c1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Thiếu gia! Có thể không cần đọc chữ nhỏ, chỉ cần đọc chữ to có được không?

Giữa mùa hè nóng bức, cánh cửa sổ thư phòng đóng chặt khiến cho cả căn phòng như một cái lồng hấp. Trên cửa sổ còn có cả một cái rèm che ngăn ánh sáng từ bên ngoài lọt vào. Vì vậy mà giữa ban ngày nhưng trong thư phòng lại chẳng khác nào ban đêm. Trên một cái bàn sách bằng gỗ lim có đặt một ngọn đèn dầu vừa đủ chiếu sáng quyển Xuân Thu kinh truyện tập giải trong tay của đứa hầu nhỏ.

- Không được. Trước tiên đọc một câu chữ to rồi sau đó đọc chữ nhỏ bên dưới chữ to đó. Không được đọc hàm hồ phải đọc rõ ràng rành mạch.

Trên cái bàn bằng gỗ lim có đặt một tấm bình phong chia nó ra thành hai phần. Đứa hầu nhỏ và cây đèn ở một bên còn vị thiếu gia thì ở trong bóng tối

Đứa hầu nhỏ Vũ Lăng chừng mười ba, mười bốn tuổi có chút thanh tú đang nhăn nhó nhìn quyển sách trên tay mà kêu khổ:

- Có nhiều chữ nhỏ quá. Thiếu gia! Cổ họng của con khô rồi, chỉ sợ không đọc được.

- Chẳng phải đã pha trà Tang Cúc hạnh nhân rồi hay sao? Đọc đi, không được lười biếng. Hôm nay phải đọc cho xong cuốn này, ta sẽ thưởng bạc cho ngươi. Sau này, mỗi ngày một quyển. Bộ Xuân Thu kinh truyện tập giải có tổng cộng ba mươi cuốn, độc xong hết ngươi sẽ được thưởng ba tiền. - Vị thiếu gia ngồi sau bức bình phong liền lấy tiền ra để dụ.

Đứa hầu nhỏ Vũ Lăng không từ chối được đành phải uống hai hớp trà rồi sau đó lấy tay lau mồ hôi mà đọc tiếp. Vừa mới đọc được bốn, năm tờ nó đã cảm thấy miệng kho rát, mồ hôi trên trán nhỏ cả xuống tra giấy khiến cho trang giấy bị ướt cả một khoảng rộng. Đôi bàn tay của nó cũng ướt đẫm mồ hôi. Hôm nay quả thực là nóng, nhưng cánh cửa sổ lại bị đóng chặt, bên cạnh có thêm cây đèn vậy mà trong phòng không hề có lấy một cái quạt nào khác ngoại trừ cây quạt của vị thiếu gia đang phe phẩy.

- Thiếu gia! Con không chịu được nữa. Hôm nay quá nóng, con cảm thấy đầu óc choáng váng sắp nôn tới nơi. Có lẽ là do bị cảm nắng...

Đứa hầu quyết định học một chiêu đó của Trương Thái chỉ có điều cách nói là khác. Thiếu gia liên tục nghe đọc sách, ai mà chịu nổi. Hôm nay có thưởng ít đi một chút cũng không cần.

- Trương Thái nói cổ họng thì ngươi lại nói là bị cảm nắng. Vậy ta thì sao? Chẳng phải là buồn muốn chết hay sao?

- Thiếu gia nghỉ ngơi một chút đi. Cả ngày nghe đọc sách, tai cũng cảm thấy mệt. Hay là, để con đưa thiếu gia tới cầu đá hóng mát. Nơi đó rất mát mẻ lại còn có thể nghe thấy tiếng hát từ bên tòa nhà bên kia vọng sang. Có được không thiếu gia?

- Bên ngoài trời rất nặng sợ rằng không tốt cho mắt.

- Chẳng phải là có cái bịt mắt hay sao? Để con tìm cho thiếu gia.

Đứa hầu sợ thiếu gia đổi ý liền vội vàng tìm được một mảnh vải xanh để che mắt rồi đi tới sau bàn học...

Vị thiếu gia đó đang ngồi híp mắt nhìn hắn rồi sau đó nhắm mắt lại:

- Được! Đeo vào giúp ta.

Vũ Lăng đứng ở phía sau vừa giúp thiếu gia bịt miếng che mắt vừa quan sát cái gáy của y. Năm nay thiếu gia được mười lăm tuổi, chỉ lớn hơn nó một tuổi nhưng lại cao hơn nó rất nhiều. Cho dù hiện tại đang ngồi thì cũng không kém hơn so với nó đang đứng là mấy.

"Dường như thư đồng nên lùn hơn một chút. Trong trấn Sơn Âm này các vị thiếu gia đều cao hơn thư đồng của mình tới nửa cái đầu. Chẳng may có một thư đồng nào đó cao hơn thì lưng cũng đành phải còng xuống. Chẳng còn cách nào khác, làm sao lại được phép cao hơn thiếu gia cơ chứ?"

Đứa hầu Vũ Lăng nghĩ vậy liền nhanh nhẹn buộc miếng vải xanh che mắt cho thiếu gia. Vị thiếu gia liền đứng dậy, khoác một tay lên vai nó rồi nói:

- Đi thôi.

Đứa hầu Vũ Lăng chịu đựng cái tay, từ từ đi ra mở cửa. Cánh cửa vừa mới được mở ra thì ánh sáng mặt trời từ bên ngoài liền tràn vào khiến cho cả cái thư phòng sáng trưng. Vị thiếu gia liền nói:

- Hôm nay nắng thật.

Vũ Lăng cũng biết nắng rất gắt nhưng so với ở trong thư phòng thì tốt hơn nhiều, hơn nữa cũng chẳng phải đọc sách. Nó liền nói:

- Thiếu gia đi với con. Chỗ cầu đá ở phía sau rất mát. Thiếu gia cẩn thận dưới chân.

Đứa hầu Vũ Lăng giống như đang dắt người mù mà dắt vị thiếu gia đi về cánh cửa phía sau với một tâm trạng vui sướng. Không phải học bài thật sự là một điều giải thoát. Hơn một tháng qua, hắn và Trương Thái liên tục thay phiên nhau đọc toàn bộ tứ thư ngũ kinh. Cũng không phải hắn và Trương Thái là người ham học mà vì vị thiếu gia phải nghe bọn nó học bài. Mắt của thiếu gia có bệnh, danh y Thiệu Hưng là Lỗ Vân Cốc nói rằng đôi mắt của thiếu gia cần phải được nghỉ ngơi, ở trong phòng tối không có ánh sáng ít nhất một trăm ngày thì mới có thể từ từ hồi phục. Vì vậy mà vị thiếu gia cảm thấy buồn chán mới bắt hắn và Trương Thái học bài cho mình nghe...

- Tiểu Vũ! Hoa nhài ở phía Đông có phải đã nở hoa rồi không? - Vị thiếu gia đang vịn vai nó bước đi chậm rãi đột nhiên mở miệng.

Vũ Lăng quay đầu lại thì thấy quả nhiên ở phía Đông của hậu viên có mấy khóm hoa nhài đã nở. Những đóa hoa trắng muốt nổi bật lên giữa những cái lá màu xanh.

- Thiếu gia! Sau ngươi biết hoa nhài đã nở? Dường như hôm qua vẫn còn chưa có gì.

- Nghe tiếng ong mật kêu và ngửi thấy mùi thơm của hoa nhài.

Đứa hầu Vũ Lăng nghiêng đầu liếc mắt nhìn vị thiếu gia. Miếng vải bịt mắt của thiếu gia vẫn còn nguyên khiến cho Vũ Lăng thầm nghĩ:

- Lỗ tai của thiếu gia bây giờ thính thật, chỉ một tiếng động nhỏ cũng đủ để thiếu gia nghe được. Có điều chuyện này không hay lắm. Mọi người đều nói người mù thì tai thính. Không biết mắt của thiếu gia có thể lành lặn được không?

Vũ Lăng hơi lo lắng. Nếu mắt thiếu gia mà mù hẳn thì rất khó hầu hạ. Cứ mỗi ngày thiếu gia bắt hắn và Trương Thái đọc sách trong thư phòng thật sự là khó chịu. Lúc trước, khi mắt của thiếu gia còn tốt thì không hề thích đọc sách. Bây giờ mắt có bệnh lại quay sang nghe sách chẳng phải là bắt ép người khác hay sao. Nếu như mắt đã không còn thì đọc sách nhiều để làm gì, chẳng lẽ lại định đi thi?

Vũ Lăng nhận thấy từ sau khi mắt của thiếu gia bị bệnh, tính tình cũng thay đổi rất nhiều. Bắt đầu là khóc to rồi hoảng loạn. Cũng không thể tránh được. Đột nhiên không nhìn được thì ai mà chẳng cuống. Sau đó, thiếu gia trở nên trầm mặc ít nói, rồi lại lệnh cho nó và Trương Thái thay phiên nhau đọc bài cho nghe. Hơn nữa, cách nói chuyện cũng hoàn toàn khác với trước.

Tại sao lại thay đổi như vậy? Cứ như thiếu gia đột nhiên trưởng thành khiến cho đứa hầu nhỏ có cảm giác lạ lẫm và kính sợ.

.........

Phía Tây của sông Đầu nối liền với sông Phủ, nam giáp với sông Miếu. Sau khi chảy qua phủ Thiệu Hưng nó liền gấp khúc tạo thành một cái vịnh lớn. Năm Gia Tĩnh thứ hai mươi mốt, người họ Trương nắn thẳng còn sông khiến cho cái vịnh đó trở thành một con sông trước cửa nhà họ Trương. Người họ Trương ngụ cư ở hai bên bờ sông qua lại bởi một cây cầu đá. Ở bờ Đông của con sông được gọi là Đông Trương, bờ tây gọi là Tây Trương. Tây Trương thì giàu có còn Đông Trương thì kém phát triển. Ngoại trừ việc một số chuyện cần phải nghị sự và tế tổ vào ngày Đông chí ra thì Đông Trương và Tây Trương rất ít khi qua lại với nhau. Dù sao thì quan hệ huyết thống cũng đã qua ba đời, tình thân cũng giảm dần. Hơn nữa do sự phân cách bởi giàu và nghèo khiến cho Đông Trương trở nên hèn kém còn Tây Trương thì kiêu căng tự mãn rất khó hòa hợp với nhau chứ đừng nói là qua lại.

Hiện tại đang là mùa khô, cái chỗ ngoặt của sông Đầu chỉ rộng chừng hai trượng. Trong số ba cây cầu đá thì có hai cái bên dưới chẳng hề có nước nên trở thành một chỗ rất tốt để hóng mát.

Trương Nguyên ngồi trên một tảng đá to lắng nghe tiếng nước chảy, ngửi mùi hơi nước, hương hoa dại và cảm nhận những cớn gió mát. Từ miếng bịt mặt của hắn tản ra mùi thuốc thoang thoảng. Miếng che mắt này được danh y Lỗ Vân Cốc của Thiệu Hưng đặc chế của hắn.

- Thiếu gia! Con đi lấy cần câu và mồi để câu cá.

Trương Nguyên nghe thấy tiếng bước chân đứa hầu Vũ Lăng chạy tới mà cảm thấy hết sức tĩnh lặng, yên tĩnh. Từ hai tháng trước, không hiểu sao hắn lại biến thành người họ Trương ở huyện Sơn Âm, phủ Thiệu Hưng. Hơn nữa, mắt hắn lại còn có bệnh. Trương Nguyên hoảng sợ, nôn nóng đau đớn như thế nào thì có thể tưởng tượng được...

Tỉnh lại thấy mình xuất hiện ở một không gian bốn trăm năm về trước thì có ai còn giữ được bình tĩnh?

Thân thể cũng không phải là của mình mà biến thành một thiếu niên chỉ có tên là giống nhau. Cả hai đều là họ Trương tên Nguyên. Hiện tại hắn còn có tự là Giới Tử, sống ở năm Vạn Lịch thứ hai mươi sáu. Năm nay tuổi mụ của hắn đã là mười lăm. Linh hồn của hai Trương Nguyên dung hợp với nhau biến thành hắn hiện tại.

Hơn hai tháng trôi qua, sống trong bóng tối, Trương Nguyên nghĩ rất nhiều, nhớ tới những nơi phồn hoa đô hội mà cảm giác thật bất đắc dĩ. Có điều đã về nơi này thì cần phải sống thật tốt.

Kiếp trước, Trương Nguyên rất thích đọc sách đã đọc qua Minh sử nên có chút hiểu biết với lịch sử của các thời Vạn Lịch, Thiên Khải, Sùng Trinh. Ngay cả năm Vạn Lịch thứ mười lăm, hắn cũng đọc qua. Hắn biết cái năm này chính là năm thứ một ngàn năm trăm tám mươi bảy sau công nguyên. Hiện tại, hắn sinh ra vào năm Vạn Lịch thứ hai mươi sáu, tuổi mụ là mười lăm nên có thể nói bây giờ là năm thứ một ngàn sáu trăm lẻ một sau công nguyên. Từ năm này tới khi triều Minh bị diệt còn khoảng chừng ba mươi hai năm nữa.

- Họ Trương ở Vãn Minh, Giang Nam, Thiệu Hưng và đâu nữa?

Một con ếch từ trong đám cỏ dại bên bờ sông chợt nhảy ra tới gần hắn. Nó coi Trương Nguyên đang ngồi ngay ngắn như một pho tượng đất liền nhảy lên đầu hắn. Khi thấy cái đầu của hắn động đậy, con ếch mới cảm nhận được sự nguy hiểm liền nhảy lên. Nhưng không ngờ từ trên cao lại có một cây quạt giáng xuống khiến cho con ếch văng xuống đất. Ngay lập tức một cái chân to giơ lên định đạp xuống...

- Tha cho mày.

Cái chân đó dừng lại giữa không trung. Con ếch nhỏ tới lúc này mới tỉnh hồn vội vàng nhảy lên ỏ chạy.

Đứa hầu Vũ Lăng đang ở bên bờ sông liền quay lại hỏi:

- Thiếu gia! Người định tha cái gì?

Không có gì. - Trương Nguyên thả chân từ từ lắc đầu mà hơi mỉm cười. Hắn thầm nhủ:

- Tình cảnh như vậy thì ta có năng lực gì đây? Năm nay ta mới mười lăm tuổi, chẳng biết có thể chữa khỏi mắt hay không. Vãn Minh, Giang Nam là những nơi phồn hoa, danh sĩ nhiều vô xuể. Trước tiên ta cứ từ từ cảm nhận, suy nghĩ những chuyện khác.

Một cơn gió từ bờ Tây thổi tới mang theo tiếng ca, giống như hoa sen dưới cái nắng chói chang nhưng vẫn tỏa ra mùi hương thơm ngát.

Đứa hầu Vũ Lăng vui vẻ lên tiếng:

- Thiếu gia nghe xem. Trong cái nhà to ở bờ Tây lại bắt đầu ca hát.

Trương Nguyên lắng tai nghe thì thấy tiếng tiêu, tiếng địch cùng với các loại nhạc du dương lọt vào tai.

"Nguyên lai xá tử yên hồng khai biến, tự giá bàn đô phó dữ đoạn tỉnh tàn viên. Lương thần mỹ cảnh nại hà thiên, thưởng tâm nhạc sự thùy gia viện!..."

Trương Nguyên thầm nghĩ: "Đây là ca khúc Mẫu Đan đình hoàn hồn ký. Một trong những tác phẩm nổi tiếng, không ngờ đã được lưu truyền tới thời điểm này.

Chương 2

Không biết tại sao tiếng hát bên bờ tường nhanh chóng yên lặng, không giống như trước đây. Vũ Lăng cảm thấy buồn chán, lo lắng thiếu gia không nghe được tiếng nhạc lại quay về bắt mình đọc sách liền quay đầu lại nhìn thì thấy thiếu gia vẫn đang ngồi đặt chiếc quạt trên đầu gối như đang nghĩ chuyện gì đó.

- Hiện tại dường như thiếu gia bắt đầu có suy nghĩ, nhìn có hơi giống với một người hiếu học.

Vũ Lăng thè lưỡi với thiếu gia một cái rồi tiếp tục câu cá. Tính tình của nó vốn hoạt náo, nên cá vừa mới vào rỉa là đã giật cần nên mãi vẫn không câu được con nào. Vũ Lăng nổi nóng càu nhàu mắng chửi, liên tục sút những hòn đá xuống nước làm cho đám cá sợ hãi bỏ đi.

Trương Nguyên từ từ đi tới, nói:

- Tiểu Vũ! Để ta câu cho.

Vũ Lăng đứng dậy vội vàng đỡ thiếu gia ngồi xuống rồi sau đó móc mồi, đặt cần câu vào trong tay thiếu gia. Nó đứng một bên mà nghĩ thầm:" Tính tình của thiếu gia còn nôn nóng hơn ta. Ta không câu được thì làm sao mà thiếu gia có thể. Hơn nữa, thiếu gia không nhìn thấy phao thì làm sao mà biết cá có cắn câu hay không? Hay là ta nên nhắc cho thiếu gia..."

Vừa mới nghĩ tới đó, nó chợt nghe thấy thiếu gia nói:

- Tiểu Vũ! Ngươi không được lên tiếng.

Vũ Lăng thưa một tiếng rồi thè lưỡi, nghĩ thầm:" Thiếu gia thành thần tiên rồi hay sao mà biết được ta đang nghĩ gì?" Sau đó, nó liền ngồi xuống, mím môi nhìn vị thiếu gia đang bịt mắt câu cá.

Chỉ thấy thiếu gia vung cần một cái, thi thoảng hơi lắc nhẹ cổ tay khiến cho mồi câu ở trong nước di chuyển. Một lát sau, cái lông ngỗng được làm thành phao đang nổi trên mặt nước chợt chìm xuống.

Vũ Lăng đang định nhắc nhở thiếu gia thì chợt nhớ ra thiếu gia vừa mới nói mình không được lên tiếng đành phải mím môi thật chặt mà nhìn cái phao chuyển động. Nó hết sức nôn nóng. Nhưng thiếu gia vẫn hết sức bình tĩnh như cơ bản không hề biết con cá đã cắn câu.

Đúng lúc này, thiếu gia chợt giật cần một cái. "Vù" một con cá nhỏ dẹp màu đen bắn lên trên không rồi rơi xuống đất dẫy đành đạch.

- Oa! Một con cá nhỏ. Con này dài khoảng bốn tấc.

Vũ Lăng mừng rỡ chạy tới vừa gỡ cá vừa khen:

- Thiếu gia thật lợi hại. Bịt mắt mà vẫn có thể câu được cá.

Thả con cá vào trong giỏ, Vũ Lăng vui vẻ nhanh chóng ngắt một đoạn giun rồi móc vào lưỡi câu để cho thiếu gia tiếp tục câu cá. Bất chợt, nó nghe thấy thiếu gia nói:

- Phía Tây Trương có người tới. Nhìn xem là ai?

Vũ Lăng bước ra khỏi cây cầu nhìn xung quanh rồi nhanh chóng chạy về bẩm với Trương Nguyên:

- Đó là gánh hát bên Tây Trương, có khoảng hơn chục người. A! Trương Tam công tử cũng có ở đó, chẳng lẽ lại tới nơi này hóng mát? Tây trương có nhiều đình làm bằng gỗ như vậy....

Trương Nguyên nhíu màu. Trương Tam công tử có tên là Trương Ngạc, tự Yến Khách, năm nay mười sáu tuổi. Trong số huynh đệ thì y đứng thứ ba. Đông Trương kém phát triển nhưng họ Trương cũng là một họ lớn, cái kém phát triển ở đây chỉ là so với Tây Trương mà thôi. Trong nhà Trương Nguyên có người hầu, tỳ nữ, áo cơm không phải lo. Tuy nhiên gia cảnh so với nhà Trương Ngạc kia thì quả thực chẳng khác nào một trời một vực. Tây Trương vốn giàu có, còn nhà Trương Ngạc lại là một trong số những phú hộ của Tây Trương.

Trương Nguyên cũng không biết nhiều về thúc bá tổ, thúc bá, huynh đệ bên Tây Trương. Hắn chỉ biết rằng ông cố của mình và ông cố của Trương Ngạc là huynh đệ ruột thịt. Ông cố Trương Ngạc đỗ Trang Nguyên khoa thi Đình năm Long Khánh thứ năm, còn ông cố của hắn thì chỉ là một thầy đồ. Từ đó, Tây Trương và Đông Trương mới dần dần xuất hiện khoảng cách...

Về phần phụ thân của Trương Ngạc là Trương Bảo Sinh thì Trương Nguyên cũng biết. Trương Bảo Sinh đỗ cử nhân năm Vạn Lịch thứ hai mươi bốn, giao du rất rộng. Đồng Kỳ Xương, Trần Mi Công đều là bạn tốt của lão. Ở phủ Thiệu Hưng, lão cũng quan hệ rất tốt. Tuy nhiên đứa con Trương Ngạc của lão thì lại là một tên phá gia chi tử. Mặc dù gã rất thông minh nhưng lại ham chơi.

Đầu năm ở Hàng Châu, Trương Ngạc thấy ở phố cửa Bắc có một gia đình nuôi cá vàng sặc sỡ đáng yêu. Gã định mua nhưng người ta không bán. Sau đó gã liền bỏ ra ba mươi lượng bạc để mua lấy. Năm Vạn Lịch thứ ba mươi, ba mươi lượng bạc lúc đó tính quy đổi so với tiền nhân dân tệ bốn trăm năm sau thì khoảng chừng hơn hai mươi ngàn tệ. Trên đường đi thuyền về Thiệu Hưng, năm con các vàng chết hết không còn lấy một nhưng Trương Ngạc cũng chẳng hề thấy tiếc...

Trương Bảo Sinh bỏ năm mươi lượng bạc mua một cái lô đồng thời Tuyên Đức, Trương Ngạc lấy ra xem thấy màu đồng đã xỉn liền bỏ vào trong lò than để luyện không ngờ đốt cháy. Tuy nhiên gã cũng vẫn thản nhiên như không có việc gì.

Việc đốt chảy cái lò Tuyên Đức, Trương Nguyên tận mắt nhìn thấy. Trước kia, Trương Nguyên suốt ngày đi theo gã cho nên hết sức hâm mộ với chuyện vung tay của Trương Ngạc, luôn hận sao không được sinh ra ở Tây Trương.

Mẹ của Trương Nguyên là Lữ thị mặc dù rất yêu hắn nhưng gia cảnh như vậy cũng không thể sánh với mẫu thân của Trương Ngạc là Vương phu nhân muốn cho Trương Ngạc bao nhiêu bạc thì cho. Mỗi tháng, mẹ của Trương Nguyên chỉ trích cho hắn sáu tiền để tiêu vặt. Lẽ ra với sáu tiền cũng đủ cho một nhà ba người ăn no nửa tháng nhưng Trương Nguyên đi theo Trương Ngạc ăn chơi như vậy cũng cảm thấy số tiền đó thật sự rất ít.

- Thiếu gia! Chúng ta về đi.

Đứa hầu Vũ Lăng đi với Trương Nguyên nên rất sợ Trương Tam công tử. Cái tên đó vốn vui buồn bất thường. Trước kia y cũng hay trêu đùa Trương Nguyên nhưng có một lần không hiểu tại sao lại tát Vũ Lăng một cái rồi ném cho nó nửa lạng bạc, nói là tiền phát chẩn rồi cười ha hả mà bỏ đi. Vũ Lăng mặc dù là gia nô, được nửa lạng bạc nhưng vẫn cảm thấy nhục.

Trương Nguyên "ừ" một tiếng rồi vịn vai Vũ Lăng bước đi. Bất chợt hắn nghe thấy từ trên cầu có tiếng người giống như tiếng vịt thốt lên:

- Hóa ra là giới tử! Nghe nói mắt người có bệnh nhưng ta vẫn chưa có thời gian tới thăm. Ngươi đừng có trách. Bây giờ, mắt ngươi có đỡ chút nào chưa?

Người đó vừa nói vừa bước nhanh xuống dưới cầu, bám theo sau là rất nhiều tiếng bước chân, tiếng cười nói. Cả đám ca kỹ đó toàn là người trẻ tuổi chừng mười bốn, mười lăm tuổi.

Người có tiếng như tiếng vịt đó chính là Trương Ngạc. Mười sáu tuổi nên Trương Ngạc bước vào tuổi phát triển, vỡ giọng nên hơi khó nghe.

Trương Nguyên đứng lại nói:

- Tốt hơn nhiều. Đa tạ Tam huynh quan tâm.

Trương Ngạc phe phẩy cái quạt, híp mắt nhìn Trương Nguyên rồi cảm thấy rất hứng thú với miếng vải xanh bịt mắt của y mà hỏi:

- Giới Tử! Lỗ Vân Cốc nói mắt ngươi có thể sáng lại được hay không?

Trương Nguyên trả lời:

- Không.

Trương Ngạc nói:

- Vậy thì thật khó coi...

Cái đám thiếu niên đi sau y nghe thấy vậy liền cất tiếng cười ha hả.

"Vui lắm sao?" Vũ Lăng đang đỡ Trương Nguyên liền bĩu môi, nghĩ thầm:" Ngươi cứ thử giả mù xem."

Trương Ngạc nói:

- Mù thực ra cũng chẳng sao. Chẳng phải có một vị cổ sư cũng bị mù nhưng đánh đàn tam huyền thạt hay.

Thấy Trương Nguyên không trả lời, lại đeo miếng bịt mắt, y liền đi tới gần nói:

- Giới Tử! Để ta xem mắt ngươi xem thế nào.

Y giơ tay lên định gỡ miếng che mắt của Trương Nguyên xuống.

Trương Nguyên vội vàng lùi lại một bước.

Vũ Lăng vội vàng nói:

- Tam công tử! Mắt của thiếu gia nhà ta không thể nhìn ra ánh sáng. Lỗ danh y đã căn dặn như vậy.

Trương Ngạc cũng không phải là loại người không biết điều. Hơn nữa, cả hai cũng là anh em trong họ, nếu cố tình giật mình che mặt của Trương Nguyên xuống thì không hay lắm. Y liền gấp cái quạt xếp cầm trong tay rồi nói với Trương Nguyên:

- Giới Tử! Bỏ miếng che mắt xuống cho ta xem, ta sẽ tặng cái quạt này cho ngươi. Đây là cái quạt xếp mà ngươi rất thích, nó được Trầm Thiếu Lâu ở Tô Châu làm ra.

Trương Ngạc thích lấy bạc, lợi ra để dụ người khác, hơn nữa lần nào cũng thành công. Gã không ngại để cho người khác có được lợi ích, còn mình thì dụ dỗ người ta khuất phục mình.

Trương Nguyên thầm nghĩ lại thì nhớ ra năm trước, có đi theo Trương Ngạc tới Tây Thành du ngoạn, rồi nhìn thấy trong một cửa hàng có bán cái quạt xếp của danh gia Trầm Thiếu Lâu ở Tô Châu làm ra. Lúc đó, Trương Ngạc có mua một cái. Mặc dù Trương Nguyên rất muốn có một cái quạt như vậy nhưng cũng chỉ biết nhìn mà thôi chứ không mua nổi. Cái quạt của Trầm Thiếu Lâu làm ra ít nhất phải bán được hai lượng tám, rất là đắt.

- Thế nào hả Giới Tử? - Trương Ngạc lên tiếng giục.

Trương Nguyên biết tính của Trương Ngạc nếu không đạt được mục đích sẽ không thôi. Nếu lúc trước với tính của Trương Nguyên sẽ lấy miếng vải che mắt xuống, còn y thì nhắm mắt cũng chẳng sợ bị nắng lại còn được một cây quạt. Nhưng hiện tại thì Trương Nguyên đã không còn là Trương Nguyên ngày đó nữa, không thể để cho người khác muốn làm gì thì làm.

- Ha là thế này đi. Tam huynh! Đệ đánh với huynh một ván cờ. Nếu huynh thắng, đệ tặng miếng che mắt này cho huynh. Đệ thắng thì mỗi ngày huynh cho hai người tới đọc sách cho đệ có được không.

Trương Thải và Vũ Lăng không biết nhiều chữ lắm. Để cho cả hai đọc sách thật sự là làm khó họ, sai hết chỗ này tới chỗ khác khiến cho Trương Nguyên nghe cũng mệt.

Trương Ngạc nghe Trương Nguyên nói muốn đánh cờ, bèn hỏi:
- Mắt ngươi đã khỏi rồi sao?

Trương Nguyên đáp:
- Vẫn chưa khỏi.

Trương Ngạc trợn tròn mắt, nói:
- Mắt còn chưa khỏi, làm sao mà đánh cờ với ta?

Trương Nguyên hỏi ngược lại:
- Chẳng lẽ Tam huynh chưa từng nghe qua chuyện bịt mắt chơi cờ hay sao?

Bịt mắt chơi cờ cũng còn có thể gọi là cờ mù (cờ mồm. cờ mù – cờ tưởng), mắt không nhìn vào bàn cờ, mà chỉ dựa vào miệng nói và tính toán, trò này cần phải có trí nhất cực tốt.

Trương Ngạc cảm thấy hứng thú:
- Ngươi học được cách đánh cờ mồm rồi sao?

Trương Nguyên "ừ" một tiếng, Vũ Lăng ở bên cạnh thì sững người: "thiếu gia học đánh cờ mồm hồi nào vậy. Những ngày qua thiếu gia căn bản còn không sờ đến quân cờ, bất kể là cờ tướng hay là cờ vây cũng không hề chạm vào."

Trương Ngạc cười nói:
- Giới tử! Có hơn hai tháng không gặp, người lại trở nên kiêu ngạo như thế, dám đánh cờ phân thua thắng với ta. Ha ha, ngươi đừng quên là cờ tướng, cờ vây của ngươi đều là học từ ta đấy nhé.

Trương Ngạc nói không sai, cờ tướng, cờ vây của Trương Nguyên đều nhờ theo học với Trương Ngạc. Trương Ngạc vô cùng thông minh, các loại nhạc cụ thổi hay đàn dây, nhịp trống hát ca, xóc đĩa đánh bài, đủ loại ăn chơi trác tác đều học qua là biết, học nữa lại rất tinh thông. Đối với cờ tướng, trước kia Trương Nguyên chưa từng thắng được Trương Ngạc, ngay cả chuyện cầm hòa cũng rất hiếm khi.

Giọng điệu Trương Nguyên hết sức bình thản, nói:
- Lúc này khác, lúc khác khác. Tam huynh chỉ cần nói là có muốn đánh hay không thôi.

Trương Ngạc cũng cảm thấy lời lẽ, giọng điệu của Trương Nguyên có chút khác thường, đưa mắt dò xét Trương Nguyên một lần nữa, rồi cất tiếng cười mà hỏi:
- Có phải gần đây kiếm được bí kíp cờ tướng, học được vài chiêu hay không? Đó là "mộng nhập thần cơ" hay là "bách biến cờ tướng phổ"?

Thấy Trương Nguyên không hề biến đổi sắc mặt, cũng chẳng có vẻ gì là xấu hổ giống như bị lật tẩy cả, Trương Ngạc cũng đoán không ra hắn dựa vào đâu. Gã liền ngoảnh đầu lại dặn dò:
- Vương Khả Xan, ngươi chạy về gọi bọn tiểu đồng nhanh chóng mang bộ cờ tướng đến đây cho ta.
Nói xong gã lại hỏi Trương Nguyên:
- Ngươi nói cần hai người đọc sách cho ngươi nghe là đọc sách gì?

Trương Nguyên nói:
- Đương nhiên là tứ thư ngũ kinh, bát cổ thời văn rồi.

Trương Ngạc phát ra một tiếng "khục" giống như bị sặc, sau đó bật cười to, vừa cười vừa nói:
- Giới Tử! Ngươi được lắm, mắt bị hỏng rồi mới nghĩ đến chuyện đọc sách, muốn đi thi tú tài rồi đây, ha ha ha ha, cười chết mất thôi.

Trương Nguyên vẫn dửng dưng không nói gì, chỉ lặng nghe Trương Ngạc cười hô hố.

Trương Ngạc cười một lúc, đoạn nói:
- Được, nếu ngươi đánh cờ thắng được ta, thì từ ngày mai ta sẽ phái hai người tinh thông chữ nghĩa đến nghe ngươi sai phái. Muốn đọc gì thì đọc, cho đến khi nào mắt ngươi khỏi thì thôi, như vậy được chưa.

Nói đến đây, Trương Ngạc dừng lại một chút, liếc xéo sang tên tiểu hề nô Vũ Lăng đang đứng bên cạnh Trương Nguyên, nói tiếp:
- Còn nếu ngươi thua, thì phải giao Vũ Lăng cho ta. Ha ha! Tên tiểu tử này bướng bỉnh lắm. Nó làm ta thích.

Giữa thời tiết nóng nực mà Vũ Lăng nghe lạnh suốt sống lưng, bên chỗ Tây Trương, các công tử thiếu gia cũng lưu luyến tiểu đồng lắm. Trương tam công tử được mười sáu tuổi rồi, sợ rằng cũng đã học được vài trò quấy phá. Vũ Lăng kêu lên:
- Không được, không được! Thiếu gia ngàn vạn lần chớ nhận lời.

Trương Nguyên cười cười, nói:
- Tam huynh, là huynh nói muốn xem chiếc khăn bịt mắt của ta trước mà, nếu ta thua thì chỉ tặng cho huynh cái khăn xanh bịt mắt này thôi, không có thứ gì khác cả. Nếu Tam huynh không muốn đấu, thì xin phiền nhường lối, ta phải về rồi.
Hắn rất hiểu tính cách của Trương Ngạc, nên vẫn giữ sự bình ổn giống như người đang câu cá, chẳng sợ Trương Ngạc không mắc câu.

Trương Ngạc tức đến mức bật cười:
- Ta lấy khăn bịt mắt của ngươi làm gì? Ngươi định rủa cho mắt ta bệnh hay sao, đáng giận! Thật sự đáng giận!
Suy nghĩ một lát, gã lại nói:
- Cũng đành, dù sao ta có thắng rồi, ngươi cũng không thể làm chủ chuyện giao Vũ Lăng cho ta. Mẫu thân ngươi sẽ đến từ đường mà khóc lóc kể lể, nói Tây Trương bắt nạt Đông Trương. Như vầy đi, nếu ta thắng thì sẽ ném khăn bịt mắt của ngươi xuống sông, từ giờ về sau không cho phép ngươi đeo khăn bịt mắt nữa, cái bộ dạng bịt khăn của người khiến ta nhìn thấy là muốn nổi giận. Phải rồi, nếu là ván cờ hòa thì phải đánh lại, phân định thắng thua mới thôi.

Trương Nguyên gật đầu, nói:
- Vậy được, quyết định như vậy đi.

Vũ Lăng đỡ Trương Nguyên ngồi xuống lại tảng đá xanh lớn bên dưới bàn đá, nói nhỏ:
- Thiếu gia, cậu đánh cờ tướng không lại người ta đâu. Bây giờ mặt trời lại chói chang như thế này, tháo khăn bịt mắt xuống không tốt đâu.

Vũ Lăng chẳng tin là thiếu gia biết chơi cờ mồm, cho dù có biết, cũng không thắng được Trương Ngạc.

Tiếng bước chân vang lên trên cầu. Tính tình của Trương Ngạc vốn nóng nảy, nên việc mà gã dặn dò đời nào đám người dưới dám chậm trễ, chỉ lo mà chạy tới. Chiếc bàn cờ bằng gỗ trắc, cùng với những quân cờ bằng gỗ được khắc chạm hai mặt, còn có hai chiếc ghế ngồi đánh cờ bằng gỗ mun, có tay vịn, có đệm lót, nhanh chóng được bày ngay ngắn bên dưới cây cầu bằng đá cuội trắng.

Trương Ngạc cười khinh khích ngồi xuống bên bên phải bàn cờ, Vũ Lăng cũng đỡ Trương Nguyên ngồi xuống bên kia.

Trương Nguyên rất hiểu những nước cờ của Trương Ngạc, sở trường dùng pháo, tiến công linh hoạt, những nào là pháo đầu, pháo nghịch hay pháo thuận, đều có hỏa lực rất mạnh, nhưng phòng thủ thưa thớt. Lúc trước Trương Nguyên bị tấn công đến mức chẳng có khả năng phản đòn, cho nên không nắm bắt được sơ hở trong phòng ngự của Trương Ngạc. Còn bây giờ đương nhiên khác rồi.

Trương Nguyên, mắt bịt khăn xanh, từ từ mở miệng nói:

- Binh bảy tiến một.

Vương Khả Xan đứng bên cầm quân tốt đỏ của Trương Nguyên đẩy tới một bước.

Trương Ngạc sửng sốt, những nước cờ của Trương Nguyên đều là học của hắn, bắt đầu thường là đi pháo đầu, nước kế sẽ đưa mã lên thủ, nước đi quân tốt thế này gã chưa từng thấy Trương Nguyên đi. Nước đi tốt đầu tiên còn được gọi là "tiên nhân chỉ lộ", công thủ đều được, tương đối phức tạp, Trương Nguyên học ở đâu ra nước đi "tiên nhân chỉ lộ" này.? Cách khai cuộc như thế này cũng chẳng dễ gì mà nắm bắt được, chắc là Trương Nguyên đi bừa thôi.

- Pháo hai sang năm.

Trương Ngạc dựng lên nước cờ sở trường "pháo trong cung" của hắn. Nếu Trương Nguyên đã dâng tốt hoãn công, thì hắn sẽ chiếm lấy thế tấn công. Trước kia hắn thắng Trương Nguyên quen rồi, cho nên căn bản không coi Trương Nguyên ra gì. hơn nữa bây giờ Trương Nguyên bịt mắt, chỉ e đi không được vài nước là ngay cả cờ của mình đang ở vị trí nào cũng chẳng nhớ nữa là. Ha ha, gã muốn thấy Trương Nguyên trở thành trò cười, để gã được hết sức đùa bỡn một phen.

- Mã tám tiến bảy.

- Mã hai tiến ba.

- Mã hai tiến ba.

- Xe một sang hai.


sau giờ ngọ giữa tháng sáu mùa hè, mặt trời chiếu xuống làm mặt nước bốc lên một luồng hơi nước mờ mịt, có một mùi hăng hắc. Cây cối hai bên bờ bị nắng chiếu cho rủ xuống, có hai thiếu niên xem đánh cờ nhưng không hiểu, cởi giày ra định đi nghịch nước, nhưng vừa đạp xuống những viên đá cuội kia liền vội nhảy tưng lên, do chúng nóng rẫy, mà vội chạy về lại dưới vòm cầu râm mát.

Ván cờ vẫn tiếp tục, Vương Khả Xan vừa di chuyển những quân cờ đỏ theo lời nói của Trương Nguyên, vừa báo lại nước đi của Trương Ngạc cho Trương Nguyên nghe.

Lúc này, đầu óc của Trương Nguyên hết sức tỉnh táo. Hai tháng mắt không nhìn thấy, giúp cho hắn đến cực hạn, tâm luyện được cực tĩnh, sắc bén như một lưỡi đao mới mài xong. Trong tâm trạng như vậy, nghe Trương Thái, Vũ Lăng đọc sách, chỉ cần một lượt bèn ghi nhớ luôn, tứ thư ngũ kinh nghe qua là thuộc. Bây giờ đánh cờ mù, trong đầu bèn có thể tưởng tượng ra một bàn cờ rất lớn, các quân cờ đỏ đen đặt đâu ra đó, từng nước cờ di chuyển như hiển hiện ra trước mắt. Hắn đánh một mạch đến năm mươi mấy nước cờ, không hề hỗn loạn, đi sau mà còn áp chế người khác, đôi xe và liên hoàn mã đã áp sát đến trung cung của đội cờ đen, thế cờ tất thắng.

Trương Ngạc nhíu chặt mày, cây quạt xếp trong tay quạt xoành xoạch, mắt nhìn chằm chằm vào Trương Nguyên, không dám tin những nước cờ này là do một tên bịt mắt đi được. Xem chừng hắn không thủ được nữa rồi, muốn đổi quân cầu hòa cũng không có cơ hội nữa.

Lại đi thêm vài nước, đôi mã của Trương Nguyên áp sát, tướng đen bó tay chịu trói.

Trương Ngạc nhìn chằm chằm vào bàn cờ, không nhúc nhích, Vương Khả Xan, Phan Tiểu Phi và mấy con hát thiếu niên đưa mắt nhìn nhau, không dám lên tiếng. Tam công tử tâm khí cao ngạo, tính tình nóng nảy, lần này đánh cờ tướng thua cho tên Trương Nguyên bịt mắt, chắc chắn sẽ nổi giận, phải chú ý một chút, chớ chọc cho lửa bắt lên người.

"Rầm" một tiếng, Trương Ngạc gạt mạnh bàn cờ bằng gỗ trắc sang bên phải khiến cho bàn cờ lật nhào, ba mươi hai quân cờ bằng gỗ lăn lóc dưới đất. Trương Ngạc hét lớn một tiếng:
- Thật là tức chết mà!
Gã trừng mắt nhìn Trương Nguyên đang ngồi yên không nhúc nhích một cái, đoạn hầm hầm bỏ đi.

Đám con hát thiếu niên nọ đi theo hơn một nửa, chỉ còn lại Vương Khả Xan, Phan Tiểu Phi và mấy tên người làm mang cờ đến là vẫn chưa đi. Bọn họ thu dọn bàn cờ, nhặt nhạnh lại những quân cờ giữa bãi đá lổn nhổn.

Nổi giận là biểu hiện của sự bất tài, Trương Nguyên lắc lắc đầu, bám vào cánh tay Vũ Lăng chầm chậm đi về nhà.

Tiểu hề nô Vũ Lăng vui mừng ra mặt, không thể ngờ là thiếu gia bịt mắt lại có thể đánh thắng Trương Ngạc. Thiếu gia thật giống như đã thay đổi thành một người khác.

Vương Khả Xan đuổi theo, nói:
- Giới Tử thiếu gia, nước cờ của cậu lúc nãy thật là tinh diệu, thắng rất xứng đáng. Thật khiến người ta khâm phục.

Tài đánh cờ của Vương Khả Xan không kém, bằng không Trương Ngạc cũng chẳng gọi y đến xếp cờ. Vương Khả Xan nói chuyện có mang chút giọng điệu vùng Côn Sơn, Tô Châu, lời nói nhỏ nhẹ, hết sức dịu dàng. Nếu chỉ nghe giọng nói, chắc chắn sẽ cho rằng Vương Khả Xan là con gái. Trong gánh hát, Vương Khả Xan cũng là người đảm nhiệm vai đào.

Những con hát của "Gánh hát Khả Xan" đều là do đại phụ (tổ phụ - ông nội, đây là cách gọi của người Thiệu Hưng) của Trương Ngạc là Trương Nhữ Lâm mua về từ Tô Châu hồi mấy năm trước. Vương Nhữ Lâm là tiến sỹ Tam Giáp của kỳ thi Ất khoa thời Vạn Lịch, làm quan bên ngoài nhiều năm. Năm năm trước bị buộc tội bãi quan, lão chán nản với con đường quan lộ. Từ đó xây dựng Lâm Viên, nuôi dưỡng con hát. Gánh hát họ Trương của Thiệu Hưng cũng nổi danh từ đó.

Trương Nguyên nói:
- Tam huynh chắc là giận lắm. Ta chỉ ăn may mà thắng được một ván thôi, hãy thay ta tạ lỗi với Tam huynh.

Vương Khả Xan cười nói:
- Tuy Yến Khách công tử không nói, nhưng chắc chắn sẽ không nuốt lời. Giới Tử thiếu gia đi thong thả.

Từ cửa sau bước vào,đi qua một khu vườn nhỏ, theo một hành lang hẹp, sẽ nhìn thấy một giếng trờihình chữ nhật. Bên giếng trời được đặt hai chậu đường lê làm cảnh. Những bônghoa màu vàng, màu hồng đã tàn úa. Hai hướng tây, nam của giếng trời nối liền vớihai dãy nhà gỗ hai tầng. Mẫu thân của Trương Nguyên là Lã thị, sống ở lầu phíanam, Trương Nguyên ở lầu phía tây. Hai bên hành lang có một dãy nhà ngói vách đất,là nhà bếp, nơi để đồ linh tinh và là nơi ở của tôi tớ trong nhà.

Tiểu nha đầu Thỏ Đình thò ra ngoài lan can, cổvươn dài, gọi:
- Thiếu gia! Thái thái đang tìm cậu đó.

Trong các gia đình sỹ tộc Giang Nam, người dướigọi chủ nhân là lão gia, gọi chủ mẫu là nãi nãi (bà), cũng có thể gọi chủ mẫulà thái thái. Trong nhà Trương Nguyên chỉ có hai con nha đầu, một người chínhlà Thỏ Đình. Trương Nguyên cũng chẳng hiểu vì sao nha đầu này lại có cái tên kỳlạ như vậy, chắc đây là cái tên do phụ thân Trương Thụy Dương đặt cho nàng talúc ông mới mua về.

Mẫu thân Lã thị đã xuất hiện trên lan can lầuhai, hỏi:
- Nguyên nhi! Con đi đâu vậy? Trời nóng như thếnày, nhớ mang khăn bịt mắt đấy.

Tuy linh hồn của hai đời trộn lẫn, nhưng tìnhcảm của Trương Nguyên dành cho mẫu thân Lã thị không hề bị ảnh hưởng chút nào.Tình cảm hiền từ thương yêu của mẫu thân ngấm vào tận xương tủy, sâu sắc đếntim gan. Vì bệnh mắt của Trương Nguyên mà Lã thị lặn lội khắp nơi tìm thầy thuốc,lo lắng đến bạc cả tóc. Cũng may, danh y Thiệu Hưng là Lỗ Vân Cốc nói chắc rằngcó thể chữa được mắt cho Trương Nguyên, Lã thị mới bớt lo buồn. Những ngày qua,trước khi đi ngủ, Lã thị đều ngồi ở đầu giường của con trai, cầm quạt bồ quỳ quạtmát cho con, đồng thời cũng liên tục tụng "cầu xin đại sĩ áo trắng". Cầu xinNam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát giúp cho con bà nhanh chóng sáng mắt. Trương Nguyêncứ thế dần chìm vào giấc ngủ say trong tiếng tụng kinh của mẹ, cảm thấy hết sứcyên tâm.

- Hài nhi đi ra cây cầu vòm phía sau cho mát.Mẫu thân có gì chỉ bảo?
Trương Nguyên ngẩng đầu lên hỏi.

Lã thị nói:
- Phụ thân con nhờ em họ bên Tây Trương đưathư về. Để mẹ đọc thư cho con nghe.

Tiểu nha đầu Thỏ Đinh lục tục chạy xuống lầu,nói:
- Thiếu gia, tiểu tỳ đỡ người lên lầu.
Nó đưa tay ra cầm lấy tay Trương Nguyên.

Trương Nguyên nắm lấy bàn tay của tiểu nha đầu.Thỏ Đình năm nay mới mười tuổi, bàn tay rất nhỏ, rất mềm mại. Trương Nguyên hơnhai tháng không mở được mắt, cũng chẳng nhớ nổi Thỏ Đình trông như thế nào,trong ấn tượng chỉ nhớ nó có hai búi tóc, hai con mắt to, vừa tò mò vừa e sợngó đông ngó tây, đúng là có chút giống thỏ. Chẳng lẽ đây là nguyên nhân củacái tên Thỏ Đình sao?

Trương Nguyên lên đến lầu hai. Trời nóng nực,ngồi trong nhà không thể chịu nổi, đại nha đầu Y Đình mang hai chiếc ghế trúcra đặt ngoài ban công cho Lã thị và Trương Nguyên ngồi.

Nhìn qua khe hở của lan can, Lã thị thấy VũLăng đứng dưới giếng trời vẫn đang ngoác miệng cười, bèn hỏi:
- Nguyên nhi! Các con chơi gì dưới cầu đá, màVũ Lăng cười vui như thế?

Trương Nguyên nói:
- Hài nhi đánh một ván cờ với Trương Ngạc. Hàinhi thắng.

Lã thị cả kinh, nói:
- Con gỡ khăn bịt mắt ra ư!

Trương Nguyên nói:
- Không tháo, con chơi cờ bịt mắt.

Lã thị không biết đánh cờ, không biết đánh cờbịt mắt khó cỡ nào, cũng không để ý, chỉ nhắc nhở con trai phải ghi nhớ lời dặncủa Lỗ Vân Cốc, trong vòng một trăm ngày không được để mắt tiếp xúc với ánhsáng, sau đó đọc thư cho con nghe.

Phụ thân của Trương Nguyên là Trương ThụyDương, năm xưa muốn lập nghiệp bằng con đường khoa cử, nhưng mãi đến năm bamươi tuổi cũng chưa được Sinh Đồ, lãng phí thời gian làm một học trò già, nênđành kiếm con đường khác. Lão nhờ cậy chú họ bên Tây Trương là Trương Nhữ Lâm,xin được một chân Duyện sử trong Chu vương phủ ở Khai Phong, đây là một chứcthư lại nhỏ không có phẩm bậc. Trương Thụy Dương vào làm trong Chu vương phủ,thế mà thoáng cái hơn mười năm. Cẩn thận tỉ mỉ, thành thành khẩn khẩn, cuốicùng cũng được thăng chức lên Duyện Sử trưởng, bậc quan cửu phẩm, bổng lộc hàngnăm sáu mươi thạch gạo, quy đổi thành bạc là ba mươi lượng. Số tiền đó cũng chỉbằng giá tiền mua năm con cá vàng của Trương Ngạc, nhưng đối với cả nhà TrươngNguyên mà nói, thì số tiền này có tác dụng rất lớn.

Nhà Trương Nguyên có một trăm hai mươi mẫu ruộngở bờ đông Giám Hồ, mỗi năm phải nộp thuế hai đợt, mùa hạ trưng thu lúa mạch,mùa đông trưng thu gạo. Đầu năm Vạn Lịch, Trương Cư Chính cải cách thuế má, thihành "một sợi roi tiên", mùa hạ mùa đông không thu gạo thu mạch nữa. tất cả quyra thành bạc nộp lên. Điều này tuy là có chỗ tiện cho dân, nhưng đối với nhữnggia đình nông dân đàn ông cày cuốc, đàn bà dệt lụa, không có nguồn bạc mà nói,thì rất là phiền, phải mang lúa gạo đi đổi bạc. Mà mỗi độ đến tháng phải nộpthuế, thì giá lúa gạo bị ép xuống rất thấp, bán chẳng được giá nên người dân hếtsức thiệt thòi. Nhà Trương Nguyên có hơn một trăm mẫu ruộng, tiền thuế phải nộphàng năm cũng không phải là một con số nhỏ, lại còn phí giao dịch, chi dùnghàng ngày, tiền công cho nô dịch, lao công trong nhà. Có số tiền mà Trương ThụyDương gửi về để quay vòng, gia cảnh cũng dư dả được một chút. Trương Thụy Dươngđược bổng lộc là ba mươi lượng bạc mỗi năm, nhưng năm nào cũng gửi về sáu mươilượng bạc, có thể thấy làm thư lại ở Chu vương phủ cũng còn có chút màu mè.

Do vì đường xá xa xôi, nên hai ba năm TrươngThụy Dương mới về Thiệu Hưng một chuyến, ở lại không đầy hai tháng thì lại phảiđi. Tình cảm của Trương Nguyên đối với phụ thân tương đối nhạt nhẽo. Lần này mắtcủa Trương Nguyên bị bệnh nghiêm trọng, Lã thị vốn định viết thư cấp báo choTrương Thụy Dương, nhưng sau đó được Lỗ Vân Cốc chữa trị, nên mới tính là đợitrị khỏi rồi mới viết thư.

Cho nên Trương Thụy Dương không hề biết chuyệnmắt con trai bị bệnh. Trong thư lão nói Trương Nguyên đã mười lăm tuổi rồi, đừngcó chỉ lo chơi đùa, nên vào trường đọc sách, ba bốn năm sau việc học thành côngrồi, sẽ tham gia kỳ thi huyện. Kỳ thi huyện mỗi năm thi một lần, chỉ cần mỗi lầnthi đều tiến bộ được về thứ bậc là tốt rồi. Trước ba mươi tuổi cố gắng thi đỗtú tài, như vậy là có thể được miễn quân dịch ...

Trương Nguyên không khỏi lắc đầu: "trước bamươi tuổi thi đỗ tú tài, yêu cầu này là cao hay là thấp đây?"

Lã thị thấy con trai lắc đầu, lại cho rằng contrai không muốn đến trường đọc sách, vội nói:
- Phụ thân con không biết tình hình của con gầnđây, việc đọc sách đi học đương nhiên phải đợi mắt con khỏi rồi mới nói. Conkhông thích đọc sách cũng không sao, chỉ cần mắt của con trai ta khỏi là được.Đọc sách hay không cũng là chuyện thứ yếu thôi .

Bệnh mắt của Trương Nguyên khiến cho Lã thị sợhãi lắm rồi. Nếu mắt của con trai không khỏi được, đến việc lấy vợ còn khó, chonên bà ta chỉ cầu mong cho con trai qua khỏi, những việc khác đều không nghĩ đến.

Trương Nguyên mỉm cười nói:
- Mắt của hài nhi nhất định sẽ khỏi, đọc sáchcũng phải đọc, mẫu thân cứ yên tâm.

- Con ngoan, con trai ngoan.
Trương mẫu Lã thị, hai bên tóc mai đã điểm bạc,mặt mày hớn hở, "Nguyên nhi trải qua cơn bệnh này, không những hiểu chuyện lễphép, tính tình cũng trầm ổn hơn nhiều. Chỉ mong mắt của Nguyên Nhi sớm ngày khỏihẳn".

Đại nha đầu Y Đình nhìn mặt đoán lòng, thấy Lãthị vui vẻ, bèn góp lời:
- Thiếu gia đang đọc sách rồi đó, thái tháikhông biết sao? Trương Thái đọc sách cho thiếu gia nghe tới mức cổ họng khản cảrồi.

Cùng sống trong một sân viện, Trương mẫu Lã thịlàm gì lại không biết chuyện con trai nghe đọc sách. Lã thị tuy là vui mừng,nhưng cũng lo thầm, cũng suy nghĩ giống như tiểu hề nô Vũ Lăng, cho rằng đây làdấu hiệu không hay, dường như con trai đang cố gắng thích ứng với cuộc sống củamột người mù. Bà ta không hề biết rằng con trai mình bây giờ hết sức nhanh trí,sách chỉ cần nghe đọc qua một lần là hầu như đã thuộc làu. Có tài năng thiênphú như vậy, không đọc sách, không thi khoa cứ, há chẳng phải lãng phí hay sao.

Lã thị chỉ cho rằng con trai mình nghe đọcsách là để cho đỡ buồn liền nói:
- Hai đứa nhỏ Trương Thái, Vũ Lăng chữ nghĩacũng chẳng biết nhiều, đọc không xong. Chẳng bằng để mẫu thân bỏ tiền ra mướnhai học trò đến đọc cho con nghe, mỗi ngày ước chừng mất một tiền. Chuyện nàyTrương gia nhà ta cũng lo được.

Trương Nguyên đang định mở miệng bảo mẫu thânkhông cần lo lắng, thì nghe Trương Thái ở dưới lầu bẩm báo:
- Thái thái, Mã bà bà ở ngõ Chỉ Thủy muốn báikiến thái thái.

Trương mẫu Lã thị nói:
- Mời Mã bà bà vào.
Nói xong bà liền dặn dò Y Đình đi đón Mã bàbà.

Trương Nguyên hỏi:
- Mẫu thân! Mã bà bà này là ai?

Trương mẫu Lã thị nói:
- Là người mà ta gặp lần trước, khi đi thắphương ở chùa Đại Thiện. Mã bà bà là người rất nhiệt tình, nghe nói mắt conkhông tốt, Mã bà bà nói Quan Thế Âm Bồ Tát ở núi Phổ Đà cứu khổ cứu nạn, đi đếnnúi Phổ Đà thắp hương mới có thể giải trừ được kiếp nạn. Lần này đến chắc là muốnhỏi mẫu thân, mười chín tháng hai sang năm có dẫn con cùng đi đến núi Phổ Đà thắphương hay không ấy mà.


nd-colJ<


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro