov; người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ Valentina Vladimirovna Tereshkova. Gần đây hơn, Liên Xô đã chế tạo trạm vũ trụ đầu tiên của thế giới, Salyut tới năm 1986 đã được thay thế bởi Mir, trạm vụ trụ có người ở liên tục và dài hạn đầu tiên, hoạt động từ năm 1986 tới năm 2001.

Liên bang Xô viết tan rã

Hai sự phát triển đặc trưng trong thập kỷ tiếp theo: sự sụp đổ ngày càng rõ ràng của kinh tế và cơ cấu chính trị Liên Xô, và những nỗ lực cải cách chắp vá để đảo ngược quá trình này. Sau thời gian cầm quyền ngắn ngủi của cựu Giám đốc KGB Yuri Vladimirovich Andropov và Konstantin Ustinovich Chernenko, những nhân vật chuyển tiếp với tư tưởng thân Brezhnev, Mikhail Sergeyevich Gorbachev thông báo chương trình cải tổ trong một nỗ lực hiện đại hoá chủ nghĩa cộng sản Xô viết và thực hiện những thay đổi lớn trong giới lãnh đạo đảng[Tuy nhiên, những cải cách xã hội của Gorbachev đã dẫn tới những hậu quả không lường trước. Vì chính sách glasnost của ông ủng hộ mở rộng quyền tiếp cận thông tin của công chúng sau nhiều thập kỷ kiểm soát của chính quyền, các vấn đề xã hội đã được quan tâm đông đảo, làm tổn hại tới quyền lực của đảng Cộng sản. Trong những cuộc cách mạng năm 1989 Liên bang Xô viết đã mất các nước vệ tinh của mình tại Đông Âu. Glasnost cho phép các nhóm sắc tộc và những người theo chủ nghĩa quốc gia bất mãn cơ hội trỗi dậy[cần dẫn nguồn]. Nhiều nước cộng hoà có chủ quyền, đặc biệt là các nước cộng hoà vùng Baltic, Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia và Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia, tìm cách có được quyền tự trị lớn hơn, điều Moskva không mong muốn. Những nỗ lực cải cách kinh tế của Gorbachev vẫn chưa đầy đủ, và chính phủ Xô viết vẫn duy trì kiểm soát với các thành phần cơ bản của nền kinh tế cộng sản. Gặp bất lợi từ việc giá dầu mỏ và khí gas giảm cùng cuộc chiến tại Afghanistan, nền công nghiệp đã lạc hậu, tình trạng tham nhũng tràn lan, nền kinh tế kế hoạch Xô viết đã cho thấy sự kém hiệu quả, và tới năm 1990 chính phủ Xô viết đã mất quyền kiểm soát với các điều kiện kinh tế. Vì việc kiểm soát giá, đã xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá, lên tới đỉnh điểm vào cuối năm 1991, khi mọi người phải xếp hàng dài và phải may mắn mới mua được các đồ dùng thiết yếu. Sự kiểm soát với các nước cộng hoà cũng giảm bớt, và các nước này bắt đầu củng cố chủ quyền trước Moskva.

Căng thẳng giữa Liên bang Xô viết và các cơ quan chính quyền Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga đã trở thành cuộc chiến tranh giành quyền lực cá nhân giữa Gorbachev và Boris Nikolayevich Yeltsin[223]. Bị Gorbachev loại khỏi cơ cấu chính trị Liên xô năm 1987, Yeltsin, một quan chức cao cấp kiểu cũ của đảng không có hậu thuẫn hay các mối quan hệ mạnh, cần tìm kiếm một cơ sở khác để đối đầu với Gorbachev. Ông đã tạo ra nó khi tự giới thiệu mình như một nhà dân chủ[cần dẫn nguồn]. Khi vận may đảo chiều bất ngờ, ông thắng cử trở thành chủ tịch của Xô viết Tối cao mới của Cộng hoà Liên bang Nga tháng 5 năm 1990[224]. Tháng sau đó, ông xoay sở để khiến pháp luật Nga có quyền ưu tiên hơn pháp luật Liên xô và giữ lại hai phần ba ngân sách[cần dẫn nguồn]. Trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga lần đầu tiên năm 1991 Yeltsin trở thành tổng thống Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga.

Cuối cùng Gorbachev tìm cách tái cơ cấu Liên bang Xô viết trở thành một nhà nước ít tập trung hơn. Tuy nhiên, ngày 19 tháng 8 năm 1991, một cuộc đảo chính chống Gorbachev, do các quan chức cao cấp Xô viết tiến hành diễn ra. Cuộc đảo chính thất bại sau ba ngày vì sự phản đối rộng rãi của dân chúng, nhưng sự tan rã của Liên bang Xô viết đã trở nên rõ ràng. Chính phủ Nga chiếm hầu hết định chế chính phủ Liên bang Xô viết trên lãnh thổ của mình. Vì vị thế thống trị của người Nga trong Liên bang Xô viết, ít người nghĩ tới bất kỳ sự khác biệt nào giữa Nga và Liên bang Xô viết trước cuối thập niên 1980. Tại Liên bang Xô viết, chỉ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga là không có các cơ sở nhà nước thậm chí là nhỏ nhất mà các nước cộng hoà khác sở hữu, như chi nhánh đảng, các hội đồng công đoàn, Viện hàn lâm khoa học, và các thứ tương tự[225]. Đảng Cộng sản Liên Xô bị cấm tại Nga trong giai đoạn 1991-1992, và dù không có một lễ rửa tội nào diễn ra, nhiều thành viên của nó đã trở thành các quan chức hàng đầu của Nga. Tuy nhiên, bởi chính phủ Xô viết vẫn phải đối các cải cách thị trường, tình thế kinh tế tiếp tục suy sụp. Tới tháng 12 năm 1991, sự thiếu hụt khiến tình trạng phân phối thực phẩm theo tem phiếu xuất hiện tại Moskva và Sankt Peterburg lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nga nhận viện trợ lương thực nhân đạo từ nước ngoài. Sau Hiệp ước Belavezha, Đại hội Đại biểu Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga đã rút nước Nga khỏi Liên bang Xô viết ngày 12 tháng 12. Liên bang Xô viết chính thức chấm dứt ngày 25 tháng 12 năm 1991[226] và Liên bang Nga (trước kia là Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga[227]) giành chủ quyền ngày 26 tháng 12[226]. Chính phủ Nga bãi bỏ kiểm soát giá cả tháng 1 năm 1992. Giá cả tăng mạnh, nhưng tình trạng khan hiếm chấm dứt.

Liên bang Nga

Dù Yeltsin lên nắm quyền lực với một làn sóng lạc quan, ông không bao giờ còn được dân chúng ủng hộ nhiều như cũ sau khi thực hiện liệu pháp sốc của Egor Gaidar chấm dứt việc kiểm soát giá, cắt giảm mạnh chi tiêu chính phủ, và mở cửa với thương mại nước ngoài đầu năm 1992 (xem Cải cách kinh tế Nga trong thập niên 1990). Những cuộc cải cách nhanh chóng làm sụt giảm tiêu chuẩn sống của hầu hết dân cư. Trong thập niên 1990 nước Nga đã trải qua một giai đoạn giảm sút kinh tế tới mức, ở một số mặt, còn nghiêm trọng hơn những gì Hoa Kỳ và Đức đã phải trải qua sáu thập kỷ trước trong cuộc Đại Khủng hoảng[228]. Siêu lạm phát đã tác động tới đồng rúp, vì sự định giá tiền tệ quá cao từ thời nền kinh tế tập trung.

Tuy nhiên, sự xuất hiện hàng loạt của các đảng nhỏ và sự ác cảm của họ với các liên minh khiến cơ cấu lập pháp hỗn loạn. Năm 1993, sự rạn nứt giữa Yeltsin và giới lãnh đạo nghị viện dẫn tới cuộc khủng hoảng hiến pháp tháng 9-10 năm 1993. Cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh điểm ngày 3 tháng 10, khi Yeltsin lựa chọn một giải pháp cực đoan để giải quyết cuộc tranh cãi với nghị viện: ông gọi xe tăng tới bắn vào Nhà Trắng, tiêu diệt đối thủ. Khi Yeltsin đang thực hiện hành động vi hiến để giải tán nghị viện, nước Nga ở gần một cuộc xung đột dân sự nghiêm trọng. Khi ấy Yeltsin hoàn toàn tự do trong việc áp đặt hiến pháp hiện tại của Nga với quyền lực tổng thống mạnh mẽ, được phê chuẩn theo cuộc trưng cầu dân ý tháng 12 năm 1993. Sự liên kết của Liên bang Nga cũng bị đe doạ khi nước cộng hoà Chechnya tìm cách ly khai, dẫn tới hai cuộc xung đột đẫm máu.

Những cải cách kinh tế cũng đã củng cố một chính thể đầu sỏ bán tội phạm với gốc rễ trong hệ thống Xô viết cũ. Được các chính phủ phương Tây ủng hộ, Ngân hàng Thế giới, và Quỹ tiền tệ quốc tế, nước Nga bước vào cuộc tư nhân hoá lớn nhất và nhanh nhất từng có trên thế giới để cải cách hoàn toàn nền kinh tế quốc hữu hoá Xô viết cũ. Tới giữa thập kỷ các ngành công nghiệp bán lẻ, thương mại, dịch vụ và công nghiệp nhỏ đều ở trong tay tư nhân. Đa số các doanh nghiệp lớn đều bị các giám đốc cũ mua lại, tạo ra tầng lớp nhà giàu mới (các tài phiệt Nga) cùng với mafia hay các nhà đầu tư phương Tây[229].

Tới giữa thập niên 1990, nước Nga đã có một chế độ chính trị bầu cử đa đảng[230]. Nhưng rất khó để thành lập một chính phủ đại diện bởi hai vấn đề cơ cấu—sự đấu tranh giữa tổng thống và nghị viện và hệ thống đảng phái vô chính phủ.

Dmitry Anatolyevich Medvedev và Vladimir Vladimirovich Putin.

Trong khi ấy, chính quyền trung ương mất quyền kiểm soát với các địa phương, quan liêu, và các định chế kinh tế; nguồn thu thuế cạn kiệt. Vẫn ở tình trạng sút kém sâu hồi giữa thập niên 1990, nền kinh tế Nga còn bị tác động thêm nữa bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Sau cuộc khủng hoảng này, Yeltsin đã ở cuối sự nghiệp chính trị. Chỉ vài giờ trước giao thừa năm 2000, Yeltsin đã đưa ra một tuyên bố từ chức đầy bất ngờ, giao lại chính phủ cho vị Thủ tướng còn ít được biết tới Vladimir Vladimirovich Putin, cựu sĩ quan KGB và lãnh đạo cơ quan kế tục của nó là FSB thời hậu Xô viết[231]. Năm 2000, vị tổng thống tạm quyền mới đã đánh bại các đối thủ trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 26 tháng 3,và giành một chiến thắng long trời lở đất khác 4 năm sau đó[232]. Các nhà quan sát nước ngoài đã cảnh báo về các động thái cuối năm 2004 nhằm siết chặt sự quản lý của tổng thống với nghị viện, đời sống dân sự, và các quan chức địa phương[233]. Năm 2008 Dmitry Anatolyevich Medvedev, cựu chủ tịch Gazprom và là giám đốc văn phòng tổng thống của Putin, được bầu làm tổng thống mới của nước Nga.

Tuy nhiên, sự đảo ngược về một nền kinh tế chỉ huy xã hội chủ nghĩa dường như không thể diễn ra, cộng với sự trợ giúp mạnh của phương Tây. Nước Nga kết thúc năm 2006 với năm thứ 8 tăng trưởng liên tiếp, với mức tăng trung bình 6,7% hàng năm từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Dù chiến lược giá dầu ở mức cao và một đồng rúp khá thấp là nguyên nhân của sự tăng trưởng này, từ năm 2003 nhu cầu tiêu thụ và, gần đây hơn, đầu tư đã đóng một vai trò quan trọng hơn[234]. Nước Nga vượt khá xa các nước giàu tài nguyên khác về sự phát triển kinh tế, với nền giáo dục, khoa học và công nghiệp có truyền thống lâu dài[235].

LS LAO

Thời kỳ đầu

Người Lào, nhóm dân tộc chính sống tại nước Lào hiện nay, là một nhánh của các dân tộc sử dụng hệ ngôn ngữ Thái, những người mà cho tới thế kỉ 8 đã thiết lập vương quốc Nam Chiếu hùng mạnh ở phía tây nam Trung Quốc. Từ Nam Chiếu, người Thái đã di cư dần dần về phía nam, vào sâu trong bán đảo Trung Ấn; sự di cư của họ đã được đẩy mạnh vào thế kỉ 13 khi quân Nguyên Mông của hoàng đế Hốt Tất Liệt xâm chiếm miền Nam Trung Hoa. Cùng với các dân tộc Thái khác, người Lào đã dần dần chiếm lĩnh địa bàn của các bộ lạc thổ dân bản địa (thường được gọi chung là người Kha, nghĩa là "nô lệ") đã sống từ thế kỉ 5 tại nơi mà nay là nước Lào, dưới quyền cai trị của đế quốc Khmer. Trong các thế kỉ 12 và 13, người Thái thiết lập lãnh địa Muong Swa (sau là Luang Prabang), do các lãnh đạo người Thái cai trị.

Thái là nhóm ngôn ngữ có nguồn gốc từ nam Trung Quốc, gồm người Lào, Xiêm, người Sán Chay ở đông bắc Miến Điện, người Choang ở tỉnh Quảng Tây Trung Quốc và người Thổ, người Nùng ở vùng núi phía bắc Việt Nam. Trong thiên niên kỷ đầu tiên sau công nguyên, dưới áp lực bành trướng của người Hán Trung Quốc, người Thái bắt đầu di cư xuống vùng Đông Nam Á. Họ thế chỗ những dân tộc vốn sống ở đó từ trước (gồm cả nền văn hoá ở thời kỳ đồ sắt với những người đã tạo ra những chiếc chum đá khổng lồ đã thành tên cho vùng Cánh đồng Chum ở trung tâm nước Lào). Sông Mekong chảy xuyên qua nước Lào ngày nay là một con đường di cư chính, nhưng sức mạnh của Đế quốc Khmer (Campuchia) đã ngăn không cho người Thái chiếm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thay vào đó, vùng định cư chính của người Thái nằm xa hơn về phía nam, ở châu thổ sông Chao Phraya, nơi họ lập nên nhiều vương quốc tiền thân của nước Xiêm hiện đại hay Thái Lan.

Trong thiên niên kỷ đầu tiên sau công nguyên, các dân tộc Thái vẫn còn được tổ chức một cách lỏng lẻo thành nhiều thực thể nhỏ gọi là muang (mường) hay mandalas. Họ bị ảnh hưởng nhiều từ những nền văn hoá văn minh hơn ở xung quanh: văn hoá Khmer ở phía đông nam, các văn hoá Hindu của Ấn Độ ở phía tây. Đa số các dân tộc Thái chuyển sang một hình thức tôn giáo kiểu Hindu giáo, hiện ta vẫn còn thấy những dấu vết của nó trong các tôn giáo Lào hiện nay. Giữa thế kỷ thứ 6 và thứ 9 công nguyên, Phật giáo bắt đầu lan tới những vùng do người nói tiếng Thái sinh sống, có lẽ qua Miến Điện, và trở thành tôn giáo chính. Nhưng Lào vẫn giữ nhiều tôn giáo duy linh từ thời tiền Phật giáo.

Khi người Thái đã củng cố được vị trí, họ lại phân chia ra thành nhiều nhóm ngôn ngữ phụ. Các ngôn ngữ đó gồm Thái-Lào, trong khoảng thế kỷ 11 và 12 công nguyên từng lan rộng dọc theo vùng trung Châu thổ sông Cửu Long và qua Cao nguyên Khōrāt (hiện nay là vùng Isan đông bắc Thái Lan). Bước tiến về phía nam của họ bị người Khmer chặn lại ở Champāsak, người Khmer đã xây dựng lên những đền tháp vĩ đại ở Wat Phū. Tới lượt Lào lại bị chia ra thành nhiều nhóm, dựa trên địa điểm họ sinh sống và quan hệ của họ với dòng sông. Các nhóm đó gồm Lào-Lum (Lào ở vùng trũng của châu thổ), Lào-Thoeng (Lào ở những sườn núi dốc) và Lào-Sūng (Lào ở trên đỉnh núi). Nhóm cuối này gồm nhiều thiểu số ngôn ngữ chỉ còn giữ quan hệ xa với ngôn ngữ Thái. Lào-Lum, có đất canh tác tốt nhất và có con sông làm đường vận chuyển trở thành nhóm giàu có nhất trong khác dân tộc Thái-Lào. Những sự chia tách này để lại dấu ấn trong lịch sử Lào và vẫn tồn tại đến ngày nay, nhiều nhóm dân tộc Lào-Thoeng và Lào-Sūng rất ít trung thành với nhóm Lào-Lum hiện đang thống trị đất nước.

Sự nổi lên và suy sụp của nhiều quốc gia Lào thời kỳ đầu hiện nay chỉ còn được ghi lại trong truyền thuyết. Vị lãnh đạo đầu tiên được ghi lại trong lịch sử Lào là Khun Lô, có lẽ ông đã chinh phục vùng Luang Phrabāng từ tay những nhóm người không phải Thái vào thế kỷ thứ 12. Bởi vì sông Cửu Long bị chia thành ba vùng vận tải thuỷ riêng biệt theo độ dốc của nó, giữa Luang Phrabāng và Viêng Chăn (Vientiane) giữa Viêng Chăn và Savannakhēt, ba thành phố đó trở thành những trung tâm riêng biệt “tượng trưng” của Lào-Lum. Mô hình này chỉ bị phá vỡ khi người Mông Cổ xâm lược năm 1253, khi đội quân do Kublai Khan chỉ huy tiến về hạ lưu sông Cửu Long để tấn công vương quốc Khmer. Khi người Mông Cổ rút đi, một vương quốc mới là Sukhothai được người Xiêm dựng lên, sau này nó phát triển thành một nhà nước Xiêm hùng mạnh hơn với thủ đô ở Ayutthaya (được thành lập năm 1351). Vương quốc Lān Nā, đóng đô ở Chiềng Mai gồm cả những đặc trưng Xiêm và Lào cũng được thành lập vào khoảng thời gian này.

Để đáp lại, những vị cai trị Thái-Lào ở Luang Phrabāng (lúc ấy được gọi là Xiang Dong Xiang Thong) lập nên một nhà nước mới, trong khi về danh nghĩa vẫn là nước phụ thuộc của nhà Nguyên (Mông Cổ) ở Trung Quốc, nhưng thực tế nó là lực lượng lãnh đạo các dân tộc Lào. Từ khoảng năm 1271 nước này do triều đình Phrayā cai trị. Khoảng năm 1350 một hoàng tử của triều đình là, Fā Ngum, chạy trốn khỏi triều đình với cha sau một vụ bất hoà và tìm nơi ẩn náu ở chỗ người Khmer tại Angkor, ông đã cưới một công chúa ở đây. Năm 1353 ông quay trở với tư cách chỉ huy một đội quân (có lẽ với sự hỗ trợ của người Khmer), chiếm Xiang Dong Xiang Thong và lập nên một nhà nước Lào mới chiếm toàn bộ vùng châu thổ sông Cửu Long nơi sinh sống của những bộ tộc nói tiếng Lào. Đó chính là Lān Xāng, Vương quốc Triệu voi.

Vương quốc Lan Xang

Vương quốc của người Lào (Vạn Tượng) hiện nay một số sách báo viết là Lan Xang, Lan Ch'ang (tiếng Pali: Sisattanakhanahut, tiếng Lào: ລ້ານຊ້າງ - lâansâang, tiếng Trung: 南掌 - Nam Chưởng hay 萬象 - Vạn Tượng) nghĩa là “đất nước triệu voi”, được Somdetch Brhat-Anya Fa Ladhuraniya Sri Sadhana Kanayudha Maharaja Brhat Rajadharana Sri Chudhana Negara (tức vua Phà Ngùm) thành lập năm 1354.

Phải sống lưu vong từ khi còn nhỏ sang Đế quốc Khmer, hoàng tử Lào từ Xieng Dong Xieng Thong (tên chính thức là Muang Sua sau khi Lào chiếm được nó từ đế quốc Khmer) cuối cùng đã kết hôn với một trong các công chúa của vua Khmer. Năm 1349 bắt đầu từ Angkor với việc chỉ huy của đội quân 10.000 lính, Phà Ngùm đã tổ chức các lãnh địa mà ông chiếm được thành các mường (tương tự như tỉnh ngày nay) và giành lại Xieng Dong Xieng Thong từ tay bố và anh trai. Phà Ngùm được tôn lên làm vua của Vạn Tượng tại Viêng Chăn, nơi ông đã giành được chiến thắng (trận Phay Nam) vào tháng 6 năm 1354. Vạn Tượng, theo nghĩa đen là "triệu voi", một cách nói bóng gió tới cỗ máy chiến tranh kinh khủng của ông. Đất nước Vạn Tượng trải dài từ biên giới phía bắc với Trung Quốc tới Sambor phía dưới các thác ghềnh của sông Mê Kông tại khu vực đảo Khong và từ phía đông là biên giới với Đại Việt tới các dốc đứng phía tây của cao nguyên Khorat. Khi đó, nó đã từng là một trong các quốc gia lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á. Muang Sua là vương quốc đầu tiên được các bộ lạc người Lào/Thái thành lập và chiếm đóng từ lãnh thổ của đế quốc Khmer.

Những năm đầu trong thời gian trị vì của Phà Ngùm tại kinh đô Xieng Dong Xieng Thong đã không có biến cố gì. Tuy nhiên, sáu năm tiếp theo (từ 1362 tới 1368), lại là khoảng thời gian bất ổn do mâu thuẫn tôn giáo giữa nhánh Lạt ma giáo trong Phật giáo mà Phà Ngùm theo với Phật giáo Tiểu thừa (Theravada) truyền thống của khu vực. Ông đã trấn áp khốc liệt sự ủng hộ trong giới bình dân với những ý định chống lại người Mông Cổ và cho phá hủy nhiều chùa chiền. Năm 1368, người vợ gốc Khmer của Phà Ngùm chết. Sau đó ông cưới con gái của vua Ayutthaya, người dường như đã có ảnh hưởng tới các cố gắng kiến lập hòa bình. Ví dụ, bà là người ra lệnh chào đón phái bộ tôn giáo và nghệ sĩ đã mang một bức tượng Phật là Phra Bang tới đây, mà theo tên gọi của nó kinh đô của vương quốc được đổi tên. Bức tượng Phật này cũng đã trở thành vật hộ mệnh cho vương quốc. Tuy nhiên, sự oán hận trong dân chúng vẫn tiếp tục diễn ra và năm 1373 Phà Ngùm phải rút về Muang Nan (nay thuộc tỉnh Nan của Thái Lan). Con trai của ông, Oun Heuan, người phải sống lưu vong tại miền nam Vân Nam, đã quay trở lại để làm nhiếp chính cho đế quốc mà Phà Ngùm đã tạo ra. Oun Heuan chính thức lên ngôi (tức vua Samsenethai – nghĩa là 300.000 người Thái) năm 1393 khi Phà Ngùm chết, đánh dấu sự kết thúc vai trò chúa tế của người Mông Cổ tại khu vực thung lũng trung lưu sông Mê Kông. Các ghi chép lịch sử của người Thái cho thấy Samsenthai và toàn bộ các vị vua tiếp theo của Vạn Tượng (Lào) đều đóng vai trò vua của quốc gia chư hầu cho vương quốc Ayutthaya.

Vương quốc do người Lào, người Thái và một số bộ lạc miền đồi núi khác dựng lên, đã tồn tại trong vùng ranh giới này trong vòng khoảng 300 năm nữa và trong một khoảng thời gian ngắn thậm chí còn mở rộng thêm được về phía tây bắc. Các hậu duệ của Phà Ngùm còn tại vị trên ngai vàng tại Muang Sua, đổi tên nó thành Luang Phrabang, trong gần 600 năm sau khi ông chết, duy trì sự độc lập của Vạn Tượng cho tới cuối thế kỷ 17 thông qua một mạng lưới phức tạp các mối quan hệ chư hầu với các công quốc nhỏ hơn. Những người kế tục Phà Ngùm, đặc biệt là vua Photisarath ở thế kỷ 16 đã giúp đưa Phật giáo Tiểu thừa trở thành tôn giáo chính trong nước. Vào cùng khoảng thời gian này, các vị vua của Vạn Tượng cũng phải chiến đấu để đẩy lui các cuộc xâm lấn từ phía Đại Việt (1478-1479), Xiêm La (1536), và Myanmar (1571-1621).

Thời kỳ chia cắt và bị phụ thuộc

Năm 1694, Vạn Tượng rơi vào cảnh tranh giành ngai vàng, và kết quả là nó đã rơi vào giai đoạn suy tàn. Lãnh thổ Lan Xang bị chia thành ba quốc gia phụ thuộc lẫn nhau với quốc gia lớn nhất Luang Prabang ở phía bắc, Vientiane ở trung tâm, và Champasak ở phía nam vào năm 1707. Khu vực tỉnh Houaphan có địa vị bán độc lập và tự trị do kết quả của cuộc sáp nhập bởi quân đội Đại Việt cuối thế kỷ 15, đây cũng là sự khởi đầu cho quan hệ triều cống cho các triều đại tại Việt Nam sau này.

Với sự sụp đổ của Lān Xāng, sự chú ý của người Châu Âu tới nước Lào giảm sút, và chỉ có một vài người tới đây trong thế kỷ 18. Có ít tài liệu về những sự việc xảy ra bên trong nước Lào ở thời kỳ này. Năm 1763, cuộc xâm lăng lớn nhất của người Miến Điện đã diễn ra. Tất cả các vùng lãnh thổ Lào đều bị chinh phục. Năm 1767, vương quốc Ayutthaya sụp đổ. Một lần nữa, các dân tộc Thái có nguy cơ trở thành thần dân của Miến Điện. Nhưng người Xiêm ngay lập tức phát động một cuộc phản công. Taksin, một vị tướng gốc Hán, đã tổ chức kháng chiến, đẩy lùi người Miến Điện và lập ra một thủ đô mới ở Bangkok, từ đó ông bắt đầu cuộc chinh phục toàn bộ các dân tộc Thái. Taksin tấn công người Miến Điện ở phía bắc năm 1774 và chiếm Chiềng Mai năm 1776, thống nhất vĩnh viễn hai nước Xiêm và Lān Nā. Tướng của Taksin trong chiến dịch này là Thong Duang, được biết đến với danh hiệu Chaophraya Chakri. Năm 1778, Chakri dẫn một đội quân Xiêm khác đi về phía bắc. Các vương quốc Lào lần lượt bị Xiêm xâm chiếm và trở thành các chư hầu của vương quốc Xiêm.

Người Xiêm đến Lào không phải với tư cách những người giải phóng. Viêng Chăn bị cướp bóc sạch trơn. Báu vật được tôn kính nhất, Phật Ngọc, bị đem về Bangkok và vẫn ở đó cho tới nay. Vị vua ở Viêng Chăn trốn thoát nhưng đã chết một thời gian ngắn sau đó. Từ đó bắt đầu thời cai trị của các vị vua bù nhìn do Xiêm dựng lên. Nhiều gia đình quý tộc Lào bị lưu đầy và bị buộc phải di cư sang đất Xiêm. Champāsak cũng bị đặt dưới quyền kiểm soát của Xiêm, mặc dù một số mường Lào ở miền núi phía đông vẫn tiếp tục triều cống cho triều đình Việt Nam tại Huế. Năm 1792, người Xiêm chiếm Luang Phrabāng, nhưng thủ đô cũ này được đối xử tốt hơn so với những gì đã xảy ra cho Viêng Chăn. Nó không bị cướp phá, và vị vua ở đó vẫn giữ được ngôi vị của mình sau khi đã thần phục người Xiêm.

Năm 1782, Chaophraya Chakri phế truất Taksin khỏi ngôi vua nước Xiêm, lên ngôi và trở thành vua Rama I, lập ra triều Chakri mà hiện vẫn giữ ngôi vị ở Thái Lan. Dưới ảnh hưởng ngày càng tăng từ phía tây, các vị vua triều Chakri bắt đầu chuyển đổi hình thức nước Xiêm vốn gồm nhiều vùng khác nhau thành một quốc gia kiểu hiện đại, dù đây là một quá trình chậm chạp, khó khăn và đã kéo dài hơn một thế kỷ. Ban đầu, các vương quốc Lào ở xa không bị ảnh hưởng nhiều. Họ phải nộp cống và tuân phục Bangkok, và vẫn được để yên.

Từ sau năm 1785, với sự lớn mạnh của nhà Tây Sơn ở Việt Nam, đặc biệt là sau trận thắng vang dội Rạch Gầm-Xoài Mút trước quân Xiêm, sự kiểm soát từ Bangkok tới các vương quốc Lào có phần nới lỏng. Các vương quốc Lào cũng dần trở thành các vương quốc chư hầu của Việt Nam. Trong chiến dịch giành quyền kiểm soát từ tay nhà Tây Sơn, năm 1802, quân nhà Nguyễn phá thành phố Viêng Chăn, và giành quyền kiểm soát vùng bắc Lào.

Khi vua Ānuvong ở vương quốc Viêng Chăn lên ngôi vào năm 1804, ông đã bắt tay xây dựng lại sức mạnh đất nước. Ānuvong xây dựng ngôi chùa Wat Sisakēt tráng lệ để làm biểu tượng cho sự hồi sinh của Lào. Tới năm 1823 ông tin rằng mình đã đủ sức mạnh để gạt bỏ ách thống trị của người Xiêm. Ông dễ dàng chiếm quyền kiểm soát vùng Viêng Chăn, trong khi các đồng minh của mình chiếm Champāsak. Sau đó quân đội Lào vượt sông Mê Kông, với tham vọng giải phóng cao nguyên Khōrāt là nơi các dân tộc nói tiếng Lào sinh sống và tuyên bố độc lập khỏi nước Xiêm. Ānuvong là vị vua Lào đầu tiên đi tiên phong với vai trò một người yêu nước, kêu gọi sự đoàn kết thống nhất và dẫn dắt các bộ tộc Lào. Nhưng những thành công đầu tiên của ông không kéo dài. Vua Luang Phrabāng liên kết với người Xiêm, người Việt Nam không giúp đỡ, và vua Xiêm Rama III huy động quân đội phản công. Năm 1827, quân Lào thua trận chiến quyết định ở phía nam Viêng Chăn. Thành phố (trừ một số đền chùa) bị đốt cháy trụi và dân cư bị trục xuất. Năm sau đó, Ānuvong bị bắt và chết trong tù tại Bangkok. Vương quốc Viêng Chăn bị tiêu diệt hoàn toàn và trở thành một tỉnh của Xiêm: đây là một sự phát triển mới trong lịch sử Thái, phản ánh sức mạnh ngày càng tăng của các tư tưởng Châu Âu.

Giữa thế kỷ 19 là khoảng thời gian tồi tệ nhất trong lịch sử Lào. Vua Luang Phrabāng vẫn giữ được độc lập danh nghĩa bằng cách nộp cống cho Trung Quốc và Việt Nam cũng như nước xiêm. Khi Xiêm phát triển cơ cấu của một quốc gia hiện đại, phần còn lại của lãnh thổ Lào bị Bangkok cai trị trực tiếp theo cách càng ngày càng chặt chẽ và đàn áp. Lãnh thổ Lào thưa thớt dân cư vì những cuộc tái định cư ép buộc, và các thành phố đầy những người dân nhập cư Trung Quốc và Việt Nam. Nếu cuộc khởi nghĩa của Ānuvong cho thấy sự khởi đầu của một tinh thần dân tộc Lào thực sự, thì tới những năm 1860, dường như nước Lào sẽ nhanh chóng đánh mất vai trò của một thực thể quốc gia và trở thành một vùng phụ thuộc của vương quốc Xiêm.

Sự hình thành Ailao

Wat Sisakēt, một trong số những ngôi chùa cổ nhất tại Viêng Chăn

Điều cứu vãn nước Lào chính là sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân Châu Âu tại vùng Đông Nam Á. Đây là một điểm mà lịch sử chính thức của Lào, với sự nhấn mạnh vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, không muốn đề cập đến. Nhưng không có sự phủ nhận nào cho thực tế rằng sự chấm dứt thời cai trị của Xiêm đối với các vùng lãnh thổ Lào và sự thành lập nên nhà nước Lào là công của người Pháp, và đó chính là một sản phẩm phụ của tình trạng cạnh tranh giữa hai đế quốc thực dân Anh và Pháp. Không như người Hà Lan và Bồ Đào Nha, hai cường quốc này không chỉ muốn buôn bán với các nước trong vùng Đông Nam Á - họ tìm cách kiểm soát cả lãnh thổ những nước này. Miến Điện, từng là một nỗi sợ hãi ám ảnh của các dân tộc Thái trong nhiều thế kỷ, đã từng bước bị sáp nhập vào Ấn Độ thuộc Anh trong giai đoạn 1826 và 1885. Việt Nam, một nước mạnh khác trong vùng, không chống nổi người Pháp, đã phải chịu một chính quyền bảo hộ được lập lên ở miền Nam Việt Nam và phía đông Campuchia năm 1862 và đến năm 1883 thì kiểm soát toàn bộ vùng lãnh thổ còn lại của Việt Nam.

Những sự phát triển đó báo hiệu những rắc rối cho nước Xiêm, đất nước bị kẹp giữa hai cường quốc thực dân. Dưới thời cai trị của các vị vua có tư tưởng tân tiến Rama IV (1851-68) và Rama V (1868-1910), Xiêm tìm cách biến mình thành một quốc gia hiện đại có khả năng tự bảo vệ độc lập, nhưng các biên giới đã xiêu vẹo của đế chế đa sắc tộc này không còn có thể bảo vệ được nữa. Hiệp ước năm 1883 với vua Tự Đức của Việt Nam trao cho Pháp quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ phụ thuộc hoặc đã từng phụ thuộc triều đình Huế, và cũng không có gì ngạc nhiên khi họ chọn cách hiểu hiệp ước này theo một nghĩa rất rộng. Đa phần lãnh thổ của Lào từng một thời là những vùng phụ thuộc của Việt Nam, dù trên thực tế thì điều này thường chẳng có ý nghĩa gì cả. Pháp áp đặt một khái niệm quốc gia kiểu Châu Âu lên những quan hệ phong kiến đó, và từ đó dựng lên một tuyên bố chủ quyền về lãnh thổ đối với toàn bộ lãnh thổ từng thuộc về vương quốc Lān Xāng.

Người Pháp đóng vai trò chính trong vụ này là Auguste Pavie (1847-1925), ông từng sống 17 năm ở Việt Nam và Campuchia để mở rộng thêm các quyền lợi của Pháp từ khi được bổ nhiệm làm phó lãnh sự ở Luang Phrabāng vào năm 1886. Pavie cũng là một nhà thám hiểm đáng chú ý và là một học giả có tình cảm thực sự với các dân tộc ở Đông Dương, ông cho rằng cần giải phóng họ khỏi tình trạng tách biệt và chế độ phong kiến bằng cách du nhập vào đó các tư tưởng Pháp. Ông coi các vua Xiêm cai trị ở Lào là bọn tham nhũng và áp bức. Khi Luang Phrabāng bị những bộ tộc Thái ở vùng đồi núi tấn công, và những vị quan người Xiêm ở Lào chạy trốn, chính Pavie đã tổ chức phòng thủ thành phố và cứu nguy cho vị vua già Unkham. Nhà vua rất cảm kích và ông để nghị nước Pháp đứng ra bảo hộ thay cho nước Xiêm. Pavie không thể dàn xếp được vụ này dù ông đã thực hiện việc sáp nhập vùng Sipsông Chu nói tiếng Thái vào vùng Việt Nam thuộc Pháp. Pavie gọi công cuộc xây dựng thiện chí với Pháp ở Lào của mình là "cuộc chinh phục những trái tim," nhưng sau chót vẫn phải cần đến vũ lực mới hất cẳng được người Xiêm.

Tới năm 1890 chính quyền Pháp ở Hà Nội, được hỗ trợ bởi một đảng mạnh trong nghị viện Pháp, quyết định sẽ thôn tính toàn bộ nước Xiêm, mà nước Lào chư hầu của nó chỉ là giai đoạn đầu. Năm 1892 Pavie được chỉ định làm Tổng lãnh sự Pháp ở Bangkok, và yêu cầu người Xiêm chấp nhận “những nhà buôn” Pháp tại các thành phố lớn của Lào, từ Luang Phrabāng đến Stung Treng. Pavie biện bạch rằng pháp sẽ yêu cầu quyền bảo hộ đối với toàn bộ lãnh thổ Lào trên cả hai bờ sông Mê Kông. Ông cho rằng điều này sẽ làm suy yếu nước Xiêm, và sau đó việc thôn tính hoàn toàn nước này sẽ xảy ra. Hoàn toàn hiểu rõ những điều người Pháp dự định tiến hành, Xiêm gấp rút đưa quân và các quan cai trị vào trong lãnh thổ Lào, nhưng cơ cấu của nó vẫn chưa đủ phát triển để thực sự nắm chắc được những tỉnh xa xôi đó. Hơn nữa sự tin tưởng của Rama V rằng người Anh sẽ ủng hộ ông trong mọi xung đột với nước Pháp đã bị chứng minh là không có căn cứ.

Tháng 7 năm 1893 những xung đột nhỏ tại biên giới dẫn tới một xung đột vũ trang, với việc các tàu chiến Pháp đi ngược sông Chao Phraya đe dọa Bangkok. Đối mặt với mối đe doạ đó, Xiêm đầu hàng, và Pháp lập lên một chế độ bảo hộ trên toàn vùng phía đông Mê Kông. Năm 1904 lại có xung đột xảy ra, phần lớn do người Pháp. Một lần nữa người Anh lại không giúp đỡ Xiêm và Xiêm buộc phải lùi bước, nhượng lại hai vùng đất phía tây sông Mê Kông là Xainaburī ở phía bắc và Champāsak ở phía nam. Cùng lúc đó, Pháp cắt Stung Treng khỏi Lào để nhập vào Campuchia và thực hiện một số sửa đổi khác về biên giới giữa Lào và Việt Nam. Những thay đổi đó đã thiết lập biên giới Lào từ thời đó đến giờ.

Những người Pháp theo chủ nghĩa bành trướng được Pavie hối thúc muốn tiếp tục gây sức ép để đòi hỏi những vùng đất của các dân tộc nói tiếng Lào ở cao nguyên Khōrāt, nhưng người Anh đã can thiệp vào việc này. Sau khi đã chiếm được quyền kiểm soát Miến Điện và Malaya, họ muốn giữ Xiêm lại làm một quốc gia đệm giữa đế chế của mình và Pháp hơn là cho phép người Pháp thôn tính toàn bộ nước Xiêm. Tới năm 1909, tình hình ở Châu Âu đã thay đổi, và Pháp quyết định rằng họ cần nước Anh làm đồng minh để chống lại nước Đức đang ngày càng nổi lên hùng mạnh. Vì thế Paris quyết định rằng nước Xiêm không còn đáng giá các rủi ro khi xung đột với các quyền lợi của Anh quốc.

Vì thế việc nước Pháp ngừng chiếm quyền kiểm soát toàn bộ các vùng lãnh thổ Lào đã tạo nên các biên giới của nước Lào ngày nay - đường biên giới đã trở nên bền vững khi người Anh phản đối bất kỳ sự lấn xâu thêm nào của Pháp vào đất Xiêm. Nhưng nó cũng tạo ra tình huống khó khăn mà người Lào phải đối mặt kể từ lúc đó. Nếu Pháp đã không can thiệp vào mọi công việc nội bộ của Xiêm, thì chắc Lào đã bị sáp nhập lặng lẽ vào một quốc gia Xiêm nói tiếng Thái lớn hơn. Mặt khác, nếu Pháp thành công trong việc tách mọi vùng lãnh thổ Lào khỏi Xiêm, thì có lẽ ngày nay đã có một nước Lào rộng lớn, một sự tái tạo thực sự của Lān Xāng trên cả hai bờ sông Mê Kông với khoảng 20 triệu người. Thay vào đó, nước Lào ngày nay chỉ có 6 triệu người mà chỉ một nửa trong số đó coi tiếng Lào là tiếng mẹ đẻ. Trong khi đó, vùng Isan của Thái Lan có 15 triệu người nói tiếng Lào (ngôn ngữ hiện nay được gọi chính thức là "tiếng Thái Đông Bắc", nhưng nó hầu như giống hệt với tiếng Lào chuẩn). Với sự di dân lớn gần đây từ Isan tới Bangkok, hiện ở Bangkok có nhiều người nói tiếng Lào hơn so với ở Viêng Chăn, thủ đô Lào. Lào hầu như là dân tộc duy nhất không có sự tương đồng giữa sự phân bố về địa lý của họ và các biên giới của cái hiện nay được cho là quốc gia của dân tộc họ.

Lào thuộc Pháp

Không thực hiện được đại kế hoạch sáp nhập nước Xiêm, người Pháp không còn chú ý đến Lào và trong 50 năm tiếp sau nó vẫn là một vùng tù túng bên trong đế chế Đông Dương của Pháp. Về mặt chính thức, Vương quốc Luang Phrabāng và Công quốc Champāsak vẫn là những vùng bảo hộ với quyền tự trị bên trong, nhưng trên thực tế chúng bị cai quản bởi các công sứ Pháp. Vua Sīsavāngvong, người lên làm vua Luang Phrabāng năm 1904, vẫn giữ sự trung thành rõ ràng với người Pháp trong 55 năm cai trị của mình. Phần còn lại của đất nước ban đầu được chia làm hai vùng, Thượng Lào và Hạ Lào, mỗi vùng được một sĩ quan chỉ huy, và đóng đô tại Luang Phrabāng và Pākxē. Sau đó nước này được chia thành mười một tỉnh, mỗi tỉnh có một vị công sứ người Pháp. Năm 1898 toàn bộ lãnh thổ Lào bị đặt dưới sự tổng giám sát của một Tổng công sứ, đóng đô ở Viêng Chăn (người Pháp đánh vần là Vientiane) chịu trách nhiệm với Toàn quyền pháp ở Hà Nội. An ninh, phong tục và thông tin liên lạc được kiểm soát từ Hà Nội, và vì thế bị sao nhãng ở trên lãnh thổ Lào, nơi có ít ưu tiên về ngân sách. Các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về sức khoẻ, giáo dục và pháp luật, và tự kiếm lấy tiền ở địa phương mà chi dùng.

Người Pháp thừa hưởng một lãnh thổ ít dân và bị đồi phong bại tục trong nhiều năm chiến tranh và mất trật tự: năm 1910 chỉ có khoảng 600.000 người sống ở Lào, gồm nhiều người Trung Quốc và Việt Nam. Để lập lại trật tự, một quân đội địa phương, Garde Indigène, được thành lập gồm một hỗn hợp các đội quân Lào và Việt Nam dưới sự chỉ huy của sĩ quan Pháp. Cướp bóc bị áp chế, nô lệ bị bãi bỏ, và chế độ quan liêu Lào-Lum ưu việt hơn so với Lào-Theong và Lào-Sūng bị ngăn lại. Các nhân viên người Việt được đưa vào trong bộ máy hành chính để giúp đỡ cho số lượng nhân viên người Pháp ít ỏi – năm 1910 chỉ có khoảng 200 người Pháp trên toàn bộ nước Lào. Các thương nhân Trung Quốc và Việt nam tới những thành phố đang hồi phục (đặc biệt là Viêng Chăn) và hồi sinh thương nghiệp.

Người Pháp nắm lấy quyền thu thuế vốn trước kia do người Xiêm đảm nhiệm, nhưng bởi vì các quan chức Pháp ít tham nhũng hơn quan chức Xiêm nên số thuế thu được tăng lên. Người Lào nói chung cũng có trách nhiệm phải đi phu phen, quy định là mười ngày một năm, dù có thể xin miễn bằng cách trả tiền. Người Lào-Lum hay phải đi phu nhất, có lẽ bởi vì họ bị coi là chỉ thích hợp với những vùng núi ở Lào và những công việc kiểu nô lệ. Người Việt Nam và Trung Quốc không phải đi phu (không đúng sự thực, ít nhất là đối với người Việt Nam), nhưng phải chịu một mức thuế theo đầu người bằng tiền mặt lớn hơn. Những khoản thu khác từ việc buôn bán thuốc phiện, rượu và độc quyền muối của nhà nước. Tuy nhiên, chính quyền hành chính ở Lào luôn thiếu tiền, và sự phát triển, đặc biệt ở vùng núi cao rất chậm chạp.

Nói chung, người Lào coi sự cai trị của Pháp là dễ chịu hơn so với người Xiêm, và nó bảo đảm rằng thỉnh thoảng không có những cuộc nổi dậy có tổ chức chống lại họ. Tuy nhiên, năm 1901, một cuộc nổi loạn nổ ra ở phía nam do một người Lào-Theong tên là Ong Kaeo lãnh đạo, ông tự coi mình là phū mī bun (người thần thánh) và tôn thờ chúa cứu thế. Cuộc nổi loạn này về tính chất không phải là chống lại pháp hay những người Lào theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng lôi cuốn được nhiều người ủng hộ và chỉ tới năm 1910 mới bị đàn áp triệt để khi Ong Kaeo bị giết. Tuy nhiên, một trong những chỉ huy dưới quyền Ong Kaeo, Ong Kommadam, vẫn sống sót và trở thành nhà lãnh đạo những người Lào theo chủ nghĩa quốc gia những năm sau đó. Sau cuộc cách mạng Trung Quốc năm 1911, có những rắc rối xảy ra ở phía bắc Lào khi các vị lãnh chúa và bọn kẻ cướp Trung Quốc đem chiến tranh sang phía bên kia biên giới (vốn chưa được xác định rõ ràng) và bởi vì những người Lào-Sūng có quan hệ với Trung Quốc bị lôi kéo vào cuộc xung đột. Pháp cóo gắng điều chỉnh việc buôn thuốc phiện cũng dẫn tới nổi loạn ở một số vùng. Trong những năm 1914-16 có một cuộc nổi loạn của người Hmong được gọi là "cuộc nổi loạn của người điên" theo lãnh đạo của nó, một pháp sư được gọi là Pāchai. Lịch sử chính thức của Lào sau này gọi tất cả những cuộc nổi loạn đó là “những cuộc chiến đấu chống thực dân” nhưng đây là một sự cường điệu.

Sự so sánh giữa cách cai trị của người Pháp và người Xiêm đã dẫn tới việc nhiều người Lào ở Isan di cư quay về trong nước, làm tăng dân số và phục hồi thương mại. Những thành phố ở châu thổ sông Cửu Long như Viêng Chăn, Savannakhēt và Paksē bắt đầu phát triển, dù người Việt và người Trung Quốc vẫn chiếm số đông ở đó. Nông nghiệp và thương mại phục hồi. Người Pháp hy vọng hướng thương mại Lào về phía hạ lưu sông Cửu Long tới Sài Gòn, nhưng họ không thể cạnh tranh với con đường thương mại nhanh chóng và rẻ hơn qua Bangkok, đặc biệt khi những đường sắt của người Xiêm đã tiến tới sông Cửu Long trong thập kỷ 1920. Điều này khiến cho Xiêm vẫn đóng một vị trí quan trọng trong kinh tế Lào sau khi ảnh hưởng chính trị của Xiêm đã chấm dứt: một sự thực hiện vẫn không thay đổi. Người Pháp đề nghị xây dựng một tuyến đường sắt xuyên qua vùng núi tới Việt Nam, nhưng vốn cho dự án này không bao giờ được Paris duyệt chi. Tuy nhiên người Pháp đã xây dựng tuyết đường quan trọng nhất ở Lào, Quốc lộ 13 từ Viêng Chăn tới Paksē (gần đây hơn nó đã được kéo dài về phía bắc tới Luang Phrabāng). Nhưng phát triển kinh tế vẫn còn chậm chạp. Có một số mỏ thiếc và một số vùng trồng cà phê, nhưng tình trạng cô lập của quốc gia này và địa hình không thích hợp có nghĩa là nó không bao giờ được chính quyền bảo hộ coi là một nơi để kiếm ra tiền. Hơn 90% người Lào vẫn là nông dân, với thặng dư lương thực chỉ vừa đủ để bán lấy tiền nộp thuế.

Đa số người Pháp tới Lào là các viên chức, người định cư hay truyền giáo đã phát triển ảnh hưởng mạnh tới đất nước và dân chúng Lào, và nhiều người đã bỏ ra hàng thập kỷ để làm những việc mà họ cho là giúp cải thiện đời sống của dân Lào. Một số lấy vợ người Lào, học tiếng, theo Phật giáo và "trở thành giống dân địa phương" – một điều được chấp nhận nhiều hơn ở đế chế thuộc địa Pháp so với Anh. Tuy nhiên, với những thói quen căn bản đặc trưng của người Âu ở thời gian đó, họ có coi người Lào là hiền lành, tử tế, ngây thơ, khờ dại và lười biếng, coi họ theo điều mà một nhà văn đã gọi là “một sự pha trộn của ảnh hưởng và exasperation." Họ không tin rằng người Lào sẽ có thể tự cai quản lấy mình, và rất đủng đỉnh trong việc lập ra một hệ thống giáo dục kiểu phương Tây ở Lào. Trường trung học đầu tiên ở Viêng Chăn mãi tới năm 1921 mới mở cửa, và chỉ trong thập kỷ 1930 những sinh viên Lào mới được tiếp cận với giáo dục ở mức cao hơn tại Hà Nội hay Paris. Dần dần một mạng lưới các trường tiểu học phát triển ra khắp những vùng đất thấp, và tới những năm 1930 tỷ lệ biết chữ trong cộng đồng Lào-Lum đã tăng khá nhiều. Nhưng ở những vùng cao, nơi người dân nói tiếng Lào thổ ngữ hay tiếng không phải Lào, vẫn còn chưa được tiếp cận với giáo dục.

Trong số những người Lào đầu tiên được tiếp thu nền giáo dục tiên tiến phương Tây là ba anh em thuộc tầng lớp trê, con trai (khác mẹ) của Chau Bunkhong, vị uparāt (phó vương có quyền thế tập) ở Luang Phrabāng: gồm Hoàng tử Phetxarāt (1890-1959), Hoàng tử Suvannaphūmā (1901-84) và Hoàng tử Suphānuvong (1909-95), những người này sau đó đã lãnh đạo chính trị Lào trong nhiều năm. Phetxarāt tốt nghiệp Trường thuộc địa ở Paris và là người Lào đầu tiên tới học ở Đại học Oxford. Cả Suvannaphūmā và Suphānuvong đều tốt nghiệp kỹ sư ở Pháp. Suvannaphūmā cũng học những môn kinh điển, tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp và Pali: trở thành một hình mẫu một nhà chính trị học giả kiểu Pháp. Có một sự quan sát tiêu chuẩn của lịch sử hậu thuộc địa rằng những học giả được giáo dục kiểu phương tây sau này sẽ trở thành lãnh đạo của các phong trào chống chủ nghĩa thực dân. Những người được Pháp giáo dục như Phetxarāt, Suvannaphūmā và Suphānuvong có lẽ sẽ xác định trường hợp này ở Lào, nhưng trên thực tế tất cả họ đầu tiên đều là những quan chức Lào và sau đó mới là những trí thức có tinh thần quốc gia, thậm chí Suphānuvong cuối cùng trở thành nhà lãnh đạo tinh thần của nước Lào xã hội chủ nghĩa. Lào không bao giờ sản sinh ra một con người kiểu Pol Pot, một người được đào tạo ở Pháp và hoàn toàn chủ trương tư tưởng Mác xít. Sự đóng góp thực tế của Pháp cho chủ nghĩa quốc gia Lào, tách ra khỏi sự thành lập nước Lào, được thực hiện bởi những chuyên gia đông phương học của Trường viễn đông bác cổ Pháp (École Française d'Extrême-Orient), những người đã thực hiện các công việc khảo cổ chính, tìm kiếm và xuất bản những văn bản lịch sử Lào, tiêu chuẩn hoá chữ viết trong ngôn ngữ Lào, phục hồi những đền chùa và lăng tẩm đa hư hại và năm 1931 lập ra Viện Phật giáo Lào độc lập ở Viêng Chăn, nơi Pali từng được dạy dỗ và nhờ thế người lào có thể nghiên cứu lịch sử cổ đại của riêng nước mình. Sự khôi phục và giữ gìn những vinh quang văn hoá cũ của Luang Phrabāng là một đặc tính và sự nỗ lực của văn minh Pháp.

Sự khuyến khích văn hoá và nghiên cứu lịch sử Lào của người Pháp đã tạo ra một tầng lớp trí thức Lào mới, họ nhanh chóng tập hợp dưới sự lãnh đạo của Phetxarāt, một học giả tài năng. Phetxarāt hiện được coi là một người theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng ở vị trí số một ông phải là người dẫn đầu sự hợp tác của Lào với pháp. Năm 1923 ông được chỉ định làm Giám sát bản xứ về những công việc chính trị và hành chính, khiến ông trở thành người Lào có chức vị cao nhất nước. Ông làm việc để tăng số vị trí người Lào trong bộ máy hành chính và giảm bớt vai trò của người Việt Nam, là giống người mà người Lào ghét nhất, còn hơn cả họ ghét người Pháp. Phetxarāt và những nhà lãnh đạo Lào khác thích kiểu cai trị của Pháp bởi vì nó bảo vệ họ khỏi người Xiêm và người Việt Nam. Chỉ khi người Pháp mất đi quyền lực và uy tín thì tầng lớp trí thức Lào mới quay sang chống lại họ.

Giai đoạn từ 1945

Trong thế chiến 2

Lào có vẻ được để kệ là một vùng chậm phát triển dễ chịu của Đế chế Pháp và hầu như hoàn toàn không bị các sự kiện bên ngoài ảnh hưởng tới từ năm 1940 trở về trước. Sự sụp đổ của Pháp trước cuộc tấn công của Đức Phát xít là một cú sốc lớn đối với niềm tin của Lào vào khả năng bảo vệ họ của Pháp. Mối đe doạ lớn nhất của Lào lúc ấy là thuyết phục hồi lãnh thổ của Xiêm. Tháng 12, 1940 quân đội của Thống chế Phibun ở Bangkok tấn công Đông Dương thuộc Pháp với sự ủng hộ ngầm của Nhật Bản, chiếm vùng phía tây Campuchia, và đòi lại Xainaburī cùng Champāsak, vốn từng là một phần của nước Lào thuộc Pháp từ năm 1904. Chính quyền Vichy Pháp cho phép quân đội Nhật đóng ở Đông Dương, mặc dù lúc ấy vẫn chưa cho phép vào Lào. Nỗi sợ hãi bị bỏ lại cho thái Lan (khi ấy Phibun đã đổi lại tên thành Xiêm) và Nhật Bản dẫn tới việc thành lập tổ chức quốc gia Lào đầu tiên, Phong trào đổi mới quốc gia, tháng 1 năm 1941, do Phetxarāt lãnh đạo và các viên chức pháp ủng hộ, dù không được chính quyền Vichy ở Hà Nội ủng hộ. Nhóm này viết ra quốc ca Lào hiện nay và thiết kế ra lá cờ Lào bây giờ trong khi lại nghịch lý là thề nguyền ủng hộ nước Pháp.

Các vị trí thức đó tồn tại tới khi Pháp được giải phóng năm 1944, đưa Charles de Gaulle lên nắm quyền. Điều này có nghĩa là chấm dứt đồng minh giữa Nhật và hành chính Pháp ở Đông Dương. Người Nhật không có ý định cho phép người Pháp hất cẳng, và cuối năm 1944 họ thực hiện một cuộc đảo chính ở Hà Nội. Các đơn vị lính pháp chạy qua vùng núi non biên giới sang Lào, bị người Nhật đuổi theo, chiếm Viêng Chăn tháng 3, 1945 và Luang Phrabāng trong tháng 4. Vua Sīsavāngvong được người Nhật giữ lại, nhưng con của ông là Thế tử Savāngvatthanā kêu gọi mọi người Lào ủng hộ Pháp và nhiều người Lào đã chết khi chiến đấu cùng với người Pháp chống lại những kẻ chiếm đóng Nhật Bản.

Tuy nhiên, hoàng tử Phetxarāt phản đối tình hình này, dù Lào có thể giành lại độc lập với sự trợ giúp của người Nhật, người đã đưa ông lên làm thủ tướng Luang Phrabāng, dù không phải là toàn bộ nước Lào. Trên thực tế đất nước trong tình trạng hỗn loạn và chính phủ của Phetxarāt không có thực quyền. Một nhóm Lào khác, Lao Sēri (Lào tự do), trở thành đồng minh của thái, có nghĩa là ủng hộ người Nhật. Một tình hình phức tạp hơn diễn ra khi một số lực lượng Việt Nam tiến sang giúp giải phóng nước Lào. Mặc dù đường lối chính thức của cộng sản ở thời kỳ này là thống nhất mọi lực lượng chống Nhật, người Việt Nam ghét Pháp và vì thế ủng hộ cho chính phủ của Phetxarāt.

Tháng 8, 1945, khi đất nước bị tan rã ra trong một cuộc nội chiến nhiều phía, người Nhật bất ngờ đầu hàng đồng minh. Ở Lào và ở thủ đô nhiều nước mới giành lại độc lập khác ở Đông Nam Á, có một sự tranh giành cướp lấy quyền lực đang bị bỏ trống. Những địch thủ chính là người Pháp theo De Gaulle, các lực lượng du kích của họ đang kiên trì chiến đấu ở nhiều vùng thuộc Lào, và một nhóm Lào theo chủ nghĩa quốc gia mới do Phetxarāt lãnh đạo, nhóm Lào Issara (cũng có nghĩa là Lào tự do). Quân đội đồng minh ở gần đó nhất là nhóm Quốc gia Trung Quốc ở phía nam Trung Quốc, và lực lượng này chuẩn bị tiến về phía nam để nhận sự đầu hàng của Nhật Bản. Hoa Kỳ chính thức phản đối người Pháp tái lập quyền cai trị ở Đông Dương và người Anh cũng không thể giúp đỡ gì được. Nhưng người Pháp không chịu từ bỏ Đông Dương mà không chiến đấu.

Lào trong chiến tranh Đông Dương

Trong Thế chiến thứ hai, người Nhật chiếm Đông Dương. Khi Nhật đầu hàng, những người quốc gia Lào tuyên bố độc lập, nhưng tới đầu năm 1946, quân Pháp tái chiếm nước này và chỉ trao cho họ một số quyền tự trị hạn chế. Trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Đảng cộng sản Đông Dương đã lập ra tổ chức kháng chiến Pathet Lào nhằm giành độc lập cho Lào. Lào hoàn toàn độc lập sau khi Pháp bị những người cộng sản Việt Nam đánh bại và sau Hội nghị Genève năm 1954.

Các cuộc bầu cử được tổ chức vào năm 1955, và chính phủ liên hiệp đầu tiên, do Hoàng tử Souvanna Phouma lãnh đạo được thành lập năm 1957. Chính phủ liên hiệp sụp đổ năm 1958 vì sức ép của Hoa Kỳ. Năm 1960 các đơn vị quân đội thực hiện một cuộc đảo chính yêu cầu cải cách và một chính phủ trung lập. Chính phủ liên hiệp thứ hai ra đời, và lại do Souvanna Phouma lãnh đạo, nhưng chính phủ này không giữ được quyền lực. Những lực lượng cánh hữu dưới quyền của tướng Phoumi Nosavan loại bỏ những người trung dung ra khỏi chính phủ cùng trong năm đó.

Nội chiến 1962-1975

Một hội nghị Genève lần thứ hai được tổ chức năm 1961-62, quy định tính độc lập và trung lập của nước Lào, nhưng thoả thuận này lại bị cả Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà phá vỡ và chiến tranh lại nhanh chóng diễn ra. Lào bị kéo vào Chiến tranh Đông Dương lần hai (1954-1975). Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng vùng cán xoong của Lào làm đường vận chuyển hậu cần và chuyển quân từ miền Bắc Việt Nam vào miền Nam. Để chống lại nỗ lực này, Hoa Kỳ thành lập lực lượng của tướng Vàng Pao với mục đích quấy phá các cơ sở và lực lượng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đặt tại Lào. Xung đột cũng diễn ra giữa Quân đội quốc gia Lào và lực lượng Pathet Lào với hậu thuẫn là Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong gần một thập kỷ, phần đông nam Lào là nơi phải chịu nhiều trận ném bom dữ dội nhất trong lịch sử chiến tranh [cần dẫn nguồn], khi Hoa Kỳ tìm cách phá huỷ đường mòn Hồ Chí Minh chạy xuyên nước Lào. Khu vực này của Lào cũng nhiều lần bị Quân lực Việt Nam Cộng hòa xâm lấn (ví dụ Chiến dịch Lam Sơn 719) và các đội thám báo Mỹ thâm nhập với mục đích phá hoại tuyến đường hậu cần trên.

Giai đoạn từ 1975 đến nay

Một thời gian ngắn sau Hiệp định hoà bình Paris dẫn tới sự rút quân của Mỹ khỏi Việt Nam, một cuộc ngừng bắn diễn ra giữa Pathet Lào và chính phủ dẫn tới việc thành lập một chính phủ liên minh mới. Tuy nhiên, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà không thực sự rút quân khỏi Lào và Pathet Lào vẫn là một đội quân phụ thuộc vào Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Pathet Lào với sự hỗ trợ của Việt Nam đã có thể chiếm toàn bộ quyền lực mà chỉ gặp phải một sự chống đối ít ỏi. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, nhà vua buộc phải thoái vị và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được thành lập.

Chính phủ mới do Kaysone Phomvihane lãnh đạo áp đặt nền kinh tế tập trung hoá và đưa nhiều thành viên của chính phủ và quân đội trước đây vào các "trại giáo dục tập trung", trong số đó có nhiều người Hmong. Lào phụ thuộc nhiều vào viện trợ của Liên Xô thông qua Việt Nam cho tới khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Trong thập kỷ 1990 đảng cộng sản Lào chấm dứt quản lý kinh tế tập trung hoá .

LS CAMPOT

Các vương quốc đầu tiên

Người ta biết về nước Phù Nam trước hết là nhờ những ghi chép của thư tịch cổ Trung Hoa như Lương thư (sử nhà Lương 502-556) là đầy đủ hơn cả. "Nước Phù Nam ở phía Nam quận Nhật Nam, trong một vịnh lớn ở phía Tây biển. Nước cách Nhật Nam chừng 7.000 lý và cách Lâm Ấp hơn 3.000 lý về phía Tây Nam. Đô thành cách biển 500 lý. Một con sông lớn từ Tây Bắc chảy về phía Đông và đổ ra biển. Nước rộng hơn 3.000 lý. Đất thấp và bằng phẳng. Khí hậu và phong tục đại để giống Lâm Ấp"[1].

Tấn thư còn cho biết thêm: "Đất rộng 3.000 lý, có những thành phố xây tường, có lâu đài và nhà ở. Đàn ông Phù Nam xấu và đen, quấn tóc, ở truồng và đi chân không. Tính đơn giản và không trộm cắp. Họ chăm công việc nhà nông, gieo 1 năm gặt 3 năm. Họ thích trang trí bằng điêu khắc, chạm trổ; nộp thuế bằng vàng, bạc, hạt châu, hương liệu. Họ có sách vở, thư viện và nhiều vật khác. Chữ viết giống người Hồ. Ma chay cưới hỏi đại để giống Lâm Ấp"[2].

Theo truyền thuyết cổ được ghi chép lại bởi Khang Thái (Kang Tai), một quan lại Trung Hoa đã từng tới Phù Nam giữa thế kỷ thứ 3 thì xứ này do một người phụ nữ tên Liễu Diệp (Liu Yeh) cai trị. Sau đó một người nước ngoài tên là Hỗn Điền (Hun Tien), có thể là từ Ấn Độ, sang đã cưới Liễu Diệp và lập ra một triều đại tại đây[3]. Theo các truyền thuyết địa phương thì vị ẩn sĩ Ấn Độ này tên là Kambu đã kết hôn với nữ thần Mera và con cháu của họ được gọi là Kambuja (con cháu của Kambu) và tên ghép của hai vợ chồng trở thành tên dân tộc là Kambu-Mera, Kmer hay Khmer.

Thực sự thì Phù Nam là một quốc gia hỗn hợp gồm nhiều tộc người khác nhau, do một xứ Phù Nam chánh tông nắm địa vị tôn chủ và các tiểu quốc kia phải thần phục và cống nạp cho nó.

Triều đại Phù Nam đầu tiên có 4 đời vua kế tiếp nhau là:

Hỗn Điền

Con Hỗn Điền (chưa rõ tên họ)

Hỗn Bàn Huống

Hỗn Bàn Bàn

Tiếp đó một viên tướng khác lên ngôi, lập một triều đại khác bắt đầu là Phạm Sư Man (khoảng 220-280)

Phạm Sư Man

Phạm Chiêu

Phạm Tràng

Phạm Tầm

Vào thế kỷ thứ 5 tài liệu Trung Hoa có nói tới một ông vua tên là Trì Lê Đà Bạt Ma ở ngôi từ 424-438 rồi tới Đồ Da Bạt Ma và Lưu Đà Bạt Ma. Thư tịch cổ còn nói tiếp sau đó nước Phù Nam bị một nước khác ở phía Bắc đánh bại (cuối thế kỷ thứ 6, giữa thế kỷ thứ 7). Phù Nam tới đây là dứt.

Vương quốc Chân Lạp

Nước đã đánh bại Phù Nam là Chân Lạp, một quốc gia do người Khmer sáng lập. Trung tâm của họ nằm ở Sae Mun (nay thuộc Thái Lan) và Champasack (nay thuộc Nam Lào). Quốc gia này do Bhavavarman sáng lập trong thế kỷ thứ 6, gọi là nước Bhavapura, tức Chân Lạp.

Bhavavarman đã chấm dứt sự lệ thuộc Phù Nam. Sau khi ông mất, con ông là Mahendravarman lên kế ngôi và tấn công Phù Nam, buộc vua Phù Nam phải chạy trốn tới Naravana tức nước Chí Tôn (nay là Ba Thê, xã Vọng Thê, An Giang). Isanavarman kế ngôi Mahendravarman, tiếp tục tấn công "Với sức mạnh của mình đã vượt qua ranh giới lãnh thổ của Tổ tiên"[4]. Các vua thất trận đã bỏ chạy ra vùng hải đảo.

Jayavarman I lật đổ Isanavarman để cai trị một lãnh thổ rộng lớn. Bia ký của ông được tìm thấy trên một vùng lãnh thổ bao gồm cả Sae Mun, Battambang, Seam Reap, Kompong Thom, Takeo, Prey Veng và Kampot.

Sau khi đánh thắng Phù Nam, người Chân Lạp đã ồ ạt di cư xuống phía Nam. Họ đã dừng lại ở Takeo (cụm di tích Angkor Borey) và Prey Veng (cụm di tích Ba Phnom), trung lưu sông Mekong và Đông Bắc biển Hồ. Isanavarman đã xây dựng kinh đô Isanapura ở gần Kompong Thom. Theo Tùy thư của Trung Hoa thì nơi đây có tới 20.000 gia đình sinh sống. Ngoài ra vương quốc còn có 30 thành thị do các tổng đốc cai quản và quan tước cũng tựa như Lâm Ấp.

Thời kỳ khủng hoảng của Chân Lạp

Jayavarman qua đời năm 680. Hoàng hậu Jayadevi, nắm quyền trong khoảng 681-713, đã gây bất bình trong giới quý tộc và quan lại. Do những mâu thuẫn này mà năm 713, Puskaraksa đã truất phế bà và tự lên ngôi, lập kinh đô mới là Sambhupura ở gần Sambaur.

Do sự biến này mà phần phía Bắc của vương quốc (tức nước Bhavapura cũ) tách ra khỏi Chân Lạp, lập lại nước riêng. Tài liệu Trung Hoa ghi lại là nước chia làm 2: Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp. Biên giới nằm ở núi Dang Reak (nay là biên giới Thái Lan-Campuchia).

Ở miền Nam, Puskaraksa không thể kiểm soát nổi lãnh thổ của mình. Nhiều nơi nổi lên, tự lập nước riêng. Trong lúc đó vương triều Sailendra của nước Kalinga ở đảo Java, Indonesia mạnh lên đã tấn công vương quốc của Puskaraksa năm 774, chiếm được kinh đô Sambhupura và đẩy đất nước này tới hồi diệt vong.

Thời kỳ Angkor (802-1432)

 Phục quốc (802-944)

Đầu thế kỷ thứ 9, nhân khi vương triều Sailendra suy yếu, một người trong hoàng tộc Chân Lạp bị bắt làm tù binh đã trốn về nước, tập hợp lực lượng đấu tranh để thoát ra khỏi ảnh hưởng của Sailendra và thống nhất lại Campuchia, khởi đầu một đế chế hùng mạnh ở Đông Nam Á - đế quốc Khmer (802-1434). Ông lên ngôi vua, lấy hiệu là Jayavarman II.[5]

Jayavarman II đã cố công tìm kiếm một địa điểm mới để đặt kinh đô. Trong thời của ông, vương quốc đã dời đô nhiều lần, từ Indrapura cho tới Hariharalaya và Mahendrapura ở núi Kulen rồi cuối cùng là quay trở lại Hariharayala.

Thời kỳ Jayavarman II tại vị, sự sùng bái thần Shiva có khuynh hướng biến thành sự sùng bái nhà vua (Devaraja). Do đó mà ông cũng được tôn sùng như một vị thần. Khi ông qua đời năm 854, người ta đã phong tặng cho ông danh hiệu Paramesvara tức "Chúa tể".

Cháu của Jayavarman II là Yasovarman I cai trị từ 889-900 lại tiếp tục dời đô thêm 50 km, tại một nơi mà ông gọi là Yasohadrapura tức là ankor. Đây là biến âm từ chữ Phạn Nagara, tức "Quốc đô". Đế quốc Khmer vì thế còn được gọi là vương quốc Angkor, đế quốc Angkor.

Phát triển (944-1181)

Đế quốc Khmer cuối thế kỷ 12

Rajendravarman II lên ngôi năm 944 được thừa kế cả hai dòng Khmer Nam và Bắc. Ông là con Mahendravarman thuộc hoàng tộc Bhavapura (phía Bắc) và Mahendradevi, dì ruột của Harsavarman II (942-944), vua của dòng Nam. Do sự kiện này mà hai dòng tộc Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp đã lập lại được sự thống nhất. Các văn bia thời kỳ này đều nhấn mạnh về nguồn gốc tộc Mặt trời (Suryavamsa) phía Bắc và tộc Mặt trăng (Somavamsa) phía Nam của vương triều. Tên nước được xác định là Kambuja và vua là Kambujaraja.

Tuy đã tái thống nhất nhưng giữa hai dòng tộc vẫn có sự mâu thuẫn. Năm 1002, Jayaviravarman II lên ngôi ở Angkor tại miền Nam thì một hoàng thân khác cũng tự lên ngôi ở Sae Mun phía Bắc là Suryavarman I. Năm 1010, Suryavarman I đã lật đổ vua phía Nam rồi làm vua cả hai miền. Năm 1082, Jayavarman VI tự lên ngôi ở Sae Mun cũng đem quân đi lật đổ vua ở Angkor và cai trị vương quốc từ 1082 đến 1107.

Tuy nhiên về sau thế lực của nhóm phía Bắc tập trung ở Sae Mun dần suy yếu và không còn là đối trọng với phía Nam được nữa. Cuối thế kỷ 12, các văn bia chỉ còn nhắc tới một tộc Kambu Mặt trời nhưng đã di cư xuống phía Nam mà thôi.

Do sự thống nhất và ổn định, Rajendravarman II vừa lên ngôi đã đem quân sang đánh Champa. [[Suryavarman II] (1002-1050) còn tiến xa hơn, chinh phục được trung và hạ lưu Chao Phya (sông Mae Nam nay thuộc Thái Lan) và cao nguyên Korat. Harsavarman II (1066-1080) đã đánh Champa và Đại Việt. Tới thời Suryavarman II (1113-1150) thì vương quốc đã chinh phục được Champa trong khoảng 1145-1149 và thậm chí 5 lần đem quân đánh Đại Việt (1128, 1129, 1132, 1138, 1150).

Sau cuộc tranh ngôi năm 1010, kinh đô bị hư hại nặng nên Suryavarman đã cho tiến hành xây dựng Angkor Wat như là một biểu tượng cho sức mạnh của vương triều.

[sửa] Cực thịnh (1181-1201)

Sau khi Suryavarman II qua đời, ngôi vua bị một người lạ tự xưng là Tribhuvanadi, tức Tyavarman, đánh cướp năm 1165 khiến quốc gia suy yếu. Năm 1177, Jaya Indravarman V của Champa thừa cơ tấn công Angkor. Một hoàng thân trẻ phải chờ đợi trong 16 năm mới tập hợp được lực lượng để đánh bại Champa và lên ngôi vua năm 1181, tức Jayavarman VII.

Trong thời kỳ cai trị của mình, vương quốc Campuchia đã đạt tới đỉnh cao của sự phát triển.

Sau vài năm để khôi phục vương quốc, Jayavarman VII đã tính tới chuyện trả thù Champa. Năm 1190, Jayavarman VII đã cử một đạo binh lớn sang tấn công Champa và đánh bại hoàn toàn người Chăm. Một hoàng thân được cử tới cai trị và Champa trở thành một tỉnh của Chân Lạp trong một thời gian dài. Ngoài việc đánh Champa, ông còn thôn tính luôn cả Haripunjaya gần biên giới Miến Điện-Thái Lan và bán đảo Malaya. Có thể quân Chân Lạp đã tới được cả Luang Prabang ở Lào nữa.

Vương quốc Chân Lạp dưới thời Jayavarman VII có 23 tỉnh. Để cai trị đất nước rộng lớn, ông đã cho xây dựng 121 trạm nghỉ (Dharmasala) dọc theo các tuyến giao thông quan trọng mà ngày nay vẫn còn tồn tại dấu tích trên tuyến đường nối Angkor với Pimai ở Thái Lan và từ Sambor cho tới Vi Jaya của Champa (kinh đô Phật Thệ, nay ở Bình Định).

[sửa] Suy thoái

Không rõ Jayavarman VII qua đời năm nào nhưng con trai ông là Indravarman II đã lên thay thế ông sau năm 1201 và cai trị tới 1243.

Trong những năm cai trị đầu tiên của Indravarman II, Đế quốc Khmer từng 3 lần giao chiến với quân Đại Việt trong các năm 1207, 1216 và 1218. Tuy nhiên, sau năm 1218, không còn thấy Đế quốc Khmer có chiến tranh với các quốc gia khác trong khu vực nữa. Không những vậy, năm 1220, Đế quốc Khmer còn cho lui quân khỏi Champa mà không có bất kỳ sự đấu tranh hay biến động nào từ Champa.

Ở phía tây, những tộc người Thái nổi dậy, thành lập vương quốc Sukhothai, đẩy lui người Khmer. Trong khoảng 200 năm tiếp theo, người Thái trở thành đối thủ chính của người Khmer. Nối ngôi Indravarman II là Jayavarman VIII (trị vì từ 1243-1295). Không như các vua trước, ông theo đạo Hindu và rất quá khích chống lại đạo Phật. Ông cho phá hủy phần lớn các tượng Phật trong vương quốc (các nhà khảo cổ ước tính trên 10 ngàn tượng Phật bị phá hủy, chỉ để lại rất ít dấu tích) và biến chùa chiền thành đền thờ của đạo Hindu. Từ bên ngoài, đế quốc này bị đe dọa bởi quân Mông Cổ dưới quyền chỉ huy của tướng Sagatu. Nhà vua tìm cách tránh nạn binh đao bằng cách triều cống cho người Mông Cổ, lúc này đang làm chủ Trung Quốc. Triều đại của Jayavarman VIII kết thúc năm 1295 khi ông bị con rể là Srindravarman (trị vì từ 1295-1309) lật đổ. Tân vương là người theo Phật giáo Theravada, là trường phái Phật giáo đến từ Sri Lanka, rồi lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Á.

Sau thời kỳ trị vì của Srindravarman, có rất ít tư liệu ghi lại lịch sử vương quốc thời kỳ này. Cột đá cuối cùng mang văn khắc được biết đến là từ năm 1327. Không có đền đài lớn nào được xây dựng thêm. Các nhà sử học ngờ rằng điều này gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo Theravada vốn không đòi hỏi việc xây cất các công trình vĩ đại để thờ phụng. Tuy nhiên, việc vắng bóng các công trình lăng tẩm lớn cũng có thể do việc quyền uy của triều đình sút giảm và do đó thiếu nhân công xây dựng. Các công trình thủy lợi cũng dần đổ nát, mùa màng do đó cũng bị thất bát khi có lũ lụt hoặc hạn hán, làm đế quốc càng suy yếu. Quốc gia Thái láng giềng, vương quốc Sukhothai, sau khi đẩy lùi đế quốc Angkor, bị một vương quốc Thái khác, vương quốc Ayutthaya, chinh phục năm 1350. Từ sau năm 1352, Ayutthaya trở thành đối thủ chính của Angkor. Họ mở nhiều chiến dịch tấn công Khmer, nhưng đều bị đẩy lùi. Tuy nhiên tới năm 1431, cuối cùng thì sức mạnh áp đảo của Ayutthaya cũng trở nên quá lớn để chống lại, và Angkor thất thủ trước quân Thái.

Thời kỳ hậu Angkor

Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 là giai đoạn suy tàn liên tục và thu hẹp đất đai. Từ giữa thế kỷ 15, Campuchia liên tục bị các cuộc xâm lăng của vương quốc Ayutthaya (Thái Lan cổ) tàn phá. Angkor liên tục bị chiếm đóng và tàn phá. Để duy trì sự tồn tại của vương quốc Khmer, vua Ang Chan I (1516–1567) phải chuyển kinh đô từ Angkor về Lovek [6]. Campuchia có được một giai đoạn thịnh vượng ngắn, trong khoảng giữa thế kỷ 16 sau khi đã xây dựng thủ đô Lovek mới ở vùng đông nam Tonle Sap. Dọc theo lưu vực Sông Cửu Long, Chân Lạp mở rộng buôn bán với các vùng khác ở Châu Á. Đây là giai đoạn khi những nhà thám hiểm người Tây Ban Nha, là Blas Ruiz de Hernan Gonzales và Diogo Veloso, lần đầu tiên tới nước này và bắt đầu mở rộng ảnh hưởng của Phương tây tại đây.

Nhưng năm 1594, vương quốc Ayutthaya của người Thái một lần nữa lại tấn công Chân Lạp, tàn phá Lovek. Vua Satha của Campuchia phải chạy trốn. Sự sụp đổ của Lovek như bắt đầu một thảm họa mà Campuchia không bao giờ gượng lại được nữa, đồng thời việc này cũng tạo cơ hội can thiệp cho người Tây Ban Nha. Năm 1596, Blas Ruiz de Hernan Gonzales và Diogo Veloso giúp vua Satha quay về Campuchia lấy lại Lovek. Tuy nhiên, năm 1598, sự can thiệp của người Tây Ban Nha cũng chấm rứt, do đoàn quân này bị sát hại cùng với vua Satha trong nội chiến giữa những người Khmer với nhau.

Sang đầu thế kỷ 17, Campuchia có sự gắng gượng ổn định đôi chút dưới thời vua Chay Chettha II, tuy không thể bằng các thời kỳ trước đặc biệt là thời Angkor, với việc thành lập một thủ đô mới tại Oudong năm 1618. Vua Chay Chettha II đã mở rộng quan hệ với chúa Nguyễn ở Đàng Trong của Việt Nam, để cân bằng ảnh hưởng từ vương quốc Ayutthaya của Thái Lan. Ông đã cho phép một số it người Việt đến sống tại Prey Kor (sau này là Sài Gòn). Đồng thời ông cũng giao thương với người Hà Lan, cho họ mở một nhà máy ở Oudong năm 1620 [6].

Từ giữa thế kỷ 17 trở đi, Campuchia trở nên suy yếu trầm trọng trước hai láng giềng hùng mạnh và tham vọng bành trướng là Xiêm và Đàng Trong (Việt Nam). Sự định cư của người Việt ở châu thổ sông Cửu Long từ đầu thế kỷ 17 dẫn tới việc họ sáp nhập hoàn toàn vùng đó vào năm 1757, vì thế Campuchia mất một trong những vùng lãnh thổ trù phú nhất của họ và bị ngăn đường tiến ra biển Đông. ở phía tây người Thái tiếp tục xâm lấn và sát nhập các tỉnh Battambang, Siem Reap vào lãnh thổ của họ. Khi người Pháp tới Đông Dương bảo hộ Campuchia từ năm 1863 đã dần lấy lại phần lãnh thổ Battambang, Siem Reap từ Xiêm La.

Giai đoạn thuộc địa Pháp

Năm 1863 Vua Norodom ký một hiệp ước với Pháp để thành lập một chính quyền bảo hộ trên toàn vương quốc. Dần dần đất nước này rơi vào quyền cai trị thuộc địa của Pháp. Năm 1906, Pháp gây chiến với Xiêm và dành lại 4 tỉnh vùng tây bắc từng bị người Xiêm chiếm trong thế kỷ 18,19 là Battambang, Siem Reap, Meanchey, Oddar. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, người Nhật cho phép chính phủ Pháp (chính phủ Vichy) đang hợp tác với Đức Phát xít tiếp tục cai quản Campuchia và các lãnh thổ Đông Dương khác, nhưng họ cũng nuôi dưỡng chủ nghĩa quốc gia Khmer. Campuchia lại được hưởng một thời kỳ độc lập ngắn năm 1945 trước khi quân Đồng Minh tái lập quyền kiểm soát của Pháp. Vua Norodom Sihanouk, người từng được Pháp lựa chọn để kế vị Vua Monivong năm 1941, nhanh chóng chiếm lấy vị trí chính trị trung tâm khi ông tìm cách trung lập hóa những người cánh tả và những đối thủ cộng hòa và cố gắng đàm phán những điều kiện có thể chấp nhận được để giành lấy độc lập từ tay người Pháp. “Cuộc thập tự chinh giành độc lập” của Sihanouk dẫn tới việc người Pháp miễn cưỡng bằng lòng trao lại chủ quyền cho ông. Một thoả thuận từng phần được đưa ra tháng 10 năm 1953. Sau đó Sihanouk tuyên bố rằng công việc đòi độc lập đã hoàn thành và thắng lợi trở về Phnom Penh.

Chính phủ đầu tiên của Sihanouk

Những nỗ lực của Việt Minh trong Kháng chiến chống Pháp đã đem lại kết quả. Theo Hiệp ước Geneva về Đông Dương, Việt Minh đang đóng trên lãnh thổ của Campuchia tập kết ra Bắc Việt Nam, quân Pháp phải rút khỏi Đông Dương. Chính quyền do Sihanouk xây dụng một Campuchia độc lập, thân thiện với Bắc Việt Nam và các đồng minh.

Trung lập là yếu tố cơ bản của chính sách đối ngoại Campuchia trong các thập kỷ 1950 và 1960. Tuy nhiên, chính phủ Campuchia xây dựng quan hệ tốt đẹp với khối Xã Hội Chủ Nghĩa, nhận viện trợ to lớn từ Liên Xô và Trung Quốc, giúp đỡ to lớn quân Giải Phóng Việt Nam. Tới giữa thập kỷ 1960, nhiều phần tại các tỉnh phía đông Campuchia được dùng làm những căn cứ cho quân đội Bắc Việt Nam và các lực lượng Việt Cộng (NVA/VC) hoạt động chống lại Nam Việt Nam, cảng Sihanoukville được xây dựng và sử dụng để tiếp tế cho họ. Song song với việc đó là hàng hóa từ Hạ Lào qua đông bắc Campuchia vào Việt Nam. Campuchia trở thành mắt xích quan trọng của các tuyến Đường Hồ Chí Minh, trước năm 1970, phần lớn hàng hóa được chuyển qua đây.

Khi các hoạt động của NVA/VC tăng lên, Hoa Kỳ và Nam Việt Nam bắt đầu lo ngại, và vào năm 1969, Hoa Kỳ bắt đầu một chiến dịch ném bom rải thảm dài mười bốn tháng nhắm vào các cơ sở của NVA/VC khiến nước này rơi vào tình trạng bất ổn định. Hoa Kỳ tuyên bố rằng chiến dịch ném bom chỉ diễn ra ở vùng không lớn hơn mười, và sau này là hai mươi dặm bên trong biên giới Campuchia, các vùng nơi có dân Campuchia sinh sống đã được NVA di tản. [7][8][9]

Những cuộc ném bom này gây ra thương vong rất lớn cho dân Campuchia, vốn không quen với chiến tranh như dân Việt Nam. Hoàn toàn không có việc sơ tán dân như tuyên bố, đơn giản vì quân Mỹ và Nam Việt Nam không đến những vùng bị ném bom, được cho là còn quân Bắc Việt Nam và các lực lượng Việt Cộng (NVA/VC). Từ vị thế trung lập Campuchia bị lôi kéo vào cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Trong suốt thập kỷ 1960, chính trị trong nước Campuchia bị chia rẽ. Chống đối nổi lên bên trong tầng lớp trung lưu và cánh tả gồm cả những lãnh đạo từng được đào tạo ở Pháp như Son Sen, Ieng Sary, và Saloth Sar (sau này được gọi là Pol Pot), những người này đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy dưới sự lãnh đạo bí mật của Đảng cộng sản Campuchia (CPK). Sihanouk gọi những người nổi dậy đó là Khmer Rouge, dịch chính xác là "Khmer đỏ." Nhưng cuộc bầu cử quốc hội năm 1966 cho thấy cánh tả được ủng hộ nhiều hơn, và tướng Lon Nol đã lập ra một chính phủ, tồn tại tới tận năm 1967. Trong giai đoạn 1968 và 1969, cuộc nổi dậy ngày càng tồi tệ. Tháng 8, 1969, tướng Lon Nol lập ra một chính phủ mới. Hoàng tử Sihanouk đi ra nước ngoài để chăm sóc sức khoẻ từ tháng 1, 1970.

Cộng hòa Khmer và cuộc chiến

Tháng 3, 1970, khi hoàng tử Sihanouk đang vắng mặt, tướng Lon Nol lật đổ hoàng tử Sihanouk và nắm lấy quyền lực. Sơn Ngọc Thành tuyên bố ủng hộ chính phủ mới. Ngày 9 tháng 10, chế độ quân chủ ở Campuchia bị bãi bỏ, và đất nước được đổi tên thành Cộng hòa Khmer.

Hà Nội từ chối yêu cầu của chính phủ mới đòi họ rút quân. Khoảng từ 2.000-4.000 người Campuchia từng tới Bắc Việt Nam năm 1954 trở về Campuchia, được các binh sĩ Bắc Việt Nam hỗ trợ. Để đáp lại, Hoa Kỳ cung cấp viện trợ vũ khí cho các lực lượng của chính phủ mới, và họ lao vào cuộc chiến chống lại cả những kẻ nổi loạn bên trong và cả những lực lượng Bắc Việt Nam.

Tháng 4 năm 1970, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố với công chúng rằng các lực lượng trên bộ của Mỹ và Nam Việt Nam đã tiến vào Campuchia trong một chiến dịch nhằm tiêu diệt các vùng căn cứ của NVA tại Campuchia (xem Cuộc xâm nhập Campuchia). Người Mỹ ném bom Campuchia trong hơn một năm. Những cuộc phản đối diễn ra tại các trường đại học Mỹ, dẫn tới cái chết của bốn sinh viên tại Kent State, ủng hộ việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam.

Dù một số lượng lớn trang thiết bị đã bị Hoa Kỳ và các lực lượng Nam Việt Nam chiếm được và phá huỷ, chính sách ngăn chặn các lực lượng Bắc Việt vẫn tỏ ra không thành công. Quân Bắc Việt di chuyển sâu hơn vào bên trong Campuchia để tránh các cuộc hành quân của Hoa Kỳ và Nam Việt Nam. Các đơn vị NVA tràn qua các vị trí quân sự của Campuchia trong khi CPK mở rộng các cuộc tấn công quy mô nhỏ vào những đường thông tin liên lạc.

Trong ban lãnh đạo Cộng hòa Khmer có tình trạng không thống nhất giữa ba thành viên chính: Lon Nol, Sirik Matak anh em họ của Sihanouk, và lãnh đạo Quốc hội In Tam. Lon Nol vẫn nắm quyền lực một phần nhờ bởi không có ai đã được chuẩn bị để thế chỗ ông. Năm 1972, một hiến pháp ra đời, nghị viện được bầu ra, và Lon Nol trở thành tổng thống. Nhưng tình trạng không thống nhất, những vấn đề về việc nâng lực lượng quân đội 30.000 người lên hơn 200.000, và tình trạng tham nhũng tràn lan làm suy yếu chính quyền hành chính và quân đội.

Cuộc nổi dậy của những người cộng sản bên trong Campuchia tiếp tục lớn mạnh, và được cung cấp trang bị cũng như ủng hộ quân sự từ phía Bắc Việt Nam. Pol Pot và Ieng Sary nắm được quyền lãnh đạo lực lượng cộng sản do người Việt Nam đào tạo, nhiều người trong số đó đã bị thanh lọc. Cùng lúc đó các lực lượng của Đảng cộng sản Campuchia trở nên mạnh hơn và độc lập hơn khỏi quyền kiểm soát của người Việt Nam. Tới năm 1973, CPK đã đánh những trận lớn chống lại các lực lượng chính phủ mà không cần hoặc có rất ít sự hỗ trợ từ phía quân Bắc Việt Nam, họ kiểm soát gần 60% lãnh thổ Campuchia và 25% dân số.

Chính phủ đã ba lần nỗ lực đàm phán với những người nổi dậy nhưng không mang lại kết quả, nhưng tới năm 1974, CPK đã hoạt động thành những nhóm tách biệt với nhau và một số lực lượng Bắc Việt Nam đã chuyển vào trong Nam Việt Nam. Quyền kiểm soát của Lon Nol bị giảm xuống chỉ còn những vùng bao quanh thành phố và những đường vận chuyển chính. Hơn hai triệu người tị nạn chiến tranh sống ở Phnom Penh và các thành phố khác.

Vào ngày đầu năm 1975, quân cộng sản tung ra một cuộc tấn công kéo dài 117 ngày và vô cùng ác liệt làm sụp đổ chính quyền Cộng hòa Khmer. Những cuộc tấn công đồng thời xung quanh vành đai Phnom Penh ghìm chặt các lực lượng cộng hòa, trong khi các đơn vị của CPK vượt qua và chiếm quyền kiểm soát vùng tiếp tế chiến lược là hạ lưu sông Cửu Long. Chiến dịch không vận cung cấp vũ khí và lương thực do Hoa Kỳ thực hiện đã chấm dứt khi Quốc hội nước này từ chối viện trợ thêm cho Campuchia. Phnom Penh và các thành phố khác bị tấn công bằng rocket hàng ngày gây ra thương vong cho hàng nghìn thường dân. Chính phủ Lon Nol đầu hàng ngày 17 tháng 4, 5 ngày sau khi phái đoàn Hoa Kỳ rời khỏi Campuchia.

Campuchia dân chủ (1975-1979)

gay sau khi giành chiến thắng, CPK ra lệnh sơ tán dân ra khỏi tất cả các thành phố và thị trấn, đưa những người dân thành thị tới những vùng nông thôn để làm việc như những nông dân, bởi vì CPK đang muốn tái lập lại xã hội thành một hình thức mà Pol Pot đang thai nghén.

Hàng ngàn người đã chết đói và chết vì bệnh tật trước khi CPK giành được chính quyền. Hàng ngàn người chết đói hay chết vì bệnh tật trong thời gian tản cư sau đó và vì những hậu quả của nó. Nhiều người trong số đó bị buộc phải rời khỏi các thành phố và định cư tại những ngôi làng mới được lập nên, thiếu lương thực, dụng cụ lao động và chăm sóc y tế. Nhiều người từng sống trong các thành phố nên đã đánh mất khả năng tự kiếm sống để tồn tại trong môi trường nông nghiệp. Hàng ngàn người chết đói trước khi mùa màng được thu hoạch. Thiếu ăn và suy dinh dưỡng - ở bờ vực của nạn đói – là điều xảy ra liên tục trong nhiều năm. Đa số các lãnh đạo quân sự và dân sự của chế độ cũ, những người không thể che giấu được nhân thân của mình đã bị hành quyết.

Bên trong CPK, những lãnh đạo từng được đào tạo tại Pháp -Pol Pot, Ieng Sary, Nuon Chea, và Son Sen— nắm quyền lực. Một hiến pháp mới vào tháng 1 năm 1976 biến nước Campuchia dân chủ thành một nước Dân chủ nhân dân cộng sản, và một quốc hội gồm 250 thành viên đại diện cho Nhân dân Campuchia (PRA) được chọn ra vào tháng 3 để lựa chọn một kiểu lãnh đạo nhà nước tập thể, chủ tịch của ban lãnh đạo đó trở thành nguyên thủ quốc gia.

Hoàng tử Sihanouk từ chức nguyên thủ quốc gia ngày 4 tháng 4. Vào ngày 14 tháng 4, sau khoá họp đầu tiên, PRA thông báo rằng Khieu Samphan sẽ làm chủ tịch hội đồng lãnh đạo quốc gia trong nhiệm kỳ 5 năm. Nó cũng lựa chọn ra 15 thành viên chính phủ do Pol Pot lãnh đạo với chức vụ Thủ tướng. Hoàng tử Sihanouk bị quản thúc tại gia.

Chính phủ mới tìm cách tái cơ cấu hoàn toàn lại xã hội Campuchia. Những tàn tích của xã hội cũ bị xoá bỏ và tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo và Thiên chúa giáo, bị đàn áp. Nông nghiệp được hợp tác hóa, và những gì còn sót lại của các cơ sở công nghiệp đều bị vứt bỏ hay bị đưa vào dưới quyền kiểm soát của nhà nước. Campuchia không có hệ thống tiền tệ cũng như hệ thống ngân hàng.

Cuộc sống dưới chính quyền Campuchia dân chủ rất ngặt nghèo và bạo tàn. Ở nhiều vùng trong nước, người dân bị bố ráp và bị hành quyết vì tội nói tiếng nước ngoài, đeo kính, bới rác kiếm thức ăn, và thậm chí là than khóc khi có người thân qua đời. Những doanh nghiệp và các quan chức thời trước bị săn đuổi một cách tàn nhẫn và bị giết chết cùng toàn bộ gia đình họ. Khmer đỏ sợ rằng những người đó có lòng tin là họ có thể sẽ đứng lên phản đối lại chế độ của chúng. Một số kẻ trung thành với Khmer đỏ thậm chí còn bị giết vì tội không thể kiếm đủ số "phản cách mạng" để hành quyết.

Chưa có những ước tính chính xác về số lượng người đã chết trong giai đoạn 1975 và 1979, nhưng có lẽ hàng trăm ngàn người đã bị hành quyết một cách tàn nhẫn bởi chính quyền Khmer đỏ. Hàng trăm ngàn người chết vì đói và bệnh tật (cả dưới thời Khmer đỏ và thời cai trị của Việt Nam từ năm 1978). Một số ước tính về số người chết nằm trong khoảng từ 1 đến 3 triệu người, trong tổng số dân năm 1975 của nước này là 7,3 triệu. Theo ước tính của CIA, có chừng 50.000-100.000 đã bị hành quyết, cùng với khoảng 1,2 triệu người bị chết từ năm 1975 đến năm 1979.[10]

Quan hệ của nước Campuchia dân chủ với Việt Nam và Thái Lan trở nên xấu đi nhanh chóng vì các cuộc xung đột biên giới và khác biệt về ý thức hệ. Mặc dù theo chủ nghĩa cộng sản, CPK có tư tưởng dân tộc rất nặng, và thanh trừng đa số các thành viên của họ từng sống tại Việt Nam. Campuchia dân chủ thiết lập những mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, và cuộc xung đột Campuchia-Việt Nam đã trở thành một phần của sự đối đầu giữa Trung Quốc và Liên Xô trong đó Moskva hỗ trợ Việt Nam. Các cuộc xung đột biên giới ngày càng tệ hại khi Campuchia dân chủ tấn công quân sự vào các làng mạc nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Tháng 12 năm 1977, Campuchia chấm dứt quan hệ ngoại giao với Hà Nội, buộc tội Việt Nam có mưu đồ thành lập một Liên bang Đông Dương. Giữa năm 1978, các lực lượng Việt Nam tấn công Campuchia, tiến sâu khoảng 30km rồi rút lui trước khi mùa mưa diễn ra.

Lý do để Trung Quốc ủng hộ CPK là vì họ muốn ngăn chặn phong trào liên kết toàn thể Đông Dương nhằm giữ vững ưu thế quân sự của mình trong vùng. Liên Xô ủng hộ mạnh mẽ cho Việt Nam để giữ một mặt trận thứ hai chống lại Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột giữa họ với Trung Quốc và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Từ khi Stalin qua đời, các quan hệ giữa nước Trung Quốc của Mao Trạch Đông và Liên Xô trở nên lạnh nhạt hơn bao giờ hết. Cuối thập niên 1970 và đầu 1980, giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xảy ra một cuộc chiến tranh ngắn về vấn đề này.

Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979 - 1993)

Tháng 12, 1978, Việt Nam thông báo thành lập Mặt trận Campuchea thống nhất bảo vệ quốc gia (KUFNS) dưới sự lãnh đạo của Heng Samrin, một cựu chỉ huy trong quân đội Campuchia dân chủ. Nó bao gồm những người Khmer cộng sản còn ở lại Việt Nam sau năm 1975 và các viên chức ở khu vực phía đông – như Heng Samrin và Hun Sen – người từng chạy sang Việt Nam từ Campuchia năm 1978. Cuối tháng 12 năm 1978, các lực lượng Việt Nam tấn công tổng lực vào Campuchia, chiếm Phnom Penh vào ngày 7 tháng 1, đuổi những tàn quân của nước Campuchia dân chủ chạy về phía tây sang Thái Lan.

Được Việt Nam hậu thuẫn, ngày 8 tháng 1 năm 1979 Hội đồng Nhân dân Cách mạng nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia do Heng Samrin làm Chủ tịch đã được thành lập. Tuy vậy chính quyền này chỉ được một số nước cộng sản công nhận và chưa tự bảo vệ được mà vẫn cần đến sự có mặt của quân đội Việt Nam. Năm 1981, Cộng hòa Nhân dân Campuchia tổ chức bầu quốc hội và ban hành hiến pháp.

Trong thời gian này, Campuchia dân chủ của Khmer Đỏ vẫn giữ được ghế đại diện cho Campuchia ở Liên Hiệp Quốc.

Năm 1989, Việt Nam hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia. Các nỗ lực khôi phục hòa bình diễn ra sôi động trong thời gian 1989 và 1991 với hai hội nghị quốc tế ở Paris, và một phái đoàn gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc giúp đỡ duy trì ngừng bắn.

Ngày 23 tháng 10 năm 1991, Hội nghị Paris tái họp để ký kết một thỏa ước tổng thể, trao cho Liên Hiệp Quốc quyền giám sát ngừng bắn, hồi hương người tị nạn Khmer dọc theo biên giới Thái Lan, giải giáp và giải ngũ các phe xung đột, chuẩn bị tiến hành bầu cử tự do. Hoàng thân Sihanouk, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Tối cao Campuchia (SNC), và các thành viên khác của SNC trở về Phnom Penh tháng 11 năm 1991, bắt đầu quá trình hòa giải tại Campuchia. Phái đoàn Tối cao Liên Hiệp Quốc về Campuchia (UNAMIC) được triển khai cùng thời gian đó để duy trì liên lạc giữa các phe phái, bắt đầu các chiến dịch tháo mìn và đưa người tị nạn, khoảng 370 ngàn người, trở về từ Thái Lan.

Trong cuộc bầu cử do Liên Hiệp Quốc tổ chức năm 1993, có hơn 4 triệu người Campuchia (chừng 90% số người trong độ tuổi bầu cử) bỏ phiếu, mặc dù Khmer Đỏ, vốn không chịu giải giáp và giải ngũ, tìm cách đe dọa và ngăn chặn một số người tham gia bầu cử. Đảng FUNCINPEC của hoàng thân Ranariddh nhận được nhiều phiếu nhất, khoảng 45,5% số phiếu, tiếp theo là đảng Nhân dân của Hun Sen, rồi đến đảng Dân chủ Tự do Phật giáo. Đảng FUNCINPEC tiếp đó thành lập chính phủ liên minh với các đảng phái tham gia bầu cử, với quốc hội gồm 120 thành viên. Quốc hội thông qua hiến pháp mới ngày 24 tháng 9, theo đó Campuchia sẽ là một quốc gia quân chủ lập hiến, đa đảng, tự do, với cựu hoàng thân Sihanouk được đưa lên làm vua trở lại. Hoàng thân Ranariddh và Hun Sen trở thành Thủ tướng thứ nhất và thứ hai, trong chính phủ Hoàng gia Campuchia (RGC).

Vương quốc Campuchia (1993 - hiện tại)

Đảng Nhân dân Campuchia - CPP dần dần dẹp yên Khmer đỏ và thanh trừng các thành phần Hoàng Gia chống đối. Các lực lượng Khmer đỏ cuối cùng phải đầu hàng năm 1998. Sau các cuộc xung đột vũ trang giữa các đảng kình địch nhau khiến hơn 100 người chết, Hun Sen tiến hành đảo chính giành chính quyền, hoàng thân Norodom Ranarit bị phế trất, và Hun Sen trở thành Thủ tướng duy nhất.

Giới lãnh đạo đảng FUNCINPEC quay trở lại Cambodia sau cuộc bầu cử Quốc hội năm 1998. Trong cuộc bầu cử đó, đảng CPP giành được 41% số phiếu, đảng FUNCINPEC được 32%, và đảng của Sam Rainsy (SRP) được 13%. Do tình hình bạo lực chính trị và việc thiếu tiếp cận từ giới truyền thông, nhiều quan sát viên quốc tế cho rằng có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong cuộc bầu cử. Đảng CPP và FUNCINPEC lập một chính phủ liên hiệp mới, trong đó CPP đóng vai trò đối tác chính.

Do tình hình sức khỏe ngày càng kém đi, năm 2004, vua Sihanouk tuyên bố thoái vị, ở lại Bắc Kinh và Bình Nhưỡng để chữa bệnh. Hoàng thân Norodom Sihamoni được truyền ngôi và trở thành vua mới của Campuchia.

Ngày 4 tháng 10 năm 2004, Quốc hội Campuchia phê chuẩn thỏa thuận với Liên hiệp quốc về việc thiết lập một tòa án xét xử tội ác của các quan chức cao cấp Khmer đỏ. Các quốc gia bảo trợ cam kết tài trợ 43 triệu USD tài chính cho tòa án, dự kiến kéo dài trong 3 năm, trong khi chính quyền Campuchia cũng đóng góp phần của mình là 13,3 triệu USD. Tòa án dự kiến sẽ bắt đầu xét xử các quan chức cấp cao của Khmer đỏ vào năm 2008.

LS NHAT

đồ đá cũ

Từ khoảng 15.000 năm đến 5.000 năm trước Công nguyên, ở Nhật Bản đã có những bộ tộc người nguyên thủy sống du mục, săn bắt và hái lượm[2] .

Thời kỳ Jōmon

Thời kỳ Jōmon (縄文時代 | Thằng Văn thời đại) đặt theo tên hiện vật khảo cổ là thứ đồ gốm có trang trí hình xoắn thừng (thằng văn 縄文). Thời kỳ này kéo dài từ 13000 đến 300 năm trước CN.

Người Nhật chuyển sang trồng lúa và hình thành việc định cư. Người Nhật bắt đầu biết làm đồ gốm có trang trí hình xoắn thừng bằng cách ràng những dây buộc xung quanh trước khi nung gốm. Vào cuối thời kỳ này đã manh nha những nhu cầu đầu tiên trong việc thống nhất đất nước.

[sửa] Thời Yayoi

Thời kỳ Yayoi (弥生時代 | Di Sinh thời đại) kéo dài từ năm 300 trước CN đến năm 300 CN.

Yayoi được coi là thời kỳ mà xã hội nông nghiệp thể hiện đầy đủ những đặc điểm trọn vẹn của nó lần đầu tiên ở quần đảo Nhật Bản. Lúa được trồng ở những vùng đầm lầy đất phù sa, kê, lúa mạch và lúa mì được trồng ở những vùng đất cao hơn. Nông cụ, vũ khí bằng đồng, thiếc và sắt đã được mang tới từ lục địa châu Á[3] và được sử dụng phổ biến.

Mũ và áo giáp bằng sắt có trang trí các chấm bằng đồng, thời kỳ Kofun, thế kỷ 5. Bảo tàng Quốc gia Tokyo.

Thời cổ đại

Thời kỳ Kofun

Thời kỳ Kofun (古墳時代 | Cổ Phần thời đại) kéo dài từ năm 300 đến năm 538.

Gò mộ (Kofun tiếng Nhật nghĩa là "gò mộ cổ") bắt đầu xuất hiện nhiều trong thời này. Vương quốc Đại Hòa (Yamato) (thời đầu người Nhật dùng chữ Hán 倭 (Nụy, đọc âm Nhật là Wa/Oa) do người Trung Quốc đặt cho để ghi tên gọi Đại Hòa, về sau dùng hai chữ Hán 大和 (Đại Hòa)) thiết lập sự thống trị trên quá nửa phía tây quần đảo Nhật Bản, kể cả phía nam của bán đảo Triều Tiên. Sau này, việc kiểm soát phía nam Triều Tiên bị suy yếu, và sự tranh ngôi trong gia đình Thiên hoàng đã đe dọa quyền lực của Đại Hòa. Đạo Phật và đạo Khổng bắt đầu được du nhập[4][5] .

Thời kỳ Asuka

Thời kỳ Asuka (飛鳥時代 | Phi Điểu thời đại) kéo dài từ cuối thế kỷ 6 đến đầu thế kỷ 8.

Thánh Đức Thái tử (聖徳太子) phục hồi quyền lực của vương quốc Đại Hòa. Các cố gắng đầu tiên để tạo nên hiến pháp[6] và một hệ thống giai cấp chính thức. Thánh Đức THái Tử quảng bá cho đạo Phật[7] . Một số chùa Phật giáo được xây dựng như Shitenno-ji (四天王寺, Tứ Thiên Vương tự), Horyu-ji (法隆寺, Pháp Long tự). Gia đình Soga (曽我, Tằng Ngã) trở nên quyền lực, tuy nhiên sau này đã bị Fujiwara-no-Kamatari (藤原鎌足, Đằng Nguyên Liêm Túc) dưới quyền hoàng tử Naka-no-Oe (中大兄皇子, Trung Đại Huynh Hoàng Tử) lật đổ. Cải cách Đại Hóa (大化の改革, còn gọi là cải cách Taika) theo những ý tưởng trước đây của Thánh Đức Thái Tử. Chấm dứt sự cai trị của người Nhật Bản ở Triều Tiên. Tinh thần của cải cách Taika được thể hiện trong bộ luật gọi là Ritsuryo (律令, Luật lệnh) dưới thời Thiên hoàng Thiên Vũ (天武, Temmu), sau này được cải tiến dưới thời Thiên hoàng Văn Vũ (文武, Mommu), cháu nội của ông.

Thời trung cổ

Thời kỳ Nara

Thời kỳ Nara (奈良時代 | Nại Lương thời đại) kéo dài từ năm 710 đến năm 794.

Nara trở thành kinh đô, bộ luật Ritsuryo được hoàn thành. Thiên hoàng có uy quyền lớn. Văn hoá thời nhà Đường của Trung Quốc được du nhập ồ ạt trở thành động lực phát triển mạnh mẽ của văn hóa bản địa. Đạo Phật trỏ nên hưng thịnh. Hai cuốn lịch sử dân tộc Cổ sự ký (古事記) và Nhật Bản thư kỷ (日本書記); cuốn Phong thổ ký ghi chép về đất đai phong tục và Vạn diệp tập (万葉集, tuyển tập các bài thơ Nhật Bản) được biên soạn. Nền văn hóa đạt tới mức cao nhờ việc kết hợp các yếu tố Trung Hoa và Nhật Bản. Tiền bằng bạc và đồng đỏ được đúc. Một số chùa gỗ trong đó có chùa Todai (東大寺 Đông Đại tự) và kho báu Hoàng gia Shoso (正倉院, Chính Thương viện) được xây dựng.

Thời kỳ Heian

Thời kỳ Heian (平安時代 | Bình An thời đại) kéo dài từ năm 794 đến năm 1192. Thời kỳ này gồm ba giai đoạn.

Sơ kỳ Heian (Cuối thế kỷ 8 đến cuối thế kỷ 9)

Kinh đô được dời đến Heian-Kyo (nay là Kyoto). Thành lập các giáo phái Phật giáo mới đã Nhật Bản hóa (là Tendai (Thiên thai tông) và Shingon (Chân ngôn tông) - chủ yếu hội nhập những yếu tố tiến bộ). Hệ thống các điều luật Ritsuryo được sửa đổi. Các thể tài thơ văn theo kiểu Trung Hoa rất hưng thịnh ở triều đình[8] và chủ yếu của các cây bút nam. Dòng họ Fujiwara nắm quyền hành đằng sau ngai vàng.

Trung kỳ Heian (Cuối thế kỷ 9 đến cuối thế kỷ 11)

Việc cai quản chính quyền bằng quan nhiếp chính trở thành luật lệ. Triều đình mất thực quyền kiểm soát đất nước, chỉ còn nắm vai trò đại diện. Phúc lợi công cộng bị coi nhẹ. Người đứng đầu các tỉnh trở nên tham nhũng và lười nhác. Chủ nhân của các khu trang ấp (shoen) thành lập các nhóm võ sĩ để tự vệ, tạo ra sự mở đầu của hệ thống samurai (võ sĩ, cận vệ có vũ trang). Thơ ca Nhật Bản phát triển rực rỡ, đặc biệt là waka (thể thơ 31 âm tiết). Cổ kim tập và các tuyển tập waka khác được biên soạn. Những tác phẩm khác gồm có tiểu thuyết đầu tiên của thế giới, cuốn Truyện kể Genji do Murasaki Shikibu chấp bút, tùy bút Sách gối đầu của Sei Shonagon, cuốn Truyện kể Ise, và Nhật ký Tosa.

Hậu kỳ Heian (Cuối thế kỷ 11 đến 1192)

Bắt đầu một thế kỷ các Thiên hoàng rời xa thế tục, đi tu nhưng vẫn gián tiếp cai quản công việc triều chính. Triều đình dần biến thành một quốc gia không có thực quyền, quan liêu xa rời thực tế, không chăm lo đến các phúc lợi công cộng mà chỉ bận tâm tới việc xây dựng chùa chiền và truyền bá tư tưởng Phật giáo. Tầng lớp quý tộc trong triều đình suy đồi và vô dụng. Giáo phái Phật giáo Jodo (Tịnh độ tông) phát triển. Quyền lực của các phe cánh địa phương với nền tảng là hệ thống samurai tăng lên. Dẫn đầu trong số họ là các gia đình Minamoto (Genji) và Taira (Heike hoặc Heishi). Các chùa chiền cũng duy trì lực lượng tự vệ. Những cuộc tranh giành quyền lực trong Hoàng gia và các yếu tố khác cuối cùng đã đem lại uy thế cho gia đình Taira, nhưng sau một phần tư thế kỷ nắm quyền, rốt cuộc nhà Taira lại bị nhà Minamoto đánh bại.

Thời trung thế

[Thời kỳ Kamakura

Võ sĩ Samurai của Nhật Bản tấn công thuyền chiến Mông Cổ năm 1281.

Thời kỳ Kamakura (鎌倉時代 | Liêm Thương thời đại) kéo dài từ năm 1185 đến năm 1333.

Minamoto-no-Yoritomo được bổ nhiệm làm Chinh di Đại Tướng quân (Seiji-Taishogun). Mạc phủ ở Kamakura được thiết lập. Phát triển nông nghiệp nhờ sử dụng súc vật kéo. Thu hoạch vụ mùa nửa năm một lần. Bổ nhiệm chức vụ "thủ hộ" (shugo) và "địa đầu" (jito). Giáo phái Phật giáo Jodo phát triển. Giáo phái Thiền tông du nhập từ Trung Quốc. Sau cái chết của Yoritomo, gia đình Hojo trở thành các quan nhiếp chính trong chế độ Mạc phủ. Dòng dõi Minamoto chẳng bao lâu kết thúc, nhưng gia đình Hojo vẫn tiếp tục làm các quan nhiếp chính, kiểm soát cả các Thiên hoàng lẫn các Chinh di Đại Tướng quân. Giáo phái Phật giáo Nichiren (hoặc Hokke) phát triển. Truyện kể Heike với âm hưởng về lẽ sinh tử vô thường của cuộc đời được viết. Các võ sĩ Samurai ngày càng trở nên có nhiều quyền lực ở các vùng trang ấp. Vào giai đoạn cuối của thời kỳ này, Thiên hoàng Hậu Đề Hồ nhanh chóng khôi phục lại luật lệ Hoàng gia nhưng thất bại trong việc đạt được quyền kiểm soát thích đáng và bị lật đổ bởi người trước đó đã từng giúp ông là Ashikaga Takauji - người đã đưa Thiên hoàng Quang Minh lên ngôi, thay thế Thiên hoàng Hậu Đề Hồ. Thiên hoàng Hậu Đề Hồ bỏ trốn và lập ra một triều đình ở Yoshino kình địch với triều đình Quang Minh ở kinh đô Kyoto. Hai triều đình, Bắc và Nam, sau đó tiếp tục tồn tại trong 57 năm.

Năm 1272 và 1281, quân Mông Cổ hai lần tấn công Nhật Bản. Yêu cầu thống nhất lòng dân để bảo vệ lãnh thổ trở nên cấp thiết. Lần thứ nhất, với sự dũng cảm của tầng lớp võ sĩ, sự vững chãi của các thành trì duyên hải và sự giúp đỡ của thời tiết, quân Mông Cổ đổ bộ lên bờ đều bị đánh bại. Lần thứ hai, khi các thành trì đã có thể bị chọc thủng, hạm đội hùng mạnh của quân Mông Cổ trên biển lại bị trận bão cực lớn đánh chìm, kết thúc mộng chinh đông của hoàng đế Nguyên Mông. Người Nhật sau tôn kính gọi trận bão này bằng một cái tên sẽ khắc ghi mãi mãi vào lịch sử là Thần Phong (kamikaze).

Thời kỳ Nam - Bắc triều

Thời kỳ Nam - Bắc triều (南北朝時代 | Nanbokuchō) kéo dài từ năm 1336 đến năm 1392. Dù thành công trong nỗ lực chống quân Nguyên Mông giai đoạn trước, nhưng cuộc chiến với đối phương không cân sức đến từ lục địa đã đẩy đất nước tới những khó khăn và phân rã sau này, khi phải giải quyết những vấn đề của giai đoạn hậu chiến. Lòng dân ly tán, triều đình phân liệt. Bắc triều do Ashikaga Takauji thành lập ở Kyoto. Nam triều do Thiên hoàng Hậu Đề Hồ cai trị đầu tiên ở Yoshino (Nara). Giữa hai triều đình liên tục nổ ra những cuộc chiến nhằm duy trì và củng cố quyền lực, về sau Nam triều thất bại.

Thời kỳ Muromachi

Thời kỳ Muromachi (室町時代 | Thất Đinh thời đại) kéo dài từ năm 1392 đến năm 1573.

Chế độ Mạc phủ Ashikaga (hoặc Muromachi) bắt đầu bằng việc triều đình phía Bắc phong cho Ashikaga Takauji tước hiệu Chinh di Đại Tướng quân. Tổng hành dinh được thành lập tại Muromachi ở kinh đô Kyoto. Với việc hai triều đình Bắc - Nam hợp nhất lại vào năm 1392, chế độ Mạc phủ này cuối cùng hoàn toàn được thừa nhận. Võ sĩ Samurai vẫn tiếp tục làm xói mòn quyền lực của giai cấp quý tộc tại các thái ấp (shoen). Chính quyền Mạc phủ bổ nhiệm một số người giữ chức thủ hộ như đã có từ thời cầm quyền của Mạc phủ Kamakura. Tuy nhiên, những người này không phải là tùy tùng của nhà Ashikaga, họ hành động vì lợi ích của chính họ, phát triển thành các thủ lĩnh đại danh-thủ hộ của võ sĩ samurai địa phương với quyền hành riêng. Uy quyền của chế độ Mạc phủ không ngừng bị giảm sút do ảnh hưởng bởi sự yếu kém của triều đình. Tuy vậy, các môn nghệ thuật như cắm hoa, trà đạo,... lại phát triển. Các bộ môn Kịch Nô, Kyogen ở giai đoạn cực thịnh. Nghệ thuật thư họa bằng cây cọ và mực Tàu, nghệ thuật tranh nhiều màu sắc rực rỡ theo trường phái Kano phát triển. Kết thúc thời kỳ này là cuộc chiến tranh Onin. Sau đó chế độ Mạc phủ hầu như mất toàn bộ quyền kiểm soát, dẫn đến thời kỳ của các cuộc nội chiến. Mặc dù vậy, thời kỳ này đã chứng kiến sự phát triển của nghề cá, khai thác mỏ, buôn bán,... Các thị trấn phát triển xung quanh các thành trì, đền chùa và hải cảng.

Thời kỳ Chiến Quốc

Thời kỳ Chiến Quốc (戦国時代, tức là thời kỳ Sengoku) kéo dài từ năm 1493 đến năm 1573.

Đây là thời kỳ đầy rẫy những bất ổn định chính trị, xã hội và chiến sự. Khắp Nhật Bản, các lãnh chúa đều chiêu mộ võ sĩ, xây dựng lực lượng riêng và đánh chiếm lẫn nhau. Các tổ chức tôn giáo có những tín đồ sẵn sàng tử vì đạo cũng nổi dậy chiêu mộ nông dân, và chiến đấu giành quyền lực với các lãnh chúa đại danh.

Quyền lực dần dần chuyển từ trên xuống dưới: từ Chinh di Đại Tướng quân đến gia đình Hosokawa (cấp dưới của Chinh di Đại Tướng quân), đến gia đình Miyoshi (cấp dưới của Hosokawa) và cuối cùng là gia đình Matsunaga (cấp dưới của Miyoshi). Quyền lực của đại danh-thủ hộ tăng lên, thay thế tầng lớp quý tộc cũ kiểm soát các thái ấp. Họ cố thủ trong các khu vực của mình và tìm cách mở rộng quyền lực.

Thời kỳ Azuchi-Momoyama

Một nhóm người Bồ Đào Nha ở Nhật Bản, thế kỷ 17.

Thời kỳ Azuchi-Momoyama (安土桃山時代 | An Thổ - Đào Sơn thời đại) kéo dài từ năm 1573 đến năm 1603. Đây là thời kỳ thống nhất đất nước. Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi là hai nhà quân sự lỗi lạc có công đầu.

Oda Nobunaga trục xuất Chinh di Đại Tướng quân cuối cùng của gia tộc Ashikaga và thành công trong việc thống nhất một khu vực quan trọng của đất nước. Sau khi ông chết do bị phản bội, công việc của ông được người tùy tùng trung thành tên là Toyotomi Hideyoshi kế nghiệp và hoàn thành.

Trong thời kỳ này, những người châu Âu đầu tiên đã đến Nhật Bản, mang theo súng ống và Ki-tô giáo. Việc buôn bán với nước ngoài bắt đầu. Đạo Ki-tô và việc buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh mẽ dưới thời Oda và vào đầu thời Toyotomi, nhưng cuối cùng Toyotomi nghi ngờ những tham vọng về đất đai của người châu Âu và đã ra lệnh trục xuất những người truyền giáo. Mặc dù vậy, việc buôn bán vẫn tiếp tục.

Toyotomi Hideyoshi đưa quân xâm chiếm Triều Tiên. Cuộc viễn chinh sau những thành công lớn bước đầu đập tan các đạo quân kháng cự yếu ớt và kiểm soát nhiều phần rộng lớn thuộc lãnh thổ Triều Tiên, cuối cùng lại thất bại nặng nề. Sự thất bại này, bên cạnh nguyên nhân do vương quốc Triều Tiên, đương thời là phiên thuộc nhà Minh (Trung Quốc), đã nhờ quân đội nhà Minh giúp sức, thì nguyên nhân lớn là do lực lượng hải quân Nhật Bản giai đoạn này còn yếu. Những chiến thuyền còn nhỏ và kinh nghiệm hải hành còn thiếu, kế hoạch đổ bộ của các đạo quân lên bán đảo Triều Tiên không khớp nhau đã dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong phối hợp giữa các cánh quân. Sau này người Nhật đã rút kinh nghiệm và lưu ý đến việc xây dựng hải quân hùng mạnh hơn.

Trường phái hội họa Kano và trà đạo đạt tới giai đoạn hoàng kim.

Sau khi Toyotomi Hideyoshi chết, quyền lực bị Tokugawa Ieyasu thâu tóm.

Thời kỳ Edo

Thời kỳ Edo (江戸時代, tức là thời kỳ Giang Hộ), còn gọi là thời kỳ Tokugawa, kéo dài từ năm 1603 đến năm 1868.

Sơ kỳ Edo (1603 đến đầu thế kỷ 18)

1600, Tokugawa Ieyasu đánh bại liên quân bốn mươi daimyo miền Tây tại Shekigahara và nắm chính quyền. Tokugawa Ieyasu được bổ nhiệm làm shōgun (cả Oda Nobugana lẫn Toyotomi Hideyoshi đều không cố gắng trở thành mà chỉ duy trì quyền lực qua các vị trí chính thức tại triều đình). Các daimyo chống đối gia đình Tokugawa đều bị chuyển tới các thái ấp ở những vùng xa trung tâm và bị ép phải dùng phần lớn của cải của họ để làm đường và các dự án khác, bị buộc phải luân phiên di chuyển hàng năm giữa Edo và thái ấp của mình, để lại gia đình làm con tin lâu dài ở Edo. Các thái ấp được những người tùy tùng của Shogun cai quản, tuy nhiên quyền lực ở đây rất lớn. Thành lập bộ luật hợp pháp cho các gia đình quý tộc, tạo điều kiện cho chế độ Mạc phủ kiểm soát triều đình và Thiên hoàng. Hệ thống 4 đẳng cấp sĩ, nông, công, thương (shinokosho) được thừa nhận, cùng với việc hôn nhân giới hạn trong những người ở cùng một đẳng cấp. Ở từng đẳng cấp, mối quan hệ chủ-tớ phong kiến được thiết lập. Chế độ Mạc phủ Tokugawa được cấu thành vững chắc từ hệ thống này và được biết tới dưới tên gọi Bakuhan (Mạc phiên, kết hợp shogun và chủ thái ấp). Buôn bán và đạo Ki-tô một lần nữa lại phát triển thịnh vượng trong thời gian ngắn, tuy nhiên, cũng như Hideyoshi, Mạc phủ Tokugawa ngày càng e ngại đạo Ki-tô và bắt đầu những biện pháp đàn áp với mức độ ngày càng tăng. Tới thời kỳ của Mạc phủ Tokugawa thì đạo Ki-tô hoàn toàn bị cấm tại Nhật Bản. Những tín đồ Ki-tô giáo người Nhật Bản bị hành hình. Với chính sách Sakoku (Tỏa Quốc), các thương gia, trừ người Hà Lan và người Trung Hoa, đều bị cấm tới Nhật Bản, và người Hà Lan bị hạn chế chỉ cho phép đến một hòn đảo nhỏ ở cảng Nagasaki.

Cùng với việc thống nhất đất nước, quyền lực của chế độ Mạc phủ được củng cố, việc cai trị tập trung, công nghiệp và nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, giao thông được cải thiện, đem lại sự thịnh vượng cho buôn bán và thương mại nội địa. Các thị trấn mọc lên ngày càng nhiều và rất hưng thịnh, đặc biệt là các đô thị quanh cung điện. Giới thương gia trở nên giàu có, và từ tầng lớp này xuất hiện những hình thức nghệ thuật mới, bao gồm thơ haiku mà Matsuo Basho là người khai sáng, tiểu thuyết bình dân của Ihara Saikaku, kịch của Chikamatsu Monzaemon, các bản tranh ukiyoe, kịch Kabuki được dàn dựng lần đầu tiên ở Kyoto vào đầu thời kỳ này, sau đó hạn chế chỉ dành cho diễn viên nam, bắt đầu được diễn ở Edo và Osaka vào cuối thế kỷ 17.

Trung kỳ Edo (Đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19)

Hệ thống Mạc phiên không ngừng suy yếu do sự tập trung của cải vào tay giới thương gia. Chế độ Mạc phủ gặp phải những khó khăn tài chính, samurai và nông dân rơi vào cảnh nghèo khó. Đã có các nỗ lực nhằm cải cách chế độ Mạc phủ, nhưng do vẫn duy trì chính sách thả lỏng việc tư nhân kinh doanh nên tình trạng suy vong ngày càng nặng nề. Nạn đói kém và thảm hoạ thiên nhiên, cộng thêm sưu cao thuế nặng (đối với lúa gạo) mà chế độ Shogun và Daimyo bắt người dân gánh vác đã biến những người nông dân và các tầng lớp dân thường khác thành nghèo khổ. Trước tình cảnh đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ. Lĩnh vực văn hoá chứng kiến sự nở rộ cuối cùng của nền văn hoá Edo. Các truyện ngắn theo xu hướng phóng đãng, truyện tình lịch sử, nghệ thuật đóng kịch Kabuki, các loại tranh và bản in gỗ gồm nishiki-e (bản in tranh nhiều màu) được phát triển. Giáo dục được truyền bá vào tầng lớp thương gia và thậm chí cả những nông dân tại Terakoya (Tự tử ốc). Phát triển các trường Kokugaku (Quốc học), một xu hướng giáo dục thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa và trở lại các truyền thống quốc gia. Rangaku (Lan học) - việc nghiên cứu các tác phẩm khoa học khác nhau du nhập từ phương Tây qua các thương nhân Hà Lan như địa lý, y học, thiên văn, vật lý, hoá học cũng dần dần phát triển.

Hậu kỳ Edo (Đầu thế kỷ 19 đến 1868)

Phó đề đốc Perry cùng các sỹ quan và binh lính lên bờ để gặp sứ giả của Thiên hoàng tại Yokohama 14 tháng 7 năm 1853.

Chính sách Sakoku đã kéo dài hơn 200 năm cho đến ngày 8 tháng 7 năm 1853, khi Phó đề đốc Matthew Perry của Hải quân Hoa Kỳ cùng với 4 chiến hạm — Mississippi, Plymouth, Saratoga, và Susquehanna — vào vịnh Edo, Tokyo cũ, và phô diễn sức mạnh của các khẩu pháo hạm. Perry lịch sự đề nghị Nhật Bản mở cửa thương mại với phương Tây. Từ đây, những con tầu này được gọi là kurofune, Hắc thuyền.

Năm sau, tại Hiệp ước Kanagawa ngày 31 tháng 3 năm 1854, Perry quay lại với 7 chiến hạm và đề nghị Shōgun ký "Hiệp định Hòa bình và Hữu nghị," thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong vòng 5 năm, Nhật Bản đã kí các hiệp định tương tự với các quốc gia phương Tây khác. Hiệp định Harris được ký với Hoa Kỳ ngày 29 tháng 7 năm 1858. Giới trí thức Nhật Bản coi các hiệp định này là bất bình đẳng, do Nhật Bản đã bị ép buộc bằng sự đe dọa chiến tranh, và là dấu hiệu phương Tây muốn kéo Nhật Bản và chủ nghĩa đế quốc đang nắm lấy phần còn lại của lục địa châu Á. Bên các phương tiện khác, họ đã cho các quốc gia phương Tây quyền kiểm soát rõ rệt đối với thuế nhập khẩu và đặc quyền ngoại giao (extraterritoriality) đối với tất cả các công dân của họ tới Nhật Bản. Đây sẽ là một cái gai trong quan hệ giữa Nhật Bản với phương Tây cho tới khi thế kỉ mới bắt đầu.

Đế quốc Nhật Bản

Từ Minh Trị Duy Tân ngày 3 tháng 1 năm 1868 đến cuối Thế chiến thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật Bản là một đế chế Đế quốc cai trị bởi Thiên hoàng. Điều này khoảng 77-năm là thời kỳ của chế độ quân chủ tuyệt đối và chủ nghĩa đế quốc.

Thời kỳ Minh Trị

Việc nối lại quan hệ với phương Tây đã dẫn đến sự đổi thay lớn đối với xã hội Nhật Bản. Chinh di Đại Tướng quân phải từ bỏ quyền lực, và sau Chiến tranh Mậu Thìn năm 1868, quyền lực của Thiên hoàng được khôi phục. Cuộc Minh Trị Duy Tân tiếp theo đó đã mở đầu cho nhiều đổi mới. Hệ thống phong kiến bị hủy bỏ và thay vào đó là nhiều thể chế phương Tây, trong đó có hệ thống luật pháp phương Tây và một chính quyền gần theo kiểu lập hiến nghị viện. Các thái ấp phong kiến bị bãi bỏ và thay thế bằng hệ thống quản lý hành chính theo cấp tỉnh. Quyền lực tập trung trong tay Thiên hoàng. Các đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị huỷ bỏ. Quân đội quốc gia và việc tuyển quân, chế độ thuế mới, hệ thống tiền tệ theo hệ thập phân, mạng lưới đường sắt, cùng các hệ thống thư tín, điện thoại, điện báo được thiết lập. Công nghiệp hiện đại được khởi đầu với các nhà máy do nhà nước xây dựng và điều hành, sau này được chuyển sang sở hữu tư nhân. Việc cải cách gặp phải sự chống đối đáng kể nhưng đều bị dẹp yên. Quan hệ buôn bán với Triều Tiên và Trung Quốc được thiết lập. Nhà nước đã nỗ lực hết sức để sửa đổi những hiệp ước bất bình đẳng đã được ký kết với các nước phương Tây. Năm 1898, hiệp định cuối cùng trong các "hiệp định bất bình đẳng" với các đế quốc phương Tây đã được hủy bỏ, đánh dấu vị thế mới của Nhật Bản trên thế giới. Trong vài thập kỉ tiếp theo, bằng cách cải tổ và hiện đại hóa các hệ thống xã hội, giáo dục, kinh tế, quân sự, chính trị và công nghiệp, "cuộc cách mạng có kiểm soát" của triều đình Minh Trị đã biến Nhật Bản từ một nước phong kiến và bị cô lập thành một cường quốc trên thế giới.

Phong trào tự do dân quyền

Quân Nhật đánh bại quân Triều Tiên năm 1894

Đạo Phật và Thần đạo, sau thời gian dài hợp nhất, đã chính thức tách ra. Thần đạo được lấy làm nền tảng tư tưởng của hoàng gia. Việc cấm Ki-tô giáo được huỷ bỏ. Các trường học mới theo phong cách phương Tây được lập nên ở khắp nơi, không phân biệt đẳng cấp, tài sản hay giới tính. Các lý tưởng về tự do, chủ nghĩa xã hội, bình đẳng cũng du nhập vào từ phương Tây và khá hưng thịnh trong một thời gian ngắn. Nhu cầu ăn mặc và nhiều vấn đề khác trong đời sống hàng ngày chịu ảnh hưởng của phương Tây.

Bên cạnh đó, vào năm 1880, triều đình được sự ủng hộ của Thiên hoàng đã thông qua "Điều lệ hội họp" và "Điều lệ báo chí" hạn chế gắt gao quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, cấm phát hành các văn kiện bàn bạc về chính trị,... Tháng 3 năm 1881, một nhóm cựu du học sinh người Nhật ở Pháp bao gồm Tây Viên Tự Công Vọng, Tùng Điền Chính Nghĩa,… sau khi về nước đã đứng ra thành lập tờ báo Đông Dương Tự do Tân văn, chủ trương thành lập nền dân chủ triệt để, truyền bá tư tưởng tự do. Cuối cùng, Thiên Hoàng buộc phải dùng đến biện pháp cứng rắn, ra sắc lệnh buộc Tây Viên Tự Công Vọng rút lui khỏi tờ báo và sau đó ra sắc lệnh đóng cửa luôn tờ báo - trước sau ra được 34 số. Để xoa dịu phong trào đấu tranh của quần chúng, tháng 10 năm 1881 Thiên hoàng Minh Trị đã ra một chiếu thư tuyên bố sẽ triệu tập quốc hội vào năm 1890, nhưng quyền hạn của quốc hội sẽ do Thiên hoàng quyết định.[9]

Năm 1885, Nội các được thành lập. Tổng lý đại thần (tương đương với Thủ tướng) đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản là Ito Hirobumi. Việc kêu gọi thành lập một chính quyền lập hiến dẫn tới sự ra đời của Nghị viện quốc gia và việc ban hành hiến pháp. Nghị viện tuy nhiên chỉ có ít quyền lực thực tế.

Năm 1889, Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản (Hiến pháp Đại Nhật Bản) được quốc hội thông qua và có hiệu lực vào năm sau. Theo bản Hiến pháp này, Nhật Bản là quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến. Thiên hoàng và thế lực quân phiệt Nhật nằm giữ mọi quyền hành. Theo Điều 3 (Chương I), "Thiên hoàng có quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm".[10]

Hoạt động quân sự

Năm 1874, thấy người Trung Quốc giết hại nhiều thương gia đến từ Okinawa (Nhật), triều đình Minh Trị xuất binh đánh chiếm Đài Loan. Năm 1875, đánh Triều Tiên, buộc nước này phải mở cửa cho hàng hóa của Nhật Bản. Do Trung Quốc tranh chấp ảnh hưởng của Nhật đối với Triều Tiên, tháng 7 năm 1894, chiến tranh Thanh-Nhật nổ ra tại bán đảo Triều Tiên; đến tháng 4 năm sau thì kết thúc với thắng lợi thuộc về Nhật.

Năm 1894, hiệp ước bất bình đẳng với Anh Quốc trong buôn bán được sửa đổi và các hiệp ước với những quốc gia khác cũng sửa đổi theo cho phù hợp.

Chiến hạm Nhật đánh chìm Hạm đội Nga ở Port Athur 1904

Đế quốc Nhật Bản. Cho tới trước khi Thế chiến thứ hai kết thúc, thuộc địa của Nhật tại vùng Đông Á đã tăng gấp gần 5 lần diện tích quốc gia.

Sau thắng lợi của Nhật trước Trung Quốc, Nga, Đức và Pháp ép Nhật phải từ bỏ một số quyền lợi do lo ngại Nhật bành trướng lấn Nga, tạo ra mâu thuẫn lâu dài và sâu sắc giữa Nhật và các nước trên. Liên minh Anh - Nhật hình thành. Năm 1904, Chiến tranh Nga-Nhật bùng nổ tại Mãn Châu. Nhờ đường lối sách lược đúng đắn của triều đình Minh Trị,[11] kết thúc năm 1905 sau Hải chiến Đối Mã với thắng lợi thuộc về người Nhật.

Năm 1909, Nhật Bản quyết định chiếm Triều Tiên và thực hiện điều đó ngay trong năm 1910.

Cuộc chiến với Trung Quốc đã làm cho Nhật Bản thành một đế quốc hiện đại và hùng mạnh đầu tiên của phương Đông. Còn cuộc chiến với Nga chứng tỏ rằng một cường quốc phương Tây có thể bị một quốc gia phương Đông đánh bại. Kết cục của hai cuộc chiến là Nhật Bản trở thành một cường quốc chiếm ưu thế ở Viễn Đông, với tầm ảnh hưởng trải tới Nam Mãn Châu và Triều Tiên, những vùng mà đến năm 1910 chính thức trở thành thuộc địa của Đế quốc Nhật Bản.

Danh sách năm Nhật chiếm :

Thời kỳ Đại Chính

Thời kỳ Đại Chính (大正時代 | Đại Chính thời đại) (1912 – 1926) là thời kỳ Đại Chính Thiên hoàng trị vì. Trong chính sử thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ dân chủ Đại Chính, theo tên kỷ nguyên và chính sách của chính quyền ban hành nhằm nỗ lực cởi mở hơn với phương Tây.

Thời kỳ này chứng kiến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến tranh này đã thúc đẩy kinh tế và buôn bán của Nhật Bản phát triển. Nhật Bản đồng thời cũng chiếm được đất đai ở Trung Hoa và Nam Thái Bình Dương, nhưng lại làm cho các quốc gia phương Tây ngờ vực. Nhật Bản đầu tư vốn vào Trung Hoa. Trong chiến tranh, các cuộc thương lượng ngoại giao quốc tế được tiến hành để cố gắng duy trì sự cân bằng quyền lực. Ở Nhật Bản, các đảng phái chính trị trở nên mạnh hơn, ngoại trừ Đảng Cộng sản Nhật Bản bị khủng bố buộc phải rút vào hoạt động bí mật, các lý tưởng dân chủ chiếm ưu thế. Sau cùng, dù sao, sự khủng hoảng của nền kinh tế hậu chiến trên thế giới đã ảnh hưởng bất lợi tới các nhà kinh doanh Nhật Bản, đồng thời trận Đại động đất Kanto dữ dội vào năm 1923 đã làm cho nên kinh tế thêm khó khăn. Tình trạng thất nghiệp, đồng lương sụt giảm và tranh chấp việc làm luôn xảy ra. Phong trào xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế.

Thời kỳ Chiêu Hòa

Giai đoạn đầu thời kỳ Chiêu Hòa (昭和時代, hay thời đại Shōwa) tính từ lúc Thiên hoàng Chiêu Hòa lên trị vì năm 1927 đến khi Thế chiến thứ hai kết thúc năm 1945.

Suy thoái kinh tế và bế tắc ngoại giao. Xuất khẩu giảm sút. Phá sản xảy ra thường xuyên, nhiều người thất nghiệp. Chính sách kiềm chế của Mỹ đối với Nhật Bản gia tăng gây nỗi bất bình lớn ở Nhật. Hiệp định Ishii-Lansing, thừa nhận quyền lợi đặc biệt của Nhật Bản ở Trung Quốc đã chấm dứt. Các dự thảo luật chống người nhập cư Nhật Bản ra đời và phong trào trục xuất người Nhật ở Trung Quốc lan rộng. Nội các không thể đối phó được vì các nhà chính trị và các nhà tài phiệt đã chiếm độc quyền, bị thu hút bởi các lợi ích tài chính, mà quên mất quyền lợi quốc gia và sự đau khổ của nhân dân. Rắc rối lên đến đỉnh điểm ở cánh hữu gây ra những vụ ám sát và các hoạt động quân sự, dẫn tới chính sách mở rộng xâm lược ở Trung Quốc, rút khỏi Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc) và chủ nghĩa bành trướng của những người theo chủ nghĩa quân phiệt cánh hữu gia tăng. Sau này họ đã liên kết với chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quốc xã. Tháng 9 năm 1931, Nhật Bản tiến hành đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc

Trong năm 1939, đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh chống lại phát xít. Không những có tầng lớp nhân dân đấu tranh mà còn có cả binh lính và sĩ quan.

Từ năm 1940, Đế quốc Nhật Bản đã xâm chiếm thêm các nước Đông Nam Á, bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanma (Miến Điện) và Brunei. Mở đầu cuộc xâm lược với quy mô ngày càng lớn. Cuộc xâm lược này là nguyên khởi của chiến tranh Thái Bình Dương.

Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Từ sự đầu hàng trong Thế chiến thứ hai vào 2 tháng 9 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản bị giải thể, một nhà nước mới "của Nhà nước Nhật Bản" được thành lập.

Nhật Bản trong Chiến tranh Lạnh

Nhật Bản trong Chiến tranh Lạnh là thời kỳ từ năm 1945 cho đến năm 1989.

Sự thất bại trong chiến tranh và sự sụp đổ của chủ nghĩa quân phiệt. Hứng chịu thảm họa bom nguyên tử lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bắt đầu thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng lần đầu tiên trong lịch sử. Vị trí tối cao của Thiên hoàng không còn khi chế độ quân chủ nghị viện được thiết lập và Hiến pháp hòa bình ra đời. Tiến hành các cải cách dân chủ, xây dựng lại nền công nghiệp bị tàn phá. Hiệp ước San Francisco có hiệu lực.

Sau khoảng 10 năm hậu chiến, Nhật Bản đã đạt được các kỳ tích về kinh tế và đời sống của nhân dân được nâng cao[12]. Kỷ niệm 100 năm (1868-1968) Duy Tân Minh Trị Kawabata Yasunari, nhà văn Nhật Bản, được trao giải Nobel văn học. Bước phát triển kinh tế ngoạn mục đem đến cho Nhật Bản vai trò quốc tế như một quốc gia thương mại và dần dần trở thành nước có tiềm lực kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ. Xảy ra vụ bê bối Lockheed, chính trường xáo trộn, đồng yên tăng giá và buôn bán thặng dư trở thành một vấn đề quốc tế. Đã diễn ra những sự kiện trọng đại trong đời sống kinh tế, xã hội Nhật Bản: Khai trương mạng lưới tàu Shinkansen (Tokaido, San'yo, Tohoku, Kan'etsu), chia tách và tư hữu hoá đường sắt quốc gia, mở đường hầm Seikan, khai trương cầu Sento Ohashi, vụ bê bối Recruit.

Thời kỳ Heisei

Thời kỳ Heisei (平成時代, hay thời đại Bình Thành) bắt đầu từ năm 1989. Một số học giả Tây phương cho rằng Heisei đánh dấu mốc Nhật Bản bước vào kỷ nguyên hậu hiện đại.

Chiến tranh vùng Vịnh, hoạt động chính trị bị hỗn loạn, vụ bê bối Sagawa Kyubin (佐川急便) đã xảy ra. Hoạt động giữ gìn hoà bình của Liên hiệp quốc được triển khai. Lực lượng phòng vệ được cử đến Campuchia và Mozambique. Xảy ra trận động đất Hanshin-Awaji (阪神淡路大震災)[13]. Đây là thời kỳ ghi dấu bởi những giai đoạn trì trệ kinh tế[14] và những bước hồi phục chậm chạp. Nhật Bản bước vào thế kỷ XXI với những thay đổi vị thế trên trường quốc tế, nhấn mạnh hơn đến vị trí chính trị và quân sự, đặc biệt là việc đưa quân ra nước ngoài và thành lập Bộ quốc phòng thay cho Cục phòng vệ quốc gia vào ngày 9 tháng 1 năm 2007

LS CAOLY

Lịch sử Triều Tiên kéo dài từ thời kỳ đồ đá cũ đến ngày nay[1]. Đồ gốm Triều Tiên được biết đến sớm nhất có niên đại khoảng 8000 năm trước công nguyên (TCN) và thời kỳ đồ đá mới bắt đầu trước năm 6000 TCN, tiếp theo là thời kỳ bạc khoảng 2500 năm TCN. Theo Tam quốc di sự (Samguk Yusa, 삼국유사, 三國遺事) và một số tư liệu thời trung cổ Triều Tiên, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Triều Tiên, trãi dài từ bán đảo Triều Tiên đến phần lớn miền Nam Mãn Châu[2], bắt đầu từ năm 2333 TCN dưới thời Cổ Triều Tiên (2333–108 TCN). Những dấu tích của loài người trên vùng đất này thì có từ sớm hơn nữa, cách đây hơn 70 vạn năm.

Sau sự tan rã của Cổ Triều Tiên, Triều Tiên bước vào thời kỳ phân tranh quyền lực mà đỉnh điểm là thời Tam quốc phân tranh gồm 3 nước Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La kéo dài từ năm 57 TCN đến năm 668 sau công nguyên (SCN). Đến năm 676, Tân La thống nhất hầu hết bán đảo Triều tiên. Trong khi đó, bộ hạ của nhà Cao Câu Ly thành lập vương quốc Bột Hải ở bắc bán đảo Triều Tiên vào năm 698. Năm 926, Bột Hải bị người Khiết Đan thôn tính; Triều Tiên lại rơi vào thời kỳ phân tranh Hậu Tam Quốc (892–935) với 3 nhà nước Hậu Cao Câu Ly, Tân La, Hậu Bách Tế

Nhà Cao Ly (918-1392) chấm dứt sự phân chia bán đảo Triều Tiên kéo dài gần 1000 năm sau công cuộc giành vương quyền Hậu Cao Câu Ly và thôn tính Tân La, Hậu Bách Tế. Năm 1392, Cao Ly sụp đổ và được thay thế bởi nhà Triều Tiên (1392–1897) và sau đó là Đế quốc Đại Hàn (1897–1910) trước khi bị người Nhật thôn tính vào năm 1910.

Sau Đệ nhị Thế chiến, Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh vào năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt làm hai với ranh giới là vĩ tuyến 38: Miền Bắc - CHDCND Triều Tiên theo chính thể cộng sản và Miền Nam - Đại Hàn Dân Quốc theo chính thể tư bản. Hai bên đã đối đầu trực tiếp với nhau trong cuộc chiến Triều Tiên năm 1950 và vẫn duy trì tình trạng chiến tranh đến ngày nay.

Thời Tiền Sử

Những bằng chứng khảo cổ cho thấy tông Người đã sống ở bán đảo Triều Tiên cách đây 70 vạn năm, mặc dù một số người Bắc Triều Tiên cho rằng có thể cách đây 1 triệu năm.[3] Những công cụ lao động từ thời kỳ đồ đá cũ (70 vạn năm đến 4 vạn năm trước công nguyên) đã được phát hiện ở Bắc Hamgyong (Hàm Kính bắc - 함경북, 咸鏡北), Nam P'yongan (Bình An nam - 평안남, 平安南), Gyeonggi (Kinh Kỳ - 경기, 京畿), và phía bắc và phía nam các tỉnh Chungcheong (Trung Thanh, 충청, 忠清) ngày nay. Con người đã khoét hang và làm nhà, dùng lửa để nấu đồ ăn và sưởi ấm. Họ săn bắn, hái lượm và bắt cá bằng các công cụ bằng đá.

Thời kỳ đồ gốm hình lược (Jeulmun)

Đồ gốm Triều Tiên sớm nhất được biết đến là những đồ gốm có niên đại khoảng 8 nghìn năm trước công nguyên hay trước nữa, và bằng chứng của văn hóa gốm lược thời kỳ đồ đá giữa hay đồ gốm Yungimun (long khởi văn, 융기문, 隆起文) được phát hiện khắp bán đảo. Một ví dụ về địa điểm khảo cổ thời đại Yungimun là Gosan-ni ở tỉnh Jeju (Tế Châu, 제주, 濟州). Đồ gồm Jeulmun (trất văn, 즐문, 櫛文) hay đồ gốm hình lược có từ sau năm 7000 trước công nguyên, và đồ gốm hình lược với mật độ dày đặc đã được phát hiện ở miền Trung Tây Triều Tiên có niên đại từ 3500-2000 TCN, thời điểm tồn tại một số khu định cư như Amsa-dong (암사동). Đồ gốm Jeulmun mang dấu ấn và hình dạng tương tự với những đồ gốm thuộc nền văn hóa dây (thằng văn thời đại - 縄文時代) của Nhật Bản và với đồ gốm được tìm thấy ở Primorsky Krai của Nga, Mông Cổ, và lưu vực các sông Hắc Long Giang (黑龙江) và sông Tùng Hoa (松花江) ở Mãn Châu.[4]

Thời kỳ đồ gốm vô văn (Mumun)

Bài chi tiết: Thời kỳ đồ gốm Mumunhứng khảo cổ học cho thấy những xã hội nông nghiệp và các hình thức sớm nhất của phức hợp xã hội-chính trị đã xuất hiện vào thời kỳ đồ gồm Mumun (vô văn, 무문, 無文) (khoảng 1500-300 TCN). Người dân ở miền Nam Triều Tiên đã làm nông theo lối thâm canh trên các cánh đồng khô và ruộng nước với nhiều vụ mùa vào dầu thời kỳ Mumun (1500-850 TCN). Những xã hội đầu tiên do các tộc trưởng hay thủ lĩnh lãnh đạo đã xuất hiện vào giữa thời Mumun (850-550 TCN), và những mộ táng người thuộc tầng lớp trên trong xã hội đã xuất hiện vào cuối thời Mumun (khoảng 550-300 TCN). Sản xuất đồ đồng bắt đầu từ giữa thời Mumun và có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong lễ nghi và chính trị của xã hội Mumun từ sau năm 700 TCN. Mumun là thời kỳ đầu tiên mà các làng xã hình thành, lan rộng và tiêu vong: một vài ví dụ quan trọng gồm các di tích Tùng Cúc lý (Songguk-ri, 송국리, 松菊里), Đại Bình (Daepyeong, 대평, 大坪), và Lê Cầm đỗng (Igeum-dong, 이금동, 梨琴洞). Sự xuất hiện ngày càng nhiều của thương mại đường dài, gia tăng xung đột địa phương, sự xuất hiện đồng và luyện kim đen là những xu hướng chỉ rõ sự kết thúc của thời Mumun (khoảng 300 TCN).

Cổ Triều Tiên

Vương triều đầu tiên của Triều Tiên là Cổ Triều Tiên (Gojoseon, 고조선,古朝鮮), theo Tam Quốc Di Sự (Samguk Yusa, 삼국유사, 三國遺事) và một số thư tịch Triều Tiên thời trung cổ,[5] Cổ Triều Tiên được thành lập năm 2333 trước Công Nguyên bởi Đàn Quân (Dangun, 단군, 檀君), người được cho là hậu duệ của thượng đế [6]. Tới năm 2000 trước Công Nguyên, đã có bằng chứng về một nền văn hóa đồ gốm, với những kiểu sơn trang trí, tại Mãn Châu và bắc Triều Tiên.

Cư dân Cổ Triều Tiên có nguồn gốc từ các bộ lạc di cư Altai vốn lập nghiệp ở Mãn Châu, vùng viễn đông Trung Quốc phía bắc sông Dương Tử và bán đảo Triều Tiên. Họ là dòng giống người Triều Tiên trực tiếp đầu tiên được nhắc đến trong thư tịch cổ [7].

Thoạt đầu, Cổ Triều Tiên có lẽ đóng đô ở Liêu Ninh nhưng vào khoảng năm 300 TCN, đã dời đô về Bình Nhưỡng, thủ đô của Bắc Triều Tiên ngày nay.[8][9].

Cơ Tử Triều Tiên (Gija Joseon) (tranh cãi)

Dù không được công nhận rộng rãi tại Triều Tiên, một số bản ghi chép sau này của Trung Quốc viết Cơ Tử, một người chú của vua Trụ, vị vua cuối cùng triều đại nhà Thương, đã di cư tới Cổ Triều Tiên khoảng thế kỷ thứ 12 TCN. Điều này nói chung bị các nhà sử học Triều Tiên bác bỏ bởi sự trái ngược trong các bằng chứng sử sách và khảo cổ.[10] Văn bản lịch sử đầu tiên viết về Cơ Tử là cuốn Trúc Thư Ký Niên - Biên niên sử viết trên thẻ tre (竹書紀年) và cuốn Luận Ngữ (論語) của Khổng Tử, cho rằng Cơ Tử có lẽ đã di cư tới Cổ Triều Tiên.[11] Tuy nhiên, đồ vật thủ công mang tính đại diện cao nhất của Cổ Triều Tiên, con dao găm đồng hình cây đàn vĩ cầm (violin), khác biệt khá rõ về hình dáng và chất liệu so với dao đồng Trung Quốc. Thêm vào đó, một địa điểm khảo cổ học được cho là lăng mộ của Cơ Tử đã được tìm thấy tại tỉnh Sơn Đông Trung Quốc đã khẳng định thêm giả thuyết của các nhà sử học Triều Tiên.[12]

Có ý kiến cho rằng khi có cuộc chiến tranh giữa triều đình nhà Hán Trung Quốc và Cổ Triều Tiên, các sử gia Trung Quốc đã thêm thắt để cho Cơ Tử trở thành người sáng lập Cổ Triều Tiên. Một số nhà sử học coi Cơ Tử Triều Tiên là một thực thể riêng biệt nằm tại Liêu Ninh, cùng tồn tại với Cổ Triều Tiên.

Thời kỳ đồ đồng thường được cho là bắt đầu khoảng 1500 – 1000 trước Công Nguyên tại Triều Tiên, dù những bằng chứng khảo cổ học gần đây cho thấy có thể nó đã bắt đầu ngay từ năm 2500 trước Công Nguyên.[13] Dao găm, gương và các vũ khí bằng đồng cũng như bằng chứng về các hình thức tổ chức chính quyền kiểu đô thị với tường bao đã được phát hiện.[14] Gạo, đậu đỏ, đậu nành và kê đã được canh tác, và những ngôi nhà hầm hình chữ nhật cùng những khu mai táng bằng mộ đá ngày càng rộng lớn đã được tìm thấy trên toàn bán đảo. [7] Những ghi chép cùng thời cho thấy Cổ Triều Tiên đã chuyển tiếp từ một quần thể phong kiến với các đô thị có tường bao trở thành một vương quốc trung ương tập quyền ít nhất từ trước thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên.[15]

Thời kỳ đồ sắt

Mọi người tin rằng tới thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, văn hóa đồ sắt đã phát triển và các chiến quốc Trung Quốc đã đẩy lùi những dân tộc tị nạn về phía đông và phía nam. Tuy nhiên, gần đây, một tấm gương sắt đã được tìm thấy tại Songseok-ri Kangdong-gun Bình Nhưỡng ở Bắc Triều Tiên,[16] chiếc gương này có thể có niên đại từ năm 1200 trước Công Nguyên.

Ở khoảng thời gian này, một quốc gia gọi là Thần nổi lên ở phần phía nam bán đảo Triều Tiên. Chúng ta biết rất ít về nước này, nhưng thực sự nó đã thiết lập các mối quan hệ với nhà Hán Trung Quốc và xuất khẩu các đồ thủ công tới Di Sanh (Yayoi) Nhật Bản.[17] Một vị vua Cơ Tử Triều Tiên có thể đã bỏ chạy tới Thần sau khi bị Vệ Mãn (Wiman) lật đổ. Sau này Thần phát triển thành liên bang Tam Hàn.

Sau đó Nhà Hán đánh bại Vệ Mãn Triều Tiên và thành lập Hán Tứ Quận.

Suy tàn và sụp đổ

Quá trình suy tàn và sụp đổ của Cổ Triều Tiên vẫn còn đang gây tranh cãi, tùy thuộc theo quan điểm của các nhà sử học về Cơ Tử Triều Tiên. Lý thuyết do Joseon Sangosa đưa ra cho rằng Cổ Triều Tiên đã tan rã từ khoảng năm 300 trước Công Nguyên và dần mất quyền kiểm soát các thuộc quốc cũ của mình. Nhiều nước nhỏ hơn nổi lên từ vùng lãnh thổ cũ của Cổ Triều Tiên như Phu Dư, Ốc Tự, Đông Uế, Guda-guk, Galsa-guk, Gaema-guk, và Hangin-guk. Cao Câu Ly và Bách Tế là hậu duệ của Phu Dư.

Tam Quốc là từ chỉ Goguryeo, Baekje, và Silla, dù Buyeo và Liên minh Gaya có tồn tại đến tận thế kỷ thứ 5 và thứ 6.

Trước thời Tam quốc

Khóa thắt lưng bằng vàng thời kỳ Tiền Tam Quốc

Thời kỳ Tiền Tam Quốc, thỉnh thoảng được gọi là Several States Period (열국시대), là khoảng thời gian trước khi Tam Quốc Triều Tiên, gồm Cao Cấu Ly, Tân La, và Bách Tế, xuất hiện, và sau khi Cổ Triều Tiên sụp đổ. Khoảng thời gian này chứng kiến sự xuất hiện của nhiều tiểu quốc từ những lãnh thổ cũ của Cổ Triều Tiên. Trong số các nước đó, nước lớn nhất và có ảnh hướng nhất là Đông Phù Dư và Bắc Phù Dư.

Phù Dư

Bắc Phù Dư

Sau khi Cổ Triều Tiên sụp đổ, Hae Mosu, một nhân vật hậu duệ của Cổ Triều Tiên, đã thu thập một đạo quân gồm những người Cổ Triều Tiên tại Núi Ung Sơn để thành lập một vương quốc sau này sẽ mang lại thời kỳ phục hưng của Cổ Triều Tiên. Năm 2333 trước Công Nguyên, Hae Mosu thành lập Phù Dư, và được trao danh hiệu "Dangun," (Đàn Quân) danh hiệu từng được trao tặng cho những vị vua cai trị Cổ Triều Tiên. Hae Mosu và con cháu của mình đã cai quản vùng Buyeo trong bảy thế hệ. Ông và hậu duệ đã liên tục phải chiến đấu với Wiman Joseon và các nước láng giềng. Buyeo dần trở thành kẻ chinh phục với các nước đó, tái thống nhất đa phần các lãnh thổ cũ của Cổ Triều Tiên. Tới năm 86 trước Công Nguyên, Buyeo chia rẽ sau cái chết của vị Dangun thứ 4, Hae Uru. Cùng với cái chết của Hae Uru, ngôi báu Buyeo được trao cho Hae Buru, người anh/em của Hae Uru. Hae Buru bị Go Dumak, hậu duệ của Goyeolga Dangun, vị vua cuối cùng của Cổ Triều Tiên, và cũng là người trong hàng ngũ thừa kế không thừa nhận. Hae Buru bị đánh bại và phải bỏ chạy về phía đông, nơi ông tái lập vương quốc của mình là Dongbuyeo. Sau sự kiện này, Go Dumak sáp nhập vương quốc Dongmyeong với Buyeo, hình thành nên Jolbon Buyeo. Go Dumak tiếp tục trở thành vị vua cai trị thứ 5 của Buyeo, và truyền lại ngôi báu cho con trai mình, Go Museo Dangun, khi ông qua đời năm 60 trước Công Nguyên. Go Museo cai trị Jolbon Buyeo trong hai năm và mất năm 38 trước Công Nguyên. Go Museo Dangun không có con trai, vì thế ngôi báu được truyền lại cho con rể của ông là Jumong, người sáng lập Goguryeo. Jolbon Buyeo sau này trở thành người thành lập Cổ Triều Tiên, vương quốc ở xa nhất phía bắc và đã lớn mạnh để trở thành nước mạnh nhất trong Tam Quốc Triều Tiên.

Đông Phù Dư

Đông Phù Dư được Vua Hae Buru thành lập năm 86 trước Công Nguyên, ông là anh/em trai của vị Dagun thứ 4 của Phù Dư. Người kế tục Hae Buru là Geumwa, ông này đã được đề cập tới trong huyền thoại thành lập Cổ Triều Tiên. Con trai của Geumwa, Đại Tổ, đã trở thành vị vua thứ ba và cuối cùng của Đông Phù Dư. Ông đã chiến đấu chống lại Vua Daemusin, và thiệt mạng, chấm dứt Đông Phù Dư.

Ốc Tự (Okjeo)

Vương quốc Ốc Tự là một quốc gia kiểu bộ tộc nằm ở phía bắc Bán đảo Triều Tiên, và đã được thành lập sau khi Cổ Triều Tiên sụp đổ. Ốc Tự từng là một phần của Cổ Triều Tiên trước đó. Ốc Tự chưa bao giờ phát triển tới mức một quốc gia hoàn toàn vì sự can thiệp từ các vương quốc lân cận. Ốc Tự đã trở thành một nước chư hầu của Cao Câu Ly, và cuối cùng bị Gwanggaeto Vĩ đại của Cao Câu Ly (Gwanggaeto Taewang) sáp nhập vào Cao Câu Ly ở thế kỷ thứ 5.

Dongye

Bài chính:Dongye

Dongye là một vương quốc nhỏ khác nằm ở phía bắc Bán đảo Triều Tiên. Dongye giáp biên giới với Okjeo, và hai vương quốc có cùng số phận khi trở thành chư hầu của đế chế Goguryeo ngày càng phát triển. Dongye cũng từng là một phần của Gojoseon trước khi vương quốc này sụp đổ.

Nangnang

Sau khi Gojoseon sụp đổ năm 239 trước Công Nguyên, Choe Soong, một quan chức cũ của Gojoseon, đã thành lập một nước "Gojoseon mới" tại Liêu Ninh, tự gọi mình là Nangnang-guk hay "Quốc gia Nangnang." Sau vài năm, Quốc gia Nangnang dời về phía nam Bán đảo Triều Tiên gần Sông Taedong, vì những cuộc tấn công liên tục từ Wiman Joseon. Dù sự tồn tại của quốc gia này còn bị tranh cãi khá gay gắt, một số đoạn trong Samguk Sagi và nhiều nguồn thông tin cổ khác có ghi lại bằng chứng về điều đó. Nó cùng tồn tại và triều cống cho Buyeo. Dù đa số các vị vua cai trị quốc gia này không được biết tới hay không được ghi lại tên tuổi trong sách sử, vị vua cuối cùng của nó thực sự có lưu danh. Choe Ri là vị vua cuối cùng của Nangnang Joseon và là cha của Công chúa Nangnang, một trong những nhân vật chính trong một câu chuyện tình lịch sử Triều Tiên. Công chúa và Hoàng tử Hodong của Goguryeo đã yêu và sống cùng nhau dù có cuộc chiến giữa Goguryeo và Nangnang Joseon. Nangnang Joseon bị Goguryeo chinh phục năm 32 sau Công nguyên.

Samhan (Tam Hàn)

Samhan là từ chỉ ba liên bang Mahan (Mã Hàn), Jinhan (Thần Hàn), và Byeonhan (Biền Hàn). Samhan nằm ở vùng phía nam Bán đảo Triều tiên. Ba liên bang này cuối cùng trở thành nền tảng thành lập nên ba nước là Baekje, Silla, và Gaya. Mahan là nước lớn nhất và gồm 54 bang. Byeonhan và Jinhan đều gồm 12 bang, đưa tổng số thành 78 bang trong Samhan. Thuật ngữ "Samhan" sau này đã được dùng để miêu tả Tam Quốc Triều Tiên.

Thời kỳ Tam quốc

Ba nước Cao Cấu Ly, Bách Tế và Tân La hồi thế kỷ thứ 5.

Cao Câu Ly

Bài chi tiết: Cao Câu Lyâu Ly được thành lập sớm nhất và cũng là nước lớn nhất trong ba nước. Nước này được Jumong (thụy hiệu Dongmyeongseong). Vua Taejo theo chế độ trung ương tập quyền và Cao Cấu Ly và vương triều đầu tiên tại Triều Tiên chấp nhận Phật giáo làm quốc giáo năm 372, dưới thời cai trị của Vua Sosurim.

Cao Câu Ly phát triển cực thịnh vào thế kỷ thứ 5, khi Vua Gwanggaeto và con trai mình, vua Jangsu mở rộng lãnh thổ ra hầu như toàn bộ Mãn Châu và một phần Nội Mông, và chiếm vùng Seoul từ Bách Tề. Gwanggaeto và Jangsu khuất phục Bách Tề và Tân La trong thời đại của mình, mang lại một sự thống nhất lỏng lẻo cho Triều Tiên. Cao Câu Ly đã đánh bại một cuộc tấn công xâm lược lớn của Trung Quốc trong Chiến tranh Cao Câu Ly-Tùy giai đoạn 598-614, góp phần làm sụp đổ nhà Tuỳ, và tiếp tục chống chọi với nhà Đường.[18] Những nhân vật chủ chốt của cuộc chiến này là Yeon Gaesomun và Yang Manchun.

Một thí dụ về Quần thể lăng mộ Cao Câu Ly.

Tuy nhiên, số lượng lớn các cuộc chiến tranh đã làm Cao Câu Ly kiệt quệ và trở thành một nước yếu ớt. Sau những cuộc tranh giành quyền lực nội bộ, nó đã bị liên minh các lực lượng Tân La-Đường chinh phục năm 668.

Bách Tế

Một trong hai vương miện vàng từng được Vua Bách Tề Muryeong sử dụng.

Bách Tế được Vua Onjo thành lập năm 18 trước Công Nguyên [8], như được đề cập trong Samguk Sagi sau sự thành lập hai nước láng giềng và cũng là đối thủ là Cao Cấu Ly và Tân La.

Sanguo Zhi (Tam Quốc Chí - Cao Ly) cho rằng Bách Tế là một thành viên của Liên bang Mahan tại khu vực châu thổ Sông Hán (gần Seoul ngày nay). Nước này đã mở rộng về phía tây nam (các tỉnh Chungcheong và Jeolla) bán đảo và đã trở thành một quyền lực chính trị, quân sự quan trọng. Trong quá trình này, Bách Tế rơi vào một cuộc xung đột dữ dội với Cao Cấu Ly và các huyện lệnh Trung Quốc (Chinese commanderies) ở vùng lân cận với các khu vực tham vọng lãnh thổ của họ.

Ở thời kỳ phát triển cực thịnh trong thế kỷ thứ 4, Bách Tế đã sáp nhập toàn bộ các quốc gia Mahan và chinh phục hầu như toàn bộ vùng phía tây bán đảo Triều Tiên (gồm cả các tỉnh Kyonggi, Chungcheong, và Jeolla, và một phần của Hwanghae và Kangwon) vào một chính phủ trung ương tập quyền. Bách Tế hấp thu văn hóa và kỹ thuật Trung Hoa qua các tiếp xúc với các triều đình Nam Triều trong thời kỳ mở rộng lãnh thổ của họ.

Bách Tế đóng vai trò then chốt trong việc làm trung gian chuyển phát các phát triển văn hoá, như chữ Trung Quốc, Phật giáo, chế tạo đồ sắt, gốm sứ, và nghi lễ chôn cất vào Nhật Bản cổ đại.[19] Các khía cạnh văn hóa khác cũng đã được du nhập qua đây khi triều đình Bách Tế phải rút lui sang Nhật Bản sau khi đất nước bị chinh phục. Bách Tế đã bị một liên minh gồm các lực lượng Tân La và nhà Đường chinh phục năm 660.

Tân La

Mô hình cỡ nhỏ một ngôi chùa cao 80 mét tại Đền Hwangnyongsa đã bị quân Mông Cổ phá huỷ.

Theo truyền thuyết, vương quốc Tân La khởi đầu với sự thống nhất sáu vị thủ lĩnh Liên bang Jinhan bởi Bak Hyeokgeose năm 57 trước Công Nguyên, tại vùng phía đông nam Triều Tiên. Lãnh thổ Tân La gồm thành phố cảng Busan hiện nay, và Tân La sau này đã nổi lên trở thành một sức mạnh hàng hải chịu trách nhiệm tiễu trừ cướp biển Nhật Bản, đặc biệt trong giai đoạn Tân La thống nhất.

Những đồ thủ công Tân La, gồm các tác phẩm vàng độc đáo, cho thấy ảnh ưởng từ các dân tộc du mục thảo nguyên phía bắc, ảnh hưởng từ Trung Quốc ít thấy hơn so với Cao Cấu Ly và Bách Tế. Tân La nhanh chóng mở rộng khi chiếm vùng châu thổ Sông Hán và thống nhất các thành bang tại đó.

Tới thế kỷ thứ 2, Tân La đã tồn tại với tư cách một nước lớn, chiếm và gây ảnh hưởng tới các thành bang xung quanh. Tân La bắt đầu có được quyền lực khi nước này sáp nhập Liên bang Gaya, nằm giữa Bách Tề và Tân La, năm 562. Tân La thường phải đối mặt với sức ép từ Bách Tế và Nhật Bản, và ở một số thời điểm từng liên minh cũng như là đối thủ của Bách Tế và Cao Cấu Ly.

Năm 660, Vua Muyeol của Tân La ra lệnh cho đội quân của mình tấn công Bách Tế. Tướng Kim Yu-shin, với sự giúp đỡ của các lực lượng Nhà Đường, đã chinh phục Bách Tế. Năm 661, Tân La và nhà Đường quay sang tấn công Cao Cấu Ly nhưng đã bị đẩy lùi. Vua Munmu, con trai Muyeol và là cháu của Tướng Kim, ra lệnh cho chú mình tung ra một chiến dịch tấn công khác năm 667 và Cao Cấu Ly đã sụp đổ năm sau đó.

Gaya

Gaya là một liên minh giữa các thủ lĩnh trong khu vực châu thổ Sông Nakdong và phía nam Triều Tiên, phát sinh từ Liên minh Byeonhan thuộc giai đoạn Samhan. Đây là một trong nước thuộc Tam Quốc Triều Tiên. Gaya phát triển ở mức độ văn hóa đồ sắt. Năm 562, Gaya cuối cùng bị sáp nhập vào Tân La.

Thời kỳ Nam Bắc triều

Vương quốc Tân La sau năm 668 thường được gọi là Tân La Thống nhất, dù thuật ngữ Các quốc gia Bắc Nam, để chỉ Balhae, cũng được sử dụng.

Tân La Thống nhất

Bulguksa một Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO.

Tân La Thống nhất kéo dài 267 năm, cho tới khi, ở dưới thời Vua Gyeongsun, nước này bị thay thế bởi Goryeo năm 935.[20]

Sau những cuộc chiến tranh thống nhất, nhà Đường đã thiết lập những lãnh thổ tại Cao Cấu Ly trước kia, và bắt đầu quản lý cũng như thành lập các cộng đồng tại Bách Tề. Tân La đã tấn công người những người Trung Quốc tại Bách Tế và Bắc Triều Tiên năm 671.[18]

Sau đó Trung Quốc xâm chiếm Tân La năm 674 nhưng dưới sự lãnh đạo của Tướng Kim Yu-shin, Tân La đánh bại quân đội Trung Quốc ở phía bắc. Tân La buộc các lực lượng Đường phải rời khỏi bán đảo năm 676 và hoàn thành thống nhất đa phần Tam Quốc.

Tân La Thống nhất là một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật Triều Tiên và Phật giáo đã đóng một vai trò lớn trong văn hóa Tân La. Các ngôi chùa Phật giáo như Bulguksa là những minh chứng về sự tiến bộ kiến trúc và ảnh hưởng Phật giáo Triều Tiên. Những công trình nghệ thuật và kiến trúc được nhà nước xây cất trong thời gian này gồm Đền Hwangnyongsa, Đền Bunhwangsa, và Hang Seokguram, một Địa điểm Di sản Thế giới.

Tân La bắt đầu gặp phải các rắc rối chính trị năm 780 khi các vị vua bắt đầu ám sát các thủ lĩnh nổi dậy. Việc này đã làm Tân La suy yếu nhanh chóng một thời gian ngắn sau đó, các hậu duệ của Bách Tế trước kia lập ra Hậu Bách Tế. Ở phía bắc, những kẻ nổi dậy tái lập Cao Cấu Ly, bắt đầu giai đoạn Hậu Tam Quốc.[18]

[Balhae (Bột Hải

Balhae được Dae Joyeong, một vị tướng cũ của Cao Cấu Ly, thành lập ở vùng phía bắc lãnh thổ Cao Cấu Ly cũ. Balhae kiểm soát những vùng cực bắc Bán đảo Triều Tiên, đa phần Mãn Châu (dù họ không chiếu bán đảo Liêu Đông trong đa phần lịch sử), và đã mở rộng tới vùng Primorsky Krai của nước Nga ngày nay. Balhae tự coi mình là nhà nước kế tục của Cao Cấu Ly. Họ cũng học nhiều chi tiết từ Đế chế nhà Đường, ví dụ như cách bố trí thủ đô.

Trong một thời gian khá hòa bình và ổn định trong vùng, văn hóa Balhae nảy nở, đặc biệt trong giai đoạn trị vì khá dài của vị Hoàng đế thứ ba, Dae Heummu (khoảng 737-793). Tương tự văn hoá Tân La, văn hoá Balhae chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Phật giáo. Tuy nhiên, Balhae bị suy yếu nhiều ở thế kỷ thứ 10, và Triều đình Liêu Khitan đã chinh phục Balhae năm 926.

Không văn bản lịch sử nào từ Balhae còn lại tới ngày nay, và người Liêu cũng không ghi chép gì về Balhae. Goryeo (xem bên dưới) đã sáp nhập một số vùng lãnh thổ Balhae và tiếp nhận những người tị nạn Balhae, gồm cả vị thái tử và gia đình hoàng gia, nhưng cũng không hề có ghi chép lịch sử nào từng được biết về Balhae. Ví dụ, cuốn Samguk Sagi ("Lịch sử Tam Quốc"), có nhiều đoạn về Balhae, nhưng không nói về lịch sử triều đại Balhae. Nhà sử học Triều đại Joseon ở thế kỷ 18 Yu Deukgong ủng hộ việc nghiên cứu thích đáng về Balhae như một phần lịch sử Triều tiên, và đặt ra thuật ngữ "Giai đoạn Bắc Nam Quốc" để chỉ thời kỳ này.

Hậu Tam quốc

Hậu Tam Quốc (892 - 936) gồm Tân La, Hậu Bách Tế, và Taebong (cũng được gọi là Hậu Cao Cấu Ly). Hai nước sau, được thành lập khi Tân La Thống nhất trải qua giai đoạn suy tàn quyền lực, và được coi là những nước hậu duệ của Tam Quốc Triều Tiên.

Taebong (Hậu Cao Cấu Ly) ban đầu do Gung Ye, một nhà sư phật giáo người lập ra Hậu Cao Cấu Ly lãnh đạo. Nhân vật kém tên tuổi Gung Ye sau đó đã bị Wang Geon (877-943) hạ bệ năm 918, khi Gung Ye giết vợ và con trai ông.[21] Wang Geon là người được nhân dân ưa thích, và ông đã quyết định thống nhất toàn bộ bán đảo dưới một chính quyền duy nhất. Ông tấn công Hậu Bách Tế năm 934 và nhận sự đầu hàng của Tân La năm sau đó. Năm 936, Goryeo chinh phục Hậu Bách Tế.

[Cao Ly

Cao Ly được thành lập năm 918 và tới năm 936, đã thay thế Tân La với tư cách triều đại cai trị Triều Tiên. "Cao Ly" (Goryeo) là nguồn gốc tên tiếng Anh "Korea" của Triều Tiên. Triều đại này tồn tại tới tận năm 1392. Trong giai đoạn này các bộ luật đã được soạn thảo và một hệ thống dịch vụ dân sự được đưa ra áp dụng. Phật giáo phát triển mạnh và mở rộng ra toàn bán đảo. Công nghiệp đồ tráng men phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 12 và 13. Sự xuất bản cuốn Tripitaka Koreana, và kỹ thuật in kim loại đầu tiên trên thế giới trong thế kỷ 13, là minh chứng cho những thành tựu văn hóa của Cao Ly.

Năm 1231 người Mông Cổ bắt đầu những chiến dịch chinh phục Triều Tiên và sau 25 năm chiến đấu, gia đình hoàng gia đã phải chùn bước qua hành động ký kết một hiệp ước với những người Mông Cổ. Trong 80 năm tiếp sau Cao Ly vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng dưới sự can thiệp Mông Cổ. Trong những năm 1340, đế chế Mông Cổ nhanh chóng suy tàn vì những cuộc tranh giành nội bộ. Vua Gongmin cuối cùng cũng được tự do hành động cải cách chính phủ Cao Ly. Gongmin phải đương đầu với nhiều vấn đề gay gắt, gồm cả việc loại bỏ những vị quan và tướng lĩnh ủng hộ Mông Cổ, vấn đề sở hữu đất đai và dập tắt tình trạng thù địch giữa những tín đồ Phật giáo và các học giả Khổng giáo.

Một vấn đề khác là hải tặc "Nhật Bản" (Nuy khấu = giặc lùn), khi ấy đã tổ chức những cuộc tấn công sâu vào trong nội địa đất nước. Tướng Lee Seonggye đã thành công với hàng loạt những chiến dịch đẩy lùi hải tặc. Triều đại Cao Ly tồn tại tới năm 1392, khi Lee Seonggye, người có sự ủng hộ mạnh mẽ của tầng lớp quan lại, dễ dàng tiến hành một cuộc đảo chính.

Lư hương trầm tráng men Cao Ly với hình chim bói cá, một báu vật quốc gia Triều Tiên.

Triều Tiên

Năm 1392, một vị tướng Triều Tiên là Lee Seonggye (Lý Thành Quế) được cử tới Trung Quốc trong chiến dịch chống lại nhà Minh, nhưng thay vì thực hiện sứ mệnh, ông đã quay lại để lật đổ vị vua Cao Ly và thành lập một triều đại mới. Ông đặt tên cho nó là Triều đại Joseon để vinh danh Joseon trước đó (Gojoseon là Joseon đầu tiên. "Go" được thêm vào để phân biệt). Vua Taejo dời thủ đô tới Hanseong (tên chính thức là Hanyang - Seoul ngày nay) và xây dựng cung điện Gyeongbokgung. Năm 1394 ông đưa Khổng giáo trở thành tôn giáo chính thức của đất nước, dẫn tới sự suy giảm quyền lực và của cải của phe Phật giáo. Joseon có nhiều tiến bộ trong khoa học và văn hoá: đáng chú ý nhất là bảng chữ cái Hangul do Vua Sejong (Thế Tông Đại Vương) phát minh năm 1443. Triều đại Joseon được cho là triều đại thực sự nắm quyền lâu nhất tại Đông Á trong thiên niên kỷ qua. Các vua triều đại này họ Lý.

[Kinh tế

Một chiếc thuyền mành đánh cá năm 1871. Đây là bức ảnh cổ nhất được biết còn lại chụp người Triều Tiên, do Felice Beato chụp trong một chiến dịch quân sự Mỹ.

Joseon duy trì được một nền kinh tế ổn định trong những thời kỳ hòa bình. Sau khi triều đình Joseon được thành lập và hoàn thiện, kinh tế cũng bắt đầu khởi sắc. Buổi đầu thời Joseon, kinh tế ổn định, đặc biệt dưới thời cai trị của Vua Sejong, Tuy nhiên, kinh tế đã bị trì trệ sau cuộc xâm lược 1592-1598 của Nhật Bản và tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ, thuế má nặng nề.

Tôn ti xã hội

Joseon đã thành lập một hệ thống tầng lớp xã hội rất chặt chẽ gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Vua là người ở trên đỉnh hệ thống, còn các yangban và các vị quan trong triều cùng các tướng lĩnh ở dưới ông. Yangban là những học giả có uy tín trong Triều đại Joseon. Tầng lớp trung lưu gồm một số thương nhân và thợ thủ công. Đa số người trong xã hội thuộc tầng lớp thấp hơn như nông dân và tầng lớp thấp nhất là những người nô lệ không phải trả bất kỳ khoản thuế nào cho chính phủ. Có thời điểm, nô lệ chiếm tới 30% dân số.

Ngoại xâm

Joseon đã phải đương đầu với hai cuộc xâm lược của Nhật Bản từ 1592 tới 1598 (Chiến tranh Imjin). Cuộc xung đột này khiến Đô đốc Yi Sun-sin (Lý Thuấn Thuần) trở nên nổi bật, và cũng là lần đầu các tàu rùa và hwacha được đưa vào sử dụng trong quân đội Triều tiên. Sau này, có thêm các cuộc xâm lược khác từ Mãn Châu năm 1627 (xem Cuộc xâm lược Triều Tiên lần thứ nhất của Mãn Châu) và một lần nữa năm 1636 (xem Cuộc xâm lược Triều Tiên lần thứ hai của Mãn Châu), sau những cuộc xâm lược này Triều đại Joseon đã công nhận tính pháp lý của Đế chế Thanh. Thương mại với người Nhật Bản được mở tại Busan, và các sứ thần đã được cử tới Edo tại Nhật Bản. Người Châu Âu không được phép buôn bán tại các cảng Triều Tiên cho tới tận những năm 1880.

Thế kỷ 19

Cung điện Gyeongbokgung

Trong thế kỷ 19, Triều Tiên tìm cách kiểm soát các ảnh hưởng từ bên ngoài thông qua việc đóng cửa các biên giới với tất cả các nước, ngoại trừ Trung Quốc. Năm 1853 chiếc USS South America, một tàu chiến Mỹ, đã tới thăm Busan trong 10 ngày và có những tiếp xúc thân thiện với các vị quan chức địa phương Triều Tiên. Nhiều người Mỹ từng bị đắm tàu dạt vào Triều Tiên vào các năm 1855 và 1865 cũng được đối xử tốt, sau đó họ đều được gửi sang Trung Quốc để hồi hương. Triều đình Joseon cai trị Triều Tiên, biết rõ những cuộc xâm lược và những hiệp ước liên quan tới nhà Thanh, cũng như Những cuộc chiến tranh nha phiến, và áp dụng một chính sách thận trong với những thay đổi chậm chạp với phương tây. Năm 1866 Vụ việc Tướng Sherman khiến Triều Tiên và Hoa Kỳ rơi vào tình trạng đối đầu.

Năm 1871, Hoa Kỳ xung đột với quân đội Triều Tiên, sau đó rút lui, người Triều Tiên gọi cuộc xung đột đó là Sinmiyangyo. Tới năm 1876, một đất nước Nhật Bản hiện đại nhanh chóng và đã có thể đương đầu thành công với Nhà Thanh trong Chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), đã buộc Triều Tiên phải mở cửa các cảng biển. Năm 1895, người Nhật ám sát Hoàng hậu Myeongseong (Minh Thành),[22] người đang tìm cách lôi kéo sự giúp đỡ từ phía Nga, và người Nga đã buộc phải rút lui khỏi Triều Tiên.

Năm 1897, Joseon được đổi tên thành Daehan Jeguk ( Đại Hàn đế quốc), và Vua Gojong (Cao Tông) trở thành hoàng đế Gojong. Tiếp đó là một giai đoạn ảnh hưởng của Nga, cho tới khi Nhật Bản đánh bại Nga trong cuộc Chiến tranh Nga Nhật (1904-1905). Triều Tiên thực tế đã thành một quốc gia bị bảo hộ của Nhật Bản ngày 25 tháng 7 năm 1907, Hiệp ước Bảo hộ 1905 đã được ban hành nhưng không có dấu triện của Hoàng đế Gojong như thông lệ.

Thời kỳ thuộc Nhật

Năm 1910 Nhật Bản hoàn toàn thôn tính Triều Tiên bằng Hiệp ước sáp nhập Nhật Bản - Triều Tiên. Tuy tính pháp lý của hiệp ước vẫn được phía Nhật Bản xác nhận, nói chung nó không được thừa nhận tại Triều Tiên bởi vị Hoàng đế Triều Tiên không ký kết vào văn bản này theo yêu cầu cần thiết và sự vi phạm vào thỏa ước quốc tế về những áp lực từ bên ngoài liên quan tới các hiệp ước. Triều Tiên bị Nhật Bản cai quản dưới cái gọi là Tướng-Toàn quyền Nhật Bản cho tới khi họ đầu hàng không điều kiện trước các lực lượng Đồng Minh, ngày 15 tháng 8 năm 1945, với chủ quyền trên danh nghĩa đã được chuyển từ Triều đại Joseon sang Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Triều Tiên.

Các mạng lưới vận tải và viễn thông kiểu Châu Âu đã được thiết lập trên khắp đất nước. Đây là điều kiện tốt cho công cuộc khai thác của Nhật Bản, nhưng sự hiện đại hóa mang lại rất ít nếu không nói là không mang lại gì cho người dân Triều Tiên, mà chỉ chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu thương mại của Nhật Bản, và những biện pháp quản lý trung ương hóa chặt chẽ của họ. Người nhật đã phế bỏ hệ thống triều đình Joseon, phá hủy Cung điện Triều Tiên, và sửa đổi hệ thống thuế của Triều Tiên nhằm chiếm đoạt đất đai của người nông dân, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Triều Tiên sang Nhật Bản gây ra nạn đói tại Triều Tiên; và đưa ra nhiều biện pháp dã man gồm cả ám sát những người từ chối trả thuế tại các tỉnh; bắt buộc lao động nô lệ trên các công trình xây dựng đường xá, hầm mỏ và các nhà máy tại Triều Tiên. Sau đó Nhật Bản còn mở rộng thêm nữa lao động nô lệ Triều Tiên tại Nhật Bản và những vùng lãnh thổ họ chiếm đóng bằng cách đưa lao động nô lệ tới các vùng đó.

Sau khi Hoàng đế Triều Tiên Gojong qua đời tháng 1 năm 1919, với tin đồn về sự đầu độc, những cuộc tuần hành đòi độc lập chống lại những kẻ xâm lược Nhật Bản diễn ra trên khắp cả nước ngày 1 tháng 3 năm 1919 (Phong trào mùng 1 tháng 3 (Samil)). Phong trào này đã bị đàn áp bằng vũ lực và khoảng 7.000 người đã bị cảnh sát và binh lính Nhật giết hại.[23] Một con số ước tính 2 triệu người đã tham gia vào các cuộc tuần hành hòa bình, ủng hộ giải phóng. (Những ghi chép của Nhật Bản đưa ra con số chưa tới nửa triệu người). Nhiều tín đồ Thiên chúa giáo Triều Tiên, gồm toàn bộ làng Jeamri, đã bị đóng đinh hay bị thiêu sống tại các nhà thờ khi họ đấu tranh cho sự độc lập của Triều Tiên. Phong trào này một phần có ảnh hưởng từ bài diễn văn năm 1919 của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson, tuyên bố ủng hộ quyền tự quyết và sự chấm dứt quyền cai quản thuộc địa của người Châu Âu. Wilson không đưa ra lời bình luận nào về nền độc lập của Triều tiên, có lẽ một phái ủng hộ Nhật Bản tại Hoa Kỳ tìm cách mở những con đường thương mại vào Trung Quốc qua bán đảo Triều Tiên.

Chính phủ Lâm thời của Cộng hòa Triều Tiên đã được thành lập tại Thượng Hải, Trung Quốc, sau Phong trào mùng 1 tháng 3, chính phủ này phối hợp với các phong trào giải phóng và kháng chiến trong nước chống lại sự kiểm soát của Nhật Bản. Một số thắng lợi của Chính phủ Lâm thời gồm Trận Chingshanli năm 1920 và cuộc phục kích vào giới lãnh đạo quân sự Nhật tại Trung Quốc năm 1932. Chính phủ Lâm thời được coi là chính phủ trên danh nghĩa của nhân dân Triều Tiên trong giai đoạn từ 1919 đến 1948, và tính hợp pháp của nó đã được ghi nhận trong lời mở đầu hiến pháp Hàn Quốc.

Những cuộc nổi dậy chống Nhật Bản sau đó, như cuộc nổi dậy toàn quốc của sinh viên tháng 11 năm 1929, đã dẫn tới việc tăng cường quản lý quân sự năm 1931. Sau khi Chiến tranh Trung - Nhật năm 1937 và Thế chiến thứ II bùng nổ Nhật Bản đã tìm cách tiêu diệt sự hiện diện của Triều Tiên với tư cách một quốc gia. Việc thờ cúng tại các miếu thờ Shinto Nhật Bản trở thành bắt buộc. Chương trình học được sửa đổi triệt để để loại trừ việc dạy học bằng tiếng Triều Tiên và lịch Triều Tiên. Sự tiếp nối của văn hóa Triều Tiên bắt đầu bị coi là bất hợp pháp. Văn hóa và kinh tế Triều Tiên đã bị hủy hoại đáng kể. Ngôn ngữ Triều Tiên bị cấm đoán và người Triều Tiên bị buộc phải chấp nhận những cái tên Nhật Bản.[24] Nhiều đồ vật thủ công văn hóa Triều Tiên bị phá hủy hay bị đưa sang Nhật Bản.[25] Tới ngày nay, những đồ thủ công giá trị của Triều Tiên thường hiện diện trong các bảo tàng Nhật Bản hay nằm trong những bộ sưu tập cá nhân. Báo chí bị cấm xuất bản bằng tiếng Triều Tiên và việc nghiên cứu lịch sử Triều Tiên cũng bị cấm đoán tại các trường đại học, sách sử Triều Tiên bị đốt, phá hủy hay bị cấm đoán[cần dẫn nguồn]. Theo một cuộc điều tra do Chính phủ Hàn Quốc tiến hành, 75.311 tài sản văn hóa đã bị chiếm đoạt khỏi Triều Tiên. Nhật Bản sở hữu 34.369, Hoa Kỳ 17.803.[26]

Một số người Triều Tiên đã rời bán đảo Triều Tiên tới Mãn Châu và Primorsky Krai. Người Triều Tiên tại Mãn Châu đã thành lập những nhóm kháng chiến được gọi là Dongnipgun (Quân đội Độc lập) họ thường xuyên xâm nhập qua biên giới Triều Tiên-Trung Quốc, tiến hành chiến tranh du kích với các lực lượng Nhật Bản. Những đội quân du kích đã tập hợp với nhau trong thập niên 1940 để trở thành Quân đội Giải phóng Triều Tiên và đội quân này đã tham gia vào hoạt động đồng minh tại Trung Quốc và nhiều khu vực ở Đông Nam Á. Hàng chục nghìn người Triều Tiên cũng đã gia nhập Quân đội Giải phóng Nhân dân và Quân đội Cách mạng Quốc gia.'

Trong Thế chiến thứ II, người Triều Tiên đã bị buộc phải ủng hộ Nhật Bản. Hàng chục nghìn nam giới[27] bị bắt tham gia quân đội Nhật Bản. Khoảng 200.000 cô gái và phụ nữ, chủ yếu từ Triều Tiên và Trung Quốc, bị bắt làm việc như những nô lệ tình dục, theo lối nói hoa mỹ là "Phụ nữ giải trí".[28]

Sự chia cắt Triều Tiên

Giới tuyến phân chia Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên.

Sự đầu hàng không điều kiện của Nhật Bản, sự sụp đổ trước đó của nước Đức Phát xít, cộng với những thay đổi mang tính nền tảng trong chính trị và ý thức hệ quốc tế, đã dẫn tới sự phân chia Triều Tiên thành hai vùng chiếm đóng bắt đầu từ ngày 8 tháng 9 năm 1945, với Hoa Kỳ quản lý phần phía nam bán đảo và Liên bang Xô viết chiếm phần phía bắc vĩ tuyến 38. Chính phủ Lâm thời không được tham khảo ý kiến, chủ yếu bởi người Mỹ cho rằng họ quá thiên cộng. Sự phân chia này chỉ là biện pháp tạm thời và ban đầu các bên dự định đưa trả lại một nước Triều Tiên thống nhất cho người dân Triều Tiên khi Hoa Kỳ, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Liên bang Xô viết, và Cộng hòa Trung Hoa thỏa thuận với nhau được về một chính quyền ủy trị.

Tại Hội nghị Cairo ngày 22 tháng 11 năm 1943, các bên thỏa thuận rằng Triều Tiên sẽ tự do "đúng trình tự Triều Tiên sẽ trở thành tự do và độc lập"; tại một cuộc gặp gỡ sau đó ở Yalta tháng 2 năm 1945, các bên đồng ý thành lập một hội đồng ủy trị bốn bên tại Triều Tiên. Ngày 9 tháng 8 năm 1945, xe tăng Xô viết tiến vào miền bắc Triều Tiên từ Siberi, gặp phải rất ít hay không có sự kháng cự nào. Sau đó, Nhật Bản đầu hàng các lực lượng Đồng Minh ngày 15 tháng 8 năm 1945.

Tháng 12 năm 1945, một hội nghị được tổ chức tại Moskva để thảo luận tương lai Triều Tiên. Một hội đồng ủy trị 5 năm được đưa ra xem xét và một hội đồng chung Xô-Mỹ được thành lập. Hội đồng họp không liên tục tại Seoul nhưng không thể giải quyết được vấn đề thành lập một chính phủ quốc gia. Tháng 9 năm 1947, vì không có giải pháp nào được đưa ra, Hoa Kỳ đã đệ trình vấn đề Triều Tiên ra trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Những hy vọng ban đầu về một Triều Tiên thống nhất và độc lập nhanh chóng tan biến với tình hình chính trị thời Chiến tranh lạnh và sự phản đối kế hoạch ủy trị của những người Triều Tiên chống cộng dẫn tới sự thành lập hai quốc gia riêng rẽ đối lập về chính trị, kinh tế và các hệ thống xã hội năm 1948. Ngày 12 tháng 12 năm 1948, theo nghị quyết 195[29] tại kỳ hợp thứ 3 Đại Hội đồng, Liên Hiệp Quốc công nhận Cộng hòa Triều Tiên là chính phủ hợp pháp duy nhất của Triều Tiên. Tháng 6 năm 1950 Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ khi Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 tấn công miền Nam, chấm dứt bất kỳ hy vọng nào về một sự thống nhất hòa bình ở thời điểm đó

LS DUC

Từ thời kỳ cổ đại, nước Đức đã có các bộ lạc người German cư ngụ. Quân dân German hết mực can trường, mãnh liệt và dưới sự lãnh đạo của tù trưởng Arminius, họ tiêu diệt hoàn toàn ba binh đoàn Lê dương La Mã vào năm 9, làm vỡ mộng xâm lược của Đế quốc La Mã. Dần dà, các bộ tộc German xâm nhập La Mã, dẫn đến sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã vào năm 476.[1] Vua Frank là Chlodwig I nhất thống các bộ lạc German và chuyển sang Ki-tô giáo. Đời vua Karl Đại Đế, nước Frank khuếch trương mở cõi, và vào năm 800 ông được tấn phong Hoàng đế, tái lập Đế quốc Tây La Mã. Đế quốc bị chia cắt sau khi Karl Đại Đế mất, trong đó vua Ludwig Đức nhận phần đất phía Đông và khởi lập nước Đức Trung Cổ. Quận công Heinrich xứ Sachsen xưng làm vua Heinrich I, lập triều Sachsen vào năm 919 nước Đức khuếch trương mở mang cương thổ. Đế quốc La Mã Thần thánh phục hồi khi vua Đức là Otto I xưng đế. Các Vương hầu trong Đế quốc chia cắt nước Đức và chẳng vua nào thống nhất được đất nước.[2][3] Từ giữ thế kỷ 15, các Hoàng đế thường là người Áo nhà Habsburg.[4] Vào thời kỳ cận đại, để chống lại ách thống trị của Hoàng đế và Giáo hội Công giáo La Mã, giáo sĩ Martin Luther tiến hành công cuộc cải cách tôn giáo Kháng Cách vĩ đại, do đó Triều đình Karl V loại bỏ đức tin của ông ra khỏi vòng pháp luật. Cuộc Chiến tranh Nông dân nổ ra để hưởng ứng Luther, nhưng bị Hoàng đế đàn áp. Cuộc Chiến tranh Ba Mươi Năm (1618 - 1648) bùng nổ giữa hai phe Kháng Cách và Công giáo, trong đó có khi vua Thụy Điển là Gustav II Adolf kéo binh vào đánh bại quân của Hoàng đế. Hòa ước Westfalen làm tiêu tan giấc mộng thống nhất nước Đức thành một quốc gia quân chủ chuyên quyền của Hoàng đế.[5] Ngay từ năm 1525, Quận công xứ Phổ là Albrecht theo Kháng Cách, sau Phổ hợp nhất với Brandenburg. Sau chiến tranh, dù lãnh địa bị tàn phá nặng nề nhưng Tuyển hầu tước Vĩ đại Friedrich Wilhelm I đã gầy dựng quân đội Phổ - Brandenburg tinh nhuệ, bách chiến bách thắng, dùng chính sách ngoại giao liên minh với triều Habsburg chống Pháp. [6][7]

Với các vua Friedrich I và Friedrich Wilhelm I, Vương quốc Phổ ra đời và mạnh lên hẳn.[8] Sau khi lên ngôi vào năm 1740, ông vua thiên tài Friedrich II Đại Đế tiến hành bảo trợ nền văn nghệ rực rỡ tại kinh kỳ Bá Linh;[9] ngoài ra, ông lập tức điều binh đánh chiếm tỉnh Silesia của triều Habsburg, tiếp theo đó đại thắng liên quân Áo - Sachsen trong cuộc Chiến tranh Silesia lần thứ hai,[10] và rồi đó đánh tan tác liên quân Áo - Nga - Pháp - Thụy Điển và phần lớn các Vương hầu của Đế quốc La Mã Thần thánh trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm. Chiến thắng vẻ vang của người Phổ trong những cuộc chiến này đã đưa nền văn hóa dân tộc Đức trở nên phát triển vinh quang.[11] Với những danh sĩ như J. W. Von Goethe, F. G. Klopstock nền văn chương Đức nở rộ độc lập khỏi sự bá đạo về văn hóa của Pháp.[12] Hoàng đế Joseph II toan lập lại sức mạnh của Vương triều Habsburg, nhưng không thành công do các Vương hầu liên minh với vị vua anh hùng Friedrich II Đại Đế.[13] Vào năm 1804, Hoàng đế Franz II xưng đế nước Áo, hai năm sau từ bỏ ngôi Hoàng đế La Mã Thần thánh trong cuộc xâm lược của quân Pháp do Napoléon Bonaparte chỉ huy. Quân xâm lược cũng đánh bại quân Phổ vào năm 1806.[12] Tuy nhiên, trong các năm 1813 - 1815 người Phổ đã chặn đứng và đại phá tan tành đại quân của Napoléon, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Napoléon và giải phóng nước Đức. Trong khi nước Phổ trở nên hùng mạnh, chiến thắng vang dội này làm gia tăng tinh thần dân tộc chủ nghĩa và tự do chủ nghĩa với khát vọng một nước Đức thống nhất nước Đức. Một cuộc Cách mạng dân tộc - tự do của nhân dân Đức bùng nổ vào năm 1848, bị bọn thống trị bảo thủ đàn áp. [14][15]

Dù sao đây nữa thì Triều đình Phổ cũng phải ban hành bản Hiến pháp năm 1850, theo đó nước Phổ vẫn theo chế độ quân chủ chuyên chế quân sự như dưới triều vị đại anh quân Friedrich II Đại Đế, song có cải tiến hơn, với công cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng.[16] Nhà quý tộc Otto von Bismarck lên làm Thủ tướng Phổ vào năm 1862, và đã tiến hành một cuộc Cách mạng làm nên thay đổi hết sức lớn lao trong lịch sử Âu châu, mà kết thúc với thắng lợi vang dội về chính trị và ngoại giao:[17][18] nước Phổ đánh thắng Đan Mạch vào năm 1864, đánh thắng Áo vào năm 1866 và đè bẹp Pháp trong các năm 1870 - 1871. Đây là một đòn giáng sấm sét vào Pháp, mở mang đất nước Đức.[19] Với Hoàng đế Wilhelm I và Thủ tướng Bismarck, đất nước được thống nhất, Đế chế Đức ra đời, đề cao tinh thần quân phiệt Phổ và niềm tự hào dân tộc Đức.[20] Cho đến năm 1914, nước Đức là siêu cường kinh tế của cả thế giới. Nhân dân Đức trở nên kỷ cương và tài năng hơn hẳn dân Pháp và các nước khác. Trong các ngành khoa học - kỹ nghệ, Đế chế Đức dẫn đầu thế giới, với hàng hóa chất lượng siêu việt, trong khi lực lượng Quân đội và Hải quân thật hùng hậu.[19] Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), tuy thật ít đồng minh nhưng nước Đức vẫn kháng cự được trong suốt bốn chống lại quân Đồng Minh bao gồm Anh - Pháp - Ý - Nga - Hoa Kỳ - Bỉ và hầu hết cả thế giới.[21][22]. Nước Đức thất thế, vào tháng 3 năm 1918, dần đến một cao trào Cách mạng lật đổ Hoàng đế Wilhelm II, khiến nước Đức lần đầu tiên có nền dân chủ lãnh đạo: nước Cộng hòa Weimar ra đời vào năm 1919. [23]

Lúc chiến sự chấm dứt, đất nước bị mất đất, gây làn sóng phẫn nộ của nhân dân trước kẻ thù ôn dịch. Nhờ có nhà chính khách đại tài Gustav Stresemann, nước Đức vẫn giữ vững sự nhất thống của dân tộc và ổn định lại tình hình với những thành công ngoại giao rục rỡ.[24][23] Nền kinh tế đất nước được hồi phục, nền văn nghệ trở nên hưng thịnh và nhiều ngành công nghiệp trỗi dậy mạnh mẽ. Nhưng rồi cuộc Đại Khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 1929 đã gây nhiều hậu quả cho đất nước, thể hiện sự yếu kém của Chính phủ dân chủ Weimar.[25] Vào năm 1933, sau khi Tổng thống cuối cùng của Cộng hòa Weimar mất, lãnh tụ Đảng Quốc Xã là Adolf Hitler lên nắm quyền bính, thành lập lực lượng SS để thanh trừng các phe cánh đối lập.[26] Không những thế nước Đức Quốc Xã còn làm nên một thành tựu quan trọng là nhanh chóng khôi phục nền kinh tế nước nhà.[27] Hitler cho quân tấn công Ba Lan vào năm 1939, làm Anh Quốc và Pháp tuyên chiến với nước Đức và mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sau chiến thắng ban đầu của mình, vị lãnh tụ dễ dàng chiếm lĩnh hàng loạt quốc gia châu Âu, trong đó có Pháp và Bỉ. Quân Anh cũng đại bại tại châu Phi, nhưng quân Đức không diệt nổi Liên bang Xô viết và quân Mỹ nhảy vào tham chiến. Cho đến năm 1945, đất nước bại trận.[28][29] Nước Đức bị chia cắt làm 4 khu vực chiếm đóng của quân Đồng Minh, và bọn họ thực hiện chính sách Phi Quốc xã hóa (de-Nazification),[30] đồng thời Hoa Kỳ viện trợ cho Đức hồi phục kinh tế. Nước Đức được độc lập vào năm 1949, và cuộc Chiến tranh Lạnh dẫn đến việc hình thành Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức theo chế độ dân chủ và Cộng hòa Dân chủ Đức theo chủ nghĩa cộng sản. Nhiều người Đức tỵ nạn khỏi phía Đông được Cộng hòa Liên bang Đức hỗ trợ, đồng thời Nhà nước này cũng tiến hành khôi phục kinh tế đến mức thần kỳ, đưa đất nước trở thành một trong những nền kinh tế công nghiệp hàng đầu thế giới. Nhờ có Thủ tướng Konrad Adenauer, nước Cộng hòa Liên bang Đức đạt thành tựu ngoại giao vang dội, nhờ đó tích cực tham gia chính trường Âu châu. [31]. Thủ tướng Helmut Kohl cũng tiếp tục đưa đất nước trở nên gắn bó với các quốc gia châu Âu khác, và đạt thành tựu to lớn là thỏa thuận tái thống đất nước: nhờ đó vào năm 1990 dưới sự lãnh đạo của Kohl, nước Đức được thống nhất như xưa. [32]

Các bộ lạc người German cổ đại

Nhà tắm nước nóng của người La Mã tại Trier

Không rõ lịch sử nước Đức chính xác bắt đầu từ năm nào. Dân tộc Đức ngày nay có cội nguồn từ người Aryan - một dân tộc châu Á vào thời cổ đại. Chúng ta không rõ rằng dòng giống này định cư trên miền đất nào, chỉ biết rằng trong đợt di dân cuối cùng tràn đến Đông Âu và Nga hàng ngàn năm trước khi Chúa Giêsu ra đời. Trước khi người Aryan đến an cư lạc nghiệp, dòng sông Rhine đã chảy xiết, dãy Anpơ đã trang hoàng bầu trời bằng những đỉnh đồi hùng vĩ của nó. Các dòng sông Rhone và Danube đã cuồn cuộn đổ ra biển. Và, phong cảnh đẹp đẽ ấy không dễ mà đón chào người Aryan giàu có từ Á châu, mà hẳn là họ phải di cư gian khổ lắm. Có lẽ dòng giống táo tợn này đã gây những cuộc xung đột kinh hoàng bạt vía tại châu Âu, tạo điều kiện cho họ đạt chân đến vùng đất ngày nay là Đức. Vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, ba nhánh lớn của tộc Aryan chiếm lĩnh châu Âu phía Bắc nền văn minh Hy Lạp cổ đại và bán đảo Ý: trong đó có người German. Trường hợp của người Teuton thì có khác: họ không định cư tại một miền đất nào đã hoàn toàn được cha ông họ xác lập từ xưa. Hai nền văn minh Hy - La cổ đại chưa hề biết gì về người Teuton, cho tới khi nhà hàng hải Hy Lạp là Pythias đi qua vào năm 330 trước Công Nguyên, đã nghe được những câu chuyện kinh hoàng về các chiến binh người Goth. Người Goth cũng là một dân tộc thiện chiến German, họ xâm nhập theo đường biển tràn vào Bắc Ý, cướp phá dữ dội. Họ có mắt xanh, dữ tợn, tóc vàng hoe và dài, gây cho người Âu kinh sợ. Đến cả thành La Mã dần cũng biết về người Goth man rợ, nhất là những nữ tu áo trắng và thường tiên đoán, hiến tế chư thần của họ. Song, người German vẫn không thể chống nổi các binh đoàn Lê dương La Mã của quan Tổng tài Gaius Marius. Vào năm 102 trước Công Nguyên, quân dân German kiên cường nhưng bại trận, quân La Mã đánh chiếm đồi núi gần Aix. Phần lớn dân German tự sát để bảo toàn khí tiết, phần còn lại bị quân La Mã giải về thủ đô trong ngày khải hoàn. Ấy là lần đầu tiên người German hiện diện trước cổng thành La Mã nguy nga. [33]

Dù sao chăng nữa thì người Teuton và đồng minh là người Cimbri và người Ambronen trở thành một mối đe dọa ghê gớm của người La Mã, đến mức chính cái tên Teuton của họ được người La Mã dùng để chỉ hiểm họa từ dân man rợ ở phương Bắc. Sau này, bất kỳ một đội quân German nào đánh phá La Mã cũng được gọi là bọn Teuton, và chính từ đó "người Teuton" được coi là mọi dân tộc German thời cổ đại, và người Đức ngày nay. Và, trong hai khái niệm người Germanngười Đức, khái niệm người Đức ra đời trễ hơn rất nhiều, khi ấy nhân dân Đức bắt đầu trỗi dậy ý thức dân tộc của riêng mình.[34] Về địa lý, Đức có nhiều nghĩa trong thời kỳ cổ đại. Có lẽ đó là miền Germania thuộc La Mã (Germania Romana), bao gồm phần lớn miền Tây Bộ và Nam Bộ của nước Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay, những "Vùng đất thấp" về phía Tây và Nam Sông Rhine, miền Tây Bắc Bộ Thụy Sĩ, và những khúc đất của miền Bắc Bộ và Đông Bộ nước Pháp. Từ vùng Hạ Sông Rhine chạy về phía Đông, có miền đất của dân man rợ German (Germania barbara), mà người La Mã có dã tâm thôn tính. Kể từ sau cuộc xâm lược của Marius, người German chia làm nhiều thị tộc căm ghét lẫn nhau, chém giết nhau không thương tiếc. Một trong số đó có thị tộc Cherusker nằm ở miền Nam Hanover ngày nay, nổi tiếng với hoài bão nhất thống dân tộc của vị tù trưởng anh hùng Arminius (Hermann) - con của tù trưởng Segimer.[33][35] Vào năm 12 trước Công Nguyên, Hoàng đế La Mã là Augustus Caesar cất quân xâm lược miền Germania nằm giữa sông Rhine, biên giới phía Đông của miền Gallia (Gaule hoặc là nước Pháp ngày nay), và dòng sông Elbe, cùng với sông này, dòng sông Danube xanh đã làm nên một biên giới tự nhiên cho Đế quốc La Mã ở miền Bắc và Đông Âu. Ban đầu, con nuôi của Augustus là Nero Claudius Drusus đã buộc dân German phải thần phục. Sau khi Drusus chết ngoài xa trường, vua La Mã tấn phong Tiberius - anh trai của Drusus - làm Hoàng thái tử và giao cho ông này làm Tổng chỉ huy quân La Mã tại Germania. Tiberius hoàn tất công cuộc chinh phạt và củng cố tỉnh Germania, song ông phải bận tâm với một cuộc khởi nghĩa lớn tại Áo và Nam Tư. Quan Tổng đốc thành Syria là Quintilius Varus lên nắm binh quyền thống trị Germania. Theo Velleius Paterculus - viên Sĩ quan dưới quyền Tiberius - Varus đưa tỉnh này trở nên giàu mạnh hơn, thoát khỏi sự nghèo đói như lúc ông nhậm chức. Tuy nhiên, nhà sử học Theodor Mommsen (nghiên cứu về Đế quốc La Mã, đạt giải Nobel) nhận xét rằng Varus là kẻ xấu xa, giàu sang, ngu dốt có cái tàn nhẫn của vua chúa, và chẳng am hiểu cái cóc gì về quân sự. [34]

Các chiến binh German chiến đấu trong trận chiến rừng Teutoburg (vẽ năm 1909).

Do thời ấy một Tổng đốc tỉnh nào trong Đế quốc La Mã cũng đồng thời là viên chỉ huy quân sự tỉnh ấy, việc Varus không có tài quân sự mang lại hậu quả thậm tệ. Vào năm 9, lúc kéo quân về nghỉ đông, Varus bị quân dân German phục kích trên con đường quân sự rộng mở tới cánh rừng Teutoburg (ở xứ Westfalen ngày nay). Tù trưởng Arminius đã liên kết với các thị tộc Chatten, Brukterer và Marser.[35] Quân dân German hợp lực đánh tan nát quân địch, tiêu diệt hoàn toàn cả ba binh đoàn Lê dương La Mã của Varus. Varus cùng nhiều binh tướng khác phải tự tử vì sợ rơi vào tay quân German, và chỉ duy nhất một số ít chiến binh La Mã chạy thoát khỏi trận kịch chiến. Những binh lính La Mã còn lại cũng bị các chiến binh German thiêu sống, chôn sống hoặc là dùng làm vật cúng tế bách thần.[34] Arminius trở thành vị anh hùng dân tộc của nước Đức, là vị dũng tướng giải phóng dân tộc, kiên cường chống chọi với Đế quốc La Mã khổng lồ. Các bộ lạc người German đều tôn vinh ông,[36] và chiến thắng vẻ vang của ông là một trong những trận thắng quyết định nhất trong quân sử phương Tây.[37] Chiến thắng huy hoàng này cũng được xem là mốc khởi đầu cho nền lịch sử dân tộc Đức: nền văn hóa Đức phát triển riêng rẽ bên ngoài Đế quốc La Mã bại trận. Song, La Mã cũng có thể coi là một điểm khởi phát của nước Đức: ngay cả Arminius trước khi đại thắng trận chiến rừng Teutoburg cũng có thời cư ngụ tại La Mã, và từng là một chiến binh của La Mã.[38][39] Chính giai đoạn làm lính La Mã và chứng kiến sự thịnh vượng của thị dân La Mã đã khiến cho ông mong ước nhất thống dân tộc Đức vững mạnh, song những xung đột giữa các thị tộc German sẽ còn tiếp diễn sau này. [33]

Ở phía Đông sông Rhine, chỉ có thành lũy Aliso của quân La Mã là không hoàn toàn suy sụp trong cuộc khởi nghĩa của quân dân German. Là một thành lũy kiên cố trên con đường quân sự bên dòng sông Lippe, có lẽ là không xa Haltern ngày nay, Aliso được vị lão tướng Lucius Caedicius - với kinh nghiệm lâu năm phụng sự các binh đoàn Lê dương La Mã. Quân dân German ở chốn này toan đánh úp Aliso nhưng không thành, sau đó họ quyết tâm công hãm thành này, song họ phải thoái lui ngay từ vòng ngoài thành để phong tỏa nó từ một khoảng cách an toàn hơn. Quân German chém giết kịch liệt với quân La Mã, với những thứ binh khí lợi hại. Caedicius phải chờ viện binh, song quân La Mã đại bại với tổn thất ê chề, khiến ông phải dẫn các binh sĩ cùng vợ con chạy qua sông Rhine về nơi an toàn trong đêm tối. Tuy Tiberius kéo viện binh đến, mọi sự đã muộn. Hoàng đế Augustus phải từ bỏ ý đồ xâm lược miền Germania. Ông biết rằng nhân dân German rất gan dạ, kiên cường, sẽ làm cho La Mã phải hao tổn nguồn nhân lực và tài nguyên thêm nữa, do đó quyết định lui quân trở về. [34]

Hoàng đế Tiberius lên nối ngôi vào năm 14, lại mưu mô xâm lược Germania. Lần này, vua La Mã cử danh tướng Germanicus - con trai của Hoàng đệ Drusus quá cố - mang đại quân vào đánh Germania, để báo thù cho thảm bại trong rừng Teutoburg. Tân Hoàng đế cũng phong cho Germanicus làm con nuôi và người kế ngôi của mình, đồng thời nhiệt tình ủng hộ ba chiến dịch lớn của Germanicus đánh người German dũng mãnh. Nhận lệnh vua, Germanicus kéo các binh đoàn Lê dương tiến sâu vaò miền đất, tàn phá bản làng của người German và củng cố bá quyền của La Mã. Vào năm 15, Germanicus phát động chiến dịch thứ hai, quân La Mã tiến về rừng Teutoburg - nơi đại bại năm xưa diễn ra - để làm lễ tế các tử sĩ La Mã xưa. Phải đến chiến dịch thứ ba thì Germanicus mới đánh bại được liên quân German để báo thù và lập lại uy thế của La Mã, song Arminius sống sót trong trận đánh này. Song, Germanicus vẫn không thể làm gì được miền Germania. Quân lương thiếu thốn, các con đường không chút an toàn. Trên đường rút quân về từ sông Ems đến Biển Bắc, đại binh gồm 8 nghìn dũng sĩ của Germanicus lâm vào một thảm họa khủng khiếp: một cơn bão kinh hoàng bạt vía Mùa Thu đã phá tan tác các thuyền chiến La Mã, đẩy chúng trôi dạt ra tận xa. Vua La Mã nhận thấy rằng người German quá kiên cường trong khi La Mã đã không làm gì được, lại còn mất mát qúa nhiều binh sĩ, bèn quyết định không bao giờ dám cho quân sang đánh Germania nữa.[34] Người Sachsen bốn thế kỷ sau khi tràn vào các đảo Anh, đã truyền tụng những bài hát ca ngợi công đức của người anh hùng Arminius.[33] Vào năm 100, nhà sử học La Mã vĩ đại Tacitus có viết cuốn sử Germania về dân tộc German sinh sống tại vùng đất này, qua đó ông ca ngợi bản lĩnh cao đẹp, mãnh liệt của người German hào hùng. Chính vịêc tìm thấy cuốn sử này và xuất bản ở Ý vào năm 1455 đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc vẻ vang của nhân dân Đức. Tác phẩm này cũng cho thấy người German thời bấy giờ không bao giờ sống lề mề, tham nhũng.[40]

Người German cổ theo Đa Thần giáo, tôn thờ các vị thần của người Aryan xưa. Họ trọng đạo, dũng cảm, trung thành, hiếu khách, song không có văn minh, chữ viết và văn nghệ. Trong suốt ba thế kỷ sau khi Arminius tận diệt quân xâm lược La Mã, xã hội Đức dần tiến triển, xuất hiện hai tầng lớp người tự dokhông tự do. Các bộ lạc phía Nam khác hẳn có bộ lạc phía Bắc: chỉ sống mai đây mai đó, không nơi ở. Ở phía Bắc (tổ tiên của người Angeln-Sachsen) thì các nhân vật các thế lực nhất trong bộ tộc nắm quyền bính, và cứ thế cha truyền con nối, còn tầng lớp không tự do phải chịu kiếp nô dịch phụng sự tầng lớp tự do, và không được đi lính. Nước Đức cổ không hề có thành thị, chỉ có các làng mạc, tại đây họ sống trong các túp lều thô sơ. Mỗi làng trao cho 100 người quyền hạn bầu chọn tù trưởng hoặc là vua. Trong những buổi tham kiến tại làng bản, tầng lớp tự do yết kiến vua và trao đổi các vấn đề dân sự với vua. Đến giữa thế kỷ thứ ba, các bộ tộc German nhỏ hợp nhất thành các liên minh hùng mạnh. Tỷ như người Alamannen, luôn chung sống cộng đồng với nhau trong một lãnh thổ ở miền Nam. Người Frank chiếm lĩnh các bờ sông Rhine và sông Saal. Người Sachsen mở đất khắp miền Bắc Đức, và người Goth, hai bên sông Dnieper, chia làm hai tộc người Đông Goth và Tây Goth.[33] Tuy người ta thường gọi mọi dân tộc nêu trên là người Teuton tổ tiên người Đức, thực chất những tên gọi này không hẳn đồng nghĩa nhau. Ngoài dân Alamannen và Đông Frank an cư lạc nghiệp ở vùng đất mà ngày nay là nước Cộng hòa Liên bang Đức, người Angeln và người Sachsen sang cũng định cư tại nước Anh. Ngôn ngữ của họ là tiên tổ của tiếng Anh hiện nay, không những thế ngôn ngữ của các dân tộc German sinh sống tại Na Uy, Thụy Điển và Hà Lan cũng dần dần phát triển thành quốc ngữ của các quốc gia này. Do đó, nguồn gốc của đất nước này không thể hoàn toàn là các bộc lạc người German - tổ tiên của người Đức hiện nay. [34]

[Quá trình di trú của người German cổ đại

Xã hội German cổ đại ngày một phát triển, dân số càng gia tăng. Do đó, họ tiến hành di trú sang Đế quốc La Mã để mở đất, xây đời. Các bộ lạc German ngày càng hùng mạnh, đe dọa đến biên cương La Mã.[41] Vào năm 238, quân Goth tấn công thành phố Histria của La Mã ở cửa sông Danube. Vào năm 250, vua Kniva thân chinh vượt sông Danube xâm phạm lãnh thổ của La Mã. Họ nhanh chóng chiến thắng, rồi trong trận Abrittus vào năm 251 họ đại thắng và tiêu diệt được Hoàng đế Decius. [42]

Tuy người Alemanni và người Schwaben thường đe doạ đến biên thùy của La Mã bên sông Rhine, mối hiểm nguy lớn nhất đối với La Mã là những cuộc di dân quy mô lớn của người German.[41] Cuộc bành trướng của người Hung đã khiến cho người Goth tăng cường di dân vào Đế quốc Đông La Mã, trong khi ấy người Vandal và người Langobardi cũng di dân vào Nam Âu. Cuộc di trú này khiến cho người German cổ được tiếp cận và hiểu biết thêm về nền văn minh La Mã rạng rỡ.[33] Nhưng vua Goth là Fritigern, do bị quan lại địa phương Đông La Mã đối xử tệ bạc, nên đã phất cờ khởi nghĩa. Tình trạng chung sống giữa người La Mã và người German chấm dứt.[41] Sau một vài thất bại của quân Đông La Mã, Hoàng đế Valens nhờ cháu là Hoàng đế Gratianus phái đại quân đến hỗ trợ, và đích thân Valens thống lĩnh quân Tây La Mã đánh quân Fritigern. Valens và các chiến binh bị tàn sát thê thảm trong trận Hadrianopolis vào năm 378, khi quân ông bị quân Tây Goth phục kích. Đây là một chiến thắng hiển hách nhất của quân dân Tây Goth trước quân La Mã, qua đó quân Kỵ Binh Tây Goth lưu danh trong nền quân sử nước Đức hào hùng.[43] Ngay sau đó, trong trận Thessalonica (380) họ đánh tan nát quân Đông La Mã do tân Hoàng đế Theodosius I, cuối cùng nền hòa bình được tái lập.[44] Người La Mã bắt đầu cởi mở hơn cho sự di trú của các dân tộc man rợ German.[41]

Dưới trướng vua Alaric I, quân Tây Goth lại giáng những đòn nặng nề nhất vào La Mã. Vào năm 410, ông động binh đánh phá thành La Mã, làm cho Đế quốc Tây La Mã khánh kiệt. Thân quyến của ông là Ataulf cũng tiếp tục quấy phá La Mã, chiếm lĩnh được miền Nam Gaule và Tây Ban Nha.[41] Trong thời buổi này, người Angeln và Sachsen cũng tràn vào đảo Anh, dẫn tới sự Teuton hóa tại đây.[33] Người Burgundy cũng chiếm cứ miền Provence trên đất Gaule. Những chiến binh Vandal hung bạo dưới thời vua Geiseric thậm chí còn đánh phá thành La Mã.[41] Vào năm 455, trong trận Nedao tàn khốc, liên quân German đại phá tan tành quân Hung, tiêu diệt vua Hung là Ellac và chấm dứt cuộc xâm lược của quân Hung vào Âu châu.[45] Cuối cùng, trên đà suy yếu, Đế quốc Tây La Mã bị một thủ lĩnh quân đánh thuê German là Odoacer tiêu diệt vào năm 476.[1] Sau này, với nhà vua Theodoric Đại đế (454 - 526), người Đông Goth lập quốc tại Ý. Các nhà vua German hồi ấy thường đam mê tinh hoa văn hóa La Mã cổ và muốn học hỏi theo. [41]

Các Công quốc cội nguồn

Các 'Công quốc cội nguồn' (Công quốc bộ tộc) tại Đức chỉ yếu là những khu vực sinh sống của các bộc lạc German cổ xưa trên miền đất này. Những dòng tộc German này nguyên là người Frank, người Sachsen, người Alemanni, người Burgundy, người Thüringer và người Rugier. Vào thế kỷ thứ 5 người Burgundy đã di trú đến lãnh thổ La Mã và sẽ sinh sống trong khu vực Hạ Burgundy từ năm 443 cho đến năm. 458. Khu vực sinh sống của họ tại Đức, cùng với người Sachsen, đã bị dân Frank chiếm cứ. Dân Rugier - Odoacer tiêu diệt vào năm 487 - đã thiết lập một liên minh các bộ tộc German mới trong cương thổ của họ, đó là người Bayern. Tất cả những 'Công quốc cội nguồn' ấy cuối cùng đềuu bị quân Frank thu phục, trong đó có quân Alamanni vào các năm 496 cà 505, rồi quân Thüringer vào năm 531.[46]

Quá trình nước Đức thành hình

Những cuộc di trú của người German cho thấy diễn tiến của quá trình Teuton hóa châu Âu cổ.[33] Khi ấy, tù trưởng của thị tộc Salia (Frank) là Chlodwig đã chinh phạt các thị tộc Frank khác. Vào năm 486, ông lên làm vua Chlodwig I của người Frank. Quân ông tiếp tục đánh thắng các bộ tộc khác, chiếm lĩnh thêm nhiều lãnh thổ. Vốn từ thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên, La Mã đã từ bỏ Đa Thần giáo và chuyển theo Ki-tô giáo. Các binh đoàn Lê dương La Mã đã truyền bá Ki-tô giáo khắp Âu châu. Bấy giờ, vợ Chlodwig I cải theo Ki-tô giáo nhưng ông thì chưa. Tương truyền, nhà vua lúc thất trận, liền cầu nguyện vị Chúa của vợ ông, hứa rằng nếu thắng sẽ theo về Ki-tô. Ông chiến thắng, và quả nhiên ông cùng với 3 nghìn chiến binh của mình đều trở thành những Ki-tô hữu. Ông bắt buộc mọi dân tộc dưới quyền phải theo Ki-tô giáo, và thiết lập liên minh giữa Vương quốc Frank với Giáo triều La Mã: và trong hàng nghìn năm tới lịch sử nước Đức vẫn cứ theo quá trình này. [47]

Gần như không thể khẳng định một cách khách quan là người ta bắt đầu nói đến "nước Đức" (Deutschland) từ lúc nào. Không có thời điểm rõ ràng cho việc hình thành một quốc gia Đức độc lập, cả về chủng tộc, về ngôn ngữ lẫn về lãnh thổ. Nhiều nhóm dân và bộ tộc được gộp chung dưới khái niệm người German (người Giecman), những người đã định cư từ trước thời Thượng cổ trong vùng đất của nước Đức ngày nay.

Các bộ tộc người Indogerman hay con cháu của họ đã di dân đến đấy trong thời kỳ Đồ Đồng và Đồ Sắt và đã tự pha trộn với những người dân tại chỗ đã định cư ở đấy từ cuối thời kỳ Băng hà và sau đó là với những dân tộc hay người dân "đi ngang qua", thí dụ như:

Người Celt gốc Indogerman trong miền Nam nước Đức, những người đã có ảnh hưởng lớn đến văn hóa châu Âu trong nhiều vùng đất rộng lớn cho đến cuối thời Thượng Cổ.

Người La Mã trong vùng miền Nam và miền Tây nước Đức ngày nay, quân đội của họ đã chiếm đóng miền Nam và miền Tây của Germanien dọc theo sông Donau và Rhein cho đến khoảng thế kỷ thứ 5.

Người Slavơ phía đông sông Elbe trong lúc di dân về phía Đông từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14.

Những dân tộc khác trong thời di dân, thí dụ như người Sarmante (tiếng Anh: Sarmatian).

Vương quốc Franken sau Hiệp ước Verdun

Vùng đất Trung Âu lục địa giữa Đại Tây Dương, biển Baltic và phía Nam dãy núi Alpen chỉ được thống nhất vào thời kỳ của Vương quốc Frank (hay vương quốc Karoling) của vua Charlemagne, còn được gọi là Karl I Đại đế. Sau cái chết của Charlemagne, vương quốc này được chia làm ba trong Hiệp ước Verdun vào năm 843 cho 3 người cháu của ông. Nước Pháp hình thành sau này từ Vương quốc Frank Tây, hình thành từ Vương quốc Frank Đông là nước Đức ngày nay, trong khi "Vương quốc giữa", sau này là Bourgogne và Lorraine, bị chia sẻ giữa Pháp và Vương quốc Frank Đông trong thời Trung Cổ.

Vương quốc Frank Đông chưa phải là "Đức" nhưng ít nhất đã tạo thành một khuôn khổ về địa lý cho nước Đức sau này. Mãi đến giữa thời kỳ của dòng họ Otto, tên regnum teutonicum (tiếng La tinh cho "Vương quốc Đức") mới bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn. Người ta có thể xem thời gian từ khi Vương quốc Karoling tan rã cho đến giữa thời Trung cổ là giai đoạn tiếp chuyển của sự hình thành khái niệm "nước Đức". Việc xưng vua và đăng quang của Otto I Đại đế đánh dấu sự kết thúc đầu tiên cho gian đoạn này.

Từ thế kỷ 11, một cấu trúc quốc gia đã hình thành mà về mặt chính trị có thể xem là độc lập và từ đó đã hình thành cái mà ngày nay gọi là "nước Đức" (xem Đế quốc La Mã Thần thánh).

[Thời Trung cổ

Bài chi tiết: Nước Đức thời Trung cổ và Đế quốc La Mã Thần thánh

[Thời gian đầu của Trung cổ: Vương quốc Karoling tan rã

Charlemagne giữa các giáo hoàng Gelasius I và Gregor I

Đọc bài chính về nước Đức trong thời gian đầu của Trung cổ

Vương quốc Frank bắt đầu tan rã khi bị phân chia trong năm 843. Con trai của Charlemagne, Ludwig Ngoan đạo (Ludwig der Fromme), vẫn còn có thể gìn giữ được sự thống nhất của vương quốc. Ông chỉ định người con trai đầu là Lothar I (tiếng Pháp: Lothaire I) làm người nối ngôi. Lothar I nhận lãnh vương quốc ở giữa và danh hiệu hoàng đế, Karl Hói (Karl der Kahle, tiếng Pháp: Charles le Chauve) nhận phần phía tây và Ludwig Đức (Ludwig der Deutsche) phần phía đông. Sau khi các người con trai của Lothar I chết, vương quốc giữa được chia về cho Karl Hói và Ludwig Đức. Khi Ludwig chết năm 876 vương quốc Frank Đông cũng được chia cho 3 người con trai của ông là Karlmann, Ludwig Trẻ (Ludwig der Jüngere) và Karl Béo (Karl der Dicke). Năm 880 ranh giới với Vương quốc Frank Tây được xác định và từ đấy đã phân chia gần như không thay đổi Đế chế Đức với nước Pháp trong suốt cả thời Trung cổ. Vua Frank Đông, Karl Béo, đã có thể thống nhất Vương quốc Frank một thời gian ngắn sau khi anh em của ông và vua của Frank Tây chết, nhưng lại bị cháu của ông là Arnulf của Kärnten, con trai của Karlmann, đẩy lui trong năm 887 do quyền lực cai trị quá yếu ớt. Dòng dõi Karoling (tiếng Anh: Carolingian) Đông chấm dứt khi Ludwig Con trẻ (Ludwig das Kind), con trai của Arnulf và là người cuối cùng của dòng họ, chết vào năm 911.

Triều đại Otto

Otto I Đại đế chiến thắng vua Ý.

Sau khi dòng họ Karoling tuyệt hậu, nhằm để không gây nguy hại đến quyền lực riêng, công tước của các bộ tộc đã bầu công tước người Frank Konrad I, người được cho là yếu đuối, lên làm vua của họ vào năm 911. Tiếp theo ông là công tước Sachsen Heinrich I từ dòng họ Liudolfing hay Otto. Heinrich I đã bảo vệ vương quốc chống lại những cuộc tấn công của người Hung và người Slavơ. Bên cạnh di sản Frank, một tính cách Đức riêng biệt ngày càng nổi bật. Heinrich I chỉ định con trai của ông là Otto I Đại đế làm người kế vị. Vị vua này dựa vào Nhà Thờ để bảo vệ quyền lực của ông (đọc bài Hệ thống Nhà thờ Vương quốc). Năm 955 Otto chiến thắng người Hung trong Trận Lechfeld. Năm 950 Böhmen và từ năm 963 Ba Lan đã có thời gian là lãnh thổ phụ thuộc vào nền độc lập Đức-La Mã. Otto mở rộng vùng thống trị của ông với nhiều phần đất của nước Ý. Sau khi kết hôn với Adelheid của Burgund ông tự xưng là vua của người Langobard (tiếng Anh: Lombard). Năm 962 Otto đăng quang làm hoàng đế. Ở Nam Ý ông sa vào tranh chấp với hoàng đế Byzantine. Con trai của ông, Otto II, cuối cùng kết hôn với Theophanu, cháu gái của hoàng đế Byzantine, thế nhưng Nam Ý vẫn thuộc về Đế quốc Byzantine. Năm 983 Otto II bị thất trận nặng nề trước người Ả Rập Hồi giáo. Các vùng đất phía đông sông Elbe bị mất đi cho đến gần 20 năm trong cuộc nổi dậy của người Slavơ. Con trai của Otto, Otto III, chết trước khi ông kịp thực hiện kế hoạch chuyển dời quyền lực về Roma. Vị vua Otto cuối cùng, Heinrich II, phải chống cự lại Ba Lan (vua Bolesław I) và Hungary (vua István I). Dưới thời của ông, hệ thống nhà thờ vương quốc tiếp tục được mở rộng.

[Giữa thời Trung cổ: Các hoàng đế người Sali

Đọc bài chính về nước Đức giữa thời Trung cổ

Năm 1024 các tuyển hầu Đức bầu người Sali Konrad II lên làm hoàng đế. Ông thu được vương quốc Burgund trong năm 1032. Người kế thừa ông, Heinrich III, truất phế ba giáo hoàng kình địch lẫn nhau, đưa Clemens II là một người thuộc phe cải tổ lên làm Giáo Hoàng và để cho Clemens làm lễ lên ngôi hoàng đế cho ông vào năm 1046. Dưới thời hoàng đế Heinrich IV cuộc tranh cãi về quyền bổ nhiệm các giám mục bùng nổ lớn vì những người muốn cải cách Nhà Thờ quy tội hoàng đế buôn bán các chức vụ của Nhà Thờ. Heinrich tuyên bố truất phế Giáo hoàng Gregor VII. Sau đấy Giáo Hoàng lại tuyên bố trục xuất Heinrich ra khỏi đạo. Để hủy bỏ việc trục xuất ra khỏi Nhà Thờ này, Heinrich IV đã phải đích thân về đến Canossa (đọc bài Chuyến đi Canossa). Năm 1104 ông lại truất phế Giáo hoàng Gregor và để cho Giáo hoàng Clemens III làm lễ đăng quang trở thành hoàng đế tại Roma. Con của ông là Heinrich V cuối cùng lại liên kết với các quận công chống lại và truất ngôi ông. Một cuộc chiến tranh kéo dài chỉ được tránh khỏi do người cha mất trong năm 1106. Cùng với Giáo ước Worms (Wormser Konkordat) hoàng đế Heinrich V giảng hòa với Nhà Thờ trong năm 1122. Sau khi Heinrich V qua đời, các tuyển hầu đã bầu Lothar III của Suplinburg lên làm vua. Việc dòng họ Welf nhiều quyền lực ủng hộ Lothar chống lại Friedrich thuộc dòng họ Stauf đã gây ra cuộc tranh chấp quyền lực kéo dài trong suốt thế kỷ 12 giữa hai dòng họ Welf và Stauf.

Triều đại Stauf

Sau khi Lothar qua đời năm 1138, Konrad III thuộc dòng họ Stauf lên ngôi, thu hồi lại lãnh địa của công tước Heinrich Kiêu hãnh (Heinrich der Stolze), là con rể của Lothar. Friedrich I nối ngôi Konrad đã cố gắng giảng hòa bằng cách trao lại cho Heinrich Sư tử (Heinrich der Löwe) các phần đất của người cha ông là Sachsen và Bayern vào năm 1156. Trở thành lãnh chúa mới, Heinrich Sư tử đã khuất phục được người Slavơ ở Mecklenburg và Pommern.

Hoàng đế Friedrich I Barbarossa và các con trai

Friedrich đạt đến việc thăng quan làm hoàng đế nhờ vào Hiệp định Konstanz năm 1153. Ông chiến thắng các thành phố vùng Lombardia (Ý) đòi hỏi có nhiều quyền tự chủ hơn. Cùng với Giáo Hoàng mới là Alexander III, cuộc tranh chấp giữa hoàng đế và giáo hoàng lại tái bắt đầu. Sau khi thất trận ở Legnano, Friedrich phải công nhận Alexander là Giáo Hoàng. Năm 1180 Friedrich thu lại các lãnh địa của Heindrich Sư tử vì Heindrich đã không ủng hộ chính sách nước Ý của ông. Bắt đầu từ 1187 Friedrich I dẫn đầu đoàn quân Thập tự chinh chống Hồi giáo. Ông chết ở Syria năm 1190. Con trai của Friedrich là Heinrich VI trở thành vua của Sicilia năm 1194 nhờ vào cuộc hôn nhân với công chúa Konstanze người Norman. Khi Heindrich VI qua đời năm 1197 cùng một lúc Philipp của Schwaben dòng họ Stauf là em của Heindrich VI và Otto IV dòng họ Welf, con trai của Heindrich Sư tử, đều được bầu lên làm vua. Sau khi Philipp bị giết chết năm 1208, Otto IV lên ngôi vua. Thế nhưng vì những cuộc chinh chiến ở Ý của Otto, Giáo Hoàng lại ủng hộ Friedrich II thuộc dòng họ Stauf, là con trai của Heinrich VI. Trận Bouvines đã mang lại thắng lợi cho Friedrich năm 1214. Friedrich cai trị vương quốc của mình từ Sicilia. Năm 1220 Friedrich đăng quang làm hoàng đế và sau đấy lại có cuộc tranh chấp quyền lực với Giáo hoàng Gregor IX, người đã khai trừ hoàng đế năm 1227. Mặc dù vậy Friedrich vẫn đạt được việc giao trả Jerusalem trong Đất Thánh. Cuộc xung đột vẫn tiếp tục kéo dài khi Innozenz IV kế thừa Gregor. Innozenz tuyên bố truất ngôi hoàng đế của Friedrich năm 1245. Friedrich II qua đời năm 1250. Sau cái chết của ông, cuộc tranh chấp giữa giáo hoàng và dòng họ Stauf vẫn tiếp diễn. Năm 1268 người cuối cùng của dòng họ Stauf, con trai 16 tuổi của Konrad IV, Konradin của Hohenstaufen đã bị xử tử công khai tại Napoli trong cuộc chiến thừa kế Silicia chống lại Carlo của Anjou.

[Cuối thời Trung cổ

Sau khi dòng họ Stauf không còn người nối dòng dõi, quyền lực của hoàng đế ngày càng suy sụp vào cuối thời Trung cổ. Do chỉ còn có ít tài sản, hoàng đế phải tìm cách mở rộng quyền lực. Chính vì thế mà các tuyển hầu thường lại chọn một ứng cử viên yếu đuối để tôn lên làm vua. Rudolf nhà Habsburg chấm dứt thời kỳ này vào năm 1273. Rudolf đã mở đường cho dòng họ Habsburg trở thành một trong những triều đại có nhiều quyền lực nhất trong đế quốc, thế nhưng ông không đạt được chiếc vương miện hoàng đế. Cả hai người kế thừa, Adolf của Nassau và Albrecht I đều có mâu thuẫn với các tuyển hầu. Năm 1308 Heinrich VII thuộc dòng họ Luxembourg được bầu lên làm vua. Ông thu tóm vùng đất Böhmen để mở rộng quyền lực của mình và được tôn xưng làm hoàng đế. Trong Hiệp định Namslau năm 1348 Kazimierz Đại Đế của Ba Lan công nhận vùng đất Schlesien thuộc về Böhmen và vì thế là thuộc về đế quốc La Mã Thần thánh nhưng sau đấy lại cố gắng kiện cáo hiệp định này ở Giáo hoàng. Trong thế kỷ 14, dân số quá đông, mất mùa và thiên tai đã dẫn đến nạn đói. Chỉ trong khoảng thời gian 1349/1350 một phần ba dân số đã chết vì bệnh dịch hạch và phần lớn người Do Thái đã chạy trốn qua Ba Lan vì nạn bài trừ Do Thái.

Thời kỳ của Ludwig người Bayer và Karl IV

Sắc Lệnh Vàng của Hoàng đế Karl IV.

Sau khi Heinrich chết, Ludwig người Bayern thuộc dòng họ Wittelsbach đã vượt qua được dòng họ Habsburg trong cuộc bầu cử vào năm 1314. Năm 1327 Ludwig dời về Ý và được tôn vinh thành hoàng đế tại kinh đô Roma trong năm kế tiếp theo đó. Trong cuộc đấu tranh chống lại Giáo Hoàng, lần cuối cùng trong thời Trung cổ, các tuyển hầu trong Hội nghị tuyển hầu Rhense năm 1338 đã xác nhận rằng một vị vua do họ bầu lên không cần phải được Giáo Hoàng xác nhận. Một phe đối lập do dòng họ Luxembourg đứng đầu chống lại chính sách quyền lực của Ludwig bắt đầu thành hình trong năm 1346. Karl IV người Luxembourg, với sự ủng hộ của Giáo Hoàng, đã được những người cùng phe bầu thành vị vua đối lập. Cái chết của Ludwig trong năm 1347 đã ngăn chận một cuộc chiến tranh kéo dài. Karl IV di dời trọng điểm thống trị của ông về Böhmen. Ngoài những việc khác ông đã thu được vùng đất biên giới Brandenburg. Năm 1348 trường đại học tiếng Đức đầu tiên được thành lập tại Praha. Năm 1355 Karl được tôn vinh trở thành hoàng đế. Sắc lệnh Vàng của năm 1356 đã trở thành gần như là hiến pháp cho đến khi đế quốc La Mã thần thánh chấm dứt. Mục đích chính của sắc lệnh này là ngăn cản việc bầu một vị vua đối lập và các cuộc tranh giành ngai vàng. Karl tin rằng đã có thể củng cố được vị thế quyền lực của dòng họ Luxembourg bằng việc này.

Habsburg, Luxembourg và Wittelsbach tranh chấp quyền lực

Dưới triều của những người kế thừa Karl, quyền lực của nhà vua suy tàn. Người con trai đầu của Karl IV, Wenzel, đã bị các tuyển hầu truất phế trong năm 1400 vì thụ động. Sau cái chết của người kế thừa là Ruprecht I của Pfalz thuộc dòng họ Wittelsbach, người em của Wenzel là Sigismund - vua Hungary, một người thuộc dòng họ Luxembourg lại được bầu lên làm vua trong năm 1410. Mặc dù được tôn vinh lên làm hoàng đế năm 1433 nhưng ông lại không thể ổn định được vương quốc. Một cuộc cải tổ đế chế đã thất bại. Sau khi Sigismund chết, dòng họ Luxembourg không còn con trai nối dõi. Với Albrecht II, dòng họ Habsburg đã tiến lên kế thừa ngai vàng vào năm 1438. Dưới thời cai trị của Friedrich III, mặc dầu lâu dài nhưng lại lu mờ, nền tảng cho chính sách bành trướng quyền lực của dòng họ Habsburg cũng được thiết lập. Thông qua hôn nhân, con trai của ông là Maximilian I đã thu được công quốc Burgund mà đất nước Hà Lan giàu có cũng thuộc trong công quốc này và sau đó đã có thể tự khẳng định qua cuộc chiến tranh với Pháp. Cháu của ông, Felipe I của Castile, đã được phép kết hôn với người thừa kế vương quốc Tây Ban Nha rộng khắp trên toàn thế giới. Năm 1495 một cuộc cải tổ Đế chế được Hội đồng Đế chế ở Worms thông qua. Năm 1508 Maximilian tiếp nhận danh hiệu hoàng đế không cần giáo hoàng đăng quang. Với việc này ông đã chấm dứt vĩnh viễn các chuyến đi hành hương về Roma để làm lễ đăng quang hoàng đế của các vị vua Đức. Nguyên nhân là do quân đội của Pháp và Venezia vì có tranh chấp với Đức đã ngăn chận các đường đèo vượt núi Alpen. Chính sách hôn nhân của ông đã mang lại cho dòng họ Habsburg không những vương miện Tây Ban Nha mà còn các vùng đất Böhmen và Hungary. Dưới thời của cháu Maximilian là Karl V, vào cuối thời Trung Cổ, dòng họ Habsburg đã vươn lên trở thành một trong những thế lực mạnh trên thế giới.

Nước Đức thời Cận Đại

 [Cải cách Kháng Cách và Phong trào Chống Kháng Cách

95 luận đề của Martin Luther

Cuộc Cải cách Kháng Cách bắt đầu khi Martin Luther công bố 95 luận đề chống lại việc buôn bán sự xá tội (tiếng Anh: indulgence).

Năm 1519 Karl V thuộc dòng họ Habsburg lên làm vua. Về mặt đối ngoại, ông luôn liên tục vướng bận vào các cuộc chiến tranh chống cự Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các cuộc chiến tranh chống lại nước Pháp và Giáo Hoàng. Vì thế mà vị trí của ông trong vương quốc bị suy yếu, không thể ngăn chặn sự phổ biến của Phong trào Cải cách Kháng Cách. Vào năm 1529, vua Thổ Nhĩ Kỳ là Suleiman I xua đại quân vượt sông Danube tiến đánh kinh thành Viên. Đại Công tước Áo là Ferdinand tập hợp quân Đức và quân Tây Ban Nha do vua anh Karl V gửi tới để chống trả. Quân Thổ đại bại, vua Suleiman I phải rút quân trở về kinh đô Constantinopolis. Vào năm 1532, ông ta lại phát động chiến tranh một lần nữa, nhưng phải né tránh mỗi thành Viên. [48][49]

Trong những năm từ 1522 cho đến 1526 thuyết của Martin Luther được đưa vào trong rất nhiều lãnh thổ và thành phố của Đế Chế. Chính những lãnh chúa là những người đã tiến hành phong trào Cải cách Kháng Cách và qua đó trở thành giám mục của lãnh địa. Người em của hoàng đế, Ferdinand I, có ý định hủy bỏ sự mặc nhận những người theo thuyết của Luther nhưng đã gặp phải sự phản đối của những lãnh chúa theo đạo Tin Lành.

Cuộc sống khó khăn của những người nông dân đã khiến cho họ nhiều lần vùng lên đấu tranh trong thế kỷ 15. Trong thời gian của phong trào Cải cách Kháng Cách đã có một phong trào khởi nghĩa nông dân kéo dài từ 1524 cho đến 1526. Một cuộc khởi nghĩa nông dân dưới sự chỉ huy của Thomas Münzer đã bị đánh tan vào năm 1525 tại Bad Frankenhausen.

Cuộc Chiến tranh Schmalkaden 1546/1547 là cuộc chiến đầu tiên của người Công Giáo dưới sự lãnh đạo của hoàng đế chống lại những người theo đạo Tin Lành. Tuy chiến thắng nhưng hoàng đế Karl V lại không thể giảng hòa cuộc tranh chấp bằng Hòa ước Ausburg (Ausburger Interim).

Khi các hầu tước cùng đứng lên vượt qua ranh giới tôn giáo chống lại hoàng đế, Karl V trao Tây Ban Nha lại cho con trai của ông là Felipe II của Tây Ban Nha và chỉ định người em là Ferdinand làm người kế vị ở Đế quốc La Mã Thần thánh. Vị tân vương chính là người đã từng thương lượng cuộc hòa giải tôn giáo ở Ausburg năm 1555.

Dưới ấn tượng của cuộc Cải cách Kháng Cách, Nhà Thờ Công giáo bắt đầu một cuộc cải cách nội bộ. Thêm vào đó, Phong trào Chống Cải cách Kháng Cách cũng bắt đầu, về một mặt là việc truy tố thông qua tòa án dị giáo, về mặt khác nhiều dòng tu mới thành hình mà trong đó những người theo Dòng Tên đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc tái Công Giáo hóa.

Mặc dù vậy chính sách tôn giáo của Maximilian II, con trai và là người kế vị của Ferdinand, vẫn mang tính cách tương đối khoan dung trong khi cùng thời gian đó nhiều cuộc chiến tranh tôn giáo đang tàn phá nước Pháp. Ngược lại, con trai của Maximilian, Rudolf II, lại ngày càng rời bỏ thực tế thu mình trong dinh điện của mình tại Praha nên những xung đột về tôn giáo lại tiếp tục tăng lên. Cuộc Chiến tranh Köln đã bùng nổ khi vị tổng giám mục ở đấy chuyển sang đạo Tin Lành và sự kháng cự chống lại chính sách cai trị mang tính Công Giáo khắc khe của triều đại Habsburg Tây Ban Nha tại Hà Lan, lúc đấy thuộc trong lãnh địa của đế quốc La Mã thần thánh, ngày càng tăng cao.

Năm 1608 các hầu tước Tin Lành liên kết với nhau dưới sự lãnh đạo của Friedrich của Pfalz, thành lập Liên minh Tin Lành (Protestanische Union) và tương tự, năm 1609 các hầu tước Công Giáo đã thành lập Liên đoàn Công Giáo (Katholische Liga) dưới sự lãnh đạo của Công tước Bayern Maximilian I.

Cuộc Chiến tranh 30 năm

Johann t'Serclaes Bá tước của Tilly, người cầm đầu đạo quân của Liên đoàn Công giáo

Sau khi được giao quyền điều hành công việc triều chính, Matthias, người em của Hoàng đế Rudolf II, lại hạn chế các quyền hạn đã được ban cho những người theo đạo Tin Lành. Vì thế năm 1618 đã xảy ra hai ủy viên hội đồng hoàng gia đã bị ném ra cửa sổ của lâu đài ở Praha.

Sau khi hoàng đế Matthias qua đời, vị minh chủ của Liên minh Tin Lành, Friedrich V (Pfalz), trở thành vua của Böhmen. Vị tân hoàng đế, Ferdinand II, đã thân chinh thống lĩnh Quân đội của Liên đoàn Công giáo đến Böhmen. Trong Trận Núi Trắng (Schlacht am Weißen Bergen) năm 1620, quân Böhmen bị đánh tan tác. Sau khi cựu vương Friedrich bỏ trốn, Tilly chiếm lĩnh vùng Pfalz và Oberpfalz. Công tước xứ Bayern nhận danh hiệu Tuyển hầu tước của vùng Pfalz.

Vua Đan Mạch là Christian IV mang quân vào miền Bắc nước Đức năm vào 1625. Vào tháng 8 năm 1626, Quân đội của Hoàng đế dưới quyền chỉ huy của Tilly và nhà quý tộc Böhmen là Wallenstein đập tan tác Quân đội Đan Mạch do vua Christian IV thân chinh thống lĩnh trong trận Lutter. Tilly là một vị thống soái dày kinh nghiệm. Sau chiến thắng tại Lutter, Wallenstein kéo quân chặn đứng bước tiến công của Vương công xứ Transylvannia là Bethlen Gabor vào thành Viên. Ông cùng với Tilly đánh đuổi Quân đội Đan Mạch ra khỏi miền Bắc Đức, đập tan tác một cuộc phản công vào năm 1628, và buộc vua Đan Mạch phải rút khỏi chiến tranh vào năm 1629.[50] Pommern, Jütland và Mecklenburg bị quân đội Công giáo chiếm đóng.

Sau cuộc Chiến tranh Đan Mạch, hoàng đế ra Chỉ dụ Hoàn lại (Restitutionsedikt) vào năm 1629. Lo sợ vì quyền lực của tướng Wallenstein đã tăng lên quá nhiều, các lãnh chúa trong đế chế đã truất phế ông trong hội nghị các Tuyển hầu tước tại Regensburg trong năm 1630.

Vào thời điểm đó, vua Thụy Điển là Gustav II Adolf can thiệp vào chiến sự. Liên quân Thụy Điển - Sachsen đánh tan tác Liên quân Công giáo do Tilly thống lĩnh trong trận Breitenfeld (Leipzig) vào năm 1631, và quân Thụy Điển cứ thế mà tiến vào đất Đức. Vào năm 1632, quân Công giáo lại bị đập tan tác, đồng thời Tilly hy sinh tại Rain, tiếp theo sau đó hoàng đế lại hoàn chức vụ cho Wallenstein. Vua Gustav II Adolf tiến đánh trại lính của Wallenstein tại Nuremberg, và ông xuất binh đập tan tác quân Thụy Điển. Nhưng trong trận Lützen vào năm 1632, Quân đội của Wallenstein bị quân Thụy Điển đập tan tác, song quân Thụy Điển mất đi vị vua vĩ đại của họ trong trận đánh này.[51] Vào năm 1633, Quân đội của Wallenstein bắt sống một đạo quân Thụy Điển trong trận Steinau[52]. Nhưng Wallenstein lại bị truất phế năm 1634 và ngay sau đó bị giết chết. Để có thể trục xuất quân Thụy Điển ra khỏi đất Đức, hoàng đế đã lập lại hòa bình với Tuyển hầu tước xứ Sachsen năm 1635 bằng một hiệp ước đặc biệt: Hòa ước Praha.

Nước Pháp Công Giáo đứng về phía Thụy Điển năm 1635. Tuy mất vua Gustav II Adolf và đại bại vào năm 1634, Quân đội Thụy Điển vẫn tiếp tục đấu tranh, và giành chiến thắng trong nhiều trận đánh, dù họ không thể chiếm được thành Praha.[53] Nhiều phần lớn của Đế chế bị tàn phá. Mãi đến năm 1750 dân số mới đạt lại được mức trước chiến tranh. Vị tân hoàng đế Ferdinand III đã nỗ lực để thương lượng hòa bình. Thế nhưng nước Đức từ lâu đã trở thành quả bóng của các cường quốc ngoại bang, việc đã kéo dài sự lầm than của người dân. Các cuộc thương lượng bắt đầu từ năm 1642 đã dẫn đến Hòa ước Westfalen vào ngày 24 tháng 10 năm 1648.

Theo hòa ước, nhiều phần của Lothringen và của Elsass được nhượng cho Pháp. Hà Lan và Thụy Sỹ chính thức tách rời ra khỏi Đế chế. Vị thế của các lãnh chúa và các khu vực trong đế chế được tăng cường và Hòa ước Tôn giáo Ausburg được xác nhận. Quyền lực của hoàng đế lại tiếp tục bị hạn chế.

Nước Đức trong thời kỳ quân chủ chuyên chế

Friedrich Wilhelm I của Brandenburg, người đã mang nhiều đổi mới từ Hà Lan về Phổ, xây dựng nền tảng cho việc thăng tiến của Vương quốc Phổ.

Sự tàn phá và việc làm giảm dân số của cuộc Chiến tranh 30 năm đã góp phần tăng cường cho sự phát triển của chính sách kinh tế và xã hội được nhà nước điều khiển. Gắn liền với hình thức kinh tế của Chủ nghĩa Trọng thương là sự thành hình của hình thức cai trị quân chủ chuyên chế theo gương vua Pháp là Louis XIV.

Vương quốc Phổ bắt đầu vươn lên từ năm 1640 dưới triều Tuyển hầu tước Friedrich Wilhelm I, người ta gọi ông là vị "Tuyển hầu tước vĩ đại". Lúc ông lên ngôi, ông hãy còn trẻ, nhưng đã chứng kiến lãnh địa xứ Brandenburg - Phổ bị tàn phá bởi cuộc Chiến tranh 30 năm tàn khốc. Quan đại thần Schwarzenberg là kẻ thống trị thực thụ của xứ Brandenburg, thực chất ông ta là một gián điệp được trả tiền của Hoàng đế La Mã Thần thánh. Vị Tuyển hầu tước vĩ đại đã tiến hành xây dựng lại lãnh địa, cách chức viên đại thần Schwarzenberg và giành lại được phần lớn tỉnh Pomerania từ tay quân Thụy Điển. Với vị Tuyển hầu tước vĩ đại, thần dân của ông trở nên thịnh vượng hơn trước, và Quân đội Brandenburg - Phổ vô cùng hùng mạnh. Ông đánh đuổi quân xâm lược Thụy Điển và dám đối đầu với cả vua Louis XIV của Pháp - một Quân vương rất hùng mạnh của châu Âu thời bấy giờ.[54] Vào năm 1701, sau nhiều nỗ lực lớn,[54] Tuyển hầu Friedrich III tự xưng là Friedrich I, Đức Vua ở Phổ. Đổi lại, ông liên minh với Hoàng đế La Mã Thần thánh trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha.[55] Ông tiến hành những công trình xây dựng đồ sộ. [56]

Vào năm 1713, vua Friedrich Wilhelm I lên kế vị, đã thực hiện những cải cách về bộ máy Chính phủ và Quân đội Phổ.[57] Ông sống giản dị, tích cực đầu tư vào lực lượng Quân đội Phổ, lại còn cho người kén lính trên toàn cõi châu Âu. Lực lượng Bộ binh của chế độ quân chủ nước Phổ non trẻ giờ đây là lực lượng Bộ binh hùng cường nhất châu Âu.[58] Cuối cuộc Đại chiến Bắc Âu (1700 - 1720), ông tham chiến trong liên minh chống Thụy Điển và chiếm được xứ Stettin.[59] Khác với vua Louis XIV của Pháp đương thời, ông là một vị vua - chiến binh.[60] Ông là vị vua sáng lập ra Nhà nước mới mẻ đầu tiên trong lịch sử nước Đức.[54] Ông qua đời vào năm 1740, truyền ngôi báu cho người con kỳ tài là vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế. [61]

Dưới thời của hoàng đế dòng họ Habsburg là Leopold I, Đế chế cùng một lúc đã bị đe dọa từ phía Sultan Mehmed IV người Thổ Ottoman và từ ý muốn bành trướng của Pháp dưới thời Louis XIV. Vào năm 1683, quân Thổ Nhĩ Kỳ hùng mạnh do Đại Vizia Kara Mustafa Pasha - một viên tướng không siêu việc cho lắm - thống lĩnh tiến hành xâm lược nước Áo. Quân Thổ Nhĩ Kỳ vây hãm kinh thành Viên kể từ ngày 14 tháng 7 năm 1683. Trong các Tuyển hầu tước người Đức phò tá Hoàng đế trong trận này có cả vị Tuyển hầu tước vĩ đại Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg, ông đã gửi một đạo quân đến họp binh với quân Áo.[62] Vào ngày 13 tháng 9 năm 1683, vua Ba Lan là Jan III Sobieski thân chinh thống lĩnh liên quân Áo - Đức - Ba Lan đập tan tác quân Thổ Nhĩ Kỳ, giết được biết bao quân Thổ. Với chiến thắng này, mối đe dọa của quân Thổ đối với châu Âu chấm dứt. [49]

Qua việc bầu tuyển hầu của Sachsen là Friedrich August I lên làm vua Ba Lan năm 1697, giữa Sachsen và Ba Lan đã có liên kết cho đến năm 1763, chỉ bị gián đoạn bởi cuộc Đại chiến Bắc Âu và Chiến tranh Thừa kế Ngai vàng Ba Lan. Cũng như thế, giữa Hannover và nước Anh cũng đã có liên kết tương tự. Việc dòng họ Habsburg Tây Ban Nha tuyệt tự đã làm cho cuộc Chiến tranh Thừa kế Tây Ban Nha bùng nổ vào năm 1701, cuộc chiến mà với cái chết của Joseph I đã mang lại cho dòng họ Habsburg một bước ngoặt không tốt đẹp nhưng cũng đã làm lay chuyển uy thế cường quốc Pháp. Mặc dù thế, dòng họ Habsburg ở Áo vẫn trở thành một cường quốc tại Châu Âu dưới thời các Hoàng đế Leopold I và Joseph I.

Tranh vẽ vua Phổ Friedrich II Đại đế (1740 - 1786), năm 68 tuổi.

Ở Vương quốc Phổ, Quốc Vương Friedrich II Đại Đế đẩy việc mở mang bờ cõi, và đưa nước Phổ trở thành một trong những liệt cường tại châu Âu.[63] Thiên tài quân sự của nhà vua còn giúp ông thành công về mặt chính trị.[64] Việc dòng họ Habsburg ở Áo chấm dứt với Hoàng đế Karl VI là người con trai cuối cùng của dòng họ đã dẫn đến cuộc Chiến tranh Thừa kế Áo. Karl VII thuộc dòng dõi Wittelsbach được bầu làm tân hoàng đế. Với hơn hai vạn quân tinh nhuệ Phổ, Quốc Vương Friedrich II Đại Đế táo bạo tiến hành chinh phạt tỉnh trù phú Silesia[65] là đất của họ Habsburg, nhằm sáp nhập tỉnh này vào Vương quốc Phổ. Con gái của Karl VI, Maria Theresia đã có thể bảo vệ được vương miện cho vị hôn phu của mình là Franz Stefan với sự giúp đỡ của Anh Quốc. Song, trong các năm 1741 - 1742, Quân đội Phổ do vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh liên tục đánh thắng quân Áo trong trận Mollwitz và trận Chotusitz, thế là ông chiếm được tỉnh Silesia từ tay nước Áo, với Hòa ước Breslau (1742). Nhưng sau đó, Nữ hoàng Maria Theresia cải thiện tình hình nước Áo, nên vua Friedrich II Đại Đế tham chiến trở lại. Tuy đứng trước nguy cơ bị liên minh Anh - Nga - Sachsen - Áo chia cắt đất nước, ông đánh thắng liên quân Áo - Sachsen trong trận Hohenfriedberg (1745), và giữ vững tỉnh Silesia sau một vài chiến thắng oanh liệt khác cùng năm ấy, mang lại danh tiếng quân sự của ông trên toàn cõi châu Âu, và ông trở thành một vị danh tướng bất khả chiến bại.[66] Với những trận đánh ác liệt của ông để giành quyền kiểm soát tỉnh Silesia, ông trở thành "nhân vật dẫn dắt của thế kỷ ông".[67] Với những chiến công hiển hách của nhà vua, với sức mạnh liệt cường của đất nước, Phổ trở thành một kình địch đáng sợ của Áo, dù có diện tích nhỏ bé hơn. [65]

Vào năm 1749, những phản ứng sáng suốt và nhanh chóng của Quốc Vương Friedrich II Đại Đế đã phá tan tành một dự định gây chiến tranh Kế vị Thụy Điển của Nữ hoàng Elizaveta Petrovna nước Nga. Tình hình chính trị - ngoại giao châu Âu diễn ra thất thường, ba cường quốc Nga, Áo, Pháp liên minh với nhau để chống lại cường quốc láng giềng mới nổi là Phổ.[68][69] Biết bao hiểm nguy đến với nước Phổ.[70] Vua Friedrich II Đại Đế quyết định ra tay trước, và ông xua đại binh tiến đánh và chiếm được xứ Sachsen, đánh bại quân cứu viện Áo (1756) và mở đầu cuộc Chiến tranh Bảy năm.[71] Sau đó, ông tiếp tục tiến công vào Đế quốc Áo, lúc thắng lúc thua và rút quân, nước Phổ bị vây tứ phía nhưng ông đột ngột cứu vãn đất nước với những chiến thắng lừng lẫy trong trận Rossbach và trận Leuthen (1757); qua những chiến công hiển hách này sự huy hoàng quân sự của ông lên đến tột đỉnh. Với chiến thắng vang dội của ông tại Rossbach, lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc Đức đã đánh thắng Pháp một cách vẻ vang.[72] Chiến dịch Rossbach - Leuthen trở thành một trong chiến thắng huy hoàng nhất tron lịch sử, nhờ vào thiên tài quân sự của vị anh hùng của đức tin Kháng Cách.[73][74] Trong suốt bảy năm chiến tranh, cường quốc non trẻ Phổ đã giao chiến và giữ vững giang sơn trước sức tấn công của ba cường quốc Nga, Áo, Pháp, và cho đến năm 1763, tất cả mọi nước đều kiệt quệ. Với Hiệp định Hubertusburg, lòng kiên quyết, tài năng và long dũng cảm của vị vua - anh hùng Phổ đã mang lại cho ông chiến thắng oanh liệt: liên quân chống Phổ thất bại và phải nhượng vĩnh viễn tỉnh Silesia cho Vương quốc Phổ, Vương quốc Phổ hoàn toàn là một liệt cường với thanh thế vang xa, xua tan mọi hiểm họa đến với nước Phổ,[65] phá vỡ thế bá quyền của Pháp trước đây và mang lại niềm tự hào cho toàn thể dân tộc Đức.[75][76] Danh tiếng của ông vang xa đến tận xứ Maroc và châu Mỹ.[77] Sau đó, ông nỗ lực gia tăng ngân khố quốc gia và tăng cường binh lực nhằm bảo vệ vị thế cường quốc của đất nước.[78] Ông xây dựng "Tân Hoàng cung" (Neues Palais) sau chiến thắng (1763) để chứng tỏ thực lực của Vương quốc Phổ đang trên đà lớn mạnh, và luôn tiến hành duyệt binh, làm người ngoại quốc phải ấn tượng.[79][80] Vào năm 1772, ba cường quốc Phổ, Nga, và Áo tiến hành cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất, mang lại lợi thế lớn lao cho vua Friedrich II Đại Đế, giúp ông thống nhất các lãnh thổ rời rạc của Vương quốc Phổ.[81] Giờ đây ông đã mở rộng biên giới chiến lược của đất nước đến sông Wisla và sông Netze.[82] Công cuộc xây dựng lực lượng Quân đội tinh nhuệ của ông sau năm 1763 giúp nước Phổ luôn luôn giữ vững thế mạnh, và, theo viên Sĩ quan phụ tá Georg Heinrich Berenhorst của ông: [83]

Vào năm 1772, ông xưng làm "Đức Vua của Phổ".[84] Tuy cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất một lần nữa mang lại thất bại thảm hại cho Đế quốc Áo, vào n8m 1778, một ông vua đầy tham vọng của nước Áo là Joseph II toan tính chiếm xứ Bayern, nhưng vua Friedrich II Đại Đế xua đại quân Phổ đánh Áo, và đẩy lui tham vọng của vua Áo sau cuộc Chiến tranh Kế vị Bayern (1778 - 1779) ngắn ngủi.[81][85] Vào năm 1785, vua Joseph II lại liên minh với Đế quốc Nga nhằm chống lại vua Friedrich II Đại Đế, và nhà vua nước Phổ đã giành thắng lợi với việc thiết lập "Liên minh các Vương hầu" (Fürstenbund) với các Vương hầu hùng cường trên đất Đức,[70] để chống lại những tham vọng của vua Áo.[86] Với "Liên minh các Vương hầu", vị vua vĩ đại Friedrich II Đại Đế - kẻ hủy diệt vĩ đại của Đế quốc La Mã Thần thánh - đã trở thành vị quan thầy hùng mạnh của những truyền thống dân tộc Đức, của các tiểu Vương quốc của người Đức.[86][87] Liên minh vững chắc này làm cơ cấu Đế quốc La Mã Thần thánh suy yếu.[70] Khi vị vua vĩ đại này lên nối ngôi baú, Vương quốc Phổ còn là cường quốc yếu đuối nhất, nhưng ông đã có công lớn khi đưa Vương quốc này trở thành một cường quốc ngang hàng với tất cả mọi cường quốc khác.[88] Dưới triều đại của ông, thần dân nước Phổ thực hiện kỷ luật xuất sắc, tôn vinh Quốc gia, Đức tin Kháng Cách cùng với vị Quân vương vĩ đại và chiến thắng của họ. Chủ nghĩa yêu nước đã bắt đầu phát triển từ thời đó.[89][90] Là một vị vua được lòng dân,[91] các nhà văn luôn ca ngợi những chiến thắng hiển hách của ông, và nền văn hóa Friedrich ăn sâu vào muôn dân nước Phổ sau khi ông qua đời.[92] Vị vua tài hoa và đầy nghị lực này - "Friedrich Độc đáo" đã một mình đánh tỉnh Silesia, trị vì lâu dài và làm mê hoặc những người đương thời, đồng thời lôi cuốn các nhà sử học. [93]

Thời kỳ Khai Sáng bắt đầu trong nước Phổ dưới thời vua Friedrich II và trong nước Áo dưới thời của Hoàng đế Joseph II. Hoàng đế Joseph II đã thực hiện những cải cách quan trọng[63] còn vua Friedrich II Đại Đế cũng thực hiện cải cách kinh tế, cải cách luật pháp tiến bộ, chấp nhận quyền tự do tôn giáo và quyền tự do báo chí của thần dân.[94][95][96] Tuy là một vị Quân vương của chế độ quân chủ chuyên chế, ông trị quốc theo nguyên tắc "Nhà vua là công bộc đầu tiên của Quốc gia".[97] Ngoài là một ông vua cần cù siêng năng, ông trở thành vị vua yêu văn hóa - nghệ thuật.[98][99] Triều đại của ông cho thấy trào lưu Khai Sáng ngay tại chốn kinh kỳ Berlin, với nhiều danh sĩ lỗi lạc.[100] Với những công trạng huy hoàng của ông vua thiên tài Friedrich II Đại Đế, với lòng trung thành mãnh liệt của thần dân Đức, với một dân tộc Đức dưới ngọn cờ của ông trên đà độc lập khỏi Áo thì nền văn hóa Đức phát triển rầm rộ, dù nhà vua yêu thích văn hóa cổ điển và chẳng ưa nền văn hóa mới của dân tộc Đức.[70][101] Đại thi hào Goethe sau này luôn ca ngợi sự phát triển của nền văn hóa Đức, và - với tư cách là Moses của nền văn hóa Đức - nhà vua cũng đặt kỳ vọng vào một nền văn hóa Đức lớn mạnh sau này.[102][103] Cả đời ông luôn luôn đam mê say đắm đọc sách, đọc được hàng trăm tác gia,[104] lại còn viết thơ nữa.[105] Là một ông vua đam mê triết học, chẳng hạn như triết học Khắc Kỷ, vị vua nước Phổ là bạn thân của nhà triết học kiệt xuất Voltaire người Pháp, ông luôn luôn muốn giữ vững châu Âu hòa bình sau chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh Silesia vào năm 1745, khi đó ông bước vào những năm tháng huy hoàng trong việc nghiên cứu triết học của ông ở cung điện Sanssouci (nên ông được mệnh danh là "nhà triết học của khu Sanssouci"[106]), và thực chất ông chỉ bảo vệ đất nước trong cuộc chiến tranh Bảy năm, mà ông giành chiến thắng huy hoàng và đưa Vương quốc Phổ trở nên hùng mạnh hơn trước hẳn vào năm 1763, nhờ những nỗ lực, những cống hiến và thiên tài quân sự của ông.[107][75][97]

Nhưng cả việc ông qua đời (1786) cũng giống như việc một vị vua rất ngưỡng mộ ông - Joseph II qua đời bốn năm sau đó, là kết thúc một thời kỳ huy hoàng của chế độ quân chủ.[108] Do vua Friedrich II Đại Đế không có con, ông truyền ngôi cho người cháu gọi ông bằng bác là vua Friedrich Wilhelm II - một ông vua không sáng suốt và nhìn xa trông rộng như ông. Khác với bác của mình, Quốc vương Friedrich Wilhelm II đã thi hành chính sách phản động, phản cách mạng và bài bác Hội Tam Điểm.[109][110][111] Ông vua phản động này đã tiến hành chính sách kiểm duyệt và để đám sủng thần lũng đoạn triều chính[112].[113] Cũng do không có con, Hoàng đế Joseph II truyền ngôi cho hoàng đệ Leopold. Hoàng đế Leopold II đã lại phải hủy bỏ một phần các cải tổ trong phần nước Áo thừa tự.

Ở lãnh địa Tuyển hầu tước Sachsen, Tuyển hầu tước Friedrich August I - kiêm vua nước Ba Lan - xây dựng một kinh thành Dresden hoành tráng, và trở thành một trong những ông vua chúa giàu có nhất thời ấy. Trong cuộc Đại chiến Bắc Âu, ông liên minh với nước Nga tấn công Thụy Điển.[114] Vào năm 1706, vua Thụy Điển là Karl XII xua quân chinh phạt xứ Sachsen, trước đó vua Karl XII đã đánh bại quân Ba Lan của vua Friedrich August I.[115] Con trai ông, Tuyển hầu tước Friedrich August II cũng yêu thích lối sống xa hoa.[116] Tuy đã bỏ dự định chinh phạt xứ Sachsen từ lâu trước đó, vua Friedrich II Đại Đế xua đại quân Phổ tiến đánh xứ Sachsen vào năm 1756 nhằm bảo vệ đất nước trước sự ra đời của Liên minh chống Phổ.[107][117][118] Tại đây ông đánh bại quân Áo[119], và buộc xứ Sachsen phải đầu hàng, sau đó tiến hành trừng phạt tàn bạo.[120] Tuy không làm trái quy tắc chiến tranh về việc vây hãm, khi ông tiến đánh thành Dresden vào năm 1760, Quân đội Phổ đã tiến hành tàn phá, giết chóc tàn bạo.[121] Để trả đũa, quân Sachsen cùng liên quân Nga - Cozak - Áo cũng tiến đánh kinh thành Berlin cùng năm ấy, nhưng vua Friedrich II Đại Đế kéo rốc quân về và giữ vững kinh kỳ.[122] Với chiến thắng của Quân đội Phổ trong trận đánh khốc liệt tại Torgau (1760), ông bảo vệ kinh đô Berlin thoát khỏi bất kỳ một cuộc tấn công nào khác. [123]

Từ thế kỷ 19 cho đến Đệ nhất thế chiến

[Chiến tranh Giải phóng chống Napoléon (1789-1815)

Tiếp theo sau cuộc Cách mạng Pháp là liên minh giữa Phổ và Áo chống lại nước Pháp năm 1791. Sau một vài thành công ban đầu, liên minh bị đẩy lùi về thế thủ sau khi thất trận Valmy trong tháng 9 năm 1792. Tiếp theo sau đó là bốn cuộc chiến tranh khác chống lại nước Pháp cho đến 1809.

Năm 1799 hoàng đế Napoléon I của Pháp thu tóm lấy quyền lực về tay ông. Nước Áo phải nhượng phần đất Hà Lan của Áo. Các vùng tả ngạn sông Rhein cũng thuộc về Pháp sau Hòa ước Lunéville năm 1801. Đổi lại, các hầu tước Đức nhận vùng đất hữu ngạn sông Rhein. Ngoài ra Napoléon đã nâng Bayern, Sachsen và Württemberg lên thành vương quốc.

Năm 1805 nước Áo thua Trận Ba Hoàng đế ở Austerlitz (Trận Austerlitz) và phải nhường các vùng đất Thượng Ý về cho Vương quốc Ý và hai vùng đất Vorarlberg và Tirol về cho Bayern. Khi 16 hầu tước Đức quy tụ lại thành Liên minh Rhein (Rheinbund) năm 1806, Hoàng đế Franz II phải từ bỏ vương miện hoàng đế Đức dưới áp lực của Napoléon sau khi thành lập Đế chế Áo năm 1804 để có thể đứng ngang hàng với Napóleon. Điều này đồng nghĩa với việc chấm dứt đế quốc La Mã Thần thánh dân tộc Đức sau 842 năm tồn tại.

Vào ngày 16 tháng 10 năm 1806 Phổ thua Trận Jena-Auerstedt. Quân đội Napoléon tiến vào Berlin. Trong Hòa ước Tilsit 1807 Phổ đã mất đi phân nửa các vùng đất đã lấy được sau cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ hai và lần thứ ba về cho Công quốc Warsaw và chỉ nhờ vào sự can thiệp của Nga mà vẫn còn tồn tại như là một quốc gia. Áo cũng phải nhượng các phần đất đang chiếm đóng sau khi chia cắt Ba Lan lần thứ ba về cho Công quốc Warsaw. Một cuộc nổi dậy ở Tirol (Andreas Hofer) đã bị Napoléon dập tan.

Dưới sự lãnh đạo của Heinrich Friedrich Karl Freiherr của Stein và Karl August của Hardenberg, một phong trào cải cách xuất hiện trong Vương quốc Phổ giữa 1807 và 1813 (Cải cách Phổ). Quân đội được cải tổ bởi Gerhard của Scharnhorst và August của Gneisenau và hệ thống giáo dục bởi Wilhelm von Humbolt.

Trận Leipzig

Sau chiến bại của Napoléon trong cuộc chinh chiến Nga năm 1812, tại Phổ đã có nhiều cuộc nổi dậy. Khi vị tướng Phổ Yorck của Wartenburg tự ý thỏa thuận ngưng chiến với Nga trong tháng 12 năm 1812, dưới áp lực của quần chúng, vua Phổ liên minh với Nga hoàng chống lại Pháp.

Sau khi Anh, Thụy Điển và Áo cùng tham gia liên minh, Pháp thua Trận Leipzig mang tính quyết định vào tháng 10 năm 1813. Các quốc gia của Liên minh Rhein đứng về phía của liên minh mới. Các cuộc chiến chống Napoléon đã dẫn đến một niềm tự hào quốc gia mới trong nước Đức.

Mùa xuân năm 1814 quân đội liên minh kéo vào Paris. Napoléon I bị bắt buộc phải thoái vị. Khi lại giành lấy được quyền lực vào năm 1815 trong nước Pháp, quân đội liên minh cuối cùng đã chiến thắng Napoléon trong Trận Waterloo vào ngày 18 tháng 6 năm 1815.

[Liên minh Đức: Thời kỳ tái kiến thiết

Hội nghị Wien dưới sự lãnh đạo của Metternich đã mang lại một trật tự mới cho châu Âu. Mục đích của Hội nghị Wien là việc bảo vệ hòa bình lâu dài bằng cách tạo nên một cân bằng giữa các thế lực lớn nhưng cũng có mục đích tái kiến thiết lại hệ thống chính trị cũ. Áo, Phổ và Nga trong Liên minh Thần thánh đã thỏa thuận sẽ chống lại tất cả các phong trào mang tính quốc gia dân tộc và cách mạng.

Liên minh Đức 1815-1866

Phổ nhận lại vùng đất từ việc chia cắt Ba Lan lần thứ hai cộng với Danzig, Rheinland, Westfalen và vùng phía Bắc của Sachsen, Áo giữ được vùng đất từ cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất (Galicia), tự nguyện bỏ vùng đất Hà Lan thuộc Áo và nhận thay vào đấy là Veneto, Lombardia và nhiều phần đất khác trên Bán đảo Balkan. Pháp giữ được vùng Elsass. Ngoài ra Liên minh Đức (Deutscher Bund) được thành lập bao gồm 39 hầu tước độc lập, trong đó có cả vua của Anh, Đan Mạch và Hà Lan.

Cơ quan có thẩm quyền ra nghị định của Liên minh Đức là Quốc Hội Liên Bang (Liên minh Đức) (Bundestag (Deutscher Bund)), hội họp tại Frankfurt am Main do Áo làm chủ tọa. Ý nguyện muốn tạo nên một quốc gia dân tộc Đức thống nhất của quần chúng đã không được các hầu tước xem xét đến.

Sau khi nhà văn August von Kotzebue bị giết chết trong năm 1819 Metternich đã ra Quyết định Karlsbad cấm các hội sinh viên và tất cả các tổ chức chính trị khác, đồng thời tiến hành việc kiểm duyệt toàn diện. Thế nhưng cuối cùng ông cũng không thể ngăn chận được việc phong trào dân tộc Đức lại tiếp tục vững mạnh trong thời gian của cái được gọi là Thời trước tháng Ba (Vormärz). Năm 1817 rất nhiều sinh viên đã tụ họp tại Lễ hội Wartburg. Được cổ vũ bởi cuộc Cách mạng tháng Bảy trong nước Pháp, phong trào đã đạt đến một đỉnh cao mới trong Lễ hội Hambach từ 27 tháng 5 đến 30 tháng 5 năm 1832 với 30.000 người tham gia.

Về mặt kinh tế, nước Đức đã được thống nhất bởi Liên minh Thuế quan Đức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1834. Công nghiệp hóa đang bắt đầu và việc xây dựng các tuyến đường sắt đầu tiên đã làm cho nền kinh tế tăng trưởng đáng kể.

Cách mạng tháng Ba năm 1848

Cách mạng tháng Hai năm 1848 trong nước Pháp đã dẫn đến Cách mạng tháng Ba trong các quốc gia Đức. Tại Áo đã có nhiều cuộc chiến trên đường phố. Metternich từ chức vào ngày 13 tháng 3 và chạy trốn sang Anh quốc.

Hoàng đế Ferdinand I ban hành hiến pháp trong tháng 4 năm 1848 và cho phép người dân có thể tổ chức lực lượng vũ trang tự bảo vệ. Tại Hungary, Ý và các lãnh thổ Slavơ đã có nhiều cuộc nổi dậy nhưng đều bị quân đội của hoàng đế dập tắt.

Dưới áp lực của quần chúng, vua Phổ Friedrich Wilhelm IV cho phép hoàn thành hiến pháp và cho phép người dân có quyền tự do báo chí và tự do tụ họp. Các quốc gia nhỏ như Baden đã cố gắng ngăn ngừa các cuộc bạo loạn bằng cách triệu tập nhiều nhân vật của phái tự do và phái dân tộc tham gia chính phủ. Mặc dù vậy, trong thời gian tiếp theo sau đó của cuộc Cách mạng, chính Baden và Sachsen đã trở thành trung tâm của các cuộc nổi dậy mang tính dân chủ quá khích.

Đại hội Quốc gia Frankfurt trong Nhà thờ Thánh Phao-lô

Vào đầu tháng 5, gần như trong toàn bộ các quốc gia đều tổ chức bầu cử Đại hội Quốc gia Frankfurt (Frankfurter Nationalversammlung - tức Quốc Hội). Thế nhưng chỉ trong 6 quốc gia là được quyền bầu cử trực tiếp. Trong tất cả các quốc gia còn lại, một phương cách bầu gián tiếp thông qua các ủy viên bầu cử trung gian đã được áp dụng.

Thành phần trong quốc hội bao gồm cả những người theo chế độ quân chủ chuyên chính bảo thủ lẫn những người theo chế độ tự do và cộng hòa. Trong khi tầng lớp trí thức và quần chúng có học thức chiếm tỷ lệ cao thì công nhân và nông dân lại không có đại diện trong quốc hội.

Vào ngày 18 tháng 5 một chính phủ trung tâm tạm thời được thành lập và được các hầu tước Đức công nhận. Thế nhưng chính phủ này lại gần như không có quyền lực vì không có quân đội, cảnh sát và nhân viên nhà nước riêng.

Quốc hội phải quyết định về ranh giới của một quốc gia dân tộc Đức trong tương lai. Đầu tiên, cái gọi là Giải pháp Đức Lớn được ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng vì Áo chỉ đồng ý khi giải pháp bao hàm toàn bộ lãnh địa nên cuối cùng Giải pháp Đức Nhỏ được lựa chọn, dự kiến việc thành lập một quốc gia Đức loại trừ Áo.

Vào ngày 28 tháng 3 năm 1849 Hiến pháp Nhà thờ Thánh Phao-lô (Paulskirchenverfassung) được thông qua, dự kiến một quốc gia liên bang với chính phủ trung tâm dưới sự lãnh đạo của một hoàng đế có quyền thừa kế và một Quốc hội Đế chế (Reichstag) đóng vai trò hành pháp. Thêm vào đấy quyền bầu cử chung phổ thông được thỏa thuận.

Sau khi vua Phổ Friedrich Wilhelm IV từ chối vương miện hoàng đế vào ngày 2 tháng 4, phần lớn các quốc gia Đức đều triệt hồi các nghị sĩ của họ từ Frankfurt. Các cuộc nổi dậy tại Dresden, Pfalz và Baden với mục đích bắt buộc phải hiện thực hiến pháp đều bị dập tắt. Những người cách mạng cuối cùng đã đầu hàng vào ngày 23 tháng 7 tại Rastatt. Hiến pháp chưa từng bao giờ có hiệu lực. Rất nhiều người bị truy nã về chính trị sau đấy đã rời bỏ quê hương, đặc biệt là sang Mỹ.

Thời gian phản cách mạng và các cuộc chiến tranh thống nhất

Các nhượng bộ trong thời gian Cách mạng đều bị hủy bỏ. Mặt khác, một số thành quả như Hiến Pháp và quyền tự do hành nghề vẫn được bảo tồn.

Năm 1850 Liên minh Đức (Deutscher Bund) được tái thành lập. Sau khi tổ chức chính trị được phép thành lập năm 1860, nhiều đảng phái và công đoàn đã thành hình. Năm 1863 Ferdinand Lassalle thành lập Liên hiệp Công nhân Đức Phổ thông (Allgemeine Deutsche Arbeiterverein), đảng mà cuối cùng đã hòa nhập vào Đảng Xã hội Dân chủ Đức (Sozialdemokratische Partei Deutschlands – SPD) vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Otto von Bismarck, vị thủ tướng đã thống nhất nước Đức

Xung đột Hiến pháp Phổ bắt đầu vào năm 1859, dẫn đến việc bổ nhiệm Otto von Bismarck vào cương vị thủ tướng Phổ và tăng cường quyền lực của nhà vua đối với quốc hội năm 1862.

Năm 1864 cuộc chiến tranh của Phổ và Áo chống lại Đan Mạch bùng nổ do Đan Mạch xâm chiếm Schleswig. Với sự đồng ý của các thế lực lớn châu Âu, hai quốc gia Đức tái chiếm lĩnh các công quốc Holstein và Schleswig.

Phổ giành phần thắng lợi trong cuộc Chiến tranh chống lại nước Áo tiếp theo đấy vào năm 1866, thôn tính Hannover, Nassau, Kurhessen, Hessen-Homburg, Schleswig-Holstein và Frankfurt. Thêm vào đó, Liên minh Bắc Đức (Norddeutscher Bund) dưới sự lãnh đạo của Phổ được thành lập. Vì thế nước Áo ly khai ra khỏi Đức. Nền độc lập của Bayern, Württemberg và Baden được công nhận dưới áp lực của Pháp.

Tiếp theo đấy là căng thẳng giữa Pháp và Phổ. Leopold của Hohenzollern-Sigmaringen ứng cử ngai vàng Tây Ban Nha là nguyên cớ cho cuộc Chiến Tranh Đức-Pháp 1870/1871.Napoléon III khiêu khích cuộc chiến bằng cách đòi các vùng đất ở sông Rhein và Bismarck phản ứng với bức Điện báo Ems (Emser Depesche). Sau khi Pháp tuyên chiến, Phổ đã có thể lôi kéo tất cả các quốc gia Đức và các thế lực lớn còn lại của châu Âu về phía mình. Nước Pháp của Napoléon III bị bắt buộc phải đầu hàng qua chiến thắng của Phổ ở Sedan. Sau đấy, một chính phủ cộng hòa được thành lập tại Paris, phủ nhận các yêu sách của Phổ.

Cuộc chiến vì thế mà lại được tiếp tục và chỉ chấm dứt vào năm 1871 khi Pháp đầu hàng. Trong Hòa ước Frankfurt am Main, nước Pháp buộc phải từ bỏ vùng Elsass-Lothringen và phải trả tiền bồi thường chiến tranh.

Nhờ vào một số nhân nhượng, Bismarck đã có thể thúc đẩy được các quốc gia Nam Đức gia nhập Liên minh Bắc Đức. Lễ thành lập Đế chế Đức được tiến hành vào ngày 18 tháng 1 năm 1871 trong Đại Sảnh Gương của Lâu đài Versailles. Vua Phổ nhận danh hiệu Hoàng đế Đức.

Đế chế Đức

Lễ thành lập Đế chế Đức, Bismarck với lễ phục màu trắng

Hiến pháp Đế chế Đức năm 1871 nhấn mạnh đến yếu tố quân chủ, vì thế mà tương lai của nước Đức phụ thuộc chính vào tài năng của hoàng đế. Phổ chiếm trên hai phần ba diện tích và dân số, do vậy mà có quyền phủ quyết khi thay đổi hiến pháp trong quốc hội liên bang.

Bismarck theo đuổi chính sách thay đổi đảng liên minh. Trong khuôn khổ của cuộc Đấu tranh Văn hóa (Kulturkampf) 1871 đến 1886 chống lại Nhà Thờ Công giáo, Bismarck đã liên lết với những người theo đường lối tự do. Mặc dù nhiều biện pháp lại bị hủy bỏ sau cuộc Đấu tranh Văn hóa nhưng một số thành quả vẫn còn tồn tại, thí dụ như hôn nhân dân sự và việc nhà nước quản lý và giám sát hệ thống giáo dục.

Phe đối địch kế tiếp của Bismarck là những người Chủ nghĩa Xã hội. Bismarck đã lợi dụng dư luận công chúng sau vụ mưu sát Hoàng đế Wilhelm I để thông qua Đạo luật dành cho người theo Chủ nghĩa Xã hội (Sozialistengesetze). Thế nhưng chúng cũng không ngăn cản được việc các ý tưởng của Chủ nghĩa Xã hội đã lan truyền rộng rãi.

Song song với việc này, Bismarck đã cố gắng tác động chống lại việc quá khích hóa của công nhân bằng nhiều đạo luật về xã hội. Vì thế, bảo hiểm y tế bắt đầu được triển khai vào năm 1883, bảo hiểm tai nạn năm 1884 và bảo hiểm hưu năm 1889. Thế nhưng Bismarck đã phủ quyết đã những đòi hỏi khác của phái Xã hội Dân chủ.

Đế chế Đức, theo ý muốn của Bismarck không bao gồm Áo

Về mặt kinh tế, nhờ vào có một khu vực kinh tế thống nhất hình thành nhờ vào việc thành lập Đế chế Đức và được tạo điều kiện thuận lợi thông qua việc trả tiền bồi thường chiến tranh của Pháp mà nền kinh tế tăng trưởng rất nhanh. Thế nhưng việc này lại dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873.

Về mặt đối ngoại Bismarck theo đuổi một chính sách cân bằng lực lượng giữa các thế lực lớn. Do vươn lên trở thành thế lực lớn nhất trên lục địa châu Âu, nước Đức đã làm cho các nước láng giềng lo ngại. Để ngăn cản các thế lực lớn còn lại liên minh với chau chống Đức, Bismarck đã áp dụng một chính sách ngoại giao khéo léo để xây dựng một liên minh có mục đích cô lập nước Pháp.

Nhằm giảm bớt nỗi lo ngại của các thế lực lớn còn lại, trong cuộc Khủng hoảng chiến tranh trước mắt (Krieg-in-Sicht-Krise) năm 1875 Bismarck đã từ bỏ đòi hỏi mở rộng lãnh thổ nhưng năm 1884 lại yêu cầu cho phép thương gia Đức chiếm lĩnh thuộc địa dưới sự bảo hộ của Đế chế. Thế nhưng các thuộc địa này không có tầm quan trọng lớn về mặt kinh tế.

Wilhelm I mất trong Năm Ba Hoàng đế (Dreikaiserjahr) 1888 và Wilhelm II kế thừa cha của ông là Friedrich III, người chỉ cai trị 99 ngày do mang trọng bệnh. Khi Wilhelm II bãi nhiệm Bismarck năm 1890, chính sách đối ngoại của Đức có nhiều thay đổi. Ngược với các hoàng đế trước đó, vị hoàng đế mới tự nắm lấy quyền điều hành chính sách ngoại giao. Việc này đã dẫn đến việc nước Đức ngày càng bị cô lập.

Chính sách đối nội mang dấu ấn của thay đổi cấu trúc và vấn đề xã hội. Thủ tướng Đế chế Leo von Caprivi (1890-1894) đi theo chiều hướng cải tổ xã hội. Thế nhưng các cải tổ khác về chính trị lại thất bại.

Dưới thời thủ tướng Chlodwig zu Hohenlohe-Schillingsfürst (1894-1900), về mặt đối nội mặc dù có thể ban hành được Bộ Luật Dân sự (Đức) (Bürgerliches Gesetzbuch) nhưng từ 1886 mâu thuẫn với phái Xã hội Dân chủ lại càng thêm trầm trọng (Dự Luật Trại giam – Zuchthasvorlage), về mặt đối ngoại, đây là thời gian bắt đầu chính sách đế quốc trên thế giới của Đức với những cố gắng thân thiện với Nga trong khi quan hệ Đức-Anh ngày càng xấu đi. Người thủ tướng già gần như không thể cưỡng lại được sự độc đoán của hoàng đế.

Vị thủ tướng kế nhiệm Berhard von Bülow (1900-1909) công khai ủng hộ các mong muốn của hoàng đế. Quan hệ với Anh và Nga tiếp tục xấu đi. Theobald von Bethmann Hollweg (1909-1917), vị thủ tướng kế tiếp, cố gắng cân bằng quan hệ với nước Anh nhưng đã không có thể phá vỡ được hệ thống liên minh. Anh quốc đã có thể giảng hòa với Pháp trong mâu thuẫn về thuộc địa và vấn đề của bán đảo Balkan đã đưa Nga lên ngang hàng với các cường quốc phía Tây. Áo-Hung và Đế quốc Ottoman liên kết với Đế chế Đức.

Cuối cùng, việc người kế thừa ngai vàng của Áo, Franz Ferdinand, bị giết chết vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 tại Sarajevo đã làm bùng nổ Đệ nhất thế chiến. Không những ảnh hưởng của giới chính trị mà ngay cả quyền lực của hoàng đế cũng giảm đi rõ rệt, trên thực tế ban chỉ huy quân đội tối cao dưới quyền của Paul von Hindenburg đã nắm quyền điều hành. Trong khi chiến thắng ở mặt trận phía đông, tình hình tiếp tế cho mặt trận phía tây ngày càng tồi tệ đi. Tháng 10 năm 1918, khi một lần nữa phải ra khơi đối địch với Hải quân Hoàng gia (Anh), thủy thủ của hạm đội Đức đã nổi loạn.

Chỉ trong vài ngày, cuộc nổi dậy của những người thủy thủ lan truyền đi khắp trong nước Đức và đã trở thành cuộc Cách mạng tháng Mười một. Vào ngày 9 tháng 11, thủ tướng Đế chế Max von Baden tuyên bố hoàng đế thoái vị. Wilhelm II tuân phục quyết định này và lưu vong ra nước ngoài. Max von Baden trao quyền lực chính phủ lại cho Friedrich Ebert. Buổi chiều ngày hôm đó Philipp Scheidemann tuyên bố thành lập nền cộng hòa.

Thế kỷ 20

Cộng hòa Weimar (1918-1933)

Nước Đức 1919-1937

Vào ngày 10 tháng 11 năm 1918 Hội đồng Ủy viên Nhân dân (Rat der Volksbeauftragten) được thành lập, đóng vai trò chính phủ lâm thời. Vào ngày 11 tháng 11 chiến sự tạm ngừng do có điều đình ngưng chiến. Đại hội Xô viết (Rätekongress) được tổ chức ở Berlin vào ngày 16 tháng 12 năm 1918.

Nhiều cải cách được thực hiện, người phụ nữ có quyền bầu cử và thời gian làm việc trong một ngày được giới hạn ở 8 tiếng. Cuộc Khởi nghĩa Spartakus trong tháng 1 năm 1919 đã bị các lực lượng bán quân sự (Freikorps) dập tắt. Hai người cộng sản lãnh đạo là Rosa Luxemburg và Karl Liebknecht bị giết chết. Cho đến giữa năm 1919 tất cả các cố gắng thành lập nền Cộng hòa Xô viết (Räterepublik) Xã hội Chủ nghĩa khác đều bị lực lượng quân đội đế chế và các lực lượng bán quân sự dùng vũ lực dập tắt, cuối cùng là Cộng hòa Xô viết München vào ngày 2 tháng 5 năm 1919.

Đại hội Quốc gia (tiếng Pháp: Assemblée nationale) được tiến hành vào ngày 19 tháng 1. Đại hội không được tổ chức ở Berlin vẫn còn không yên ổn mà ở tại Weimar. Đại hội Quốc gia bầu Friedrich Ebert là Tổng thống Đế chế (Reichspräsident) và Philipp Scheidemann là Thủ tướng Đế chế (Reichskanzler). Theo Hiến pháp Weimar, Đế chế Đức là một nước dân chủ nghị viện. Tuy vậy Hiến pháp cũng đã dự kiến một tổng thống có nhiều quyền lực như là người thay thế hoàng đế và có thể được thay đổi bởi đa số.

Trong Hiệp định Versailles vào ngày 18 tháng 6 nước Đức phải chịu từ bỏ nhiều vùng đất cũng như phải trao thuộc địa lại dưới quyền của Hội Quốc Liên. Đức và Áo bị cấm không được thống nhất. Đức và các nước liên minh được cho là phe duy nhất đã có lỗi gây ra chiến tranh và phải đáp ứng các yêu cầu bồi thường chiến tranh. Saarland được đặt dưới quyền của Hội Quốc Liên và Rheinland là vùng phi quân sự. Ngoài ra còn có rất nhiều hạn chế được đặt ra cho quân đội Đức.

Không có cải tổ dân chủ trong quân đội, tư pháp và hành chánh, Hiệp định Versailles được cảm nhận như một cưỡng ép nhục nhã và Truyền thuyết lưỡi dao đâm sau lưng (Dolchstoßlegende) là di sản nặng nề cho quốc gia Đức mà còn được gọi là nước Cộng hòa không có người Cộng hòa.

Trong năm 1920 có cuộc Đảo chính Kapp và nhiều vụ ám sát chính trị. Các đảng quá khích đã đạt được nhiều phiếu trong các cuộc bầu cử Quốc hội Đế chế. Thể theo Hiệp định Versailles, nhiều cuộc trưng cầu dân ý đã được tiến hành trong các vùng đất biên giới quyết định về tính phụ thuộc lãnh thổ trong tương lai. Schleswig được chia cắt giữa Đức và Đan Mạch sau 2 lần trưng cầu dân ý. Bắc Schleswig lại thuộc về Đan Mạch trong khi Nam Schleswig vẫn là lãnh thổ của nước Đức. Sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 11 tháng 7, các tỉnh Allenstein và Marienwerder vẫn thuộc Phổ. Eupen và Malmedy (Aachen) trở thành lãnh thổ của Bỉ sau khi đa số người dân đồng ý trong lần ký tên vào một danh sách công khai. Năm 1921 Quân đội Đế chế (Reichswehr) được thành lập. Oberschlesien được chia cắt giữa Đức và Ba Lan sau cuộc trưng cầu dân ý mang nhiều dấu ấn của bạo lực. Đức và Liên bang Xô viết thành lập quan hệ ngoại giao năm 1922 với Hiệp định Rapallo.

Tháng 1 năm 1923 quân đội Pháp chiếm đóng vùng Ruhr nhằm để đòi số tiền bồi thường chưa được trả. Chính phủ Đế chế đã ủng hộ Cuộc Đấu tranh ở Ruhr bùng nổ ra sau đó. Nạn lạm phát phi mã bắt đầu trong những tháng tiếp theo sau đó và chỉ được chấm dứt bằng một cuộc cải cách tiền tệ.

Bayern trở thành nơi tụ họp của các lực lượng bảo thủ cánh hữu. Cuộc Đảo chính Hitler-Ludendorff đã diễn ra trong bầu không khí đó. Adolf Hitler tuy bị bắt và bị tuyên xử nhưng lại được trả tự do chỉ vài tháng sau đấy.

Một thời kỳ tương đối ổn định bắt đầu vào năm 1921. Mặc dù có nhiều xung đột nhưng chế độ dân chủ dường như đã chiến thắng. Việc đổi tiền và các khoảng vay theo Kế hoạch Dawes bắt đầu cho thập niên vàng 1920.

Friedrich Ebert mất vào tháng 2 năm 1925, Paul von Hindenburg được bầu làm người kế nhiệm.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Gustav Stresemann cùng với Aristide Briand đã cố gắng theo đuổi chính sách tiếp cận với nước Pháp và sửa đổi Hiệp định Versaille với kết quả là Hiệp định Locarno được ký kết trong năm 1925 và nước Đức gia nhập Hội Quốc Liên năm 1926.

Cuộc Khủng hoảng Kinh tế Thế giới năm 1929 mở đầu cho thời gian chấm dứt Cộng hòa Weimar. Trong mùa hè 1932 con số người thất nghiệp lên đến 6 triệu người. Bắt đầu từ năm 1930 nước Đức được điều hành bởi một chính phủ không có sự ủng hộ của quốc hội.

Tình hình chính trị đi đến quá khích và đã có nhiều cuộc chiến trên đường phố giữa Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Đức. Năm 1931 các lực lượng cánh hữu liên kết với nhau trong Mặt trận Harzburg, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa trở thành phái mạnh nhất trong cuộc bầu cử Quốc hội Đế chế vào ngày 31 tháng 7 năm 1932. Thủ tướng Đế chế Kurt von Schleicher tuyên bố từ chức vào ngày 28 tháng 1 năm 1933.

Nước Đức trong thời kỳ của Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia (1933-1945)

Tù nhân trong trại tập trung Sachsenhausen 1938

Tổng thống Đế chế Paul von Hindenburg bổ nhiệm Adolf Hitler vào cương vị Thủ tướng Đế chế vào ngày 30 tháng 1 năm 1933, việc đánh dấu sự kết thúc của Cộng hòa Weimar và bắt đầu chế độ độc tài của Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia, một biến thể của Chủ nghĩa Phát xít. Hindenburg giải thể Quốc hội Đế chế và tổ chức bầu cử mới. Sau Vụ cháy Quốc hội Đế chế vào ngày 28 tháng 2 năm 1933, Pháp lệnh khẩn cấp của Tổng thống Đế chế Hindenburg đã hạn chế các quyền cơ bản. Đảng Cộng sản Đức bị cấm hoạt động và nhiều đảng viên đã bị bắt giam. Cái gọi là Đạo luật Toàn quyền (Ermächtigungsgesetz) trao cho chính phủ thẩm quyền ban hành luật pháp không hạn chế. Chỉ sau đấy một thời gian ngắn, các đảng phái dân chủ còn lại cũng bị cấm hoạt động nếu như không tự giải tán. Các trại tập trung đầu tiên dùng để giam giữ các nhân vật chống đối Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia, đặc biệt là những người Cộng sản và Xã hội Dân chủ, được thành lập.

Trong những tháng kế tiếp theo đó, các tiểu bang còn lại cũng như là giới báo chí và công đoàn đều bị đồng bộ hóa. Việc tẩy chay các cửa hàng của người Do Thái và khai trừ nhân viên nhà nước là người Do Thái bắt đầu trong tháng 4. Trong tháng 6 và tháng 7 các nhà thờ Tin Lành được kết hợp lại thành Nhà thờ Đế chế dưới sự lãnh đạo của một tổng giám mục đế chế. Những người được gọi là người Ki tô giáo Đức tuyên truyền cho một Phúc Âm "không có người Do Thái" và cho sự "phục tùng lãnh tụ".

Trong tháng 9 đã thành hình một phong trào chống đối trong nội bộ của nhà thờ Tin Lành: Liên minh mục sư (Pfarrernotbund). Thành viên của liên minh này là những người Tin Lành không tán thành với sự can thiệp của nhà nước vào nhà thờ Tin Lành và một phần cũng không tán thành Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia (Dietrich Bonhoeffer, Martin Niemöller, Gustav Heinemann và nhiều người khác). Nước Đức ký kết với Tòa thánh Vatican một giao ước bảo đảm vị trí của các giám mục công giáo trong nước Đức và trên thực tế là bảo đảm việc nhà thờ công giáo không phê bình Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia.

Năm 1934 nền tư pháp bị đồng bộ hóa. Sau cái được cho là vụ Đảo chính Röhm, Hitler cũng đã bóp ngẹt tất cả các phe đối lập có thể có ngay trong nội bộ của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa bằng nhiều cuộc ám sát mang tính chính trị – người thủ tướng đế chế tiền nhiệm Kurt von Schleicher cũng đã bị giết chết cùng với vợ của ông – và tước quyền lực của lực lượng SA có lợi cho quân đội. Ngoài ra, sau cái chết của Hindenburg vào ngày 2 tháng 8 Hitler cũng đã được bổ nhiệm vào cương vị "lãnh tụ", thủ tướng đế chế và tổng chỉ huy quân đội. Quân đội đế chế phải tuyên thề phục tùng Hitler. Nhân viên nhà nước cũng phải tuyên thệ phục tùng "lãnh tụ" vì thế mà giới trí thức chống đối chế độ đã mất việc làm.

Nhiều nhà khoa học hàng đầu như Emmy Noether đã bị xua đuổi

Trong thời gian sau đó, toàn bộ cuộc sống xã hội đã bị các tổ chức quốc xã như Thiếu niên Hitler hay Mặt trận Lao động Đức thâm nhập. Nhiều biện pháp, thí dụ như việc xây đường cao tốc, những việc mà đã được các chính phủ tiền nhiệm chuẩn bị hay đã bắt đầu, đã khắc phục nạn thất nghiệp. Sau đấy công cuộc chuẩn bị cho chiến tranh đã tạo tăng trưởng cho nền kinh tế, thế nhưng vì ưu tiên cho việc vũ trang nên mức sống không tăng cao.

Sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 1935, Saarland lại hòa nhập vào Đế chế Đức. Trong Đại hội đảng (Reichsparteitag) Các đạo luật chủng tộc Nürnberg (Nürnberger Gesetze) được thông qua, nêu lý do cho việc loại trừ và cô lập người Do Thái.

Năm 1936 quân đội đế chế hành quân vào Rheinland nguyên là vùng phi quân sự và vì thế là đã bẻ gãy Hiệp định Versailles. Trong tháng 8 Thế Vận Hội được tổ chức tại Berlin, việc được Hitler lợi dụng làm sân khấu để tuyên truyền đến công chúng thế giới. Một kế hoạch bốn năm từ năm 1936 dự định sẽ đưa nước Đức đến tình trạng sẵn sàng cho chiến tranh chậm nhất là vào năm 1940. Cùng với nước Ý của Mussolini, chế độ Hitler đã ủng hộ tướng phát xít Francisco Franco trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha chống lại nền cộng hòa ở tại đấy, ngay cả bằng quân sự. Đối với Hitler, cuộc Nội chiến Tây Ban Nha là cơ hội thử nghiệm khả năng đánh trận của giới quân sự của ông cho trường hợp có chiến tranh.

Năm 1938 Hitler đã sáp nhập được nước Áo và với Hiệp định München là vùng đất Sudetenland vào nước Đức. Sau đó Josef Stalin đã bí mật ký kết với Hitler Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. Vào ngày 9 tháng 11 người Quốc Xã đã tạo dựng Đêm tàn sát người Do Thái (Reichspogromnacht) và châm lửa đốt cháy nhiều nhà thờ Do Thái. Thành viên của các lực lượng SA và SS giả mạo làm thường dân đã đánh đập và giết chết nhiều người Do Thái ngay trước mắt của cảnh sát, những người mà đa số đã im lặng.

Ngày 1 tháng 9 năm 1939 quân đội Đức tiến vào Ba Lan, Đệ nhị thế chiến bùng nổ. Ngày 3 tháng 9, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Sau khi quân đội Đức và Hồng quân chiến thắng Ba Lan, phần đất phía tây của đất nước này một tỉnh của Đức trong khi Liên bang Xô viết chiếm đóng phần phía đông.

Chỉ vài tháng sau khi chiến tranh bắt đầu, vào ngày 8 tháng 11 năm 1939, người chiến đấu cô độc Johann Georg Elster đã đánh bom mưu sát Hitler trong một sự kiện tuyên truyền của Quốc Xã trong quán Bürgerbräukeller ở München. Vụ đánh bom đã thất bại do Hitler đã rời căn phòng ngay lập tức sau cuộc nói chuyện, chỉ vài phút trước khi quả bom nổ. Elser bị bắt sau đó ít lâu, bị giam rồi giết chết vào tháng 4 năm 1945 trong trại tập trung Dachau, ngay trước khi chiến tranh chấm dứt.

Trong cái gọi là "chiến tranh sấm sét" (Blitzkrieg) nước Đức đã nhanh chóng chiếm đóng Đan Mạch, Na Uy, các quốc gia Benelux và nước Pháp trong năm 1940. Tiếng tăm của Hitler trong đa số quần chúng Đức đạt đến đỉnh cao. Thế nhưng cuộc xâm chiếm Anh theo kế hoạch (Chiến dịch Hải Sư) lại thất bại vì không quân Đức trong Trận Không chiến Anh đã không hoàn toàn làm chủ được không phận Anh quốc mặc dù đã bỏ bom với cường độ cao các mục tiêu chiến lược (sân bay, trạm rađar, công nghiệp vũ trang không quân).

1940/1941 quân đội Đức đã cùng với Ý, Hungary và Bulgary chiếm Nam Tư và Hy Lạp. Cả hai nước bị chia cắt cho các chế độ độc tài liên minh. Tiếp sau cuộc xâm lược, bắt đầu từ năm 1943 là một cuộc chiến tranh du kích mòn mỏi. Với sự giúp đỡ của Ý, nước Đức gửi Quân đoàn Phi châu (Afrikakorps) đến Libya nguyên là thuộc địa Ý.

Vào ngày 22 tháng 6 Đức xâm lược Liên bang Xô viết. Trong "Chiến dịch Barbarossa" với chiến lược Chiến tranh sấm sét quân đội Đức đã tiến sâu đến Mátxcơva và Leningrad. Thế nhưng trong mùa đông 1941/1942 chiến dịch bắt đầu khựng lại trước Mátxcơva.

Vào ngày 11 tháng 12 năm 1941 Đức tuyên chiến với Mỹ, nước cung cấp hàng hóa cho Anh và từ tháng 7 năm 1941 cho Liên bang Xô viết.

Trong diễn biến của một chiến dịch tấn công mới ở mặt trận phía đông, quân đội Đức đã tiến đến sông Don và núi Kaukasus. Trận Stalingrad tromg mùa đông 1942/1943 là một trong những bước ngoặt của cuộc chiến. Cho đến cuối năm 1943 Liên bang Xô viết tái chiếm lĩnh nhiều vùng đất. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1943 Phe Trục đã phải đầu hàng ở Bắc Phi.

Phân biệt đối xử qua Ngôi sao Do Thái

Trong khi đó cuộc Đại đồ sát người Do Thái (Holocaust), việc diệt chủng người Do Thái chưa từng có trong lịch sử được chuẩn bị từ trước, đang được tiến hành. Ngay từ tháng 9 năm 1941 tất cả người Do Thái đều phải mang ngôi sao David (ngôi sao Do Thái) trên người. Sau khi tước đoạt quyền lợi, tài sản, cầm tù và giết chết tập thể thường dân Do Thái, giới lãnh đạo Quốc Xã đã quyết định cái gọi là "giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái" trong Hội nghị Wannsee vào tháng 1 năm 1942. Trong những trại hủy diệt đặc biệt được thành lập theo cái gọi là Chương trình Reinhard trong các vùng đất chiếm đóng ở Đông Âu như Auschwitz, Treblinka hay Majdanek, việc giết người Do Thái được tiến hành mang tính công nghiệp hóa. Cho đến khi chiến tranh chấm dứt có vào khoảng 6 triệu người Do Thái ở châu Âu đã bị giết chết, trong đó người Do Thái tại Ba Lan với 3 triệu nạn nhân chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Bên cạnh đó là việc giết tập thể những người thuộc các chủng tộc khác mà theo hệ tư tưởng Quốc Xã là người hạ cấp, đặc biệt là người Ba Lan, người Nga và người Roma.

Ngay trước cuộc diệt chủng người Do Thái dưới hình thức công nghiệp hóa sau Hội nghị Wannsee, với cái gọi là Chiến dịch T4 trong khuôn khổ của chương trình "hủy diệt đời sống không có giá trị", những người Quốc Xã đã thử nghiệm phương pháp giết người bằng khí độc ở rất nhiều nhóm người trong những năm từ 1939 đến 1941. Nạn nhân của "chương trình" này là khoảng 100.000 người bị tật nguyền về cơ thể, tâm lý hay thần kinh trong nhiều nhà thương tật nguyền ở Đức. Chỉ nhờ vào hoạt động công khai của giám mục Công giáo thành phố Münster Clemens August Graf von Galen chống lại việc giết những người tật nguyền mà cuối cùng chương trình này đã được chấm dứt.

Từ năm 1939 quân đội Đồng minh bắt đầu dội bom các thành phố Đức, qua đó khoảng 760.000 thường dân đã tử vong. Từ cuối năm 1944 rất nhiều người Đức đã trốn chạy khỏi các vùng đất phía đông trước khi hồng quân tiến vào. Quân đội Xô viết đã chiếm lĩnh nhiều vùng đất Nam Âu trong năm 1944. Vào ngày 6 tháng 6 quân đội Đồng minh đổ bộ vào bờ biển Normandie sau khi đã chiếm lĩnh nước Ý từ phía Nam qua cuộc đổ bộ lên đảo Sicilia. Vào ngày 20 tháng 7 vụ mưu sát và đảo chính chống lại Hitler của một nhóm quân nhân và thành viên của nhóm chống đối (Nhóm Kreisau – Kreisauer Kreis) đã thất bại.

Cuối 1944 đầu 1945 Đồng minh đã quyết định việc chia cắt nước Đức sau chiến tranh. Sau chiến dịch tấn công mùa đông, vào ngày 12 tháng 1 năm 1945 Hồng quân đã chiếm lĩnh Đông Phổ, Pommern và Schlesien. Quân đội Xô viết tiến đến thủ đô Đức trong tháng 4, bắt đầu Trận Berlin. Hitler tự sát vào ngày 30 tháng 4 dưới hầm của phủ thủ tướng đế chế sau khi cử Đô đốc Karl Dönitz làm người kế vị chức vụ tổng thống đế chế và tổng chỉ huy quân đội. Một số nhân vật lãnh đạo khác cũng đã tự sát sau đó: Joseph Goebbels, Heinrich Himmler. Cuối cùng, vào ngày 7 tháng 5 năm 1945 Đại tướng Alfred Jodl – được Dönitz ủy nhiệm – đã ký vào bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của quân đội Đức.

Nước Đức bị chiếm đóng (1945-1949)

Trong ý thức lịch sử của châu Âu và thế giới, chiến thắng nước Đức Quốc Xã vào ngày 8/9 tháng 5 cho đến nay vẫn được kỷ niệm như là ngày giải phóng. Thế nhưng trong quần chúng người Đức thời gian đó, sự giải phóng này được hiểu khác nhau tùy theo quan điểm chính trị. Đối với những người bị bắt giam trong các trại tập trung hay bị truy nã chính trị thì đấy thật sự là một sự giải phóng sau 12 năm dưới chế độ chuyên chế. Đối với phe Đồng minh việc giải phóng nước Đức ban đầu chỉ là một kết quả phụ. Trong chỉ thị JCS 1067 ([1]) vào tháng 4 năm 1945 họ đã khẳng định: "Nước Đức bị chiếm đóng không phải vì mục đích giải phóng mà là như một quốc gia thù địch bị thua trận."

Bốn vùng chiếm đóng

Rất nhiều phụ nữ Đức đã bị hãm hiếp khi Hồng quân tiến quân vào nước Đức. Thế nhưng việc các tổ chức tuyên truyền Xô viết kêu gọi hãm hiếp phụ nữ Đức đã được bác bỏ từ lâu và đã được minh chứng là không có (lời đồn của Bộ Tuyên truyền Đế chế, tháng 11 năm 1944). Trong nước Cộng hòa Dân chủ Đức đề tài Hồng quân hãm hiếp phụ nữ Đức là một đề tài không được nhắc đến. [cần dẫn nguồn]

Các cường quốc chiến thắng Mỹ, Anh và Liên bang Xô viết gặp nhau trong Hội nghị Postdam vào trong tháng 7/tháng 8 năm 1945, thỏa thuận các nguyên tắc dân chủ hóa, tẩy trừ Quốc Xã, phi quân sự hóa và phân quyền. Nước Đức được chia thành 4 vùng chiếm đóng. Các vùng đất nguyên thuộc Đức nằm về phía đông của các con sông Oder – Neiße được chuyển giao dưới quyền quản lý của Ba Lan. Vùng Elsass lại thuộc về Pháp. Áo lại phải chia cắt ra khỏi Đức và cũng được chia làm 4 bốn vùng chiếm đóng.

Một cơ quan quản lý chung cho nước Đức, Hội đồng kiểm soát Đồng minh, được thành lập. Thành phố Berlin bao gồm 4 khu vực có một ủy ban quản lý chung của tất cả 4 lực lượng, Sở chỉ huy quân đội Đồng minh. Công cuộc tái kiến thiết và việc thành lập các tiểu bang cũng như các đảng phái dân chủ bắt đầu. Trong tháng 10 năm 1945 Tòa án Nürnberg bắt đầu làm việc.

Các lực lượng chiếm đóng đã đi các con đường khác nhau trong các vùng chiếm đóng của họ, trong đó các lực lượng phía tây (Anh, Pháp và Mỹ) ngày càng có khuynh hướng hợp tác chống lại Liên bang Xô viết vì mâu thuẫn Đông – Tây bắt đầu xuất hiện. Năm 1947 đã có một số cố gắng nhất định để thống nhất về tương lai của toàn bộ nước Đức nhưng chúng đã thất bại. Từ đấy các lực lượng phía Tây đã cố gắng xây dựng một quốc gia Tây Đức trong các vùng chiếm đóng của họ.

Trong khu vực chiếm đóng của Liên bang Xô Viết đường hướng đi đến Chủ nghĩa Xã hội cũng được nhanh chóng thiết lập. Đảng Xã hội Dân chủ Đức và Đảng Cộng sản Đức bị bắt buộc phải thống nhất thành Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức và các cương vị then chốt được giao cho những người Cộng sản. Với Ủy ban Kinh tế Đức, một cơ quan tiền quốc gia được thành lập năm 1947 nhận thẩm quyền điều khiển về kinh tế.

Đầu năm 1947 hai vùng chiếm đóng Anh và Mỹ liên kết tạo thành lưỡng vùng chiếm đóng, mãi đến tháng 4 năm 1949 việc mở rộng vùng chiếm đóng này với vùng chiếm đóng của Pháp mới được tiến hành trên hình thức. Kế hoạch Marshall cho việc tái kiến thiết bắt đầu trong năm 1947, thế nhưng vùng phía Đông phải từ chối sự giúp đỡ này dưới áp lực của Liên bang Xô viết. Cùng với Hội đồng Kinh tế Lưỡng vùng một cơ quan tiền quốc gia cũng đã được thành lập, đã là cơ quan quan trọng nhất trong hệ thống hành chánh lưỡng vùng của thời gian 1947-1949.

Tướng Dwight D. Eisenhower và Lucius D. Clay trên phi trường Gatow tại Berlin

Vào ngày 10 tháng 6 năm 1948 Đồng minh phía Tây tiến hành đổi tiền trong các khu vực chiếm đóng phía Tây, tạo cơ sở cho Điều kỳ diệu kinh tế sau này. Đối lại tiền tệ riêng được phát hành trong khu vực chiếm đóng của Liên bang Xô viết. Vào ngày 24 tháng 6 các lực lượng chiếm đóng phía Tây cũng phát hành đồng Mark Tây Đức tại Tây Berlin. Liên bang Xô viết trả lời bằng cách phong tỏa Berlin. Gần cả một năm phần phía Tây của thành phố Berlin được Mỹ và Anh cung cấp các loại hàng hóa thiết yếu nhất chỉ bằng cầu hàng không. Liên bang Xô viết bãi bỏ phong tỏa Berlin trong tháng 5 năm 1949 thế nhưng Berlin vẫn là trọng tâm trong các đường lối chính trị của các lực lượng chiến thắng.

Vào ngày 20 tháng 3 năm 1948, để phải đối Hội nghị Sáu Bên tại London, Liên bang Xô viết đã rời bỏ Hội đồng Kiểm soát Đồng minh. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1948 các lực lượng chiếm đóng phía Tây trao cho các thủ hiến tiểu bang Hồ sơ Frankfurt với lời yêu cầu tiến hành một hội nghị ban hành hiến pháp. Trong Hội nghị Rittersturz vào tháng 7 năm 1948 nước Cộng hòa Liên bang Đức được quyết định thành lập.

Hội đồng Quốc hội nhóm họp tại Bonn vào ngày 1 tháng 9 và hoàn thành Hiến pháp Đức (Grundgesetz). Sau khi được tất cả các tiểu bang ngoại trừ Bayern và được các lực lượng chiếm đóng phương Tây chấp thuận, Hiến pháp được công bố vào ngày 23 tháng 5 năm 1949. Nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập.

Vào cuối tháng 5 năm 1949 Đại hội Nhân dân Đức lần thứ ba được tiến hành trong khu vực do Liên bang Xô viết chiếm đóng. Toàn thể các thành viên chấp thuận Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Đức. Vào ngày 7 tháng 10 nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập. Nước Đức bị chia cắt từ đấy.

Nước Cộng hòa Liên bang Đức (1949-1990)

Konrad Adenauer, tượng của Helga Tiemann (2003) tại Berlin-Charlottenburg

Cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang Đức đầu tiên được tiến hành vào ngày 14 tháng 8 năm 1949. Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo Đức(Christlich Demokratische Union Deutschlands - CDU)/Liên minh Xã hội Thiên Chúa giáo Bayern (Christlich-Soziale Union in Bayern - CSU) trở thành phái mạnh nhất trong Quốc hội. Konrad Adenauer được bầu làm Thủ tướng Liên bang Đức và Theodor Heuss là Tổng thống Liên bang. Trong tháng 11 Hiệp định Petersberg được ký kết giữa Adenauer và Cao Ủy Đồng Minh mở rộng quyền hạn của nước Cộng hòa Liên bang Đức ra khỏi thể chế chiếm đóng. Hiệp định được xem như là bước đầu tiên của nước Cộng hòa Liên bang Đức đi đến một quốc gia tự chủ. Vào ngày 16 tháng 1 năm 1950 việc định lượng khẩu phần lương thực thực phẩm được hủy bỏ.

Chính phủ Adenauer đẩy mạnh việc gia nhập phương Tây, tái vũ trang và thiết lập khuôn khổ chính trị cho Điều kỳ diệu kinh tế trong nước Cộng hòa Liên bang Đức, việc được Kế hoạch Marshall của Mỹ tạo nhiều điều kiện thuận lợi. Chính phủ Adenauer yêu cầu quyền đơn phương đại diện cho nước Đức và cắt đứt quan hệ với các quốc gia công nhận nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Thuyết Hallstein). Mặc dù vậy chính phủ Adenauer cũng đã ký kết một hiệp định với Liên bang Xô viết vào năm 1955 để những người tù binh chiến tranh Đức cuối cùng có thể trở về quê hương. Hiệp ước Đức được ký kết vào ngày 26 tháng 5 năm 1952 giữa nước Cộng hòa Liên bang Đức và ba nước Anh, Pháp và Mỹ, bắt đầu có hiệu lực từ năm 1955 sau một vài sửa đổi, quy định về việc chấm dứt tình trạng bị chiếm đóng và mang lại cho nước Đức chủ quyền của một quốc gia độc lập. Nước Cộng hòa Liên bang Đức gia nhập khối NATO và quân đội Cộng hòa Liên bang Đức (Bundeswehr) được thành lập, bất chấp sự phản đối của một phong trào hòa bình rộng khắp.

Năm 1952 Cộng hòa Liên bang Đức là nước đồng thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu sau này. Năm 1951, Đảng Đế chế Xã hội chủ nghĩa (Sozialistische Reichspartei - SRP) cực hữu và Đảng Cộng sản Đức, đảng mà cho đến năm 1953 vẫn còn có đại diện trong Quốc hội Liên bang Đức, bị Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức tuyên xử cấm hoạt động.

Năm 1957 Saarland lại thuộc về nước Đức. Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu trong tháng 3. Trong tháng 11 năm 1959 Đảng Xã hội Dân chủ Đức cuối cùng từ bỏ Chủ nghĩa Marx với Chương trình Godesberg. Năm 1959 Heinrich Lübke được bầu làm Tổng thống Đức kế nhiệm Theodor Heuss.

Cho đến khi Bức tường Berlin được dựng lên năm 1961 hằng trăm ngàn người đã chạy trốn từ nước Cộng hòa Dân chủ Đức sang nước Cộng hòa Liên bang Đức.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Franz Josef Strauß phải từ chức trong tháng 10 năm 1962 vì Vụ Spiegel. Trong tháng 1 năm 1963 Hiệp ước Elysée giữa nước Cộng hòa Liên bang Đức và Pháp được ký kết, thiết lập cơ sở cho một chính sách hòa giải với quốc gia mà trong lịch sử đã từng được xem là "kẻ thù không đội trời chung" của nước Đức.

Adenauer từ chức vào ngày 15 tháng 10. Người kế nhiệm là Ludwig Erhard, được xem là cha đẻ của Điều kỳ diệu kinh tế. Thế nhưng ông cũng đã từ chức trong năm 1966. Sau đấy Kurt Georg Kiesinger thành lập liên minh lớn từ hai đảng CDU/CSU và SPD, lúc đầu được xem là một giải pháp tạm thời nhưng chính phủ này lại đạt được nhiều thành quả trong các chính sách về kinh tế và đối nội.

Năm 1968 Các đạo luật của Tình trạng khẩn cấp Đức được thông qua. Việc xử lý không đầy đủ quá khứ Quốc Xã, khó khăn trong đào tạo và giáo dục, phong trào chống đối Chiến tranh Việt Nam, phong trào Hippie và trật tự xã hội được cảm nhận là lỗi thời đã mang lại phong trào phản kháng của học sinh sinh viên mà hệ quả là đời sống xã hội và chính trị đã có nhiều thay đổi.

Thủ tướng Willy Brandt và Tổng thống Mỹ Richard Nixon

Gustav Heinemann được bầu làm Tổng thống trong tháng 3 năm 1969. Trong tháng 9, sau cuộc bầu cử Quốc hội đã có thay đổi thế lực chính trị, Đảng Xã hội Dân chủ Đức (SPD) và Đảng Dân chủ Tự Do Đức (FDP) thành lập chính phủ liên minh dưới quyền của Thủ tướng Willy Brandt. Chính phủ Brandt theo đuổi một chính sách tiếp cận với các nước thuộc khối Đông Âu mà với việc Quỳ gối tại Warsaw của Brandt vào ngày 7 tháng 12 năm 1970 là một biểu hiện được cả thế giới chú ý. Chính sách Phương Đông của Brandt lúc đầu đã bị chỉ trích cực lực, đặc biệt là trong nước, đến mức Liên minh Dân chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) cố bỏ phiếu bất tín nhiệm trong năm 1972.

Chính sách đối nội mang dấu ấn của việc tự do hóa hệ thống luật lệ, mở rộng mạng lưới bảo hiểm xã hội và cải cách hệ thống đào tạo. Mùa thu 1973 nước Cộng hòa Liên bang Đức cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng dầu và điều kỳ diệu về kinh tế cuối cùng cũng chấm dứt. Ngày 6 tháng 5 năm 1974 Brandt từ chức do có Vụ Guillaume.

Helmut Schmidt trở thành thủ tướng, Walter Scheel là tổng thống. Đường lối chính trị đối với các nước phía đông được tiếp tục và vào năm 1975 nhờ vào Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu mà chính sách giảm căng thẳng được tiếp tục. Về mặt đối nội, nhà nước Đức phải đối phó với các vấn đề của khủng bố cánh tả từ Phái Hồng quân mà đỉnh cao là Mùa Thu Đức năm 1977. Thế nhưng các Phong trào Hòa bình và Phong trào bảo vệ môi trường cũng là các trọng tâm của thời gian này. Năm 1979 Karl Carstens trở thành Tổng thống.

Liên minh SPD/FDP tan vỡ do có ngày càng có nhiều căng thẳng nội bộ. Vào ngày 1 tháng 10 năm 1982 Helmut Kohl trở thành Thủ tướng qua một cuộc bầu cử bất tính nhiệm. Chính phủ mới của liên minh CDU/CSU-FDP được tái xác nhận qua cuộc bầu cử năm 1983. Lần đầu tiên, Đảng Xanh (Đức), đại diện cho Phong trào Xã hội Mới, vào được Quốc hội Liên bang Đức và đạt đến một trọng lượng nhất định trong Quốc hội.

Năm 1984 Richard von Weizsäcker trở thành Tổng thống Đức. Đầu năm 1984 truyền hình tư nhân bắt đầu được phép hoạt động, cũng cùng trong năm đó là Vụ Flick. Đạo luật châu Âu thống nhất được ký kết, là một bước quan trọng tiến đến Liên minh châu Âu. Trong tháng 9 năm 1987, với Erich Honecker, lần đầu tiên một người lãnh đạo đảng và nhà nước của Cộng hòa Dân chủ Đức viếng thăm Cộng hòa Liên bang Đức.

Cộng hòa Dân chủ Đức (1949-1990)

Huy hiệu của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức

Trong Quốc hội (Volkskammer – Viện Nhân dân) mới được thành lập Wilhelm Pieck là Chủ tịch nước và Otto Grotewohl là Chủ tịch Hội đồng Bột trưởng. Cho đến năm 1971 Walter Ulbricht với cương vị là Tổng bí thư của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức nắm giữ quyền lực quyết định trong nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Thủ đô của nước Cộng hòa Dân chủ Đức là Đông Berlin.

Tháng 2 năm 1950 Bộ An ninh Quốc gia (CHDC Đức) (Ministerium für Staatssicherheit - Stasi) được thành lập. Trong tháng 7 đường sông Oder-Neiße được ký kết là ranh giới với Ba Lan. Vào ngày 15 tháng 10 cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên được tiến hành.

Vào ngày 1 tháng 1 năm 1951 kế hoạch năm năm đầu tiên bắt đầu. Trong mùa xuân 1952 trong nước Đức nổi lên cuộc thảo luận về Công hàm Stalin, nhưng cuối cùng đề nghị này đã bị phương Tây từ chối. Vào cuối tháng 4, các xí nghiệp nhân dân (Volkseigener Betrieb - VEB) và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp (Landwirtschaftliche Produktionsgenossenschaft - LPG) đầu tiên được thành lập.

Tháng 5 năm 1953 Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống Nhất Đức quyết định tăng tiêu chuẩn lao động, việc đã gây ra nhiều chống đối và đã dẫn đến cuộc nổi dậy của quần chúng vào ngày 17 tháng 6, chỉ bị dập tắt với sự giúp đỡ của quân đội Xô viết (Đọc Cuộc nổi dậy năm 1953 tại Đông Đức). Bộ Chính trị của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức tự phê bình kiểm điểm và đề ra chính sách mới.

Trong những năm từ 1949 đến 1961 đã có khoảng 3 triệu người dân rời bỏ nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Nhằm để ngăn chận việc này, nước Cộng hòa Dân chủ Đức đã khóa ranh giới với Tây Berlin bằng cách xây Bức tường Berlin.

Đầu thập niên 1970 đã có nhiều tiếp cận giữa hai nước Đức, việc chủ yếu do Thủ tướng Willy Brandt khởi đầu. Các cuộc đối thoại giữa hai quốc gia đã dẫn đến Hiệp ước Cơ bản (1972) trong năm 1973. Trong tháng 5 năm 1971 Walter Ulbricht bị tước quyền lực, Erich Honecker trở thành người kế nhiệm chức vụ Tổng bí thư Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức.

Hai nước Đông và Tây Đức gia nhập Liên Hiệp Quốc trong năm 1973. Tháng 5 năm 1974 cơ quan đại diện thường trực của hai quốc gia Đức được thành lập tại Bonn và Đông Berlin. Hai quốc gia Đức ký kết Hiệp ước Helsinki vào ngày 1 tháng 8 năm 1975. Việc tước bỏ quốc tịch của nhà sáng tác nhạc Wolf Biermann trong tháng 11 năm 1976 đã dẫn đến nhiều cuộc phản đối trong nước Cộng hòa Dân chủ Đức, đặc biệt là trong giới những người làm nghệ thuật.

Nhờ thủ hiến tiểu bang Bayern Franz Josef Strauß môi giới, nước Cộng hòa Dân chủ Đức đã nhận được một khoản tiền vay hằng tỉ đồng từ Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 1983 nhằm bảo đảm tính ổn định của đất nước. Tháng 9 năm 1987 Erich Honecker thăm viếng chính thức nước Cộng hòa Liên bang Đức.

Trong mùa hè và mùa thu 1989 ngày càng có nhiều công dân nước Cộng hòa Dân chủ Đức chạy trốn xuyên qua Hungary, nước mở cửa biên giới với Áo vào ngày 2 tháng 5. Bắt đầu từ ngày 11 tháng 9 các công dân nước Cộng hòa Dân chủ Đức đang tạm thời lưu trú trong các đại sứ quán của Cộng hòa Liên bang Đức tại các quốc gia Đông Âu cũng được phép sang Tây Đức.

Tình trạng kinh tế ngày càng xấu đi và thất vọng không có thay đổi tự do đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối trong khuôn khổ các buổi cầu nguyện cho hòa bình của Nhà thờ Tin Lành. Các cuộc biểu tình này, đặc biệt là ở Leipzig, đã nhanh chóng trở thành các cuộc biểu tình ôn hòa với rất nhiều người tham gia.

Vào ngày 18 tháng 10 Honecker từ chức. Chỉ ít ngày sau đó toàn bộ chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức đều nối gót ông. Bức tường Berlin được mở cửa vào ngày 9 tháng 11. Cuộc phản kháng ôn hòa của nhân dân Đông Đức dưới hình thức các cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai cuối cùng đã làm sụp đổ chính quyền nước Cộng hòa Dân chủ Đức.

Vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, thể theo Hiệp ước Thống nhất (Đức), việc nước Cộng hòa Dân chủ Đức gia nhập vào nước Cộng hòa Liên bang Đức theo chương 23 Hiến Pháp được hoàn thành.

Nước Đức tái thống nhất từ 1990

Tòa nhà Quốc hội (Reichstagsgebäude), biểu tượng của "Cộng hòa Berlin"

Cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên sau khi tái thống nhất được tiến hành trong tháng 12 năm 1990. Helmut Kohl vẫn là Thủ tướng Liên bang và tái đắc cử thêm một lần nữa vào năm 1994. Việc tăng trưởng hòa nhập với nhau của hai miền đất nước, thực hiện các cải cách cần thiết trong nhiều lãnh vực và hòa nhập với nhau của các quốc gia châu Âu là các đề tài chính trong nước Đức ngày nay.

Sau tái thống nhất hạ tầng cơ sở Đông Đức được cải tiến rất nhiều và một vài vùng phát triển rất tốt. Mặc dù vậy, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn rất cao mà hậu quả là nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, đã bỏ sang Tây Đức. Xu hướng cực hữu tăng lên và Đảng Chủ nghĩa Xã hội Dân chủ ( Partei des Demokratischen Sozialismus - PDS), đảng kế thừa của SED, cũng nhận được số phiếu lớn trong các cuộc bầu cử.

Năm 1991, việc dời chính phủ từ Bonn về Berlin được thông qua và đến 1999 gần như đã hoàn thành. Năm 1994 Roman Herzog kế nhiệm chức vụ tổng thống của Richard von Weizsäcker, tiếp theo sau đó là Johannes Rau (từ 1999) và Horst Köhler (từ 2004).

Với Hiệp ước về Liên minh châu Âu được ký kết năm 1992, Cộng đồng châu Âu chuyển sang thành Liên minh châu Âu với nhiều thẩm quyền hơn. Hiệp ước cũng dự định ban hành đồng Euro và dẫn đến việc thay đổi Hiếp pháp, ghi nhận mục đích đi đến một châu Âu thống nhất.

Trong những năm gần đây lời yêu cầu một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần vang to, việc lúc đầu được nước ngoài quan sát một cách chỉ trích và theo chiều hướng xấu đi của quan hệ với Mỹ ngày càng trở nên không thực tế. Sau khi tái thống nhất, quân đội Liên bang Đức lần đầu tiên cũng đã tham gia các chiến dịch bên ngoài lãnh thổ Đức.

Qua cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang 1998, thủ hiến tiểu bang Niedersachsen Gerhard Schröder thành lập chính phủ thay thế liên minh CDU/CSU-FDP dưới quyền của Kohl. Nguyên nhân là do việc trì hoãn cải cách. Lần đầu tiên một chính phủ Đức bị loại bỏ qua một cuộc bầu cử, các chính phủ trước đó thật ra là chỉ thay đổi đảng liên minh để cầm quyền.

Chính phủ mới của liên minh SPD và Liên minh 90/Đảng Xanh bắt đầu thực hiện các dự định cải cách, thế nhưng đa phần chúng lại được giảm thiểu đi nên tác dụng của các cải cách này đã bị tranh cãi rất nhiều.

Nước Đức trong thế kỷ 21

Bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2000 đồng tiền Euro là phương tiện thanh toán chính thức trong nước Đức. Chính phủ liên minh được xác nhận một lần nữa qua cuộc bầu cử năm 2002 tuy kết quả rất sít sao. Tháng Tám năm 2002 trận lụt thế kỷ tại hai con sông Elbe và Donau đã gây thiệt hại rất lớn. Mùa thu 2004 Hiệp ước về Hiến pháp châu Âu được ký kết và Phương án Hartz cải cách thị trường lao động được các đảng phái thông qua. Phương án Hartz, bắt đầu được thực hiện từ ngày 1 tháng 1 năm 2005, đã gặp phải nhiều chống đối. Qua việc gộp chung tiền trợ cấp thất nghiệp và tiền trợ cấp xã hội của phương án này, con số người thất nghiệp chính thức vượt quá ngưỡng 5 triệu vào đầu năm.

Từ vụ khủng bố Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 (đọc Sự kiện 11 tháng 9), nước Cộng hòa Liên bang Đức phải đối mặt với nhiều thử thách mới cả trong lẫn ngoài nước. Sau Chiến tranh Afghanistan 2001, quân đội Liên bang Đức đã có lực lượng đóng tại Afghanistan.

Nước Đức gây chú ý về mặt ngoại giao trong năm 2003 khi không tham gia cuộc chiến tranh Iraq. Việc này đã dẫn đến nhiều mâu thuẫn với Mỹ nhưng lại đạt được nhiều sự đồng tình trong quần chúng Đức cho Schröder, người được đặc tả là "thủ tướng hòa bình".

Ngay sau cuộc bầu cử tại tiểu bang Nordrhein-Westfalen 2005, cuộc bầu cử mà đối với những người Xã hội Dân chủ là một thất bại và đã thay đổi thế lực trong Hội đồng Liên bang về hướng có lợi cho phe đối lập bảo thủ tự do, nguyên lãnh đạo Đảng SPD Franz Müntefering và Thủ tướng Liên bang Gerdhard Schröder đã tuyên bố sẽ tồ chức bầu cử mới vào năm 2005, việc gây nhiều ngạc nhiên. Schröder tự yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm với mục đích cố ý thất cử. Vì thế Tổng thống Liên bang Horst Köhler đã giải thể Quốc hội Liên bang vào ngày 21 tháng 7 năm 2005 để tiến hành bầu cử. Sau cuộc bầu cử, liên minh SPD/Đảng Xanh không đạt được đa số trong Quốc hội và sau các cuộc thương lượng kéo dài nhiều tuần, chính phủ của liên minh lớn thứ hai trong lịch sử Đức được thành lập từ CDU/CSU và SPD dưới quyền của Thủ tướng Angela Merkel.

Chính phủ liên minh chịu áp lực chính trị cao vì tăng trưởng kinh tế chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao. Các dự tính của chính phủ đều dựa vào hy vọng có thể thực hiện dễ dàng các dự án cải cách như cải cách về bảo hiểm y tế và cải cách chế độ liên bang nhờ vào đa số trong Quốc hội Liên bang và Hội đồng Liên bang. Thế nhưng cuộc cải cách chế độ liên bang đã thất bại vào ngày 17 tháng 12 năm 2004 vì có nhiều ý kiến khác nhau về thẩm quyền cho chính sách giáo dục.

LS PHAP

Pháp (tên chính thức Cộng hòa Pháp, tiếng Pháp: République française), là một quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác. "Pháp" ở đây là bắt nguồn từ giản xưng của "Pháp Lan Tây", tên gọi nước Pháp trong tiếng Trung Quốc. Ở Việt Nam thời Pháp thuộc nước Pháp còn được gọi là Phú Lãng Sa hoặc Tây (trong khẩu ngữ).

Pháp có biên giới với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha. Tại một số lãnh thổ hải ngoại của họ, Pháp có chung biên giới trên bộ với Brasil, Suriname và Antilles Hà Lan. Pháp còn được nối với Anh Quốc qua Đường hầm Eo biển, chạy dưới Eo biển Măng-sơ.

Pháp là một nước dân chủ theo thể chế cộng hòa bán tổng thống trung ương tập quyền (unitary semi-presidential republic). Quốc gia này là một nước công nghiệp, có nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Những giá trị quan trọng của thể chế này được thể hiện trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 (Déclaration des Droits de l'Homme et du Citoyen).

Pháp là một trong những nước sáng lập Liên minh châu Âu và đồng thời cũng là quốc gia lớn nhất trong khối này tính theo diện tích, nằm trong khu vực đồng euro và khối Schengen. Pháp là một thành viên sáng lập các tổ chức NATO và Liên Hiệp Quốc, và là một trong năm thành viên có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Pháp cũng là một trong bảy quốc gia trên thế giới được công nhận là có vũ khí hạt nhân.

Địa lý

Lãnh thổ chính của Pháp nằm tại Tây Âu, nhưng nước Pháp còn bao gồm một số lãnh thổ ở Bắc Mỹ, Caribe, Nam Mỹ, Nam Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Nam Cực (chủ quyền tuyên bố tại Nam Cực tuân theo Hệ thống Hiệp ước Nam Cực). Các lãnh thổ này có nhiều hình thức chính phủ khác biệt từ hành tỉnh hải ngoại tới "lãnh địa hải ngoại.

Lãnh thổ chính của Pháp gồm nhiều vùng đặc điểm địa lý khác nhau, từ các đồng bằng ven biển ở phía bắc và phía tây cho đến những dãy núi phía đông nam (dãy An-pơ) và tây nam (dãy Pi-rê-nê). Điểm cao nhất Tây Âu nằm ở dãy Alps thuộc Pháp: đỉnh Mont Blanc cao 4.810 mét (15.781 ft) trên mực nước biển. Có nhiều vùng độ cao lớn khác như Massif Central, Jura, Vosges và Ardennes là những nơi có nhiều đá và rừng cây. Pháp cũng có những hệ thống sông lớn như sông Loa, sông Rôn, sông Ga-rôn và sông Xen.

Với diện tích 674.843 kilômét vuông (260.558 mi²), Pháp là nước rộng thứ 40 trên thế giới. Lãnh thổ chính của Pháp có diện tích 551.695 kilômét vuông (213.010 mi²), hơi rộng hơn Yemen và Thái Lan, hơi nhỏ hơn Kenya và tiểu bang Texas của Mỹ.

Nhờ những khu vực và lãnh thổ hải ngoại nằm rải rác trên tất cả các đại dương của hành tinh, Pháp sở hữu Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng thứ hai trên thế giới với diện tích 11.035.000 kilômét vuông (4.260.000 mi²), chỉ đứng sau Hoa Kỳ (11.351.000 km² / 4.383.000 mi²), nhưng trước Úc (8.232.000 km² / 3.178.000 mi²).[1] Vùng đặc quyền kinh tế Pháp chiếm gần 8% tổng diện tích mọi vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới, trong khi diện tích đất liền Cộng hòa Pháp chỉ chiếm 0.45% tổng bề mặt Trái Đất.

Tương phản và đa dạng

Pháp nổi tiếng trên thế giới là quốc gia có sự đa dạng dân tộc, kiến trúc và phong cảnh. Khoảng 50% dân số Pháp có nguồn gốc nước ngoài[cần dẫn nguồn], biến Pháp trở thành một trong những nước đa dạng dân tộc nhất trên thế giới. Những người di cư tới Pháp trước kia và gần đây đến từ khắp năm châu (Châu Phi, Châu Á, Châu Úc, Châu Âu và Châu Mỹ). Trung Quốc và Anh Quốc là những nước có số di dân tới Pháp lớn nhất trong năm 2005. Pháp cũng là nơi có điểm cao nhất Châu Âu (Mont-Blanc 4.810 m; 15.780 ft) và điểm thấp nhất Châu Âu, Đồng bằng Rhone, (-5 m; -15 ft). Pháp nhỏ hơn Brasil mười bốn lần và chỉ bằng một nửa Ontario.Tuy nhiên, phong cảnh Pháp rất đa dạng thay đổi theo từng vùng, từ Paris và những vùng ngoại ô của nó cho tới những vùng đất cao thuộc dãy Alps cùng các thị trấn du lịch biển.

Mặt khác, Pháp có nhiều công trình kiến trúc cổ như thành phố Paris hay Trung tâm Troyes. Luật Gia đình Pháp đã có 200 năm tuổi và được viết từ thời Napoléon. Pháp cũng là nước phát triển cao với mạng lưới đường cao tốc rộng lớn và dày đặc (ví dụ: Pháp hơi nhỏ hơn California nhưng mạng lưới đường cao tốc của nó có chiều dài gấp đôi bang này), 32.000 kilômét (20.000 mi) đường sắt (SNCF), cùng với các khu trượt tuyết hiện đại và các khu thương mại lớn. Pháp cũng là nước có mức tăng trưởng kết nối Internet nhanh chóng (ADSL và cáp quang tại Paris), và vào năm 2004, lần thứ ba liên tiếp, hệ thống chăm sóc y tế Pháp được Tổ chức Y tế Thế giới xếp hạng thứ nhất thế giới.

Lịch sử

La Mã tới Cách mạng

Lâu đài Chambord

Các biên giới nước Pháp hiện đại gần tương tự như những biên giới của nước Gaule cổ, từng là nơi sinh sống của người Gaule Celt. Gaule bị La Mã của Julius Caesar chinh phục vào thế kỷ thứ nhất TCN, và người Gaule sau này đã chấp nhận ngôn ngữ Rôma (La tinh, đã du nhập vào ngôn ngữ Pháp) và văn hóa Rôma. Đạo Công giáo bắt đầu bén rễ tại đây từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3 Công Nguyên, và bắt đầu có cơ sở vững chắc từ thế kỷ thứ tư và thứ năm tới mức St. Jerome đã viết rằng Gaule là vùng duy nhất “không dị giáo”. Ở Thời trung cổ, người Pháp đã chứng minh điều này khi tự gọi mình là “Vương quốc Pháp Công giáo nhất.”

Ở thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên, biên giới phía đông của Gaule dọc theo sông Rhine bị các bộ lạc Gécmanh, chủ yếu là người Frank, xâm chiếm, và đó chính là nguồn gốc cho chữ "Francie". Cái tên "France" xuất phát từ tên một vương quốc phong kiến của các vị vua nhà Capetian nước Pháp xung quanh Paris. Vương quốc này tồn tại như một thực thể riêng biệt từ Hiệp ước Verdun (843), sau khi Charlemagne phân chia đế chế Carolingien thành Đông Francia, Trung Francia và Tây Francia. Tây Francia chiếm vùng gần tương đương lãnh thổ nước Pháp hiện đại ngày nay.

Vương triều Carolingien cai trị Pháp cho tới năm 987, khi Hugues Capet, Công tước Pháp và Bá tước Paris, lên ngôi Vua Pháp. Những thế hệ sau của ông, các triều đại Capetian, Valois và Bourbon dần thống nhất đất nước thông qua hàng loạt các cuộc chiến tranh và những vụ thừa kế đất đai. Chế độ phong kiến phát triển đỉnh điểm ở thế kỷ 17 thời vua Louis XIV. Ở giai đoạn này Pháp có dân số đông nhất Châu Âu (xem Nhân khẩu Pháp) và có ảnh hưởng to lớn tới chính trị, kinh tế và văn hóa Châu Âu. Trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm kinh hoàng (1756 - 1873), Pháp đánh nhau với nước Anh ở châu Âu và cả các thuộc địa tại Ấn Độ và châu Mỹ để tranh giành bá quyền.[2] Vào năm 1759, quân Pháp đaị bại trong nhiều trận đánh ở Canada và mất thành phố Quebec về tay quân Anh.[3] Không những thế, vào năm 1757, bằng một đòn giáng sấm sét, những chiến binh tinh nhuệ Phổ, với tinh thần kỷ cương cao độ, đã đại phá tan nát liên quân Pháp - Áo trong trận huyết chiến tại Rossbach.[4][5] Tới cuối kỳ này, Pháp đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Mỹ khi cung cấp tiền và một số vũ khí cho những người khởi nghĩa chống Đế quốc Anh.

Từ quân chủ tới nước Pháp hiện đại

Chế độ quân chủ tồn tại cho tới khi cuộc Cách mạng Pháp bùng nổ năm 1789. Vua Louis XVI và Hoàng hậu Marie Antoinette, bị giết cùng hàng nghìn công dân Pháp khác. Sau thời gian của một loạt những chính phủ tồn tại ngắn ngủi, Napoléon Bonaparte nắm quyền kiểm soát nền Cộng hòa năm 1799, tự phong mình làm Tổng tài, và sau này là Hoàng đế của cái hiện được gọi là Đế chế Pháp thứ nhất (1804–1814). Trong thời của các cuộc chiến tranh, ông đã chinh phục hầu hết lục địa Châu Âu và các thành viên gia đình Bonaparte được chỉ định làm vua tại các vương quốc mới được thành lập. Vào năm 1813, quân đội tinh nhuệ của Napoléon bị liên quân Phổ - Nga - Áo - Thụy Điển đập cho tan nát trong trận đánh kịch liệt tại Leipzig. [6]

Sau khi Napoleon bị đánh bại năm 1815 tại Trận Waterloo, nền quân chủ cũ Pháp được tái lập. Năm 1830, một cuộc khởi nghĩa dân sự đã thành lập ra Quân chủ tháng 7 lập hiến, tồn tại tới năm 1848. Nền Cộng hòa thứ hai ngắn ngủi chấm dứt năm 1852 khi Louis-Napoléon Bonaparte tuyên bố thành lập Đế chế Pháp thứ hai. Louis-Napoléon bị hất cẳng sau khi đại bại trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 và bị thay thế bởi nền Cộng hòa thứ ba. Pháp phải cống cho nước Phổ thắng trận một khoảng chiến phí lớn, lại còn bị kiệt quệ và suy thoái nghiêm trọng. Vào năm 1873, người lính Phổ cuối cùng đã rút khỏi đất Pháp. [7]

Eugène Delacroix - La Liberté guidant le peuple ("Thần tự do dẫn dắt Nhân dân"), một biểu tượng của Cách mạng Pháp 1830

Pháp sở hữu các thuộc địa dưới nhiều hình thức từ đầu thế kỷ 17 cho tới tận thập kỷ 1960. Trong thế kỷ 19 và 20, đế chế thuộc địa toàn cầu của họ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Đế chế Anh. Thời đỉnh điểm, giữa năm 1919 và 1939, đế chế thuộc địa Pháp thứ hai vượt quá 12.347.000 kilômét vuông (4.767.000 sq. mi) đất liền. Gồm cả Mẫu quốc Pháp, tổng diện tích đất liền thuộc chủ quyền Pháp đạt tới 12.898.000 kilômét vuông (4.980.000 dặm vuông) trong thập kỷ 1920 và 1930, chiếm 8.6% diện tích đất liền thế giới.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân Đức tiêu diệt được biết bao lính Pháp, đến nỗi quân Pháp khó thể hồi phục phải dựa dẫm vào quân Anh.[8] Kết thúc Chiến tranh, Pháp giành chiến thắng kiểu Pyrros, phải chịu những tổn thất to lớn cả về con người và vật chất (nên chẳng khác gì chiến bại vậy[9]) khiến họ trở nên suy yếu trong những thập kỷ tiếp sau. Những năm 1930 được đánh dấu bởi nhiều cuộc cải cách xã hội do Chính phủ Mặt trận Bình dân đưa ra.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau một trận đánh ngắn, dữ dội và mang tính sai lầm chiến lược, Pháp đại bại[10] giới lãnh đạo Pháp đã quyết định đầu hàng người Đức vào năm 1940. Chính sách hợp tác với người Đức, một hành động khiến một số người phản đối, dẫn tới việc thành lập Các lực lượng Pháp Tự do bên ngoài nước Pháp và Kháng chiến Pháp ở bên trong. Pháp được quân Đồng Minh giải phóng năm 1944.

Nền Đệ tứ Cộng hòa Pháp được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và đấu tranh nhằm lấy lại vị thế kinh tế, chính trị của một cường quốc. Pháp đã nỗ lực giữ vững đế chế thuộc địa của mình nhưng nhanh chóng rơi vào khủng hoảng. Nỗ lực miễn cưỡng năm 1946 nhằm giành lại quyền kiểm soát Đông Dương thuộc Pháp dẫn tới cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, chấm dứt với thất bại và việc rút quân của họ năm 1954. Chỉ vài tháng sau, Pháp phải đối mặt với một cuộc xung đột mới và ác liệt hơn cuộc chiến tại nước thuộc địa chính và lâu đời nhất của họ, Algeria.

Cuộc tranh luận việc có nên giữ quyền kiểm soát Algeria hay không sau này đã khiến hơn 1 triệu người định cư Châu Âu tại đây trở về nước, gây ra sự bất đồng và hầu như đã dẫn tới nội chiến. Năm 1958, nền Đệ tứ Cộng hòa ốm yếu và bất ổn phải nhường chỗ cho nền Đệ Ngũ Cộng hoà, với việc mở rộng quyền lực tổng thống; trong vai trò này, Charles de Gaulle đã tìm cách củng cố đất nước và tiến hành những bước đi nhằm chấm dứt chiến tranh. Chiến tranh giành Độc lập Algeria chấm dứt với các cuộc đàm phán hòa bình năm 1962 với việc Algeria giành lại độc lập.

Trong những thập kỷ gần đây, sự hòa giải và hợp tác của Pháp với Đức đóng vai trò trung tâm của họ trong việc hội nhập chính trị và kinh tế của Liên minh Châu Âu, gồm việc phát hành đồng tiền chung Châu Âu euro tháng 1, 1999. Pháp luôn là nước đứng đầu trong số các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu tìm cách khai thác lợi thế của một đồng tiền chung nhằm tạo ra một Liên minh Châu Âu với quan điểm thống nhất, đồng nhất chính trị, quốc phòng và an ninh ở mức cao hơn. Tuy nhiên, cử tri Pháp bỏ phiếu phản đối Hiệp ước thành lập một Hiến pháp chung Châu Âu tháng 5 năm 2005.

Chính phủ và chính trị

Các nguyên tắc căn bản mà Cộng hòa Pháp phải tôn trọng được ghi trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789.

Bài chính về chính trị và chính quyền của France có thể tìm đọc tại Loạt bài về chính trị và chính quyền của France.

Hiến pháp của nền Đệ Ngũ Cộng hòa được thông qua sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 28 tháng 9, 1958. Hiến pháp mở rộng to lớn quyền lực hành pháp so với Nghị viện.

Theo hiến pháp, Tổng thống Cộng hòa Pháp được bầu cử theo quy tắc phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm (trước kia là 7 năm). Sự phân xử của Tổng thống đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ cấu quyền lực công cộng và tính liên tục của quốc gia. Tổng thống đề cử Thủ tướng, là người cầm đầu nội các, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, và ký kết các hiệp ước.

Nghị viện Pháp (Parlement français) theo chế độ lưỡng viện gồm Quốc hội (Assemblée Nationale) và Thượng nghị viện (Sénat). Các nghị sĩ quốc hội được gọi là dân biểu (député) đại diện cho các khu vực bầu cử địa phương và được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội Pháp có quyền bãi miễn chính phủ, vì thế phe chiếm đa số trong Quốc hội sẽ quyết định sự lựa chọn chính phủ. Các thượng nghị sĩ (sénateur) được lựa chọn theo bầu cử với nhiệm kỳ 6 năm (trước kia là 9 năm), và một nửa số ghế được bầu lại sau mỗi ba năm bắt đầu từ tháng 9, 2008.[11]

Quyền lực lập pháp của Thượng nghị viện bị giới hạn: trong trường hợp có sự bất đồng giữa lưỡng viện, Quốc hội sẽ là bên có tiếng nói cuối cùng[12]. Chính phủ có ảnh hưởng lớn trong việc đưa ra chương trình nghị sự của Quốc hội và Thượng nghị viện.

Trong ba mươi năm qua, chính trị Pháp có đặc trưng bởi sự đối đầu chính trị giữa hai phe: cánh tả, tập trung quanh Đảng Xã hội chủ nghĩa Pháp (Parti socialiste), một đảng trung tả và cánh hữu tập trung quanh Đảng Tập hợp vì nền Cộng hoà (RPR) và hậu duệ của nó là Union pour un Mouvement Populaire (UMP), một đảng trung hữu theo chủ nghĩa bảo thủ. Đảng Pháp cánh hữu đã có bước phát triển lớn đầu thập kỷ 1980 khi lợi dụng sự lo ngại của cử tri về sự thụt lùi của đất nước, sự 'tan rã quốc gia' kết quả của quá trình nhập cư và toàn cầu hóa hô hào ủng hộ những bộ luật nhập cư khắt khe hơn. Sau này số lượng cử tri ủng hộ họ dừng ở mức ổn định khoảng 16%.

Chính sách đối ngoại của Pháp được hình thành phần lớn với tư cách thành viên Liên minh Châu Âu. Ngày 29 tháng 5, 2005 cử tri Pháp đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý với khoảng 55% số phiếu phản đối phê chuẩn Hiệp ước thành lập Hiến pháp chung Châu Âu. Kết quả cuộc bầu cử được dư luận rộng rãi coi là mang tính quan trọng lớn với tương lai phát triển của Liên minh Châu Âu, cũng như khả năng giữ vai trò lãnh đạo của Pháp ở Châu Âu.

Pháp là thành viên của Văn phòng Cộng đồng Thái Bình Dương (SPC), Hiệp hội Ấn Độ Dương (COI), là thành viên liên kết của Hiệp hội Quốc gia Caribe (ACS) và là thành viên đứng đầu Tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp (OIF) với 51 nước sử dụng tiếng Pháp hoàn toàn hay một phần.

Pháp cũng là nơi đóng trụ sở của OECD, UNESCO, Interpol, và Văn phòng Trọng lượng và Đo lường Quốc tế chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn hệ mét.

Các khu vực hành chính

Pháp được chia thành 26 đại khu: 22 trong Pháp quốc bản thổ (21 ở bản thổ; 1 là "lãnh thổ tập thể" Corse, trên đảo Corsica, thường được gọi là một "đại khu" theo cách nói thông thường), và 4 đại khu hải ngoại. Các vùng được chia tiếp thành 100 hành tỉnh. Các hành tỉnh được đánh số (chủ yếu theo bảng chữ cái) và số này được dùng làm mã bưu chính cũng như mã trên bảng số xe.

Các hành tỉnh lại được chia tiếp thành 341 chuyên khu, nhưng các chuyên khu không có hội đồng lập pháp theo bầu cử và chỉ là đơn vị hành chính của đất nước. Các chuyên khu được chia thành 4.032 hương, các hương này cũng chỉ có ý nghĩa hành chính. Cuối cùng, các hương được chia thành 36.682 [[Công xã (Pháp)|công xã], đây là các chính quyền tự quản với hội đồng được bầu cử riêng biệt (hội đồng tự quản).

Đại khu, hành tỉnh và công xã đều là "lãnh thổ tập thể", có nghĩa họ có một cơ quan hành pháp và lập pháp riêng biệt, trong khi các chuyên khu và hương chỉ đơn giản là các đơn vị hành chính. Tới tận năm 1940, các chuyên khu vẫn là các lãnh thổ tập thể với một cơ quan lập pháp bầu cử riêng biệt (hội đồng chuyên khu), nhưng dưới thời Vichy Pháp cơ quan này đã bị ngừng hoạt động và chính thức bị hủy bỏ bởi nền Đệ Tứ Cộng hòa Pháp năm 1946. Theo lịch sử, các hương cũng từng là các lãnh thổ chung với cơ quan lập pháp riêng biệt.

Bốn hành tỉnh hải ngoại (cũng tức là bốn đại khu hải ngoại) là một phần trong tổng thể nước Pháp (và Liên minh Châu Âu) và vì thế có quy chế tương tự như các hành tỉnh thuộc bản thổ.

Ngoài 26 đại khu và 100 hành tỉnh, Cộng hòa Pháp còn gồm sáu khu vực hải ngoại, một "thực thể địa phương có địa vị đặc thù"(New Caledonia), một lãnh địa hải ngoại và một hòn đảo ở Thái Bình Dương.

Các khu vực hải ngoại và lãnh địa hải ngoại là một phần hình thành nên Cộng hòa Pháp nhưng không hình thành nên Liên minh Châu Âu hay vùng tài chính của nó. Các lãnh thổ Thái Bình Dương tiếp tục sử dụng đồng franc Thái Bình Dương có giá trị ổn định với đồng euro. Trái lại, bốn đại khu (hành tỉnh) hải ngoại sử dụng đồng franc Pháp và hiện dùng đồng euro.

Pháp cũng vẫn giữ quyền kiểm soát một số hòn đảo nhỏ không thường xuyên có người ở tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương: Bassas da India, Đảo Clipperton, Đảo Europa, Quần đảo Glorioso, Đảo Juan de Nova, Đảo Tromelin. Xem Các hòn đảo thuộc quyền kiểm soát của Pháp tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Vận tải

Hệ thống đường sắt của Pháp dài 31,840 kilometres (19,784 mi), là hệ thống đường sắt lớn và bao quát nhất trong các nước Tây Âu. Hệ thống này được điều hành bởi SNCF, các loại tàu cao tốc bao gồm Thalys, Eurostar và TGV, đặc biệt loại tàu TGV có thể đạt vận tốc 320 km/h khi sử dụng vào mục đích thương mại. Trong khi đó Eurostar, cùng với Eurotunnel Shuttle, kết nối với vương quốc Anh thông qua Đường hầm eo biển Manche. Hệ thống đường sắt của Pháp kết nối với tất cả các quốc gia châu Âu, trừ Andorra. Hệ thống giao thông đô thị tại quốc gia cũng rất phát triển với các loại hình giao thông ngầm, tàu điện, xe bus kết hợp.

Ở Pháp có khoảng 893,300 kilometres (555,071 mi) đường, trong đó Paris được bao phủ bởi một hệ thống đường và đường quốc lộ dày đặc nối liền với mọi miền của đất nước. Các tuyến đường của Pháp cũng nối tới các quốc gia châu Âu láng giềng như Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Monaco, Đức, Ý và Andorra. Ở Pháp không có thuế đường hàng năm; tuy nhiên, việc sử dụng đường xa lộ đòi hỏi thu thuế đi đường trừ các khu vực lân cận của các xã lớn. Thị trường ô tô tại Pháp bị thống trị bởi các hãng xe nội địa như Renault (27% xe bán ra năm 2003), Peugeot (20.1%) và Citroën (13.5%). Hơn 70% xe bán ra năm 2004 sử dụng động cơ diesel, vượt xa các loại xe sử dụng động cơ xăng hay khí hóa lỏng. Pháp sở hữu cây cầu cao nhất thế giới: cầu cạn Millau và đã xây dựng nhiều cây cầu quan trọng như Pont de Normandie.

Ở Pháp có 478 sân bay, bao gồm cả các cánh đồng dành cho máy bay hạ cánh. Sân bay quốc tế Charles de Gaulle nằm ở ngoại ô Paris là sân bay lớn và nhộn nhịp nhất nước Pháp, chịu trách nhiệm cho phần lớn giao thương của quốc gia và kết nối Paris với các địa điểm trên thế giới. Air France là hãng hàng không quốc gia của Pháp, ngoài ra ở Pháp còn có rất nhiều hãng hàng không tư nhân cung cấp dịch vụ cho các chuyến bay quốc tế và nội địa. Tại Pháp có 10 cảng lớn, trong đó lớn nhất là cảng ở Marseille, đây cũng là cảng biển lớn nhất giáp Địa Trung Hải. 14,932 kilometres (9,278 mi) đường sông chảy qua Pháp bao gồm Canal du Midi kết nối Địa Trung Hải với Đại Tây Dương thông qua sông Garonne.

Quân đội

Các lực lượng vũ trang Pháp được chia thành bốn nhánh:

Lục quân (Armée de Terre)

Hải quân (Marine Nationale)

Không quân (Armée de l'Air)

Hiến binh (Gendarmerie Nationale), một lực lượng cảnh sát quân sự hoạt động chủ yếu như cảnh sát.

Độ tuổi quân sự là 17. Từ Chiến tranh giành độc lập Algeria, chế độ nghĩa vụ quân sự dần giảm bớt và chính phủ Jacques Chirac đã bãi bỏ nó năm 1996.

Trong số các nền kinh tế Liên minh Châu Âu, Pháp và Anh Quốc là những nước có tỷ lệ chi tiêu quân sự lớn: Pháp chiếm 2.6% GDP, Anh Quốc 2.4%, theo các con số năm 2003 của NATO. Hai nước này chiếm 40% chi tiêu quân sự của EU. Tại hầu hết các nước thuộc khối này, chi tiêu quân sự chỉ chưa tới 1.5% GDP. Khoảng 10% ngân sách quốc phòng Pháp chi cho force de frappe, hay vũ khí hạt nhân.

Kinh tế

Chiếc Airbus A380 đầu tiên hoàn thành tại buổi lễ "Giới thiệu A380" ở Toulouse ngày 18 tháng 1, 2005.

Bài chi tiết: Kinh tế Pháp

Kinh tế Pháp bao gồm số lượng lớn doanh nghiệp tư nhân (gần 2.5 triệu công ty đã đăng ký) với sự can thiệp đáng kể (dù đang giảm bớt) từ phía chính phủ (xem chính sách kinh tế chỉ huy). Chính phủ giữ ảnh hưởng khá lớn trên những lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng, sở hữu đa số vốn trong các ngành đường sắt, điện, hàng không và các công ty viễn thông. Nước này đã dần nới lỏng kiểm soát từ đầu thập kỷ 1990. Chính phủ dần bán ra các cổ phần đang nắm giữ trong France Télécom, Air France, cũng như trong các ngành bảo hiểm, ngân hàng và công nghiệp quốc phòng.

Là một thành viên nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới G8, kinh tế Pháp xếp hàng thứ sáu thế giới năm 2005, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Anh Quốc. Pháp là một trong 10 thành viên Liên minh Châu Âu đầu tiên sử dụng đồng Euro ngày 1 tháng 1, 1999, và các đồng tiền xu cũng như tiền giấy euro đã hoàn toàn thay thế đồng franc của Pháp đầu năm 2002.

Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), trong năm 2004 Pháp là nhà xuất khẩu hàng hóa sản xuất đứng hàng thứ năm thế giới sau Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và đứng trước Anh Quốc. Nước này cũng đứng thứ tư thế giới về nhập khẩu hàng hóa sản xuất (sau Hoa Kỳ, Đức, và Trung Quốc, nhưng trước Anh Quốc và Nhật Bản). Năm 2003 Pháp là nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng hàng thứ hai trong số các nước OECD ở mức 47 tỷ dollar, xếp sau Luxembourg (nơi nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là sự chuyển tiền tới các ngân hàng đóng trụ sở tại đó) nhưng trước Hoa Kỳ (39.9 tỷ dollar), Anh Quốc (14.6 tỷ dollar), Đức (12.9 tỷ dollar), hay Nhật Bản (6.3 tỷ dollar). Cùng trong năm này, các công ty Pháp đã đầu tư 57.3 tỷ dollar ra ngoài đất nước khiêé Pháp trở thành nhà đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn thứ hai khối OECD, sau Hoa Kỳ (173.8 tỷ dollar), và trước Anh Quốc (55.3 tỷ dollar), Nhật Bản (28.8 tỷ dollar) và Đức (2.6 tỷ dollar).

Trong báo cáo OECD in Figures xuất bản năm 2005, OECD cũng ghi chú rằng Pháp hiện dẫn đầu các nước G7 về hiệu năng sản xuất (tính theo GDP trên giờ làm việc).[13] Năm 2004, GDP trên giờ lao động tại Pháp là $47.7, xếp hạng trên Hoa Kỳ ($46.3), Đức ($42.1), Anh Quốc ($39.6), hay Nhật Bản ($32.5).[14]

Dù có năng suất trên giờ làm việc cao hơn Hoa Kỳ, GDP trên đầu người của Pháp lại thấp hơn khá nhiều so với GDP trên đầu người Hoa Kỳ, trên thực tế chỉ tương đương mức GDP trên đầu người của các nước Châu Âu khác, trung bình thấp hơn 30% so với mức của Hoa Kỳ. Lý do giải thích vấn đề này là phần trăm dân số tham gia lao động của Pháp thấp hơn so với Mỹ, khiến GDP trên đầu người của Pháp ở mức thấp dù có năng suất lao động cao hơn. Trên thực tế, Pháp là một trong những nước có tỷ lệ người lao động trong độ tuổi 15-64 thấp nhất khối OECD. Năm 2004, 68.8% dân số Pháp trong độ tuổi 15-64 có việc làm, so với 80.0% tại Nhật Bản, 78.9% tại Anh Quốc, 77.2% tại Hoa Kỳ, và 71.0% tại Đức.[15] Hiện tượng này là kết quả của tình trạng thất nghiệp hầu như trong ba mươi năm liền tại Pháp, dẫn tới ba hậu quả làm giảm sút số lượng dân số lao động: khoảng 9% dân số ở độ tuổi lao động không có việc làm; sinh viên phải trì hoãn càng lâu càng tốt thời gian tham gia thị trường lao động của mình; và cuối cùng, chính phủ Pháp đã đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích người lao động nghỉ hưu sớm ngay từ độ tuổi 50, dù những biện pháp này đang được giảm bớt.

Như các nhà kinh tế đã từng nhắc đi nhắc lại trong những năm qua, vấn đề chính của nền kinh tế Pháp không phải là năng suất lao động. Theo họ, vấn đề chính là cải cách cơ cấu, nhằm tăng số lượng người lao động trên tổng dân số. Các nhà kinh tế theo lý thuyết Tự do và Keynesian đưa ra những biện pháp khác nhau cho vấn đề này. Cánh hữu coi số giờ lao động thấp và việc miễn cưỡng cải cách thị trường lao động là những điểm yếu trong nền kinh tế Pháp, trong khi cánh tả coi việc thiếu những chính sách hỗ trợ công bằng xã hội của chính phủ là điều cần giải quyết. Những nỗ lực gần đây của chính phủ nhằm điều chỉnh thị trường lao động trẻ, chống thất nghiệp đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.

Với hơn 75 triệu du khách nước ngoài năm 2003, Pháp được xếp hạng là điểm đến hàng đầu thế giới, trước Tây Ban Nha (52.5 triệu) và Hoa Kỳ (40.4 triệu). Khả năng thu hút du khách này nhờ có các thành phố với nhiều di sản văn hoá (đứng đầu là Paris), các bãi biển và các khu nghỉ dưỡng ven biển, các khu trượt tuyết, các vùng nông thôn đẹp và yên bình thích hợp với du lịch xanh.

Pháp sở hữu một ngành công nghiệp hàng không quan trọng đứng đầu là tổ hợp hàng không Châu Âu Airbus và là cường quốc Châu Âu duy nhất (ngoại trừ Nga) có sân bay vũ trụ (Centre Spatial Guyanais) riêng của mình. Pháp cũng là nước độc lập nhất về năng lượng ở phương Tây nhờ đã đầu tư lớn vào năng lượng nguyên tử, khiến nước này trở thành quốc gia gây phát sinh carbon dioxide thấp nhất trong số các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Nhờ những khoản đầu tư lớn vào kỹ thuật nguyên tử, khoảng 77% nhu cầu năng lượng của Pháp được cung cấp từ các nhà máy điện nguyên tử.

Với những vùng đất rộng rãi và màu mỡ, việc áp dụng kỹ thuật hiện đại cũng như các biện pháp hỗ trợ của EU khiến Pháp trở thành nước sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu Châu Âu. Lúa mì, gia cầm, sữa, thịt bò, thịt lợn cũng như các sản phẩm thức ăn và rượu vang Pháp nổi tiếng trên thế giới là các mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu của nước này. Tổng các khoản trợ cấp nông nghiệp của EU dành cho Pháp lên tới 14 tỷ dollar.

Từ cuối Chiến tranh thế giới thứ hai chính phủ Pháp đã đưa ra những nỗ lực to lớn nhằm hợp tác ngày càng sâu với Đức, cả về mặt kinh tế và chính trị. Hiện nay, hai nước này thường được coi là những quốc gia "trung tâm" trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập sâu hơn nữa trong Liên minh Châu Âu.

Giao thông

Nhân khẩu

Thành phố Lyon

Bài chi tiết: Nhân khẩu Pháp

Từ thời tiền sử, Pháp đã là ngã tư đường của thương mại, di cư và các cuộc xâm chiếm. Bốn tộc người Châu Âu chính - tiền-Celtic, Celtic (Gallic và Breton), Latin, và Germanic (Franks, Visigoths, Burgundians, Vikings) - đã hòa trộn với nhau trong nhiều thế kỷ để tạo nên dân số hiện nay của Pháp. Bên cạnh các sắc tộc "lịch sử", những sắc dân mới đã di cư tới Pháp từ thế kỷ 19: người Bỉ, người Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Rumani, Armenia, người Do Thái từ Đông Âu và Maghreb, người Ả rập và Berber từ Maghreb, người da đen Châu Phi và Caribe, người Hán Trung Quốc, là những sắc dân đông đảo nhất. Theo ước tính, hiện nay 40% dân số Pháp là hậu duệ của những người di cư đến đây, khiến Pháp trở thành một trong những quốc gia đa dạng sắc tộc nhất thế giới, dù vẫn là một đất nước Gallic. Tuy nhiên, những người nhập cư từ các nước Châu Âu khác có thời gian hòa nhập ngắn, trong khi những nhóm người không Châu Âu thường hòa nhập chậm chạp vào xã hội mới vì các khác biệt văn hóa cũng như phân biệt xã hội lớn hơn.

Dân số

Bắt đầu từ thế kỷ 19, lịch sử phát triển dân số Pháp bắt đầu trở nên khác biệt rõ nét so với Thế giới Phương Tây. Không như phần còn lại của Châu Âu, Pháp không trải qua thời kỳ phát triển dân số mạnh trong thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20. Trái lại, ở nửa sau thế kỷ 20 dân số nước này lại tăng nhanh hơn các nước Châu Âu khác và vì thế cũng ở mức cao hơn trong các thế kỷ trước.

Sau năm 1974, mức tăng dân số Pháp trở nên ổn định, và hạ xuống mức thấp nhất trong thập kỷ 1990 với mức tăng hàng năm 0.39%, tương tự với Châu Âu vốn đang ở giai đoạn giảm sút dân số. Tuy nhiên, những kết quả đầu tiên của cuộc điều tra dân số năm 2004 của Pháp đã làm các nhà nhân khẩu học ngạc nhiên lớn. Cuộc điều tra cho thấy mức tăng dân số đã lại tăng mạnh sau cuộc điều tra năm 1999, một điều không ai từng nghĩ tới trước đó. Từ năm 1999 đến năm 2003, mức tăng dân số hàng năm là 0.58%. Năm 2004, tốc độ tăng dân số ở mức 0.68%, hầu như tương đương với Bắc Mỹ. Năm 2004 cũng là năm tốc độ tăng dân số Pháp đạt mức cao nhất kể từ năm 1974. Mức tăng dân số của Pháp vượt xa các nước Châu Âu (ngoại trừ Cộng hòa Ireland). Năm 2003, tăng trưởng dân số tự nhiên Pháp (trừ nhập cư) hầu như chiếm toàn bộ mức tăng trưởng dân số tự nhiên Châu Âu: dân số Liên minh Châu Âu tăng 216.000 người (không tính nhập cư), trong số đó 211.000 là từ riêng nước Pháp, và 5.000 từ toàn bộ các nước khác cộng lại. Năm 2004 tăng trưởng dân số tự nhiên đạt 256.000, nhưng hiện ta chưa có con số cụ thể của các thành viên Liên minh Châu Âu khác.

Những kết quả không ngờ đó đưa lại những hậu quả lớn cho tương lai. Hiện tại, Pháp là nước có dân số đông thứ ba Châu Âu, sau Nga và Đức. Trước kia, các nhà nhân khẩu học cho rằng tới năm 2050 dân số Mẫu quốc Pháp sẽ đạt mức 64 triệu người, nhưng hiện nay họ cho rằng ước tính đó quá thấp khi so sánh với mức độ tăng trưởng dân số thập kỷ 1990. Hiện nay các nhà nhân khẩu học ước tính, tới năm 2050 dân số Mẫu quốc Pháp sẽ là 75 triệu người, và lúc đó Pháp sẽ là nước đông dân nhất Liên minh Châu Âu, trên Đức (71 triệu), Anh Quốc (59 triệu), và Italia (43 triệu).

Năm 2005, tỷ lệ sinh và khả năng sinh sản tiếp tục tăng. Tỷ lệ sinh tự nhiên trên tỷ lệ tử tăng tới 270.100. Tỷ lệ sinh sản trong suốt cuộc đời tăng tới mức 1,94 năm 2005, từ mức 1,92 năm 2004. Số lượng nhập cư thực hơi giảm xuống còn 97.500 năm 2005. Tại Pháp, nhập cư chiếm một phần tư tổng tăng dân số--mức trung bình của toàn Châu Âu là 80%. [16][17] Nếu những ước tính đó là chính xác, nó có thể làm thay đổi toàn bộ sự cân bằng quyền lực tại Brussels. Đây sẽ là lần đầu tiên từ những năm 1860 Pháp trở thành quốc gia có dân số lớn nhất tại Châu Âu (ngoại trừ Nga). Vào giữa năm 2004 EU có 460 triệu dân, 13,6% trong số đó sống tại Pháp (gồm cả những khu vực hải ngoại). Tới năm 2050 ước tính dân số Liên minh Châu Âu (của 25 nước thành viên hiện tại) sẽ giảm xuống còn 445 triệu người, trong số đó 17,5% sẽ sống tại Pháp.

Theo Cao ủy Liên hiệp quốc về Người tị nạn (UNHCR), số lượng người đang xin tị nạn chính trị tại Pháp đã tăng khoảng 3 % trong giai đoạn 2003 và 2004, trong khi ở cùng thời kỳ đó, số đơn xin tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ giảm khoảng 29 %. Vì thế, Pháp đã thay thế Hoa Kỳ trở thành điểm đến hàng đầu cho những người tị nạn chính trị năm 2004.

Một vấn đề lo ngại chính trị dai dẳng chính là sự giảm sút dân số nông thôn. Trong giai đoạn 1960-1999 mười lăm khu vực nông nghiệp đã gặp phải vấn đề giảm sút dân số. Trường hợp nặng nề nhất, dân số Creuse đã giảm 24%.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức duy nhất của Pháp là tiếng Pháp, theo Điều 2 Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên, tại Mẫu quốc Pháp nhiều ngôn ngữ địa phương như: các biến thể tiếng Đức miền cao (được gọi là tiếng Alsace và Đức Lorraine), Occitan (gồm Gascon và Provençal), các thổ ngữ Oïl (như Picard và Poitevin-Saintongeais), Basque, Breton, Catalan, Corsican và Franco-Provençal. Cũng có một số ngôn ngữ thỉnh thoảng được sử dụng hay được hiểu khác, đa số bởi những người có tuổi. Tương tự, có nhiều ngôn ngữ được dùng tại các lãnh thổ và khu vực hải ngoại Pháp: các ngôn ngữ Créole, các ngôn ngữ thổ dân Châu Mỹ, các ngôn ngữ Đa Đảo, các ngôn ngữ Tân Calédonie, Comoria. Tuy nhiên, chính phủ Pháp và hệ thống trường công lập cho tới gần đây vẫn không khuyến khích sử dụng các ngôn ngữ đó. Hiện chúng được dạy tại một số trường, dù tiếng Pháp vần là ngôn ngữ chính thức duy nhất của chính phủ, địa phương hay quốc gia. Một số ngôn ngữ của những người nhập cư cũng được sử dụng tại Pháp, đặc biệt tại các thành phố lớn: tiếng Bồ Đào Nha, Ả rập Maghreb, nhiều ngôn ngữ Berber, nhiều loại ngôn ngữ Hạ Sahara Châu Phi, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, các biến thể nói tiếng Trung (nhiều nhất là Ngô ngữ, tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, và Quan thoại), tiếng Việt, và tiếng Khmer cũng thường được sử dụng.

Nhiều người Pháp có thể sử dụng ít nhất một ngoại ngữ (45% có thể tham gia giao tiếp bằng một ngôn ngữ nước ngoài theo một nghiên cứu của Eurobarometer 62,4 [1] thực hiện năm 2005), đặc biệt tại các thành phố lớn và các vùng biên giới như Pyrénées, Alsace, hay Alps. Tiếng Anh (34%), tiếng Tây Ban Nha (10%), tiếng Đức (7%) và tiếng Ý được sử dụng theo nhiều mức độ thành thạo khác nhau và nhiều gia đình sống dọc biên giới sử dụng thành thạo cả hai thứ tiếng.

Thống kê

Trong cuộc điều tra dân số năm 1999, INSEE đã lựa chọn 380.000 người trưởng thành trên khắp Chính quốc Pháp và đặt các câu hỏi về tình trạng gia đình. Một trong những câu hỏi về ngôn ngữ mà cha mẹ họ sử dụng với họ trước khi lên 5 tuổi. Đây là lần đầu tiên những thống kê nghiêm túc về tỷ lệ ngôn ngữ mẹ đẻ được lưu trữ vào máy tính tại Pháp. Kết quả đã được công bố trong cuốn Enquête familiale, Insee, 1999.

Đây là danh sách 9 loại ngôn ngữ mẹ đẻ thông dụng nhất tại Pháp dựa trên Enquête familiale. Cần đọc phần các ghi chú tại phần Các ngôn ngữ trong bài viết về Pháp để hiểu chính xác nghĩa các con số.

Nếu thêm những người có tiếng mẹ đẻ và những người từng được sử dụng một ngôn ngữ trước 5 tuổi thì năm ngôn ngữ lớn nhất tại Chính quốc Pháp là (cần lưu ý phần trăm cộng vào lớn hơn 100%, bởi vì nhiều người được tính hai lần):

Pháp: 42.100.000 (92%)

Các ngôn ngữ Oc: 1.670.000 (3,65%)

Tiếng Đức và các phương ngữ Đức: 1.440.000 (3,15%)

Các ngôn ngữ Oïl: 1.420.000 (3,10%)

Ả Rập: 1.170.000 (2,55%)

Các thành phố

Pháp là một đất nước có nghệ thuật ẩm thực tinh tế và phong phú. Người Pháp rất sành ăn và xem trọng chuyện ăn uống.

Marianne là một biểu tượng của Cộng hòa Pháp. Cô là một hình ảnh biểu tượng của tự do và Cộng hòa từng xuất hiện lần đầu tiên ở thời Cách mạng Pháp. Ban đầu Marianne là hình ảnh một phụ nữ đội một chiếc mũ lưỡi trai Phrygian. Những nguồn gốc dẫn tới cái tên Marianne hiện vẫn chưa được biết, nhưng Marie-Anne từng là một cái tên rất thông dụng hồi thế kỷ 18. Những kẻ phản cách mạng thời ấy gọi hình tượng này một cách nhạo báng là La Gueuse (Người Bình Dân).

Mọi người đồng ý rằng những người cách mạng ở phía nam nước Pháp đã chấp nhận chiếc mũ lưỡi trai Phrygian làm biểu tượng tự do của họ, loại mũ này từng được các nô lệ tự do ở cả Hy Lạp và Roma đội. Những ngư dân Địa Trung Hải và những người bị kết án tù làm việc trên tàu buồm cũng thường đội loại mũ này.

Thời Đệ Tam Cộng hoà, các pho tượng, đặc biệt là tượng bán thân Marianne bắt đầu tăng nhanh về số lượng, đặc biệt tại các tòa thị sảnh. Marianne được thể hiện theo rất nhiều phong cách, tùy thuộc vào việc nhấn mạnh ý nghĩa cách mạng hay sự "sáng suốt" của bà. Cùng với thời gian, chiếc mũ Phrygian được coi là mang quá nhiều ý nghĩa nổi loạn và được thay thế bởi một mũ miện hay một vương miện. Ở thời hiện đại, những nữ diễn viên nổi tiếng ở Pháp cũng được trao danh hiệu Marianne. Những người được trao gần đây nhất gồm Sophie Marceau, và Laetitia Casta. Hình tượng này cũng được thể hiện trên các đồ vật hàng ngày như tem và tiền xu.

Tôn giáo

Là một nước Cơ đốc giáo La Mã truyền thống, tuy nhiên cùng với những tư tưởng chống thuyết giáo quyền mới du nhập gần đây, từ thập kỷ 1970 Pháp đã trở thành một nước thế tục. Quyền tự do tôn giáo được được quy định trong hiến pháp, theo tư tưởng từ Tuyên bố Dân quyền và Nhân quyền. Khái niệm căn bản về mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo là khái niệm laïcité, quy định rằng chính phủ và các thể chế chính phủ (như trường học) không được có bất kỳ một đặc trưng tôn giáo nào hay can thiệp vào giáo điều tôn giáo, và rằng tôn giáo không được can thiệp vào việc đưa ra chính sách của chính phủ. Những căng thẳng thỉnh thoảng phát sinh về cái gọi là sự phân biệt chống lại các cộng đồng thiểu số; xem Hồi giáo tại Pháp.

Chính phủ không tiến hành thống kê tôn giáo của nhân dân. Các thống kê từ một nguồn không chính thức trong CIA World Factbook như sau: Cơ đốc giáo La Mã 83 tới 88%, Hồi giáo 5 tới 10%, Tin lành 2%, Do Thái 1%. Tuy nhiên, trong một cuộc điều tra dư luận năm 2003, 41% cho rằng Chúa "không hiện hữu" hay "có lẽ không hiện hữu".[18] 33% tuyên bố mình "vô thần" và cho rằng mình đảm bảo nghĩa vụ công dân, và 51% nói rằng họ là tín đồ "Công giáo". Khi được hỏi về tôn giáo của họ, 62% trả lời là tín đồ Công giáo Rôma, 6% Hồi giáo, 2% Tin lành, 1% Do Thái, 2% "tôn giáo khác" (trừ Giáo hội chính thống hay Phật giáo, có số lượng không đáng kể), 26% "vô thần" và 1% từ chối trả lời. Một cuộc điều tra của viện Gallup cho thấy 15% dân Pháp có tới những nơi thờ tự.

Trong một cuộc điều tra gần đây hơn của Eurostat "Eurobarometer", năm 2005, 34% công dân Pháp trả lời "họ tin Chúa có hiện hữu", trong khi 27% trả lời "họ tin có một hình thức linh hồn hay năng lượng cuộc sống" và 33% cho rằng "họ không tin có một hình thức linh hồn, Chúa hay năng lượng cuộc sống".[19]

Y tế công cộng

Tương tự như tất cả các nước khác thuộc EU, Pháp tuân thủ một quy định của EU về việc giảm nước thải tại một số vùng nhạy cảm. Bởi hiện nay lượng nước thải của Pháp chỉ ở mức 40% so với chỉ thị đó nên họ là một trong những nước có thành tích cao nhất EU về tiêu chuẩn xử lý nước thải[2].

Năm 2003 có khoảng 120.000 người dân Pháp chung sống với AIDS[3]

LS Y

Ý (tiếng Ý: Italia; phát âm: I-ta-li-a; còn gọi là Ý Đại Lợi trong tiếng Việt); tên chính thức Cộng hoà Ý; (tiếng Ý: Repubblica Italiana), nằm ở Bán đảo Ý phía Nam Châu Âu, và trên hai hòn đảo lớn nhất tại Địa Trung Hải, Sicily và Sardinia. Ý có chung biên giới phía bắc là dãy Alpine với Pháp, Thuỵ Sĩ, Áo và Slovenia. Các quốc gia độc lập San Marino và Thành Vatican là những lãnh thổ nằm gọn bên trong bán đảo Ý, còn Campione d'Italia lại là một vùng đất của Ý nằm trong lãnh thổ Thuỵ Sĩ.

Ý từng là nơi xuất phát của nhiều nền văn hoá Châu Âu, như Etruscan và La Mã, và sau này cũng là nơi sản sinh ra phong trào Phục hưng Ý. Thủ đô Roma của Ý từng là trung tâm của nền Văn minh phương Tây, và là trung tâm của Giáo hội Công giáo La Mã.

Ngày nay, Ý là một nền cộng hoà dân chủ, và là một quốc gia phát triển với GDP đứng hàng thứ 7 và thứ 20 về Chỉ số phát triển con người của thế giới. Nước này là một thành viên sáng lập của tổ chức tiền thân Liên minh Châu Âu ngày nay (đã ký kết Hiệp ước Roma năm 1957), và cũng là một thành viên của G8, Hội đồng Châu Âu, Liên minh Tây Âu, và tổ chức Sáng kiến Trung Âu. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, Ý đã trở thành một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Đồng thời, Ý cũng được coi là một cường quốc[3].

Từ nguyên

Nguồn gốc thuật ngữ "Ý" (tiếng Ý: Italia), từ tiếng Latin Ītalia[4], là không chắc chắn. Theo một trong những cách giải thích thường thấy, thuật ngữ này được lấy từ Hy Lạp, từ Oscan Víteliú, có nghĩa "vùng đất của gia súc" (cần nhớ, từ tiếng Romanian chỉ gia súc là vite) và được đặt cho vị thánh của gia súc, Mars[5]. Con bò là một biểu tượng của các bộ tộc miền nam Italia và thường được thể hiện đang húc con chó soi La Mã như một biểu tượng bất khuất của Italia tự do trong Các cuộc chiến tranh Samnite.

Cái tên Ý được dùng cho một phần của vùng hiện là phía nam Ý. Theo Antiochus xứ Syracuse, ban đầu nó chỉ chỉ vùng phía nam của bán đảo Bruttium (Calabria hiện nay), nhưng ở thời ông Oenotria và Ý đã trở thành từ đồng nghĩa, và cái tên này cũng được dùng để gọi hầu hết vùng Lucania. Người Hy Lạp dần sử dụng cái tên "Italia" cho một vùng đất rộng lớn hơn, nhưng chỉ tới thời các cuộc chinh phục của La Mã thì thuật ngữ này mới mở rộng để chỉ toàn bộ bán đảo[6].

[Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Ý

[Tiền sử tới Magna Graecia

Những cuộc khai quật trên khắp Ý cho thấy sự hiện diện của con người tại đây có từ thời kỳ đồ đá cũ khoảng 200.000 năm trước. Ở thế kỷ thứ 7 và thứ 8 trước Công nguyên, các tập đoàn Hy Lạp đã được thành lập ở những nơi rất tách biệt tại vùng bờ biển phía đông Biển Đen và Massilia (hiện là Marseille, Pháp). Các tập đoàn này gồm những khu định cư tại Sicily và vùng phía nam bán đảo Italia. Những người La Mã gọi vùng Sicily và vùng phía nam Ý là Magna Graecia (tiếng Latin, “Đại Hy Lạp”), bởi nơi đây có nhiều người Hy Lạp sinh sống[7][8][9].

[La Mã cổ đại

Đấu trường Colosseum tại vatican, có lẽ là biểu tượng trường tồn nhất của nước Ý

Bài chi tiết: La Mã cổ đại và Ý (Đế chế La Mã)

La Mã cổ đại là một nền văn minh phát triển từ một cộng đồng nông nghiệp nhỏ được thành lập trên Bán đảo Ý khoảng thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên trở thành một đế chế to lớn trải dài khắp Địa Trung Hải. Ở thế kỷ hai TCN, nền văn minh La Mã đã chuyển từ một chế độ quân chủ, nhà nước cộng hoà dựa trên sự phối hợp giữa chính thể đầu sỏ và quân chủ, trở thành một đế chế chuyên chế. Đế chế này đã thống trị nam Tây Âu và toàn bộ vùng bao quanh Địa Trung Hải sau những cuộc chinh phục và đồng hoá.

Nước Ý, ở thời Cộng hoà La Mã và Đế chế La Mã sau này, là tên gọi của bán đảo Ý. Trong thời Cộng hoà, Ý (ở thời ấy đã mở rộng từ Rubicon thành Calabria) không phải là một tỉnh, mà là một vùng lãnh thổ của thành phố La Mã, vì thế nó có quy chế đặc biệt: ví dụ, các chỉ huy quân sự không được phép mang quân đội của mình vào trong Ý, và việc Julius Caesar cùng đội quân của mình vượt qua Rubicon đã đánh dấu sự bắt đầu của cuộc nội chiến.

Từ thế kỷ thứ 3, Đế chế La Mã bắt đầu suy tàn. Nửa phía Tây của Đế chế, gồm Hispania, Gaul, và Italia, tan vỡ thành nhiều vương quốc độc lập ở thế kỷ thứ 5. Vùng phía đông đế chế, dưới sự cai trị của Constantinople, thường được gọi là Đế chế Byzantine sau năm 476, thời điểm truyền thống của "sự sụp đổ của La mã" và sự khởi đầu sau đó của Buổi đầu thời Trung Cổ, cũng thường được gọi là Đêm trường Trung Cổ.

Thời kỳ Trung Cổ

Vương miện sắt đã được các vị vua cai trị vùng Lombardy đội. Họ đã lập ra một Vương quốc Ý tồn tại đến tận năm 774, khi nó bị những người Frank chinh phục. Những ảnh hưởng của vương quốc này trên địa chính trị Ý vẫn hiển hiện trong tên gọi vùng Lombardy.

Ở thế kỷ thứ 6 Công Nguyên Hoàng đế Justinian I của Đế chế Byzantine tái chinh phục Ý từ tay người Ostrogoth. Cuộc xâm lược của một làn sóng các bộ lạc German, Lombard, đã khiến những nỗ lực khôi phục Đế chế Tây La Mã của ông không thành công nhưng những tiếng vang từ sự thất bại của Justinian vẫn còn đó. Trong mười ba thế kỷ tiếp sau, tuy các thành bang xuất hiện ở vùng đất phía bắc dãy Alps, bối cảnh chính trị Ý vẫn là một sự chắp vá giữa kiểu thành bang phong kiến, quốc gia chuyên chế nhỏ, và những kẻ chinh phạt ngoại bang.

Trong nhiều thế kỷ các đội quân và các Quan trấn thủ, những người kế vị Justinian, là lực lượng có sức mạnh chi phối tại Ý - đủ mạnh để ngăn chặn các thế lực khác như người Ả Rập, Thánh chế La Mã, hay Quốc gia của các Giáo hoàng thành lập một Vương quốc Ý thống nhất, nhưng chưa đủ sức ngăn cản "những kẻ ngáng đường" đó và tái lập Ý-La Mã.

Các vương quốc sau đó như Karoling, Otto và Hohenstaufen cũng đã tìm cách thiết lập sự cai trị tại Ý. Nhưng những thành công của họ cũng chỉ mang tính nhất thời như Justinian Đại đế và một quốc gia Ý thống nhất vẫn chỉ là một giấc mơ mãi tới tận thế kỷ 19.

Không đế chế nào bên kia dãy Alps có thể thành công trong việc thống nhất Ý - hay thiết lập được quyền bá chủ trong một giai đoạn dài - vì những thành công của họ đe doạ sự tồn tại của các thế lực bên trong Ý Trung Cổ: Byzantine, Giáo hoàng và người Norman. Những người đó là hậu duệ của người Lombard, đã hợp nhất với những nhóm sắc tộc Ý thời kỳ đầu, hợp lực chống lại, chiến đấu và cuối cùng phá huỷ mọi nỗ lực tạo lập một cơ chế chính trị thống trị ở Ý. Chính khoảng trống trong cơ quan quyền lực này dẫn tới sự nổi lên của các định chế Signoria và Communi.

Comuni và Signorie

Palazzo Vecchio, trước kia được gọi là Palazzo della Signoria

Trong lịch sử Ý sự xuất hiện của Signorie (số ít: Signoria) là một giai đoạn đi cùng với sự suy tàn của hệ thống cai trị Công xã Trung Cổ và sự trỗi dậy của nhà nước triều đình. Trong hoàn cảnh này từ Signoria (ở đây được hiểu là "Quyền lực Lãnh chúa") là sự đối lập với định chế Công xã hay cộng hoà thành bang.

Quả vậy, những nhà quan sát thời đó và các nhà sử học hiện đại coi sự xuất hiện của Signoria là phản ứng với sự bất lực của Communi trong duy trì luật lệ và trật tự cũng như ngăn chặn xung đột phe phái và bất ổn dân sự. Trong những điều kiện hỗn loạn thường xảy ra ở các thành bang Ý thời Trung Cổ, mọi người đều hy vọng vào một cá nhân mạnh mẽ để tái lập trất tự cũng như giải giáp giới quý tộc phong kiến.

Ở thời hỗn loạn hay khủng khoảng, các thành phố thỉnh thoảng trao chức Signoria cho các cá nhân được coi là đủ mạnh để cứu vớt nhà nước. Ví dụ, thành bang Tuscan ở Pisa đã trao chức Signoria cho Vua Charles VIII của Pháp với hy vọng ông sẽ bảo vệ nền độc lập của Pisa trước kẻ thù lâu đời là Firenze. Tương tự, Siena đã trao chức Signoria cho Cesare Borgia.

Các kiểu Signoria

Thành phần và các chức năng chuyên biệt của Signoria (quý tộc Ý) khác biệt tại mỗi thành phố. Ở một số thành bang (như Verona dưới sự cai quản của gia đình Della Scala hay Firenze ở thời Cosimo de Medici và Lorenzo the Magnificent) chính thể là cái mà ngày nay chúng ta có thể miêu tả bằng thuật ngữ nhà nước độc đảng theo đó đảng ưu thế nắm chức Signoria của thành bang trong tay một gia đình hay triều đại.

Tại Firenze sự sắp xếp này là không chính thức bởi nó không được hợp pháp hoá trong hiến pháp trước khi Medici bị trục xuất khỏi thành phố năm 1494.

Tại các thành bang khác (như Milano của Visconti) quyền lực mang tính triều đại của Signoria được công nhận chính thức như một phần của hiến pháp của Commune', và đã được Nhân dân "phê chuẩn" cũng như được Giáo hoàng hay Thánh chế La Mã công nhận.

Những nước cộng hoà gần biển

Cờ hiệu Hải quân Ý, với quốc huy của bốn Repubbliche Marinare chính[10]

Ý ở thời điểm này được biết đến nhờ các nước cộng hoà thương mại, gồm Cộng hoà Firenze và Các nước Cộng hoà ven biển. Đó là các thành bang và nói chung là những chính thể cộng hoà theo đó chúng chính thức là các quốc gia độc lập, dù đa số trước kia là những vùng lãnh thổ từng thuộc Đế chế Byzantine (ngoại trừ đáng chú ý là Genova và Pisa). Tất cả các thành phố đó ở thời điểm có quyền độc lập đều có các hệ thống quản lý tương tự (dù không phải là giống hệt) theo đó giới thương nhân có quyền lực to lớn. Dù trên thực tế quyền lực vẫn nằm trong tay tập đoàn chính trị đầu sỏ, và ít có điểm giống với nền dân chủ hiện đại, tuy vậy sự tự do chính trị có được cũng đã giúp mang lại tiến bộ trong khoa học và nghệ thuật.

Bốn nước Cộng hoà Ven biển ở Ý gồm Venezia, Genova, Pisa, Amalfi và chúng luôn được liệt kê theo thứ tự đó, phản ánh ưu thế thời ấy của từng nước. Tuy nhiên, các thị trấn khác ở Ý cũng có một lịch sử từng là những nước Cộng hoà Ven biển, dù ở tầm vóc thấp hơn. Những nước này gồm Gaeta, Ancona, Molfetta, Trani và, tại Dalmatia là Ragusa và Zara.

Venezia và Genova là cổng thương mại của Châu Âu với phương Đông, và là nơi sản xuất thuỷ tinh trang trí, trong khi Firenze từng là thủ phủ của tơ lụa và đồ trang sức. Sự giàu mạnh có được từ những mặt hàng đó đồng nghĩa với khả năng cung cấp vốn cho các dự án công cộng lớn cũng như các công trình thủ công cá nhân. Các nước cộng hoà ven biển tham gia sâu vào cuộc Thập tự chinh, hỗ trợ và quan trọng nhất là lợi dụng các cơ hội chính trị và thương mại có được từ những cuộc chiến đó. Cuộc Thập tự chinh lần thứ tư, với mục tiêu hão huyền để "giải phóng" Jerusalem, thực tế dẫn tới cuộc chinh phục Zara và Constantinople của Venezia.

Mỗi nước Cộng hoà Ven biển đều từng có thời điểm nắm quyền cai quản với các vùng đất hải ngoại, gồm nhiều hòn đảo thuộc Địa Trung Hải và đặc biệt là Sardinia và Corsica, những vùng đất thuộc Adriatic, và những vùng đất ở Cận Đông và Bắc Phi.

Phục hưng

Các cơ cấu chính trị duy nhất cuối Thời Trung Cổ ở Ý đã khiến một số người đưa ra lý thuyết rằng chính không khí xã hội bất thường đó đã cho phép sự xuất hiện của một sự phục hưng văn hoá mạnh mẽ đến như vậy. Ý bị chia thành nhiều thành bang nhỏ và lãnh thổ nhỏ: Vương quốc Napoli kiểm soát miền nam, Cộng hoà Firenze và Lãnh địa Giáo hoàng vùng trung tâm, người Genova và người Milano phía bắc và phía tây, và người Venezia phía đông. Ý ở thế kỷ 15 là một trong những vùng có mức độ đô thị hoá cao nhất Châu Âu. Đa số các nhà sử học đồng ý rằng các ý tưởng mang lại đặc điểm riêng cho phong trào Phục hưng có nguồn gốc từ Firenze hồi cuối thế kỷ 13, đặc biệt là các tác phẩm của Dante Alighieri (1265–1321) và Phápsco Petrarch (1304–1374), cũng như bức hoạ của Giotto di Bondone (1267-1337).

Cái tên Phục hưng được đưa ra bởi đây là sự "tái sinh" của một số ý tưởng cổ điển từng biến mất từ lâu ở Châu Âu. Đã có tranh luận rằng nguyên nhân chính dẫn tới sự tại sinh này là việc khám phá những văn bản cổ từng bị lãng quên của nền văn minh phương Tây, được lưu giữ trong một số thư viện của tu viện và tại Thế giới Hồi giáo, cũng như việc biên dịch các văn bản tiếng Hy Lạp và tiếng Ả rập sang tiếng Latin.

Các học giả thời Trung Cổ như Niccolò de' Niccoli và Poggio Bracciolini đã lùng tìm các tác phẩm của những học giả kinh điển như Plato, Cicero và Vitruvius trong các thư viện. Các tác phẩm thuộc Hy Lạp cổ đại và của các tác giả Hy Lạp (như Plato, Aristotle, Euclid và Ptolemy) và các nhà khoa học Hồi giáo đã được du nhập vào thế giới Công giáo, mang lại vật liệu trí thức mới cho các học giả Châu Âu.

Nạn dịch Tử thần Đen năm 1548 đã giáng một đòn khủng khiếp vào Ý, giết hại một phần ba dân số[11].

Sự hồi phục sau thảm hoạ đã dẫn tới sự hồi sinh của các thành phố, thương mại và kinh tế tác động mạnh mẽ tới giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa Nhân đạo và Phục hưng (thế kỷ 15-16) khi Ý một lần nữa quay trở lại vị trí trung tâm nền văn minh phương Tây, ảnh hưởng mạnh mẽ tới triều đình các quốc gia Châu Âu khác như Este ở Ferrara và De Medici tại Firencze.

Đô hộ nước ngoài (thế kỷ 16 - thế kỷ 19)

Bản đồ cương giới Tây Âu theo Hiệp ước Utrecht và Rastatt

Sau một thế kỷ khi các hệ thống phân rẽ các thành bang Ý và các nguyên tắc đủ khả năng duy trì một nền độc lập vừa đủ và một sự cân bằng quyền lực trên bán đảo, năm 1494 vua Charles VIII của Pháp đã tung ra cuộc xâm lược đầu tiên trong một loạt các cuộc xâm lược, chỉ chấm dứt vào giữa thế kỷ 16, và một cuộc cạnh tranh giữa Pháp và Tây Ban Nha nhằm sở hữu đất nước này. Cuối cùng Tây Ban Nha chiếm ưu thế (Hiệp ước Cateau-Cambresis năm 1559 công nhận quyền sở hữu của Tây Ban Nha với Lãnh địa Công tước Milano và Vương quốc Napoli) và trong hai thế kỷ nước này hầu như nắm quyền bá chủ tại Ý. Liên minh thần thánh giữa nhà Habsburg của Tây Ban Nha và Toà Thánh đã dẫn tới hành động khủng bố có hệ thống đối với bất kỳ một phong trào Tin lành nào, kết quả là một quốc gia Ý Cơ đốc giáo với rất ít tín đồ Tin lành.

Áo thay thế Tây Ban Nha nắm quyền bá chủ tại Ý sau Hoà ước Utrecht (1713), chiếm thành bang Milano và Vương quốc Napoli. Sự cai trị của Áo, có được nhờ Thời đại khai sáng bắt nguồn từ các vị hoàng đế triều Habsburg, là một giai đoạn cải tiến to lớn. Vùng phía bắc Ý, dưới quyền cai quản trực tiếp của Wien, có được động lực kinh tế và sự phát triển trí thức sôi nổi.

Cách mạng Pháp và Chiến tranh Napoléon (1796-1815) đã mang lại các ý tưởng về bình đẳng, dân chủ, pháp luật và quốc gia. Bán đảo này không phải là nơi diễn ra các trận đánh lớn trong quá khứ nhưng Napoléon (sinh tại Corsica năm 1769, một năm sau khi hòn đảo này được Genova nhượng cho Pháp) đã thay đổi toàn bộ cục diện bản đồ chính trị, tiêu diệt nước Cộng hoà Venezia năm 1799, và nhà nước này không bao giờ còn thấy lại nền độc lập của mình nữa. Các quốc gia được Napoléon thành lập với sự ủng hộ của các nhóm thiểu số người Ý yêu nước không tồn tại lâu sau sự thất bại của vị Hoàng đế Pháp năm 1815.

Risorgimento (1848-1870)

Giuseppe Garibaldi, vị "Anh hùng của hai Thế giới"

Sự thành lập Vương quốc Ý là kết quả của nhiều nỗ lực phối hợp của những người Ý theo chủ nghĩa quốc gia và những người theo chủ nghĩa quân chủ trung thành với Nhà Savoy để thành lập một vương quốc thống nhất bao gồm toàn bộ Bán đảo Ý.

Vương quốc Sardinia đã công nghiệp hoá từ năm 1830 trở về sau. Một hiến pháp, Statuto Albertino bắt đầu có hiệu lực từ năm, 1848, năm của những cuộc cách mạng, dưới áp lực từ phe tự do. Cũng dưới áp lực này cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất của Ý với Áo được tuyên chiến. Sau những thắng lợi ban đầu cuộc chiến xoay theo chiều hướng xấu và Vương quốc Sardinia thua trận.

Sau Những cuộc cách mạng năm 1848, vị lãnh đạo nổi tiếng nhất của phong trào thống nhất Ý chính là người theo chủ nghĩa quốc gia Giuseppe Garibaldi. Ông rất nổi tiếng trong cộng đồng người dân phía nam Ý[12]. Garibaldi đã lãnh đạo những người Ý cộng hoà chiến đấu cho thống nhất ở phía nam Ý, nhưng chế độ quân chủ ở phía bắc của Nhà Savoy thuộc Vương quốc Piedmont-Sardinia với lãnh đạo chính phủ là Camillo Benso, Bá tước của Cavour, cũng có tham vọng thành lập một nhà nước Ý thống nhất. Dù vương quốc không có quan hệ tự nhiên với Roma (dường như là thủ đô tự nhiên của Ý), vương quốc đã thành công trong việc đối đầu với Áo trong cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ hai của Ý, giải phóng Lombardy-Venezia khỏi ách cai trị của Áo. Vương quốc cũng đã thiết lập những mối quan hệ đồng minh quan trọng giúp họ tăng cường khả năng thống nhất Ý, như với Anh Quốc và Pháp trong chiến tranh Krym. Đến năm 1861, nước Ý được thống nhất, vua Sardinia Vittorio Emanuele II được tôn làm vua Ý. Vương quốc Ý được thành lập.

Năm 1866 Thủ tướng Phổ Otto von Bismarck đã đề xuất với Vittorio Emanuele II một liên minh với Vương quốc Phổ trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ. Đổi lại Phổ sẽ cho phép Ý sáp nhập vùng Venezia thuộc quyền kiểm soát của Áo. Vua Emanuele đồng ý liên minh và cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ ba của Ý bắt đầu. Ý bước vào cuộc chiến với một đội quân được tổ chức kém cỏi trước người Áo, nhưng thắng lợi của Đức đã cho phép họ sáp nhập Venezia. Vật cản lớn còn lại với sự thống nhất Ý là Roma.

Năm 1870, Phổ tuyên chiến với Pháp bắt đầu cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ. Để giữ chân đội quân to lớn của Phổ, Pháp đã từ bỏ ưu thế của mình tại Roma để có lực lượng chiến đấu. Lợi dụng thắng lợi của Phổ trước Pháp, Ý chiếm Lãnh địa Giáo hoàng khỏi tay triều đình Pháp. Công cuộc thống nhất Ý đã hoàn thành, và một thời gian ngắn sau đó thủ đô Ý được chuyển tới Roma.

[sửa] Từ Chủ nghĩa tự do tới Chủ nghĩa phát xít (1870-1922)

Bài chi tiết: Lịch sử Ý quân chủ và trong hai cuộc thế chiến

Tại miền bắc Ý, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 19. Miền nam, cùng thời điểm ấy, có dân số quá đông đúc, khiến hàng triệu người phải di cư ra nước ngoài. Ước tính khoảng một triệu người Ý đã rời tới các nước Châu Âu khác như Pháp, Thuỵ Sĩ, Đức, Bỉ và Luxembourg.

Chế độ dân chủ nghị viện đã phát triển mạnh trong thế kỷ 20. Hiến pháp Sardinia năm 1848, được mở rộng phạm vi hiệu lực ra toàn Vương quốc Ý năm 1861, mang lại những quyền tự do căn bản, nhưng những luật lệ bầu cử vẫn không cho phép những người vô sản và thất học được tham gia. Năm 1913 quyền bầu cử phổ thông cho nam giới được thông qua. Đảng xã hội đã trở thành đảng chính trị chính, chiến thắng các đảng tự do và bảo thủ truyền thống.

Năm 1911, chính phủ Giovanni Giolitti đã đồng ý gửi các lực lượng tới chiếm Libya. Ý tuyên chiến với Đế chế Ottoman đang giữ quyền cai trị thuộc địa với Libya. Sự sáp nhập Libya đã khiến những người Ý theo chủ nghĩa quốc gia muốn thiết lập quyền bá chủ tại Địa Trung Hải bằng cách chiếm Hy Lạp và vùng Dalmatia ven biển Adriatic[13].

Con đường tới một nền dân chủ tự do hiện đại đã bị ngắt quãng bởi thảm kịch Thế chiến thứ nhất (1914-1918), trong đó Ý đứng về phía Anh Quốc và Pháp. Ý đánh bại Đế chế Áo-Hung tháng 11 năm 1918. Trong cuộc chiến này 600.000 người Ý thiệt mạng và nền kinh tế sụp đổ với tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp cao.

Chủ nghĩa phát xít và Thế chiến II (1922-1945)

Sau những sự tàn phá của Thế chiến thứ nhất, nhiều công nhân Ý đã gia nhập những cuộc đình công lớn yêu cầu có nhiều quyền lợi và những điều kiện làm việc tốt hơn. Một số người, bị ảnh hưởng bởi cuộc Cách mạng Nga, bắt đầu tiếp quản các nhà máy, hầm mỏ, trang trại và công xưởng. Lực lượng tự do, lo ngại một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, đã bắt đầu tiếp nhận Đảng Quốc gia Phát xít nhỏ, do Benito Mussolini lãnh đạo, người ủng hộ phản ứng bạo lực trước những cuộc đình công (bằng đảng dân quân "Áo đen") và lập trường này thường được đem ra so sánh với những phản ứng mang tính ôn hoà của chính phủ. Sau nhiều năm đấu tranh, vào tháng 10 năm 1922 những kẻ phát xít đã tổ chức một cuộc đảo chính ("Marcia su Roma", nghĩa là Tuần hành tại Roma); các lực lượng Phát xít còn yếu, nhưng nhà vua đã ra lệnh cho quân đội không can thiệp, hình thành một liên minh với Mussolini, và thuyết phục đảng tự do tán thành một chính phủ do phe Phát xít lãnh đạo. Trong vài năm sau đó, Mussolini (người bắt đầu được gọi là "Il Duce", từ tiếng Ý có nghĩa "nhà lãnh đạo") đã hạn chế mọi đảng phái chính trị (gồm cả những đảng tự do) và ngăn chặn các quyền tự do cá nhân với lý do ngăn chặn cuộc cách mạng.

Năm 1935, Mussolini tuyên chiến với Ethiopia về vấn đề lãnh thổ. Ethiopia đầu hàng sau vài tháng. Điều này dẫn tới một sự chia rẽ giữa nước Ý và các đồng minh truyền thống, Pháp và Anh Quốc, và sự ủng hộ của nước Đức Phát xít. Một hiệp ước đầu tiên với Đức được ký kết năm 1936, và vào năm 1938 (Hiệp ước Thép). Ý ủng hộ cuộc cách mạng của Francisco Franco trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha và các yêu cầu của Adolf Hitler tại Trung Âu, chấp nhận sự sáp nhập nước Áo vào Đức năm 1938, dù sự biến mất của một quốc gia trung gian giữa Đức và Ý là điều bất lợi cho đất nước.

Tháng 10 năm 1938 Mussolini liên kết Anh Quốc, Pháp và Đức với giá là sự toàn vẹn lãnh thổ của Tiệp Khắc.

Đế quốc Ý năm 1940

Tháng 4 năm 1939, Ý chiếm Albania, một nước trên thực tế đã thuộc quyền bảo hộ của Ý trong nhiều thập kỷ, nhưng vào tháng 9 năm 1939, sau cuộc xâm lược Ba Lan, Mussolini đã quyết định không can thiệp cùng phía Đức, vì sự chuẩn bị kém của các lực lượng vũ trang. Ý tham chiến năm 1940 khi Pháp đã bị đánh bại. Mussolini đã hy vọng rằng Ý sẽ có thể chiến thắng trong một thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, nước này có lực lượng quân sự rất kém cỏi.

Ý xâm chiếm Hy Lạp tháng 10 năm 1940 qua đường Albania nhưng đã bị buộc phải rút lui sau vài ngày. Sau khi Ý chinh phục Somalia thuộc Anh năm 1940, một cuộc phản công của Đồng Minh dẫn tới sự thiệt hại to lớn của Đế quốc Ý tại Sừng Châu Phi. Ý cũng bị các lực lượng Đồng Minh đánh bại tại Bắc Phi và chỉ trụ vững nhờ sự hỗ trợ các lực lượng vũ trang Đức dưới sự chỉ huy của tướng Erwin Rommel.

Sau nhiều thất bại, Ý bị xâm chiếm vào tháng 6 năm 1943. Vua Vittorio Emanuele và một nhóm những kẻ Phát xít tự đứng ra đối lập với Mussolini. Vào tháng 7 năm 1943, Mussolini bị bắt giữ. Khi các đảng chính trị chống Phát xít trước kia hoạt động trở lại, các cuộc đàm phán hoà ước bí mật với phe Đồng Minh được khởi động. Vào tháng 9 năm 1943, Ý đầu hàng. Ngay lập tức Đức tấn công nước này và Ý bị chia đôi đồng thời trở thành một mặt trận lớn. Phần dưới sự chiếm đóng Phát xít, nơi một nhà nước Phát xít dưới sự lãnh đạo của Mussolini được thành lập, đã xảy ra một cuộc nội chiến đẫm máu giữa những người du kích Ý ("partigiani") và quân đội phát xít. Ý được giải phóng ngày 25 tháng 4 năm 1945. Lễ giải phóng vẫn được kỷ niệm vào ngày 25 tháng 4.

Đệ nhất Cộng hoà (1946-1992)

Năm 1946 con trai của Vittorio Emanuele III là Umberto II bắt đầu nổi lên. Ý trở thành một nhà nước Cộng hoà sau kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ngày 2 tháng 6 năm 1946, từ đó ngày này được kỷ niệm với tên gọi "Ngày Cộng hoà". Nền cộng hoà chiến thắng với chênh lệch 9% số phiếu. Hiến pháp Cộng hoà được thông qua và bắt đầu có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 1948.

Theo Các Hiệp ước Hoà bình Paris năm 1947, khu vực biên giới phía đông bị sáp nhập vào Nam Tư. Năm 1954, vùng lãnh thổ tự do Trieste được phân chia giữa Ý và Nam Tư.

Năm 1949, Ý trở thành một đồng minh của Hoa Kỳ, nước này đã giúp Ý khôi phục nền kinh tế thông qua Kế hoạch Marshall. Ngoài ra, Ý còn trở thành một thành viên của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu, sau này sẽ đổi thành Liên minh Châu Âu. Trong thập niên 1950 và 1960 đất nước này có được một giai đoạn phát triển kinh tế mạnh.

Ý đã trải qua một giai đoạn bất ổn chính trị trong thập niên 1970, và chấm dứt trong thập niên 1980. Được biết đến với tên gọi Những năm Lãnh đạo, giai đoạn này có đặc điểm là những cuộc xung đột đột xã hội rộng lớn và những hành động khủng bố do các phong trào ngoài nghị trường tiến hành. Vụ ám sát lãnh đạo đảng Dân chủ Công giáo, Aldo Moro, đã dẫn đến sự chấm dứt của "thoả hiệp lịch sử" giữa phe Dân chủ Công giáo và Đảng Cộng sản. Trong thập niên 1980, lần đầu tiên, hai chính phủ được điều hành bởi một nhân vật cộng hoà và một xã hội (Bettino Craxi) chứ không phải một thành viên của Đảng Dân chủ Công giáo.

Cuối những năm lãnh đạo, Đảng Cộng sản dần có vị trí nổi bật hơn nhờ Enrico Berlinguer. Đảng Xã hội, dưới sự lãnh đạo của Bettino Craxi, trở nên cực đoan hơn và với những người Cộng sản và Liên bang Xô viết; chính Craxi đã tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch triển khai tên lửa Pershing của Ronald Reagan tại Ý.

Năm 2000, một báo cáo của Uỷ ban Nghị viện từ liên minh trung tả Olive Tree đã kết luận rằng chiến lược gây căng thẳng đã được Hoa Kỳ xúi giục nhằm "chặn bước Đảng Xã hội, và ở một số mức độ là cả Đảng Cộng sản, lên nắm quyền hành pháp trong nước"[14][15].

Đệ nhị Cộng hoà (1992-hiện tại)

Từ năm 1992 tới 1997, Ý phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn khi cử tri thất vọng trước tình trạng tê liệt chính trị, những khoản nợ to lớn của chính phủ, tình trạng tham nhũng lan rộng, và ảnh hưởng ngày càng lớn của tội phạm có tổ chức trong chính phủ, được gọi là Tangentopoli. Khi Tangentopoli được các thẩm phán điều tra trong một phiên toà được gọi là Mani pulite (từ tiếng Ý có nghĩa "Những bàn tay sạch"), các cử tri đã yêu cầu những cải cách chính trị, kinh tế và sắc tộc. Những vụ scandal Tangentopoli liên quan tới tất cả các đảng chính trị lớn, nhưng đặt biệt là tới liên minh chính phủ: trong giai đoạn 1992 tới 1994 đảng Dân chủ Công giáo đã gặp nhiều cuộc khủng hoảng và đã giải tán, chia rẽ thành nhiều đảng nhỏ, trong số đó có Đảng Nhân dân Ý và Dân chủ Công giáo Trung dung. Đảng Xã hội chủ nghĩa Ý (và các đảng nhỏ cầm quyền khác) bị giải tán hoàn toàn.

Cuộc bầu cử năm 1994 đã đưa vị trùm tư bản truyền thông Silvio Berlusconi (lãnh đạo liên minh "Pole of Freedoms") lên nắm quyền Thủ tướng. Tuy nhiên, Berlusconi đã buộc phải rời chức vụ tháng 12 năm 1994 khi Lega Nord rút lui sự ủng hộ. Chính phủ Berlusconi được kế tục bởi một chính phủ kỹ trị do Thủ tướng Lamberto Dini lãnh đạo, ông này cũng mất chức vào tháng 7 năm 1996.

Tháng 4 năm 1996, cuộc bầu cử toàn quốc đã mang lại thắng lợi cho liên minh trung tả dưới sự lãnh đạo của Romano Prodi. Chính phủ đầu tiên của Prodi đã trở thành chính phủ có thời gian tồn tại dài thứ ba trước khi thua sít sao, chỉ ba phiếu, trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tháng 10 năm 1998. Một chính phủ mới được lãnh đạo phe dân chủ cánh tả và cựu thành viên đảng cộng sản Massimo D'Alema thành lập, nhưng vào tháng 4 năm 2000, sau những thành tích kém cỏi của liên minh của ông trong các cuộc bầu cử địa phương, D'Alema đã từ chức.

Chính phủ trung tả kế tục, gồm hầu hết các đảng phái cũ, dưới sự lãnh đạo của Giuliano Amato (dân chủ xã hội), người trước kia từng giữ chức vụ thủ tướng giai đoạn 1992-93, từ tháng 4 năm 2000 tới tháng 6 năm 2001.

Năm 2001 phe trung hữu thành lập chính phủ và Silvio Berlusconi trở lại nắm quyền lực trong một nhiệm kỳ đủ 5 năm, trở thành chính phủ có thời gian tồn tại lâu nhất thời hậu chiến ở Ý. Berlusconi đã tham gia vào liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Iraq.

Cuộc bầu cử năm 2006 lại giúp Prodi quay lại lãnh đạo chính phủ với một đa số mong manh. Trong năm đầu tiên cầm quyền, Prodi đã theo đuổi một chính sách tự do kinh tế và giảm nợ công cộng thận trọng.Địa lý

 Địa hình

Ý là một bán đảo dài hình chiếc ủng, được bao quanh ở phía tây bởi Biển Tyrrhenian và phía đông bởi biển Adriatic. Nước này giáp biên giới với Pháp, Thuỵ Sĩ, Áo và Slovenia ở phía bắc. Dãy Alps hình thành nên xương sống của bán đảo này; và cũng là biên giới phía bắc. Vùng phía bắc nhiều hồ với hồ lớn nhất là Garda (143 dặm vuông; 370 km vuông); Po, con sông chính, chảy từ dãy Alps ở biên giới phía tây Ý đi xuyên qua đồng bằng Lombardy vào Biển Adriatic. Nước này cũng sở hữu nhiều hòn đảo; đảo lớn nhất là Sicilia (9.926 dặm vuông; 25.708 km vuông) và Sardinia (9.301 dặm vuông; 24.090 km vuông).

Núi lửa

Có ba núi lửa đang hoạt động tại Ý, gồm Vesuvius, núi lửa hoạt động duy nhất trên lục địa Châu Âu.

Khí hậu

Khí hậu tại Ý khá đa dạng và có thể khác biệt khá nhiều so với hình mẫu khí hậu Địa Trung Hải và "vùng đất mặt trời", tuỳ thuộc từng địa điểm. Các vùng nội địa phía bắc Ý (Torino, Milano và Bologna) có khí hậu lục địa, trong khi những vùng ven biển Liguria và bán đảo phía nam Firenze có khí hậu Địa Trung Hải. Khí hậu các vùng ven biển của bán đảo có thể rất khác biệt so với vùng nội địa, đặc biệt vào những tháng mùa đông. Những vùng có độ cao lớn nhiệt độ lạnh, ẩm và thường có tuyết. Tại các vùng ven biển, nơi tập trung hầu hết các thành phố lớn, có kiểu khí hậu đặc trưng Địa Trung Hải với mùa đông ôn hoà và mùa hè thường nóng và khô. Thời gian và mức độ khô của mùa hè tăng dần về phía nam (so sánh các bảng của Roma, Napoli và Brindisi).

Giữa phía bắc và phía nam có sự khác biệt khá lớn về nhiệt độ, nhất là vào mùa đông: trong một số ngày mùa đông nhiệt độ có thể xuống còn -2 °C (24 °F) và có tuyết tại Milano, trong khi nó là 12 °C (54 °F) tại Roma và 18 °C (64 °F) tại Palermo. Sự khác biệt nhiệt độ ít thấy hơn vào mùa hè.

Mont Blanc (Monte Bianco), núi cao nhất tại Ý và Tây Âu

Bờ biển phía đông bán đảo không ẩm như khu vực phía tây, nhưng thường có nhiệt độ lạnh hơn trong mùa đông. Khu phía bắc dải bờ biển phía đông Pescara thỉnh thoảng bị ảnh hưởng bởi những cơn gió lạnh bora vào mùa đông và mùa xuân, nhưng tại đây gió yếu hơn vùng quanh Trieste. Trong những đợt gió lạnh này, các thành phố phía đông, đông bắc như Rimini, Ancona, Pescara và toàn bộ khu vực chân núi phía đông dãy Alps có thể phải trải qua những đợt "bão tuyết" thật sự. Thị trấn Fabriano, chỉ ở độ cao 300 mét, có thể thường xuyên có lượng tuyết rơi 0.50-0.60 m trong 24 giờ ở những khoảng thời gian này.

Trên dải bờ biển từ Ravenna tới Venezia và Trieste, lượng tuyết rơi khá thấp: trong những đợt gió lạnh từ phía đông, khí lạnh có thể khắc nghiệt nhưng bầu trời vẫn trong sáng; còn, trong những trận tuyết rơi ở phía bắc Ý, bờ biển Adriatic có thể có gió Scirocco ôn hoà hơn biến tuyết thành mưa - những hiệu ứng ôn hoà của loại gió này tưhờng biến mất chỉ vài kilômét bên trong lục địa, và thỉnh thoảng bờ biển từ Venezia tới Grado có tuyết trong khi trời mưa tại Trieste, cửa sông Po và Ravenna. Hiếm khi thành phố Trieste gặp bão tuyết khi có gió đông bắc; trong những mùa đông khắc nghiệt, Phá Venezia, và tại những nơi có nhiệt độ lạnh, mọi người thậm chí có thể đi trên mặt băng[1].

Mùa hè thường có nhiệt độ ổn định hơn, dù các vùng phía bắc thường có sấm sét vào buổi trưa/chiều và một số ngày âm u và mưa. Vì thế, trong khi phía nam Firenze mùa hè thường khô và có nắng, phía bắc thường ẩm và có nhiều mây. Thời tiết mùa thu và mùa xuân có thể thay đổi rất nhanh, với những tuần ấm áp nhiều nắng (thỉnh thoảng với nhiệt độ như trong mùa hè) bỗng chốc thay đổi sau những trận gió lạnh và tiếp đó là những tuần mưa, nhiều mây.

Số lượng ngày mưa ít nhất và nắng nhiều nhất xuất hiện tại cực nam lục địa và tại Sicilia cùng Sardinia. Ở đây trung bình có từ bốn tới năm giờ nắng trong một ngày mùa đông và lên tới mười hay mười một giờ vào mùa hè. Ở phía bắc lượng mưa phân bố đồng đều trong cả năm, dù mùa hè thường ẩm hơn. Từ tháng 11 tới tháng 3 thung lũng Po thường có sương mù bao phủ, đặc biệt ở vùng trung tâm (Pavia, Cremona và Mantua), tuy số lượng ngày có nhiệt độ dưới 0 °C thường từ 60 tới 90 ngày một năm, với đỉnh điểm có thể lên tới 100-110 ngày chủ yếu tại các vùng nông thôn[2]. Tuyết rơi khá thường xuyên từ đầu tháng 12 tới đầu tháng 3 tại các thành phố như Torino, Milano và Bologna, nhưng thỉnh thoảng cũng có vào cuối tháng 11 hay cuối tháng 3 và thậm chí tháng 4. Vào mùa đông năm 2005-2006, Milano có lượng tuyết rơi khoảng 0.75-0.80 m, Como khoảng 1.00 m, Brescia 0.50 m, Trento 1.60 m, Vicenza 0.45 m, Bologna 0.30 m, và Piacenza 0.80 m[3].

Nhiệt độ mùa hè thường đồng nhất từ bắc xuống nam. Nhiệt độ tháng 7 là 22-24 °C ở phía bắc sông Po, như tại Milano hay Venezia, and và phía nam sông Po có thể lên tới 24-25 °C như tại Bologna, với ít sấm sét hơn; ở các bờ biển trung tâm và phía nam Ý, và tại các đồng bằng lân cận, nhiệt độ trung bình từ 23 °C tới 27 °C. Nói chung, tháng nóng nhất là tháng 8 ở phía nam và tháng 7 ở phía bắc; trong những tháng này nhiệt độ có thể lên tới 38-42 °C ở phía nam và 32-35 °C ở phía bắc; thỉnh thoảng đất nước có thể chia làm hai khu vực thời tiết riêng biệt như trong mùa đông, với mưa và nền nhiệt độ 20-22 °C ở phía bắc và 30 °C tới 40 °C ở phía nam, nhưng việc có một mùa hè nóng và khô không đồng nghĩa với việc vùng phía nam Ý sẽ không có mưa từ tháng 6 tới tháng 8.

Tháng lạnh nhất là tháng 1: nhiệt độ trung bình tại thung lũng sông P trong khoảng -1 °C và +1 °C, Venezia +2°/+3 °C, Trieste +4 °C, Firenze 5°/6 °C, Roma 7°/8 °C, Napoli 9 °C, Palermo 12 °C. Nhiệt độ thấp nhất trong buổi sáng mùa đông có thể xuống tới -30 °C/-20 °C tại Alps, -14 °C/-8 °C tại thung lũng sông Po, -7 °C tại Firenze, -4 °C tại Roma, -2 °C tại Napoli và 2 °C tại Palermo. Tại các thành phố như Roma và Milano, những hiệu ứng đảo nhiệt mạnh có thể xuất hiện, vì thế bên trong vùng đô thị, mùa đông có thể ôn hoà hơn và mùa hè có thể ngột ngạt hơn.

Trong một số buổi sáng mùa đông nhiệt độ có thể chỉ là -3 °C tại Dome plaza ở Milano trong khi nó là -8°/-9° tại khu vực ngoại vi, ở Torino có thể chỉ -5 °C tại trung tâm thành phố và -10°/-12° tại các vùng ngoại vi. Thông thường, lượng tuyết roi lớn nhất vào tháng 2, thỉnh thoảng vào tháng 1 hay tháng 3; tại dãy Alps, lượng tuyết rơi nhiều vào mùa đông và cả mùa xuân từ độ cao 1500 m trở nên, vì mùa đông thường bắt đầu bằng những tuần lễ lạnh và khô; tuy người dân sống tại dãy Alps thường thấy tuyết rơi hơn trong mùa đông, nhưng họ lại có thời tiết ấm và ít ẩm ướt hơn vào những mùa khác.

Cả hai dãy núi đều có thể có lượng tuyết rơi lên tới 5-10 m trong một năm trên độ cao 2000 m; trên những đỉnh cao nhất dãy Alps, tuyết có thể rơi thậm chí giữa mùa hè êm dịu, và những dòng sông băng cũng xuất hiện.

Nhiệt độ thấp kỷ lục là -45 °C tại Alps, và -29.0 °C gần mực nước biển (ghi nhận vào ngày 12 tháng 1 năm 1985 tại San Pietro Capofiume bởi Bologna), trong khi ở các thành phố phía nam như Catania, Foggia, Lecce hay Alghero đã từng có nhiệt độ lên tới 46 °C vào những mùa hè oi bức.

Chính phủ và chính trị

Hiến pháp Ý năm 1948 quy định một chế độ nghị viện lưỡng viện (Parlamento), gồm một Viện Đại biểu (Camera dei Deputati) và một Thượng viện (Senato della Repubblica), một cơ quan tư pháp riêng biệt, và một nhánh hành pháp gồm một Hội đồng Bộ trưởng (Nội các) (Consiglio dei ministri), do thủ tướng (Presidente del consiglio dei ministri) lãnh đạo.

Tổng thống Ý (Presidente della Repubblica) được nghị viện với một số đại biểu cấp vùng bầu với nhiệm kỳ bảy năm. Tổng thống chỉ định thủ tướng, người đề xuất các chức vụ bộ trưởng (được tổng thống chỉ định chính thức). Hội đồng Bộ trưởng phải có được sự ủng hộ (fiducia) của cả hai viện.

Đại biểu nghị viện được bầu theo phổ thông đầu phiếu và trực tiếp thông qua một hệ thống bầu cử phức tạp (lần sửa đổi gần nhất năm 2005) gồm cả đại diện tỷ lệ với một phần thưởng đa số cho liên minh lớn nhất. Tất cả công dân Ý từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử (Hạ viện). Tuy nhiên, với bầu cử thượng viện, cử tri phải ít nhất 25 tuổi. Hệ thống bầu cử trong Thượng viện dựa trên đại diện các vùng. Trong cuộc bầu cử năm 2006, hai liên minh tranh cử đã xung đột chỉ vì vài nghìn phiếu bầu, và tại Hạ viện liên minh trung tả có 345 đại biểu so với 277 của phe trung hữu (Casa delle Libertà), còn tại Thượng viện l'Ulivo chỉ có hơn đa số tuyệt đối hai ghế. Viện đại biểu có 630 thành viên và thượng viện có 315 thành viên qua bầu cử; ngoài ra Thượng viện còn gồm các cựu tổng thống và những thượng nghị sĩ được chỉ định suốt đời (không nhiều hơn năm người) bởi Tổng thống nhà nước Cộng hoà theo một sửa đổi hiến pháp đặc biệt. Tới ngày 15 tháng 5 năm 2006, có 7 Thượng nghị sĩ suốt đời (trong số đó 3 là các cựu tổng thống). Cả hai viện đều được bầu với nhiệm kỳ tối đa 5 năm, nhưng cả hai đều có thể bị Tổng thống giải tán trước thời hạn nếu Nghị viện không thể bầu ra một chính phủ ổn định. Trong quá khứ thời hậu chiến, điều này từng xảy ra năm 1972, 1976, 1979, 1983, 1994 và 1996.

Một nét đặc biệt của Nghị viện Ý là số đại diện được trao cho Người Ý sống thường xuyên ở nước ngoài (khoảng 2,7 triệu người). Trong số 630 đại biểu hạ viện và 315 thượng nghị sĩ có 12 và 6 thành viên được bầu từ bốn khu vực bầu cử nước ngoài riêng biệt. Những thành viên đó được bầu lần đầu tháng 4 năm 2006 và họ được hưởng ngang quyền với những thành viên được bầu trong nước. Những dự luật lập pháp có thể được đưa ra từ cả thượng và hạ viện và phải được đa số thông qua ở cả hai viện. Hệ thống tư pháp Ý dựa trên Luật La Mã được sửa đổi theo Luật Napoléon và các đạo luật sau này. Toà án Hiến pháp Ý (Corte Costituzionale) phán xử sự phù hợp của các đạo luật với Hiến pháp và là một sự cách tân sau Thế chiến thứ hai.

Xem thêm: Danh sách Thủ tướng Ý

[sửa] Đối ngoại

Ý từng là một thành viên sáng lập Cộng đồng Châu Âu - hiện là Liên minh Châu Âu (EU). Ý đã được chấp nhận gia nhập Liên hiệp quốc năm 1955 và là một thành viên cũng như một bên ủng hộ mạnh mẽ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Thoả thuận Chung về Thuế quan và Thương mại/Tổ chức Thương mại Thế giới (GATT/WTO), Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) và Hội đồng Châu Âu. Nước này đã nắm chức chủ tịch CSCE (tiền thân của OSCE) năm 1994, EU năm 1996 và G-8 năm 2001 và nắm chức chủ tịch EU từ tháng 7 tới tháng 12 năm 2003.

Ý ủng hộ Liên hiệp quốc và các hoạt động an ninh quốc tế của tổ chức này. Ý đã triển khai quân đội hỗ trợ cho các chiến dịch gìn giữ hoà bình của Liên hiệp quốc tại Somalia, Mozambique và Đông Timor và cung cấp hỗ trợ cho các chiến dịch của NATO và Liên hiệp quốc tại Bosnia, Kosovo và Albania. Ý đã triển khai 1.000 quân Alpini tới Afghanistan hỗ trợ cho Chiến dịch Tự do Vĩnh viễn (OEF) tháng 2 năm 2003. Ý cũng hỗ trợ các nỗ lực quốc tế nhằm tái thiết và ổn định Iraq bằng đội quân khoảng 3.200 người, cũng như các quan chức và viên chức nhân đạo. Đội quân này tiếp tục ở lại Iraq theo uỷ quyền của Liên hợp quốc và theo yêu cầu của Chính phủ Iraq tới tháng 12 năm 2006.

Tháng 8 năm 2006 Ý đã gửi khoảng 3.000 quân tới Liban tham gia lực lượng Gìn giữ hoà bình UNIFIL ONU[16]. Ngoài ra, từ ngày 2 tháng 2 năm 2007 một người Ý, Claudio Graziano, đã trở thành chỉ huy lực lượng Liên hiệp quốc tại nước này.

Xem thêm: Bộ trưởng ngoại giao Ý

Quân đội

Một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Iveco-Oto Melara Ariete của Esercito Italiano

Điều 11 Hiến pháp Ý viết: "Ý từ chối coi chiến tranh là một phương tiện gây hấn chống lại tự do của các dân tộc khác và là phương tiện giải quyết những tranh cãi quốc tế; Ý công nhận, với những điều kiện bình đẳng với các quốc gia khác, những giới hạn của chủ quyền cần thiết cho một trật tự đảm bảo hoà bình và công bằng giữa các nước; Ý ủng hộ và khuyến khích các tổ chức quốc tế khác có cùng quan điểm như vậy".

Các lực lượng vũ trang Ý nằm dưới quyền chỉ huy của Hội đồng Quốc phòng Tối cao Ý, do Tổng thống Ý đứng đầu. Tổng số nhân lực trong quân đội khoảng 308.000 người. Ý có mức chi tiêu quốc phòng đứng hàng thứ 8 trên thế giới[17]

Esercito Italiano là lực lượng mặt đất của Ý. Gần đây (29 tháng 7 năm 2004) lực lượng này đã chuyển đổi thành lực lượng chuyên nghiệp và hoàn toàn tình nguyện với 115.687 lính tại ngũ. Các trang bị nổi tiếng nhất của lực lượng này gồm Dardo, Centauro và Ariete, và máy bay trực thăng tấn công Mangusta, gần đây đã được triển khai trong các chiến dịch của Liên hiệp quốc; nhưng Esercito Italiano cũng sở hữu một số lượng lớn xe thiết giáp Leopard 1 và M113.

Aeronautica Militare Italiana (AMI) là lực lượng không quân Ý. Lực lượng này hoạt động độc lập và được thành lập ngày 28 tháng 3 năm 1923, bởi vua Victor Emmanuel III của Ý với tên gọi Regia Aeronautica (tương đương "Không quân Hoàng gia")[cần dẫn nguồn]. Sau Thế chiến thứ hai, khi Ý trở thành một nhà nước cộng hoà theo trưng cầu dân ý, Regia Aeronautica đổi thành tên hiện tại. Ngày nay Aeronautica Militare có 45.879 người và 585 máy bay, gồm 219 máy bay chiến đấu và 114 máy bay trực thăng. Để sử dụng làm phương tiện thay thế và để cho thuê những chiếc máy bay đánh chặn Tornado ADV, AMI đã thuê 30 chiếc F-16A Gói 15 ADF và 4 chiếc F-16B Gói 10 Fighting Falcons, với lựa chọn quyền thuê tiếp một số chiếc khác. Trong những năm sắp tới 121 chiếc EF2000 Eurofighter Typhoons, thay thế những chiếc F-16 Fighting Falcons thuê sẽ đi vào hoạt động. Những cải tiến tiếp theo cho phi đội Tornado IDS/IDT và AMX-fleet cũng sẽ được tiến hành. Khả năng vận tải được đảm bảo bởi một phi đội 22 chiếc C-130J, tương tự loại G222 mới phát triển, được gọi là C-27J Spartan (12 chiếc đã được đặt hàng), sẽ đi vào hoạt động để thay thế những chiếc G222[cần dẫn nguồn].

Marina Militare là một trong bốn nhánh của các lực lượng quân đội Ý. Lực lượng này được thành lập năm 1946, với tên gọi Hải quân Cộng hoà Ý, từ Regia Marina. Ngày nay Marina Militare là một lực lượng hải quân hiện đại với sức mạnh 35.261 người và tàu chiến thuộc mọi kiểu, như tàu sân bay, tàu khu trục, tàu chiến hiện đại, tàu ngầm, tàu đổ bộ và các loại tàu nhỏ khác như tàu nghiên cứu hải dương học[cần dẫn nguồn].

Marina Militare hiện được trang bị một tàu sân bay lớn (chiếc Cavour), các tàu khu trục, tàu ngầm và tàu chiến mới. Trong thời hiện đại, Marina Militare, là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hoà bình. Marina Militare được coi là lực lượng hải quân mạnh thứ tư trên thế giới.

Carabinieri gồm lực lượng hiến binh và quân cảnh Ý. Tại Hội nghị Sea Islands của G8 năm 2004, Carabinieri đã được trao nhiệm vụ thiết lập một Trung tâm các Đơn vị Cảnh sát Đặc biệt (CoESPU) đảm nhận huấn luyện và phát triển các tiêu chuẩn mang tính học thuyết cho các đơn vị cảnh sát dân sự tham gia các chiến dịch gìn giữ hoà bình quốc tế[18]

Vùng tỉnh và các khu vực đô thị

Ý được chia thành 20 vùng (regioni, số ít regione). Năm trong số các vùng đó có quy chế tự trị đặc biệt cho phép họ ban hành luật lệ trên một số vấn đề riêng biệt của địa phương, và được đánh dấu *. Các vùng được chia nhỏ tiếp thành 109 tỉnh (province) và 8.101 vùng đô thị (comuni).

Nhân khẩu

 Dân cư

Ước tính dân số gần nhất của ISTAT (Văn phòng Thống kê Ý) cho thấy nước này có 59.131.287 người vào thời điểm tháng 12 năm 2006[4], tăng 3% so với năm 2001. Ý có dân số đông thứ tư trong Liên minh Châu Âu (sau Đức, Pháp và Anh Quốc), và đứng hàng 22 trên thế giới. Tăng trưởng dân số hàng năm chủ yếu từ số người nhập cư và gia tăng tuổi thọ hiện ở mức 79,81 tuổi[5]. Dù có tăng trưởng dân số, biểu đồ dân số Ý đang già đi nhanh chóng. Với tỷ lệ sinh 1,35 trẻ em trên mỗi phụ nữ[6], hầu như cứ 5 người Ý có 1 người hưởng trợ cấp; nếu khuynh hướng già đi này tiếp diễn, dân số Ý sẽ giảm còn khoảng một phần tư vào năm 2050[7].

Ý có mật độ dân số đứng thứ năm Châu Âu với 196 người trên kilômét vuông. Mật độ cao nhất tại tây bắc Ý, bởi chỉ hai trong số hai mươi vùng (Lombardy và Piedmont) cộng lại, đã chiếm một phần tư dân số nước này, theo ước tính có 7,4 triệu người sống tại khu vực đô thị Milano[8]. Tỷ lệ biết chữ tại Ý là 98%, giáo dục phổ cập cho tất cả trẻ em trong độ tuổi 6 tới 18[19]. Xấp xỉ hai phần ba dân số sống tại các khu vực đô thị[9], thấp hơn nhiều so với các quốc gia Tây Âu.

Các thành phố Ý với dân số từ 300.000 trở lên (dữ liệu của ISTAT, tháng 12 năm 2006):

Các vùng đô thị

Theo OECD [10], các khu vực đô thị chính của Ý gồm:

Nhập cư và sắc tộc

Trong thế kỷ 19 và 20, Ý từng nguồn cung cấp người nhập cư chính tới Châu Mỹ, Úc và các quốc gia Tây Âu khác. Tuy nhiên, Ý hiện là điểm đến của những người nhập cư từ khắp thế giới mà những vùng chính là Đông Âu, Bắc Phi và Châu Á. Đầu năm 2006, người nước ngoài chiếm 4,56% dân số, 2.670.514 [11] người, tăng 268.357 người hay 10% so với năm trước đó. Ở nhiều thành phố phía bắc Ý, như Padua, Milano và Brescia, người nhập cư chiếm một phần đáng kể dân số.

Làn sóng nhập cư gần đây nhất đến từ Đông Âu, thay thế Bắc Phi trở thành nơi cung cấp người nhập cư chính. Trong năm 2006, khoảng 1.025.874 người Đông Âu sống tại Ý, chiếm 40% tổng số người nhập cư vào Ý. Năm quốc tịch nước ngoài có số lượng lớn nhất tại Ý gồm: Albania (348.813), Maroc (319.537), Romania (297.570), Trung Quốc (127.822) và Ukraina (107.188)[20].

 [Tôn giáo

Thánh đường Monreale tại Sicilia

Công giáo Rôma là tôn giáo lớn nhất nước. Dù Giáo hội Công giáo không còn là quốc giáo, nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong các công việc chính trị quốc gia, một phần vì Tòa Thánh Vatican nằm ngay tại Roma. 87,8% người dân Ý tự coi mình là tín đồ Công giáo Rôma [12], khoảng một phần ba trong số đó tuyên bố là các tín đồ nhiệt thành (36,8%).

Các nhóm Kitô giáo khác tại Ý gồm hơn 700.000 tín đồ Chính Thống giáo Đông phương [13], gồm 470.000 người mới gia nhập [14]PDF (65.4 KiB) và khoảng 180.000 tín đồ Chính thống giáo Hy Lạp, 550.000 tín đồ Trào lưu chính thống (Pentecostalism) và Phúc âm (0,8%), trong số đó 400.000 là các thành viên của Assemblies of God, 235.685 Nhân chứng Jehovah (0,04%) [15], 30.000 Waldensians [16], 25.000 Seventh-day Adventist, 22.000 đạo Mormon, 15.000 Baptist (cộng thêm khoảng 5.000 Free Baptists), 7.000 Lutheran, 5.000 Methodist (chi nhánh của Nhà thờ Waldensian) [17].

Thiểu số tôn giáo lâu đời nhất nước này là cộng đồng Do thái giáo, với khoảng 45.000 người. Đây không còn là nhóm phi Kitô giáo lớn nhất nữa.

Vì số lượng người nhập cư khá lớn từ khắp nơi trên thế giới, khoảng 825.000 người là tín đồ Hồi giáo [18] (1,4%) sống tại Ý, dù chỉ khoảng 50.000 người có quốc tịch Ý. Ngoài ra, có 110.000 tín đồ Phật giáo (0,2%) [19] [20] [21]PDF (65.4 KiB), 70.000 tín đồ đạo Sikh [22], và 70.000 tín đồ Hindu giáo (0,1%) tại Ý.

Xem thêm: Công giáo tại Ý, Hồi giáo tại Ý, Do Thái giáo tại Ý, Phật giáo tại Ý, và Danh sách cách chính trị gia Ý thuộc một tôn giáo thiểu số

Kinh tế

Borsa Italiana, tại Milano, thị trường chứng khoán chính của Ý

Theo những tính toán GDP, Ý được xếp hạng là nền kinh tế đứng thứ bảy thế giới năm 2006, sau Hoa Kỳ,Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh Quốc và Pháp, và đứng thứ tư Châu Âu. Theo OECD, trong năm 2004 Ý là nhà xuất khẩu lớn thứ sáu thế giới về các sản phẩm chế tạo. Nền kinh tế tư bản này được chia thành khu vực phát triển công nghiệp phía bắc, chủ yếu là các công ty tư nhân và vùng nông nghiệp kém phát triển hơn ở phía nam. Nền kinh tế Ý có khu vực "kinh tế ngầm" không được tính vào con số thống kê chính thức, gần đây đã được Bộ tài chính nước này ước lượng chiếm khoảng một phần sáu GDP chính thức.

Đa số các nguyên liệu thô cần thiết cho ngành công nghiệp và hơn 75% nhu cầu năng lượng phải nhập khẩu từ bên ngoài. Trong thập kỷ qua, Ý đã theo đuổi một chính sách thuế chặt chẽ nhằm đáp ứng các yêu cầu của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ và đã được hưởng những lợi ích từ các tỷ lệ lợi tức và lạm phát thấp. Ý gia nhập khu vực đồng euro từ khi nó xuất hiện năm 1999.

Nền kinh tế Ý từng có nhiều thời kỳ phát triển chậm chạp hơn các đối tác Liên minh Châu Âu, và chính phủ hiện tại đã ban hành nhiều biện pháp cải cách ngắn hạn nhằm cải thiện tính cạnh tranh và phát triển dài hạn. Tuy nhiên, thay đổi còn diễn ra chậm, trong việc áp dụng một số cải cách cơ cấu do các nhà kinh tế đề xuất, như giảm bớt gánh nặng thuế và sửa đổi thị trường lao động cứng nhắc của Ý cũng như hệ thống trợ cấp đắt đỏ, bởi tình trạng phát triển kinh tế chậm gần đây và sự phản đối từ phía các liên đoàn lao động.

Ý có ít tập đoàn đa quốc gia hàng thế giới so với các nền kinh tế cùng mức độ khác. Thay vào đó, sức mạnh chính của nền kinh tế nước này phần lớn dựa vào các công ty cỡ vừa và nhỏ. Một số trong các công ty đó sản xuất các sản phẩm có mức độ kỹ thuật trung bình và vì thế đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía Trung Quốc và các nền kinh tế Châu Á khác với giá thành nhân công rẻ hơn. Những công ty này của Ý đang đối phó với sự cạnh tranh từ các đối thủ Châu Á bằng cách tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao hơn, trong khi di chuyển các cơ sở chế tạo kỹ thuật thấp tới các nhà máy tại các quốc gia có giá thành nhân công rẻ. Kích thước trung bình nhỏ của các công ty Italia vẫn còn là một yếu tố hạn chế, và chính phủ đã bắt tay vào khuyến khích sự sáp nhập hay hợp nhất và cải cách các biện pháp quản lý cứng nhắc từng là vật cản cho sự phát triển của những tập đoàn lớn hơn.

Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Ý gồm ô tô (Fiat Group, Aprilia, Ducati, Piaggio), hoá chất, sản phẩm hoá dầu, hàng điện tử (Eni, Enel, Edison), hàng không và công nghệ quốc phòng (Alenia, Agusta, Finmeccanica), vũ khí (Beretta); nhưng các sản phẩm nổi tiếng nhất lại thuộc lĩnh vực thời trang (Armani, Valentino, Versace, Dolce & Gabbana, Benetton, Prada, Luxottica), công nghiệp thực phẩm (Barilla Group, Martini & Rossi, Campari, Parmalat), xe hơi hạng sang (Ferrari, Maserati, Lamborghini, Pagani) và du thuyền (Ferretti, Azimut).

Du lịch là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Ý: với hơn 37 triệu khách du lịch mỗi năm, Ý được xếp hạng là điểm đến hấp dẫn thứ năm của du khách trên thế giớ[21].

[sửa] Vận tải

Hệ thống đường sắt tại Ý với tổng cộng 19.394 kilômét (12.051 dặm), xếp hạng 16 trên thế giới[cần dẫn nguồn] và được điều hành bởi Ferrovie dello Stato. Các tàu cao tốc gồm tàu lớp ETR, trong số đó tàu ETR 500 chạy với vận tốc 300 km/h (186 mph).

Năm 1991 Treno Alta Velocità SpA đã được thành lập, là một thực thể cho mục đích đặc biệt thuộc sở hữu của RFI (công ty này lại thuộc sở hữu của Ferrovie dello Stato) để lập kế hoạch và xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc dọc theo hầu hết các tuyến đường vận tải quan trọng của Ý. Những tuyến này thường được gọi là "TAV". Mục tiêu của TVA là giúp tăng cường vận tải trên những tuyến đường sắt đã sắp quá tải ở Ý và xây dựng các tuyến đường mới, cụ thể là tuyến Milano-Napoli và hành lang Torino-Milano-Venezia. Một trong những trọng tâm của dự án là chuyển đổi hệ thống đường sắt Ý thành một hệ thống đường sắt chở khách hiện đại tương thích với các tiêu chuẩn đường sắt mới của Châu Âu. Mục tiêu thứ hai là đưa vào sử dụng đường sắt cao tốc trong nước và những hành lang được ưu tiên. Khi nhu cầu với những tuyến đường sắt cũ đã giảm bớt với sự khai trương những tuyến đường sắt cao tốc mới, những đường sắt bình thường này sẽ được dùng chủ yếu cho các chuyến tàu địa phương tốc độ thấp và chuyên chở hàng hoá. Khi các ý tưởng đó trở thành hiện thực, hệ thống đường sắt của Ý có thể hội nhập với các hệ thống đường sắt khác của Châu Âu, đặc biệt là hệ thống TGV của Pháp, ICE của Đức, và AVE của Tây Ban Nha[cần dẫn nguồn].

Có xấp xỉ 654.676 kilômét (406.000 dặm) đường bộ ở Ý, gồm 6.957 km (4.300 dặm) đường cao tốc [23].

Có khoảng 133 sân bay ở Ý, gồm hai Cảng đầu mối hàng không là Sân bay Quốc tế Malpensa (gần Milano) và Sân bay Quốc tế Leonardo Da Vinci (gần Roma).

Có 27 cảng chính tại Ý, cảng lớn nhất nằm tại Genova, đây cũng là cảng lớn thứ hai vùng Địa Trung Hải, sau cảng Marseille. 2.400 kilômét (1.500 dặm) đường sông chạy khắp Ý.

Văn hoáÝ, với tư cách một quốc gia, đã không tồn tại cho tới khi đất nước thống nhất vào năm 1861. Vì sự thống nhất khá muộn này, và vì sự tự trị trong lịch sử của nhiều vùng thuộc Bán đảo Ý, nhiều truyền thống và phong tục mà hiện chúng ta coi là riêng biệt của Ý có thể được xác định theo vùng nơi xuất hiện của chúng. Dù có sự cách biệt chính trị và xã hội của các vùng đó, sự đóng góp của Ý vào di sản văn hoá và lịch sử Châu Âu vẫn rất to lớn. Trên thực tế, Ý là nơi có số lượng Di sản Thế giới của UNESCO nhiều nhất (44 - số liệu năm 2009).

[Nghệ thuật

Ý đã có nhiều phong trào nghệ thuật và tri thức phát triển ra khắp Châu Âu và thế giới, gồm phong trào Phục hưng và chủ nghĩa Baroque. Có lẽ những thành tựu văn hoá lớn nhất của Ý thuộc di sản nghệ thuật của họ, với các nghệ sĩ Michelangelo, Leonardo da Vinci, Donatello, Botticelli, Fra Angelico, Tintoretto, Caravaggio, Bernini, Titian và Raffaello Sanzio.

] Văn học

Với căn bản của tiếng Ý hiện đại được thành lập bởi nhà thơ Firenze, Dante Alighieri, người mà tác phẩm Thần khúc của ông thường được coi là tuyên ngôn văn học sớm nhất ra đời ở Châu Âu thời Trung Cổ và là một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất thế giới, đất nước này luôn sở hữu nhiều tác gia nổi tiếng; những nhà văn và nhà thơ Boccaccio, Giacomo Leopardi, Alessandro Manzoni, Tasso, Ludovico Ariosto và Petrarch, người nổi tiếng nhất ở thể loại thơ sonnet, được sáng tạo ở Ý. Các triết gia nổi tiếng gồm Giordano Bruno, Marsilio Ficino, Niccolò Machiavelli và Giambattista Vico. Các tác giả văn học hiện đại và những người đoạt giải Nobel gồm nhà thơ quốc gia Giosuè Carducci năm 1906, nhà văn hiện thực Grazia Deledda năm 1926, tác giả sân khấu hiện đại Luigi Pirandello năm 1936, các nhà thơ Salvatore Quasimodo năm 1959 và Eugenio Montale năm 1975, satiryst và tác giả sân khấu Dario Fo năm 1997[22].

[Khoa học

Trong khoa học, Galileo Galilei đã đưa ra những tri thức tiến bộ dẫn đường tới cách mạng khoa học, và Leonardo da Vinci là hình mẫu hoàn hảo nhất về một nhân vật thời Phục hưng.

Ý từng là nơi sinh sống của nhiều nhà khoa học và nhà phát minh: nhà vật lý Enrico Fermi, một trong những người cha của lý thuyết lượng tử và lãnh đạo Dự án Manhattan; nhà thiên văn học Giovanni Domenico Cassini; nhà vật lý Alessandro Volta người phát minh ra pin điện; nhà toán học Joseph Louis Lagrange và Fibonacci; Người đoạt giải Nobel Vật lý Guglielmo Marconi, phát minh ra radio; và Antonio Meucci người phát minh điện thoại.

] Âm nhạc

Từ âm nhạc dân gian tới âm nhạc cổ điển, âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng trong văn hoá Ý. Là nơi sinh của opera, Ý đã thiết lập nhiều nền tảng cho truyền thống âm nhạc cổ điển. Các nhạc cụ gắn liền với âm nhạc cổ điển, và nhiều hình thức âm nhạc cổ điển hiện tại đều có thể tìm thấy nguồn gốc từ những phát minh ở thế kỷ 16 và 17 trong âm nhạc Ý (như symphony, concerto và sonata). Một số nhà soạn nhạc Ý nổi tiếng nhất gồm các nhà soạn nhạc thời Phục hưng Giovanni Pierluigi da Palestrina và Claudio Monteverdi, các tác gia phong cách Baroque Arcangelo Corelli và Antonio Vivaldi, các nhà soạn nhạc Cổ điển Niccolò Paganini và Gioacchino Rossini, và các nhà soạn nhạc Lãng mạn Giuseppe Verdi và Giacomo Puccini. Các nhà soạn nhạc Ý hiện đại gồm Luciano Berio và Luigi Nono cũng đóng góp đáng kể cho sự phát triển của âm nhạc thể nghiệm và âm nhạc điện tử.

Thể thao

Những người dân Ý nổi tiếng vì lòng hâm mộ thể thao của họ, từ các trận đấu của Đấu sĩ thời La Mã cổ đại, tới Stadio Olimpico của Roma hiện nay, nơi các câu lạc bộ bóng đá tranh tài. Các môn thể thao mùa đông cũng khá phổ biến, và nhiều người Ý đã tham gia tranh tài tại các Olympic. Sự tích hợp hoạt động thể thao vào các lễ hội ở Ý như Palio (xem thêm Palio di Siena), và cuộc đua Gondola (regatta) diễn ra tại Venezia vào ngày Chủ nhật đầu tiên của Tháng 9, khẳng định vai trò của thể thao trong đời sống thường nhật ở Ý. Các môn thể thao được ưa chuộng nhất gồm bóng đá, bóng rổ (môn thể thao quốc gia thứ hai từ hập niên 1950), bóng chuyền, bóng nước, đấu kiếm, rugby, đua xe đạp, khúc côn cầu trên băng (chủ yếu tại Milano, Trentino-Alto Adige và Veneto), roller hockey và đua xe Công thức 1 (F1).

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức của Italia là Tiếng Italia chuẩn, một hậu duệ của thổ ngữ Tuscan và hậu duệ trực tiếp của tiếng Latinh. Khoảng 75 các từ trong tiếng Italia có nguồn gốc từ tiếng Latinh.

Khi Italia được thống nhất năm 1861 tiếng Italia chủ yếu hiện diện trong ngôn ngữ văn học. Nhiều phương ngữ Romance được dùng trên khắp bán đảo Italia (các thổ ngữ Italia), với nhiều biến thể địa phương.

Sau khi Italia thống nhất Massimo Taparelli, marquis d'Azeglio, một trong các vị quan của Cavour's, được cho là đã nói việc tạo lập nhà nước Italia chỉ còn thiếu một ngôn ngữ Italia (một đặc tính quốc gia). Thổ ngữ Tuscan (hay thổ ngữ Florentine) được sử dụng tại Tuscany được khuyến khích trở thành ngôn ngữ chuẩn phần lớn bởi di sản văn học của nó (tác phẩm Thần khúc của Dante's thường gắn liền với sự kiện thổ ngữ Tuscan trở thành ngôn ngữ chuẩn). Pietro Bembo, bị ảnh hưởng bởi Petrarch, cũng ủng hộ tiếng Tuscan trở thành ngôn ngữ văn học chuẩn (volgare illustre). Sự phát triển của chữ in và các phong trào văn học (như petrarchism and bembismo) càng thúc đẩy quá trình tiêu chuẩn hoá tiếng Italia.

Việc thành lập một hệ thống giáo dục quốc gia đã dẫn tới sự giảm sút các biến thể ngôn ngữ được sử dụng trên toàn quốc. Sự tiêu chuẩn hoá càng diễn ra nhanh chóng trong thập niên 1960 vì tăng trưởng kinh tế dẫn tới sự phổ cập vô tuyến truyền hình (Công ty truyền thông nhà nước RAI đã thiết lập tiếng Italia tiêu chuẩn).

Ngày nay, dù có nhiều biến thể địa phương về giọng và nhấn nguyên âm, các thổ ngữ Italia hầu hết luôn có thể hiểu được với cả người nói và người nghe. Quả thực tính đa dạng vẫn tồn tại và thỉnh thoảng được sử dụng trong những cách diễn đạt và những bài hát dân gian.

Một số ngôn ngữ được dùng ở Italia không được coi là các thổ ngữ Italia mà hoàn toàn là những ngôn ngữ khác, như Venetian, Neapolitan, Sicilian và các ngôn ngữ Gallo-Italian ở phía bắc.

Các thổ ngữ và ngôn ngữ Italia

Ngoài nhiều biến thể ngôn ngữ địa phương và các thổ ngữ tiếng Italia tiêu chuẩn, một số ngôn ngữ được chấp nhận chính thức ở một số hình thức cũng được sử dụng:

Tại Sardinia có nhóm người không nói tiếng Italia lớn nhất, khoảng 1.3 triệu người, họ sử dụng ngôn ngữ Sardinian, một ngôn ngữ Romance vẫn còn giữ lại nhiều từ tiền Latinh.

Ở phía bắc, tỉnh Bolzano-Bozen có đa số dân là người nói Ngôn ngữ German (German Thượng). Vùng này được lấy từ Áo-Hung và trao cho Italia theo những điều khoản của Hiệp ước Saint-Germain-en-Laye năm 1919 Thế chiến thứ nhất. Một số cộng đồng nói tiếng German cũng tồn tại ở những phần khác ở phía bắc Italia. Ngôn ngữ Cimbrian là tiếng German liên quan tới ngôn ngữ Austro-Bavarian được dùng ở một số phần tại Veneto (Asiago, Luserna) và Walser tại Val'Aosta (Gressoney). Tổng cộng khoảng 300.000 hay hơn nữa người Italia nói tiếng German như tiếng mẹ đẻ của mình. Một số người tự cho mình là người Áo.

Khoảng 120.000 người sống tại vùng Thung lũng Aosta, nơi một thổ ngữ Franco-Provençal được sử dụng tương tự như các thổ ngữ được dùng ở Pháp. Khoảng 1.400 sống tại hai thị trấn tách biệt ở Foggia nói một thổ ngữ Franco-Provençal khác.

khoảng 80.000 người nói tiếng Slovene sống ở vùng đông bắc Friuli-Venezia Giulia gần biên giới với Slovenia.

Tại dãy núi Dolomite ở Trentino-Alto Adige/Südtirol và Veneto có khoảng 40.000 người nói ngôn ngữ Ladin Rhaeto-Romance.

Một cộng đồng 700.000 người tại Friuli nói tiếng Friulian, cũng là một ngôn ngữ thuộc hệ Rhaeto-Romance.

Tại vùng Molise trung nam Italia khoảng 4.000 người nói tiếng Molise Croatian. Họ là những người Molise Croats, hậu duệ của một nhóm người đã di cư tới đây từ Balkans thời Trung Cổ.

Sống rải rác ở phía nam Italia (Salento và Calabria) là khoảng 30.000 người nói tiếng Hy Lạp—được coi là những hậu duệ cuối cùng có nguồn gốc Magna Graecia của vùng này. Họ nói thổ ngữ Hy Lạp, Griko.

Khoảng 15.000 ngưoiừ nói tiếng Catalan sống quanh vùng Alghero góc tây bắc Sardinia—được cho là kết quả của một đợt di cư của một nhóm lớn người Catalan từ Barcelona.

Người Arbëreshë, với số lượng khoảng 100.000 ở phía nam Italia và trung Sicily, kết quả của những đợt nhập cư trong quá khứ, nói thổ ngữ Arbëresh thuộc ngôn ngữ Albani.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lamtung